SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN VIẾT THÁI
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ trung thực,
chính xác và tin cậy.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
NGUYỄN VIẾT THÁI
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Cừ - Giảng viên
Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Đồng cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Luật Hà Nội – những người đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình em học tập và rèn luyện tại
trường.
Cảm ơn gia đình và bạn bè luôn ủng hộ và động viên em.
Tác giả luận văn
NGUYỄN VIẾT THÁI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn. .............................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài...................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
LY HÔN ...................................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm ly hôn, một số quan điểm và bản chất pháp lý về ly hôn.................. 5
1.1.1. Khái niệm ly hôn và một số quan điểm về ly hôn. ........................................... 5
1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn............................................................................. 6
1.2. Khái quát chung về hậu quả pháp lý của ly hôn................................................. 9
1.2.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của ly hôn............................................................. 9
1.2.2. Khái lược quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam.
................................................................................................................................... 10
1.2.2.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. ............................................................................................... 10
1.2.2.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật ở Miền Nam nước ta từ năm
1945 đến năm 1975.................................................................................................... 13
1.2.2.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình
của Nhà nước ta từ năm 1975 đến nay..................................................................... 18
1.3. Ý nghĩa của những quy định pháp luật về hậu quả của ly hôn........................ 19
CHƯƠNG 2: HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ........................................................................... 21
2.1. Về quan hệ hôn nhân (quan hệ nhân thân giữa vợ chồng sau khi ly hôn)....... 21
2.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn................................................................. 22
2.2.1. Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.................... 24
2.2.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng. ............................................................... 26
2.2.3. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng................................................................. 30
2.2.3.1. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng........................................................... 30
2.2.3.2. Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn. ............................................... 31
2.3. Một số trường hợp cụ thể. ................................................................................. 33
2.3.1. Nhà ở; Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng............................ 33
2.3.2. Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng. ............................. 40
2.4. Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn............................................ 41
2.4.1. Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi
ly hôn. ........................................................................................................................ 41
2.4.2. Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn....... 42
2.4.3. Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. .................. 44
2.4.3.1. Mức cấp dưỡng............................................................................................. 44
2.4.3.2. Về thời hạn cấp dưỡng. ................................................................................ 45
2.4.3.3. Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.......................................... 46
2.4.3.4. Thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn.......................... 47
2.4.3.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. ............. 47
2.5. Quan hệ giữa cha mẹ và con khi vợ chồng (với tư cách là cha mẹ của con) ly
hôn. ............................................................................................................................ 48
2.5.1. Nguyên tắc chung để giải quyết hậu quả pháp lý đối với con khi cha mẹ (vợ
chồng) ly hôn theo Điều 92, 93, 94 Luật HN&GĐ năm 2000. ................................. 48
2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con............................................................................................................... 49
2.5.3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người không trực tiếp chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con. ................................................................................................. 51
2.5.4. Các quy định cụ thể về cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng khi ly hôn........... 52
2.5.4.1. Về đối tượng (Con) được cấp dưỡng. .......................................................... 52
2.5.4.2. Về mức cấp dưỡng nuôi con, giáo dục con.................................................. 53
2.5.4.3. Về thời hạn và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. ..... 54
2.5.4.4. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con (Điều 93 Luật
HN&GĐ năm 2000). ................................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN.. 56
3.1. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về hậu quả pháp lý
của ly hôn .................................................................................................................. 56
3.1.1. Nhận xét chung................................................................................................ 56
3.1.2. Một số trường hợp cụ thể................................................................................ 58
3.1.2.1. Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn......................................... 58
3.1.2.2. Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn..................................... 59
3.1.2.3. Về tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn.................................................... 61
3.1.2.4. Về cấp dưỡng giữa vợ chồng với nhau khi ly hôn....................................... 63
3.1.2.5. Về quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. ................................................. 64
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý
của ly hôn. ................................................................................................................. 66
3.2.1. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn (nếu có
tranh chấp )............................................................................................................... 66
3.2.2. Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn.................................................. 67
3.2.3. Vấn đề thời điểm cấp dưỡng và mức cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khi vợ
chồng ly hôn. ............................................................................................................. 68
3.2.4. Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khi ly hôn...................................... 68
3.2.5. Giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn cần được xem xét trên cơ sở “lỗi” của
vợ, chồng.................................................................................................................... 69
3.2.6. Công tác xét xử và tổng kết công tác xét xử của Tòa án................................ 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 71
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
HN&GĐ................................................ Hôn nhân và gia đình.
BLDS.................................................... Bộ luật Dân sự.
TAND................................................... Tòa án nhân dân.
TANDTC.............................................. Tòa án nhân dân Tối cao.
XHCN................................................... Xã hội chủ nghĩa.
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP.............. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03.10.2001 của Chính phủ về việc thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình Việt
nam năm 2000.
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP....... Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
ngày 23.12.2000 của TANDTC hướng
dẫn áp dụng một số quy định của luật
HN&GĐ Việt nam năm 2000.
Sắc lệnh số 97/SL................................. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22.5.1950 của
Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng
hòa sửa đổi một số quy lệ và chế định
trong dân luật.
Sắc lệnh số 159/SL............................... Sắc lệnh số 159/SL ngày 17.11.1950
của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ
cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn.
Nghị quyết số 35/2000/QH10-NQ........ Nghị quyết số 35/2000/QH10-NQ
ngày 09.6.2000 của Quốc hội về việc
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000.
Nghị quyết số 01/1988.......................... Nghị quyết số 01 ngày 20.01.1988 của
HĐTP/TANDTC- hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật HN&GĐ
năm 1986.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành
trang để họ hòa nhập với cuộc sống xã hội. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề để xác lập quan
hệ vợ chồng và quan hệ gia đình theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng gia đình
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Ngược lại, ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng trước pháp luật. Hậu quả pháp lý của ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân
giữa vợ chồng trước pháp luật và hàng loạt vấn đề về thanh toán tài sản vợ chồng, nghĩa
vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, chăm sóc và nuôi dưỡng con chung. Những vấn đề đó có
tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các bên trong gia đình cũng như sự ổn
định của xã hội. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật mà cụ thể là pháp luật
về hôn nhân và gia đình để có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà ly hôn
mang lại.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng gia
tăng đã ảnh hưởng ít nhiều tới mục tiêu xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh
phúc và bền vững. Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao thì số vụ án ly
hôn ngày càng tăng cao. Mặc dù, Luật HN&GĐ hiện hành có quy định khá chi tiết về
vấn đề ly hôn để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc mà ly hôn để lại cho gia
đình và xã hội, đặc biệt là tình trạng nhiều thanh thiếu niên phạm tội do sinh ra và lớn
lên trong những gia đình bị ly tán; Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này vào thực
tiễn xét xử còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc… Vì vậy việc giải quyết tranh chấp
liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp về chia tài sản vợ chồng,
giải quyết vấn đề cấp dưỡng và chăm sóc, nuôi dưỡng con chung đang trở thành một
vấn đề mà cả xã hội quan tâm.
Hậu quả pháp lý của ly hôn là vấn đề đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ
nhưng cho đến nay thì vẫn luôn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của toàn xã
hội. Đề tài “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ; với mong muốn đóng góp những
ý kiến của bản thân cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết những hậu quả pháp lý của ly hôn cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của
2
pháp luật để giải quyết những tranh chấp sau ly hôn, góp phần ổn định chế độ hôn nhân
và gia đình xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu pháp luật về Hậu quả pháp lý của ly hôn là một mảng đề tài được khá
nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học Luật nói chung và
Luật HN&GĐ nói riêng, hậu quả pháp lý của ly hôn là một cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên liên quan khi ly hôn.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác
nhau, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hậu quả pháp lý của ly hôn như sau:
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình
luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia Đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án Dân sự và Hôn nhân và gia
đình, NXB chính trị Quốc gia Hà nội. Đinh thị Mai Phương (2006) Bình luận khoa học
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nguyễn Văn
Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia
đình Việt nam, NXB Công an Nhân dân, Hà nội.
Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật HN&GĐ; Hầu hết
các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp
luật HN&GĐ về nhân thân hoặc về tài sản, về cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau
khi ly hôn, ít đề cập thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về
vấn đề trên.
Nhóm luận văn, luận án chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu
khoa học tiêu biểu như: Chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật HN&GĐ Việt năm
2000, Luận án Tiến sĩ luật học, Nguyễn Văn Cừ (2004) Trường Đại học Luật Hà nội.
Luận án Thạc sỹ Luật học: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo
Luật HN&GĐ Việt nam năm 2000 của Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Luật Trường Đại học
Quốc gia năm 2008... Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp
của Hồ Thị Nga (2007)...
3
Tóm lại, cho đến nay dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hậu quả
pháp lý của ly hôn nhưng các công trình đó hoặc chủ yếu tập trung về một mảng cụ thể
của mối quan hệ này như về nhân thân hoặc nghiên cứu dưới góc độ tranh chấp tài sản
hoặc về cấp dưỡng sau khi ly hôn. Chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và
đầy đủ về các hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật HN&GĐ Việt nam 2000.
Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
về những “hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2000” cho
luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Với đề tài “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000”, Luận văn được xây dựng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn
- Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam mà trọng tâm chính là Luật HN&GĐ năm 2000 về hậu quả pháp lý của ly
hôn
- Trên cơ sở những tìm hiểu về lý luận và những quy định của pháp luật cũng như tìm
hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về ly hôn để giải quyết những hệ quả của ly hôn ở
Việt Nam, luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về hậu quả pháp lý của ly hôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trong giới hạn cho phép về dung lượng, đề tài tập trung đi vào làm rõ những vấn
đề lý luận trực tiếp về vấn đề ly hôn và những hậu quả pháp lý cũng như những quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của ly hôn; nêu và phân tích
được những điểm còn hạn chế của pháp luật, từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam (Phạm vi nghiên cứu không đề cập đến
ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn có yếu tố nước ngoài ).
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài.
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích
4
để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp…nhằm đánh giá sự phù hợp của pháp luật Việt Nam để điều chỉnh vấn đề hậu
quả pháp lý của ly hôn; phương pháp thống kê, tổng hợp nhằm nhận định và đánh giá
thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn để giải quyết
vấn đề ly hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam…
6. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
chia làm ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn
Chương 2. Nội dung các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn.
Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp với thời lượng nghiên cứu và trình
độ còn hạn hẹp, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp đánh giá của thầy, cô giáo để luận văn của em được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
5
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN
1.1. Khái niệm ly hôn, một số quan điểm và bản chất pháp lý về ly hôn.
1.1.1. Khái niệm ly hôn và một số quan điểm về ly hôn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn
nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn
nhân. Khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu
sắc, mục đích hôn nhân không đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng
cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình thoát khỏi những xung đột, bế
tắc trong đời sống chung. Vì khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất
quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì: “Tự do ly hôn không có nghĩa là
làm tan rã những mối quan hệ gia đình mà ngược lại nó củng cố những mối liên hệ đó
trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong xã hội
văn minh”.
Vấn đề ly hôn, được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác
nhau. Một số nước cấm ly hôn như Anđôna, Manta, Paragoat,… có nước lại đặt ra các
quy định hết sức nghiêm ngặt như Achentina, Italia ... Nhưng việc cấm hay hạn chế ly
hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân, V. I Lênin đã khẳng định: “người ta
không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi
quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới
bị áp bức, đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng
khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng không có nghĩa là ta khuyên tất cả họ bỏ
chồng.” [41]
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân mà chỉ có vợ, chồng
hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, quyền ly hôn của vợ,
chồng phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật nhằm hạn chế,
ngăn chặn những hiện tượng vợ chồng lạm dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu
cho gia đình và xã hội. Đứng trên lập trường quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, khoản
8 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2000 quy định: “ly hôn là việc
chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng” [2]. Như vậy, ly hôn là kết quả của hành vi có ý
chí của hai vợ chồng và được công nhận bằng bản án, quyết định của Tòa án. Đảm bảo
6
quyền tự do ly hôn cho các bên vợ chồng chính là nội dung quan trọng của nguyên tắc
hôn nhân tiến bộ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 [1, Điều 64] và được cụ thể
hóa tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000 [2]. Nhưng tự do ly hôn không có nghĩa là ly
hôn một cách tùy tiện, theo ý chí nguyện vọng của vợ chồng mà phải dựa trên những
căn cứ luật định và trên cơ sở đó Tòa án mới xử cho ly hôn. Theo quy định tại khoản 1
Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 thì căn cứ ly hôn là khi quan hệ vợ chồng đã ở vào
“tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không
đạt được” thì Tòa án sẽ xem xét yêu cầu giải quyết cho ly hôn. Ngoài ra, trong trường
hợp đặc biệt“vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa
án giải quyết cho ly hôn” [2, khoản 2 Điều 89]. Tuy nhiên, ly hôn trong trường hợp này
chỉ là quyết định của một bên vợ, chồng trong hoàn cảnh đặc biệt mà không phát sinh
từ mâu thuẫn của vợ chồng trong đời sống thực tế. Như vậy, căn cứ ly hôn theo quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000 vừa đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng vừa
thể hiện tư tưởng phê phán của các nhà làm luật về việc ly hôn tùy tiện.
1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn.
Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, hôn nhân trong đó có ly hôn
là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị, do đó với mỗi hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử lại hình thành một hệ
thống pháp luật dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội. Với tư cách là
một trong những quan hệ chủ đạo trong xã hội, quan hệ HN&GĐ cũng chịu sự chi phối
sâu sắc của hệ tư tưởng đó.
Dưới chế độ phong kiến, do ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ
quyền gia trưởng của người đàn ông, với quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô”. Theo đó, pháp luật và các tục lệ phong kiến ở Việt Nam có nhiều quy phạm mang
tính luân lý đặc biệt là các quy phạm về HN&GĐ phản ánh những đặc quyền của người
đàn ông, còn người phụ nữ phải sống theo thuyết “tam tòng tứ đức”. Chế độ đa thê và
những quy định nghiêm khắc về ly hôn đã bóp méo bản chất của một cuộc hôn nhân
chân chính, khiến nó trở thành thứ xiềng xích trói buộc người phụ nữ trong những nghi
lễ bất bình đẳng. Ở đó, cuộc đời họ gắn liền với công việc gia đình, với chồng con và bị
chi phối bởi nguyên tắc “phu xướng phụ tùy” nên họ không có quyền quyết định bất kì
việc gì, ngay cả việc bảo toàn hạnh phúc riêng tư cũng không được đảm bảo.
7
Như vậy, pháp luật phong kiến, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo
vệ quyền lợi tối cao của người gia trưởng nên quyền tự do ly hôn của người phụ nữ
không được đảm bảo. Nhưng pháp luật lại trao cho đàn ông quyền được ly hôn khi vợ
phạm vào điều “nghĩa tuyệt” và chỉ khi thuộc trường hợp “tam bất khứ” thì quyền ly
hôn người vợ của người chồng mới bị hạn chế như: Vợ đã để tang nhà chồng ba năm,
trước khi cưới nghèo sau giàu,… Như vậy, những quy định đó đã không nói lên bản
chất thật sự của ly hôn mà nó chỉ là một thứ công cụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp
thống trị trong xã hội.
Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các quy định của pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc
của tư tưởng cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng. Các luật gia tư sản cho rằng tự do ly
hôn phải được thừa nhận như một quyền pháp định và đưa ra các quy định nhằm đảm
bảo quyền tự do ly hôn. Song, trên thực tế đó chỉ là quy định mang tính hình thức, thực
chất khi ly hôn họ vẫn bị ràng buộc bởi các quy định ngăn cấm của nhà làm luật: “dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa quyền ly hôn cũng như tất cả các quyền dân chủ khác, không
loại trừ quyền nào đều không thể thực hiện một cách dễ dàng, nó lệ thuộc vào nhiều
điều kiện, bị giới hạn, bị thu hẹp và có tính chất hình thức”.
Quan hệ HN&GĐ trong xã hội tư sản thường được coi như là một khế ước, một
hợp đồng dân sự mà khi có bất kì hành vi nào vi phạm hợp đồng ấy thì bên đối tác có
thể đặt vấn đề chấm dứt hôn nhân. Theo đó, ly hôn thường căn cứ vào lỗi của một bên
đương sự nên không thể hiện được bản chất thực sự của ly hôn. Vì vậy, bản chất pháp
lý của ly hôn trong pháp luật HN&GĐ phong kiến và tư sản không được xem xét, đánh
giá một cách sâu sắc và toàn diện.
Đối lập với pháp luật phong kiến và tư sản, dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa
(XHCN) pháp luật đã thể hiện tính ưu việt của nó ở mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề ly
hôn. Đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật XHCN
không coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự hay một khế ước dân sự mà coi hôn nhân là
sự tự nguyện của hai bên nam - nữ, là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng. Bởi nó
được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam - nữ nhằm xây dựng gia
đình hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, tính chất suốt đời của hôn nhân cũng có trường
hợp ngoại lệ. Nghĩa là sau khi kết hôn, trong thời gian chung sống giữa vợ chồng phát
sinh mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, không thể tiếp tục duy
trì cuộc sống chung thì pháp luật cho phép họ chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn. Như
8
vậy, bản chất của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật.
Pháp luật của nhà nước XHCN công nhận và tôn trọng quyền tự do ly hôn chính
đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự
do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi ý chí
của vợ chồng khi thực hiện quyền tự do ly hôn. Nhà nước bằng pháp luật không thể
cưỡng ép nam nữ yêu nhau và kết hôn với nhau thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng
sống phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó không còn, mục
đích của cuộc hôn nhân đã không đạt được. Khi ấy, ta không thể nhìn nhận ly hôn đơn
thuần chỉ là mặt tiêu cực, mà cần phải nhận thức được rằng nó là mặt trái nhưng là mặt
không thể thiếu được của quan hệ hôn nhân. Vì cho phép các bên ly hôn là giải pháp
mở ra lối thoát cuối cùng, giải phóng cho vợ chồng, các con cũng như các thành viên
trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống chung. Bởi thực
chất “ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã
chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối”. Nếu như cuộc hôn nhân đã thực sự
tan vỡ và ly hôn đã trở thành mong muốn của vợ chồng thì việc ghi nhận quyền tự do ly
hôn là hoàn toàn chính đáng thể hiện tính chất dân chủ và nhân đạo của pháp luật
XHCN. Hõn nữa, cũng cần phải ghi nhận rằng, tự do ly hôn là một quyền cơ bản và
bình đẳng giữa vợ và chồng, bởi đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn
nhân là xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, bền vững và hạnh phúc. Nhưng vì lí do
nào đó mà giữa vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, khiến cho tình nghĩa vợ
chồng không còn, cuộc sống chung không thể kéo dài được nữa thì ly hôn là biện pháp
cần thiết để giải phóng cho họ. Khi xây dựng Luật HN&GĐ năm 1959, đồng chí Xuân
Thủy đã phân tích: “hôn nhân bao gồm hai mặt: tự do kết hôn và tự do ly hôn. Tự do ly
hôn không có nghĩa là ly hôn bừa bãi, ly hôn là biện pháp giải phóng một tình trạng
trầm trọng làm cho đôi vợ chồng không thể sống chung được nữa”.
Như vậy, bản chất pháp lý của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã
hết, mục đích của hôn nhân không đạt được. Luật HN&GĐ phong kiến và tư sản
thường quy định việc ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng, vấn đề xét xử ly hôn của
Tòa án là việc làm có tính thụ động, hoàn toàn do ý chí của các bên đương sự nên mới
9
chỉ dừng lại ở mặt hiện tượng mà chưa nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề
ly hôn. Chỉ dưới chế độ XHCN, các nhà làm luật mới nhìn nhận ly hôn theo đúng thực
trạng và bản chất của cuộc hôn nhân để xem xét và quyết định hợp tình, hợp lý.
1.2. Khái quát chung về hậu quả pháp lý của ly hôn.
Việc Toà án nhân dân xét xử cho ly hôn do một bên yêu cầu hoặc công nhận
thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng và con cái.
Do đó, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần
giải quyết trong quá trình tiến hành xét xử, đó là:
- Quan hệ vợ chồng về nhân thân chấm dứt trước pháp luật.
- Chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt và tài sản chung được chia cho mỗi
bên vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người.
- Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn được đặt ra nếu một bên vợ hoặc
chồng túng thiếu, yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng.
- Nếu vợ chồng đã có con chung thì phải giải quyết việc giao con cho ai trông
nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, đồng thời giải quyết vấn đề đóng góp
phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong Luật HN&GĐ không có điều nào quy định cụ thể về việc chấm dứt quan hệ
nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn. Nhưng thông thường khi ly hôn thì quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng không liên quan gì đến nhau, dù hai bên có thoả thuận hay
không thoả thuận thì Toà án cũng sẽ quyết định và việc chấm dứt quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng được tính từ khi bản án của Toà án có hiệu lực. Đồng thời luật cũng
không quy định hạn chế việc kết hôn xây dựng hạnh phúc mới của vợ chồng sau khi đã
ly hôn, mỗi bên đều có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên việc quyết định cho ly
hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng không có nghĩa là giải phóng
họ khỏi các quyền và nghĩa vụ khác như: nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau và đặc biệt là
quyền và nghĩa vụ đối với con cái, đó chính là trách nhiệm và vinh dự của người làm
cha, làm mẹ, Toà án phải giải thích cho họ biết và thấy được những quyền và nghĩa vụ
của họ đối với con cái họ ngay cả khi đã ly hôn.
1.2.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của ly hôn.
10
Là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu sự ảnh hưởng
bởi cơ sở hạ tầng sinh ra nó mà các yếu tố như tâm lý xã hội, phong tục tập quán, bản
sắc dân tộc, … đều ảnh hưởng sâu sắc tới pháp luật và cũng chỉ đạt đến độ ấy pháp luật
mới thực sự là những quy phạm có sức sống. Luật HN&GĐ Việt Nam đặt dưới sự phát
triển của xã hội, ở mỗi thời kì lịch sử không những phản ánh đúng quy luật này mà nó
còn mang đậm bản sắc, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có
giai cấp. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định
theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến
hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, các con và lợi ích xã hội.
Về mặt pháp lý, khi Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn dẫn tới các hậu quả
sau:
+ Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: Quan hệ vợ chồng được chấm dứt.
+ Chia tài sản chung của vợ chồng.
+ Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn.
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Như vậy, Hậu quả pháp lý của ly hôn là những nội dung sự việc mà Tòa án phải
giải quyết khi xét xử cho vợ chồng ly hôn, bao gồm: Chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật; chia tài sản chung của vợ chồng; giao con chưa thành niên cho một bên
nuôi dưỡng, giáo dục và quyết định mức cấp dưỡng nuôi con; giải quyết việc cấp
dưỡng giữa vợ chồng khi có yêu cầu.
1.2.2. Khái lược quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt
Nam.
1.2.2.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
Cho đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến với nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hệ tư tưởng của giai cấp thống
trị Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc và được thể hiện rõ nét
qua hai Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ) và Bộ luật Gia Long ( BLGL). Năm 1858 thực dân
Pháp xâm lược nước ta và bắt đầu đặt nền móng cho sự đô hộ bằng việc ban hành các
bộ luật: Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm
11
1931 (DLBK) áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ năm 1936 (DLTK) áp dụng ở
Trung kỳ. Như vậy, có thể chia pháp luật HN&GĐ trước Cách mạng tháng Tám ra
thành hai thời ḱỳ:
- Thời kỳ phong kiến:
Dưới triều Lê, BLHĐ được coi như là thành tựu to lớn trong lịch sử lập pháp
Việt Nam, các quan hệ HN&GĐ được thiết lập trên nguyên tắc: Bảo đảm tôn ti, trật tự,
đẳng cấp trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trọng nam khinh nữ,
xác lập tối cao quyền của người gia trưởng. Đến triều Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ tư
tưởng Nho giáo nên BLGL ra đời được coi là sự sao chép nguyên bản của bộ luật nhà
Thanh, các quan hệ HN&GĐ xây dựng theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc.
Theo đó, vai trò của người đàn ông trong gia đình được tôn vinh, hạ thấp vai trò và vị
trí của người phụ nữ. Hậu quả pháp lý của ly hôn theo quy định của pháp luật thời kỳ
này, bao gồm:
Về quan hệ nhân thân: Sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt,
không bên nào có quyền và nghĩa vụ với bên nào, vợ chồng đă ly hôn có thể tái hôn với
người khác: “người chồng không được ngăn cản người khác lấy vợ cũ của mình” .
Về quan hệ tài sản: Theo quy định tại Điều 401 BLHĐ thì “khi ly hôn tài sản
riêng của ai vẫn thuộc sở hữu của người đó và họ có quyền mang theo” [12] trừ trường
hợp ly hôn do lỗi của người vợ hoặc khi người vợ có hành vi đánh chồng, chồng thưa
kiện lại muốn ly hôn thì vợ mất quyền về tài sản (BLGL) hay điền sản của vợ để lại cho
chồng. Đối với tài sản chung, trong trường hợp cần chia tài sản chung thì tài sản chung
được chia đôi mỗi người một nửa. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật thời kỳ này.
Về con cái: Việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn
không được pháp luật ghi nhận nên nếu có vướng mắc về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc
con,… thì quan lại địa phương sẽ xem xét tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với con cái
thì con mang họ cha nên sau khi ly hôn con sẽ sống với cha nhưng nếu muốn giữ con
thì người vợ có quyền yêu cầu “chia” một nửa số con.
Mặc dù, pháp luật thời kỳ này có những điểm tiến bộ thể hiện quyền bình đẳng
trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng triết học,
nho giáo, phật giáo, phong tục tập quán,… Do vậy về cơ bản, các quy định của hai bộ
luật này không thoát khỏi những hạn chế của thời đại, với tư tưởng trọng nam khinh nữ,
12
bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông nên quyền lợi của người phụ nữ và các con
không được đảm bảo.
Như vậy, các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn thời kỳ này mang sắc thái
Việt Nam thuần túy, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo luật hướng Nho và phong
tục tập quán, đạo đức đã đi sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen ứng xử của người dân
Việt Nam lúc bấy giờ.
- Thời kỳ Pháp thuộc:
Sang đến thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã lần lượt ban hành các văn
bản pháp luật mới: DLBK 1931, DLTK 1936, Tập Dân luật Giản yếu 1883. Nên các
quan hệ HN&GĐ thời kỳ này cũng có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung, những quy định
về HN&GĐ trong các bộ luật này vẫn duy trì sự bất bình đẳng nam - nữ với việc thừa
nhận quyền gia trưởng của người đàn ông, tước đi nhiều quyền lợi cơ bản của người
phụ nữ. Vì vậy, các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn cũng tuân thủ triệt để
nguyên tắc củng cố địa vị của người gia trưởng, có sự phân biệt đối xử giữa các con, coi
rẻ quyền lợi của con cái, chú trọng tới việc giải quyết hậu quả về tài sản khi vợ chồng ly
hôn, trong đó người vợ được bảo đảm một phần về tài sản ngay cả khi ly hôn do lỗi của
vợ…
Về quan hệ nhân thân: Sau khi ly hôn, vợ chồng muốn đoàn tụ với nhau thì
“phải khai giá thú với hộ lại” nhưng sau khi đoàn tụ rồi mà lại xin ly hôn lần nữa thì
Tòa án không giải quyết.
Về quan hệ tài sản: Khi ly hôn vấn đề thanh toán tài sản giữa vợ, chồng được
đặt ra nhưng lại thiên về lỗi của người vợ để xem xét và quyết định phần dành cho
người vợ . Trường hợp vợ thứ ly hôn thì “không bao giờ được dự phần chung chỉ được
lấy lại tài sản riêng của mình. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 149 DLBK, Điều 147
DLTK, nếu ly hôn do lỗi của người vợ thì người vợ phải bồi thường lại những đồ vật,
sính lễ trước kia nhà chồng đã làm lễ đính ước trừ khi đồ vật đó đă tiêu dùng cho lễ
cưới.
Về cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn cũng được đặt ra “án xử ly hôn sẽ xử cả
về tiền cấp dưỡng cho người vợ về sự trông coi con cái và về quyền lợi tài sản của
người vợ” . Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sẽ chấm dứt nếu người vợ tái giá hoặc ăn ở
tư tình với người khác hoặc vô hạnh.
13
Về con cái: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn được pháp luật
ghi nhận nhưng “vấn đề nuôi nấng con cái được giao cho người cha” trừ trường hợp vì
lợi ích của đứa trẻ ấy mà Toà án giao cho người mẹ thì người cha có nghĩa vụ cấp
dưỡng tiền nuôi con.
Như vậy, các quy định của pháp luật thời kì này chủ yếu dựa vào các phong tục
tập quán lạc hậu và BLDS Pháp năm 1804 với những quy định thuần túy coi hôn nhân
là chế định do dân luật điều chỉnh và là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị. Tuy vậy các chế định HN&GĐ trong các bộ luật này có sự tiến bộ quan trọng,
bước đầu chú ý tới việc bảo đảm quyền lợi của người vợ và các con khi ly hôn như:
việc chia tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng đối với người vợ, nuôi
dưỡng con,... Nhưng vẫn duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ, chồng, củng cố quyền của
người gia trưởng làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của gia đình và xã hội. Dù
chưa thật rõ ràng và công bằng, song các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn thời
kỳ này ít nhiều có những điểm tiến bộ mà khi xây dựng chế định ly hôn các đạo luật
HN&GĐ ở nước ta sau này đều ghi nhận và phát triển thêm như: vấn đề cấp dưỡng
nuôi con, sau khi ly hôn vợ chồng muốn quay trở về chung sống với nhau thì phải đăng
kí kết hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn,…
1.2.2.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật ở Miền Nam nước ta từ năm
1945 đến năm 1975.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở
ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Nhà nước mới ra đời đòi
hỏi phải có hệ thống pháp luật mới phù hợp với bản chất của nhà nước và là công cụ để
nhà nước thực hiện tốt chức năng kinh tế - xã hội của mình. Vì vậy, ngay từ khi ra đời,
Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó có
Luật HN&GĐ. Có thể chia sự phát triển của Luật HN&GĐ sau cách mạng tháng Tám
đến nay theo các thời kỳ sau:
- Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954:
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,
đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Hiến pháp 1946 đã ghi
nhận quyền bình đẳng giữa nam, nữ về mọi mặt tạo cơ sở pháp lý để nhà nước ta ban
hành các Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, từng bước xóa bỏ các hủ
tục lạc hậu của chế độ cũ. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-05-1950 (SL 97) và
Mã tài liệu : 60006
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAYLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà NộiChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAYHậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 

Similar to Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
huynhminhquan
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (20)

Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đìnhHậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ SAU LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ...Luận văn: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ...
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Năm 2000
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Xác Định Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
Xác Định Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.docXác Định Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
Xác Định Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn lý luận và th...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
 
Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - thực tiễn tại TAND huyệ...
Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn -  thực tiễn tại TAND huyệ...Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn -  thực tiễn tại TAND huyệ...
Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - thực tiễn tại TAND huyệ...
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
 
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
 
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Di Chúc Miệng Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự Việt...
 
Đề tài: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình theo...
Đề tài: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình theo...Đề tài: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình theo...
Đề tài: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình theo...
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 

More from hieu anh

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VIẾT THÁI HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI - 2013
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ trung thực, chính xác và tin cậy. Trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn NGUYỄN VIẾT THÁI
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Cừ - Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Đồng cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Luật Hà Nội – những người đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình em học tập và rèn luyện tại trường. Cảm ơn gia đình và bạn bè luôn ủng hộ và động viên em. Tác giả luận văn NGUYỄN VIẾT THÁI
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn. .............................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài...................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN ...................................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm ly hôn, một số quan điểm và bản chất pháp lý về ly hôn.................. 5 1.1.1. Khái niệm ly hôn và một số quan điểm về ly hôn. ........................................... 5 1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn............................................................................. 6 1.2. Khái quát chung về hậu quả pháp lý của ly hôn................................................. 9 1.2.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của ly hôn............................................................. 9 1.2.2. Khái lược quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam. ................................................................................................................................... 10 1.2.2.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. ............................................................................................... 10 1.2.2.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật ở Miền Nam nước ta từ năm 1945 đến năm 1975.................................................................................................... 13 1.2.2.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1975 đến nay..................................................................... 18 1.3. Ý nghĩa của những quy định pháp luật về hậu quả của ly hôn........................ 19 CHƯƠNG 2: HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ........................................................................... 21 2.1. Về quan hệ hôn nhân (quan hệ nhân thân giữa vợ chồng sau khi ly hôn)....... 21 2.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn................................................................. 22 2.2.1. Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.................... 24 2.2.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng. ............................................................... 26 2.2.3. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng................................................................. 30 2.2.3.1. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng........................................................... 30
  • 5. 2.2.3.2. Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn. ............................................... 31 2.3. Một số trường hợp cụ thể. ................................................................................. 33 2.3.1. Nhà ở; Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng............................ 33 2.3.2. Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng. ............................. 40 2.4. Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn............................................ 41 2.4.1. Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn. ........................................................................................................................ 41 2.4.2. Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn....... 42 2.4.3. Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. .................. 44 2.4.3.1. Mức cấp dưỡng............................................................................................. 44 2.4.3.2. Về thời hạn cấp dưỡng. ................................................................................ 45 2.4.3.3. Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.......................................... 46 2.4.3.4. Thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn.......................... 47 2.4.3.5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. ............. 47 2.5. Quan hệ giữa cha mẹ và con khi vợ chồng (với tư cách là cha mẹ của con) ly hôn. ............................................................................................................................ 48 2.5.1. Nguyên tắc chung để giải quyết hậu quả pháp lý đối với con khi cha mẹ (vợ chồng) ly hôn theo Điều 92, 93, 94 Luật HN&GĐ năm 2000. ................................. 48 2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con............................................................................................................... 49 2.5.3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. ................................................................................................. 51 2.5.4. Các quy định cụ thể về cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng khi ly hôn........... 52 2.5.4.1. Về đối tượng (Con) được cấp dưỡng. .......................................................... 52 2.5.4.2. Về mức cấp dưỡng nuôi con, giáo dục con.................................................. 53 2.5.4.3. Về thời hạn và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. ..... 54 2.5.4.4. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con (Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000). ................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN.. 56 3.1. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về hậu quả pháp lý của ly hôn .................................................................................................................. 56 3.1.1. Nhận xét chung................................................................................................ 56
  • 6. 3.1.2. Một số trường hợp cụ thể................................................................................ 58 3.1.2.1. Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn......................................... 58 3.1.2.2. Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn..................................... 59 3.1.2.3. Về tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn.................................................... 61 3.1.2.4. Về cấp dưỡng giữa vợ chồng với nhau khi ly hôn....................................... 63 3.1.2.5. Về quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. ................................................. 64 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn. ................................................................................................................. 66 3.2.1. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn (nếu có tranh chấp )............................................................................................................... 66 3.2.2. Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn.................................................. 67 3.2.3. Vấn đề thời điểm cấp dưỡng và mức cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khi vợ chồng ly hôn. ............................................................................................................. 68 3.2.4. Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khi ly hôn...................................... 68 3.2.5. Giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn cần được xem xét trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng.................................................................................................................... 69 3.2.6. Công tác xét xử và tổng kết công tác xét xử của Tòa án................................ 69 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 71
  • 7. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT HN&GĐ................................................ Hôn nhân và gia đình. BLDS.................................................... Bộ luật Dân sự. TAND................................................... Tòa án nhân dân. TANDTC.............................................. Tòa án nhân dân Tối cao. XHCN................................................... Xã hội chủ nghĩa. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP.............. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03.10.2001 của Chính phủ về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP....... Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ Việt nam năm 2000. Sắc lệnh số 97/SL................................. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22.5.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh số 159/SL............................... Sắc lệnh số 159/SL ngày 17.11.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn. Nghị quyết số 35/2000/QH10-NQ........ Nghị quyết số 35/2000/QH10-NQ ngày 09.6.2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị quyết số 01/1988.......................... Nghị quyết số 01 ngày 20.01.1988 của HĐTP/TANDTC- hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986.
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để họ hòa nhập với cuộc sống xã hội. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề để xác lập quan hệ vợ chồng và quan hệ gia đình theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Ngược lại, ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Hậu quả pháp lý của ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng trước pháp luật và hàng loạt vấn đề về thanh toán tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, chăm sóc và nuôi dưỡng con chung. Những vấn đề đó có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các bên trong gia đình cũng như sự ổn định của xã hội. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật mà cụ thể là pháp luật về hôn nhân và gia đình để có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà ly hôn mang lại. Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng ít nhiều tới mục tiêu xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao thì số vụ án ly hôn ngày càng tăng cao. Mặc dù, Luật HN&GĐ hiện hành có quy định khá chi tiết về vấn đề ly hôn để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc mà ly hôn để lại cho gia đình và xã hội, đặc biệt là tình trạng nhiều thanh thiếu niên phạm tội do sinh ra và lớn lên trong những gia đình bị ly tán; Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn xét xử còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc… Vì vậy việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp về chia tài sản vợ chồng, giải quyết vấn đề cấp dưỡng và chăm sóc, nuôi dưỡng con chung đang trở thành một vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Hậu quả pháp lý của ly hôn là vấn đề đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ nhưng cho đến nay thì vẫn luôn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đề tài “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ; với mong muốn đóng góp những ý kiến của bản thân cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết những hậu quả pháp lý của ly hôn cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của
  • 9. 2 pháp luật để giải quyết những tranh chấp sau ly hôn, góp phần ổn định chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu pháp luật về Hậu quả pháp lý của ly hôn là một mảng đề tài được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học Luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, hậu quả pháp lý của ly hôn là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi ly hôn. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hậu quả pháp lý của ly hôn như sau: Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia Đình Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án Dân sự và Hôn nhân và gia đình, NXB chính trị Quốc gia Hà nội. Đinh thị Mai Phương (2006) Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam, NXB Công an Nhân dân, Hà nội. Ngoài ra còn một số Giáo trình và Bình luận khoa học về Luật HN&GĐ; Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật HN&GĐ về nhân thân hoặc về tài sản, về cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau khi ly hôn, ít đề cập thực tiễn việc áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên. Nhóm luận văn, luận án chuyên ngành Luật: Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: Chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật HN&GĐ Việt năm 2000, Luận án Tiến sĩ luật học, Nguyễn Văn Cừ (2004) Trường Đại học Luật Hà nội. Luận án Thạc sỹ Luật học: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2000 của Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia năm 2008... Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga (2007)...
  • 10. 3 Tóm lại, cho đến nay dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hậu quả pháp lý của ly hôn nhưng các công trình đó hoặc chủ yếu tập trung về một mảng cụ thể của mối quan hệ này như về nhân thân hoặc nghiên cứu dưới góc độ tranh chấp tài sản hoặc về cấp dưỡng sau khi ly hôn. Chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về các hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật HN&GĐ Việt nam 2000. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về những “hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2000” cho luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài. Với đề tài “Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Luận văn được xây dựng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính sau: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn - Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam mà trọng tâm chính là Luật HN&GĐ năm 2000 về hậu quả pháp lý của ly hôn - Trên cơ sở những tìm hiểu về lý luận và những quy định của pháp luật cũng như tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về ly hôn để giải quyết những hệ quả của ly hôn ở Việt Nam, luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của ly hôn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong giới hạn cho phép về dung lượng, đề tài tập trung đi vào làm rõ những vấn đề lý luận trực tiếp về vấn đề ly hôn và những hậu quả pháp lý cũng như những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của ly hôn; nêu và phân tích được những điểm còn hạn chế của pháp luật, từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam (Phạm vi nghiên cứu không đề cập đến ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn có yếu tố nước ngoài ). 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích
  • 11. 4 để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp…nhằm đánh giá sự phù hợp của pháp luật Việt Nam để điều chỉnh vấn đề hậu quả pháp lý của ly hôn; phương pháp thống kê, tổng hợp nhằm nhận định và đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn để giải quyết vấn đề ly hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam… 6. Kết cấu của luận văn. Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm ba chương: Chương 1. Khái quát chung về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn Chương 2. Nội dung các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn. Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp với thời lượng nghiên cứu và trình độ còn hạn hẹp, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp đánh giá của thầy, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 12. 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN 1.1. Khái niệm ly hôn, một số quan điểm và bản chất pháp lý về ly hôn. 1.1.1. Khái niệm ly hôn và một số quan điểm về ly hôn. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân. Khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích hôn nhân không đạt được thì vấn đề ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình thoát khỏi những xung đột, bế tắc trong đời sống chung. Vì khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì: “Tự do ly hôn không có nghĩa là làm tan rã những mối quan hệ gia đình mà ngược lại nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong xã hội văn minh”. Vấn đề ly hôn, được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Một số nước cấm ly hôn như Anđôna, Manta, Paragoat,… có nước lại đặt ra các quy định hết sức nghiêm ngặt như Achentina, Italia ... Nhưng việc cấm hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân, V. I Lênin đã khẳng định: “người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng không có nghĩa là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng.” [41] Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân mà chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, quyền ly hôn của vợ, chồng phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật nhằm hạn chế, ngăn chặn những hiện tượng vợ chồng lạm dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. Đứng trên lập trường quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2000 quy định: “ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng” [2]. Như vậy, ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của hai vợ chồng và được công nhận bằng bản án, quyết định của Tòa án. Đảm bảo
  • 13. 6 quyền tự do ly hôn cho các bên vợ chồng chính là nội dung quan trọng của nguyên tắc hôn nhân tiến bộ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 [1, Điều 64] và được cụ thể hóa tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000 [2]. Nhưng tự do ly hôn không có nghĩa là ly hôn một cách tùy tiện, theo ý chí nguyện vọng của vợ chồng mà phải dựa trên những căn cứ luật định và trên cơ sở đó Tòa án mới xử cho ly hôn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 thì căn cứ ly hôn là khi quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án sẽ xem xét yêu cầu giải quyết cho ly hôn. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt“vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” [2, khoản 2 Điều 89]. Tuy nhiên, ly hôn trong trường hợp này chỉ là quyết định của một bên vợ, chồng trong hoàn cảnh đặc biệt mà không phát sinh từ mâu thuẫn của vợ chồng trong đời sống thực tế. Như vậy, căn cứ ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 vừa đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng vừa thể hiện tư tưởng phê phán của các nhà làm luật về việc ly hôn tùy tiện. 1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn. Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, hôn nhân trong đó có ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do đó với mỗi hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử lại hình thành một hệ thống pháp luật dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội. Với tư cách là một trong những quan hệ chủ đạo trong xã hội, quan hệ HN&GĐ cũng chịu sự chi phối sâu sắc của hệ tư tưởng đó. Dưới chế độ phong kiến, do ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông, với quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Theo đó, pháp luật và các tục lệ phong kiến ở Việt Nam có nhiều quy phạm mang tính luân lý đặc biệt là các quy phạm về HN&GĐ phản ánh những đặc quyền của người đàn ông, còn người phụ nữ phải sống theo thuyết “tam tòng tứ đức”. Chế độ đa thê và những quy định nghiêm khắc về ly hôn đã bóp méo bản chất của một cuộc hôn nhân chân chính, khiến nó trở thành thứ xiềng xích trói buộc người phụ nữ trong những nghi lễ bất bình đẳng. Ở đó, cuộc đời họ gắn liền với công việc gia đình, với chồng con và bị chi phối bởi nguyên tắc “phu xướng phụ tùy” nên họ không có quyền quyết định bất kì việc gì, ngay cả việc bảo toàn hạnh phúc riêng tư cũng không được đảm bảo.
  • 14. 7 Như vậy, pháp luật phong kiến, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ quyền lợi tối cao của người gia trưởng nên quyền tự do ly hôn của người phụ nữ không được đảm bảo. Nhưng pháp luật lại trao cho đàn ông quyền được ly hôn khi vợ phạm vào điều “nghĩa tuyệt” và chỉ khi thuộc trường hợp “tam bất khứ” thì quyền ly hôn người vợ của người chồng mới bị hạn chế như: Vợ đã để tang nhà chồng ba năm, trước khi cưới nghèo sau giàu,… Như vậy, những quy định đó đã không nói lên bản chất thật sự của ly hôn mà nó chỉ là một thứ công cụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các quy định của pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng cách mạng tư sản là tự do, bình đẳng. Các luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn phải được thừa nhận như một quyền pháp định và đưa ra các quy định nhằm đảm bảo quyền tự do ly hôn. Song, trên thực tế đó chỉ là quy định mang tính hình thức, thực chất khi ly hôn họ vẫn bị ràng buộc bởi các quy định ngăn cấm của nhà làm luật: “dưới chế độ tư bản chủ nghĩa quyền ly hôn cũng như tất cả các quyền dân chủ khác, không loại trừ quyền nào đều không thể thực hiện một cách dễ dàng, nó lệ thuộc vào nhiều điều kiện, bị giới hạn, bị thu hẹp và có tính chất hình thức”. Quan hệ HN&GĐ trong xã hội tư sản thường được coi như là một khế ước, một hợp đồng dân sự mà khi có bất kì hành vi nào vi phạm hợp đồng ấy thì bên đối tác có thể đặt vấn đề chấm dứt hôn nhân. Theo đó, ly hôn thường căn cứ vào lỗi của một bên đương sự nên không thể hiện được bản chất thực sự của ly hôn. Vì vậy, bản chất pháp lý của ly hôn trong pháp luật HN&GĐ phong kiến và tư sản không được xem xét, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện. Đối lập với pháp luật phong kiến và tư sản, dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) pháp luật đã thể hiện tính ưu việt của nó ở mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề ly hôn. Đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật XHCN không coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự hay một khế ước dân sự mà coi hôn nhân là sự tự nguyện của hai bên nam - nữ, là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng. Bởi nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam - nữ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, tính chất suốt đời của hôn nhân cũng có trường hợp ngoại lệ. Nghĩa là sau khi kết hôn, trong thời gian chung sống giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, không thể tiếp tục duy trì cuộc sống chung thì pháp luật cho phép họ chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn. Như
  • 15. 8 vậy, bản chất của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Pháp luật của nhà nước XHCN công nhận và tôn trọng quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền tự do ly hôn. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ yêu nhau và kết hôn với nhau thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng sống phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó không còn, mục đích của cuộc hôn nhân đã không đạt được. Khi ấy, ta không thể nhìn nhận ly hôn đơn thuần chỉ là mặt tiêu cực, mà cần phải nhận thức được rằng nó là mặt trái nhưng là mặt không thể thiếu được của quan hệ hôn nhân. Vì cho phép các bên ly hôn là giải pháp mở ra lối thoát cuối cùng, giải phóng cho vợ chồng, các con cũng như các thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống chung. Bởi thực chất “ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối”. Nếu như cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ và ly hôn đã trở thành mong muốn của vợ chồng thì việc ghi nhận quyền tự do ly hôn là hoàn toàn chính đáng thể hiện tính chất dân chủ và nhân đạo của pháp luật XHCN. Hõn nữa, cũng cần phải ghi nhận rằng, tự do ly hôn là một quyền cơ bản và bình đẳng giữa vợ và chồng, bởi đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, bền vững và hạnh phúc. Nhưng vì lí do nào đó mà giữa vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, khiến cho tình nghĩa vợ chồng không còn, cuộc sống chung không thể kéo dài được nữa thì ly hôn là biện pháp cần thiết để giải phóng cho họ. Khi xây dựng Luật HN&GĐ năm 1959, đồng chí Xuân Thủy đã phân tích: “hôn nhân bao gồm hai mặt: tự do kết hôn và tự do ly hôn. Tự do ly hôn không có nghĩa là ly hôn bừa bãi, ly hôn là biện pháp giải phóng một tình trạng trầm trọng làm cho đôi vợ chồng không thể sống chung được nữa”. Như vậy, bản chất pháp lý của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết, mục đích của hôn nhân không đạt được. Luật HN&GĐ phong kiến và tư sản thường quy định việc ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng, vấn đề xét xử ly hôn của Tòa án là việc làm có tính thụ động, hoàn toàn do ý chí của các bên đương sự nên mới
  • 16. 9 chỉ dừng lại ở mặt hiện tượng mà chưa nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề ly hôn. Chỉ dưới chế độ XHCN, các nhà làm luật mới nhìn nhận ly hôn theo đúng thực trạng và bản chất của cuộc hôn nhân để xem xét và quyết định hợp tình, hợp lý. 1.2. Khái quát chung về hậu quả pháp lý của ly hôn. Việc Toà án nhân dân xét xử cho ly hôn do một bên yêu cầu hoặc công nhận thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng và con cái. Do đó, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình tiến hành xét xử, đó là: - Quan hệ vợ chồng về nhân thân chấm dứt trước pháp luật. - Chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt và tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người. - Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn được đặt ra nếu một bên vợ hoặc chồng túng thiếu, yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng. - Nếu vợ chồng đã có con chung thì phải giải quyết việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, đồng thời giải quyết vấn đề đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong Luật HN&GĐ không có điều nào quy định cụ thể về việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn. Nhưng thông thường khi ly hôn thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không liên quan gì đến nhau, dù hai bên có thoả thuận hay không thoả thuận thì Toà án cũng sẽ quyết định và việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được tính từ khi bản án của Toà án có hiệu lực. Đồng thời luật cũng không quy định hạn chế việc kết hôn xây dựng hạnh phúc mới của vợ chồng sau khi đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên việc quyết định cho ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng không có nghĩa là giải phóng họ khỏi các quyền và nghĩa vụ khác như: nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau và đặc biệt là quyền và nghĩa vụ đối với con cái, đó chính là trách nhiệm và vinh dự của người làm cha, làm mẹ, Toà án phải giải thích cho họ biết và thấy được những quyền và nghĩa vụ của họ đối với con cái họ ngay cả khi đã ly hôn. 1.2.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của ly hôn.
  • 17. 10 Là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng sinh ra nó mà các yếu tố như tâm lý xã hội, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, … đều ảnh hưởng sâu sắc tới pháp luật và cũng chỉ đạt đến độ ấy pháp luật mới thực sự là những quy phạm có sức sống. Luật HN&GĐ Việt Nam đặt dưới sự phát triển của xã hội, ở mỗi thời kì lịch sử không những phản ánh đúng quy luật này mà nó còn mang đậm bản sắc, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong xã hội có giai cấp. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, các con và lợi ích xã hội. Về mặt pháp lý, khi Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn dẫn tới các hậu quả sau: + Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: Quan hệ vợ chồng được chấm dứt. + Chia tài sản chung của vợ chồng. + Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn. + Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. Như vậy, Hậu quả pháp lý của ly hôn là những nội dung sự việc mà Tòa án phải giải quyết khi xét xử cho vợ chồng ly hôn, bao gồm: Chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật; chia tài sản chung của vợ chồng; giao con chưa thành niên cho một bên nuôi dưỡng, giáo dục và quyết định mức cấp dưỡng nuôi con; giải quyết việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi có yêu cầu. 1.2.2. Khái lược quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam. 1.2.2.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cho đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc và được thể hiện rõ nét qua hai Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ) và Bộ luật Gia Long ( BLGL). Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta và bắt đầu đặt nền móng cho sự đô hộ bằng việc ban hành các bộ luật: Tập Dân luật Giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỳ, Dân luật Bắc kỳ năm
  • 18. 11 1931 (DLBK) áp dụng ở Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ năm 1936 (DLTK) áp dụng ở Trung kỳ. Như vậy, có thể chia pháp luật HN&GĐ trước Cách mạng tháng Tám ra thành hai thời ḱỳ: - Thời kỳ phong kiến: Dưới triều Lê, BLHĐ được coi như là thành tựu to lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam, các quan hệ HN&GĐ được thiết lập trên nguyên tắc: Bảo đảm tôn ti, trật tự, đẳng cấp trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trọng nam khinh nữ, xác lập tối cao quyền của người gia trưởng. Đến triều Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo nên BLGL ra đời được coi là sự sao chép nguyên bản của bộ luật nhà Thanh, các quan hệ HN&GĐ xây dựng theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc. Theo đó, vai trò của người đàn ông trong gia đình được tôn vinh, hạ thấp vai trò và vị trí của người phụ nữ. Hậu quả pháp lý của ly hôn theo quy định của pháp luật thời kỳ này, bao gồm: Về quan hệ nhân thân: Sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt, không bên nào có quyền và nghĩa vụ với bên nào, vợ chồng đă ly hôn có thể tái hôn với người khác: “người chồng không được ngăn cản người khác lấy vợ cũ của mình” . Về quan hệ tài sản: Theo quy định tại Điều 401 BLHĐ thì “khi ly hôn tài sản riêng của ai vẫn thuộc sở hữu của người đó và họ có quyền mang theo” [12] trừ trường hợp ly hôn do lỗi của người vợ hoặc khi người vợ có hành vi đánh chồng, chồng thưa kiện lại muốn ly hôn thì vợ mất quyền về tài sản (BLGL) hay điền sản của vợ để lại cho chồng. Đối với tài sản chung, trong trường hợp cần chia tài sản chung thì tài sản chung được chia đôi mỗi người một nửa. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật thời kỳ này. Về con cái: Việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn không được pháp luật ghi nhận nên nếu có vướng mắc về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con,… thì quan lại địa phương sẽ xem xét tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với con cái thì con mang họ cha nên sau khi ly hôn con sẽ sống với cha nhưng nếu muốn giữ con thì người vợ có quyền yêu cầu “chia” một nửa số con. Mặc dù, pháp luật thời kỳ này có những điểm tiến bộ thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng triết học, nho giáo, phật giáo, phong tục tập quán,… Do vậy về cơ bản, các quy định của hai bộ luật này không thoát khỏi những hạn chế của thời đại, với tư tưởng trọng nam khinh nữ,
  • 19. 12 bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông nên quyền lợi của người phụ nữ và các con không được đảm bảo. Như vậy, các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn thời kỳ này mang sắc thái Việt Nam thuần túy, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo luật hướng Nho và phong tục tập quán, đạo đức đã đi sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen ứng xử của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. - Thời kỳ Pháp thuộc: Sang đến thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật mới: DLBK 1931, DLTK 1936, Tập Dân luật Giản yếu 1883. Nên các quan hệ HN&GĐ thời kỳ này cũng có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung, những quy định về HN&GĐ trong các bộ luật này vẫn duy trì sự bất bình đẳng nam - nữ với việc thừa nhận quyền gia trưởng của người đàn ông, tước đi nhiều quyền lợi cơ bản của người phụ nữ. Vì vậy, các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn cũng tuân thủ triệt để nguyên tắc củng cố địa vị của người gia trưởng, có sự phân biệt đối xử giữa các con, coi rẻ quyền lợi của con cái, chú trọng tới việc giải quyết hậu quả về tài sản khi vợ chồng ly hôn, trong đó người vợ được bảo đảm một phần về tài sản ngay cả khi ly hôn do lỗi của vợ… Về quan hệ nhân thân: Sau khi ly hôn, vợ chồng muốn đoàn tụ với nhau thì “phải khai giá thú với hộ lại” nhưng sau khi đoàn tụ rồi mà lại xin ly hôn lần nữa thì Tòa án không giải quyết. Về quan hệ tài sản: Khi ly hôn vấn đề thanh toán tài sản giữa vợ, chồng được đặt ra nhưng lại thiên về lỗi của người vợ để xem xét và quyết định phần dành cho người vợ . Trường hợp vợ thứ ly hôn thì “không bao giờ được dự phần chung chỉ được lấy lại tài sản riêng của mình. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 149 DLBK, Điều 147 DLTK, nếu ly hôn do lỗi của người vợ thì người vợ phải bồi thường lại những đồ vật, sính lễ trước kia nhà chồng đã làm lễ đính ước trừ khi đồ vật đó đă tiêu dùng cho lễ cưới. Về cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn cũng được đặt ra “án xử ly hôn sẽ xử cả về tiền cấp dưỡng cho người vợ về sự trông coi con cái và về quyền lợi tài sản của người vợ” . Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sẽ chấm dứt nếu người vợ tái giá hoặc ăn ở tư tình với người khác hoặc vô hạnh.
  • 20. 13 Về con cái: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn được pháp luật ghi nhận nhưng “vấn đề nuôi nấng con cái được giao cho người cha” trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ ấy mà Toà án giao cho người mẹ thì người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền nuôi con. Như vậy, các quy định của pháp luật thời kì này chủ yếu dựa vào các phong tục tập quán lạc hậu và BLDS Pháp năm 1804 với những quy định thuần túy coi hôn nhân là chế định do dân luật điều chỉnh và là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Tuy vậy các chế định HN&GĐ trong các bộ luật này có sự tiến bộ quan trọng, bước đầu chú ý tới việc bảo đảm quyền lợi của người vợ và các con khi ly hôn như: việc chia tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng đối với người vợ, nuôi dưỡng con,... Nhưng vẫn duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ, chồng, củng cố quyền của người gia trưởng làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của gia đình và xã hội. Dù chưa thật rõ ràng và công bằng, song các quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn thời kỳ này ít nhiều có những điểm tiến bộ mà khi xây dựng chế định ly hôn các đạo luật HN&GĐ ở nước ta sau này đều ghi nhận và phát triển thêm như: vấn đề cấp dưỡng nuôi con, sau khi ly hôn vợ chồng muốn quay trở về chung sống với nhau thì phải đăng kí kết hôn, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn,… 1.2.2.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn trong pháp luật ở Miền Nam nước ta từ năm 1945 đến năm 1975. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Nhà nước mới ra đời đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật mới phù hợp với bản chất của nhà nước và là công cụ để nhà nước thực hiện tốt chức năng kinh tế - xã hội của mình. Vì vậy, ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó có Luật HN&GĐ. Có thể chia sự phát triển của Luật HN&GĐ sau cách mạng tháng Tám đến nay theo các thời kỳ sau: - Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Hiến pháp 1946 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam, nữ về mọi mặt tạo cơ sở pháp lý để nhà nước ta ban hành các Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của chế độ cũ. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-05-1950 (SL 97) và
  • 21. Mã tài liệu : 60006 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562