SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÝ THỊ HUỆ
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
LÝ THỊ HUỆ
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
GS.TS Hoàng Chí Bảo
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ
học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận án
Lý Thị Huệ
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................3
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................9
1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo....................................................................................................................9
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay..............................................................................16
1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .........21
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .....................................27
Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ
PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................30
2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu -
nghèo...................................................................................................................................30
2.2. Tính tất yếu khách quan và sự thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay ...............................................................42
2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực
giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.....................................................................................58
Tiểu kết chương 2...............................................................................................................66
Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ
PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.......................................................................................68
3.1. Sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay........................................................68
3.2. Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay......................................................................................................................79
2
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .............................................................104
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................114
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU -
NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................116
4.1. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam
hiện nay.............................................................................................................................116
4.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay....................................................................................................................125
4.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay..........................139
Tiểu kết chương 4.............................................................................................................146
KẾT LUẬN ................................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...................................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................152
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.1. Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu
nhập .....................................................................................................................................68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.1. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ so với hộ nghèo và sự phân chia
chiếc bánh thu nhập ..................................................................................................69
Hình 3.1.2. Chênh lệch giá trị tài sản (TB/khẩu) và sự phân bố nguồn tài sản giữa
các nhóm hộ từ giàu đến nghèo.................................................................................72
Hình 3.1.3. (a). Hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam ...........77
Hình 3.1.3. (b). Bất bình đẳng về giá trị chỗ ở chính (1992~2012) .........................78
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia giai cấp, luôn tồn tại người
giàu và người nghèo. Ngày nay, sự phân cực giàu - nghèo đã và đang lan rộng mang
tính toàn cầu. Theo trang Bloomberg View, từ năm 1980 đến năm 2012, thu nhập
thực tế của 90% dân số thế giới tăng không đáng kể, song thu nhập của những người
càng giàu thì càng tăng nhanh. Thu nhập của 1% dân số giàu nhất tăng 175%, còn thu
nhập của 1 phần vạn người giàu nhất (0,01% hay là 1% của 1% dân số) tăng lên
500% [154]. Còn theo đánh giá của Tổ chức quốc tế (Oxfam) trong bản báo cáo
Working for the Few được công bố ngày 20/01/2014, có 85 cự phú hàng đầu trên
hành tinh đang sở hữu toàn bộ số tài sản sánh ngang với một nửa dân số trái đất (3,5
tỉ người) và 1% đại cự phú đang sở hữu số tài sản có giá trị khoảng 110 nghìn tỉ đô la
Mỹ. Giá trị này lớn gấp 65 lần so với toàn bộ số tài sản của một nửa nhân loại nghèo
[156, tr.5]. Oxfam cũng cảnh báo tới năm 2016, 1% dân số thế giới gồm những người
giàu nhất sẽ nắm giữ số tài sản nhiều hơn tổng giá trị của cải của 99% còn lại [157].
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, nếu như quốc gia nào không để xảy ra sự phân cực
giàu - nghèo thì quốc gia đó sẽ có được một nền chính trị - xã hội ổn định và một
nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, nếu quốc gia nào để xảy ra sự phân cực
giàu - nghèo trong xã hội thì đến một lúc nào đó nền kinh tế phát triển sẽ thiếu bền
vững và chính trị - xã hội sẽ bất ổn. Điều này đòi hỏi các quốc gia và cộng đồng
quốc tế phải coi cuộc đấu tranh nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo là một yêu
cầu bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại.
Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế -
xã hội theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Tuy nhiên, những biểu hiện của
sự phân hóa giàu - nghèo ở thời kỳ này chưa rõ nét, vì công bằng xã hội lúc này
đồng nghĩa với “chia đều sự nghèo khổ”. Nhưng kể từ khi Việt Nam chuyển đổi mô
hình kinh tế, thì sự phân hóa giàu - nghèo là “cái trục trung tâm của phân tầng xã
hội” [104, tr.14] đã bộc lộ rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cực
giàu - nghèo. Vì thế, hiện nay sự phân cực giàu - nghèo không phải là nguy cơ mà là
hiện thực Việt Nam phải đối mặt. Phân cực giàu - nghèo nếu không được kiểm soát
5
từ phía Nhà nước, về lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy cơ phân cực xã hội, khiến cho
tính gắn kết trở nên lỏng lẻo, “tiềm ẩn” những xung đột, những bất ổn xã hội, từ đó
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đe dọa sự tồn vong
của chế độ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhận
định, “những hiện tượng phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội cùng với tệ quan
liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân làm suy giảm
niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với
Đảng” [40, tr.39]. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho
rằng, chênh lệch giàu - nghèo “có khuynh hướng tăng lên và có thể đạt đến mức báo
động trong thời gian tới nếu không có nỗ lực ngăn chặn từ bây giờ” [149, tr.12].
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những năm qua các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội mà Nhà nước hoạch định dường như chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ gia
tăng chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, chứ chưa có những chính sách
nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo như mong đợi. Cùng với đó, thì “sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một
số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.
Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức còn bất cập” [39, tr.179-180]; hệ thống luật pháp và
tổ chức thực hiện luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu,
không minh bạch và chưa nghiêm ngặt, chính là mảnh đất màu mỡ cho những hành
vi làm giàu phi pháp, tham ô, tham nhũng, hối lộ, v.v. tồn tại, phát triển và hoành
hành. Những khoản thu nhập phi pháp, bất chính này làm cho nhóm giàu ngày càng
giàu lên nhanh chóng dẫn đến phân cực giàu - nghèo.
Đặc biệt, dư luận bấy lâu nay còn nghi ngờ rằng, đằng sau các quyết sách xã hội
cũng như các chính sách phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết, phân phối lại thu
nhập, phân phối lại nguồn lực và thành quả phát triển của Nhà nước dường như đã ít
nhiều bị chi phối bởi những yếu tố thuộc về chủ quan, trong đó có sự phân chia lợi ích
nhóm phi pháp. Chính sự thao túng, lũng đoạn Nhà nước của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước đã khiến cho những nỗ lực thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo của Nhà nước chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Hiện tượng tái
6
nghèo hoặc nghèo tăng lên theo tiêu chuẩn mới là có thực. Nếu những băn khoăn của
giới nghiên cứu và dư luận xã hội là đúng, thì rõ ràng Nhà nước chưa làm tròn trách
nhiệm của mình về cả phương diện quản lý kinh tế lẫn điều tiết, phân phối công bằng
các nguồn lực và thành quả của phát triển. Điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị, đặc
biệt Nhà nước Việt Nam với tư cách yếu tố trung tâm của kiến trúc thượng tầng, cột
trụ của hệ thống chính trị cần phải thận trọng hơn, khoa học hơn trong các kịch bản và
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu -
nghèo trong thời gian tới. Bởi, giảm thiểu được sự phân cực giàu - nghèo là cơ sở quan
trọng tạo sự đoàn kết và đồng thuận xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi, dường như chưa có một công trình
nghiên cứu nào bàn trực diện về sự phân cực giàu - nghèo Việt Nam hiện nay và vai
trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt dưới góc độ triết
học). Đây là một “khoảng trống” cần được bổ khuyết. Do đó, làm sao để nâng cao
hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì
vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo, luận án phân tích, đánh giá thực thực trạng Nhà nước thực
hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực ở Việt Nam hiện nay, cùng những
vấn đề đặt ra. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm: sự phân cực giàu - nghèo; giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo.
7
- Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ
khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm
thiểu sự phân cực đó, cùng những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng Nhà nước Việt nam thực hiện vai trò
trong hoạch định, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong
tổ chức thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, nhằm góp phần giảm
thiểu sự phân cực giàu nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các
dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó.
- Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (từ sau Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
về khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình
trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, v.v.. Đồng thời, luận
án có kế thừa những thành tựu đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan.
8
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp lịch sử và lôgic, quy nạp và diễn
dịch, đối chứng và so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp liên ngành khoa học
xã hội để làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
- Đã đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm, như: sự phân cực giàu - nghèo,
giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu
sự phân cực đó.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ
khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm
thiểu sự phân cực đó cùng những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của
Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết, sẽ góp phần thiết thực vào việc
luận giải và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nâng cao vai trò của Nhà nước
trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các
cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, đối với cơ quan quản lý Nhà nước các
cấp trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,
học tập và giảng dạy Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính sách công, v.v..
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4
chương, 13 tiết.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo
* Nghiên cứu lý luận về sự phân hóa giàu - nghèo và sự phân cực giàu - nghèo
Năm 1996, đề tài cấp Nhà nước Những đặc trưng và xu hướng biến đổi cơ
cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới do Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm được bảo
vệ thành công. Từ thực tiễn phân tích sự phân hóa giàu - nghèo về thu nhập, về mức
sống, về nhà ở và tiện nghi trong gia đình, về mức hưởng thụ văn hóa, v.v.. Các tác
giả cho rằng, “phân hóa giàu nghèo chủ yếu là sự phân cực về kinh tế” [105, tr.62],
và biên độ giữa giàu - nghèo ngày càng cách xa nhau trong sự phát triển của nền
kinh tế thị trường. Công trình gợi mở cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu khái
niệm, cũng như biểu hiện và hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở đó chỉ ra sự khác biệt giữa sự phân hóa giàu - nghèo với sự phân
cực giàu - nghèo.
Các tác giả cuốn Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội do Lê Hữu
Tầng chủ biên (1997) cho rằng, “sự phân cực giàu nghèo hiện đang diễn ra có
những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, nhưng sự phân cực ấy chủ yếu
không bắt nguồn từ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và một cách tương ứng,
chủ yếu không bắt nguồn từ sự bóc lột lao động làm thuê” [116, tr.87]. Do đó, các
hộ giàu và nghèo ở đây đều là những người lao động, đều tạo ra thu nhập chủ yếu
bằng sức lao động của chính mình, trong đó hộ nào có điều kiện, có nhiều sức lao
động, có kinh nghiệm và khả năng kinh doanh sản xuất sẽ giàu hơn. Vì thế, không
nên và không thể nôn nóng, muốn xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng xã hội ngay lập tức,
mà chỉ có thể thực hiện mục tiêu cuối cùng đó dần dần. Công trình bước đầu đã có
những gợi mở về thuật ngữ sự phân cực giàu - nghèo.
Bài viết “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường” của Trịnh Duy Luân trong cuốn Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế
thị trường ở Việt Nam (2000), khẳng định, phát triển kinh tế thị trường cũng sẽ dẫn
10
đến phân hóa giàu - nghèo trong các tầng lớp dân cư. Khoảng cách chênh lệch giàu -
nghèo ngày càng tăng “có thể gây nên những bất ổn định, tiêu cực và xung đột” [71,
tr.52] xã hội. Tuy dung lượng bài viết không dài, nhưng tác giả Trịnh Duy Luân đã
phác thảo hết sức sắc sảo về thực trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam
hiện nay và đưa ra những cảnh báo nguy hiểm cho đất nước nếu như Nhà nước không
có giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên.
Năm 2000, các tác giả cuốn Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các
nước và Việt Nam do Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa và Nguyễn Văn Áng đồng chủ
biên, đã dựa trên một số lý thuyết về sự phân hóa - giàu nghèo, tiêu chí, nguyên
nhân và ảnh hưởng của sự phân hóa giàu - nghèo trên thế giới để luận giải thực
trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam. Ngoài tiêu chí thu nhập, mức sống,
tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu, công trình còn đưa ra những tiêu chí mới, như
“giáo dục, văn hóa, việc làm và các lĩnh vực khác” [99, tr.114], v.v. để xem xét vấn
đề giàu - nghèo. Cách tiếp cận này mở ra cái nhìn đa chiều khi đánh giá biểu hiện
của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Trong đề tài Khoa học cấp Bộ Sự phân hóa xã hội và các chính sách xã hội
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
do Trần Phúc Thăng làm chủ nhiệm (2006), đã nêu ra khái niệm phân hóa giàu -
nghèo, những căn cứ và các tiêu chí cơ bản để phân biệt giàu - nghèo. Trên cơ sở
đó, đề tài cho rằng sự phân hóa giàu - nghèo, một mặt, thúc đẩy sự phát triển sản
xuất, mặt khác, tạo ra “những bất ổn định không chỉ về kinh tế, mà còn dẫn tới cả sự
bất ổn trên lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa” [121, tr.1]. Kết quả của đề tài đã gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra quan
niệm về sự phân cực giàu - nghèo và hệ lụy của sự phân cực đó.
Năm 2006, cuốn Có một nước Mĩ khác: Sự nghèo khó ở Hoa Kỳ của Michael
Harrington được xuất bản, tác giả cho rằng, trong nền kinh tế tăng trưởng phân cực,
thế giới của người nghèo ngày càng mở rộng và càng nghèo, dẫn đến những vấn
nạn xã hội nghiêm trọng, bởi những người nghèo ở bên ngoài lịch sử, bên ngoài sự
tiến bộ, bị chìm vào một lộ trình tê liệt và tàn tật, không hề có tiếng nói chính trị của
11
riêng mình. Do đó, “điều cần thiết là nếu muốn nghèo khó bị thủ tiêu thì phải có
một cuộc đấu tranh chính trị, một sự tái cấu trúc hệ thống các đảng phái để có thể có
một lựa chọn rõ ràng, một tâm thức mới về lí tưởng xã hội” [46, tr.324-325]. Đây có
thể coi là một cuốn sách tốt trong cuộc chiến chống đói nghèo, từ đó góp phần cảnh
báo về sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng
lớp dân cư.
Cuốn Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 - 2006 - 2008) của Đỗ Thiên Kính
(2012) đã tóm tắt một cách tổng quan những tiêu chuẩn cơ bản dùng để xem xét sự
phân tầng xã hội: thứ nhất, “dựa vào quyền sở hữu và quyền kiểm soát không ngang
nhau giữa các tập đoàn người đối với tài sản” [64, tr.17]; thứ hai, dựa vào địa vị kinh
tế - xã hội (thu nhập, học vấn, uy tín nghề nghiệp); thứ ba, dựa vào việc sử dụng
quyền lực chính trị và quân sự, trong đó quyền lực chính trị là quan trọng; thứ tư, dựa
trên cơ sở các nhân tố thuộc về văn hóa và vốn văn hóa; thứ năm, dựa trên sự đánh
giá chủ quan của một số người tự nhận mình thuộc thứ bậc nào trong xã hội. Công
trình có giá trị với tác giả luận án khi phân tích, đánh giá biểu hiện của sự phân cực
giàu - nghèo, mặc dù không trực tiếp bàn đến sự phân cực giàu - nghèo.
Trong cuốn Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (2012) [128], Lê Văn Toàn khi bàn đến
khái niệm phân hóa giàu - nghèo, đã cho rằng phân hóa giàu - nghèo là một dạng,
một hình thức của sự phân hóa xã hội về mặt kinh tế, dựa trên chỉ báo kinh tế. Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng, khái niệm sự phân hóa giàu - nghèo được xem xét chủ yếu
dưới góc độ kinh tế là chưa toàn diện. Bởi, ngoài góc độ kinh tế, khái niệm phân hóa
giàu - nghèo còn có chỉ báo phi kinh tế, vì thế nội dung của sự phân hóa giàu - nghèo
cần được nhìn nhận đa chiều hơn.
Năm 2013, trong cuốn Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay: Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Bùi Thị Hoàn đã đưa ra khái niệm phân hóa giàu -
nghèo và khái quát cơ sở xác định phân hóa giàu - nghèo theo một số tiêu chí, như:
“sự khác nhau về quyền sở hữu, chiếm hữu các tư liệu sản xuất quan trọng; sự
12
chênh lệch về thu nhập, chi tiêu, mức sống, mức hưởng thụ; sự khác nhau về cơ hội
và điều kiện, việc làm; sự khác nhau về khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã
hội cơ bản; sự phân biệt về vị thế chính trị - xã hội; sự khác nhau về nhận thức,
quán triệt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [53, tr.27]. Công trình đã
gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra khái niệm phân cực giàu - nghèo cũng với các
tiêu chí đánh giá sự phân cực đó.
Năm 2013, Oxfam đã công bố nghiên cứu Tóm lược gợi ý chính sách bất bình
đẳng gia tăng: Người dân nghĩ gì? Nghiên cứu này chú trọng tìm hiểu nhận thức của
các nhóm dân cư về mối quan hệ tương hỗ giữa bất bình đẳng gia tăng với dịch chuyển
xã hội, niềm tin xã hội/niềm tin thể chế và phân bổ nguồn lực. Đặc biệt, nghiên cứu cho
rằng, nên “kết hợp đo lường “nghèo đa chiều” với đo lường “bất bình đẳng” dựa trên
sự kết hợp nhiều chiều khác về giáo dục, y tế, điều kiện sống” [96, tr.8]. Vì vậy, nhà
nước cần đầu tư mạnh hơn vào cải thiện cơ sở hạ tầng tại những nơi cộng đồng thôn
bản khó khăn nhất và khó tiếp cận nhất ở vùng miền núi dân tộc thiểu số và ưu tiên
thực hiện các giải pháp cơ bản nhằm giảm chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các
nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dân tộc đa số. Công trình có đóng góp tốt cho tác
giả luận án trong hướng nghiên cứu biểu hiện và giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu
sự phân cực giàu - nghèo.
Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân
hàng Thế giới (2014), khẳng định: “Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đẳng
và nhiều người nhận thấy bất bình đẳng đang gia tăng” [92, tr.37]. Bất bình đẳng dẫn
đến những hệ quả sau: (1) Làm suy giảm gắn kết xã hội và chính trị. Những người
chịu thiệt thòi to lớn có thể quay qua sử dụng bạo lực và tranh chấp như là phương kế
cuối cùng giúp giải quyết vấn đề của họ; (2) Ảnh hưởng tới niềm tin và có thể cản trở
nỗ lực hợp tác giải quyết vấn đề, đặc biệt trong quản lý các nguồn lực chung và cung
cấp dịch vụ công; (3) Kìm hãm tăng trưởng kinh tế nếu người nghèo không có khả
năng vay tiền để đầu tư vào giáo dục và các hình thức vốn sinh lợi khác. Đây chính là
những cảnh báo về hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
13
Trong bản báo cáo Working for the Few Political capture and economic
inequality, Oxfam cho rằng, đôi khi bất bình đẳng về kinh tế là cần thiết để thúc đẩy
tăng trưởng và tiến bộ, để phong thưởng cho những người có tài năng, kiên trì làm
việc. Tuy nhiên, “bất bình đẳng kinh tế cực đoan đang gây ra nhiều thiệt hại và đáng
lo ngại vì nhiều lý do như: nó có vấn đề về phương diện đạo đức; nó có thể có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; và nó có thể làm gia tăng các
vấn đề xã hội. Nó cũng tạo ra những bất bình đẳng khác, chẳng hạn như bất bình
đẳng giữa phụ nữ và nam giới” [156, tr.2]. Báo cáo phần nào gợi mở cho tác giả
luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo.
Năm 2014, trong bản báo cáo Income Inequality Significantly Damages
Growth, nhóm chuyên gia tại Paris của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) khẳng định “khoảng cách về thu nhập khiến người nghèo khó tiếp cận
được các chương trình giáo dục cần thiết để phát triển kỹ năng của họ, ngăn cản
những biến đổi tích cực của xã hội và kìm hãm tăng trưởng. Do đó, để giảm thiểu
thiệt hại do khoảng cách thu nhập gây ra, các nhà hoạch định chính sách cần quan
tâm đến phúc lợi của ít nhất 40% hộ gia đình có thu nhập thấp của xã hội chứ không
chỉ 10% nghèo khó nhất” [155]. Đây là những gợi mở rất tốt cho tác giả luận án khi
nghiên cứu những giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.
*Nghiên cứu lý luận về việc nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự
phân cực giàu - nghèo
Năm 2005, Nguyễn Cúc trong cuốn Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định: “Ngày nay
ổn định hay rối loạn, tăng trưởng hay suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy
nguyên nhân từ phía nhà nước” [27, tr.69]. Do đó, để hạn chế sự phân hóa giàu -
nghèo, bất công xã hội, nhà nước phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả môi trường chính trị; hoạch định, thực thi
chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; điều tiết các lĩnh vực kinh tế - xã
hội; tổ chức quản lý dịch vụ công, dịch vụ phục vụ lợi ích xã hội; quản lý tài
nguyên, tài sản quốc gia. Đây là đóng góp tốt của công trình đối với tác giả luận án.
14
Theo các tác giả cuốn Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa do Đinh Văn Ân chủ biên (2008), nhà nước có vai trò rất lớn trong việc
“điều tiết nền kinh tế và xã hội bằng việc ban hành và thực hiện hàng loạt chính sách
(như chính sách về cung cấp/bảo đảm dịch vụ công, phân phối và tái phân phối phúc
lợi xã hội, phát triển vùng, bảo hiểm và an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế
sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư” [1, tr.29-30]. Mặc dù
tiếp cận dưới góc độ kinh tế học, nhưng cuốn sách cũng thể hiện được tư duy triết học
khi bàn về những vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nước, gợi mở về sự cần thiết
của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.
Năm 2008, Lương Việt Hải với bài viết “Sự phân hóa giàu nghèo trong điều
kiện kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, trong cuốn Mấy
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã đưa ra nhận
định, kinh tế thị trường là “một trong những môi trường thuận lợi nhất cho sự phân
hóa giàu nghèo phát triển” [44, tr.78]. Phân hóa giàu - nghèo đưa đến sự phân tầng
giai cấp và tất yếu đưa đến sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận dân cư. Tác giả
Lương Việt Hải cũng cho rằng để cho các giá trị đạo đức trong xã hội không bị xuống
cấp, cần phải có sự can thiệp của nhà nước. Đây là đóng góp lớn đối với tác giả luận
án trong hướng nghiên cứu này.
Các tác giả cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều
kiện nước ta hiện nay do Phạm Thị Ngọc Trầm chủ biên (2009), đã tập trung phân tích
khía cạnh lý luận của công bằng xã hội và khẳng định sự phân cực giữa giàu và nghèo
ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, để thực hiện được công bằng xã hội
thì “trách nhiệm lớn thuộc về sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý điều tiết một cách
đồng bộ, nhất quán và có trách nhiệm của Nhà nước thông qua các hệ thống phân phối
phúc lợi, hệ thống thuế, hệ thống an sinh xã hội và các chính sách xã hội… sẽ giữ vai
trò quyết định trong việc điều hòa các lợi ích trong xã hội theo hướng công bằng, từ đó
tạo nên một xã hội đồng thuận và phát triển” [135, tr.260]. Công trình là nguồn tư liệu
tham khảo quý giá cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện.
Năm 2012, trong cuốn Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công
bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Võ Thị Hoa cho
15
rằng tình trạng phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền
vẫn diễn ra nhanh và trên diện rộng, trở thành những vấn đề bức xúc, tác động tiêu
cực đến sự phát triển của đất nước, đe dọa đến sự ổn định chính trị - xã hội. Do vậy,
để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo thì vai trò Nhà nước là công cụ tất yếu, cơ bản.
Vai trò đó là “xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định để phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội; định
hướng phát triển kinh tế và phân bổ các nguồn lực bảo đảm công bằng xã hội; điều
tiết thu nhập và thực hiện chính sách xã hội” [50, tr.214]. Đây là tài liệu tham khảo
rất hữu ích cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này.
Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng
xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế (2012) của Vi Thị Hương Lan phân tích
khá cụ thể và chỉ ra được vai trò của nhà nước trong việc góp phần giảm thiểu sự phân
cực giàu - nghèo chính là “sự điều tiết, phân chia lợi ích của nhà nước một cách hợp lý
giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, đảm bảo sao cho mỗi cá nhân,
mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội được hưởng những lợi ích phù hợp với khả năng
phát triển của mình, dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, quyền
và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện và phân chia các lợi ích ấy. Những nguyên tắc
bình đẳng được thể hiện qua hệ thống chính sách, pháp luật, sự thực thi pháp luật và sự
điều hành, quản lý của nhà nước” [68, tr.58]. Công trình gợi mở một hướng tiếp cận về
vai trò của nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.
Theo Nguyễn Văn Chiều trong Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam (2014), vai trò của
nhà nước được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: “Một là, nhà nước tác động đến các
lĩnh vực phổ biến nhất của xã hội: giáo dục - đào tạo, dịch vụ hành chính, lao động
việc làm, v.v.. Đây chính là vai trò duy trì và phục vụ lợi ích công cộng của nhà
nước. Hai là, nhà nước bảo trợ và bảo đảm sự an toàn cho người dân thông qua hệ
thống chính sách an sinh xã hội” [18, tr.44]. Sự đảm bảo an sinh xã hội của nhà
nước sẽ góp phần rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.
16
Năm 2014, nhà xuất bản Đại Học Harvard (Harvard Press) ấn hành cuốn
Capital in the Twenty - first Century (Tạm dịch: Tư bản trong Thế Kỷ 21) của tác
giả Thomas Piketty viết về chủ đề bất bình đẳng thu nhập của các nhóm người lao
động trong xã hội [159]. Thomas Piketty cho rằng, bất bình đẳng gia tăng sẽ để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm xói mòn động cơ phát minh, đổi mới công
nghệ, gây ra sự chênh lệch về mức sống giữa các giai tầng trong xã hội. Do đó, các
chính phủ cần đồng loạt đánh thuế lên tư bản để giảm bất bình đẳng . Công trình có
đóng góp tốt cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này.
Trong cuốn The Price of Inequality - How Today's Divided Society Endangers
Our Future (Tạm dịch: Cái giá của Bất bình đẳng - Một xã hội chia rẽ ở hiện tại đe
doạ đến Tương lai của chúng ta như thế nào) (2013) [160], Joseph E.Stiglitz cho
rằng bất bình đẳng sẽ làm giảm năng suất, giảm hiệu quả, giảm tăng trưởng và làm
tăng sự bất ổn; làm xói mòn ý thức về c ộng đồng, về cuộc chơi cô ng bằng . Vì vậy,
cần thiết phải tạo ra một xã hội bình đẳng hơn về cơ hội, với chính sách tiếp cận
việc học tập và sáng tạo cho cả nền kinh tế, đặc biệt là cần“tự do hoá lao động”
thay vì “tự do hóa trên vốn” và chính phủ đánh thuế vào vốn. Công trình đã gợi mở
cho tác giả luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giàu -
nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là tài
liệu tham khảo rất có giá trị đối với tác giả luận án trong quá trình triển khai thực
hiện. Tuy nhiên, cho đến nay bàn về khái niệm, thực trạng, hệ lụy của sự phân cực
giàu - nghèo và vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt
dưới góc độ triết học) vẫn còn là một vấn đề phức tạp và mới mẻ.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm
thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay
Năm 1997, các tác giả cuốn Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp
do Phạm Xuân Nam chủ biên, cho rằng, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra khá phổ
biến và phức tạp. Tuy nhiên, trừ những trường hợp làm giàu phi pháp, thì sự phân
hóa giàu - nghèo hiện nay “chủ yếu nhờ đổi mới cơ chế và chính sách, nên một bộ
17
phận dân cư có điều kiện thuận lợi về vốn, lao động, kiến thức, kinh nghiệm và khả
năng tiếp thị, tức là có tài sản, trí tuệ, uy tín và năng lực thị trường, đã đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh, tăng nhanh thu nhập, trong khi các bộ phận khác có điều kiện
kém hơn thì tiến chậm, hoặc dậm chân tại chỗ, và cũng có một bộ phận thụt lùi do
nhiều nguyên nhân khác” [86, tr.339]. Đây là một công trình có sự đầu tư công phu,
kiến giải được thực trạng các chính sách của Nhà nước nhằm góp phần thu hẹp
khoảng cách giàu - nghèo, rất có giá trị đối với tác giả luận án trong hướng nghiên
cứu này.
Đề tài Khoa học cấp Bộ Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Trịnh Quốc Tuấn làm chủ nhiệm
(2001) khẳng định trong những năm đổi mới Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách đúng đắn nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Tuy nhiên, do còn có những
hạn chế về tư duy, chưa dự lường hết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực
hiện, nên “có một số cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, không nhất quán, thiếu sự
quản lý, kiểm tra để cho một số người lợi dụng làm ăn phi pháp, buôn lậu, trốn thuế,
tham nhũng, v.v. làm giàu bất chính. Bên cạnh đó, một số người quá “dè dặt” với
việc làm ăn nên bị thua thiệt trong kinh doanh, bị phá sản, không tìm được lối thoát,
không tìm được lời giải đáp cho bài toán kinh doanh của mình” [140, tr.119]. Vì
thế, dù có phân tích dưới góc độ nào thì chính sách cũng có ảnh hưởng nhất định
đến sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Hằng - Lê Duy Đồng trong cuốn Phân phối và phân hóa giàu
nghèo sau 20 năm đổi mới (2005), cho rằng suốt 20 năm đổi mới, Nhà nước đã thực
hiện phân phối lại thông qua các chính sách thuế thu nhập cá nhân, chính sách giải
quyết việc làm và chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó, Nhà nước khuyến khích
làm giàu hợp pháp, tích cực chống tham nhũng, tiêu cực, mua bán quyền lực, v.v..
Kết quả là “các thành quả của tăng trưởng đã được phân phối rộng khắp, góp phần
cải thiện đời sống cho hầu hết các tầng lớp dân cư” [47, tr.228]. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu định lượng ở Việt Nam lại cho thấy người nghèo chưa được hưởng lợi
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51082
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

Similar to Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiên nay

Similar to Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiên nay (20)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Bao cao bat binh dang gioi
Bao cao bat binh dang gioiBao cao bat binh dang gioi
Bao cao bat binh dang gioi
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdfNâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
 
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-ViệtTìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt
 
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào h...
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào h...Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào h...
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào h...
 
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước CHDCND Lào, HAY
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước CHDCND Lào, HAYLuận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước CHDCND Lào, HAY
Luận án: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước CHDCND Lào, HAY
 
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nayQuan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện BiênLuận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
 
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 

Recently uploaded (16)

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 

Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiên nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÝ THỊ HUỆ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÝ THỊ HUỆ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 62.22.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GS.TS Hoàng Chí Bảo NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận án Lý Thị Huệ
  • 4. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................3 MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................9 1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo....................................................................................................................9 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay..............................................................................16 1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .........21 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .....................................27 Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................30 2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo...................................................................................................................................30 2.2. Tính tất yếu khách quan và sự thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay ...............................................................42 2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.....................................................................................58 Tiểu kết chương 2...............................................................................................................66 Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.......................................................................................68 3.1. Sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay........................................................68 3.2. Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay......................................................................................................................79
  • 5. 2 3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .............................................................104 Tiểu kết chương 3.............................................................................................................114 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................116 4.1. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.............................................................................................................................116 4.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay....................................................................................................................125 4.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay..........................139 Tiểu kết chương 4.............................................................................................................146 KẾT LUẬN ................................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................152
  • 6. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.1. Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập .....................................................................................................................................68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1.1. Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ so với hộ nghèo và sự phân chia chiếc bánh thu nhập ..................................................................................................69 Hình 3.1.2. Chênh lệch giá trị tài sản (TB/khẩu) và sự phân bố nguồn tài sản giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo.................................................................................72 Hình 3.1.3. (a). Hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam ...........77 Hình 3.1.3. (b). Bất bình đẳng về giá trị chỗ ở chính (1992~2012) .........................78
  • 7. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia giai cấp, luôn tồn tại người giàu và người nghèo. Ngày nay, sự phân cực giàu - nghèo đã và đang lan rộng mang tính toàn cầu. Theo trang Bloomberg View, từ năm 1980 đến năm 2012, thu nhập thực tế của 90% dân số thế giới tăng không đáng kể, song thu nhập của những người càng giàu thì càng tăng nhanh. Thu nhập của 1% dân số giàu nhất tăng 175%, còn thu nhập của 1 phần vạn người giàu nhất (0,01% hay là 1% của 1% dân số) tăng lên 500% [154]. Còn theo đánh giá của Tổ chức quốc tế (Oxfam) trong bản báo cáo Working for the Few được công bố ngày 20/01/2014, có 85 cự phú hàng đầu trên hành tinh đang sở hữu toàn bộ số tài sản sánh ngang với một nửa dân số trái đất (3,5 tỉ người) và 1% đại cự phú đang sở hữu số tài sản có giá trị khoảng 110 nghìn tỉ đô la Mỹ. Giá trị này lớn gấp 65 lần so với toàn bộ số tài sản của một nửa nhân loại nghèo [156, tr.5]. Oxfam cũng cảnh báo tới năm 2016, 1% dân số thế giới gồm những người giàu nhất sẽ nắm giữ số tài sản nhiều hơn tổng giá trị của cải của 99% còn lại [157]. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, nếu như quốc gia nào không để xảy ra sự phân cực giàu - nghèo thì quốc gia đó sẽ có được một nền chính trị - xã hội ổn định và một nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, nếu quốc gia nào để xảy ra sự phân cực giàu - nghèo trong xã hội thì đến một lúc nào đó nền kinh tế phát triển sẽ thiếu bền vững và chính trị - xã hội sẽ bất ổn. Điều này đòi hỏi các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải coi cuộc đấu tranh nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo là một yêu cầu bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại. Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Tuy nhiên, những biểu hiện của sự phân hóa giàu - nghèo ở thời kỳ này chưa rõ nét, vì công bằng xã hội lúc này đồng nghĩa với “chia đều sự nghèo khổ”. Nhưng kể từ khi Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế, thì sự phân hóa giàu - nghèo là “cái trục trung tâm của phân tầng xã hội” [104, tr.14] đã bộc lộ rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Vì thế, hiện nay sự phân cực giàu - nghèo không phải là nguy cơ mà là hiện thực Việt Nam phải đối mặt. Phân cực giàu - nghèo nếu không được kiểm soát
  • 8. 5 từ phía Nhà nước, về lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy cơ phân cực xã hội, khiến cho tính gắn kết trở nên lỏng lẻo, “tiềm ẩn” những xung đột, những bất ổn xã hội, từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhận định, “những hiện tượng phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với Đảng” [40, tr.39]. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, chênh lệch giàu - nghèo “có khuynh hướng tăng lên và có thể đạt đến mức báo động trong thời gian tới nếu không có nỗ lực ngăn chặn từ bây giờ” [149, tr.12]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những năm qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước hoạch định dường như chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ gia tăng chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, chứ chưa có những chính sách nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo như mong đợi. Cùng với đó, thì “sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn bất cập” [39, tr.179-180]; hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, không minh bạch và chưa nghiêm ngặt, chính là mảnh đất màu mỡ cho những hành vi làm giàu phi pháp, tham ô, tham nhũng, hối lộ, v.v. tồn tại, phát triển và hoành hành. Những khoản thu nhập phi pháp, bất chính này làm cho nhóm giàu ngày càng giàu lên nhanh chóng dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Đặc biệt, dư luận bấy lâu nay còn nghi ngờ rằng, đằng sau các quyết sách xã hội cũng như các chính sách phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết, phân phối lại thu nhập, phân phối lại nguồn lực và thành quả phát triển của Nhà nước dường như đã ít nhiều bị chi phối bởi những yếu tố thuộc về chủ quan, trong đó có sự phân chia lợi ích nhóm phi pháp. Chính sự thao túng, lũng đoạn Nhà nước của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước đã khiến cho những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo của Nhà nước chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Hiện tượng tái
  • 9. 6 nghèo hoặc nghèo tăng lên theo tiêu chuẩn mới là có thực. Nếu những băn khoăn của giới nghiên cứu và dư luận xã hội là đúng, thì rõ ràng Nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm của mình về cả phương diện quản lý kinh tế lẫn điều tiết, phân phối công bằng các nguồn lực và thành quả của phát triển. Điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị, đặc biệt Nhà nước Việt Nam với tư cách yếu tố trung tâm của kiến trúc thượng tầng, cột trụ của hệ thống chính trị cần phải thận trọng hơn, khoa học hơn trong các kịch bản và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo trong thời gian tới. Bởi, giảm thiểu được sự phân cực giàu - nghèo là cơ sở quan trọng tạo sự đoàn kết và đồng thuận xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn trực diện về sự phân cực giàu - nghèo Việt Nam hiện nay và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt dưới góc độ triết học). Đây là một “khoảng trống” cần được bổ khuyết. Do đó, làm sao để nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trở nên cần thiết và cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, luận án phân tích, đánh giá thực thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực ở Việt Nam hiện nay, cùng những vấn đề đặt ra. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm: sự phân cực giàu - nghèo; giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.
  • 10. 7 - Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực đó, cùng những vấn đề đặt ra. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng Nhà nước Việt nam thực hiện vai trò trong hoạch định, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong tổ chức thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó. - Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, v.v.. Đồng thời, luận án có kế thừa những thành tựu đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan.
  • 11. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp lịch sử và lôgic, quy nạp và diễn dịch, đối chứng và so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp liên ngành khoa học xã hội để làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án - Đã đưa ra và làm sáng tỏ được các khái niệm, như: sự phân cực giàu - nghèo, giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó. - Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ khi đổi mới cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực đó cùng những vấn đề đặt ra. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết, sẽ góp phần thiết thực vào việc luận giải và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, đối với cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập và giảng dạy Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính sách công, v.v.. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 13 tiết.
  • 12. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo * Nghiên cứu lý luận về sự phân hóa giàu - nghèo và sự phân cực giàu - nghèo Năm 1996, đề tài cấp Nhà nước Những đặc trưng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới do Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm được bảo vệ thành công. Từ thực tiễn phân tích sự phân hóa giàu - nghèo về thu nhập, về mức sống, về nhà ở và tiện nghi trong gia đình, về mức hưởng thụ văn hóa, v.v.. Các tác giả cho rằng, “phân hóa giàu nghèo chủ yếu là sự phân cực về kinh tế” [105, tr.62], và biên độ giữa giàu - nghèo ngày càng cách xa nhau trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Công trình gợi mở cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu khái niệm, cũng như biểu hiện và hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó chỉ ra sự khác biệt giữa sự phân hóa giàu - nghèo với sự phân cực giàu - nghèo. Các tác giả cuốn Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội do Lê Hữu Tầng chủ biên (1997) cho rằng, “sự phân cực giàu nghèo hiện đang diễn ra có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, nhưng sự phân cực ấy chủ yếu không bắt nguồn từ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và một cách tương ứng, chủ yếu không bắt nguồn từ sự bóc lột lao động làm thuê” [116, tr.87]. Do đó, các hộ giàu và nghèo ở đây đều là những người lao động, đều tạo ra thu nhập chủ yếu bằng sức lao động của chính mình, trong đó hộ nào có điều kiện, có nhiều sức lao động, có kinh nghiệm và khả năng kinh doanh sản xuất sẽ giàu hơn. Vì thế, không nên và không thể nôn nóng, muốn xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng xã hội ngay lập tức, mà chỉ có thể thực hiện mục tiêu cuối cùng đó dần dần. Công trình bước đầu đã có những gợi mở về thuật ngữ sự phân cực giàu - nghèo. Bài viết “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường” của Trịnh Duy Luân trong cuốn Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam (2000), khẳng định, phát triển kinh tế thị trường cũng sẽ dẫn
  • 13. 10 đến phân hóa giàu - nghèo trong các tầng lớp dân cư. Khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo ngày càng tăng “có thể gây nên những bất ổn định, tiêu cực và xung đột” [71, tr.52] xã hội. Tuy dung lượng bài viết không dài, nhưng tác giả Trịnh Duy Luân đã phác thảo hết sức sắc sảo về thực trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những cảnh báo nguy hiểm cho đất nước nếu như Nhà nước không có giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên. Năm 2000, các tác giả cuốn Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam do Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa và Nguyễn Văn Áng đồng chủ biên, đã dựa trên một số lý thuyết về sự phân hóa - giàu nghèo, tiêu chí, nguyên nhân và ảnh hưởng của sự phân hóa giàu - nghèo trên thế giới để luận giải thực trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam. Ngoài tiêu chí thu nhập, mức sống, tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu, công trình còn đưa ra những tiêu chí mới, như “giáo dục, văn hóa, việc làm và các lĩnh vực khác” [99, tr.114], v.v. để xem xét vấn đề giàu - nghèo. Cách tiếp cận này mở ra cái nhìn đa chiều khi đánh giá biểu hiện của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. Trong đề tài Khoa học cấp Bộ Sự phân hóa xã hội và các chính sách xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế do Trần Phúc Thăng làm chủ nhiệm (2006), đã nêu ra khái niệm phân hóa giàu - nghèo, những căn cứ và các tiêu chí cơ bản để phân biệt giàu - nghèo. Trên cơ sở đó, đề tài cho rằng sự phân hóa giàu - nghèo, một mặt, thúc đẩy sự phát triển sản xuất, mặt khác, tạo ra “những bất ổn định không chỉ về kinh tế, mà còn dẫn tới cả sự bất ổn trên lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa” [121, tr.1]. Kết quả của đề tài đã gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và hệ lụy của sự phân cực đó. Năm 2006, cuốn Có một nước Mĩ khác: Sự nghèo khó ở Hoa Kỳ của Michael Harrington được xuất bản, tác giả cho rằng, trong nền kinh tế tăng trưởng phân cực, thế giới của người nghèo ngày càng mở rộng và càng nghèo, dẫn đến những vấn nạn xã hội nghiêm trọng, bởi những người nghèo ở bên ngoài lịch sử, bên ngoài sự tiến bộ, bị chìm vào một lộ trình tê liệt và tàn tật, không hề có tiếng nói chính trị của
  • 14. 11 riêng mình. Do đó, “điều cần thiết là nếu muốn nghèo khó bị thủ tiêu thì phải có một cuộc đấu tranh chính trị, một sự tái cấu trúc hệ thống các đảng phái để có thể có một lựa chọn rõ ràng, một tâm thức mới về lí tưởng xã hội” [46, tr.324-325]. Đây có thể coi là một cuốn sách tốt trong cuộc chiến chống đói nghèo, từ đó góp phần cảnh báo về sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Cuốn Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 - 2006 - 2008) của Đỗ Thiên Kính (2012) đã tóm tắt một cách tổng quan những tiêu chuẩn cơ bản dùng để xem xét sự phân tầng xã hội: thứ nhất, “dựa vào quyền sở hữu và quyền kiểm soát không ngang nhau giữa các tập đoàn người đối với tài sản” [64, tr.17]; thứ hai, dựa vào địa vị kinh tế - xã hội (thu nhập, học vấn, uy tín nghề nghiệp); thứ ba, dựa vào việc sử dụng quyền lực chính trị và quân sự, trong đó quyền lực chính trị là quan trọng; thứ tư, dựa trên cơ sở các nhân tố thuộc về văn hóa và vốn văn hóa; thứ năm, dựa trên sự đánh giá chủ quan của một số người tự nhận mình thuộc thứ bậc nào trong xã hội. Công trình có giá trị với tác giả luận án khi phân tích, đánh giá biểu hiện của sự phân cực giàu - nghèo, mặc dù không trực tiếp bàn đến sự phân cực giàu - nghèo. Trong cuốn Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (2012) [128], Lê Văn Toàn khi bàn đến khái niệm phân hóa giàu - nghèo, đã cho rằng phân hóa giàu - nghèo là một dạng, một hình thức của sự phân hóa xã hội về mặt kinh tế, dựa trên chỉ báo kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, khái niệm sự phân hóa giàu - nghèo được xem xét chủ yếu dưới góc độ kinh tế là chưa toàn diện. Bởi, ngoài góc độ kinh tế, khái niệm phân hóa giàu - nghèo còn có chỉ báo phi kinh tế, vì thế nội dung của sự phân hóa giàu - nghèo cần được nhìn nhận đa chiều hơn. Năm 2013, trong cuốn Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Bùi Thị Hoàn đã đưa ra khái niệm phân hóa giàu - nghèo và khái quát cơ sở xác định phân hóa giàu - nghèo theo một số tiêu chí, như: “sự khác nhau về quyền sở hữu, chiếm hữu các tư liệu sản xuất quan trọng; sự
  • 15. 12 chênh lệch về thu nhập, chi tiêu, mức sống, mức hưởng thụ; sự khác nhau về cơ hội và điều kiện, việc làm; sự khác nhau về khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản; sự phân biệt về vị thế chính trị - xã hội; sự khác nhau về nhận thức, quán triệt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [53, tr.27]. Công trình đã gợi mở cho tác giả luận án khi đưa ra khái niệm phân cực giàu - nghèo cũng với các tiêu chí đánh giá sự phân cực đó. Năm 2013, Oxfam đã công bố nghiên cứu Tóm lược gợi ý chính sách bất bình đẳng gia tăng: Người dân nghĩ gì? Nghiên cứu này chú trọng tìm hiểu nhận thức của các nhóm dân cư về mối quan hệ tương hỗ giữa bất bình đẳng gia tăng với dịch chuyển xã hội, niềm tin xã hội/niềm tin thể chế và phân bổ nguồn lực. Đặc biệt, nghiên cứu cho rằng, nên “kết hợp đo lường “nghèo đa chiều” với đo lường “bất bình đẳng” dựa trên sự kết hợp nhiều chiều khác về giáo dục, y tế, điều kiện sống” [96, tr.8]. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư mạnh hơn vào cải thiện cơ sở hạ tầng tại những nơi cộng đồng thôn bản khó khăn nhất và khó tiếp cận nhất ở vùng miền núi dân tộc thiểu số và ưu tiên thực hiện các giải pháp cơ bản nhằm giảm chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dân tộc đa số. Công trình có đóng góp tốt cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu biểu hiện và giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (2014), khẳng định: “Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đẳng và nhiều người nhận thấy bất bình đẳng đang gia tăng” [92, tr.37]. Bất bình đẳng dẫn đến những hệ quả sau: (1) Làm suy giảm gắn kết xã hội và chính trị. Những người chịu thiệt thòi to lớn có thể quay qua sử dụng bạo lực và tranh chấp như là phương kế cuối cùng giúp giải quyết vấn đề của họ; (2) Ảnh hưởng tới niềm tin và có thể cản trở nỗ lực hợp tác giải quyết vấn đề, đặc biệt trong quản lý các nguồn lực chung và cung cấp dịch vụ công; (3) Kìm hãm tăng trưởng kinh tế nếu người nghèo không có khả năng vay tiền để đầu tư vào giáo dục và các hình thức vốn sinh lợi khác. Đây chính là những cảnh báo về hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.
  • 16. 13 Trong bản báo cáo Working for the Few Political capture and economic inequality, Oxfam cho rằng, đôi khi bất bình đẳng về kinh tế là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ, để phong thưởng cho những người có tài năng, kiên trì làm việc. Tuy nhiên, “bất bình đẳng kinh tế cực đoan đang gây ra nhiều thiệt hại và đáng lo ngại vì nhiều lý do như: nó có vấn đề về phương diện đạo đức; nó có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; và nó có thể làm gia tăng các vấn đề xã hội. Nó cũng tạo ra những bất bình đẳng khác, chẳng hạn như bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới” [156, tr.2]. Báo cáo phần nào gợi mở cho tác giả luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo. Năm 2014, trong bản báo cáo Income Inequality Significantly Damages Growth, nhóm chuyên gia tại Paris của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khẳng định “khoảng cách về thu nhập khiến người nghèo khó tiếp cận được các chương trình giáo dục cần thiết để phát triển kỹ năng của họ, ngăn cản những biến đổi tích cực của xã hội và kìm hãm tăng trưởng. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại do khoảng cách thu nhập gây ra, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đến phúc lợi của ít nhất 40% hộ gia đình có thu nhập thấp của xã hội chứ không chỉ 10% nghèo khó nhất” [155]. Đây là những gợi mở rất tốt cho tác giả luận án khi nghiên cứu những giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. *Nghiên cứu lý luận về việc nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo Năm 2005, Nguyễn Cúc trong cuốn Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định: “Ngày nay ổn định hay rối loạn, tăng trưởng hay suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy nguyên nhân từ phía nhà nước” [27, tr.69]. Do đó, để hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo, bất công xã hội, nhà nước phải tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả môi trường chính trị; hoạch định, thực thi chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; điều tiết các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tổ chức quản lý dịch vụ công, dịch vụ phục vụ lợi ích xã hội; quản lý tài nguyên, tài sản quốc gia. Đây là đóng góp tốt của công trình đối với tác giả luận án.
  • 17. 14 Theo các tác giả cuốn Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đinh Văn Ân chủ biên (2008), nhà nước có vai trò rất lớn trong việc “điều tiết nền kinh tế và xã hội bằng việc ban hành và thực hiện hàng loạt chính sách (như chính sách về cung cấp/bảo đảm dịch vụ công, phân phối và tái phân phối phúc lợi xã hội, phát triển vùng, bảo hiểm và an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư” [1, tr.29-30]. Mặc dù tiếp cận dưới góc độ kinh tế học, nhưng cuốn sách cũng thể hiện được tư duy triết học khi bàn về những vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nước, gợi mở về sự cần thiết của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Năm 2008, Lương Việt Hải với bài viết “Sự phân hóa giàu nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, trong cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã đưa ra nhận định, kinh tế thị trường là “một trong những môi trường thuận lợi nhất cho sự phân hóa giàu nghèo phát triển” [44, tr.78]. Phân hóa giàu - nghèo đưa đến sự phân tầng giai cấp và tất yếu đưa đến sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận dân cư. Tác giả Lương Việt Hải cũng cho rằng để cho các giá trị đạo đức trong xã hội không bị xuống cấp, cần phải có sự can thiệp của nhà nước. Đây là đóng góp lớn đối với tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này. Các tác giả cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay do Phạm Thị Ngọc Trầm chủ biên (2009), đã tập trung phân tích khía cạnh lý luận của công bằng xã hội và khẳng định sự phân cực giữa giàu và nghèo ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, để thực hiện được công bằng xã hội thì “trách nhiệm lớn thuộc về sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý điều tiết một cách đồng bộ, nhất quán và có trách nhiệm của Nhà nước thông qua các hệ thống phân phối phúc lợi, hệ thống thuế, hệ thống an sinh xã hội và các chính sách xã hội… sẽ giữ vai trò quyết định trong việc điều hòa các lợi ích trong xã hội theo hướng công bằng, từ đó tạo nên một xã hội đồng thuận và phát triển” [135, tr.260]. Công trình là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện. Năm 2012, trong cuốn Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Võ Thị Hoa cho
  • 18. 15 rằng tình trạng phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền vẫn diễn ra nhanh và trên diện rộng, trở thành những vấn đề bức xúc, tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, đe dọa đến sự ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo thì vai trò Nhà nước là công cụ tất yếu, cơ bản. Vai trò đó là “xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội; định hướng phát triển kinh tế và phân bổ các nguồn lực bảo đảm công bằng xã hội; điều tiết thu nhập và thực hiện chính sách xã hội” [50, tr.214]. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này. Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế (2012) của Vi Thị Hương Lan phân tích khá cụ thể và chỉ ra được vai trò của nhà nước trong việc góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo chính là “sự điều tiết, phân chia lợi ích của nhà nước một cách hợp lý giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, đảm bảo sao cho mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội được hưởng những lợi ích phù hợp với khả năng phát triển của mình, dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện và phân chia các lợi ích ấy. Những nguyên tắc bình đẳng được thể hiện qua hệ thống chính sách, pháp luật, sự thực thi pháp luật và sự điều hành, quản lý của nhà nước” [68, tr.58]. Công trình gợi mở một hướng tiếp cận về vai trò của nhà nước trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Theo Nguyễn Văn Chiều trong Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam (2014), vai trò của nhà nước được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: “Một là, nhà nước tác động đến các lĩnh vực phổ biến nhất của xã hội: giáo dục - đào tạo, dịch vụ hành chính, lao động việc làm, v.v.. Đây chính là vai trò duy trì và phục vụ lợi ích công cộng của nhà nước. Hai là, nhà nước bảo trợ và bảo đảm sự an toàn cho người dân thông qua hệ thống chính sách an sinh xã hội” [18, tr.44]. Sự đảm bảo an sinh xã hội của nhà nước sẽ góp phần rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.
  • 19. 16 Năm 2014, nhà xuất bản Đại Học Harvard (Harvard Press) ấn hành cuốn Capital in the Twenty - first Century (Tạm dịch: Tư bản trong Thế Kỷ 21) của tác giả Thomas Piketty viết về chủ đề bất bình đẳng thu nhập của các nhóm người lao động trong xã hội [159]. Thomas Piketty cho rằng, bất bình đẳng gia tăng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm xói mòn động cơ phát minh, đổi mới công nghệ, gây ra sự chênh lệch về mức sống giữa các giai tầng trong xã hội. Do đó, các chính phủ cần đồng loạt đánh thuế lên tư bản để giảm bất bình đẳng . Công trình có đóng góp tốt cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này. Trong cuốn The Price of Inequality - How Today's Divided Society Endangers Our Future (Tạm dịch: Cái giá của Bất bình đẳng - Một xã hội chia rẽ ở hiện tại đe doạ đến Tương lai của chúng ta như thế nào) (2013) [160], Joseph E.Stiglitz cho rằng bất bình đẳng sẽ làm giảm năng suất, giảm hiệu quả, giảm tăng trưởng và làm tăng sự bất ổn; làm xói mòn ý thức về c ộng đồng, về cuộc chơi cô ng bằng . Vì vậy, cần thiết phải tạo ra một xã hội bình đẳng hơn về cơ hội, với chính sách tiếp cận việc học tập và sáng tạo cho cả nền kinh tế, đặc biệt là cần“tự do hoá lao động” thay vì “tự do hóa trên vốn” và chính phủ đánh thuế vào vốn. Công trình đã gợi mở cho tác giả luận án khi phân tích, đánh giá những hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với tác giả luận án trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay bàn về khái niệm, thực trạng, hệ lụy của sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực đó (đặc biệt dưới góc độ triết học) vẫn còn là một vấn đề phức tạp và mới mẻ. 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay Năm 1997, các tác giả cuốn Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp do Phạm Xuân Nam chủ biên, cho rằng, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra khá phổ biến và phức tạp. Tuy nhiên, trừ những trường hợp làm giàu phi pháp, thì sự phân hóa giàu - nghèo hiện nay “chủ yếu nhờ đổi mới cơ chế và chính sách, nên một bộ
  • 20. 17 phận dân cư có điều kiện thuận lợi về vốn, lao động, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng tiếp thị, tức là có tài sản, trí tuệ, uy tín và năng lực thị trường, đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng nhanh thu nhập, trong khi các bộ phận khác có điều kiện kém hơn thì tiến chậm, hoặc dậm chân tại chỗ, và cũng có một bộ phận thụt lùi do nhiều nguyên nhân khác” [86, tr.339]. Đây là một công trình có sự đầu tư công phu, kiến giải được thực trạng các chính sách của Nhà nước nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, rất có giá trị đối với tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này. Đề tài Khoa học cấp Bộ Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Trịnh Quốc Tuấn làm chủ nhiệm (2001) khẳng định trong những năm đổi mới Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đúng đắn nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Tuy nhiên, do còn có những hạn chế về tư duy, chưa dự lường hết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, nên “có một số cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, không nhất quán, thiếu sự quản lý, kiểm tra để cho một số người lợi dụng làm ăn phi pháp, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, v.v. làm giàu bất chính. Bên cạnh đó, một số người quá “dè dặt” với việc làm ăn nên bị thua thiệt trong kinh doanh, bị phá sản, không tìm được lối thoát, không tìm được lời giải đáp cho bài toán kinh doanh của mình” [140, tr.119]. Vì thế, dù có phân tích dưới góc độ nào thì chính sách cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Hằng - Lê Duy Đồng trong cuốn Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới (2005), cho rằng suốt 20 năm đổi mới, Nhà nước đã thực hiện phân phối lại thông qua các chính sách thuế thu nhập cá nhân, chính sách giải quyết việc làm và chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó, Nhà nước khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực chống tham nhũng, tiêu cực, mua bán quyền lực, v.v.. Kết quả là “các thành quả của tăng trưởng đã được phân phối rộng khắp, góp phần cải thiện đời sống cho hầu hết các tầng lớp dân cư” [47, tr.228]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu định lượng ở Việt Nam lại cho thấy người nghèo chưa được hưởng lợi
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51082 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562