SlideShare a Scribd company logo
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
36
KHẢO SÁT CÁC DẠNG SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN
CÁC SẢN PHẨM TỪ CÁ LÓC TẠI TỈNH AN GIANG
Bùi Phương Đại, Trương Thị Mộng Thu1
và Trần Thị Thanh Hiền1
1
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận: 10/6/2014
Ngày chấp nhận: 04/8/2014
Title:
Investigation of types of
products from snakehead fish
and their production process
in An Giang province
Từ khóa:
Sản phẩm từ cá lóc, mắm cá
lóc, khô cá lóc, cá lóc
Keywords:
Types of products from
snakehead fish, dry salted
snakehead fish, salty
fermented snakehead fish,
snakehead fish
ABSTRACT
This study aimed at investigating the types of products from snakehead fish
and technological processes for manufacturing these products in An Giang
province. It has three main contents including (i) production situation and
technological processes for manufacturing the products; (ii) investigating
types of products; (iii) trade situation in the markets and customer tastes
for the products. The results showed that (i) relatively good technological
processes and good quality products were almost from processing
facilities that operated longer than 20 years. However, these facilities
primarily produced by traditional methods which could only meet the
requirement of domestic customers without reaching food safety and
hygiene standards for export; (ii) products from snakehead fish primarily
were dry salted snakehead fish and salty fermented snakehead fish; (iii)
consumption of these products were at the medium level because of high
price. Customers aged 30-40 liked eating salty fermented snakehead fish
while customers aged 20-30 liked eating dry salted snakehead fish. When
buying these products, customers payed attention to quality, safety,
hygiene, brand name and price of the products.
TÓM TẮT
Đề tài nhằm khảo sát các dạng sản phẩm và quy trình công nghệ chế biến
các sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang với 3 nội dung (i) tình hình sản
xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm; (ii) khảo sát các dạng sản
phẩm; (ii) tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người tiêu dùng.
Kết quả cho thấy (i) quy trình công nghệ tương đối hoàn chỉnh và chất
lượng sản phẩm tốt tập trung ở các cơ sở sản xuất có số năm hoạt động
trên 20 năm. Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu sản xuất theo phương thức
truyền thống đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nhưng chưa
đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu; (ii) sản phẩm chế
biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm cá lóc; (iii) mức tiêu thụ của sản
phẩm khô và mắm cá lóc ở mức trung bình do giá sản phẩm cao, khách
hàng có độ tuổi trung bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi
khách hành có độ tuổi trung bình từ 20-30 thích ăn sản phẩm khô. Khách
hàng khi mua sản phẩm quan tâm đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, thương hiệu và giá thành của sản phẩm.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
37
1 GIỚI THIỆU
Sản lượng cá lóc nuôi ở Đồng bằng sông Cửu
Long tăng từ 5.300 tấn năm 2004 lên 40.000 tấn
năm 2010. Hầu hết cá lóc nuôi được bán ở thị
trường trong nước, khoảng 400-500 tấn cá sống
được xuất sang Campuchia và 40-50 tấn xuất sang
các nước khác. Cá lóc tiêu thụ trong nước chủ yếu
được bán cho các vựa ở thành phố Hồ Chí Minh
(58,8%), người bán lẻ (31,6%), cơ sở chế biến
(2,8%), nhà hàng và quán ăn (6,8%) (Le et al.,
2014).
Nghề sản xuất khô và mắm cá lóc tại tỉnh An
Giang đang phát triển từng ngày về số lượng cơ sở
sản xuất và sản phẩm. Trước đây sản xuất chủ yếu
để ăn trong gia đình hoặc sản xuất vài ký/ngày để
bán tại các chợ nhỏ thì nay đã phát triển thành các
cơ sở sản xuất với qui mô lớn. Nghề sản xuất khô
và mắm cá lóc có sự phát triển nhưng thị trường
tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu rất ít. Với
sự phát triển của nghề nuôi cá lóc ở An Giang như
hiện nay thì người nuôi cá lóc sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tìm đầu ra cho nguyên liệu. Vì vậy,
đề tài “Khảo sát các dạng sản phẩm và qui trình
công nghệ chế biến sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An
Giang” được tiến hành nhằm khảo sát tình hình sản
xuất và quy trình công nghệ chế biến của các cơ sở
sản xuất, các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc,
tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người
tiêu dùng. Từ đó đưa ra định hướng sản xuất, xây
dựng qui trình chế biến đáp ứng được nhu cầu xuất
khẩu nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu và tăng
thu nhập cho người nuôi cá lóc.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2013
đến tháng 4 năm 2014 với 3 nội dung chính được
khảo sát tại 3 huyện, thành phố của tỉnh An Giang
là thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và
huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp 110 khách hàng, 22 sạp bán
tại các chợ và 13 cơ sở sản xuất sản phẩm khô và
mắm cá lóc của tỉnh An Giang với 3 nội dung: nội
dung 1 (ND1) khảo sát tình hình chung và quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm khô và mắm cá
lóc của các cơ sở sản xuất; nội dung 2 (ND2) khảo
sát các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc; nội dung
3 (ND3) tình hình mua bán tại các sạp và thị hiếu
của người tiêu dùng. Số mẫu khảo sát của 3 nội
dung được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Nội dung và số mẫu khảo sát
Nội dung
khảo sát
Cơ sở sản
xuất
Sạp
bán
Người
tiêu dùng
Tổng
(mẫu)
ND1 13 - - 13
ND2 13 22 - 35
ND3 - 22 110 135
2.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử
lý số liệu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu
thập từ các báo cáo của cơ quan địa phương và các
website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp: số liệu sơ cấp được phỏng
vấn trực tiếp từ người bán tại các sạp, khách hàng
và cơ sở sản xuất sản phẩm từ cá lóc theo như
Bảng 1.
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tính toán giá trị trung
bình, tỷ lệ phần trăm bằng chương trình Excel.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở sản xuất các mặt hàng từ cá lóc
3.1.1 Tình hình chung của cơ sở sản xuất
Bảng 2: Tình hình chung của cơ sở sản xuất
Tình hình chung Tỷ lệ (%)
Qui mô sản xuất (n=13)
- Có thuê lao động
- Tự sản xuất
69,2
30,8
Năng suất (n=13)
- 1-2 tấn/năm
- 3-5 tấn/năm
- Trên 10 tấn/năm
23,1
53,8
23,1
Nguồn nguyên liệu (n=13)
- Mua từ bên ngoài
- Tự nuôi
92,3
7,7
Thị trường tiêu thụ (n=13)
- Chợ
- Siêu thị
- Xuất khẩu
92,3
15,3
7,7
n: số cơ sở sản xuất
Nghề sản xuất khô và mắm là một nghề truyền
thống nên qui mô của các cơ sở chỉ ở mức vừa và
nhỏ. Bảng 2 cho thấy các cơ sở chỉ dựa vào nguồn
lực gia đình để sản xuất và có 69,2% cơ sở có thuê
lao động sản xuất, tuy nhiên số lao động được thuê
chỉ từ 10-20. Năng suất sản xuất của các cơ sở chỉ
ở mức thấp, chỉ có 23,1% cơ sở có năng suất sản
xuất trên 10 tấn/năm và có đến 53,8% cơ sở có
năng suất sản xuất từ 3-5 tấn/năm. Nguồn nguyên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
38
liệu của các cơ sở chủ yếu được mua từ bên ngoài
(92,3%) nên không chủ động được nguồn nguyên
liệu và khó kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm. Thị trường chủ yếu của các cơ sở là các chợ
(92,3%), siêu thị (15,3%), xuất khẩu chỉ có 7,7%.
3.1.2 Quy trình sản xuất khô và mắm cá lóc
của các cơ sở
a. Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của
các cơ sở
Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của 4 cơ sở
được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu  Sơ
chế  Rửa  Ướp muối - Ủ  Rửa  Làm lạnh
