SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUÁCH XUÂN ĐẠT
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ
QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
SKC008211
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUÁCH XUÂN ĐẠT
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ
QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
Hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN LỘC
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06/2023
i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý Thầy Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật và phòng Đào tạo sau Đại học trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được học tập, nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Lộc, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin thành kính niệm ân đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban tổ chức
hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ban điều hành các hội, nhóm, gia đình Phật tử, quý
Tăng Ni, quý Phật tử đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý để tôi hoàn thành luận văn
này.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến quý báu
của quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023
Học viên thực hiện
Quách Xuân Đạt
x
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023
Người cam đoan
Quách Xuân Đạt
xi
TÓM TẮT
Trong chương này, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính hệ
thống - đồng bộ, tính thực tiễn và tính đối tượng, luận văn đề xuất bốn biện pháp giáo
dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ
nhằm giúp cho quá trình giáo dục đạo đức qua hội trại đạt hiệu quả cao. Các biện pháp
đó là:
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào nội dung thuyết pháp cho thanh
thiếu niên Phật tử trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”;
- Sử dụng các kĩ thuật thuyết pháp tích cực trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”
nhằm giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử;
- Xây dựng các hội, nhóm rèn luyện đạo đức Phật giáo trong quá trình tổ chức
hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” cho thanh thiếu niên Phật tử;
- Tổ chức các hoạt động văn hoá Phật giáo trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”
theo định hướng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.
Từ các kết quả khảo sát tính cần thiết, tính khả thi và tính khoa học của các biện
pháp, chúng tôi kết luận:
- Các biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi
trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ được đa số Tăng Ni đồng tình và ủng hộ.
- Trong quá trình thực hiện, nếu tiến hành các biện pháp đồng bộ, hệ thống, linh
hoạt sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh
thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của hội trại.
xii
ABSTRACT
In this chapter, based on the principles of ensuring purposefulness, systematicity -
synchronization, practicality, and objectivity, the thesis proposes four measures of
ethical education for Buddhist teenagers through a camp named “Teenagers and
Buddhism” in the South of Vietnam for the sake of supporting the process of moral
education through camps in order to achieve high efficiency. The four measures are
known as follows:
- Integrating the content of moral education into the content of teaching the
Dharma for young Buddhists in the “Teenagers and Buddhism” camp;
- Using active teaching techniques in the “Teenagers and Buddhism” camp to
educate young Buddhists on morality;
- Building associations and groups concerning the practice of Buddhist ethics in
the process of the “Teenagers and Buddhism” camp for young Buddhists.
- Organize Buddhist cultural activities in the “Teenagers and Buddhism” camp
with the orientation of moral education for young Buddhists.
From the survey results on the necessity, feasibility, and scientific validity of the
measures, we come to conclude:
- Measures of moral education for young Buddhists through the “Teenagers and
Buddhism” camp in the South were mainly accepted and supported by the monastics.
- During the implementation process, if these measures are taken synchronously,
systematically, and flexibly, it will create a positive change in moral education
activities for Buddhist teenagers through the “Teenagers and Buddhism” camp in the
South of Vietnam, contributing to improving the educational quality of the camp.
xiii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ix
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................x
MỤC LỤC.....................................................................................................................xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................xvii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT
TỬ ....................................................................................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức...............................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên .............................................9
1.1.3. Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo............................................................................10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài..............................................................................13
1.2.1. Giáo dục ..................................................................................................................13
1.2.2. Đạo đức ...................................................................................................................15
1.2.3. Thanh thiếu niên Phật tử .........................................................................................16
1.2.4. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.......................................................17
1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với Thanh thiếu niên Phật tử..............................17
1.4. Mục đích giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử......................................20
1.5. Nội dung giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử......................................22
1.5.1. Chánh kiến ..............................................................................................................23
1.5.2. Chánh tư duy...........................................................................................................24
1.5.3. Chánh niệm .............................................................................................................25
1.5.4. Chánh tinh tấn .........................................................................................................26
1.5.5. Chánh định ..............................................................................................................26
1.5.6. Chánh ngữ ...............................................................................................................27
1.5.7. Chánh nghiệp ..........................................................................................................28
1.5.8. Chánh mạng ............................................................................................................29
xiv
1.6. Hình thức giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử.....................................29
1.6.1. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hoạt động thuyết pháp...........30
1.6.2. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt
tôn giáo..............................................................................................................................30
1.6.3. Giáo dục đạo đức qua gia đình Phật tử ...................................................................32
1.6.4. Tự giáo dục .............................................................................................................33
1.7. Phương pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử................................33
1.7.1. Phương pháp đàm thoại...........................................................................................34
1.7.2. Phương pháp kể chuyện ..........................................................................................34
1.7.3. Phương pháp nêu gương .........................................................................................35
1.7.4. Phương pháp giao việc............................................................................................35
1.7.5. Phương pháp tập luyện............................................................................................35
1.7.6. Phương pháp rèn luyện ...........................................................................................36
1.7.7. Phương pháp khen thưởng ......................................................................................36
1.7.8. Phương pháp trách phạt...........................................................................................36
1.7.9. Phương pháp thi đua ...............................................................................................37
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử ............37
1.8.1. Nhận thức của Thanh thiếu niên Phật tử về vấn đề rèn luyện đạo đức Phật giáo...37
1.8.2. Môi trường giáo dục tại cơ sở Phật giáo .................................................................38
1.8.3. Chính sách tôn giáo và giáo dục của nhà nước.......................................................39
1.8.4. Yêu cầu của xã hội với Phật tử................................................................................40
1.9. Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và
Phật giáo”.......................................................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................42
Chương 2........................................................................................................................43
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ
QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ....................................43
2.1. Tổng quan về Phật giáo tại Nam Bộ .......................................................................43
2.1.1. Lịch sử Phật giáo tại Nam Bộ .................................................................................43
xv
2.1.2. Những nét đặc thù của Phật giáo tại Nam bộ..........................................................45
2.2. Mô tả khảo sát thực trạng........................................................................................49
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................49
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................................49
2.2.3. Mẫu khảo sát ...........................................................................................................49
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu....................................................................49
2.3. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và vai trò của giáo dục đạo đức qua hội trại
“Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.................................................................................51
2.4. Thực trạng nhận thức của Tăng Ni về mục đích giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .........................................58
2.5. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật
giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử................................................................60
2.6. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua
hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.....................................................................63
2.7. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử
qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ..............................................................67
2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ...........................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................74
Chương 3........................................................................................................................75
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ QUA
HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ..............................................75
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua
hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.....................................................................75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.........................................................................75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.........................................................................75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................................76
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..........................................................................76
xvi
3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và
Phật giáo” ở Nam Bộ .....................................................................................................76
3.2.1. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào nội dung thuyết pháp cho thanh thiếu
niên Phật tử trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”............................................................77
3.2.2. Sử dụng các kỹ thuật thuyết pháp tích cực trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”
nhằm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử........................................................84
3.2.3. Xây dựng các hội, nhóm rèn luyện đạo đức Phật giáo trong quá trình tổ chức hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” cho thanh thiếu niên Phật tử .................................................88
3.2.4. Tổ chức các hoạt động văn hoá Phật giáo trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”
theo định hướng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử ......................................93
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ...............................................................................99
3.4. Đánh giá tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............101
3.4.1. Mô tả nghiên cứu ..................................................................................................101
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................................103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................109
1. Kết luận ....................................................................................................................109
1.1. Về mặt lý luận ..........................................................................................................109
1.2. Về mặt thực trạng.....................................................................................................109
1.3. Về biện pháp ............................................................................................................110
2. Kiến nghị..................................................................................................................111
2.1. Đối với Ban tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”...............................................111
2.2. Đối với Tăng Ni .......................................................................................................112
2.3. Đối với Thanh thiếu niên Phật tử.............................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................113
xvii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của Tăng Ni về sự cần thiết giáo dục đạo đức cho thanh
thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................51
Bảng 2.2. Nhận thức của Tăng Ni về vai trò của giáo dục đạo đức qua hội trại
“Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ cho thanh thiếu niên Phật tử...................................53
Bảng 2.3. Nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về sự cần thiết rèn luyện đạo
đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.......................................................54
Bảng 2.4. Nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về vai trò của rèn luyện đạo
đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.......................................................56
Bảng 2.5. Nhận thức của Tăng Ni về mục đích giáo dục đạo đức qua hội trại
“Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ cho thanh thiếu niên Phật tử...................................58
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .................................................60
Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi
trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử..............................................62
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .................................................64
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện hình thức rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi
trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử..............................................66
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .........................................68
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình giáo dục đạo đức cho thanh
thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................70
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình rèn luyện đạo đức của thanh
thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................72
Bảng 3.1. Đánh giá của Tăng Ni về tính cần thiết của các biện pháp ..............103
Bảng 3.2. Đánh giá của Tăng Ni về tính khả thi của các biện pháp .................104
Bảng 3.3. Đánh giá của Tăng Ni về tính khoa học của các biện pháp..............106
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế, với sự du nhập ồ ạt của những
giá trị văn hóa, đạo đức mới vào Việt Nam, bên cạnh những tác động tích cực thì còn
có những cái phản giá trị, phản văn hóa, bắt đầu xuất hiện sự phân cực mạnh về ý thức
giá trị, đạo đức, lối sống. Một số chuẩn mực truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ, đạo
đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng, tạo thành mối lo lắng cho từng gia đình và xã
hội. Ngoài ra, trong xu hướng dân chủ hóa xã hội ngày càng được mở rộng, con người
trở nên nhạy cảm nhất trước những tác động đa chiều, tốt, xấu đan xen.
Thanh thiếu niên là những người đang ở trong độ tuổi chưa có sự trưởng thành
hoàn toàn về tâm sinh lý nhưng thích làm theo những điều mới lạ. Vì thế thanh thiếu
niên là đối tượng dễ bị kích động, lôi kéo bởi những nội dung bạo lực, đồi trụy, bởi
những lực lượng phản động… Một bộ phận thanh thiếu niên sống thiếu lý tưởng, giảm
sút niềm tin, có biểu hiện lệch lạc, có lối sống thực dụng, quá coi trọng giá trị vật chất,
dao động về lập trường tư tưởng, thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội, dễ bị kích
động, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật. Bên cạnh đó, tình hình vi phạm
pháp luật trong thanh thiếu niên vẫn diễn biến phức tạp và ở mức cao. Tội phạm và
vướng vào các tệ nạn xã hội ở lứa tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng. Đặc
biệt, tính chất côn đồ, nguy hiểm cũng ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó, những
hiện tượng suy thoái đạo đức của thanh thiếu niên trong môi trường học đường diễn ra
với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Những hiện tượng trên chính là hồi chuông cảnh
báo trong công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là cần phải
nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển nhân
cách đạo đức toàn diện về chân - thiện - mĩ để phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội hiện nay.
2
Trong bối cảnh như vậy, mong muốn bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống
tốt đẹp cũng đang trở thành một nhu cầu, một khuynh hướng chống lại mặt trái, mặt
tiêu cực xuất hiện trong xã hội kinh tế thị trường không chỉ của Nhà nước, của người
dân bình thường mà của cả các tín đồ Phật giáo. Giáo dục đạo đức thanh thiếu niên
trong đó có thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu
của Phật giáo nói riêng cũng như toàn xã hội. Việc nắm bắt, nghiên cứu đạo đức Phật
giáo với quan điểm khoa học gắn liền với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ
Phật giáo qua các tổ chức giáo dục xã hội, các hội, đoàn tôn giáo và gia đình Phật tử
nhằm xây dựng một thái độ đúng đắn, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục đạo
đức luôn là vấn đề thiết thực và có ý nghĩa lâu dài.
Trên tinh thần đó, để góp phần trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo cho chư tôn đức Tăng Ni khắp các tỉnh
thành trong cả nước xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình nhằm mục đích là giáo dục
đạo đức dành cho thanh thiếu niên. Hàng năm, mỗi dịp hè, Ban Hướng dẫn Phật tử
Trung ương - Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử đều tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ và Phật
giáo”, hầu tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh, sinh viên, sau một năm miệt
mài học tập, có dịp giao lưu, chia sẻ lý tưởng sống ích đạo, lợi đời. Hội trại cũng góp
phần định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần phụng sự Tam Bảo, yêu quê hương
đất nước, lòng tri ân và báo ân đối với ông bà cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
tham gia các công tác từ thiện xã hội, ý thức bảo vệ môi trường… hầu làm tiền đề cho
những sinh hoạt lành mạnh của tuổi trẻ trong những năm tháng tiếp theo.
Hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” là nơi kết nối các Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi
Phật tử của 13 tỉnh thành tại Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cũng như 6 tỉnh
thành tại khu vực Đông Nam Bộ, nhằm đẩy mạnh tinh thần giao lưu, học hỏi, đoàn kết,
gắn bó, cùng rèn luyện để trở thành người Phật tử tốt, người công dân hữu ích cho xã
hội. Trong ý nghĩa giáo dục và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tuổi trẻ Phật giáo ở
3
Miền Đông và Tây Nam bộ, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương - Phân ban Thanh
Thiếu nhi Phật tử, kết hợp với Phân ban Thanh niên Sinh viên Học sinh, Ban Trị sự -
Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh thành Nam Bộ tổ chức
Hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” nhằm xây dựng và hướng dẫn cho các em có được một
nền tảng căn bản đạo đức để khi các em bước vào đời trở thành những người hữu ích.
Vì những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ” làm đề tài luận văn thạc sĩ
Giáo dục học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử “Tuổi trẻ và Phật giáo”, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức
cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ có tính cấp
thiết, tính khả thi và tính khoa học cao.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.
- Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại
“Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi và tính khoa
học của các biện pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật
tử.
4
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ
và Phật giáo” ở Nam Bộ đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên, nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên.
- Các biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử được đề xuất
trong luận văn có tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình giáo dục đạo đức cho thanh
thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ do Ban tổ chức hội
trại và Tăng Ni quản trại thực hiện.
6.2. Về thời gian: Tháng 01/2022 - Tháng 03/2023.
6.3. Về khách thể khảo sát:
- 60 Tăng Ni trong Ban tổ chức và quản trại hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở
Nam Bộ.
- 200 thanh thiếu niên Phật tử tham gia hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam
Bộ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa các tài liệu: khái niệm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử, phương pháp
giáo dục đạo đức, hình thức giáo dục đạo đức, phương tiện giáo dục đạo đức, đánh giá
giáo dục đạo đức… Kết quả nghiên cứu tài liệu là cơ sở khoa học để xây dựng cơ sở lý
5
luận về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật
giáo” ở Nam Bộ.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực
trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và
Phật giáo” ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, khảo sát tính khả thi, tính cần thiết, tính khoa học
của các biện pháp được đề xuất trong luận văn.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động
giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở
Nam Bộ. Phương pháp này được thực hiện đối với Tăng Ni và thanh thiếu niên Phật tử,
cụ thể:
- Phỏng vấn Tăng Ni về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử; mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.
