SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được khái niệm BNN và các cách phân loại BNN
2. Nêu được các đặc điểm BNN
3. Trình bày được các yếu tố chẩn đoán BNN
4. Nêu được các nguyên tắc, biện pháp dự phòng và điều trị BNN
1. Lịch sử và khái niệm về bệnh nghề nghiệp
Thời Hippocrate, người ta có nói đến một vài bệnh do nguyên nhân nghề nghiệp
như bệnh do tiếp xúc với chì…, nhưng ít người quan tâm đến những loại bệnh này.
Bernordino Ramazzini (1633- 1714). Ông được coi là người sáng lập ra ngành
Y học lao động và bệnh nghề nghiệp. Ramazzini nổi tiếng nhờ tác phẩm “Demorbis
Artificum” (Bệnh của người lao động), xuất bản năm 1700. Suốt đời, ông nghiên cứu
bệnh tật công nhân, các điều kiện lao động của nhiều ngành nghề khác nhau như đồ
gốm, thợ mỏ kim loại, bào chế thuốc, hóa chất như sunfua, chì… Ramazzini đã mô tả
rất chính xác các triệu chứng của bệnh nhiễm độc chì ngay từ đầu thế kỷ XVIII. Trong
việc chẩn đoán các BNN, cần chú ý đặc biệt đến yếu tố tiếp xúc, nghĩa là những yếu
tố độc hại đặc trưng cho từng nghề. Ramazzini đã hỏi mọi bệnh nhân một câu hỏi cốt
yếu đầu tiên khi khám bệnh, là: “Anh làm nghề gì?”. Cho đến nay câu hỏi này là một
bộ phận quan trọng trong việc khai thác bệnh sử, làm cơ sở cho hướng chẩn đoán xác
định bệnh.
Ở Việt Nam, ngành y học lao động mới được hình thành và đang phát triển. Có
thể nói bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thầy thuốc chuyên về bệnh lao, lại là người đặt viên
gạch đầu tiên xây dựng, tổ chức ngành y học lao động, phục vụ sức khỏe cho người
lao động Việt Nam. Cũng chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nghĩ đến khả năng có bệnh
bụi phổi ở Việt Nam và do đó cũng là người đầu tiên phát hiện bệnh bụi phổi ở vùng
mỏ.
Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
Như vậy cho đến nay (2017) ở Việt Nam đã có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm. Trong những năm tới, ngành Y tế vẫn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa
học-kinh tế-xã hội và hoàn thiện hồ sơ để bổ sung thêm bệnh nghề nghiệp vào danh
mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội ở nước ta, đảm bảo quyền lợi chăm
sóc sức khỏe và bệnh tật của người lao động Việt nam
Danh mục bệnh nghề nghiệp được đền bù ở các nước trên thế giới khá dài, thí dụ
ở Pháp có 102 bệnh, ở Trung Quốc có 115 bệnh….
2.1.1. Các bệnh nghề nghiệp chưa nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm
Tất cả các bệnh do điều kiện lao động có hại gây nên ở người lao động mà chưa
nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì đều thuộc loại bệnh này.
Hiện nay rất nhiều bệnh loại này được gọi là bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc
bệnh có tính chất nghề nghiệp. Đây thường là các bệnh không đặc trưng riêng cho một
nghề nào, có nghĩa là có thể gặp ở nhiều nghề khác nhau. Thí dụ như bệnh chân bẹt
hay bệnh giãn mạch ở công nhân đứng nhiều.
Đặc biệt bệnh có tính chất nghề nghiệp có thể gặp trong nhân dân. Thí dụ bệnh
tăng huyết áp vô căn và người lao động làm việc gặp nhiều stress cũng bị tăng huyết
áp. Tăng huyết áp ở đây là một bệnh có tính chất nghề nghiệp. Bệnh ung thư phổi gặp
ở nhân dân có một tỷ lệ nhất định. Ung thư phổi cũng gặp ở công nhân mỏ hay nhân
bụi phổi bông, v.v…
Bụi không phải chỉ tác dụng như một yếu tố vật lý, theo các nguyên lý vật lý để
gây bệnh trên cơ thể mà còn tác dụng như một yếu tố hoá học hoặc theo cơ chế miễn
dịch. Cho nên cách sắp xếp trên cũng chỉ là tương đối.
Thực tế lao động sản xuất, người lao động thường phải tiếp xúc với bụi hỗn hợp
(nhiều loại bụi một lúc) cho nên nhiều nước còn có các bệnh bụi phổi nghề nghiệp hỗn
hợp như bụi phổi silic-than, bụi phổi silic-sắt, v.v…Ở nước ta khi người lao động tiếp
xúc với bụi có nhiều thành phần khác nhau thì lấy loại bụi độc hại nhất có trong hỗn
hợp đó để xác định yếu tố gây bệnh chính. Thí dụ, người lao động tiếp xúc với bụi hỗn
hợp chứa cả amiang, silic, than… thì vẫn coi là tiếp xúc với bụi amiang. Hoặc khi có
hàm lượng silic tự do (SiO2) trên 5% trong hỗn hợp bụi có cả than hoặc sắt thì yếu tố
gây bệnh chính vẫn là bụi silic và gọi đây là bụi silic.
Hiện nay, danh mục các bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với bụi được bảo hiểm ở
Việt nam có 6 bệnh:
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
bệnh lao ở công nhân chăn nuôi. Hoặc các vi sinh vật gây bệnh ở môi trường
xâm nhập vào cơ thể người lao động trong quá trình làm việc, như công nhân lâm
nghiệp nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nhiễm xoắn khuẩn leptospira, công nhân khai mỏ
bị nhiễm giun móc,v.v....
Hiện nay, danh mục các bệnh nghề nghiệp do vi sinh vât được bảo hiểm ở Việt
Nam có 5 bệnh:
Bệnh Leptospira nghề nghiệp
Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
Bệnh lao nghề nghiệp
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
thể điều trị (bệnh điếc NN do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ …)
3.3. Phấn lớn các bệnh nghề nghiệp là bệnh nội khoa.
Bệnh nhiếm độc chì, chủ yếu thiếu máu, tăng huyết áp và tổn thương thần kinh.
Trong bệnh nhiễm độc benzen, cơ quan tạo máu ở tuỷ xương bị rối loạn, gây các
hội chứng chảy máu, thiếu máu và dễ nhiễm khuẩn. Các bệnh nghề nghiệp có biểu
hiện bệnh lý huyết học gặp khá nhiều như nhiễm xạ, nhiễm độc oxyt cacbon, anilin,
các amin thơm, nhiễm độc phenylhydrazin.
Khá nhiều bệnh nghề nghiệp biểu hiện lâm sàng là các rối loạn thần kinh như
nhiễm độc mangan, thuỷ ngân, chì, sunfua cácbon, metyl brômua.
Tất cả các bệnh bụi phổi với tổn thương xơ hoá hay xơ hóa khối và các biến đổi
chức năng hô hấp là các bệnh hô hấp thuộc nội khoa.
3.4. Một số bệnh nghề nghiệp thuộc chuyên khoa khác nhau
Các bệnh da nghề nghiệp như eczema, sạm da, nốt dầu, viêm da, nấm da hay ung
thư da thuộc chuyên khoa da liễu.
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn tại nơi làm việc thuộc chuyên khoa tai mũi
họng.
Bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật thuộc chuyên khoa lây
C1, 2,…,n là các nồng độ đo được của chất đó trong các khoảng thời gian T1,
