SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN TRIẾT HỌC
LÊ THỊ CHIÊN
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ -
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Đình Hải
HÀ NỘI - 2009.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 11
Chương1: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ 11
1.1. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội 11
1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941 12
1.1.2 Giai đoạn 1945 - 1970 16
1.2. Thời kỳ khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 20
1.2.1. Những biểu hiện của sự khủng hoảng 20
1.2.2. Công cuộc cải tổ của Goócbachốp 23
1.2.3. Sự tan vỡ của Liên bang Xôviết 25
1.3. Một số đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô 30
1.3.1. Về chính trị 30
1.3.2. Về kinh tế 32
1.3.3. Về văn hoá, xã hội và tư tưởng 33
1.3.4. Về đối ngoại 34
Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ SỰ SỤP ĐỔ
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ 36
2.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 36
2.1.1. Hệ nguyên nhân chính trị 36
2.1.2. Hệ nguyên nhân kinh tế 49
2.1.3. Hệ nguyên nhân văn hoá - xã hội 56
2.1.4. Hệ nguyên nhân do sai lầm của Goócbachốp 60
2.1.5. Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch 69
2
2.2. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số
bài học kinh nghiệm. 75
2.2.1. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
75
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô 80
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thế kỷ XX là sự
thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1922, Liên
bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập. Từ một nước tư bản
chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình, bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại
phải đóng góp và làm nghĩa vụ rất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Liên Xô đã vươn lên thành một trong những cường quốc hàng đầu
trên thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã kéo theo sự ra đời
của một số nước xã hội chủ nghĩa khác làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ
thống thế giới và ngày càng lớn mạnh.
Sau 74 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ
kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cũng như sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự sụp đổ của nó luôn được coi là sự kiện bất ngờ
lớn nhất thế kỷ XX. Liên Xô vốn là hiện thân của một chế độ xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa, là cứu tinh của nhân loại trong đại chiến thế giới thứ hai,
là niềm tự hào của những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế. Song
những diễn biến của sự khủng hoảng và sụp đổ quá nhanh nên đã trở thành
“cú sốc” lớn của cả thế giới. Một Liên bang Xôviết lớn mạnh nhanh chóng
vốn là mơ ước của nhiều nước trên thế giới giờ chỉ còn là ký ức được nhắc
đến trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất rất lớn của các
nước trên thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự tan vỡ của
Liên bang Xôviết đã làm cho các nước tư bản có cơ hội khuyếch trương và
bành trướng ảnh hưởng của mình. Nhiều người đã tin rằng “chiến lược toàn
cầu” của Mỹ với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng
sản đã thành công. Đây cũng là dịp để chủ nghĩa cơ hội lên tiếng. Rất nhiều
4
nhà tư tưởng đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời” nên lý luận của chủ
nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và về chủ nghĩa xã hội nói
chung đã không còn phù hợp nữa.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô cũng đã tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trong tư tưởng của
những người luôn ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong đó có một số học giả ở Việt
Nam. Những người luôn phản đối chủ nghĩa xã hội được dịp lên tiếng phê
phán, bài xích những khuyết điểm mà Liên Xô đã mắc phải. Họ cho rằng sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng chính là sự cáo chung của cả hệ
thống xã hội chủ nghĩa nói chung. Vì vậy, thế giới cần tiếp tục con đường phát
triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Những người vốn trung thành với chủ
nghĩa xã hội lại càng hoang mang, mất niềm tin, dao động lập trường tư
tưởng.
Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi Việt Nam đang tăng
cường hợp tác với các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản và từng
bước gia nhập các tổ chức quốc tế, nhiều người cũng nghi ngờ về mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đặt ra và nhân dân ta đang tích cực
xây dựng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng
đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ
quá độ. Muốn vậy, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực chất của sự sụp đổ ấy để rút ra những
bài học kinh nghiệm và tìm ra những cách thức, bước đi, những phương pháp
hợp lý trong việc xây dựng chủ nghĩa ở nước ta đồng thời có thể tránh lặp lại
những thiếu sót mà Liên Xô đã từng mắc phải.
Gần hai thập kỷ qua, sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu, họ đã tìm hiểu sự sụp
5
đổ này ở những góc độ khác nhau, với những mục đích khác nhau. Từ góc độ
triết học, chúng tôi cũng quan tâm đến nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô nhằm tìm ra bản chất của sự sụp ấy để đưa ra được
một số bài học kinh nghiệm lịch sử. Ý nghĩa của việc tìm hiểu những nguyên
nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những bài học kinh nghiệm
cần được nhìn nhận không chỉ theo “chiều thuận” mà cả theo “chiều nghịch”.
