SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
ĐẶNG THỊ THÚY
ĐÀO TẠO THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI QUA NGHIÊN CỨU CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN VÀ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI.
LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
ĐẶNG THỊ THÚY
ĐÀO TẠO THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI QUA NGHIÊN CỨU CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN VÀ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Đặng Thị Thúy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép tôi được
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, người đã định hướng,
chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới quí thầy cô trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã
hội nói riêng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường để có được những kiến thức, kỹ
năng của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, từ đó hoàn thành được luận
văn tốt nghiệp của mình, kết quả cuối cùng của 2 năm cao học. Cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của Quý thầy cô thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và
Trường Đại học Lao động – Xã hội đã cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết
cho đề tài mà tôi nghiên cứu.
Cuối cùng tôi gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người
đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn.
Học viên
Đặng Thị Thúy
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................ 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 15
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu....................................................... 16
5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 16
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 17
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
9. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................... 19
10. Kết cấu của luận văn............................................................................... 19
NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................... 20
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. ............................. 20
1.1 Các khái niệm công cụ............................................................................ 20
1.1.1 Khái niệm CTXH và Đào tạo CTXH .............................................. 20
1.1.2 Khái niệm đào tạo thực hành CTXH.............................................. 21
1.1.3 Khái niệm kiểm huấn viên. .............................................................. 21
1.1.4 Nhân viên CTXH............................................................................... 22
1.1.5 Dịch vụ xã hội.................................................................................... 22
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 22
1.2.1Lý thuyết hệ thống sinh thái................................................................. 22
1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa ......................................................................... 24
1.2.3 Lý thuyết vai trò................................................................................ 25
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 26
1.3.1Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.................................. 26
1.3.2 Trƣờng ĐH Lao động xã hội............................................................ 28
2
1.3.3 Làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân...................................................... 29
1.3.4 Trung tâm dạy trẻ tự kỷ nắng mai.................................................. 32
Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo thực hành chuyên môn của sinh viên
CTXH. ............................................................................................................ 36
2.1 Quá trình triển khai và tổ chức chƣơng trình đào tạo thực hành
CTXH. ............................................................................................................ 36
2.2 Nhận thức sinh viên về kỹ năng thực hành chuyên môn .................... 43
2.3 Khả năng vận dụng kỹ năng thực hành vào thực tiễn công việc........ 49
2.4 Công tác kiểm tra, giám sát đào tạo thực hành sinh viên................... 56
2.5 Mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo và cơ sở thực hành.......................... 61
2.6 Hệ quả của thực trạng đào tạo thực hành CTXH. .............................. 62
Chƣơng 3: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH.
................................................................................................................... 69
3.1 Chƣơng trình đào tạo thực hành công tác xã hội. ............................... 70
3.2 Cơ sở thực hành ...................................................................................... 73
3.3 Nhận thức và sự chủ động của sinh viên trong đào tạo thực hành
Công tác xã hội. ............................................................................................. 79
3.4 Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo thực hành................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 95
3
MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH Công tác xã hội
ĐTTH Đào Tạo Thực Hành
ĐH KHXH & NV Đại học khoa học xã hội và nhân văn
ĐH LĐ – XH Đại học lao động – xã hội
4
DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng khung chương trình đào tạo thực hành CTXH..... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.2 : Đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình đào tạo thực hành. ....38
Bảng 2.3: Mong đợi của sinh viên CTXH khi đi thực hành. ....................................44
Bảng 2.4: Nhận thức của sinh viên về thực hành CTXH tại cơ sở. .........................46
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
về khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành........................................................51
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội về khă
năng vận dụng kiến thức. ..........................................................................................52
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã
hội quốc tế định nghĩa:“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải
quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người
nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ
thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời ðiểm khi con ngýời týõng tác
với các môi trường của em. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên
tắc nền tảng của công tác xã hội” [3, tr10]. Theo định nghĩa này, Công tác xã hội là
một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự
phát triển con người và công bằng xã hội. Như vậy qua thực trạng triển khai dịch vụ
hỗ trợ công tác xã hội đối với nhóm người yếu thế và định nghĩa đề ra cho thấy
công tác xã hội là nghề thực hành. Trong đó nhân viên công tác xã hội thông qua
những hoạt động trực tiếp của mình nhằm giúp đỡ thân chủ vượt qua được khó
khăn, ổn định cuộc sống. Để thực hiện được vấn đề trên nhân viên công tác xã hội
cần sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng và phương pháp nghề nghiệp như công tác xã
hội với cá nhân, với nhóm, với cộng đồng để giúp đỡ họ. Để thực hiện những điều
trên đòi hỏi kỹ năng, kiến thức trong thực hành thực tế của nhân viên công tác xã
hội được trang bị đẩy đủ, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng
yếu thế. Như vậy có thể thấy yếu tố thực hành nắm vai trò chủ yếu trong nghề trong
tác xã hội, điều này tác động đến định hướng và chương trình đào tạo công tác xã
hội tại các đơn vị giáo dục. Trong quá trình giáo dục, sinh viên chuyên ngành công
tác xã hội được cung cấp kiến thúc, rèn luyện được kỹ năng thực hành nghề nghiệp
quan trọng giúp quá trình định hướng, phát triển nghề sau khi ra trường. Bên cạnh
đó sinh viên được đào tạo “học đi đôi với hành” giúp nâng cao hiệu quả đào tạo,
cung cấp đội ngũ nhân viên công tác xã hội vững về lý thuyết và chuyên nghiệp về
kỹ năng thực hành, tránh tình trạng đào tạo lại sau khi xin việc. Như vậy qua đó
khẳng định được yếu tố thực hành có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả đào tạo và
phát triển của nghề công tác xã hội tại Việt nam.
6
Từ khi giáo dục chính quy về công tác xã hội phát triển ở đầu thế kỷ XX, thực hành
đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tiến trình giáo dục và đào tạo thực hành
công tác xã hội. Thực hành trong đào tạo công tác xã hội được nhìn nhận như thành
tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung thực hành
đang được phổ biến tại các đơn vị công tác xã hội trong quá trình đào tạo và xây
dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tương lai. Như vậy thực hành là một phần
quan trọng không thể thiếu trrong chương trình đào tạo công tác xã hội. Thông qua
nội dung đào tạo về thực hành công tác xã hội giúp sinh viên có cơ hội kết nối lý
thuyết với thực tiễn, rèn luyện được kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp. Thực
hành trong ngành công tác xã hội không giống như những ngành khác. Ở đây công
cụ nhân viên công tác xã hội sử dụng để làm việc chính là con người. Do đó cần
những cơ sở phù hợp và điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể dễ dàng vận dụng tri
thức, kỹ năng đã được học vào môi trường thực tiễn. Qua đó hiểu rõ hơn về công
việc và ngành học đang theo đuổi và trở thành nhân viên công tác xã hội chuyên
nghiệp. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, hỗ trợ thực hành cho sinh viên trong
chương trình đào tạo ngay trên giảng đường và các cơ sở thực hành. Qua đó cho
thấy việc xây dựng, tổ chức đào tạo thực hành công tác xã hội gắn kết sinh viên
giữa lý thuyết và thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được.
Hiện nay vào giai đoạn 2010 – 2020, đề án 32 về phát triển nghề CTXH Chính phủ
đã nhấn mạnh cần phải chú trọng phát triển nghề trong tương lai. Qua đề án chỉ rõ
cần phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt nam. Nâng cao nhận thức toàn
xã hội về nghề này, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội
đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung
cấp dịch vụ tại các cấp. Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Đồng
thời xã hội hóa hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích cá nhân trong
và ngoài nước tham gia đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội [25]. Đề
án 32 ra đời đã chính thức hóa công nhận CTXH là một nghề rất cần thiết và quan
trọng đối với cuộc sống con người.
7
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố thực hành trong đào tạo thực
hành công tác xã hội cho sinh viên, được sự quan tâm của nhà nước song thực trạng
đào tạo thực hành chuyên nghành cho sinh viên còn nhiều bất cập. Sự phát triển
mạnh mẽ về số lượng đơn vị đào tạo nhưng không có tương ứng với cơ sở thực
hành đã gây đến quá tải, không liên kết trong quá trình đào tạo. Đến năm 2016, cả
nước có 60 cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành CTXH, trong đó đào tạo bậc cử
nhân có 30 trường, đào tạo bậc cao đẳng có 30 trường, số lượng tuyển sinh bậc đại
học lên đến 2200 người năm 2016. Đào tạo thạc sỹ CTXH có 6 cơ sở giáo dục, đào
tạo bậc tiến sỹ CTXH có 2 cơ sở giáo dục[24, tr.16]. Mặc dù vậy hoạt động đào tạo
thực hành ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng nội dung vẫn nặng về lý
thuyết, sự liên kết yếu kém giữa đơn vị đào tạo và đơn vị thực hành đã gây ra nhiều
khó khăn trong công tác thực hành của sinh viên. Tình trạng thực hành kém không
mang tính nghề nghiệp cao đã gây hệ quả bất lợi cho công tác đào tạo công tác xã
hội hiện nay. Trong sự phát triển chung đó, các đơn vị đào tạo đang ngày càng nỗ
lực và thúc đẩy hoạt động đào tạo thực hành công tác xã hội, trong đó kể qua hai
đơn vị đi đầu là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học
Lao động – Xã hội.
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và Đại Học Lao động - Xã hội
được xem là những trường hàng đầu về đào tạo CTXH. Quá trình phát triển đến nay
cả hai trường đều đạt nhiều thành tích trong liên kết đào tạo thực hành cho sinh
viên, trong đó đáng kể nhất là việc đổi mới xây dựng hệ thống chương trình đào tạo
có sự cân bằng giữa thực hành và lý thuyết. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
đào tạo, mỗi trường đều có những chiến lược, chương trình đào tạo phù hợp với
điều kiện, đặc điểm riêng của sinh viên. Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung
các cử nhân CTXH được đào tạo tại hai trường sau khi tốt nghiệp đều được đánh
giá cao và có nhiều khả quan trong quá trình xin việc. Là những đơn vị hàng đầu
trong đào tạo CTXH, tạo điều kiện để nhân rộng và phát triển thực hành CTXH
rộng rãi trong hệ thống đào tạo trên toàn quốc.
8
Như vậy thông qua những vai trò, tính cấp thiết của yếu tố thực hành trong đào
tạo công tác xã hội cùng thực trạng đào tạo thực hành hiện nay, chúng tôi lựa chọn
đề tài: “Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành công tác xã hội qua nghiên cứu
của trường ĐH KHXH & NV và trường ĐH LĐ - XH”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.1Nghiên cứu ngoài nước.
CTXH trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tích trong quá trình
hỗ trợ, giúp đỡ con người. Để đạt được điều đó, bên cạnh những điều kiện cơ sở vật
chất của từng quốc gia, những đóng góp của các nghiên cứu về lý thuyết, phương
pháp được đánh giá cao
Trong “Thực Hành CTXH : Mô hình Và Phương pháp” của Allen Pincus- Anne
Minahan, thuộc trường đại học Wilsconsin, Madisonvới mục đích thể hiện các mô
hình và phương pháp thực hành công tác xã hội mới. Và cuốn sách này dành cho rất
nhiều đối tượng có niềm yêu thích với CTXH chứ không chỉ giới hạn ở thành phần
sinh viên. Cuốn tài liệu này giúp cho sinh viên hiểu thêm về kỹ năng, những yêu
cầu cần thiết, những công việc cần thực hiện khi xuông cơ sở thực tế. Đây là một
tài liệu quý giá, cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết nhất, giúp cho người
nghiên cứu có thể mở rộng hiểu biết về thực hành công tác xã hội. Qua tài liệu nói
về việc xây dựng các khung hình, khuôn mẫu, nhũng tình huống, giả định liên quan
đến thực hành công tác xã hội giúp cho người đọc có thể hình dung một cách sinh
động gần gũi và dễ hiểu. Với việc quá chú trọng vào lý thuyết như hiện nay, thì
cuốn tài liệu này hoàn toàn bổ ích cho việc hình dung và tiến hành hoạt động thực
hành của sinh viên của nước ta. Song đây là tài liệu nước ngoài và nghiên cứu này
cũng chủ yếu vận dụng vào các nước phát triển. Chính vì vậy việc áp dụng những
kiến thức trong sách vào quá trình đào tạo CTXH tại nước ta vẫn còn nhiều vấn đề
chưa giải quyết được như đội ngũ giảng viên, kiến thức thực tế của sinh viên và đặc
biệt trang thiết bị hiện nay của nước ta trong ngành CTXH vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong bài phát biểu của bác sỹ Abraham Flexner vào năm 1915 với chủ đề: “
CTXH có phải là một chuyên ngành không” Qua bài phát biểu của em ông đã thể
9
hiện những khía cạnh quan trọng của CTXH. Theo ông trong hệ thống giáo dục tại
Mỹ, ngành CTXH được coi là ngành ứng dụng thực hành và phân biệt với các
ngành thuộc hàn lâm như xã hội học, triết học,… Tính ứng dựng của CTXH nằm ở
chỗ chuyên môn của người có bằng CTXH là một chuyên môn cụ thể, trực tiếp có
thể chuyển giao và lặp lại, có tính chuyên sâu cao. Ông nêu rõ người có chuyên môn
sâu làm việc với thân chủ để lượng giá, đề kế hoạch, và giải quyết khó khăn cho
thân chủ bằng những kỹ năng trực tiếp. Để thực hiện được điều trên , nhân viên xã
hội cần phải tham gia thực hành, thực tập chuyên môn một cách nghiêm túc và
chuyên nghiệp. Như vậy qua nghiên cứu đã chỉ rõ sự khác biệt của chuyên ngành
CTXH với ngành khác. Đồng thời yếu tố thực hành được đánh giá cao và rất cần
thiết. Từ đó đề xuất cần có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành CTXH cho
người học.
Ngoài ra, trong giáo trình “ Những điều cốt yếu của quản lý” của tác giả Koontz
và O’ Donnell đã đề cập đến vai trò khác của nhân viên CTXH trong quản trị
CTXH. Theo các tác giả định nghĩa “ có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp
độ và trong mọi hoạt động có sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một
môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn
thành nhiệm và các mục tiêu của em”. Qua nghiên cứu này cho thấy để nâng cao
hiệu quả thực hành CTXH cho người học, đội ngũ giảng dạy, kiểm huấn viên cần
nắm chắc được kỹ năng này trong quá trình hỗ trợ.
