SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Đề tài 10 “ ĐẠI HỌC: CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ VÀO ĐỜI”
I. Thực trạng tâm lí xã hội hiện nay
1. Quan niệm “ Đại học là con đường duy nhất”
Trước tiên, phải tự thừa nhận với nhau rằng căn bệnh sĩ diện hão, thích danh vị,
chuộng bằng cấp vẫn còn khá phổ biến không chỉ trong xã hội Việt Nam. Khi đi giao tiếp
với nhau, người ta thường hỏi nhau rằng anh học trường gì, anh đỗ đạt bằng cấp nào để
rồi có sự tôn trọng nhau cao hay thấp; khi có chương trình hội thảo nào mời được ông
Giáo sư nọ, bà Tiến sĩ thì lấy làm vinh dự lắm lắm; hay khi tuyển người thì cứ ai bằng
cấp cao là coi như nắm chắc đến 99% được nhận, chẳng cần phải để ý nhiều đến năng lực
thực sự
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn về bằng cấp. Bằng cấp là gì?
Từ điển Tiếng Việt (NXB Thanh Niên, 2000, trang 71) định nghĩa: “Bằng cấp là giấy làm
bằng của chính phủ hoặc một tổ chức có thẩm quyền cấp cho thí sinh trúng tuyển”. Như
vậy, bằng cấp vốn chỉ là một cái bằng chứng, chứng nhận người học đã có học qua ít
nhiều sách vở, đã rèn luyện trí não đến một trình độ nào đó. Chỉ thế thôi.
Vậy mà, không biết tự bao giờ người ta đã gán cho tờ giấy trên đó có tên họ đi
kèm với chữ kí và dấu triện của nhà trường những chức năng mà bản thân nó vốn không
hề có. Bằng cấp trở thành câu thần chú “Vừng ơi mở cửa ra!” mở được tất cả các cánh
cửa của các cơ quan, doanh nghiệp. Và nghiễm nhiên, nó trở thành một thứ điều kiện đủ,
một phương tiện duy nhất trên con đường mưu sinh và thăng tiến dễ dàng.
a. Từ xã hội:
Quan niệm học đại học đã có từ xa xưa, các sĩ tử thời xưa thi nhau dùi mài kinh sử
để thi đậu tú tài, bảng nhãn, trạng nguyên…..
Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh Đại học, cả nước lại rộn ràng không
khí thi cử, trung bình có khoảng 2 triệu thí sinh đi thi. Đại học khiến bạn đổ mồ hôi, công
sức, tiền bạc để được đặt 1 chân vào ….. tại sao?
 Xã hội đua theo bằng cấp:
Chính sự coi trọng việc vào đại học là hệ quả tất yếu của một xã hội coi trọng bằng
cấp.Thật ra thì tâm lí trọng bằng cấp bản thân nó không có gì là không tốt nếu được song
hành với một cơ chế đánh giá bằng cấp đúng mức, phản ảnh được năng lực mỗi người
thông qua bằng cấp.
Bằng cấp chỉ là tiền đề chứ không phải là đối tượng để căn cứ vào đó mà xem xét
tiềm năng và khả năng phát triển tiếp theo của con người, thế nhưng trên thực tế người ta
lại thường xem chúng là công cụ hàng đầu. Chính vì nhận thức thiếu sót này đã đồng thời
dẫn đến hai vấn đề lớn: thứ nhất, một số người có “ bằng thật nhưng chất lượng thấp” có
cơ hội bước vào những vị trí quan trọng mà khả năng không xứng đáng; thứ hai, đã tước
đi nhiều cơ hội được khẳng định của những người không có bằng cấp nhưng lại có khả
năng.
Nhưng làm sao người ta không chạy theo bằng cấp khi mà việc tuyển dụng, xếp
lương, đề bạt dựa trên bằng cấp? Vì lẽ đó mà “thạc sĩ hóa” trở thành cao trào trong cả
nước, không có thạc sĩ thì không phong “cấp, chức”, không được đứng lớp dạy đại học.
Thế nhưng ai cũng biết một thực tế là đào tạo thạc sĩ ở ta đang còn nhiều bất cập, chất
lượng chưa cao. Thực tế đó được một vị quan chức của ngành giáo dục thừa nhận trong
một cuộc hội thảo khoa học: 60% luận án thạc sĩ chỉ dùng làm tài liệu tham khảo… xếp
ngăn tủ, 30% luận án tiến sĩ là vô bổ. Mặc dù vậy những người nằm trong con số đáng
xấu hổ đó sau khi có bằng “thạc sĩ, tiến sĩ” là được phong “cấp, chức”, được bổ nhiệm
làm lãnh đạo.
Chúng ta thường quan niệm rằng. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo
sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu
việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần
diệu giúp tuổi trẻ, giúp chúng ta mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí
tụê….. chúng ta sẽ nhanh chóng thành công và tự tin bước vào đời.
Đại học đối với mọi người được xem là trình độ “tối thiểu” để mọi người có chỗ
đứng trong xã hội. Xong Đại học, bạn mới có đủ trình độ ở một ngành nhất định, và thật
sự tương lai của bạn mở ra, tỏa sáng từ đó. Chẳng trách tại sao, từ già đến trẻ, từ một bác
sĩ cho đến một người nông dân, đều gật gù: “Đậu Đại học thì mới tiến xa được…”
Như vậy, rõ ràng xã hội đều đánh đồng rằng vào Đại học là một con đường tiến
thân đẹp đẽ, sang trọng, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thời
gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này.
Thực tế, mọi người đều biết “Đại học chẳng phải con đường duy nhất”, khi Bill
Gates trở thành ông chủ tập đoàn Microsoft hùng mạnh mà vẫn chưa có tấm bằng cử
nhân, hay tổng giám đốc các công ty, xí nghiệp nổi tiếng đều trải qua tuổi thơ lận đận khi
việc học trì trệ. Họ vẫn thành tài nhờ vào tài năng, bản lĩnh và sự cố gắng. Nhưng, trong
xã hội, mấy ai làm được như vậy?
Do đó, tư tưởng “Đại học là duy nhất” vẫn tồn tại ngày này tháng nọ trong suy
nghĩ mỗi người. Họ không có chí hướng, không dám dấn thân trong đam mê, thụ động
chọn một ngành mà theo họ, “sau này sẽ thành đạt”. Biết bao sinh viên tốt nghiệp ra
trường, cầm mảnh bằng Đại học trong nuối tiếc: “Giá như mình học ngành A, đừng học
ngành B, giá như mình chịu học ngành mình thích, giá như…”Vì sao phải vào đại học?
b. Gia đình, thầy cô, bạn bè.
Khi xưa, ba mẹ ta không đủ điều kiện, gia cảnh khó khăn nên dang dở chuyện học
hành. Khát khao được bước vào ngưỡng cửa Đại học, đối với họ, mãnh liệt hơn bao giờ
hết. Nhưng họ không còn cơ hội nữa, khi kiến thức phai nhạt theo thời gian, qua bao
bươn chải khổ nhọc. Họ đành kỳ vọng vào con cháu của mình. Từ đó mới có chuyện, ba
mẹ phán “Đại học là con đường duy nhất”, và các bạn trẻ nghe theo, nhủ thầm: “Phải rồi,
chỉ cần vào Đại học, vào Đại học là tương lai sang ngời…”
Không ít thí sinh vì không đậu được vào đại học nên tỏ ra hết sức u buồn, chán
nản, thậm chí có bạn vì quá sợ hãi, xấu hổ đã có những hành động dại dột. Điều đó cho
thấy nhiều bạn xem đại học là mục tiêu duy nhất. Tâm lí này không hoàn toàn được hình
thành do bản thân các em mà có sự “đóng góp” lớn của các bậc cha mẹ, thầy cô, bạn bè.
Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh ngay từ đầu đã “thay con” đặt ra yêu cầu là
bằng mọi giá phải vào được đại học, vạch ra cho con những viễn cảnh cuộc đời không
mấy sáng sủa nếu bị thi trượt. Một số người còn đe dọa này nọ nếu yêu cầu này không
được thực hiện, chưa kể là còn có thể đem niềm tự hào, truyền thống gia đình gán với
tấm giấy báo trúng tuyển đại học.
Nhiều phụ huynh cho rằng làm vậy sẽ giúp các em phải cố gắng vượt bậc trong
học tập và như thế chỉ có tốt cho con. Họ quên rằng điều đó nhiều khi phản tác dụng, là
một áp lực rất nặng nề mà trong suốt một thời gian dài các bạn phải chịu đựng. Khi đưa
ra kì vọng cho con, thay vì quan tâm đến năng lực thật sự để có những lời tư vấn lựa chọn
nghề nghiệp hợp lí thì cha mẹ lại vô tình đặt lên vai con mình một gánh nặng tâm lí.
Chính quan niệm chưa đúng này đã đặt rất nhiều em vào một tình thế duy nhất chỉ
có một lựa chọn, một con đường chỉ có một điểm đến là cổng trường đại học. Nói khác đi
là đã làm mất đi của các bạn những cơ hội tốt hơn, những sự lựa chọn phù hợp hơn với
năng lực, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức.
Không ít bạn đã chua chát thừa nhận mình thi đại học hoàn toàn không phải vì bản
thân mà để làm vui lòng bố mẹ, gia đình, đối với một thời điểm quan trọng trong cuộc đời
các bạn đã không được quyền tự chủ, không thể sống cho mình. Đây chính là một sự
thiếu công bằng, được tạo ra do những quan niệm mang nặng tính áp đặt, đòi hỏi từ các
bậc làm cha, làm mẹ.
2. Suy nghĩ và tâm lý của học sinh về việc thi đại học:
Ngày nay, hầu hết học sinh đều xem đại học là con đường duy nhất, thời thượng
nhất, dễ dàng thành công nhất để vào đời. Sự ưu ái thái quá đối với bằng cấp đã làm
không ít người xem con đường thi cử là con đường duy nhất để tiến thân, dẫn đến
gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp... Lại có một số người trẻ cho rằng thi rớt là dấu
chấm hết của cuộc đời mình, rồi hành xử tiêu cực... Trong khi đó cơ chế sử dụng nhân
lực còn nhiều khiếm khuyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ quả như hiện
nay: nhiều người biết làm việc nhưng không có việc làm, nhiều người được việc làm
nhưng không làm được việc.
Suy nghĩ và tâm lý của học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự kỳ vọng của
gia đình, bạn bè, muốn thể hiện bản thân không muốn thua kém người khác,…Có nhiều
bạn học sinh còn không biết mình sẽ làm gì sau khi học đại học xong vậy mà vẫn muốn
thi vào đại học, các bạn dồn hết sức lực vào việc học nhưng việc thi cử không phải ai
muốn đỗ là được, bên cạnh những bạn thi đỗ thì có rất nhiều bạn thi rớt và tâm lý cũng
như suy nghĩ bị ảnh hưởng rất nhiều, có bạn còn muốn tự tử vì cảm thấy xấu hổ trước ba
mẹ, thầy cô, bạn bè, đó là một việc làm hết sức nông cạn: “Con đường vào đời không thể
đóng lại khi bạn bị ngã một lần và biết tự mình đứng lên”.
Lúc này cần thiết nhất đó là sự động viên của mọi người, bởi vì chính áp lực từ
bên ngoài đã làm cho học sinh có suy nghĩ là mình phải thi đậu, nếu không đậu sẽ thành
người bỏ đi, các bạn cần biết rằng đại học không phải là con đường duy nhất. Có nhiều
người thành đạt nhưng họ không phải thành đạt nhờ con đường đại học. Họ có thể học
nghề, với những gì vừa sức với họ, thì thành công cũng sẽ đến.
Vì xã hội quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn
khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học. Nhưng liệu các bạn có biết,
cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, không phải là từ những gì ta làm? Dù
bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12
năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có
quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công
II. Con đường vào đời
1. Bạn được gì khi học đại học
a. Vai trò của trường đại học- giáo dục đại học
 Giáo dục đại học là gì?
Trong một xã hội đầy ắp những khác biệt, với nhiều hệ tư tưởng và ý kiến đa
dạng, cụm từ “giáo dục đại học” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Sự đa dạng
về quan điểm là khó tránh khỏi, và nhiều người cho rằng đó là điều cần thiết. Tuy
nhiên, mục đích của chúng ta là thảo luận và tìm hiểu về chất lượng trong giáo dục đại
học, nên chúng ta cần tự hỏi: trong từ “đại học” (higher education) thì cái được xem
là “đại” (higher) nằm ở chỗ nào? Bạn, với tư cách là một nhà giáo, một trong những
bên hữu quan tronggiáo dục đại học, sẽ cho rằng từ “đại” ở đây không chỉ đơn
thuầncó nghĩa là là một cấp học cao hơn trong cấu trúc giáo dục của một quốc gia. Ý
nghĩa của nó rộng hơn thế.
Xét về cấp bậc, giáo đục đại học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao
đẳng và đại học nhằm giúp sinh viên đạt được một tấm bằng của bậc đại học. Giáo
dục đại học truyền cho người học những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm
giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu. Có thể nói vắn tắt rằng đại học là
“sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn về một lĩnh vực ngày càng hẹp hơn”. Sinh viên
được phát triển khả năng tự đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân
tích và phản biện về những vấn đề đương đại.
Đại học không chỉ mở rộng năng lực trí tuệ của từng cá nhân trong lĩnh
vực chuyên môn của họ, mà còn giúp họ mở rộng tầm nhìn và hiểu biết đối với
thế giới xung quanh. Theo Ronald Barnett (1992), có 4 khái niệm thông dụng nhất
về giáo dục đại học:
- Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt
chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người
học đượcquan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao
động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng
trưởng của thương mại và công nghiệp.
- Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn này, giáo
dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu
thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Chất
lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc
nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
- Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều
người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do vậy, các
cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động
dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc
khóa học của sinh viên.
- Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Theo cách
tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham
gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và
linh hoạt.
Khi nhìn vào hoạt động của các trường đại học ta có thể dễ dàng nhận ra ba
chức năng cơ bản cấu thành giáo dục đại học, đó là giảng dạy, nghiên cứu và
chuyển giao ứng dụng.
 Vai trò của giáo dục đại học trong xã hội
Giáo dục đại học nói chung thường được hiểu là bao gồm giảng dạy, nghiên
cứu và chuyển giao ứng dụng. Thực ra, khi phân tích kỹ những quan điểm khác
nhau về giáo dục đại học, chúng ta có thể kể ra nhiều vai trò khác nhau của giáo dục
đại học trong xã hội. Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng”
(feeder system) của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối
cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quyhoạch, thiết kế, giảng dạy và
nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng
trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và
một lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như
năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp
khác của chúng ta[2] chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế.
Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người
cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Ủy ban
Kothari (1996) liệt kê những vai trò sau đây của các trường đại học (các cơ sở giáo
dục đại học trong xã hội hiện đại):
- Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, không ngừng nghỉ và không chùn bước trong
quá trình kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến
thức và niềm tin cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới;
- Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống,phát
hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng
của mình bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các
mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn.
- Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông
nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề
khác; những người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách
nhiệm cao đối với cộng đồng.
- Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những khác biệt
về văn hoá xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục; và
- Nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị cần
thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân
rộng những thái độ và giá trị này racho cả cộng đồng (GOI, 1966, p. 497-8).
b. Lợi thế của học đại học
Học đại học không phải là con đường duy nhất nhưng là thật sự cần thiết khi
bước vào đời vì:
- Nhận được tấm bằng đại học là yêu cầu xin việc và thăng tiến ở
Việt Nam.
- Môi trường đại học là môi trường tốt để mỗi thanh niên nuôi nấng và
biến hoài bão cuộc đời thành sự thật.
- Tuổi trẻ xung mãn nhất cuộc đời cũng là quãng thời gắn với giảng
đường đại học. Sẽ gợi mở ra cho ta nhiều ước mơ, khát vọng tuổi trẻ, tình yêu...
- Những ý tưởng sẽ được gọt giũa và được tạo thành một cách chuyên
nghiệp hơn cũng từ giảng đường đại học.
- Khi ra đời làm việc, phần lớn cũng cần phải có kiến thức chuyên
môn căn bản từ môi trường đại học.
- Tấm bằng Đại học như là một thước đo tri thức và sự nỗ lực trong
đời của mỗi người trẻ. Phần nào đó nó còn là niềm tự hào của bản thân. Nó làm ta
thêm vững tin khi bước vào đời.
Mr.B.Gates trong buổi giao lưu với sinh viên Việt nam tại hội trường ĐH Bách
khoa (22/04/2006) đã có lời khuyên cho sinh viên VN: "Phải đầu tư cho công việc
học tập của mình. Những ai may mắn vào trường đại học sẽ thấy mình có nghĩa vụ
phải học tập tốt nhất để cống hiến cho đất nước....." Và khi được hỏi:"Ông nghĩ thế
nào khi bỏ ngang đại học? Ông có nghĩ đó là quyết định phiêu lưu ko? Khi ấy, ông có
hỏi ý kiến hay lời khuyên của mẹ không?" ông chia sẻ: "Khi ấy tôi còn rất trẻ, chưa có
gia đình nên việc bỏ học cũng không quá rủi ro. Tại thời điểm đó, các hãng phần
cứng, kể cả Intel, cũng không hiểu nhiều về phần mềm. Đó là cơ hội cực lớn cho
chúng tôi. Khi còn là sinh viên, tôi rất thích đến trường, trao đổi với các bạn khác. Họ
đều là sinh viên giỏi, nhưng tôi nhận thấy chưa có ai theo đuổi ý tưởng phần mềm +
chip. Tất nhiên, hồi ấy bố mẹ tôi đã rất lo lắng, băn khoăn. Giờ họ vẫn còn thỉnh
thoảng nhắc lại chuyện này. Hồi ấy bỏ học là chuyện dị thường, tôi trông lại trẻ hơn
tuổi nên có khi gặp mặt khách hàng, rất khó thuyết phục để họ tin rằng: "Này, phần
mềm sẽ thành công cực lớn đấy". Phải mất 4,5 năm, tình hình mới đỡ khó khăn hơn.
Giờ đây nghĩ lại, tôi biết rằng quyết định hồi ấy của mình là chính xác. Tuy nhiên,
giờ tôi vẫn khuyến khích các bạn là học hết đại học đi đã."
c. Mặt trái của con đường đại học.
Tỉ phú Robert Kiyosaki, tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” xuất bản hàng
triệu bản trên thế giới đã khảng định rằng Sự thành công trên ghế nhà trường (tức
chuyện học hành) không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp. Nói cách khác,
không phải cứ học giỏi, bằng cấp cao là sẽ thành công trong công việc, sự nghiệp. Điều
này, bạn hoàn toàn có thể thấy ngoài thực tế rằng có rất nhiều người đậu ĐH bằng cao,
học lực tốt nhưng vẫn khó xin việc, khi đi làm thì lại rất chật vật với công việc và có mức
thu nhập không cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn tỉ phú, triệu
phú, những vị giám đốc thành đạt không có bằng ĐH, thậm chí là trình độ học vấn rất
thấp trên khắp thế giới cũng như ngay ở Việt Nam. Tôi xin kể ra đây một số người như
vậy.
 Đối với học sinh:
Khi không đậu đại học: Xuất phát từ cảm giác xấu hổ, ngại tiếp xúc, thất vọng về
bản thân các bạn đã rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỉ, chấn động về tâm lí. Để rồi mùa
đại học nào bên cạnh niềm vui, nụ cười của những gia đình có con đỗ đạt, có những gia
đình đau đớn vì mất con. Không ít bạn suy nghĩ rằng đại học là con đường duy nhất, cơ
hội duy nhất để "đổi đời", để thành công. Bởi thế khi trượt đại học các bạn ấy không
tránh khỏi suy nghĩ "mất tất cả". Tâm lí đó cộng hưởng với sức ép từ thái độ của gia đình,
bố mẹ, hàng xóm và thành tích tốt của bạn bè đã dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng.
 Đối với sinh viên:
Học đại học một con đường vào đời nhưng nó không phải là con đường duy nhất.
Cái gì nó cũng có mặt trái cả, học đại học nó mang lại cho bạn những lợi ích thành công
phía trên nhưng nó sẽ láy đi công sức, thời gian, tiền bạc của bạn và của bố mẹ bạn. Nó
tồn tại rủi ro thất nghiệp, không phải học xong là chúng ta xin được việc, có việc làm.
Thực trạng học đại học hiện nay giống như kiểu để láy điểm, phó thát cho thi cử vạy.
Nhiều bạn sinh viên chỉ lo tập trung vào học lý thuyết thuần mà không trang bị cho mình
những cái khác, và thế bạn có thể chỉ thu được một tấm bằng. Thực trạng hiện nay có vô
số bạn snh viên học xong không kiếm được việc, nguyên nhân là so đau, có lẽ chúng ta
cũng đã biết.
 Đối với xã hội:
- Mỗi năm “đẻ” thêm 11 trường đại học
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM) cho rằng với tốc độ thành lập đại học bình
quân tới 11 trường/năm thời gian qua, đã có khiếm khuyết trong quá trình thành lập một
số trường.
“Nâng cấp ồ ạt, thành lập thiếu kế hoạch là nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu
kém. Tôi thấy nhiều trường thiếu giảng viên, thiếu đủ thứ nhưng vẫn cấp phép cho thành
lập. Đề nghị Bộ GD-ĐT cho biết chất lượng đại học VN đang ở mức nào trong khu vực?”
- đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) hỏi. Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng
Nga cho biết: “Nhiều đại học nước ngoài đầu tư vào, thu tiền rất nhiều, nhưng chất lượng
cũng bình thường. Trường có tên nước ngoài nhưng lúc thì thầy ngoại dạy, lúc thì thầy
VN”.
Theo số liệu thống kê mà DPA có được thì số lượng trường đại học và cao đẳng đã
tăng từ con số 69 vào năm 1997 lên 376 trường vào năm 2009 và tỷ lệ tuyển sinh đã tăng
13 lần trong khi số lượng giảng viên chỉ tăng 3 lần trong giai đoạn này.
- Làm trái ngành, lương thấp
K.D, từng tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)
hiện đang làm công nhân may giày da xuất khẩu ở khu công nghiệp Việt Nam -
Singapore tỉnh Bình Dương với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt
nghiệp, D. được gia đình hỗ trợ kinh phí đi xin việc làm. Trong suốt một năm, nộp bao
nhiêu hồ sơ xin việc nhưng cũng không có kết quả. Đã có lúc D. tuyệt vọng và định tìm
đến cái chết. Nhưng sau đó D. quyết định đứng lên, chấp nhận làm công nhân để trang
trải cho cuộc sống hằng ngày và quan trọng nhất là không để mình vô dụng.
T.H (học ngành văn hóa học) và T.T (học ngành xã hội học), cùng tốt nghiệp
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Hiện tại cả hai đều đang làm công
nhân tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Làm lao động phổ thông, thu nhập
thấp, nhưng H. và T. đành phải chấp nhận để trang trải tiền ăn, tiền nhà…
Tốt nghiệp ngành điện - điện tử tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, A.T
bôn ba khắp nơi với đủ thứ nghề: bán hàng, tiếp thị sản phẩm… vì không thể xin được
việc. Sau một thời gian dài, vì quá nản chí, T. đã bỏ về quê để làm… rẫy, trồng cây ăn
trái.
Số lượng SV học tại các trường ĐH, CĐ địa phương khó tìm việc khi ra trường
cũng khá đông. Trên mạng xã hội Yume, thành viên Candy đã kể những câu chuyện mình
biết ở địa phương khiến nhiều người ngỡ ngàng: “Tôi biết có một quán cà phê trên đường
Tôn Đức Thắng, thành phố Rạch Giá. Quán có 4 nhân viên, hai nam, hai nữ, cả bốn
người đều là SV tốt nghiệp ngành kế toán, nhưng đến nay đã hơn một năm vẫn chưa tìm
được việc làm, đành phải tiếp tục công việc bán thời gian trước kia. Xót xa hơn nữa là
tình trạng một nhóm SV tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin (Trường CĐ Kinh
tế kỹ thuật Kiên Giang) phải đi phụ hồ vì không tìm được việc làm”.
“Đường thẳng bao giờ cũng là đường ngắn nhất” nhưng không có nghĩa đó là
con đường đi đến thành công nhanh nhất. Đôi khi đi vòng xa hơn một chút, cùng với
sự cố gắng của bản thân, những giá trị đạt được chính là sự thành công trong tương lai.
- Tệ nạn -Mua bán bằng cấp
a. Ví dụ những tấm gương thành danh
Trong danh sách 1.125 tỷ phú do Forbes bình chọn, ít nhất 73 nhà tài phiệt chưa
hoàn thành bậc ĐH, thậm chí có người bỏ học từ năm 12 tuổi. Bỏ học, sống trong nghèo
đói, mồ côi hay bị lạm dụng tình dục, rất nhiều người trong số những tỷ phú mà Forbes
nêu danh đã phải trải qua những con đường vô cùng khó khăn. Tuy nhiên điều đó không
thể ngăn họ trở nên giàu có và quyền lực nhất thế giới.
Một thần tượng của nhiều bạn trẻ là Bill Gates - tỉ phú nhiều năm liền giàu nhất
thế giới, người đã bỏ học ĐH Harvard – ĐH bậc nhất thế giới khi 20 tuổi để thành lập lên
công ty mà bây giờ là tập đoàn sản xuất, kinh doanh phần mềm lớn nhất thế giới. Bỏ học
ngay từ năm 12 tuổi, tỉ phú của Hong Kong, Lý Gia Thành, là con trai trong một gia đình
nhập cư nghèo khổ. Khởi nghiệp từ năm 1950 chỉ bằng việc bán hoa nhựa nhưng cho tới
thời điểm này ông đã là người giàu nhất Hong Kong. Tỉ phú Sheldon Adelson, con trai
của một người lái xe taxi, và là kẻ bỏ học ĐH. Roman Abramovich, ông chủ của CLB
Chealse thì mồ côi từ bé và có một tuổi thơ rất khó khăn. Tỷ phú người Nga này sớm kết
thúc sự nghiệp học hành tại ĐH và lao vào kinh doanh ở tuổi 18. Tỉ phú người Tây Ban
Nha, Amancio Ortega, thì bỏ học từ năm 14 tuổi….
Gần gũi hơn, ở Việt Nam cũng không ít những người như vậy. Triệu phú Đặng Lê
Nguyên Vũ bỏ học Y để đi sản xuất café và bây giờ là ông chủ của thương hiệu café
Trung Nguyên xuất khẩu khắp thế giới. “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy có thể di dời ngôi
nhà 3 tầng qua 1 cái ao với trình độ tiểu học. Nguyễn Tuấn Việt, sinh năm 1982 làm chủ
khi vẫn còn là học sinh và bỏ học ĐH Xây dựng HN để theo con đường Thương mại điện
tử với mặt hàng sản xuất từ gỗ vụn. Năm 2006, website Thương mại điện tử của Việt đã
giành giải nhất với tư cách là đơn vị có khối lượng hàng hóa xuất khảu lớn nhất thế giới
do website Alibaba.com trao tặng. Một giám đốc 8x khác nữa là Võ Đức Thọ, sinh năm
1986, rời ghế nhà trường khi đang học lớp 10 và nay là giám đốc 1 công ty phần mềm và
giải pháp mạng. Một nữ sinh viên năm nhất trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng bỏ học vì
niềm đam mê kinh doanh thiệp…Tất cả họ đều đã có những thành công nhất định mà
không phải thông qua bằng cấp.
Tại sao họ lại không đi theo con đường ĐH? Bởi vì họ đều có chung 1 suy nghĩ
như Shochiro Honda - người sáng lập ra hãng Honda: “Bằng cấp không gây ấn tượng cho
tôi. Chúng chẳng làm nên việc. Điểm số của tôi đã không cao bằng người khác, và tôi
cũng đã không tham gia kỳ thi cuối khoá. Thầy hiệu trưởng gọi tôi lên và cho tôi nghỉ
học. Tôi đã nói với thầy rằng tôi không cần bằng cấp. Giá trị của chúng không bằng cả
một chiếc vé xem phim. Ít nhất với một chiếc vé, bạn còn được bảo đảm là được vào rạp.
Còn một tấm bằng lại không bảo đảm được điều gì cả.”
1) Lí Quí Trung – Sáng lập thương hiệu Phở 24
Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm
không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn. Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn
công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì anh buộc phải đi
làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Làm việc ban ngày, buổi tối lại theo học tại
chức, quãng thời gian đó chính là cung đường khó khăn đầu tiên mà Lý Quí Trung đã
vượt qua nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng thay đổi số phận của mình.
Năm 1991, doanh nhân Lý Quí Trung sang Úc mà trong túi chỉ có 200 USD. Anh
cũng chỉ được một người quen bảo lãnh trong 3 tháng để học tiếng Anh. Lúc ấy, Lý Quí
Trung đứng trước hai lựa chọn: trở về nước hoặc tìm mọi cách ở lại. Anh chọn phương án
ở lại tìm cơ hội, nhưng làm thế nào để thực hiện được mục tiêu ấy lại là khó khăn quá lớn
với chàng trai Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng.
Ba tháng đầu phải ăn nhờ, ở đậu, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, anh vẫn
tin mình sẽ vượt qua. Anh phải làm rất nhiều việc, bất kể đêm ngày và chuyển chỗ ở tới
mấy chục lần, thậm chí phải ngủ nhờ trong nhà thí (dành cho những người bất hạnh và ở
miễn phí), nhưng vẫn thi đậu vào ngành Quản trị du lịch khách sạn thuộc Đại học Sydney
Western.
Khi trở về Việt Nam, anh đã được mời đảm nhiệm vị trí CEO của nhiều doanh
nghiệp lớn. Và cuối cùng, niềm đam mê sáng tạo kinh doanh ẩm thực đã giúp Lý Quí
Trung sáng lập nên thương hiệu Phở 24, đồng thời là chủ hệ thống An Nam Group.
2) Củng Lợi
Hai lần thi đầu, Củng Lợi đăng ký vào trường Học viện sư phạm Sơn Đông nhưng
đều thất bại, cho đến lần thi thứ ba mới đỗ vào Học viện Hí kịch trung ương.
3) Đoàn Nguyên Đức- Bầu Đức Chủ tịchTập đoàn Hoàng Anh GiaLai
Trong số nhiều doanh nhân thành đạt, không thể không nhắc tới Đoàn Nguyên
Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông đã từng thi trượt ĐH tới 4 lần.
Là cậu học trò nghèo trong một gia đình đông anh em, Đoàn Nguyên Đức ấp ủ
ước mơ vào đại học để thay đổi cuộc sống cho gia đình. Lớp 12 (năm 1982), Đoàn
Nguyên Đức vào TP.HCM thi đại học. Năm ấy, ông Đức... thi trượt. Không nản lòng,
Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4,
ông vẫn không đậu.
Tuy vậy, vượt qua nhiều gian khó, Đoàn Nguyên Đức đã trở thành một doanh
nhân nổi tiếng khiến hàng triệu bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ khi sáng lập nên Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai và cũng là Chủ tịch CLB bóng đá thuộc hàng "chịu chơi" nhất V-
League. Đoàn Nguyên Đức từng nói rằng: “Con đường học vấn không mỉm cười với
mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con
đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.
4) Tỷ phú Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế
giới.
Với khối tài sản ước tính vào trên 50 tỷ USD, ông Buffett cũng là một những
người giàu nhất thế giới. Năm 19 tuổi, ông sở hữu khối tài sản 90.000 USD.
Ít ai biết thành công của Warren Buffett bắt nguồn từ đam mê, cay đắng và cả
việc trượt ĐH Kinh doanh Harvard năm 19 tuổi. Ông từng nói về thất bại này: “Khi ấy
tôi nghĩ đó là một sự kiện kinh khủng nhưng sau này nó lại biến thành chuyện may.
Thất bại dạy bạn phải tiếptục kiên cường bước tiếp"
5) Một nhà báo nổi tiếng thế giới - Tom Brokaw
Cũng là một thanh niên bị Harvard từ chối. Với ông đó là một trong một loạt thất
bại khiến bản thân phải tĩnh tâm lại, bớt chơi bời và cố gắng học cho xong đại học rồi vào
làm trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. "Vấp váp ban đầu đó thực sự là điểm mốc cho
sự bật lên của tôi", ông thừa nhận.
6) Jack Ma, người sáng lập Alibaba.com
Một trong những website thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất thế giới
với trị giá trị thị trường có lúc lên tới 26 tỷ USD. Alibaba.com có 57 triệu người dùng
trên khắp toàn cầu. Sinh năm 1964 tại Hàng Châu, một thành phố công nghiệp phía Nam
Thượng Hải, Jack Ma có cha là chủ nhiệm một đoàn kịch nói, còn mẹ là công nhân của
một nhà máy sản xuất đồng hồ. Và Jack Ma từng trượt đại học tới 2 lần.
Nhưng với sự nhạy bén của mình, Jack Ma là người đầu tiên đã nhìn thấy cơ hội
phát triển kinh doanh thông qua internet tại Trung Quốc. Ông bắt tay vào xây dựng mạng
lưới tìm kiếm thông tin thương mại trên mạng và các dịch vụ kinh doanh khác qua các
trang web như taobao.com, dịch vụ Ali-loan… Ngày nay Jack Ma lại được gọi là “Ông
vua thương mại điện tử tại Trung Quốc”...
7) Bill Gates:
Bill Gates thi đỗ trường đại học danh giá nhất thế giới Harvard. Học được một năm ông
quyết định bỏ học với suy nghĩ, nếu cứ tiếp tục học tại đây, ước mơ của ông sẽ mãi chỉ là
ước mơ không thể với tới. Đến bây giờ, thế giới phải thừa nhận, quyết định của Bill
Gates là hoàn toàn đúng đắn khi mà kể từ thời điểm rời xa ghế nhà trường ông đã dành
tâm huyết để gây dựng đế chế phần mềm số 1 thế giới. Bill Gates đã chứng minh cho cả
thế giới thấy một thực tế, không phải chỉ có con đường học tập mới có thể mang lại sự
thành công và vinh quang.
Chàng tỷ phú trẻ tuổi và cũng là ông chủ tập đoàn Facebook Mark Zuckerberg là
một doanh nhân đáng được ngưỡng mộ. Chàng trai trẻ tuổi đã có một quyết định vô cùng
dũng cảm khi từ bỏ ngôi trường đại học Harvard danh giá của mình để chạy theo những
dự án kinh doanh đầy hứa hẹn.
8) Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg đã từng cho biết, quyết định bỏ học của anh có sự ảnh hưởng lớn từ
Bill Gates. Nếu như ngày ấy, Zuckerberg không dũng cảm thực hiện hoài bão của mình
thì có lẽ giờ đây, ở độ tuổi còn rất trẻ anh không thế trở thành vị tỷ phú với số tài sản lên
tới gần 20 tỷ USD.
9) Huyền thoại Steve Jobs
Steve Jobs đã mang đến cho thế giới công nghệ những điều kỳ diệu ngoài sức tưởng
tượng với iPhone, iPad bằng đỉnh cao sáng tạo. Gia nhập trường đại học Reed College,
Jobs đã quyết định bỏ học sau một học kỳ. Sau này, Jobs có nói, nếu như không bỏ học
thì cuộc đời ông không thể có được vinh quang của ngày hôm nay.
10) Micheal Dell
Trong khi đó, ông chủ tập đoàn máy tính Dell là Michael Dell cũng đã rời Đại học Tổng
hợp Texas khi mới 19 tuổi và bắt đầu kinh doanh lịnh vực mà mình đam mê từ nhỏ.
Thành lập công ty máy tính của riêng mình và phát triển nó thành một trong những tập
đoàn bậc nhất thế giới đồng thời trở thành tỷ phú lớn chính là những thành quả mà ông
đạt được kể từ khi quyết định từ bỏ con đường học vấn.
b. Lý do:
- Năng khiếu và tố chất kinh doanh bẩm sinh
- Con mắt quan sát, sự nhạy bén và tài năng xuất chúng
- Hoài bão và sự thôi thúc lớn
- Dũng cảm
c. Những hướng đi khác
Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề.
Bạn hoàn toàn có thể gầy dựng nên sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng ĐH. Sự
thành công trên ghế nhà trường (tức chuyện học hành) không đảm bảo cho sự thành công
trong sự nghiệpnhững gì bạn cần chỉ là cháy bỏng ước mơ và sự nỗ lực để khai phá tiềm
năng của bạn
Trượt ĐH hay học hành kém cỏi không có nghĩa là bạn cũng kém cỏi. Mỗi một
con người có một tố chất riêng và một trong những tố chất đó là có phù hợp với con
đường học hành hay không? Người nào có tố chất dễ thành công trong học hành, họ có
thể trở thành nhà khoa bảng, nhiều bằng cấp; bạn không có tố chất học hành, bạn có thể
làm doanh nhân và đi thuê những người có bằng cấp về làm việc cho mình. Hãy biến ước
mơ thành sự thật, kiên trì với quyết tâm và thật sự nổ lực bạn sẽ thành công
Cộng đồng không bắt một họa sĩ tài ba phải đi nhặt rác nhưng cộng đồng luôn cần
nhiều người quét rác giỏi hơn những người vẽ tranh tồi.
Ở một nước phát triển như nước Đức số học sinh vào đại học ngày càng giảm và
vào trường nghề ngày càng tăng do họ có một hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, và dĩ
nhiên là đời sống của đội ngũ công nhân kĩ thuật được đảm bảo rất tốt và không thua kém
nhiều những người tốt nghiệp đại học.
Khi đến Việt Nam, trước câu hỏi của các phóng viên: “Tại sao ông lại bỏ học?”,
Bill Gates đã trả lời: “Tôi không học ĐH, chứ không phải bỏ học”. Cả cuộc đời của ông
luôn dành cho việc học. Tìm hiểu, nghiên cứu về các CEO thành công nhất của thế giới
và Việt Nam, chúng ta thấy có một điểm chung: họ xem việc học như là bữa cơm hàng
ngày. Không học ĐH thì học trường đời, tự học qua sách vở và qua quá trình làm việc.
Thực tế, có rất nhiều yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành công sau này nhưng nó lại
không nằm ở trong trường ĐH mà phần lớn lại nằm ở bên ngoài. Đó là những kỹ năng
mềm thiết yếu cho sự thành công như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, các kinh
nghiệm thực tế và cả những kinh nghiệm xương máu từ những thất bại… Những kiến
thức tự học này sẽ ở lại lâu hơn và có hiệu quả cao hơn nhiều những kiến thức lý thuyết
khô khan trên giảng đường ĐH. Các bạn sinh viên, các bạn có được những kiến thức này
khi đang ngồi trên ghế giảng đường không?
Trượt ĐH hay học hành kém cỏi không có nghĩa là bạn cũng kém cỏi. Mỗi một
con người có một tố chất riêng và một trong những tố chất đó là có phù hợp với con
đường học hành hay không. Người nào có tố chất để thành công trong học hành, họ có
thể trở thành nhà khoa học; bạn không có tố chất học hành, bạn có thể làm doanh nhân và
đi thuê những người có bằng cấp về làm việc cho mình.
III. Kết luận
Để kết luận xin mượn lời Các Mác đã viết khi tốt nghiệp trung học phổ thông:
“Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ
không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người; khi đó ta
cảm thấy một niềm vui chứ không phải là tội nghiệp, ích kỷ, vì hạnh phúc của ta thuộc về
hàng triệu người."
Nhưng khi biết được học đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời thì
bạn cũng đừng quá ỷ lại vào những con đường khác. Bằng đại học là một trong những
hành trang quan trọng trên đường đời, nó đánh giá con người bạn như thế nào?,Khả năng
của bạn đến đâu?Quá trình bạn tự rèn luyện bản thân ra sao? Và những kiến thức mà bạn
đã được trau dồi như trong phần (1) của bài thuyết trình.
Không phải Bill Gate đã quay lại học tiếp bậc đại học ở Havard sau 32 năm ông
rời ghế nhà trường để đi trên con đường kinh doanh hay sao? Bạn có tự hỏi là nguyên
nhân vì sao Bill vẫn muốn tốt nghiệp đại học trong khi cơ ngơi, sự nghiệp của ông như
vậy?
Ngay cả Bill Gates cũng khuyên sinh viên không nên bỏ học Trong dịp sang Hà
Nội và nói chuyện với sinh viên. Và điều đó được nhiều người dẫn chứng để can ngăn
chuyện bỏ học. Nhưng đó là họ chưa hiểu ý nghĩa sâu xa trong ý của Bill Gates. Bạn nghĩ
tại sao một người thành công trên con đường mình đã lựa chọn lại khuyên người khác
không làm theo họ? Đơn giản vì con đường đó chứa đựng nhiều rủi ro mà không phải ai
cũng có thể làm được
Hay chuyện về ông bầu Đức, trước khi ông ra ngoài lập nghiệp, thì không phải
ông đã thi Đại học tới 4 lần hay sao?
Vì sao học đại học được đề cao như vậy?
Bởi vì có 2 lý do như sau:
 Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ nhưng thực tế là phần lớn ứng
viên có bằng đại học từ các trường danh tiếng có chuyên môn tốt hơn những ứng
viên khác. Nếu có hai ứng viên đều phù hợp với vị trí tuyển dụng thì ứng viên từ
một trường danh tiếng có khả năng được chọn cao hơn người còn lại vì như vậy sẽ
làm công ty có một profile tốt hơn.
 Đồng thời những mối quan hệ của ứng viên này với trường đại học
mà anh ta tốt nghiệp có thể giúp ích cho công ty trong việc tuyển dụng sinh viên
mới. Bạn đã thấy sự quan trọng của bằng cấp trong quan điểm của nhà tuyển dụng
như thế nào rồi đấy. Vì vậy, đừng bỏ học đại học.
Đúng là học đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Nó chỉ là một
trong những mục tiêu mà bạn đặt ra để đạt được mục đích của cuộc đời bạn. Cho dù bạn
đạt được mục tiêu đó mà không có ước mơ, hoài bão, không dám hành động kiên định thì
bạn không thể nào chạm tới được mục đích của bạn, không thể nào đạt tới sự thành công
mà bạn mong muốn. Hay bạn có thể bỏ qua mục tiêu đó nhưng bạn có niềm tin, niềm
đam mê mãnh liệt vào những gì mà bạn đang làm và quyết tâm theo đuổi mục đích cuộc
đời bạn đến cùng thì tôi chắc chắn một điều rằng “THÀNH CÔNG ĐÃ NẰM TRONG
TAY BẠN”!!

More Related Content

What's hot

Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Hoa Sen University
 
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1Đặng Duy Linh
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriHoa Sen University
 
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chính
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chínhBài kiểm tra môn giao tiếp hành chính
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banPhạm Minh Ngọc Hà
 
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Hoa Sen University
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuHải Finiks Huỳnh
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Hoa Sen University
 
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuNguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuLee Cường
 

What's hot (17)

Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
 
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
 
Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14
 
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
 
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chính
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chínhBài kiểm tra môn giao tiếp hành chính
Bài kiểm tra môn giao tiếp hành chính
 
Ivycation catalog
Ivycation catalogIvycation catalog
Ivycation catalog
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
 
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Lecture02
Lecture02Lecture02
Lecture02
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiều
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
 
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuNguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
 

Viewers also liked

διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]Anni Abelog
 
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]Anni Abelog
 
διαθεματική εργασια χημείας Optimised
διαθεματική εργασια χημείας Optimisedδιαθεματική εργασια χημείας Optimised
διαθεματική εργασια χημείας OptimisedAnni Abelog
 
nutrition survey
 nutrition survey nutrition survey
nutrition surveyAnni Abelog
 
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7Arlene Callang
 

Viewers also liked (16)

Konkurs 1
Konkurs 1Konkurs 1
Konkurs 1
 
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
 
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]διαθεματική εργασια χημείας   Copy 5.odp [repaired]
διαθεματική εργασια χημείας Copy 5.odp [repaired]
 
Open university
Open universityOpen university
Open university
 
Google sites
Google sitesGoogle sites
Google sites
 
[Quan tri chien luoc] noi dung de tai chien luoc trong nen kt e
[Quan tri chien luoc] noi dung de tai chien luoc trong nen kt e[Quan tri chien luoc] noi dung de tai chien luoc trong nen kt e
[Quan tri chien luoc] noi dung de tai chien luoc trong nen kt e
 
Konkurs 1
Konkurs 1Konkurs 1
Konkurs 1
 
Prezentacja1
Prezentacja1Prezentacja1
Prezentacja1
 
διαθεματική εργασια χημείας Optimised
διαθεματική εργασια χημείας Optimisedδιαθεματική εργασια χημείας Optimised
διαθεματική εργασια χημείας Optimised
 
Nota fizik ^^
Nota fizik ^^Nota fizik ^^
Nota fizik ^^
 
Prezentacja1
Prezentacja1Prezentacja1
Prezentacja1
 
銭湯project
銭湯project銭湯project
銭湯project
 
Computer keyboard
Computer keyboardComputer keyboard
Computer keyboard
 
nutrition survey
 nutrition survey nutrition survey
nutrition survey
 
Cipp model
Cipp modelCipp model
Cipp model
 
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7
Strategic Intervention Material in Mathematics Grade 7
 

Similar to Giao tiếp kinh doanh

30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Triet ly giao duc (kim dinh)
Triet ly giao duc (kim dinh)Triet ly giao duc (kim dinh)
Triet ly giao duc (kim dinh)Hiền Nhân
 
Làm thế nào để dạy con nên người
Làm thế nào để dạy con nên ngườiLàm thế nào để dạy con nên người
Làm thế nào để dạy con nên ngườicamnanggiaoduc
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcThanh Le
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứccamnanggiaoduc
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
Ky nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaKy nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaNguyen Hang
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenVũ Vu
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC nataliej4
 
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docx
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docxTTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docx
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docxwilliamhannah32
 

Similar to Giao tiếp kinh doanh (20)

30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
Luận văn: Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng H...
 
Lecture02
Lecture02Lecture02
Lecture02
 
Lecture02
Lecture02Lecture02
Lecture02
 
Triet ly giao duc (kim dinh)
Triet ly giao duc (kim dinh)Triet ly giao duc (kim dinh)
Triet ly giao duc (kim dinh)
 
Làm thế nào để dạy con nên người
Làm thế nào để dạy con nên ngườiLàm thế nào để dạy con nên người
Làm thế nào để dạy con nên người
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du học
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Ky nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaKy nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu qua
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
Tam li hoc duong
Tam li hoc duongTam li hoc duong
Tam li hoc duong
 
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docx
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docxTTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docx
TTCX_Final pitch_Nhom 8_Word.docx
 
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
 
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại họcLuận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Giao tiếp kinh doanh

  • 1. Đề tài 10 “ ĐẠI HỌC: CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ VÀO ĐỜI” I. Thực trạng tâm lí xã hội hiện nay 1. Quan niệm “ Đại học là con đường duy nhất” Trước tiên, phải tự thừa nhận với nhau rằng căn bệnh sĩ diện hão, thích danh vị, chuộng bằng cấp vẫn còn khá phổ biến không chỉ trong xã hội Việt Nam. Khi đi giao tiếp với nhau, người ta thường hỏi nhau rằng anh học trường gì, anh đỗ đạt bằng cấp nào để rồi có sự tôn trọng nhau cao hay thấp; khi có chương trình hội thảo nào mời được ông Giáo sư nọ, bà Tiến sĩ thì lấy làm vinh dự lắm lắm; hay khi tuyển người thì cứ ai bằng cấp cao là coi như nắm chắc đến 99% được nhận, chẳng cần phải để ý nhiều đến năng lực thực sự Chính vì vậy, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn về bằng cấp. Bằng cấp là gì? Từ điển Tiếng Việt (NXB Thanh Niên, 2000, trang 71) định nghĩa: “Bằng cấp là giấy làm bằng của chính phủ hoặc một tổ chức có thẩm quyền cấp cho thí sinh trúng tuyển”. Như vậy, bằng cấp vốn chỉ là một cái bằng chứng, chứng nhận người học đã có học qua ít nhiều sách vở, đã rèn luyện trí não đến một trình độ nào đó. Chỉ thế thôi. Vậy mà, không biết tự bao giờ người ta đã gán cho tờ giấy trên đó có tên họ đi kèm với chữ kí và dấu triện của nhà trường những chức năng mà bản thân nó vốn không hề có. Bằng cấp trở thành câu thần chú “Vừng ơi mở cửa ra!” mở được tất cả các cánh cửa của các cơ quan, doanh nghiệp. Và nghiễm nhiên, nó trở thành một thứ điều kiện đủ, một phương tiện duy nhất trên con đường mưu sinh và thăng tiến dễ dàng. a. Từ xã hội: Quan niệm học đại học đã có từ xa xưa, các sĩ tử thời xưa thi nhau dùi mài kinh sử để thi đậu tú tài, bảng nhãn, trạng nguyên….. Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh Đại học, cả nước lại rộn ràng không khí thi cử, trung bình có khoảng 2 triệu thí sinh đi thi. Đại học khiến bạn đổ mồ hôi, công sức, tiền bạc để được đặt 1 chân vào ….. tại sao?  Xã hội đua theo bằng cấp: Chính sự coi trọng việc vào đại học là hệ quả tất yếu của một xã hội coi trọng bằng cấp.Thật ra thì tâm lí trọng bằng cấp bản thân nó không có gì là không tốt nếu được song
  • 2. hành với một cơ chế đánh giá bằng cấp đúng mức, phản ảnh được năng lực mỗi người thông qua bằng cấp. Bằng cấp chỉ là tiền đề chứ không phải là đối tượng để căn cứ vào đó mà xem xét tiềm năng và khả năng phát triển tiếp theo của con người, thế nhưng trên thực tế người ta lại thường xem chúng là công cụ hàng đầu. Chính vì nhận thức thiếu sót này đã đồng thời dẫn đến hai vấn đề lớn: thứ nhất, một số người có “ bằng thật nhưng chất lượng thấp” có cơ hội bước vào những vị trí quan trọng mà khả năng không xứng đáng; thứ hai, đã tước đi nhiều cơ hội được khẳng định của những người không có bằng cấp nhưng lại có khả năng. Nhưng làm sao người ta không chạy theo bằng cấp khi mà việc tuyển dụng, xếp lương, đề bạt dựa trên bằng cấp? Vì lẽ đó mà “thạc sĩ hóa” trở thành cao trào trong cả nước, không có thạc sĩ thì không phong “cấp, chức”, không được đứng lớp dạy đại học. Thế nhưng ai cũng biết một thực tế là đào tạo thạc sĩ ở ta đang còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao. Thực tế đó được một vị quan chức của ngành giáo dục thừa nhận trong một cuộc hội thảo khoa học: 60% luận án thạc sĩ chỉ dùng làm tài liệu tham khảo… xếp ngăn tủ, 30% luận án tiến sĩ là vô bổ. Mặc dù vậy những người nằm trong con số đáng xấu hổ đó sau khi có bằng “thạc sĩ, tiến sĩ” là được phong “cấp, chức”, được bổ nhiệm làm lãnh đạo. Chúng ta thường quan niệm rằng. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ, giúp chúng ta mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tụê….. chúng ta sẽ nhanh chóng thành công và tự tin bước vào đời. Đại học đối với mọi người được xem là trình độ “tối thiểu” để mọi người có chỗ đứng trong xã hội. Xong Đại học, bạn mới có đủ trình độ ở một ngành nhất định, và thật sự tương lai của bạn mở ra, tỏa sáng từ đó. Chẳng trách tại sao, từ già đến trẻ, từ một bác sĩ cho đến một người nông dân, đều gật gù: “Đậu Đại học thì mới tiến xa được…” Như vậy, rõ ràng xã hội đều đánh đồng rằng vào Đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, sang trọng, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này. Thực tế, mọi người đều biết “Đại học chẳng phải con đường duy nhất”, khi Bill Gates trở thành ông chủ tập đoàn Microsoft hùng mạnh mà vẫn chưa có tấm bằng cử nhân, hay tổng giám đốc các công ty, xí nghiệp nổi tiếng đều trải qua tuổi thơ lận đận khi
  • 3. việc học trì trệ. Họ vẫn thành tài nhờ vào tài năng, bản lĩnh và sự cố gắng. Nhưng, trong xã hội, mấy ai làm được như vậy? Do đó, tư tưởng “Đại học là duy nhất” vẫn tồn tại ngày này tháng nọ trong suy nghĩ mỗi người. Họ không có chí hướng, không dám dấn thân trong đam mê, thụ động chọn một ngành mà theo họ, “sau này sẽ thành đạt”. Biết bao sinh viên tốt nghiệp ra trường, cầm mảnh bằng Đại học trong nuối tiếc: “Giá như mình học ngành A, đừng học ngành B, giá như mình chịu học ngành mình thích, giá như…”Vì sao phải vào đại học? b. Gia đình, thầy cô, bạn bè. Khi xưa, ba mẹ ta không đủ điều kiện, gia cảnh khó khăn nên dang dở chuyện học hành. Khát khao được bước vào ngưỡng cửa Đại học, đối với họ, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng họ không còn cơ hội nữa, khi kiến thức phai nhạt theo thời gian, qua bao bươn chải khổ nhọc. Họ đành kỳ vọng vào con cháu của mình. Từ đó mới có chuyện, ba mẹ phán “Đại học là con đường duy nhất”, và các bạn trẻ nghe theo, nhủ thầm: “Phải rồi, chỉ cần vào Đại học, vào Đại học là tương lai sang ngời…” Không ít thí sinh vì không đậu được vào đại học nên tỏ ra hết sức u buồn, chán nản, thậm chí có bạn vì quá sợ hãi, xấu hổ đã có những hành động dại dột. Điều đó cho thấy nhiều bạn xem đại học là mục tiêu duy nhất. Tâm lí này không hoàn toàn được hình thành do bản thân các em mà có sự “đóng góp” lớn của các bậc cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh ngay từ đầu đã “thay con” đặt ra yêu cầu là bằng mọi giá phải vào được đại học, vạch ra cho con những viễn cảnh cuộc đời không mấy sáng sủa nếu bị thi trượt. Một số người còn đe dọa này nọ nếu yêu cầu này không được thực hiện, chưa kể là còn có thể đem niềm tự hào, truyền thống gia đình gán với tấm giấy báo trúng tuyển đại học. Nhiều phụ huynh cho rằng làm vậy sẽ giúp các em phải cố gắng vượt bậc trong học tập và như thế chỉ có tốt cho con. Họ quên rằng điều đó nhiều khi phản tác dụng, là một áp lực rất nặng nề mà trong suốt một thời gian dài các bạn phải chịu đựng. Khi đưa ra kì vọng cho con, thay vì quan tâm đến năng lực thật sự để có những lời tư vấn lựa chọn nghề nghiệp hợp lí thì cha mẹ lại vô tình đặt lên vai con mình một gánh nặng tâm lí. Chính quan niệm chưa đúng này đã đặt rất nhiều em vào một tình thế duy nhất chỉ có một lựa chọn, một con đường chỉ có một điểm đến là cổng trường đại học. Nói khác đi là đã làm mất đi của các bạn những cơ hội tốt hơn, những sự lựa chọn phù hợp hơn với năng lực, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức.
  • 4. Không ít bạn đã chua chát thừa nhận mình thi đại học hoàn toàn không phải vì bản thân mà để làm vui lòng bố mẹ, gia đình, đối với một thời điểm quan trọng trong cuộc đời các bạn đã không được quyền tự chủ, không thể sống cho mình. Đây chính là một sự thiếu công bằng, được tạo ra do những quan niệm mang nặng tính áp đặt, đòi hỏi từ các bậc làm cha, làm mẹ. 2. Suy nghĩ và tâm lý của học sinh về việc thi đại học: Ngày nay, hầu hết học sinh đều xem đại học là con đường duy nhất, thời thượng nhất, dễ dàng thành công nhất để vào đời. Sự ưu ái thái quá đối với bằng cấp đã làm không ít người xem con đường thi cử là con đường duy nhất để tiến thân, dẫn đến gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp... Lại có một số người trẻ cho rằng thi rớt là dấu chấm hết của cuộc đời mình, rồi hành xử tiêu cực... Trong khi đó cơ chế sử dụng nhân lực còn nhiều khiếm khuyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ quả như hiện nay: nhiều người biết làm việc nhưng không có việc làm, nhiều người được việc làm nhưng không làm được việc. Suy nghĩ và tâm lý của học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè, muốn thể hiện bản thân không muốn thua kém người khác,…Có nhiều bạn học sinh còn không biết mình sẽ làm gì sau khi học đại học xong vậy mà vẫn muốn thi vào đại học, các bạn dồn hết sức lực vào việc học nhưng việc thi cử không phải ai muốn đỗ là được, bên cạnh những bạn thi đỗ thì có rất nhiều bạn thi rớt và tâm lý cũng như suy nghĩ bị ảnh hưởng rất nhiều, có bạn còn muốn tự tử vì cảm thấy xấu hổ trước ba mẹ, thầy cô, bạn bè, đó là một việc làm hết sức nông cạn: “Con đường vào đời không thể đóng lại khi bạn bị ngã một lần và biết tự mình đứng lên”. Lúc này cần thiết nhất đó là sự động viên của mọi người, bởi vì chính áp lực từ bên ngoài đã làm cho học sinh có suy nghĩ là mình phải thi đậu, nếu không đậu sẽ thành người bỏ đi, các bạn cần biết rằng đại học không phải là con đường duy nhất. Có nhiều người thành đạt nhưng họ không phải thành đạt nhờ con đường đại học. Họ có thể học nghề, với những gì vừa sức với họ, thì thành công cũng sẽ đến. Vì xã hội quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học. Nhưng liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, không phải là từ những gì ta làm? Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công II. Con đường vào đời
  • 5. 1. Bạn được gì khi học đại học a. Vai trò của trường đại học- giáo dục đại học  Giáo dục đại học là gì? Trong một xã hội đầy ắp những khác biệt, với nhiều hệ tư tưởng và ý kiến đa dạng, cụm từ “giáo dục đại học” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Sự đa dạng về quan điểm là khó tránh khỏi, và nhiều người cho rằng đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta là thảo luận và tìm hiểu về chất lượng trong giáo dục đại học, nên chúng ta cần tự hỏi: trong từ “đại học” (higher education) thì cái được xem là “đại” (higher) nằm ở chỗ nào? Bạn, với tư cách là một nhà giáo, một trong những bên hữu quan tronggiáo dục đại học, sẽ cho rằng từ “đại” ở đây không chỉ đơn thuầncó nghĩa là là một cấp học cao hơn trong cấu trúc giáo dục của một quốc gia. Ý nghĩa của nó rộng hơn thế. Xét về cấp bậc, giáo đục đại học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao đẳng và đại học nhằm giúp sinh viên đạt được một tấm bằng của bậc đại học. Giáo dục đại học truyền cho người học những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu. Có thể nói vắn tắt rằng đại học là “sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn về một lĩnh vực ngày càng hẹp hơn”. Sinh viên được phát triển khả năng tự đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân tích và phản biện về những vấn đề đương đại. Đại học không chỉ mở rộng năng lực trí tuệ của từng cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn của họ, mà còn giúp họ mở rộng tầm nhìn và hiểu biết đối với thế giới xung quanh. Theo Ronald Barnett (1992), có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học: - Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học đượcquan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp. - Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
  • 6. - Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên. - Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. Khi nhìn vào hoạt động của các trường đại học ta có thể dễ dàng nhận ra ba chức năng cơ bản cấu thành giáo dục đại học, đó là giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng.  Vai trò của giáo dục đại học trong xã hội Giáo dục đại học nói chung thường được hiểu là bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng. Thực ra, khi phân tích kỹ những quan điểm khác nhau về giáo dục đại học, chúng ta có thể kể ra nhiều vai trò khác nhau của giáo dục đại học trong xã hội. Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” (feeder system) của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quyhoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng ta[2] chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Ủy ban Kothari (1996) liệt kê những vai trò sau đây của các trường đại học (các cơ sở giáo dục đại học trong xã hội hiện đại): - Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, không ngừng nghỉ và không chùn bước trong quá trình kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và niềm tin cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới; - Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống,phát hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn.
  • 7. - Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác; những người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng. - Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những khác biệt về văn hoá xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục; và - Nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân rộng những thái độ và giá trị này racho cả cộng đồng (GOI, 1966, p. 497-8). b. Lợi thế của học đại học Học đại học không phải là con đường duy nhất nhưng là thật sự cần thiết khi bước vào đời vì: - Nhận được tấm bằng đại học là yêu cầu xin việc và thăng tiến ở Việt Nam. - Môi trường đại học là môi trường tốt để mỗi thanh niên nuôi nấng và biến hoài bão cuộc đời thành sự thật. - Tuổi trẻ xung mãn nhất cuộc đời cũng là quãng thời gắn với giảng đường đại học. Sẽ gợi mở ra cho ta nhiều ước mơ, khát vọng tuổi trẻ, tình yêu... - Những ý tưởng sẽ được gọt giũa và được tạo thành một cách chuyên nghiệp hơn cũng từ giảng đường đại học. - Khi ra đời làm việc, phần lớn cũng cần phải có kiến thức chuyên môn căn bản từ môi trường đại học. - Tấm bằng Đại học như là một thước đo tri thức và sự nỗ lực trong đời của mỗi người trẻ. Phần nào đó nó còn là niềm tự hào của bản thân. Nó làm ta thêm vững tin khi bước vào đời. Mr.B.Gates trong buổi giao lưu với sinh viên Việt nam tại hội trường ĐH Bách khoa (22/04/2006) đã có lời khuyên cho sinh viên VN: "Phải đầu tư cho công việc học tập của mình. Những ai may mắn vào trường đại học sẽ thấy mình có nghĩa vụ phải học tập tốt nhất để cống hiến cho đất nước....." Và khi được hỏi:"Ông nghĩ thế nào khi bỏ ngang đại học? Ông có nghĩ đó là quyết định phiêu lưu ko? Khi ấy, ông có hỏi ý kiến hay lời khuyên của mẹ không?" ông chia sẻ: "Khi ấy tôi còn rất trẻ, chưa có gia đình nên việc bỏ học cũng không quá rủi ro. Tại thời điểm đó, các hãng phần cứng, kể cả Intel, cũng không hiểu nhiều về phần mềm. Đó là cơ hội cực lớn cho chúng tôi. Khi còn là sinh viên, tôi rất thích đến trường, trao đổi với các bạn khác. Họ đều là sinh viên giỏi, nhưng tôi nhận thấy chưa có ai theo đuổi ý tưởng phần mềm + chip. Tất nhiên, hồi ấy bố mẹ tôi đã rất lo lắng, băn khoăn. Giờ họ vẫn còn thỉnh
  • 8. thoảng nhắc lại chuyện này. Hồi ấy bỏ học là chuyện dị thường, tôi trông lại trẻ hơn tuổi nên có khi gặp mặt khách hàng, rất khó thuyết phục để họ tin rằng: "Này, phần mềm sẽ thành công cực lớn đấy". Phải mất 4,5 năm, tình hình mới đỡ khó khăn hơn. Giờ đây nghĩ lại, tôi biết rằng quyết định hồi ấy của mình là chính xác. Tuy nhiên, giờ tôi vẫn khuyến khích các bạn là học hết đại học đi đã." c. Mặt trái của con đường đại học. Tỉ phú Robert Kiyosaki, tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” xuất bản hàng triệu bản trên thế giới đã khảng định rằng Sự thành công trên ghế nhà trường (tức chuyện học hành) không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp. Nói cách khác, không phải cứ học giỏi, bằng cấp cao là sẽ thành công trong công việc, sự nghiệp. Điều này, bạn hoàn toàn có thể thấy ngoài thực tế rằng có rất nhiều người đậu ĐH bằng cao, học lực tốt nhưng vẫn khó xin việc, khi đi làm thì lại rất chật vật với công việc và có mức thu nhập không cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn tỉ phú, triệu phú, những vị giám đốc thành đạt không có bằng ĐH, thậm chí là trình độ học vấn rất thấp trên khắp thế giới cũng như ngay ở Việt Nam. Tôi xin kể ra đây một số người như vậy.  Đối với học sinh: Khi không đậu đại học: Xuất phát từ cảm giác xấu hổ, ngại tiếp xúc, thất vọng về bản thân các bạn đã rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỉ, chấn động về tâm lí. Để rồi mùa đại học nào bên cạnh niềm vui, nụ cười của những gia đình có con đỗ đạt, có những gia đình đau đớn vì mất con. Không ít bạn suy nghĩ rằng đại học là con đường duy nhất, cơ hội duy nhất để "đổi đời", để thành công. Bởi thế khi trượt đại học các bạn ấy không tránh khỏi suy nghĩ "mất tất cả". Tâm lí đó cộng hưởng với sức ép từ thái độ của gia đình, bố mẹ, hàng xóm và thành tích tốt của bạn bè đã dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng.  Đối với sinh viên: Học đại học một con đường vào đời nhưng nó không phải là con đường duy nhất. Cái gì nó cũng có mặt trái cả, học đại học nó mang lại cho bạn những lợi ích thành công phía trên nhưng nó sẽ láy đi công sức, thời gian, tiền bạc của bạn và của bố mẹ bạn. Nó tồn tại rủi ro thất nghiệp, không phải học xong là chúng ta xin được việc, có việc làm. Thực trạng học đại học hiện nay giống như kiểu để láy điểm, phó thát cho thi cử vạy. Nhiều bạn sinh viên chỉ lo tập trung vào học lý thuyết thuần mà không trang bị cho mình những cái khác, và thế bạn có thể chỉ thu được một tấm bằng. Thực trạng hiện nay có vô số bạn snh viên học xong không kiếm được việc, nguyên nhân là so đau, có lẽ chúng ta cũng đã biết.
  • 9.  Đối với xã hội: - Mỗi năm “đẻ” thêm 11 trường đại học Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM) cho rằng với tốc độ thành lập đại học bình quân tới 11 trường/năm thời gian qua, đã có khiếm khuyết trong quá trình thành lập một số trường. “Nâng cấp ồ ạt, thành lập thiếu kế hoạch là nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu kém. Tôi thấy nhiều trường thiếu giảng viên, thiếu đủ thứ nhưng vẫn cấp phép cho thành lập. Đề nghị Bộ GD-ĐT cho biết chất lượng đại học VN đang ở mức nào trong khu vực?” - đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) hỏi. Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga cho biết: “Nhiều đại học nước ngoài đầu tư vào, thu tiền rất nhiều, nhưng chất lượng cũng bình thường. Trường có tên nước ngoài nhưng lúc thì thầy ngoại dạy, lúc thì thầy VN”. Theo số liệu thống kê mà DPA có được thì số lượng trường đại học và cao đẳng đã tăng từ con số 69 vào năm 1997 lên 376 trường vào năm 2009 và tỷ lệ tuyển sinh đã tăng 13 lần trong khi số lượng giảng viên chỉ tăng 3 lần trong giai đoạn này. - Làm trái ngành, lương thấp K.D, từng tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) hiện đang làm công nhân may giày da xuất khẩu ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp, D. được gia đình hỗ trợ kinh phí đi xin việc làm. Trong suốt một năm, nộp bao nhiêu hồ sơ xin việc nhưng cũng không có kết quả. Đã có lúc D. tuyệt vọng và định tìm đến cái chết. Nhưng sau đó D. quyết định đứng lên, chấp nhận làm công nhân để trang trải cho cuộc sống hằng ngày và quan trọng nhất là không để mình vô dụng. T.H (học ngành văn hóa học) và T.T (học ngành xã hội học), cùng tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Hiện tại cả hai đều đang làm công nhân tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Làm lao động phổ thông, thu nhập thấp, nhưng H. và T. đành phải chấp nhận để trang trải tiền ăn, tiền nhà… Tốt nghiệp ngành điện - điện tử tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, A.T bôn ba khắp nơi với đủ thứ nghề: bán hàng, tiếp thị sản phẩm… vì không thể xin được việc. Sau một thời gian dài, vì quá nản chí, T. đã bỏ về quê để làm… rẫy, trồng cây ăn trái. Số lượng SV học tại các trường ĐH, CĐ địa phương khó tìm việc khi ra trường cũng khá đông. Trên mạng xã hội Yume, thành viên Candy đã kể những câu chuyện mình
  • 10. biết ở địa phương khiến nhiều người ngỡ ngàng: “Tôi biết có một quán cà phê trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Rạch Giá. Quán có 4 nhân viên, hai nam, hai nữ, cả bốn người đều là SV tốt nghiệp ngành kế toán, nhưng đến nay đã hơn một năm vẫn chưa tìm được việc làm, đành phải tiếp tục công việc bán thời gian trước kia. Xót xa hơn nữa là tình trạng một nhóm SV tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin (Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang) phải đi phụ hồ vì không tìm được việc làm”. “Đường thẳng bao giờ cũng là đường ngắn nhất” nhưng không có nghĩa đó là con đường đi đến thành công nhanh nhất. Đôi khi đi vòng xa hơn một chút, cùng với sự cố gắng của bản thân, những giá trị đạt được chính là sự thành công trong tương lai. - Tệ nạn -Mua bán bằng cấp a. Ví dụ những tấm gương thành danh Trong danh sách 1.125 tỷ phú do Forbes bình chọn, ít nhất 73 nhà tài phiệt chưa hoàn thành bậc ĐH, thậm chí có người bỏ học từ năm 12 tuổi. Bỏ học, sống trong nghèo đói, mồ côi hay bị lạm dụng tình dục, rất nhiều người trong số những tỷ phú mà Forbes nêu danh đã phải trải qua những con đường vô cùng khó khăn. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn họ trở nên giàu có và quyền lực nhất thế giới. Một thần tượng của nhiều bạn trẻ là Bill Gates - tỉ phú nhiều năm liền giàu nhất thế giới, người đã bỏ học ĐH Harvard – ĐH bậc nhất thế giới khi 20 tuổi để thành lập lên công ty mà bây giờ là tập đoàn sản xuất, kinh doanh phần mềm lớn nhất thế giới. Bỏ học ngay từ năm 12 tuổi, tỉ phú của Hong Kong, Lý Gia Thành, là con trai trong một gia đình nhập cư nghèo khổ. Khởi nghiệp từ năm 1950 chỉ bằng việc bán hoa nhựa nhưng cho tới thời điểm này ông đã là người giàu nhất Hong Kong. Tỉ phú Sheldon Adelson, con trai của một người lái xe taxi, và là kẻ bỏ học ĐH. Roman Abramovich, ông chủ của CLB Chealse thì mồ côi từ bé và có một tuổi thơ rất khó khăn. Tỷ phú người Nga này sớm kết thúc sự nghiệp học hành tại ĐH và lao vào kinh doanh ở tuổi 18. Tỉ phú người Tây Ban Nha, Amancio Ortega, thì bỏ học từ năm 14 tuổi…. Gần gũi hơn, ở Việt Nam cũng không ít những người như vậy. Triệu phú Đặng Lê Nguyên Vũ bỏ học Y để đi sản xuất café và bây giờ là ông chủ của thương hiệu café Trung Nguyên xuất khẩu khắp thế giới. “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy có thể di dời ngôi nhà 3 tầng qua 1 cái ao với trình độ tiểu học. Nguyễn Tuấn Việt, sinh năm 1982 làm chủ khi vẫn còn là học sinh và bỏ học ĐH Xây dựng HN để theo con đường Thương mại điện tử với mặt hàng sản xuất từ gỗ vụn. Năm 2006, website Thương mại điện tử của Việt đã giành giải nhất với tư cách là đơn vị có khối lượng hàng hóa xuất khảu lớn nhất thế giới do website Alibaba.com trao tặng. Một giám đốc 8x khác nữa là Võ Đức Thọ, sinh năm
