SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Download to read offline
Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009 

BIỂU  HIỆN  LTB  (ESCHERICHIA  COLI  HEAT­LABILE  ENTEROTOXIN  B  SUBUNIT) 
TRONG CÂY RAU MÁ (CENTELLA ASIATICA (L.) URBAN) 
1 
1 
1 
1 
Nguyễn Hoàng Lộc  ,  Phan Thị Á  Kim  , Nguyễn  Hoàng  Bách  , Trương Thị Bích  Phượng  , Tae­Geum 
2 
2 
2 
Kim  , Tae­Jin Kang  , Moon­Sik Yang 
1 

Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế 
Khoa Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu hoạt chất sinh học, Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc 

2 

TÓM TẮT 
Bệnh tiêu chảy do độc tố đường ruột của Escherichia coli (ETEC) gây ra là một vấn đề y tế toàn cầu. Tuy 
nhiên, nó có thể được ngăn chận nhờ một loại vaccine mới được thực vật sản xuất. Chúng tôi đã biểu hiện tiểu 
đơn vị B của độc tố đường ruột không bền nhiệt của E. coli (LTB) trong cây rau má (Centella asiatica) chuyển 
gen. Gen mã hóa LTB thích hợp với thực vật được dung hợp với  trình tự  SEKDEL và tạo dòng trong vector 
biểu  hiện  bên  cạnh  promoter  CaMV  35S.  Gen  LTB  sau  đó  được  biến  nạp  vào  cây  rau  má  thông  qua 
Agrobacterium tumefaciens. Kết quả khuếch đại PCR cho thấy gen LTB được đã hiện diện trong DNA genome 
của lá rau má chuyển gen. Sự tổng hợp và lắp ráp của protein LTB thành cấu trúc pentamer (khối lượng phân 
tử khoảng 60 kDa) đã quan sát được trong dịch chiết cây chuyển gen nhờ kỹ thuật điện di SDS (SDS­PAGE) 
và  phân  tích  Western  blot.  Lượng  protein  LTB  được  phát  hiện  trong  lá  rau  má  chuyển  gen  bằng  kỹ  thuật 
ELISA  là  1,98%  protein  tổng  số.  Phân  tích  GM1­ELISA  cho thấy  protein  LTB  đã  liên  kết  với  ganglioside­ 
GM1, gợi ý rằng các tiểu đơn vị LTB đã tạo ra dạng pentamer có hoạt tính sinh học và nó có thể ngăn cản được 
bệnh tiêu chảy. 
Từ  khóa: biểu hiện gen, Escherichia  coli heat­labile enterotoxin B  subunit (LTB), rau má, vaccine dựa  vào 
thực vật, cây chuyển gen 

MỞ ĐẦU 
LTB  là  tiểu  đơn  vị  liên  kết  của  độc  tố  đường 
ruột  không  bền  nhiệt  (heat­labile  enterotoxin,  LT) 
của Escherichia coli, một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu 
chảy ở nhiều quốc gia đang phát triển do hệ thống  y 
tế  cộng  đồng  còn  thô  sơ,  điều  kiện  vệ  sinh  kém, 
nguồn  nước  uống  chưa  đảm  bảo.  Cấu  trúc  của  LT 
bao  gồm  1  tiểu  đơn  vị  A  (LTA)  và  5  tiểu  đơn  vị  B 
(LTB) tạo thành một pentamer dạng vòng.  LTB liên 
kết với các thụ thể trên các tế bào niêm mạc ruột gây 
hấp  thu  LTA  vào  trong  tế  bào,  LTA  sau  đó  sẽ  kích 
thích sự bài tiết dẫn đến mất nước. LTB là một  chất 
sinh miễn dịch ở niêm  mạc ruột, một số nghiên cứu 
trên động vật mô hình và một thử nghiệm trên người 
cho  thấy  LTB  tái  tổ  hợp  có  thể  kích  thích  các  đáp 
ứng  miễn  dịch  niêm  mạc  để  chống  lại  LT.  Vì  thế, 
LTB  là  một  ứng  viên  kháng  nguyên  đầy  hứa  hẹn 
trong sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy (Tacket 
et al., 2004). Ngoài ra, LTB còn đề kháng tốt  với sự 
thủy  phân protein ở dạ dày  và duy trì được  một cấu 
trúc bậc 4 pentamer của nó trong môi trường pH thấp 
bằng 2.0. Đây  là  bằng chứng  bổ sung cho  LTB như 
là  một  ứng  viên  kháng  nguyên  được  dùng  để  sản 
xuất vaccine nhờ thực vật (Kang et al., 2004). 

Chuyển  gen  vào  cây  trồng  với  mục  đích  tạo  ra 
protein  kháng  nguyên  để  sản  xuất  vaccine  phòng 
bệnh  cho  người  và  động  vật  đang  thu  hút  sự  quan 
tâm  của  nhiều  nhà  khoa  học  trên  thế  giới.  Nhiều 
protein kháng nguyên đã được biểu hiện thành công 
ở thực vật như kháng nguyên bề mặt virus viêm gan 
B (Mason et al., 1998, Kapusta et al., 1999, Kong et 
al., 2001), protein G của virus dại (McGarvey et al., 
1995, Rojas­Anaya et al., 2009), protein LTB của E. 
coli  (Mason  et  al.,  1998,  Chikwamba  et  al.,  2002, 
Kang  et  al.,  2003,  Kim  et  al.,  2007);  protein  CTB 
của Vibrio cholerae (Arakawa et al., 1997, Daniell et 
al., 2001, Kang et al., 2004, Kim et al., 2006, Oszvald 
et  al.,  2008).  Sản  xuất  protein  kháng  nguyên  trong 
cây  trồng  thực  phẩm  về  căn  bản  là  rẻ  hơn  sản  xuất 
bằng cách nuôi cấy  vi  khuẩn, nấm, tế  bào côn trùng 
hoặc  tế  bào  động  vật  có  vú.  Vì  vậy,  việc  sản  xuất 
vaccine  dựa  vào  thực  vật  là  một  phương  pháp  đầy 
hứa hẹn, an toàn, thuận lợi, giá  thành thấp  và dễ sử 
dụng (Streatfield et al., 2001). 
Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu 
bước  đầu  về  biểu  hiện  gen  LTB  trong  cây  rau  má 
làm  cơ  sở  cho  việc  phát  triển  mô  hình  vaccine  dựa 
vào thực vật sau này.
1 
Nguyễn Hoàng Lộc et al. 
NGUYÊN  LIỆU  VÀ  PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN 
CỨU 
Nguyên liệu thực vật 
Sử  dụng  cuống  lá  (1  cm)  của  cây  rau  má 
(Centella  asiatica) in vitro (Phan Thị  Á Kim, 2008) 
làm  nguyên  liệu  để  chuyển  gen  LTB  thông  qua 
Agrobacterium tumefaciens. Các thí nghiệm nuôi cấy 
o 
được  tiến  hành  ở  nhiệt  độ  25±2  C,  cường  độ  chiếu 
sáng  2000­3000  lux,  thời  gian  chiếu  sáng  12 
giờ/ngày. 

Cấu trúc của vector biểu hiện thực vật 
Gen  LTB  của  E.  coli  được  tối  ưu  trình  tự  bằng 
cách thay các bộ ba mã hóa amino acid đặc trưng của 
thực  vật  cho các  bộ ba  tương ứng của  vi  khuẩn nhờ 
phương  pháp  PCR  mở  rộng  các  đoạn  chồng  lên 
nhau. Vector biểu hiện thực vật  pMYO51 mang gen 
LTB  đã  tối  ưu,  đoạn  peptide  tín  hiệu,  trình  tự 
SEKDEL,  và  promoter  CaMV  35S  (Kang  et  al., 
2004) (Hình 1). 

Hình 1. Cấu trúc của vector pMYO51. LB và RB bờ trái và bờ phải. Gen LTB dung hợp với trình tự SEKDEL và được điều 
hòa  bởi  promoter  CaMV  35S.  Một  cassette  biểu  hiện  NPTII  được  dùng  để  chọn  lọc  kháng  sinh  cho  cây  chuyển  gen. 
Promoter pNOS và terminator t­NOS có nguồn gốc từ gen tổng hợp nopaline của A. tumefaciens. 