Trong nghiên cứu của Robinson vào năm 1936 đã có nhiều người quan tâm đến
việc hiểu và sử dụng hiệu quả tiến trình kiểm huấn. Tác giả nhận xét rằng hoạt động
kiểm huấn đã trở thành một hoạt động chỉ đạo trong lĩnh vực CTXH. Vai trò và
nhiệm vụ của hoạt động kiểm huấn được tác giả tập trung nghiên cứu. Tác giả nhận
định kiểm huấn có vị trí, vai trò quan trọng trong các cơ quan, tổ chức của CTXH,
là một quá trình liên tục trong mối quan hệ giữa người kiểm huấn và người được
kiểm huấn. Qua nghiên cứu chỉ ra hiểm huấn nhằm hướng dẫn thực hành chuyên
10
nghiệp cho nhân viên xã hội tại các cơ sở và sinh viên hiện đang theo học tại các
trường đào tạo chuyên ngành CTXH.
Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo nghiên cứu của In Betty L Ronald C,
Federico về “Sự giáo dục nhân viên công tác xã hội ở Baccalaureate: Một sách
hướng dẫn cơ bản về phát triển chương trình”. Trong Hội các nhà nhân viên công
tác xã hội quốc gia, 1970, Hariett M. Bartlett đã thực hiện nghiên cứu “ Cơ sở của
thực hành công tác xã hội”. Nghiên cứu này ra đời và có nhiều đóng góp cho quá
trình đào tạo, phát triển ứng dụng CTXH vào thực tiễn.
2.2Nghiên cứu trong nước
Hiện nay trong nước ta, công tác xã hội là ngành mới phát triển nhưng đã có
những thành công nhất định. Song vẫn chú trọng quá lớn vào các khái niệm lý
thuyết. Vì vậy yếu tố thực hành chưa được quan tâm đúng mức trong phát triển
công tác xã hội chuyên nghiệp.Các nghiên cứu về CTXH trong nước đang có sự gia
tăng về số lượng và chất lượng. Nhưng các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề
lý thuyết, kiến thức, chương trình đào tạo CTXH và thực hành CTXH đang là chủ
đề mới cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Trong nước hiện nay có một số tài liệu có đề cập đến hoạt động thực hành CTXH
như cuốn CTXH lý thuyết và thực hành của Nguyễn Đình Tuấn vào năm 2002,
“CTXH lý thuyết và thực hành” của Nguyễn Đình Tuấn là một tài liệu quan trọng
đối với sinh viên hoặc với những người có hứng thú, sự đam mê với công việc
CTXH. Trong cuốn tài liệu này, Nguyễn Đình Tuấn đã cung cấp cho người đọc hệ
thống kiến thức về CTXH khá đầy đủ và nó bao quát được tất cả các khía cạnh. Khi
đọc cuốn sách, người đọc có thể dễ hình dung được về những kiến thức cơ bản liên
quan đến CTXH. Tác giả đã có đề cập đến những kỹ năng cơ bản trong thực hành
công tác xã hội. Nhờ vậy khi tham khảo tài liệu này, đã cung cấp cho sinh viên một
nguồn tri thức quý giá và chính xác trước khi xuống cơ sở thực hành.Tuy nhiên bên
cạnh đó, việc nguồn kiến thức trong sách bao hàm quá nhiều lĩnh vực, nó là kiến
thức chung của nhiều chuyên ngành trong công tác xã hội. Khi đọc cuốn tài liệu
này, người đọc có cái nhìn chung về công tác xã hội nhưng lại gặp khó khăn khi
11
muốn tìm hiểu hay hiểu rõ hơn về những chuyên ngành của công tác xã hội như
công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, và công tác xã hội trong phát triển
cộng đồng,.. Và những kỹ năng thực hành mà tác giả đề cập trong cuốn sách cũng
mang tính chất kiến thức tiềm trạm cho hoạt động thực hành, và cũng chưa có nhiều
thông tin nhấn mạnh đến những việc cần thực hiện tại cơ sở thực hành của sinh
viên.
Bên cạnh đó, Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Ngày CTXH 2012 tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, ĐH QG Hà Nội, nghiên cứu “Tổng quan
về đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam” được thực hiện bởi Nguyễn Thị Kim Hoa
và Bùi Thanh Minh đã mang lại một cách nhìn khái quát về phát triển CTXH tại
Việt Nam. Với nghiên cứu này, các tác giả dựa vào những mục tiêu đào tạo CTXH
được quy định trong đề án 32, từ đó thông qua điều tra thực tiễn để đưa ra những
đánh giá quan trọng về thực trạng đào tạo nhân lực cho CTXH tại nước ta. Nghiên
cứu đã thể hiện được thực trạng tồn tại bất cập của đào tạo CTXH. Trong quá trình
phân tích, một số nguyên nhân và yếu tốt tác động được tác giả nêu lên. Trên cơ sở
đó nghiên cứu tiến hành đề xuất các phương pháp, định hướng nhằm hoàn thiện
hoạt động đào tạo CTXH nhằm cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo chuyên
nghiệp về năng lực trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn
mang tính chất như một bản tham luận, nên chưa thể hiện hết được tất cả các khía
cạnh trong đào tạo CTXH. Tuy vậy, dưới chuyên môn là những nhà nghiên cứu
chuyên sâu trong ngành CTXH, các tác giả đã đưa đến cho người học CTXH một
nguồn tài liệu quan trọng và tin cậy, tạo động lực cho những nghiên cứu kế tiếp,
đóng góp vào công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về CTXH.
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2012 “Nghiên cứu và đào tạo CTXH trong
quá trình hội nhập và phát triển”, Bùi Thị Xuân Mai đã thực hiên nghiên cứu “tổ
chức thực hành thực tập CTXH từ lý thuyết đến thực tiễn.” Nghiên cứu tìm hiểu về
lịch sử phát triển và vai trò của CTXH đối với giải quyết vấn đề con người. Đồng
thời tìm hiểu về đào tạo thực hành – lý thuyết về CTXH trên một số nước. Theo tác
giả nhận định CTXH là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào tạo CTXH là
12
đào tạo tay nghề chứ không phải đào tạo khoa học hàn lâm. Từ những hoạt động
thực tiễn trong quá trình phát triển lâu dài cho thấy trong lĩnh vực CTXH, người cán
bộ sử dụng các học thuyết trong tâm lý học, xã hội học, các khoa học khác nhăm
tìm cách giải thích những ảnh hưởng và tác động của các vấn đề xã hội tới thực tiễn
vật chất của mỗi cá nhân gia đình hay cộng đồng. Trong nghiên cứu, tác giả còn nêu
rõ nhân viên ctxh sử dụng các kỹ năng vào giúp đỡ giải quyết khó khăn mà gia
đình, cá nhân và cộng động gặp phải trên nền tảng thái độ đào đức nghề nghiệp
được thấm nhuần ngay từ thời còn sinh viên. Theo tác giả, chương trình đào tạo
CTXH gồm cả lý luận và thực hành, người học để được cấp bằng đều phải rèn luyện
các kỹ năng làm việc thực hành. Bên cạnh nêu lên vai trò của đào tạo lý luận kết
hợp thực hành, tác giả có đưa ra những chương trình đào tạo ctxh chuyên nghiệp
trên thế giới và những thành công đạt được như Canada,… Cùng với đó tác giả có
sự tìm hiểu nghiên cứu việc đào tạo CTXH tại Việt Nam, từ đó đưa ra những điểm
còn hạn chế cần khắc phục. Như vậy thông qua nghiên cứu của em, tác giả đã thể
hiện được phần nào những bất cập trong chương trình đào tạo CTXH hiện nay ở
Việt Nam, từ đó làm nền tảng cho những nghiên cứu về sau.
Ngoài ra, Hội nghị “Đào tạo và phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam”
vào năm 2012, Bùi Thị Xuân Mai còn đóng góp vào phát triển CTXH bằng nghiên
cứu về Đào tạo CTXH tại việt Nam. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã nêu lên nhu
cầu và thực trạng đào tạo công tác xã hội. Theo tác giả nhu cầu đào tạo Thực tế cho
thấy chúng ta đang rất thiếu những cán bộ xã hội có trình độ kiến thức, kỹ năng
CTXH chuyên nghiệp. Tác giả bên cạnh tìm hiểu thực tế, đã nêu ra những nghiên
cứu đi trước về nội dung này chứng tỏ vấn đề trên. Bên cạnh đó, theo nội dung
chương trình đào tạo ở nước ta đã từng bước hội nhập với chương trình đào tạo
CTXH trên thế giới. Chương trình khung về đào tạo đại học CTXH do Bộ Giáo dục
và Đào tạo phê duyệt năm 2004 bao gồm các nội dung kiến thức về giáo dục đại
cương và giáo dục chuyên nghiệp cho ngành CTXH. Kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp một mặt được cấu thành bởi những kiến thức khoa học xã hội như tâm lý
học, xã hội học, văn hoá, pháp luật, mặt khác nó bao gồm những kiến thức về nghề
13
nghiệp công tác xã hội, như các lý thuyết về CTXH, giá trị đạo đức nghề nghiệp
công tác xã hội và những kỹ năng CTXH như kỹ năng làm việc với cá nhân, gia
đình hay nhóm xã hội. Trên cơ sở “phần cứng” với khoảng 60- 70% nội dung do bộ
Giáo dục và Đào tạo qui định, các trường xây dựng thêm các nội dung (môn
học/học phần) được xem là thích hợp với đặc thù của lĩnh vực chuyên sâu mà mỗi
trường quan tâm trong chương trình đào tạo của trường em với khoảng 30% số đơn
vị học trình toàn khoá. Tác giả tiến hành tìm hiểu chương trình đào tạo thông qua
các hình thực đào tạo khác nhau như đào tạo chính qui tập trung, đào tạo tại chức,
đào tạo liên thông,… Từ đó đưa những điểm khác biệt và cần chú ý đến trong quá
trình phát triển CTXH. Nghiên cứu còn tìm hiểu thực trạng chương trình đào tạo
CTXH của một số đơn vị đào tạo và đưa ra những điểm còn hạn chế, bất cập và
định hướng giải quyết. Các nghiên cứu này đều có những đóng góp to lớn trong sự
nghiệp phát triển CTXH, tuy nhiên vấn đề chuyên nghiệp hóa đào tạo CTXH vẫn
còn là một quá trình dài và nan giải nên nghiên cứu này cũng không tránh khỏi
những hạn chế như những nghiên cứu trước. Nghiên cữu vẫn còn mang tính lý luận,
chưa có nhiều biện pháp được thực hiện áp dụng trong thực tiễn, tuy vậy đây vẫn là
những tài liệu quan trong đối với sinh viên, những người quan tâm đến đào tạo phát
triển CTXH trong tương lai.
Nghiên cứu “ Hoạt động kiểm huấn viên của nhân viên CTXH cho sinh viên tại
các cơ sở - những vấn đề đặt ra” do Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Văn Giảng thực
hiện vào năm 2012 đã thu được nhiều kết quả trong đào tạo CTXH tại nước ta.
Trong nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò của kiểm huấn viên đối với quá trình thực
hành CTXH của sinh viên. Từ đó tiến hành điều tra thống kê thực trạng thực hiện
hoạt động kiểm huấn của nhân viên CTXH tại các cơ sở thực hành. Qua đó tìm ra
những bất cập trong quá trình kiểm huấn của đội ngũ cán bộ, những nhân tố tác
động đến quá trình kiểm huấn và hiệu quả thực hành của sinh viên. Từ đó nhằm đề
xuất ra nhiều phương hướng, giải pháp hợp lý nhằm khắc phục những bất cập trong
kiểm huấn và tạo tiền đề nâng cao vai trò của đội ngũ kiểm huấn đối với quá trình
thực hành chuyên môn của sinh viên.
14
Vào năm 2005 Bộ LĐTBXH đã cùng tổ chức UNICEF tiến hành Nghiên cứu về
nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo đối với quá trình phát triển CTXH tại Việt Nam,
Hanoi, UNICEF Việt Nam/Bộ LĐTBXH. Trong nghiên cứu này bối cảnh của công
tác xã hội tại Việt Nam đươc nêu ra ngắn gọn và làm tiền đề cho đánh giá nhu cầu
trong đào tạo nguồn nhân lực CTXH. Trong đó, cùng với việc thừa nhận sự phát
triển lớn mạnh về kinh tế, nghiên cứu đã nêu ra những vấn đề Việt Nam phải đối
mặt và chỉ ra những cách tiếp cận khoa học để giải quyết hiệu quả nhất. Các tác giả
đã đề cập đến những vấn đề này bao gồm trẻ em có nguy cơ, bảo trợ xã hội cho trẻ
em khuyết tật và người già, ngăn ngừa và giải quyết các tệ nạn xã hội, giảm đói
nghèo và nhu cầu phát triển cộng đồng. Trên cơ sở phân tích những mô hình,
phương pháp được ứng dụng trên thế giới, quyết định CTXH tại Việt Nam cần được
thực hiện theo các mô hình này được nhấn mạnh. Thông qua các điều tra định
lượng, nghiên cứu chỉ ra thực trạng về đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
CTXH và nguồn nhân lực đang được tiến hành đào tạo. Từ đó đề xuất các ý tưởng
cho sự phát triển CTXH. Khung chương trình phát triển CTXH được đề cập và phân
tích rõ ràng. Căn cứ vào nghiên cứu đề xuất những phương hướng nhằm giúp đào
tạo CTXH tại Việt Nam chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề
thực tiễn.
Vấn đề đào tạo CTXH hiện nay ngày càng quan tâm và nghiên cứu tìm hiểu, đặc
biệt trong nghiên cứu của Ngô Kim Khổi về “Đào tạo CTXH ở Việt nam cần thiết
và cấp bách”. Nghiên cứu đã nêu lên những điều cần thiết phải nâng cao và phát
triển đào tạo CTXH ở Việt Nam. Theo ông, tiếng nói của các nhân viên làm CTXH
được xem như là một kênh thông tin giúp lãnh đạo các cấp hoạch định các chính
sách xã hội, đưa ra các dự báo về các vấn đề xã hội mới nảy sinh trong đời sống, chỉ
ra những vấn đề xã hội trong cộng đồng để lãnh đạo các cấp kịp thời điều chỉnh các
hoạt động. Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH phát triển mạnh ở cấp tỉnh,
huyện. Thậm chí, có nhiều nước phát triển đến cả cụm xã... Như vậy, so với xu
hướng phát triển chung của toàn cầu, lực lượng làm nghề CTXH ở nước ta còn quá
mỏng và yếu. Bên cạnh đó, ông nhận định mặc dù ngành CTXH thật sự cần thiết
15
cho xã hội ở hầu hết các lĩnh vực: trẻ em, thanh niên, phụ nữ, y-tế, giáo dục, tư
pháp..., nhưng việc sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên nghiệp còn
nhiều bất cập.
Rất nhiều sinh viên được đào tạo chính quy chưa tìm được việc làm phù hợp với
ngành đào tạo bởi lý do hết sức đơn giản: CTXH chưa được công nhận là một nghề.
Bên cạnh đó, nhận thức về tính chuyên nghiệp và khoa học của nghề CTXH còn
hạn chế. Theo nghiên cứu, tỉ lệ SV học ngành này ra trường tìm được việc làm
chiếm khoảng trên 80%, nhưng phần lớn đều không đúng chuyên môn... Mặt khác,
nội dung chương trình đào tạo đối với ngành học này vẫn chưa phù hợp và đáp ứng
với nhu cầu thực tại của xã hội, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp CTXH... Như vậy
trên cơ sở tìm hiểu về những bất cập, nghiên cứu đi tới đưa ra những định hướng
cần thiết trong đào tạo ngành CTXH tai Việt Nam.
Vào ngày 3, 4 – 11 - 2010, tại Đà Nẵng, Hội thảo phát triển nghề CTXH cấp với
sự tham gia của 250 cán bộ chức trách, giảng viên các trường đại học và các cán bộ
công tác xã hội sẽ được tổ chức nhằm thảo luận về tầm quan trọng của việc phát
triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam.
Như vậy CTXH tại Việt nam đang trên quá trình phát triển và nhận được sự quan
tâm, tìm hiểu từ các đơn vị, cá nhân tổ chức. Không chỉ trong công tác đào tạo nhân
lực, các phương pháp mô hình ứng dụng dành riêng cho điều kiện ở Việt Nam đang
được hình thành. Và những nghiên cứu đi trước không chỉ đóng vai trò quan trọng
hỗ trợ bản thân thực hiện đề tài này mà còn là tiền đề thúc đẩy thêm nhiều nghiên
cứu, đóng góp hơn về cho phát triển CTXH nói chung ở Việt nam. Tất cả hướng
đến một nghề CTXH chuyên nghiệp về nền tảng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm, kỹ
năng thực hành của đội ngũ cán bộ xã hội trong giải quyết vấn đề khó khăn của con
người trong xã hội.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1Mục đích nghiên cứu
Qua việc vận dụng các phương pháp thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng đào
tạo thực hành CTXH của Trường ĐH KHXH & NV và ĐH LD – XH. Chỉ ra những
16
hệ lụy từ những bất cập trong thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh
viên. Đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo thực hành CTXH,
làm cơ sở cho yếu tố quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến đào tạo thực
hành.
3.2Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động đào tạo
thực hành CTXH của sinh viên tại Trường ĐH KHXH & NV và Trường LĐ - XH.
Nghiên cứu thực trạng đào tạo thực hành CTXH của sinh viên trường ĐH
KHXH & NV và Trường LĐ - XH. Từ đó tìm ra bất cập và nguyên nhân chủ quan
dẫn đến bất cập trong đào tạo thực hành CTXH cho sinh viên.
Chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH cho sinh
viên.
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
4.1Đối tượng nghiên cứu
Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH & NV và trường
ĐH LĐ – XH.
4.2Khách thể nghiên cứu.
Sinh viên theo học ngành CTXH tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trường ĐH Lao động - Xã hội.
Giảng viên hỗ trợ thực hành tại hai trường.
Kiểm huấn viên tại Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Nắng Mai.
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đơn vị đào tạo: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Lao động -Xã hội
Cở sở thực hành : Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Nắng Mai.
Phạm vi thời gian: Từ 4/2016 – 10/2016
Phạm vi nội dung: Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành CTXH qua nghiên
cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao
động – Xã hội.
17
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng đào tạo thực hành CTXH tại trường ĐH KHXH & NV và Trường
ĐH LĐ – XH như thế nào?
- Có những yếu tố nào tác động đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH của sinh
viên?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội của sinh viên qua
nghiên cứu của hai trường được thể hiện qua đánh giá của sinh viên về chương trình
đào tạo có đáp ứng được mong muốn thực hành của sinh viên trong quá trình thực
tập. Khả năng nhận thức và hiểu biết của sinh viên về ý nghĩa và nội dung thực
hành cũng như khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong hỗ trợ thân chủ của
sinh viên. Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành, công tác đánh giá quá
trình thực hành phản ảnh quá trình đào tạo thực hành hiện nay.
Giả thuyết 2: Đào tạo thực hành cho sinh viên công tác xã hội chịu ảnh hưởng từ
nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó kinh phí dành cho đào tạo thực hành của các đơn
vị đào tạo và thực hành có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng chương trình, cách
thức đào tạo và hiệu quả của quá trình thực hành. Đội ngũ kiểm huấn viên và môi
trường cơ sở vật chất trang thiết bị của môi trường thực hành ảnh hưởng đến quá
trình tìm hiểu ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của sinh viên. Như vậy hai yếu tố
trên tác động lớn đến hiệu quả đào tạo thực hành. Để quá trình này hiệu quả tối ưu
nhất cần có sự chủ động, nhận thức rõ ràng của sinh viên về nghề công tác xã hội.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua hỏi và đáp. Người nghiên cứu
đặt ra câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi lại hoặc gi âm lại những gì mà
người nghiên cứu thu được. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về
các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, quan điểm, chính kiến của đối tượng được
phỏng vấn.
Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 18 người:
18
Giảng viên hướng dẫn thực hành ( 4 người của 2 trường )
Cán bộ kiểm huấn tại cơ sở thực hành( 4 người của 2 cơ sở)
Sinh viên CTXH năm cuối . ( 6 người của 2 trường)
Cựu sinh viên CTXH: (4 người của 2 trường)
8.2Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Thực hiện phỏng vấn bảng hỏi với các đối tượng:
Sinh viên CTXH năm cuối của hai trường : Trường ĐHKHXH & NV: 80 người,
trường ĐH LĐ - XH: 100 người.
8.3Phương pháp phân tích tài liệu.
Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, chia nhỏ những số liệu, dữ
liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩa của
số liệu đó. Sau đó lại tổng hợp đưa ra những nhân định và bình luận, làm sáng tỏ
các quan điểm cần chứng minh. Phương pháp này hết sức quan trọng trong nghiên
cứu. Việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định mà điều cốt lõi chính là những số
liệu đó phản ảnh điều gì. Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp cơ sở và luận cứ
khoa học cho nghiên cứu đang tiến hành.
Phân tích các tài liệu, nghiên cứu về hoạt động đào tạo thực hành trong lĩnh vực
công tác xã hội. Cụ thể là các tài liệu như sách, báo cáo khoa học, các bài viết trên
tạp chí…
8.4Phương pháp quan sát.
Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện trong quá trình thực hành của sinh
viên. Đồng thời quan sát phản ứng của sinh viên, kiểm huấn viên, giáo viên hướng
dẫn thực hành khi phỏng vấn, khảo sát về chương trình đào tạo thực hành công tác
xã hội.
Quan sát quá trình tổ chức và triển khai nội dung đào tạo thực hành tại các cơ sở
thực hành. (phụ lục: Đề cương quan sát và nội dung quan sát, tr.125 )
19
9. Ý nghĩa của nghiên cứu
9.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính ứng dụng của các lý
thuyết vào quá trình tìm hiểu thực hành CTXH của sinh viên. Đồng thời tạo cơ hội
giúp củng cố kiến thức chuyên ngành cho người nghiên cứu. Nghiên cứu hoàn
thành có thể là nguồn tài liệu phong phú về thực hành CTXH cho các sinh viên
chuyên ngành hay các đối tượng quan tâm và yêu thích lĩnh vực này.
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cũng vận dụng những kiến thức chuyên ngành trong vịêc thu thập
thông tin và sử lý số liệu để tìm hiểu về thực trạng thực hành CTXH của sinh viên
của Trường ĐH KHXH & NV và Trường LĐ- XH cùng nhận xét của đơn vị thực
hành đối với quá trình thực hành của sinh viên. Qua đó đưa ra những đánh giá khái
quát về thực trạng thực hành của sinh viên. Căn cứ vào thực tiễn nhằm tìm ra những
hạn chế tồn đọng của thực hành CTXH tại Trường ĐH KHXH & NV. Trên cơ sở đó
đề xuất những kiến nghị khắc phục và nâng cao hiệu quả thưc hành CTXH của sinh
viên.
10.Kết cấu của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh
viên
Chương 2: Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên hai trường.
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo thực hành công tác xã hội
cho sinh viên.
20
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm CTXH và Đào tạo CTXH
- Theo Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ – NAW (1970) thì CTXH là
hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ
và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy.
Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội
quốc tế định nghĩa:“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết
các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc
đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội,
công tác xã hội can thiệp vào những thời ðiểm khi con ngýời týõng tác với các môi
trường của em. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng
của công tác xã hội” [3, tr10].
Theo định nghĩa này, có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một
dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con người và công
bằng xã hội. Trong phạm vi của luận văn sử dụng khái niệm CTXH của hiệp hội xã
hội học làm công cụ nghiên cứu.
Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho con người có thể thực hiện
có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo
liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những
công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn [25].
Như vậy thông qua hai khái niệm trên có thể hiểu đào tạo công tác xã hội chính là
hoạt động truyền tải, cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm giúp cho sinh viên công tác
xã hội có thể tiếp thu các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc để
có thể trở thành nhân viên công tác xã hội, giúp đỡ nhóm thân chủ thông qua kiến
thức được học.
21
1.1.2 Khái niệm đào tạo thực hành CTXH
 Thực hành CTXH
Thực hành công tác xã hội bao gồm việc ứng dụng các kiến thức, giá trị, nguyên
tắc, kỹ thuật của công tác xã hội đối với một hay nhiều mục đích. Giúp các cá nhân
đạt được các dịch vụ bền vững. Có được các hoạt động tham vấn và trị liệu tâm lý
với cá nhân, gia đình và nhóm. Giúp các cộng đồng và nhóm xây dựng và tạo dựng
được các dịch vụ xã hội và y tế, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, biện
hộ pháp lý. Thực hành công tác xã hội đòi hỏi có được hệ thống tri thức về phát
triển con người vàhành vi con người; về các điều kiện kinh tế,xã hội và văn hoá; và
về sự tương tác giữa cá nhân và môi trường [Trần Văn Kham, 2016].
Như vậy đào tạo thực hành công tác xã hội chính là quá trình trang bị cho sinh viên
những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện công tác thực hành công tác xã
hội hỗ trợ đối tượng yếu thế.
 Đào tạo thực hành CTXH
Từ những khái niệm trên, đào tạo thực hành công tác xã hội được hiểu là quá trình
đơn vị đào tạo kết hợp cùng cơ sở thực hành trang bị, cung cấp kiến thức, tạo cơ hội
để cho sinh viên ứng dụng được những kiến thức được học vào thực tiễn. Từ đó
giúp sinh viên có cơ hội kiểm chứng, vận dụng kiến thức, lý thuyết, kỹ năng nghề
nghiệp. Ngoài ra đào tạo thực hành nhằm giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện những
kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện bản thân để trở thành nhân viên công tác xã hội
chuyên nghiệp.
1.1.3 Khái niệm kiểm huấn viên.
Robinson là nhà quản trị công tác xã hội tiên phong, vào anwm 1936 bà đã khơi dậy
nhiều quan tâm đến việc hiểu và sử dụng tiến trình kiểm huấn trong CTXH. Bà cho
rằng kiểm huấn là một kỹ năng quan trọng của người nhân viên CTXH chuyên
nghiệp. “Kiểm huấn ở các cơ sở xã hội là nhiệm vụ của nhà quản trị - chịu trách
nhiệm quản lý, thực hành, giám sát công việc chuyên môn theo nghĩa tổng quát,
ngoài ra họ có chức năng thứ hai là truyền đạt hay huấn luyện những nhân viên,
sinh viên thực tập mà họ hướng dẫn.” [29].
22
1.1.4 Nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về
CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả
năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức
hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện,
tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội [6, tr.9].
1.1.5 Dịch vụ xã hội.
Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm
người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Với nhóm yếu thế,
DVXH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và
khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà
nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế [7, tr.13].
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (Cách tiếp cận trong nghiên cứu)
1.2.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống
tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức
hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại
cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã
hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ
hơn”. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu:
Hanson (1995), Mancoske (1981). Siporin (1980) [22].
Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải
kể đến công lao của Pincus và Minahan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá
nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu
hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới
cá nhân.
Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc
tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các
23
mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để
chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân,
nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá
nhân, nhóm.
Mục đích của CTXH là thúc đẩy công bằng xã hội để con người mở rộng
các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân
vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống khác
trong môi trường và những con người, những hệ thống khác nhau này tác động
tương hỗ với nhau. Như vậy lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH phân
tích thấu đáo sự tương tác giữa trong các hệ thống xã hội và hình dung những
tương tác này ảnh hưởng ra sao tới hành vi con người, từ đó nhân viên CTXH đưa
ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ. Có ba loại hệ thống có thể giúp
con người:
Hệ thống thân tình, tự nhiên: gia đình, bạn bè, anh chị em họ hàng…
Hệ thống chính quy: các nhóm cộng đồng, công đoàn…
Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội: bệnh viện hay trường học.
*Ứng dụng thuyết hệ thống vào đề tài:
Trong đào tạo thực hành công tác xã hội, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác
động mà các nhóm tổ chức trong xã hội, môi trường ảnh hưởng lên sinh viên. Lý
thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa sinh viên và hệ
thống nhà trường, cơ sở thực hành. Trong chương trình đào tạo mỗi sinh viên
đều chịu tác động từ nhiều nhân tố và tổ chức khác nhau.
Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành xây dựng chương trình
đào tạo thực hành hiệu quả cho sinh viên công tác xã hội cần đặt họ trong môi
trường hệ thống giáo dục và thực tiễn cơ sở thực hành hiện nay. Trên cơ sở đó
để chỉ ra những rào cản, bất lợi từ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo
công tác xã hội cho sinh viên.
24
1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa
Theo các nhà tâm lý học, xã hội hóa không phải là quá trình một chiều trong đó
người lớn nhồi vào đầu người trẻ tuổi những giá trị và niềm tin, mà nó có tính hai
chiều. Chính mỗi cá nhân là những người tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa
bản thân. Bằng việc xây dựng những hiểu biết về các quy tắc xã hội, cá nhân dần
tiến tới tích lũy các niềm tin và giá trị văn hóa cho bản thân (Sapir, 1949; Maccby,
1992) [3]. Các tác giả theo hướng nghiên cứu về các giai đoạn xã hội hóa tổ chức,
ví dụ, Perrot (2005) cho rằng: “Xã hội hóa tổ chức là quá trình cá nhân học tập
những cách thức làm việc, được chỉ bảo về những gì được cho là quan trọng trong
tổ chức nói chung và trong nhóm làm việc mà mình thuộc về nói riêng” [4].
Như vậy, xã hội hóa tổ chức là quá trình tổ chức đào tạo, huấn luyện cho cá nhân
về vai trò nghề nghiệp. Theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa tổ chức là quá trình cá
nhân tiếp nhận những kiến thức và hình thành những năng lực cần thiết để đảm
nhận vai trò của mình trong tổ chức. Theo Feldman D, (1976), có 3 giai đoạn nối
tiếp nhau mà người lao động phải trải qua:
Giai đoạn đầu tiên - “Tiền xã hội hóa” - Giai đoạn mà cá nhân chuẩn bị để bước
chân vào một tổ chức. Đây là lúc cá nhân xem xét khả năng thực tế và những mong
đợi của mình đối với môi trường làm việc tương lai dựa trên những kinh nghiệm
nghề nghiệp của bản thân và những giá trị cá nhân. Hiệu quả của giai đoạn này phụ
thuộc vào mức độ mong đợi cụ thể của cá nhân đối với môi trường làm việc tương
lai, vào mức độ tương thích giữa điều kiện của tổ chức với những nhu cầu và năng
lực của cá nhân [5].
Giai đoạn thứ hai được gọi là “Giai đoạn điều tiết”, đánh dấu bởi sự thay đổi từ vị
trí “Người ngoài” thành “Người mới vào” của cá nhân. Đây là giai đoạn của những
“Bất ngờ”, “Sốc” và “Ngạc nhiên” mà cá nhân trải nghiệm từ sự chênh lệch giữa
mong đợi của cá nhân với thực tế của công việc và tổ chức. Có 4 nhiệm vụ mà cá
nhân phải hoàn thành trong giai đoạn này: Làm chủ các công việc được giao (đôi
khi là nhận biết nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức); Đồng nhất và phát triển
những hành vi mà tổ chức mong đợi phù hợp với vị trí nghề nghiệp của bản thân;
25
Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ hài hòa với đồng nghiệp; Thích ứng với
những mục đích, giá trị trong công việc mà tổ chức hướng tới. Trong quá trình làm
quen với môi trường mới, cá nhân sẽ được tổ chức trợ giúp bằng những chiến lược
định hướng nghề, đào tạo nghề cụ thể.
Giai đoạn thứ ba được gọi là giai đoạn “Làm chủ vai trò”, hay giai đoạn “Chấp nhận
lẫn nhau”. Đây là giai đoạn đánh dấu cho sự hoàn thiện trong việc gia nhập nghề
nghiệp của cá nhân và là giai đoạn kết thúc của quá trình xã hội hóa tổ chức. Cá
nhân thực sự chuyển từ vị thế “Người ngoài” thành “Người trong cuộc”. Lúc này,
cá nhân phải giải quyết những mâu thuẫn và do dự bằng việc chứng tỏ một sự đồng
nhất về mặt nghề nghiệp phù hợp với chuẩn mực, yêu cầu của tổ chức. Giai đoạn
này nói lên sự thành công hay thất bại của quá trình xã hội hóa tổ chức ở mỗi cá
nhân và quá trình này kết thúc khi cả ba giai đoạn được hoàn thiện [6].
Như vậy trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo thực hành công tác xã hội
cho sinh viên cần chú ý đến yếu tố xã hội hóa nghề nghiệp trong mỗi sinh viên.
Trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp thúc đẩy khả năng chủ động, làm chủ của
sinh viên trong quá trình học tập của bản thân. Việc tiếp cận từ xã hội hóa nghề
nghiệp giúp cho sinh viên công tác xã hội có những nhận biết, hiểu biết rõ về công
việc, định hướng được hoạt động công việc tương lai và giúp nâng cao hiệu quả quá
trình đào tạo thực hành công tác xã hội.
1.2.3 Lý thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị
của con người trong xã hội đó. Có hai loại vai trò: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò
hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không
biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết [14,
tr.31-33].
Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã
hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn.
26
Theo Ralph Linton: vị thế là vị trí trong cấu trúc xã hội với những quyền lợi và
nghĩa vụ tương ứng; và vai trò là kiểu hành vi hướng tới sự mong đợi của những
người khác xung quanh.
Còn theo Merton: Hệ vai trò chỉ một cấu trúc gồm các vai trò và các quan hệ của
chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hội nhất định. Vai trò chính
là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận.
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.
Hiện là một trung tâm đào tạo truyền thống và đầu ngành về lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo các ngành khoa học xã hội nói chung
và công tác xã hội nói riêng. Hiện nay công tác xã hội đang trở thành ngành thu hút
khá nhiều sinh viên theo học tại trường.
Bên cạnh đó, để có được vị trí như ngày hôm nay ngành công tác xã hội nói riêng
và khoa xã hội học nói chung dưới sự dìu dắt, lãnh đạo của những vị giáo sư, tiến sỹ
với học thức uyên thâm và dày dặn kinh nghiệm.
Các chương trình đào tạo trong ngành công tác xã hội ngày càng chuyên nghiệp
và các môn học phong phú và đa dạng hơn, ngày càng phù hợp với nhiều hơn với
thực tế. Giúp sinh viên có được nhiều kiến thức, kỹ năng khi áp dụng vào thực tế
kiến thức công tác xã hội vào giải quyết vấn đề của thân chủ.
Ngoài ra, trong công tác đào tạo phát triển CTXH, trường đã đạt được nhiều
thành tích đáng kể luôn tích cực chủ động đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với
điều kiện chung của đất nước và sinh viên. Đặc biệt công tác đào tạo nâng cao kỹ