 Ướp gia vị  Phơi  Thành Phẩm  Bảo
quản.
Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh,
đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay
sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý bỏ đầu,
vây, vảy, nội tạng, xẻ lưng và loại bỏ xương. Cá
sau xử lý, rửa sạch, để ráo và ướp muối. Ướp muối
với tỷ lệ 5-7% so với lượng cá, muối được xát đều
vào hai mặt, bụng và lưng của cá, thời gian ướp
muối 30 phút, rửa lại 2 lần với nước sạch, để ráo.
Cá sau khi để ráo cho vào các túi PE (5 kg/túi)
buộc kín miệng cho vào thùng cách nhiệt ủ lạnh,
thời gian ủ lạnh là 12 giờ. Đối với khô cá lóc ngọt,
cá sau khi ủ lạnh được ướp gia vị với tỷ lệ đường
5%, tỏi 0,1%, bột ngọt 1,7%, tiêu 0,05 kg/6 kg cá
(thành phần và tỷ lệ gia vị có thể thay đổi theo yêu
cầu khách hàng). Thời gian ướp gia vị là 1 giờ. Cá
sau khi ngấm đều gia vị được xếp đều lên giàn
phơi, mặt da tiếp xúc với giàn phơi. Cá được phơi
3-4 nắng (8-9 giờ/nắng). Khô thành phẩm có thể
được xuất ngay nếu có đơn đặt hàng hoặc bảo quản
đông, thời gian bảo quản 2-6 tháng.
b. Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của
các cơ sở
Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của 9 cơ
sở được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu 
Sơ chế  Rửa  Ướp muối  Gài nén 1  Rửa
 Thính  Gài nén 2  Chao đường  Thành
phẩm.
Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh,
đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay
sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý để loại bỏ
vây, vảy, nội tạng, đầu. Cá sau xử lý được rửa và
để ráo trước khi muối. Tỷ lệ muối 28-30% hoặc
20-22% tùy theo cơ sở so với trọng lượng cá. Cá
được ướp đều muối để khoảng 1-2 ngày, tiến hành
gài nén, đảm bảo cho cá được nén chặt, cơ thịt cá
chặt chẽ thì thời gian gài nén từ 2-3,5 tháng, tuy
nhiên có cơ sở chỉ gài nén khoảng 20-30 ngày để
rút ngắn thời gian chế biến. Cá được rửa lại sau
quá trình gài nén, để ráo trước khi thính, lượng
thính so với cá khoảng 5-7%. Cá sau khi ướp thính
được 1-2 ngày, bổ sung thêm nước bổi hoặc nước
mắm vừa ngập và tiếp tục gài nén khoảng 2-3
tháng. Sau thời gian gài nén 2, cá được chao
đường. Đường có thể dùng đường cát, đường thốt
nốt tỷ lệ khoảng 5-20% so với cá, thời gian chao
đường từ 1 đến 2 tuần. Thời gian bảo quản của sản
phẩm khoảng 6 tháng đến 1 năm.
3.1.3 Chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm của các cơ sở sản xuất khô và mắm cá lóc
Theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh
An Giang qui định về chỉ tiêu và mức giới hạn an
toàn thực phẩm đối với sản phẩm khô và mắm cá
thì nguyên liệu phải được thu mua trong vùng được
kiểm soát về kháng sinh, kim loại, hóa chất. Tuy
nhiên, phần lớn các cơ sở khô và mắm cá lóc mua
nguyên liệu thông qua các thương lái hay những
nhà bán lẻ trong vùng nên khó kiểm soát về kháng
sinh, kim loại và hóa chất. Trong tổng số 13 cơ sở
khảo sát, có 2/4 cơ sở sản xuất khô (50%) và 2/9 cơ
sở sản xuất mắm (22,2%) có các biện pháp kiểm
soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, có 2/4
cơ sở sản xuất khô (50%) và 7/9 cơ sở sản xuất
mắm (77,8%) ít hoặc không quan tâm đến vấn
đề này.
Cũng theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND
tỉnh An Giang yêu cầu bảo quản và vận chuyển sản
phẩm khô và mắm phải được bảo quản tại nơi khô,
ráo, sạch và riêng theo từng loại sản phẩm, nơi bảo
quản không có mùi lạ ngăn được côn trùng, động
vật gây hại và được vận chuyển bằng các phương
tiện sạch, kín, không có mùi lạ. Trong tổng số 13
cơ sở khảo sát, có 1/4 cơ sở sản xuất khô (25%) và
3/9 cơ sở sản xuất mắm (33,3%) có nơi bao gói
sản phẩm tách riêng với nơi sản xuất và sản phẩm
được bao gói, có 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%%) và
6/9 cơ sở sản xuất mắm (77,8%) không có các
phòng đóng gói riêng hoặc sản phẩm không được
đóng gói.
Về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối
với sản phẩm khô cá lóc có thể làm bằng cách phơi
nắng hoặc bằng cách làm khô nhân tạo (sấy), trong
quá trình phơi nắng, thực hành xử lý tốt để tránh
hoặc giảm thiểu sự nhiễm bẩn cho sản phẩm là rất
cần thiết. Cần áp dụng thực hành vệ sinh tốt, để
ngăn ngừa số lượng vi trùng tích tụ ở khu vực xử
lý, nhằm giảm thiểu số lượng côn trùng ban đầu có
trên sản phẩm (TCVN 7416: 2004). Tuy nhiên, có
đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%) xử lý nguyên liệu
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
39
dưới nền xi măng, chỉ có 1/4 cơ sở (25%) xử lý
nguyên liệu trên bàn, sản xuất còn phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, khô được phơi ngoài trời và chưa có
biện pháp che chắn bụi, ruồi và động vật gây hại
cho sản phẩm, có đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%)
không bao gói sản phẩm ngay sau khi thành phẩm,
chỉ có 1/4 cơ sở (25%) có tiến hành bao gói sản
phẩm sau khi thành phẩm.
Mắm là loại cá lên men, là thực phẩm tốt cho
những người kém hấp thu chất dinh dưỡng, tầm
quan trọng về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm này
được nghiên cứu bởi Amano et al. (1962) và
Suwanik (1979). Chất lượng sản phẩm mắm cá lóc
từ cá đồng tốt hơn cá nuôi (Le Xuan Sinh et al.,
2014). Tuy nhiên, do cá lóc đồng hiện nay rất hiếm
và giá thành cao nên có đến 100 % cơ sở sản xuất
mắm cá lóc từ cá nuôi (cá lóc đầu nhím). Nguyễn
Trọng Cẩn (1990) cũng báo cáo rằng lượng muối
sử dụng, kỹ thuật ướp muối, thính và chao đường
có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm
mắm. Tác giả cũng cho rằng lượng muối sử dụng
và thời gian gài nén có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của sản phẩm. Thời gian gài nén lâu thì sản
phẩm có cấu trúc săn chắc, nhưng do vấn đề lợi
nhuận các cơ sở giảm lượng muối và thời gian gài
nén để rút ngắn thời gian chế biến, điều này làm
cho chất lượng của sản phẩm giảm xuống. Có 7/9
cơ sở (77,8%) bổ sung 28-30% muối và có 2/9 cơ
sở (22,2%) bổ sung 20-22% muối so với khối
lượng cá. Có 4/9 cơ sở sản xuất mắm (44,4%) gài
nén từ 3-3,5 tháng, có 3/9 cơ sở (33,3%) gài nén từ
2-3 tháng và 2/9 (22,2%) cơ sở gài nén từ 20-30
ngày. Thính tạo mùi thơm cho sản phẩm, tuy nhiên
lượng thính và kỹ thuật rang thính ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sản phẩm. Cụ thể, lượng thính
quá nhiều và thời gian rang dài sản phẩm sẽ bị
đắng, lượng thính quá ít và thời gian rang ngắn sản
phẩm không có mùi thơm. Chao đường để tạo vị
cho sản phẩm, tuy nhiên để tăng lợi nhuận một số
cơ sở tăng lượng đường làm ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm.
3.2 Các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc
Qua khảo sát tại 13 cơ sở sản xuất và 22 sạp
tại các chợ trong tỉnh An Giang cho thấy sản phẩm
chính được làm từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm
cá lóc.
Khô cá lóc được sản xuất và tiêu thụ ở An
Giang có 2 loại, khô cá ngọt và khô cá mặn, khô cá
ngọt được sản xuất nhiều với 100% cơ sở sản xuất,
có 50% cơ sở sản xuất sản phẩm khô cá mặn. Có
100% sạp bán sản phẩm khô cá ngọt và 77,7% sạp
bán sản phẩm khô cá mặn.
Mắm cá lóc được sản xuất nhiều tại Châu Đốc
và có nhiều dạng sản phẩm khác nhau, có 100% cơ
sở sản xuất mắm nguyên con; 66,6% cơ sở sản xuất
mắm lóc fillet; có 44,4% cơ sở sản xuất mắm
thái và 22,2% cơ sở sản xuất sản phẩm mắm lóc
cắt khúc.
3.3 Tình hình mua bán tại các sạp và thị
hiếu của người tiêu dùng
3.3.1 Tình hình mua bán các sản phẩm từ cá lóc
Mắm và khô là 2 sản phẩm chính từ cá lóc được
bày bán trên thị trường. Đa số các sạp bán một
trong hai sản phẩm, có rất ít sạp bán cả 2 sản phẩm.
Nguyên nhân là do các sạp bán sản phẩm của cơ sở
tự sản xuất và do đặc thù của từng vùng như Chợ
Mới sản xuất khô còn Châu Đốc sản xuất mắm. Vì
vậy, khi khảo sát các sạp tại chợ trung tâm thành
