SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LÝ THỊ HUỆ
VẤN ĐỀ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Ở TỈNH
VĨNH PHÚC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2009
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
®¹i häc qUèc gia hµ néi
TrUng t©m §µo t¹o, båi d•ìng Gi¶ng viªn Lý lUËn ChÝnh trÞ
Lý thÞ hUÖ
VÊN §Ò PH¢N HO¸ GIµU NGHÌO ë TØNH
VÜNH PHóC HIÖN NAY
Chuyªn ngµnh: TriÕt häc
M· sè: 60.22.80
lUËn v¨n th¹c sü triÕt häc
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS.TS TrÇn V¨n Phßng
Hµ Néi - 2009
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................2
Chương 1. Sự Phân hoá giàu nghèo - hiện tượng mang tính tất
yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường ............................7
1.1. Cơ sở lí luận của sự phân hoá giàu nghèo và mối quan hệ của
phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan................7
1.2. Những cơ sở phân loại giàu nghèo và những phương pháp tiếp
cận phân hoá giàu nghèo.................................................................24
Chương 2. Sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, 31
nguyên nhân và hệ quả của nó.................................................
2.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay........ 31
2.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh 40
Vĩnh Phúc hiện nay......................................................................
2.3. Sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - một số 46
vấn đề đặt ra và hệ quả của
nó............................................................ 54
Chương 3. Một số giải pháp định hướng nhằm giảm nghèo và
giảm phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay..........................................54
3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo và giảm phân hoá giàu nghèo của
một số nước và nước ta trong thời gian 57
qua........................................
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm nghèo và giảm thiểu sự phân hoá 79
giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay...........................................82
KẾT LUẬN............................................................................................89
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
PHỤ LỤC...........................................................................................
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu,
nó diễn ra ở cả những nước giàu như Mỹ, Anh, Pháp và ở cả những nước
nghèo thuộc Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Khoảng cách quá xa
giữa người giàu và người nghèo là nguy cơ tiềm ẩn gây ra những mâu
thuẫn, những xung đột giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia. Hơn
thế nữa, sự phân hoá giàu nghèo cũng đang bị những thế lực khác nhau trên
thế giới lợi dụng kích động, gây ra mâu thuẫn giữa các dân tộc.
Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế
giới đã cho thấy, những quốc gia giải quyết tốt vấn đề nghèo đói và vấn đề
phân hoá giàu nghèo, đều có được sự ổn định và sự phát triển bền vững.
Ngược lại, quốc gia nào giải quyết không tốt vấn đề này sẽ tạo ra một xã
hội phát triển thiếu ổn định, mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, tệ nạn xã hội
gia tăng (như ở một số nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc, Nêpal,
Ấn Độ, Hồng Kông...). Do vậy, giảm nghèo và giảm khoảng cách giàu nghèo
đang là một trong những mục tiêu quan trọng của chính phủ các nước trên
thế giới nói chung và của Đảng, Nhà nước ta nói riêng.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo, đã
mang lại cho đất nước những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử: “Kinh tế ra
khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và
an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng
cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới
cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” [24, tr.67]. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu rất đáng tự hào mà không ai có thể phủ nhận được
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nói trên, thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức xúc khác cũng nảy sinh, đòi
hỏi Đảng và Nhà nước và toàn xã hội ta cần bình tĩnh, sáng suốt xem xét
và giải quyết một cách thận trọng khoa học. Một trong những vấn đề
“nóng” nổi lên đó là sự gia tăng đói nghèo và phân hoá giàu nghèo trong dân
cư.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không tránh khỏi xu hướng chung của sự phân
hoá đó. Được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên
và Phúc Yên, năm 1968 sát nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ
ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, tăng
trưởng bình quân của Vĩnh Phúc tăng 17,5%, thu hút trên 600 dự án với vốn đầu tư
lên tới gần 4 tỷ USD. Đến năm ngoái, cơ cấu công nghiệp, xây dựng ở Vĩnh Phúc
đã chiếm trên 61%; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 350 triệu USD, tăng gấp 25 lần so
với thời điểm tái lập tỉnh năm 1997. Sau nửa nhiệm kỳ cụ thể hoá và thực hiện Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đạt nhiều kết quả quan trọng,
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều
đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đề ra, trong đó, GDP bình
quân tăng trên 20%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 22 triệu đồng/ một năm
(tương đương 1.300 USD). Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 10%.
Bên cạnh những thành tựu lớn mà nền kinh tế thị trường đem lại cho tỉnh Vĩnh
Phúc, thì cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp. Cơ cấu xã hội kiểu
cũ ở cả nông thôn và thành thị Vĩnh Phúc bị phân giải, được tổ chức lại và được
chuyển hoá sang cơ cấu kiểu mới dựa trên mối quan hệ kinh tế mới - xã hội mới. Sự
phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội hình thành dần dần trên cơ sở tích tụ kinh
tế, tức tài sản, trí tuệ và ưu thế về quyền lực hay uy tín ngày càng rõ nét trong
những năm gần đây. Chính sự phân hoá giàu nghèo đó đã tác động trực tiếp đến
tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, hậu quả là tệ nạn xã
hội và tội phạm gia tăng, tính gắn kết cộng đồng bị phá vỡ, dẫn đến mất ổn định
chính trị, thậm chí về lâu dài còn dẫn đến nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ
nghĩa, mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta. Là một người con của
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
quê hương Vĩnh Phúc anh hùng, tác giả rất mong muốn được đóng góp một số ý
kiến của mình, nhằm góp phần giảm nghèo và hạn chế những tác động tiêu cực của
sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh, để Vĩnh Phúc ngày càng phát triển bền vững như lời
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm tỉnh năm 1963: “Phải làm cho Vĩnh
Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta” [60,
tr. 30]. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Vấn đề phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phân hoá giàu nghèo đã và đang là vấn đề có tính chất toàn cầu. Tại Việt Nam
nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, thì phân hoá giàu nghèo là một tất yếu. Đã có nhiều
nhà khoa học xem xét, nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu
nghèo, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hoá đó trên các bình
diện khác nhau. Tiêu biểu đó là:
- Những công trình tiếp cận vấn đề phân hoá giàu nghèo như một nhân tố tạo
ra sự phân hoá giai cấp, biến động cơ cấu xã hội giai cấp, bao gồm: “Phân tầng xã
hội và phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế”, tác giả Nguyễn Đình Tấn, Tạp chí Xã hội học, (2/2007). “Sự phân
tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường - Những tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam”, Trịnh Duy Luân (2000), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Đề cập đến vấn đề dưới góc độ xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát
triển nông thôn và nông thôn miền núi, có các công trình: “Nhận thức của Đảng ta
về vấn đề xoá đói giảm nghèo”, tác giả Nguyễn Đình Tấn (số 3/2005), Tạp chí Lịch
sử Đảng. “Xoá đói giảm nghèo - một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh cho người
nghèo nước ta và thế giới”, Nguyễn Túc (số 19/2003), Tạp chí Cộng sản. “Nâng
cao khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ cho nông nghiệp, nông
thôn và nông dân”, tác giả Đường Vinh Sường (số 3/2004), Tạp chí Cộng sản. “Để
viện phí không là gánh nặng với người nghèo”, tác giả Trần Quang Minh (4/2004),
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tạp chí thanh tra tài chính. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết”, tác giả Trần Đắc Hiến
(11/2007), Tạp chí Triết học.
-Tuy nhiên, mức độ phân hoá giàu nghèo như thế nào và cách thức xác định ra
sao ở Vĩnh Phúc chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về nó. Hiện tại,
chúng tôi tìm hiểu được những công trình liên quan đến vấn đề này là: “Phân hoá
giàu nghèo trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta - Thực trạng,
xu hướng, biến động và giải pháp”, tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2000. “Vấn đề
phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Yên Bái hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, tác giả
Hà Tùng Dương, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị - Đại
học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2006. “Nghiên cứu điều tra về tình hình đời sống
kinh tế xã hội bộ phận còn nghèo đói vùng dân tộc miền núi trong tỉnh”, Đường
Văn Toán chủ biên (2004). “Sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn ngoại thành Hà
Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Những nguyên nhân, hậu quả và
giải pháp khắc phục tình trạng đó”, đề tài cấp bộ, mã số: CB.03.13. Chủ trì: TS.
Dương Văn Duyên, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -
Đại học Quốc gia, Hà Nội, bảo vệ năm 2005.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo ở nước
ta trong thời gian qua. Đồng thời đã đưa ra một số giải pháp để nhằm hạn chế tình
trạng đó. Tuy nhiên, để phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số giải
pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay một cách có hệ thống vẫn là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó đề tài
“Vấn đề phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cần nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Từ đó, luận
văn đề xuất một số giải pháp định hướng giảm nghèo và giảm thiểu sự phân hoá
giàu nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây :
- Làm rõ các khái niệm: giàu, nghèo, phân hoá giàu nghèo, mối quan hệ giữa
phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan. Đồng thời phân tích rõ tính
tất yếu khách quan của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và các phương pháp tiếp cận sự phân
hoá giàu nghèo.
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo, trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn
chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Đối tượng nghiên cứu
Sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung làm rõ thực trạng,
nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, biểu hiện cụ
thể trong mối tương quan về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ sau khi tái lập tỉnh
trong vòng 5 năm trở lại đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xoá
đói giảm nghèo và hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
a. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận văn
Cơ sở lý luận: Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tăng trưởng kinh tế, phát triển
kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, về xoá đói giảm nghèo. Đồng thời,
luận văn cũng tham khảo và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các
tác giả đi trước về những vấn đề có liên quan.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là: thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu
nghèo ở Vĩnh Phúc qua kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, chủ
yếu từ năm 2002 đến năm 2008 của Tổng cục Thống kê.
b. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân
tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống
hoá, phương pháp khái quát hoá, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
thống kê xã hội học...
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã đánh giá tổng quan về thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, luận văn đã đưa
ra một số giải pháp nhằm định hướng giảm nghèo và giảm phân hoá giàu nghèo
giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ giảng dạy của các giáo viên lý luận Mác - Lênin ở các trường cao đẳng, đại
học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục
các tài liệu tham khảo, thì còn có nội dung chính của luận văn gồm 03 chương, 07
tiết.
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 1
SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO - HIỆN TƯỢNG MANG TÍNH TẤT
YẾU KHÁCH QUAN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lí luận của sự phân hoá giàu nghèo và mối quan hệ của phân hoá
giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm phân hóa giàu nghèo
Tiếp cận vấn đề phân hoá giàu nghèo thực chất là tiếp cận nội dung cơ bản của
vấn đề phân hóa giai cấp và phân tầng xã hội. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác
nhau, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về vấn đề thế nào là giàu? thế nào là
nghèo? thế nào là phân hoá giàu nghèo? Bàn đến vấn đề này cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm giàu, nghèo và phân hoá giàu nghèo ở các
góc độ khác nhau như: đạo đức học, xã hội học, kinh tế học...
Liên quan đến quan niệm về sự phân hoá giàu nghèo, có thể đưa ra một số
luận điểm sau đây:
Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương thì “phân hoá giàu nghèo là trục trung tâm
của sự phân tầng xã hội” [71, tr.5].
Tác giả Phạm Văn Dũng lại cho rằng “sự phân hoá giàu nghèo là kết quả tất
yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt mình, sự phân hóa đó
lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế” [14,
tr.183].
Nhìn nhận sự phân hoá giàu nghèo ở một khía cạnh khác, tác giả Phạm Xuân
Hảo viết: “Phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân
chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. Phân hoá
giàu nghèo là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu -
tầng đỉnh, nhóm nghèo - tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách
về thu nhập, mức sống” [32, tr.1].
Với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đa số các quan niệm truyền thống
đều xem xét vấn đề giàu, vấn đề nghèo một cách tách biệt. Điều đó đúng nhưng
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
chưa đủ, chưa giải quyết một cách triệt để các khía cạnh quan hệ giàu và nghèo một
cách tuyệt đối về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Vì thế, theo chúng tôi để nghiên cứu, nhận thức vấn đề giàu, nghèo và vấn đề
phân hoá giàu nghèo nói riêng, một cách đầy đủ, chuẩn xác đòi hỏi phải nghiên cứu
dưới nhiều góc độ, “lát cắt” khác nhau. Cơ sở đầu tiên đồng thời cũng là cơ sở quan
trọng nhất, quyết định nhất là chúng ta phải xuất phát từ các nguyên lí của chủ
nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là quan điểm về giai cấp, về phân hoá giai cấp. Kế thừa
quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về tăng trưởng kinh tế, phát
triển kinh tế, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, về xoá đói giảm nghèo. Đồng
thời, vận dụng những hạt nhân hợp lí trong lí thuyết phân tầng của các nhà nghiên
cứu, các học giả đi trước như Max Weber, T. Parson, V. Pareto... Bên cạnh đó cũng
phải thấy rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, của phân công lao động ngày càng chuyên môn hóa, sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của
nhà nước, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế, thì cơ cấu xã hội ở
nước ta ngày càng mang tính đa dạng và phức tạp.
Từ sự tổng hợp trên, theo ý kiến chúng tôi, có thể đưa ra một khái niệm khái
quát về phân hoá giàu nghèo như sau: Phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng phân
chia xã hội thành các nhóm người có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác
nhau, là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các
nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống.
Khái niệm phân hoá giàu nghèo nêu trên, theo chúng tôi, là tương đối hợp lí
trong bối cảnh thực tiễn cũng như lí luận về sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện
nay. Bởi lẽ nó tập trung phản ánh:
Thứ nhất, để nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo phải dựa trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp, vì sự phân hoá
giàu nghèo cũng là một dạng của sự phân hóa xã hội, phân hoá giai cấp.
Thứ hai, sự phân hoá giàu nghèo là một sự phân tầng xem xét chủ yếu về mặt
kinh tế, được nhấn mạnh về mặt kinh tế, chỉ số kinh tế về mặt tài sản, thu nhập, tiêu
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
chí giàu nghèo, chứ không phải sự phân hoá giàu nghèo chỉ xem xét về mặt kinh tế,
ngoài ra không xét đến các yếu tố khác. Trên thực tế, các yếu tố văn hóa, chính trị,
có quan hệ hữu cơ, phụ thuộc, thâm nhập vào nhau. Bởi vậy, xem xét toàn diện
chúng ta mới phát hiện được tính quy luật của hiện tượng phân hoá giàu nghèo và
cũng chỉ xem xét từ tầm nhìn như vậy mới đề xuất được các giải pháp hữu hiệu cho
hiện tượng này. Điều đó có nghĩa là phân hoá giàu nghèo cũng là một dạng của
phân tầng xã hội, do đó lí thuyết phân tầng xã hội phải được vận dụng một cách hợp
lí trên cơ sở quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Thứ ba, cách tiếp cận phân hoá giàu nghèo trên, giúp chúng ta khắc phục các
quan điểm phiến diện xem xét một cách tách rời giữa vấn đề giàu và vấn đề nghèo.
Đồng thời, cách tiếp cận đó còn giúp chúng ta xem xét, nghiên cứu đưa ra những
giải pháp, để sao cho phân hoá giàu nghèo được kiểm soát và có giá trị tích cực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước ta nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng, tức là giữ cho sự phân hoá giàu nghèo trong giới hạn “độ” cho phép, để có
thể là động lực kích thích mọi đối tượng vươn lên làm giàu chính đáng, để sao cho
người nghèo không thấy bị quá nghèo, cũng như để cho thấy sự cần thiết phải có sự
điều chỉnh, kiểm soát vấn đề phân hoá giàu nghèo từ phía Nhà nước xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta.
Như vậy, phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính
khách quan, tồn tại như một tất yếu. Nhưng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng, sự phân hoá này đang ở giai đoạn đầu, nó sẽ còn tiếp tục diễn biến
phức tạp. Trên cơ sở khái niệm phân hoá giàu nghèo đã phân tích, chúng ta sẽ vận
dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này trong thực tiễn.
1.1.2. Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan
Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “phân cực xã hội” và
“phân hoá xã hội”.
Phân hoá giàu nghèo có liên quan chặt chẽ với “phân cực xã hội”. Sự phân cực
xã hội cũng là sự phân hóa xã hội chủ yếu theo tiêu chí giàu nghèo. Nhưng khái
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
niệm phân cực xã hội, khác với khái niệm phân hoá giàu nghèo ở chỗ, nó là khái
niệm dùng để chỉ “quá trình xã hội, dẫn tới chỗ các cá nhân và các nhóm xã hội, hội
tụ ở cực này hay cực kia trong hoàn cảnh xung đột xã hội ngấm ngầm hay công
khai...
Phân cực xã hội đạt đỉnh cao trong những hoàn cảnh cách mạng xã hội: các cá
nhân và các nhóm xã hội phải lựa chọn chỗ đứng của mình hoặc ủng hộ cách mạng,
hoặc chống lại cách mạng” [94, tr. 214].
Phân hoá giàu nghèo cũng có liên quan chặt chẽ với “phân hoá xã hội”. Sự
phân hóa xã hội là khái niệm dùng để chỉ “một xã hội hay một nhóm xã hội từ trạng
thái thuần nhất dần dần chia thành những tầng lớp khác nhau, trái ngược nhau về
mục tiêu, lợi ích…
Phân hóa xã hội mang tính tích cực khi nó thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng
nó cũng thường kèm theo những căng thẳng xã hội” [94, tr.215-216]. Theo chúng
tôi, sự phân hoá giàu nghèo là khái niệm chỉ sự phân hóa xã hội phản ánh quá trình
phân hoá giàu nghèo, nhưng chưa đạt đến “điểm nút” đẩy tới phân cực xã hội, nếu
để “vượt qua điểm nút” là nguyên nhân tiềm tàng gây mất ổn định xã hội.
Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “phân tầng xã hội”
Phân tầng xã hội là một chủ đề quan trọng trong các lý thuyết xã hội. Đã có rất
nhiều nhà lý thuyết xã hội với những cách tiếp cận khác nhau để đưa ra những quan
niệm khác nhau để giải thích vấn đề này.
Sự phân tầng xã hội, theo C.Mác là sự phân chia giản đơn những người lao
động thành những người lao động thành thạo và những người lao động không thành
thạo, và là sự phát triển một thang bậc sức lao động với một thang tiền công phù
hợp với nó. Ông cũng cho rằng, sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, kéo theo đó là sự phân phối bất bình đẳng về của cải vật chất, về sản phẩm lao
động trong xã hội, là nét chung, phổ biến của mọi xã hội có giai cấp, là yếu tố
thường xuyên, liên tục, trực tiếp dẫn đến phân tầng xã hội, phân hoá xã hội. Kết cục
của nó là sự hình thành các mô hình đối kháng giai cấp chủ yếu trong xã hội - giai
cấp, người giàu thống trị, bóc lột và giai cấp người nghèo, bị trị, bị bóc lột.
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Đồng thời, theo C.Mác, mối quan hệ quyền lực chủ yếu được xây dựng trên cơ
sở của cơ cấu xã hội mà nét chính là sự tồn tại của những giai cấp đối lập. Cơ cấu
quyền lực trong các xã hội có đối kháng giai cấp bị quy định bởi cơ cấu giai cấp, cơ
cấu kinh tế, mà trung tâm của nó là các quan hệ sở hữu. Ông cũng cho rằng, sự phát
triển của sản xuất, chế độ sở hữu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong kết cấu kinh tế:
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ ngày càng được xã hội hóa với sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Biểu hiện về mặt xã hội của nó là sự bất bình đẳng về địa vị
xã hội và quyền lực. Giai cấp thống trị nắm được tư liệu sản xuất, sẽ nắm luôn
quyền lực tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm và thống trị các giai cấp khác về
mặt chính trị và tinh thần, vì vậy cơ cấu xã hội chủ yếu được xem xét theo một “trục
đứng” tức là quyền lực chính trị phụ thuộc trực tiếp vào quyền lực kinh tế. Giai cấp
nào nắm vị trí chủ đạo trong kinh tế thì giai cấp đó sẽ nắm được quyền lực chính trị
và có khả năng chi phối các giai cấp khác về mặt tư tưởng, tinh thần. C.Mác cũng
đồng thời khẳng định “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn
phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” [57, tr.662].
Trên cơ sở đó, C.Mác cũng chỉ ra rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền sở
hữu tư nhân về tài sản nói chung về tư liệu sản xuất xã hội nói riêng được coi là
quyền bất khả xâm phạm. Giai cấp tư sản thống trị luôn tìm mọi cách để hợp pháp
hóa, thể chế hóa quyền sở hữu này thành các quy tắc, văn bản pháp luật nhằm duy
trì, bảo vệ và kế thừa cấu trúc bất bình đẳng về mặt kinh tế, chính trị và địa vị xã hội
có lợi hơn cho mình. Tuy nhiên, theo C.Mác, do mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội
tư bản là có tính chất đối kháng và không thể dung hòa được, bởi vậy nó luôn chứa
đựng tiềm tàng cuộc đấu tranh chống đối của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản
nhằm tạo ra sự biến đổi cách mạng và tiến bộ xã hội. Ông cho rằng, khi cuộc cách
mạng cộng sản chủ nghĩa đã giành được thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới, xã hội
sẽ được xây dựng thành một liên hiệp của những người sản xuất tự do. Trong xã hội
này sẽ không còn nhà nước, không còn nền chuyên chính và sự tồn tại của các giai
cấp, sẽ không còn cấu trúc bất bình đẳng xã hội, sự thống trị xã hội và áp bức xã
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hội. Ở đây con người được phát triển toàn diện, có cuộc sống hài hòa, phong phú,
lao động tự do, sáng tạo, làm chủ được tự nhiên và vận mệnh của mình.
Như vậy, theo C.Mác nhà nước, giai cấp, sự đối kháng giai cấp, bất bình đẳng
giai cấp - nét cốt yếu nhất của cấu trúc bất bình đẳng xã hội chỉ là một phạm trù lịch
sử. Nó sẽ mất đi, khi xã hội cộng sản chủ nghĩa xây dựng thành công trên phạm vi
toàn thế giới. Đây chính là điểm riêng, độc đáo của học thuyết C.Mác về xã hội nói
chung, cũng như sự kiến giải của ông về phân tầng xã hội nói riêng, động lực đầu
tiên của mọi sự thay đổi trong xã hội.
Song, để thực hiện được điều đó Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Sự xóa bỏ giai
cấp xã hội giả định phải có một trình độ phát triển của lịch sử trong đó sự tồn tại
không chỉ của một giai cấp thống trị nhất định này hay một giai cấp thống trị khác,
mà là của một giai cấp thống trị nói chung, do đó ngay cả sự phân chia giai cấp,
cũng đều trở thành một việc không hợp thời đại, trở thành lỗi thời” [53, tr.391].
Quan niệm về phân tầng xã hội còn được nhà xã hội học Max Weber phân tích
rất cụ thể. Max Weber đưa ra nguyên tắc nghiên cứu “ba chiều” về phân tầng xã
hội. V.I.Lênin viết: “Ông đã tách một luận điểm về giai cấp thành ba phần riêng
biệt, song có quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Đó là địa vị kinh tế hay tài sản, địa
vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín” [44, tr.232].
Max Weber không thừa nhận quan niệm cho rằng chỉ có quan hệ kinh tế mới
là yếu tố duy nhất giải thích cấu trúc xã hội và là động lực đầu tiên của mọi thay đổi
trong xã hội. Ông cho rằng, những tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng độc lập về mặt
lịch sử, nó là lực lượng kiểm soát cốt yếu của những thay đổi xã hội. Max Weber
nhấn mạnh quyền lực kinh tế có thể là kết quả từ sự sở hữu quyền lực trên các nền
tảng khác. Địa vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, nhưng đây
không phải là trường hợp tất yếu. Ông cho rằng, đây là một vấn đề cần thiết cho sự
phân tích lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của sự bất bình đẳng trong
bất cứ xã hội nào. Ông dẫn ra trường hợp kinh doanh mới giàu lên, song chưa có
được sự giáo dục và văn hóa cần thiết để nắm được những địa vị cao. Tương tự như
vậy, địa vị cao trong kinh tế có thể được tạo nên trên cơ sở của quyền lực chính trị.
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ông quan niệm: phân tầng xã hội là một cách thức mà trong đó sự phân phối quyền
lực trong xã hội được thể chế hoá. Do đó, cũng giống như C.Mác, Max Weber nhìn
nhận giai cấp như là có gốc rế trong các quan hệ sản xuất, và sự phân chia chủ chốt
là sự phân chia giữa những người có sở hữu và những người không có sở hữu.
Song, Max Weber nhấn mạnh, phải nhận ra hai loại nhóm có thể hình thành trong
cuộc cạnh tranh giành quyền lực cộng thêm vào các giai cấp. Như chúng ta đã thấy,
nhóm quan trọng nhất là nhóm có địa vị xã hội – nhóm được xác định bởi uy tín chứ
không phải bởi sở hữu: một nhóm người họ coi nhau như những người bình đẳng,
và những nhóm khác lại nhìn họ như cấp trên hoặc là như cấp dưới. Song cơ sở của
sự nhìn nhận lẫn nhau của họ không phải là vị trí của họ trong sản xuất mà là mô
hình tiêu dùng của họ mà ông gọi là lối sống.
Với Max Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử, đều độc nhất và phức tạp. Để giải
thích sự bất bình đẳng trong xã hội, ông đã đưa ra một loạt những phạm trù như: địa
vị, vai trò, uy tín, quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, khả năng thị trường, cơ
may... Những phạm trù này có thể được sử dụng trong bất cứ xã hội nào.
Phân tích sự bất bình đẳng trong xã hội tư bản, Max Weber cho rằng nguyên
nhân đầu tiên của hiện tượng này là khả năng thị trường. Ông quan niệm, khả năng
thị trường của cá nhân có thể đem ra thị trường lao động với tư cách một người làm
công. Một khi mà mỗi người với những kỹ năng khác nhau, chủ yếu là do kết quả
của sự khác nhau về cơ hội giữa các giai cấp để có kỹ năng đó, thì sự khác nhau
trong thưởng công và lợi thế là đương nhiên. Điều cơ bản là ở chỗ, sự thưởng công
này có đem lại cơ may trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay không. Nói cách khác,
sự bất bình đẳng về thưởng công có những bất bình đẳng đi kèm theo và sản sinh ra
những bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống như: điều kiện làm việc, sức
khoẻ, nhà ở, giáo dục, sự hưởng thụ văn hoá, tinh thần, tuổi thọ... Trong cuộc sống
có rất nhiều trường hợp như trên, nó diễn ra rất đa dạng, phức tạp, ở những mức độ
khác nhau. Cuộc sống của mỗi cá nhân có những bước ngoặt lớn đôi khi chỉ là kết
quả của một cơ may nào đó. Chính vì vậy, khi phân tích những yếu tố của sự phân
tầng xã hội, Max Weber luôn đề cập đến yếu tố cơ may trong cuộc sống.
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trong tác phẩm của mình, khi viết về vấn đề phân tầng xã hội, Max Weber
cho rằng quyền lực là cơ may của một người, hoặc của một số người, thực hiện ý
chí của họ trong một hành động chung, quyền lực do kinh tế quyết định.
Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, cả C.Mác và Max Weber đều giống
nhau là ở chỗ, các ông đánh giá những nét kinh tế chủ yếu của hệ thống phân tầng
xã hội trong chủ nghĩa tư bản, là quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao dộng. Song, sự khác biệt cốt yếu
giữa C.Mác và Max Weber là ở chỗ: C.Mác hướng trọng tâm vào con đường xóa bỏ
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Còn Max Weber lại hướng
trọng tâm vào yếu tố thị trường và cho rằng nguyên nhân đầu tiên của sự bất bình
đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường, tức là những kỹ năng mà người
làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và người chủ sẽ là người mua. Max
Weber cũng nói đến cơ may đời sống tức là những lợi thế mà người ta có thể có
được do thị trường mang lại. Những cơ may này bao gồm thu nhập, phụ cấp, bảo
hiểm và có thể thấy được ở các giai cấp khác nhau cũng như ở chính trong nội bộ
của mỗi cấp.
Tóm lại, phân tầng xã hội bộc lộ trên nhiều phương diện song rõ nét nhất,
được nhiều người quan tâm nhất đó là sự phân tầng về mặt kinh tế - tài sản, thu
nhập mà biểu hiện về mặt xã hội của nó là vấn đề phân hoá giàu nghèo. Phân hoá
giàu nghèo là một hiện tượng mang tính quy luật, gắn bó một cách mật thiết với
phân tầng xã hội, đồng thời là một thành tố cấu thành của phân tầng xã hội. Trong
ba đặc trưng của phân tầng xã hội bao gồm sự khác biệt về địa vị kinh tế (hay tài
sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín), thì phân hoá giàu
nghèo là biểu hiện về mặt xã hội của sự khác biệt về mặt kinh tế (vấn đề giàu hay
nghèo, nhiều tài sản hay ít tài sản)… Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn phân hoá giàu
nghèo không chỉ bó hẹp ở sự xem xét thuần tuý về mặt kinh tế, tài sản, thu nhập cao
hay thấp… Mà nó còn xem xét đến những khía cạnh khác trực tiếp hay gián tiếp
liên quan đến yếu tố kinh tế như trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, tình trạng sức
khỏe, mức tiêu dùng văn hoá. Hơn thế, khi nói đến phân tầng xã hội, chúng ta
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
không chỉ đề cập đến hai nhóm xã hội giàu hay nghèo, mà xem xét một cách cấu
trúc thang bậc nhiều tầng xã hội hơn… Nó xem xét cả trạng thái “tĩnh” và trạng thái
“động” của cấu trúc xã hội, cả ở những động thái và phương thức tạo ra sự biến đổi
cấu trúc xã hội, cũng như trong nội bộ từng tầng, từng nhóm xã hội. Trong khi đó,
khi nói tới phân hoá giàu nghèo chúng ta chủ yếu xem xét đến trạng thái “động”,
trạng thái đang biến đổi của cấu trúc xã hội, mà thường là lúc đầu các thành viên
trong xã hội đó có thể tương đối ngang nhau, đồng đều nhau song dần dần sẽ trở
nên khác biệt nhau về kinh tế, tài sản, thu nhập, mức sống. Phân tầng xã hội và phân
hoá giàu nghèo là hai hiện tượng vừa có điểm chung, vừa có sự khác biệt tương đối
với nhau. Bởi vậy, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói
giảm nghèo cần phải có những chương trình, giải pháp đồng bộ.
Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “Bất bình đẳng xã hội”.
Vấn đề bất bình đẳng xã hội có liên quan chặt chẽ tới sự phân hoá giàu nghèo.
Điều này thể hiện: Thứ nhất, khi tăng trưởng kinh tế đi cùng với bất bình đẳng sẽ
khiến cho nghèo đói giảm chậm. Thứ hai, khi bất bình đẳng tăng lên, sự gắn kết xã
hội giảm đi, người nghèo thấy bị tụt hậu, xa lánh… Hố sâu ngăn cách giữa người
giàu và người nghèo ngày càng gia tăng.
Song, để hiểu rõ mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “Bất
bình đẳng xã hội”, cần phải thông qua sự phân tích khái niệm đối lập với nó là công
bằng xã hội. Trong triết học phương Tây, người đầu tiên đề cập đến khái niệm công
bằng là Platôn. Trong tác phẩm “Nền cộng hoà”, ông đã coi công bằng là căn cứ để
xây dựng nhà nước lý tưởng. Nhà triết học Mỹ - Giôn Rols trong tác phẩm “Lý
thuyết về công bằng”, đã đưa ra sự khái quát mới về khái niệm công bằng xã hội,
coi công lý như là công bằng. Ông cho rằng, những bất công về kinh tế và xã hội
phải được tổ chức sao cho mọi người có thể chấp nhận được và bản thân chúng
cũng phải được xem xét trên cơ sở tính đến vị trí và chức năng của mỗi người. Với
quan niệm này, ông đã đưa ra nguyên tắc “tối đa hóa cái tối thiểu” cho những người
bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội và xem đó như lý tưởng của xã hội công bằng; con
đường tiến lên xã hội công bằng đó là bằng đạo đức. Triết gia I.Kant lại cho rằng để
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
loại bỏ được tính đối kháng sinh ra từ những mâu thuẫn bất công trong xã hội, con
người cần phải thiết lập một xã hội công dân pháp quyền phổ biến trong đó các
thành viên có thể dành được tự do trên cơ sở phải tôn trọng quyền tự do của người
khác. Như vậy, nhìn chung các triết gia đều thừa nhận sự khác biệt, bất bình đẳng
về giai cấp và chưa lí giải được nguồn gốc sâu xa của những bất công xã hội ấy.
Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã đặt nền móng cho quan niệm duy vật lịch sử
về công bằng xã hội. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, C.Mác viết: “Lao
động [của người công nhân] sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho những người
giàu, nhưng chính nó lại sản xuất ra bần cùng hoá của công nhân. Nó tạo ra lâu đài,
nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp,
nhưng cũng làm què quặt công nhân. Nó thay lao động thủ công bằng máy móc,
nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về với lao động dã man và biến một
bộ phận công nhân khác thành những cái máy. Nó sản xuất ra trí tuệ, nhưng cũng
sản xuất cả sự đần độn, ngu ngốc cho công nhân” [58, tr.131].
Đến tập I của bộ Tư bản đồ sộ (1867), C.Mác lại chứng minh rằng: Trong xã
hội tư bản - một xã hội dựa trên quyền chiếm hữu của chủ tư bản đối với giá trị
thặng dư trong sản phẩm lao động của người làm thuê, thì “sự tích luỹ của cải ở một
cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích lũy sự nghèo khổ, sự dốt nát và sự trụy lạc
tinh thần ở cực đối lập” [54, tr.909]. Nhưng theo C.Mác, tình trạng bất công xã hội
ấy không phải là vĩnh viễn. Để xoá bỏ được những bất bình đẳng trên, chúng ta phải
thực hiện công bằng xã hội, phải thực hiện nguyên tắc “Phân phối theo lao động”.
Đặc biệt trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, được viết vào giữa năm
1875, khi bàn về vấn đề phân phối ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa,
C.Mác chỉ ra rằng: “Vậy một khi đã khấu trừ các khoản đi rồi, mỗi người sản xuất
nhận trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội. Cái mà anh ta đã cống
hiến cho xã hội là lực lượng lao động của cá nhân anh ta” [56, tr.33], đồng thời
C.Mác cũng chỉ rõ “Nhưng đối với việc phân phối những vật phẩm ấy giữa từng
người sản xuất thì thống trị ở đây, cũng vẫn là cái nguyên tắc trong việc trao đổi
những hàng hoá - vật ngang giá: một số lượng lao động dưới một hình thức này
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
được đổi lấy cùng một số lượng lao động dưới một hình thức khác. Vì vậy ở đây, về
nguyên tắc, cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản... ” [56, tr.36].
Như vậy, ở đây C.Mác đã có sự phân biệt giữa công bằng xã hội với bình đẳng
xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, sự phân phối công bằng đó chẳng
những chưa loại trừ được, mà vẫn còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng
bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội. C.Mác viết: “Với một
công việc ngang nhau và do đó, với phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của
xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu
hơn người kia...” [56, tr.35]. Từ sự phân tích ấy, ông đi đến kết luận rằng, muốn
tránh tất cả những thiếu sót ấy, thì quyền phải là không bình đẳng, chứ không phải
là bình đẳng. Mặt khác, theo C.Mác, với tư cách một nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ
pháp lý, quyền không thể ở cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã
hội do chế độ kinh tế đó quyết định.
Chủ nghĩa Mác cũng cho rằng, sở dĩ trong xã hội hiện tại, còn chưa có bình
đẳng, công bằng thực sự, bởi xã hội vẫn còn bất công, chưa xoá bỏ được nguyên
nhân mà suy cho đến cùng, sinh ra bất công - chế độ tư hữu. Muốn có công bằng,
bình đẳng thật sự, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Theo ý nghĩa đó những người
cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá
bỏ chế độ tư hữu” [54, tr. 616]. Đồng thời phải đặt công bằng xã hội trong quan hệ
với bình đẳng, dân chủ đích thực, điều mà chỉ có được trong xã hội cộng sản chủ
nghĩa, xã hội không còn giai cấp. V.I.Lênin khẳng định: “Dân chủ nghĩa là bình
đẳng… phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xoá bỏ giai cấp” [44, tr.22].
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định, chặng đường để đi đến công bằng, bình
đẳng thực sự, đòi hỏi loài người phải thực hiện qua hai giai đoạn: xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa. Giai đoạn đầu công bằng xã hội được thực hiện theo nguyên
tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Giai đoạn thứ hai công bằng xã hội
được thực hiện theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu: “Trong
một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà sự phụ thuộc có tính
chất nô dịch của con người vào sự phân công lao động của họ không còn nữa và
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cùng với nó sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng không còn
nữa; khi mà lao động trở thành không những là phương tiện để sống mà bản thân nó
còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện
của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả nguồn của
cải của xã hội đều tuôn ra dồi dào, chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi
giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của
mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” [55, tr.36].
Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo và “Phân hóa giai cấp”
Khi phân tích sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, chúng ta thấy rằng giữa
khái niệm phân hoá giàu nghèo và phân hóa giai cấp cũng có mối quan hệ biện
chứng với nhau và giao thoa lẫn nhau. Khái niệm phân hoá giàu nghèo có sự giống
và khác với khái niệm phân hóa giai cấp.
V.I.Lênin, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, đã có quan niệm rất rõ ràng về
giai cấp, theo ông, giai cấp là: “những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau
về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác
nhau về quan hệ của họ (thường thường là những quan hệ được pháp luật quy định
và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ; về phần của cải xã hội ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này
có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác
nhau trong một chế độ kinh tế nhất định” [48, tr.17-18].
Theo định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin, thực chất của sự phân hóa những con
người trong cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau chính là do
có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội
nhất định và do đó có khả năng khách quan dẫn đến một thực tế là “tập đoàn này có
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác”. Cũng do đó, thực chất của sự phân hóa
giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã
hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Thực tế lịch sử nhân loại đã
chứng minh điều này, đó là sự phân hóa những con người trong cộng đồng xã hội
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thành các giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ trong thời cổ đại, chúa đất và
nông nô thời trung cổ, tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Do vậy, có thể thấy rằng, phân hoá giàu nghèo và phân hóa giai cấp có cùng
nguồn gốc, đó là bất bình đẳng xã hội; từ sự khác nhau về địa vị xã hội, về tài sản,
tư liệu sản xuất, trình độ được đào tạo và uy tín tạo ra. Tuy nhiên, phân hoá giàu
nghèo và phân hóa giai cấp cũng có sự khác nhau: phân hoá giàu nghèo thường là
nguồn gốc, mầm mống gây ra phân hóa giai cấp, và còn là biểu hiện của phân hóa
giai cấp. Nhưng không phải bất kỳ sự phân hoá giàu nghèo nào cũng dẫn tới sự
phân hóa giai cấp.
Tóm lại, hiểu rõ và làm phong phú hơn nội hàm khái niệm phân hoá giàu
nghèo, mối quan hệ của nó với bất bình đẳng xã hội, phân cực xã hội, phân hóa xã
hội, phân tầng xã hội, phân hóa giai cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân,
thực trạng cũng như phương hướng, biện pháp để giải quyết vấn đề phân hoá giàu
nghèo trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nói riêng. Từ
cách tiếp cận trên, có thể khẳng định phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng xã hội
bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển. Nhưng có điều là chúng ta không
được để cho sự phân hoá giàu nghèo đến mức làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế -
xã hội. Những quan điểm quy kết sự tồn tại giàu - nghèo vào các quan hệ đạo đức,
cho là bất công một cách đơn thuần, sẽ không thể đề ra được những giải pháp thỏa
đáng để giải quyết vấn đề này.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị
trường
Kinh tế là lĩnh vực hoạt động đầu tiên phục vụ sự tồn tại và phát triển của loài
người, là phương thức sống cơ bản song song với đời sống tinh thần cùng thúc đẩy
xã hội loài người tiến lên. Trong đó, kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao
của phương thức hoạt động kinh tế. Qúa trình phát triển kinh tế thị trường gắn liền
với quá trình phát triển xã hội loài người cả về năng lực hoạt động lẫn trình độ của
đời sống. Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển theo quy luật cạnh tranh tự do, nên
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo hết sức rõ rệt. Kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa phát triển nhanh chóng làm cho mâu thuẫn giai cấp tăng lên tột đỉnh và đẩy
đến những cuộc đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị dẫn đến cách mạng xã hội. Sự
phát triển của kinh tế thị trường làm tăng nhanh sự giàu có cho xã hội: “Chỉ chưa
đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ
sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại” [54, tr.603]. Nhưng
cũng chính kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một xã hội mà ở đó
thu nhập của người giàu gấp hàng trăm lần thu nhập của người nghèo; quan hệ bình
đẳng, quyền dân chủ, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng, nền đạo đức xã hội
ngày càng bị đảo lộn; quan hệ người - người, hầu như do đồng tiền chi phối... Về
khía cạnh này, phát triển kinh tế thị trường đi ngược lại tiến bộ xã hội, phản nhân
đạo.
Do đó, C.Mác và Ph.Ăngghen không dự báo về một mô hình chủ nghĩa xã hội
có nền kinh tế hàng hóa. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngghen
viết: “Cùng với việc xã hội nắm lấy những tư liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa
cũng bị loại trừ, và do đó, sự thống trị của hàng hóa đối với những người sản xuất
cũng bị loại trừ” [53, tr.392]. Tuy nhiên ở đây Ph.Ăngghen nói đến trường hợp một
xã hội xã hội chủ nghĩa đã ở trình độ đầy đủ, chín muồi, tức là ở giai đoạn cộng sản
chủ nghĩa.
V.I.Lênin trước Cách mạng Tháng Mười, cũng cho rằng trong chủ nghĩa xã
hội, nền kinh tế hàng hóa sẽ bị xóa bỏ (để tổ chức nền sản xuất hàng hóa không có
những nhà kinh doanh). Thế nhưng đến mùa Xuân năm 1921, khi nội chiến kết
thúc, trước những nhiệm vụ nặng nề của việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu
quả của chính sách cộng sản thời chiến, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đã quyết
định thực hiện chính sách kinh tế mới, mà nội dung chủ yếu thừa nhận nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận tự do buôn bán, cho phép tồn tại đến một giới
hạn nhất định thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Vận dụng những quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam,
cùng với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Minh khẳng định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phải luôn
luôn và nhất định coi trọng vấn đề công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, gắn công
bằng xã hội với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, những
xung đột, căng thẳng trong xã hội là do thiếu công bằng và dân chủ. Vì vậy, Người
nhắc nhở trong công tác phân phối, lưu thông, có hai điều phải luôn luôn nhớ:
“Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng
Khôngsợnghèo chỉsợlòngdânkhôngyên”[60, tr.46].
Theo Người, nguyên tắc phân phối công bằng là: “Làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng” [60, tr. 65]. Từ đó, Hồ Chí Minh
cho rằng, sự bình đẳng của những người lao động phải được thể hiện trong mối
quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, mà cụ thể là sự ngang bằng nhau về địa vị làm
chủ nước nhà, làm chủ tư liệu sản xuất, bảo đảm cho mỗi người đều có thể phát huy
mọi khả năng của mình để vươn tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Như vậy theo
quan điểm của Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng là một mục tiêu của sự
nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nó không phải là chủ nghĩa bình quân cào bằng
trong sự nghèo khổ. Đây cũng là nguyên tắc phân phối công bằng cơ bản, được áp
dụng trong điều kiện nước ta hiện nay.
Việc vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công bằng xã hội, với những hình thức sở hữu đan xen nhau, với những giai tầng,
nhóm xã hội và những con người cụ thể khác nhau về mọi mặt là một vấn đề cần
thiết và rất quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nếu hiểu
bình đẳng và công bằng như cách hiểu thiển cận trước đây - với việc bình quân và
cào bằng trong phân phối - thì sẽ làm triệt tiêu các yếu tố tích cực, năng động của xã
hội. Nếu không tạo điều kiện, môi trường, những hình thức kinh tế thích hợp để
khơi dậy nguồn lực vật chất, động lực lợi ích và năng lực lao động sáng tạo của
người lao động với tư cách là những người chủ tư liệu sản xuất - do quá đề cao lợi
ích xã hội và lợi ích giai cấp, nhưng không tác động đồng thuận với việc phát huy
động lực cá nhân; hoặc động lực tinh thần không được gắn liền với động lực khuyến
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
khích lợi ích vật chất - thì sẽ không tạo ra được sự ổn định và những nhân tố bền
vững lâu dài cho sự phát triển...
Tăng trưởng kinh tế trong chủ nghĩa xã hội là điều kiện khách quan để xóa bỏ
những bất bình đẳng, bất công đã và đang tồn tại - kể cả những bất bình đẳng do
chủ nghĩa bình quân cào bằng trước đây đẻ ra. Tất nhiên, khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường thì sẽ nảy sinh hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội giữa
các tầng lớp nhân dân. Nhưng nếu sự giàu có do tài năng và phẩm chất trong lao
động (ví như sự giàu có của các doanh nhân thành đạt, làm ăn chân chính, đúng luật
pháp)… thì việc thu nhập không ngang nhau của những người có trí tuệ năng lực và
phẩm chất không ngang nhau thì đó lại là lẽ công bằng. Ngược lại cái không thể
chấp nhận và có thể xem là sự bất công nếu trong điều kiện hiện nay, có sự cách
biệt giữa người lao động chân chính đang sống nghèo khó với những kẻ làm giàu
phi pháp bằng các hành vi tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, đặc quyền đặc lợi. Chủ
trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được Đảng
ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội X là một chủ trương đúng đắn.
Tuy nhiên thực tiễn hơn 20 năm đổi mới ở nước ta đã cho thấy, quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường, là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, bằng các
phương thức linh hoạt, sáng tạo, gian khổ để đạt tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Đó cũng chính là quá trình mà Đảng ta và nhân dân ta vừa rút kinh nghiệm, học hỏi,
vừa tìm tòi sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn. Song bên cạnh những thành tựu
quan trọng đã đạt được, những chủ trương chính sách mới trong kinh tế cũng đã để
lại một số vấn đề về công bằng xã hội mà nếu không giải quyết một cách thỏa đáng,
sẽ trở thành mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong đó nổi bật
nhất là xu hướng gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa tầng lớp có thu nhập cao và
tầng lớp có thu nhập thấp trong cả nước.
Vì thế không ít người vẫn quan niệm rằng, kinh tế thị trường ở nước ta đang
tạo nên sự phân hoá giàu nghèo, còn sự phân hoá giàu nghèo là biểu hiện của sự
không công bằng trong xã hội: “Nơi nào có kinh tế thị trường càng phát triển thì
mức độ phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Dường
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
như phân tầng xã hội, phân hoá xã hội là bạn đồng hành của kinh tế thị trường” [47,
tr.44]. Nhưng sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đã cho thấy, sự phân hoá
giàu nghèo gần như là hiện tượng vốn có của đời sống xã hội. Con người sinh ra
vốn đã khác nhau về năng lực thể chất và tinh thần. Thêm vào đó, sự khác nhau về
cơ hội và điều kiện xã hội cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về thu nhập được tích
tụ dần dần, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Ngay cả trong cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng có sự phân
hoá giàu nghèo được che đậy dưới các hình thức tinh vi và kín đáo. Khi các lực
lượng sản xuất cùng với khoa học, kỹ thuật và công nghệ càng phát triển, năng suất
lao động càng cao thì tốc độ phân hoá giàu nghèo càng lớn. Các chế độ xã hội, các
quốc gia khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mình mà xử lý vấn
đề đó khác nhau.
Do vậy, có thể khẳng định, sự phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi. Sự phân hoá này, vừa có ý nghĩa
tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế. Bởi vì, một mặt nó kích thích các cá
nhân phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm việc chăm chỉ, cần mẫn và tìm cách
vươn lên làm giàu, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của mình để tránh rơi vào tình
trạng đói nghèo. Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo, cũng tiểm ẩn nguy cơ dẫn đến
những phân tầng xã hội sâu sắc hơn về lối sống và vị thế xã hội, về đẳng cấp và giai
tầng; tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng các mâu thuẫn xã hội, làm xói mòn
và làm suy giảm quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã vốn rất bền vững.
Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng, chưa gay gắt đến mức trở thành nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp làm nảy sinh
các mâu thuẫn xã hội. Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó sẽ là một nhân tố
có khả năng dẫn đến các xung đột, gây bất ổn định xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực
nảy sinh đó của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có
vai trò điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nói cách
khác là Việt Nam phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa - một nền kinh tế thị trường nhân văn. Kinh nghiệm thực tế đã chứng
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
minh, cần phải có sự can thiệp “đủ độ” của nhà nước thông qua việc tạo ra những
điều kiện cho kinh tế phát triển, bao gồm cả việc thực hiện công bằng xã hội ít hoặc
nhiều ngay ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế. Có như vậy, mới huy
động được mọi nguồn lực xã hội cho phát triển nhanh, bền vững và mới hoà vào
được dòng chảy chung của nhân loại, để được cả cộng đồng tiến bộ trên thế giới
hưởng ứng, ủng hộ.
1.2. Những cơ sở phân loại giàu nghèo và những phương pháp tiếp cận phân
hoá giàu nghèo
1.2.1. Những cơ sở phân loại giàu nghèo
Giàu và nghèo là khái niệm tương đối, do đó để xác định và có thể đưa ra
được một quan niệm chung hiểu theo nghĩa duy nhất, tuyệt đối, như thế nào là
nghèo, như thế nào là giàu giữa các quốc gia khác nhau là vấn đề rất khó, nếu không
muốn nói là không tưởng. Tại sao lại như thế? Lý do cơ bản vì điều đó phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng dân tộc và do vậy, khả
năng đáp ứng các nhu cầu của đại đa số dân chúng về mức độ hưởng thụ của cải vật
chất và tinh thần ở mỗi dân tộc, quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, ngay
ở trong cùng một quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nhu cầu đáp ứng
vật chất và tinh thần cũng rất khác nhau. Từ đó, dẫn đến có nhiều quan niệm khác
nhau về vấn đề như thế nào là giàu, và vấn đề như thế nào là nghèo.
Khái niệm giàu
Giàu là khái niệm dùng để “chỉ những người, những gia đình (gọi chung là hộ)
có nhiều tiền của; trái với nghèo” [95, tr.395].
Trên thực tế để đưa ra được một khái niệm thế nào là người giàu, hộ giàu thật
không đơn giản. Do vậy, để xác định người giàu, hộ giàu, phần lớn người ta thường
dựa vào các tiêu chí như có nhà biệt thự, nhà ở kiên cố với những tài sản đắt tiền,
như ô-tô, máy điều hòa nhiệt độ... Đồng thời, những hộ giàu có điều kiện để nâng
cao mức sống và tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, các thành viên
trong gia đình có nhiều cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao, có điều kiện học tập
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nâng cao trình độ, có khả năng tích luỹ tiền bạc, của cải. Cùng với những điều kiện
đó, vị thế và uy tín của họ trong xã hội cũng được coi trọng.
Hiện nay, bên cạnh cách tính chênh lệch giữa người giàu và người nghèo về
tài sản, về chi tiêu, về sở hữu tư liệu sản xuất, các nhà nghiên cứu xã hội thường căn
cứ vào 20% dân số có mức thu nhập cao nhất tính làm tầng lớp dân cư giàu có.
Theo cách tính này, đã thể hiện được thu nhập của tầng lớp dân cư giàu có trong xã
hội và căn cứ vào các tiêu chí này có thể xem xét một cách lượng hoá được sự
chênh lệch giàu nghèo. Tuy vậy, hạn chế của cách xem xét này là không đề cập
được các tiêu chí định tính khác khi đánh giá về mức giàu. Bởi, chúng ta thấy việc
xác định thu nhập của người dân, nhất là người có thu nhập cao trong xã hội hiện
nay ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng là vấn đề hết sức khó khăn, vì tài
sản và thu nhập lại liên quan trực tiếp tới vấn đề thuế, uy tín xã hội, tiêu cực xã hội.
Bên cạnh đó, những thông tin thu được trong việc này chỉ nhờ vào sự tự giác của
mỗi người dân, và như thế là thiếu tính tin cậy trong nghiên cứu. Do vậy, để xác
định được hộ giàu, ngoài tiêu chí về thu nhập thuần tuý, theo chúng tôi, cần căn cứ
vào tài sản, nhất là bất động sản và tham khảo thêm các tiêu chí định tính khác để
đánh giá.
Khái niệm nghèo
Từ trước đến nay, khi đề cập đến khái niệm đói nghèo, chúng ta thường tiếp
cận khái niệm đói nghèo như một phạm trù, nhưng về thực chất đó lại là hai phạm
trù khác nhau: đói và nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những khái niệm về
đói nghèo phản ánh sự khác biệt giữa đói và nghèo. Tìm hiểu nội hàm của phạm trù
đói và nghèo là việc làm rất cần thiết, bởi vì nó vừa là cơ sở, tiền đề để hiểu thuật
ngữ “xóa đói, giảm nghèo” mà các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và
các nhà nghiên cứu thường đề cập, vừa là cơ sở, tiền đề để Đảng và Nhà nước ta đề
ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề xóa đói, giảm nghèo và giảm sự phân hoá giàu
nghèo. Song hiện nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa duy nhất về đói nghèo
và do đó theo chúng tôi cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được đói
nghèo.
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương và phong
tục ấy được xã hội thừa nhận” [62, tr.80].
Định nghĩa trên hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt
Nam.
Trong “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 -
2000”, các nhà khoa học Việt Nam thống nhất với nhau một số khái niệm như sau:
Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Nghèo tuyệt đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế,
giáo dục, đi lại, giao tiếp.
Nghèo tương đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Đói: tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ dân
cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng
đồng và thiếu khả năng chi trả.
Tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo ở Việt Nam.
Hiện nay, Liên Hiệp Quốc sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá đói nghèo:
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một năm
(GNP/người/năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trong một năm
(GDP/người/năm). Thứ hai, chỉ số phát triển con người (Human Development
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Index - HDI). Chỉ số HDI phản ánh thành tựu phát triển của một quốc gia trên ba
phương diện: mức sống, trình độ giáo dục và tuổi thọ trung bình của con người.
Ở Việt Nam, tiêu chí đánh giá đói nghèo được xác định dựa trên cơ sở: Thứ
nhất, thu nhập bình quân đầu người trong một tháng hoặc một năm được đo bằng
chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi (thường lấy gạo để đánh giá). Tiêu chí này được
xem là yếu tố cơ bản nhất để xác định tình trạng đói nghèo ở nước ta trong những
năm qua. Thứ hai, điều kiện dinh dưỡng, y tế, giáo dục… là các tiêu chí bổ sung để
đánh giá tình trạng đói nghèo. Bắt đầu từ năm 1993, ở Việt Nam, chuẩn đói nghèo
mới được xây dựng lần đầu và được điều chỉnh nhiều lần trong các năm tiếp theo do
sự biến động của nền kinh tế với nhiều cơ quan tham gia nghiên cứu, xây dựng, đó
là Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổng cục Thống kê,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Năm 2000, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số
1143/2000/QĐ-BLĐTBXH quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005. Khi đó,
một mặt nền kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng nâng cao thu nhập, đồng
thời lạm phát đã được kìm chế một cách vững chắc, tiêu chí về thu nhập đã được
nâng lên về mặt lượng. Hơn nữa, tỷ lệ đói đã giảm mạnh, nhiều nơi không còn hộ
đói, vì vậy chuẩn nghèo được tính chung không phân biệt đói và nghèo. Chuẩn
nghèo được xác định với mức thu nhập là:
Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng [5, tr.2].
Đến năm 2005, theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 7/8/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được xác định theo
mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng khu vực:
Khu vực nông thôn: 200.000đ
/người /tháng
Khu vực thành thị: 260.000đ
/người /tháng.
1.2.2. Những phương pháp tiếp cận sự phân hoá giàu nghèo
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Không phải ở tất cả các nước nghèo mọi người đều có thu nhập thấp và ngược
lại ở tất cả các nước giàu mọi người đều có thu nhập cao. Trong thực tế, ở tất cả các
nước đều có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập. Người ta còn nhận thấy rằng
trong quá trình tăng trưởng kinh tế, mức độ chênh lệch này cũng gia tăng, bởi vì thu
nhập của dân cư tăng theo mức độ khác nhau. Sự gia tăng mức độ chênh lệch sẽ dẫn
đến tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn đến phân hoá giàu
nghèo. Các nhà kinh tế học và xã hội học đã đưa ra các cách tiếp cận sự phân hoá
giàu nghèo như sau:
Phương pháp thứ nhất là phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa
nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Theo phương pháp này, người ta chia tổng số hộ
ra thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau (mỗi nhóm có số hộ bằng 20% tổng số hộ),
theo mức thu nhập bình quân đầu người (nhóm 1 là nhóm nghèo, nhóm 2 là nhóm
dưới trung bình, nhóm 3 là nhóm trung bình, nhóm 4 là nhóm khá, nhóm 5 là nhóm
giàu). Để nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng, người ta sử dụng biểu đồ, được gọi là
đường cong Lorenz, phương pháp này dùng đồ thị và hệ trục tọa độ vuông góc để
biểu diễn dân số và thu nhập tương ứng của dân số.
Trục hoành biểu diễn tỷ trọng (%) dân số cộng dồn;
Trục tung biểu diễn tỷ trọng (%) thu nhập cộng dồn;
Nếu trong xã hội, phân phối thu nhập là tuyệt đối công bằng nghĩa là cứ 20%
dân số sẽ nhận được 20% thu nhập, 40% dân số sẽ nhận được 40% thu nhập... thì đồ
thị đường phân phối thu nhập sẽ là đường phân giác. Trong thực tế, phân phối thu
nhập không có sự tuyệt đối công bằng như vậy mà có sự chênh lệch. Số lượng lớn
các hộ nghèo lại chiếm tỷ trọng thu nhập rất thấp, ngược lại tỷ trọng nhỏ của bộ
phận dân cư giàu có lại có thu nhập chiếm tỷ trọng rất lớn. Khi tỷ trọng thu nhập
của nhóm hộ nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm hộ giàu tăng lên thì đường
Lorenz càng cách xa đường 450
.
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
0
% thu nhập
0 20 40 60 80 100
% dõn số
Trong trường hợp này bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gia tăng. Đường
cong Lorenz càng gần với đường 450
thì phân phối thu nhập càng công bằng.
Phương pháp thứ hai là phương pháp tính hệ số GiNi. Hệ số Gini được tính
toán trên cơ sở đường cong Lorenz. Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường
450
và đường cong Lorenz được ký hiệu là A, phần còn lại của tam giác vuông được
giới hạn bởi đường cong Lorenz và hai đường vuông góc được ký hiệu là B thì hệ
số Gini được tính như sau:
Diện tích A
G =
Diện tích
= 1 - (xi-xi-1)x(yi-yi+1)
Trong đó:
xi: Là % dân số cộng dồn;
yi: Là % thu nhập (chi tiêu) cộng dồn;
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1; càng tiến gần đến 0 là tiến đến sự bình đẳng
cao, càng tiến gần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng cao. Dựa vào những số liệu thu
thập được, Ngân hàng thế giới (WB) nhận thấy trong thực tế giá trị của hệ số Gini
thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0.2 đến 0.6. WB cũng đưa ra nhận xét về sự
biến động của hệ số Gini: đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến
100
80
60
40
20
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
động từ 0.3 đến 0.5, đối với những nước có thu nhập cao, hệ số Gini biến động từ
0.2 đến 0.4. Từ đó, WB cũng đưa ra nhận xét rằng hệ số Gini tốt nhất thường xoay
quanh 0.3.
Ngoài các phương pháp tổng quát trên, người ta còn so sánh giữa nhóm giàu,
nhóm nghèo về một số chỉ tiêu như tỷ trọng chi tiêu cho đời sống, về nhà ở, về khối
lượng tiêu dùng một số sản phẩm chủ yếu, nguồn nước dùng, loại hố xí, nguồn thắp
sáng chính, đồ dùng lâu bền...
Tóm lại, hiện nay nghèo đói và phân hoá giàu nghèo, đã và đang lan rộng khắp
toàn cầu, đồng thời nó trở thành một chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta,
sự phân hoá này là một hiện tượng tất yếu khách quan và ngày càng trở nên đặc biệt
bức xúc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta, và cả cộng đồng cùng quan tâm, giải quyết.
33
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 2
SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ
2.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay được xem xét trên
nhiều phương diện: từ mức độ giàu nghèo tới mức độ chênh lệch giàu nghèo, giữa
nhóm giàu với nhóm nghèo, người giàu nhất và người nghèo nhất, trên cơ sở tiêu
chí không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng cuộc sống, không chỉ
về mặt vật chất mà cả tinh thần…
Sự phân hoá này ngày càng biểu hiện rõ nét và diễn ra trên nhiều khía cạnh,
tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn và cũng do hạn chế của bản thân, nên tác
giả chỉ khảo sát ở các khía cạnh sau đây: nhân khẩu học; giáo dục; y tế và chăm sóc
sức khoẻ; lao động và việc làm; thu nhập; chi tiêu; nhà ở, tiện nghi; tín dụng và vay
vốn…
Tuy nhiên, qua quá trình phân hoá, số hộ giàu nghèo ở mỗi địa phương hoặc
trong cùng một địa phương có sự chênh lệch khác nhau và luôn biến động qua từng
năm, từng thời kỳ.
2.1.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh thu nhập
Qua khảo sát thu nhập ở Vĩnh Phúc năm 2006 cho thấy, khu vực thành thị thu
nhập là 805,2 ngàn đồng, cao hơn 1,6 lần so với khu vực nông thôn, tỷ lệ này ở
Vĩnh Phúc không cao so với cả nước (năm 2004 thu nhập khu vực thành thị cả nước
gấp 2,16 lần so với khu vực nông thôn).
Nếu chia tổng số hộ điều tra theo 5 nhóm bằng nhau và sắp xếp theo thu nhập
bình quân 1 người 1 tháng từ thấp đến cao thì sẽ có: nhóm 1 là nhóm các hộ nghèo
nhất, nhóm 2 các hộ nghèo vừa, nhóm 3 các hộ trung bình, nhóm 4 các hộ khá,
34
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nhóm 5 các hộ giàu. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở 5 nhóm thu nhập đều
tăng, ta có biểu so sánh kết quả thu nhập bình quân 1 người 1 tháng như sau:
Bảng 2.1.1. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính:1000 đồng
2002 2004 2006 2008
Cả nước 356,08 484,4 629,7
Khu vực đồng bằng sông Hồng 353,12 488,2 643,5
Tỉnh Vĩnh Phúc 264,96 403,9 540,2 1,008,2
Chia theo 5 nhóm thu nhập:
- Nhóm 1 106,41 156,9 215,4 366,3
- Nhóm 2 162,63 251,9 333,5 584,7
- Nhóm 3 219,97 323,7 452,8 767,4
- Nhóm 4 293,11 442,4 618,9 1.065,9
- Nhóm 5 543,16 845,4 1.079,3 2.251,3
Nguồn: [10, tr.21].
Chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1 năm 2006 toàn quốc là 7,86 lần,
khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 6,43 lần; tỉnh Vĩnh Phúc là 5,01 lần. Năm 2008,
chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1 của tỉnh Vĩnh Phúc là 6,15 lần. Tuy
chưa có số liệu chính thức về mức độ chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1
chính thức của toàn quốc và khu vực Đồng bằng Sông Hồng, để so sánh với tỉnh
Vĩnh Phúc. Nhưng theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn thì
khoảng cách phân hoá giàu nghèo chung của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như giữa 2 khu
vực thành thị và nông thôn sẽ thấp hơn so với toàn quốc và khu vực.
Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với phân tầng mức sống được bộc lộ rõ nét qua
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp. Sự chuyển dịch
cơ cấu nghề nghiệp đã làm cho phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn. Hiện nay,
nghề đang đem lại thu nhập chính cho các hộ nông dân vẫn chủ yếu là nghề nông
nghiệp. Thực tế ở Vĩnh Phúc cho thấy, ở đâu làng xã còn thuần nông, làm ruộng là
nghề chính thì ở đó đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập
35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
bình quân đầu người thấp nhất. Muốn tăng thu nhập chỉ bằng cách chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, làm thêm các ngành nghề khác, trong đó tham gia lao động tại các tỉnh,
thành phố khác.
2.1.2. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh nhà ở, tiện nghi, đồ
dùng lâu bền
Về nhà ở
Năm 2006, ở Vĩnh Phúc khu vực thành thị diện tích ở bình quân 1 người là
22,15 m2
(năm 2002 là 13,9 m2
; năm 2004 là 19,57 m2
); khu vực nông thôn là 13,13
m2
(năm 2002 là 10,4 m2
; năm 2004 là 12,16 m2
). Năm 2006, theo 5 nhóm thu nhập
thì nhóm 1 có diện tích ở bình quân 1 người thấp nhất (9,78 m2
), tỷ lệ này tăng dần,
nhóm 5 có diện tích ở bình quân 1 người là cao nhất 23,41 m2
Bảng 2.1.2. Tỷ lệ hộ chia theo loại nhà, thành thị nông thôn
Đơn vị tính: %
Nhà
biệt thự
Nhà kiên
cố khép
kín
Nhà kiên cố
không khép
kín
Nhà bán
kiên cố
Nhà tạm
và nhà
khác
Năm 2006 - 9,6 11,1 78,1 1,2
Trong đó: - Thành thị - 32,6 11,1 54,8 1,5
- Nông thôn - 4,3 11,1 83,4 1,2
Năm 2004 - 6,1 11,7 77,1 5,1
Trong đó: - Thành thị - 20,0 20,8 57,5 1,7
- Nông thôn - 3,3 9,8 81,1 5,8
Năm 2002 - 2,2 7,5 81,9 8,4
Trong đó: - Thành thị - 15,1 17,7 66,5 0,7
- Nông thôn - 0,7 6,2 83,7 9,4
Nguồn: [10, tr. 27].
Về tài sản cố định và đồ dùng lâu bền
Năm 2002 trị giá bình quân đồ dùng lâu bền của 1 hộ trong tỉnh là 5.605 triệu
đồng, trong đó khu vực thành thị là 11.206 triệu đồng, nông thôn là 4.805 triệu
đồng; năm 2004 trị giá bình quân đồ dùng lâu bền của 1 hộ trong tỉnh là 9.681 triệu
đồng, trong đó khu vực thành thị là 14.989 triệu đồng, nông thôn là 8.724 triệu
đồng; đến năm 2006 trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ trong tỉnh đã là 14.866
36
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
triệu, tăng 1,5 lần so với năm 2004, tăng 2,7 lần so với năm 2002; trong đó khu vực
thành thị là 24.643 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2004 và 2,2 lần so với năm
2002; nông thôn là 12.602 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2004 và 2,6 lần so
với năm 2002. Tỷ lệ đồ dùng lâu bền chia theo 5 nhóm thu nhập năm 2006: Hộ
thuộc nhóm nghèo thường thiếu các đồ dùng và tiện nghi hiện đại, 35,8% hộ nhóm
nghèo có xe máy thì các hộ thuộc nhóm giàu là gần 77%. Chỉ có trên 5% số hộ
thuộc nhóm nghèo có điện thoại cố định, trong khi đó thì tỷ lệ này thuộc nhóm giàu
là 73%. Và hầu như người nghèo không có tài sản đắt tiền như máy vi tính, máy
điều hoà nhiệt độ, bình tắm nóng lạnh, máy giặt... Và như một quy luật chung,
người nghèo thường chỉ có các đồ dùng có trị giá thấp như xe đạp, đài cát sét...
2.1.3. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh nhân khẩu học
Nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2006 ở tỉnh Vĩnh Phúc là 4,54 người (năm
2004 là 4,56 người; năm 2002 là 4,7 người). Tuy nhiên, so sánh với số liệu của toàn
quốc và vùng Đồng bằng sông Hồng 3 năm thì bình quân nhân khẩu của Vĩnh Phúc
còn tương đối cao (toàn quốc năm 2002 là 4,44; năm 2004 là 4,36; năm 2006 là
4,24; vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2002 là 3,97; năm 2004 là 3,92; năm 2006
là 3,9).
Bảng 2.1.3. Nhân khẩu bình quân chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: Người/hộ
Chung
Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập
Thành
thị
Nông
thôn
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Năm 2002 4,7 4,4 4,7 5,1 5,0 4,8 4,5 4,2
Năm 2004 4,56 4,06 4,65 4,90 4,78 4,76 4,4 4,05
Năm 2006 4,54 3,96 4,67 4,87 4,87 4,72 4,49 3,90
Nguồn: [10, tr.16].
Như vậy, nhân khẩu bình quân 1 hộ trong khu vực nông thôn cao hơn khu vực
thành thị bình quân các năm thành thị là 4 người/1 hộ trong khi đó nông thôn là 4,6
người/hộ; tuy nhiên số lao động bình quân 1 hộ của 2 khu vực lại xấp xỉ bằng nhau
(khoảng 2,5 lao động/hộ). Điều này lý giải một phần nguyên nhân dẫn đến thu nhập
37
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
bình quân và chi tiêu bình quân khu vực thành thị đều cao hơn nông thôn. Trong 5
nhóm thu nhập thì nhóm 5 có nhân khẩu bình quân 1 hộ là thấp nhất, nhóm có nhân
khẩu bình quân 1 hộ cao nhất là nhóm 1 và nhóm 2.
2.1.4. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh giáo dục
Thực tế cho thấy, giáo dục trang bị các kỹ năng, kiến thức và cách nhìn nhận
giúp tạo các cơ hội cho những người được đào tạo nâng cao năng suất lao động và
có các cơ hội tốt hơn tiếp cận các công việc có thu nhập cao hơn. Giáo dục được
nhìn nhận là một lĩnh vực đầu tư hiệu quả, là chìa khoá cho các cá nhân có được
việc làm tốt hơn, đồng thời tăng năng suất lao động xã hội và tăng sản phẩm bình
quân đầu người. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tỷ lệ dân số biết chữ cao so
với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ dân số biết chữ của dân số từ 10
tuổi trở lên đạt trên 96% (toàn quốc năm 2006 là 93,06%; năm 2004 là 92,1%; năm
2002 là 92,13%), (khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2006 là 92,9%; năm 2004 là
95,8%; năm 2002 là 95,78%).
Bảng 2.1.4.1. Tỷ lệ dân số biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên chia theo thành thị,
nông thôn và 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: %
Chung
Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập
Thành
thị
Nông
thôn
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Năm 2002 96,19 98,17 95,92 95,44 95,25 96,02 96,84 98,19
Năm 2004 95,76 97,97 95,35 91,30 95,16 95,59 95,75 98,51
Năm 2006 96,89 98,08 96,66 92,65 96,56 98,06 98,16 98,67
Nguồn: [10, tr.17].
Tỷ lệ biết chữ khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn qua cả 3 năm
khảo sát. Trong 5 nhóm thu nhập, nhóm 1 các hộ nghèo nhất có tỷ lệ biết chữ thấp
nhất và tăng dần theo các nhóm, nhóm 5 các hộ giàu nhất có tỷ lệ biết chữ cao nhất.
Thực tế ở nhóm các hộ giàu thì tỷ lệ người biết chữ cao hơn do họ có điều kiện về
38
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
kinh tế và các điều kiện khác thuận lợi hơn trong việc học tập, nâng cao kiến thức
so với nhóm các hộ nghèo.
Chi phí giáo dục bình quân 1 người đi học 1 năm.
Chi phí giáo dục năm 2006 của nhóm 5 (giàu nhất) gấp 6,2 lần so với nhóm 1
(nghèo nhất), tỷ lệ này của cả nước năm 2004 là 5,7 lần. Chi tiêu cho giáo dục đều
tăng ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, mức chi tiêu cho giáo dục ở khu vực
thành thị là 2.168,6 ngàn đồng cao hơn 1,87 lần so với khu vực nông thôn. Việc chi
tiêu cho giáo dục ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn vì khu vực
thành thị học sinh thường phải đóng góp nhiều hơn cho việc học tập như đóng trái
tuyến, học thêm, đồng phục... Tương tự như vậy, nhóm các hộ giàu thường cũng chi
phí cho con em mình cao hơn so với nhóm các hộ nghèo, do có điều kiện kinh tế họ
thường cho con em học thêm, mua sắm thiết bị, đồ dùng học tập đầy đủ hơn... Mức
chi tiêu ở nhóm 1 các hộ nghèo nhất là 515,2 ngàn đồng bằng 16,16% so với mức
chi tiêu của nhóm 5 các hộ giàu nhất.
Bảng 2.1.4.2. Chi phí giáo dục bình quân 1 người 1 năm cho những người đi học theo khu
vực thành thị nông thôn và 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chung
Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập
Thành
thị
Nông
thôn
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Năm 2002 453,5 1.126,0 349,7 151,2 338,2 399,9 625,4 1.010,0
Năm 2004 691,1 1.024,9 631,0 534,9 555,8 632,5 716,5 1.136,0
Năm 2006 1.296,1 2.168,6 1.159,5 515,2 753,0 865,5 1.868,1 3.188,2
Nguồn: [10, tr.18].
Chi giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và Vùng đồng bằng Sông
Hồng cũng đạt cao (cả nước năm 2004 chi phí giáo dục bình quân 1 người đi học là
826,3 ngàn đồng, thành thị 1.537 ngàn đồng, nông thôn 602 ngàn đồng; Vùng đồng
bằng sông Hồng năm 2004 chi phí giáo dục bình quân 916,1 ngàn đồng cho 1 người
đi học). Hộ không nghèo có chi giáo dục cao hơn nhiều so với hộ nghèo, năm 2006
chi phí giáo dục của hộ không nghèo là 1.330,1 ngàn đồng/người, gấp 2,38 lần so
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx
Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx

More Related Content

Similar to Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx

Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docsividocz
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnNengyong Ye
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfAnhPhan363296
 

Similar to Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấpTư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
 
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
 
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vn
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ...
Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ...Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ...
Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Nghiên Cứu Dưới Góc Độ Triết Học Về Các Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Trên Con Đườ...
Nghiên Cứu Dưới Góc Độ Triết Học Về Các Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Trên Con Đườ...Nghiên Cứu Dưới Góc Độ Triết Học Về Các Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Trên Con Đườ...
Nghiên Cứu Dưới Góc Độ Triết Học Về Các Hình Thái Kinh Tế Xã Hội Trên Con Đườ...
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
 
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.docx

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÝ THỊ HUỆ VẤN ĐỀ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2009
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ®¹i häc qUèc gia hµ néi TrUng t©m §µo t¹o, båi d•ìng Gi¶ng viªn Lý lUËn ChÝnh trÞ Lý thÞ hUÖ VÊN §Ò PH¢N HO¸ GIµU NGHÌO ë TØNH VÜNH PHóC HIÖN NAY Chuyªn ngµnh: TriÕt häc M· sè: 60.22.80 lUËn v¨n th¹c sü triÕt häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS.TS TrÇn V¨n Phßng Hµ Néi - 2009
  • 3. 1 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................2 Chương 1. Sự Phân hoá giàu nghèo - hiện tượng mang tính tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường ............................7 1.1. Cơ sở lí luận của sự phân hoá giàu nghèo và mối quan hệ của phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan................7 1.2. Những cơ sở phân loại giàu nghèo và những phương pháp tiếp cận phân hoá giàu nghèo.................................................................24 Chương 2. Sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, 31 nguyên nhân và hệ quả của nó................................................. 2.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay........ 31 2.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh 40 Vĩnh Phúc hiện nay...................................................................... 2.3. Sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - một số 46 vấn đề đặt ra và hệ quả của nó............................................................ 54 Chương 3. Một số giải pháp định hướng nhằm giảm nghèo và giảm phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay..........................................54 3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo và giảm phân hoá giàu nghèo của một số nước và nước ta trong thời gian 57 qua........................................ 3.2. Một số giải pháp nhằm giảm nghèo và giảm thiểu sự phân hoá 79 giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay...........................................82 KẾT LUẬN............................................................................................89
  • 4. 2 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ PHỤ LỤC...........................................................................................
  • 5. 3 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, nó diễn ra ở cả những nước giàu như Mỹ, Anh, Pháp và ở cả những nước nghèo thuộc Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Khoảng cách quá xa giữa người giàu và người nghèo là nguy cơ tiềm ẩn gây ra những mâu thuẫn, những xung đột giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia. Hơn thế nữa, sự phân hoá giàu nghèo cũng đang bị những thế lực khác nhau trên thế giới lợi dụng kích động, gây ra mâu thuẫn giữa các dân tộc. Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới đã cho thấy, những quốc gia giải quyết tốt vấn đề nghèo đói và vấn đề phân hoá giàu nghèo, đều có được sự ổn định và sự phát triển bền vững. Ngược lại, quốc gia nào giải quyết không tốt vấn đề này sẽ tạo ra một xã hội phát triển thiếu ổn định, mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, tệ nạn xã hội gia tăng (như ở một số nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc, Nêpal, Ấn Độ, Hồng Kông...). Do vậy, giảm nghèo và giảm khoảng cách giàu nghèo đang là một trong những mục tiêu quan trọng của chính phủ các nước trên thế giới nói chung và của Đảng, Nhà nước ta nói riêng. Ở nước ta, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo, đã mang lại cho đất nước những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử: “Kinh tế ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” [24, tr.67]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào mà không ai có thể phủ nhận được
  • 6. 4 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nói trên, thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức xúc khác cũng nảy sinh, đòi hỏi Đảng và Nhà nước và toàn xã hội ta cần bình tĩnh, sáng suốt xem xét và giải quyết một cách thận trọng khoa học. Một trong những vấn đề “nóng” nổi lên đó là sự gia tăng đói nghèo và phân hoá giàu nghèo trong dân cư. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không tránh khỏi xu hướng chung của sự phân hoá đó. Được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sát nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, tăng trưởng bình quân của Vĩnh Phúc tăng 17,5%, thu hút trên 600 dự án với vốn đầu tư lên tới gần 4 tỷ USD. Đến năm ngoái, cơ cấu công nghiệp, xây dựng ở Vĩnh Phúc đã chiếm trên 61%; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 350 triệu USD, tăng gấp 25 lần so với thời điểm tái lập tỉnh năm 1997. Sau nửa nhiệm kỳ cụ thể hoá và thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đề ra, trong đó, GDP bình quân tăng trên 20%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 22 triệu đồng/ một năm (tương đương 1.300 USD). Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 10%. Bên cạnh những thành tựu lớn mà nền kinh tế thị trường đem lại cho tỉnh Vĩnh Phúc, thì cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp. Cơ cấu xã hội kiểu cũ ở cả nông thôn và thành thị Vĩnh Phúc bị phân giải, được tổ chức lại và được chuyển hoá sang cơ cấu kiểu mới dựa trên mối quan hệ kinh tế mới - xã hội mới. Sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội hình thành dần dần trên cơ sở tích tụ kinh tế, tức tài sản, trí tuệ và ưu thế về quyền lực hay uy tín ngày càng rõ nét trong những năm gần đây. Chính sự phân hoá giàu nghèo đó đã tác động trực tiếp đến tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, hậu quả là tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng, tính gắn kết cộng đồng bị phá vỡ, dẫn đến mất ổn định chính trị, thậm chí về lâu dài còn dẫn đến nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta. Là một người con của
  • 7. 5 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM quê hương Vĩnh Phúc anh hùng, tác giả rất mong muốn được đóng góp một số ý kiến của mình, nhằm góp phần giảm nghèo và hạn chế những tác động tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh, để Vĩnh Phúc ngày càng phát triển bền vững như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm tỉnh năm 1963: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta” [60, tr. 30]. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Vấn đề phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phân hoá giàu nghèo đã và đang là vấn đề có tính chất toàn cầu. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì phân hoá giàu nghèo là một tất yếu. Đã có nhiều nhà khoa học xem xét, nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hoá đó trên các bình diện khác nhau. Tiêu biểu đó là: - Những công trình tiếp cận vấn đề phân hoá giàu nghèo như một nhân tố tạo ra sự phân hoá giai cấp, biến động cơ cấu xã hội giai cấp, bao gồm: “Phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả Nguyễn Đình Tấn, Tạp chí Xã hội học, (2/2007). “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường - Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam”, Trịnh Duy Luân (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Đề cập đến vấn đề dưới góc độ xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn và nông thôn miền núi, có các công trình: “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xoá đói giảm nghèo”, tác giả Nguyễn Đình Tấn (số 3/2005), Tạp chí Lịch sử Đảng. “Xoá đói giảm nghèo - một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh cho người nghèo nước ta và thế giới”, Nguyễn Túc (số 19/2003), Tạp chí Cộng sản. “Nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, tác giả Đường Vinh Sường (số 3/2004), Tạp chí Cộng sản. “Để viện phí không là gánh nặng với người nghèo”, tác giả Trần Quang Minh (4/2004),
  • 8. 6 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tạp chí thanh tra tài chính. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết”, tác giả Trần Đắc Hiến (11/2007), Tạp chí Triết học. -Tuy nhiên, mức độ phân hoá giàu nghèo như thế nào và cách thức xác định ra sao ở Vĩnh Phúc chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về nó. Hiện tại, chúng tôi tìm hiểu được những công trình liên quan đến vấn đề này là: “Phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta - Thực trạng, xu hướng, biến động và giải pháp”, tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2000. “Vấn đề phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Yên Bái hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, tác giả Hà Tùng Dương, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2006. “Nghiên cứu điều tra về tình hình đời sống kinh tế xã hội bộ phận còn nghèo đói vùng dân tộc miền núi trong tỉnh”, Đường Văn Toán chủ biên (2004). “Sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Những nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng đó”, đề tài cấp bộ, mã số: CB.03.13. Chủ trì: TS. Dương Văn Duyên, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia, Hà Nội, bảo vệ năm 2005. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta trong thời gian qua. Đồng thời đã đưa ra một số giải pháp để nhằm hạn chế tình trạng đó. Tuy nhiên, để phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay một cách có hệ thống vẫn là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó đề tài “Vấn đề phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn a. Mục đích
  • 9. 7 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp định hướng giảm nghèo và giảm thiểu sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn tỉnh. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây : - Làm rõ các khái niệm: giàu, nghèo, phân hoá giàu nghèo, mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan. Đồng thời phân tích rõ tính tất yếu khách quan của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và các phương pháp tiếp cận sự phân hoá giàu nghèo. - Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn a. Đối tượng nghiên cứu Sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. b. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, biểu hiện cụ thể trong mối tương quan về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ sau khi tái lập tỉnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
  • 10. 8 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM a. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận văn Cơ sở lý luận: Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, về xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, luận văn cũng tham khảo và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về những vấn đề có liên quan. Cơ sở thực tiễn của luận văn là: thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo ở Vĩnh Phúc qua kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, chủ yếu từ năm 2002 đến năm 2008 của Tổng cục Thống kê. b. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Trong luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp khái quát hoá, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê xã hội học... 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã đánh giá tổng quan về thực trạng, nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng giảm nghèo và giảm phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. - Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy của các giáo viên lý luận Mác - Lênin ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, thì còn có nội dung chính của luận văn gồm 03 chương, 07 tiết.
  • 11. 9 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 1 SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO - HIỆN TƯỢNG MANG TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Cơ sở lí luận của sự phân hoá giàu nghèo và mối quan hệ của phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm phân hóa giàu nghèo Tiếp cận vấn đề phân hoá giàu nghèo thực chất là tiếp cận nội dung cơ bản của vấn đề phân hóa giai cấp và phân tầng xã hội. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về vấn đề thế nào là giàu? thế nào là nghèo? thế nào là phân hoá giàu nghèo? Bàn đến vấn đề này cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm giàu, nghèo và phân hoá giàu nghèo ở các góc độ khác nhau như: đạo đức học, xã hội học, kinh tế học... Liên quan đến quan niệm về sự phân hoá giàu nghèo, có thể đưa ra một số luận điểm sau đây: Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương thì “phân hoá giàu nghèo là trục trung tâm của sự phân tầng xã hội” [71, tr.5]. Tác giả Phạm Văn Dũng lại cho rằng “sự phân hoá giàu nghèo là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt mình, sự phân hóa đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế” [14, tr.183]. Nhìn nhận sự phân hoá giàu nghèo ở một khía cạnh khác, tác giả Phạm Xuân Hảo viết: “Phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. Phân hoá giàu nghèo là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu - tầng đỉnh, nhóm nghèo - tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập, mức sống” [32, tr.1]. Với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đa số các quan niệm truyền thống đều xem xét vấn đề giàu, vấn đề nghèo một cách tách biệt. Điều đó đúng nhưng
  • 12. 10 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM chưa đủ, chưa giải quyết một cách triệt để các khía cạnh quan hệ giàu và nghèo một cách tuyệt đối về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, theo chúng tôi để nghiên cứu, nhận thức vấn đề giàu, nghèo và vấn đề phân hoá giàu nghèo nói riêng, một cách đầy đủ, chuẩn xác đòi hỏi phải nghiên cứu dưới nhiều góc độ, “lát cắt” khác nhau. Cơ sở đầu tiên đồng thời cũng là cơ sở quan trọng nhất, quyết định nhất là chúng ta phải xuất phát từ các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là quan điểm về giai cấp, về phân hoá giai cấp. Kế thừa quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, về xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, vận dụng những hạt nhân hợp lí trong lí thuyết phân tầng của các nhà nghiên cứu, các học giả đi trước như Max Weber, T. Parson, V. Pareto... Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của phân công lao động ngày càng chuyên môn hóa, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế, thì cơ cấu xã hội ở nước ta ngày càng mang tính đa dạng và phức tạp. Từ sự tổng hợp trên, theo ý kiến chúng tôi, có thể đưa ra một khái niệm khái quát về phân hoá giàu nghèo như sau: Phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng phân chia xã hội thành các nhóm người có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác nhau, là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Khái niệm phân hoá giàu nghèo nêu trên, theo chúng tôi, là tương đối hợp lí trong bối cảnh thực tiễn cũng như lí luận về sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ nó tập trung phản ánh: Thứ nhất, để nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo phải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp, vì sự phân hoá giàu nghèo cũng là một dạng của sự phân hóa xã hội, phân hoá giai cấp. Thứ hai, sự phân hoá giàu nghèo là một sự phân tầng xem xét chủ yếu về mặt kinh tế, được nhấn mạnh về mặt kinh tế, chỉ số kinh tế về mặt tài sản, thu nhập, tiêu
  • 13. 11 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM chí giàu nghèo, chứ không phải sự phân hoá giàu nghèo chỉ xem xét về mặt kinh tế, ngoài ra không xét đến các yếu tố khác. Trên thực tế, các yếu tố văn hóa, chính trị, có quan hệ hữu cơ, phụ thuộc, thâm nhập vào nhau. Bởi vậy, xem xét toàn diện chúng ta mới phát hiện được tính quy luật của hiện tượng phân hoá giàu nghèo và cũng chỉ xem xét từ tầm nhìn như vậy mới đề xuất được các giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng này. Điều đó có nghĩa là phân hoá giàu nghèo cũng là một dạng của phân tầng xã hội, do đó lí thuyết phân tầng xã hội phải được vận dụng một cách hợp lí trên cơ sở quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thứ ba, cách tiếp cận phân hoá giàu nghèo trên, giúp chúng ta khắc phục các quan điểm phiến diện xem xét một cách tách rời giữa vấn đề giàu và vấn đề nghèo. Đồng thời, cách tiếp cận đó còn giúp chúng ta xem xét, nghiên cứu đưa ra những giải pháp, để sao cho phân hoá giàu nghèo được kiểm soát và có giá trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước ta nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tức là giữ cho sự phân hoá giàu nghèo trong giới hạn “độ” cho phép, để có thể là động lực kích thích mọi đối tượng vươn lên làm giàu chính đáng, để sao cho người nghèo không thấy bị quá nghèo, cũng như để cho thấy sự cần thiết phải có sự điều chỉnh, kiểm soát vấn đề phân hoá giàu nghèo từ phía Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Như vậy, phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính khách quan, tồn tại như một tất yếu. Nhưng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, sự phân hoá này đang ở giai đoạn đầu, nó sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên cơ sở khái niệm phân hoá giàu nghèo đã phân tích, chúng ta sẽ vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này trong thực tiễn. 1.1.2. Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với một số khái niệm có liên quan Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “phân cực xã hội” và “phân hoá xã hội”. Phân hoá giàu nghèo có liên quan chặt chẽ với “phân cực xã hội”. Sự phân cực xã hội cũng là sự phân hóa xã hội chủ yếu theo tiêu chí giàu nghèo. Nhưng khái
  • 14. 12 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM niệm phân cực xã hội, khác với khái niệm phân hoá giàu nghèo ở chỗ, nó là khái niệm dùng để chỉ “quá trình xã hội, dẫn tới chỗ các cá nhân và các nhóm xã hội, hội tụ ở cực này hay cực kia trong hoàn cảnh xung đột xã hội ngấm ngầm hay công khai... Phân cực xã hội đạt đỉnh cao trong những hoàn cảnh cách mạng xã hội: các cá nhân và các nhóm xã hội phải lựa chọn chỗ đứng của mình hoặc ủng hộ cách mạng, hoặc chống lại cách mạng” [94, tr. 214]. Phân hoá giàu nghèo cũng có liên quan chặt chẽ với “phân hoá xã hội”. Sự phân hóa xã hội là khái niệm dùng để chỉ “một xã hội hay một nhóm xã hội từ trạng thái thuần nhất dần dần chia thành những tầng lớp khác nhau, trái ngược nhau về mục tiêu, lợi ích… Phân hóa xã hội mang tính tích cực khi nó thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng nó cũng thường kèm theo những căng thẳng xã hội” [94, tr.215-216]. Theo chúng tôi, sự phân hoá giàu nghèo là khái niệm chỉ sự phân hóa xã hội phản ánh quá trình phân hoá giàu nghèo, nhưng chưa đạt đến “điểm nút” đẩy tới phân cực xã hội, nếu để “vượt qua điểm nút” là nguyên nhân tiềm tàng gây mất ổn định xã hội. Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “phân tầng xã hội” Phân tầng xã hội là một chủ đề quan trọng trong các lý thuyết xã hội. Đã có rất nhiều nhà lý thuyết xã hội với những cách tiếp cận khác nhau để đưa ra những quan niệm khác nhau để giải thích vấn đề này. Sự phân tầng xã hội, theo C.Mác là sự phân chia giản đơn những người lao động thành những người lao động thành thạo và những người lao động không thành thạo, và là sự phát triển một thang bậc sức lao động với một thang tiền công phù hợp với nó. Ông cũng cho rằng, sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kéo theo đó là sự phân phối bất bình đẳng về của cải vật chất, về sản phẩm lao động trong xã hội, là nét chung, phổ biến của mọi xã hội có giai cấp, là yếu tố thường xuyên, liên tục, trực tiếp dẫn đến phân tầng xã hội, phân hoá xã hội. Kết cục của nó là sự hình thành các mô hình đối kháng giai cấp chủ yếu trong xã hội - giai cấp, người giàu thống trị, bóc lột và giai cấp người nghèo, bị trị, bị bóc lột.
  • 15. 13 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Đồng thời, theo C.Mác, mối quan hệ quyền lực chủ yếu được xây dựng trên cơ sở của cơ cấu xã hội mà nét chính là sự tồn tại của những giai cấp đối lập. Cơ cấu quyền lực trong các xã hội có đối kháng giai cấp bị quy định bởi cơ cấu giai cấp, cơ cấu kinh tế, mà trung tâm của nó là các quan hệ sở hữu. Ông cũng cho rằng, sự phát triển của sản xuất, chế độ sở hữu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong kết cấu kinh tế: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ ngày càng được xã hội hóa với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Biểu hiện về mặt xã hội của nó là sự bất bình đẳng về địa vị xã hội và quyền lực. Giai cấp thống trị nắm được tư liệu sản xuất, sẽ nắm luôn quyền lực tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm và thống trị các giai cấp khác về mặt chính trị và tinh thần, vì vậy cơ cấu xã hội chủ yếu được xem xét theo một “trục đứng” tức là quyền lực chính trị phụ thuộc trực tiếp vào quyền lực kinh tế. Giai cấp nào nắm vị trí chủ đạo trong kinh tế thì giai cấp đó sẽ nắm được quyền lực chính trị và có khả năng chi phối các giai cấp khác về mặt tư tưởng, tinh thần. C.Mác cũng đồng thời khẳng định “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” [57, tr.662]. Trên cơ sở đó, C.Mác cũng chỉ ra rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền sở hữu tư nhân về tài sản nói chung về tư liệu sản xuất xã hội nói riêng được coi là quyền bất khả xâm phạm. Giai cấp tư sản thống trị luôn tìm mọi cách để hợp pháp hóa, thể chế hóa quyền sở hữu này thành các quy tắc, văn bản pháp luật nhằm duy trì, bảo vệ và kế thừa cấu trúc bất bình đẳng về mặt kinh tế, chính trị và địa vị xã hội có lợi hơn cho mình. Tuy nhiên, theo C.Mác, do mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội tư bản là có tính chất đối kháng và không thể dung hòa được, bởi vậy nó luôn chứa đựng tiềm tàng cuộc đấu tranh chống đối của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản nhằm tạo ra sự biến đổi cách mạng và tiến bộ xã hội. Ông cho rằng, khi cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa đã giành được thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới, xã hội sẽ được xây dựng thành một liên hiệp của những người sản xuất tự do. Trong xã hội này sẽ không còn nhà nước, không còn nền chuyên chính và sự tồn tại của các giai cấp, sẽ không còn cấu trúc bất bình đẳng xã hội, sự thống trị xã hội và áp bức xã
  • 16. 14 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hội. Ở đây con người được phát triển toàn diện, có cuộc sống hài hòa, phong phú, lao động tự do, sáng tạo, làm chủ được tự nhiên và vận mệnh của mình. Như vậy, theo C.Mác nhà nước, giai cấp, sự đối kháng giai cấp, bất bình đẳng giai cấp - nét cốt yếu nhất của cấu trúc bất bình đẳng xã hội chỉ là một phạm trù lịch sử. Nó sẽ mất đi, khi xã hội cộng sản chủ nghĩa xây dựng thành công trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là điểm riêng, độc đáo của học thuyết C.Mác về xã hội nói chung, cũng như sự kiến giải của ông về phân tầng xã hội nói riêng, động lực đầu tiên của mọi sự thay đổi trong xã hội. Song, để thực hiện được điều đó Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Sự xóa bỏ giai cấp xã hội giả định phải có một trình độ phát triển của lịch sử trong đó sự tồn tại không chỉ của một giai cấp thống trị nhất định này hay một giai cấp thống trị khác, mà là của một giai cấp thống trị nói chung, do đó ngay cả sự phân chia giai cấp, cũng đều trở thành một việc không hợp thời đại, trở thành lỗi thời” [53, tr.391]. Quan niệm về phân tầng xã hội còn được nhà xã hội học Max Weber phân tích rất cụ thể. Max Weber đưa ra nguyên tắc nghiên cứu “ba chiều” về phân tầng xã hội. V.I.Lênin viết: “Ông đã tách một luận điểm về giai cấp thành ba phần riêng biệt, song có quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Đó là địa vị kinh tế hay tài sản, địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín” [44, tr.232]. Max Weber không thừa nhận quan niệm cho rằng chỉ có quan hệ kinh tế mới là yếu tố duy nhất giải thích cấu trúc xã hội và là động lực đầu tiên của mọi thay đổi trong xã hội. Ông cho rằng, những tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng độc lập về mặt lịch sử, nó là lực lượng kiểm soát cốt yếu của những thay đổi xã hội. Max Weber nhấn mạnh quyền lực kinh tế có thể là kết quả từ sự sở hữu quyền lực trên các nền tảng khác. Địa vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, nhưng đây không phải là trường hợp tất yếu. Ông cho rằng, đây là một vấn đề cần thiết cho sự phân tích lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của sự bất bình đẳng trong bất cứ xã hội nào. Ông dẫn ra trường hợp kinh doanh mới giàu lên, song chưa có được sự giáo dục và văn hóa cần thiết để nắm được những địa vị cao. Tương tự như vậy, địa vị cao trong kinh tế có thể được tạo nên trên cơ sở của quyền lực chính trị.
  • 17. 15 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ông quan niệm: phân tầng xã hội là một cách thức mà trong đó sự phân phối quyền lực trong xã hội được thể chế hoá. Do đó, cũng giống như C.Mác, Max Weber nhìn nhận giai cấp như là có gốc rế trong các quan hệ sản xuất, và sự phân chia chủ chốt là sự phân chia giữa những người có sở hữu và những người không có sở hữu. Song, Max Weber nhấn mạnh, phải nhận ra hai loại nhóm có thể hình thành trong cuộc cạnh tranh giành quyền lực cộng thêm vào các giai cấp. Như chúng ta đã thấy, nhóm quan trọng nhất là nhóm có địa vị xã hội – nhóm được xác định bởi uy tín chứ không phải bởi sở hữu: một nhóm người họ coi nhau như những người bình đẳng, và những nhóm khác lại nhìn họ như cấp trên hoặc là như cấp dưới. Song cơ sở của sự nhìn nhận lẫn nhau của họ không phải là vị trí của họ trong sản xuất mà là mô hình tiêu dùng của họ mà ông gọi là lối sống. Với Max Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử, đều độc nhất và phức tạp. Để giải thích sự bất bình đẳng trong xã hội, ông đã đưa ra một loạt những phạm trù như: địa vị, vai trò, uy tín, quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, khả năng thị trường, cơ may... Những phạm trù này có thể được sử dụng trong bất cứ xã hội nào. Phân tích sự bất bình đẳng trong xã hội tư bản, Max Weber cho rằng nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này là khả năng thị trường. Ông quan niệm, khả năng thị trường của cá nhân có thể đem ra thị trường lao động với tư cách một người làm công. Một khi mà mỗi người với những kỹ năng khác nhau, chủ yếu là do kết quả của sự khác nhau về cơ hội giữa các giai cấp để có kỹ năng đó, thì sự khác nhau trong thưởng công và lợi thế là đương nhiên. Điều cơ bản là ở chỗ, sự thưởng công này có đem lại cơ may trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay không. Nói cách khác, sự bất bình đẳng về thưởng công có những bất bình đẳng đi kèm theo và sản sinh ra những bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống như: điều kiện làm việc, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục, sự hưởng thụ văn hoá, tinh thần, tuổi thọ... Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như trên, nó diễn ra rất đa dạng, phức tạp, ở những mức độ khác nhau. Cuộc sống của mỗi cá nhân có những bước ngoặt lớn đôi khi chỉ là kết quả của một cơ may nào đó. Chính vì vậy, khi phân tích những yếu tố của sự phân tầng xã hội, Max Weber luôn đề cập đến yếu tố cơ may trong cuộc sống.
  • 18. 16 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trong tác phẩm của mình, khi viết về vấn đề phân tầng xã hội, Max Weber cho rằng quyền lực là cơ may của một người, hoặc của một số người, thực hiện ý chí của họ trong một hành động chung, quyền lực do kinh tế quyết định. Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, cả C.Mác và Max Weber đều giống nhau là ở chỗ, các ông đánh giá những nét kinh tế chủ yếu của hệ thống phân tầng xã hội trong chủ nghĩa tư bản, là quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao dộng. Song, sự khác biệt cốt yếu giữa C.Mác và Max Weber là ở chỗ: C.Mác hướng trọng tâm vào con đường xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Còn Max Weber lại hướng trọng tâm vào yếu tố thị trường và cho rằng nguyên nhân đầu tiên của sự bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường, tức là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và người chủ sẽ là người mua. Max Weber cũng nói đến cơ may đời sống tức là những lợi thế mà người ta có thể có được do thị trường mang lại. Những cơ may này bao gồm thu nhập, phụ cấp, bảo hiểm và có thể thấy được ở các giai cấp khác nhau cũng như ở chính trong nội bộ của mỗi cấp. Tóm lại, phân tầng xã hội bộc lộ trên nhiều phương diện song rõ nét nhất, được nhiều người quan tâm nhất đó là sự phân tầng về mặt kinh tế - tài sản, thu nhập mà biểu hiện về mặt xã hội của nó là vấn đề phân hoá giàu nghèo. Phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng mang tính quy luật, gắn bó một cách mật thiết với phân tầng xã hội, đồng thời là một thành tố cấu thành của phân tầng xã hội. Trong ba đặc trưng của phân tầng xã hội bao gồm sự khác biệt về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín), thì phân hoá giàu nghèo là biểu hiện về mặt xã hội của sự khác biệt về mặt kinh tế (vấn đề giàu hay nghèo, nhiều tài sản hay ít tài sản)… Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn phân hoá giàu nghèo không chỉ bó hẹp ở sự xem xét thuần tuý về mặt kinh tế, tài sản, thu nhập cao hay thấp… Mà nó còn xem xét đến những khía cạnh khác trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến yếu tố kinh tế như trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, mức tiêu dùng văn hoá. Hơn thế, khi nói đến phân tầng xã hội, chúng ta
  • 19. 17 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM không chỉ đề cập đến hai nhóm xã hội giàu hay nghèo, mà xem xét một cách cấu trúc thang bậc nhiều tầng xã hội hơn… Nó xem xét cả trạng thái “tĩnh” và trạng thái “động” của cấu trúc xã hội, cả ở những động thái và phương thức tạo ra sự biến đổi cấu trúc xã hội, cũng như trong nội bộ từng tầng, từng nhóm xã hội. Trong khi đó, khi nói tới phân hoá giàu nghèo chúng ta chủ yếu xem xét đến trạng thái “động”, trạng thái đang biến đổi của cấu trúc xã hội, mà thường là lúc đầu các thành viên trong xã hội đó có thể tương đối ngang nhau, đồng đều nhau song dần dần sẽ trở nên khác biệt nhau về kinh tế, tài sản, thu nhập, mức sống. Phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo là hai hiện tượng vừa có điểm chung, vừa có sự khác biệt tương đối với nhau. Bởi vậy, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo cần phải có những chương trình, giải pháp đồng bộ. Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “Bất bình đẳng xã hội”. Vấn đề bất bình đẳng xã hội có liên quan chặt chẽ tới sự phân hoá giàu nghèo. Điều này thể hiện: Thứ nhất, khi tăng trưởng kinh tế đi cùng với bất bình đẳng sẽ khiến cho nghèo đói giảm chậm. Thứ hai, khi bất bình đẳng tăng lên, sự gắn kết xã hội giảm đi, người nghèo thấy bị tụt hậu, xa lánh… Hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Song, để hiểu rõ mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo với khái niệm “Bất bình đẳng xã hội”, cần phải thông qua sự phân tích khái niệm đối lập với nó là công bằng xã hội. Trong triết học phương Tây, người đầu tiên đề cập đến khái niệm công bằng là Platôn. Trong tác phẩm “Nền cộng hoà”, ông đã coi công bằng là căn cứ để xây dựng nhà nước lý tưởng. Nhà triết học Mỹ - Giôn Rols trong tác phẩm “Lý thuyết về công bằng”, đã đưa ra sự khái quát mới về khái niệm công bằng xã hội, coi công lý như là công bằng. Ông cho rằng, những bất công về kinh tế và xã hội phải được tổ chức sao cho mọi người có thể chấp nhận được và bản thân chúng cũng phải được xem xét trên cơ sở tính đến vị trí và chức năng của mỗi người. Với quan niệm này, ông đã đưa ra nguyên tắc “tối đa hóa cái tối thiểu” cho những người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội và xem đó như lý tưởng của xã hội công bằng; con đường tiến lên xã hội công bằng đó là bằng đạo đức. Triết gia I.Kant lại cho rằng để
  • 20. 18 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM loại bỏ được tính đối kháng sinh ra từ những mâu thuẫn bất công trong xã hội, con người cần phải thiết lập một xã hội công dân pháp quyền phổ biến trong đó các thành viên có thể dành được tự do trên cơ sở phải tôn trọng quyền tự do của người khác. Như vậy, nhìn chung các triết gia đều thừa nhận sự khác biệt, bất bình đẳng về giai cấp và chưa lí giải được nguồn gốc sâu xa của những bất công xã hội ấy. Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã đặt nền móng cho quan niệm duy vật lịch sử về công bằng xã hội. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, C.Mác viết: “Lao động [của người công nhân] sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho những người giàu, nhưng chính nó lại sản xuất ra bần cùng hoá của công nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân. Nó thay lao động thủ công bằng máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân khác thành những cái máy. Nó sản xuất ra trí tuệ, nhưng cũng sản xuất cả sự đần độn, ngu ngốc cho công nhân” [58, tr.131]. Đến tập I của bộ Tư bản đồ sộ (1867), C.Mác lại chứng minh rằng: Trong xã hội tư bản - một xã hội dựa trên quyền chiếm hữu của chủ tư bản đối với giá trị thặng dư trong sản phẩm lao động của người làm thuê, thì “sự tích luỹ của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích lũy sự nghèo khổ, sự dốt nát và sự trụy lạc tinh thần ở cực đối lập” [54, tr.909]. Nhưng theo C.Mác, tình trạng bất công xã hội ấy không phải là vĩnh viễn. Để xoá bỏ được những bất bình đẳng trên, chúng ta phải thực hiện công bằng xã hội, phải thực hiện nguyên tắc “Phân phối theo lao động”. Đặc biệt trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, được viết vào giữa năm 1875, khi bàn về vấn đề phân phối ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, C.Mác chỉ ra rằng: “Vậy một khi đã khấu trừ các khoản đi rồi, mỗi người sản xuất nhận trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội. Cái mà anh ta đã cống hiến cho xã hội là lực lượng lao động của cá nhân anh ta” [56, tr.33], đồng thời C.Mác cũng chỉ rõ “Nhưng đối với việc phân phối những vật phẩm ấy giữa từng người sản xuất thì thống trị ở đây, cũng vẫn là cái nguyên tắc trong việc trao đổi những hàng hoá - vật ngang giá: một số lượng lao động dưới một hình thức này
  • 21. 19 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM được đổi lấy cùng một số lượng lao động dưới một hình thức khác. Vì vậy ở đây, về nguyên tắc, cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản... ” [56, tr.36]. Như vậy, ở đây C.Mác đã có sự phân biệt giữa công bằng xã hội với bình đẳng xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội. C.Mác viết: “Với một công việc ngang nhau và do đó, với phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia...” [56, tr.35]. Từ sự phân tích ấy, ông đi đến kết luận rằng, muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy, thì quyền phải là không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng. Mặt khác, theo C.Mác, với tư cách một nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý, quyền không thể ở cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định. Chủ nghĩa Mác cũng cho rằng, sở dĩ trong xã hội hiện tại, còn chưa có bình đẳng, công bằng thực sự, bởi xã hội vẫn còn bất công, chưa xoá bỏ được nguyên nhân mà suy cho đến cùng, sinh ra bất công - chế độ tư hữu. Muốn có công bằng, bình đẳng thật sự, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Theo ý nghĩa đó những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu” [54, tr. 616]. Đồng thời phải đặt công bằng xã hội trong quan hệ với bình đẳng, dân chủ đích thực, điều mà chỉ có được trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội không còn giai cấp. V.I.Lênin khẳng định: “Dân chủ nghĩa là bình đẳng… phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xoá bỏ giai cấp” [44, tr.22]. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định, chặng đường để đi đến công bằng, bình đẳng thực sự, đòi hỏi loài người phải thực hiện qua hai giai đoạn: xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Giai đoạn đầu công bằng xã hội được thực hiện theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Giai đoạn thứ hai công bằng xã hội được thực hiện theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu: “Trong một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của con người vào sự phân công lao động của họ không còn nữa và
  • 22. 20 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cùng với nó sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng không còn nữa; khi mà lao động trở thành không những là phương tiện để sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả nguồn của cải của xã hội đều tuôn ra dồi dào, chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” [55, tr.36]. Mối quan hệ giữa phân hoá giàu nghèo và “Phân hóa giai cấp” Khi phân tích sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, chúng ta thấy rằng giữa khái niệm phân hoá giàu nghèo và phân hóa giai cấp cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau và giao thoa lẫn nhau. Khái niệm phân hoá giàu nghèo có sự giống và khác với khái niệm phân hóa giai cấp. V.I.Lênin, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, đã có quan niệm rất rõ ràng về giai cấp, theo ông, giai cấp là: “những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường là những quan hệ được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ; về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế nhất định” [48, tr.17-18]. Theo định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin, thực chất của sự phân hóa những con người trong cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau chính là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định và do đó có khả năng khách quan dẫn đến một thực tế là “tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác”. Cũng do đó, thực chất của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Thực tế lịch sử nhân loại đã chứng minh điều này, đó là sự phân hóa những con người trong cộng đồng xã hội
  • 23. 21 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thành các giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ trong thời cổ đại, chúa đất và nông nô thời trung cổ, tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, có thể thấy rằng, phân hoá giàu nghèo và phân hóa giai cấp có cùng nguồn gốc, đó là bất bình đẳng xã hội; từ sự khác nhau về địa vị xã hội, về tài sản, tư liệu sản xuất, trình độ được đào tạo và uy tín tạo ra. Tuy nhiên, phân hoá giàu nghèo và phân hóa giai cấp cũng có sự khác nhau: phân hoá giàu nghèo thường là nguồn gốc, mầm mống gây ra phân hóa giai cấp, và còn là biểu hiện của phân hóa giai cấp. Nhưng không phải bất kỳ sự phân hoá giàu nghèo nào cũng dẫn tới sự phân hóa giai cấp. Tóm lại, hiểu rõ và làm phong phú hơn nội hàm khái niệm phân hoá giàu nghèo, mối quan hệ của nó với bất bình đẳng xã hội, phân cực xã hội, phân hóa xã hội, phân tầng xã hội, phân hóa giai cấp, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân, thực trạng cũng như phương hướng, biện pháp để giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nói riêng. Từ cách tiếp cận trên, có thể khẳng định phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng xã hội bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển. Nhưng có điều là chúng ta không được để cho sự phân hoá giàu nghèo đến mức làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Những quan điểm quy kết sự tồn tại giàu - nghèo vào các quan hệ đạo đức, cho là bất công một cách đơn thuần, sẽ không thể đề ra được những giải pháp thỏa đáng để giải quyết vấn đề này. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Kinh tế là lĩnh vực hoạt động đầu tiên phục vụ sự tồn tại và phát triển của loài người, là phương thức sống cơ bản song song với đời sống tinh thần cùng thúc đẩy xã hội loài người tiến lên. Trong đó, kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của phương thức hoạt động kinh tế. Qúa trình phát triển kinh tế thị trường gắn liền với quá trình phát triển xã hội loài người cả về năng lực hoạt động lẫn trình độ của đời sống. Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển theo quy luật cạnh tranh tự do, nên
  • 24. 22 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo hết sức rõ rệt. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng làm cho mâu thuẫn giai cấp tăng lên tột đỉnh và đẩy đến những cuộc đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị dẫn đến cách mạng xã hội. Sự phát triển của kinh tế thị trường làm tăng nhanh sự giàu có cho xã hội: “Chỉ chưa đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại” [54, tr.603]. Nhưng cũng chính kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một xã hội mà ở đó thu nhập của người giàu gấp hàng trăm lần thu nhập của người nghèo; quan hệ bình đẳng, quyền dân chủ, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng, nền đạo đức xã hội ngày càng bị đảo lộn; quan hệ người - người, hầu như do đồng tiền chi phối... Về khía cạnh này, phát triển kinh tế thị trường đi ngược lại tiến bộ xã hội, phản nhân đạo. Do đó, C.Mác và Ph.Ăngghen không dự báo về một mô hình chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế hàng hóa. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngghen viết: “Cùng với việc xã hội nắm lấy những tư liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa cũng bị loại trừ, và do đó, sự thống trị của hàng hóa đối với những người sản xuất cũng bị loại trừ” [53, tr.392]. Tuy nhiên ở đây Ph.Ăngghen nói đến trường hợp một xã hội xã hội chủ nghĩa đã ở trình độ đầy đủ, chín muồi, tức là ở giai đoạn cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin trước Cách mạng Tháng Mười, cũng cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế hàng hóa sẽ bị xóa bỏ (để tổ chức nền sản xuất hàng hóa không có những nhà kinh doanh). Thế nhưng đến mùa Xuân năm 1921, khi nội chiến kết thúc, trước những nhiệm vụ nặng nề của việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả của chính sách cộng sản thời chiến, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới, mà nội dung chủ yếu thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận tự do buôn bán, cho phép tồn tại đến một giới hạn nhất định thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Vận dụng những quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, cùng với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí
  • 25. 23 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Minh khẳng định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phải luôn luôn và nhất định coi trọng vấn đề công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, gắn công bằng xã hội với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, những xung đột, căng thẳng trong xã hội là do thiếu công bằng và dân chủ. Vì vậy, Người nhắc nhở trong công tác phân phối, lưu thông, có hai điều phải luôn luôn nhớ: “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng Khôngsợnghèo chỉsợlòngdânkhôngyên”[60, tr.46]. Theo Người, nguyên tắc phân phối công bằng là: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng” [60, tr. 65]. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, sự bình đẳng của những người lao động phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, mà cụ thể là sự ngang bằng nhau về địa vị làm chủ nước nhà, làm chủ tư liệu sản xuất, bảo đảm cho mỗi người đều có thể phát huy mọi khả năng của mình để vươn tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Như vậy theo quan điểm của Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nó không phải là chủ nghĩa bình quân cào bằng trong sự nghèo khổ. Đây cũng là nguyên tắc phân phối công bằng cơ bản, được áp dụng trong điều kiện nước ta hiện nay. Việc vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, với những hình thức sở hữu đan xen nhau, với những giai tầng, nhóm xã hội và những con người cụ thể khác nhau về mọi mặt là một vấn đề cần thiết và rất quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nếu hiểu bình đẳng và công bằng như cách hiểu thiển cận trước đây - với việc bình quân và cào bằng trong phân phối - thì sẽ làm triệt tiêu các yếu tố tích cực, năng động của xã hội. Nếu không tạo điều kiện, môi trường, những hình thức kinh tế thích hợp để khơi dậy nguồn lực vật chất, động lực lợi ích và năng lực lao động sáng tạo của người lao động với tư cách là những người chủ tư liệu sản xuất - do quá đề cao lợi ích xã hội và lợi ích giai cấp, nhưng không tác động đồng thuận với việc phát huy động lực cá nhân; hoặc động lực tinh thần không được gắn liền với động lực khuyến
  • 26. 24 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM khích lợi ích vật chất - thì sẽ không tạo ra được sự ổn định và những nhân tố bền vững lâu dài cho sự phát triển... Tăng trưởng kinh tế trong chủ nghĩa xã hội là điều kiện khách quan để xóa bỏ những bất bình đẳng, bất công đã và đang tồn tại - kể cả những bất bình đẳng do chủ nghĩa bình quân cào bằng trước đây đẻ ra. Tất nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sẽ nảy sinh hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân. Nhưng nếu sự giàu có do tài năng và phẩm chất trong lao động (ví như sự giàu có của các doanh nhân thành đạt, làm ăn chân chính, đúng luật pháp)… thì việc thu nhập không ngang nhau của những người có trí tuệ năng lực và phẩm chất không ngang nhau thì đó lại là lẽ công bằng. Ngược lại cái không thể chấp nhận và có thể xem là sự bất công nếu trong điều kiện hiện nay, có sự cách biệt giữa người lao động chân chính đang sống nghèo khó với những kẻ làm giàu phi pháp bằng các hành vi tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, đặc quyền đặc lợi. Chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội X là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên thực tiễn hơn 20 năm đổi mới ở nước ta đã cho thấy, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, bằng các phương thức linh hoạt, sáng tạo, gian khổ để đạt tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là quá trình mà Đảng ta và nhân dân ta vừa rút kinh nghiệm, học hỏi, vừa tìm tòi sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn. Song bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, những chủ trương chính sách mới trong kinh tế cũng đã để lại một số vấn đề về công bằng xã hội mà nếu không giải quyết một cách thỏa đáng, sẽ trở thành mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong đó nổi bật nhất là xu hướng gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa tầng lớp có thu nhập cao và tầng lớp có thu nhập thấp trong cả nước. Vì thế không ít người vẫn quan niệm rằng, kinh tế thị trường ở nước ta đang tạo nên sự phân hoá giàu nghèo, còn sự phân hoá giàu nghèo là biểu hiện của sự không công bằng trong xã hội: “Nơi nào có kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Dường
  • 27. 25 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM như phân tầng xã hội, phân hoá xã hội là bạn đồng hành của kinh tế thị trường” [47, tr.44]. Nhưng sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đã cho thấy, sự phân hoá giàu nghèo gần như là hiện tượng vốn có của đời sống xã hội. Con người sinh ra vốn đã khác nhau về năng lực thể chất và tinh thần. Thêm vào đó, sự khác nhau về cơ hội và điều kiện xã hội cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về thu nhập được tích tụ dần dần, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Ngay cả trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng có sự phân hoá giàu nghèo được che đậy dưới các hình thức tinh vi và kín đáo. Khi các lực lượng sản xuất cùng với khoa học, kỹ thuật và công nghệ càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì tốc độ phân hoá giàu nghèo càng lớn. Các chế độ xã hội, các quốc gia khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mình mà xử lý vấn đề đó khác nhau. Do vậy, có thể khẳng định, sự phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi. Sự phân hoá này, vừa có ý nghĩa tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế. Bởi vì, một mặt nó kích thích các cá nhân phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm việc chăm chỉ, cần mẫn và tìm cách vươn lên làm giàu, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của mình để tránh rơi vào tình trạng đói nghèo. Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo, cũng tiểm ẩn nguy cơ dẫn đến những phân tầng xã hội sâu sắc hơn về lối sống và vị thế xã hội, về đẳng cấp và giai tầng; tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng các mâu thuẫn xã hội, làm xói mòn và làm suy giảm quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã vốn rất bền vững. Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chưa gay gắt đến mức trở thành nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội. Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó sẽ là một nhân tố có khả năng dẫn đến các xung đột, gây bất ổn định xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực nảy sinh đó của sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nói cách khác là Việt Nam phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một nền kinh tế thị trường nhân văn. Kinh nghiệm thực tế đã chứng
  • 28. 26 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM minh, cần phải có sự can thiệp “đủ độ” của nhà nước thông qua việc tạo ra những điều kiện cho kinh tế phát triển, bao gồm cả việc thực hiện công bằng xã hội ít hoặc nhiều ngay ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế. Có như vậy, mới huy động được mọi nguồn lực xã hội cho phát triển nhanh, bền vững và mới hoà vào được dòng chảy chung của nhân loại, để được cả cộng đồng tiến bộ trên thế giới hưởng ứng, ủng hộ. 1.2. Những cơ sở phân loại giàu nghèo và những phương pháp tiếp cận phân hoá giàu nghèo 1.2.1. Những cơ sở phân loại giàu nghèo Giàu và nghèo là khái niệm tương đối, do đó để xác định và có thể đưa ra được một quan niệm chung hiểu theo nghĩa duy nhất, tuyệt đối, như thế nào là nghèo, như thế nào là giàu giữa các quốc gia khác nhau là vấn đề rất khó, nếu không muốn nói là không tưởng. Tại sao lại như thế? Lý do cơ bản vì điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng dân tộc và do vậy, khả năng đáp ứng các nhu cầu của đại đa số dân chúng về mức độ hưởng thụ của cải vật chất và tinh thần ở mỗi dân tộc, quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, ngay ở trong cùng một quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nhu cầu đáp ứng vật chất và tinh thần cũng rất khác nhau. Từ đó, dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề như thế nào là giàu, và vấn đề như thế nào là nghèo. Khái niệm giàu Giàu là khái niệm dùng để “chỉ những người, những gia đình (gọi chung là hộ) có nhiều tiền của; trái với nghèo” [95, tr.395]. Trên thực tế để đưa ra được một khái niệm thế nào là người giàu, hộ giàu thật không đơn giản. Do vậy, để xác định người giàu, hộ giàu, phần lớn người ta thường dựa vào các tiêu chí như có nhà biệt thự, nhà ở kiên cố với những tài sản đắt tiền, như ô-tô, máy điều hòa nhiệt độ... Đồng thời, những hộ giàu có điều kiện để nâng cao mức sống và tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao, có điều kiện học tập
  • 29. 27 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nâng cao trình độ, có khả năng tích luỹ tiền bạc, của cải. Cùng với những điều kiện đó, vị thế và uy tín của họ trong xã hội cũng được coi trọng. Hiện nay, bên cạnh cách tính chênh lệch giữa người giàu và người nghèo về tài sản, về chi tiêu, về sở hữu tư liệu sản xuất, các nhà nghiên cứu xã hội thường căn cứ vào 20% dân số có mức thu nhập cao nhất tính làm tầng lớp dân cư giàu có. Theo cách tính này, đã thể hiện được thu nhập của tầng lớp dân cư giàu có trong xã hội và căn cứ vào các tiêu chí này có thể xem xét một cách lượng hoá được sự chênh lệch giàu nghèo. Tuy vậy, hạn chế của cách xem xét này là không đề cập được các tiêu chí định tính khác khi đánh giá về mức giàu. Bởi, chúng ta thấy việc xác định thu nhập của người dân, nhất là người có thu nhập cao trong xã hội hiện nay ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng là vấn đề hết sức khó khăn, vì tài sản và thu nhập lại liên quan trực tiếp tới vấn đề thuế, uy tín xã hội, tiêu cực xã hội. Bên cạnh đó, những thông tin thu được trong việc này chỉ nhờ vào sự tự giác của mỗi người dân, và như thế là thiếu tính tin cậy trong nghiên cứu. Do vậy, để xác định được hộ giàu, ngoài tiêu chí về thu nhập thuần tuý, theo chúng tôi, cần căn cứ vào tài sản, nhất là bất động sản và tham khảo thêm các tiêu chí định tính khác để đánh giá. Khái niệm nghèo Từ trước đến nay, khi đề cập đến khái niệm đói nghèo, chúng ta thường tiếp cận khái niệm đói nghèo như một phạm trù, nhưng về thực chất đó lại là hai phạm trù khác nhau: đói và nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những khái niệm về đói nghèo phản ánh sự khác biệt giữa đói và nghèo. Tìm hiểu nội hàm của phạm trù đói và nghèo là việc làm rất cần thiết, bởi vì nó vừa là cơ sở, tiền đề để hiểu thuật ngữ “xóa đói, giảm nghèo” mà các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và các nhà nghiên cứu thường đề cập, vừa là cơ sở, tiền đề để Đảng và Nhà nước ta đề ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề xóa đói, giảm nghèo và giảm sự phân hoá giàu nghèo. Song hiện nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa duy nhất về đói nghèo và do đó theo chúng tôi cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được đói nghèo.
  • 30. 28 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương và phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [62, tr.80]. Định nghĩa trên hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. Trong “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000”, các nhà khoa học Việt Nam thống nhất với nhau một số khái niệm như sau: Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo tuyệt đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Nghèo tương đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Đói: tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo ở Việt Nam. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá đói nghèo: Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một năm (GNP/người/năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trong một năm (GDP/người/năm). Thứ hai, chỉ số phát triển con người (Human Development
  • 31. 29 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Index - HDI). Chỉ số HDI phản ánh thành tựu phát triển của một quốc gia trên ba phương diện: mức sống, trình độ giáo dục và tuổi thọ trung bình của con người. Ở Việt Nam, tiêu chí đánh giá đói nghèo được xác định dựa trên cơ sở: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người trong một tháng hoặc một năm được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi (thường lấy gạo để đánh giá). Tiêu chí này được xem là yếu tố cơ bản nhất để xác định tình trạng đói nghèo ở nước ta trong những năm qua. Thứ hai, điều kiện dinh dưỡng, y tế, giáo dục… là các tiêu chí bổ sung để đánh giá tình trạng đói nghèo. Bắt đầu từ năm 1993, ở Việt Nam, chuẩn đói nghèo mới được xây dựng lần đầu và được điều chỉnh nhiều lần trong các năm tiếp theo do sự biến động của nền kinh tế với nhiều cơ quan tham gia nghiên cứu, xây dựng, đó là Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Năm 2000, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1143/2000/QĐ-BLĐTBXH quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005. Khi đó, một mặt nền kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng nâng cao thu nhập, đồng thời lạm phát đã được kìm chế một cách vững chắc, tiêu chí về thu nhập đã được nâng lên về mặt lượng. Hơn nữa, tỷ lệ đói đã giảm mạnh, nhiều nơi không còn hộ đói, vì vậy chuẩn nghèo được tính chung không phân biệt đói và nghèo. Chuẩn nghèo được xác định với mức thu nhập là: Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng. Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng [5, tr.2]. Đến năm 2005, theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 7/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng khu vực: Khu vực nông thôn: 200.000đ /người /tháng Khu vực thành thị: 260.000đ /người /tháng. 1.2.2. Những phương pháp tiếp cận sự phân hoá giàu nghèo
  • 32. 30 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Không phải ở tất cả các nước nghèo mọi người đều có thu nhập thấp và ngược lại ở tất cả các nước giàu mọi người đều có thu nhập cao. Trong thực tế, ở tất cả các nước đều có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập. Người ta còn nhận thấy rằng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, mức độ chênh lệch này cũng gia tăng, bởi vì thu nhập của dân cư tăng theo mức độ khác nhau. Sự gia tăng mức độ chênh lệch sẽ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn đến phân hoá giàu nghèo. Các nhà kinh tế học và xã hội học đã đưa ra các cách tiếp cận sự phân hoá giàu nghèo như sau: Phương pháp thứ nhất là phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Theo phương pháp này, người ta chia tổng số hộ ra thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau (mỗi nhóm có số hộ bằng 20% tổng số hộ), theo mức thu nhập bình quân đầu người (nhóm 1 là nhóm nghèo, nhóm 2 là nhóm dưới trung bình, nhóm 3 là nhóm trung bình, nhóm 4 là nhóm khá, nhóm 5 là nhóm giàu). Để nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng, người ta sử dụng biểu đồ, được gọi là đường cong Lorenz, phương pháp này dùng đồ thị và hệ trục tọa độ vuông góc để biểu diễn dân số và thu nhập tương ứng của dân số. Trục hoành biểu diễn tỷ trọng (%) dân số cộng dồn; Trục tung biểu diễn tỷ trọng (%) thu nhập cộng dồn; Nếu trong xã hội, phân phối thu nhập là tuyệt đối công bằng nghĩa là cứ 20% dân số sẽ nhận được 20% thu nhập, 40% dân số sẽ nhận được 40% thu nhập... thì đồ thị đường phân phối thu nhập sẽ là đường phân giác. Trong thực tế, phân phối thu nhập không có sự tuyệt đối công bằng như vậy mà có sự chênh lệch. Số lượng lớn các hộ nghèo lại chiếm tỷ trọng thu nhập rất thấp, ngược lại tỷ trọng nhỏ của bộ phận dân cư giàu có lại có thu nhập chiếm tỷ trọng rất lớn. Khi tỷ trọng thu nhập của nhóm hộ nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm hộ giàu tăng lên thì đường Lorenz càng cách xa đường 450 .
  • 33. 31 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 0 % thu nhập 0 20 40 60 80 100 % dõn số Trong trường hợp này bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gia tăng. Đường cong Lorenz càng gần với đường 450 thì phân phối thu nhập càng công bằng. Phương pháp thứ hai là phương pháp tính hệ số GiNi. Hệ số Gini được tính toán trên cơ sở đường cong Lorenz. Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 450 và đường cong Lorenz được ký hiệu là A, phần còn lại của tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong Lorenz và hai đường vuông góc được ký hiệu là B thì hệ số Gini được tính như sau: Diện tích A G = Diện tích = 1 - (xi-xi-1)x(yi-yi+1) Trong đó: xi: Là % dân số cộng dồn; yi: Là % thu nhập (chi tiêu) cộng dồn; Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1; càng tiến gần đến 0 là tiến đến sự bình đẳng cao, càng tiến gần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng cao. Dựa vào những số liệu thu thập được, Ngân hàng thế giới (WB) nhận thấy trong thực tế giá trị của hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0.2 đến 0.6. WB cũng đưa ra nhận xét về sự biến động của hệ số Gini: đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến 100 80 60 40 20
  • 34. 32 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM động từ 0.3 đến 0.5, đối với những nước có thu nhập cao, hệ số Gini biến động từ 0.2 đến 0.4. Từ đó, WB cũng đưa ra nhận xét rằng hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh 0.3. Ngoài các phương pháp tổng quát trên, người ta còn so sánh giữa nhóm giàu, nhóm nghèo về một số chỉ tiêu như tỷ trọng chi tiêu cho đời sống, về nhà ở, về khối lượng tiêu dùng một số sản phẩm chủ yếu, nguồn nước dùng, loại hố xí, nguồn thắp sáng chính, đồ dùng lâu bền... Tóm lại, hiện nay nghèo đói và phân hoá giàu nghèo, đã và đang lan rộng khắp toàn cầu, đồng thời nó trở thành một chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, sự phân hoá này là một hiện tượng tất yếu khách quan và ngày càng trở nên đặc biệt bức xúc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta, và cả cộng đồng cùng quan tâm, giải quyết.
  • 35. 33 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 2 SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ 2.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Thực trạng phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay được xem xét trên nhiều phương diện: từ mức độ giàu nghèo tới mức độ chênh lệch giàu nghèo, giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, người giàu nhất và người nghèo nhất, trên cơ sở tiêu chí không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng cuộc sống, không chỉ về mặt vật chất mà cả tinh thần… Sự phân hoá này ngày càng biểu hiện rõ nét và diễn ra trên nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn và cũng do hạn chế của bản thân, nên tác giả chỉ khảo sát ở các khía cạnh sau đây: nhân khẩu học; giáo dục; y tế và chăm sóc sức khoẻ; lao động và việc làm; thu nhập; chi tiêu; nhà ở, tiện nghi; tín dụng và vay vốn… Tuy nhiên, qua quá trình phân hoá, số hộ giàu nghèo ở mỗi địa phương hoặc trong cùng một địa phương có sự chênh lệch khác nhau và luôn biến động qua từng năm, từng thời kỳ. 2.1.1. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh thu nhập Qua khảo sát thu nhập ở Vĩnh Phúc năm 2006 cho thấy, khu vực thành thị thu nhập là 805,2 ngàn đồng, cao hơn 1,6 lần so với khu vực nông thôn, tỷ lệ này ở Vĩnh Phúc không cao so với cả nước (năm 2004 thu nhập khu vực thành thị cả nước gấp 2,16 lần so với khu vực nông thôn). Nếu chia tổng số hộ điều tra theo 5 nhóm bằng nhau và sắp xếp theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ thấp đến cao thì sẽ có: nhóm 1 là nhóm các hộ nghèo nhất, nhóm 2 các hộ nghèo vừa, nhóm 3 các hộ trung bình, nhóm 4 các hộ khá,
  • 36. 34 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nhóm 5 các hộ giàu. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở 5 nhóm thu nhập đều tăng, ta có biểu so sánh kết quả thu nhập bình quân 1 người 1 tháng như sau: Bảng 2.1.1. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính:1000 đồng 2002 2004 2006 2008 Cả nước 356,08 484,4 629,7 Khu vực đồng bằng sông Hồng 353,12 488,2 643,5 Tỉnh Vĩnh Phúc 264,96 403,9 540,2 1,008,2 Chia theo 5 nhóm thu nhập: - Nhóm 1 106,41 156,9 215,4 366,3 - Nhóm 2 162,63 251,9 333,5 584,7 - Nhóm 3 219,97 323,7 452,8 767,4 - Nhóm 4 293,11 442,4 618,9 1.065,9 - Nhóm 5 543,16 845,4 1.079,3 2.251,3 Nguồn: [10, tr.21]. Chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1 năm 2006 toàn quốc là 7,86 lần, khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 6,43 lần; tỉnh Vĩnh Phúc là 5,01 lần. Năm 2008, chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1 của tỉnh Vĩnh Phúc là 6,15 lần. Tuy chưa có số liệu chính thức về mức độ chênh lệch thu nhập nhóm 5 so với nhóm 1 chính thức của toàn quốc và khu vực Đồng bằng Sông Hồng, để so sánh với tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn thì khoảng cách phân hoá giàu nghèo chung của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn sẽ thấp hơn so với toàn quốc và khu vực. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với phân tầng mức sống được bộc lộ rõ nét qua quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp đã làm cho phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn. Hiện nay, nghề đang đem lại thu nhập chính cho các hộ nông dân vẫn chủ yếu là nghề nông nghiệp. Thực tế ở Vĩnh Phúc cho thấy, ở đâu làng xã còn thuần nông, làm ruộng là nghề chính thì ở đó đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập
  • 37. 35 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM bình quân đầu người thấp nhất. Muốn tăng thu nhập chỉ bằng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm thêm các ngành nghề khác, trong đó tham gia lao động tại các tỉnh, thành phố khác. 2.1.2. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh nhà ở, tiện nghi, đồ dùng lâu bền Về nhà ở Năm 2006, ở Vĩnh Phúc khu vực thành thị diện tích ở bình quân 1 người là 22,15 m2 (năm 2002 là 13,9 m2 ; năm 2004 là 19,57 m2 ); khu vực nông thôn là 13,13 m2 (năm 2002 là 10,4 m2 ; năm 2004 là 12,16 m2 ). Năm 2006, theo 5 nhóm thu nhập thì nhóm 1 có diện tích ở bình quân 1 người thấp nhất (9,78 m2 ), tỷ lệ này tăng dần, nhóm 5 có diện tích ở bình quân 1 người là cao nhất 23,41 m2 Bảng 2.1.2. Tỷ lệ hộ chia theo loại nhà, thành thị nông thôn Đơn vị tính: % Nhà biệt thự Nhà kiên cố khép kín Nhà kiên cố không khép kín Nhà bán kiên cố Nhà tạm và nhà khác Năm 2006 - 9,6 11,1 78,1 1,2 Trong đó: - Thành thị - 32,6 11,1 54,8 1,5 - Nông thôn - 4,3 11,1 83,4 1,2 Năm 2004 - 6,1 11,7 77,1 5,1 Trong đó: - Thành thị - 20,0 20,8 57,5 1,7 - Nông thôn - 3,3 9,8 81,1 5,8 Năm 2002 - 2,2 7,5 81,9 8,4 Trong đó: - Thành thị - 15,1 17,7 66,5 0,7 - Nông thôn - 0,7 6,2 83,7 9,4 Nguồn: [10, tr. 27]. Về tài sản cố định và đồ dùng lâu bền Năm 2002 trị giá bình quân đồ dùng lâu bền của 1 hộ trong tỉnh là 5.605 triệu đồng, trong đó khu vực thành thị là 11.206 triệu đồng, nông thôn là 4.805 triệu đồng; năm 2004 trị giá bình quân đồ dùng lâu bền của 1 hộ trong tỉnh là 9.681 triệu đồng, trong đó khu vực thành thị là 14.989 triệu đồng, nông thôn là 8.724 triệu đồng; đến năm 2006 trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ trong tỉnh đã là 14.866
  • 38. 36 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM triệu, tăng 1,5 lần so với năm 2004, tăng 2,7 lần so với năm 2002; trong đó khu vực thành thị là 24.643 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2004 và 2,2 lần so với năm 2002; nông thôn là 12.602 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2004 và 2,6 lần so với năm 2002. Tỷ lệ đồ dùng lâu bền chia theo 5 nhóm thu nhập năm 2006: Hộ thuộc nhóm nghèo thường thiếu các đồ dùng và tiện nghi hiện đại, 35,8% hộ nhóm nghèo có xe máy thì các hộ thuộc nhóm giàu là gần 77%. Chỉ có trên 5% số hộ thuộc nhóm nghèo có điện thoại cố định, trong khi đó thì tỷ lệ này thuộc nhóm giàu là 73%. Và hầu như người nghèo không có tài sản đắt tiền như máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ, bình tắm nóng lạnh, máy giặt... Và như một quy luật chung, người nghèo thường chỉ có các đồ dùng có trị giá thấp như xe đạp, đài cát sét... 2.1.3. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh nhân khẩu học Nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2006 ở tỉnh Vĩnh Phúc là 4,54 người (năm 2004 là 4,56 người; năm 2002 là 4,7 người). Tuy nhiên, so sánh với số liệu của toàn quốc và vùng Đồng bằng sông Hồng 3 năm thì bình quân nhân khẩu của Vĩnh Phúc còn tương đối cao (toàn quốc năm 2002 là 4,44; năm 2004 là 4,36; năm 2006 là 4,24; vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2002 là 3,97; năm 2004 là 3,92; năm 2006 là 3,9). Bảng 2.1.3. Nhân khẩu bình quân chia theo 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính: Người/hộ Chung Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập Thành thị Nông thôn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Năm 2002 4,7 4,4 4,7 5,1 5,0 4,8 4,5 4,2 Năm 2004 4,56 4,06 4,65 4,90 4,78 4,76 4,4 4,05 Năm 2006 4,54 3,96 4,67 4,87 4,87 4,72 4,49 3,90 Nguồn: [10, tr.16]. Như vậy, nhân khẩu bình quân 1 hộ trong khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị bình quân các năm thành thị là 4 người/1 hộ trong khi đó nông thôn là 4,6 người/hộ; tuy nhiên số lao động bình quân 1 hộ của 2 khu vực lại xấp xỉ bằng nhau (khoảng 2,5 lao động/hộ). Điều này lý giải một phần nguyên nhân dẫn đến thu nhập
  • 39. 37 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM bình quân và chi tiêu bình quân khu vực thành thị đều cao hơn nông thôn. Trong 5 nhóm thu nhập thì nhóm 5 có nhân khẩu bình quân 1 hộ là thấp nhất, nhóm có nhân khẩu bình quân 1 hộ cao nhất là nhóm 1 và nhóm 2. 2.1.4. Thực trạng phân hoá giàu nghèo xét về khía cạnh giáo dục Thực tế cho thấy, giáo dục trang bị các kỹ năng, kiến thức và cách nhìn nhận giúp tạo các cơ hội cho những người được đào tạo nâng cao năng suất lao động và có các cơ hội tốt hơn tiếp cận các công việc có thu nhập cao hơn. Giáo dục được nhìn nhận là một lĩnh vực đầu tư hiệu quả, là chìa khoá cho các cá nhân có được việc làm tốt hơn, đồng thời tăng năng suất lao động xã hội và tăng sản phẩm bình quân đầu người. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tỷ lệ dân số biết chữ cao so với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ dân số biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên đạt trên 96% (toàn quốc năm 2006 là 93,06%; năm 2004 là 92,1%; năm 2002 là 92,13%), (khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2006 là 92,9%; năm 2004 là 95,8%; năm 2002 là 95,78%). Bảng 2.1.4.1. Tỷ lệ dân số biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên chia theo thành thị, nông thôn và 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính: % Chung Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập Thành thị Nông thôn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Năm 2002 96,19 98,17 95,92 95,44 95,25 96,02 96,84 98,19 Năm 2004 95,76 97,97 95,35 91,30 95,16 95,59 95,75 98,51 Năm 2006 96,89 98,08 96,66 92,65 96,56 98,06 98,16 98,67 Nguồn: [10, tr.17]. Tỷ lệ biết chữ khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn qua cả 3 năm khảo sát. Trong 5 nhóm thu nhập, nhóm 1 các hộ nghèo nhất có tỷ lệ biết chữ thấp nhất và tăng dần theo các nhóm, nhóm 5 các hộ giàu nhất có tỷ lệ biết chữ cao nhất. Thực tế ở nhóm các hộ giàu thì tỷ lệ người biết chữ cao hơn do họ có điều kiện về
  • 40. 38 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM kinh tế và các điều kiện khác thuận lợi hơn trong việc học tập, nâng cao kiến thức so với nhóm các hộ nghèo. Chi phí giáo dục bình quân 1 người đi học 1 năm. Chi phí giáo dục năm 2006 của nhóm 5 (giàu nhất) gấp 6,2 lần so với nhóm 1 (nghèo nhất), tỷ lệ này của cả nước năm 2004 là 5,7 lần. Chi tiêu cho giáo dục đều tăng ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, mức chi tiêu cho giáo dục ở khu vực thành thị là 2.168,6 ngàn đồng cao hơn 1,87 lần so với khu vực nông thôn. Việc chi tiêu cho giáo dục ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn vì khu vực thành thị học sinh thường phải đóng góp nhiều hơn cho việc học tập như đóng trái tuyến, học thêm, đồng phục... Tương tự như vậy, nhóm các hộ giàu thường cũng chi phí cho con em mình cao hơn so với nhóm các hộ nghèo, do có điều kiện kinh tế họ thường cho con em học thêm, mua sắm thiết bị, đồ dùng học tập đầy đủ hơn... Mức chi tiêu ở nhóm 1 các hộ nghèo nhất là 515,2 ngàn đồng bằng 16,16% so với mức chi tiêu của nhóm 5 các hộ giàu nhất. Bảng 2.1.4.2. Chi phí giáo dục bình quân 1 người 1 năm cho những người đi học theo khu vực thành thị nông thôn và 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính: 1.000 đồng Chung Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập Thành thị Nông thôn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Năm 2002 453,5 1.126,0 349,7 151,2 338,2 399,9 625,4 1.010,0 Năm 2004 691,1 1.024,9 631,0 534,9 555,8 632,5 716,5 1.136,0 Năm 2006 1.296,1 2.168,6 1.159,5 515,2 753,0 865,5 1.868,1 3.188,2 Nguồn: [10, tr.18]. Chi giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và Vùng đồng bằng Sông Hồng cũng đạt cao (cả nước năm 2004 chi phí giáo dục bình quân 1 người đi học là 826,3 ngàn đồng, thành thị 1.537 ngàn đồng, nông thôn 602 ngàn đồng; Vùng đồng bằng sông Hồng năm 2004 chi phí giáo dục bình quân 916,1 ngàn đồng cho 1 người đi học). Hộ không nghèo có chi giáo dục cao hơn nhiều so với hộ nghèo, năm 2006 chi phí giáo dục của hộ không nghèo là 1.330,1 ngàn đồng/người, gấp 2,38 lần so