SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
            KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ




      BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
          MARKETING
ĐỀ TÀI: Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế
& Quản lý trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội
với chất lƣợng đào tạo

            Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Anh
            Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hạnh
                                 Nguyễn Chí Thanh
                                 Dƣơng Xuân Trƣờng
                                 Nguyễn Hoàng Việt




                  Hà nội tháng 12/2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1
PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………...2
          1.1 Trình bày vấn đề nghiên cứu…………………………………....2
          1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………….2
         1.3 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu…………………………. 2
           1.3.1 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………. 3
           1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………..... 3
        1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu……………………………… 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN LÝ THUYÊT………………………………………..4
     2.1 Tổng quan lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch
vụ………………………………………………………………………………...4
       2.1.1 Định nghĩa về dịch vụ và tính chất của dịch vụ……………… 4
       2.1.2 Định nghĩa sự hài lòng khách hàng và tại sao phải làm hài lòng
khách hàng…………………………………………………………………… 4
       2.1.3 Mô hình đo lƣờng sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ……..6
     2.2 Tổng quan lý thuyết về chất lƣợng đào tạo……………………… 7
       2.2.1 Khái niệm về chất lƣợng đào tạo……………………………… 7
       2.2.2 Khái niệm yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo……… 10
     2.3 Mô hình nghiên cứu………………………………………………...10
PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………… 11
     3.1 Nghiên cứu định tính………………………………………………..11
     3.2 Nghiên cứu định lƣợng…………………………………………… 12
       3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng………………………………..12
       3.2.2 Phƣơng tiện phân tích…………………………………………..13
    3.3 Phân tích số liệu……………………………………………………..13
      3.3.1 Phân tích mô tả mẫu……………………………………………..13
      3.3.2 Phân tích mô tả các biến định lƣợng………………………… 14
   3.4 Kết luận……………………………………………………………….18
   3.5 Đề xuất……………………………………………………………… 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ MỤC LỤC…………………………………..20
LỜI MỞ ĐẦU
  Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang có nhiều thay đổi nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, tránh những tiêu cực trong ngành. Đã có rất nhiều bài
viết, đề tài nghiên cứu khoa học mục đích đưa ra những chính sách, phương án
nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường đào tạo ở các cấp. Sớm đưa
chất lượng nền giáo dục Việt nam đạt tiêu chuẩn thế giới. Một trong các cấp
quan trọng nhất đó là cấp cao đẳng, đại học, vì cấp này là nơi đào tạo ra lực
lượng lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật, khoa học đáp ứng nhu cầu về lao
động trong xã hội. Nhưng hiện nay lực lượng này vẫn bị đánh giá có chất lượng
chưa cao. Một trong những lý do cơ bản là chất lượng đào tạo còn nhiều thiếu
xót. Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra đề án lấy người học làm trung tâm, tức là
đáp ứng và thỏa mãn đủ những nhu cầu cơ bản cho người học. Trường đại học
Bách khoa Hà nội là một trong những trường có danh tiếng trong việc đào tạo
những kỹ sư có chất lượng cao. Từ năm 2007 thực hiện đề án của Bộ đưa ra
trường đã có nhiều thay đổi về chương trình và phương pháp đào tạo (chương
trình đào tạo theo chế độ tín chỉ) để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thuận lợi
cho sinh viên trong học tập. Vậy chất lượng đào tạo của trường đã làm hài lòng
được sinh viên trong trường chưa? Là sinh viên của trường học bên khoa kinh tế
và quản lý chúng em rất muốn biết câu trả lời này. Chúng em đã làm đề tài
nghiên cứu: “Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trƣờng Đại
học Bách khoa Hà nội với chất lƣợng đào tạo”. Tìm hiểu xem sinh viên khoa
Kinh tế & Quản lý có hài lòng với chất lượng đào tạo của khoa của trường như
thế nào. Bài nghiên cứu của nhóm em gồm các nội dung:
    PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG
    PHẦN 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Do kiến thức có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Chúng em rất mong
có được sự góp ý của giảng viên TS. Nguyễn Thị Mai Anh để chúng em hoàn
thành kiến thức, rút kinh nghiệm. Chúng em chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị
Mai Anh đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
                                               Hà nội ngày 1 tháng 12 năm 2010
                                                 Nhóm sinh viên




                                                                              1
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
PHẦN 1                  GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
   Hiện nay, nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài đánh giá chất lượng
nền giáo dục Việt nam còn chưa cao, trong đó có chất lượng giáo dục ở cấp cao
đẳng, đại học. Bộ giáo dục và đào tạo vẫn chưa xây dựng được một quy định
chung về đánh giá chất lượng của các trường cao đẳng, đại học. Trong khi nền
kinh tế mở cửa theo hướng nền kinh tế thị trường thì giáo dục cũng được coi là
một ngành dịch vụ. Nhà trường là người cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo còn
học viên là người sử dụng dịch vụ. Theo lý thuyết kinh tế thì một ngành dịch vụ
nào đó muốn biết xem chất lượng cung cấp dịch vụ của mình có tốt không? Có
thể biết được bằng cách đo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà
mình cung cấp, từ đó có thể điều chỉnh những yếu tố nào chưa làm hài lòng
khách hàng, những yếu tố nào khách hàng đã hài lòng để nâng cao chất lượng
dịch vụ lên. Trước những áp lực của xã hội đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng
đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế
sang đào tạo tín chỉ. Mục đích lấy người học làm trung tâm đào tạo, tức cung
cấp, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản mà người học cần.
   Trường đại học Bách khoa Hà nội là một trong những trường có danh tiếng
trong việc đào tạo những cử nhân, kỹ sư có chất lượng. Năm 2007, theo quy
định của Bộ giáo dục và đào tạo từ đào tạo theo niên chế trường chuyển sang
đào tạo theo chế độ tín chỉ tạo nhiều thuận lợi cho người học hơn. Vậy chất
lượng đào tạo của trường đã làm hài lòng sinh viên chưa? Để trả lời câu hỏi này
chúng em đã làm đề tài nghiên cứu: “ Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế &
Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội với chất lượng đào tạo”. Để tìm hiểu
xem các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên
giảng dạy, chương trình đào tạo, năng lực phục vụ, đã làm hài lòng sinh viên
chưa. Từ đó đề xuất ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo
hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Bài nghiên cứu có hai mục tiêu nghiên cứu:
1 – Đánh giá sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý với chất lượng
đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà nội.
2 – Đề xuất ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thỏa mãn và phù hợp
với sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý.

1.3 PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
                                                                             2
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu được thực hiện đối với các sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý
trường Đại học Bách khoa Hà nội các khóa 52, 53. Số lượng sinh viên điều tra
trong các ngành Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Kinh tế năng lượng,
Quản lý doanh nghiệp, Quản lý công nghiệp, là ngẫu nhiên. Thời gian thu thập ý
kiến của sinh viên trong vòng hai tuần từ ngày 11/10 đến 24/10 năm 2010.
  Số lượng phiếu điều tra là 80 phiếu, sau khi điều tra số phiếu thu thập được là
78 phiếu.
1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
     - Nghiên cứu sơ bộ là thảo luận định tính, các thành viên trong nhóm với
        nhau đưa ra mô hình, phương pháp đo sự hài lòng của sinh viên với chất
        lượng đào tạo. Đồng thời phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số thành
        viên trong lớp cảm nhận về chất lượng đào tạo như thế nào. Sau đó,
        tham khảo ý kiến hướng dẫn của giảng viên và hoàn thành mô hình
        nghiên cứu.
     - Nghiên cứu chính thức thông qua lấy ý kiến trực tiếp của sinh viên khoa
        Kinh tế & Quản lý, bằng cách thiết kế bảng câu hỏi điều tra. Sử dụng
        thang đo Likert đo sự hài lòng của khách hàng với một chất lượng dịch
        vụ. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS phân tích, xử lý các số liệu thống
        kê. Từ những phân tích và kết hợp lý thuyết, mô hình cho ra kết quả về
        sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách
        khoa Hà nội với chất lượng đào tạo. Và từ đó đề xuất ra phương pháp
        nâng cao chất lượng đào tạo, thỏa mãn và phù hợp với sinh viên khoa
        Kinh tế & Quản lý.
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
     Trong quá trình làm nghiên cứu, chúng em đã thấy được các bước làm một
đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời đề tài này là đề tài liên quan đến việc học
tập của chính chúng em. Chúng em đã thấy được rằng những gì tác động đến
việc học tập của mình. Từ đó chúng em rút ra được những kinh nghiệm quý báu
trong học tập, để thay đổi phương pháp học phù hợp nâng cao kết quả học tập,
tạo thuận lợi cho khoa và nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo .




                                                                               3
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
PHẦN 2             TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
    KHÁCH HÀNG TRONG DỊCH VỤ
   Trong nền kinh tế thị trường, thì giáo dục cũng được coi là một dịch vụ trong
nền kinh tế. Các trường học là nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục,
đào tạo học viên là những khách hàng sử dụng những dịch vụ đó. Trong chương
này sẽ đề cập đến các lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ, sự
cần thiết của đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng và các mô hình đo
lường thỏa mãn khách hàng trong dịch vụ.
2.1.1 Định nghĩa về dịch vụ và tính chất của dịch vụ
   Ngày nay dịch vụ được như là được xem như bộ phận đem lại giá trị vô
hình cho nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu marketing hiện đại Kotler và
Armstrong định nghĩa dịch vụ như sau:
   “Dịch vụ là bất kỳ hành động hay lợi ích nào một bên có thể cung cấp cho
bên khác mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào”.
   Dịch vụ có 4 tính chất:
    Tính vô hình (intangibility): Một dịch vụ thuần túy không thể được đánh
      giá bằng cách sử dụng bất kỳ giác quan cơ thể nào trước khi nó được mua.
      Vì vậy, để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các bằng
      chứng của chất lượng dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết
      bị…, mà họ thấy được.
    Tính không thể tách rời (inseparability): Đặc thù của dịch vụ là được sản
      xuất và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc. Nếu một người nào đó thuê dịch
      vụ thì bên cung cấp dịch vụ sẽ là một phần của dịch vụ, cho dù bên cung
      cấp dịch vụ là con người thật hay máy móc. Bởi vì khách hàng cũng sẽ có
      mặt lúc dịch vụ được cung cấp nên sự tương tác giữa bên cung cấp dịch
      vụ và khách hàng là một đặc tính đặc biệt của marketing dịch vụ.
    Tính hay thay đổi (variability): thể hiện ở đặc điểm chất lượng dịch vụ
      phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức
      dịch vụ được cung cấp.
    Tính dễ bị phá vỡ (perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa thông
      hường ở chỗ nó không thể được cất giữ. Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm
      hơn các hàng hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của
      nhu cầu. Khi nhu cầu thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gặp khó
      khăn chính vì vậy các công ty dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và

                                                                              4
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
cầu phù hợp nhau, chẳng hạn như các nhà hàng thuê thêm nhân viên bán
       thời gian để phục vụ vào các giờ cao điểm.
    Ngoài các tính chất trên, dịch vụ còn có thể được mô tả với các thuộc tính
chính sau:
    - Thiếu tính chất có thể chuyên chở được: dịch vụ phải được tiêu thụ tại nơi
“sản xuất” dịch vụ.
   - Thiếu tính đồng nhất: dịch vụ thường được sửa đổi để phù hợp cho mỗi
khách hàng hay mỗi tình huống mới (làm theo yêu cầu của khách hàng). Việc
sản xuất hàng loạt rất khó đối với dịch vụ. Điều này có thể được xem là một vấn
đề chất lượng không đồng nhất. Cả nhập lượng và xuất lượng của các quá trình
bao gồm trong việc cung cấp dịch vụ thì rất dễ biến đổi, cũng như những mối
quan hệ giữa các quá trình này, làm cho khó có thể duy trì chất lượng đồng nhất.
   - Cần nhiều nhân lực: dịch vụ thường bao gồm đáng kể các hoạt động của con
người, hơn là các quá trình được định ra một cách chính xác. Vì vậy, quản trị
nguồn nhân lực là rất quan trọng. Nhân tố con người thường là nhân tố chủ yếu
đem lại thành công trong ngành dịch vụ.
  - Biến động nhu cầu: rất khó để dự đoán nhu cầu. Nhu cầu có thể thay đổi theo
mùa, thời gian trong ngày, chu kỳ kinh doanh…
  - Phải có mặt người mua dịch vụ: hầu hết việc cung cấp dịch vụ đều đòi hỏi
phải có mức độ tương tác cao giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ.
 2.1.2 Định nghĩa sự hài lòng khách hàng và tại sao phải làm hài
lòng khách hàng
   2.1.2.1 Định nghĩa: Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng hay cảm giác của
khách hàng về một công ty khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay đáp ứng
vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt được
sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty.
   Có các gợi ý quan trọng trong định nghĩa này:
 Bởi vì sự hài lòng khách hàng là một trạng thái chủ quan, không định lượng,
   việc đo lường sẽ không chính xác và đòi hỏi phải lấy mẫu và phân tích thống
   kê.
 Đo lường sự hài lòng khách hàng cần phải hiểu được khoảng cách giữa dịch
   vụ mong đợi và dịch vụ khách hàng nhận thức được.
   2.1.2.2 Tại sao phải làm hài lòng khách hàng
   Sự hài lòng của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh
tranh đáng kể. Doanh nghiệp hiểu được khách hàng có cảm giác như thế nào sau
khi mua sản phẩm hay dịch vụ và cụ thể là liệu sản phẩm hay dịch vụ có đáp
ứng được mong đợi của khách hàng.

                                                                              5
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Khách hàng chủ yếu hình thành mong đợi của họ thông qua những kinh
nghiệm mua hàng trong quá khứ, thông tin miệng từ gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp và thông tin được chuyển giao thông qua các hoạt động marketing, như
quảng cáo hoặc quan hệ công chúng. Nếu sự mong đợi của khách hàng không
được đáp ứng, họ sẽ không hài lòng và rất có thể họ sẽ kể những người khác
nghe về điều đó.
    Sự hài lòng khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế
cạnh tranh. Mức độ hài lòng cao có thể đem lại nhiều lợi ích bao gồm:
     Lòng trung thành: một khách hàng có mức độ hài lòng cao là một khách
       hàng trung thành.
     Tiếp tục mua thêm sản phẩm: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ
       tiếp tục mua thêm sản phẩm.
     Giới thiệu cho người khác: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ kể
       cho gia đình và bạn bè về sản phẩm và dịch vụ đó.
     Duy trì sự lựa chọn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao ít có khả
       năng thay đổi nhãn hiệu.
     Giảm chi phí: một khách hàng có mức độ hài lòng cao tốn ít chi phí để
       phục vụ hơn một khách hàng mới.
     Giá cao hơn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẳn sàng trả nhiều
       hơn cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
    2.1.2.3 Sự cần thiết của đo lƣờng nhu cầu và thỏa mãn khách hàng
    - Đo lường nhu cầu khách hàng cho thấy được những nhu cầu mà khách
hàng cần, những nhu cầu mà khách hàng không cần. Từ đó có thể đưa ra những
chính sách điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
   - Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng để biết được dịch vụ của doanh
nghiệp đã làm thỏa mãn khách hàng ở đâu. Những dịch vụ nào khách hàng cho
là thỏa mãn, những dịch vụ mà khách hàng chưa thỏa mãn. Từ đó đưa ra chính
sách duy trì, chỉnh sửa, thay đổi nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sự thỏa mãn
của khách hàng.
   - Đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng làm tăng lòng trung thành của
khách hàng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh
nghiệp.
2.1.3 Mô hình đo lƣờng sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ
     Có rất nhiều mô hình đo lường sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ như
mô hình: mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng của Mỹ, mô hình khoảng cách
của chất lượng dịch vụ, mô hình đánh giá và ra quyêt định trên cơ sở “tầm quan
trọng” và “mức độ thỏa mãn”, mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL.

                                                                            6
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Do mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL là mô hình được sử dụng rộng
trong việc đo dịch vụ, nên chúng em sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ
SERVQUAL làm mô hình đánh giá sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế &
Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội với chất lượng đào tạo.
2.1.3.1 Thang đo SERVQUAL
     Một cách đo lường chất lượng dịch vụ được sử dụng rộng rãi là mô hình
SERVQUAL được phát triển bởi Parasuraman và các tác giả khác (1985, 1986,
1988, 1991, 1993, 1994). SERVQUAL là cách tiếp cận được sử dụng nhiều nhất
để đo lường chất lượng dịch vụ, so sánh sự mong đợi của khách hàng trước một
dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao
(Parasuraman et al., 1985).
   SERVQUAL là thang đo đa mục được xây dựng để đánh giá sự nhận thức của
khách hàng về chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ và bán lẻ. Thang đo phân
tích khái niệm chất lượng dịch vụ thành 05 yếu tố sau:
- Độ hữu hình (Tangibility): cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện mạo của nhân
viên…
- Độ tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn
ngay từ lần đầu
- Độ đáp ứng (Responsiveness): sự sẳn sàng giúp đỡ và đáp ứng lại nhu cầu của
khách hàng.
- Sự đảm bảo (Assurance): khả năng của nhân viên tạo được lòng tin với khách
hàng
- Độ thấu cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân
khách hàng.
SERVQUAL thể hiện chất lượng dịch vụ như là sự khác nhau giữa mong đợi
của khách hàng về một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự
được chuyển giao. Như vậy, nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn mong đợi
của khách hàng thì chất lượng cảm nhận nhỏ hơn 0 và cần phải cải tiến.
  Trong công cụ SERVQUAL, thang đo đo lường sự thực hiện dịch vụ thông
qua 5 khía cạnh nêu trên, sử dụng thang đo Likert 4 điểm đo lường cả hai sự
mong đợi của khách hàng và nhận thức của khách hàng về dịch vụ được chuyển
giao (Gabbie and O'neill, 1996). Rất quan trọng để biết rằng nếu không có thông
tin đầy đủ về chất lượng dịch vụ được mong đợi và nhận thức của khách hàng về
dịch vụ được chuyển giao thì kết quả của cuộc nghiên cứu có thể dẫn đến sai
lầm lớn về cả chính sách và quan điểm hoạt động.
2.2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
2.2.1 Khái niệm về chất lƣợng đào tạo

                                                                             7
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Về bản chất, khái niệm chất lượng đào tạo là một khái niệm mang tính tương
đối. Với mỗi người, quan niệm về chất lượng khác nhau và vì thế chúng ta
thường đặt ra câu hỏi “chất lượng của ai”. Ở mỗi một vị trí , người ta nhìn nhận
về chất lượng ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, nhà tuyển dụng, đội
ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và cơ quan tài trợ, các
cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, các nhà chuyên môn đánh giá đều có định nghĩa
riêng của họ cho khái niệm chất lượng đào tạo. Mỗi một quan điểm khác nhau
đưa ra khái niệm về chất lượng đào tạo khác nhau.
2.2.1.1 Khái niệm truyền thống về chất lƣợng
   Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượng là
sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt
tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó. Trong giáo dục đại học
nó có thể tương đồng với các trường đại học như Oxford và Cambridge. Tuy
nhiên khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chất lượng
trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học. Nếu mỗi trường đại học được đánh giá
bằng các tiêu chuẩn như đã sử dụng cho trường đại học Oxford và Cambridge
thì đa số các trường sẽ bị quy là có chất lượng kém. Vả lại, có cần thiết phải làm
cho tất cả các trường đại học đều giống như Oxford hay Cambridge hay không?
Cách tiếp cận truyền thống đã tuyệt đối hoá khái niệm chất lượng.
2.2.1.2 Chất lƣợng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)
  Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật có
nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và dịch vụ.
Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường, hoặc bộ thước đo
- một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có của một sản
phẩm hay dịch vụ. Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù
hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó.
  Trong giáo dục đại học, cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học
muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các
lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình và
phấn đấu theo các chuẩn đó. Nhược điểm của cách tiếp cận này là nó không nêu
rõ các tiêu chuẩn này được xây dựng nên trên cơ sở nào. Hơn nữa thuật ngữ tiêu
chuẩn cho ta ý niệm về một hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là một khi các thông số kỹ
thuật đã được xác định thì không phải xem xét lại chúng nữa. Trong khi khoa
học, kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến mới, tri thức loài người
ngày càng phong phú thì “tiêu chuẩn” của giáo dục đại học không thể là một
khái niệm tĩnh. Trong một vài trường hợp, tiêu chuẩn trong giáo dục đại học với
nghĩa là những thành tựu của sinh viên khi tốt nghiệp được xem là chất lượng
trong giáo dục đại học, tức là được sử dụng để chỉ đầu ra của giáo dục đại học

                                                                                8
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
với ý nghĩa là trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được của sinh viên sau 4 - 5 năm
học tập tại trường.
2.2.1.3 Chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích
   Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chính sách
và quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance In Higher
Education) sử dụng là tính phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích đề
ra trước đó. Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượng không
có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó. Chất
lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục
đích đã tuyên bố.
  Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định các tiêu chí
mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có. Nó là một khái niệm động, phát triển theo
thời gian, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tuỳ thuộc
vào đặc thù của từng loại trường và có thể sử dụng để phân tích chất lượng giáo
dục đại học ở các cấp độ khác nhau. Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục đại học là
cung cấp nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất lượng ở đây sẽ được
xem là mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động cả
về số lượng và loại hình. Còn nếu để xét chất lượng về một khoá học nào đó thì
chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà
khoá học đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của sinh
viên sau khoá học v.v. Nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó xác định
mục tiêu của giáo dục đại học trong từng thơì kỳ và cụ thể hoá nó cho từng khối
trường, từng trường cụ thể, thậm chí cho từng khoa, hay khoá đào tạo. Hơn nữa
giáo dục đại học có thể có nhiều mục đích, một số mục đích cụ thể có thể xung
đột với nhau (như giữa yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng) và trong
trường hợp đó cũng khó có thể đánh giá chất lượng của một trường đại học.
2.2.1.4 Chất lƣợng với tƣ cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trƣờng
đại học
Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên. Theo cách hiểu này, một trường đại
học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình
và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Cách tiếp cận này
cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo
của trường mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan
sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng
giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất
không? Mô hình này đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn

                                                                              9
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn
  lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.
  2.2.1.5 Chất lƣợng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (ngƣời sử dụng
  lao động đƣợc đào tạo)
    Trong 20 năm gần đây người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù hợp
  với các thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự đáp ứng
  nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy khi thiết kế một sản phẩm hay
  dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng, để sản phẩm có
  được những đặc tính mà khách hàng mong muốn và với giá cả mà họ sẽ hài lòng
  trả.
  2.2.2 Khái niệm các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo
     Theo những khái niệm trên thì chất lượng giáo dục đào tạo chịu tác động của
  các yếu tố về cơ sở vật, giáo viên giảng dạy, chương trình đào tạo, năng lực
  phục vụ.
     - Cơ sở vật chất: là toàn bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ trong quá trình
  đào tạo giảng dạy.
     - Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp tham gia đào tạo học viên.
     - Chương trình đào tạo là khung hình về phương pháp đào tạo, môn học, cách
  đánh giá sinh viên,…trong quá trình người học được đào tạo tại trường.
     - Năng lực phục vụ: là khả năng đáp ứng những nhu cầu của người học.
  2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


                              Sự hài lòng với             Phương pháp điều
                             chất lượng đào tạo           chỉnh cho phù hợp




                      Đội ngũ
Cơ sở vật                                    Chương              Năng lực
                     giáo viên
  chất                                    trình đào tạo          phục vụ
                     giảng dạy




                                                                              10
  ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
                CỨU
   Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ được trình bày ở chương
II. Sau đây là sơ đồ nghiên cứu.


                                                               Nghiên cứu
    Cơ sở lý thuyết                Thang đo
                                                               định lượng




                                                              Sử dụng phần
                                   Kết quả                     mềm SPSS
                                                             phân tích số liệu




                               Viết báo cáo
                               tổng hợp. Đưa
                               ra những ý kiến
                               đóng gióp



3.1 Nghiên cứu định tính
    Sử dụng mô hình đo sự hài lòng dịch vụ SERVQUAL. Thang đo dựa trên cơ
sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng, cụ thể thang do SERVQUAL
(Parasuraman. & ctg. 1988), công bố của Viện chất lượng tiếp vận quốc tế (The
International Logistics Quality Institute) về các yếu quan trọng của chất lượng
đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Các yếu tố chất lượng ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên là cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,
chương trình đào tạo, năng lực phục vụ.
  Thang đo về các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về
chất lƣợng đào tạo.
  Cơ sở vật chất
1. Phòng học rất rộng, thoáng mát, sạch sẽ, có bàn ghế đầy đủ, đầy đủ ánh sáng,
hệ thống quạt điện đầy đủ.
2. Thư viện: rộng, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, có nhiều đầu sách, đương
truyền internet nhanh…
3. Phòng thí nghiệm, thực hành: xưởng có khí, phòng tin học…
4. Cơ sở vật chất khác: sân vận động, nhà xe, nhà thi đấu
  Đội ngũ giảng viên
1. Có kiến thức chuyên môn vững vàng.

                                                                                 11
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
2. Phương pháp giảng dạy của các giảng viên rất hiệu quả.
3. Giảng viên hướng dẫn tận tình khi có vấn đề về học tập.
4. Các giảng viên luôn tôn trọng sinh viên.
5. Các giảng viên luôn lắng nghe ý kiến sinh viên.
6. Giảng viên luôn lên lớp đúng giờ.
7. Các tài liệu bài giảng được giảng viên cung cấp đầy đủ
8. Tôi thấy điểm kiểm tra công bằng và hợp lý.
   Chƣơng trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo theo tín chỉ chủ động.
2. Chương trình đào tạo cụ thể.
3. Nôi dung môn học phù hợp.
4. Thời lượng (số tín) của một kỳ phù hợp.
5. Ứng dụng nhiều kiến thức học vào thực tê.
6. phương pháp đánh giá điểm thi và quy chế được công bố từ đầu môn học.
7. Các môn học thú vị.
8. đề thi sát môn học.
  Năng lực phục vụ
1. Phòng đào tạo : - thái độ cán bộ, nhân viên phòng đào tạo
                   - khả năng giải quyết công việc cho sinh viên
2. Khoa kinh tế & Quả lý: thái độ của cán bộ khoa, khả năng giải quyết các thắc
mắc.
3. website của trường: thông tin luôn cập nhật, tốc độ truy cập web nhanh, đăng
ký học tập thuận lợi, điểm luôn được cập nhật.
3.2 Nghiên cứu định lƣợng
  3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng
  Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khoa Kinh tế &
Quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp tới
người được phỏng vấn.
  Mẫu điều tra và cách thức điều tra
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Lấy mẫu
khoảng tầm 100 mẫu, nhưng trong quá trình điều tra thu lại được 78 phiếu. Điều
tra trực tiếp, tức phát trực tiếp tới người được điều tra.
  Thiết kế bảng câu hỏi
   Nội dung bảng câu hỏi được chia làm 2 phần
Phần 1: Thông tin chung gồm các thông tin về về người trả lời như sinh viên
năm thứ mấy, chuyên ngành, giới tính, nguyện vọng vào khoa.
Phần 2: Phần này chia làm hai bên
  Phần bên trái: là nội dung các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo.
  Phần bên phải: là thang đo đánh giá về chất lượng các yếu tố đó. Có 4 mức
đánh giá: 1- Rât không đông ý; 2- Không đồng ý; 3- Đồng ý; 4- Rất đồng ý.
  Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế câu hỏi dựa trên mô hình đo mức độ hài lòng của khách
hàng. Các yếu tố của chất lượng đào tạo.
                                                                            12
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Giai đoạn 2: Thảo luận câu hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Sau đó tham
khảo ý kiến của giảng viên.
Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi đi điều tra.
Nội dung câu hỏi chi tiết ở mục phụ lục.
3.2.2 Phƣơng tiện phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích và xử lý số liệu.
3.3 Phân tích số liệu
3.3.1 Phân tích mô tả mẫu
Số lượng sinh viên của các năm tham gia trả lời
                                        Nam hoc


                                                                                 Cumulative
                           Frequency     Percent           Valid Percent          Percent
Valid     nam thu ba               29              37,7                 37,7                 37,7
          nam thu tu               46              59,7                 59,7                 97,4
          nam thu nam              2                2,6                  2,6             100,0
          Total                    77          100,0                100,0


Nhìn vào bảng cho thấy số lượng sinh viên được phỏng vấn đa số ở sinh viên
năm thứ 4, và năm thứ 3. Sinh viên năm thứ ba chiếm 37,7%, sinh viên năm thứ
tư chiếm 59,7%, còn lại sinh viên năm thứ năm chiếm 2,6%.
 Tỷ lệ sinh viên học các ngành trong khoa Kinh tế là:
                                   Nganh hoc


                                                                          Cumulative
                       Frequency   Percent          Valid Percent          Percent
Valid     QT MKT              15       19,5                  19,5                19,5
          QT TC              26          33,8                    33,8                 53,2
          QT NL              13          16,9                    16,9                 70,1
          QT DN              21          27,3                    27,3                 97,4
          QT CN               2              2,6                  2,6                100,0
          Total              77         100,0                   100,0


Tỷ lệ nguyện vọng vào ngành học:
                                               NV


                                                                                       Cumulative
                              Frequency        Percent %         Valid Percent          Percent
Valid       NV 1                     25             32,5                  32,9                32,9
            NV 2                         9            11,7                 11,8                 44,7
            Truong xap xep               7                9,1                  9,2              53,9
            CD chuyen he                35            45,5                 46,1                100,0
            Total                       76            98,7                100,0
Missing     System                       1                1,3
Total                                   77           100,0


 Tỷ lệ sinh viên chuyển hệ của khoa là cao nhất so với các nguyện vọng khác..
 Tỷ lệ giới tính


                                                                                                       13
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Gioi tinh

                                                                         Cumulative
                        Frequency        Percent        Valid Percent     Percent
 Valid      Nam                37            48,1                52,9           52,9
            Nu                33             42,9                 47,1            100,0
            Total             70             90,9                100,0
 Missing    System             7                9,1
 Total                        77            100,0


Bảng trên cho thấy tỷ lệ giới tính ở trong khoa tương đối gần bằng nhau, trong
khi đó trường Bách khoa là trường kỹ thuật nên mặt bằng trung thì nam giới
nhiều hơn nữ giới.
3.3.2 Phân tích mô tả các biến định lƣợng
   Phân tích đánh giá chung
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo thu thập từ bảng điều
tra có bảng sau:
                 Statistics

DGC
 N           Valid                  72
             Missing                5
 Mean                         3,2222
 Median                       3,0000
 Mode                           3,00
 Variance                       ,316
 Minimum                        2,00
 Maximum                        4,00

                                                DGC

                                                                                    Cumulative
                               Frequency              Percent     Valid Percent      Percent
 Valid      KHONG DONG Y               5                   6,5              6,9              6,9
            DONG Y                         46             59,7            63,9             70,8
            RAT DONG Y                     21             27,3            29,2            100,0
            Total                          72             93,5           100,0
 Missing    System                          5              6,5
 Total                                     77            100,0


  Nhìn vào bảng Statistics cho thấy mean là 3,2222 cho thấy sinh viên hài lòng
với chất lượng đào tạo của trường hiện nay với phương sai 0,316. Trong số 77
phiếu trả lời có 72 phiếu hợp lệ. Có 46 phiếu trả lời hài lòng với chất lượng đào
tạo của trường chiếm 63,9%. Có 21 phiếu trả lời rất hài lòng chiếm 29,2%.
  Phân tích chéo giữa mức độ hài lòng với nguyên vọng đăng ký




                                                                                                   14
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
NV * DGC Crosstabulation

                                                                     DGC                                     Total

                                             KHONG DONG Y            DONG Y             RAT DONG Y
   NV 1             Count                                1                     15                 6               22
                    % within NV                       4,5%                 68,2%              27,3%          100,0%
   NV 2             Count                                1                      6                 2                9
                    % within NV                      11,1%                 66,7%              22,2%          100,0%
   Truong xap       Count
                                                           1                   5                      1                7
   xep
                    % within NV                        14,3%               71,4%              14,3%          100,0%
   CD chuyen he     Count                                  2                   20                 12              34
                    % within NV                         5,9%               58,8%              35,3%          100,0%
Total               Count                                  5                   46                 21              72
    % within NV                                         6,9%               63,9%              29,2%          100,0%


  Bảng phân tích chéo cho thấy đa số sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo
  cho dù hình thức vào khoa có khác nhau. Trên thực tế thì nếu vào khoa không
  như nguyện vọng thì thường không thích và không hài lòng với chất lượng đào
  tạo. Nhưng nguyện vọng do trường sắp xếp tỷ lệ hài lòng chiếm 66,7% của 7
  phiếu là vào khoa do trường sắp xếp. Sau khi được đào tạo một thời gian cho
  thấy sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo của khoa của trường.
  Phân tích chéo năm học so với sự hài lòng
                                    Nam hoc * DGC Crosstabulation


                                                                       DGC                                Total

                                                       KHONG                            RAT DONG
                                                       DONG Y          DONG Y               Y
          nam thu     Count
                                                                 0              17               7            24
          ba
                      % within Nam hoc                         ,0%          70,8%            29,2%        100,0%
                      % within DGC                             ,0%          37,0%            33,3%         33,3%
          nam thu     Count
                                                                 5              28              13            46
          tu
                      % within Nam hoc                     10,9%            60,9%            28,3%        100,0%
                      % within DGC                        100,0%            60,9%            61,9%         63,9%
          nam thu     Count
                                                                 0                  1            1                2
          nam
                    % within Nam hoc                         ,0%            50,0%            50,0%        100,0%
                    % within DGC                             ,0%             2,2%             4,8%          2,8%
   Total            Count                                      5                46               21            72
         % within Nam hoc                                   6,9%            63,9%            29,2%        100,0%
         % within DGC                                     100,0%           100,0%           100,0%        100,0%



  Sau khi vào trường và vào khoa đào tạo từ hai năm trở lên hầu như các sinh viên
  đều hài lòng với chất lượng đào tạo của trường. Tỷ lệ hài lòng đều từ 50 % trở
  lên tính theo số lượng phiếu trả lời theo thời gian học. Hình bên là biểu đồ tỷ lệ
  đánh giá hài lòng về chất lượng đào tạo của các sinh viên học được ở trường từ
  năm thứ 3 trở lên.




                                                                                                                  15
  ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
45%
  40%
  35%
  30%
  25%                                                             năm thứ 3
  20%                                                             năm thứ 4
  15%
                                                                  năm thứ 5
  10%
     5%
     0%
           Rất không không               đồng ý    Rất đồng
            đông ý   đồng ý                            ý
Biểu đồ tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên phân theo thời gian học


Bảng đánh giá về cơ sở vật chất của trường
1- Đối với phòng học
2- Đối với thư viện
3- Đối với phòng thực hành và thí nghiệm
4- Đối với cơ sở vật chất khác
                                                   Statistics phòng học

                                  CSVC1.1         CSVC1.2      CSVC1.3       CSVC1.4      CSVC1.5       CSVC1.6
 N                Valid                76              76           75            74           75            75
                  Missing                   1            1              2           3              2            2
 Mean                               3,0395          3,1447       2,7467         2,9730      3,1067         2,7333
 Median                             3,0000          3,0000       3,0000         3,0000      3,0000         3,0000
 Mode                                    3,00         3,00            3,00        3,00           3,00        3,00
 Variance                                ,438         ,232            ,408        ,301           ,340        ,333
 Minimum                                 1,00         2,00            1,00        2,00           2,00        1,00
 Maximum                                 4,00         4,00            4,00        4,00           4,00        4,00


 Phòng học được đánh giá qua 6 yếu tố: CSVC1.1 là phòng học rất rộng có giá
trị trung bình ở trong thang đo là đồng ý điều đó là sinh viên đánh giá phòng học
của trường rộng, từ bảng cho thấy các yếu tố khác cũng được đánh giá ở mức
cao.                Statistics cơ sở vật chất thư viện


                     CSVC        CSVC     CSVC      CSVC      CSVC     CSVC     CSVC     CSVC     CSVC     CSVC     CSVC
                      2.1         2.2      2.3       2.4       2.5      2.6      2.7      2.8      2.9      2.10     2.11
          Valid         76          75       76        75        75       75       74       73       76        76       75
          Missing         1          2         1        2         2         2       3        4         1       1          2
Mean                  3,026      3,066     3,144    2,813     2,600     2,360   2,364    2,643     2,671
                                                                                                           2,3947   2,5733
                          3          7         7        3         0         0       9        8         1
Median                3,000      3,000     3,000    3,000     2,000     2,000   2,000    3,000     3,000
                                                                                                           2,0000   3,0000
                          0          0         0        0         0         0       0        0         0
Mode                   3,00       3,00      3,00     3,00      2,00      2,00    3,00     3,00      2,00     2,00     3,00
Variance                  ,453    ,414      ,232     ,478      ,568      ,693    ,728     ,705      ,944     ,509     ,572
Minimum                   2,00    1,00      2,00     1,00      1,00      1,00    1,00     1,00      1,00     1,00     1,00
Maximum                   4,00    4,00      4,00     4,00      4,00      4,00    4,00     4,00      4,00     4,00     4,00


                                                                                                                     16
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
Bảng đánh giá cơ sở vật chất của thư viện cho thấy giá trị trung bình của đánh
giá tương đối cao 3,1447. Như vậy tỷ lệ đánh giá về cơ sở vật chất cho thấy sinh
viên đánh giá tốt về cơ sở vật chất thư viện trường.
                                Statistics cơ sở vật phòng thí nghiêm – thực hành

                                CSVC3.1        CSVC3.2           CSVC3.3            CSVC3.4       CSVC3.5           CSVC3.6
 N              Valid                76             76                75                 75            75                75
                Missing                  1                1               2                 2                   2                 2
 Mean                              2,0789           2,2763            2,4267          2,0267         2,0267            2,2800
 Median                            2,0000           2,0000            2,0000          2,0000         2,0000            2,0000
 Mode                                2,00               2,00            2,00            2,00              2,00         2,00(a)
 Variance                            ,474               ,469            ,518            ,432              ,513            ,718
 Minimum                             1,00               1,00            1,00            1,00              1,00            1,00
 Maximum                          4,00          4,00                    4,00            4,00              4,00            4,00
a Multiple modes exist. The smallest value is shown

Nhìn vào bảng cho thấy giá trị trung vị nằm ở vị trí 2, giá trị trung bình nằm ở vị
trí 2,0267 đến 2,4267 cho thấy đánh giá về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm –
thực hành của trường là không tốt, cho thấy sinh viên không hài lòng về cơ sở
vật chất phòng thí nghiệm – thực hành. Sinh viên đánh giá cơ sở vật chất phòng
thí nghiệm thiết bị cũ, thiếu thiết bị thực hành, không đầy đủ.
                              Statistics cơ sở vật chất khác

                                         CSVC4.1                  CSVC4.2              CSVC4.3                  CSVC4.4
 N                  Valid                               76                     76                  74                     76
                    Missing                              1                      1                   3                         1
 Mean                                              3,2368               2,9079                  2,4730               2,5132
 Median                                            3,0000               3,0000                  3,0000               3,0000
 Mode                                                  3,00               3,00                    3,00                 3,00
 Variance                                              ,290               ,405                    ,609                 ,600
 Minimum                                               2,00               1,00                    1,00                 1,00
 Maximum                                               4,00               4,00                    4,00                 4,00
Bảng đánh giá cho thấy cơ sở vật chất về sân vận động và nhà thi đấu được đánh
giá cao về cơ sở dịch vụ như nhà xe, căng tin đánh giá tương đối thấp.
Đánh giá về đội ngũ giảng viên
                                                               Statistics đội ngũ giảng viện
                               GV1           GV2          GV3           GV4           GV5          GV6              GV7               GV8
     N          Valid              74           73              73             73         72              73           73                73
                Missing              3             4             4             4            5              4              4                 4
     Mean                      3,0405        2,7260       2,7945        2,9178        2,8194       2,5342           2,6575            2,9315
     Median                    3,0000        3,0000       3,0000        3,0000        3,0000       3,0000           3,0000            3,0000
     Mode                         3,00         3,00            3,00       3,00          3,00             3,00         3,00              3,00
     Variance                     ,286         ,424            ,416       ,243          ,319             ,419         ,423              ,342
     Minimum                      1,00         1,00            1,00       2,00          2,00             1,00         1,00              1,00
     Maximum                      4,00         4,00            4,00       4,00          4,00             4,00         4,00              4,00


Đánh giá đội ngũ giảng viên có yếu tố kiến thức giảng viên, tài liệu giảng viên
cung cấp cho sinh viên, giảng viên tôn trọng sinh viên là được đánh giá cao, giá
                                                                                                                                         17
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
trị trung bình nằm khoảng (2,9178;3,0405). Còn các yếu tố khác đánh giá chưa
cao lắm như phương pháp giảng dạy, tính tận tình,tính lắng nghe,kiểm tra.
Đánh giá chương trình đào tạo
                        CTDT1      CTDT2      CTDT3     CTDT4     CTDT5      CTDT6        CTDT7      CTDT8
N           Valid            74         74         72         74       70         72           72         72
            Missing           3          3          5          3         7         5            5          5
Mean                     2,5946     2,8514     2,5417    2,4865    2,6286     2,8750       2,6111     2,8056
Median                   3,0000     3,0000     3,0000    3,0000    3,0000     3,0000       3,0000     3,0000
Mode                       3,00       3,00       3,00       3,00     3,00       3,00         2,00       3,00
Variance                   ,683       ,430       ,421       ,500     ,440       ,280         ,466       ,356
Minimum                    1,00       1,00       1,00       1,00     1,00       1,00         1,00       1,00
Maximum                    4,00       4,00       4,00       4,00     4,00       4,00         4,00       4,00
                                                    Statistics chương trình đào tạo

Nhìn chung đánh giá về chương trình đào tạo của trường chưa cao lắm giá trị
trung bình đánh giá đều nhỏ hơn 3, giá trị trung vị là điều đó cho thấy mức độ
tập trung ở vị trí đồng ý nhưng được đánh giá chưa cao.
Đánh giá về năng lực phục vụ
                                                                             Statistics

                      NLPV1    NLPV1     NLPV1    NLPV1    NLPV2    NLPV2    NLPV3    NLPV3      NLPV3     NLPV3
                        .1       .2        .3       .4       .1       .2       .1       .2         .3        .4
            Valid        74        74        73       73      72       73        74        74        74        73
            Missin
                          3         3        4        4        5        4         3         3         3        4
            g
 Mean                 2,0676   1,9324    1,6438   1,5479   3,0139   2,6849   2,3514    2,2568    2,1081    2,1644
 Median               2,0000   2,0000    1,0000   1,0000   3,0000   3,0000   2,0000    2,0000    2,0000    2,0000
 Mode                   3,00      2,00     1,00     1,00     3,00     3,00     2,00   2,00(a)       2,00     3,00
 Variance               ,804      ,584     ,594     ,473     ,296     ,497     ,615       ,796      ,646     ,667
 Minimum                1,00      1,00     1,00     1,00     1,00     1,00     1,00       1,00      1,00     1,00
 Maximum                4,00      4,00     3,00     3,00     4,00     4,00     4,00       4,00      4,00     4,00
a Multiple modes exist. The smallest value is shown

Từ bảng cho thấy năng lực phục vụ vẫn chưa làm hài lòng cho sinh viên, điều đó
chứng tỏ năng lực phục vụ vẫn chưa được tốt. Giá trị trung bình đánh giá của
phòng đào tạo nằm trong khoảng từ 1,5479 đến 2,0672, giá trị trung vị là 2 và 1
điều đó cho thấy ý kiến tập trung ở vị trí 2 và 1 là không đồng ý và rất không
đồng ý hay không hài lòng với năng lực phục vụ của trường. Năng lực phục vụ
của khoa chỉ có một yếu tố được đánh giá là tốt là cán bộ trong khoa nhiệt tình
vui vẻ, giá trị trung vị là 3 như vậy ý kiến tập trung ở ý kiến là đồng ý. Còn về
khả năng cung cấp dịch vụ trên mạng thì sinh viên đánh giá thấp giá tri trung vị
nằm ở 2 cho thấy đánh giá tập trung chủ yếu ở ý kiến không đồng ý hay không
hài lòng với dịch vụ của mạng do trường cung cấp

3.4 Kết luận
  Như vậy dựa vào kết quả phân tích cho thấy, về đánh giá trung sinh viên
khoa Kinh tế & Quản lý hài lòng về chương trình đào tạo của trường của khoa.
Những yếu tố mà sinh viên đã hài lòng như về cơ sở vật chất của trường như về

                                                                                                               18
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
phòng học, trang thiết bị, thư viện, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
Bên cạnh đó có những yếu tố chưa hài lòng như về phòng thí nghiệm, trang thiết
bị trong phòng thí nghiệm về căng tin, nhà gửi xe. Về năng lực phục vụ của
phòng đào tạo, các website cung cấp thông tin.
3.5 Đề ra phƣơng pháp
Từ kết quả nghiên cứu trên sau đây là một số ý kiến đề xuất:
     - Trường cần nâng cao cơ sở vật chất hơn như nâng cao về các phòng thí
        nghiệm thực hành.
     - Chương trình đào tạo được nâng cao hơn, đáp ứng phù hợp với năng lực
        của sinh viên
     - Cần nâng cao năng lực phục vụ của các phòng ban của phòng ban tào
        tạo. Tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn cho sinh viên khi giải quyết công
        việc ở phòng ban.




                                                                              19
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
  1. Silde bài giảng TS. Nguyễn Thị Mai Anh
  2. Một số luận văn của một số giảng viên ở các trường đại học
  3. Trên internet
Phụ lục
Bảng câu hỏi điều tra
I-THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI
1. Bạn là sinh viên:

   Năm thứ nhất    Năm thứ hai            Năm thứ ba       Năm thứ tư      Năm thứ năm
2. Chuyên ngành bạn đang học:

     QT Marketing                 QT Tài chính                          KT Năng lượng
     QT Doanh nghiệp           5. QL Công nghiệp
3. Bạn vào ngành học do:
      Đăng ký nguyện vọng 1                                Đăng ký nguyện vọng 2
      Do nhà trường tự sắp xếp                             Từ cao đẳng chuyển hệ
Giới tính:       Nam                        Nữ                 Năm sinh 19…………….
II- CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
Bạn vui lòng đánh giá bằng cách khoanh tròn vào ô số cho các nội dung dƣới đây.

A – Cơ sở vật chất
                                                   Rất       Đồng ý      Không     Rất
                                                  đồng ý                 đồng ý   không
A1.Tôi thấy phòng học:                                                            đồng ý
   1) Rất rộng.                                        4        3          2        1

   2) Thoáng mát.                                      4        3          2        1

   3) Sạch sẽ.                                         4        3          2        1

   4) Bàn ghế đầy đủ, sắp xếp khoa học.                4        3          2        1

   5) Đầy đủ ánh sáng.                                 4        3          2        1

   6) Hệ thống quạt điện đầy đủ                        4        3          2        1


                                                   Rất       Đồng ý      Không     Rất
A2.Tôi thấy thư viện:                             đồng ý                 đồng ý   không
                                                                                  đồng ý
    1) Phòng đọc và phòng tự học rất rộng.             4        3          2        1

    2) Thoáng mát                                      4        3          2        1

    3) Sạch sẽ                                         4        3          2        1


                                                                                         20
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
4) Thư viện rất yên tĩnh.                       4        3        2        1
    5) Có nhiều đầu sách để học tập và nghiên       4        3        2        1
       cứu.
    6) Chất lượng đường truyền internet nhanh.      4        3        2        1

    7) Nhân viên thư viện có thái độ phục vụ        4        3        2        1
       tận tình.
    8) Nhân viên bảo vệ có thái độ nghiêm túc,      4        3        2        1
       tôn trọng sinh viên.
    9) Việc gửi đồ phiền phức, không thuận          4        3        2        1
       tiện.
    10) Luôn tìm được đầu sách mà tôi cần.          4        3        2        1

    11) Có hệ thống tra cứu và quản lý sách báo     4        3        2        1
        bằng công nghệ thông tin hiện đại.

A3. Phòng thí nghiệm, thực hành:
   1) Xưởng cơ khí máy móc hiện đại.                4        3        2        1
   2) Xưởng cơ khí máy hoạt động tốt.               4        3        2        1

   3) Xưởng cơ khí có dụng cụ thực hành đầy         4        3        2        1
      đủ.
   4) Phòng máy vi tính hiện đại.                   4        3        2        1

   5) Máy tính chạy rất nhanh và ổn định.           4        3        2        1

   6) Mỗi sinh viên được sử dụng một máy tính       4        3        2        1
      để thực hành.

A4. Cơ sở vật chất khác:
   1) Sân vận động tích hợp nhiều môn thể thao      4        3        2        1
      (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, điền
      kinh …)
   2) Nhà thi đấu có cơ sở vật chất hiện đại.       4        3        2        1

   3) Căng tin thoáng mát, sạch sẽ.                 4        3        2        1

   4) Nhà để xe rộng rãi.                           4        3        2        1


B – Đội ngũ giảng viên
                                                   Rất     Đồng ý   Không     Rất
                                                  đồng ý            đồng ý   không
                                                                             đồng ý
   1) Tôi thấy các giảng viên có kiến thức          4        3        2        1
      chuyên môn vững vàng.

                                                                                   21
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
2) Tôi thấy phương pháp giảng dạy của các         4        3        2        1
      giảng viên rất hiệu quả.
   3) Tôi luôn được giảng viên hướng dẫn tận         4        3        2        1
      tình khi có vấn đề về học tập.
   4) Các giảng viên luôn tôn trọng tôi.             4        3        2        1

   5) Các giảng viên luôn lắng nghe ý kiến của       4        3        2        1
      tôi.
   6) Tôi thấy các giảng viên luôn lên lớp đúng      4        3        2        1
      giờ.
   7) Tôi thấy điểm kiểm tra công bằng và hợp        4        3        2        1
      lý.
   8) Các tài liệu bài giảng được giảng viên         4        3        2        1
      cung cấp đầy đủ.

C – Chƣơng trình đào tạo
                                                    Rất     Đồng ý   Không     Rất
                                                   đồng ý            đồng ý   không
                                                                              đồng ý
   1) Chương trình đào tạo theo tín chỉ giúp tôi     4        3        2        1
      chủ động trong việc học tập.
   2) Các ngành đào tạo cụ thể                       4        3        2        1

   3) Nội dung các môn học phù hợp với ngành         4        3        2        1
      đào tạo.
   4) Thời lượng ( tổng số tín chỉ ) của tất cả      4        3        2        1
      các môn học trong một kỳ là phù hợp.
   5) Ứng dụng được nhiều kiến thức ở những          4        3        2        1
      môn đã học vào thực tế.
   6) Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh         4        3        2        1
      giá kết quả học tập của sinh viên được
      công bố công khai từ đầu môn học.
   7) Các môn học rất thú vị                         4        3        2        1

   8) Đề thi sát với chương trình môn học            4        3        2        1




D – Năng lực phục vụ
                                                    Rất     Đồng ý   Không     Rất
D1. Phòng đào tạo đại học:                         đồng ý            đồng ý   không
                                                                              đồng ý
1) Các cán bộ nhân viên luôn nhiệt tình, vui vẻ,     4        3        2        1
   tôn trọng sinh viên.

                                                                                    22
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
2) Các khiếu nại của tôi luôn được giải quyết        4        3        2        1
   nhanh chóng và thỏa đáng.
3) Tôi đóng học phí một cách dễ dàng( nhanh          4        3        2        1
   chóng, không phải chờ đợi)
4) Tôi thấy mức đóng học phí hiện giờ là thấp        4        3        2        1
D2. Khoa Kinh tế & Quản lý:
1) Các cán bộ phòng ban của khoa Kinh tế &           4        3        2        1
   Quản lý rất nhiệt tình, tôn trọng sinh viên
2) Mọi thông tin của trường của khoa được cập        4        3        2        1
   nhật thường xuyên đến sinh viên
D3. Website của trường
1) Tôi thấy thông tin đăng tải trên website luôn     4        3        2        1
   được cập nhật liên tục.
2) Tốc độ truy cập vào trang web nhanh.              4        3        2        1
3) Tôi thấy việc đăng ký môn học trên trang          4        3        2        1
   www.sis.hut.edu.vn dễ dàng, thuận tiện.
4) Điểm đánh giá học tập được cập nhật thường        4        3        2        1
   xuyên, chính xác.
E - Đánh giá chung
                                                   Rất      Đồng ý   Không     Rất
                                                   đồng ý            đồng ý   không
                                                                              đồng ý
Tôi rất hài lòng với ngành tôi đang theo học         4        3        2        1




                                                                                    23
©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN

More Related Content

What's hot

Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]muoinganam
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi sdt/ ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi  sdt/ ...Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi  sdt/ ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi sdt/ ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên, 9đ
 
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳngLuận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
Luận văn: Nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu tại trường Cao đẳng
 
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đLuận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đĐào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi sdt/ ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi  sdt/ ...Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi  sdt/ ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại viễn thông tỉnh quảng ngãi sdt/ ...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
 
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳngQuản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAYĐề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 

Viewers also liked

đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...
đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...
đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...Minh Đặng
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...Vu Huy
 

Viewers also liked (6)

đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...
đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...
đề Tài sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 

Similar to 3

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào TạoLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào TạoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT chuyenle220887
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your fileThanh Thanh
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfMan_Ebook
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Man_Ebook
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to 3 (20)

Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào TạoLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdfGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Viễn Đông​.pdf
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
 
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOTQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật, HOT
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc NinhQuản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà MauQuản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 

3

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MARKETING ĐỀ TÀI: Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội với chất lƣợng đào tạo Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hạnh Nguyễn Chí Thanh Dƣơng Xuân Trƣờng Nguyễn Hoàng Việt Hà nội tháng 12/2010
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1 PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………...2 1.1 Trình bày vấn đề nghiên cứu…………………………………....2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………….2 1.3 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu…………………………. 2 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………. 3 1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………..... 3 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu……………………………… 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN LÝ THUYÊT………………………………………..4 2.1 Tổng quan lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ………………………………………………………………………………...4 2.1.1 Định nghĩa về dịch vụ và tính chất của dịch vụ……………… 4 2.1.2 Định nghĩa sự hài lòng khách hàng và tại sao phải làm hài lòng khách hàng…………………………………………………………………… 4 2.1.3 Mô hình đo lƣờng sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ……..6 2.2 Tổng quan lý thuyết về chất lƣợng đào tạo……………………… 7 2.2.1 Khái niệm về chất lƣợng đào tạo……………………………… 7 2.2.2 Khái niệm yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo……… 10 2.3 Mô hình nghiên cứu………………………………………………...10 PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………… 11 3.1 Nghiên cứu định tính………………………………………………..11 3.2 Nghiên cứu định lƣợng…………………………………………… 12 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng………………………………..12 3.2.2 Phƣơng tiện phân tích…………………………………………..13 3.3 Phân tích số liệu……………………………………………………..13 3.3.1 Phân tích mô tả mẫu……………………………………………..13 3.3.2 Phân tích mô tả các biến định lƣợng………………………… 14 3.4 Kết luận……………………………………………………………….18 3.5 Đề xuất……………………………………………………………… 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ MỤC LỤC…………………………………..20
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tránh những tiêu cực trong ngành. Đã có rất nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học mục đích đưa ra những chính sách, phương án nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường đào tạo ở các cấp. Sớm đưa chất lượng nền giáo dục Việt nam đạt tiêu chuẩn thế giới. Một trong các cấp quan trọng nhất đó là cấp cao đẳng, đại học, vì cấp này là nơi đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật, khoa học đáp ứng nhu cầu về lao động trong xã hội. Nhưng hiện nay lực lượng này vẫn bị đánh giá có chất lượng chưa cao. Một trong những lý do cơ bản là chất lượng đào tạo còn nhiều thiếu xót. Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra đề án lấy người học làm trung tâm, tức là đáp ứng và thỏa mãn đủ những nhu cầu cơ bản cho người học. Trường đại học Bách khoa Hà nội là một trong những trường có danh tiếng trong việc đào tạo những kỹ sư có chất lượng cao. Từ năm 2007 thực hiện đề án của Bộ đưa ra trường đã có nhiều thay đổi về chương trình và phương pháp đào tạo (chương trình đào tạo theo chế độ tín chỉ) để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thuận lợi cho sinh viên trong học tập. Vậy chất lượng đào tạo của trường đã làm hài lòng được sinh viên trong trường chưa? Là sinh viên của trường học bên khoa kinh tế và quản lý chúng em rất muốn biết câu trả lời này. Chúng em đã làm đề tài nghiên cứu: “Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội với chất lƣợng đào tạo”. Tìm hiểu xem sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý có hài lòng với chất lượng đào tạo của khoa của trường như thế nào. Bài nghiên cứu của nhóm em gồm các nội dung: PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG PHẦN 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU Do kiến thức có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Chúng em rất mong có được sự góp ý của giảng viên TS. Nguyễn Thị Mai Anh để chúng em hoàn thành kiến thức, rút kinh nghiệm. Chúng em chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mai Anh đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà nội ngày 1 tháng 12 năm 2010 Nhóm sinh viên 1 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 4. PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài đánh giá chất lượng nền giáo dục Việt nam còn chưa cao, trong đó có chất lượng giáo dục ở cấp cao đẳng, đại học. Bộ giáo dục và đào tạo vẫn chưa xây dựng được một quy định chung về đánh giá chất lượng của các trường cao đẳng, đại học. Trong khi nền kinh tế mở cửa theo hướng nền kinh tế thị trường thì giáo dục cũng được coi là một ngành dịch vụ. Nhà trường là người cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo còn học viên là người sử dụng dịch vụ. Theo lý thuyết kinh tế thì một ngành dịch vụ nào đó muốn biết xem chất lượng cung cấp dịch vụ của mình có tốt không? Có thể biết được bằng cách đo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà mình cung cấp, từ đó có thể điều chỉnh những yếu tố nào chưa làm hài lòng khách hàng, những yếu tố nào khách hàng đã hài lòng để nâng cao chất lượng dịch vụ lên. Trước những áp lực của xã hội đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ. Mục đích lấy người học làm trung tâm đào tạo, tức cung cấp, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản mà người học cần. Trường đại học Bách khoa Hà nội là một trong những trường có danh tiếng trong việc đào tạo những cử nhân, kỹ sư có chất lượng. Năm 2007, theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo từ đào tạo theo niên chế trường chuyển sang đào tạo theo chế độ tín chỉ tạo nhiều thuận lợi cho người học hơn. Vậy chất lượng đào tạo của trường đã làm hài lòng sinh viên chưa? Để trả lời câu hỏi này chúng em đã làm đề tài nghiên cứu: “ Sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội với chất lượng đào tạo”. Để tìm hiểu xem các yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chương trình đào tạo, năng lực phục vụ, đã làm hài lòng sinh viên chưa. Từ đó đề xuất ra phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo hơn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu có hai mục tiêu nghiên cứu: 1 – Đánh giá sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý với chất lượng đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà nội. 2 – Đề xuất ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thỏa mãn và phù hợp với sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý. 1.3 PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 5. 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện đối với các sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội các khóa 52, 53. Số lượng sinh viên điều tra trong các ngành Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Kinh tế năng lượng, Quản lý doanh nghiệp, Quản lý công nghiệp, là ngẫu nhiên. Thời gian thu thập ý kiến của sinh viên trong vòng hai tuần từ ngày 11/10 đến 24/10 năm 2010. Số lượng phiếu điều tra là 80 phiếu, sau khi điều tra số phiếu thu thập được là 78 phiếu. 1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu sơ bộ là thảo luận định tính, các thành viên trong nhóm với nhau đưa ra mô hình, phương pháp đo sự hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo. Đồng thời phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số thành viên trong lớp cảm nhận về chất lượng đào tạo như thế nào. Sau đó, tham khảo ý kiến hướng dẫn của giảng viên và hoàn thành mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu chính thức thông qua lấy ý kiến trực tiếp của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý, bằng cách thiết kế bảng câu hỏi điều tra. Sử dụng thang đo Likert đo sự hài lòng của khách hàng với một chất lượng dịch vụ. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS phân tích, xử lý các số liệu thống kê. Từ những phân tích và kết hợp lý thuyết, mô hình cho ra kết quả về sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội với chất lượng đào tạo. Và từ đó đề xuất ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thỏa mãn và phù hợp với sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý. 1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU Trong quá trình làm nghiên cứu, chúng em đã thấy được các bước làm một đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời đề tài này là đề tài liên quan đến việc học tập của chính chúng em. Chúng em đã thấy được rằng những gì tác động đến việc học tập của mình. Từ đó chúng em rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong học tập, để thay đổi phương pháp học phù hợp nâng cao kết quả học tập, tạo thuận lợi cho khoa và nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo . 3 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 6. PHẦN 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG DỊCH VỤ Trong nền kinh tế thị trường, thì giáo dục cũng được coi là một dịch vụ trong nền kinh tế. Các trường học là nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục, đào tạo học viên là những khách hàng sử dụng những dịch vụ đó. Trong chương này sẽ đề cập đến các lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ, sự cần thiết của đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng và các mô hình đo lường thỏa mãn khách hàng trong dịch vụ. 2.1.1 Định nghĩa về dịch vụ và tính chất của dịch vụ Ngày nay dịch vụ được như là được xem như bộ phận đem lại giá trị vô hình cho nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu marketing hiện đại Kotler và Armstrong định nghĩa dịch vụ như sau: “Dịch vụ là bất kỳ hành động hay lợi ích nào một bên có thể cung cấp cho bên khác mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào”. Dịch vụ có 4 tính chất:  Tính vô hình (intangibility): Một dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá bằng cách sử dụng bất kỳ giác quan cơ thể nào trước khi nó được mua. Vì vậy, để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các bằng chứng của chất lượng dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị…, mà họ thấy được.  Tính không thể tách rời (inseparability): Đặc thù của dịch vụ là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc. Nếu một người nào đó thuê dịch vụ thì bên cung cấp dịch vụ sẽ là một phần của dịch vụ, cho dù bên cung cấp dịch vụ là con người thật hay máy móc. Bởi vì khách hàng cũng sẽ có mặt lúc dịch vụ được cung cấp nên sự tương tác giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng là một đặc tính đặc biệt của marketing dịch vụ.  Tính hay thay đổi (variability): thể hiện ở đặc điểm chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức dịch vụ được cung cấp.  Tính dễ bị phá vỡ (perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa thông hường ở chỗ nó không thể được cất giữ. Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm hơn các hàng hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của nhu cầu. Khi nhu cầu thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gặp khó khăn chính vì vậy các công ty dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và 4 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 7. cầu phù hợp nhau, chẳng hạn như các nhà hàng thuê thêm nhân viên bán thời gian để phục vụ vào các giờ cao điểm. Ngoài các tính chất trên, dịch vụ còn có thể được mô tả với các thuộc tính chính sau: - Thiếu tính chất có thể chuyên chở được: dịch vụ phải được tiêu thụ tại nơi “sản xuất” dịch vụ. - Thiếu tính đồng nhất: dịch vụ thường được sửa đổi để phù hợp cho mỗi khách hàng hay mỗi tình huống mới (làm theo yêu cầu của khách hàng). Việc sản xuất hàng loạt rất khó đối với dịch vụ. Điều này có thể được xem là một vấn đề chất lượng không đồng nhất. Cả nhập lượng và xuất lượng của các quá trình bao gồm trong việc cung cấp dịch vụ thì rất dễ biến đổi, cũng như những mối quan hệ giữa các quá trình này, làm cho khó có thể duy trì chất lượng đồng nhất. - Cần nhiều nhân lực: dịch vụ thường bao gồm đáng kể các hoạt động của con người, hơn là các quá trình được định ra một cách chính xác. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực là rất quan trọng. Nhân tố con người thường là nhân tố chủ yếu đem lại thành công trong ngành dịch vụ. - Biến động nhu cầu: rất khó để dự đoán nhu cầu. Nhu cầu có thể thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày, chu kỳ kinh doanh… - Phải có mặt người mua dịch vụ: hầu hết việc cung cấp dịch vụ đều đòi hỏi phải có mức độ tương tác cao giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ. 2.1.2 Định nghĩa sự hài lòng khách hàng và tại sao phải làm hài lòng khách hàng 2.1.2.1 Định nghĩa: Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng hay cảm giác của khách hàng về một công ty khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay đáp ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty. Có các gợi ý quan trọng trong định nghĩa này:  Bởi vì sự hài lòng khách hàng là một trạng thái chủ quan, không định lượng, việc đo lường sẽ không chính xác và đòi hỏi phải lấy mẫu và phân tích thống kê.  Đo lường sự hài lòng khách hàng cần phải hiểu được khoảng cách giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ khách hàng nhận thức được. 2.1.2.2 Tại sao phải làm hài lòng khách hàng Sự hài lòng của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Doanh nghiệp hiểu được khách hàng có cảm giác như thế nào sau khi mua sản phẩm hay dịch vụ và cụ thể là liệu sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng được mong đợi của khách hàng. 5 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 8. Khách hàng chủ yếu hình thành mong đợi của họ thông qua những kinh nghiệm mua hàng trong quá khứ, thông tin miệng từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp và thông tin được chuyển giao thông qua các hoạt động marketing, như quảng cáo hoặc quan hệ công chúng. Nếu sự mong đợi của khách hàng không được đáp ứng, họ sẽ không hài lòng và rất có thể họ sẽ kể những người khác nghe về điều đó. Sự hài lòng khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Mức độ hài lòng cao có thể đem lại nhiều lợi ích bao gồm:  Lòng trung thành: một khách hàng có mức độ hài lòng cao là một khách hàng trung thành.  Tiếp tục mua thêm sản phẩm: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ tiếp tục mua thêm sản phẩm.  Giới thiệu cho người khác: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẽ kể cho gia đình và bạn bè về sản phẩm và dịch vụ đó.  Duy trì sự lựa chọn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao ít có khả năng thay đổi nhãn hiệu.  Giảm chi phí: một khách hàng có mức độ hài lòng cao tốn ít chi phí để phục vụ hơn một khách hàng mới.  Giá cao hơn: một khách hàng có mức độ hài lòng cao sẳn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm hay dịch vụ đó. 2.1.2.3 Sự cần thiết của đo lƣờng nhu cầu và thỏa mãn khách hàng - Đo lường nhu cầu khách hàng cho thấy được những nhu cầu mà khách hàng cần, những nhu cầu mà khách hàng không cần. Từ đó có thể đưa ra những chính sách điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng để biết được dịch vụ của doanh nghiệp đã làm thỏa mãn khách hàng ở đâu. Những dịch vụ nào khách hàng cho là thỏa mãn, những dịch vụ mà khách hàng chưa thỏa mãn. Từ đó đưa ra chính sách duy trì, chỉnh sửa, thay đổi nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sự thỏa mãn của khách hàng. - Đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng làm tăng lòng trung thành của khách hàng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.3 Mô hình đo lƣờng sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ Có rất nhiều mô hình đo lường sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ như mô hình: mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng của Mỹ, mô hình khoảng cách của chất lượng dịch vụ, mô hình đánh giá và ra quyêt định trên cơ sở “tầm quan trọng” và “mức độ thỏa mãn”, mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL. 6 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 9. Do mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL là mô hình được sử dụng rộng trong việc đo dịch vụ, nên chúng em sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL làm mô hình đánh giá sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà nội với chất lượng đào tạo. 2.1.3.1 Thang đo SERVQUAL Một cách đo lường chất lượng dịch vụ được sử dụng rộng rãi là mô hình SERVQUAL được phát triển bởi Parasuraman và các tác giả khác (1985, 1986, 1988, 1991, 1993, 1994). SERVQUAL là cách tiếp cận được sử dụng nhiều nhất để đo lường chất lượng dịch vụ, so sánh sự mong đợi của khách hàng trước một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao (Parasuraman et al., 1985). SERVQUAL là thang đo đa mục được xây dựng để đánh giá sự nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ và bán lẻ. Thang đo phân tích khái niệm chất lượng dịch vụ thành 05 yếu tố sau: - Độ hữu hình (Tangibility): cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện mạo của nhân viên… - Độ tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu - Độ đáp ứng (Responsiveness): sự sẳn sàng giúp đỡ và đáp ứng lại nhu cầu của khách hàng. - Sự đảm bảo (Assurance): khả năng của nhân viên tạo được lòng tin với khách hàng - Độ thấu cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng. SERVQUAL thể hiện chất lượng dịch vụ như là sự khác nhau giữa mong đợi của khách hàng về một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao. Như vậy, nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn mong đợi của khách hàng thì chất lượng cảm nhận nhỏ hơn 0 và cần phải cải tiến. Trong công cụ SERVQUAL, thang đo đo lường sự thực hiện dịch vụ thông qua 5 khía cạnh nêu trên, sử dụng thang đo Likert 4 điểm đo lường cả hai sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của khách hàng về dịch vụ được chuyển giao (Gabbie and O'neill, 1996). Rất quan trọng để biết rằng nếu không có thông tin đầy đủ về chất lượng dịch vụ được mong đợi và nhận thức của khách hàng về dịch vụ được chuyển giao thì kết quả của cuộc nghiên cứu có thể dẫn đến sai lầm lớn về cả chính sách và quan điểm hoạt động. 2.2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO 2.2.1 Khái niệm về chất lƣợng đào tạo 7 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 10. Về bản chất, khái niệm chất lượng đào tạo là một khái niệm mang tính tương đối. Với mỗi người, quan niệm về chất lượng khác nhau và vì thế chúng ta thường đặt ra câu hỏi “chất lượng của ai”. Ở mỗi một vị trí , người ta nhìn nhận về chất lượng ở những khía cạnh khác nhau. Các sinh viên, nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc không giảng dạy, chính phủ và cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm duyệt, kiểm định, các nhà chuyên môn đánh giá đều có định nghĩa riêng của họ cho khái niệm chất lượng đào tạo. Mỗi một quan điểm khác nhau đưa ra khái niệm về chất lượng đào tạo khác nhau. 2.2.1.1 Khái niệm truyền thống về chất lƣợng Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó. Trong giáo dục đại học nó có thể tương đồng với các trường đại học như Oxford và Cambridge. Tuy nhiên khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chất lượng trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học. Nếu mỗi trường đại học được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như đã sử dụng cho trường đại học Oxford và Cambridge thì đa số các trường sẽ bị quy là có chất lượng kém. Vả lại, có cần thiết phải làm cho tất cả các trường đại học đều giống như Oxford hay Cambridge hay không? Cách tiếp cận truyền thống đã tuyệt đối hoá khái niệm chất lượng. 2.2.1.2 Chất lƣợng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường, hoặc bộ thước đo - một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tính cần có của một sản phẩm hay dịch vụ. Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước đó. Trong giáo dục đại học, cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình và phấn đấu theo các chuẩn đó. Nhược điểm của cách tiếp cận này là nó không nêu rõ các tiêu chuẩn này được xây dựng nên trên cơ sở nào. Hơn nữa thuật ngữ tiêu chuẩn cho ta ý niệm về một hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là một khi các thông số kỹ thuật đã được xác định thì không phải xem xét lại chúng nữa. Trong khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến mới, tri thức loài người ngày càng phong phú thì “tiêu chuẩn” của giáo dục đại học không thể là một khái niệm tĩnh. Trong một vài trường hợp, tiêu chuẩn trong giáo dục đại học với nghĩa là những thành tựu của sinh viên khi tốt nghiệp được xem là chất lượng trong giáo dục đại học, tức là được sử dụng để chỉ đầu ra của giáo dục đại học 8 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 11. với ý nghĩa là trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được của sinh viên sau 4 - 5 năm học tập tại trường. 2.2.1.3 Chất lƣợng là sự phù hợp với mục đích Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance In Higher Education) sử dụng là tính phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích đề ra trước đó. Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượng không có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó. Chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố. Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định các tiêu chí mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có. Nó là một khái niệm động, phát triển theo thời gian, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tuỳ thuộc vào đặc thù của từng loại trường và có thể sử dụng để phân tích chất lượng giáo dục đại học ở các cấp độ khác nhau. Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục đại học là cung cấp nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất lượng ở đây sẽ được xem là mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động cả về số lượng và loại hình. Còn nếu để xét chất lượng về một khoá học nào đó thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của sinh viên sau khoá học v.v. Nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó xác định mục tiêu của giáo dục đại học trong từng thơì kỳ và cụ thể hoá nó cho từng khối trường, từng trường cụ thể, thậm chí cho từng khoa, hay khoá đào tạo. Hơn nữa giáo dục đại học có thể có nhiều mục đích, một số mục đích cụ thể có thể xung đột với nhau (như giữa yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng) và trong trường hợp đó cũng khó có thể đánh giá chất lượng của một trường đại học. 2.2.1.4 Chất lƣợng với tƣ cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trƣờng đại học Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên. Theo cách hiểu này, một trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không? Mô hình này đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn 9 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 12. chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất. 2.2.1.5 Chất lƣợng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (ngƣời sử dụng lao động đƣợc đào tạo) Trong 20 năm gần đây người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù hợp với các thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy khi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng, để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàng mong muốn và với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả. 2.2.2 Khái niệm các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo Theo những khái niệm trên thì chất lượng giáo dục đào tạo chịu tác động của các yếu tố về cơ sở vật, giáo viên giảng dạy, chương trình đào tạo, năng lực phục vụ. - Cơ sở vật chất: là toàn bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ trong quá trình đào tạo giảng dạy. - Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp tham gia đào tạo học viên. - Chương trình đào tạo là khung hình về phương pháp đào tạo, môn học, cách đánh giá sinh viên,…trong quá trình người học được đào tạo tại trường. - Năng lực phục vụ: là khả năng đáp ứng những nhu cầu của người học. 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Sự hài lòng với Phương pháp điều chất lượng đào tạo chỉnh cho phù hợp Đội ngũ Cơ sở vật Chương Năng lực giáo viên chất trình đào tạo phục vụ giảng dạy 10 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 13. PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ được trình bày ở chương II. Sau đây là sơ đồ nghiên cứu. Nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo định lượng Sử dụng phần Kết quả mềm SPSS phân tích số liệu Viết báo cáo tổng hợp. Đưa ra những ý kiến đóng gióp 3.1 Nghiên cứu định tính Sử dụng mô hình đo sự hài lòng dịch vụ SERVQUAL. Thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng, cụ thể thang do SERVQUAL (Parasuraman. & ctg. 1988), công bố của Viện chất lượng tiếp vận quốc tế (The International Logistics Quality Institute) về các yếu quan trọng của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Các yếu tố chất lượng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên là cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, năng lực phục vụ. Thang đo về các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lƣợng đào tạo. Cơ sở vật chất 1. Phòng học rất rộng, thoáng mát, sạch sẽ, có bàn ghế đầy đủ, đầy đủ ánh sáng, hệ thống quạt điện đầy đủ. 2. Thư viện: rộng, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, có nhiều đầu sách, đương truyền internet nhanh… 3. Phòng thí nghiệm, thực hành: xưởng có khí, phòng tin học… 4. Cơ sở vật chất khác: sân vận động, nhà xe, nhà thi đấu Đội ngũ giảng viên 1. Có kiến thức chuyên môn vững vàng. 11 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 14. 2. Phương pháp giảng dạy của các giảng viên rất hiệu quả. 3. Giảng viên hướng dẫn tận tình khi có vấn đề về học tập. 4. Các giảng viên luôn tôn trọng sinh viên. 5. Các giảng viên luôn lắng nghe ý kiến sinh viên. 6. Giảng viên luôn lên lớp đúng giờ. 7. Các tài liệu bài giảng được giảng viên cung cấp đầy đủ 8. Tôi thấy điểm kiểm tra công bằng và hợp lý. Chƣơng trình đào tạo 1. Chương trình đào tạo theo tín chỉ chủ động. 2. Chương trình đào tạo cụ thể. 3. Nôi dung môn học phù hợp. 4. Thời lượng (số tín) của một kỳ phù hợp. 5. Ứng dụng nhiều kiến thức học vào thực tê. 6. phương pháp đánh giá điểm thi và quy chế được công bố từ đầu môn học. 7. Các môn học thú vị. 8. đề thi sát môn học. Năng lực phục vụ 1. Phòng đào tạo : - thái độ cán bộ, nhân viên phòng đào tạo - khả năng giải quyết công việc cho sinh viên 2. Khoa kinh tế & Quả lý: thái độ của cán bộ khoa, khả năng giải quyết các thắc mắc. 3. website của trường: thông tin luôn cập nhật, tốc độ truy cập web nhanh, đăng ký học tập thuận lợi, điểm luôn được cập nhật. 3.2 Nghiên cứu định lƣợng 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý trường đại học Bách khoa Hà nội. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp tới người được phỏng vấn. Mẫu điều tra và cách thức điều tra Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Lấy mẫu khoảng tầm 100 mẫu, nhưng trong quá trình điều tra thu lại được 78 phiếu. Điều tra trực tiếp, tức phát trực tiếp tới người được điều tra. Thiết kế bảng câu hỏi Nội dung bảng câu hỏi được chia làm 2 phần Phần 1: Thông tin chung gồm các thông tin về về người trả lời như sinh viên năm thứ mấy, chuyên ngành, giới tính, nguyện vọng vào khoa. Phần 2: Phần này chia làm hai bên Phần bên trái: là nội dung các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo. Phần bên phải: là thang đo đánh giá về chất lượng các yếu tố đó. Có 4 mức đánh giá: 1- Rât không đông ý; 2- Không đồng ý; 3- Đồng ý; 4- Rất đồng ý. Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn: Giai đoạn 1: Thiết kế câu hỏi dựa trên mô hình đo mức độ hài lòng của khách hàng. Các yếu tố của chất lượng đào tạo. 12 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 15. Giai đoạn 2: Thảo luận câu hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Sau đó tham khảo ý kiến của giảng viên. Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi đi điều tra. Nội dung câu hỏi chi tiết ở mục phụ lục. 3.2.2 Phƣơng tiện phân tích dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích và xử lý số liệu. 3.3 Phân tích số liệu 3.3.1 Phân tích mô tả mẫu Số lượng sinh viên của các năm tham gia trả lời Nam hoc Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid nam thu ba 29 37,7 37,7 37,7 nam thu tu 46 59,7 59,7 97,4 nam thu nam 2 2,6 2,6 100,0 Total 77 100,0 100,0 Nhìn vào bảng cho thấy số lượng sinh viên được phỏng vấn đa số ở sinh viên năm thứ 4, và năm thứ 3. Sinh viên năm thứ ba chiếm 37,7%, sinh viên năm thứ tư chiếm 59,7%, còn lại sinh viên năm thứ năm chiếm 2,6%. Tỷ lệ sinh viên học các ngành trong khoa Kinh tế là: Nganh hoc Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid QT MKT 15 19,5 19,5 19,5 QT TC 26 33,8 33,8 53,2 QT NL 13 16,9 16,9 70,1 QT DN 21 27,3 27,3 97,4 QT CN 2 2,6 2,6 100,0 Total 77 100,0 100,0 Tỷ lệ nguyện vọng vào ngành học: NV Cumulative Frequency Percent % Valid Percent Percent Valid NV 1 25 32,5 32,9 32,9 NV 2 9 11,7 11,8 44,7 Truong xap xep 7 9,1 9,2 53,9 CD chuyen he 35 45,5 46,1 100,0 Total 76 98,7 100,0 Missing System 1 1,3 Total 77 100,0 Tỷ lệ sinh viên chuyển hệ của khoa là cao nhất so với các nguyện vọng khác.. Tỷ lệ giới tính 13 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 16. Gioi tinh Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Nam 37 48,1 52,9 52,9 Nu 33 42,9 47,1 100,0 Total 70 90,9 100,0 Missing System 7 9,1 Total 77 100,0 Bảng trên cho thấy tỷ lệ giới tính ở trong khoa tương đối gần bằng nhau, trong khi đó trường Bách khoa là trường kỹ thuật nên mặt bằng trung thì nam giới nhiều hơn nữ giới. 3.3.2 Phân tích mô tả các biến định lƣợng Phân tích đánh giá chung Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo thu thập từ bảng điều tra có bảng sau: Statistics DGC N Valid 72 Missing 5 Mean 3,2222 Median 3,0000 Mode 3,00 Variance ,316 Minimum 2,00 Maximum 4,00 DGC Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid KHONG DONG Y 5 6,5 6,9 6,9 DONG Y 46 59,7 63,9 70,8 RAT DONG Y 21 27,3 29,2 100,0 Total 72 93,5 100,0 Missing System 5 6,5 Total 77 100,0 Nhìn vào bảng Statistics cho thấy mean là 3,2222 cho thấy sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo của trường hiện nay với phương sai 0,316. Trong số 77 phiếu trả lời có 72 phiếu hợp lệ. Có 46 phiếu trả lời hài lòng với chất lượng đào tạo của trường chiếm 63,9%. Có 21 phiếu trả lời rất hài lòng chiếm 29,2%. Phân tích chéo giữa mức độ hài lòng với nguyên vọng đăng ký 14 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 17. NV * DGC Crosstabulation DGC Total KHONG DONG Y DONG Y RAT DONG Y NV 1 Count 1 15 6 22 % within NV 4,5% 68,2% 27,3% 100,0% NV 2 Count 1 6 2 9 % within NV 11,1% 66,7% 22,2% 100,0% Truong xap Count 1 5 1 7 xep % within NV 14,3% 71,4% 14,3% 100,0% CD chuyen he Count 2 20 12 34 % within NV 5,9% 58,8% 35,3% 100,0% Total Count 5 46 21 72 % within NV 6,9% 63,9% 29,2% 100,0% Bảng phân tích chéo cho thấy đa số sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo cho dù hình thức vào khoa có khác nhau. Trên thực tế thì nếu vào khoa không như nguyện vọng thì thường không thích và không hài lòng với chất lượng đào tạo. Nhưng nguyện vọng do trường sắp xếp tỷ lệ hài lòng chiếm 66,7% của 7 phiếu là vào khoa do trường sắp xếp. Sau khi được đào tạo một thời gian cho thấy sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo của khoa của trường. Phân tích chéo năm học so với sự hài lòng Nam hoc * DGC Crosstabulation DGC Total KHONG RAT DONG DONG Y DONG Y Y nam thu Count 0 17 7 24 ba % within Nam hoc ,0% 70,8% 29,2% 100,0% % within DGC ,0% 37,0% 33,3% 33,3% nam thu Count 5 28 13 46 tu % within Nam hoc 10,9% 60,9% 28,3% 100,0% % within DGC 100,0% 60,9% 61,9% 63,9% nam thu Count 0 1 1 2 nam % within Nam hoc ,0% 50,0% 50,0% 100,0% % within DGC ,0% 2,2% 4,8% 2,8% Total Count 5 46 21 72 % within Nam hoc 6,9% 63,9% 29,2% 100,0% % within DGC 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Sau khi vào trường và vào khoa đào tạo từ hai năm trở lên hầu như các sinh viên đều hài lòng với chất lượng đào tạo của trường. Tỷ lệ hài lòng đều từ 50 % trở lên tính theo số lượng phiếu trả lời theo thời gian học. Hình bên là biểu đồ tỷ lệ đánh giá hài lòng về chất lượng đào tạo của các sinh viên học được ở trường từ năm thứ 3 trở lên. 15 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 18. 45% 40% 35% 30% 25% năm thứ 3 20% năm thứ 4 15% năm thứ 5 10% 5% 0% Rất không không đồng ý Rất đồng đông ý đồng ý ý Biểu đồ tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên phân theo thời gian học Bảng đánh giá về cơ sở vật chất của trường 1- Đối với phòng học 2- Đối với thư viện 3- Đối với phòng thực hành và thí nghiệm 4- Đối với cơ sở vật chất khác Statistics phòng học CSVC1.1 CSVC1.2 CSVC1.3 CSVC1.4 CSVC1.5 CSVC1.6 N Valid 76 76 75 74 75 75 Missing 1 1 2 3 2 2 Mean 3,0395 3,1447 2,7467 2,9730 3,1067 2,7333 Median 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 Mode 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 Variance ,438 ,232 ,408 ,301 ,340 ,333 Minimum 1,00 2,00 1,00 2,00 2,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 Phòng học được đánh giá qua 6 yếu tố: CSVC1.1 là phòng học rất rộng có giá trị trung bình ở trong thang đo là đồng ý điều đó là sinh viên đánh giá phòng học của trường rộng, từ bảng cho thấy các yếu tố khác cũng được đánh giá ở mức cao. Statistics cơ sở vật chất thư viện CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC CSVC 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 Valid 76 75 76 75 75 75 74 73 76 76 75 Missing 1 2 1 2 2 2 3 4 1 1 2 Mean 3,026 3,066 3,144 2,813 2,600 2,360 2,364 2,643 2,671 2,3947 2,5733 3 7 7 3 0 0 9 8 1 Median 3,000 3,000 3,000 3,000 2,000 2,000 2,000 3,000 3,000 2,0000 3,0000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mode 3,00 3,00 3,00 3,00 2,00 2,00 3,00 3,00 2,00 2,00 3,00 Variance ,453 ,414 ,232 ,478 ,568 ,693 ,728 ,705 ,944 ,509 ,572 Minimum 2,00 1,00 2,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 16 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 19. Bảng đánh giá cơ sở vật chất của thư viện cho thấy giá trị trung bình của đánh giá tương đối cao 3,1447. Như vậy tỷ lệ đánh giá về cơ sở vật chất cho thấy sinh viên đánh giá tốt về cơ sở vật chất thư viện trường. Statistics cơ sở vật phòng thí nghiêm – thực hành CSVC3.1 CSVC3.2 CSVC3.3 CSVC3.4 CSVC3.5 CSVC3.6 N Valid 76 76 75 75 75 75 Missing 1 1 2 2 2 2 Mean 2,0789 2,2763 2,4267 2,0267 2,0267 2,2800 Median 2,0000 2,0000 2,0000 2,0000 2,0000 2,0000 Mode 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00(a) Variance ,474 ,469 ,518 ,432 ,513 ,718 Minimum 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 a Multiple modes exist. The smallest value is shown Nhìn vào bảng cho thấy giá trị trung vị nằm ở vị trí 2, giá trị trung bình nằm ở vị trí 2,0267 đến 2,4267 cho thấy đánh giá về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm – thực hành của trường là không tốt, cho thấy sinh viên không hài lòng về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm – thực hành. Sinh viên đánh giá cơ sở vật chất phòng thí nghiệm thiết bị cũ, thiếu thiết bị thực hành, không đầy đủ. Statistics cơ sở vật chất khác CSVC4.1 CSVC4.2 CSVC4.3 CSVC4.4 N Valid 76 76 74 76 Missing 1 1 3 1 Mean 3,2368 2,9079 2,4730 2,5132 Median 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 Mode 3,00 3,00 3,00 3,00 Variance ,290 ,405 ,609 ,600 Minimum 2,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 Bảng đánh giá cho thấy cơ sở vật chất về sân vận động và nhà thi đấu được đánh giá cao về cơ sở dịch vụ như nhà xe, căng tin đánh giá tương đối thấp. Đánh giá về đội ngũ giảng viên Statistics đội ngũ giảng viện GV1 GV2 GV3 GV4 GV5 GV6 GV7 GV8 N Valid 74 73 73 73 72 73 73 73 Missing 3 4 4 4 5 4 4 4 Mean 3,0405 2,7260 2,7945 2,9178 2,8194 2,5342 2,6575 2,9315 Median 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 Mode 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 Variance ,286 ,424 ,416 ,243 ,319 ,419 ,423 ,342 Minimum 1,00 1,00 1,00 2,00 2,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 Đánh giá đội ngũ giảng viên có yếu tố kiến thức giảng viên, tài liệu giảng viên cung cấp cho sinh viên, giảng viên tôn trọng sinh viên là được đánh giá cao, giá 17 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 20. trị trung bình nằm khoảng (2,9178;3,0405). Còn các yếu tố khác đánh giá chưa cao lắm như phương pháp giảng dạy, tính tận tình,tính lắng nghe,kiểm tra. Đánh giá chương trình đào tạo CTDT1 CTDT2 CTDT3 CTDT4 CTDT5 CTDT6 CTDT7 CTDT8 N Valid 74 74 72 74 70 72 72 72 Missing 3 3 5 3 7 5 5 5 Mean 2,5946 2,8514 2,5417 2,4865 2,6286 2,8750 2,6111 2,8056 Median 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 3,0000 Mode 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 2,00 3,00 Variance ,683 ,430 ,421 ,500 ,440 ,280 ,466 ,356 Minimum 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 Statistics chương trình đào tạo Nhìn chung đánh giá về chương trình đào tạo của trường chưa cao lắm giá trị trung bình đánh giá đều nhỏ hơn 3, giá trị trung vị là điều đó cho thấy mức độ tập trung ở vị trí đồng ý nhưng được đánh giá chưa cao. Đánh giá về năng lực phục vụ Statistics NLPV1 NLPV1 NLPV1 NLPV1 NLPV2 NLPV2 NLPV3 NLPV3 NLPV3 NLPV3 .1 .2 .3 .4 .1 .2 .1 .2 .3 .4 Valid 74 74 73 73 72 73 74 74 74 73 Missin 3 3 4 4 5 4 3 3 3 4 g Mean 2,0676 1,9324 1,6438 1,5479 3,0139 2,6849 2,3514 2,2568 2,1081 2,1644 Median 2,0000 2,0000 1,0000 1,0000 3,0000 3,0000 2,0000 2,0000 2,0000 2,0000 Mode 3,00 2,00 1,00 1,00 3,00 3,00 2,00 2,00(a) 2,00 3,00 Variance ,804 ,584 ,594 ,473 ,296 ,497 ,615 ,796 ,646 ,667 Minimum 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Maximum 4,00 4,00 3,00 3,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 a Multiple modes exist. The smallest value is shown Từ bảng cho thấy năng lực phục vụ vẫn chưa làm hài lòng cho sinh viên, điều đó chứng tỏ năng lực phục vụ vẫn chưa được tốt. Giá trị trung bình đánh giá của phòng đào tạo nằm trong khoảng từ 1,5479 đến 2,0672, giá trị trung vị là 2 và 1 điều đó cho thấy ý kiến tập trung ở vị trí 2 và 1 là không đồng ý và rất không đồng ý hay không hài lòng với năng lực phục vụ của trường. Năng lực phục vụ của khoa chỉ có một yếu tố được đánh giá là tốt là cán bộ trong khoa nhiệt tình vui vẻ, giá trị trung vị là 3 như vậy ý kiến tập trung ở ý kiến là đồng ý. Còn về khả năng cung cấp dịch vụ trên mạng thì sinh viên đánh giá thấp giá tri trung vị nằm ở 2 cho thấy đánh giá tập trung chủ yếu ở ý kiến không đồng ý hay không hài lòng với dịch vụ của mạng do trường cung cấp 3.4 Kết luận Như vậy dựa vào kết quả phân tích cho thấy, về đánh giá trung sinh viên khoa Kinh tế & Quản lý hài lòng về chương trình đào tạo của trường của khoa. Những yếu tố mà sinh viên đã hài lòng như về cơ sở vật chất của trường như về 18 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 21. phòng học, trang thiết bị, thư viện, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó có những yếu tố chưa hài lòng như về phòng thí nghiệm, trang thiết bị trong phòng thí nghiệm về căng tin, nhà gửi xe. Về năng lực phục vụ của phòng đào tạo, các website cung cấp thông tin. 3.5 Đề ra phƣơng pháp Từ kết quả nghiên cứu trên sau đây là một số ý kiến đề xuất: - Trường cần nâng cao cơ sở vật chất hơn như nâng cao về các phòng thí nghiệm thực hành. - Chương trình đào tạo được nâng cao hơn, đáp ứng phù hợp với năng lực của sinh viên - Cần nâng cao năng lực phục vụ của các phòng ban của phòng ban tào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn cho sinh viên khi giải quyết công việc ở phòng ban. 19 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 22. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1. Silde bài giảng TS. Nguyễn Thị Mai Anh 2. Một số luận văn của một số giảng viên ở các trường đại học 3. Trên internet Phụ lục Bảng câu hỏi điều tra I-THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI 1. Bạn là sinh viên: Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ năm 2. Chuyên ngành bạn đang học: QT Marketing QT Tài chính KT Năng lượng QT Doanh nghiệp 5. QL Công nghiệp 3. Bạn vào ngành học do: Đăng ký nguyện vọng 1 Đăng ký nguyện vọng 2 Do nhà trường tự sắp xếp Từ cao đẳng chuyển hệ Giới tính: Nam Nữ Năm sinh 19……………. II- CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO Bạn vui lòng đánh giá bằng cách khoanh tròn vào ô số cho các nội dung dƣới đây. A – Cơ sở vật chất Rất Đồng ý Không Rất đồng ý đồng ý không A1.Tôi thấy phòng học: đồng ý 1) Rất rộng. 4 3 2 1 2) Thoáng mát. 4 3 2 1 3) Sạch sẽ. 4 3 2 1 4) Bàn ghế đầy đủ, sắp xếp khoa học. 4 3 2 1 5) Đầy đủ ánh sáng. 4 3 2 1 6) Hệ thống quạt điện đầy đủ 4 3 2 1 Rất Đồng ý Không Rất A2.Tôi thấy thư viện: đồng ý đồng ý không đồng ý 1) Phòng đọc và phòng tự học rất rộng. 4 3 2 1 2) Thoáng mát 4 3 2 1 3) Sạch sẽ 4 3 2 1 20 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 23. 4) Thư viện rất yên tĩnh. 4 3 2 1 5) Có nhiều đầu sách để học tập và nghiên 4 3 2 1 cứu. 6) Chất lượng đường truyền internet nhanh. 4 3 2 1 7) Nhân viên thư viện có thái độ phục vụ 4 3 2 1 tận tình. 8) Nhân viên bảo vệ có thái độ nghiêm túc, 4 3 2 1 tôn trọng sinh viên. 9) Việc gửi đồ phiền phức, không thuận 4 3 2 1 tiện. 10) Luôn tìm được đầu sách mà tôi cần. 4 3 2 1 11) Có hệ thống tra cứu và quản lý sách báo 4 3 2 1 bằng công nghệ thông tin hiện đại. A3. Phòng thí nghiệm, thực hành: 1) Xưởng cơ khí máy móc hiện đại. 4 3 2 1 2) Xưởng cơ khí máy hoạt động tốt. 4 3 2 1 3) Xưởng cơ khí có dụng cụ thực hành đầy 4 3 2 1 đủ. 4) Phòng máy vi tính hiện đại. 4 3 2 1 5) Máy tính chạy rất nhanh và ổn định. 4 3 2 1 6) Mỗi sinh viên được sử dụng một máy tính 4 3 2 1 để thực hành. A4. Cơ sở vật chất khác: 1) Sân vận động tích hợp nhiều môn thể thao 4 3 2 1 (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh …) 2) Nhà thi đấu có cơ sở vật chất hiện đại. 4 3 2 1 3) Căng tin thoáng mát, sạch sẽ. 4 3 2 1 4) Nhà để xe rộng rãi. 4 3 2 1 B – Đội ngũ giảng viên Rất Đồng ý Không Rất đồng ý đồng ý không đồng ý 1) Tôi thấy các giảng viên có kiến thức 4 3 2 1 chuyên môn vững vàng. 21 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 24. 2) Tôi thấy phương pháp giảng dạy của các 4 3 2 1 giảng viên rất hiệu quả. 3) Tôi luôn được giảng viên hướng dẫn tận 4 3 2 1 tình khi có vấn đề về học tập. 4) Các giảng viên luôn tôn trọng tôi. 4 3 2 1 5) Các giảng viên luôn lắng nghe ý kiến của 4 3 2 1 tôi. 6) Tôi thấy các giảng viên luôn lên lớp đúng 4 3 2 1 giờ. 7) Tôi thấy điểm kiểm tra công bằng và hợp 4 3 2 1 lý. 8) Các tài liệu bài giảng được giảng viên 4 3 2 1 cung cấp đầy đủ. C – Chƣơng trình đào tạo Rất Đồng ý Không Rất đồng ý đồng ý không đồng ý 1) Chương trình đào tạo theo tín chỉ giúp tôi 4 3 2 1 chủ động trong việc học tập. 2) Các ngành đào tạo cụ thể 4 3 2 1 3) Nội dung các môn học phù hợp với ngành 4 3 2 1 đào tạo. 4) Thời lượng ( tổng số tín chỉ ) của tất cả 4 3 2 1 các môn học trong một kỳ là phù hợp. 5) Ứng dụng được nhiều kiến thức ở những 4 3 2 1 môn đã học vào thực tế. 6) Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh 4 3 2 1 giá kết quả học tập của sinh viên được công bố công khai từ đầu môn học. 7) Các môn học rất thú vị 4 3 2 1 8) Đề thi sát với chương trình môn học 4 3 2 1 D – Năng lực phục vụ Rất Đồng ý Không Rất D1. Phòng đào tạo đại học: đồng ý đồng ý không đồng ý 1) Các cán bộ nhân viên luôn nhiệt tình, vui vẻ, 4 3 2 1 tôn trọng sinh viên. 22 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN
  • 25. 2) Các khiếu nại của tôi luôn được giải quyết 4 3 2 1 nhanh chóng và thỏa đáng. 3) Tôi đóng học phí một cách dễ dàng( nhanh 4 3 2 1 chóng, không phải chờ đợi) 4) Tôi thấy mức đóng học phí hiện giờ là thấp 4 3 2 1 D2. Khoa Kinh tế & Quản lý: 1) Các cán bộ phòng ban của khoa Kinh tế & 4 3 2 1 Quản lý rất nhiệt tình, tôn trọng sinh viên 2) Mọi thông tin của trường của khoa được cập 4 3 2 1 nhật thường xuyên đến sinh viên D3. Website của trường 1) Tôi thấy thông tin đăng tải trên website luôn 4 3 2 1 được cập nhật liên tục. 2) Tốc độ truy cập vào trang web nhanh. 4 3 2 1 3) Tôi thấy việc đăng ký môn học trên trang 4 3 2 1 www.sis.hut.edu.vn dễ dàng, thuận tiện. 4) Điểm đánh giá học tập được cập nhật thường 4 3 2 1 xuyên, chính xác. E - Đánh giá chung Rất Đồng ý Không Rất đồng ý đồng ý không đồng ý Tôi rất hài lòng với ngành tôi đang theo học 4 3 2 1 23 ©copyright Nguyễn Chí Thanh-ĐHBKHN