phố Long Xuyên, chợ Mỹ Bình, Chợ Mỹ Xuyên
chỉ bán khô cá lóc, mắm rất ít. Trong khi đó, các
sạp tại khu du lịch Núi Sam, chợ trung tâm Châu
Đốc chỉ bán mắm cá lóc, khô rất ít. Chỉ có một vài
sạp mua sản phẩm của các cơ sở khác thì bán cả
khô và mắm cá lóc.
Giá của các sản phẩm khô và mắm cá lóc
tại các sạp dao động tùy theo sản phẩm và loại
(Bảng 3).
Bảng 3: Giá của các sản phẩm
Sản phẩm Loại Giá (1.000đ) Tỷ lệ (%)
Khô (n=9)
Ngọt
180-250
150-180
77,7
22,3
Mặn 200-250 100
Mắm
(n=13)
Nguyên con
100-120
> 120
92,3
7,70
Cắt khúc
120-130
130-140
140-150
46,1
38,4
15,3
Fillet
160-170
170-180
69,2
30,8
Mắm thái
100-110
110-120
46,1
53,9
n: số sạp bán sản phẩm tại các chợ
Các sản phẩm khô cá lóc có giá từ 150.000-
250.000 đ/kg (Bảng 3). Giá bán của các sạp khô có
sự chênh lệch là do tùy từng loại và thương hiệu
khác nhau, như khô cá mặn thường có giá cao hơn
khô cá ngọt và khô cá lóc Chợ Mới và Thoại Sơn
được phơi 4 nắng nên có giá cao hơn khô cá lóc
Châu Đốc chỉ được phơi 3 nắng.
Do mắm cá lóc có nhiều loại khác nhau nên giá
cũng có sự khác nhau tùy loại dao động từ
100.000-180.000 đ/kg (Bảng 3). Sản phẩm dạng
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
40
fillet có giá thành cao hơn các loại khác do nguyên
liệu sản xuất sản phẩm fillet phải chọn loại tốt và
kích cỡ lớn nên giá nguyên liệu cao và hiệu suất
thu hồi sản phẩm fillet thấp hơn các dạng khác. Giá
bán của các sạp có sự chênh lệch là do chi phí sản
xuất của các cơ sở khác nhau và phụ thuộc vào
thương hiệu.
Mỗi ngày một sạp khô tiêu thụ từ 1-10 kg và
mắm từ 5-20 kg (Bảng 4). Tuy nhiên, có đến
66,6% sạp có mức tiêu thụ thấp từ 1-5 kg/ngày
(khô) và 84,6% sạp có mức tiêu thụ từ 5-10
kg/ngày (mắm). Mức tiêu thụ của các sản phẩm
khô và mắm không cao so với một số sản phẩm
khác như mắm cá linh, mắm cá chốt, khô cá chỉ
vàng. Nguyên nhân là do các sản phẩm từ cá lóc
giá cao. Theo như các sạp giá của các sản phẩm
khác như mắm cá linh 35.000 đ/kg, mắm cá chốt
50.000 đ/kg, khô cá chỉ vàng 80.000 đ/kg.
Bảng 4: Mức tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm Tiêu thụ (kg) Tỷ lệ (%)
Khô (n=9)
1-5 66,6
5-10 33,3
Mắm (n=13)
5-10 84,6
10-20 15,4
n: số sạp bán sản phẩm tại các chợ
Về chất lượng sản phẩm, phần lớn các sạp cho
rằng chất lượng sản phẩm khô và mắm hiện tại của
các sạp đã đạt (86,3%), không cần phải thay đổi,
chỉ có 13,7% sạp cho là nếu có thể thì cần thay đổi
về mẫu mã và mùi vị của sản phẩm khô để có thể
thu hút nhiều khách hàng hơn. Khách hàng chính
của các sạp chủ yếu là những người đi chợ hằng
ngày (86,3%), khách du lịch (68,1%) và các đại lý
(63,6%).
3.3.2 Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản
phẩm từ cá lóc
Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm
từ cá lóc phụ thuộc vào độ tuổi (Bảng 5). Khách
hàng có độ tuổi từ 20-30 thích sử dụng sản phẩm
khô (56%), trong khi khách hàng có độ tuổi từ 30-
40 thích sử dụng sản phẩm mắm cá lóc (48,1%).
Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm khô
và mắm cá lóc giảm khi độ tuổi càng tăng dần là do
khách hàng có độ tuổi lớn hơn 40 cho rằng sản
phẩm khô và mắm thơm ngon, nhưng sử dụng có
thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng có
bệnh tăng huyết áp.
Bảng 5: Thị hiếu của khách hàng
Nhóm
Sản phẩm
Độ tuổi
Khô (%) Mắm (%)
N1 (n=25) 20-30 56,0 44,0
N2 (n=27) 30-40 51,9 48,1
N3 (n=35) 40-50 42,8 37,1
N4 (n=23) 50-60 34,8 21,7
n: số khách hàng được phỏng vấn
Phần lớn khách hàng khi mua sản phẩm chưa
tìm hiểu thông tin trước khi mua (55,4%). Một số
khách hàng mua ở những chỗ quen nên không cần
tìm hiểu (15,4%), chỉ có 29% khách hàng đã tìm
hiểu thông tin trước khi mua sản phẩm. Trong đó,
những thông tin khách hàng có được chủ yếu là từ
người bán (51,3%), người thân (31,2%), số còn lại
tìm hiểu qua các phương tiện thông tin khác
(15,1%). Đa số khách hàng thường mua các sản
phẩm ở chợ, do có sự tiện lợi (87,2%), mua tại các
cơ sở sản xuất (8,1%) và có 4,5% khách hàng mua
từ siêu thị.
Trong tổng số khách hàng có tìm hiểu thông tin
sản phẩm khi mua hàng (29%) thì tiêu chí đầu tiên
khách hàng chọn mua sản phẩm là thương hiệu
chiếm 84,5% (Bảng 6). Vì khô và mắm là những
sản phẩm truyền thống nên khách hàng thường
chọn những thương hiệu nổi tiếng hay quen để
mua. Trong số đó, có 50,9% khách hàng cho rằng
thương hiệu lâu năm có uy tín, sản phẩm hợp khẩu
vị (59,1%) và giá sản phẩm hợp lý (34,5%). Tiêu
chí thứ hai khách hàng quan tâm là an toàn vệ sinh
thực phẩm (68,1%) (Bảng 6), tuy nhiên có đến
56,3% khách hàng lại không biết hoặc không xác
định được các sản phẩm khô và mắm bán trên thị
trường có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay
không. Tiêu chí thứ 3 khách hàng quan tâm là chất
lượng (48,1%) (Bảng 6). Đối với sản phẩm khô
phần lớn khách hàng cho rằng sản phẩm khô ngon
là phải độ dai và độ khô, kế đến là vị hài hòa. Còn
đối với mắm, chỉ tiêu mùi vẫn được nhiều khách
hàng lựa chọn, tiếp theo là trạng thái, vị và tiêu chí
cuối cùng khách hàng quan tâm đến giá sản phẩm
khi mua thấp chiếm 40,9% (Bảng 6). Vì khách
hàng tin rằng khi chọn thương hiệu nổi tiếng và
quen thuộc thì chất lượng sản phẩm sẽ tốt và giá cả
hợp lý.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41
41
Bảng 6: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm
Tiêu chí Tỷ lệ (%)
Thương hiệu (n=110) 84,5
Vệ sinh (n=110) 68,1
Chất lượng (n=110) 48,1
Giá (n=110) 40,9
n: số khách hàng được phỏng vấn
4 KẾT LUẬN
Mắm và khô là những sản phẩm truyền thống
nên quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm
tốt, tuy nhiên còn phụ thuộc rất lớn vào kinh
nghiệm của người sản xuất và chưa kiểm soát được
hoàn toàn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên
chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Các sản
phẩm chế biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm.
Khách hàng chính của các sạp là những người đi
chợ và khách du lịch. Khách hàng có độ tuổi trung
bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi
khách hàng có độ tuổi trung bình từ 20-30 lại thích
ăn sản phẩm khô. Khách hàng khi mua sản phẩm
khô và mắm cá lóc quan tâm đến thương hiệu, an
toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng và giá thành
của sản phẩm. Tuy nhiên, khách hàng thường mua
sản phẩm ở chợ và thương hiệu quen nên thường
không biết hoặc không xác định được sản phẩm đạt
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn
khổ dự án Aquafish Innovation Lab. The work
presented received financial and other support in
the frame work of Aquafish Innovation Lab project.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amano K., Heen H. and R. Krauzer. 1962.
Fishing news. Fish in nutrition. pp: 180-200.
2. Le X. S., Navy H. and R. S. Pomeroy. 2014.
Value chain of snakehead fish in the lower
Mekong basin of Cambodia and Vietnam.
Journal: Aquaculture Economics and
Management. Vol. 18: 76-96.
3. Nguyễn Trọng Cẩn, 1990. Công nghệ chế
biến thực phẩm thủy sản – tập 1. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh An
Giang qui định về chỉ tiêu và mức giới hạn
an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khô và
mắm cá.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-
dinh-53-2009-QD-UBND-Quy-chuan-ky-
thuat-chi-tieu-muc-gioi-han-ATTP-ca-kho-
vb175023.aspx. Ngày truy cập 25/04/2014.
5. Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực
phẩm chiếu xạ. TCVN 7416: 2004 Quy
phạm thực hành chiếu xạ tốt để diệt côn
trùng trong cá khô và cá khô ướp muối.
http://thuvienkhcn.vinhlong.gov.vn/tailieuk
hcn/data/TieuChuantoanvan/VSATTP/TCV
N_7416_04.pdf. Ngày truy cập 9/5/2014.
6. Suwanik R., 1979. Iron and iodine
fortification of common salt and fish sauce.
Research report, medical association of
Thailand. Thailand.

