SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ HUỲNH HÂN
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
THUỐC DÁN THẤM QUA DA
SCOPOLAMIN 1,5 mg
Chuyên ngành: Bào chế
Mã số: 62.73.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ HẬU
2. GS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM
TP. HỒ CHÍ MINH - 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Vũ Thị Huỳnh Hân
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ....................................................................................................................i
Lời cam đoan ....................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................................ iv
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục các hình........................................................................................................... ix
Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
1.1. Hệ trị liệu hấp thu qua da........................................................................................ 3
1.2. Scopolamin........................................................................................................... 18
1.3. Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc dán TTS............................................................. 21
1.4. Sinh khả dụng và tương đương sinh học................................................................ 24
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 36
2.1. Nguyên liệu và thiết bị.......................................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................................. 60
3.1. Nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS ...................................................................... 60
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS............................................................ 92
3.3. Nghiên cứu độ ổn định thuốc dán TTS.................................................................. 94
3.4. Nghiên cứu sinh khả dụng thuốc dán TTS........................................................... 102
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................................ 133
4.1. Về nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS................................................................ 133
4.2. Về xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS ..................................................... 137
4.3. Về độ ổn định thuốc dán TTS ............................................................................. 138
4.4. Về đánh giá sinh khả dụng thuốc dán TTS.......................................................... 139
KẾT LUẬN................................................................................................................... 143
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 145
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse reaction Phản ứng không mong muốn
ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
ALT Alanine aminotransferase
AP Amount permeation Tổng lượng thấm qua da
AST Aspartate aminotransferase
AUC0-∞ Area under the plasma
concentration-time curve from zero
hour to infinity
Diện tích dưới đường cong từ
thời điểm 0 đến vô cùng
AUC0-t Area under the plasma
concentration - time curve from
zero hour to time
Diện tích dưới đường cong từ
thời điểm 0 đến t
BUN Blood Urea Nitrogen Lượng nitơ urê trong máu
CI Confidence interval Khoảng tin cậy
Cmax Maximum plasma concentration Nồng độ tối đa trong máu
CV Coefficient of variation Hệ số phân tán
DĐVN Dược Điển Việt Nam
DMSO Dimethyl sulfoxyde
DIA Drug In Adhesive Thuốc trong nền dính
DT Duro-Tak®
EVA Ethylene Vinyl Acetate
FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý dược phẩm -
thực phẩm Mỹ
GC-MS Gas chromatography - mass
spectrometry
Sắc ký khí khối phổ
GPT Glutamic pyruvic transaminase
GOT Glutamate oxaloacetate transaminase
v
HBsAg Hepatitis B surface Antigen Kháng nguyên bề mặt của
siêu vi B
HCV Hepatitis C virus Virus viêm gan siêu vi C
HPLC-MS High performance liquid
chromatography - mass
spectrometry
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
ghép đầu dò khối phổ
IPM Isopropyl myristate
Ke Elimination rate constant Hằng số tốc độ thải trừ
LC-MS/MS Liquid Chromatography
Tandem Mass Spectrometry
Sắc ký lỏng ghép 2 lần
khối phổ
LLOQ Lower limit of quantitation Giới hạn định lượng dưới
MSE Mean Square Error Bình phương sai số trung bình
NTN Người tình nguyện
RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối
PSA Pressure-sensitive adhesive Chất nhạy dính
SD Standard deviation Độ lệch chuẩn
SH Scopolamine hydrobromide
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TDDS Transdermal Drug Delivery System Hệ chuyển giao thuốc qua da
TĐSH Tương đương sinh học
Tmax Time point of maximum plasma
concentration
Thời điểm đạt nồng độ tối đa
trong máu
T1/2 Elimination half life Thời gian bán thải
TTS Transdermal Therapeutic System Hệ trị liệu hấp thu qua da
UPLC-
MS/MS
Ultra-Performance Liquid
Chromatography tandem Mass
Spectrometry
Sắc ký lỏng siêu hiệu năng
đầu dò khối khổ
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các thông số thấm qua da chuột của dung dịch scopolamin 5%
trong các chất tăng thấm........................................................................15
Bảng 1.2. Tóm tắt một số điều kiện nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương
sinh học của scopolamin hấp thu qua da...............................................34
Bảng 2.1. Tốc độ phóng thích của dược chất theo thời gian...................................47
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống.................................................60
Bảng 3.2. Tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của SH ..............................63
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra độ chính xác của phương pháp định lượng SH............64
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp định lượng SH...................65
Bảng 3.5. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với nhóm alcol ................67
Bảng 3.6. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với DMSO ......................68
Bảng 3.7. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với acid oleic ...................69
Bảng 3.8. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với nhóm ester .................70
Bảng 3.9. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với transcutol P ...............71
Bảng 3.10. Tổng kết các thông số thấm của SH bão hòa trong các chất tăng thấm
(sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tốc độ thấm) ..................................73
Bảng 3.11. Khối lượng SH trong các nền dính khảo sát.........................................74
Bảng 3.12. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak®
(-OH) .....................75
Bảng 3.13. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak®
(-COOH)................77
Bảng 3.14. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak®
có 2 nhóm chức
và không có nhóm chức......................................................................78
Bảng 3.15. Tổng kết các thông số thấm của SH trong các Duro-Tak®
..................79
Bảng 3.16. Lượng SH thấm qua da chuột với các nồng độ khác nhau trong
DT 87-2510 .......................................................................................81
Bảng 3.17. Các thông số thấm của SH 2% trong DMSO .......................................83
Bảng 3.18. Các thông số thấm của SH với những nồng độ khác nhau có
DMSO 10% trong DT 87-2510 ..........................................................84
vii
Bảng 3.19. So sánh các thông số thấm của thuốc dán chứa SH 8% có sử dụng
DMSO và không sử dụng DMSO .......................................................85
Bảng 3.20. Kết quả định lượng thuốc dán chứa SH nồng độ 8%...........................85
Bảng 3.21. Thành phần công thức.........................................................................86
Bảng 3.22. Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc dán TTS từ 3 lô .............................89
Bảng 3.23. Kết quả thử tính kích ứng của thuốc dán TTS scopolamin (lô 1) .........90
