SlideShare a Scribd company logo
1 of 179
Đào Tạo Người Lãnh Đạo
NHẬN BIẾT CÁC BÀI HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ CÁCH
LÃNH ĐẠO
Tiến sĩ J. RobertClinton.
Xuất bản năm 1988 của J. RobertClinton
Mục Lục
Liệt Kê Các Biểu đồ
Lời nói đầu
Lời tựa
Giới thiệu : Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này?
1. Thư Gửi Cho Dan, Người Thực Tập
2. Nền Tảng Cho Các Bài Học: Bức Tranh Toàn cảnh
3. Các Bài Học Nền Tảng: Các Quá Trình Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong
4. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần I
5. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần II
6. Các Bài Học Tiếp Tục: Sự Chỉ Dẫn và Các Giai Đoạn Khác
7. Các Bài Học Sâu Nhiệm: Quá Trình Trưởng Thành Đời Sống
8. Kết Hợp Các Bài Học về Đời Sống: Hướng Đến Triết Lý Mục Vụ
9. Tiếp Nhận Các Bài Học Trong Đời Sống: Sự Kêu gọi của Vai Trò Lãnh Đạo
Phụ Lục : Quan Sát Sự Chọn Lựa Vai Trò Lãnh Đạo
Chú Thích
Bảng Giải ThíchThuật Ngữ
Thư Mục
Mục Lục Tổng Quát
Mục Lục Theo Đoạn Kinh Thánh
Tác Giả
BobbyClinton là một Giáo Sư Phụ Tá Vai Trò Lãnh Đạo Và Mở Rộng ở tại
Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Fuller. Trước khi đảm nhận vị trí
dạy dỗ và khảo sát hiện nay tại trường Fuller, ông là một sĩ quan chỉ huy trong các
quân đoàn lính thủy đánh bộ, kỹ sư điện của các Phòng Thí Nghiệm Bell
Telephone, mục sư phụ tá, và là một nhà truyền giáo thuộc độingũ Thế Giới.
Ngoài học vị cử nhân và thạc sĩ ngành điện Đại học Auburn và Đại học New York,
Bobbycòn nhận được bằng cao học của trường Kinh Thánh Columbia và học vị
tiến sĩ của Chủng Viện Fuller.
Kinh nghiệm chức vụ bao gồm việc môn đệ hóa cho các nhân sự tín hữu, phụ tá
mục sư tại một hội thánh sử dụng các nhóm học Kinh Thánh vào công tác truyền
giáo và huấn luyện, hiệu trưởng Trường Kinh Thánh Jamaica, giám đốc trung tâm
Learning ResourceCenter thuộc World Team, và giáo sư ban giảng huấn lo cho
các hội truyền giáo. Ông chuyên về các khóa học dành cho các nhà truyền giáo
giữa nghiệp vụ và những lãnh đạo cấp quốc gia đặt trọng tâm vào việc chọn lựa
lãnh đạo, huấn luyện lãnh đạo, những luận đề về lãnh đạo và những sự năng động
mang tính thay đổitrong các tổ chức Cơ đốc. Chức vụ tư vấn và dạy dỗ của ông
trong lãnh vực lãnh đạo đã cho phép ông đi đây đó nhiều ở các lãnh vực khác nhau
thuộc hội truyền giáo. Khảo sát của ông tập trung vào các mô hình cấp bách về vai
trò lãnh đạo, bốicảnh của sáchnày.
Bobbycòn là tác giả của một quyển sách nói về các ân tứ thuộc linh và một số các
sách nhỏ nghiên cứu khác về các mô hình cấp bách trong vai trò lãnh đạo, huấn
luyện lãnh đạo, và học Kinh Thánh. Ông và Paul Stanley là đồng tác giả của quyển
Connecting: Finding the Mentors You Need to Succeed in Life .
Bobbyvà vợ, bà Marilyn, hiện cư ngụ tại Altadena, California. Bốn người con đã
trưởng thành của họ đều tham gia vào các chức vụ Cơ đốc.
Bảng Danh Sách Các Biểu đồ
Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer
Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman
Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee
Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát
Các Giai Đoạn Phụ Trong Sự Phát Triển Giai Đoạn IV Dành Cho Watchman Nee
Biểu đồ 3 - 1 Sơ Đồ Trình Bày Sự Trùng Lắp Các Thử Nghiệm
Biểu đồ 4 - 1 Các Giai Đoạn Phụ Trong Chức Vụ Đầu, Giữa, Sau và Các Quá
Trình Tôi Luyện
Biểu đồ 4 - 2 Sơ đồ Tiệm Tiến Của Công Tác Chức Vụ - LuLc 16:10 Thực hành
Biểu đồ 4 - 3 Sơ đồ Tiệm Tiến Các Công Tác Chức Vụ theo Kinh Thánh
Biểu đồ 4 - 4 Khuôn Mẫu Phát Triển Khả Năng (với Tám Giai Đoạn Được Nhận
Biết)
Biểu đồ 4 - 5 Hai Khuôn Mẫu Dấu Chỉ Tài Năng
Biểu đồ 5 - 1 Mười Quy định Về Thẩm Quyền Thuộc Linh
Biểu đồ 5 - 2 Tám Giai Đoạn thuộc Chu Trình Phản Ứng Nẩy Ngược đốivới Vai
Trò Lãnh Đạo
Biểu đồ 7 - 1 Khuôn Mẫu Đánh Giá Suy Gẫm - Năm Giai Đoạn
Biểu đồ 7 - 2 Các Quá Trình Cô Lập - Các Hình Thức Và Kết Quả
Biểu đồ 7 - 3 Bia Mộ Ứng Dụng Cho Cá Nhân - Rôma 6
Biểu đồ 8 - 1 Sơ Đồ Tiệm Tiến về Tính Chắc Chắn
Biểu đồ 8 - 2 Tám Chức Năng Chung Về Tư Cách Lãnh Đạo
Biểu đồ 8 - 3 Các Giá Trị Về Triết Lý MụcVụ Của Mục Sư Johnson
Biểu đồ 8 - 4 Các Ưu Tiên Trong Triết Lý Mục Vụ Của Mục sư Johnson
Biểu đồ 8 - 5 Các Nguyên Tắc Của Triết Lý Mục Vụ
Lời Nói Đầu
"Tư cách lãnh đạo" là một chủ đề quan trọng trong nhiều chương trình nghị sự
ngày nay, dầu thuộc lãnh vực chính trị, doanh nghiệp hay trong hội thánh.
Một phần do khoảng trống về vai trò lãnh đạo đã được nhận biết. Trong bài thuyết
trình về vai trò lãnh đạo, John Gardner đã lưu ý rằng vào thời điểm nước Mỹ hình
thành, dân cư lên đến 3 triệu. Trong 3 triệu người đó đã sản sinh được ít nhất sáu
nhân vật lãnh đạo thuộc tầm cỡ thế giới - Washington, Adams, Jefferson, Franklin,
Madison, và Hamilton. Dân cư Hoa Kỳ ngày nay khoảng 240 triệu, hẳn phải sản
sinh được những lãnh đạo thuộc tầm cỡ thế giới nhiều gấp 8 lần là điều bình
thường. Nhưng Gardner đã hỏi rằng: "Những người ấy hiện đang ở đâu ?"
Tại một hội nghị mới đây của Hiệp Hội Các Nhà Truyền Giáo Quốc Gia, hiệu
trưởng trường đại học, George Brushaber đã nói đến "một thế hệ thiếu vắng"
những người lãnh đạo trẻ tuổi sẵn sàng đảm nhận các vị trí của nhóm các nhà tiền
phong truyền giáo cao tuổi hậu-Thế Chiến II.
Những chuyến đi cùng những quan sát đã đưa tôi đến chỗ tin rằng đây là một hiện
tượng lạ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tôi được khích lệ để tin rằng có một nhóm
người mới, gồm những người nam người nữ trẻ tuổi, xấp xỉ trên dưới bốn mươi,
đang nổi lên gia nhập vào tầng lớp lãnh đạo khắp thế giới.
Để đáp ứng trước tình trạng thiếu lãnh đạo cũng như một làn sóng những người
lãnh đạo mới, có một nhu cầu cấp bách đối với việc nuôi dưỡng tư cách lãnh đạo
thuộc linh và tin kính.
Hiện có một số hưởng ứng trước sự kêu gọi này. Ủy Ban Truyền Giáo Thế Giới
Lausanne đã triệu tập các kỳ hội đồng dành cho những lãnh đạo trẻ tuổi mới xuất
hiện. Chức vụ của tôi tập trung vào việc tìm biết, phát triển, và liên lạc với những
người trẻ tuổi này. Một số các trường sau đại học đang tập trung vào một số
chương trình cụ thể về phát triển lãnh đạo. Một trong số đó là Trường World
Mission ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller, nơi tiến sĩ BobbyClinton giảng dạy.
Chính từ kinh nghiệm dạy dỗ đó mà cuốn sáchquan trọng này Quá Trình Tạo Lập
Người Lãnh Đạo được triển khai.
Tôi tin rằng khi xem xét việc phát triển lãnh đạo, chúng ta có thể phạm phải một
trong hai sai lầm trái ngược nhau. Hoặc quy gán cho vai trò lãnh đạo tính chất
huyền bí, thực chất muốn bảo rằng: "Chúa kêu gọi những người lãnh đạo. Lãnh
đạo là bẩm sinh. Chúng ta chẳng làm gì được trong vấn đề đó." Hoặc ngược lại,
cho rằng: "Lãnh đạo phải do đào luyện. Với những phương pháp thích hợp, chúng
ta có thể sản sinh ra họ."
Đúng là Chúa ban tầng lớp người lãnh đạo cho Hội Thánh Ngài và Nước Ngài, tác
giả Thi thiên nói rằng: "Vì chẳng phải từ phương Đông, phương Tây, hay là từ
phương Nam, mà có sự tôn cao đến. Bèn là Đức Chúa Trời... hạ kẻ nầy xuống,
nhắc kẻ kia lên" (Thi Tv 75:6-7).
Nhưng cũng đúng là Đức Chúa Trời dùng những quá trình tôi luyện để sản sinh ra
những người lãnh đạo cho Ngài. Nghiên cứu Kinh Thánh cho thấy các giai đoạn
phát triển trong đời sống của một Môise, một Đavít, hoặc một Phao lô.
Ưu điểm sáchcủa tiến sĩ Clinton chính là việc ông coi trọng cả hai mặt của quá
trình này. Ông trình bày rõ ràng rằng tầng lớp lãnh đạo là sự kêu gọi và là ơn ban
của Chúa. Từ kinh nghiệm học Kinh Thánh, từ đời sống và vai trò lãnh đạo của
chính mình, ông đã tìm ra một số những kinh nghiệm chung cho thấy cách Chúa
phát triển người lãnh đạo.
Tôi chưa biết cuốn sách nào khác có những phác thảo kỹ lưỡng và thấu đáo về các
giai đoạn phát triển tư cách lãnh đạo từ sự tăng trưởng nội tâm sớm sủa của người
lãnh đạo thông qua những khủng hoảng và những thách thức làm trưởng thành đời
sống và chức vụ của một conngười.
Các nguyên tắc được trình bày sẽ giúp íchcho những người trẻ tuổi cảm biết Chúa
muốn kêu gọi họ vào vị trí lãnh đạo, cũng như đối với những người lớn tuổi ngày
càng có trách nhiệm để khích lệ sự phát triển của tầng lớp lãnh đạo mới trong các
hội thánh và tổ chức của họ.
Tôi hết lòng giới thiệu cuốn sách này và cầu nguyện để quyển sách này sẽ giúp sản
sinh ra một thế hệ mới những nhà tiên phong vì phúc âm.
Leighton Ford, President
Các Mục vụ của Leighton Ford.
Lời Tựa
Trở thành một người lãnh đạo (hay dẫn dắt) có ý nghĩa như thế nào? Cần đòi hỏi
những gì để trở thành người lãnh đạo Chúa muốn? Quá trình tôi luyện, giá phải trả,
và kết quả là gì?
Trong suốt sáu năm tôi vẫn khảo sát và dạy lời giải đáp cho các thắc mắc này ở tại
Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Thần Học Fuller, Pasadena,
Califonia.1 Các sinh viên cùng tôi chia sẻ niềm phấn khích khi áp dụng những khái
niệm mới vào đời sống và coi mình là những người lãnh đạo mới nổi lên, là những
người mà Chúa muốn phát triển. Tôihy vọng hiểu rõ được các ý tưởng năng động
này và đưa sự hiểu biết của Kinh Thánh vào các khuôn mẫu và các quá trình tôi
luyện mà Đức Chúa Trời sử dụng để phát triển người lãnh đạo trong quyển sách
này.
Đây là quyển sách nói về những động lực thuộc linh. Chức vụ thuộc linh hiệu quả
ra từ con người, và Chúa quan tâm đến conngười chúng ta. Ngài đang uốn nắn con
người đó. Những mẫu mựcvà quá trình tôi luyện Ngài sử dụng để hình thành tâm
tính chúng ta là những chủ đề đáng để học về tư cáchlãnh đạo. Người nào học tập
các mẫu mực và các quá trình tôi luyện, sử dụng những hiểu biết từ đó cho đời
sống và chức vụ mình sẽ trở thành những người lãnh đạo được trang bị tốt hơn.
Các học viên cùng tôi đã nghiên cứu hàng trăm đời sống từ ba thành phần lãnh
đạo: trong lịch sử, trong Kinh Thánh, và đương thời. Khi đối chiếu những điều
phát hiện được từ những nghiên cứu này, chúng tôi đã có đượcnhững hiểu biết thấu
đáo có thể chuyển nhượng cho những người lãnh đạo khác, kể cả chính chúng tôi.2
Các lớp học của tôi đã giúp tôi nhận biết, phân loại, xác định, và đề xuất những
phương cách sử dụng những hiểu biết này trong quá trình lựa chọn và huấn luyện
những người lãnh đạo. Những hiểu biết này có thể giúp những người lãnh đạo đủ
mọi tình huống nhận biết và nhạy cảm hơn đốivới công việc của Đức Chúa Trời
trong chính đời sống họ khi Ngài uốn nắn họ trở thành những người lãnh đạo Ngài
muốn.
Tư cách lãnh đạo là một quá trình năng động trong đó người nam người nữ với
năng lực Chúa ban ảnh hưởng đến một nhóm cụ thể condân Chúa theo các mục
đíchcủa Ngài dành cho nhóm ấy.3 Điều này trái với quan niệm phổ biến cho rằng
lãnh đạo phải có một địa vị chính thức, danh hiệu chính thức, hoặc sự đào luyện
chính thức. Nhiều người được kêu gọi để dẫn dắt trong các hội thánh hoặc các tổ
chức song song với hội thánh có thể không có các danh hiệu chính thức như là mục
sư hoặc giám đốc. Họ có thể là các giáo viên trường Chúa Nhật, những người dẫn
dắt nhóm nhỏ, hoặc đang hoạt động trong bất cứ khả năng lãnh đạo nào khác mà
các tín hữu có thể đáp ứng. Để được xem là lãnh đạo, người ấy không cần chức vụ
chuyên cũng không cần phải là một nhân sự Cơ đốc "trọn thời gian." Quyển sách
này được viết cho tất cả những ai có ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể vì các
mục tiêu của Chúa, dầu họ có phải là những người lãnh đạo chuyên nghiệp hay
không.
Tôi hướng khảo sát ban đầu của mình đến những người lãnh đạo Cơ đốc chuyên
nghiệp, tức là, những người lãnh đạo được cung lương - những mục sư, nhà truyền
giáo, truyền đạo và những người làm việc trọn thời gian cấp quốc gia, là những
người điều động các tổ chức truyền giáo, lãnh đạo các giáo phái, thiết lập các
trường Kinh Thánh, và giảng dạy trong các thần học viện. Hầu hết các vị này đều
đã có sự đào luyện chính thức nào đó cho nghiệp vụ cuả họ.4
Hầu hết, nếu không nói là tất cả, những khuôn mẫu và quá trình tôi luyện trong sự
phát triển những người lãnh đạo này có thể áp dụng được cho những người lãnh
đạo không chuyên.5 Những người lãnh đạo không chuyên này làm việc với tư cách
những người tình nguyện trong các hội thánh địa phương hoặc các tổ chức nhỏ. Họ
thường không nhận được bất cứ sự đào luyện chính thức nào về vai trò lãnh đạo
của người Cơ đốc. Trong quyển sách này, tôi muốn áp dụng điều tôi đã khám phá
cho cả những lãnh đạo Cơ đốc chuyên lẫn không chuyên.
Sự phát triển bao gồm mọi quá trình của đời sống, chứ không phải chỉ có sự đào
luyện chính thức. Người lãnh đạo được uốn nắn qua sự đào luyện có chủ ý và qua
kinh nghiệm. "Sự phát triển tư cách lãnh đạo," như một trong các đồng nghiệp của
tôi vẫn thường nhấn mạnh: "là một thuật ngữ có ý nghĩa rộng lớn hơn việc huấn
luyện tư cách lãnh đạo nhiều." Huấn luyện tư cách lãnh đạo ám chỉ đến một phần
hẹp của toàn bộ quá trình này, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng học hiểu. Phát
triển tư cách lãnh đạo gồm cả điều này nhưng lớn rộng hơn nhiều.6
Nói chung, những độc giả nào ít có hoặc không có kinh nghiệm chức vụ sẽ không
nhận biết nhiều về các quá trình tôi luyện và các khuôn mẫu được đề cập trong
sách này cho bằng những người đang tiến xa hơn trong sự phát triển của họ. Nếu
bạn, với tư cách một người lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ nắm bắt
khái niệm nằm bên dưới quá trình tôi luyện Chúa dành cho tư cách lãnh đạo và sẽ
nhạy bén với ý tưởng chung của một mô hình phát triển. Bạn sẽ hiểu được khuôn
mẫu của chính mình khi khuôn mẫu ấy tiến triển và đáp ứng với thái độ mềm mại
hơn.
Nếu bạn thậm chí đã tiến xa hơn trong quá trình phát triển tư cách lãnh đạo của
mình, bạn có thể đã nhận biết toàn bộ các quá trình được mô tả. Bạn sẽ trải qua các
quá trình đó hoặc nhìn thấy những người khác kinh nghiệm chúng. Bạn có thể
được ích từ phần luận về cách Chúa dùng các quá trình tôi luyện để phát triển
những người lãnh đạo ấy bằng cách áp dụng sự khôn ngoan này cho chính mình và
người khác.
Bốn điều sẽ xảy ra khi bạn đọc quyển sách này. Bạn sẽ học biết về sự cung ứng của
Chúa. Bạn bắt đầu cảm biết công việc liên tục của Chúa trên đời sống mình từ
những ngày quá khứ để phát triển bạn với tư cách người lãnh đạo. Bạn sẽ có mức
dự kiến cao hơn bởi vì Chúa sẽ dùng bạn trong tương lai. Cuối cùng, bạn sẽ hiểu
chính mình và người khác liên quan đến những hiểu biết có được từ quyển sách
này. Bạn sẽ có chủ đíchhơn khi dùng những hiểu biết đó để phát triển và huấn
luyện người khác.
Khi nhìn xem sự phát triển tư cách lãnh đạo trong quá trình tôi luyện đời sống, bạn
sẽ nhanh chóng nhận biết ai là vị khoa trưởng. Chính là Chúa. Mỗi người trong
chúng ta đều có các khóa học về tư cách lãnh đạo được sắp đặt phù hợp cho mỗi
chúng ta bởi Vị Khoa Trưởng ấy, mỗi học viên, là một người lãnh đạo tiềm năng,
sẽ tốt nghiệp với các bằng danh dự - sự hiểu biết thích đáng, các kỹ năng, và tâm
tánh cần thiết cho công việc cụ thể Ngài đã định.
Giới Thiệu:
Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này?
Sự thách thức : "Bắt đầu tốt là đã hoàn tất được một nửa. Được báo trước là được
trang bị trước." (Miss Warren )
Các bài học súc tích của Miss Warren, giáo sư dạy văn chương Anh và Mỹ của tôi
ở tại Trường tốt nghiệp sau đại học Columbia thuộc Columbia Bible College đã trở
thành một phần của triết lý chức vụ của tôi. Một sự bắt đầu tốt về bất cứ điều gì
trong đời - một giấy báo cho biết thời hạn, một bài đọc quy định, một công tác mục
vụ, sự phát triển tư cách lãnh đạo cá nhân - dường như bảo đảm tính tiếp tục và
hoàn thành. Được biết trước là được hoạch định tốt hơn rất nhiều để tận dụng
những thuận lợi của điều đó.
William Jamison - TínHữu hay Hàng Giáo Phẩm, Con Đường Nào ?
Từ nhỏ, Bill Jamison đã là một bé trai lanh trí và luôn vượt trước cả lớp hai ba cấp
trong môn toán và tập đọc. Xuất thân từ một gia đình Cơ đốc và sớm quyết định
tiếp nhận Chúa, ông thích chia sẻ với người khác. Trước khi ra đời, mẹ ông đã cam
kết với Chúa sẽ thực hiện những việc lớn qua Bill.
Trong tuổi thiếu niên, tại một kỳ trại bồi linh, ông đã cam kết giao quyền tể trị đời
sống mình cho Đấng Christ. Ở tại buổi tư vấn diễn ra sau lời kêu gọi lửa trại, nhà
tư vấn của Bill đã nói một lời tiên tri: "Con vẫn giữ lòng chân thật với Chúa và
Ngài sẽ sử dụng tâm trí tuyệt vời Ngài ban cho contheo các mục đíchcủa Ngài."
Bill không hề quên những lời đó.
Trong hai năm cuốiở cấp trung học, Bill đã phát triển thêm một số kỹ năng trong
cách nói về Chúa Cứu thế cho người khác. Cùng lúc , các kỹ năng đọc và khả năng
toán học của anh tiếp tục phát triển. Anh là một người rất giỏi về máy tính và đã
xuất bản một số các chương trình máy tính trong lãnh vực công cộng.
Ở tại trường đại học, anh quyết định chọn môn học chính nhiều gấp đôi liên quan
đến môn vật lý và ngành máy tính, đã đạt được bảng danh dự ở mỗi quý và đã
được khai thác cho các tập đoàn danh dự, tích cực trong công tác sinh viên, đứng
đầu một số các tổ chức, và đã cho thấy các kỹ năng quản trị tuyệt vời. Anh đã
thành lập một tổ chức mới giúp các sinh viên học cách áp dụng máy tính vào các
dự án khảo sát.
Trong năm thứ ba, khảo sát của anh đã dẫn đến một bằng sáng chế mang tên của
anh và một khoản trợ cấp lớn cho các nghiên cứu tốt nghiệp. Đến giữa năm cuối,
anh được một nhân sự thuộc mục vụ sinh viên mời gọi: "Nếu bạn thực sự muốn
xứng đáng cho Đấng Christ, thì bạn cần phải từ bỏ những tham vọng trần tục và
bước vào sự huấn luyện dành cho chức vụ." Đây là một quyết định quan trọng đối
với Bill.
Nếu Bill đến với tôi trong thời điểm quyết định quan trọng này, tôi hẳn đã dùng
một số khái niệm để đánh giá tình huống của anh: quá trình của số phận, tài năng,
sự pha trộn các ảnh hưởng và sự khẳng định kép.1
(xem bảng giải thích thuật ngữ trang 235 - 258 để có lời giải thích về các thuật ngữ
chuyên môn được sử dụng trong sách này.)
Những thời điểm đặc biệt khi Chúa phán với mẹ của Bill và khi Ngài ban một lời
liên quan đến tương lai tại cam kết lửa trại, là những sự kiện qua đó Chúa đã bắt
đầu truyền đạt với người lãnh đạo có tiềm năng các ý định của Ngài để sử dụng
con người đó (quá trình tôi luyện về số phận). Điều này hình thành sự chỉ dẫn có
liên quan đến những thành tựu cả đời. Kinh nghiệm của mẹ Bill dường như cho
thấy bàn tay của Chúa đã ở trên cuộc đời của Bill. Những lời mà vị tư vấn trong kỳ
trại đã nói ra dường như cho thấy những khả năng trí tuệ đặc biệt của Bill sẽ là
trọng tâm những gì Chúa định làm thành.
Những điều đó đủ để quyết định sự nghiệp của người tín hữu được dâng cho Chúa.
Dầu vậy, còn có những dấu hiệu khác nữa.
Tập hợp các khả năng của Bill2 bao gồm những khả năng tự nhiên (thông minh,
thích chia sẻ một cách rộng rãi với người khác), những ân tứ thuộc linh (truyền
giáo, lãnh đạo, có thể là các tứ sứ đồ nữa), và những kỹ năng thụ đắc được (máy
tính, khảo sát v.v...). Thông thường có một yếu tố trọng tâm3 trong tập hợp các khả
năng và được những yếu tố khác tài bồithêm. Trong trường hợp của Bill, khả năng
tự nhiên là yếu tố trọng tâm, và những ân tứ thuộc linh và những kỹ năng thụ đắc
được hoạt động để hậu thuẫn cho yếu tố đó.
Người lãnh đạo ảnh hưởng những người theo mình theo nhiều cách khác nhau.
Ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng về mặt tổ chức là ba cách
ảnh hưởng chủ yếu của một người lãnh đạo. Bill có tiềm năng để ảnh hưởng trực
tiếp (truyền giảng cá nhân), gián tiếp (qua sự cống hiến), và về mặt tổ chức (kỹ
năng quản trị, tư cách ban chấp hành). Tôi có thể chỉ ra những người nam người nữ
thành công trong các vai trò thế tục và ảnh hưởng đến hướng đi của Cơ đốc giáo
bởi sự cống hiến và tư cách thành viên trong những ban chấp hành của các tổ chức
Cơ đốc.
Bill sẽ là một người thành công rất lớn, có thể trong doanh nghiệp máy tính. Nếu
tấm lòng của anh chú vào việc làm đẹp lòng Chúa, thì sự thành công ấy có thể
được Ngài sử dụng rất lớn.
Nhưng như một sự thận trọng, Bill sẽ tìm kiếm sự khẳng định kép, qua đó Chúa
dẫn dắt, trước hết bởi việc ban sự chỉ dẫn cho một người và sau đó bằng cách
khẳng định điều đó qua một người khác không quen biết tình huống này. Sau đó
anh sẽ đưa hai trường hợp này lại với nhau để khẳng định một cách không sai lầm
sự chỉ dẫn đó. Điều này được miêu tả ở chương 6.
Jimmy ThompsonỨng Viên Hầu Việc Chúa Trẻ Tuổi
Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng với học vị văn chương, Jimmy Thompson
quyết định tiếp tục đi vào trường thần học. Kinh nghiệm Cơ đốc của anh suốt mười
chín năm đi học là rất ít dầu đều đặn và nhất quán. Sau trường thần học, anh gia
nhập nhân sự của một hội thánh lớn với tư cách một nhân sự thanh niên. Trong hai
năm tiếp theo, Jim trở nên thất vọng và bối rối, thậm chí nghi ngờ các ân tứ và khả
năng của mình.
Chương 4 và 5, nói về sự trưởng thành trong chức vụ, cho thấy rằng Đức Chúa
Trời làm việc qua những công tác trong đời sống của một Cơ đốc nhân bước vào
chức vụ: nhiệm vụ đầu vào, nhiệm vụ huấn luyện, nhiệm vụ quan hệ, và nhiệm vụ
phân biệt. Trước hết, Đức Chúa Trời làm việc với các nhiệm vụ đầu vào và huấn
luyện, là nơi Jimmy hiện đang có mặt. Có lẽ anh cũng đã đốidiện với sự xử lý nào
đó về nhiệm vụ quan hệ.
Ngoài ra, Đức Chúa Trời cảm động một nhân sự vào chức vụ thông qua các công
tác mục vụ, các nhiệm vụ được giao trong chức vụ, và những thách thức khác nhau
trong chức vụ. Khuôn mẫu nền tảng chức vụ cũng đặt trọng tâm trên sự trung tín.
Jimmy cần hiểu rằng Đức Chúa Trời trước hết làm việc với tâm tánh người ấy
thông qua những khuôn mẫu thử nghiệm được mô tả ở chương 3. Sự ngay thẳng và
trung tín là phần mở đầu dẫn đến thành công và ân ban.
Dòng thời gian ở chương 2 cho thấy một cái nhìn tầm xa về điều đang xảy ra với
Jimmy ở tại thời điểm này. Kiểu bỏ nửa chừng (một khả năng đối với anh) cũng
thường xảy ra giữa vòng những học viên tập sự mục vụ trước khi bước vào hầu
việc Chúa.4
Người cố vấn là điều giúp ích khi đưa dắt một người lãnh đạo trẻ tuổi đến chỗ
trưởng thành. Việc tư vấn là một quá trình đặc biệt được mô tả ở chương 6. Tôi sẽ
bảo Jimmy hãy tin cậy Chúa ban cho anh một người tư vấn. Nếu anh bền bỉ trong
hai hoặc ba năm tới, học tập từ người cố vấn, và ngày càng nhận biết quá trình tôi
luyện của Chúa hướng đến bốn công tác mục vụ, thì anh sẽ vượt qua giai đoạn bỏ
cuộc và sẽ được Đức Chúa Trời sử dụng kết quả.
Mary Thames - Người Lãnh Đạo Tổ Chức
Mary Thames gia nhập Chương Trình Truyền Giáo Thiếu Nhi khi chương trình
này được 20 năm thì cô khoảng 34, 35 tuổi. Cô được giao một thành phố để bắt
đầu công tác thiếu nhi. Thoạt đầu, cô làm hai công việc, một việc làm bán thời gian
để cấp dưỡng chính mình. Khi công tác mục vụ phát triển mạnh mẽ, cô đã có thể từ
bỏ công việc bán thời gian và tập trung hoàn toàn vào công tác mục vụ.
Ngay từ đầu, cô đã tỏ ra có các ân tứ về truyền giảng và dạy dỗ. Cô bắt đầu từ
phạm vi nhỏ, đi sâu, và rồi bành trướng ra. Cô đã triển khai sang một khu vực lân
cận, huấn luyện các nhân sự để đảm nhận công việc, và mang theo một hoặc hai
người trợ giúp có khả năng nhất để bắt đầu Công Tác Truyền Giáo Cho Trẻ Em
trong một khu vực lân cận khác. Khuôn mẫu này đã được lập lại nhiều lần trong
thành phố đầu tiên đó. Và rồi Mary được Chúa dẫn dắt để đi đến một thành phố
khác. Điều này được những người lãnh đạo tổ chức ủng hộ. Khuôn mẫu này đã
được lặp lại. Mary hiện nay đang chia thì giờ của mình cho hai thành phố.
Thì giờ của cô ngày càng phải dành ra để huấn luyện các nhân sự tín hữu và giải
quyết các vấn đề, không phải trực tiếp trong công tác truyền giáo. Để làm câu
chuyện dài trở nên ngắn, Mary bắt đầu công tác trong sáu thành phố khác nhau
trong thời gian mười hai năm. Cô triển khai một chiến lược cơ bản để xâm nhập
vào một vùng lân cận và một thành phố, phác thảo các tài liệu huấn luyện các nhân
sự tín hữu, và chứng tỏ những phẩm chất nổi bật của tư cách lãnh đạo. Trong mỗi
công tác được giao này, tổ chức đều tán thành. Tuy nhiên chúng chủ yếu đều có
hình thức công tác như nhau.
Công tác hầu việc Chúa đòi hỏi nơi Mary nhiều sức lực. Trên bốnmươi lăm tuổi,
cô tự hỏi không biết mình có đủ năng lực để lập lại khuôn mẫu thành công ấy lần
nữa không. Liệu có vai trò nào đó trong tổ chức có thể sử dụng kinh nghiệm của cô
và những ơn tứ của cô ở mức độ trách nhiệm cao hơn không? Cô cảm thấy mình có
thể được tổ chức dùng để làm điều mình đã từng làm rất tốt. Cô có một số điều
muốn nói với tổ chức, nhưng giới lãnh đạo hàng đầu không muốn lắng nghe. Điều
này một phần là do cái nhìn của họ người lãnh đạo phải như thế nào và ai có thể là
một người lãnh đạo. Một phần cũng do cách nhìn thiển cận của họ trong việc phát
triển vai trò lãnh đạo cấp trung niên.5
Có lẽ cấp trên của Mary cần cuốn sách này hơn cả cô. Họ cần học hai bài học quan
trọng về phát triển tư cách lãnh đạo:
Những người lãnh đạo hữu hiệu nhận biết việc chọn lọc và phát triển tư cách lãnh
đạo là một chức năng ưu tiên .
Những người lãnh đạo hiệu quả ngày càng nhận biết chức vụ của họ ám chỉ tầm
nhìn cả đời .
Mary đã hiểu được hai nguyên tắc này. Cô đã sử dụng nguyên tắc thứ nhất lập đi
lập lại trong công tác chức vụ của mình. Nay cô đang đứng ở ngã tư vàbắt đầu
nhận biết nhu cầu đốivới nguyên tắc thứ nhì trong chính đời sống mình. Nhưng
những người lãnh đạo trong tổ chức chưa nhận ra hai bài học này. Tổ chức Truyền
Giáo Cho Trẻ Em có bổn phận đốivới Mary cũng như cô có bổnphận đối với tổ
chức. Các tổ chức cần ghi nhớ hai điều quan trọng này - nhu cầu cá nhân và nhu
cầu chức vụ. Một sự hiểu biết về dòng thời gian của Mary và những khái niệm liên
quan đến khuôn mẫu, quá trình tôi luyện, và các nguyên tắc như đã được bàn đến
trong chương 2 cho thấy bề rộng của sự hiểu biết cần thiết đối với việc thực hiện
các quyết định có trách nhiệm. Sự phát triển và trưởng thành của Mary trong các
khả năng, cũng như tuổi tác của cô hẳn phải nhắc nhở những người lãnh đạo hàng
đầu của tổ chức phác thảo một vai trò và cung ứng những cơ hội đem lại sự đồng
quy cho Mary.6 Một vai trò như vậy nếu không được triển khai có khả năng cô sẽ
rời bỏ tổ chức.
Những người lãnh đạo đưa ra các quyết định cho người khác cần hiểu nhiều yếu tố
khác nhau cho phép sự đồng quy: sự phù hợp của vai trò, các khả năng, kinh
nghiệm, sự trưởng thành thuộc linh, số phận, vị trí địa lý, v.v... Họ nên xem xét các
nhu cầu của cá nhân cũng như các nhu cầu của tổ chức. Quyển sách này đưa ra
những tầm nhìn nhằm giúp những người lãnh đạo quyết định một cáchcó trách
nhiệm liên quan đến những người như Mary, là người đã tiến triển từ khi gia nhập
tổ chức.
Mục sư Jeffrey McDonald - Gương Mẫu Trưởng Thành
Mục sư Jeff đã có một chức vụ lâu dài và kết quả. Hàng trăm người đã bước vào
mục vụ do kết quả sự đào luyện của ông. Ông đã hầu việc Chúa trong nhiều mục
vụ thành côngcủa người chăn bầy và đã dạy dỗ ở tại trường thần học. Nơi nào ông
đi đến, ông cũng làm gia tăng sự nhận biết về các hội truyền giáo. Ngày nay ông
giữ một vị trí danh dự ở tại một chủng viện, là nơi ông vẫn đang ảnh hưởng đến
con người về đời sốngtin kính.
Phải thừa nhận rằng Mục sư Jeff không cần nhiều sự giúp đỡ. Thật vậy ông vẫn có
thể đóng góp rất nhiều cho quyển sách này. Nhưng ông có một di sản phải được
truyền lại. Quyển sách này đưa ra những lời định nghĩa và những tên gọi nhằm
giúp ông nhận biết sự hành động của Chúa trong đời sống ông và nói rõ điều đó
cho những người khác. Mục sư Jeff có thể minh họa những ý tưởng trong quyển
sách này bằng kinh nghiệm trực tiếp có thể cảm thúc và thách thức nhiều người.
Chương 8 có thể mời gọi Mục sư Jeff nhận biết và viết lại triết lý chức vụ của ông
đã phát triển dần lên qua năm tháng. Lời tuyên bố về một triết lý mục vụ như vậy
được hậu thuẫn bởi thẩm quyền thuộc linh đồng đi với một đời sống chức vụ kết
quả có thể tác động đến những người lãnh đạo trẻ tuổi là những người chưa hiểu rõ
chức vụ là toàn bộ những gì. Có rất ít những người lãnh đạo kinh nghiệm biết làm
thế nào hoặc sử dụng thì giờ để nói rõ một triết lý mục vụ. Những người lãnh đạo
trẻ tuổi hơn cần những gương mẫu như vậy.
Ai Là Người Cần Quyển Sách Này?
Đức Chúa Trời có cách phát triển người lãnh đạo. Nếu bạn nhận biết các đường lối
ấy, bạn đang đi đúng đường để đáp ứng các phương cách Ngài phát triển bạn. Nếu
bạn biết rằng Chúa sẽ phát triển bạn suốt đời, bạn có khả năng nhiều nhất để đứng
vững suốt cuộc đua. Nếu bạn là một người lãnh đạo có tiềm năng hoặc là một
người lãnh đạo tập sự, quyển sáchnày sẽ cho bạn những hiểu biết khiến bạn kiên
trì.
Quyển sách này được viết cho những người lãnh đạo hoặc những người lãnh đạo
có tiềm năng là người:
đang suy nghĩ điều Chúa muốn làm;
đang bắt đầu tìm kiếm vị trí mục vụ của mình;
cần một sự kêu gọi tươi mới từ Chúa;
cần hiểu cách chọn lựa và phát triển những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn;
đang đứng ở ngã tư đường, đối mặt với một quyết định quan trọng;
muốn biết cách Chúa phát triển những người lãnh đạo;
Những người lãnh đạo, hoặc những người mới nổi lên với tư cách lãnh đạo, cần
một bản đồ chỉ đường để lưu ý Chúa sẽ đưa họ đi đâu khi Ngài phát triển các ơn tứ
của họ. Mỗi cuộc hành trình đều độc đáo, nhưng chiếc bản đồ giúp conngười sắp
xếp điều đang xảy ra khi Chúa hành động, dự kiến tương lai, hiểu được quá khứ,
và đáp ứng trước sự dẫn dắt của Chúa. Luận thuyết về sự phát triển tư cách lãnh
đạo thực hiện công việc của chiếc bản đồ hữu ích, một tập hợp những ý tưởng
được kết hợp mạch lạc nhằm giúp chúng ta:
sắp xếp điều chúng ta thấy xảy ra trong đời sống của những người lãnh đạo,
dự kiến điều có thể xảy ra trong sự phát triển tương lai,
hiểu được những sự kiện trong quá khứ khi thấy những điều mới mẻ trong họ,
sắp xếp đời sống mình tốt hơn.
Chúng ta cần tầm nhìn bao quát, một bức tranh toàn cảnh, để có thể ngăn mình
không vội vàng hình thành những kết luận và đưa ra những quyết định không phù
hợp với sự phát triển dài hạn. Khi tôi viết thư cho Dan (chương 1), tôi đoán biết
anh đang ở chỗ nào trong dòng thời gian của mình, đi từ đời sống bề trong đến các
bước đầu tiên trong chức vụ. Tôi ngờ rằng một vài các sự kiện trong đời sống của
anh là những sự kiện thử nghiệm, như thử nghiệm tính ngay thẳng và các công tác
mục vụ.
Dùng tên gọi để mô tả những sự kiện đang xảy đến với chúng ta là điều giúp ích.
Các nghiên cứu đốichiếu về các loại sự kiện tương tự đã xảy ra cho người khác
giúp chúng ta đoán biết phần nào. Nếu Chúa dùng những loại quá trình tôi luyện
nhất định trong đời sống người khác để hoàn thành những nhiệm vụ nhất định, thì
rất có khả năng Ngài cũng sẽ sử dụng chúng trong đời sống của tôi để hoàn thành
cùng các loại nhiệm vụ ấy. Lý luận của tôi có thể được tuyên bố qua những lời thật
đơn giản:
Đức Chúa Trời phát triển một người lãnh đạo suốt đời. Sự phát triển này là một
chức năng sử dụng các sự kiện và con người để ghi khắc các bài học về tư cách
lãnh đạo trên người lãnh đạo (tôi luyện ), thời gian, và sự đáp ứng của người lãnh
đạo. Việc tôi luyện là trọng tâm của lý luận này. Tất cả những người lãnh đạo đều
có thể chỉ ra những sự kiện bước ngoặc trong đời sống họ, nơi Đức Chúa Trời dạy
họ điều gì đó hết sức quan trọng .
Cũng như với bất cứ lý luận nào, có một cảm nhận của việc bị tấn công tới tấp với
một tài liệu quá mới như vầy. Thuật ngữ mới luôn luôn khó khăn vào lúc đầu. Tôi
sẽ đặt tên cho khoảng 50 đến 100 khái niệm trong quyển sách này. Tôibiết bạn sẽ
không thể nhớ tất cả những thuật ngữ này vào lúc đầu. Tôi dựa vào ba yếu tố làm
giảm bớt sự căng thẳng có liên quan đến việc học các tên gọi mới:
Tên gọi mô tả các khái niệm rất thực tiễn đốivới đời sống. Nhiều người trong các
bạn sẽ kinh nghiệm thực tế được mô tả qua tên gọi. Điều đó sẽ giúp ích.
Những tên gọi được sử dụng mô tả thực tế. Ví dụ, thử nghiệm tính ngay thẳng là sự
kiểm tra hoặc thử thách tính ngay thẳng của một người. Quá trình cô lập mô tả sự
phân cách.
Tôi cung cấp một bảng giải thích từ vựng để tham khảo nhanh các tên gọi và các
định nghĩa được sử dụng trong sách. Bạn hãy thường xuyên sử dụng bảng giải
thích ấy!
Tôi đã sắp xếp để giới thiệu với bạn một cách có hệ thống những ý tưởng có liên
quan đến sự phát triển tư cách lãnh đạo trong sách này. Hai chương đầu cho thấy
một bức tranh toàn cảnh, trước hết qua một bức thư tôi đã từng viết cho một người
bạn và kế đó bằng việc xem xét quá trình phát triển theo dòng thời gian. Phát triển
tư cách lãnh đạo là một quá trình cả đời người. Bạn cần một cái nhìn bao quát để
hiểu điều gì đang xảy ra vào bất cứ thời điểm nào được xem xét. Dòng thời gian
được giới thiệu trong chương 2 kế đó giải thích từng phần một các chương cònlại.
Lý luận về sự phát triển lãnh đạo của tôi cũng bắt nguồn nơi các nguyên tắc của
Kinh Thánh.
Chương 3 nói về các bài học đầu tiên Chúa dùng để hình thành những phẩm tánh
căn bản của tư cách lãnh đạo. Các quá trình này để phát triển tâm tánh sẵn sàng
được nhận biết bởi những người lãnh đạo tín hữu lẫn những người lãnh đạo trọn
thời gian. Tất cả đều kinh nghiệm các quá trình đó như là những điều kiện ưu tiên
của Chúa dành cho tư cách lãnh đạo.
Kế đó là các chương phức tạp nhất trong sách. Chương 4 và 5 phức tạp bởi vì
chúng mô tả nhiều điều Đức Chúa Trời thường làm để phát triển một người lãnh
đạo trong chức vụ. Bốn giai đoạn của sự phát triển chức vụ - đầu vào, huấn luyện,
tương quan, và sự biện biệt - đòihỏi rất nhiều ý tưởng về việc phát triển tư cách
lãnh đạo. Chương 4 bao hàm đầu vào và giai đoạn huấn luyện. Chương 5 luận đến
giai đoạn tương quan và sự biện biệt.
Chương 6 nói về quá trình chỉ dẫn và quá trình pha tạp. Đức Chúa Trời trước hết
dạy dỗ một người lãnh đạo các bài học qua sự chỉ dẫn cá nhân. Sau đó Ngài dùng
các bài học đó như một nguồn động lực để phát triển người lãnh đạo đến chỗ nhận
ra sự chỉ dẫn dành cho các nhóm đang được dẫn dắt. Chương này nhấn mạnh công
tác trọng tâm của vai trò lãnh đạo Cơ đốc, ảnh hưởng đến một nhóm người hướng
đến các mục đíchcủa Chúa dành cho họ.
Chương 7 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trưởng thành nơi người lãnh đạo.
Chức vụ trưởng thành ra từ con người trưởng thành. Đức Chúa Trời làm sâu
nhiệm, đôi khi gây đau đớn, tâm tánh của một người lãnh đạo để sinh ra những trái
chín hơn.
Chương 8 lưu ý nhu cầu dành cho sự kết hợp các bài đã được học vào triết lý mục
vụ. Khung sườn ấy trở thành viên đá nền tảng cho một người lãnh đạo. Nó sẽ cung
cấp sự hỗ trợ trong các quyết định của vai trò lãnh đạo tương lai.
Chương 9 đưa ra ba lời mời gọi về tư cách lãnh đạo. Tôi mong bạn sẽ hưởng ứng
cả ba.
Tôi đã soạn thảo quyển sách này cho cả sự học hỏi chủ động lẫn sự tham khảo. Tôi
hy vọng bạn sẽ thường xuyên dùng nó. Nhưng tôi biết không phải lúc nào bạn cũng
nhớ nhiều lời định nghĩa mà tôi đã giới thiệu cho bạn. Bảng giải thích từ vựng là
một sự trợ giúp để tham khảo nhanh.
Tôi cũng đã chọn lọc. Có nhiều lý luận phát triển tư cách lãnh đạo hơn những gì tôi
đã đưa vào trong sách này. Điều này được lưu ý nhiều lần qua những lời ghi chú
giải thích, tôi để ở cuốisách thay vì ở mỗi trang. Mặc dầu điều này không thuận
tiện cho các độc giả sẽ đọc hết quyển sách, nhưng tránh tình trạng lộn xộn nơi các
trang đối với những độc giả trung bình là người thường lướt qua những điều này
khi đọc lần đầu. Những lời chú thích này đưa ra các giải thích và mời gọi để khuấy
động bạn học hiểu thêm và cung cấp cho bạn các nguồn phương tiện để biết thêm
về lý luận phát triển tư cách lãnh đạo.
Tư cách lãnh đạo là sự kiện kéo dài cả đời về các bài học của Chúa. Tư cách lãnh
đạo của bạn là độc nhất vô nhị. Chúa sẽ đưa bạn đi qua một số "các giai đoạn lãnh
đạo" trên con đường của bạn hướng đến một sự hầu việc Chúa cả đời. Tôi mong
rằng quyển sách này sẽ cho bạn những hiểu biết về cuộc hành trình của mình.
Thư Gửi Cho Dan, Một Sinh Viên Thực Tập
Dan là một sinh viên thần học, gần ba mươi tuổi. Anh biết Chúa kêu gọi mình
truyền giáo cho người Trung Hoa. Trong năm thứ hai ở tại viện thần học, anh
không yên với tất cả những gì việc học tập đòihỏi và muốn rời khỏi đó để đến
được nơi hành động. Với điều đó trong đầu, anh đã thôi trường thần học và đến
Hồng Kông để theo một khóa thực tập chín tháng.1 Mọi sự rốt lại không như anh
mong đợi. Anh được yêu cầu phải thực hiện khảo sát trên sáchvở về lịch sử và văn
hóa Trung Hoa, nhưng lời mô tả công việc thật mù mờ. Người giám sát anh lại
hiếm khi nào có mặt .2
Dan muốn được tham gia vào chức vụ hầu việc Chúa giữa vòng những người
Trung Hoa, nhưng anh lại biết rất ít ngôn ngữ Trung Hoa. Anh bắt đầu lớp học
tiếng Anh với một số người Hoa. Lục địa Trung Hoa cũng cuốn hút anh. Có thể
anh sẽ phải bỏ qua thời kỳ thực tập và theo đuổi những nỗ lực này. Anh cảm thấy
bối rối, thậm chí thất vọng. Chính vào thời điểm này, gần được nửa chặng đường
thực tập, thì tôi viết bức thư này cho anh .
Dan thân mến,
Thư cầu nguyện của bạn là điều hết sức được hoan nghênh. Marilyn và tôi luôn vui
thích được nghe tin tức từ nơi bạn. Tôi thật sung sướng khi nghe biết về hoàn cảnh
của bạn. Tôihiểu được tiềm năng lớn đốivới sự tăng trưởng bề trong. Thật tuyệt
vời khi nhận biết chúng ta đang trong chương trình đào luyện của Đức Chúa Trời.
Ngài luôn chuyển đổi giáo trình cho phù hợp với chúng ta. Hãy nói về sự phát triển
dài hạn! Đức Chúa Trời lưu tâm đến điều đó khi Ngài chuẩn bị giáo trình cho mỗi
người sao cho phù hợp với công việc Ngài trong đời sống họ. Lúc này bạn đang
trải qua một khóa học cần thiết. Có lẽ bạn nghĩ mình đã đăng ký tham gia một khóa
học không cần thiết - nhưng không phải vậy.
Một trong những lãnh vực nghiên cứu, khảo sát và dạy dỗ của tôi là về những
khuôn mẫu mới xuất hiện về tư cách lãnh đạo, về mặt lý thuyết thì được biết đến
như là lý luận phát triển lãnh đạo. Điều này buộc bạn phải xem xét cả một cuộc đời
với cái nhìn dài hạn. Khi bạn bước lui và xét kỹ đời sống của một conngười về
mặt lịch sử, bạn sẽ thấy những điều có thể bạn đã bỏ qua. Hãy để tôi đưa ra bốn
điều tôi nhìn thấy xảy đến trong tình huống của bạn. Tôi không nói những điều đó
cách vỏ đoán nhưng đưa ra như những sự hiểu biết nhằm giúp bạn nhìn thấy rõ hơn
công việc Đức Chúa Trời hiện đang làm trong bạn.
Trước hết phải có nền tảng cần thiết để bạn hiểu được cách nói của tôi. Lý luận
phát triển tư cách lãnh đạo bắt đầu bằng khái niệm hình thành một dòng thời gian.
Nghiên cứu về dòng thời gian dành của mỗi người là điều độc đáo. Tuy nhiên khi
hiểu đầy đủ các dòng thời gian, bạn để ý một số những khuôn mẫu chung bao quát.
Dưới đây là một khuôn mẫu được lý tưởng hóa tổng hợp từ việc nghiên cứu nhiều
khuôn mẫu riêng. Mặc dầu điều này không chính xác cụ thể đốivới bất cứ ai,
nhưng nó cho thấy một khung sườn chức năng. Hãy để ý có năm giai đoạnphát
triển.
Giai đoạn I. Nền Tảng Tối Thượng
Giai đoạn II. Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bề Trong
Giai đoạn III. Sự Trưởng Thành Trong Chức Vụ
Giai đoạn IV. Sự Trưởng Thành Của Đời Sống
Giai đoạn V. Sự Đồng Quy
Thỉnh thoảng, dầu là hiếm khi, có giai đoạn thứ sáu được gọi là "Ánh Sáng Ráng
Chiều" hoặc gọi là "SựVui Thỏa." Trong đời thực, các Giai đoạn phát triển III, IV,
và V thường trùng lắp nhau, dù tôi trình bày chúng ở đây theo một chuỗi khuôn
mẫu thứ tự.
Ở Giai đoạn I, Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài để đưa những vấn đề về nền
tảng vào đời sốngcủa người lãnh đạo tương lai. Những cá tánh riêng, những kinh
nghiệm tốt lẫn xấu, và bối cảnh thời gian sẽ được Chúa sử dụng. Các khối xây
dựng có ở đó, dầu cấu trúc sẽ được xây dựng có thể chưa được thấy rõ. Các đặc
điểm tâm tánh được gắn kết. Cùng những đặc điểm này trong hình thức trưởng
thành sẽ được Chúa sửa đổi và sử dụng. Nhiều lúc các đặc điểm nhân cáchvề sau
sẽ được thấy để liên kết với sự pha trộn ân tứ thuộc linh mà Chúa ban cho.3Một sự
hồi tưởng lại trong giai đoạn đồng quy dễ thấy rõ thể nào những vấn đề nền tảng
hỗ tương với vai trò lãnh đạo trưởng thành. Thông thường điều kiện bắt buộc giữa
giai đoạn I và giai đoạnII là kinh nghiệm biến đổi (hoặc một cam kết đầu phục
hoàn toàn) qua đó người lãnh đạo tương lai cảm động để dành cả đời có giá trị đối
với Đức Chúa Trời.
Trong Giai đoạn II một người lãnh đạo nổi lên thường nhận được một loại huấn
luyện nào đó. Thông thường thì loại này không chính thức4 khi liên kết với chức
vụ. Người lãnh đạo tương lai học hỏi bằng cách sinh hoạt trong bốicảnh của một
hội thánh địa phương hoặc một tổ chức Cơ đốc. Những gương mẫu căn bản người
ấy học được là những mô hình học đòi5 và sự tập sự không chính thức,6 cũng như
việc cố vấn.7 Đôikhi đó là sự huấn luyện chính thức (đặc biệt nếu người ấy có ý
định đi vào vị trí lãnh đạo trọn thời gian) trong một trường Kinh Thánh hoặc thần
học viện.8 Đôi khi trong chương trình giáo dục này, người ấy có được kinh nghiệm
mục vụ. Nhìn bề ngoài có vẻ như việc huấn luyện chức vụ là trọng tâm của giai
đoạn phát triển này. Nhưng phân tích kỹ hơn cho thấy trọng tâm chính của sự phát
triển của Chúa là hướng vào bên trong. Chương trình huấn luyện thật sự nằm ở tấm
lòng người đó, là nơi Chúa đang làm một thử nghiệm nào đó về sự tăng trưởng. Sự
thử nghiệm này là điều tôi cho rằng đang diễn ra với bạn ở tại Hồng Kông.
Trong giai đoạn III, người lãnh đạo mới nổi lên bước vào chức vụ như mục tiêu
đỉnh điểm của đời sống. Người ấy sẽ được huấn luyện kỹ hơn, một cách không
chính thức thông qua các chương trình tăng trưởng tự học9 hoặc không chính quy
thông qua các khóa hội thảo hướng về chức năng v.v...10 Các sinh hoạt chính của
Giai Đoạn III là chức vụ. Sự đào luyện tiếp tục diễn ra một cách tình cờ nhiều hơn
và thường là không có chủ ý. Chức vụ dường như mới chính là hoàn toàn quan
trọng! Hầu hết mọi người lo lắng để vượt qua Giai Đoạn II và bắt đầu với điều đích
thực - Giai Đoạn III, chức vụ. Đây dường như là trường hợp của bạn. Bạn đang lo
lắng bước vào chức vụ với người Trung Hoa.
Điều đáng ngạc nhiên, là trong các Giai Đoạn I, II và III Đức Chúa Trời chủ yếu
làm việc trong người lãnh đạo (không phải qua người ấy). Mặc dầu có thể có sự kết
quả trong chức vụ, công việc chính là điều Đức Chúa Trời đang làm cho người
lãnh đạo và trong người lãnh đạo, chứ không phải qua người ấy. Hầu hết những
người lãnh đạo mới nổi lên không nhận biết điều đó. Họ đánh giá tính hiệu quả,
các hoạt động, sự kết quả v.v... Nhưng Đức Chúa Trời một cách yên lặng thường
làm việc qua những cách lạ lùng, tìm cách để đưa người lãnh đạo đến chỗ thấy
rằng người ta hầu việc Chúa từ những gì có trong người ấy. Đức Chúa Trời quan
tâm đến con người của chúng ta. Chúng ta muốn học tập cả ngàn điều bởi vì có quá
nhiều điều để học tập và làm. Nhưng Ngài sẽ dạy chúng ta một điều, có thể qua
hàng ngàn cách:
"Ta đang hình thành Đấng Christ trong con." Đây chính là điều sẽ ban sức mạnh
cho chức vụ của bạn. Giai đoạn IV sẽ có sự nhấn mạnh này: "Bạn gây dựng từ
chính con người của mình."
Trong giai đoạn IV người lãnh đạo nhận ra và sử dụng các ân tứ pha trộn của
người ấy cùng với quyền phép. Có sự kết quả về mặt trưởng thành. Đức Chúa Trời
làm việc thông qua người lãnh đạo bằng cách sử dụng khuôn mẫu học đòi (HeDt
13:7-8). Có nghĩa là, Đức Chúa Trời sử dụng đời sống cũng như các ân tứ của
người ấy để ảnh hưởng đến người khác. Đây là một giai đoạntrong đó các khả
năng nổi lên cùng với các ưu tiên. Người ta nhận biết sự chỉ dẫn của Chúa dành
cho chức vụ qua việc xác lập các ưu tiên của chức vụ bởi các ơn phân biệt.
Trong Giai Đoạn V sự đồng quy xảy ra. Tức là, người lãnh đạo được Chúa đưa vào
một vai trò phù hợp với sự pha trộn các ân tứ, kinh nghiệm, tánh khí, v.v... Vị trí
địa lý là một phần quan trọng của sự đồng quy. Vai trò này không những giải
phóng người lãnh đạo khỏi chức vụ không thuộc ân tứ mình, mà còn tài bồi và sử
dụng điều tốt nhất người lãnh đạo ấy có để cống hiến. Không có nhiều người lãnh
đạo kinh nghiệm sự đồng quy. Họ bị đề bạt vào các vai trò ngăn trở sự pha trộn ân
tứ của mình. Hơn nữa rất ít người lãnh đạo hầu việc Chúa từ con người của mình.
Thẩm quyền của họ thường xuất phát từ một vai trò. Trong sự đồng quy, con người
và thẩm quyền thuộc linh hình thành sức mạnh đíchthực đặt nền tảng cho chức vụ
trưởng thành.
Trên con đường lâu dài và khó khăn này, Đức Chúa Trời đang chuẩn bị bạn cho sự
đồng quy. Ngài đang uốn nắn bạn theo hình ảnh của Đấng Christ (RoRm8:28-29),
và Ngài đang ban cho bạn sự huấn luyện và kinh nghiệm để các ân tứ của bạn được
khám phá. Mục tiêu của Ngài là một người lãnh đạo đầy dẫy Thánh Linh, thông
qua người ấy Đấng Christ hằng sống sẽ gây dựng, sử dụng các ân tứ thuộc linh của
người lãnh đạo. Bông trái Thánh Linh là dấu hiệu của người Cơ đốc trưởng
thành.11 Các ân tứ Thánh Linh là dấu hiệu của một người lãnh đạo được Chúa sử
dụng. Chúa muốn sự quân bình ấy. Phương pháp của Ngài là hành động trong bạn,
và sau đó qua bạn.
Trong toàn bộ các giai đoạn phát triển Đức Chúa Trời xử lý một con người bằng
cách đem đến những hoạt động, những con người, những nan đề - bất kỳ - trong
đời sống người ấy. Chúng ta gọi đây là các quá trình tôi luyện . Mục đíchtối hậu
của Đức Chúa Trời dành cho các quá trình tôi luyện này tôi đã giải thích bên trên.
Khi nghiên cứu đời sống conngười, chúng ta có thể nhận biết và gọi tên một số
các quá trình tôi luyện. Một trong số đó là sự thử nghiệm tính ngay thẳng.12 Thông
thường điều này xảy ra trong giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong và phần
đầu của giai đoạn chức vụ. Tôicảm biết rằng thời gian thực tập của bạn ở tại Hồng
Kông là quá trình thử nghiệm tính ngay thẳng. Sự thử nghiệm tính ngay thẳng
thành công dẫn đến một người lãnh đạo mạnh mẽ hơn có năng lực để hầu việc
Chúa trong một phạm vi ảnh hưởng lớn rộng hơn.
Thử nghiệm ngay thẳng kiểm tra tâm tánh bề trong đốivới sự nhất quán. Bạn có
theo trọn cam kết không? Có thể Chúa muốn sử dụng thì giờ của bạn ở tại Hồng
Kông để cho bạn thấy bạn có đang kiên trì trong mong muốn giúp đỡ cho những
người Trung Hoa không. Quyết định vào lúc sôi động (hoặc yên lặng như có thể
trường hợp này) là một chuyện. Nhưng phục vụ cả đời lại là một vấn đề hoàn toàn
khác. Có thể điều Chúa muốn phán với bạn qua kinh nghiệm này là sứ điệp của
Gie Gr 12:5 "Nếu ngươi chạy thi với kẻ chạy bộ, mà còn mỏi mệt, thì làm sao thi
được với ngựa? Khi trong xứ yên lặng, ngươi được an ổn, nhưng khi sông Giôđanh
tràn thì ngươi sẽ làm thế nào?"
Sự cô lập là một quá trình tôi luyện khác. Nhiều lần trong đời sống, người lãnh đạo
có thể được biệt riêng ra. Thông thường quá trình tôi luyện này được thấy trong
giai đoạn chức vụ và giai đoạn đời sống trưởng thành. Những thời điểm này có thể
xảy ra do khủng hoảng, đau yếu, sự bắt bớ hoặc kỷ luật, sự lựa chọn của bản thân,
hoặc do hoàn cảnh Chúa đem đến.
Tại sao vậy? (Tôi biết bạn đang hỏi như vậy!) Quá trình cô lập được Chúa dùng để
dạy những bài học quan trọng bề trong của tư cách lãnh đạo mà không thể học
trong các áp lực và các hoạt động của chức vụ bìnhthường. Đức Chúa Trời phải có
được sự chú ý của bạn trước hết. Sau đó Ngài mới dạy dỗ bạn.
Tôi nhìn thấy Chúa đang xử lý bạn qua hình thức cô lập. Thập tự của bạn là giữa
quyết định của bản thân và các tình huống Chúa đem đến. Trong những hình thức
cô lập này, Chúa muốn dạy bạn một hoặc những bài học sau đây:
một cái nhìn mới về chức vụ
nhen lại ý thức về danh phận
linh động trong sự cởi mở trước những ý tưởng mới và sự thay đổi
mở rộng bằng cách cởi mở đốivới những người khác
những xác quyết bên trong đến từ lời Chúa
sự chỉ dẫn
Phần của bạn là phải đáp ứng với quá trình cô lập này và nhận biết bài học mà
Chúa dành cho bạn trong quá trình đó.
Một công tác mục vụ, thường xảy ra trong Giai Đoạn II, là nhiệm vụ Chúa giao
qua đó người lãnh đạo được thử nghiệm về một số các bài học căn bản. Tùy theo
sự hoàn thành thành công của công tác mục vụ, người lãnh đạo thường được ban
cho một công tác lớn hơn. Bạn có thể thấy quá trình tôi luyện này trong đời sống
của người lãnh đạo trong Kinh Thánh là Tít. Tôi cũng đã thấy điều này trong đời
sống của Watchman Nee , một người lãnh đạo Trung Hoa. Tôichỉ ra khuôn mẫu
này và những gương mẫu khác trong cẩm nang tự học của mình nói về các khuôn
mẫu lãnh đạo mới xuất hiện.
Các công tác mục vụ có thể chính thức hoặc không chính thức. Những công tác ấy
có thể trông như là nhiệm vụ ai đó giao cho bạn hoặc do chính quyết định của bản
thân bạn. Nhưng sớm hay muộn, nếu một người cởi mở và nhạy bén trước sự tôi
luyện của Chúa, sẽ nhận biết rằng Chúa thật sự đã giao cho mình công tác ấy. Vì
vậy, trách nhiệm tối hậu là đốivới Ngài. Các công tác chức vụ giúp bạn có được
kinh nghiệm, thêm sự hiểu biết, hoặc làm những công việc khiến lộ ra tâm tánh và
tài năng. Nguyên tắc "ít - nhiều" được nói trong LuLc 16:10 thường vận hành luôn.
Bạn có trung tín trong những việc nhỏ không? Có thể bạn không nhìn thấy tầm
quan trọng của những công tác nhỏ hiện nay, nhưng bạn có trung tín trong những
gì được giao cho không? Nếu có, bạn sẽ được ban cho những việc lớn hơn. Nếu
bạn không trung tín, Chúa sẽ phải dạy lại bài học ấy cho bạn.
Lớp học Anh văn của bạn trong gia đình người Hoa có thể lắm là một công tác
mục vụ đến từ Chúa. Ngài sẽ dạy bạn những bài học về chính bạn và tình yêu
(hoặc thiếu tình yêu) của bạn dành cho người Trung Hoa. Đó sẽ là việc học tập
bằng kinh nghiệm trong phạm vi ảnh hưởng.13 Bạn có học tập để ảnh hưởng cho
một nhóm nhỏ bởi conngười của bạn (gương mẫu của bạn về đời sống với Đấng
Christ) và điều bạn dạy không? Chương trình khảo sát đòi hỏi bạn học văn hóa và
lịch sử Trung Hoa cũng có thể là một công tác mục vụ. Hãy trung tín hoàn thành
công tác đó. Có thể Chúa muốn cho bạn thông tin Ngài định dùng với bạn sau này.
Các công tác mục vụ không phải luôn rõ ràng và dễ thấy. Nhưng chúng là những
hòn đá đặt chân cho chức vụ khác. Việc của bạn là phải làm như làm cho Chúa.
Khi bạn đang ở trong một hội thánh hoặc một tổ chức Cơ đốc và có ảnh hưởng
trong chỗ đó, bạn sẽ luôn thấy điều này với những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn mới
xuất hiện. Trên thực tế, có thể bạn sẽ sử dụng cách có chủ ý điều đó để thử nghiệm
và huấn luyện những người lãnh đạo tương lai.
Có thể vấn đề then chốt của toàn bộ điều này là sự thuận phục. Bạn có sẵn sàng
vâng phục các mục đíchĐức Chúa Trời dành cho bạn ngay lúc này không? Ai
cũng có thể phục điều mình muốn. Sự thuận phục chỉ được thử nghiệm khi điều
mình không muốn xảy ra. Học tập thuận phục có thể là lý do quan trọng nhất Chúa
đưa bạn đến Hồng Kông. Biết ý muốn của Chúa là một điều, nhưng biết đúng thời
điểm (cả điều gì và khi nào) lại là một chuyện khác. Từ những gì tôi thấy, bạn chưa
sẵn sàng cho một chức vụ trọn vẹn. Đức Chúa Trời không vội vã như bạn và tôi.
Ngài quan tâm đến việc uốn nắn bạn và tôi trước hết. Sự thuận phục là một bài học
quan trọng của tư cách lãnh đạo.
Một số gợi ý:
Làm việc với sự thuận phục . Tôi vừa trở về từ một khóa hội thảo ở New Zealand.
Đang khi nói chuyện về các dự án phát triển của mình, một trong những người
tham dự đã cho tôi những lời của Aldrew Murray, một Cơ đốc nhân vĩ đại ở Nam
Phi.
1. Ngài đã đưa tôi đến đây. Bởi ý muốn Ngài tôi ở đúng chỗ này. Trong sự thật đó
tôi sẽ yên nghỉ.
2. Ngài sẽ giữ gìn tôi ở đây trong tình yêu của Ngài và ban cho tôi ân điển để cư xử
với tư cách con cái Ngài.
3. Và rồi Ngài sẽ khiến hoạn nạn trở thành một phước hạnh, dạy tôi những bài học
Ngài muốn tôi học.
4. Vào đúng thời điểm của Ngài, Ngài lại sẽ đem tôi ra - bằng cách nào và lúc nào
Ngài biết. Vậy hãy để tôi nói: Tôi (a) ở đây bởi sự chỉ định của Chúa. (b) trong sự
chăn giữ của Ngài. (c) dưới sự huấn luyện của Ngài. (d) cho thời điểm của Ngài.14
Có lúc tôi đã không hiểu chính xác lý do Ngài đưa những điều đó đến. Nhưng sau
khi đọc bức thư của bạn, tôi hiểu rõ rằng những điều đó không có ý nghĩa nhiều đối
với tôi như đốivới bạn. Khi tôi suy nghĩ đến điều này buổi sáng hôm nay, tôi được
thúc giục (tôi tin là bởi Đức Thánh Linh) để gửi những điều này.
Hãy đọc chương nói về "Thời Gian" trong Các Nguyên Tác Tăng Trưởng Thuộc
Linh của Miles Stanford.15 Chương này có đôi điều dành cho bạn hiện lúc này nơi
bạn đang ở. Bạn đang vội vã để bắt đầu chức vụ. Đặc biệt ghi nhận lời trích dẫn
liên quan đến sự khác biệt giữa cây sồi và dây bí.16
Hãy chờ đợi Chúa . Ngài sẽ dẫn bạn vào conđường bằng thẳng đúng thời điểm của
Ngài.
Hãy trò chuyện với bạn của tôi là Steve Torgerson. Anh ấy là một "nhà truyền giáo
Tin Lành tự do" ở tại Hồng Kông. Anh ấy đang trải qua giai đoạn cô lập vì việc
học tiếng Hoa. Anh ấy đã được Chúa huấn luyện cách tuyệt vời. Thời gian tập sự
đa dạng của anh ấy là một hình thức đào luyện không chính thức Chúa dùng để
trang bị anh ấy cho chức vụ. Tuy vậy anh ấy chưa thể làm chức vụ vì rào cản ngôn
ngữ. Anh ấy biết điều bạn đang trải qua. Hãy dành thời gian với anh ấy. Nuôi
dưỡng tình bạn và tìm lời khuyên của anh ấy. Anh ấy sẽ là một nguồn động lực bổ
íchcho bạn.
Hãy đọc câu chuyện của J. O. Fraser, một người hầu việc chúa ở Trung Hoa
(Behind The Rangers của bà Howard Taylor). Ông ta đã được chuẩn bị bởi sự cô
lập. Tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng cho quá trình đó bây giờ. Chúa sẽ gặp gỡ bạn trong
khi đọc chuyện này.
Vâng, tôi chỉ định viết một bức thư ngắn nhưng nó đã biến thành gần như là một
thư tín. Nếu bạn có ở đây, tôi sẽ không ngần ngại trò chuyện và chia sẻ những điều
này - tại sao lại không bằng thư? Sứ đồ Phao lô đã làm điều đó.
Một người cộng tác với bạn,
BobbyClinton
Nền Tảng Của Các Bài Học
Bức Tranh Toàn Cảnh
Thách thức/ Nan đề : Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa
Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuốicùng đời họ là thể nào, và học đòiđức tin họ.
Đức Chúa Jesus Christ hôm qua ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi.
(HeDt 13:8).
Ngày nay có nhiều hội thánh, nhiều tổ chức Cơ đốc, và nhiều tổ chức truyền giáo
hơn bao giờ hết, tất cả đều nêu ra một nhu cầu cấp bách về vai trò lãnh đạo. Chúng
ta cần những người nam người nữ có đời sống học theo những nhân vật trong Kinh
Thánh đã xứng đáng với danh hiệu "người lãnh đạo." Hội thánh trên toàn cầu đang
cần một nhóm môn đệ có cam kết, như những người lãnh đạo trong quá khứ, là
những người có thể dẫn đường bằng cách chứng tỏ qua chính đời sống mình một
đức tin xứng đáng để chúng ta học đòi.
Để bắt chước đức tin của những người lãnh đạo đi trước, chúng ta hãy học tập đời
sống của họ. Chúng ta cần phải gẫm lại và ghi nhớ. Những bài học mà những
người lãnh đạo thuộc linh trong Kinh Thánh, là những người sống cách đây hàng
ngàn năm đã học tập có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay được không? Câu trả
lời cho thắc mắc này là một chữ có chắc nịch. Vì sao vậy? Bởi vì Đức Chúa Jesus
Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. Không phải tình
cờ mà lời ấy nối theo sau sự khuyên giục "hãy nhớ" và "học đòi." Những bài học
Ngài đã dạy dỗ trong quá khứ cũng áp dụng được cho tôi ngày nay. Đức Chúa
Jesus Christ là Đấng đã ban phước cho những người lãnh đạo sống đời sống đức
tin cũng chính là Đấng sẽ ban năng lực cho tôi để sống đời sống đức tin ngày nay.
Ngài vừa là nguồn phương tiện vừa là lý do việc học tập của chúng ta về tư cách
lãnh đạo.
Tư cách lãnh đạo là những bài học cả đời chứ không phải là một tập hợp các khóa
hàm thụ tự học có thể hiệu quả sau vài tháng hoặc vài năm. Trong nỗ lực của
chúng ta để "nhớ lại cách những người ấy đã sống và đã chết," chúng ta sẽ học tập
phân tích những bài học này. Qua đó, chúng ta sẽ thu thập dữ liệu và xử lý bằng
cách sử dụng một công cụ, là dòng thời gian. Khi suy gẫm dữ kiện này, chúng ta sẽ
thấy nhiều khuôn mẫu khác nhau nổi lên cho thấy Chúa phát triển và làm mạnh mẽ
những người lãnh đạo trong quá khứ cho các vai trò lãnh đạo đặc biệt của họ bằng
nhiều cách. Chúng ta có thể được ích từ cách Chúa phát triển họ và điều Chúa dạy
dỗ họ. Khi áp dụng những bài học này cho đời sống mình, chúng ta sẽ học đòiđức
tin của họ.
Chúng ta hãy xem xét một số trường hợp mẫu được thu nhỏ về những người lãnh
đạo đáng để chúng ta học đòi. Tất cả họ đều bắt chước những người lãnh đạo được
Chúa hướng dẫn đi trước họ. Hãy xem xét những điểm khác biệt và giống nhau
trong đời sống của họ và nhất định phải lưu ý dòng thời gian của mỗi người được
trình bày. Tôi sẽ còn liên hệ lại về họ trong lời giải thích các khuôn mẫu, các quá
trình tôi luyện, và các nguyên tắc của tư cách lãnh đạo.
Aiden Wilson Tozer kết hợp sự rờ đụng huyền nhiệm với lòng sốt sắng của nhà
tiên tri.1 Ông xuất thân từ những bắt đầu khiêm hạ của vùng nông thôn. Ông chủ
yếu được tự đào luyện chứ không hề nhận được một sự huấn luyện chính thức nào.
Chức vụ ban đầu của ông bao gồm một loạt những sự bắt đầu mới mẻ khi ông
chuyển đổitừ một giáo phận này sang một giáo phận khác. Tozer là một con người
có đời sống cô độc, vì tin vào sự phát triển của đời sống bề trong, ông sử dụng
những dịp sống cô độc để học tập. Những gì học được trong các thời điểm yên tĩnh
này ông trình bày trong các tác phẩm của mình, cho thấy ảnh hưởng gián tiếp của
lời được viết ra. Dòng thời gian của Tozer sẽ được trình bày qua các trang sau đây.
I. Các nền tảng của kỷ luật bề trong 1897
II. Sự huấn luyện trong công việc - những sự bắt đầu mới 1919
III. Vai trò lãnh đạo thành phố - bành trướng phạm vi ảnh hưởng cấp quốc gia
1928
IV. Sự suy gẫm bao quát 1959 1963
Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer
Những người biết rõ Dawson Trotman gọi ông là Daws2. Ông là một conngười
năng động làm mọi sự hết sức của mình. Ông đã kêu gọi hội thánh trở về với Cơ
đốc giáo đíchthực bằng cách tập trung vào tư cách môn đệ hóa có cam kết.3
Phương pháp học tập thực dụng và cuộc vận động của ông nhằm chứng kiến những
người khác tái hiện điều ông đã học tập, là đặc trưng đời sống ông. Sự lan rộng
khắp thế giới của tổ chức The Navigators có thể trực tiếp bắt nguồn từ đời sống cầu
nguyện của ông. Đời sống ông là câu chuyện về những gì Chúa làm thành với một
cuộc đời sẵn sàng tin cậy và thực hành. Dưới đây là dòng thời gian của ông:
I. Những nền tảng không ngừng khuấy động 1906
II. Phát triển mô hình 1933
III. Mở rộng khải tượng - qua đời 1948 1956
Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman
Watchman Nee ra đời do sự đáp lời cầu nguyện của Chúa.4 Tên của ông,
Watchman, được Chúa ban cho và được tiên tri. Ông đã sống trong thời kỳ quá độ
ở tại Trung Hoa, khi các luồng gió của sự thay đổivương triều đang thổi đến. Giữa
sự rối động đó, ông đã tin nhận Đấng Christ. Ông thành lập các hội thánh bản xứ
chịu bắt bớ dữ tợn. Công việc của ông đã được xây dựng trên các nguyên tắc và
những lời xác quyết Chúa ban. Sự nhấn mạnh của ông về đời sống hiệp nhất5 và
những hiểu biết của ông về thẩm quyền thuộc linh,6 cơ sở sức mạnh chính yếu của
một người lãnh đạo thuộc linh,7 có thể đưa ra sự chỉ dẫn quan trọng cho những
người lãnh đạo ngày nay. Tính nhất quán là đặc trưng đời sống và chức vụ của
Watchman Nee.
I. Những nền tảng tối thượng 1903
II. Những bài học nền tảng 1921
III. Chức vụ trực tiếp đến chức vụ gián tiếp 1927
IV. Những năm tháng trưởng thành 1941 1972
Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee
Cái Nhìn Tổng Quát - Các Khuôn Mẫu, Các Quá Trình Và Các Nguyên Tắc
Các thuật ngữ khuôn mẫu, quá trình, và nguyên tắc là nền tảng để hiểu cách phân
tích đời sống một nhân vật. Các khuôn mẫu bàn đến khung sườn tổng quát, hoặc
bức tranh lớn, của một cuộc đời. Các quá trình tôi luyện luận về những phương
cách và phương tiện Đức Chúa Trời sử dụng để đưa người lãnh đạo đi theo khuôn
mẫu bao quát. Các nguyên tắc liên quan đến quá trình nhận biết những lẽ thật nền
tảng nằm trong các quá trình tôi luyện và khuôn mẫu đem lại sự ứng dụng rộng lớn
hơn cho người lãnh đạo.
Khi nghiên cứu các khuôn mẫu, dòng thời gian thật hữu ích để tiến hành những
quan sát dài hạn. Khi học về các quá trình, chúng ta phân tích các quá trình tôi
luyện - những sự kiện Chúa cho phép xảy đến, những conngười, hoàn cảnh, sự can
thiệp đặc biệt, và những bài học dành cho đời sống bề trong... có thể là phương
cách của Chúa để cho thấy tiềm năng lãnh đạo. Các quá trình tôi luyện cũng phát
triển tiềm năng, khẳng định vai trò lãnh đạo, và đưa người lãnh đạo mới xuất hiện
tiến đến cấp chức vụ Chúa giao.
Nguyên tắc khác với các khuôn mẫu lẫn các quá trình tôi luyện mà trong đó chúng
nhận chân những lẽ thật nền tảng. Cách đây khá lâu trong khóa huấn luyện của tổ
chức The Navigators, tôi được dạy về tầm quan trọng của việc nhận biết các
nguyên tắc và áp dụng chúng vào đời sống mình. Điều này đã được củng cố qua
năm tháng khi tôi gặp gỡ những người khác cũng có cùng xu hướng ấy. Một trong
những người có ảnh hưởng đó là Warren Wiersbe. Ông đã từng viết một bài báo
xuất sắc nhấn mạnh đến toàn bộ ý tưởng của các nguyên tắc. Trong đó ông nói:
Điều duy nhất tôi cònnhớ trong một khóa học ở tại viện thần học là một bài thơ
vụng mà vị giáo sư mỏi mệt đã đưa vào một bài thuyết trình buồn tẻ:
Phương pháp thì nhiều,
Nguyên tắc chỉ có một vài.
Phương pháp luôn thay đổi,
Nguyên tắc không bao giờ thay đổi.
Xác quyết đó đã dẫn tôi vào sự khảo sát cả đời để tìm kiếm các nguyên tắc, những
lẽ thật nền tảng không bao giờ thay đổi song luôn có một nguyên tắc tươi mới đằng
sau đó. Tôihọc biết để đánh giá con người và chức vụ trên cơ sở các nguyên tắc
thúc giục họ cũng như trên cơ sở các kết quả mà họ sản sinh ra. (Wiersbe 1980:81)
Bây giờ sau khi đã giới thiệu cho bạn ba thuật ngữ này, tôi sẽ tập trung vào các
khuôn mẫu. Chúng ta sẽ bàn đến các quá trình tôi luyện và các nguyên tắc khi ứng
dụng vào các khuôn mẫu chi tiết hơn ở các chương sau.
Dòng Thời Gian Khái Quát.
Dòng thời gian là một công cụ quan trọng để phân tíchđời sống một người lãnh
đạo, bởi vì nó cho thấy toàn bộ khuôn mẫu sự hành động của Chúa trong một cuộc
đời. Nếu nhìn lại các trường hợp mẫu, bạn sẽ thấy rằng tôi đưa dòng thời gian vào
cho từng người. Ở trang sau đây bạn sẽ thấy dòng thời gian được khái quát hóa là
một sự tổng hợp về nhiều điều tôi đã nghiên cứu. Dầu khó phù hợp chính xác với
bất cứ người nào, dòng thời gian cho ta một cái nhìn. Dòng thời gian là một đường
thẳng nằm ngang được phân chia thành các giai đoạn phát triển.8
Giai đoạn I Các Nền Tảng Tối Thượng
Giai đoạn II Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bên Trong
Giai đoạn III Sự Trưởng Thành Của Chức Vụ
Giai đoạn IV Sự Trưởng Thành Của Đời Sống
Giai đoạn V Sự Đồng Quy
Giai đoạn VI Sự Vui thỏa
Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát.
Giai đoạn phát triển là một đơn vị thời gian trong đời sống một người. Chúng ta
nhận ra các đơn vị khác nhau bởi bản chất của các sự phát triển hoặc các phương
tiện phát triển trong đời sống một người lãnh đạo. Những đơn vị thời gian có ý
nghĩa này được gọi là "những nền tảng tối thượng," "sựtăng trưởng của đời sống
bên trong," "trưởng thành chức vụ," “trưởng thành của đời sống," "sự đồng quy,"
và "sự vui thỏa" Các giai đoạn phát triển không tuyệt đối.9 Tuy nhiên, chúng hữu
íchvì buộc người ta phân tích điều Đức Chúa Trời thực hiện trong khoảng thời
gian nhất định trong đời sống của một người.
Ở Giai đoạn I, Các Nền Tảng Tối Thượng, Đức Chúa Trời bởi ơn Ngài hành động
qua gia đình, môi trường và các biến cố lịch sử. Điều này bắt đầu từ khi sinh ra. Có
thể bạn thấy khó mà tin rằng Chúa vẫn làm việc qua gia đình hoặc môi trường sống
của bạn, đặc biệt nếu đó không phải là những ảnh hưởng tin kính, nhưng Ngài thật
sự hành động. Thật thú vị khi hiểu được cách Đức Chúa Trời quan phòng trong quá
khứ - và trong hiện tại - để hành động thông qua mọi kinh nghiệm của chúng ta.
Hãy nhớ rằng thông thường khó mà hiểu được tầm quan trọng của tất cả những vấn
đề này mãi cho đến các giai đoạn về sau.10
Hãy xin Chúa chắp nối một số các mảnh nền tảng Chúa dành cho bạn. Khi Ngài
làm vậy, bạn sẽ biết ơn sâu xa quyền phép Ngài.
Trong Giai đoạn I, Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo bằng cách đặt để
các nền tảng trong đời sống người ấy. Sự vận hành này thuộc quyền tể trị tối cao
của Chúa. Người lãnh đạo tiềm năng ít có quyền kiểm soát trên những gì xảy ra
trong giai đoạn này. Bài học chủ yếu của người ấy là học tập đáp ứng một cách tích
cực và nhận được íchlợi từ những gì Chúa đặt để trong các nền tảng đó. Rất ít sự
nhận vào có ý nghĩa về mặt thuộc linh trong đời sống thuộc ba trường hợp nghiên
cứu mẫu của chúng ta nằm trong các giai đoạn nền tảng của họ, tuy nhiên chúng ta
có thể thấy rằng Đức Chúa Trời bởi quyền tối cao đang điều khiển từng đời sống.
Giai đoạn tiếp theo người lãnh đạo nổi lên bước vào đó là tìm cách biết Chúa cách
cá nhân hơn, thân mật hơn. Đây được coilà Giai Đoạn II, Tăng Trưởng Đời Sống
Bề Trong. Người lãnh đạo học biết tầm quan trọng của việc cầu nguyện và lắng
nghe tiếng Chúa. Khi lớn lên trong sự biện biệt, hiểu biết và vâng lời, người ấy bắt
đầu bước vào thử nghiệm. Những thử nghiệm đầu tiên này là những kinh nghiệm
quan trọng Chúa dùng để chuẩn bị người lãnh đạo cho các bước kế tiếp trong tư
cách lãnh đạo. Người lãnh đạo đang tăng trưởng liên tục dự phần vào một hình
thức mục vụ nào đó. Trong bốicảnh học tập bằng cách làm việc này, người ấy
nhận được các bài học mới dành cho đời sống bề trong.
Trong giai đoạn này, tiềm năng lãnh đạo được xác định và Chúa dùng những kinh
nghiệm thử luyện để phát triển tâm tánh. Nếu đáp ứng thích đáng, tin kính, người
lãnh đạo sẽ học được các bài học nền tảng Chúa muốn dạy dỗ. Nếu không chịu
học, thường người ấy lại sẽ bị thử nghiệm nữa cũng trong lãnh vực ấy. Sự đáp ứng
đíchđáng sẽ dẫn đến một chức vụ bành trướng và một trách nhiệm lớn hơn.
Trong giai đoạn III, Trưởng Thành Chức Vu, người lãnh đạo mới xuất hiện nói về
Chúa với những người khác. Người ấy bắt đầu thử nghiệm các ân tứ thuộc linh
mặc dầu có thể không biết giáo lý ấy như thế nào. Người ấy có thể nhận được sự
đào luyện để trở nên hiệu quả hơn. Chức vụ là trọng tâm của người lãnh đạo mới
nổi lên trong giai đoạn này. Nhiều trong các bài học của người ấy sẽ là số 0 trong
các mối quan hệ với người khác hoặc trong những khiếm khuyết của đời sống cá
nhân.
Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo theo hai cách trong giai đoạn này.
Thông qua chức vụ, người lãnh đạo có thể nhận ra các ân tứ và những kỹ năng của
mình để sử dụng chúng ngày càng hiệu quả. Người ấy cũng sẽ hiểu biết đầy đủ hơn
về thân thể Đấng Christ khi kinh nghiệm nhiều loại quan hệ mà hội thánh đem đến.
Những kinh nghiệm về mối quan hệ này dạy dỗ những bài học tiêu cực lẫn tích
cực.
Hoạt động chức vụ hay kết quả không phải là trọng tâm của Giai Đoạn I, II và III.
Đức Chúa Trời chủ yếu đang làm việc trong người lãnh đạo, chứ không phải qua
người ấy.11 Nhiều người lãnh đạo mới nổi lên không nhận biết điều đó, và trở nên
thất vọng. Họ cứ liên tục đánh giá tính hiệu quả và các hoạt động, trong khi Chúa
yên lặng đánh giá tiềm năng lãnh đạo của họ. Ngài muốn dạy cho chúng ta biết
rằng chúng ta hầu việc Chúa bằng conngười của mình.
Đến giai đoạn IV, Trưởng Thành Đời Sống, người lãnh đạo đã nhận ra và đang
dùng những ân tứ thuộc linh của mình trong chức vụ thỏa nguyện. Người ấy đã
nhận biết những ưu tiên để sử dụng tốt nhất các ân ban của mình và hiểu rằng học
tập điều chớ làm cũng quan trọng như học tập điều phải làm. Trưởng thành là kết
quả. Sự cô lập, khủng hoảng và xung độtmang một ý nghĩa mới. Nguyên tắc "chức
vụ ra từ conngười" có tầm quan trọng mới khi tâm tánh của người lãnh đạo mềm
mại và chín chắn.
Trong giai đoạn này, kinh nghiệm của người lãnh đạo về Chúa được phát triển.
Mối tương giao với Chúa trở thành nền tảng; là điều quan trọng hơn cả sự thành
công trong chức vụ. Bởi sự thay đổinày, bản thân chức vụ ngày càng mang tính
xứng hiệp và kết quả. Bí quyết của sự phát triển trong giai đoạn này là sự đáp ứng
tích cực trước những kinh nghiệm Chúa đem đến. Sự đáp ứng này sẽ làm sâu
nhiệm mối tương giao với Chúa, là nền tảng cho một chức vụ lâu dài và hiệu quả.
Trong Sự Đồng Quy, giai đoạn V, Đức Chúa Trời đưa người lãnh đạo vào một vai
trò tương xứng với sự pha trộn các ân tứ và kinh nghiệm của người ấy để chức vụ
được phát triển tối đa.12 Người lãnh đạo dâng điều tốt nhất mình có để sử dụng
cho Chúa và được giải phóng khỏi chức vụ mình không có ơn hoặc không thích
hợp. Sự Trưởng Thành của Đời Sống và sự Trưởng Thành Của Chức vụ cùng nhau
lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn này.
Nhiều người lãnh đạo không kinh nghiệm sự đồng quy, do những lý do khác nhau.
Đôi khi họ bị cản trở vì thiếu sự phát triển cá nhân. Lúc khác, tổ chức có thể cản
trở người lãnh đạo bằng cách hạn chế người ấy trong một vị trí nào đó.13Một số lý
do đến từ Chúa, như trong trường hợp của Dawson Trotman, và có lẽ khó hiểu bởi
vì chúng ta không có một bức tranh đầy đủ.14 Tuy nhiên, nhìn chung, thời điểm sự
đồng quy xảy đến, nếu có, tiềm năng của người lãnh đạo được phát triển tối đa.
Công tác phát triển chủ yếu dành cho giai đoạn V là sự chỉ dẫn đưa người lãnh đạo
vào trong vai trò và vị trí hiệu quả tối đa. Đáp ứng của người ấy trước sự hướng
dẫn của Chúa phải là tin cậy, yên nghỉ, và nhìn xem khi Chúa đưa người ấy hướng
vào một chức vụ bao gồm toàn bộ sự phát triển của các giai đoạn trước. Sự đồng
quy tự thể hiện khi người ấy đáp ứng nhất quán đối với công việc của Chúa trong
đời sống mình.
Đối với một số ít người, có giai đoạn thứ VI, là giai đoạn Hửng Sáng hay Ăn
Mừng.15 Kết quả của một đời sống hầu việc Chúa và sự tăng trưởng cuối cùng dẫn
đến một giai đoạn được công nhận và ảnh hưởng gián tiếp ở các mức độ rộng lớn.
Những người lãnh đạo thuộc giai đoạn Hửng sáng này đã xây dựng cả một cuộc
đời trong các mối quan hệ và tiếp tục tác động ảnh hưởng trong các mối quan hệ
ấy. Những người khác sẽ tìm kiếm họ bởi vì thành tích nhất quán họ để lại trong
khi đi theo Chúa. Kho khôn ngoan của họ được thâu trữ qua cả cuộc đời trong vai
trò lãnh đạo sẽ tiếp tục đem lại phước hạnh và ích lợi cho nhiều người.
Không có công tác phát triển được nhận biết trong Giai Đoạn VI ngoài việc để cho
cả cuộc đời hầu việc Chúa phản chiếu vinh hiển của Chúa và tôn cao sự thành tín
của Ngài qua một cuộc đời phát triển.
Nhận Biết Các Giai Đoạn Phát Triển
Các giai đoạn phát triển được đặc trưng nhất quán ít nhất là theo ba cách khác
nhau.16 Trước hết, hình thức khác nhau của các quá trình tôi luyện diễn ra trong
các giai đoạn khác nhau. Thứ hai, mỗi giai đoạn đều kết thúc bằng một sự kiện
biên cụ thể. Thứ ba, có một phạm vi ảnh hưởng khác.
Đức Chúa Trời thường dùng những sự kiện Ngài đem đến, những con người và
những hoàn cảnh (các quá trình tôi luyện) để phát triển một người lãnh đạo. Dầu cả
cuộc đời được sử dụng để uốn nắn chúng ta, một số điều trong đời sống ràng buộc
trực tiếp hơn đối với sự phát triển tư cách lãnh đạo. Tôixếp các quá trình tôi luyện
này thành sáu phạm trù chung: các yếu tố nền tảng, các yếu tố về sự tăng trưởng
đời sống bề trong, các yếu tố về chức vụ, các yếu tố về sự trưởng thành, các yếu tố
về sự đồng quy, và các yếu tố về sự chỉ dẫn. Những vấn đề khác nhau diễn ra vào
những thời điểm khác nhau trong đời sống của người lãnh đạo. Các quá trình tôi
luyện này có thể xảy ra, mặc dầu không đều đặn, ngoài các giai đoạn liên quan đến
tâm tánh của họ. Quá trình chỉ dẫn diễn ra xuyên suốt tất cả các quá trình. Chúng
thường quan trọng trong những sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn.
Các giai đoạn phát triển ban đầu được đặc trưng bởi các quá trình tôi luyện được
biết như là những vấn đề về sự tăng trưởng của đời sống bề trong. Đời sống của
Dawson Trotman đã phản ảnh các giai đoạn này ngay sau khi ông quy đạo.17 Ông
cầu nguyện xin Chúa cho ông được làm chứng ở tại nơi làm việc. Đức Chúa Trời
đã thử nghiệm sự chân thật của ông bằng một loạt gồm ba thử nghiệm. Trước hết,
sự quy đạo của ông có bí mật hay là ông bày tỏ điều đó bằng cách đem cuốn Tân
Ước đến nơi làm việc? Dawson đã mang Kinh Thánh đến chỗ làm. Lời đồn nhanh
chóng lan đi rằng Trotman đã theo đạo. Đức Chúa Trời lại thử ông một lần nữa.
Ông có hiệp nhất với những Cơ đốc nhân khác không, đặc biệt là một người truyền
đạo đến tại nơi chứa gỗ và giảng dạy mỗi tuần một lần? Trotman có hiệp nhất và
điều này dẫn đến một thử nghiệm khác. Người truyền đạo mời Trotman làm chứng
cá nhân. Dawson đồng ý và tin đồn nhanh chóng lan nhanh giữa vòng những người
cùng làm việc. Lời làm chứng công khai đầu tiên của Trotman đã biến thành một
buổi nhóm truyền giảng cho toàn bộ 200 công nhân cùng làm việc với ông. Qua
những thử nghiệm cụ thể này, Đức Chúa Trời bắt đầu uốn nắn và chuẩn bị
Trotman cho một chức vụ truyền giáo mở rộng. Sự đại dụng trong tương lai nằm
trong những vấn đề nhỏ nhặt như vậy.
Các giai đoạn phát triển giữa thường cho thấy các quá trình tôi luyện trong chức
vụ. Điều này liên quan đến các bài học về chức vụ và có những hình thức khác
nhau. Một số được gọi là những vấn đề về quyền năng, liên quan đến sự nhận biết
và áp dụng quyền phép của Đức Chúa Trời vào chức vụ.
Watchman Nee đã kinh nghiệm các quá trình tôi luyện liên quan đến quyền phép
nhiều lần trong đời sống mình. Ông Nee và một nhóm những người Trung Hoa
đang truyền giáo cho một ngôi làng nhỏ trên đảo. Vào tháng 1 năm 1925, những
người dân chài và nông dân, đang tham gia trong cuộc tổ chức mừng năm mới,
không được cởi mở lắm đối với các nhóm tin lành. Những người dân chài tin nơi vị
thần có tên là Ta-Wang, là thần mà họ cho rằng đã chứng tỏ quyền phép bằng cách
đem lại khí hậu tốt đẹp trong ngày lễ hội đặc biệt suốt 286 năm. Trong một sự tái
hiện lại cuộc đối đầu giữa Êli và các thầy tế lễ Ba anh, đội ngũ của Nee và người
dân làng đã chứng kiến một cuộc đối đầu giữa Đức Chúa Trời và Ta-Wang. Đức
Chúa Trời của Nee đã hành động và một trận mưa lớn đã đến đáp lại đức tin của
đội ngũ ông. Những kẻ đã bảo: "Nếu Đức Chúa Trời của ông mạnh hơn thần
Ta-Wang, chúng tôi sẽ theo Ngài," đã làm chính xác điều đó. Sự kiện này là một sự
đột phá trong chức vụ, không những ở tại hòn đảo ấy mà còn trên tất cả những
người khác trong dây chuyền.
Yếu tố nhận diện thứ nhì trong các giai đoạn phát triển là sự kiện biên. Các quá
trình tôi luyện xảy ra trong một thời gian giới hạn và là công cụ đem lại sự chuyển
đổi từ một giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp được gọi là các sự kiện biên. Các
sự kiện biên bao gồm những yếu tố như là khủng hoảng, sự thăng tiến, một chức
vụ mới, học tập một khái niệm quan trọng mới, những kinh nghiệm lạ lùng, những
cuộc đốiđầu với một con người làm thay đổiđời sống, một kinh nghiệm về sự chỉ
dẫn của Chúa, hoặc một sự chuyển chỗ về mặt địa lý. Bạn có thể thấy, không có
tập hợp những chỉ dẫn. Các sự kiện biên thay đổitừ người này sang người khác,
nhưng nói chung, các sự kiện biên là những dấu hiệu thay đổi. Chúng đánh dấu
điểm kết thúc và sau đó là điểm bắt đầu của một thời điểm quan trọng trong đời
sống một người lãnh đạo.
Giai đoạn I của A. W. Tozer kết thúc bằng kinh nghiệm quy đạo của ông. Giai
đoạn thứ II của ông kết thúc bằng việc chuyển từ các khu vực giáo phận nhỏ ở tại
Virginia, Ohio, và Indiana đến một giáo phận ở tại Chicago. Đây không những là
một sự chuyển đổi về mặt địa lý, mà cònlà một sự thay đổi từ một nhóm người
vừa phải ở một vùng nông thôn nhỏ đến một hội chúng ở tại thành phố lớn hơn
nhiều.
Có ba sự kiện biên quan trọng trong chặng đường của Dawson Trotman từ giai
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao

More Related Content

Similar to Dao tao nguoi lanh dao

Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Kiệm Phan
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG nataliej4
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổ
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổGiới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổ
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổTuan Bui
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt malyquochoang
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 

Similar to Dao tao nguoi lanh dao (20)

Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổ
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổGiới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổ
Giới thiệu Pháp Luân Công - Khai phá những bí ẩn từ thiên cổ
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt ma
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 

Dao tao nguoi lanh dao

  • 1. Đào Tạo Người Lãnh Đạo NHẬN BIẾT CÁC BÀI HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO Tiến sĩ J. RobertClinton. Xuất bản năm 1988 của J. RobertClinton Mục Lục Liệt Kê Các Biểu đồ Lời nói đầu Lời tựa Giới thiệu : Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này? 1. Thư Gửi Cho Dan, Người Thực Tập 2. Nền Tảng Cho Các Bài Học: Bức Tranh Toàn cảnh 3. Các Bài Học Nền Tảng: Các Quá Trình Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong 4. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần I 5. Các Bài Học Thứ Hai: Quá Trình Trưởng Thành Trong Chức Vụ - Phần II 6. Các Bài Học Tiếp Tục: Sự Chỉ Dẫn và Các Giai Đoạn Khác 7. Các Bài Học Sâu Nhiệm: Quá Trình Trưởng Thành Đời Sống 8. Kết Hợp Các Bài Học về Đời Sống: Hướng Đến Triết Lý Mục Vụ 9. Tiếp Nhận Các Bài Học Trong Đời Sống: Sự Kêu gọi của Vai Trò Lãnh Đạo Phụ Lục : Quan Sát Sự Chọn Lựa Vai Trò Lãnh Đạo Chú Thích Bảng Giải ThíchThuật Ngữ Thư Mục Mục Lục Tổng Quát Mục Lục Theo Đoạn Kinh Thánh Tác Giả BobbyClinton là một Giáo Sư Phụ Tá Vai Trò Lãnh Đạo Và Mở Rộng ở tại Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Fuller. Trước khi đảm nhận vị trí dạy dỗ và khảo sát hiện nay tại trường Fuller, ông là một sĩ quan chỉ huy trong các quân đoàn lính thủy đánh bộ, kỹ sư điện của các Phòng Thí Nghiệm Bell Telephone, mục sư phụ tá, và là một nhà truyền giáo thuộc độingũ Thế Giới. Ngoài học vị cử nhân và thạc sĩ ngành điện Đại học Auburn và Đại học New York, Bobbycòn nhận được bằng cao học của trường Kinh Thánh Columbia và học vị tiến sĩ của Chủng Viện Fuller. Kinh nghiệm chức vụ bao gồm việc môn đệ hóa cho các nhân sự tín hữu, phụ tá mục sư tại một hội thánh sử dụng các nhóm học Kinh Thánh vào công tác truyền
  • 2. giáo và huấn luyện, hiệu trưởng Trường Kinh Thánh Jamaica, giám đốc trung tâm Learning ResourceCenter thuộc World Team, và giáo sư ban giảng huấn lo cho các hội truyền giáo. Ông chuyên về các khóa học dành cho các nhà truyền giáo giữa nghiệp vụ và những lãnh đạo cấp quốc gia đặt trọng tâm vào việc chọn lựa lãnh đạo, huấn luyện lãnh đạo, những luận đề về lãnh đạo và những sự năng động mang tính thay đổitrong các tổ chức Cơ đốc. Chức vụ tư vấn và dạy dỗ của ông trong lãnh vực lãnh đạo đã cho phép ông đi đây đó nhiều ở các lãnh vực khác nhau thuộc hội truyền giáo. Khảo sát của ông tập trung vào các mô hình cấp bách về vai trò lãnh đạo, bốicảnh của sáchnày. Bobbycòn là tác giả của một quyển sách nói về các ân tứ thuộc linh và một số các sách nhỏ nghiên cứu khác về các mô hình cấp bách trong vai trò lãnh đạo, huấn luyện lãnh đạo, và học Kinh Thánh. Ông và Paul Stanley là đồng tác giả của quyển Connecting: Finding the Mentors You Need to Succeed in Life . Bobbyvà vợ, bà Marilyn, hiện cư ngụ tại Altadena, California. Bốn người con đã trưởng thành của họ đều tham gia vào các chức vụ Cơ đốc. Bảng Danh Sách Các Biểu đồ Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát Các Giai Đoạn Phụ Trong Sự Phát Triển Giai Đoạn IV Dành Cho Watchman Nee Biểu đồ 3 - 1 Sơ Đồ Trình Bày Sự Trùng Lắp Các Thử Nghiệm Biểu đồ 4 - 1 Các Giai Đoạn Phụ Trong Chức Vụ Đầu, Giữa, Sau và Các Quá Trình Tôi Luyện Biểu đồ 4 - 2 Sơ đồ Tiệm Tiến Của Công Tác Chức Vụ - LuLc 16:10 Thực hành Biểu đồ 4 - 3 Sơ đồ Tiệm Tiến Các Công Tác Chức Vụ theo Kinh Thánh Biểu đồ 4 - 4 Khuôn Mẫu Phát Triển Khả Năng (với Tám Giai Đoạn Được Nhận Biết) Biểu đồ 4 - 5 Hai Khuôn Mẫu Dấu Chỉ Tài Năng Biểu đồ 5 - 1 Mười Quy định Về Thẩm Quyền Thuộc Linh Biểu đồ 5 - 2 Tám Giai Đoạn thuộc Chu Trình Phản Ứng Nẩy Ngược đốivới Vai Trò Lãnh Đạo Biểu đồ 7 - 1 Khuôn Mẫu Đánh Giá Suy Gẫm - Năm Giai Đoạn Biểu đồ 7 - 2 Các Quá Trình Cô Lập - Các Hình Thức Và Kết Quả Biểu đồ 7 - 3 Bia Mộ Ứng Dụng Cho Cá Nhân - Rôma 6 Biểu đồ 8 - 1 Sơ Đồ Tiệm Tiến về Tính Chắc Chắn Biểu đồ 8 - 2 Tám Chức Năng Chung Về Tư Cách Lãnh Đạo Biểu đồ 8 - 3 Các Giá Trị Về Triết Lý MụcVụ Của Mục Sư Johnson Biểu đồ 8 - 4 Các Ưu Tiên Trong Triết Lý Mục Vụ Của Mục sư Johnson
  • 3. Biểu đồ 8 - 5 Các Nguyên Tắc Của Triết Lý Mục Vụ Lời Nói Đầu "Tư cách lãnh đạo" là một chủ đề quan trọng trong nhiều chương trình nghị sự ngày nay, dầu thuộc lãnh vực chính trị, doanh nghiệp hay trong hội thánh. Một phần do khoảng trống về vai trò lãnh đạo đã được nhận biết. Trong bài thuyết trình về vai trò lãnh đạo, John Gardner đã lưu ý rằng vào thời điểm nước Mỹ hình thành, dân cư lên đến 3 triệu. Trong 3 triệu người đó đã sản sinh được ít nhất sáu nhân vật lãnh đạo thuộc tầm cỡ thế giới - Washington, Adams, Jefferson, Franklin, Madison, và Hamilton. Dân cư Hoa Kỳ ngày nay khoảng 240 triệu, hẳn phải sản sinh được những lãnh đạo thuộc tầm cỡ thế giới nhiều gấp 8 lần là điều bình thường. Nhưng Gardner đã hỏi rằng: "Những người ấy hiện đang ở đâu ?" Tại một hội nghị mới đây của Hiệp Hội Các Nhà Truyền Giáo Quốc Gia, hiệu trưởng trường đại học, George Brushaber đã nói đến "một thế hệ thiếu vắng" những người lãnh đạo trẻ tuổi sẵn sàng đảm nhận các vị trí của nhóm các nhà tiền phong truyền giáo cao tuổi hậu-Thế Chiến II. Những chuyến đi cùng những quan sát đã đưa tôi đến chỗ tin rằng đây là một hiện tượng lạ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tôi được khích lệ để tin rằng có một nhóm người mới, gồm những người nam người nữ trẻ tuổi, xấp xỉ trên dưới bốn mươi, đang nổi lên gia nhập vào tầng lớp lãnh đạo khắp thế giới. Để đáp ứng trước tình trạng thiếu lãnh đạo cũng như một làn sóng những người lãnh đạo mới, có một nhu cầu cấp bách đối với việc nuôi dưỡng tư cách lãnh đạo thuộc linh và tin kính. Hiện có một số hưởng ứng trước sự kêu gọi này. Ủy Ban Truyền Giáo Thế Giới Lausanne đã triệu tập các kỳ hội đồng dành cho những lãnh đạo trẻ tuổi mới xuất hiện. Chức vụ của tôi tập trung vào việc tìm biết, phát triển, và liên lạc với những người trẻ tuổi này. Một số các trường sau đại học đang tập trung vào một số chương trình cụ thể về phát triển lãnh đạo. Một trong số đó là Trường World Mission ở tại Chủng Viện Thần Học Fuller, nơi tiến sĩ BobbyClinton giảng dạy. Chính từ kinh nghiệm dạy dỗ đó mà cuốn sáchquan trọng này Quá Trình Tạo Lập Người Lãnh Đạo được triển khai. Tôi tin rằng khi xem xét việc phát triển lãnh đạo, chúng ta có thể phạm phải một trong hai sai lầm trái ngược nhau. Hoặc quy gán cho vai trò lãnh đạo tính chất huyền bí, thực chất muốn bảo rằng: "Chúa kêu gọi những người lãnh đạo. Lãnh đạo là bẩm sinh. Chúng ta chẳng làm gì được trong vấn đề đó." Hoặc ngược lại, cho rằng: "Lãnh đạo phải do đào luyện. Với những phương pháp thích hợp, chúng ta có thể sản sinh ra họ." Đúng là Chúa ban tầng lớp người lãnh đạo cho Hội Thánh Ngài và Nước Ngài, tác giả Thi thiên nói rằng: "Vì chẳng phải từ phương Đông, phương Tây, hay là từ phương Nam, mà có sự tôn cao đến. Bèn là Đức Chúa Trời... hạ kẻ nầy xuống,
  • 4. nhắc kẻ kia lên" (Thi Tv 75:6-7). Nhưng cũng đúng là Đức Chúa Trời dùng những quá trình tôi luyện để sản sinh ra những người lãnh đạo cho Ngài. Nghiên cứu Kinh Thánh cho thấy các giai đoạn phát triển trong đời sống của một Môise, một Đavít, hoặc một Phao lô. Ưu điểm sáchcủa tiến sĩ Clinton chính là việc ông coi trọng cả hai mặt của quá trình này. Ông trình bày rõ ràng rằng tầng lớp lãnh đạo là sự kêu gọi và là ơn ban của Chúa. Từ kinh nghiệm học Kinh Thánh, từ đời sống và vai trò lãnh đạo của chính mình, ông đã tìm ra một số những kinh nghiệm chung cho thấy cách Chúa phát triển người lãnh đạo. Tôi chưa biết cuốn sách nào khác có những phác thảo kỹ lưỡng và thấu đáo về các giai đoạn phát triển tư cách lãnh đạo từ sự tăng trưởng nội tâm sớm sủa của người lãnh đạo thông qua những khủng hoảng và những thách thức làm trưởng thành đời sống và chức vụ của một conngười. Các nguyên tắc được trình bày sẽ giúp íchcho những người trẻ tuổi cảm biết Chúa muốn kêu gọi họ vào vị trí lãnh đạo, cũng như đối với những người lớn tuổi ngày càng có trách nhiệm để khích lệ sự phát triển của tầng lớp lãnh đạo mới trong các hội thánh và tổ chức của họ. Tôi hết lòng giới thiệu cuốn sách này và cầu nguyện để quyển sách này sẽ giúp sản sinh ra một thế hệ mới những nhà tiên phong vì phúc âm. Leighton Ford, President Các Mục vụ của Leighton Ford. Lời Tựa Trở thành một người lãnh đạo (hay dẫn dắt) có ý nghĩa như thế nào? Cần đòi hỏi những gì để trở thành người lãnh đạo Chúa muốn? Quá trình tôi luyện, giá phải trả, và kết quả là gì? Trong suốt sáu năm tôi vẫn khảo sát và dạy lời giải đáp cho các thắc mắc này ở tại Trường Truyền Giáo Thế Giới thuộc Chủng Viện Thần Học Fuller, Pasadena, Califonia.1 Các sinh viên cùng tôi chia sẻ niềm phấn khích khi áp dụng những khái niệm mới vào đời sống và coi mình là những người lãnh đạo mới nổi lên, là những người mà Chúa muốn phát triển. Tôihy vọng hiểu rõ được các ý tưởng năng động này và đưa sự hiểu biết của Kinh Thánh vào các khuôn mẫu và các quá trình tôi luyện mà Đức Chúa Trời sử dụng để phát triển người lãnh đạo trong quyển sách này. Đây là quyển sách nói về những động lực thuộc linh. Chức vụ thuộc linh hiệu quả ra từ con người, và Chúa quan tâm đến conngười chúng ta. Ngài đang uốn nắn con người đó. Những mẫu mựcvà quá trình tôi luyện Ngài sử dụng để hình thành tâm tính chúng ta là những chủ đề đáng để học về tư cáchlãnh đạo. Người nào học tập các mẫu mực và các quá trình tôi luyện, sử dụng những hiểu biết từ đó cho đời sống và chức vụ mình sẽ trở thành những người lãnh đạo được trang bị tốt hơn.
  • 5. Các học viên cùng tôi đã nghiên cứu hàng trăm đời sống từ ba thành phần lãnh đạo: trong lịch sử, trong Kinh Thánh, và đương thời. Khi đối chiếu những điều phát hiện được từ những nghiên cứu này, chúng tôi đã có đượcnhững hiểu biết thấu đáo có thể chuyển nhượng cho những người lãnh đạo khác, kể cả chính chúng tôi.2 Các lớp học của tôi đã giúp tôi nhận biết, phân loại, xác định, và đề xuất những phương cách sử dụng những hiểu biết này trong quá trình lựa chọn và huấn luyện những người lãnh đạo. Những hiểu biết này có thể giúp những người lãnh đạo đủ mọi tình huống nhận biết và nhạy cảm hơn đốivới công việc của Đức Chúa Trời trong chính đời sống họ khi Ngài uốn nắn họ trở thành những người lãnh đạo Ngài muốn. Tư cách lãnh đạo là một quá trình năng động trong đó người nam người nữ với năng lực Chúa ban ảnh hưởng đến một nhóm cụ thể condân Chúa theo các mục đíchcủa Ngài dành cho nhóm ấy.3 Điều này trái với quan niệm phổ biến cho rằng lãnh đạo phải có một địa vị chính thức, danh hiệu chính thức, hoặc sự đào luyện chính thức. Nhiều người được kêu gọi để dẫn dắt trong các hội thánh hoặc các tổ chức song song với hội thánh có thể không có các danh hiệu chính thức như là mục sư hoặc giám đốc. Họ có thể là các giáo viên trường Chúa Nhật, những người dẫn dắt nhóm nhỏ, hoặc đang hoạt động trong bất cứ khả năng lãnh đạo nào khác mà các tín hữu có thể đáp ứng. Để được xem là lãnh đạo, người ấy không cần chức vụ chuyên cũng không cần phải là một nhân sự Cơ đốc "trọn thời gian." Quyển sách này được viết cho tất cả những ai có ảnh hưởng đến một nhóm người cụ thể vì các mục tiêu của Chúa, dầu họ có phải là những người lãnh đạo chuyên nghiệp hay không. Tôi hướng khảo sát ban đầu của mình đến những người lãnh đạo Cơ đốc chuyên nghiệp, tức là, những người lãnh đạo được cung lương - những mục sư, nhà truyền giáo, truyền đạo và những người làm việc trọn thời gian cấp quốc gia, là những người điều động các tổ chức truyền giáo, lãnh đạo các giáo phái, thiết lập các trường Kinh Thánh, và giảng dạy trong các thần học viện. Hầu hết các vị này đều đã có sự đào luyện chính thức nào đó cho nghiệp vụ cuả họ.4 Hầu hết, nếu không nói là tất cả, những khuôn mẫu và quá trình tôi luyện trong sự phát triển những người lãnh đạo này có thể áp dụng được cho những người lãnh đạo không chuyên.5 Những người lãnh đạo không chuyên này làm việc với tư cách những người tình nguyện trong các hội thánh địa phương hoặc các tổ chức nhỏ. Họ thường không nhận được bất cứ sự đào luyện chính thức nào về vai trò lãnh đạo của người Cơ đốc. Trong quyển sách này, tôi muốn áp dụng điều tôi đã khám phá cho cả những lãnh đạo Cơ đốc chuyên lẫn không chuyên. Sự phát triển bao gồm mọi quá trình của đời sống, chứ không phải chỉ có sự đào luyện chính thức. Người lãnh đạo được uốn nắn qua sự đào luyện có chủ ý và qua kinh nghiệm. "Sự phát triển tư cách lãnh đạo," như một trong các đồng nghiệp của tôi vẫn thường nhấn mạnh: "là một thuật ngữ có ý nghĩa rộng lớn hơn việc huấn
  • 6. luyện tư cách lãnh đạo nhiều." Huấn luyện tư cách lãnh đạo ám chỉ đến một phần hẹp của toàn bộ quá trình này, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng học hiểu. Phát triển tư cách lãnh đạo gồm cả điều này nhưng lớn rộng hơn nhiều.6 Nói chung, những độc giả nào ít có hoặc không có kinh nghiệm chức vụ sẽ không nhận biết nhiều về các quá trình tôi luyện và các khuôn mẫu được đề cập trong sách này cho bằng những người đang tiến xa hơn trong sự phát triển của họ. Nếu bạn, với tư cách một người lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ nắm bắt khái niệm nằm bên dưới quá trình tôi luyện Chúa dành cho tư cách lãnh đạo và sẽ nhạy bén với ý tưởng chung của một mô hình phát triển. Bạn sẽ hiểu được khuôn mẫu của chính mình khi khuôn mẫu ấy tiến triển và đáp ứng với thái độ mềm mại hơn. Nếu bạn thậm chí đã tiến xa hơn trong quá trình phát triển tư cách lãnh đạo của mình, bạn có thể đã nhận biết toàn bộ các quá trình được mô tả. Bạn sẽ trải qua các quá trình đó hoặc nhìn thấy những người khác kinh nghiệm chúng. Bạn có thể được ích từ phần luận về cách Chúa dùng các quá trình tôi luyện để phát triển những người lãnh đạo ấy bằng cách áp dụng sự khôn ngoan này cho chính mình và người khác. Bốn điều sẽ xảy ra khi bạn đọc quyển sách này. Bạn sẽ học biết về sự cung ứng của Chúa. Bạn bắt đầu cảm biết công việc liên tục của Chúa trên đời sống mình từ những ngày quá khứ để phát triển bạn với tư cách người lãnh đạo. Bạn sẽ có mức dự kiến cao hơn bởi vì Chúa sẽ dùng bạn trong tương lai. Cuối cùng, bạn sẽ hiểu chính mình và người khác liên quan đến những hiểu biết có được từ quyển sách này. Bạn sẽ có chủ đíchhơn khi dùng những hiểu biết đó để phát triển và huấn luyện người khác. Khi nhìn xem sự phát triển tư cách lãnh đạo trong quá trình tôi luyện đời sống, bạn sẽ nhanh chóng nhận biết ai là vị khoa trưởng. Chính là Chúa. Mỗi người trong chúng ta đều có các khóa học về tư cách lãnh đạo được sắp đặt phù hợp cho mỗi chúng ta bởi Vị Khoa Trưởng ấy, mỗi học viên, là một người lãnh đạo tiềm năng, sẽ tốt nghiệp với các bằng danh dự - sự hiểu biết thích đáng, các kỹ năng, và tâm tánh cần thiết cho công việc cụ thể Ngài đã định. Giới Thiệu: Vậy Ai Là Người Cần Các Bài Học Này? Sự thách thức : "Bắt đầu tốt là đã hoàn tất được một nửa. Được báo trước là được trang bị trước." (Miss Warren ) Các bài học súc tích của Miss Warren, giáo sư dạy văn chương Anh và Mỹ của tôi ở tại Trường tốt nghiệp sau đại học Columbia thuộc Columbia Bible College đã trở thành một phần của triết lý chức vụ của tôi. Một sự bắt đầu tốt về bất cứ điều gì trong đời - một giấy báo cho biết thời hạn, một bài đọc quy định, một công tác mục vụ, sự phát triển tư cách lãnh đạo cá nhân - dường như bảo đảm tính tiếp tục và
  • 7. hoàn thành. Được biết trước là được hoạch định tốt hơn rất nhiều để tận dụng những thuận lợi của điều đó. William Jamison - TínHữu hay Hàng Giáo Phẩm, Con Đường Nào ? Từ nhỏ, Bill Jamison đã là một bé trai lanh trí và luôn vượt trước cả lớp hai ba cấp trong môn toán và tập đọc. Xuất thân từ một gia đình Cơ đốc và sớm quyết định tiếp nhận Chúa, ông thích chia sẻ với người khác. Trước khi ra đời, mẹ ông đã cam kết với Chúa sẽ thực hiện những việc lớn qua Bill. Trong tuổi thiếu niên, tại một kỳ trại bồi linh, ông đã cam kết giao quyền tể trị đời sống mình cho Đấng Christ. Ở tại buổi tư vấn diễn ra sau lời kêu gọi lửa trại, nhà tư vấn của Bill đã nói một lời tiên tri: "Con vẫn giữ lòng chân thật với Chúa và Ngài sẽ sử dụng tâm trí tuyệt vời Ngài ban cho contheo các mục đíchcủa Ngài." Bill không hề quên những lời đó. Trong hai năm cuốiở cấp trung học, Bill đã phát triển thêm một số kỹ năng trong cách nói về Chúa Cứu thế cho người khác. Cùng lúc , các kỹ năng đọc và khả năng toán học của anh tiếp tục phát triển. Anh là một người rất giỏi về máy tính và đã xuất bản một số các chương trình máy tính trong lãnh vực công cộng. Ở tại trường đại học, anh quyết định chọn môn học chính nhiều gấp đôi liên quan đến môn vật lý và ngành máy tính, đã đạt được bảng danh dự ở mỗi quý và đã được khai thác cho các tập đoàn danh dự, tích cực trong công tác sinh viên, đứng đầu một số các tổ chức, và đã cho thấy các kỹ năng quản trị tuyệt vời. Anh đã thành lập một tổ chức mới giúp các sinh viên học cách áp dụng máy tính vào các dự án khảo sát. Trong năm thứ ba, khảo sát của anh đã dẫn đến một bằng sáng chế mang tên của anh và một khoản trợ cấp lớn cho các nghiên cứu tốt nghiệp. Đến giữa năm cuối, anh được một nhân sự thuộc mục vụ sinh viên mời gọi: "Nếu bạn thực sự muốn xứng đáng cho Đấng Christ, thì bạn cần phải từ bỏ những tham vọng trần tục và bước vào sự huấn luyện dành cho chức vụ." Đây là một quyết định quan trọng đối với Bill. Nếu Bill đến với tôi trong thời điểm quyết định quan trọng này, tôi hẳn đã dùng một số khái niệm để đánh giá tình huống của anh: quá trình của số phận, tài năng, sự pha trộn các ảnh hưởng và sự khẳng định kép.1 (xem bảng giải thích thuật ngữ trang 235 - 258 để có lời giải thích về các thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong sách này.) Những thời điểm đặc biệt khi Chúa phán với mẹ của Bill và khi Ngài ban một lời liên quan đến tương lai tại cam kết lửa trại, là những sự kiện qua đó Chúa đã bắt đầu truyền đạt với người lãnh đạo có tiềm năng các ý định của Ngài để sử dụng con người đó (quá trình tôi luyện về số phận). Điều này hình thành sự chỉ dẫn có liên quan đến những thành tựu cả đời. Kinh nghiệm của mẹ Bill dường như cho thấy bàn tay của Chúa đã ở trên cuộc đời của Bill. Những lời mà vị tư vấn trong kỳ trại đã nói ra dường như cho thấy những khả năng trí tuệ đặc biệt của Bill sẽ là
  • 8. trọng tâm những gì Chúa định làm thành. Những điều đó đủ để quyết định sự nghiệp của người tín hữu được dâng cho Chúa. Dầu vậy, còn có những dấu hiệu khác nữa. Tập hợp các khả năng của Bill2 bao gồm những khả năng tự nhiên (thông minh, thích chia sẻ một cách rộng rãi với người khác), những ân tứ thuộc linh (truyền giáo, lãnh đạo, có thể là các tứ sứ đồ nữa), và những kỹ năng thụ đắc được (máy tính, khảo sát v.v...). Thông thường có một yếu tố trọng tâm3 trong tập hợp các khả năng và được những yếu tố khác tài bồithêm. Trong trường hợp của Bill, khả năng tự nhiên là yếu tố trọng tâm, và những ân tứ thuộc linh và những kỹ năng thụ đắc được hoạt động để hậu thuẫn cho yếu tố đó. Người lãnh đạo ảnh hưởng những người theo mình theo nhiều cách khác nhau. Ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng về mặt tổ chức là ba cách ảnh hưởng chủ yếu của một người lãnh đạo. Bill có tiềm năng để ảnh hưởng trực tiếp (truyền giảng cá nhân), gián tiếp (qua sự cống hiến), và về mặt tổ chức (kỹ năng quản trị, tư cách ban chấp hành). Tôi có thể chỉ ra những người nam người nữ thành công trong các vai trò thế tục và ảnh hưởng đến hướng đi của Cơ đốc giáo bởi sự cống hiến và tư cách thành viên trong những ban chấp hành của các tổ chức Cơ đốc. Bill sẽ là một người thành công rất lớn, có thể trong doanh nghiệp máy tính. Nếu tấm lòng của anh chú vào việc làm đẹp lòng Chúa, thì sự thành công ấy có thể được Ngài sử dụng rất lớn. Nhưng như một sự thận trọng, Bill sẽ tìm kiếm sự khẳng định kép, qua đó Chúa dẫn dắt, trước hết bởi việc ban sự chỉ dẫn cho một người và sau đó bằng cách khẳng định điều đó qua một người khác không quen biết tình huống này. Sau đó anh sẽ đưa hai trường hợp này lại với nhau để khẳng định một cách không sai lầm sự chỉ dẫn đó. Điều này được miêu tả ở chương 6. Jimmy ThompsonỨng Viên Hầu Việc Chúa Trẻ Tuổi Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng với học vị văn chương, Jimmy Thompson quyết định tiếp tục đi vào trường thần học. Kinh nghiệm Cơ đốc của anh suốt mười chín năm đi học là rất ít dầu đều đặn và nhất quán. Sau trường thần học, anh gia nhập nhân sự của một hội thánh lớn với tư cách một nhân sự thanh niên. Trong hai năm tiếp theo, Jim trở nên thất vọng và bối rối, thậm chí nghi ngờ các ân tứ và khả năng của mình. Chương 4 và 5, nói về sự trưởng thành trong chức vụ, cho thấy rằng Đức Chúa Trời làm việc qua những công tác trong đời sống của một Cơ đốc nhân bước vào chức vụ: nhiệm vụ đầu vào, nhiệm vụ huấn luyện, nhiệm vụ quan hệ, và nhiệm vụ phân biệt. Trước hết, Đức Chúa Trời làm việc với các nhiệm vụ đầu vào và huấn luyện, là nơi Jimmy hiện đang có mặt. Có lẽ anh cũng đã đốidiện với sự xử lý nào đó về nhiệm vụ quan hệ. Ngoài ra, Đức Chúa Trời cảm động một nhân sự vào chức vụ thông qua các công
  • 9. tác mục vụ, các nhiệm vụ được giao trong chức vụ, và những thách thức khác nhau trong chức vụ. Khuôn mẫu nền tảng chức vụ cũng đặt trọng tâm trên sự trung tín. Jimmy cần hiểu rằng Đức Chúa Trời trước hết làm việc với tâm tánh người ấy thông qua những khuôn mẫu thử nghiệm được mô tả ở chương 3. Sự ngay thẳng và trung tín là phần mở đầu dẫn đến thành công và ân ban. Dòng thời gian ở chương 2 cho thấy một cái nhìn tầm xa về điều đang xảy ra với Jimmy ở tại thời điểm này. Kiểu bỏ nửa chừng (một khả năng đối với anh) cũng thường xảy ra giữa vòng những học viên tập sự mục vụ trước khi bước vào hầu việc Chúa.4 Người cố vấn là điều giúp ích khi đưa dắt một người lãnh đạo trẻ tuổi đến chỗ trưởng thành. Việc tư vấn là một quá trình đặc biệt được mô tả ở chương 6. Tôi sẽ bảo Jimmy hãy tin cậy Chúa ban cho anh một người tư vấn. Nếu anh bền bỉ trong hai hoặc ba năm tới, học tập từ người cố vấn, và ngày càng nhận biết quá trình tôi luyện của Chúa hướng đến bốn công tác mục vụ, thì anh sẽ vượt qua giai đoạn bỏ cuộc và sẽ được Đức Chúa Trời sử dụng kết quả. Mary Thames - Người Lãnh Đạo Tổ Chức Mary Thames gia nhập Chương Trình Truyền Giáo Thiếu Nhi khi chương trình này được 20 năm thì cô khoảng 34, 35 tuổi. Cô được giao một thành phố để bắt đầu công tác thiếu nhi. Thoạt đầu, cô làm hai công việc, một việc làm bán thời gian để cấp dưỡng chính mình. Khi công tác mục vụ phát triển mạnh mẽ, cô đã có thể từ bỏ công việc bán thời gian và tập trung hoàn toàn vào công tác mục vụ. Ngay từ đầu, cô đã tỏ ra có các ân tứ về truyền giảng và dạy dỗ. Cô bắt đầu từ phạm vi nhỏ, đi sâu, và rồi bành trướng ra. Cô đã triển khai sang một khu vực lân cận, huấn luyện các nhân sự để đảm nhận công việc, và mang theo một hoặc hai người trợ giúp có khả năng nhất để bắt đầu Công Tác Truyền Giáo Cho Trẻ Em trong một khu vực lân cận khác. Khuôn mẫu này đã được lập lại nhiều lần trong thành phố đầu tiên đó. Và rồi Mary được Chúa dẫn dắt để đi đến một thành phố khác. Điều này được những người lãnh đạo tổ chức ủng hộ. Khuôn mẫu này đã được lặp lại. Mary hiện nay đang chia thì giờ của mình cho hai thành phố. Thì giờ của cô ngày càng phải dành ra để huấn luyện các nhân sự tín hữu và giải quyết các vấn đề, không phải trực tiếp trong công tác truyền giáo. Để làm câu chuyện dài trở nên ngắn, Mary bắt đầu công tác trong sáu thành phố khác nhau trong thời gian mười hai năm. Cô triển khai một chiến lược cơ bản để xâm nhập vào một vùng lân cận và một thành phố, phác thảo các tài liệu huấn luyện các nhân sự tín hữu, và chứng tỏ những phẩm chất nổi bật của tư cách lãnh đạo. Trong mỗi công tác được giao này, tổ chức đều tán thành. Tuy nhiên chúng chủ yếu đều có hình thức công tác như nhau. Công tác hầu việc Chúa đòi hỏi nơi Mary nhiều sức lực. Trên bốnmươi lăm tuổi, cô tự hỏi không biết mình có đủ năng lực để lập lại khuôn mẫu thành công ấy lần nữa không. Liệu có vai trò nào đó trong tổ chức có thể sử dụng kinh nghiệm của cô
  • 10. và những ơn tứ của cô ở mức độ trách nhiệm cao hơn không? Cô cảm thấy mình có thể được tổ chức dùng để làm điều mình đã từng làm rất tốt. Cô có một số điều muốn nói với tổ chức, nhưng giới lãnh đạo hàng đầu không muốn lắng nghe. Điều này một phần là do cái nhìn của họ người lãnh đạo phải như thế nào và ai có thể là một người lãnh đạo. Một phần cũng do cách nhìn thiển cận của họ trong việc phát triển vai trò lãnh đạo cấp trung niên.5 Có lẽ cấp trên của Mary cần cuốn sách này hơn cả cô. Họ cần học hai bài học quan trọng về phát triển tư cách lãnh đạo: Những người lãnh đạo hữu hiệu nhận biết việc chọn lọc và phát triển tư cách lãnh đạo là một chức năng ưu tiên . Những người lãnh đạo hiệu quả ngày càng nhận biết chức vụ của họ ám chỉ tầm nhìn cả đời . Mary đã hiểu được hai nguyên tắc này. Cô đã sử dụng nguyên tắc thứ nhất lập đi lập lại trong công tác chức vụ của mình. Nay cô đang đứng ở ngã tư vàbắt đầu nhận biết nhu cầu đốivới nguyên tắc thứ nhì trong chính đời sống mình. Nhưng những người lãnh đạo trong tổ chức chưa nhận ra hai bài học này. Tổ chức Truyền Giáo Cho Trẻ Em có bổn phận đốivới Mary cũng như cô có bổnphận đối với tổ chức. Các tổ chức cần ghi nhớ hai điều quan trọng này - nhu cầu cá nhân và nhu cầu chức vụ. Một sự hiểu biết về dòng thời gian của Mary và những khái niệm liên quan đến khuôn mẫu, quá trình tôi luyện, và các nguyên tắc như đã được bàn đến trong chương 2 cho thấy bề rộng của sự hiểu biết cần thiết đối với việc thực hiện các quyết định có trách nhiệm. Sự phát triển và trưởng thành của Mary trong các khả năng, cũng như tuổi tác của cô hẳn phải nhắc nhở những người lãnh đạo hàng đầu của tổ chức phác thảo một vai trò và cung ứng những cơ hội đem lại sự đồng quy cho Mary.6 Một vai trò như vậy nếu không được triển khai có khả năng cô sẽ rời bỏ tổ chức. Những người lãnh đạo đưa ra các quyết định cho người khác cần hiểu nhiều yếu tố khác nhau cho phép sự đồng quy: sự phù hợp của vai trò, các khả năng, kinh nghiệm, sự trưởng thành thuộc linh, số phận, vị trí địa lý, v.v... Họ nên xem xét các nhu cầu của cá nhân cũng như các nhu cầu của tổ chức. Quyển sách này đưa ra những tầm nhìn nhằm giúp những người lãnh đạo quyết định một cáchcó trách nhiệm liên quan đến những người như Mary, là người đã tiến triển từ khi gia nhập tổ chức. Mục sư Jeffrey McDonald - Gương Mẫu Trưởng Thành Mục sư Jeff đã có một chức vụ lâu dài và kết quả. Hàng trăm người đã bước vào mục vụ do kết quả sự đào luyện của ông. Ông đã hầu việc Chúa trong nhiều mục vụ thành côngcủa người chăn bầy và đã dạy dỗ ở tại trường thần học. Nơi nào ông đi đến, ông cũng làm gia tăng sự nhận biết về các hội truyền giáo. Ngày nay ông giữ một vị trí danh dự ở tại một chủng viện, là nơi ông vẫn đang ảnh hưởng đến con người về đời sốngtin kính.
  • 11. Phải thừa nhận rằng Mục sư Jeff không cần nhiều sự giúp đỡ. Thật vậy ông vẫn có thể đóng góp rất nhiều cho quyển sách này. Nhưng ông có một di sản phải được truyền lại. Quyển sách này đưa ra những lời định nghĩa và những tên gọi nhằm giúp ông nhận biết sự hành động của Chúa trong đời sống ông và nói rõ điều đó cho những người khác. Mục sư Jeff có thể minh họa những ý tưởng trong quyển sách này bằng kinh nghiệm trực tiếp có thể cảm thúc và thách thức nhiều người. Chương 8 có thể mời gọi Mục sư Jeff nhận biết và viết lại triết lý chức vụ của ông đã phát triển dần lên qua năm tháng. Lời tuyên bố về một triết lý mục vụ như vậy được hậu thuẫn bởi thẩm quyền thuộc linh đồng đi với một đời sống chức vụ kết quả có thể tác động đến những người lãnh đạo trẻ tuổi là những người chưa hiểu rõ chức vụ là toàn bộ những gì. Có rất ít những người lãnh đạo kinh nghiệm biết làm thế nào hoặc sử dụng thì giờ để nói rõ một triết lý mục vụ. Những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn cần những gương mẫu như vậy. Ai Là Người Cần Quyển Sách Này? Đức Chúa Trời có cách phát triển người lãnh đạo. Nếu bạn nhận biết các đường lối ấy, bạn đang đi đúng đường để đáp ứng các phương cách Ngài phát triển bạn. Nếu bạn biết rằng Chúa sẽ phát triển bạn suốt đời, bạn có khả năng nhiều nhất để đứng vững suốt cuộc đua. Nếu bạn là một người lãnh đạo có tiềm năng hoặc là một người lãnh đạo tập sự, quyển sáchnày sẽ cho bạn những hiểu biết khiến bạn kiên trì. Quyển sách này được viết cho những người lãnh đạo hoặc những người lãnh đạo có tiềm năng là người: đang suy nghĩ điều Chúa muốn làm; đang bắt đầu tìm kiếm vị trí mục vụ của mình; cần một sự kêu gọi tươi mới từ Chúa; cần hiểu cách chọn lựa và phát triển những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn; đang đứng ở ngã tư đường, đối mặt với một quyết định quan trọng; muốn biết cách Chúa phát triển những người lãnh đạo; Những người lãnh đạo, hoặc những người mới nổi lên với tư cách lãnh đạo, cần một bản đồ chỉ đường để lưu ý Chúa sẽ đưa họ đi đâu khi Ngài phát triển các ơn tứ của họ. Mỗi cuộc hành trình đều độc đáo, nhưng chiếc bản đồ giúp conngười sắp xếp điều đang xảy ra khi Chúa hành động, dự kiến tương lai, hiểu được quá khứ, và đáp ứng trước sự dẫn dắt của Chúa. Luận thuyết về sự phát triển tư cách lãnh đạo thực hiện công việc của chiếc bản đồ hữu ích, một tập hợp những ý tưởng được kết hợp mạch lạc nhằm giúp chúng ta: sắp xếp điều chúng ta thấy xảy ra trong đời sống của những người lãnh đạo, dự kiến điều có thể xảy ra trong sự phát triển tương lai, hiểu được những sự kiện trong quá khứ khi thấy những điều mới mẻ trong họ, sắp xếp đời sống mình tốt hơn.
  • 12. Chúng ta cần tầm nhìn bao quát, một bức tranh toàn cảnh, để có thể ngăn mình không vội vàng hình thành những kết luận và đưa ra những quyết định không phù hợp với sự phát triển dài hạn. Khi tôi viết thư cho Dan (chương 1), tôi đoán biết anh đang ở chỗ nào trong dòng thời gian của mình, đi từ đời sống bề trong đến các bước đầu tiên trong chức vụ. Tôi ngờ rằng một vài các sự kiện trong đời sống của anh là những sự kiện thử nghiệm, như thử nghiệm tính ngay thẳng và các công tác mục vụ. Dùng tên gọi để mô tả những sự kiện đang xảy đến với chúng ta là điều giúp ích. Các nghiên cứu đốichiếu về các loại sự kiện tương tự đã xảy ra cho người khác giúp chúng ta đoán biết phần nào. Nếu Chúa dùng những loại quá trình tôi luyện nhất định trong đời sống người khác để hoàn thành những nhiệm vụ nhất định, thì rất có khả năng Ngài cũng sẽ sử dụng chúng trong đời sống của tôi để hoàn thành cùng các loại nhiệm vụ ấy. Lý luận của tôi có thể được tuyên bố qua những lời thật đơn giản: Đức Chúa Trời phát triển một người lãnh đạo suốt đời. Sự phát triển này là một chức năng sử dụng các sự kiện và con người để ghi khắc các bài học về tư cách lãnh đạo trên người lãnh đạo (tôi luyện ), thời gian, và sự đáp ứng của người lãnh đạo. Việc tôi luyện là trọng tâm của lý luận này. Tất cả những người lãnh đạo đều có thể chỉ ra những sự kiện bước ngoặc trong đời sống họ, nơi Đức Chúa Trời dạy họ điều gì đó hết sức quan trọng . Cũng như với bất cứ lý luận nào, có một cảm nhận của việc bị tấn công tới tấp với một tài liệu quá mới như vầy. Thuật ngữ mới luôn luôn khó khăn vào lúc đầu. Tôi sẽ đặt tên cho khoảng 50 đến 100 khái niệm trong quyển sách này. Tôibiết bạn sẽ không thể nhớ tất cả những thuật ngữ này vào lúc đầu. Tôi dựa vào ba yếu tố làm giảm bớt sự căng thẳng có liên quan đến việc học các tên gọi mới: Tên gọi mô tả các khái niệm rất thực tiễn đốivới đời sống. Nhiều người trong các bạn sẽ kinh nghiệm thực tế được mô tả qua tên gọi. Điều đó sẽ giúp ích. Những tên gọi được sử dụng mô tả thực tế. Ví dụ, thử nghiệm tính ngay thẳng là sự kiểm tra hoặc thử thách tính ngay thẳng của một người. Quá trình cô lập mô tả sự phân cách. Tôi cung cấp một bảng giải thích từ vựng để tham khảo nhanh các tên gọi và các định nghĩa được sử dụng trong sách. Bạn hãy thường xuyên sử dụng bảng giải thích ấy! Tôi đã sắp xếp để giới thiệu với bạn một cách có hệ thống những ý tưởng có liên quan đến sự phát triển tư cách lãnh đạo trong sách này. Hai chương đầu cho thấy một bức tranh toàn cảnh, trước hết qua một bức thư tôi đã từng viết cho một người bạn và kế đó bằng việc xem xét quá trình phát triển theo dòng thời gian. Phát triển tư cách lãnh đạo là một quá trình cả đời người. Bạn cần một cái nhìn bao quát để hiểu điều gì đang xảy ra vào bất cứ thời điểm nào được xem xét. Dòng thời gian được giới thiệu trong chương 2 kế đó giải thích từng phần một các chương cònlại.
  • 13. Lý luận về sự phát triển lãnh đạo của tôi cũng bắt nguồn nơi các nguyên tắc của Kinh Thánh. Chương 3 nói về các bài học đầu tiên Chúa dùng để hình thành những phẩm tánh căn bản của tư cách lãnh đạo. Các quá trình này để phát triển tâm tánh sẵn sàng được nhận biết bởi những người lãnh đạo tín hữu lẫn những người lãnh đạo trọn thời gian. Tất cả đều kinh nghiệm các quá trình đó như là những điều kiện ưu tiên của Chúa dành cho tư cách lãnh đạo. Kế đó là các chương phức tạp nhất trong sách. Chương 4 và 5 phức tạp bởi vì chúng mô tả nhiều điều Đức Chúa Trời thường làm để phát triển một người lãnh đạo trong chức vụ. Bốn giai đoạn của sự phát triển chức vụ - đầu vào, huấn luyện, tương quan, và sự biện biệt - đòihỏi rất nhiều ý tưởng về việc phát triển tư cách lãnh đạo. Chương 4 bao hàm đầu vào và giai đoạn huấn luyện. Chương 5 luận đến giai đoạn tương quan và sự biện biệt. Chương 6 nói về quá trình chỉ dẫn và quá trình pha tạp. Đức Chúa Trời trước hết dạy dỗ một người lãnh đạo các bài học qua sự chỉ dẫn cá nhân. Sau đó Ngài dùng các bài học đó như một nguồn động lực để phát triển người lãnh đạo đến chỗ nhận ra sự chỉ dẫn dành cho các nhóm đang được dẫn dắt. Chương này nhấn mạnh công tác trọng tâm của vai trò lãnh đạo Cơ đốc, ảnh hưởng đến một nhóm người hướng đến các mục đíchcủa Chúa dành cho họ. Chương 7 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trưởng thành nơi người lãnh đạo. Chức vụ trưởng thành ra từ con người trưởng thành. Đức Chúa Trời làm sâu nhiệm, đôi khi gây đau đớn, tâm tánh của một người lãnh đạo để sinh ra những trái chín hơn. Chương 8 lưu ý nhu cầu dành cho sự kết hợp các bài đã được học vào triết lý mục vụ. Khung sườn ấy trở thành viên đá nền tảng cho một người lãnh đạo. Nó sẽ cung cấp sự hỗ trợ trong các quyết định của vai trò lãnh đạo tương lai. Chương 9 đưa ra ba lời mời gọi về tư cách lãnh đạo. Tôi mong bạn sẽ hưởng ứng cả ba. Tôi đã soạn thảo quyển sách này cho cả sự học hỏi chủ động lẫn sự tham khảo. Tôi hy vọng bạn sẽ thường xuyên dùng nó. Nhưng tôi biết không phải lúc nào bạn cũng nhớ nhiều lời định nghĩa mà tôi đã giới thiệu cho bạn. Bảng giải thích từ vựng là một sự trợ giúp để tham khảo nhanh. Tôi cũng đã chọn lọc. Có nhiều lý luận phát triển tư cách lãnh đạo hơn những gì tôi đã đưa vào trong sách này. Điều này được lưu ý nhiều lần qua những lời ghi chú giải thích, tôi để ở cuốisách thay vì ở mỗi trang. Mặc dầu điều này không thuận tiện cho các độc giả sẽ đọc hết quyển sách, nhưng tránh tình trạng lộn xộn nơi các trang đối với những độc giả trung bình là người thường lướt qua những điều này khi đọc lần đầu. Những lời chú thích này đưa ra các giải thích và mời gọi để khuấy động bạn học hiểu thêm và cung cấp cho bạn các nguồn phương tiện để biết thêm về lý luận phát triển tư cách lãnh đạo.
  • 14. Tư cách lãnh đạo là sự kiện kéo dài cả đời về các bài học của Chúa. Tư cách lãnh đạo của bạn là độc nhất vô nhị. Chúa sẽ đưa bạn đi qua một số "các giai đoạn lãnh đạo" trên con đường của bạn hướng đến một sự hầu việc Chúa cả đời. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ cho bạn những hiểu biết về cuộc hành trình của mình. Thư Gửi Cho Dan, Một Sinh Viên Thực Tập Dan là một sinh viên thần học, gần ba mươi tuổi. Anh biết Chúa kêu gọi mình truyền giáo cho người Trung Hoa. Trong năm thứ hai ở tại viện thần học, anh không yên với tất cả những gì việc học tập đòihỏi và muốn rời khỏi đó để đến được nơi hành động. Với điều đó trong đầu, anh đã thôi trường thần học và đến Hồng Kông để theo một khóa thực tập chín tháng.1 Mọi sự rốt lại không như anh mong đợi. Anh được yêu cầu phải thực hiện khảo sát trên sáchvở về lịch sử và văn hóa Trung Hoa, nhưng lời mô tả công việc thật mù mờ. Người giám sát anh lại hiếm khi nào có mặt .2 Dan muốn được tham gia vào chức vụ hầu việc Chúa giữa vòng những người Trung Hoa, nhưng anh lại biết rất ít ngôn ngữ Trung Hoa. Anh bắt đầu lớp học tiếng Anh với một số người Hoa. Lục địa Trung Hoa cũng cuốn hút anh. Có thể anh sẽ phải bỏ qua thời kỳ thực tập và theo đuổi những nỗ lực này. Anh cảm thấy bối rối, thậm chí thất vọng. Chính vào thời điểm này, gần được nửa chặng đường thực tập, thì tôi viết bức thư này cho anh . Dan thân mến, Thư cầu nguyện của bạn là điều hết sức được hoan nghênh. Marilyn và tôi luôn vui thích được nghe tin tức từ nơi bạn. Tôi thật sung sướng khi nghe biết về hoàn cảnh của bạn. Tôihiểu được tiềm năng lớn đốivới sự tăng trưởng bề trong. Thật tuyệt vời khi nhận biết chúng ta đang trong chương trình đào luyện của Đức Chúa Trời. Ngài luôn chuyển đổi giáo trình cho phù hợp với chúng ta. Hãy nói về sự phát triển dài hạn! Đức Chúa Trời lưu tâm đến điều đó khi Ngài chuẩn bị giáo trình cho mỗi người sao cho phù hợp với công việc Ngài trong đời sống họ. Lúc này bạn đang trải qua một khóa học cần thiết. Có lẽ bạn nghĩ mình đã đăng ký tham gia một khóa học không cần thiết - nhưng không phải vậy. Một trong những lãnh vực nghiên cứu, khảo sát và dạy dỗ của tôi là về những khuôn mẫu mới xuất hiện về tư cách lãnh đạo, về mặt lý thuyết thì được biết đến như là lý luận phát triển lãnh đạo. Điều này buộc bạn phải xem xét cả một cuộc đời với cái nhìn dài hạn. Khi bạn bước lui và xét kỹ đời sống của một conngười về mặt lịch sử, bạn sẽ thấy những điều có thể bạn đã bỏ qua. Hãy để tôi đưa ra bốn điều tôi nhìn thấy xảy đến trong tình huống của bạn. Tôi không nói những điều đó cách vỏ đoán nhưng đưa ra như những sự hiểu biết nhằm giúp bạn nhìn thấy rõ hơn công việc Đức Chúa Trời hiện đang làm trong bạn. Trước hết phải có nền tảng cần thiết để bạn hiểu được cách nói của tôi. Lý luận
  • 15. phát triển tư cách lãnh đạo bắt đầu bằng khái niệm hình thành một dòng thời gian. Nghiên cứu về dòng thời gian dành của mỗi người là điều độc đáo. Tuy nhiên khi hiểu đầy đủ các dòng thời gian, bạn để ý một số những khuôn mẫu chung bao quát. Dưới đây là một khuôn mẫu được lý tưởng hóa tổng hợp từ việc nghiên cứu nhiều khuôn mẫu riêng. Mặc dầu điều này không chính xác cụ thể đốivới bất cứ ai, nhưng nó cho thấy một khung sườn chức năng. Hãy để ý có năm giai đoạnphát triển. Giai đoạn I. Nền Tảng Tối Thượng Giai đoạn II. Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bề Trong Giai đoạn III. Sự Trưởng Thành Trong Chức Vụ Giai đoạn IV. Sự Trưởng Thành Của Đời Sống Giai đoạn V. Sự Đồng Quy Thỉnh thoảng, dầu là hiếm khi, có giai đoạn thứ sáu được gọi là "Ánh Sáng Ráng Chiều" hoặc gọi là "SựVui Thỏa." Trong đời thực, các Giai đoạn phát triển III, IV, và V thường trùng lắp nhau, dù tôi trình bày chúng ở đây theo một chuỗi khuôn mẫu thứ tự. Ở Giai đoạn I, Đức Chúa Trời hành động theo ý Ngài để đưa những vấn đề về nền tảng vào đời sốngcủa người lãnh đạo tương lai. Những cá tánh riêng, những kinh nghiệm tốt lẫn xấu, và bối cảnh thời gian sẽ được Chúa sử dụng. Các khối xây dựng có ở đó, dầu cấu trúc sẽ được xây dựng có thể chưa được thấy rõ. Các đặc điểm tâm tánh được gắn kết. Cùng những đặc điểm này trong hình thức trưởng thành sẽ được Chúa sửa đổi và sử dụng. Nhiều lúc các đặc điểm nhân cáchvề sau sẽ được thấy để liên kết với sự pha trộn ân tứ thuộc linh mà Chúa ban cho.3Một sự hồi tưởng lại trong giai đoạn đồng quy dễ thấy rõ thể nào những vấn đề nền tảng hỗ tương với vai trò lãnh đạo trưởng thành. Thông thường điều kiện bắt buộc giữa giai đoạn I và giai đoạnII là kinh nghiệm biến đổi (hoặc một cam kết đầu phục hoàn toàn) qua đó người lãnh đạo tương lai cảm động để dành cả đời có giá trị đối với Đức Chúa Trời. Trong Giai đoạn II một người lãnh đạo nổi lên thường nhận được một loại huấn luyện nào đó. Thông thường thì loại này không chính thức4 khi liên kết với chức vụ. Người lãnh đạo tương lai học hỏi bằng cách sinh hoạt trong bốicảnh của một hội thánh địa phương hoặc một tổ chức Cơ đốc. Những gương mẫu căn bản người ấy học được là những mô hình học đòi5 và sự tập sự không chính thức,6 cũng như việc cố vấn.7 Đôikhi đó là sự huấn luyện chính thức (đặc biệt nếu người ấy có ý định đi vào vị trí lãnh đạo trọn thời gian) trong một trường Kinh Thánh hoặc thần học viện.8 Đôi khi trong chương trình giáo dục này, người ấy có được kinh nghiệm mục vụ. Nhìn bề ngoài có vẻ như việc huấn luyện chức vụ là trọng tâm của giai đoạn phát triển này. Nhưng phân tích kỹ hơn cho thấy trọng tâm chính của sự phát triển của Chúa là hướng vào bên trong. Chương trình huấn luyện thật sự nằm ở tấm
  • 16. lòng người đó, là nơi Chúa đang làm một thử nghiệm nào đó về sự tăng trưởng. Sự thử nghiệm này là điều tôi cho rằng đang diễn ra với bạn ở tại Hồng Kông. Trong giai đoạn III, người lãnh đạo mới nổi lên bước vào chức vụ như mục tiêu đỉnh điểm của đời sống. Người ấy sẽ được huấn luyện kỹ hơn, một cách không chính thức thông qua các chương trình tăng trưởng tự học9 hoặc không chính quy thông qua các khóa hội thảo hướng về chức năng v.v...10 Các sinh hoạt chính của Giai Đoạn III là chức vụ. Sự đào luyện tiếp tục diễn ra một cách tình cờ nhiều hơn và thường là không có chủ ý. Chức vụ dường như mới chính là hoàn toàn quan trọng! Hầu hết mọi người lo lắng để vượt qua Giai Đoạn II và bắt đầu với điều đích thực - Giai Đoạn III, chức vụ. Đây dường như là trường hợp của bạn. Bạn đang lo lắng bước vào chức vụ với người Trung Hoa. Điều đáng ngạc nhiên, là trong các Giai Đoạn I, II và III Đức Chúa Trời chủ yếu làm việc trong người lãnh đạo (không phải qua người ấy). Mặc dầu có thể có sự kết quả trong chức vụ, công việc chính là điều Đức Chúa Trời đang làm cho người lãnh đạo và trong người lãnh đạo, chứ không phải qua người ấy. Hầu hết những người lãnh đạo mới nổi lên không nhận biết điều đó. Họ đánh giá tính hiệu quả, các hoạt động, sự kết quả v.v... Nhưng Đức Chúa Trời một cách yên lặng thường làm việc qua những cách lạ lùng, tìm cách để đưa người lãnh đạo đến chỗ thấy rằng người ta hầu việc Chúa từ những gì có trong người ấy. Đức Chúa Trời quan tâm đến con người của chúng ta. Chúng ta muốn học tập cả ngàn điều bởi vì có quá nhiều điều để học tập và làm. Nhưng Ngài sẽ dạy chúng ta một điều, có thể qua hàng ngàn cách: "Ta đang hình thành Đấng Christ trong con." Đây chính là điều sẽ ban sức mạnh cho chức vụ của bạn. Giai đoạn IV sẽ có sự nhấn mạnh này: "Bạn gây dựng từ chính con người của mình." Trong giai đoạn IV người lãnh đạo nhận ra và sử dụng các ân tứ pha trộn của người ấy cùng với quyền phép. Có sự kết quả về mặt trưởng thành. Đức Chúa Trời làm việc thông qua người lãnh đạo bằng cách sử dụng khuôn mẫu học đòi (HeDt 13:7-8). Có nghĩa là, Đức Chúa Trời sử dụng đời sống cũng như các ân tứ của người ấy để ảnh hưởng đến người khác. Đây là một giai đoạntrong đó các khả năng nổi lên cùng với các ưu tiên. Người ta nhận biết sự chỉ dẫn của Chúa dành cho chức vụ qua việc xác lập các ưu tiên của chức vụ bởi các ơn phân biệt. Trong Giai Đoạn V sự đồng quy xảy ra. Tức là, người lãnh đạo được Chúa đưa vào một vai trò phù hợp với sự pha trộn các ân tứ, kinh nghiệm, tánh khí, v.v... Vị trí địa lý là một phần quan trọng của sự đồng quy. Vai trò này không những giải phóng người lãnh đạo khỏi chức vụ không thuộc ân tứ mình, mà còn tài bồi và sử dụng điều tốt nhất người lãnh đạo ấy có để cống hiến. Không có nhiều người lãnh đạo kinh nghiệm sự đồng quy. Họ bị đề bạt vào các vai trò ngăn trở sự pha trộn ân tứ của mình. Hơn nữa rất ít người lãnh đạo hầu việc Chúa từ con người của mình. Thẩm quyền của họ thường xuất phát từ một vai trò. Trong sự đồng quy, con người
  • 17. và thẩm quyền thuộc linh hình thành sức mạnh đíchthực đặt nền tảng cho chức vụ trưởng thành. Trên con đường lâu dài và khó khăn này, Đức Chúa Trời đang chuẩn bị bạn cho sự đồng quy. Ngài đang uốn nắn bạn theo hình ảnh của Đấng Christ (RoRm8:28-29), và Ngài đang ban cho bạn sự huấn luyện và kinh nghiệm để các ân tứ của bạn được khám phá. Mục tiêu của Ngài là một người lãnh đạo đầy dẫy Thánh Linh, thông qua người ấy Đấng Christ hằng sống sẽ gây dựng, sử dụng các ân tứ thuộc linh của người lãnh đạo. Bông trái Thánh Linh là dấu hiệu của người Cơ đốc trưởng thành.11 Các ân tứ Thánh Linh là dấu hiệu của một người lãnh đạo được Chúa sử dụng. Chúa muốn sự quân bình ấy. Phương pháp của Ngài là hành động trong bạn, và sau đó qua bạn. Trong toàn bộ các giai đoạn phát triển Đức Chúa Trời xử lý một con người bằng cách đem đến những hoạt động, những con người, những nan đề - bất kỳ - trong đời sống người ấy. Chúng ta gọi đây là các quá trình tôi luyện . Mục đíchtối hậu của Đức Chúa Trời dành cho các quá trình tôi luyện này tôi đã giải thích bên trên. Khi nghiên cứu đời sống conngười, chúng ta có thể nhận biết và gọi tên một số các quá trình tôi luyện. Một trong số đó là sự thử nghiệm tính ngay thẳng.12 Thông thường điều này xảy ra trong giai đoạn Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong và phần đầu của giai đoạn chức vụ. Tôicảm biết rằng thời gian thực tập của bạn ở tại Hồng Kông là quá trình thử nghiệm tính ngay thẳng. Sự thử nghiệm tính ngay thẳng thành công dẫn đến một người lãnh đạo mạnh mẽ hơn có năng lực để hầu việc Chúa trong một phạm vi ảnh hưởng lớn rộng hơn. Thử nghiệm ngay thẳng kiểm tra tâm tánh bề trong đốivới sự nhất quán. Bạn có theo trọn cam kết không? Có thể Chúa muốn sử dụng thì giờ của bạn ở tại Hồng Kông để cho bạn thấy bạn có đang kiên trì trong mong muốn giúp đỡ cho những người Trung Hoa không. Quyết định vào lúc sôi động (hoặc yên lặng như có thể trường hợp này) là một chuyện. Nhưng phục vụ cả đời lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Có thể điều Chúa muốn phán với bạn qua kinh nghiệm này là sứ điệp của Gie Gr 12:5 "Nếu ngươi chạy thi với kẻ chạy bộ, mà còn mỏi mệt, thì làm sao thi được với ngựa? Khi trong xứ yên lặng, ngươi được an ổn, nhưng khi sông Giôđanh tràn thì ngươi sẽ làm thế nào?" Sự cô lập là một quá trình tôi luyện khác. Nhiều lần trong đời sống, người lãnh đạo có thể được biệt riêng ra. Thông thường quá trình tôi luyện này được thấy trong giai đoạn chức vụ và giai đoạn đời sống trưởng thành. Những thời điểm này có thể xảy ra do khủng hoảng, đau yếu, sự bắt bớ hoặc kỷ luật, sự lựa chọn của bản thân, hoặc do hoàn cảnh Chúa đem đến. Tại sao vậy? (Tôi biết bạn đang hỏi như vậy!) Quá trình cô lập được Chúa dùng để dạy những bài học quan trọng bề trong của tư cách lãnh đạo mà không thể học trong các áp lực và các hoạt động của chức vụ bìnhthường. Đức Chúa Trời phải có được sự chú ý của bạn trước hết. Sau đó Ngài mới dạy dỗ bạn.
  • 18. Tôi nhìn thấy Chúa đang xử lý bạn qua hình thức cô lập. Thập tự của bạn là giữa quyết định của bản thân và các tình huống Chúa đem đến. Trong những hình thức cô lập này, Chúa muốn dạy bạn một hoặc những bài học sau đây: một cái nhìn mới về chức vụ nhen lại ý thức về danh phận linh động trong sự cởi mở trước những ý tưởng mới và sự thay đổi mở rộng bằng cách cởi mở đốivới những người khác những xác quyết bên trong đến từ lời Chúa sự chỉ dẫn Phần của bạn là phải đáp ứng với quá trình cô lập này và nhận biết bài học mà Chúa dành cho bạn trong quá trình đó. Một công tác mục vụ, thường xảy ra trong Giai Đoạn II, là nhiệm vụ Chúa giao qua đó người lãnh đạo được thử nghiệm về một số các bài học căn bản. Tùy theo sự hoàn thành thành công của công tác mục vụ, người lãnh đạo thường được ban cho một công tác lớn hơn. Bạn có thể thấy quá trình tôi luyện này trong đời sống của người lãnh đạo trong Kinh Thánh là Tít. Tôi cũng đã thấy điều này trong đời sống của Watchman Nee , một người lãnh đạo Trung Hoa. Tôichỉ ra khuôn mẫu này và những gương mẫu khác trong cẩm nang tự học của mình nói về các khuôn mẫu lãnh đạo mới xuất hiện. Các công tác mục vụ có thể chính thức hoặc không chính thức. Những công tác ấy có thể trông như là nhiệm vụ ai đó giao cho bạn hoặc do chính quyết định của bản thân bạn. Nhưng sớm hay muộn, nếu một người cởi mở và nhạy bén trước sự tôi luyện của Chúa, sẽ nhận biết rằng Chúa thật sự đã giao cho mình công tác ấy. Vì vậy, trách nhiệm tối hậu là đốivới Ngài. Các công tác chức vụ giúp bạn có được kinh nghiệm, thêm sự hiểu biết, hoặc làm những công việc khiến lộ ra tâm tánh và tài năng. Nguyên tắc "ít - nhiều" được nói trong LuLc 16:10 thường vận hành luôn. Bạn có trung tín trong những việc nhỏ không? Có thể bạn không nhìn thấy tầm quan trọng của những công tác nhỏ hiện nay, nhưng bạn có trung tín trong những gì được giao cho không? Nếu có, bạn sẽ được ban cho những việc lớn hơn. Nếu bạn không trung tín, Chúa sẽ phải dạy lại bài học ấy cho bạn. Lớp học Anh văn của bạn trong gia đình người Hoa có thể lắm là một công tác mục vụ đến từ Chúa. Ngài sẽ dạy bạn những bài học về chính bạn và tình yêu (hoặc thiếu tình yêu) của bạn dành cho người Trung Hoa. Đó sẽ là việc học tập bằng kinh nghiệm trong phạm vi ảnh hưởng.13 Bạn có học tập để ảnh hưởng cho một nhóm nhỏ bởi conngười của bạn (gương mẫu của bạn về đời sống với Đấng Christ) và điều bạn dạy không? Chương trình khảo sát đòi hỏi bạn học văn hóa và lịch sử Trung Hoa cũng có thể là một công tác mục vụ. Hãy trung tín hoàn thành công tác đó. Có thể Chúa muốn cho bạn thông tin Ngài định dùng với bạn sau này. Các công tác mục vụ không phải luôn rõ ràng và dễ thấy. Nhưng chúng là những hòn đá đặt chân cho chức vụ khác. Việc của bạn là phải làm như làm cho Chúa.
  • 19. Khi bạn đang ở trong một hội thánh hoặc một tổ chức Cơ đốc và có ảnh hưởng trong chỗ đó, bạn sẽ luôn thấy điều này với những người lãnh đạo trẻ tuổi hơn mới xuất hiện. Trên thực tế, có thể bạn sẽ sử dụng cách có chủ ý điều đó để thử nghiệm và huấn luyện những người lãnh đạo tương lai. Có thể vấn đề then chốt của toàn bộ điều này là sự thuận phục. Bạn có sẵn sàng vâng phục các mục đíchĐức Chúa Trời dành cho bạn ngay lúc này không? Ai cũng có thể phục điều mình muốn. Sự thuận phục chỉ được thử nghiệm khi điều mình không muốn xảy ra. Học tập thuận phục có thể là lý do quan trọng nhất Chúa đưa bạn đến Hồng Kông. Biết ý muốn của Chúa là một điều, nhưng biết đúng thời điểm (cả điều gì và khi nào) lại là một chuyện khác. Từ những gì tôi thấy, bạn chưa sẵn sàng cho một chức vụ trọn vẹn. Đức Chúa Trời không vội vã như bạn và tôi. Ngài quan tâm đến việc uốn nắn bạn và tôi trước hết. Sự thuận phục là một bài học quan trọng của tư cách lãnh đạo. Một số gợi ý: Làm việc với sự thuận phục . Tôi vừa trở về từ một khóa hội thảo ở New Zealand. Đang khi nói chuyện về các dự án phát triển của mình, một trong những người tham dự đã cho tôi những lời của Aldrew Murray, một Cơ đốc nhân vĩ đại ở Nam Phi. 1. Ngài đã đưa tôi đến đây. Bởi ý muốn Ngài tôi ở đúng chỗ này. Trong sự thật đó tôi sẽ yên nghỉ. 2. Ngài sẽ giữ gìn tôi ở đây trong tình yêu của Ngài và ban cho tôi ân điển để cư xử với tư cách con cái Ngài. 3. Và rồi Ngài sẽ khiến hoạn nạn trở thành một phước hạnh, dạy tôi những bài học Ngài muốn tôi học. 4. Vào đúng thời điểm của Ngài, Ngài lại sẽ đem tôi ra - bằng cách nào và lúc nào Ngài biết. Vậy hãy để tôi nói: Tôi (a) ở đây bởi sự chỉ định của Chúa. (b) trong sự chăn giữ của Ngài. (c) dưới sự huấn luyện của Ngài. (d) cho thời điểm của Ngài.14 Có lúc tôi đã không hiểu chính xác lý do Ngài đưa những điều đó đến. Nhưng sau khi đọc bức thư của bạn, tôi hiểu rõ rằng những điều đó không có ý nghĩa nhiều đối với tôi như đốivới bạn. Khi tôi suy nghĩ đến điều này buổi sáng hôm nay, tôi được thúc giục (tôi tin là bởi Đức Thánh Linh) để gửi những điều này. Hãy đọc chương nói về "Thời Gian" trong Các Nguyên Tác Tăng Trưởng Thuộc Linh của Miles Stanford.15 Chương này có đôi điều dành cho bạn hiện lúc này nơi bạn đang ở. Bạn đang vội vã để bắt đầu chức vụ. Đặc biệt ghi nhận lời trích dẫn liên quan đến sự khác biệt giữa cây sồi và dây bí.16 Hãy chờ đợi Chúa . Ngài sẽ dẫn bạn vào conđường bằng thẳng đúng thời điểm của Ngài. Hãy trò chuyện với bạn của tôi là Steve Torgerson. Anh ấy là một "nhà truyền giáo Tin Lành tự do" ở tại Hồng Kông. Anh ấy đang trải qua giai đoạn cô lập vì việc học tiếng Hoa. Anh ấy đã được Chúa huấn luyện cách tuyệt vời. Thời gian tập sự
  • 20. đa dạng của anh ấy là một hình thức đào luyện không chính thức Chúa dùng để trang bị anh ấy cho chức vụ. Tuy vậy anh ấy chưa thể làm chức vụ vì rào cản ngôn ngữ. Anh ấy biết điều bạn đang trải qua. Hãy dành thời gian với anh ấy. Nuôi dưỡng tình bạn và tìm lời khuyên của anh ấy. Anh ấy sẽ là một nguồn động lực bổ íchcho bạn. Hãy đọc câu chuyện của J. O. Fraser, một người hầu việc chúa ở Trung Hoa (Behind The Rangers của bà Howard Taylor). Ông ta đã được chuẩn bị bởi sự cô lập. Tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng cho quá trình đó bây giờ. Chúa sẽ gặp gỡ bạn trong khi đọc chuyện này. Vâng, tôi chỉ định viết một bức thư ngắn nhưng nó đã biến thành gần như là một thư tín. Nếu bạn có ở đây, tôi sẽ không ngần ngại trò chuyện và chia sẻ những điều này - tại sao lại không bằng thư? Sứ đồ Phao lô đã làm điều đó. Một người cộng tác với bạn, BobbyClinton Nền Tảng Của Các Bài Học Bức Tranh Toàn Cảnh Thách thức/ Nan đề : Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuốicùng đời họ là thể nào, và học đòiđức tin họ. Đức Chúa Jesus Christ hôm qua ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. (HeDt 13:8). Ngày nay có nhiều hội thánh, nhiều tổ chức Cơ đốc, và nhiều tổ chức truyền giáo hơn bao giờ hết, tất cả đều nêu ra một nhu cầu cấp bách về vai trò lãnh đạo. Chúng ta cần những người nam người nữ có đời sống học theo những nhân vật trong Kinh Thánh đã xứng đáng với danh hiệu "người lãnh đạo." Hội thánh trên toàn cầu đang cần một nhóm môn đệ có cam kết, như những người lãnh đạo trong quá khứ, là những người có thể dẫn đường bằng cách chứng tỏ qua chính đời sống mình một đức tin xứng đáng để chúng ta học đòi. Để bắt chước đức tin của những người lãnh đạo đi trước, chúng ta hãy học tập đời sống của họ. Chúng ta cần phải gẫm lại và ghi nhớ. Những bài học mà những người lãnh đạo thuộc linh trong Kinh Thánh, là những người sống cách đây hàng ngàn năm đã học tập có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay được không? Câu trả lời cho thắc mắc này là một chữ có chắc nịch. Vì sao vậy? Bởi vì Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. Không phải tình cờ mà lời ấy nối theo sau sự khuyên giục "hãy nhớ" và "học đòi." Những bài học Ngài đã dạy dỗ trong quá khứ cũng áp dụng được cho tôi ngày nay. Đức Chúa Jesus Christ là Đấng đã ban phước cho những người lãnh đạo sống đời sống đức tin cũng chính là Đấng sẽ ban năng lực cho tôi để sống đời sống đức tin ngày nay. Ngài vừa là nguồn phương tiện vừa là lý do việc học tập của chúng ta về tư cách lãnh đạo.
  • 21. Tư cách lãnh đạo là những bài học cả đời chứ không phải là một tập hợp các khóa hàm thụ tự học có thể hiệu quả sau vài tháng hoặc vài năm. Trong nỗ lực của chúng ta để "nhớ lại cách những người ấy đã sống và đã chết," chúng ta sẽ học tập phân tích những bài học này. Qua đó, chúng ta sẽ thu thập dữ liệu và xử lý bằng cách sử dụng một công cụ, là dòng thời gian. Khi suy gẫm dữ kiện này, chúng ta sẽ thấy nhiều khuôn mẫu khác nhau nổi lên cho thấy Chúa phát triển và làm mạnh mẽ những người lãnh đạo trong quá khứ cho các vai trò lãnh đạo đặc biệt của họ bằng nhiều cách. Chúng ta có thể được ích từ cách Chúa phát triển họ và điều Chúa dạy dỗ họ. Khi áp dụng những bài học này cho đời sống mình, chúng ta sẽ học đòiđức tin của họ. Chúng ta hãy xem xét một số trường hợp mẫu được thu nhỏ về những người lãnh đạo đáng để chúng ta học đòi. Tất cả họ đều bắt chước những người lãnh đạo được Chúa hướng dẫn đi trước họ. Hãy xem xét những điểm khác biệt và giống nhau trong đời sống của họ và nhất định phải lưu ý dòng thời gian của mỗi người được trình bày. Tôi sẽ còn liên hệ lại về họ trong lời giải thích các khuôn mẫu, các quá trình tôi luyện, và các nguyên tắc của tư cách lãnh đạo. Aiden Wilson Tozer kết hợp sự rờ đụng huyền nhiệm với lòng sốt sắng của nhà tiên tri.1 Ông xuất thân từ những bắt đầu khiêm hạ của vùng nông thôn. Ông chủ yếu được tự đào luyện chứ không hề nhận được một sự huấn luyện chính thức nào. Chức vụ ban đầu của ông bao gồm một loạt những sự bắt đầu mới mẻ khi ông chuyển đổitừ một giáo phận này sang một giáo phận khác. Tozer là một con người có đời sống cô độc, vì tin vào sự phát triển của đời sống bề trong, ông sử dụng những dịp sống cô độc để học tập. Những gì học được trong các thời điểm yên tĩnh này ông trình bày trong các tác phẩm của mình, cho thấy ảnh hưởng gián tiếp của lời được viết ra. Dòng thời gian của Tozer sẽ được trình bày qua các trang sau đây. I. Các nền tảng của kỷ luật bề trong 1897 II. Sự huấn luyện trong công việc - những sự bắt đầu mới 1919 III. Vai trò lãnh đạo thành phố - bành trướng phạm vi ảnh hưởng cấp quốc gia 1928 IV. Sự suy gẫm bao quát 1959 1963 Biểu đồ 2 - 1 Dòng thời gian của A. W. Tozer Những người biết rõ Dawson Trotman gọi ông là Daws2. Ông là một conngười năng động làm mọi sự hết sức của mình. Ông đã kêu gọi hội thánh trở về với Cơ đốc giáo đíchthực bằng cách tập trung vào tư cách môn đệ hóa có cam kết.3 Phương pháp học tập thực dụng và cuộc vận động của ông nhằm chứng kiến những người khác tái hiện điều ông đã học tập, là đặc trưng đời sống ông. Sự lan rộng khắp thế giới của tổ chức The Navigators có thể trực tiếp bắt nguồn từ đời sống cầu nguyện của ông. Đời sống ông là câu chuyện về những gì Chúa làm thành với một cuộc đời sẵn sàng tin cậy và thực hành. Dưới đây là dòng thời gian của ông: I. Những nền tảng không ngừng khuấy động 1906
  • 22. II. Phát triển mô hình 1933 III. Mở rộng khải tượng - qua đời 1948 1956 Biểu đồ 2 - 2 Dòng thời gian của Dawson Trotman Watchman Nee ra đời do sự đáp lời cầu nguyện của Chúa.4 Tên của ông, Watchman, được Chúa ban cho và được tiên tri. Ông đã sống trong thời kỳ quá độ ở tại Trung Hoa, khi các luồng gió của sự thay đổivương triều đang thổi đến. Giữa sự rối động đó, ông đã tin nhận Đấng Christ. Ông thành lập các hội thánh bản xứ chịu bắt bớ dữ tợn. Công việc của ông đã được xây dựng trên các nguyên tắc và những lời xác quyết Chúa ban. Sự nhấn mạnh của ông về đời sống hiệp nhất5 và những hiểu biết của ông về thẩm quyền thuộc linh,6 cơ sở sức mạnh chính yếu của một người lãnh đạo thuộc linh,7 có thể đưa ra sự chỉ dẫn quan trọng cho những người lãnh đạo ngày nay. Tính nhất quán là đặc trưng đời sống và chức vụ của Watchman Nee. I. Những nền tảng tối thượng 1903 II. Những bài học nền tảng 1921 III. Chức vụ trực tiếp đến chức vụ gián tiếp 1927 IV. Những năm tháng trưởng thành 1941 1972 Biểu đồ 2 - 3 Dòng thời gian của Watchman Nee Cái Nhìn Tổng Quát - Các Khuôn Mẫu, Các Quá Trình Và Các Nguyên Tắc Các thuật ngữ khuôn mẫu, quá trình, và nguyên tắc là nền tảng để hiểu cách phân tích đời sống một nhân vật. Các khuôn mẫu bàn đến khung sườn tổng quát, hoặc bức tranh lớn, của một cuộc đời. Các quá trình tôi luyện luận về những phương cách và phương tiện Đức Chúa Trời sử dụng để đưa người lãnh đạo đi theo khuôn mẫu bao quát. Các nguyên tắc liên quan đến quá trình nhận biết những lẽ thật nền tảng nằm trong các quá trình tôi luyện và khuôn mẫu đem lại sự ứng dụng rộng lớn hơn cho người lãnh đạo. Khi nghiên cứu các khuôn mẫu, dòng thời gian thật hữu ích để tiến hành những quan sát dài hạn. Khi học về các quá trình, chúng ta phân tích các quá trình tôi luyện - những sự kiện Chúa cho phép xảy đến, những conngười, hoàn cảnh, sự can thiệp đặc biệt, và những bài học dành cho đời sống bề trong... có thể là phương cách của Chúa để cho thấy tiềm năng lãnh đạo. Các quá trình tôi luyện cũng phát triển tiềm năng, khẳng định vai trò lãnh đạo, và đưa người lãnh đạo mới xuất hiện tiến đến cấp chức vụ Chúa giao. Nguyên tắc khác với các khuôn mẫu lẫn các quá trình tôi luyện mà trong đó chúng nhận chân những lẽ thật nền tảng. Cách đây khá lâu trong khóa huấn luyện của tổ chức The Navigators, tôi được dạy về tầm quan trọng của việc nhận biết các nguyên tắc và áp dụng chúng vào đời sống mình. Điều này đã được củng cố qua năm tháng khi tôi gặp gỡ những người khác cũng có cùng xu hướng ấy. Một trong những người có ảnh hưởng đó là Warren Wiersbe. Ông đã từng viết một bài báo xuất sắc nhấn mạnh đến toàn bộ ý tưởng của các nguyên tắc. Trong đó ông nói:
  • 23. Điều duy nhất tôi cònnhớ trong một khóa học ở tại viện thần học là một bài thơ vụng mà vị giáo sư mỏi mệt đã đưa vào một bài thuyết trình buồn tẻ: Phương pháp thì nhiều, Nguyên tắc chỉ có một vài. Phương pháp luôn thay đổi, Nguyên tắc không bao giờ thay đổi. Xác quyết đó đã dẫn tôi vào sự khảo sát cả đời để tìm kiếm các nguyên tắc, những lẽ thật nền tảng không bao giờ thay đổi song luôn có một nguyên tắc tươi mới đằng sau đó. Tôihọc biết để đánh giá con người và chức vụ trên cơ sở các nguyên tắc thúc giục họ cũng như trên cơ sở các kết quả mà họ sản sinh ra. (Wiersbe 1980:81) Bây giờ sau khi đã giới thiệu cho bạn ba thuật ngữ này, tôi sẽ tập trung vào các khuôn mẫu. Chúng ta sẽ bàn đến các quá trình tôi luyện và các nguyên tắc khi ứng dụng vào các khuôn mẫu chi tiết hơn ở các chương sau. Dòng Thời Gian Khái Quát. Dòng thời gian là một công cụ quan trọng để phân tíchđời sống một người lãnh đạo, bởi vì nó cho thấy toàn bộ khuôn mẫu sự hành động của Chúa trong một cuộc đời. Nếu nhìn lại các trường hợp mẫu, bạn sẽ thấy rằng tôi đưa dòng thời gian vào cho từng người. Ở trang sau đây bạn sẽ thấy dòng thời gian được khái quát hóa là một sự tổng hợp về nhiều điều tôi đã nghiên cứu. Dầu khó phù hợp chính xác với bất cứ người nào, dòng thời gian cho ta một cái nhìn. Dòng thời gian là một đường thẳng nằm ngang được phân chia thành các giai đoạn phát triển.8 Giai đoạn I Các Nền Tảng Tối Thượng Giai đoạn II Sự Tăng Trưởng Của Đời Sống Bên Trong Giai đoạn III Sự Trưởng Thành Của Chức Vụ Giai đoạn IV Sự Trưởng Thành Của Đời Sống Giai đoạn V Sự Đồng Quy Giai đoạn VI Sự Vui thỏa Biểu đồ 2 - 4 Dòng Thời Gian Khái Quát. Giai đoạn phát triển là một đơn vị thời gian trong đời sống một người. Chúng ta nhận ra các đơn vị khác nhau bởi bản chất của các sự phát triển hoặc các phương tiện phát triển trong đời sống một người lãnh đạo. Những đơn vị thời gian có ý nghĩa này được gọi là "những nền tảng tối thượng," "sựtăng trưởng của đời sống bên trong," "trưởng thành chức vụ," “trưởng thành của đời sống," "sự đồng quy," và "sự vui thỏa" Các giai đoạn phát triển không tuyệt đối.9 Tuy nhiên, chúng hữu íchvì buộc người ta phân tích điều Đức Chúa Trời thực hiện trong khoảng thời gian nhất định trong đời sống của một người. Ở Giai đoạn I, Các Nền Tảng Tối Thượng, Đức Chúa Trời bởi ơn Ngài hành động qua gia đình, môi trường và các biến cố lịch sử. Điều này bắt đầu từ khi sinh ra. Có thể bạn thấy khó mà tin rằng Chúa vẫn làm việc qua gia đình hoặc môi trường sống
  • 24. của bạn, đặc biệt nếu đó không phải là những ảnh hưởng tin kính, nhưng Ngài thật sự hành động. Thật thú vị khi hiểu được cách Đức Chúa Trời quan phòng trong quá khứ - và trong hiện tại - để hành động thông qua mọi kinh nghiệm của chúng ta. Hãy nhớ rằng thông thường khó mà hiểu được tầm quan trọng của tất cả những vấn đề này mãi cho đến các giai đoạn về sau.10 Hãy xin Chúa chắp nối một số các mảnh nền tảng Chúa dành cho bạn. Khi Ngài làm vậy, bạn sẽ biết ơn sâu xa quyền phép Ngài. Trong Giai đoạn I, Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo bằng cách đặt để các nền tảng trong đời sống người ấy. Sự vận hành này thuộc quyền tể trị tối cao của Chúa. Người lãnh đạo tiềm năng ít có quyền kiểm soát trên những gì xảy ra trong giai đoạn này. Bài học chủ yếu của người ấy là học tập đáp ứng một cách tích cực và nhận được íchlợi từ những gì Chúa đặt để trong các nền tảng đó. Rất ít sự nhận vào có ý nghĩa về mặt thuộc linh trong đời sống thuộc ba trường hợp nghiên cứu mẫu của chúng ta nằm trong các giai đoạn nền tảng của họ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời bởi quyền tối cao đang điều khiển từng đời sống. Giai đoạn tiếp theo người lãnh đạo nổi lên bước vào đó là tìm cách biết Chúa cách cá nhân hơn, thân mật hơn. Đây được coilà Giai Đoạn II, Tăng Trưởng Đời Sống Bề Trong. Người lãnh đạo học biết tầm quan trọng của việc cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa. Khi lớn lên trong sự biện biệt, hiểu biết và vâng lời, người ấy bắt đầu bước vào thử nghiệm. Những thử nghiệm đầu tiên này là những kinh nghiệm quan trọng Chúa dùng để chuẩn bị người lãnh đạo cho các bước kế tiếp trong tư cách lãnh đạo. Người lãnh đạo đang tăng trưởng liên tục dự phần vào một hình thức mục vụ nào đó. Trong bốicảnh học tập bằng cách làm việc này, người ấy nhận được các bài học mới dành cho đời sống bề trong. Trong giai đoạn này, tiềm năng lãnh đạo được xác định và Chúa dùng những kinh nghiệm thử luyện để phát triển tâm tánh. Nếu đáp ứng thích đáng, tin kính, người lãnh đạo sẽ học được các bài học nền tảng Chúa muốn dạy dỗ. Nếu không chịu học, thường người ấy lại sẽ bị thử nghiệm nữa cũng trong lãnh vực ấy. Sự đáp ứng đíchđáng sẽ dẫn đến một chức vụ bành trướng và một trách nhiệm lớn hơn. Trong giai đoạn III, Trưởng Thành Chức Vu, người lãnh đạo mới xuất hiện nói về Chúa với những người khác. Người ấy bắt đầu thử nghiệm các ân tứ thuộc linh mặc dầu có thể không biết giáo lý ấy như thế nào. Người ấy có thể nhận được sự đào luyện để trở nên hiệu quả hơn. Chức vụ là trọng tâm của người lãnh đạo mới nổi lên trong giai đoạn này. Nhiều trong các bài học của người ấy sẽ là số 0 trong các mối quan hệ với người khác hoặc trong những khiếm khuyết của đời sống cá nhân. Đức Chúa Trời đang phát triển người lãnh đạo theo hai cách trong giai đoạn này. Thông qua chức vụ, người lãnh đạo có thể nhận ra các ân tứ và những kỹ năng của mình để sử dụng chúng ngày càng hiệu quả. Người ấy cũng sẽ hiểu biết đầy đủ hơn về thân thể Đấng Christ khi kinh nghiệm nhiều loại quan hệ mà hội thánh đem đến.
  • 25. Những kinh nghiệm về mối quan hệ này dạy dỗ những bài học tiêu cực lẫn tích cực. Hoạt động chức vụ hay kết quả không phải là trọng tâm của Giai Đoạn I, II và III. Đức Chúa Trời chủ yếu đang làm việc trong người lãnh đạo, chứ không phải qua người ấy.11 Nhiều người lãnh đạo mới nổi lên không nhận biết điều đó, và trở nên thất vọng. Họ cứ liên tục đánh giá tính hiệu quả và các hoạt động, trong khi Chúa yên lặng đánh giá tiềm năng lãnh đạo của họ. Ngài muốn dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta hầu việc Chúa bằng conngười của mình. Đến giai đoạn IV, Trưởng Thành Đời Sống, người lãnh đạo đã nhận ra và đang dùng những ân tứ thuộc linh của mình trong chức vụ thỏa nguyện. Người ấy đã nhận biết những ưu tiên để sử dụng tốt nhất các ân ban của mình và hiểu rằng học tập điều chớ làm cũng quan trọng như học tập điều phải làm. Trưởng thành là kết quả. Sự cô lập, khủng hoảng và xung độtmang một ý nghĩa mới. Nguyên tắc "chức vụ ra từ conngười" có tầm quan trọng mới khi tâm tánh của người lãnh đạo mềm mại và chín chắn. Trong giai đoạn này, kinh nghiệm của người lãnh đạo về Chúa được phát triển. Mối tương giao với Chúa trở thành nền tảng; là điều quan trọng hơn cả sự thành công trong chức vụ. Bởi sự thay đổinày, bản thân chức vụ ngày càng mang tính xứng hiệp và kết quả. Bí quyết của sự phát triển trong giai đoạn này là sự đáp ứng tích cực trước những kinh nghiệm Chúa đem đến. Sự đáp ứng này sẽ làm sâu nhiệm mối tương giao với Chúa, là nền tảng cho một chức vụ lâu dài và hiệu quả. Trong Sự Đồng Quy, giai đoạn V, Đức Chúa Trời đưa người lãnh đạo vào một vai trò tương xứng với sự pha trộn các ân tứ và kinh nghiệm của người ấy để chức vụ được phát triển tối đa.12 Người lãnh đạo dâng điều tốt nhất mình có để sử dụng cho Chúa và được giải phóng khỏi chức vụ mình không có ơn hoặc không thích hợp. Sự Trưởng Thành của Đời Sống và sự Trưởng Thành Của Chức vụ cùng nhau lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn này. Nhiều người lãnh đạo không kinh nghiệm sự đồng quy, do những lý do khác nhau. Đôi khi họ bị cản trở vì thiếu sự phát triển cá nhân. Lúc khác, tổ chức có thể cản trở người lãnh đạo bằng cách hạn chế người ấy trong một vị trí nào đó.13Một số lý do đến từ Chúa, như trong trường hợp của Dawson Trotman, và có lẽ khó hiểu bởi vì chúng ta không có một bức tranh đầy đủ.14 Tuy nhiên, nhìn chung, thời điểm sự đồng quy xảy đến, nếu có, tiềm năng của người lãnh đạo được phát triển tối đa. Công tác phát triển chủ yếu dành cho giai đoạn V là sự chỉ dẫn đưa người lãnh đạo vào trong vai trò và vị trí hiệu quả tối đa. Đáp ứng của người ấy trước sự hướng dẫn của Chúa phải là tin cậy, yên nghỉ, và nhìn xem khi Chúa đưa người ấy hướng vào một chức vụ bao gồm toàn bộ sự phát triển của các giai đoạn trước. Sự đồng quy tự thể hiện khi người ấy đáp ứng nhất quán đối với công việc của Chúa trong đời sống mình. Đối với một số ít người, có giai đoạn thứ VI, là giai đoạn Hửng Sáng hay Ăn
  • 26. Mừng.15 Kết quả của một đời sống hầu việc Chúa và sự tăng trưởng cuối cùng dẫn đến một giai đoạn được công nhận và ảnh hưởng gián tiếp ở các mức độ rộng lớn. Những người lãnh đạo thuộc giai đoạn Hửng sáng này đã xây dựng cả một cuộc đời trong các mối quan hệ và tiếp tục tác động ảnh hưởng trong các mối quan hệ ấy. Những người khác sẽ tìm kiếm họ bởi vì thành tích nhất quán họ để lại trong khi đi theo Chúa. Kho khôn ngoan của họ được thâu trữ qua cả cuộc đời trong vai trò lãnh đạo sẽ tiếp tục đem lại phước hạnh và ích lợi cho nhiều người. Không có công tác phát triển được nhận biết trong Giai Đoạn VI ngoài việc để cho cả cuộc đời hầu việc Chúa phản chiếu vinh hiển của Chúa và tôn cao sự thành tín của Ngài qua một cuộc đời phát triển. Nhận Biết Các Giai Đoạn Phát Triển Các giai đoạn phát triển được đặc trưng nhất quán ít nhất là theo ba cách khác nhau.16 Trước hết, hình thức khác nhau của các quá trình tôi luyện diễn ra trong các giai đoạn khác nhau. Thứ hai, mỗi giai đoạn đều kết thúc bằng một sự kiện biên cụ thể. Thứ ba, có một phạm vi ảnh hưởng khác. Đức Chúa Trời thường dùng những sự kiện Ngài đem đến, những con người và những hoàn cảnh (các quá trình tôi luyện) để phát triển một người lãnh đạo. Dầu cả cuộc đời được sử dụng để uốn nắn chúng ta, một số điều trong đời sống ràng buộc trực tiếp hơn đối với sự phát triển tư cách lãnh đạo. Tôixếp các quá trình tôi luyện này thành sáu phạm trù chung: các yếu tố nền tảng, các yếu tố về sự tăng trưởng đời sống bề trong, các yếu tố về chức vụ, các yếu tố về sự trưởng thành, các yếu tố về sự đồng quy, và các yếu tố về sự chỉ dẫn. Những vấn đề khác nhau diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong đời sống của người lãnh đạo. Các quá trình tôi luyện này có thể xảy ra, mặc dầu không đều đặn, ngoài các giai đoạn liên quan đến tâm tánh của họ. Quá trình chỉ dẫn diễn ra xuyên suốt tất cả các quá trình. Chúng thường quan trọng trong những sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn. Các giai đoạn phát triển ban đầu được đặc trưng bởi các quá trình tôi luyện được biết như là những vấn đề về sự tăng trưởng của đời sống bề trong. Đời sống của Dawson Trotman đã phản ảnh các giai đoạn này ngay sau khi ông quy đạo.17 Ông cầu nguyện xin Chúa cho ông được làm chứng ở tại nơi làm việc. Đức Chúa Trời đã thử nghiệm sự chân thật của ông bằng một loạt gồm ba thử nghiệm. Trước hết, sự quy đạo của ông có bí mật hay là ông bày tỏ điều đó bằng cách đem cuốn Tân Ước đến nơi làm việc? Dawson đã mang Kinh Thánh đến chỗ làm. Lời đồn nhanh chóng lan đi rằng Trotman đã theo đạo. Đức Chúa Trời lại thử ông một lần nữa. Ông có hiệp nhất với những Cơ đốc nhân khác không, đặc biệt là một người truyền đạo đến tại nơi chứa gỗ và giảng dạy mỗi tuần một lần? Trotman có hiệp nhất và điều này dẫn đến một thử nghiệm khác. Người truyền đạo mời Trotman làm chứng cá nhân. Dawson đồng ý và tin đồn nhanh chóng lan nhanh giữa vòng những người cùng làm việc. Lời làm chứng công khai đầu tiên của Trotman đã biến thành một
  • 27. buổi nhóm truyền giảng cho toàn bộ 200 công nhân cùng làm việc với ông. Qua những thử nghiệm cụ thể này, Đức Chúa Trời bắt đầu uốn nắn và chuẩn bị Trotman cho một chức vụ truyền giáo mở rộng. Sự đại dụng trong tương lai nằm trong những vấn đề nhỏ nhặt như vậy. Các giai đoạn phát triển giữa thường cho thấy các quá trình tôi luyện trong chức vụ. Điều này liên quan đến các bài học về chức vụ và có những hình thức khác nhau. Một số được gọi là những vấn đề về quyền năng, liên quan đến sự nhận biết và áp dụng quyền phép của Đức Chúa Trời vào chức vụ. Watchman Nee đã kinh nghiệm các quá trình tôi luyện liên quan đến quyền phép nhiều lần trong đời sống mình. Ông Nee và một nhóm những người Trung Hoa đang truyền giáo cho một ngôi làng nhỏ trên đảo. Vào tháng 1 năm 1925, những người dân chài và nông dân, đang tham gia trong cuộc tổ chức mừng năm mới, không được cởi mở lắm đối với các nhóm tin lành. Những người dân chài tin nơi vị thần có tên là Ta-Wang, là thần mà họ cho rằng đã chứng tỏ quyền phép bằng cách đem lại khí hậu tốt đẹp trong ngày lễ hội đặc biệt suốt 286 năm. Trong một sự tái hiện lại cuộc đối đầu giữa Êli và các thầy tế lễ Ba anh, đội ngũ của Nee và người dân làng đã chứng kiến một cuộc đối đầu giữa Đức Chúa Trời và Ta-Wang. Đức Chúa Trời của Nee đã hành động và một trận mưa lớn đã đến đáp lại đức tin của đội ngũ ông. Những kẻ đã bảo: "Nếu Đức Chúa Trời của ông mạnh hơn thần Ta-Wang, chúng tôi sẽ theo Ngài," đã làm chính xác điều đó. Sự kiện này là một sự đột phá trong chức vụ, không những ở tại hòn đảo ấy mà còn trên tất cả những người khác trong dây chuyền. Yếu tố nhận diện thứ nhì trong các giai đoạn phát triển là sự kiện biên. Các quá trình tôi luyện xảy ra trong một thời gian giới hạn và là công cụ đem lại sự chuyển đổi từ một giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp được gọi là các sự kiện biên. Các sự kiện biên bao gồm những yếu tố như là khủng hoảng, sự thăng tiến, một chức vụ mới, học tập một khái niệm quan trọng mới, những kinh nghiệm lạ lùng, những cuộc đốiđầu với một con người làm thay đổiđời sống, một kinh nghiệm về sự chỉ dẫn của Chúa, hoặc một sự chuyển chỗ về mặt địa lý. Bạn có thể thấy, không có tập hợp những chỉ dẫn. Các sự kiện biên thay đổitừ người này sang người khác, nhưng nói chung, các sự kiện biên là những dấu hiệu thay đổi. Chúng đánh dấu điểm kết thúc và sau đó là điểm bắt đầu của một thời điểm quan trọng trong đời sống một người lãnh đạo. Giai đoạn I của A. W. Tozer kết thúc bằng kinh nghiệm quy đạo của ông. Giai đoạn thứ II của ông kết thúc bằng việc chuyển từ các khu vực giáo phận nhỏ ở tại Virginia, Ohio, và Indiana đến một giáo phận ở tại Chicago. Đây không những là một sự chuyển đổi về mặt địa lý, mà cònlà một sự thay đổi từ một nhóm người vừa phải ở một vùng nông thôn nhỏ đến một hội chúng ở tại thành phố lớn hơn nhiều. Có ba sự kiện biên quan trọng trong chặng đường của Dawson Trotman từ giai