năng thực hành cho sinh viên CTXH luôn được trường quan tâm và tập trung phát
triển. Tại trường sinh viên được đào tạo trang bị những kỹ năng mềm phù hợp với
nghề nghiệp và kỹ năng tác nghiệp. Tuy hiện nay việc xây dựng mạng lưới kiên kết
giữa cơ sở thực hành và cơ sở đào tạo vẫn chưa được hình thành rõ ràng nhưng đã
có nhiều chuyển biến tích cực. Trường luôn tạo điều kiện và giới thiệu sinh viên đến
các cơ sở thực hành chuyên ngành có chất lượng. Bên cạnh đó, việc nhân rộng hình
27
thức đào tạo chính quy và liên thông, đào tạo cao học đã nâng cao chất lượng của
các thế hệ sinh viên, đồng thời nâng cao uy tín của trường trong các cơ sở thực
hành. Từ đó tạo thuận lợi cho sinh viên trong quá trình đào tạo kỹ năng thực hành
tại đơn vị thực tập.
Chương trình đào tạo, một trong những yếu tố quan trọng của chất lượng đào tạo
ngành CTXH ở trường ĐHKHXH&NV cũng là chương trình được thiết kế công
phu, sát với nhu cầu của ngành, của thực tiễn xã hội và của qua trình hội nhập. Đối
với chương trình ở bậc đại học, trên cơ sở chương trình khung giáo dục đại học
ngành CTXH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Nhà trường đã tổ chức xây
dựng chương trình đào tạo ngành CTXH phù hợp với sứ mệnh, đặc điểm và các
yêu cầu của Trường, phù hợp với định hướng phát triển của ĐHQGHN.
Chương trình được thiết kế với 139 tín chỉ, trong đó khối kiến thức chung 30 tín
chỉ, khối kiến thức toán và KHTN: 4 tín chỉ, khối kiến thức chung của nhóm
ngành:14 tín chỉ, khối kiến thức cơ sở ngành: 20 tín chỉ, khối kiến thức chuyên
ngành: 57 tín chỉ và khối kiến thức thức thực tập và tốt nghiệp: 14 tín chỉ. Với cấu
trúc này, chương trình vừa kết hợp được sức mạnh và những đặc điểm của trường
ĐHKHXH&NV (có đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu, trình độ cao, nhiều kinh
nghiệm, có có hệ thống tư liệu phong phú về đời sống xã hội Việt Nam và quốc
tế…), vừa chú trọng nhiều đến khối kiến thức ngành và chuyên ngành. Với mục tiêu
đào tạo cử nhân CTXH có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề
xã hội của cá nhân, nhóm và cộng đồng; có thể thực hiện việc cung ứng dịch vụ
CTXH, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau: sức khỏe,
giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, môi trường…, chương trình đã
giành khá nhiều thời lượng cho kiến thức thực hành, thực tập thực tế (3 môn thực
hành và 2 môn thực tập với gần 20 tín chỉ, không kể các giờ thực hành của nhiều
môn học có đặc thù lý thuyết), cũng như đào tạo các phương pháp kỹ năng cho sinh
viên như tham vấn, quan hệ công chúng… Có thể nói đây là ngành đào tạo giành
thời lượng cho thực hành, thực tập, thực tế nhiều nhất trong 17 ngành đào tạo của
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [18, tr.2].
28
Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, hiện nay nhà trường còn đẩy mạnh
đào tạo CTXH ở bậc thạc sỹ và trở thành đơn vị đào tạo đầu tiên trong cả nước
trong lĩnh vực này. Đây là một sự cố gắng của trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc phát triển ngành công tác xã hội, đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò tiên
phong trong công tác phát triển nghề công tác xã hội tại các địa phương và trong cả
nước.
1.3.2 Trường ĐH Lao động xã hội
Bên cạnh đó, Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng là một đơn vị đi đầu trong
công tác giảng dạy CTXH trong nước. Trường cung cấp cho xã hội những sản phẩm
đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, đặc biệt về kinh tế - lao động –
xã hội; góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Trường ngày có nhiều bước tiến trong xây dựng mạng lưới đào tạo giữa cơ sở
thực hành và đơn vị đào tạo cho sinh viên. Thời gian qua, trường cũng đạt được
nhiều thành tích đáng khích lệ như tỷ lệ sinh viên nắm vững kỹ năng thực hành
ngày càng tăng, việc sinh viên ứng dụng các kỹ năng vào hỗ trợ người yếu thế
được nâng cao. Là đơn vị đào tạo CTXH có uy tín, trường luôn chứ trọng trang bị
cho sinh viên những kỹ năng thực hành cần thiết và tốt nhất. Trường đang xây
dựng mạng lưới liên kết đào tạo với hệ thống cơ sở thực hành tạo thuân lợi cho
sinh viên. Hiện nay trường có nhiều hình thức đào tạo như chính quy, liên thông,
đào tạo tập huấn ngắn hạn về CTXH giúp sinh viên trường có nhiều cơ hội được
trải nghiệm, đào tạo thực hành CTXH chuyên nghiệp hơn.
Trước năm 1997 khi chưa có khoa CTXH các nội dung giảng dạy về chính sách
xã hội được giảng dạy trong các bộ môn như Ban bảo trợ xã hội. Các bộ môn tâm lý
học, xã hội học được giảng dạy trong Ban khoa học cơ bản cơ sở.
Đến nay 2011 Khoa có 34 giảng viên với 5 tổ bộ môn và một trung tâm phát
triển CTXH có chức năng tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội,
tổ chức các hoạt động thực tiễn nâng cao tay nghề cho cán bộ giảng viên và sinh
29
viên. Số lượng sinh viên tuyển hàng năm ở tất cả các hệ từ 400- 500 sinh viên. Hiện
nay khoa đã có trên 2000 sinh viên đang theo học ở các tỉnh thành trong cả nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường đã có nhiều thành tích đáng khen
ngợi về đào tạo và tổ chức liên kết đào tạo.
Tính đến hiện nay qui mô tuyển sinh hàng năm khoảng 400 - 500 học sinh, sinh
viên hệ chính quy (Đại học, Cao đẳng, Trung học và Liên thông) và 100 – 200 sinh
viên hệ vừa học vừa làm.
Trong công tác tập huấn, Trường tiến hành mở được 50 lớp nâng cao trình độ
CTXH cho cán bộ xã hội ở cộng đồng. Đào tạo 03 lớp chuyển đổi CTXH cho cán
bộ, giảng viên trường ĐHLĐXH, Học viên Thanh thiếu niên VN, Trường Cán bộ
Phụ nữ Trung ương. Mở được nhiều lớp đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và các
Mẹ tại các trung tâm như Làng trẻ SOS, Làng trẻ Berla, Trường nội trú Nguyễn
Viết Xuân. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời được sự tạo điều kiện của
lãnh đạo nhà trường, khoa đã chủ động xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với
nhiều trường ĐH ở các nứơc Canada, Singapore, Phillipines, Thuỵ Điển, Hàn
Quốc...
Ngoài ra, để tận dụng được mọi nguồn lực, Khoa cũng chủ động hợp tác với trên
15 tổ chức quốc tế như UNDP, ILO, UNICEF, CRS, Actionaid, CWS, Radda
Barnen... Hợp tác quốc tế đã đem lại cho giảng viên và sinh viên của khoa CTXH
có cỏ hội được trải nghiêm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, góp phần làm cho bài
giảng phong phú hơn. Thông qua các hoạt động hợp tác, Khoa CTXH đã tiến hành
được nhiều dự án thúc đẩy CTXH, nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc trong
lĩnh vực này. Đồng thời quan hệ hợp tác cũng giúp khoa có nguồn kinh phí cho
triển khai dự án ở một số địa phương và đào tạo thực hành cho sinh viên, cho trang
thiết bị phục vụ giảng dạy, cho biên soạn tài liệu, tập huấn nâng cao trình độ chuyên
môn của giảng viên.
1.3.3 Làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân.
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội tiền thân là làng Hoà Bình.
Làng Hòa Bình Thanh Xuân là một tổ chức từ thiện nhân đạo, được thành lập
30
17/12/1991 do Làng Hòa Bình Quốc Tế OBERHAUZEN và chính phủ Cộng Hòa
Liên Bang Đức giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Để mở rộng quy mô, hình
thức hoạt động và đối tượng, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, điều trị, phục
hồi chức năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 24 ngày 04/01/2011, thành lập bệnh viện Điều
Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng Hà Nội trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Làng Hòa
Bình Thanh Xuân nhưng vẫn duy trì mọi hoạt động của Làng. Đội ngũ cán bộ viên
chức gồm những bác sĩ, giáo viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi, nhiều kinh
nghiệm, đam mê, yêu nghề, yêu trẻ thường xuyên hợp tác với các chuyên gia nước
ngoài nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho trẻ khuyết tật đang được chăm sóc,
điều trị phục hồi chức năng toàn diện tại làng. Quy mô ngày càng được mở rộng.
Hiện tại Làng có 110 cháu đến từ các địa phương trong cả nước ở mọi lứa tuổi
đang học tập và sinh sống. Với quy mô 90 giường kế hoạch/năm hầu hết đối tượng
ở Làng là trẻ bại não, đa dị tật, động kinh, rối loạn tâm thần, tim bẩm sinh, các bệnh
nội tiết…Chính vì thế, Làng đã triển khai thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh
toàn diện, đa dạng hoá các hình thức phục vụ nội trú, ngoại trú và bán trú. Vì các
em ở Làng đều chậm phát triển trí tuệ với nhiều hội chứng đi kèm lại ở những lứa
tuổi khác nhau nên việc chăm sóc cho các em rất vất vả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ,
giáo viên phải kiên nhẫn và tâm huyết với nghề.
Chức năng
Khám, tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ
khuyết tật, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ,
down, bại não, chậm phát triển ngôn ngữ…do ảnh hưởng chất độc da cam/ Dioxin
và các nguyên nhân khác.
Mục tiêu
Phục hồi chức năng toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ khuyết tật. Trang
bị kiến thức cơ bản, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động, kỹ năng sống, định
hướng và dạy nghề đơn giản, giúp trẻ giảm bớt mặc cảm, tự tin, sớm hòa nhập vào
cộng đồng xã hội.
31
Nhiệm vụ
Phục hồi phát triển trí tuệ, tư duy, nhận thức, hình thành các kỹ năng sống, kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động: tổ chức các lớp giáo
dục đặc biệt, can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm nhỏ, năng khiếu, hoạt động ngoại
khóa.
Giáo dục hòa nhập và hướng nghiệp theo khả năng của trẻ bằng các nghề đơn
giản như: May, thêu, tin học, dệt saori…
Phục hồi chức năng thể chất: Áp dụng các phương pháp vật lý rị liệu như điện
xung, điện phân, châm cứu, bấm huyệt, thủy trị liệu, hoạt động trị liệu…điều
dưỡng, phục hồi dinh dưỡng cho trẻ khuyết tật.
Đào tạo, thực hành, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sinh viên các
trường có chuyên ngành liên quan như: Đại học Y Hà Nội, đại học Lao động xã
hội, đại học sư phạm Hà Nội, đại học Công đoàn… tổ chức các lớp đào tạo kiến
thức, kỹ năng giáo dục, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng.
Tiếp nhận tình nguyện viên, sinh viên tình nguyện trong và ngoài nước làm
việc. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác nghiên
cứu và điều trị phục hồi chức năng.
Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tàn tật cho
cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức
Năm 2014 Tổng số nhân lực ở bện viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà
Nội, - Làng trẻ Hòa Bình là 132 nhân viên:
- Bác sĩ chuyên khoa 1: 5 người
- Bác sĩ: 11 người
- Dược sĩ: 6 người
- Điều dưỡng: 36 người
- Y sĩ, kĩ thuật viên: 41 người
- Giáo viên giáo dục đặc biệt: 5 người
- Cán bộ khác: 19 người
32
1.3.4 Trung tâm dạy trẻ tự kỷ nắng mai.
Trung tâm hỗ trợ hòa nhập trẻ em Nắng Mai được thành lập theo quyết định số
08-2012/QĐ-TWH ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Trung ương Hội khoa học tâm lý
giáo dục Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ số
B-35/2012/ĐK-KH&CN ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Sở Khoa học và công nghệ
Hà Nội. Trung tâm hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương
Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
Giám đốc trung tâm là Th.S Nguyễn Thị Bùi Thành (tốt nghiệp khóa I khoa
GDĐB trường ĐH Sư Phạm, hiện đang là giảng viên giảng dạy tại Trường ĐH
Thăng Long khoa Công tác xã hội). Trước khi chính thức nhận quyết định thành
lập, TTNM đã bắt đầu hoạt động theo nhóm nhỏ từ năm 2005 với các hoạt động hỗ
trợ phụ huynh và can thiệp trực tiếp cho các cháu tại gia đình. Trung tâm đầu tiên
được đóng tại số 8 nghách 36, ngõ 35, đường Lê Đức Thọ - Hà Nội. Sau đó
chuyển về số nhà 36, tổ 21, khu đô thị Mỹ Đình 1 - Từ Liêm - Hà Nội từ ngày
25/03/2013 với cơ sở khang trang và rộng rãi hơn.
Chức năng
- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về các phương pháp dạy trẻ khuyết tật,
ứng dụng kinh nghiệm của nước ngoài vào thực tiễn dạy trẻ khuyết tật.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, đặc biệt nghiên cứu những trẻ khuyết
tật trí tuệ, các biểu hiện của trẻ có khó khăn về học, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ,
tăng động giảm chú ý...
- Nghiên cứu các hoạt động hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật khi đã ra hoà nhập
ngoài xã hội.
- TTNM hoạt động phi lợi nhuận có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ
chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối loạn ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng…), trẻ có khó
khăn trong học tập.
33
- TTNM còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với gia đình, Viện Nghiên cứu
truyền thống và phát triển để hỗ trợ chăm sóc và giáo dục các trẻ đang gặp khó
khăn.
Mục tiêu
- Hỗ trợ trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính và trẻ có khó khăn về học; can thiệp ngôn ngữ,
can thiệp hành vi.
- Giúp xã hội nhận biết đúng về hoạt động hỗ trợ, can thiệp cho trẻ khuyết tật.
- Tổ chức các lớp can thiệp cá nhân sớm.
- Nghiên cứu giáo dục tự lập cho trẻ khuyết tật, đánh giá hiệu quả chất lượng can
thiệp, chất lượng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ tự kỷ, khiếm
thính và trẻ có khó khăn về học nói riêng.
Phương hướng hoạt động
- Nguồn tuyển giáo viên đầu vào phải đảm bảo đạt các tiêu chí về trình độ và
năng lực.
- Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong công tác hỗ trợ trẻ và
gia đình.
 Cơ sở vật chất:
Tính đến tháng 6 năm 2012, TTNM đã có 2 cơ sở giáo dục là tòa nhà 4 tầng
số 6 và số 8 (hiện là trụ sở chính) tại ngõ 35 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà
Nội với tổng cộng là 9 phòng học cá nhân, 2 phòng vận động, học nhóm, 1 phòng
ăn và 1 tầng phục vụ cho việc học ngoại khóa. Mỗi phòng học cá nhân được trang
bị 1 máy quay, quạt, điều hòa, đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế và các phương
tiện dạy học cá nhân khác. Trung tâm có 3 phòng học có điều hòa phục vụ cho việc
học trong những ngày nắng nóng.
Từ ngày 25/03/2013 TTNM chuyển về địa chỉ mới: Số nhà 36, tổ 21, khu đô
thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện nay địa điểm mới của TTNM là tòa nhà 4
tầng, 8 phòng với diện tích 60m2/phòng, có phòng vận động, phòng học nhóm,
34
phòng học cá nhân, phòng đánh giá, phòng hành chính; khuôn viên TT có sân chơi
cho các cháu.
 Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc:
NCS. Th.S Nguyễn Thị Bùi Thành (tốt nghiệp khóa I khoa GDĐB trường ĐH
Sư Phạm, hiện đang là giảng viên giảng dạy tại Trường ĐH Thăng Long khoa
Công tác xã hội). Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của trung tâm
Giáo viên:
Số lượng: Những ngày đầu tiên TTNM chỉ có 2 GV dạy bán trú và 5 GV dạy
theo giờ, tính đến tháng 3 năm 2014 đội ngũ GV đã tăng lên với 10 GV dạy bán trú
và 9 GV dạy theo giờ.
Trình độ: 90% GV có trình độ Đại học tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã
hội với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và giáo dục đặc biệt; 10% GV có trình độ Cao
đẳng chuyên ngành mầm non. 01 nhân viên làm công tác dinh dưỡng
Tiểu kết chương 1:
Như vậy qua những lý luận và thực tiễn nêu trên cho thấy người nghiên cứu đã
tìm hiểu vấn đề nghiên cứu qua những lý luận như khái niệm công cụ cơ bản về
công tác xã hội và đào tạo thực hành. Với những khái niệm công cụ này chúng tôi
hiểu rõ hơn về công tác xã hội và vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó qua cách thức
tiếp cận từ lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò tiến hành
tìm hiểu vấn đề đào tạo thực hành từ nhu cầu của sinh viên và xã hội. Cũng như
nghiên cứu nhận thức hành vi của sinh viên trong quá trình đào tạo thực hành. Cách
tiếp cận từ vai trò trong tìm hiểu chức năng vai trò của các nhân tố đối với hiệu quả
đào tạo thực hành được phân tích rõ trong nội dung nghiên cứu. Ngoài những cơ sở
lý luận lý thuyết, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu vấn đề thông qua hai cơ sở
đào tạo là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao
động – Xã hội; cùng hai đơn vị thực hành là Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy
trẻ tự kỷ Nắng mai. Đây là hai đơn vị thực hành thường xuyên nhận và hỗ trợ quá
trình đào tạo thực hành cho sinh viên của hai trường trên và một số trường đào tạo
35
CTXH trên địa bàn Hà Nội. Thông qua tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển
và những đóng góp trong đào tạo thực hành cho sinh viên của các cơ sở, cùng
những chia sẻ của sinh viên, đội ngũ giảng viên tại cơ sở đào tạo, kiểm huấn viên tại
đơn vị thực hành làm cơ sở thực tế để thực hiện nghiên cứu này.

