SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa
Cơ quan thực hiện đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thái Đài
Nha Trang, tháng 7 năm 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
Cơ quan thực hiện đề tài Cơ quan chủ trì đề tài
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Phạm Thái Đài
Nha Trang, tháng 7 năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC .................................................................... 2
1.1. Trên thế giới................................................................................ 2
1.2. Trong nước ................................................................................. 2
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM
CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 6
2.1. Mục tiêu đề tài ............................................................................ 6
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................. 6
2.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................. 6
2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7
2.6. Sản phẩm của đề tài.................................................................... 7
Chương 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................... 10
3.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và hoạt động giải quyết
việc làm cho người khuyết tật................................................... 10
3.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật ................................................................. 12
3.3. Thực trạng về người khuyết tật và việc làm
của người khuyết tật ................................................................. 15
3.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với
người khuyết tật và các hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật ................................................................. 17
3.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm
cho người khuyết tật ................................................................. 18
3.6. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật ................................................................. 19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 21
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân
số. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác
người khuyết tật. Hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật không
ngừng được hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý nhằm bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc
làm để người khuyết tật phát huy khả năng của mình, vượt qua khó khăn, hòa
nhập cuộc sống, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã
hội.
Trong quá trình thực hiện các chính sách và các hoạt động trợ giúp người
khuyết tật thì giải quyết việc làm cho người khuyết tật là một vấn đề khó khăn
và bức xúc nhất của người khuyết tật.
Thực tiễn tại tỉnh Khánh Hòa, việc làm của người khuyết tật cũng gặp
không ít khó khăn. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng
36.000 người khuyết tật, chiếm 3% dân số. Tỷ lệ người khuyết tật học nghề,
học văn hóa và có việc làm trên địa bàn tỉnh còn thấp. Người khuyết tật chủ
yếu là phụ việc gia đình, việc làm bấp bênh hoặc không có việc làm. Giải quyết
nhu cầu việc làm của người khuyết tật đang là vấn đề cần được quan tâm.
Việc làm là một hoạt động rất quan trọng trong đời sống của con người,
là phương tiện đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân. Đối với người khuyết tật,
việc làm còn có ý nghĩa giúp người khuyết tật phát huy khả năng của mình,
vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và vươn
lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm
cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa là hết sức cần thiết.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Trên thế giới
Hiện nay trên toàn cầu có khoảng một tỷ người trong tổng số 6,9 tỷ người
tương đương 14% dân số có khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, cảm giác hoặc
tâm thần ở các mức độ khác nhau. Trong đó, khoảng 470 triệu người khuyết tật
trong độ tuổi lao động. Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết tại các
nước đang phát triển 80% người khuyết tật sống dưới mức nghèo khổ và họ rất
hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm. Theo Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) thì nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị
phân biệt đối xử đối với người khuyết tật chính là việc từ chối các cơ hội việc
làm công bằng. Chính vì vậy, vấn đề lao động, việc làm của người khuyết tật
đã được thể hiện trong luật pháp quốc tế, chính sách, pháp luật của nhiều nước
và đã được các tổ chức cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.2. Trong nước
Nghiên cứu khoa học về vấn đề người khuyết tật luôn được nhà nước, các
tổ chức và các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm.
Hiện nay, trong nước có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề người khuyết
tật dưới nhiều góc độ khác nhau từ vấn đề sức khỏe, chăm sóc y tế, chính sách
pháp luật đối với người khuyết tật, quyền con người của người khuyết tật đến
vấn đề xã hội như thái độ, hành vi đối với người khuyết tật, hòa nhập cộng đồng
của người khuyết tật, công tác xã hội đối với người khuyết tật, hỗ trợ giúp đỡ,
giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
3
Qua tìm hiểu nghiên cứu có một số tài liệu, giáo trình và đề tài liên quan
đến vấn đề nghiên cứu về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật như sau:
Cuốn sách chuyên khảo “Công tác xã hội với người khuyết tật” của Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2014 do PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Hoa (chủ biên). Cuốn sách được biên soạn phục vụ cho công tác nghiên
cứu, công tác đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành công tác xã hội với
người khuyết tật tại các trường đào tạo công tác xã hội trong cả nước.
Cuốn sách “Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế” của
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản năm 2013 do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội biên soạn đã đề cập đến những vấn đề chung đối với các nhóm
yếu thế, những rào cản, những nhu cầu và các đặc thù trong đào tạo nghề tạo
việc làm bền vững cho một số nhóm đối tượng yếu thế trên thị trường lao động
bao gồm: người khuyết tật, nông dân nghèo, người dân tộc thiểu số và nhóm
phụ nữ nghèo.
Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt
Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (2010). Báo cáo đã cho thấy một cách nhìn
về các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật
và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người
khuyết tật.
Bài nghiên cứu “Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp cận” của
TS Trần Văn Kham được đăng trên Kỷ yếu hội thảo về Việc làm cho người
khuyết tật được tổ chức tại Đại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, 30/8/2011 đã
nêu ra một số cách tiếp cận về vấn đề việc làm cho người khuyết tật tại một số
nước trên thế giới và một số vấn đề đặt ra đối với việc làm cho người khuyết
tật ở Việt Nam.
4
Bài viết “Vai trò của nhân viên công tác xã hội với các hoạt động phục
hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng” của TS Nguyễn Minh
Tuấn tại Hội thảo khoa học quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã
hội với chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội đã phân tích vai trò của công
tác xã hội trong các hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa
vào cộng đồng.
Trong luận văn “Hiệu quả của chính sách xã hội đối với vấn đề giải quyết
việc làm cho người khuyết tật tại thành phố Huế” của tác giả Lương Thị Diệu
(2014) đã đề cập nhiều đến thực trạng của người khuyết tật với việc làm tại
thành phố Huế.
Nghiên cứu “Việc làm cho người khuyết tật và người dễ bị tổn thương
khác tại Quảng Ninh, Hòa Bình và Lâm Đồng” do Ban Công tác xã hội – Trung
ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện năm 2010.
Dự án nghiên cứu “Người khuyết tật ở Việt Nam – Kết quả điều tra xã hội
tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai” của Viện nghiên cứu Phát
triển Xã hội được tài trợ bởi Quỹ Ford, đã đưa ra những đặc điểm kinh tế - xã
hội của những hộ gia đình có người khuyết tật cùng những khó khăn của nhóm
người khuyết tật trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tác giả Huỳnh Thị Nương (2012) trong đề tài: “Tìm hiểu việc làm của
người khuyết tật vận động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” lại chọn đối
tượng khác để nghiên cứu đó là những người bị khuyết tật hệ vận động.
Đề tài “Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật huyện Yên Mô tỉnh
Ninh Bình” của tác giả Ngô Thị Bích Phượng (2013) đã tiến hành khảo sát
nghiên cứu tại hai cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Yên Thắng và Khánh Thịnh.
Tác giả Đoàn Thị Cẩm Vân (2015) trong đề tài “Một số giải pháp giải
quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh” đã đánh giá
5
thực trạng cung ứng việc làm nói chung và dành riêng cho người khuyết tật,
các chính sách hỗ trợ người khuyết tật, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người
khuyết tật.
Báo cáo tình hình thực hiện Luật người khuyết tật 2011-2015 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội đã đánh giá trong giai đoạn 2010-2014 có khoảng
120.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm.
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh
Hòa đánh giá về kết quả khảo sát về tình hình thực hiện chính sách cho người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Tóm lại, vấn đề việc làm của người khuyết tật đã được nhiều đề tài trong
và ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Nhóm các đề tài nghiên
cứu về việc thực thi các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật và từ
đó đề xuất cải thiện một số chính sách phù hợp hơn. Nhóm đề tài nghiên cứu
đánh giá thực trạng một số hoạt động như đào tạo nghề cho người khuyết tật,
tuyển dụng lao động người khuyết tật, từ đó khuyến nghị giải pháp nâng cao
hiệu quả những hoạt động này. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể vận
dụng để nghiên cứu thực trạng tại địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hòa từ đó đề
xuất ra giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật phù hợp với thực
tiễn.
6
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết việc
làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Nội dung 2: Cơ sở lý luận về người khuyết tật và giải quyết việc làm cho
người khuyết tật.
Nội dung 3: Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết
tật.
Nội dung 4: Đánh giá thực trạng người khuyết tật và việc làm của người
khuyết tật.
Nội dung 5: Đánh giá thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm cho
người khuyết tật.
Nội dung 6: Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc
làm cho người khuyết tật.
Nội dung 7: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc
làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2.3. Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh
Khánh Hòa.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
2.4.1. Phạm vi về đối tượng: Lý luận và thực trạng về hoạt động giải
quyết việc làm, các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết
tật.
2.4.2. Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu trên tổng số 420 khách thể
người khuyết tật trong độ tuổi lao động bao gồm người khuyết tật nặng hoặc
7
nhẹ và các dạng tật về vận động; nghe, nói; nhìn. Nghiên cứu 52 khách thể gồm
cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác hỗ trợ việc làm, lãnh đạo các đơn vị,
doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực việc làm của người khuyết tật.
2.4.3. Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Tra cứu các tài liệu về Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật và vấn đề việc làm đối với
người khuyết tật. Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các
cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề người khuyết tật và việc làm của người
khuyết tật. Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước
về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật.
2.5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi
420 khách thể là người khuyết tật tại 42 xã/phường/thị trấn thuộc 08 huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh Khánh Hòa; trong đó 18 phường/thị trấn thuộc khu
vực thành thị và 24 xã thuộc khu vực nông thôn.
2.5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp tiến hành phỏng vấn
sâu 52 đối tượng khách thể, gồm 12 người là cán bộ quản lý, 14 nhân viên, 26
lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp.
2.5.4. Phương pháp quan sát: Ghi lại những nguyện vọng, mong muốn,
thái độ của bản thân người khuyết tật; thái độ, hành vi, cách cư xử, trao đổi của
nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
2.5.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê
toán học để phân tích các số liệu điều tra, số liệu thống kê.
2.6. Sản phẩm của đề tài
2.6.1. Kết quả sản phẩm khoa học công nghệ đạt được bao gồm:
8
- Báo cáo chuyên đề Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã phản ánh tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết
tật..
- Báo cáo chuyên đề Cơ sở lý luận về người khuyết tật và hoạt động giải
quyết việc làm cho người khuyết tật đã hệ thống hóa các khái niệm về người
khuyết tật, các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật; Đặc điểm tâm sinh lý và nhu
cầu của người khuyết tật; Các khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm;
Các hoạt động giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho người
khuyết tật
- Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giải
quyết việc làm cho người khuyết tật đã xác định các yếu tố tác động đến giải
quyết việc làm cho người khuyết tật.
- Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng người khuyết tật và việc làm của
người khuyết tật đã phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng về người khuyết
tật và thực trạng việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa.
- Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật đã phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện chính
sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật và thực trạng những hoạt động
giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa.
- Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến giải
quyết việc làm cho người khuyết tật phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng
những yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật,
đồng thời xác định thực trạng mức độ tác động của các yếu tố.
- Báo cáo chuyên đề Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải
quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất
các nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết
tật.
9
- Phụ lục Tổng hợp số liệu khảo sát đã tổng hợp đầy đủ, chính xác số liệu
qua điều tra khảo sát gồm 26 biểu.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học đã phản ánh đầy đủ những ý kiến tại cuộc hội
thảo gồm 08 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
- Bài báo khoa học đã phản ánh tóm tắt kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo Tổng hợp của đề tài đã tổng hợp đầy đủ quá trình thực hiện và
kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Báo cáo Tóm tắt đề tài đã tóm tắt quá trình thực hiện và kết quả nghiên
cứu của đề tài.
2.6.2. Tác động và lợi ích của kết quả nghiên cứu đối với kinh tế, xã
hội và môi trường
- Người khuyết tật là một bộ phận của lực lượng lao động, là nguồn nhân
lực của xã hội. Nếu được tạo điều kiện cần thiết và tự mình vươn lên thì người
khuyết tật có thể tham gia vào lao động sản xuất tùy theo sức khỏe và năng lực.
Vì vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật cũng sẽ góp phần giải phóng
và phát huy nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã
hội.
- Giải quyết việc làm cho người khuyết tật giúp người khuyết tật phát huy
khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của bản thân, vươn lên tham gia bình
đẳng vào các hoạt động kinh tế xã hội và khẳng định được vai trò của họ trong
xã hội.
- Giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề chung của người khuyết tật, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và
khẳng định nỗ lực trong việc thực hiện Công ước của LHQ về quyền của người
khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết.
10
Chương 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và giải quyết việc làm cho người
khuyết tật
3.1.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật
3.1.1.1. Khái niệm về người khuyết tật
Mặc dù, các khái niệm về người khuyết tật của các nước có khác nhau
nhưng cơ bản đều tập trung vào hai vấn đề đó chính là các khiếm khuyết hay
sự suy giảm các chức năng khác nhau và những điều đó cản trở cá nhân tham
gia một cách bình thường vào cuộc sống xã hội.
Ở nước ta, khái niệm về người khuyết tật đã thay đổi qua các thời kỳ và
chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và lịch sử.
Định nghĩa về người khuyết tật theo Luật người khuyết tật năm 2010 là
khá đầy đủ, tương đối bao quát được các cách hiểu khác nhau về người khuyết
tật và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Vì vậy, trong
phạm vi Đề tài này sử dụng khái niệm người khuyết tật theo Luật người khuyết
tật.
3.1.1.2. Các dạng khuyết tật
Phân loại các dạng tật và các mức độ khuyết tật có các quan điểm khác
nhau của các nhà nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự
khiếm khuyết bộ phận cơ thể và mức độ suy giảm chức năng.
Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa trên quy định về dạng tật
và mức độ khuyết tật. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động;
khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật
trí tuệ; khuyết tật khác.
11
3.1.1.3. Các mức độ khuyết tật
Việc xác định mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau, và cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Đề tài này dựa trên cơ sở của
Luật người khuyết tật và có 3 mức độ khuyết tật: khuyết tật đặc biệt nặng,
khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ.
3.1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của người khuyết tật
Người khuyết tật thường phải đối mặt với những vấn đề tâm lý, sinh lý và
xã hội. Những vấn đề này đa phần là phức tạp và khác nhau đối với người
khuyết tật ở các dạng tật, ở các mức độ, khuyết tật bẩm sinh hay do bệnh tật,
tai nạn.
3.1.1.5. Nhu cầu của người khuyết tật
Người khuyết tật có tất cả các nhu cầu như người bình thường và nhu cầu
là nguồn gốc thúc đẩy người khuyết tật hoạt động vươn tới những mục tiêu cho
sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, đối với người khuyết tật việc đáp ứng
các nhu cầu đó thường gặp khó khăn hơn, vì họ bị khiếm khuyết.
3.1.2. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho người khuyết tật
3.1.2.1. Khái niệm việc làm
Theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta tại Khoản 1 Điều 9 Chương
2 của Bộ luật lao động cũng như tại Khoản 2 Điều 3 của Luật việc làm đều định
nghĩa: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật
cấm”.
3.1.2.2. Chính sách về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