- Phỏng vấn thanh thiếu niên Phật tử về thái độ, hành động rèn luyện đạo đức;
các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về việc sử dụng các hình
thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử của Tăng Ni qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
6
Để xử lý các thông tin thu được từ phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, đề tài
sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập liệu, tính ĐTB. Ngoài ra, đề tài phân tích,
so sánh các kết quả từ phỏng vấn, quan sát về thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh
thiếu niên Phật tử và đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ
Chương 3: Biện pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội
trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN
PHẬT TỬ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục
đạo đức cho thanh niên nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta là
một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra thường xuyên, liên tục. Do đó, vấn đề này thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với nhiều công trình được công bố
với những mức độ, cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu sau:
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức
Công trình “Giáo dục và giáo dục trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện,
đánh giá” (Ban Khoa giáo Trung ương, 2002) bao gồm các văn kiện của Đảng, một số
bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung đánh giá những
thành tựu cũng như những hạn chế của ngành giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói
riêng; đồng thời, công trình chỉ ra phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới giúp
chúng ta nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công
tác giáo dục và giáo dục ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Trong bài viết “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách
trong cơ chế thị trường”, tác giả Nguyễn Văn Phúc (1996) cho rằng, nền kinh tế thị
trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới
nhân cách mỗi người. Đó là sự vị kỷ, chỉ biết tới lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích cộng
đồng, xã hội; là sự vô cảm, thờ ơ trong mối quan hệ giữa người với người; là sự “lệch
chuẩn”… Vì vậy, theo tác giả, giáo dục đạo đức góp phần không nhỏ vào việc đánh
8
thức lương tâm, đề kháng được các chuẩn mực đạo đức xa lạ không phù hợp với dân
tộc, hình thành và củng cố một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền
của con người.
Ngoài các công trình kể trên, còn có thể kể đến các công trình: “Tình cảm đạo
đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc
(2000); “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Thủy (2001); “Một số vấn đề về lối sống đạo đức,
chuẩn mực giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh (2001); “Xây dựng đạo đức mới trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy (2009); “Học
thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay” của Phạm
Đình Đạt (2009); “Ý nghĩa giáo dục đạo đức” của tác giả Thích Minh Hòa (2011)…
Trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của
đạo đức, đạo đức truyền thống, giáo dục đạo đức với phát triển văn hóa và con người
Việt Nam; từ đó, đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giáo
dục đạo đức ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Bên cạnh những công trình trên, những công trình đi sâu phân tích về đạo đức
truyền thống Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc trong quá trình giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay, trong đó phải kể đến công
trình “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay” của tác giả Ngô Thị Thu Ngà (2011); “Xây dựng nhân cách con người
Việt Nam hiện nay dưới góc độ truyền thống” của tác giả Cao Thu Hằng (2016)…
Các công trình này đã khái quát về vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống
trong đời sống con người, trong quá trình xây dựng đạo đức mới, trên cơ sở đó khẳng
định sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống nói riêng, giáo dục đạo đức nói
chung cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
9
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
Công trình “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán (1999) góp phần
làm sáng tỏ những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách, từ đó làm
nổi bật vai trò của giáo dục đạo đức, tìm hiểu, đưa ra những nét đặc thù của mối quan
hệ giữa giáo dục đạo đức với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên; qua đó đề ra
một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục
đạo đức cho sinh viên.
Công trình “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục
đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay” Lê Thị Hoài Thanh (2003) nêu rõ mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức và vận dụng mối
quan hệ này vào hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên, đồng thời đề ra một số
giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại để xây dựng đạo đức mới cho thế
hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Công trình “Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” của Võ Minh Tuấn
(2004) và “Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Huy (2007) lại phân tích rõ sự biến đổi nhân cách đạo
đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường, từ đó nêu lên tính cấp thiết phải xây
dựng, giáo dục nhân cách đạo đức cho sinh viên cho phù hợp tình hình mới.
Công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế” (Phạm Hồng Tung, 2011) tập trung làm sáng tỏ những vấn đề
cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh
niên Việt Nam và lối sống của thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước,
thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của
thanh niên; xu hướng biến đổi của thanh niên trong hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu
10
tố tác động cơ bản và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt
Nam phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước.
Công trình “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay” của Lương Gia Ban & Nguyễn Thế Kiệt (2013) phân tích
tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; khái quát thực trạng
và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; từ đó, đề xuất
một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh
viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài các cuốn sách, các luận án, luận văn trên, liên quan đến đề tài này cũng
có có thể kể đến bài viết “Về lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của Mai
Thị Dung (2013) cho rằng, để việc định hướng lối sống mới cho thế hệ trẻ hiện nay đạt
hiệu quả thì cần chú trọng một số giải pháp: xây dựng tình yêu quê hương, đất nước;
xây dựng lối sống vì cộng đồng có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và
xã hội; xây dựng lối ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.
Ngoài các công trình trên, liên quan đến đề tài này, có thể kể đến các bài viết
“Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện
nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2002); “Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức
sinh viên Việt Nam hiện nay” của tác giả Võ Minh Tuấn (2004); “Hội nhập quốc tế: cơ
hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa” của Nguyễn
Trọng Chuẩn (2004); “Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống cho con
người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007).
1.1.3. Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo
Tác phẩm “Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và ngoài xã hội” là tác
phẩm nhấn mạnh sự quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên trong nhà trường. Một số
bài viết trong tác phẩm này đáng quan tâm như:
11
Tác giả Trần Hồng Lưu (2019) qua bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo cho trẻ em
để phát triển bền vững xã hội” chứng minh rằng những lời Phật dạy về đạo đức có tác
dụng định hình, dẫn dắt, soi sáng hành vi và lối sống của tuổi trẻ, nhờ đó, tuổi trẻ sống
tốt và hạnh phúc hơn.
Huỳnh Lâm Anh Chương (2019) trong bài “Giáo dục kỹ năng sống cho thiếu
nhi hướng đến thực hành luật nhân quả” nhấn mạnh lợi ích của niềm tin nhân quả, sự
thưởng phạt ở hiện tại và kiếp sau. Theo tác giả, giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ
theo hướng này có khả năng giúp giới trẻ sợ hãi và xa lánh cái ác, đồng thời huân tập
điều thiện, lối sống thiện để đón nhận hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.
Bài viết “Giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi trong cuộc sống” của Lý Siều Hải và
Huỳnh Lâm Anh Chương (2019) cung cấp các thông tin hữu ích về các lợi ích mà việc
giáo dục đạo đức Phật giáo trong nhà trường và tại gia đình, góp phần mang lại hạnh
phúc cho nhiều gia đình.
Bài nghiên cứu “Giáo dục Phật giáo về thiện cho trẻ em từ góc độ gia đình ở
Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Quỳnh (2019) được xem là quốc sách. Theo tác giả,
giáo dục thiện giúp con người chuyển hóa cái xấu, phát huy mặt tốt, chuyển hóa nghiệp
và định mệnh để tạo nên cuộc sống hạnh phúc và có giá trị.
Nguyễn Thị Thanh Tùng (2019) tin rằng “Giáo dục Phật giáo về giá trị sống cho
trẻ em vị thành niên hiện nay” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì trẻ em là thành phần
dễ bị người xấu dụ dỗ, bắt chước các hành vi lệch chuẩn, sa vào con đường phạm pháp
và tội lỗi. Cùng với gia đình và trường học, Phật giáo đã góp phần không nhỏ trong
việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ em, giúp các em sống tích cực và
hữu ích hơn.
Bài viết “Giáo dục trẻ em nhìn từ góc độ Phật giáo” của Trần Thị Thanh Hà và
Đoàn Thị Vịnh (2019) là chiến lược giúp các gia đình có được con cháu với lối sống
chuẩn mực. Theo tác giả, Phật pháp có khả năng giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách,
12
phát triển đạo đức, trở thành con ngoan, trò giỏi và công dân hữu ích cho gia đình, xã
hội.
Đại đức Tâm Thông (2019) cho rằng “Giáo dục Phật pháp cho thanh thiếu niên
hiện nay” là trách nhiệm của các bậc cha mẹ tại nhà, các thầy cô giáo tại trường và các
Tăng Ni tại chùa. Tác giả tin rằng khi Tăng Ni năng động hơn trong việc giảng dạy
Phật pháp cho thanh thiếu niên sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm tệ nạn xã hội, tránh
vi phạm luật pháp, giúp các bạn trẻ có mục đích và lý tưởng sống cao quý.
Cùng quan niệm như trên, Sư cô Hòa Nhã (2019) cho rằng “Giáo dục Phật giáo
cho thiếu niên” cần được quan tâm hàng đầu. Thành công trong việc giáo dục Phật
pháp cho thiếu niên ở phạm vi gia đình và xã hội sẽ giúp các cháu có cuộc sống hạnh
phúc và tương lai tươi sáng.
Lê Thị Hạnh (2019) đề nghị “Vận dụng giáo dục đạo đức Phật giáo cho sinh
viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay” cần được triển khai càng sớm càng tốt.
Tác giả cho rằng giáo dục đạo đức Phật giáo giúp cho lối sống sinh viên trở nên hiền
thiện, hữu dụng và có giá trị cho mọi người.
Với bài viết “Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên hiện nay”, Nguyễn Thị Liên (2019) tin rằng việc làm này cần được nâng
thành chính sách giáo dục của quốc gia, theo đó, thói quen và lối sống của thanh niên
Việt Nam sẽ trở nên hiền thiện và hữu ích trong mọi hoàn cảnh.
Trong bài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức Phật giáo trước lối sống vô cảm của
thanh niên hiện nay”, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2019) cho rằng sẽ là quá muộn và có
nhiều tác hại nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến lối sống lệch chuẩn của
thanh thiếu niên hiện nay. Theo tác giả, đạo đức Phật giáo giúp con người có niềm
thông cảm sâu sắc trước nỗi khổ niềm đau của con người, theo đó, dấn thân phụng sự
với lý tưởng cao quý, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
13
Lương Minh Chung (2019) tin rằng “Khóa tu mùa hè: Đường hướng giáo dục
nhân cách cho giới trẻ hiện nay” là hướng đi đúng mà Phật giáo Việt Nam đã vận dụng
thành công từ năm 2007. Từ mô hình chỉ có chùa Hoằng Pháp và chùa Giác Ngộ khởi
xướng, khóa tu mùa hè nay đã được nhân rộng trên toàn quốc. Theo tác giả, mở rộng
mô hình này tại tất cả các chùa trên toàn quốc sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho gia
đình và xã hội Việt Nam.
“Giáo dục Phật giáo nhìn từ hoạt động giáo dục của mô hình Câu lạc bộ” của Vũ
Ngọc Định (2019) kêu gọi phát triển con người toàn diện có tri thức, đạo đức, văn
hóa, thể chất, nghề nghiệp trên tinh thần Phật dạy để vượt qua vô minh, vị kỷ, chấp
ngã. Theo tác giả, đây là cách bồi dưỡng nhân tài đúng nghĩa, góp phần phát triển đất
nước và hội nhập quốc tế.
Nhìn chung, các cuốn sách, các công trình nghiên cứu trên đã có đóng góp nhất
định trong việc nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về yêu cầu của việc giáo dục
đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay; đã làm sáng tỏ
ở mức độ nhất định tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngoài
nước tới sự biến đổi của đạo đức xã hội, đạo đức thanh niên, đề ra một số phương
hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, một mặt, sự tổng quan của
các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên phản ánh tầm quan trọng và yêu cầu bức
thiết của vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
Khái niệm giáo dục là khái niệm rất phổ biến trong khoa học và đời sống. Tuy
nhiên hiện nay, chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa về khái niệm này.
Trong Từ điển Giáo dục học, khái niệm giáo dục được định nghĩa: “giáo dục là
hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm
14
truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư
tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao
động sản xuất và đời sống xã hội” (Bùi Hiền và cộng sự, 2015).
Theo nhóm tác giả Trần Thị Hương và cộng sự, có thể có nhiều cách định nghĩa
về giáo dục, song tựu trung lại, có thể hiểu giáo dục theo định nghĩa: “giáo dục (nghĩa
rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức
một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh
thể chất và tinh thần) của con người. […] giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt
động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa
học, tư tưởng chính trị đạo đức, thẩm mĩ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và
thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội” (Trần Thị
Hương và cộng sự, 2017).
Theo nhóm tác giả Phan Thị Hồng Vinh và cộng sự, “giáo dục (theo nghĩa rộng)
là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng
phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan
giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. […] giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá
trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những
nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội
thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” (Phan Thị Hồng Vinh và
cộng sự, 2018).
Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm giáo dục được định nghĩa là “là hoạt động
nhằm tác động một cách hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối
tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đề ra” (Viện Ngôn ngữ học, 2019).
15
Trên cơ sở tham khảo và phân tích các khái niệm trên, trong phạm vi luận văn,
khái niệm giáo dục được hiểu theo quan điểm của nhóm tác giả Phan Thị Hồng Vinh
và cộng sự (2018). Đó là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có
nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục
trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Cụ thể hơn, đó là khái
niệm giáo dục theo nghĩa hẹp: giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo
dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những
hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt
động và giao lưu.
Hay nói cách khác, giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người
được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục nhận thức, hành vi, thái độ
cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
1.2.2. Đạo đức
Khái niệm đạo đức không phải là một khái niệm mới, được sử dụng phổ biến
trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học,
đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Tùy vào góc nhìn mà mỗi nhà nghiên cứu lại
có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Tác giả Nguyễn Văn Lê (1998) cho rằng: “đạo đức là một từ Hán Việt mà trong
đó “đạo” có nghĩa con đường để theo đó ta đi, và cũng có nghĩa là lẽ phải là đạo lý để
theo đó hành động, còn “đức” có nghĩa là toàn bộ những phẩm chất và hành vi hành
động đối nhân xử thế của con người, mà những phẩm chất và hành vi hành động đó tốt
hay xấu là do con người chúng ta đã biết mà hành theo”.
Theo Giáo trình đạo đức học, “đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp
những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người
trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như
16
tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của
dư luận xã hội” (Học viện Chính trị Quốc gia, 2000).
Theo nhóm tác giả Mai Văn Bính và cộng sự (2014), đạo đức được hiểu “là hệ
thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư
luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với
xã hội (nói tổng quát)” hoặc “phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những
tiêu chuẩn nhất định mà có” (Viện Ngôn ngữ học, 2019).
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đồng ý với khái niệm đạo đức được trình bày
trong Từ điển Tiếng Việt với hai nét nghĩa:
- Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy
định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
- Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những
tiêu chuẩn nhất định mà có.