“Bài học thất bại” của Liên Xô cần phải trở thành bài học không chỉ cho việc
lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản mà cả cho việc quản lý kinh tế, xã hội
và đất nước nói chung. Nhận thức rõ vấn đề này là việc làm rất cần thiết, bổ
ích bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, toàn diện và thực
chất về một sự kiện chấn động lịch sử toàn nhân loại trong suốt thế kỷ qua.
Bởi thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
của Liên Xô: Những quan điểm lý luận chủ yếu làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu phân tích
một số quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà nghiên cứu về những nguyên
nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Tình hình nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên khi làm đề tài này chúng tôi chưa có
điều kiện tìm hiểu những tài liệu được viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, chúng
tôi đã cố gắng tập hợp được một số công trình nghiên cứu, một số cuốn sách
được viết bằng tiếng Việt và sách dịch từ tiếng nước ngoài, một số bài báo
tiêu biểu trên các tạp chí, tập san bàn về vấn đề này:
+ Các công trình khoa học như: Chương trình khoa học xã hội cấp nhà
nước KX. 08: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu: Nguyên nhân sụp
đổ và bài học kinh nghiệm do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn
Chí Mỳ chủ biên (năm 2002); Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội (Đề
tài cấp bộ) do Nguyễn Trọng Chuẩn và IU.K. Pletnicốp đồng chủ nhiệm
6
(2005). Trong các tác phẩm này, thông qua việc tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội
nói chung, các tác giả cũng bàn về những nguyên nhân của sự sụp đổ chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và đưa ra một số bài học kinh nghiệm lịch
sử.
+ Luận án PTS KH Lịch sử: Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay của
Ngô Hoan, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 1995). Vì đây là
một luận án khoa học lịch sử nên tác giả đã tiếp cận nguyên nhân sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới góc độ lịch sử bằng việc chia ra nguyên nhân
bên trong, bên ngoài; nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp.
+ Các cuốn sách của các học giả vốn là những nhà lãnh đạo, những Đảng
viên Đảng cộng sản Liên Xô như: V.I. Bôndim: Sự sụp đổ của thần tượng:
Những nét chấm phá về chân dung M.X. Goócbachốp, V.A. Métvêđép: Ê
kíp Goócbachốp nhìn từ bên trong, V.Páplốp - A. Lukianốp -V.Griuscốp:
Goócbachốp - Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, Víchto Iliukhin: Tổng
thống bị kết tội. Vốn là những người trong cuộc, các tác giả đã đưa ra những
thông tin rất “nội bộ” về diễn biến của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và những nguyên nhân “bên trong” của sự sụp đổ ấy.
+ Những cuốn sách viết về chủ nghĩa xã hội như “Chủ nghĩa xã hội từ lý
luận đến thực tiễn” của GS.TS, Lê Hữu Tầng (chủ biên) và “Những vấn đề
lý luận của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” do PGS.TS Nguyễn Duy Quý và một số bài báo trong các tạp chí, tập
san như: Góp phần tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã
hội - TS. Nguyễn Văn Thức (Tạp chí triết học số 3, 1990), Tìm hiểu nguyên
nhân sụp đổ của Liên bang Xôviết - GS.TS Phạm Ngọc Quang (Tạp chí triết
học, 1992), Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời hay là sự lỗi thời về một cách nhìn
về chủ nghĩa xã hội - TS. Nhị Lê (Tạp chí khoa học xã hội số 18 (9/1998), Vì
7
sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã - Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản,
số 4, 1992) … Tuỳ vào mức độ khác nhau, các tác giả cũng bàn đến sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và được chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham
khảo của luận văn.
Các tài liệu được chúng tôi sử dụng đều bằng tiếng Việt, hoặc do các tác
giả Việt Nam viết, hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc do cả các nhà
nghiên cứu Việt Nam và Nga cùng hợp tác viết nhưng mỗi tài liệu đã tiếp cận
vấn đề này từ các góc độ khác nhau và theo những mục đích khác nhau. Khi
bàn về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận
thấy các tác giả đều khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
tất yếu và do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do Đảng và nhà nước Liên Xô duy trì quá lâu đường lối quản lý hành
chính tập trung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả trên phương
diện đối nội và đối ngoại… nên không phát huy được tính năng động của nền
kinh tế - xã hội, mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Nội bộ chính quyền Đảng cộng sản Liên Xô có nhiều bất đồng, không
thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, mất đoàn kết nội
bộ, một số người lãnh đạo cao cấp dao động về lập trường tư tưởng, “phản
bội” lại đất nước và nhân dân Xôviết.