phải phát hiện sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng hoặc mới ở giai đoạn tổn
thương sinh học thì việc điều trị mới có kết quả tốt nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời đúng
Câu 1. Định nghĩa bệnh nghề nghiệp nào là đúng nhất ?
A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong
nghề đó tác động thường xuyên và từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh
B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động
C. Bệnh nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý phát sinh do lao động
D. Bệnh nghề nghiệp thì phải là bệnh mãn tính phát sinh do lao động
Câu 2. Người sáng lập ra ngành Y học lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt nam là:
A. BS Phạm Ngọc Thạch
B. Hippocrate
C. Bernardino Ramazzini
D. BS Nguyễn Trinh Cơ
1.8. Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp
Các dữ liệu về độc học thu được từ sinh trắc nghiệm động vật thường được sử
dụng để dự đoán những ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động và cộng đồng dân
cư. Tuy nhiên, đáp ứng xảy ra ở động vật có thể không luôn luôn phù hợp với đáp ứng
của con người (tức là, sẽ xuất hiện dương tính giả, và/hoặc âm tính giả). Các sai sót
thường xảy ra do ngoại suy. Hơn nữa, phơi nhiễm trong môi trường và nghề nghiệp có
thể xảy ra trong nhiều thập kỷ, trong khi phơi nhiễm ở động vật thường được tiến
hành trong vài giờ hoặc vài ngày. Một vấn đề khác cũng phải tính đến là người lao
động thường tiếp xúc với hỗn hợp các hóa chất tại nơi làm việc, và có thể còn tiếp xúc
với các hóa chất bổ sung trong môi trường và ở nhà. Do đó, việc xác định là liệu một
cá nhân hay một nhóm công nhân đã phát triển một căn bệnh có liên quan đến một hóa
chất cụ thể nào đó có thể rất khó khăn.
Nhiều triệu chứng cúa bệnh do yếu tố độc hại trong môi trường lao động gây ra
tương tự với các bệnh thông thường trong cuộc sống. Vấn đề nằm ở chỗ việc ghi nhận
và xếp hạng sự đóng góp của mỗi yếu tố, từ sinh học (ví dụ, di truyền) đến lối sống (ví
dụ, thói quen) và nghề nghiệp cho việc xác định đây là một bệnh thông thường hay là
một bệnh nghề nghiệp
Thời gian bán hủy của 1 số độc chất trong môi trường
3.2. Tích lũy sinh học
Sự gia tăng nồng độ chất độc qua chuỗi thức ăn
tổn thương: não, gan, thận và ngược lại)
Một số trường hợp tổ chức được phân bố chất độc lại cũng là nơi tích lũy chất
độc đó
Thí dụ: Cadimi phân bố và tích lũy nhiều tại gan, thận ; Chì, fluor phân bố và
tích lũy nhiều tại xương, tủy xương; Các clo hữu cơ như DDT, PCBs, dioxin…
phân bố và tích lũy chủ yếu tại tổ chức mỡ
Từ nơi tích lũy, chất độc lại trở lại máu một cách từ từ. Do vậy thời gian đào
thải (T/2) của chúng thường rất dài và thường có 2 giai đoạn theo mô hình: lúc
đầu nhanh-tuyến tính, sau đó chậm-cong
hấp thu vào máu và và sau đó được thải qua thận
5.3. Qua hô hấp:
Một số chất độc dễ qua hàng rào khí-máu (ethanol, benzen, toluen, methylen
chlorit…) có thể được thải qua đường thở
5.4. Đường thải khác:
Thải qua sữa, mồ hôi, nước bọt, tóc, móng
1. Cơ chế tác động của chất độc trong cơ thể (Cơ sở phân tử của tổn thương)
a)- Chất độc tác dụng trực tiếp: axit, kiềm mạnh, nicotin, ethylen oxit,
methylisocyanat, kim loại nặng, HCN, CO…
b)- Chất độc qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở thành các chất:
→ Chất ưa điện tử (Electrophile) là chất có khả năng sẵn sàng lấy (nhận) điện
tử từ các chất khác
→ Chất ưa nhân (Nucleophile): ngược lại với electrophile, chất ưa nhân là chất
luôn sẵn sàng cho đi cặp điện tử của mình
→ Chất phản ứng oxy hóa-khử (Redox – active reactant)
hoặc bằng miligam/ lít (mẫu máu). Creatinine là sản phẩm chính, cuối cùng của
sự trao đổi chất bình thường của cơ thể và nó được bài tiết trong nước tiểu. Bởi vì việc
lấy nước tiểu trong 24h là rất khó trong thực tế, và khối lượng nước tiểu mỗi lần tiểu
tiện lại khác nhau và không phản ảnh được sự đào thải trong cả ngày, cho nên khi tiến
hành giám sát sinh học nồng độ của một số chất (như mandelic axit, axit
phenylglyoxylic trong ví dụ trên) thường được đưa ra trong mối quan hệ với creatinin.
Về bản chất, creatinin như là một chất nội chuẩn.
Đối với mỗi chất cần xác định thì thời điểm lấy mẫu thích hợp cũng được chú ý,
như: cuối ca làm việc, trước ca làm việc tiếp theo hoặc cuối tuần làm việc.
Thí dụ sau đây là quy định của ACGIH
Chất Thời gian
lấy mẫu
BEIs Chú ý
Styrene Cuối ca 0,2 mg/L Sq
Axit mandelic + Cuối ca 400 mg/g Ns
axit
phenylglyoxylic
creatinin
ACGIH cũng cung cấp một số ký hiệu với BEIs như : Sc (nhạy cảm), B (nền),
Ns (không đặc hiệu) và Sq (bán định lượng). Trong bảng trên, đo axit mandelic và
phenylglyoxylic trong nước tiểu được coi là không đặc hiệu (Ns) cho tiếp xúc với
styrene, vì các chất chuyển hóa này cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu người tiếp
xúc với ethanol hoặc tiếp xúc với các dung môi hữu cơ khác như acetophenon,
ethylbenzen hoặc styrene glycol.
Styrene trong máu có thể là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ tiếp xúc với
styrene, nhưng nó cũng có thể không phản ánh trung thành nồng độ styren trong
không khí mà người lao động đã tiếp xúc. Như đã nhấn mạnh trong phần trước, sự
phân bố, tích lũy, chuyển hóa rất ảnh hưởng đến số lượng styrene còn lại trong máu.
Ngoài ra, nồng độ trong máu của styrene khác nhau giữa các cá nhân và thay đổi theo
thời gian. Do đó, theo ACGIH, việc sử dụng các giá trị BEIs cũng cần phải cân nhắc
kỹ càng.
2. Cơ quan đích (Target systems)
Là cơ quan (hệ thống) chịu tác động chính của chất độc
Chất độc tác động chính đến cơ quan, hệ thống nào → Chất độc có độc tính với
cơ quan đó:
+ Độc tính với phổi (pneumotoxicity)
+ Độc tính với hệ tạo máu (hematotoxicity)
+ Độc tính với hệ miễn dịch (immunotoxicity)
+ Độc tính với gan (hepatotoxicity)
+ Độc tính với thận (nephrotoxicity)
+ Độc tính với hệ thần kinh (neurotoxicity)
+ Độc tính với bào thai (teratogenicity)
Các hóa chất có độc tính với vật chất di truyền (Genotoxic chemicals)
Các hóa chất gây ung thư (Carcinogenic chemicals)
CÂU HỎI ÔN TẬP
Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời đúng:
Câu 1: Độc chất học là gì ?
A Độc chất học là khoa học nghiên cứu về chất độc
B Độc chất học là khoa học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất lợi của
các chất (hóa, lý, sinh) lên hệ thống sinh học của sinh vật sống
C Độc chất học là khoa học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất lợi của
các chất (hóa, lý, sinh) lên con người
D Độc chất học là khoa học nghiên cứu về chất độc trong môi trường
Câu 2: Ai được coi là ông tổ-người sáng lập ra ngành độc chất hoc ?
A Hippocrate là nhà triết học, vật ký học, thực vật học, thiên văn học, độc chất
học… và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học
B Dimitri Mendeleev (1834-1907) là nhà hóa học lỗi lạc, và là ông tổ - người
sáng lập ra ngành độc chất học
C Paracelsus (1493-1541) là nhà triết học, vật ký học, thực vật học, thiên văn
học, độc chất học… và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học
D Georgius Agricola (1494-1555) và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc
chất học
Câu 3: Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về…………………………
A Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong
môi trường đối với người lao động.
B Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong
môi trường lao động đối với người lao động.
C Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về các chất độc hại trong môi trường lao
động.
D Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong
môi trường lao động đối với cộng đồng dân cư.
Câu 4: Độc tính của một chất có thay đổi theo đường xâm nhập vào cơ thể không ?
A Độc tính của một chất chỉ phụ thuộc vào đặc tính lý hóa của chúng, không phụ
thuộc vào đường xâm nhập
B Độc tính của một chất độc khi xâm nhập qua đường tiêu hóa mạnh hơn khi
xâm nhập qua đường hô hấp
C Độc tính của một chất độc không thay đổi khi xâm nhập vào cơ thể qua các
đường khác nhau
D Độc tính của một chất độc có thể thay đổi khi xâm nhập vào cơ thể qua các
đường khác nhau
Câu 5: Thế nào là LD50 ?
A Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây bệnh cho 50% đối tượng
B Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây chết ≤ 50% đối tượng
C Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây chết 50% đối tượng
D Liều chết 50 (LD50): liều chất độc không gây chết 50% đối tượng
Câu 6: Câu nào dưới đây là câu đúng ?
A Bất cứ hóa chất nào xâm nhập vào cơ thể với lượng đủ lớn sẽ gây tác động
xấu
B Bất cứ hóa chất nào xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tác động xấu
C Chỉ có hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể mới gây tác động xấu
D Hóa chất không độc hại xâm nhập vào cơ thể dù với lượng lớn cũng không
gây tác động xấu
Câu 7: Cơ thể đáp ứng rầm rộ ngay sau khi tiếp xúc với yếu tố độc hại và cứ thế kéo
dài đến khi ngừng tiếp xúc. Sau đó hồi phục nhanh và hoàn toàn hoặc gần như hoàn
toàn Kiểu đáp ứng này thường gặp trong trường hợp nào ?:
A. Nhiễm độc mạn tính
B. Nhiễm độc cấp tính
C. Nhiễm độc bán cấp tính
D. Tác động của chất gây ung thư
Câu 8: Cơ thể đáp ứng ngay sau khi tiếp xúc với chất độc hại hoặc một thời gian ngắn
sau tiếp xúc, nhưng mức độ biểu hiện không rầm rộ mà từ từ và tăng dần. Thời gian
đầu thậm chí còn không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có thể phát hiện đáp ứng qua 1 số
test sinh học. Sau khi ngừng tiếp xúc, biểu hiện đáp ứng thường không giảm ngay. Sự
hồi phục là dần dần và thường hồi phục không hoàn toàn. Đây là kiểu đáp ứng thường
thấy trong trường hợp nào ? :
A. Nhiễm độc mạn tính
B. Nhiễm độc cấp tính
C. Nhiễm độc bán cấp tính
D. Tác động của chất gây ung thư
Câu 9: Đặc điểm tiếp xúc với hóa chất ở đa số người lao động thường là:
A. Tiếp xúc với nhiều hóa chất khác nhau
B. Tiếp xúc trong thời gian dài
C. Liều tiếp xúc thường không quá cao
D. Tất cả các ý trên
Câu 10: Động dược học chất độc trong cơ thể bao gồm:
A. Hấp thu
B. Phân bố, tích lũy
C. Chuyển hóa
D. Thải trừ
E. Tất cả các ý trên
Câu 11: Chất độc được khử độc tại gan thành chất chuyển hóa nếu có phân tử lượng >
300 thì sẽ được thải vào mật và xuống ruột, sau đó sẽ:
A. Thải ra phân
B. Tái hấp thu vào máu (chu trình gan-ruột)
C. Chuyển hóa tiếp tại ruột
D. Tất cả các ý trên
Hãy điền vào chỗ trống:
Câu 12: Thông thường, liều được thể hiện bằng mg/kg thể trọng. Tuy nhiên với chất
độc xâm nhập qua da có thể tính theo………
Câu 13: Các phân tử chất độc loại nhỏ (trọng lượng phân tử 100 - 200 dalton), dễ tan
trong ………, không tan trong mỡ thường qua lỗ lọc do chênh áp lực thũy tĩnh
Câu 14: Sự hấp thu các chất độc dạng hạt, khí dung, khói tại phổi phụ thuộc vào …..
…………………………. của các hạt
Đánh dấu X vào ô “đúng” hoặc “sai”:
Câu 15: Trên lý thuyết và thực nghiệm cho thấy: khi tăng liều
chất độc vào cơ thể thì hậu quả sinh học cũng tăng theo
□ Đúng □ Sai
Câu 16: Sau khi ngừng tiếp xúc, biểu hiện đáp ứng thường không
giảm ngay, thậm chí nhiều trường hợp còn tiếp tục nặng thêm
một thời gian ngắn nữa rồi mới hồi phục dần dần và thường hồi
phục không hoàn toàn. Đây là kiểu đáp ứng thường thấy trong đa
số các trường hợp nhiễm độc cấp tính
□ Đúng □ Sai
Câu 17: Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nói chung chất
độc sẽ trở thành không độc hoặc chất ít độc hơn
□ Đúng □ Sai
Câu 18: Chất độc và chất chuyển hóa của nó có phân tử lượng
>300 dalton dễ thải qua thận
□ Đúng □ Sai
Câu 19: Dấu ấn sinh học của phơi nhiễm có thể là chính hóa chất
đó trong cơ thể, có thể là một hoặc nhiều chất chuyển hóa của nó,
hoặc là sự biến đổi sinh học do hóa chất đó gây ra đối với cơ thể
□ Đúng □ Sai
Câu 20: Mẫu máu và nước tiểu thường được lựa chọn để xét
nghiệm xác định các dấu ấn sinh học
□ Đúng □ Sai
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 21. Thế nào là quan hệ liều-đáp ứng và quan hệ thời gian-đáp ứng ? Hãy cho ví
dụ cụ thể
Câu 22. Hãy mô tả đặc điểm các đường xâm nhập chính của chất độc vào cơ thể ?
Câu 23. Hãy mô tả quá trình phân bố và tích lũy chất độc trong cơ thể ?
Câu 24. Hãy mô tả quá trình chuyển hóa chất độc trong cơ thể ?
Câu 25. Hãy mô tả quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể ?

