SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ BÉ PHƢƠNG
ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT
BỆNH VIỆN THUỘC TP. HCM
NĂM 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ BÉ PHƢƠNG
ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT
BỆNH VIỆN THUỘC TP. HCM
NĂM 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn:
Hướng dẫn 2 Hướng dẫn 1
Nguyễn Thành Luân Đỗ Văn Dũng
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Khóa luận này không có bất kỳ số liệu, văn bản,
tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp
nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng không có sô liệu, văn
bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Sinh viên
Nguyễn Thị Bé Phƣơng
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG/HÌNH/ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN.................................................................................... 5
Định nghĩa , khái niệm................................................................................ 5
1.1
1.1.1 Văn hóa an toàn- Safety Culture ........................................................ 5
1.1.2 An toàn ngƣời bệnh- Patient Safety ................................................... 5
1.1.3 Văn hóa an toàn ngƣời bệnh- Patient safety culture ........................ 7
1.1.4 Các khái niệm khác.............................................................................. 8
Tổng quan các nghiên cứu ......................................................................... 9
1.2
1.2.1 Trên Thế Giới ....................................................................................... 9
1.2.2 Tại Việt Nam....................................................................................... 18
Lịch sử thang đo........................................................................................ 19
1.3
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 19
Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 20
2.1
Thời gian- Địa điểm .................................................................................. 20
2.2
Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 20
2.3
2.3.1 Dân số mục tiêu:................................................................................. 20
2.3.2 Dân số chọn mẫu:............................................................................... 20
Cỡ mẫu....................................................................................................... 20
2.4
Tiêu chí chọn mẫu..................................................................................... 21
2.5
2.5.1 Tiêu chí chọn vào................................................................................ 21
2.5.2 Tiêu chí loại ra.................................................................................... 21
Thu thập dữ kiện....................................................................................... 21
2.6
2.6.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện......................................................... 21
2.6.2 Công cụ thu thập dữ kiện .................................................................. 24
Liệt kê định nghĩa các biến số.................................................................. 25
2.7
Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu.............................................. 26
2.8
2.8.1 Phƣơng pháp quản lý số liệu............................................................. 26
2.8.2 Phƣơng pháp phân tích thống kê...................................................... 26
Kiểm soát sai lệch...................................................................................... 27
2.9
2.9.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................... 27
2.9.2 Kiểm soát sai lệch thông tin............................................................... 27
Y đức....................................................................................................... 27
2.10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ........................................................................................ 28
Đánh giá thang đo ..................................................................................... 28
3.1
3.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ của 12 khía cạnh VHATNB .............. 28
3.1.2 Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC ................. 29
Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình................................... 34
3.2
3.2.1 Mô tả đặc tính dân số......................................................................... 34
3.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh.......... 36
3.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh ............................................... 37
3.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh..................... 42
3.2.5 Phân tích đa biến................................................................................ 44
Chƣơng 4. BÀN LUẬN...................................................................................... 46
Đánh giá thang đo ..................................................................................... 46
4.1
4.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ .............................................................. 46
4.1.2 Đánh giá tính giá trị ........................................................................... 46
Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình................................... 48
4.2
4.2.1 Mô tả đặc tính dân số......................................................................... 48
4.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh.......... 51
4.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh ............................................... 51
4.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh..................... 53
Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài................................................ 56
4.3
4.3.1 Điểm mạnh của nghiên cứu............................................................... 56
4.3.2 Điểm hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 56
Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài........................................ 57
4.4
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 VÀ PHỤ LỤC 2
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ Agency for Healthcare Research and Quality Cục nghiên cứu và quản lý chất
lượng y tế
ATNB An toàn người bệnh
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
HSOPSC Hospital Survey On Patient Safety Culture Khảo sát văn hóa an toàn người
bệnh tại bệnh viện
NB Người bệnh
NCC
MERP
Index
The National Coordinating Council for
Medication Errors Reporting and Prevention
Hội Đồng Điều phối Quốc Gia về
ngăn ngừa và báo cáo sự cố liên
quan đến thuốc.
NV Nhân viên
NHS National Health Service Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VHATNB Văn hóa an toàn người bệnh
WHO World Health Organization Tổ chức Y Tế Thế Giới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH
Bảng 3.1. Giá trị hệ số alpha của 12 khía cạnh VHATNB .............................. 28
Bảng 3.2. Giá trị phƣơng sai của các nhân tố ban đầu.................................... 29
Bảng 3.3. Giá trị phƣơng sai của nhân tố (Eigenvalue) và giá trị hệ số alpha
(Cronbach’s Alpha)................................................................................................ 31
Bảng 3.4. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) .................................................... 31
Bảng 3.5. Đặc tính dân số ................................................................................... 34
Bảng 3.6. Nhóm chức danh, chức danh............................................................. 35
Bảng 3.7. Điểm an toàn ngƣời bệnh trung bình............................................... 36
Bảng 3.8. Quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi.................. 37
Bảng 3.9. Làm việc theo nhóm trong khoa ....................................................... 38
Bảng 3.10. Sai sót và động lực báo cáo sai sót................................................. 39
Bảng 3.11. Làm việc theo nhóm giữa các khoa............................................... 39
Bảng 3.12. Tần số sự kiện đƣợc báo cáo.......................................................... 40
Bảng 3.13. Điểm số VHATNB trung bình của 5 khía cạnh văn hóa............. 41
Bảng 3.14. Điểm VHATNB trung bình của 3 nhóm cấp độ........................... 41
Bảng 3.15. Tƣơng quan Spearman điểm số an toàn ngƣời bệnh với điểm số
văn hóa an toàn của từng khía cạnh ..................................................................... 42
Bảng 3.16. Tƣơng quan Spearman điểm số an toàn ngƣời bệnh với điểm số
văn hóa an toàn của 3 cấp độ................................................................................. 43
Bảng 3.17. Tƣơng quan Spearman giữa điểm số an toàn ngƣời bệnh trung
bình với đặc tính dân số ......................................................................................... 44
Bảng 3.18. Mô hình đa biến .............................................................................. 45
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis)................................. 30
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các mức độ an toàn ngƣời bệnh của bệnh viện.................... 36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn người bệnh hiện đang là một vấn đề đáng quan tâm ở các nước trên
thế giới. WHO ước tính rằng hàng chục triệu người bệnh trên toàn thế giới chịu
đựng chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong mỗi năm, nguyên nhân trực tiếp do
thực hành y tế không an toàn và chăm sóc.[56] Ước tính từ hai nghiên cứu lớn tại
Mỹ, có ít nhất 44.000 người tử vong trong bệnh viện mỗi năm như là một kết quả
của sai sót y khoa mà có thể ngăn ngừa. Tử vong do sai sót y khoa có thể ngăn ngừa
được vượt qua số tử vong do tai nạn xe cộ (43.458), ung thư vú (42.297) hoặc AIDS
(16.516).[16] Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng các qui trình để nâng
cao chất lượng cùng với sự an toàn trong chăm sóc sức khỏe của bệnh viện.[4] Ở
Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BYT triển khai “chương
trình đào tạo an toàn người bệnh” cho nhân viên y tế dựa trên các khuyến cáo và
hướng dẫn cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới.[2] [4]
An toàn người bệnh (ATNB) được định nghĩa theo WHO là làm giảm hết
mức có thể nguy cơ gây tổn hại không cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế.[4]
Theo Viện Y Học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) định nghĩa an toàn người bệnh
chú trọng các yếu tố: ngăn ngừa những sai sót, học hỏi từ những sai sót đã xảy ra và
được xây dựng trên một nền “văn hóa an toàn” có liên quan đến các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe, tổ chức và những người bệnh.[44] Một nền văn hóa an toàn là
nơi các nhân viên trong một tổ chức có nhận thức liên tục và tích cực về những sai
sót tiềm tàng. Cả nhân viên và tổ chức có thể thừa nhận những sai lầm, học hỏi từ
nó và hành động để chỉnh đốn lại mọi việc.[40] Nâng cao “văn hóa an toàn” trong
chăm sóc sức khỏe là một thành phần thiết yếu của việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu
các lỗi và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe.[9]
Năm 2004, Cục nghiên cứu và quản lý chất lượng y tế của Hoa Kỳ (AHRQ-
Agency for Healthcare Research and Quality) đã phát hành bộ câu hỏi khảo sát văn
hóa an toàn người bệnh (Hospital Survey On Patient Safety Culture - HSOPSC) để
giúp các bệnh viện đánh giá văn hóa an toàn trong các cơ sở của họ và nó được sử
dụng trên hàng trăm bệnh viện khắp Hoa Kỳ và Thế giới.[7] HSOPSC được chứng
minh rằng có thể được sử dụng để xác định thành phần của nền văn hóa cần phải cải
thiện, nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn, đánh giá hiệu quả của các can thiệp
2
an toàn người bệnh theo thời gian, và tạo ra các tiêu chuẩn cho các bệnh viện nhỏ
nhất của quốc gia.[29] HSOPSC không chỉ khảo sát văn hóa an toàn ở phạm vi bệnh
viện mà cả ở phạm vi từng khoa trong bệnh viện, nó đã được chứng minh và sử
dụng qua nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Hà
Lan, Đài Loan.[12] [39] [31] [41] [54] [49] [19]
Tại Việt Nam bộ câu hỏi HSOPSC đã được sử dụng trong nghiên cứu tại Nhi
Đồng 1, tuy nhiên chưa được chuẩn hóa. Một nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ đã
thực hiện đánh giá tính tin cậy nội bộ và giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC,
nhưng đây là một bệnh viện chuyên khoa Sản, do đó nó sẽ có những sai sót đặc
trưng của bệnh viện chuyên khoa. Trong khi đó, bệnh viện nghiên cứu khảo sát là
một bệnh viện đa khoa, vì vậy nghiên cứu muốn chuẩn hóa lại thang đo. Do đó, một
mục tiêu của nghiên cứu này là “Xác định tính giá trị cấu trúc và độ tin cậy nội bộ
của bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trên nhân viên y tế tại một
bệnh viện TP. Hồ Chí Minh năm 2016”. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm
bằng chứng rằng bộ công cụ HSOPSC đáng tin cậy, có giá trị và phù hợp với ngữ
cảnh tại Việt Nam.
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về điểm số văn hóa an toàn người
bệnh, nên chưa biết được điểm số văn hóa an toàn người bệnh hiện tại là như thế
nào? Do đó, cần phải xác định điểm số văn hóa an toàn người bệnh hiện tại. Bên
cạnh đó để thiết lập chương trình can thiệp nhằm nâng cao chất lượng an toàn người
bệnh, cần phải đánh giá mối tương quan giữa các khía cạnh văn hóa an toàn người
bệnh với điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện. Vì vậy, mục
tiêu tiếp theo của nghiên cứu này là “Đánh giá điểm số văn hóa an toàn người
bệnh trung bình và xác định các yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh
trung bình chung của bệnh viện, dựa trên đánh giá của nhân viên y tế ở một
bệnh viện tại TPHCM 2016.”. Kết quả khảo sát sẽ giúp bệnh viện có cái nhìn tổng
quát về văn hóa an toàn người bệnh tại cơ sở, biết được những yếu tố tác động đến
điểm số an toàn người bệnh để có kế hoạch cải thiện và chương trình hành động tiếp
theo.
3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
THÔNG TIN NỀN
 Giới
 Tuổi
 Số năm làm việc tại bệnh viện
 Số năm đã làm việc tại Khoa
 Tập huấn về An toàn người bệnh
 Chức danh
 Số giờ làm việc mỗi tuần
 Số bệnh nhân chăm sóc mỗi ngày
ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN
TRUNG BÌNH
 Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản
hồi, thông tin về lỗi
 Làm việc theo nhóm trong khoa
 Sai sót và động lực báo cáo sai sót
 Làm việc theo nhóm giữa các khoa
 Tần số của sự kiện được báo cáo
ĐIỂM AN TOÀN
NGƢỜI BỆNH
TRUNG BÌNH
4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Bộ câu hỏi HSOPSC khi khảo sát ở một bệnh viện tại TP.HCM có độ tin
cậy và tính giá trị hay không?
2. Điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình và điểm số an toàn người
bệnh trung bình chung tại một bệnh viện tại TPHCM năm 2016 bằng bao
nhiêu?
3. Các yếu tố nào sẽ tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình
của bệnh viện?
MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Đánh giá tính giá trị cấu trúc và độ tin cậy nội bộ của bộ câu hỏi HSOPSC
dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016.
Đánh giá điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình và xác định các yếu
tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện, dựa
trên đánh giá của nhân viên y tế ở một bệnh viện tại TPHCM 2016.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định giá trị hệ số Alpha của bộ câu hỏi HSOPSC dựa trên đánh giá
của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016.
2. Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC dựa trên đánh giá
của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016.
3. Xác định điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình bằng HSOPSC
dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TPHCM năm
2016.
4. Xác định điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện,
bằng HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở
TPHCM năm 2016.
5. Xác định các yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình
chung tại một bệnh viện ở TPHCM năm 2016.
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
Định nghĩa , khái niệm
1.1
1.1.1 Văn hóa an toàn- Safety Culture
Văn hóa an toàn của một tổ chức là các sản phẩm của giá trị cá nhân và tổ
chức, thái độ, nhận thức, năng lực và mô hình hành vi xác định các cam kết, phong
cách, trình độ, quản lý sức khỏe và an toàn của một tổ chức. Tổ chức với một nền
văn hóa an toàn tích cực được đặc trưng bởi truyền thông được thành lập trên sự tin
tưởng lẫn nhau, bởi nhận thức chung về tầm quan trọng của an toàn và bởi sự tin
tưởng trong hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa.[8]
1.1.2 An toàn ngƣời bệnh- Patient Safety
An toàn người bệnh (ATNB) được định nghĩa theo WHO là làm giảm hết
mức có thể nguy cơ gây tổn hại không cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế.[59]
Theo Viện Y Học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) định nghĩa an toàn người
bệnh chú trọng các yếu tố: ngăn ngừa những sai sót, học hỏi từ những sai sót đã xảy
ra và được xây dựng trên một nền “văn hóa an toàn” có liên quan đến các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe, tổ chức và những người bệnh.[44]
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một cái nhìn tổng quát các vấn đề
về an toàn người bệnh như sau:[57]
1. Nhận thức ngày càng tăng lên về việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho
người bệnh, đây là một yếu tố quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ toàn dân.
2. Ước tính cho thấy trong các nước phát triển nhiều như là 1 trong 10 bệnh
nhân bị tổn hại khi được chăm sóc tại bệnh viện. Các tác hại có thể được
gây ra bởi một loạt các lỗi hoặc các sự cố y khoa không mong muốn.
3. Trong số 100 bệnh nhân nhập viện tại bất kỳ thời điểm nào, 7 bệnh nhân
ở nước phát triển và 10 bệnh nhân ở các nước đang phát triển sẽ bị nhiễm
trùng liên quan đến chăm sóc y tế (HAIS-Healthcare-associated
infections). Hàng trăm triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng trên toàn thế giới
mỗi năm. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa sự nhiễm trùng thì đơn
giản và chi phí thấp, chẳng hạn như vệ sinh tay đúng cách, có thể làm
giảm tần số của nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế hơn 50%.
6
4. Ước tính có khoảng 1,5 triệu thiết bị y tế khác nhau và hơn 10.000 loại
thiết bị có sẵn trên toàn thế giới. Phần lớn dân số thế giới bị từ chối tiếp
cận đầy đủ với các thiết bị y tế an toàn và thích hợp trong hệ thống y tế
của họ. Hơn một nửa trong số các nước có thu nhập trung bình và thấp
không có một chính sách y tế công nghệ quốc gia nào có thể đảm bảo
việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua kế hoạch thích hợp, đánh
giá, mua lại và quản lý các thiết bị y tế.
5. Các chỉ số an toàn tiêm chính xác vào năm 2010 cho thấy sự tiến bộ quan
trọng đã được thực hiện ở tỉ lệ tái sử dụng các thiết bị tiêm (5,5% trong
năm 2010), trong khi mức tăng khiêm tốn đã được thực hiện thông qua
việc giảm số lượng tiêm cho mỗi người mỗi năm (2,88 trong năm 2010).
6. Ước tính có khoảng 234 triệu phẫu thuật được thực hiện trên toàn thế giới
mỗi năm. Chăm sóc phẫu thuật được liên kết với một nguy cơ đáng kể
các biến chứng. Lỗi chăm sóc phẫu thuật đóng góp đáng kể cho gánh
nặng của bệnh mặc dù thực tế rằng 50% các biến chứng liên quan đến
chăm sóc phẫu thuật là có thể phòng tránh được.
7. Khoảng 20% - 40% tất cả các chi phí y tế đang bị lãng phí do chăm sóc y
tế kém chất lượng. Nghiên cứu an toàn cho thấy chi phí nhập viện bổ
sung, kiện tụng, nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, tàn tật, mất năng suất
và y tế ở một số nước nhiều như 19 tỉ đôla hàng năm. Những lợi ích kinh
tế của việc cải thiện an toàn người bệnh là do đó đã thu hút.
8. Ngành công nghiệp có nguy cơ cao được nhận thức như hàng không và
ngành công nghiệp hạt nhân có hồ sơ an toàn hơn nhiều so với dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Có 1 trong 1.000.000 cơ hội của một khách du lịch bị
tổn hại trong khi trên máy bay. Trong khi đó, có một 1 trong 300 cơ hội
của một bệnh nhân bị tổn hại trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
9. Kinh nghiệm của người dân và các quan điểm là nguồn tài nguyên có giá
trị để xác định nhu cầu, đánh giá tiến độ và đánh giá kết quả.
10.Bệnh viện và đối tác bệnh viện đã cải thiện an toàn và chất lượng chăm
sóc bệnh nhân bằng việc trao đổi chuyên môn giữa các nhân viên y tế
trong một số thập kỷ qua. Các đối tác này cung cấp một kênh cho bi-
7
directional cho việc học về an toàn người bệnh và hợp tác phát triển các
giải pháp trong phát triển nhanh hệ thống y tế toàn cầu.
Tổ chức NHS đã xuất bản tài liệu Bảy bước cho an toàn người bệnh năm
2004 từ các nghiên cứu ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand và Đan Mạch. Tài liệu này
hướng dẫn chi tiết để thực hành tốt về an toàn người bệnh, bao gồm: xây dựng một
nền văn hóa an toàn và quản lý, báo cáo và học hỏi từ các sự cố an toàn của người
bệnh. NHS đặt ra bảy bước để cải thiện an toàn người bệnh:[40]
1. Xây dựng văn hóa an toàn
2. Quản lý và hỗ trợ nhân viên
3. Kết hợp hoạt động quản lý rủi ro của bạn
4. Thúc đẩy việc báo cáo
5. Tham gia và giao tiếp với bệnh nhân và mọi người
6. Học hỏi và chia sẻ những bài học về an toàn
7. Thực hiện các giải pháp để ngăn chặn thiệt hại
1.1.3 Văn hóa an toàn ngƣời bệnh- Patient safety culture
Một nền văn hóa an toàn là nơi các nhân viên trong một tổ chức có nhận thức
liên tục và tích cực về những sai sót tiềm tàng. Cả nhân viên và tổ chức có thể thừa
nhận những sai lầm, học hỏi từ nó và hành động để chỉnh đốn lại mọi việc.[40]
Văn hóa an toàn người bệnh: là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao
mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ
thống quản lý an toàn mạnh mẽ:[58]
1. Văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị
cho người bệnh, bác sĩ và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách
nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân và khách đến
thăm.
2. Văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và hoạt động.
3. Văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải
quyết các vấn đề an toàn.
4. Văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố.
5. Văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để
duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn.
8
Cox và Cox định nghĩa văn hóa an toàn như bộ sưu tập của thái độ, niềm tin,
nhận thức, và các giá trị mà nhân viên chia sẻ liên quan đến an toàn.[21]
Tương tự như vậy, Nieva & Sorra định nghĩa văn hóa an toàn người bệnh
như các sản phẩm của các giá trị cá nhân và nhóm, thái độ, nhận thức, năng lực, và
mô hình của hành vi đó xác định các cam kết, và các phong cách và trình độ quản lý
an toàn của tổ chức.[42]
Một tổ chức với một “văn hóa an toàn” là cởi mở và công bằng với nhân viên
khi có sự cố xảy ra, học từ những sai lầm, và thay vì đổ lỗi cá nhân mà sẽ là nhìn
vào những gì đã xảy ra trong hệ thống.[21] [42]
1.1.4 Các khái niệm khác
Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy định
không phù hợp.[58]
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người
bệnh.[58]
Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng có
hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn
tật và chết người.[58]
Sự cố y khoa không mong muốn – Medical Adverse Events
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế
(khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc,
sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa
và không thể phòng ngừa.[58]
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn
gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường
sự cố y khoa không mong muốn, các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm
tiêu chí.[22]
1. Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng.
2. Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện.
3. Sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong
bảng phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I theo phân loại
9
theo NCC MERP Index, bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương
vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người.
Tổng quan các nghiên cứu
1.2
1.2.1 Trên Thế Giới
1.2.1.1 Lịch sử vấn đề
 An toàn ngƣời bệnh
Năm 1956 tác giả Manner công bố bài báo về Chất lượng dịch vụ chăm sóc
bệnh nhân thông qua chương trình an toàn của bệnh viện.[38] Năm 1965 tác giả
Lambertsen cho rằng các chương trình an toàn người bệnh nên tập trung vào tác
nhân gây ra hơn là biến cố.[35] Năm 1996 đạo luật về an toàn người bệnh được
thông qua và phổ biến.[5] Đạo luật này có thể làm gia tăng tiêu chuẩn chất
lượng.[6]
Trong tháng 10 năm 2004, WHO đưa ra một chương trình an toàn người
bệnh trong sự đáp ứng với một Nghị quyết Hội đồng Y tế Thế giới (2002) đôn đốc
WHO và các nước thành viên dành sự chú ý gần nhất có thể cho vấn đề an toàn
người bệnh. Sự thành lập chương trình này nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn
người bệnh là một vấn đề y tế toàn cầu.[16]
Mức độ Mô tả
Mức độ nguy
hại
A Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót
Không nguy hại
cho NB
B Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB
C Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại
D Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi
E Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm thời
đòi hỏi can thiệp chuyên môn
Nguy hại cho
NB
F Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc kéo
dài ngày nằm viện
G Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn
H Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống NB
I Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong
10
 Văn hóa an toàn ngƣời bệnh
Các khái niệm về văn hóa an toàn xuất hiện từ các nghiên cứu tập trung vào
phòng ngừa tai nạn và an toàn với độ tin cậy cao, các nghành công nghiệp lỗi
nghiêm trọng như hàng không, hóa chất và các nhà máy điện hạt nhân, và sản
xuất.[52] [14] [33] [34] [61]
Để thực hiện những cải tiến về an toàn người bệnh, điều quan trọng là cho
các tổ chức y tế để đánh giá tình trạng của nền văn hóa hiện có của họ về an toàn
người bệnh và xác định các lĩnh vực ưu tiên để nhắm mục tiêu để cải thiện.[42]
Trong khi một số công cụ điều tra văn hóa tổ chức định lượng đã được phát triển và
sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe [46] họ có xu hướng để đo lường một
loạt các chiều kích văn hóa nói chung mà không có một mục tiêu cụ thể về an toàn
người bệnh. Do đó, một số cuộc điều tra đặc biệt đánh giá văn hóa an toàn người
bệnh đã xuất hiện.[47] [48] và đánh giá so sánh một số các cuộc điều tra đã được
công bố.[20] [10]
1.2.1.2 Các nghiên cứu về an toàn người bệnh
Tình hình an toàn bệnh nhân trên thế giới hiện nay vẫn là một vấn đề gây
quan ngại sâu sắc. Vì số liệu về mức độ và tính chất của các sai sót và biến cố bất
lợi thu thập được ngày càng rộng rãi, thực tế cho thấy là chăm sóc sức khỏe không
an toàn là một đặc điểm của hầu như mọi khía cạnh của hoạt động chăm sóc sức
khỏe. Rất nhiều người Mỹ bị ảnh hưởng bởi sai sót y khoa. Hai nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn về các người bệnh nội trú, một tại New York sử dụng dữ liệu năm 1984 và
một tại Colorado và Utah sử dụng dữ liệu năm 1992 đã cho thấy rằng tỉ lệ phần trăm
số người bệnh nhập viện phải chịu một tai biến, trong định nghĩa là các thương tổn
do y tế gây ra, lần lượt là 2,9 và 3,7 phần trăm. Tỉ lệ số tai biến do sai sót (nghĩa là
các tai biến vốn có thể ngăn chặn được) là 58% tại New York và 53% tại Colorado
và Utah.[53]
Các tai biến có thể ngăn chặn được là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử
vong tại Hoa Kỳ. Khi khái quát hóa cho hơn 33,6 triệu lượt nhập viện tại các bệnh
viện Hoa Kỳ trong năm 1977, các kết quả nghiên cứu ám chỉ rằng tối thiểu là
44.000 và có thể lên đến 98.000 người Mỹ chết mỗi năm do các sai sót y khoa.[18]
11
Tử vong do các tai biến vốn ngăn ngừa được vượt qua số tử vong do tai nạn xe cộ
(43.458), ung thư vú (42.297) hoặc AIDS (16.516).[17]
Đo lường an toàn người bệnh trong các quốc gia mới và đang phát triển; một
tổng quan y văn: Sử dụng cơ sở dữ liệu Medline năm 1998 đến năm 2007, chúng tôi
xác định và xem xét lại 23 bài báo tiếng Anh đo lường về an toàn người bệnh ở các
nước mới và đang phát triển. Kết quả xem xét bao gồm 12 nghiên cứu hồi tố đo an
toàn người bệnh và 11 nghiên cứu hồi cứu đo an toàn. Kết quả cho thấy việc đo
lường về an toàn người bệnh ở các nước mới và đang phát triển là không thường
xuyên và hạn chế trong phạm vi.[15]
Một nghiên cứu khác ở các nước đang phát triển: đánh giá tần số và tính
chất của sự cố không mong muốn đến bệnh nhân tại các bệnh viện được lựa chọn,
trong các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi hoặc đang phát triển. Nghiên cứu
xem xét hồ sơ bệnh án truy nhập viện trong suốt năm 2005 tại tám quốc gia. Lấy
mẫu thuận tiện tại 26 bệnh viện, tổng là 15.548 hồ sơ bệnh nhân ngẫu nhiên được
lấy. Sau đó sẽ có hai giai đoạn sàng lọc: Sàng lọc ban đầu dựa trên 18 tiêu chí rõ
ràng; Hồ sơ mà đủ tiêu chí sau đó được xem xét bởi một bác sĩ cấp cao để xác định
sự kiện bất lợi, phòng ngừa của nó và khuyết tật từ kết quả. Trong số 15.548 hồ sơ
xem xét, 8,2% cho thấy ít nhất một sự kiện bất lợi, với một phạm vi từ 2,5% đến
18,4% ở mỗi nước. Trong những sự kiện đó, 83% được đánh giá là có thể phòng
ngừa được, trong khi khoảng 30% có liên quan đến cái chết của bệnh nhân. Khoảng
34% sự kiện bất lợi là từ lỗi điều trị trong các tình huống lâm sàng tương đối không
phức tạp. Đào tạo và giám sát không đầy đủ của nhân viên y tế hoặc không tuân
theo chính sách hoặc các giao thức góp phần dẫn đến hầu hết các sai sót.[60]
Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật phẫu thuật là đáng kể và ngày càng tăng. Kết
quả là, vai trò quan trọng của chăm sóc phẫu thuật cần thiết và gây mê an toàn ở các
nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là được sự quan tâm. Quan trọng hơn,
sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận phẫu thuật cần thiết và gây mê an toàn tồn
tại. Nghiên cứu về những thách thức an toàn người bệnh ở các nước có thu nhập
thấp và thu nhập trung bình: đã tóm tắt những kiến thức hiện tại xung quanh cuộc
khủng hoảng toàn cầu về khả năng gây mê không đầy đủ và rào cản đối với sự an
toàn của bệnh nhân. Cho thấy những thách thức lớn về an toàn người bệnh bao
12
gồm: thiếu các nhà cung cấp gây mê được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng đầy đủ, trang
thiết bị, màn hình, các loại thuốc, oxy, và các sản phẩm máu, và không có số liệu có
ý nghĩa để hướng dẫn các chính sách và chương trình.[51]
Một tổng quan y văn hệ thống về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc
y tế trong các nước đang phát triển tại Đông Nam Á: dữ liệu tổng hợp từ các tiêu đề
và tóm tắt các ấn phẩm giữa năm 1990 và 2014 đã được sàng lọc bởi hai người và
kiểm tra lại bởi người thứ ba. Kết quả thể hiện rằng bốn vấn đề liên quan đến an
toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế đươc nêu ra trong 33 ấn phẩm, đó
là:[45]
1. Các nguy cơ lây nhiễm bệnh trong giao hàng y tế
2. Sai sót liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc
3. Chất lượng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ
và trẻ sơ sinh
4. Chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện
Và việc nghiên cứu tỉ lệ quy mô lớn là cần thiết để xác định đầy đủ các vấn
đề về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát
triển ở Đông Nam Á.[45]
1.2.1.3 Các nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh
(với bộ câu hỏi HSOPSC)
CÁC NGHIÊN CỨU TỈ LỆ
Trong nhiều nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, cho thấy học tập tổ chức
và cải tiến liên tục có giá trị trung bình điểm số tích cực cao nhất trong 12 khía cạnh
của nền văn hóa an toàn. Như nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Cairo, Ai Cập, mẫu
đại diện của 510 bác sĩ, y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên và người lao động trong các
ngành khác nhau có điểm số tích cực về khía cạnh học tập tổ chức và cải thiện liên
tục là 78,2%. Tỉ lệ phản ứng tích cực ở khía cạnh này là 88% và cũng là cao nhất
trong nghiên cứu từ 32 bệnh viện tại 15 thành phố trên khắp Trung Quốc, bao gồm
các bác sĩ đa khoa và y tá.[36] [41] Trong nghiên cứu tại Cairo, Ai Cập nhấn mạnh
sự cần thiết phải nâng cao văn hóa an toàn người bệnh trong số các nhà cung cấp
chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Đại học Ain Shams. Nghiên cứu này đánh giá nhận
thức của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe "của nền văn hóa an toàn người
13
bệnh” trong tổ chức và xác định các yếu tố đó đã đóng một vai trò trong nền văn
hóa an toàn cho bệnh nhân. Giá trị trung bình điểm số tích cực cao tiếp theo trong
số 12 khía cạnh là làm việc theo nhóm trong khoa (58,1%). Điểm số trung bình thấp
nhất là khía cạnh của phản ứng không trừng phạt lỗi (19,5%). Văn hóa an toàn
người bệnh vẫn có nhiều khu vực cải tiến mà cần đánh giá liên tục và giám sát để
đạt được một môi trường an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.[36] Ở nghiên
cứu tại Trung Quốc có 1160 nhân viên y tế chăm sóc người Trung Quốc bao gồm
các bác sĩ đa khoa và y tá. Tổng cộng có 1500 câu hỏi đã được phát ra, trong đó
năm 1160 đã được trả lời một cách hợp lệ (tỉ lệ đáp ứng 77%). Có ba chiều trong đó
tỉ lệ phản ứng tích cực ít hơn 60% như nhận thức chung về an toàn người
bệnh (55%), phản hồi & truyền thông về lỗi (50%), và nhân sự (45%). Tỉ lệ đáp ứng
tích cực đối với phần còn lại của 12 khía cạnh dao động từ 36% đến 89%.[41]
Nhiều nghiên cứu thì thấy rằng tỉ lệ đánh giá tích cực cao nhất trong 12 khía
cạnh là làm việc nhóm trong khoa dao động từ 70-76% và tỉ lệ đánh giá tích cực
thấp nhất là phản ứng không trừng phạt lỗi, có tỉ lệ từ 18-36%. Điều này thấy trong
nghiên cứu cắt ngang tại thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ; nghiên cứu tại 42 bệnh
viện ở Đài Loan; và cuộc điều tra tại các bệnh viện của Bỉ.[13] [19] [28] Trong
nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện tại 12 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu,
bao gồm có 54 (30%) bác sĩ đa khoa tham gia, 48 (27%) các y tá, 51 (28%) là nữ hộ
sinh và 27 (15%) là cán bộ y tế. Kết quả điểm số tổng thể trung bình của nhận thức
tích cực về văn hóa an toàn người bệnh trong các đơn vị y tế cơ sở là 46 ± 20 (KTC
95% từ 43-49). Ngoài hai khía cạnh nêu ở trên, thì tỉ lệ đánh giá tích cực về các khía
cạnh khác là: nhận thức chung về an toàn (59%), tần số của báo cáo sự kiện (12%).
Nghiên cứu cũng đưa ra vấn đề báo cáo lỗi đã không thường xuyên với 87% trong
số các bác sĩ, 92% của các y tá và 91% nhân viên y tế khác, cho thấy rằng họ đã
không báo cáo hoặc cung cấp thông tin phản hồi về lỗi. Theo nhà nghiên cứu,
nghiên cứu này có một số hạn chế: nó được thực hiện chỉ trong khu vực đô thị, bao
gồm các tổ chức y tế cơ sở nông thôn, phạm vi của nó nên được mở rộng thêm.[13]
Nghiên cứu tại Đài Loan có tỉ lệ đáp ứng tích cực trung bình tổng thể cho 12 khía
cạnh văn hóa an toàn người bệnh của cuộc khảo sát HSOPSC là 64%. Kết quả cho
thấy các nhân viên bệnh viện ở Đài Loan cảm thấy tích cực đối với văn hóa an toàn
14
người bệnh trong tổ chức của họ. Khía cạnh nhận được tỉ lệ phản hồi tích cực cao
nhất là "Làm việc nhóm trong khoa". Các khía cạnh với tỉ lệ thấp nhất của phản ứng
tích cực là "Nhân sự". Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa Đài Loan và
Mỹ trong ba chiều, bao gồm cả "Phản hồi và truyền thông về lỗi", "Cởi mở truyền
thông", và "Tần số của sự kiện báo cáo".[19] Cuộc điều tra tại các bệnh viện của Bỉ
thì được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2005, có 2.813 y tá và trợ lý, 462
bác sĩ, 397 vật lý trị liệu, phòng thí nghiệm và X quang, nhân viên xã hội và 64
dược sĩ và dược trợ lý. Tỉ lệ đánh giá tích cực các khía cạnh khác dao động từ 35-
40%.[28]
Một cuộc khảo sát cắt ngang và mô tả của một nền văn hóa an toàn cũng
được tiến hành tại 20 đơn vị lâm sàng ở Pháp. Tỉ lệ phản ứng tổng thể là 65%. Các
khía cạnh kém phát triển của văn hóa an toàn đã được xác định là phản ứng không
trừng phạt về lỗi, nhân sự, hỗ trợ quản lý cho an toàn người bệnh, bàn giao, và
chuyển tiếp.[43]
Mỹ là quốc gia phát triển bộ công cụ HSOPSC, vì vậy có nhiều nghiên cứu
về văn hóa an toàn người bệnh tại Mỹ qua các năm. Dựa trên dữ liệu từ 1.128 bệnh
viện Mỹ, khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện: 2012 Báo cáo cơ sở dữ
liệu so sánh người dùng đã cung cấp kết quả ban đầu rằng các bệnh viện có thể sử
dụng để so sánh văn hóa an toàn người bệnh của họ với các bệnh viện khác của Mỹ.
Ngoài ra, bản báo cáo năm 2012 trình bày kết quả cho thấy sự thay đổi theo thời
gian cho 650 bệnh viện có gửi dữ liệu nhiều hơn một lần. Báo cáo bao gồm một mô
tả tường thuật của những phát hiện và bốn phụ lục, trình bày dữ liệu theo các đặc
điểm bệnh viện và đặc điểm người trả lời cho các bệnh viện cơ sở dữ liệu tổng thể
và riêng biệt cho 650 bệnh viện có xu hướng. Các bệnh viện trong cơ sở dữ liệu
năm 2012 được chia thành hai loại: 508 bệnh viện từ báo cáo cơ sở dữ liệu trước đó
mà vẫn còn được bao gồm trong báo cáo năm 2012; 620 bệnh viện có gửi dữ liệu
cho báo cáo năm 2012. Tỉ lệ đáp ứng của bệnh viện trung bình là 53 phần trăm, với
trung bình 503 cuộc khảo sát hoàn thành mỗi bệnh viện. Kết quả báo cáo cho thấy
rằng “làm việc theo nhóm trong khoa có 80% phản ứng tích cực- mức độ mà nhân
viên hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng nhau với, và làm việc cùng nhau như một đội. Các
khía cạnh "kỳ vọng giám sát và hành động thúc đẩy an toàn", “học tập tổ chức –cải
15
tiến liên tục”, và “hỗ trợ quản lý về an toàn bệnh nhân” đều có phản ứng tích cực
trên 70%, cụ thể tỉ lệ phản ứng tích cực của 3 khía cạnh lần lượt là 75%, 72% và
72%. Cho thấy rằng tại các bệnh viện trong báo cáo các giám sát, quản lý xem xét
lời đề nghị nhân viên để cải thiện an toàn người bệnh, nhân viên được khen ngợi khi
làm đúng theo quy trình an toàn người bệnh, và không bỏ qua vấn đề an toàn cho
bệnh nhân. Quản lý bệnh viện cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc đẩy an
toàn bệnh nhân và cho thấy rằng sự an toàn của bệnh nhân là một ưu tiên hàng
đầu.[32]
Tại Ả Rập đã thực hiện nhiều nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh,
như các nghiên cứu sau: Lebanon tiến hành ở 68 bệnh viện tư nhân với 6807 người
tham gia vào năm 2010; Một nghiên cứu Ả Rập Saudi năm 2010 tiến hành tại 13
bệnh viện công cộng và tư nhân trong tổng 16 bệnh viện lựa chọn đồng ý tham gia
cùng nghiên cứu; Nghiên cứu ở Palestine tại 11 bệnh viện công cộng năm 2011; và
Nghiên cứu tại một bệnh viện lớn thuộc Riyadh năm 2014.[23] [24] [25] [11]
Kết quả ở các nghiên cứu đều cho thấy “làm việc nhóm trong khoa” và “học
tập của tổ chức, cải thiện liên tục” là có số điểm tích cực cao nhất, lần lượt dao động
từ 71%-82,3% và 62% - 87%. “Không trừng phạt lỗi” (17%-26,8%) và “nhân sự”
(22%-38%) có điểm số tích cực thấp nhất. Sự cố y khoa được báo cáo là một mối
quan tâm chung của các nghiên cứu. Tỉ lệ sự cố y khoa được báo cáo trong 12 tháng
qua của các nghiên cứu ở mức trung bình, dao động từ 43%-59,4% (Ả Rập Saudi
thấp nhất là 43%, cao nhất là 59,4% ở Riyadh). Đa số các nhân viên trong nghiên
cứu có sự tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, tỉ lệ từ 76,1% - 92%. Nghiên cứu tại
Palestine cho thấy điểm số tích cực trung bình ở những nhân viên y tế có tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân cao hơn 2,303 lần so với những nhân viên y tế không tiếp
xúc trực tiếp, có ý nghĩa thống kê (p=0,021).[25]
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy trong phân tích đa biến, nhân viên đã
làm việc hơn 10 năm tại đơn vị hiện tại của họ hiển thị một số nền văn hóa an toàn
người bệnh thấp hơn đáng kể ( p<0,05). Tương tự như vậy, một mối tương quan
tuyến tính nghịch, yếu, có ý nghĩa thống kê đã được tìm thấy giữa điểm văn hóa an
toàn và làm việc nhiều năm bệnh nhân trong đơn vị (r = -0,21, p= 0,011). Không có
16
mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân hoặc giờ làm việc
hàng tuần của nhân viên y tế với tổng số điểm văn hóa an toàn người bệnh.[13]
Kết quả cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể về tám khía cạnh giữa các
bác sĩ và y tá (là làm việc nhóm trong khoa, học tập tổ chức và cải tiến liên tục, hỗ
trợ quản lý về an toàn người bệnh, phản hồi & truyền thông về lỗi, nhận thức chung
về an toàn người bệnh, truyền thông cởi mở, phản ứng không trừng phạt lỗi và nhân
sự, p <0,05). Tỉ lệ đáp ứng tích cực của hai khía cạnh của các y tá đã thấp hơn so
với các bác sĩ. Các khía cạnh khác của y tá là cao hơn so với các bác sĩ.[41]
Tỉ lệ các sự kiện an toàn người bệnh là có liên quan chặt chẽ đến mức trình
độ của các bác sĩ. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể
trong tỉ lệ phản ứng tích cực trên bảy khía cạnh (là làm việc nhóm trong khoa, hỗ
trợ quản lý về ATNB, làm việc nhóm giữa các khoa, phản hồi & truyền thông về
lỗi, nhận thức chung về ATNB, truyền thông cởi mở và phản ứng không trừng phạt
lỗi, p <0,05) đối với người dân, các bác sĩ tham dự, phó giám đốc và các bác sĩ
trưởng. Hơn nữa, tỉ lệ đáp ứng tích cực của các bác sĩ có trình độ cao (bác sĩ trưởng)
trên hai khía cạnh (nhận thức chung về ATNB và phản hồi & truyền thông về lỗi)
cao hơn so với những người có mức độ thấp (người dân), trong khi tỉ lệ phản ứng
tích cực của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe với một mức độ cao về năm khía
cạnh (làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ quản lý về an toàn người bệnh, truyền
thông cởi mở, làm việc nhóm giữa các khoa và phản ứng không trừng phạt về lỗi) là
thấp hơn so với những người có trình độ thấp.[41]
Nghiên cứu tại Palestine cho thấy điểm số tích cực trung bình ở những nhân
viên y tế có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cao hơn 2,303 lần so với những nhân
viên y tế không tiếp xúc trực tiếp, có ý nghĩa thống kê (p=0,021).[25]
BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Một nghiên cứu can thiệp thực hiện qua 2 cuộc điều tra: nghiên cứu trước
thực hiện vào mùa thu 2005 và nghiên cứu sau thực hiện vào mùa xuân 2007. Sử
dụng HSOPSC, văn hóa an toàn được đo bằng 12 kích thước. Kết quả cho thấy có
3.940 và 3.626 cá nhân trả lời tương ứng với các cuộc điều tra đầu tiên và thứ hai
(tốc độ phản ứng tổng thể là 77% và 68% tương ứng). Sau 18-26 tháng thời gian,
khía cạnh có sự cải thiện đáng kể đã được quan sát cho là "hỗ trợ quản lý bệnh viện
17
cho ATNB". Khía cạnh "làm việc nhóm trong khoa" đã nhận được số điểm cao nhất
trong cả hai cuộc điều tra. Không có sự cải thiện và điểm số đôi khi suy giảm trong
các khía cạnh: "bàn giao và chuyển bệnh", "phản ứng không trừng phạt lỗi", và
"nhân sự".[27]
Một chương trình đào tạo trong một ngày đã được phát triển dựa trên các
năng lực cốt lõi của WHO công bố gần đây cho nghiên cứu an toàn người bệnh.
Chương trình tập trung vào an toàn người bệnh trong phẫu thuật, bao gồm các yếu
tố ảnh hưởng như: con người, điều kiện phòng mổ, làm việc theo nhóm, môi trường
và văn hóa an toàn. Tính khả thi, phù hợp và đánh giá sơ bộ của chương trình đã
được tiến hành ở Bogota, Colombia trong tháng 7 năm 2011. Kết quả chương trình
là: 17 trong 30 sinh viên sau đại học từ một loạt các ngành lâm sàng / phi lâm sàng
đăng ký đã tham dự chương trình. Sau chương trình, kiến thức của học viên về an
toàn người bệnh trong phẫu thuật đã cải thiện đáng kể (trung bình trước = 55% so
trung bình sau = 68%, p <0,01), cũng như sự tự tin và sự hiểu biết của họ về các vấn
đề và phương pháp đánh giá nguy cơ an toàn người bệnh và các vấn đề làm việc
theo nhóm (P <0,05). Những kỹ năng quan sát trong việc nhận ra những hành vi an
toàn liên quan đến sử dụng OTA (tức là, chất lượng làm việc nhóm trong khoa)
được cải thiện trên sự đánh giá chất lượng.[30]
Một tổng quan hệ thống này xác định và đánh giá các can thiệp được sử dụng
để thúc đẩy văn hóa an toàn hoặc khía cạnh trong các thiết lập chăm sóc cấp
tính. Các tác giả đã tìm kiếm MEDLINE, CINAHL, PsycINFO, Danh bạ, và
EMBASE để xác định nghiên cứu bằng tiếng Anh có liên quan được công bố từ
tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2012. Họ đã chọn nghiên cứu khảo sát trên
nhân viên y tế thực hành trong môi trường nội trú và bao gồm dữ liệu sau một can
thiệp về thay đổi văn hóa an toàn bệnh nhân hoặc khía cạnh an toàn. Hai người chọn
lọc độc lập từ 3679 nghiên cứu, còn lại 33 nghiên cứu thích hợp trong 35 bài viết.
Sau khi phân tích các nghiên cứu, nhưng kết quả đo được là rất không đồng
nhất. Sức mạnh của bằng chứng là thấp, và hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá
thấp đến chất lượng vừa phải. Trong những giới hạn này, bằng chứng cho thấy sự
can thiệp về cải thiện nhận thức về văn hóa an toàn và có khả năng làm giảm tác hại
của bệnh nhân.[55]
18
1.2.2 Tại Việt Nam
An toàn người bệnh là một trong năm mục tiêu chất lượng mà Hội đồng quản
lý chất lượng – Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã phổ biến và triển khai thực hiện trong
toàn ngành. Khảo sát thực trạng văn hoá an toàn người bệnh của bệnh viện là một
hoạt động khởi đầu không thể thiếu trong cải tiến nâng cao chất lượng bệnh viện,
giúp bệnh viện nắm bắt những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện
liên quan đến an toàn người bệnh.
Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát thực trạng và văn
hóa an toàn người bệnh trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa theo 12 lĩnh
vực liên quan đến chăm sóc người bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh
vực làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích an
toàn người bệnh, thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan đến an toàn người
bệnh. Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh vực như sự phối
hợp giữa các khoa/phòng, phối hợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu
nhân sự, cởi mở trong thông tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố và nhất là “hành
xử không buộc tội khi có sai sót”.[3]
Một nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, luận văn
thạc sĩ năm 2015 của tác giả Trần Nguyễn Như Anh. Kết quả nghiên cứu ghi nhận
dữ liệu như sau: với số mẫu 2.118 nhân viên, trong đó chiếm hơn ½ là điều dưỡng
và nữ hộ sinh, bác sĩ chiếm tỉ lệ 14,4%; và chỉ có khoảng 7 đối tượng khảo sát giữ
chức vụ trưởng/phó khoa/phòng. Hầu hết người trả lời bản câu hỏi có thời gian công
tác tại bệnh viện từ một năm trở lên. Và 50% người tham gia nghiên cứu có mức
thu nhập hàng tháng trung bình từ 8 đến 12 triệu, 30 nhân viên trong khoảng 5 đến
dưới 8 triệu và chỉ 7 nhân viên có mức thu nhập thấp nhất bệnh viện. Số liệu thống
kê của nghiên cứu cho thấy văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất
là lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18
điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản
lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ
khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Phản ứng không
trừng phạt lỗi”.[1]
19
Lịch sử thang đo
1.3
Trên thế giới, một số tổ chức quốc tế thúc đẩy việc thành lập một nền văn
hóa an toàn bệnh nhân: Liên minh Thế giới về an toàn người bệnh, Cơ quan An toàn
người bệnh quốc gia ở Anh, Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng ở Mỹ và Ủy ban
Úc về An toàn và Chất lượng chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu liên quan cũng đã
được tiến hành tại châu Á.[19] [31] Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào đánh giá
các đặc tính tâm lý của HSOPSC đó đã được dịch ra ngôn ngữ riêng của họ (Nhật
Bản, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan).[26] [31] [12] [49]
Năm 2010 một nghiên cứu phân tích tâm lý đa chiều của Cơ quan nghiên cứu
y tế và chất lượng (AHRQ) cuộc khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện,
do tác giả Joann S Sorra và Naomi Dyer thực hiện. Số liệu điều tra từ 331 bệnh viện
của Mỹ với 2.267 đơn vị bệnh viện và 50.513 người trả lời. Phân tích tâm lý khẳng
định bản chất đa chiều của dữ liệu ở cấp độ cá nhân, đơn vị, bệnh viện phân
tích. Kết quả được cung cấp bằng chứng tổng thể hỗ trợ 12 khía cạnh và 42 câu hỏi
thuộc bộ câu hỏi “Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trên bệnh viện” là có tính
chất tâm lý chấp nhận được ở tất cả các cấp độ phân tích, với một vài trường hợp
ngoại lệ.[50]
Những nghiên cứu ở Nhật Bản và Na Uy cho thấy độ tin cậy nội bộ khác
nhau giữa các yếu tố, từ 0,46-0,88, trong đó yếu tố “nhân sự” có độ tin cậy thấp
nhất (0,46 và 0,59 tương ứng).[31] [26] Sự thống nhất nội bộ của một số khía cạnh
trong phiên bản tiếng Ả Rập của HSOPSC thấp hơn so với các khía cạnh ban đầu
trong các nghiên cứu của Mỹ.[23] Trong khi có một số bằng chứng cho thấy các
bản dịch của các HSOPSC là chấp nhận được về độ tin cậy và tốt xây dựng giá
trị.[31] [49] [41] Các nghiên cứu của Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan cũng được sử
dụng để đo lường HSOPSC văn hóa an toàn bệnh nhân ở các quốc gia riêng của
họ.[54] [12] [19]
20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
2.1
 Cắt ngang mô tả
Thời gian- Địa điểm
2.2
 Thời gian: tháng 4-7 năm 2016
 Địa điểm: một bệnh viện tại TP.HCM
Đối tƣợng nghiên cứu
2.3
2.3.1 Dân số mục tiêu:
 Nhân viên y tế tại một bệnh viện thuộc TP. HCM
2.3.2 Dân số chọn mẫu:
 Nhân viên y tế tại một bệnh viện thuộc TP. HCM tại thời điểm
khảo sát
Cỡ mẫu
2.4
 Sử dụng công thức ước lượng trung bình
Trong đó,
• n: cỡ mẫu tối thiểu
• Z: trị số phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì
( )
= 1,96
• α: Xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05)
• : độ lệch chuẩn của biến số cần ước lượng
• d: độ chính xác mong muốn và nghiên cứu mong muốn d = 1/10
( )
 Dự trù 10% mất mẫu: 384 × 0.1 = 38
 Vậy tổng mẫu cần thu thập: 384 + 38 = 422
21
Tiêu chí chọn mẫu
2.5
2.5.1 Tiêu chí chọn vào
 Nhân viên chính thức của bệnh viện đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Các nhân viên y tế đang công tác tại các Khoa/ Phòng có thời gian
làm việc tại Bệnh viện ít nhất 6 tháng.
 Đối tượng bao gồm: Bác sĩ, Điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại
các Khoa nội trú, Kĩ thuật viên trực tiếp tiếp xúc người bệnh và
Dược sĩ.
 Bác sĩ: chọn những bác sĩ trực tiếp thăm khám người bệnh,
ra chẩn đoán và y lệnh điều trị tại các Khoa (danh sách đính
kèm).
 Điều dưỡng: chọn các điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại
các Khoa (danh sách đính kèm).
 Kĩ thuật viên: chọn các kỹ thuật viên trực tiếp tiếp xúc với
người bệnh để thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật.
 Dược sĩ: Chọn các dược sĩ thực hiện công tác chuẩn bị
thuốc cho người bệnh.
2.5.2 Tiêu chí loại ra
 Những phiếu bỏ trống phần thông tin nền, các phần thang đo
 Những phiếu đáp án trả lời đồng ý từ đầu đến cuối phiếu khảo sát
Thu thập dữ kiện
2.6
2.6.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện
 Bƣớc 1: Chọn mẫu phân tầng
Căn cứ vào số lượng các nhóm Bác sĩ, Điều Dưỡng, Dược sĩ, Kĩ thuật viên ở
các khoa khảo sát, xác định tỉ lệ và cỡ mẫu cho từng nhóm đối tượng ở từng khoa.
22
Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG
Tổng
Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ
KHOA LÂM SÀNG
1 Khoa khám bệnh 10 20 0 0 30
2 Khoa Cấp cứu 5 10 0 0 15
3 Khoa Gây mê - Hồi sức 10 30 5 0 45
4 Khoa Phẫu thuật Tim
mạch
5 10 0 0 15
5 Khoa Hồi sức tích cực 5 10 0 0 15
6 Khoa Phẫu thuật Hàm
Mặt - Răng Hàm Mặt
5 10 0 0 15
7 Khoa Nội tim mạch
5 10 0 0 15
8 Khoa Ngoại thần kinh
5 10 0 0 15
9 Khoa Chấn thương chỉnh
hình
5 10 0 0 15
10 Khoa Tiết niệu
5 10 0 0 15
11 Khoa Lồng ngực mạch
máu
5 10 0 0 15
12 Khoa Ngoại Gan Mật
Tụy
5 10 0 0 15
13 Khoa Ngoại Tiêu hóa
5 10 0 0 15
14 Khoa Tạo hình thẩm mỹ
5 10 0 0 15
23
Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG
Tổng
Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ
15 Khoa Tai Mũi Họng
5 10 0 0 15
16 Khoa Mắt
5 10 0 0 15
17 Khoa Hậu môn trực
tràng
5 10 0 0 15
18 Khoa Hô hấp
5 10 0 0 15
19 Khoa Tiêu hóa
5 10 0 0 15
20 Khoa Thần kinh
5 10 0 0 15
21 Khoa Nội tổng hợp -
Phân khoa Nội tiêu hóa
5 10 0 0 15
22 Khoa Lão – CSGN
5 10 0 0 15
KHOA CẬN LÂM SÀNGLÂM SÀNG
1 Khoa Xét nghiệm
5 10 10 0 25
2 Khoa Nội soi
5 10 5 0 20
3 Khoa Thăm dò chức
năng
5 5 5 0 15
4 Khoa Chẩn đoán hình
ảnh
5 10 5 0 20
5 Khoa Dược
0 0 0 20 20
24
Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG
Tổng
Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ
ĐƠN VỊ
1
Đơn vị Hóa trị liệu ung
thư
3 5 0 0 8
2
Đơn vị Can thiệp nội
mạch
2 5 0 0 7
TỔNG CỘNG 145 295 30 20 490
 Bƣớc 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Điều dưỡng trưởng lập danh sách
nhân viên tại mỗi khoa, bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra các đối tượng tham
gia khảo sát.
 Sau khi chọn được đối tượng nghiên cứu, các Khoa cho thực hiện khảo
sát qua bộ câu hỏi tự điền từ 9/5/2016 đến 13/5/2016. Nộp lại: vào ngày
14/5/2016 tại Phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện.
 Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu, tổng số phiếu thu lại là 443 phiếu.
 Những phiếu bỏ trống hoặc điền không đầy đủ phần thông tin nền, các
phần thang đo sẽ lược bỏ. Và những phiếu đáp án trả lời đồng ý từ đầu
đến cuối phiếu khảo sát sẽ không có giá trị nên cũng bị lược bỏ. Tổng số
phiếu lỗi là 49 phiếu.
 Còn 394 phiếu là đủ điều kiện, và chuẩn bị cho việc nhập liệu.
2.6.2 Công cụ thu thập dữ kiện
 Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền HSOPSC ( Hospital Safety On
Patient Survey Culture), được phát triển bởi cơ quan Nghiên cứu và chất
lượng của Hoa Kỳ (Agency for Healthcare Research and Quality) vào
năm 2004.
 Bộ câu hỏi phiên bản tiếng việt được dịch sát nghĩa với bản gốc.
 HSOPSC gồm 42 câu chia thành 12 lĩnh vực, sử dụng thang đo Likert 5
điểm để đánh giá (từ 1 điểm đến 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng
25
và 5 là hoàn toàn đồng) hoặc tần suất (1 là không bao giờ đến 5 là luôn
luôn). Mười hai lĩnh vực khảo sát bao gồm:
 7 lĩnh vực về văn hóa an toàn trong phạm vi từng khoa:
[1] Làm việc nhóm trong khoa (4 câu hỏi)
[2] Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (4 câu hỏi)
[3] Học tập tổ chức– cải tiến liên tục (3 câu hỏi)
[6] Thông tin phản hồi sai sót (3 câu hỏi)
[8] Cởi mở trong thông tin về sai sót (3 câu hỏi)
[10] Nhân lực (4 câu hỏi)
[12] Phản ứng không trừng phạt lỗi (3 câu hỏi)
 3 lĩnh vực về văn hóa an toàn phạm vi toàn bệnh viện:
[4] Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện (3 câu hỏi)
[9] Làm việc nhóm giữa các khoa (4 câu hỏi)
[11] Bàn giao và chuyển bệnh (4 câu hỏi)
 2 lĩnh vực về kết quả liên quan đến ATNB
[5] Nhận thức về ATNB (4 câu hỏi)
[7] Tần suất báo cáo sự cố (3 câu hỏi)
 Thông tin cá nhân gồm: giới, tuổi, số năm làm việc tại bệnh viện, số năm
đã làm việc tại Khoa hiện tại, thời gian làm việc mỗi tuần, chức danh, số
người bệnh tiếp xúc mỗi ngày, tập huấn về an toàn người bệnh.
Liệt kê định nghĩa các biến số
2.7
 Giới tính: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:
 Nam
 Nữ
 Tập huấn về An toàn ngƣời bệnh: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị
 Có
 Không
 Tuổi: là biến định lượng
 Số năm làm việc tại bệnh viện: là biến số định lượng
 Số năm làm việc tại Khoa phòng hiện tại: là biến số định lượng
 Số giờ làm việc mỗi tuần: là biến số định lượng
26
 Số bệnh nhân chăm sóc/tiếp xúc mỗi ngày: là biến số định lượng
 Chức danh: là biến danh định gồm 8 giá trị
 Điều dưỡng cơ sở
 Điều dưỡng trung cấp
 Cử nhân điều dưỡng
 Bác sĩ
 Dược sĩ trung học
 Dược sĩ đại học
 Kỹ thuật viên
 Khác (ghi rõ)
Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu
2.8
2.8.1 Phƣơng pháp quản lý số liệu
 Dữ liệu sau khi được ghi nhận vào phiếu thu thập thông tin của nghiên
cứu thì được kiểm tra xem đã đầy đủ thông tin và được ghi nhận rõ ràng
hay không trước khi được gắn mã số và nhập vào máy tính.
 Các dữ liệu được mã hóa, ví dụ 1 là nam và 0 là nữ để thuận tiện cho việc
nhập và phân tích số liệu.
 Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData phiên bản 3.1, là một phần
mềm miễn phí có chức năng kiểm tra khi nhập dữ liệu để từ đó đảm bảo
tính chính xác của dữ liệu nhập vào. Sau khi hoàn thành việc nhập các
phiếu, dữ liệu điện tử được kiểm tra lại để phát hiện các dữ liệu ngoại lai
(giá trị quá cao hoặc quá thấp so với bình thường) và đảm bảo các dữ liệu
đã được nhập đúng với phiếu bằng giấy.
 Sau đó tập tin dữ liệu được chuyển sang phần mềm phân tích thống kê
Stata, phiên bản 13.
2.8.2 Phƣơng pháp phân tích thống kê
 Thống kê mô tả được thể hiện qua tần số, tỉ lệ phần trăm đối với biến số
định tính (ví dụ: tần số, tỉ lệ các nhóm giới tính, nhóm tập huấn về an
toàn người bệnh, chức danh) và trung bình ± độ lệch chuẩn đối với biến
số định lượng chuẩn (như: tuổi, thời gian làm việc mỗi tuần). Đối với
những biến định lượng không chuẩn thì mô tả là trung vị và khoảng tứ vị
27
(như: số năm làm việc tại bệnh viện, số năm đã làm việc tại khoa,số
người bệnh tiếp xúc mỗi ngày).
 Thống kê phân tích sử dụng hệ số Alpha để đo lường độ tin cậy nội bộ.
Tính giá trị sử dụng phương pháp đo lường tính giá trị cấu trúc, sử dụng
EFA (phân tích nhân tố khám phá).
 Mô tả thống kê lần lượt nhận định của nhân viên y tế với các khía cạnh
văn hóa an toàn tại bệnh viện, sử dụng tần suất (tỉ lệ).
 Phân tích điểm số văn hóa an toàn trung bình của từng khía cạnh khác
nhau, hay điểm số an toàn trung bình chung bằng trung bình và độ lệch
chuẩn, thêm phạm vi của số liệu (giá trị nhỏ nhất, lớn nhất,).
 Mối tương quan giữa điểm số văn hóa an toàn trung bình của từng khía
cạnh và từng đặc tính dân số với điểm số an toàn trung bình chung, được
đo lường bằng tương quan Spearman.
 Phân tích đa biến sẽ chạy những biến ý nghĩa và những biến sinh học với
giá trị p<0,25, chạy regress và hiệu chỉnh với lệnh robust.
Kiểm soát sai lệch
2.9
2.9.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa
 Kiểm soát sai lệch chọn lựa bằng cách lấy mẫu xác suất
 Giảm thiểu số người không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.9.2 Kiểm soát sai lệch thông tin
 Định nghĩa rõ ràng và cụ thể các biến số
 Sử dụng từ ngữ dịch bản câu hỏi tiếng anh ra tiếng việt gần gũi, dễ
hiểu cho nhân viên y tế khi tự đánh giá
Y đức
2.10
 Nghiên cứu không can thiệp, không gây nguy cơ cho đối tượng
tham gia khảo sát
 Giữ kín tên và thông tin cá nhân của từng đối tượng tham gia
 Tôn trọng sự đồng ý tham gia nghiên cứu của các đối tượng
28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ
Đánh giá thang đo
3.1
3.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ của 12 khía cạnh VHATNB
Bảng 3.1.Giá trị hệ số alpha của 12 khía cạnh VHATNB
Giá trị hệ số alpha
(Cronbach’s Alpha)
Làm việc nhóm trong khoa 0,76
Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB 0,73
Học tập tổ chức– cải tiến liên tục 0,40
Thông tin phản hồi sai sót 0,66
Cởi mở trong thông tin về sai sót 0,56
Nhân lực 0,43
Phản ứng không trừng phạt lỗi 0,44
Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện 0,60
Làm việc nhóm giữa các khoa 0,62
Bàn giao và chuyển bệnh 0,40
Nhận thức về ATNB 0,35
Tần suất báo cáo sự cố 0,84
0,87#
#
Alpha tổng của bộ câu hỏi HSOPSC
Kết quả phân tích tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy
bộ câu hỏi HSOPSC có tính tin cậy nội bộ với alpha tổng là 0,87, ở mức tốt.
Với tiêu chí alpha ≥ 0,6 các khía cạnh về học tập tổ chức– cải tiến liên tục,
cởi mở trong thông tin về sai sót, nhân lực, phản ứng không trừng phạt lỗi, bàn giao
và chuyển bệnh và nhận thức về ATNB đã có hệ số alpha không đạt (< 0,6). Các
khía cạnh đạt tiêu chí, có giá trị alpha từ mức chấp nhận được đến mức tốt (0,60-
0,84) là thông tin phản hồi sai sót, làm việc nhóm trong khoa, lãnh đạo khoa khuyến
khích ATNB, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện, làm việc nhóm giữa các khoa và tần
suất báo cáo sự cố.
29
3.1.2 Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC
 Xác định các nhân tố
Để đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh, nghiên cứu tiến hành phân
tích nhân tố khám phá (EFA). Nhằm xác định các nhân tố và các biến nào đạt yêu
cầu nghiên cứu. Các nhân tố cần giữ lại sẽ được xác định bằng sơ đồ phân tích song
song (Parallel Analysis), có giá trị phương sai của nhân tố >1. Những biến có hệ số
tải nhân tố (factor loading) dưới 0,4 sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo.
Bảng 3.2.Giá trị phương sai của các nhân tố ban đầu
CÁC NHÂN TỐ
Gía trị phƣơng sai
(Eigenvalue)
Y1 8,43
Y2 2,73
Y3 2,48
Y4 1,94
Y5 1,61
Y6 1,53
Y7 1,34
Y8 1,23
Y9 1,21
Y10 1,17
Y11 1,13
Y12 1,06
Sau khi thành lập ma trận hiệp phương sai, xác định ban đầu có 12 nhân tố,
với giá trị phương sai của nhân tố (Eigenvalue) >1.
30
 Chọn số nhân tố cần giữ lại
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis)
Từ sơ đồ 3.1 phân tích song song, số nhân tố xác định giờ là 5 nhân tố, với
giá trị phương sai của nhân tố (eigenvalue) >1. Vậy số nhân tố giữ lại là 5 nhân tố
sau nhiều bước phân tích.
Nghiên cứu đặt tên lại cho 5 nhân tố như sau:
 Y1: Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi
 Y2: Làm việc theo nhóm trong đơn vị
 Y3: Sai sót và động lực báo cáo sai sót
 Y4: Làm việc theo nhóm giữa các khoa
 Y5: Tần số sự kiện được báo cáo
31
Bảng 3.3.Giá trị phương sai của nhân tố (Eigenvalue) và giá trị hệ số alpha
(Cronbach’s Alpha)
NHÂN TỐ
Giá trị phƣơng sai
của nhân tố
Giá trị hệ số alpha
(Cronbach’s Alpha)
Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản
hồi, thông tin về lỗi
7,90 0,85
Làm việc theo nhóm trong khoa 2,19 0,77
Sai sót và động lực báo cáo sai sót 1,96 0,64
Làm việc theo nhóm giữa các khoa 1,36 0,65
Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 1,07 0,84
0,86#
# Alpha tổng của bộ câu hỏi HSOPSC
Qua khảo sát thang đo, còn lại 5 nhân tố (khía cạnh văn hóa) có giá trị
phương sai của nhân tố >1, đó là Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi thông tin về
lỗi; Làm việc theo nhóm trong đơn vị; Sai sót và động lực báo cáo sai sót; Làm việc
theo nhóm giữa các khoa ; Tần số sự kiện được báo cáo.
Giá trị alpha của 5 khía cạnh đều > 0,6, giá trị alpha từ 0,64 - 0,85, trong đó
Quản lý thúc đẩy và phản hồi thông tin về lỗi có giá trị alpha cao nhất ( 0,85);
Sai sót và động lực báo cáo sai sót có giá trị alpha thấp nhất, với 0,64.
Bảng 3.4.Hệ số tải nhân tố (Factor loading)
NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố
Y1 Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi
A13. Khoa có thực hiện đánh giá lại biện pháp cải thiện 0,51
B1. Quản lý khen ngợi và khuyến khích nhân viên 0,54
B2. Quản lý quan tâm nghiêm túc các ý kiến đề xuất của nhân
viên trong vấn đề ATNB
0,49
B4. Quản lý không quan tâm về vấn đề ATNB 0,42
32
NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố
Y1 Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi
C1.Nhân viên luôn nhận các phản hồi về các vấn đề cần cải tiến,
khắc phục ATNB dựa trên các báo cáo sự cố vừa xảy ra
0,47
C2.Nhân viên được khuyến khích, mạnh dạn phát biểu ý kiến 0,68
C3.Nhân viên được thông tin kịp thời về các sự cố, sai sót 0,57
C4. Nhân viên được khuyến khích phát biểu, đặt câu hỏi, đóng
góp ý kiến
0,76
C5.Nhân viên thảo luận, chia sẻ với nhau về các vấn đề ATNB 0,72
F1.Công tác quản lý giúp tạo ra một môi trường tốt 0,44
Y2 Làm việc theo nhóm trong khoa
A1. Mọi người trong khoa có sự hỗ trợ nhau trong công việc 0,61
A3. Nhân viên tại khoa phối hợp tốt với nhau cùng thực hiện 0,55
A4. Mọi người luôn tôn trọng lẫn nhau 0,65
A6. Khoa chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện, đảm bảo
an toàn người bệnh
0,51
A11. Nhân viên trong khoa hỗ trợ nhau một cách nhanh chóng 0,50
Y3 Sai sót và động lực báo cáo sai sót
A8. Nhân viên cảm thấy bị thành kiến khi gây ra các lỗi, sai sót 0,45
A10. Sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra tại khoa là do may mắn 0,57
A14. Nhân viên cảm thấy áp lực với môi trường làm việc 0,54
A16. Nhân viên lo lắng các lỗi và sai sót họ gây ra sẽ bị lãnh
đạo lưu ý
0,41
Y4 Làm việc theo nhóm giữa các khoa
F2.Có sự phối hợp tốt giữa các khoa/phòng 0,43
F3. Sai sót thường xảy ra khi chuyển bệnh nhân 0,42
33
NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố
Y4 Làm việc theo nhóm giữa các khoa
F4. Có sự hợp tác nhanh chóng, kịp thời giữa các khoa/phòng 0,46
F6.Có sự mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên ở các khoa 0,50
F10.Có sự hỗ trợ nhau rất tốt giữa các khoa 0,58
Y5 Tần số sự kiện đƣợc báo cáo
D1.Các sai sót, sự cố xuýt xảy ra 0,72
D2.Các sai sót, sự cố tiềm tàng 0,82
D3.Các sai sót, sự cố ảnh hưởng đến bệnh nhân 0,79
Sau phân tích EFA, các hệ số tải nhân tố có giá trị từ 0,41-0,82.
Như vậy sau phần kiểm định thang đo, từ 12 nhân tố ban đầu thì giờ còn lại
là 5 nhân tố, các nhân tố Nhận thức chung về an toàn; Học tập tổ chức và cải tiến
liên tục; Nhân sự; Truyền thông cởi mở; Phản hồi và thông tin về lỗi; Hỗ trợ quản lý
bệnh viện; Bàn giao bệnh viện và chuyển tiếp đã bị loại bỏ. Hai nhân tố Quản lý
triển vọng và hành động thúc đẩy an toàn và Phản ứng không trừng phạt về lỗi đã
đổi tên thành Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi ; Sai sót và
động lực báo cáo sai sót. Các câu hỏi trong các nhân tố cũng thay đổi và được rút
gọn, từ 42 câu hỏi ban đầu giảm xuống còn 27 câu hỏi.
34
Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình
3.2
3.2.1 Mô tả đặc tính dân số
Bảng 3.5.Đặc tính dân số
Đặc tính Tần số Tỉ lệ %
Giới tính
Nam
Nữ
120
274
30
70
Tập huấn về ATNB
Có
Không
362
32
92
8
Tuổi 31 ± 8*
Thời gian làm việc tại bệnh viện
(năm)
3 (2-8)**
Thời gian làm việc tại khoa (năm) 3 (1,5-6)**
Số giờ làm việc mỗi tuần (giờ) 51,3 ± 11,3*
Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày
(số bệnh nhân)
10 (8-48)**
*Trung bình ± độ lệch chuẩn
** Trung vị (khoảng tứ vị)
Có sự chênh lệch về giới tính trong nghiên cứu, khoảng 70% là nữ giới. Đa
phần các nhân viên y tế trong nghiên cứu đã được tập huấn về an toàn người bệnh,
tỉ lệ chiếm hơn 90%.
Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế trong khảo sát là 31 tuổi với độ lệch
chuẩn là 8 tuổi.
Năm mươi phần trăm nhân viên y tế trong khảo sát có thời gian làm việc tại
bệnh viện từ 2 đến 8 năm, tương ứng cũng 50% nhân viên có thời gian làm việc tại
khoa là từ 1,5 đến 6 năm.
Số giờ làm việc mỗi tuần trung bình của một nhân viên y tế là 51,3 giờ, dao
động trong khoảng 40 giờ đến 62,6 giờ. Số bệnh nhân trung vị nhân viên y tế tiếp
xúc là 10 bệnh nhân mỗi ngày.
35
Bảng 3.6. Nhóm chức danh, chức danh
Đặc tính Tần số Tỉ lệ %
Nhóm chức danh
Điều dưỡng
Bác sĩ
Dược sĩ
Kĩ thuật viên
242
118
14
20
61
30
4
5
Chức danh
Điều dưỡng cơ sở
Điều dưỡng trung cấp
Cử nhân điều dưỡng
Bác sĩ
Dược sĩ trung học
Dược sĩ đại học
Kỹ thuật viên
8
160
74
118
5
9
20
2
41
19
30
1
2
5
Trong mẫu khảo sát phần lớn là nhóm điều dưỡng, chiếm tỉ lệ cao nhất
(61%), nhóm dược sĩ là nhóm có tỉ lệ thấp nhất (4%), bác sĩ chiếm 30% và 5% còn
lại là kĩ thuật viên. Trong đó chức danh chiếm đa số lần lượt là là điều dưỡng trung
cấp (41%), bác sĩ (30%), cử nhân điều dưỡng (19%), và 10% thuộc các chức danh
còn lại.
36
3.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các mức độ an toàn ngƣời bệnh của bệnh viện
Kết quả khảo sát cho thấy gần 60% nhân viên nhận định rằng bệnh viện có
công tác an toàn người bệnh ở mức rất tốt, 39% nhân viên nhận định điều này ở
mức chấp nhận được và chỉ có một số rất nhỏ nhân viên (4%) nhận định mức độ an
toàn người bệnh của bệnh viện ở mức trung bình và kém.
Bảng 3.7.Điểm an toàn người bệnh trung bình
Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Điểm an toàn
ngƣời bệnh
3,6 ± 0,6 2 5
Trung bình điểm an toàn người bệnh chung của bệnh viện được nhân viên y
tế đánh giá bằng 3,6 với độ lệch chuẩn là 0,6. Cho thấy nhân viên nhận định rằng
bệnh viện có công tác an toàn người bệnh ở mức rất tốt.
1%
56%
39%
4%
0%
Xuất sắc
Rất tốt
Chấp nhận được
Trung bình
Kém
37
3.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh
Bảng 3.8.Quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không ý kiến Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Không đồng ý
N (%)
Không ý kiến
N (%)
Đồng ý
N (%)
Đánh giá lại kết quả biện pháp
cải tiến
15 (4) 61 (15) 320 (81)
Khuyến khích làm đúng qui trình 20 (5) 81 (21) 295 (74)
Quan tâm nghiêm túc ý kiến đề
xuất của nhân viên
21 (5) 71 (18) 304 (77)
Phản hồi về cải tiến, khắc phục
cho NV
62 (16) 116 (29) 216 (55)
Nhân viên được thông tin kịp
thời về các sự cố, sai sót
35 (9) 69 (17) 290 (74)
Khuyến khích NV phát biểu ý
kiến
41 (11) 60 (15) 293 (74)
Khuyến khích phát biểu, đặt câu
hỏi, đóng góp ý kiến
30 (8) 72 (18) 292 (74)
Nhân viên thảo luận, chia sẻ về
ATNB
33 (8) 59 (15) 302 (77)
Công tác quản lý tạo một môi
trường tốt
21 (5) 31 (8) 342 (87)
Khảo sát thấy được 80% nhân viên y tế nhận định rằng bệnh viện có thực
hiện đánh giá lại kết quả các biện pháp sau khi cải tiến về ATNB. Quản lý tại khoa
phòng khuyến khích nhân viên khi họ làm đúng qui trình ATNB, họ quan tâm
nghiêm túc đến đề xuất của nhân viên, hơn 75% nhân viên đồng ý với hai điều này.
Hơn ½ nhân viên nhận được phản hồi về các vấn đề cần cải tiến, khắc phục nhằm
đảm bảo an toàn người bệnh và 74% nhân viên đồng ý rằng họ được thông tin kịp
thời về các sự cố, sai sót chuyên môn đã xảy ra tại khoa và các khoa khác. Nhân
38
viên luôn được khuyến khích, mạnh dạn phát biểu ý kiến nếu họ phát hiện và thấy
bất cứ vấn đề gì có thể gây hại đến người bệnh cũng như được khuyến khích phát
biểu, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến vào các quyết định, hành động đảm bảo ATNB,
hơn 70% nhân viên y tế đồng ý với điều này. Khoảng 87% nhân viên cho rằng công
tác quản lý tạo môt môi trường tốt đảm bảo ATNB và nhân viên thường thảo luận
và chia sẽ với nhau về các vấn đề ATNB.
Bảng 3.9.Làm việc theo nhóm trong khoa
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không ý kiến Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Không đồng ý
N (%)
Không ý kiến
N (%)
Đồng ý
N (%)
Nhân viên hỗ trợ nhau trong công
việc
18 (5) 12 (3) 364 (92)
Mọi người phối hợp tốt với nhau
khi công việc gấp
10 (3) 31 (7) 353 (90)
Mọi người luôn tôn trọng lẫn nhau 19 (5) 84 (21) 291 (74)
Khoa chủ động thực hiện các biện
pháp cải thiện ATNB
5 (1) 39 (10) 350 (89)
Nhân viên hỗ trợ nhau nhanh
chóng
28 (7) 74 (19) 292 (74)
Nhân viên y tế trong khoa hỗ trợ nhau trong công việc và khi có công việc
gấp mọi người phối hợp rất tốt với nhau, hơn 90% nhân viên y tế đồng ý với hai
điều này. Khoảng 74% nhân viên cho rằng mọi người trong khao tôn trọng lẫn nhau
và khi một bộ phận tại khoa có nhiều công việc cần sự trợ giúp, họ nhanh chóng
nhận được sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong khoa. Đa số nhân viên nhận định
khoa của họ chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện an toàn người bệnh, với
89% nhân viên đồng ý.
39
Bảng 3.10. Sai sót và động lực báo cáo sai sót
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không ý kiến Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Không đồng ý
N (%)
Không ý kiến
N (%)
Đồng ý
N (%)
Nhân viên cảm thấy bị thành kiến 233 (59) 101 (26) 60 (15)
Sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra
tại khoa là do may mắn
212 (54) 114 (29) 68 (17)
Nhân viên cảm thấy áp lực với môi
trường làm việc
68 (17) 128 (32) 198 (51)
Nhân viên có tâm lý lo lắng, sợ hãi 80 (20) 120 (30) 194 (50)
Kết quả khảo sát gần 60% nhân viên y tế cho rằng họ không cảm thấy bị
thành kiến khi gây ra các lỗi và sai sót. Nhưng 50% nhân viên có tâm lý lo lắng và
sợ hãi các lỗi và sai sót mà họ gây ra sẽ bị lãnh đạo lưu ý. Khoảng 54% nhân viên
không đồng ý với ý kiến sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra tại khoa của họ là do may
mắn, và ½ nhân viên trong khảo sát cảm thấy áp lực với môi trường làm việc.
Bảng 3.11. Làm việc theo nhóm giữa các khoa
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không ý kiến
Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Không đồng ý
N (%)
Không ý kiến
N (%)
Đồng ý
N (%)
Sai sót thường xảy ra khi chuyển
bệnh
128 (33) 159 (40) 107 (27)
Các khoa hợp tác nhanh chóng 33 (9) 87 (22) 274 (69)
Có sự mâu thuẫn, xung đột giữa
nhân viên ở các khoa
219 (56) 111 (28) 64 (16)
Hỗ trợ nhau rất tốt giữa các khoa 23 (6) 71 (18) 300 (76)
40
Hơn 70% nhân viên y tế nhận định rằng có sự hợp tác nhanh chóng, kịp thời
giữa các khoa/phòng và các khoa hỗ trợ nhau rất tốt nhằm mang lại chất lượng
chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Và khoảng 56% nhân viên không đồng ý có sự
mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên ở các khoa, và 40% nhân viên không ý kiến với
nhận định sai sót thường xảy ra khi chuyển bệnh nhân từ khu điều trị này qua khu
điều trị khác.
Bảng 3.12. Tần số sự kiện được báo cáo
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không ý kiến Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
Không đồng ý
N (%)
Không ý kiến
N (%)
Đồng ý
N (%)
Các sự cố “xuýt xảy ra”
được báo cáo
181 (46) 120 (30) 93 (24)
Các sự cố “tiềm tàng” được
báo cáo
144 (37) 113 (28) 137 (35)
Các sự cố xảy ra “tác động
đến NB nhưng chưa gây hại”
được báo cáo
163 (41) 85 (22) 146 (37)
Nhân viên y tế cho rằng khoa họ không báo cáo các sự cố “xuýt xảy ra”
khoảng 46% nhân viên cho nhận định này. Đối với sự cố “ có nguy cơ tiềm tàng gây
hại cho bệnh nhân” khoảng 37% nhân viên cho rằng khoa họ không báo cáo và 35%
nhân viên y tế thì cho rằng có báo cáo, bên cạnh đó khoảng 28% nhân viên không ý
kiến về điều này. Với các sự cố xảy ra “tác động đến NB nhưng chưa gây hại” hơn
40% nhân viên cho rằng khoa họ không báo cáo, và 37% nhân viên thì nhận định
điều này có báo cáo.
41
Bảng 3.13. Điểm số VHATNB trung bình của 5 khía cạnh văn hóa
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản
hồi, thông tin về lỗi
3,9 0,6 1,6 5
Làm việc theo nhóm trong khoa 4,0 0,5 1,6 5
Sai sót và động lực báo cáo sai sót 3,1 0,7 1,5 5
Làm việc theo nhóm giữa các khoa 3,5 0,6 2 4,8
Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 2,9 1,0 1 5
Điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình của các khía cạnh văn hóa
dao động từ 2,9 đến 4,0. Khía cạnh làm việc nhóm trong khoa và quản lý thúc đẩy
an toàn và Phản hồi thông tin về lỗi đều có điểm văn hóa an toàn người bệnh trung
bình cao lần lượt là 4,0 và 3,9 điểm. Hai khía cạnh sai sót và động lực báo cáo sai
sót; Làm việc theo nhóm giữa các khoa có điểm trung bình >3, còn khía cạnh tần số
sự kiện được báo cáo có điểm trung bình thấp nhất, chiếm 2,9 điểm.
Bảng 3.14. Điểm VHATNB trung bình của 3 nhóm cấp độ
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Cấp quản lý bệnh viện 3,9 0,6 1,6 5
Cấp quản lý khoa phòng 3,0 0,6 1,6 4,7
Cấp nhân viên 3,8 0,5 2,1 4,8
Xét điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình theo 3 cấp độ: cấp quản lý
bệnh viện, cấp quản lý khoa phòng và cấp nhân viên. Kết quả cho thấy điểm trung
bình của cả 3 cấp độ đều 3, trong đó điểm văn hóa an toàn người bệnh của cấp
quản lý bệnh viện và cấp nhân viên xấp xỉ bằng nhau, điểm lần lượt là 3,9 và 3,8,
còn cấp quản lý khoa phòng có điểm trung bình thấp nhất 3,0 điểm. Nhìn chung
điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình theo 3 cấp độ đều ở mức tốt và rất tốt.
42
3.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh
Bảng 3.15. Tương quan Spearman điểm số an toàn người bệnh với điểm
số văn hóa an toàn của từng khía cạnh
Điểm số văn hóa an toàn
Hệ số tƣơng quan
Spearman
Giá trị p
Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản
hồi, thông tin về lỗi
0,37 <0,001
Làm việc theo nhóm trong khoa 0,33 <0,001
Sai sót và động lực báo cáo sai sót 0,29 <0,001
Làm việc theo nhóm giữa các khoa 0,22 <0,001
Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 0,03 0,497
Kết quả bảng 3.9 cho thấy khía cạnh “tần số sự kiện được báo báo”, “làm
việc theo nhóm giữa các khoa” không có mối tương quan đến điểm an toàn người
bệnh trung bình chung của bệnh viện.
Có sự tương quan thuận, yếu giữa điểm an toàn người bệnh trung bình với
điểm “quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi”, “làm việc theo nhóm
trong khoa”, và “sai sót và động lực báo cáo sai sót”, với hệ số tương quan
Spearman (rs) lần lượt là 0,37, 0,33 và 0,29.
Có mối liên quan của các khía cạnh còn lại với điểm số an toàn người bệnh
trung bình chung của bệnh viện, cụ thể là khi tăng điểm số “quản lý thúc đẩy an
toàn và phản hồi, thông tin về lỗi”, điểm số về “làm việc theo nhóm trong khoa”,
hay “sai sót và động lực báo cáo sai sót” thì điểm an toàn người bệnh trung bình
chung của bệnh viện cũng sẽ tăng, nhưng sự tăng này là tăng đơn điệu không tuyến
tính, tất cả đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
43
Bảng 3.16. Tương quan Spearman điểm số an toàn người bệnh với điểm số văn
hóa an toàn của 3 cấp độ
Điểm số văn hóa an toàn
Hệ số tƣơng quan
Spearman
Giá trị p
Cấp quản lý bệnh viện 0,37 <0,001
Cấp quản lý khoa phòng 0,19 <0,001
Cấp nhân viên 0,31 <0,001
Xem xét mối tương quan giữa điểm an toàn người bệnh trung bình chung của
bệnh viện với điểm số về 3 cấp độ, ta có sự tương quan thuận, yếu giữa điểm an
toàn người bệnh trung bình với điểm “cấp quản lý bệnh viện” và “cấp nhân viên”,
với hệ số rs lần lượt là 0,37 và 0,31. Không có mối tương quan giữa “cấp quản lý
khoa phòng” với điểm an toàn người bệnh trung bình (rs=0,19).
Mối liên quan giữa điểm số của 3 cấp độ với điểm an toàn người bệnh trung
bình là khi tăng điểm về “cấp quản lý bệnh viện”, điểm về “cấp quản lý khoa” thì
điểm an toàn người bệnh trung bình chung cũng sẽ tăng, cả hai đều có ý nghĩa thống
kê (p<0,001).
44
Bảng 3.17. Tương quan Spearman giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình
với đặc tính dân số
Điểm số văn hóa an toàn
Hệ số tƣơng
quan Spearman
Giá trị p
Giới tính (nam) -0,03 0,53
Tập huấn về ATNB (có) -0,01 0,82
Chức danh
Điều dƣỡng
Bác sĩ
Dƣợc sĩ
Kĩ thuật viên
0,03
-0,03
0,05
-0,06
0,51
0,57
0,29
0,24
Tuổi -0,08 0,11
Số giờ làm việc mỗi tuần -0,08 0,13
Thời gian làm việc tại bệnh viện -0,07 0,19
Thời gian làm việc tại khoa -0,05 0,31
Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày -0,01 0,80
Sau khi xem xét mối tương quan giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình
với đặc tính dân số, nhận thấy không có mối tương quan giữa điểm số an toàn người
bệnh trung bình với các đặc tính dân số mẫu, như: giới, tuổi, chức danh (điều
dưỡng, bác sĩ, dược sĩ và kỹ thuật viên), tập huấn về an toàn người bệnh, số giờ làm
việc mỗi tuần, thời gian làm việc tại bệnh viện, thời gian làm việc tại khoa, tố bệnh
nhân tiếp xúc mỗi ngày, với giá trị rs <0,3 và p>0,05.
3.2.5 Phân tích đa biến
Sau khi phân tích đơn biến, chọn những biến số có p<0,25 đưa vào mô hình
đa biến, để loại tác động của các biến gây nhiễu.
45
Bảng 3.18. Mô hình đa biến
Điểm số văn hóa an toàn Giá trị p
Giá trị p hiệu
chỉnh
Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản
hồi, thông tin về lỗi
<0,001 <0,001
Làm việc theo nhóm trong khoa <0,001 0,043
Sai sót và động lực báo cáo sai sót <0,001 0,001
Làm việc theo nhóm giữa các khoa <0,001 _
Cấp quản lý bệnh viện <0,001 _
Cấp quản lý khoa phòng <0,001 _
Cấp nhân viên <0,001 _
Kỹ thuật viên 0,24 _
Tuổi 0,11 _
Số giờ làm việc mỗi tuần 0,13 _
Thời gian làm việc tại bệnh viện 0,19 _
Sau khi phân tích đa biến, loại đi các yếu tố tác động, gây nhiễu kết quả cho
thấy chỉ còn quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi, làm việc theo
nhóm trong khoa, và sai sót và động lực báo cáo sai sót thực sự có mối liên quan
với điểm an toàn người bệnh chung của bệnh viện, với giá trị p lần lượt của 3 khía
cạnh là <0,001, 0,043 và 0,001.
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf
VĂN HÓA AN TOÀN .pdf

More Related Content

What's hot

Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Friendship and Science for Health
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiChẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiThân Vĩnh
 
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 ĐiểmChọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 ĐiểmDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Đánh giá bằng chứng khoa học tìm được (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitruaLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh việnLuận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAYĐề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to lien quan tai benh vien da ...
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồnLuận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
Luận án: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao và giải pháp bảo tồn
 
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành viLuận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
 
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng ThápVăn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
Văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiChẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
 
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
 
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAYĐề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá Quy tắc ứng xử tại bệnh viện ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
 
Thuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uốngThuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uống
 
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 ĐiểmChọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Chọn Lọc Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Được Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
 
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
 

Similar to VĂN HÓA AN TOÀN .pdf

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...jackjohn45
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...HanaTiti
 
Cam nang danh gia tac dong
Cam nang danh gia tac dongCam nang danh gia tac dong
Cam nang danh gia tac dongvietlod.com
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...luanvantrust
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín nataliej4
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to VĂN HÓA AN TOÀN .pdf (20)

Luận án: An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức
Luận án: An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thứcLuận án: An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức
Luận án: An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức
 
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâuKhả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
Khả năng chịu lực của mảnh ghép gân bánh chè sau bảo quản lạnh sâu
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo ...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo...
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
 
Cam nang danh gia tac dong
Cam nang danh gia tac dongCam nang danh gia tac dong
Cam nang danh gia tac dong
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 

Recently uploaded

Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 

VĂN HÓA AN TOÀN .pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ BÉ PHƢƠNG ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT BỆNH VIỆN THUỘC TP. HCM NĂM 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ BÉ PHƢƠNG ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT BỆNH VIỆN THUỘC TP. HCM NĂM 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn: Hướng dẫn 2 Hướng dẫn 1 Nguyễn Thành Luân Đỗ Văn Dũng TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Khóa luận này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng không có sô liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Sinh viên Nguyễn Thị Bé Phƣơng
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG/HÌNH/ BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN.................................................................................... 5 Định nghĩa , khái niệm................................................................................ 5 1.1 1.1.1 Văn hóa an toàn- Safety Culture ........................................................ 5 1.1.2 An toàn ngƣời bệnh- Patient Safety ................................................... 5 1.1.3 Văn hóa an toàn ngƣời bệnh- Patient safety culture ........................ 7 1.1.4 Các khái niệm khác.............................................................................. 8 Tổng quan các nghiên cứu ......................................................................... 9 1.2 1.2.1 Trên Thế Giới ....................................................................................... 9 1.2.2 Tại Việt Nam....................................................................................... 18 Lịch sử thang đo........................................................................................ 19 1.3 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 19 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 20 2.1 Thời gian- Địa điểm .................................................................................. 20 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 20 2.3 2.3.1 Dân số mục tiêu:................................................................................. 20 2.3.2 Dân số chọn mẫu:............................................................................... 20 Cỡ mẫu....................................................................................................... 20 2.4 Tiêu chí chọn mẫu..................................................................................... 21 2.5 2.5.1 Tiêu chí chọn vào................................................................................ 21 2.5.2 Tiêu chí loại ra.................................................................................... 21 Thu thập dữ kiện....................................................................................... 21 2.6 2.6.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện......................................................... 21 2.6.2 Công cụ thu thập dữ kiện .................................................................. 24 Liệt kê định nghĩa các biến số.................................................................. 25 2.7 Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu.............................................. 26 2.8 2.8.1 Phƣơng pháp quản lý số liệu............................................................. 26 2.8.2 Phƣơng pháp phân tích thống kê...................................................... 26 Kiểm soát sai lệch...................................................................................... 27 2.9 2.9.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................... 27 2.9.2 Kiểm soát sai lệch thông tin............................................................... 27 Y đức....................................................................................................... 27 2.10 Chƣơng 3. KẾT QUẢ........................................................................................ 28 Đánh giá thang đo ..................................................................................... 28 3.1 3.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ của 12 khía cạnh VHATNB .............. 28 3.1.2 Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC ................. 29
  • 5. Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình................................... 34 3.2 3.2.1 Mô tả đặc tính dân số......................................................................... 34 3.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh.......... 36 3.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh ............................................... 37 3.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh..................... 42 3.2.5 Phân tích đa biến................................................................................ 44 Chƣơng 4. BÀN LUẬN...................................................................................... 46 Đánh giá thang đo ..................................................................................... 46 4.1 4.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ .............................................................. 46 4.1.2 Đánh giá tính giá trị ........................................................................... 46 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình................................... 48 4.2 4.2.1 Mô tả đặc tính dân số......................................................................... 48 4.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh.......... 51 4.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh ............................................... 51 4.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh..................... 53 Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài................................................ 56 4.3 4.3.1 Điểm mạnh của nghiên cứu............................................................... 56 4.3.2 Điểm hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 56 Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài........................................ 57 4.4 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 VÀ PHỤ LỤC 2
  • 6. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHRQ Agency for Healthcare Research and Quality Cục nghiên cứu và quản lý chất lượng y tế ATNB An toàn người bệnh EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá HSOPSC Hospital Survey On Patient Safety Culture Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện NB Người bệnh NCC MERP Index The National Coordinating Council for Medication Errors Reporting and Prevention Hội Đồng Điều phối Quốc Gia về ngăn ngừa và báo cáo sự cố liên quan đến thuốc. NV Nhân viên NHS National Health Service Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VHATNB Văn hóa an toàn người bệnh WHO World Health Organization Tổ chức Y Tế Thế Giới
  • 7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/HÌNH Bảng 3.1. Giá trị hệ số alpha của 12 khía cạnh VHATNB .............................. 28 Bảng 3.2. Giá trị phƣơng sai của các nhân tố ban đầu.................................... 29 Bảng 3.3. Giá trị phƣơng sai của nhân tố (Eigenvalue) và giá trị hệ số alpha (Cronbach’s Alpha)................................................................................................ 31 Bảng 3.4. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) .................................................... 31 Bảng 3.5. Đặc tính dân số ................................................................................... 34 Bảng 3.6. Nhóm chức danh, chức danh............................................................. 35 Bảng 3.7. Điểm an toàn ngƣời bệnh trung bình............................................... 36 Bảng 3.8. Quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi.................. 37 Bảng 3.9. Làm việc theo nhóm trong khoa ....................................................... 38 Bảng 3.10. Sai sót và động lực báo cáo sai sót................................................. 39 Bảng 3.11. Làm việc theo nhóm giữa các khoa............................................... 39 Bảng 3.12. Tần số sự kiện đƣợc báo cáo.......................................................... 40 Bảng 3.13. Điểm số VHATNB trung bình của 5 khía cạnh văn hóa............. 41 Bảng 3.14. Điểm VHATNB trung bình của 3 nhóm cấp độ........................... 41 Bảng 3.15. Tƣơng quan Spearman điểm số an toàn ngƣời bệnh với điểm số văn hóa an toàn của từng khía cạnh ..................................................................... 42 Bảng 3.16. Tƣơng quan Spearman điểm số an toàn ngƣời bệnh với điểm số văn hóa an toàn của 3 cấp độ................................................................................. 43 Bảng 3.17. Tƣơng quan Spearman giữa điểm số an toàn ngƣời bệnh trung bình với đặc tính dân số ......................................................................................... 44 Bảng 3.18. Mô hình đa biến .............................................................................. 45 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis)................................. 30 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các mức độ an toàn ngƣời bệnh của bệnh viện.................... 36
  • 8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn người bệnh hiện đang là một vấn đề đáng quan tâm ở các nước trên thế giới. WHO ước tính rằng hàng chục triệu người bệnh trên toàn thế giới chịu đựng chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong mỗi năm, nguyên nhân trực tiếp do thực hành y tế không an toàn và chăm sóc.[56] Ước tính từ hai nghiên cứu lớn tại Mỹ, có ít nhất 44.000 người tử vong trong bệnh viện mỗi năm như là một kết quả của sai sót y khoa mà có thể ngăn ngừa. Tử vong do sai sót y khoa có thể ngăn ngừa được vượt qua số tử vong do tai nạn xe cộ (43.458), ung thư vú (42.297) hoặc AIDS (16.516).[16] Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng các qui trình để nâng cao chất lượng cùng với sự an toàn trong chăm sóc sức khỏe của bệnh viện.[4] Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BYT triển khai “chương trình đào tạo an toàn người bệnh” cho nhân viên y tế dựa trên các khuyến cáo và hướng dẫn cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới.[2] [4] An toàn người bệnh (ATNB) được định nghĩa theo WHO là làm giảm hết mức có thể nguy cơ gây tổn hại không cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế.[4] Theo Viện Y Học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) định nghĩa an toàn người bệnh chú trọng các yếu tố: ngăn ngừa những sai sót, học hỏi từ những sai sót đã xảy ra và được xây dựng trên một nền “văn hóa an toàn” có liên quan đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tổ chức và những người bệnh.[44] Một nền văn hóa an toàn là nơi các nhân viên trong một tổ chức có nhận thức liên tục và tích cực về những sai sót tiềm tàng. Cả nhân viên và tổ chức có thể thừa nhận những sai lầm, học hỏi từ nó và hành động để chỉnh đốn lại mọi việc.[40] Nâng cao “văn hóa an toàn” trong chăm sóc sức khỏe là một thành phần thiết yếu của việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các lỗi và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe.[9] Năm 2004, Cục nghiên cứu và quản lý chất lượng y tế của Hoa Kỳ (AHRQ- Agency for Healthcare Research and Quality) đã phát hành bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh (Hospital Survey On Patient Safety Culture - HSOPSC) để giúp các bệnh viện đánh giá văn hóa an toàn trong các cơ sở của họ và nó được sử dụng trên hàng trăm bệnh viện khắp Hoa Kỳ và Thế giới.[7] HSOPSC được chứng minh rằng có thể được sử dụng để xác định thành phần của nền văn hóa cần phải cải thiện, nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn, đánh giá hiệu quả của các can thiệp
  • 9. 2 an toàn người bệnh theo thời gian, và tạo ra các tiêu chuẩn cho các bệnh viện nhỏ nhất của quốc gia.[29] HSOPSC không chỉ khảo sát văn hóa an toàn ở phạm vi bệnh viện mà cả ở phạm vi từng khoa trong bệnh viện, nó đã được chứng minh và sử dụng qua nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Đài Loan.[12] [39] [31] [41] [54] [49] [19] Tại Việt Nam bộ câu hỏi HSOPSC đã được sử dụng trong nghiên cứu tại Nhi Đồng 1, tuy nhiên chưa được chuẩn hóa. Một nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện đánh giá tính tin cậy nội bộ và giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC, nhưng đây là một bệnh viện chuyên khoa Sản, do đó nó sẽ có những sai sót đặc trưng của bệnh viện chuyên khoa. Trong khi đó, bệnh viện nghiên cứu khảo sát là một bệnh viện đa khoa, vì vậy nghiên cứu muốn chuẩn hóa lại thang đo. Do đó, một mục tiêu của nghiên cứu này là “Xác định tính giá trị cấu trúc và độ tin cậy nội bộ của bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trên nhân viên y tế tại một bệnh viện TP. Hồ Chí Minh năm 2016”. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng rằng bộ công cụ HSOPSC đáng tin cậy, có giá trị và phù hợp với ngữ cảnh tại Việt Nam. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về điểm số văn hóa an toàn người bệnh, nên chưa biết được điểm số văn hóa an toàn người bệnh hiện tại là như thế nào? Do đó, cần phải xác định điểm số văn hóa an toàn người bệnh hiện tại. Bên cạnh đó để thiết lập chương trình can thiệp nhằm nâng cao chất lượng an toàn người bệnh, cần phải đánh giá mối tương quan giữa các khía cạnh văn hóa an toàn người bệnh với điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện. Vì vậy, mục tiêu tiếp theo của nghiên cứu này là “Đánh giá điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình và xác định các yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện, dựa trên đánh giá của nhân viên y tế ở một bệnh viện tại TPHCM 2016.”. Kết quả khảo sát sẽ giúp bệnh viện có cái nhìn tổng quát về văn hóa an toàn người bệnh tại cơ sở, biết được những yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh để có kế hoạch cải thiện và chương trình hành động tiếp theo.
  • 10. 3 DÀN Ý NGHIÊN CỨU THÔNG TIN NỀN  Giới  Tuổi  Số năm làm việc tại bệnh viện  Số năm đã làm việc tại Khoa  Tập huấn về An toàn người bệnh  Chức danh  Số giờ làm việc mỗi tuần  Số bệnh nhân chăm sóc mỗi ngày ĐIỂM SỐ VĂN HÓA AN TOÀN TRUNG BÌNH  Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi  Làm việc theo nhóm trong khoa  Sai sót và động lực báo cáo sai sót  Làm việc theo nhóm giữa các khoa  Tần số của sự kiện được báo cáo ĐIỂM AN TOÀN NGƢỜI BỆNH TRUNG BÌNH
  • 11. 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Bộ câu hỏi HSOPSC khi khảo sát ở một bệnh viện tại TP.HCM có độ tin cậy và tính giá trị hay không? 2. Điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình và điểm số an toàn người bệnh trung bình chung tại một bệnh viện tại TPHCM năm 2016 bằng bao nhiêu? 3. Các yếu tố nào sẽ tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình của bệnh viện? MỤC TIÊU Mục tiêu chung Đánh giá tính giá trị cấu trúc và độ tin cậy nội bộ của bộ câu hỏi HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016. Đánh giá điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình và xác định các yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện, dựa trên đánh giá của nhân viên y tế ở một bệnh viện tại TPHCM 2016. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định giá trị hệ số Alpha của bộ câu hỏi HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016. 2. Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM năm 2016. 3. Xác định điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình bằng HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TPHCM năm 2016. 4. Xác định điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện, bằng HSOPSC dựa trên đánh giá của nhân viên y tế tại một bệnh viện ở TPHCM năm 2016. 5. Xác định các yếu tố tác động đến điểm số an toàn người bệnh trung bình chung tại một bệnh viện ở TPHCM năm 2016.
  • 12. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN Định nghĩa , khái niệm 1.1 1.1.1 Văn hóa an toàn- Safety Culture Văn hóa an toàn của một tổ chức là các sản phẩm của giá trị cá nhân và tổ chức, thái độ, nhận thức, năng lực và mô hình hành vi xác định các cam kết, phong cách, trình độ, quản lý sức khỏe và an toàn của một tổ chức. Tổ chức với một nền văn hóa an toàn tích cực được đặc trưng bởi truyền thông được thành lập trên sự tin tưởng lẫn nhau, bởi nhận thức chung về tầm quan trọng của an toàn và bởi sự tin tưởng trong hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa.[8] 1.1.2 An toàn ngƣời bệnh- Patient Safety An toàn người bệnh (ATNB) được định nghĩa theo WHO là làm giảm hết mức có thể nguy cơ gây tổn hại không cần thiết liên quan đến chăm sóc y tế.[59] Theo Viện Y Học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) định nghĩa an toàn người bệnh chú trọng các yếu tố: ngăn ngừa những sai sót, học hỏi từ những sai sót đã xảy ra và được xây dựng trên một nền “văn hóa an toàn” có liên quan đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tổ chức và những người bệnh.[44] Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một cái nhìn tổng quát các vấn đề về an toàn người bệnh như sau:[57] 1. Nhận thức ngày càng tăng lên về việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho người bệnh, đây là một yếu tố quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ toàn dân. 2. Ước tính cho thấy trong các nước phát triển nhiều như là 1 trong 10 bệnh nhân bị tổn hại khi được chăm sóc tại bệnh viện. Các tác hại có thể được gây ra bởi một loạt các lỗi hoặc các sự cố y khoa không mong muốn. 3. Trong số 100 bệnh nhân nhập viện tại bất kỳ thời điểm nào, 7 bệnh nhân ở nước phát triển và 10 bệnh nhân ở các nước đang phát triển sẽ bị nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế (HAIS-Healthcare-associated infections). Hàng trăm triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng trên toàn thế giới mỗi năm. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa sự nhiễm trùng thì đơn giản và chi phí thấp, chẳng hạn như vệ sinh tay đúng cách, có thể làm giảm tần số của nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế hơn 50%.
  • 13. 6 4. Ước tính có khoảng 1,5 triệu thiết bị y tế khác nhau và hơn 10.000 loại thiết bị có sẵn trên toàn thế giới. Phần lớn dân số thế giới bị từ chối tiếp cận đầy đủ với các thiết bị y tế an toàn và thích hợp trong hệ thống y tế của họ. Hơn một nửa trong số các nước có thu nhập trung bình và thấp không có một chính sách y tế công nghệ quốc gia nào có thể đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua kế hoạch thích hợp, đánh giá, mua lại và quản lý các thiết bị y tế. 5. Các chỉ số an toàn tiêm chính xác vào năm 2010 cho thấy sự tiến bộ quan trọng đã được thực hiện ở tỉ lệ tái sử dụng các thiết bị tiêm (5,5% trong năm 2010), trong khi mức tăng khiêm tốn đã được thực hiện thông qua việc giảm số lượng tiêm cho mỗi người mỗi năm (2,88 trong năm 2010). 6. Ước tính có khoảng 234 triệu phẫu thuật được thực hiện trên toàn thế giới mỗi năm. Chăm sóc phẫu thuật được liên kết với một nguy cơ đáng kể các biến chứng. Lỗi chăm sóc phẫu thuật đóng góp đáng kể cho gánh nặng của bệnh mặc dù thực tế rằng 50% các biến chứng liên quan đến chăm sóc phẫu thuật là có thể phòng tránh được. 7. Khoảng 20% - 40% tất cả các chi phí y tế đang bị lãng phí do chăm sóc y tế kém chất lượng. Nghiên cứu an toàn cho thấy chi phí nhập viện bổ sung, kiện tụng, nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, tàn tật, mất năng suất và y tế ở một số nước nhiều như 19 tỉ đôla hàng năm. Những lợi ích kinh tế của việc cải thiện an toàn người bệnh là do đó đã thu hút. 8. Ngành công nghiệp có nguy cơ cao được nhận thức như hàng không và ngành công nghiệp hạt nhân có hồ sơ an toàn hơn nhiều so với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có 1 trong 1.000.000 cơ hội của một khách du lịch bị tổn hại trong khi trên máy bay. Trong khi đó, có một 1 trong 300 cơ hội của một bệnh nhân bị tổn hại trong quá trình chăm sóc sức khỏe. 9. Kinh nghiệm của người dân và các quan điểm là nguồn tài nguyên có giá trị để xác định nhu cầu, đánh giá tiến độ và đánh giá kết quả. 10.Bệnh viện và đối tác bệnh viện đã cải thiện an toàn và chất lượng chăm sóc bệnh nhân bằng việc trao đổi chuyên môn giữa các nhân viên y tế trong một số thập kỷ qua. Các đối tác này cung cấp một kênh cho bi-
  • 14. 7 directional cho việc học về an toàn người bệnh và hợp tác phát triển các giải pháp trong phát triển nhanh hệ thống y tế toàn cầu. Tổ chức NHS đã xuất bản tài liệu Bảy bước cho an toàn người bệnh năm 2004 từ các nghiên cứu ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand và Đan Mạch. Tài liệu này hướng dẫn chi tiết để thực hành tốt về an toàn người bệnh, bao gồm: xây dựng một nền văn hóa an toàn và quản lý, báo cáo và học hỏi từ các sự cố an toàn của người bệnh. NHS đặt ra bảy bước để cải thiện an toàn người bệnh:[40] 1. Xây dựng văn hóa an toàn 2. Quản lý và hỗ trợ nhân viên 3. Kết hợp hoạt động quản lý rủi ro của bạn 4. Thúc đẩy việc báo cáo 5. Tham gia và giao tiếp với bệnh nhân và mọi người 6. Học hỏi và chia sẻ những bài học về an toàn 7. Thực hiện các giải pháp để ngăn chặn thiệt hại 1.1.3 Văn hóa an toàn ngƣời bệnh- Patient safety culture Một nền văn hóa an toàn là nơi các nhân viên trong một tổ chức có nhận thức liên tục và tích cực về những sai sót tiềm tàng. Cả nhân viên và tổ chức có thể thừa nhận những sai lầm, học hỏi từ nó và hành động để chỉnh đốn lại mọi việc.[40] Văn hóa an toàn người bệnh: là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh mẽ:[58] 1. Văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh, bác sĩ và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân và khách đến thăm. 2. Văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và hoạt động. 3. Văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn. 4. Văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố. 5. Văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn.
  • 15. 8 Cox và Cox định nghĩa văn hóa an toàn như bộ sưu tập của thái độ, niềm tin, nhận thức, và các giá trị mà nhân viên chia sẻ liên quan đến an toàn.[21] Tương tự như vậy, Nieva & Sorra định nghĩa văn hóa an toàn người bệnh như các sản phẩm của các giá trị cá nhân và nhóm, thái độ, nhận thức, năng lực, và mô hình của hành vi đó xác định các cam kết, và các phong cách và trình độ quản lý an toàn của tổ chức.[42] Một tổ chức với một “văn hóa an toàn” là cởi mở và công bằng với nhân viên khi có sự cố xảy ra, học từ những sai lầm, và thay vì đổ lỗi cá nhân mà sẽ là nhìn vào những gì đã xảy ra trong hệ thống.[21] [42] 1.1.4 Các khái niệm khác Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy định không phù hợp.[58] Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người bệnh.[58] Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn tật và chết người.[58] Sự cố y khoa không mong muốn – Medical Adverse Events Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa.[58] Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y khoa không mong muốn, các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí.[22] 1. Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng. 2. Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện. 3. Sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong bảng phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I theo phân loại
  • 16. 9 theo NCC MERP Index, bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người. Tổng quan các nghiên cứu 1.2 1.2.1 Trên Thế Giới 1.2.1.1 Lịch sử vấn đề  An toàn ngƣời bệnh Năm 1956 tác giả Manner công bố bài báo về Chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân thông qua chương trình an toàn của bệnh viện.[38] Năm 1965 tác giả Lambertsen cho rằng các chương trình an toàn người bệnh nên tập trung vào tác nhân gây ra hơn là biến cố.[35] Năm 1996 đạo luật về an toàn người bệnh được thông qua và phổ biến.[5] Đạo luật này có thể làm gia tăng tiêu chuẩn chất lượng.[6] Trong tháng 10 năm 2004, WHO đưa ra một chương trình an toàn người bệnh trong sự đáp ứng với một Nghị quyết Hội đồng Y tế Thế giới (2002) đôn đốc WHO và các nước thành viên dành sự chú ý gần nhất có thể cho vấn đề an toàn người bệnh. Sự thành lập chương trình này nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn người bệnh là một vấn đề y tế toàn cầu.[16] Mức độ Mô tả Mức độ nguy hại A Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót Không nguy hại cho NB B Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB C Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại D Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi E Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn Nguy hại cho NB F Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện G Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn H Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống NB I Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong
  • 17. 10  Văn hóa an toàn ngƣời bệnh Các khái niệm về văn hóa an toàn xuất hiện từ các nghiên cứu tập trung vào phòng ngừa tai nạn và an toàn với độ tin cậy cao, các nghành công nghiệp lỗi nghiêm trọng như hàng không, hóa chất và các nhà máy điện hạt nhân, và sản xuất.[52] [14] [33] [34] [61] Để thực hiện những cải tiến về an toàn người bệnh, điều quan trọng là cho các tổ chức y tế để đánh giá tình trạng của nền văn hóa hiện có của họ về an toàn người bệnh và xác định các lĩnh vực ưu tiên để nhắm mục tiêu để cải thiện.[42] Trong khi một số công cụ điều tra văn hóa tổ chức định lượng đã được phát triển và sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe [46] họ có xu hướng để đo lường một loạt các chiều kích văn hóa nói chung mà không có một mục tiêu cụ thể về an toàn người bệnh. Do đó, một số cuộc điều tra đặc biệt đánh giá văn hóa an toàn người bệnh đã xuất hiện.[47] [48] và đánh giá so sánh một số các cuộc điều tra đã được công bố.[20] [10] 1.2.1.2 Các nghiên cứu về an toàn người bệnh Tình hình an toàn bệnh nhân trên thế giới hiện nay vẫn là một vấn đề gây quan ngại sâu sắc. Vì số liệu về mức độ và tính chất của các sai sót và biến cố bất lợi thu thập được ngày càng rộng rãi, thực tế cho thấy là chăm sóc sức khỏe không an toàn là một đặc điểm của hầu như mọi khía cạnh của hoạt động chăm sóc sức khỏe. Rất nhiều người Mỹ bị ảnh hưởng bởi sai sót y khoa. Hai nghiên cứu với cỡ mẫu lớn về các người bệnh nội trú, một tại New York sử dụng dữ liệu năm 1984 và một tại Colorado và Utah sử dụng dữ liệu năm 1992 đã cho thấy rằng tỉ lệ phần trăm số người bệnh nhập viện phải chịu một tai biến, trong định nghĩa là các thương tổn do y tế gây ra, lần lượt là 2,9 và 3,7 phần trăm. Tỉ lệ số tai biến do sai sót (nghĩa là các tai biến vốn có thể ngăn chặn được) là 58% tại New York và 53% tại Colorado và Utah.[53] Các tai biến có thể ngăn chặn được là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại Hoa Kỳ. Khi khái quát hóa cho hơn 33,6 triệu lượt nhập viện tại các bệnh viện Hoa Kỳ trong năm 1977, các kết quả nghiên cứu ám chỉ rằng tối thiểu là 44.000 và có thể lên đến 98.000 người Mỹ chết mỗi năm do các sai sót y khoa.[18]
  • 18. 11 Tử vong do các tai biến vốn ngăn ngừa được vượt qua số tử vong do tai nạn xe cộ (43.458), ung thư vú (42.297) hoặc AIDS (16.516).[17] Đo lường an toàn người bệnh trong các quốc gia mới và đang phát triển; một tổng quan y văn: Sử dụng cơ sở dữ liệu Medline năm 1998 đến năm 2007, chúng tôi xác định và xem xét lại 23 bài báo tiếng Anh đo lường về an toàn người bệnh ở các nước mới và đang phát triển. Kết quả xem xét bao gồm 12 nghiên cứu hồi tố đo an toàn người bệnh và 11 nghiên cứu hồi cứu đo an toàn. Kết quả cho thấy việc đo lường về an toàn người bệnh ở các nước mới và đang phát triển là không thường xuyên và hạn chế trong phạm vi.[15] Một nghiên cứu khác ở các nước đang phát triển: đánh giá tần số và tính chất của sự cố không mong muốn đến bệnh nhân tại các bệnh viện được lựa chọn, trong các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi hoặc đang phát triển. Nghiên cứu xem xét hồ sơ bệnh án truy nhập viện trong suốt năm 2005 tại tám quốc gia. Lấy mẫu thuận tiện tại 26 bệnh viện, tổng là 15.548 hồ sơ bệnh nhân ngẫu nhiên được lấy. Sau đó sẽ có hai giai đoạn sàng lọc: Sàng lọc ban đầu dựa trên 18 tiêu chí rõ ràng; Hồ sơ mà đủ tiêu chí sau đó được xem xét bởi một bác sĩ cấp cao để xác định sự kiện bất lợi, phòng ngừa của nó và khuyết tật từ kết quả. Trong số 15.548 hồ sơ xem xét, 8,2% cho thấy ít nhất một sự kiện bất lợi, với một phạm vi từ 2,5% đến 18,4% ở mỗi nước. Trong những sự kiện đó, 83% được đánh giá là có thể phòng ngừa được, trong khi khoảng 30% có liên quan đến cái chết của bệnh nhân. Khoảng 34% sự kiện bất lợi là từ lỗi điều trị trong các tình huống lâm sàng tương đối không phức tạp. Đào tạo và giám sát không đầy đủ của nhân viên y tế hoặc không tuân theo chính sách hoặc các giao thức góp phần dẫn đến hầu hết các sai sót.[60] Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật phẫu thuật là đáng kể và ngày càng tăng. Kết quả là, vai trò quan trọng của chăm sóc phẫu thuật cần thiết và gây mê an toàn ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là được sự quan tâm. Quan trọng hơn, sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận phẫu thuật cần thiết và gây mê an toàn tồn tại. Nghiên cứu về những thách thức an toàn người bệnh ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình: đã tóm tắt những kiến thức hiện tại xung quanh cuộc khủng hoảng toàn cầu về khả năng gây mê không đầy đủ và rào cản đối với sự an toàn của bệnh nhân. Cho thấy những thách thức lớn về an toàn người bệnh bao
  • 19. 12 gồm: thiếu các nhà cung cấp gây mê được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng đầy đủ, trang thiết bị, màn hình, các loại thuốc, oxy, và các sản phẩm máu, và không có số liệu có ý nghĩa để hướng dẫn các chính sách và chương trình.[51] Một tổng quan y văn hệ thống về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế trong các nước đang phát triển tại Đông Nam Á: dữ liệu tổng hợp từ các tiêu đề và tóm tắt các ấn phẩm giữa năm 1990 và 2014 đã được sàng lọc bởi hai người và kiểm tra lại bởi người thứ ba. Kết quả thể hiện rằng bốn vấn đề liên quan đến an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế đươc nêu ra trong 33 ấn phẩm, đó là:[45] 1. Các nguy cơ lây nhiễm bệnh trong giao hàng y tế 2. Sai sót liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc 3. Chất lượng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh 4. Chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện Và việc nghiên cứu tỉ lệ quy mô lớn là cần thiết để xác định đầy đủ các vấn đề về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.[45] 1.2.1.3 Các nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh (với bộ câu hỏi HSOPSC) CÁC NGHIÊN CỨU TỈ LỆ Trong nhiều nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, cho thấy học tập tổ chức và cải tiến liên tục có giá trị trung bình điểm số tích cực cao nhất trong 12 khía cạnh của nền văn hóa an toàn. Như nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Cairo, Ai Cập, mẫu đại diện của 510 bác sĩ, y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên và người lao động trong các ngành khác nhau có điểm số tích cực về khía cạnh học tập tổ chức và cải thiện liên tục là 78,2%. Tỉ lệ phản ứng tích cực ở khía cạnh này là 88% và cũng là cao nhất trong nghiên cứu từ 32 bệnh viện tại 15 thành phố trên khắp Trung Quốc, bao gồm các bác sĩ đa khoa và y tá.[36] [41] Trong nghiên cứu tại Cairo, Ai Cập nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao văn hóa an toàn người bệnh trong số các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Đại học Ain Shams. Nghiên cứu này đánh giá nhận thức của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe "của nền văn hóa an toàn người
  • 20. 13 bệnh” trong tổ chức và xác định các yếu tố đó đã đóng một vai trò trong nền văn hóa an toàn cho bệnh nhân. Giá trị trung bình điểm số tích cực cao tiếp theo trong số 12 khía cạnh là làm việc theo nhóm trong khoa (58,1%). Điểm số trung bình thấp nhất là khía cạnh của phản ứng không trừng phạt lỗi (19,5%). Văn hóa an toàn người bệnh vẫn có nhiều khu vực cải tiến mà cần đánh giá liên tục và giám sát để đạt được một môi trường an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.[36] Ở nghiên cứu tại Trung Quốc có 1160 nhân viên y tế chăm sóc người Trung Quốc bao gồm các bác sĩ đa khoa và y tá. Tổng cộng có 1500 câu hỏi đã được phát ra, trong đó năm 1160 đã được trả lời một cách hợp lệ (tỉ lệ đáp ứng 77%). Có ba chiều trong đó tỉ lệ phản ứng tích cực ít hơn 60% như nhận thức chung về an toàn người bệnh (55%), phản hồi & truyền thông về lỗi (50%), và nhân sự (45%). Tỉ lệ đáp ứng tích cực đối với phần còn lại của 12 khía cạnh dao động từ 36% đến 89%.[41] Nhiều nghiên cứu thì thấy rằng tỉ lệ đánh giá tích cực cao nhất trong 12 khía cạnh là làm việc nhóm trong khoa dao động từ 70-76% và tỉ lệ đánh giá tích cực thấp nhất là phản ứng không trừng phạt lỗi, có tỉ lệ từ 18-36%. Điều này thấy trong nghiên cứu cắt ngang tại thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ; nghiên cứu tại 42 bệnh viện ở Đài Loan; và cuộc điều tra tại các bệnh viện của Bỉ.[13] [19] [28] Trong nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện tại 12 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm có 54 (30%) bác sĩ đa khoa tham gia, 48 (27%) các y tá, 51 (28%) là nữ hộ sinh và 27 (15%) là cán bộ y tế. Kết quả điểm số tổng thể trung bình của nhận thức tích cực về văn hóa an toàn người bệnh trong các đơn vị y tế cơ sở là 46 ± 20 (KTC 95% từ 43-49). Ngoài hai khía cạnh nêu ở trên, thì tỉ lệ đánh giá tích cực về các khía cạnh khác là: nhận thức chung về an toàn (59%), tần số của báo cáo sự kiện (12%). Nghiên cứu cũng đưa ra vấn đề báo cáo lỗi đã không thường xuyên với 87% trong số các bác sĩ, 92% của các y tá và 91% nhân viên y tế khác, cho thấy rằng họ đã không báo cáo hoặc cung cấp thông tin phản hồi về lỗi. Theo nhà nghiên cứu, nghiên cứu này có một số hạn chế: nó được thực hiện chỉ trong khu vực đô thị, bao gồm các tổ chức y tế cơ sở nông thôn, phạm vi của nó nên được mở rộng thêm.[13] Nghiên cứu tại Đài Loan có tỉ lệ đáp ứng tích cực trung bình tổng thể cho 12 khía cạnh văn hóa an toàn người bệnh của cuộc khảo sát HSOPSC là 64%. Kết quả cho thấy các nhân viên bệnh viện ở Đài Loan cảm thấy tích cực đối với văn hóa an toàn
  • 21. 14 người bệnh trong tổ chức của họ. Khía cạnh nhận được tỉ lệ phản hồi tích cực cao nhất là "Làm việc nhóm trong khoa". Các khía cạnh với tỉ lệ thấp nhất của phản ứng tích cực là "Nhân sự". Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt giữa Đài Loan và Mỹ trong ba chiều, bao gồm cả "Phản hồi và truyền thông về lỗi", "Cởi mở truyền thông", và "Tần số của sự kiện báo cáo".[19] Cuộc điều tra tại các bệnh viện của Bỉ thì được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2005, có 2.813 y tá và trợ lý, 462 bác sĩ, 397 vật lý trị liệu, phòng thí nghiệm và X quang, nhân viên xã hội và 64 dược sĩ và dược trợ lý. Tỉ lệ đánh giá tích cực các khía cạnh khác dao động từ 35- 40%.[28] Một cuộc khảo sát cắt ngang và mô tả của một nền văn hóa an toàn cũng được tiến hành tại 20 đơn vị lâm sàng ở Pháp. Tỉ lệ phản ứng tổng thể là 65%. Các khía cạnh kém phát triển của văn hóa an toàn đã được xác định là phản ứng không trừng phạt về lỗi, nhân sự, hỗ trợ quản lý cho an toàn người bệnh, bàn giao, và chuyển tiếp.[43] Mỹ là quốc gia phát triển bộ công cụ HSOPSC, vì vậy có nhiều nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh tại Mỹ qua các năm. Dựa trên dữ liệu từ 1.128 bệnh viện Mỹ, khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện: 2012 Báo cáo cơ sở dữ liệu so sánh người dùng đã cung cấp kết quả ban đầu rằng các bệnh viện có thể sử dụng để so sánh văn hóa an toàn người bệnh của họ với các bệnh viện khác của Mỹ. Ngoài ra, bản báo cáo năm 2012 trình bày kết quả cho thấy sự thay đổi theo thời gian cho 650 bệnh viện có gửi dữ liệu nhiều hơn một lần. Báo cáo bao gồm một mô tả tường thuật của những phát hiện và bốn phụ lục, trình bày dữ liệu theo các đặc điểm bệnh viện và đặc điểm người trả lời cho các bệnh viện cơ sở dữ liệu tổng thể và riêng biệt cho 650 bệnh viện có xu hướng. Các bệnh viện trong cơ sở dữ liệu năm 2012 được chia thành hai loại: 508 bệnh viện từ báo cáo cơ sở dữ liệu trước đó mà vẫn còn được bao gồm trong báo cáo năm 2012; 620 bệnh viện có gửi dữ liệu cho báo cáo năm 2012. Tỉ lệ đáp ứng của bệnh viện trung bình là 53 phần trăm, với trung bình 503 cuộc khảo sát hoàn thành mỗi bệnh viện. Kết quả báo cáo cho thấy rằng “làm việc theo nhóm trong khoa có 80% phản ứng tích cực- mức độ mà nhân viên hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng nhau với, và làm việc cùng nhau như một đội. Các khía cạnh "kỳ vọng giám sát và hành động thúc đẩy an toàn", “học tập tổ chức –cải
  • 22. 15 tiến liên tục”, và “hỗ trợ quản lý về an toàn bệnh nhân” đều có phản ứng tích cực trên 70%, cụ thể tỉ lệ phản ứng tích cực của 3 khía cạnh lần lượt là 75%, 72% và 72%. Cho thấy rằng tại các bệnh viện trong báo cáo các giám sát, quản lý xem xét lời đề nghị nhân viên để cải thiện an toàn người bệnh, nhân viên được khen ngợi khi làm đúng theo quy trình an toàn người bệnh, và không bỏ qua vấn đề an toàn cho bệnh nhân. Quản lý bệnh viện cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc đẩy an toàn bệnh nhân và cho thấy rằng sự an toàn của bệnh nhân là một ưu tiên hàng đầu.[32] Tại Ả Rập đã thực hiện nhiều nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh, như các nghiên cứu sau: Lebanon tiến hành ở 68 bệnh viện tư nhân với 6807 người tham gia vào năm 2010; Một nghiên cứu Ả Rập Saudi năm 2010 tiến hành tại 13 bệnh viện công cộng và tư nhân trong tổng 16 bệnh viện lựa chọn đồng ý tham gia cùng nghiên cứu; Nghiên cứu ở Palestine tại 11 bệnh viện công cộng năm 2011; và Nghiên cứu tại một bệnh viện lớn thuộc Riyadh năm 2014.[23] [24] [25] [11] Kết quả ở các nghiên cứu đều cho thấy “làm việc nhóm trong khoa” và “học tập của tổ chức, cải thiện liên tục” là có số điểm tích cực cao nhất, lần lượt dao động từ 71%-82,3% và 62% - 87%. “Không trừng phạt lỗi” (17%-26,8%) và “nhân sự” (22%-38%) có điểm số tích cực thấp nhất. Sự cố y khoa được báo cáo là một mối quan tâm chung của các nghiên cứu. Tỉ lệ sự cố y khoa được báo cáo trong 12 tháng qua của các nghiên cứu ở mức trung bình, dao động từ 43%-59,4% (Ả Rập Saudi thấp nhất là 43%, cao nhất là 59,4% ở Riyadh). Đa số các nhân viên trong nghiên cứu có sự tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, tỉ lệ từ 76,1% - 92%. Nghiên cứu tại Palestine cho thấy điểm số tích cực trung bình ở những nhân viên y tế có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cao hơn 2,303 lần so với những nhân viên y tế không tiếp xúc trực tiếp, có ý nghĩa thống kê (p=0,021).[25] CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy trong phân tích đa biến, nhân viên đã làm việc hơn 10 năm tại đơn vị hiện tại của họ hiển thị một số nền văn hóa an toàn người bệnh thấp hơn đáng kể ( p<0,05). Tương tự như vậy, một mối tương quan tuyến tính nghịch, yếu, có ý nghĩa thống kê đã được tìm thấy giữa điểm văn hóa an toàn và làm việc nhiều năm bệnh nhân trong đơn vị (r = -0,21, p= 0,011). Không có
  • 23. 16 mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân hoặc giờ làm việc hàng tuần của nhân viên y tế với tổng số điểm văn hóa an toàn người bệnh.[13] Kết quả cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể về tám khía cạnh giữa các bác sĩ và y tá (là làm việc nhóm trong khoa, học tập tổ chức và cải tiến liên tục, hỗ trợ quản lý về an toàn người bệnh, phản hồi & truyền thông về lỗi, nhận thức chung về an toàn người bệnh, truyền thông cởi mở, phản ứng không trừng phạt lỗi và nhân sự, p <0,05). Tỉ lệ đáp ứng tích cực của hai khía cạnh của các y tá đã thấp hơn so với các bác sĩ. Các khía cạnh khác của y tá là cao hơn so với các bác sĩ.[41] Tỉ lệ các sự kiện an toàn người bệnh là có liên quan chặt chẽ đến mức trình độ của các bác sĩ. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể trong tỉ lệ phản ứng tích cực trên bảy khía cạnh (là làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ quản lý về ATNB, làm việc nhóm giữa các khoa, phản hồi & truyền thông về lỗi, nhận thức chung về ATNB, truyền thông cởi mở và phản ứng không trừng phạt lỗi, p <0,05) đối với người dân, các bác sĩ tham dự, phó giám đốc và các bác sĩ trưởng. Hơn nữa, tỉ lệ đáp ứng tích cực của các bác sĩ có trình độ cao (bác sĩ trưởng) trên hai khía cạnh (nhận thức chung về ATNB và phản hồi & truyền thông về lỗi) cao hơn so với những người có mức độ thấp (người dân), trong khi tỉ lệ phản ứng tích cực của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe với một mức độ cao về năm khía cạnh (làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ quản lý về an toàn người bệnh, truyền thông cởi mở, làm việc nhóm giữa các khoa và phản ứng không trừng phạt về lỗi) là thấp hơn so với những người có trình độ thấp.[41] Nghiên cứu tại Palestine cho thấy điểm số tích cực trung bình ở những nhân viên y tế có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cao hơn 2,303 lần so với những nhân viên y tế không tiếp xúc trực tiếp, có ý nghĩa thống kê (p=0,021).[25] BIỆN PHÁP CAN THIỆP Một nghiên cứu can thiệp thực hiện qua 2 cuộc điều tra: nghiên cứu trước thực hiện vào mùa thu 2005 và nghiên cứu sau thực hiện vào mùa xuân 2007. Sử dụng HSOPSC, văn hóa an toàn được đo bằng 12 kích thước. Kết quả cho thấy có 3.940 và 3.626 cá nhân trả lời tương ứng với các cuộc điều tra đầu tiên và thứ hai (tốc độ phản ứng tổng thể là 77% và 68% tương ứng). Sau 18-26 tháng thời gian, khía cạnh có sự cải thiện đáng kể đã được quan sát cho là "hỗ trợ quản lý bệnh viện
  • 24. 17 cho ATNB". Khía cạnh "làm việc nhóm trong khoa" đã nhận được số điểm cao nhất trong cả hai cuộc điều tra. Không có sự cải thiện và điểm số đôi khi suy giảm trong các khía cạnh: "bàn giao và chuyển bệnh", "phản ứng không trừng phạt lỗi", và "nhân sự".[27] Một chương trình đào tạo trong một ngày đã được phát triển dựa trên các năng lực cốt lõi của WHO công bố gần đây cho nghiên cứu an toàn người bệnh. Chương trình tập trung vào an toàn người bệnh trong phẫu thuật, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như: con người, điều kiện phòng mổ, làm việc theo nhóm, môi trường và văn hóa an toàn. Tính khả thi, phù hợp và đánh giá sơ bộ của chương trình đã được tiến hành ở Bogota, Colombia trong tháng 7 năm 2011. Kết quả chương trình là: 17 trong 30 sinh viên sau đại học từ một loạt các ngành lâm sàng / phi lâm sàng đăng ký đã tham dự chương trình. Sau chương trình, kiến thức của học viên về an toàn người bệnh trong phẫu thuật đã cải thiện đáng kể (trung bình trước = 55% so trung bình sau = 68%, p <0,01), cũng như sự tự tin và sự hiểu biết của họ về các vấn đề và phương pháp đánh giá nguy cơ an toàn người bệnh và các vấn đề làm việc theo nhóm (P <0,05). Những kỹ năng quan sát trong việc nhận ra những hành vi an toàn liên quan đến sử dụng OTA (tức là, chất lượng làm việc nhóm trong khoa) được cải thiện trên sự đánh giá chất lượng.[30] Một tổng quan hệ thống này xác định và đánh giá các can thiệp được sử dụng để thúc đẩy văn hóa an toàn hoặc khía cạnh trong các thiết lập chăm sóc cấp tính. Các tác giả đã tìm kiếm MEDLINE, CINAHL, PsycINFO, Danh bạ, và EMBASE để xác định nghiên cứu bằng tiếng Anh có liên quan được công bố từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2012. Họ đã chọn nghiên cứu khảo sát trên nhân viên y tế thực hành trong môi trường nội trú và bao gồm dữ liệu sau một can thiệp về thay đổi văn hóa an toàn bệnh nhân hoặc khía cạnh an toàn. Hai người chọn lọc độc lập từ 3679 nghiên cứu, còn lại 33 nghiên cứu thích hợp trong 35 bài viết. Sau khi phân tích các nghiên cứu, nhưng kết quả đo được là rất không đồng nhất. Sức mạnh của bằng chứng là thấp, và hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thấp đến chất lượng vừa phải. Trong những giới hạn này, bằng chứng cho thấy sự can thiệp về cải thiện nhận thức về văn hóa an toàn và có khả năng làm giảm tác hại của bệnh nhân.[55]
  • 25. 18 1.2.2 Tại Việt Nam An toàn người bệnh là một trong năm mục tiêu chất lượng mà Hội đồng quản lý chất lượng – Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã phổ biến và triển khai thực hiện trong toàn ngành. Khảo sát thực trạng văn hoá an toàn người bệnh của bệnh viện là một hoạt động khởi đầu không thể thiếu trong cải tiến nâng cao chất lượng bệnh viện, giúp bệnh viện nắm bắt những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh. Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát thực trạng và văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích an toàn người bệnh, thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan đến an toàn người bệnh. Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh vực như sự phối hợp giữa các khoa/phòng, phối hợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trong thông tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố và nhất là “hành xử không buộc tội khi có sai sót”.[3] Một nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, luận văn thạc sĩ năm 2015 của tác giả Trần Nguyễn Như Anh. Kết quả nghiên cứu ghi nhận dữ liệu như sau: với số mẫu 2.118 nhân viên, trong đó chiếm hơn ½ là điều dưỡng và nữ hộ sinh, bác sĩ chiếm tỉ lệ 14,4%; và chỉ có khoảng 7 đối tượng khảo sát giữ chức vụ trưởng/phó khoa/phòng. Hầu hết người trả lời bản câu hỏi có thời gian công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên. Và 50% người tham gia nghiên cứu có mức thu nhập hàng tháng trung bình từ 8 đến 12 triệu, 30 nhân viên trong khoảng 5 đến dưới 8 triệu và chỉ 7 nhân viên có mức thu nhập thấp nhất bệnh viện. Số liệu thống kê của nghiên cứu cho thấy văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Phản ứng không trừng phạt lỗi”.[1]
  • 26. 19 Lịch sử thang đo 1.3 Trên thế giới, một số tổ chức quốc tế thúc đẩy việc thành lập một nền văn hóa an toàn bệnh nhân: Liên minh Thế giới về an toàn người bệnh, Cơ quan An toàn người bệnh quốc gia ở Anh, Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng ở Mỹ và Ủy ban Úc về An toàn và Chất lượng chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu liên quan cũng đã được tiến hành tại châu Á.[19] [31] Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào đánh giá các đặc tính tâm lý của HSOPSC đó đã được dịch ra ngôn ngữ riêng của họ (Nhật Bản, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan).[26] [31] [12] [49] Năm 2010 một nghiên cứu phân tích tâm lý đa chiều của Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng (AHRQ) cuộc khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện, do tác giả Joann S Sorra và Naomi Dyer thực hiện. Số liệu điều tra từ 331 bệnh viện của Mỹ với 2.267 đơn vị bệnh viện và 50.513 người trả lời. Phân tích tâm lý khẳng định bản chất đa chiều của dữ liệu ở cấp độ cá nhân, đơn vị, bệnh viện phân tích. Kết quả được cung cấp bằng chứng tổng thể hỗ trợ 12 khía cạnh và 42 câu hỏi thuộc bộ câu hỏi “Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trên bệnh viện” là có tính chất tâm lý chấp nhận được ở tất cả các cấp độ phân tích, với một vài trường hợp ngoại lệ.[50] Những nghiên cứu ở Nhật Bản và Na Uy cho thấy độ tin cậy nội bộ khác nhau giữa các yếu tố, từ 0,46-0,88, trong đó yếu tố “nhân sự” có độ tin cậy thấp nhất (0,46 và 0,59 tương ứng).[31] [26] Sự thống nhất nội bộ của một số khía cạnh trong phiên bản tiếng Ả Rập của HSOPSC thấp hơn so với các khía cạnh ban đầu trong các nghiên cứu của Mỹ.[23] Trong khi có một số bằng chứng cho thấy các bản dịch của các HSOPSC là chấp nhận được về độ tin cậy và tốt xây dựng giá trị.[31] [49] [41] Các nghiên cứu của Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan cũng được sử dụng để đo lường HSOPSC văn hóa an toàn bệnh nhân ở các quốc gia riêng của họ.[54] [12] [19]
  • 27. 20 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu 2.1  Cắt ngang mô tả Thời gian- Địa điểm 2.2  Thời gian: tháng 4-7 năm 2016  Địa điểm: một bệnh viện tại TP.HCM Đối tƣợng nghiên cứu 2.3 2.3.1 Dân số mục tiêu:  Nhân viên y tế tại một bệnh viện thuộc TP. HCM 2.3.2 Dân số chọn mẫu:  Nhân viên y tế tại một bệnh viện thuộc TP. HCM tại thời điểm khảo sát Cỡ mẫu 2.4  Sử dụng công thức ước lượng trung bình Trong đó, • n: cỡ mẫu tối thiểu • Z: trị số phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì ( ) = 1,96 • α: Xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05) • : độ lệch chuẩn của biến số cần ước lượng • d: độ chính xác mong muốn và nghiên cứu mong muốn d = 1/10 ( )  Dự trù 10% mất mẫu: 384 × 0.1 = 38  Vậy tổng mẫu cần thu thập: 384 + 38 = 422
  • 28. 21 Tiêu chí chọn mẫu 2.5 2.5.1 Tiêu chí chọn vào  Nhân viên chính thức của bệnh viện đồng ý tham gia nghiên cứu.  Các nhân viên y tế đang công tác tại các Khoa/ Phòng có thời gian làm việc tại Bệnh viện ít nhất 6 tháng.  Đối tượng bao gồm: Bác sĩ, Điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại các Khoa nội trú, Kĩ thuật viên trực tiếp tiếp xúc người bệnh và Dược sĩ.  Bác sĩ: chọn những bác sĩ trực tiếp thăm khám người bệnh, ra chẩn đoán và y lệnh điều trị tại các Khoa (danh sách đính kèm).  Điều dưỡng: chọn các điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại các Khoa (danh sách đính kèm).  Kĩ thuật viên: chọn các kỹ thuật viên trực tiếp tiếp xúc với người bệnh để thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật.  Dược sĩ: Chọn các dược sĩ thực hiện công tác chuẩn bị thuốc cho người bệnh. 2.5.2 Tiêu chí loại ra  Những phiếu bỏ trống phần thông tin nền, các phần thang đo  Những phiếu đáp án trả lời đồng ý từ đầu đến cuối phiếu khảo sát Thu thập dữ kiện 2.6 2.6.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện  Bƣớc 1: Chọn mẫu phân tầng Căn cứ vào số lượng các nhóm Bác sĩ, Điều Dưỡng, Dược sĩ, Kĩ thuật viên ở các khoa khảo sát, xác định tỉ lệ và cỡ mẫu cho từng nhóm đối tượng ở từng khoa.
  • 29. 22 Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG Tổng Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ KHOA LÂM SÀNG 1 Khoa khám bệnh 10 20 0 0 30 2 Khoa Cấp cứu 5 10 0 0 15 3 Khoa Gây mê - Hồi sức 10 30 5 0 45 4 Khoa Phẫu thuật Tim mạch 5 10 0 0 15 5 Khoa Hồi sức tích cực 5 10 0 0 15 6 Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt - Răng Hàm Mặt 5 10 0 0 15 7 Khoa Nội tim mạch 5 10 0 0 15 8 Khoa Ngoại thần kinh 5 10 0 0 15 9 Khoa Chấn thương chỉnh hình 5 10 0 0 15 10 Khoa Tiết niệu 5 10 0 0 15 11 Khoa Lồng ngực mạch máu 5 10 0 0 15 12 Khoa Ngoại Gan Mật Tụy 5 10 0 0 15 13 Khoa Ngoại Tiêu hóa 5 10 0 0 15 14 Khoa Tạo hình thẩm mỹ 5 10 0 0 15
  • 30. 23 Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG Tổng Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ 15 Khoa Tai Mũi Họng 5 10 0 0 15 16 Khoa Mắt 5 10 0 0 15 17 Khoa Hậu môn trực tràng 5 10 0 0 15 18 Khoa Hô hấp 5 10 0 0 15 19 Khoa Tiêu hóa 5 10 0 0 15 20 Khoa Thần kinh 5 10 0 0 15 21 Khoa Nội tổng hợp - Phân khoa Nội tiêu hóa 5 10 0 0 15 22 Khoa Lão – CSGN 5 10 0 0 15 KHOA CẬN LÂM SÀNGLÂM SÀNG 1 Khoa Xét nghiệm 5 10 10 0 25 2 Khoa Nội soi 5 10 5 0 20 3 Khoa Thăm dò chức năng 5 5 5 0 15 4 Khoa Chẩn đoán hình ảnh 5 10 5 0 20 5 Khoa Dược 0 0 0 20 20
  • 31. 24 Stt Đơn vị SỐ LƢỢNG TỪNG ĐỐI TƢỢNG Tổng Bác sĩ Điều dƣỡng Kĩ Thuật viên Dƣợc sĩ ĐƠN VỊ 1 Đơn vị Hóa trị liệu ung thư 3 5 0 0 8 2 Đơn vị Can thiệp nội mạch 2 5 0 0 7 TỔNG CỘNG 145 295 30 20 490  Bƣớc 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Điều dưỡng trưởng lập danh sách nhân viên tại mỗi khoa, bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra các đối tượng tham gia khảo sát.  Sau khi chọn được đối tượng nghiên cứu, các Khoa cho thực hiện khảo sát qua bộ câu hỏi tự điền từ 9/5/2016 đến 13/5/2016. Nộp lại: vào ngày 14/5/2016 tại Phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện.  Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu, tổng số phiếu thu lại là 443 phiếu.  Những phiếu bỏ trống hoặc điền không đầy đủ phần thông tin nền, các phần thang đo sẽ lược bỏ. Và những phiếu đáp án trả lời đồng ý từ đầu đến cuối phiếu khảo sát sẽ không có giá trị nên cũng bị lược bỏ. Tổng số phiếu lỗi là 49 phiếu.  Còn 394 phiếu là đủ điều kiện, và chuẩn bị cho việc nhập liệu. 2.6.2 Công cụ thu thập dữ kiện  Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền HSOPSC ( Hospital Safety On Patient Survey Culture), được phát triển bởi cơ quan Nghiên cứu và chất lượng của Hoa Kỳ (Agency for Healthcare Research and Quality) vào năm 2004.  Bộ câu hỏi phiên bản tiếng việt được dịch sát nghĩa với bản gốc.  HSOPSC gồm 42 câu chia thành 12 lĩnh vực, sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá (từ 1 điểm đến 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng
  • 32. 25 và 5 là hoàn toàn đồng) hoặc tần suất (1 là không bao giờ đến 5 là luôn luôn). Mười hai lĩnh vực khảo sát bao gồm:  7 lĩnh vực về văn hóa an toàn trong phạm vi từng khoa: [1] Làm việc nhóm trong khoa (4 câu hỏi) [2] Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB (4 câu hỏi) [3] Học tập tổ chức– cải tiến liên tục (3 câu hỏi) [6] Thông tin phản hồi sai sót (3 câu hỏi) [8] Cởi mở trong thông tin về sai sót (3 câu hỏi) [10] Nhân lực (4 câu hỏi) [12] Phản ứng không trừng phạt lỗi (3 câu hỏi)  3 lĩnh vực về văn hóa an toàn phạm vi toàn bệnh viện: [4] Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện (3 câu hỏi) [9] Làm việc nhóm giữa các khoa (4 câu hỏi) [11] Bàn giao và chuyển bệnh (4 câu hỏi)  2 lĩnh vực về kết quả liên quan đến ATNB [5] Nhận thức về ATNB (4 câu hỏi) [7] Tần suất báo cáo sự cố (3 câu hỏi)  Thông tin cá nhân gồm: giới, tuổi, số năm làm việc tại bệnh viện, số năm đã làm việc tại Khoa hiện tại, thời gian làm việc mỗi tuần, chức danh, số người bệnh tiếp xúc mỗi ngày, tập huấn về an toàn người bệnh. Liệt kê định nghĩa các biến số 2.7  Giới tính: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:  Nam  Nữ  Tập huấn về An toàn ngƣời bệnh: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị  Có  Không  Tuổi: là biến định lượng  Số năm làm việc tại bệnh viện: là biến số định lượng  Số năm làm việc tại Khoa phòng hiện tại: là biến số định lượng  Số giờ làm việc mỗi tuần: là biến số định lượng
  • 33. 26  Số bệnh nhân chăm sóc/tiếp xúc mỗi ngày: là biến số định lượng  Chức danh: là biến danh định gồm 8 giá trị  Điều dưỡng cơ sở  Điều dưỡng trung cấp  Cử nhân điều dưỡng  Bác sĩ  Dược sĩ trung học  Dược sĩ đại học  Kỹ thuật viên  Khác (ghi rõ) Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu 2.8 2.8.1 Phƣơng pháp quản lý số liệu  Dữ liệu sau khi được ghi nhận vào phiếu thu thập thông tin của nghiên cứu thì được kiểm tra xem đã đầy đủ thông tin và được ghi nhận rõ ràng hay không trước khi được gắn mã số và nhập vào máy tính.  Các dữ liệu được mã hóa, ví dụ 1 là nam và 0 là nữ để thuận tiện cho việc nhập và phân tích số liệu.  Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData phiên bản 3.1, là một phần mềm miễn phí có chức năng kiểm tra khi nhập dữ liệu để từ đó đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nhập vào. Sau khi hoàn thành việc nhập các phiếu, dữ liệu điện tử được kiểm tra lại để phát hiện các dữ liệu ngoại lai (giá trị quá cao hoặc quá thấp so với bình thường) và đảm bảo các dữ liệu đã được nhập đúng với phiếu bằng giấy.  Sau đó tập tin dữ liệu được chuyển sang phần mềm phân tích thống kê Stata, phiên bản 13. 2.8.2 Phƣơng pháp phân tích thống kê  Thống kê mô tả được thể hiện qua tần số, tỉ lệ phần trăm đối với biến số định tính (ví dụ: tần số, tỉ lệ các nhóm giới tính, nhóm tập huấn về an toàn người bệnh, chức danh) và trung bình ± độ lệch chuẩn đối với biến số định lượng chuẩn (như: tuổi, thời gian làm việc mỗi tuần). Đối với những biến định lượng không chuẩn thì mô tả là trung vị và khoảng tứ vị
  • 34. 27 (như: số năm làm việc tại bệnh viện, số năm đã làm việc tại khoa,số người bệnh tiếp xúc mỗi ngày).  Thống kê phân tích sử dụng hệ số Alpha để đo lường độ tin cậy nội bộ. Tính giá trị sử dụng phương pháp đo lường tính giá trị cấu trúc, sử dụng EFA (phân tích nhân tố khám phá).  Mô tả thống kê lần lượt nhận định của nhân viên y tế với các khía cạnh văn hóa an toàn tại bệnh viện, sử dụng tần suất (tỉ lệ).  Phân tích điểm số văn hóa an toàn trung bình của từng khía cạnh khác nhau, hay điểm số an toàn trung bình chung bằng trung bình và độ lệch chuẩn, thêm phạm vi của số liệu (giá trị nhỏ nhất, lớn nhất,).  Mối tương quan giữa điểm số văn hóa an toàn trung bình của từng khía cạnh và từng đặc tính dân số với điểm số an toàn trung bình chung, được đo lường bằng tương quan Spearman.  Phân tích đa biến sẽ chạy những biến ý nghĩa và những biến sinh học với giá trị p<0,25, chạy regress và hiệu chỉnh với lệnh robust. Kiểm soát sai lệch 2.9 2.9.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa  Kiểm soát sai lệch chọn lựa bằng cách lấy mẫu xác suất  Giảm thiểu số người không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.9.2 Kiểm soát sai lệch thông tin  Định nghĩa rõ ràng và cụ thể các biến số  Sử dụng từ ngữ dịch bản câu hỏi tiếng anh ra tiếng việt gần gũi, dễ hiểu cho nhân viên y tế khi tự đánh giá Y đức 2.10  Nghiên cứu không can thiệp, không gây nguy cơ cho đối tượng tham gia khảo sát  Giữ kín tên và thông tin cá nhân của từng đối tượng tham gia  Tôn trọng sự đồng ý tham gia nghiên cứu của các đối tượng
  • 35. 28 Chƣơng 3. KẾT QUẢ Đánh giá thang đo 3.1 3.1.1 Đánh giá tính tin cậy nội bộ của 12 khía cạnh VHATNB Bảng 3.1.Giá trị hệ số alpha của 12 khía cạnh VHATNB Giá trị hệ số alpha (Cronbach’s Alpha) Làm việc nhóm trong khoa 0,76 Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB 0,73 Học tập tổ chức– cải tiến liên tục 0,40 Thông tin phản hồi sai sót 0,66 Cởi mở trong thông tin về sai sót 0,56 Nhân lực 0,43 Phản ứng không trừng phạt lỗi 0,44 Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện 0,60 Làm việc nhóm giữa các khoa 0,62 Bàn giao và chuyển bệnh 0,40 Nhận thức về ATNB 0,35 Tần suất báo cáo sự cố 0,84 0,87# # Alpha tổng của bộ câu hỏi HSOPSC Kết quả phân tích tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy bộ câu hỏi HSOPSC có tính tin cậy nội bộ với alpha tổng là 0,87, ở mức tốt. Với tiêu chí alpha ≥ 0,6 các khía cạnh về học tập tổ chức– cải tiến liên tục, cởi mở trong thông tin về sai sót, nhân lực, phản ứng không trừng phạt lỗi, bàn giao và chuyển bệnh và nhận thức về ATNB đã có hệ số alpha không đạt (< 0,6). Các khía cạnh đạt tiêu chí, có giá trị alpha từ mức chấp nhận được đến mức tốt (0,60- 0,84) là thông tin phản hồi sai sót, làm việc nhóm trong khoa, lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện, làm việc nhóm giữa các khoa và tần suất báo cáo sự cố.
  • 36. 29 3.1.2 Đánh giá tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi HSOPSC  Xác định các nhân tố Để đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhằm xác định các nhân tố và các biến nào đạt yêu cầu nghiên cứu. Các nhân tố cần giữ lại sẽ được xác định bằng sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis), có giá trị phương sai của nhân tố >1. Những biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) dưới 0,4 sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo. Bảng 3.2.Giá trị phương sai của các nhân tố ban đầu CÁC NHÂN TỐ Gía trị phƣơng sai (Eigenvalue) Y1 8,43 Y2 2,73 Y3 2,48 Y4 1,94 Y5 1,61 Y6 1,53 Y7 1,34 Y8 1,23 Y9 1,21 Y10 1,17 Y11 1,13 Y12 1,06 Sau khi thành lập ma trận hiệp phương sai, xác định ban đầu có 12 nhân tố, với giá trị phương sai của nhân tố (Eigenvalue) >1.
  • 37. 30  Chọn số nhân tố cần giữ lại Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân tích song song (Parallel Analysis) Từ sơ đồ 3.1 phân tích song song, số nhân tố xác định giờ là 5 nhân tố, với giá trị phương sai của nhân tố (eigenvalue) >1. Vậy số nhân tố giữ lại là 5 nhân tố sau nhiều bước phân tích. Nghiên cứu đặt tên lại cho 5 nhân tố như sau:  Y1: Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi  Y2: Làm việc theo nhóm trong đơn vị  Y3: Sai sót và động lực báo cáo sai sót  Y4: Làm việc theo nhóm giữa các khoa  Y5: Tần số sự kiện được báo cáo
  • 38. 31 Bảng 3.3.Giá trị phương sai của nhân tố (Eigenvalue) và giá trị hệ số alpha (Cronbach’s Alpha) NHÂN TỐ Giá trị phƣơng sai của nhân tố Giá trị hệ số alpha (Cronbach’s Alpha) Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi 7,90 0,85 Làm việc theo nhóm trong khoa 2,19 0,77 Sai sót và động lực báo cáo sai sót 1,96 0,64 Làm việc theo nhóm giữa các khoa 1,36 0,65 Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 1,07 0,84 0,86# # Alpha tổng của bộ câu hỏi HSOPSC Qua khảo sát thang đo, còn lại 5 nhân tố (khía cạnh văn hóa) có giá trị phương sai của nhân tố >1, đó là Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi thông tin về lỗi; Làm việc theo nhóm trong đơn vị; Sai sót và động lực báo cáo sai sót; Làm việc theo nhóm giữa các khoa ; Tần số sự kiện được báo cáo. Giá trị alpha của 5 khía cạnh đều > 0,6, giá trị alpha từ 0,64 - 0,85, trong đó Quản lý thúc đẩy và phản hồi thông tin về lỗi có giá trị alpha cao nhất ( 0,85); Sai sót và động lực báo cáo sai sót có giá trị alpha thấp nhất, với 0,64. Bảng 3.4.Hệ số tải nhân tố (Factor loading) NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố Y1 Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi A13. Khoa có thực hiện đánh giá lại biện pháp cải thiện 0,51 B1. Quản lý khen ngợi và khuyến khích nhân viên 0,54 B2. Quản lý quan tâm nghiêm túc các ý kiến đề xuất của nhân viên trong vấn đề ATNB 0,49 B4. Quản lý không quan tâm về vấn đề ATNB 0,42
  • 39. 32 NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố Y1 Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi C1.Nhân viên luôn nhận các phản hồi về các vấn đề cần cải tiến, khắc phục ATNB dựa trên các báo cáo sự cố vừa xảy ra 0,47 C2.Nhân viên được khuyến khích, mạnh dạn phát biểu ý kiến 0,68 C3.Nhân viên được thông tin kịp thời về các sự cố, sai sót 0,57 C4. Nhân viên được khuyến khích phát biểu, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến 0,76 C5.Nhân viên thảo luận, chia sẻ với nhau về các vấn đề ATNB 0,72 F1.Công tác quản lý giúp tạo ra một môi trường tốt 0,44 Y2 Làm việc theo nhóm trong khoa A1. Mọi người trong khoa có sự hỗ trợ nhau trong công việc 0,61 A3. Nhân viên tại khoa phối hợp tốt với nhau cùng thực hiện 0,55 A4. Mọi người luôn tôn trọng lẫn nhau 0,65 A6. Khoa chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện, đảm bảo an toàn người bệnh 0,51 A11. Nhân viên trong khoa hỗ trợ nhau một cách nhanh chóng 0,50 Y3 Sai sót và động lực báo cáo sai sót A8. Nhân viên cảm thấy bị thành kiến khi gây ra các lỗi, sai sót 0,45 A10. Sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra tại khoa là do may mắn 0,57 A14. Nhân viên cảm thấy áp lực với môi trường làm việc 0,54 A16. Nhân viên lo lắng các lỗi và sai sót họ gây ra sẽ bị lãnh đạo lưu ý 0,41 Y4 Làm việc theo nhóm giữa các khoa F2.Có sự phối hợp tốt giữa các khoa/phòng 0,43 F3. Sai sót thường xảy ra khi chuyển bệnh nhân 0,42
  • 40. 33 NHÂN TỐ Hệ số tải nhân tố Y4 Làm việc theo nhóm giữa các khoa F4. Có sự hợp tác nhanh chóng, kịp thời giữa các khoa/phòng 0,46 F6.Có sự mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên ở các khoa 0,50 F10.Có sự hỗ trợ nhau rất tốt giữa các khoa 0,58 Y5 Tần số sự kiện đƣợc báo cáo D1.Các sai sót, sự cố xuýt xảy ra 0,72 D2.Các sai sót, sự cố tiềm tàng 0,82 D3.Các sai sót, sự cố ảnh hưởng đến bệnh nhân 0,79 Sau phân tích EFA, các hệ số tải nhân tố có giá trị từ 0,41-0,82. Như vậy sau phần kiểm định thang đo, từ 12 nhân tố ban đầu thì giờ còn lại là 5 nhân tố, các nhân tố Nhận thức chung về an toàn; Học tập tổ chức và cải tiến liên tục; Nhân sự; Truyền thông cởi mở; Phản hồi và thông tin về lỗi; Hỗ trợ quản lý bệnh viện; Bàn giao bệnh viện và chuyển tiếp đã bị loại bỏ. Hai nhân tố Quản lý triển vọng và hành động thúc đẩy an toàn và Phản ứng không trừng phạt về lỗi đã đổi tên thành Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi ; Sai sót và động lực báo cáo sai sót. Các câu hỏi trong các nhân tố cũng thay đổi và được rút gọn, từ 42 câu hỏi ban đầu giảm xuống còn 27 câu hỏi.
  • 41. 34 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh trung bình 3.2 3.2.1 Mô tả đặc tính dân số Bảng 3.5.Đặc tính dân số Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Giới tính Nam Nữ 120 274 30 70 Tập huấn về ATNB Có Không 362 32 92 8 Tuổi 31 ± 8* Thời gian làm việc tại bệnh viện (năm) 3 (2-8)** Thời gian làm việc tại khoa (năm) 3 (1,5-6)** Số giờ làm việc mỗi tuần (giờ) 51,3 ± 11,3* Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày (số bệnh nhân) 10 (8-48)** *Trung bình ± độ lệch chuẩn ** Trung vị (khoảng tứ vị) Có sự chênh lệch về giới tính trong nghiên cứu, khoảng 70% là nữ giới. Đa phần các nhân viên y tế trong nghiên cứu đã được tập huấn về an toàn người bệnh, tỉ lệ chiếm hơn 90%. Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế trong khảo sát là 31 tuổi với độ lệch chuẩn là 8 tuổi. Năm mươi phần trăm nhân viên y tế trong khảo sát có thời gian làm việc tại bệnh viện từ 2 đến 8 năm, tương ứng cũng 50% nhân viên có thời gian làm việc tại khoa là từ 1,5 đến 6 năm. Số giờ làm việc mỗi tuần trung bình của một nhân viên y tế là 51,3 giờ, dao động trong khoảng 40 giờ đến 62,6 giờ. Số bệnh nhân trung vị nhân viên y tế tiếp xúc là 10 bệnh nhân mỗi ngày.
  • 42. 35 Bảng 3.6. Nhóm chức danh, chức danh Đặc tính Tần số Tỉ lệ % Nhóm chức danh Điều dưỡng Bác sĩ Dược sĩ Kĩ thuật viên 242 118 14 20 61 30 4 5 Chức danh Điều dưỡng cơ sở Điều dưỡng trung cấp Cử nhân điều dưỡng Bác sĩ Dược sĩ trung học Dược sĩ đại học Kỹ thuật viên 8 160 74 118 5 9 20 2 41 19 30 1 2 5 Trong mẫu khảo sát phần lớn là nhóm điều dưỡng, chiếm tỉ lệ cao nhất (61%), nhóm dược sĩ là nhóm có tỉ lệ thấp nhất (4%), bác sĩ chiếm 30% và 5% còn lại là kĩ thuật viên. Trong đó chức danh chiếm đa số lần lượt là là điều dưỡng trung cấp (41%), bác sĩ (30%), cử nhân điều dưỡng (19%), và 10% thuộc các chức danh còn lại.
  • 43. 36 3.2.2 Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ an toàn ngƣời bệnh Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các mức độ an toàn ngƣời bệnh của bệnh viện Kết quả khảo sát cho thấy gần 60% nhân viên nhận định rằng bệnh viện có công tác an toàn người bệnh ở mức rất tốt, 39% nhân viên nhận định điều này ở mức chấp nhận được và chỉ có một số rất nhỏ nhân viên (4%) nhận định mức độ an toàn người bệnh của bệnh viện ở mức trung bình và kém. Bảng 3.7.Điểm an toàn người bệnh trung bình Trung bình ± Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm an toàn ngƣời bệnh 3,6 ± 0,6 2 5 Trung bình điểm an toàn người bệnh chung của bệnh viện được nhân viên y tế đánh giá bằng 3,6 với độ lệch chuẩn là 0,6. Cho thấy nhân viên nhận định rằng bệnh viện có công tác an toàn người bệnh ở mức rất tốt. 1% 56% 39% 4% 0% Xuất sắc Rất tốt Chấp nhận được Trung bình Kém
  • 44. 37 3.2.3 Điểm số văn hóa an toàn ngƣời bệnh Bảng 3.8.Quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý N (%) Không ý kiến N (%) Đồng ý N (%) Đánh giá lại kết quả biện pháp cải tiến 15 (4) 61 (15) 320 (81) Khuyến khích làm đúng qui trình 20 (5) 81 (21) 295 (74) Quan tâm nghiêm túc ý kiến đề xuất của nhân viên 21 (5) 71 (18) 304 (77) Phản hồi về cải tiến, khắc phục cho NV 62 (16) 116 (29) 216 (55) Nhân viên được thông tin kịp thời về các sự cố, sai sót 35 (9) 69 (17) 290 (74) Khuyến khích NV phát biểu ý kiến 41 (11) 60 (15) 293 (74) Khuyến khích phát biểu, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến 30 (8) 72 (18) 292 (74) Nhân viên thảo luận, chia sẻ về ATNB 33 (8) 59 (15) 302 (77) Công tác quản lý tạo một môi trường tốt 21 (5) 31 (8) 342 (87) Khảo sát thấy được 80% nhân viên y tế nhận định rằng bệnh viện có thực hiện đánh giá lại kết quả các biện pháp sau khi cải tiến về ATNB. Quản lý tại khoa phòng khuyến khích nhân viên khi họ làm đúng qui trình ATNB, họ quan tâm nghiêm túc đến đề xuất của nhân viên, hơn 75% nhân viên đồng ý với hai điều này. Hơn ½ nhân viên nhận được phản hồi về các vấn đề cần cải tiến, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn người bệnh và 74% nhân viên đồng ý rằng họ được thông tin kịp thời về các sự cố, sai sót chuyên môn đã xảy ra tại khoa và các khoa khác. Nhân
  • 45. 38 viên luôn được khuyến khích, mạnh dạn phát biểu ý kiến nếu họ phát hiện và thấy bất cứ vấn đề gì có thể gây hại đến người bệnh cũng như được khuyến khích phát biểu, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến vào các quyết định, hành động đảm bảo ATNB, hơn 70% nhân viên y tế đồng ý với điều này. Khoảng 87% nhân viên cho rằng công tác quản lý tạo môt môi trường tốt đảm bảo ATNB và nhân viên thường thảo luận và chia sẽ với nhau về các vấn đề ATNB. Bảng 3.9.Làm việc theo nhóm trong khoa Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý N (%) Không ý kiến N (%) Đồng ý N (%) Nhân viên hỗ trợ nhau trong công việc 18 (5) 12 (3) 364 (92) Mọi người phối hợp tốt với nhau khi công việc gấp 10 (3) 31 (7) 353 (90) Mọi người luôn tôn trọng lẫn nhau 19 (5) 84 (21) 291 (74) Khoa chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện ATNB 5 (1) 39 (10) 350 (89) Nhân viên hỗ trợ nhau nhanh chóng 28 (7) 74 (19) 292 (74) Nhân viên y tế trong khoa hỗ trợ nhau trong công việc và khi có công việc gấp mọi người phối hợp rất tốt với nhau, hơn 90% nhân viên y tế đồng ý với hai điều này. Khoảng 74% nhân viên cho rằng mọi người trong khao tôn trọng lẫn nhau và khi một bộ phận tại khoa có nhiều công việc cần sự trợ giúp, họ nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong khoa. Đa số nhân viên nhận định khoa của họ chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện an toàn người bệnh, với 89% nhân viên đồng ý.
  • 46. 39 Bảng 3.10. Sai sót và động lực báo cáo sai sót Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý N (%) Không ý kiến N (%) Đồng ý N (%) Nhân viên cảm thấy bị thành kiến 233 (59) 101 (26) 60 (15) Sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra tại khoa là do may mắn 212 (54) 114 (29) 68 (17) Nhân viên cảm thấy áp lực với môi trường làm việc 68 (17) 128 (32) 198 (51) Nhân viên có tâm lý lo lắng, sợ hãi 80 (20) 120 (30) 194 (50) Kết quả khảo sát gần 60% nhân viên y tế cho rằng họ không cảm thấy bị thành kiến khi gây ra các lỗi và sai sót. Nhưng 50% nhân viên có tâm lý lo lắng và sợ hãi các lỗi và sai sót mà họ gây ra sẽ bị lãnh đạo lưu ý. Khoảng 54% nhân viên không đồng ý với ý kiến sai sót nghiêm trọng chưa xảy ra tại khoa của họ là do may mắn, và ½ nhân viên trong khảo sát cảm thấy áp lực với môi trường làm việc. Bảng 3.11. Làm việc theo nhóm giữa các khoa Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý N (%) Không ý kiến N (%) Đồng ý N (%) Sai sót thường xảy ra khi chuyển bệnh 128 (33) 159 (40) 107 (27) Các khoa hợp tác nhanh chóng 33 (9) 87 (22) 274 (69) Có sự mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên ở các khoa 219 (56) 111 (28) 64 (16) Hỗ trợ nhau rất tốt giữa các khoa 23 (6) 71 (18) 300 (76)
  • 47. 40 Hơn 70% nhân viên y tế nhận định rằng có sự hợp tác nhanh chóng, kịp thời giữa các khoa/phòng và các khoa hỗ trợ nhau rất tốt nhằm mang lại chất lượng chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Và khoảng 56% nhân viên không đồng ý có sự mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên ở các khoa, và 40% nhân viên không ý kiến với nhận định sai sót thường xảy ra khi chuyển bệnh nhân từ khu điều trị này qua khu điều trị khác. Bảng 3.12. Tần số sự kiện được báo cáo Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý N (%) Không ý kiến N (%) Đồng ý N (%) Các sự cố “xuýt xảy ra” được báo cáo 181 (46) 120 (30) 93 (24) Các sự cố “tiềm tàng” được báo cáo 144 (37) 113 (28) 137 (35) Các sự cố xảy ra “tác động đến NB nhưng chưa gây hại” được báo cáo 163 (41) 85 (22) 146 (37) Nhân viên y tế cho rằng khoa họ không báo cáo các sự cố “xuýt xảy ra” khoảng 46% nhân viên cho nhận định này. Đối với sự cố “ có nguy cơ tiềm tàng gây hại cho bệnh nhân” khoảng 37% nhân viên cho rằng khoa họ không báo cáo và 35% nhân viên y tế thì cho rằng có báo cáo, bên cạnh đó khoảng 28% nhân viên không ý kiến về điều này. Với các sự cố xảy ra “tác động đến NB nhưng chưa gây hại” hơn 40% nhân viên cho rằng khoa họ không báo cáo, và 37% nhân viên thì nhận định điều này có báo cáo.
  • 48. 41 Bảng 3.13. Điểm số VHATNB trung bình của 5 khía cạnh văn hóa Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi 3,9 0,6 1,6 5 Làm việc theo nhóm trong khoa 4,0 0,5 1,6 5 Sai sót và động lực báo cáo sai sót 3,1 0,7 1,5 5 Làm việc theo nhóm giữa các khoa 3,5 0,6 2 4,8 Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 2,9 1,0 1 5 Điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình của các khía cạnh văn hóa dao động từ 2,9 đến 4,0. Khía cạnh làm việc nhóm trong khoa và quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi thông tin về lỗi đều có điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình cao lần lượt là 4,0 và 3,9 điểm. Hai khía cạnh sai sót và động lực báo cáo sai sót; Làm việc theo nhóm giữa các khoa có điểm trung bình >3, còn khía cạnh tần số sự kiện được báo cáo có điểm trung bình thấp nhất, chiếm 2,9 điểm. Bảng 3.14. Điểm VHATNB trung bình của 3 nhóm cấp độ Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp quản lý bệnh viện 3,9 0,6 1,6 5 Cấp quản lý khoa phòng 3,0 0,6 1,6 4,7 Cấp nhân viên 3,8 0,5 2,1 4,8 Xét điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình theo 3 cấp độ: cấp quản lý bệnh viện, cấp quản lý khoa phòng và cấp nhân viên. Kết quả cho thấy điểm trung bình của cả 3 cấp độ đều 3, trong đó điểm văn hóa an toàn người bệnh của cấp quản lý bệnh viện và cấp nhân viên xấp xỉ bằng nhau, điểm lần lượt là 3,9 và 3,8, còn cấp quản lý khoa phòng có điểm trung bình thấp nhất 3,0 điểm. Nhìn chung điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình theo 3 cấp độ đều ở mức tốt và rất tốt.
  • 49. 42 3.2.4 Các yếu tố tác động đến điểm số an toàn ngƣời bệnh Bảng 3.15. Tương quan Spearman điểm số an toàn người bệnh với điểm số văn hóa an toàn của từng khía cạnh Điểm số văn hóa an toàn Hệ số tƣơng quan Spearman Giá trị p Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi 0,37 <0,001 Làm việc theo nhóm trong khoa 0,33 <0,001 Sai sót và động lực báo cáo sai sót 0,29 <0,001 Làm việc theo nhóm giữa các khoa 0,22 <0,001 Tần số sự kiện đƣợc báo cáo 0,03 0,497 Kết quả bảng 3.9 cho thấy khía cạnh “tần số sự kiện được báo báo”, “làm việc theo nhóm giữa các khoa” không có mối tương quan đến điểm an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện. Có sự tương quan thuận, yếu giữa điểm an toàn người bệnh trung bình với điểm “quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi”, “làm việc theo nhóm trong khoa”, và “sai sót và động lực báo cáo sai sót”, với hệ số tương quan Spearman (rs) lần lượt là 0,37, 0,33 và 0,29. Có mối liên quan của các khía cạnh còn lại với điểm số an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện, cụ thể là khi tăng điểm số “quản lý thúc đẩy an toàn và phản hồi, thông tin về lỗi”, điểm số về “làm việc theo nhóm trong khoa”, hay “sai sót và động lực báo cáo sai sót” thì điểm an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện cũng sẽ tăng, nhưng sự tăng này là tăng đơn điệu không tuyến tính, tất cả đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
  • 50. 43 Bảng 3.16. Tương quan Spearman điểm số an toàn người bệnh với điểm số văn hóa an toàn của 3 cấp độ Điểm số văn hóa an toàn Hệ số tƣơng quan Spearman Giá trị p Cấp quản lý bệnh viện 0,37 <0,001 Cấp quản lý khoa phòng 0,19 <0,001 Cấp nhân viên 0,31 <0,001 Xem xét mối tương quan giữa điểm an toàn người bệnh trung bình chung của bệnh viện với điểm số về 3 cấp độ, ta có sự tương quan thuận, yếu giữa điểm an toàn người bệnh trung bình với điểm “cấp quản lý bệnh viện” và “cấp nhân viên”, với hệ số rs lần lượt là 0,37 và 0,31. Không có mối tương quan giữa “cấp quản lý khoa phòng” với điểm an toàn người bệnh trung bình (rs=0,19). Mối liên quan giữa điểm số của 3 cấp độ với điểm an toàn người bệnh trung bình là khi tăng điểm về “cấp quản lý bệnh viện”, điểm về “cấp quản lý khoa” thì điểm an toàn người bệnh trung bình chung cũng sẽ tăng, cả hai đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
  • 51. 44 Bảng 3.17. Tương quan Spearman giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình với đặc tính dân số Điểm số văn hóa an toàn Hệ số tƣơng quan Spearman Giá trị p Giới tính (nam) -0,03 0,53 Tập huấn về ATNB (có) -0,01 0,82 Chức danh Điều dƣỡng Bác sĩ Dƣợc sĩ Kĩ thuật viên 0,03 -0,03 0,05 -0,06 0,51 0,57 0,29 0,24 Tuổi -0,08 0,11 Số giờ làm việc mỗi tuần -0,08 0,13 Thời gian làm việc tại bệnh viện -0,07 0,19 Thời gian làm việc tại khoa -0,05 0,31 Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày -0,01 0,80 Sau khi xem xét mối tương quan giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình với đặc tính dân số, nhận thấy không có mối tương quan giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình với các đặc tính dân số mẫu, như: giới, tuổi, chức danh (điều dưỡng, bác sĩ, dược sĩ và kỹ thuật viên), tập huấn về an toàn người bệnh, số giờ làm việc mỗi tuần, thời gian làm việc tại bệnh viện, thời gian làm việc tại khoa, tố bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày, với giá trị rs <0,3 và p>0,05. 3.2.5 Phân tích đa biến Sau khi phân tích đơn biến, chọn những biến số có p<0,25 đưa vào mô hình đa biến, để loại tác động của các biến gây nhiễu.
  • 52. 45 Bảng 3.18. Mô hình đa biến Điểm số văn hóa an toàn Giá trị p Giá trị p hiệu chỉnh Quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi <0,001 <0,001 Làm việc theo nhóm trong khoa <0,001 0,043 Sai sót và động lực báo cáo sai sót <0,001 0,001 Làm việc theo nhóm giữa các khoa <0,001 _ Cấp quản lý bệnh viện <0,001 _ Cấp quản lý khoa phòng <0,001 _ Cấp nhân viên <0,001 _ Kỹ thuật viên 0,24 _ Tuổi 0,11 _ Số giờ làm việc mỗi tuần 0,13 _ Thời gian làm việc tại bệnh viện 0,19 _ Sau khi phân tích đa biến, loại đi các yếu tố tác động, gây nhiễu kết quả cho thấy chỉ còn quản lý thúc đẩy an toàn và Phản hồi, thông tin về lỗi, làm việc theo nhóm trong khoa, và sai sót và động lực báo cáo sai sót thực sự có mối liên quan với điểm an toàn người bệnh chung của bệnh viện, với giá trị p lần lượt của 3 khía cạnh là <0,001, 0,043 và 0,001.