SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TÂM LÝ HỌC
Nguyễn Ngọc Quang
LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ QUAN TÂM CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA MẸ
VỚI MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA CON CÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TÂM LÝ HỌC
Nguyễn Ngọc Quang
MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ QUAN TÂM CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA MẸ
VỚI MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA CON CÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X
Người hướng dẫn:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
TS. Đặng Hoàng Ngân
HÀ NỘI, 2019
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp có thật nhiều ý nghĩa đối với tôi. Nó không chỉ là sự kết
thúc của một quãng thời gian, mặc dù khó khăn, nhưng cũng thật đẹp đẽ trong cuộc
đời tôi, không chỉ là điều đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn mới có lẽ cũng không
kém phần thử thách ở trước mắt, nó còn là lời cảm ơn mà tôi muốn gửi đến rất nhiều
người đã ở bên cạnh tôi trong suốt bốn năm theo học ngành Tâm lý học tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những bạn học sinh và sinh viên đã tham gia
không chỉ nghiên cứu này mà còn nhiều nghiên cứu khác mà tôi đã thực hiện. Sự giúp
đỡ rộng lượng và kiên nhẫn của các bạn là một nguồn động lực cho tôi cố gắng hoàn
thiện kỹ năng và tư duy nghiên cứu để có được những nghiên cứu chất lượng hơn.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn học của tôi ở khoa Tâm lý học, đặc biệt là
các bạn Mai Phan, Thùy Dung, Thùy Tiên, Linh Chi, Phương Thục, Minh Nhân, Đức
Huy, Phương Thảo, Thảo Hoàng, Xuân Thanh, Minh Quân, Anh Đức, bởi vì bằng
cách này hay cách khác đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt những tháng ngày học
tập và nghiên cứu vừa qua. Việc học và nghiên cứu về tâm lý hẳn sẽ bớt phần ý nghĩa
và thú vị đối với tôi nếu như không có các bạn ở bên.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới những thân chủ của tôi bởi vì các bạn đã sẵn
lòng tin tưởng mà trao cho tôi một phần trái tim của các bạn. Bởi vì những phần đó, dù
đau đớn hay hạnh phúc, đều đã dạy cho tôi rất nhiều về những nỗi đau khổ, về sự nhẫn
nãi, về sự cởi mở, về sự chấp nhận, về sự thấu cảm, và về sự sống. Chính những câu
chuyện của các bạn đã là một phần lý do thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi
cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ths. Phạm Lê Hoàng Minh vì những những nỗ lực của
anh đã cho tôi cơ hội được gặp gỡ với các thân chủ.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của khoa Tâm lý học vì đã luôn tạo ra một
bầu không khí học thuật thân thiện và cởi mở. Tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới PGS.
TS. Nguyễn Văn Lượt vì đã ở bên cạnh tôi từ những bước đi đầu tiên của tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học. Sự kiên nhẫn và khích lệ mà thầy dành cho tôi đã giúp tôi nỗ
lực cố gắng và đạt được những thành tựu trong lĩnh vực này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm
ơn tới TS. Đặng Hoàng Ngân bởi vì cô đã luôn khuyến khích tôi tự do theo đuổi những
câu hỏi nghiên cứu mà tôi mong muốn trong suốt quá trình làm khóa luận tốt
i
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
nghiệp; đã luôn động viên và đặt niềm tin vào khả năng của tôi dù tôi vẫn thường tỏ ra
lơ là; đã luôn cởi mở và tôn trọng những quyết định của tôi đối với khóa luận này.
Tối cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với ba nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới
đời sống tinh thần của tôi và do đó cũng đã phần nào ảnh hưởng tới việc theo học tâm
lý cũng như việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này của tôi. Đó là nhà tâm lý học
người Mỹ Carl Rogers, Hòa Thượng Viên Minh, và Đức Phật.
Cuối cùng, tôi muốn dành tặng khóa luận tốt nghiệp này cho mẹ của tôi, không
phải như một sự trách móc mà như một lời cảm ơn và xin lỗi đối với mẹ bởi vì tôi đã
luôn không thấy được rằng mẹ vẫn luôn luôn yêu thương tôi bằng những điều tốt đẹp
nhất mà mẹ có thể làm được...
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Nguyễn Ngọc Quang
ii
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do riêng tôi thực
hiện với sự hướng dẫn của TS. Đặng Hoàng Ngân. Các quan điểm, lập luận, các số
liệu thu thập được, cùng với những bình luận trong công trình nghiên cứu khoa học
này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và chưa từng được công bố.
Nghiên cứu cũng đã được thông qua bởi giảng viên hướng dẫn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Quang
iii
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ
với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái
Nguyễn Ngọc Quang
Khóa QH-2015-X, Khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện
của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái cũng như một số biến số nhân khẩu khác. Mẫu
nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 416 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20.36 với độ lệch
chuẩn hóa là 1.30. Trong đó, nam chiếm 16.80% và nữ chiếm 83.20%. Các khách thể tham gia
nghiên cứu bằng cách trả lời một bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu và các
thang đo đánh giá nhận thức về sự quan tâm có điều kiện của mẹ, mức độ lo âu, và mức độ trầm
cảm. Kết quả phân tích cho thấy sự quan tâm tiêu cực và tích cực có điều kiện của mẹ đều có
tương quan thuận chiều có ý nghĩa thống kê ở mức độ trung bình với các triệu chứng lo âu và trầm
cảm của con cái. Bên cạnh đó, phần trăm biến thiên của các triệu chứng lo âu và trầm cảm của con
cái được giải thích bởi cả hai biến số sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện của mẹ lần lượt
là 28% và 20%. Trong đó, so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện, sự quan tâm tích cực có điều
kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ lo âu và thấp hơn đối với mức độ trầm cảm. Nhất
quán với những nghiên cứu trước đây, các kết quả này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sự quan
tâm có điều kiện đối với sức khỏe tinh thần của con cái. Cụ thể, trong khi sự quan tâm tiêu cực có
điều kiện của mẹ có khả năng dẫn tới các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái thì sự quan tâm
tích cực có điều kiện của mẹ lại đặt con cái vào tình trạng thường xuyên lo âu và dễ bị tổn thương
tâm lý. Các kết quả này kêu gọi sự thay đổi nhận thức của cha mẹ trong việc sử dụng sự quan tâm
hay tình yêu thương của mình như là một cách thức để thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi
được kỳ vọng.
Từ khóa: lý thuyết tự quyết, lý thuyết nhân vị trọng tâm, sự quan tâm tích cực có điều kiện, sự
quan tâm tiêu cực có điều kiện, lo âu, trầm cảm, nuôi dạy con
iv
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Mục lục
Mở đầu................................................................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài......................................................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................................4
Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................................4
Khách thể nghiên cứu.............................................................................................................................4
Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................................5
Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................................5
Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................................5
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................6
1.1. Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ....................................6
1.2. Đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ................................................................9
1.3. Tổng quan nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ............................ 12
1.3.1. Hệ quả của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ.................................................12
1.3.2. Khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ.......19
1.3.3. Tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ ................................................22
1.4. Lo âu và trầm cảm........................................................................................................................ 24
1.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với mức độ trầm cảm và
lo âu ở con cái......................................................................................................................................... 25
Chương 2. Phương pháp.......................................................................................................................... 28
2.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................................. 28
2.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................................................ 29
2.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................................................... 29
2.3.1. Thang đo Nhận thức của Con cái về Sự Quan tâm có Điều kiện của Mẹ .. 29
2.3.2. Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item...................................................................31
2.3.3. Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item...............................................................31
2.4. Phân tích dữ liệu........................................................................................................................... 32
Chương 3. Kết quả ..................................................................................................................................... 33
3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................................................... 33
3.2. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa nam và nữ........................................ 33
3.3. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa thành thị và nông thôn............... 34
v
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
3.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ.............. 34
3.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và khoảng cách tuổi ............ 34
3.6. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm
ở con cái .................................................................................................................................................... 35
3.7. Khả năng dự báo các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái theo sự quan tâm
có điều kiện của mẹ.............................................................................................................................. 35
Chương 4. Thảo luận................................................................................................................................. 37
4.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ ............. 37
4.2. Sự khác biệt về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ giữa các khu vực.......... 38
4.3. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ.............. 38
4.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và khoảng cách tuổi ............................ 38
4.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm
cảm ở con cái........................................................................................................................................... 39
Kết luận........................................................................................................................................................... 42
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................... 45
Phụ lục A: Thang đo Nhận thức của Con cái về Sự Quan tâm có Điều kiện của Mẹ .. 55
Phụ lục B: Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item................................................................... 57
Phụ lục C: Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item............................................................... 58
vi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu...................................................................... 28
Bảng 2. Thống kê mô tả cho các biến số nghiên cứu.................................................................. 33
Bảng 3. Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở nam và nữ ........................................ 33
Bảng 4. Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở thành thị và nông thôn................ 34
Bảng 5. Tương quan giữa các biến số nghiên cứu ....................................................................... 35
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính dự báo lo âu và trầm cảm ở con cái theo
quan tâm có điều kiện của mẹ............................................................................................................... 35
vii
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Trầm cảm và lo âu đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu
niên. Thống kê dịch tễ được thực hiện trên mẫu đại diện quốc gia với 10 trên tổng số
63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ em đang gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm
trọng, trong đó có cả trầm cảm và lo âu, là khoảng 12% (Weiss và c.s., 2014). Nghiên
cứu của Nguyen, Dedding, Pham, Wright, và Bunders (2013) cho thấy tỷ lệ mắc phải
lo âu và trầm cảm ở học sinh cấp hai lần lượt là 22.80% và 41.10%. Theo Điều tra
Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, có tới 73.10% vị thành niên và
thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 25 từng cảm thấy buồn, 27.70% cảm thấy buồn
hoặc bất lực tới mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường, và 21.30% từng
cảm thấy mất niềm tin vào tương lai. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy trầm
cảm và lo âu không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tâm lý của cá nhân
(chẳng hạn như làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu
chứng loạn thần, nghiện chất, hay tự sát) mà còn gây ra những gánh nặng về kinh tế và
xã hội (làm mất khả năng lao động, đòi hỏi chi phí chữa trị cao; Baxter, Vos, Scott,
Ferrari, & Whiteford, 2014; Johnson, Dupuis, Piche, Clayborne, & Colman, 2018;
Lynch & Clarke, 2006; Naicker, Galambos, Zeng, Senthilselvan, & Colman, 2013).
Trong số những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng mắc phải trầm cảm và lo âu
ở trẻ em và thanh thiếu niên, cách nuôi dạy con của cha mẹ có thể trở thành yếu tố bảo
vệ nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ (Huberty, 2012). Sự quan tâm có điều kiện của
cha mẹ, trong đó tình cảm hay sự quan tâm của cha mẹ phụ thuộc vào việc con cái có
đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không, là một trong những cách nuôi dạy
con phổ biến của các cha mẹ. Mặc dù có nhiều quan điểm và lý thuyết ủng hộ cho
cách nuôi dạy con này, nhiều tác giả cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là
một dạng kiểm soát tâm lý và tất yếu sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe
tinh thần của con cái (Assor, Roth, & Deci, 2004; Soenens & Vansteenkiste, 2010).
Ủng hộ quan điểm này, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự quan tâm có điều
kiện của cha mẹ có mối liên hệ với sự nội hóa theo hướng tiêu cực các giá trị mà cha mẹ
mong muốn đối với con cái, cảm giác ép buộc phải thực hiện các hành vi mà cha mẹ kỳ
vọng, sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực, sự suy giảm năng lực xúc cảm, cùng với tính ái kỷ
(Assor và c.s., 2004; Roth & Assor, 2010, 2012; Roth, Assor, Niemiec,
1
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Ryan, & Deci, 2009). Hơn thế nữa, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn tạo cho
con cái cảm giác không được chập nhận và do đó dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ
(Assor và c.s., 2004), làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
(Kanat-Maymon, Roth, Assor, & Raizer, 2016). Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
cũng có mối liên hệ với lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng có điều kiện mà qua đó làm
xuất hiện tính cầu toàn thiếu thích ứng, cùng với sự bất ổn trong cảm nhận về bản thân
của con cái (Curran, 2018; Wouters, Colpin, Luyckx, & Verschueren, 2018).
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa sự dồn nén
các cảm xúc (Campbell-Sills, Barlow, Brown, & Hofmann, 2006), chất lượng mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Raudino, Fergusson, & Horwood, 2013), lòng tự
trọng có điều kiện, lòng tự trọng thấp (Sowislo & Orth, 2013), tính cầu toàn
(O’Connor, Rasmussen, & Hawton, 2010), và sự dao động của lòng tự trọng (M. H.
Kernis, Cornell, Sun, Berry, & Harlow, 1993) với trầm cảm và lo âu. Phân tích trong
nghiên cứu của Wouters và c.s. (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
làm tăng lòng tự trọng có điều kiện và qua đó làm tăng các triệu chứng lo âu ở con cái.
Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ cũng làm suy giảm lòng tự trọng và
qua đó làm tăng mức độ trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu của Perrone, Borelli, Smiley,
Rasmussen, và Hilt (2016) cũng cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên
hệ với các triệu chứng trầm cảm. Như vậy, các bằng chứng gián tiếp đã gợi ý mối quan
hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái.
Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng trực tiếp về mối liên hệ này.
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào việc đo lường sự quan tâm có điều
kiện trên một vài lĩnh vực (chẳng hạn học tập, thể thao, kiểm soát cảm xúc, hành vi
ủng hộ xã hội, hay tôn giáo) nên có thể không phản ánh hết được ảnh hưởng của sự
quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái. Do đó,
cần có thêm các nghiên cứu với cách đo lường chung về tính có điều kiện của sự quan
tâm của cha mẹ đối với con cái để tìm hiểu về mối liên hệ trực tiếp này. Cụ thể, thay vì
đề cập đến những yêu cầu trong từng lĩnh vực cụ thể, thang đo có thể yêu cầu người trả
lời đánh giá tính điều kiện của sự quan tâm của cha mẹ dựa trên việc họ có đáp ứng
được các kỳ vọng, mong muốn, hay yêu cầu nói chung của cha mẹ hay không.
Các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện chủ yếu tập trung vào hệ
quả của cách nuôi dạy con này. Chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố về tâm
2
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
lý xã hội ảnh hưởng tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Trong khi đó, mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa xã hội.
Chẳng hạn, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con trai và con gái có thể
khác biệt do định kiến về giới. Giữa cha mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn
cũng có thể có sức khác biệt trong việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy
con cái đạt được các kỳ vọng. Áp lực của đời sống đô thị có thể khiến cho cha mẹ có
nhiều kỳ vọng vào con cái hơn và do đó làm gia tăng khả năng cha mẹ sử dụng sự
quan tâm có điều kiện. Nghiên cứu cho thấy những cha mẹ nhìn nhận xã hội là có tính
cạnh tranh cao thì càng có xu hướng sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái
(Assor, Kanat-Maymon, & Roth, 2014). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ
cũng là một yếu tố có thể tác động đến sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Cha mẹ
có trình độ học vấn cao hơn có thể có xu hướng nuôi dạy con theo phong cách dân chủ
hơn thay vì kiểm soát hay độc đoán, và do đó ít có khả năng sử dụng sự quan tâm có
điều kiện hơn. Ngoài ra, khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có thể là
nguyên nhân dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Những cha mẹ thế hệ trước
đây có thể có tính áp đặt nhiều hơn so với những cha mẹ thế hệ gần đây và khoảng
cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái có thể là rào cản (Shapiro, 2004) để cha mẹ có thể
nuôi dạy con theo hướng ủng hộ sự tự chủ trong đó đòi hỏi phải có khả năng lắng nghe
và thấu hiểu các cảm nhận của con cái thay vì áp đặt.
Tại Việt Nam, khi các thế hệ cha mẹ gần đây đang ngày càng ý thức được những
tác động tiêu cực của các hình thức trừng phạt thể xác đối với con cái, sự quan tâm có
điều kiện có thể coi là một trong những cách nuôi dạy con thay thế phổ biến. Mặc dù các
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động không mong muốn của sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ đối với con cái, phần lớn những kết quả này thu được từ những mẫu khách thể
ở phương Tây và do đó đặt ra câu hỏi về khả năng suy rộng đối với bối cảnh văn hóa
phương Đông như tại Việt Nam. Theo lý thuyết Tự quyết, tác động tiêu cực của sự quan
tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sức khỏe tinh thần của con cái trước hết xuất phát tự
sự xung đột giữa mong muốn thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ (Ryan & Deci,
2017) do về bản chất, cách nuôi dạy con này cũng là một hình thức kiểm soát tâm lý
(Soenens & Vansteenkiste, 2010). Tuy nhiên, sự xung đột này có thể không xảy ra trong
những nền văn hóa mà ở đó công nhận thẩm quyền của cha mẹ đối với con cái và coi việc
con cái vâng lời cha mẹ như là một biểu hiện của lòng hiếu thảo (McHale,
3
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Dinh, & Rao, 2014). Nghiên cứu của Kwak và Jang (2014) trên nhóm khách thể người
Hàn Quốc, một nước có nhiều giá trị gia đình tương đồng với văn hóa Việt Nam do
chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ dựa trên
việc kiểm soát cảm xúc của con cái có mối liên hệ nghịch chiều với niềm tin vào năng
lực bản thân, khả năng tự ý thức về cảm xúc, và sự dao động lòng tự trọng của con cái.