More Related Content

What's hot

Dược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của ThuốcDược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của ThuốcDanh Lợi Huỳnh
 
Trac nghiem sknn dc cac yeu to tac hai trong mtld
Trac nghiem sknn  dc cac yeu to tac hai trong mtldTrac nghiem sknn  dc cac yeu to tac hai trong mtld
Trac nghiem sknn dc cac yeu to tac hai trong mtldCường Trần Tiến
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]foreman
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y họcHuy Hoang
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMSoM
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líVân Thanh
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongThanh Liem Vo
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpTS DUOC
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hocVmu Share
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàngclbsvduoclamsang
 
Thuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyThuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyGreat Doctor
 
Dược đông học lâm sàng
Dược đông học lâm sàngDược đông học lâm sàng
Dược đông học lâm sàngNgan Nguyen
 

What's hot (20)

Dược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của ThuốcDược Động Học Của Thuốc
Dược Động Học Của Thuốc
 
Trac nghiem sknn dc cac yeu to tac hai trong mtld
Trac nghiem sknn  dc cac yeu to tac hai trong mtldTrac nghiem sknn  dc cac yeu to tac hai trong mtld
Trac nghiem sknn dc cac yeu to tac hai trong mtld
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-lí
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Vi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gapVi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gap
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Thuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp timThuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp tim
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hoc
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
 
Thuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyThuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dày
 
Dược đông học lâm sàng
Dược đông học lâm sàngDược đông học lâm sàng
Dược đông học lâm sàng
 

Similar to đạI cương bnn + độc chất học

Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc nataliej4
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chấtBảo Mơ
 
Môi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCMMôi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCMĐức Hoàng
 