Nội dung pháp luật về hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tật bao gồm một số quy định cơ bản: Quyền được có việc làm của người
khuyết tật; Chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết tật.
12
3.1.2.3. Các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật
Có nhiều hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động nói chung
cũng như cho người khuyết tật nói riêng. Tuy nhiên, trong phạm vi Đề tài này
chỉ tập trung nghiên cứu ở 4 nội dung hoạt động giải quyết việc làm đối với
người khuyết tật là: tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ
tự tạo việc làm.
Qua nghiên cứu làm rõ một số khái niệm về người khuyết tật, các dạng
khuyết tật và mức độ khuyết tật, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người khuyết
tật. Bên cạnh đó đã làm rõ khái niệm về việc làm, chính sách và các hoạt động
giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động
giải quyết việc làm cho người khuyết tật vì đây là tiền đề để người khuyết tật
có thể tìm được việc làm và hòa nhập vào xã hội. Để làm được điều đó, cần
phải tập trung nghiên cứu ở 4 hoạt động là: tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm,
đào tạo nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm.
3.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho
người khuyết tật
Tình trạng khuyết tật ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của
người khuyết tật từ các mối quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...)
đến sinh hoạt, học tập, lao động, việc làm. Trong hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật gồm nhiều yếu tố tác động cả về tiêu cực và tích cực. Có
thể thấy rõ nét một số yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho
người khuyết tật, gồm:
- Các yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật như đặc điểm về tâm
lý (tự ti, mặc cảm,..); đặc điểm về sức khỏe, khiếm khuyết; đặc điểm về trình
độ học vấn, chuyên môn; đặc điểm về hoàn cảnh.
13
- Các yếu tố từ môi trường bên ngoài như xuất phát từ gia đình, từ cộng
đồng, từ môi trường tiếp cận.
- Các yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm như cung cấp thông tin
dịch vụ việc làm, địa điểm của cơ sở dịch vụ việc làm, thủ tục trong giao dịch
việc làm.
- Các yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm như khả
năng tư vấn cho người khuyết tật và gia đình của họ, khả năng kết nối giữa
người khuyết tật và doanh nghiệp tuyển dụng, khả năng huy động nguồn lực để
hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.
- Các yếu tố từ cơ chế, chính sách như nội dung chính sách, cơ chế thực
hiện chính sách, các biện pháp chế tài trong thực hiện chính sách.
3.2.1. Yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật
- Về tâm lý.
- Về sức khỏe, khiếm khuyết.
- Về trình độ học vấn, chuyên môn.
- Về hoàn cảnh.
3.2.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm từ môi trường bên ngoài gần nhất với
người khuyết tật là gia đình, người thân.
Các thành viên trong cộng đồng cũng có thể có một số người lệch lạc về
cách nhìn thẩm mỹ, kỳ thị người khuyết tật, họ có thái độ kinh thường hoặc
thiếu tôn trọng người khuyết tật, cho rằng đây là những người vô tích sự chẳng
làm được gì.
Người khuyết tật có thể vượt qua được rào cản tâm lý về những khiếm
khuyết của mình nhưng không thể vượt qua được những rào cản bằng bê-tông
14
từ các công trình công cộng. Đó cũng là thực trạng khiến người khuyết tật lo
ngại khi hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm.
3.2.3. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm
Người khuyết tật thường không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ
trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn vốn ưu đãi.
Một số cơ sở còn quá xa để người khuyết tật có thể tiếp cận.
Ngoài ra các yếu tố như thủ tục rườm rà cứng nhắc cũng được kể đến như
là những rào cản ngăn trở việc người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc
làm.
3.2.4. Yếu tố từ năng lực nhân viên công tác xã hội
Năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở đây có thể được hiểu ở
ba khía cạnh là thái độ, kiến thức và kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật trong các
hoạt động, trong đó có việc làm.
3.2.5. Yếu tố từ cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hoạt động hỗ trợ
việc làm cho người khuyết tật.
Tóm lại, hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ
bản thân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật. Các yếu tố khách quan
từ những định kiến của xã hội, môi trường sinh hoạt và làm việc, các doanh
nghiệp, ... Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết việc làm
cho người khuyết tật sẽ giúp đưa ra những giải pháp hạn chế những tác động
tiêu cực, đồng thời phát huy những tác động tích cực. Bên cạnh đó, chuyên đề
đã nghiên cứu những cơ pháp lý hiện nay trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người khuyết tật.
15
3.3. Thực trạng về người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật
3.3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa
3.3.2. Thực trạng về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
3.3.2.1. Số lượng và phân bố người khuyết tật
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 36.795 người khuyết tật, chiếm tỷ lệ
khoảng 3,11% dân số. Người khuyết tật đa số sống ở khu vực nông thôn, phân
bố tương đối đều khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
3.3.2.2. Giới tính và độ tuổi
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới. Người
khuyết tật trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao nhất, vì vậy nhu cầu giải quyết
việc làm đối với nhóm người khuyết tật là rất cần thiết.
3.3.2.3. Tình trạng hôn nhân và vị trí của người khuyết tật trong gia
đình
Đa số người khuyết tật chưa lập gia đình riêng và phụ thuộc khá nhiều vào
gia đình.
3.3.2.4. Dạng tật và mức độ khuyết tật
Đa số là người khuyết tật vận động và ở mức độ nặng và nhẹ.
3.3.2.5. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của nhóm người khuyết tật ở đây là
khá thấp và không có trình độ chuyên môn.
Tóm lại, thực trạng người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa có một số đặc điểm
là đa số sống ở khu vực nông thôn nhiều hơn sống ở khu vực thành thị và phân
bố tương đối đều khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ người
khuyết tật nam giới cao hơn nữ giới. Người khuyết tật trong độ tuổi lao động
có tỷ lệ cao nhất, vì vậy nhu cầu giải quyết việc làm đối với người khuyết tật là
rất cần thiết. Người khuyết tật trong độ tuổi lao động với nhóm có độ tuổi từ 30
16
đến 50 tuổi chiếm đa số. Đây là nhóm tuổi có sức khỏe lao động khá tốt cũng
như có những kinh nghiệm và trãi nghiệm trong công việc khi được tạo điều
kiện hỗ trợ. Phần lớn người khuyết tật chưa lập gia đình, đồng thời vị trí của
người khuyết tật trong gia đình là đa số sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc phụ
thuộc một phần có giúp việc gia đình. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
của người khuyết tật rất thấp. Thực trạng trên cho thấy người khuyết tật có rất
nhiều khó khăn để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
3.3.3. Thực trạng về việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa
3.3.3.1. Khả năng lao động của người khuyết tật
Đa số người khuyết tật đều cho rằng họ có khả năng lao động.
3.3.2.2. Tình trạng việc làm của người khuyết tật
Một bất cập khá lớn trong bức tranh về vấn đề việc làm của người khuyết
tật. Bất cập được chỉ ra rằng người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, có
nhu cầu, có khả năng lao động, nhưng thực tế không nhiều người khuyết tật có
việc làm.
Tóm lại, đa số người khuyết tật đều có khả năng lao động, tuy nhiên số
người khuyết tật có được việc làm là rất ít. Hầu hết, người khuyết tật mong
muốn có việc làm nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên họ vẫn chưa có được
việc làm. Một trong những nguyên nhân chính là dongười khuyết tật có học vấn
thấp và thiếu chuyên môn là những yếu tố chính cản trở việc họ có việc làm.
Bên cạnh đó một yếu tố cũng đáng được quan tâm là do người khuyết tật còn
đang thiếu các thông tin về việc làm. Đối với nhóm người khuyết tật có việc
làm thì công việc chủ yếu là làm công ăn lương hoặc làm thuê, làm mướn không
ổn định, thu nhập của họ cũng rất thấp dưới mức trung bình. Qua nghiên cứu
thực trạng nêu trên cho thấy vấn đề chính là người khuyết tật đang trong độ tuổi
lao động, có nhu cầu, có khả năng lao động nhưng thực tế ít người khuyết tật
17
có việc làm là do trình độ học vấn thấp, thiếu chuyên môn, thiếu thông tin thị
trường lao động.
3.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với người khuyết tật và
các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật
3.4.1. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với
người khuyết tật
Thực hiện chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc thì hầu hết các
doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn của tỉnh chưa thật sự quan tâm đến
việc tham gia giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Người khuyết tật rất
khó khăn xin được việc làm tại các doanh nghiệp. Giải quyết việc làm cho
người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho đến nay chủ yếu được thực
hiện thông qua các hội, nhóm, câu lạc bộ người khuyết tật, một số nhà hảo tâm
trợ giúp và người khuyết tật hoặc gia đình tự tạo việc làm.
3.4.2.Thực trạng các hoạt động giải quyết việc làm cho
người khuyết tật
3.4.2.1. Tư vấn việc làm
Tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho người khuyết tật
nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ người khuyết tật nhận
được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ
nhu cầu này của người khuyết tật được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động
