SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
Download to read offline
1
MÔN HỌC:
LUẬT TÀI CHÍNH VIỆT NAM
2022
2
Bài 1: Khái niệm chung về pháp luật ngân sách
1, Khái niệm về ngân sách nhà nước ( NSNN)
• Ngân sách nhà nước Là một bản dự toán (1)
Về thu – chi của nhà nước (2)
Do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định(3)
Chỉ có giá trị hiệu lực 1 năm (4)
(1): là kế hoạch về thu chi của nhà nước
(2) Thu Thuế, phí, lệ phí
Thu khác
Chi Chi thường xuyên: duy trì những hoạt động bình thường
của nhà nước.
Chi đầu tư: xây sửa cơ sở hạ tầng
(3): thường là Quốc hội
(4): bắt đầu từ 1/1 à 31/12 của năm dương lịch
• Tác dụng NSNN: để công khai minh bạch tài chính nhà nước.
2, Các nguyên tắc pháp lý của NSNN
- Nguyên tắc đơn nhất: dự toán ngân sách, nội dung của dự toán ngân sạc
phải được thể hiện trong 1 văn bản duy nhất
- Nguyên tắc toàn diện: ngân sách phải ghi nhận đầy đủ toàn bộ nội dung
thu, nội dung chi.
- Nguyên tắc cân đối: thu = chi, thể hiện mối liên hệ giữa thu và chi.
- Nguyên tắc nhất niên: có giá trị trong vòng 1 năm
ð 4 nguyên tắc này giúp Quốc hội dễ dàng trong việc sử dụng công cụ ngân
sách và giám sát.
Câu hỏi: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao
3
1. NSNN là toàn bộ số tiền mà nhà nước có trên tài khoản tại kho bạc
2. Một khoản chi nếu chưa sử dụng hết trong năm ngân sách thì được phép
tiếp tục chi vào năm sau.
3. Các khoản thu ngân sách nếu trong năm chưa được thực hiện thì được
phép hủy.
4. Trong mọi trường hợp các khoản chi chưa được thực hiện trong năm
ngân sách thì không được chuyển sang năm sau.
èTrả lời:
1. Khẳng định này là sai. Vì NSNN là bản dự toán, nói về kế hoạch tài
chính cho 1 năm tới chứ không phải số tiền hiện hữu.
(NSNN ≠ quỹ NSNN)
2. Khẳng định này là sai. Vì NSNN chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm.
3. Khẳng định này là sai. Vì những khoản thu chưa được thực hiện phải
thực hiện tiếp trong năm sau.
4. Khẳng định này là sai. Vì có 1 số trường hợp được chuyển sang năm
sau, ví dụ như: kinh phí nghiên cứu khoa học; những giao dịch đã ký
hợp đồng, đã thực hiện xong nhưng chưa được thanh toán…
3, Sự thể hiện các nguyên tắc của NSNN trong Luật ngân sách 2015
• Nguyên tắc đơn nhất
- Phải có bản dự toán thu – chi
- Các tài liệu kèm theo để giải thích cho nội dung của dự toán (ví dụ: báo
cáo bội chi, báo cáo nợ công,…)
è Tính chất đơn nhất thể hiện là khi trình Quốc hội tất cả các tài liệu nói trên
phải cùng 1 thời điểm (bản chất là làm cho dự toán mạch lạc, rõ ràng)
• Nguyên tắc toàn diện (Điều 42, Luật ngân sách 2015)
- Dự toán phải được tổng hợp theo từng khoản thu – chi và theo cơ cấu
chi đầu tư, chi thường xuyên.
4
- Ngoại lệ: những khoản chi bất ngờ (dự phòng NSNN) không lường
trước được, ví dụ: khoản chi cho covid
• Nguyên tắc cân đối (Điều 7, Luật ngân sách 2015)
- Thể hiện mối liên hệ có tính logic giữa các khoản thu – chi.
- Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí.
- Các khoản vay chỉ sử dụng cho chi đầu tư, không sử dụng cho chi
thường xuyên.
- Bội chi ngân sách chỉ được chấp nhận đối với NSTƯ và NS cấp tỉnh;
giải pháp để xử lý bội chi là từ các nguồn vay trong nước hoặc nước
ngoài (vd: phát hành trái phiếu)
• Nguyên tắc nhất niên (Điều 14+ Điều 64, Luật ngân sách 2015)
- Bắt đầu từ 1/1 à 31/12
- Các khoản chi nếu hết năm NS mà chưa tiêu hết thì phải hủy bỏ.
- Những khoản thu chưa được thực hiện trong năm thì được tiếp tục thực
hiện và ghi nhận cho năm NS kế tiếp.
- Một số khoản chi tuy chưa thực hiện nhưng được phép chuyển vào NS
năm sau. Cụ thể là: chi đầu tư phát triển, chi nghiên cứu khoa học, mua
sắm trang thiết bị đã ký hợp đồng đầy đủ trước ngày 31/12.
Câu hỏi:
1. Phân biệt NSNN và NS các doanh nghiệp cá nhân.
2. Phân biệt NSNN 2015 với đạo luật NS thường niên.
3. Vì sao dự toán NSNN lại được coi là 1 đạo luật NS thường niên?
ð Trả lời:
1. Phân biệt
5
Ngân sách nhà nước Ngân sách doanh nghiệp
Chủ thể
ban hành
Do cơ quan quyền lực nhà
nước quyết định. (Quốc hội)
Cá nhân tự quyết định.
Thực
hiện
Do Chính phủ tổ chức thực
hiện dưới sự giám sát của
Quốc hội.
Không cần cơ quan lập pháp
phê chuẩn trước khi thi hành.
Tự mình thực hiện.
Mục tiêu Lợi ích chung cho toàn thể
quốc gia.
Lợi nhuận
Thời hạn 1 năm từ 1/1 à 31/12 Thường không xác định cụ
thể thời gian.
Tính
chất
Là 1 đạo luật ràng buộc với
trách nhiệm thực thi xuất phát
từ yêu cầu về chính trị và kỹ
thuật tài chính.
Là 1 dự toán thu – chi
+không phải yêu cầu bắt
buộc
+ lập ra để quản lý tài chính.
2. Phân biệt
NSNN 2015 Đạo luật NS thường niên
Là đạo luật cơ sở, quy định các
quy phạm pháp luật để thực hiện.
Được ban hành khi NS cũ không
còn đáp ứng đủ yêu cầu hiện tại.
Là bản kế hoạch tài chính của toàn
thể quốc gia. Được ban hành
thường niên.
Bao gồm các chương, mục. điều,
khoản, điểm.
Bao gồm các khoản thu, chi cụ
thể, các số liệu.
Do Chính phủ xây dựng, trình
Quốc hội quyết định thông qua.
Chính phủ và các cơ quan, đơn vị
sử dụng NSNN xây dựng dự toán,
trình Quốc hội quyết định.
Thời gian xây dựng lâu dài, không
xác định cụ thể được.
Từ tháng 6 của năm trước xây
dựng dự toán cho NS của năm sau.
6
Hiệu lực từ năm NS 2017 cho đến
khi có văn bản mới thay thế.
1 năm
Chủ tịch nước là chủ thể công bố Bộ trưởng Bộ tài chính
Hình thức là Luật NSNN Nghị quyết của Quốc hội
Mục đích: sử dụng NSNN 1 cách
hiệu quả.
Sử dụng NSNN đúng chức năng
và nhiệm vụ.
3. Giải thích
- Về nội dung: dự toán NSNN xác định những con số thu – chi cụ thể và
chúng rở thành cơ sở pháp lý để những cơ quan nhà nước thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình.
- Về hình thức: NSNN được thiết lập theo 1 trình tự thủ tục của pháp luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế về NS.
7
Bài 2: Pháp luật về tổ chức hệ thống NSNN
I, Khái niệm, mô hình nguyên tắc
1, Khái niệm mô hình tổ chức hệ thống NSNN
- Hệ thống NSNN là 1 chỉnh thể bao gồm có các hệ thống cấu thành
- Hệ thống NSNN được xây dựng trên cơ sở hệ thống chính quyền.
- Hệ thống NSNN NSTƯ (ngân sách trung ương)
NSĐP ( ngân sách địa phương): tỉnhà huyệnàxã
Câu hỏi:
1. Tại sao ở Việt Nam tổ chức NSNN lại được xây dựng trên cơ sở cấp chính
quyền ?
2. Điều kiện để 1 cấp chính quyền trở thành 1 cấp NS?
ð Trả lời:
1. + Để dễ dàng quản lý các hoạt động thu – chi NS
+ Chính quyền nào ngân sách nấy.
2. + Nguồn thu phát sinh trên địa bàn phải đáp ứng được nhu cầu chi của
cấp chính quyền đó.
+ Nhiệm vụ được giao các cấp chính quyền đó phải toàn diện.
2, Nguyên tắc tổ chức hệ thống NS
• Nguyên tắc thống nhất
- Hệ thống NS có nhiều bộ phận nhưng là những bộ phận trong 1 chỉnh
thể.
- NS cấp dưới không trái với NS cấp trên.
- NS cấp trên được quyết định trước.
• Nguyên tắc độc lập tự chủ của các cấp NS: mỗi cấp NS có nguồn thu và
nhiệm vụ chi riêng.
8
• Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền trên các
cấp NS
- Tập trung quyền lực thể hiện quyền quyết định của Quốc hội và sự điều
chỉnh của Chính phủ với hoạt động của NS.
- Phân định thẩm quyền là việc xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của
các cấp trong việc thu – chi NS.
II, Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS
1, Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi
a. Nguyên tắc đảm bảo NSTƯ giữ vao trò chủ đạo, NSĐP chủ động thực hiện
nhiệm vụ được giao và tăng cường nguồn lực cho NS xã
• Vai trò chủ đạo NSTƯ
- NSTƯ tập trung những nguồn thu lớn.
- Thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng liên quan đến chiến lược quốc
gia.
- NSTƯ thực hiện việc điều hòa vốn cho các địa phương và hỗ trợ cho các
địa phương gặp khó khăn.
• Mô hình hệ thống NSNN
- Đơn vị dự toán cấp 1 Trực tiếp nhận dự toán NS hằng năm do Thủ
r tướng Chính phủ hoặc UBND giao.
Phân bổ và giao dự toán cho ĐVDT cấp dưới
- Đơn vị dự toán NS : là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền d
d giao dự toán NS.
- Đơn vị sử dụng NS : là đơn vị dự toán NS được giao trực tiếp quản lý, sử
d dụng NS
b. Nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào thì do NS cấp đó bảo đảm thực
hiện
9
- Trong trường hợp NS cấp dưới gặp khó khăn đã sắp xếp hết các nguồn
trong dự toán, đã sử dụng hết dự phòng, dự trữ mà vẫn không đáp ứng
nhiệm vụ chi thì được NS cấp trên hỗ trợ 1 phần.
- Ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi, NS cấp trên phải chuyển kinh phí
cho NS cấp dưới khi nhờ NS cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
c. Nguyên tắc NS cấp trên và NS cấp dưới có quan hệ vật chất khác nhau
- Phân chia khoản thu: 1 số khoản thu NS cấp trên, NS cấp dưới chia
nhau cùng hưởng.
- Có sự điều tiết, bổ sung kinh phí từ NS cấp trên cho NS cấp dưới bằng
các khoản bổ sung.
- Thu cố định: là khoản NS đươc chi toàn bộ
- Thu điều tiết: là khoản thu NS cấp trên và NS cấp dưới chia nhau theo tỷ
lệ % cố định.
- Thu bổ sung Cân đối thu chi
Có mục tiêu
3 khoản
thu
thu cố định (100%,
toàn bộ)
thu điều tiết (tỷ lệ,
phân chia)
thu bổ sung (cân đối
thu chi, có mục tiêu)
10
Thảo luận
1. NS tỉnh có phải NS cấp tỉnh không ?
è NS tỉnh là các khoản thu – chi của tỉnh: gồm NS huyện và các đơn vị tương
đương + NS cấp tỉnh. Cho nên NS tỉnh không phải NS cấp tỉnh.
( Tương tự: NS huyện = NS cấp huyện + NS xã )
NS cấp tỉnh là những đơn vị hưởng những NS của tỉnh nhưng trực thuộc
tỉnh ( không nằm trong huyện ). VD: các cơ sở nằm trong tỉnh.
NS cấp huyện có nghĩa tương tự, trực thuộc huyện nhưng không nằm trong
xã.
2. Tỷ lệ thu điều tiết do Quốc hội quyết định.
è Khẳng định sai. Vì Quốc hội chỉ quyết định giữa NSTƯ và NSĐP
Chỉ HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ thu điều tiết giữa NSĐP.
3. Tỷ lệ thu điều tiết không thay đổi theo các năm trong thời kỳ ổn định NS
è Điểm a, Khoản 7, Điều 9, Luật ngân sách 2015
Thời kỳ ổn định NS được xác định ở năm đầu thời gian ổn định NS và có
thời hạn 3-5 năm.
4. Việc lập và phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất thực hiện.
è Khẳng định sai. Vì cơ quan quyền lực chỉ phê chuẩn còn cơ quan khác lập.
5. Khoản thu 100% của NSĐP là khoản thu do NSĐP nào thu thì cấp NS đó
được hưởng 100%.
è Khẳng định sai. Vì ví dụ như thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì địa phương thu
nhưng phải nộp về cho trung ương.
6. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa
NSTƯ và NSĐP
è Khẳng định sai. Vì theo khoản 1, Điều 35, Luật ngân sách 2015 quy định
thuế liên quan hàng hóa nhập khẩu do trung ương giữ và theo điểm I, khoản
11
1, Điều 37, Luật ngân sách 2015 quy định thuế liên quan đến xổ số do địa
phương giữ.
7. Tỷ lệ thu điều tiết được UBTV Quốc hội quy định theo từng năm NS.
è Khẳng định sai. Vì thẩm quyền thu điều tiết thuộc về Quốc hội và HĐND
cấp tỉnh. Không quy định theo từng năm NS mà theo từng thời kỳ ổn định
NS.
8. Chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng nhà nước thực hiện cho vay để bù đắp
bội chi.
è Khẳng định sai. Vì ngân hàng nhà nước có cho vay nhưng cho vay trong
trường hợp quỹ NSTƯ thiếu hụt tạm thời theo khoản 1, Điều 58, Luật ngân
sách 2015 chứ không sử dụng để bù đắp bội chi.
12
Bài 3: Các quy định về luật chấp hành quyết toán NSNN
I, Lập NSNN
- Lập NSNN là quá trình tạo ra bản dự toán NSNN cho từng năm NS.
- Quá trình này gồm 2 giai đoạn cơ bản:
+ Soạn thảo dự toán: các cơ quan chấp hành có trách nhiệm soạn thảo dự
toán (UBND, Chính phủ, Sở,..)
+ Thông qua bản dự toán NS ( tạo ra tính pháp lý của bản dự toán) : các cơ
quan dân cử ( Quốc hội, HĐND) có trách nhiệm quyết định.
- Các căn cứ lập dự toán: (Điều 41, Luật ngân sách 2015) có 3 nhóm căn cứ
+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị: xác định như cầu kinh phí
cần sử dụng
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện NS
+ Căn cứ vào văn bản tài liệu có tính hướng dẫn việc lập NS ( Lưu ý : trong
luật gọi những văn bản này bằng thuật ngữ “số kiểm tra” : là số liệu do cơ
quan cấp trên xác định để hướng dẫn cấp dưới lập dự toán)
II, Chấp hành NS
1, Khái niệm
- Là quá trình các cấp, các đơn vị dự toán thực hiện việc thu – chi trên thực
tế.