1.2.3. Thanh thiếu niên Phật tử
Thanh thiếu niên Phật tử và những thanh thiếu niên có cảm tình với đạo Phật là
những người đến tham gia sinh hoạt tu học trong hội, nhóm và các mô hình sinh hoạt
của Phật giáo sau này được giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập với tên gọi là phân
ban Thanh thiếu nhi Phật tử được quy định thành 3 ngành với độ tuổi tương ứng:
- Ngành nhi (nhi đồng): từ 6 tuổi đến 11 tuổi
- Ngành thiếu (thiếu niên): từ 12 tuổi đến 17 tuổi
- Ngành thanh (thanh niên): từ 18 tuổi đến 30 tuổi
Riêng các thành viên trong Ban điều hành có thể trên 30 tuổi
17
Tiểu ban thanh thiếu nhi Phật tử được thành lập nhằm tập hợp thanh thiếu nhi
Phật tử tu học theo lời Phật dạy để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm chất đạo đức
trên tinh thần nhập thế phụng sự Tam bảo và chúng sanh, xây dựng nếp sống văn minh
hạnh phúc, an lạc, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, bảo
vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội và Tổ quốc.
Qua đó có thể hiểu, thanh thiếu niên Phật tử là con em thuộc gia đình tín đồ Phật
giáo hoặc gia đình có cảm tình với đạo Phật được giáo dục và rèn luyện để trở thành
những người có đạo đức, thấm nhuần tinh thần Phật pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình
trên nền tảng Tam quy, ngũ giới và góp phần phụng sự đạo pháp, xây dựng Chủ nghĩa
xã hội.
1.2.4. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử
Tổng hợp các khái niệm giáo dục, đạo đức, thanh thiếu niên Phật tử đã trình
bày, chúng tôi đề xuất khái niệm: giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử là quá
trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp
khoa học của Tăng Ni tới thanh thiếu niên Phật tử nhằm hình thành cho họ những
phẩm chất tốt đẹp và nhận thức, hành vi, thái độ phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực
xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với Thanh thiếu niên Phật tử
Đạo Phật rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên. Giáo dục
đạo đức, theo quan điểm Phật giáo, có giá trị quan trọng trong việc hình thành nhân
cách lối sống của thế hệ trẻ, nâng cao giá trị mà giới trẻ đem lại, khai thác tối đa nguồn
nhân lực phổ biến này. Những giá trị này không chỉ mang tính cá nhân, mà còn mang
tính quốc gia. Một quốc gia phát triển nhất thiết phải có nguồn lực từ con người, đó
chính là các thế hệ trẻ. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, còn
có nhiều tác động tiêu cực dẫn đến nhân cách, lối sống của thanh niên đi xuống nghiêm
trọng, ngày càng mất đi hình ảnh đẹp, thay thế vào đó là những biểu hiện rất đáng báo
18
động. Ngoài giáo dục trên ghế nhà trường thì giáo dục đạo đức Phật giáo là rất quan
trọng. Bằng nhiều biện pháp khác nhau mà Phật giáo đã có thể chung tay giúp thế hệ
trẻ nhận thức được giá trị cuộc sống, giá trị của bản thân cũng như trách nhiệm trước
xã hội, gia đình và người thân để sớm là con người được trọng dụng, có ích cho xã hội,
không bị tác động bởi các tác nhân xấu.
Có thể vạch ra ba vai trò cơ bản của giáo dục đạo đức Phật giáo đối với thanh
thiếu niên Phật tử như sau:
- Hình thành nhân sinh quan, thế giới quan tích cực cho thanh thiếu niên Phật tử.
Nhân sinh quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói một
cách khác, nhân sinh quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong
đời sống nhân loại và sự sống của con người. Thế giới quan là hệ thống tổng quát
những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự
nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con
người đề ra trong thực tiễn xã hội. Thanh thiếu niên có thể nhanh chóng nắm bắt hiểu
biết được các đạo lý mang tính luật lệ (pháp luật, đạo luật) và lý lẽ sống ở đời, để có
một hành trang tốt để bước đến một cuộc chiến đúng nghĩa, mang lại niềm vui không
chỉ cho mình mà còn cho xã hội, biết được trình độ vị trí của mình trong xã hội để rèn
luyện và học tập cho tốt. Theo đó, giáo dục đạo đức trong Phật giáo chỉ rõ được các
hoạt động của thanh niên có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự
cải tạo, tự nâng mình lên, tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những
sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của thế hệ trẻ
được chú ý, khi giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá
nhân. Đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ của thế hệ trẻ.
- Hoàn thiện, hoàn chỉnh hành vi chuẩn mực cho thanh thiếu niên Phật tử trong
bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp.
19
Góp phần hoàn thiện, điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống chuẩn mực của
thanh niên. Giáo dục Phật giáo quyết định rất lớn về hành vi đạo đức của giới trẻ vì,
đây là lứa tuổi đã và sắp rời xa ghế nhà trường, bắt đầu một cuộc sống tự lập. Nên việc
Phật giáo mở ra các hoạt động giáo dục là hết sức cần thiết có nhiều ý nghĩa cho giới
trẻ nói riêng và xã hội nói chung, là bước tiến quan trọng trong quá trình đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực, giúp đất nước có nền móng vững chắc để phát triển trước thế
hệ trí thức đầy tiềm năng. Việc giáo dục của Phật giáo còn làm hoàn thiện những thiếu
sót trên ghế nhà trường, điều chỉnh được các hành vi hoạt động, đạo đức, lối sống đúng
đắn, nâng cao trình độ kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm để có thể xử lý các tình
huống cho xã hội. Có khả năng làm việc giao tiếp tốt trong cuộc sống. Làm cho mọi
người có một cái nhìn toàn diện về thế hệ trẻ của đất nước.
- Xây dựng hình ảnh con người Việt Nam lành mạnh, nhân văn.
Giáo dục Phật giáo là giáo dục lối sống lành mạnh tích cực cho giới trẻ. Nhìn
chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn.
Phần lớn thanh thiếu niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển
của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, đồng thời có
nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn
giữ trong mình được sự năng động trẻ trung vốn có. Tuy nhiên, đang có một bộ phận
giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý
tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thường phạm phải sai lầm, đi
nhầm hướng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
Những thay đổi nhanh chóng của đất nước và thế giới hiện nay trước tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các tổ chức phải lên kế hoạch và thực
hiện, phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc bồi
dưỡng lý tưởng Phật giáo về lối sống tích cực cho thế hệ trẻ. Phật giáo đã có nhiều
công lao trong việc giáo dục, hóa giải rất nhiều những câu chuyện của các thanh niên
20
trẻ tuổi, muốn xuống tóc, bỏ lại hồng trần đến chốn bồng lai thanh tịnh, luôn dạy con
người hướng đến những điều thiện lành, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động, hướng
đến một lối sinh hoạt lành mạnh.
Như vậy, giáo dục đạo đức Phật giáo có vai trò rất quan trọng đối với thanh
thiếu niên Phật tử.
1.4. Mục đích giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử
Bản chất của giáo dục Phật giáo là từ bi hỉ xả, tất cả vì con người, vì hòa bình và
an lạc cho mọi chúng sinh. Nói về giáo dục có thể hiểu thành hai phần đó là giáo dục
về chuyên ngành và giáo dục về đạo đức. Một người chỉ giỏi về chuyên ngành mà thiếu
đạo đức thì có thể làm hại cả một quốc gia, trở thành người vô dụng như Hồ Chủ tịch
từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó”. Như vậy muốn có những người tốt, có ích cho quốc gia, xã hội thì
cần phải chú trọng vào việc bồi dưỡng cả hai.
Theo Thích Gia Quang (Nhiều tác giả, 2019), xã hội ngày càng phát triển, tiến
bộ về mọi mặt đã nâng cao đời sống con người, xã hội ngày càng văn minh hơn. Tuy
nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội
đương đại, do vậy, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn
cầu chẳng hạn vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm và thiếu niềm tin.
Vì lẽ đó, cần phải đưa giáo lý Phật giáo ứng dụng vào trong giáo dục, góp phần giải
quyết các vấn đề về đạo đức xã hội.
Theo Dương Quang Điện (Nhiều tác giả, 2019), cũng như mọi công tác giáo dục
khác, giáo dục Phật giáo nhằm hoàn thiện con người. Theo quan niệm của Phật giáo:
Con người là chúng sinh có khả năng thành Phật: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là
Phật sẽ thành”. Đây có thể nói là một chân lý mà Phật giáo hướng đến đối tượng giáo
dục là con người đầy sức sống, đầy năng lực và tính nhân bản. Con người ấy được trở
về đúng bản vị làm người, trở về chính mình. Trong Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Niết
21
Bàn, lúc sắp nhập Niết bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan: “Vậy nên, này Ananda, hãy tự
mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa
một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ
nương tựa một gì khác”. Phật giáo khuyên con người phát huy tính tự lực, tự thân, nỗ
lực hoàn thiện mình trên lộ trình giải thoát.
Đối với thanh thiếu niên nói chung, cùng với các yếu tố khác như văn hóa,
phong tục, tập quán, tôn giáo, môi trường sống… giáo dục đạo đức Phật giáo có vai trò
đặc biệt quan trọng trọng việc giáo dục tầng lớp tri thức của dân tộc trong lịch sử cũng
như hiện nay. Với đội ngũ thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định tương lai, vận mệnh dân tộc. Giáo dục đạo đức Phật giáo còn góp phần giáo dục,
bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp
của Đảng và dân tộc.
Tuy nhiên, thanh thiếu niên Phật tử là một đối tượng giáo dục đặc biệt vì những
lý do sau:
- Thanh thiếu niên Phật tử tham gia trực tiếp vào xây dựng đời sống tôn giáo,
văn hoá - tinh thần, mang lại các giá trị chân - thiện - mĩ cho người khác.
- Triết học Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỉ đã có một vị trí vững
chắc trong lòng công chúng. Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối và phát triển khi mỗi
thanh thiếu niên Phật tử biết dấn thân vì niềm tin tôn giáo và được trang bị đầy đủ
những đạo đức thiết yếu.
Do đó, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử trở nên sáng tạo hơn, dấn
thân phụng sự đạo pháp mạnh mẽ hơn, không còn hiện tượng thụ động, các tâm lý đích
cực, mệt mỏi, chán nản mà trái lại càng hết mình vì đạo pháp dân tộc và lý tưởng cứu
độ chúng sanh, đưa giáo pháp tôn giáo không ngừng lan rộng, khiến ai cũng thấm
nhuần giáo lý nhà Phật, sống tốt đạo đẹp đời, an vui hạnh phúc.
22
Như vậy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử phải hướng đến các mục
đích sau:
- Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận thức và thực hành các
chuẩn mực đạo đức theo quy định của xã hội.
- Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử chủ động, tích cực, tự giác rèn
luyện đạo đức để góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử biết vận dụng các giá trị đạo
đức Phật giáo vào đời sống, đóng góp vào sự phát triển của Phật giáo.
1.5. Nội dung giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử là giáo dục thanh thiếu niên Phật
tử phát triển những điều kiện bên trong của sự hình thành và phát triển đạo đức của
thanh thiếu niên Phật tử, nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về tầm quan
trọng của rèn luyện đạo đức, hình thành kiến thức về cách thức rèn luyện đạo đức qua
các hoạt động giáo dục, tổ chức môi trường để thanh thiếu niên Phật tử rèn luyện đạo
đức, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn cách rèn luyện, thực hành đạo
đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Từ đó, giáo dục hình thành nhu cầu, động cơ, ý chí
rèn luyện đạo đức qua nội dung Bát chánh đạo.
Bát chánh đạo trong Phật giáo được xem là một trong những nội dung học tập
và hành trì rất quan trọng, có chức năng bồi dưỡng và phát huy tính giác ngộ của tự
thân, xây dựng cho hành giả cuộc sống hạnh phúc, bình an. Do đó, Bát chánh đạo là
nội dung rất hữu ích cho những người thực hiện công tác giáo dục Phật giáo và giáo
dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.
Bát chánh đạo gồm: Chánh kiến; Chánh tư duy; Chánh ngữ; Chánh nghiệp;
Chánh mạng; Chánh tinh tấn; Chánh niệm; Chánh định. “Bát chánh đạo không phải là
tám con đường chân chánh riêng biệt, cũng không phải là con đường chia làm tám giai
23
đoạn nối tiếp nhau từ xa cho đến gần. Bát chánh đạo giống như một sợi thừng do tám
sợi tao nhợ se lại với nhau, trong đó, Chánh kiến là sợi tao nhợ quan trọng nhất và bảy
sợi còn lại đều do Chánh kiến hướng dẫn” (Giác Đoan, 2017).
1.5.1. Chánh kiến
Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến là thấy,
nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan.
Theo quan niệm Phật giáo, chánh kiến là cái thấy đúng, cái thấy chân chánh
giúp cho chúng ta tìm ra những tiêu chuẩn để có thể biết rằng hành động đó là đúng
hay sai, tốt hay xấu..., là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào trí tuệ mà thiết lập
một sự phân biệt rõ ràng giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều không nên làm,
nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để đánh giá các hành động (Giác Đoan, 2017).
Ở khía cạnh giáo dục Phật giáo cho thanh thiếu niên Phật tử, áp dụng Chánh
kiến để có được sự hiểu biết chân chánh là căn bản để có được những tư duy, hành
động tốt đẹp, để chọn cho mình một nghề nghiệp thuần lương cùng một tâm hồn trong
sáng và thanh cao, nhằm tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chính mình và xây dựng xã
hội ngày một tốt đẹp hơn. Làm được như vậy, chính họ là những tấm gương tốt nhất
cho hàng con cháu, thế hệ kế cận noi theo. Nhờ thực tập Chánh kiến mà thanh thiếu
niên Phật tử có được cái nhìn sáng suốt cùng sự cảm thông, biết quan tâm chia sẻ, với
người xung quanh nhiều hơn; đưa các em vào nếp sống có những sinh hoạt lành mạnh
cùng tinh thần minh mẫn. Được như vậy, vấn đề xuống cấp đạo đức của các em ở tuổi
vị thành niên nói riêng hay mọi người trong xã hội nói chung sẽ không còn là nỗi lo
ngại nữa. Ngược lại, chúng sẽ góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, văn
minh hiện hữu khắp mọi nơi.
Ngoài ra, trong quá trình nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về đạo đức, tư
liệu là phần rất quan trọng, mang tính quyết định cho sự nhận thức đúng sai, ảnh hưởng
đến cả quá trình rèn luyện đạo đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật
24
tử qua nội dung chánh kiến giúp thanh thiếu niên Phật tử có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng và sự cần thiết của các phẩm chất đạo đức, nhận biết mức độ biểu hiện và lỗ
hỏng các đạo đức này của bản thân. Từ đó, tự thân nỗ lực phù hợp để rèn luyện nhằm
hình thành và phát triển các lỗ hỏng đạo đức.
Như vậy, giáo dục chánh kiến giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận diện hành vi
đạo đức của bản thân và người khác, thấy sự việc đang xảy ra đúng như sự thật, không
bị tập quán, thành kiến, dục vọng làm sai lạc, thấy rõ nguyên nhân và kết quả. Từ đó,
điều chỉnh, hành vi, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Đây là yếu tố vô cùng quan
trọng trong khi nhận thức về các vấn đề đạo đức, là cơ sở cho tư duy đúng.
1.5.2. Chánh tư duy
Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải
quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh tư duy là suy nghĩ, xem xét,
giải quyết đúng vấn đề.