Biến nạp gen LTB 
Tiền  nuôi  cấy  cuống  lá  trên  môi  trường cơ  bản 
MS  (Murashige  and  Skoog,  1962)  có  chứa  2  mg/l 
BAP  và 1  mg/l NAA  trong 2 ngày. Mẫu  vật sau đó 
được  gây  nhiễm  A.  tumefaciens  LBA  4404  mang 
vector  pMYO51  trên  cùng  môi  trường  có  bổ  sung 
0,2  mM  acetosyringone.  Sau  2  ngày  nuôi  cấy,  mẫu 
vật  được  chuyển  lên  môi  trường như  trên  nhưng  có 
thêm  100  µg/ml  kanamycin  và  200  μg/ml 
cefotaxime. Sau 4 tuần đầu, các tế bào được biến nạp 
gen LTB tạo callus,  và sau 3 tuần tiếp theo các chồi 
tái  sinh  từ  callus  được  chuyển  lên  môi  trường  có 
chứa  0,5  mg/ml  NAA  để  tạo  rễ  và  phát  triển  thành 
cây hoàn chỉnh. 
Phân tích PCR 
DNA  tổng  số  của  rau  má  được  tách  chiết  từ  lá 
theo phương pháp của Kang và Fawley (1997). Phân 
tích PCR được thực hiện bằng cặp mồi đặc hiệu cho 
gen  LTB  đã  tối  ưu  như  sau:  mồi  thuận  5’­ 
GGATCCGCCACCATGGTGAAGGTGAAG ­3’ và 
mồi ngược 5’­ GGTACCTCATAGCTCATCTTTC ­ 
3’.  Thành  phần  PCR  (trong  50 ml)  bao  gồm:  DNA 
khuôn  mẫu  (100  ng  DNA  tổng  số  của  rau  má  hoặc 
15  ng  DNA  của  pMYO51),  10  pmol  mồi  mỗi  loại, 
200 mM  dNTP  mỗi  loại,  đệm  Taq  polymerase  và 
1,25 unit  Taq  polymerase (BioRad). Điều  kiện PCR 
2 

o 
như  sau:  biến  tính  khuôn  mẫu  ở  95  C/10  phút;  tiếp 
o 
o 
o 
theo 30 chu kỳ: 95  C/1 phút, 55  C/1 phút và 72  C/1 
o 
phút;  sau  cùng  72  C/10  phút.  Sản  phẩm  PCR  được 
điện di trên 1% agarose gel và nhuộm bằng ethidium 
bromide. 

Phân tích điện di SDS và Western blot 
Mẫu  lá  rau  má  (0,5  g)  được  nghiền  trong 
nitrogen lỏng và tái huyền phù trong 1 ml đệm chiết 
(50  mM  HEPES  pH  7.5,  1  mM  EDTA,  1  mM 
dithiothreitol,  2  mM  phenylmethanesulfonyl 
fluoride,  10  mM  potassium  acetate,  5  mM 
magnesium  acetate).  Thu  dịch  nổi  protein  tổng  số 
o 
bằng  ly  tâm  15.000  vòng/phút  trong  15  phút  ở  4  C. 
Hàm  lượng  protein  tổng  số  được  xác  định  bằng 
phương  pháp  Bradford  (1976)  với  BSA  được  dùng 
làm chất chuẩn. 
Protein  tổng  số  (10  µg)  được  điện  di  SDS  trên 
12%  polyacrylamide  gel  ở  80  V.  Gel  sau  đó  được 
nhuộm  bằng  0,25%  Coomassie  brilliant  blue  R250 
trong 15 phút và rửa bằng 10% acetic acid băng. 
Thẩm  tích  protein  tổng  số  sau  khi  điện  di  SDS 
lên màng  Hybond C bằng hệ thống Trans­blotÒ  SD 
Semi­dry  transfer  cell  (BioRad)  ở  15  V.  Hạn  chế 
phản  ứng  không  đặc  hiệu  bằng 3%  BSA  trong  đệm 
TBST  (TBS+0,05%  Tween  20)  ở  nhiệt  độ  phòng
Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009 
(RT)  qua  đêm.  Ủ  màng  Hybond  C  với  kháng  thể 
LTB  (Immunology  Consultants  Lab  Inc,  OR)  tỷ  lệ 
1:2000 trong đệm TBST chứa 1,5% BSA ở RT trong 
2 giờ. Rửa màng 3 lần bằng đệm TBST. Tiếp theo, ủ 
màng  với  kháng  thể  gắn  alkaline  phosphatase 
(Promega  S3731)  trong  đệm  TBST  tỷ  lệ  1:5000  ở 
RT trong 2 giờ. Rửa màng 3 lần bằng đệm TBST và 
1 lần bằng đệm  TMN  (100  mM  Tris  pH 9.5,  5  mM 
MgCl2  và  100  mM  NaCl).  Phát  triển  màu  bằng 
BCIP/NBT trong đệm TMN. 

khi  ở cây tự nhiên  không thấy  xuất  hiện băng DNA 
nào. Điều này chứng tỏ gen LTB đã có mặt trong hệ 
gen của cây rau má (Hình 2). 

Phân tích ELISA 
Bọc  các  giếng  của  microplate  bằng  protein  tổng 
o 
số  (100 ml/giếng)  qua  đêm  ở  4  C.  Rửa  microplate  3 
lần  bằng  đệm  PBST,  hạn  chế  phản  ứng  không  đặc 
hiệu bằng 1% BSA trong đệm PBS (300 ml/ giếng) ở 
o 
37  C  trong  2  giờ.  Rửa  microplate  3  lần  bằng  đệm 
PBST,  ủ  với  kháng  thể  LTB  (Immunology 
Consultants  Lab  Inc,  OR)  tỷ  lệ  1:5000  trong  đệm 
o 
PBS  chứa  0,5%  BSA  ở  37  C  trong  2  giờ.  Rửa 
microplate  4  lần  bằng  đệm  PBST,  ủ  với  kháng  thể 
gắn  horseradish  peroxidase  (Sigma,  G­7641)  tỷ  lệ 
o 
1:10000 trong đệm PBS chứa 0,5% BSA ở 37  C trong 
2  giờ.  Rửa  microplate  4  lần  bằng  đệm  PBST,  phát 
triển  màu  bằng  TMB  (100 ml/giếng)  (Pharmingen 
2606KC và 2607KC). Đo OD (405 nm) bằng hệ thống 
ELISA tự động (BioRad). Tính hàm lượng LTB biểu 
hiện ở cây rau má chuyển gen dựa trên đường chuẩn 
LTB của vi khuẩn. 
Phân tích liên kết LTB­GM1 
Bọc  các  giếng  của  microplate  bằng 
monosialoganglioside GM1 (Sigma) với 100 ml/giếng 
(3 mg/ml) trong đệm bicarbonate (pH 9.6). Đối chứng 
được  bọc  bằng  BSA  cũng  một  lượng  tương  tự  như 
o 
trên, ủ ở 4  C qua đêm. Rửa microplate 3 lần bằng đệm 
PBST, hạn chế phản ứng không đặc hiệu với 1% BSA 
trong  đệm  PBS  ở  RT  trong  2  giờ.  Rửa  microplate  3 
o 
lần đệm PBST, ủ với dịch chiết protein tổng số ở 37  C 
trong 2 giờ. Xử lý mẫu với kháng thể thứ nhất và thứ 
hai như phương pháp ELISA. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Xác định gen LTB 
Sự  hiện  diện  của  gen  LTB  trong  cây  rau  má 
chuyển  gen  được  xác  định  bằng  PCR  với  cặp  mồi 
đặc  hiệu.  Kết  quả  điện  di  trên  1%  agarose  gel  cho 
thấy có xuất hiện băng DNA ở cây chuyển gen kích 
thước  bằng  gen  LTB  trong  vector  pMYO51,  trong 

Hình  2.  Điện  di  sản  phẩm  PCR.  SM:  Chuẩn  kích  thước 
DNA  (λ/Hind  III),  1:  cây  rau  má  chuyển  gen  LTB,  NC:  cây 
rau má tự nhiên, PC: vector pMYO51. 

Phân tích biểu hiện của gen LTB 
Kết quả điện di SDS trình bày ở hình 3 cho thấy 
có xuất hiện một  băng protein khoảng 60 kDa ở cây 
chuyển gen  mà  không thấy  có ở  cây tự nhiên. Khối 
lượng phân tử của băng protein này tương đương với 
protein  LTB  ở  dạng  pentamer,  trong  đó  mỗi 
monomer  khoảng  12  kDa  (Kang  et  al.,  2003).  Như 
vậy,  protein  LTB  đã  biểu  hiện  trong  cây  rau  má 
chuyển  gen.  Tuy  nhiên,  để  nhận  định  này  có  độ tin 
cậy cao hơn chúng tôi đã tiến hành Western blot. 
Phân  tích  Western  blot  cũng  cho  kết  quả  tương 
tự như điện di SDS. Ở cây chuyển  gen xuất hiện tín 
hiệu  lai  có  khối  lượng  phân  tử  vào  khoảng  60  kDa, 
còn cây tự nhiên không thấy có tín hiệu lai nào (Hình 
4). Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định protein 
LTB  đã  biểu  hiện  trong  rau  má  chuyển  gen.  Tuy 
nhiên,  sự  biểu  hiện  của  gen  ngoại  lai  ở  các  cây  tái 
sinh  thường  là  không  giống  nhau  do  tác  động  của 
hiệu ứng  vị trí. Vì thế,  chúng tôi đang  tiếp tục phân 
tích các dòng cây rau má chuyển gen còn lại để chọn 
ra dòng có mức độ biểu hiện LTB cao nhất. 
Để định lượng protein LTB trong cây chuyển gen 
chúng  tôi  đã  sử  dụng  kỹ thuật  ELISA.  Kết  quả trình 
bày ở hình 5 cho  thấy hàm lượng protein LTB  trong 
rau  má  chuyển  gen là 1,98%  protein tổng  số.  Một  số 
nghiên  cứu  trước  đây  cũng  có  mức  độ  biểu  hiện 
protein LTB tương đối cao, chẳng hạn ở tế bào nấm 
men  1,9%  (Rezaee  et  al.,  2005),  ở  thuốc  lá  2,5% 
(Kang  et  al.,  2003),  và  ở  rau  diếp  2%  (Kim  et  al., 
2007).
3 
Nguyễn Hoàng Lộc et al. 
Ái  lực  liên  kết  của  protein  LTB  trong  rau  má 
chuyển  gen  với thụ thể  ganglioside­GM1 được  xác 
định  bằng  phân  tích  GM1­ELISA.  Kết  quả  trình 
bày ở hình 6 cho thấy protein LTB  của cây chuyển 
gen  có  ái  lực  khá  mạnh  đối  với  ganglioside­GM1 
(0,29%). Khả năng liên kết của protein thực vật với 
các thụ thể ganglioside phụ thuộc vào sự hình thành 
cấu  trúc  pentamer  từ  các  monomer  (Rosales­ 
Mendoza  et  al.,  2007).  Sự  lắp  ráp  các  monomer 
thành cấu trúc pentamer là cần thiết cho sự liên  kết 
và  nhận  biết  của  các  tế  bào niêm  mạc ruột (Kim et 
al.,  2007).  Hiệu  lực  liên  kết  khá  mạnh  của  protein 

LTB  với  ganglioside­GM1  chứng  tỏ  rằng,  các  tiểu 
đơn vị LTB từ thực vật đã có tính cộng tác với GM1 
(Merritt et al., 1994). Cả hai phân tích Western blot 
và liên kết GM1­ELISA trên rau má chuyển gen đã 
chứng  minh  protein  LTB  tự  lắp  ráp  thành  cấu  trúc 
pentamer có hoạt tính sinh học. Một số nghiên cứu 
trước đây đã cho thấy protein LTB thực vật liên kết 
mạnh  với  ganglioside­GM1  như  thuốc  lá  (Kang  et 
al.,  2003),  cà  rốt  (Rosales­Mendoza  et  al.,  2007), 
rau diếp (Kim et al.,  2007)  và đậu tương (Moravec 
et al., 2007). 

Hình  3.  Điện  di  SDS.  WM:  Chuẩn  khối  lượng  phân  tử 
protein (97­14,4 kDa), W1 và W2: cây rau má tự nhiên, S1 
và S2: cây rau má chuyển gen LTB. 

Hình  4.  Phân  tích  Western  blot.  WM:  Chuẩn  khối  lượng 
phân  tử  protein  (97­14,4  kDa),  W1  và  W2:  cây  rau  má  tự 
nhiên, S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB.

% protein tổng số 

3 

2 

1.92 

1.98 

1 

0.04 
0 
S1                             S2                               W 

Hình 5. Phân tích ELISA. S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB. W: cây rau má tự nhiên. 

4 
Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009 

Mật độ quang (405 nm) 

0.4 

0.3 

0.275 

0.286 

0.2 

0.108 
0.1 
0.033 
0.012 

0.004 

0 
S1          S2         W                      S1         S2         W 
GM1                                              BSA 

Hình 6. Phân tích GM1­ELISA. S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB. W: cây rau má tự nhiên. 

KẾT LUẬN 
Qua  quá  trình  nghiên  cứu,  chúng  tôi  nhận  thấy 
gen LTB đã biểu hiện trong cây rau má sau khi được 
biến  nạp  thông  qua  Agrobacterium  tumefaciens. 
Protein  LTB  ở  rau  má  chuyển  gen  chiếm  1,98% 
lượng protein tổng số, và chúng có ái lực liên kết khá 
mạnh với ganglioside­GM1. 
Lời cảm ơn: Công trình nghiên cứu được sự hỗ trợ 
của  Dự  án  Giáo  dục  đại  học Việt  Nam giai  đoạn  2 
(2008­2011). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Phan  Thị  Á Kim (2008) Thăm dò điều kiện thích  hợp để 
chuyển  gen  LTB  vào  cây  rau  má  (Centella  asiatica  (L.) 
Urban). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học, Đại 
học Huế. 
Arakawa  T,  Chong  DKX,  Merritt  JL,  Langridge  WHR 
(1997) Expression of cholera toxin B subunit oligomers in 
transgenic potato plants. Transgenic Res 6: 403­413. 
Bradford MM (1976) A rapid and sensitive method for the 
quantitation  of  microgram  quantities  of  protein  utilizing 
the  principles  of  protein­dye  binding.  Anal  Biochem  72: 
248­254. 
Chikwamba R, McMurray J,  Shou H,  Frame B, Pegg  SE, 
Scott  P,  Mason  H,  Wang  K  (2002)  Expression  of  a 
synthetic  E. coli  heat­labile  enterotoxin  B  subunit  (ltb)  in 
maize. Mol Breed 10: 253­265. 

Daniell H, Lee SB, Panchal T, Wiebe PO (2001) Expression 
of the native cholera toxin B subunit gene and assembly as 
functional  oligomers  in  transgenic  tobacco  chloroplast.  J 
Mol Biol 311: 1001­1009. 
Kang  TJ,  Fawley  MW  (1997) Variable  (CA/GT)n  simple 
sequence  repeat  DNA  in  the  alga  Chlamydomonas.  Plant 
Mol Biol 35: 943­948. 
Kang  TJ,  Loc NH,  Jang  MO,  Jang  YS,  Kim  YS,  Seo JE, 
Yang  MS  (2003)  Expression  of  the  B  subunit  of  E.  coli 
heat­labile enterotoxin in the chloroplasts of plants and its 
characterization. Transgenic Res 12: 683­691. 
Kang  TJ,  Han  SC,  Jang  MO,  Kang  KH,  Jang  YS,  Yang 
MS  (2004)  Enhanced  expression  of  B  subunit  of 
Escherichia  coli  heat­labile  enterotoxin  in  tobacco  by 
optimization of coding sequence. Appl Biochem Biotechnol 
117: 175­187. 
Kapusta  J,  Modelska  A,  Figlerowicz  M,  Pniewski  T, 
Letellier  M,  Lisowa  O,  Yusibov  V,  Koprowski  H, 
Plucienniczak  A,  Legocki  AB  (1999)  A  plant­derived 
edible  vaccine  against  hepatitis  B  virus.  FASEB  J  13: 
1796­1799. 
Kim  YS  Kim  BG,  Kim  TG,  Kang  TJ,  Yang  MS  (2006) 
Expression  of  a  cholera  toxin  B  subunit  in  transgenic 
lettuce (Lactuca sativa L.)  using Agrobacterium­mediated 
transformation  system.  Plant  Cell  Tiss  Organ  Cult  87: 
203­210. 
Kim TG, Kim MY, Kim BG, Kang TJ, Kim YS, Jang YS 
(2007)  Synthesis  and  assembly  of  Escherichia  coli  heat­ 
labile enterotoxin B subunit  in transgenic lettuce (Lactuca 
sativa L.). Protein Expr Purif 51: 22­27.