More Related Content

What's hot

Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoánLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
nataliej4
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (17)

Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoánLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp X...
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
 
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
 
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách tuyển dụng viên chức tại truyền hình Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 

Similar to 02050004705

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOTTạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng VươngLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng VươngĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
luanvantrust
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn TâyLuận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
hanhha12
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
luanvantrust
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to 02050004705 (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Viện Khoa Học L...
 
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM...
 
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOTTạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH ở Phú Thọ, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng VươngLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức ở ĐH Hùng Vương
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng VươngĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức trường ĐH Hùng Vương
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai, ...
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
 
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn TâyLuận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
Luận Văn Sử Dụng Viên Chức Tại Cơ Sở Sơn Tây
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 

More from Minh Hòa Lê

1326212
13262121326212
1326212
Minh Hòa Lê
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
Minh Hòa Lê
 
0406 82bc
0406 82bc0406 82bc
0406 82bc
Minh Hòa Lê
 
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat   finalBao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat   final
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final
Minh Hòa Lê
 
Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1
Minh Hòa Lê
 
02050004525
0205000452502050004525
02050004525
Minh Hòa Lê
 
A01 ngocanh
A01 ngocanhA01 ngocanh
A01 ngocanh
Minh Hòa Lê
 
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctCt01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Minh Hòa Lê
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Minh Hòa Lê
 
Ctxh can ban
Ctxh can banCtxh can ban
Ctxh can ban
Minh Hòa Lê
 
Doankimthang
DoankimthangDoankimthang
Doankimthang
Minh Hòa Lê
 
Tailieunhapmonctxh
TailieunhapmonctxhTailieunhapmonctxh
Tailieunhapmonctxh
Minh Hòa Lê
 
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiucThuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Minh Hòa Lê
 
Ttngothuykhiem
TtngothuykhiemTtngothuykhiem
Ttngothuykhiem
Minh Hòa Lê
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglien
Minh Hòa Lê
 
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
Minh Hòa Lê
 
Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020
Minh Hòa Lê
 
Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019
Minh Hòa Lê
 
Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018
Minh Hòa Lê
 
Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019
Minh Hòa Lê
 

More from Minh Hòa Lê (20)

1326212
13262121326212
1326212
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
 
0406 82bc
0406 82bc0406 82bc
0406 82bc
 
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat   finalBao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat   final
Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final
 
Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1
 
02050004525
0205000452502050004525
02050004525
 
A01 ngocanh
A01 ngocanhA01 ngocanh
A01 ngocanh
 
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctCt01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ct
 
Ctxh can ban
Ctxh can banCtxh can ban
Ctxh can ban
 
Doankimthang
DoankimthangDoankimthang
Doankimthang
 
Tailieunhapmonctxh
TailieunhapmonctxhTailieunhapmonctxh
Tailieunhapmonctxh
 
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiucThuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
 
Ttngothuykhiem
TtngothuykhiemTtngothuykhiem
Ttngothuykhiem
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglien
 
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
 
Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020
 
Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019
 
Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018
 
Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019
 

Recently uploaded

Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bsSuy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
fdgdfsgsdfgsdf
 
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọngNCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạSGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nhaSINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơiSGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
fdgdfsgsdfgsdf
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
HongBiThi1
 
NTM_Y6 Phong DMCB 3-2017 hay nha các bạn BS
NTM_Y6 Phong DMCB  3-2017 hay nha các bạn BSNTM_Y6 Phong DMCB  3-2017 hay nha các bạn BS
NTM_Y6 Phong DMCB 3-2017 hay nha các bạn BS
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
fdgdfsgsdfgsdf
 
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạNTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdfSGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
fdgdfsgsdfgsdf
 
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdfDanh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Phngon26
 
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩnBV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
nhNguyn571670
 
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf haySGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
fdgdfsgsdfgsdf
 
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọngNCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
HongBiThi1
 
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảoSGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
fdgdfsgsdfgsdf
 
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọngNCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
HongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạnSGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
HongBiThi1
 
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hayNCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạSGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bsSuy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
Suy thai trong chuyển dạ.pdf rất hay nhé các bs
 
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọngNCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
NCT_Nhiễm trùng bàn tay. BS Hòa.pdf quan trọng
 
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạSGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
SGK hóa sinh màng tế bào.pdf rất hay các bạn ạ
 
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nhaSINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
SINH Lí HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC.doc rất hay nha
 
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơiSGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
 
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Vết thương bàn tay. BS Phùng Ngọc Hòa.pdf
 
NTM_Y6 Phong DMCB 3-2017 hay nha các bạn BS
NTM_Y6 Phong DMCB  3-2017 hay nha các bạn BSNTM_Y6 Phong DMCB  3-2017 hay nha các bạn BS
NTM_Y6 Phong DMCB 3-2017 hay nha các bạn BS
 
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
 
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạNTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
NTN_UNG THƯ THẬN - thầy Thành.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdfSGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
SGK Đại cương chẩn đoán và điều trị các bệnh thiếu máu chi.pdf
 
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdfDanh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
 
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩnBV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
BV Bach Mai - Tam than, bệnh án hội chẩn
 
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf haySGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
SGK Đại cương bệnh lý động mạch chủ.pdf hay
 
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọngNCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
 
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảoSGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
SGK cũ suy thai trong chuyển dạ.pdf tham khảo
 
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọngNCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạnSGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
SGK cũ nhiễm khuẩn hậu sản hay nha các bạn
 
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hayNCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
 
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạSGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
 

02050004705

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- ĐẶNG THỊ THÚY ĐÀO TẠO THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI QUA NGHIÊN CỨU CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI. LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- ĐẶNG THỊ THÚY ĐÀO TẠO THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI QUA NGHIÊN CỨU CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN VÀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Đặng Thị Thúy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, người đã định hướng, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quí thầy cô trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường để có được những kiến thức, kỹ năng của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, từ đó hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình, kết quả cuối cùng của 2 năm cao học. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao động – Xã hội đã cung cấp những tài liệu và thông tin cần thiết cho đề tài mà tôi nghiên cứu. Cuối cùng tôi gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn. Học viên Đặng Thị Thúy
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................ 8 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 15 4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu....................................................... 16 5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 16 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 17 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 17 9. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................... 19 10. Kết cấu của luận văn............................................................................... 19 NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................... 20 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. ............................. 20 1.1 Các khái niệm công cụ............................................................................ 20 1.1.1 Khái niệm CTXH và Đào tạo CTXH .............................................. 20 1.1.2 Khái niệm đào tạo thực hành CTXH.............................................. 21 1.1.3 Khái niệm kiểm huấn viên. .............................................................. 21 1.1.4 Nhân viên CTXH............................................................................... 22 1.1.5 Dịch vụ xã hội.................................................................................... 22 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 22 1.2.1Lý thuyết hệ thống sinh thái................................................................. 22 1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa ......................................................................... 24 1.2.3 Lý thuyết vai trò................................................................................ 25 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 26 1.3.1Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.................................. 26 1.3.2 Trƣờng ĐH Lao động xã hội............................................................ 28
  • 6. 2 1.3.3 Làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân...................................................... 29 1.3.4 Trung tâm dạy trẻ tự kỷ nắng mai.................................................. 32 Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo thực hành chuyên môn của sinh viên CTXH. ............................................................................................................ 36 2.1 Quá trình triển khai và tổ chức chƣơng trình đào tạo thực hành CTXH. ............................................................................................................ 36 2.2 Nhận thức sinh viên về kỹ năng thực hành chuyên môn .................... 43 2.3 Khả năng vận dụng kỹ năng thực hành vào thực tiễn công việc........ 49 2.4 Công tác kiểm tra, giám sát đào tạo thực hành sinh viên................... 56 2.5 Mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo và cơ sở thực hành.......................... 61 2.6 Hệ quả của thực trạng đào tạo thực hành CTXH. .............................. 62 Chƣơng 3: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH. ................................................................................................................... 69 3.1 Chƣơng trình đào tạo thực hành công tác xã hội. ............................... 70 3.2 Cơ sở thực hành ...................................................................................... 73 3.3 Nhận thức và sự chủ động của sinh viên trong đào tạo thực hành Công tác xã hội. ............................................................................................. 79 3.4 Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo thực hành................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 95
  • 7. 3 MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội ĐTTH Đào Tạo Thực Hành ĐH KHXH & NV Đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐH LĐ – XH Đại học lao động – xã hội
  • 8. 4 DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Bảng khung chương trình đào tạo thực hành CTXH..... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2 : Đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình đào tạo thực hành. ....38 Bảng 2.3: Mong đợi của sinh viên CTXH khi đi thực hành. ....................................44 Bảng 2.4: Nhận thức của sinh viên về thực hành CTXH tại cơ sở. .........................46 Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành........................................................51 Biểu đồ 2.2: Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội về khă năng vận dụng kiến thức. ..........................................................................................52
  • 9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế định nghĩa:“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời ðiểm khi con ngýời týõng tác với các môi trường của em. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội” [3, tr10]. Theo định nghĩa này, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con người và công bằng xã hội. Như vậy qua thực trạng triển khai dịch vụ hỗ trợ công tác xã hội đối với nhóm người yếu thế và định nghĩa đề ra cho thấy công tác xã hội là nghề thực hành. Trong đó nhân viên công tác xã hội thông qua những hoạt động trực tiếp của mình nhằm giúp đỡ thân chủ vượt qua được khó khăn, ổn định cuộc sống. Để thực hiện được vấn đề trên nhân viên công tác xã hội cần sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng và phương pháp nghề nghiệp như công tác xã hội với cá nhân, với nhóm, với cộng đồng để giúp đỡ họ. Để thực hiện những điều trên đòi hỏi kỹ năng, kiến thức trong thực hành thực tế của nhân viên công tác xã hội được trang bị đẩy đủ, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng yếu thế. Như vậy có thể thấy yếu tố thực hành nắm vai trò chủ yếu trong nghề trong tác xã hội, điều này tác động đến định hướng và chương trình đào tạo công tác xã hội tại các đơn vị giáo dục. Trong quá trình giáo dục, sinh viên chuyên ngành công tác xã hội được cung cấp kiến thúc, rèn luyện được kỹ năng thực hành nghề nghiệp quan trọng giúp quá trình định hướng, phát triển nghề sau khi ra trường. Bên cạnh đó sinh viên được đào tạo “học đi đôi với hành” giúp nâng cao hiệu quả đào tạo, cung cấp đội ngũ nhân viên công tác xã hội vững về lý thuyết và chuyên nghiệp về kỹ năng thực hành, tránh tình trạng đào tạo lại sau khi xin việc. Như vậy qua đó khẳng định được yếu tố thực hành có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả đào tạo và phát triển của nghề công tác xã hội tại Việt nam.
  • 10. 6 Từ khi giáo dục chính quy về công tác xã hội phát triển ở đầu thế kỷ XX, thực hành đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tiến trình giáo dục và đào tạo thực hành công tác xã hội. Thực hành trong đào tạo công tác xã hội được nhìn nhận như thành tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung thực hành đang được phổ biến tại các đơn vị công tác xã hội trong quá trình đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tương lai. Như vậy thực hành là một phần quan trọng không thể thiếu trrong chương trình đào tạo công tác xã hội. Thông qua nội dung đào tạo về thực hành công tác xã hội giúp sinh viên có cơ hội kết nối lý thuyết với thực tiễn, rèn luyện được kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp. Thực hành trong ngành công tác xã hội không giống như những ngành khác. Ở đây công cụ nhân viên công tác xã hội sử dụng để làm việc chính là con người. Do đó cần những cơ sở phù hợp và điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể dễ dàng vận dụng tri thức, kỹ năng đã được học vào môi trường thực tiễn. Qua đó hiểu rõ hơn về công việc và ngành học đang theo đuổi và trở thành nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, hỗ trợ thực hành cho sinh viên trong chương trình đào tạo ngay trên giảng đường và các cơ sở thực hành. Qua đó cho thấy việc xây dựng, tổ chức đào tạo thực hành công tác xã hội gắn kết sinh viên giữa lý thuyết và thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được. Hiện nay vào giai đoạn 2010 – 2020, đề án 32 về phát triển nghề CTXH Chính phủ đã nhấn mạnh cần phải chú trọng phát triển nghề trong tương lai. Qua đề án chỉ rõ cần phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt nam. Nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề này, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ tại các cấp. Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Đồng thời xã hội hóa hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội [25]. Đề án 32 ra đời đã chính thức hóa công nhận CTXH là một nghề rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống con người.
  • 11. 7 Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố thực hành trong đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên, được sự quan tâm của nhà nước song thực trạng đào tạo thực hành chuyên nghành cho sinh viên còn nhiều bất cập. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng đơn vị đào tạo nhưng không có tương ứng với cơ sở thực hành đã gây đến quá tải, không liên kết trong quá trình đào tạo. Đến năm 2016, cả nước có 60 cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành CTXH, trong đó đào tạo bậc cử nhân có 30 trường, đào tạo bậc cao đẳng có 30 trường, số lượng tuyển sinh bậc đại học lên đến 2200 người năm 2016. Đào tạo thạc sỹ CTXH có 6 cơ sở giáo dục, đào tạo bậc tiến sỹ CTXH có 2 cơ sở giáo dục[24, tr.16]. Mặc dù vậy hoạt động đào tạo thực hành ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng nội dung vẫn nặng về lý thuyết, sự liên kết yếu kém giữa đơn vị đào tạo và đơn vị thực hành đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác thực hành của sinh viên. Tình trạng thực hành kém không mang tính nghề nghiệp cao đã gây hệ quả bất lợi cho công tác đào tạo công tác xã hội hiện nay. Trong sự phát triển chung đó, các đơn vị đào tạo đang ngày càng nỗ lực và thúc đẩy hoạt động đào tạo thực hành công tác xã hội, trong đó kể qua hai đơn vị đi đầu là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao động – Xã hội. Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và Đại Học Lao động - Xã hội được xem là những trường hàng đầu về đào tạo CTXH. Quá trình phát triển đến nay cả hai trường đều đạt nhiều thành tích trong liên kết đào tạo thực hành cho sinh viên, trong đó đáng kể nhất là việc đổi mới xây dựng hệ thống chương trình đào tạo có sự cân bằng giữa thực hành và lý thuyết. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, mỗi trường đều có những chiến lược, chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của sinh viên. Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung các cử nhân CTXH được đào tạo tại hai trường sau khi tốt nghiệp đều được đánh giá cao và có nhiều khả quan trong quá trình xin việc. Là những đơn vị hàng đầu trong đào tạo CTXH, tạo điều kiện để nhân rộng và phát triển thực hành CTXH rộng rãi trong hệ thống đào tạo trên toàn quốc.
  • 12. 8 Như vậy thông qua những vai trò, tính cấp thiết của yếu tố thực hành trong đào tạo công tác xã hội cùng thực trạng đào tạo thực hành hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành công tác xã hội qua nghiên cứu của trường ĐH KHXH & NV và trường ĐH LĐ - XH”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2.1Nghiên cứu ngoài nước. CTXH trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tích trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ con người. Để đạt được điều đó, bên cạnh những điều kiện cơ sở vật chất của từng quốc gia, những đóng góp của các nghiên cứu về lý thuyết, phương pháp được đánh giá cao Trong “Thực Hành CTXH : Mô hình Và Phương pháp” của Allen Pincus- Anne Minahan, thuộc trường đại học Wilsconsin, Madisonvới mục đích thể hiện các mô hình và phương pháp thực hành công tác xã hội mới. Và cuốn sách này dành cho rất nhiều đối tượng có niềm yêu thích với CTXH chứ không chỉ giới hạn ở thành phần sinh viên. Cuốn tài liệu này giúp cho sinh viên hiểu thêm về kỹ năng, những yêu cầu cần thiết, những công việc cần thực hiện khi xuông cơ sở thực tế. Đây là một tài liệu quý giá, cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết nhất, giúp cho người nghiên cứu có thể mở rộng hiểu biết về thực hành công tác xã hội. Qua tài liệu nói về việc xây dựng các khung hình, khuôn mẫu, nhũng tình huống, giả định liên quan đến thực hành công tác xã hội giúp cho người đọc có thể hình dung một cách sinh động gần gũi và dễ hiểu. Với việc quá chú trọng vào lý thuyết như hiện nay, thì cuốn tài liệu này hoàn toàn bổ ích cho việc hình dung và tiến hành hoạt động thực hành của sinh viên của nước ta. Song đây là tài liệu nước ngoài và nghiên cứu này cũng chủ yếu vận dụng vào các nước phát triển. Chính vì vậy việc áp dụng những kiến thức trong sách vào quá trình đào tạo CTXH tại nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được như đội ngũ giảng viên, kiến thức thực tế của sinh viên và đặc biệt trang thiết bị hiện nay của nước ta trong ngành CTXH vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài phát biểu của bác sỹ Abraham Flexner vào năm 1915 với chủ đề: “ CTXH có phải là một chuyên ngành không” Qua bài phát biểu của em ông đã thể
  • 13. 9 hiện những khía cạnh quan trọng của CTXH. Theo ông trong hệ thống giáo dục tại Mỹ, ngành CTXH được coi là ngành ứng dụng thực hành và phân biệt với các ngành thuộc hàn lâm như xã hội học, triết học,… Tính ứng dựng của CTXH nằm ở chỗ chuyên môn của người có bằng CTXH là một chuyên môn cụ thể, trực tiếp có thể chuyển giao và lặp lại, có tính chuyên sâu cao. Ông nêu rõ người có chuyên môn sâu làm việc với thân chủ để lượng giá, đề kế hoạch, và giải quyết khó khăn cho thân chủ bằng những kỹ năng trực tiếp. Để thực hiện được điều trên , nhân viên xã hội cần phải tham gia thực hành, thực tập chuyên môn một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Như vậy qua nghiên cứu đã chỉ rõ sự khác biệt của chuyên ngành CTXH với ngành khác. Đồng thời yếu tố thực hành được đánh giá cao và rất cần thiết. Từ đó đề xuất cần có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành CTXH cho người học. Ngoài ra, trong giáo trình “ Những điều cốt yếu của quản lý” của tác giả Koontz và O’ Donnell đã đề cập đến vai trò khác của nhân viên CTXH trong quản trị CTXH. Theo các tác giả định nghĩa “ có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp độ và trong mọi hoạt động có sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành nhiệm và các mục tiêu của em”. Qua nghiên cứu này cho thấy để nâng cao hiệu quả thực hành CTXH cho người học, đội ngũ giảng dạy, kiểm huấn viên cần nắm chắc được kỹ năng này trong quá trình hỗ trợ. Trong nghiên cứu của Robinson vào năm 1936 đã có nhiều người quan tâm đến việc hiểu và sử dụng hiệu quả tiến trình kiểm huấn. Tác giả nhận xét rằng hoạt động kiểm huấn đã trở thành một hoạt động chỉ đạo trong lĩnh vực CTXH. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động kiểm huấn được tác giả tập trung nghiên cứu. Tác giả nhận định kiểm huấn có vị trí, vai trò quan trọng trong các cơ quan, tổ chức của CTXH, là một quá trình liên tục trong mối quan hệ giữa người kiểm huấn và người được kiểm huấn. Qua nghiên cứu chỉ ra hiểm huấn nhằm hướng dẫn thực hành chuyên
  • 14. 10 nghiệp cho nhân viên xã hội tại các cơ sở và sinh viên hiện đang theo học tại các trường đào tạo chuyên ngành CTXH. Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo nghiên cứu của In Betty L Ronald C, Federico về “Sự giáo dục nhân viên công tác xã hội ở Baccalaureate: Một sách hướng dẫn cơ bản về phát triển chương trình”. Trong Hội các nhà nhân viên công tác xã hội quốc gia, 1970, Hariett M. Bartlett đã thực hiện nghiên cứu “ Cơ sở của thực hành công tác xã hội”. Nghiên cứu này ra đời và có nhiều đóng góp cho quá trình đào tạo, phát triển ứng dụng CTXH vào thực tiễn. 2.2Nghiên cứu trong nước Hiện nay trong nước ta, công tác xã hội là ngành mới phát triển nhưng đã có những thành công nhất định. Song vẫn chú trọng quá lớn vào các khái niệm lý thuyết. Vì vậy yếu tố thực hành chưa được quan tâm đúng mức trong phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp.Các nghiên cứu về CTXH trong nước đang có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Nhưng các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề lý thuyết, kiến thức, chương trình đào tạo CTXH và thực hành CTXH đang là chủ đề mới cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa. Trong nước hiện nay có một số tài liệu có đề cập đến hoạt động thực hành CTXH như cuốn CTXH lý thuyết và thực hành của Nguyễn Đình Tuấn vào năm 2002, “CTXH lý thuyết và thực hành” của Nguyễn Đình Tuấn là một tài liệu quan trọng đối với sinh viên hoặc với những người có hứng thú, sự đam mê với công việc CTXH. Trong cuốn tài liệu này, Nguyễn Đình Tuấn đã cung cấp cho người đọc hệ thống kiến thức về CTXH khá đầy đủ và nó bao quát được tất cả các khía cạnh. Khi đọc cuốn sách, người đọc có thể dễ hình dung được về những kiến thức cơ bản liên quan đến CTXH. Tác giả đã có đề cập đến những kỹ năng cơ bản trong thực hành công tác xã hội. Nhờ vậy khi tham khảo tài liệu này, đã cung cấp cho sinh viên một nguồn tri thức quý giá và chính xác trước khi xuống cơ sở thực hành.Tuy nhiên bên cạnh đó, việc nguồn kiến thức trong sách bao hàm quá nhiều lĩnh vực, nó là kiến thức chung của nhiều chuyên ngành trong công tác xã hội. Khi đọc cuốn tài liệu này, người đọc có cái nhìn chung về công tác xã hội nhưng lại gặp khó khăn khi
  • 15. 11 muốn tìm hiểu hay hiểu rõ hơn về những chuyên ngành của công tác xã hội như công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, và công tác xã hội trong phát triển cộng đồng,.. Và những kỹ năng thực hành mà tác giả đề cập trong cuốn sách cũng mang tính chất kiến thức tiềm trạm cho hoạt động thực hành, và cũng chưa có nhiều thông tin nhấn mạnh đến những việc cần thực hiện tại cơ sở thực hành của sinh viên. Bên cạnh đó, Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Ngày CTXH 2012 tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, ĐH QG Hà Nội, nghiên cứu “Tổng quan về đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam” được thực hiện bởi Nguyễn Thị Kim Hoa và Bùi Thanh Minh đã mang lại một cách nhìn khái quát về phát triển CTXH tại Việt Nam. Với nghiên cứu này, các tác giả dựa vào những mục tiêu đào tạo CTXH được quy định trong đề án 32, từ đó thông qua điều tra thực tiễn để đưa ra những đánh giá quan trọng về thực trạng đào tạo nhân lực cho CTXH tại nước ta. Nghiên cứu đã thể hiện được thực trạng tồn tại bất cập của đào tạo CTXH. Trong quá trình phân tích, một số nguyên nhân và yếu tốt tác động được tác giả nêu lên. Trên cơ sở đó nghiên cứu tiến hành đề xuất các phương pháp, định hướng nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo CTXH nhằm cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp về năng lực trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn mang tính chất như một bản tham luận, nên chưa thể hiện hết được tất cả các khía cạnh trong đào tạo CTXH. Tuy vậy, dưới chuyên môn là những nhà nghiên cứu chuyên sâu trong ngành CTXH, các tác giả đã đưa đến cho người học CTXH một nguồn tài liệu quan trọng và tin cậy, tạo động lực cho những nghiên cứu kế tiếp, đóng góp vào công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về CTXH. Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2012 “Nghiên cứu và đào tạo CTXH trong quá trình hội nhập và phát triển”, Bùi Thị Xuân Mai đã thực hiên nghiên cứu “tổ chức thực hành thực tập CTXH từ lý thuyết đến thực tiễn.” Nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử phát triển và vai trò của CTXH đối với giải quyết vấn đề con người. Đồng thời tìm hiểu về đào tạo thực hành – lý thuyết về CTXH trên một số nước. Theo tác giả nhận định CTXH là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào tạo CTXH là