- Nội dung cơ bản gồm 3 nội dung:
+ Chấp hành thu
+ Chấp hành chi
+ Xử lý các trường hợp thực tế không đúng so với dự toán
2, Chấp hành thu NS
13
- Chỉ cơ quant hu mới có quyền thu NSNN (cơ quan thuế, Hải quan, cơ quan
tài chính và 1 số cơ quan khác được ủy quyền)
- Mọi khoản thu đều được hạch toán về kho bạc nhà nước
3, Chấp hành chi NS
- Các loại chi NSNN
+ Chi thường xuyên Chi cho con người (lương, phụ cấp, trợ cấp)
Chi cho nghiệp vụ
Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị
+ Chi đầu tư – phát triển Chi xây dựng cơ bản: công trình, hạ d
d tầng, kỹ thuật
Chi góp vốn, hỗ trợ doanh nghiệp nhà
d nước
Chi cho các chương trình quốc gia
d ( trồng rừng, xóa đói giảm nghèo,…)
- Các điều kiện chi
+ Mọi khoản chi phải có trong dự toán
+ Các khoản chi NS phải đúng chế độ tiêu chuẩn định mức
+ Thủ trưởng đơn vị phải ký xác nhận các khoản chi
- Vai trò của kho bạc trong việc chi NS (khoản 5 và khoản 6, Điều 56)
+ Kho bạc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tất cả hồ sơ thanh toán
+ Kho bạc có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện
Ví dụ: hiệu trưởng trường A thuê công ty B sơn lại tường trường học à
công ty B phải đến kho bạc để lấy tiền thi công chứ không phải hiểu trưởng
trực tiếp chi trả, hiệu trưởng chỉ phụ trách ký xác nhận cho công ty B mang
giấy ra kho bạc.
4, Xử lý các trường hợp thay đổi so với dự toán (Điều 59)
14
- Nếu tăng thu thì được sử dụng số tăng ấy để trả nợ hoặc tăng chi đầu tư
(không được phép dùng để chi thường xuyên)
- Nếu thu không đạt thì phải điều chỉnh giảm 1 số khoản chi.
- Nếu có những khoản chi đột xuất thì phải sắp xếp lại các khoản chi tương
ứng.
- Nếu phát sinh nhu cầu chi liên quan đến thiên tại dịch bệnh thì sử dụng dự
phòng NS (xem điều kiện tại Điều 10)
15
Thảo luận
Câu 1 : Dự toán NS xã A năm 2020 có nội dung sau:
- Tổng thu cân đối NS xã A : 1,8 tỷ
- Tổng chi cân đối NS xã A : 2 tỷ
Bao gồm: + Chi thường xuyên: 1,5 tỷ. Trong đó chi cho các hoạt động của
UBND xã: 900tr, chi sửa chữa tài sản: 400tr, chi thường xuyên cho hoạt động
các đoàn thể: 200tr.
+ Chi đầu tư: 500tr
è Hỏi : a. HĐND xã có thể chấp thuận nội dung như trên của bản dự toán
không ? Vì ?
b. Nếu UBND xã đề nghị HĐND xã cho phép UBND xã thực hiện
huy động 200tr để cân đối thu – chi thì HĐND phải quyết định như thế nào
cho đúng luật ?
c. Khẳng định đúng hay sai : “Khoản kinh phí 900tr chi cho hoạt
động của UBND xã sẽ được kho bạc nhà nước chuyển cho UBND xã từ
1/1/2020”. Vì ?
d. Nếu nhận thấy nhu cầu chi đầu tư tăng thì UBND xã có quyền
điều chỉnh dự toán bằng việc chuyển 400tr chi sửa chữa tài sản sang chi
đầu tư hay không ? Vì ?
e. Nếu trong năm 2020 do tiết kiệm được 50tr từ chi thường xuyên
thì UBND xã có thể tự quyết định chuyển 50tr này sang chi đầu tư không?
Vì?
f. Trong năm NS do số thu trên địa bàn tăng so với dự toán 100tr,
Chủ tịch UBND xã quyết định chi 40tr để tăng chi hoạt động của 1 số đoàn
thể trong xã. Hành vi này phù hợp với quy định pháp luật không ? Vì?
ð Trả lời:
16
a. Không thể chấp thuận. Vì theo điểm a, khoản 5, Điều 7, Luật ngân sách
2015 thì chỉ ngân sách địa phương được bội chi mà ở đây bản dự toán
đang không cân đối thu – chi (thu = chi)
b. HĐND không được chấp thuận vì NS xã không được bội chi ( điểm a,
khoản 5, Điều 7, Luật ngân sách 2015) à không được vay. HĐND sẽ
phải điều chỉnh dự toán: giảm 1 số khoản chi.
c. Khẳn định sai. Vì đây mới là dự toán, chưa phải khoản chi thực tế. Đây
là khoản chi nhiều lần trong năm không phải chi 1 lần. Phải đem giấy
tờ được xác nhận lên kho bạc để xét duyệt rồi mới được chi.
d. UBND xã không có thẩm quyền ( chỉ được trình lên để UBND cấp trên
chỉnh) à không được chuyển (điều 52)
e. UBND xã không được quyết định sử dụng tăng thu, tiết kiệm chi (khoản
2, Điều 59) à UBND chỉ được lập phương án rồi trình HĐND quyết
định à Sai thẩm quyền.
f. UBND xã không có thẩm quyền quyết định.
Câu 2: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì?
1. UBND tỉnh A quyết định sử dụng số tiền thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập
khẩu phát sinh trên địa bàn tỉnh để bổ trợ các doanh nghiệp của tỉnh.
è Khẳng định sai. Vì nó thuộc khoản thu 100% của trung ương (điểm a,
khoản 1, Điều 35)
2. Chủ tịch UBND phường B quyết định sử dụng kết dư NS của phường để
thưởng tết cho cán bộ nhân viên.
è Khẳng định sai. Vì khoản 2, Điều 72 à hạch toán vào NS năm sau
3. UBND tỉnh C quyết định bổ sung 800tr/năm trong thời gian 5 năm (2021-
2025) để hỗ trợ 1 huyện trong tỉnh cân đối NS.
è Khẳng định sai. Vì số bổ sung cân đối do HĐND quyết định và số bổ sung
không ổn định ( sẽ thay đổi theo từng năm )
17
Bài 4: Tổng quan về thuế và pháp luật thuế
I, Những vấn đề lý luận về thuế
1, Khái niệm
- Thuế là khoản thu nộp mà các tổ chức, cá nhân đóng góp cho nhà nước khi
đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định
- Các loại thuế : 10 loại
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế thu nhập cá nhân
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thuế nhập khẩu
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế tài nguyên
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Câu hỏi: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì?
a. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân.
è Sai. Vì đây chỉ là nghĩa vụ, không phải quyền vì không có sự lựa chọn.
b. Thuế là khoản thu không hoàn trả.
è Sai. Vì nhà nước hoàn trả gián tiếp thông qua dịch vụ công. Thuế chỉ là 1
khoản thu không hoàn trả trực tiếp.
c. Đóng thuế cũng giống như nộp 1 khoản tiền phạt cho nhà nước.
è Sai. Vì đóng thuế là tuân thủ pháp luật còn nộp phạt là vi phạm pháp luật.
2, Đặc điểm của thuế
• Tính bắt buộc
18
- Người nộp thuế không có quyền lựa chọn
- Cơ quan thu thuế không có quyền lựa chọn là khoản thu có tính
d bắt buộc cao nhất
- Nhằm thu thuế ổn định
• Tính quyền lực
- Luật thuế
- Quyền lực nhà nươsc
- Nhằm đảm bảo tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước
è Quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân à Quốc hội quy
định thuế.
• Tính không đối giá không hoàn trả trực tiếp
- Không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế phải nộp với lợi ích hợp
pháp nhận từ nhà nước.
- Người nộp thuế nhiều hay ít đều được hưởng lợi ích như nhau.
- Thuế không phải là khoản hoàn trả khi đối tượng nộp thuế nhận được lợi
ích từ nhà nước.
3, Phân loại thuế
- Đối tượng tính thuế:
+ Thuế thu nhập
+ Thuế tài sản
+ Thuế tiêu dùng
- Khả năng chuyển dịch về thuế:
+ Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế không đồng thời là người
chịu thuế ( ví dụ: A đến cửa hàng H mua điện thoại giá 10tr , thuế 10%. A
thanh toán 11tr à A là người chịu thuế. Cửa hàng H là người nộp thuế)
+ Thuế trực thu: là loại thuế không thể chuyển giao cho người khác, phải
tự mình nộp thuế. Trực tiếp điều chỉnh vào thu nhập cá nhân.
19
- Đối tượng nộp thuế:
+ Thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài.
+ Thuế các tổ chức, cá nhân trong nước.
II, Quyền thu thuế của nhà nước và nguyên tắc đánh thuế
1, Quyền thu thuế của nhà nước
- Được trao bởi Hiến pháp
+ Theo lãnh thổ: quốc gia có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm
vi chủ thể quyền lãnh thổ của quốc gia mình đối với các đối tượng sinh
sống trên lãnh thổ quốc gia đó.
+ Theo quốc tịch: mỗi quốc gia có thể thu thuế với những người mang quốc
tịch của quốc gia dù người đó sống ở đâu.
è Nếu có xung đột thì theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.
Ví dụ: B là công dân Việt Nam, đi làm 1 năm thì thu nhập tại VN: 300tr/5
tháng và tại Pháp: 500tr/7 tháng
è VN có quyền thu thuế cả 2 loại thu nhập
è Pháp có quyền thu thuế trong 500tr thu nhập à phát sinh xung đột à VN
và Pháp phải có hiệp định phân chia.
2, Nguyên tắc đánh thuế
- Thuế Đảm bảo tính công bằng
Hợp lý
Hiệu quả
Minh bạch
- Tính công bằng:
+ Ngang: mọi đối tượng có điều kiện về thuế như nhau bị đánh thuế giống
nhau.
+ Dọc: người có điều kiện về thuế cao hơn thì phải đóng thuế nhiều hơn.
20
- Tính hợp lý: đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người nộp thuế.
Nhà nước đánh thuế phải để cho người nộp thuế cảm thấy không bị bóc lột
quá đáng.
- Tính minh bạch, hiệu quả: các quy định phải rõ ràng.
II, Cấu trúc của pháp luật thuế
Ai nộp thuế?
Thuế nhằm vào cái gì?
Nộp bao nhiêu? Nộp như nào?
Phạm vi áp dụng Căn cứ tính thuế Thủ tục
Người
nộp
thuế
Đối
tượng
chịu thuế
Đối tượng
không chịu
thuế
Đối tượng
tính thuế
Thuế suất Đăng ký, kê
khai, nộp
- Đối tượng chịu thuế: hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản.
- Đối tượng tính thuế: giá trị hàng hóa, tài sản, thu nhập làm cơ sở cho việc
tính thuế à tiền
- Thuế suất: là mức thuế phải thu trên đối tượng tính thuế.
+ Thuế suất cố định
+ Thuế suất tỷ lệ thông thường
+ Thuế suất tỷ lệ lũy tiến
+ Thuế suất tỷ lệ lũy thoái
21
Bài 5: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt
I, Tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
1, Khái niệm
- Là loại thuế tiêu dùng đánh vào 1 số các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh
mục nhà nước quy định nhằm điều tiết, hướng dẫn, sản xuất, tiêu dùng.
2, Đặc điểm
- Là thuế gián thu:
+ Thuế tính trong giá cả hàng hóa dịch vụ
+ Người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế
- Diện đối tượng chịu thuế:
+ Hẹp
+ Thay đổi tùy thuộc điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống của
dân cư
- Thuế suất cao (thuế suất tỷ lệ) à Nhà nước không khuyến khích sử dụng.
- Là thuế tiêu dùng 1 giai đoạn: chỉ đánh thuế ở 1 số khâu chứ không phải
trong suốt vòng đời sản phẩm
+ khâu sản xuất hàng hóa
+ khâu nhập khẩu hàng hóa
+ khâu kinh doanh dịch vụ
3, Vai trò
- Hướng dẫn sản xuất, điều tiết tiêu dùng xã hội
- Điều tiết thu nhập của người tiêu dùng 1 cách hợp lý
- Đóng góp số thu quan trọng cho NSNN
II, Nội dung pháp luật của thuế TTĐB
1, Chủ thể
22
- Cơ quan thuế người thu thuế
- Cơ quan hải quan
- Người nộp thuế:
+ tổ chức, cá nhân sản xuất – nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ
+ tổ chức, cá nhân mua hàng hóa đặc biệt để xuất khẩu nhưng không xuất
khẩu mà tiêu thụ trong nước
2, Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa đặc biệt
Dịch vụ đặc biệt
Mang tính xa xỉ Gây hại cho sức khỏe Cần định hướng sản d
d xuất và tiêu dùng
• Lưu ý:
- Thuốc lá điện tử không nằm trong danh mục chịu thuế
è Thuốc lá điện tử không phải chế phẩm từ cây thuốc lá, không phải hàng
được phép lưu hành
- Thuốc lào cũng không nằm trong danh mục chịu thuế
è Không phải chế phẩm từ cây thuốc lá
- Tất cả các loại rượu đều là hàng TTĐB
3, Đối tượng không chịu thuế
- Các hàng hóa thực chất không tiêu dùng ở Việt Nam
- Một số trường hợp nhằm đảm bảo đúng đối tượng nhà nước cần điều tiết
23
- Các trường hợp theo thông lệ quốc tế
4, Căn cứ và phương pháp tính thuế
- Giá tính thuế:
+ Hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu bán ra = giá do
cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra.
à Giá tính thuế TTĐB =
!"á %á& '(ư* +,-. /(0ế 2+3-(&ế0 'ó)
7 8-(0ế 90ấ/ /(0ế --Đ2
+ Hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu
à Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + thuế NK
+ Hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm = Giá bán hàng
hóa theo phương thức trả tiền 1 lần không gồm khoản khi trả góp, trả chậm
+ Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi/tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho
= Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại tương đương
Câu hỏi 1: Nhập khẩu ô tô 4 chỗ, giá nhập khẩu = 300tr
Thuế suất NK = 60%
Thuế suất TTĐB = 70%
Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ?
ð Trả lời :
Giá tính thuế TTĐB = Giá NK + Thuế NK
= 300tr + (300tr x 60%)
= 480tr
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất
24
Câu hỏi 2: Sản xuất ô tô bán giá 1,1 tỷ (VAT=10%). Thuế suất TTĐB = 50%
Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ?
ð Trả lời:
Giá tính thuế TTĐB =
!"á '(ư* +,-
78-(0ế 90ấ/ /(0ế --Đ2
=
7 /ỷ
78=,?
= 667tr
Câu hỏi 3: Công ty B nhập khẩu 1.300 lít rượu nước ngoài với giá nhập 0.9USD/l
Thuế suất NK đối với rượu = 15%
Thuế suất TTĐB = 65%
Thuế suất GTGT = 10%
Tỷ giá kê khai nộp thuế NK là 1 USD = 23.000 VND
Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ?
ð Trả lời :
Tổng giá NK = 0.9 USD x 1.300 x 23.000
= 26tr910
Thuế NK = 26tr910 x 15%
= 4.036.000
è GTT = 26tr910 + 4,036,000
= 30.946.500
è Thuế phải nộp = 30.946.500 x 65%
= 20.115.225
25
5, Khấu trừ thuế
- Khấu trừ thuế TTĐB là việc nhà nước cho phép người nộp thuế TTĐB
được trừ phần thuế TTĐB đã nộp ở đầu vào tương ứng với số thuế TTĐB
phải nộp với số lượng hàng hóa TTĐB họ sản xuất và bán ra.
è Nếu cơ sở mua nguyên liệu đầu vào là mặt hàng TTĐB sau đó sử dụng
hàng đầu ra cũng là mặt hàng TTĐB thì được phép khấu trừ số thuế
TTĐB đã nộp ở đầu vào tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa
TTĐB bán ra.
Câu hỏi: Công ty A mua rượu trắng từ cơ sở sản xuất B: 100 lít. Giá mua chưa
có thuế VAT là = 30.000đ/l (thuế suất của rượu trắng = 50%)
Công ty A đã dùng số rượu trên để sản xuất thành 200 chai rượu thuốc.
Công ty A bán mỗi chai rượu thuốc (chưa có thuế VAT) là 90.000đ/chai (thuế
TTĐB = 50%)
Hỏi: 1, Hãy tính số thuế GTGT mà công ty A phải nộp khi mua rượu trắng?
2, Hãy tính số thuế VAT mà công ty A phải nộp nếu
a, Bán hết 200 chai rượu thuốc
b, Bán 160 chai
3, Tính số thuế TTĐB mà công ty A phải nộp nếu tiêu thụ được 200 chai, d
d 160 chai
ð Trả lời:
1. B bán 100 lít cho A Thuế TTĐB = GTT x Thuế suất
TTĐB = 1.000.000đ =
@=.===
7 8 =,?
x 50%
= 10.000đ
26
2. A bán 200 chai Thuế TTĐB = (
B=.===
78=,?
x 50%) x 200
TTĐB = 6.000.000đ = 30.000đ
A bán 160 chai TTĐB = 4.800.000đ
3. Tiêu thụ được 200 chai = 6.000.000 – 1.000.000 = 5.000.000đ
Tiêu thụ được 160 chai = 4.800.000 – 1.000.000 x 80% = 4.000.000đ
Trong đó : 100 lít sản xuất 200 chai
7C=
D==
= 80%
80 lít sản xuất 160 chai
27
Bài 6: Thuế xuất nhập khẩu
1, Khái niệm
- Thuế xuất nhập khẩu thu vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XK, NK)
• Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu:
+ Thuế xuất nhập khẩu về cơ bản có tính chất gián thu vì thuế này do người
tiêu dùng chịu cơ sở thanh toán giá mua hàng hóa.
+ Thuế xuất nhập khẩu chỉ đánh với hàng hóa mà không đánh (thu) vào
dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì hàn hóa là vật hữu hình nên có cơ sở
để kiểm soát còn đối với dịch vụ có tính chất vô hình nên khó kiểm soát 1
cách rõ ràng, chắc chắn.
• Hành vi xuất nhập khẩu được hiểu theo 2 nội dung sau:
+ Là hành vi xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua việc đưa hàng hóa qua cửa
khẩu biên giới (hàng hóa được đưa ra/vào lãnh thổ Việt Nam)
+ Các hành vi xuất nhập khẩu tại chỗ ( hàng hóa không được đưa ra lãnh
thổ VN)
2, Phạm vi áp dụng
- Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu
thì phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Các hàng hóa chịu thuế là những hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Trường hợp không phải chịu thuế XK, NK:
+ Các hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu
+ Hàng viện trợ nhân đạo
3, Phương pháp tính thuế XK, NK
• Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %
Thuế X-NK = Trị giá tính thuế x Thuế suất (%)
28
- Trị giá tính thuế là cách thức để xác định giá trị giao dịch của hàng hóa
được chấp nhận. Các phương pháp này gồm:
+ Theo giá trên hợp đồng dựa trên sự giao dịch thông thường
+ Dựa trên giá của hàng hóa giống hệt
+ Xác định theo hàng hóa tương tự
+ Theo phương pháp trị giá khấu trừ: giá bán nhà NK trừ phần lãi cơ bản
+ Xác định theo trị giá tính toán
- Thuế suất :
+ Biểu thuế ưu đãi giành cho hàng hóa từ những quốc gia có quan hệ tối
huệ quốc (bình thường) với VN.
+ Biểu thuế ưu đãi đặc biệt: giành cho những quốc gia nằm trong thỏa thuận
thương mại tự do
+ Biểu thuế thông thường: giành cho những quốc gia không có quan hệ
thông thường hoặc có quan hệ đối xử với VN và mức thuế suất gấp 1,5 lần
so với mức ưu đãi.
• Phương pháp tính thuế tuyệt đối: là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên
1 đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu
4, Miễn giảm thuế (Điều 16, Luật thuế XK, NK)
- Tài sản di chúc, quà biếu / tặng dưới 5000 USD
- Nguyên liệu, vật liệu NK gia công hàng XK: nhiều nhân công
- Các nguyên liệu, vật tự linh kiện trong nước chưa sản xuất được.
29
Bài 7: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng
I, Khái quát chung
1, Khái niệm, đặc điểm
- Được hiểu là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
• Đặc điểm
+ Là thuế gián thu: người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế
+ Có diện đối tượng chịu thuế rộng
+ Chỉ tính trong phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
+ Thuế suất thấp: 0%, 5%, 10% ( nếu 8% là tạm thời )
+ Nếu tính trong giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ thì tổng số tiền
thuế GTGT không thay đổi, không phụ thuộc vào số lượng các khâu lưu
thông và bằng đúng số tiền thuế GTGT mà người tiêu dùng cuối cùng phải
chịu.
2, Vai trò
- Tạo nguồn thu cho NS (người thu thường xuyên, ổn định)
- Góp phần làm tăng tính chuyên môn hóa
- Giúp nhà nước tăng cường quản lý với các chủ thể sản xuất, kinh doanh,
hóa đơn, chứng từ,…
- Giúp phần tăng cường sự kiểm soát lẫn nhau.
II, Nội dụng pháp luật thuế GTGT
1, Phạm vi áp dụng
a. Đối tượng chịu thuế
- Là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng ở VN.
b. Đối tượng không chịu thuế
- Có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ
- Nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
30
- Hàng hóa dịch vụ liên quan đến ANQP: vũ khí, khí tài
- Hàng hóa, dịch vụ không phát sinh GTGT, không xác định được phần giá
trị tăng thêm
- Hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng trong khuôn khổ VN
• Lưu ý: trường hợp hàng hóa, dịch vụ của hộ cá nhân kinh doanh có doanh
thu hàng năm dưới 100tr
c. Người nộp thuế
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT và NK hàng hóa chịu thuế GTGT
2, Căn cứ, phương pháp tính thuế
a. Căn cứ tính thuế
- Giá tính thuế là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT. Được xasv
định bằng đồng VN. Nếu đối tượng chịu thuế thuộc đối tượng chịu thuế
(ĐTCT) BVMT hoặc thuế TTĐB chưa có thuế GTGT.
+ Với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế là giá đã có thuế NK + thuế TTĐB
(nếu có) + thuế BVMT (nếu có).
+ Hàng hóa trao đổi biếu tặng, hàng hóa trả góp.
+ Hàng hóa, dịch vụ chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có
thuế GTGT
- Thuế suất : Luật thuế GTGT hiện hàng có 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10%
nhưng trong năm 1/2/2022 à 31/12/2022 có 1 nhóm dịch vụ, mặt hàng
được giảm từ 10% xuống 8%.
+ 0% : áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; vận tải quốc tế; hàng hóa,
dịch vụ không chịu thuế xuất khẩu (trừ 1 số trường hợp); công trình xây
dựng, lắp đặt ở nước ngoài.
+ 5% : đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất
nông nghiệp (nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thức ăn chăn nuôi,
đường mía,…). Bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội
31
+ 10% : áp dụng với hàng hóa, dịch vụ còn lại.
• Lưu ý: Giá tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu
Ví dụ : 1 lô hàng nhập khẩu vào VN. Giá nhập chưa bao gồm chi phí vận tải theo
hợp đồng ngoại thương là 9 tỷ đồng. Giá tính thuế NK là 10 tỷ đồng. Mặt hàng
này chịu thuế NK với thuế suất 20%. Hãy xác định giá tính thuế GTGT của lô
hàng ?
ð Trả lời: Giá tính thuế GTGT = Giá NK + Thuế NK
= 10 tỷ + (10 tỷ x 20%)
= 12 tỷ
• Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
là giá đã có thuế GTGT
Ví dụ: Con tem là chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế
GTGT.
b. Phương pháp tính thuế
- Phương pháp khấu trừ:
+ Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Giá tính thuế GTGT = Giá NK + Thuế NK + Thuế BVMT (nếu có)
Giá tính thuế GTGT =
𝑮𝒊á 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏
𝟏8 𝑻𝒉𝒖ế 𝒔𝒖ấ𝒕 𝑽𝑨𝑻
32
+ Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp trực tiếp:
+ Cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị không có cơ sở thường trú ở VN; chưa
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
+ Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
• Phương pháp khấu trừ:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh có doanh thu ≥ 1 tỷ đồng/năm.
- Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng
(Không áp dụng với hộ/cá nhân kinh doanh nộp phương pháp trực tiếp)
- Cách tính
Trong đó : Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế HH, DV bán ra x Thuế suất
- Lưu ý: Kết quả GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ có thể xảy ra
những khả năng sau:
+ < 0 : xảy ra khi thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào
+ =0 : xảy ra khi 2 loại thuế bằng nhau
+ >0 : đây là điều nhà nước mong muốn
• Phương pháp trực tiếp
- Các doanh nghiệp hay hợp tác xã đang hoạt động và có doanh thu hàng
năm dưới 1 tỷ đồng, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng
theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Các doanh nghiệp hay hợp tác xã mới được thành lập, trừ các trường
hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Hộ và cá nhân kinh doanh.
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
33
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng
không theo Luật Đầu tư và những tổ chức khác không thực hiện hoặc
có thực hiện nhưng không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng
từ theo quy định.
- Tổ chức kinh tế khác nhưng không phải là doanh nghiệp hay hợp tác
xã, trừ trường hợp có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
- Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý….
- Cách tính:
+ Đối với cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý
Trong đó: GTGT của vàng bạc, đá quý = Giá bán ra – Giá mua vào
+ Đối với cơ sở kinh doanh khác
Câu hỏi: Tại sao cơ sở kinh doanh VBĐQ lại nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp mà không được nộp theo phương pháp khấu trừ ?
ð Trả lời: Vàng bạc, đá quý là loại hàng hóa đặc biệt: vừa là phương tiện
thanh toán rất khó để kiểm soát giá: giao dịch mua bán thường là các giao
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng bạc, đá quý x 10%
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x
1% : phân phối HH
5%: dịch vụ, xây dựng
3%: sản xuất, vận tải
2%: khác
34
dịch nhỏ lẻ, không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào (vì khách hàng thường
không lưu giữ hóa đơn)
3, Khẩu trừ thuế, hoàn thuế
a. Khấu trừ thuế
• Điều kiện
- Có hóa đơn GTGT mua HH-DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu
NK (1).
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HH-DV múa vào ≥ 20
triệu (2).
- HH-DV xuất khẩu: (1) + (2) + hợp đồng mua bán, cung ứng DV + Tờ
khai hải quan
b. Hoàn thuế
- Khái niệm: là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã
nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế.
- Thẩm quyền:
+ Cục trưởng Cục thuế
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính/Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (t/h đặc biệt)
• Nguyên tắc khấu trừ VAT đầu vào:
- Thuế đầu vào của HH-DV dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
- Thuế GTGT đầu vào của HH-DV dùng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HH-DV dùng sản
xuất kinh doanh HH-DV chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào của TS cố định, máy móc thiết bị (kể cả thuế
GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê TS, máy móc và thuế GTGT đầu
vào khác liên quan đến TS, máy móc như bảo hành sửa chữa) không
35
được khấu trừ mà tính vào nguyên giá TSCĐ hoặc chi phí được trừ
trong trường hợp:
+ TSCĐ chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài cho QPAN.
+ TSCĐ, máy móc của TCTD, DN kinh doanh tái BH, BHNT, KDCK,
cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo.
+ Tàu bay dân dụng, du thuyền không dùng cho mục đích KD vận
chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
+….
• Điều kiện chung
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu
tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm
quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của kế toán theo
quy định của pháp luật về kế toán.
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Với HH-DV xuất khẩu.
- Với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT.
- Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp
thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4, Thủ tục thu, nộp thuế
- Khai thuế:
+ Theo tháng: chậm nhất 12 ngày (của tháng tiếp theo)
+ Theo năm: 90 ngày (kết thúc năm DL hoặc năm TC)
36
+ Theo từng lần phát sinh: 10 ngày ( từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế)
Câu hỏi:
1. Vì sao pháp luật thuế GTGT không quy định nhiều mức thuế suất thuế
GTGT?
ð Vì là thuế phổ thông nên nhà nước không quy định nhiều.
2. So sánh thuế GTGT và thuế TTĐB?
ð Giống nhau: đều là thuế gián thu, thuế tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế đều
là 1 số hàng hóa, dịch vụ. Thuế suất áp dụng là thuế suất tỷ lệ.
Khác nhau: Mục đích điều tiết (hạn chế - khuyến khích). Phạm vi đối tượng
chịu thuế (hẹp – rộng), phạm vi đối tượng nộp thuế, khâu đánh thuế, thuế
suất (cao – thấp),…
Lưu ý:
Gọi là thuế bán hàng vì khi bán hàng thì phải nộp những loại thuế đó
Hành vi mà thuế GTGT nó điều chỉnh là hành vi bán hàng
* Hành vi bán hàng thì có thể bao gồm các trường hợp sau:
- bán hàng thông thường, ví dụ mua đứt bán đoạn, bán trả góp
- hoạt động dịch vụ như là tư vấn, cho thuê tài sản, thiết kế
- tặng cho, tiêu dùng nội bộ
- hàng đổi hàng: coi như cả hai bên đều bán
- xuất khẩu, nhâp khẩu
* Quy tắc chung của việc đánh thuế bán hàng
- Thuế GTGT thì luôn đánh ở mọi khâu của quá trình kinh doanh
- Thuế TTĐB thì chỉ đánh ở khâu sản xuất đầu tiên hoặc khâu nhập khẩu
- Thuế XNK thì đánh vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
37
Thảo luận 3
Câu 1: Công ty Lưu Ly chuyên sản xuất rượu cung ứng trong nước. Tháng
6/2021, công ty nhập khẩu 200,000 chai rượu trắng thành phẩm nhưng chỉ tiêu
thụ được 120,000 chai. Công ty sử dụng 80,000 chai còn lại để sản xuất thành
150,000 chai rượu thuốc nên đã ra quyết định xử phạt và truy thu thuế TTĐB.
Công ty Lưu Ly phản đối vì cho rằng đã nộp thuế với 80,000 chai rượu nguyên
liệu. Hỏi:
a. Với hành vi nhập khẩu rượu, công ty Lưu Ly phải nộp những loại thuế nào?
b. Lập luận của Lưu Ly đúng hay sai ? Giải thích.
ð Trả lời :
a. Thuế NK vì công ty có hành vi đưa hàng hóa từ nước ngoài vào VN và
hàng hóa đó nằm trong danh mục chịu thuế NK.
Thuế TTĐB vì rượu là mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và
công ty có hành vi nhập khẩu mặt hàng này vào VN. (Điều 2 + Điều 4,
Luật thuế TTĐB 2008)
Thuế GTGT vì theo Điều 3 + Điều 4, Luật thuế GTGT và không nằm
trong trường hợp loại trừ tại Điều 5, Luật thuế GTGT 2008
Ngoài ra trong năm doanh nghiệp còn phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
b. Lập luận sai. Vì 200,000 chai rượu kia công ty phải nộp thuế TTĐB ở
khâu nhập khẩu, 80,000 chai công ty phải nộp thuế TTĐB ở khâu sản
xuất.
38
Thuế NK
100% của NSTƯ Thuế TTĐB ở khâu NK
Thuế VAT ở khâu NK
NSNN tỷ lệ TƯ-ĐP thu nhập DN (khoản 2, Điều 37, Luật NSNN)
100% ĐP thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Câu 2: Công ty A sản xuất rượu có những hoạt động sau đây:
- Bán rươụ cho Công ty B
- Xuất khẩu rượu ra nước ngoài
- Tặng thưởng rươụ cho người lao động dịp cuối năm
- Đổi rươụ với Đối tác nước ngoài để lấy một số thiết bị sản xuất
Hỏi: Công ty phải nộp những loại thuế gì?
=> Trả lời:
1. Cty A bán cho Cty B thì phải nộp những loại thuế sau:
- Thuế TTĐB vì rượu do cty sản xuất thuộc hàng hoá chịu thuế ttđb
- Thuế GTGT
2. Cty A xuất khẩu rươụ
- Không phải chịu thuế TTĐB, vì khi xuất khẩu rượu thì không tiêu thụ ở Việt
Nam nên nằm trong diện không chịu thuế
- Nộp thuế GTGT, nhưng vì là xuất khẩu nên thuế suất được áp dụng là 0%
- Nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
39
3. Cty A tặng cho người lao động ( đây đc coi là hành vi bán hàng thông
thường):
- Thuế TTĐB
- Thuế GTGT
4. Cty A đổi rượu cho nước ngoài:
- Đối với rượu đổi ra nước ngoài thì coi như là công ty A xuất khẩu nên công
ty A phải nộp thuế xuất khẩu, thuế gtgt ( 0%), nhưng không phải nộp thuế
ttđb
- Với số thiết bị đổi về từ nước ngoài thì công ty A được coi là nhâp khẩu số
thiết bi này, nên phải nộp: thuế nhập khẩu, thuế gtgt
Câu 3: Hãy tính số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp, dựa vào các số liệu sau
đây, biết rằng thuế suất GTGT là 10%:
- Doanh thu bán hàng cho công ty B là 600
- Tặng cho nhân viên tương ứng giá trị là 100
- Xuất khẩu hàng có doanh thu là 300
- Tổng số thuế GTGT đầu vào trong kì là 40
=> Trả lời:
- Doanh thu bán hàng cho công ty B là 600
=> VAT = 600 x 10% = 60
- Tặng cho nhân viên tương ứng giá trị là 100
=> VAT = 100 X 10% = 10
- Xuất khẩu hàng có doanh thu là 300 => Thuế suất 0% áp dụng với hàng
hóa xuất khẩu => VAT= 0
- Tổng số thuế GTGT đầu vào trong kì là 40
40
VAT đầu ra = 60 + 10 = 70
=> Tổng số thuế mà công ty A phải nộp = 70 - 40 = 30
Câu 4: Công ty A sản xuất rượu có các hoạt động như sau:
1. Xuất khẩu rượu ra nước ngoài có doanh thu là 300
2. Bán rượu cho công ty B có doanh thu là 900
3. Nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ giá NK được xác định là 100
4. Số thuế GTGT đầu vào trong thời kỳ được xác định là 60
Hỏi : 1, Với những hoạt động trên công ty A phải nộp những loại thuế nào?
2, Tính số thuế TTĐB và GTGT mà công ty phải nộp ?
Biết thuế suất thuế NK là 30%
Thuế TTĐB với rượu là 50%
Thuế TTĐB với ô tô là 60%
VAT = 10% ( doanh thu bán rượu chưa có VAT)
ð Trả lời:
1. – Công ty A xuất khẩu rượu ra nước ngoài phải nộp những loại thuế sau:
+ Không phải chịu thuế TTĐB vì khi XK rượu thì không tiêu thụ ở VN nên
nằm trong diện không chịu thuế.
+ Thuế X-NK , Thuế GTGT
- Công ty A bán rượu cho công ty B
+ Thuế TTĐB vì rượu do công ty A sản xuất thuộc hàng hóa chịu thuế
TTĐB
+ Thuế GTGT
- Công ty A nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ
+ Thuế TTĐB vì xe ô tô 7 chỗ thuộc hàng hóa chịu thuế TTĐB
+ Thuế X-NK , Thuế GTGT
2. - Xuất khẩu rượu ra nước ngoài:
41
Thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa XK à VAT=0
- Bán rượu cho công ty B
+ VAT = 900 x 10% = 90
+ Thuế TTĐB =
!"á %á&
7 8 -(0ế 90ấ/
x Thuế suất =
B==
7 8 =,?
x 50% = 300
- Nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ:
+ Thuế nhập khẩu = 100 x 30% = 30
+ Thuế TTĐB = (100 + 30) x 60% = 78
è VAT = (100 + 30 + 78) x 10% = 20,8
• VAT đầu ra = Hàng XK + Hàng bán cho công ty B
= 300 x 0% + 900 x 10%
= 90
• VAT đầu vào = 60 + Thuế NK = 60 + 20,8 = 80,8
è Tổng số thuế VAT công ty A phải nộp = 90 - 80,8 = 9,2
è Tổng số thuế TTĐB công ty A phải nộp = 300 + 78 = 378
LƯU Ý: Thuế NK là VAT đầu vào.
Câu 5: Công ty A sản xuất thuốc lá có các hoạt động sau
- Bán thuốc lá cho các công ty thương mại trong nước
- Bán thuốc lá cho công ty B, công ty B bán cho công ty C để công ty C xuất
khẩu
- Bán thuốc lá cho công ty D để công ty D xuất khẩu nhưng công ty D chỉ
xuất khẩu được 50%, số còn lại công ty D tiêu thụ trong nước.
Hỏi: Chế độ thuế áp dụng như thế nào với công ty A, B, C, D?
ð Trả lời:
42
Công ty thương mại
B C Xuất khẩu
D Xuất khẩu 50%
Bán trong nước
TTĐB+GTGT
TTĐB+GTGT GTGT XK + GTGT
GTGT XK + GTGT
TTĐB+GTGT
A
43
Bài 8: Thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế Thu nhập không
chịu thuế
Thu nhập tính
thuế
Thuế
suất
1. TN từ tiền lương, tiền công
(xuất phát từ quan hệ làm
công ăn lương, vd: hợp đồng
lao động, hợp đồng ctv,..)
- Tiền lương, tiền công, tiền thù
lao
- Tiền lương gắn với quan hệ
lao động
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp
theo chế độ Nhà nước.
- Và các lợi ích vật chất khác
nhận được từ người sử dụng
lao động, không có tính chất
phúc lợi tập thể (vd: tiền thuê
nhà, tiền học phí cho con,…)
- Tiền lương hưu
- Tiền thưởng kèm
danh hiệu của
Nhà nước
- Các khoản bảo
hiểm có tính chất
xã hội
TNCT – Giảm
trừ gia cảnh –
Đóng góp từ
thiện
Giảm trừ gia cảnh
gồm : người nộp
thuế (11tr/tháng)
và người phụ
thuộc(4,4tr/tháng)
Theo biểu
lũy tiến
từng phần.
2. TN từ kinh doanh: là thu
nhập có nguồn gốc từ hoạt
động kinh doanh, tức là tự
mình làm chủ (khác với đi làm
thuê để được trả lương, trả
công). Các hoạt động sau
được coi là có tính chất kinh
doanh:
- Nếu doanh thu
từ kinh doanh mà
đến 100tr/năm thì
không phải tính
thuế.
- Nếu doanh thu
từ kinh doanh mà
trên 100tr thì toàn
-Khoảng
1-2% theo
ngành
nghề. VD
các ngành
sản xuất
thì thường
là 1%.
44
- Cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ. VD: cá nhân mở quán
café, quán photo, quán ăn,
shop quần áo, …
- Cá nhân có tài sản cho thuê
(thuê nhà, ô tô,…)
- Cá nhân hành nghề độc lập
(có chứng chỉ hành nghề, vd:
kiến trúc sư) : thường là cung
cấp dịch vụ gắn với trình độ
kiến thức cá nhân.
- Cá nhân trực tiếp sản
xuất, trồng trọt, nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải
sản ( cá nhân sản xuất
nông nghiệp)
bộ doanh thu này
sẽ phải tính thuế
TNCN
-Riêng
cho thuê
tài sản là
5%.
3. TN từ chuyển nhượng bất
động sản:
- Chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền
với đất
- Chuyển nhượng nhà ở
- Ủy quyền định đoạt bất động
sản
- Cá nhân chỉ có 1 bđs
duy nhất (điều kiện tên
trên sổ đỏ từ 6 tháng trở
lên)
- Chuyển nhượng bđs
giữa ông bà với các
cháu; giữa bố mẹ với các
con; giữa bố mẹ chồng
với con dâu; giữa bố mẹ
vợ với con rể; giữa vợi
với chồng; giữa anh, chị,
em ruột.
TNTT=Giá bán
theo hợp đồng
giữa các bên
-Nếu giá hợp đồng
thấp hơm mức giá
của Nhà nước thì
áp theo khung của
Nhà nước.
2%
45
1. Để hiểu về thuế TNCN được đánh vào nhiều nguồn thu nhập khác nhau:
mỗi nguồn thu nhập này sẽ được xác định và đánh thuế theo những cách
riêng biệt. Những cách đánh thuế đó dựa vào 4 chỉ tiêu sau:
- Thu nhập chịu thuế: là cách xác định nguồn gốc, hoạt động phát sinh thu
nhập của cá nhân. Nguồn gốc này có thể là từ lao động, đầu tư,… Thông
thường đối với cá nhân thì có 2 nhóm thu nhập chịu thuế cơ bản:
+ Nhóm thu nhập thường xuyên : là những hoạt động gắn với quá trình
lao động, kinh doanh để tạo ra thu nhập nuôi sống, đáp ứng những nhu cầu
cơ bản.
+ Các thu nhập không thường xuyên: là những nhóm thu nhập phát sinh
không đồng đều trong cuộc sống cá nhân.
- Thu nhập không chịu thuế: là những thu nhập mà Nhà nước loại trù không
đánh thuế xuất phát từ những chính sách về xã hội, về kinh tế.
- Thu nhập tính thuế: là cách Nhà nước xác định trong số tiền nhận được từ
thu nhập chịu thuế thì phần tiền nào mới được coi là thu nhập cá nhân.
1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
• Giảm trừ gia cảnh luôn có 2 khoản
- Cho chính người nộp thuế : 11tr/tháng đây là khoản giảm trừ đương
nhiên.
- Giảm trừ cho người phụ thuộc: 4,4tr/tháng/người. Người phụ thuộc
muốn được giảm trừ phải có điều kiện sau:
+ Là người mà người nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc
chăm sóc (trách nhiệm pháp lý)
Thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
46
+ Không có khả năng lao động
+ Không có thu nhập
Lưu ý : Những người sau đây là người phụ thuộc có tính cách đương nhiên : con
dưới 18 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng đang theo học tại hệ thống giáo dục quốc
dân ( trung học, đại học, cao đẳng)
- Người phụ thuộc thì không giới hạn số người phụ thuộc nhưng tại 1 thời
điểm 1 người phụ thuộc chỉ được giảm trừ 1 người nộp thuế.
- Biểu thuế lũy tiến từng phần (Điều 22, Luật thuế TNCN)
Bậc Phần TNTT/tháng Thuế suất
1 Đến 5tr/tháng 5%
2 Trên 5tr – 10tr 10%
3 Trên 10tr – 18tr 15%
4 Trên 18tr – 32tr 20%
5 Trên 32tr – 52tr 25%
6 Trên 52tr – 80tr 30%
7 Trên 80tr 35%
- Một số thu nhập không chịu thuế từ tiền lương, tiền công có tính chất phúc
lợi tập thể hoặc gắn với hoạt động kinh doanh của công ty
+ Tiền ăn trưa giữa ca, theo mức 730.000đ/tháng à Nếu công ty cho ăn
trưa nhiều hơn thì phần vượt quá sẽ bị tính là thu nhập chịu thuế.
+ Tiền mừng sinh nhật, hiếu hỉ, thăm ốm đau à theo quy chế công ty (phải
có giá trị phù hợp, không được nhiều quá đến mức vô lý à dưới 1 triệu là
chấp nhận được)
+ Tiền hỗ trợ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động của thương mại của công
ty. VD: tiền xăng đi lại, tiền điện thoại, tiền văn phòng phẩm mà theo quy
47
chế của công ty và giá trị cũng phải hợp lý. Như tiền điện thoại 3tr/thángà
vô lý
4. Các nguồn thu nhập không thường xuyên khác phải chịu thuế
- TN từ đầu tư vốn (lãi cho vay, cổ tức, lãi từ liên doanh liên kết)
+ Mức thuế là 5% cho mỗi lần nhận được
• Lưu ý:
+ Lãi tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng thì không phải chịu thuế
+ Đơn vị chi trả, người chi trả thu nhập phải có trách nhiệm kê khai và nộp
thay cho người thụ hưởng.
- TN từ chuyển nhượng chứng khoán : lấy giá bán x 0,1%
- TN từ trúng thưởng xổ số, khuyến mại, trò chơi có thưởng
+ Nộp 10% đối với phần giải thưởng vượt trên 10tr
+ Trúng thưởng lần nào tính lần đấy
- TN từ quà tặng: là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
+ Nộp 10% đối với phần giải thưởng vượt trên 10tr
- TN từ thừa kế (theo di chúc, không liên quan đến nhân thân)
- TN từ bản quyền
5. Một số lưu ý cuối cùng
- Nguyên tắc thu thuế TNCN là khấu trừ tại nguồn. Tức là người chi trả thu
nhập phải có trách nhiệm khấu trừ phần thuế trước khi trả phần còn lại cho
người nhận.
- Đối với cá nhân có quan hệ lao động ( Hợp đồng lao động ) thì sẽ ủy quyền
kê khai và quyết toán cho nơi làm việc. Trường hợp làm nhiều nơi thì cá
nhân có 2 lựa chọn
+ Tự đi quyết toán
+ Ủy quyền cho 1 công ty với điều kiện những thu nhập ở nơi khác không
quá 100tr
48
- Đối với những cá nhân không có quan hệ hợp đồng lao động nhưng được
nhận tiền công, tiền thù lao thì những đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm
khấu trừ 10%
- Nguồn thu nhập phần nào thì tính riêng theo nguồn thu nhập đó, tuyệt đối
không được gộp vào.
Câu hỏi 1: Ông A có các hoạt động sau:
- Đi làm có lương 15tr/tháng
- Mở quán karaoke doanh thu 300tr/năm
- Lãi tiền gửi tiết kiệm 20tr/năm
- Trúng 1 chương trình khuyến mãi có giá trị 40tr
- Người thân ở nước ngoài gửi tặng 1 xe ô tô 5 chỗ trị giá tính thuế NK là
300tr
Hỏi: 1, Ông A phải đóng các loại thuế ?
2, Tính số thuế TNCN mà ông A phải nộp
ð Trả lời:
1. Ông A phải đóng các loại thuế sau:
- Hoạt động thu nhập từ đi làm:
+ Thuế GTGT
+ Thuế TNCN từ tiền lương
- Hoạt động mở quán karaoke
+ Thuế GTGT
+ Thuế TTĐB
+ Thuế TNCN từ kinh doanh
- Hoạt động gửi tiết kiệm: không phải chịu thuế TNCN
- Hoạt động trúng thưởng: thuế TNCN từ trúng thưởng
- Hoạt động được gửi tặng ô tô 5 chỗ từ nước ngoài:
+ Thuế TTĐB, thuế GTGT
49
+ Thuế X-NK
+ Thuế TNCN từ quà tặng
2. – Hoạt động đi làm:
TNCN = TNGT – GTGT = 15tr x 12 – 11tr x 12 = 48tr
è Thuế phải nộp = 48tr x 5% = 2tr4
- Hoạt động mở kinh doanh karaoke:
TNTT = 300tr
è Thuế phải nộp = 300tr x 2% = 6tr
- Hoạt động trúng thưởng:
TNTT = 40tr – 10tr = 30tr
è Thuế phải nộp = 30tr x 10% = 3tr
- Hoạt động nhận ô tô:
TNTT = 300tr – 10tr = 290tr
è Thuế phải nộp = 290tr x 10% = 2tr9
è Tổng số thuế phải nộp = 2tr4 + 6tr + 3tr + 2tr9 = 14tr3
Câu hỏi 2: Hãy tính thuế TNCN của ông A trong tháng dựa vào số liệu sau:
- Tièn lương ( sau khi trừ bảo hiểm ): 20 triêu
- Tiền ăn trưa: 1.2 triệu
- Tiền văn phòng phẩm theo quy chế của công ty: 200k
- Đăng ký một người phụ thuộc
=> Trả lời:
- Thu nhập chịu thuế = 20tr+(1,2tr-730k)=20470000đ
- Thu nhập không chịu thuế = 200k vì tiền hỗ trợ hợp lí
- Thu nhập tính thuế = 20470000 - 11tr - 4,4tr=5070000đ
- Thuế nộp từ tiền lương trong tháng = 5tr*5% + 70k*10% = 257 000đ
50
Bài 9: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ai nộp thuế ?
è Các doanh nghiệp
Các tổ chức khác có hoạt động mang tính chất kinh doanh
- Các doanh nghiệp được miễn thuế này:
+ Hợp tác xã có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
+ Các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật hoặc
người sau cai nghiện (từ 30% bình quân lao động trở lên)
- Cách tính:
• Trong đó:
- Doanh thu là số tiền bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng không cần
biết đã nhận được tiền hay chưa. Thời điểm phát sinh doanh thu là thời
điểm hàng hóa được chuyển quyền sở hữu cho khách hàng.
- Chi phí: là những hao tổn về mặt vật chất mà DN phải bỏ ra để sản xuất
kinh doanh. Điều kiện chi phí được khấu trừ :
+ Chi phí phải gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu
+ Các khoản chi phí phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ
+ Không được vượt quá định mức Nhà nước quy định
• Chứng từ là bằng chứng ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế tài chính đã
phát sinh. Gồm nhiều loại:
+ Chứng từ tiền tệ (vd: phiếu thu, phiếu chi, tạm ứng,..)
+ Các chứng từ về hàng hóa (vd: hóa đơn, phiếu xuất kho, nhập kho,…)
Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Chi phí + TN khác) x Thuế suất
51
+ Các chứng từ về lao động (vd: HĐLĐ, phiếu chấm công,…)
Lưu ý: Một số khoản chi phí không được trừ:
- Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân, thành viên hợp doanh. Thành
viên Hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp vào điều hành công ty.
- Các khoản tiền phạt
- Các khoản đóng góp tài trợ trừ cho giáo dục
- Nếu mua tài sản cố định thì chỉ được coi là chi phí đối với phần khấu hao
( giá trị 30tr/năm trở lên và từ 1 năm trở lên)
• Ưu đãi thuế TNCN : 2 trường hợp
+ Cho ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích
+ Ưu đãi về khu vực ( vùng sâu, vùng xa, khó khăn)

More Related Content

Similar to Đề-cương-LTC.pdf

Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh congMai Nguyen
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcDzung Phan Tran Trung
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptKateHM
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
DuythanhVui Bui
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...sividocz
 
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676leha_nam
 

Similar to Đề-cương-LTC.pdf (20)

Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
Tiểu Luận Vai Trò Của Quốc Hội Trong Giai Đoạn Lập Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước...
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
Duythanh
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676
Bai hoan thien_tai_chinh_tien_te_7676
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 

Đề-cương-LTC.pdf

  • 1. 1 MÔN HỌC: LUẬT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2022
  • 2. 2 Bài 1: Khái niệm chung về pháp luật ngân sách 1, Khái niệm về ngân sách nhà nước ( NSNN) • Ngân sách nhà nước Là một bản dự toán (1) Về thu – chi của nhà nước (2) Do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định(3) Chỉ có giá trị hiệu lực 1 năm (4) (1): là kế hoạch về thu chi của nhà nước (2) Thu Thuế, phí, lệ phí Thu khác Chi Chi thường xuyên: duy trì những hoạt động bình thường của nhà nước. Chi đầu tư: xây sửa cơ sở hạ tầng (3): thường là Quốc hội (4): bắt đầu từ 1/1 à 31/12 của năm dương lịch • Tác dụng NSNN: để công khai minh bạch tài chính nhà nước. 2, Các nguyên tắc pháp lý của NSNN - Nguyên tắc đơn nhất: dự toán ngân sách, nội dung của dự toán ngân sạc phải được thể hiện trong 1 văn bản duy nhất - Nguyên tắc toàn diện: ngân sách phải ghi nhận đầy đủ toàn bộ nội dung thu, nội dung chi. - Nguyên tắc cân đối: thu = chi, thể hiện mối liên hệ giữa thu và chi. - Nguyên tắc nhất niên: có giá trị trong vòng 1 năm ð 4 nguyên tắc này giúp Quốc hội dễ dàng trong việc sử dụng công cụ ngân sách và giám sát. Câu hỏi: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao
  • 3. 3 1. NSNN là toàn bộ số tiền mà nhà nước có trên tài khoản tại kho bạc 2. Một khoản chi nếu chưa sử dụng hết trong năm ngân sách thì được phép tiếp tục chi vào năm sau. 3. Các khoản thu ngân sách nếu trong năm chưa được thực hiện thì được phép hủy. 4. Trong mọi trường hợp các khoản chi chưa được thực hiện trong năm ngân sách thì không được chuyển sang năm sau. èTrả lời: 1. Khẳng định này là sai. Vì NSNN là bản dự toán, nói về kế hoạch tài chính cho 1 năm tới chứ không phải số tiền hiện hữu. (NSNN ≠ quỹ NSNN) 2. Khẳng định này là sai. Vì NSNN chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm. 3. Khẳng định này là sai. Vì những khoản thu chưa được thực hiện phải thực hiện tiếp trong năm sau. 4. Khẳng định này là sai. Vì có 1 số trường hợp được chuyển sang năm sau, ví dụ như: kinh phí nghiên cứu khoa học; những giao dịch đã ký hợp đồng, đã thực hiện xong nhưng chưa được thanh toán… 3, Sự thể hiện các nguyên tắc của NSNN trong Luật ngân sách 2015 • Nguyên tắc đơn nhất - Phải có bản dự toán thu – chi - Các tài liệu kèm theo để giải thích cho nội dung của dự toán (ví dụ: báo cáo bội chi, báo cáo nợ công,…) è Tính chất đơn nhất thể hiện là khi trình Quốc hội tất cả các tài liệu nói trên phải cùng 1 thời điểm (bản chất là làm cho dự toán mạch lạc, rõ ràng) • Nguyên tắc toàn diện (Điều 42, Luật ngân sách 2015) - Dự toán phải được tổng hợp theo từng khoản thu – chi và theo cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên.
  • 4. 4 - Ngoại lệ: những khoản chi bất ngờ (dự phòng NSNN) không lường trước được, ví dụ: khoản chi cho covid • Nguyên tắc cân đối (Điều 7, Luật ngân sách 2015) - Thể hiện mối liên hệ có tính logic giữa các khoản thu – chi. - Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí. - Các khoản vay chỉ sử dụng cho chi đầu tư, không sử dụng cho chi thường xuyên. - Bội chi ngân sách chỉ được chấp nhận đối với NSTƯ và NS cấp tỉnh; giải pháp để xử lý bội chi là từ các nguồn vay trong nước hoặc nước ngoài (vd: phát hành trái phiếu) • Nguyên tắc nhất niên (Điều 14+ Điều 64, Luật ngân sách 2015) - Bắt đầu từ 1/1 à 31/12 - Các khoản chi nếu hết năm NS mà chưa tiêu hết thì phải hủy bỏ. - Những khoản thu chưa được thực hiện trong năm thì được tiếp tục thực hiện và ghi nhận cho năm NS kế tiếp. - Một số khoản chi tuy chưa thực hiện nhưng được phép chuyển vào NS năm sau. Cụ thể là: chi đầu tư phát triển, chi nghiên cứu khoa học, mua sắm trang thiết bị đã ký hợp đồng đầy đủ trước ngày 31/12. Câu hỏi: 1. Phân biệt NSNN và NS các doanh nghiệp cá nhân. 2. Phân biệt NSNN 2015 với đạo luật NS thường niên. 3. Vì sao dự toán NSNN lại được coi là 1 đạo luật NS thường niên? ð Trả lời: 1. Phân biệt
  • 5. 5 Ngân sách nhà nước Ngân sách doanh nghiệp Chủ thể ban hành Do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. (Quốc hội) Cá nhân tự quyết định. Thực hiện Do Chính phủ tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Không cần cơ quan lập pháp phê chuẩn trước khi thi hành. Tự mình thực hiện. Mục tiêu Lợi ích chung cho toàn thể quốc gia. Lợi nhuận Thời hạn 1 năm từ 1/1 à 31/12 Thường không xác định cụ thể thời gian. Tính chất Là 1 đạo luật ràng buộc với trách nhiệm thực thi xuất phát từ yêu cầu về chính trị và kỹ thuật tài chính. Là 1 dự toán thu – chi +không phải yêu cầu bắt buộc + lập ra để quản lý tài chính. 2. Phân biệt NSNN 2015 Đạo luật NS thường niên Là đạo luật cơ sở, quy định các quy phạm pháp luật để thực hiện. Được ban hành khi NS cũ không còn đáp ứng đủ yêu cầu hiện tại. Là bản kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia. Được ban hành thường niên. Bao gồm các chương, mục. điều, khoản, điểm. Bao gồm các khoản thu, chi cụ thể, các số liệu. Do Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội quyết định thông qua. Chính phủ và các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN xây dựng dự toán, trình Quốc hội quyết định. Thời gian xây dựng lâu dài, không xác định cụ thể được. Từ tháng 6 của năm trước xây dựng dự toán cho NS của năm sau.
  • 6. 6 Hiệu lực từ năm NS 2017 cho đến khi có văn bản mới thay thế. 1 năm Chủ tịch nước là chủ thể công bố Bộ trưởng Bộ tài chính Hình thức là Luật NSNN Nghị quyết của Quốc hội Mục đích: sử dụng NSNN 1 cách hiệu quả. Sử dụng NSNN đúng chức năng và nhiệm vụ. 3. Giải thích - Về nội dung: dự toán NSNN xác định những con số thu – chi cụ thể và chúng rở thành cơ sở pháp lý để những cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. - Về hình thức: NSNN được thiết lập theo 1 trình tự thủ tục của pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Phù hợp với thông lệ quốc tế về NS.
  • 7. 7 Bài 2: Pháp luật về tổ chức hệ thống NSNN I, Khái niệm, mô hình nguyên tắc 1, Khái niệm mô hình tổ chức hệ thống NSNN - Hệ thống NSNN là 1 chỉnh thể bao gồm có các hệ thống cấu thành - Hệ thống NSNN được xây dựng trên cơ sở hệ thống chính quyền. - Hệ thống NSNN NSTƯ (ngân sách trung ương) NSĐP ( ngân sách địa phương): tỉnhà huyệnàxã Câu hỏi: 1. Tại sao ở Việt Nam tổ chức NSNN lại được xây dựng trên cơ sở cấp chính quyền ? 2. Điều kiện để 1 cấp chính quyền trở thành 1 cấp NS? ð Trả lời: 1. + Để dễ dàng quản lý các hoạt động thu – chi NS + Chính quyền nào ngân sách nấy. 2. + Nguồn thu phát sinh trên địa bàn phải đáp ứng được nhu cầu chi của cấp chính quyền đó. + Nhiệm vụ được giao các cấp chính quyền đó phải toàn diện. 2, Nguyên tắc tổ chức hệ thống NS • Nguyên tắc thống nhất - Hệ thống NS có nhiều bộ phận nhưng là những bộ phận trong 1 chỉnh thể. - NS cấp dưới không trái với NS cấp trên. - NS cấp trên được quyết định trước. • Nguyên tắc độc lập tự chủ của các cấp NS: mỗi cấp NS có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng.
  • 8. 8 • Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền trên các cấp NS - Tập trung quyền lực thể hiện quyền quyết định của Quốc hội và sự điều chỉnh của Chính phủ với hoạt động của NS. - Phân định thẩm quyền là việc xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của các cấp trong việc thu – chi NS. II, Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS 1, Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi a. Nguyên tắc đảm bảo NSTƯ giữ vao trò chủ đạo, NSĐP chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao và tăng cường nguồn lực cho NS xã • Vai trò chủ đạo NSTƯ - NSTƯ tập trung những nguồn thu lớn. - Thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng liên quan đến chiến lược quốc gia. - NSTƯ thực hiện việc điều hòa vốn cho các địa phương và hỗ trợ cho các địa phương gặp khó khăn. • Mô hình hệ thống NSNN - Đơn vị dự toán cấp 1 Trực tiếp nhận dự toán NS hằng năm do Thủ r tướng Chính phủ hoặc UBND giao. Phân bổ và giao dự toán cho ĐVDT cấp dưới - Đơn vị dự toán NS : là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền d d giao dự toán NS. - Đơn vị sử dụng NS : là đơn vị dự toán NS được giao trực tiếp quản lý, sử d dụng NS b. Nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào thì do NS cấp đó bảo đảm thực hiện
  • 9. 9 - Trong trường hợp NS cấp dưới gặp khó khăn đã sắp xếp hết các nguồn trong dự toán, đã sử dụng hết dự phòng, dự trữ mà vẫn không đáp ứng nhiệm vụ chi thì được NS cấp trên hỗ trợ 1 phần. - Ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi, NS cấp trên phải chuyển kinh phí cho NS cấp dưới khi nhờ NS cấp dưới thực hiện nhiệm vụ. c. Nguyên tắc NS cấp trên và NS cấp dưới có quan hệ vật chất khác nhau - Phân chia khoản thu: 1 số khoản thu NS cấp trên, NS cấp dưới chia nhau cùng hưởng. - Có sự điều tiết, bổ sung kinh phí từ NS cấp trên cho NS cấp dưới bằng các khoản bổ sung. - Thu cố định: là khoản NS đươc chi toàn bộ - Thu điều tiết: là khoản thu NS cấp trên và NS cấp dưới chia nhau theo tỷ lệ % cố định. - Thu bổ sung Cân đối thu chi Có mục tiêu 3 khoản thu thu cố định (100%, toàn bộ) thu điều tiết (tỷ lệ, phân chia) thu bổ sung (cân đối thu chi, có mục tiêu)
  • 10. 10 Thảo luận 1. NS tỉnh có phải NS cấp tỉnh không ? è NS tỉnh là các khoản thu – chi của tỉnh: gồm NS huyện và các đơn vị tương đương + NS cấp tỉnh. Cho nên NS tỉnh không phải NS cấp tỉnh. ( Tương tự: NS huyện = NS cấp huyện + NS xã ) NS cấp tỉnh là những đơn vị hưởng những NS của tỉnh nhưng trực thuộc tỉnh ( không nằm trong huyện ). VD: các cơ sở nằm trong tỉnh. NS cấp huyện có nghĩa tương tự, trực thuộc huyện nhưng không nằm trong xã. 2. Tỷ lệ thu điều tiết do Quốc hội quyết định. è Khẳng định sai. Vì Quốc hội chỉ quyết định giữa NSTƯ và NSĐP Chỉ HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ thu điều tiết giữa NSĐP. 3. Tỷ lệ thu điều tiết không thay đổi theo các năm trong thời kỳ ổn định NS è Điểm a, Khoản 7, Điều 9, Luật ngân sách 2015 Thời kỳ ổn định NS được xác định ở năm đầu thời gian ổn định NS và có thời hạn 3-5 năm. 4. Việc lập và phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện. è Khẳng định sai. Vì cơ quan quyền lực chỉ phê chuẩn còn cơ quan khác lập. 5. Khoản thu 100% của NSĐP là khoản thu do NSĐP nào thu thì cấp NS đó được hưởng 100%. è Khẳng định sai. Vì ví dụ như thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì địa phương thu nhưng phải nộp về cho trung ương. 6. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTƯ và NSĐP è Khẳng định sai. Vì theo khoản 1, Điều 35, Luật ngân sách 2015 quy định thuế liên quan hàng hóa nhập khẩu do trung ương giữ và theo điểm I, khoản
  • 11. 11 1, Điều 37, Luật ngân sách 2015 quy định thuế liên quan đến xổ số do địa phương giữ. 7. Tỷ lệ thu điều tiết được UBTV Quốc hội quy định theo từng năm NS. è Khẳng định sai. Vì thẩm quyền thu điều tiết thuộc về Quốc hội và HĐND cấp tỉnh. Không quy định theo từng năm NS mà theo từng thời kỳ ổn định NS. 8. Chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng nhà nước thực hiện cho vay để bù đắp bội chi. è Khẳng định sai. Vì ngân hàng nhà nước có cho vay nhưng cho vay trong trường hợp quỹ NSTƯ thiếu hụt tạm thời theo khoản 1, Điều 58, Luật ngân sách 2015 chứ không sử dụng để bù đắp bội chi.
  • 12. 12 Bài 3: Các quy định về luật chấp hành quyết toán NSNN I, Lập NSNN - Lập NSNN là quá trình tạo ra bản dự toán NSNN cho từng năm NS. - Quá trình này gồm 2 giai đoạn cơ bản: + Soạn thảo dự toán: các cơ quan chấp hành có trách nhiệm soạn thảo dự toán (UBND, Chính phủ, Sở,..) + Thông qua bản dự toán NS ( tạo ra tính pháp lý của bản dự toán) : các cơ quan dân cử ( Quốc hội, HĐND) có trách nhiệm quyết định. - Các căn cứ lập dự toán: (Điều 41, Luật ngân sách 2015) có 3 nhóm căn cứ + Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị: xác định như cầu kinh phí cần sử dụng + Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện NS + Căn cứ vào văn bản tài liệu có tính hướng dẫn việc lập NS ( Lưu ý : trong luật gọi những văn bản này bằng thuật ngữ “số kiểm tra” : là số liệu do cơ quan cấp trên xác định để hướng dẫn cấp dưới lập dự toán) II, Chấp hành NS 1, Khái niệm - Là quá trình các cấp, các đơn vị dự toán thực hiện việc thu – chi trên thực tế. - Nội dung cơ bản gồm 3 nội dung: + Chấp hành thu + Chấp hành chi + Xử lý các trường hợp thực tế không đúng so với dự toán 2, Chấp hành thu NS
  • 13. 13 - Chỉ cơ quant hu mới có quyền thu NSNN (cơ quan thuế, Hải quan, cơ quan tài chính và 1 số cơ quan khác được ủy quyền) - Mọi khoản thu đều được hạch toán về kho bạc nhà nước 3, Chấp hành chi NS - Các loại chi NSNN + Chi thường xuyên Chi cho con người (lương, phụ cấp, trợ cấp) Chi cho nghiệp vụ Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị + Chi đầu tư – phát triển Chi xây dựng cơ bản: công trình, hạ d d tầng, kỹ thuật Chi góp vốn, hỗ trợ doanh nghiệp nhà d nước Chi cho các chương trình quốc gia d ( trồng rừng, xóa đói giảm nghèo,…) - Các điều kiện chi + Mọi khoản chi phải có trong dự toán + Các khoản chi NS phải đúng chế độ tiêu chuẩn định mức + Thủ trưởng đơn vị phải ký xác nhận các khoản chi - Vai trò của kho bạc trong việc chi NS (khoản 5 và khoản 6, Điều 56) + Kho bạc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tất cả hồ sơ thanh toán + Kho bạc có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện Ví dụ: hiệu trưởng trường A thuê công ty B sơn lại tường trường học à công ty B phải đến kho bạc để lấy tiền thi công chứ không phải hiểu trưởng trực tiếp chi trả, hiệu trưởng chỉ phụ trách ký xác nhận cho công ty B mang giấy ra kho bạc. 4, Xử lý các trường hợp thay đổi so với dự toán (Điều 59)
  • 14. 14 - Nếu tăng thu thì được sử dụng số tăng ấy để trả nợ hoặc tăng chi đầu tư (không được phép dùng để chi thường xuyên) - Nếu thu không đạt thì phải điều chỉnh giảm 1 số khoản chi. - Nếu có những khoản chi đột xuất thì phải sắp xếp lại các khoản chi tương ứng. - Nếu phát sinh nhu cầu chi liên quan đến thiên tại dịch bệnh thì sử dụng dự phòng NS (xem điều kiện tại Điều 10)
  • 15. 15 Thảo luận Câu 1 : Dự toán NS xã A năm 2020 có nội dung sau: - Tổng thu cân đối NS xã A : 1,8 tỷ - Tổng chi cân đối NS xã A : 2 tỷ Bao gồm: + Chi thường xuyên: 1,5 tỷ. Trong đó chi cho các hoạt động của UBND xã: 900tr, chi sửa chữa tài sản: 400tr, chi thường xuyên cho hoạt động các đoàn thể: 200tr. + Chi đầu tư: 500tr è Hỏi : a. HĐND xã có thể chấp thuận nội dung như trên của bản dự toán không ? Vì ? b. Nếu UBND xã đề nghị HĐND xã cho phép UBND xã thực hiện huy động 200tr để cân đối thu – chi thì HĐND phải quyết định như thế nào cho đúng luật ? c. Khẳng định đúng hay sai : “Khoản kinh phí 900tr chi cho hoạt động của UBND xã sẽ được kho bạc nhà nước chuyển cho UBND xã từ 1/1/2020”. Vì ? d. Nếu nhận thấy nhu cầu chi đầu tư tăng thì UBND xã có quyền điều chỉnh dự toán bằng việc chuyển 400tr chi sửa chữa tài sản sang chi đầu tư hay không ? Vì ? e. Nếu trong năm 2020 do tiết kiệm được 50tr từ chi thường xuyên thì UBND xã có thể tự quyết định chuyển 50tr này sang chi đầu tư không? Vì? f. Trong năm NS do số thu trên địa bàn tăng so với dự toán 100tr, Chủ tịch UBND xã quyết định chi 40tr để tăng chi hoạt động của 1 số đoàn thể trong xã. Hành vi này phù hợp với quy định pháp luật không ? Vì? ð Trả lời:
  • 16. 16 a. Không thể chấp thuận. Vì theo điểm a, khoản 5, Điều 7, Luật ngân sách 2015 thì chỉ ngân sách địa phương được bội chi mà ở đây bản dự toán đang không cân đối thu – chi (thu = chi) b. HĐND không được chấp thuận vì NS xã không được bội chi ( điểm a, khoản 5, Điều 7, Luật ngân sách 2015) à không được vay. HĐND sẽ phải điều chỉnh dự toán: giảm 1 số khoản chi. c. Khẳn định sai. Vì đây mới là dự toán, chưa phải khoản chi thực tế. Đây là khoản chi nhiều lần trong năm không phải chi 1 lần. Phải đem giấy tờ được xác nhận lên kho bạc để xét duyệt rồi mới được chi. d. UBND xã không có thẩm quyền ( chỉ được trình lên để UBND cấp trên chỉnh) à không được chuyển (điều 52) e. UBND xã không được quyết định sử dụng tăng thu, tiết kiệm chi (khoản 2, Điều 59) à UBND chỉ được lập phương án rồi trình HĐND quyết định à Sai thẩm quyền. f. UBND xã không có thẩm quyền quyết định. Câu 2: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì? 1. UBND tỉnh A quyết định sử dụng số tiền thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu phát sinh trên địa bàn tỉnh để bổ trợ các doanh nghiệp của tỉnh. è Khẳng định sai. Vì nó thuộc khoản thu 100% của trung ương (điểm a, khoản 1, Điều 35) 2. Chủ tịch UBND phường B quyết định sử dụng kết dư NS của phường để thưởng tết cho cán bộ nhân viên. è Khẳng định sai. Vì khoản 2, Điều 72 à hạch toán vào NS năm sau 3. UBND tỉnh C quyết định bổ sung 800tr/năm trong thời gian 5 năm (2021- 2025) để hỗ trợ 1 huyện trong tỉnh cân đối NS. è Khẳng định sai. Vì số bổ sung cân đối do HĐND quyết định và số bổ sung không ổn định ( sẽ thay đổi theo từng năm )
  • 17. 17 Bài 4: Tổng quan về thuế và pháp luật thuế I, Những vấn đề lý luận về thuế 1, Khái niệm - Thuế là khoản thu nộp mà các tổ chức, cá nhân đóng góp cho nhà nước khi đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định - Các loại thuế : 10 loại + Thuế giá trị gia tăng + Thuế thu nhập cá nhân + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo vệ môi trường + Thuế nhập khẩu + Thuế xuất khẩu + Thuế tài nguyên + Thuế sử dụng đất nông nghiệp + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Câu hỏi: Khẳng định sau đúng hay sai? Vì? a. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân. è Sai. Vì đây chỉ là nghĩa vụ, không phải quyền vì không có sự lựa chọn. b. Thuế là khoản thu không hoàn trả. è Sai. Vì nhà nước hoàn trả gián tiếp thông qua dịch vụ công. Thuế chỉ là 1 khoản thu không hoàn trả trực tiếp. c. Đóng thuế cũng giống như nộp 1 khoản tiền phạt cho nhà nước. è Sai. Vì đóng thuế là tuân thủ pháp luật còn nộp phạt là vi phạm pháp luật. 2, Đặc điểm của thuế • Tính bắt buộc
  • 18. 18 - Người nộp thuế không có quyền lựa chọn - Cơ quan thu thuế không có quyền lựa chọn là khoản thu có tính d bắt buộc cao nhất - Nhằm thu thuế ổn định • Tính quyền lực - Luật thuế - Quyền lực nhà nươsc - Nhằm đảm bảo tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước è Quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân à Quốc hội quy định thuế. • Tính không đối giá không hoàn trả trực tiếp - Không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế phải nộp với lợi ích hợp pháp nhận từ nhà nước. - Người nộp thuế nhiều hay ít đều được hưởng lợi ích như nhau. - Thuế không phải là khoản hoàn trả khi đối tượng nộp thuế nhận được lợi ích từ nhà nước. 3, Phân loại thuế - Đối tượng tính thuế: + Thuế thu nhập + Thuế tài sản + Thuế tiêu dùng - Khả năng chuyển dịch về thuế: + Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế ( ví dụ: A đến cửa hàng H mua điện thoại giá 10tr , thuế 10%. A thanh toán 11tr à A là người chịu thuế. Cửa hàng H là người nộp thuế) + Thuế trực thu: là loại thuế không thể chuyển giao cho người khác, phải tự mình nộp thuế. Trực tiếp điều chỉnh vào thu nhập cá nhân.
  • 19. 19 - Đối tượng nộp thuế: + Thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài. + Thuế các tổ chức, cá nhân trong nước. II, Quyền thu thuế của nhà nước và nguyên tắc đánh thuế 1, Quyền thu thuế của nhà nước - Được trao bởi Hiến pháp + Theo lãnh thổ: quốc gia có quyền đặt ra và thu các loại thuế trong phạm vi chủ thể quyền lãnh thổ của quốc gia mình đối với các đối tượng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đó. + Theo quốc tịch: mỗi quốc gia có thể thu thuế với những người mang quốc tịch của quốc gia dù người đó sống ở đâu. è Nếu có xung đột thì theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Ví dụ: B là công dân Việt Nam, đi làm 1 năm thì thu nhập tại VN: 300tr/5 tháng và tại Pháp: 500tr/7 tháng è VN có quyền thu thuế cả 2 loại thu nhập è Pháp có quyền thu thuế trong 500tr thu nhập à phát sinh xung đột à VN và Pháp phải có hiệp định phân chia. 2, Nguyên tắc đánh thuế - Thuế Đảm bảo tính công bằng Hợp lý Hiệu quả Minh bạch - Tính công bằng: + Ngang: mọi đối tượng có điều kiện về thuế như nhau bị đánh thuế giống nhau. + Dọc: người có điều kiện về thuế cao hơn thì phải đóng thuế nhiều hơn.
  • 20. 20 - Tính hợp lý: đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người nộp thuế. Nhà nước đánh thuế phải để cho người nộp thuế cảm thấy không bị bóc lột quá đáng. - Tính minh bạch, hiệu quả: các quy định phải rõ ràng. II, Cấu trúc của pháp luật thuế Ai nộp thuế? Thuế nhằm vào cái gì? Nộp bao nhiêu? Nộp như nào? Phạm vi áp dụng Căn cứ tính thuế Thủ tục Người nộp thuế Đối tượng chịu thuế Đối tượng không chịu thuế Đối tượng tính thuế Thuế suất Đăng ký, kê khai, nộp - Đối tượng chịu thuế: hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản. - Đối tượng tính thuế: giá trị hàng hóa, tài sản, thu nhập làm cơ sở cho việc tính thuế à tiền - Thuế suất: là mức thuế phải thu trên đối tượng tính thuế. + Thuế suất cố định + Thuế suất tỷ lệ thông thường + Thuế suất tỷ lệ lũy tiến + Thuế suất tỷ lệ lũy thoái
  • 21. 21 Bài 5: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt I, Tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 1, Khái niệm - Là loại thuế tiêu dùng đánh vào 1 số các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục nhà nước quy định nhằm điều tiết, hướng dẫn, sản xuất, tiêu dùng. 2, Đặc điểm - Là thuế gián thu: + Thuế tính trong giá cả hàng hóa dịch vụ + Người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế - Diện đối tượng chịu thuế: + Hẹp + Thay đổi tùy thuộc điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư - Thuế suất cao (thuế suất tỷ lệ) à Nhà nước không khuyến khích sử dụng. - Là thuế tiêu dùng 1 giai đoạn: chỉ đánh thuế ở 1 số khâu chứ không phải trong suốt vòng đời sản phẩm + khâu sản xuất hàng hóa + khâu nhập khẩu hàng hóa + khâu kinh doanh dịch vụ 3, Vai trò - Hướng dẫn sản xuất, điều tiết tiêu dùng xã hội - Điều tiết thu nhập của người tiêu dùng 1 cách hợp lý - Đóng góp số thu quan trọng cho NSNN II, Nội dung pháp luật của thuế TTĐB 1, Chủ thể
  • 22. 22 - Cơ quan thuế người thu thuế - Cơ quan hải quan - Người nộp thuế: + tổ chức, cá nhân sản xuất – nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ + tổ chức, cá nhân mua hàng hóa đặc biệt để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước 2, Đối tượng chịu thuế Hàng hóa đặc biệt Dịch vụ đặc biệt Mang tính xa xỉ Gây hại cho sức khỏe Cần định hướng sản d d xuất và tiêu dùng • Lưu ý: - Thuốc lá điện tử không nằm trong danh mục chịu thuế è Thuốc lá điện tử không phải chế phẩm từ cây thuốc lá, không phải hàng được phép lưu hành - Thuốc lào cũng không nằm trong danh mục chịu thuế è Không phải chế phẩm từ cây thuốc lá - Tất cả các loại rượu đều là hàng TTĐB 3, Đối tượng không chịu thuế - Các hàng hóa thực chất không tiêu dùng ở Việt Nam - Một số trường hợp nhằm đảm bảo đúng đối tượng nhà nước cần điều tiết
  • 23. 23 - Các trường hợp theo thông lệ quốc tế 4, Căn cứ và phương pháp tính thuế - Giá tính thuế: + Hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu bán ra = giá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. à Giá tính thuế TTĐB = !"á %á& '(ư* +,-. /(0ế 2+3-(&ế0 'ó) 7 8-(0ế 90ấ/ /(0ế --Đ2 + Hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu à Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + thuế NK + Hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm = Giá bán hàng hóa theo phương thức trả tiền 1 lần không gồm khoản khi trả góp, trả chậm + Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi/tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho = Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại tương đương Câu hỏi 1: Nhập khẩu ô tô 4 chỗ, giá nhập khẩu = 300tr Thuế suất NK = 60% Thuế suất TTĐB = 70% Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ? ð Trả lời : Giá tính thuế TTĐB = Giá NK + Thuế NK = 300tr + (300tr x 60%) = 480tr Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất
  • 24. 24 Câu hỏi 2: Sản xuất ô tô bán giá 1,1 tỷ (VAT=10%). Thuế suất TTĐB = 50% Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ? ð Trả lời: Giá tính thuế TTĐB = !"á '(ư* +,- 78-(0ế 90ấ/ /(0ế --Đ2 = 7 /ỷ 78=,? = 667tr Câu hỏi 3: Công ty B nhập khẩu 1.300 lít rượu nước ngoài với giá nhập 0.9USD/l Thuế suất NK đối với rượu = 15% Thuế suất TTĐB = 65% Thuế suất GTGT = 10% Tỷ giá kê khai nộp thuế NK là 1 USD = 23.000 VND Hỏi : Giá tính thuế TTĐB ? ð Trả lời : Tổng giá NK = 0.9 USD x 1.300 x 23.000 = 26tr910 Thuế NK = 26tr910 x 15% = 4.036.000 è GTT = 26tr910 + 4,036,000 = 30.946.500 è Thuế phải nộp = 30.946.500 x 65% = 20.115.225
  • 25. 25 5, Khấu trừ thuế - Khấu trừ thuế TTĐB là việc nhà nước cho phép người nộp thuế TTĐB được trừ phần thuế TTĐB đã nộp ở đầu vào tương ứng với số thuế TTĐB phải nộp với số lượng hàng hóa TTĐB họ sản xuất và bán ra. è Nếu cơ sở mua nguyên liệu đầu vào là mặt hàng TTĐB sau đó sử dụng hàng đầu ra cũng là mặt hàng TTĐB thì được phép khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở đầu vào tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa TTĐB bán ra. Câu hỏi: Công ty A mua rượu trắng từ cơ sở sản xuất B: 100 lít. Giá mua chưa có thuế VAT là = 30.000đ/l (thuế suất của rượu trắng = 50%) Công ty A đã dùng số rượu trên để sản xuất thành 200 chai rượu thuốc. Công ty A bán mỗi chai rượu thuốc (chưa có thuế VAT) là 90.000đ/chai (thuế TTĐB = 50%) Hỏi: 1, Hãy tính số thuế GTGT mà công ty A phải nộp khi mua rượu trắng? 2, Hãy tính số thuế VAT mà công ty A phải nộp nếu a, Bán hết 200 chai rượu thuốc b, Bán 160 chai 3, Tính số thuế TTĐB mà công ty A phải nộp nếu tiêu thụ được 200 chai, d d 160 chai ð Trả lời: 1. B bán 100 lít cho A Thuế TTĐB = GTT x Thuế suất TTĐB = 1.000.000đ = @=.=== 7 8 =,? x 50% = 10.000đ
  • 26. 26 2. A bán 200 chai Thuế TTĐB = ( B=.=== 78=,? x 50%) x 200 TTĐB = 6.000.000đ = 30.000đ A bán 160 chai TTĐB = 4.800.000đ 3. Tiêu thụ được 200 chai = 6.000.000 – 1.000.000 = 5.000.000đ Tiêu thụ được 160 chai = 4.800.000 – 1.000.000 x 80% = 4.000.000đ Trong đó : 100 lít sản xuất 200 chai 7C= D== = 80% 80 lít sản xuất 160 chai
  • 27. 27 Bài 6: Thuế xuất nhập khẩu 1, Khái niệm - Thuế xuất nhập khẩu thu vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XK, NK) • Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu: + Thuế xuất nhập khẩu về cơ bản có tính chất gián thu vì thuế này do người tiêu dùng chịu cơ sở thanh toán giá mua hàng hóa. + Thuế xuất nhập khẩu chỉ đánh với hàng hóa mà không đánh (thu) vào dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì hàn hóa là vật hữu hình nên có cơ sở để kiểm soát còn đối với dịch vụ có tính chất vô hình nên khó kiểm soát 1 cách rõ ràng, chắc chắn. • Hành vi xuất nhập khẩu được hiểu theo 2 nội dung sau: + Là hành vi xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua việc đưa hàng hóa qua cửa khẩu biên giới (hàng hóa được đưa ra/vào lãnh thổ Việt Nam) + Các hành vi xuất nhập khẩu tại chỗ ( hàng hóa không được đưa ra lãnh thổ VN) 2, Phạm vi áp dụng - Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu - Các hàng hóa chịu thuế là những hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu. - Trường hợp không phải chịu thuế XK, NK: + Các hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu + Hàng viện trợ nhân đạo 3, Phương pháp tính thuế XK, NK • Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % Thuế X-NK = Trị giá tính thuế x Thuế suất (%)
  • 28. 28 - Trị giá tính thuế là cách thức để xác định giá trị giao dịch của hàng hóa được chấp nhận. Các phương pháp này gồm: + Theo giá trên hợp đồng dựa trên sự giao dịch thông thường + Dựa trên giá của hàng hóa giống hệt + Xác định theo hàng hóa tương tự + Theo phương pháp trị giá khấu trừ: giá bán nhà NK trừ phần lãi cơ bản + Xác định theo trị giá tính toán - Thuế suất : + Biểu thuế ưu đãi giành cho hàng hóa từ những quốc gia có quan hệ tối huệ quốc (bình thường) với VN. + Biểu thuế ưu đãi đặc biệt: giành cho những quốc gia nằm trong thỏa thuận thương mại tự do + Biểu thuế thông thường: giành cho những quốc gia không có quan hệ thông thường hoặc có quan hệ đối xử với VN và mức thuế suất gấp 1,5 lần so với mức ưu đãi. • Phương pháp tính thuế tuyệt đối: là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên 1 đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu 4, Miễn giảm thuế (Điều 16, Luật thuế XK, NK) - Tài sản di chúc, quà biếu / tặng dưới 5000 USD - Nguyên liệu, vật liệu NK gia công hàng XK: nhiều nhân công - Các nguyên liệu, vật tự linh kiện trong nước chưa sản xuất được.
  • 29. 29 Bài 7: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng I, Khái quát chung 1, Khái niệm, đặc điểm - Được hiểu là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ • Đặc điểm + Là thuế gián thu: người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế + Có diện đối tượng chịu thuế rộng + Chỉ tính trong phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ + Thuế suất thấp: 0%, 5%, 10% ( nếu 8% là tạm thời ) + Nếu tính trong giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ thì tổng số tiền thuế GTGT không thay đổi, không phụ thuộc vào số lượng các khâu lưu thông và bằng đúng số tiền thuế GTGT mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu. 2, Vai trò - Tạo nguồn thu cho NS (người thu thường xuyên, ổn định) - Góp phần làm tăng tính chuyên môn hóa - Giúp nhà nước tăng cường quản lý với các chủ thể sản xuất, kinh doanh, hóa đơn, chứng từ,… - Giúp phần tăng cường sự kiểm soát lẫn nhau. II, Nội dụng pháp luật thuế GTGT 1, Phạm vi áp dụng a. Đối tượng chịu thuế - Là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng ở VN. b. Đối tượng không chịu thuế - Có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ - Nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
  • 30. 30 - Hàng hóa dịch vụ liên quan đến ANQP: vũ khí, khí tài - Hàng hóa, dịch vụ không phát sinh GTGT, không xác định được phần giá trị tăng thêm - Hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng trong khuôn khổ VN • Lưu ý: trường hợp hàng hóa, dịch vụ của hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100tr c. Người nộp thuế - Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và NK hàng hóa chịu thuế GTGT 2, Căn cứ, phương pháp tính thuế a. Căn cứ tính thuế - Giá tính thuế là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT. Được xasv định bằng đồng VN. Nếu đối tượng chịu thuế thuộc đối tượng chịu thuế (ĐTCT) BVMT hoặc thuế TTĐB chưa có thuế GTGT. + Với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế là giá đã có thuế NK + thuế TTĐB (nếu có) + thuế BVMT (nếu có). + Hàng hóa trao đổi biếu tặng, hàng hóa trả góp. + Hàng hóa, dịch vụ chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT - Thuế suất : Luật thuế GTGT hiện hàng có 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10% nhưng trong năm 1/2/2022 à 31/12/2022 có 1 nhóm dịch vụ, mặt hàng được giảm từ 10% xuống 8%. + 0% : áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế xuất khẩu (trừ 1 số trường hợp); công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài. + 5% : đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thức ăn chăn nuôi, đường mía,…). Bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội
  • 31. 31 + 10% : áp dụng với hàng hóa, dịch vụ còn lại. • Lưu ý: Giá tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu Ví dụ : 1 lô hàng nhập khẩu vào VN. Giá nhập chưa bao gồm chi phí vận tải theo hợp đồng ngoại thương là 9 tỷ đồng. Giá tính thuế NK là 10 tỷ đồng. Mặt hàng này chịu thuế NK với thuế suất 20%. Hãy xác định giá tính thuế GTGT của lô hàng ? ð Trả lời: Giá tính thuế GTGT = Giá NK + Thuế NK = 10 tỷ + (10 tỷ x 20%) = 12 tỷ • Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT Ví dụ: Con tem là chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT. b. Phương pháp tính thuế - Phương pháp khấu trừ: + Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Giá tính thuế GTGT = Giá NK + Thuế NK + Thuế BVMT (nếu có) Giá tính thuế GTGT = 𝑮𝒊á 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝟏8 𝑻𝒉𝒖ế 𝒔𝒖ấ𝒕 𝑽𝑨𝑻
  • 32. 32 + Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế - Phương pháp trực tiếp: + Cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị không có cơ sở thường trú ở VN; chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. + Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. • Phương pháp khấu trừ: - Cơ sở sản xuất, kinh doanh có doanh thu ≥ 1 tỷ đồng/năm. - Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng (Không áp dụng với hộ/cá nhân kinh doanh nộp phương pháp trực tiếp) - Cách tính Trong đó : Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế HH, DV bán ra x Thuế suất - Lưu ý: Kết quả GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ có thể xảy ra những khả năng sau: + < 0 : xảy ra khi thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào + =0 : xảy ra khi 2 loại thuế bằng nhau + >0 : đây là điều nhà nước mong muốn • Phương pháp trực tiếp - Các doanh nghiệp hay hợp tác xã đang hoạt động và có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế. - Các doanh nghiệp hay hợp tác xã mới được thành lập, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế. - Hộ và cá nhân kinh doanh. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
  • 33. 33 - Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo Luật Đầu tư và những tổ chức khác không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định. - Tổ chức kinh tế khác nhưng không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã, trừ trường hợp có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý…. - Cách tính: + Đối với cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý Trong đó: GTGT của vàng bạc, đá quý = Giá bán ra – Giá mua vào + Đối với cơ sở kinh doanh khác Câu hỏi: Tại sao cơ sở kinh doanh VBĐQ lại nộp thuế theo phương pháp trực tiếp mà không được nộp theo phương pháp khấu trừ ? ð Trả lời: Vàng bạc, đá quý là loại hàng hóa đặc biệt: vừa là phương tiện thanh toán rất khó để kiểm soát giá: giao dịch mua bán thường là các giao Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng bạc, đá quý x 10% Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 1% : phân phối HH 5%: dịch vụ, xây dựng 3%: sản xuất, vận tải 2%: khác
  • 34. 34 dịch nhỏ lẻ, không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào (vì khách hàng thường không lưu giữ hóa đơn) 3, Khẩu trừ thuế, hoàn thuế a. Khấu trừ thuế • Điều kiện - Có hóa đơn GTGT mua HH-DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu NK (1). - Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HH-DV múa vào ≥ 20 triệu (2). - HH-DV xuất khẩu: (1) + (2) + hợp đồng mua bán, cung ứng DV + Tờ khai hải quan b. Hoàn thuế - Khái niệm: là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế. - Thẩm quyền: + Cục trưởng Cục thuế + Bộ trưởng Bộ Tài chính/Tổng cục trưởng Tổng cục thuế (t/h đặc biệt) • Nguyên tắc khấu trừ VAT đầu vào: - Thuế đầu vào của HH-DV dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ. - Thuế GTGT đầu vào của HH-DV dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HH-DV dùng sản xuất kinh doanh HH-DV chịu thuế GTGT. - Thuế GTGT đầu vào của TS cố định, máy móc thiết bị (kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê TS, máy móc và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến TS, máy móc như bảo hành sửa chữa) không
  • 35. 35 được khấu trừ mà tính vào nguyên giá TSCĐ hoặc chi phí được trừ trong trường hợp: + TSCĐ chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài cho QPAN. + TSCĐ, máy móc của TCTD, DN kinh doanh tái BH, BHNT, KDCK, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo. + Tàu bay dân dụng, du thuyền không dùng cho mục đích KD vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. +…. • Điều kiện chung - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật. - Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. - Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. - Với HH-DV xuất khẩu. - Với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT. - Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. - Có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4, Thủ tục thu, nộp thuế - Khai thuế: + Theo tháng: chậm nhất 12 ngày (của tháng tiếp theo) + Theo năm: 90 ngày (kết thúc năm DL hoặc năm TC)
  • 36. 36 + Theo từng lần phát sinh: 10 ngày ( từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế) Câu hỏi: 1. Vì sao pháp luật thuế GTGT không quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT? ð Vì là thuế phổ thông nên nhà nước không quy định nhiều. 2. So sánh thuế GTGT và thuế TTĐB? ð Giống nhau: đều là thuế gián thu, thuế tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế đều là 1 số hàng hóa, dịch vụ. Thuế suất áp dụng là thuế suất tỷ lệ. Khác nhau: Mục đích điều tiết (hạn chế - khuyến khích). Phạm vi đối tượng chịu thuế (hẹp – rộng), phạm vi đối tượng nộp thuế, khâu đánh thuế, thuế suất (cao – thấp),… Lưu ý: Gọi là thuế bán hàng vì khi bán hàng thì phải nộp những loại thuế đó Hành vi mà thuế GTGT nó điều chỉnh là hành vi bán hàng * Hành vi bán hàng thì có thể bao gồm các trường hợp sau: - bán hàng thông thường, ví dụ mua đứt bán đoạn, bán trả góp - hoạt động dịch vụ như là tư vấn, cho thuê tài sản, thiết kế - tặng cho, tiêu dùng nội bộ - hàng đổi hàng: coi như cả hai bên đều bán - xuất khẩu, nhâp khẩu * Quy tắc chung của việc đánh thuế bán hàng - Thuế GTGT thì luôn đánh ở mọi khâu của quá trình kinh doanh - Thuế TTĐB thì chỉ đánh ở khâu sản xuất đầu tiên hoặc khâu nhập khẩu - Thuế XNK thì đánh vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
  • 37. 37 Thảo luận 3 Câu 1: Công ty Lưu Ly chuyên sản xuất rượu cung ứng trong nước. Tháng 6/2021, công ty nhập khẩu 200,000 chai rượu trắng thành phẩm nhưng chỉ tiêu thụ được 120,000 chai. Công ty sử dụng 80,000 chai còn lại để sản xuất thành 150,000 chai rượu thuốc nên đã ra quyết định xử phạt và truy thu thuế TTĐB. Công ty Lưu Ly phản đối vì cho rằng đã nộp thuế với 80,000 chai rượu nguyên liệu. Hỏi: a. Với hành vi nhập khẩu rượu, công ty Lưu Ly phải nộp những loại thuế nào? b. Lập luận của Lưu Ly đúng hay sai ? Giải thích. ð Trả lời : a. Thuế NK vì công ty có hành vi đưa hàng hóa từ nước ngoài vào VN và hàng hóa đó nằm trong danh mục chịu thuế NK. Thuế TTĐB vì rượu là mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và công ty có hành vi nhập khẩu mặt hàng này vào VN. (Điều 2 + Điều 4, Luật thuế TTĐB 2008) Thuế GTGT vì theo Điều 3 + Điều 4, Luật thuế GTGT và không nằm trong trường hợp loại trừ tại Điều 5, Luật thuế GTGT 2008 Ngoài ra trong năm doanh nghiệp còn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. b. Lập luận sai. Vì 200,000 chai rượu kia công ty phải nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, 80,000 chai công ty phải nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất.
  • 38. 38 Thuế NK 100% của NSTƯ Thuế TTĐB ở khâu NK Thuế VAT ở khâu NK NSNN tỷ lệ TƯ-ĐP thu nhập DN (khoản 2, Điều 37, Luật NSNN) 100% ĐP thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Câu 2: Công ty A sản xuất rượu có những hoạt động sau đây: - Bán rươụ cho Công ty B - Xuất khẩu rượu ra nước ngoài - Tặng thưởng rươụ cho người lao động dịp cuối năm - Đổi rươụ với Đối tác nước ngoài để lấy một số thiết bị sản xuất Hỏi: Công ty phải nộp những loại thuế gì? => Trả lời: 1. Cty A bán cho Cty B thì phải nộp những loại thuế sau: - Thuế TTĐB vì rượu do cty sản xuất thuộc hàng hoá chịu thuế ttđb - Thuế GTGT 2. Cty A xuất khẩu rươụ - Không phải chịu thuế TTĐB, vì khi xuất khẩu rượu thì không tiêu thụ ở Việt Nam nên nằm trong diện không chịu thuế - Nộp thuế GTGT, nhưng vì là xuất khẩu nên thuế suất được áp dụng là 0% - Nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • 39. 39 3. Cty A tặng cho người lao động ( đây đc coi là hành vi bán hàng thông thường): - Thuế TTĐB - Thuế GTGT 4. Cty A đổi rượu cho nước ngoài: - Đối với rượu đổi ra nước ngoài thì coi như là công ty A xuất khẩu nên công ty A phải nộp thuế xuất khẩu, thuế gtgt ( 0%), nhưng không phải nộp thuế ttđb - Với số thiết bị đổi về từ nước ngoài thì công ty A được coi là nhâp khẩu số thiết bi này, nên phải nộp: thuế nhập khẩu, thuế gtgt Câu 3: Hãy tính số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp, dựa vào các số liệu sau đây, biết rằng thuế suất GTGT là 10%: - Doanh thu bán hàng cho công ty B là 600 - Tặng cho nhân viên tương ứng giá trị là 100 - Xuất khẩu hàng có doanh thu là 300 - Tổng số thuế GTGT đầu vào trong kì là 40 => Trả lời: - Doanh thu bán hàng cho công ty B là 600 => VAT = 600 x 10% = 60 - Tặng cho nhân viên tương ứng giá trị là 100 => VAT = 100 X 10% = 10 - Xuất khẩu hàng có doanh thu là 300 => Thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa xuất khẩu => VAT= 0 - Tổng số thuế GTGT đầu vào trong kì là 40
  • 40. 40 VAT đầu ra = 60 + 10 = 70 => Tổng số thuế mà công ty A phải nộp = 70 - 40 = 30 Câu 4: Công ty A sản xuất rượu có các hoạt động như sau: 1. Xuất khẩu rượu ra nước ngoài có doanh thu là 300 2. Bán rượu cho công ty B có doanh thu là 900 3. Nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ giá NK được xác định là 100 4. Số thuế GTGT đầu vào trong thời kỳ được xác định là 60 Hỏi : 1, Với những hoạt động trên công ty A phải nộp những loại thuế nào? 2, Tính số thuế TTĐB và GTGT mà công ty phải nộp ? Biết thuế suất thuế NK là 30% Thuế TTĐB với rượu là 50% Thuế TTĐB với ô tô là 60% VAT = 10% ( doanh thu bán rượu chưa có VAT) ð Trả lời: 1. – Công ty A xuất khẩu rượu ra nước ngoài phải nộp những loại thuế sau: + Không phải chịu thuế TTĐB vì khi XK rượu thì không tiêu thụ ở VN nên nằm trong diện không chịu thuế. + Thuế X-NK , Thuế GTGT - Công ty A bán rượu cho công ty B + Thuế TTĐB vì rượu do công ty A sản xuất thuộc hàng hóa chịu thuế TTĐB + Thuế GTGT - Công ty A nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ + Thuế TTĐB vì xe ô tô 7 chỗ thuộc hàng hóa chịu thuế TTĐB + Thuế X-NK , Thuế GTGT 2. - Xuất khẩu rượu ra nước ngoài:
  • 41. 41 Thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa XK à VAT=0 - Bán rượu cho công ty B + VAT = 900 x 10% = 90 + Thuế TTĐB = !"á %á& 7 8 -(0ế 90ấ/ x Thuế suất = B== 7 8 =,? x 50% = 300 - Nhập khẩu 1 xe ô tô 7 chỗ: + Thuế nhập khẩu = 100 x 30% = 30 + Thuế TTĐB = (100 + 30) x 60% = 78 è VAT = (100 + 30 + 78) x 10% = 20,8 • VAT đầu ra = Hàng XK + Hàng bán cho công ty B = 300 x 0% + 900 x 10% = 90 • VAT đầu vào = 60 + Thuế NK = 60 + 20,8 = 80,8 è Tổng số thuế VAT công ty A phải nộp = 90 - 80,8 = 9,2 è Tổng số thuế TTĐB công ty A phải nộp = 300 + 78 = 378 LƯU Ý: Thuế NK là VAT đầu vào. Câu 5: Công ty A sản xuất thuốc lá có các hoạt động sau - Bán thuốc lá cho các công ty thương mại trong nước - Bán thuốc lá cho công ty B, công ty B bán cho công ty C để công ty C xuất khẩu - Bán thuốc lá cho công ty D để công ty D xuất khẩu nhưng công ty D chỉ xuất khẩu được 50%, số còn lại công ty D tiêu thụ trong nước. Hỏi: Chế độ thuế áp dụng như thế nào với công ty A, B, C, D? ð Trả lời:
  • 42. 42 Công ty thương mại B C Xuất khẩu D Xuất khẩu 50% Bán trong nước TTĐB+GTGT TTĐB+GTGT GTGT XK + GTGT GTGT XK + GTGT TTĐB+GTGT A
  • 43. 43 Bài 8: Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế Thu nhập không chịu thuế Thu nhập tính thuế Thuế suất 1. TN từ tiền lương, tiền công (xuất phát từ quan hệ làm công ăn lương, vd: hợp đồng lao động, hợp đồng ctv,..) - Tiền lương, tiền công, tiền thù lao - Tiền lương gắn với quan hệ lao động - Các khoản phụ cấp, trợ cấp theo chế độ Nhà nước. - Và các lợi ích vật chất khác nhận được từ người sử dụng lao động, không có tính chất phúc lợi tập thể (vd: tiền thuê nhà, tiền học phí cho con,…) - Tiền lương hưu - Tiền thưởng kèm danh hiệu của Nhà nước - Các khoản bảo hiểm có tính chất xã hội TNCT – Giảm trừ gia cảnh – Đóng góp từ thiện Giảm trừ gia cảnh gồm : người nộp thuế (11tr/tháng) và người phụ thuộc(4,4tr/tháng) Theo biểu lũy tiến từng phần. 2. TN từ kinh doanh: là thu nhập có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh, tức là tự mình làm chủ (khác với đi làm thuê để được trả lương, trả công). Các hoạt động sau được coi là có tính chất kinh doanh: - Nếu doanh thu từ kinh doanh mà đến 100tr/năm thì không phải tính thuế. - Nếu doanh thu từ kinh doanh mà trên 100tr thì toàn -Khoảng 1-2% theo ngành nghề. VD các ngành sản xuất thì thường là 1%.
  • 44. 44 - Cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. VD: cá nhân mở quán café, quán photo, quán ăn, shop quần áo, … - Cá nhân có tài sản cho thuê (thuê nhà, ô tô,…) - Cá nhân hành nghề độc lập (có chứng chỉ hành nghề, vd: kiến trúc sư) : thường là cung cấp dịch vụ gắn với trình độ kiến thức cá nhân. - Cá nhân trực tiếp sản xuất, trồng trọt, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ( cá nhân sản xuất nông nghiệp) bộ doanh thu này sẽ phải tính thuế TNCN -Riêng cho thuê tài sản là 5%. 3. TN từ chuyển nhượng bất động sản: - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - Chuyển nhượng nhà ở - Ủy quyền định đoạt bất động sản - Cá nhân chỉ có 1 bđs duy nhất (điều kiện tên trên sổ đỏ từ 6 tháng trở lên) - Chuyển nhượng bđs giữa ông bà với các cháu; giữa bố mẹ với các con; giữa bố mẹ chồng với con dâu; giữa bố mẹ vợ với con rể; giữa vợi với chồng; giữa anh, chị, em ruột. TNTT=Giá bán theo hợp đồng giữa các bên -Nếu giá hợp đồng thấp hơm mức giá của Nhà nước thì áp theo khung của Nhà nước. 2%
  • 45. 45 1. Để hiểu về thuế TNCN được đánh vào nhiều nguồn thu nhập khác nhau: mỗi nguồn thu nhập này sẽ được xác định và đánh thuế theo những cách riêng biệt. Những cách đánh thuế đó dựa vào 4 chỉ tiêu sau: - Thu nhập chịu thuế: là cách xác định nguồn gốc, hoạt động phát sinh thu nhập của cá nhân. Nguồn gốc này có thể là từ lao động, đầu tư,… Thông thường đối với cá nhân thì có 2 nhóm thu nhập chịu thuế cơ bản: + Nhóm thu nhập thường xuyên : là những hoạt động gắn với quá trình lao động, kinh doanh để tạo ra thu nhập nuôi sống, đáp ứng những nhu cầu cơ bản. + Các thu nhập không thường xuyên: là những nhóm thu nhập phát sinh không đồng đều trong cuộc sống cá nhân. - Thu nhập không chịu thuế: là những thu nhập mà Nhà nước loại trù không đánh thuế xuất phát từ những chính sách về xã hội, về kinh tế. - Thu nhập tính thuế: là cách Nhà nước xác định trong số tiền nhận được từ thu nhập chịu thuế thì phần tiền nào mới được coi là thu nhập cá nhân. 1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công • Giảm trừ gia cảnh luôn có 2 khoản - Cho chính người nộp thuế : 11tr/tháng đây là khoản giảm trừ đương nhiên. - Giảm trừ cho người phụ thuộc: 4,4tr/tháng/người. Người phụ thuộc muốn được giảm trừ phải có điều kiện sau: + Là người mà người nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc chăm sóc (trách nhiệm pháp lý) Thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
  • 46. 46 + Không có khả năng lao động + Không có thu nhập Lưu ý : Những người sau đây là người phụ thuộc có tính cách đương nhiên : con dưới 18 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng đang theo học tại hệ thống giáo dục quốc dân ( trung học, đại học, cao đẳng) - Người phụ thuộc thì không giới hạn số người phụ thuộc nhưng tại 1 thời điểm 1 người phụ thuộc chỉ được giảm trừ 1 người nộp thuế. - Biểu thuế lũy tiến từng phần (Điều 22, Luật thuế TNCN) Bậc Phần TNTT/tháng Thuế suất 1 Đến 5tr/tháng 5% 2 Trên 5tr – 10tr 10% 3 Trên 10tr – 18tr 15% 4 Trên 18tr – 32tr 20% 5 Trên 32tr – 52tr 25% 6 Trên 52tr – 80tr 30% 7 Trên 80tr 35% - Một số thu nhập không chịu thuế từ tiền lương, tiền công có tính chất phúc lợi tập thể hoặc gắn với hoạt động kinh doanh của công ty + Tiền ăn trưa giữa ca, theo mức 730.000đ/tháng à Nếu công ty cho ăn trưa nhiều hơn thì phần vượt quá sẽ bị tính là thu nhập chịu thuế. + Tiền mừng sinh nhật, hiếu hỉ, thăm ốm đau à theo quy chế công ty (phải có giá trị phù hợp, không được nhiều quá đến mức vô lý à dưới 1 triệu là chấp nhận được) + Tiền hỗ trợ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động của thương mại của công ty. VD: tiền xăng đi lại, tiền điện thoại, tiền văn phòng phẩm mà theo quy
  • 47. 47 chế của công ty và giá trị cũng phải hợp lý. Như tiền điện thoại 3tr/thángà vô lý 4. Các nguồn thu nhập không thường xuyên khác phải chịu thuế - TN từ đầu tư vốn (lãi cho vay, cổ tức, lãi từ liên doanh liên kết) + Mức thuế là 5% cho mỗi lần nhận được • Lưu ý: + Lãi tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng thì không phải chịu thuế + Đơn vị chi trả, người chi trả thu nhập phải có trách nhiệm kê khai và nộp thay cho người thụ hưởng. - TN từ chuyển nhượng chứng khoán : lấy giá bán x 0,1% - TN từ trúng thưởng xổ số, khuyến mại, trò chơi có thưởng + Nộp 10% đối với phần giải thưởng vượt trên 10tr + Trúng thưởng lần nào tính lần đấy - TN từ quà tặng: là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu + Nộp 10% đối với phần giải thưởng vượt trên 10tr - TN từ thừa kế (theo di chúc, không liên quan đến nhân thân) - TN từ bản quyền 5. Một số lưu ý cuối cùng - Nguyên tắc thu thuế TNCN là khấu trừ tại nguồn. Tức là người chi trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ phần thuế trước khi trả phần còn lại cho người nhận. - Đối với cá nhân có quan hệ lao động ( Hợp đồng lao động ) thì sẽ ủy quyền kê khai và quyết toán cho nơi làm việc. Trường hợp làm nhiều nơi thì cá nhân có 2 lựa chọn + Tự đi quyết toán + Ủy quyền cho 1 công ty với điều kiện những thu nhập ở nơi khác không quá 100tr
  • 48. 48 - Đối với những cá nhân không có quan hệ hợp đồng lao động nhưng được nhận tiền công, tiền thù lao thì những đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ 10% - Nguồn thu nhập phần nào thì tính riêng theo nguồn thu nhập đó, tuyệt đối không được gộp vào. Câu hỏi 1: Ông A có các hoạt động sau: - Đi làm có lương 15tr/tháng - Mở quán karaoke doanh thu 300tr/năm - Lãi tiền gửi tiết kiệm 20tr/năm - Trúng 1 chương trình khuyến mãi có giá trị 40tr - Người thân ở nước ngoài gửi tặng 1 xe ô tô 5 chỗ trị giá tính thuế NK là 300tr Hỏi: 1, Ông A phải đóng các loại thuế ? 2, Tính số thuế TNCN mà ông A phải nộp ð Trả lời: 1. Ông A phải đóng các loại thuế sau: - Hoạt động thu nhập từ đi làm: + Thuế GTGT + Thuế TNCN từ tiền lương - Hoạt động mở quán karaoke + Thuế GTGT + Thuế TTĐB + Thuế TNCN từ kinh doanh - Hoạt động gửi tiết kiệm: không phải chịu thuế TNCN - Hoạt động trúng thưởng: thuế TNCN từ trúng thưởng - Hoạt động được gửi tặng ô tô 5 chỗ từ nước ngoài: + Thuế TTĐB, thuế GTGT
  • 49. 49 + Thuế X-NK + Thuế TNCN từ quà tặng 2. – Hoạt động đi làm: TNCN = TNGT – GTGT = 15tr x 12 – 11tr x 12 = 48tr è Thuế phải nộp = 48tr x 5% = 2tr4 - Hoạt động mở kinh doanh karaoke: TNTT = 300tr è Thuế phải nộp = 300tr x 2% = 6tr - Hoạt động trúng thưởng: TNTT = 40tr – 10tr = 30tr è Thuế phải nộp = 30tr x 10% = 3tr - Hoạt động nhận ô tô: TNTT = 300tr – 10tr = 290tr è Thuế phải nộp = 290tr x 10% = 2tr9 è Tổng số thuế phải nộp = 2tr4 + 6tr + 3tr + 2tr9 = 14tr3 Câu hỏi 2: Hãy tính thuế TNCN của ông A trong tháng dựa vào số liệu sau: - Tièn lương ( sau khi trừ bảo hiểm ): 20 triêu - Tiền ăn trưa: 1.2 triệu - Tiền văn phòng phẩm theo quy chế của công ty: 200k - Đăng ký một người phụ thuộc => Trả lời: - Thu nhập chịu thuế = 20tr+(1,2tr-730k)=20470000đ - Thu nhập không chịu thuế = 200k vì tiền hỗ trợ hợp lí - Thu nhập tính thuế = 20470000 - 11tr - 4,4tr=5070000đ - Thuế nộp từ tiền lương trong tháng = 5tr*5% + 70k*10% = 257 000đ
  • 50. 50 Bài 9: Thuế thu nhập doanh nghiệp - Ai nộp thuế ? è Các doanh nghiệp Các tổ chức khác có hoạt động mang tính chất kinh doanh - Các doanh nghiệp được miễn thuế này: + Hợp tác xã có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp + Các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật hoặc người sau cai nghiện (từ 30% bình quân lao động trở lên) - Cách tính: • Trong đó: - Doanh thu là số tiền bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng không cần biết đã nhận được tiền hay chưa. Thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hàng hóa được chuyển quyền sở hữu cho khách hàng. - Chi phí: là những hao tổn về mặt vật chất mà DN phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh. Điều kiện chi phí được khấu trừ : + Chi phí phải gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu + Các khoản chi phí phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ + Không được vượt quá định mức Nhà nước quy định • Chứng từ là bằng chứng ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh. Gồm nhiều loại: + Chứng từ tiền tệ (vd: phiếu thu, phiếu chi, tạm ứng,..) + Các chứng từ về hàng hóa (vd: hóa đơn, phiếu xuất kho, nhập kho,…) Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Chi phí + TN khác) x Thuế suất
  • 51. 51 + Các chứng từ về lao động (vd: HĐLĐ, phiếu chấm công,…) Lưu ý: Một số khoản chi phí không được trừ: - Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân, thành viên hợp doanh. Thành viên Hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp vào điều hành công ty. - Các khoản tiền phạt - Các khoản đóng góp tài trợ trừ cho giáo dục - Nếu mua tài sản cố định thì chỉ được coi là chi phí đối với phần khấu hao ( giá trị 30tr/năm trở lên và từ 1 năm trở lên) • Ưu đãi thuế TNCN : 2 trường hợp + Cho ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích + Ưu đãi về khu vực ( vùng sâu, vùng xa, khó khăn)