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá
chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, về các bước
đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không phát triển kinh tế
hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường, không nắm bắt được và không biết áp
dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất, để tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.
- Do những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc được chỉ được giải
quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức
8
xúc và dần dần trở thành nguyên nhân thúc đẩy sự tan rã của Liên bang
Xôviết.
- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và phải thực hiện nghĩa vụ
quốc tế nặng nề nên nền kinh tế của Liên Xô phải chịu tải trọng nặng quá sức
mình trong cả một thời gian dài, khả năng phục hồi và phát triển không cao
khiến cho khi có những tác động bất lợi thì nhanh chóng bị suy sụp.
- Do Liên Xô luôn bị chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước.
Do xuất phát điểm khác nhau nên những nguyên nhân trên được trình bày
theo mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có
cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào tập hợp được cùng một lúc nhiều
loại ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này một cách có hệ
thống. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dành sự quan tâm xác đáng cho những ý
kiến của những người vốn là một trong những mắt xích quan trọng trong ê-
kíp chính quyền của Đảng và Nhà nước Liên Xô bấy giờ. Nhận thấy điểm
khuyết ấy, chúng tôi tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu
bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm bàn về sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ,
những bài học kinh nghiệm lịch sử.... Chúng tôi cố gắng tổng quan những
quan điểm của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để có một cái
nhìn toàn diện, nhiều chiều về vấn đề này.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một đề tài rộng lớn. Trong
phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề: nguyên nhân, thực
chất của sự sụp đổ và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của chủ
9
nghĩa xã hội ở Liên Xô. Các quan điểm mà chúng tôi lựa chọn để tổng quan
đều là những quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà mácxít.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng quan các quan điểm lý luận
chủ yếu bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đồng
thời nêu ra một số kiến giải về thực chất của sự sụp đổ và một số bài học kinh
nghiệm chủ yếu.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Tóm lược quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô từ khi ra đời đến khi khủng hoảng và sụp đổ. Từ đó, người viết rút ra
những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô trong 74 năm tồn
tại.
Thứ hai: Tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về nguyên
nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đồng thời đưa ra quan
điểm về thực chất của sự sụp đổ ấy và một số bài học kinh nghiệm lịch sử.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp nhất là
quan điểm duy vật của Mác về lịch sử xã hội, các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Luận văn cũng tham khảo
các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài luận án, luận văn, các bài
báo, tạp chí… khác về những vấn đề có liên quan.
Khi tiến hành làm luận văn, chúng tôi dựa trên phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương
pháp kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hoá…
6. Ý nghĩa của luận văn.
10
Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô. Chúng tôi cũng đã đưa ra những đánh giá về sự sụp đổ ấy để
khẳng định thêm rằng: Sự sụp đổ đó là tất yếu khách quan, song đó chỉ là sự
sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội nói chung.
Điều này góp phần quan trọng vào việc phản bác lại những quan điểm xuyên
tạc về chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố niềm tin cho chúng ta về công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học các ngành triết học, sử học, chính trị học… và cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Luận văn tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu về sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó người viết tiến hành phân tích, so
sánh, tổng hợp những quan điểm đó một cách có hệ thống. Đôi khi, người viết
cũng mạnh dạn trình bày ý kiến của mình về những quan điểm được nêu ra.
Điều đó giúp cho người đọc có thể thấy được những quan điểm khác nhau và
hiểu rõ hơn nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô.
8. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
11
Chương 1
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô tồn tại trong vòng 74 năm (1917 -
1991), trải qua nhiều biến cố lịch sử với những giai đoạn: Khôi phục kinh tế
sau chiến tranh thế giới thứ nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941),
khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội phát triển (1945 - 1970) và thời kỳ khủng hoảng, sụp đổ (1970 -
1991). Những năm cuối thập kỷ 70, tuy nền kinh tế Liên Xô vẫn giữ được vị
trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ nhưng sở dĩ chúng tôi vẫn lấy mốc năm 1970
là ranh giới giữa hai giai đoạn lịch sử khác nhau của Liên Xô vì đầu những
năm 70, nền kinh tế Liên Xô đã có sự suy giảm đáng kể so với các giai đoạn
trước và không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra.Trong hơn 70 năm đó,
Liên Xô cũng đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng mắc phải những sai lầm dẫn
đến khủng hoảng và sụp đổ như một tất yếu lịch sử.
1. 1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA LIÊN XÔ TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Sau thành công của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga và
sau đó là Liên Xô bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và đã đạt
được những thành tựu rất to lớn. Khi tìm hiểu quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chúng tôi đã phân chia lịch sử của Liên Xô thành hai giai đoạn chính
là 1917 - 1941 và 1945 - 1970. Sở dĩ có sự phân chia ngắt quãng như vậy bởi
trong giai đoạn 1941 - 1945, Liên Xô đã phải tập trung toàn bộ tiềm lực quốc
gia vào chiến tranh thế giới thứ hai để bảo vệ đất nước và chống lại chủ nghĩa
phát xít.
12
1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đánh dấu một mốc son lịch sử
trong tiến trình phát triển của nhân loại, khiến chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã
trở thành hiện thực. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời khiến cho chủ nghĩa tư
bản không còn là một hệ thống duy nhất trên toàn cầu.
Cuộc cách mạng tháng Mười cũng đã làm thay đổi căn bản tình hình và
tính chất hoạt động của Đảng cộng sản Nga và các nước thuộc Liên bang
Xôviết. Đảng Cộng sản đã trở thành một Đảng chấp chính của nhà nước xã
hội chủ nghĩa công nông đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời kỳ này,
nước Nga đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách mà nhiệm vụ đầu tiên là
phải tổ chức và quản lý lại nền kinh tế, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản Liên Xô, V.I. Lênin đã
vạch ra mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trong những tác phẩm:
Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết, Chính sách cộng sản
thời chiến và đặc biệt là Chính sách kinh tế mới (NEP). Những nét chính
yếu trong mô hình chủ nghĩa xã hội mà Lênin vạch ra cho Liên Xô lúc này là:
Xác định Liên Xô đang bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa
nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu
(cho phép chủ nghĩa tư bản tồn tại dưới hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước);
khuyến khích sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nhờ những định
hướng đúng đắn đó, Đảng cộng sản Liên Xô đã từng bước đưa đất nước thoát
khỏi những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được
những thành tựu rất to lớn.
 Về kinh tế:
13
Công cuộc khôi phục kinh tế bắt đầu từ năm 1921. Đến năm 1925, nhân
dân Xôviết đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này
cả trên hai lĩnh vực sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp.
+ Sản xuất nông nghiệp: Đạt được nhiều thành tích với diện tích gieo
trồng và sản lượng thu hoạch lúa mì đều vượt mức trước chiến tranh. Tổng
sản lượng nông nghiệp đạt 118% so với năm 1913. Năm 1927, Đại hội Đảng
Cộng sản lần thứ XV đã thông qua Nghị quyết: Về việc hết sức mở rộng tập
thể hoá nông nghiệp nhằm chuẩn bị mở rộng cuộc tấn công của chủ nghĩa
xã hội trên khắp các mặt trận. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc
thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp ở Liên Xô, biến Liên Xô từ một
nước tiểu nông trở thành một nước có nền nông nghiệp tập thể, cơ giới hoá và
sản xuất quy mô lớn trên thế giới. Việc mở rộng tập thể hoá trong nông
nghiệp đã đánh dấu sự khác biệt căn bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của
Liên Xô so với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Nga trước đó.
+ Sản xuất công nghiệp: Một trong những đặc điểm nổi bất nhất của
nền kinh tế Liên Xô trong thời kỳ này là áp dụng đường lối công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp. Đường lối đó vốn xuất phát từ những chỉ
dẫn của Lênin trong Chính sách kinh tế mới: “Cơ sở vật chất duy nhất của
chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo
cả nông nghiệp” [33; tr.11]. Năm 1925, Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản
Liên Xô với tên gọi Đại hội công nghiệp hoá đã đề ra đường lối, nhiệm vụ và
phương châm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. J. Stalin đã nêu rõ mục đích
của thời kỳ này: “Công nghiệp hoá phải hiểu là phát triển công nghiệp nặng
của nước ta, đặc biệt là phát triển ngành chế tạo máy móc của chính nước
mình cái trung tâm thần kinh của toàn bộ nền công nghiệp” [45; tr 131]. Nhờ
đó, Liên Xô đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ
nghĩa. Năm 1932, sản phẩm công nghiệp đã chiếm 70,7% tổng sản phẩm của
14
nền kinh tế quốc dân. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trở thành hệ thống
duy nhất thống trị trong công nghiệp, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã
hoàn toàn bị thủ tiêu. Liên Xô đã xây dựng được một số ngành công nghiệp
mũi nhọn với mức tăng trưởng đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
bảng thống kê một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô với những số liệu
cụ thể sau:
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN XÔ
(Giai đoạn 1929 - 1938)
Đơn vị: triệu tấn
Năm 1929 Năm 1938
Than 40,1 132,9
Gang 8,0 26,3
Thép 4,9 18,0
(Nguồn trích: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1917-1945), Nxb Giáo dục,
Nguyễn Anh Thái chủ biên)
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng
của một số ngành công nghiệp nặng của Liên Xô tăng rất nhanh. Chỉ chưa đến
10 năm, ngành than và sản xuất gang tăng hơn 3 lần, ngành thép tăng hơn 4
lần. Sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã làm cho thu nhập
quốc dân đầu những năm 40 tăng 2,1 lần so với những năm 20. Liên Xô từng
bước trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa với nền công
nghiệp hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp
tập thể hoá, cơ giới hoá.
 Về chính trị - xã hội:
Tháng 3/1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvích Nga đã họp và đặc
biệt chú ý đến vấn đề thống nhất Đảng, coi đó là nhân tố quyết định nhất để
nhân dân Liên Xô vượt qua mọi khó khăn và từng bước khôi phục, phát triển
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51053
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Lê Tiến
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
LeeEin
 

What's hot (20)

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
Chuong vi
Chuong viChuong vi
Chuong vi
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpKhảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
 
Chiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của ViettelChiến lược phát triển của Viettel
Chiến lược phát triển của Viettel
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYĐề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
 
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh ĐôChiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
Chiến lược marketing bánh trung thu của tập đoàn Kinh Đô
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
 

Similar to Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu

Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Thích Hô Hấp
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
PhmThThuHin9
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
PhmThThuHin9
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
Giang Cao
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
style tshirt
 

Similar to Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu (20)

Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
 
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
 
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt namChủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
 
11111
1111111111
11111
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
 
Mao trach-dong-ngan-nam-cong-toi
Mao trach-dong-ngan-nam-cong-toiMao trach-dong-ngan-nam-cong-toi
Mao trach-dong-ngan-nam-cong-toi
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN TRIẾT HỌC LÊ THỊ CHIÊN SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ - MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Đình Hải HÀ NỘI - 2009.
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 11 Chương1: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ 11 1.1. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 11 1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941 12 1.1.2 Giai đoạn 1945 - 1970 16 1.2. Thời kỳ khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 20 1.2.1. Những biểu hiện của sự khủng hoảng 20 1.2.2. Công cuộc cải tổ của Goócbachốp 23 1.2.3. Sự tan vỡ của Liên bang Xôviết 25 1.3. Một số đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô 30 1.3.1. Về chính trị 30 1.3.2. Về kinh tế 32 1.3.3. Về văn hoá, xã hội và tư tưởng 33 1.3.4. Về đối ngoại 34 Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ 36 2.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 36 2.1.1. Hệ nguyên nhân chính trị 36 2.1.2. Hệ nguyên nhân kinh tế 49 2.1.3. Hệ nguyên nhân văn hoá - xã hội 56 2.1.4. Hệ nguyên nhân do sai lầm của Goócbachốp 60 2.1.5. Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch 69
  • 3. 2 2.2. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số bài học kinh nghiệm. 75 2.2.1. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 75 2.2.2 Những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 80 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  • 4. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thế kỷ XX là sự thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1922, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập. Từ một nước tư bản chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình, bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại phải đóng góp và làm nghĩa vụ rất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Liên Xô đã vươn lên thành một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã kéo theo sự ra đời của một số nước xã hội chủ nghĩa khác làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và ngày càng lớn mạnh. Sau 74 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cũng như sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự sụp đổ của nó luôn được coi là sự kiện bất ngờ lớn nhất thế kỷ XX. Liên Xô vốn là hiện thân của một chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, là cứu tinh của nhân loại trong đại chiến thế giới thứ hai, là niềm tự hào của những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế. Song những diễn biến của sự khủng hoảng và sụp đổ quá nhanh nên đã trở thành “cú sốc” lớn của cả thế giới. Một Liên bang Xôviết lớn mạnh nhanh chóng vốn là mơ ước của nhiều nước trên thế giới giờ chỉ còn là ký ức được nhắc đến trong sự tiếc nuối của nhiều người. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất rất lớn của các nước trên thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự tan vỡ của Liên bang Xôviết đã làm cho các nước tư bản có cơ hội khuyếch trương và bành trướng ảnh hưởng của mình. Nhiều người đã tin rằng “chiến lược toàn cầu” của Mỹ với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản đã thành công. Đây cũng là dịp để chủ nghĩa cơ hội lên tiếng. Rất nhiều