  • 16. 12 đào tạo tay nghề chứ không phải đào tạo khoa học hàn lâm. Từ những hoạt động thực tiễn trong quá trình phát triển lâu dài cho thấy trong lĩnh vực CTXH, người cán bộ sử dụng các học thuyết trong tâm lý học, xã hội học, các khoa học khác nhăm tìm cách giải thích những ảnh hưởng và tác động của các vấn đề xã hội tới thực tiễn vật chất của mỗi cá nhân gia đình hay cộng đồng. Trong nghiên cứu, tác giả còn nêu rõ nhân viên ctxh sử dụng các kỹ năng vào giúp đỡ giải quyết khó khăn mà gia đình, cá nhân và cộng động gặp phải trên nền tảng thái độ đào đức nghề nghiệp được thấm nhuần ngay từ thời còn sinh viên. Theo tác giả, chương trình đào tạo CTXH gồm cả lý luận và thực hành, người học để được cấp bằng đều phải rèn luyện các kỹ năng làm việc thực hành. Bên cạnh nêu lên vai trò của đào tạo lý luận kết hợp thực hành, tác giả có đưa ra những chương trình đào tạo ctxh chuyên nghiệp trên thế giới và những thành công đạt được như Canada,… Cùng với đó tác giả có sự tìm hiểu nghiên cứu việc đào tạo CTXH tại Việt Nam, từ đó đưa ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục. Như vậy thông qua nghiên cứu của em, tác giả đã thể hiện được phần nào những bất cập trong chương trình đào tạo CTXH hiện nay ở Việt Nam, từ đó làm nền tảng cho những nghiên cứu về sau. Ngoài ra, Hội nghị “Đào tạo và phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam” vào năm 2012, Bùi Thị Xuân Mai còn đóng góp vào phát triển CTXH bằng nghiên cứu về Đào tạo CTXH tại việt Nam. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã nêu lên nhu cầu và thực trạng đào tạo công tác xã hội. Theo tác giả nhu cầu đào tạo Thực tế cho thấy chúng ta đang rất thiếu những cán bộ xã hội có trình độ kiến thức, kỹ năng CTXH chuyên nghiệp. Tác giả bên cạnh tìm hiểu thực tế, đã nêu ra những nghiên cứu đi trước về nội dung này chứng tỏ vấn đề trên. Bên cạnh đó, theo nội dung chương trình đào tạo ở nước ta đã từng bước hội nhập với chương trình đào tạo CTXH trên thế giới. Chương trình khung về đào tạo đại học CTXH do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt năm 2004 bao gồm các nội dung kiến thức về giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp cho ngành CTXH. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp một mặt được cấu thành bởi những kiến thức khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học, văn hoá, pháp luật, mặt khác nó bao gồm những kiến thức về nghề
  • 17. 13 nghiệp công tác xã hội, như các lý thuyết về CTXH, giá trị đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội và những kỹ năng CTXH như kỹ năng làm việc với cá nhân, gia đình hay nhóm xã hội. Trên cơ sở “phần cứng” với khoảng 60- 70% nội dung do bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, các trường xây dựng thêm các nội dung (môn học/học phần) được xem là thích hợp với đặc thù của lĩnh vực chuyên sâu mà mỗi trường quan tâm trong chương trình đào tạo của trường em với khoảng 30% số đơn vị học trình toàn khoá. Tác giả tiến hành tìm hiểu chương trình đào tạo thông qua các hình thực đào tạo khác nhau như đào tạo chính qui tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo liên thông,… Từ đó đưa những điểm khác biệt và cần chú ý đến trong quá trình phát triển CTXH. Nghiên cứu còn tìm hiểu thực trạng chương trình đào tạo CTXH của một số đơn vị đào tạo và đưa ra những điểm còn hạn chế, bất cập và định hướng giải quyết. Các nghiên cứu này đều có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển CTXH, tuy nhiên vấn đề chuyên nghiệp hóa đào tạo CTXH vẫn còn là một quá trình dài và nan giải nên nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế như những nghiên cứu trước. Nghiên cữu vẫn còn mang tính lý luận, chưa có nhiều biện pháp được thực hiện áp dụng trong thực tiễn, tuy vậy đây vẫn là những tài liệu quan trong đối với sinh viên, những người quan tâm đến đào tạo phát triển CTXH trong tương lai. Nghiên cứu “ Hoạt động kiểm huấn viên của nhân viên CTXH cho sinh viên tại các cơ sở - những vấn đề đặt ra” do Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Văn Giảng thực hiện vào năm 2012 đã thu được nhiều kết quả trong đào tạo CTXH tại nước ta. Trong nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò của kiểm huấn viên đối với quá trình thực hành CTXH của sinh viên. Từ đó tiến hành điều tra thống kê thực trạng thực hiện hoạt động kiểm huấn của nhân viên CTXH tại các cơ sở thực hành. Qua đó tìm ra những bất cập trong quá trình kiểm huấn của đội ngũ cán bộ, những nhân tố tác động đến quá trình kiểm huấn và hiệu quả thực hành của sinh viên. Từ đó nhằm đề xuất ra nhiều phương hướng, giải pháp hợp lý nhằm khắc phục những bất cập trong kiểm huấn và tạo tiền đề nâng cao vai trò của đội ngũ kiểm huấn đối với quá trình thực hành chuyên môn của sinh viên.
  • 18. 14 Vào năm 2005 Bộ LĐTBXH đã cùng tổ chức UNICEF tiến hành Nghiên cứu về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo đối với quá trình phát triển CTXH tại Việt Nam, Hanoi, UNICEF Việt Nam/Bộ LĐTBXH. Trong nghiên cứu này bối cảnh của công tác xã hội tại Việt Nam đươc nêu ra ngắn gọn và làm tiền đề cho đánh giá nhu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực CTXH. Trong đó, cùng với việc thừa nhận sự phát triển lớn mạnh về kinh tế, nghiên cứu đã nêu ra những vấn đề Việt Nam phải đối mặt và chỉ ra những cách tiếp cận khoa học để giải quyết hiệu quả nhất. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề này bao gồm trẻ em có nguy cơ, bảo trợ xã hội cho trẻ em khuyết tật và người già, ngăn ngừa và giải quyết các tệ nạn xã hội, giảm đói nghèo và nhu cầu phát triển cộng đồng. Trên cơ sở phân tích những mô hình, phương pháp được ứng dụng trên thế giới, quyết định CTXH tại Việt Nam cần được thực hiện theo các mô hình này được nhấn mạnh. Thông qua các điều tra định lượng, nghiên cứu chỉ ra thực trạng về đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CTXH và nguồn nhân lực đang được tiến hành đào tạo. Từ đó đề xuất các ý tưởng cho sự phát triển CTXH. Khung chương trình phát triển CTXH được đề cập và phân tích rõ ràng. Căn cứ vào nghiên cứu đề xuất những phương hướng nhằm giúp đào tạo CTXH tại Việt Nam chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề thực tiễn. Vấn đề đào tạo CTXH hiện nay ngày càng quan tâm và nghiên cứu tìm hiểu, đặc biệt trong nghiên cứu của Ngô Kim Khổi về “Đào tạo CTXH ở Việt nam cần thiết và cấp bách”. Nghiên cứu đã nêu lên những điều cần thiết phải nâng cao và phát triển đào tạo CTXH ở Việt Nam. Theo ông, tiếng nói của các nhân viên làm CTXH được xem như là một kênh thông tin giúp lãnh đạo các cấp hoạch định các chính sách xã hội, đưa ra các dự báo về các vấn đề xã hội mới nảy sinh trong đời sống, chỉ ra những vấn đề xã hội trong cộng đồng để lãnh đạo các cấp kịp thời điều chỉnh các hoạt động. Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH phát triển mạnh ở cấp tỉnh, huyện. Thậm chí, có nhiều nước phát triển đến cả cụm xã... Như vậy, so với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, lực lượng làm nghề CTXH ở nước ta còn quá mỏng và yếu. Bên cạnh đó, ông nhận định mặc dù ngành CTXH thật sự cần thiết
  • 19. 15 cho xã hội ở hầu hết các lĩnh vực: trẻ em, thanh niên, phụ nữ, y-tế, giáo dục, tư pháp..., nhưng việc sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên nghiệp còn nhiều bất cập. Rất nhiều sinh viên được đào tạo chính quy chưa tìm được việc làm phù hợp với ngành đào tạo bởi lý do hết sức đơn giản: CTXH chưa được công nhận là một nghề. Bên cạnh đó, nhận thức về tính chuyên nghiệp và khoa học của nghề CTXH còn hạn chế. Theo nghiên cứu, tỉ lệ SV học ngành này ra trường tìm được việc làm chiếm khoảng trên 80%, nhưng phần lớn đều không đúng chuyên môn... Mặt khác, nội dung chương trình đào tạo đối với ngành học này vẫn chưa phù hợp và đáp ứng với nhu cầu thực tại của xã hội, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp CTXH... Như vậy trên cơ sở tìm hiểu về những bất cập, nghiên cứu đi tới đưa ra những định hướng cần thiết trong đào tạo ngành CTXH tai Việt Nam. Vào ngày 3, 4 – 11 - 2010, tại Đà Nẵng, Hội thảo phát triển nghề CTXH cấp với sự tham gia của 250 cán bộ chức trách, giảng viên các trường đại học và các cán bộ công tác xã hội sẽ được tổ chức nhằm thảo luận về tầm quan trọng của việc phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam. Như vậy CTXH tại Việt nam đang trên quá trình phát triển và nhận được sự quan tâm, tìm hiểu từ các đơn vị, cá nhân tổ chức. Không chỉ trong công tác đào tạo nhân lực, các phương pháp mô hình ứng dụng dành riêng cho điều kiện ở Việt Nam đang được hình thành. Và những nghiên cứu đi trước không chỉ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ bản thân thực hiện đề tài này mà còn là tiền đề thúc đẩy thêm nhiều nghiên cứu, đóng góp hơn về cho phát triển CTXH nói chung ở Việt nam. Tất cả hướng đến một nghề CTXH chuyên nghiệp về nền tảng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm, kỹ năng thực hành của đội ngũ cán bộ xã hội trong giải quyết vấn đề khó khăn của con người trong xã hội. 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1Mục đích nghiên cứu Qua việc vận dụng các phương pháp thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng đào tạo thực hành CTXH của Trường ĐH KHXH & NV và ĐH LD – XH. Chỉ ra những
  • 20. 16 hệ lụy từ những bất cập trong thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên. Đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo thực hành CTXH, làm cơ sở cho yếu tố quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến đào tạo thực hành. 3.2Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động đào tạo thực hành CTXH của sinh viên tại Trường ĐH KHXH & NV và Trường LĐ - XH. Nghiên cứu thực trạng đào tạo thực hành CTXH của sinh viên trường ĐH KHXH & NV và Trường LĐ - XH. Từ đó tìm ra bất cập và nguyên nhân chủ quan dẫn đến bất cập trong đào tạo thực hành CTXH cho sinh viên. Chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH cho sinh viên. 4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. 4.1Đối tượng nghiên cứu Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH & NV và trường ĐH LĐ – XH. 4.2Khách thể nghiên cứu. Sinh viên theo học ngành CTXH tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Lao động - Xã hội. Giảng viên hỗ trợ thực hành tại hai trường. Kiểm huấn viên tại Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Nắng Mai. 5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đơn vị đào tạo: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Lao động -Xã hội Cở sở thực hành : Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Nắng Mai. Phạm vi thời gian: Từ 4/2016 – 10/2016 Phạm vi nội dung: Đào tạo thực hành cho sinh viên ngành CTXH qua nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao động – Xã hội.
  • 21. 17 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng đào tạo thực hành CTXH tại trường ĐH KHXH & NV và Trường ĐH LĐ – XH như thế nào? - Có những yếu tố nào tác động đến hiệu quả đào tạo thực hành CTXH của sinh viên? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội của sinh viên qua nghiên cứu của hai trường được thể hiện qua đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo có đáp ứng được mong muốn thực hành của sinh viên trong quá trình thực tập. Khả năng nhận thức và hiểu biết của sinh viên về ý nghĩa và nội dung thực hành cũng như khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong hỗ trợ thân chủ của sinh viên. Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành, công tác đánh giá quá trình thực hành phản ảnh quá trình đào tạo thực hành hiện nay. Giả thuyết 2: Đào tạo thực hành cho sinh viên công tác xã hội chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó kinh phí dành cho đào tạo thực hành của các đơn vị đào tạo và thực hành có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng chương trình, cách thức đào tạo và hiệu quả của quá trình thực hành. Đội ngũ kiểm huấn viên và môi trường cơ sở vật chất trang thiết bị của môi trường thực hành ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của sinh viên. Như vậy hai yếu tố trên tác động lớn đến hiệu quả đào tạo thực hành. Để quá trình này hiệu quả tối ưu nhất cần có sự chủ động, nhận thức rõ ràng của sinh viên về nghề công tác xã hội. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1Phương pháp phỏng vấn sâu Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua hỏi và đáp. Người nghiên cứu đặt ra câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi lại hoặc gi âm lại những gì mà người nghiên cứu thu được. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, quan điểm, chính kiến của đối tượng được phỏng vấn. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 18 người:
  • 22. 18 Giảng viên hướng dẫn thực hành ( 4 người của 2 trường ) Cán bộ kiểm huấn tại cơ sở thực hành( 4 người của 2 cơ sở) Sinh viên CTXH năm cuối . ( 6 người của 2 trường) Cựu sinh viên CTXH: (4 người của 2 trường) 8.2Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Thực hiện phỏng vấn bảng hỏi với các đối tượng: Sinh viên CTXH năm cuối của hai trường : Trường ĐHKHXH & NV: 80 người, trường ĐH LĐ - XH: 100 người. 8.3Phương pháp phân tích tài liệu. Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, chia nhỏ những số liệu, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩa của số liệu đó. Sau đó lại tổng hợp đưa ra những nhân định và bình luận, làm sáng tỏ các quan điểm cần chứng minh. Phương pháp này hết sức quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó phản ảnh điều gì. Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học cho nghiên cứu đang tiến hành. Phân tích các tài liệu, nghiên cứu về hoạt động đào tạo thực hành trong lĩnh vực công tác xã hội. Cụ thể là các tài liệu như sách, báo cáo khoa học, các bài viết trên tạp chí… 8.4Phương pháp quan sát. Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện trong quá trình thực hành của sinh viên. Đồng thời quan sát phản ứng của sinh viên, kiểm huấn viên, giáo viên hướng dẫn thực hành khi phỏng vấn, khảo sát về chương trình đào tạo thực hành công tác xã hội. Quan sát quá trình tổ chức và triển khai nội dung đào tạo thực hành tại các cơ sở thực hành. (phụ lục: Đề cương quan sát và nội dung quan sát, tr.125 )
  • 23. 19 9. Ý nghĩa của nghiên cứu 9.1 Ý nghĩa lý luận Thông qua thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính ứng dụng của các lý thuyết vào quá trình tìm hiểu thực hành CTXH của sinh viên. Đồng thời tạo cơ hội giúp củng cố kiến thức chuyên ngành cho người nghiên cứu. Nghiên cứu hoàn thành có thể là nguồn tài liệu phong phú về thực hành CTXH cho các sinh viên chuyên ngành hay các đối tượng quan tâm và yêu thích lĩnh vực này. 9.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cũng vận dụng những kiến thức chuyên ngành trong vịêc thu thập thông tin và sử lý số liệu để tìm hiểu về thực trạng thực hành CTXH của sinh viên của Trường ĐH KHXH & NV và Trường LĐ- XH cùng nhận xét của đơn vị thực hành đối với quá trình thực hành của sinh viên. Qua đó đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng thực hành của sinh viên. Căn cứ vào thực tiễn nhằm tìm ra những hạn chế tồn đọng của thực hành CTXH tại Trường ĐH KHXH & NV. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị khắc phục và nâng cao hiệu quả thưc hành CTXH của sinh viên. 10.Kết cấu của luận văn. Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên Chương 2: Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên hai trường. Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên.
  • 24. 20 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. 1.1 Các khái niệm công cụ 1.1.1 Khái niệm CTXH và Đào tạo CTXH - Theo Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ – NAW (1970) thì CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy. Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế định nghĩa:“Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời ðiểm khi con ngýời týõng tác với các môi trường của em. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội” [3, tr10]. Theo định nghĩa này, có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con người và công bằng xã hội. Trong phạm vi của luận văn sử dụng khái niệm CTXH của hiệp hội xã hội học làm công cụ nghiên cứu. Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho con người có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn [25]. Như vậy thông qua hai khái niệm trên có thể hiểu đào tạo công tác xã hội chính là hoạt động truyền tải, cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm giúp cho sinh viên công tác xã hội có thể tiếp thu các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc để có thể trở thành nhân viên công tác xã hội, giúp đỡ nhóm thân chủ thông qua kiến thức được học.
  • 25. 21 1.1.2 Khái niệm đào tạo thực hành CTXH  Thực hành CTXH Thực hành công tác xã hội bao gồm việc ứng dụng các kiến thức, giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của công tác xã hội đối với một hay nhiều mục đích. Giúp các cá nhân đạt được các dịch vụ bền vững. Có được các hoạt động tham vấn và trị liệu tâm lý với cá nhân, gia đình và nhóm. Giúp các cộng đồng và nhóm xây dựng và tạo dựng được các dịch vụ xã hội và y tế, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, biện hộ pháp lý. Thực hành công tác xã hội đòi hỏi có được hệ thống tri thức về phát triển con người vàhành vi con người; về các điều kiện kinh tế,xã hội và văn hoá; và về sự tương tác giữa cá nhân và môi trường [Trần Văn Kham, 2016]. Như vậy đào tạo thực hành công tác xã hội chính là quá trình trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện công tác thực hành công tác xã hội hỗ trợ đối tượng yếu thế.  Đào tạo thực hành CTXH Từ những khái niệm trên, đào tạo thực hành công tác xã hội được hiểu là quá trình đơn vị đào tạo kết hợp cùng cơ sở thực hành trang bị, cung cấp kiến thức, tạo cơ hội để cho sinh viên ứng dụng được những kiến thức được học vào thực tiễn. Từ đó giúp sinh viên có cơ hội kiểm chứng, vận dụng kiến thức, lý thuyết, kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra đào tạo thực hành nhằm giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện bản thân để trở thành nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. 1.1.3 Khái niệm kiểm huấn viên. Robinson là nhà quản trị công tác xã hội tiên phong, vào anwm 1936 bà đã khơi dậy nhiều quan tâm đến việc hiểu và sử dụng tiến trình kiểm huấn trong CTXH. Bà cho rằng kiểm huấn là một kỹ năng quan trọng của người nhân viên CTXH chuyên nghiệp. “Kiểm huấn ở các cơ sở xã hội là nhiệm vụ của nhà quản trị - chịu trách nhiệm quản lý, thực hành, giám sát công việc chuyên môn theo nghĩa tổng quát, ngoài ra họ có chức năng thứ hai là truyền đạt hay huấn luyện những nhân viên, sinh viên thực tập mà họ hướng dẫn.” [29].
  • 26. 22 1.1.4 Nhân viên CTXH Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội [6, tr.9]. 1.1.5 Dịch vụ xã hội. Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Với nhóm yếu thế, DVXH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế [7, tr.13]. 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (Cách tiếp cận trong nghiên cứu) 1.2.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981). Siporin (1980) [22]. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới cá nhân. Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các
  • 27. 23 mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm. Mục đích của CTXH là thúc đẩy công bằng xã hội để con người mở rộng các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống khác trong môi trường và những con người, những hệ thống khác nhau này tác động tương hỗ với nhau. Như vậy lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao tới hành vi con người, từ đó nhân viên CTXH đưa ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người: Hệ thống thân tình, tự nhiên: gia đình, bạn bè, anh chị em họ hàng… Hệ thống chính quy: các nhóm cộng đồng, công đoàn… Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội: bệnh viện hay trường học. *Ứng dụng thuyết hệ thống vào đề tài: Trong đào tạo thực hành công tác xã hội, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các nhóm tổ chức trong xã hội, môi trường ảnh hưởng lên sinh viên. Lý thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa sinh viên và hệ thống nhà trường, cơ sở thực hành. Trong chương trình đào tạo mỗi sinh viên đều chịu tác động từ nhiều nhân tố và tổ chức khác nhau. Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành xây dựng chương trình đào tạo thực hành hiệu quả cho sinh viên công tác xã hội cần đặt họ trong môi trường hệ thống giáo dục và thực tiễn cơ sở thực hành hiện nay. Trên cơ sở đó để chỉ ra những rào cản, bất lợi từ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo công tác xã hội cho sinh viên.
  • 28. 24 1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa Theo các nhà tâm lý học, xã hội hóa không phải là quá trình một chiều trong đó người lớn nhồi vào đầu người trẻ tuổi những giá trị và niềm tin, mà nó có tính hai chiều. Chính mỗi cá nhân là những người tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa bản thân. Bằng việc xây dựng những hiểu biết về các quy tắc xã hội, cá nhân dần tiến tới tích lũy các niềm tin và giá trị văn hóa cho bản thân (Sapir, 1949; Maccby, 1992) [3]. Các tác giả theo hướng nghiên cứu về các giai đoạn xã hội hóa tổ chức, ví dụ, Perrot (2005) cho rằng: “Xã hội hóa tổ chức là quá trình cá nhân học tập những cách thức làm việc, được chỉ bảo về những gì được cho là quan trọng trong tổ chức nói chung và trong nhóm làm việc mà mình thuộc về nói riêng” [4]. Như vậy, xã hội hóa tổ chức là quá trình tổ chức đào tạo, huấn luyện cho cá nhân về vai trò nghề nghiệp. Theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa tổ chức là quá trình cá nhân tiếp nhận những kiến thức và hình thành những năng lực cần thiết để đảm nhận vai trò của mình trong tổ chức. Theo Feldman D, (1976), có 3 giai đoạn nối tiếp nhau mà người lao động phải trải qua: Giai đoạn đầu tiên - “Tiền xã hội hóa” - Giai đoạn mà cá nhân chuẩn bị để bước chân vào một tổ chức. Đây là lúc cá nhân xem xét khả năng thực tế và những mong đợi của mình đối với môi trường làm việc tương lai dựa trên những kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân và những giá trị cá nhân. Hiệu quả của giai đoạn này phụ thuộc vào mức độ mong đợi cụ thể của cá nhân đối với môi trường làm việc tương lai, vào mức độ tương thích giữa điều kiện của tổ chức với những nhu cầu và năng lực của cá nhân [5]. Giai đoạn thứ hai được gọi là “Giai đoạn điều tiết”, đánh dấu bởi sự thay đổi từ vị trí “Người ngoài” thành “Người mới vào” của cá nhân. Đây là giai đoạn của những “Bất ngờ”, “Sốc” và “Ngạc nhiên” mà cá nhân trải nghiệm từ sự chênh lệch giữa mong đợi của cá nhân với thực tế của công việc và tổ chức. Có 4 nhiệm vụ mà cá nhân phải hoàn thành trong giai đoạn này: Làm chủ các công việc được giao (đôi khi là nhận biết nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức); Đồng nhất và phát triển những hành vi mà tổ chức mong đợi phù hợp với vị trí nghề nghiệp của bản thân;
  • 29. 25 Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ hài hòa với đồng nghiệp; Thích ứng với những mục đích, giá trị trong công việc mà tổ chức hướng tới. Trong quá trình làm quen với môi trường mới, cá nhân sẽ được tổ chức trợ giúp bằng những chiến lược định hướng nghề, đào tạo nghề cụ thể. Giai đoạn thứ ba được gọi là giai đoạn “Làm chủ vai trò”, hay giai đoạn “Chấp nhận lẫn nhau”. Đây là giai đoạn đánh dấu cho sự hoàn thiện trong việc gia nhập nghề nghiệp của cá nhân và là giai đoạn kết thúc của quá trình xã hội hóa tổ chức. Cá nhân thực sự chuyển từ vị thế “Người ngoài” thành “Người trong cuộc”. Lúc này, cá nhân phải giải quyết những mâu thuẫn và do dự bằng việc chứng tỏ một sự đồng nhất về mặt nghề nghiệp phù hợp với chuẩn mực, yêu cầu của tổ chức. Giai đoạn này nói lên sự thành công hay thất bại của quá trình xã hội hóa tổ chức ở mỗi cá nhân và quá trình này kết thúc khi cả ba giai đoạn được hoàn thiện [6]. Như vậy trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo thực hành công tác xã hội cho sinh viên cần chú ý đến yếu tố xã hội hóa nghề nghiệp trong mỗi sinh viên. Trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp thúc đẩy khả năng chủ động, làm chủ của sinh viên trong quá trình học tập của bản thân. Việc tiếp cận từ xã hội hóa nghề nghiệp giúp cho sinh viên công tác xã hội có những nhận biết, hiểu biết rõ về công việc, định hướng được hoạt động công việc tương lai và giúp nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo thực hành công tác xã hội. 1.2.3 Lý thuyết vai trò Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Có hai loại vai trò: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết [14, tr.31-33]. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn.
  • 30. 26 Theo Ralph Linton: vị thế là vị trí trong cấu trúc xã hội với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng; và vai trò là kiểu hành vi hướng tới sự mong đợi của những người khác xung quanh. Còn theo Merton: Hệ vai trò chỉ một cấu trúc gồm các vai trò và các quan hệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữ một vị thế xã hội nhất định. Vai trò chính là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận. 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1.3.1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn. Hiện là một trung tâm đào tạo truyền thống và đầu ngành về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo các ngành khoa học xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng. Hiện nay công tác xã hội đang trở thành ngành thu hút khá nhiều sinh viên theo học tại trường. Bên cạnh đó, để có được vị trí như ngày hôm nay ngành công tác xã hội nói riêng và khoa xã hội học nói chung dưới sự dìu dắt, lãnh đạo của những vị giáo sư, tiến sỹ với học thức uyên thâm và dày dặn kinh nghiệm. Các chương trình đào tạo trong ngành công tác xã hội ngày càng chuyên nghiệp và các môn học phong phú và đa dạng hơn, ngày càng phù hợp với nhiều hơn với thực tế. Giúp sinh viên có được nhiều kiến thức, kỹ năng khi áp dụng vào thực tế kiến thức công tác xã hội vào giải quyết vấn đề của thân chủ. Ngoài ra, trong công tác đào tạo phát triển CTXH, trường đã đạt được nhiều thành tích đáng kể luôn tích cực chủ động đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện chung của đất nước và sinh viên. Đặc biệt công tác đào tạo nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên CTXH luôn được trường quan tâm và tập trung phát triển. Tại trường sinh viên được đào tạo trang bị những kỹ năng mềm phù hợp với nghề nghiệp và kỹ năng tác nghiệp. Tuy hiện nay việc xây dựng mạng lưới kiên kết giữa cơ sở thực hành và cơ sở đào tạo vẫn chưa được hình thành rõ ràng nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trường luôn tạo điều kiện và giới thiệu sinh viên đến các cơ sở thực hành chuyên ngành có chất lượng. Bên cạnh đó, việc nhân rộng hình
  • 31. 27 thức đào tạo chính quy và liên thông, đào tạo cao học đã nâng cao chất lượng của các thế hệ sinh viên, đồng thời nâng cao uy tín của trường trong các cơ sở thực hành. Từ đó tạo thuận lợi cho sinh viên trong quá trình đào tạo kỹ năng thực hành tại đơn vị thực tập. Chương trình đào tạo, một trong những yếu tố quan trọng của chất lượng đào tạo ngành CTXH ở trường ĐHKHXH&NV cũng là chương trình được thiết kế công phu, sát với nhu cầu của ngành, của thực tiễn xã hội và của qua trình hội nhập. Đối với chương trình ở bậc đại học, trên cơ sở chương trình khung giáo dục đại học ngành CTXH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Nhà trường đã tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ngành CTXH phù hợp với sứ mệnh, đặc điểm và các yêu cầu của Trường, phù hợp với định hướng phát triển của ĐHQGHN. Chương trình được thiết kế với 139 tín chỉ, trong đó khối kiến thức chung 30 tín chỉ, khối kiến thức toán và KHTN: 4 tín chỉ, khối kiến thức chung của nhóm ngành:14 tín chỉ, khối kiến thức cơ sở ngành: 20 tín chỉ, khối kiến thức chuyên ngành: 57 tín chỉ và khối kiến thức thức thực tập và tốt nghiệp: 14 tín chỉ. Với cấu trúc này, chương trình vừa kết hợp được sức mạnh và những đặc điểm của trường ĐHKHXH&NV (có đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu, trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, có có hệ thống tư liệu phong phú về đời sống xã hội Việt Nam và quốc tế…), vừa chú trọng nhiều đến khối kiến thức ngành và chuyên ngành. Với mục tiêu đào tạo cử nhân CTXH có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm và cộng đồng; có thể thực hiện việc cung ứng dịch vụ CTXH, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, môi trường…, chương trình đã giành khá nhiều thời lượng cho kiến thức thực hành, thực tập thực tế (3 môn thực hành và 2 môn thực tập với gần 20 tín chỉ, không kể các giờ thực hành của nhiều môn học có đặc thù lý thuyết), cũng như đào tạo các phương pháp kỹ năng cho sinh viên như tham vấn, quan hệ công chúng… Có thể nói đây là ngành đào tạo giành thời lượng cho thực hành, thực tập, thực tế nhiều nhất trong 17 ngành đào tạo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [18, tr.2].
  • 32. 28 Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, hiện nay nhà trường còn đẩy mạnh đào tạo CTXH ở bậc thạc sỹ và trở thành đơn vị đào tạo đầu tiên trong cả nước trong lĩnh vực này. Đây là một sự cố gắng của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc phát triển ngành công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò tiên phong trong công tác phát triển nghề công tác xã hội tại các địa phương và trong cả nước. 1.3.2 Trường ĐH Lao động xã hội Bên cạnh đó, Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng là một đơn vị đi đầu trong công tác giảng dạy CTXH trong nước. Trường cung cấp cho xã hội những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, đặc biệt về kinh tế - lao động – xã hội; góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trường ngày có nhiều bước tiến trong xây dựng mạng lưới đào tạo giữa cơ sở thực hành và đơn vị đào tạo cho sinh viên. Thời gian qua, trường cũng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như tỷ lệ sinh viên nắm vững kỹ năng thực hành ngày càng tăng, việc sinh viên ứng dụng các kỹ năng vào hỗ trợ người yếu thế được nâng cao. Là đơn vị đào tạo CTXH có uy tín, trường luôn chứ trọng trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành cần thiết và tốt nhất. Trường đang xây dựng mạng lưới liên kết đào tạo với hệ thống cơ sở thực hành tạo thuân lợi cho sinh viên. Hiện nay trường có nhiều hình thức đào tạo như chính quy, liên thông, đào tạo tập huấn ngắn hạn về CTXH giúp sinh viên trường có nhiều cơ hội được trải nghiệm, đào tạo thực hành CTXH chuyên nghiệp hơn. Trước năm 1997 khi chưa có khoa CTXH các nội dung giảng dạy về chính sách xã hội được giảng dạy trong các bộ môn như Ban bảo trợ xã hội. Các bộ môn tâm lý học, xã hội học được giảng dạy trong Ban khoa học cơ bản cơ sở. Đến nay 2011 Khoa có 34 giảng viên với 5 tổ bộ môn và một trung tâm phát triển CTXH có chức năng tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, tổ chức các hoạt động thực tiễn nâng cao tay nghề cho cán bộ giảng viên và sinh
  • 33. 29 viên. Số lượng sinh viên tuyển hàng năm ở tất cả các hệ từ 400- 500 sinh viên. Hiện nay khoa đã có trên 2000 sinh viên đang theo học ở các tỉnh thành trong cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường đã có nhiều thành tích đáng khen ngợi về đào tạo và tổ chức liên kết đào tạo. Tính đến hiện nay qui mô tuyển sinh hàng năm khoảng 400 - 500 học sinh, sinh viên hệ chính quy (Đại học, Cao đẳng, Trung học và Liên thông) và 100 – 200 sinh viên hệ vừa học vừa làm. Trong công tác tập huấn, Trường tiến hành mở được 50 lớp nâng cao trình độ CTXH cho cán bộ xã hội ở cộng đồng. Đào tạo 03 lớp chuyển đổi CTXH cho cán bộ, giảng viên trường ĐHLĐXH, Học viên Thanh thiếu niên VN, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Mở được nhiều lớp đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và các Mẹ tại các trung tâm như Làng trẻ SOS, Làng trẻ Berla, Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời được sự tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, khoa đã chủ động xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH ở các nứơc Canada, Singapore, Phillipines, Thuỵ Điển, Hàn Quốc... Ngoài ra, để tận dụng được mọi nguồn lực, Khoa cũng chủ động hợp tác với trên 15 tổ chức quốc tế như UNDP, ILO, UNICEF, CRS, Actionaid, CWS, Radda Barnen... Hợp tác quốc tế đã đem lại cho giảng viên và sinh viên của khoa CTXH có cỏ hội được trải nghiêm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, góp phần làm cho bài giảng phong phú hơn. Thông qua các hoạt động hợp tác, Khoa CTXH đã tiến hành được nhiều dự án thúc đẩy CTXH, nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Đồng thời quan hệ hợp tác cũng giúp khoa có nguồn kinh phí cho triển khai dự án ở một số địa phương và đào tạo thực hành cho sinh viên, cho trang thiết bị phục vụ giảng dạy, cho biên soạn tài liệu, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên. 1.3.3 Làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân. Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội tiền thân là làng Hoà Bình. Làng Hòa Bình Thanh Xuân là một tổ chức từ thiện nhân đạo, được thành lập
  • 34. 30 17/12/1991 do Làng Hòa Bình Quốc Tế OBERHAUZEN và chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Để mở rộng quy mô, hình thức hoạt động và đối tượng, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, điều trị, phục hồi chức năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 24 ngày 04/01/2011, thành lập bệnh viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng Hà Nội trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Làng Hòa Bình Thanh Xuân nhưng vẫn duy trì mọi hoạt động của Làng. Đội ngũ cán bộ viên chức gồm những bác sĩ, giáo viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, đam mê, yêu nghề, yêu trẻ thường xuyên hợp tác với các chuyên gia nước ngoài nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho trẻ khuyết tật đang được chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng toàn diện tại làng. Quy mô ngày càng được mở rộng. Hiện tại Làng có 110 cháu đến từ các địa phương trong cả nước ở mọi lứa tuổi đang học tập và sinh sống. Với quy mô 90 giường kế hoạch/năm hầu hết đối tượng ở Làng là trẻ bại não, đa dị tật, động kinh, rối loạn tâm thần, tim bẩm sinh, các bệnh nội tiết…Chính vì thế, Làng đã triển khai thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, đa dạng hoá các hình thức phục vụ nội trú, ngoại trú và bán trú. Vì các em ở Làng đều chậm phát triển trí tuệ với nhiều hội chứng đi kèm lại ở những lứa tuổi khác nhau nên việc chăm sóc cho các em rất vất vả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên phải kiên nhẫn và tâm huyết với nghề. Chức năng Khám, tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, down, bại não, chậm phát triển ngôn ngữ…do ảnh hưởng chất độc da cam/ Dioxin và các nguyên nhân khác. Mục tiêu Phục hồi chức năng toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ khuyết tật. Trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động, kỹ năng sống, định hướng và dạy nghề đơn giản, giúp trẻ giảm bớt mặc cảm, tự tin, sớm hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
  • 35. 31 Nhiệm vụ Phục hồi phát triển trí tuệ, tư duy, nhận thức, hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động: tổ chức các lớp giáo dục đặc biệt, can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm nhỏ, năng khiếu, hoạt động ngoại khóa. Giáo dục hòa nhập và hướng nghiệp theo khả năng của trẻ bằng các nghề đơn giản như: May, thêu, tin học, dệt saori… Phục hồi chức năng thể chất: Áp dụng các phương pháp vật lý rị liệu như điện xung, điện phân, châm cứu, bấm huyệt, thủy trị liệu, hoạt động trị liệu…điều dưỡng, phục hồi dinh dưỡng cho trẻ khuyết tật. Đào tạo, thực hành, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sinh viên các trường có chuyên ngành liên quan như: Đại học Y Hà Nội, đại học Lao động xã hội, đại học sư phạm Hà Nội, đại học Công đoàn… tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng giáo dục, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng. Tiếp nhận tình nguyện viên, sinh viên tình nguyện trong và ngoài nước làm việc. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu và điều trị phục hồi chức năng. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tàn tật cho cộng đồng. Cơ cấu tổ chức Năm 2014 Tổng số nhân lực ở bện viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội, - Làng trẻ Hòa Bình là 132 nhân viên: - Bác sĩ chuyên khoa 1: 5 người - Bác sĩ: 11 người - Dược sĩ: 6 người - Điều dưỡng: 36 người - Y sĩ, kĩ thuật viên: 41 người - Giáo viên giáo dục đặc biệt: 5 người - Cán bộ khác: 19 người
  • 36. 32 1.3.4 Trung tâm dạy trẻ tự kỷ nắng mai. Trung tâm hỗ trợ hòa nhập trẻ em Nắng Mai được thành lập theo quyết định số 08-2012/QĐ-TWH ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Trung ương Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ số B-35/2012/ĐK-KH&CN ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội. Trung tâm hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam. Giám đốc trung tâm là Th.S Nguyễn Thị Bùi Thành (tốt nghiệp khóa I khoa GDĐB trường ĐH Sư Phạm, hiện đang là giảng viên giảng dạy tại Trường ĐH Thăng Long khoa Công tác xã hội). Trước khi chính thức nhận quyết định thành lập, TTNM đã bắt đầu hoạt động theo nhóm nhỏ từ năm 2005 với các hoạt động hỗ trợ phụ huynh và can thiệp trực tiếp cho các cháu tại gia đình. Trung tâm đầu tiên được đóng tại số 8 nghách 36, ngõ 35, đường Lê Đức Thọ - Hà Nội. Sau đó chuyển về số nhà 36, tổ 21, khu đô thị Mỹ Đình 1 - Từ Liêm - Hà Nội từ ngày 25/03/2013 với cơ sở khang trang và rộng rãi hơn. Chức năng - Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về các phương pháp dạy trẻ khuyết tật, ứng dụng kinh nghiệm của nước ngoài vào thực tiễn dạy trẻ khuyết tật. - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, đặc biệt nghiên cứu những trẻ khuyết tật trí tuệ, các biểu hiện của trẻ có khó khăn về học, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tăng động giảm chú ý... - Nghiên cứu các hoạt động hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật khi đã ra hoà nhập ngoài xã hội. - TTNM hoạt động phi lợi nhuận có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối loạn ngôn ngữ (chậm nói, nói ngọng…), trẻ có khó khăn trong học tập.
  • 37. 33 - TTNM còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với gia đình, Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển để hỗ trợ chăm sóc và giáo dục các trẻ đang gặp khó khăn. Mục tiêu - Hỗ trợ trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính và trẻ có khó khăn về học; can thiệp ngôn ngữ, can thiệp hành vi. - Giúp xã hội nhận biết đúng về hoạt động hỗ trợ, can thiệp cho trẻ khuyết tật. - Tổ chức các lớp can thiệp cá nhân sớm. - Nghiên cứu giáo dục tự lập cho trẻ khuyết tật, đánh giá hiệu quả chất lượng can thiệp, chất lượng hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ tự kỷ, khiếm thính và trẻ có khó khăn về học nói riêng. Phương hướng hoạt động - Nguồn tuyển giáo viên đầu vào phải đảm bảo đạt các tiêu chí về trình độ và năng lực. - Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn. - Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác giữa các đơn vị trong công tác hỗ trợ trẻ và gia đình.  Cơ sở vật chất: Tính đến tháng 6 năm 2012, TTNM đã có 2 cơ sở giáo dục là tòa nhà 4 tầng số 6 và số 8 (hiện là trụ sở chính) tại ngõ 35 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội với tổng cộng là 9 phòng học cá nhân, 2 phòng vận động, học nhóm, 1 phòng ăn và 1 tầng phục vụ cho việc học ngoại khóa. Mỗi phòng học cá nhân được trang bị 1 máy quay, quạt, điều hòa, đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế và các phương tiện dạy học cá nhân khác. Trung tâm có 3 phòng học có điều hòa phục vụ cho việc học trong những ngày nắng nóng. Từ ngày 25/03/2013 TTNM chuyển về địa chỉ mới: Số nhà 36, tổ 21, khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện nay địa điểm mới của TTNM là tòa nhà 4 tầng, 8 phòng với diện tích 60m2/phòng, có phòng vận động, phòng học nhóm,
  • 38. 34 phòng học cá nhân, phòng đánh giá, phòng hành chính; khuôn viên TT có sân chơi cho các cháu.  Cơ cấu tổ chức: Giám đốc: NCS. Th.S Nguyễn Thị Bùi Thành (tốt nghiệp khóa I khoa GDĐB trường ĐH Sư Phạm, hiện đang là giảng viên giảng dạy tại Trường ĐH Thăng Long khoa Công tác xã hội). Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của trung tâm Giáo viên: Số lượng: Những ngày đầu tiên TTNM chỉ có 2 GV dạy bán trú và 5 GV dạy theo giờ, tính đến tháng 3 năm 2014 đội ngũ GV đã tăng lên với 10 GV dạy bán trú và 9 GV dạy theo giờ. Trình độ: 90% GV có trình độ Đại học tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và giáo dục đặc biệt; 10% GV có trình độ Cao đẳng chuyên ngành mầm non. 01 nhân viên làm công tác dinh dưỡng Tiểu kết chương 1: Như vậy qua những lý luận và thực tiễn nêu trên cho thấy người nghiên cứu đã tìm hiểu vấn đề nghiên cứu qua những lý luận như khái niệm công cụ cơ bản về công tác xã hội và đào tạo thực hành. Với những khái niệm công cụ này chúng tôi hiểu rõ hơn về công tác xã hội và vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó qua cách thức tiếp cận từ lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò tiến hành tìm hiểu vấn đề đào tạo thực hành từ nhu cầu của sinh viên và xã hội. Cũng như nghiên cứu nhận thức hành vi của sinh viên trong quá trình đào tạo thực hành. Cách tiếp cận từ vai trò trong tìm hiểu chức năng vai trò của các nhân tố đối với hiệu quả đào tạo thực hành được phân tích rõ trong nội dung nghiên cứu. Ngoài những cơ sở lý luận lý thuyết, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu vấn đề thông qua hai cơ sở đào tạo là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Lao động – Xã hội; cùng hai đơn vị thực hành là Làng trẻ Hòa bình và Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Nắng mai. Đây là hai đơn vị thực hành thường xuyên nhận và hỗ trợ quá trình đào tạo thực hành cho sinh viên của hai trường trên và một số trường đào tạo
  • 39. 35 CTXH trên địa bàn Hà Nội. Thông qua tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp trong đào tạo thực hành cho sinh viên của các cơ sở, cùng những chia sẻ của sinh viên, đội ngũ giảng viên tại cơ sở đào tạo, kiểm huấn viên tại đơn vị thực hành làm cơ sở thực tế để thực hiện nghiên cứu này.