5 
Nguyễn Hoàng Lộc et al. 
Kong  Q,  Richter  L,  Yang  YF,  Arntzen  CJ,  Mason  HS, 
Thanavala  Y  (2001)  Oral  immunization  with  hepatitis  B 
surface  antigen  expressed  in  transgenic  plants.  Proc  Nat 
Acad Sci USA 98: 11539­11544. 
Mason  HS,  Haq  TA,  Clements  JD,  Arntzen  CJ  (1998) 
Edible vaccine protects mice against Escherichia coli heat­ 
labile  enterotoxin  (LT):  potatoes  expressing  a  synthetic 
LT­B gene. Vaccine 16: 1336­1343. 
McGarvey PB, Hammond J, Dienelt MM, Hooper DC,  Fu 
ZF,  Dietzschold  B,  Koprowski  H,  Michaels  FH  (1995) 
Expression  of  the  rabies  virus  glycoprotein  in  transgenic 
tomatoes. Bio/Technology 13: 1484­1487. 
Merritt  EA,  Sixma  TK,  Kalk  KH,  Van  Zanten  BA,  Hol 
WG  (1994).  Galactose­binding  site  in  Escherichia  coli 
heat­labile  enterotoxin  (LT)  and  cholera  toxin  (CT).  Mol 
Microbiol 13: 745­753. 
Moravec T, Schmidt MA, Herman EM, Woodford­Thomas 
T  (2007)  Production  of  Escherichia  coli  heat  labile  toxin 
(LT)  B  subunit  in  soybean  seed  and  analysis  of  its 
immunogenicity  as  an  oral  vaccine.  Vaccine  25:  1674­ 
1657. 
Murashige T, Skoog F (1962) A revised medium for rapid 
growth  and  bioassays with tobacco tissue  culture.  Physiol 
Plant 15: 473­497. 

toxin  B  subunit  in  transgenic  rice  endosperm.  Mol 
Biotechnol 40: 261­268. 
Rezaee  MA,  Rezaee  A,  Moazzeni  SM,  Salmanian  AH, 
Yasuda Y, Tochikubo K, Pirayeh SN, Arzanlou M (2005) 
Expression  of  Escherichia  coli  heat­labile  enterotoxin  B 
subunit  (ltb)  in Saccharomyces  cerevisiae.  J Microbiol 4: 
354­360. 
Rojas­Anaya  E,  Loza­Rubio  E,  Olivera­Flores  MT, 
Gomez­Lim M (2009) Expression of rabies virus G protein 
in  carrots  (Daucus  carota).  Transgenic  Res.  doi 
10.1007/s11248­009­9278­8, Online: May 29, 2009. 
Rosales­Mendoza  S,  Soria­Guerra  RE,  Olivera­Flores 
MTD,  Lopez­Revilla  R,  Argullo­Astorga  GR,  Jimenez­ 
Bremont  JF  (2007)  Expression  of  Escherichia  coli  heat­ 
labile enterotoxin B subunit  (ltb) in carrot (Daucus carota 
L.). Plant Cell Reports 26: 969­976. 
Streatfield  SJ,  Jilka  JM,  Hood  EE,  Turner  DD,  Bailey  MR, 
Mayor  JM,  Woodard  SL,  Beifuss  KK,  Horn  ME,  Delaney 
DE,  Tizard  IR,  Howard  JA  (2001)  Plant­based  vaccines: 
unique advantages. Vaccine 19: 2742­2748. 
Tacket  CO,  Pasetti  MF,  Edelman  R,  Howard  JA, 
Streatfield  (2004)  Immunogenicity  of  recombinant  LT­B 
delivered orally to humans in transgenic corn. Vaccine. 22: 
4385­4389. 

Oszvald M, Kang TJ, Tomoskozi S, Jenes B, Kim TG, Cha 
YS,  Tamas  L,  Yang  MS  (2008)  Expression  of  cholera 

EXPRESSION  OF  LTB  (ESCHERICHIA  COLI  HEAT­LABILE  ENTEROTOXIN  B 
SUBUNIT) IN CENTELLA (CENTELLA ASIATICA (L.) URBAN) 
1, * 
1 
1 
1 
Nguyen Hoang Loc  , Phan Thi A Kim  , Nguyen Hoang Bach  , Truong Thi Bich Phuong  , Tae­Geum 
2 
2 
2 
Kim  , Tae­Jin Kang  , Moon­Sik Yang 
1 

Institute of Resources, Environment and Biotechnology, Hue University 
Division  of  Biological  Sciences  and  the  Research  Center  of  Bioactive  Materials,  Chonbuk  National 
University, Korea 
2 

SUMMARY 
Diarrheal disease caused by enterotoxigenic  Escherichia coli  (ETEC) is world­wide health problem that 
might be prevented with vaccine based on edible plants expressing the E. coli heat­labile toxin. We expressed 
the  B  subunit  of  enterotoxigenic  E.  coli  heat­labile  enterotoxin  (LTB)  in  centella  (Centella  asiatica).  Gene 
encoding the LTB adapted to the coding sequence of plants was fused to the endoplasmic reticulum retention 
signal  (SEKDEL)  to  enhance  its  level  of  expression  in  plants  and  was  cloned  into  a  plant  expression  vector 
adjacent to the CaMV 35S promoter. The LTB gene was then introduced into centella plant by Agrobacterium 
tumefaciens­mediated transformation method. The results showed that the LTB gene was found in the genomic 
DNA of transgenic centella leaf cells by PCR amplification. Synthesis and assembly of the LTB protein into 
oligomeric  structures  of  pentameric  size  (approximately  60  kDa)  was  observed  in  transgenic  plant  extracts 

* 

Author for correspondence:  Tel: 84­54­6505051; Fax: 84­54­3830208; E­mail: nhloc@hueuni.edu.vn

6 
Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009 
using sodium dodecyl sulfate­polyacrylamide gel electrophoresis (SDS­PAGE) and Western blot analysis. The 
amount of LTB protein was determined in transgenic centella leaves by enzyme­linked immunosorbent assay 
(ELISA) to be about 1.98% of the total soluble protein. GM1­ganglioside binding assay indicated that centella 
LTB protein bound specifically to GM1­ganglioside. This suggested that the LTB subunits (monomers) formed 
biologically active pentamers and they can be functional in prevention of diarrhea. 
Keywords: Centella asiatica, Escherichia coli heat­labile enterotoxin B subunit (LTB), expression, plant­based 
vaccine, transgenic plant

7 

More Related Content

What's hot

Ung dung cong nghe gen
Ung dung cong nghe genUng dung cong nghe gen
Ung dung cong nghe genkienhuyen
 
Vavccine thực vật nhóm 6
Vavccine thực vật nhóm 6Vavccine thực vật nhóm 6
Vavccine thực vật nhóm 6pada180490
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríTài liệu sinh học
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcVuKirikou
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...BUG Corporation
 
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te bao
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te baoS12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te bao
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te baokienhuyen
 
công nghệ cấy truyền ở ngựa
công nghệ cấy truyền ở ngựacông nghệ cấy truyền ở ngựa
công nghệ cấy truyền ở ngựaHang nguyen
 
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baoBai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baophongvan0108
 
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóa
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóaCơ chế biểu hiện gen của sự phân hóa
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóaMai Hữu Phương
 
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baoBai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baophongvan0108
 
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)Pham Kiem
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10youngunoistalented1995
 

What's hot (20)

Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đBiến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
 
314
314314
314
 
Ung dung cong nghe gen
Ung dung cong nghe genUng dung cong nghe gen
Ung dung cong nghe gen
 
Vavccine thực vật nhóm 6
Vavccine thực vật nhóm 6Vavccine thực vật nhóm 6
Vavccine thực vật nhóm 6
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
 
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te bao
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te baoS12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te bao
S12 bai 19 tao giong bang phuong phap gay dot bien va cong nghe te bao
 
Sinh học: chương phân bào
Sinh học: chương phân bàoSinh học: chương phân bào
Sinh học: chương phân bào
 
công nghệ cấy truyền ở ngựa
công nghệ cấy truyền ở ngựacông nghệ cấy truyền ở ngựa
công nghệ cấy truyền ở ngựa
 
