SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
BẢN LĨNH, TRÍ TUỆ VIỆT NAM, BIỂU TƯỢNG RỰC RỠ
CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
Thắng lợi của Chiến dịch Phòng không (CDPK) Hà Nội, Hải Phòng tháng
12/1972 tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và
dân Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố miền Bắc đã đánh bại sức
mạnh của không lực Hoa Kỳ. 40 năm trôi qua, đã có nhiều tác phẩm, tổng kết
của các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh, nhà nghiên cứu lý luận quân sự trong và ngoài
nước viết về CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972. Có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, nhưng đều khẳng định CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972 là
chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần, của trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Bác Hồ, tiến hành chiến tranh nhân dân toàn diện, với nghệ
thuật quân sự tài giỏi của một quân đội anh hùng.
Cho đến tháng 10/1972, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và
dân ta trên chiến trường miền Nam đã diễn ra hơn nửa năm và giành thắng lợi to
lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trên miền Bắc, quân và dân ta đã đánh
bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân
Mỹ; không ngừng tăng cường sức người, sức của vào tiền tuyến lớn, cùng quân
và dân miền Nam phát triển cuộc tiến công chiến lược. Tại Pa-ri, cuộc đàm phán
giữa ta và Mỹ kéo dài đã 4 năm. Ngày 8/10/1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự
thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, ta và Mỹ
đã thỏa thuận hầu hết các nội dung của bản dự thảo, ấn định ngày 22/10/1972 ký
tắt tại Hà Nội và ngày 31/10/1972 ký chính thức tại Pa-ri. Nhưng phía Mỹ cố tình
dây dưa, muốn sử dụng thỏa thuận này để làm một cuộc nghi binh chiến lược
tạo bất ngờ cho cuộc tiến công bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải
Phòng, nhằm giành thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân
nhượng theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.
Từ lâu, Chủ tịch Hồ chí Minh với thiên tài của mình đã nhận định: “Mỹ chỉ
chịu thua ta khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội”. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng
cũng nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn,
có nhiều khả năng chúng sẽ dùng máy bay chiến lược B-52 đánh ồ ạt vào Hà
Nội… Đúng như dự đoán của ta, ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra
lệnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 mang tên
“Lai-nơ-bếch-cơ II” vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận...
Để chuẩn bị và đánh thắng B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Quân ủy
Trung ương giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) xây
dựng kế hoạch tác chiến; đồng thời đã sớm điều Trung đoàn Tên lửa 238 vào
chiến trường Nam Khu 4 nghiên cứu cách đánh B-52. Nhiều đoàn cán bộ PK-KQ
6Cr
eated by Thanh An - 1 -Thanh An P
age 1
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 1
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
cùng một số trung đoàn tên lửa và biên đội không quân tiêm kích cũng được cử
vào Nam Khu 4 nghiên cứu cách đánh B-52.
Bộ Tổng tham mưu (BTTM) tổ chức Hội nghị chuyên đề tìm cách đánh B-
52. Hội nghị đã phân tích tình hình, đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của máy bay B-
52, các phương án tác chiến và kinh nghiệm đánh B-52 từ thực tế trên chiến
trường, trên cơ sở đó thống nhất cao về cách đánh, chuẩn bị chu đáo về con
người và vũ khí, thiết bị kỹ thuật. Ngay sau hội nghị, BTTM chỉ thị cho các cơ
quan, đơn vị thực hiện gấp việc nghiên cứu và triển khai kế hoạch đánh B-52. Bộ
Tư lệnh Quân chủng PK-KQ chủ trì biên soạn lý luận chiến thuật đánh B-52; bổ
sung kế hoạch, phương án tác chiến, điều chỉnh bố trí lực lượng đánh B-52, biên
soạn tài liệu “Cách đánh B-52”, tổ chức huấn luyện và tiến hành tập huấn đánh
B-52 trong các tình huống phức tạp. Phương án đánh B-52 được nhanh chóng
hoàn thành theo đúng kế hoạch gọi là “Phương án tháng bảy”. Các đơn vị tên
lửa, ra-đa, pháo 100mm mở đợt huấn luyện đột kích với nội dung, mục tiêu chủ
yếu là đánh B-52. Bộ đội Không quân tích cực luyện tập theo phương án đánh B-
52 trên năm hướng xung quanh Hà Nội, gọi là “Phương án năm cánh sao”.
Phương án này được kết hợp chặt chẽ với hỏa lực của các binh chủng bạn, cả
vòng trong và vòng ngoài, kết hợp cơ động và yếu địa, tuyến trước và tuyến sau,
trên không và mặt đất...
Việc nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch đánh máy bay B-52 được triển khai
gấp rút và đã căn bản hoàn thành vào đầu tháng 9/1972. Dựa vào kinh nghiệm
đã rút ra từ thực tiễn chiến đấu và những hiểu biết ngày càng nhiều về vũ khí, khí
tài và thủ đoạn hoạt động của địch, tài liệu “Cách đánh B-52” sau nhiều lần bổ
sung hoàn chỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, chiến đấu của bộ
đội. Tháng 9/1972, BTTM chỉ đạo Quân chủng PK-KQ bổ sung và hoàn thiện
phương án mới đánh B-52, được gọi là “Phương án tháng chín”; xác định những
vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như phán đoán âm mưu,
thủ đoạn, hướng và mục tiêu tiến công của địch, quyết định sử dụng lực lượng,
cách đánh của ta. Nhờ nắm vững thực tế chiến trường, nghiên cứu đề ra
phương án tác chiến đúng, điều chỉnh kịp thời, ta đã chủ động trong Chiến dịch
Phòng không Hà Nội - Hải Phòng tháng 12/1972 và giành thắng lợi quyết định.
Để đánh thắng các đòn tập kích đường không bằng máy bay chiến lược
B-52, Quân chủng PK-KQ tạo lập thế trận phòng không khu vực Hà Nội, Hải
Phòng theo nguyên tắc tập trung có trọng điểm, hình thành ba cụm phòng không
ôm sát ba khu vực mục tiêu bảo vệ: Cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng và cụm phía
Bắc đường 1, Thái Nguyên. Ba cụm phòng không này tạo ra thế “chân kiềng” liên
kết hỗ trợ lẫn nhau, trong đó cụm phòng không Hà Nội là trọng điểm. Do ta tạo
lập được thế trận phòng không liên hoàn đã bảo đảm cho cách đánh tập trung
của các lực lượng phòng không rất có hiệu quả, giành quyền chủ động ngay từ
đầu.
6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 2
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
2
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Trong quá trình tác chiến, ta chủ động chuyển hóa thế trận. Khi sang đợt 2
ta điều hai Tiểu đoàn tên lửa phòng không 71, 72 của Hải Phòng cho Hà Nội và
đưa cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn Tên lửa 274 vào chiến đấu. Đồng thời, thay
đổi sân bay cất cánh cho không quân ta đánh từ xa, gây bất ngờ lớn đối với địch.
Giành thế chủ động đánh thắng trận then chốt quyết định vào đêm 26/12/1972.
Thắng lợi của CDPK Hà Nội, Hải Phòng, thể hiện nghệ thuật tác chiến
phòng không tài tình, sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng
phòng không ba thứ quân, lấy phòng không chủ lực làm nòng cốt, giải quyết
đúng đắn và phát triển sáng tạo việc phát động toàn dân đánh máy bay địch.
Đồng thời, đã xác định đúng nhiệm vụ cho lực lượng phòng không ba thứ quân.
Để phát huy sức mạnh đánh địch, BTTM đã chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp hoạt
động tác chiến giữa phòng không chủ lực với phòng không địa phương, phòng
không dân quân tự vệ (DQTV) và đông đảo các tay súng bắn máy bay bằng súng
bộ binh của các lực lượng khác, trong đó lực lượng phòng không chủ lực luôn
giữ vai trò nòng cốt. Thực hiện kết hợp đánh rộng khắp với đánh tập trung, đánh
nhỏ với đánh vừa và đánh lớn làm cho địch vô cùng hoảng sợ khi bay vào vùng
trời Hà Nội, đồng thời cổ vũ tinh thần giữ vững ý chí quyết chiến quyết thắng của
các lực lượng.
Trong CDPK này, lực lượng phòng không đã đánh và thắng kẻ địch mạnh
và hiện đại gấp nhiều lần, một trong những nguyên nhân đó là ta biết kết hợp
chặt chẽ các yếu tố lực, thế, thời, mưu. Sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng
không tham gia chiến dịch được phát huy cao độ. Phong trào thi đua bắn rơi máy
bay địch nói chung và B-52 đối với lực lượng chủ chốt chiến dịch đã lan tỏa trong
từng thành phần lực lượng, từng đơn vị. Kết quả từ các lực lượng phòng không
của DQTV đến các đơn vị phòng không, không quân chủ lực đều bắn rơi máy
bay địch.
CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972, quán triệt sâu sắc nghệ thuật
chiến tranh nhân dân của Đảng, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy phương
tiện vũ khí kém hiện đại thắng phương tiện vũ khí hiện đại. Chúng ta đã đánh giá
đúng tình hình, đúng sự tương quan lực lượng và dự kiến được sự chuyển hóa
tình hình, sự phát triển của địch. Trên cơ sở đó đã đề ra các biện pháp và động
viên sự nỗ lực cao độ của toàn dân tham gia đánh địch, nhằm hạn chế những
điểm mạnh của địch, đồng thời khoét sâu vào những điểm yếu của chúng, tạo
nên thế trận có lợi, giành và giữ quyền chủ động trong tác chiến. Chiến dịch đã
lựa chọn hình thức chiến thuật phù hợp; tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý trong
từng trận đánh; sáng tạo nhiều cách đánh hay, hiểm, tập trung tiêu diệt đối tượng
chủ yếu của chiến dịch. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã
vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch thông thường, góp phần quyết định
“đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa xuân 1975.
Trung tướng, T.S Võ Tiến Trung (www.qdnd.vn - Ngày 04/12/2012)
6Cr
eated by Thanh An - 3 -Thanh An P
age 3
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 3
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Chiến thắng ”Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
KỲ TÍCH CỦA THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
Đánh giá về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược
đường không chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối
tháng 12/1972 là một biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và của trí tuệ sáng tạo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một chiến
công vẻ vang của lực lượng phòng không - không quân, của sức mạnh tổng hợp
của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ...”.
Nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ cho thấy vai trò to lớn
của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần quyết định
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước; mà còn chỉ cho ta thấy ý nghĩa của một bài học kinh
nghiệm hết sức to lớn về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, một
sáng tạo vĩ đại của Đảng ta, nhân dân ta.
Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, sự bất lực trong
chiến tranh phá hoại leo thang miền Bắc, sự yếu thế trên bàn đàm phán Paris,
Tổng thống Mỹ Ních-xơn cùng các phần tử cực hữu của đảng Cộng hòa đã
muốn rút khỏi vũng lầy chiến tranh Việt Nam. Nhưng với bản chất hiếu chiến và
ngoan cố, Mỹ vẫn không muốn thừa nhận thất bại. Với âm mưu tạo thế mạnh
giành quyền mặc cả những nội dung đàm phán trên bàn Hội nghị Paris, đế quốc
Mỹ đã lật lọng và tráo trở quyết định sử dụng con bài cuối cùng với hy vọng dùng
sức mạnh: Pháo đài bay B-52 để đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ “đồ đá”.
Ngày 16/4/1972, Mỹ mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, trực tiếp
oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Thủ đô và tính chất
cuộc chiến tranh, Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định “Trong cuộc đấu tranh
hiện nay, Hà Nội ta có vị trí rất quan trọng, mỗi thắng lợi của Hà Nội có ảnh
hưởng chung đến cả miền Bắc, đến cả nước. Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân thành
phố phải nhận rõ trách nhiệm của mình, quyết cùng cả nước xốc tới, kiên quyết
tiến lên làm tròn nhiệm vụ của mình, quyết giành thắng lợi”.
Muốn giành thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ nặng nề trên, trước hết phải có
kế hoạch hạn chế mất mát, thiệt hại về người và của ở mức thấp nhất. Với vai trò
Thủ đô nên Hà Nội tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương, Chính phủ
và thành phố và cũng là nơi có mật độ dân cư cao nhất cả nước. Do đó, công tác
phòng không nhân dân (PKND) được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu góp phần vào thắng lợi. Từ chủ trương của Thường vụ Thành ủy,
chính quyền các cấp đã khẩn trương triển khai kế hoạch PKND bao gồm các
công tác: Sơ tán người, phân tán tài sản; xây dựng hệ thống hầm hào trú ẩn,
6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 4
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
4
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
công sự chiến đấu; tổ chức mạng lưới phục vụ chiến đấu và khắc phục thiệt hại
chiến tranh (cứu thương, cứu hỏa, cứu sập... tổ chức thương nghiệp, dịch vụ
thời chiến).
Nhận rõ sự lật lọng, dự đoán âm mưu thủ đoạn của Mỹ sẽ tăng cường hơn
nữa cường độ chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc mà trọng điểm là Hà
Nội. Ngày 2/12/1972, thành phố đã quyết định triệt để cấp tốc sơ tán số dân còn
ở lại trước 18h ngày 4/12, chỉ những người có nhiệm vụ mới được ở lại nội
thành. Trước chiến dịch 12 ngày đêm 1972 (18/12), đã có 26 vạn người đi sơ tán
và đến 24/12, Thành ủy quyết định sơ tán hết dân, chỉ còn khoảng 10.000 dân
quân tự vệ (DQTV) ở lại nội thành chiến đấu. Từ tháng 4 năm 1972 đến ngày
29/12/1972, đã có gần 55 vạn người dân đi sơ tán. Người thân sơ tán an toàn,
có được cuộc sống phần nào ổn định trong vòng tay đùm bọc của nhân dân các
địa phương, những người ở lại Hà Nội làm nhiệm vụ vững lòng cầm chắc “tay
búa, tay súng”.
Công tác sơ tán người và phân tán tài sản thành công, trong điều kiện
khắc nghiệt của chiến tranh là một phần không thể thiếu, góp vào chiến thắng vĩ
đại chung của dân tộc. Thành công này không chỉ có ý nghĩa, tác dụng thiết thực
cho cuộc chiến đấu trước mắt, mà còn ý nghĩa hết sức quan trọng khi khôi phục
lại cuộc sống sau chiến tranh.
Mỹ sử dụng số lượng lớn lực lượng không quân vào loại hiện đại bậc nhất
thế giới để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong 12 ngày đêm 1972,
Mỹ đã huy động lực lượng tổng lực chiến lược mà nòng cốt là B-52 cùng nhiều
chủng loại máy bay chiến thuật hiện đại khác như F.111 “cánh cụp, cánh xòe”.
“Pháo đài bay B-52” là niềm tự hào của không quân Mỹ. Trong điều kiện không
tương xứng về vũ khí, phương tiện, để đánh trả có hiệu quả và giành thắng lợi, là
một bài toán cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải có cách đánh thích hợp với một quyết
tâm lớn. Trên cơ sở phát huy thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng, Chính
phủ, Thành ủy đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng cho được lực lượng
PKND với ba thứ quân vững chắc, khai thác tối đa khả năng mọi vũ khí, từ thông
thường đến hiện đại và phát động toàn dân đánh máy bay địch, bắt giặc lái và
phục vụ chiến đấu. Song song với củng cố lực lượng phòng không chính quy,
hiện đại (Sư đoàn phòng không 361), Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chỉ huy tích cực
công tác tổ chức và kiện toàn các đơn vị dân quân “tay cày, tay súng” (ở ngoại
thành) và tự vệ “tay búa, tay súng” (ở nội thành), đến tháng 12/1972, đã có
54.000 chiến sĩ với trên 500 súng các loại ở 295 trận địa. Các đơn vị tự vệ vừa
bám chắc nhiệm vụ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu, khắc phục địa
hình chật hẹp và tầm bắn hạn chế, hầu hết tận dụng nóc nhà cao tầng trong nội
thành để bố trí các trận địa súng máy cao xạ (12,7 ly, 14,5 ly...). Ở các khu phố
của Ba Đình, Hoàn Kiếm… ta bố trí hỏa lực tự vệ dày đặc. Như vậy, với lực
lượng DQTV có nhiệm vụ đánh máy bay địch ở tầm thấp, xen kẽ và phối hợp
6Cr
eated by Thanh An - 5 -Thanh An P
age 5
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 5
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
chặt chẽ với các đơn vị pháo cao xạ (37 ly, 57 ly, 100 ly) và những giàn tên lửa
SAM-2 của bộ đội phòng không chính quy, hiện đại đánh địch ở tầm trung và tầm
cao, chúng ta có lưới lửa phòng không dày đặc của ba thứ quân, tạo thế trận
nhiều tầng, nhiều lớp được tổ chức chặt chẽ theo mệnh lệnh chỉ huy thống nhất,
vừa có trọng điểm, vừa có thể cơ động nhanh; có thể đánh địch ở các độ cao
khác nhau, đồng thời có đủ sức chiến đấu liên tục ngày đêm, bám theo các trục
đường bay và nắm quy luật bay của địch để sẵn sàng “đón lõng” tổ chức đánh
trả lực lượng không quân Mỹ đạt hiệu quả cao. Tư tưởng về thế trận chiến tranh
nhân dân đã được Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tùy theo hoàn cảnh địa
phương mà vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới chiến đấu với lực lượng
không quân hùng mạnh, hiện đại bậc nhất thế giới của Mỹ.
Lưới lửa PKND của quân dân Thủ đô là một sáng tạo độc đáo của chiến
tranh nhân dân trên địa bàn đô thị Thủ đô góp phần đánh bại âm mưu, hành
động kẻ cướp, ngông cuồng của đế quốc Mỹ, giành chiến thắng vĩ đại trong thời
đại Hồ Chí Minh.
Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt,
đường sông, đường không) của cả nước. Đây cũng là địa bàn có nhiều kho hàng
chiến lược, nơi tập trung khối lượng hàng hóa khổng lồ để chi viện cho chiến
trường miền Nam và phục vụ cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở
miền Bắc. Vì vậy, giữ gìn trật tự an toàn các sân ga, bến bãi, duy trì giao thông là
bảo đảm cho thành phố sống, chiến đấu và chi viện cho chiến trường miền Nam.
Quán triệt tinh thần trên, Thành ủy, Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, ngành
giao thông vận tải và các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ Thủ đô có nhiệm vụ
bảo vệ an toàn cho những chuyến xe chở người, chở hàng an toàn, thông suốt.
Hàng hóa ở các kho lớn như: Đông Anh, Yên Viên, Giáp Bát... được gấp rút phân
tán về các kho nhỏ. Những cây cầu nối huyết mạch giao thông bị bom Mỹ phá
hỏng, như: Long Biên (gãy hai nhịp tháng 5/1972), Đuống (hỏng nặng tháng
7/1972), lập tức, các cầu phao, các loại phà... được gấp rút nghiên cứu, thay thế
tạm thời. Các bến phà Chương Dương, Khuyến Lương, Đông Trù… luôn bảo
đảm xe qua. Dưới lòng sông phát hiện có bom chưa nổ, lập tức có công binh
hoặc dân quân tự vệ dũng cảm rà phá. Các cầu cảng, nhà ga trung tâm thường
xuyên bị đánh phá ác liệt, nhưng công nhân vẫn duy trì bốc xếp, chuyên chở để
các chuyến hàng không bị ách tắc.
Trên các tuyến đường ra vào Thủ đô, các đơn vị DQTV, TNXP vừa tham
gia chiến đấu, vừa ứng trực san lấp hố bom, bám cầu, phà, mặt đường, làm
đường vòng, đường tránh cho xe, bảo đảm sự thông suốt của các mạch máu
giao thông. Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, công nhân
điện, nước, các thầy thuốc, phát thanh viên, bưu điện... vẫn kiên cường bám trụ,
phục vụ cuộc chiến đấu. Bác Nguyễn Tài Tiến ở 25 Cửa Nam, nguyên là Trung
đội trưởng tự vệ Xí nghiệp sửa chữa xe đạp, đơn vị có trận địa súng phòng
6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 6
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
6
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
không trên nóc nhà 220 phố Hàng Bông khi đó đã nhớ lại những ngày cuối tháng
12 năm 1972 nóng bỏng: “Khi đó, B.52 rải thảm Hà Nội, bom đạn sáng ngợp trời,
máu rơi, nhà đổ… nhưng lòng người vẫn đứng vững”. Trong những ngày bom
đạn Mỹ đánh phá dữ dội Hà Nội, giữa những chết chóc đau thương và đổ nát,
các nhà báo nước ngoài thường nhắc đến câu trả lời của một nữ tự vệ là nhân
viên khách sạn Thống Nhất: “Nhà cửa có thể sập, nhưng có một thứ không thể
sập được! đó là con người”. Con người Hà Nội, con người Việt Nam không thể
sập được, Alanh Oátxmơ (Pháp) xác nhận: “Tôi đã tận mắt nhìn thấy cái bình
thản, tinh thần dũng cảm hàng ngày của những người Hà Nội bình thường. Mỗi
ngày qua, gặp họ đi ngoài đường với bước đi trầm tĩnh lạ lùng, tôi càng tin là
không có gì có thể làm cho họ sụp đổ được”. Những câu nói thật giản dị, khiêm
nhường nhưng thật kiên định và đầy quyết tâm sắt đá, mang hơi thở một thời lửa
đạn anh dũng, kiên cường và như một minh chứng cho bản chất tâm hồn và tính
cách người Hà Nội. Đến Hà Nội trong những ngày lửa đạn ngút trời, vậy mà một
nữ ký giả Bungari lại tìm thấy sự thanh thản của chính tâm hồn mình và chị đã
gọi Hà Nội là: “Thủ đô của phẩm giá và lương tri con người”.
T.S Phan Đăng Long
(hanoimoi.com.vn - Ngày
29/11/2012)

ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG: TẦM CAO TRÍ
TUỆ, BẢN LĨNH VIỆT NAM
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chứng minh một điều, cường quốc
lớn vẫn có thể ngã quỵ trước sức mạnh dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành
được thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân
năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó
khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến
công hiển hách và "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến
công như thế.
Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không,
phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Nhà sử học Dương Trung Quốc về thắng lợi
này.
PV: Cuối năm 1972, chúng ta và Mỹ đã đi tới hiệp định chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhưng Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến
lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Xin ông cho biết, thời điểm đó, Mỹ đã vịn
vào cớ gì để mở cuộc tập kích trên không vào tháng 12/1972?
6Cr
eated by Thanh An - 7 -Thanh An P
age 7
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 7
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Ông Dương Trung Quốc: Tổng thống Johnson sau những thất bại trong
cuộc chiến tranh Việt Nam thì ông đã quyết định không ra ứng cử Tổng thống và
tạo cơ hội cho Nixon của Đảng Cộng hòa lên cầm quyền.
Trong những điều Nixon phát biểu, ông ta sẽ sử dụng biện pháp cứng rắn
hơn, sẵn sàng sử dụng con át chủ bài là B-52 để buộc Việt Nam phải chấp thuận
tất cả các điều kiện để Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.
Điều đó là một chuyện không bình thường, bởi B-52 là một loại máy bay
chiến lược - 1 trong 3 con át chủ bài của Mỹ cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên
lửa đạn đạo. Các vũ khí này chủ yếu để đối phó với Liên Xô và khối quân sự
Warszawa trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Thiết kế ban đầu của B-52 chủ yếu là ném bom nguyên tử, nhưng sau này
cuộc chiến tranh Việt Nam mở rộng, Mỹ cải tiến loại máy bay này để sử dụng
ném một số loại bom thông thường với số lượng lớn để tạo ra sức uy hiếp đối
phương.
Đến giữa tháng 12/1972, cả thế giới và những người trong cuộc ở Việt
Nam và Mỹ đều nghĩ rằng, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên đang chuẩn bị
cho việc ký kết đấy thì Mỹ bất ngờ lấy một lý do rất vu vơ là sức ép của chính
quyền Sài Gòn đòi hỏi và sửa lại một số điều của bản Hiệp định.
Phía chúng ta nói rằng, Hiệp định đã bàn thảo kỹ không thể thay đổi được.
Mượn lý do đấy, bất ngờ vào đêm 18/12, Mỹ huy động một lực lượng lớn máy
bay B-52 cùng các lực lượng không quân chiến thuật khác tập kích vào hai địa
điểm xung yếu của ta là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.
PV: Trước một đế quốc Mỹ hùng mạnh với vũ khí hủy diệt hiện đại, nhưng
chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Là một nhà nghiên cứu sử
học, xin ông cho biết nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi này?
Ông Dương Trung Quốc: Một trong những nguyên nhân thắng lợi của
chúng ta là Bác Hồ đã nhìn ra rất sớm ý đồ của Mỹ và Người đã có những tiên
liệu từ trước.
Năm 1962, lúc B-52 đang nằm trong kho vũ khí tuyệt mật của Mỹ, không ai
nghĩ sẽ sử dụng cho những cuộc chiến tranh cục bộ cả. Bác đã hỏi các đồng chí
lãnh đạo phòng không không quân là đã biết B-52 chưa, đã nghiên cứu chưa và
nhắc nhở phải nghiên cứu.
Đến năm 1965, khi Mỹ bắt đầu ném bom bằng máy bay B-52, Bác đã đến
những đơn vị đầu tiên của chúng ta đương đầu với B-52 và nói rằng, chúng ta sẽ
quyết tâm đánh thắng, kể cả máy bay B-52.
Có thể nói, chính trên cơ sở, sự chỉ đạo ấy mà quân chủng phòng không
không quân đã có sự chuẩn bị rất sớm trong tìm hiểu và đưa ra các phương án
tác chiến mặc dù B-52 chưa đến.
Đến năm 1967, trong một lần trao đổi với các đồng chí lãnh đạo phòng
không không quân, Bác đã đưa ra lời tiên đoán rằng, cuộc chiến tranh chống Mỹ
6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 8
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
8
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
cứu nước của chúng ta sẽ kết thúc trên bầu trời Hà Nội. Mỹ sẽ sử dụng B-52 và
coi đó là đòn chiến lược, thử sức với chúng ta lần cuối.
Bác đã ra đi từ năm 1969, nhưng tất cả những gì diễn ra đúng như sự định
liệu của Bác. Vì thế, đến khi chúng ta đối phó với B-52 không có gì bất ngờ.
Cho đến giờ, mới chỉ có ở Việt Nam là nơi duy nhất máy bay B-52 bị bắn
hạ. Sau này, Mỹ tiếp tục sử dụng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông,
lúc đó vũ khí tên lửa của các quốc gia này được trang bị rất hiện đại mà hầu như
chưa có một chiếc máy bay B-52 nào bị bắn hạ, chỉ bị rơi do yếu tố kĩ thuật, tai
nạn…
PV: Chiến thắng vẻ vang Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không” mang ý
nghĩa như thế nào đối với tiến trình lịch sử chống xâm lược của nước ta, thưa
ông?
Ông Dương Trung Quốc: Khi Mỹ đã sử dụng đến con bài cuối cùng, con
bài dự trữ chiến lược vào trong một trận chiến tranh ở Việt Nam mà thất bại, thì
rõ ràng điều đó làm Mỹ không thể chịu đựng nổi. Cộng với sức ép của dư luận
thế giới, trong đó có cả dư luận của nhân dân Mỹ, cuối cùng Nixon phải chấp
nhận kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Việc rút lui quân là tiền đề quân và dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Chúng ta kết thúc thắng lợi của toàn bộ tiến trình lịch sử, ít nhất là gắn
với Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Cho nên “Điện Biên Phủ trên không” không chỉ là một trận thắng của một
chiến dịch mà là bước ngoặt của lịch sử. Phải gắn chặt “Điện Biên Phủ trên
không” với tổng tiến quân nổi dậy mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của mùa
xuân năm 1975 thì chúng ta mới thấy hết được tầm vóc của nó. Tầm vóc của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ quan trọng đối với lịch sử dân
tộc Việt Nam mà nó làm cho thế giới hiểu rằng, có những sức mạnh có thể chiến
thắng được các cường quốc lớn: Đó là sức mạnh của lòng yêu nước, triệu người
như một, là bản lĩnh Việt Nam đã làm nên thắng lợi của chiến tranh nhân dân.
PV: Xin cảm ơn ông!
Mỹ Trà - Mỹ Ngọc
(vov.vn – Ngày 09/11/2012)
6Cr
eated by Thanh An - 9 -Thanh An P
age 9
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 9
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
CHIẾN THẮNG HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRÊN KHÔNG KHÚC TRÁNG CA BẤT TỬ
Đã 40 năm trôi qua, song “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
vẫn sừng sững như một tượng đài lớn, một mốc son chói lọi, là biểu tượng của ý
chí kiên cường, bản lĩnh, trí tuệ, là khúc tráng ca bất tử của thời đại.
Đỉnh cao nghệ thuật tác chiến
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 là một
biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tầm
cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, của sức mạnh chiến
tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng
12/1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác chiến của không quân nhân dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ - Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân
chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) khẳng định và cho biết, khi đánh vào
Hà Nội năm đó, địch cảnh giác và chuẩn bị kỹ cả trên 3 mặt: Gây nhiễu; hộ tống
nhiều tầng, nhiều lớp tạo nên lá chắn cho B52; đánh đồng loạt các sân bay của
ta. Trước một lực lượng không quân nhà nghề của Mỹ, với vũ khí trang bị hiện
đại, PK-KQ của ta đã tìm ra cách đánh sáng tạo như: Đánh quần, đánh gần, chủ
động đánh chặn từ xa…
Thậm chí theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Chính ủy Bộ Tư
lệnh PK-KQ, cuối năm 1972, một hội nghị bàn về cách đánh máy bay B-52 đã
được tổ chức và cuốn cẩm nang 30 trang bìa đỏ tập hợp kinh nghiệm, giải quyết
vướng mắc khi đối đầu với loại “pháo đài bay bất khả chiến bại” đã ra đời. Và
cùng với mạng lưới tên lửa, pháo cao xạ, những chiếc Mig của ta vẫn tung
hoành trên bầu trời, khi giấu mình trong mây, thậm chí ngay trong vệt đường bay
của máy bay địch để chờ thời cơ và giáng cho địch những đòn đích đáng. Vùng
trời Việt Trì - Tam Đảo đã trở thành nơi vùi thây những “thần sấm”, “con ma” và
trở thành khu vực khiếp đảm của giặc lái Mỹ.
Nói về chiến thắng lịch sử này, Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm
Chính trị Bộ Tổng Tham mưu, nhấn mạnh, việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực
lượng và các loại vũ khí hiện có để tạo ra lưới lửa phòng không là nét độc đáo
của nghệ thuật quân sự Việt Nam, thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh
nhân dân của chúng ta.
Đại tá H.G. Summer J.R trong bài viết trong cuốn Anmanac về chiến tranh
Việt Nam năm 1985 đã thừa nhận, Bắc Việt Nam là một trong những hệ thống
phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử… Các kíp bay chiến đấu Mỹ vào
miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép. Còn Kissinger,
6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 10
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
10
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
cố vấn số một của Nhà Trắng trong hồi ký của mình, đã viết: “Không lực Hoa Kỳ
đã vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực nhất trong lịch sử chiến tranh
thế giới”.
Bước ngoặt lịch sử
Thiếu tướng Vũ Dương Nghi, Chính ủy Binh chủng Thông tin liên lạc, cho
biết, thời điểm đó, địch gây nhiễu nặng nhằm làm tê liệt hệ thống thông tin liên
lạc của ta nhưng với cách sử dụng linh hoạt nhiều hình thức thông tin từ thô sơ
đến hiện đại. Một trong những mô hình đạt hiệu quả cao có thể kể đến đài quan
sát bằng mắt ở núi Kiến An, khi phát hiện máy bay địch cất cánh ở các tàu sân
bay vào đánh phá thành phố đã lập tức thông báo về sở chỉ huy phòng không
thành phố bằng đèn báo hiệu. Tại Hà Nội sử dụng còi ủ đặt trên nóc nhà hát
thành phố, tháp nước Hàng Đậu… ở ngoại thành, dùng các phương tiện thô sơ
như kẻng, trống đánh liên hồi để thông báo cho các cơ quan, nhà máy và nhân
dân biết để kịp thời phòng tránh.
Với mưu đồ tính toán từ trước, chính quyền Nixon đã huy động 200 máy
bay B-52, 30 máy bay F111 và hơn 1.000 máy bay tiêm kích, 6 liên đội tàu sân
bay và 50 máy bay tiếp dầu KC135... mở cuộc tập kích chiến lược bằng không
quân với quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trên miền Bắc,
với mật danh “Linebacker II”. Sau 12 ngày đêm anh dũng chiến đấu (18 đến
29/12/1972), quân và dân Thủ đô cùng các địa phương miền Bắc đã đập tan
cuộc tập kích đường không của Mỹ; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài
bay” B-52. Riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B-52.
Đánh giá về thắng lợi của chiến dịch phòng không ở thủ đô Hà Nội cuối
tháng 12/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét, đây là thắng lợi to lớn nhất,
chiến công xuất sắc nhất của cuộc chiến tranh nhân dân trên miền Bắc xã hội
chủ nghĩa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ... Quân dân Hà
Nội, quân dân miền Bắc anh hùng đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của
không quân Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, góp phần
quan trọng vào thắng lợi của Hiệp định Paris.
Trận Điện Biên Phủ trên không là khúc tráng ca bất tử của thời đại, nó kết
tinh và tỏa sáng nhiều giá trị truyền thống của tinh hoa văn hóa dân tộc – GS.TS
Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội khẳng định. “Vũ khí bí mật”
của Việt Nam không phải nằm ở khí tài, trang bị mà ở cách đánh giàu tính sáng
tạo, đầy tinh thần quả cảm, in đậm ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, được
khơi dậy từ tinh thần yêu nước, căm thù giặc, từ tinh thần chúng muốn biến ta
thành tro bụi, ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm, chúng muốn ta cúi mình ô
nhục, ta làm sen thơm ngát giữa đầm (Tố Hữu).
Tháng năm qua đi, những dấu tích một thời bom đạn cày xới mảnh đất
thân yêu này có thể bị phai mờ theo quy luật của thời gian, nhưng tầm vóc và ý
nghĩa của “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn mãi âm vang
trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung
6Cr
eated by Thanh An - 11 -Thanh An P
age 11
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 11
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Vĩnh Xuân (www.sggp.org.vn - Ngày 29/11/2012)
KỲ TÍCH CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
Một vấn đề được đặt ra sau chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên
không” năm 1972 là vai trò của thế trận chiến tranh nhân dân được khẳng định
như thế nào?...
Thực tế, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, ở Hà Nội và Hải Phòng
đã diễn ra hình ảnh rõ nét nhất của một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không
cực kỳ sôi động. Mỗi lần máy bay địch kéo đến từ xa, lệnh báo động B-52, sẵn
sàng chiến đấu được ban ra. Các LLVT về vị trí chiến đấu, mọi người dân chạy
về nơi ẩn nấp. Khi những chùm bom hủy diệt của kẻ thù sắp rơi xuống thì cũng là
lúc những chiếc MIG rời đường băng, những quả đạn tên lửa rời bệ phóng,
những chùm đạn cao xạ các cỡ vút lên chặn đánh máy bay của kẻ xâm lược.
Không chỉ có máy bay, tên lửa có thể vươn tới độ cao trên 10km, quân dân
ta còn có rất nhiều những khẩu pháo, khẩu súng tầm thấp của bộ đội, của tự vệ,
của dân quân, bố trí khắp nơi, trên các ngọn đồi, mỏm núi, ven sông, trên những
nóc nhà cao tầng, trong đồng, ngoài bãi, hình thành một mạng lưới dày đặc, rộng
khắp, nhiều tầng đón đánh kẻ thù bay vào từ mọi hướng, từ xa đến gần. Nhiều
chiếc máy bay hiện đại F111A, A6A, bay thật thấp để tránh bị ra-đa phát hiện,
cuối cùng cũng phải đền tội bởi lưới lửa tầm thấp của quân và dân ta.
Mỗi người dân Hà Nội đều trở thành chiến sĩ. Từng tốp thanh niên lao
nhanh về các trận địa, giúp bộ đội tiếp đạn, tải thương, thay lá ngụy trang. Các
bà mẹ mang những rổ trái cây, những ấm nước chè xanh đến từng khẩu đội
thăm hỏi, động viên các pháo thủ. Tất cả mọi người đều tham gia cứu nạn khi có
bom rơi.
Khi phát hiện một máy bay rơi, lập tức hàng trăm người dân từ các hầm trú
ẩn vọt ra, có cả những thiếu niên, cụ già kéo nhau đi lùng bắt giặc lái. Bên cạnh
khung cảnh khí thế ấy, còn có biết bao cán bộ, công nhân viên thầm lặng bám
máy, bám đài, bám bệnh viện, cửa hàng... để giữ vững thông tin liên lạc và bảo
đảm cho các nhu cầu thiết yếu về điện, nước, y tế, lương thực, thực phẩm phục
vụ cuộc chiến đấu của quân, dân Thủ đô.
6Created by Thanh An - 12 -Thanh An P
age 12
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
12
Điều gì
làm nên
chiến thắng?
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Một mặt trận khác cũng không kém phần quan trọng, đó là hình ảnh toàn
dân làm công tác giao thông vận chuyển chi viện cho chiến trường, ngay cả trong
những ngày Hà Nội - Hải Phòng liên tục bị Mỹ ném bom thì công tác chi viện cho
miền Nam vẫn không hề dừng lại.
Đánh thắng B-52 Mỹ không chỉ có nhân dân Hà Nội, Hải Phòng và nhân
dân miền Bắc, mà còn có cả sức mạnh chung tay tiếp sức của đồng bào ruột thịt
miền Nam, của thế trận cả nước cùng đánh giặc. Những nam nữ nghệ sĩ, chia
nhau tỏa xuống các trận địa, mang lời ca tiếng hát phục vụ các chiến sĩ bên bệ
phóng. Những phóng viên, nhà quay phim, nhiếp ảnh can trường, xông xáo, đưa
những dòng tin, những trang báo nóng hổi tính thời sự về chiến thắng B-52.
Hà Nội còn có thành tích đáng tự hào về công tác phòng tránh, bảo vệ tính
mạng và tài sản của nhân dân. Trước khi xảy ra trận không kích của Mỹ, chính
quyền thành phố đã tổ chức tốt việc sơ tán nhân dân. Sau đêm 18/12, lệnh sơ
tán khẩn cấp và triệt để được loan đi, những dòng người đông nghịt hối hả rời
thành phố. Họ tỏa về các vùng nông thôn, tìm đến vòng tay đùm bọc, che chở,
cưu mang của bà con các làng quê giàu lòng nhân nghĩa. Hàng chục vạn người
đã ra đi trong trật tự và an toàn. Chính nhờ sơ tán và phòng tránh tốt mà chính
quyền thành phố Hà Nội đã làm giảm thiểu sự tổn thất về người do địch gây ra
trong 12 ngày đêm đến mức thấp nhất. Đó cũng là một khía cạnh thành công của
cuộc chiến tranh nhân dân.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, cuộc chiến tranh nhân dân đất
đối không được phát triển lên đến đỉnh cao, với cả một cao trào toàn dân đánh