  • 5. 4 nhà tư tưởng đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời” nên lý luận của chủ nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và về chủ nghĩa xã hội nói chung đã không còn phù hợp nữa. Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng đã tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trong tư tưởng của những người luôn ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong đó có một số học giả ở Việt Nam. Những người luôn phản đối chủ nghĩa xã hội được dịp lên tiếng phê phán, bài xích những khuyết điểm mà Liên Xô đã mắc phải. Họ cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng chính là sự cáo chung của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung. Vì vậy, thế giới cần tiếp tục con đường phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Những người vốn trung thành với chủ nghĩa xã hội lại càng hoang mang, mất niềm tin, dao động lập trường tư tưởng. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản và từng bước gia nhập các tổ chức quốc tế, nhiều người cũng nghi ngờ về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đặt ra và nhân dân ta đang tích cực xây dựng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ. Muốn vậy, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực chất của sự sụp đổ ấy để rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra những cách thức, bước đi, những phương pháp hợp lý trong việc xây dựng chủ nghĩa ở nước ta đồng thời có thể tránh lặp lại những thiếu sót mà Liên Xô đã từng mắc phải. Gần hai thập kỷ qua, sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu, họ đã tìm hiểu sự sụp
  • 6. 5 đổ này ở những góc độ khác nhau, với những mục đích khác nhau. Từ góc độ triết học, chúng tôi cũng quan tâm đến nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô nhằm tìm ra bản chất của sự sụp ấy để đưa ra được một số bài học kinh nghiệm lịch sử. Ý nghĩa của việc tìm hiểu những nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những bài học kinh nghiệm cần được nhìn nhận không chỉ theo “chiều thuận” mà cả theo “chiều nghịch”. “Bài học thất bại” của Liên Xô cần phải trở thành bài học không chỉ cho việc lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản mà cả cho việc quản lý kinh tế, xã hội và đất nước nói chung. Nhận thức rõ vấn đề này là việc làm rất cần thiết, bổ ích bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, toàn diện và thực chất về một sự kiện chấn động lịch sử toàn nhân loại trong suốt thế kỷ qua. Bởi thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô: Những quan điểm lý luận chủ yếu làm đề tài luận văn thạc sĩ. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu phân tích một số quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 2. Tình hình nghiên cứu. Do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên khi làm đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu những tài liệu được viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng tập hợp được một số công trình nghiên cứu, một số cuốn sách được viết bằng tiếng Việt và sách dịch từ tiếng nước ngoài, một số bài báo tiêu biểu trên các tạp chí, tập san bàn về vấn đề này: + Các công trình khoa học như: Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX. 08: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu: Nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Chí Mỳ chủ biên (năm 2002); Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội (Đề tài cấp bộ) do Nguyễn Trọng Chuẩn và IU.K. Pletnicốp đồng chủ nhiệm
  • 7. 6 (2005). Trong các tác phẩm này, thông qua việc tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội nói chung, các tác giả cũng bàn về những nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và đưa ra một số bài học kinh nghiệm lịch sử. + Luận án PTS KH Lịch sử: Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay của Ngô Hoan, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 1995). Vì đây là một luận án khoa học lịch sử nên tác giả đã tiếp cận nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới góc độ lịch sử bằng việc chia ra nguyên nhân bên trong, bên ngoài; nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp. + Các cuốn sách của các học giả vốn là những nhà lãnh đạo, những Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô như: V.I. Bôndim: Sự sụp đổ của thần tượng: Những nét chấm phá về chân dung M.X. Goócbachốp, V.A. Métvêđép: Ê kíp Goócbachốp nhìn từ bên trong, V.Páplốp - A. Lukianốp -V.Griuscốp: Goócbachốp - Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, Víchto Iliukhin: Tổng thống bị kết tội. Vốn là những người trong cuộc, các tác giả đã đưa ra những thông tin rất “nội bộ” về diễn biến của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những nguyên nhân “bên trong” của sự sụp đổ ấy. + Những cuốn sách viết về chủ nghĩa xã hội như “Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn” của GS.TS, Lê Hữu Tầng (chủ biên) và “Những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Duy Quý và một số bài báo trong các tạp chí, tập san như: Góp phần tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội - TS. Nguyễn Văn Thức (Tạp chí triết học số 3, 1990), Tìm hiểu nguyên nhân sụp đổ của Liên bang Xôviết - GS.TS Phạm Ngọc Quang (Tạp chí triết học, 1992), Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời hay là sự lỗi thời về một cách nhìn về chủ nghĩa xã hội - TS. Nhị Lê (Tạp chí khoa học xã hội số 18 (9/1998), Vì
  • 8. 7 sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã - Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản, số 4, 1992) … Tuỳ vào mức độ khác nhau, các tác giả cũng bàn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và được chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo của luận văn. Các tài liệu được chúng tôi sử dụng đều bằng tiếng Việt, hoặc do các tác giả Việt Nam viết, hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc do cả các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nga cùng hợp tác viết nhưng mỗi tài liệu đã tiếp cận vấn đề này từ các góc độ khác nhau và theo những mục đích khác nhau. Khi bàn về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là tất yếu và do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Do Đảng và nhà nước Liên Xô duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả trên phương diện đối nội và đối ngoại… nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng. - Nội bộ chính quyền Đảng cộng sản Liên Xô có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, mất đoàn kết nội bộ, một số người lãnh đạo cao cấp dao động về lập trường tư tưởng, “phản bội” lại đất nước và nhân dân Xôviết. - Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, về các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không phát triển kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường, không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, để tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu. - Do những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc được chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức
  • 9. 8 xúc và dần dần trở thành nguyên nhân thúc đẩy sự tan rã của Liên bang Xôviết. - Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế nặng nề nên nền kinh tế của Liên Xô phải chịu tải trọng nặng quá sức mình trong cả một thời gian dài, khả năng phục hồi và phát triển không cao khiến cho khi có những tác động bất lợi thì nhanh chóng bị suy sụp. - Do Liên Xô luôn bị chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Do xuất phát điểm khác nhau nên những nguyên nhân trên được trình bày theo mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào tập hợp được cùng một lúc nhiều loại ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dành sự quan tâm xác đáng cho những ý kiến của những người vốn là một trong những mắt xích quan trọng trong ê- kíp chính quyền của Đảng và Nhà nước Liên Xô bấy giờ. Nhận thấy điểm khuyết ấy, chúng tôi tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm bàn về sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ, những bài học kinh nghiệm lịch sử.... Chúng tôi cố gắng tổng quan những quan điểm của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để có một cái nhìn toàn diện, nhiều chiều về vấn đề này. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một đề tài rộng lớn. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề: nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của chủ
  • 10. 9 nghĩa xã hội ở Liên Xô. Các quan điểm mà chúng tôi lựa chọn để tổng quan đều là những quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà mácxít. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng quan các quan điểm lý luận chủ yếu bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đồng thời nêu ra một số kiến giải về thực chất của sự sụp đổ và một số bài học kinh nghiệm chủ yếu. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất: Tóm lược quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ khi ra đời đến khi khủng hoảng và sụp đổ. Từ đó, người viết rút ra những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô trong 74 năm tồn tại. Thứ hai: Tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đồng thời đưa ra quan điểm về thực chất của sự sụp đổ ấy và một số bài học kinh nghiệm lịch sử. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp nhất là quan điểm duy vật của Mác về lịch sử xã hội, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Luận văn cũng tham khảo các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài luận án, luận văn, các bài báo, tạp chí… khác về những vấn đề có liên quan. Khi tiến hành làm luận văn, chúng tôi dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá… 6. Ý nghĩa của luận văn.
  • 11. 10 Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Chúng tôi cũng đã đưa ra những đánh giá về sự sụp đổ ấy để khẳng định thêm rằng: Sự sụp đổ đó là tất yếu khách quan, song đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội nói chung. Điều này góp phần quan trọng vào việc phản bác lại những quan điểm xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố niềm tin cho chúng ta về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học các ngành triết học, sử học, chính trị học… và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Đóng góp mới về khoa học của luận văn. Luận văn tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó người viết tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp những quan điểm đó một cách có hệ thống. Đôi khi, người viết cũng mạnh dạn trình bày ý kiến của mình về những quan điểm được nêu ra. Điều đó giúp cho người đọc có thể thấy được những quan điểm khác nhau và hiểu rõ hơn nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 8. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  • 12. 11 Chương 1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô tồn tại trong vòng 74 năm (1917 - 1991), trải qua nhiều biến cố lịch sử với những giai đoạn: Khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941), khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển (1945 - 1970) và thời kỳ khủng hoảng, sụp đổ (1970 - 1991). Những năm cuối thập kỷ 70, tuy nền kinh tế Liên Xô vẫn giữ được vị trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ nhưng sở dĩ chúng tôi vẫn lấy mốc năm 1970 là ranh giới giữa hai giai đoạn lịch sử khác nhau của Liên Xô vì đầu những năm 70, nền kinh tế Liên Xô đã có sự suy giảm đáng kể so với các giai đoạn trước và không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra.Trong hơn 70 năm đó, Liên Xô cũng đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng mắc phải những sai lầm dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ như một tất yếu lịch sử. 1. 1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA LIÊN XÔ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. Sau thành công của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga và sau đó là Liên Xô bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Khi tìm hiểu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng tôi đã phân chia lịch sử của Liên Xô thành hai giai đoạn chính là 1917 - 1941 và 1945 - 1970. Sở dĩ có sự phân chia ngắt quãng như vậy bởi trong giai đoạn 1941 - 1945, Liên Xô đã phải tập trung toàn bộ tiềm lực quốc gia vào chiến tranh thế giới thứ hai để bảo vệ đất nước và chống lại chủ nghĩa phát xít.
  • 13. 12 1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đánh dấu một mốc son lịch sử trong tiến trình phát triển của nhân loại, khiến chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành hiện thực. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên toàn cầu. Cuộc cách mạng tháng Mười cũng đã làm thay đổi căn bản tình hình và tính chất hoạt động của Đảng cộng sản Nga và các nước thuộc Liên bang Xôviết. Đảng Cộng sản đã trở thành một Đảng chấp chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa công nông đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, nước Nga đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách mà nhiệm vụ đầu tiên là phải tổ chức và quản lý lại nền kinh tế, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ xã hội xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản Liên Xô, V.I. Lênin đã vạch ra mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trong những tác phẩm: Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết, Chính sách cộng sản thời chiến và đặc biệt là Chính sách kinh tế mới (NEP). Những nét chính yếu trong mô hình chủ nghĩa xã hội mà Lênin vạch ra cho Liên Xô lúc này là: Xác định Liên Xô đang bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu (cho phép chủ nghĩa tư bản tồn tại dưới hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước); khuyến khích sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nhờ những định hướng đúng đắn đó, Đảng cộng sản Liên Xô đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được những thành tựu rất to lớn.  Về kinh tế:
  • 14. 13 Công cuộc khôi phục kinh tế bắt đầu từ năm 1921. Đến năm 1925, nhân dân Xôviết đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này cả trên hai lĩnh vực sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp. + Sản xuất nông nghiệp: Đạt được nhiều thành tích với diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch lúa mì đều vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng nông nghiệp đạt 118% so với năm 1913. Năm 1927, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XV đã thông qua Nghị quyết: Về việc hết sức mở rộng tập thể hoá nông nghiệp nhằm chuẩn bị mở rộng cuộc tấn công của chủ nghĩa xã hội trên khắp các mặt trận. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp ở Liên Xô, biến Liên Xô từ một nước tiểu nông trở thành một nước có nền nông nghiệp tập thể, cơ giới hoá và sản xuất quy mô lớn trên thế giới. Việc mở rộng tập thể hoá trong nông nghiệp đã đánh dấu sự khác biệt căn bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Liên Xô so với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Nga trước đó. + Sản xuất công nghiệp: Một trong những đặc điểm nổi bất nhất của nền kinh tế Liên Xô trong thời kỳ này là áp dụng đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp. Đường lối đó vốn xuất phát từ những chỉ dẫn của Lênin trong Chính sách kinh tế mới: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp” [33; tr.11]. Năm 1925, Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản Liên Xô với tên gọi Đại hội công nghiệp hoá đã đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương châm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. J. Stalin đã nêu rõ mục đích của thời kỳ này: “Công nghiệp hoá phải hiểu là phát triển công nghiệp nặng của nước ta, đặc biệt là phát triển ngành chế tạo máy móc của chính nước mình cái trung tâm thần kinh của toàn bộ nền công nghiệp” [45; tr 131]. Nhờ đó, Liên Xô đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1932, sản phẩm công nghiệp đã chiếm 70,7% tổng sản phẩm của
  • 15. 14 nền kinh tế quốc dân. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trở thành hệ thống duy nhất thống trị trong công nghiệp, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hoàn toàn bị thủ tiêu. Liên Xô đã xây dựng được một số ngành công nghiệp mũi nhọn với mức tăng trưởng đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bảng thống kê một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô với những số liệu cụ thể sau: BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN XÔ (Giai đoạn 1929 - 1938) Đơn vị: triệu tấn Năm 1929 Năm 1938 Than 40,1 132,9 Gang 8,0 26,3 Thép 4,9 18,0 (Nguồn trích: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1917-1945), Nxb Giáo dục, Nguyễn Anh Thái chủ biên) Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp nặng của Liên Xô tăng rất nhanh. Chỉ chưa đến 10 năm, ngành than và sản xuất gang tăng hơn 3 lần, ngành thép tăng hơn 4 lần. Sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã làm cho thu nhập quốc dân đầu những năm 40 tăng 2,1 lần so với những năm 20. Liên Xô từng bước trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa với nền công nghiệp hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp tập thể hoá, cơ giới hoá.  Về chính trị - xã hội: Tháng 3/1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvích Nga đã họp và đặc biệt chú ý đến vấn đề thống nhất Đảng, coi đó là nhân tố quyết định nhất để nhân dân Liên Xô vượt qua mọi khó khăn và từng bước khôi phục, phát triển
  • 16. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51053 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562