Mặc dù kết quả này tương đồng với những nghiên cứu ở nhóm khách thể phương Tây,
vẫn cần có thêm các nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ ở văn hóa
phương Đông.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm
có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái. Nghiên cứu tìm hiểu về
sự quan tâm có điều kiện của mẹ do một mặt hạn chế về nguồn lực và mặt khác ở Việt
Nam, vai trò nuôi dưỡng và giáo dục con cái của người mẹ vẫn lớn hơn so với người
cha (McHale và c.s., 2014; Mestechkina, Son, & Shin, 2014). Kết quả của nghiên cứu
được kỳ vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ trực tiếp giữa các biến số này cũng
như trả lời cho câu hỏi về khả năng suy rộng kết quả của các nghiên cứu trước đây
trong bối cảnh văn hóa phương Đông nói chung, và văn hóa Việt Nam nói riêng. Hơn
thế nữa, các kết quả nghiên cứu cũng được kỳ vọng là cơ sở để đưa ra một số kiến
nghị về cách nuôi dạy con cho cha mẹ.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và
các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở con cái. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan tâm
tới sự khác biệt giữa các nhóm phân chia theo đặc điểm nhân khẩu về mức độ của sự
quan tâm có điều kiện của mẹ. Cụ thể, sự khác biệt về sự quan tâm có điều kiện của
mẹ đối với nam và nữ (hay con trai và con gái), giữa thành thị và nông thôn, giữa các
nhóm trình độ học vấn của mẹ. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa khoảng
cách tuổi tác giữa mẹ và con với sự quan tâm có điều kiện của mẹ.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên đại học được lựa chọn theo tiêu chí trước năm
17 tuổi chưa từng có khoảng thời gian nào sống xa mẹ hơn một năm nhằm đảm bảo
khách thể có sự tương tác với mẹ từ nhỏ cho đến năm 17 tuổi và cũng để hạn chế ảnh
hưởng của những khoảng thời gian xa mẹ đến kết quả nghiên cứu.
4
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Câu hỏi nghiên cứu
Cụ thể hơn, nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi (1) Có sự khác biệt giữa nam
và nữ (hay con trai và con gái) về sự quan tâm có điều kiện của mẹ không? (2) Có sự khác
biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn về sự quan tâm có điều kiện của mẹ không? (3)
Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với trình độ học vấn của mẹ?
(4) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với khoảng cách tuổi tác
giữa mẹ và con? (5) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với mức
độ trầm cảm và lo âu ở con cái? Và (6) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có khả năng dự
báo như thế nào đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái?
Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đặt ra các
giả thuyết đó là (1) Có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự quan tâm có điều kiện của mẹ;
(2) Có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn về sự quan tâm có điều kiện của
mẹ; (3) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ nghịch chiều với trình độ học vấn
của mẹ; (4) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ thuận chiều với khoảng cách
tuổi tác giữa mẹ và con; (5) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ thuận chiều
với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái; (6) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có khả năng
dự báo đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết, chúng tôi
xác định các nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm (1) Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu
(khái niệm, phân loại, cách đo lường, tổng quan các nghiên cứu trước đây về sự quan
tâm có điều kiện); (2) Xây dựng và lựa chọn công cụ nghiên cứu để đánh giá sự quan
tâm có điều kiện của mẹ và mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái; (3) Tiến hành thu
thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu; và (4) Phân tích dữ liệu thu được để
trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi và phân tích dữ
liệu thu được từ bảng câu hỏi này bằng phần mềm SPSS 23.0 và STATA 14.0 để trả
lời cho các câu hỏi và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.
5
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
Nhiều nghiên cứu và lý thuyết đã chỉ ra rằng tình yêu thương mà cha mẹ dành
cho con cái là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý
xã hội của mỗi cá nhân. Mặc dù vậy, một số nhà tâm lý học cho rằng, nghiên cứu về
tình yêu thương của cha mẹ không nên chỉ quan đến việc cha mẹ có yêu thương con
hay không mà còn phải quan tâm tới cách mà cha mẹ trao đi tình yêu thương ấy
(Kohn, 2006). Trong khi một số cha mẹ cố gắng trao cho con tình yêu thương một
cách vô điều kiện, nhiều cha mẹ vẫn sử dụng tình yêu thương của mình như một công
cụ để kiểm soát con cái và do đó để lại những hệ quả tiêu cực đối với tâm lý của chúng
cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Ảnh hưởng của tính điều kiện trong tình yêu thương của cha mẹ đối với sự lành
mạnh tâm lý của con cái lần đầu tiên được hệ thống hóa trong lý thuyết về sự phát triển
nhân cách theo tiếp cận Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1951, 1959). Trong lý thuyết này,
sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ được mô tả thông qua khái niệm sự nhìn nhận
tích cực có điều kiện. Theo đó, cha mẹ nhìn nhận con cái một cách tích cực có điều
kiện là khi cha mẹ chỉ bày tỏ những thái độ tích cực như chấp nhận, coi trọng, quan
tâm, hay yêu thương, đối với con cái khi nào chúng đáp ứng được những kỳ vọng,
mong muốn, hay yêu cầu của cha mẹ. Do mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu nhận được tình
yêu thương của cha mẹ, sự nhìn nhận tích cực có điều kiện có thể buộc chúng phải
cảm nhận, suy nghĩ, và hành xử theo những cách mà cha mẹ mong muốn để được đổi
lại sự chấp nhận từ cha mẹ. Khi những hành vi được kỳ vọng này đối nghịch lại với
những mong muốn hay trải nghiệm thật sự, con cái có thể sẽ phải đối mặt với những
xung đột nội tâm, từ đó dẫn tới những rối nhiễu tinh thần. Trái lại, sự nhìn nhận tích
cực vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuynh
hướng hiện thực hóa, hay khuynh hướng phát triển tiến tới việc tối ưu hóa các tiềm
năng và chức năng tâm sinh lý ở con cái, từ đó dẫn tới sự lành mạnh tâm lý.
Thực tế, khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện và vô điều kiện đã được
đề cập trước hết trong mối quan hệ trị liệu giữa nhà trị liệu Nhân vị Trọng tâm và thân
chủ (Bozarth, 2013). Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của sự nhìn nhận
tích cực có điều kiện và vô điều kiện đối với hiệu quả trị liệu tâm lý, cho tới gần đây
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiền hành nhằm tìm hiểu về hai thái độ này trong
6
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
các mối quan hệ liên cá nhân khác, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,
như lý thuyết Nhân vị Trọng tâm đã đề xuất.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Assor và c.s. (2004) đã cung cấp những bằng
chứng đầu tiên ủng hộ cho quan điểm của Carl Rogers và mở đường cho việc tìm hiểu về
ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con
cái. Trong nghiên cứu này, dựa trên lý thuyết Tự quyết (Ryan & Deci, 2017), các tác giả
đã tiếp cận sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với tư cách là một cách thức xã hội hóa
mà trong đó cha mẹ tỏ ra yêu thương và chấp nhận con cái khi chúng tuân theo những kỳ
vọng của cha mẹ; và rút lại những thái độ đó khi con cái không đáp ứng. Kết quả nghiên
cứu ban đầu của Assor và c.s. (2004) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể
thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng nhưng đồng thời cũng gây ra
những hệ quả tiêu cực như con cái cảm thấy bị ép buộc thay vì được tự chủ đối với hành
vi của mình, cảm thấy tiêu cực về bản thân, khó cảm thấy hài lòng dù thành công, và trở
nên hổ thẹn mỗi khi thất bại. Hơn nữa, sự quan tâm có điều kiện còn khiến cho con cái
cảm thấy bị ruồng bỏ và hình thành thái độ oán giận đối với cha mẹ.
Mặc dù các kết quả trên đây đã làm sáng tỏ phần nào những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đối với con cái của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, một trong những hạn
chế của nghiên cứu này và một số nghiên cứu ban đầu khác là chưa phân biệt hai chiều
hướng tác động của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ (Roth và c.s., 2009). Cụ thể,
chiều hướng thứ nhất, hay sự quan tâm tích cực có điều kiện, là việc cha mẹ tỏ ra yêu
thương, coi trọng, và tình cảm hơn với con cái khi con cái hành động phù hợp với kỳ vọng
của cha mẹ. Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, hay là sự quan tâm tiêu cực có điều
kiện, cha mẹ tỏ ra bớt yêu thương, bớt coi trọng, và bớt tình cảm với con cái khi chúng
không đáp ứng những mong muốn của cha mẹ. Chiều hướng thứ hai này có sự tương
đồng với cách nuôi dạy con rút lại tình yêu thương thuộc cấu trúc kiểm soát tâm lý
(Barber, 1996). Tuy nhiên, sự quan tâm tiêu cực có điều kiện không bao gồm những yếu
tố khác của sự kiểm soát tâm lý như gây cảm giác tội lỗi hay làm cho hổ thẹn. Nhằm phân
biệt giữa sự quan tâm có điều kiện và sự kiểm soát tâm lý, cũng như dựa trên lý thuyết và
các bằng chứng gián tiếp cho thấy ảnh hưởng khác biệt của hai cách quan tâm có điều
kiện, Roth và c.s. (2009) kiến nghị cần nghiên cứu sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
thông qua hai cách thức cụ thể này. Phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu của các
tác giả này cho thấy các item đo lường sự quan tâm tích cực
7
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện tải lên hai nhân tố khác nhau và hai
cấu trúc này có tương quan thuận với nhau ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo lĩnh
vực. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng báo cáo sự khác biệt về tác động của sự quan tâm
tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Trong khi sự quan tâm tích
cực có điều kiện thúc đẩy quá trình nội hóa và từ đó tạo ra sự thúc ép con cái phải đáp
ứng các kỳ vọng của cha mẹ thì sự quan tâm tiêu cực có điều kiện lại làm xuất hiện
cảm giác oán giận cha mẹ ở con cái và biểu hiện ra bằng việc không thực hiện các
hành vi mà cha mẹ mong muốn. Các kết quả này xác nhận quan điểm cho rằng cần
nghiên cứu sự quan tâm có điều kiện thông qua hai chiều cạnh này. Tuy nhiên trên
thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây vẫn được tiến hành theo hướng tìm hiểu tác động
của sự quan tâm có điều kiện như một cấu trúc đơn nhất thay vì có sự phân biệt giữa
sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện.
Một điểm đáng lưu ý đó là hai từ “tích cực” và “tiêu cực” trong các khái niệm
này không được sử dụng với ý nghĩa là “tốt” hay “xấu” mà được hiểu theo nghĩa “có
mặt/xuất hiện/tăng lên” hay “không có mặt/biến mất/giảm đi”. Việc lưu ý về ý nghĩa
của hai từ này là cần thiết bởi nó giúp phân biệt hai khái niệm này với khái niệm sự
nhìn nhận tích cực có điều kiện và sự nhìn nhận tiêu cực có điều kiện được sử dụng
trong lý thuyết về quá trình phát triển nhân cách theo tiếp cận Nhân vị Trọng tâm.
Trong lý thuyết này, “tích cực” và “tiêu cực” được sử dụng với ý nghĩa “tốt” và “xấu”.
Sự nhìn nhận tích cực là khái niệm được dùng để chỉ những thái độ như quan tâm,
chấp nhận, tôn trọng, yêu thương, ấm áp. Nó có ý nghĩa trái ngược với khái niệm sự
nhìn nhận tiêu cực được dùng để chỉ những thái độ như coi thường, ghét bỏ, kỳ thị.
Như vậy, cụm từ “sự nhìn nhận tích cực” có cùng ý nghĩa với từ “quan tâm” trong
khái niệm sự quan tâm có điều kiện. Nói cách khác, khái niệm sự nhìn nhận tích cực
có điều kiện được sử dụng trong tiếp cận Nhân vị Trọng tâm có cùng ý nghĩa với khái
niệm sự quan tâm có điều kiện, và do đó có thể được phản ánh thông qua cả hai khái
niệm là sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Tóm
lại, sự nhìn nhận tích cực có điều kiện không có cùng ý nghĩa với sự quan tâm tích cực
có điều kiện bởi từ “tích cực” trong hai khái niệm này có ý nghĩa khác biệt.
Như vậy, khái niệm sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đang được nghiên cứu
hiện nay bởi nhiều tác giả trên thế giới (Assor và c.s., 2004) có cùng nội hàm với khái
niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện trong lý thuyết Nhân vị Trọng tâm. Theo đó, sự
8
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
quan tâm có điều kiện của cha mẹ là việc sự quan tâm và tình cảm mà cha mẹ dành
cho con cái bị phụ thuộc vào việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ
hay không. Cụ thể hơn, sự quan tâm có điều kiện được thể hiện theo hai chiều hướng
đó là sự quan tâm tích cực có điều kiện - cha mẹ tỏ ra yêu thương và coi trọng con cái
hơn khi chúng đáp ứng các yêu cầu của cha mẹ - và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện
- cha mẹ tỏ ra bớt yêu thương và coi trọng con cái khi chúng không đáp ứng được các
mong muốn của cha mẹ dành cho chúng.
1.2. Đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
Phương pháp đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ chủ yếu hiện nay
là thang đo tự báo cáo. Với cách thức đo lường này, cần quan tâm tới các vấn đề đó là
(1) đo lường theo lĩnh vực với đo lường chung; (2) đo lường từ góc nhìn của con cái
với đo lường từ góc nhìn của cha mẹ; và (3) đo lường cảm nhận với đo lường hành vi.
Trong các nghiên cứu trước đây, sự quan tâm cót điều kiện của cha mẹ dành cho con
cái chủ yếu được đánh giá thông qua cảm nhận của con cái theo từng lĩnh vực cụ thể
mà cha mẹ đặt kỳ vọng. Hướng đo lường này có những ưu và nhược điểm nhất định.
Một trong những hạn chế ở các nghiên cứu trước đây đó là việc đo lường sự quan
tâm có điều kiện của cha mẹ theo từng lĩnh vực cụ thể. Trong những nghiên cứu này, các
tác giả cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ không tồn tại ở tất cả các lĩnh vực
trong cuộc sống (Assor và c.s., 2004). Chẳng hạn, cha mẹ có thể tỏ ra quan tâm hay coi
trọng con cái nhiều hơn khi con cái đạt được thành tích cao trong học tập nhưng lại không
có nhiều sự thay đổi về thái độ khi con cái tích cực tham gia các hoạt động thể thao hay
nghệ thuật. Vì lý do này, các tác giả thường tiến hành đo lường sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ trong một vài lĩnh vực cụ thể như học tập, thể thao, điều chỉnh cảm xúc, hành
vi ủng hộ xã hội, hay thực hành tôn giáo (Assor và c.s., 2004; Brambilla, Assor, Manzi, &
Regalia, 2015; Curran, Hill, & Williams, 2017). Đo lường theo hướng này có thể đem lại
những kết quả cụ thể làm cơ sở cho các kiến nghị về can thiệp (chẳng hạn ảnh hưởng của
sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dựa trên kết quả học tập với sự kiệt sức vì học tập ở
con cái; Moon, 2017). Tuy nhiên, trên thực tế, cha mẹ thường có những kỳ vọng, mong
muốn, hay yêu cầu đối với con cái ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, cha mẹ có thể
kỳ vọng con trai có thành tích học tập cao đồng thời có những đặc điểm của một người
con trai lý tưởng theo quan điểm của cha mẹ như mạnh mẽ, quyết đoán, biết suy nghĩ cho
gia đình, hiếu thảo. Việc chỉ đo lường dựa trên một lĩnh
9
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
vực cụ thể (chẳng hạn như chỉ ở lĩnh vực học tập) do đó có thể không thể phản ánh
được toàn bộ mức độ của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ.
Đo lường cảm nhận chung của con cái về tính phụ thuộc của sự quan tâm từ cha
mẹ vào việc con cái có đáp ứng được hay không các yêu cầu, mong muốn, hay kỳ
vọng của cha mẹ (chẳng hạn Kanat-Maymon và c.s., 2016) có thể giải quyết được hạn
chế này. Cách đo lường này không tiếp cận trên toàn bộ những lĩnh vực của cuộc sống
mà thay vào đó khi các khách thể được yêu cầu đánh giá sự thay đổi thái độ của cha
mẹ phụ thuộc vào việc họ có đáp ứng được các điều kiện của cha mẹ hay không, mỗi
một khách thể sẽ liên tưởng đến những điều kiện khác nhau của riêng bản thân mình.
Như vậy, cách đo lường này có thể phán ảnh được toàn bộ ảnh hưởng của sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ đến khách thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả thu được
từ tiếp cận đo lường như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa sự
quan tâm có điều kiện với các biến số mang tính chất xuyên lĩnh vực như niềm tin vào
năng lực bản thân, lòng tự trọng, tiêu điểm kiểm soát, tính cầu toàn, mức độ trầm cảm,
lo âu, hay sự lành mạnh về tâm lý.
Bên cạnh việc đo lường theo lĩnh vực, ngoại trừ một số nghiên cứu (Assor và c.s.,
2014, 2004; Israeli-Halevi, Assor, & Roth, 2015), các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử
dụng kết quả thu được từ câu trả lời của con cái đối với các bảng hỏi tự báo cáo. Cách đo
lường này tỏ ra phù hợp với quan điểm hiện tượng học. Theo đó, nhận thức chủ quan của
cá nhân đối với một kích thích thay vì bản thân kích thích đó mới là yếu tố tác động đến
hành vi và cảm xúc của cá nhân (Rogers, 1951, 1959). Quan điểm này cũng được ủng hộ
bởi nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả đo lường về phong cách nuôi dạy con
của cha mẹ từ góc nhìn của con cái, so với từ góc nhìn của cha mẹ, có giá trị dự báo tốt
hơn đối với các hệ quả về tâm lý xã hội (Hoffman, 1970; Kuppens, Grietens, Onghena, &
Michiels, 2009). Tuy nhiên cách đo lường này cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
chủ quan ở con cái, chẳng hạn như thành kiến hay trạng thái cảm xúc (Saeed & Hanif,
2014). Tương tự, kết quả tự báo cáo thu được từ cha mẹ cũng có thể phần nào chịu tác
động bởi thành kiến. Chẳng hạn, nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy có
mối tương quan thuận chiều giữa kết quả đo lường sự quan tâm có điều kiện của mẹ từ
góc nhìn của con cái và từ góc nhìn của mẹ nhưng không quá mạnh. Điều gợi ý khả năng
có sự thiếu nhất quá trong cảm nhận của mẹ và của con về cách nuôi dạy con của mẹ. Do
đó việc so sánh nhận thức của con cái với nhận thức
10
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
của cha mẹ hay của một người thứ ba (chẳng hạn như ông bà hay cha mẹ còn lại) về
sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là cần thiết để đưa ra những điều chỉnh thích hợp
từ cả phía con cái và cha mẹ để hạn chế mức độ tác động của sự quan tâm có điều
kiện. Ngoài ra, các hệ quả tâm lý cũng sẽ được đánh giá khách quan hơn thông qua
người thứ ba như thầy cô giáo hay ông bà thay vì từ chính bản thân con cái.
Cuối cùng, mặc dù nhận thức của mỗi cá nhân với cùng một kích thích là khác
nhau nhưng vẫn có thể kỳ vọng là sẽ xác định được một số hành vi điển hình đem lại
cho con cái cảm nhận về sự quan tâm có điều kiện. Chẳng hạn, tạm ngưng - một trong
những kỹ thuật gây nhiều tranh cãi khi được khuyến khích sử dụng bởi nhiều nhà giáo
dục, nhà tâm lý học phát triển, và các chương trình hướng dẫn cách nuôi dạy con nhằm
giúp cha mẹ thay đổi hành vi của trẻ nhỏ từ 3 đến 7 tuổi (Everett, Hupp, & D. Joe
Olmi, 2010; Morawska & Sanders, 2011) - có thể sẽ truyền tải tới trẻ thông điệp về
tình yêu thương có điều kiện. Tạm ngưng được định nghĩa là việc tách trẻ khỏi những
phẩn thưởng bao gồm cả sự chú ý của cha mẹ trong một thời gian ngắn sau khi trẻ thực
hiện một hành vi không được cha mẹ mong muốn và chỉ được quay trở lại môi trường
củng cố tích cực khi hành vi không mong muốn (chẳng hạn như khóc lóc, gào thét, hay
ăn vạ) chấm dứt (Quetsch, Wallace, Herschell, & McNeil, 2015), do đó có thể là biểu
hiện của sự quan tâm có điều kiện. Việc xác định các hành vi của cha mẹ gây ra cảm
nhận về sự quan tâm có điều kiện sẽ đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn trong
bối cảnh ngày càng có nhiều những kỹ thuật nuôi dạy con được giới thiệu cho các cha
mẹ mà không dựa trên các bằng chứng khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, do phần lớn các
nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đều dựa trên việc đo
lường cảm nhận chủ quan của con cái hay của cha mẹ nên câu hỏi về những hành vi
điển hình này vẫn chưa được làm rõ. Do đó, trong tương lai cần có thêm các nghiên
cứu được thiết kế theo cả hai kiểu định tính và định lượng để khám phá câu trả lời cho
nghi vấn này, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng một thang đo theo tiếp cận hành vi
đối với sự quan tâm có điều kiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đo lường sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ bằng thang đo tự báo cáo từ góc nhìn của con cái theo từng lĩnh vực cụ thể.
Hướng đo lường này có những ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định cần phải
được khắc phục trong tương lai để tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về sự
quan tâm có điều kiện. Những khắc phục đó có thể bao gồm đo lường không theo
11
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
lĩnh vực cụ thể; đo lường và so sánh kết quả giữa nhận thức của cha mẹ và của con cái
hay của người thứ ba; và đo lường thông qua hành vi nhằm phản ánh được đầy đủ và
khách quan mức độ của sự quan tâm có điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
1.3.1. Hệ quả của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
Khi các hình thức trừng phạt thể xác đã được chứng minh là một tiếp cận nuôi dạy
con kém hiệu quả và sẽ để lại nhiều tổn thương tâm lý cho con cái (Gershoff, 2002), một
nhu cầu tất yếu ở các bậc cha mẹ là tìm kiếm và áp dụng được những hình thức giáo dục
thay thế hiệu quả hơn (Larzelere & Kuhn, 2005). Mặc dù vậy, có quan điểm cho rằng các
hình thức thay thế cho sự trừng phạt thể xác hiện nay như phớt lờ, cô lập, tạm ngưng, rút
lại tình yêu thương vẫn có thể tác động một cách tiêu cực tới tâm lý của con cái bởi thực
tế về bản chất những cách thức này vẫn dựa trên nguyên lý củng cố và trừng phạt để kiểm
soát hành vi của con cái (Kohn, 2006). Sự khác biệt duy nhất giữa những hình thức này
với trừng phạt thể xác đó là thay vì sử dụng đòn roi hay phần thưởng thì cha mẹ sử dụng
tình yêu thương để buộc con cái đáp ứng các yêu cầu của mình.
Đã có nhiều lý thuyết và quan điểm ủng hộ cho việc sử dụng sự quan tâm có điều
kiện của cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Từ góc nhìn của trường phái hành vi (Gewirtz &
Peláez-Nogueras, 1991), sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể đóng vai trò như yếu
tố củng cố và trừng phạt giúp thúc đẩy những hành vi được cha mẹ mong muốn ở con cái
và hạn chế những hành vi mà cha mẹ cho là không phù hợp. Chẳng hạn, Aronfreed (1968)
cho rằng, dựa trên sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ, sự quan tâm có điều kiện được
cha mẹ thể hiện thông qua việc phớt lờ hay cô lập con cái khi chúng phạm lỗi có thể tạo ra
trạng thái lo âu ở con cái mà qua đó giúp con cái tuân thủ theo những yêu cầu của cha mẹ
ngay cả khi cha mẹ không có mặt. Theo lý thuyết Tương tác Biểu trưng (Mead, 1981), các
cá nhân có xu hướng hành động phù hợp với cái nhìn về bản thân được hình thành dựa
trên đánh giá của những người xung quanh. Những đánh giá của cha mẹ khi được con cái
nội hóa có thể trở thành một phần trong cái nhìn về bản thân của con cái và từ đó điều
hướng hành vi của chúng. Do đó, sự quan tâm có điều kiện là một cách thức để những giá
trị của cha mẹ được con cái nội hóa và tuân theo, giúp con cái hành xử phù hợp với yêu
cầu của xã hội. Fromm (1956) trong khi công nhận vai trò quan trọng của tình yêu thương
vô điều kiện từ người mẹ đối với con cái thì khẳng định rằng tình yêu thương có điều kiện
của người cha dựa trên việc con cái có
12
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
đáp ứng được các kỳ vọng của người cha hay không là cần thiết để con cái có thể thích
ứng với đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trải ngược với những quan điểm trên đây, lý thuyết Gắn bó (Bowlby,
1988) cho rằng khi cha mẹ không thể dành cho con cái sự quan tâm hay tình yêu thương
một cách nhất quán (khi tình yêu thương hay sự quan tâm thay đổi tùy thuộc vào việc con
cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không), con cái có thể cảm thấy bản
thân không xứng đáng được chấp nhận và yêu thương, từ đó dẫn tới những rối loạn trong
các chức năng tâm lý xã hội. Miller và Ward (1981) cho rằng tình yêu thương có điều
kiện của cha mẹ sẽ buộc con cái phải chối bỏ cái tôi hay con người chân thật của mình để
đáp ứng các kỳ vọng của cha mẹ và do đó có khả năng mắc phải các rối nhiễu tinh thần.
Tương tự, lý thuyết Tự quyết và lý thuyết Nhân vị Trọng tâm cũng cho rằng sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ về lâu dài sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đối với sự lành mạnh
tâm lý của con cái (Rogers, 1959; Ryan & Deci, 2017)
Phóng nội các giá trị từ cha mẹ
Hai lý thuyết này đều cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ đặt con cái
vào tình thế buộc phải tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực, hay kỳ vọng của cha mẹ để có
thể tiếp tục nhận được sự quan tâm và chấp nhận. Đây là quá trình nội hóa có tính chất
phóng nội mà bản chất của nó là cá nhân tiếp thu những giá trị hay sự điều chỉnh từ bên
ngoài nhưng không thực sự chấp nhận hay đồng tình với chúng. Nghiên cứu của Assor và
c.s. (2004) chỉ ra rằng những sinh viên được cha mẹ thúc đẩy nỗ lực trong học tập, thể
thao, kiểm soát cảm xúc, và hành vi ủng hộ xã hội, cảm thấy có một sự thúc ép bên trong
phải thực hiện những hành vi mà cha mẹ mong muốn trong những lĩnh vực này thay vì
được tự chủ trong hành động của bản thân. Phân tích trong nghiên cứu của Israeli-Halevi
và c.s. (2015) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ (theo kết quả tự báo cáo của mẹ)
có khả năng dự báo động lực phóng nội của con cái trong việc dồn nén sự lo âu. Cụ thể,
con cái cảm thấy cần phải che giấu sự lo âu của mình để có thể cảm thấy tốt về bản thân
hay để tránh sự hổ thẹn, tội lỗi. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong lĩnh vực tôn
giáo (Assor, Cohen-Malayev, Kaplan, & Friedman, 2005; Brambilla và c.s., 2015). Những
sinh viên nhận được tình yêu thương của cha mẹ dựa trên việc họ có tích cực thực hành
tôn giáo hay không cho biết lý do phải thực hiện các hoạt động này là để tránh cảm giác
tội lỗi hay cảm thấy đây là điều bắt buộc thay vì thực sự hiểu được ý nghĩa của việc thực
hành tôn giáo. Khi xem xét cụ thể hai cách quan tâm
13
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
có điều kiện của cha mẹ, nghiên cứu của Roth và c.s. (2009) tiến hành trên khách thể
là học sinh Israel cho thấy sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ là biến số có
khả năng dự báo độc lập đối với sự nội hóa có tính chất phóng nội kỳ vọng của cha mẹ
về việc dồn nén các cảm xúc tiêu cực và nỗ lực học tập ở con cái. Trong khi đó, nghiên
cứu của Lee và Jang (2015) với nhóm khách thể là sinh viên Hàn Quốc lại cho thấy sự
quan tâm tiêu cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với động lực học tập bị
kiểm soát. Như vậy việc cha mẹ tỏ ra quan tâm và yêu thương con cái nhiều hơn hay ít
hơn khi con cái đạt được hay không đạt được những kỳ vọng mà cha mẹ mong muốn
là yếu tố thúc đẩy quá trình nội hóa và tạo ra thôi thúc thực hiện hành vi được mong
muốn ở con cái.
Như đã trình bày, những người ủng hộ cho việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái cho rằng cách thức nuôi dạy con này sẽ củng cố
những hành vi được kỳ vọng và hạn chế những hành vi không được kỳ vọng ở con cái.
Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cho thấy sự quan tâm có điều
kiện mà cha mẹ dành cho con cái càng lớn thì tần suất thực hiện các hành vi được kỳ vọng
càng cao. Tuy nhiên, các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng, sự tuân thủ trong hành
vi của con cái mà chúng ta có thể quan sát được từ bên ngoài không thể đảm bảo rằng
sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là một cách thức nuôi dạy con hiệu quả. Khả
năng kiểm soát hành vi của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể phải trả giá
bằng những hệ quả tiêu cực lâu dài đối với cảm xúc, nhận thức, và hành vi của con cái
cũng như đối với các mối quan hệ liên cá nhân của chúng.
Hành động rập khuôn, cứng nhắc
Trước hết, những hành vi được con cái thực hiện do sự tác động của sự quan tâm
có điều kiện thường có tính rập khuôn, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo (Assor
và c.s., 2014). Nghiên cứu chỉ ra rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể thúc
đẩy những hành vi ủng hộ xã hội của con cái (Roth, 2008). Tuy nhiên, trong khi cách nuôi
dạy con ủng hộ tính tự chủ giúp cho con cái hiểu được ý nghĩa của những hành vi đó và
thực hiện dựa trên sự tự do lựa chọn của bản thân, thì sự quan tâm có điều kiện của cha
mẹ lại tạo ra cảm giác bị thúc ép phải thực hiện hành vi ủng hộ xã hội ở con cái. Hơn thế
nữa, trong khi hành vi ủng hộ xã hội ở những sinh viên nhận được sự ủng hộ tính tự chủ
có tính vị tha hay vì lợi ích của người khác (mà cụ thể là tập trung vào nhu cầu và mong
muốn của người khác) thì hành vi ủng hộ xã hội ở những sinh viên nhận
14
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
được sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ lại có tính chất vị kỷ hay vì lợi ích của bản
thân (mà cụ thể là để bảo vệ cái tôi thông qua việc nhận được sự công nhận hay chấp
nhận từ người khác).
Nghiên cứu của Roth và c.s. ( 2009) trên nhóm khách thể là học sinh cấp hai cho
thấy sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ dựa trên thành tích học tập của con cái
tạo ra sự thôi thúc phải nỗ lực học tập ở con cái. Mặc dù vậy, sự nỗ lực này, theo như
đánh giá của giáo viên, là thường tập trung vào điểm số thay vì thực sự yêu thích việc học
tập. Trong khi những học sinh nhận được sự ủng hộ tính tự chủ từ cha mẹ sẵn lòng dành
thì giờ để khám phá các kiến thức mới thì những học sinh được thúc đẩy học tập bởi sự
quan tâm có điều kiện lại thường chỉ tập trung vào những kiến thức sẽ có trong bài kiểm
tra. Những học sinh này cũng sẵn sàng tranh cãi với thầy cô giáo nếu như đạt được điểm
số không như mong muốn. Nghiên cứu của Assor & Tal (2012) chỉ ra rằng sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ, dù tích cực hay tiêu cực, dựa trên thành tích học tập của con cái,
đều dẫn tới việc con cái đầu tư quá mức vào việc học tập. Những học sinh lớp 10 và lớp
11 này tự nhận thấy bản thân dành nhiều thời gian và công sức cho việc học tập thậm chí
đến mức từ bỏ những hoạt động mà bản thân mình yêu thích.
Kiểm soát hay dồn nén được các cảm xúc tiêu cực (như buồn bã, lo âu, hay tức
giận) thường là một trong những điều mà cha mẹ mong muốn ở con cái và do đó cha mẹ
cũng thường sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy sự điều chỉnh cảm xúc này.
Nghiên cứu cũng cho thấy những học sinh có cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện
dựa trên việc con cái dồn nén được các cảm xúc tiêu cực thì có xu hướng dồn nén cảm
xúc và bị rối loạn cảm xúc (Roth và c.s., 2009). Cụ thể hơn, sự quan tâm tích cực có điều
kiện tạo ra sự thúc ép bên trong buộc con cái phải dồn nén các cảm xúc tiêu cực, từ đó dẫn
tới sự dồn nén cảm xúc tiêu cực cũng như sự rối loạn cảm xúc. Trong khi đó, việc cha mẹ
rút lại sự quan tâm, chấp nhận, hay tình yêu thương khi con cái không dồn nén được các
cảm xúc tiêu cực lại dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ và từ đó cũng dẫn tới sự rối loạn
cảm xúc. Về lâu dài, sự dồn nén các cảm xúc ở con cái do tác động của sự quan tâm có
điều kiện từ cha mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến năng lực cảm xúc của con cái và từ đó tác
động đến những chức năng sống khác. Nghiên cứu của Smiley và c.s. (2016) chỉ ra rằng
khi cảm thấy giận dữ trước thất bại trong một bài kiểm tra nhận thức, những trẻ nhận được
sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ dựa trên việc dồn nén được cảm xúc giận dữ
thì cho thấy có sự sụt giảm trong hiệu quả thực hiện đối
15
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
với bài kiểm tra. Lý do có thể là bởi vì nếu tiếp tục cố gắng thực hiện bài kiểm tra, hay
nói cách khác là tiếp tục đối mặt với sự thất bại, những trẻ trong nhóm thứ nhất sẽ tự
đặt mình ở vào tình thế phải chịu đựng sự tức giận mà không thể giải tỏa được. Trong
khi đó, những trẻ được xã hội hóa theo hướng có thể biểu lộ sự tức giận một cách hợp
lý lại cho thấy có sự tăng cường trong hiệu quả thực hiện khi ở vào tình huống tương
tự. Nghiên cứu của Roth và Assor (2010) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha
mẹ dựa trên việc con cái dồn nén được cảm xúc buồn bã có thể làm suy giảm khả năng
của con cái trong việc nhận diện được cảm xúc buồn bã ở bản thân mình cũng như ở
người khác và khả năng đưa ra những phản hồi thấu cảm với sự buồn bã của người
khác. Bên cạnh đó, con cái của những cha mẹ này cũng tỏ ra khó khăn để có thể bộc lộ
bản thân và trở nên thân thiết trong các mối quan hệ (Roth & Assor, 2012). Sự suy
giảm trong khả năng nhận thức và kết nối về cảm xúc của con cái do tác động của sự
quan tâm có điều kiện có thể được lý giải thông qua cơ chế ảnh hưởng của cách thức
nuôi dạy con này đối với mạng lưới thần kinh phụ trách chức năng thấu cảm (Riem và
c.s., 2013). Thực nghiệm chỉ ra rằng trải nghiệm thường xuyên về sự rút lại tình yêu
thương của mẹ có thể cản trở tác động của oxytocin đối với khả năng thấu cảm ở con
cái, và do đó hạn chế việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội. Tóm lại, sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ tuy có thể thúc đẩy những hành vi được kỳ vọng nhưng lại
khiến cho những hành vi đó trở nên rập khuôn, cứng nhắc, và có thể dẫn tới sự suy
giảm trong chức năng tâm lý xã hội cũng như xung đột tâm lý ở con cái.
Lòng tự trọng có điều kiện
Theo lý thuyết Nhân vị Trọng tâm, mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của
cha mẹ với những hành vi mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc có thể được lý giải thông
qua khái niệm điều kiện có giá trị (Rogers, 1959). Điều kiện có giá trị đối với một người
là những tiêu chí mà người đó cần phải đáp ứng để có thể nhận được sự nhìn nhận tích
cực từ bản thân hay từ những người xung quanh. Theo đó, những giá trị, kỳ vọng, hay
mong muốn mà cha mẹ dành cho con cái đã được phóng nội thông qua sự quan tâm có
điều kiện của cha mẹ sẽ dần dần trở thành những điều kiện có giá trị của con cái. Lúc này,
con cái trở thành người quan trọng đối với chính bản thân mình và tự đánh giá bản thân là
có giá trị, xứng đáng được yêu thương hay vô giá trị, không xứng đáng được yêu thương
dựa trên những kỳ vọng đã được phóng nội. Nói cách khác, con cái dần dần học được
rằng bản thân chỉ có giá trị khi nào đáp ứng được những tiêu chí nhất định mà cha
16
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
mẹ đã đặt ra. Chẳng hạn, con cái chỉ có thể cảm thấy bản thân có giá trị chừng nào còn
duy trì được thành tích trong học tập hoặc thể thao, hay sự dồn nén các cảm xúc tiêu
cực. Cảm nhận này có thể thúc đẩy các cá nhân phải liên tục nỗ lực để duy trì hay đạt
được các thành tựu. Các nghiên cứu hiện nay sử dụng khái niệm lòng tự trọng có điều
kiện (Crocker & Wolfe, 2001; Michael H Kernis, 2003) để chỉ tình trạng trong đó cá
nhân đặt giá trị bản thân của mình phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Lòng tự
trọng có điều kiện có mối liên hệ với nhiều hệ quả tiêu cực về tâm lý như trầm cảm, lo
âu, rối loạn ăn uống, ý định tự sát, ứng phó thiếu thích ứng, hay nghiện rượu (Bos,
Huijding, Muris, Vogel, & Biesheuvel, 2010; Lakey, Hirsch, Nelson, & Nsamenang,
2014; Tomaka, Morales-Monks, & Shamaley, 2013; Wouters và c.s., 2013).
Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều
kiện của cha mẹ và lòng tự trọng có điều kiện của con cái cùng với tác động của mối liên
hệ này đến đời sống tâm lý của con cái (Curran, 2018; Grundman, 2010; Kollat, 2007;
Wouters, Colpin, và c.s., 2018). Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc trong
nghiên cứu của Curran (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm tăng
lòng tự trọng có điều kiện của con cái và qua đó làm tăng nỗ lực cầu toàn và bận tâm cầu
toàn. Kết quả này phần nào giải thích cho mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của
cha mẹ và tính cầu toàn tự chỉ trích và tính cầu toàn ái kỷ được tìm ra trong nghiên cứu
trước đó (Curran và c.s., 2017). Theo tác giả này, việc luôn luôn cố gắng đặt ra và vươn
tới những tiêu chuẩn cao cùng với mối bận tâm về việc mắc phải các sai lầm hay thất bại
là một cách thức để những vận động viên ở tuổi vị thành niên tránh gặp phải các tổn
thương tâm lý do không nhận được tình yêu thương hay cảm giác bản thân là vô giá trị
(Curran, 2018; Hewitt, Flett, & Mikail, 2017). Nghiên cứu của Kollat (2007) còn cho thấy
ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đến mối quan hệ bạn bè đồng trang
lứa của con cái thông qua lòng tự trọng có điều kiện. Theo đó, sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ làm gia tăng lòng tự trọng có điều kiện và từ đó dẫn tới sự đầu tư quá mức của
con cái trong mối quan hệ bàn bè được biểu hiện thông qua sự gây hấn, ganh tị, hành vi
ủng hộ xã hội, hay sự chấp nhận. Những biểu hiện này là cách để con cái có thể duy trì
được mối quan hệ bạn bè được coi là điều kiện có giá trị của bản thân.
Sự lành mạnh về tâm lý
Không chỉ dẫn tới những hành vi mang tính chất rập khuôn, thiếu thích ứng, lòng
tự trọng được hình thành bởi sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn có thể gây ra
17
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
những rối nhiễu tinh thần, làm suy giảm sự lành mạnh về tâm lý. Kết quả nghiên cứu của
Wouters và c.s. (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm tăng lòng tự
trọng có điều kiện và từ đó làm gia tăng các triệu chứng lo âu ở con cái. Đáng chú ý, trong
nghiên cứu này, lòng tự trọng có điều kiện không có khả năng dự báo các triệu chứng
trầm cảm mà thay vào đó, mức độ của lòng tự trọng lại có khả năng dự báo được cả các
triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái. Nguyên nhân có thể là vì lòng tự trọng có điều
kiện sẽ đặt cá nhân vào tình trạng luôn luôn lo lắng về khả năng bản thân không duy trì
được các điều kiện có giá trị đề rồi đánh mất sự quan tâm, chấp nhận, hay yêu thương từ
cha mẹ hoặc những người xung quanh. Khi không thể duy trì được những giá trị này, cá
nhân phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm do sự sụt giảm lòng tự trọng. Nói cách
khác, lòng tự trọng có điều kiện xuất phát từ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ đặt
cá nhân vào tình trạng dễ bị tổn thương (Rogers, 1959). Thực nghiệm của Baldwin và
Sinclair (1996) cho thấy, so với những sinh viên được yêu cầu nghĩ về một người chấp
nhận họ một cách vô điều kiện, những sinh viên nghĩ tới một người chỉ chấp nhận họ
trong những điều kiện nhất định có xu hướng liên hệ sự thất bại với sự chối bỏ và sự
thành công với sự chấp nhận. Tương tự, trong thực nghiệm của Brummelman và c.s.
(2014), những học sinh được yêu cầu tưởng tượng về một tình huống mà bản thân nhận
được sự quan tâm có điều kiện (so với những học sinh tưởng tượng về sự quan tâm vô
điều kiện) có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn khi gặp phải thất bại. Nghiên cứu của Assor và
c.s. (2004) cho thấy có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với sự hài
lòng ngắn hạn sau thành công và cảm giác hổ thẹn hay xấu hổ khi thất bại, từ đó dẫn tới
sự đầu tư quá mức hay là sự né tránh các thử thách. Tương tự, phân tích cho thấy sự quan
tâm có điều kiện dẫn tới sự tự mãn sau thành công và sự tự xúc phạm sau thất bại (Assor
& Tal, 2012). Những kết quả này đã phản ánh tác động của sự quan tâm có điều kiện của
cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái thông qua lòng tự trọng có điều kiện hay
là sự dao động trong lòng tự trọng của con cái (Assor và c.s., 2014).
Các mối quan hệ liên cá nhân
Các mối quan hệ liên cá nhân của con cái cũng chịu ảnh hưởng của sự quan tâm có
điều kiện mà trước hết là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nghiên cứu của Assor và
c.s. (2004) cho thấy sinh viên liên hệ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với sự không
chấp nhận của cha mẹ và do đó dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ. Cụ thể hơn, nghiên
cứu của Roth và c.s. (2009) cho thấy sự quan tâm tiêu cực của cha mẹ là biến số
18
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
có khả năng dự báo độc lập đối với sự oán giận đối với cha mẹ. Do đó, có thể thấy
việc cha mẹ rút lại tình yêu thương hay sự quan tâm khi con cái không đáp ứng được
các kỳ vọng của cha mẹ tất yếu sẽ dẫn tới cảm nhận không được chấp nhận và do đó
hình thành thái độ oán giận cha mẹ ở con cái. Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện
của cha mẹ cũng khiến cho con cái cảm thấy không hài lòng với mối quan hệ giữa bản
thân và cha mẹ, đồng thời cảm thấy xa cách (Kanat-Maymon và c.s., 2016). Con cái
càng trải nghiệm sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ càng cảm thấy ít được ủng hộ,
khó có thể tin tưởng vào cha mẹ, và thường có những xung đột với cha mẹ (Øverup,
Brunson, Steers, & Acitelli, 2017). Hệ quả là con cái có thể thường xuyên cảm thấy
bản thân không xứng đáng với tình yêu thương của cha mẹ. Những cảm nhận như vậy
có thể đã dẫn tới chất lượng mối quan hệ thấp giữa cha mẹ và con cái (Saeed & Hanif,
2014). Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn có thể gây ảnh hưởng
tới những mối quan hệ liên cá nhân khác của con cái. Dựa trên lý thuyết Gắn bó
(Bowlby, 1988), nghiên cứu của Moller, Roth, Niemiec, Kanat-Maymon, và Deci
(2019) đã cho thấy sự gắn bó thiếu an toàn giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ sự
quan tâm có điều kiện có thể được lặp lại trong những mối quan hệ liên cá nhân của
con cái khi đã trưởng thành. Trong những mối quan hệ này, các cá nhân nhận được sự
quan tâm có điều kiện của đồng sự và do đó thường cảm thấy không được thỏa mãn
các nhu cầu tâm lý cơ bản, từ đó dẫn tới tình trạng gắn bó thiếu an toàn.
1.3.2. Khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ
Ngoài một số các nghiên cứu đo lường chung sự quan tâm có điều kiện của cha
mẹ (Curran, 2018; Itzhaki, Yablon, & Itzhaky, 2018; Kollat, 2007) hoặc chỉ của riêng
mẹ (Assor & Tal, 2012; Israeli-Halevi và c.s., 2015; Wouters, Colpin, và c.s., 2018),
nhiều nghiên cứu cũng đo lường tách biệt giữa sự quan tâm có điều kiện của cha và
của mẹ, và do đó phản ánh được phần nào sự tương đồng và khác biệt trong ảnh hưởng
của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đối với tâm lý của con cái.
Trong khi nghiên cứu của Kanat-Maymon và c.s. (2016), và Roth và Assor
(2012) cho thấy có tương quan trung bình giữa sự quan tâm có điều kiện của cha và sự
quan tâm có điều kiện của mẹ, và nghiên cứu của Roth và Assor (2010) cho thấy giữa
sự quan tâm tiêu cực của cha và của mẹ, giữa sự quan tâm tích cực của cha và của mẹ,
có tương quan ở mức độ trung bình, thì trong những nghiên cứu còn lại có báo cáo về
hệ số tương quan giữa sự quan tâm có điều kiện (hoặc sự quan tâm tích cực và tiêu cực
19
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
có điều kiện) của cha và của mẹ cho thấy có sự biến thiên thuận chiều ở mức độ mạnh về
mức độ sử dụng các phương pháp nuôi dạy con này ở cha và mẹ (Assor và c.s., 2005,
2004; Curran và c.s., 2017; Moller và c.s., 2019; Øverup và c.s., 2017; Roth, 2008; Roth
và c.s., 2009). Các hệ số tương quan thường nằm trong khoảng từ .60 đến .70, thậm chí
trong nghiên của mình, Brambilla và c.s. (2015) đã tính tổng điểm số của sự quan tâm có
điều kiện của cha và của mẹ do hai biến số này có tương quan chặt chẽ với nhau. Các
nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đều có mối liên hệ
nghịch chiều với sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản và sự gắn kết trong mối quan hệ
với đồng sự (Moller và c.s., 2019); đều có liên hệ thuận chiều với sự hài lòng trong mối
quan hệ với cha mẹ và cảm giác gần gũi (Kanat-Maymon và c.s., 2016); đều làm giảm
cảm giác ủng hộ, tin tưởng, tự do, làm tăng cảm giác bị bỏ mặc, xung đột, và từ đó làm
tăng hay giảm cảm giác bản thân xứng đáng với tình yêu ở con cái (Øverup và c.s., 2017);
đều làm tăng sự nội hóa có tính phóng nội và qua đó làm tăng mức độ thực hiện hành vi
ủng hộ xã hội định hướng cái tôi (Roth, 2008).
Mối tương quan chặt chẽ này có thể đã phản ánh sự tương đồng trong phong
cách hay quan điểm nuôi dạy con của cha mẹ cũng như trong ảnh hưởng của chúng
đối với con cái. Tuy nhiên, các kết quả đó cũng có thể là hệ quả của phương pháp
nghiên cứu bằng bảng hỏi tự báo cáo. Bằng chứng là trong các nghiên cứu không tính
gộp sự quan tâm có điều kiện (hay tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và mẹ, và
tương quan giữa các biến số này của cha và của mẹ không có mức độ quá lớn thì kết
quả phân tích vẫn cho thấy những điểm khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có
điều kiện (hay tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ đối với con cái.
Chẳng hạn nghiên cứu của Roth và Assor (2012) cho thấy ảnh hưởng của sự quan tâm
có điều kiện của mẹ dựa trên sự bộc lộ cảm xúc tiêu cực gây ra sự rối loạn cảm xúc
nhiều hơn so với ảnh hưởng của thái độ từ cha. Hay nghiên cứu của Kanat-Maymon và
c.s. (2016) cho thấy dù tương quan giữ sự quan tâm có điều kiện của cha và mẹ ở mức
độ trung bình, vẫn có sự khác biệt trong ảnh hưởng của hai thái độ này đối với sự hài
lòng trong mối quan hệ và cảm giác gần gũi.
Mặc dù vậy, vẫn có những kết quả phản ánh chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn
như trong nghiên cứu của Roth và Assor (2010), giữa sự quan tâm tiêu cực (và cả tích
cực) có điều kiện của cha và của mẹ đối với sự dồn nén cảm xúc buồn bã ở con cái có
tương quan ở mức độ trung bình nhưng không ghi nhận sự khác biệt trong ảnh hưởng
20
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
của hai thái độ từ cha và mẹ này đối với tâm lý của con cái. Hay trong nghiên cứu của
Roth và c.s. (2009), mặc dù tương quan giữa sự quan tâm tích cực (cũng như tiêu cực)
có điều kiện của cha và của mẹ đối với sự dồn nén cảm xúc ở mức độ mạnh, vẫn tìm
thấy tác động khác biệt. Trong nghiên cứu này, sự quan tâm tích cực có điều kiện của
cha làm tăng sự thôi thúc bên trong và qua đó làm tăng sự dồn nén cảm xúc tức giận ở
con cái. Và những ảnh hưởng này là lớn hơn so với ảnh hưởng của sự quan tâm tích
cực có điều kiện của mẹ. Trong khi đó, sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ dựa
trên sự dồn nén cảm xúc tức giận (tương tự với lĩnh vực dồn nén cảm xúc sợ hãi, và
kết quả học tập) có ảnh hưởng đối với sự oán giận cha mẹ lớn hơn so với sự quan tâm
tiêu cực có điều kiện của cha.
Một số nghiên cứu khác, không báo cáo về tương quan giữa sự quan tâm có điều
kiện (hay sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ, cho thấy có sự
khác biệt nhất định trong ảnh hưởng đối với tâm lý của con cái của thái độ này đến từ cha
và mẹ. Chẳng hạn nghiên cứu Grundman (2010) cho thấy sự quan tâm tích cực (và cả tiêu
cực) có điều kiện của cha và của mẹ có mối liên hệ tương tự với các loại động lực đối với
việc giao tiếp với cha mẹ, động lực đối với việc học tập, cách hình thành bản sắc, lòng tự
trọng có điều kiện dựa trên sự ủng hộ của gia đình và dựa trên kết quả học tập. Tuy nhiên,
sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha có tương quan thuận chiều với động lực nội tại
đối với việc giao tiếp với cha mẹ, và đối với thiếu động lực học tập trong khi không có
tương quan giữa sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹ với hai biến số này. Hoặc
nghiên cứu của Saeed và Hanif (2014) cho thấy sự khác biệt trong khả năng dự báo chất
lượng mối quan hệ giữa cha/mẹ với con cái của sự quan tâm có điều kiện của cha và của
mẹ. Cụ thể, trong việc dự báo chất lượng mối quan hệ giữa mẹ và con, sự quan tâm có
điều kiện của mẹ dựa trên thể thao, học tập làm giảm chất lượng mối quan hệ, và sự quan
tâm có điều kiện của mẹ dựa trên việc kiểm soát cảm xúc thì làm tăng chất lượng mối
quan hệ, trong khi thái độ này khi dựa trên hành vi ủng hộ xã hội thì không có tác động.
Trong việc dự báo chất lượng mối quan hệ giữa cha và con, chỉ có sự quan tâm có điều
kiện của cha dựa trên học tập sẽ làm giảm chất lượng mối quan hệ còn thái độ này dựa
trên những lĩnh vực khác thì không có tác động.
Như vậy có thể thấy mặc dù nhìn chung sự quan tâm có điều kiện của cha và của
mẹ có sự tương đồng trong ảnh hưởng đối với tâm lý của con cái nhưng vẫn tồn tại những
điểm khác biệt và sự tương đồng này không phải xuất phát vì cách thức đo lường
21
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
(tương quan của các thái độ này giữa cha và mẹ là mạnh nhưng vẫn có điểm khác biệt
hoặc tương quan giữa các thái độ này giữa cha và mẹ là trung bình nhưng không có điểm
khác biệt). Những kết quả thiếu nhất quán này đặt ra câu hỏi về sự tương đồng và khác
biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đối với con cái.
Fromm (1956) cho rằng tình yêu thương của mẹ cần phải vô điều kiện còn tình yêu
thương của cha cần phải có điều kiện. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đem lại sự an
toàn cho con còn tình yêu thương có điều kiện của cha thì thúc đẩy con trưởng thành. Để
có thể kiểm chứng giả thuyết này cần phải có thêm các nghiên cứu tập trung vào mối liên
hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với của cha trong khả năng ảnh hưởng tới đời
sống tâm lý của con cái. Các nghiên cứu trước đây được thiết kế theo kiểu tương quan
không thể phản ánh được được những cách kết hợp giữa các kiểu quan tâm có điều kiện
của cha mẹ mà chỉ có thể xem xét tác động của sự quan tâm có điều kiện (hay tích cực và
tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ một cách độc lập.
1.3.3. Tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ
Tuy phần lớn các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào hệ quả của sự quan tâm
có điều kiện, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của
cha mẹ. Chẳng hạn nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự quan
tâm có điều kiện của ông bà và sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Kết quả này gợi
ý rằng sự quan tâm có điều kiện có thể được truyền lại xuyên thế hệ. Cơ chế của quá trình
này có thể dựa trên việc sự quan tâm có điều kiện của ông bà làm hình thành nên lòng tự
trọng có điều kiện của mẹ và từ đó dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của mẹ đối với con
cái. Nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy lòng tự trọng có điều kiện của
mẹ có khả năng dự báo sự quan tâm có điều kiện của mẹ được đo lường từ cả
góc nhìn của con và góc nhìn của mẹ. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cũng cho thấy
có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của ông bà và thái độ kiểm soát trong nuôi
dạy con của mẹ. Như vậy, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể hình thành quan
điểm nuôi dạy con có tính kiểm soát. Ngoài ra, một số tác giả cũng cho rằng sự quan tâm
có điều kiện có thể được hình thành dựa trên cơ sở học tập qua quan sát hoặc do cha mẹ
nhìn nhận xã hội theo hướng cạnh tranh và do đó muốn thúc đẩy con cái đạt được các
thành tựu thông qua sự quan tâm có điều kiện (Assor và c.s., 2014).
Nghiên cứu của Moon (2017) đã tìm hiểu vai trò trung gian của sự quan tâm có
điều kiện của cha mẹ trong mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát bản thân và tình
22
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
trạng kiệt sức trong học tập ở con cái. Theo đó, những học sinh có khả năng tự kiểm
soát bản thân trong học tập thấp thì càng có nhiều trải nghiệm về sự quan tâm có điều
kiện của cha mẹ và do đó cũng đẫn tới sự kiệt sức trong học tập. Như vậy, một trong
những khả năng dẫn tới việc cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái
là do con cái có những đặc điểm tâm lý hạn chế trong việc kiểm soát hành vi của bản
thân. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khí chất của trẻ sơ sinh cũng có ảnh hưởng
điều phối giữa ý định sử dụng sự quan tâm có điều kiện và việc sử dụng thật sự của
cha mẹ. Một số kết quả trên đây gợi ý khả năng can thiệp nhằm hạn chế sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ đối với con cái. Chẳng hạn như thay đổi thái độ đối với việc
nuôi dạy con, hạn chế lòng tự trọng có điều kiện của cha mẹ, hay tìm ra những cách
ứng phó thích hợp với đặc điểm khí chất của con cái.
Mặc dù vậy, nhìn chung, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố về tâm
lý xã hội ảnh hưởng tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Trong khi đó, mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái luôn luôn chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa xã hội. Chẳng
hạn, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con trai và con gái có thể khác biệt do
định kiến về giới. Giữa cha mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng có thể có
sức khác biệt trong việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy con cái đạt được
các kỳ vọng. Áp lực của đời sống đô thị có thể khiến cho cha mẹ có nhiều kỳ vọng vào
con cái hơn và do đó làm gia tăng khả năng cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện.
Nghiên cứu cho thấy những cha mẹ nhìn nhận xã hội là có tính cạnh tranh cao thì càng có
xu hướng sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái (Assor và c.s., 2014). Bên
cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một yếu tố có thể tác động đến sự quan tâm
có điều kiện của cha mẹ. Cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể có xu hướng nuôi
dạy con theo phong cách dân chủ hơn thay vì kiểm soát hay độc đoán, và do đó ít có khả
năng sử dụng sự quan tâm có điều kiện hơn. Ngoài ra, khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và
con cái cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Những
cha mẹ thế hệ trước đây có thể có tính áp đặt nhiều hơn so với những cha mẹ thế hệ gần
đây và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái có thể là rào cản (Shapiro, 2004) để
cha mẹ có thể nuôi dạy con theo hướng ủng hộ sự tự chủ trong đó đòi hỏi phải có khả
năng lắng nghe và thấu hiểu các cảm nhận của con thay vì áp đặt.
Các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện đã cho thấy mặc dù sự
quan tâm có điều kiện có thể thúc đẩy những hành vi mà cha mẹ kỳ vọng ở con cái
23
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchLenam711.tk@gmail.com
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdfCác nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốLenam711.tk@gmail.com
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 

What's hot (20)

Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdfCác nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng.pdf
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAYLuận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM

Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...tcoco3199
 
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC nataliej4
 
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcLuận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcThanh Le
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-ViệtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...tcoco3199
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơHoa Sen University
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
 
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổiLuận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
 
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành NiênCơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcLuận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
 
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du học
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

BÀI MẪU Khóa luận ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TÂM LÝ HỌC Nguyễn Ngọc Quang LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ QUAN TÂM CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA MẸ VỚI MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA CON CÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TÂM LÝ HỌC Nguyễn Ngọc Quang MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ QUAN TÂM CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA MẸ VỚI MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA CON CÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn:
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM TS. Đặng Hoàng Ngân HÀ NỘI, 2019
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp có thật nhiều ý nghĩa đối với tôi. Nó không chỉ là sự kết thúc của một quãng thời gian, mặc dù khó khăn, nhưng cũng thật đẹp đẽ trong cuộc đời tôi, không chỉ là điều đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn mới có lẽ cũng không kém phần thử thách ở trước mắt, nó còn là lời cảm ơn mà tôi muốn gửi đến rất nhiều người đã ở bên cạnh tôi trong suốt bốn năm theo học ngành Tâm lý học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những bạn học sinh và sinh viên đã tham gia không chỉ nghiên cứu này mà còn nhiều nghiên cứu khác mà tôi đã thực hiện. Sự giúp đỡ rộng lượng và kiên nhẫn của các bạn là một nguồn động lực cho tôi cố gắng hoàn thiện kỹ năng và tư duy nghiên cứu để có được những nghiên cứu chất lượng hơn. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn học của tôi ở khoa Tâm lý học, đặc biệt là các bạn Mai Phan, Thùy Dung, Thùy Tiên, Linh Chi, Phương Thục, Minh Nhân, Đức Huy, Phương Thảo, Thảo Hoàng, Xuân Thanh, Minh Quân, Anh Đức, bởi vì bằng cách này hay cách khác đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt những tháng ngày học tập và nghiên cứu vừa qua. Việc học và nghiên cứu về tâm lý hẳn sẽ bớt phần ý nghĩa và thú vị đối với tôi nếu như không có các bạn ở bên. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới những thân chủ của tôi bởi vì các bạn đã sẵn lòng tin tưởng mà trao cho tôi một phần trái tim của các bạn. Bởi vì những phần đó, dù đau đớn hay hạnh phúc, đều đã dạy cho tôi rất nhiều về những nỗi đau khổ, về sự nhẫn nãi, về sự cởi mở, về sự chấp nhận, về sự thấu cảm, và về sự sống. Chính những câu chuyện của các bạn đã là một phần lý do thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ths. Phạm Lê Hoàng Minh vì những những nỗ lực của anh đã cho tôi cơ hội được gặp gỡ với các thân chủ. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của khoa Tâm lý học vì đã luôn tạo ra một bầu không khí học thuật thân thiện và cởi mở. Tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt vì đã ở bên cạnh tôi từ những bước đi đầu tiên của tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Sự kiên nhẫn và khích lệ mà thầy dành cho tôi đã giúp tôi nỗ lực cố gắng và đạt được những thành tựu trong lĩnh vực này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới TS. Đặng Hoàng Ngân bởi vì cô đã luôn khuyến khích tôi tự do theo đuổi những câu hỏi nghiên cứu mà tôi mong muốn trong suốt quá trình làm khóa luận tốt i
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM nghiệp; đã luôn động viên và đặt niềm tin vào khả năng của tôi dù tôi vẫn thường tỏ ra lơ là; đã luôn cởi mở và tôn trọng những quyết định của tôi đối với khóa luận này. Tối cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với ba nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tinh thần của tôi và do đó cũng đã phần nào ảnh hưởng tới việc theo học tâm lý cũng như việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này của tôi. Đó là nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers, Hòa Thượng Viên Minh, và Đức Phật. Cuối cùng, tôi muốn dành tặng khóa luận tốt nghiệp này cho mẹ của tôi, không phải như một sự trách móc mà như một lời cảm ơn và xin lỗi đối với mẹ bởi vì tôi đã luôn không thấy được rằng mẹ vẫn luôn luôn yêu thương tôi bằng những điều tốt đẹp nhất mà mẹ có thể làm được... Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Nguyễn Ngọc Quang ii
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do riêng tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Đặng Hoàng Ngân. Các quan điểm, lập luận, các số liệu thu thập được, cùng với những bình luận trong công trình nghiên cứu khoa học này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và chưa từng được công bố. Nghiên cứu cũng đã được thông qua bởi giảng viên hướng dẫn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Quang iii
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái Nguyễn Ngọc Quang Khóa QH-2015-X, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái cũng như một số biến số nhân khẩu khác. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 416 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20.36 với độ lệch chuẩn hóa là 1.30. Trong đó, nam chiếm 16.80% và nữ chiếm 83.20%. Các khách thể tham gia nghiên cứu bằng cách trả lời một bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu và các thang đo đánh giá nhận thức về sự quan tâm có điều kiện của mẹ, mức độ lo âu, và mức độ trầm cảm. Kết quả phân tích cho thấy sự quan tâm tiêu cực và tích cực có điều kiện của mẹ đều có tương quan thuận chiều có ý nghĩa thống kê ở mức độ trung bình với các triệu chứng lo âu và trầm cảm của con cái. Bên cạnh đó, phần trăm biến thiên của các triệu chứng lo âu và trầm cảm của con cái được giải thích bởi cả hai biến số sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện của mẹ lần lượt là 28% và 20%. Trong đó, so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện, sự quan tâm tích cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ lo âu và thấp hơn đối với mức độ trầm cảm. Nhất quán với những nghiên cứu trước đây, các kết quả này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sự quan tâm có điều kiện đối với sức khỏe tinh thần của con cái. Cụ thể, trong khi sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ có khả năng dẫn tới các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái thì sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹ lại đặt con cái vào tình trạng thường xuyên lo âu và dễ bị tổn thương tâm lý. Các kết quả này kêu gọi sự thay đổi nhận thức của cha mẹ trong việc sử dụng sự quan tâm hay tình yêu thương của mình như là một cách thức để thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng. Từ khóa: lý thuyết tự quyết, lý thuyết nhân vị trọng tâm, sự quan tâm tích cực có điều kiện, sự quan tâm tiêu cực có điều kiện, lo âu, trầm cảm, nuôi dạy con iv
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Mục lục Mở đầu................................................................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................................4 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................................4 Khách thể nghiên cứu.............................................................................................................................4 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................................5 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................................5 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................................5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................5 Chương 1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................6 1.1. Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ....................................6 1.2. Đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ................................................................9 1.3. Tổng quan nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ............................ 12 1.3.1. Hệ quả của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ.................................................12 1.3.2. Khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ.......19 1.3.3. Tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ ................................................22 1.4. Lo âu và trầm cảm........................................................................................................................ 24 1.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái......................................................................................................................................... 25 Chương 2. Phương pháp.......................................................................................................................... 28 2.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................................. 28 2.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................................................ 29 2.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................................................... 29 2.3.1. Thang đo Nhận thức của Con cái về Sự Quan tâm có Điều kiện của Mẹ .. 29 2.3.2. Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item...................................................................31 2.3.3. Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item...............................................................31 2.4. Phân tích dữ liệu........................................................................................................................... 32 Chương 3. Kết quả ..................................................................................................................................... 33 3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................................................... 33 3.2. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa nam và nữ........................................ 33 3.3. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa thành thị và nông thôn............... 34 v
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 3.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ.............. 34 3.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và khoảng cách tuổi ............ 34 3.6. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái .................................................................................................................................................... 35 3.7. Khả năng dự báo các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái theo sự quan tâm có điều kiện của mẹ.............................................................................................................................. 35 Chương 4. Thảo luận................................................................................................................................. 37 4.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ ............. 37 4.2. Sự khác biệt về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ giữa các khu vực.......... 38 4.3. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ.............. 38 4.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và khoảng cách tuổi ............................ 38 4.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái........................................................................................................................................... 39 Kết luận........................................................................................................................................................... 42 Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................... 45 Phụ lục A: Thang đo Nhận thức của Con cái về Sự Quan tâm có Điều kiện của Mẹ .. 55 Phụ lục B: Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item................................................................... 57 Phụ lục C: Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item............................................................... 58 vi
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Danh mục bảng biểu Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu...................................................................... 28 Bảng 2. Thống kê mô tả cho các biến số nghiên cứu.................................................................. 33 Bảng 3. Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở nam và nữ ........................................ 33 Bảng 4. Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở thành thị và nông thôn................ 34 Bảng 5. Tương quan giữa các biến số nghiên cứu ....................................................................... 35 Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính dự báo lo âu và trầm cảm ở con cái theo quan tâm có điều kiện của mẹ............................................................................................................... 35 vii
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Mở đầu Lý do chọn đề tài Trầm cảm và lo âu đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thống kê dịch tễ được thực hiện trên mẫu đại diện quốc gia với 10 trên tổng số 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ em đang gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, trong đó có cả trầm cảm và lo âu, là khoảng 12% (Weiss và c.s., 2014). Nghiên cứu của Nguyen, Dedding, Pham, Wright, và Bunders (2013) cho thấy tỷ lệ mắc phải lo âu và trầm cảm ở học sinh cấp hai lần lượt là 22.80% và 41.10%. Theo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, có tới 73.10% vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 25 từng cảm thấy buồn, 27.70% cảm thấy buồn hoặc bất lực tới mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường, và 21.30% từng cảm thấy mất niềm tin vào tương lai. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy trầm cảm và lo âu không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tâm lý của cá nhân (chẳng hạn như làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng loạn thần, nghiện chất, hay tự sát) mà còn gây ra những gánh nặng về kinh tế và xã hội (làm mất khả năng lao động, đòi hỏi chi phí chữa trị cao; Baxter, Vos, Scott, Ferrari, & Whiteford, 2014; Johnson, Dupuis, Piche, Clayborne, & Colman, 2018; Lynch & Clarke, 2006; Naicker, Galambos, Zeng, Senthilselvan, & Colman, 2013). Trong số những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng mắc phải trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên, cách nuôi dạy con của cha mẹ có thể trở thành yếu tố bảo vệ nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ (Huberty, 2012). Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, trong đó tình cảm hay sự quan tâm của cha mẹ phụ thuộc vào việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không, là một trong những cách nuôi dạy con phổ biến của các cha mẹ. Mặc dù có nhiều quan điểm và lý thuyết ủng hộ cho cách nuôi dạy con này, nhiều tác giả cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là một dạng kiểm soát tâm lý và tất yếu sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con cái (Assor, Roth, & Deci, 2004; Soenens & Vansteenkiste, 2010). Ủng hộ quan điểm này, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có mối liên hệ với sự nội hóa theo hướng tiêu cực các giá trị mà cha mẹ mong muốn đối với con cái, cảm giác ép buộc phải thực hiện các hành vi mà cha mẹ kỳ vọng, sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực, sự suy giảm năng lực xúc cảm, cùng với tính ái kỷ (Assor và c.s., 2004; Roth & Assor, 2010, 2012; Roth, Assor, Niemiec, 1
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Ryan, & Deci, 2009). Hơn thế nữa, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn tạo cho con cái cảm giác không được chập nhận và do đó dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ (Assor và c.s., 2004), làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Kanat-Maymon, Roth, Assor, & Raizer, 2016). Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ cũng có mối liên hệ với lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng có điều kiện mà qua đó làm xuất hiện tính cầu toàn thiếu thích ứng, cùng với sự bất ổn trong cảm nhận về bản thân của con cái (Curran, 2018; Wouters, Colpin, Luyckx, & Verschueren, 2018). Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa sự dồn nén các cảm xúc (Campbell-Sills, Barlow, Brown, & Hofmann, 2006), chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Raudino, Fergusson, & Horwood, 2013), lòng tự trọng có điều kiện, lòng tự trọng thấp (Sowislo & Orth, 2013), tính cầu toàn (O’Connor, Rasmussen, & Hawton, 2010), và sự dao động của lòng tự trọng (M. H. Kernis, Cornell, Sun, Berry, & Harlow, 1993) với trầm cảm và lo âu. Phân tích trong nghiên cứu của Wouters và c.s. (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm tăng lòng tự trọng có điều kiện và qua đó làm tăng các triệu chứng lo âu ở con cái. Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ cũng làm suy giảm lòng tự trọng và qua đó làm tăng mức độ trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu của Perrone, Borelli, Smiley, Rasmussen, và Hilt (2016) cũng cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ với các triệu chứng trầm cảm. Như vậy, các bằng chứng gián tiếp đã gợi ý mối quan hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng trực tiếp về mối liên hệ này. Mặt khác, các nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào việc đo lường sự quan tâm có điều kiện trên một vài lĩnh vực (chẳng hạn học tập, thể thao, kiểm soát cảm xúc, hành vi ủng hộ xã hội, hay tôn giáo) nên có thể không phản ánh hết được ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu với cách đo lường chung về tính có điều kiện của sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái để tìm hiểu về mối liên hệ trực tiếp này. Cụ thể, thay vì đề cập đến những yêu cầu trong từng lĩnh vực cụ thể, thang đo có thể yêu cầu người trả lời đánh giá tính điều kiện của sự quan tâm của cha mẹ dựa trên việc họ có đáp ứng được các kỳ vọng, mong muốn, hay yêu cầu nói chung của cha mẹ hay không. Các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện chủ yếu tập trung vào hệ quả của cách nuôi dạy con này. Chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố về tâm 2
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM lý xã hội ảnh hưởng tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa xã hội. Chẳng hạn, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con trai và con gái có thể khác biệt do định kiến về giới. Giữa cha mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng có thể có sức khác biệt trong việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy con cái đạt được các kỳ vọng. Áp lực của đời sống đô thị có thể khiến cho cha mẹ có nhiều kỳ vọng vào con cái hơn và do đó làm gia tăng khả năng cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện. Nghiên cứu cho thấy những cha mẹ nhìn nhận xã hội là có tính cạnh tranh cao thì càng có xu hướng sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái (Assor, Kanat-Maymon, & Roth, 2014). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một yếu tố có thể tác động đến sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể có xu hướng nuôi dạy con theo phong cách dân chủ hơn thay vì kiểm soát hay độc đoán, và do đó ít có khả năng sử dụng sự quan tâm có điều kiện hơn. Ngoài ra, khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Những cha mẹ thế hệ trước đây có thể có tính áp đặt nhiều hơn so với những cha mẹ thế hệ gần đây và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái có thể là rào cản (Shapiro, 2004) để cha mẹ có thể nuôi dạy con theo hướng ủng hộ sự tự chủ trong đó đòi hỏi phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các cảm nhận của con cái thay vì áp đặt. Tại Việt Nam, khi các thế hệ cha mẹ gần đây đang ngày càng ý thức được những tác động tiêu cực của các hình thức trừng phạt thể xác đối với con cái, sự quan tâm có điều kiện có thể coi là một trong những cách nuôi dạy con thay thế phổ biến. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động không mong muốn của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái, phần lớn những kết quả này thu được từ những mẫu khách thể ở phương Tây và do đó đặt ra câu hỏi về khả năng suy rộng đối với bối cảnh văn hóa phương Đông như tại Việt Nam. Theo lý thuyết Tự quyết, tác động tiêu cực của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sức khỏe tinh thần của con cái trước hết xuất phát tự sự xung đột giữa mong muốn thỏa mãn nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ (Ryan & Deci, 2017) do về bản chất, cách nuôi dạy con này cũng là một hình thức kiểm soát tâm lý (Soenens & Vansteenkiste, 2010). Tuy nhiên, sự xung đột này có thể không xảy ra trong những nền văn hóa mà ở đó công nhận thẩm quyền của cha mẹ đối với con cái và coi việc con cái vâng lời cha mẹ như là một biểu hiện của lòng hiếu thảo (McHale, 3
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Dinh, & Rao, 2014). Nghiên cứu của Kwak và Jang (2014) trên nhóm khách thể người Hàn Quốc, một nước có nhiều giá trị gia đình tương đồng với văn hóa Việt Nam do chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ dựa trên việc kiểm soát cảm xúc của con cái có mối liên hệ nghịch chiều với niềm tin vào năng lực bản thân, khả năng tự ý thức về cảm xúc, và sự dao động lòng tự trọng của con cái. Mặc dù kết quả này tương đồng với những nghiên cứu ở nhóm khách thể phương Tây, vẫn cần có thêm các nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ ở văn hóa phương Đông. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái. Nghiên cứu tìm hiểu về sự quan tâm có điều kiện của mẹ do một mặt hạn chế về nguồn lực và mặt khác ở Việt Nam, vai trò nuôi dưỡng và giáo dục con cái của người mẹ vẫn lớn hơn so với người cha (McHale và c.s., 2014; Mestechkina, Son, & Shin, 2014). Kết quả của nghiên cứu được kỳ vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ trực tiếp giữa các biến số này cũng như trả lời cho câu hỏi về khả năng suy rộng kết quả của các nghiên cứu trước đây trong bối cảnh văn hóa phương Đông nói chung, và văn hóa Việt Nam nói riêng. Hơn thế nữa, các kết quả nghiên cứu cũng được kỳ vọng là cơ sở để đưa ra một số kiến nghị về cách nuôi dạy con cho cha mẹ. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở con cái. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan tâm tới sự khác biệt giữa các nhóm phân chia theo đặc điểm nhân khẩu về mức độ của sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Cụ thể, sự khác biệt về sự quan tâm có điều kiện của mẹ đối với nam và nữ (hay con trai và con gái), giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm trình độ học vấn của mẹ. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa khoảng cách tuổi tác giữa mẹ và con với sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là sinh viên đại học được lựa chọn theo tiêu chí trước năm 17 tuổi chưa từng có khoảng thời gian nào sống xa mẹ hơn một năm nhằm đảm bảo khách thể có sự tương tác với mẹ từ nhỏ cho đến năm 17 tuổi và cũng để hạn chế ảnh hưởng của những khoảng thời gian xa mẹ đến kết quả nghiên cứu. 4
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Câu hỏi nghiên cứu Cụ thể hơn, nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi (1) Có sự khác biệt giữa nam và nữ (hay con trai và con gái) về sự quan tâm có điều kiện của mẹ không? (2) Có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn về sự quan tâm có điều kiện của mẹ không? (3) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với trình độ học vấn của mẹ? (4) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với khoảng cách tuổi tác giữa mẹ và con? (5) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ như thế nào với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái? Và (6) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có khả năng dự báo như thế nào đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái? Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đặt ra các giả thuyết đó là (1) Có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự quan tâm có điều kiện của mẹ; (2) Có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn về sự quan tâm có điều kiện của mẹ; (3) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ nghịch chiều với trình độ học vấn của mẹ; (4) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ thuận chiều với khoảng cách tuổi tác giữa mẹ và con; (5) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có mối liên hệ thuận chiều với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái; (6) Sự quan tâm có điều kiện của mẹ có khả năng dự báo đối với mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái. Nhiệm vụ nghiên cứu Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết, chúng tôi xác định các nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm (1) Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu (khái niệm, phân loại, cách đo lường, tổng quan các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện); (2) Xây dựng và lựa chọn công cụ nghiên cứu để đánh giá sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ trầm cảm và lo âu ở con cái; (3) Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu; và (4) Phân tích dữ liệu thu được để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi này bằng phần mềm SPSS 23.0 và STATA 14.0 để trả lời cho các câu hỏi và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu. 5
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Chương 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm và phân loại sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ Nhiều nghiên cứu và lý thuyết đã chỉ ra rằng tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý xã hội của mỗi cá nhân. Mặc dù vậy, một số nhà tâm lý học cho rằng, nghiên cứu về tình yêu thương của cha mẹ không nên chỉ quan đến việc cha mẹ có yêu thương con hay không mà còn phải quan tâm tới cách mà cha mẹ trao đi tình yêu thương ấy (Kohn, 2006). Trong khi một số cha mẹ cố gắng trao cho con tình yêu thương một cách vô điều kiện, nhiều cha mẹ vẫn sử dụng tình yêu thương của mình như một công cụ để kiểm soát con cái và do đó để lại những hệ quả tiêu cực đối với tâm lý của chúng cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Ảnh hưởng của tính điều kiện trong tình yêu thương của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái lần đầu tiên được hệ thống hóa trong lý thuyết về sự phát triển nhân cách theo tiếp cận Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1951, 1959). Trong lý thuyết này, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ được mô tả thông qua khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện. Theo đó, cha mẹ nhìn nhận con cái một cách tích cực có điều kiện là khi cha mẹ chỉ bày tỏ những thái độ tích cực như chấp nhận, coi trọng, quan tâm, hay yêu thương, đối với con cái khi nào chúng đáp ứng được những kỳ vọng, mong muốn, hay yêu cầu của cha mẹ. Do mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu nhận được tình yêu thương của cha mẹ, sự nhìn nhận tích cực có điều kiện có thể buộc chúng phải cảm nhận, suy nghĩ, và hành xử theo những cách mà cha mẹ mong muốn để được đổi lại sự chấp nhận từ cha mẹ. Khi những hành vi được kỳ vọng này đối nghịch lại với những mong muốn hay trải nghiệm thật sự, con cái có thể sẽ phải đối mặt với những xung đột nội tâm, từ đó dẫn tới những rối nhiễu tinh thần. Trái lại, sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khuynh hướng hiện thực hóa, hay khuynh hướng phát triển tiến tới việc tối ưu hóa các tiềm năng và chức năng tâm sinh lý ở con cái, từ đó dẫn tới sự lành mạnh tâm lý. Thực tế, khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện và vô điều kiện đã được đề cập trước hết trong mối quan hệ trị liệu giữa nhà trị liệu Nhân vị Trọng tâm và thân chủ (Bozarth, 2013). Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của sự nhìn nhận tích cực có điều kiện và vô điều kiện đối với hiệu quả trị liệu tâm lý, cho tới gần đây vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiền hành nhằm tìm hiểu về hai thái độ này trong 6
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM các mối quan hệ liên cá nhân khác, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, như lý thuyết Nhân vị Trọng tâm đã đề xuất. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Assor và c.s. (2004) đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên ủng hộ cho quan điểm của Carl Rogers và mở đường cho việc tìm hiểu về ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái. Trong nghiên cứu này, dựa trên lý thuyết Tự quyết (Ryan & Deci, 2017), các tác giả đã tiếp cận sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với tư cách là một cách thức xã hội hóa mà trong đó cha mẹ tỏ ra yêu thương và chấp nhận con cái khi chúng tuân theo những kỳ vọng của cha mẹ; và rút lại những thái độ đó khi con cái không đáp ứng. Kết quả nghiên cứu ban đầu của Assor và c.s. (2004) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ quả tiêu cực như con cái cảm thấy bị ép buộc thay vì được tự chủ đối với hành vi của mình, cảm thấy tiêu cực về bản thân, khó cảm thấy hài lòng dù thành công, và trở nên hổ thẹn mỗi khi thất bại. Hơn nữa, sự quan tâm có điều kiện còn khiến cho con cái cảm thấy bị ruồng bỏ và hình thành thái độ oán giận đối với cha mẹ. Mặc dù các kết quả trên đây đã làm sáng tỏ phần nào những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với con cái của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, một trong những hạn chế của nghiên cứu này và một số nghiên cứu ban đầu khác là chưa phân biệt hai chiều hướng tác động của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ (Roth và c.s., 2009). Cụ thể, chiều hướng thứ nhất, hay sự quan tâm tích cực có điều kiện, là việc cha mẹ tỏ ra yêu thương, coi trọng, và tình cảm hơn với con cái khi con cái hành động phù hợp với kỳ vọng của cha mẹ. Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, hay là sự quan tâm tiêu cực có điều kiện, cha mẹ tỏ ra bớt yêu thương, bớt coi trọng, và bớt tình cảm với con cái khi chúng không đáp ứng những mong muốn của cha mẹ. Chiều hướng thứ hai này có sự tương đồng với cách nuôi dạy con rút lại tình yêu thương thuộc cấu trúc kiểm soát tâm lý (Barber, 1996). Tuy nhiên, sự quan tâm tiêu cực có điều kiện không bao gồm những yếu tố khác của sự kiểm soát tâm lý như gây cảm giác tội lỗi hay làm cho hổ thẹn. Nhằm phân biệt giữa sự quan tâm có điều kiện và sự kiểm soát tâm lý, cũng như dựa trên lý thuyết và các bằng chứng gián tiếp cho thấy ảnh hưởng khác biệt của hai cách quan tâm có điều kiện, Roth và c.s. (2009) kiến nghị cần nghiên cứu sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ thông qua hai cách thức cụ thể này. Phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu của các tác giả này cho thấy các item đo lường sự quan tâm tích cực 7
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện tải lên hai nhân tố khác nhau và hai cấu trúc này có tương quan thuận với nhau ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo lĩnh vực. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng báo cáo sự khác biệt về tác động của sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Trong khi sự quan tâm tích cực có điều kiện thúc đẩy quá trình nội hóa và từ đó tạo ra sự thúc ép con cái phải đáp ứng các kỳ vọng của cha mẹ thì sự quan tâm tiêu cực có điều kiện lại làm xuất hiện cảm giác oán giận cha mẹ ở con cái và biểu hiện ra bằng việc không thực hiện các hành vi mà cha mẹ mong muốn. Các kết quả này xác nhận quan điểm cho rằng cần nghiên cứu sự quan tâm có điều kiện thông qua hai chiều cạnh này. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây vẫn được tiến hành theo hướng tìm hiểu tác động của sự quan tâm có điều kiện như một cấu trúc đơn nhất thay vì có sự phân biệt giữa sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Một điểm đáng lưu ý đó là hai từ “tích cực” và “tiêu cực” trong các khái niệm này không được sử dụng với ý nghĩa là “tốt” hay “xấu” mà được hiểu theo nghĩa “có mặt/xuất hiện/tăng lên” hay “không có mặt/biến mất/giảm đi”. Việc lưu ý về ý nghĩa của hai từ này là cần thiết bởi nó giúp phân biệt hai khái niệm này với khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện và sự nhìn nhận tiêu cực có điều kiện được sử dụng trong lý thuyết về quá trình phát triển nhân cách theo tiếp cận Nhân vị Trọng tâm. Trong lý thuyết này, “tích cực” và “tiêu cực” được sử dụng với ý nghĩa “tốt” và “xấu”. Sự nhìn nhận tích cực là khái niệm được dùng để chỉ những thái độ như quan tâm, chấp nhận, tôn trọng, yêu thương, ấm áp. Nó có ý nghĩa trái ngược với khái niệm sự nhìn nhận tiêu cực được dùng để chỉ những thái độ như coi thường, ghét bỏ, kỳ thị. Như vậy, cụm từ “sự nhìn nhận tích cực” có cùng ý nghĩa với từ “quan tâm” trong khái niệm sự quan tâm có điều kiện. Nói cách khác, khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện được sử dụng trong tiếp cận Nhân vị Trọng tâm có cùng ý nghĩa với khái niệm sự quan tâm có điều kiện, và do đó có thể được phản ánh thông qua cả hai khái niệm là sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Tóm lại, sự nhìn nhận tích cực có điều kiện không có cùng ý nghĩa với sự quan tâm tích cực có điều kiện bởi từ “tích cực” trong hai khái niệm này có ý nghĩa khác biệt. Như vậy, khái niệm sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đang được nghiên cứu hiện nay bởi nhiều tác giả trên thế giới (Assor và c.s., 2004) có cùng nội hàm với khái niệm sự nhìn nhận tích cực có điều kiện trong lý thuyết Nhân vị Trọng tâm. Theo đó, sự 8
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM quan tâm có điều kiện của cha mẹ là việc sự quan tâm và tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái bị phụ thuộc vào việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không. Cụ thể hơn, sự quan tâm có điều kiện được thể hiện theo hai chiều hướng đó là sự quan tâm tích cực có điều kiện - cha mẹ tỏ ra yêu thương và coi trọng con cái hơn khi chúng đáp ứng các yêu cầu của cha mẹ - và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện - cha mẹ tỏ ra bớt yêu thương và coi trọng con cái khi chúng không đáp ứng được các mong muốn của cha mẹ dành cho chúng. 1.2. Đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ Phương pháp đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ chủ yếu hiện nay là thang đo tự báo cáo. Với cách thức đo lường này, cần quan tâm tới các vấn đề đó là (1) đo lường theo lĩnh vực với đo lường chung; (2) đo lường từ góc nhìn của con cái với đo lường từ góc nhìn của cha mẹ; và (3) đo lường cảm nhận với đo lường hành vi. Trong các nghiên cứu trước đây, sự quan tâm cót điều kiện của cha mẹ dành cho con cái chủ yếu được đánh giá thông qua cảm nhận của con cái theo từng lĩnh vực cụ thể mà cha mẹ đặt kỳ vọng. Hướng đo lường này có những ưu và nhược điểm nhất định. Một trong những hạn chế ở các nghiên cứu trước đây đó là việc đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ theo từng lĩnh vực cụ thể. Trong những nghiên cứu này, các tác giả cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ không tồn tại ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống (Assor và c.s., 2004). Chẳng hạn, cha mẹ có thể tỏ ra quan tâm hay coi trọng con cái nhiều hơn khi con cái đạt được thành tích cao trong học tập nhưng lại không có nhiều sự thay đổi về thái độ khi con cái tích cực tham gia các hoạt động thể thao hay nghệ thuật. Vì lý do này, các tác giả thường tiến hành đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ trong một vài lĩnh vực cụ thể như học tập, thể thao, điều chỉnh cảm xúc, hành vi ủng hộ xã hội, hay thực hành tôn giáo (Assor và c.s., 2004; Brambilla, Assor, Manzi, & Regalia, 2015; Curran, Hill, & Williams, 2017). Đo lường theo hướng này có thể đem lại những kết quả cụ thể làm cơ sở cho các kiến nghị về can thiệp (chẳng hạn ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dựa trên kết quả học tập với sự kiệt sức vì học tập ở con cái; Moon, 2017). Tuy nhiên, trên thực tế, cha mẹ thường có những kỳ vọng, mong muốn, hay yêu cầu đối với con cái ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, cha mẹ có thể kỳ vọng con trai có thành tích học tập cao đồng thời có những đặc điểm của một người con trai lý tưởng theo quan điểm của cha mẹ như mạnh mẽ, quyết đoán, biết suy nghĩ cho gia đình, hiếu thảo. Việc chỉ đo lường dựa trên một lĩnh 9
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM vực cụ thể (chẳng hạn như chỉ ở lĩnh vực học tập) do đó có thể không thể phản ánh được toàn bộ mức độ của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Đo lường cảm nhận chung của con cái về tính phụ thuộc của sự quan tâm từ cha mẹ vào việc con cái có đáp ứng được hay không các yêu cầu, mong muốn, hay kỳ vọng của cha mẹ (chẳng hạn Kanat-Maymon và c.s., 2016) có thể giải quyết được hạn chế này. Cách đo lường này không tiếp cận trên toàn bộ những lĩnh vực của cuộc sống mà thay vào đó khi các khách thể được yêu cầu đánh giá sự thay đổi thái độ của cha mẹ phụ thuộc vào việc họ có đáp ứng được các điều kiện của cha mẹ hay không, mỗi một khách thể sẽ liên tưởng đến những điều kiện khác nhau của riêng bản thân mình. Như vậy, cách đo lường này có thể phán ảnh được toàn bộ ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đến khách thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả thu được từ tiếp cận đo lường như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện với các biến số mang tính chất xuyên lĩnh vực như niềm tin vào năng lực bản thân, lòng tự trọng, tiêu điểm kiểm soát, tính cầu toàn, mức độ trầm cảm, lo âu, hay sự lành mạnh về tâm lý. Bên cạnh việc đo lường theo lĩnh vực, ngoại trừ một số nghiên cứu (Assor và c.s., 2014, 2004; Israeli-Halevi, Assor, & Roth, 2015), các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng kết quả thu được từ câu trả lời của con cái đối với các bảng hỏi tự báo cáo. Cách đo lường này tỏ ra phù hợp với quan điểm hiện tượng học. Theo đó, nhận thức chủ quan của cá nhân đối với một kích thích thay vì bản thân kích thích đó mới là yếu tố tác động đến hành vi và cảm xúc của cá nhân (Rogers, 1951, 1959). Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả đo lường về phong cách nuôi dạy con của cha mẹ từ góc nhìn của con cái, so với từ góc nhìn của cha mẹ, có giá trị dự báo tốt hơn đối với các hệ quả về tâm lý xã hội (Hoffman, 1970; Kuppens, Grietens, Onghena, & Michiels, 2009). Tuy nhiên cách đo lường này cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan ở con cái, chẳng hạn như thành kiến hay trạng thái cảm xúc (Saeed & Hanif, 2014). Tương tự, kết quả tự báo cáo thu được từ cha mẹ cũng có thể phần nào chịu tác động bởi thành kiến. Chẳng hạn, nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa kết quả đo lường sự quan tâm có điều kiện của mẹ từ góc nhìn của con cái và từ góc nhìn của mẹ nhưng không quá mạnh. Điều gợi ý khả năng có sự thiếu nhất quá trong cảm nhận của mẹ và của con về cách nuôi dạy con của mẹ. Do đó việc so sánh nhận thức của con cái với nhận thức 10
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM của cha mẹ hay của một người thứ ba (chẳng hạn như ông bà hay cha mẹ còn lại) về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là cần thiết để đưa ra những điều chỉnh thích hợp từ cả phía con cái và cha mẹ để hạn chế mức độ tác động của sự quan tâm có điều kiện. Ngoài ra, các hệ quả tâm lý cũng sẽ được đánh giá khách quan hơn thông qua người thứ ba như thầy cô giáo hay ông bà thay vì từ chính bản thân con cái. Cuối cùng, mặc dù nhận thức của mỗi cá nhân với cùng một kích thích là khác nhau nhưng vẫn có thể kỳ vọng là sẽ xác định được một số hành vi điển hình đem lại cho con cái cảm nhận về sự quan tâm có điều kiện. Chẳng hạn, tạm ngưng - một trong những kỹ thuật gây nhiều tranh cãi khi được khuyến khích sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lý học phát triển, và các chương trình hướng dẫn cách nuôi dạy con nhằm giúp cha mẹ thay đổi hành vi của trẻ nhỏ từ 3 đến 7 tuổi (Everett, Hupp, & D. Joe Olmi, 2010; Morawska & Sanders, 2011) - có thể sẽ truyền tải tới trẻ thông điệp về tình yêu thương có điều kiện. Tạm ngưng được định nghĩa là việc tách trẻ khỏi những phẩn thưởng bao gồm cả sự chú ý của cha mẹ trong một thời gian ngắn sau khi trẻ thực hiện một hành vi không được cha mẹ mong muốn và chỉ được quay trở lại môi trường củng cố tích cực khi hành vi không mong muốn (chẳng hạn như khóc lóc, gào thét, hay ăn vạ) chấm dứt (Quetsch, Wallace, Herschell, & McNeil, 2015), do đó có thể là biểu hiện của sự quan tâm có điều kiện. Việc xác định các hành vi của cha mẹ gây ra cảm nhận về sự quan tâm có điều kiện sẽ đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh ngày càng có nhiều những kỹ thuật nuôi dạy con được giới thiệu cho các cha mẹ mà không dựa trên các bằng chứng khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, do phần lớn các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đều dựa trên việc đo lường cảm nhận chủ quan của con cái hay của cha mẹ nên câu hỏi về những hành vi điển hình này vẫn chưa được làm rõ. Do đó, trong tương lai cần có thêm các nghiên cứu được thiết kế theo cả hai kiểu định tính và định lượng để khám phá câu trả lời cho nghi vấn này, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng một thang đo theo tiếp cận hành vi đối với sự quan tâm có điều kiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ bằng thang đo tự báo cáo từ góc nhìn của con cái theo từng lĩnh vực cụ thể. Hướng đo lường này có những ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định cần phải được khắc phục trong tương lai để tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về sự quan tâm có điều kiện. Những khắc phục đó có thể bao gồm đo lường không theo 11
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM lĩnh vực cụ thể; đo lường và so sánh kết quả giữa nhận thức của cha mẹ và của con cái hay của người thứ ba; và đo lường thông qua hành vi nhằm phản ánh được đầy đủ và khách quan mức độ của sự quan tâm có điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. 1.3. Tổng quan nghiên cứu về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ 1.3.1. Hệ quả của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ Khi các hình thức trừng phạt thể xác đã được chứng minh là một tiếp cận nuôi dạy con kém hiệu quả và sẽ để lại nhiều tổn thương tâm lý cho con cái (Gershoff, 2002), một nhu cầu tất yếu ở các bậc cha mẹ là tìm kiếm và áp dụng được những hình thức giáo dục thay thế hiệu quả hơn (Larzelere & Kuhn, 2005). Mặc dù vậy, có quan điểm cho rằng các hình thức thay thế cho sự trừng phạt thể xác hiện nay như phớt lờ, cô lập, tạm ngưng, rút lại tình yêu thương vẫn có thể tác động một cách tiêu cực tới tâm lý của con cái bởi thực tế về bản chất những cách thức này vẫn dựa trên nguyên lý củng cố và trừng phạt để kiểm soát hành vi của con cái (Kohn, 2006). Sự khác biệt duy nhất giữa những hình thức này với trừng phạt thể xác đó là thay vì sử dụng đòn roi hay phần thưởng thì cha mẹ sử dụng tình yêu thương để buộc con cái đáp ứng các yêu cầu của mình. Đã có nhiều lý thuyết và quan điểm ủng hộ cho việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Từ góc nhìn của trường phái hành vi (Gewirtz & Peláez-Nogueras, 1991), sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể đóng vai trò như yếu tố củng cố và trừng phạt giúp thúc đẩy những hành vi được cha mẹ mong muốn ở con cái và hạn chế những hành vi mà cha mẹ cho là không phù hợp. Chẳng hạn, Aronfreed (1968) cho rằng, dựa trên sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ, sự quan tâm có điều kiện được cha mẹ thể hiện thông qua việc phớt lờ hay cô lập con cái khi chúng phạm lỗi có thể tạo ra trạng thái lo âu ở con cái mà qua đó giúp con cái tuân thủ theo những yêu cầu của cha mẹ ngay cả khi cha mẹ không có mặt. Theo lý thuyết Tương tác Biểu trưng (Mead, 1981), các cá nhân có xu hướng hành động phù hợp với cái nhìn về bản thân được hình thành dựa trên đánh giá của những người xung quanh. Những đánh giá của cha mẹ khi được con cái nội hóa có thể trở thành một phần trong cái nhìn về bản thân của con cái và từ đó điều hướng hành vi của chúng. Do đó, sự quan tâm có điều kiện là một cách thức để những giá trị của cha mẹ được con cái nội hóa và tuân theo, giúp con cái hành xử phù hợp với yêu cầu của xã hội. Fromm (1956) trong khi công nhận vai trò quan trọng của tình yêu thương vô điều kiện từ người mẹ đối với con cái thì khẳng định rằng tình yêu thương có điều kiện của người cha dựa trên việc con cái có 12
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM đáp ứng được các kỳ vọng của người cha hay không là cần thiết để con cái có thể thích ứng với đời sống xã hội. Tuy nhiên, trải ngược với những quan điểm trên đây, lý thuyết Gắn bó (Bowlby, 1988) cho rằng khi cha mẹ không thể dành cho con cái sự quan tâm hay tình yêu thương một cách nhất quán (khi tình yêu thương hay sự quan tâm thay đổi tùy thuộc vào việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không), con cái có thể cảm thấy bản thân không xứng đáng được chấp nhận và yêu thương, từ đó dẫn tới những rối loạn trong các chức năng tâm lý xã hội. Miller và Ward (1981) cho rằng tình yêu thương có điều kiện của cha mẹ sẽ buộc con cái phải chối bỏ cái tôi hay con người chân thật của mình để đáp ứng các kỳ vọng của cha mẹ và do đó có khả năng mắc phải các rối nhiễu tinh thần. Tương tự, lý thuyết Tự quyết và lý thuyết Nhân vị Trọng tâm cũng cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ về lâu dài sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái (Rogers, 1959; Ryan & Deci, 2017) Phóng nội các giá trị từ cha mẹ Hai lý thuyết này đều cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ đặt con cái vào tình thế buộc phải tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực, hay kỳ vọng của cha mẹ để có thể tiếp tục nhận được sự quan tâm và chấp nhận. Đây là quá trình nội hóa có tính chất phóng nội mà bản chất của nó là cá nhân tiếp thu những giá trị hay sự điều chỉnh từ bên ngoài nhưng không thực sự chấp nhận hay đồng tình với chúng. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) chỉ ra rằng những sinh viên được cha mẹ thúc đẩy nỗ lực trong học tập, thể thao, kiểm soát cảm xúc, và hành vi ủng hộ xã hội, cảm thấy có một sự thúc ép bên trong phải thực hiện những hành vi mà cha mẹ mong muốn trong những lĩnh vực này thay vì được tự chủ trong hành động của bản thân. Phân tích trong nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ (theo kết quả tự báo cáo của mẹ) có khả năng dự báo động lực phóng nội của con cái trong việc dồn nén sự lo âu. Cụ thể, con cái cảm thấy cần phải che giấu sự lo âu của mình để có thể cảm thấy tốt về bản thân hay để tránh sự hổ thẹn, tội lỗi. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong lĩnh vực tôn giáo (Assor, Cohen-Malayev, Kaplan, & Friedman, 2005; Brambilla và c.s., 2015). Những sinh viên nhận được tình yêu thương của cha mẹ dựa trên việc họ có tích cực thực hành tôn giáo hay không cho biết lý do phải thực hiện các hoạt động này là để tránh cảm giác tội lỗi hay cảm thấy đây là điều bắt buộc thay vì thực sự hiểu được ý nghĩa của việc thực hành tôn giáo. Khi xem xét cụ thể hai cách quan tâm 13
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM có điều kiện của cha mẹ, nghiên cứu của Roth và c.s. (2009) tiến hành trên khách thể là học sinh Israel cho thấy sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ là biến số có khả năng dự báo độc lập đối với sự nội hóa có tính chất phóng nội kỳ vọng của cha mẹ về việc dồn nén các cảm xúc tiêu cực và nỗ lực học tập ở con cái. Trong khi đó, nghiên cứu của Lee và Jang (2015) với nhóm khách thể là sinh viên Hàn Quốc lại cho thấy sự quan tâm tiêu cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với động lực học tập bị kiểm soát. Như vậy việc cha mẹ tỏ ra quan tâm và yêu thương con cái nhiều hơn hay ít hơn khi con cái đạt được hay không đạt được những kỳ vọng mà cha mẹ mong muốn là yếu tố thúc đẩy quá trình nội hóa và tạo ra thôi thúc thực hiện hành vi được mong muốn ở con cái. Như đã trình bày, những người ủng hộ cho việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái cho rằng cách thức nuôi dạy con này sẽ củng cố những hành vi được kỳ vọng và hạn chế những hành vi không được kỳ vọng ở con cái. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cho thấy sự quan tâm có điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái càng lớn thì tần suất thực hiện các hành vi được kỳ vọng càng cao. Tuy nhiên, các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng, sự tuân thủ trong hành vi của con cái mà chúng ta có thể quan sát được từ bên ngoài không thể đảm bảo rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là một cách thức nuôi dạy con hiệu quả. Khả năng kiểm soát hành vi của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể phải trả giá bằng những hệ quả tiêu cực lâu dài đối với cảm xúc, nhận thức, và hành vi của con cái cũng như đối với các mối quan hệ liên cá nhân của chúng. Hành động rập khuôn, cứng nhắc Trước hết, những hành vi được con cái thực hiện do sự tác động của sự quan tâm có điều kiện thường có tính rập khuôn, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo (Assor và c.s., 2014). Nghiên cứu chỉ ra rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể thúc đẩy những hành vi ủng hộ xã hội của con cái (Roth, 2008). Tuy nhiên, trong khi cách nuôi dạy con ủng hộ tính tự chủ giúp cho con cái hiểu được ý nghĩa của những hành vi đó và thực hiện dựa trên sự tự do lựa chọn của bản thân, thì sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ lại tạo ra cảm giác bị thúc ép phải thực hiện hành vi ủng hộ xã hội ở con cái. Hơn thế nữa, trong khi hành vi ủng hộ xã hội ở những sinh viên nhận được sự ủng hộ tính tự chủ có tính vị tha hay vì lợi ích của người khác (mà cụ thể là tập trung vào nhu cầu và mong muốn của người khác) thì hành vi ủng hộ xã hội ở những sinh viên nhận 14
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM được sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ lại có tính chất vị kỷ hay vì lợi ích của bản thân (mà cụ thể là để bảo vệ cái tôi thông qua việc nhận được sự công nhận hay chấp nhận từ người khác). Nghiên cứu của Roth và c.s. ( 2009) trên nhóm khách thể là học sinh cấp hai cho thấy sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ dựa trên thành tích học tập của con cái tạo ra sự thôi thúc phải nỗ lực học tập ở con cái. Mặc dù vậy, sự nỗ lực này, theo như đánh giá của giáo viên, là thường tập trung vào điểm số thay vì thực sự yêu thích việc học tập. Trong khi những học sinh nhận được sự ủng hộ tính tự chủ từ cha mẹ sẵn lòng dành thì giờ để khám phá các kiến thức mới thì những học sinh được thúc đẩy học tập bởi sự quan tâm có điều kiện lại thường chỉ tập trung vào những kiến thức sẽ có trong bài kiểm tra. Những học sinh này cũng sẵn sàng tranh cãi với thầy cô giáo nếu như đạt được điểm số không như mong muốn. Nghiên cứu của Assor & Tal (2012) chỉ ra rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, dù tích cực hay tiêu cực, dựa trên thành tích học tập của con cái, đều dẫn tới việc con cái đầu tư quá mức vào việc học tập. Những học sinh lớp 10 và lớp 11 này tự nhận thấy bản thân dành nhiều thời gian và công sức cho việc học tập thậm chí đến mức từ bỏ những hoạt động mà bản thân mình yêu thích. Kiểm soát hay dồn nén được các cảm xúc tiêu cực (như buồn bã, lo âu, hay tức giận) thường là một trong những điều mà cha mẹ mong muốn ở con cái và do đó cha mẹ cũng thường sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy sự điều chỉnh cảm xúc này. Nghiên cứu cũng cho thấy những học sinh có cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện dựa trên việc con cái dồn nén được các cảm xúc tiêu cực thì có xu hướng dồn nén cảm xúc và bị rối loạn cảm xúc (Roth và c.s., 2009). Cụ thể hơn, sự quan tâm tích cực có điều kiện tạo ra sự thúc ép bên trong buộc con cái phải dồn nén các cảm xúc tiêu cực, từ đó dẫn tới sự dồn nén cảm xúc tiêu cực cũng như sự rối loạn cảm xúc. Trong khi đó, việc cha mẹ rút lại sự quan tâm, chấp nhận, hay tình yêu thương khi con cái không dồn nén được các cảm xúc tiêu cực lại dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ và từ đó cũng dẫn tới sự rối loạn cảm xúc. Về lâu dài, sự dồn nén các cảm xúc ở con cái do tác động của sự quan tâm có điều kiện từ cha mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến năng lực cảm xúc của con cái và từ đó tác động đến những chức năng sống khác. Nghiên cứu của Smiley và c.s. (2016) chỉ ra rằng khi cảm thấy giận dữ trước thất bại trong một bài kiểm tra nhận thức, những trẻ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha mẹ dựa trên việc dồn nén được cảm xúc giận dữ thì cho thấy có sự sụt giảm trong hiệu quả thực hiện đối 15
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM với bài kiểm tra. Lý do có thể là bởi vì nếu tiếp tục cố gắng thực hiện bài kiểm tra, hay nói cách khác là tiếp tục đối mặt với sự thất bại, những trẻ trong nhóm thứ nhất sẽ tự đặt mình ở vào tình thế phải chịu đựng sự tức giận mà không thể giải tỏa được. Trong khi đó, những trẻ được xã hội hóa theo hướng có thể biểu lộ sự tức giận một cách hợp lý lại cho thấy có sự tăng cường trong hiệu quả thực hiện khi ở vào tình huống tương tự. Nghiên cứu của Roth và Assor (2010) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dựa trên việc con cái dồn nén được cảm xúc buồn bã có thể làm suy giảm khả năng của con cái trong việc nhận diện được cảm xúc buồn bã ở bản thân mình cũng như ở người khác và khả năng đưa ra những phản hồi thấu cảm với sự buồn bã của người khác. Bên cạnh đó, con cái của những cha mẹ này cũng tỏ ra khó khăn để có thể bộc lộ bản thân và trở nên thân thiết trong các mối quan hệ (Roth & Assor, 2012). Sự suy giảm trong khả năng nhận thức và kết nối về cảm xúc của con cái do tác động của sự quan tâm có điều kiện có thể được lý giải thông qua cơ chế ảnh hưởng của cách thức nuôi dạy con này đối với mạng lưới thần kinh phụ trách chức năng thấu cảm (Riem và c.s., 2013). Thực nghiệm chỉ ra rằng trải nghiệm thường xuyên về sự rút lại tình yêu thương của mẹ có thể cản trở tác động của oxytocin đối với khả năng thấu cảm ở con cái, và do đó hạn chế việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội. Tóm lại, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ tuy có thể thúc đẩy những hành vi được kỳ vọng nhưng lại khiến cho những hành vi đó trở nên rập khuôn, cứng nhắc, và có thể dẫn tới sự suy giảm trong chức năng tâm lý xã hội cũng như xung đột tâm lý ở con cái. Lòng tự trọng có điều kiện Theo lý thuyết Nhân vị Trọng tâm, mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với những hành vi mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc có thể được lý giải thông qua khái niệm điều kiện có giá trị (Rogers, 1959). Điều kiện có giá trị đối với một người là những tiêu chí mà người đó cần phải đáp ứng để có thể nhận được sự nhìn nhận tích cực từ bản thân hay từ những người xung quanh. Theo đó, những giá trị, kỳ vọng, hay mong muốn mà cha mẹ dành cho con cái đã được phóng nội thông qua sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ dần dần trở thành những điều kiện có giá trị của con cái. Lúc này, con cái trở thành người quan trọng đối với chính bản thân mình và tự đánh giá bản thân là có giá trị, xứng đáng được yêu thương hay vô giá trị, không xứng đáng được yêu thương dựa trên những kỳ vọng đã được phóng nội. Nói cách khác, con cái dần dần học được rằng bản thân chỉ có giá trị khi nào đáp ứng được những tiêu chí nhất định mà cha 16