máy bay Mỹ, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân làm công tác giao
thông vận chuyển, toàn dân hợp tác và giúp đỡ bộ đội chiến đấu, cộng với trí
thông minh và lòng dũng cảm vô song, chính là điểm tựa, là chiếc chìa khóa vạn
năng và cũng là cái gốc của mọi bí ẩn giúp cho quân dân ta lập nên chiến tích
thần kỳ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt.
Hồng Hải
(www.qdnd.vn – Ngày 30/11/2012)
6Cr
eated by Thanh An - 13 -Thanh An P
age 13
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 13
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Đường đến "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Chiến thắng "Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không" thể hiện truyền
thống càng đánh càng mạnh của
quân đội ta trong quá trình vừa xây
dựng, vừa chiến đấu, đánh bại chiến
tranh công nghệ, chiến tranh điện tử
quy mô lớn của Mỹ. Trước hết, đó là
kỳ tích về chiến đấu và lao động của
từng chiến sĩ phòng không - không
quân (PK-KQ) trực tiếp đối đầu với
địch ở cấp chiến thuật, nhất là các kíp
chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực
và các cán bộ kỹ thuật đã dũng cảm,
sáng tạo từng bước đánh bại tất cả
các thủ đoạn tinh vi của không quân
Mỹ…
"Bửu bối" B-52?
Đầu năm 1972, để hỗ trợ cho
quân ngụy đang thua ở Quảng Trị và
để gây sức ép với ta trong bế tắc ở
Hòa đàm Pa-ri, Mỹ đã mở cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân lần
thứ 2 đánh phá miền Bắc Việt Nam.
Lần đầu tiên Mỹ đã dùng B-52
leo thang đánh rộng ra từ Quảng
Bình, Vinh, Thanh Hóa đến Hải Phòng
và uy hiếp Thủ đô Hà Nội. Bộ đội Tên
lửa Hải Phòng bắn nhiều đạn, nhưng
B-52 không rơi.
Lầu Năm góc vội chủ quan,
tuyên bố: "Bằng kỹ thuật điện tử hiện
đại, không lực Hoa Kỳ đã bịt mắt
được toàn bộ hệ thống phòng không
Bắc Việt. Giờ đây B-52 có thể ném
bom vào bất cứ mục tiêu nào trên
lãnh thổ miền Bắc, B-52 là bất khả
xâm phạm".
Bộ đội Phòng không băn khoăn
lo lắng về thủ đoạn mới của địch và
khả năng đánh trả của ta, trăn trở với
nhận định của Đảng ủy Quân sự
Trung ương và Bộ Quốc phòng: "Khả
năng sớm muộn gì Mỹ sẽ sử dụng
B-52 đánh lớn vào Hà Nội để gây sức
ép với ta, đang trở thành hiện thực".
Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân
chủng PK-KQ quán triệt quyết tâm
của Bác Hồ năm xưa: "Dù đế quốc
Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng
có B-57, B-52, hay "bê" gì đi chăng
nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay,
từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa
ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất
định thắng", phát động cuộc thi mới:
"Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn,
đi sâu nghiên cứu địch, thực hiện lời
Bác dạy".
Tư lệnh Phòng không Lê Văn
Tri giao cho Bộ Tham mưu, trực tiếp
là tôi, bấy giờ là Tham mưu phó phụ
trách nghiên cứu và huấn luyện
chuyên về tên lửa: "Đồng chí hãy tập
hợp anh em có trình độ chuyên môn
và có quyết tâm cao, để nghiên cứu
xây dựng tài liệu về cách đánh B-52
của tên lửa, càng sớm càng tốt".
Tôi rất lo lắng, vì nhiệm vụ này
không dễ dàng gì. Là một trong ba
con át chủ bài về phương tiện tấn
công chiến lược của Mỹ, B-52 là loại
máy bay ném bom hiện đại nhất,
thường bay ở độ cao trên 10.000m,
mỗi chiếc có thể mang đến 30 tấn
bom, được trang bị đến 15 máy gây
6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 14
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
14
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
nhiễu các loại và được bảo vệ chặt
chẽ.
Đường đến "Điện Biên Phủ
trên không"
Tôi còn nhớ ngay từ năm 1962,
Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Phùng
Thế Tài, lúc đó là Tư lệnh Quân
chủng Phòng không, cần quan tâm
đầu tư nghiên cứu loại máy bay này
để không bị bất ngờ.
Vào đầu năm 1966, khi Mỹ lần
đầu tiên dùng B-52 đánh ra đèo Mụ
Giạ (Quảng Bình), Bác đã giao nhiệm
vụ cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy
Bộ đội PK-KQ: Đã đến lúc phòng
không phải tìm cách đánh B-52. Chấp
hành chỉ thị của Bác, Trung đoàn 238
- Trung đoàn tên lửa thứ 2 mới ra
quân đã được đưa vào khu vực Vĩnh
Linh để nghiên cứu quyết đánh B-52.
Bộ Tham mưu quân chủng đã cử một
số cán bộ tác chiến, quân báo, đội
trinh sát nhiễu, dưới sự lãnh đạo của
Phó tư lệnh Hoàng Văn Khánh, vào
Vĩnh Linh để cùng Trung đoàn 238
nghiên cứu nhiễu của địch và tìm
cách đánh B-52.
Kết quả, ngày 17/9/1967, Trung
đoàn 238 đã bắn rơi chiếc B-52 đầu
tiên trên miền Bắc nước ta.
Vào năm 1969, từ những kinh
nghiệm, Trung đoàn 238 đã hình
thành tài liệu đánh B-52 đầu tiên của
tên lửa nhưng do điều kiện lúc đó nên
tài liệu còn sơ khai, cần phải bổ sung
nhiều.
Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh,
Bộ Tham mưu chúng tôi đã bắt đầu
thành lập ra Ban nghiên cứu biên
soạn tài liệu đánh B-52 của tên lửa.
Ban biên soạn gồm các cán bộ đầu
ngành và cán bộ chủ chốt của Bộ
Tham mưu và Trường Sĩ quan Phòng
không. Tùy theo chủ đề, chúng tôi
tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia
Liên Xô; huy động sự đóng góp của
một số cán bộ của Sư đoàn Phòng
không Hà Nội, của Viện Khoa học kỹ
thuật quân sự Bộ Quốc phòng; tranh
thủ ý kiến cả của các cơ quan có liên
quan của Bộ Tổng tham mưu; dựa
vào tư liệu của Bộ và của chuyên gia
Liên Xô, các tài liệu thu được của
địch, kể cả khai thác các lời cung của
tù binh phi công Mỹ. Nhưng thiết thực
hơn, đã nghiên cứu các bản sơ kết,
tổng kết kinh nghiệm của cả các trận
đánh thành công lẫn thất bại của tên
lửa từ khi ra quân đánh máy bay
cường kích, ném bom các loại, nhất là
B-52… Xuất phát từ những trận đánh
B-52 của Trung đoàn 238 tại Vĩnh
Linh năm 1966 - 1967 đến các trận
đánh B-52 ở các cửa khẩu 559,
Đường 9 - Nam Lào, Chiến dịch Trị
Thiên năm 1972… Khảo sát kinh
nghiệm đánh tập trung, hiệp đồng
binh chủng, chống nhiễu của các trận
chống tập kích quy mô lớn của địch
vào Hà Nội năm 1966 - 1967, nhưng
sốt dẻo nhất là các trận đánh B-52
của tên lửa những ngày tháng
4/1972.
Về nghiên cứu địch, đã đi sâu
phân tích các thủ đoạn mới về kỹ,
chiến thuật của địch, nhất là về các
nhiễu điện tử, nhiễu ngoài đội hình,
nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực trong
6Cr
eated by Thanh An - 15 -Thanh An P
age 15
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 15
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
đội hình, thủ đoạn phóng tên lửa
Shrike chống ra-đa của ta.
Tập trung nghiên cứu điểm yếu
của nhiễu điện tử. Nhận thấy không
phải chỗ nào, lúc nào nhiễu cũng
giống nhau, nên cần khai thác những
điểm có lợi cho ta. Cần chú ý nhiễu
tổng hợp của địch trong đội hình mật
tập, sử dụng lực lượng quy mô lớn.
Về cách đánh của ta, sử dụng
tập trung từ 2 đến 3 tiểu đoàn tên lửa
hiệp đồng binh chủng đánh vào một
tốp máy bay địch, trong điều kiện địch
gây nhiễu tổng hợp và sử dụng rộng
rãi tên lửa Shrike chống ra-đa. Bố trí
đội hình phù hợp, tập trung vào
hướng đường bay chủ yếu có trận địa
chốt có thể cơ động hỏa lực, có trận
địa cơ động vòng ngoài, đánh địch từ
xa, sẵn sàng chuyển hóa thế trận, kết
hợp với đánh chính diện, đánh đòn,
đánh bên sườn, đánh đuổi, tạo thế
trận bao vây địch, hạn chế tác hại của
nhiễu.
Về xạ kích, nâng cao khả năng
đánh địch trong nhiễu tạp bằng
phương pháp ba điểm (T/T), nhưng
cần tích cực phát sóng, tránh tư
tưởng ngại Shrike địch; tạo khả năng
bắt rõ mục tiêu để đánh bằng phương
pháp hiệu quả nhất - phương pháp
vượt nửa góc (пC).
Hết sức tận dụng những thành
quả cải tiến khí tài của chuyên gia
Liên Xô cùng các cán bộ kỹ thuật của
ta để góp phần khắc phục nhiễu của
địch. Sử dụng bộ khí tài quang học
đặt trên nóc xe thu phát (cabin пA-
00), giúp phát hiện máy bay địch trên
nền nhiễu, đồng thời tránh được tên
lửa Shrike của địch.
Những nội dung trên được
nhóm chúng tôi tổng hợp thành tài
liệu, đánh máy in Roneo, mang bìa
đỏ, để phân biệt với các tài liệu khác
nên anh em thường gọi là Quyển
sách đỏ.
Nội dung tài liệu đánh B-52
được tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh dần
qua các Hội nghị quân chính của
quân chủng, thông qua các phương
án tác chiến đánh B-52 vào tháng 7
và tháng 9 năm 1972.
Tại Hội nghị quân chính mở
rộng vào tháng 10-1972, thành phần
gồm các cán bộ từ cơ sở trở lên
thuộc Quân chủng PK-KQ, tài liệu
đánh B-52 chính thức được thông
qua. Sau đó được in và gửi xuống các
tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu học
tập, vận dụng.
Tháng 11/1972, địch dùng B-52
đánh vào Tây Nghệ An. Ngày
23/11/1972 quân chủng cử một kíp
chiến đấu và một số cán bộ tham
mưu xuống Tiểu đoàn 43, Tiểu đoàn
44 thuộc Trung đoàn 263 bố trí ở Tây
Nghệ An để theo dõi, hỗ trợ đánh
B-52 theo tài liệu mới. May mắn thay,
đêm đó, tên lửa của ta đã bắn B-52
rơi tại chỗ ở biên giới Việt - Lào - Thái
Lan. Phía Mỹ lần đầu tiên đã phải
công nhận B-52 bị SAM 2 bắn rơi.
Những kinh nghiệm mới được
bổ sung vào tài liệu. Quân chủng phát
động tiếp một đợt huấn luyện đột kích
về đánh B-52 cho tên lửa. Tư lệnh
Quân chủng lại giao nhiệm vụ cho tôi
6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 16
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
16
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
phụ trách một số cán bộ và trắc thủ
cốt cán, lần lượt đi xuống một số tiểu
đoàn để huấn luyện và kiểm tra sẵn
sàng chiến đấu theo phương án, phối
hợp với cán bộ của các sư đoàn
phòng không. Đoàn cán bộ này được
anh em gọi vui là "gánh hát rong".
Cuối tháng 11/1972, phương án
cuối cùng đánh B-52 đã được Tổng
Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và
tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu
trực tiếp thông qua, sau đó được Đại
tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn.
Hiệp đấu quyết định và
những bài học
Trong cuộc không kích chiến
lược chủ yếu bằng B-52 cuối năm
1972, Mỹ đã huy động 4.547 lần chiếc
máy bay các loại, trong đó có 663 lần
chiếc B-52, tức là 1/2 số máy bay
B-52 và 1/3 máy bay chiến thuật của
Mỹ, ném xuống miền Bắc nước ta
hàng vạn tấn bom. Nhưng kết quả Mỹ
đã mất 81 máy bay hiện đại, trong đó
có 34 chiếc B-52, có 16 chiếc rơi tại
chỗ, mất hàng trăm phi công sừng sỏ,
tỷ lệ tổn thất lớn xấp xỉ 15% - một tỷ lệ
khiến Mỹ không chịu nổi, phải kết thúc
chiến dịch sớm, ngoài ý muốn của
Nhà Trắng và Lầu Năm góc... Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu
dương "lực lượng phòng không -
không quân cùng quân và dân miền
Bắc đã làm nên một trận Điện Biên
Phủ trên không vẻ vang nhất".
Chiến thắng "Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không" là thắng lợi của
đường lối chiến tranh nhân dân đất
đối không của Việt Nam, dựa trên tác
chiến của 3 thứ quân. Lực lượng PK-
KQ làm nòng cốt, đánh có trọng điểm
và rộng khắp với mọi đối tượng địch ở
mọi độ cao, ngày cũng như đêm. Tất
cả các thành phần đều lập công: Bộ
đội ra-đa thông báo kịp thời, chính
xác; Tên lửa đánh giỏi, bắn rơi nhiều
chiếc B-52; Không quân và pháo
100mm cũng bắn rơi B-52; Cao xạ
bắn rơi hàng chục máy bay cường
kích các loại; Tự vệ Cơ khí Mai Động
bắn rơi 1 chiếc F111A bay thấp, dân
quân Hòa Bình bắn rơi 1 trực thăng
cứu người lái…
Chiến thắng "Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không" thể hiện nghệ
thuật tác chiến phòng không Việt
Nam, đỉnh cao là chiến dịch chống tập
kích đường không của Mỹ: Từ trận
mở đầu thắng giòn giã (18/12/1972),
tới trận thắng quan trọng
(20/12/1972), kết cục là trận then chốt
quyết định (26/12/1972).
Trung tướng Vũ Xuân Vinh
(www.qdnd.vn – Ngày 17/11/2012)
6Cr
eated by Thanh An - 17 -Thanh An P
age 17
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 17
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN
CỦA KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM
“Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng
12/1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ”, đó là khẳng định của Tư lệnh Quân chủng PK-KQ,
Trung tướng Phương Minh Hòa, tại Hội thảo “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
- Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, được tổ chức cuối tháng 11 vừa qua…
Tinh thần, lực lượng sẵn sàng
Để có được Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng
12/1972, vấn đề đầu tiên và có tính quyết định là sự chuẩn bị chu đáo về chiến
lược, chiến dịch và chiến thuật của ta.
Đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã giao nhiệm vụ cho Bộ
Tư lệnh Binh chủng Không quân phải nghiên cứu cách đánh B-52. Trên cơ sở
đó, Binh chủng Không quân đã cử các cán bộ tham mưu và phi công vào Quảng
Bình, Vĩnh Linh… trực tiếp quan sát, tìm hiểu đội hình, quy luật hoạt động của
B-52 cả ngày đêm; xây dựng phương án tác chiến, nghiên cứu cách đánh và
huấn luyện một số phi công Mig chuyên đánh B-52. Đồng thời, tổ chức củng cố,
nâng cấp, xây dựng mới hệ thống sân bay trên miền Bắc.
Cùng với đó, Không quân tập trung xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu
cao cho các thành phần, tập trung nhất là đội ngũ phi công. Trong 12 ngày đêm
đánh B-52, ngoài những khó khăn do bị tiêm kích địch khống chế, uy hiếp nhiều
tầng, nhiều lớp, phi công của ta còn chịu không ít căng thẳng về tâm lý do trực
chiến dưới tầm bom đạn của địch; cất, hạ cánh trong điều kiện ban đêm, đường
băng ngắn, hẹp hoặc đã bị đánh phá, thiếu đèn chiếu sáng, không có chỉ huy.
Đặc biệt, sau những đêm đầu của chiến dịch, Không quân vẫn chưa bắn rơi
được máy bay B-52, dẫn đến những luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện, nhất là
trong đội ngũ phi công. Số ít lo lắng về khả năng bắn rơi B-52 của không quân ta;
số khác có thể nôn nóng dễ dẫn đến mất bình tĩnh và mạo hiểm… Từ thực tế đó,
nhiệm vụ đánh B-52 đã được quán triệt sâu sắc đến mọi cán bộ, chiến sĩ, chú
trọng tới đội ngũ phi công. Nhờ vậy, trong những thời điểm gian khổ và ác liệt
nhất, tất cả cán bộ, phi công luôn giữ vững ý chí chiến đấu, với quyết tâm còn
một người, một máy bay cũng kiên quyết tiến công.
Cùng với xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần cho các thành phần, Không
quân ta hết sức chú trọng công tác xây dựng lực lượng. Thời điểm đó, phi công
chiến đấu ở mỗi trung đoàn không nhiều, được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận
huấn luyện và chiến đấu ban ngày (chiếm đa số) và bộ phận huấn luyện và chiến
đấu ban đêm. Năm 1972, các phi công chiến đấu ban ngày hầu hết đều lập công;
nhiều đồng chí bắn rơi 5 đến 6 máy bay địch. Trong khi đó, số phi công đánh
đêm đã tham gia trực ban chiến đấu, xuất kích ban đêm nhiều lần nhưng chưa
6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 18
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
18
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
bắn rơi được máy bay địch. Bởi vậy, có những phi công bay đêm muốn được
chiến đấu cùng đội ngũ đánh ngày. Tuy nhiên, ta đã nắm chắc ý đồ của địch,
quyết tâm giữ gìn lực lượng. Vì vậy, trước khi Chiến dịch 12 ngày đêm diễn ra,
số phi công đánh đêm vẫn được giữ nguyên.
Tốp nhỏ, chiếc lẻ, chiến thuật linh hoạt
Trong cuộc tập kích đường không cuối tháng 12/1972, máy bay B-52 chủ
yếu đánh đêm. Ta đã sử dụng sân bay dã chiến, ánh sáng hạn chế để xuất kích
và hạ cánh sau chiến đấu, do đó thường sử dụng lực lượng nhỏ từ một đến 2
chiếc (thường là một chiếc). Với cách sử dụng lực lượng như vậy, máy bay của
ta có điều kiện tiếp cận nhanh, công kích nhanh, thoát ly nhanh; vừa đánh được
địch, vừa bảo vệ được mình. Chỉ sử dụng 2 chiếc khi cần tăng cường nghi binh
để kéo tiêm kích địch ra hướng khác, còn hướng đánh B-52 phải giữ bí mật bất
ngờ, tránh tiêm kích địch, tiếp cận trực tiếp mục tiêu chính.
Khi đánh vào Hà Nội, không quân Mỹ đã gây nhiễu kết hợp với hộ tống
nhiều tầng, nhiều lớp tạo nên lá chắn cho B-52 và đánh đồng loạt các sân bay
của ta. Ngay trận đầu xuất kích (đêm 18/12/1972) và một số trận sau, phi công
của ta đều phát hiện đèn của F-4 và đèn của B-52, nhưng không tiếp cận được;
hoặc khi tiếp cận mở ra-đa vừa bị nhiễu, vừa lộ lực lượng, địch cơ động khiến ta
mất mục tiêu.
Ra-đa dẫn đường là mắt thần của không quân. Tuy nhiên, trong thực tế 12
ngày đêm tháng 12/1972, dẫn đường gặp nhiều khó khăn do ra-đa bị nhiễu nặng.
Từ việc đúc kết kinh nghiệm “máy gây nhiễu của B-52 chỉ có tác dụng tốt về phía
trước theo hướng bay, 2 bên sườn và phía sau cường độ yếu hơn”, chúng ta đã