  • 11. 1986, rời ghế nhà trường khi đang học lớp 10 và nay là giám đốc 1 công ty phần mềm và giải pháp mạng. Một nữ sinh viên năm nhất trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng bỏ học vì niềm đam mê kinh doanh thiệp…Tất cả họ đều đã có những thành công nhất định mà không phải thông qua bằng cấp. Tại sao họ lại không đi theo con đường ĐH? Bởi vì họ đều có chung 1 suy nghĩ như Shochiro Honda - người sáng lập ra hãng Honda: “Bằng cấp không gây ấn tượng cho tôi. Chúng chẳng làm nên việc. Điểm số của tôi đã không cao bằng người khác, và tôi cũng đã không tham gia kỳ thi cuối khoá. Thầy hiệu trưởng gọi tôi lên và cho tôi nghỉ học. Tôi đã nói với thầy rằng tôi không cần bằng cấp. Giá trị của chúng không bằng cả một chiếc vé xem phim. Ít nhất với một chiếc vé, bạn còn được bảo đảm là được vào rạp. Còn một tấm bằng lại không bảo đảm được điều gì cả.” 1) Lí Quí Trung – Sáng lập thương hiệu Phở 24 Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn. Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì anh buộc phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Làm việc ban ngày, buổi tối lại theo học tại chức, quãng thời gian đó chính là cung đường khó khăn đầu tiên mà Lý Quí Trung đã vượt qua nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng thay đổi số phận của mình. Năm 1991, doanh nhân Lý Quí Trung sang Úc mà trong túi chỉ có 200 USD. Anh cũng chỉ được một người quen bảo lãnh trong 3 tháng để học tiếng Anh. Lúc ấy, Lý Quí Trung đứng trước hai lựa chọn: trở về nước hoặc tìm mọi cách ở lại. Anh chọn phương án ở lại tìm cơ hội, nhưng làm thế nào để thực hiện được mục tiêu ấy lại là khó khăn quá lớn với chàng trai Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Ba tháng đầu phải ăn nhờ, ở đậu, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, anh vẫn tin mình sẽ vượt qua. Anh phải làm rất nhiều việc, bất kể đêm ngày và chuyển chỗ ở tới mấy chục lần, thậm chí phải ngủ nhờ trong nhà thí (dành cho những người bất hạnh và ở miễn phí), nhưng vẫn thi đậu vào ngành Quản trị du lịch khách sạn thuộc Đại học Sydney Western. Khi trở về Việt Nam, anh đã được mời đảm nhiệm vị trí CEO của nhiều doanh nghiệp lớn. Và cuối cùng, niềm đam mê sáng tạo kinh doanh ẩm thực đã giúp Lý Quí Trung sáng lập nên thương hiệu Phở 24, đồng thời là chủ hệ thống An Nam Group. 2) Củng Lợi
  • 12. Hai lần thi đầu, Củng Lợi đăng ký vào trường Học viện sư phạm Sơn Đông nhưng đều thất bại, cho đến lần thi thứ ba mới đỗ vào Học viện Hí kịch trung ương. 3) Đoàn Nguyên Đức- Bầu Đức Chủ tịchTập đoàn Hoàng Anh GiaLai Trong số nhiều doanh nhân thành đạt, không thể không nhắc tới Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông đã từng thi trượt ĐH tới 4 lần. Là cậu học trò nghèo trong một gia đình đông anh em, Đoàn Nguyên Đức ấp ủ ước mơ vào đại học để thay đổi cuộc sống cho gia đình. Lớp 12 (năm 1982), Đoàn Nguyên Đức vào TP.HCM thi đại học. Năm ấy, ông Đức... thi trượt. Không nản lòng, Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đậu. Tuy vậy, vượt qua nhiều gian khó, Đoàn Nguyên Đức đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng khiến hàng triệu bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ khi sáng lập nên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và cũng là Chủ tịch CLB bóng đá thuộc hàng "chịu chơi" nhất V- League. Đoàn Nguyên Đức từng nói rằng: “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”. 4) Tỷ phú Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới. Với khối tài sản ước tính vào trên 50 tỷ USD, ông Buffett cũng là một những người giàu nhất thế giới. Năm 19 tuổi, ông sở hữu khối tài sản 90.000 USD. Ít ai biết thành công của Warren Buffett bắt nguồn từ đam mê, cay đắng và cả việc trượt ĐH Kinh doanh Harvard năm 19 tuổi. Ông từng nói về thất bại này: “Khi ấy tôi nghĩ đó là một sự kiện kinh khủng nhưng sau này nó lại biến thành chuyện may. Thất bại dạy bạn phải tiếptục kiên cường bước tiếp" 5) Một nhà báo nổi tiếng thế giới - Tom Brokaw Cũng là một thanh niên bị Harvard từ chối. Với ông đó là một trong một loạt thất bại khiến bản thân phải tĩnh tâm lại, bớt chơi bời và cố gắng học cho xong đại học rồi vào làm trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. "Vấp váp ban đầu đó thực sự là điểm mốc cho sự bật lên của tôi", ông thừa nhận. 6) Jack Ma, người sáng lập Alibaba.com
  • 13. Một trong những website thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất thế giới với trị giá trị thị trường có lúc lên tới 26 tỷ USD. Alibaba.com có 57 triệu người dùng trên khắp toàn cầu. Sinh năm 1964 tại Hàng Châu, một thành phố công nghiệp phía Nam Thượng Hải, Jack Ma có cha là chủ nhiệm một đoàn kịch nói, còn mẹ là công nhân của một nhà máy sản xuất đồng hồ. Và Jack Ma từng trượt đại học tới 2 lần. Nhưng với sự nhạy bén của mình, Jack Ma là người đầu tiên đã nhìn thấy cơ hội phát triển kinh doanh thông qua internet tại Trung Quốc. Ông bắt tay vào xây dựng mạng lưới tìm kiếm thông tin thương mại trên mạng và các dịch vụ kinh doanh khác qua các trang web như taobao.com, dịch vụ Ali-loan… Ngày nay Jack Ma lại được gọi là “Ông vua thương mại điện tử tại Trung Quốc”... 7) Bill Gates: Bill Gates thi đỗ trường đại học danh giá nhất thế giới Harvard. Học được một năm ông quyết định bỏ học với suy nghĩ, nếu cứ tiếp tục học tại đây, ước mơ của ông sẽ mãi chỉ là ước mơ không thể với tới. Đến bây giờ, thế giới phải thừa nhận, quyết định của Bill Gates là hoàn toàn đúng đắn khi mà kể từ thời điểm rời xa ghế nhà trường ông đã dành tâm huyết để gây dựng đế chế phần mềm số 1 thế giới. Bill Gates đã chứng minh cho cả thế giới thấy một thực tế, không phải chỉ có con đường học tập mới có thể mang lại sự thành công và vinh quang. Chàng tỷ phú trẻ tuổi và cũng là ông chủ tập đoàn Facebook Mark Zuckerberg là một doanh nhân đáng được ngưỡng mộ. Chàng trai trẻ tuổi đã có một quyết định vô cùng dũng cảm khi từ bỏ ngôi trường đại học Harvard danh giá của mình để chạy theo những dự án kinh doanh đầy hứa hẹn. 8) Mark Zuckerberg Mark Zuckerberg đã từng cho biết, quyết định bỏ học của anh có sự ảnh hưởng lớn từ Bill Gates. Nếu như ngày ấy, Zuckerberg không dũng cảm thực hiện hoài bão của mình thì có lẽ giờ đây, ở độ tuổi còn rất trẻ anh không thế trở thành vị tỷ phú với số tài sản lên tới gần 20 tỷ USD. 9) Huyền thoại Steve Jobs Steve Jobs đã mang đến cho thế giới công nghệ những điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng với iPhone, iPad bằng đỉnh cao sáng tạo. Gia nhập trường đại học Reed College, Jobs đã quyết định bỏ học sau một học kỳ. Sau này, Jobs có nói, nếu như không bỏ học thì cuộc đời ông không thể có được vinh quang của ngày hôm nay. 10) Micheal Dell
  • 14. Trong khi đó, ông chủ tập đoàn máy tính Dell là Michael Dell cũng đã rời Đại học Tổng hợp Texas khi mới 19 tuổi và bắt đầu kinh doanh lịnh vực mà mình đam mê từ nhỏ. Thành lập công ty máy tính của riêng mình và phát triển nó thành một trong những tập đoàn bậc nhất thế giới đồng thời trở thành tỷ phú lớn chính là những thành quả mà ông đạt được kể từ khi quyết định từ bỏ con đường học vấn. b. Lý do: - Năng khiếu và tố chất kinh doanh bẩm sinh - Con mắt quan sát, sự nhạy bén và tài năng xuất chúng - Hoài bão và sự thôi thúc lớn - Dũng cảm c. Những hướng đi khác Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề. Bạn hoàn toàn có thể gầy dựng nên sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng ĐH. Sự thành công trên ghế nhà trường (tức chuyện học hành) không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệpnhững gì bạn cần chỉ là cháy bỏng ước mơ và sự nỗ lực để khai phá tiềm năng của bạn Trượt ĐH hay học hành kém cỏi không có nghĩa là bạn cũng kém cỏi. Mỗi một con người có một tố chất riêng và một trong những tố chất đó là có phù hợp với con đường học hành hay không? Người nào có tố chất dễ thành công trong học hành, họ có thể trở thành nhà khoa bảng, nhiều bằng cấp; bạn không có tố chất học hành, bạn có thể làm doanh nhân và đi thuê những người có bằng cấp về làm việc cho mình. Hãy biến ước mơ thành sự thật, kiên trì với quyết tâm và thật sự nổ lực bạn sẽ thành công Cộng đồng không bắt một họa sĩ tài ba phải đi nhặt rác nhưng cộng đồng luôn cần nhiều người quét rác giỏi hơn những người vẽ tranh tồi. Ở một nước phát triển như nước Đức số học sinh vào đại học ngày càng giảm và vào trường nghề ngày càng tăng do họ có một hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, và dĩ nhiên là đời sống của đội ngũ công nhân kĩ thuật được đảm bảo rất tốt và không thua kém nhiều những người tốt nghiệp đại học. Khi đến Việt Nam, trước câu hỏi của các phóng viên: “Tại sao ông lại bỏ học?”, Bill Gates đã trả lời: “Tôi không học ĐH, chứ không phải bỏ học”. Cả cuộc đời của ông luôn dành cho việc học. Tìm hiểu, nghiên cứu về các CEO thành công nhất của thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy có một điểm chung: họ xem việc học như là bữa cơm hàng ngày. Không học ĐH thì học trường đời, tự học qua sách vở và qua quá trình làm việc.
  • 15. Thực tế, có rất nhiều yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành công sau này nhưng nó lại không nằm ở trong trường ĐH mà phần lớn lại nằm ở bên ngoài. Đó là những kỹ năng mềm thiết yếu cho sự thành công như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, các kinh nghiệm thực tế và cả những kinh nghiệm xương máu từ những thất bại… Những kiến thức tự học này sẽ ở lại lâu hơn và có hiệu quả cao hơn nhiều những kiến thức lý thuyết khô khan trên giảng đường ĐH. Các bạn sinh viên, các bạn có được những kiến thức này khi đang ngồi trên ghế giảng đường không? Trượt ĐH hay học hành kém cỏi không có nghĩa là bạn cũng kém cỏi. Mỗi một con người có một tố chất riêng và một trong những tố chất đó là có phù hợp với con đường học hành hay không. Người nào có tố chất để thành công trong học hành, họ có thể trở thành nhà khoa học; bạn không có tố chất học hành, bạn có thể làm doanh nhân và đi thuê những người có bằng cấp về làm việc cho mình. III. Kết luận Để kết luận xin mượn lời Các Mác đã viết khi tốt nghiệp trung học phổ thông: “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người; khi đó ta cảm thấy một niềm vui chứ không phải là tội nghiệp, ích kỷ, vì hạnh phúc của ta thuộc về hàng triệu người." Nhưng khi biết được học đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời thì bạn cũng đừng quá ỷ lại vào những con đường khác. Bằng đại học là một trong những hành trang quan trọng trên đường đời, nó đánh giá con người bạn như thế nào?,Khả năng của bạn đến đâu?Quá trình bạn tự rèn luyện bản thân ra sao? Và những kiến thức mà bạn đã được trau dồi như trong phần (1) của bài thuyết trình. Không phải Bill Gate đã quay lại học tiếp bậc đại học ở Havard sau 32 năm ông rời ghế nhà trường để đi trên con đường kinh doanh hay sao? Bạn có tự hỏi là nguyên nhân vì sao Bill vẫn muốn tốt nghiệp đại học trong khi cơ ngơi, sự nghiệp của ông như vậy? Ngay cả Bill Gates cũng khuyên sinh viên không nên bỏ học Trong dịp sang Hà Nội và nói chuyện với sinh viên. Và điều đó được nhiều người dẫn chứng để can ngăn chuyện bỏ học. Nhưng đó là họ chưa hiểu ý nghĩa sâu xa trong ý của Bill Gates. Bạn nghĩ tại sao một người thành công trên con đường mình đã lựa chọn lại khuyên người khác không làm theo họ? Đơn giản vì con đường đó chứa đựng nhiều rủi ro mà không phải ai cũng có thể làm được
  • 16. Hay chuyện về ông bầu Đức, trước khi ông ra ngoài lập nghiệp, thì không phải ông đã thi Đại học tới 4 lần hay sao? Vì sao học đại học được đề cao như vậy? Bởi vì có 2 lý do như sau:  Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ nhưng thực tế là phần lớn ứng viên có bằng đại học từ các trường danh tiếng có chuyên môn tốt hơn những ứng viên khác. Nếu có hai ứng viên đều phù hợp với vị trí tuyển dụng thì ứng viên từ một trường danh tiếng có khả năng được chọn cao hơn người còn lại vì như vậy sẽ làm công ty có một profile tốt hơn.  Đồng thời những mối quan hệ của ứng viên này với trường đại học mà anh ta tốt nghiệp có thể giúp ích cho công ty trong việc tuyển dụng sinh viên mới. Bạn đã thấy sự quan trọng của bằng cấp trong quan điểm của nhà tuyển dụng như thế nào rồi đấy. Vì vậy, đừng bỏ học đại học. Đúng là học đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Nó chỉ là một trong những mục tiêu mà bạn đặt ra để đạt được mục đích của cuộc đời bạn. Cho dù bạn đạt được mục tiêu đó mà không có ước mơ, hoài bão, không dám hành động kiên định thì bạn không thể nào chạm tới được mục đích của bạn, không thể nào đạt tới sự thành công mà bạn mong muốn. Hay bạn có thể bỏ qua mục tiêu đó nhưng bạn có niềm tin, niềm đam mê mãnh liệt vào những gì mà bạn đang làm và quyết tâm theo đuổi mục đích cuộc đời bạn đến cùng thì tôi chắc chắn một điều rằng “THÀNH CÔNG ĐÃ NẰM TRONG TAY BẠN”!!