Theo quan niệm Phật giáo, người Phật tử không chỉ tư duy về sắc thân mà phải
quán sát và biết thật tướng của bốn uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành, thức). Bởi sắc, thọ,
tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) tương tức với nhau tạo thành thân và tâm. Người không có
chánh tư duy cho rằng thân mạng là thường hằng là của riêng mình, luôn tham lam,
luyến ái, tâm dính mắc với thường hằng, cái ngã (Hoàng Phước Đại - Đồng An, 2021).
Cùng với chi phần Chánh kiến, Chánh tư duy mang lại nhận thức sâu sắc về bản chất
đời sống, sự vật hiện tượng, tính tích cực làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành
động.
Sử dụng Chánh kiến, Chánh tư duy trong việc nhận thức về trách nhiệm của rèn
luyện đạo đức như: Tính chủ đạo và các nguyên tắc chỉ đạo của Tăng Ni (nhà giáo
dục), tính chủ động, tự giác của thanh thiếu niên Phật tử (người được giáo dục), mục
đích giáo dục không chỉ là việc truyền trao và tiếp nhận nhận thức về đạo đức, mà còn
25
là vai trò bồi dưỡng và giáo dục tố chất nhân văn, nhân cách đạo đức, phương pháp tư
duy, các phẩm chất đạo đức nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Giáo dục chánh tư duy giúp thanh thiếu niên Phật tử tìm ra phương pháp đúng
đắn để rèn luyện các đạo đức, xử lý những dữ liệu thu được từ Chánh kiến phù hợp với
các điều kiện thực tế, chuyển hóa những kiến thức thu được từ bên ngoài thành nhận
thức riêng của bản thân qua quá trình suy nghĩ, tư duy đúng đắn.
Như vậy, Chánh kiến, Chánh tư duy là nền tảng cơ bản giáo dục thanh thiếu
niên Phật tử hình thành nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức, tầm quan trọng
của đạo đức Phật giáo đối với đời sống của thanh thiếu niên Phật tử, từ đó hình thành
động cơ và thái độ đúng đắn rèn luyện các giá trị đạo đức.
1.5.3. Chánh niệm
Chánh niệm là nhận biết mọi thứ theo một cách cụ thể, có chủ đích, trong từng
khoảnh khắc và không phán xét (Jon Kabat- Zinn, 1994). Trong quan niệm Phật giáo,
Chánh niệm còn gọi là tỉnh giác, sáng suốt.
Ví trí của chánh niệm trong giáo dục được khái quát bằng quan niệm của thiền
sư Thích Nhất Hạnh như sau: “Chánh niệm có thể giúp cho thầy cô giáo và học sinh ít
đau khổ hơn; cải thiện sự truyền thông, xây dựng một môi trường học tập có chất liệu
hiểu và thương nhiều hơn. Học sinh có thể học được nhiều điều vô cùng quan trọng
như cách xử lý những cảm xúc mạnh, cách chăm sóc cơn giận, cách buông thư và làm
giảm bớt sự căng thẳng, cách tái lập truyền thông và hòa giải với người khác. Sự học
tập có ích lợi gì nếu nó không đem lại cho chúng ta hạnh phúc? Sự thực tập chánh niệm
có thể mang lại một sự thay đổi sâu sắc trong lớp học cũng như trong toàn hệ thống
giáo dục, giúp cho mọi người có thể có hạnh phúc thật sự. Và nếu trong khi thực tập
chánh niệm mà học sinh có thể học hành dễ dàng hơn, nhanh hơn và thầy cô giáo
không bị kiệt sức thì đó là cũng một điều tuyệt vời” (Tăng thân Làng Mai, 2016).
26
Như vậy, Chánh niệm giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận diện được cảm xúc,
kiểm soát hành động của thân, khẩu, ý, điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của
cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Chánh niệm là yếu tố quan trọng trong rèn luyện đạo
đức Phật giáo. Chánh niệm giúp thanh thiếu niên Phật tử luôn luôn nhớ nghĩ về những
mục đích và giá trị của đạo đức mà thanh thiếu niên Phật tử đang hướng tới để chủ
động chỉ đạo tâm ý, dẫn dắt năng lực và điều khiển hành vi của mình đi đúng hướng
nhằm đạt đến mục đích đã định.
1.5.4. Chánh tinh tấn
Theo quan niệm Phật giáo, tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không
ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình
an; không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác. Khi giảng về
hạnh tinh tấn, Đức Phật đã thâu tóm qua bài kệ sau:
Không làm các điều ác,
Dấn thân các việc lành.
Giữ động cơ thanh tịnh,
Là tinh hoa Phật dạy.
Như vậy, Chánh tinh tấn là kỉ luật tinh thần nhằm chú tâm cố gắng, siêng năng,
kiên nhẫn, nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Chánh tinh tấn giúp thanh thiếu niên Phật tử
nỗ lực, chuyên cần duy trì tính tỉnh táo, tính chuẩn xác, nhờ đó giảm thiểu các sai sót
do tính chất nóng vội, qua loa, gián đoạn trong việc rèn luyện đạo đức, hình thành tinh
thần năng động và tích cực trong quá trình rèn luyện đạo đức.
1.5.5. Chánh định
Chánh định là định đúng hướng “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” mà đức Phật
dạy, vì vậy chỉ cần thân thư giãn, tâm buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã để trả
tâm về với bản chất thanh tịnh vắng lặng tự nhiên của nó, nên gọi là định vô vi vô ngã
27
(Viên Minh, 2016). Hiểu một cách đơn giản, Chánh định là tập trung tư tưởng vào một
vấn đề để thấy rõ ràng vấn đề đó.
Trong quá trình giáo dục đạo đức, yếu tố định tĩnh, chuyên tâm của Chánh định
giúp thanh thiếu niên Phật tử làm chủ cảm xúc, tư duy đúng đắn, bình tĩnh và sáng tạo
hơn. Chánh định giúp thanh thiếu niên Phật tử xác định cảm xúc, tình cảm, tâm lý,
kiểm soát chặt chẽ tư duy, ngôn ngữ, hành động, hỗ trợ hình thành và phát triển các giá
trị đạo đức, quản lý hành vi ứng xử và giao tiếp của thanh thiếu niên Phật tử.
1.5.6. Chánh ngữ
“Chánh ngữ không chỉ là lời nói đúng đắn mà nó còn là lời nói thiện lành, hòa
ái. Giao tiếp bằng lời nói là điều mà chúng ta phải tham gia mọi lúc, cho dù muốn hay
không thì chúng ta cũng phải giao tiếp. (…) Thực hành Chánh ngữ cũng là thực hành
chánh niệm. Với sự thực hành này, chúng ta nhận thức rõ hơn về thân thể, tâm trí và
cảm xúc của chúng ta. Chánh niệm giúp chúng ta dễ dàng nhận ra những gì chúng ta
sắp nói, và do đó, nó cho chúng ta quyền tự do lựa chọn những gì chúng ta nói. Với
chánh niệm, chúng ta học cách kiềm chế bản thân vào những lúc tức giận, thù hận và
bối rối” (Gautam Sharda, 2019).
Giáo dục Chánh ngữ là làm cho thanh thiếu niên Phật tử lời nói chân thật, đúng
với lẽ phải, công bình, ngay thẳng không tổn hại đến đời sống và danh dự của người
khác, lời nói hòa hợp, lời nói nhẹ nhàng không thô ác nặng nề, lời nói không hư dối,
thêu dệt, phù phiếm, lời nói phù hợp với hoàn cảnh, mục đích người nói.
Ngoài ra, giáo dục Chánh ngữ giúp thanh thiếu niên Phật tử xây dựng được
truyền thông qua lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, có văn hóa, nói sự thật đúng lúc
và có giá trị… nhằm giao tiếp một cách hiệu quả.
28
1.5.7. Chánh nghiệp
Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với
chân lý, có lợi ích cho người. Chánh nghiệp đòi hỏi con người luôn luôn thận trọng,
giữ gìn mọi hành động của mình, không tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị,
hạnh phúc, tánh mạng của người khác, hành động có lợi ích cho mọi người.
Sống đúng Chánh Nghiệp tức là mọi hành động tạo tác qua thân, khẩu, ý phải
toàn thiện, như thân thì không đánh đập hay giết hại chúng sinh, giúp đỡ người già qua
đường, không phá hủy môi trường sống…, miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều
tốt, không nói xấu, không mắng nhiếc người, không vu oan người khác...và Ý là ý
tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, không toan tính làm điều ác..v.v. Trong ba điều
trên, thì ý là hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng
đều do ý tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi
thân và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã
phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động.
Nói chi tiết hơn, Chánh Nghiệp bao gồm việc không giết hại, không trộm cắp,
và không tà dâm là 3 giới nằm trong bộ giới luật của Phật Giáo. Trong 3 giới này, ý
nghĩa rất đơn giản và rõ ràng: chỉ là đừng làm ba việc này, vì rằng nếu phạm các giới
này, hành giả sẽ không thể có được sự bình an. Tuy nhiên, khi Đức Phật nói đến Chánh
Nghiệp trong Bát Chánh Đạo, trong ý nghĩa của việc không giết hại, trộm cắp, và tà
dâm, Ngài đã đưa ra những thí dụ đơn giản nhất mà người ta có thể vi phạm các giới
này. Vì thế, giới cấm này không được hiểu một cách hạn hẹp, trong ý nghĩa là giữ giới,
mà còn là những phương hướng mở rộng cho các hành động đạo đức cao hơn.
Như vậy, Giáo dục Chánh nghiệp là giúp thanh thiếu niên Phật tử xây dựng
những chuẩn mực sống và làm việc, được hình thành trên cơ sở hiểu biết đúng đắn và
kinh nghiệm tu tập gồm việc rèn luyện, trau dồi, thực hành các chuẩn mực đạo đức liên
quan đến cảm xúc và giao tiếp qua suy nghĩ, lời nói và hành động.
29
1.5.8. Chánh mạng
Chánh mạng là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện,
trong sạch. Chánh mạng còn là lòng từ bi để chúng sinh sống yên ổn trong nhà Phật, là
lòng thương yêu rộng lớn vô biên, không chỉ dành cho con người, loài vật mà thương
đến cả cây cỏ hoa lá. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật,
không gian tham, không làm cho người và vật đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người
sống Chánh mạng bất cứ làm công việc gì, nghề nghiệp nào, phải dẹp hết lòng tham,
nên giữ tâm ngay thẳng, thanh sạch để có cuộc sống an vui, phước báu miên viễn. Nói
chung với tất cả nghề nghiệp gì cũng cần phải trải lòng chân thật, hãy sống thanh tịnh
tâm giúp cho mọi người vui thì thấy lòng mình cũng vui, còn gì quý hơn.
Đối với thanh thiếu niên Phật tử, giáo dục Chánh mạng là giáo dục lòng tuệ
giác, từ bi, vô ngã, vị tha… là hành vi đúng đắn, đời sống lý tưởng, phạm hạnh mà mỗi
thanh thiếu niên Phật tử hướng đến bên cạnh việc học tập và rèn luyện đạo đức để hoàn
thiện bản thân.
Tóm lại, Bát chánh đạo là sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, hợp nhất giữa tri
thức và ứng dụng, qua các hoạt động thực tiễn của giáo dục để nâng cao trình độ nhận
thức, nâng cao hiệu quả thực tiễn giáo dục, là nguyên tắc định hướng cho cuộc sống, là
kim chỉ nam cho việc thực hiện giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay.
1.6. Hình thức giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử
Theo Hà Thị Đức, có bốn hình thức để thực hiện hoạt động giáo dục: giáo dục
thông qua dạy học, giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng,
giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể và tự giáo dục (tự tu dưỡng) (Hà Thị Đức, 2002).
Luận văn nhận thấy các hình thức trên đều có thể áp dụng vào giáo dục đạo đức cho
thanh thiếu niên Phật tử. Từ đó, đề xuất hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử, chủ yếu là qua hoạt động thuyết pháp các học phần trên lớp và qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ học.
30
1.6.1. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hoạt động thuyết
pháp
Một trong những hình thức quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho thanh thiếu
niên Phật tử là đưa vào chương trình thuyết pháp trong cơ sở Phật giáo, vì:
- Cơ sở Phật giáo (đạo tràng) là một tổ chức tôn giáo chuyên nghiệp đảm nhận
trách nhiệm giáo dục Phật giáo, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương
pháp giáo dục Phật giáo được trang bị đầy đủ, do một đội ngũ Tăng Ni đã được đào tạo
chính quy thực hiện.
- Cơ sở Phật giáo là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể thanh thiếu
niên Phật tử cùng nhau rèn luyện và tu dưỡng.
Trong quá trình thuyết pháp tại các cơ sở giáo dục Phật giáo, bên cạnh những
kiến thức về Phật học, thanh thiếu niên Phật tử được trang bị một khối lượng lớn những
khái niệm, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần thực hiện liên quan đến việc tu tập
và sinh hoạt trong đời sống xã hội. Nhờ học tập và thực hành theo các chuẩn mực đã
được thuyết giảng mà đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử được mở mang, hoàn thiện.
Cùng với đó, thông qua hoạt động thuyết pháp trên các cơ sở Phật giáo, Tăng Ni
trang bị cho thanh thiếu niên Phật tử hệ thống kiến thức Phật học nói chung và những
giáo lý về đạo đức Phật giáo nói riêng, giúp họ thông hiểu và phát triển nhân cách cũng
như những phẩm chất đạo đức thiết yếu cho cuộc sống. Việc thuyết pháp trên các cơ sở
Phật giáo chính là hình thức hiệu quả nhất giúp thanh thiếu niên Phật tử hoàn thiện
nhân cách.
1.6.2. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua tổ chức các hoạt
động sinh hoạt tôn giáo
Các dạng hoạt động sinh hoạt tôn giáo của thanh thiếu niên Phật tử bao gồm: tu
tập, hoạt động xã hội, hoạt động Phật giáo.
31
Tu tập là quá trình sinh hoạt tôn giáo đặc thù của thanh thiếu niên Phật tử, gắn
liền với các nghi thức, nghi lễ và giáo lý Phật giáo.
Giáo dục qua hình thức tu tập mang tính khoa học, đúng đối tượng, linh hoạt,
không bị hạn chế bởi môi trường, điều kiện và xuyên suốt đến hết cuộc đời của Phật tử
nói chung và thanh thiếu niên Phật tử nói riêng. Thanh thiếu niên Phật tử được giáo
dục lâu trong môi trường tu tập thì thấm nhuần các giá trị văn hoá Phật giáo, làm chủ
được bản thân, trở thành những con người mẫu mực, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện
các phẩm chất đạo đức khác nhau một cách đúng đắn và hiệu quả.
Hoạt động xã hội là hoạt động của cá nhân thanh thiếu niên Phật tử trong các
mối quan hệ đa dạng với cộng đồng xã hội trong một môi trường phức tạp, hoạt động
xã hội là trường học rèn luyện và giáo dục con người.
+ Trong hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân càng đa dạng càng làm
phát triển phong phú các phẩm chất nhân cách, hình thành nhận thức về quy chuẩn giao
tiếp, ứng xử có văn hóa, cá tính được bộc lộ.