nghiên cứu bố trí các trạm ra-đa dẫn đường trên một đường bay cùng phối hợp
dẫn đường, các trạm ra-đa 2 bên sườn của đường bay hoạt động linh hoạt, nên
việc dẫn dắt máy bay ta ngày càng chuẩn xác.
Không quân địch thường xuyên thay đổi thủ đoạn, càng ngày càng tinh vi.
Nghiên cứu kỹ thủ đoạn của địch, chúng ta đã có nhiều cách đánh sáng tạo, độc
đáo như: Đánh quần, đánh gần, kéo địch đến khu vực có lợi để đánh; chủ động
đánh chặn từ xa; sử dụng tất cả các số trong đội hình đều có thể tham gia công
kích khi xuất hiện thời cơ; sử dụng ra-đa, thiết bị vô tuyến linh hoạt; kết hợp chặt
chẽ trên không và mặt đất...
Đặc biệt, Không quân ta đã nghiên cứu, áp dụng và phát triển hình thức
chiến thuật từ “bay thấp, kéo cao” đến “bay cao, tiếp cận nhanh”. Với chiến thuật
này, các phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi liên tiếp 2 chiếc B-52
trong 2 đêm 27 và 28/12/1972.
Phạm Hoàng Hà
(www.qdnd.vn – Ngày 03/12/2012)
6Cr
eated by Thanh An - 19 -Thanh An P
age 19
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 19
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
CHIẾN THẮNG CỦA SỰ KẾT HỢP THIÊN
THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA
Bốn mươi năm đã trôi qua, nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về "Điện
Biên Phủ trên không" đã tổng kết, đúc rút thành các bài học được công bố trong
nước và trên thế giới. Tôi hoàn toàn đồng tình với những gì mà các công trình
nêu ra. Với cương vị là người trong cuộc, tôi xin góp một lời bàn để lý giải câu
hỏi mà đến nay vẫn có nhiều người đặt ra: “Vì sao bộ đội Tên lửa Phòng không
(TLPK) Hà Nội bắn rơi máy bay chiến lược B-52 của Mỹ trong cuối tháng Chạp
năm 1972”.
Tôi cho rằng, chiến thắng của bộ đội TLPK Hà Nội tháng 12/1972 là bởi
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời là bởi, thời cơ mà người Mỹ chọn để
đánh Hà Nội lúc này là muốn ép chúng ta phải ký một hiệp định có lợi nhất cho
phía Mỹ. Phía ta, sau 4 năm nghiên cứu đánh máy bay B-52 ở chiến trường
Quân khu 4 và cả ở Hải Phòng, bộ đội TLPK đã rút được nhiều kinh nghiệm và
biên tập thành tài liệu “Cách đánh B-52” để tập huấn cho toàn quân chủng vào
cuối tháng 10/1972. Bộ đội TLPK Hà Nội trải qua gần một năm chiến đấu với lực
lượng không quân Mỹ với thủ đoạn gây nhiễu tạp, nhờ đó đã sáng tạo và thành
thạo cách đánh “ba điểm”. Đây là một lợi thế của bộ đội TLPK Hà Nội so với bộ
đội tên lửa Hải Phòng và Khu 4 khi bước vào đánh B-52. Trong quá trình xây
dựng cách đánh máy bay B-52, bộ đội TLPK Hà Nội đã được Quân chủng
PK-KQ xác định là lực lượng chủ yếu. Do vậy ngay từ tháng 11/1972, các kíp
chiến đấu của các tiểu đoàn TLPK Hà Nội đã miệt mài luyện tập thành thạo cách
đánh máy bay B-52 theo tài liệu tập huấn của quân chủng và chỉ chờ thời cơ để
sử dụng nó. Khoảng thời gian ngừng bắn từ cuối tháng 10/1972 là cơ hội rất
thuận lợi để bộ đội tên lửa Hà Nội huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến
thuật trước khi bước vào chiến dịch.
Về phía đối phương, do 4 năm sử dụng B-52 đánh phá miền Bắc nước ta,
kể cả đánh vào Hải Phòng, nhưng chúng chưa bị ta bắn rơi tại chỗ B-52 nên
không quân Mỹ chủ quan, coi thường lực lượng TLPK Việt Nam. Họ cho rằng:
“Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao
10.000m, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ
an toàn, sạch sẽ”. Sự chủ quan của không quân Mỹ cũng chính là thời cơ vàng
của chúng ta để hạ “nốc ao” con ngáo ộp B-52 trên bầu trời Thủ đô. Ta nói việc
đánh giá sai khả năng chiến đấu của TLPK là thời cơ “vàng” vì nếu không quân
Mỹ coi lực lượng TLPK Hà Nội là mối đe dọa trực tiếp thì họ sẽ tổ chức lực lượng
không quân đánh phá các trận địa tên lửa ngay từ đầu chiến dịch như hệ thống
sân bay của ta khi đó. Nếu như vậy thì chúng ta sẽ không biết điều gì xảy ra
trong chiến dịch này.
6Created by Thanh An - 20 -Thanh An P
age 20
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
20
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Một yếu tố khác là cuối tháng 11 đầu tháng 12/1972 cấp trên đang có kế
hoạch đưa Trung đoàn Tên lửa 261 vào tăng cường cho chiến trường miền Nam.
Nhưng quyết định đó chưa thực hiện thì chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp
1972 đã xảy ra và lực lượng tên lửa Hà Nội đủ khả năng đánh trả và đánh thắng
không quân chiến lược Mỹ.
Khi đánh Hà Nội là một mục tiêu cố định. Máy bay B-52 muốn bay bằng cắt
bom chính xác vào mục tiêu thì ở cự ly cách mục tiêu từ 70km đến 100km bắt
buộc phi công phải giữ máy bay bay ổn định cho tới lúc bay qua mục tiêu. Đây lại
là thời cơ tốt nhất để bộ đội TLPK Hà Nội thực hành xạ kích và bắn rơi máy bay
B-52 của Mỹ. Đó chính là: Địa lợi. Mặt khác thế trận phòng không Hà Nội đã
được xây dựng từ nhiều năm, trải qua thử thách trong hai cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ được bổ sung, điều chỉnh thích hợp khá ổn định. Hỏa lực
tên lửa ở đây có thể bố trí đánh được nhiều tầng, nhiều hướng. Do vậy khi đánh
Hà Nội, máy bay B-52 của Mỹ thường cùng một lúc bị nhiều đơn vị đánh tập
trung và “đánh bồi, đánh nhồi” nên xác suất tiêu diệt chúng tăng lên rất cao, khả
năng bị bắn rơi nhiều là điều tất yếu.
Do đội hình bố trí nhiều tầng, nhiều lớp, nên khi B-52 gây nhiễu trong đội
hình thì sẽ có đơn vị bị nhiễu nặng khi tham số đường bay nhỏ phải đánh bằng
phương pháp 3 điểm. Và có những đơn vị bị nhiễu nhẹ có khả năng phát hiện
được mục tiêu trên nền nhiễu khi tham số đường bay tương đối lớn. Đây là thời
cơ thuận lợi để các đơn vị TLPK sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc - một
phương pháp bắn hiệu quả nhất của khí tài tên lửa phòng không SAM-2 để bắn
rơi B-52.
Yếu tố quyết định cho việc đánh thắng B-52 trong tháng Chạp năm 1972
chính là con người trong chiến tranh, nói cách khác là được: Nhân hòa. Ngày đó
những người chiến sĩ TLPK Hà Nội cũng như những người chiến sĩ khác trên
khắp các chiến trường chống Mỹ trong cả nước, họ đều có một quyết tâm chiến
đấu vì sự nghiệp bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Bác Hồ được mọi người dân tin
tưởng và quyết tâm thực hiện bằng được. Từ niềm tin họ biến thành hành động
cụ thể trong công tác, lao động sản xuất và đặc biệt là trong chiến đấu. Nhân hòa
ở đây còn là lòng tin. Những ngày đó lòng tin vào vũ khí khí tài có khả năng đánh
rơi B-52 là rất quan trọng. Sự tin tưởng đó là xuất phát từ tính năng của bộ khí tài
cho phép và đã được kiểm nghiệm từ thực tế chiến đấu trên các chiến trường.
Từ lòng tin người chiến sĩ TLPK biến thành hành động thực tế huấn luyện, trong
công tác bảo quản, khai thác triệt để những tính năng của bộ khí tài để đánh
địch. Chính từ lòng tin mà nhiều đơn vị đã mạnh dạn sử dụng phương pháp “ba
điểm” - một phương pháp có xác suất tiêu diệt thấp để đánh địch nhưng vẫn hiệu
quả. Có lòng tin nên từng cán bộ, chiến sĩ đã ngày đêm lăn lộn sửa chữa khí tài
khi xảy ra hỏng hóc, điều chỉnh tỉ mỉ từng tham số về giá trị danh định để bảo
6Cr
eated by Thanh An - 21 -Thanh An Page 21
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 21
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Nhân hòa ở đây còn là lòng tin, là sự tin
tưởng lẫn nhau trong kíp chiến đấu của tiểu đoàn TLPK. Chúng ta biết trong tiểu
đoàn TLPK SAM-2 hàng trăm con người phục vụ cho công tác sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu. Nhưng để đưa quả đạn tới diệt máy bay thì cuối cùng phụ
thuộc vào vai trò của tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và 3 trắc thủ tay quay.
Sự hiệp đồng giữa những con người này là rất quan trọng, chỉ cần một sơ suất
nhỏ của một trong năm con người này là trận đánh sẽ thất bại. Vì vậy sự đoàn
kết và tin cậy lẫn nhau của kíp trắc thủ có vai trò quyết định trong chiến đấu.
Ngoài sự tin cậy trong kíp trắc thủ, họ còn rất tin cậy đối với công tác kiểm tra,
điều chỉnh tham số máy móc của các xe, hệ, bệ, đạn trong toàn tiểu đoàn cũng là
yếu tố tạo nên sức mạnh trong chiến đấu. Suy cho cùng trong mọi trường hợp
nếu chúng ta mất lòng tin thì sẽ chẳng làm được một việc gì thành công.
Một yếu tố quan trọng khác góp phần để tạo nên sức mạnh trong cả hai
cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền
Bắc nói chung và trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 đó là
Đảng ta đã khéo léo tận dụng được sự giúp đỡ của các nước XHCN, đặc biệt là
của Liên Xô và Trung Quốc; sự ủng hộ của các nước bạn bè quốc tế và nhân loại
tiến bộ trên thế giới đã góp phần giúp chúng ta đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Đại tá Nguyễn Đình Kiên
(www.qdnd.vn – Ngày 27/11/2012)
BIẾN "KHÔNG THỂ" THÀNH "CÓ THỂ" VÀ GIÀNH CHIẾN THẮNG
Biến "không thể" thành "có thể"
Mặc dù trước chiến dịch đánh B-52, không quân ta đã mở nhiều mặt trận
trên không thắng lợi, càng đánh càng thắng, loại máy bay nào cũng đã từng đánh
thắng. Mục tiêu trên không, trên đất, trên biển đều lập công. Tuy nhiên B-52 thì
khác. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược, bay xa, mang được tới 30 tấn
bom đạn, được trang bị các thiết bị tác chiến hiện đại (ném bom qua màn hình
ra-đa, có thiết bị chống nhiễu tích cực, nhiễu cản ra-đa trên không và trên mặt
đất), có tên lửa “nhử mồi” đánh lạc hướng tên lửa của ta, có cả vũ khí bắn trả
máy bay Mig khi vào tấn công chúng... Đây là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ
lúc bấy giờ. Chúng lại đánh vào ban đêm để hạn chế tối đa khả năng phát hiện
của phi công ta. Hỗ trợ cho B-52 là nhiều tốp máy bay khác bay trước, bay sau,
bay hai bên, vừa đánh các sân bay của ta, vừa tiêm kích chặn trên đường khi
máy bay ta tiếp cận B-52, vừa gây nhiễu điện tử để bịt mắt dẫn đường của ra-đa
và thông tin liên lạc của ta. Trong khi Không quân Việt Nam chỉ có một phi đội
đánh đêm với 10 phi công vừa được huấn luyện cấp tốc bên Liên Xô về. Mig-21
6Created by Thanh An - 22 -Thanh An P
age 22
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
22
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
tuy tính năng cơ động tốt, nhưng thiết bị tác chiến điện tử, nhất là ra-đa phát hiện
mục tiêu trên không kém hơn rất nhiều so với B-52; phương tiện dẫn đường hạn
chế, địa hình lại hẹp, sân bay chủ yếu bảo đảm cất được cánh, còn hạ cánh rất
khó khăn nguy hiểm, nhất là hạ cánh ban đêm thì vô cùng khó khăn… Tóm lại,
xét thuần túy về mặt trang bị kỹ thuật thì máy bay của ta không đánh được B-52.
Vậy mà trong 2 đêm 27 và 28/12/1972, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 2
máy bay B-52. Đêm 28, phi công Vũ Xuân Thiều tiếp cận B-52 bắn rất gần và
quả cảm lao cả máy bay vào tiêu diệt B-52. (Đêm 27, đồng chí Phạm Tuân bắn
cháy B-52 và trở về mặt đất an toàn).
“Vượt không”
Đó là kết quả của những đợt luyện tập “có một không hai” của Không quân
Việt Nam, nhất là đội ngũ phi công. Thật khó mà kể hết những đợt luyện tập đặc
biệt ấy. Chúng tôi nghĩ cần viết lại thành sách thật tỉ mỉ để truyền lại cho con cháu
mai sau. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một số hoàn cảnh luyện tập và một số trận đánh.
Luyện tập bắn B-52 lúc đó với mỗi phi công đều là niềm ao ước được bay
nhiều, bay những bài tập khó, mong được trực ban, được xuất kích nhiều để rèn
luyện. Chúng tôi bay ở những đường băng ngắn hẹp, cất cánh luyện tập mang
cả tên lửa bổ trợ để vào chiến đấu có thể cất cánh ở những bãi đất có cự ly
ngắn; tập đánh chặn bằng mắt, không dùng ra-đa, hay bay theo vệt khói máy bay
vận tải… tất cả thực hiện trong điều kiện ban đêm. Nhiều bài tập vượt ra ngoài
quy chuẩn an toàn quy định cho mỗi loại máy bay, nhưng chúng tôi đã bay, bay
tốt và đặc biệt phi đội bay đêm không hề xảy ra tai nạn trong huấn luyện. Ngày
12/4/1972, khi có dấu hiệu B-52 vào Hà Nội, phi công Vũ Đình Rạng đã được
lệnh cất cánh trong điều kiện miền Bắc thời tiết rất xấu, mây thấp, tầm nhìn gần
như bằng không. Sau khi xuất kích không gặp địch, đồng chí Rạng về sân bay
nhiều lần bay xuống nhưng không thấy đường băng, hết dầu phải nhảy dù. Nhiều
phi công được giao nhiệm vụ bay vào Bắc Trường Sơn để đánh, đuổi B-52. Có
thời gian được giao nhiệm vụ đi sâu vào Tây Trường Sơn, bay hết dầu đành
phải nhảy dù ở bất cứ nơi nào.
Phi công Hoàng Biểu một lần bay vào chi viện cho chiến trường, bay về
gặp thời tiết xấu, hết dầu phải nhảy dù ở khu vực Yên Thành, Nghệ An. Khi thảo
luận về cách đánh B-52, hầu hết các phi công đều thể hiện ý chí quyết tâm, sẵn
sàng nhận nhiệm vụ vô điều kiện. Lúc đó, nhiều đồng chí còn thể hiện quyết tâm
nếu bắn hết 2 tên lửa được trang bị vẫn không rơi, sẵn sàng đâm máy bay vào
làm quả tên lửa thứ 3 để tiêu diệt B-52. Thực tế, phi công Nguyễn Tiến Sâm bắn
gần máy bay lao qua điểm nổ bị tắt máy. Anh bình tĩnh mở máy lại, để trở về.
Còn đêm 18/12/1972, địch huy động gần 50 lượt/chiếc B-52 đánh phá vào Hà
Nội theo nhiều hướng. Trước khi B-52 vào đến mục tiêu, tất cả các sân bay của
miền Bắc đều bị F-111 đánh bom, nhiều trạm ra-đa dẫn đường bị chế áp bằng
tên lửa không đối đất, phi công ta cất cánh từ 3 sân bay Hòa Lạc, Vĩnh Phúc và
6Cr
eated by Thanh An - 23 -Thanh An Page 23
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 23
Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3PuW4nA
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Gia Lâm trong điều kiện đường băng đã bị trúng bom của địch. Vượt ra ngoài
hỏa lực phòng không Hà Nội, tránh các tốp F-4, phi công phát hiện B-52 qua đèn
dạ hàng, khi bật ra-đa tăng lực vào công kích thì lộ mục tiêu, B-52 tắt đèn cơ
động để F-4 công kích. Các phi công của ta phải cơ động tránh tên lửa địch, đến
khi cạn dầu phải về hạ cánh trong điều kiện sân bay bị đánh bom, không đèn
chiếu sáng, không có chỉ huy, cả 3 máy bay đều hỏng. Trong đó 2 chiếc gãy
càng, 1 chiếc lật ngửa nhưng may mắn phi công an toàn tiếp tục làm nhiệm vụ
chiến đấu. Còn phi công Vũ Xuân Thiều, như trên đã nói, đêm 28/12 đã bay lên
bám sát máy bay địch, bắn rất gần, đồng thời đâm vào B-52 để tiêu diệt chúng.
Động lực
Thực ra thời kỳ đó, các phi công chúng tôi còn rất trẻ, đa số là học sinh
phổ thông vào Trường Không quân của Liên Xô học, sau 2 năm tốt nghiệp về
nước là bước ngay vào chiến đấu, nên hiểu về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, về giai cấp, đấu tranh giai cấp… còn rất sơ đẳng.
Nhưng qua mỗi lần học tập, sinh hoạt chính trị về truyền thống đánh giặc
của các thế hệ đi trước lại thấm dần vào mỗi người chúng tôi, khơi dậy tinh thần
yêu nước, thôi thúc phải quyết tâm chiến đấu để không hổ thẹn với lớp lớp cha
anh đi trước. Đặc biệt, chúng tôi được Đảng, Bác Hồ dành cho sự quan tâm lớn
lao. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều lần đến thăm, trực
tiếp động viên và giao nhiệm vụ. Lần chúng tôi mới về nước, khi đến thăm bộ đội
Không quân, Bác dặn "các chú phải mở màn trận trên không thắng lợi". Lần
khác, Bác lại dặn “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-52,
B-57 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ
chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”.
Bộ đội Phòng không - Không quân nhớ mãi hình ảnh Bác Hồ đến thăm các
đơn vị, gặp gỡ phi công bắn rơi máy bay Mỹ, trao tặng huy hiệu của Người.
Thậm chí, Bác còn gọi những phi công có thành tích đến ăn cơm cùng Bác;
không ăn cơm thì Bác cho kẹo. Một lần, tại hội trường Quân chủng, Bác bắt tay
Anh hùng Nguyễn Văn Cốc (phi công bắn rơi nhiều máy bay Mỹ). Bác nói: “Bác
mong cho Không quân có thêm nhiều Cốc hơn nữa”. Phải nói rằng, tình cảm
cách mạng, những lời chỉ bảo, dặn dò, những cử chỉ chăm sóc ân cần,
chu đáo của Bác là nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng tôi vượt lên mọi khó khăn
và vững niềm tin chiến thắng.
Chúng tôi hiểu rằng, nếu bộ đội PK-KQ không bắn rơi B-52 trong chiến
dịch quan trọng này thì sự hy sinh, mất mát của Tổ quốc sẽ là rất lớn; nó đe dọa
sự mất còn của đất nước, của chế độ; cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sẽ
phải gian khổ hy sinh hơn nhiều…
Sức mạnh
Có thể nói sức mạnh làm nên chiến thắng của chúng ta, trong đó có bộ đội
Không quân chính là kết tinh của truyền thống Việt Nam, văn hóa Việt Nam, là
tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam được tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh
6Created by Thanh An - 24 -Thanh An P
age 24
3/21/2019
Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012
24
5335778

More Related Content

What's hot

Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienkysucongtrinh
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt NamMinh Mại
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Jackson Linh
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfYnPhmTh4
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taTiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đáBài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đáta_la_ta_157
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf4qtk5m4trf
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxDaisy Nguyen
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt namChủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt namThanh Hoa
 
Hối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếuHối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếuVi Hoang
 

What's hot (20)

Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
 
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nayĐề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt Nam
 
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂMTiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
 
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAYĐề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taTiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
 
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAYBài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
 
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đáBài tập nhóm   logo câu lạc bộ bóng đá
Bài tập nhóm logo câu lạc bộ bóng đá
 
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
[TailieuVNU.com] Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học CNXHKH (Không chuyên).pdf
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptx
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt namChủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
Chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự vận dụng chủ nghĩa hiện thực vào việt nam
 
Hối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếuHối phiếu – kỳ phiếu
Hối phiếu – kỳ phiếu
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 

Recently uploaded (20)

Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.pdf

  • 1. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam BẢN LĨNH, TRÍ TUỆ VIỆT NAM, BIỂU TƯỢNG RỰC RỠ CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM Thắng lợi của Chiến dịch Phòng không (CDPK) Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972 tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau 12 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố miền Bắc đã đánh bại sức mạnh của không lực Hoa Kỳ. 40 năm trôi qua, đã có nhiều tác phẩm, tổng kết của các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh, nhà nghiên cứu lý luận quân sự trong và ngoài nước viết về CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều khẳng định CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972 là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần, của trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tiến hành chiến tranh nhân dân toàn diện, với nghệ thuật quân sự tài giỏi của một quân đội anh hùng. Cho đến tháng 10/1972, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã diễn ra hơn nửa năm và giành thắng lợi to lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trên miền Bắc, quân và dân ta đã đánh bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ; không ngừng tăng cường sức người, sức của vào tiền tuyến lớn, cùng quân và dân miền Nam phát triển cuộc tiến công chiến lược. Tại Pa-ri, cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ kéo dài đã 4 năm. Ngày 8/10/1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, ta và Mỹ đã thỏa thuận hầu hết các nội dung của bản dự thảo, ấn định ngày 22/10/1972 ký tắt tại Hà Nội và ngày 31/10/1972 ký chính thức tại Pa-ri. Nhưng phía Mỹ cố tình dây dưa, muốn sử dụng thỏa thuận này để làm một cuộc nghi binh chiến lược tạo bất ngờ cho cuộc tiến công bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng, nhằm giành thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân nhượng theo những điều kiện có lợi cho Mỹ. Từ lâu, Chủ tịch Hồ chí Minh với thiên tài của mình đã nhận định: “Mỹ chỉ chịu thua ta khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội”. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng cũng nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả năng chúng sẽ dùng máy bay chiến lược B-52 đánh ồ ạt vào Hà Nội… Đúng như dự đoán của ta, ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 mang tên “Lai-nơ-bếch-cơ II” vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận... Để chuẩn bị và đánh thắng B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) xây dựng kế hoạch tác chiến; đồng thời đã sớm điều Trung đoàn Tên lửa 238 vào chiến trường Nam Khu 4 nghiên cứu cách đánh B-52. Nhiều đoàn cán bộ PK-KQ 6Cr eated by Thanh An - 1 -Thanh An P age 1 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 1
  • 2. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam cùng một số trung đoàn tên lửa và biên đội không quân tiêm kích cũng được cử vào Nam Khu 4 nghiên cứu cách đánh B-52. Bộ Tổng tham mưu (BTTM) tổ chức Hội nghị chuyên đề tìm cách đánh B- 52. Hội nghị đã phân tích tình hình, đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của máy bay B- 52, các phương án tác chiến và kinh nghiệm đánh B-52 từ thực tế trên chiến trường, trên cơ sở đó thống nhất cao về cách đánh, chuẩn bị chu đáo về con người và vũ khí, thiết bị kỹ thuật. Ngay sau hội nghị, BTTM chỉ thị cho các cơ quan, đơn vị thực hiện gấp việc nghiên cứu và triển khai kế hoạch đánh B-52. Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ chủ trì biên soạn lý luận chiến thuật đánh B-52; bổ sung kế hoạch, phương án tác chiến, điều chỉnh bố trí lực lượng đánh B-52, biên soạn tài liệu “Cách đánh B-52”, tổ chức huấn luyện và tiến hành tập huấn đánh B-52 trong các tình huống phức tạp. Phương án đánh B-52 được nhanh chóng hoàn thành theo đúng kế hoạch gọi là “Phương án tháng bảy”. Các đơn vị tên lửa, ra-đa, pháo 100mm mở đợt huấn luyện đột kích với nội dung, mục tiêu chủ yếu là đánh B-52. Bộ đội Không quân tích cực luyện tập theo phương án đánh B- 52 trên năm hướng xung quanh Hà Nội, gọi là “Phương án năm cánh sao”. Phương án này được kết hợp chặt chẽ với hỏa lực của các binh chủng bạn, cả vòng trong và vòng ngoài, kết hợp cơ động và yếu địa, tuyến trước và tuyến sau, trên không và mặt đất... Việc nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch đánh máy bay B-52 được triển khai gấp rút và đã căn bản hoàn thành vào đầu tháng 9/1972. Dựa vào kinh nghiệm đã rút ra từ thực tiễn chiến đấu và những hiểu biết ngày càng nhiều về vũ khí, khí tài và thủ đoạn hoạt động của địch, tài liệu “Cách đánh B-52” sau nhiều lần bổ sung hoàn chỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, chiến đấu của bộ đội. Tháng 9/1972, BTTM chỉ đạo Quân chủng PK-KQ bổ sung và hoàn thiện phương án mới đánh B-52, được gọi là “Phương án tháng chín”; xác định những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như phán đoán âm mưu, thủ đoạn, hướng và mục tiêu tiến công của địch, quyết định sử dụng lực lượng, cách đánh của ta. Nhờ nắm vững thực tế chiến trường, nghiên cứu đề ra phương án tác chiến đúng, điều chỉnh kịp thời, ta đã chủ động trong Chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng tháng 12/1972 và giành thắng lợi quyết định. Để đánh thắng các đòn tập kích đường không bằng máy bay chiến lược B-52, Quân chủng PK-KQ tạo lập thế trận phòng không khu vực Hà Nội, Hải Phòng theo nguyên tắc tập trung có trọng điểm, hình thành ba cụm phòng không ôm sát ba khu vực mục tiêu bảo vệ: Cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng và cụm phía Bắc đường 1, Thái Nguyên. Ba cụm phòng không này tạo ra thế “chân kiềng” liên kết hỗ trợ lẫn nhau, trong đó cụm phòng không Hà Nội là trọng điểm. Do ta tạo lập được thế trận phòng không liên hoàn đã bảo đảm cho cách đánh tập trung của các lực lượng phòng không rất có hiệu quả, giành quyền chủ động ngay từ đầu. 6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 2 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 2
  • 3. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Trong quá trình tác chiến, ta chủ động chuyển hóa thế trận. Khi sang đợt 2 ta điều hai Tiểu đoàn tên lửa phòng không 71, 72 của Hải Phòng cho Hà Nội và đưa cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn Tên lửa 274 vào chiến đấu. Đồng thời, thay đổi sân bay cất cánh cho không quân ta đánh từ xa, gây bất ngờ lớn đối với địch. Giành thế chủ động đánh thắng trận then chốt quyết định vào đêm 26/12/1972. Thắng lợi của CDPK Hà Nội, Hải Phòng, thể hiện nghệ thuật tác chiến phòng không tài tình, sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy phòng không chủ lực làm nòng cốt, giải quyết đúng đắn và phát triển sáng tạo việc phát động toàn dân đánh máy bay địch. Đồng thời, đã xác định đúng nhiệm vụ cho lực lượng phòng không ba thứ quân. Để phát huy sức mạnh đánh địch, BTTM đã chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp hoạt động tác chiến giữa phòng không chủ lực với phòng không địa phương, phòng không dân quân tự vệ (DQTV) và đông đảo các tay súng bắn máy bay bằng súng bộ binh của các lực lượng khác, trong đó lực lượng phòng không chủ lực luôn giữ vai trò nòng cốt. Thực hiện kết hợp đánh rộng khắp với đánh tập trung, đánh nhỏ với đánh vừa và đánh lớn làm cho địch vô cùng hoảng sợ khi bay vào vùng trời Hà Nội, đồng thời cổ vũ tinh thần giữ vững ý chí quyết chiến quyết thắng của các lực lượng. Trong CDPK này, lực lượng phòng không đã đánh và thắng kẻ địch mạnh và hiện đại gấp nhiều lần, một trong những nguyên nhân đó là ta biết kết hợp chặt chẽ các yếu tố lực, thế, thời, mưu. Sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không tham gia chiến dịch được phát huy cao độ. Phong trào thi đua bắn rơi máy bay địch nói chung và B-52 đối với lực lượng chủ chốt chiến dịch đã lan tỏa trong từng thành phần lực lượng, từng đơn vị. Kết quả từ các lực lượng phòng không của DQTV đến các đơn vị phòng không, không quân chủ lực đều bắn rơi máy bay địch. CDPK Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972, quán triệt sâu sắc nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy phương tiện vũ khí kém hiện đại thắng phương tiện vũ khí hiện đại. Chúng ta đã đánh giá đúng tình hình, đúng sự tương quan lực lượng và dự kiến được sự chuyển hóa tình hình, sự phát triển của địch. Trên cơ sở đó đã đề ra các biện pháp và động viên sự nỗ lực cao độ của toàn dân tham gia đánh địch, nhằm hạn chế những điểm mạnh của địch, đồng thời khoét sâu vào những điểm yếu của chúng, tạo nên thế trận có lợi, giành và giữ quyền chủ động trong tác chiến. Chiến dịch đã lựa chọn hình thức chiến thuật phù hợp; tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý trong từng trận đánh; sáng tạo nhiều cách đánh hay, hiểm, tập trung tiêu diệt đối tượng chủ yếu của chiến dịch. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch thông thường, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa xuân 1975. Trung tướng, T.S Võ Tiến Trung (www.qdnd.vn - Ngày 04/12/2012) 6Cr eated by Thanh An - 3 -Thanh An P age 3 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 3
  • 4. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Chiến thắng ”Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” KỲ TÍCH CỦA THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH Đánh giá về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 là một biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và của trí tuệ sáng tạo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một chiến công vẻ vang của lực lượng phòng không - không quân, của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ...”. Nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ cho thấy vai trò to lớn của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; mà còn chỉ cho ta thấy ý nghĩa của một bài học kinh nghiệm hết sức to lớn về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, một sáng tạo vĩ đại của Đảng ta, nhân dân ta. Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, sự bất lực trong chiến tranh phá hoại leo thang miền Bắc, sự yếu thế trên bàn đàm phán Paris, Tổng thống Mỹ Ních-xơn cùng các phần tử cực hữu của đảng Cộng hòa đã muốn rút khỏi vũng lầy chiến tranh Việt Nam. Nhưng với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, Mỹ vẫn không muốn thừa nhận thất bại. Với âm mưu tạo thế mạnh giành quyền mặc cả những nội dung đàm phán trên bàn Hội nghị Paris, đế quốc Mỹ đã lật lọng và tráo trở quyết định sử dụng con bài cuối cùng với hy vọng dùng sức mạnh: Pháo đài bay B-52 để đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ “đồ đá”. Ngày 16/4/1972, Mỹ mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, trực tiếp oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Thủ đô và tính chất cuộc chiến tranh, Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định “Trong cuộc đấu tranh hiện nay, Hà Nội ta có vị trí rất quan trọng, mỗi thắng lợi của Hà Nội có ảnh hưởng chung đến cả miền Bắc, đến cả nước. Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân thành phố phải nhận rõ trách nhiệm của mình, quyết cùng cả nước xốc tới, kiên quyết tiến lên làm tròn nhiệm vụ của mình, quyết giành thắng lợi”. Muốn giành thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ nặng nề trên, trước hết phải có kế hoạch hạn chế mất mát, thiệt hại về người và của ở mức thấp nhất. Với vai trò Thủ đô nên Hà Nội tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương, Chính phủ và thành phố và cũng là nơi có mật độ dân cư cao nhất cả nước. Do đó, công tác phòng không nhân dân (PKND) được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần vào thắng lợi. Từ chủ trương của Thường vụ Thành ủy, chính quyền các cấp đã khẩn trương triển khai kế hoạch PKND bao gồm các công tác: Sơ tán người, phân tán tài sản; xây dựng hệ thống hầm hào trú ẩn, 6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 4 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 4
  • 5. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam công sự chiến đấu; tổ chức mạng lưới phục vụ chiến đấu và khắc phục thiệt hại chiến tranh (cứu thương, cứu hỏa, cứu sập... tổ chức thương nghiệp, dịch vụ thời chiến). Nhận rõ sự lật lọng, dự đoán âm mưu thủ đoạn của Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa cường độ chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc mà trọng điểm là Hà Nội. Ngày 2/12/1972, thành phố đã quyết định triệt để cấp tốc sơ tán số dân còn ở lại trước 18h ngày 4/12, chỉ những người có nhiệm vụ mới được ở lại nội thành. Trước chiến dịch 12 ngày đêm 1972 (18/12), đã có 26 vạn người đi sơ tán và đến 24/12, Thành ủy quyết định sơ tán hết dân, chỉ còn khoảng 10.000 dân quân tự vệ (DQTV) ở lại nội thành chiến đấu. Từ tháng 4 năm 1972 đến ngày 29/12/1972, đã có gần 55 vạn người dân đi sơ tán. Người thân sơ tán an toàn, có được cuộc sống phần nào ổn định trong vòng tay đùm bọc của nhân dân các địa phương, những người ở lại Hà Nội làm nhiệm vụ vững lòng cầm chắc “tay búa, tay súng”. Công tác sơ tán người và phân tán tài sản thành công, trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh là một phần không thể thiếu, góp vào chiến thắng vĩ đại chung của dân tộc. Thành công này không chỉ có ý nghĩa, tác dụng thiết thực cho cuộc chiến đấu trước mắt, mà còn ý nghĩa hết sức quan trọng khi khôi phục lại cuộc sống sau chiến tranh. Mỹ sử dụng số lượng lớn lực lượng không quân vào loại hiện đại bậc nhất thế giới để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong 12 ngày đêm 1972, Mỹ đã huy động lực lượng tổng lực chiến lược mà nòng cốt là B-52 cùng nhiều chủng loại máy bay chiến thuật hiện đại khác như F.111 “cánh cụp, cánh xòe”. “Pháo đài bay B-52” là niềm tự hào của không quân Mỹ. Trong điều kiện không tương xứng về vũ khí, phương tiện, để đánh trả có hiệu quả và giành thắng lợi, là một bài toán cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải có cách đánh thích hợp với một quyết tâm lớn. Trên cơ sở phát huy thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng, Chính phủ, Thành ủy đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng cho được lực lượng PKND với ba thứ quân vững chắc, khai thác tối đa khả năng mọi vũ khí, từ thông thường đến hiện đại và phát động toàn dân đánh máy bay địch, bắt giặc lái và phục vụ chiến đấu. Song song với củng cố lực lượng phòng không chính quy, hiện đại (Sư đoàn phòng không 361), Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chỉ huy tích cực công tác tổ chức và kiện toàn các đơn vị dân quân “tay cày, tay súng” (ở ngoại thành) và tự vệ “tay búa, tay súng” (ở nội thành), đến tháng 12/1972, đã có 54.000 chiến sĩ với trên 500 súng các loại ở 295 trận địa. Các đơn vị tự vệ vừa bám chắc nhiệm vụ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu, khắc phục địa hình chật hẹp và tầm bắn hạn chế, hầu hết tận dụng nóc nhà cao tầng trong nội thành để bố trí các trận địa súng máy cao xạ (12,7 ly, 14,5 ly...). Ở các khu phố của Ba Đình, Hoàn Kiếm… ta bố trí hỏa lực tự vệ dày đặc. Như vậy, với lực lượng DQTV có nhiệm vụ đánh máy bay địch ở tầm thấp, xen kẽ và phối hợp 6Cr eated by Thanh An - 5 -Thanh An P age 5 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 5
  • 6. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam chặt chẽ với các đơn vị pháo cao xạ (37 ly, 57 ly, 100 ly) và những giàn tên lửa SAM-2 của bộ đội phòng không chính quy, hiện đại đánh địch ở tầm trung và tầm cao, chúng ta có lưới lửa phòng không dày đặc của ba thứ quân, tạo thế trận nhiều tầng, nhiều lớp được tổ chức chặt chẽ theo mệnh lệnh chỉ huy thống nhất, vừa có trọng điểm, vừa có thể cơ động nhanh; có thể đánh địch ở các độ cao khác nhau, đồng thời có đủ sức chiến đấu liên tục ngày đêm, bám theo các trục đường bay và nắm quy luật bay của địch để sẵn sàng “đón lõng” tổ chức đánh trả lực lượng không quân Mỹ đạt hiệu quả cao. Tư tưởng về thế trận chiến tranh nhân dân đã được Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tùy theo hoàn cảnh địa phương mà vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới chiến đấu với lực lượng không quân hùng mạnh, hiện đại bậc nhất thế giới của Mỹ. Lưới lửa PKND của quân dân Thủ đô là một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trên địa bàn đô thị Thủ đô góp phần đánh bại âm mưu, hành động kẻ cướp, ngông cuồng của đế quốc Mỹ, giành chiến thắng vĩ đại trong thời đại Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông, đường không) của cả nước. Đây cũng là địa bàn có nhiều kho hàng chiến lược, nơi tập trung khối lượng hàng hóa khổng lồ để chi viện cho chiến trường miền Nam và phục vụ cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Vì vậy, giữ gìn trật tự an toàn các sân ga, bến bãi, duy trì giao thông là bảo đảm cho thành phố sống, chiến đấu và chi viện cho chiến trường miền Nam. Quán triệt tinh thần trên, Thành ủy, Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, ngành giao thông vận tải và các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ Thủ đô có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho những chuyến xe chở người, chở hàng an toàn, thông suốt. Hàng hóa ở các kho lớn như: Đông Anh, Yên Viên, Giáp Bát... được gấp rút phân tán về các kho nhỏ. Những cây cầu nối huyết mạch giao thông bị bom Mỹ phá hỏng, như: Long Biên (gãy hai nhịp tháng 5/1972), Đuống (hỏng nặng tháng 7/1972), lập tức, các cầu phao, các loại phà... được gấp rút nghiên cứu, thay thế tạm thời. Các bến phà Chương Dương, Khuyến Lương, Đông Trù… luôn bảo đảm xe qua. Dưới lòng sông phát hiện có bom chưa nổ, lập tức có công binh hoặc dân quân tự vệ dũng cảm rà phá. Các cầu cảng, nhà ga trung tâm thường xuyên bị đánh phá ác liệt, nhưng công nhân vẫn duy trì bốc xếp, chuyên chở để các chuyến hàng không bị ách tắc. Trên các tuyến đường ra vào Thủ đô, các đơn vị DQTV, TNXP vừa tham gia chiến đấu, vừa ứng trực san lấp hố bom, bám cầu, phà, mặt đường, làm đường vòng, đường tránh cho xe, bảo đảm sự thông suốt của các mạch máu giao thông. Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, công nhân điện, nước, các thầy thuốc, phát thanh viên, bưu điện... vẫn kiên cường bám trụ, phục vụ cuộc chiến đấu. Bác Nguyễn Tài Tiến ở 25 Cửa Nam, nguyên là Trung đội trưởng tự vệ Xí nghiệp sửa chữa xe đạp, đơn vị có trận địa súng phòng 6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 6 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 6
  • 7. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam không trên nóc nhà 220 phố Hàng Bông khi đó đã nhớ lại những ngày cuối tháng 12 năm 1972 nóng bỏng: “Khi đó, B.52 rải thảm Hà Nội, bom đạn sáng ngợp trời, máu rơi, nhà đổ… nhưng lòng người vẫn đứng vững”. Trong những ngày bom đạn Mỹ đánh phá dữ dội Hà Nội, giữa những chết chóc đau thương và đổ nát, các nhà báo nước ngoài thường nhắc đến câu trả lời của một nữ tự vệ là nhân viên khách sạn Thống Nhất: “Nhà cửa có thể sập, nhưng có một thứ không thể sập được! đó là con người”. Con người Hà Nội, con người Việt Nam không thể sập được, Alanh Oátxmơ (Pháp) xác nhận: “Tôi đã tận mắt nhìn thấy cái bình thản, tinh thần dũng cảm hàng ngày của những người Hà Nội bình thường. Mỗi ngày qua, gặp họ đi ngoài đường với bước đi trầm tĩnh lạ lùng, tôi càng tin là không có gì có thể làm cho họ sụp đổ được”. Những câu nói thật giản dị, khiêm nhường nhưng thật kiên định và đầy quyết tâm sắt đá, mang hơi thở một thời lửa đạn anh dũng, kiên cường và như một minh chứng cho bản chất tâm hồn và tính cách người Hà Nội. Đến Hà Nội trong những ngày lửa đạn ngút trời, vậy mà một nữ ký giả Bungari lại tìm thấy sự thanh thản của chính tâm hồn mình và chị đã gọi Hà Nội là: “Thủ đô của phẩm giá và lương tri con người”. T.S Phan Đăng Long (hanoimoi.com.vn - Ngày 29/11/2012)  ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG: TẦM CAO TRÍ TUỆ, BẢN LĨNH VIỆT NAM Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chứng minh một điều, cường quốc lớn vẫn có thể ngã quỵ trước sức mạnh dân tộc. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách và "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế. Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Nhà sử học Dương Trung Quốc về thắng lợi này. PV: Cuối năm 1972, chúng ta và Mỹ đã đi tới hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhưng Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Xin ông cho biết, thời điểm đó, Mỹ đã vịn vào cớ gì để mở cuộc tập kích trên không vào tháng 12/1972? 6Cr eated by Thanh An - 7 -Thanh An P age 7 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 7
  • 8. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Ông Dương Trung Quốc: Tổng thống Johnson sau những thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì ông đã quyết định không ra ứng cử Tổng thống và tạo cơ hội cho Nixon của Đảng Cộng hòa lên cầm quyền. Trong những điều Nixon phát biểu, ông ta sẽ sử dụng biện pháp cứng rắn hơn, sẵn sàng sử dụng con át chủ bài là B-52 để buộc Việt Nam phải chấp thuận tất cả các điều kiện để Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Điều đó là một chuyện không bình thường, bởi B-52 là một loại máy bay chiến lược - 1 trong 3 con át chủ bài của Mỹ cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa đạn đạo. Các vũ khí này chủ yếu để đối phó với Liên Xô và khối quân sự Warszawa trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Thiết kế ban đầu của B-52 chủ yếu là ném bom nguyên tử, nhưng sau này cuộc chiến tranh Việt Nam mở rộng, Mỹ cải tiến loại máy bay này để sử dụng ném một số loại bom thông thường với số lượng lớn để tạo ra sức uy hiếp đối phương. Đến giữa tháng 12/1972, cả thế giới và những người trong cuộc ở Việt Nam và Mỹ đều nghĩ rằng, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên đang chuẩn bị cho việc ký kết đấy thì Mỹ bất ngờ lấy một lý do rất vu vơ là sức ép của chính quyền Sài Gòn đòi hỏi và sửa lại một số điều của bản Hiệp định. Phía chúng ta nói rằng, Hiệp định đã bàn thảo kỹ không thể thay đổi được. Mượn lý do đấy, bất ngờ vào đêm 18/12, Mỹ huy động một lực lượng lớn máy bay B-52 cùng các lực lượng không quân chiến thuật khác tập kích vào hai địa điểm xung yếu của ta là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. PV: Trước một đế quốc Mỹ hùng mạnh với vũ khí hủy diệt hiện đại, nhưng chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Là một nhà nghiên cứu sử học, xin ông cho biết nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi này? Ông Dương Trung Quốc: Một trong những nguyên nhân thắng lợi của chúng ta là Bác Hồ đã nhìn ra rất sớm ý đồ của Mỹ và Người đã có những tiên liệu từ trước. Năm 1962, lúc B-52 đang nằm trong kho vũ khí tuyệt mật của Mỹ, không ai nghĩ sẽ sử dụng cho những cuộc chiến tranh cục bộ cả. Bác đã hỏi các đồng chí lãnh đạo phòng không không quân là đã biết B-52 chưa, đã nghiên cứu chưa và nhắc nhở phải nghiên cứu. Đến năm 1965, khi Mỹ bắt đầu ném bom bằng máy bay B-52, Bác đã đến những đơn vị đầu tiên của chúng ta đương đầu với B-52 và nói rằng, chúng ta sẽ quyết tâm đánh thắng, kể cả máy bay B-52. Có thể nói, chính trên cơ sở, sự chỉ đạo ấy mà quân chủng phòng không không quân đã có sự chuẩn bị rất sớm trong tìm hiểu và đưa ra các phương án tác chiến mặc dù B-52 chưa đến. Đến năm 1967, trong một lần trao đổi với các đồng chí lãnh đạo phòng không không quân, Bác đã đưa ra lời tiên đoán rằng, cuộc chiến tranh chống Mỹ 6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 8 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 8
  • 9. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam cứu nước của chúng ta sẽ kết thúc trên bầu trời Hà Nội. Mỹ sẽ sử dụng B-52 và coi đó là đòn chiến lược, thử sức với chúng ta lần cuối. Bác đã ra đi từ năm 1969, nhưng tất cả những gì diễn ra đúng như sự định liệu của Bác. Vì thế, đến khi chúng ta đối phó với B-52 không có gì bất ngờ. Cho đến giờ, mới chỉ có ở Việt Nam là nơi duy nhất máy bay B-52 bị bắn hạ. Sau này, Mỹ tiếp tục sử dụng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, lúc đó vũ khí tên lửa của các quốc gia này được trang bị rất hiện đại mà hầu như chưa có một chiếc máy bay B-52 nào bị bắn hạ, chỉ bị rơi do yếu tố kĩ thuật, tai nạn… PV: Chiến thắng vẻ vang Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không” mang ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình lịch sử chống xâm lược của nước ta, thưa ông? Ông Dương Trung Quốc: Khi Mỹ đã sử dụng đến con bài cuối cùng, con bài dự trữ chiến lược vào trong một trận chiến tranh ở Việt Nam mà thất bại, thì rõ ràng điều đó làm Mỹ không thể chịu đựng nổi. Cộng với sức ép của dư luận thế giới, trong đó có cả dư luận của nhân dân Mỹ, cuối cùng Nixon phải chấp nhận kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Việc rút lui quân là tiền đề quân và dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng ta kết thúc thắng lợi của toàn bộ tiến trình lịch sử, ít nhất là gắn với Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cho nên “Điện Biên Phủ trên không” không chỉ là một trận thắng của một chiến dịch mà là bước ngoặt của lịch sử. Phải gắn chặt “Điện Biên Phủ trên không” với tổng tiến quân nổi dậy mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của mùa xuân năm 1975 thì chúng ta mới thấy hết được tầm vóc của nó. Tầm vóc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà nó làm cho thế giới hiểu rằng, có những sức mạnh có thể chiến thắng được các cường quốc lớn: Đó là sức mạnh của lòng yêu nước, triệu người như một, là bản lĩnh Việt Nam đã làm nên thắng lợi của chiến tranh nhân dân. PV: Xin cảm ơn ông! Mỹ Trà - Mỹ Ngọc (vov.vn – Ngày 09/11/2012) 6Cr eated by Thanh An - 9 -Thanh An P age 9 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 9
  • 10. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam CHIẾN THẮNG HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG KHÚC TRÁNG CA BẤT TỬ Đã 40 năm trôi qua, song “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn sừng sững như một tượng đài lớn, một mốc son chói lọi, là biểu tượng của ý chí kiên cường, bản lĩnh, trí tuệ, là khúc tráng ca bất tử của thời đại. Đỉnh cao nghệ thuật tác chiến Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 là một biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12/1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác chiến của không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ - Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) khẳng định và cho biết, khi đánh vào Hà Nội năm đó, địch cảnh giác và chuẩn bị kỹ cả trên 3 mặt: Gây nhiễu; hộ tống nhiều tầng, nhiều lớp tạo nên lá chắn cho B52; đánh đồng loạt các sân bay của ta. Trước một lực lượng không quân nhà nghề của Mỹ, với vũ khí trang bị hiện đại, PK-KQ của ta đã tìm ra cách đánh sáng tạo như: Đánh quần, đánh gần, chủ động đánh chặn từ xa… Thậm chí theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh PK-KQ, cuối năm 1972, một hội nghị bàn về cách đánh máy bay B-52 đã được tổ chức và cuốn cẩm nang 30 trang bìa đỏ tập hợp kinh nghiệm, giải quyết vướng mắc khi đối đầu với loại “pháo đài bay bất khả chiến bại” đã ra đời. Và cùng với mạng lưới tên lửa, pháo cao xạ, những chiếc Mig của ta vẫn tung hoành trên bầu trời, khi giấu mình trong mây, thậm chí ngay trong vệt đường bay của máy bay địch để chờ thời cơ và giáng cho địch những đòn đích đáng. Vùng trời Việt Trì - Tam Đảo đã trở thành nơi vùi thây những “thần sấm”, “con ma” và trở thành khu vực khiếp đảm của giặc lái Mỹ. Nói về chiến thắng lịch sử này, Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu, nhấn mạnh, việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và các loại vũ khí hiện có để tạo ra lưới lửa phòng không là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân của chúng ta. Đại tá H.G. Summer J.R trong bài viết trong cuốn Anmanac về chiến tranh Việt Nam năm 1985 đã thừa nhận, Bắc Việt Nam là một trong những hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử… Các kíp bay chiến đấu Mỹ vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép. Còn Kissinger, 6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 10 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 10
  • 11. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam cố vấn số một của Nhà Trắng trong hồi ký của mình, đã viết: “Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới”. Bước ngoặt lịch sử Thiếu tướng Vũ Dương Nghi, Chính ủy Binh chủng Thông tin liên lạc, cho biết, thời điểm đó, địch gây nhiễu nặng nhằm làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc của ta nhưng với cách sử dụng linh hoạt nhiều hình thức thông tin từ thô sơ đến hiện đại. Một trong những mô hình đạt hiệu quả cao có thể kể đến đài quan sát bằng mắt ở núi Kiến An, khi phát hiện máy bay địch cất cánh ở các tàu sân bay vào đánh phá thành phố đã lập tức thông báo về sở chỉ huy phòng không thành phố bằng đèn báo hiệu. Tại Hà Nội sử dụng còi ủ đặt trên nóc nhà hát thành phố, tháp nước Hàng Đậu… ở ngoại thành, dùng các phương tiện thô sơ như kẻng, trống đánh liên hồi để thông báo cho các cơ quan, nhà máy và nhân dân biết để kịp thời phòng tránh. Với mưu đồ tính toán từ trước, chính quyền Nixon đã huy động 200 máy bay B-52, 30 máy bay F111 và hơn 1.000 máy bay tiêm kích, 6 liên đội tàu sân bay và 50 máy bay tiếp dầu KC135... mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trên miền Bắc, với mật danh “Linebacker II”. Sau 12 ngày đêm anh dũng chiến đấu (18 đến 29/12/1972), quân và dân Thủ đô cùng các địa phương miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích đường không của Mỹ; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B-52. Riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B-52. Đánh giá về thắng lợi của chiến dịch phòng không ở thủ đô Hà Nội cuối tháng 12/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét, đây là thắng lợi to lớn nhất, chiến công xuất sắc nhất của cuộc chiến tranh nhân dân trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ... Quân dân Hà Nội, quân dân miền Bắc anh hùng đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Hiệp định Paris. Trận Điện Biên Phủ trên không là khúc tráng ca bất tử của thời đại, nó kết tinh và tỏa sáng nhiều giá trị truyền thống của tinh hoa văn hóa dân tộc – GS.TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội khẳng định. “Vũ khí bí mật” của Việt Nam không phải nằm ở khí tài, trang bị mà ở cách đánh giàu tính sáng tạo, đầy tinh thần quả cảm, in đậm ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, được khơi dậy từ tinh thần yêu nước, căm thù giặc, từ tinh thần chúng muốn biến ta thành tro bụi, ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm, chúng muốn ta cúi mình ô nhục, ta làm sen thơm ngát giữa đầm (Tố Hữu). Tháng năm qua đi, những dấu tích một thời bom đạn cày xới mảnh đất thân yêu này có thể bị phai mờ theo quy luật của thời gian, nhưng tầm vóc và ý nghĩa của “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn mãi âm vang trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung 6Cr eated by Thanh An - 11 -Thanh An P age 11 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 11
  • 12. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Vĩnh Xuân (www.sggp.org.vn - Ngày 29/11/2012) KỲ TÍCH CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Một vấn đề được đặt ra sau chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là vai trò của thế trận chiến tranh nhân dân được khẳng định như thế nào?... Thực tế, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, ở Hà Nội và Hải Phòng đã diễn ra hình ảnh rõ nét nhất của một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không cực kỳ sôi động. Mỗi lần máy bay địch kéo đến từ xa, lệnh báo động B-52, sẵn sàng chiến đấu được ban ra. Các LLVT về vị trí chiến đấu, mọi người dân chạy về nơi ẩn nấp. Khi những chùm bom hủy diệt của kẻ thù sắp rơi xuống thì cũng là lúc những chiếc MIG rời đường băng, những quả đạn tên lửa rời bệ phóng, những chùm đạn cao xạ các cỡ vút lên chặn đánh máy bay của kẻ xâm lược. Không chỉ có máy bay, tên lửa có thể vươn tới độ cao trên 10km, quân dân ta còn có rất nhiều những khẩu pháo, khẩu súng tầm thấp của bộ đội, của tự vệ, của dân quân, bố trí khắp nơi, trên các ngọn đồi, mỏm núi, ven sông, trên những nóc nhà cao tầng, trong đồng, ngoài bãi, hình thành một mạng lưới dày đặc, rộng khắp, nhiều tầng đón đánh kẻ thù bay vào từ mọi hướng, từ xa đến gần. Nhiều chiếc máy bay hiện đại F111A, A6A, bay thật thấp để tránh bị ra-đa phát hiện, cuối cùng cũng phải đền tội bởi lưới lửa tầm thấp của quân và dân ta. Mỗi người dân Hà Nội đều trở thành chiến sĩ. Từng tốp thanh niên lao nhanh về các trận địa, giúp bộ đội tiếp đạn, tải thương, thay lá ngụy trang. Các bà mẹ mang những rổ trái cây, những ấm nước chè xanh đến từng khẩu đội thăm hỏi, động viên các pháo thủ. Tất cả mọi người đều tham gia cứu nạn khi có bom rơi. Khi phát hiện một máy bay rơi, lập tức hàng trăm người dân từ các hầm trú ẩn vọt ra, có cả những thiếu niên, cụ già kéo nhau đi lùng bắt giặc lái. Bên cạnh khung cảnh khí thế ấy, còn có biết bao cán bộ, công nhân viên thầm lặng bám máy, bám đài, bám bệnh viện, cửa hàng... để giữ vững thông tin liên lạc và bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu về điện, nước, y tế, lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc chiến đấu của quân, dân Thủ đô. 6Created by Thanh An - 12 -Thanh An P age 12 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 12 Điều gì làm nên chiến thắng?
  • 13. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Một mặt trận khác cũng không kém phần quan trọng, đó là hình ảnh toàn dân làm công tác giao thông vận chuyển chi viện cho chiến trường, ngay cả trong những ngày Hà Nội - Hải Phòng liên tục bị Mỹ ném bom thì công tác chi viện cho miền Nam vẫn không hề dừng lại. Đánh thắng B-52 Mỹ không chỉ có nhân dân Hà Nội, Hải Phòng và nhân dân miền Bắc, mà còn có cả sức mạnh chung tay tiếp sức của đồng bào ruột thịt miền Nam, của thế trận cả nước cùng đánh giặc. Những nam nữ nghệ sĩ, chia nhau tỏa xuống các trận địa, mang lời ca tiếng hát phục vụ các chiến sĩ bên bệ phóng. Những phóng viên, nhà quay phim, nhiếp ảnh can trường, xông xáo, đưa những dòng tin, những trang báo nóng hổi tính thời sự về chiến thắng B-52. Hà Nội còn có thành tích đáng tự hào về công tác phòng tránh, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trước khi xảy ra trận không kích của Mỹ, chính quyền thành phố đã tổ chức tốt việc sơ tán nhân dân. Sau đêm 18/12, lệnh sơ tán khẩn cấp và triệt để được loan đi, những dòng người đông nghịt hối hả rời thành phố. Họ tỏa về các vùng nông thôn, tìm đến vòng tay đùm bọc, che chở, cưu mang của bà con các làng quê giàu lòng nhân nghĩa. Hàng chục vạn người đã ra đi trong trật tự và an toàn. Chính nhờ sơ tán và phòng tránh tốt mà chính quyền thành phố Hà Nội đã làm giảm thiểu sự tổn thất về người do địch gây ra trong 12 ngày đêm đến mức thấp nhất. Đó cũng là một khía cạnh thành công của cuộc chiến tranh nhân dân. Trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không được phát triển lên đến đỉnh cao, với cả một cao trào toàn dân đánh máy bay Mỹ, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân làm công tác giao thông vận chuyển, toàn dân hợp tác và giúp đỡ bộ đội chiến đấu, cộng với trí thông minh và lòng dũng cảm vô song, chính là điểm tựa, là chiếc chìa khóa vạn năng và cũng là cái gốc của mọi bí ẩn giúp cho quân dân ta lập nên chiến tích thần kỳ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt. Hồng Hải (www.qdnd.vn – Ngày 30/11/2012) 6Cr eated by Thanh An - 13 -Thanh An P age 13 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 13
  • 14. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Đường đến "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" thể hiện truyền thống càng đánh càng mạnh của quân đội ta trong quá trình vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đánh bại chiến tranh công nghệ, chiến tranh điện tử quy mô lớn của Mỹ. Trước hết, đó là kỳ tích về chiến đấu và lao động của từng chiến sĩ phòng không - không quân (PK-KQ) trực tiếp đối đầu với địch ở cấp chiến thuật, nhất là các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực và các cán bộ kỹ thuật đã dũng cảm, sáng tạo từng bước đánh bại tất cả các thủ đoạn tinh vi của không quân Mỹ… "Bửu bối" B-52? Đầu năm 1972, để hỗ trợ cho quân ngụy đang thua ở Quảng Trị và để gây sức ép với ta trong bế tắc ở Hòa đàm Pa-ri, Mỹ đã mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ 2 đánh phá miền Bắc Việt Nam. Lần đầu tiên Mỹ đã dùng B-52 leo thang đánh rộng ra từ Quảng Bình, Vinh, Thanh Hóa đến Hải Phòng và uy hiếp Thủ đô Hà Nội. Bộ đội Tên lửa Hải Phòng bắn nhiều đạn, nhưng B-52 không rơi. Lầu Năm góc vội chủ quan, tuyên bố: "Bằng kỹ thuật điện tử hiện đại, không lực Hoa Kỳ đã bịt mắt được toàn bộ hệ thống phòng không Bắc Việt. Giờ đây B-52 có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ miền Bắc, B-52 là bất khả xâm phạm". Bộ đội Phòng không băn khoăn lo lắng về thủ đoạn mới của địch và khả năng đánh trả của ta, trăn trở với nhận định của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng: "Khả năng sớm muộn gì Mỹ sẽ sử dụng B-52 đánh lớn vào Hà Nội để gây sức ép với ta, đang trở thành hiện thực". Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ quán triệt quyết tâm của Bác Hồ năm xưa: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "bê" gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng", phát động cuộc thi mới: "Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đi sâu nghiên cứu địch, thực hiện lời Bác dạy". Tư lệnh Phòng không Lê Văn Tri giao cho Bộ Tham mưu, trực tiếp là tôi, bấy giờ là Tham mưu phó phụ trách nghiên cứu và huấn luyện chuyên về tên lửa: "Đồng chí hãy tập hợp anh em có trình độ chuyên môn và có quyết tâm cao, để nghiên cứu xây dựng tài liệu về cách đánh B-52 của tên lửa, càng sớm càng tốt". Tôi rất lo lắng, vì nhiệm vụ này không dễ dàng gì. Là một trong ba con át chủ bài về phương tiện tấn công chiến lược của Mỹ, B-52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất, thường bay ở độ cao trên 10.000m, mỗi chiếc có thể mang đến 30 tấn bom, được trang bị đến 15 máy gây 6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 14 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 14
  • 15. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam nhiễu các loại và được bảo vệ chặt chẽ. Đường đến "Điện Biên Phủ trên không" Tôi còn nhớ ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Phùng Thế Tài, lúc đó là Tư lệnh Quân chủng Phòng không, cần quan tâm đầu tư nghiên cứu loại máy bay này để không bị bất ngờ. Vào đầu năm 1966, khi Mỹ lần đầu tiên dùng B-52 đánh ra đèo Mụ Giạ (Quảng Bình), Bác đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Bộ đội PK-KQ: Đã đến lúc phòng không phải tìm cách đánh B-52. Chấp hành chỉ thị của Bác, Trung đoàn 238 - Trung đoàn tên lửa thứ 2 mới ra quân đã được đưa vào khu vực Vĩnh Linh để nghiên cứu quyết đánh B-52. Bộ Tham mưu quân chủng đã cử một số cán bộ tác chiến, quân báo, đội trinh sát nhiễu, dưới sự lãnh đạo của Phó tư lệnh Hoàng Văn Khánh, vào Vĩnh Linh để cùng Trung đoàn 238 nghiên cứu nhiễu của địch và tìm cách đánh B-52. Kết quả, ngày 17/9/1967, Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Vào năm 1969, từ những kinh nghiệm, Trung đoàn 238 đã hình thành tài liệu đánh B-52 đầu tiên của tên lửa nhưng do điều kiện lúc đó nên tài liệu còn sơ khai, cần phải bổ sung nhiều. Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu chúng tôi đã bắt đầu thành lập ra Ban nghiên cứu biên soạn tài liệu đánh B-52 của tên lửa. Ban biên soạn gồm các cán bộ đầu ngành và cán bộ chủ chốt của Bộ Tham mưu và Trường Sĩ quan Phòng không. Tùy theo chủ đề, chúng tôi tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô; huy động sự đóng góp của một số cán bộ của Sư đoàn Phòng không Hà Nội, của Viện Khoa học kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng; tranh thủ ý kiến cả của các cơ quan có liên quan của Bộ Tổng tham mưu; dựa vào tư liệu của Bộ và của chuyên gia Liên Xô, các tài liệu thu được của địch, kể cả khai thác các lời cung của tù binh phi công Mỹ. Nhưng thiết thực hơn, đã nghiên cứu các bản sơ kết, tổng kết kinh nghiệm của cả các trận đánh thành công lẫn thất bại của tên lửa từ khi ra quân đánh máy bay cường kích, ném bom các loại, nhất là B-52… Xuất phát từ những trận đánh B-52 của Trung đoàn 238 tại Vĩnh Linh năm 1966 - 1967 đến các trận đánh B-52 ở các cửa khẩu 559, Đường 9 - Nam Lào, Chiến dịch Trị Thiên năm 1972… Khảo sát kinh nghiệm đánh tập trung, hiệp đồng binh chủng, chống nhiễu của các trận chống tập kích quy mô lớn của địch vào Hà Nội năm 1966 - 1967, nhưng sốt dẻo nhất là các trận đánh B-52 của tên lửa những ngày tháng 4/1972. Về nghiên cứu địch, đã đi sâu phân tích các thủ đoạn mới về kỹ, chiến thuật của địch, nhất là về các nhiễu điện tử, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực trong 6Cr eated by Thanh An - 15 -Thanh An P age 15 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 15
  • 16. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam đội hình, thủ đoạn phóng tên lửa Shrike chống ra-đa của ta. Tập trung nghiên cứu điểm yếu của nhiễu điện tử. Nhận thấy không phải chỗ nào, lúc nào nhiễu cũng giống nhau, nên cần khai thác những điểm có lợi cho ta. Cần chú ý nhiễu tổng hợp của địch trong đội hình mật tập, sử dụng lực lượng quy mô lớn. Về cách đánh của ta, sử dụng tập trung từ 2 đến 3 tiểu đoàn tên lửa hiệp đồng binh chủng đánh vào một tốp máy bay địch, trong điều kiện địch gây nhiễu tổng hợp và sử dụng rộng rãi tên lửa Shrike chống ra-đa. Bố trí đội hình phù hợp, tập trung vào hướng đường bay chủ yếu có trận địa chốt có thể cơ động hỏa lực, có trận địa cơ động vòng ngoài, đánh địch từ xa, sẵn sàng chuyển hóa thế trận, kết hợp với đánh chính diện, đánh đòn, đánh bên sườn, đánh đuổi, tạo thế trận bao vây địch, hạn chế tác hại của nhiễu. Về xạ kích, nâng cao khả năng đánh địch trong nhiễu tạp bằng phương pháp ba điểm (T/T), nhưng cần tích cực phát sóng, tránh tư tưởng ngại Shrike địch; tạo khả năng bắt rõ mục tiêu để đánh bằng phương pháp hiệu quả nhất - phương pháp vượt nửa góc (пC). Hết sức tận dụng những thành quả cải tiến khí tài của chuyên gia Liên Xô cùng các cán bộ kỹ thuật của ta để góp phần khắc phục nhiễu của địch. Sử dụng bộ khí tài quang học đặt trên nóc xe thu phát (cabin пA- 00), giúp phát hiện máy bay địch trên nền nhiễu, đồng thời tránh được tên lửa Shrike của địch. Những nội dung trên được nhóm chúng tôi tổng hợp thành tài liệu, đánh máy in Roneo, mang bìa đỏ, để phân biệt với các tài liệu khác nên anh em thường gọi là Quyển sách đỏ. Nội dung tài liệu đánh B-52 được tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh dần qua các Hội nghị quân chính của quân chủng, thông qua các phương án tác chiến đánh B-52 vào tháng 7 và tháng 9 năm 1972. Tại Hội nghị quân chính mở rộng vào tháng 10-1972, thành phần gồm các cán bộ từ cơ sở trở lên thuộc Quân chủng PK-KQ, tài liệu đánh B-52 chính thức được thông qua. Sau đó được in và gửi xuống các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu học tập, vận dụng. Tháng 11/1972, địch dùng B-52 đánh vào Tây Nghệ An. Ngày 23/11/1972 quân chủng cử một kíp chiến đấu và một số cán bộ tham mưu xuống Tiểu đoàn 43, Tiểu đoàn 44 thuộc Trung đoàn 263 bố trí ở Tây Nghệ An để theo dõi, hỗ trợ đánh B-52 theo tài liệu mới. May mắn thay, đêm đó, tên lửa của ta đã bắn B-52 rơi tại chỗ ở biên giới Việt - Lào - Thái Lan. Phía Mỹ lần đầu tiên đã phải công nhận B-52 bị SAM 2 bắn rơi. Những kinh nghiệm mới được bổ sung vào tài liệu. Quân chủng phát động tiếp một đợt huấn luyện đột kích về đánh B-52 cho tên lửa. Tư lệnh Quân chủng lại giao nhiệm vụ cho tôi 6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 16 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 16
  • 17. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam phụ trách một số cán bộ và trắc thủ cốt cán, lần lượt đi xuống một số tiểu đoàn để huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu theo phương án, phối hợp với cán bộ của các sư đoàn phòng không. Đoàn cán bộ này được anh em gọi vui là "gánh hát rong". Cuối tháng 11/1972, phương án cuối cùng đánh B-52 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn. Hiệp đấu quyết định và những bài học Trong cuộc không kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 cuối năm 1972, Mỹ đã huy động 4.547 lần chiếc máy bay các loại, trong đó có 663 lần chiếc B-52, tức là 1/2 số máy bay B-52 và 1/3 máy bay chiến thuật của Mỹ, ném xuống miền Bắc nước ta hàng vạn tấn bom. Nhưng kết quả Mỹ đã mất 81 máy bay hiện đại, trong đó có 34 chiếc B-52, có 16 chiếc rơi tại chỗ, mất hàng trăm phi công sừng sỏ, tỷ lệ tổn thất lớn xấp xỉ 15% - một tỷ lệ khiến Mỹ không chịu nổi, phải kết thúc chiến dịch sớm, ngoài ý muốn của Nhà Trắng và Lầu Năm góc... Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương "lực lượng phòng không - không quân cùng quân và dân miền Bắc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không vẻ vang nhất". Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân đất đối không của Việt Nam, dựa trên tác chiến của 3 thứ quân. Lực lượng PK- KQ làm nòng cốt, đánh có trọng điểm và rộng khắp với mọi đối tượng địch ở mọi độ cao, ngày cũng như đêm. Tất cả các thành phần đều lập công: Bộ đội ra-đa thông báo kịp thời, chính xác; Tên lửa đánh giỏi, bắn rơi nhiều chiếc B-52; Không quân và pháo 100mm cũng bắn rơi B-52; Cao xạ bắn rơi hàng chục máy bay cường kích các loại; Tự vệ Cơ khí Mai Động bắn rơi 1 chiếc F111A bay thấp, dân quân Hòa Bình bắn rơi 1 trực thăng cứu người lái… Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" thể hiện nghệ thuật tác chiến phòng không Việt Nam, đỉnh cao là chiến dịch chống tập kích đường không của Mỹ: Từ trận mở đầu thắng giòn giã (18/12/1972), tới trận thắng quan trọng (20/12/1972), kết cục là trận then chốt quyết định (26/12/1972). Trung tướng Vũ Xuân Vinh (www.qdnd.vn – Ngày 17/11/2012) 6Cr eated by Thanh An - 17 -Thanh An P age 17 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 17
  • 18. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN CỦA KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM “Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12/1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ”, đó là khẳng định của Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, Trung tướng Phương Minh Hòa, tại Hội thảo “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, được tổ chức cuối tháng 11 vừa qua… Tinh thần, lực lượng sẵn sàng Để có được Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972, vấn đề đầu tiên và có tính quyết định là sự chuẩn bị chu đáo về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của ta. Đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Binh chủng Không quân phải nghiên cứu cách đánh B-52. Trên cơ sở đó, Binh chủng Không quân đã cử các cán bộ tham mưu và phi công vào Quảng Bình, Vĩnh Linh… trực tiếp quan sát, tìm hiểu đội hình, quy luật hoạt động của B-52 cả ngày đêm; xây dựng phương án tác chiến, nghiên cứu cách đánh và huấn luyện một số phi công Mig chuyên đánh B-52. Đồng thời, tổ chức củng cố, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống sân bay trên miền Bắc. Cùng với đó, Không quân tập trung xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao cho các thành phần, tập trung nhất là đội ngũ phi công. Trong 12 ngày đêm đánh B-52, ngoài những khó khăn do bị tiêm kích địch khống chế, uy hiếp nhiều tầng, nhiều lớp, phi công của ta còn chịu không ít căng thẳng về tâm lý do trực chiến dưới tầm bom đạn của địch; cất, hạ cánh trong điều kiện ban đêm, đường băng ngắn, hẹp hoặc đã bị đánh phá, thiếu đèn chiếu sáng, không có chỉ huy. Đặc biệt, sau những đêm đầu của chiến dịch, Không quân vẫn chưa bắn rơi được máy bay B-52, dẫn đến những luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện, nhất là trong đội ngũ phi công. Số ít lo lắng về khả năng bắn rơi B-52 của không quân ta; số khác có thể nôn nóng dễ dẫn đến mất bình tĩnh và mạo hiểm… Từ thực tế đó, nhiệm vụ đánh B-52 đã được quán triệt sâu sắc đến mọi cán bộ, chiến sĩ, chú trọng tới đội ngũ phi công. Nhờ vậy, trong những thời điểm gian khổ và ác liệt nhất, tất cả cán bộ, phi công luôn giữ vững ý chí chiến đấu, với quyết tâm còn một người, một máy bay cũng kiên quyết tiến công. Cùng với xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần cho các thành phần, Không quân ta hết sức chú trọng công tác xây dựng lực lượng. Thời điểm đó, phi công chiến đấu ở mỗi trung đoàn không nhiều, được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận huấn luyện và chiến đấu ban ngày (chiếm đa số) và bộ phận huấn luyện và chiến đấu ban đêm. Năm 1972, các phi công chiến đấu ban ngày hầu hết đều lập công; nhiều đồng chí bắn rơi 5 đến 6 máy bay địch. Trong khi đó, số phi công đánh đêm đã tham gia trực ban chiến đấu, xuất kích ban đêm nhiều lần nhưng chưa 6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 18 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 18
  • 19. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam bắn rơi được máy bay địch. Bởi vậy, có những phi công bay đêm muốn được chiến đấu cùng đội ngũ đánh ngày. Tuy nhiên, ta đã nắm chắc ý đồ của địch, quyết tâm giữ gìn lực lượng. Vì vậy, trước khi Chiến dịch 12 ngày đêm diễn ra, số phi công đánh đêm vẫn được giữ nguyên. Tốp nhỏ, chiếc lẻ, chiến thuật linh hoạt Trong cuộc tập kích đường không cuối tháng 12/1972, máy bay B-52 chủ yếu đánh đêm. Ta đã sử dụng sân bay dã chiến, ánh sáng hạn chế để xuất kích và hạ cánh sau chiến đấu, do đó thường sử dụng lực lượng nhỏ từ một đến 2 chiếc (thường là một chiếc). Với cách sử dụng lực lượng như vậy, máy bay của ta có điều kiện tiếp cận nhanh, công kích nhanh, thoát ly nhanh; vừa đánh được địch, vừa bảo vệ được mình. Chỉ sử dụng 2 chiếc khi cần tăng cường nghi binh để kéo tiêm kích địch ra hướng khác, còn hướng đánh B-52 phải giữ bí mật bất ngờ, tránh tiêm kích địch, tiếp cận trực tiếp mục tiêu chính. Khi đánh vào Hà Nội, không quân Mỹ đã gây nhiễu kết hợp với hộ tống nhiều tầng, nhiều lớp tạo nên lá chắn cho B-52 và đánh đồng loạt các sân bay của ta. Ngay trận đầu xuất kích (đêm 18/12/1972) và một số trận sau, phi công của ta đều phát hiện đèn của F-4 và đèn của B-52, nhưng không tiếp cận được; hoặc khi tiếp cận mở ra-đa vừa bị nhiễu, vừa lộ lực lượng, địch cơ động khiến ta mất mục tiêu. Ra-đa dẫn đường là mắt thần của không quân. Tuy nhiên, trong thực tế 12 ngày đêm tháng 12/1972, dẫn đường gặp nhiều khó khăn do ra-đa bị nhiễu nặng. Từ việc đúc kết kinh nghiệm “máy gây nhiễu của B-52 chỉ có tác dụng tốt về phía trước theo hướng bay, 2 bên sườn và phía sau cường độ yếu hơn”, chúng ta đã nghiên cứu bố trí các trạm ra-đa dẫn đường trên một đường bay cùng phối hợp dẫn đường, các trạm ra-đa 2 bên sườn của đường bay hoạt động linh hoạt, nên việc dẫn dắt máy bay ta ngày càng chuẩn xác. Không quân địch thường xuyên thay đổi thủ đoạn, càng ngày càng tinh vi. Nghiên cứu kỹ thủ đoạn của địch, chúng ta đã có nhiều cách đánh sáng tạo, độc đáo như: Đánh quần, đánh gần, kéo địch đến khu vực có lợi để đánh; chủ động đánh chặn từ xa; sử dụng tất cả các số trong đội hình đều có thể tham gia công kích khi xuất hiện thời cơ; sử dụng ra-đa, thiết bị vô tuyến linh hoạt; kết hợp chặt chẽ trên không và mặt đất... Đặc biệt, Không quân ta đã nghiên cứu, áp dụng và phát triển hình thức chiến thuật từ “bay thấp, kéo cao” đến “bay cao, tiếp cận nhanh”. Với chiến thuật này, các phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi liên tiếp 2 chiếc B-52 trong 2 đêm 27 và 28/12/1972. Phạm Hoàng Hà (www.qdnd.vn – Ngày 03/12/2012) 6Cr eated by Thanh An - 19 -Thanh An P age 19 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 19
  • 20. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam CHIẾN THẮNG CỦA SỰ KẾT HỢP THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA Bốn mươi năm đã trôi qua, nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về "Điện Biên Phủ trên không" đã tổng kết, đúc rút thành các bài học được công bố trong nước và trên thế giới. Tôi hoàn toàn đồng tình với những gì mà các công trình nêu ra. Với cương vị là người trong cuộc, tôi xin góp một lời bàn để lý giải câu hỏi mà đến nay vẫn có nhiều người đặt ra: “Vì sao bộ đội Tên lửa Phòng không (TLPK) Hà Nội bắn rơi máy bay chiến lược B-52 của Mỹ trong cuối tháng Chạp năm 1972”. Tôi cho rằng, chiến thắng của bộ đội TLPK Hà Nội tháng 12/1972 là bởi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời là bởi, thời cơ mà người Mỹ chọn để đánh Hà Nội lúc này là muốn ép chúng ta phải ký một hiệp định có lợi nhất cho phía Mỹ. Phía ta, sau 4 năm nghiên cứu đánh máy bay B-52 ở chiến trường Quân khu 4 và cả ở Hải Phòng, bộ đội TLPK đã rút được nhiều kinh nghiệm và biên tập thành tài liệu “Cách đánh B-52” để tập huấn cho toàn quân chủng vào cuối tháng 10/1972. Bộ đội TLPK Hà Nội trải qua gần một năm chiến đấu với lực lượng không quân Mỹ với thủ đoạn gây nhiễu tạp, nhờ đó đã sáng tạo và thành thạo cách đánh “ba điểm”. Đây là một lợi thế của bộ đội TLPK Hà Nội so với bộ đội tên lửa Hải Phòng và Khu 4 khi bước vào đánh B-52. Trong quá trình xây dựng cách đánh máy bay B-52, bộ đội TLPK Hà Nội đã được Quân chủng PK-KQ xác định là lực lượng chủ yếu. Do vậy ngay từ tháng 11/1972, các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn TLPK Hà Nội đã miệt mài luyện tập thành thạo cách đánh máy bay B-52 theo tài liệu tập huấn của quân chủng và chỉ chờ thời cơ để sử dụng nó. Khoảng thời gian ngừng bắn từ cuối tháng 10/1972 là cơ hội rất thuận lợi để bộ đội tên lửa Hà Nội huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật trước khi bước vào chiến dịch. Về phía đối phương, do 4 năm sử dụng B-52 đánh phá miền Bắc nước ta, kể cả đánh vào Hải Phòng, nhưng chúng chưa bị ta bắn rơi tại chỗ B-52 nên không quân Mỹ chủ quan, coi thường lực lượng TLPK Việt Nam. Họ cho rằng: “Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao 10.000m, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”. Sự chủ quan của không quân Mỹ cũng chính là thời cơ vàng của chúng ta để hạ “nốc ao” con ngáo ộp B-52 trên bầu trời Thủ đô. Ta nói việc đánh giá sai khả năng chiến đấu của TLPK là thời cơ “vàng” vì nếu không quân Mỹ coi lực lượng TLPK Hà Nội là mối đe dọa trực tiếp thì họ sẽ tổ chức lực lượng không quân đánh phá các trận địa tên lửa ngay từ đầu chiến dịch như hệ thống sân bay của ta khi đó. Nếu như vậy thì chúng ta sẽ không biết điều gì xảy ra trong chiến dịch này. 6Created by Thanh An - 20 -Thanh An P age 20 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 20
  • 21. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Một yếu tố khác là cuối tháng 11 đầu tháng 12/1972 cấp trên đang có kế hoạch đưa Trung đoàn Tên lửa 261 vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Nhưng quyết định đó chưa thực hiện thì chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp 1972 đã xảy ra và lực lượng tên lửa Hà Nội đủ khả năng đánh trả và đánh thắng không quân chiến lược Mỹ. Khi đánh Hà Nội là một mục tiêu cố định. Máy bay B-52 muốn bay bằng cắt bom chính xác vào mục tiêu thì ở cự ly cách mục tiêu từ 70km đến 100km bắt buộc phi công phải giữ máy bay bay ổn định cho tới lúc bay qua mục tiêu. Đây lại là thời cơ tốt nhất để bộ đội TLPK Hà Nội thực hành xạ kích và bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ. Đó chính là: Địa lợi. Mặt khác thế trận phòng không Hà Nội đã được xây dựng từ nhiều năm, trải qua thử thách trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ được bổ sung, điều chỉnh thích hợp khá ổn định. Hỏa lực tên lửa ở đây có thể bố trí đánh được nhiều tầng, nhiều hướng. Do vậy khi đánh Hà Nội, máy bay B-52 của Mỹ thường cùng một lúc bị nhiều đơn vị đánh tập trung và “đánh bồi, đánh nhồi” nên xác suất tiêu diệt chúng tăng lên rất cao, khả năng bị bắn rơi nhiều là điều tất yếu. Do đội hình bố trí nhiều tầng, nhiều lớp, nên khi B-52 gây nhiễu trong đội hình thì sẽ có đơn vị bị nhiễu nặng khi tham số đường bay nhỏ phải đánh bằng phương pháp 3 điểm. Và có những đơn vị bị nhiễu nhẹ có khả năng phát hiện được mục tiêu trên nền nhiễu khi tham số đường bay tương đối lớn. Đây là thời cơ thuận lợi để các đơn vị TLPK sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc - một phương pháp bắn hiệu quả nhất của khí tài tên lửa phòng không SAM-2 để bắn rơi B-52. Yếu tố quyết định cho việc đánh thắng B-52 trong tháng Chạp năm 1972 chính là con người trong chiến tranh, nói cách khác là được: Nhân hòa. Ngày đó những người chiến sĩ TLPK Hà Nội cũng như những người chiến sĩ khác trên khắp các chiến trường chống Mỹ trong cả nước, họ đều có một quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Bác Hồ được mọi người dân tin tưởng và quyết tâm thực hiện bằng được. Từ niềm tin họ biến thành hành động cụ thể trong công tác, lao động sản xuất và đặc biệt là trong chiến đấu. Nhân hòa ở đây còn là lòng tin. Những ngày đó lòng tin vào vũ khí khí tài có khả năng đánh rơi B-52 là rất quan trọng. Sự tin tưởng đó là xuất phát từ tính năng của bộ khí tài cho phép và đã được kiểm nghiệm từ thực tế chiến đấu trên các chiến trường. Từ lòng tin người chiến sĩ TLPK biến thành hành động thực tế huấn luyện, trong công tác bảo quản, khai thác triệt để những tính năng của bộ khí tài để đánh địch. Chính từ lòng tin mà nhiều đơn vị đã mạnh dạn sử dụng phương pháp “ba điểm” - một phương pháp có xác suất tiêu diệt thấp để đánh địch nhưng vẫn hiệu quả. Có lòng tin nên từng cán bộ, chiến sĩ đã ngày đêm lăn lộn sửa chữa khí tài khi xảy ra hỏng hóc, điều chỉnh tỉ mỉ từng tham số về giá trị danh định để bảo 6Cr eated by Thanh An - 21 -Thanh An Page 21 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 21
  • 22. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Nhân hòa ở đây còn là lòng tin, là sự tin tưởng lẫn nhau trong kíp chiến đấu của tiểu đoàn TLPK. Chúng ta biết trong tiểu đoàn TLPK SAM-2 hàng trăm con người phục vụ cho công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Nhưng để đưa quả đạn tới diệt máy bay thì cuối cùng phụ thuộc vào vai trò của tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và 3 trắc thủ tay quay. Sự hiệp đồng giữa những con người này là rất quan trọng, chỉ cần một sơ suất nhỏ của một trong năm con người này là trận đánh sẽ thất bại. Vì vậy sự đoàn kết và tin cậy lẫn nhau của kíp trắc thủ có vai trò quyết định trong chiến đấu. Ngoài sự tin cậy trong kíp trắc thủ, họ còn rất tin cậy đối với công tác kiểm tra, điều chỉnh tham số máy móc của các xe, hệ, bệ, đạn trong toàn tiểu đoàn cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh trong chiến đấu. Suy cho cùng trong mọi trường hợp nếu chúng ta mất lòng tin thì sẽ chẳng làm được một việc gì thành công. Một yếu tố quan trọng khác góp phần để tạo nên sức mạnh trong cả hai cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc nói chung và trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 đó là Đảng ta đã khéo léo tận dụng được sự giúp đỡ của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc; sự ủng hộ của các nước bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ trên thế giới đã góp phần giúp chúng ta đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đại tá Nguyễn Đình Kiên (www.qdnd.vn – Ngày 27/11/2012) BIẾN "KHÔNG THỂ" THÀNH "CÓ THỂ" VÀ GIÀNH CHIẾN THẮNG Biến "không thể" thành "có thể" Mặc dù trước chiến dịch đánh B-52, không quân ta đã mở nhiều mặt trận trên không thắng lợi, càng đánh càng thắng, loại máy bay nào cũng đã từng đánh thắng. Mục tiêu trên không, trên đất, trên biển đều lập công. Tuy nhiên B-52 thì khác. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược, bay xa, mang được tới 30 tấn bom đạn, được trang bị các thiết bị tác chiến hiện đại (ném bom qua màn hình ra-đa, có thiết bị chống nhiễu tích cực, nhiễu cản ra-đa trên không và trên mặt đất), có tên lửa “nhử mồi” đánh lạc hướng tên lửa của ta, có cả vũ khí bắn trả máy bay Mig khi vào tấn công chúng... Đây là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Chúng lại đánh vào ban đêm để hạn chế tối đa khả năng phát hiện của phi công ta. Hỗ trợ cho B-52 là nhiều tốp máy bay khác bay trước, bay sau, bay hai bên, vừa đánh các sân bay của ta, vừa tiêm kích chặn trên đường khi máy bay ta tiếp cận B-52, vừa gây nhiễu điện tử để bịt mắt dẫn đường của ra-đa và thông tin liên lạc của ta. Trong khi Không quân Việt Nam chỉ có một phi đội đánh đêm với 10 phi công vừa được huấn luyện cấp tốc bên Liên Xô về. Mig-21 6Created by Thanh An - 22 -Thanh An P age 22 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 22
  • 23. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam tuy tính năng cơ động tốt, nhưng thiết bị tác chiến điện tử, nhất là ra-đa phát hiện mục tiêu trên không kém hơn rất nhiều so với B-52; phương tiện dẫn đường hạn chế, địa hình lại hẹp, sân bay chủ yếu bảo đảm cất được cánh, còn hạ cánh rất khó khăn nguy hiểm, nhất là hạ cánh ban đêm thì vô cùng khó khăn… Tóm lại, xét thuần túy về mặt trang bị kỹ thuật thì máy bay của ta không đánh được B-52. Vậy mà trong 2 đêm 27 và 28/12/1972, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 2 máy bay B-52. Đêm 28, phi công Vũ Xuân Thiều tiếp cận B-52 bắn rất gần và quả cảm lao cả máy bay vào tiêu diệt B-52. (Đêm 27, đồng chí Phạm Tuân bắn cháy B-52 và trở về mặt đất an toàn). “Vượt không” Đó là kết quả của những đợt luyện tập “có một không hai” của Không quân Việt Nam, nhất là đội ngũ phi công. Thật khó mà kể hết những đợt luyện tập đặc biệt ấy. Chúng tôi nghĩ cần viết lại thành sách thật tỉ mỉ để truyền lại cho con cháu mai sau. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một số hoàn cảnh luyện tập và một số trận đánh. Luyện tập bắn B-52 lúc đó với mỗi phi công đều là niềm ao ước được bay nhiều, bay những bài tập khó, mong được trực ban, được xuất kích nhiều để rèn luyện. Chúng tôi bay ở những đường băng ngắn hẹp, cất cánh luyện tập mang cả tên lửa bổ trợ để vào chiến đấu có thể cất cánh ở những bãi đất có cự ly ngắn; tập đánh chặn bằng mắt, không dùng ra-đa, hay bay theo vệt khói máy bay vận tải… tất cả thực hiện trong điều kiện ban đêm. Nhiều bài tập vượt ra ngoài quy chuẩn an toàn quy định cho mỗi loại máy bay, nhưng chúng tôi đã bay, bay tốt và đặc biệt phi đội bay đêm không hề xảy ra tai nạn trong huấn luyện. Ngày 12/4/1972, khi có dấu hiệu B-52 vào Hà Nội, phi công Vũ Đình Rạng đã được lệnh cất cánh trong điều kiện miền Bắc thời tiết rất xấu, mây thấp, tầm nhìn gần như bằng không. Sau khi xuất kích không gặp địch, đồng chí Rạng về sân bay nhiều lần bay xuống nhưng không thấy đường băng, hết dầu phải nhảy dù. Nhiều phi công được giao nhiệm vụ bay vào Bắc Trường Sơn để đánh, đuổi B-52. Có thời gian được giao nhiệm vụ đi sâu vào Tây Trường Sơn, bay hết dầu đành phải nhảy dù ở bất cứ nơi nào. Phi công Hoàng Biểu một lần bay vào chi viện cho chiến trường, bay về gặp thời tiết xấu, hết dầu phải nhảy dù ở khu vực Yên Thành, Nghệ An. Khi thảo luận về cách đánh B-52, hầu hết các phi công đều thể hiện ý chí quyết tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ vô điều kiện. Lúc đó, nhiều đồng chí còn thể hiện quyết tâm nếu bắn hết 2 tên lửa được trang bị vẫn không rơi, sẵn sàng đâm máy bay vào làm quả tên lửa thứ 3 để tiêu diệt B-52. Thực tế, phi công Nguyễn Tiến Sâm bắn gần máy bay lao qua điểm nổ bị tắt máy. Anh bình tĩnh mở máy lại, để trở về. Còn đêm 18/12/1972, địch huy động gần 50 lượt/chiếc B-52 đánh phá vào Hà Nội theo nhiều hướng. Trước khi B-52 vào đến mục tiêu, tất cả các sân bay của miền Bắc đều bị F-111 đánh bom, nhiều trạm ra-đa dẫn đường bị chế áp bằng tên lửa không đối đất, phi công ta cất cánh từ 3 sân bay Hòa Lạc, Vĩnh Phúc và 6Cr eated by Thanh An - 23 -Thanh An Page 23 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 23 Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3PuW4nA Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam Gia Lâm trong điều kiện đường băng đã bị trúng bom của địch. Vượt ra ngoài hỏa lực phòng không Hà Nội, tránh các tốp F-4, phi công phát hiện B-52 qua đèn dạ hàng, khi bật ra-đa tăng lực vào công kích thì lộ mục tiêu, B-52 tắt đèn cơ động để F-4 công kích. Các phi công của ta phải cơ động tránh tên lửa địch, đến khi cạn dầu phải về hạ cánh trong điều kiện sân bay bị đánh bom, không đèn chiếu sáng, không có chỉ huy, cả 3 máy bay đều hỏng. Trong đó 2 chiếc gãy càng, 1 chiếc lật ngửa nhưng may mắn phi công an toàn tiếp tục làm nhiệm vụ chiến đấu. Còn phi công Vũ Xuân Thiều, như trên đã nói, đêm 28/12 đã bay lên bám sát máy bay địch, bắn rất gần, đồng thời đâm vào B-52 để tiêu diệt chúng. Động lực Thực ra thời kỳ đó, các phi công chúng tôi còn rất trẻ, đa số là học sinh phổ thông vào Trường Không quân của Liên Xô học, sau 2 năm tốt nghiệp về nước là bước ngay vào chiến đấu, nên hiểu về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về giai cấp, đấu tranh giai cấp… còn rất sơ đẳng. Nhưng qua mỗi lần học tập, sinh hoạt chính trị về truyền thống đánh giặc của các thế hệ đi trước lại thấm dần vào mỗi người chúng tôi, khơi dậy tinh thần yêu nước, thôi thúc phải quyết tâm chiến đấu để không hổ thẹn với lớp lớp cha anh đi trước. Đặc biệt, chúng tôi được Đảng, Bác Hồ dành cho sự quan tâm lớn lao. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều lần đến thăm, trực tiếp động viên và giao nhiệm vụ. Lần chúng tôi mới về nước, khi đến thăm bộ đội Không quân, Bác dặn "các chú phải mở màn trận trên không thắng lợi". Lần khác, Bác lại dặn “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-52, B-57 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. Bộ đội Phòng không - Không quân nhớ mãi hình ảnh Bác Hồ đến thăm các đơn vị, gặp gỡ phi công bắn rơi máy bay Mỹ, trao tặng huy hiệu của Người. Thậm chí, Bác còn gọi những phi công có thành tích đến ăn cơm cùng Bác; không ăn cơm thì Bác cho kẹo. Một lần, tại hội trường Quân chủng, Bác bắt tay Anh hùng Nguyễn Văn Cốc (phi công bắn rơi nhiều máy bay Mỹ). Bác nói: “Bác mong cho Không quân có thêm nhiều Cốc hơn nữa”. Phải nói rằng, tình cảm cách mạng, những lời chỉ bảo, dặn dò, những cử chỉ chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác là nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng tôi vượt lên mọi khó khăn và vững niềm tin chiến thắng. Chúng tôi hiểu rằng, nếu bộ đội PK-KQ không bắn rơi B-52 trong chiến dịch quan trọng này thì sự hy sinh, mất mát của Tổ quốc sẽ là rất lớn; nó đe dọa sự mất còn của đất nước, của chế độ; cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sẽ phải gian khổ hy sinh hơn nhiều… Sức mạnh Có thể nói sức mạnh làm nên chiến thắng của chúng ta, trong đó có bộ đội Không quân chính là kết tinh của truyền thống Việt Nam, văn hóa Việt Nam, là tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam được tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh 6Created by Thanh An - 24 -Thanh An P age 24 3/21/2019 Thông tin khoa học chuyên đề số 13/2012 24 5335778