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vậtĐề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sảnCông nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
Food chemistry-09.1800.1595
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Khánh Goby
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Khánh Goby
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Khánh Goby
 
Bảo quản-thịt-cá
Bảo quản-thịt-cáBảo quản-thịt-cá
Bảo quản-thịt-cá
Bùi Quang Nam
 
an toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩman toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm
Thu Trúc
 
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
tienbeba
 
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Đại học công nghiệp hà nội
 
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xúc xích
Xúc xíchXúc xích
Xúc xích
anhvipnkc
 
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Food chemistry-09.1800.1595
 
Phuongxinh
PhuongxinhPhuongxinh
Phuongxinh
hatuan90
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
nataliej4
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
nataliej4
 
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-comDoko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Khánh Goby
 
Do an tot_nghiep
Do an tot_nghiepDo an tot_nghiep
Do an tot_nghiep
datdeptrai
 

What's hot (20)

Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vậtĐề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
 
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sảnCông nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
Công nghệ chế biến & bảo quản thủy sản
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
 
Bảo quản-thịt-cá
Bảo quản-thịt-cáBảo quản-thịt-cá
Bảo quản-thịt-cá
 
an toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩman toàn vệ sinh thực phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm
 
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
Dieu kien ve sinh an toan thuc pham va ham luong histamin trong ca nuc tai ca...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần CBTS XNK Kiên Cường về sản ph...
 
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
100 câu hỏi kiểm tra An toàn thực phẩm
 
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
 
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất bia của công ty b...
 
Xúc xích
Xúc xíchXúc xích
Xúc xích
 
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm ( Trắc nghiệm )
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
Phuongxinh
PhuongxinhPhuongxinh
Phuongxinh
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của trang trại chăn nuôi lợn thịt ngoại
 
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-comDoko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
Doko.vn 223525-nuoc-mam-ca-com
 
Do an tot_nghiep
Do an tot_nghiepDo an tot_nghiep
Do an tot_nghiep
 

Viewers also liked

Andrew Advani Resume
Andrew Advani ResumeAndrew Advani Resume
Andrew Advani ResumeAndrew Advani
 
Trafigura 2014 Interim Report
Trafigura 2014 Interim ReportTrafigura 2014 Interim Report
Trafigura 2014 Interim Report
Trafigura
 
The economics of commodity trading firms in english (abridged)
The economics of commodity trading firms in english (abridged)The economics of commodity trading firms in english (abridged)
The economics of commodity trading firms in english (abridged)
Trafigura
 
The Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
The Economics of Commodity Trading Firms - White PaperThe Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
The Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
Trafigura
 
MDS15 Company Profile.r6
MDS15 Company Profile.r6MDS15 Company Profile.r6
MDS15 Company Profile.r6Sudrajat Aryadi
 
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging MarketsFoundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
Trafigura
 
2016 Trafigura Responsibility Report
2016 Trafigura Responsibility Report2016 Trafigura Responsibility Report
2016 Trafigura Responsibility Report
Trafigura
 
James Nelson resume
James Nelson resumeJames Nelson resume
James Nelson resumeJames Nelson
 
Amy Jeffries summarized Resume - 2015
Amy Jeffries summarized Resume - 2015Amy Jeffries summarized Resume - 2015
Amy Jeffries summarized Resume - 2015Amy Jeffries
 
Darell Connor BS CPhT
Darell Connor BS CPhTDarell Connor BS CPhT
Darell Connor BS CPhT
Darell Connor
 
2016 Trafigura Full Annual Report
2016 Trafigura Full Annual Report2016 Trafigura Full Annual Report
2016 Trafigura Full Annual Report
Trafigura
 
Quá trình đun nóng
Quá trình đun nóngQuá trình đun nóng
Quá trình đun nóng
Vohinh Ngo
 
Amanda Marine Resume
Amanda Marine ResumeAmanda Marine Resume
Amanda Marine ResumeAmanda Marine
 
Cheema Services Presentation
Cheema Services PresentationCheema Services Presentation
Cheema Services PresentationSpencer James
 
Manuale nutrizione Nutrilite
Manuale nutrizione NutriliteManuale nutrizione Nutrilite
Manuale nutrizione Nutrilite
Michele Valente by famigliainfuga.com
 

Viewers also liked (17)

Andrew Advani Resume
Andrew Advani ResumeAndrew Advani Resume
Andrew Advani Resume
 
Trafigura 2014 Interim Report
Trafigura 2014 Interim ReportTrafigura 2014 Interim Report
Trafigura 2014 Interim Report
 
The economics of commodity trading firms in english (abridged)
The economics of commodity trading firms in english (abridged)The economics of commodity trading firms in english (abridged)
The economics of commodity trading firms in english (abridged)
 
The Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
The Economics of Commodity Trading Firms - White PaperThe Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
The Economics of Commodity Trading Firms - White Paper
 
MDS15 Company Profile.r6
MDS15 Company Profile.r6MDS15 Company Profile.r6
MDS15 Company Profile.r6
 