của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả
chính bản thân người khuyết tật còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này.
3.4.2.2. Giới thiệu việc làm
Giới thiệu việc làm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến khả năng
có được việc làm và đảm bảo ổn định việc làm cho người khuyết tật. Vấn đề ở
18
chỗ là còn khá nhiều người khuyết tật chưa được giới thiệu việc làm và như vậy
sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả chung về giải quyết việc làm cho người
khuyết tật. Mặt khác, cho thấykhi hoạt động giới thiệu việc làm thực sự thực
hiện một cách chuyên nghiệp thì hiệu quả của nó mang lại sẽ rất cao. Tuy nhiên
yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ cũng đóng vai trò khá lớn ảnh hưởng tới
hiệu quả của hoạt động này.
3.4.2.3. Đào tạo nghề cho người khuyết tật
Hỗ trợ đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng để người khuyết tật có
việc làm. Các cơ sở dạy nghề ngoài việc đào tạo nghề còn có các hoạt động tư
vấn học nghề, kết nối doanh nghiệp đã giúp cho nhiều người khuyết tật có việc
làm sau khi học nghề. Vì vậy, cần có các giải pháp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ
đào tạo nghề để thúc đẩy hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật.
3.4.2.4. Hỗ trợ tự tạo việc làm
Đa số người khuyết tật cho rằng vay vốn không biết để làm gì, trong khi
đó hoạt động hướng dẫn cách làm ăn thì không được triển khai. Hai nội dung
này có mối liên hệ với nhau, vì người khuyết tật không biết cách làm ăn thì họ
không biết vay vốn để làm gì. Tự tạo việc làm cũng là kênh việc làm khá quan
trọng đối với người khuyết tật. Vì vậy, cần có giải pháp thúc đẩy hỗ trợ tự tạo
việc làm thông qua tạo điều kiện cho người khuyết tật dễ dàng vay vốn với mức
vay cao, lãi suất thấp đồng thời hướng dẫn cách làm ăn.
3.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho
người khuyết tật
3.5.1. Yếu tố đặc điểm riêng của người khuyết tật
Nhóm yếu tố đặc điểm về trình độ học vấn và chuyên môn của người
khuyết tật có ảnh hưởng nhiều nhất đến giải quyết việc làm cho người khuyết
19
tật, kế tiếp là đặc điểm về tâm lý, đặc điểm về sức khỏe và cuối cùng ít ảnh
hưởng nhất là đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người khuyết tật.
3.5.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài
Các chính sách hỗ trợ cũng như các hoạt động cần hướng tới nâng cao
nhận thức không chỉ người dân trong cộng đồng mà cần có những can thiệp
chuyên sâu tới từng gia đình có người khuyết tật để nâng cao hiệu quả hỗ trợ
việc làm cho họ.
3.5.3. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm
Thiếu thông tin đang là một trong những nguyên nhân cản trở người
khuyết tật với các dịch vụ việc làm. Địa điểm xa cũng ảnh hưởng đến việc tham
gia vào các hoạt động việc làm của họ.
3.5.4. Yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm
3.5.5. Yếu tố từ cơ chế, chính sách
3.5.6. So sánh mức độ tác động của các nhóm yếu tố đến giải quyết
việc làm cho người khuyết tật
Thực trạng cho thấy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho
người khuyết tật như từ đặc điểm riêng của người khuyết tật, từ môi trường bên
ngoài, từ cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm, từ năng lực của đội ngũ nhân
viên hỗ trợ việc làm và từ cơ chế, chính sách. Trong đó, các yếu tố từ năng lực
của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm và từ đặc điểm riêng của người khuyết
tật là những yếu tố tác động mạnh nhất tới vấn đề hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật.
3.6. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người
khuyết tật
3.6.1. Giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên hỗ trợ việc làm cho
người khuyết tật
- Đào tạo.
- Tập huấn.
20
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm.
3.6.2. Giải pháp pháp nâng cao hoạt động trong hỗ trợ việc làm đối
với người khuyết tật của cơ sở dịch vụ việc làm, trung tâm công tác xã hội
và các cơ sở dạy nghề
- Thông tin cung cấp.
- Mở rộng hình thức, đa dạng hoạt động giao dịch việc làm, đào tạo nghề.
- Chủ động tiếp cận người khuyết tật để đưa ra các biện pháp can thiệp và
hỗ trợ phù hợp.
- Cải tạo cơ sở vật chất phù hợp để người khuyết tật tiếp cận.
- Phối hợp thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ sở.
3.6.3. Giải pháp hỗ trợ người khuyết tật
- Lập hồ sơ quản lý trường hợp tại các xã, phường, thị trấn.
- Tăng kinh phí đào tạo nghề cho người khuyết tật. Tách chỉ tiêu đào tạo
nghề người khuyết tật.
- Kinh phí hỗ trợ dụng cụ, thiết bị chuyên dụng cho người khuyết tật.
- Hỗ trợ tạo điều kiện phương tiện đi lại cho người khuyết tật.
3.6.4. Giải pháp nâng cao nhận thức gia đình người khuyết tật, cộng
đồng và doanh nghiệp về vấn đề việc làm của người khuyết tật
- Đối với gia đình.
- Đối với cộng đồng.
- Đối với doanh nghiệp.
3.6.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy hiệu quả giải quyết
việc làm đối với người khuyết tật
- Chính sách hỗ trợ: nâng mức hỗ trợ học phí; hỗ trợ chi phí đi lại; kinh
phí dụng cụ phương tiện sản xuất
- Sửa đổi chính sách tiếp nhận lao động khuyết tật
- Phụ cấp thêm ngoài lương cho nhân viên Trung tâm dịch vụ việc làm
bằng phụ cấp đối với nhân viên Trung tâm công tác xã hội.
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Không có cơ hội việc làm công bằng cho người khuyết tật chính là một
trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân
biệt đối xử người khuyết tật.
Nhiều chính sách, pháp luật của nhà nước ta đã quy định về việc làm cho
người khuyết tật. Tuy nhiên, tình trạng người khuyết tật không tìm được việc
làm hoặc việc làm không ổn định khá phổ biến. Cần nghiên cứu thực trạng vấn
đề và có những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho
người khuyết tật.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật
tại tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện trong điều kiện nghiên cứu có hạn nhưng
cơ bản đã làm rõ một số vấn đề sau đây:
- Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về người khuyết tật,
các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, đặc điểm tâm sinh lý của người khuyết
tật, nhu cầu của người khuyết tật; khái niệm về việc làm, chính sách giải quyết
việc làm đối với người khuyết tật, các hoạt động giải quyết việc làm cho người
khuyết tật.
- Đề tài đã phân tích các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người
khuyết tật. Các yếu tố đó gồm: các yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết
tật, các yếu tố từ môi trường bên ngoài, các yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ
việc làm, các yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm, các yếu
tố từ cơ chế, chính sách.
- Đề tài đã nghiên cứu thực trạng của người khuyết tật, việc làm của người
khuyết tật, thực hiện chính sách và các hoạt động giải quyết việc làm cho người
22
khuyết tật, thực trạng các yếu tố tác động đến giải việc làm đối với người khuyết
tật, đề tài đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối
với người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả
giải quyết việc làm đối với người khuyết tật nhấn mạnh tới các can thiệp vĩ mô
như môi trường chính sách cũng như các yếu tố trung mô như các trung tâm
cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm, năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm.
Ngoài ra, các giải pháp cũng hướng tới chính gia đình và bản thân người khuyết
tật để mang lại hướng can thiệp toàn diện ở các khía cạnh lẫn nhau từ đó mang
lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
Các các pháp đó là: nâng cao năng lực của nhân viên hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật; nâng cao hoạt động hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật của cơ
sở dịch vụ việc làm, trung tâm công tác xã hội và các cơ sở dạy nghề; hỗ trợ
người khuyết tật; nâng cao nhận thức gia đình người khuyết tật, cộng đồng và
doanh nghiệp về vấn đề việc làm của người khuyết tật; cơ chế, chính sách thúc
đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối với người khuyết tật.
2. Kiến nghị
- Đề xuất chuyển giao Đề tài đến các cơ quan, đơn vị để sử dụng và áp
dụng kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau:
+ Đối với các trường có đào tạo ngành Công tác tác xã hội trên địa bàn
tỉnh (Đại học Khánh Hòa, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, các trường trung
cấp nghề,…) sử dụng phục vụ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
học tập chuyên đề về công tác xã hội đối với người khuyết tật.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng
Việc làm – An toàn lao động, Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã,
thành phố) để nghiên cứu áp dụng triển khai một số giải pháp thúc đẩy giải
quyết việc làm cho người khuyết tật phù hợp với thực tế địa phương cũng như
23
làm cơ sở tham mưu ban hành một số chính sách về lĩnh vực việc làm đối với
người khuyết tật.
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp: Ngân hàng chính sách xã hội, Trung tâm
công tác xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm; các trường, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
của các hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, tư vấn việc làm, giới thiệu
việc làm, đào tạo nghề cho người khuyết tật.
- Đề tài nghiên cứu trong điều kiện rất hạn chế cả về phạm vi và đối tượng.
Trong khi đó, việc làm của người khuyết tật không chỉ là một vấn đề của bản
thân người khuyết tật mà là ảnh hưởng từ nhiều tác động khác như về chính
sách, pháp luật; giáo dục, đào tạo nghề; các điều kiện tiếp cận; thái độ, ứng xử
của cộng đồng,…. Vì vậy cần thiết tiến hành những nghiên cứu đề tài cấp tỉnh
ở mức độ chuyên sâu hơn về vấn đề việc làm của người khuyết tật./.