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM mẹ đã đặt ra. Chẳng hạn, con cái chỉ có thể cảm thấy bản thân có giá trị chừng nào còn duy trì được thành tích trong học tập hoặc thể thao, hay sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực. Cảm nhận này có thể thúc đẩy các cá nhân phải liên tục nỗ lực để duy trì hay đạt được các thành tựu. Các nghiên cứu hiện nay sử dụng khái niệm lòng tự trọng có điều kiện (Crocker & Wolfe, 2001; Michael H Kernis, 2003) để chỉ tình trạng trong đó cá nhân đặt giá trị bản thân của mình phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Lòng tự trọng có điều kiện có mối liên hệ với nhiều hệ quả tiêu cực về tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, ý định tự sát, ứng phó thiếu thích ứng, hay nghiện rượu (Bos, Huijding, Muris, Vogel, & Biesheuvel, 2010; Lakey, Hirsch, Nelson, & Nsamenang, 2014; Tomaka, Morales-Monks, & Shamaley, 2013; Wouters và c.s., 2013). Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và lòng tự trọng có điều kiện của con cái cùng với tác động của mối liên hệ này đến đời sống tâm lý của con cái (Curran, 2018; Grundman, 2010; Kollat, 2007; Wouters, Colpin, và c.s., 2018). Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc trong nghiên cứu của Curran (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm tăng lòng tự trọng có điều kiện của con cái và qua đó làm tăng nỗ lực cầu toàn và bận tâm cầu toàn. Kết quả này phần nào giải thích cho mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và tính cầu toàn tự chỉ trích và tính cầu toàn ái kỷ được tìm ra trong nghiên cứu trước đó (Curran và c.s., 2017). Theo tác giả này, việc luôn luôn cố gắng đặt ra và vươn tới những tiêu chuẩn cao cùng với mối bận tâm về việc mắc phải các sai lầm hay thất bại là một cách thức để những vận động viên ở tuổi vị thành niên tránh gặp phải các tổn thương tâm lý do không nhận được tình yêu thương hay cảm giác bản thân là vô giá trị (Curran, 2018; Hewitt, Flett, & Mikail, 2017). Nghiên cứu của Kollat (2007) còn cho thấy ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đến mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa của con cái thông qua lòng tự trọng có điều kiện. Theo đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm gia tăng lòng tự trọng có điều kiện và từ đó dẫn tới sự đầu tư quá mức của con cái trong mối quan hệ bàn bè được biểu hiện thông qua sự gây hấn, ganh tị, hành vi ủng hộ xã hội, hay sự chấp nhận. Những biểu hiện này là cách để con cái có thể duy trì được mối quan hệ bạn bè được coi là điều kiện có giá trị của bản thân. Sự lành mạnh về tâm lý Không chỉ dẫn tới những hành vi mang tính chất rập khuôn, thiếu thích ứng, lòng tự trọng được hình thành bởi sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn có thể gây ra 17
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM những rối nhiễu tinh thần, làm suy giảm sự lành mạnh về tâm lý. Kết quả nghiên cứu của Wouters và c.s. (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ làm tăng lòng tự trọng có điều kiện và từ đó làm gia tăng các triệu chứng lo âu ở con cái. Đáng chú ý, trong nghiên cứu này, lòng tự trọng có điều kiện không có khả năng dự báo các triệu chứng trầm cảm mà thay vào đó, mức độ của lòng tự trọng lại có khả năng dự báo được cả các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái. Nguyên nhân có thể là vì lòng tự trọng có điều kiện sẽ đặt cá nhân vào tình trạng luôn luôn lo lắng về khả năng bản thân không duy trì được các điều kiện có giá trị đề rồi đánh mất sự quan tâm, chấp nhận, hay yêu thương từ cha mẹ hoặc những người xung quanh. Khi không thể duy trì được những giá trị này, cá nhân phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm do sự sụt giảm lòng tự trọng. Nói cách khác, lòng tự trọng có điều kiện xuất phát từ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ đặt cá nhân vào tình trạng dễ bị tổn thương (Rogers, 1959). Thực nghiệm của Baldwin và Sinclair (1996) cho thấy, so với những sinh viên được yêu cầu nghĩ về một người chấp nhận họ một cách vô điều kiện, những sinh viên nghĩ tới một người chỉ chấp nhận họ trong những điều kiện nhất định có xu hướng liên hệ sự thất bại với sự chối bỏ và sự thành công với sự chấp nhận. Tương tự, trong thực nghiệm của Brummelman và c.s. (2014), những học sinh được yêu cầu tưởng tượng về một tình huống mà bản thân nhận được sự quan tâm có điều kiện (so với những học sinh tưởng tượng về sự quan tâm vô điều kiện) có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn khi gặp phải thất bại. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cho thấy có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với sự hài lòng ngắn hạn sau thành công và cảm giác hổ thẹn hay xấu hổ khi thất bại, từ đó dẫn tới sự đầu tư quá mức hay là sự né tránh các thử thách. Tương tự, phân tích cho thấy sự quan tâm có điều kiện dẫn tới sự tự mãn sau thành công và sự tự xúc phạm sau thất bại (Assor & Tal, 2012). Những kết quả này đã phản ánh tác động của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự lành mạnh tâm lý của con cái thông qua lòng tự trọng có điều kiện hay là sự dao động trong lòng tự trọng của con cái (Assor và c.s., 2014). Các mối quan hệ liên cá nhân Các mối quan hệ liên cá nhân của con cái cũng chịu ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện mà trước hết là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cho thấy sinh viên liên hệ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với sự không chấp nhận của cha mẹ và do đó dẫn tới sự oán giận đối với cha mẹ. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Roth và c.s. (2009) cho thấy sự quan tâm tiêu cực của cha mẹ là biến số 18
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM có khả năng dự báo độc lập đối với sự oán giận đối với cha mẹ. Do đó, có thể thấy việc cha mẹ rút lại tình yêu thương hay sự quan tâm khi con cái không đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ tất yếu sẽ dẫn tới cảm nhận không được chấp nhận và do đó hình thành thái độ oán giận cha mẹ ở con cái. Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ cũng khiến cho con cái cảm thấy không hài lòng với mối quan hệ giữa bản thân và cha mẹ, đồng thời cảm thấy xa cách (Kanat-Maymon và c.s., 2016). Con cái càng trải nghiệm sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ càng cảm thấy ít được ủng hộ, khó có thể tin tưởng vào cha mẹ, và thường có những xung đột với cha mẹ (Øverup, Brunson, Steers, & Acitelli, 2017). Hệ quả là con cái có thể thường xuyên cảm thấy bản thân không xứng đáng với tình yêu thương của cha mẹ. Những cảm nhận như vậy có thể đã dẫn tới chất lượng mối quan hệ thấp giữa cha mẹ và con cái (Saeed & Hanif, 2014). Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn có thể gây ảnh hưởng tới những mối quan hệ liên cá nhân khác của con cái. Dựa trên lý thuyết Gắn bó (Bowlby, 1988), nghiên cứu của Moller, Roth, Niemiec, Kanat-Maymon, và Deci (2019) đã cho thấy sự gắn bó thiếu an toàn giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ sự quan tâm có điều kiện có thể được lặp lại trong những mối quan hệ liên cá nhân của con cái khi đã trưởng thành. Trong những mối quan hệ này, các cá nhân nhận được sự quan tâm có điều kiện của đồng sự và do đó thường cảm thấy không được thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, từ đó dẫn tới tình trạng gắn bó thiếu an toàn. 1.3.2. Khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ Ngoài một số các nghiên cứu đo lường chung sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ (Curran, 2018; Itzhaki, Yablon, & Itzhaky, 2018; Kollat, 2007) hoặc chỉ của riêng mẹ (Assor & Tal, 2012; Israeli-Halevi và c.s., 2015; Wouters, Colpin, và c.s., 2018), nhiều nghiên cứu cũng đo lường tách biệt giữa sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ, và do đó phản ánh được phần nào sự tương đồng và khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đối với tâm lý của con cái. Trong khi nghiên cứu của Kanat-Maymon và c.s. (2016), và Roth và Assor (2012) cho thấy có tương quan trung bình giữa sự quan tâm có điều kiện của cha và sự quan tâm có điều kiện của mẹ, và nghiên cứu của Roth và Assor (2010) cho thấy giữa sự quan tâm tiêu cực của cha và của mẹ, giữa sự quan tâm tích cực của cha và của mẹ, có tương quan ở mức độ trung bình, thì trong những nghiên cứu còn lại có báo cáo về hệ số tương quan giữa sự quan tâm có điều kiện (hoặc sự quan tâm tích cực và tiêu cực 19
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM có điều kiện) của cha và của mẹ cho thấy có sự biến thiên thuận chiều ở mức độ mạnh về mức độ sử dụng các phương pháp nuôi dạy con này ở cha và mẹ (Assor và c.s., 2005, 2004; Curran và c.s., 2017; Moller và c.s., 2019; Øverup và c.s., 2017; Roth, 2008; Roth và c.s., 2009). Các hệ số tương quan thường nằm trong khoảng từ .60 đến .70, thậm chí trong nghiên của mình, Brambilla và c.s. (2015) đã tính tổng điểm số của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ do hai biến số này có tương quan chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đều có mối liên hệ nghịch chiều với sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản và sự gắn kết trong mối quan hệ với đồng sự (Moller và c.s., 2019); đều có liên hệ thuận chiều với sự hài lòng trong mối quan hệ với cha mẹ và cảm giác gần gũi (Kanat-Maymon và c.s., 2016); đều làm giảm cảm giác ủng hộ, tin tưởng, tự do, làm tăng cảm giác bị bỏ mặc, xung đột, và từ đó làm tăng hay giảm cảm giác bản thân xứng đáng với tình yêu ở con cái (Øverup và c.s., 2017); đều làm tăng sự nội hóa có tính phóng nội và qua đó làm tăng mức độ thực hiện hành vi ủng hộ xã hội định hướng cái tôi (Roth, 2008). Mối tương quan chặt chẽ này có thể đã phản ánh sự tương đồng trong phong cách hay quan điểm nuôi dạy con của cha mẹ cũng như trong ảnh hưởng của chúng đối với con cái. Tuy nhiên, các kết quả đó cũng có thể là hệ quả của phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi tự báo cáo. Bằng chứng là trong các nghiên cứu không tính gộp sự quan tâm có điều kiện (hay tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và mẹ, và tương quan giữa các biến số này của cha và của mẹ không có mức độ quá lớn thì kết quả phân tích vẫn cho thấy những điểm khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện (hay tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ đối với con cái. Chẳng hạn nghiên cứu của Roth và Assor (2012) cho thấy ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của mẹ dựa trên sự bộc lộ cảm xúc tiêu cực gây ra sự rối loạn cảm xúc nhiều hơn so với ảnh hưởng của thái độ từ cha. Hay nghiên cứu của Kanat-Maymon và c.s. (2016) cho thấy dù tương quan giữ sự quan tâm có điều kiện của cha và mẹ ở mức độ trung bình, vẫn có sự khác biệt trong ảnh hưởng của hai thái độ này đối với sự hài lòng trong mối quan hệ và cảm giác gần gũi. Mặc dù vậy, vẫn có những kết quả phản ánh chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn như trong nghiên cứu của Roth và Assor (2010), giữa sự quan tâm tiêu cực (và cả tích cực) có điều kiện của cha và của mẹ đối với sự dồn nén cảm xúc buồn bã ở con cái có tương quan ở mức độ trung bình nhưng không ghi nhận sự khác biệt trong ảnh hưởng 20
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM của hai thái độ từ cha và mẹ này đối với tâm lý của con cái. Hay trong nghiên cứu của Roth và c.s. (2009), mặc dù tương quan giữa sự quan tâm tích cực (cũng như tiêu cực) có điều kiện của cha và của mẹ đối với sự dồn nén cảm xúc ở mức độ mạnh, vẫn tìm thấy tác động khác biệt. Trong nghiên cứu này, sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha làm tăng sự thôi thúc bên trong và qua đó làm tăng sự dồn nén cảm xúc tức giận ở con cái. Và những ảnh hưởng này là lớn hơn so với ảnh hưởng của sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹ. Trong khi đó, sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ dựa trên sự dồn nén cảm xúc tức giận (tương tự với lĩnh vực dồn nén cảm xúc sợ hãi, và kết quả học tập) có ảnh hưởng đối với sự oán giận cha mẹ lớn hơn so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của cha. Một số nghiên cứu khác, không báo cáo về tương quan giữa sự quan tâm có điều kiện (hay sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ, cho thấy có sự khác biệt nhất định trong ảnh hưởng đối với tâm lý của con cái của thái độ này đến từ cha và mẹ. Chẳng hạn nghiên cứu Grundman (2010) cho thấy sự quan tâm tích cực (và cả tiêu cực) có điều kiện của cha và của mẹ có mối liên hệ tương tự với các loại động lực đối với việc giao tiếp với cha mẹ, động lực đối với việc học tập, cách hình thành bản sắc, lòng tự trọng có điều kiện dựa trên sự ủng hộ của gia đình và dựa trên kết quả học tập. Tuy nhiên, sự quan tâm tích cực có điều kiện của cha có tương quan thuận chiều với động lực nội tại đối với việc giao tiếp với cha mẹ, và đối với thiếu động lực học tập trong khi không có tương quan giữa sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹ với hai biến số này. Hoặc nghiên cứu của Saeed và Hanif (2014) cho thấy sự khác biệt trong khả năng dự báo chất lượng mối quan hệ giữa cha/mẹ với con cái của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ. Cụ thể, trong việc dự báo chất lượng mối quan hệ giữa mẹ và con, sự quan tâm có điều kiện của mẹ dựa trên thể thao, học tập làm giảm chất lượng mối quan hệ, và sự quan tâm có điều kiện của mẹ dựa trên việc kiểm soát cảm xúc thì làm tăng chất lượng mối quan hệ, trong khi thái độ này khi dựa trên hành vi ủng hộ xã hội thì không có tác động. Trong việc dự báo chất lượng mối quan hệ giữa cha và con, chỉ có sự quan tâm có điều kiện của cha dựa trên học tập sẽ làm giảm chất lượng mối quan hệ còn thái độ này dựa trên những lĩnh vực khác thì không có tác động. Như vậy có thể thấy mặc dù nhìn chung sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ có sự tương đồng trong ảnh hưởng đối với tâm lý của con cái nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt và sự tương đồng này không phải xuất phát vì cách thức đo lường 21
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM (tương quan của các thái độ này giữa cha và mẹ là mạnh nhưng vẫn có điểm khác biệt hoặc tương quan giữa các thái độ này giữa cha và mẹ là trung bình nhưng không có điểm khác biệt). Những kết quả thiếu nhất quán này đặt ra câu hỏi về sự tương đồng và khác biệt trong ảnh hưởng của sự quan tâm có điều kiện của cha và của mẹ đối với con cái. Fromm (1956) cho rằng tình yêu thương của mẹ cần phải vô điều kiện còn tình yêu thương của cha cần phải có điều kiện. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đem lại sự an toàn cho con còn tình yêu thương có điều kiện của cha thì thúc đẩy con trưởng thành. Để có thể kiểm chứng giả thuyết này cần phải có thêm các nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với của cha trong khả năng ảnh hưởng tới đời sống tâm lý của con cái. Các nghiên cứu trước đây được thiết kế theo kiểu tương quan không thể phản ánh được được những cách kết hợp giữa các kiểu quan tâm có điều kiện của cha mẹ mà chỉ có thể xem xét tác động của sự quan tâm có điều kiện (hay tích cực và tiêu cực có điều kiện) của cha và của mẹ một cách độc lập. 1.3.3. Tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ Tuy phần lớn các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào hệ quả của sự quan tâm có điều kiện, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Chẳng hạn nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của ông bà và sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Kết quả này gợi ý rằng sự quan tâm có điều kiện có thể được truyền lại xuyên thế hệ. Cơ chế của quá trình này có thể dựa trên việc sự quan tâm có điều kiện của ông bà làm hình thành nên lòng tự trọng có điều kiện của mẹ và từ đó dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của mẹ đối với con cái. Nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy lòng tự trọng có điều kiện của mẹ có khả năng dự báo sự quan tâm có điều kiện của mẹ được đo lường từ cả góc nhìn của con và góc nhìn của mẹ. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cũng cho thấy có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của ông bà và thái độ kiểm soát trong nuôi dạy con của mẹ. Như vậy, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể hình thành quan điểm nuôi dạy con có tính kiểm soát. Ngoài ra, một số tác giả cũng cho rằng sự quan tâm có điều kiện có thể được hình thành dựa trên cơ sở học tập qua quan sát hoặc do cha mẹ nhìn nhận xã hội theo hướng cạnh tranh và do đó muốn thúc đẩy con cái đạt được các thành tựu thông qua sự quan tâm có điều kiện (Assor và c.s., 2014). Nghiên cứu của Moon (2017) đã tìm hiểu vai trò trung gian của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ trong mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát bản thân và tình 22
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM trạng kiệt sức trong học tập ở con cái. Theo đó, những học sinh có khả năng tự kiểm soát bản thân trong học tập thấp thì càng có nhiều trải nghiệm về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và do đó cũng đẫn tới sự kiệt sức trong học tập. Như vậy, một trong những khả năng dẫn tới việc cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái là do con cái có những đặc điểm tâm lý hạn chế trong việc kiểm soát hành vi của bản thân. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khí chất của trẻ sơ sinh cũng có ảnh hưởng điều phối giữa ý định sử dụng sự quan tâm có điều kiện và việc sử dụng thật sự của cha mẹ. Một số kết quả trên đây gợi ý khả năng can thiệp nhằm hạn chế sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái. Chẳng hạn như thay đổi thái độ đối với việc nuôi dạy con, hạn chế lòng tự trọng có điều kiện của cha mẹ, hay tìm ra những cách ứng phó thích hợp với đặc điểm khí chất của con cái. Mặc dù vậy, nhìn chung, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố về tâm lý xã hội ảnh hưởng tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa xã hội. Chẳng hạn, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con trai và con gái có thể khác biệt do định kiến về giới. Giữa cha mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng có thể có sức khác biệt trong việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy con cái đạt được các kỳ vọng. Áp lực của đời sống đô thị có thể khiến cho cha mẹ có nhiều kỳ vọng vào con cái hơn và do đó làm gia tăng khả năng cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện. Nghiên cứu cho thấy những cha mẹ nhìn nhận xã hội là có tính cạnh tranh cao thì càng có xu hướng sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái (Assor và c.s., 2014). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một yếu tố có thể tác động đến sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể có xu hướng nuôi dạy con theo phong cách dân chủ hơn thay vì kiểm soát hay độc đoán, và do đó ít có khả năng sử dụng sự quan tâm có điều kiện hơn. Ngoài ra, khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Những cha mẹ thế hệ trước đây có thể có tính áp đặt nhiều hơn so với những cha mẹ thế hệ gần đây và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái có thể là rào cản (Shapiro, 2004) để cha mẹ có thể nuôi dạy con theo hướng ủng hộ sự tự chủ trong đó đòi hỏi phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các cảm nhận của con thay vì áp đặt. Các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện đã cho thấy mặc dù sự quan tâm có điều kiện có thể thúc đẩy những hành vi mà cha mẹ kỳ vọng ở con cái 23