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặc
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặcThuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặc
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặcjackjohn45
 
đề Tài độc tố vi nấm
đề Tài độc tố vi nấmđề Tài độc tố vi nấm
đề Tài độc tố vi nấmnataliej4
 
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdfGT Ky thuan an toan dien part 02.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdftruongvanquan
 
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Man_Ebook
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...NuioKila
 
Lay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnLay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnvisinhyhoc
 
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docx
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docxtinidazol. nhom 3.hoa duoc.docx
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docxPhng671187
 
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docx
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docxNguyên nhân viêm phế quản là gì.docx
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docxHaDang90
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONGSoM
 
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfBAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfhoangminhTran8
 
LỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docxLỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docxQuangMai32
 
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnChuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnvisinhyhoc
 

Similar to đạI cương bnn + độc chất học (20)

Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
 
Môi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCMMôi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCM
 
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặc
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặcThuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặc
Thuyết trình bảo hộ lao động bệnh bụi phổi trong ngành may mặc
 
đề Tài độc tố vi nấm
đề Tài độc tố vi nấmđề Tài độc tố vi nấm
đề Tài độc tố vi nấm
 
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdfGT Ky thuan an toan dien part 02.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 02.pdf
 
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
 
rong_san_x_9666.ppt
rong_san_x_9666.pptrong_san_x_9666.ppt
rong_san_x_9666.ppt
 
Lay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnLay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxn
 
AN TOAN HOA CHAT 1.ppt
AN TOAN HOA CHAT 1.pptAN TOAN HOA CHAT 1.ppt
AN TOAN HOA CHAT 1.ppt
 
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docx
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docxtinidazol. nhom 3.hoa duoc.docx
tinidazol. nhom 3.hoa duoc.docx
 
Bai Giang Hen Phe Quan
Bai Giang Hen Phe QuanBai Giang Hen Phe Quan
Bai Giang Hen Phe Quan
 
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docx
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docxNguyên nhân viêm phế quản là gì.docx
Nguyên nhân viêm phế quản là gì.docx
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
 
Bai giang-an-toan-lao-dong
Bai giang-an-toan-lao-dongBai giang-an-toan-lao-dong
Bai giang-an-toan-lao-dong
 
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfBAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
 
LỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docxLỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docx
 
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩnChuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
Chuyên đề: Cấu tạo và sinh lý vi khuẩn
 

đạI cương bnn + độc chất học

  • 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm BNN và các cách phân loại BNN 2. Nêu được các đặc điểm BNN 3. Trình bày được các yếu tố chẩn đoán BNN 4. Nêu được các nguyên tắc, biện pháp dự phòng và điều trị BNN 1. Lịch sử và khái niệm về bệnh nghề nghiệp Thời Hippocrate, người ta có nói đến một vài bệnh do nguyên nhân nghề nghiệp như bệnh do tiếp xúc với chì…, nhưng ít người quan tâm đến những loại bệnh này. Bernordino Ramazzini (1633- 1714). Ông được coi là người sáng lập ra ngành Y học lao động và bệnh nghề nghiệp. Ramazzini nổi tiếng nhờ tác phẩm “Demorbis Artificum” (Bệnh của người lao động), xuất bản năm 1700. Suốt đời, ông nghiên cứu bệnh tật công nhân, các điều kiện lao động của nhiều ngành nghề khác nhau như đồ gốm, thợ mỏ kim loại, bào chế thuốc, hóa chất như sunfua, chì… Ramazzini đã mô tả rất chính xác các triệu chứng của bệnh nhiễm độc chì ngay từ đầu thế kỷ XVIII. Trong việc chẩn đoán các BNN, cần chú ý đặc biệt đến yếu tố tiếp xúc, nghĩa là những yếu tố độc hại đặc trưng cho từng nghề. Ramazzini đã hỏi mọi bệnh nhân một câu hỏi cốt yếu đầu tiên khi khám bệnh, là: “Anh làm nghề gì?”. Cho đến nay câu hỏi này là một bộ phận quan trọng trong việc khai thác bệnh sử, làm cơ sở cho hướng chẩn đoán xác định bệnh. Ở Việt Nam, ngành y học lao động mới được hình thành và đang phát triển. Có thể nói bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thầy thuốc chuyên về bệnh lao, lại là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng, tổ chức ngành y học lao động, phục vụ sức khỏe cho người lao động Việt Nam. Cũng chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nghĩ đến khả năng có bệnh bụi phổi ở Việt Nam và do đó cũng là người đầu tiên phát hiện bệnh bụi phổi ở vùng mỏ. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp Như vậy cho đến nay (2017) ở Việt Nam đã có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Trong những năm tới, ngành Y tế vẫn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học-kinh tế-xã hội và hoàn thiện hồ sơ để bổ sung thêm bệnh nghề nghiệp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội ở nước ta, đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe và bệnh tật của người lao động Việt nam Danh mục bệnh nghề nghiệp được đền bù ở các nước trên thế giới khá dài, thí dụ ở Pháp có 102 bệnh, ở Trung Quốc có 115 bệnh…. 2.1.1. Các bệnh nghề nghiệp chưa nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
  • 2. Tất cả các bệnh do điều kiện lao động có hại gây nên ở người lao động mà chưa nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì đều thuộc loại bệnh này. Hiện nay rất nhiều bệnh loại này được gọi là bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc bệnh có tính chất nghề nghiệp. Đây thường là các bệnh không đặc trưng riêng cho một nghề nào, có nghĩa là có thể gặp ở nhiều nghề khác nhau. Thí dụ như bệnh chân bẹt hay bệnh giãn mạch ở công nhân đứng nhiều. Đặc biệt bệnh có tính chất nghề nghiệp có thể gặp trong nhân dân. Thí dụ bệnh tăng huyết áp vô căn và người lao động làm việc gặp nhiều stress cũng bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở đây là một bệnh có tính chất nghề nghiệp. Bệnh ung thư phổi gặp ở nhân dân có một tỷ lệ nhất định. Ung thư phổi cũng gặp ở công nhân mỏ hay nhân bụi phổi bông, v.v… Bụi không phải chỉ tác dụng như một yếu tố vật lý, theo các nguyên lý vật lý để gây bệnh trên cơ thể mà còn tác dụng như một yếu tố hoá học hoặc theo cơ chế miễn dịch. Cho nên cách sắp xếp trên cũng chỉ là tương đối. Thực tế lao động sản xuất, người lao động thường phải tiếp xúc với bụi hỗn hợp (nhiều loại bụi một lúc) cho nên nhiều nước còn có các bệnh bụi phổi nghề nghiệp hỗn hợp như bụi phổi silic-than, bụi phổi silic-sắt, v.v…Ở nước ta khi người lao động tiếp xúc với bụi có nhiều thành phần khác nhau thì lấy loại bụi độc hại nhất có trong hỗn hợp đó để xác định yếu tố gây bệnh chính. Thí dụ, người lao động tiếp xúc với bụi hỗn hợp chứa cả amiang, silic, than… thì vẫn coi là tiếp xúc với bụi amiang. Hoặc khi có hàm lượng silic tự do (SiO2) trên 5% trong hỗn hợp bụi có cả than hoặc sắt thì yếu tố gây bệnh chính vẫn là bụi silic và gọi đây là bụi silic. Hiện nay, danh mục các bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với bụi được bảo hiểm ở Việt nam có 6 bệnh: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp bệnh lao ở công nhân chăn nuôi. Hoặc các vi sinh vật gây bệnh ở môi trường xâm nhập vào cơ thể người lao động trong quá trình làm việc, như công nhân lâm nghiệp nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nhiễm xoắn khuẩn leptospira, công nhân khai mỏ bị nhiễm giun móc,v.v.... Hiện nay, danh mục các bệnh nghề nghiệp do vi sinh vât được bảo hiểm ở Việt Nam có 5 bệnh: Bệnh Leptospira nghề nghiệp Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
  • 3. Bệnh lao nghề nghiệp Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thể điều trị (bệnh điếc NN do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ …) 3.3. Phấn lớn các bệnh nghề nghiệp là bệnh nội khoa. Bệnh nhiếm độc chì, chủ yếu thiếu máu, tăng huyết áp và tổn thương thần kinh. Trong bệnh nhiễm độc benzen, cơ quan tạo máu ở tuỷ xương bị rối loạn, gây các hội chứng chảy máu, thiếu máu và dễ nhiễm khuẩn. Các bệnh nghề nghiệp có biểu hiện bệnh lý huyết học gặp khá nhiều như nhiễm xạ, nhiễm độc oxyt cacbon, anilin, các amin thơm, nhiễm độc phenylhydrazin. Khá nhiều bệnh nghề nghiệp biểu hiện lâm sàng là các rối loạn thần kinh như nhiễm độc mangan, thuỷ ngân, chì, sunfua cácbon, metyl brômua. Tất cả các bệnh bụi phổi với tổn thương xơ hoá hay xơ hóa khối và các biến đổi chức năng hô hấp là các bệnh hô hấp thuộc nội khoa. 3.4. Một số bệnh nghề nghiệp thuộc chuyên khoa khác nhau Các bệnh da nghề nghiệp như eczema, sạm da, nốt dầu, viêm da, nấm da hay ung thư da thuộc chuyên khoa da liễu. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn tại nơi làm việc thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật thuộc chuyên khoa lây C1, 2,…,n là các nồng độ đo được của chất đó trong các khoảng thời gian T1, phải phát hiện sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng hoặc mới ở giai đoạn tổn thương sinh học thì việc điều trị mới có kết quả tốt nhất. CÂU HỎI ÔN TẬP Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời đúng Câu 1. Định nghĩa bệnh nghề nghiệp nào là đúng nhất ? A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên và từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động C. Bệnh nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý phát sinh do lao động D. Bệnh nghề nghiệp thì phải là bệnh mãn tính phát sinh do lao động Câu 2. Người sáng lập ra ngành Y học lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt nam là: A. BS Phạm Ngọc Thạch B. Hippocrate C. Bernardino Ramazzini D. BS Nguyễn Trinh Cơ
  • 4. 1.8. Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp Các dữ liệu về độc học thu được từ sinh trắc nghiệm động vật thường được sử dụng để dự đoán những ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, đáp ứng xảy ra ở động vật có thể không luôn luôn phù hợp với đáp ứng của con người (tức là, sẽ xuất hiện dương tính giả, và/hoặc âm tính giả). Các sai sót thường xảy ra do ngoại suy. Hơn nữa, phơi nhiễm trong môi trường và nghề nghiệp có thể xảy ra trong nhiều thập kỷ, trong khi phơi nhiễm ở động vật thường được tiến hành trong vài giờ hoặc vài ngày. Một vấn đề khác cũng phải tính đến là người lao động thường tiếp xúc với hỗn hợp các hóa chất tại nơi làm việc, và có thể còn tiếp xúc với các hóa chất bổ sung trong môi trường và ở nhà. Do đó, việc xác định là liệu một cá nhân hay một nhóm công nhân đã phát triển một căn bệnh có liên quan đến một hóa chất cụ thể nào đó có thể rất khó khăn. Nhiều triệu chứng cúa bệnh do yếu tố độc hại trong môi trường lao động gây ra tương tự với các bệnh thông thường trong cuộc sống. Vấn đề nằm ở chỗ việc ghi nhận và xếp hạng sự đóng góp của mỗi yếu tố, từ sinh học (ví dụ, di truyền) đến lối sống (ví dụ, thói quen) và nghề nghiệp cho việc xác định đây là một bệnh thông thường hay là một bệnh nghề nghiệp Thời gian bán hủy của 1 số độc chất trong môi trường 3.2. Tích lũy sinh học Sự gia tăng nồng độ chất độc qua chuỗi thức ăn tổn thương: não, gan, thận và ngược lại) Một số trường hợp tổ chức được phân bố chất độc lại cũng là nơi tích lũy chất độc đó Thí dụ: Cadimi phân bố và tích lũy nhiều tại gan, thận ; Chì, fluor phân bố và tích lũy nhiều tại xương, tủy xương; Các clo hữu cơ như DDT, PCBs, dioxin… phân bố và tích lũy chủ yếu tại tổ chức mỡ
  • 5. Từ nơi tích lũy, chất độc lại trở lại máu một cách từ từ. Do vậy thời gian đào thải (T/2) của chúng thường rất dài và thường có 2 giai đoạn theo mô hình: lúc đầu nhanh-tuyến tính, sau đó chậm-cong hấp thu vào máu và và sau đó được thải qua thận 5.3. Qua hô hấp: Một số chất độc dễ qua hàng rào khí-máu (ethanol, benzen, toluen, methylen chlorit…) có thể được thải qua đường thở 5.4. Đường thải khác: Thải qua sữa, mồ hôi, nước bọt, tóc, móng 1. Cơ chế tác động của chất độc trong cơ thể (Cơ sở phân tử của tổn thương) a)- Chất độc tác dụng trực tiếp: axit, kiềm mạnh, nicotin, ethylen oxit, methylisocyanat, kim loại nặng, HCN, CO… b)- Chất độc qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở thành các chất: → Chất ưa điện tử (Electrophile) là chất có khả năng sẵn sàng lấy (nhận) điện tử từ các chất khác → Chất ưa nhân (Nucleophile): ngược lại với electrophile, chất ưa nhân là chất luôn sẵn sàng cho đi cặp điện tử của mình → Chất phản ứng oxy hóa-khử (Redox – active reactant) hoặc bằng miligam/ lít (mẫu máu). Creatinine là sản phẩm chính, cuối cùng của sự trao đổi chất bình thường của cơ thể và nó được bài tiết trong nước tiểu. Bởi vì việc lấy nước tiểu trong 24h là rất khó trong thực tế, và khối lượng nước tiểu mỗi lần tiểu tiện lại khác nhau và không phản ảnh được sự đào thải trong cả ngày, cho nên khi tiến hành giám sát sinh học nồng độ của một số chất (như mandelic axit, axit phenylglyoxylic trong ví dụ trên) thường được đưa ra trong mối quan hệ với creatinin. Về bản chất, creatinin như là một chất nội chuẩn. Đối với mỗi chất cần xác định thì thời điểm lấy mẫu thích hợp cũng được chú ý, như: cuối ca làm việc, trước ca làm việc tiếp theo hoặc cuối tuần làm việc. Thí dụ sau đây là quy định của ACGIH Chất Thời gian lấy mẫu BEIs Chú ý Styrene Cuối ca 0,2 mg/L Sq Axit mandelic + Cuối ca 400 mg/g Ns
  • 6. axit phenylglyoxylic creatinin ACGIH cũng cung cấp một số ký hiệu với BEIs như : Sc (nhạy cảm), B (nền), Ns (không đặc hiệu) và Sq (bán định lượng). Trong bảng trên, đo axit mandelic và phenylglyoxylic trong nước tiểu được coi là không đặc hiệu (Ns) cho tiếp xúc với styrene, vì các chất chuyển hóa này cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu người tiếp xúc với ethanol hoặc tiếp xúc với các dung môi hữu cơ khác như acetophenon, ethylbenzen hoặc styrene glycol. Styrene trong máu có thể là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ tiếp xúc với styrene, nhưng nó cũng có thể không phản ánh trung thành nồng độ styren trong không khí mà người lao động đã tiếp xúc. Như đã nhấn mạnh trong phần trước, sự phân bố, tích lũy, chuyển hóa rất ảnh hưởng đến số lượng styrene còn lại trong máu. Ngoài ra, nồng độ trong máu của styrene khác nhau giữa các cá nhân và thay đổi theo thời gian. Do đó, theo ACGIH, việc sử dụng các giá trị BEIs cũng cần phải cân nhắc kỹ càng. 2. Cơ quan đích (Target systems) Là cơ quan (hệ thống) chịu tác động chính của chất độc Chất độc tác động chính đến cơ quan, hệ thống nào → Chất độc có độc tính với cơ quan đó: + Độc tính với phổi (pneumotoxicity) + Độc tính với hệ tạo máu (hematotoxicity) + Độc tính với hệ miễn dịch (immunotoxicity) + Độc tính với gan (hepatotoxicity) + Độc tính với thận (nephrotoxicity) + Độc tính với hệ thần kinh (neurotoxicity) + Độc tính với bào thai (teratogenicity) Các hóa chất có độc tính với vật chất di truyền (Genotoxic chemicals) Các hóa chất gây ung thư (Carcinogenic chemicals) CÂU HỎI ÔN TẬP Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời đúng: Câu 1: Độc chất học là gì ? A Độc chất học là khoa học nghiên cứu về chất độc
  • 7. B Độc chất học là khoa học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất lợi của các chất (hóa, lý, sinh) lên hệ thống sinh học của sinh vật sống C Độc chất học là khoa học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất lợi của các chất (hóa, lý, sinh) lên con người D Độc chất học là khoa học nghiên cứu về chất độc trong môi trường Câu 2: Ai được coi là ông tổ-người sáng lập ra ngành độc chất hoc ? A Hippocrate là nhà triết học, vật ký học, thực vật học, thiên văn học, độc chất học… và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học B Dimitri Mendeleev (1834-1907) là nhà hóa học lỗi lạc, và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học C Paracelsus (1493-1541) là nhà triết học, vật ký học, thực vật học, thiên văn học, độc chất học… và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học D Georgius Agricola (1494-1555) và là ông tổ - người sáng lập ra ngành độc chất học Câu 3: Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về………………………… A Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong môi trường đối với người lao động. B Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong môi trường lao động đối với người lao động. C Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về các chất độc hại trong môi trường lao động. D Độc chất học nghề nghiệp nghiên cứu về ảnh hưởng các chất độc hại trong môi trường lao động đối với cộng đồng dân cư. Câu 4: Độc tính của một chất có thay đổi theo đường xâm nhập vào cơ thể không ? A Độc tính của một chất chỉ phụ thuộc vào đặc tính lý hóa của chúng, không phụ thuộc vào đường xâm nhập B Độc tính của một chất độc khi xâm nhập qua đường tiêu hóa mạnh hơn khi xâm nhập qua đường hô hấp C Độc tính của một chất độc không thay đổi khi xâm nhập vào cơ thể qua các đường khác nhau D Độc tính của một chất độc có thể thay đổi khi xâm nhập vào cơ thể qua các đường khác nhau Câu 5: Thế nào là LD50 ? A Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây bệnh cho 50% đối tượng B Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây chết ≤ 50% đối tượng C Liều chết 50 (LD50): liều chất độc gây chết 50% đối tượng D Liều chết 50 (LD50): liều chất độc không gây chết 50% đối tượng
  • 8. Câu 6: Câu nào dưới đây là câu đúng ? A Bất cứ hóa chất nào xâm nhập vào cơ thể với lượng đủ lớn sẽ gây tác động xấu B Bất cứ hóa chất nào xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tác động xấu C Chỉ có hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể mới gây tác động xấu D Hóa chất không độc hại xâm nhập vào cơ thể dù với lượng lớn cũng không gây tác động xấu Câu 7: Cơ thể đáp ứng rầm rộ ngay sau khi tiếp xúc với yếu tố độc hại và cứ thế kéo dài đến khi ngừng tiếp xúc. Sau đó hồi phục nhanh và hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn Kiểu đáp ứng này thường gặp trong trường hợp nào ?: A. Nhiễm độc mạn tính B. Nhiễm độc cấp tính C. Nhiễm độc bán cấp tính D. Tác động của chất gây ung thư Câu 8: Cơ thể đáp ứng ngay sau khi tiếp xúc với chất độc hại hoặc một thời gian ngắn sau tiếp xúc, nhưng mức độ biểu hiện không rầm rộ mà từ từ và tăng dần. Thời gian đầu thậm chí còn không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có thể phát hiện đáp ứng qua 1 số test sinh học. Sau khi ngừng tiếp xúc, biểu hiện đáp ứng thường không giảm ngay. Sự hồi phục là dần dần và thường hồi phục không hoàn toàn. Đây là kiểu đáp ứng thường thấy trong trường hợp nào ? : A. Nhiễm độc mạn tính B. Nhiễm độc cấp tính C. Nhiễm độc bán cấp tính D. Tác động của chất gây ung thư Câu 9: Đặc điểm tiếp xúc với hóa chất ở đa số người lao động thường là: A. Tiếp xúc với nhiều hóa chất khác nhau B. Tiếp xúc trong thời gian dài C. Liều tiếp xúc thường không quá cao D. Tất cả các ý trên Câu 10: Động dược học chất độc trong cơ thể bao gồm: A. Hấp thu B. Phân bố, tích lũy C. Chuyển hóa D. Thải trừ E. Tất cả các ý trên
  • 9. Câu 11: Chất độc được khử độc tại gan thành chất chuyển hóa nếu có phân tử lượng > 300 thì sẽ được thải vào mật và xuống ruột, sau đó sẽ: A. Thải ra phân B. Tái hấp thu vào máu (chu trình gan-ruột) C. Chuyển hóa tiếp tại ruột D. Tất cả các ý trên Hãy điền vào chỗ trống: Câu 12: Thông thường, liều được thể hiện bằng mg/kg thể trọng. Tuy nhiên với chất độc xâm nhập qua da có thể tính theo……… Câu 13: Các phân tử chất độc loại nhỏ (trọng lượng phân tử 100 - 200 dalton), dễ tan trong ………, không tan trong mỡ thường qua lỗ lọc do chênh áp lực thũy tĩnh Câu 14: Sự hấp thu các chất độc dạng hạt, khí dung, khói tại phổi phụ thuộc vào ….. …………………………. của các hạt Đánh dấu X vào ô “đúng” hoặc “sai”: Câu 15: Trên lý thuyết và thực nghiệm cho thấy: khi tăng liều chất độc vào cơ thể thì hậu quả sinh học cũng tăng theo □ Đúng □ Sai Câu 16: Sau khi ngừng tiếp xúc, biểu hiện đáp ứng thường không giảm ngay, thậm chí nhiều trường hợp còn tiếp tục nặng thêm một thời gian ngắn nữa rồi mới hồi phục dần dần và thường hồi phục không hoàn toàn. Đây là kiểu đáp ứng thường thấy trong đa số các trường hợp nhiễm độc cấp tính □ Đúng □ Sai Câu 17: Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nói chung chất độc sẽ trở thành không độc hoặc chất ít độc hơn □ Đúng □ Sai Câu 18: Chất độc và chất chuyển hóa của nó có phân tử lượng >300 dalton dễ thải qua thận □ Đúng □ Sai Câu 19: Dấu ấn sinh học của phơi nhiễm có thể là chính hóa chất đó trong cơ thể, có thể là một hoặc nhiều chất chuyển hóa của nó, hoặc là sự biến đổi sinh học do hóa chất đó gây ra đối với cơ thể □ Đúng □ Sai Câu 20: Mẫu máu và nước tiểu thường được lựa chọn để xét nghiệm xác định các dấu ấn sinh học □ Đúng □ Sai Hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 21. Thế nào là quan hệ liều-đáp ứng và quan hệ thời gian-đáp ứng ? Hãy cho ví dụ cụ thể Câu 22. Hãy mô tả đặc điểm các đường xâm nhập chính của chất độc vào cơ thể ?
  • 10. Câu 23. Hãy mô tả quá trình phân bố và tích lũy chất độc trong cơ thể ? Câu 24. Hãy mô tả quá trình chuyển hóa chất độc trong cơ thể ? Câu 25. Hãy mô tả quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể ?