SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Lời Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại,
nó hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân
hàng thương mại được nhà nước cho phép làm công tác thanh toán này. Do vậy các
giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải qua ngân hàng. Đây là nghiệp vụ
đòi hỏi chuyên môn cao ứng dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự hoà hợp giữa hệ thống
ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại thế giới, tạo hiệu quả an toàn
với ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp quá
trình thanh toán theo yêu cầu khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện
lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của
khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn
về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách
hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực
hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ
của ngân hàng, ngân hàng cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh
toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu……đáp ứng nhu cầu về vốn cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trong quan hệ xuất nhập khẩu, thanh toán bằng tín dụng thư là hình thức thanh
toán phổ biến hiện nay. Người bán và người mua không thanh toán trực tiếp với nhau
mà thông qua các công cụ và sự bảo lãnh của ngân hàng để thực hiện việc thanh toán
này. Do đó, đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các bên.
Cũng chính vì điều đó mà em đã chọn đề tài :”Đánh giá dịch vụ thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công Thương chi
nhánh Đà Nẵng”
Đề tài được chia làm 3 chương như sau:
 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và
phương thức tín dụng chứng từ.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Chương2: Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ đối với L/C nhập
khẩu tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng.
 Chương 3:Một số biện pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công
Thương Đà Nẵng
2.Phạm vi nghiên cứu:
Vì lý do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như nguồn số liệu nên đề tài
chỉ đề cập đến phương thức tín dụng chứng từ phục vụ nhà nhập khẩu. Và thông tin
đánh giá chưa đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và chủ yếu đánh giá dựa trên sự
cảm nhận của khách hàng.
Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng
Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
Ban giám đốc và tập thể cán bộ NHCT Đà Nẵng cùng sự chỉ bảo tận tình của cô
Nguyễn Thị Thuỷ. Vì thời gian hạn chế và năng lực có hạn nên không thể tránh
khỏi thiếu sót mong thầy cô góp ý để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Giới thiệu về NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM:
1.1.1.1 Khái niệm về NHTM
Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế lâu đời của loài
người. Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt
động của nó không ngừng được phát triển, cải thiện như ngày nay. Ngân hàng thương
mại (NHTM) trở thành một tổ chức tài chính trung gian chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế. Khi xã hội càng đi lên, hoạt động ngân hàng càng đa dạng hơn về loại
hình, các chức năng và nội dung hoạt động của nó ngày càng hoàn thiện thêm. Và do
vậy những nhận thức, quan điểm khác nhau về ngân hàng cũng có những bước biến đổi
theo thời gian. Ngân hàng ngày nay đã cơ bản khác với ngân hàng trước đây. Đó là kết
quả của tình hình kinh tế và tiền tệ của mỗi thời kỳ. Hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau về ngân hàng thương mại.
Ở Hoa Kỳ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ
vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Việt Nam: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó TCTD là doanh
nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội
dung nhận tiền gởi và sử dụng tiền gởi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh
toán.
1.1.1.2 Chức năng của NHTM:
 Chức năng trung gian tài chính:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Đây là chức năng đầu tiên, cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM một mặt huy động và tập trung
nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế, mặt khác trên cơ
sở số vốn đã huy động được sẽ sử dụng để cho vay. Như vậy NHTM vừa là người cho
vay vừa là người đi vay. Ngoài ra ngân hàng còn đóng vai trò làm môi giới cho người
đầu tư.
Thông qua chức năng trung gian tài chính, NHTM đã thực sự huy động được
sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, thiết lập
các dịch vụ tiện ích cho xã hội. Đối với bản than người gởi tiền họ kiếm được lợi
nhuận từ số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gởi mà ngân hàng sẽ trả
cho họ, cơ hội đầu tư cho nguồn vốn cũng nhiều hơn. Đối với người đi vay sẽ thoả
mãn nhu cầu về vốn và khả năng lựa chọn nguồn vốn nhiều hơn. Đối với NHTM sẽ
kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi tiền gởi hay là hoa hồng môi
giới. Lợi nhuận nyà chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHTM.
 Chức năng trung gian thanh toán.
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM sẽ cung cấp cho khách
hàng nhiều công cụ thanh toán mang tính tiện ích cao như séc, thẻ tín dụng, uỷ nhiệm
thu, uỷ nhiệm chi…Ngân hàng sẽ thừa lệnh khách hàng để thực hiện toàn bộ các
nghiệp vụ ngân quỹ cho khách hàng, từ đó đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí
lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá,
đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với chức năng này cũng cho phép NHTM
tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển và tiết giảm được lượng tiền mặt trong
lưu thông. Ngày nay có thể nói rằng hoạt động thanh toán chiếm một vị trí quan trọng
trong hoạt động của NHTM. Khi chức năng trung gian thanh toán càng được hoàn
thiện thì vai trò của NHTM cũng sẽ được nâng cao hơn với tư cách “thủ quỹ của khách
hàng”.
 Chức năng tạo tiền.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Ngoài việc thực hiện chức năng trung gian tài chính từ việc thu hút tiền gởi và cho
vay trên số tiền gởi đó, NHTM còn tạo ra tiền gọi là bút tệ. Số tiền cho vay sẽ không
trên cơ sở số tiền gởi mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay. Đến
hạn người vay trả nợ, tiền vay rút khỏi lưu thông quay về ngân hàng và bị huỷ bỏ. Như
vậy bút tệ chỉ tạo ra khi ngân hàng cho vay thông qua tài khoản tại ngân hàng. Do đó
nó không có hình thái vật chất và chỉ là những con số trên tài khoản. Việc tạo ra bút tệ
là một bước quan trọng trong công nghệ ngân hàng, là công cụ thanh toán linh động và
hữu ích. Tuy nhiên việc tạo ra bút tệ phải phù hợp với nhu cầu tiền tệ cho sự phát triển
của nền kinh tế để tránh bị suy thoái và cần có những quy định cụ thể.
 Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia.
Để ổn định tiền tệ, tạo điều kiện ổn định giá cả, các ngân hàng trung ương sử
dụng các công cụ điều tiết nhạy bén linh hoạt đối với NHTM để đưa thêm tiền vào lưu
thông hay rút bớt tiền vào lưu thông quay về ngân hàng. Qua đó tạo ra sự phù hợp giữa
khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của
chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ nhất định.
Nền kinh tế phát triển, vai trò của tín dụng NHTM càng tăng lên trong việc
giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Phạm vi tín dụng mở rộng, hình thức cho vay
vốn tín dụng đa dạng không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp mà còn phục
vụ các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu chính
sách xã hội của Nhà nước. Ngoài ra, NHTM còn góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan
hệ hợp tác quốc tế, thu vốn nước ngoài….làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM:
1.1.2.1 Huy động vốn
Là nghiệp vụ cơ bản tạo tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như
đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này NHTM được sử dụng những biện pháp và công cụ
cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội
làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Có thể nói đây là cơ sở chính
của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của
ngân hàng. Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Vốn điều lệ và các quỹ: là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong
suốt quá trình hoạt động. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng được
ghi vào điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng vốn pháp định do chính
phủ quy định.
Các quỹ ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại
và hoạt động của ngân hàng.
 Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức nhận tiền gửi của
các chủ thể kinh tế, các TCTD, cá nhân dân cư…bao gồm:
Tiền gởi không kỳ hạn :đây là khoản tiền mà người gởi có thể rút ra sử dụng
bất cứ khi nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, bao gồm tiền
gởi thanh toán và tiền gởi không kỳ hạn.
Tiền gởi có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận thời gian rút tiền giữa ngân
hàng và khách hàng.
Tiền gởi tiết kiệm: là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân, được gởi vào ngân
hàng nhằm được hưởng lãi suất theo định kỳ. Có 2 loại tiền gởi tiết kiệm là tiền gởi tiết
kiệm có kỳ hạn và tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.
 Vốn đi vay
Bên cạnh các hình thức huy động dưới dạng nhận tiền gởi, các ngân hàng còn huy
động dưới hình thức phát trái phiếu của ngân hàng. Đây là dạng đi vay dài hạn của
công chúng.
Trong quá trình hoạt động của mình nhiều khi phát sinh các nghiệp vụ cùng một
lúclàm cho nguồn vốn của ngân hàng không đảm bảo đáp ứng các nhu cầu hoạt động
của mình, vì thế ngân hàng phải tiến hành vay vốn của NHTW thông qua biện pháp
chiết khấu, tái chiết khấu, vay của các NHTM khác thông qua thị trường liên ngân
hàng , vay của các ngân hàng nước ngoài hoặc tiếp nhận vốn từ các TCTD ngân hàng,
từ ngân sách nhà nước…
 Vốn tiếp nhận: đây là các nguồn vốn tiếp nhận từ các TCTD, từ ngân
sách nhà nước để tài trợ theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, cải tạo
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
môi sinh. Nghiệp vụ này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng, mục tiêu đã được xác
định trước.
 Vốn khác: là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân
hàng.
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
Đây là nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của
ngân hàng bao gồm:
 Dự trữ: mặc dù hoạt động của ngân hàng là nhằm mục đích kiếm lời,
song cũng cần đảm bảo an toàn để giữ vững lòng tin cho khách hàng do vậy ngân hàng
cần để dành một phần nguồn vốn gọi là dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán khi
khách hàng có nhu cầu rút tiền.
 Cấp tín dụng: số nguồn vốn còn lại sau khi để danh một phần dự trữ, các
NHTM có thể dùng để cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế.
 Cho vay: là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả
năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Khi huy động tiền gởi, ngân hàng phải duy trì dự
trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân
hàng có thể cho vay phần tiền gởi còn lại. Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn của
tích sản NHTM do vậy tiền lãi thu được từ hoạt động này là nguồn thu nhập chủ yếu
của ngân hàng, đồng thời cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Việc cho vay được
phân chia trong phạm vi các khoản mục cho vay bao gồm:
• Cho vay trực tiếp: là một loại hình tín dụng nghiệp vụ của NHTM
trong đó ngân hàng sẽ cấp vốn cho người đi vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư hay
tiêu dùng đồng thời kiểm soát toàn bộ quá trình sử dụng vốn. Đến hạn người đi vay
phải hoàn trả vốn và tiền lãi cho ngân hàng.
• Chiết khấu: đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp mà ngân hàng sẽ
cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho
ngân hàng thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn
trong thời hạn thanh toán.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Cho thuê tài chính: ngân hàng phải thành lập công tythuê mua tài chính
độc lập có tư cách pháp nhân. Công ty thuê tài chính sẽ dùng nguồn vốn của mình hay
vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và
cho thuê trong một thời gian nhất định kèm theo lời hứa là sẽ bán lại về sau.
 Bảo lãnh ngân hàng: trong nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp
bảo lãnh, nhờ đó khách hàng được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng
kinh tế đã được ký kết.
 Đầu tư: đây là khoản mục có vị trí quan trọng thứ hai sau cho vay mang
lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Ngân hàng có thể đầu tư dưới các hình thức như:
hùn vốn, mua cổ phần cổ phiếu của công ty, trái phiếu của Chính phủ, chính quyền địa
phương.
 Tài sản Có khác: là những khoản mục còn lại của tài sản Có, trong đó
chủ yếu là tài sản lưu động – cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động của ngân hàng.
1..1.2.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ
Ngày nay với xu hướng kinh doanh đa năng, các hoạt động kinh doanh dịch
vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ cho các nghiệp vụ chủ
yếu, vừa tạo ra các khoản tiền hoa hồng, lệ phí,…đem lại khoản thu nhập đáng kể cho
ngân hàng. Hoạt động này đang dần có một vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển
hiện nay của NHTM. Các hoạt động này bao gồm:
 Các dịch vụ thanh toán, thu hộ và chi hộ cho khách hàng.
 Bảo quản tài sản quý giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng cho
dân chúng.
 Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách
hàng.
 Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý..
 Tư vấn tài chính, giúp các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu,
trái phiếu
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
(TDCT)
1.2.1 Các khái niệm:
 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: là sự thoả thuận, trong
đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả hoặc cho phép
một ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất địnhcho người thứ ba, hoặc trả theo
lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu, hoặc chiết khấu hối phiếu, do
người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này xuất trình
cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã đề ra
trong thư tín dụng.
 Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của
người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với
điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong
lá thư đó.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên liên quan trong phương
thức TDCT:
• Người xin mở thư tín dụng:nhà nhập khẩu, người mua
 Nhiệm vụ:
 Kịp thời làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gởi đến
ngân hàng.
 Thực hiện ký quỹ khi có yêu cầu của ngân hàng.
 Thanh toán phí dịch vụ với ngân hàng gồm: phí mở L/C, phí tu chỉnh,
phí huỷ bỏ L/C.
 Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh
toán do người bán gởi đến.
 Quyền lợi:
 Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện
đúng quy định của L/C.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Nhận hàng nếu đã thực hiện thanh toán
• Ngân hàng phát hành thư:ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng
này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận, lựa chọn và quy định
trong hợp đồng. Đây là ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.
 Nhiệm vụ:
 Yêu cầu người làm đơn mở thư tín dụng phải nộp đủ các hồ sơ và ký
quỹ khi cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán sau này cho ngân hàng.
 Phát hành thư tín dụng theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C, thông
báo thư đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý ở nước người xuất khẩu.
 Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu.
 Thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy
định của L/C.
 Quyền lợi:
 Hưởng phí dịch vụ L/C
 Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ
 Ngân hàng được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp bất
khả kháng như chiến tranh , động đất, hoả hoạn…
• Người hưởng lợi thư tín dụng: nhà xuất khẩu, người khác do người xuất
khẩu chỉ định
 Nhiệm vụ:
 Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện những nội dung
này của họ.
 Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần thiết.
 Giao hàng theo đúng quy định của L/C.
 Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng quy
định của L/C.
 Trả các phí dịch vụ như phí thông báo, phí tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ
chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ bất hợp lệ.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Quyền lợi:
 Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung của hợp đồng
ngoại thương đã thoả thuận gây thiệt hại cho người bán và người bán đề nghị tu chỉnh
L/C nhưng không được đáp ứng.
 Được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lượi L/C.
• Ngân hàng thông báo thư tín dụng: ngân hàng phục vụ người xuất khẩu,
thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở có trụ sở tại nước xuất khẩu.
 Nhiệm vụ:
 Tiếp nhận L/C và chuyển nó tới cho người xuất khẩu dưới dạng
nguyên văn một cách kịp thời.
 Đánh giá tính hợp lệ của bộ chứng từ.
 Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng phát hành.
 Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được uỷ quyền thanh toán.
 Quyền lợi:
 Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng.
• Ngân hàng xác nhận thư tín dụng: là ngân hàng đứng ra xác nhận trách
nhiệm cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người hưởng lợi trong
trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác
nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu,
thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
• Ngân hàng thanh toán L/C: là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là
một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán
tiền cho người xuất khẩu. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng
mở khi nhận chứng từ của ngân hàng xuất khẩu gởi đến.
1.2.3 Các loại thư tín dụng:
 Tín dụng thư không huỷ ngang có xác nhận: là loại tín dụng thư
không huỷ ngang và được ngân hàng khác có uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc
trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Do đó với loại L/C
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn. Trong loại L/C này,
trách nhiệm của ngân hàng xác nhận nặng hơn trách nhiệm của ngân hàng mở,
do đó để đảm bảo có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở phải ký quỹ
trước và phải trả thủ tục phí cho ngân hàng xác nhận rất cao. Thông thường
ngân hàng mở sẽ nhờ ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò của ngân hàng xác
nhận.
Trường hợp sử dụng: giá trị hợp đồng lớn và nhà xuất khẩu không hoàn