Bảng 3.24. Kết quả thử độ hòa tan từ 3 lô .............................................................91
Bảng 3.25. So sánh các số liệu phóng thích SH từ thuốc dán TTS của 3 lô............92
Bảng 3.26. Đánh giá hình thức cảm quan của thuốc dán TTS scopolamin
ở điều kiện lão hóa cấp tốc..................................................................94
Bảng 3.27. Hàm lượng SH trong thuốc so với ban đầu trong điều kiện bảo quản
ở nhiệt độ 40 ± 2 o
C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%...............................96
Bảng 3.28. Kết quả thử độ hòa tan của thuốc dán TTS bảo quản ở nhiệt độ
40 ± 2 o
C và độ ẩm tương đối 75 ± 5% ...............................................97
Bảng 3.29. Hàm lượng thuốc theo thời gian trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ
30 ± 2 o
C và độ ẩm tương đối 75 ± 5% ...............................................99
Bảng 3.30. Độ hòa tan của SH theo thời gian được bảo quản trong điều kiện
nhiệt độ 30 ± 2 o
C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%................................100
Bảng 3.31. Kết quả tính tuổi thọ thuốc dán TTS..................................................101
Bảng 3.32. So sánh độ phóng thích hoạt chất in vitro của thuốc đối chiếu và
thuốc thử nghiệm (n = 12) ................................................................103
Bảng 3.33. Các thông số sắc ký trong mẫu chuẩn ở nồng độ 0,4 ng/ml ...............106
Bảng 3.34. Sự tương quan giữa nồng độ SH trong huyết tương và diện tích đỉnh......108
Bảng 3.35. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác giữa các lần đo trong ngày...109
Bảng 3.36. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác giữa các lần đo khác ngày ...110
Bảng 3.37. Tỷ lệ hồi phục của SH trong huyết tương ..........................................111
Bảng 3.38. Độ ổn định của mẫu huyết tương sau 3 chu kỳ đông - rã đông...........113
Bảng 3.39. Dữ liệu về người tình nguyện ............................................................115
Bảng 3.40. Thời gian người tình nguyện dán thuốc.............................................116
viii
Bảng 3.41. Nồng độ đo SH của từng cá thể sau khi dán thuốc thử nghiệm .........118
Bảng 3.42. Nồng độ đo SH của từng cá thể sau khi dán thuốc đối chiếu..............119
Bảng 3.43. Nồng độ thực SH trong huyết tương của từng cá thể sau khi
dán thuốc thử nghiệm .......................................................................120
Bảng 3.44. Nồng độ thực SH trong huyết tương của từng cá thể sau khi
dán thuốc đối chiếu...........................................................................121
Bảng 3.45. Nồng độ scopolamin trong huyết tương của từng cá thể sau khi
dán thuốc thử nghiệm .......................................................................122
Bảng 3.46. Nồng độ scopolamin trong huyết tương của từng cá thể sau khi
dán thuốc đối chiếu...........................................................................123
Bảng 3.47. Nồng độ scopolamin trung bình của các cá thể sau khi dán thuốc
đối chiếu và thuốc thử nghiệm ở những thời điểm khác nhau............124
Bảng 3.48. Nồng độ scopolamin tối đa trong huyết tương...................................125
Bảng 3.49. Diện tích dưới đường cong AUC0-72 ..................................................126
Bảng 3.50. Diện tích dưới đường cong AUC0-∞ ...................................................127
Bảng 3.51. Các thông số dược động học trung bình của thuốc thử nghiệm
và thuốc đối chiếu.............................................................................127
Bảng 3.52. Các thông số dược động học khác.....................................................128
Bảng 3.53. Phân tích phương sai hai yếu tố các thông số AUC, Cmax...................129
Bảng 3.54. Kết quả xác định khoảng tin cậy........................................................130
Bảng 3.55. So sánh giá trị Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số .............131
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc điển hình của thuốc dán TTS .....................................................4
Hình 1.2. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc bể chứa ................6
Hình 1.3. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc một lớp ..............38
Hình 1.4. Tác động của chất tăng thấm trong vùng lipid nội bào............................11
Hình 2.1. Đồ thị tương quan lượng thuốc thấm qua da trên một đơn vị
diện tích theo thời gian ..........................................................................41
Hình 3.1. Sắc ký đồ của mẫu SH chuẩn .................................................................61
Hình 3.2. Sắc ký đồ của mẫu trắng (dung dịch đệm - da).......................................62
Hình 3.3. Sắc ký đồ mẫu thử (SH trong dung dịch đệm - da).................................62
Hình 3.4. Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh
của SH...................................................................................................63
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong nhóm alcol .....................66
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong DMSO ...........................68
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong acid oleic.......................69
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong nhóm ester......................71
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong transcutol P ....................72
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong các chất tăng thấm ........73
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong các DT nhóm chức -OH............76
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT nhóm chức -COOH .............76
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT nhóm chức -COOH-OH
và không nhóm chức..............................................................................79
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong các Duro-Tak®
..........................80
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT 87-2510...............................81
Hình 3.16. Tương quan giữa nồng độ và tốc độ thấm qua da chuột của SH..............82
Hình 3.17. Sơ đồ quy trình bào chế thuốc dán TTS scopolamin.............................88
Hình 3.18. Đường biểu diễn phóng thích SH từ sản phẩm của 3 lô ........................91
Hình 3.19. Sự thay đổi hàm lượng SH trong miếng dán trong điều kiện
bảo quản ở nhiệt độ 40 ± 2 o
C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%................95
x
Hình 3.20. Sự thay đổi hàm lượng SH trong miếng dán bảo quản
trong điều kiện thực............................................................................98
Hình 3.21. Đồ thị so sánh lượng SH phóng thích in vitro của thuốc thử nghiệm
và thuốc đối chiếu (f2 = 69,79)..........................................................103
Hình 3.22. Sắc ký đồ của huyết tương chứa SH 0,8 ng/ml sau 4 lần tủa...............105
Hình 3.23. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng.................................................107
Hình 3.24. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương có SH ...............................................107
Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ SH trong huyết tương
và diện tích đỉnh của SH...................................................................108
Hình 3.26. Sắc ký đồ của mẫu SH trong huyết tương nồng độ 0,1 ng/m ..............112
Hình 3.27. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng ..................................................112
Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn nồng độ scopolamin trong huyết tương theo thời gian
của thuốc thử nghiệm và thuốc đối chiếu..............................................124
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những hiểu biết về
cấu trúc da ở mức độ phân tử, tế bào đã được xác định. Đặc biệt, là những hiểu biết
về tính chất lý hóa của dược chất liên quan đến khả năng thấm qua da, vai trò của các
chất làm tăng độ thấm của dược chất, đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu các dạng
bào chế mới phân phối thuốc qua đường da vào đến hệ tuần hoàn, phân bố khắp cơ
thể nhằm tạo ra tác dụng toàn thân và các hệ thống trị liệu hấp thu qua da ra đời.
Hệ trị liệu qua da với dạng bào chế là thuốc dán, còn gọi là thuốc dán thấm qua da
(transdermal therapeutic system, TTS), được thiết kế sao cho dược chất có thể giải
phóng, hấp thu qua da theo mức độ và tốc độ xác định để có tác động toàn thân và
kéo dài với những ưu điểm được ghi nhận như sau: sự hấp thu thuốc qua da loại bỏ
những bất lợi do ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý trong ống tràng vị như pH, thực
phẩm, nước uống, nhu động ruột. Thuốc được đưa trực tiếp vào tuần hoàn chung,
không bị chuyển hóa qua gan lần đầu, tiện lợi và hữu hiệu hơn so với đường uống và
đường tiêm, linh động trong sử dụng vì có thể làm giảm ngay nồng độ thuốc trong
máu bằng cách gỡ bỏ lớp thuốc dán.
Năm 1980, Transderm - Scop do công ty dược phẩm ALZA, Mỹ sản xuất, được xem
như là thuốc dán TTS đầu tiên chứa hoạt chất scopolamin có tác dụng chống nôn do
di chuyển. Ưu điểm của dạng thuốc là kiểm soát được tốc độ phóng thích theo thời
gian nên duy trì sự ổn định của nồng độ thuốc trong máu, giảm tác dụng phụ, và tác
dụng kéo dài trong 72 giờ.
Do những ưu điểm và triển vọng phát triển dạng thuốc này, việc nghiên cứu bào chế
một dạng thuốc dán hấp thu qua da với hoạt chất có nhu cầu trị liệu cao, có trong
danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam, thay thế dược phẩm ngoại nhập, là một yêu
cầu bức thiết cũng như góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát
triển những dạng bào chế mới.
Tại Việt Nam, chưa có chế phẩm nào dưới dạng thuốc dán thấm qua da có chứa
hoạt chất scopolamin được sản xuất trong nước.
2
Đề tài “NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA
SCOPOLAMIN 1,5 mg” được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là bào chế thuốc
dán thấm qua da (thuốc dán TTS) scopolamin 1,5 mg đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu gồm:
1. Bào chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg phóng thích kéo dài trong 72 giờ.
2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS.
3. Nghiên cứu độ ổn định và ước tính tuổi thọ của sản phẩm.
4. Sơ bộ đánh giá sinh khả dụng của thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg so sánh
với thuốc dán Ariel TDDS (Caleb pharmaceutical Inc. Đài Loan) đang lưu
hành tại thị trường Việt Nam.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỆ TRỊ LIỆU HẤP THU QUA DA
Hệ trị liệu hấp thu qua da (TTS) hay còn gọi là hệ chuyển giao thuốc qua da
(TDDS) là một hệ thống trị liệu có tác động kéo dài, đưa dược chất vào hệ tuần
hoàn qua đường da. Sự hấp thu thuốc qua da liên quan đến các quá trình: sự hòa tan
của thuốc trong các chất mang của nó, sự khuếch tán của thuốc hòa tan từ chất
mang đến bề mặt của da, sự thấm của thuốc qua những lớp da (chủ yếu là lớp sừng)
sau đó thuốc đi vào mao mạch hoặc hệ bạch huyết vào tuần hoàn chung. Trong hầu
hết trường hợp, tốc độ đi qua lớp sừng quyết định tốc độ của toàn bộ quá trình hấp
thu thuốc. TTS là một hệ thống phóng thích thuốc đến da với một tốc độ kiểm soát
chặt chẽ, thấp hơn trị số tối đa của thuốc có thể đi qua da trong điều kiện bình
thường để cho tác động toàn thân. Như vậy, chính hệ thống kiểm soát tốc độ thuốc
thấm qua da chứ không phải lớp sừng [12].
1.1.1. MỘT SỐ LOẠI THUỐC DÁN HẤP THU QUA DA THEO CẤU TRÚC
Thuốc dán là dạng thuốc dùng dán ngoài da (da nguyên lành) nhờ chất kết dính ở thể
rắn hay bán rắn dễ bám vào da ở nhiệt độ cơ thể. Thuốc dán tác dụng toàn thân thuộc
hệ trị liệu hấp thu qua da (TTS) chứa dược chất và các tá dược như chất tăng thấm
dung môi hòa tan và các chất dính có nguồn gốc từ các dẫn xuất của acrylic, isopren
hay silicon cho phép dược chất thấm qua da gây tác dụng toàn thân [7], [29], do vậy
thuật ngữ thuốc dán TTS sẽ được sử dụng khi đề cập đến dạng bào chế này. Tác động
của thuốc dán TTS được xác định bởi tốc độ phóng thích dược chất khỏi thuốc dán
với thời gian đã được xác định. Cấu tạo cơ bản của thuốc dán TTS bao gồm: lớp
lưng, lớp chứa hoạt chất và tá dược, lớp này có thể có nhiều lớp với những thiết kế
khác nhau, cuối cùng là lớp bảo vệ. Tùy theo cấu trúc và cơ chế kiểm soát sự phóng
thích dược chất, các thuốc dán TTS có thể phân biệt thành 4 loại (Hình 1.1).
4
Hình 1.1. Cấu trúc điển hình của thuốc dán TTS [81]
1.1.1.1. Thiết kế thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng (Liquid Reservoir-Type
Patch Design)
Thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng là dạng triển khai sớm nhất, trong hệ thống này bể
chứa thuốc được thiết kế nằm giữa lớp nền mang khối thuốc, lớp lưng bảo vệ không
thấm nước và lớp màng polyme kiểm soát tốc độ phóng thích hoạt chất [33]. Bể chứa
thuốc được thực hiện bằng cách phân tán đồng nhất những phân tử thuốc dạng rắn
vào chất kết dính (ví dụ polyisobutylen), hỗn hợp này lại được phân tán vào dịch lỏng
nhớt, không thấm nước (ví dụ như silicon) tạo thành nhũ tương đặc, hoặc là hỗn hợp
sẽ được hòa tan trong dung môi (ví dụ như alcol mạch thẳng) để tạo thành dung dịch
thuốc. Quy trình bào chế bao gồm 3 giai đoạn chính, đầu tiên các lớp màng kiểm
soát, chất kết dính được cán thành từng lớp trên lớp bảo vệ qua máy cán chuyên
dụng, sau đó bể chứa thuốc được hình thành trên các lớp này và cuối cùng là lớp lưng
hàn kín bể chứa thuốc (Hình 1.2). Cơ chế vận chuyển thuốc đến bề mặt của da là sự
khuếch tán qua các lớp màng, trong đó màng xốp giữ vai trò kiểm soát tốc độ phóng
thích. Tốc độ phóng thích hoạt chất có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thành
phần polyme, hệ số thấm và/hoặc bề dày lớp màng polyme [12].
5
Mặt ngoài của lớp polyme là một màng dính để giữ cho hệ thống tiếp xúc chặt chẽ
với da [81]. Các ethylen vinyl acetat (EVA), ethyl cellulose, chất dẻo silicon và
polyurethan thường được sử dụng để bào chế màng kiểm soát tốc độ phóng thích
hoạt chất trong thuốc dán TTS [51], [54], [56], [57]. Trong đó EVA được sử dụng
thường xuyên nhất vì có thể thay đổi tính thấm của màng bằng cách điều chỉnh hàm
lượng vinyl acetat trong polyme. Polyurethan và các polyme không phân cực như
chất dẻo silicon là những màng đặc biệt phù hợp với những hợp chất sơ nước có độ
thẩm thấu thấp [22].
Năm 1990, Liang và các cộng sự đã nghiên cứu tốc độ phóng thích scopolamin của
thuốc dán TTS qua màng EVA so với thuốc dán cùng loại không có màng kiểm soát.
Kết quả, thuốc dán TTS có màng EVA đã phóng thích scopolamin với một tỷ lệ ổn
định trong suốt 72 giờ [57]. Ưu điểm chính của thuốc dán TTS loại bể chứa là khả
năng bám dính cao, thuốc đạt được nồng độ ổn định trong máu, thích hợp để thiết kế
với những dược chất có yêu cầu liều tương đối cao, ví dụ như testosteron. Tuy nhiên,
sự phóng thích dược chất của thuốc dán khó kiểm soát do phải khuếch tán qua màng
và lớp kết dính, việc điều chế đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp. Ngoài ra, với cấu trúc
này thuốc dán bao gồm nhiều lớp và một màng bao cho bể chứa chất lỏng đã làm cho
kích thước thuốc dán tăng lên, không tiện lợi trong sử dụng.
Hiện nay, việc sử dụng các chất tăng thấm và chất kết dính cho phép nhiều loại
thuốc (như estradiol, nicotin, nitroglycerin) ban đầu thiết kế kiểu bể chứa được sử
dụng như các hệ thống kiểu khung polyme [36].
6
Hình 1.2. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc bể chứa
1.1.1.2. Thiết kế thuốc dán kiểu khung polyme (Polyme Matrix Patch Design)
Thuốc dán kiểu khung polyme là loại thiết kế bổ sung của thuốc dán kiểu bể chứa,
nhưng thành phần lỏng của bể chứa thuốc được thay thế bằng một khung polyme, ví
dụ như polyisobutylen, khung polyme này được kẹp giữa lớp nền mang khối thuốc
và lớp dính [41]. Khung polyme được bào chế bằng cách phân tán đồng nhất dược
chất rắn vào chất kết dính polyme thân dầu hay thân nước. Khối polyme chứa thuốc
sau đó được đúc thành khung có diện tích bề mặt xác định và bề dày được kiểm soát.
7
Khung polyme chứa thuốc được gắn trên đĩa nền nằm ngay dưới lớp lưng bảo vệ.
Trong hệ thống này chất kết dính được thiết kế thành lớp bao xung quanh phần
chứa thuốc và sự phóng thích thuốc được kiểm soát bởi quá trình khuếch tán qua
khối xốp. Thuốc dán Scopoderm®
TTS (Novartis) được thiết kế với cấu trúc này.
Ưu điểm của thuốc dán TTS kiểu khung polyme là dược chất không bị thất thoát, khả
năng phóng thích dược chất được kiểm soát tốt, tuy nhiên chất kết dính đòi hỏi khả