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging MarketsFoundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
Foundations for Growth: Infrastructure Investment in Emerging Markets
 
2016 Trafigura Responsibility Report
2016 Trafigura Responsibility Report2016 Trafigura Responsibility Report
2016 Trafigura Responsibility Report
 
James Nelson resume
James Nelson resumeJames Nelson resume
James Nelson resume
 
Amy Jeffries summarized Resume - 2015
Amy Jeffries summarized Resume - 2015Amy Jeffries summarized Resume - 2015
Amy Jeffries summarized Resume - 2015
 
Darell Connor BS CPhT
Darell Connor BS CPhTDarell Connor BS CPhT
Darell Connor BS CPhT
 
2016 Trafigura Full Annual Report
2016 Trafigura Full Annual Report2016 Trafigura Full Annual Report
2016 Trafigura Full Annual Report
 
Quá trình đun nóng
Quá trình đun nóngQuá trình đun nóng
Quá trình đun nóng
 
Amanda Marine Resume
Amanda Marine ResumeAmanda Marine Resume
Amanda Marine Resume
 
YURESUME
YURESUMEYURESUME
YURESUME
 
Cheema Services Presentation
Cheema Services PresentationCheema Services Presentation
Cheema Services Presentation
 
Manuale nutrizione Nutrilite
Manuale nutrizione NutriliteManuale nutrizione Nutrilite
Manuale nutrizione Nutrilite
 
Resume
ResumeResume
Resume
 

Similar to 01 49-bui phuong dai(36-41)

Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochnhatthai1969
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Khánh Goby
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
ssuser499fca
 
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_6567112162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
TinPhmTn
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
phuongtrantrong2
 
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basaQuản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
SHINee
 
Lecture post harvest technology
Lecture post harvest technologyLecture post harvest technology
Lecture post harvest technology
Food chemistry-09.1800.1595
 
Word TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sảnWord TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sản
Thỏ Chunnie Yo Yo
 
4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen
Khánh Goby
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
Lap Dinh
 
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ bioflocNghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nhuoc Tran
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2doanlmit
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nhuoc Tran
 
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 

Similar to 01 49-bui phuong dai(36-41) (20)

Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_6567112162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
12162 t4ey4 wwgh5_20140808091624_65671
 
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
Luận văn: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau giàu vitamin nhóm b, c và chấ...
 
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản ...
 
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
Quản lý chuỗi cung ứng - Bài tập giữa kỳ môn học (Lớp CH QLKT...
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
 
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basaQuản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Lecture post harvest technology
Lecture post harvest technologyLecture post harvest technology
Lecture post harvest technology
 
Word TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sảnWord TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sản
 
4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
 
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
Top 450+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Khai Thác Thuỷ Sản – Xịn ...
 
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
Top 120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản Hay Nhất 2023
 
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ bioflocNghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
 
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
Báo Cáo Thực Tập Cách Thức Quản Lý Năng Suất Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Tại...
 

More from Vohinh Ngo

Termamyl sc
Termamyl scTermamyl sc
Termamyl sc
Vohinh Ngo
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Vohinh Ngo
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vohinh Ngo
 
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
Vohinh Ngo
 
Huong dan su_dung_dich_vu
Huong dan su_dung_dich_vuHuong dan su_dung_dich_vu
Huong dan su_dung_dich_vu
Vohinh Ngo
 
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
Vohinh Ngo
 
36 evans
36 evans36 evans
36 evans
Vohinh Ngo
 
The institute of brewing research scheme
The institute of brewing research schemeThe institute of brewing research scheme
The institute of brewing research scheme
Vohinh Ngo
 
Doc042.52.20185.dec15 mebak.web
Doc042.52.20185.dec15 mebak.webDoc042.52.20185.dec15 mebak.web
Doc042.52.20185.dec15 mebak.web
Vohinh Ngo
 
Diacety1
Diacety1Diacety1
Diacety1
Vohinh Ngo
 
Diacety1
Diacety1Diacety1
Diacety1
Vohinh Ngo
 
Business
BusinessBusiness
Business
Vohinh Ngo
 
Purpose of wort boiling
Purpose of wort boilingPurpose of wort boiling
Purpose of wort boiling
Vohinh Ngo
 
Foam stabilizer
Foam stabilizerFoam stabilizer
Foam stabilizer
Vohinh Ngo
 
Influence of lauter turbidity on wort composition
Influence of lauter turbidity on wort compositionInfluence of lauter turbidity on wort composition
Influence of lauter turbidity on wort composition
Vohinh Ngo
 
Radar vs ultrasonic level calibration points
Radar vs ultrasonic level calibration pointsRadar vs ultrasonic level calibration points
Radar vs ultrasonic level calibration points
Vohinh Ngo
 
Wort boiling
Wort boilingWort boiling
Wort boiling
Vohinh Ngo
 
J.2050 0416.1996.tb00900.x
J.2050 0416.1996.tb00900.xJ.2050 0416.1996.tb00900.x
J.2050 0416.1996.tb00900.x
Vohinh Ngo
 
243 s038
243 s038243 s038
243 s038
Vohinh Ngo
 
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất   tài liệu, ebook, giáo trình, hư...Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất   tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
Vohinh Ngo
 

More from Vohinh Ngo (20)

Termamyl sc
Termamyl scTermamyl sc
Termamyl sc
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
 
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
Sotay ttck at_pvietnam.com_2007
 
Huong dan su_dung_dich_vu
Huong dan su_dung_dich_vuHuong dan su_dung_dich_vu
Huong dan su_dung_dich_vu
 
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
Rukovodstvo po tipam piva, meda i sidra. sertifikatsionnaya programma pivnykh...
 
36 evans
36 evans36 evans
36 evans
 
The institute of brewing research scheme
The institute of brewing research schemeThe institute of brewing research scheme
The institute of brewing research scheme
 
Doc042.52.20185.dec15 mebak.web
Doc042.52.20185.dec15 mebak.webDoc042.52.20185.dec15 mebak.web
Doc042.52.20185.dec15 mebak.web
 
Diacety1
Diacety1Diacety1
Diacety1
 
Diacety1
Diacety1Diacety1
Diacety1
 
Business
BusinessBusiness
Business
 
Purpose of wort boiling
Purpose of wort boilingPurpose of wort boiling
Purpose of wort boiling
 
Foam stabilizer
Foam stabilizerFoam stabilizer
Foam stabilizer
 
Influence of lauter turbidity on wort composition
Influence of lauter turbidity on wort compositionInfluence of lauter turbidity on wort composition
Influence of lauter turbidity on wort composition
 
Radar vs ultrasonic level calibration points
Radar vs ultrasonic level calibration pointsRadar vs ultrasonic level calibration points
Radar vs ultrasonic level calibration points
 
Wort boiling
Wort boilingWort boiling
Wort boiling
 
J.2050 0416.1996.tb00900.x
J.2050 0416.1996.tb00900.xJ.2050 0416.1996.tb00900.x
J.2050 0416.1996.tb00900.x
 
243 s038
243 s038243 s038
243 s038
 
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất   tài liệu, ebook, giáo trình, hư...Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất   tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
Tài liệu nguyên tố chuyển tiếp và phức chất tài liệu, ebook, giáo trình, hư...
 

01 49-bui phuong dai(36-41)

  • 1. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 36 KHẢO SÁT CÁC DẠNG SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM TỪ CÁ LÓC TẠI TỈNH AN GIANG Bùi Phương Đại, Trương Thị Mộng Thu1 và Trần Thị Thanh Hiền1 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 10/6/2014 Ngày chấp nhận: 04/8/2014 Title: Investigation of types of products from snakehead fish and their production process in An Giang province Từ khóa: Sản phẩm từ cá lóc, mắm cá lóc, khô cá lóc, cá lóc Keywords: Types of products from snakehead fish, dry salted snakehead fish, salty fermented snakehead fish, snakehead fish ABSTRACT This study aimed at investigating the types of products from snakehead fish and technological processes for manufacturing these products in An Giang province. It has three main contents including (i) production situation and technological processes for manufacturing the products; (ii) investigating types of products; (iii) trade situation in the markets and customer tastes for the products. The results showed that (i) relatively good technological processes and good quality products were almost from processing facilities that operated longer than 20 years. However, these facilities primarily produced by traditional methods which could only meet the requirement of domestic customers without reaching food safety and hygiene standards for export; (ii) products from snakehead fish primarily were dry salted snakehead fish and salty fermented snakehead fish; (iii) consumption of these products were at the medium level because of high price. Customers aged 30-40 liked eating salty fermented snakehead fish while customers aged 20-30 liked eating dry salted snakehead fish. When buying these products, customers payed attention to quality, safety, hygiene, brand name and price of the products. TÓM TẮT Đề tài nhằm khảo sát các dạng sản phẩm và quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang với 3 nội dung (i) tình hình sản xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm; (ii) khảo sát các dạng sản phẩm; (ii) tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy (i) quy trình công nghệ tương đối hoàn chỉnh và chất lượng sản phẩm tốt tập trung ở các cơ sở sản xuất có số năm hoạt động trên 20 năm. Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nhưng chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu; (ii) sản phẩm chế biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm cá lóc; (iii) mức tiêu thụ của sản phẩm khô và mắm cá lóc ở mức trung bình do giá sản phẩm cao, khách hàng có độ tuổi trung bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi khách hành có độ tuổi trung bình từ 20-30 thích ăn sản phẩm khô. Khách hàng khi mua sản phẩm quan tâm đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu và giá thành của sản phẩm.
  • 2. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 37 1 GIỚI THIỆU Sản lượng cá lóc nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 5.300 tấn năm 2004 lên 40.000 tấn năm 2010. Hầu hết cá lóc nuôi được bán ở thị trường trong nước, khoảng 400-500 tấn cá sống được xuất sang Campuchia và 40-50 tấn xuất sang các nước khác. Cá lóc tiêu thụ trong nước chủ yếu được bán cho các vựa ở thành phố Hồ Chí Minh (58,8%), người bán lẻ (31,6%), cơ sở chế biến (2,8%), nhà hàng và quán ăn (6,8%) (Le et al., 2014). Nghề sản xuất khô và mắm cá lóc tại tỉnh An Giang đang phát triển từng ngày về số lượng cơ sở sản xuất và sản phẩm. Trước đây sản xuất chủ yếu để ăn trong gia đình hoặc sản xuất vài ký/ngày để bán tại các chợ nhỏ thì nay đã phát triển thành các cơ sở sản xuất với qui mô lớn. Nghề sản xuất khô và mắm cá lóc có sự phát triển nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu rất ít. Với sự phát triển của nghề nuôi cá lóc ở An Giang như hiện nay thì người nuôi cá lóc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nguyên liệu. Vì vậy, đề tài “Khảo sát các dạng sản phẩm và qui trình công nghệ chế biến sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang” được tiến hành nhằm khảo sát tình hình sản xuất và quy trình công nghệ chế biến của các cơ sở sản xuất, các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc, tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra định hướng sản xuất, xây dựng qui trình chế biến đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu và tăng thu nhập cho người nuôi cá lóc. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 với 3 nội dung chính được khảo sát tại 3 huyện, thành phố của tỉnh An Giang là thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp 110 khách hàng, 22 sạp bán tại các chợ và 13 cơ sở sản xuất sản phẩm khô và mắm cá lóc của tỉnh An Giang với 3 nội dung: nội dung 1 (ND1) khảo sát tình hình chung và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khô và mắm cá lóc của các cơ sở sản xuất; nội dung 2 (ND2) khảo sát các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc; nội dung 3 (ND3) tình hình mua bán tại các sạp và thị hiếu của người tiêu dùng. Số mẫu khảo sát của 3 nội dung được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Nội dung và số mẫu khảo sát Nội dung khảo sát Cơ sở sản xuất Sạp bán Người tiêu dùng Tổng (mẫu) ND1 13 - - 13 ND2 13 22 - 35 ND3 - 22 110 135 2.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thông tin thứ cấp: các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của cơ quan địa phương và các website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Thông tin sơ cấp: số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp từ người bán tại các sạp, khách hàng và cơ sở sản xuất sản phẩm từ cá lóc theo như Bảng 1. 2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tính toán giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm bằng chương trình Excel. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Cơ sở sản xuất các mặt hàng từ cá lóc 3.1.1 Tình hình chung của cơ sở sản xuất Bảng 2: Tình hình chung của cơ sở sản xuất Tình hình chung Tỷ lệ (%) Qui mô sản xuất (n=13) - Có thuê lao động - Tự sản xuất 69,2 30,8 Năng suất (n=13) - 1-2 tấn/năm - 3-5 tấn/năm - Trên 10 tấn/năm 23,1 53,8 23,1 Nguồn nguyên liệu (n=13) - Mua từ bên ngoài - Tự nuôi 92,3 7,7 Thị trường tiêu thụ (n=13) - Chợ - Siêu thị - Xuất khẩu 92,3 15,3 7,7 n: số cơ sở sản xuất Nghề sản xuất khô và mắm là một nghề truyền thống nên qui mô của các cơ sở chỉ ở mức vừa và nhỏ. Bảng 2 cho thấy các cơ sở chỉ dựa vào nguồn lực gia đình để sản xuất và có 69,2% cơ sở có thuê lao động sản xuất, tuy nhiên số lao động được thuê chỉ từ 10-20. Năng suất sản xuất của các cơ sở chỉ ở mức thấp, chỉ có 23,1% cơ sở có năng suất sản xuất trên 10 tấn/năm và có đến 53,8% cơ sở có năng suất sản xuất từ 3-5 tấn/năm. Nguồn nguyên
  • 3. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 38 liệu của các cơ sở chủ yếu được mua từ bên ngoài (92,3%) nên không chủ động được nguồn nguyên liệu và khó kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường chủ yếu của các cơ sở là các chợ (92,3%), siêu thị (15,3%), xuất khẩu chỉ có 7,7%. 3.1.2 Quy trình sản xuất khô và mắm cá lóc của các cơ sở a. Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của các cơ sở Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của 4 cơ sở được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu  Sơ chế  Rửa  Ướp muối - Ủ  Rửa  Làm lạnh  Ướp gia vị  Phơi  Thành Phẩm  Bảo quản. Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh, đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý bỏ đầu, vây, vảy, nội tạng, xẻ lưng và loại bỏ xương. Cá sau xử lý, rửa sạch, để ráo và ướp muối. Ướp muối với tỷ lệ 5-7% so với lượng cá, muối được xát đều vào hai mặt, bụng và lưng của cá, thời gian ướp muối 30 phút, rửa lại 2 lần với nước sạch, để ráo. Cá sau khi để ráo cho vào các túi PE (5 kg/túi) buộc kín miệng cho vào thùng cách nhiệt ủ lạnh, thời gian ủ lạnh là 12 giờ. Đối với khô cá lóc ngọt, cá sau khi ủ lạnh được ướp gia vị với tỷ lệ đường 5%, tỏi 0,1%, bột ngọt 1,7%, tiêu 0,05 kg/6 kg cá (thành phần và tỷ lệ gia vị có thể thay đổi theo yêu cầu khách hàng). Thời gian ướp gia vị là 1 giờ. Cá sau khi ngấm đều gia vị được xếp đều lên giàn phơi, mặt da tiếp xúc với giàn phơi. Cá được phơi 3-4 nắng (8-9 giờ/nắng). Khô thành phẩm có thể được xuất ngay nếu có đơn đặt hàng hoặc bảo quản đông, thời gian bảo quản 2-6 tháng. b. Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của các cơ sở Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của 9 cơ sở được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu  Sơ chế  Rửa  Ướp muối  Gài nén 1  Rửa  Thính  Gài nén 2  Chao đường  Thành phẩm. Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh, đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý để loại bỏ vây, vảy, nội tạng, đầu. Cá sau xử lý được rửa và để ráo trước khi muối. Tỷ lệ muối 28-30% hoặc 20-22% tùy theo cơ sở so với trọng lượng cá. Cá được ướp đều muối để khoảng 1-2 ngày, tiến hành gài nén, đảm bảo cho cá được nén chặt, cơ thịt cá chặt chẽ thì thời gian gài nén từ 2-3,5 tháng, tuy nhiên có cơ sở chỉ gài nén khoảng 20-30 ngày để rút ngắn thời gian chế biến. Cá được rửa lại sau quá trình gài nén, để ráo trước khi thính, lượng thính so với cá khoảng 5-7%. Cá sau khi ướp thính được 1-2 ngày, bổ sung thêm nước bổi hoặc nước mắm vừa ngập và tiếp tục gài nén khoảng 2-3 tháng. Sau thời gian gài nén 2, cá được chao đường. Đường có thể dùng đường cát, đường thốt nốt tỷ lệ khoảng 5-20% so với cá, thời gian chao đường từ 1 đến 2 tuần. Thời gian bảo quản của sản phẩm khoảng 6 tháng đến 1 năm. 3.1.3 Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất khô và mắm cá lóc Theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh An Giang qui định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khô và mắm cá thì nguyên liệu phải được thu mua trong vùng được kiểm soát về kháng sinh, kim loại, hóa chất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở khô và mắm cá lóc mua nguyên liệu thông qua các thương lái hay những nhà bán lẻ trong vùng nên khó kiểm soát về kháng sinh, kim loại và hóa chất. Trong tổng số 13 cơ sở khảo sát, có 2/4 cơ sở sản xuất khô (50%) và 2/9 cơ sở sản xuất mắm (22,2%) có các biện pháp kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, có 2/4 cơ sở sản xuất khô (50%) và 7/9 cơ sở sản xuất mắm (77,8%) ít hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Cũng theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh An Giang yêu cầu bảo quản và vận chuyển sản phẩm khô và mắm phải được bảo quản tại nơi khô, ráo, sạch và riêng theo từng loại sản phẩm, nơi bảo quản không có mùi lạ ngăn được côn trùng, động vật gây hại và được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, kín, không có mùi lạ. Trong tổng số 13 cơ sở khảo sát, có 1/4 cơ sở sản xuất khô (25%) và 3/9 cơ sở sản xuất mắm (33,3%) có nơi bao gói sản phẩm tách riêng với nơi sản xuất và sản phẩm được bao gói, có 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%%) và 6/9 cơ sở sản xuất mắm (77,8%) không có các phòng đóng gói riêng hoặc sản phẩm không được đóng gói. Về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm khô cá lóc có thể làm bằng cách phơi nắng hoặc bằng cách làm khô nhân tạo (sấy), trong quá trình phơi nắng, thực hành xử lý tốt để tránh hoặc giảm thiểu sự nhiễm bẩn cho sản phẩm là rất cần thiết. Cần áp dụng thực hành vệ sinh tốt, để ngăn ngừa số lượng vi trùng tích tụ ở khu vực xử lý, nhằm giảm thiểu số lượng côn trùng ban đầu có trên sản phẩm (TCVN 7416: 2004). Tuy nhiên, có đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%) xử lý nguyên liệu
  • 4. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 39 dưới nền xi măng, chỉ có 1/4 cơ sở (25%) xử lý nguyên liệu trên bàn, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khô được phơi ngoài trời và chưa có biện pháp che chắn bụi, ruồi và động vật gây hại cho sản phẩm, có đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%) không bao gói sản phẩm ngay sau khi thành phẩm, chỉ có 1/4 cơ sở (25%) có tiến hành bao gói sản phẩm sau khi thành phẩm. Mắm là loại cá lên men, là thực phẩm tốt cho những người kém hấp thu chất dinh dưỡng, tầm quan trọng về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm này được nghiên cứu bởi Amano et al. (1962) và Suwanik (1979). Chất lượng sản phẩm mắm cá lóc từ cá đồng tốt hơn cá nuôi (Le Xuan Sinh et al., 2014). Tuy nhiên, do cá lóc đồng hiện nay rất hiếm và giá thành cao nên có đến 100 % cơ sở sản xuất mắm cá lóc từ cá nuôi (cá lóc đầu nhím). Nguyễn Trọng Cẩn (1990) cũng báo cáo rằng lượng muối sử dụng, kỹ thuật ướp muối, thính và chao đường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm mắm. Tác giả cũng cho rằng lượng muối sử dụng và thời gian gài nén có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Thời gian gài nén lâu thì sản phẩm có cấu trúc săn chắc, nhưng do vấn đề lợi nhuận các cơ sở giảm lượng muối và thời gian gài nén để rút ngắn thời gian chế biến, điều này làm cho chất lượng của sản phẩm giảm xuống. Có 7/9 cơ sở (77,8%) bổ sung 28-30% muối và có 2/9 cơ sở (22,2%) bổ sung 20-22% muối so với khối lượng cá. Có 4/9 cơ sở sản xuất mắm (44,4%) gài nén từ 3-3,5 tháng, có 3/9 cơ sở (33,3%) gài nén từ 2-3 tháng và 2/9 (22,2%) cơ sở gài nén từ 20-30 ngày. Thính tạo mùi thơm cho sản phẩm, tuy nhiên lượng thính và kỹ thuật rang thính ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Cụ thể, lượng thính quá nhiều và thời gian rang dài sản phẩm sẽ bị đắng, lượng thính quá ít và thời gian rang ngắn sản phẩm không có mùi thơm. Chao đường để tạo vị cho sản phẩm, tuy nhiên để tăng lợi nhuận một số cơ sở tăng lượng đường làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. 3.2 Các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc Qua khảo sát tại 13 cơ sở sản xuất và 22 sạp tại các chợ trong tỉnh An Giang cho thấy sản phẩm chính được làm từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm cá lóc. Khô cá lóc được sản xuất và tiêu thụ ở An Giang có 2 loại, khô cá ngọt và khô cá mặn, khô cá ngọt được sản xuất nhiều với 100% cơ sở sản xuất, có 50% cơ sở sản xuất sản phẩm khô cá mặn. Có 100% sạp bán sản phẩm khô cá ngọt và 77,7% sạp bán sản phẩm khô cá mặn. Mắm cá lóc được sản xuất nhiều tại Châu Đốc và có nhiều dạng sản phẩm khác nhau, có 100% cơ sở sản xuất mắm nguyên con; 66,6% cơ sở sản xuất mắm lóc fillet; có 44,4% cơ sở sản xuất mắm thái và 22,2% cơ sở sản xuất sản phẩm mắm lóc cắt khúc. 3.3 Tình hình mua bán tại các sạp và thị hiếu của người tiêu dùng 3.3.1 Tình hình mua bán các sản phẩm từ cá lóc Mắm và khô là 2 sản phẩm chính từ cá lóc được bày bán trên thị trường. Đa số các sạp bán một trong hai sản phẩm, có rất ít sạp bán cả 2 sản phẩm. Nguyên nhân là do các sạp bán sản phẩm của cơ sở tự sản xuất và do đặc thù của từng vùng như Chợ Mới sản xuất khô còn Châu Đốc sản xuất mắm. Vì vậy, khi khảo sát các sạp tại chợ trung tâm thành phố Long Xuyên, chợ Mỹ Bình, Chợ Mỹ Xuyên chỉ bán khô cá lóc, mắm rất ít. Trong khi đó, các sạp tại khu du lịch Núi Sam, chợ trung tâm Châu Đốc chỉ bán mắm cá lóc, khô rất ít. Chỉ có một vài sạp mua sản phẩm của các cơ sở khác thì bán cả khô và mắm cá lóc. Giá của các sản phẩm khô và mắm cá lóc tại các sạp dao động tùy theo sản phẩm và loại (Bảng 3). Bảng 3: Giá của các sản phẩm Sản phẩm Loại Giá (1.000đ) Tỷ lệ (%) Khô (n=9) Ngọt 180-250 150-180 77,7 22,3 Mặn 200-250 100 Mắm (n=13) Nguyên con 100-120 > 120 92,3 7,70 Cắt khúc 120-130 130-140 140-150 46,1 38,4 15,3 Fillet 160-170 170-180 69,2 30,8 Mắm thái 100-110 110-120 46,1 53,9 n: số sạp bán sản phẩm tại các chợ Các sản phẩm khô cá lóc có giá từ 150.000- 250.000 đ/kg (Bảng 3). Giá bán của các sạp khô có sự chênh lệch là do tùy từng loại và thương hiệu khác nhau, như khô cá mặn thường có giá cao hơn khô cá ngọt và khô cá lóc Chợ Mới và Thoại Sơn được phơi 4 nắng nên có giá cao hơn khô cá lóc Châu Đốc chỉ được phơi 3 nắng. Do mắm cá lóc có nhiều loại khác nhau nên giá cũng có sự khác nhau tùy loại dao động từ 100.000-180.000 đ/kg (Bảng 3). Sản phẩm dạng
  • 5. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 40 fillet có giá thành cao hơn các loại khác do nguyên liệu sản xuất sản phẩm fillet phải chọn loại tốt và kích cỡ lớn nên giá nguyên liệu cao và hiệu suất thu hồi sản phẩm fillet thấp hơn các dạng khác. Giá bán của các sạp có sự chênh lệch là do chi phí sản xuất của các cơ sở khác nhau và phụ thuộc vào thương hiệu. Mỗi ngày một sạp khô tiêu thụ từ 1-10 kg và mắm từ 5-20 kg (Bảng 4). Tuy nhiên, có đến 66,6% sạp có mức tiêu thụ thấp từ 1-5 kg/ngày (khô) và 84,6% sạp có mức tiêu thụ từ 5-10 kg/ngày (mắm). Mức tiêu thụ của các sản phẩm khô và mắm không cao so với một số sản phẩm khác như mắm cá linh, mắm cá chốt, khô cá chỉ vàng. Nguyên nhân là do các sản phẩm từ cá lóc giá cao. Theo như các sạp giá của các sản phẩm khác như mắm cá linh 35.000 đ/kg, mắm cá chốt 50.000 đ/kg, khô cá chỉ vàng 80.000 đ/kg. Bảng 4: Mức tiêu thụ của sản phẩm Sản phẩm Tiêu thụ (kg) Tỷ lệ (%) Khô (n=9) 1-5 66,6 5-10 33,3 Mắm (n=13) 5-10 84,6 10-20 15,4 n: số sạp bán sản phẩm tại các chợ Về chất lượng sản phẩm, phần lớn các sạp cho rằng chất lượng sản phẩm khô và mắm hiện tại của các sạp đã đạt (86,3%), không cần phải thay đổi, chỉ có 13,7% sạp cho là nếu có thể thì cần thay đổi về mẫu mã và mùi vị của sản phẩm khô để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn. Khách hàng chính của các sạp chủ yếu là những người đi chợ hằng ngày (86,3%), khách du lịch (68,1%) và các đại lý (63,6%). 3.3.2 Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm từ cá lóc Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm từ cá lóc phụ thuộc vào độ tuổi (Bảng 5). Khách hàng có độ tuổi từ 20-30 thích sử dụng sản phẩm khô (56%), trong khi khách hàng có độ tuổi từ 30- 40 thích sử dụng sản phẩm mắm cá lóc (48,1%). Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm khô và mắm cá lóc giảm khi độ tuổi càng tăng dần là do khách hàng có độ tuổi lớn hơn 40 cho rằng sản phẩm khô và mắm thơm ngon, nhưng sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng có bệnh tăng huyết áp. Bảng 5: Thị hiếu của khách hàng Nhóm Sản phẩm Độ tuổi Khô (%) Mắm (%) N1 (n=25) 20-30 56,0 44,0 N2 (n=27) 30-40 51,9 48,1 N3 (n=35) 40-50 42,8 37,1 N4 (n=23) 50-60 34,8 21,7 n: số khách hàng được phỏng vấn Phần lớn khách hàng khi mua sản phẩm chưa tìm hiểu thông tin trước khi mua (55,4%). Một số khách hàng mua ở những chỗ quen nên không cần tìm hiểu (15,4%), chỉ có 29% khách hàng đã tìm hiểu thông tin trước khi mua sản phẩm. Trong đó, những thông tin khách hàng có được chủ yếu là từ người bán (51,3%), người thân (31,2%), số còn lại tìm hiểu qua các phương tiện thông tin khác (15,1%). Đa số khách hàng thường mua các sản phẩm ở chợ, do có sự tiện lợi (87,2%), mua tại các cơ sở sản xuất (8,1%) và có 4,5% khách hàng mua từ siêu thị. Trong tổng số khách hàng có tìm hiểu thông tin sản phẩm khi mua hàng (29%) thì tiêu chí đầu tiên khách hàng chọn mua sản phẩm là thương hiệu chiếm 84,5% (Bảng 6). Vì khô và mắm là những sản phẩm truyền thống nên khách hàng thường chọn những thương hiệu nổi tiếng hay quen để mua. Trong số đó, có 50,9% khách hàng cho rằng thương hiệu lâu năm có uy tín, sản phẩm hợp khẩu vị (59,1%) và giá sản phẩm hợp lý (34,5%). Tiêu chí thứ hai khách hàng quan tâm là an toàn vệ sinh thực phẩm (68,1%) (Bảng 6), tuy nhiên có đến 56,3% khách hàng lại không biết hoặc không xác định được các sản phẩm khô và mắm bán trên thị trường có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Tiêu chí thứ 3 khách hàng quan tâm là chất lượng (48,1%) (Bảng 6). Đối với sản phẩm khô phần lớn khách hàng cho rằng sản phẩm khô ngon là phải độ dai và độ khô, kế đến là vị hài hòa. Còn đối với mắm, chỉ tiêu mùi vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn, tiếp theo là trạng thái, vị và tiêu chí cuối cùng khách hàng quan tâm đến giá sản phẩm khi mua thấp chiếm 40,9% (Bảng 6). Vì khách hàng tin rằng khi chọn thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc thì chất lượng sản phẩm sẽ tốt và giá cả hợp lý.
  • 6. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 41 Bảng 6: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm Tiêu chí Tỷ lệ (%) Thương hiệu (n=110) 84,5 Vệ sinh (n=110) 68,1 Chất lượng (n=110) 48,1 Giá (n=110) 40,9 n: số khách hàng được phỏng vấn 4 KẾT LUẬN Mắm và khô là những sản phẩm truyền thống nên quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm tốt, tuy nhiên còn phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của người sản xuất và chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Các sản phẩm chế biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm. Khách hàng chính của các sạp là những người đi chợ và khách du lịch. Khách hàng có độ tuổi trung bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi khách hàng có độ tuổi trung bình từ 20-30 lại thích ăn sản phẩm khô. Khách hàng khi mua sản phẩm khô và mắm cá lóc quan tâm đến thương hiệu, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, khách hàng thường mua sản phẩm ở chợ và thương hiệu quen nên thường không biết hoặc không xác định được sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ dự án Aquafish Innovation Lab. The work presented received financial and other support in the frame work of Aquafish Innovation Lab project. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amano K., Heen H. and R. Krauzer. 1962. Fishing news. Fish in nutrition. pp: 180-200. 2. Le X. S., Navy H. and R. S. Pomeroy. 2014. Value chain of snakehead fish in the lower Mekong basin of Cambodia and Vietnam. Journal: Aquaculture Economics and Management. Vol. 18: 76-96. 3. Nguyễn Trọng Cẩn, 1990. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản – tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh An Giang qui định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khô và mắm cá. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet- dinh-53-2009-QD-UBND-Quy-chuan-ky- thuat-chi-tieu-muc-gioi-han-ATTP-ca-kho- vb175023.aspx. Ngày truy cập 25/04/2014. 5. Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ. TCVN 7416: 2004 Quy phạm thực hành chiếu xạ tốt để diệt côn trùng trong cá khô và cá khô ướp muối. http://thuvienkhcn.vinhlong.gov.vn/tailieuk hcn/data/TieuChuantoanvan/VSATTP/TCV N_7416_04.pdf. Ngày truy cập 9/5/2014. 6. Suwanik R., 1979. Iron and iodine fortification of common salt and fish sauce. Research report, medical association of Thailand. Thailand.