+ Trong hoạt động xã hội, tính phức tạp của nội dung công việc càng cao, thì
con người càng phải cố gắng tìm ra các giải pháp hợp lý, do đó trí thông minh sáng tạo,
tính khéo léo, tế nhị, văn hóa được hình thành.
Như vậy, tham gia các hoạt động xã hội, sự hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã
hội được mở mang, kinh nghiệm hoạt động được tích lũy, tính tích cực xã hội được
hình thành, từ đó đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử được phát triển toàn diện. Thu
hút thanh thiếu niên Phật tử vào các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng đó chính là
hình thức tổ chức giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả.
Hoạt động văn hoá Phật giáo là những hoạt động trực tiếp đưa những giá trị tốt
đẹp vào trong đời sống của cộng đồng, để mọi người ngày một thấm nhuần tinh thần từ
bi, bình đẳng, trí tuệ, bất bạo động của Phật giáo, hướng đến giáo dục chân - thiện - mĩ,
32
đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi về thái độ sống và phong cách ứng xử của
mọi người với môi trường sống xung quanh.
Có rất nhiều hoạt động được tổ chức hằng năm để thanh thiếu niên Phật tử tham
gia như Phật đản, Tuần văn hóa Phật giáo, Vu Lan, Lễ cầu quốc thái dân an, Lễ tưởng
niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Lễ kì siêu các anh hùng liệt sĩ… cùng các hoạt động
khác như tọa đàm, thuyết trình về các đề tài Phật học, giáo dục, xã hội, tôn giáo, văn
học, văn hóa, … được tổ chức trang trọng. Những hoạt động ấy tạo môi trường thuận
lợi giúp thanh thiếu niên Phật tử được học tập, trải nghiệm và rèn luyện về đạo đức. Từ
đó, thanh thiếu niên Phật tử phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết trên con
đường hành đạo.
1.6.3. Giáo dục đạo đức qua gia đình Phật tử
Tổ chức cho thanh thiếu niên Phật tử sinh hoạt tập thể trong phạm vi cơ sở Phật
giáo (hay còn gọi là giáo dục qua gia đình Phật tử) là một hoạt động giáo dục quan
trọng của cơ sở Phật giáo. Vì:
- Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỉ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có
tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen cư xử và giao tiếp đúng đắn, hình thành ý chí và
nghị lực thay đổi bản thân.
- Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điều tốt
đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống, trong đó có các hành vi liên quan trực tiếp đến đạo
đức của thanh thiếu niên Phật tử.
- Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết,
tình thân ái, tính hợp tác, cộng đồng được hình thành, đó là những phẩm chất quan
trọng của nhân cách.
- Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự
tác động của Tăng Ni qua tập thể, tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf

More Related Content

Similar to Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
HanaTiti
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Luanvantot.com 0934.573.149
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
Man_Ebook
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
nataliej4
 

Similar to Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
Hành Vi Sùng Bái Phật Giáo Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Người Khmer.
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học P...
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
 

More from Man_Ebook

Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 

Recently uploaded (20)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 

Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo ở Nam Bộ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁCH XUÂN ĐẠT GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC SKC008211 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁCH XUÂN ĐẠT GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101 Hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN LỘC Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06/2023
  • 3. i
  • 4. ii
  • 5. iii
  • 6. iv
  • 7. v
  • 8. vi
  • 9. vii
  • 10. viii
  • 11. ix LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật và phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Lộc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin thành kính niệm ân đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ban điều hành các hội, nhóm, gia đình Phật tử, quý Tăng Ni, quý Phật tử đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023 Học viên thực hiện Quách Xuân Đạt
  • 12. x LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023 Người cam đoan Quách Xuân Đạt
  • 13. xi TÓM TẮT Trong chương này, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống - đồng bộ, tính thực tiễn và tính đối tượng, luận văn đề xuất bốn biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ nhằm giúp cho quá trình giáo dục đạo đức qua hội trại đạt hiệu quả cao. Các biện pháp đó là: - Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào nội dung thuyết pháp cho thanh thiếu niên Phật tử trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”; - Sử dụng các kĩ thuật thuyết pháp tích cực trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” nhằm giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử; - Xây dựng các hội, nhóm rèn luyện đạo đức Phật giáo trong quá trình tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” cho thanh thiếu niên Phật tử; - Tổ chức các hoạt động văn hoá Phật giáo trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” theo định hướng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Từ các kết quả khảo sát tính cần thiết, tính khả thi và tính khoa học của các biện pháp, chúng tôi kết luận: - Các biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ được đa số Tăng Ni đồng tình và ủng hộ. - Trong quá trình thực hiện, nếu tiến hành các biện pháp đồng bộ, hệ thống, linh hoạt sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của hội trại.
  • 14. xii ABSTRACT In this chapter, based on the principles of ensuring purposefulness, systematicity - synchronization, practicality, and objectivity, the thesis proposes four measures of ethical education for Buddhist teenagers through a camp named “Teenagers and Buddhism” in the South of Vietnam for the sake of supporting the process of moral education through camps in order to achieve high efficiency. The four measures are known as follows: - Integrating the content of moral education into the content of teaching the Dharma for young Buddhists in the “Teenagers and Buddhism” camp; - Using active teaching techniques in the “Teenagers and Buddhism” camp to educate young Buddhists on morality; - Building associations and groups concerning the practice of Buddhist ethics in the process of the “Teenagers and Buddhism” camp for young Buddhists. - Organize Buddhist cultural activities in the “Teenagers and Buddhism” camp with the orientation of moral education for young Buddhists. From the survey results on the necessity, feasibility, and scientific validity of the measures, we come to conclude: - Measures of moral education for young Buddhists through the “Teenagers and Buddhism” camp in the South were mainly accepted and supported by the monastics. - During the implementation process, if these measures are taken synchronously, systematically, and flexibly, it will create a positive change in moral education activities for Buddhist teenagers through the “Teenagers and Buddhism” camp in the South of Vietnam, contributing to improving the educational quality of the camp.
  • 15. xiii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ix LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................x MỤC LỤC.....................................................................................................................xiii DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................xvii PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 Chương 1..........................................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ ....................................................................................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức...............................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên .............................................9 1.1.3. Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo............................................................................10 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài..............................................................................13 1.2.1. Giáo dục ..................................................................................................................13 1.2.2. Đạo đức ...................................................................................................................15 1.2.3. Thanh thiếu niên Phật tử .........................................................................................16 1.2.4. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.......................................................17 1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với Thanh thiếu niên Phật tử..............................17 1.4. Mục đích giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử......................................20 1.5. Nội dung giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử......................................22 1.5.1. Chánh kiến ..............................................................................................................23 1.5.2. Chánh tư duy...........................................................................................................24 1.5.3. Chánh niệm .............................................................................................................25 1.5.4. Chánh tinh tấn .........................................................................................................26 1.5.5. Chánh định ..............................................................................................................26 1.5.6. Chánh ngữ ...............................................................................................................27 1.5.7. Chánh nghiệp ..........................................................................................................28 1.5.8. Chánh mạng ............................................................................................................29
  • 16. xiv 1.6. Hình thức giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử.....................................29 1.6.1. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hoạt động thuyết pháp...........30 1.6.2. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt tôn giáo..............................................................................................................................30 1.6.3. Giáo dục đạo đức qua gia đình Phật tử ...................................................................32 1.6.4. Tự giáo dục .............................................................................................................33 1.7. Phương pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử................................33 1.7.1. Phương pháp đàm thoại...........................................................................................34 1.7.2. Phương pháp kể chuyện ..........................................................................................34 1.7.3. Phương pháp nêu gương .........................................................................................35 1.7.4. Phương pháp giao việc............................................................................................35 1.7.5. Phương pháp tập luyện............................................................................................35 1.7.6. Phương pháp rèn luyện ...........................................................................................36 1.7.7. Phương pháp khen thưởng ......................................................................................36 1.7.8. Phương pháp trách phạt...........................................................................................36 1.7.9. Phương pháp thi đua ...............................................................................................37 1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử ............37 1.8.1. Nhận thức của Thanh thiếu niên Phật tử về vấn đề rèn luyện đạo đức Phật giáo...37 1.8.2. Môi trường giáo dục tại cơ sở Phật giáo .................................................................38 1.8.3. Chính sách tôn giáo và giáo dục của nhà nước.......................................................39 1.8.4. Yêu cầu của xã hội với Phật tử................................................................................40 1.9. Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”.......................................................................................................................41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................42 Chương 2........................................................................................................................43 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ....................................43 2.1. Tổng quan về Phật giáo tại Nam Bộ .......................................................................43 2.1.1. Lịch sử Phật giáo tại Nam Bộ .................................................................................43
  • 17. xv 2.1.2. Những nét đặc thù của Phật giáo tại Nam bộ..........................................................45 2.2. Mô tả khảo sát thực trạng........................................................................................49 2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................49 2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................................49 2.2.3. Mẫu khảo sát ...........................................................................................................49 2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu....................................................................49 2.3. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và vai trò của giáo dục đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.................................................................................51 2.4. Thực trạng nhận thức của Tăng Ni về mục đích giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .........................................58 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử................................................................60 2.6. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.....................................................................63 2.7. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ..............................................................67 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ...........................................................................70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................74 Chương 3........................................................................................................................75 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ QUA HỘI TRẠI “TUỔI TRẺ VÀ PHẬT GIÁO” Ở NAM BỘ..............................................75 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.....................................................................75 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.........................................................................75 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.........................................................................75 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................................76 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..........................................................................76
  • 18. xvi 3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .....................................................................................................76 3.2.1. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào nội dung thuyết pháp cho thanh thiếu niên Phật tử trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”............................................................77 3.2.2. Sử dụng các kỹ thuật thuyết pháp tích cực trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” nhằm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử........................................................84 3.2.3. Xây dựng các hội, nhóm rèn luyện đạo đức Phật giáo trong quá trình tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” cho thanh thiếu niên Phật tử .................................................88 3.2.4. Tổ chức các hoạt động văn hoá Phật giáo trong hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” theo định hướng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử ......................................93 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ...............................................................................99 3.4. Đánh giá tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............101 3.4.1. Mô tả nghiên cứu ..................................................................................................101 3.4.2. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................................103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................109 1. Kết luận ....................................................................................................................109 1.1. Về mặt lý luận ..........................................................................................................109 1.2. Về mặt thực trạng.....................................................................................................109 1.3. Về biện pháp ............................................................................................................110 2. Kiến nghị..................................................................................................................111 2.1. Đối với Ban tổ chức hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”...............................................111 2.2. Đối với Tăng Ni .......................................................................................................112 2.3. Đối với Thanh thiếu niên Phật tử.............................................................................112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................113
  • 19. xvii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của Tăng Ni về sự cần thiết giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................51 Bảng 2.2. Nhận thức của Tăng Ni về vai trò của giáo dục đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ cho thanh thiếu niên Phật tử...................................53 Bảng 2.3. Nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về sự cần thiết rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.......................................................54 Bảng 2.4. Nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về vai trò của rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ.......................................................56 Bảng 2.5. Nhận thức của Tăng Ni về mục đích giáo dục đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ cho thanh thiếu niên Phật tử...................................58 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .................................................60 Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử..............................................62 Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .................................................64 Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện hình thức rèn luyện đạo đức qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ của thanh thiếu niên Phật tử..............................................66 Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ .........................................68 Bảng 2.11. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................70 Bảng 2.12. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình rèn luyện đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ ................................72 Bảng 3.1. Đánh giá của Tăng Ni về tính cần thiết của các biện pháp ..............103 Bảng 3.2. Đánh giá của Tăng Ni về tính khả thi của các biện pháp .................104 Bảng 3.3. Đánh giá của Tăng Ni về tính khoa học của các biện pháp..............106
  • 20. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế, với sự du nhập ồ ạt của những giá trị văn hóa, đạo đức mới vào Việt Nam, bên cạnh những tác động tích cực thì còn có những cái phản giá trị, phản văn hóa, bắt đầu xuất hiện sự phân cực mạnh về ý thức giá trị, đạo đức, lối sống. Một số chuẩn mực truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ, đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng, tạo thành mối lo lắng cho từng gia đình và xã hội. Ngoài ra, trong xu hướng dân chủ hóa xã hội ngày càng được mở rộng, con người trở nên nhạy cảm nhất trước những tác động đa chiều, tốt, xấu đan xen. Thanh thiếu niên là những người đang ở trong độ tuổi chưa có sự trưởng thành hoàn toàn về tâm sinh lý nhưng thích làm theo những điều mới lạ. Vì thế thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị kích động, lôi kéo bởi những nội dung bạo lực, đồi trụy, bởi những lực lượng phản động… Một bộ phận thanh thiếu niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, có biểu hiện lệch lạc, có lối sống thực dụng, quá coi trọng giá trị vật chất, dao động về lập trường tư tưởng, thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật. Bên cạnh đó, tình hình vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên vẫn diễn biến phức tạp và ở mức cao. Tội phạm và vướng vào các tệ nạn xã hội ở lứa tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, tính chất côn đồ, nguy hiểm cũng ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó, những hiện tượng suy thoái đạo đức của thanh thiếu niên trong môi trường học đường diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Những hiện tượng trên chính là hồi chuông cảnh báo trong công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là cần phải nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển nhân cách đạo đức toàn diện về chân - thiện - mĩ để phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
  • 21. 2 Trong bối cảnh như vậy, mong muốn bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cũng đang trở thành một nhu cầu, một khuynh hướng chống lại mặt trái, mặt tiêu cực xuất hiện trong xã hội kinh tế thị trường không chỉ của Nhà nước, của người dân bình thường mà của cả các tín đồ Phật giáo. Giáo dục đạo đức thanh thiếu niên trong đó có thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Phật giáo nói riêng cũng như toàn xã hội. Việc nắm bắt, nghiên cứu đạo đức Phật giáo với quan điểm khoa học gắn liền với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua các tổ chức giáo dục xã hội, các hội, đoàn tôn giáo và gia đình Phật tử nhằm xây dựng một thái độ đúng đắn, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục đạo đức luôn là vấn đề thiết thực và có ý nghĩa lâu dài. Trên tinh thần đó, để góp phần trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo cho chư tôn đức Tăng Ni khắp các tỉnh thành trong cả nước xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình nhằm mục đích là giáo dục đạo đức dành cho thanh thiếu niên. Hàng năm, mỗi dịp hè, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương - Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử đều tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo”, hầu tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh, sinh viên, sau một năm miệt mài học tập, có dịp giao lưu, chia sẻ lý tưởng sống ích đạo, lợi đời. Hội trại cũng góp phần định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần phụng sự Tam Bảo, yêu quê hương đất nước, lòng tri ân và báo ân đối với ông bà cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia các công tác từ thiện xã hội, ý thức bảo vệ môi trường… hầu làm tiền đề cho những sinh hoạt lành mạnh của tuổi trẻ trong những năm tháng tiếp theo. Hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” là nơi kết nối các Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Phật tử của 13 tỉnh thành tại Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cũng như 6 tỉnh thành tại khu vực Đông Nam Bộ, nhằm đẩy mạnh tinh thần giao lưu, học hỏi, đoàn kết, gắn bó, cùng rèn luyện để trở thành người Phật tử tốt, người công dân hữu ích cho xã hội. Trong ý nghĩa giáo dục và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tuổi trẻ Phật giáo ở
  • 22. 3 Miền Đông và Tây Nam bộ, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương - Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử, kết hợp với Phân ban Thanh niên Sinh viên Học sinh, Ban Trị sự - Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh thành Nam Bộ tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” nhằm xây dựng và hướng dẫn cho các em có được một nền tảng căn bản đạo đức để khi các em bước vào đời trở thành những người hữu ích. Vì những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Giáo dục học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử “Tuổi trẻ và Phật giáo”, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ có tính cấp thiết, tính khả thi và tính khoa học cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. - Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. - Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi và tính khoa học của các biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử.
  • 23. 4 - Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên. - Các biện pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử được đề xuất trong luận văn có tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi cao. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ do Ban tổ chức hội trại và Tăng Ni quản trại thực hiện. 6.2. Về thời gian: Tháng 01/2022 - Tháng 03/2023. 6.3. Về khách thể khảo sát: - 60 Tăng Ni trong Ban tổ chức và quản trại hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. - 200 thanh thiếu niên Phật tử tham gia hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu: khái niệm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử, phương pháp giáo dục đạo đức, hình thức giáo dục đạo đức, phương tiện giáo dục đạo đức, đánh giá giáo dục đạo đức… Kết quả nghiên cứu tài liệu là cơ sở khoa học để xây dựng cơ sở lý
  • 24. 5 luận về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, khảo sát tính khả thi, tính cần thiết, tính khoa học của các biện pháp được đề xuất trong luận văn. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. Phương pháp này được thực hiện đối với Tăng Ni và thanh thiếu niên Phật tử, cụ thể: - Phỏng vấn Tăng Ni về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử; mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. - Phỏng vấn thanh thiếu niên Phật tử về thái độ, hành động rèn luyện đạo đức; các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử. 7.2.3. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về việc sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử của Tăng Ni qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu
  • 25. 6 Để xử lý các thông tin thu được từ phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập liệu, tính ĐTB. Ngoài ra, đề tài phân tích, so sánh các kết quả từ phỏng vấn, quan sát về thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử và đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ Chương 3: Biện pháp giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử qua hội trại “Tuổi trẻ và Phật giáo” ở Nam Bộ
  • 26. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra thường xuyên, liên tục. Do đó, vấn đề này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với nhiều công trình được công bố với những mức độ, cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức Công trình “Giáo dục và giáo dục trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá” (Ban Khoa giáo Trung ương, 2002) bao gồm các văn kiện của Đảng, một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng; đồng thời, công trình chỉ ra phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới giúp chúng ta nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và giáo dục ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trong bài viết “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường”, tác giả Nguyễn Văn Phúc (1996) cho rằng, nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới nhân cách mỗi người. Đó là sự vị kỷ, chỉ biết tới lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích cộng đồng, xã hội; là sự vô cảm, thờ ơ trong mối quan hệ giữa người với người; là sự “lệch chuẩn”… Vì vậy, theo tác giả, giáo dục đạo đức góp phần không nhỏ vào việc đánh
  • 27. 8 thức lương tâm, đề kháng được các chuẩn mực đạo đức xa lạ không phù hợp với dân tộc, hình thành và củng cố một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con người. Ngoài các công trình kể trên, còn có thể kể đến các công trình: “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc (2000); “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Thủy (2001); “Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh (2001); “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy (2009); “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay” của Phạm Đình Đạt (2009); “Ý nghĩa giáo dục đạo đức” của tác giả Thích Minh Hòa (2011)… Trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức, đạo đức truyền thống, giáo dục đạo đức với phát triển văn hóa và con người Việt Nam; từ đó, đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức ở nước ta trong tình hình hiện nay. Bên cạnh những công trình trên, những công trình đi sâu phân tích về đạo đức truyền thống Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra một cái nhìn toàn diện và sâu sắc trong quá trình giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay, trong đó phải kể đến công trình “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của tác giả Ngô Thị Thu Ngà (2011); “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay dưới góc độ truyền thống” của tác giả Cao Thu Hằng (2016)… Các công trình này đã khái quát về vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống con người, trong quá trình xây dựng đạo đức mới, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống nói riêng, giáo dục đạo đức nói chung cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
  • 28. 9 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Công trình “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán (1999) góp phần làm sáng tỏ những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách, từ đó làm nổi bật vai trò của giáo dục đạo đức, tìm hiểu, đưa ra những nét đặc thù của mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức với sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên; qua đó đề ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Công trình “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay” Lê Thị Hoài Thanh (2003) nêu rõ mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức và vận dụng mối quan hệ này vào hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên, đồng thời đề ra một số giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại để xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Công trình “Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” của Võ Minh Tuấn (2004) và “Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Huy (2007) lại phân tích rõ sự biến đổi nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường, từ đó nêu lên tính cấp thiết phải xây dựng, giáo dục nhân cách đạo đức cho sinh viên cho phù hợp tình hình mới. Công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (Phạm Hồng Tung, 2011) tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam và lối sống của thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước, thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên; xu hướng biến đổi của thanh niên trong hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu
  • 29. 10 tố tác động cơ bản và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước. Công trình “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Lương Gia Ban & Nguyễn Thế Kiệt (2013) phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; từ đó, đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài các cuốn sách, các luận án, luận văn trên, liên quan đến đề tài này cũng có có thể kể đến bài viết “Về lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của Mai Thị Dung (2013) cho rằng, để việc định hướng lối sống mới cho thế hệ trẻ hiện nay đạt hiệu quả thì cần chú trọng một số giải pháp: xây dựng tình yêu quê hương, đất nước; xây dựng lối sống vì cộng đồng có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và xã hội; xây dựng lối ứng xử có văn hoá trong cuộc sống. Ngoài các công trình trên, liên quan đến đề tài này, có thể kể đến các bài viết “Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2002); “Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” của tác giả Võ Minh Tuấn (2004); “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa” của Nguyễn Trọng Chuẩn (2004); “Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007). 1.1.3. Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo Tác phẩm “Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và ngoài xã hội” là tác phẩm nhấn mạnh sự quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên trong nhà trường. Một số bài viết trong tác phẩm này đáng quan tâm như:
  • 30. 11 Tác giả Trần Hồng Lưu (2019) qua bài “Giáo dục đạo đức Phật giáo cho trẻ em để phát triển bền vững xã hội” chứng minh rằng những lời Phật dạy về đạo đức có tác dụng định hình, dẫn dắt, soi sáng hành vi và lối sống của tuổi trẻ, nhờ đó, tuổi trẻ sống tốt và hạnh phúc hơn. Huỳnh Lâm Anh Chương (2019) trong bài “Giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi hướng đến thực hành luật nhân quả” nhấn mạnh lợi ích của niềm tin nhân quả, sự thưởng phạt ở hiện tại và kiếp sau. Theo tác giả, giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ theo hướng này có khả năng giúp giới trẻ sợ hãi và xa lánh cái ác, đồng thời huân tập điều thiện, lối sống thiện để đón nhận hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Bài viết “Giáo dục Phật giáo cho thiếu nhi trong cuộc sống” của Lý Siều Hải và Huỳnh Lâm Anh Chương (2019) cung cấp các thông tin hữu ích về các lợi ích mà việc giáo dục đạo đức Phật giáo trong nhà trường và tại gia đình, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. Bài nghiên cứu “Giáo dục Phật giáo về thiện cho trẻ em từ góc độ gia đình ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Quỳnh (2019) được xem là quốc sách. Theo tác giả, giáo dục thiện giúp con người chuyển hóa cái xấu, phát huy mặt tốt, chuyển hóa nghiệp và định mệnh để tạo nên cuộc sống hạnh phúc và có giá trị. Nguyễn Thị Thanh Tùng (2019) tin rằng “Giáo dục Phật giáo về giá trị sống cho trẻ em vị thành niên hiện nay” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì trẻ em là thành phần dễ bị người xấu dụ dỗ, bắt chước các hành vi lệch chuẩn, sa vào con đường phạm pháp và tội lỗi. Cùng với gia đình và trường học, Phật giáo đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ em, giúp các em sống tích cực và hữu ích hơn. Bài viết “Giáo dục trẻ em nhìn từ góc độ Phật giáo” của Trần Thị Thanh Hà và Đoàn Thị Vịnh (2019) là chiến lược giúp các gia đình có được con cháu với lối sống chuẩn mực. Theo tác giả, Phật pháp có khả năng giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách,
  • 31. 12 phát triển đạo đức, trở thành con ngoan, trò giỏi và công dân hữu ích cho gia đình, xã hội. Đại đức Tâm Thông (2019) cho rằng “Giáo dục Phật pháp cho thanh thiếu niên hiện nay” là trách nhiệm của các bậc cha mẹ tại nhà, các thầy cô giáo tại trường và các Tăng Ni tại chùa. Tác giả tin rằng khi Tăng Ni năng động hơn trong việc giảng dạy Phật pháp cho thanh thiếu niên sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm tệ nạn xã hội, tránh vi phạm luật pháp, giúp các bạn trẻ có mục đích và lý tưởng sống cao quý. Cùng quan niệm như trên, Sư cô Hòa Nhã (2019) cho rằng “Giáo dục Phật giáo cho thiếu niên” cần được quan tâm hàng đầu. Thành công trong việc giáo dục Phật pháp cho thiếu niên ở phạm vi gia đình và xã hội sẽ giúp các cháu có cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. Lê Thị Hạnh (2019) đề nghị “Vận dụng giáo dục đạo đức Phật giáo cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay” cần được triển khai càng sớm càng tốt. Tác giả cho rằng giáo dục đạo đức Phật giáo giúp cho lối sống sinh viên trở nên hiền thiện, hữu dụng và có giá trị cho mọi người. Với bài viết “Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay”, Nguyễn Thị Liên (2019) tin rằng việc làm này cần được nâng thành chính sách giáo dục của quốc gia, theo đó, thói quen và lối sống của thanh niên Việt Nam sẽ trở nên hiền thiện và hữu ích trong mọi hoàn cảnh. Trong bài nghiên cứu “Giáo dục đạo đức Phật giáo trước lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay”, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2019) cho rằng sẽ là quá muộn và có nhiều tác hại nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến lối sống lệch chuẩn của thanh thiếu niên hiện nay. Theo tác giả, đạo đức Phật giáo giúp con người có niềm thông cảm sâu sắc trước nỗi khổ niềm đau của con người, theo đó, dấn thân phụng sự với lý tưởng cao quý, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
  • 32. 13 Lương Minh Chung (2019) tin rằng “Khóa tu mùa hè: Đường hướng giáo dục nhân cách cho giới trẻ hiện nay” là hướng đi đúng mà Phật giáo Việt Nam đã vận dụng thành công từ năm 2007. Từ mô hình chỉ có chùa Hoằng Pháp và chùa Giác Ngộ khởi xướng, khóa tu mùa hè nay đã được nhân rộng trên toàn quốc. Theo tác giả, mở rộng mô hình này tại tất cả các chùa trên toàn quốc sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội Việt Nam. “Giáo dục Phật giáo nhìn từ hoạt động giáo dục của mô hình Câu lạc bộ” của Vũ Ngọc Định (2019) kêu gọi phát triển con người toàn diện có tri thức, đạo đức, văn hóa, thể chất, nghề nghiệp trên tinh thần Phật dạy để vượt qua vô minh, vị kỷ, chấp ngã. Theo tác giả, đây là cách bồi dưỡng nhân tài đúng nghĩa, góp phần phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Nhìn chung, các cuốn sách, các công trình nghiên cứu trên đã có đóng góp nhất định trong việc nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về yêu cầu của việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay; đã làm sáng tỏ ở mức độ nhất định tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngoài nước tới sự biến đổi của đạo đức xã hội, đạo đức thanh niên, đề ra một số phương hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, một mặt, sự tổng quan của các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên phản ánh tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Giáo dục Khái niệm giáo dục là khái niệm rất phổ biến trong khoa học và đời sống. Tuy nhiên hiện nay, chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa về khái niệm này. Trong Từ điển Giáo dục học, khái niệm giáo dục được định nghĩa: “giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm
  • 33. 14 truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” (Bùi Hiền và cộng sự, 2015). Theo nhóm tác giả Trần Thị Hương và cộng sự, có thể có nhiều cách định nghĩa về giáo dục, song tựu trung lại, có thể hiểu giáo dục theo định nghĩa: “giáo dục (nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người. […] giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị đạo đức, thẩm mĩ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội” (Trần Thị Hương và cộng sự, 2017). Theo nhóm tác giả Phan Thị Hồng Vinh và cộng sự, “giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. […] giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu” (Phan Thị Hồng Vinh và cộng sự, 2018). Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm giáo dục được định nghĩa là “là hoạt động nhằm tác động một cách hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” (Viện Ngôn ngữ học, 2019).
  • 34. 15 Trên cơ sở tham khảo và phân tích các khái niệm trên, trong phạm vi luận văn, khái niệm giáo dục được hiểu theo quan điểm của nhóm tác giả Phan Thị Hồng Vinh và cộng sự (2018). Đó là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Cụ thể hơn, đó là khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp: giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. Hay nói cách khác, giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục nhận thức, hành vi, thái độ cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. 1.2.2. Đạo đức Khái niệm đạo đức không phải là một khái niệm mới, được sử dụng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Tùy vào góc nhìn mà mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Tác giả Nguyễn Văn Lê (1998) cho rằng: “đạo đức là một từ Hán Việt mà trong đó “đạo” có nghĩa con đường để theo đó ta đi, và cũng có nghĩa là lẽ phải là đạo lý để theo đó hành động, còn “đức” có nghĩa là toàn bộ những phẩm chất và hành vi hành động đối nhân xử thế của con người, mà những phẩm chất và hành vi hành động đó tốt hay xấu là do con người chúng ta đã biết mà hành theo”. Theo Giáo trình đạo đức học, “đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như
  • 35. 16 tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” (Học viện Chính trị Quốc gia, 2000). Theo nhóm tác giả Mai Văn Bính và cộng sự (2014), đạo đức được hiểu “là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát)” hoặc “phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có” (Viện Ngôn ngữ học, 2019). Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đồng ý với khái niệm đạo đức được trình bày trong Từ điển Tiếng Việt với hai nét nghĩa: - Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. - Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có. 1.2.3. Thanh thiếu niên Phật tử Thanh thiếu niên Phật tử và những thanh thiếu niên có cảm tình với đạo Phật là những người đến tham gia sinh hoạt tu học trong hội, nhóm và các mô hình sinh hoạt của Phật giáo sau này được giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập với tên gọi là phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử được quy định thành 3 ngành với độ tuổi tương ứng: - Ngành nhi (nhi đồng): từ 6 tuổi đến 11 tuổi - Ngành thiếu (thiếu niên): từ 12 tuổi đến 17 tuổi - Ngành thanh (thanh niên): từ 18 tuổi đến 30 tuổi Riêng các thành viên trong Ban điều hành có thể trên 30 tuổi
  • 36. 17 Tiểu ban thanh thiếu nhi Phật tử được thành lập nhằm tập hợp thanh thiếu nhi Phật tử tu học theo lời Phật dạy để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm chất đạo đức trên tinh thần nhập thế phụng sự Tam bảo và chúng sanh, xây dựng nếp sống văn minh hạnh phúc, an lạc, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội và Tổ quốc. Qua đó có thể hiểu, thanh thiếu niên Phật tử là con em thuộc gia đình tín đồ Phật giáo hoặc gia đình có cảm tình với đạo Phật được giáo dục và rèn luyện để trở thành những người có đạo đức, thấm nhuần tinh thần Phật pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình trên nền tảng Tam quy, ngũ giới và góp phần phụng sự đạo pháp, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 1.2.4. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử Tổng hợp các khái niệm giáo dục, đạo đức, thanh thiếu niên Phật tử đã trình bày, chúng tôi đề xuất khái niệm: giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của Tăng Ni tới thanh thiếu niên Phật tử nhằm hình thành cho họ những phẩm chất tốt đẹp và nhận thức, hành vi, thái độ phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. 1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với Thanh thiếu niên Phật tử Đạo Phật rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên. Giáo dục đạo đức, theo quan điểm Phật giáo, có giá trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống của thế hệ trẻ, nâng cao giá trị mà giới trẻ đem lại, khai thác tối đa nguồn nhân lực phổ biến này. Những giá trị này không chỉ mang tính cá nhân, mà còn mang tính quốc gia. Một quốc gia phát triển nhất thiết phải có nguồn lực từ con người, đó chính là các thế hệ trẻ. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, còn có nhiều tác động tiêu cực dẫn đến nhân cách, lối sống của thanh niên đi xuống nghiêm trọng, ngày càng mất đi hình ảnh đẹp, thay thế vào đó là những biểu hiện rất đáng báo
  • 37. 18 động. Ngoài giáo dục trên ghế nhà trường thì giáo dục đạo đức Phật giáo là rất quan trọng. Bằng nhiều biện pháp khác nhau mà Phật giáo đã có thể chung tay giúp thế hệ trẻ nhận thức được giá trị cuộc sống, giá trị của bản thân cũng như trách nhiệm trước xã hội, gia đình và người thân để sớm là con người được trọng dụng, có ích cho xã hội, không bị tác động bởi các tác nhân xấu. Có thể vạch ra ba vai trò cơ bản của giáo dục đạo đức Phật giáo đối với thanh thiếu niên Phật tử như sau: - Hình thành nhân sinh quan, thế giới quan tích cực cho thanh thiếu niên Phật tử. Nhân sinh quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói một cách khác, nhân sinh quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. Thanh thiếu niên có thể nhanh chóng nắm bắt hiểu biết được các đạo lý mang tính luật lệ (pháp luật, đạo luật) và lý lẽ sống ở đời, để có một hành trang tốt để bước đến một cuộc chiến đúng nghĩa, mang lại niềm vui không chỉ cho mình mà còn cho xã hội, biết được trình độ vị trí của mình trong xã hội để rèn luyện và học tập cho tốt. Theo đó, giáo dục đạo đức trong Phật giáo chỉ rõ được các hoạt động của thanh niên có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của thế hệ trẻ được chú ý, khi giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân. Đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ của thế hệ trẻ. - Hoàn thiện, hoàn chỉnh hành vi chuẩn mực cho thanh thiếu niên Phật tử trong bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp.
  • 38. 19 Góp phần hoàn thiện, điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống chuẩn mực của thanh niên. Giáo dục Phật giáo quyết định rất lớn về hành vi đạo đức của giới trẻ vì, đây là lứa tuổi đã và sắp rời xa ghế nhà trường, bắt đầu một cuộc sống tự lập. Nên việc Phật giáo mở ra các hoạt động giáo dục là hết sức cần thiết có nhiều ý nghĩa cho giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung, là bước tiến quan trọng trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, giúp đất nước có nền móng vững chắc để phát triển trước thế hệ trí thức đầy tiềm năng. Việc giáo dục của Phật giáo còn làm hoàn thiện những thiếu sót trên ghế nhà trường, điều chỉnh được các hành vi hoạt động, đạo đức, lối sống đúng đắn, nâng cao trình độ kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm để có thể xử lý các tình huống cho xã hội. Có khả năng làm việc giao tiếp tốt trong cuộc sống. Làm cho mọi người có một cái nhìn toàn diện về thế hệ trẻ của đất nước. - Xây dựng hình ảnh con người Việt Nam lành mạnh, nhân văn. Giáo dục Phật giáo là giáo dục lối sống lành mạnh tích cực cho giới trẻ. Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn. Phần lớn thanh thiếu niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn giữ trong mình được sự năng động trẻ trung vốn có. Tuy nhiên, đang có một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thường phạm phải sai lầm, đi nhầm hướng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình. Những thay đổi nhanh chóng của đất nước và thế giới hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các tổ chức phải lên kế hoạch và thực hiện, phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc bồi dưỡng lý tưởng Phật giáo về lối sống tích cực cho thế hệ trẻ. Phật giáo đã có nhiều công lao trong việc giáo dục, hóa giải rất nhiều những câu chuyện của các thanh niên
  • 39. 20 trẻ tuổi, muốn xuống tóc, bỏ lại hồng trần đến chốn bồng lai thanh tịnh, luôn dạy con người hướng đến những điều thiện lành, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động, hướng đến một lối sinh hoạt lành mạnh. Như vậy, giáo dục đạo đức Phật giáo có vai trò rất quan trọng đối với thanh thiếu niên Phật tử. 1.4. Mục đích giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử Bản chất của giáo dục Phật giáo là từ bi hỉ xả, tất cả vì con người, vì hòa bình và an lạc cho mọi chúng sinh. Nói về giáo dục có thể hiểu thành hai phần đó là giáo dục về chuyên ngành và giáo dục về đạo đức. Một người chỉ giỏi về chuyên ngành mà thiếu đạo đức thì có thể làm hại cả một quốc gia, trở thành người vô dụng như Hồ Chủ tịch từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy muốn có những người tốt, có ích cho quốc gia, xã hội thì cần phải chú trọng vào việc bồi dưỡng cả hai. Theo Thích Gia Quang (Nhiều tác giả, 2019), xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ về mọi mặt đã nâng cao đời sống con người, xã hội ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại, do vậy, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu chẳng hạn vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm và thiếu niềm tin. Vì lẽ đó, cần phải đưa giáo lý Phật giáo ứng dụng vào trong giáo dục, góp phần giải quyết các vấn đề về đạo đức xã hội. Theo Dương Quang Điện (Nhiều tác giả, 2019), cũng như mọi công tác giáo dục khác, giáo dục Phật giáo nhằm hoàn thiện con người. Theo quan niệm của Phật giáo: Con người là chúng sinh có khả năng thành Phật: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đây có thể nói là một chân lý mà Phật giáo hướng đến đối tượng giáo dục là con người đầy sức sống, đầy năng lực và tính nhân bản. Con người ấy được trở về đúng bản vị làm người, trở về chính mình. Trong Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Niết
  • 40. 21 Bàn, lúc sắp nhập Niết bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan: “Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác”. Phật giáo khuyên con người phát huy tính tự lực, tự thân, nỗ lực hoàn thiện mình trên lộ trình giải thoát. Đối với thanh thiếu niên nói chung, cùng với các yếu tố khác như văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, môi trường sống… giáo dục đạo đức Phật giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trọng việc giáo dục tầng lớp tri thức của dân tộc trong lịch sử cũng như hiện nay. Với đội ngũ thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Giáo dục đạo đức Phật giáo còn góp phần giáo dục, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, thanh thiếu niên Phật tử là một đối tượng giáo dục đặc biệt vì những lý do sau: - Thanh thiếu niên Phật tử tham gia trực tiếp vào xây dựng đời sống tôn giáo, văn hoá - tinh thần, mang lại các giá trị chân - thiện - mĩ cho người khác. - Triết học Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỉ đã có một vị trí vững chắc trong lòng công chúng. Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối và phát triển khi mỗi thanh thiếu niên Phật tử biết dấn thân vì niềm tin tôn giáo và được trang bị đầy đủ những đạo đức thiết yếu. Do đó, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử trở nên sáng tạo hơn, dấn thân phụng sự đạo pháp mạnh mẽ hơn, không còn hiện tượng thụ động, các tâm lý đích cực, mệt mỏi, chán nản mà trái lại càng hết mình vì đạo pháp dân tộc và lý tưởng cứu độ chúng sanh, đưa giáo pháp tôn giáo không ngừng lan rộng, khiến ai cũng thấm nhuần giáo lý nhà Phật, sống tốt đạo đẹp đời, an vui hạnh phúc.
  • 41. 22 Như vậy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử phải hướng đến các mục đích sau: - Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận thức và thực hành các chuẩn mực đạo đức theo quy định của xã hội. - Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử chủ động, tích cực, tự giác rèn luyện đạo đức để góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Giáo dục đạo đức giúp thanh thiếu niên Phật tử biết vận dụng các giá trị đạo đức Phật giáo vào đời sống, đóng góp vào sự phát triển của Phật giáo. 1.5. Nội dung giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử là giáo dục thanh thiếu niên Phật tử phát triển những điều kiện bên trong của sự hình thành và phát triển đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử, nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về tầm quan trọng của rèn luyện đạo đức, hình thành kiến thức về cách thức rèn luyện đạo đức qua các hoạt động giáo dục, tổ chức môi trường để thanh thiếu niên Phật tử rèn luyện đạo đức, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn cách rèn luyện, thực hành đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Từ đó, giáo dục hình thành nhu cầu, động cơ, ý chí rèn luyện đạo đức qua nội dung Bát chánh đạo. Bát chánh đạo trong Phật giáo được xem là một trong những nội dung học tập và hành trì rất quan trọng, có chức năng bồi dưỡng và phát huy tính giác ngộ của tự thân, xây dựng cho hành giả cuộc sống hạnh phúc, bình an. Do đó, Bát chánh đạo là nội dung rất hữu ích cho những người thực hiện công tác giáo dục Phật giáo và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Bát chánh đạo gồm: Chánh kiến; Chánh tư duy; Chánh ngữ; Chánh nghiệp; Chánh mạng; Chánh tinh tấn; Chánh niệm; Chánh định. “Bát chánh đạo không phải là tám con đường chân chánh riêng biệt, cũng không phải là con đường chia làm tám giai
  • 42. 23 đoạn nối tiếp nhau từ xa cho đến gần. Bát chánh đạo giống như một sợi thừng do tám sợi tao nhợ se lại với nhau, trong đó, Chánh kiến là sợi tao nhợ quan trọng nhất và bảy sợi còn lại đều do Chánh kiến hướng dẫn” (Giác Đoan, 2017). 1.5.1. Chánh kiến Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Theo quan niệm Phật giáo, chánh kiến là cái thấy đúng, cái thấy chân chánh giúp cho chúng ta tìm ra những tiêu chuẩn để có thể biết rằng hành động đó là đúng hay sai, tốt hay xấu..., là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào trí tuệ mà thiết lập một sự phân biệt rõ ràng giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều không nên làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để đánh giá các hành động (Giác Đoan, 2017). Ở khía cạnh giáo dục Phật giáo cho thanh thiếu niên Phật tử, áp dụng Chánh kiến để có được sự hiểu biết chân chánh là căn bản để có được những tư duy, hành động tốt đẹp, để chọn cho mình một nghề nghiệp thuần lương cùng một tâm hồn trong sáng và thanh cao, nhằm tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chính mình và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Làm được như vậy, chính họ là những tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, thế hệ kế cận noi theo. Nhờ thực tập Chánh kiến mà thanh thiếu niên Phật tử có được cái nhìn sáng suốt cùng sự cảm thông, biết quan tâm chia sẻ, với người xung quanh nhiều hơn; đưa các em vào nếp sống có những sinh hoạt lành mạnh cùng tinh thần minh mẫn. Được như vậy, vấn đề xuống cấp đạo đức của các em ở tuổi vị thành niên nói riêng hay mọi người trong xã hội nói chung sẽ không còn là nỗi lo ngại nữa. Ngược lại, chúng sẽ góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, văn minh hiện hữu khắp mọi nơi. Ngoài ra, trong quá trình nhận thức của thanh thiếu niên Phật tử về đạo đức, tư liệu là phần rất quan trọng, mang tính quyết định cho sự nhận thức đúng sai, ảnh hưởng đến cả quá trình rèn luyện đạo đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật
  • 43. 24 tử qua nội dung chánh kiến giúp thanh thiếu niên Phật tử có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của các phẩm chất đạo đức, nhận biết mức độ biểu hiện và lỗ hỏng các đạo đức này của bản thân. Từ đó, tự thân nỗ lực phù hợp để rèn luyện nhằm hình thành và phát triển các lỗ hỏng đạo đức. Như vậy, giáo dục chánh kiến giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận diện hành vi đạo đức của bản thân và người khác, thấy sự việc đang xảy ra đúng như sự thật, không bị tập quán, thành kiến, dục vọng làm sai lạc, thấy rõ nguyên nhân và kết quả. Từ đó, điều chỉnh, hành vi, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong khi nhận thức về các vấn đề đạo đức, là cơ sở cho tư duy đúng. 1.5.2. Chánh tư duy Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Theo quan niệm Phật giáo, người Phật tử không chỉ tư duy về sắc thân mà phải quán sát và biết thật tướng của bốn uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành, thức). Bởi sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) tương tức với nhau tạo thành thân và tâm. Người không có chánh tư duy cho rằng thân mạng là thường hằng là của riêng mình, luôn tham lam, luyến ái, tâm dính mắc với thường hằng, cái ngã (Hoàng Phước Đại - Đồng An, 2021). Cùng với chi phần Chánh kiến, Chánh tư duy mang lại nhận thức sâu sắc về bản chất đời sống, sự vật hiện tượng, tính tích cực làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành động. Sử dụng Chánh kiến, Chánh tư duy trong việc nhận thức về trách nhiệm của rèn luyện đạo đức như: Tính chủ đạo và các nguyên tắc chỉ đạo của Tăng Ni (nhà giáo dục), tính chủ động, tự giác của thanh thiếu niên Phật tử (người được giáo dục), mục đích giáo dục không chỉ là việc truyền trao và tiếp nhận nhận thức về đạo đức, mà còn
  • 44. 25 là vai trò bồi dưỡng và giáo dục tố chất nhân văn, nhân cách đạo đức, phương pháp tư duy, các phẩm chất đạo đức nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Giáo dục chánh tư duy giúp thanh thiếu niên Phật tử tìm ra phương pháp đúng đắn để rèn luyện các đạo đức, xử lý những dữ liệu thu được từ Chánh kiến phù hợp với các điều kiện thực tế, chuyển hóa những kiến thức thu được từ bên ngoài thành nhận thức riêng của bản thân qua quá trình suy nghĩ, tư duy đúng đắn. Như vậy, Chánh kiến, Chánh tư duy là nền tảng cơ bản giáo dục thanh thiếu niên Phật tử hình thành nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức, tầm quan trọng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống của thanh thiếu niên Phật tử, từ đó hình thành động cơ và thái độ đúng đắn rèn luyện các giá trị đạo đức. 1.5.3. Chánh niệm Chánh niệm là nhận biết mọi thứ theo một cách cụ thể, có chủ đích, trong từng khoảnh khắc và không phán xét (Jon Kabat- Zinn, 1994). Trong quan niệm Phật giáo, Chánh niệm còn gọi là tỉnh giác, sáng suốt. Ví trí của chánh niệm trong giáo dục được khái quát bằng quan niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh như sau: “Chánh niệm có thể giúp cho thầy cô giáo và học sinh ít đau khổ hơn; cải thiện sự truyền thông, xây dựng một môi trường học tập có chất liệu hiểu và thương nhiều hơn. Học sinh có thể học được nhiều điều vô cùng quan trọng như cách xử lý những cảm xúc mạnh, cách chăm sóc cơn giận, cách buông thư và làm giảm bớt sự căng thẳng, cách tái lập truyền thông và hòa giải với người khác. Sự học tập có ích lợi gì nếu nó không đem lại cho chúng ta hạnh phúc? Sự thực tập chánh niệm có thể mang lại một sự thay đổi sâu sắc trong lớp học cũng như trong toàn hệ thống giáo dục, giúp cho mọi người có thể có hạnh phúc thật sự. Và nếu trong khi thực tập chánh niệm mà học sinh có thể học hành dễ dàng hơn, nhanh hơn và thầy cô giáo không bị kiệt sức thì đó là cũng một điều tuyệt vời” (Tăng thân Làng Mai, 2016).
  • 45. 26 Như vậy, Chánh niệm giúp thanh thiếu niên Phật tử nhận diện được cảm xúc, kiểm soát hành động của thân, khẩu, ý, điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Chánh niệm là yếu tố quan trọng trong rèn luyện đạo đức Phật giáo. Chánh niệm giúp thanh thiếu niên Phật tử luôn luôn nhớ nghĩ về những mục đích và giá trị của đạo đức mà thanh thiếu niên Phật tử đang hướng tới để chủ động chỉ đạo tâm ý, dẫn dắt năng lực và điều khiển hành vi của mình đi đúng hướng nhằm đạt đến mục đích đã định. 1.5.4. Chánh tinh tấn Theo quan niệm Phật giáo, tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình an; không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác. Khi giảng về hạnh tinh tấn, Đức Phật đã thâu tóm qua bài kệ sau: Không làm các điều ác, Dấn thân các việc lành. Giữ động cơ thanh tịnh, Là tinh hoa Phật dạy. Như vậy, Chánh tinh tấn là kỉ luật tinh thần nhằm chú tâm cố gắng, siêng năng, kiên nhẫn, nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Chánh tinh tấn giúp thanh thiếu niên Phật tử nỗ lực, chuyên cần duy trì tính tỉnh táo, tính chuẩn xác, nhờ đó giảm thiểu các sai sót do tính chất nóng vội, qua loa, gián đoạn trong việc rèn luyện đạo đức, hình thành tinh thần năng động và tích cực trong quá trình rèn luyện đạo đức. 1.5.5. Chánh định Chánh định là định đúng hướng “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” mà đức Phật dạy, vì vậy chỉ cần thân thư giãn, tâm buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã để trả tâm về với bản chất thanh tịnh vắng lặng tự nhiên của nó, nên gọi là định vô vi vô ngã
  • 46. 27 (Viên Minh, 2016). Hiểu một cách đơn giản, Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề để thấy rõ ràng vấn đề đó. Trong quá trình giáo dục đạo đức, yếu tố định tĩnh, chuyên tâm của Chánh định giúp thanh thiếu niên Phật tử làm chủ cảm xúc, tư duy đúng đắn, bình tĩnh và sáng tạo hơn. Chánh định giúp thanh thiếu niên Phật tử xác định cảm xúc, tình cảm, tâm lý, kiểm soát chặt chẽ tư duy, ngôn ngữ, hành động, hỗ trợ hình thành và phát triển các giá trị đạo đức, quản lý hành vi ứng xử và giao tiếp của thanh thiếu niên Phật tử. 1.5.6. Chánh ngữ “Chánh ngữ không chỉ là lời nói đúng đắn mà nó còn là lời nói thiện lành, hòa ái. Giao tiếp bằng lời nói là điều mà chúng ta phải tham gia mọi lúc, cho dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải giao tiếp. (…) Thực hành Chánh ngữ cũng là thực hành chánh niệm. Với sự thực hành này, chúng ta nhận thức rõ hơn về thân thể, tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Chánh niệm giúp chúng ta dễ dàng nhận ra những gì chúng ta sắp nói, và do đó, nó cho chúng ta quyền tự do lựa chọn những gì chúng ta nói. Với chánh niệm, chúng ta học cách kiềm chế bản thân vào những lúc tức giận, thù hận và bối rối” (Gautam Sharda, 2019). Giáo dục Chánh ngữ là làm cho thanh thiếu niên Phật tử lời nói chân thật, đúng với lẽ phải, công bình, ngay thẳng không tổn hại đến đời sống và danh dự của người khác, lời nói hòa hợp, lời nói nhẹ nhàng không thô ác nặng nề, lời nói không hư dối, thêu dệt, phù phiếm, lời nói phù hợp với hoàn cảnh, mục đích người nói. Ngoài ra, giáo dục Chánh ngữ giúp thanh thiếu niên Phật tử xây dựng được truyền thông qua lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, có văn hóa, nói sự thật đúng lúc và có giá trị… nhằm giao tiếp một cách hiệu quả.
  • 47. 28 1.5.7. Chánh nghiệp Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người. Chánh nghiệp đòi hỏi con người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, không tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, hạnh phúc, tánh mạng của người khác, hành động có lợi ích cho mọi người. Sống đúng Chánh Nghiệp tức là mọi hành động tạo tác qua thân, khẩu, ý phải toàn thiện, như thân thì không đánh đập hay giết hại chúng sinh, giúp đỡ người già qua đường, không phá hủy môi trường sống…, miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, không nói xấu, không mắng nhiếc người, không vu oan người khác...và Ý là ý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, không toan tính làm điều ác..v.v. Trong ba điều trên, thì ý là hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng đều do ý tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi thân và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động. Nói chi tiết hơn, Chánh Nghiệp bao gồm việc không giết hại, không trộm cắp, và không tà dâm là 3 giới nằm trong bộ giới luật của Phật Giáo. Trong 3 giới này, ý nghĩa rất đơn giản và rõ ràng: chỉ là đừng làm ba việc này, vì rằng nếu phạm các giới này, hành giả sẽ không thể có được sự bình an. Tuy nhiên, khi Đức Phật nói đến Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo, trong ý nghĩa của việc không giết hại, trộm cắp, và tà dâm, Ngài đã đưa ra những thí dụ đơn giản nhất mà người ta có thể vi phạm các giới này. Vì thế, giới cấm này không được hiểu một cách hạn hẹp, trong ý nghĩa là giữ giới, mà còn là những phương hướng mở rộng cho các hành động đạo đức cao hơn. Như vậy, Giáo dục Chánh nghiệp là giúp thanh thiếu niên Phật tử xây dựng những chuẩn mực sống và làm việc, được hình thành trên cơ sở hiểu biết đúng đắn và kinh nghiệm tu tập gồm việc rèn luyện, trau dồi, thực hành các chuẩn mực đạo đức liên quan đến cảm xúc và giao tiếp qua suy nghĩ, lời nói và hành động.
  • 48. 29 1.5.8. Chánh mạng Chánh mạng là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch. Chánh mạng còn là lòng từ bi để chúng sinh sống yên ổn trong nhà Phật, là lòng thương yêu rộng lớn vô biên, không chỉ dành cho con người, loài vật mà thương đến cả cây cỏ hoa lá. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm cho người và vật đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người sống Chánh mạng bất cứ làm công việc gì, nghề nghiệp nào, phải dẹp hết lòng tham, nên giữ tâm ngay thẳng, thanh sạch để có cuộc sống an vui, phước báu miên viễn. Nói chung với tất cả nghề nghiệp gì cũng cần phải trải lòng chân thật, hãy sống thanh tịnh tâm giúp cho mọi người vui thì thấy lòng mình cũng vui, còn gì quý hơn. Đối với thanh thiếu niên Phật tử, giáo dục Chánh mạng là giáo dục lòng tuệ giác, từ bi, vô ngã, vị tha… là hành vi đúng đắn, đời sống lý tưởng, phạm hạnh mà mỗi thanh thiếu niên Phật tử hướng đến bên cạnh việc học tập và rèn luyện đạo đức để hoàn thiện bản thân. Tóm lại, Bát chánh đạo là sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, hợp nhất giữa tri thức và ứng dụng, qua các hoạt động thực tiễn của giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao hiệu quả thực tiễn giáo dục, là nguyên tắc định hướng cho cuộc sống, là kim chỉ nam cho việc thực hiện giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay. 1.6. Hình thức giáo dục đạo đức cho Thanh thiếu niên Phật tử Theo Hà Thị Đức, có bốn hình thức để thực hiện hoạt động giáo dục: giáo dục thông qua dạy học, giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng, giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể và tự giáo dục (tự tu dưỡng) (Hà Thị Đức, 2002). Luận văn nhận thấy các hình thức trên đều có thể áp dụng vào giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử. Từ đó, đề xuất hình thức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử, chủ yếu là qua hoạt động thuyết pháp các học phần trên lớp và qua hoạt động giáo dục ngoài giờ học.
  • 49. 30 1.6.1. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua hoạt động thuyết pháp Một trong những hình thức quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử là đưa vào chương trình thuyết pháp trong cơ sở Phật giáo, vì: - Cơ sở Phật giáo (đạo tràng) là một tổ chức tôn giáo chuyên nghiệp đảm nhận trách nhiệm giáo dục Phật giáo, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp giáo dục Phật giáo được trang bị đầy đủ, do một đội ngũ Tăng Ni đã được đào tạo chính quy thực hiện. - Cơ sở Phật giáo là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể thanh thiếu niên Phật tử cùng nhau rèn luyện và tu dưỡng. Trong quá trình thuyết pháp tại các cơ sở giáo dục Phật giáo, bên cạnh những kiến thức về Phật học, thanh thiếu niên Phật tử được trang bị một khối lượng lớn những khái niệm, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần thực hiện liên quan đến việc tu tập và sinh hoạt trong đời sống xã hội. Nhờ học tập và thực hành theo các chuẩn mực đã được thuyết giảng mà đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử được mở mang, hoàn thiện. Cùng với đó, thông qua hoạt động thuyết pháp trên các cơ sở Phật giáo, Tăng Ni trang bị cho thanh thiếu niên Phật tử hệ thống kiến thức Phật học nói chung và những giáo lý về đạo đức Phật giáo nói riêng, giúp họ thông hiểu và phát triển nhân cách cũng như những phẩm chất đạo đức thiết yếu cho cuộc sống. Việc thuyết pháp trên các cơ sở Phật giáo chính là hình thức hiệu quả nhất giúp thanh thiếu niên Phật tử hoàn thiện nhân cách. 1.6.2. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt tôn giáo Các dạng hoạt động sinh hoạt tôn giáo của thanh thiếu niên Phật tử bao gồm: tu tập, hoạt động xã hội, hoạt động Phật giáo.
  • 50. 31 Tu tập là quá trình sinh hoạt tôn giáo đặc thù của thanh thiếu niên Phật tử, gắn liền với các nghi thức, nghi lễ và giáo lý Phật giáo. Giáo dục qua hình thức tu tập mang tính khoa học, đúng đối tượng, linh hoạt, không bị hạn chế bởi môi trường, điều kiện và xuyên suốt đến hết cuộc đời của Phật tử nói chung và thanh thiếu niên Phật tử nói riêng. Thanh thiếu niên Phật tử được giáo dục lâu trong môi trường tu tập thì thấm nhuần các giá trị văn hoá Phật giáo, làm chủ được bản thân, trở thành những con người mẫu mực, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện các phẩm chất đạo đức khác nhau một cách đúng đắn và hiệu quả. Hoạt động xã hội là hoạt động của cá nhân thanh thiếu niên Phật tử trong các mối quan hệ đa dạng với cộng đồng xã hội trong một môi trường phức tạp, hoạt động xã hội là trường học rèn luyện và giáo dục con người. + Trong hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân càng đa dạng càng làm phát triển phong phú các phẩm chất nhân cách, hình thành nhận thức về quy chuẩn giao tiếp, ứng xử có văn hóa, cá tính được bộc lộ. + Trong hoạt động xã hội, tính phức tạp của nội dung công việc càng cao, thì con người càng phải cố gắng tìm ra các giải pháp hợp lý, do đó trí thông minh sáng tạo, tính khéo léo, tế nhị, văn hóa được hình thành. Như vậy, tham gia các hoạt động xã hội, sự hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã hội được mở mang, kinh nghiệm hoạt động được tích lũy, tính tích cực xã hội được hình thành, từ đó đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử được phát triển toàn diện. Thu hút thanh thiếu niên Phật tử vào các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng đó chính là hình thức tổ chức giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả. Hoạt động văn hoá Phật giáo là những hoạt động trực tiếp đưa những giá trị tốt đẹp vào trong đời sống của cộng đồng, để mọi người ngày một thấm nhuần tinh thần từ bi, bình đẳng, trí tuệ, bất bạo động của Phật giáo, hướng đến giáo dục chân - thiện - mĩ,
  • 51. 32 đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi về thái độ sống và phong cách ứng xử của mọi người với môi trường sống xung quanh. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức hằng năm để thanh thiếu niên Phật tử tham gia như Phật đản, Tuần văn hóa Phật giáo, Vu Lan, Lễ cầu quốc thái dân an, Lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Lễ kì siêu các anh hùng liệt sĩ… cùng các hoạt động khác như tọa đàm, thuyết trình về các đề tài Phật học, giáo dục, xã hội, tôn giáo, văn học, văn hóa, … được tổ chức trang trọng. Những hoạt động ấy tạo môi trường thuận lợi giúp thanh thiếu niên Phật tử được học tập, trải nghiệm và rèn luyện về đạo đức. Từ đó, thanh thiếu niên Phật tử phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết trên con đường hành đạo. 1.6.3. Giáo dục đạo đức qua gia đình Phật tử Tổ chức cho thanh thiếu niên Phật tử sinh hoạt tập thể trong phạm vi cơ sở Phật giáo (hay còn gọi là giáo dục qua gia đình Phật tử) là một hoạt động giáo dục quan trọng của cơ sở Phật giáo. Vì: - Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỉ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen cư xử và giao tiếp đúng đắn, hình thành ý chí và nghị lực thay đổi bản thân. - Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống, trong đó có các hành vi liên quan trực tiếp đến đạo đức của thanh thiếu niên Phật tử. - Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác, cộng đồng được hình thành, đó là những phẩm chất quan trọng của nhân cách. - Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của Tăng Ni qua tập thể, tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất