SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------
NGUYỄN THỊ HOÀNG LIỄU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN
THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƯ
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ
hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin, nội dung được kế thừa, tham khảo đều
được dẫn nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo theo quy định của Nhà
trường.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoàng Liễu
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY
DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
Với nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày
càng tăng, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án là nhanh
chóng hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật,
đòi hỏi các dự án này phải được hoàn thành đúng hạn. Do đó, mục đích của đề tài
nghiên cứu này nhằm xác định và xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Dựa vào tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước cùng với ý
kiến thu thập được từ phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ
thuật, một danh sách 32 nhân tố có ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án
được xây dựng thành bảng hỏi để thực hiện khảo sát các dự án trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2018. Sau khi phân tích kết quả khảo sát, thực hiện thống kê mô
tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, kết quả
rút ra được 6 nhóm nhân tố quan trọng. Mô hình hồi quy nhị phân đã được sử dụng
để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và kiểm tra các giả thuyết. Kết quả
cho thấy Nhóm yếu tố Bồi thường và giải phóng mặt bằng; Nhóm Tài chính là
những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án hạ tầng kỹ
thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm khác liên quan đến Biến động dự án,
Môi trường thực hiện dự án, Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cũng là các yếu tố
quan trọng quyết định dự án hoàn thành đúng thời hạn. Những phát hiện từ nghiên
cứu này sẽ giúp các nhà quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật thực hiện các giải pháp để
đạt được các mục tiêu tiến độ thực hiện dự án.
Từ khóa: Tiến độ hoàn thành, hạ tầng kỹ thuật, quản lý dự án
CRITICAL FACTORS AFFECTING SCHEDULE PERFORMANCE OF
INFRASTRUCTURE PROJECTS IN HO CHI MINH CITY
Abstract
With the increasing demand for infrastructure development in Ho Chi Minh
City, one of the most important purpose of project management is to reduce the
waiting time for the put-into-operation infrastructure systems, which requires these
projects to be completed on time. As a result, this study aims to identify and classify
the critical factors affecting schedule performance of infrastructure engineering
projects in Ho Chi Minh City. Based on the literature and personal interviews of
key construction professionals, a list of 32 project performance attributes having
strong effect on performance of the infustructure projects were identified. A
questionnaire using these attributes were prepared and administered to survey
projects implemented during the period from 2011 to 2018. Statistical analysis of
responses on the attributes, using Factor analysis grouped them into six critical
factors. Regression analysis was used to test hypotheses developed from theories on
schedule performance. The results showed that Site Clearance and Compensation;
Finance are the top factors affecting schedule performance of infrastructure projects
in Ho Chi Minh City. The other groups of factors related to Project’s Fluctuations,
Implementation Environment, the Client or Project Management Department are
also the key stages in determining the projects to be on time.The findings from this
study will help practitioners involving infrastructure engineering projects to take
measures to assure the achievement of project schedule objectives.
Keywords: schedule performance, infrastructure projects, project management
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT- ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
1.6. Cấu trúc luận văn..................................................................................................6
Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 8
2.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................8
2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................... 8
2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng.......................................................... 8
2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật................................................................................... 9
2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật............................................................ 10
2.2. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................11
2.2.1. Quản trị dự án đầu tư xây dựng................................................................. 12
2.2.2. Tiến độ trong quản lý dự án.............................................................................13
2.2.2.1. Vai trò của tiến độ dự án: ................................................................................ 13
2.2.2.2. Phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng..................................................... 14
2.2.2.3. Các công cụ lập tiến độ dự án.......................................................................... 15
2.2.2.4. Các phương pháp kiểm soát tiến độ ................................................................ 15
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước.......................................................................19
2.3.1. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung.................... 19
2.3.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng HTKT......................... 23
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 31
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................31
3.2. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................................32
3.2.1. Phương thức thực hiện nghiên cứu sơ bộ ............................................................ 32
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 32
3.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................................33
3.4. Thiết kế bảng hỏi.....................................................................................................35
3.5. Thu thập dữ liệu......................................................................................................40
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu..............................................................................40
3.7. Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................................................41
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 42
4.1. Giới thiệu .................................................................................................................42
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................42
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo........................................................................47
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................................50
4.4.1. Kiểm định Bartlett và KMO ............................................................................... 50
4.4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.......................................................................... 53
4.5. Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic) ......................................................55
4.5.1. Kết quả hồi quy logistic...................................................................................... 55
4.5.2. Giải thích kết quả hồi quy ................................................................................. 55
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến phụ thuộc .................. 57
4.5.4. Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm nhân tố................................. 59
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................66
5.1. Kết luận....................................................................................................................66
5.2. Khuyến nghị.............................................................................................................68
5.2.1. Giải quyết vấn đề cấp vốn chậm và vượt tổng mức đầu tư ................................ 68
5.2.2. Giải quyết các vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) ....................... 70
5.2.3. Kiểm soát các biến động dự án........................................................................... 72
5.2.4. Đáp ứng các yếu tố khách quan do môi trường thực hiện dự án........................ 73
5.2.5. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án .73
5.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................74
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
GPMB: Giải phóng mặt bằng
QLDA: Quản lý dự án
UBND: Ủy ban nhân dân
HTKT: Hạ tầng kỹ thuật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ
hoàn thành dự án xây dựng.............................................................................................. 29
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát.......................................................................43
Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo..................................................48
Bảng 4.3. Hệ số tải nhân tố và kích thước mẫu tương ứng.........................................50
Bảng 4.4. Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett.......................................................51
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................52
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy logit nhị phân......................................................................55
Bảng 4.7. Kiểm định ANOVA với vị trí công việc .....................................................58
Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA với vai trò đối với dự án............................................58
Bảng 4.9. Kiểm định ANOVA với số năm kinh nghiệm.............................................58
Bảng 4.10. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Tài chính
dự án....................................................................................................................................60
Bảng 4.11. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng............................................................................................ 61
Bảng 4.12. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Biến động
dự án....................................................................................................................................63
Bảng 4.13. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Môi
trường thực hiện dự án..................................................................................................... 64
Bảng 4.14. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Chủ
đầu tư/ Ban quản lý dự án.................................................................................................65
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư...........................................................9
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả........................................... 12
Hình 2.3. Sơ đồ ngang..................................................................................................... 16
Hình 2.4. Sơ đồ xiên........................................................................................................16
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) ........... 20
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của AI-Momani AH (2000)...................................... 23
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Yogita Honrao và D.B. Desai (2015)............... 25
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011)............................. 27
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014) .....................................28
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu...........................................................................31
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 33
Hình 4.1. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vai trò khác nhau....44
Hình 4.2. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vị trí công việc
khác nhau...........................................................................................................................45
Hình 4.3. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo vị trí của các cá nhân tham gia
khảo sát..............................................................................................................................46
Hình 4.4. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo số năm kinh nghiệm của các
cá nhân tham gia khảo sát................................................................................................ 46
Hình 4.5. Thống kê dự án hạ tầng TP. Hồ Chí Minh ...................................................47
Hình 4.6. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh...................................................................53
1
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất
định để đạt được mục tiêu đề ra với phương pháp riêng, nguồn tài nguyên sử dụng
cho dự án là có giới hạn, theo một kế hoạch tiến độ trong đó thời điểm bắt đầu và
kết thúc được ấn định trước (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012). Dự án đóng góp vai trò
quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế, chi phối quá trình hoạt động của xã hội,
các tổ chức kinh tế, tư nhân. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng chi dành cho đầu tư
phát triển dự án chiếm 25-26% trong 8.025 tỷ đồng kế hoạch chi ngân sách
nhà nước giai đoạn 2016-2020. Điều đó cho thấy quản lý dự án đóng vai trò rất
quan trọng nhằm lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của
dự án, đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, đạt chất lượng và trong phạm
vi ngân sách đã được duyệt của dự án.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) là trung tâm kinh tế phát triển
nhất của cả nước. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có các loại hình đầu
tư xây dựng nhà dân dụng, công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đóng vai
trò quan trọng trong kế hoạch phát triển chung của thành phố. Theo số liệu của Cục
thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư xây dựng thành phố năm 2018 ước
thực hiện 465.990 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và đạt 100,3% kế hoạch năm.
Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật là một phần trong các dự án xây dựng cơ bản,
bao gồm các dự án xây dựng hệ thống công trình giao thông, bến cảng, sân bay, hệ
thống cấp thoát nước, hệ thống công viên, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, các
công trình bảo vệ môi trường và các công trình phụ trợ khác v.v...
Hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng
cao đời sống người dân của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đại hội Đảng bộ TP.
Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã có Nghị quyết thực hiện 7 chương
trình đột phá, trong đó, các dự án hạ tầng kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng
(Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm
ngập nước; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình chỉnh trang và
2
phát triển đô thị). Theo Ngọc Xuân (2018), vốn đầu tư công từ ngân sách TP. Hồ
Chí Minh chi cho các dự án hạ tầng trong năm 2018 riêng với Sở Giao Thông Vận
tải là 4.500 tỷ đồng, Trung tâm điều hành chống ngập nước là 1.129 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng cao so với các lĩnh vực đầu tư khác như ngành y tế 400 tỷ đồng,
nông nghiệp và phát triển nông thôn 138 tỷ đồng. Vì vậy, huy động tối đa
các nguồn lực để tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu HTKT là điều rất
quan trọng và cần thiết.
Quản lý thời gian thực hiện một dự án nói chung, dự án xây dựng HTKT nói
riêng là một vấn đề quan trọng vì thời gian là một trong ba yếu tố chủ yếu đánh giá
sự thành công của dự án bao gồm tiến độ, chi phí và chất lượng (Chan,2001, trích
trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011). Thời gian thực hiện dự án nếu không được đảm
bảo hoàn thành đúng kế hoạch lại ảnh hưởng đến các nhân tố khác, có thể dẫn đến
tăng chi phí và không đảm bảo chất lượng do dự án kéo dài.
Thực trạng hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã
và đang được triển khai chậm tiến độ. HTKT nằm trong các dự án xây dựng khu đô
thị mới đã được giao cho các Chủ Đầu tư nhưng vẫn chưa được thực hiện gây lãng
phí và bức xúc trong dư luận. Trong một bài phân tích của báo Sài Gòn Giải Phóng
ngày 07 tháng 11 năm 2018 với tiêu đề “Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm lỗi
hẹn” có nêu những ví dụ điển hình như Dự án mở rộng, cải tạo Xa lộ Hà Nội và
quốc lộ 1; Đoạn 2,7 km của dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP. Hồ Chí
Minh-Trung Lương (giai đoạn 1) đã bắt đầu từ hơn 3 năm trước, nhưng đến nay
việc xây dựng vẫn gặp khó khăn do vấn đề giải phóng mặt bằng; Dự án nút giao
thông tại cổng chính của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh bắt đầu khởi công vào
ngày 24 tháng 4 năm 2017, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện lối đi ngầm
do không có mặt bằng thi công cho các tuyến đường song song để phân luồng giao
thông; Tại cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố, vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, dự
án hầm chui Ngã Tư An Sương đã được khởi công và đến nay chưa hoàn thành theo
kế hoạch, việc thi công xây dựng đường hầm ngầm N2 gặp khó khăn chưa thỏa
thuận được mặt bằng giải tỏa ở huyện Hóc Môn. Nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng
3
(các dự án BT) như dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh Quận 2, Ủy ban nhân
dân TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Duy
Trinh đoạn dài 1,6 km từ đường 990 đến đường vành đai số 2, tuy nhiên dự án hiện
chính quyền TP. Hồ Chí Minh quyết định tạm ngưng dự án do kéo dài thời gian
thi công qua nhiều năm. Một trong những dự án lớn nhất là Khu đô thị mới Thủ
Thiêm, được chính thức khởi công vào năm 2011, nhưng dự án này đã bị trì hoãn.
Theo Bá Ước (2018), kế hoạch xây dựng một khu đô thị mới ở Thủ Thiêm đã được
phê duyệt vào năm 1996. Tuy nhiên, phải mất hơn mười năm để thành phố bắt đầu
di dời người dân để nhường chỗ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Công trình trọng
điểm như tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (Metro 1) gặp khó khăn do
thiếu vốn, việc thanh toán các gói thầu phải bị đình chỉ, các nhà thầu yêu cầu thanh
toán các chi phí liên quan, có thể dẫn đến sự chậm trễ tiến độ dự kiến vào năm
2020.
Tiến độ thực hiện dự án có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của
thành phố về mọi mặt kinh tế, xã hội. Các chuyên gia cho rằng hậu quả chủ yếu của
chậm tiến độ dự án là việc phát sinh tăng chi phí do đa số các dự án hạ tầng có tổng
mức đầu tư lớn, theo thời gian với tình hình lạm phát, giá đền bù giải phóng mặt
bằng, nhân công, vật tư, điều chỉnh thiết kế ngày càng tăng…gây thiệt hại đáng kể
cho nền kinh tế. Ví dụ như dự án xây dựng nút giao thông Tân Kỳ Tân Quý và
Trường Chinh cùng cầu Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú có tổng nguồn vốn thực
hiện năm 2010 dự kiến là 1.500 tỷ đồng (Theo Phan Anh, 2018). Tuy nhiên, do
chậm trễ triển khai, thời điểm 2018, ước tính hoàn thành dự án trên phải mất tới
2.100 tỷ đồng. Vì thế, nếu thực hiện, dự án này sẽ tiếp tục bị đẩy vốn lên cao hơn
nữa. Ngoài những vấn đề liên quan đến phát sinh chi phí, việc chậm trễ các dự án
xây dựng giao thông, cầu đường, bến cảng, nhà ga v.v…còn gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển của địa phương, địa phương đó trở nên ngày càng tụt hậu và chậm
phát triển.
Bên cạnh nhiều dự án chậm tiến độ thì trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn
còn nhiều dự án hoàn thành sớm hoặc đúng tiến độ, thường là những dự án có
4
nguồn ngân sách tốt hoặc những dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu là các dự án kết nối
những tuyến đường, các dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa v.v… như dự án xây
dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt; Tuyến đường
nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến khu Công Nghiệp Hiệp Phước huyện Nhà
Bè;Sửa chữa, mở rộng đường Lê Đức Thọ quận Gò Vấp; Nâng cấp, mở rộng đường
Nguyễn Văn Tạo nối dài, huyện Nhà Bè; Nâng cấp đường Giồng Ao, huyện Cần
Giờ v.v… Các dự án hạ tầng kỹ thuật hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo về thời
gian thực hiện dự án theo kế hoạch, sẽ tạo động lực rất lớn cho sự phát triển đô thị,
giảm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân gây ra bởi vấn đề ùn tắc giao
thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường v.v…
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra
những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng kỹ
thuật ở TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp để dự án hoàn thành đúng
tiến độ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu liên quan đến tiến độ
hoàn thành dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, bao gồm:
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Mục tiêu 3: Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây
dựng HTKT của Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào cho Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh
để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án?
5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh các dự án xây dựng
HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành
dự án.
- Đối tượng khảo sát: Các cán bộ tham gia dự án ở các Sở ban ngành (Sở
Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Trung tâm quản lý
đường hầm sông Sài Gòn, Ban Quản lý giao thông đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình cấp quận v.v...), các cá nhân tham gia dự án hạ tầng ở các đơn
vị làm Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Đơn vị tư vấn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các dự án xây dựng hạ tầng
giao thông, cấp thoát nước, cảnh quan, cây xanh, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô
thị.
Về thời gian: khảo sát các dự án từ năm 2011 đến nay.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích
định tính và phân tích định lượng.
Nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh và xây dựng thang đo các nhân tố ảnh
hưởng. Phương pháp này nhằm hiệu chỉnh thang đo gốc của nghiên cứu trước và
xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện và thực tế các dự án xây dựng HTKT
ở TP. Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát. Dựa trên nghiên cứu trước, tác giả xây
dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn 8 chuyên gia là những người
có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng công trình HTKT (cán bộ Sở Giao thông
vận tải TP. Hồ Chí Minh, Khu quản lý giao thông đô thị, Trung tâm quản lý
đường hầm sông Sài Gòn); Việc phỏng vấn giúp tác giả xác định, kiểm tra tính
chính xác, dễ hiểu của các câu hỏi khảo sát, bổ sung những kiến thức còn thiếu và
điều chỉnh những nội dung chưa thích hợp.
6
Từ kết quả nghiên cứu định tính, luận văn tiếp tục thực hiện nghiên cứu định
lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên
cứu, đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành
các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
định lượng được thực hiện qua các bước, bắt đầu từ kiểm tra độ tin cậy của thang
đo, sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha xác định các biến đạt yêu cầu để phân tích
nhân tố khám phá EFA, sau đó thực hiện phân tích hồi quy, dựa vào mô hình
hồi quy để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ quan trọng của
các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật
tại TP. Hồ Chí Minh. Để thực hiện các bước này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS
phiên bản 20.
Sau khi có kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát, tác giả thực hiện phỏng vấn
sâu với các chuyên gia nhằm phân tích đào sâu các nguyên nhân, tính hợp lý của
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, những giải pháp xoay quanh những nhân tố mà
tác giả rút ra được từ nghiên cứu định lượng, giúp tác giả đề ra những giải pháp
mang tính khả thi, phù hợp thực tế thực hiện các dự án xây dựng HTKT.
1.6. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Giới thiệu
Ở chương 1- Giới thiệu, tác giả trình bày tổng quan về dự án nói chung, đến
dự án hạ tầng kỹ thuật, vai trò của nó và quản trị yếu tố thời gian đóng vai trò quan
trọng trong nghiên cứu thành công của dự án; tổng quan thực trạng chậm trễ của các
dự án hạ tầng và ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội.
Từ đó tác giả nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi và tổng quan phương pháp nghiên cứu.
7
Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Các khái niệm như khái niệm dự án đầu tư xây dựng, quy trình của dự án đầu
tư xây dựng, khái niệm dự án xây dựng HTKT, các bên tham gia dự án xây dựng
HTKT, các hình thức đầu tư dự án HTKT sẽ được trình bày ở phần các khái niệm
liên quan.
Lý thuyết nền về Quản lý tiến độ hoàn thành của dự án: tiến độ dự án, vai trò
của tiến độ thực hiện dự án, các công cụ lập tiến độ dự án và kiểm soát giá tiến độ
dự án.
Phần cuối của chương 2 là tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài
nước và đề xuất khung phân tích.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày phương pháp mà tác giả chọn để nghiên cứu và cách
thức thực hiện phương pháp nghiên cứu đã chọn. Cấu trúc chương 3 bao gồm
mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, thu thập dữ liệu và
phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả
Chương 4 là chương tác giả trình bày về kết quả khảo sát: thông tin mẫu
khảo sát, thống kê mô tả đặc trưng dự án, tiến hành phân tích dữ liệu tích sử dụng
phần mềm SPSS. Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia để thảo luận kết quả
nghiên cứu và liên hệ với thực tiễn, dựa vào các căn cứ khoa học để đưa ra những
khuyến nghị ở chương tiếp theo.
Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị.
Kết luận các kết quả thu được từ kết quả phân tích và khuyến nghị các biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí
Minh. Đồng thời, tác giả nêu hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.
8
Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này được trình bày cơ sở lý thuyết gồm các khái niệm liên quan đến
dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án xây dựng HTKT nói riêng, lý thuyết nền
về quản trị thời gian dự án, tổng quan các nghiên cứu trước để đề xuất khung
nghiên cứu.
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng
Dự án nói chung là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, một nhiệm vụ cụ thể cần
được giải quyết, được thực hiện với phương pháp và nguồn lực riêng của nó và phải
tuân theo một kế hoạch tiến độ để tạo ra một thực thể mới (Đỗ Thị Xuân Lan,
2012). Theo định nghĩa này, dự án không chỉ là một phác thảo, mà là một dự án cụ
thể và khách quan. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải tạo nên
một thực thể mới.
Theo từ điển Wikipedia thì “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp
các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”.
Căn cứ Điều 3, Luật Xây Dựng 2014, Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các
đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa và cải
tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình trong khoảng thời
gian và chi phí xác định.
2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng
Theo điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ở Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014
đã quy định trình tự thực hiện đầu tư xây dựng bao gồm các giai đoạn chuẩn bị
dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Sơ đồ các chu kỳ của dự án đầu tư được trình bày ở Hình 2.1. Đề tài nghiên cứu chỉ
tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án trong đó có các công tác liên quan đến
9
giải phóng mặt bằng, khảo sát xây dựng, lập và thẩm định thiết kế, dự toán, lựa
chọn nhà thầu, hợp đồng xây dựng, nghiệm thu bàn giao và vận hành chạy thử.
Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
Nguồn: Tác giả tự đề xuất
2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật
Từ việc tìm hiểu khái niệm chung của các dự án HTKT với các quy định về
quy mô, hình thức dự án, tác giả thu hẹp phạm vi nghiên cứu để phù hợp với thời
gian và khối lượng nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả trình bày các đặc trưng cơ
bản của dự án HTKT vì đó là chìa khóa để đề xuất các yếu tố ảnh hưởng quan
trọng, phù hợp với tính chất của dự án HTKT.
Theo Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ
thuật đô thị, do Bộ Xây Dựng phát hành, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2012,
có nêu “Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện,
chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom
và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị”.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào các dự án HTKT cấp thoát
nước đô thị, công trình chiếu sáng đô thị, hệ thống các công trình giao thông đô thị,
cảnh quan cây xanh. Quy định cụ thể cho các hạng mục công trình được trình bày ở
phụ lục D căn cứ Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD.
10
Đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư HTKT là đòi hỏi nguồn vốn rất lớn
nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, sức hút về đầu tư
này lại không dễ dàng, thuận lợi. Do đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước thường
đóng vai trò chính trong đầu tư các công trình HTKT trọng điểm. Hình thức đầu tư
công xây dựng các dự án HTKT bao gồm phát triển các dự án theo các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu vốn ngân sách trung ương, địa
phương, vốn công trái quốc gia, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay
ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
v.v…Ngoài ra, các dự án HTKT được huy động các nhà đầu tư để thực hiện dự án
thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) quy định trong Luật Đầu tư 2014, bao
gồm các hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng
xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT),
Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO)…
Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các dự án hạ tầng kỹ thuật đầu tư theo hình
thức BOT như: Dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ, Cầu đường Bình Triệu 2, Cải tạo nút
giao trên Quốc Lộ 1A đoạn An Sương An Lạc tại điểm giao cắt Quốc Lộ 1A với
Tỉnh Lộ 10, dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội, đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh
vào Khu công nghiệp Phú Hữu v.v…
Các dự án đầu tư theo hình thức BT có thể kể đến là Cầu Sài Gòn 2, Cầu Thủ
Thiêm 2, Cầu Đường Bình Tiên, đường kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai
phía Đông đến xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao thông Bình Thái, dự án xây dựng nhà
máy xử lý nước thải Tham Lương Bến Cát v.v…
2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật
Các bên tham gia dự án HTKT là các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia
trong suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm Chủ đầu tư, nhà thầu chính thi công
xây dựng công trình và các nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và
quản lý dự án, nhà cung cấp nguyên vật liệu v.v…Các yếu tố liên quan đến Chủ đầu
tư, Nhà thầu, Tư vấn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT đều được xét
đến trong luận văn nên tác giả đề cập đến các khái niệm này.
11
Chủ đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 của Luật
Xây dựng năm 2014. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư
xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thông thường ở các dự
HTKT sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Chủ Đầu tư là Ban quản lý dự án (QLDA)
đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc khu vực. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, các
dự án công trình giao thông vốn ngân sách nhà nước do Ban QLDA Khu quản lý
Giao thông và đô thị làm Chủ đầu Tư. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp
quận, Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân quận. Đối với
dự án sử dụng vốn khác, Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc
vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp
vốn thỏa thuận về Chủ đầu tư. Đối với các dự án theo hình thức đối tác công tư
(PPP), Chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của
pháp luật.
Nhà thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực
xây dựng, để ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, để nhận thầu
một phần hoặc toàn bộ công việc của dự án.
Đơn vị tư vấn xây dựng: là các đơn vị chuyên ngành hoạt động độc lập, hợp
pháp và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Tư vấn xây dựng giúp các nhà đầu tư
xây dựng tổ chức khảo sát xây dựng, tổ chức thiết kế và có thể thay mặt Chủ Đầu tư
thực hiện đấu thầu các gói thầu thi công, cung cấp vật tư và lắp đặt; đơn vị tư vấn
còn có thể thực hiện giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công việc
và kiểm soát chi phí.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Đề tài nghiên cứu xoay quanh đối tượng là tiến độ hoàn thành dự án xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, vì vậy, lý thuyết quản trị dự án, quản trị thời gian và các
công cụ quản trị thời gian là cơ sở, là nền tảng để xây dựng khung lý thuyết cho đề
tài nghiên cứu.
12
2.2.1. Quản trị dự án đầu tư xây dựng
Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2012), quản trị dự án là sự áp dụng các kiến thức,
kỹ năng phù hợp, sử dụng công cụ, kỹ thuật phù hợp vào đề xuất, lập kế hoạch,
thực hiện dự án, theo dõi giám sát và hoàn thành, kết thúc để đạt được các yêu cầu
của dự án.
Quản trị dự án nói chung, dự án đầu tư xây dựng nói riêng đều có các bước
chính bao gồm “Quản trị chi phí; Quản trị thời gian (tiến độ); Quản trị chất lượng;
Theo dõi, giám sát và đánh giá; Quản trị rủi ro dự án, an toàn và môi trường. Các
công việc trên được phối hợp chặt chẽ, lồng ghép trong các công tác QLDA xây
dựng, bao gồm quản lý việc thiết kế kỹ thuật và lập dự toán, quản lý việc phê duyệt,
thẩm định thiết kế, quản lý việc tuyển chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng thực hiện
dự án, quản lý chi phí, quản lý giám sát thi công xây dựng công trình về chất lượng,
tiến độ, khối lượng thực hiện, quản lý an toàn lao động, quản lý vệ sinh môi trường,
quản lý nhân lực và quản lý thông tin v.v… Theo lý thuyết quản lý dự án, quản trị
thời gian, chất lượng, chi phí có mối quan hệ chặt chẽ và có thể biểu diễn bởi
phương trình: C = f (P,T,S)
Trong đó: C là chi phí, là một hàm số phụ thuộc vào P: mức độ hoàn thành công
việc, T: Yếu tố thời gian và S là phạm vi dự án.
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả
Nguồn: Từ Quang Phương (2011)
13
Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào quản trị thời gian của dự án. Chức năng,
nhiệm vụ của quản trị thời gian là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết từng công
tác và tổng hợp tất cả các công tác, quản lý tiến độ tổng thể. Mục đích của quản trị
thời gian là vận dụng các phương pháp, lý luận để tiến hành quản lý nhằm đạt mục
tiêu kế hoạch đề ra về thời gian hoàn thành dự án.
Quản trị thời gian ađòi hỏi nhà quản lý phải liên kết tất cả các công việc, hoạt
động của dự án, tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc để kịp thời
điều chỉnh, giải quyết vấn đề”. Thời gian dự án kéo dài dẫn đến tăng thêm nhiều chi
phí như lãi vay ngân hàng, tăng giá nguyên vật liệu, nhân công, chi phí hoạt động
của văn phòng dự án, phạt do không hoàn thành đúng tiến độ”. Hơn nữa, “athời gian
kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân làm việc mệt mỏi,
thời gian chờ của máy móc kéo dài cộng thêm thiếu bảo hành, bảo trì thường xuyên
dẫn đến chất lượng thi công kém. Do đó, quản trị thời gian là yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng đến các công tác quản trị khác của dự án như quản trị chất lượng, chi
phí.
2.2.2. Tiến độ trong quản lý dự án
Tiến độ là nhịp độ tiến hành làm công việc, hoặc nó có thể được hiểu là sơ
đồ bố trí quy trình thực hiện của các hạng mục công việc hoặc là một danh sách các
công việc với lịch trình thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc.
Đối với dự án đầu tư xây dựng, tiến độ là thời gian thực tế hoàn thành
một dự án từ khi có chủ trương đầu tư đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào
sử dụng.
Trong quản lý dự án, tiến độ dự án là một lịch trình cho các hạng mục công
việc của dự án với ngày kế hoạch bắt đầu và kết thúc. Các đầu việc này được ước
tính với các yêu cầu về nguồn lực, ngân sách và thời gian, được liên kết với nhau
theo một lịch trình phù hợp. Cơ sở lập tiến độ của dự án là các giai đoạn của chu
trình dự án và các công việc cần được thực hiện ở mỗi giai đoạn.
2.2.2.1. Vai trò của tiến độ dự án:
Tiến độ dự án là một sản phẩm của quá trình hoạch định dự án và là căn cứ
14
để nhà quản trị kiểm soát hoạt động của dự án. Thông qua bảng tiến độ nhà quản trị
sẽ xác định được các nội dung và yêu cầu để thực hiện dự án bao gồm thời gian cần
thiết để hoàn thành mỗis hoạt động, thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi hoạt động,
kiểm tra liệu các nguồn lực có đủ để kết thúc công việc như đã lập kế hoạch không?
Xác định các mốc quan trọng cho dự án, xác định trình tự cần thiết của các hoạt
động, các hoạt động quan trọng và dự kiến các rủi ro, sự cân đối giữa thời gian và
chi phí.
Tiến độ giúp người quản lý có khả năng hình dung tổng quát về toàn bộ công
việc cần thực hiện và tiến trình thực hiện các công việc đó để hoàn thành mục tiêu
dự án, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch cung ứng và điều phối tài nguyên
thực hiện dự án; làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch lựa chọn nhà
thầu thực hiện dự án... Trong hệ thống kế hoạch dự án, tiến độ được xem là kế
hoạch nền tảng và phải xác lập trước các nội dung kế hoạch khác. Theo đó, dự án sẽ
được thực hiện với hiệu quả cao, bảo đảm đạt được các mục tiêu với thời gian và
chi phí thấp nhất.
2.2.2.2. Phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng
Theo đối tượng lập tiến độ có thể phân loại kế hoạch tiến độ thành tổng tiến
độ khuyếch đại xây dựng, tổng tiến độ thị công công trình xây dựng, tiến độ thi
công từng công tác.
Tổng tiến độ khuyếch đại xây dựng thể hiện một cách khái quát quá trình xây
dựng các công trình, trong đó “công việc” được thể hiện ở dạng khuyếch đại, tức là
từng quá trình phức tạp mà có khi là một giai đoạn ví dụ công việc lập dự án, công
việc đền bù, công việc thiết kế...
Công trình xây dựng có thể chỉ có một hạng mục gọi là công trình hạng mục,
hoặc có thể có nhiều hạng mục. Trong trường hợp nhiều hạng mục, tiến độ thi công
được gọi là Tổng tiến độ thi công. Tổng tiến độ thi công công trình xây dựng thể
hiện quá trình thi công để được một hạng mục công trình xây dựng trọn vẹn. Kế
hoạch tiến độ thi công được thành lập trong thành phần của phương án thiết kế tổ
chức thi công.
15
Tiến độ thi công công tác xây lắp là loại sơ đồ thể hiện quá trình xây lắp để
được sản phẩm là một phần hoặc một kết cấu của công trình xây dựng.
Hình thức thể hiện tổng tiến độ thi công công trình được lập ở dạng sơ đồ:
ngang, xiên, mạng hay dạng bảng. Tiến độ tác nghiệp và điều hành sản xuất được
thành lập theo định kỳ thời gian nhất định như ngày, tuần, tháng của quá trình (thể
hiện ở bảng số liệu hay phiếu công việc).
2.2.2.3. Các công cụ lập tiến độ dự án
Để lập tiến độ dự án, nhà quản lý dự án thường lập biểu đồ tiến độ thi công
thể hiện kế hoạch tiến độ xây dựng theo một trình tự rõ ràng và thời gian cụ thể
cho từng việc.
Có nhiều cách để lập tiến độ dự án, người quản lý dự án có thể lựa chọn lập
tiến độ dự án theo mốc thời gian, hoặc lập tiến độ dự án theo cấu trúc phân việc-
WBS, hoặc lập tiến độ theo sơ đồ Gantt, lập tiến độ dự án theo sơ đồ mạng và phân
tích bằng phương pháp đường găng CPM, hoặc dùng sơ đồ PERT (S. Keoki Sears
Glenn A. Sears Richard H. Clough, 2011).
 Lập tiến độ dự án theo mốc thời gian
Các giai đoạn, các hoạt động chính của dự án được lập thành biểu đồ các
mốc thời gian bắt đầu và kết thúc giúp nhà QLDA thấy được tiến độ chung với các
hoạt động, công tác chính cần thực hiện.
 Lập tiến độ dự án theo cấu trúc phân việc – WBS
Trong sơ đồ cầu trúc phân việc, tất cả các hoạt động, công việc chung của
dự án được phân công nhiệm vụ cụ thể tùy thuộc vào cấp quản lý, xác định rõ trách
nhiệm và quyền hạn của từng nhóm làm việc, thời gian, chi phí hoàn thành các công
việc đều được mô tả cụ thể. Dựa vào cơ cấu phân chia công việc, các nhà quản lý
thực hiện lên kế hoạch, dự trù ngân sách, kiểm soát và theo dõi, giám sát.
 Lập tiến độ dự án theo sơ đồ thanh ngang (sơ đồ Gantt-1915)
Là lập biểu đồ tiến độ thi công dạng bảng với mỗi dòng trong bảng ghi nội
dung tương ứng của một hạng mục xây dựng, mỗi cột tương ứng với một khoảng
thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, quý, v.v…). Nội dung công việc, trình tự
16
thực hiện và khoảng thời gian thực hiện được biểu thị bằng các đoạn thẳng nằm
ngang đi qua các cột tương ứng. Trên mỗi đoạn thẳng có thể ghi số lượng công
nhân trong mỗi đơn vị thời gian thi công tương ứng với mỗi cột bảng.
Hình 2.3. Sơ đồ ngang
Nguồn: Tác giả tự đề xuất
 Lập tiến độ dự án theo sơ đồ xiên
Hình 2.4. Sơ đồ xiên
Nguồn: Nguyễn Đình Thám và Nguyễn Ngọc Thanh (2001).
Sơ đồ xiên là một kỹ thuật để quản lý trình tự và thời gian các đầu việc của
dự án trên trục tọa độ hai chiều, trong đó trục hoành biểu thị thời gian, trục tung
biểu thị không gian thực hiện công việc. Các không gian này là các phần nhỏ của
các đối tượng xây dựng (khu vực, đội, nhiệm vụ công việc ...). Mỗi công việc được
thể hiện bằng một đường xiên riêng. Hình dạng của các đường xiên có thể thay đổi
tùy thuộc vào loại công việc và sơ đồ tổ chức thi công. Về cơ bản, các đường xiên
17
không được giao nhau, trừ khi các công việc độc lập công nghệ và không gian thực
thi. Hình 2.4 là một minh họa về thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên.
 Tiến độ dự án theo sơ đồ mạng
Quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng là phương pháp sử dụng lý thuyết đồ thị.
Sơ đồ mạng là một dạng đồ thị có hướng được cấu trúc mạng lưới toàn bộ kế hoạch
tiến độ, khối lượng và tổ chức thực hiện dự án. Các trình tự kỹ thuật, sự liên hệ chặt
chẽ giữa các công tác tổ chức sản xuất, thời gian để thực hiện các công tác được
gán vào một cách logic. Khi quản lý và thực hiện kế hoạch, nhà quản lý vẫn có thể
tùy chỉnh sơ đồ mạng để theo dõi thực tế và tối ưu hóa kế hoạch.
Phương pháp CPM phân tích sơ đồ mạng:
- Phương pháp đường găng hay gọi là phương pháp CPM (Critical Path
Method) là một công cụ quan trọng để QLDA hiệu quả. Các hoạt động và
nhiệm vụ trong một dự án được thể hiện dưới dạng sơ đồ mạng. Việc quản lý dự án
cần xác định một hoặc nhiều chuỗi công việc quan trọng xuyên suốt dự án mà
có thể ảnh hưởng quyết định đến tiến độ của toàn dự án để tạo đường găng giúp
người quản lý kiểm soát tiến độ dự án”. Những “công tác găng” trên đường găng
được ghim cố định thời điểm bắt đầu và kết thúc trên trục thời gian.
Đường găng (CPM) cung cấp một loạt các thông tin lịch trình hữu ích để
quản trị một dự án. Xác định thông tin kế hoạch tiến độ của mỗi hoạt động trong dự
án là mục đích chính của CPM. CPM tính toán khi nào một hoạt động phải được bắt
đầu và kết thúc và hoạt động đó có phải là bộ phận của đường găng không.
Xây dựng mạng công việc tuân theo các nguyên tắc các công việc được trình
bày trong một nút (phương pháp triển khai AON), những thông tin trong nút gồm
tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc.
Tất cả các điểm, trừ điểm kết thúc đều có ít nhất một điểm đứng sau, tất cả
các điểm trừ điểm bắt đầu đều có ít nhất một điểm đứng trước.
Phương pháp dự tính thời gian cho CPM:
Thời gian hoàn thành từng công việc có thể được tính bằng giá trị trung bình
của tập số liệu thời gian thực hiện hoạt động tương tự ở nhiều dự án. Cách xác định
18
như vậy gọi là phương pháp tất định. Trong thực tế thường không sẵn có số liệu về
thời gian hoàn thành các công việc. Khi đó người ta có thể dùng kỹ thuật chia nhỏ
các thao tác, thời gian thực hiện các thao tác được dự trù dựa vào kinh nghiệm thực
hiện nó trước đó, gọi là phương pháp Môđun. Một cách thức nữa là sử dụng kỹ
thuật tham số, xây dựng mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc, xác định được các tham số từ đó tính toán, ước lượng thời gian
hoàn thành công việc.
Tính toán thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất đạt tới một sự kiện
Ý nghĩa của thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất:
Việc tính thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất có tác dụng tính toán
thời gian dự trữ của một sự kiện. Thời gian dự trữ của một sự kiện là thời gian
sự kiện đó có thể kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành
của dự án. Nếu gọi thời gian dự trữ của sự kiện i là Si, Li là thời gian chậm nhất và
Ei là thời gian sớm nhất để đạt tới sự kiện i thì Si = Li-Ei. Si là cơ sở để xác định
đường găng.
Một dự án được lập nên từ một chuỗi các hoạt động tạo thành một mạng lưới
đặc trưng cho dự án. Đường găng là đường có tổng thời gian của các công việc của
đường đó dài nhất, hay thời gian hoàn thành dài nhất. Đường găng có thời gian dự
trữ bằng 0. Nếu bất kỳ hoạt động nào trên đường găng bị trì hoãn thì toàn bộ dự án
sẽ bị trì hoãn. Trong mạng dự án, có thể có nhiều đường có cùng độ dài (lớn nhất),
vì vậy một dự án có thể có nhiều đường găng. Để quản lý tốt dự án, các công việc
trên cần được quản lý chặt vì nếu bất cứ một công việc nào bị chậm trễ thì đều
ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.
- Ngoài phương pháp CPM, Phương pháp ước lượng và đánh giá dự án (Sơ
đồ PERT) cũng thường được áp dụng trong quản lý tiến độ dự án. Được phát triển
từ năm 1958 ở Hoa Kỳ, phương pháp này là kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án.
Ở phương pháp này, lý thuyết thống kê và lý thuyết đồ thị được sử dụng kết hợp,
nghĩa là dùng mô hình xác suất nhằm ước tính thời lượng cho các hạng mục công
19
việc của dự án mà các công việc đó có thời gian không xác định trước, kết hợp với
sơ đồ mạng theo phương pháp đường găng.
2.2.2.4. Các phương pháp kiểm soát tiến độ
Có hai phương pháp chủ yếu theo dõi tiến độ hoàn thành thực tế là:
Phương pháp theo dõi đơn giản (phương pháp 0 và 100%): Phương pháp này
chỉ theo dõi hoàn thành các công việc chi tiết. Đối với phương pháp này chỉ có hai
mức độ hoàn thành công việc đó là 0% và 100%. Nói khác đi, một công việc chỉ
được coi là hoàn thành khi đạt được kết quả cần thiết của nó. Phương pháp
này thường được sử dụng cho những công việc có thời gian thực hiện ngắn, giá trị
thấp và khó đánh giá. Việc đánh giá công việc đã hoàn thành hay chưa có thể
dễ dàng đo đếm bằng mắt và không cần đến các tính toán khác.
Phương pháp theo dõi chi tiết: Phương pháp chi tiết đánh giá các tình trạng
trung gian trong quá trình thực hiện công việc. Phương pháp này đòi hỏi phải đánh
giá được tỷ lệ % hoàn thành của các công việc đang nằm trong quá trình thực hiện.
Phương pháp theo dõi chi tiết cho thấy được bức tranh chính xác về tình trạng của
các công việc dự án đang được thực hiện.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về tiến độ hoàn thành hay chậm trễ
tiến độ của dự án xây dựng nói chung, trong đó, HTKT là một bộ phận của các dự
án xây dựng.
2.3.1. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung
Các nghiên cứu nước ngoài:
Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) tiến hành nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án xây dựng ở Hồng Kong bằng phương pháp khảo
sát 3 nhóm đối tượng tham gia dự gồm Chủ đầu tư, Nhà tư vấn, Nhà thầu. Các tác
giả của đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo từ 1 đến 5 cho từng câu hỏi xác định sự
ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự chậm trễ các dự án, giá trị 1 tương ứng với mức
độ ảnh hưởng ít nhất và 5 tương ứng với mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Chỉ số tầm
quan trọng tương đối RII (Relative importance index) được sử dụng để đánh giá
20
mức độ quan trọng của từng yếu tố và xếp hạng các yếu tố với 27 biến quan sát cho
các dự án xây dựng dân dụng và 25 biến quan sát đối với các dự án HTKT. Từ đó,
các tác giả rút ra 5 yếu tố quan trọng nhất ở mỗi nhóm dự án, trong đó, các
nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ nhóm dự án HTKT bao gồm: quản lý và
giám sát công trường kém, điều kiện địa chất không lường trước, chậm ra
quyết định của các bên tham gia dự án, những thay đổi từ phía Chủ đầu tư; những
biến động khi thực hiện dự án.Trong bài luận văn này, tác giả sẽ sử dụng kết quả
nghiên cứu trên để xây dựng các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ, trong
đó quản lý và giám sát công trường thuộc về yếu tố năng lực các bên tham gia dự
án; điều kiện địa chất không lường trước thuộc về yếu tố môi trường thực hiện dự
án; chậm ra quyết định của các bên tham gia dự án nằm trong yếu tố sự phối hợp
của các bên, đồng thời, yếu tố biến động khi thực hiện dự án cũng được tác giả chọn
lựa vì sự phù hợp với bài nghiên cứu.
Hình 2.5. Kết quả nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997)
Nguồn: Chan DW, Kumaraswamy MM (1997)
Abd El-Razek (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự án xây
dựng chậm tiến độ hoàn thành ở Ai Cập, đưa ra 32 nhân tố được nhóm lại theo
trách nhiệm của các bên tham gia (nhà thầu, Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhóm
trách nhiệm chung), các nhân tố này lại được phân thành 9 nhóm nhân tố gồm tài
21
chính, nguồn nhân lực, thay đổi thiết kế, mối quan hệ của nhà thầu, môi trường,
thiết bị, luật và nghị định liên quan, vật liệu, lập và quản lý kế hoạch. Nhà nghiên
cứu sử dụng thang đo Linkert với 4 mức độ: rất quan trọng, quan trọng, ít quan
trọng và không quan trọng. Kết quả nghiên cứu khảo sát đã kết luận các nhân tố
chính gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành bao gồm: Tài chính của nhà thầu trong
quá trình thi công dự án; Chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu; Thiết kế bị thay
đổi theo ý muốn của Chủ đầu tư và các nhà tư vấn cho Chủ đầu tư trong quá trình
xây dựng dự án; Quản lý công trình và quản lý hợp đồng thiếu linh hoạt và thiếu
chuyên nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu trên, yếu tố tài chính là một trong những
yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ dự án và cũng được nhiều nhà nghiên
cứu khác kết luận. Do đó bài nghiên cứu này sẽ nghiên cứu yếu tố tài chính dự án là
một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành. Những yếu tố như
thay đổi thiết kế sẽ được sử dụng làm thang đo trong nhóm biến động dự án; tính
chuyên nghiệp trong quản lý được tựu chung trong yếu tố năng lực của các bên
tham gia dự án.
Qua kết quả nghiên cứu, Abd El-Razek (2008) đã đề xuất biện pháp giảm
thiểu sự chậm tiến độ tập trung vào những nỗ lực kết nối giữa các đơn vị tham gia
dự án, tinh thần làm việc đội nhóm, hỗ trợ, chia sẻ và quản lý thông tin dự án.
Các nghiên cứu trong nước về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói
chung:
Nghiên cứu của nhóm tác giả Long Le Hoai, Young Dai Lee và Yun Yong
Lee (2008) về chậm tiến độ dự án xây dựng, đã thu thập kết quả của 285 phiếu khảo
sát, sử dụng thang đo các biến độc lập là thang đo 5 mức độ với giá trị từ 0 đến 4
đánh giá tần suất xảy ra nguyên nhân được cho là ảnh hưởng đến tiến độ dự án (Với
0 là nguyên nhân không xảy ra, 1 là hiếm xảy ra, 2 là thỉnh thoảng xảy ra, 4 là
thường xuyên hoặc luôn xảy ra).Từ đó các tác giả xếp hạng các yếu tố dựa vào chỉ
số tầm quan trọng (Importance index) và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để
nhóm 21 nguyên nhân thành 7 nhóm các yếu tố gồm: Thiếu sự thúc ép công việc
trong tiến trình thực hiện dự án; Trình độ chuyên môn; Thiết kế; Thị trường; Năng
22
lực tài chính; Chính sách; Lao động tham gia dự án. Kết quả nghiên cứu bàn luận về
3 nguyên nhân chính ảnh hưởng sâu sắc nhất gồm nguyên nhân do quản lý và
giám sát công trường kém, chậm thông tin giữa các bên tham gia dự án và năng lực
quản lý dự án kém. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả chọn các yếu tố
liên quan đến năng lực; sự phối hợp của các bên tham gia dự án để nghiên cứu khảo
sát trong luận văn này.
Theo Dương Văn Cận (2009), sự phân cấp trong quản lý đầu tư và
xây dựng là yếu tố quan trọng để các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
hoàn thành kịp tiến độ, trong đó, Chủ đầu tư được phân quyền nhiều hơn để chủ
động trong những quyết định của mình, tăng tính linh động trong giải quyết các
vấn đề của dự án. Từ đó, vai trò của Chủ đầu Tư cũng là một yếu tố quan trọng, đây
là yếu tố được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này để xây dựng thang đo cho
yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư.
Mai Xuân Việt (2011) nghiên cứu các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận đã kết luận 4 nhân tố chính gây ảnh hưởng
tiến độ dự án bao gồm Chậm thanh toán cho nhà thầu, đơn vị tư vấn; Vấn đề thiếu
năng lực quản lý dòng tiền; Không vững về tài chính; Thị trường tài chính không ổn
định. Một lần nữa cho thấy, vấn đề tài chính dự án là một trong những yếu tố then
chốt ảnh hưởng đến tiến độ dự án xây dựng.
Lưu Trường Văn và Cộng Sự (2014) thực hiện nghiên cứu các nhân tố
thành công của dự án xây dựng vốn ngân sách, thiết kế bảng hỏi khảo sát gồm 39
nhân tố thành công, kết quả xếp hạng 10 nhân tố thành công hàng đầu trong đó có
Công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ; Hồ sơ dự án
thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi, không mâu thuẫn giữa
các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế và thi công; Năng lực nhân sự, máy móc,
thiết bị của Nhà thầu thi công; Năng lực, kinh nghiệm của Tư vấn thiết kế; Tư vấn
quản lý dự án có năng lực, kinh nghiệm. Ngoài những yếu tố tương đồng với các
kết quả nghiên cứu khác như năng lực các bên tham gia dự án, thiết kế thì yếu tố
công tác giải phóng mặt bằng được vận dụng để nghiên cứu trong luận văn này do
23
tính chất của dự án hạ tầng kỹ thuật thường theo tuyến, trải dài. Công tác giải phóng
mặt bằng có thể được thực hiện trước hoặc thực hiện song song với thi công
xây dựng.
Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước về chậm tiến độ dự án xây dựng,
tác giả sử dụng các yếu tố liên quan đến năng lực; sự phối hợp của các bên tham gia
dự án theo nghiên cứu của Long Le Hoai, Young Dai Lee và Yun Yong Lee (2008);
vai trò của Chủ đầu tư trong nghiên cứu của Dương Văn Cận (2009); yếu tố tài
chính dự án trong nghiên cứu của Mai Xuân Việt (2011), yếu tố công tác đền bù
giải phóng mặt bằng trong nghiên cứu của Lưu Trường Văn và Cộng Sự (2014) để
nghiên cứu khảo sát trong luận văn này.
2.3.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng HTKT
Các nghiên cứu nước ngoài:
Al-Momani (2000) thực hiện khảo sát 130 dự án hạ tầng công cộng ở Jordan
với 7 nhóm nhân tố thể hiện ở Hình 2.6.
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của AI-Momani AH (2000)
Nguồn: Al-MomaniAH (2000)
24
Kết quả khảo sát có 106/130 dự án bị chậm tiến độ. Những nguyên nhân
chính liên quan đến Đơn vị thiết kế; Những yêu cầu thay đổi của Chủ đầu tư; Thời
tiết, điều kiện công trường thi công; Cung ứng vật tư trễ tiến độ; Năng lực tài chính
các bên và việc tăng khối lượng thi công dẫn đến dự án không kịp tiến độ.
Nghiên cứu đề xuất các bên tham gia dự án nên chú trọng đặc biệt đến các
yếu tố ảnh hưởng trên nhằm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp hợp đồng. Việc hoàn
thành tiến độ dự án đúng kế hoạch, đúng cam kết là một trong những yếu tố then
chốt đánh giá sự thành công của dự án và khẳng định uy tín của Chủ đầu tư,
nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn thiết kế.
Các yếu tố điều kiện thi công ở công trường, do thời tiết, biến động dự án do
thay đổi thiết kế, thanh toán chậm được sử dụng làm thang đo cho các yếu tố môi
trường thực hiện dự án, biến động dự án, tài chính dự án trong đề tài nghiên cứu của
luận văn. Các yếu tố này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nabil Al-Hazim
(2017) ứng với các dự án HTKT ở Jordan trong giai đoạn 2000-2008, trong đó, các
nguyên nhân chính gây chậm trễ tiến độ và vượt chi phí liên quan đến điều kiện địa
hình, điều kiện thời tiết, biến động dự án, nguồn lao động sẵn sàng cho dự án, lỗi
thiết kế.
S.Meeampol và S.O.Ogunlana (2006) đã thực hiện nghiên cứu khảo sát 99
dự án xây dựng cao tốc ở Thái Lan,sử dụng phương pháp thống kê, so sánh giá trị
trung bình và sử dụng kiểm định t-test với mức ý nghĩa thống kê p<0.05 để xếp
hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian và chi phí thực hiện dự án.
Những yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án về mặt thời gian bao gồm biện pháp
thi công, quản lý vật tư xây dựng, quản lý tiến độ, yếu tố quản lý và giám sát công
trường thi công và phối hợp thông tin giữa các bên tham gia. Sự phối hợp giữa
các bên tham gia dự án là một trong những yếu tố mà tác giả lựa chọn để nghiên
cứu trong luận văn.
Yogita Honrao và D.B.Desai (2015) nghiên cứu nguyên nhân gây chậm trễ
các dự án xây dựng HTKT mà cụ thể là các dự án xây dựng cao tốc ở Ấn Độ.
25
Nghiên cứu đã đưa ra 53 nguyên nhân, được nhóm thành 5 nhóm gồm Nhóm nhân
tố Nhà thầu, Chủ đầu tư, Tư vấn, Dịch vụ tiện ích công cộng, Chính sách nhà nước.
Tác giả đồng thời đưa ra 11 hậu quả của việc kéo dài thời gian thi công công trình
giao thông. Kết quả phân tích các tác giả tìm ra nguyên nhân chính bao gồm khó
khăn trong việc cấp phép, các tiện ích không được xác định hoặc không đúng vị trí,
giao thông đến dự án không thuận tiện, tiêu chuẩn thiết kế liên quan đến các tiện ích
chưa được quy định rõ ràng; và hậu quả lớn nhất là dự án bị vượt ngân sách, không
đạt tiến độ, giao thông bị gián đoạn do dự án kéo dài và xảy ra kiện tụng, tranh
chấp.Từ đó, thang đo cho yếu tố giao thông, vị trí dự án xa nguồn nguyên liệu được
sử dụng trong luận văn, thuộc nhóm nhân tố môi trường thực hiện dự án để khảo sát
và nghiên cứu.
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Yogita Honrao và D.B.Desai (2015)
Nguồn: Yogita Honrao và D.B. Desai (2015)
Ephrem và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng ở Ethiopia. Nghiên cứu sử dụng bảng
khảo sát với 35 câu hỏi thực trạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án, sử dụng thang đo mức độ từ 1 đến 5. Với 200 phiếu khảo sát hợp lệ, các tác
giả thực hiện phân tích nhân tố để nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại của dự án. Kết quả phân tích 6 nhân tố
ảnh hưởng đến sự thành công của dự án bao gồm sự hoàn thiện của công tác
quản lý dự án; sự phối hợp và thông tin giữa các bên tham gia dự án; sự xác định rõ
ràng các hạng mục công tác; năng lực của Chủ Đầu tư; sự hiểu biết về trách nhiệm
26
của các bên tham gia dự án; lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết.Và 6 nhân tố ảnh hưởng
đến sự thất bại của dự án bao gồm xảy ra sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
tham gia dự án; quản lý dự án thiếu năng lực, kỹ năng; Các bên tham gia dự án
chậm ra quyết định; Điều kiện thời tiết không thuận lợi; Dự án có tính chất đặc thù;
Quản lý nhân sự kém. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, tác giả thực hiện mô
hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Các nghiên cứu trong nước:
Hoàn thành tiến độ dự án đúng kế hoạch là một trong những nhân tố đánh
giá sự thành công của dự án. Do vậy, kết quả nghiên cứu của Cao Hào Thi và
Swierczek (2010) về thành công dự án với những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự thành công của dự án sẽ là những nhân tố có liên hệ chặt chẽ với tiến độ
hoàn thành dự án. Nghiên cứu thực hiện khảo sát các dự án xây dựng hạ tầng ở Việt
Nam (gồm 239 dự án) và đưa ra kết quả các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án gồm Năng lực nhà quản lý dự án; Năng lực các thành viên
tham gia; Môi trường bên ngoài; Sự yếu kém trong giám sát và quản lý công
trường; Chủ Đầu tư và nhà thầu thi công gặp khó khăn về tài chính. Các yếu tố trên
đều được sử dụng làm thang đo trong nghiên cứu của luận văn này.
Châu Ngô Anh Nhân (2011) nghiên cứu khảo sát 165 dự án công trình xây
dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Tác giả đã đề ra 30 yếu tố ảnh hưởng đến
tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hòa, và rút ra 7
nhóm yếu tố gồm “nhóm yếu tố môi trường bên ngoài, chính sách, hệ thống thông
tin quản lý, năng lực nhà thầu chính, năng lực Chủ đầu tư, phân cấp thẩm quyền cho
Chủ đầu tư và năng lực nhà tư vấn”.
Kết quả nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
chính bao gồm Sự ổn định thời tiết trong nhóm yếu tố môi trường bên ngoài; Trong
nhóm yếu tố chính sách, mức độ ổn định chính sách là nhân tố ảnh hưởng chính;
Trong nhóm hệ thống thông tin quản lý: yếu tố mức độ phổ biến thông tin quy
hoạch có ảnh hưởng lớn nhất; Thiết bị của nhà thầu (năng lực cung cấp và vận hành
thiết bị); Năng lực giải quyết rắc rối dự án của Chủ đầu tư.
27
Phát triển từ kết quả nghiên cứu này, ngoài các thang đo năng lực của Chủ
đầu tư, Năng lực của nhà thầu được sử dụng trong luận văn nghiên cứu, ở luận văn
này, tác giả xây dựng thang đo sự thống nhất về văn bản, quy định pháp luật áp
dụng cho các thủ tục hành chính liên quan đến dự án để khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ hoàn thành.
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011)
Nguồn: Châu Ngô Anh Nhân (2011)
Trịnh Thùy Anh (2014) đã thực hiện một cuộc khảo sát các dự án xây dựng
công trình giao thông ở các ban quản lý, các sở của các tỉnh phía Nam và các công
ty tham gia thi công, tư vấn. Mô hình nghiên cứu bao gồm năm nhóm nguyên nhân
chính gây ra sự chậm trễ của các dự án, bao gồm Nhóm các yếu tố do Chủ đầu tư,
Ban QLDA (H1), nhóm các yếu tố do Nhà thầu (H2), Nhóm các yếu tố liên quan
đến tư vấn giám sát (H3), nhóm nhân tố liên quan Tư vấn thiết kế (H4) và Nhóm
các nguyên nhân khác (H5).
Với 287 phiếu khảo sát hợp lệ thu được, qua quá trình phân tích độ tin cậy,
phân tích nhân tố và thực hiện hồi quy tuyến tính đa bội, kết quả nghiên cứu của
28
Trịnh Thùy Anh (2014) đã chỉ ra rằng khó khăn tài chính và cung cấp nguyên liệu
chậm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chậm tiến độ dự án. Tiếp đó là do những
hạn chế trong năng lực của Nhà thầu thi công, năng lực Chủ đầu tư. Cơ chế và tác
động của môi trường bên ngoài, năng lực tư vấn thiết kế” là những yếu tố ảnh hưởng
ở mức vừa phải; và năng lực tư vấn giám sát là yếu tố ảnh hưởng ít nhất trong các
yếu tố khảo sát. Điểm chung của đề tài nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh và vấn đề
nghiên cứu của luận văn ở chỗ các dự án giao thông là một bộ phận của hạ tầng kỹ
thuật. Tham khảo nghiên cứu trên, luận văn sử dụng thang đo mức độ để đo lường
biến phụ thuộc, đồng thời các nhân tố tài chính, năng lực Chủ đầu tư/Ban Quản lý
dự án, năng lực nhà thầu, Nhà tư vấn, vấn đề cung cấp nguyên vật liệu cũng được
tham khảo sử dụng làm các thang đo cho các biến độc lập.
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014)
Nguồn: Trịnh Thùy Anh (2014)
Rút ra từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về tiến độ các dự án
HTKT, tác giả sử dụng các thang đo vào bài nghiên cứu của mình. Yếu tố môi
trường thực hiện dự án, biến động dự án, tài chính dự án theo các nghiên cứu của
Al-Momani (2000), Nabil Al-Hazim (2017); Yogita Honrao và D.B. Desai (2015);
Ephrem và cộng sự (2017). Các yếu tố chính sách, năng lực Chủ Đầu Tư/Ban Quản
Lý dự án, năng lực nhà thầu, Nhà tư vấn, vấn đề cung cấp nguyên vật liệu… tham
29
khảo nghiên cứu của Cao Hào Thi và Swierczek (2010), Châu Ngô Anh Nhân
(2011), Trịnh Thùy Anh (2014).
Bảng tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố gây ảnh hưởng tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các yếu tố gây chậm trễ tiến
độ hoàn thành dự án xây dựng
STT Các yếu tố
Cao
Hào
Thi
(2006)
Dương
Văn
Cận
(2009)
Lê
Hoài
Long
(2008)
Mai
Xuân
Việt
(2011)
Châu
Ngô
Anh
Nhân
(2011)
Trịnh
Thùy
Anh
(2014)
1
Năng lực nhà Quản lý
dự án
X X X
2
Năng lực các thành
viên tham gia (Nhà
thầu và/hoặc Chủ
đầu tư và/ hoặc tư vấn
thiết kế; Trình độ
chuyên môn, năng lực
tài chính, năng lực
thiết bị của nhà thầu,
năng lực giải
quyết rắc rối của Chủ
đầu tư)
X X X X X
3 Môi trường bên ngoài X X X
4 Thay đổi thiết kế X
5
Sự phân cấp trong
quản lý đầu tư và xây
dựng
X
30
STT Các yếu tố
Cao
Hào
Thi
(2006)
Dương
Văn
Cận
(2009)
Lê
Hoài
Long
(2008)
Mai
Xuân
Việt
(2011)
Châu
Ngô
Anh
Nhân
(2011)
Trịnh
Thùy
Anh
(2014)
6
Thiếu sự thúc ép
trong công việc trong
tiến trình thực hiện
dự án
X
7 Thiết kế X
8
Thị trường tài chính
không ổn định
X X X
9
Các vấn đề liên quan
đến Chính quyền,
chính sách, pháp lý
X X X
10
Lực lượng lao động
tham gia dự án
X
11 Thanh toán trễ hẹn X
12 Sự ổn định thời tiết X X
13
Hệ thống thông tin
quản lý (thông tin
quản lý, quy hoạch)
X X
14
Chậm cung ứng
nguyên vật liệu
X
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
31
Cơ sở lý thuyết, tổng
quan nghiên cứu
Mô hình nghiên
cứu, giả thiết
Xác định vấn đề nghiên
cứu
Thảo luận, phỏng
vấn-> Hiệu chỉnh->
Bảng hỏi hoàn chỉnh
Xây dựng thang
đo nháp
Nghiên cứu định lượng
(khảo sát bằng bảng hỏi)
Đánh giá sơ bộ dữ liệu
Cronbach’s Alpha ->
Phân tích nhân tố khám
phá EFA.
- Loại biến có hệ số tương quan biến-tổng < 0,3
- Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, loại các biến
làm Cronbach’s Alpha < 0,6
- Loại biến có trọng số EFA nhỏ hơn 0,5 và chênh lệch
factor loading của biến bất kỳ phải >0,3
- Kiểm tra các yếu tố trích được
- Kiểm tra phương sai trích được
Giải thích kết quả và viết
báo cáo
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, đi từ xây dựng quy trình
nghiên cứu chung, sau đó đi vào cụ thể từng phương pháp: nghiên cứu định tính sơ
bộ, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên
cứu định tính và tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày cụ thể thiết kế bảng
hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, lý thuyết hồi quy nhị phân.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Quy trình nghiên
cứu thể hiện ở Hình 3.1.
Hồi quy nhị phân - Kiểm định mô hình
- Kiểm định giả thuyết
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự đề xuất
32
3.2. Nghiên cứu sơ bộ
3.2.1. Phương thức thực hiện nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) được xây dựng và hiệu chỉnh
thông qua phương pháp định tính, thảo luận chuyên gia, những người đang hoạt
động trong lĩnh vực quản lý dự án công trình HTKT TP. Hồ Chí Minh, bao gồm
cán bộ Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Khu quản lý Giao thông đô thị,
Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu
này nhằm hiệu chỉnh các thang đo của các thành phần trong mô hình nghiên cứu
đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua các buổi thảo luận, phỏng vấn
trực tiếp với các cá nhân. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 8 cá nhân. Trong buổi
thảo luận, tác giả ghi nhận các ý kiến của các chuyên gia cũng như các đáp ứng
viên về các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng
HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo, tác giả hệ thống lại các thông tin và gợi ý
kết quả sắp xếp lại để cùng những người tham gia thảo luận lại lần nữa để đi đến
thống nhất các thông tin được trao đổi trong buổi phỏng vấn. Những ý kiến ghi
nhận được chủ yếu được triển khai cụ thể trên các thông tin, các biến quan sát
được các nghiên cứu trước đây đã đề xuất. Cuối cùng, tiến hành hiệu chỉnh lại
bảng câu hỏi cho phù hợp với điều kiện thực tế cần nghiên cứu.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi nghiên cứu lý thuyết, cơ sở khoa học đề tài và thực hiện nghiên
cứu định tính, kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến
tiến độ hoàn thành dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Nhóm yếu tố công
tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án;
Nhóm yếu tố tài chính dự án; Nhóm yếu tố sự phối hợp của các bên tham gia dự án;
Nhóm yếu tố biến động dự án; Nhóm yếu tố môi trường thực hiện dự án.
Qua nghiên cứu định tính, một số thang đo có được trong cuộc phỏng vấn
được bổ sung trong bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát.
33
Mức độ hoàn thành
tiến độ dự án xây
dựng hạ tầng kỹ
Môi trường thực hiện dự án
Biến động dự án
Sự phối hợp của các bên
tham gia dự án
Tài chính dự án
Năng lực các bên tham gia
dự án
Công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng
3.3. Mô hình nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, kết hợp với kết
quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tự đề xuất
Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là mức độ hoàn thành tiến độ dự
án xây dựng HTKT, tham khảo mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014) với
biến phụ thuộc là “mức độ nghiêm trọng của sự chậm trễ”; nghiên cứu của Ephrem
và cộng sự (2017) sử dụng thang đo biến phụ thuộc là mức độ hoàn thành tiến độ
dự án.
Trong mô hình nghiên cứu, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính không
được áp dụng vì biến phụ thuộc không phải là biến liên tục. Một số mô hình có thể
được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc mang giá trị nhị nguyên 0;1 như mô
hình logit, probit, xác suất tuyến tính (LPM: Linear Probability Model) để phân tích
hồi quy. Do sự phổ biến và sự thuận tiện trong cách ước lượng nên trong nghiên
cứu này tác giả chọn mô hình logit để phân tích hồi quy.
34
Khi khảo sát, câu hỏi cho biến phụ thuộc là câu hỏi đánh giá mức độ hoàn
thành các dự án theo 5 mức: 1- Rất chậm tiến độ, 2- Chậm tiến độ, 3- Hoàn thành
đúng tiến độ, 4- Hoàn thành sớm và 5- Hoàn thành rất sớm (Tham chiếu câu hỏi số
33 Bảng khảo sát ở Phụ lục A). Tác giả sử dụng thang Linkert đo lường 5 mức độ
để thực hiện thống kê mô tả về mức độ hoàn thành tiến độ các dự án. Tuy nhiên, khi
phân tích hồi quy, tác giả chuyển đổi các giá trị thang linkert từ 1 đến 5 sang thang
đo nhị phân mang giá trị 0;1 ứng với 2 trạng thái: 0 là không hoàn thành và 1 là
hoàn thành đúng tiến độ. Như vậy, những câu trả lời có giá trị 1,2 đều là chậm tiến
độ tương ứng với giá trị 0: “không hoàn thành”; những câu trả lời có giá trị 3,4,5 là
đúng hoặc sớm tiến độ sẽ tương ứng với giá trị 1 vì đều mang ý nghĩa là “hoàn
thành” đúng tiến độ.
Hồi quy nhị phân (Binary Logistic):
Nhà thống kê David R. Cox (1970) đã phát triển mô hình gọi là Mô hình hồi
quy logistic để phân tích các biến nhị phân. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2007), mô
hình hồi quy logit được sử dụng để dự đoán mô hình mà biến phụ thuộc dạng nhị
phân 0 hoặc 1, nhắm đến mục tiêu điều tra mối tương quan giữa một (hoặc nhiều)
yếu tố rủi ro và đối tượng phân tích (kết quả). Trong hồi quy logistic, các đối tượng
nghiên cứu thường được biểu thị bằng các biến nhị phân khi chúng xảy ra / không
xảy ra.; có / không ... các yếu tố rủi ro cũng có thể được biểu thị bằng các biến liên
tục (tuổi, huyết áp, ...) hoặc biến nhị phân (giới tính) hoặc biến phân cấp (cao, trung
bình, thấp).
Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân, để ước lượng xác suất
một sự kiện (dự án hoàn thành đúng tiến độ) sẽ xảy ra. Biến phụ thuộc là mức độ
hoàn thành tiến độ dự án xây dựng HTKT có hai giá trị 0 và 1 với 0 là không
hoàn thành đúng tiến độ và 1 là hoàn thành đúng tiến độ.
Phương trình hồi quy nhị phân Binary Logistic
Trong mô hình hồi quy logit, nếu gọi Pi là xác suất để một biến cố xảy ra thì
1-Pi sẽ là xác suất cho trạng thái còn lại. Để đảm bảo tỷ số của hai xác suất nằm
35
1 2 2 k k
trong khoảng [0,1] phương trình hồi quy logit với Xi là các biến độc lập được viết
như sau:
ln(
Pi
)     X ....   X (1)
1 Pi
1 2 2 k k
Từ (1), ta có:
ln
 Pi 
 

1P
i

   X ... X 
e  
 e 1 2 2 k k
(2)
Với elnX = X thì từ (2) ta thấy tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc
trong mô hình logit nhi phân được viết như sau:
Pi
1 Pi
 e12 X 2 ...k Xk 

Suy ra xác suất tiên đoán về tiến độ dự án hoàn thành đúng thời hạn theo trị số
của các biến độc lập X1, X2… Xi:
e12 X 2 ...k Xk 
Pi

1 e  X ... X 
Giả sử xác suất đầu là P0, Pi là xác suất thay đổi nếu các yếu tố khác
không đổi, Pi được tính theo công thức sau:
P ei
Pi  0

 
1  P0 (1  e 1
)
Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích hồi quy Logistic.
3.4. Thiết kế bảng hỏi
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các thang đo đã sử
dụng trong các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước. Một vài thang đo mới được
bổ sung sau khi thảo luận chuyên gia, trên cơ sở đưa vào nhóm nhân tố đã được
tham khảo từ các nghiên cứu trước, tác giả thấy thang đo phù hợp với việc làm rõ ý
nghĩa của nhóm nhân tố nghiên cứu mục tiêu. Các thang đo được đánh giá định tính
để khẳng định ý nghĩa, nội dung của thang đo bằng việc khảo sát thử 20 phiếu. Kết
quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, đáp viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của
36
từng câu hỏi. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng ở
các bước tiếp theo.
Tổng hợp các yếu tố và thang đo được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố và thang đo trong bảng hỏi chính thức
STT
Ký
hiệu
Yếu tố và biến quan sát
Diễn giải nguồn tham
chiếu
I MB Côngltác đềnlbù, giảilphóng mặt bằng
1 1.1 MB01
Lập và phê duyệt phương án đền bù và
giải phóng mặt bằng chậm trễ
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
2 1.2 MB02
Công tác giải phóng mặt bằng gặp
khó khăn do người dân trong khu vực
dự án không đồng ý phương án và
giá đền bù, giải phóng mặt bằng.
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
3 1.3 MB03
Công tác quản lý nhà nước về đất đai
chưa chặt chẽ, việc xác định nguồn gốc
đất gặp nhiều khó khăn.
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
4 1.4 MB04
Dự án thiếu kinh phí thực hiện giải
phóng mặt bằng
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
5 1.5 MB05
Chủ đầu tư không tích cực phối hợp với
cơ quan chức năng để giải quyết đền bù
giải tỏa
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
37
STT
Ký
hiệu
Yếu tố và biến quan sát
Diễn giải nguồn tham
chiếu
II NL Năng lực của các bên tham gia dự án
6 2.1 NL01
Năng lực của ban quản lý thực hiện dự
án còn hạn chế
Cao Hào Thi và Cộng
Sự (2010), Lê Hoàng
Long (2008), Dương
Văn Cận (2009),
Mai Xuân Việt (2011),
Châu Ngô Anh Nhân
(2011), Trần Quốc Việt
(2013),
Trịnh Thùy Anh
(2014),
Vũ Quang Lãm (2016),
Nguyễn Minh Hùng
(2016)
7 2.2 NL02 Năng lực kinh nghiệm chủ đầu tư với
quy mô, đặc điểm dự án còn hạn chế
8 2.3 NL03
Năng lực kinh nghiệm, khả năng
đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng
của đơn vị thi công còn hạn chế
9 2.4 NL04
Năng lực kinh nghiệm của đơn vị
thiết kế đối với quy mô, đặc điểm dự án
còn hạn chế
10 2.5 NL05
Năng lực tài chính của chủ đầu tư còn
hạn chế
11 2.6 NL06
Năng lực tài chính của nhà thầu còn hạn
chế
III TC Tài chính dự án
12 3.1 TC01
Tiến độ cấp vốn chậm so với tiến độ
thực hiện dự án
Cao Hào Thi (2010),
Châu Ngô Anh Nhân
(2011), Mai Xuân Việt
(2011),Tan Phat
Nguyen và Nicholas
Chileshe (2013), Abd
El-Razek (2008)
13 3.2 TC02
Vượt tổng mức đầu tư trong quá trình
thực hiện dự án nhằm đạt mục tiêu ban
đầu của dự án.
14 3.3 TC03
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện
thủ tục giải ngân chậm
15 3.4 TC04
Chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà
thầu
16 3.5 TC05
Nhà thầu chậm thanh toán cho nhà
thầu phụ, nhà cung ứng vật tư
38
STT
Ký
hiệu
Yếu tố và biến quan sát
Diễn giải nguồn tham
chiếu
IV PH
Sự phốilhợp của cáclbên thamlgia dự
án
17 4.1 PH01
Chủ đầu tư chậm trễ trong việc quyết
định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên
trước một vấn đề cần giải quyết của dự
án
Assaf và cộng sự
(1995),
S.Meeampol và
S.O.Ogunlana (2006),
Ephrem và cộng sự
(2017),Trịnh Thùy Anh
(2014)
18 4.2 PH02
Ban quản lý dự án chậm trễ trong việc
quyết định liên quan
19 4.3 PH03
Nhà thầu chậm trễ trong việc thực hiện
giải quyết các vấn đề của dự án
20 4.4 PH04
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền chậm trễ trong việc ra quyết định,
thẩm định
21 4.5 PH05
Các sở ban ngành thiếu thống nhất về
văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho
các thủ tục hành chính liên quan đến dự
án
Lưu Trường Văn và
Cộng Sự (2014),
Trịnh Thùy Anh (2014)
22 4.6 PH06
Các nhà cung ứng chậm cung cấp vật tư
theo tiến độ yêu cầu
Nguyễn Minh Hùng
(2016)
V BD Biến động dự án
23 5.1 BD01 Thay đổi công năng dự án
Tác giả đề xuất sau khi
phỏng vấn chuyên gia
24 5.2 BD02 Thay đổi bản vẽ thiết kế
Châu Ngô Anh Nhân
(2011)
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật

More Related Content

What's hot

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưdiepthevien
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tếDự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet... Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chậm Tiến Độ, Vượt Dự Toán Của Các Dự Án Sử Dụng Vố...
 
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
 
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
 
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Chung cư An Dương Vương tại tỉnh Lào Cai, HAY
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
 

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật

Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Man_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTĐồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTAliza Rogahn
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memViet Nam
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memDuy Vọng
 
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdfQuản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdfMan_Ebook
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ándinhtrongtran39
 
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật (20)

Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
 
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sởLuận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPTĐồ án Quản lý học sinh trường THPT
Đồ án Quản lý học sinh trường THPT
 
Đề tài: Xây dựng công trình sau khi được cấp Giấy phép xây dựng
Đề tài: Xây dựng công trình sau khi được cấp Giấy phép xây dựngĐề tài: Xây dựng công trình sau khi được cấp Giấy phép xây dựng
Đề tài: Xây dựng công trình sau khi được cấp Giấy phép xây dựng
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
 
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdfQuản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
 
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên QuangLuận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựngLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
 
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...
Quản Lý Nhà Nước Về Quy Hoạch Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, ...
 
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI SỞ TƯ PHÁP >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
 
Đề tài: Chất lượng công trình Khu đô thị mới phía đông hòn Cặp Bè
Đề tài: Chất lượng công trình Khu đô thị mới phía đông hòn Cặp BèĐề tài: Chất lượng công trình Khu đô thị mới phía đông hòn Cặp Bè
Đề tài: Chất lượng công trình Khu đô thị mới phía đông hòn Cặp Bè
 
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Hoàn Thành Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ HOÀNG LIỄU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƯ Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin, nội dung được kế thừa, tham khảo đều được dẫn nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo theo quy định của Nhà trường. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Liễu
  • 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tóm tắt Với nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án là nhanh chóng hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, đòi hỏi các dự án này phải được hoàn thành đúng hạn. Do đó, mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm xác định và xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước cùng với ý kiến thu thập được từ phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một danh sách 32 nhân tố có ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án được xây dựng thành bảng hỏi để thực hiện khảo sát các dự án trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018. Sau khi phân tích kết quả khảo sát, thực hiện thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, kết quả rút ra được 6 nhóm nhân tố quan trọng. Mô hình hồi quy nhị phân đã được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và kiểm tra các giả thuyết. Kết quả cho thấy Nhóm yếu tố Bồi thường và giải phóng mặt bằng; Nhóm Tài chính là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm khác liên quan đến Biến động dự án, Môi trường thực hiện dự án, Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cũng là các yếu tố quan trọng quyết định dự án hoàn thành đúng thời hạn. Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật thực hiện các giải pháp để đạt được các mục tiêu tiến độ thực hiện dự án. Từ khóa: Tiến độ hoàn thành, hạ tầng kỹ thuật, quản lý dự án
  • 4. CRITICAL FACTORS AFFECTING SCHEDULE PERFORMANCE OF INFRASTRUCTURE PROJECTS IN HO CHI MINH CITY Abstract With the increasing demand for infrastructure development in Ho Chi Minh City, one of the most important purpose of project management is to reduce the waiting time for the put-into-operation infrastructure systems, which requires these projects to be completed on time. As a result, this study aims to identify and classify the critical factors affecting schedule performance of infrastructure engineering projects in Ho Chi Minh City. Based on the literature and personal interviews of key construction professionals, a list of 32 project performance attributes having strong effect on performance of the infustructure projects were identified. A questionnaire using these attributes were prepared and administered to survey projects implemented during the period from 2011 to 2018. Statistical analysis of responses on the attributes, using Factor analysis grouped them into six critical factors. Regression analysis was used to test hypotheses developed from theories on schedule performance. The results showed that Site Clearance and Compensation; Finance are the top factors affecting schedule performance of infrastructure projects in Ho Chi Minh City. The other groups of factors related to Project’s Fluctuations, Implementation Environment, the Client or Project Management Department are also the key stages in determining the projects to be on time.The findings from this study will help practitioners involving infrastructure engineering projects to take measures to assure the achievement of project schedule objectives. Keywords: schedule performance, infrastructure projects, project management
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT- ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5 1.6. Cấu trúc luận văn..................................................................................................6 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 8 2.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................8 2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................... 8 2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng.......................................................... 8 2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật................................................................................... 9 2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật............................................................ 10 2.2. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................11 2.2.1. Quản trị dự án đầu tư xây dựng................................................................. 12 2.2.2. Tiến độ trong quản lý dự án.............................................................................13 2.2.2.1. Vai trò của tiến độ dự án: ................................................................................ 13 2.2.2.2. Phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng..................................................... 14 2.2.2.3. Các công cụ lập tiến độ dự án.......................................................................... 15 2.2.2.4. Các phương pháp kiểm soát tiến độ ................................................................ 15 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước.......................................................................19 2.3.1. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung.................... 19 2.3.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng HTKT......................... 23 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 31 3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................31
  • 6. 3.2. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................................32 3.2.1. Phương thức thực hiện nghiên cứu sơ bộ ............................................................ 32 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 32 3.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................................33 3.4. Thiết kế bảng hỏi.....................................................................................................35 3.5. Thu thập dữ liệu......................................................................................................40 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu..............................................................................40 3.7. Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................................................41 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 42 4.1. Giới thiệu .................................................................................................................42 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................42 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo........................................................................47 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................................50 4.4.1. Kiểm định Bartlett và KMO ............................................................................... 50 4.4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.......................................................................... 53 4.5. Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic) ......................................................55 4.5.1. Kết quả hồi quy logistic...................................................................................... 55 4.5.2. Giải thích kết quả hồi quy ................................................................................. 55 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến phụ thuộc .................. 57 4.5.4. Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm nhân tố................................. 59 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................66 5.1. Kết luận....................................................................................................................66 5.2. Khuyến nghị.............................................................................................................68 5.2.1. Giải quyết vấn đề cấp vốn chậm và vượt tổng mức đầu tư ................................ 68 5.2.2. Giải quyết các vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) ....................... 70 5.2.3. Kiểm soát các biến động dự án........................................................................... 72 5.2.4. Đáp ứng các yếu tố khách quan do môi trường thực hiện dự án........................ 73 5.2.5. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án .73 5.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................74 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh GPMB: Giải phóng mặt bằng QLDA: Quản lý dự án UBND: Ủy ban nhân dân HTKT: Hạ tầng kỹ thuật
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án xây dựng.............................................................................................. 29 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát.......................................................................43 Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo..................................................48 Bảng 4.3. Hệ số tải nhân tố và kích thước mẫu tương ứng.........................................50 Bảng 4.4. Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett.......................................................51 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................52 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy logit nhị phân......................................................................55 Bảng 4.7. Kiểm định ANOVA với vị trí công việc .....................................................58 Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA với vai trò đối với dự án............................................58 Bảng 4.9. Kiểm định ANOVA với số năm kinh nghiệm.............................................58 Bảng 4.10. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Tài chính dự án....................................................................................................................................60 Bảng 4.11. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng............................................................................................ 61 Bảng 4.12. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Biến động dự án....................................................................................................................................63 Bảng 4.13. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Môi trường thực hiện dự án..................................................................................................... 64 Bảng 4.14. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án.................................................................................................65
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư...........................................................9 Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả........................................... 12 Hình 2.3. Sơ đồ ngang..................................................................................................... 16 Hình 2.4. Sơ đồ xiên........................................................................................................16 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) ........... 20 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của AI-Momani AH (2000)...................................... 23 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Yogita Honrao và D.B. Desai (2015)............... 25 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011)............................. 27 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014) .....................................28 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu...........................................................................31 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 33 Hình 4.1. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vai trò khác nhau....44 Hình 4.2. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vị trí công việc khác nhau...........................................................................................................................45 Hình 4.3. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo vị trí của các cá nhân tham gia khảo sát..............................................................................................................................46 Hình 4.4. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo sát................................................................................................ 46 Hình 4.5. Thống kê dự án hạ tầng TP. Hồ Chí Minh ...................................................47 Hình 4.6. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh...................................................................53
  • 10. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra với phương pháp riêng, nguồn tài nguyên sử dụng cho dự án là có giới hạn, theo một kế hoạch tiến độ trong đó thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012). Dự án đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế, chi phối quá trình hoạt động của xã hội, các tổ chức kinh tế, tư nhân. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng chi dành cho đầu tư phát triển dự án chiếm 25-26% trong 8.025 tỷ đồng kế hoạch chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Điều đó cho thấy quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng nhằm lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của dự án, đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, đạt chất lượng và trong phạm vi ngân sách đã được duyệt của dự án. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có các loại hình đầu tư xây dựng nhà dân dụng, công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển chung của thành phố. Theo số liệu của Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư xây dựng thành phố năm 2018 ước thực hiện 465.990 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và đạt 100,3% kế hoạch năm. Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật là một phần trong các dự án xây dựng cơ bản, bao gồm các dự án xây dựng hệ thống công trình giao thông, bến cảng, sân bay, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống công viên, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, các công trình bảo vệ môi trường và các công trình phụ trợ khác v.v... Hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã có Nghị quyết thực hiện 7 chương trình đột phá, trong đó, các dự án hạ tầng kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng (Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm ngập nước; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình chỉnh trang và
  • 11. 2 phát triển đô thị). Theo Ngọc Xuân (2018), vốn đầu tư công từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh chi cho các dự án hạ tầng trong năm 2018 riêng với Sở Giao Thông Vận tải là 4.500 tỷ đồng, Trung tâm điều hành chống ngập nước là 1.129 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực đầu tư khác như ngành y tế 400 tỷ đồng, nông nghiệp và phát triển nông thôn 138 tỷ đồng. Vì vậy, huy động tối đa các nguồn lực để tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu HTKT là điều rất quan trọng và cần thiết. Quản lý thời gian thực hiện một dự án nói chung, dự án xây dựng HTKT nói riêng là một vấn đề quan trọng vì thời gian là một trong ba yếu tố chủ yếu đánh giá sự thành công của dự án bao gồm tiến độ, chi phí và chất lượng (Chan,2001, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011). Thời gian thực hiện dự án nếu không được đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch lại ảnh hưởng đến các nhân tố khác, có thể dẫn đến tăng chi phí và không đảm bảo chất lượng do dự án kéo dài. Thực trạng hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai chậm tiến độ. HTKT nằm trong các dự án xây dựng khu đô thị mới đã được giao cho các Chủ Đầu tư nhưng vẫn chưa được thực hiện gây lãng phí và bức xúc trong dư luận. Trong một bài phân tích của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 07 tháng 11 năm 2018 với tiêu đề “Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm lỗi hẹn” có nêu những ví dụ điển hình như Dự án mở rộng, cải tạo Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1; Đoạn 2,7 km của dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương (giai đoạn 1) đã bắt đầu từ hơn 3 năm trước, nhưng đến nay việc xây dựng vẫn gặp khó khăn do vấn đề giải phóng mặt bằng; Dự án nút giao thông tại cổng chính của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh bắt đầu khởi công vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện lối đi ngầm do không có mặt bằng thi công cho các tuyến đường song song để phân luồng giao thông; Tại cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố, vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, dự án hầm chui Ngã Tư An Sương đã được khởi công và đến nay chưa hoàn thành theo kế hoạch, việc thi công xây dựng đường hầm ngầm N2 gặp khó khăn chưa thỏa thuận được mặt bằng giải tỏa ở huyện Hóc Môn. Nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng
  • 12. 3 (các dự án BT) như dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh Quận 2, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Duy Trinh đoạn dài 1,6 km từ đường 990 đến đường vành đai số 2, tuy nhiên dự án hiện chính quyền TP. Hồ Chí Minh quyết định tạm ngưng dự án do kéo dài thời gian thi công qua nhiều năm. Một trong những dự án lớn nhất là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được chính thức khởi công vào năm 2011, nhưng dự án này đã bị trì hoãn. Theo Bá Ước (2018), kế hoạch xây dựng một khu đô thị mới ở Thủ Thiêm đã được phê duyệt vào năm 1996. Tuy nhiên, phải mất hơn mười năm để thành phố bắt đầu di dời người dân để nhường chỗ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Công trình trọng điểm như tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (Metro 1) gặp khó khăn do thiếu vốn, việc thanh toán các gói thầu phải bị đình chỉ, các nhà thầu yêu cầu thanh toán các chi phí liên quan, có thể dẫn đến sự chậm trễ tiến độ dự kiến vào năm 2020. Tiến độ thực hiện dự án có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của thành phố về mọi mặt kinh tế, xã hội. Các chuyên gia cho rằng hậu quả chủ yếu của chậm tiến độ dự án là việc phát sinh tăng chi phí do đa số các dự án hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn, theo thời gian với tình hình lạm phát, giá đền bù giải phóng mặt bằng, nhân công, vật tư, điều chỉnh thiết kế ngày càng tăng…gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Ví dụ như dự án xây dựng nút giao thông Tân Kỳ Tân Quý và Trường Chinh cùng cầu Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú có tổng nguồn vốn thực hiện năm 2010 dự kiến là 1.500 tỷ đồng (Theo Phan Anh, 2018). Tuy nhiên, do chậm trễ triển khai, thời điểm 2018, ước tính hoàn thành dự án trên phải mất tới 2.100 tỷ đồng. Vì thế, nếu thực hiện, dự án này sẽ tiếp tục bị đẩy vốn lên cao hơn nữa. Ngoài những vấn đề liên quan đến phát sinh chi phí, việc chậm trễ các dự án xây dựng giao thông, cầu đường, bến cảng, nhà ga v.v…còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của địa phương, địa phương đó trở nên ngày càng tụt hậu và chậm phát triển. Bên cạnh nhiều dự án chậm tiến độ thì trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều dự án hoàn thành sớm hoặc đúng tiến độ, thường là những dự án có
  • 13. 4 nguồn ngân sách tốt hoặc những dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu là các dự án kết nối những tuyến đường, các dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa v.v… như dự án xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt; Tuyến đường nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến khu Công Nghiệp Hiệp Phước huyện Nhà Bè;Sửa chữa, mở rộng đường Lê Đức Thọ quận Gò Vấp; Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Tạo nối dài, huyện Nhà Bè; Nâng cấp đường Giồng Ao, huyện Cần Giờ v.v… Các dự án hạ tầng kỹ thuật hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo về thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch, sẽ tạo động lực rất lớn cho sự phát triển đô thị, giảm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân gây ra bởi vấn đề ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường v.v… Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp để dự án hoàn thành đúng tiến độ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu liên quan đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Mục tiêu 3: Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng HTKT của Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Câu hỏi 3: Giải pháp nào cho Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án?
  • 14. 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. - Đối tượng khảo sát: Các cán bộ tham gia dự án ở các Sở ban ngành (Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn, Ban Quản lý giao thông đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp quận v.v...), các cá nhân tham gia dự án hạ tầng ở các đơn vị làm Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Đơn vị tư vấn. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cảnh quan, cây xanh, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị. Về thời gian: khảo sát các dự án từ năm 2011 đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh và xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp này nhằm hiệu chỉnh thang đo gốc của nghiên cứu trước và xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện và thực tế các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát. Dựa trên nghiên cứu trước, tác giả xây dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn 8 chuyên gia là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng công trình HTKT (cán bộ Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Khu quản lý giao thông đô thị, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn); Việc phỏng vấn giúp tác giả xác định, kiểm tra tính chính xác, dễ hiểu của các câu hỏi khảo sát, bổ sung những kiến thức còn thiếu và điều chỉnh những nội dung chưa thích hợp.
  • 15. 6 Từ kết quả nghiên cứu định tính, luận văn tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước, bắt đầu từ kiểm tra độ tin cậy của thang đo, sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha xác định các biến đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó thực hiện phân tích hồi quy, dựa vào mô hình hồi quy để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại TP. Hồ Chí Minh. Để thực hiện các bước này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20. Sau khi có kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia nhằm phân tích đào sâu các nguyên nhân, tính hợp lý của mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, những giải pháp xoay quanh những nhân tố mà tác giả rút ra được từ nghiên cứu định lượng, giúp tác giả đề ra những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp thực tế thực hiện các dự án xây dựng HTKT. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1. Giới thiệu Ở chương 1- Giới thiệu, tác giả trình bày tổng quan về dự án nói chung, đến dự án hạ tầng kỹ thuật, vai trò của nó và quản trị yếu tố thời gian đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thành công của dự án; tổng quan thực trạng chậm trễ của các dự án hạ tầng và ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội. Từ đó tác giả nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và tổng quan phương pháp nghiên cứu.
  • 16. 7 Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Các khái niệm như khái niệm dự án đầu tư xây dựng, quy trình của dự án đầu tư xây dựng, khái niệm dự án xây dựng HTKT, các bên tham gia dự án xây dựng HTKT, các hình thức đầu tư dự án HTKT sẽ được trình bày ở phần các khái niệm liên quan. Lý thuyết nền về Quản lý tiến độ hoàn thành của dự án: tiến độ dự án, vai trò của tiến độ thực hiện dự án, các công cụ lập tiến độ dự án và kiểm soát giá tiến độ dự án. Phần cuối của chương 2 là tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước và đề xuất khung phân tích. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp mà tác giả chọn để nghiên cứu và cách thức thực hiện phương pháp nghiên cứu đã chọn. Cấu trúc chương 3 bao gồm mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả Chương 4 là chương tác giả trình bày về kết quả khảo sát: thông tin mẫu khảo sát, thống kê mô tả đặc trưng dự án, tiến hành phân tích dữ liệu tích sử dụng phần mềm SPSS. Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia để thảo luận kết quả nghiên cứu và liên hệ với thực tiễn, dựa vào các căn cứ khoa học để đưa ra những khuyến nghị ở chương tiếp theo. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị. Kết luận các kết quả thu được từ kết quả phân tích và khuyến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả nêu hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 17. 8 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này được trình bày cơ sở lý thuyết gồm các khái niệm liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án xây dựng HTKT nói riêng, lý thuyết nền về quản trị thời gian dự án, tổng quan các nghiên cứu trước để đề xuất khung nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng Dự án nói chung là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, một nhiệm vụ cụ thể cần được giải quyết, được thực hiện với phương pháp và nguồn lực riêng của nó và phải tuân theo một kế hoạch tiến độ để tạo ra một thực thể mới (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012). Theo định nghĩa này, dự án không chỉ là một phác thảo, mà là một dự án cụ thể và khách quan. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải tạo nên một thực thể mới. Theo từ điển Wikipedia thì “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”. Căn cứ Điều 3, Luật Xây Dựng 2014, Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình trong khoảng thời gian và chi phí xác định. 2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng Theo điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ở Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định trình tự thực hiện đầu tư xây dựng bao gồm các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Sơ đồ các chu kỳ của dự án đầu tư được trình bày ở Hình 2.1. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án trong đó có các công tác liên quan đến
  • 18. 9 giải phóng mặt bằng, khảo sát xây dựng, lập và thẩm định thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, hợp đồng xây dựng, nghiệm thu bàn giao và vận hành chạy thử. Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư Nguồn: Tác giả tự đề xuất 2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật Từ việc tìm hiểu khái niệm chung của các dự án HTKT với các quy định về quy mô, hình thức dự án, tác giả thu hẹp phạm vi nghiên cứu để phù hợp với thời gian và khối lượng nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả trình bày các đặc trưng cơ bản của dự án HTKT vì đó là chìa khóa để đề xuất các yếu tố ảnh hưởng quan trọng, phù hợp với tính chất của dự án HTKT. Theo Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, do Bộ Xây Dựng phát hành, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2012, có nêu “Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị”. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào các dự án HTKT cấp thoát nước đô thị, công trình chiếu sáng đô thị, hệ thống các công trình giao thông đô thị, cảnh quan cây xanh. Quy định cụ thể cho các hạng mục công trình được trình bày ở phụ lục D căn cứ Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD.
  • 19. 10 Đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư HTKT là đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, sức hút về đầu tư này lại không dễ dàng, thuận lợi. Do đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước thường đóng vai trò chính trong đầu tư các công trình HTKT trọng điểm. Hình thức đầu tư công xây dựng các dự án HTKT bao gồm phát triển các dự án theo các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu vốn ngân sách trung ương, địa phương, vốn công trái quốc gia, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước v.v…Ngoài ra, các dự án HTKT được huy động các nhà đầu tư để thực hiện dự án thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) quy định trong Luật Đầu tư 2014, bao gồm các hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT), Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO)… Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các dự án hạ tầng kỹ thuật đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ, Cầu đường Bình Triệu 2, Cải tạo nút giao trên Quốc Lộ 1A đoạn An Sương An Lạc tại điểm giao cắt Quốc Lộ 1A với Tỉnh Lộ 10, dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội, đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu v.v… Các dự án đầu tư theo hình thức BT có thể kể đến là Cầu Sài Gòn 2, Cầu Thủ Thiêm 2, Cầu Đường Bình Tiên, đường kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông đến xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao thông Bình Thái, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương Bến Cát v.v… 2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật Các bên tham gia dự án HTKT là các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia trong suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm Chủ đầu tư, nhà thầu chính thi công xây dựng công trình và các nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và quản lý dự án, nhà cung cấp nguyên vật liệu v.v…Các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT đều được xét đến trong luận văn nên tác giả đề cập đến các khái niệm này.
  • 20. 11 Chủ đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thông thường ở các dự HTKT sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Chủ Đầu tư là Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc khu vực. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, các dự án công trình giao thông vốn ngân sách nhà nước do Ban QLDA Khu quản lý Giao thông và đô thị làm Chủ đầu Tư. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp quận, Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân quận. Đối với dự án sử dụng vốn khác, Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về Chủ đầu tư. Đối với các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), Chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật. Nhà thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, để ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, để nhận thầu một phần hoặc toàn bộ công việc của dự án. Đơn vị tư vấn xây dựng: là các đơn vị chuyên ngành hoạt động độc lập, hợp pháp và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Tư vấn xây dựng giúp các nhà đầu tư xây dựng tổ chức khảo sát xây dựng, tổ chức thiết kế và có thể thay mặt Chủ Đầu tư thực hiện đấu thầu các gói thầu thi công, cung cấp vật tư và lắp đặt; đơn vị tư vấn còn có thể thực hiện giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công việc và kiểm soát chi phí. 2.2. Cơ sở lý thuyết Đề tài nghiên cứu xoay quanh đối tượng là tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vì vậy, lý thuyết quản trị dự án, quản trị thời gian và các công cụ quản trị thời gian là cơ sở, là nền tảng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
  • 21. 12 2.2.1. Quản trị dự án đầu tư xây dựng Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2012), quản trị dự án là sự áp dụng các kiến thức, kỹ năng phù hợp, sử dụng công cụ, kỹ thuật phù hợp vào đề xuất, lập kế hoạch, thực hiện dự án, theo dõi giám sát và hoàn thành, kết thúc để đạt được các yêu cầu của dự án. Quản trị dự án nói chung, dự án đầu tư xây dựng nói riêng đều có các bước chính bao gồm “Quản trị chi phí; Quản trị thời gian (tiến độ); Quản trị chất lượng; Theo dõi, giám sát và đánh giá; Quản trị rủi ro dự án, an toàn và môi trường. Các công việc trên được phối hợp chặt chẽ, lồng ghép trong các công tác QLDA xây dựng, bao gồm quản lý việc thiết kế kỹ thuật và lập dự toán, quản lý việc phê duyệt, thẩm định thiết kế, quản lý việc tuyển chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng thực hiện dự án, quản lý chi phí, quản lý giám sát thi công xây dựng công trình về chất lượng, tiến độ, khối lượng thực hiện, quản lý an toàn lao động, quản lý vệ sinh môi trường, quản lý nhân lực và quản lý thông tin v.v… Theo lý thuyết quản lý dự án, quản trị thời gian, chất lượng, chi phí có mối quan hệ chặt chẽ và có thể biểu diễn bởi phương trình: C = f (P,T,S) Trong đó: C là chi phí, là một hàm số phụ thuộc vào P: mức độ hoàn thành công việc, T: Yếu tố thời gian và S là phạm vi dự án. Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả Nguồn: Từ Quang Phương (2011)
  • 22. 13 Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào quản trị thời gian của dự án. Chức năng, nhiệm vụ của quản trị thời gian là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết từng công tác và tổng hợp tất cả các công tác, quản lý tiến độ tổng thể. Mục đích của quản trị thời gian là vận dụng các phương pháp, lý luận để tiến hành quản lý nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra về thời gian hoàn thành dự án. Quản trị thời gian ađòi hỏi nhà quản lý phải liên kết tất cả các công việc, hoạt động của dự án, tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc để kịp thời điều chỉnh, giải quyết vấn đề”. Thời gian dự án kéo dài dẫn đến tăng thêm nhiều chi phí như lãi vay ngân hàng, tăng giá nguyên vật liệu, nhân công, chi phí hoạt động của văn phòng dự án, phạt do không hoàn thành đúng tiến độ”. Hơn nữa, “athời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân làm việc mệt mỏi, thời gian chờ của máy móc kéo dài cộng thêm thiếu bảo hành, bảo trì thường xuyên dẫn đến chất lượng thi công kém. Do đó, quản trị thời gian là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến các công tác quản trị khác của dự án như quản trị chất lượng, chi phí. 2.2.2. Tiến độ trong quản lý dự án Tiến độ là nhịp độ tiến hành làm công việc, hoặc nó có thể được hiểu là sơ đồ bố trí quy trình thực hiện của các hạng mục công việc hoặc là một danh sách các công việc với lịch trình thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc. Đối với dự án đầu tư xây dựng, tiến độ là thời gian thực tế hoàn thành một dự án từ khi có chủ trương đầu tư đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Trong quản lý dự án, tiến độ dự án là một lịch trình cho các hạng mục công việc của dự án với ngày kế hoạch bắt đầu và kết thúc. Các đầu việc này được ước tính với các yêu cầu về nguồn lực, ngân sách và thời gian, được liên kết với nhau theo một lịch trình phù hợp. Cơ sở lập tiến độ của dự án là các giai đoạn của chu trình dự án và các công việc cần được thực hiện ở mỗi giai đoạn. 2.2.2.1. Vai trò của tiến độ dự án: Tiến độ dự án là một sản phẩm của quá trình hoạch định dự án và là căn cứ
  • 23. 14 để nhà quản trị kiểm soát hoạt động của dự án. Thông qua bảng tiến độ nhà quản trị sẽ xác định được các nội dung và yêu cầu để thực hiện dự án bao gồm thời gian cần thiết để hoàn thành mỗis hoạt động, thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi hoạt động, kiểm tra liệu các nguồn lực có đủ để kết thúc công việc như đã lập kế hoạch không? Xác định các mốc quan trọng cho dự án, xác định trình tự cần thiết của các hoạt động, các hoạt động quan trọng và dự kiến các rủi ro, sự cân đối giữa thời gian và chi phí. Tiến độ giúp người quản lý có khả năng hình dung tổng quát về toàn bộ công việc cần thực hiện và tiến trình thực hiện các công việc đó để hoàn thành mục tiêu dự án, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch cung ứng và điều phối tài nguyên thực hiện dự án; làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án... Trong hệ thống kế hoạch dự án, tiến độ được xem là kế hoạch nền tảng và phải xác lập trước các nội dung kế hoạch khác. Theo đó, dự án sẽ được thực hiện với hiệu quả cao, bảo đảm đạt được các mục tiêu với thời gian và chi phí thấp nhất. 2.2.2.2. Phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng Theo đối tượng lập tiến độ có thể phân loại kế hoạch tiến độ thành tổng tiến độ khuyếch đại xây dựng, tổng tiến độ thị công công trình xây dựng, tiến độ thi công từng công tác. Tổng tiến độ khuyếch đại xây dựng thể hiện một cách khái quát quá trình xây dựng các công trình, trong đó “công việc” được thể hiện ở dạng khuyếch đại, tức là từng quá trình phức tạp mà có khi là một giai đoạn ví dụ công việc lập dự án, công việc đền bù, công việc thiết kế... Công trình xây dựng có thể chỉ có một hạng mục gọi là công trình hạng mục, hoặc có thể có nhiều hạng mục. Trong trường hợp nhiều hạng mục, tiến độ thi công được gọi là Tổng tiến độ thi công. Tổng tiến độ thi công công trình xây dựng thể hiện quá trình thi công để được một hạng mục công trình xây dựng trọn vẹn. Kế hoạch tiến độ thi công được thành lập trong thành phần của phương án thiết kế tổ chức thi công.
  • 24. 15 Tiến độ thi công công tác xây lắp là loại sơ đồ thể hiện quá trình xây lắp để được sản phẩm là một phần hoặc một kết cấu của công trình xây dựng. Hình thức thể hiện tổng tiến độ thi công công trình được lập ở dạng sơ đồ: ngang, xiên, mạng hay dạng bảng. Tiến độ tác nghiệp và điều hành sản xuất được thành lập theo định kỳ thời gian nhất định như ngày, tuần, tháng của quá trình (thể hiện ở bảng số liệu hay phiếu công việc). 2.2.2.3. Các công cụ lập tiến độ dự án Để lập tiến độ dự án, nhà quản lý dự án thường lập biểu đồ tiến độ thi công thể hiện kế hoạch tiến độ xây dựng theo một trình tự rõ ràng và thời gian cụ thể cho từng việc. Có nhiều cách để lập tiến độ dự án, người quản lý dự án có thể lựa chọn lập tiến độ dự án theo mốc thời gian, hoặc lập tiến độ dự án theo cấu trúc phân việc- WBS, hoặc lập tiến độ theo sơ đồ Gantt, lập tiến độ dự án theo sơ đồ mạng và phân tích bằng phương pháp đường găng CPM, hoặc dùng sơ đồ PERT (S. Keoki Sears Glenn A. Sears Richard H. Clough, 2011).  Lập tiến độ dự án theo mốc thời gian Các giai đoạn, các hoạt động chính của dự án được lập thành biểu đồ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc giúp nhà QLDA thấy được tiến độ chung với các hoạt động, công tác chính cần thực hiện.  Lập tiến độ dự án theo cấu trúc phân việc – WBS Trong sơ đồ cầu trúc phân việc, tất cả các hoạt động, công việc chung của dự án được phân công nhiệm vụ cụ thể tùy thuộc vào cấp quản lý, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm làm việc, thời gian, chi phí hoàn thành các công việc đều được mô tả cụ thể. Dựa vào cơ cấu phân chia công việc, các nhà quản lý thực hiện lên kế hoạch, dự trù ngân sách, kiểm soát và theo dõi, giám sát.  Lập tiến độ dự án theo sơ đồ thanh ngang (sơ đồ Gantt-1915) Là lập biểu đồ tiến độ thi công dạng bảng với mỗi dòng trong bảng ghi nội dung tương ứng của một hạng mục xây dựng, mỗi cột tương ứng với một khoảng thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, quý, v.v…). Nội dung công việc, trình tự
  • 25. 16 thực hiện và khoảng thời gian thực hiện được biểu thị bằng các đoạn thẳng nằm ngang đi qua các cột tương ứng. Trên mỗi đoạn thẳng có thể ghi số lượng công nhân trong mỗi đơn vị thời gian thi công tương ứng với mỗi cột bảng. Hình 2.3. Sơ đồ ngang Nguồn: Tác giả tự đề xuất  Lập tiến độ dự án theo sơ đồ xiên Hình 2.4. Sơ đồ xiên Nguồn: Nguyễn Đình Thám và Nguyễn Ngọc Thanh (2001). Sơ đồ xiên là một kỹ thuật để quản lý trình tự và thời gian các đầu việc của dự án trên trục tọa độ hai chiều, trong đó trục hoành biểu thị thời gian, trục tung biểu thị không gian thực hiện công việc. Các không gian này là các phần nhỏ của các đối tượng xây dựng (khu vực, đội, nhiệm vụ công việc ...). Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường xiên riêng. Hình dạng của các đường xiên có thể thay đổi tùy thuộc vào loại công việc và sơ đồ tổ chức thi công. Về cơ bản, các đường xiên
  • 26. 17 không được giao nhau, trừ khi các công việc độc lập công nghệ và không gian thực thi. Hình 2.4 là một minh họa về thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên.  Tiến độ dự án theo sơ đồ mạng Quản lý tiến độ theo sơ đồ mạng là phương pháp sử dụng lý thuyết đồ thị. Sơ đồ mạng là một dạng đồ thị có hướng được cấu trúc mạng lưới toàn bộ kế hoạch tiến độ, khối lượng và tổ chức thực hiện dự án. Các trình tự kỹ thuật, sự liên hệ chặt chẽ giữa các công tác tổ chức sản xuất, thời gian để thực hiện các công tác được gán vào một cách logic. Khi quản lý và thực hiện kế hoạch, nhà quản lý vẫn có thể tùy chỉnh sơ đồ mạng để theo dõi thực tế và tối ưu hóa kế hoạch. Phương pháp CPM phân tích sơ đồ mạng: - Phương pháp đường găng hay gọi là phương pháp CPM (Critical Path Method) là một công cụ quan trọng để QLDA hiệu quả. Các hoạt động và nhiệm vụ trong một dự án được thể hiện dưới dạng sơ đồ mạng. Việc quản lý dự án cần xác định một hoặc nhiều chuỗi công việc quan trọng xuyên suốt dự án mà có thể ảnh hưởng quyết định đến tiến độ của toàn dự án để tạo đường găng giúp người quản lý kiểm soát tiến độ dự án”. Những “công tác găng” trên đường găng được ghim cố định thời điểm bắt đầu và kết thúc trên trục thời gian. Đường găng (CPM) cung cấp một loạt các thông tin lịch trình hữu ích để quản trị một dự án. Xác định thông tin kế hoạch tiến độ của mỗi hoạt động trong dự án là mục đích chính của CPM. CPM tính toán khi nào một hoạt động phải được bắt đầu và kết thúc và hoạt động đó có phải là bộ phận của đường găng không. Xây dựng mạng công việc tuân theo các nguyên tắc các công việc được trình bày trong một nút (phương pháp triển khai AON), những thông tin trong nút gồm tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc. Tất cả các điểm, trừ điểm kết thúc đều có ít nhất một điểm đứng sau, tất cả các điểm trừ điểm bắt đầu đều có ít nhất một điểm đứng trước. Phương pháp dự tính thời gian cho CPM: Thời gian hoàn thành từng công việc có thể được tính bằng giá trị trung bình của tập số liệu thời gian thực hiện hoạt động tương tự ở nhiều dự án. Cách xác định
  • 27. 18 như vậy gọi là phương pháp tất định. Trong thực tế thường không sẵn có số liệu về thời gian hoàn thành các công việc. Khi đó người ta có thể dùng kỹ thuật chia nhỏ các thao tác, thời gian thực hiện các thao tác được dự trù dựa vào kinh nghiệm thực hiện nó trước đó, gọi là phương pháp Môđun. Một cách thức nữa là sử dụng kỹ thuật tham số, xây dựng mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, xác định được các tham số từ đó tính toán, ước lượng thời gian hoàn thành công việc. Tính toán thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất đạt tới một sự kiện Ý nghĩa của thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất: Việc tính thời gian sớm nhất và thời gian muộn nhất có tác dụng tính toán thời gian dự trữ của một sự kiện. Thời gian dự trữ của một sự kiện là thời gian sự kiện đó có thể kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của dự án. Nếu gọi thời gian dự trữ của sự kiện i là Si, Li là thời gian chậm nhất và Ei là thời gian sớm nhất để đạt tới sự kiện i thì Si = Li-Ei. Si là cơ sở để xác định đường găng. Một dự án được lập nên từ một chuỗi các hoạt động tạo thành một mạng lưới đặc trưng cho dự án. Đường găng là đường có tổng thời gian của các công việc của đường đó dài nhất, hay thời gian hoàn thành dài nhất. Đường găng có thời gian dự trữ bằng 0. Nếu bất kỳ hoạt động nào trên đường găng bị trì hoãn thì toàn bộ dự án sẽ bị trì hoãn. Trong mạng dự án, có thể có nhiều đường có cùng độ dài (lớn nhất), vì vậy một dự án có thể có nhiều đường găng. Để quản lý tốt dự án, các công việc trên cần được quản lý chặt vì nếu bất cứ một công việc nào bị chậm trễ thì đều ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành toàn bộ dự án. - Ngoài phương pháp CPM, Phương pháp ước lượng và đánh giá dự án (Sơ đồ PERT) cũng thường được áp dụng trong quản lý tiến độ dự án. Được phát triển từ năm 1958 ở Hoa Kỳ, phương pháp này là kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án. Ở phương pháp này, lý thuyết thống kê và lý thuyết đồ thị được sử dụng kết hợp, nghĩa là dùng mô hình xác suất nhằm ước tính thời lượng cho các hạng mục công
  • 28. 19 việc của dự án mà các công việc đó có thời gian không xác định trước, kết hợp với sơ đồ mạng theo phương pháp đường găng. 2.2.2.4. Các phương pháp kiểm soát tiến độ Có hai phương pháp chủ yếu theo dõi tiến độ hoàn thành thực tế là: Phương pháp theo dõi đơn giản (phương pháp 0 và 100%): Phương pháp này chỉ theo dõi hoàn thành các công việc chi tiết. Đối với phương pháp này chỉ có hai mức độ hoàn thành công việc đó là 0% và 100%. Nói khác đi, một công việc chỉ được coi là hoàn thành khi đạt được kết quả cần thiết của nó. Phương pháp này thường được sử dụng cho những công việc có thời gian thực hiện ngắn, giá trị thấp và khó đánh giá. Việc đánh giá công việc đã hoàn thành hay chưa có thể dễ dàng đo đếm bằng mắt và không cần đến các tính toán khác. Phương pháp theo dõi chi tiết: Phương pháp chi tiết đánh giá các tình trạng trung gian trong quá trình thực hiện công việc. Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá được tỷ lệ % hoàn thành của các công việc đang nằm trong quá trình thực hiện. Phương pháp theo dõi chi tiết cho thấy được bức tranh chính xác về tình trạng của các công việc dự án đang được thực hiện. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về tiến độ hoàn thành hay chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng nói chung, trong đó, HTKT là một bộ phận của các dự án xây dựng. 2.3.1. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung Các nghiên cứu nước ngoài: Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án xây dựng ở Hồng Kong bằng phương pháp khảo sát 3 nhóm đối tượng tham gia dự gồm Chủ đầu tư, Nhà tư vấn, Nhà thầu. Các tác giả của đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo từ 1 đến 5 cho từng câu hỏi xác định sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự chậm trễ các dự án, giá trị 1 tương ứng với mức độ ảnh hưởng ít nhất và 5 tương ứng với mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Chỉ số tầm quan trọng tương đối RII (Relative importance index) được sử dụng để đánh giá
  • 29. 20 mức độ quan trọng của từng yếu tố và xếp hạng các yếu tố với 27 biến quan sát cho các dự án xây dựng dân dụng và 25 biến quan sát đối với các dự án HTKT. Từ đó, các tác giả rút ra 5 yếu tố quan trọng nhất ở mỗi nhóm dự án, trong đó, các nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ nhóm dự án HTKT bao gồm: quản lý và giám sát công trường kém, điều kiện địa chất không lường trước, chậm ra quyết định của các bên tham gia dự án, những thay đổi từ phía Chủ đầu tư; những biến động khi thực hiện dự án.Trong bài luận văn này, tác giả sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu trên để xây dựng các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ, trong đó quản lý và giám sát công trường thuộc về yếu tố năng lực các bên tham gia dự án; điều kiện địa chất không lường trước thuộc về yếu tố môi trường thực hiện dự án; chậm ra quyết định của các bên tham gia dự án nằm trong yếu tố sự phối hợp của các bên, đồng thời, yếu tố biến động khi thực hiện dự án cũng được tác giả chọn lựa vì sự phù hợp với bài nghiên cứu. Hình 2.5. Kết quả nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) Nguồn: Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) Abd El-Razek (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng chậm tiến độ hoàn thành ở Ai Cập, đưa ra 32 nhân tố được nhóm lại theo trách nhiệm của các bên tham gia (nhà thầu, Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhóm trách nhiệm chung), các nhân tố này lại được phân thành 9 nhóm nhân tố gồm tài
  • 30. 21 chính, nguồn nhân lực, thay đổi thiết kế, mối quan hệ của nhà thầu, môi trường, thiết bị, luật và nghị định liên quan, vật liệu, lập và quản lý kế hoạch. Nhà nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert với 4 mức độ: rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng. Kết quả nghiên cứu khảo sát đã kết luận các nhân tố chính gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành bao gồm: Tài chính của nhà thầu trong quá trình thi công dự án; Chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu; Thiết kế bị thay đổi theo ý muốn của Chủ đầu tư và các nhà tư vấn cho Chủ đầu tư trong quá trình xây dựng dự án; Quản lý công trình và quản lý hợp đồng thiếu linh hoạt và thiếu chuyên nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu trên, yếu tố tài chính là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ dự án và cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác kết luận. Do đó bài nghiên cứu này sẽ nghiên cứu yếu tố tài chính dự án là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành. Những yếu tố như thay đổi thiết kế sẽ được sử dụng làm thang đo trong nhóm biến động dự án; tính chuyên nghiệp trong quản lý được tựu chung trong yếu tố năng lực của các bên tham gia dự án. Qua kết quả nghiên cứu, Abd El-Razek (2008) đã đề xuất biện pháp giảm thiểu sự chậm tiến độ tập trung vào những nỗ lực kết nối giữa các đơn vị tham gia dự án, tinh thần làm việc đội nhóm, hỗ trợ, chia sẻ và quản lý thông tin dự án. Các nghiên cứu trong nước về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung: Nghiên cứu của nhóm tác giả Long Le Hoai, Young Dai Lee và Yun Yong Lee (2008) về chậm tiến độ dự án xây dựng, đã thu thập kết quả của 285 phiếu khảo sát, sử dụng thang đo các biến độc lập là thang đo 5 mức độ với giá trị từ 0 đến 4 đánh giá tần suất xảy ra nguyên nhân được cho là ảnh hưởng đến tiến độ dự án (Với 0 là nguyên nhân không xảy ra, 1 là hiếm xảy ra, 2 là thỉnh thoảng xảy ra, 4 là thường xuyên hoặc luôn xảy ra).Từ đó các tác giả xếp hạng các yếu tố dựa vào chỉ số tầm quan trọng (Importance index) và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để nhóm 21 nguyên nhân thành 7 nhóm các yếu tố gồm: Thiếu sự thúc ép công việc trong tiến trình thực hiện dự án; Trình độ chuyên môn; Thiết kế; Thị trường; Năng
  • 31. 22 lực tài chính; Chính sách; Lao động tham gia dự án. Kết quả nghiên cứu bàn luận về 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng sâu sắc nhất gồm nguyên nhân do quản lý và giám sát công trường kém, chậm thông tin giữa các bên tham gia dự án và năng lực quản lý dự án kém. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả chọn các yếu tố liên quan đến năng lực; sự phối hợp của các bên tham gia dự án để nghiên cứu khảo sát trong luận văn này. Theo Dương Văn Cận (2009), sự phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng là yếu tố quan trọng để các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hoàn thành kịp tiến độ, trong đó, Chủ đầu tư được phân quyền nhiều hơn để chủ động trong những quyết định của mình, tăng tính linh động trong giải quyết các vấn đề của dự án. Từ đó, vai trò của Chủ đầu Tư cũng là một yếu tố quan trọng, đây là yếu tố được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này để xây dựng thang đo cho yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư. Mai Xuân Việt (2011) nghiên cứu các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận đã kết luận 4 nhân tố chính gây ảnh hưởng tiến độ dự án bao gồm Chậm thanh toán cho nhà thầu, đơn vị tư vấn; Vấn đề thiếu năng lực quản lý dòng tiền; Không vững về tài chính; Thị trường tài chính không ổn định. Một lần nữa cho thấy, vấn đề tài chính dự án là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tiến độ dự án xây dựng. Lưu Trường Văn và Cộng Sự (2014) thực hiện nghiên cứu các nhân tố thành công của dự án xây dựng vốn ngân sách, thiết kế bảng hỏi khảo sát gồm 39 nhân tố thành công, kết quả xếp hạng 10 nhân tố thành công hàng đầu trong đó có Công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ; Hồ sơ dự án thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi, không mâu thuẫn giữa các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế và thi công; Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị của Nhà thầu thi công; Năng lực, kinh nghiệm của Tư vấn thiết kế; Tư vấn quản lý dự án có năng lực, kinh nghiệm. Ngoài những yếu tố tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác như năng lực các bên tham gia dự án, thiết kế thì yếu tố công tác giải phóng mặt bằng được vận dụng để nghiên cứu trong luận văn này do
  • 32. 23 tính chất của dự án hạ tầng kỹ thuật thường theo tuyến, trải dài. Công tác giải phóng mặt bằng có thể được thực hiện trước hoặc thực hiện song song với thi công xây dựng. Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước về chậm tiến độ dự án xây dựng, tác giả sử dụng các yếu tố liên quan đến năng lực; sự phối hợp của các bên tham gia dự án theo nghiên cứu của Long Le Hoai, Young Dai Lee và Yun Yong Lee (2008); vai trò của Chủ đầu tư trong nghiên cứu của Dương Văn Cận (2009); yếu tố tài chính dự án trong nghiên cứu của Mai Xuân Việt (2011), yếu tố công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong nghiên cứu của Lưu Trường Văn và Cộng Sự (2014) để nghiên cứu khảo sát trong luận văn này. 2.3.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng HTKT Các nghiên cứu nước ngoài: Al-Momani (2000) thực hiện khảo sát 130 dự án hạ tầng công cộng ở Jordan với 7 nhóm nhân tố thể hiện ở Hình 2.6. Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của AI-Momani AH (2000) Nguồn: Al-MomaniAH (2000)
  • 33. 24 Kết quả khảo sát có 106/130 dự án bị chậm tiến độ. Những nguyên nhân chính liên quan đến Đơn vị thiết kế; Những yêu cầu thay đổi của Chủ đầu tư; Thời tiết, điều kiện công trường thi công; Cung ứng vật tư trễ tiến độ; Năng lực tài chính các bên và việc tăng khối lượng thi công dẫn đến dự án không kịp tiến độ. Nghiên cứu đề xuất các bên tham gia dự án nên chú trọng đặc biệt đến các yếu tố ảnh hưởng trên nhằm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp hợp đồng. Việc hoàn thành tiến độ dự án đúng kế hoạch, đúng cam kết là một trong những yếu tố then chốt đánh giá sự thành công của dự án và khẳng định uy tín của Chủ đầu tư, nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn thiết kế. Các yếu tố điều kiện thi công ở công trường, do thời tiết, biến động dự án do thay đổi thiết kế, thanh toán chậm được sử dụng làm thang đo cho các yếu tố môi trường thực hiện dự án, biến động dự án, tài chính dự án trong đề tài nghiên cứu của luận văn. Các yếu tố này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nabil Al-Hazim (2017) ứng với các dự án HTKT ở Jordan trong giai đoạn 2000-2008, trong đó, các nguyên nhân chính gây chậm trễ tiến độ và vượt chi phí liên quan đến điều kiện địa hình, điều kiện thời tiết, biến động dự án, nguồn lao động sẵn sàng cho dự án, lỗi thiết kế. S.Meeampol và S.O.Ogunlana (2006) đã thực hiện nghiên cứu khảo sát 99 dự án xây dựng cao tốc ở Thái Lan,sử dụng phương pháp thống kê, so sánh giá trị trung bình và sử dụng kiểm định t-test với mức ý nghĩa thống kê p<0.05 để xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian và chi phí thực hiện dự án. Những yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án về mặt thời gian bao gồm biện pháp thi công, quản lý vật tư xây dựng, quản lý tiến độ, yếu tố quản lý và giám sát công trường thi công và phối hợp thông tin giữa các bên tham gia. Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án là một trong những yếu tố mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn. Yogita Honrao và D.B.Desai (2015) nghiên cứu nguyên nhân gây chậm trễ các dự án xây dựng HTKT mà cụ thể là các dự án xây dựng cao tốc ở Ấn Độ.
  • 34. 25 Nghiên cứu đã đưa ra 53 nguyên nhân, được nhóm thành 5 nhóm gồm Nhóm nhân tố Nhà thầu, Chủ đầu tư, Tư vấn, Dịch vụ tiện ích công cộng, Chính sách nhà nước. Tác giả đồng thời đưa ra 11 hậu quả của việc kéo dài thời gian thi công công trình giao thông. Kết quả phân tích các tác giả tìm ra nguyên nhân chính bao gồm khó khăn trong việc cấp phép, các tiện ích không được xác định hoặc không đúng vị trí, giao thông đến dự án không thuận tiện, tiêu chuẩn thiết kế liên quan đến các tiện ích chưa được quy định rõ ràng; và hậu quả lớn nhất là dự án bị vượt ngân sách, không đạt tiến độ, giao thông bị gián đoạn do dự án kéo dài và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.Từ đó, thang đo cho yếu tố giao thông, vị trí dự án xa nguồn nguyên liệu được sử dụng trong luận văn, thuộc nhóm nhân tố môi trường thực hiện dự án để khảo sát và nghiên cứu. Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Yogita Honrao và D.B.Desai (2015) Nguồn: Yogita Honrao và D.B. Desai (2015) Ephrem và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng ở Ethiopia. Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát với 35 câu hỏi thực trạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, sử dụng thang đo mức độ từ 1 đến 5. Với 200 phiếu khảo sát hợp lệ, các tác giả thực hiện phân tích nhân tố để nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại của dự án. Kết quả phân tích 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án bao gồm sự hoàn thiện của công tác quản lý dự án; sự phối hợp và thông tin giữa các bên tham gia dự án; sự xác định rõ ràng các hạng mục công tác; năng lực của Chủ Đầu tư; sự hiểu biết về trách nhiệm
  • 35. 26 của các bên tham gia dự án; lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết.Và 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thất bại của dự án bao gồm xảy ra sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên tham gia dự án; quản lý dự án thiếu năng lực, kỹ năng; Các bên tham gia dự án chậm ra quyết định; Điều kiện thời tiết không thuận lợi; Dự án có tính chất đặc thù; Quản lý nhân sự kém. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, tác giả thực hiện mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Các nghiên cứu trong nước: Hoàn thành tiến độ dự án đúng kế hoạch là một trong những nhân tố đánh giá sự thành công của dự án. Do vậy, kết quả nghiên cứu của Cao Hào Thi và Swierczek (2010) về thành công dự án với những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án sẽ là những nhân tố có liên hệ chặt chẽ với tiến độ hoàn thành dự án. Nghiên cứu thực hiện khảo sát các dự án xây dựng hạ tầng ở Việt Nam (gồm 239 dự án) và đưa ra kết quả các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gồm Năng lực nhà quản lý dự án; Năng lực các thành viên tham gia; Môi trường bên ngoài; Sự yếu kém trong giám sát và quản lý công trường; Chủ Đầu tư và nhà thầu thi công gặp khó khăn về tài chính. Các yếu tố trên đều được sử dụng làm thang đo trong nghiên cứu của luận văn này. Châu Ngô Anh Nhân (2011) nghiên cứu khảo sát 165 dự án công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Tác giả đã đề ra 30 yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hòa, và rút ra 7 nhóm yếu tố gồm “nhóm yếu tố môi trường bên ngoài, chính sách, hệ thống thông tin quản lý, năng lực nhà thầu chính, năng lực Chủ đầu tư, phân cấp thẩm quyền cho Chủ đầu tư và năng lực nhà tư vấn”. Kết quả nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân cho thấy các yếu tố ảnh hưởng chính bao gồm Sự ổn định thời tiết trong nhóm yếu tố môi trường bên ngoài; Trong nhóm yếu tố chính sách, mức độ ổn định chính sách là nhân tố ảnh hưởng chính; Trong nhóm hệ thống thông tin quản lý: yếu tố mức độ phổ biến thông tin quy hoạch có ảnh hưởng lớn nhất; Thiết bị của nhà thầu (năng lực cung cấp và vận hành thiết bị); Năng lực giải quyết rắc rối dự án của Chủ đầu tư.
  • 36. 27 Phát triển từ kết quả nghiên cứu này, ngoài các thang đo năng lực của Chủ đầu tư, Năng lực của nhà thầu được sử dụng trong luận văn nghiên cứu, ở luận văn này, tác giả xây dựng thang đo sự thống nhất về văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho các thủ tục hành chính liên quan đến dự án để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành. Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011) Nguồn: Châu Ngô Anh Nhân (2011) Trịnh Thùy Anh (2014) đã thực hiện một cuộc khảo sát các dự án xây dựng công trình giao thông ở các ban quản lý, các sở của các tỉnh phía Nam và các công ty tham gia thi công, tư vấn. Mô hình nghiên cứu bao gồm năm nhóm nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ của các dự án, bao gồm Nhóm các yếu tố do Chủ đầu tư, Ban QLDA (H1), nhóm các yếu tố do Nhà thầu (H2), Nhóm các yếu tố liên quan đến tư vấn giám sát (H3), nhóm nhân tố liên quan Tư vấn thiết kế (H4) và Nhóm các nguyên nhân khác (H5). Với 287 phiếu khảo sát hợp lệ thu được, qua quá trình phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và thực hiện hồi quy tuyến tính đa bội, kết quả nghiên cứu của
  • 37. 28 Trịnh Thùy Anh (2014) đã chỉ ra rằng khó khăn tài chính và cung cấp nguyên liệu chậm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chậm tiến độ dự án. Tiếp đó là do những hạn chế trong năng lực của Nhà thầu thi công, năng lực Chủ đầu tư. Cơ chế và tác động của môi trường bên ngoài, năng lực tư vấn thiết kế” là những yếu tố ảnh hưởng ở mức vừa phải; và năng lực tư vấn giám sát là yếu tố ảnh hưởng ít nhất trong các yếu tố khảo sát. Điểm chung của đề tài nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh và vấn đề nghiên cứu của luận văn ở chỗ các dự án giao thông là một bộ phận của hạ tầng kỹ thuật. Tham khảo nghiên cứu trên, luận văn sử dụng thang đo mức độ để đo lường biến phụ thuộc, đồng thời các nhân tố tài chính, năng lực Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án, năng lực nhà thầu, Nhà tư vấn, vấn đề cung cấp nguyên vật liệu cũng được tham khảo sử dụng làm các thang đo cho các biến độc lập. Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014) Nguồn: Trịnh Thùy Anh (2014) Rút ra từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về tiến độ các dự án HTKT, tác giả sử dụng các thang đo vào bài nghiên cứu của mình. Yếu tố môi trường thực hiện dự án, biến động dự án, tài chính dự án theo các nghiên cứu của Al-Momani (2000), Nabil Al-Hazim (2017); Yogita Honrao và D.B. Desai (2015); Ephrem và cộng sự (2017). Các yếu tố chính sách, năng lực Chủ Đầu Tư/Ban Quản Lý dự án, năng lực nhà thầu, Nhà tư vấn, vấn đề cung cấp nguyên vật liệu… tham
  • 38. 29 khảo nghiên cứu của Cao Hào Thi và Swierczek (2010), Châu Ngô Anh Nhân (2011), Trịnh Thùy Anh (2014). Bảng tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố gây ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án xây dựng được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.1. Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ hoàn thành dự án xây dựng STT Các yếu tố Cao Hào Thi (2006) Dương Văn Cận (2009) Lê Hoài Long (2008) Mai Xuân Việt (2011) Châu Ngô Anh Nhân (2011) Trịnh Thùy Anh (2014) 1 Năng lực nhà Quản lý dự án X X X 2 Năng lực các thành viên tham gia (Nhà thầu và/hoặc Chủ đầu tư và/ hoặc tư vấn thiết kế; Trình độ chuyên môn, năng lực tài chính, năng lực thiết bị của nhà thầu, năng lực giải quyết rắc rối của Chủ đầu tư) X X X X X 3 Môi trường bên ngoài X X X 4 Thay đổi thiết kế X 5 Sự phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng X
  • 39. 30 STT Các yếu tố Cao Hào Thi (2006) Dương Văn Cận (2009) Lê Hoài Long (2008) Mai Xuân Việt (2011) Châu Ngô Anh Nhân (2011) Trịnh Thùy Anh (2014) 6 Thiếu sự thúc ép trong công việc trong tiến trình thực hiện dự án X 7 Thiết kế X 8 Thị trường tài chính không ổn định X X X 9 Các vấn đề liên quan đến Chính quyền, chính sách, pháp lý X X X 10 Lực lượng lao động tham gia dự án X 11 Thanh toán trễ hẹn X 12 Sự ổn định thời tiết X X 13 Hệ thống thông tin quản lý (thông tin quản lý, quy hoạch) X X 14 Chậm cung ứng nguyên vật liệu X Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
  • 40. 31 Cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu Mô hình nghiên cứu, giả thiết Xác định vấn đề nghiên cứu Thảo luận, phỏng vấn-> Hiệu chỉnh-> Bảng hỏi hoàn chỉnh Xây dựng thang đo nháp Nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi) Đánh giá sơ bộ dữ liệu Cronbach’s Alpha -> Phân tích nhân tố khám phá EFA. - Loại biến có hệ số tương quan biến-tổng < 0,3 - Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, loại các biến làm Cronbach’s Alpha < 0,6 - Loại biến có trọng số EFA nhỏ hơn 0,5 và chênh lệch factor loading của biến bất kỳ phải >0,3 - Kiểm tra các yếu tố trích được - Kiểm tra phương sai trích được Giải thích kết quả và viết báo cáo Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, đi từ xây dựng quy trình nghiên cứu chung, sau đó đi vào cụ thể từng phương pháp: nghiên cứu định tính sơ bộ, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu định tính và tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày cụ thể thiết kế bảng hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, lý thuyết hồi quy nhị phân. 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Quy trình nghiên cứu thể hiện ở Hình 3.1. Hồi quy nhị phân - Kiểm định mô hình - Kiểm định giả thuyết Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự đề xuất
  • 41. 32 3.2. Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1. Phương thức thực hiện nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua phương pháp định tính, thảo luận chuyên gia, những người đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án công trình HTKT TP. Hồ Chí Minh, bao gồm cán bộ Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Khu quản lý Giao thông đô thị, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh các thang đo của các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua các buổi thảo luận, phỏng vấn trực tiếp với các cá nhân. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 8 cá nhân. Trong buổi thảo luận, tác giả ghi nhận các ý kiến của các chuyên gia cũng như các đáp ứng viên về các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo, tác giả hệ thống lại các thông tin và gợi ý kết quả sắp xếp lại để cùng những người tham gia thảo luận lại lần nữa để đi đến thống nhất các thông tin được trao đổi trong buổi phỏng vấn. Những ý kiến ghi nhận được chủ yếu được triển khai cụ thể trên các thông tin, các biến quan sát được các nghiên cứu trước đây đã đề xuất. Cuối cùng, tiến hành hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với điều kiện thực tế cần nghiên cứu. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ Sau khi nghiên cứu lý thuyết, cơ sở khoa học đề tài và thực hiện nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Nhóm yếu tố công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án; Nhóm yếu tố tài chính dự án; Nhóm yếu tố sự phối hợp của các bên tham gia dự án; Nhóm yếu tố biến động dự án; Nhóm yếu tố môi trường thực hiện dự án. Qua nghiên cứu định tính, một số thang đo có được trong cuộc phỏng vấn được bổ sung trong bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát.
  • 42. 33 Mức độ hoàn thành tiến độ dự án xây dựng hạ tầng kỹ Môi trường thực hiện dự án Biến động dự án Sự phối hợp của các bên tham gia dự án Tài chính dự án Năng lực các bên tham gia dự án Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 3.3. Mô hình nghiên cứu Sau khi tổng hợp các cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2, kết hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tự đề xuất Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là mức độ hoàn thành tiến độ dự án xây dựng HTKT, tham khảo mô hình nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh (2014) với biến phụ thuộc là “mức độ nghiêm trọng của sự chậm trễ”; nghiên cứu của Ephrem và cộng sự (2017) sử dụng thang đo biến phụ thuộc là mức độ hoàn thành tiến độ dự án. Trong mô hình nghiên cứu, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính không được áp dụng vì biến phụ thuộc không phải là biến liên tục. Một số mô hình có thể được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc mang giá trị nhị nguyên 0;1 như mô hình logit, probit, xác suất tuyến tính (LPM: Linear Probability Model) để phân tích hồi quy. Do sự phổ biến và sự thuận tiện trong cách ước lượng nên trong nghiên cứu này tác giả chọn mô hình logit để phân tích hồi quy.
  • 43. 34 Khi khảo sát, câu hỏi cho biến phụ thuộc là câu hỏi đánh giá mức độ hoàn thành các dự án theo 5 mức: 1- Rất chậm tiến độ, 2- Chậm tiến độ, 3- Hoàn thành đúng tiến độ, 4- Hoàn thành sớm và 5- Hoàn thành rất sớm (Tham chiếu câu hỏi số 33 Bảng khảo sát ở Phụ lục A). Tác giả sử dụng thang Linkert đo lường 5 mức độ để thực hiện thống kê mô tả về mức độ hoàn thành tiến độ các dự án. Tuy nhiên, khi phân tích hồi quy, tác giả chuyển đổi các giá trị thang linkert từ 1 đến 5 sang thang đo nhị phân mang giá trị 0;1 ứng với 2 trạng thái: 0 là không hoàn thành và 1 là hoàn thành đúng tiến độ. Như vậy, những câu trả lời có giá trị 1,2 đều là chậm tiến độ tương ứng với giá trị 0: “không hoàn thành”; những câu trả lời có giá trị 3,4,5 là đúng hoặc sớm tiến độ sẽ tương ứng với giá trị 1 vì đều mang ý nghĩa là “hoàn thành” đúng tiến độ. Hồi quy nhị phân (Binary Logistic): Nhà thống kê David R. Cox (1970) đã phát triển mô hình gọi là Mô hình hồi quy logistic để phân tích các biến nhị phân. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2007), mô hình hồi quy logit được sử dụng để dự đoán mô hình mà biến phụ thuộc dạng nhị phân 0 hoặc 1, nhắm đến mục tiêu điều tra mối tương quan giữa một (hoặc nhiều) yếu tố rủi ro và đối tượng phân tích (kết quả). Trong hồi quy logistic, các đối tượng nghiên cứu thường được biểu thị bằng các biến nhị phân khi chúng xảy ra / không xảy ra.; có / không ... các yếu tố rủi ro cũng có thể được biểu thị bằng các biến liên tục (tuổi, huyết áp, ...) hoặc biến nhị phân (giới tính) hoặc biến phân cấp (cao, trung bình, thấp). Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân, để ước lượng xác suất một sự kiện (dự án hoàn thành đúng tiến độ) sẽ xảy ra. Biến phụ thuộc là mức độ hoàn thành tiến độ dự án xây dựng HTKT có hai giá trị 0 và 1 với 0 là không hoàn thành đúng tiến độ và 1 là hoàn thành đúng tiến độ. Phương trình hồi quy nhị phân Binary Logistic Trong mô hình hồi quy logit, nếu gọi Pi là xác suất để một biến cố xảy ra thì 1-Pi sẽ là xác suất cho trạng thái còn lại. Để đảm bảo tỷ số của hai xác suất nằm
  • 44. 35 1 2 2 k k trong khoảng [0,1] phương trình hồi quy logit với Xi là các biến độc lập được viết như sau: ln( Pi )     X ....   X (1) 1 Pi 1 2 2 k k Từ (1), ta có: ln  Pi     1P i     X ... X  e    e 1 2 2 k k (2) Với elnX = X thì từ (2) ta thấy tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình logit nhi phân được viết như sau: Pi 1 Pi  e12 X 2 ...k Xk   Suy ra xác suất tiên đoán về tiến độ dự án hoàn thành đúng thời hạn theo trị số của các biến độc lập X1, X2… Xi: e12 X 2 ...k Xk  Pi  1 e  X ... X  Giả sử xác suất đầu là P0, Pi là xác suất thay đổi nếu các yếu tố khác không đổi, Pi được tính theo công thức sau: P ei Pi  0    1  P0 (1  e 1 ) Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích hồi quy Logistic. 3.4. Thiết kế bảng hỏi Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các thang đo đã sử dụng trong các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước. Một vài thang đo mới được bổ sung sau khi thảo luận chuyên gia, trên cơ sở đưa vào nhóm nhân tố đã được tham khảo từ các nghiên cứu trước, tác giả thấy thang đo phù hợp với việc làm rõ ý nghĩa của nhóm nhân tố nghiên cứu mục tiêu. Các thang đo được đánh giá định tính để khẳng định ý nghĩa, nội dung của thang đo bằng việc khảo sát thử 20 phiếu. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, đáp viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của
  • 45. 36 từng câu hỏi. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng ở các bước tiếp theo. Tổng hợp các yếu tố và thang đo được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố và thang đo trong bảng hỏi chính thức STT Ký hiệu Yếu tố và biến quan sát Diễn giải nguồn tham chiếu I MB Côngltác đềnlbù, giảilphóng mặt bằng 1 1.1 MB01 Lập và phê duyệt phương án đền bù và giải phóng mặt bằng chậm trễ Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia 2 1.2 MB02 Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do người dân trong khu vực dự án không đồng ý phương án và giá đền bù, giải phóng mặt bằng. Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia 3 1.3 MB03 Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa chặt chẽ, việc xác định nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn. Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia 4 1.4 MB04 Dự án thiếu kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia 5 1.5 MB05 Chủ đầu tư không tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết đền bù giải tỏa Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia
  • 46. 37 STT Ký hiệu Yếu tố và biến quan sát Diễn giải nguồn tham chiếu II NL Năng lực của các bên tham gia dự án 6 2.1 NL01 Năng lực của ban quản lý thực hiện dự án còn hạn chế Cao Hào Thi và Cộng Sự (2010), Lê Hoàng Long (2008), Dương Văn Cận (2009), Mai Xuân Việt (2011), Châu Ngô Anh Nhân (2011), Trần Quốc Việt (2013), Trịnh Thùy Anh (2014), Vũ Quang Lãm (2016), Nguyễn Minh Hùng (2016) 7 2.2 NL02 Năng lực kinh nghiệm chủ đầu tư với quy mô, đặc điểm dự án còn hạn chế 8 2.3 NL03 Năng lực kinh nghiệm, khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng của đơn vị thi công còn hạn chế 9 2.4 NL04 Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế đối với quy mô, đặc điểm dự án còn hạn chế 10 2.5 NL05 Năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế 11 2.6 NL06 Năng lực tài chính của nhà thầu còn hạn chế III TC Tài chính dự án 12 3.1 TC01 Tiến độ cấp vốn chậm so với tiến độ thực hiện dự án Cao Hào Thi (2010), Châu Ngô Anh Nhân (2011), Mai Xuân Việt (2011),Tan Phat Nguyen và Nicholas Chileshe (2013), Abd El-Razek (2008) 13 3.2 TC02 Vượt tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện dự án nhằm đạt mục tiêu ban đầu của dự án. 14 3.3 TC03 Chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện thủ tục giải ngân chậm 15 3.4 TC04 Chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu 16 3.5 TC05 Nhà thầu chậm thanh toán cho nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư
  • 47. 38 STT Ký hiệu Yếu tố và biến quan sát Diễn giải nguồn tham chiếu IV PH Sự phốilhợp của cáclbên thamlgia dự án 17 4.1 PH01 Chủ đầu tư chậm trễ trong việc quyết định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trước một vấn đề cần giải quyết của dự án Assaf và cộng sự (1995), S.Meeampol và S.O.Ogunlana (2006), Ephrem và cộng sự (2017),Trịnh Thùy Anh (2014) 18 4.2 PH02 Ban quản lý dự án chậm trễ trong việc quyết định liên quan 19 4.3 PH03 Nhà thầu chậm trễ trong việc thực hiện giải quyết các vấn đề của dự án 20 4.4 PH04 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm trễ trong việc ra quyết định, thẩm định 21 4.5 PH05 Các sở ban ngành thiếu thống nhất về văn bản, quy định pháp luật áp dụng cho các thủ tục hành chính liên quan đến dự án Lưu Trường Văn và Cộng Sự (2014), Trịnh Thùy Anh (2014) 22 4.6 PH06 Các nhà cung ứng chậm cung cấp vật tư theo tiến độ yêu cầu Nguyễn Minh Hùng (2016) V BD Biến động dự án 23 5.1 BD01 Thay đổi công năng dự án Tác giả đề xuất sau khi phỏng vấn chuyên gia 24 5.2 BD02 Thay đổi bản vẽ thiết kế Châu Ngô Anh Nhân (2011)