toàn tin tưởng ngân hàng mở.
 Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/c không thể huỷ bỏ trong đó quy định
rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động
có giá trị hiệu lực như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị hợp
đồng. Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và
nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp
dụng L/C tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị động vốn, giảm
được phí tổn do mở L/C.
 Thư tín dụng giáp lưng: là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được mở
ra căn cứ vào một L/C khác làm bảo đảm. Theo L/C này người hưởng lợi (nhà trung
gian-người nhập khẩu để xuất khẩu) phải căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu
mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng.
 Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định nó
chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức
xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu phải mở tại L/C tương ứng thì nó
mới có giá trị.
Loại L/C đối ứng được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệ
thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng, đối lưu , gia công…
 Thư tín dụng ứng trước: Là loại L/C mà trong đó quy định một khoản
tiền được ứng trước cho người XK vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ
hàng hoá được xuất trình. Đối với khoản được ứng trước này, người ta thường quy
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
định trong một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan
trong L/C. Trong thực tế điều khoản đặc biệt này bao gồm:
- L/C có điều khoản đỏ là sự uỷ quyền của ngân hàng mở đối với
ngân hàng mở đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người được
hưởng để giúp cho người được hưởng có thêm nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở.
Đây là loại L/C có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở những điều
khoản đặc biệt này. Thông thường trong điều khoản này, người mở cho phép tổ chức
nhận trước một số tiền trước khi giao hàng, hay còn gọi là thư tín dụng ứng trước.
Theo L/c điều khoản đỏ, thì trong tương lai khi xuất trình chứng từ giao hàng tới
ngân hàng chiết khấu, số tiền đó sẽ được trừ vào số tiền của hoá đơn trừ đi số tiền đã
ứng trước theo điều khoản đỏ. L/C đó được chia thành 2 loại:
+ L/C điều khoản đỏ không đảm bảo: là khoản tiền được ứng trước không
đảm bảo đối với ngân hàng mở, tức là khoản tiền được trả trước được thực hiện khi
người xuất khẩu xuất trình một số hoá đơn với sự cam kết của họ.
+ L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: là bên cạnh các giấy tờ nêu trên, người
XK còn phải xuất trình thêm các chứng từ có giá trị khác như bảo lãnh của ngân hàng
phục vụ cho người XK hay giấy nhập kho.
- L/C điều khoản xanh: giống L/C điều khoản đỏ có đảm bảo.Ngày nay L/C này
không tồn tại.
 Thư tín dụng dự phòng: Để đảm bảo quyền lợi của đơn vị nhập
khẩu trong trường hợp đơn vị xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng.
Đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng
trong đó yêu cầu rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân
hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị
nhập khẩu.
 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được: là loại thư tín dụng mà
theo đó, người hưởng có quyền yêu cầu ngân hàng được uỷ quyền thanh toán,
cam kết trả sau, chấp nhận hay chiết khấu hoặc trong trường hợp tín dụng thư tự
do chiết khấu, ngân hàng được uỷ quyền ghi rõ trong thư tín dụng là ngân hàng
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
chuyển nhượng, chuyển nhượng cho một hay nhiều người hưởng khác được sử
dụng toàn bộ hay một phần thư tín dụng.
 Tín dụng thư chia nhỏ: là loại L/C quy định việc thanh toán từng
khoản tiền nhất định đã thoả thuận trong hợp đồng cho người xuất khẩu sau mỗi
chuyến giao hàng từng phần.
 Tín dụng thư không thể chia nhỏ: Là loại L/C quy định rõ toàn bộ
số tiền phải trả cho người xuất khẩu sẽ được thanh toán sau khi kết thúc phần
giao hàng cuối cùng, loại L/C này thường được dùng trong giao hàng theo từng
lô riêng biệt
1.2.4 Nội dung của một L/C:
 Số hiệu của tín dụng thư: Tất cả L/C đều có số hiệu riêng của
nó.Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến
việc thực hiện L/C, để ghi vào chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh
toán của L/C, để tham chiếu khi thực hiện một nghiệp vụ nào đó.
 Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao
L/C. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy
ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.
 Ngày mở L/C: là nội dung quan trọng để xác định:
- Ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với người
xuất khẩu.
- Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
- Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của
người nhập khẩu và đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực
hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không.
 Loại L/C: là nội dung quan trọng của L/C, vì mỗi loại L/C có tính chất và
nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C cũng khác
nhau.
 Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C:
- Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
- Tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C
- Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng
mở ở nước người xuất khẩu
- Ngân hàng trả tiền: có thể ngân hàng mở và cũng có thể là ngân
hàng khác do ngân hàng mở uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người
xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân
hàng mở theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy
tín trên thị trường và tài chính quốc tế.
- Tên và địa chỉ người hưởng lợi L/C: phải được ghi rõ, đầy đủ,
đúng và địa chỉ điện tín. Nếu không ghi rõ, ngân hàng thông báo sẽ chậm trễ trong việc
gởi L/C cho người thụ hưởng.
 Phương thức mở L/C: NH mở dùng điện hay thư để chuyển L/C.
 Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời
hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C
bắt đầu được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
Thời hạn hiệu lực của L/C được xác định như sau:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được
trùng với ngày giao hàng.
+ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.
 Số tiền L/C: là nội dung quan trọng. Vì vậy việc quy định nó trong L/C
cũng rất chặt chẽ. Số tiền trong L/C phải ghi cả bằng số và bằng chữ phải thống nhất
với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng không nên ghi số tiền dưới dạng một
số tuyệt đối, vì như vậy sẽ khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán.
Cách tốt nhất là dựa vào số lượng mà ghi số tiền cho chính xác, nếu không ghi thì ghi
dung sai cho phép.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền
sau. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu phát
hành hối phiếu trong L/C. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C
nếu như trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền
có kỳ hạn. Song điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để
chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
 Chỉ rõ tiền lãi hay phí chiết khấu do bên nào chịu: Người nhập khẩu hay
người xuất khẩu chịu nếu thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng.
 Thời hạn xuất trình chứng từ: Ngoài việc ngày hết hiệu lực cho việc xuất
trình chứng từ, L/C còn quy định bộ chứng từ phải được xuất trình trong một thời hạn
nhất định, thường căn cứ vào ngày giao hàng. Theo UCP 600, thời hạn xuất trình bộ
chứng từ phải trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng nếu bộ chứng từ có vận đơn
gốc.
 Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng
hoá cho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ đến
thời hạn hiệu lực của tín dụng thư. Chú ý: Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao
hàng thì thời hạn hiệu lực của L/C tự độnh được kéo dài tương ứng.
 Điều khoản về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất hàng
hoá, giá cả đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, xuất xứ.
 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sỏ giao
hàng, địa điểm gởi hàng, bốc hàng, dỡ hàng, địa điểm chuyển tải, cách vận chuyển và
cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C.
 Cách giao hàng, cách thanh toán và cách vận tải: có nhiều cách khác
nhau.L/C có thể quy định cụ thể sau đây:
+ giao hàng một lần
+ giao nhiều lần trong thời gian…
+ giao nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định,
+ giao nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến
+ giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng trả
tiền: là nội dung then chốt của một L/C, bởi bộ chứng từ thanh toán quy định trong L/C
là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng và làm đúng nghĩa vụ của L/C, do vậy ngân hàng mở phải dựa vào đó để tiến
hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định
trong L/C.
 Quy định về bảo hiểm: đồng tiền, công ty bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm
phải mua,…
 Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở L/C, cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợp
đồng và hai bên ký kết.
 Các điều kiện khác, chẳng hạn: có thể hoàn trả tiền bằng điện chẳng hạn,
chi phí sửa đổi do ai chịu,..
 Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: là nội dung cuối cùng của
L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở với L/C này.
 Chữ ký của ngân hàng mở
1.2.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu
1.2.5.1. Tiếp nhận đơn mở L/C
• Điều kiện mở L/C:
Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt nam.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu)
- Có giấy chứng nhận mã số kinh doanh xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao
dịch lần đầu).
- Có tài khoản tại ngân hàng
- Có hợp đồng ngoại thương làm cơ sở để mở thư tín dụng.
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên
ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).
Trường hợp khách hàng được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng thì giá trị tín
dụng thư không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Nếu vượt quá hạn mức thì
doanh nghiệp phải ký quỹ.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Trong trường hợp khách hàng chưa hoặc không được cấp hạn mức tín dụng thì
khách hàng phải ký quỹ hoặc cầm cố thế chấp tài sản cho khoản mở thư tín dụng và
phải được Ban tổng Giám đốc duyệt chấp thuận.
• Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu
- Giấy yêu cầu mở tín dụng thư (L/C) (theo mẫu).
- Bản sao có công chứng hợp đồng ngoại thương hoặc các tài liệu có giá trị tương
đương hợp đồng (bản sao).
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp khách
hàng giao dịch lần đầu).
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất –
nhập khẩu (trường hợp khách hàng giao dịch lần đầu).
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành
(đối với hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch hoặc hàng nhập khẩu có điều
kiện).
- Giấy đề nghị ký quỹ 100% trị giá L/C theo mẫu đối với khách hàng không có
hạn mức L/C (hoặc làm hợp đồng vay để thanh toán L/C).
• Ký quỹ mở L/C: là hình thức lập ra tài khoản đặc biệt chỉ giành cho thanh
toán L/C đã mở, doanh nghiệp không được quyền sử dụng cho mục đích khác.Mục
đích ký quỹ là đảm bảo an toàn thanh toán cho ngân hàng phát hành L/C.
 Loại 1: không cần ký quỹ: đối với những doanh nghiệp có quy mô hoạt
động lớn, tài khoản tiền gửi luôn có số dư lớn, uy tín trong thanh toán.
 Loại 2 ký quỹ dưới 100%: là những doanh nghiệp có mối quan hệ với
ngân hàng, có uy tín trong kinh doanh.
 Loại 3: ký quỹ 100% đối với những doanh nghiệp chưa tạo được uy tín
đối với khách hàng
1.2.5.2.Mở L/C:
 L/C trả ngay:
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Quota
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
+Hợp đồng nhập khẩu
+ Đơn xin mở
 L/C trả chậm:
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Đơn xin mở L/C trả chậm
+ Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ
1.2.5.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ:
 Kiểm tra hối phiếu:
 Kiểm tra hoá đơn
 Kiểm tra vận đơn
 Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ
 Kiểm tra phiếu đóng gói
 Kiểm tra chứng từ bảo hiểm
1.2.5.4 Thanh toán L/C:
1.2.5.4.1 Đối với L/C trả ngay
- Ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có).
- Có đủ ngoại tệ trong tài khoản hoặc được Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán.
- Nhận bộ chứng từ.
1.2.5.4.2 Đối với L/C trả chậm
-Quý khách ký cam kết thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.
-Ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có).
-Nhận bộ chứng từ.
+ Bộ chứng từ phải đầy đủ về số lượng và hợp lệ theo qui định.
+ Giấy đề nghị mở L/C phải có nội dung rõ ràng, các điều kiện phải thống nhất,
đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có).
+ Mọi sửa chữa trên L/C phải có chữ ký xác nhận của chủ tài khoản hoặc người
được chủ tài khoản uỷ quyền.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
- Có đủ ngoại tệ trong tài khoản để thanh toán hoặc được Ngân hàng bán ngoại tệ
thanh toán khi đến hạn và các chi phí liên quan.
1.3.Khái quát về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của
nhiều người. Trong khi hàng hoá hiện hữu được các nhà Marketing kiểm soát và quản
trị theo chiến lược Marketing chung thì chất lượng của dịch vụ là khó xác định và chưa
có chiến lược quản lý có hiệu quả. Vấn đề nhận thức, kiểm tra và kiểm soát chất lượng
trong dịch vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Chất lượng thực tế và
những yếu tố chi phối nó hiện nay chưa lượng hoá được. Tầm quan trọng của chất
lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp và khách hàng có sự khác nhau rất lớn. Chất lượng
dịch vụ chi phối mạnh tới việc tăng tỷ phần của thị trường, tăng khả năng thu hồi vốn
đầu tư, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng lợi nhuận.
Đó là những lợi ích có chiến lược lâu dài đối với một doanh nghiệp dịch vụ. Chúng ta
không thể sử dụng những phương pháp kiểm tra, kiểm soát và quản trị chất lượng của
hàng hoá hiện hữu sang áp dụng cho dịch vụ bởi vì dịch vụ có những đặc tính riêng
biệt nó chi phối quá trình hình thành và vận động của chất lượng.
Nhận thức về chất lượng dịch vụ
Những nhận thức chung này đang vươn tới hoàn thiện khái niệm và những đặc
tính riêng biệt gắn với chất lượng của dịch vụ. Đối với sản phẩm hàng hoá hiện hữu
cũng có những quan điểm nhận thức khác nhau về chất lượng. Chất lượng là làm cho
sản phẩm tốt ngay từ đầu tiên, không có khuyết tật nào. Chất lượng như là sự thích ứng
với nhu cầu. Kiểm soát chất lượng bằng cách duy trì nghiêm ngặt công nghệ, đếm
những sai sót bên trong và những sai sót bên ngoài khi hoàn thiện đơn vị sản phẩm.
Tuy nhiên những nhận thức về chất lượng nói trên của hàng hoá hiện hữu không đủ để
hiểu về chất lượng dịch vụ song nó cũng giúp ta có những định hướng về chất lượng.
Những đặc điểm nổi bật của dịch vụ chi phối đến chất lượng, những đặc điểm đó
được phân tích kỹ hơn ở phần dưới.
Thứ nhất, dịch vụ có đặc tính không hiện hữu vì chúng là tập hợp các hoạt động
chứ không phải các yếu tố vật chất hiện hữu do vậy rất khó quán xuyến đến chất lượng
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
đồng bộ. Hầu hết các dịch vụ không đếm được, không đo lường được, không dự trữ và
kiểm nghiệm được. Đặc biệt dịch vụ không thể kiểm tra trước khi bán để đảm bảo chất
lượng. Do tính không hiện hữu nên các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn để hiểu khách
hàng tiếp cận dịch vụ và đánh giá dịch vụ như thế nào.
Thứ hai, cá dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ với hàm lượng lao động lớn thường
không đồng nhất. Việc thực hiện dịch vụ có thay đổi với từng người cung cấp, từng
khách hàng và từng thời điểm cụ thể. Sự tương thích về hành vi của các nhân viên dịch
vụ rất khó đảm bảo. Dịch vụ doanh nghiệp dự định cung cấp cho khách hàng có khác
so với dịch vụ thực tế mà khách hàng nhận được.
Thứ ba, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ là đồng thời, không chia tách, không được
thiết kế và tạo ra tại nhà máy sau đó phân phối trọn vẹn cho khách hàng. Trong các
dịch vụ sử dụng nhiều lao động, chất lượng xuất hiện trong khi chuyển giao phân phối
dịch vụ, khi tác động qua lại giữa nhân viên cung cấp dịch vụ và khách hàng. Doanh
nghiệp dịch vụ thực hiện kiểm soát với mức độ nhất định lên chất lượng dịch vụ đối
với những dịch vụ có mật độ khách hàng tham gia lớn bởi vì khách hàng có ảnh hưởng
tới quá trình dịch vụ. Trong những tình huống cụ thể đó, đầu vào là khách hàng đã thể
hiện nhu cầu đối với người cung cấp nên trở thành một yếu tố quyết định chất lượng
dịch vụ cung cấp.
Từ những đặc điểm của dịch vụ và đặc điểm của hệ thống hoạt động sáng tạo
dịch vụ, các nhà nghiên cứu đều đi đến thống nhất một số vấn đề chung nhất về chất
lượng dịch vụ là:
 Khách hàng khó đánh giá và nhận biết chất lượng dịch vụ. Khi trao đổi
hàng hoá hiện hữu, khách hàng sử dụng rất nhiều tiêu chuẩn hữu hình để đánh giá chất
lượng mẫu mã, độ bền màu sắc, nhãn mác, cảm giác, bao gói, sự phù hợp. Khi chuyển
giao dịch vụ các đầu mối hữu hình tồn tại ít hơn. Trong hầu hết những trường hợp các
bằng chứng hữu hình được giới hạn trong các phương tiện vật chất của nhà cung cấp và
nhân viên cung cấp.
Với sự thiếu thốn của các đầu mối hữu hình để đánh giá chất lượng dịch vụ,
khách hàng phải dựa vào những đầu mối khác như giá cả, mức độ sẵn sàng của dịch
vụ, vị trí nơi cung cấp dịch vụ..
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Do đặc tính không hiện hữu của dịch vụ mà một doanh nghiệp cảm thấy khó
khăn để hiểu được khách hàng đã tiếp nhận dịch vụ và chất lượng dịch vụ đó như thế
nào. Khi một nhà cung cấp hiểu được khách hàng của họ sẽ đánh giá dịch vụ của họ
như thế nào, họ sẽ có khả năng tạo ra những tác động vào những đánh giá theo hướng
mong muốn.
 Chất lượng là sự so sánh giữa sự mong đợi về giá trị một dịch vụ trong
khách hàng với giá trị dịch vụ thực tế nhận được do doanh nghiệp cung cấp. Các nhà
nghiên cứu và các nhà quản lý các doanh nghiệp dịch vụ đều thống nhất quan điểm cho
rằng chất lượng dịch vụ bao hàm một sự so sánh giữa sự mong đợi và thực hiện. Đó là
sự đo lường phân phối dịch vụ phù hợp với nghĩa là thực hiện sự chuyển giao dịch vụ
sao cho phù hợp với sự mong đợi của khách hàng tốt đến mức nào. Phân phối dịch vụ
có nghĩa là sự thực hiện sự chuyển giao dịch vụ sao cho phù hợp với những mong đợi
của khách hàng trên một nền tảng tương thích với mức độ mong đợi. Từ suy nghĩ định
hướng này chúng ta có thể theo các mức như sau:
Sự hài lòng của khách hàng có liên quan tới chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch
vụ cao, mức độ thoả mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng sẽvui vẻ hài lòng. Chất
lượng dịch vụ cao, mức độ thoả mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng cảm thấy vui
vẻ hài lòng. Ngược lại nếu chất lượng dịch vụ thấp, mức độ thoả mãn thấp hơn giá trị
mong đợi, sẽ làm khách hàng thất vọng. Giá trị dịch vụ khách hàng nhận được do chuỗi
giá trị của dịch vụ tổng thể mà công ty chuyển giao phụ thuộc vào một số yếu tố như:
dịch vụ tổng thể được cung cấp, nhân viên cung cấp dịch vụ, những hoạt động của đối
thủ cạnh tranh, các mức độ đơn vị mong đợi, tầm hiểu biết và sự am tường về dịch vụ
của người tiêu dung dịch vụ.
 Những đánh giá dịch vụ ở các đầu ra và ở các quá trình. Chất lượng dịch
vụ không chỉ đánh giá so sánh ở đầu ra với giá trị mong đợ của khách hàng mà nó còn
bao gồm hoạt động của toàn bộ hệ thống cung cấp và sự hoạt động đó hình thành nên
phương cách phân phối. Từ đó dẫn đến sự thừa nhận có sự tồn tại của hai loại chất
lượng dịch vụ: chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà khách hàng thực sự nhận
được từ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và chất lượng chức năng bao gồm phương cách
phân phối.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Tiền đề cơ sở của chất lượng dịch vụ là sự chuyển giao dịch vụ với khách
hàng và các yếu tố trong tổ chức dịch vụ, sự hiểu biết nói chung của khách hàng và sự
hiểu biết về dịch vụ của họ. Cũng từ tiền đề này có thể tiếp cận chất lượng dịch vụ với
ba mảng lớn: chất lượng vật lý của dịch vụ bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ, nhà
quầy,..chính là môi trường vật chất của dịch vụ, chất lượng tổ chức gồm phương thức
tổ chức quản lý điều hành, uy tín, tiểu sử, hình ảnh của công ty, chất lượng chuyển giao
dịch vụ gồm những tác động qua lại giữa nhân viên cung cấp và khách hàng.
Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận
tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thoả
mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng
và trong phân phối dịch ở đầu ra.
Năm khoảng cách nhận thức về chất lượng dịch vụ
Những vấn đề cụ thể này được nghiên cứu rút ra từ thực tiễn điều tra thăm dò
hoạt động của nhiều loại dịch vụ qua phỏng vấn nhiều nhà điều hành chuyên viên
Marketing và khách hàng về nhận thức và cảm nhận được đối với chất lượng dịch vụ.
Qua nghiên cứu thăm dò, chúng ta có được một mô hình về chất lượng dịch vụ.
Mô hình đưa ra 5 khoảng cách trong hiểu biết về chất lượng dịch vụ và nhiệm vụ phân
phối chúng đến khách hàng của nhà điều hành và của khách hàng. Năm khoảng cách
nhận thức đó chi phối trực tiếp chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Khoảng cách thứ nhất: Sự khác biệt giữa dịch vụ khách hàng mong đợi và những
hiểu biết của nhà quản lý về những mong đợi đó. Khoảng cách này có thể là những khó
khăn chính trong phân phối dịch vụ mà khách hàng xem nó như là có chất lượng cao.
Nhìn chung nhà quản lý hiểu biết nhiều về sự mong đợi của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ. Điều này được chứng minh qua điều tra thăm dò. Tuy vậy vẫn còn
sự nhận thức chưa đầy đủ về sự mong đợi đó của các nàh quản lý. Những ví dụ sau đây
làm sáng tỏ vấn đề trên.
Sự riêng tư và bí mật trong các giao dịch được khách hàng nhấn mạnh như là
chất lượng chính trong mọi dịch vụ ngân hàng và mua chứng khoán. Song các nhà
quản lý lại ít biết về sự mong đợi đó.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Các đặc điểm về vật chất và an toàn của thẻ tín dụng đã được khách hàng rất
quan tâm mong đợi nhưng không được các nhà quản lý nhấn mạnh và coi đó là yếu tố
chi phối mạnh chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng.
Trong dịch vụ bảo quản sửa chữa, những khách hàng được điều tra đều cho rằng
các doanh nghiệp dịch vụ lớn không được coi là những doanh nghiệp có chất lượng
cao, chỉ những doanh nghiệp nhỏ độc lập được coi là có chất lượng cao. Trái lại hầu
hết các nhà điều hành được thăm dò đều cho rằng độ lớn của doanh nghiệp sẽ tăng
đáng kể chất lượng dịch vụ.
Về thực chất các nhà điều hành doanh nghiệp dịch vụ không phải khi nào cũng
hiểu trước được thuộc tính nào của dịch vụ là giá trị mong đợi và là chất lượng cao đối
với khách hàng, những thuộc tính gì doanh nghiệp nên có để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Việc thực hiện những thuộc tính trên nên đạt ở mức độ nào để phân phối
dịch vụ đạt chất lượng cao. Những hiểu biết này tương ứng với những nghiên cứu
trước đây trong dịch vụ cho rằng nhà Marketing dịch vụ không phải lúc nào cũng hiểu
được sự mong đợi của khách hàng trong một dịch vụ. Sự hiểu biết này sẽ tác động đến
sự cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà điều hành về sự mong đợi của khách hàng
với sự mong đợi của khách hàng sẽ tác động lên sự cảm nhận của khách hàng về chất
lượng dịch vụ.
Khoảng cách thứ hai: Sự khác biệt giữa khoảng cách của nhà quản lý về sự
mong đợi của khách hàng với các đặc tính chi tiết về chất lượng dịch vụ của công ty.
Những nguyên nhân cơ bản chi phối khoảng cách này được chia làm ba nhóm, nhóm
nguyên nhân về nguồn lực, nhóm nguyên nhân về thị trường và nhóm nguyên nhân
thuộc các nhà quản lý.
Nhóm nguyên nhân nguồn lực có thể kể đến các yếu tố như lực lượng lao động,
kỹ năng lao động, công cụ trang thiết bị, các nguồn tài nguyên khác.
Các nhà điều hành của doanh nghiệp bảo quản, sữa chữa hiểu rất rõ rằng đối với
khách hàng việc trả lời đúng và nhanh bộ phận nào, chi tiết nào hỏng là một yếu tố
sống còn đối với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên họ cũng thấy được để thiết lập những
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
xác định phân phối nhanh như thế là khó khăn vì thiếu những nhân viên được đào tạo
cơ bả để có kỹ năng chuyên môn cao.
Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ thị trường có thể kể tới những yếu tố như quy
mô nhu cầu, sự biến động của nhu cầu, mùa vụ tiêu dùng hoặc những khó khăn về
nguồn lực, sự thay đổi trong đặc điểm nhu cầu làm cho thuộc tính dịch vụ của công ty
khác với sự nhận biết cuả nhà quản lý đối với dịch vụ mong đợi của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ các nhà quản lý, có thể kể đến như: các nhà
quản trị không định hướng chất lượng dịch vụ theo sự mong đợi của khách hàng mà
theo chủ quan của họ. Họ xác định các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ dựa trên sự võ đoán
chủ quan của họ. Sự bang quan của các nhà quản lý cũng là yếu tố tạo nên khoảng cách
nêu trên.
Khoảng cách sự hiểu biết của nhà quản lý về dịch vụ mong đợi củ khách hàng
và xác định những đặc tính chi tiết về chất lượng sản phẩm của công ty sẽ ảnh hưởng
đến cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Khoảng cách thứ ba: sự khác biệt giữa các đặc tính chi tiết chất lượng dịch vụ
được nhân biết với quá trình thực tế phân phối đến khách hàng. Mặc dù có thể có sự
chỉ dẫn để thực hiện dịch vụ được tốt và đối xử với khách hàng đúng đắn song chưa
hẳn đã có những dịch vụ chất lượng cao.
Các nhà điều hành đều thừa nhận rằng các nhân viên cung cấp dịch vụ có tác động
rất lớn lên chất lượng dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được. Quá trình thực hiện
chuyển giao của các nhân viên không đồng đều và không tiêu chuẩn hoá được.
Khoảng cách giữa những đặc tính, chi tiết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
với quá trình thực tế phân phối nó sẽ ảnh hưởng đến sự nhận biết, đánh giá về chất
lượng dịch vụ nhận được của khách hàng.
Khoảng cách thứ tư: Sự khác biệt giữa dịch vụ thực tế phân phối và cung cấp với
những thông tin mà khách hàng nhận được qua hoạt động truyền thông về dịch vụ đó.
Phương tiện quảng cáo và hình thức truyền thông khác của doanh nghiệp về dịch
vụ sẽ ảnh hưởng đến sự mong đợi của khách hàng. Nếu sự mong đợi giữ vai trò quan
trọng trong việc tiếp nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng thì doanh nghiệp không
nên hứa hẹn nhiều bằng giao tiếp mà phải phân phối nó trên thực tế. Hứa hẹn nhiều
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
hơn thực tế phân phối sẽ tăng mong đợi ban đầu và làm giảm đi sự nhận biết chất
lượng khi lời hứa không thực hiện được.
Tóm lại, truyền thông không những tác động lên sự mong đợi của khách hàng mà
còn tác động lên sự tiếp nhận của họ đối với dịch vụ được phân phối. Nói cách khác,
những điều không nhất quán giữa phân phối dịch vụ và giao tiếp bên ngoài dưới dạng
phóng đại những lới hứa hoặc thiếu thông tin về phân phối dịch vụ có thể tác động tới
sự tiếp nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Khoảng cách thứ năm: Sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ thực tế
nhận được. Vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng dịch vụ là những giá trị khách hàng
nhận được trong hoạt động chuyển giao phải đạt được hoặc vượt quá những gì mà
khách hàng chờ mong.
Như vậy sự đánh giá chất lượng dịch vụ cao hay thấp phụ thuộc vào khách hàng
đã nhận được dịch vụ thực tế như thế nào trong bối cảnh họ mong đợi mong đơi những
gì.
Chất lượng mà khách hàng cảm nhận được trong một dịch vụ là một chức năng
của cỡ và hướng của khoảng cách giữa dịch vụ nhận được và dịch vụ mong đợi.
Những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của dịch vụ
 Chất lượng dịch vụ được khách hàng nhận biết phụ thuộc vào cỡ và
hướng của khoảng cách 5. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào bản chất của những
khoảng cách liên quan tới những tổ chức thiết kế, Marketing, phân phối dịch vụ.
Cần chú ý một điều quan trọng là những khoảng cách từ phía nhà Marketing có
thể thích hợp hoặc không thể thích hợp với sự nhận biết của chất lượng dịch vụ. Đó là
do cỡ và hướng của mỗi khoảng cách sẽ có một tác động vào chất lượng dịch vụ. Ví dụ
khoảng cách 3 sẽ được sắp đặt thích hợp nếu phân phối dịch vụ thực tế vượt trội hơn
những tiêu chuẩn xác định. Nó sẽ không sắp đặt thích hợp nếu như các xác định dịch
vụ không được đáp ứng.
 Các thành phần chất lượng dịch vụ được nhận biết. Các khách hàng đều
sử dụng những tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá các dịch vụ. Những tiêu chuẩn này
rơi vào 10 loại yếu tố mấu chốt, đó là những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Nội
dung chi tiết những yêu cầu của các yếu tố được hệ thống như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Tính tiếp cận: bao gồm khả năng tiếp cận dễ dàng: dịch vụ dễ tiếp cận,
thời gian chờ dịch vụ không quá lâu, thời gian hoạt động thuận tiện, vị trí thuận tiện
cho phương tiện dịch vụ.
 Tính tin cậy được: bao gồm sự thực hiện thích hợp và có độ tin cậy. Thực
hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu, doanh nghiệp tôn trọng những thông điệp truyền
thông của mình.
 Tính sẵn sàng: bảo đảm dịch vụ khi nào cũng có để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng bao gồm: quy chế, thủ tục có thuận lợi dễ dàng không, giao dịch dịch vu
nhanh chóng, khách hàng tới trong mọi tình huống, dịch vụ nhanh thoả mãn tức thời.
 Năng lực: có nghĩa là kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện dịch vụ
bao gồm: kiến thức và kỹ năng của nhân viên cung cấp, nhân viên trợ giúp,..
 Cư xử lịch sự: tính lịch sự, tôn trọng, qua tâm, thân thiện của nhân viên
cung cấp dịch vụ: quan tâm đến tài sản của cải của khách hàng, nhân viên cung cấp
thiện cảm.
 Giao tiếp: hướng dẫn cho khách hàng bằng lời nói ngắn gọn để họ hiểu
và lắng nghe họ. Chú ý đến phong cách, thái độ đối với những khách hàng khác nhau
vơi nội dung là: giải thích dịch vụ, giải thích giá cả dịch vụ, giải thích sự chuyển giao
dịch vụ và chi phí, bảo đảm với khách hàng là vấn đề được giải quyết.
 Uy tín bao gồm: sự tin tưởng, trung thực, làm cho khách hàng hài lòng
vui vẻ, trong lòng: tên công ty, sự nổi tiếng của công ty, tính cách nhân viên cung cấp
dịch vụ, độ phức tạp trong cách chuyển giao dịch vụ.
 Sự an toàn: không bị nguy hiểm, không mạo hiểm, không nghi ngờ: như
an toàn về vật chất, an toàn về tài chính, bí mật..
 Tính hữu hình hàng hoá: bao gồm những dấu hiệu vật chất của dịch vụ:
như phương tiện vật chất, gương mặt của nhân viên, công cụ và thiết bị để tạo ra dịch
vụ, những khách hàng trong hệ thống dịch vụ,
 Sự hiểu biết khách hàng: hiểu biết về nhu cầu của khách hàng bao gồm:
học tập, đào tạo những kỹ năng riêng biệt theo từng đối tượng của khách hàng, chú ý
tới nhu cầu cá nhân,.thừa nhận khách hàng quen thuộc.
Cần chú ý rằng có thể mức độ quan trọng tương đối của 10 yếu tố nêu trên trong
dịch vụ mong đợi của khách hàng sẽ khác với mức độ quan trọng tương đối của nó
trong dịch vụ phân phối mà khách hàng nhận được. Tuy nhiên so sánh chung giữa sự
mong đợi và sự nhận được đã được đề cập ở phần trên, song ở đây có khác một chỗ
bản chất của những đặc trưng được đánh giá.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Trong 10 yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ, có hai yếu tố thuộc tính chất tìm
kiếm, đó là những tính chất có thể quyết định trước khi mua bán. Hai yếu tố đó là: tính
hữu hình hoá và tính tin cậy được. Những tính chất như tính tiếp cận, tính lịch sự, uy
tín, tính sẵn sang, sự am hiểu của khách hàng và giao tiếp. Những yếu tố này chỉ có thể
được biết khi các khách hàng đang mua hoặc đang tiêu dùng dịch vụ. Trong khi khách
hàng có một số thông tin dựa trên kinh nghiệm của họ hoặc dựa trên những đánh giá
của khách hàng khác, họ muốn đánh giá lại những yếu tố này qua những lần mua và
tiêu dùng bởi vì tính không đồng nhất của dịch vụ.
Có hai yếu tố rơi vào loại phẩm chất tin tưởng đó là kỹ năng để thực hiện dịch vụ
và an toàn. Các khách hàng khó có thể đánh giá được, kể cả sau khi họ mua và tiêu
dùng dịch vụ.
Dựa trên những nghiên cứu hiện tại, chất lượng dịch vụ đang được thừa nhận dọc
theo bậc thang liên tục từ chất lưọng dịch vụ ý tưởng cho tới chất lượng dịch vụ ý
tưởng cho đến chất lượng dịch vụ hiện thực. Một vài quan điểm trong bậc thang này
đại diện cho chất lượng là sự hài lòng. Vị trí của chất lượng dịch vụ mà khách hàng
nhận được phụ thuộc vào bản chất của sự cách biệt giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ
nhận được
CHƯƠNG II
DỊCH VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ THANH TOÁN L/C
NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ
NẴNG:
2.1 Giới thiệu về NHCT:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh:
-Tháng 11/1998 theo nghị định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống ngân
hàng,Ngân hàng công thương được thành lập với tên là Ngân Hàng Công Thương Việt
Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước.Chi
nhánh NHCT có các chi nhánh trực thuộc sau:Hội An,Tam Kỳ,Hoà Khánh,Ngũ Hành
Sơn.
- Ngày 1/1/1997, sau sự kiện chia tách tỉnh,Ngân Hàng Công Thương Quảng
Nam-Đà Nẵng tách thành chi nhánh trực thuộc Trung ương,ngân hàng công thương
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
thành phố Tam Kỳ và Ngân Hàng Công thương Thành phố Đà Nẵng.Trụ sở chính của
Ngân Hàng Công Thương Đà nẵng đóng tại 172 Nguyễn văn Linh, Với hai chi nhánh
Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn.Tên giao dịch quốc tế là: INCOMBANK
- Chi nhánh đã có những phát triển về nhiều mặt:số lượng khách hàng giao dịch,
doanh số huy động và cho vay, chất lượng kinh doanh ngày càng tăng…trong quá trình
xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã được thủ tướng chính phủ,
thống đóc NHNN, chủ Tịch UBND thành phố tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua.
-Phát huy những thành tựu đạt được từ thế và lực hiện có, trong thời gian tới
NHCT Đà nẵng sẽ có nhiều hơn nữa thành tích xứng đáng, cùng với cộng đồng NH
Việt Nam góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước.
2.1.2 Chức Năng và nhiệm vụ của chi nhánh:
NHCT Đà Nẵng thực hiện đầy đủ chức năng của một NHTM, hoạt động kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
 Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, các quy định trong
luật NHNN và luật tổ chức tín dụng
 Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia.Nhận tiền gửi thanh
toán và tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các
hình thức phong phú: trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm tích luỹ.
 Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu
 Thức hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mậu
dịch và phi mậu dịch
 Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc ngoại tệ, chi trả kiều hối
 Nhận chuyển tiền thanh toán đến các ngân hàng thương mại trong thanh toán
qua hệ thống viễn thông an toàn, chính xác
 Cho vay đầu tư tín dụng vốn cố định, lưu thông bằng đồng Việt Nam, ngoại
tệ. Cho vay hợp vốn với các dự án lớn có thời gian hoàn vốn dài.
 Thực hiện dịch vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, tư vấn về lĩnh vực
tiền tệ cho các đơn vị đầu tư, lập các dự án khả thi
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, tiền gửi
của tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu các loại nhằm tạo lập nguồn vốn kinh doanh
của các chi nhánh.
 Thực hiện việc thanh toán theo phương thức không dùng tiền mặt cho khách
hàng.
 Dịch vụ thẻ ATM và Ngân Hàng điện tử
 Các hoạt động khác như: Đại lý nhận lệnh chứng khoán, tài trợ thương mại,
thu chi hộ ngân quỹ, kiểm định nội bộ, nhận giữu hộ các tài sản quý..
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh
Một cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý sẽ làm cho hệ thống hoạt dộng có hiệu quả.Có thể
nhìn thấy cơ cấu tổ chức của NHCT Đà Nẵng qua sơ đồ:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
P.Tổng Hợp
P.hành chính tổ chức
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
Chức năng của Giám đốc và các phòng ban
 Ban giám đốc chi nhánh do NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm
theo quy chế bổ nhiệm lại của nhà nước.
 Giám đốc do NHTW bổ nhiệm ,là đại diện pháp nhân của chi nhánh,
chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
 Phó giám đốc gồm hai phó giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và
phó giám đốc ngoại tệ.Hai người này thực hiện công việc và nhiệm vụ do giám đốc
giao
-Các phòng chức năng
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
P.kiểm toán nội bộ
P.thông tin điện tử
P.Giao dịch Hải Châu
P.Tài trợ
P.khách hàng 1
P.khách hàng 2
PG Đốc
P GĐốc
Giám
Đốc
P.Tiền tệ kho quỹ
P,kế toán
P.khách hàng 3
Sơ đồ
cơ cấu
tổ chức
bộ máy
quản lý
của chi
nhánh
NHCT
Đà
Nẵng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Phòng thương mại:thực hiện chức năng kinh doanh trên các lĩnh
vực thanh toán quốc tế như:mở L/C,bảo lãnh mua bán ngoại tệ, đổi ngoại tệ, đổi séc du
lịch, chuyển tiền nhanh, cá hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
 Phòng tiếp thị tổng hợp:Tổng hợp số liệu thống kê,cân đối vốn
kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh tiếp thị, khai thác thị trường, xây dựng
các chương trình marketing cho ngân hàng, nghiên cứu các dịch vụ thẻ,…
 Phòng kế toán: thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, các nghiệp
vụ phát sinh theo chế độ qui định và các dịch vụ khác.. trong kinh doanh của ngân
hàng.
 Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân
hàng, thu chi khách hàng
 Phòng kiểm toán nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát
các hoạt động nội bộ của NHCT.
 Phòng thông tin điện tử: cập nhật, lưu trả số liệu hoạt động của chi
nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của các hệ thống và các
chương trình ứng dụng có lien quan đến khách hàng.
 Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt
động kinh doanh của chi nhánh, các chính sách chế độ và các quyền lợi của người lao
động.Tham mưu cho ban giám đốc về quy hoạch,để bổ nhiệm ,đào tạo bồi dưỡng, tổ
chức bộ máy mạng lưới chi nhánh.
 Phòng giao dịch Hải Châu:là đơn vị trực thuộc: thực hiện chức
năng kinh doanh của ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi và các dịch vụ khác….trong
phạm vi uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh
 Các chi nhánh trực thuộc:thực hiện chức năng kinh doanh của một
ngân hàng hạch toán phụ thuộc.
-Mạng lưới hoạt động gồm có:
 Trụ sở chính 172 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh khê Đà Nẵng
 Hai chi nhánh trực thuộc là NHCT Liên Chiểu tại quận Liên Chiểu
Đà Nẵng và NHCT Ngũ Hành Sơn quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Hai phòng giao dịch là Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng
và phòng giao dịch khu công nghiệp Liên Chiểu.
2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ mà NHCT cung cấp
 Nhận tiền gửi:mở tài khoản, thanh toán việt nam đồng và ngoại tệ qua
ngân hàng với các hình thức như:không kỳ hạn, có kỳ hạn trả lãi trước, trả lãi định kỳ,
trả lãi đến hạn.Nhận tiền gửi của dân cư (tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi..).Lãi
suất tăng dần theo số tiền gửi, tiền gửi dự thưởng..
 Chuyển tiền:chuyển tiền điện tử liên ngân hàng trong nước,chuyển và
nhận tiền qua hệ thống SWIFT nhanh chóng,chính xác thuận tiện, dịch vụ kiều hối,
chuyển tiền du học, chuyển tiền Western Union toàn cầu..
 Dịch vụ ngân quỹ: thu tiền lưu động, thu tiền tại nhà, kiểm đinh nôi ngoại
tệ, đổi ngoại tệ , séc du lịch, ứng trước tiền mặt của thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng
và máy ATM, cho thuê ngăn tủ sắt cất giữ tài sản,..
 Cho vay và đầu tư:cho vay ngắn, trung, dài hạn và VND và ngoại tệ phục
vụ sản xuất, kinh doanh thương mại, du lịch, cho vay, đông tài trợ các dự án lớn.các
loại cho vay tiêu dùng:cầm cố, trả góp, cho vay hỗ trợ du học, cho vay và phát hành
thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa,Mastercard), cho vay mua và xây dựng nhà ở,
mua sắm tài sản, giải ngân các chương trình tài trợ tín dụng của các tổ chức quốc tế.
 Thanh toán xuất nhập khẩu:điện chuyển tiền T/T, nhờ thu (D/A,D/P), tín
dụng chứng từ (L/C), tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu,phát hành thư bảo lãnh trong
nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ
 Dịch vụ thẻ:Phát hành thẻ ATM(E-partnerC-card,E-partner S-card,E-
partner G-card,E-partner pink card),phát hành và thanh toán thẻ quốc
tế(Visa,Master),dịch vụ trả lương vào thẻ E-partner,…
 Dịch vụ và tiện ích khác: tiện ích giao dịch ngân hàng điện tử qua
mạng(phone-banking,internet banking,SMS banking..), đại lý nhận lệnh chứng khoán,
đầu tư vốn trên thị trường tài chính,trợ giúp thông tin, chăm sóc khách hàng,khuyến
mãi,….
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
2.1.5 Kết quả hoạt động của ngân hàng Công Thương Đà Nẵng
Mặc dù trong năm 2005 tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng
nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT ĐN đã đạt được những khả quan
rất đáng khích lệ.Đây là sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ NHCT ĐN trong
suốt một năm hoạt động.
2.1.5.1 Về hoạt động tiền gửi:
Bảng 1:tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tiền gửi
doanh nghiệp
497.004 506.119,2 835,833
Tiền gửi
dân cư
523.657,2 615.541,2 588,839
Tiền gửi
kỳ phiếu
trái phiếu
115.621,2 51.992,4
13,266
Tiền gửi
khác
144.774 183.456
Tổng
cộng
1.281.056,
4
1.357.108,
8
1,437,938
(Nguồn:báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của NH2005-2006)
- Về công tác huy động vốn, nhìn chung nguồn vốn huy động bình quân năm
2006 tăng hơn so với năm 2005.Cụ thể nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 đạt
hơn 1357 tỷ đồng, tăng 5,94%( tương ứng với 76052,4 triệu đồng) so với năm 200.
Trong năm qua chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác tiếp thị,đa dạng hoá về nghiệp
vụ huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ tạo sự thoả mái cho khách hàng khi đến
giao dịch, nâng cao tiện ích và luôn luôn có chính sách lãi suất phù hợp với thị
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
trường,chính vì vậy dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn
đạt được thậm hí vượt mức kế hoạch được giao.
* Nguồn huy động tại ngân hàng:
 Tiền gửi của doanh nghiệp: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền
là tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Mục đích của họ là nhằm đảm
bảo an toàn vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc tiền gửi nhằm
mục đích sinh lợi.Tại ngân hàng trong nam 2006 tiền gửi doanh nghiệp đạt 506.119,2
triệu đồng tăng 1,83% so với năm 2005. Trong đó phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn,
tăng so với năm 2005,điều này chứng tỏ tổ chức thu được nhiều lợi nhuận hơn ,hoạt
động buôn bán diễn ra sôi động hơn nên tiền gửi không kỳ hạn tăng lên.Loại tiền gửi
này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân
hàng.Vì vậy chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm hiểu các
khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để
thu hút khách hàng,mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn
vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.
 Tiền gửi dân cư: đối với loại tiền này khách hàng chủ yếu là các tầng lớp
dân cư trong tỉnh, họ gởi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích
mà ngân hàng cung cấp. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ ngân hàng.Về chênh lệch số dư huy động
bình quân của loại tiền này như sau: Năm 2006 tăng 91.884 triệu đồng so với năm
2005 tốc độ tăng 17,55%.Trong thời gian qua , vốn huy động dân cư tại chi nhánh có
sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn ,vừa
duy trì được khách hàng vừa thu hút được khách hàng mới.
 Tiền gửi kỳ phiếu: Ngoài hai hình thức huy động trên thì vốn huy động
từ kỳ phiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn .Trong những
năm qua ngân hàng đều có phát hành kỳ phiếu.Năm 2005 đạt số dư bình quân
là:115.621,2 triệu đồng, năm 2006 đạt số dư là 51.992,4 triệu đồng giảm 55,03% .Sở di
có biến động này là do việc phát hành kỳ phiếu ở ngân hàng là tuỳ theo nhu cầu và mục
đích của việc đầu tư, khi phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành.Thông thường
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt không liên tục như tiền gửi tiết kiệm hay tiền
gửi doanh nghiệp.
Có thể nói trong những năm qua công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng
Công Thương Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể nguồn vôn huy động tăng
trưởng hàng năm.Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng
kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa
phương.
2.1.5.2 Tình hình cho vay:
Bảng 2:tình hình cho vay tại NHCT Đà Nẵng qua 2 năm 2005-2006
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006
Năm
2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền
1. Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung dài hạn
3.575.481,
6
3.289.162,
8
286.318,8
100
91,99
8,01
3.877.892,
4
3.632.474,
4
245.394
100
93,67
6,33
1,780,42
8
1,680,55
3
99,875
2. Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung dài hạn
3.465.274,
8
3.203.288,
4
261.986,4
100
92,44
7,56
3.383.494,
8
3.126.847,
2
256.647,6
100
92,41
7,59
1,716,89
5
1,706,89
9
9,996
3.Dư nợ bình quân
Ngắn hạn
Trung dài hạn
1.811.276,
4
1.120.705,
2
618.571,2
100
65,85
34,15
2.034.951,
6
1.427.627,
6
607.314
100
70,16
29,84
949,286
4.Nợ quá hạn bình quân
Ngắn hạn
Trung dài hạn
33.200,4
25.22,8
7.977,6
100
75,97
24,03
39.355,2
25.297,2
14.058
100
64,28
35,72
2,339
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
5.Tỷ suất NQH/DNBQ
Ngắn hạn
Trung dài hạn
2,196
2,532
1,548
2,316
2,124
2,772
0.246
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2005-2006)
Về hoạt động tín dụng cũng không ngừng được mở rộng, bên cạnh nhiệm vụ giữ
vững khách hàng truyền thống.Ngân hàng luôn tìm kiếm cho mình những khách hàng
mới , dự án mới có hiệu quả để đầu tư.Do đó tình hình cho vay đã tăng trưởng mạnh
mẽ thể hiện qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân, nợ
quá hạn bình quân.
 Doanh số cho vay: đến ngày 31/12/2006 doanh số đạt mức cho vay
3.877.892,4 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,46%.Trong đó vay
ngắn hạn là 3.632.474,4 triệu đồng, tăng 10,44% so với năm 2005, cho vay dài hạn là
245.394 triệu đồng, giảm 14,29 %.Như vậy doanh số cho vay trong năm qua tại ngân
hàng tăng chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đã đẩy mạnh hình thức
cho vay có đảm bảo bằng tài sản..
 Doanh số thu nợ: đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động
tín dụng của chi nhánh.Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng
trong năm 2006 giảm so với năm 2005. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 đạt
3.383.494,8triệu đồng giảm 2,36%. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt
3.126.847,2 triệu đồng giảm 2,39%. Doanh số thu nợ dài hạn đạt 256.647,6 triệu đồng
giảm 2,04% so với năm 2005. Doanh số thu nợ của năm 2006( cả ngắn hạn lẫn dài hạn)
giảm nhưng không đáng kể so với năm 2005. Doanh số thu nợ giảm cho thấy trong
năm qua các doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao do tình hình kinh tế khó
khăn chung nên đã không trả nợ đúng cho ngân hàng. Từ đó làm cho công tác thu nợ
của ngân hàng có chiều hướng giảm, do đó ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công
tác thu nợ.
 Về dư nợ bình quân : vào năm 2006 đạt 2.034.951,6 tăng 223.675,2 triệu
đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 12,35% trong đó dư nợ ngắn hạn bình quân
luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ binh quân. Điều này là tất yếu bởi vì doanh số
cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Dư nợ ngắn
hạn năm 2005 đạt 1.120.705,2 triêu đồng, năm 2006 đạt 1.189.698 triệu đồng tăng
306.922,4 triệu đông so với năm 2005tốc độ tăng 19,7%. Nguyên nhân là do năm qua
nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gia tăng và đủ điều kiên để ngân
hàng có thể cho vay. Dư nợ trung dài hạn bình quân có 11.257,2 triệu đồng so với năm
2005.Trong năm 2005 dư nợ bình quân dài hạn giảm là do doanh số cho vay giảm và
giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh số thu nợ.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
 Về nợ quá hạn:Trong thời gian qua tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng có
sự biến động lớn. Cụ thể năm 2006 bình quân là 39.355,2 triệu đồng tăng 6154,8 triệu
đồng. So với năm 2005 tốc độ tăng 18,54%. Trong đó chủ yếu là do nợ quá hạn trung
và dài hạn bình quân tăng đến 6.080,4 triệu đồng so với năm 2005.
 Về tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ bình quân nhìn chung có xu hướng gia
tăng nhưng với tỷ lệ rất nhỏ 0,1% và hầu như ở dưới mức khống chế của ngân hàng.
Nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2006 vẫn tiếp tục phát
triển với số dư nợ ngày càng tăng .Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo của
giám đốc , các trưởng phó phòng còn phải kể đến những nổ lực đáng kể của các cán bộ
tín dụng , nhân viên phục vụ đã có những ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vôn
cũng như việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng
đối với khách hàng.
2.1.5.3 Về hoạt động dịch vụ :
Bảng 3:Tình hình hoạt động dịch vụ tại ngân hàng CTĐN qua 2 năm(2005-
2006)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền
I. Tổng thu nhập 157.788 100 199.219,2 100 253,815
1.Thu từ hoạt động tín
dụng
142.719,
6
90,45 182.644 91,69
2.Thu từ dịch vụ và thanh
toán
8.316 5,27 10.579,2 5,31
3.Thu từ hoạt động khác 3.849,6 2,44 4.183,2 2,1
II.Tổng chi phí
131.353,
2
100 151.269,6 100 197,895
1.Chi về huy động vốn 8.697,6 65,09 106.720,8 70,55
2. Chi quản lý và công cụ 4.334,4 3,3 5.037,6 3,33
3.Chi tài sản 4.321,2 3,29 5.037,6 3,54
4. Chi bảo hiểm tiền gửi 10.035,6 7,64 15.278,4 10,1
5. Chi nhân viên 7.552,8 5,75 8.259,6 5,46
6.Chi dự phòng rủi ro 19.611,6 14,93 10.618,8 7,02
III.Lợi nhuận 26.434,8 47.949,6 55,290
(Nguồn vốn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm
2005-2006)
Về mảng dịch vụ của ngân hàng trong năm qua ngân hàng không ngừng hoàn
thiện các dịch vụ vốn có như dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ
chuyển tiền, bảo lãnh. Song song với nó, chi nhánh còn phát triển thêm một số dịch
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
vụ mới như dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt…Tổng số tiền thu được từ
dịch vụ chiếm 16% trong tổng lợi nhuận của chi nhánh và tăng 7 % so với cùng kỳ
năm ngoái.
Bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Song kinh doanh có
hiệu quả là phải đạt lợi nhuận cao trên cơ sở an toàn vốn và uy tín.
Như đã thấy trong năm 2006, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 199.219,2 triệu
đồng so với năm 2005 thì con số này là 157.788 triệu đồng tăng đến 26,26%.Trong
đó lãi thu được từ hoạt động tín dụng là 182.664 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,69 %
trong tổng thu nhập của ngân hàng, tăng 27,99% so với năm 2005.Tỷ lệ 5,31% ứng
với 10.579,2 triệu đồng là doanh thu từ phí dịch vụ và thanh toán.Còn lại là thu
nhập từ các khoản thu khác đạt 4.183,2 triệu đông ứng với 2,1%.Tất cả những chỉ
tiêu trên đều khá tăng trưởng so với năm trước.Đạt được nhữngkết quả này là do
nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng.Chính sự tăng trưởng này đã
tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay vốn với các thành phần kinh tế,mở
rộng thị phần cho ngân hàng.Hoạt động tiền tệ và đầu tư cũng tăng về số lượng ,tín
dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước do đó tổng thu nhập của chi
nhánh cũng tăng qua các năm.
Về mặt chi phí, trong năm 2006 tổng chi phí của ngân hàng là 151.269,6 triệu
đồng tăng 15,16% so với năm 2005, sự tăng lên này tương ứng với sự tăng lên của
tổng thu nhập nhưng với tỷ lệ thấp hơn, điều này thể hiện sự phát triển liên tục của
ngân hàng trong quá trình hoạt động.Chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ tương đối lớn
70,55% tổng chi phí đến 106.720,8 triệu đồng.Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng vốn
cho địa phương chi nhánh đã phát triển lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình
thức huy động.Nguồn vốn huy động tuy tăng nhưng chủ yếu là vốn huy động từ dân
cư nên lãi suất huy động là cao.Mặt khác để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh
và cũng để phục vụ khách hàng , chi nhánh đã mở thêm các điểm giao dịch, nâng
cấp tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ công nhân viên nên chi phí đã
gia tăng.
Từ những khoản mục thu nhập và chi phí của ngân hàng cho chúng ta thấy
được phần chênh lệch thu chi hay chính là lợi nhuận của ngân hàng đạt được trong
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
năm 2006 là 47.949,6 triệu đồng, so với tổng lợi nhuận của ngân hàng trong năm
2005 ở mức 26.434,8 triệu đồng.Năm 2006 lợi nhuận ngân hàng tăng 81,39%.Đạt
được kết quả này là do chi phí tăng nhưng tốc độ chậm so với tốc độ tăng của thu
nhập nên lợi nhuận tăng lên.
Vào năm 2007 thu nhập đạt lãi 60 tỷ đồng,chính sách khách hàng được giữ
vững:260 khách hàng giao dịch và 15.000 tài khoản giao dịch tại NHCT.
Đạt kết quả như vậy cho thấy trong thời gian hoạt động của chi nhánh không
ngừng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương thong qua việc cung ứng
vốn kịp thời cho nền kinh tế ngoài ra tạo được lợi nhuận cho ngân hàng.Tuy nhiên
trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động để có thể giữ
vững và mở rộng được uy tín của ngân hàng trên thị trường.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2006, 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2006 2007
1. Nguồn vốn
triệu
đồng
1,242,
762
1,437,
938
1.1. TG doanh nghiệp
triệu
đồng
689,
918
835,8
33
1.2. TG dân cư
triệu
đồng
540,
049
588,8
39
1.3. TG vốn chuyên dùng
triệu
đồng
12,
795
13,2
66
2. Tín dụng
triệu
đồng
2.1. Doanh số cho vay
triệu
đồng
1,512,
411
1,780,
428
2.1.1. Ngắn hạn
triệu
đồng
1,471,
695
1,680,
553
2.1.2. Trung dài hạn
triệu
đồng
40,
716
99,8
75
2.2. Doanh số thu nợ triệu 1,522, 1,716,
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
đồng 572 895
2.2.1. Ngắn hạn
triệu
đồng
1,489,
479
1,706,
899
2.2.2. Trung dài hạn
triệu
đồng
33,
093
9,9
96
2.3. Dư nợ cuối kỳ
triệu
đồng
917,
520
981,0
53
2.4. Dư nợ bình quân
triệu
đồng
944,
806
949,2
86
2.5. Dư nợ nhóm 2
triệu
đồng
5,5
37
5
59
2.6. Dư nợ xấu
triệu
đồng
1,3
67
2,3
39
3. Thanh toán xuất nhập
khẩu
3.1. Doanh số chuyển tiền
TTr
1000
USD
25,
146
28,8
89
3.2. Doanh số mở L/C nhập
1000
USD 22,447 30,586
3.3. Doanh số thanh toán L/C
xuất
1000
USD
25,
633
27,8
96
4. Kinh doanh ngoại tệ
4.1. Doanh số mua vào qui
USD
1000
USD
27,
005
38,1
99
4.2. Doanh số bán ra qui
USD
1000
USD
26,
435
38,1
53
5. Doanh số thanh toán
chung tỷ đồng
112,
721
115,7
82
Trg đó, Thanh toán ko dùng
tiền mặt tỷ đồng
103,
381
104,3
47
6. Kinh doanh thẻ
6.1. Phát hành thẻ ATM thẻ
11,
455
10,7
29
6.2. Số thẻ ATM lũy kế thẻ
19,
480
30,2
09
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ
6.3. Số máy ATM máy 11 15
6.4. Số máy POS máy 40 43
6. Kết qủa tài chính
6.1. Thu nhập
triệu
đồng
211,
544
253,1
85
6.2. Chi phí
triệu
đồng
173,
425
197,8
95
6.3. Lợi nhuận hạch toán
trước thuế
triệu
đồng
38,
119
55,2
90
2.2 Tình hình thanh toán nhập khẩu qua các năm.
ĐVT: triệu đồng
Phương thức thanh
toán
Năm 2006 Năm 2007
1.Nhờ thu 8,881,601 9,052,832
2.L/C 52,842,571 69,302,060
3.T/T 29,178,776 43,218,395
cụ thể hơn
chỉ tiêu 2006 2007
1.L/C nhập thanh
toán
34,137,331 44,654,326
2.L/C xuất thanh
toán
18,705,240 24,647,734
Số lượng 200
6
200
7
L/C nhập 515 603
L/C xuất 297 318
Nhận xét : Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng sôi động nhất vẫn là
thanh toán bằng L/C chủ yếu là L/C nhập.Tình hình cụ thể được đề cập cụ thể ở hai
SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim nataliej4
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngÁc Quỷ Lộng Hành
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Ken Hero
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 
Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Ông Lão
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmaihoatram
 