năng bám dính rất cao [35], [62].
1.1.1.3. Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một
lớp (Drug In Adhesive Patch Design)
Thuốc dán TTS kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một lớp là dạng có
cấu trúc đơn giản nhất, dễ điều chế và thiết bị không phức tạp. Dược chất được phân
tán trực tiếp vào chất kết dính polyme hình thành khối thuốc trong nền dính. Khối
thuốc này một mặt được nâng đỡ bởi lớp nền và mặt kia có lớp bảo vệ không thấm
nước, khi sử dụng, lớp bảo vệ được bóc đi và thuốc dán được dán vào da. Tốc độ của
sự phóng thích thuốc phụ thuộc vào hệ số phân bố, nồng độ của thuốc trong chất kết
dính, vào hệ số khuếch tán và bề dày của lớp dính [12]. Vì vậy, chất kết dính trong
thiết kế này phải có khả năng tương thích với dược chất và các tá dược trong công
thức. Đặc trưng của loại thiết kế này là miếng dán rất mỏng, nên cần lựa chọn lớp
nền, tá dược phù hợp để bào chế thuốc dán đạt yêu cầu cao về độ mỏng và tiện lợi
trong sử dụng. Điểm bất lợi chủ yếu của loại thiết kế này liên quan đến tốc độ phân
phối thuốc, cụ thể tốc độ thuốc phóng thích sẽ giảm dần và thuốc được phóng thích từ
hệ thống tỷ lệ thuận với nồng độ của thuốc trong chất kết dính.
Các giai đoạn chính bào chế thuốc dán TTS bao gồm: trộn nền dính và các tá dược
(theo công thức xác định) trong máy khuấy trộn với vận tốc thích hợp, phối hợp hoạt
chất vào hỗn hợp thu được, cán hỗn hợp có hoạt chất trên lớp lưng và kiểm soát bề
dày lớp này, sấy khô để bốc hơi dung môi tạo thành một lớp mỏng, dược chất trong
lớp lưng được phủ một lớp bảo vệ, cuối cùng là đóng gói sản phẩm.
8
Thiết kế này tuy đơn giản nhưng cần chú ý dược chất và tá dược tiếp xúc với nhiệt
độ cao để làm bốc hơi dung môi, điều này có thể làm cho dược chất bị phân hủy
hoặc thay đổi tính chất cơ bản của các tá dược trong công thức [83].
1.1.1.4. Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc
nhiều lớp (Multi-lamilate DIA Patch Design)
Thiết kế này có cấu trúc tương tự như dạng thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền
dính có cấu trúc một lớp, nhưng có thêm một lớp màng kiểm soát tốc độ phóng
thích được kẹp giữa lớp khung nhạy dính chứa thuốc và lớp nền dính tiếp xúc với
da. Do đó, sự phóng thích dược chất của thuốc dán theo thiết kế này được ổn định
và khả năng bám dính cao hơn so với thuốc dán có cấu trúc một lớp [81]. Công ty
Alza/Novartis đã sản xuất thuốc dán Transdermal-Scop®
với thiết kế dược chất tan
trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp và sử dụng polyisobutylen làm chất kết dính.
Qua các cấu trúc thuốc dán TTS đã trình bày, thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan
trong nền dính có cấu trúc một lớp là dạng được nghiên cứu phổ biến hiện nay do
thành phần đơn giản, điều chế theo thiết kế này không đòi hỏi trang thiết bị phức
tạp và phù hợp với nhu cầu nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam. Vì thế, dạng này
được đề tài chọn lựa để nghiên cứu điều chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg.
1.1.2. THÀNH PHẦN THUỐC DÁN TTS KIỂU DƯỢC CHẤT TAN TRONG
NỀN DÍNH CÓ CẤU TRÚC MỘT LỚP
1.1.2.1. Dược chất
Da là hàng rào cản trở sự thấm và hấp thu dược chất trong hệ trị liệu hấp thu qua da,
vì vậy dược chất sử dụng trong thuốc dán TTS phải có một số tính chất phù hợp để
có thể vượt qua được rào cản này. Cụ thể là dược chất cần có hoạt lực mạnh với liều
điều trị không quá 2 mg/ngày, hệ số phân bố log Poctanol/nước trong khoảng 1-3, kích
thước phân tử nhỏ hơn 500 Da, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 200 o
C. Ngoài ra, dược
chất không gây kích ứng và mẫn cảm với da [26]. Dược chất scopolamin
hydrobromid hầu như đáp ứng được các yêu cầu này.
9
1.1.2.2. Chất nhạy dính (Pressure Sensitive Adhesive - PSA)
Chất nhạy dính là vật liệu giúp để duy trì sự kết dính giữa thuốc dán và bề mặt da,
phải bám dính nhanh lên da ngay (thể hiện tính dính nhanh khi đang ở trạng thái
khô với áp lực nhẹ của ngón tay) và kéo dài suốt thời gian dùng thuốc (nhiều ngày)
mà không gây kích ứng. Chất nhạy dính phải đủ mềm để dễ dính ban đầu và lực liên
kết nội phải hữu hiệu để khi gỡ ra không để lại vết dơ trên da. Ngoài ra lực liên kết
nội và tính dính phải cân bằng để duy trì thuốc dán trên da trong thời gian sử dụng,
vì tróc thuốc dán trước thời gian làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc [47]. Việc lựa
chọn chất nhạy dính cần dựa trên thiết kế thuốc dán và thành phần công thức. Thuốc
dán kiểu khung polyme với chất kết dính ngoại vi, sự liên kết giữa các chất nhạy
dính và dược chất không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc cũng như tính kết
dính của sản phẩm. Thuốc dán kiểu bể chứa là chất kết dính bề mặt, sự khuếch tán
của thuốc không làm ảnh hưởng đến độ dính. Thuốc dán kiểu dược chất tan trong
nền dính, việc lựa chọn chất nhạy dính sẽ dựa trên tỷ lệ hấp thu, và khuếch tán của
dược chất thông qua các nền dính. Ngoài ra, chất nhạy dính phải có tính chất hóa lý
và sinh học tương thích với các thành phần trong công thức và không làm thay đổi
sự phóng thích dược chất. Polyacrylat, polyisobutylen và silicon là những nền dính
được sử dụng rộng rãi trong điều chế thuốc dán TTS.
- Polyisobutylen (PIB) là polyme trùng hợp của isobutylen với mạch carbon dài và
thẳng, có tính mềm dẻo và độ dính cao. Tuy nhiên, do tính phân cực thấp nên độ
bám dính của PIB trên bề mặt yếu. PIB bền với nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, nhưng
để tăng cường khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt có thể thêm vào chất
chống oxy hóa hay chất ổn định. Ngày nay PIB đã được tiêu chuẩn hóa rất thích
hợp cho thuốc dán TTS, như Vistanex®
của công ty Hoá Chất Exon
(Houston, Texas, USA), Oppanol®
của tập đoàn BASF (Mount Olive, NJ, USA).
- Chất dính loại silicon được điều chế từ polydimethyl siloxan lỏng và silicat resin
phân tử lượng thấp. Silicon chịu được nhiệt độ cao và chất oxy hóa nhưng khả năng
10
bám dính và liên kết nội không cao. Các silicon được thương mại hóa với tên
BIOSPA®
do tập đoàn DOW Corning (Midland, MI, USA) sản xuất.
- Polyacrylat là các copolyme của ester acrylic với acid acrylic và các monome khác
như n-butyl acrylat, hay 2-ethyl hexyl acrylat... Thành phần có thể chứa các nhóm
chức như -OH, -COOH, hoặc cả hai nhóm chức này, hay không có nhóm chức.
Polyacrylat có tính chống oxy hóa cao, nên không cần thêm chất ổn định (chất ổn
định thường gây kích ứng da), không độc hại với cơ thể, có độ bóc tách và tính bám
dính trên da tốt và tương thích sinh học cao, nên thích hợp với nhiều loại dược chất
và tá dược. Trong thiết kế các thuốc dán TTS, việc kết hợp các hoạt chất, chất tăng
thấm, và các tá dược khác vào chất kết dính thường làm giảm độ kết dính và các đặc
tính khác. Tuy nhiên sự liên kết chéo của chất nhạy dính là một trong những kỹ
thuật được sử dụng để giảm thiểu những hiệu ứng này và gia tăng mức độ giải
phóng hoạt chất. Polyacrylat ngày nay được tiêu chuẩn và thương mại hóa, thuận lợi
trong nghiên cứu thuốc dán TTS như Duro-Tak®
(National Starch and Chemical
Co., U.S.A), Gelva, Bio-PSA®
(Silicon Adhesive, Dow Corning, U.S.A.). Với ưu
điểm đã được tiêu chuẩn hóa và có sẵn trên thị trường, đề tài đã chọn các Duro-Tak®
là chất nhạy dính trong nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg.
1.1.2.3. Các chất tăng thấm
Da là hàng rào sinh học nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bất lợi, trong đó
lớp sừng là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự thấm của dược chất cũng như các yếu
tố khác. Cơ chế thấm thuốc qua da chủ yếu là quá trình thụ động. Trong nghiên cứu
phát triển thuốc dán TTS, thường sử dụng các chất hóa học tăng thấm giúp cho
dược chất dễ phân bố vào lớp sừng và tăng tốc độ thấm của dược chất do cơ chế
biến đổi tạm thời cấu trúc lipid nội tế bào, cấu trúc protein của lớp sừng hoặc biến
đổi môi trường keratin [86]. Tác động của chất tăng thấm trong vùng lipid nội bào
được trình bày trong hình 1.3.
Yêu cầu chất tăng thấm phải không có tác dụng dược lý riêng, không độc, không
gây kích ứng da và niêm mạc, không gây tương kỵ hoặc tương tác với dược chất và
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50847
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC nataliej4
 
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...nataliej4
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổiChẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (15)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
 
Mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú
Mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vúMức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú
Mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú
 
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...
đặC điểm lâm sàng, nồng độ t3, ft4, tsh, tg ab, tpo ab huyết tương ở bệnh nhâ...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràngLuận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng
Luận án: Phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng
 
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% ...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bện...
 
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản do dị nguyên mạt bụi nhà
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản do dị nguyên mạt bụi nhàĐặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản do dị nguyên mạt bụi nhà
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản do dị nguyên mạt bụi nhà
 
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
Hiệu quả của Phẫu thuật tạo đường hầm OMC – túi mật – da thực hiện trong điều...
 
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
luan van doc tinh cua odium benzoate, propyl gallate, Tartrazine, amaranth, m...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của picsHướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
 
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổiChẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Chẩn đoán của nội soi màng phổi ống mềm ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi
 
Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
 Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
 
Tầm soát tổn thương gan do thuốc thông qua kết quả xét nghiệm
Tầm soát tổn thương gan do thuốc thông qua kết quả xét nghiệmTầm soát tổn thương gan do thuốc thông qua kết quả xét nghiệm
Tầm soát tổn thương gan do thuốc thông qua kết quả xét nghiệm
 
Luận án: Điều trị tăng áp lực nội sọ bằng dd NACl 3% ở bệnh nhân
Luận án: Điều trị tăng áp lực nội sọ bằng dd NACl 3% ở bệnh nhânLuận án: Điều trị tăng áp lực nội sọ bằng dd NACl 3% ở bệnh nhân
Luận án: Điều trị tăng áp lực nội sọ bằng dd NACl 3% ở bệnh nhân
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu bào chế thuốc dán thấm qua da Scopolamin 1,5 mg

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấm
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấmTổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấm
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...nataliej4
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu bào chế thuốc dán thấm qua da Scopolamin 1,5 mg (20)

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm t...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm t...
 
Luận án: Mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatoma
Luận án: Mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatomaLuận án: Mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatoma
Luận án: Mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatoma
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
 
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư ...
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi động học và một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng đ...
 
Vai trò của troponin T trong tiên lượng hội chứng lưu lượng tim thấp
Vai trò của troponin T trong tiên lượng hội chứng lưu lượng tim thấp Vai trò của troponin T trong tiên lượng hội chứng lưu lượng tim thấp
Vai trò của troponin T trong tiên lượng hội chứng lưu lượng tim thấp
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máuđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấm
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấmTổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấm
Tổng quan hệ thống về giám sát nồng độ thuốc trong điều trị của thuốc chống nấm
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giớiSự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
 
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếpLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAYLuận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
 
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi benluan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Nghiên cứu bào chế thuốc dán thấm qua da Scopolamin 1,5 mg

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ HUỲNH HÂN NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg Chuyên ngành: Bào chế Mã số: 62.73.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ HẬU 2. GS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM TP. HỒ CHÍ MINH - 2013
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Vũ Thị Huỳnh Hân
  • 3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ....................................................................................................................i Lời cam đoan ....................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................................ iv Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi Danh mục các hình........................................................................................................... ix Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3 1.1. Hệ trị liệu hấp thu qua da........................................................................................ 3 1.2. Scopolamin........................................................................................................... 18 1.3. Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc dán TTS............................................................. 21 1.4. Sinh khả dụng và tương đương sinh học................................................................ 24 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 36 2.1. Nguyên liệu và thiết bị.......................................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................................. 60 3.1. Nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS ...................................................................... 60 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS............................................................ 92 3.3. Nghiên cứu độ ổn định thuốc dán TTS.................................................................. 94 3.4. Nghiên cứu sinh khả dụng thuốc dán TTS........................................................... 102 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................................ 133 4.1. Về nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS................................................................ 133 4.2. Về xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS ..................................................... 137 4.3. Về độ ổn định thuốc dán TTS ............................................................................. 138 4.4. Về đánh giá sinh khả dụng thuốc dán TTS.......................................................... 139 KẾT LUẬN................................................................................................................... 143 KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 145 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADR Adverse reaction Phản ứng không mong muốn ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai ALT Alanine aminotransferase AP Amount permeation Tổng lượng thấm qua da AST Aspartate aminotransferase AUC0-∞ Area under the plasma concentration-time curve from zero hour to infinity Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến vô cùng AUC0-t Area under the plasma concentration - time curve from zero hour to time Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến t BUN Blood Urea Nitrogen Lượng nitơ urê trong máu CI Confidence interval Khoảng tin cậy Cmax Maximum plasma concentration Nồng độ tối đa trong máu CV Coefficient of variation Hệ số phân tán DĐVN Dược Điển Việt Nam DMSO Dimethyl sulfoxyde DIA Drug In Adhesive Thuốc trong nền dính DT Duro-Tak® EVA Ethylene Vinyl Acetate FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý dược phẩm - thực phẩm Mỹ GC-MS Gas chromatography - mass spectrometry Sắc ký khí khối phổ GPT Glutamic pyruvic transaminase GOT Glutamate oxaloacetate transaminase
  • 5. v HBsAg Hepatitis B surface Antigen Kháng nguyên bề mặt của siêu vi B HCV Hepatitis C virus Virus viêm gan siêu vi C HPLC-MS High performance liquid chromatography - mass spectrometry Sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò khối phổ IPM Isopropyl myristate Ke Elimination rate constant Hằng số tốc độ thải trừ LC-MS/MS Liquid Chromatography Tandem Mass Spectrometry Sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ LLOQ Lower limit of quantitation Giới hạn định lượng dưới MSE Mean Square Error Bình phương sai số trung bình NTN Người tình nguyện RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối PSA Pressure-sensitive adhesive Chất nhạy dính SD Standard deviation Độ lệch chuẩn SH Scopolamine hydrobromide TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TDDS Transdermal Drug Delivery System Hệ chuyển giao thuốc qua da TĐSH Tương đương sinh học Tmax Time point of maximum plasma concentration Thời điểm đạt nồng độ tối đa trong máu T1/2 Elimination half life Thời gian bán thải TTS Transdermal Therapeutic System Hệ trị liệu hấp thu qua da UPLC- MS/MS Ultra-Performance Liquid Chromatography tandem Mass Spectrometry Sắc ký lỏng siêu hiệu năng đầu dò khối khổ WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các thông số thấm qua da chuột của dung dịch scopolamin 5% trong các chất tăng thấm........................................................................15 Bảng 1.2. Tóm tắt một số điều kiện nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học của scopolamin hấp thu qua da...............................................34 Bảng 2.1. Tốc độ phóng thích của dược chất theo thời gian...................................47 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống.................................................60 Bảng 3.2. Tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của SH ..............................63 Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra độ chính xác của phương pháp định lượng SH............64 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp định lượng SH...................65 Bảng 3.5. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với nhóm alcol ................67 Bảng 3.6. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với DMSO ......................68 Bảng 3.7. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với acid oleic ...................69 Bảng 3.8. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với nhóm ester .................70 Bảng 3.9. Lượng SH thấm qua da chuột theo thời gian với transcutol P ...............71 Bảng 3.10. Tổng kết các thông số thấm của SH bão hòa trong các chất tăng thấm (sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tốc độ thấm) ..................................73 Bảng 3.11. Khối lượng SH trong các nền dính khảo sát.........................................74 Bảng 3.12. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak® (-OH) .....................75 Bảng 3.13. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak® (-COOH)................77 Bảng 3.14. Lượng SH thấm qua da chuột với các Duro-Tak® có 2 nhóm chức và không có nhóm chức......................................................................78 Bảng 3.15. Tổng kết các thông số thấm của SH trong các Duro-Tak® ..................79 Bảng 3.16. Lượng SH thấm qua da chuột với các nồng độ khác nhau trong DT 87-2510 .......................................................................................81 Bảng 3.17. Các thông số thấm của SH 2% trong DMSO .......................................83 Bảng 3.18. Các thông số thấm của SH với những nồng độ khác nhau có DMSO 10% trong DT 87-2510 ..........................................................84
  • 7. vii Bảng 3.19. So sánh các thông số thấm của thuốc dán chứa SH 8% có sử dụng DMSO và không sử dụng DMSO .......................................................85 Bảng 3.20. Kết quả định lượng thuốc dán chứa SH nồng độ 8%...........................85 Bảng 3.21. Thành phần công thức.........................................................................86 Bảng 3.22. Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc dán TTS từ 3 lô .............................89 Bảng 3.23. Kết quả thử tính kích ứng của thuốc dán TTS scopolamin (lô 1) .........90 Bảng 3.24. Kết quả thử độ hòa tan từ 3 lô .............................................................91 Bảng 3.25. So sánh các số liệu phóng thích SH từ thuốc dán TTS của 3 lô............92 Bảng 3.26. Đánh giá hình thức cảm quan của thuốc dán TTS scopolamin ở điều kiện lão hóa cấp tốc..................................................................94 Bảng 3.27. Hàm lượng SH trong thuốc so với ban đầu trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 40 ± 2 o C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%...............................96 Bảng 3.28. Kết quả thử độ hòa tan của thuốc dán TTS bảo quản ở nhiệt độ 40 ± 2 o C và độ ẩm tương đối 75 ± 5% ...............................................97 Bảng 3.29. Hàm lượng thuốc theo thời gian trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 30 ± 2 o C và độ ẩm tương đối 75 ± 5% ...............................................99 Bảng 3.30. Độ hòa tan của SH theo thời gian được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 30 ± 2 o C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%................................100 Bảng 3.31. Kết quả tính tuổi thọ thuốc dán TTS..................................................101 Bảng 3.32. So sánh độ phóng thích hoạt chất in vitro của thuốc đối chiếu và thuốc thử nghiệm (n = 12) ................................................................103 Bảng 3.33. Các thông số sắc ký trong mẫu chuẩn ở nồng độ 0,4 ng/ml ...............106 Bảng 3.34. Sự tương quan giữa nồng độ SH trong huyết tương và diện tích đỉnh......108 Bảng 3.35. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác giữa các lần đo trong ngày...109 Bảng 3.36. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác giữa các lần đo khác ngày ...110 Bảng 3.37. Tỷ lệ hồi phục của SH trong huyết tương ..........................................111 Bảng 3.38. Độ ổn định của mẫu huyết tương sau 3 chu kỳ đông - rã đông...........113 Bảng 3.39. Dữ liệu về người tình nguyện ............................................................115 Bảng 3.40. Thời gian người tình nguyện dán thuốc.............................................116
  • 8. viii Bảng 3.41. Nồng độ đo SH của từng cá thể sau khi dán thuốc thử nghiệm .........118 Bảng 3.42. Nồng độ đo SH của từng cá thể sau khi dán thuốc đối chiếu..............119 Bảng 3.43. Nồng độ thực SH trong huyết tương của từng cá thể sau khi dán thuốc thử nghiệm .......................................................................120 Bảng 3.44. Nồng độ thực SH trong huyết tương của từng cá thể sau khi dán thuốc đối chiếu...........................................................................121 Bảng 3.45. Nồng độ scopolamin trong huyết tương của từng cá thể sau khi dán thuốc thử nghiệm .......................................................................122 Bảng 3.46. Nồng độ scopolamin trong huyết tương của từng cá thể sau khi dán thuốc đối chiếu...........................................................................123 Bảng 3.47. Nồng độ scopolamin trung bình của các cá thể sau khi dán thuốc đối chiếu và thuốc thử nghiệm ở những thời điểm khác nhau............124 Bảng 3.48. Nồng độ scopolamin tối đa trong huyết tương...................................125 Bảng 3.49. Diện tích dưới đường cong AUC0-72 ..................................................126 Bảng 3.50. Diện tích dưới đường cong AUC0-∞ ...................................................127 Bảng 3.51. Các thông số dược động học trung bình của thuốc thử nghiệm và thuốc đối chiếu.............................................................................127 Bảng 3.52. Các thông số dược động học khác.....................................................128 Bảng 3.53. Phân tích phương sai hai yếu tố các thông số AUC, Cmax...................129 Bảng 3.54. Kết quả xác định khoảng tin cậy........................................................130 Bảng 3.55. So sánh giá trị Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số .............131
  • 9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc điển hình của thuốc dán TTS .....................................................4 Hình 1.2. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc bể chứa ................6 Hình 1.3. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc một lớp ..............38 Hình 1.4. Tác động của chất tăng thấm trong vùng lipid nội bào............................11 Hình 2.1. Đồ thị tương quan lượng thuốc thấm qua da trên một đơn vị diện tích theo thời gian ..........................................................................41 Hình 3.1. Sắc ký đồ của mẫu SH chuẩn .................................................................61 Hình 3.2. Sắc ký đồ của mẫu trắng (dung dịch đệm - da).......................................62 Hình 3.3. Sắc ký đồ mẫu thử (SH trong dung dịch đệm - da).................................62 Hình 3.4. Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của SH...................................................................................................63 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong nhóm alcol .....................66 Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong DMSO ...........................68 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong acid oleic.......................69 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong nhóm ester......................71 Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong transcutol P ....................72 Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong các chất tăng thấm ........73 Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong các DT nhóm chức -OH............76 Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT nhóm chức -COOH .............76 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT nhóm chức -COOH-OH và không nhóm chức..............................................................................79 Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong các Duro-Tak® ..........................80 Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH trong DT 87-2510...............................81 Hình 3.16. Tương quan giữa nồng độ và tốc độ thấm qua da chuột của SH..............82 Hình 3.17. Sơ đồ quy trình bào chế thuốc dán TTS scopolamin.............................88 Hình 3.18. Đường biểu diễn phóng thích SH từ sản phẩm của 3 lô ........................91 Hình 3.19. Sự thay đổi hàm lượng SH trong miếng dán trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 40 ± 2 o C và độ ẩm tương đối 75 ± 5%................95
  • 10. x Hình 3.20. Sự thay đổi hàm lượng SH trong miếng dán bảo quản trong điều kiện thực............................................................................98 Hình 3.21. Đồ thị so sánh lượng SH phóng thích in vitro của thuốc thử nghiệm và thuốc đối chiếu (f2 = 69,79)..........................................................103 Hình 3.22. Sắc ký đồ của huyết tương chứa SH 0,8 ng/ml sau 4 lần tủa...............105 Hình 3.23. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng.................................................107 Hình 3.24. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương có SH ...............................................107 Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ SH trong huyết tương và diện tích đỉnh của SH...................................................................108 Hình 3.26. Sắc ký đồ của mẫu SH trong huyết tương nồng độ 0,1 ng/m ..............112 Hình 3.27. Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng ..................................................112 Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn nồng độ scopolamin trong huyết tương theo thời gian của thuốc thử nghiệm và thuốc đối chiếu..............................................124
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những hiểu biết về cấu trúc da ở mức độ phân tử, tế bào đã được xác định. Đặc biệt, là những hiểu biết về tính chất lý hóa của dược chất liên quan đến khả năng thấm qua da, vai trò của các chất làm tăng độ thấm của dược chất, đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu các dạng bào chế mới phân phối thuốc qua đường da vào đến hệ tuần hoàn, phân bố khắp cơ thể nhằm tạo ra tác dụng toàn thân và các hệ thống trị liệu hấp thu qua da ra đời. Hệ trị liệu qua da với dạng bào chế là thuốc dán, còn gọi là thuốc dán thấm qua da (transdermal therapeutic system, TTS), được thiết kế sao cho dược chất có thể giải phóng, hấp thu qua da theo mức độ và tốc độ xác định để có tác động toàn thân và kéo dài với những ưu điểm được ghi nhận như sau: sự hấp thu thuốc qua da loại bỏ những bất lợi do ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý trong ống tràng vị như pH, thực phẩm, nước uống, nhu động ruột. Thuốc được đưa trực tiếp vào tuần hoàn chung, không bị chuyển hóa qua gan lần đầu, tiện lợi và hữu hiệu hơn so với đường uống và đường tiêm, linh động trong sử dụng vì có thể làm giảm ngay nồng độ thuốc trong máu bằng cách gỡ bỏ lớp thuốc dán. Năm 1980, Transderm - Scop do công ty dược phẩm ALZA, Mỹ sản xuất, được xem như là thuốc dán TTS đầu tiên chứa hoạt chất scopolamin có tác dụng chống nôn do di chuyển. Ưu điểm của dạng thuốc là kiểm soát được tốc độ phóng thích theo thời gian nên duy trì sự ổn định của nồng độ thuốc trong máu, giảm tác dụng phụ, và tác dụng kéo dài trong 72 giờ. Do những ưu điểm và triển vọng phát triển dạng thuốc này, việc nghiên cứu bào chế một dạng thuốc dán hấp thu qua da với hoạt chất có nhu cầu trị liệu cao, có trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam, thay thế dược phẩm ngoại nhập, là một yêu cầu bức thiết cũng như góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển những dạng bào chế mới. Tại Việt Nam, chưa có chế phẩm nào dưới dạng thuốc dán thấm qua da có chứa hoạt chất scopolamin được sản xuất trong nước.
  • 12. 2 Đề tài “NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg” được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là bào chế thuốc dán thấm qua da (thuốc dán TTS) scopolamin 1,5 mg đạt tiêu chuẩn cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu gồm: 1. Bào chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg phóng thích kéo dài trong 72 giờ. 2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc dán TTS. 3. Nghiên cứu độ ổn định và ước tính tuổi thọ của sản phẩm. 4. Sơ bộ đánh giá sinh khả dụng của thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg so sánh với thuốc dán Ariel TDDS (Caleb pharmaceutical Inc. Đài Loan) đang lưu hành tại thị trường Việt Nam.
  • 13. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HỆ TRỊ LIỆU HẤP THU QUA DA Hệ trị liệu hấp thu qua da (TTS) hay còn gọi là hệ chuyển giao thuốc qua da (TDDS) là một hệ thống trị liệu có tác động kéo dài, đưa dược chất vào hệ tuần hoàn qua đường da. Sự hấp thu thuốc qua da liên quan đến các quá trình: sự hòa tan của thuốc trong các chất mang của nó, sự khuếch tán của thuốc hòa tan từ chất mang đến bề mặt của da, sự thấm của thuốc qua những lớp da (chủ yếu là lớp sừng) sau đó thuốc đi vào mao mạch hoặc hệ bạch huyết vào tuần hoàn chung. Trong hầu hết trường hợp, tốc độ đi qua lớp sừng quyết định tốc độ của toàn bộ quá trình hấp thu thuốc. TTS là một hệ thống phóng thích thuốc đến da với một tốc độ kiểm soát chặt chẽ, thấp hơn trị số tối đa của thuốc có thể đi qua da trong điều kiện bình thường để cho tác động toàn thân. Như vậy, chính hệ thống kiểm soát tốc độ thuốc thấm qua da chứ không phải lớp sừng [12]. 1.1.1. MỘT SỐ LOẠI THUỐC DÁN HẤP THU QUA DA THEO CẤU TRÚC Thuốc dán là dạng thuốc dùng dán ngoài da (da nguyên lành) nhờ chất kết dính ở thể rắn hay bán rắn dễ bám vào da ở nhiệt độ cơ thể. Thuốc dán tác dụng toàn thân thuộc hệ trị liệu hấp thu qua da (TTS) chứa dược chất và các tá dược như chất tăng thấm dung môi hòa tan và các chất dính có nguồn gốc từ các dẫn xuất của acrylic, isopren hay silicon cho phép dược chất thấm qua da gây tác dụng toàn thân [7], [29], do vậy thuật ngữ thuốc dán TTS sẽ được sử dụng khi đề cập đến dạng bào chế này. Tác động của thuốc dán TTS được xác định bởi tốc độ phóng thích dược chất khỏi thuốc dán với thời gian đã được xác định. Cấu tạo cơ bản của thuốc dán TTS bao gồm: lớp lưng, lớp chứa hoạt chất và tá dược, lớp này có thể có nhiều lớp với những thiết kế khác nhau, cuối cùng là lớp bảo vệ. Tùy theo cấu trúc và cơ chế kiểm soát sự phóng thích dược chất, các thuốc dán TTS có thể phân biệt thành 4 loại (Hình 1.1).
  • 14. 4 Hình 1.1. Cấu trúc điển hình của thuốc dán TTS [81] 1.1.1.1. Thiết kế thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng (Liquid Reservoir-Type Patch Design) Thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng là dạng triển khai sớm nhất, trong hệ thống này bể chứa thuốc được thiết kế nằm giữa lớp nền mang khối thuốc, lớp lưng bảo vệ không thấm nước và lớp màng polyme kiểm soát tốc độ phóng thích hoạt chất [33]. Bể chứa thuốc được thực hiện bằng cách phân tán đồng nhất những phân tử thuốc dạng rắn vào chất kết dính (ví dụ polyisobutylen), hỗn hợp này lại được phân tán vào dịch lỏng nhớt, không thấm nước (ví dụ như silicon) tạo thành nhũ tương đặc, hoặc là hỗn hợp sẽ được hòa tan trong dung môi (ví dụ như alcol mạch thẳng) để tạo thành dung dịch thuốc. Quy trình bào chế bao gồm 3 giai đoạn chính, đầu tiên các lớp màng kiểm soát, chất kết dính được cán thành từng lớp trên lớp bảo vệ qua máy cán chuyên dụng, sau đó bể chứa thuốc được hình thành trên các lớp này và cuối cùng là lớp lưng hàn kín bể chứa thuốc (Hình 1.2). Cơ chế vận chuyển thuốc đến bề mặt của da là sự khuếch tán qua các lớp màng, trong đó màng xốp giữ vai trò kiểm soát tốc độ phóng thích. Tốc độ phóng thích hoạt chất có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thành phần polyme, hệ số thấm và/hoặc bề dày lớp màng polyme [12].
  • 15. 5 Mặt ngoài của lớp polyme là một màng dính để giữ cho hệ thống tiếp xúc chặt chẽ với da [81]. Các ethylen vinyl acetat (EVA), ethyl cellulose, chất dẻo silicon và polyurethan thường được sử dụng để bào chế màng kiểm soát tốc độ phóng thích hoạt chất trong thuốc dán TTS [51], [54], [56], [57]. Trong đó EVA được sử dụng thường xuyên nhất vì có thể thay đổi tính thấm của màng bằng cách điều chỉnh hàm lượng vinyl acetat trong polyme. Polyurethan và các polyme không phân cực như chất dẻo silicon là những màng đặc biệt phù hợp với những hợp chất sơ nước có độ thẩm thấu thấp [22]. Năm 1990, Liang và các cộng sự đã nghiên cứu tốc độ phóng thích scopolamin của thuốc dán TTS qua màng EVA so với thuốc dán cùng loại không có màng kiểm soát. Kết quả, thuốc dán TTS có màng EVA đã phóng thích scopolamin với một tỷ lệ ổn định trong suốt 72 giờ [57]. Ưu điểm chính của thuốc dán TTS loại bể chứa là khả năng bám dính cao, thuốc đạt được nồng độ ổn định trong máu, thích hợp để thiết kế với những dược chất có yêu cầu liều tương đối cao, ví dụ như testosteron. Tuy nhiên, sự phóng thích dược chất của thuốc dán khó kiểm soát do phải khuếch tán qua màng và lớp kết dính, việc điều chế đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp. Ngoài ra, với cấu trúc này thuốc dán bao gồm nhiều lớp và một màng bao cho bể chứa chất lỏng đã làm cho kích thước thuốc dán tăng lên, không tiện lợi trong sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng các chất tăng thấm và chất kết dính cho phép nhiều loại thuốc (như estradiol, nicotin, nitroglycerin) ban đầu thiết kế kiểu bể chứa được sử dụng như các hệ thống kiểu khung polyme [36].
  • 16. 6 Hình 1.2. Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc dán TTS có cấu trúc bể chứa 1.1.1.2. Thiết kế thuốc dán kiểu khung polyme (Polyme Matrix Patch Design) Thuốc dán kiểu khung polyme là loại thiết kế bổ sung của thuốc dán kiểu bể chứa, nhưng thành phần lỏng của bể chứa thuốc được thay thế bằng một khung polyme, ví dụ như polyisobutylen, khung polyme này được kẹp giữa lớp nền mang khối thuốc và lớp dính [41]. Khung polyme được bào chế bằng cách phân tán đồng nhất dược chất rắn vào chất kết dính polyme thân dầu hay thân nước. Khối polyme chứa thuốc sau đó được đúc thành khung có diện tích bề mặt xác định và bề dày được kiểm soát.
  • 17. 7 Khung polyme chứa thuốc được gắn trên đĩa nền nằm ngay dưới lớp lưng bảo vệ. Trong hệ thống này chất kết dính được thiết kế thành lớp bao xung quanh phần chứa thuốc và sự phóng thích thuốc được kiểm soát bởi quá trình khuếch tán qua khối xốp. Thuốc dán Scopoderm® TTS (Novartis) được thiết kế với cấu trúc này. Ưu điểm của thuốc dán TTS kiểu khung polyme là dược chất không bị thất thoát, khả năng phóng thích dược chất được kiểm soát tốt, tuy nhiên chất kết dính đòi hỏi khả năng bám dính rất cao [35], [62]. 1.1.1.3. Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một lớp (Drug In Adhesive Patch Design) Thuốc dán TTS kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một lớp là dạng có cấu trúc đơn giản nhất, dễ điều chế và thiết bị không phức tạp. Dược chất được phân tán trực tiếp vào chất kết dính polyme hình thành khối thuốc trong nền dính. Khối thuốc này một mặt được nâng đỡ bởi lớp nền và mặt kia có lớp bảo vệ không thấm nước, khi sử dụng, lớp bảo vệ được bóc đi và thuốc dán được dán vào da. Tốc độ của sự phóng thích thuốc phụ thuộc vào hệ số phân bố, nồng độ của thuốc trong chất kết dính, vào hệ số khuếch tán và bề dày của lớp dính [12]. Vì vậy, chất kết dính trong thiết kế này phải có khả năng tương thích với dược chất và các tá dược trong công thức. Đặc trưng của loại thiết kế này là miếng dán rất mỏng, nên cần lựa chọn lớp nền, tá dược phù hợp để bào chế thuốc dán đạt yêu cầu cao về độ mỏng và tiện lợi trong sử dụng. Điểm bất lợi chủ yếu của loại thiết kế này liên quan đến tốc độ phân phối thuốc, cụ thể tốc độ thuốc phóng thích sẽ giảm dần và thuốc được phóng thích từ hệ thống tỷ lệ thuận với nồng độ của thuốc trong chất kết dính. Các giai đoạn chính bào chế thuốc dán TTS bao gồm: trộn nền dính và các tá dược (theo công thức xác định) trong máy khuấy trộn với vận tốc thích hợp, phối hợp hoạt chất vào hỗn hợp thu được, cán hỗn hợp có hoạt chất trên lớp lưng và kiểm soát bề dày lớp này, sấy khô để bốc hơi dung môi tạo thành một lớp mỏng, dược chất trong lớp lưng được phủ một lớp bảo vệ, cuối cùng là đóng gói sản phẩm.
  • 18. 8 Thiết kế này tuy đơn giản nhưng cần chú ý dược chất và tá dược tiếp xúc với nhiệt độ cao để làm bốc hơi dung môi, điều này có thể làm cho dược chất bị phân hủy hoặc thay đổi tính chất cơ bản của các tá dược trong công thức [83]. 1.1.1.4. Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp (Multi-lamilate DIA Patch Design) Thiết kế này có cấu trúc tương tự như dạng thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một lớp, nhưng có thêm một lớp màng kiểm soát tốc độ phóng thích được kẹp giữa lớp khung nhạy dính chứa thuốc và lớp nền dính tiếp xúc với da. Do đó, sự phóng thích dược chất của thuốc dán theo thiết kế này được ổn định và khả năng bám dính cao hơn so với thuốc dán có cấu trúc một lớp [81]. Công ty Alza/Novartis đã sản xuất thuốc dán Transdermal-Scop® với thiết kế dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp và sử dụng polyisobutylen làm chất kết dính. Qua các cấu trúc thuốc dán TTS đã trình bày, thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc một lớp là dạng được nghiên cứu phổ biến hiện nay do thành phần đơn giản, điều chế theo thiết kế này không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp và phù hợp với nhu cầu nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam. Vì thế, dạng này được đề tài chọn lựa để nghiên cứu điều chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg. 1.1.2. THÀNH PHẦN THUỐC DÁN TTS KIỂU DƯỢC CHẤT TAN TRONG NỀN DÍNH CÓ CẤU TRÚC MỘT LỚP 1.1.2.1. Dược chất Da là hàng rào cản trở sự thấm và hấp thu dược chất trong hệ trị liệu hấp thu qua da, vì vậy dược chất sử dụng trong thuốc dán TTS phải có một số tính chất phù hợp để có thể vượt qua được rào cản này. Cụ thể là dược chất cần có hoạt lực mạnh với liều điều trị không quá 2 mg/ngày, hệ số phân bố log Poctanol/nước trong khoảng 1-3, kích thước phân tử nhỏ hơn 500 Da, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 200 o C. Ngoài ra, dược chất không gây kích ứng và mẫn cảm với da [26]. Dược chất scopolamin hydrobromid hầu như đáp ứng được các yêu cầu này.
  • 19. 9 1.1.2.2. Chất nhạy dính (Pressure Sensitive Adhesive - PSA) Chất nhạy dính là vật liệu giúp để duy trì sự kết dính giữa thuốc dán và bề mặt da, phải bám dính nhanh lên da ngay (thể hiện tính dính nhanh khi đang ở trạng thái khô với áp lực nhẹ của ngón tay) và kéo dài suốt thời gian dùng thuốc (nhiều ngày) mà không gây kích ứng. Chất nhạy dính phải đủ mềm để dễ dính ban đầu và lực liên kết nội phải hữu hiệu để khi gỡ ra không để lại vết dơ trên da. Ngoài ra lực liên kết nội và tính dính phải cân bằng để duy trì thuốc dán trên da trong thời gian sử dụng, vì tróc thuốc dán trước thời gian làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc [47]. Việc lựa chọn chất nhạy dính cần dựa trên thiết kế thuốc dán và thành phần công thức. Thuốc dán kiểu khung polyme với chất kết dính ngoại vi, sự liên kết giữa các chất nhạy dính và dược chất không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc cũng như tính kết dính của sản phẩm. Thuốc dán kiểu bể chứa là chất kết dính bề mặt, sự khuếch tán của thuốc không làm ảnh hưởng đến độ dính. Thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính, việc lựa chọn chất nhạy dính sẽ dựa trên tỷ lệ hấp thu, và khuếch tán của dược chất thông qua các nền dính. Ngoài ra, chất nhạy dính phải có tính chất hóa lý và sinh học tương thích với các thành phần trong công thức và không làm thay đổi sự phóng thích dược chất. Polyacrylat, polyisobutylen và silicon là những nền dính được sử dụng rộng rãi trong điều chế thuốc dán TTS. - Polyisobutylen (PIB) là polyme trùng hợp của isobutylen với mạch carbon dài và thẳng, có tính mềm dẻo và độ dính cao. Tuy nhiên, do tính phân cực thấp nên độ bám dính của PIB trên bề mặt yếu. PIB bền với nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, nhưng để tăng cường khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt có thể thêm vào chất chống oxy hóa hay chất ổn định. Ngày nay PIB đã được tiêu chuẩn hóa rất thích hợp cho thuốc dán TTS, như Vistanex® của công ty Hoá Chất Exon (Houston, Texas, USA), Oppanol® của tập đoàn BASF (Mount Olive, NJ, USA). - Chất dính loại silicon được điều chế từ polydimethyl siloxan lỏng và silicat resin phân tử lượng thấp. Silicon chịu được nhiệt độ cao và chất oxy hóa nhưng khả năng
  • 20. 10 bám dính và liên kết nội không cao. Các silicon được thương mại hóa với tên BIOSPA® do tập đoàn DOW Corning (Midland, MI, USA) sản xuất. - Polyacrylat là các copolyme của ester acrylic với acid acrylic và các monome khác như n-butyl acrylat, hay 2-ethyl hexyl acrylat... Thành phần có thể chứa các nhóm chức như -OH, -COOH, hoặc cả hai nhóm chức này, hay không có nhóm chức. Polyacrylat có tính chống oxy hóa cao, nên không cần thêm chất ổn định (chất ổn định thường gây kích ứng da), không độc hại với cơ thể, có độ bóc tách và tính bám dính trên da tốt và tương thích sinh học cao, nên thích hợp với nhiều loại dược chất và tá dược. Trong thiết kế các thuốc dán TTS, việc kết hợp các hoạt chất, chất tăng thấm, và các tá dược khác vào chất kết dính thường làm giảm độ kết dính và các đặc tính khác. Tuy nhiên sự liên kết chéo của chất nhạy dính là một trong những kỹ thuật được sử dụng để giảm thiểu những hiệu ứng này và gia tăng mức độ giải phóng hoạt chất. Polyacrylat ngày nay được tiêu chuẩn và thương mại hóa, thuận lợi trong nghiên cứu thuốc dán TTS như Duro-Tak® (National Starch and Chemical Co., U.S.A), Gelva, Bio-PSA® (Silicon Adhesive, Dow Corning, U.S.A.). Với ưu điểm đã được tiêu chuẩn hóa và có sẵn trên thị trường, đề tài đã chọn các Duro-Tak® là chất nhạy dính trong nghiên cứu bào chế thuốc dán TTS scopolamin 1,5 mg. 1.1.2.3. Các chất tăng thấm Da là hàng rào sinh học nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bất lợi, trong đó lớp sừng là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự thấm của dược chất cũng như các yếu tố khác. Cơ chế thấm thuốc qua da chủ yếu là quá trình thụ động. Trong nghiên cứu phát triển thuốc dán TTS, thường sử dụng các chất hóa học tăng thấm giúp cho dược chất dễ phân bố vào lớp sừng và tăng tốc độ thấm của dược chất do cơ chế biến đổi tạm thời cấu trúc lipid nội tế bào, cấu trúc protein của lớp sừng hoặc biến đổi môi trường keratin [86]. Tác động của chất tăng thấm trong vùng lipid nội bào được trình bày trong hình 1.3. Yêu cầu chất tăng thấm phải không có tác dụng dược lý riêng, không độc, không gây kích ứng da và niêm mạc, không gây tương kỵ hoặc tương tác với dược chất và
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50847 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562