More Related Content

Similar to Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final

Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdfGiải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
TaiVu43
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final (20)

Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
Pháp Luật Về Lao Động Là Người Khuyết Tật Ở Việt Nam
Pháp Luật Về Lao Động Là Người Khuyết Tật Ở Việt NamPháp Luật Về Lao Động Là Người Khuyết Tật Ở Việt Nam
Pháp Luật Về Lao Động Là Người Khuyết Tật Ở Việt Nam
 
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdfGiải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
 
Tailieunhapmonctxh
TailieunhapmonctxhTailieunhapmonctxh
Tailieunhapmonctxh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdfGIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
 
Đề tài: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật Việt Nam, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
 
Luận văn: Hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật tại Hà Nội, 9đLuận văn: Hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.docTiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
 

More from Minh Hòa Lê

More from Minh Hòa Lê (20)

1326212
13262121326212
1326212
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
 
0406 82bc
0406 82bc0406 82bc
0406 82bc
 
Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1Ct01001 nguyen thilananhk1
Ct01001 nguyen thilananhk1
 
02050004525
0205000452502050004525
02050004525
 
02050004705
0205000470502050004705
02050004705
 
A01 ngocanh
A01 ngocanhA01 ngocanh
A01 ngocanh
 
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ctCt01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
Ct01014 nguyen thi thuong huyen k1 ct
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ct
 
Ctxh can ban
Ctxh can banCtxh can ban
Ctxh can ban
 
Doankimthang
DoankimthangDoankimthang
Doankimthang
 
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiucThuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
Thuctap ctxh mohinhtucactruongd-htaiuc
 
Ttngothuykhiem
TtngothuykhiemTtngothuykhiem
Ttngothuykhiem
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglien
 
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
2. tong quan_ve_dich_vu_xa_hoi
 
Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020
 
Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019
 
Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018
 
Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019Congtacxahoinam2019
Congtacxahoinam2019
 
Baocaoluanansuythanman
BaocaoluanansuythanmanBaocaoluanansuythanman
Baocaoluanansuythanman
 

Recently uploaded

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
Phương Phạm
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 

Recently uploaded (20)

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 

Bao cao tom tat de tai gqvl cho nguoi khuyet tat final

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa Cơ quan thực hiện đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thái Đài Nha Trang, tháng 7 năm 2017
  • 2.
  • 3. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA Cơ quan thực hiện đề tài Cơ quan chủ trì đề tài Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Chủ nhiệm đề tài ThS. Phạm Thái Đài Nha Trang, tháng 7 năm 2017
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................................................................... 2 1.1. Trên thế giới................................................................................ 2 1.2. Trong nước ................................................................................. 2 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 6 2.1. Mục tiêu đề tài ............................................................................ 6 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................. 6 2.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................. 6 2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7 2.6. Sản phẩm của đề tài.................................................................... 7 Chương 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................... 10 3.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật................................................... 10 3.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ................................................................. 12 3.3. Thực trạng về người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật ................................................................. 15 3.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với người khuyết tật và các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ................................................................. 17 3.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật ................................................................. 18 3.6. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ................................................................. 19 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 21
  • 6. 1 MỞ ĐẦU Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật. Hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật không ngừng được hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm để người khuyết tật phát huy khả năng của mình, vượt qua khó khăn, hòa nhập cuộc sống, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện các chính sách và các hoạt động trợ giúp người khuyết tật thì giải quyết việc làm cho người khuyết tật là một vấn đề khó khăn và bức xúc nhất của người khuyết tật. Thực tiễn tại tỉnh Khánh Hòa, việc làm của người khuyết tật cũng gặp không ít khó khăn. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 36.000 người khuyết tật, chiếm 3% dân số. Tỷ lệ người khuyết tật học nghề, học văn hóa và có việc làm trên địa bàn tỉnh còn thấp. Người khuyết tật chủ yếu là phụ việc gia đình, việc làm bấp bênh hoặc không có việc làm. Giải quyết nhu cầu việc làm của người khuyết tật đang là vấn đề cần được quan tâm. Việc làm là một hoạt động rất quan trọng trong đời sống của con người, là phương tiện đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân. Đối với người khuyết tật, việc làm còn có ý nghĩa giúp người khuyết tật phát huy khả năng của mình, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa là hết sức cần thiết.
  • 7. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Trên thế giới Hiện nay trên toàn cầu có khoảng một tỷ người trong tổng số 6,9 tỷ người tương đương 14% dân số có khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, cảm giác hoặc tâm thần ở các mức độ khác nhau. Trong đó, khoảng 470 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết tại các nước đang phát triển 80% người khuyết tật sống dưới mức nghèo khổ và họ rất hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử đối với người khuyết tật chính là việc từ chối các cơ hội việc làm công bằng. Chính vì vậy, vấn đề lao động, việc làm của người khuyết tật đã được thể hiện trong luật pháp quốc tế, chính sách, pháp luật của nhiều nước và đã được các tổ chức cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.2. Trong nước Nghiên cứu khoa học về vấn đề người khuyết tật luôn được nhà nước, các tổ chức và các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Hiện nay, trong nước có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề người khuyết tật dưới nhiều góc độ khác nhau từ vấn đề sức khỏe, chăm sóc y tế, chính sách pháp luật đối với người khuyết tật, quyền con người của người khuyết tật đến vấn đề xã hội như thái độ, hành vi đối với người khuyết tật, hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật, công tác xã hội đối với người khuyết tật, hỗ trợ giúp đỡ, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
  • 8. 3 Qua tìm hiểu nghiên cứu có một số tài liệu, giáo trình và đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật như sau: Cuốn sách chuyên khảo “Công tác xã hội với người khuyết tật” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2014 do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên). Cuốn sách được biên soạn phục vụ cho công tác nghiên cứu, công tác đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành công tác xã hội với người khuyết tật tại các trường đào tạo công tác xã hội trong cả nước. Cuốn sách “Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế” của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn đã đề cập đến những vấn đề chung đối với các nhóm yếu thế, những rào cản, những nhu cầu và các đặc thù trong đào tạo nghề tạo việc làm bền vững cho một số nhóm đối tượng yếu thế trên thị trường lao động bao gồm: người khuyết tật, nông dân nghèo, người dân tộc thiểu số và nhóm phụ nữ nghèo. Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (2010). Báo cáo đã cho thấy một cách nhìn về các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người khuyết tật. Bài nghiên cứu “Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp cận” của TS Trần Văn Kham được đăng trên Kỷ yếu hội thảo về Việc làm cho người khuyết tật được tổ chức tại Đại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, 30/8/2011 đã nêu ra một số cách tiếp cận về vấn đề việc làm cho người khuyết tật tại một số nước trên thế giới và một số vấn đề đặt ra đối với việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam.
  • 9. 4 Bài viết “Vai trò của nhân viên công tác xã hội với các hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng” của TS Nguyễn Minh Tuấn tại Hội thảo khoa học quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội với chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội đã phân tích vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng. Trong luận văn “Hiệu quả của chính sách xã hội đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố Huế” của tác giả Lương Thị Diệu (2014) đã đề cập nhiều đến thực trạng của người khuyết tật với việc làm tại thành phố Huế. Nghiên cứu “Việc làm cho người khuyết tật và người dễ bị tổn thương khác tại Quảng Ninh, Hòa Bình và Lâm Đồng” do Ban Công tác xã hội – Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện năm 2010. Dự án nghiên cứu “Người khuyết tật ở Việt Nam – Kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai” của Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội được tài trợ bởi Quỹ Ford, đã đưa ra những đặc điểm kinh tế - xã hội của những hộ gia đình có người khuyết tật cùng những khó khăn của nhóm người khuyết tật trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tác giả Huỳnh Thị Nương (2012) trong đề tài: “Tìm hiểu việc làm của người khuyết tật vận động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” lại chọn đối tượng khác để nghiên cứu đó là những người bị khuyết tật hệ vận động. Đề tài “Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình” của tác giả Ngô Thị Bích Phượng (2013) đã tiến hành khảo sát nghiên cứu tại hai cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Yên Thắng và Khánh Thịnh. Tác giả Đoàn Thị Cẩm Vân (2015) trong đề tài “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh” đã đánh giá
  • 10. 5 thực trạng cung ứng việc làm nói chung và dành riêng cho người khuyết tật, các chính sách hỗ trợ người khuyết tật, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người khuyết tật. Báo cáo tình hình thực hiện Luật người khuyết tật 2011-2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đánh giá trong giai đoạn 2010-2014 có khoảng 120.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa đánh giá về kết quả khảo sát về tình hình thực hiện chính sách cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tóm lại, vấn đề việc làm của người khuyết tật đã được nhiều đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Nhóm các đề tài nghiên cứu về việc thực thi các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật và từ đó đề xuất cải thiện một số chính sách phù hợp hơn. Nhóm đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng một số hoạt động như đào tạo nghề cho người khuyết tật, tuyển dụng lao động người khuyết tật, từ đó khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả những hoạt động này. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể vận dụng để nghiên cứu thực trạng tại địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hòa từ đó đề xuất ra giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật phù hợp với thực tiễn.
  • 11. 6 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Nội dung 2: Cơ sở lý luận về người khuyết tật và giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Nội dung 3: Các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Nội dung 4: Đánh giá thực trạng người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật. Nội dung 5: Đánh giá thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Nội dung 6: Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Nội dung 7: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa. 2.4. Phạm vi nghiên cứu 2.4.1. Phạm vi về đối tượng: Lý luận và thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm, các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. 2.4.2. Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu trên tổng số 420 khách thể người khuyết tật trong độ tuổi lao động bao gồm người khuyết tật nặng hoặc
  • 12. 7 nhẹ và các dạng tật về vận động; nghe, nói; nhìn. Nghiên cứu 52 khách thể gồm cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác hỗ trợ việc làm, lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực việc làm của người khuyết tật. 2.4.3. Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Tra cứu các tài liệu về Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật và vấn đề việc làm đối với người khuyết tật. Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật. Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật. 2.5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi 420 khách thể là người khuyết tật tại 42 xã/phường/thị trấn thuộc 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Khánh Hòa; trong đó 18 phường/thị trấn thuộc khu vực thành thị và 24 xã thuộc khu vực nông thôn. 2.5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp tiến hành phỏng vấn sâu 52 đối tượng khách thể, gồm 12 người là cán bộ quản lý, 14 nhân viên, 26 lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp. 2.5.4. Phương pháp quan sát: Ghi lại những nguyện vọng, mong muốn, thái độ của bản thân người khuyết tật; thái độ, hành vi, cách cư xử, trao đổi của nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. 2.5.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra, số liệu thống kê. 2.6. Sản phẩm của đề tài 2.6.1. Kết quả sản phẩm khoa học công nghệ đạt được bao gồm:
  • 13. 8 - Báo cáo chuyên đề Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã phản ánh tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật.. - Báo cáo chuyên đề Cơ sở lý luận về người khuyết tật và hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật đã hệ thống hóa các khái niệm về người khuyết tật, các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật; Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người khuyết tật; Các khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm; Các hoạt động giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho người khuyết tật - Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật đã xác định các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. - Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật đã phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng về người khuyết tật và thực trạng việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa. - Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật đã phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật và thực trạng những hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa. - Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật phản ánh kết quả nghiên cứu thực trạng những yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật, đồng thời xác định thực trạng mức độ tác động của các yếu tố. - Báo cáo chuyên đề Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
  • 14. 9 - Phụ lục Tổng hợp số liệu khảo sát đã tổng hợp đầy đủ, chính xác số liệu qua điều tra khảo sát gồm 26 biểu. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học đã phản ánh đầy đủ những ý kiến tại cuộc hội thảo gồm 08 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. - Bài báo khoa học đã phản ánh tóm tắt kết quả nghiên cứu. - Báo cáo Tổng hợp của đề tài đã tổng hợp đầy đủ quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài. - Báo cáo Tóm tắt đề tài đã tóm tắt quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài. 2.6.2. Tác động và lợi ích của kết quả nghiên cứu đối với kinh tế, xã hội và môi trường - Người khuyết tật là một bộ phận của lực lượng lao động, là nguồn nhân lực của xã hội. Nếu được tạo điều kiện cần thiết và tự mình vươn lên thì người khuyết tật có thể tham gia vào lao động sản xuất tùy theo sức khỏe và năng lực. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật cũng sẽ góp phần giải phóng và phát huy nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. - Giải quyết việc làm cho người khuyết tật giúp người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của bản thân, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế xã hội và khẳng định được vai trò của họ trong xã hội. - Giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật sẽ góp phần giải quyết các vấn đề chung của người khuyết tật, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và khẳng định nỗ lực trong việc thực hiện Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết.
  • 15. 10 Chương 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.1.1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật 3.1.1.1. Khái niệm về người khuyết tật Mặc dù, các khái niệm về người khuyết tật của các nước có khác nhau nhưng cơ bản đều tập trung vào hai vấn đề đó chính là các khiếm khuyết hay sự suy giảm các chức năng khác nhau và những điều đó cản trở cá nhân tham gia một cách bình thường vào cuộc sống xã hội. Ở nước ta, khái niệm về người khuyết tật đã thay đổi qua các thời kỳ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và lịch sử. Định nghĩa về người khuyết tật theo Luật người khuyết tật năm 2010 là khá đầy đủ, tương đối bao quát được các cách hiểu khác nhau về người khuyết tật và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Vì vậy, trong phạm vi Đề tài này sử dụng khái niệm người khuyết tật theo Luật người khuyết tật. 3.1.1.2. Các dạng khuyết tật Phân loại các dạng tật và các mức độ khuyết tật có các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự khiếm khuyết bộ phận cơ thể và mức độ suy giảm chức năng. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.
  • 16. 11 3.1.1.3. Các mức độ khuyết tật Việc xác định mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, và cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Đề tài này dựa trên cơ sở của Luật người khuyết tật và có 3 mức độ khuyết tật: khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ. 3.1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của người khuyết tật Người khuyết tật thường phải đối mặt với những vấn đề tâm lý, sinh lý và xã hội. Những vấn đề này đa phần là phức tạp và khác nhau đối với người khuyết tật ở các dạng tật, ở các mức độ, khuyết tật bẩm sinh hay do bệnh tật, tai nạn. 3.1.1.5. Nhu cầu của người khuyết tật Người khuyết tật có tất cả các nhu cầu như người bình thường và nhu cầu là nguồn gốc thúc đẩy người khuyết tật hoạt động vươn tới những mục tiêu cho sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, đối với người khuyết tật việc đáp ứng các nhu cầu đó thường gặp khó khăn hơn, vì họ bị khiếm khuyết. 3.1.2. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.1.2.1. Khái niệm việc làm Theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta tại Khoản 1 Điều 9 Chương 2 của Bộ luật lao động cũng như tại Khoản 2 Điều 3 của Luật việc làm đều định nghĩa: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. 3.1.2.2. Chính sách về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật Nội dung pháp luật về hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật bao gồm một số quy định cơ bản: Quyền được có việc làm của người khuyết tật; Chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết tật.
  • 17. 12 3.1.2.3. Các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật Có nhiều hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động nói chung cũng như cho người khuyết tật nói riêng. Tuy nhiên, trong phạm vi Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ở 4 nội dung hoạt động giải quyết việc làm đối với người khuyết tật là: tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm. Qua nghiên cứu làm rõ một số khái niệm về người khuyết tật, các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người khuyết tật. Bên cạnh đó đã làm rõ khái niệm về việc làm, chính sách và các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật vì đây là tiền đề để người khuyết tật có thể tìm được việc làm và hòa nhập vào xã hội. Để làm được điều đó, cần phải tập trung nghiên cứu ở 4 hoạt động là: tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm. 3.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật Tình trạng khuyết tật ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật từ các mối quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...) đến sinh hoạt, học tập, lao động, việc làm. Trong hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật gồm nhiều yếu tố tác động cả về tiêu cực và tích cực. Có thể thấy rõ nét một số yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật, gồm: - Các yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật như đặc điểm về tâm lý (tự ti, mặc cảm,..); đặc điểm về sức khỏe, khiếm khuyết; đặc điểm về trình độ học vấn, chuyên môn; đặc điểm về hoàn cảnh.
  • 18. 13 - Các yếu tố từ môi trường bên ngoài như xuất phát từ gia đình, từ cộng đồng, từ môi trường tiếp cận. - Các yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm như cung cấp thông tin dịch vụ việc làm, địa điểm của cơ sở dịch vụ việc làm, thủ tục trong giao dịch việc làm. - Các yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm như khả năng tư vấn cho người khuyết tật và gia đình của họ, khả năng kết nối giữa người khuyết tật và doanh nghiệp tuyển dụng, khả năng huy động nguồn lực để hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. - Các yếu tố từ cơ chế, chính sách như nội dung chính sách, cơ chế thực hiện chính sách, các biện pháp chế tài trong thực hiện chính sách. 3.2.1. Yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật - Về tâm lý. - Về sức khỏe, khiếm khuyết. - Về trình độ học vấn, chuyên môn. - Về hoàn cảnh. 3.2.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm từ môi trường bên ngoài gần nhất với người khuyết tật là gia đình, người thân. Các thành viên trong cộng đồng cũng có thể có một số người lệch lạc về cách nhìn thẩm mỹ, kỳ thị người khuyết tật, họ có thái độ kinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật, cho rằng đây là những người vô tích sự chẳng làm được gì. Người khuyết tật có thể vượt qua được rào cản tâm lý về những khiếm khuyết của mình nhưng không thể vượt qua được những rào cản bằng bê-tông
  • 19. 14 từ các công trình công cộng. Đó cũng là thực trạng khiến người khuyết tật lo ngại khi hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm. 3.2.3. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm Người khuyết tật thường không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn vốn ưu đãi. Một số cơ sở còn quá xa để người khuyết tật có thể tiếp cận. Ngoài ra các yếu tố như thủ tục rườm rà cứng nhắc cũng được kể đến như là những rào cản ngăn trở việc người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm. 3.2.4. Yếu tố từ năng lực nhân viên công tác xã hội Năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở đây có thể được hiểu ở ba khía cạnh là thái độ, kiến thức và kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật trong các hoạt động, trong đó có việc làm. 3.2.5. Yếu tố từ cơ chế, chính sách Cơ chế, chính sách cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Tóm lại, hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật. Các yếu tố khách quan từ những định kiến của xã hội, môi trường sinh hoạt và làm việc, các doanh nghiệp, ... Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật sẽ giúp đưa ra những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời phát huy những tác động tích cực. Bên cạnh đó, chuyên đề đã nghiên cứu những cơ pháp lý hiện nay trong vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
  • 20. 15 3.3. Thực trạng về người khuyết tật và việc làm của người khuyết tật 3.3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa 3.3.2. Thực trạng về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 3.3.2.1. Số lượng và phân bố người khuyết tật Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 36.795 người khuyết tật, chiếm tỷ lệ khoảng 3,11% dân số. Người khuyết tật đa số sống ở khu vực nông thôn, phân bố tương đối đều khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. 3.3.2.2. Giới tính và độ tuổi Theo số liệu thống kê, tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới. Người khuyết tật trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao nhất, vì vậy nhu cầu giải quyết việc làm đối với nhóm người khuyết tật là rất cần thiết. 3.3.2.3. Tình trạng hôn nhân và vị trí của người khuyết tật trong gia đình Đa số người khuyết tật chưa lập gia đình riêng và phụ thuộc khá nhiều vào gia đình. 3.3.2.4. Dạng tật và mức độ khuyết tật Đa số là người khuyết tật vận động và ở mức độ nặng và nhẹ. 3.3.2.5. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của nhóm người khuyết tật ở đây là khá thấp và không có trình độ chuyên môn. Tóm lại, thực trạng người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa có một số đặc điểm là đa số sống ở khu vực nông thôn nhiều hơn sống ở khu vực thành thị và phân bố tương đối đều khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ người khuyết tật nam giới cao hơn nữ giới. Người khuyết tật trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao nhất, vì vậy nhu cầu giải quyết việc làm đối với người khuyết tật là rất cần thiết. Người khuyết tật trong độ tuổi lao động với nhóm có độ tuổi từ 30
  • 21. 16 đến 50 tuổi chiếm đa số. Đây là nhóm tuổi có sức khỏe lao động khá tốt cũng như có những kinh nghiệm và trãi nghiệm trong công việc khi được tạo điều kiện hỗ trợ. Phần lớn người khuyết tật chưa lập gia đình, đồng thời vị trí của người khuyết tật trong gia đình là đa số sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc phụ thuộc một phần có giúp việc gia đình. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người khuyết tật rất thấp. Thực trạng trên cho thấy người khuyết tật có rất nhiều khó khăn để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. 3.3.3. Thực trạng về việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa 3.3.3.1. Khả năng lao động của người khuyết tật Đa số người khuyết tật đều cho rằng họ có khả năng lao động. 3.3.2.2. Tình trạng việc làm của người khuyết tật Một bất cập khá lớn trong bức tranh về vấn đề việc làm của người khuyết tật. Bất cập được chỉ ra rằng người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu, có khả năng lao động, nhưng thực tế không nhiều người khuyết tật có việc làm. Tóm lại, đa số người khuyết tật đều có khả năng lao động, tuy nhiên số người khuyết tật có được việc làm là rất ít. Hầu hết, người khuyết tật mong muốn có việc làm nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên họ vẫn chưa có được việc làm. Một trong những nguyên nhân chính là dongười khuyết tật có học vấn thấp và thiếu chuyên môn là những yếu tố chính cản trở việc họ có việc làm. Bên cạnh đó một yếu tố cũng đáng được quan tâm là do người khuyết tật còn đang thiếu các thông tin về việc làm. Đối với nhóm người khuyết tật có việc làm thì công việc chủ yếu là làm công ăn lương hoặc làm thuê, làm mướn không ổn định, thu nhập của họ cũng rất thấp dưới mức trung bình. Qua nghiên cứu thực trạng nêu trên cho thấy vấn đề chính là người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu, có khả năng lao động nhưng thực tế ít người khuyết tật
  • 22. 17 có việc làm là do trình độ học vấn thấp, thiếu chuyên môn, thiếu thông tin thị trường lao động. 3.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với người khuyết tật và các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.4.1. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm đối với người khuyết tật Thực hiện chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc thì hầu hết các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn của tỉnh chưa thật sự quan tâm đến việc tham gia giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Người khuyết tật rất khó khăn xin được việc làm tại các doanh nghiệp. Giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho đến nay chủ yếu được thực hiện thông qua các hội, nhóm, câu lạc bộ người khuyết tật, một số nhà hảo tâm trợ giúp và người khuyết tật hoặc gia đình tự tạo việc làm. 3.4.2.Thực trạng các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.4.2.1. Tư vấn việc làm Tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho người khuyết tật nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ người khuyết tật nhận được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của người khuyết tật được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả chính bản thân người khuyết tật còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này. 3.4.2.2. Giới thiệu việc làm Giới thiệu việc làm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến khả năng có được việc làm và đảm bảo ổn định việc làm cho người khuyết tật. Vấn đề ở
  • 23. 18 chỗ là còn khá nhiều người khuyết tật chưa được giới thiệu việc làm và như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả chung về giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Mặt khác, cho thấykhi hoạt động giới thiệu việc làm thực sự thực hiện một cách chuyên nghiệp thì hiệu quả của nó mang lại sẽ rất cao. Tuy nhiên yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ cũng đóng vai trò khá lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động này. 3.4.2.3. Đào tạo nghề cho người khuyết tật Hỗ trợ đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng để người khuyết tật có việc làm. Các cơ sở dạy nghề ngoài việc đào tạo nghề còn có các hoạt động tư vấn học nghề, kết nối doanh nghiệp đã giúp cho nhiều người khuyết tật có việc làm sau khi học nghề. Vì vậy, cần có các giải pháp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề để thúc đẩy hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật. 3.4.2.4. Hỗ trợ tự tạo việc làm Đa số người khuyết tật cho rằng vay vốn không biết để làm gì, trong khi đó hoạt động hướng dẫn cách làm ăn thì không được triển khai. Hai nội dung này có mối liên hệ với nhau, vì người khuyết tật không biết cách làm ăn thì họ không biết vay vốn để làm gì. Tự tạo việc làm cũng là kênh việc làm khá quan trọng đối với người khuyết tật. Vì vậy, cần có giải pháp thúc đẩy hỗ trợ tự tạo việc làm thông qua tạo điều kiện cho người khuyết tật dễ dàng vay vốn với mức vay cao, lãi suất thấp đồng thời hướng dẫn cách làm ăn. 3.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.5.1. Yếu tố đặc điểm riêng của người khuyết tật Nhóm yếu tố đặc điểm về trình độ học vấn và chuyên môn của người khuyết tật có ảnh hưởng nhiều nhất đến giải quyết việc làm cho người khuyết
  • 24. 19 tật, kế tiếp là đặc điểm về tâm lý, đặc điểm về sức khỏe và cuối cùng ít ảnh hưởng nhất là đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người khuyết tật. 3.5.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài Các chính sách hỗ trợ cũng như các hoạt động cần hướng tới nâng cao nhận thức không chỉ người dân trong cộng đồng mà cần có những can thiệp chuyên sâu tới từng gia đình có người khuyết tật để nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm cho họ. 3.5.3. Yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm Thiếu thông tin đang là một trong những nguyên nhân cản trở người khuyết tật với các dịch vụ việc làm. Địa điểm xa cũng ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động việc làm của họ. 3.5.4. Yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm 3.5.5. Yếu tố từ cơ chế, chính sách 3.5.6. So sánh mức độ tác động của các nhóm yếu tố đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật Thực trạng cho thấy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật như từ đặc điểm riêng của người khuyết tật, từ môi trường bên ngoài, từ cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm, từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm và từ cơ chế, chính sách. Trong đó, các yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm và từ đặc điểm riêng của người khuyết tật là những yếu tố tác động mạnh nhất tới vấn đề hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. 3.6. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật 3.6.1. Giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật - Đào tạo. - Tập huấn.
  • 25. 20 - Áp dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm. 3.6.2. Giải pháp pháp nâng cao hoạt động trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật của cơ sở dịch vụ việc làm, trung tâm công tác xã hội và các cơ sở dạy nghề - Thông tin cung cấp. - Mở rộng hình thức, đa dạng hoạt động giao dịch việc làm, đào tạo nghề. - Chủ động tiếp cận người khuyết tật để đưa ra các biện pháp can thiệp và hỗ trợ phù hợp. - Cải tạo cơ sở vật chất phù hợp để người khuyết tật tiếp cận. - Phối hợp thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ sở. 3.6.3. Giải pháp hỗ trợ người khuyết tật - Lập hồ sơ quản lý trường hợp tại các xã, phường, thị trấn. - Tăng kinh phí đào tạo nghề cho người khuyết tật. Tách chỉ tiêu đào tạo nghề người khuyết tật. - Kinh phí hỗ trợ dụng cụ, thiết bị chuyên dụng cho người khuyết tật. - Hỗ trợ tạo điều kiện phương tiện đi lại cho người khuyết tật. 3.6.4. Giải pháp nâng cao nhận thức gia đình người khuyết tật, cộng đồng và doanh nghiệp về vấn đề việc làm của người khuyết tật - Đối với gia đình. - Đối với cộng đồng. - Đối với doanh nghiệp. 3.6.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối với người khuyết tật - Chính sách hỗ trợ: nâng mức hỗ trợ học phí; hỗ trợ chi phí đi lại; kinh phí dụng cụ phương tiện sản xuất - Sửa đổi chính sách tiếp nhận lao động khuyết tật - Phụ cấp thêm ngoài lương cho nhân viên Trung tâm dịch vụ việc làm bằng phụ cấp đối với nhân viên Trung tâm công tác xã hội.
  • 26. 21 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Không có cơ hội việc làm công bằng cho người khuyết tật chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử người khuyết tật. Nhiều chính sách, pháp luật của nhà nước ta đã quy định về việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, tình trạng người khuyết tật không tìm được việc làm hoặc việc làm không ổn định khá phổ biến. Cần nghiên cứu thực trạng vấn đề và có những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Đề tài “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện trong điều kiện nghiên cứu có hạn nhưng cơ bản đã làm rõ một số vấn đề sau đây: - Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về người khuyết tật, các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, đặc điểm tâm sinh lý của người khuyết tật, nhu cầu của người khuyết tật; khái niệm về việc làm, chính sách giải quyết việc làm đối với người khuyết tật, các hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật. - Đề tài đã phân tích các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Các yếu tố đó gồm: các yếu tố từ đặc điểm riêng của người khuyết tật, các yếu tố từ môi trường bên ngoài, các yếu tố từ cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm, các yếu tố từ năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm, các yếu tố từ cơ chế, chính sách. - Đề tài đã nghiên cứu thực trạng của người khuyết tật, việc làm của người khuyết tật, thực hiện chính sách và các hoạt động giải quyết việc làm cho người
  • 27. 22 khuyết tật, thực trạng các yếu tố tác động đến giải việc làm đối với người khuyết tật, đề tài đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở tỉnh Khánh Hòa. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối với người khuyết tật nhấn mạnh tới các can thiệp vĩ mô như môi trường chính sách cũng như các yếu tố trung mô như các trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm, năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ việc làm. Ngoài ra, các giải pháp cũng hướng tới chính gia đình và bản thân người khuyết tật để mang lại hướng can thiệp toàn diện ở các khía cạnh lẫn nhau từ đó mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Các các pháp đó là: nâng cao năng lực của nhân viên hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật; nâng cao hoạt động hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật của cơ sở dịch vụ việc làm, trung tâm công tác xã hội và các cơ sở dạy nghề; hỗ trợ người khuyết tật; nâng cao nhận thức gia đình người khuyết tật, cộng đồng và doanh nghiệp về vấn đề việc làm của người khuyết tật; cơ chế, chính sách thúc đẩy hiệu quả giải quyết việc làm đối với người khuyết tật. 2. Kiến nghị - Đề xuất chuyển giao Đề tài đến các cơ quan, đơn vị để sử dụng và áp dụng kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau: + Đối với các trường có đào tạo ngành Công tác tác xã hội trên địa bàn tỉnh (Đại học Khánh Hòa, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, các trường trung cấp nghề,…) sử dụng phục vụ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập chuyên đề về công tác xã hội đối với người khuyết tật. + Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng Việc làm – An toàn lao động, Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố) để nghiên cứu áp dụng triển khai một số giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho người khuyết tật phù hợp với thực tế địa phương cũng như
  • 28. 23 làm cơ sở tham mưu ban hành một số chính sách về lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật. + Đối với các đơn vị sự nghiệp: Ngân hàng chính sách xã hội, Trung tâm công tác xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm; các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người khuyết tật. - Đề tài nghiên cứu trong điều kiện rất hạn chế cả về phạm vi và đối tượng. Trong khi đó, việc làm của người khuyết tật không chỉ là một vấn đề của bản thân người khuyết tật mà là ảnh hưởng từ nhiều tác động khác như về chính sách, pháp luật; giáo dục, đào tạo nghề; các điều kiện tiếp cận; thái độ, ứng xử của cộng đồng,…. Vì vậy cần thiết tiến hành những nghiên cứu đề tài cấp tỉnh ở mức độ chuyên sâu hơn về vấn đề việc làm của người khuyết tật./.