What's hot (20)

Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017Vpb bancaobach niem_yet_2017
Vpb bancaobach niem_yet_2017
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
 

Similar to Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn

Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...OnTimeVitThu
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bình
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái BìnhLập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bình
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bìnhluanvantrust
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Dương Hà
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 

Similar to Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn (20)

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bình
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái BìnhLập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bình
Lập kế hoạch marketing cho ngân hàng công thương Thái Bình
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Xuất Nhập KhẩuĐề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mạiLuận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 

More from Hạnh Ngọc

Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_page
Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_pageVietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_page
Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_pageHạnh Ngọc
 
Trac nghiem iq_nganhang
Trac nghiem iq_nganhangTrac nghiem iq_nganhang
Trac nghiem iq_nganhangHạnh Ngọc
 
To chuc dieu hanh cong so
To chuc dieu hanh cong soTo chuc dieu hanh cong so
To chuc dieu hanh cong soHạnh Ngọc
 
Tin dung v_pbank-2007
Tin dung v_pbank-2007Tin dung v_pbank-2007
Tin dung v_pbank-2007Hạnh Ngọc
 
Tin dung eximbank-2008
Tin dung eximbank-2008Tin dung eximbank-2008
Tin dung eximbank-2008Hạnh Ngọc
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Hạnh Ngọc
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 
On thi vao ngan hang nha nuco
On thi vao ngan hang nha nucoOn thi vao ngan hang nha nuco
On thi vao ngan hang nha nucoHạnh Ngọc
 
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnNghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnHạnh Ngọc
 
Nghiepvu marketingthe
Nghiepvu marketingtheNghiepvu marketingthe
Nghiepvu marketingtheHạnh Ngọc
 
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnNghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnHạnh Ngọc
 
Ngan hang va rui ro trong ngan hang tailieuso.com
Ngan hang va rui ro trong ngan hang  tailieuso.comNgan hang va rui ro trong ngan hang  tailieuso.com
Ngan hang va rui ro trong ngan hang tailieuso.comHạnh Ngọc
 

More from Hạnh Ngọc (20)

Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_page
Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_pageVietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_page
Vietinbank tai lieu_quan_tri_cong_ty_dai_chung_17_page
 
Trac nghiem iq_nganhang
Trac nghiem iq_nganhangTrac nghiem iq_nganhang
Trac nghiem iq_nganhang
 
Toi den tu acb
Toi den tu acbToi den tu acb
Toi den tu acb
 
To chuc dieu hanh cong so
To chuc dieu hanh cong soTo chuc dieu hanh cong so
To chuc dieu hanh cong so
 
Tin dung v_pbank-2007
Tin dung v_pbank-2007Tin dung v_pbank-2007
Tin dung v_pbank-2007
 
Tin dung eximbank-2008
Tin dung eximbank-2008Tin dung eximbank-2008
Tin dung eximbank-2008
 
Thi tuyen vao_hsbc
Thi tuyen vao_hsbcThi tuyen vao_hsbc
Thi tuyen vao_hsbc
 
Tai tro thuongmai
Tai tro thuongmaiTai tro thuongmai
Tai tro thuongmai
 
Qlrr
QlrrQlrr
Qlrr
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
On thi vao ngan hang nha nuco
On thi vao ngan hang nha nucoOn thi vao ngan hang nha nuco
On thi vao ngan hang nha nuco
 
Nghiepvu ttkq
Nghiepvu ttkqNghiepvu ttkq
Nghiepvu ttkq
 
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtnNghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
Nghiepvu tindung qlnocovande-rrtn
 
Nghiepvu marketingthe
Nghiepvu marketingtheNghiepvu marketingthe
Nghiepvu marketingthe
 
Nghiepvu marketing
Nghiepvu marketingNghiepvu marketing
Nghiepvu marketing
 
Nghiepvuketoanthe
NghiepvuketoantheNghiepvuketoanthe
Nghiepvuketoanthe
 
Nghiepvuketoan
NghiepvuketoanNghiepvuketoan
Nghiepvuketoan
 
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnNghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
 
Ngan hang va rui ro trong ngan hang tailieuso.com
Ngan hang va rui ro trong ngan hang  tailieuso.comNgan hang va rui ro trong ngan hang  tailieuso.com
Ngan hang va rui ro trong ngan hang tailieuso.com
 

Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nhap tai nh cong thuong chi nhanh dn