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baoBai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
 
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóa
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóaCơ chế biểu hiện gen của sự phân hóa
Cơ chế biểu hiện gen của sự phân hóa
 
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-baoBai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
Bai19. tao giong-bang-pp-gay-dot-bien-va-cong-nghe-te-bao
 
1339502
13395021339502
1339502
 
Khangnguyen
KhangnguyenKhangnguyen
Khangnguyen
 
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)
Cơ chế sinh ung ngoài gen (epigenetics)
 
Gene mutation 2013
Gene mutation 2013Gene mutation 2013
Gene mutation 2013
 
Bai phan tich 19
Bai phan tich 19Bai phan tich 19
Bai phan tich 19
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh 10
 
Bai phan tich 20
Bai phan tich 20Bai phan tich 20
Bai phan tich 20
 

Similar to Medline ydh

KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTIN
KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTINKHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTIN
KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTINSoM
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.ppt
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.pptXác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.ppt
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.pptThLmonNguyn
 
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genSinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genDavidjames6789
 
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...FOODCROPS
 
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...FOODCROPS
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdfTư Nguyễn
 
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...Nhuoc Tran
 
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAMtaimienphi
 
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfVi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfJeepc
 
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ bioflocNghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ bioflocNhuoc Tran
 

Similar to Medline ydh (20)

KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTIN
KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTINKHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTIN
KHẢO SÁT GEN pmrCAB, lpxACD Ở CHỦNG ACINOBACTER BAUMANNII KHÁNG COLISTIN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG TH...
 
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.ppt
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.pptXác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.ppt
Xác định sự đa dạng Vi sinh vật chồn.ppt
 
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến genSinh học bài số 4 Đột biến gen
Sinh học bài số 4 Đột biến gen
 
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
 
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
 
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf
4044-Bài báo-6119-1-10-20211210.pdf
 
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf
[123doc] - cap-nhap-tinh-hinh-khang-khang-sinh-tai-viet-nam.pdf
 
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợpLuận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
 
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
 
ESBL
ESBLESBL
ESBL
 
Bai giang cong nghe sau thu hoach ngu coc
Bai giang  cong nghe sau thu hoach ngu cocBai giang  cong nghe sau thu hoach ngu coc
Bai giang cong nghe sau thu hoach ngu coc
 
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfVi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
 
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
 
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
 
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
TỔNG HỢP 150 CÂU HỎI VI SINH VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH HỌC CÓ...
 
Kltn tuyen
Kltn tuyenKltn tuyen
Kltn tuyen
 
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ bioflocNghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc
 

Medline ydh

  • 1. Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009  BIỂU  HIỆN  LTB  (ESCHERICHIA  COLI  HEAT­LABILE  ENTEROTOXIN  B  SUBUNIT)  TRONG CÂY RAU MÁ (CENTELLA ASIATICA (L.) URBAN)  1  1  1  1  Nguyễn Hoàng Lộc  ,  Phan Thị Á  Kim  , Nguyễn  Hoàng  Bách  , Trương Thị Bích  Phượng  , Tae­Geum  2  2  2  Kim  , Tae­Jin Kang  , Moon­Sik Yang  1  Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế  Khoa Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu hoạt chất sinh học, Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc  2  TÓM TẮT  Bệnh tiêu chảy do độc tố đường ruột của Escherichia coli (ETEC) gây ra là một vấn đề y tế toàn cầu. Tuy  nhiên, nó có thể được ngăn chận nhờ một loại vaccine mới được thực vật sản xuất. Chúng tôi đã biểu hiện tiểu  đơn vị B của độc tố đường ruột không bền nhiệt của E. coli (LTB) trong cây rau má (Centella asiatica) chuyển  gen. Gen mã hóa LTB thích hợp với thực vật được dung hợp với  trình tự  SEKDEL và tạo dòng trong vector  biểu  hiện  bên  cạnh  promoter  CaMV  35S.  Gen  LTB  sau  đó  được  biến  nạp  vào  cây  rau  má  thông  qua  Agrobacterium tumefaciens. Kết quả khuếch đại PCR cho thấy gen LTB được đã hiện diện trong DNA genome  của lá rau má chuyển gen. Sự tổng hợp và lắp ráp của protein LTB thành cấu trúc pentamer (khối lượng phân  tử khoảng 60 kDa) đã quan sát được trong dịch chiết cây chuyển gen nhờ kỹ thuật điện di SDS (SDS­PAGE)  và  phân  tích  Western  blot.  Lượng  protein  LTB  được  phát  hiện  trong  lá  rau  má  chuyển  gen  bằng  kỹ  thuật  ELISA  là  1,98%  protein  tổng  số.  Phân  tích  GM1­ELISA  cho thấy  protein  LTB  đã  liên  kết  với  ganglioside­  GM1, gợi ý rằng các tiểu đơn vị LTB đã tạo ra dạng pentamer có hoạt tính sinh học và nó có thể ngăn cản được  bệnh tiêu chảy.  Từ  khóa: biểu hiện gen, Escherichia  coli heat­labile enterotoxin B  subunit (LTB), rau má, vaccine dựa  vào  thực vật, cây chuyển gen  MỞ ĐẦU  LTB  là  tiểu  đơn  vị  liên  kết  của  độc  tố  đường  ruột  không  bền  nhiệt  (heat­labile  enterotoxin,  LT)  của Escherichia coli, một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu  chảy ở nhiều quốc gia đang phát triển do hệ thống  y  tế  cộng  đồng  còn  thô  sơ,  điều  kiện  vệ  sinh  kém,  nguồn  nước  uống  chưa  đảm  bảo.  Cấu  trúc  của  LT  bao  gồm  1  tiểu  đơn  vị  A  (LTA)  và  5  tiểu  đơn  vị  B  (LTB) tạo thành một pentamer dạng vòng.  LTB liên  kết với các thụ thể trên các tế bào niêm mạc ruột gây  hấp  thu  LTA  vào  trong  tế  bào,  LTA  sau  đó  sẽ  kích  thích sự bài tiết dẫn đến mất nước. LTB là một  chất  sinh miễn dịch ở niêm  mạc ruột, một số nghiên cứu  trên động vật mô hình và một thử nghiệm trên người  cho  thấy  LTB  tái  tổ  hợp  có  thể  kích  thích  các  đáp  ứng  miễn  dịch  niêm  mạc  để  chống  lại  LT.  Vì  thế,  LTB  là  một  ứng  viên  kháng  nguyên  đầy  hứa  hẹn  trong sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy (Tacket  et al., 2004). Ngoài ra, LTB còn đề kháng tốt  với sự  thủy  phân protein ở dạ dày  và duy trì được  một cấu  trúc bậc 4 pentamer của nó trong môi trường pH thấp  bằng 2.0. Đây  là  bằng chứng  bổ sung cho  LTB như  là  một  ứng  viên  kháng  nguyên  được  dùng  để  sản  xuất vaccine nhờ thực vật (Kang et al., 2004).  Chuyển  gen  vào  cây  trồng  với  mục  đích  tạo  ra  protein  kháng  nguyên  để  sản  xuất  vaccine  phòng  bệnh  cho  người  và  động  vật  đang  thu  hút  sự  quan  tâm  của  nhiều  nhà  khoa  học  trên  thế  giới.  Nhiều  protein kháng nguyên đã được biểu hiện thành công  ở thực vật như kháng nguyên bề mặt virus viêm gan  B (Mason et al., 1998, Kapusta et al., 1999, Kong et  al., 2001), protein G của virus dại (McGarvey et al.,  1995, Rojas­Anaya et al., 2009), protein LTB của E.  coli  (Mason  et  al.,  1998,  Chikwamba  et  al.,  2002,  Kang  et  al.,  2003,  Kim  et  al.,  2007);  protein  CTB  của Vibrio cholerae (Arakawa et al., 1997, Daniell et  al., 2001, Kang et al., 2004, Kim et al., 2006, Oszvald  et  al.,  2008).  Sản  xuất  protein  kháng  nguyên  trong  cây  trồng  thực  phẩm  về  căn  bản  là  rẻ  hơn  sản  xuất  bằng cách nuôi cấy  vi  khuẩn, nấm, tế  bào côn trùng  hoặc  tế  bào  động  vật  có  vú.  Vì  vậy,  việc  sản  xuất  vaccine  dựa  vào  thực  vật  là  một  phương  pháp  đầy  hứa hẹn, an toàn, thuận lợi, giá  thành thấp  và dễ sử  dụng (Streatfield et al., 2001).  Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu  bước  đầu  về  biểu  hiện  gen  LTB  trong  cây  rau  má  làm  cơ  sở  cho  việc  phát  triển  mô  hình  vaccine  dựa  vào thực vật sau này. 1 
  • 2. Nguyễn Hoàng Lộc et al.  NGUYÊN  LIỆU  VÀ  PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU  Nguyên liệu thực vật  Sử  dụng  cuống  lá  (1  cm)  của  cây  rau  má  (Centella  asiatica) in vitro (Phan Thị  Á Kim, 2008)  làm  nguyên  liệu  để  chuyển  gen  LTB  thông  qua  Agrobacterium tumefaciens. Các thí nghiệm nuôi cấy  o  được  tiến  hành  ở  nhiệt  độ  25±2  C,  cường  độ  chiếu  sáng  2000­3000  lux,  thời  gian  chiếu  sáng  12  giờ/ngày.  Cấu trúc của vector biểu hiện thực vật  Gen  LTB  của  E.  coli  được  tối  ưu  trình  tự  bằng  cách thay các bộ ba mã hóa amino acid đặc trưng của  thực  vật  cho các  bộ ba  tương ứng của  vi  khuẩn nhờ  phương  pháp  PCR  mở  rộng  các  đoạn  chồng  lên  nhau. Vector biểu hiện thực vật  pMYO51 mang gen  LTB  đã  tối  ưu,  đoạn  peptide  tín  hiệu,  trình  tự  SEKDEL,  và  promoter  CaMV  35S  (Kang  et  al.,  2004) (Hình 1).  Hình 1. Cấu trúc của vector pMYO51. LB và RB bờ trái và bờ phải. Gen LTB dung hợp với trình tự SEKDEL và được điều  hòa  bởi  promoter  CaMV  35S.  Một  cassette  biểu  hiện  NPTII  được  dùng  để  chọn  lọc  kháng  sinh  cho  cây  chuyển  gen.  Promoter pNOS và terminator t­NOS có nguồn gốc từ gen tổng hợp nopaline của A. tumefaciens.  Biến nạp gen LTB  Tiền  nuôi  cấy  cuống  lá  trên  môi  trường cơ  bản  MS  (Murashige  and  Skoog,  1962)  có  chứa  2  mg/l  BAP  và 1  mg/l NAA  trong 2 ngày. Mẫu  vật sau đó  được  gây  nhiễm  A.  tumefaciens  LBA  4404  mang  vector  pMYO51  trên  cùng  môi  trường  có  bổ  sung  0,2  mM  acetosyringone.  Sau  2  ngày  nuôi  cấy,  mẫu  vật  được  chuyển  lên  môi  trường như  trên  nhưng  có  thêm  100  µg/ml  kanamycin  và  200  μg/ml  cefotaxime. Sau 4 tuần đầu, các tế bào được biến nạp  gen LTB tạo callus,  và sau 3 tuần tiếp theo các chồi  tái  sinh  từ  callus  được  chuyển  lên  môi  trường  có  chứa  0,5  mg/ml  NAA  để  tạo  rễ  và  phát  triển  thành  cây hoàn chỉnh.  Phân tích PCR  DNA  tổng  số  của  rau  má  được  tách  chiết  từ  lá  theo phương pháp của Kang và Fawley (1997). Phân  tích PCR được thực hiện bằng cặp mồi đặc hiệu cho  gen  LTB  đã  tối  ưu  như  sau:  mồi  thuận  5’­  GGATCCGCCACCATGGTGAAGGTGAAG ­3’ và  mồi ngược 5’­ GGTACCTCATAGCTCATCTTTC ­  3’.  Thành  phần  PCR  (trong  50 ml)  bao  gồm:  DNA  khuôn  mẫu  (100  ng  DNA  tổng  số  của  rau  má  hoặc  15  ng  DNA  của  pMYO51),  10  pmol  mồi  mỗi  loại,  200 mM  dNTP  mỗi  loại,  đệm  Taq  polymerase  và  1,25 unit  Taq  polymerase (BioRad). Điều  kiện PCR  2  o  như  sau:  biến  tính  khuôn  mẫu  ở  95  C/10  phút;  tiếp  o  o  o  theo 30 chu kỳ: 95  C/1 phút, 55  C/1 phút và 72  C/1  o  phút;  sau  cùng  72  C/10  phút.  Sản  phẩm  PCR  được  điện di trên 1% agarose gel và nhuộm bằng ethidium  bromide.  Phân tích điện di SDS và Western blot  Mẫu  lá  rau  má  (0,5  g)  được  nghiền  trong  nitrogen lỏng và tái huyền phù trong 1 ml đệm chiết  (50  mM  HEPES  pH  7.5,  1  mM  EDTA,  1  mM  dithiothreitol,  2  mM  phenylmethanesulfonyl  fluoride,  10  mM  potassium  acetate,  5  mM  magnesium  acetate).  Thu  dịch  nổi  protein  tổng  số  o  bằng  ly  tâm  15.000  vòng/phút  trong  15  phút  ở  4  C.  Hàm  lượng  protein  tổng  số  được  xác  định  bằng  phương  pháp  Bradford  (1976)  với  BSA  được  dùng  làm chất chuẩn.  Protein  tổng  số  (10  µg)  được  điện  di  SDS  trên  12%  polyacrylamide  gel  ở  80  V.  Gel  sau  đó  được  nhuộm  bằng  0,25%  Coomassie  brilliant  blue  R250  trong 15 phút và rửa bằng 10% acetic acid băng.  Thẩm  tích  protein  tổng  số  sau  khi  điện  di  SDS  lên màng  Hybond C bằng hệ thống Trans­blotÒ  SD  Semi­dry  transfer  cell  (BioRad)  ở  15  V.  Hạn  chế  phản  ứng  không  đặc  hiệu  bằng 3%  BSA  trong  đệm  TBST  (TBS+0,05%  Tween  20)  ở  nhiệt  độ  phòng
  • 3. Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009  (RT)  qua  đêm.  Ủ  màng  Hybond  C  với  kháng  thể  LTB  (Immunology  Consultants  Lab  Inc,  OR)  tỷ  lệ  1:2000 trong đệm TBST chứa 1,5% BSA ở RT trong  2 giờ. Rửa màng 3 lần bằng đệm TBST. Tiếp theo, ủ  màng  với  kháng  thể  gắn  alkaline  phosphatase  (Promega  S3731)  trong  đệm  TBST  tỷ  lệ  1:5000  ở  RT trong 2 giờ. Rửa màng 3 lần bằng đệm TBST và  1 lần bằng đệm  TMN  (100  mM  Tris  pH 9.5,  5  mM  MgCl2  và  100  mM  NaCl).  Phát  triển  màu  bằng  BCIP/NBT trong đệm TMN.  khi  ở cây tự nhiên  không thấy  xuất  hiện băng DNA  nào. Điều này chứng tỏ gen LTB đã có mặt trong hệ  gen của cây rau má (Hình 2).  Phân tích ELISA  Bọc  các  giếng  của  microplate  bằng  protein  tổng  o  số  (100 ml/giếng)  qua  đêm  ở  4  C.  Rửa  microplate  3  lần  bằng  đệm  PBST,  hạn  chế  phản  ứng  không  đặc  hiệu bằng 1% BSA trong đệm PBS (300 ml/ giếng) ở  o  37  C  trong  2  giờ.  Rửa  microplate  3  lần  bằng  đệm  PBST,  ủ  với  kháng  thể  LTB  (Immunology  Consultants  Lab  Inc,  OR)  tỷ  lệ  1:5000  trong  đệm  o  PBS  chứa  0,5%  BSA  ở  37  C  trong  2  giờ.  Rửa  microplate  4  lần  bằng  đệm  PBST,  ủ  với  kháng  thể  gắn  horseradish  peroxidase  (Sigma,  G­7641)  tỷ  lệ  o  1:10000 trong đệm PBS chứa 0,5% BSA ở 37  C trong  2  giờ.  Rửa  microplate  4  lần  bằng  đệm  PBST,  phát  triển  màu  bằng  TMB  (100 ml/giếng)  (Pharmingen  2606KC và 2607KC). Đo OD (405 nm) bằng hệ thống  ELISA tự động (BioRad). Tính hàm lượng LTB biểu  hiện ở cây rau má chuyển gen dựa trên đường chuẩn  LTB của vi khuẩn.  Phân tích liên kết LTB­GM1  Bọc  các  giếng  của  microplate  bằng  monosialoganglioside GM1 (Sigma) với 100 ml/giếng  (3 mg/ml) trong đệm bicarbonate (pH 9.6). Đối chứng  được  bọc  bằng  BSA  cũng  một  lượng  tương  tự  như  o  trên, ủ ở 4  C qua đêm. Rửa microplate 3 lần bằng đệm  PBST, hạn chế phản ứng không đặc hiệu với 1% BSA  trong  đệm  PBS  ở  RT  trong  2  giờ.  Rửa  microplate  3  o  lần đệm PBST, ủ với dịch chiết protein tổng số ở 37  C  trong 2 giờ. Xử lý mẫu với kháng thể thứ nhất và thứ  hai như phương pháp ELISA.  KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  Xác định gen LTB  Sự  hiện  diện  của  gen  LTB  trong  cây  rau  má  chuyển  gen  được  xác  định  bằng  PCR  với  cặp  mồi  đặc  hiệu.  Kết  quả  điện  di  trên  1%  agarose  gel  cho  thấy có xuất hiện băng DNA ở cây chuyển gen kích  thước  bằng  gen  LTB  trong  vector  pMYO51,  trong  Hình  2.  Điện  di  sản  phẩm  PCR.  SM:  Chuẩn  kích  thước  DNA  (λ/Hind  III),  1:  cây  rau  má  chuyển  gen  LTB,  NC:  cây  rau má tự nhiên, PC: vector pMYO51.  Phân tích biểu hiện của gen LTB  Kết quả điện di SDS trình bày ở hình 3 cho thấy  có xuất hiện một  băng protein khoảng 60 kDa ở cây  chuyển gen  mà  không thấy  có ở  cây tự nhiên. Khối  lượng phân tử của băng protein này tương đương với  protein  LTB  ở  dạng  pentamer,  trong  đó  mỗi  monomer  khoảng  12  kDa  (Kang  et  al.,  2003).  Như  vậy,  protein  LTB  đã  biểu  hiện  trong  cây  rau  má  chuyển  gen.  Tuy  nhiên,  để  nhận  định  này  có  độ tin  cậy cao hơn chúng tôi đã tiến hành Western blot.  Phân  tích  Western  blot  cũng  cho  kết  quả  tương  tự như điện di SDS. Ở cây chuyển  gen xuất hiện tín  hiệu  lai  có  khối  lượng  phân  tử  vào  khoảng  60  kDa,  còn cây tự nhiên không thấy có tín hiệu lai nào (Hình  4). Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định protein  LTB  đã  biểu  hiện  trong  rau  má  chuyển  gen.  Tuy  nhiên,  sự  biểu  hiện  của  gen  ngoại  lai  ở  các  cây  tái  sinh  thường  là  không  giống  nhau  do  tác  động  của  hiệu ứng  vị trí. Vì thế,  chúng tôi đang  tiếp tục phân  tích các dòng cây rau má chuyển gen còn lại để chọn  ra dòng có mức độ biểu hiện LTB cao nhất.  Để định lượng protein LTB trong cây chuyển gen  chúng  tôi  đã  sử  dụng  kỹ thuật  ELISA.  Kết  quả trình  bày ở hình 5 cho  thấy hàm lượng protein LTB  trong  rau  má  chuyển  gen là 1,98%  protein tổng  số.  Một  số  nghiên  cứu  trước  đây  cũng  có  mức  độ  biểu  hiện  protein LTB tương đối cao, chẳng hạn ở tế bào nấm  men  1,9%  (Rezaee  et  al.,  2005),  ở  thuốc  lá  2,5%  (Kang  et  al.,  2003),  và  ở  rau  diếp  2%  (Kim  et  al.,  2007). 3 
  • 4. Nguyễn Hoàng Lộc et al.  Ái  lực  liên  kết  của  protein  LTB  trong  rau  má  chuyển  gen  với thụ thể  ganglioside­GM1 được  xác  định  bằng  phân  tích  GM1­ELISA.  Kết  quả  trình  bày ở hình 6 cho thấy protein LTB  của cây chuyển  gen  có  ái  lực  khá  mạnh  đối  với  ganglioside­GM1  (0,29%). Khả năng liên kết của protein thực vật với  các thụ thể ganglioside phụ thuộc vào sự hình thành  cấu  trúc  pentamer  từ  các  monomer  (Rosales­  Mendoza  et  al.,  2007).  Sự  lắp  ráp  các  monomer  thành cấu trúc pentamer là cần thiết cho sự liên  kết  và  nhận  biết  của  các  tế  bào niêm  mạc ruột (Kim et  al.,  2007).  Hiệu  lực  liên  kết  khá  mạnh  của  protein  LTB  với  ganglioside­GM1  chứng  tỏ  rằng,  các  tiểu  đơn vị LTB từ thực vật đã có tính cộng tác với GM1  (Merritt et al., 1994). Cả hai phân tích Western blot  và liên kết GM1­ELISA trên rau má chuyển gen đã  chứng  minh  protein  LTB  tự  lắp  ráp  thành  cấu  trúc  pentamer có hoạt tính sinh học. Một số nghiên cứu  trước đây đã cho thấy protein LTB thực vật liên kết  mạnh  với  ganglioside­GM1  như  thuốc  lá  (Kang  et  al.,  2003),  cà  rốt  (Rosales­Mendoza  et  al.,  2007),  rau diếp (Kim et al.,  2007)  và đậu tương (Moravec  et al., 2007).  Hình  3.  Điện  di  SDS.  WM:  Chuẩn  khối  lượng  phân  tử  protein (97­14,4 kDa), W1 và W2: cây rau má tự nhiên, S1  và S2: cây rau má chuyển gen LTB.  Hình  4.  Phân  tích  Western  blot.  WM:  Chuẩn  khối  lượng  phân  tử  protein  (97­14,4  kDa),  W1  và  W2:  cây  rau  má  tự  nhiên, S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB. % protein tổng số  3  2  1.92  1.98  1  0.04  0  S1                             S2                               W  Hình 5. Phân tích ELISA. S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB. W: cây rau má tự nhiên.  4 
  • 5. Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009  Mật độ quang (405 nm)  0.4  0.3  0.275  0.286  0.2  0.108  0.1  0.033  0.012  0.004  0  S1          S2         W                      S1         S2         W  GM1                                              BSA  Hình 6. Phân tích GM1­ELISA. S1 và S2: cây rau má chuyển gen LTB. W: cây rau má tự nhiên.  KẾT LUẬN  Qua  quá  trình  nghiên  cứu,  chúng  tôi  nhận  thấy  gen LTB đã biểu hiện trong cây rau má sau khi được  biến  nạp  thông  qua  Agrobacterium  tumefaciens.  Protein  LTB  ở  rau  má  chuyển  gen  chiếm  1,98%  lượng protein tổng số, và chúng có ái lực liên kết khá  mạnh với ganglioside­GM1.  Lời cảm ơn: Công trình nghiên cứu được sự hỗ trợ  của  Dự  án  Giáo  dục  đại  học Việt  Nam giai  đoạn  2  (2008­2011).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Phan  Thị  Á Kim (2008) Thăm dò điều kiện thích  hợp để  chuyển  gen  LTB  vào  cây  rau  má  (Centella  asiatica  (L.)  Urban). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học, Đại  học Huế.  Arakawa  T,  Chong  DKX,  Merritt  JL,  Langridge  WHR  (1997) Expression of cholera toxin B subunit oligomers in  transgenic potato plants. Transgenic Res 6: 403­413.  Bradford MM (1976) A rapid and sensitive method for the  quantitation  of  microgram  quantities  of  protein  utilizing  the  principles  of  protein­dye  binding.  Anal  Biochem  72:  248­254.  Chikwamba R, McMurray J,  Shou H,  Frame B, Pegg  SE,  Scott  P,  Mason  H,  Wang  K  (2002)  Expression  of  a  synthetic  E. coli  heat­labile  enterotoxin  B  subunit  (ltb)  in  maize. Mol Breed 10: 253­265.  Daniell H, Lee SB, Panchal T, Wiebe PO (2001) Expression  of the native cholera toxin B subunit gene and assembly as  functional  oligomers  in  transgenic  tobacco  chloroplast.  J  Mol Biol 311: 1001­1009.  Kang  TJ,  Fawley  MW  (1997) Variable  (CA/GT)n  simple  sequence  repeat  DNA  in  the  alga  Chlamydomonas.  Plant  Mol Biol 35: 943­948.  Kang  TJ,  Loc NH,  Jang  MO,  Jang  YS,  Kim  YS,  Seo JE,  Yang  MS  (2003)  Expression  of  the  B  subunit  of  E.  coli  heat­labile enterotoxin in the chloroplasts of plants and its  characterization. Transgenic Res 12: 683­691.  Kang  TJ,  Han  SC,  Jang  MO,  Kang  KH,  Jang  YS,  Yang  MS  (2004)  Enhanced  expression  of  B  subunit  of  Escherichia  coli  heat­labile  enterotoxin  in  tobacco  by  optimization of coding sequence. Appl Biochem Biotechnol  117: 175­187.  Kapusta  J,  Modelska  A,  Figlerowicz  M,  Pniewski  T,  Letellier  M,  Lisowa  O,  Yusibov  V,  Koprowski  H,  Plucienniczak  A,  Legocki  AB  (1999)  A  plant­derived  edible  vaccine  against  hepatitis  B  virus.  FASEB  J  13:  1796­1799.  Kim  YS  Kim  BG,  Kim  TG,  Kang  TJ,  Yang  MS  (2006)  Expression  of  a  cholera  toxin  B  subunit  in  transgenic  lettuce (Lactuca sativa L.)  using Agrobacterium­mediated  transformation  system.  Plant  Cell  Tiss  Organ  Cult  87:  203­210.  Kim TG, Kim MY, Kim BG, Kang TJ, Kim YS, Jang YS  (2007)  Synthesis  and  assembly  of  Escherichia  coli  heat­  labile enterotoxin B subunit  in transgenic lettuce (Lactuca  sativa L.). Protein Expr Purif 51: 22­27. 5 
  • 6. Nguyễn Hoàng Lộc et al.  Kong  Q,  Richter  L,  Yang  YF,  Arntzen  CJ,  Mason  HS,  Thanavala  Y  (2001)  Oral  immunization  with  hepatitis  B  surface  antigen  expressed  in  transgenic  plants.  Proc  Nat  Acad Sci USA 98: 11539­11544.  Mason  HS,  Haq  TA,  Clements  JD,  Arntzen  CJ  (1998)  Edible vaccine protects mice against Escherichia coli heat­  labile  enterotoxin  (LT):  potatoes  expressing  a  synthetic  LT­B gene. Vaccine 16: 1336­1343.  McGarvey PB, Hammond J, Dienelt MM, Hooper DC,  Fu  ZF,  Dietzschold  B,  Koprowski  H,  Michaels  FH  (1995)  Expression  of  the  rabies  virus  glycoprotein  in  transgenic  tomatoes. Bio/Technology 13: 1484­1487.  Merritt  EA,  Sixma  TK,  Kalk  KH,  Van  Zanten  BA,  Hol  WG  (1994).  Galactose­binding  site  in  Escherichia  coli  heat­labile  enterotoxin  (LT)  and  cholera  toxin  (CT).  Mol  Microbiol 13: 745­753.  Moravec T, Schmidt MA, Herman EM, Woodford­Thomas  T  (2007)  Production  of  Escherichia  coli  heat  labile  toxin  (LT)  B  subunit  in  soybean  seed  and  analysis  of  its  immunogenicity  as  an  oral  vaccine.  Vaccine  25:  1674­  1657.  Murashige T, Skoog F (1962) A revised medium for rapid  growth  and  bioassays with tobacco tissue  culture.  Physiol  Plant 15: 473­497.  toxin  B  subunit  in  transgenic  rice  endosperm.  Mol  Biotechnol 40: 261­268.  Rezaee  MA,  Rezaee  A,  Moazzeni  SM,  Salmanian  AH,  Yasuda Y, Tochikubo K, Pirayeh SN, Arzanlou M (2005)  Expression  of  Escherichia  coli  heat­labile  enterotoxin  B  subunit  (ltb)  in Saccharomyces  cerevisiae.  J Microbiol 4:  354­360.  Rojas­Anaya  E,  Loza­Rubio  E,  Olivera­Flores  MT,  Gomez­Lim M (2009) Expression of rabies virus G protein  in  carrots  (Daucus  carota).  Transgenic  Res.  doi  10.1007/s11248­009­9278­8, Online: May 29, 2009.  Rosales­Mendoza  S,  Soria­Guerra  RE,  Olivera­Flores  MTD,  Lopez­Revilla  R,  Argullo­Astorga  GR,  Jimenez­  Bremont  JF  (2007)  Expression  of  Escherichia  coli  heat­  labile enterotoxin B subunit  (ltb) in carrot (Daucus carota  L.). Plant Cell Reports 26: 969­976.  Streatfield  SJ,  Jilka  JM,  Hood  EE,  Turner  DD,  Bailey  MR,  Mayor  JM,  Woodard  SL,  Beifuss  KK,  Horn  ME,  Delaney  DE,  Tizard  IR,  Howard  JA  (2001)  Plant­based  vaccines:  unique advantages. Vaccine 19: 2742­2748.  Tacket  CO,  Pasetti  MF,  Edelman  R,  Howard  JA,  Streatfield  (2004)  Immunogenicity  of  recombinant  LT­B  delivered orally to humans in transgenic corn. Vaccine. 22:  4385­4389.  Oszvald M, Kang TJ, Tomoskozi S, Jenes B, Kim TG, Cha  YS,  Tamas  L,  Yang  MS  (2008)  Expression  of  cholera  EXPRESSION  OF  LTB  (ESCHERICHIA  COLI  HEAT­LABILE  ENTEROTOXIN  B  SUBUNIT) IN CENTELLA (CENTELLA ASIATICA (L.) URBAN)  1, *  1  1  1  Nguyen Hoang Loc  , Phan Thi A Kim  , Nguyen Hoang Bach  , Truong Thi Bich Phuong  , Tae­Geum  2  2  2  Kim  , Tae­Jin Kang  , Moon­Sik Yang  1  Institute of Resources, Environment and Biotechnology, Hue University  Division  of  Biological  Sciences  and  the  Research  Center  of  Bioactive  Materials,  Chonbuk  National  University, Korea  2  SUMMARY  Diarrheal disease caused by enterotoxigenic  Escherichia coli  (ETEC) is world­wide health problem that  might be prevented with vaccine based on edible plants expressing the E. coli heat­labile toxin. We expressed  the  B  subunit  of  enterotoxigenic  E.  coli  heat­labile  enterotoxin  (LTB)  in  centella  (Centella  asiatica).  Gene  encoding the LTB adapted to the coding sequence of plants was fused to the endoplasmic reticulum retention  signal  (SEKDEL)  to  enhance  its  level  of  expression  in  plants  and  was  cloned  into  a  plant  expression  vector  adjacent to the CaMV 35S promoter. The LTB gene was then introduced into centella plant by Agrobacterium  tumefaciens­mediated transformation method. The results showed that the LTB gene was found in the genomic  DNA of transgenic centella leaf cells by PCR amplification. Synthesis and assembly of the LTB protein into  oligomeric  structures  of  pentameric  size  (approximately  60  kDa)  was  observed  in  transgenic  plant  extracts  *  Author for correspondence:  Tel: 84­54­6505051; Fax: 84­54­3830208; E­mail: nhloc@hueuni.edu.vn 6 
  • 7. Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(3A): 1­7, 2009  using sodium dodecyl sulfate­polyacrylamide gel electrophoresis (SDS­PAGE) and Western blot analysis. The  amount of LTB protein was determined in transgenic centella leaves by enzyme­linked immunosorbent assay  (ELISA) to be about 1.98% of the total soluble protein. GM1­ganglioside binding assay indicated that centella  LTB protein bound specifically to GM1­ganglioside. This suggested that the LTB subunits (monomers) formed  biologically active pentamers and they can be functional in prevention of diarrhea.  Keywords: Centella asiatica, Escherichia coli heat­labile enterotoxin B subunit (LTB), expression, plant­based  vaccine, transgenic plant 7