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Lời Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại, nó hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân hàng thương mại được nhà nước cho phép làm công tác thanh toán này. Do vậy các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải qua ngân hàng. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao ứng dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự hoà hợp giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại thế giới, tạo hiệu quả an toàn với ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu……đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong quan hệ xuất nhập khẩu, thanh toán bằng tín dụng thư là hình thức thanh toán phổ biến hiện nay. Người bán và người mua không thanh toán trực tiếp với nhau mà thông qua các công cụ và sự bảo lãnh của ngân hàng để thực hiện việc thanh toán này. Do đó, đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các bên. Cũng chính vì điều đó mà em đã chọn đề tài :”Đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng” Đề tài được chia làm 3 chương như sau:  Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và phương thức tín dụng chứng từ. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Chương2: Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ đối với L/C nhập khẩu tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng.  Chương 3:Một số biện pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng 2.Phạm vi nghiên cứu: Vì lý do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như nguồn số liệu nên đề tài chỉ đề cập đến phương thức tín dụng chứng từ phục vụ nhà nhập khẩu. Và thông tin đánh giá chưa đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và chủ yếu đánh giá dựa trên sự cảm nhận của khách hàng. Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc và tập thể cán bộ NHCT Đà Nẵng cùng sự chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Thuỷ. Vì thời gian hạn chế và năng lực có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót mong thầy cô góp ý để em có thể hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Giới thiệu về NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM: 1.1.1.1 Khái niệm về NHTM Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế lâu đời của loài người. Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động của nó không ngừng được phát triển, cải thiện như ngày nay. Ngân hàng thương mại (NHTM) trở thành một tổ chức tài chính trung gian chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khi xã hội càng đi lên, hoạt động ngân hàng càng đa dạng hơn về loại hình, các chức năng và nội dung hoạt động của nó ngày càng hoàn thiện thêm. Và do vậy những nhận thức, quan điểm khác nhau về ngân hàng cũng có những bước biến đổi theo thời gian. Ngân hàng ngày nay đã cơ bản khác với ngân hàng trước đây. Đó là kết quả của tình hình kinh tế và tiền tệ của mỗi thời kỳ. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về ngân hàng thương mại. Ở Hoa Kỳ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Việt Nam: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó TCTD là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gởi và sử dụng tiền gởi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.1.2 Chức năng của NHTM:  Chức năng trung gian tài chính: SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Đây là chức năng đầu tiên, cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM một mặt huy động và tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế, mặt khác trên cơ sở số vốn đã huy động được sẽ sử dụng để cho vay. Như vậy NHTM vừa là người cho vay vừa là người đi vay. Ngoài ra ngân hàng còn đóng vai trò làm môi giới cho người đầu tư. Thông qua chức năng trung gian tài chính, NHTM đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, thiết lập các dịch vụ tiện ích cho xã hội. Đối với bản than người gởi tiền họ kiếm được lợi nhuận từ số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gởi mà ngân hàng sẽ trả cho họ, cơ hội đầu tư cho nguồn vốn cũng nhiều hơn. Đối với người đi vay sẽ thoả mãn nhu cầu về vốn và khả năng lựa chọn nguồn vốn nhiều hơn. Đối với NHTM sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi tiền gởi hay là hoa hồng môi giới. Lợi nhuận nyà chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHTM.  Chức năng trung gian thanh toán. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều công cụ thanh toán mang tính tiện ích cao như séc, thẻ tín dụng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…Ngân hàng sẽ thừa lệnh khách hàng để thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ ngân quỹ cho khách hàng, từ đó đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với chức năng này cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển và tiết giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông. Ngày nay có thể nói rằng hoạt động thanh toán chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM. Khi chức năng trung gian thanh toán càng được hoàn thiện thì vai trò của NHTM cũng sẽ được nâng cao hơn với tư cách “thủ quỹ của khách hàng”.  Chức năng tạo tiền. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Ngoài việc thực hiện chức năng trung gian tài chính từ việc thu hút tiền gởi và cho vay trên số tiền gởi đó, NHTM còn tạo ra tiền gọi là bút tệ. Số tiền cho vay sẽ không trên cơ sở số tiền gởi mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay. Đến hạn người vay trả nợ, tiền vay rút khỏi lưu thông quay về ngân hàng và bị huỷ bỏ. Như vậy bút tệ chỉ tạo ra khi ngân hàng cho vay thông qua tài khoản tại ngân hàng. Do đó nó không có hình thái vật chất và chỉ là những con số trên tài khoản. Việc tạo ra bút tệ là một bước quan trọng trong công nghệ ngân hàng, là công cụ thanh toán linh động và hữu ích. Tuy nhiên việc tạo ra bút tệ phải phù hợp với nhu cầu tiền tệ cho sự phát triển của nền kinh tế để tránh bị suy thoái và cần có những quy định cụ thể.  Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia. Để ổn định tiền tệ, tạo điều kiện ổn định giá cả, các ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ điều tiết nhạy bén linh hoạt đối với NHTM để đưa thêm tiền vào lưu thông hay rút bớt tiền vào lưu thông quay về ngân hàng. Qua đó tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ nhất định. Nền kinh tế phát triển, vai trò của tín dụng NHTM càng tăng lên trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Phạm vi tín dụng mở rộng, hình thức cho vay vốn tín dụng đa dạng không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện các chương trình, mục tiêu chính sách xã hội của Nhà nước. Ngoài ra, NHTM còn góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thu vốn nước ngoài….làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM: 1.1.2.1 Huy động vốn Là nghiệp vụ cơ bản tạo tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này NHTM được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Có thể nói đây là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Vốn điều lệ và các quỹ: là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong suốt quá trình hoạt động. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng được ghi vào điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng vốn pháp định do chính phủ quy định. Các quỹ ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng.  Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các TCTD, cá nhân dân cư…bao gồm: Tiền gởi không kỳ hạn :đây là khoản tiền mà người gởi có thể rút ra sử dụng bất cứ khi nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, bao gồm tiền gởi thanh toán và tiền gởi không kỳ hạn. Tiền gởi có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận thời gian rút tiền giữa ngân hàng và khách hàng. Tiền gởi tiết kiệm: là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân, được gởi vào ngân hàng nhằm được hưởng lãi suất theo định kỳ. Có 2 loại tiền gởi tiết kiệm là tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.  Vốn đi vay Bên cạnh các hình thức huy động dưới dạng nhận tiền gởi, các ngân hàng còn huy động dưới hình thức phát trái phiếu của ngân hàng. Đây là dạng đi vay dài hạn của công chúng. Trong quá trình hoạt động của mình nhiều khi phát sinh các nghiệp vụ cùng một lúclàm cho nguồn vốn của ngân hàng không đảm bảo đáp ứng các nhu cầu hoạt động của mình, vì thế ngân hàng phải tiến hành vay vốn của NHTW thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu, vay của các NHTM khác thông qua thị trường liên ngân hàng , vay của các ngân hàng nước ngoài hoặc tiếp nhận vốn từ các TCTD ngân hàng, từ ngân sách nhà nước…  Vốn tiếp nhận: đây là các nguồn vốn tiếp nhận từ các TCTD, từ ngân sách nhà nước để tài trợ theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, cải tạo SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ môi sinh. Nghiệp vụ này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng, mục tiêu đã được xác định trước.  Vốn khác: là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. 1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: Đây là nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng bao gồm:  Dự trữ: mặc dù hoạt động của ngân hàng là nhằm mục đích kiếm lời, song cũng cần đảm bảo an toàn để giữ vững lòng tin cho khách hàng do vậy ngân hàng cần để dành một phần nguồn vốn gọi là dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.  Cấp tín dụng: số nguồn vốn còn lại sau khi để danh một phần dự trữ, các NHTM có thể dùng để cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế.  Cho vay: là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Khi huy động tiền gởi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền gởi còn lại. Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn của tích sản NHTM do vậy tiền lãi thu được từ hoạt động này là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, đồng thời cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Việc cho vay được phân chia trong phạm vi các khoản mục cho vay bao gồm: • Cho vay trực tiếp: là một loại hình tín dụng nghiệp vụ của NHTM trong đó ngân hàng sẽ cấp vốn cho người đi vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư hay tiêu dùng đồng thời kiểm soát toàn bộ quá trình sử dụng vốn. Đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi cho ngân hàng. • Chiết khấu: đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Cho thuê tài chính: ngân hàng phải thành lập công tythuê mua tài chính độc lập có tư cách pháp nhân. Công ty thuê tài chính sẽ dùng nguồn vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và cho thuê trong một thời gian nhất định kèm theo lời hứa là sẽ bán lại về sau.  Bảo lãnh ngân hàng: trong nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh, nhờ đó khách hàng được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã được ký kết.  Đầu tư: đây là khoản mục có vị trí quan trọng thứ hai sau cho vay mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Ngân hàng có thể đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, mua cổ phần cổ phiếu của công ty, trái phiếu của Chính phủ, chính quyền địa phương.  Tài sản Có khác: là những khoản mục còn lại của tài sản Có, trong đó chủ yếu là tài sản lưu động – cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động của ngân hàng. 1..1.2.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngày nay với xu hướng kinh doanh đa năng, các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ cho các nghiệp vụ chủ yếu, vừa tạo ra các khoản tiền hoa hồng, lệ phí,…đem lại khoản thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động này đang dần có một vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của NHTM. Các hoạt động này bao gồm:  Các dịch vụ thanh toán, thu hộ và chi hộ cho khách hàng.  Bảo quản tài sản quý giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng cho dân chúng.  Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng.  Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý..  Tư vấn tài chính, giúp các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ 1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (TDCT) 1.2.1 Các khái niệm:  Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: là sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả hoặc cho phép một ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất địnhcho người thứ ba, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu, hoặc chiết khấu hối phiếu, do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã đề ra trong thư tín dụng.  Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. 1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên liên quan trong phương thức TDCT: • Người xin mở thư tín dụng:nhà nhập khẩu, người mua  Nhiệm vụ:  Kịp thời làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gởi đến ngân hàng.  Thực hiện ký quỹ khi có yêu cầu của ngân hàng.  Thanh toán phí dịch vụ với ngân hàng gồm: phí mở L/C, phí tu chỉnh, phí huỷ bỏ L/C.  Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gởi đến.  Quyền lợi:  Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Nhận hàng nếu đã thực hiện thanh toán • Ngân hàng phát hành thư:ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận, lựa chọn và quy định trong hợp đồng. Đây là ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.  Nhiệm vụ:  Yêu cầu người làm đơn mở thư tín dụng phải nộp đủ các hồ sơ và ký quỹ khi cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán sau này cho ngân hàng.  Phát hành thư tín dụng theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C, thông báo thư đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý ở nước người xuất khẩu.  Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu.  Thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định của L/C.  Quyền lợi:  Hưởng phí dịch vụ L/C  Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ  Ngân hàng được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp bất khả kháng như chiến tranh , động đất, hoả hoạn… • Người hưởng lợi thư tín dụng: nhà xuất khẩu, người khác do người xuất khẩu chỉ định  Nhiệm vụ:  Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện những nội dung này của họ.  Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần thiết.  Giao hàng theo đúng quy định của L/C.  Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng quy định của L/C.  Trả các phí dịch vụ như phí thông báo, phí tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ bất hợp lệ. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Quyền lợi:  Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung của hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận gây thiệt hại cho người bán và người bán đề nghị tu chỉnh L/C nhưng không được đáp ứng.  Được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lượi L/C. • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở có trụ sở tại nước xuất khẩu.  Nhiệm vụ:  Tiếp nhận L/C và chuyển nó tới cho người xuất khẩu dưới dạng nguyên văn một cách kịp thời.  Đánh giá tính hợp lệ của bộ chứng từ.  Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng phát hành.  Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được uỷ quyền thanh toán.  Quyền lợi:  Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng. • Ngân hàng xác nhận thư tín dụng: là ngân hàng đứng ra xác nhận trách nhiệm cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người hưởng lợi trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. • Ngân hàng thanh toán L/C: là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng mở khi nhận chứng từ của ngân hàng xuất khẩu gởi đến. 1.2.3 Các loại thư tín dụng:  Tín dụng thư không huỷ ngang có xác nhận: là loại tín dụng thư không huỷ ngang và được ngân hàng khác có uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Do đó với loại L/C SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn. Trong loại L/C này, trách nhiệm của ngân hàng xác nhận nặng hơn trách nhiệm của ngân hàng mở, do đó để đảm bảo có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở phải ký quỹ trước và phải trả thủ tục phí cho ngân hàng xác nhận rất cao. Thông thường ngân hàng mở sẽ nhờ ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò của ngân hàng xác nhận. Trường hợp sử dụng: giá trị hợp đồng lớn và nhà xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng ngân hàng mở.  Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/c không thể huỷ bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giá trị hiệu lực như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị động vốn, giảm được phí tổn do mở L/C.  Thư tín dụng giáp lưng: là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được mở ra căn cứ vào một L/C khác làm bảo đảm. Theo L/C này người hưởng lợi (nhà trung gian-người nhập khẩu để xuất khẩu) phải căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng.  Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu phải mở tại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. Loại L/C đối ứng được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng, đối lưu , gia công…  Thư tín dụng ứng trước: Là loại L/C mà trong đó quy định một khoản tiền được ứng trước cho người XK vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hoá được xuất trình. Đối với khoản được ứng trước này, người ta thường quy SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ định trong một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong L/C. Trong thực tế điều khoản đặc biệt này bao gồm: - L/C có điều khoản đỏ là sự uỷ quyền của ngân hàng mở đối với ngân hàng mở đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng để giúp cho người được hưởng có thêm nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở. Đây là loại L/C có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở những điều khoản đặc biệt này. Thông thường trong điều khoản này, người mở cho phép tổ chức nhận trước một số tiền trước khi giao hàng, hay còn gọi là thư tín dụng ứng trước. Theo L/c điều khoản đỏ, thì trong tương lai khi xuất trình chứng từ giao hàng tới ngân hàng chiết khấu, số tiền đó sẽ được trừ vào số tiền của hoá đơn trừ đi số tiền đã ứng trước theo điều khoản đỏ. L/C đó được chia thành 2 loại: + L/C điều khoản đỏ không đảm bảo: là khoản tiền được ứng trước không đảm bảo đối với ngân hàng mở, tức là khoản tiền được trả trước được thực hiện khi người xuất khẩu xuất trình một số hoá đơn với sự cam kết của họ. + L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: là bên cạnh các giấy tờ nêu trên, người XK còn phải xuất trình thêm các chứng từ có giá trị khác như bảo lãnh của ngân hàng phục vụ cho người XK hay giấy nhập kho. - L/C điều khoản xanh: giống L/C điều khoản đỏ có đảm bảo.Ngày nay L/C này không tồn tại.  Thư tín dụng dự phòng: Để đảm bảo quyền lợi của đơn vị nhập khẩu trong trường hợp đơn vị xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng. Đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó yêu cầu rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu.  Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được: là loại thư tín dụng mà theo đó, người hưởng có quyền yêu cầu ngân hàng được uỷ quyền thanh toán, cam kết trả sau, chấp nhận hay chiết khấu hoặc trong trường hợp tín dụng thư tự do chiết khấu, ngân hàng được uỷ quyền ghi rõ trong thư tín dụng là ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ chuyển nhượng, chuyển nhượng cho một hay nhiều người hưởng khác được sử dụng toàn bộ hay một phần thư tín dụng.  Tín dụng thư chia nhỏ: là loại L/C quy định việc thanh toán từng khoản tiền nhất định đã thoả thuận trong hợp đồng cho người xuất khẩu sau mỗi chuyến giao hàng từng phần.  Tín dụng thư không thể chia nhỏ: Là loại L/C quy định rõ toàn bộ số tiền phải trả cho người xuất khẩu sẽ được thanh toán sau khi kết thúc phần giao hàng cuối cùng, loại L/C này thường được dùng trong giao hàng theo từng lô riêng biệt 1.2.4 Nội dung của một L/C:  Số hiệu của tín dụng thư: Tất cả L/C đều có số hiệu riêng của nó.Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C, để ghi vào chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, để tham chiếu khi thực hiện một nghiệp vụ nào đó.  Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.  Ngày mở L/C: là nội dung quan trọng để xác định: - Ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu. - Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C - Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu và đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không.  Loại L/C: là nội dung quan trọng của L/C, vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C cũng khác nhau.  Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến L/C: - Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ - Tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C - Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở ở nước người xuất khẩu - Ngân hàng trả tiền: có thể ngân hàng mở và cũng có thể là ngân hàng khác do ngân hàng mở uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. - Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường và tài chính quốc tế. - Tên và địa chỉ người hưởng lợi L/C: phải được ghi rõ, đầy đủ, đúng và địa chỉ điện tín. Nếu không ghi rõ, ngân hàng thông báo sẽ chậm trễ trong việc gởi L/C cho người thụ hưởng.  Phương thức mở L/C: NH mở dùng điện hay thư để chuyển L/C.  Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C được xác định như sau: + Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. + Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng. + Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.  Số tiền L/C: là nội dung quan trọng. Vì vậy việc quy định nó trong L/C cũng rất chặt chẽ. Số tiền trong L/C phải ghi cả bằng số và bằng chữ phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối, vì như vậy sẽ khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào số lượng mà ghi số tiền cho chính xác, nếu không ghi thì ghi dung sai cho phép. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu phát hành hối phiếu trong L/C. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn. Song điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.  Chỉ rõ tiền lãi hay phí chiết khấu do bên nào chịu: Người nhập khẩu hay người xuất khẩu chịu nếu thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng.  Thời hạn xuất trình chứng từ: Ngoài việc ngày hết hiệu lực cho việc xuất trình chứng từ, L/C còn quy định bộ chứng từ phải được xuất trình trong một thời hạn nhất định, thường căn cứ vào ngày giao hàng. Theo UCP 600, thời hạn xuất trình bộ chứng từ phải trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng nếu bộ chứng từ có vận đơn gốc.  Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng hoá cho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ đến thời hạn hiệu lực của tín dụng thư. Chú ý: Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng thì thời hạn hiệu lực của L/C tự độnh được kéo dài tương ứng.  Điều khoản về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất hàng hoá, giá cả đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, xuất xứ.  Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sỏ giao hàng, địa điểm gởi hàng, bốc hàng, dỡ hàng, địa điểm chuyển tải, cách vận chuyển và cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C.  Cách giao hàng, cách thanh toán và cách vận tải: có nhiều cách khác nhau.L/C có thể quy định cụ thể sau đây: + giao hàng một lần + giao nhiều lần trong thời gian… + giao nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định, + giao nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến + giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng trả tiền: là nội dung then chốt của một L/C, bởi bộ chứng từ thanh toán quy định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng nghĩa vụ của L/C, do vậy ngân hàng mở phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C.  Quy định về bảo hiểm: đồng tiền, công ty bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm phải mua,…  Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở L/C, cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợp đồng và hai bên ký kết.  Các điều kiện khác, chẳng hạn: có thể hoàn trả tiền bằng điện chẳng hạn, chi phí sửa đổi do ai chịu,..  Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở với L/C này.  Chữ ký của ngân hàng mở 1.2.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu 1.2.5.1. Tiếp nhận đơn mở L/C • Điều kiện mở L/C: Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt nam. - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu) - Có giấy chứng nhận mã số kinh doanh xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu). - Có tài khoản tại ngân hàng - Có hợp đồng ngoại thương làm cơ sở để mở thư tín dụng. - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện). Trường hợp khách hàng được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng thì giá trị tín dụng thư không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Nếu vượt quá hạn mức thì doanh nghiệp phải ký quỹ. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Trong trường hợp khách hàng chưa hoặc không được cấp hạn mức tín dụng thì khách hàng phải ký quỹ hoặc cầm cố thế chấp tài sản cho khoản mở thư tín dụng và phải được Ban tổng Giám đốc duyệt chấp thuận. • Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu - Giấy yêu cầu mở tín dụng thư (L/C) (theo mẫu). - Bản sao có công chứng hợp đồng ngoại thương hoặc các tài liệu có giá trị tương đương hợp đồng (bản sao). - Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp khách hàng giao dịch lần đầu). - Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất – nhập khẩu (trường hợp khách hàng giao dịch lần đầu). - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch hoặc hàng nhập khẩu có điều kiện). - Giấy đề nghị ký quỹ 100% trị giá L/C theo mẫu đối với khách hàng không có hạn mức L/C (hoặc làm hợp đồng vay để thanh toán L/C). • Ký quỹ mở L/C: là hình thức lập ra tài khoản đặc biệt chỉ giành cho thanh toán L/C đã mở, doanh nghiệp không được quyền sử dụng cho mục đích khác.Mục đích ký quỹ là đảm bảo an toàn thanh toán cho ngân hàng phát hành L/C.  Loại 1: không cần ký quỹ: đối với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, tài khoản tiền gửi luôn có số dư lớn, uy tín trong thanh toán.  Loại 2 ký quỹ dưới 100%: là những doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng, có uy tín trong kinh doanh.  Loại 3: ký quỹ 100% đối với những doanh nghiệp chưa tạo được uy tín đối với khách hàng 1.2.5.2.Mở L/C:  L/C trả ngay: + Giấy phép nhập khẩu + Quota SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ +Hợp đồng nhập khẩu + Đơn xin mở  L/C trả chậm: + Giấy phép nhập khẩu + Đơn xin mở L/C trả chậm + Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ 1.2.5.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ:  Kiểm tra hối phiếu:  Kiểm tra hoá đơn  Kiểm tra vận đơn  Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ  Kiểm tra phiếu đóng gói  Kiểm tra chứng từ bảo hiểm 1.2.5.4 Thanh toán L/C: 1.2.5.4.1 Đối với L/C trả ngay - Ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có). - Có đủ ngoại tệ trong tài khoản hoặc được Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán. - Nhận bộ chứng từ. 1.2.5.4.2 Đối với L/C trả chậm -Quý khách ký cam kết thanh toán hối phiếu khi đáo hạn. -Ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có). -Nhận bộ chứng từ. + Bộ chứng từ phải đầy đủ về số lượng và hợp lệ theo qui định. + Giấy đề nghị mở L/C phải có nội dung rõ ràng, các điều kiện phải thống nhất, đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có). + Mọi sửa chữa trên L/C phải có chữ ký xác nhận của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ - Có đủ ngoại tệ trong tài khoản để thanh toán hoặc được Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán khi đến hạn và các chi phí liên quan. 1.3.Khái quát về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Chất lượng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người. Trong khi hàng hoá hiện hữu được các nhà Marketing kiểm soát và quản trị theo chiến lược Marketing chung thì chất lượng của dịch vụ là khó xác định và chưa có chiến lược quản lý có hiệu quả. Vấn đề nhận thức, kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong dịch vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Chất lượng thực tế và những yếu tố chi phối nó hiện nay chưa lượng hoá được. Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp và khách hàng có sự khác nhau rất lớn. Chất lượng dịch vụ chi phối mạnh tới việc tăng tỷ phần của thị trường, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Đó là những lợi ích có chiến lược lâu dài đối với một doanh nghiệp dịch vụ. Chúng ta không thể sử dụng những phương pháp kiểm tra, kiểm soát và quản trị chất lượng của hàng hoá hiện hữu sang áp dụng cho dịch vụ bởi vì dịch vụ có những đặc tính riêng biệt nó chi phối quá trình hình thành và vận động của chất lượng. Nhận thức về chất lượng dịch vụ Những nhận thức chung này đang vươn tới hoàn thiện khái niệm và những đặc tính riêng biệt gắn với chất lượng của dịch vụ. Đối với sản phẩm hàng hoá hiện hữu cũng có những quan điểm nhận thức khác nhau về chất lượng. Chất lượng là làm cho sản phẩm tốt ngay từ đầu tiên, không có khuyết tật nào. Chất lượng như là sự thích ứng với nhu cầu. Kiểm soát chất lượng bằng cách duy trì nghiêm ngặt công nghệ, đếm những sai sót bên trong và những sai sót bên ngoài khi hoàn thiện đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên những nhận thức về chất lượng nói trên của hàng hoá hiện hữu không đủ để hiểu về chất lượng dịch vụ song nó cũng giúp ta có những định hướng về chất lượng. Những đặc điểm nổi bật của dịch vụ chi phối đến chất lượng, những đặc điểm đó được phân tích kỹ hơn ở phần dưới. Thứ nhất, dịch vụ có đặc tính không hiện hữu vì chúng là tập hợp các hoạt động chứ không phải các yếu tố vật chất hiện hữu do vậy rất khó quán xuyến đến chất lượng SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ đồng bộ. Hầu hết các dịch vụ không đếm được, không đo lường được, không dự trữ và kiểm nghiệm được. Đặc biệt dịch vụ không thể kiểm tra trước khi bán để đảm bảo chất lượng. Do tính không hiện hữu nên các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn để hiểu khách hàng tiếp cận dịch vụ và đánh giá dịch vụ như thế nào. Thứ hai, cá dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ với hàm lượng lao động lớn thường không đồng nhất. Việc thực hiện dịch vụ có thay đổi với từng người cung cấp, từng khách hàng và từng thời điểm cụ thể. Sự tương thích về hành vi của các nhân viên dịch vụ rất khó đảm bảo. Dịch vụ doanh nghiệp dự định cung cấp cho khách hàng có khác so với dịch vụ thực tế mà khách hàng nhận được. Thứ ba, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ là đồng thời, không chia tách, không được thiết kế và tạo ra tại nhà máy sau đó phân phối trọn vẹn cho khách hàng. Trong các dịch vụ sử dụng nhiều lao động, chất lượng xuất hiện trong khi chuyển giao phân phối dịch vụ, khi tác động qua lại giữa nhân viên cung cấp dịch vụ và khách hàng. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện kiểm soát với mức độ nhất định lên chất lượng dịch vụ đối với những dịch vụ có mật độ khách hàng tham gia lớn bởi vì khách hàng có ảnh hưởng tới quá trình dịch vụ. Trong những tình huống cụ thể đó, đầu vào là khách hàng đã thể hiện nhu cầu đối với người cung cấp nên trở thành một yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ cung cấp. Từ những đặc điểm của dịch vụ và đặc điểm của hệ thống hoạt động sáng tạo dịch vụ, các nhà nghiên cứu đều đi đến thống nhất một số vấn đề chung nhất về chất lượng dịch vụ là:  Khách hàng khó đánh giá và nhận biết chất lượng dịch vụ. Khi trao đổi hàng hoá hiện hữu, khách hàng sử dụng rất nhiều tiêu chuẩn hữu hình để đánh giá chất lượng mẫu mã, độ bền màu sắc, nhãn mác, cảm giác, bao gói, sự phù hợp. Khi chuyển giao dịch vụ các đầu mối hữu hình tồn tại ít hơn. Trong hầu hết những trường hợp các bằng chứng hữu hình được giới hạn trong các phương tiện vật chất của nhà cung cấp và nhân viên cung cấp. Với sự thiếu thốn của các đầu mối hữu hình để đánh giá chất lượng dịch vụ, khách hàng phải dựa vào những đầu mối khác như giá cả, mức độ sẵn sàng của dịch vụ, vị trí nơi cung cấp dịch vụ.. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Do đặc tính không hiện hữu của dịch vụ mà một doanh nghiệp cảm thấy khó khăn để hiểu được khách hàng đã tiếp nhận dịch vụ và chất lượng dịch vụ đó như thế nào. Khi một nhà cung cấp hiểu được khách hàng của họ sẽ đánh giá dịch vụ của họ như thế nào, họ sẽ có khả năng tạo ra những tác động vào những đánh giá theo hướng mong muốn.  Chất lượng là sự so sánh giữa sự mong đợi về giá trị một dịch vụ trong khách hàng với giá trị dịch vụ thực tế nhận được do doanh nghiệp cung cấp. Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý các doanh nghiệp dịch vụ đều thống nhất quan điểm cho rằng chất lượng dịch vụ bao hàm một sự so sánh giữa sự mong đợi và thực hiện. Đó là sự đo lường phân phối dịch vụ phù hợp với nghĩa là thực hiện sự chuyển giao dịch vụ sao cho phù hợp với sự mong đợi của khách hàng tốt đến mức nào. Phân phối dịch vụ có nghĩa là sự thực hiện sự chuyển giao dịch vụ sao cho phù hợp với những mong đợi của khách hàng trên một nền tảng tương thích với mức độ mong đợi. Từ suy nghĩ định hướng này chúng ta có thể theo các mức như sau: Sự hài lòng của khách hàng có liên quan tới chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cao, mức độ thoả mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng sẽvui vẻ hài lòng. Chất lượng dịch vụ cao, mức độ thoả mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng cảm thấy vui vẻ hài lòng. Ngược lại nếu chất lượng dịch vụ thấp, mức độ thoả mãn thấp hơn giá trị mong đợi, sẽ làm khách hàng thất vọng. Giá trị dịch vụ khách hàng nhận được do chuỗi giá trị của dịch vụ tổng thể mà công ty chuyển giao phụ thuộc vào một số yếu tố như: dịch vụ tổng thể được cung cấp, nhân viên cung cấp dịch vụ, những hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các mức độ đơn vị mong đợi, tầm hiểu biết và sự am tường về dịch vụ của người tiêu dung dịch vụ.  Những đánh giá dịch vụ ở các đầu ra và ở các quá trình. Chất lượng dịch vụ không chỉ đánh giá so sánh ở đầu ra với giá trị mong đợ của khách hàng mà nó còn bao gồm hoạt động của toàn bộ hệ thống cung cấp và sự hoạt động đó hình thành nên phương cách phân phối. Từ đó dẫn đến sự thừa nhận có sự tồn tại của hai loại chất lượng dịch vụ: chất lượng kỹ thuật bao gồm những giá trị mà khách hàng thực sự nhận được từ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và chất lượng chức năng bao gồm phương cách phân phối. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Tiền đề cơ sở của chất lượng dịch vụ là sự chuyển giao dịch vụ với khách hàng và các yếu tố trong tổ chức dịch vụ, sự hiểu biết nói chung của khách hàng và sự hiểu biết về dịch vụ của họ. Cũng từ tiền đề này có thể tiếp cận chất lượng dịch vụ với ba mảng lớn: chất lượng vật lý của dịch vụ bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ, nhà quầy,..chính là môi trường vật chất của dịch vụ, chất lượng tổ chức gồm phương thức tổ chức quản lý điều hành, uy tín, tiểu sử, hình ảnh của công ty, chất lượng chuyển giao dịch vụ gồm những tác động qua lại giữa nhân viên cung cấp và khách hàng. Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thoả mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch ở đầu ra. Năm khoảng cách nhận thức về chất lượng dịch vụ Những vấn đề cụ thể này được nghiên cứu rút ra từ thực tiễn điều tra thăm dò hoạt động của nhiều loại dịch vụ qua phỏng vấn nhiều nhà điều hành chuyên viên Marketing và khách hàng về nhận thức và cảm nhận được đối với chất lượng dịch vụ. Qua nghiên cứu thăm dò, chúng ta có được một mô hình về chất lượng dịch vụ. Mô hình đưa ra 5 khoảng cách trong hiểu biết về chất lượng dịch vụ và nhiệm vụ phân phối chúng đến khách hàng của nhà điều hành và của khách hàng. Năm khoảng cách nhận thức đó chi phối trực tiếp chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Khoảng cách thứ nhất: Sự khác biệt giữa dịch vụ khách hàng mong đợi và những hiểu biết của nhà quản lý về những mong đợi đó. Khoảng cách này có thể là những khó khăn chính trong phân phối dịch vụ mà khách hàng xem nó như là có chất lượng cao. Nhìn chung nhà quản lý hiểu biết nhiều về sự mong đợi của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ. Điều này được chứng minh qua điều tra thăm dò. Tuy vậy vẫn còn sự nhận thức chưa đầy đủ về sự mong đợi đó của các nàh quản lý. Những ví dụ sau đây làm sáng tỏ vấn đề trên. Sự riêng tư và bí mật trong các giao dịch được khách hàng nhấn mạnh như là chất lượng chính trong mọi dịch vụ ngân hàng và mua chứng khoán. Song các nhà quản lý lại ít biết về sự mong đợi đó. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Các đặc điểm về vật chất và an toàn của thẻ tín dụng đã được khách hàng rất quan tâm mong đợi nhưng không được các nhà quản lý nhấn mạnh và coi đó là yếu tố chi phối mạnh chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng. Trong dịch vụ bảo quản sửa chữa, những khách hàng được điều tra đều cho rằng các doanh nghiệp dịch vụ lớn không được coi là những doanh nghiệp có chất lượng cao, chỉ những doanh nghiệp nhỏ độc lập được coi là có chất lượng cao. Trái lại hầu hết các nhà điều hành được thăm dò đều cho rằng độ lớn của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể chất lượng dịch vụ. Về thực chất các nhà điều hành doanh nghiệp dịch vụ không phải khi nào cũng hiểu trước được thuộc tính nào của dịch vụ là giá trị mong đợi và là chất lượng cao đối với khách hàng, những thuộc tính gì doanh nghiệp nên có để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Việc thực hiện những thuộc tính trên nên đạt ở mức độ nào để phân phối dịch vụ đạt chất lượng cao. Những hiểu biết này tương ứng với những nghiên cứu trước đây trong dịch vụ cho rằng nhà Marketing dịch vụ không phải lúc nào cũng hiểu được sự mong đợi của khách hàng trong một dịch vụ. Sự hiểu biết này sẽ tác động đến sự cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng. Khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà điều hành về sự mong đợi của khách hàng với sự mong đợi của khách hàng sẽ tác động lên sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khoảng cách thứ hai: Sự khác biệt giữa khoảng cách của nhà quản lý về sự mong đợi của khách hàng với các đặc tính chi tiết về chất lượng dịch vụ của công ty. Những nguyên nhân cơ bản chi phối khoảng cách này được chia làm ba nhóm, nhóm nguyên nhân về nguồn lực, nhóm nguyên nhân về thị trường và nhóm nguyên nhân thuộc các nhà quản lý. Nhóm nguyên nhân nguồn lực có thể kể đến các yếu tố như lực lượng lao động, kỹ năng lao động, công cụ trang thiết bị, các nguồn tài nguyên khác. Các nhà điều hành của doanh nghiệp bảo quản, sữa chữa hiểu rất rõ rằng đối với khách hàng việc trả lời đúng và nhanh bộ phận nào, chi tiết nào hỏng là một yếu tố sống còn đối với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên họ cũng thấy được để thiết lập những SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ xác định phân phối nhanh như thế là khó khăn vì thiếu những nhân viên được đào tạo cơ bả để có kỹ năng chuyên môn cao. Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ thị trường có thể kể tới những yếu tố như quy mô nhu cầu, sự biến động của nhu cầu, mùa vụ tiêu dùng hoặc những khó khăn về nguồn lực, sự thay đổi trong đặc điểm nhu cầu làm cho thuộc tính dịch vụ của công ty khác với sự nhận biết cuả nhà quản lý đối với dịch vụ mong đợi của khách hàng. Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ các nhà quản lý, có thể kể đến như: các nhà quản trị không định hướng chất lượng dịch vụ theo sự mong đợi của khách hàng mà theo chủ quan của họ. Họ xác định các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ dựa trên sự võ đoán chủ quan của họ. Sự bang quan của các nhà quản lý cũng là yếu tố tạo nên khoảng cách nêu trên. Khoảng cách sự hiểu biết của nhà quản lý về dịch vụ mong đợi củ khách hàng và xác định những đặc tính chi tiết về chất lượng sản phẩm của công ty sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng. Khoảng cách thứ ba: sự khác biệt giữa các đặc tính chi tiết chất lượng dịch vụ được nhân biết với quá trình thực tế phân phối đến khách hàng. Mặc dù có thể có sự chỉ dẫn để thực hiện dịch vụ được tốt và đối xử với khách hàng đúng đắn song chưa hẳn đã có những dịch vụ chất lượng cao. Các nhà điều hành đều thừa nhận rằng các nhân viên cung cấp dịch vụ có tác động rất lớn lên chất lượng dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được. Quá trình thực hiện chuyển giao của các nhân viên không đồng đều và không tiêu chuẩn hoá được. Khoảng cách giữa những đặc tính, chi tiết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp với quá trình thực tế phân phối nó sẽ ảnh hưởng đến sự nhận biết, đánh giá về chất lượng dịch vụ nhận được của khách hàng. Khoảng cách thứ tư: Sự khác biệt giữa dịch vụ thực tế phân phối và cung cấp với những thông tin mà khách hàng nhận được qua hoạt động truyền thông về dịch vụ đó. Phương tiện quảng cáo và hình thức truyền thông khác của doanh nghiệp về dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến sự mong đợi của khách hàng. Nếu sự mong đợi giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng thì doanh nghiệp không nên hứa hẹn nhiều bằng giao tiếp mà phải phân phối nó trên thực tế. Hứa hẹn nhiều SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ hơn thực tế phân phối sẽ tăng mong đợi ban đầu và làm giảm đi sự nhận biết chất lượng khi lời hứa không thực hiện được. Tóm lại, truyền thông không những tác động lên sự mong đợi của khách hàng mà còn tác động lên sự tiếp nhận của họ đối với dịch vụ được phân phối. Nói cách khác, những điều không nhất quán giữa phân phối dịch vụ và giao tiếp bên ngoài dưới dạng phóng đại những lới hứa hoặc thiếu thông tin về phân phối dịch vụ có thể tác động tới sự tiếp nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng. Khoảng cách thứ năm: Sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ thực tế nhận được. Vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng dịch vụ là những giá trị khách hàng nhận được trong hoạt động chuyển giao phải đạt được hoặc vượt quá những gì mà khách hàng chờ mong. Như vậy sự đánh giá chất lượng dịch vụ cao hay thấp phụ thuộc vào khách hàng đã nhận được dịch vụ thực tế như thế nào trong bối cảnh họ mong đợi mong đơi những gì. Chất lượng mà khách hàng cảm nhận được trong một dịch vụ là một chức năng của cỡ và hướng của khoảng cách giữa dịch vụ nhận được và dịch vụ mong đợi. Những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của dịch vụ  Chất lượng dịch vụ được khách hàng nhận biết phụ thuộc vào cỡ và hướng của khoảng cách 5. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào bản chất của những khoảng cách liên quan tới những tổ chức thiết kế, Marketing, phân phối dịch vụ. Cần chú ý một điều quan trọng là những khoảng cách từ phía nhà Marketing có thể thích hợp hoặc không thể thích hợp với sự nhận biết của chất lượng dịch vụ. Đó là do cỡ và hướng của mỗi khoảng cách sẽ có một tác động vào chất lượng dịch vụ. Ví dụ khoảng cách 3 sẽ được sắp đặt thích hợp nếu phân phối dịch vụ thực tế vượt trội hơn những tiêu chuẩn xác định. Nó sẽ không sắp đặt thích hợp nếu như các xác định dịch vụ không được đáp ứng.  Các thành phần chất lượng dịch vụ được nhận biết. Các khách hàng đều sử dụng những tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá các dịch vụ. Những tiêu chuẩn này rơi vào 10 loại yếu tố mấu chốt, đó là những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Nội dung chi tiết những yêu cầu của các yếu tố được hệ thống như sau: SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Tính tiếp cận: bao gồm khả năng tiếp cận dễ dàng: dịch vụ dễ tiếp cận, thời gian chờ dịch vụ không quá lâu, thời gian hoạt động thuận tiện, vị trí thuận tiện cho phương tiện dịch vụ.  Tính tin cậy được: bao gồm sự thực hiện thích hợp và có độ tin cậy. Thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu, doanh nghiệp tôn trọng những thông điệp truyền thông của mình.  Tính sẵn sàng: bảo đảm dịch vụ khi nào cũng có để thoả mãn nhu cầu của khách hàng bao gồm: quy chế, thủ tục có thuận lợi dễ dàng không, giao dịch dịch vu nhanh chóng, khách hàng tới trong mọi tình huống, dịch vụ nhanh thoả mãn tức thời.  Năng lực: có nghĩa là kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện dịch vụ bao gồm: kiến thức và kỹ năng của nhân viên cung cấp, nhân viên trợ giúp,..  Cư xử lịch sự: tính lịch sự, tôn trọng, qua tâm, thân thiện của nhân viên cung cấp dịch vụ: quan tâm đến tài sản của cải của khách hàng, nhân viên cung cấp thiện cảm.  Giao tiếp: hướng dẫn cho khách hàng bằng lời nói ngắn gọn để họ hiểu và lắng nghe họ. Chú ý đến phong cách, thái độ đối với những khách hàng khác nhau vơi nội dung là: giải thích dịch vụ, giải thích giá cả dịch vụ, giải thích sự chuyển giao dịch vụ và chi phí, bảo đảm với khách hàng là vấn đề được giải quyết.  Uy tín bao gồm: sự tin tưởng, trung thực, làm cho khách hàng hài lòng vui vẻ, trong lòng: tên công ty, sự nổi tiếng của công ty, tính cách nhân viên cung cấp dịch vụ, độ phức tạp trong cách chuyển giao dịch vụ.  Sự an toàn: không bị nguy hiểm, không mạo hiểm, không nghi ngờ: như an toàn về vật chất, an toàn về tài chính, bí mật..  Tính hữu hình hàng hoá: bao gồm những dấu hiệu vật chất của dịch vụ: như phương tiện vật chất, gương mặt của nhân viên, công cụ và thiết bị để tạo ra dịch vụ, những khách hàng trong hệ thống dịch vụ,  Sự hiểu biết khách hàng: hiểu biết về nhu cầu của khách hàng bao gồm: học tập, đào tạo những kỹ năng riêng biệt theo từng đối tượng của khách hàng, chú ý tới nhu cầu cá nhân,.thừa nhận khách hàng quen thuộc. Cần chú ý rằng có thể mức độ quan trọng tương đối của 10 yếu tố nêu trên trong dịch vụ mong đợi của khách hàng sẽ khác với mức độ quan trọng tương đối của nó trong dịch vụ phân phối mà khách hàng nhận được. Tuy nhiên so sánh chung giữa sự mong đợi và sự nhận được đã được đề cập ở phần trên, song ở đây có khác một chỗ bản chất của những đặc trưng được đánh giá. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Trong 10 yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ, có hai yếu tố thuộc tính chất tìm kiếm, đó là những tính chất có thể quyết định trước khi mua bán. Hai yếu tố đó là: tính hữu hình hoá và tính tin cậy được. Những tính chất như tính tiếp cận, tính lịch sự, uy tín, tính sẵn sang, sự am hiểu của khách hàng và giao tiếp. Những yếu tố này chỉ có thể được biết khi các khách hàng đang mua hoặc đang tiêu dùng dịch vụ. Trong khi khách hàng có một số thông tin dựa trên kinh nghiệm của họ hoặc dựa trên những đánh giá của khách hàng khác, họ muốn đánh giá lại những yếu tố này qua những lần mua và tiêu dùng bởi vì tính không đồng nhất của dịch vụ. Có hai yếu tố rơi vào loại phẩm chất tin tưởng đó là kỹ năng để thực hiện dịch vụ và an toàn. Các khách hàng khó có thể đánh giá được, kể cả sau khi họ mua và tiêu dùng dịch vụ. Dựa trên những nghiên cứu hiện tại, chất lượng dịch vụ đang được thừa nhận dọc theo bậc thang liên tục từ chất lưọng dịch vụ ý tưởng cho tới chất lượng dịch vụ ý tưởng cho đến chất lượng dịch vụ hiện thực. Một vài quan điểm trong bậc thang này đại diện cho chất lượng là sự hài lòng. Vị trí của chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được phụ thuộc vào bản chất của sự cách biệt giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ nhận được CHƯƠNG II DỊCH VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG: 2.1 Giới thiệu về NHCT: 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh: -Tháng 11/1998 theo nghị định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống ngân hàng,Ngân hàng công thương được thành lập với tên là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước.Chi nhánh NHCT có các chi nhánh trực thuộc sau:Hội An,Tam Kỳ,Hoà Khánh,Ngũ Hành Sơn. - Ngày 1/1/1997, sau sự kiện chia tách tỉnh,Ngân Hàng Công Thương Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành chi nhánh trực thuộc Trung ương,ngân hàng công thương SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ thành phố Tam Kỳ và Ngân Hàng Công thương Thành phố Đà Nẵng.Trụ sở chính của Ngân Hàng Công Thương Đà nẵng đóng tại 172 Nguyễn văn Linh, Với hai chi nhánh Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn.Tên giao dịch quốc tế là: INCOMBANK - Chi nhánh đã có những phát triển về nhiều mặt:số lượng khách hàng giao dịch, doanh số huy động và cho vay, chất lượng kinh doanh ngày càng tăng…trong quá trình xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã được thủ tướng chính phủ, thống đóc NHNN, chủ Tịch UBND thành phố tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua. -Phát huy những thành tựu đạt được từ thế và lực hiện có, trong thời gian tới NHCT Đà nẵng sẽ có nhiều hơn nữa thành tích xứng đáng, cùng với cộng đồng NH Việt Nam góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. 2.1.2 Chức Năng và nhiệm vụ của chi nhánh: NHCT Đà Nẵng thực hiện đầy đủ chức năng của một NHTM, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng.  Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, các quy định trong luật NHNN và luật tổ chức tín dụng  Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia.Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức phong phú: trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ.  Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu  Thức hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mậu dịch và phi mậu dịch  Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc ngoại tệ, chi trả kiều hối  Nhận chuyển tiền thanh toán đến các ngân hàng thương mại trong thanh toán qua hệ thống viễn thông an toàn, chính xác  Cho vay đầu tư tín dụng vốn cố định, lưu thông bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ. Cho vay hợp vốn với các dự án lớn có thời gian hoàn vốn dài.  Thực hiện dịch vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, tư vấn về lĩnh vực tiền tệ cho các đơn vị đầu tư, lập các dự án khả thi SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu các loại nhằm tạo lập nguồn vốn kinh doanh của các chi nhánh.  Thực hiện việc thanh toán theo phương thức không dùng tiền mặt cho khách hàng.  Dịch vụ thẻ ATM và Ngân Hàng điện tử  Các hoạt động khác như: Đại lý nhận lệnh chứng khoán, tài trợ thương mại, thu chi hộ ngân quỹ, kiểm định nội bộ, nhận giữu hộ các tài sản quý.. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh Một cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý sẽ làm cho hệ thống hoạt dộng có hiệu quả.Có thể nhìn thấy cơ cấu tổ chức của NHCT Đà Nẵng qua sơ đồ: SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên P.Tổng Hợp P.hành chính tổ chức
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ Chức năng của Giám đốc và các phòng ban  Ban giám đốc chi nhánh do NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm lại của nhà nước.  Giám đốc do NHTW bổ nhiệm ,là đại diện pháp nhân của chi nhánh, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng  Phó giám đốc gồm hai phó giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc ngoại tệ.Hai người này thực hiện công việc và nhiệm vụ do giám đốc giao -Các phòng chức năng SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên P.kiểm toán nội bộ P.thông tin điện tử P.Giao dịch Hải Châu P.Tài trợ P.khách hàng 1 P.khách hàng 2 PG Đốc P GĐốc Giám Đốc P.Tiền tệ kho quỹ P,kế toán P.khách hàng 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh NHCT Đà Nẵng
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Phòng thương mại:thực hiện chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực thanh toán quốc tế như:mở L/C,bảo lãnh mua bán ngoại tệ, đổi ngoại tệ, đổi séc du lịch, chuyển tiền nhanh, cá hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.  Phòng tiếp thị tổng hợp:Tổng hợp số liệu thống kê,cân đối vốn kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh tiếp thị, khai thác thị trường, xây dựng các chương trình marketing cho ngân hàng, nghiên cứu các dịch vụ thẻ,…  Phòng kế toán: thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, các nghiệp vụ phát sinh theo chế độ qui định và các dịch vụ khác.. trong kinh doanh của ngân hàng.  Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng, thu chi khách hàng  Phòng kiểm toán nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nội bộ của NHCT.  Phòng thông tin điện tử: cập nhật, lưu trả số liệu hoạt động của chi nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của các hệ thống và các chương trình ứng dụng có lien quan đến khách hàng.  Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, các chính sách chế độ và các quyền lợi của người lao động.Tham mưu cho ban giám đốc về quy hoạch,để bổ nhiệm ,đào tạo bồi dưỡng, tổ chức bộ máy mạng lưới chi nhánh.  Phòng giao dịch Hải Châu:là đơn vị trực thuộc: thực hiện chức năng kinh doanh của ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi và các dịch vụ khác….trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh  Các chi nhánh trực thuộc:thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng hạch toán phụ thuộc. -Mạng lưới hoạt động gồm có:  Trụ sở chính 172 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh khê Đà Nẵng  Hai chi nhánh trực thuộc là NHCT Liên Chiểu tại quận Liên Chiểu Đà Nẵng và NHCT Ngũ Hành Sơn quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Hai phòng giao dịch là Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng và phòng giao dịch khu công nghiệp Liên Chiểu. 2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ mà NHCT cung cấp  Nhận tiền gửi:mở tài khoản, thanh toán việt nam đồng và ngoại tệ qua ngân hàng với các hình thức như:không kỳ hạn, có kỳ hạn trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi đến hạn.Nhận tiền gửi của dân cư (tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi..).Lãi suất tăng dần theo số tiền gửi, tiền gửi dự thưởng..  Chuyển tiền:chuyển tiền điện tử liên ngân hàng trong nước,chuyển và nhận tiền qua hệ thống SWIFT nhanh chóng,chính xác thuận tiện, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền du học, chuyển tiền Western Union toàn cầu..  Dịch vụ ngân quỹ: thu tiền lưu động, thu tiền tại nhà, kiểm đinh nôi ngoại tệ, đổi ngoại tệ , séc du lịch, ứng trước tiền mặt của thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng và máy ATM, cho thuê ngăn tủ sắt cất giữ tài sản,..  Cho vay và đầu tư:cho vay ngắn, trung, dài hạn và VND và ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh thương mại, du lịch, cho vay, đông tài trợ các dự án lớn.các loại cho vay tiêu dùng:cầm cố, trả góp, cho vay hỗ trợ du học, cho vay và phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa,Mastercard), cho vay mua và xây dựng nhà ở, mua sắm tài sản, giải ngân các chương trình tài trợ tín dụng của các tổ chức quốc tế.  Thanh toán xuất nhập khẩu:điện chuyển tiền T/T, nhờ thu (D/A,D/P), tín dụng chứng từ (L/C), tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu,phát hành thư bảo lãnh trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ  Dịch vụ thẻ:Phát hành thẻ ATM(E-partnerC-card,E-partner S-card,E- partner G-card,E-partner pink card),phát hành và thanh toán thẻ quốc tế(Visa,Master),dịch vụ trả lương vào thẻ E-partner,…  Dịch vụ và tiện ích khác: tiện ích giao dịch ngân hàng điện tử qua mạng(phone-banking,internet banking,SMS banking..), đại lý nhận lệnh chứng khoán, đầu tư vốn trên thị trường tài chính,trợ giúp thông tin, chăm sóc khách hàng,khuyến mãi,…. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ 2.1.5 Kết quả hoạt động của ngân hàng Công Thương Đà Nẵng Mặc dù trong năm 2005 tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT ĐN đã đạt được những khả quan rất đáng khích lệ.Đây là sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ NHCT ĐN trong suốt một năm hoạt động. 2.1.5.1 Về hoạt động tiền gửi: Bảng 1:tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền gửi doanh nghiệp 497.004 506.119,2 835,833 Tiền gửi dân cư 523.657,2 615.541,2 588,839 Tiền gửi kỳ phiếu trái phiếu 115.621,2 51.992,4 13,266 Tiền gửi khác 144.774 183.456 Tổng cộng 1.281.056, 4 1.357.108, 8 1,437,938 (Nguồn:báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của NH2005-2006) - Về công tác huy động vốn, nhìn chung nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 tăng hơn so với năm 2005.Cụ thể nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 đạt hơn 1357 tỷ đồng, tăng 5,94%( tương ứng với 76052,4 triệu đồng) so với năm 200. Trong năm qua chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác tiếp thị,đa dạng hoá về nghiệp vụ huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ tạo sự thoả mái cho khách hàng khi đến giao dịch, nâng cao tiện ích và luôn luôn có chính sách lãi suất phù hợp với thị SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ trường,chính vì vậy dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đạt được thậm hí vượt mức kế hoạch được giao. * Nguồn huy động tại ngân hàng:  Tiền gửi của doanh nghiệp: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền là tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Mục đích của họ là nhằm đảm bảo an toàn vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc tiền gửi nhằm mục đích sinh lợi.Tại ngân hàng trong nam 2006 tiền gửi doanh nghiệp đạt 506.119,2 triệu đồng tăng 1,83% so với năm 2005. Trong đó phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn, tăng so với năm 2005,điều này chứng tỏ tổ chức thu được nhiều lợi nhuận hơn ,hoạt động buôn bán diễn ra sôi động hơn nên tiền gửi không kỳ hạn tăng lên.Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.Vì vậy chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm hiểu các khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng,mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.  Tiền gửi dân cư: đối với loại tiền này khách hàng chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gởi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ ngân hàng.Về chênh lệch số dư huy động bình quân của loại tiền này như sau: Năm 2006 tăng 91.884 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 17,55%.Trong thời gian qua , vốn huy động dân cư tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn ,vừa duy trì được khách hàng vừa thu hút được khách hàng mới.  Tiền gửi kỳ phiếu: Ngoài hai hình thức huy động trên thì vốn huy động từ kỳ phiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn .Trong những năm qua ngân hàng đều có phát hành kỳ phiếu.Năm 2005 đạt số dư bình quân là:115.621,2 triệu đồng, năm 2006 đạt số dư là 51.992,4 triệu đồng giảm 55,03% .Sở di có biến động này là do việc phát hành kỳ phiếu ở ngân hàng là tuỳ theo nhu cầu và mục đích của việc đầu tư, khi phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành.Thông thường SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt không liên tục như tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi doanh nghiệp. Có thể nói trong những năm qua công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể nguồn vôn huy động tăng trưởng hàng năm.Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. 2.1.5.2 Tình hình cho vay: Bảng 2:tình hình cho vay tại NHCT Đà Nẵng qua 2 năm 2005-2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền 1. Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung dài hạn 3.575.481, 6 3.289.162, 8 286.318,8 100 91,99 8,01 3.877.892, 4 3.632.474, 4 245.394 100 93,67 6,33 1,780,42 8 1,680,55 3 99,875 2. Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung dài hạn 3.465.274, 8 3.203.288, 4 261.986,4 100 92,44 7,56 3.383.494, 8 3.126.847, 2 256.647,6 100 92,41 7,59 1,716,89 5 1,706,89 9 9,996 3.Dư nợ bình quân Ngắn hạn Trung dài hạn 1.811.276, 4 1.120.705, 2 618.571,2 100 65,85 34,15 2.034.951, 6 1.427.627, 6 607.314 100 70,16 29,84 949,286 4.Nợ quá hạn bình quân Ngắn hạn Trung dài hạn 33.200,4 25.22,8 7.977,6 100 75,97 24,03 39.355,2 25.297,2 14.058 100 64,28 35,72 2,339 SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ 5.Tỷ suất NQH/DNBQ Ngắn hạn Trung dài hạn 2,196 2,532 1,548 2,316 2,124 2,772 0.246 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2005-2006) Về hoạt động tín dụng cũng không ngừng được mở rộng, bên cạnh nhiệm vụ giữ vững khách hàng truyền thống.Ngân hàng luôn tìm kiếm cho mình những khách hàng mới , dự án mới có hiệu quả để đầu tư.Do đó tình hình cho vay đã tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân, nợ quá hạn bình quân.  Doanh số cho vay: đến ngày 31/12/2006 doanh số đạt mức cho vay 3.877.892,4 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,46%.Trong đó vay ngắn hạn là 3.632.474,4 triệu đồng, tăng 10,44% so với năm 2005, cho vay dài hạn là 245.394 triệu đồng, giảm 14,29 %.Như vậy doanh số cho vay trong năm qua tại ngân hàng tăng chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng đã đẩy mạnh hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản..  Doanh số thu nợ: đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2006 giảm so với năm 2005. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 đạt 3.383.494,8triệu đồng giảm 2,36%. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 3.126.847,2 triệu đồng giảm 2,39%. Doanh số thu nợ dài hạn đạt 256.647,6 triệu đồng giảm 2,04% so với năm 2005. Doanh số thu nợ của năm 2006( cả ngắn hạn lẫn dài hạn) giảm nhưng không đáng kể so với năm 2005. Doanh số thu nợ giảm cho thấy trong năm qua các doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao do tình hình kinh tế khó khăn chung nên đã không trả nợ đúng cho ngân hàng. Từ đó làm cho công tác thu nợ của ngân hàng có chiều hướng giảm, do đó ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác thu nợ.  Về dư nợ bình quân : vào năm 2006 đạt 2.034.951,6 tăng 223.675,2 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 12,35% trong đó dư nợ ngắn hạn bình quân luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ binh quân. Điều này là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 đạt 1.120.705,2 triêu đồng, năm 2006 đạt 1.189.698 triệu đồng tăng 306.922,4 triệu đông so với năm 2005tốc độ tăng 19,7%. Nguyên nhân là do năm qua nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gia tăng và đủ điều kiên để ngân hàng có thể cho vay. Dư nợ trung dài hạn bình quân có 11.257,2 triệu đồng so với năm 2005.Trong năm 2005 dư nợ bình quân dài hạn giảm là do doanh số cho vay giảm và giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh số thu nợ. SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ  Về nợ quá hạn:Trong thời gian qua tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng có sự biến động lớn. Cụ thể năm 2006 bình quân là 39.355,2 triệu đồng tăng 6154,8 triệu đồng. So với năm 2005 tốc độ tăng 18,54%. Trong đó chủ yếu là do nợ quá hạn trung và dài hạn bình quân tăng đến 6.080,4 triệu đồng so với năm 2005.  Về tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ bình quân nhìn chung có xu hướng gia tăng nhưng với tỷ lệ rất nhỏ 0,1% và hầu như ở dưới mức khống chế của ngân hàng. Nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2006 vẫn tiếp tục phát triển với số dư nợ ngày càng tăng .Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo của giám đốc , các trưởng phó phòng còn phải kể đến những nổ lực đáng kể của các cán bộ tín dụng , nhân viên phục vụ đã có những ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vôn cũng như việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. 2.1.5.3 Về hoạt động dịch vụ : Bảng 3:Tình hình hoạt động dịch vụ tại ngân hàng CTĐN qua 2 năm(2005- 2006) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền I. Tổng thu nhập 157.788 100 199.219,2 100 253,815 1.Thu từ hoạt động tín dụng 142.719, 6 90,45 182.644 91,69 2.Thu từ dịch vụ và thanh toán 8.316 5,27 10.579,2 5,31 3.Thu từ hoạt động khác 3.849,6 2,44 4.183,2 2,1 II.Tổng chi phí 131.353, 2 100 151.269,6 100 197,895 1.Chi về huy động vốn 8.697,6 65,09 106.720,8 70,55 2. Chi quản lý và công cụ 4.334,4 3,3 5.037,6 3,33 3.Chi tài sản 4.321,2 3,29 5.037,6 3,54 4. Chi bảo hiểm tiền gửi 10.035,6 7,64 15.278,4 10,1 5. Chi nhân viên 7.552,8 5,75 8.259,6 5,46 6.Chi dự phòng rủi ro 19.611,6 14,93 10.618,8 7,02 III.Lợi nhuận 26.434,8 47.949,6 55,290 (Nguồn vốn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2005-2006) Về mảng dịch vụ của ngân hàng trong năm qua ngân hàng không ngừng hoàn thiện các dịch vụ vốn có như dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh. Song song với nó, chi nhánh còn phát triển thêm một số dịch SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ vụ mới như dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt…Tổng số tiền thu được từ dịch vụ chiếm 16% trong tổng lợi nhuận của chi nhánh và tăng 7 % so với cùng kỳ năm ngoái. Bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Song kinh doanh có hiệu quả là phải đạt lợi nhuận cao trên cơ sở an toàn vốn và uy tín. Như đã thấy trong năm 2006, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 199.219,2 triệu đồng so với năm 2005 thì con số này là 157.788 triệu đồng tăng đến 26,26%.Trong đó lãi thu được từ hoạt động tín dụng là 182.664 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,69 % trong tổng thu nhập của ngân hàng, tăng 27,99% so với năm 2005.Tỷ lệ 5,31% ứng với 10.579,2 triệu đồng là doanh thu từ phí dịch vụ và thanh toán.Còn lại là thu nhập từ các khoản thu khác đạt 4.183,2 triệu đông ứng với 2,1%.Tất cả những chỉ tiêu trên đều khá tăng trưởng so với năm trước.Đạt được nhữngkết quả này là do nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng.Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay vốn với các thành phần kinh tế,mở rộng thị phần cho ngân hàng.Hoạt động tiền tệ và đầu tư cũng tăng về số lượng ,tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước do đó tổng thu nhập của chi nhánh cũng tăng qua các năm. Về mặt chi phí, trong năm 2006 tổng chi phí của ngân hàng là 151.269,6 triệu đồng tăng 15,16% so với năm 2005, sự tăng lên này tương ứng với sự tăng lên của tổng thu nhập nhưng với tỷ lệ thấp hơn, điều này thể hiện sự phát triển liên tục của ngân hàng trong quá trình hoạt động.Chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ tương đối lớn 70,55% tổng chi phí đến 106.720,8 triệu đồng.Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng vốn cho địa phương chi nhánh đã phát triển lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động.Nguồn vốn huy động tuy tăng nhưng chủ yếu là vốn huy động từ dân cư nên lãi suất huy động là cao.Mặt khác để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh và cũng để phục vụ khách hàng , chi nhánh đã mở thêm các điểm giao dịch, nâng cấp tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ công nhân viên nên chi phí đã gia tăng. Từ những khoản mục thu nhập và chi phí của ngân hàng cho chúng ta thấy được phần chênh lệch thu chi hay chính là lợi nhuận của ngân hàng đạt được trong SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ năm 2006 là 47.949,6 triệu đồng, so với tổng lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2005 ở mức 26.434,8 triệu đồng.Năm 2006 lợi nhuận ngân hàng tăng 81,39%.Đạt được kết quả này là do chi phí tăng nhưng tốc độ chậm so với tốc độ tăng của thu nhập nên lợi nhuận tăng lên. Vào năm 2007 thu nhập đạt lãi 60 tỷ đồng,chính sách khách hàng được giữ vững:260 khách hàng giao dịch và 15.000 tài khoản giao dịch tại NHCT. Đạt kết quả như vậy cho thấy trong thời gian hoạt động của chi nhánh không ngừng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương thong qua việc cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế ngoài ra tạo được lợi nhuận cho ngân hàng.Tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động để có thể giữ vững và mở rộng được uy tín của ngân hàng trên thị trường. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2006, 2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 1. Nguồn vốn triệu đồng 1,242, 762 1,437, 938 1.1. TG doanh nghiệp triệu đồng 689, 918 835,8 33 1.2. TG dân cư triệu đồng 540, 049 588,8 39 1.3. TG vốn chuyên dùng triệu đồng 12, 795 13,2 66 2. Tín dụng triệu đồng 2.1. Doanh số cho vay triệu đồng 1,512, 411 1,780, 428 2.1.1. Ngắn hạn triệu đồng 1,471, 695 1,680, 553 2.1.2. Trung dài hạn triệu đồng 40, 716 99,8 75 2.2. Doanh số thu nợ triệu 1,522, 1,716, SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ đồng 572 895 2.2.1. Ngắn hạn triệu đồng 1,489, 479 1,706, 899 2.2.2. Trung dài hạn triệu đồng 33, 093 9,9 96 2.3. Dư nợ cuối kỳ triệu đồng 917, 520 981,0 53 2.4. Dư nợ bình quân triệu đồng 944, 806 949,2 86 2.5. Dư nợ nhóm 2 triệu đồng 5,5 37 5 59 2.6. Dư nợ xấu triệu đồng 1,3 67 2,3 39 3. Thanh toán xuất nhập khẩu 3.1. Doanh số chuyển tiền TTr 1000 USD 25, 146 28,8 89 3.2. Doanh số mở L/C nhập 1000 USD 22,447 30,586 3.3. Doanh số thanh toán L/C xuất 1000 USD 25, 633 27,8 96 4. Kinh doanh ngoại tệ 4.1. Doanh số mua vào qui USD 1000 USD 27, 005 38,1 99 4.2. Doanh số bán ra qui USD 1000 USD 26, 435 38,1 53 5. Doanh số thanh toán chung tỷ đồng 112, 721 115,7 82 Trg đó, Thanh toán ko dùng tiền mặt tỷ đồng 103, 381 104,3 47 6. Kinh doanh thẻ 6.1. Phát hành thẻ ATM thẻ 11, 455 10,7 29 6.2. Số thẻ ATM lũy kế thẻ 19, 480 30,2 09 SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thuỷ 6.3. Số máy ATM máy 11 15 6.4. Số máy POS máy 40 43 6. Kết qủa tài chính 6.1. Thu nhập triệu đồng 211, 544 253,1 85 6.2. Chi phí triệu đồng 173, 425 197,8 95 6.3. Lợi nhuận hạch toán trước thuế triệu đồng 38, 119 55,2 90 2.2 Tình hình thanh toán nhập khẩu qua các năm. ĐVT: triệu đồng Phương thức thanh toán Năm 2006 Năm 2007 1.Nhờ thu 8,881,601 9,052,832 2.L/C 52,842,571 69,302,060 3.T/T 29,178,776 43,218,395 cụ thể hơn chỉ tiêu 2006 2007 1.L/C nhập thanh toán 34,137,331 44,654,326 2.L/C xuất thanh toán 18,705,240 24,647,734 Số lượng 200 6 200 7 L/C nhập 515 603 L/C xuất 297 318 Nhận xét : Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng sôi động nhất vẫn là thanh toán bằng L/C chủ yếu là L/C nhập.Tình hình cụ thể được đề cập cụ thể ở hai SVTH: Nguyễn Thị Bích Liên