SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH HỌC
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC
TỨ GIÁC
HÌNH THANG
HÌNH THANG
VUÔNG
HÌNH CHỮ NHẬT
HÌNH THANG
CÂN
HÌNH BÌNH
HÀNH
HÌNH THOIHÌNH VUÔNG
3 góc vuông 4 cạnh bằng nhau
2 cạnh đối
song song
- các cạnh đối song song
- các cạnh đối bằng nhau
- 2 cạnh đối song song và bằng nhau
- các góc đối bằng nhau
- 2 đường chéo cắt nhau tại
trung điểm của mỗi đường
2 góc kề một đáy bằng nhau
2 đường chéo bằng nhau góc
vuông
2 cạnh bên
song song
1 góc
vuông
2 cạnh bên
song song
1 góc
vuông 2 đ.chéo
bằng nhau
- 2 cạnh kề bằng nhau
- 2 đường chéo vuông g
- 1 đường chéo là đườn
phân giác của một gó
1 góc
vuông
2 đ.chéo
bằng nhau
- 2 cạnh kề bằng nhau
- 2 đường chéo vuông góc
- 1 đường chéo là đường
phân giác của một góc
I. ĐƯỜNG GẤP KHÚC VÀ CHU VI CÁC HÌNH
1.Một đường gấp khúc gồm ba đoạn. Đoạn thứ nhất dài 15cm và bằng trungbình cộng
số đo độ dài của hai đoạn còn lại. Nếu khép kín đường gấp khúc đó thành một hình tam
giác thì chu vi hình tam giác đó là bao nhiêu ?
2.Một đường gấp khúc gồm năm đoạn. Hai đoạn đầu bằng nhau và mỗi đoạnso với
1
5
đường gấp khúc thì dài hơn là 3cm. Ba đoạn sau bằng nhau vàmỗi đoạn dài 7cm. Nếu
khép kín đường gấp khúc đó thành một hình có năm cạnh thì chu vi hình đó là bao
nhiêu xăng-ti-mét ?
3. Một hình gồm năm cạnh có chu vi là 30cm (độ dài các cạnh không bằng nhau). Tìm
độ dài mỗi cạnh, biết cạnh lớn nhất dài gấp đôi cạnh bé nhất và số đo mỗi cạnh theo
xăng-ti-mét là số tự nhiên.
4. Có 50 đoạn que và độ đài lần lượt mỗi đoạn là : 1cm, 2cm, 3cm, 48cm, 49cm, 50cm.
Hỏi có thể xếp nối tất cả các đoạn que đó thành :
a) Một hình vuông được không ?
b) Một hình chữ nhật được không ?
c) Một hình có 5 cạnh bằng nhau được không ?
(Khi xếp nối, không làm thay đổi hình dạng và kích thước các đoạn que)
5. Có 3 đoạn que, mỗi đoạn dài 6cm ; 4 đoạn que, mỗi đoạn dài 4cm ; 5 đoạn que, mỗi
đoạn dài 2cm ; 2 đoạn que, mỗi đoạn dài 8cm.
Hỏi có thể xếp nối tất cả các đoạn que thành một hình vuông được không ? (Khi xếp
nối, không làm thay đổi hình ùạng kích thước các đoạn que).
6. Có 20 đoạn que gồm :
4 đoạn que, mỗi đoạn dài 1cm ; 4 đoạn que, mỗi đoạn dài 2cm; 7 đoạnque, mỗi đoạn
dài 3cm ; 5 đoạn que, mỗi đoạn dài 4cm.
Hỏi phải bỏ đi đoạn que nào để có thể xếp nối 19 đoạn que còn lại thànhmột hình
vuông ? Hãy nêu ra một cách xếp nối đó. Tính độ dài cạnh hìnhvuông đã được xếp nối.
7. Cho hình bên với :
MA = MB ; NA = NC ; DM = BD ; GM = GP ;
HN = HP ; KN = KC ; BE = EP =PI = IC.
AMPN, MDEG, HIKN là các hình chữ nhật.
Em hãy xem để đi từ B đến C theo đường gấp khúc BAC hoặc BMPNC hoặc
BDEGPHIKC thì đi đường nào ngắn hơn ?
8.Cho hình vẽ, với AB = 5cm, các hình tam giác có trong hình đều là các hình tam giác
có ba cạnh bằng nhau.
Tính tổng chu vi của :
a) Tất cả các hình tam giác ở trong hình ?
b) Tất cả các hình tứ giác có cạnh bằng nhau ở trong hình.
9. Cho hình vẽ, với hình tam giác ABD có cạnh AD bằng cạnh BD, hình tam giác ACE
có cạnh AE bằng cạnh CE. O là trung điểm cạnh BC.
a) So sánh chu vi hình tam giác ADO với chu vi hình tam giác AOE.
b) Tính chu vi hình tam giác ADE, biết BC = 45cm.
c) Tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEG hơn chu vi hình tam giác ABC bao nhiêu
xăng-ti-mét, biết BC = 45cm, DE = 20cm.
10. Bạn An cắt một đoạn dây thép thành 2 phần bằng nhau. Từ một phần, bạn đó uốn
được một hình vuông và từ phần kia một hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau. Cạnh
hình nàv dài hơn cạnh hình kia là 5cm. Em hãy tìm chu vi mỗi hình uốn được.
11. Một miếng bìa hình tam giác có chu vi là 120cm. Bạn Bình cắt miếng bìa đó theo
một đường thẳng qua một đỉnh tam giác thành hai hình tam giác có tổng chu vi là
168cm. Em hãy tính độ dài đoạn vết cắt trên miếng bìa đó.
12. Một miếng bìa hình tam giác có hai cạnh bằng nhau và cạnh thứ ba cóđộ dài 15cm.
Qua đỉnh chung của hai cạnh bằng nhau bạn Mai đã cắtmiếng bìa đó theo một
đườngthẳng thành hai hình tam giác mà hiệu chu vi của chúng là 3cm. Hỏi vết cắt đã
chia cạnh thứ ba thành hai đoạn thẳng có độ dài mỗi đoạn bao nhiêu xăng-ti-mét ?
13. Cho hình vẽ. Biết chu vi hình tam giácABC là 120cm, tổng chu vi của hai hình tam
giác ABN và ACM là 180cm.
Tính chu vi hình tam giác AMN.
14. Vẽ hình tam giác ABC, gọi nó là tam giác thứ nhất. Nối các trung điểm các cạnh của
hình tam giác ABC ta được tam giác thứ hai. Nối các trung điểm các cạnh của tam giác
thứ hai ta được tam giác thứ ba. Và tiếp tục vẽ như vậy.
a) Hãy tính số hình tam giác có trong hình khi vẽ như vậy đến hình tam giác thứ 50 ?
b) Phải vẽ đến hình tam giác thứ mấy để nó có chu vi là 4cm, biết chu vi hình tam giác
ABC là 128cm.
15. Tìm chu vi của một hình tứ giác, biết tổng lần lượt ba cạnh liền nhau của hình tứ
giác đó là 38cm, 41cm, 46cm, 43cm. Độ dài cạnh lớn nhất, cạnh bé nhất của hình tứ
giác là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
II – CHU VI HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT
16. Có một miếng bìa hình vuông, cạnh 24cm. Bạn Hoà cắt miếng bìa đó dọc theo một
cạnh được hai hình chữ nhật mà chu vi hình này bằng
4
5
chu vi hình kia. Tìm độ dài
các cạnh của hai hình chữ nhật cắt được.
17. Có một miếng bìa hình vuông, cạnh 6cm. Bạn Bình cắt thành các hình vuông n.hỏ
cạnh 1cm thì vừa hết miếng bìa. Sau đó bạn Bình lại ghép tất cả các hình vuông nhỏ
thành một hình chữ nhật mới. Hỏi chu vi hình chữ nhật mới có thể là bao nhiêu xăng-ti-
mét ? Có nhận xét gì về chu vi hình chữ nhật với chu vi hình vuông ban đầu ?
18. Nếu ghép một hình chữ nhật với một hình vuông có cạnh bằng chiều dài hình chữ
nhật; ta được một hình chữ nhật mới có chu vi 26cm. Nếu ghép hình chữ nhật đó với
một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng hình chữ nhật, ta được một hình chữ nhật
mới có chu vi 22cm. Hãy tìm chu vi hình chữ nhật ban đầu.
19. Cho hình vuông ABCD. Nối trung điểm các cạnh của hình vuông ABCD ta được
hình vuông EGIH. Nối trung điểm các cạnh hình vuông EGIH ta được hình vuông
MNPQ. Hãy so sánh tổng chu vi các hình vuông với tổng chu vi các hình tam giác có
trong hình.
20. Một hình chữ nhật có chu vi gấp 3,6 lần chiều dài. Hỏi chu vi đó gấp mấy lần chiều
rộng ?
21. Một hình chữ nhật có chu vi tăng lên 1,6 lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi còn chiều
rộng không đổi. Hỏi nếu chiều dài không đổi còn chiều rộng tăng lên gấp đôi thì chu vi
tăng lên bao nhiêu lần ?
22. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi 72cm. Người ta cắt bỏ đi bốn hình vuông
bằng nhau ở bốn góc.
a) Tìm chu vi hình miếng bìa còn lại.
b) Nếu phần chiều dài còn lại của miếng bìa hơn phần chiều rộng còn lại của miếng bìa
là 12cm thì độ dài các cạnh của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu là bao nhiêu xăng-ti-
mét ?
23. Một hình chữ nhật có chu vi gấp 5 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 3m,
chiều rộng thêm 9m thì được một hình vuông. Tìm các cạnh hình chữ nhật đã cho ?
24. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu bớt chiều dài 3m, bớt
chiều rộng 2m, thì được một hình chữ nhật mới có chu vi gấp 10 lần chiều rộng.
Tính chu vi hình chữ nhật ban đầu.
25. Một hình chữ nhật và một hình vuông có chu vi bằng nhau. Có một hình tam giác
mà ba cạnh lần lượt bằng chiều dài, chiều rộng (của hình chữ nhật) và bằng cạnh hình
vuông. Em hãy tính chu vi hình chữ nhật nếu biết chu vi hình tam giác là 45cm.
26. Bạn An đem xếp 120 miếng nhựa hình vuông cạnh lcm thành một hình chữ nhật có
chu vi là 44cm. Hãy tính các cạnh của hình chữ nhật đó.
27. Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta làm
đường đi (phần tô màu đen trong hình) tạo thành bốn mảnh đất hình chữ nhật bằng
nhau ở trong vườn để trồng hoa. Tìm chu vi thửa vườn, biết tổng chu vi của bốn mảnh
đất trồng hoa là 984m và mặt đường đi rộng bằng
1
63
chiều rộng thửa vườn.
28. Ba lần chu vi một hình chữ nhật bằng tám lần chiều dài của nó. Nếu tăng chiều rộng
thêm 8m, giảm chiều dài đi 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông.
Tìm độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật đó.
29. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 100cm. cắt dọc theo một cạnh của nó, ta
được một hình vuông và một hình chữ nhật mới. Hãy tìm độ dài các cạnh của hình chữ
nhật ban đầu, biết chu vi của hình chữ nhật mới là 60cm.
30. Có một miếng bìa hình chữ nhật. Dọc theo chiều rộng, bạn Bình cắt được hai hình
vuông và còn thừa hình chữ nhật (A) nhỏ hơn mỗi hình vuông. Sau đó bạn Binh lại cắt
hình chữ nhật (A) được hai hình vuông và còn thừa một hình chữ nhật (B) nhỏ. Cuối
cùng bạn Bình cắt hình chữ nhật (B) được vừa đúng hai hình vuông, mỗi hình vuông
này có chu vi là 4cm.
Em hãy tính tổng chu vi của tất cả các hình vuông đã cắt được.
III. DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT
31. Ở trong một mảnh đất hình vuông, người ta xây một cái bể cũng hình vuông. Diện
tích phần đất còn lại là 216 2
m . Tính cạnh của mảnh đất, biết chu vi của mảnh đất gấp 5
lần chu vi cái bể ?
32. Có hai tờ giấy hình vuông mà số đo các cạnh là số tự nhiên. Đem đặt tờ giấy nhỏ
nằm trọn trong tờ giấy lớn thì diện tích phần còn lại không bị che của tờ giấy lớn là 63
2
cm . Tính cạnh mỗi tờ giấy.
33. Một hình chữ nhật có diện tích 36 2
cm . Nếu giảm chiểu dài một số nguyên xăng-ti-
mét, đồng thời tăng thêm chiều rộng cùng một số nguyên xăng-ti-mét như thế, ta được
một hình vuông. Tìm diện tích hình vuông đó.
34. Bằng các miếng nhựa hình vuông cạnh lcm, bạn An đã ghép được hai hình vuông
mà hiệu diện tích của hai hình vuông đó là 100 2
cm . Tính tổng số miếng nhựa mà bạn
An đã dùng để ghép được hai hình vuông trên.
35. Hình bên gồm hai hình vuông mà tổng chu vi hai hình đó là 340cm, độ dài đường
gấp khúc IABCDEGH là 235cm.
Tìm diện tích hình tạo bởi đường gấp khúc khép kín IABCDEGHL.
36. Một vườn trường hình chữ nhật có chu vi gấp 8 lần chiều rộng của nó. Nếu tăng
chiều rộng thêm 2m và giảm chiều dài đi 2m thì diện tích vườn trường tăng thêm
144 2
m . Tính diện tích vườn trường trước khi mở rộng.
37. Một hình chữ nhật có chu vi 200m. Nếu tăng một cạnh thêm 5m, đồng thời giảm
một cạnh đi 5m, thì ta được một hình chữ nhật mới. Biết diện tích hai hình chữ nhật cũ
và mới hơn kém nhau 175 2
m , hãy tìm cạnh hình chữ nhật ban đầu.
38. Cho một hình chữ nhật có chiều rộng 3m, người ta cắt dọc theo một cạnh của nó để
có hai hình chữ nhật mà diện tích hình lớn so với diện tích hình nhỏ thì gấp 2 lần, còn
chu vi hình lớn so với chu vi hình nhỏ thì gấp 1,5 lần. Tìm diện tích hình chữ nhật ban
đầu.
39. Cho hình vuông ABCD với các đường kẻ tạo thành 4 hình vuông bằng nhau ở bốn
góc như hình vẽ.
a) Đếm trong hình có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
b) Biết diện tích hình vuông PQRO bằng
1
2
diện tích hình vuông ABCD và giả sử tổng
diện tích tất cả các hình vuông đếm được bằng 450 2
cm , hãy tính chu vi hình vuông
ABCD.
40. a) Một hình vuông và một hình chữ nhật có chu vi bằng nhau thì hình nào có diện
tích lớn hơn ?
Em vẽ hình minh hoạ rồi giải thích.
b) Một hình vuông và một hình chữ nhật có diện tích bằng nhau thì hình nào có chu vi
lớn hơn ?
Em vẽ hình minh hoạ rồi giải thích.
41. Hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có phần chung là hình vuông AMOD. Tìm diện
tích hình vuông AMOD, biết hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có diện tích hơn kém
nhau 120 2
cm và có chu vi hơn kém nhau 20cm.
42. Dọc theo một cạnh hình chữ nhật, bạn Bình kẻ hai đường thẳng chia hình chữ nhật
đó thành 3 phần : 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng và 1
hình chữ nhật có chiều rộng bằng
1
3
chiều dài. Tính xem diện tích hình vuông có thể
bằng mấy phần diện tích hình chữ nhật đã cho ban đầu.
43. Trên một mặt bàn hình chữ nhật, người ta lát các viên gạch men hình vuông cạnh
10cm. Tất cả các viên lát ở ngoài sát mép cạnh hình chữ nhật có màu xanh, các viên
còn lại ở trong có màu trắng. Tính diện tích mặt bàn, biết rằng số viên gạch màu xanh
bằng số viên gạch màu trắng và các viên gạch men lát vừa đủ mặt bàn.
44. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi 150cm. Dọc theo chiều rộng, bạn Bình lần
lượt cắt được 5 hình vuông và còn thừa ra một hình chữ nhật nhỏ hơn hình vuông đó.
Tính chiều dài hình chữ nhật ban đầu, biết số đo cạnh của các hình theo xăng-ti-mét
đều là số tự nhiên.
45. Một băng giấy hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu cắt băng giấy này dọc theo chiều
rộng thành các hình vuông thì còn thừa một hình chữ nhật nhỏ hơn mỗi hình vuông ấy.
Biết rằng chiều rộng hình chữ nhật nhỏ này là 4cm. Em hãy tính diện tích băng giấy ban
đầu. (Số đo các cạnh là số tự nhiên).
46. Dọc theo chiều rộng hình chữ nhật (A), bạn An cắt được một số hình vuông và còn
thừa ra hình chữ nhật (B) nhỏ hơn hình vuông, sau đó lại cắt hình chữ nhật (B) được
một số hình vuông và thừa ra một hình chữ nhật (C) nhỏ hơn hình vuông, cuối cùng
chia đôi hình chữ nhật (C) được hai hình vuông.
Tổng tất cả các hình vuông cắt được (cả lớn và nhỏ) là 6 hình. Hãy vẽ tất cả các cách
chia có thể được và tính diện tích hình chữ nhật ban đầu ứng với mỗi cách chia, biết
cạnh hình vuông nhỏ nhất là 12cm.
47. Người ta muốn mở rộng một mảnh vườn hình chữ nhật để có diện tích tăng lên 3
lần. Nhưng chiều rộng chỉ có thể tăng lên gấp đôi nên phải tăng thêm cả chiều dài. Khi
đó vườn trở thành hình vuông. Hãy tính diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng, biết chu
vi mảnh vườn lúc đầu là 42cm.
48. Cho hai hình chữ nhật ABCD và ABMN có chung cạnh AB và không có phần diện
tích chung. Một hình có chiều dài gấp đôi chiều rộng hình còn lại có chiều dài gấp 3 lần
chiều rộng của nó. Tính diện tích hình chữ nhật MNDC, biết AB = 6cm (vẽ hình với mỗi
trường hợp có thể xảy ra).
49. Cho hình chữ nhật ABCD, E là điểm trên cạnh AB sao cho: AE = 2EB. Hãy xác định
vị trí điểm H trên phần kéo dài của cạnh AD sao cho hình chữ nhật AEGH có diện tích
gấp 1,5 lần diện tích hình chữ nhật ABCD.
50. Cho hình chữ nhật ABCD. E là điểm nằm trên cạnh AB. Hãy vẽ hình chữ nhật
AEGH có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật ABCD.
IV. DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC, HÌNH THANG VÀ CÁC BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN DIỆN TÍCH CÁC HÌNH ĐÓ
51. Cho hình tam giác ABC có góc A là góc vuông, AB = 30cm, AC = 45cm. M là một
điểm trên cạnh AB sao cho AM = 20cm. Từ M kẻ đường thẳng song song với cạnh BC
và cắt cạnh AC tại điểm N. Tính diện tích hình tam giác AMN.
52. Cho hình tam giác ABC có diện tích là 12 2
cm . Cạnh AB = 8cm và AC = 5cm. Kéo
dài thêm AB đến M và ẠC đến N sao cho BM = CN = 2cm. Hỏi diện tích hình tam giác
AMN là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? (Không làm thay đổi góc được tạo bởi hai cạnh
AB và AC).
53. Cho hình tam giác ABC có AB = 4cm, AC = 7,5cm. Em đã kéo dài cạnh AB thêm
1cm, hỏi sau đó phải rút ngắn cạnh AC bao nhiêu xăng-ti-mét để được một hình tam
giác mới có diên tích bằng
1
2
diện tích hình tam giác ban đầu ?
54. Có một hình tam giác ABC, An giảm cạnh AB đi
1
4
của nó, sau đó lại tăng cạnh AC
thêm
1
4
của cạnh này. Sau khi tính cẩn thận, An thấy diện tích hình tam giác mới lại
nhỏ hơn diện tích hình tam giác ban đầu là 2 2
cm . Hãy tính diện tích hình tam giác lúc
đầu chưa thay đổi các cạnh.
55. Một mảnh vườn hình tam giác diện tích 39 2
cm . Người ta muốn ngăn ra ở một góc
8 2
m để nuôi gà. Trên cạnh thứ nhất lấy 3m, còn cạnh kia bớt đi
1
3
của nó thì vừa đủ.
Hỏi cạnh thứ nhất dài bao nhiêu mét ?
56. Cho hình tam giác ABC ; M và N là trung điểm của cạnh BC và CA. Các đường
thẳng AM và BN cắt nhau tại O. Đường thẳng CO cắt AB tại P.
a) So sánh độ dài các đoạn AP và PB.
b) So sánh độ dài các đoạn AO và OM.
57. Một mảnh vườn hình tam giác ABC, có diện tích 90 2
m , cạnh AB dài 10m. trên cạnh
BC có điểm M sao cho BM = 2MC. Người ta muốn kẻ đường thẳng qua M cắt cạnh AB
tại điểm N sao cho diện tích tạm giác BMN bằng 15 2
m . Hỏi điểm N cách B bao nhiêu
mét ?
58. Cho hình tam giác ABC có cạnh AB bằng 9cm và có diện tích là 36 2
cm . Trên BC,
lấy điểm M sao cho BM = 3MC. Qua M người ta vẽ một đường thẳng cắt BA kéo dài tại
điểm K sao cho diện tích hình tam giác KBM cũng bằng 36 2
cm .
a) Tính độ dài đoạn AK.
b) AC và MK cắt nhau tại điểm O. So sánh diện tích hai hình tam giác OAK và OCM.
59. Cho hình tam giác ABC với M là trung điểm cạnh AB, N là trung điểm đoạn MB, P là
trung điểm cạnh AC, Q là trung điểm đoạn PC. Tính diện tích hình tứ giác MNQP nếu
biết diện tích hình tam giác ABC bằng 16 2
cm .
60. Cho hình tam giác ABC và một điểm O nằm trong hình tam giác, đường thẳng AO
cắt cạnh BC tại M. Đường thẳng BO cắt CA tại N. Cho biết diện tích hình tam giác AOB
là 3 2
cm , diện tích hình tam giác BOM và diện tích hình tam giác AON đều bằng 1 2
cm .
Hãy tính diện hình tích tam giác ABC.
61. Cho hình tam giác ABC và điểm O nằm trong hình tam giác. Biết rằng diện tích hình
tam giác AOB bằng 6 2
cm , diện tích hình tam giác BOC bằng 8 2
cm , diện tích hình tam
giác COA bằng 2 2
cm . Đường thẳng OA chia hình tam giác ABC thành hai phần. Tính
diện tích hai phần đó.
62. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM =
1
2
MC và trên cạnh
CA lấy điểm N sao NC =
1
3
NA. Đường thẳng MN cắt cạnh AB kéo dài tại điểm K.
a) Đường thẳng MN chia hình tam giác ABC thành hai phần. Tính diện tích các phần đó
nếu biết diện tích hình tam giác ABC bằng 36 2
cm .
b) So sánh các đoạn KA và KB.
63. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm P sao cho AP =
1
2
PB, trên cạnh AC
lấy điểm N sao cho CN =
1
2
NA và trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM =
1
2
MC. Các
đường thẳng AM và BN cắt nhau tại H. Đường thẳng CP cắt NB tại I và cắt AM tại K.
Em hãy so sánh diện tích hình tam giác HIK với tổng diện tích của ba hình tam giác
APK, BMH và CIN.
64. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy các điểm D, E sao cho AD = DE = EB,
trên cạnh AC lấy điểm M, N sao cho AM = MN = NC. Tính diện hình tam giác ABC nếu
biết diện tích hình tứ giác DEMN bằng 6 2
cm .
65. Cho hình tam giác ABC có AB = 1,5cm. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho BM =
3MC. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN = 2NC. Đường thẳng MN và đường thẳng
AB cắt nhau tại P.
a) Tính đoạn thẳng AP.
b) So sánh độ dài đoạn thẳng MP và MN.
66. Cho hình tam giác ABC và o là một điểm nằm trong hình tam giác. Đường thẳng
AO cắt cạnh BC tại điểm M, đường thẳng BO cắt cạnh AC tại N. Biết rằng AO = OM và
BO gấp 5 lần NO. Đường thẳng co cắt cạnh AB tại P. Hãy so sánh các đoạn thẳng :
a) OP và CO.
b) BM và MC.
67. Cho hình tam giác ABC có diện tích 420 2
cm . N là trung điểm cạnh CA. P là điểm
nằm trên cạnh AB sao cho AP = 3PB. Các đoạn thẳng BN và CP cắt nhau tại K. Hãy
tính diện tích hình tam giác BKC.
68. Cho hình tam giác ABC, M là điểm trên cạnh BC sao cho BM = 2MC. N là điểm trên
cạnh CA sao cho CN = 3NA ; AM cắt BN tại O. Hãy tính diện tích hình tam giác ABC
nếu biết diện tích hình tam giác AOB bằng 20 2
cm .
69. Cho hình tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC.
a) Hãy so sánh diện tích hình tam giác ADE với diện tích hình tam giác ABC.
b) M là một điểm bất kì trên BC. Đoạn thẳng AM cắt đoạn thẳng DE tại I. Hãy so sánh
AI và IM.
70. Cho hình tam giác ABC có diện tích là 72 2
cm . Hai điểm D, E lần lượt là trung điểm
các cạnh AB, AC. Trên cạnh BC ỉấy hai điểm M, N sao cho MN =
1
3
BC. Đường thẳng
DE cắt các đoạn thẳng AM, AN lần lượt tại các điểm P, Q.
Tính diện tích hình tứ giác MNQP.
71. Cho hình tam giác ABC, D là điểm nằm trên cạnh AB sao cho AD =
1
3
AB ;
E là điểm nằm trên cạnh AC sao cho AE =
1
3
AC. Một đường thẳng đi qua A cắt đoạn
thẳng DE tại I và cắt cạnh BC tại M.
a) So sánh diện tích các hình tam giác ADE và ABC.
b) So sánh các đoạn thẳng AI và AM.
72. Trên cạnh AB của hình tam giác ABC lấy hai điểm D, E sao cho AD = DE = EB.
Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho BM = MN = NC. Trên cạnh AC lấy 2 điểm p, Q
sao cho CP = PQ = QA. Tia AM cắt các đoạn thẳng DQ và EP lần lượt tại U, V. Tia AN
cắt các đoạn thẳng DQ và EP lần lượt tại X, Y.
a) So sánh độ dài các đoạn thẳng AU, UV, VM.
b) So sánh diện tích hình tứ giác UVYX với diện tích hình tam giác ABC.
73. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM =
1
2
MB, trên cạnh
AC lấy điểm N sao cho AN =
1
3
NC. Hai tia BN và CM cắt nhau tại điểm O.
a) So sánh diện tích hai hình tam giác OBC và ABC.
b) So sánh độ dài các đoạn thẳng BO và ON.
74. Cho hình tam giác ABC, trên cạnh AB lấy điểm P sao cho AP = 2PB. Trên cạnh BC
lấy điểm M sao cho MB = 2MC, trên cạnh CA lấy điểm N sao cho CN = 2NA. AM và BN
cắt nhau tại E; CP cắt AM tại G và cắt BN tại D.
So sánh diện tích các hình tam giác DEG và ABC.
75. Cho hình thang ABCD có đáy CD gấp 3 lần đáy AB. Hai đường chéo AC và BD cắt
nhau tại điểm O.
a) So sánh các đoạn thẳng OB và OD, OA và OC.
b) Tính diện tích các hình tam giác OAD và DCO, nếu biết diện tích hình thang ABCD
bằng 32 2
cm .
76. Cho hình thang ABCD có đáy CD gấp 3 lần đáy AB. Các cạnh bên AD và BC kéo
dài cắt nhau tại P.
a) So sánh các đoạn thẳng PA và PD, PB và PC.
b) Tính diện tích hình thang nếu biết rằng diện tích hình tam giác PAB bằng 4 2
cm .
77. Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. M là trung
điểm cạnh đáy AB. Đường thẳng OM cắt cạnh đáy CD tại N. So sánh đoạn CN và ND.
78. Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. Qua O có
đường thẳng cùng song song với hai đáy, cắt AD tại P, cắt BC tại Q. So sánh đoạn OP
và OQ.
79. Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. Các cạnh bên
kéo dài cắt nhau tại K. Đường thẳng KO cắt AB tại M và cắt CD tại N. So sánh các
đoạn thẳng MA và MB, các đoạn thẳng ND và NC.
80. Cho hình thang ABCD, đáy là AB và CD, M là 1 điểm bất kì trên AB, N là điểm bất
kì trên CD.
a) So sánh tổng diện tích hai hình tam giác CMD và ANB với diện tích hình thang
ABCD.
b) AN và DM cắt nhau tại E ; CM và BN cắt nhau tại G. So sánh tổng diện tích hai hình
tam giác AED và BGC với diện tích hình tứ giác MENG.
81. Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD ; M và N lần lượt là trung điểm cạnh BC và
AD ; AM cắt BN tại E, CN cắt DM tại G.
a) So sánh tổng diện tích hai hình tam giác MAD và NBC với diện tích hình thang
ABCD.
b) So sánh diện tích hình tứ giác MENG với tổng diện tích hai hình tam giác AEB và
CGD.
82. Cho hình thang ABCD đáy AB = 30cm và CD = 45cm. AC và BD cắt nhau tại O.
Cho biết diện tích hình tam giác OAB là 180 2
cm . Hãy tính diện tích hình thang.
83. Cho hình thang ABCD hai đáy AB và CD. Các cạnh bên AD và BC kéo dài cắt nhau
ở K. Cho biết diện tích hình tam giác KCD gấp 1,5 lần diện tích hình tam giác KAC.
Tính các cạnh đáy của 1hình thang đó nếu biết diện tích hình thang là 375 2
cm và chiều
cao của nó là 10cm.
84. Cho hình vuông ABCD. M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA.
Các đường thẳng AN và CQ cắt các đường thẳng BP và DM tạo thành hình tứ giác
GHIK.
a) Em hãy so sánh diện tích hình tứ giác GHIK với tổng diện tích của bốn hình tam giác
nhỏ lần lượt có một đỉnh là A, B, C, D.
b) Tính diện tích hình tứ giác GHIK nếu biết cạnh hình vuông là 20cm.
85. Cho hình chữ nhật ABCD. M và N là hai điểm nằm trên cạnh AB sao cho
MN =
1
3
AB ; P, Q là hai điểm trên cạnh CD sao cho PQ =
1
2
CD ; Hai đường thẳng MO
và NQ cắt nhau tại điểm O nằm trong hình chữ nhật.
Biết rằng diện tích hình tam giác OPQ lớn hơn diện tích hình tam giác OMN là 1,5 2
cm .
Hãy tính diện tích hình chữ nhật đã cho.
86. Cho hình chữ nhật ABCD. E và G lần lượt là trung điểm cạnh AD và BC. M, N lần
lượt là hai điểm bất kì nằm trên các cạnh AB và CD. Đoạn thẳng MN cắt đoạn thẳng
EG tại I. So sánh :
a) Diện tích mỗi hình tứ giác ABGE, EGCD với diện tích hình chữ nhật ABCD.
b) Độ dài các đoạn thẳng MI và IN.
87. Cho hình chữ nhật ABCD. E, G lần lượt là trung điểm các cạnh AD và BC. M, N là
hai điểm bất kì nằm trên hai cạnh AB và CD. MN và EG cắt nhau tại I.
a) Cho biết diện tích hình thang AMND gấp đôi diện tích hình thang MBCN, hãy so sánh
hai đoạn thẳng EI và IG.
b) Ngược lại, cho biết EI = 2IG, hãy so sánh diện tích hai hình thang AMND và MBCN.
88. Cho hình tứ giác ABCD. I là trung điểm cạnh AB. Cho biết diện tích các hình tam
giác ACD và BCD lần lượt băng 12 2
cm và 18 2
cm . Hãy tính diện tích hình tam giác ICD.
89. Cho hình tứ giác ABCD. M và N là hai điểm lần lượt nằm trên cạnh AB và CD sao
cho AM = 2MB ; CN = 2ND. AN cắt DM tại P, BN cắt CM tại Q. So sánh diện tích hình
tứ giác PMQN với tổng diện tích hai hình tam giác APD và BQC.
90. Cho hình tứ giác ABCD. Các đoạn thẳng AC, BD cắt nhau tại điểm O. Cho biết diện
tích các hình tam giác OAB, OBC và OCD lần lượt bằng 4 2
cm ; 3,5 2
cm và 5,25 2
cm .
Hãy tính diện tích hình tứ giác ABCD.
91. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích là 34 2
cm . Cạnh CB kéo dài về phía B và cạnh
DA kéo dài về phía A thì cắt nhau tại P. Biết diện tích hình tam giác PAB bằng 18cm và
diện tích hình tam giác ABC bằng 6 2
cm . Hãy tính diện tích các hình tam giác ABD và
BCD.
92. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích bằng 47 2
cm . Cạnh CB kéodài về phía B, cạnh
DA kéo dài về phía A cắt nhau tại điểm P.
Hãy tính diện tích hình tam giác PAB nếu biết rằng hình tam giác ABC và hình tam giác
BCD lần lượt có diện tích bằng 12 2
cm và 24 2
cm .
93. Cho hình tứ giác ABCD và M, N, p, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD
và DA, MP và NQ cắt nhau tại I.
Hãy so sánh các đoạn thẳng MI và IP.
94. Cho hình tứ giác ABCD, trên AB lấy điểm E sao cho AE =
1
2
EB. Trên BC lấy điểm
H sao cho BH =
1
2
HC. Trên CD lấy điểm N sao cho CN =
2
3
CD. Trên DA lấy điếm P,
sao cho DP =
2
3
DA. EN và PH cắt nhau tại điểm O.
So sánh EO và ON.
95. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích 300 2
cm biết:
AM = MN = NB ;
DP = PQ = QC.
Tính diện tích hình MNQP.
96. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích là 900 2
cm , biết :
AM = MN = NB ; BE = EG = GC ;
DP = PQ = QC ; AK = KH = HD.
Tính diện tích hình RSTO.
V. CHU VI, DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
97. Trong hình vẽ
Tổng chu vi bốn hình tròn nhỏ có bằng chu vi hình tròn lớn không? Giải thích vì sao?
98. Cho hình sau, ABCD là hình chữ nhật. Cạnh AB = 4cm.
a) So sánh diện tích hình 1 với diện tích hình 2, nếu biết diện tích hình chữ nhật bằng
nửa diện tích hình tròn tâm A, bán kính AB.
b) Tính đoạn thẳng EG.
99.Một con kiến đi từ A đến D theo đường gấp khúc ABCD, hoặc theo hai nửa đường
tròn AmEnD thì đi theo đường nào sẽ ngắn hơn ? (ABCD là hình chữ nhật).
Tính diện tích phần hình chữ nhật không bị hai nửa hình tròn che lấp, biết bán kính mỗi
đường tròn là 5cm.
100.Cho hình vuông ABCD. Diện tích hai hình tròn trong hình vẽ hơn, kém nhau mấy
lần ?
HƯỚNG DẪN, BÀI GIẢI
1.
Chu vi hình tam giác do đường gấp khúc khép kín tạo thành bằng tổng độ dài ba đoạn
thẳng của đường gấp khúc đó.
- Độ dài của hai đoạn còn lại là :
15 x 2 = 30 (cm).
- Chu vi của hình tam giác là :
30 + 15 = 45 (cm).
2.
Chu vi hình năm cạnh do đường gấp khúc khép kín tạo thành bằng tổng độ dài năm
đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Biểu thị độ dài đường gấp khúc là 5 "phần" bằng nhau thì độ dài hai đoạn đầu bằng :
2 "phần" + 6cm.
- Độ dài ba đoạn sau là :
7 x 3 = 21 (cm).
Ta có sơ đồ :
- Độ dài 3 "phần" là :
21 + 6 = 27 (cm).
Độ dài đường gấp khúc hay chu vi hình năm cạnh là :
27 : 3 x 5 = 45 (cm).
3.
Gọi độ dài các cạnh theo thứ tự từ lớn dến bé là a, b, c, d, e. Ta có các số tự nhiên :
a > b > c > d > e và a = e x 2.
Ta có sơ đồ:
Nếu cắt bớt ở 3 cạnh b, c, d, cho bằng cạnh bé nhất thì 6 lần cạnh bé nhất bé hơn 30.
Vì 5 x 6 = 30 nên cạnh bé nhất bé hơn 5 (e < 5). Nếu thêm vào ba cạnh b, c, d cho
bằng cạnh lớn nhất ta được 9 lần cạnh bé nhất. Vậy 9 lần cạnh bé nhất lớn hơn 30. Vì
3 x 9 = 27 < 30 nên cạnh bé nhất lớn hơn 3 (e > 3).
Như vậy chỉ có thể e = 4 (cm) và a = 4 x 2 = 8 (cm). Giữa 4 và 8 chỉ có 3 số tự nhiên 5,
6, 7 nên ta có b = 7cm, c = 6cm, d = 5cm.
Đáp số: 8cm, 7cm, 6cm, 5cm, 4cm. Thử lại đúng.
4.
Xếp nối theo đề bài thì số đo mỗi cạnh theo xăng-ti-mét phải là số tự nhiên, do đó chu
vi của hình vuông (nếu xếp được) phải là số chia hết cho 4, chu vi của hình chữ nhật
(nếu xếp được) phải là số chia hết cho 2 (vì chu vi bằng 2 lần tổng độ dài 2 cạnh).
Tổng độ dài của 50 đoạn que là :
1 + 2 + ... + 49 + 50 = (1 + 50) + (2 + 49) + ... + (25 + 26)
= 51 x 25
= 1275 (cm)
1275 không chia hết cho 2, không chia hết cho 4 do đó không thể xếp nối các đoạn que
thành hình vuông hoặc hình chữ nhật được.
1275 có thể phân chia thành 25 cặp tổng mỗi cặp là 51 chẳng hạn :
1275 = (1 + 50) + (2 + 49) + ... + (24 + 27) + (25 + 26)
Lấy 5 cặp nào đó ta xếp được 1 cạnh của hình có 5 cạnh bằng nhau. Do đó có thể xếp
nối các đoạn que thành hình có 5 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài
51 x 5 = 255 (cm).
5.
Tổng độ dài tất cả các đoạn que là
6 x 3 + 4 x 4 + 2 x 5 + 8 x 2 = 60 (cm).
- Nếu xếp được hình vuông thì số đo cạnh hình vuông là
60 : 4 = 15 (cm)
- Vì mỗi đoạn que có số đo theo xăng-ti-mét là một số chẵn nên dù xếp thế nào số đo
mỗi cạnh hình vuông (nếu xếp được) phải là số chẵn. Mà 15 là số lẻ. Vậy không thể
xếp nối các đoạn que thành một hình vuông được.
6.
- Tổng độ dài 20 đoạn que là :
1 x 4 + 2 x 4 + 3 x 7 + 4 x 5 = 53 (cm).
- Nếu bớt một đoạn 2cm, hoặc 3cm, hoặc 4cm thì ta còn tổng độ dài 19 que là : 51cm,
hoặc 50cm, hoặc 49cm đều là các số không chia hết cho 4, nên đoạn que bớt đi chỉ có
thể là đoạn 1cm (53 - 1 = 52, 52 chia hết cho 4).
- Chẳng hạn ta có thể xếp được hình vuông có 3 cạnh đầu mỗi cạnh gồm một đoạn
2cm, một đoạn 4cm, một đoạn 1cm và hai đoạn 3cm, còn cạnh thứ tư gồm một đoạn
2cm, một đoạn 3cm và hai đoạn 4cm. Khi đó độ dài cạnh hình vuông là
52 :4 = 13 (cm).
7.
Đường gấp khúc BAC = BA + AC
Đường gấp khúc BMPNC = BM + MP + PN + NC
1 1 1 1
AB+ AC+ AB+ AC
2 2 2 2
1 1 1 1
= ( AB+ AB)+( AC+ AC)
2 2 2 2
= AB + AC
Đường gấp khúc BDEGPHIKC bằng
BD + DE + EG + GP + PH + HI + IK + KC
1 1 1 1 1 1 1 1
= BM+ MP+ BM+ PM+ PN+ NC+ PN+ NC
2 2 2 2 2 2 2 2
1 1 1 1 1 1 1 1
=( BM+ BM)+( MP+ MP)+( PN+ PN)+( NC+ NC)
2 2 2 2 2 2 2 2
= BM + PM + PN + NC.
Vậy ba đường gấp khúc BAC, BMPNC và BDEGPHIKC dài bằng nhau.
8.
a) Tổng chu vi (CV) tất cả các hình tam giác có trong hình là :
CV(AHD) + CV(AIC) x 3 + CV(AKB) x 9
= 5 x 9 + 5 x 6 x 3 + 5 x 3 x 9
= 270 (cm).
b) Các hình tứ giác có cạnh bằng nhau ở trong hình là :
AKOB, KBOI, IKOG, HIOG, IOEG,
COGE, COED, OECB, KOCB (gồm 9 hình).
Tổng chu vi của các hình tứ giác đó là :
5 x 4 x 9 = 180 (cm)
9.
a) Chu vi hình tam giác AOD = AO + AD + DO
= AO + BD + DO (vì AD = BD)
= AO + BO (1)
Chu vi hình tam giác AOE = AO + OE + EA
= AO + OE + EC (vì AE = EC)
= AO + OC (2)
So sánh (1) và (2) với BO = OC, ta thấy chu vi hình tam giác AOD bằng chu vi hình tam
giác AOE.
b) Chu vi hình tam giác ADE = AD + DE + AE
= BD + DE + EC (vì AD = BD, AE = EC)
= CB = 45 (cm).
c) Tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEC bằng :
(AB + BD + DA) + (AE + EC + AC) = AB + AC + (BD + DA + EC + AE)
= AB + AC + BD x 2 + EC x 2
= AB + AC + (BD + EC) x 2
= AB + AC + (45 -20) x 2
= (AB + AC) + 50cm(1)
- Chu vi tam giác ABC = (AB + AC) + 45cm (2)
- So sánh (1) và (2) ta thấy tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEC hơn chu vi hình
tam giác ABC là :
50 - 45 = 5 (cm)
10.
Chu vi hình vuông bằng chu vi hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau, ta có thể biểu thị
theo hình sau :
- Chu vi hình tam giác gồm 3 cạnh hình vuông và đoạn dài 15cm (5x3 = 15). Do đó 1
cạnh hình vuông là 15 cm.
- Chu vi hình vuông bằng chu vi hình tam giác và bằng :
15 x 4 - 60 (cm)
11.
Giả sử có miếng bìa hình tam giác ABC với vết cắt là đoạn AD.
Xét tổng chu vi hai hình tam giác ABD và ADC :
(AB + BD + AD) + (AD + DC + AC)
= AB + (BD + DC) + AC + AD x 2
= (AB + BC + AC) + AD x 2
Như vậy tổng chu vi 2 hình tam giác ADC và ABD so với chu vi hình tam giác ABC thì
hơn là 2 lần đoạn AD. Vậy đoạn AD là :
(168 - 120) : 2 = 24 (cm).
12.
Miếng bìa là hình tam giác ABC có cạnh AB bằng cạnh AC ; BC = 15cm và vết cắt là
đoạn AD. Cạnh BC bị cắt thành 2 đoạn BD và DC :
Giả sử BD > DC.
Hiệu chu vi 2 hình tam giác ABD và ADC là :
(AB + BD + AD) - (AD + DC + AC) = BD - DC (vì AB = AC và AD chung).
Từ đó : BD - DC = 3 (cm) ;
BD + CD =15 (cm) ;
Do đó : BD = (3 + 15) : 2 = 9 (cm) ;
DC = 15 - 9 = 6 (cm).
13.
Tổng chu vi hai hình tam giác ABN và ACM bằng :
(AB + BN + AN) + (AC + CM + AM)
= (AB + AQ + (AN + AM) + (BN + CM)
= (AB + AC + BC) + (AN + AM + MN)
= 120cm + Chu vi hình tam giác AMN.
Từ đó 120cm + Chu vi hình tam giác AMN = 180cm
Chu vi hình tam giác AMN = 180 - 120 = 60 (cm).
14.
a) Xem hình vẽ:
b) Hình tam giác thứ nhất có chu vi là 128cm
Hình tam giác thứ hai có chu vi là 64cm
Hình tam giác thứ ba có chu vi là 32cm
Hình tam giác thứ tư có chu vi là 16cm
Hình tam giác thứ năm có chu vi là 8cm
Hình tam giác thứ sáu có chu vi là 4cm
Vậy, vẽ đến hình tam giác thứ sáu thì chu vi của nó là 4cm.
15.
Gọi hình tứ giác ABCD, theo đầu bài chẳng hạn có :
AB + BC + CD = 38 (cm)
BC+ CD + DA = 41 (cm)
CD + DA + AB = 46 (cm)
DA + AB + BC = 43 (cm)
Như vậy 3 lần tổng độ dài 4 cạnh là
38 + 41 +46 + 43 = 168 (cm).
Chu vi hình tứ giác là : 168 : 3 = 56 (cm)
Độ dài cạnh lớn nhất là : 56 - 38 = 18 (cm)
Độ dài cạnh bé nhất là : 56 - 46 = 10 (cm).
16.
Giả sử từ hình vuông ABCD (hình vẽ), bạn Hoà cắt A được hình chữ nhật AMND và
MBCN. Tổng chu vi hai hình chữ nhật này bằng:
AD + AM + MB + BC + CN + ND + MN × 2
AB CD
1 4 2 43 14 2 43
= cạnh hình vuông x 6 = 24 x 6 = 144 (cm).
Biết tổng chu vi hai hình là 144 cm, tỉ số chu vi của chúng là
4
5
. Ta có :
Chu vi hình AMND là : 144 : 9 x 4 = 64 (cm)
Cạnh AM là : (64 - 24 x 2) : 2 = 8 (cm)
Cạnh MB là: 24-8 = 16 (cm).
Vậy, hình chữ nhật AMND có chiều rộng là 8cm và chiều dài là 24cm. Hình chữ nhật
MBCN có chiều rộng 16cm và chiều dài 24cm.
17.
Số hình vuông nhỏ (cạnh 1cm) cắt được là :
6 x 6 = 36 (hình)
Ta có: 36 = 1 x 36 = 2 x 18 = 3 x 12 = 4 x 9 = 6 x 6.
Như vậy có thể xếp các hình vuông nhỏ thành một hình chữ nhật theo 4 cách :
1. Chiều rộng 1cm, chiều dài 36cm thì chu vi hình chữ nhật là :
(1 + 36) x 2 = 74 (cm).
2. Chiều rộng 2cm, chiều dài 18cm thì chu vi hình chữ nhật là :
(18 + 2) x 2 = 40 (cm).
3. Chiều rộng 3cm, chiều dài 12cm thì chu vi hình chữ nhật là :
(3 + 12) x 2 = 30 (cm).
4. Chiều rộng 4cm, chiều dài 9cm thì chu vi hình chữ nhật là :
(4 + 9) x 2 = 26 (cm).
Nhận xét : Các hình chữ nhật trên có cùng diện tích với hình vuông (gồm 36 hình vuông
nhỏ) và đều có chu vi lớn hơn chu vi hình vuông.
(Chu vi hình vuông bằng 6 x 4 = 24 (cm)).
18.
Theo đầu bài :
Chu vi hình chữ nhật AEGD là 22cm. Chu vi hình chữ nhật ABHI là 26cm.
Gọi chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đã cho D là a, b, thì :
Tổng chu vi 2 hình chữ nhật AEGD và ABHI là :
(b + a + b) x 2 + (a + b + a) x 2 = (a + b) x 6
Từ đó (a + b) x 6 = 22 + 26 = 48 (cm)
(a + b) = 48 : 6 = 8 (cm).
Hiệu chu vi hai hình chữ nhật ABHI và AEGD là :
(a + b + a) x 2 - (b + a + b) x 2 = (a - b) x 2
Từ đó (a - b) x 2 = 26 - 22 = 4 (cm)
a - b = 4 : 2 = 2 (cm).
Biết tổng và hiệu hai cạnh của a và b, ta có :
Chiều dài hình chữ nhật đã cho là :
a = (8 + 2) : 2 = 5 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là :
b = 8 - 5 = 3 (cm)
Ghi chú : Cũng có thể tính :
Chu vi AEGD = (a + b + b) x 2 = 22 (cm)
Chu vi ABHI = (a + a + b) x 2 = 26 (cm)
Hay : a + b x 2= 11
b + a x 2 = 13
Từ đó tính được a = 5, b = 3.
19.
Tổng chu vi 4 hình tam giác AIE, BEG, CGH và DHI bằng đúng tổng chu vi hai hình
vuông ABCD và EGHI.
- Tổng chu vi 4 tam giác EMN, GNP, HPQ và IMQ đúng bằng tổng chu vi hai hình
vuông EGHI và MNPQ.
- Như vậy tổng chu vi 8 hình tam giác có trong hình bằng tổng chu vi 3 hình vuông có
trong hình cộng với chu vi hình vuông EGHI. Vậy tổng chu vi các hình tam giác có trong
hình lớn hơn tổng chu vi các hình vuông có trong hình.
20.
Chu vi hình chữ nhật gấp 3,6 lần chiều dài thì nửa chu vi của nó gấp 1,8 lần chiều dài
(3,6 : 2 = 1,8).
Biểu thị chiều dài là 10 "phần" thì nửa chu vi là 18 "phần". Khi đó chiều rộng là
8 "phần" : (18 -10 = 8) và chu vi là 36 "phần" (18 x 2 = 36).
- Chu vi hình chữ nhật so với chiều rộng gấp một số lần là :
36 : 8 = 4,5 (lần).
21.
Chiều dài tăng lên gấp đôi, chiều rộng không đổi, thì chu vi hình chữ nhật đã tăng thêm
2 lần chiều dài. Nếu biểu thị chu vi hình chữ nhật ban đầu là 10 "phần" thì chu vi hình
chữ nhật mới là 16 "phần’ (do tăng thêm 1,6 lần). Do đó 2 lần chiều dài (tăng thêm) là 6
"phần" (16 - 10 = 6). Chiều dài hình chữ nhật là 3 “phần”. Khi đó chiều rộng hình chữ
nhật là :
10 : 2 - 3 = 2 (phần).
- Chiều rộng tăng lên gấp đôi, chiều dài không đổi thì chu vi hình chữ nhật đã tăng thêm
2 lần chiều rộng của nó (tức là tăng thêm : 2 x 2 = 4 "phần"). Theo trên, chu vi hình chữ
nhật mới sẽ gồm :
10 + 4 = 14 (phần).
So với chu vi hình chữ nhật ban đầu thì chu vi hình chữ nhật mới đã tăng lên.
14 : 10= 1,4 (lần).
22.
Chu vi hình miếng bìa còn lại (OPEGQHIRKMSN) bằng đúng chu vi hình chữ nhật
ABCD là 72 cm (các cạnh hình vuông ở 4 góc bằng nhau).
- Chiều dài PQ hơn chiều rộng PS là 12cm, thì chiều dài AB hơn chiều rộng AD cũng là
12cm (số bị trừ và số trừ cùng thêm một số thì hiệu không thay đổi).
Biết tổng :
AB + AD = 72 : 2 = 36 (cm).
Từ đó chiều dài hình chữ nhật đã cho là :
(36 + 12) : 2 = 24 (cm).
Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là :
36 – 24 = 12 (cm).
23.
So sánh chu vi và chiều rộng theo sơ đồ sau :
Ta thấy 2 lần chiều dài bằng 3 lần chiều rộng. Nếu xem chiều dài là 3 phần thì chiều
rộng là 2 phần.
- Số phần chiều dài hơn chiều rộng là :
3 – 2 = 1 (phần)
- So sánh chiều dài với chiều rộng theo sơ đồ sau :
Ta thấy chiều dài hơn chiều rộng là :
9-3 = 6 (m).
Suy ra 1 phần là 6m. Vậy :
Chiều dài hình chữ nhật đã cho là :
6 x 3 = 18 (m).
Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là :
6 x 2=12 (m).
24.
Chu vi hình chữ nhật ban đầu so với chiều rộng của nó gấp :
(3 + 1) x 2 = 8 lần.
Chiều rộng cũ bằng chiều rộng mới + 2m, do đó chu vi hình chữ nhật cũ bằng 8 lần
chiều rộng mới + 16m (2 x 8 = 16)
- Chu vi hình chữ nhật cũ hơn chu vi hình chữ nhật mới là :
(3 + 2) x 2 = 10 (m).
- Ta có sơ đồ (mỗi đoạn nhỏ bằng nhau là 1 lần chiều rộng mới).
Ta thấy : 2 lần chiều rộng mới thì bằng : 16 - 10 = 6 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật mới là : 6 : 2 = 3 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật cũ là : 3 + 2 = 5 (m)
Chiều dài hình chữ nhật cũ là : 5 x 3 = 15 (m)
Chu vi hình chữ nhật cũ là : (5 + 15) x 2 = 40 (m).
25.
Vì chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông nên nửa chu vi hình chữ nhật (tổng
chiều dài và chiều rộng) bằng 2 lần cạnh hình vuông.
Từ đó tổng của chiều dài, chiều rộng và cạnh hình vuông (hay chu vi hình tam giác)
bằng 3 lần cạnh hình vuông.
Vậy, cạnh hình vuông là :
45 : 3 = 15 (cm)
Chu vi hình vuông (hay chu vi hình chữ nhật) là :
15 x 4 = 60 (cm)
26.
Cách 1 :
Nhận xét : Cạnh hình chữ nhật có số đo là số tự nhiên, phân tích
120 = 1 x 120 = 2 x 60 = 3 x 40 = 4 x 30 = 5 x 24 = 6 x 20 = 8 x 15 = 10 x 12.
Tính chu vi cả 8 trường hợp hình chữ nhật có cặp cạnh là
(1, 120) ; (2, 60); (3, 40) ; (4, 30) ; (5, 24) ; (6, 20) ; (8, 15) ; (10, 12).
Ta thấy chỉ có trường hợp chiều dài 12cm, chiều rộng lOcm thì chu vi của nó là :
(12+ 10) x 2 = 44 (cm).
Cách 2 :
Nửa chu vi (hay chiều dài cộng với chiều rộng) là :
44 : 2 = 22 (cm).
Phân tích :
22 = 1 + 21 = 2 + 20 = 3 +19 = 4 + 18
= 5 + 17 = 6+16 = 7 + 15 = 8 + 14
= 9+ 13 = 10+ 12= 11 + 11.
Thử với các trường hợp chỉ có cặp 10 x 12 = 120 là thích hợp. Cạnh hình chữ nhật là
10 cm và 12cm.
(Có thể nhận xét 120 có tận cùng là 0 nên chỉ cần thử tính 2 x 20 hoặc 10 x 12 là đủ).
27.
Biểu thị
1
63
chiều rộng là 1 phần thì chiều rộng gồm 63 phần, chiều dài 63gồm:
63 x 3 = 189 (phần).
Khi đó chiều rộng mỗi hình chữ nhật bé gồm :
(63 - 3) : 2 = 30 (phần).
Chiều dài hình chữ nhật bé gồm :
(189- 3): 2 = 93 (phần).
Từ đó 984m = (30 + 93) x 2 x 4 (phần).
Suy ra 1 phần = 1m.
Chu vi thửa vườn là :
(189 + 63) x 2 = 504 (m).
28.
Chiều dài hơn chiều rộng là :
8 + 8 = 16 (m)
Theo đầu bài : 3 lần chu vi = 8 chiều dài.
Hay là : 6 chiều dài + 6 chiều rộng = 8 chiều dài. Suy ra 6 chiều rộng = 2 chiều dài.
Như vậy, 2 chiều dài bằng 6 chiều rộng hay chiều dài gấp 3 lần chiều rộng :
Chiều dài hình chữ nhật là :
16 : 2 x 3 = 24 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là :
24- 16 = 8 (m)
29.
Xét hiệu của chu vi chữ nhật ABCD với chu vi hình chữ nhật NMBC,
ta có hiệu đó là : (AM + DN)
Từ đó : AM + DN = 100 - 60 = 40 (cm);
AM x 2 = 40 (cm) ;
AM = 40 : 2 = 20 (cm).
Vậy chiều rộng hình chữ nhật ABCD là D 20 cm.
Chiều dài là :
100 : 2 - 20 = 30 (cm)
30.
Cạnh hình vuông số 1gấp 5 lần cạnh hình vuông số 3, nên chu vi của nó gấp 5 lần chu
vi hình vuông số 3. Chu vi hình vuông số 1 là :
4 x 5 = 20 (cm).
- Cạnh hình vuông số 2 gấp đôi cạnh hình vuông số 3 nên chu vi của nó gấp đôi chu vi
hình vuông số 3.
Chu vi hình vuông số 2 là :
4x2 = 8 (cm).
Tổng chu vi của tất cả 6 hình vuông là :
(4 + 8 + 20) x 2 = 64 (cm).
31.
Ta có thể xem là bể đặt chính giữa mảnh đất (hoặc ở một góc) cũng được.
- Chu vi mảnh đất gấp 5 lần chu vi cái bể nên cạnh mảnh đất gấp 5 lần cạnh bể (Hình
vẽ).
- Diện tích mảnh đất so với diện tíc thì gấp
5 x 5 = 25 (lần).
Diện tích phần đất còn lại so với c cái bể thì gấp
25 - 1 = 24 (lần).
Diện tích cái bể là :
216 : 24 = 9 ( 2
m )
Cạnh của bể là 3m vì :
3x3 = 9 ( 2
m )
Cạnh của mảnh đất là :
3x5= 15 (m).
32.
Có thể xem tờ giấy nhỏ đặt ở góc như hình vẽ bên dưới. Hình vuông nhỏ là ABCD.
Hình vuông lớn là AEGH.
Phần hình vuông lớn không bị che lấp gồm 2 hình chữ nhật DIGH và CIEB có 1 cạnh
bằng nhau (bằng hiệu 2 cạnh của 2 hình vuông), cạnh còn lại lần lượt bằng cạnh của 2
hình vuông.
Nếu ta ghép hình chữ nhật CIEB vào vị trí GIMN thì được 1 hình chữ nhật chiều dài
bằng tổng 2 cạnh của 2 hình vuông còn chiều rộng bằng hiệu 2 cạnh của 2 hình vuông.
Hình chữ nhật này có diện tích bằng 63 2
cm mà các cạnh có số đo là số tự nhiên, nên
kích thước của hình chữ nhật chỉ có thể là 1cm và 63cm, 7cm và 9cm, 3cm và 21cm
(63 = 1 x 63 = 7 x 9 = 3 x 21 cm).
- Trường hợp thứ nhất, cạnh hình vuông lớn là :
(1 + 63): 2 = 32 (cm).
Cạnh hình vuông nhỏ là :
32 - 1 = 31 (cm).
- Trường hợp thứ hai thì cạnh hình vuông lớn là :
(7 + 9) : 2 = 8 (cm).
Cạnh hình vuông nhỏ là :
9-8 = 1 (cm).
- Trường hợp thứ ba thì cạnh hình vuông lớn là :
(1 + 21) : 2 = 11 (cm).
Cạnh hình vuông nhỏ là :
21 - 12 = 9 (cm).
33.
Xem hình dưới đây.
Hình chữ nhật ban đầu là ABCD, chiều dài AB bớt đi đoạn BE bằng một số nguyên
xăng-ti-mét. Chiều rộng AD tăng thêm một đoạn DH cũng bằng một số nguyên xăng-ti-
mét như thế, ta được hình vuông AEGH.
Đặt cạnh hình vuông AE = AH = a, đoạn EB = DH = b thì a > b, và chiều dài hình chữ
nhật là tổng (a + b) ; chiều rộng hình chữ nhật là hiệu (a - b).
Cạnh hình vuông phải là số tự nhiên. Thật vậy, nếu là số thập phân (phần thập phân
khác 0) thì sau khi cộng và trừ một số nguyên xăng-ti-mét ta được hai cạnh của hình
chữ nhật là 2 số thập phân (có phần thập phân khác 0 và giống nhau). Như vậy thì diện
tích hình chữ nhật không thể là số tự 2 nhiên (36 2
cm ).
Thêm nữa, tổng và hiệu 2 số tự nhiên phải cùng là số chẵn hoặc cùng là số lẻ.
Vì 36 = 1 x 36 = 2 x 18 = 3 x 12 = 4 x 9.
Với các nhận xét trên, thì cạnh của hình chữ nhật chỉ có thể là 2cm và 18cm.
Tức là : a + b = 18, a - b = 2.
Cạnh hình vuông là :
(18 + 2) : 2 = 10 (cm).
Diện tích hình vuông là :
10 x 10 - 100 ( 2
cm ).
34.
Gợi ý : Giải như bài 32 nhưng cần chú ý rằng các cạnh của hình chữ nhật diện tích 100
2
cm là tổng và hiệu các cạnh của 2 hình vuông nên phải cùng chẵn, hoặc cùng lẻ.
Vì : 100 = 1 x 100 = 2 x 50 = 4 x 25 = 5 x 20.
Theo nhận xét trên chỉ có trường hợp 2 x 50 là thích hợp.
Đáp số: 1252 miếng.
35.
Độ dài đường gấp khúc IABCDEGH gồm 3 cạnh hình vuông lớn IAGH bớt đi đoạn BE
(là 1 cạnh hình vuông nhỏ) rồi cộng thêm 3 cạnh hình vuông nhỏ. Như vậy 3 cạnh hình
vuông lớn và 2 cạnh hình vuông nhỏ bằng 235cm. (1)
Vì tổng chu vi 2 hình vuông là 340cm nên 2 cạnh hình vuông lớn và 2 cạnh hình vuông
nhỏ là :
340 : 2 = 170 (cm) (2)
Từ (1) và (2) so sánh ta thấy 1 cạnh của hình vuông lớn bằng :
235 - 170 = 65 (cm).
Hai cạnh hình vuông nhỏ bằng :
170 - 65 x 2 = 40 (cm).
Cạnh hình vuông nhỏ bằng :
40 : 2 = 20 (cm).
Diện tích hình tạo bởi đường gấp khúc khép kín IABCDEGHI là tổng diện tích 2 hình
vuông nên bằng :
65 x 65 + 20 x 20 = 4625 ( 2
cm ).
36.
Nửa chu vi so với chiều rộng thì gấp :
8:2 = 4 (lần).
Nửa chu vi là một chiều dài và một chiều rộng nên chiều dài so với chiều rộng thì gấp :
4 – 1=3 (lần)
Giảm chiều dài AB một đoạn BE = 2m thì diện tích vườn giảm đi phần 1S .
Tăng chiều rộng AD thêm một đoạn DH = 2m thì diện tích vườn tăng thêm phần 2S .
Như vậy ta có 2S lớn hơn 1S là 144 2
m .
Kéo dài các cạnh BC và HG cho gặp nhau tại K thì ta có hình vuông ICKG có cạnh
bằng 2m, nên có diện tích
3S = 2 x 2 = 4 ( 2
m ).
Như vậy tổng 2S và 3S lớn hơn 1S là :
144 + 4 = 148 ( 2
m ).
Nhưng tổng 2S và 3S so với 1S thì gấp 3 lần (vì là 2 hình chữ nhật có chiều rộng bằng
nhau (2m) và chiều dài HK gấp3lần chiều dài BC).
Diện tích 1S là :
148 : (3 - 1) = 74 ( 2
m ).
Chiều dài BC tức chiều rộng ban đầu của vườn là :
74 : 2 = 37 (m).
Chiều dài ban đầu của vườn là :
37 x 3 = 111 (m).
Diện tích trước khi mở rộng là :
111 x 37 = 4107 ( 2
m ).
37.
Tăng một chiều 5m, giảm chiều kia cùng 5m thì chu vi của hình không đổi, tức là chu vi
mỗi hình chữ nhật (cũ hoặc mới) đều bằng 200m.
Ta phải xét 2 trường hợp :
+ Tăng chiều rộng, giảm chiều dài D thì AEGH là hình ban đầu.
+ Tăng chiều dài, giảm chiều rộng thì ABCD là hình ban đầu.
Tương tự bài 36, ta có diện tích
3S = 5 x 5 = 25 ( 2
m ).
Diện tích 2S lớn hơn diện tích 1S là 175 2
m .
Diện tích 2S cộng thêm 3S lớn hơn diện tích 1S là
175 + 25 = 200 ( 2
m ).
Diện tích 2S cộng thêm 3S bằng 5 x chiều dài AB.
Diện tích 1S bằng 5 x chiều rộng BC của hình chữ nhật ABCD.
Suy ra chiều dài AB lớn hơn chiều rộng BC là :
200 : 5 = 40 (m).
Nửa chu vi hình chữ nhật là AB + BC thì bằng :
200 : 2 = 100 (m).
Chiều dài AB là :
(100 + 40): 2 = 70 (m).
Chiều rộng BC là :
70 - 40 = 30 (m).
Nếu hình chữ nhật ban đầu là ABCD.thì cạnh của nó là : 70m và 30m.
Nếu hình chữ nhật ban đầu là AEGH thì cạnh của nó là :
70 - 5 = 65 (m) và 30 + 5 = 35 (m)
38.
Nếu cắt dọc theo chiều dài (đường cắt là EG) thì 2 hình chữ nhật cắt ra có chiều dài
bằng nhau và bằng AB. Vì diện tích hình lớn gấp 2 lần diện tích hình nhỏ nên chiều
rộng hình lớn bằng 2 lần chiều rộng hình nhỏ (hình vẽ).
Chiều rộng hình nhỏ là :
3 : (2 + 1) = 1 (m).
Chu vi hình lớn là 2 lần AB cộng thêm 1 x 2 x 2 = 4 (m).
Chu vi hình nhỏ là 2 lần AB cộng thêm 1x2 = 2 (m).
1,5 lần chu vi hình nhỏ là :
2 x 1,5 = 3 (lần) AB cộng thêm 2 x 1,5 = 3 (m)
Nếu chu vi hình lớn bằng 1,5 lần chu vi hình nhỏ thì theo sơ đồ :
1 lần AB bằng 4 – 3=1 (m)
Điều này vô lí vì AB là chiều dài hình chữ nhật.
Vậy không thể cắt dọc theo chiều dài AB.
Nếu cắt theo chiều rộng BC thì cả hai hình cắt ra có một chiều là 3m, chiều thứ hai của
hình lớn là AE bằng 2 lần BE (hình bên dưới).
Chu vi hình lớn là 4 lần BE cộng thêm
3x2 = 6(m).
1,5 lần chu vi hình nhỏ là ba lần BE cộng thêm 9m.
(1,5 x 2 = 3 (lần), 1,5 x 6 = 9 (m)).
So sánh ta có :
1 lần BE bằng 9-6 = 3 (m).
Vậy hình nhỏ là hình vuông có diện tích là :
3x 3 = 9 ( 2
m ).
Diện tích hình chữ nhật ban đầu là :
9 x (2 + 1) = 27 ( 2
m ).
39.
a) Các hình vuông có trong hình là :
1 3 7 9 5 1 2 4 5S ; S ; S ; S ; S ; (S +S +S +S )
2 3 5 6(S +S +S +S )
4 5 7 8(S +S +S +S )
5 6 8 9(S +S +S +S )
1 2 9(S +S +...+S ).
Vậy tất cả 10 hình vuông.
b) 2
1 2 3 4 6 7 8 9 5(S +S +S +S +S +S +S +S )×3+S ×6=450 (cm ) (1)
Theo đầu bài ta có :
1 2 3 4 6 7 8 9 5 ABCD
1
(S +S +S +S +S +S +S +S )=S = S
2
Thay vào (1) :
2
5 5S ×3+S ×6=450 (cm )
Diện tích 5S bằng :
450 : (3 + 6) = 50 ( 2
cm ).
Diện tích hình vuông lớn ABCD là :
50 + 50= 100 ( 2
cm )
Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh hình vuông ABCD là lOcm.
Chu vi hình vuông ABCD là :
10 x 4 = 40 (cm).
40.
a)
Giả sử trên hình vẽ hình vuông AEGH và hình chữ nhật ABCD có cùng chu vi :
(AE + EB) + BC + (CO + OD) + AD = AE + (EO + OG) + GH + (HD + AD)
Vì AE = DO = HG, AD = EO = BC nên
EB + CO = OG + HD
EB x 2 = DH x 2
EB = DH
Vì AH > DA nên DO > CB (AH = DO, DA = CB).
Hai hình chữ nhật DOGH và EBCO có 1 cạnh bằng nhau (EB = DH) mà cạnh còn
lại DO lớn hơn CB nên SDOGH > SEBOC-
Suy ra : Diện tích hình vuông AEGH lớn hơn diện tích hình chữ nhật ABCD (cùng cộng
thêm diện tích phần chung AEOD).
b)
Giả sử trên hình vẽ trên, hình vuông AEGH và hình chữ nhật ABCD có cùng diện tích :
1 2 1 3S +S =S +S
Suy ra : 2 3S =S và 2 4 3.S +S >S
Hai hình chữ nhật EBKG và DIGH có cạnh EG = HG, mà EBKG DIGHS >S nên cạnh còn lại
EB > DH. Do đó chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình vuông AEGH.
41.
AMOD là hình vuông nên chiều rộng của 2 hình chữ nhật ABCD và AMNP bằng nhau
Hiệu giữa hai nửa chu vi là :
20 : 2 = 10 (cm)
Hiệu này chính là hiệu giữa hai chiều dài.
Nếu đặt chập hình bé lên hình lớn để cho phần chung là toàn bộ hình bé thì phần diện
tích hơn kém nhau là diện tích một hình chữ nhật có một chiều bằng 10cm.
Chiều thứ hai cũng là cạnh hình vuông thì bằng :
120: 10= 12 (cm)
Vậy diện tích hình vuông AMOD là :
12 x 12 = 144 ( 2
cm ).
42.
Hình chữ nhật của Bình có thể là một trong bốn dạng hình vẽ trên đây.
- Trường hợp 1
Cạnh hình vuông A là 1 phần thì chiều dài hình chữ nhật ban đầu là 6 phần.
Vì cùng chiều rộng nên diện tích hình vuông bằng
1
6
diện tích hình chữnhật ban đầu.
- Trường hợp 2
Cạnh hình vuông A là 2 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 9 phần.
Diện tích hình vuông bằng
2
9
diện tích hình chữ nhật ban đầu.
- Trường hợp 3
Cạnh hình vuông là 3 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 10 phần. Diện tích hình
vuông bằng
3
10
diện tích hình chữ nhật ban đầu.
- Trường hợp 4
Cạnh hình vuông là 6 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 11 phần. Diện tích hình
vuông bằng
6
11
diện tích hình chữ nhật ban đầu.
43.
AB là chiều dài hình chữ nhật. Ta xếp 4 viên gạch xanh ở 4 góc (đánh số 1) lên các
viên gạch trắng đánh số 2 (ở 4 góc của phần lát gạch trắng).
Tiếp theo, ta xếp các viên gạch xanh nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 4 lên các viên
gạch trắng nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 5, các viên gạch xanh nằm ở hai hình chữ
nhật đánh số 6 lên các viên gạch trắng nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 7.
Như vậy, thì có 8 viên gạch xanh đánh số 3 chưa được xếp, các viên gạch trắng nằm ở
hình chữ nhật đánh số 8 thì còn trống.
Vì 2 loại gạch có số viên bằng nhau, nên hình chữ nhật đánh số 8 phải xếp vừa đúng 8
viên gạch xanh còn lại. Thế thì hình số 8 gồm 1 hoặc 2 hàng gạch (hàng ngang) vì AB
là chiều dài.
- Nếu là 1 hàng thì hàng này có 8 viên, suy ra chiều dài hình chữ nhật gồm
8 + 4 = 12 (viên gạch), chiều rộng thì bằng 1+4 = 5 (viên gạch).
Số viên gạch tất cả là :
12 x 5 = 60 (viên)
Diện tích hình chữ nhật là
(10 x 10) x 60 = 6000 ( 2
cm )
- Nếu là 2 hàng thì mỗi hàng có : 8 : 2 = 4 (viên).
Chiều dài hình chữ nhật gồm : 4 + 4 = 8 (viên).
Chiều rộng hình chữ nhật có : 2 + 4 = 6 (viên).
Số viên gạch có tất cả là : 8 x 6 = 48 (viên).
Diện tích hình chữ nhật là :
(10 x 10) x 48 = 4800 ( 2
cm ).
44.
Theo đầu bài, chiều dài miếng bìa bị cắt thành 5 phần. Mỗi phần bằng chiều rộng, còn
dư một phần nhỏ hơn chiều rộng. Đặt chiều rộng là a, phần dư là b, như vậy, nửa chu
vi là :
a + a x 5+ b = a x 6 + b. (Với a và b là số tự nhiên, b < a).
Ta có phép chia : Số bịchia là nửa chu vi, số chia là a, thương là 6 và số dư là b.
Nửa chu vi là :
150 : 2 = 75 (cm).
Ta có : 75 = a x 6 + b.
Ta thử thấy : 75 = 12 x 6 + 3 (3 < 12)
và : 75 = 11 x 6 + 9 (9 < 11) là thích hợp.
- Nếu chiều rộng là 12 cm thì chiều dài bằng :
75 - 12 = 63 (cm).
- Nếu chiều rộng là 11 cm thì chiều dài là :
75 - 11 = 64 (cm).
45.
Nửa chu vi hình chữ nhật là :
72 : 2 = 36 (cm).
Cũng như bài trên, nửa chu vi được chia thành một số phần, mỗi phần bằng chiều rộng
và có số dư là 4 nhỏ hơn chiều rộng. Ta có phép chia.
36 = (chiều rộng) x (số phần) + 4
Trong đó chiều rộng lớn hơn 4, số phần bé nhất là 2 (và ít nhất là 1 hình vuông).
Suy ra : (chiều rộng) x (số phần) = 36 - 4 = 32 (cm)
Do nhận xét trên ta có 2 trường hợp sau là thích hợp :
8 x 4 = 32
Và 16 x 2 = 32
- Nếu chiều rộng là 8cm thì diện tích băng giấy là :
8 x (36 - 8) = 224 ( 2
cm )
- Nếu chiều rộng là 16cm thì diện tích là :
16 x (36- 16) = 320 ( 2
cm ).
46.
Số hình vuông nhỏ nhất là 2 hình, nên số hình vuông của 2 loại kia có thể là 1
và 3 ; 2 và 2 hoặc 3 và 1. Ta có 3 cách chia :
Cạnh của hình vuông nhỏ nhất là 12cm thì cạnh của hình vuông lớn hơn liền sau nó là :
12 x 2 = 24 (cm).
- Theo cách a) Cạnh hình vuông lớn nhất là :
12 + 24 = 36 (cm).
Diện tích hình chữ nhât ban đầu là
12 x 12 x 2 + 24 x 24 + 36 x 36 x 3 = 4752 ( 2
cm ).
- Theo cách b) cạnh hình vuông lớnnhất là :
12 + 24 x 2 = 60 (cm).
Diện tích hình chữ nhật ban đầu là :
12 x 12 x 2 + 24 x 24 x 2 + 60 x 60 x 2 = 8640 ( 2
cm ).
- Theo cách c) cạnh hình vuông lớn nhất là :
12 + 24 x 3 = 84 (cm).
Diện tích hình chữ nhật ban đầu là:
12 x 12 x 2 + 24 x 24 x 3 + 84 x 84 = 9072 ( 2
cm ).
47.
Tăng chiều rộng 2 lần thì diện tích vườn mới tăng được 2 lần. Để diện tích tăng được 3
lần thì chiều dài phải tăng lên :
3:2= 1,5 lần
Khi đó vườn trở thành hình vuông ta có sơ đồ :
Theo đó chiều dài là 4 phần, thì chiều rộng là 3 phần và chu vi là :
(4 + 3) x 2 = 14 (phần).
Chiều rộng vườn cũ là :
42 : 14 x 3 = 9 (m).
Chiều dài vườn cũ là :
42 : 14x4= 12 (m).
Diện tích của vườn cũ là :
9 x 12 = 108 ( 2
m )
Diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là :
108 x 3 = 324 ( 2
m ).
48.
Vì không có phần diện tích chung, nên CD và MN ở khác phía đối với AB. Do đó diện
tích MNDC là tổng diện tích 2 hình chữ nhật ABCD và ABMN :
Mặt khác, cạnh AB có thể là chiều dài của cả 2 hình, hoặc là chiều rộng của cả 2 hình,
hoặc là chiều dài hình này nhưng là chiều rộng của hình kia. Ta có trường hợp sau với
giả thiết ABCD có chiều dài gấp đôi chiều rộng. MNPQ có chiều dài gấp 3 chiều rộng.
(Nếu xét cả trường hợp ngược lại thì diện tích MNDC cũng như vậy, thực chất chỉ là
thay đổi tên gọi các điểm).
Cạnh AD trong trường hợp (1) và (3) thì bằng :
6:2 = 3 (cm).
Trong trường hợp (2) và (4) thì bằng :
6x2=12 (cm).
Cạnh AN trong trường hợp (1) và (4) thì bằng :
6:3 = 2 (cm).
Trong trường hợp (2) và (3) thì bằng :
6x3 = 18 (cm).
MNDCS trong trường hợp (1) :
6 x (3 + 2) = 30 ( 2
cm ).
Trong trường hợp 2 :
6 x (12 + 18) = 180 ( 2
cm ).
Trong trường hợp 3 :
6 x (3 + 18) = 126 ( 2
cm )
Trong trường hợp 4 :
6 x (12 + 2) = 84 ( 2
cm ).
49.
AE = 2EB thì
2
AE= AB
3
. Suy ra
AEKD ABCD
2
S = S
3
Để có hình chữ nhật AEMN có diện tích bằng ABCDS , ta kéo dài cạnh AD tới N sao cho
3
AN= AD
2
(tức là AD = 2DN).
Để có hình chữ nhật AEGH có diện tích gấp 1,5 lần AEMNS ta kéo dài AN đến H sao cho
AH = 1,5 AN (tức là AN = 2NH).
50.
Từ E vẽ đường thẳng vuông góc với AB, A đường thẳng này cắt cạnh DC tại điểm O.
- Vẽ đường thẳng đi qua AO, cắt phần kéo dài của cạnh BC tại điểm K.
- Từ K vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng BC cắt đường thẳng EO tại G, cắt
đường thẳng AD tại H.
Ta chứng tỏ AEGH ABCDS =S như sau:
Hai tam giác có cạnh đáy bằng nhau, chiều cao bằng nhau thì diện tích bằng nhau, nên
ta có :
ABK AHK AEO ADO OCK OGKS = S ; S = S ; S = S
Trong hình vẽ ta có :
ABK AEO OCK EBCOS - S - S = S ;
AHK ADO OGK DHGOS - S - S = S ;
Từ đó : EBCO DHGOS = S ;
Mỗi hình chữ nhật này ghép với hình chữ nhật AEOD ta được các hình chữ nhật ABCD
và AEGH ; AEGH là hình chữ nhật phải tìm.
51.
ABCS = 30 x 45 : 2 = 675
2
(cm ) ;
MB = AB - AM = 30 - 20 = 10 (cm)
CMBS = 10 x 45 : 2 = 225
2
(cm ) .
Nhưng CMB CNBS =S vì hai hình tam giác CMB và CNB có chung đáy BC và chiều cao hạ
từ M và từ N đến BC bằng chiều cao hình thang MNCB.
NAB CAB CNBS = S - S = 675 - 225 = 450
2
(cm ) .
Chiều cao NA của hình tam giác NAB là :
450 x 2 : 30 = 30 (cm).
Diện tích hình tam giác AMN là :
20 x 30 : 2 = 300
2
(cm ) .
52.
Cách 1 :
Chiều cao CH bằng :
12 x 2 : 8 = 3 (cm).
ACMS = (8 + 2) x 3 : 2 = 15
2
(cm ) .
Chiều cao MK bằng :
15 x 2 : 5 = 6 (cm).
AMNS = (5 + 2) x 6 : 2 = 21
2
(cm ) .
So sánh 2 hình tam giác CAM và CAB ta thấy :
Chiều cao chung là CH, các đáy
AB = 8 (cm)
AM = 8 + 2 = 10 (cm).
Suy ra :
CAMS = 3 x 10 : 2 = 15
2
(cm ) .
So sánh 2 hình tam giác MAC và MAN ta thấy :
Chiều cao MK chung, các đáy AC = 5cm, AN = 5 + 2 = 7 (cm).
Suy ra MACS là 5 phần thì MANS là 7 phần.
Vậy MANS = 15 : 5 x 7 = 21
2
(cm ) .
53.
AB = 4cm
AD = 4 + 1 = 5 (cm)
Nếu ABCS là 4 phần, thì ADCS là 5 phần (vì chiều cao hạ từ C chung)
Khi đó ADES bằng 2 phần (vì ADE ABC
1
S
2
S  ), suy ra
ADE ADC
2
S = S
5
Hai hình tam giác ADC và ADE có cùng đường cao hạ từ D đến AC nên đáy
AE =
2
5
AC.
AE = 7,5 : 5 x 2 = 3 (cm)
EC = 7,5 - 3 = 4,5 (cm)
Vậy, cần thu ngắn cạnh AC đi 4,5cm.
54.
AB bằng 4 phần thì AD bằng :
4 – 1 = 3 (phần)
Hai hình tam giác ABC và ADC có chung chiều cao hạ từ C nên
ABC ADC ADC
4 16
S = S = S .
3 12
- AC bằng 4 phần thì AE bằng :
4 + 1 = 5 (phần)
Hai hình tam giác ADE và ADC có chung chiều cao hạ từ D nên
ADE ADC ADC
5 15
S = S = S
4 12
Nếu biểu thị ADCS là 12 phần thì ABCS = 16 phần.
ADES = 15 phần
- Khi đó hiệu diện tích hai hình tam giác ABC và ADE là
16 – 15 = 1 (phần)
Một phần là 2
2
cm nên diện tích hình tam giác ABC là :
2 X 16 = 32 (
2
cm ).
55.
AC là 3 phần thì AE bằng
3 – 1 = 2 (phần).
Suy ra ADES là 2 phâng, do đó ACDS là 3 phần (vì chung đường cao hạ từ D tới AC)
ACDS = 8 : 2 x 3 = 12 (
2
m ).
Đường cao hạ từ C tới AB là :
12 x 2 : 3 = 8 (m).
Cạnh AB là :
30 x 2 : 8 = 7,5 (m).
56.
Vì chung đường cao hạ từ A tới BC, các đáy BM = MC, nên
ABM AMC ABC
1
S = S = S
2
Tương tự, BAN BNC ABC
1
S - S = S
2
ACM BCNS = S vì cùng bằng ABC
1
S .
2
Cùng bỏ đi phần diện tích chung CMON ta được :
AON BOMS = S .
Mặt khác :
OMB OMC BOC
AON NOC AOC
1
S = S S
2
1
S = S = S
2

(vì là hai hình tam giác có chung chiều cao và cạnh đáy bằng nhau).
Từ đó AOC BOCS = S . Hai hình tam giác AOC và BOC có chung đáy OC nên các đường
cao hạ từ A và từ B tới đường thẳng OC phải bằng nhau : AH = BK
a) Hai hình tam giác OAP và OPB có đáy chung OP và các đường cao AH và BK bằng
nhau, nên diện tích bằng nhau.
OAP OPBS = S . Coi AP và PB là đáy, thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ
O tới AB, vậy các đáy phải bằng nhau : AP = PB.
b) Ta có
AOC BOC OMCS = S =S 2
mà hai hình tam giác AOC và OMC có đường cao chung (hạ từ C tới AM)
nên AO = 2OM.
57.
Nếu đoạn BM là 2 phần thì BC bằng :
2 + 1 = 3 (phần).
Hai hình tam giác ABM và ABC có đường cao chung (hạ từ A tới BC) nên ABCS là 3
phần thì ABMS bằng 2 phần.
ABMS = 90 : 3 x 2 = 60 (
2
m ) SABM so vói SBMN gấp
60 : 15 = 4 (lần)
Hai hình tam giác ABM và BNM có đường cao chung (hạ từ M tới AB) nên đáy AB so
với đáy BN cũng gấp 4 lần.
Vậy BN = AB : 4 = 10 : 4 = 2,5 (m).
58.
Đoạn thẳng BM là 3 phần thì cạnh BC bằng :
3 + 1 = 4 (phần)
Hai hình tam giác ABC và ABM có chung chiều cao hạ từ A tới BC nên ABCS là 4 phần,
thì ABMS bằng 3 phần.
KBMS cũng bằng 4 phần.
Suy ra ABM BMK
3
S = S
4
a) Hai hình tam giác KBM và ABM có chung đường cao hạ từ M tới BK
nên đáy
3
AB = BK.
4
Nếu chia BK làm 4 phần thì đoạn AK = BK - BA
AK = 4 - 3 = 1 (phần) ;
AK = 9 : 3 = 3 (cm).
b) KBM ABCS =S cùng bỏ đi phần diện tích chung là ABOMS nên ta có :
AOK MOCS =S
59.
Hai hình tam giác APB và BPC có đường cao chung (hạ từ B đến AC) và đáy AP = PC
nên
ABP PBC ABC
1
S = S = S
2
= 16 : 2 = 8
2
(cm ) .
Cùng với lí do như trên ta có :
AMP MPB APB
1
S =S = S
2
= 8 : 2 = 4
2
(cm ) ;
2
BPQ BQC PBC
1
S =S = S = 4 (cm );
2
2
ABQ ABC BQCS =S -S =16 - 4 =12 (cm );AB = 2BM và BM = 2BN.
nên AB so với BN thì gấp 2 x 2 = 4 (lần).
Hai tam giác QBA và QBN có đường cao chung (hạ từ Q tới AB) và các đáy AB = 4BN
nên
QBA QBNS =S × 4
QBNS = 12 : 4 = 3
2
(cm )
MNQP AQN AMPS S S 
MNQP ABQ BQN AMPS = S - S - S = 12 – 3 - 4 = 5
2
(cm )
60.
ABM ABNS =S = 3 + 1=4
2
(cm ) .
ABMS so với BOMS thì gấp :
4 : 1 = 4 (lần).
Hai hình tam giác này có chung đáy BM, nên đường cao hạ từ A tới BM phải gấp 4 lần
đường cao hạ từ O tới BM.
Hai hình tam giác ABC và OBC có chung đáy BC và đường cao hạ từ A tới BC gấp 4
lần đường cao hạ từ O tới BC, vậy ABCS gấp 4 lần OBCS .
Tượng tự ABCS cũng gấp 4 lần OACS .
Nếu ABCS là 4 phần thì OBCS và OACS đều bằng 1 phần.
Vậy OABS = 4 - 1 - 1 = 2 (phần).
Từ đó ABCS = 3 : 2 x 4 = 6
2
(cm ) .
61.
2
OAB
2
OAC
2
BOC
S =6 (cm )
S =2 (cm )
S =8 (cm )
BAO
S so với CAOS thì gấp 6 : 2 = 3 (lần)
Hai hình tam giác này có đáy OA chung.
Vậy đường cao BK so với đường cao CI thì gấp 3 lần.
Hai hình tam giác BOP và COP có đáy OP chung, đường cao BK gấp 3 lần đường cao
CI nên BOPS so với COPS thì gấp 3 lần.
BOCS so với COPS thì gấp 3 + 1 = 4 (lần).
COPS = 8 : 4 = 2
2
(cm ) .
CAP CAO COPS = S + S = 2 + 2 = 4
2
(cm ) .
ABP ABO OBPS = S + S = 6 + (8 - 2) = 12
2
(cm ) ,
hoặc
ABPS = (6 + 8 + 2) – 4 = 12
2
(cm ) .
62.
a) AMC ABC
2
S = S
3
= 36 : 3 x 2 = 24
2
(cm ) ;
2
CMN CMA 24 : 4 6 (
1
S = S
4
cm ); 
 2
ABMN ABC CMN 36 6 3S = S - S = 0 .cm 
b) Vì MC = 2MB nên KMC KMBS = S × 2 (1)
(Hai hình tam giác chung đường cao hạ từ K tới BC)
Tương tự, vì
1
NC = NA
3
nên
KCN KNA MNC MNA
1 1
S = S ; S = S .
3 3
Mặt khác
KCM KCN MNCS = S - S
và KMA KNA MNAS = S - S
Nên
KMC KMA
1
S = S
3
hay KMA
1
S ×
3
(2)
Từ (1) và (2) suy ra KMA KBMS = S × 6 .
Hai hình tam giác KMB và KMA có chung đường cao hạ từ M tới KA. Suy ra đáy KA =
6KB.
63.
So sánh mỗi hình tam giác sau với tam giác ABC ta có :
ABM PCA ABC
1
S = S = S .
3
Hình tam giác ABC bị cắt thành 7 phần rời nhau, ta đánh số như hình vẽ. Ta có :
ABM BCN CAPS + S + S
1 2 3 3 4 5 5 6 1= (S + S + S ) + (S + S + S ) + (S + S + S )
1 3 5 2 4 6= (S + S + S ) × 2 + (S + S + S ).
Nhưng
ABM BCN CAP ABC
1
S + S + S = S × 3
3
ABC 1 2 3 3 4 5 7= S = (S + S + S ) + (S + S + S ) + S
Từ đó ta có : 7 1 3 5S = S + S + S .
Hay IKH APK BHM CNIS = S + S + S .
64.
Trong hình tam giác AME ta có :
AMD DME 1S = S = S (VÌ D là trung điểm cạnh đáy AE).
Tương tự:
EMN ENC 2S = S = S
Mà
2
1 2S + S = 6 (cm )
Nên
2
AECS 6 × 2 12 (cm )  .
Mặt khác, AEC ABC
2
S = S
3
Vì có chung đường cao hạ từ C tới AB và đáy
2
AE = AB
3
.
Vậy :
2
ABCS = 12 : 2 × 3 = 18 (cm ) .
65.
a) PAN PNCS =S × 2 (đường cao chung, đáy AN = 2NC)
PBM PMCS = S × 3
NBM NMCS = S × 3
(tương tự như trên)
PBN PBM NBMS = S - S
PMC NMC= (S - S ) × 3
PNC= S × 3
Nếu PNCS là 1 phần thì PANS bằng 2 phần và PBNS bằng 3 phần và
ABN PBN PANS = S - S = 3 - 2 = 1 (phần)
Hai hình tam giác PAN và BAN có chung đường cao hạ từ N mà
PAN BANS = S × 2
Nên :
PA = 2AB = 2 x 1,5 = 3 (cm)
b) Vì PA = 2AB nên
CPA CABS = S × 2
và
NPA NABS = S × 2
suy ra CPN CNBS = S × 2
Vì BC = 4 MC nên
NBC NMCS = S × 4
Từ đó CPN CBN NMCS = S × 2 = S × 8
Hai hình tam giác CPN vằ CNM có chung đường cao hạ từ c nên đáy PN = 8NM. Hay
PM = PN + NM = 9MN.
66.
a) AM = 2OM nên
ABM OBMS = S × 2
Hai hình tam giác này chung đáy BM nên đường cao hạ từ A gấp 2 lần đường cao hạ
từ O tới BM.
AH = 2OK
Hai hình tam giác ABC và OBC có chung đáy BC còn đường cao là AH và OK nên
ABC OBCS = S × 2
Hay OBC ABC
1
S = S
2
Tương tự như vậy ta có
OCA ABC
1
S = S
6
Nếu ABCS là 6 phần thì OBCS bằng 3 phần, OCAS bằng 1 phần mà
ABC OBC OCA OABS = S + S + S
Nên OABS bằng
6 – 3 – 1 = 2 (phần)
ABCS so với OABS thì gấp
6 : 2 = 3 (lần)
Hai hình tam giác này có chung đáy AB nên đường cao hạ từ C so với đường cao hạ
từ O tới đáy AB thì gấp 3 lần.
Hai hình tam giác ACP và AOP có chung đáy AP mà đường cao hạ từ C gấp 3 lần
đường cao hạ từ O nên
ACP AOPS = S × 3
Nếu coi PC và PO là hai đáy thì hai hình tam giác này có chung đường cao hạ từ A tới
CP nên
PC = 3PO.
CO = CP - OP = 2OP
b) Ở trên ta đã có ABOS là 2 phần, thì CAOS là 1 phần. Hai hình tam giác này có
chung đáy AO nên đường cao hạ từ B gấp 2 lần đường cao hạ từ C (tới AM).
Hai hình tam giác OBM và OCM có chung đáy OM và đường cao hạ từ B gấp đôi
đường cao hạ từ C (tới OM) nên :
OBM OCMS = S × 2
Nếu coi BM và CM là đáy, thì hình tam giác này có chung đường cao hạ từ O tới BC.
Từ đó BM = 2CM.
67.
Hai hình tam giác ABN và NBC có đường cao chung (hạ từ B tới AC) còn đáy AN =
NC, nên
BNA NBCS = S ;
Tương tự : AKN NKCS = S ;
suy ra ABK KBCS = S .
Hai hình tam giác ACP và AOP có chung đáy AP mà đường cao hạ từ C gấp 3 lần
đường cao hạ từ O nên
ACP PCBS = S × 3
Nếu KBCS là 1 phần thì ABKS cũng là một phần và AKCS bằng 3 phần.
Như vậy
ABCS = 1 + 1 + 3 = 5 (phần)
KBC ABCS = S :5 = 420 : 5 = 84
2
(cm ) .
68.
Ta có BM = 2MC
nên ABM AMCS = S × 2
OBM OMCS = S × 2
suy ra ABO AOCS = S × 2
Vậy
2
AOCS = 20 : 2 = 10 (cm );
Vì NC = 3NA
nên ONC ONAS = S × 3,
suy ra BOC BOAS = S × 3.
Vậy
2
BOCS = 20 × 3 = 60 (cm );
ABCS = 10 + 20 + 60 = 90
2
(cm ) .
69.
a)
1
AE = AC
2
nên BAE ABC
1
S = S .
2
(vì có chung đường cao hạ từ B tới AC còn đáy
1
AE = AC
2
)
1
AD = AB
2
nên AED AEB
1
S = S .
2
(vì có chung đường cao hạ từ E tới AB còn đáy
1
AD = AB
2
)
Từ đó AED AEB ABC
1 1
S = S = S .
2 4
b) Giải thích tương tự:
MAD MAB MAE MAC
1 1
S = S ; S = S
2 2
ADME MAD MAE MAB MAC ABC
1 1 1
S = S + S = S + S = S
2 2 2
MDE ADME ADE ABC
1
S = S - S = S
4
Suy ra ADE MDES = S .
Từ đó AK = MH, AIE MIES = S .
Suy ra AI = IM.
70.
Theo bài 69 ta có P là trung điểm AM và Q là trung điểm AN.
Cũng theo bài 69 ta có
APQ AMN
1
S = S
4
Hai hình tam giác AMN và ABC có đường cao chung (Hạ từ A tới BC) còn đáy
1
MN = BC
3
nên AMN ABC
1
S = S =
3
72 : 3 = 24
2
(cm ) ;
APQS = 24 : 4 = 6
2
(cm ) ;
MNQP AMN APQS = S - S =24 – 6 = 18
2
(cm ) .
71. Gợi ý:
a)
1
AD = AB
3
nên CAD CAB
1
S = S
3
1
AE = AC
3
nên DAE DAC
1
S = S
3
Từ đó : ADE BAC
1
S = S .
9
b) MAD MAB
1
S = S
3
MAE MAC
1
S = S .
3
mà MAD MAE MDAES + S = S và MBA MAC ABC
1 1 1
S + S = S .
3 3 3
Vậy MDAE ABC
1
S = S
3
.
ABCS là 9 phần, thì ADES bằng 1 phần và MDAES bằng 3 phần.
Từ đó MDE MDAE DAES = S - S =3 – 1 = 2 (phần).
Vậy MDES so với ADES thì gấp 2 lần. Hai hình tam giác này có chung đáy DE nên
đường cao hạ từ M tới DE gấp 2 lần so với đường cao hạ từ A tới DE.
Từ đó MDIS so với ADIS thì gấp 2 lần.
Hai hình tam giác này có chung chiều cao hạ từ D tới AM nên đáy MI so với đáy AI
cũng gấp đôi : MI = 2AI
Vậy AM = AI + IM = 3AI hay
1
AI = AM.
3
72.
Xét hình tam giác AEP, ta có D là trung điểm cạnh AE ; Q là trung điểm cạnh AP.
Theo bài 69, ta có
AU = UV và AX = XY
Xét hình tam giác AVY, cũng theo bài 69(a) ta có :
AUX AVY
1
S = S .
4
Xét hình tam giác ABC, ta có :
1
AD = AB
3
và
1
AQ = AC.
3
Theo bài 71(b) thì ta có
1
AU = AM
3
và
1
AX = AM
3
Xét hình tam giác AMN, theo bài 71(a) ta có
AUX AMN
1
S = S .
9
a) Như vậy, nếu AU là 1 phần thì UV cũng là 1 phần và AM bằng 3 phần.
Vậy AU = UV = VM=
1
AM.
3
b) Nếu AUXS là 1 phần thì AVYS bằng 4 phần.
AMNS bằng 9 phần và UXYV AVY AUXS = S - S = = 4 – 1 = 3 (phần)
Mặt khác, vì
1
MN = BC
3
nên
ABC AMNS = S × 3= 3 x 9 = 27 (phần).
Vậy ABCS so với UXYVS thì gấp
27 : 3 = 9 (lần).
73.
1
AM = BM
2
nên CBM CMAS = S × 2
Hai hình tam giác có chung đường cao hạ từ C tới AB) và OMB OMAS = S × 2
CBM OBM CAM OAMS - S = S × 2 - S × 2 hay OBC AOCS = S × 2
1
AN = NC
3
nên
CBN ABNS = S × 3
CON AONS = S × 3
CBN CON ABN AONS - S = (S - S ) × 3
OBC BOAS = S × 3
Như vậy, OBCS là 6 phần thì AOCS bằng 3 phần, và AOBS bằng 2 phần.
Do đó :
ABC OBC OAB OACS = S + S + S = = 6 + 3 + 2 = 11 (phần)
Vậy OBCS so với ABCS thì bằng
6
.
11
74.
Ta có
CGB CGMS = S × 3
(đáy BC = 3MC, đường cao chung hạ từ G tới BC).
Cũng như vậy:
ABC AMCS = S × 3
Mặt khác:
CPA CPBS = S × 2
GPA GBPS = S × 2
(vì là các cặp hình tam giác có đường cao chung còn đáy PA = 2PB).
Suy ra : CGA CPA GPA CPB GPB CGBS = S - S = (S - S ) × 2 = S × 2
Như vậy, nếu coi CGMS là 1 phần, thì CGBS bằng 3 phần và
CGAS = 3 x 2 = 6 (phần).
Từ đó AMC CGA CGMS = S + S = 6 + 1 = 7 (phần).
ABC AMCS = S × 3 = 7 x 3 = 21 (phần).
Hoàn toàn tương tự, ta cũng tính được
AEBS = 6 phần, CDBS = 6 phần.
Từ đó DEGS = 21 - 6 - 6 - 6 = 3 (phần).
Diện tích hình tam giác ABC so với diện tích hình tam giác DEG thì gấp :
21 : 3 = 7 (lần)
75.
a) Hai hình tam giác ADC và ABC có đường cao bằng đường cao lunh thang, đáy CD =
3AB, nên
ADC ABCS = S × 3
Nếu coi AC là đáy chung thì đường cao của 2 hình tam giác này là DE và BG, do đó
DE = 3BG.
Hai hình tam giác AOD và AOB có đáy chung là AO và các đường cao
là DE và BG nên
AOD AOBS = S × 3
Nếu coi DO và OB là đáy, thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ A tới DB
nên DO = 3OB.
Hoàn toàn tương tự ta có CO = 3OA.
b) Hai hình tam giác ACD và BCD có đường cao hạ từ A và từ B tới CD bằng nhau, đáy
CD chung, nên ACD BCDS = S .
Cùng bỏ đi phần diện tích chung OCD, ta có AOD BOCS = S .
Nếu coi AOBS là 1 phần thì AODS và BOCS đều là 3 phần.
Hai hình tam giác AOD và DOC có đường cao DE chung và OC = 3OA nên
DOC AODS = S × 3 = 3 x 3 = 9 (phần)
Như vậy,
ABCDS = 1 + 3 + 3 + 9=16 (phần)
AODS = 32 : 16 x 3 = 6 (
2
cm ).
OCDS = 32 : 16 x 9 = 18 (
2
cm ).
76.
a) BCD CABS = S × 3
Vì có đường cao hạ từ A tới CD và từ C tới AB bằng nhau nên đáy CD = 3AB.
Coi BC là đáy chung, ta có đường cao hạ từ D tới BC gấp 3 lần đường cao hạ từ A tới
BC.
Hai hình tam giác DPC và APC có đáy chung PC còn đường cao là 2 đường cao nói
trên nên
DPC APCS = S × 3.
Nếu xem đáy là PD và PA thì 2 hình tamgiác này có chung đường cao hạ từ C tới PA,
vậy DP = 3PA.
Làm tương tự ta cũng có PC = 3PB.
b) PD = 3PA nên BPD BPAS = S × 3 = 4 x 3 = 12(
2
cm ).
BAD BPD BPAS = S - S = 12 – 4 = 8 (
2
cm )
CAB DABS = S = 8 (
2
cm ) (vì đáy AB chung và 2 đường cao bằng nhau)
BCD CABS = S × 3 = 8 x 3 = 24 (
2
cm )
ABCD ABD BCDS = S + S = 8 + 24 = 32 (
2
cm )
77.
CAM DMBS = S vì có đáy bằng nhau AM = MB và chiều cao bằng nhau,
(bằng chiều cao hình thang).
OAM OMBS = S (vì đáy AM = MB và chiều cao chung hạ từ O tới AB)
Từ đó CAM OAM DMB OBMS - S = S - S
Suy ra : DOM COMS = S .
Hai hình tam giác DOM và COM có cạnh đáy OM chung, nên đường cao hạ từ C và từ
D tới OM phải bằng nhau.
- Hai hình tam giác ODN và OCN có đáy chung ON và đường cao là 2 đường cao nói
trên, vậy
ODN OCNS = S
- Hai hình tam giác này, xem DN và NC là đáy thì chiều cao hạ từ O tới CD là chung.
Vậy DN = NC.
78.
ABC ABDS = S (đáy AB chung, chiều cao bằng chiều cao hình thang).
Cùng trừ đi phần diện tích chung AOBS ta có OAD BOCS = S ;
APO BPOS = S (giải thích như trên).
Từ đó :
AOD APO PODS = S + S
BPO POD PBD= S + S = S .
Tương tự trong hình thang DOQC.
DQO OCQS = S
Từ đó: COB BOQ OQC BOQ DOQ BQDS = S + S = S + S = S .
Như vậy ta có : PBD QBDS = S
Hai hình tam giác này có đáy chung BD nên các đường cao hạ từ P và Q tới BD bằng
nhau.
Từ đó POD QODS = S (đáy OD chung và đường cao nói trên).
Xem PO và OQ là đáy thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ D tới PQ.
Vậy các đáy này bằng nhau tức là PO = OQ.
79.
Ta vẽ thêm đoạn thẳng PQ đi qua O, song song với các đáy.
Theo bài 78 ta có PO = QO nên
KOP KOQS = S và DPO COQS = S
Vì là các hình tam giác có đáy bằng nhau, đường cao chung hoặc bằng nhau.
Từ đó :
KPO DPO KOQ COQS + S = S + S .
Suy ra KOD KOCS = S .
Xem KO là đáy chung của 2 hình tam giác này, thì 2 đường cao hạ từ C và D tới KN
phải bằng nhau.
Hai hình tam giác ONC và OND có đáy chung ON và hai đường cao nói trên
nên ONC ONDS = S .
Xem DN và NC là đáy thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ O tới CD. Vậy
2 đáy phải bằng nhau DN = NC.
Tương tự ta cũng có : AM = MB.
80.
a) Đường cao của mỗi hình tam giác CMD (đáy CD) và ANB (đáy AB) đều bằng đường
cao hình thang ABCD. Gọi đường cao này là h. Ta có :
CMDS = CD x h : 2
ANBS = AB x h : 2
CMD ANBS + S = CD x h : 2 + AB x h : 2
= (CD X h + AB X h) : 2
= (CD + AB) X h : 2
= ABCDS .
Vậy tổng diện tích 2 hình tam giác ANB và CMD bằng diện tích hình thang.
b) Kí hiệu như trên hình vẽ ta có :
CMD ANB 2 5 4 1 5 3S + S = (S + S + S ) + (S + S + S )
1 2 3 4 5= S + S + S + S + S × 2
Mà ABCD 1 2 3 4 5 ADE BCGS = S + S + S + S + S + S + S .
Từ đó ta có: 5 MENG AED BCGS = S = S + S .
81.
a) Gợi ý : (h.a)
(h.a)
Kéo dài AM cắt DC kéo dài tại I, thì
ABCD DAIS = S (theo SGK)
Do đó
AMD DAI ABCD
1 1
S = S = S
2 2
Tương tự BNC ABCD
1
S = S
2
Từ đó AMD BNC ABCDS + S = S (h.a)
Cách khác câu a) : 5 6 7 8S = S , S = S . (h.b)
Suy ra 5 8 6 7 ABCD
1
S + S = S + S = S .
2
Nhưng 6 7 BNDM BMN NMDS + S = S = S + S .
Mà BNM BNC NMD AMD
1 1
S = S , S = S .
2 2
Vậy BNC AMD ABCD
1 1 1
S + S = S ,
2 2 2
hay BNC AMD ABCDS + S = S .
(h.b)
b) AMD 1 4 MENGS = S + S + S
BNC 2 3 MENGS = S + S + S (h.a)
AMD BCN 1 2 3 4 MENGS + S = (S + S + S + S ) + S × 2
Nhưng:
AMD BNC ABCD 1 2 3 4 MENG ABE CDGS + S = S = (S + S + S + S ) + S + S + S .
Suy ra MENG ABE CDGS = S + S .
82.
Hai hình tam giác ADC và ABC có chiều cao bằng chiều cao hình thang, nên ACDS so
với ABCS thì gấp :
45 : 30 = 1,5 lần
Coi AC là đáy chung, thì đường cao hạ từ D đến AC so với đường cao hạ từ B đến AC
thì gấp 1,5 lần.
Hai hình tam giác DAO và BAO có chung đáy AO còn đường cao hạ từ D so với đường
cao hạ từ B thì gấp 1,5 lần nên :
DAO BAOS = S x 1,5 = 180 x 1,5
ABD AOB DAOS = S + S - 180 + 270
= 450 (
2
cm )
BCD ACD ABCS = S = S x 1,5
ABD= S x 1,5 = 450 x 1,5
= 675 (
2
cm )
ABCD BCD ABDS = S + S = 675 + 450 = 1125 (
2
cm ).
83.
Tổng các cạnh đáy của hình thang là :
375 x 2 : 10 = 75 (cm)
Nếu KCDS là 3 phần thì ACDS là 2 phần. Do đó ACDS là 1 phần, và KD = 3AD.
Từ đó
KBD BADS = S x 3
Nhưng CAB BADS = S nên KAC KBDS = S .
Nếu CDKS là 9 phần thì
KCA KBDS = S = 9 : 3 x 2 = 6 (phần)
và ACDS = 9 : 3 = 3 (phần),
BADS = 6 : 3 = 2 (phần).
Hai hình tam giác ACD và ABD có chiều cao bằng chiều cao hình thang nên đáy AD là
3 phần thì đáy AB bằng 2 phần.
Tổng 2 đáy thì bằng 3 + 2 = 5 (phần).
Vậy CD = 75 : 5 x 3 = 45 (cm)
AB = 75 : 5 x 2 = 30 (cm).
84.
a) Các hình tam giác ABN, BCP, CDQ, DAM là các tam giác vuông, có 1 cạnh góc
vuông là cạnh hình vuông, cạnh góc vuông kia bằng
1
2
cạnh góc vuông. Vậy mỗi tam
giác có diện tích bằng
1
4
diện tích hình vuông.
ABN 1 5 2 ABCD
BCP 2 6 3 ABCD
CDQ 3 7 4 ABCD
ADM 4 8 5 ABCD
1
S = S + S + S = S
4
1
S = S + S + S = S
4
1
S = S + S + S = S
4
1
S = S + S + S = S
4
Từ đó
ABN BCP CDQ DAMS + S + S + S
1 2 3 4 5 6 7 8 ABCD= (S + S + S + S ) × 2+ (S + S + S + S ) = S .
Mặt khác :
ABCD 1 2 3 4 5 6 7 8 9S = (S + S + S + S ) + (S + S + S + S ) + S .
Suy ra : 9 1 2 3 4S = S + S + S + S .
Hay GHIK AGM BHN CIP DKQS = S + S + S + S .
b) Ta tính 1S :
ANMS = AM x BN : 2 = (20 : 2) x (20 : 2) : 2 = 50 (
2
cm );
ANDS so với AMNS thì gấp
200 : 50 = 4 (lần).
Suy ra đường cao hạ từ D tới AN so với đường cao hạ từ M tới AN cũng gấp 4 lần. Từ
đó AGDS so với AGMS thì gấp 4 lần.
Hay ADM AGD AGM AGMS = S + S = S x 5
AMDS = = AD x AM : 2 = 20 x (20 : 2) : 2 = 100 (
2
cm ) ;
1 AGMS = S = 100 : 5 = 20 (
2
cm ).
Tương tự tính các diện tích 2 3 4S , S , S ta được cùng kết quả đó. Vậy
GHIKS = 20 x 4 = 80 (
2
cm ).
85.
Nếu chia cạnh AB của hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau thì MN bằng :
6 : 3 = 2 (phần)
và PQ = 6 : 2 = 3 (phần)
Hai hình tam giác NPQ và MNP có cùng đường cao (bằng BC) nên PMNS là 2 phần thì
NPQS bằng 3 phần.
PMN NPQ OPQ OMNS - S = S - S = 1, 5 (
2
cm ) = 1 (phần)
Từ đó : NPQS = 1,5 x 3 = 4,5 (
2
cm ) và ABCDS = 4,5 x 4 = 18 (
2
cm ).
86.
a) Gợi ý : Bài này không sử dụng GE song song với hai cạnh.
Ta thấy 1 4S = S và 2 3S = S nên
1 2 3 4S + S = S + S
hay ABGE EGCP ABCD
1
S = S = S
2
b) AME MBG
1 1
S + S = AM × AE + MB × BG
2 2
1 BC 1
= (AM + MB) × = AB × BC
2 2 4
ABCD
1
= S
4
(vì
BC
AE = BG =
2
).
MEG ABGE AME MBG ABCD ABCD ABCD
1 1 1
S = S - (S + S ) = S - S = S .
2 4 4
Tương tự NEG ABCD
1
S = S .
4
Suy ra MEG NEGS = S .
Xem EG là đáy chung, thì hai đờng cao hạ từ M và N tới EG bằng nhau. Hai hình tam
giác MEI và NEI có đáy chung EI và hai đường cao nói trên nên MEI NEIS = S .
Xem MI và NI là đáy thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ E tới MN nên
2 đáy bằng nhau : MI = IN.
87.
AME DNE
1 1
S + S = AM × AE + DN × ED
2 2
1 AD
= × (AM + DN) ×
2 2
AMND
1
= S
2
(vì
AD
AE = ED =
2
).
Suy ra phần còn lại MEN AMND
1
S = S .
2
Tương tự ta có : MGN BMNC
1
S = S .
2
a) Nếu AMND BMNCS =S ×2 thì MEN MGNS = S × 2 .
Xem MN là đáy chung của 2 hình tam giác này thì ta có đường cao hạ từ E tới MN gấp
đôi đường cao hạ từ G tới MN. Các đường cao này cũng là đường cao của các hình
tam giác EMI và GMI
Vậy EMI GMIS =S ×2.
Xem EI và IG là đáy, thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ M tới EG.
Vậy EI = 2IG.
b) Ngược lại nếu EI = 2IG thì
MEI MIGS = S × 2 và NEI NIGS = S × 2.
Suy ra MEN MGNS = S × 2.
Theo phần chung ở trên
AMND MENS = S × 2 và BMNC MGNS = S × 2.
Vậy AMND BMNCS = S × 2.
88.
Gọi K là trung điểm cạnh CD ta có :
ADI BCK ADB BCD ABCD
1 1 1
S + S = S + S = S
2 2 2
Từ đó
ADI BCI BKC DAK ABCDS + S + (S + S ) = S ;
nhưng ADI BCI ICD ABCDS + S + S = S
Vậy
ICD BKC DKA BDC ADC
1 1
S = S + S = S + S
2 2
= 18 : 2 + 12 : 2 = 15
2
(cm ) .
Cách khác :
AID ABD ABCD ABCD
1 1 1
S = S = (S - 18) = S - 9
2 2 2
(1)
IBC ABC ABCD ABCD
1 1 1
S = S = (S - 12) = S - 6
2 2 2
(2)
Từ (1) và (2) AID ICB ABCDS + S = S - 15.
Từ đó :
2
IDCS = 15 (cm ).
89.
AMD ABD
2
S = S
3
ADM BCN ABD BCD
2
S + S = (S + S )
3
ABCD
2
= S .
3
BCM BCA
1
S = S
3
ADN ACD
1
S = S
3
ADN BCM ABCD
1
S + S = S
3
ADM BCN BCM ADN ABCDS + S + S + S = S
Hay : 1 2 3 4 ADP BQC ABCDS + S + S + S + (S + S ) × 2 = S
Mặt khác
ABCD 1 2 3 4 APD BQC MPNQS = S + S + S + S + (S + S ) + S .
Vậy APD BQC MNPQS +S =S .
90.
Hai hình tam giác OAB và OBC có đường cao chung hạ từ B tới AC nên diện tích của
chúng tỉ lệ thuận với các cạnh đáy.
Đoạn thẳng OA là 4 phần thì đoạn thẳng OC = 3,5 phần. Hai hình tam giác ADO và
OCD có đường cao chung hạ từ D tới AC nên diện tích OCD là 3,5 phần, thì diện tích
OAD bằng 4 phần.
Vậy OADS = 5,25 : 3,5 x 4 = 6
2
(cm )
ABCDS = 4 + 3,5 + 5,25 + 6 = 18,75
2
(cm ) .
91.
PABS so với ABCS thì gấp 18 : 6 = 3 (lần).
Hai hình tam giác này có chung đường cao hạ từ A tới PC nên diện tích của chúng tỉ lệ
thuận với các cạnh đáy, do đó PB so với BC thì gấp 3 lần.
Và PC so với BC thì gấp 4 lần.
Hai hình tam giác DPC và DBC có chung đường cao hạ từ D tới PC nên DPCS so với
DBCS thì gấp 4 lần :
DPC PAB ABCDS = S + S = 18 + 34 = 52 2
(cm )
DBCS = 52 : 4 = 13 2
(cm )
Và DABS = 34-13 = 21 2
(cm )
92.
DBCS so với ABCS thì gấp
24 : 12 = 2 (lần)
Xem đáy chung là BC thì đường cao hạ từ D tới BC so với đường cao hạ từ A tới BC
cũng gấp 2 lần (DK = 2AH)
Hai hình tam giác DPB và APB có đáy chung là PB và đường cao lần lượt là các đường
cao nói trên.
Vậy DPBS so với APBS thì gấp 2 lần.
Coi APBS là 1 phần thì
ABD DPB APBS = S - S = 2 - 1 = 1 (phần)
Suy ra : APB ABDS = S .
Ta có : ABD ABCD BCDS = S - S
= 47 - 24 = 23 2
(cm ) .
Vậy : APB ABDS = S = 23 2
(cm ) .
93.
Gợi ý:
Theo cách làm ở bài 88, lần lượt xét các hình tứ giác ABNQ và QNCD. Ta có :
QMN AQN BQN
PQN DQN CQN
1 1
S = S + S ;
2 2
1 1
S = S + S ;
2 2
Mà AQN DQNS = S và BQN CQNS = S .
nên QMN PQNS = S .
Hai hình tam giác này có đáy chung NQ, nên chiều cao hạ từ M và từ P tới NQ bằng
nhau.
Hai đường cao này cũng là hai đường cao của hai hình tam giác MQI và PQI nên
MQI PQIS = S (đáy QI chung).
Xem MI và DP là đáy thì 2 hình tam giác này có chiều cao chung hạ từ Q tói MP.
Vậy MI = IP.
94.
Gợi ý : Làm tương tự như bài 93.
APE APB ABHP PHB
EBH ABH ABHP APH
1 1 1
S = S = S - S
3 3 3
2 2 2
S = S = S - S
3 3 3
APE EBH ABHP PBH APH
1 2
S + S = S - ( S + S )
3 3
Vì APE EBH ABHP EPHS + S = S - S
nên EPH PBH APH
1 2
S = S + S
3 3
(1)
Tương tự:
DPN DPC CDPH CPH
1 1 1
S = S = S - S
3 3 3
CHN HDC CDPH DPH
2 2 2
S = S = S - S
3 3 3
DPN CHN CDPH CHP DPH
1 2
S + S = S - ( S + S )
2 3
Suy ra NPH CPH DPH
1 2
S = S = S
3 3
(2)
Vì CHP PBH PHD APHS = S × 2 ; S = S × 2.
Từ (1) và (2) có NPH EPHS = S × 2.
Hai hình tam giác NPH và EPH chung đáy PH nên đường cao từ N gấp đôi đường cao
từ E, từ đó :
HON HPES = S × 2
Hai hình tam giác HON và HOE chung đường cao hạ từ H nên đáy
ON = OE x 2.
95.
ADM ADB
BCQ BCD
1
S = S
3
1
S = S
3
ADM BCQ ADB CBD
1
S + S = (S + S )
3
ABCD
1
= S
3
Suy ra: DMBQ ABCD
2
S = S .
3
Nhưng MDP MPQS = S và QMN QNBS = S . Suy ra :
MNPQ MNQ MPQ MDP QNB ABCD
1
S = S + S = S + S = S
3
MNQPS = 300 : 3 = 100
2
(cm ) .
96.
Theo bài 95 ta có :
EGMN ABCD
1
S = S
3
= 900 : 3 = 300
2
(cm )
Theo bài 94 ta có :
1 1
ER = RN ; ON = EO
2 2
Nên ER = RO = ON.
Tương tự : GS = ST = TM.
Xét hình tứ giác EGMN, lại theo bài 95 ta có :
RSTO EGMN
1
S = S =
3
300 : 3 = 100 2
(cm ) .
97.
Gọi đường kính các hình tròn nhỏ lần lượt là 1 2 3 4d , d , d , d .
Gọi đường kính hình tròn lớn là D.
Tổng chu vi 4 hình tròn nhỏ là :
1 2 3 4
1 2 3 4
d × 3,14 + d × 3,14 + d × 3,14 + d × 3,14
= (d + d + d + d ) × 3,14.
Chu vi hình tròn lớn là : D x 3,14.
Vì tổng các đường kính của 4 hình tròn nhỏ đúng bằng đường kính của hình tròn lớn,
tức là 1 2 3 4d + d + d + d = D nên chu vi hình tròn lớn đúng bằng tổng chu vi các hình tròn
nhỏ.
98.
a) Hai bán kính AB và AG có cung tròn BHG tạo thành
1
4
hình tròn tâm A, bán kính
AB.
- Hai bán kính DC và DE và cung tròn CHE tạo thành
1
4
hình tròn tâm D, bán kính DC.
Vì AB = DC nên 2 hình tròn trên có diện tích bằng nhau do đó tổng diện tích của 2 hình
nói trên (ABHGA và DCHED) bằng
1
2
diện tích hình tròn tâm A, bán kính AB và bằng
diện tích hình chữ nhật ABCD.
3 2 4 2 1 2 3 4 ABCD(S + S ) + (S + S ) = S + S + S + S = S
Suy ra : 1 2S = S .
b)
1
2
diện tích hình tròn bán kính AB là :
4 x 4 x 3,14 : 2 = 25,12
2
(cm ) .
Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng 25,12
2
(cm ) nên cạnh AD là :
25,12 : 4 = 6,28 (cm)
Đoạn thẳng EG bằng = r x 2 - AD = 4 x 2- 6,28 = 1,72 (crn).
99.
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
AB + BC + DC = r + r x 4 + r = r x 6.
Độ dài hai nửa đường tròn AmE và EnD là
r x 2 x 3,14 = r x 6,28.
Vậy tổng độ dài 2 nửa đường tròn lớn hơn độ dài đường gấp khúc (vì r x 6,28 > r x 6).
b) Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
5 x (5 x 4) = 100
2
(cm )
Diện tích 2 nửa hình tròn là :
5 x 5 x 3,14 = 78,5
2
(cm ) .
Diện tích phần hình chữ nhật nằm ngoài hai nửa hình tròn là
100 - 78,5 = 21,5
2
(cm ) .
100.
Đặt OA = OB = OC = OD = R OM = ON = OP = OQ = r
Diện tích hình vuông ABCD là :
ABCD AOBS = S × 4
(R×R)
= × 4 = R × R × 2
2
Hoặc ABCD OMBNS = S × 4 = r × r × 4.
Từ đó R x R x 2 = r x r x 4 hay R x R = r x r x 2.
3,14 x R x R = (3,14 x r x r) x 2 (cùng nhân với 3,14).
Vậy diện tích hình tròn lớn gấp 2 lần diện tích hình tròn nhỏ.

More Related Content

What's hot

đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8Hoàng Thái Việt
 
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán học
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán họcChuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán học
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán họchaic2hv.net
 
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanh
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanhMột số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanh
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanhBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCảnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...Bồi dưỡng Toán tiểu học
 
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh Diều
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh DiềuToán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh Diều
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh DiềuBồi dưỡng Toán lớp 6
 
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy Thích
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy ThíchTuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy Thích
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy ThíchBồi dưỡng Toán lớp 6
 
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIA
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIAĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIA
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIABồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNBOIDUONGTOAN.COM
 
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.docBui Loi
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)Lớp học thầy Tài
 
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp án
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp ánTuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp án
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp ánBồi dưỡng Toán tiểu học
 
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khao
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khaoDe thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khao
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khaoLoan Tran Thi
 

What's hot (20)

đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
 
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán học
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán họcChuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán học
Chuyên đề toán lớp 4, 5 tổng hợp | iHoc.me - Tài liệu toán học
 
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanh
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanhMột số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanh
Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học giải các bài toán tính nhanh
 
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6 hè 2015
 
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
 
Thuc hanh vat ly
Thuc hanh vat lyThuc hanh vat ly
Thuc hanh vat ly
 
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
 
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...
Tài liệu trọng tâm 11 chuyên đề Bồi dưỡng nâng cao Toán lớp 4 - Lớp 5 ôn thi ...
 
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh Diều
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh DiềuToán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh Diều
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Cánh Diều
 
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy Thích
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy ThíchTuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy Thích
Tuyển tập 60 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Thầy Thích
 
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIA
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIAĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIA
ĐỀ THI TOÁN TIMO LỚP 2 VÒNG LOẠI VÀ CHUNG KẾT QUỐC GIA
 
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
 
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc
21 bài tập - TỈ SỐ THỂ TÍCH - có lời giải chi tiết.doc
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
 
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)
Hệ thống kiến thức hình học THCS (cấp 2)
 
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp án
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp ánTuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp án
Tuyển tập 20 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 có đáp án
 
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
 
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khao
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khaoDe thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khao
De thi hoc sinh gioi toan lop 5 va dap an tham khao
 

Similar to CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH HỌC TIỂU HỌC CƠ BẢN CÓ HDG CHI TIẾT

chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuong
chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuongchu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuong
chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuongtoantieuhociq
 
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10Blue.Sky Blue.Sky
 
Bài 12 hình vuông
Bài 12 hình vuôngBài 12 hình vuông
Bài 12 hình vuôngemyeuchat
 
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vi
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vibai-tap-luyen-tap-ve-chu-vi
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vitoantieuhociq
 
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and Volume of pyramid
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and  Volume of pyramidGeometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and  Volume of pyramid
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and Volume of pyramidFumthsAe
 
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phíhaic2hv.net
 
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhj
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhjmath 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhj
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhjMaiLinhLinh1
 
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các năm
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các nămTuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các năm
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các nămhaic2hv.net
 
Tiet 21 hinh vuong thao giang
Tiet 21 hinh vuong thao giangTiet 21 hinh vuong thao giang
Tiet 21 hinh vuong thao giangTan Le
 
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptx
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptxFILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptx
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptxNnVn2
 
đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9Tam Vu Minh
 
đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9Tam Vu Minh
 
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phương
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phươngTính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phương
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phươngTôn Hiệp Lê
 
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...Nguyen Thanh Tu Collection
 
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi nonDung TranVan
 

Similar to CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH HỌC TIỂU HỌC CƠ BẢN CÓ HDG CHI TIẾT (20)

20 bai-toan-hinh-vui
20 bai-toan-hinh-vui20 bai-toan-hinh-vui
20 bai-toan-hinh-vui
 
chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuong
chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuongchu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuong
chu-vi-hinh-chu-nhat-va-chu-vi-hinh-vuong
 
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10
NẮM TRỌN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TUYỂN SINH 9 VÀO 10
 
Bài 12 hình vuông
Bài 12 hình vuôngBài 12 hình vuông
Bài 12 hình vuông
 
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vi
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vibai-tap-luyen-tap-ve-chu-vi
bai-tap-luyen-tap-ve-chu-vi
 
75 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 4
75 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 475 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 4
75 BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 4
 
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and Volume of pyramid
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and  Volume of pyramidGeometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and  Volume of pyramid
Geometry 8: Pyramid and Area around a pyramid and Volume of pyramid
 
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TOÁN 12 HAY NHẤT NĂM 2024 (DẠY THÊM, DẠY HÈ, ÔN THI THPT, Đ...
 
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí
240 bài tập trắc nghiệm thể tích khối nón - trụ - cầu miễn phí
 
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhj
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhjmath 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhj
math 11 in vietnam chuong 2 hinh 11 hjhjhj
 
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các năm
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các nămTuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các năm
Tuyển tập đề thi Violympic toán 5 vòng 19 toàn quốc qua các năm
 
Nho 27 33
Nho 27 33Nho 27 33
Nho 27 33
 
Tiet 21 hinh vuong thao giang
Tiet 21 hinh vuong thao giangTiet 21 hinh vuong thao giang
Tiet 21 hinh vuong thao giang
 
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptx
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptxFILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptx
FILE_20210918_154554_Chuong I 1 Tu giac.pptx
 
đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9
 
đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9đề Cương ôn tập toán 9
đề Cương ôn tập toán 9
 
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phương
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phươngTính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phương
Tính tỉ số thể tích của hình trụ ngoại tiếp hình lập phương
 
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...
BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 11 CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC (TÓM TẮT LÝ THUYẾT - P...
 
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non
73 cau trac nghiemkhoi tru khoi non
 
Hinh hoc-lop-4
Hinh hoc-lop-4Hinh hoc-lop-4
Hinh hoc-lop-4
 

More from Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3

Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểmĐấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểmBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểm
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểmĐề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểm
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểmBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểmĐề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểmBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểmĐề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểmBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểmĐề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểmBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 

More from Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3 (20)

Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Đề chính thức)
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 ôn tập theo 10 ...
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 7 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (Thi Hội)
 
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểmĐấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đấu trường toán học lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
 
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểm
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểmĐề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểm
Đề thi VIOEDU lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo chủ điểm
 
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểmĐề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 4 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 7 chủ điểm
 
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểmĐề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểm
Đề thi Violympic Toán lớp 1 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 8 chủ điểm
 
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...
Đề thi Violympic Toán lớp 3 Vòng 8 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn vòng 8 theo 1...
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 13 chủ điểm (...
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 11 chủ điểm (...
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 10 chủ điểm (...
 
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...
Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 6 cấp Huyện năm 2023 - 2024 ôn theo 14 chủ...
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểmĐề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
Đề ôn thi VIOEDU lớp 3 cấp Trường năm 2023 - 2024 theo chủ điểm
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH HỌC TIỂU HỌC CƠ BẢN CÓ HDG CHI TIẾT

  • 1. CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH HỌC SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC TỨ GIÁC HÌNH THANG HÌNH THANG VUÔNG HÌNH CHỮ NHẬT HÌNH THANG CÂN HÌNH BÌNH HÀNH HÌNH THOIHÌNH VUÔNG 3 góc vuông 4 cạnh bằng nhau 2 cạnh đối song song - các cạnh đối song song - các cạnh đối bằng nhau - 2 cạnh đối song song và bằng nhau - các góc đối bằng nhau - 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 2 góc kề một đáy bằng nhau 2 đường chéo bằng nhau góc vuông 2 cạnh bên song song 1 góc vuông 2 cạnh bên song song 1 góc vuông 2 đ.chéo bằng nhau - 2 cạnh kề bằng nhau - 2 đường chéo vuông g - 1 đường chéo là đườn phân giác của một gó 1 góc vuông 2 đ.chéo bằng nhau - 2 cạnh kề bằng nhau - 2 đường chéo vuông góc - 1 đường chéo là đường phân giác của một góc
  • 2. I. ĐƯỜNG GẤP KHÚC VÀ CHU VI CÁC HÌNH 1.Một đường gấp khúc gồm ba đoạn. Đoạn thứ nhất dài 15cm và bằng trungbình cộng số đo độ dài của hai đoạn còn lại. Nếu khép kín đường gấp khúc đó thành một hình tam giác thì chu vi hình tam giác đó là bao nhiêu ? 2.Một đường gấp khúc gồm năm đoạn. Hai đoạn đầu bằng nhau và mỗi đoạnso với 1 5 đường gấp khúc thì dài hơn là 3cm. Ba đoạn sau bằng nhau vàmỗi đoạn dài 7cm. Nếu khép kín đường gấp khúc đó thành một hình có năm cạnh thì chu vi hình đó là bao nhiêu xăng-ti-mét ? 3. Một hình gồm năm cạnh có chu vi là 30cm (độ dài các cạnh không bằng nhau). Tìm độ dài mỗi cạnh, biết cạnh lớn nhất dài gấp đôi cạnh bé nhất và số đo mỗi cạnh theo xăng-ti-mét là số tự nhiên. 4. Có 50 đoạn que và độ đài lần lượt mỗi đoạn là : 1cm, 2cm, 3cm, 48cm, 49cm, 50cm. Hỏi có thể xếp nối tất cả các đoạn que đó thành : a) Một hình vuông được không ? b) Một hình chữ nhật được không ? c) Một hình có 5 cạnh bằng nhau được không ? (Khi xếp nối, không làm thay đổi hình dạng và kích thước các đoạn que) 5. Có 3 đoạn que, mỗi đoạn dài 6cm ; 4 đoạn que, mỗi đoạn dài 4cm ; 5 đoạn que, mỗi đoạn dài 2cm ; 2 đoạn que, mỗi đoạn dài 8cm. Hỏi có thể xếp nối tất cả các đoạn que thành một hình vuông được không ? (Khi xếp nối, không làm thay đổi hình ùạng kích thước các đoạn que). 6. Có 20 đoạn que gồm : 4 đoạn que, mỗi đoạn dài 1cm ; 4 đoạn que, mỗi đoạn dài 2cm; 7 đoạnque, mỗi đoạn dài 3cm ; 5 đoạn que, mỗi đoạn dài 4cm.
  • 3. Hỏi phải bỏ đi đoạn que nào để có thể xếp nối 19 đoạn que còn lại thànhmột hình vuông ? Hãy nêu ra một cách xếp nối đó. Tính độ dài cạnh hìnhvuông đã được xếp nối. 7. Cho hình bên với : MA = MB ; NA = NC ; DM = BD ; GM = GP ; HN = HP ; KN = KC ; BE = EP =PI = IC. AMPN, MDEG, HIKN là các hình chữ nhật. Em hãy xem để đi từ B đến C theo đường gấp khúc BAC hoặc BMPNC hoặc BDEGPHIKC thì đi đường nào ngắn hơn ? 8.Cho hình vẽ, với AB = 5cm, các hình tam giác có trong hình đều là các hình tam giác có ba cạnh bằng nhau. Tính tổng chu vi của : a) Tất cả các hình tam giác ở trong hình ? b) Tất cả các hình tứ giác có cạnh bằng nhau ở trong hình.
  • 4. 9. Cho hình vẽ, với hình tam giác ABD có cạnh AD bằng cạnh BD, hình tam giác ACE có cạnh AE bằng cạnh CE. O là trung điểm cạnh BC. a) So sánh chu vi hình tam giác ADO với chu vi hình tam giác AOE. b) Tính chu vi hình tam giác ADE, biết BC = 45cm. c) Tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEG hơn chu vi hình tam giác ABC bao nhiêu xăng-ti-mét, biết BC = 45cm, DE = 20cm. 10. Bạn An cắt một đoạn dây thép thành 2 phần bằng nhau. Từ một phần, bạn đó uốn được một hình vuông và từ phần kia một hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau. Cạnh hình nàv dài hơn cạnh hình kia là 5cm. Em hãy tìm chu vi mỗi hình uốn được. 11. Một miếng bìa hình tam giác có chu vi là 120cm. Bạn Bình cắt miếng bìa đó theo một đường thẳng qua một đỉnh tam giác thành hai hình tam giác có tổng chu vi là 168cm. Em hãy tính độ dài đoạn vết cắt trên miếng bìa đó. 12. Một miếng bìa hình tam giác có hai cạnh bằng nhau và cạnh thứ ba cóđộ dài 15cm. Qua đỉnh chung của hai cạnh bằng nhau bạn Mai đã cắtmiếng bìa đó theo một
  • 5. đườngthẳng thành hai hình tam giác mà hiệu chu vi của chúng là 3cm. Hỏi vết cắt đã chia cạnh thứ ba thành hai đoạn thẳng có độ dài mỗi đoạn bao nhiêu xăng-ti-mét ? 13. Cho hình vẽ. Biết chu vi hình tam giácABC là 120cm, tổng chu vi của hai hình tam giác ABN và ACM là 180cm. Tính chu vi hình tam giác AMN. 14. Vẽ hình tam giác ABC, gọi nó là tam giác thứ nhất. Nối các trung điểm các cạnh của hình tam giác ABC ta được tam giác thứ hai. Nối các trung điểm các cạnh của tam giác thứ hai ta được tam giác thứ ba. Và tiếp tục vẽ như vậy. a) Hãy tính số hình tam giác có trong hình khi vẽ như vậy đến hình tam giác thứ 50 ? b) Phải vẽ đến hình tam giác thứ mấy để nó có chu vi là 4cm, biết chu vi hình tam giác ABC là 128cm. 15. Tìm chu vi của một hình tứ giác, biết tổng lần lượt ba cạnh liền nhau của hình tứ giác đó là 38cm, 41cm, 46cm, 43cm. Độ dài cạnh lớn nhất, cạnh bé nhất của hình tứ giác là bao nhiêu xăng-ti-mét ? II – CHU VI HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT 16. Có một miếng bìa hình vuông, cạnh 24cm. Bạn Hoà cắt miếng bìa đó dọc theo một cạnh được hai hình chữ nhật mà chu vi hình này bằng 4 5 chu vi hình kia. Tìm độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật cắt được. 17. Có một miếng bìa hình vuông, cạnh 6cm. Bạn Bình cắt thành các hình vuông n.hỏ cạnh 1cm thì vừa hết miếng bìa. Sau đó bạn Bình lại ghép tất cả các hình vuông nhỏ
  • 6. thành một hình chữ nhật mới. Hỏi chu vi hình chữ nhật mới có thể là bao nhiêu xăng-ti- mét ? Có nhận xét gì về chu vi hình chữ nhật với chu vi hình vuông ban đầu ? 18. Nếu ghép một hình chữ nhật với một hình vuông có cạnh bằng chiều dài hình chữ nhật; ta được một hình chữ nhật mới có chu vi 26cm. Nếu ghép hình chữ nhật đó với một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng hình chữ nhật, ta được một hình chữ nhật mới có chu vi 22cm. Hãy tìm chu vi hình chữ nhật ban đầu. 19. Cho hình vuông ABCD. Nối trung điểm các cạnh của hình vuông ABCD ta được hình vuông EGIH. Nối trung điểm các cạnh hình vuông EGIH ta được hình vuông MNPQ. Hãy so sánh tổng chu vi các hình vuông với tổng chu vi các hình tam giác có trong hình. 20. Một hình chữ nhật có chu vi gấp 3,6 lần chiều dài. Hỏi chu vi đó gấp mấy lần chiều rộng ? 21. Một hình chữ nhật có chu vi tăng lên 1,6 lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi còn chiều rộng không đổi. Hỏi nếu chiều dài không đổi còn chiều rộng tăng lên gấp đôi thì chu vi tăng lên bao nhiêu lần ? 22. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi 72cm. Người ta cắt bỏ đi bốn hình vuông bằng nhau ở bốn góc. a) Tìm chu vi hình miếng bìa còn lại. b) Nếu phần chiều dài còn lại của miếng bìa hơn phần chiều rộng còn lại của miếng bìa là 12cm thì độ dài các cạnh của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu là bao nhiêu xăng-ti- mét ? 23. Một hình chữ nhật có chu vi gấp 5 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 3m, chiều rộng thêm 9m thì được một hình vuông. Tìm các cạnh hình chữ nhật đã cho ? 24. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu bớt chiều dài 3m, bớt chiều rộng 2m, thì được một hình chữ nhật mới có chu vi gấp 10 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật ban đầu.
  • 7. 25. Một hình chữ nhật và một hình vuông có chu vi bằng nhau. Có một hình tam giác mà ba cạnh lần lượt bằng chiều dài, chiều rộng (của hình chữ nhật) và bằng cạnh hình vuông. Em hãy tính chu vi hình chữ nhật nếu biết chu vi hình tam giác là 45cm. 26. Bạn An đem xếp 120 miếng nhựa hình vuông cạnh lcm thành một hình chữ nhật có chu vi là 44cm. Hãy tính các cạnh của hình chữ nhật đó. 27. Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta làm đường đi (phần tô màu đen trong hình) tạo thành bốn mảnh đất hình chữ nhật bằng nhau ở trong vườn để trồng hoa. Tìm chu vi thửa vườn, biết tổng chu vi của bốn mảnh đất trồng hoa là 984m và mặt đường đi rộng bằng 1 63 chiều rộng thửa vườn. 28. Ba lần chu vi một hình chữ nhật bằng tám lần chiều dài của nó. Nếu tăng chiều rộng thêm 8m, giảm chiều dài đi 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tìm độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật đó. 29. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 100cm. cắt dọc theo một cạnh của nó, ta được một hình vuông và một hình chữ nhật mới. Hãy tìm độ dài các cạnh của hình chữ nhật ban đầu, biết chu vi của hình chữ nhật mới là 60cm. 30. Có một miếng bìa hình chữ nhật. Dọc theo chiều rộng, bạn Bình cắt được hai hình vuông và còn thừa hình chữ nhật (A) nhỏ hơn mỗi hình vuông. Sau đó bạn Binh lại cắt hình chữ nhật (A) được hai hình vuông và còn thừa một hình chữ nhật (B) nhỏ. Cuối cùng bạn Bình cắt hình chữ nhật (B) được vừa đúng hai hình vuông, mỗi hình vuông này có chu vi là 4cm. Em hãy tính tổng chu vi của tất cả các hình vuông đã cắt được.
  • 8. III. DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT 31. Ở trong một mảnh đất hình vuông, người ta xây một cái bể cũng hình vuông. Diện tích phần đất còn lại là 216 2 m . Tính cạnh của mảnh đất, biết chu vi của mảnh đất gấp 5 lần chu vi cái bể ? 32. Có hai tờ giấy hình vuông mà số đo các cạnh là số tự nhiên. Đem đặt tờ giấy nhỏ nằm trọn trong tờ giấy lớn thì diện tích phần còn lại không bị che của tờ giấy lớn là 63 2 cm . Tính cạnh mỗi tờ giấy. 33. Một hình chữ nhật có diện tích 36 2 cm . Nếu giảm chiểu dài một số nguyên xăng-ti- mét, đồng thời tăng thêm chiều rộng cùng một số nguyên xăng-ti-mét như thế, ta được một hình vuông. Tìm diện tích hình vuông đó. 34. Bằng các miếng nhựa hình vuông cạnh lcm, bạn An đã ghép được hai hình vuông mà hiệu diện tích của hai hình vuông đó là 100 2 cm . Tính tổng số miếng nhựa mà bạn An đã dùng để ghép được hai hình vuông trên. 35. Hình bên gồm hai hình vuông mà tổng chu vi hai hình đó là 340cm, độ dài đường gấp khúc IABCDEGH là 235cm. Tìm diện tích hình tạo bởi đường gấp khúc khép kín IABCDEGHL. 36. Một vườn trường hình chữ nhật có chu vi gấp 8 lần chiều rộng của nó. Nếu tăng chiều rộng thêm 2m và giảm chiều dài đi 2m thì diện tích vườn trường tăng thêm
  • 9. 144 2 m . Tính diện tích vườn trường trước khi mở rộng. 37. Một hình chữ nhật có chu vi 200m. Nếu tăng một cạnh thêm 5m, đồng thời giảm một cạnh đi 5m, thì ta được một hình chữ nhật mới. Biết diện tích hai hình chữ nhật cũ và mới hơn kém nhau 175 2 m , hãy tìm cạnh hình chữ nhật ban đầu. 38. Cho một hình chữ nhật có chiều rộng 3m, người ta cắt dọc theo một cạnh của nó để có hai hình chữ nhật mà diện tích hình lớn so với diện tích hình nhỏ thì gấp 2 lần, còn chu vi hình lớn so với chu vi hình nhỏ thì gấp 1,5 lần. Tìm diện tích hình chữ nhật ban đầu. 39. Cho hình vuông ABCD với các đường kẻ tạo thành 4 hình vuông bằng nhau ở bốn góc như hình vẽ. a) Đếm trong hình có tất cả bao nhiêu hình vuông ? b) Biết diện tích hình vuông PQRO bằng 1 2 diện tích hình vuông ABCD và giả sử tổng diện tích tất cả các hình vuông đếm được bằng 450 2 cm , hãy tính chu vi hình vuông ABCD. 40. a) Một hình vuông và một hình chữ nhật có chu vi bằng nhau thì hình nào có diện tích lớn hơn ? Em vẽ hình minh hoạ rồi giải thích.
  • 10. b) Một hình vuông và một hình chữ nhật có diện tích bằng nhau thì hình nào có chu vi lớn hơn ? Em vẽ hình minh hoạ rồi giải thích. 41. Hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có phần chung là hình vuông AMOD. Tìm diện tích hình vuông AMOD, biết hai hình chữ nhật ABCD và AMNP có diện tích hơn kém nhau 120 2 cm và có chu vi hơn kém nhau 20cm. 42. Dọc theo một cạnh hình chữ nhật, bạn Bình kẻ hai đường thẳng chia hình chữ nhật đó thành 3 phần : 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng và 1 hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1 3 chiều dài. Tính xem diện tích hình vuông có thể bằng mấy phần diện tích hình chữ nhật đã cho ban đầu. 43. Trên một mặt bàn hình chữ nhật, người ta lát các viên gạch men hình vuông cạnh 10cm. Tất cả các viên lát ở ngoài sát mép cạnh hình chữ nhật có màu xanh, các viên còn lại ở trong có màu trắng. Tính diện tích mặt bàn, biết rằng số viên gạch màu xanh bằng số viên gạch màu trắng và các viên gạch men lát vừa đủ mặt bàn. 44. Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi 150cm. Dọc theo chiều rộng, bạn Bình lần lượt cắt được 5 hình vuông và còn thừa ra một hình chữ nhật nhỏ hơn hình vuông đó. Tính chiều dài hình chữ nhật ban đầu, biết số đo cạnh của các hình theo xăng-ti-mét đều là số tự nhiên. 45. Một băng giấy hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu cắt băng giấy này dọc theo chiều rộng thành các hình vuông thì còn thừa một hình chữ nhật nhỏ hơn mỗi hình vuông ấy.
  • 11. Biết rằng chiều rộng hình chữ nhật nhỏ này là 4cm. Em hãy tính diện tích băng giấy ban đầu. (Số đo các cạnh là số tự nhiên). 46. Dọc theo chiều rộng hình chữ nhật (A), bạn An cắt được một số hình vuông và còn thừa ra hình chữ nhật (B) nhỏ hơn hình vuông, sau đó lại cắt hình chữ nhật (B) được một số hình vuông và thừa ra một hình chữ nhật (C) nhỏ hơn hình vuông, cuối cùng chia đôi hình chữ nhật (C) được hai hình vuông. Tổng tất cả các hình vuông cắt được (cả lớn và nhỏ) là 6 hình. Hãy vẽ tất cả các cách chia có thể được và tính diện tích hình chữ nhật ban đầu ứng với mỗi cách chia, biết cạnh hình vuông nhỏ nhất là 12cm. 47. Người ta muốn mở rộng một mảnh vườn hình chữ nhật để có diện tích tăng lên 3 lần. Nhưng chiều rộng chỉ có thể tăng lên gấp đôi nên phải tăng thêm cả chiều dài. Khi đó vườn trở thành hình vuông. Hãy tính diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng, biết chu vi mảnh vườn lúc đầu là 42cm. 48. Cho hai hình chữ nhật ABCD và ABMN có chung cạnh AB và không có phần diện tích chung. Một hình có chiều dài gấp đôi chiều rộng hình còn lại có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng của nó. Tính diện tích hình chữ nhật MNDC, biết AB = 6cm (vẽ hình với mỗi trường hợp có thể xảy ra). 49. Cho hình chữ nhật ABCD, E là điểm trên cạnh AB sao cho: AE = 2EB. Hãy xác định vị trí điểm H trên phần kéo dài của cạnh AD sao cho hình chữ nhật AEGH có diện tích gấp 1,5 lần diện tích hình chữ nhật ABCD. 50. Cho hình chữ nhật ABCD. E là điểm nằm trên cạnh AB. Hãy vẽ hình chữ nhật AEGH có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật ABCD. IV. DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC, HÌNH THANG VÀ CÁC BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DIỆN TÍCH CÁC HÌNH ĐÓ 51. Cho hình tam giác ABC có góc A là góc vuông, AB = 30cm, AC = 45cm. M là một điểm trên cạnh AB sao cho AM = 20cm. Từ M kẻ đường thẳng song song với cạnh BC và cắt cạnh AC tại điểm N. Tính diện tích hình tam giác AMN.
  • 12. 52. Cho hình tam giác ABC có diện tích là 12 2 cm . Cạnh AB = 8cm và AC = 5cm. Kéo dài thêm AB đến M và ẠC đến N sao cho BM = CN = 2cm. Hỏi diện tích hình tam giác AMN là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? (Không làm thay đổi góc được tạo bởi hai cạnh AB và AC). 53. Cho hình tam giác ABC có AB = 4cm, AC = 7,5cm. Em đã kéo dài cạnh AB thêm 1cm, hỏi sau đó phải rút ngắn cạnh AC bao nhiêu xăng-ti-mét để được một hình tam giác mới có diên tích bằng 1 2 diện tích hình tam giác ban đầu ? 54. Có một hình tam giác ABC, An giảm cạnh AB đi 1 4 của nó, sau đó lại tăng cạnh AC thêm 1 4 của cạnh này. Sau khi tính cẩn thận, An thấy diện tích hình tam giác mới lại nhỏ hơn diện tích hình tam giác ban đầu là 2 2 cm . Hãy tính diện tích hình tam giác lúc đầu chưa thay đổi các cạnh. 55. Một mảnh vườn hình tam giác diện tích 39 2 cm . Người ta muốn ngăn ra ở một góc 8 2 m để nuôi gà. Trên cạnh thứ nhất lấy 3m, còn cạnh kia bớt đi 1 3 của nó thì vừa đủ. Hỏi cạnh thứ nhất dài bao nhiêu mét ? 56. Cho hình tam giác ABC ; M và N là trung điểm của cạnh BC và CA. Các đường thẳng AM và BN cắt nhau tại O. Đường thẳng CO cắt AB tại P. a) So sánh độ dài các đoạn AP và PB. b) So sánh độ dài các đoạn AO và OM. 57. Một mảnh vườn hình tam giác ABC, có diện tích 90 2 m , cạnh AB dài 10m. trên cạnh BC có điểm M sao cho BM = 2MC. Người ta muốn kẻ đường thẳng qua M cắt cạnh AB tại điểm N sao cho diện tích tạm giác BMN bằng 15 2 m . Hỏi điểm N cách B bao nhiêu mét ?
  • 13. 58. Cho hình tam giác ABC có cạnh AB bằng 9cm và có diện tích là 36 2 cm . Trên BC, lấy điểm M sao cho BM = 3MC. Qua M người ta vẽ một đường thẳng cắt BA kéo dài tại điểm K sao cho diện tích hình tam giác KBM cũng bằng 36 2 cm . a) Tính độ dài đoạn AK. b) AC và MK cắt nhau tại điểm O. So sánh diện tích hai hình tam giác OAK và OCM. 59. Cho hình tam giác ABC với M là trung điểm cạnh AB, N là trung điểm đoạn MB, P là trung điểm cạnh AC, Q là trung điểm đoạn PC. Tính diện tích hình tứ giác MNQP nếu biết diện tích hình tam giác ABC bằng 16 2 cm . 60. Cho hình tam giác ABC và một điểm O nằm trong hình tam giác, đường thẳng AO cắt cạnh BC tại M. Đường thẳng BO cắt CA tại N. Cho biết diện tích hình tam giác AOB là 3 2 cm , diện tích hình tam giác BOM và diện tích hình tam giác AON đều bằng 1 2 cm . Hãy tính diện hình tích tam giác ABC. 61. Cho hình tam giác ABC và điểm O nằm trong hình tam giác. Biết rằng diện tích hình tam giác AOB bằng 6 2 cm , diện tích hình tam giác BOC bằng 8 2 cm , diện tích hình tam giác COA bằng 2 2 cm . Đường thẳng OA chia hình tam giác ABC thành hai phần. Tính diện tích hai phần đó. 62. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = 1 2 MC và trên cạnh CA lấy điểm N sao NC = 1 3 NA. Đường thẳng MN cắt cạnh AB kéo dài tại điểm K. a) Đường thẳng MN chia hình tam giác ABC thành hai phần. Tính diện tích các phần đó nếu biết diện tích hình tam giác ABC bằng 36 2 cm . b) So sánh các đoạn KA và KB. 63. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm P sao cho AP = 1 2 PB, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho CN = 1 2 NA và trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = 1 2 MC. Các đường thẳng AM và BN cắt nhau tại H. Đường thẳng CP cắt NB tại I và cắt AM tại K.
  • 14. Em hãy so sánh diện tích hình tam giác HIK với tổng diện tích của ba hình tam giác APK, BMH và CIN. 64. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy các điểm D, E sao cho AD = DE = EB, trên cạnh AC lấy điểm M, N sao cho AM = MN = NC. Tính diện hình tam giác ABC nếu biết diện tích hình tứ giác DEMN bằng 6 2 cm . 65. Cho hình tam giác ABC có AB = 1,5cm. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho BM = 3MC. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN = 2NC. Đường thẳng MN và đường thẳng AB cắt nhau tại P. a) Tính đoạn thẳng AP. b) So sánh độ dài đoạn thẳng MP và MN. 66. Cho hình tam giác ABC và o là một điểm nằm trong hình tam giác. Đường thẳng AO cắt cạnh BC tại điểm M, đường thẳng BO cắt cạnh AC tại N. Biết rằng AO = OM và BO gấp 5 lần NO. Đường thẳng co cắt cạnh AB tại P. Hãy so sánh các đoạn thẳng : a) OP và CO. b) BM và MC. 67. Cho hình tam giác ABC có diện tích 420 2 cm . N là trung điểm cạnh CA. P là điểm nằm trên cạnh AB sao cho AP = 3PB. Các đoạn thẳng BN và CP cắt nhau tại K. Hãy tính diện tích hình tam giác BKC. 68. Cho hình tam giác ABC, M là điểm trên cạnh BC sao cho BM = 2MC. N là điểm trên cạnh CA sao cho CN = 3NA ; AM cắt BN tại O. Hãy tính diện tích hình tam giác ABC nếu biết diện tích hình tam giác AOB bằng 20 2 cm . 69. Cho hình tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC. a) Hãy so sánh diện tích hình tam giác ADE với diện tích hình tam giác ABC. b) M là một điểm bất kì trên BC. Đoạn thẳng AM cắt đoạn thẳng DE tại I. Hãy so sánh AI và IM.
  • 15. 70. Cho hình tam giác ABC có diện tích là 72 2 cm . Hai điểm D, E lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC. Trên cạnh BC ỉấy hai điểm M, N sao cho MN = 1 3 BC. Đường thẳng DE cắt các đoạn thẳng AM, AN lần lượt tại các điểm P, Q. Tính diện tích hình tứ giác MNQP. 71. Cho hình tam giác ABC, D là điểm nằm trên cạnh AB sao cho AD = 1 3 AB ; E là điểm nằm trên cạnh AC sao cho AE = 1 3 AC. Một đường thẳng đi qua A cắt đoạn thẳng DE tại I và cắt cạnh BC tại M. a) So sánh diện tích các hình tam giác ADE và ABC. b) So sánh các đoạn thẳng AI và AM. 72. Trên cạnh AB của hình tam giác ABC lấy hai điểm D, E sao cho AD = DE = EB. Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho BM = MN = NC. Trên cạnh AC lấy 2 điểm p, Q sao cho CP = PQ = QA. Tia AM cắt các đoạn thẳng DQ và EP lần lượt tại U, V. Tia AN cắt các đoạn thẳng DQ và EP lần lượt tại X, Y. a) So sánh độ dài các đoạn thẳng AU, UV, VM. b) So sánh diện tích hình tứ giác UVYX với diện tích hình tam giác ABC. 73. Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM = 1 2 MB, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN = 1 3 NC. Hai tia BN và CM cắt nhau tại điểm O. a) So sánh diện tích hai hình tam giác OBC và ABC. b) So sánh độ dài các đoạn thẳng BO và ON. 74. Cho hình tam giác ABC, trên cạnh AB lấy điểm P sao cho AP = 2PB. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho MB = 2MC, trên cạnh CA lấy điểm N sao cho CN = 2NA. AM và BN cắt nhau tại E; CP cắt AM tại G và cắt BN tại D.
  • 16. So sánh diện tích các hình tam giác DEG và ABC. 75. Cho hình thang ABCD có đáy CD gấp 3 lần đáy AB. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm O. a) So sánh các đoạn thẳng OB và OD, OA và OC. b) Tính diện tích các hình tam giác OAD và DCO, nếu biết diện tích hình thang ABCD bằng 32 2 cm . 76. Cho hình thang ABCD có đáy CD gấp 3 lần đáy AB. Các cạnh bên AD và BC kéo dài cắt nhau tại P. a) So sánh các đoạn thẳng PA và PD, PB và PC. b) Tính diện tích hình thang nếu biết rằng diện tích hình tam giác PAB bằng 4 2 cm . 77. Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. M là trung điểm cạnh đáy AB. Đường thẳng OM cắt cạnh đáy CD tại N. So sánh đoạn CN và ND. 78. Cho hình thang ABCD có đáy là AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. Qua O có đường thẳng cùng song song với hai đáy, cắt AD tại P, cắt BC tại Q. So sánh đoạn OP và OQ. 79. Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD. AC và BD cắt nhau tại O. Các cạnh bên kéo dài cắt nhau tại K. Đường thẳng KO cắt AB tại M và cắt CD tại N. So sánh các đoạn thẳng MA và MB, các đoạn thẳng ND và NC. 80. Cho hình thang ABCD, đáy là AB và CD, M là 1 điểm bất kì trên AB, N là điểm bất kì trên CD. a) So sánh tổng diện tích hai hình tam giác CMD và ANB với diện tích hình thang ABCD. b) AN và DM cắt nhau tại E ; CM và BN cắt nhau tại G. So sánh tổng diện tích hai hình tam giác AED và BGC với diện tích hình tứ giác MENG. 81. Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD ; M và N lần lượt là trung điểm cạnh BC và AD ; AM cắt BN tại E, CN cắt DM tại G.
  • 17. a) So sánh tổng diện tích hai hình tam giác MAD và NBC với diện tích hình thang ABCD. b) So sánh diện tích hình tứ giác MENG với tổng diện tích hai hình tam giác AEB và CGD. 82. Cho hình thang ABCD đáy AB = 30cm và CD = 45cm. AC và BD cắt nhau tại O. Cho biết diện tích hình tam giác OAB là 180 2 cm . Hãy tính diện tích hình thang. 83. Cho hình thang ABCD hai đáy AB và CD. Các cạnh bên AD và BC kéo dài cắt nhau ở K. Cho biết diện tích hình tam giác KCD gấp 1,5 lần diện tích hình tam giác KAC. Tính các cạnh đáy của 1hình thang đó nếu biết diện tích hình thang là 375 2 cm và chiều cao của nó là 10cm. 84. Cho hình vuông ABCD. M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Các đường thẳng AN và CQ cắt các đường thẳng BP và DM tạo thành hình tứ giác GHIK. a) Em hãy so sánh diện tích hình tứ giác GHIK với tổng diện tích của bốn hình tam giác nhỏ lần lượt có một đỉnh là A, B, C, D. b) Tính diện tích hình tứ giác GHIK nếu biết cạnh hình vuông là 20cm. 85. Cho hình chữ nhật ABCD. M và N là hai điểm nằm trên cạnh AB sao cho MN = 1 3 AB ; P, Q là hai điểm trên cạnh CD sao cho PQ = 1 2 CD ; Hai đường thẳng MO và NQ cắt nhau tại điểm O nằm trong hình chữ nhật. Biết rằng diện tích hình tam giác OPQ lớn hơn diện tích hình tam giác OMN là 1,5 2 cm . Hãy tính diện tích hình chữ nhật đã cho. 86. Cho hình chữ nhật ABCD. E và G lần lượt là trung điểm cạnh AD và BC. M, N lần lượt là hai điểm bất kì nằm trên các cạnh AB và CD. Đoạn thẳng MN cắt đoạn thẳng EG tại I. So sánh : a) Diện tích mỗi hình tứ giác ABGE, EGCD với diện tích hình chữ nhật ABCD.
  • 18. b) Độ dài các đoạn thẳng MI và IN. 87. Cho hình chữ nhật ABCD. E, G lần lượt là trung điểm các cạnh AD và BC. M, N là hai điểm bất kì nằm trên hai cạnh AB và CD. MN và EG cắt nhau tại I. a) Cho biết diện tích hình thang AMND gấp đôi diện tích hình thang MBCN, hãy so sánh hai đoạn thẳng EI và IG. b) Ngược lại, cho biết EI = 2IG, hãy so sánh diện tích hai hình thang AMND và MBCN. 88. Cho hình tứ giác ABCD. I là trung điểm cạnh AB. Cho biết diện tích các hình tam giác ACD và BCD lần lượt băng 12 2 cm và 18 2 cm . Hãy tính diện tích hình tam giác ICD. 89. Cho hình tứ giác ABCD. M và N là hai điểm lần lượt nằm trên cạnh AB và CD sao cho AM = 2MB ; CN = 2ND. AN cắt DM tại P, BN cắt CM tại Q. So sánh diện tích hình tứ giác PMQN với tổng diện tích hai hình tam giác APD và BQC. 90. Cho hình tứ giác ABCD. Các đoạn thẳng AC, BD cắt nhau tại điểm O. Cho biết diện tích các hình tam giác OAB, OBC và OCD lần lượt bằng 4 2 cm ; 3,5 2 cm và 5,25 2 cm . Hãy tính diện tích hình tứ giác ABCD. 91. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích là 34 2 cm . Cạnh CB kéo dài về phía B và cạnh DA kéo dài về phía A thì cắt nhau tại P. Biết diện tích hình tam giác PAB bằng 18cm và diện tích hình tam giác ABC bằng 6 2 cm . Hãy tính diện tích các hình tam giác ABD và BCD. 92. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích bằng 47 2 cm . Cạnh CB kéodài về phía B, cạnh DA kéo dài về phía A cắt nhau tại điểm P. Hãy tính diện tích hình tam giác PAB nếu biết rằng hình tam giác ABC và hình tam giác BCD lần lượt có diện tích bằng 12 2 cm và 24 2 cm . 93. Cho hình tứ giác ABCD và M, N, p, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD và DA, MP và NQ cắt nhau tại I. Hãy so sánh các đoạn thẳng MI và IP.
  • 19. 94. Cho hình tứ giác ABCD, trên AB lấy điểm E sao cho AE = 1 2 EB. Trên BC lấy điểm H sao cho BH = 1 2 HC. Trên CD lấy điểm N sao cho CN = 2 3 CD. Trên DA lấy điếm P, sao cho DP = 2 3 DA. EN và PH cắt nhau tại điểm O. So sánh EO và ON. 95. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích 300 2 cm biết: AM = MN = NB ; DP = PQ = QC. Tính diện tích hình MNQP. 96. Cho hình tứ giác ABCD có diện tích là 900 2 cm , biết : AM = MN = NB ; BE = EG = GC ; DP = PQ = QC ; AK = KH = HD. Tính diện tích hình RSTO.
  • 20. V. CHU VI, DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 97. Trong hình vẽ Tổng chu vi bốn hình tròn nhỏ có bằng chu vi hình tròn lớn không? Giải thích vì sao? 98. Cho hình sau, ABCD là hình chữ nhật. Cạnh AB = 4cm. a) So sánh diện tích hình 1 với diện tích hình 2, nếu biết diện tích hình chữ nhật bằng nửa diện tích hình tròn tâm A, bán kính AB. b) Tính đoạn thẳng EG.
  • 21. 99.Một con kiến đi từ A đến D theo đường gấp khúc ABCD, hoặc theo hai nửa đường tròn AmEnD thì đi theo đường nào sẽ ngắn hơn ? (ABCD là hình chữ nhật). Tính diện tích phần hình chữ nhật không bị hai nửa hình tròn che lấp, biết bán kính mỗi đường tròn là 5cm. 100.Cho hình vuông ABCD. Diện tích hai hình tròn trong hình vẽ hơn, kém nhau mấy lần ?
  • 22. HƯỚNG DẪN, BÀI GIẢI 1. Chu vi hình tam giác do đường gấp khúc khép kín tạo thành bằng tổng độ dài ba đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. - Độ dài của hai đoạn còn lại là : 15 x 2 = 30 (cm). - Chu vi của hình tam giác là : 30 + 15 = 45 (cm). 2. Chu vi hình năm cạnh do đường gấp khúc khép kín tạo thành bằng tổng độ dài năm đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. - Biểu thị độ dài đường gấp khúc là 5 "phần" bằng nhau thì độ dài hai đoạn đầu bằng : 2 "phần" + 6cm. - Độ dài ba đoạn sau là : 7 x 3 = 21 (cm). Ta có sơ đồ : - Độ dài 3 "phần" là : 21 + 6 = 27 (cm). Độ dài đường gấp khúc hay chu vi hình năm cạnh là : 27 : 3 x 5 = 45 (cm). 3.
  • 23. Gọi độ dài các cạnh theo thứ tự từ lớn dến bé là a, b, c, d, e. Ta có các số tự nhiên : a > b > c > d > e và a = e x 2. Ta có sơ đồ: Nếu cắt bớt ở 3 cạnh b, c, d, cho bằng cạnh bé nhất thì 6 lần cạnh bé nhất bé hơn 30. Vì 5 x 6 = 30 nên cạnh bé nhất bé hơn 5 (e < 5). Nếu thêm vào ba cạnh b, c, d cho bằng cạnh lớn nhất ta được 9 lần cạnh bé nhất. Vậy 9 lần cạnh bé nhất lớn hơn 30. Vì 3 x 9 = 27 < 30 nên cạnh bé nhất lớn hơn 3 (e > 3). Như vậy chỉ có thể e = 4 (cm) và a = 4 x 2 = 8 (cm). Giữa 4 và 8 chỉ có 3 số tự nhiên 5, 6, 7 nên ta có b = 7cm, c = 6cm, d = 5cm. Đáp số: 8cm, 7cm, 6cm, 5cm, 4cm. Thử lại đúng. 4. Xếp nối theo đề bài thì số đo mỗi cạnh theo xăng-ti-mét phải là số tự nhiên, do đó chu vi của hình vuông (nếu xếp được) phải là số chia hết cho 4, chu vi của hình chữ nhật (nếu xếp được) phải là số chia hết cho 2 (vì chu vi bằng 2 lần tổng độ dài 2 cạnh). Tổng độ dài của 50 đoạn que là : 1 + 2 + ... + 49 + 50 = (1 + 50) + (2 + 49) + ... + (25 + 26) = 51 x 25 = 1275 (cm)
  • 24. 1275 không chia hết cho 2, không chia hết cho 4 do đó không thể xếp nối các đoạn que thành hình vuông hoặc hình chữ nhật được. 1275 có thể phân chia thành 25 cặp tổng mỗi cặp là 51 chẳng hạn : 1275 = (1 + 50) + (2 + 49) + ... + (24 + 27) + (25 + 26) Lấy 5 cặp nào đó ta xếp được 1 cạnh của hình có 5 cạnh bằng nhau. Do đó có thể xếp nối các đoạn que thành hình có 5 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 51 x 5 = 255 (cm). 5. Tổng độ dài tất cả các đoạn que là 6 x 3 + 4 x 4 + 2 x 5 + 8 x 2 = 60 (cm). - Nếu xếp được hình vuông thì số đo cạnh hình vuông là 60 : 4 = 15 (cm) - Vì mỗi đoạn que có số đo theo xăng-ti-mét là một số chẵn nên dù xếp thế nào số đo mỗi cạnh hình vuông (nếu xếp được) phải là số chẵn. Mà 15 là số lẻ. Vậy không thể xếp nối các đoạn que thành một hình vuông được. 6. - Tổng độ dài 20 đoạn que là : 1 x 4 + 2 x 4 + 3 x 7 + 4 x 5 = 53 (cm). - Nếu bớt một đoạn 2cm, hoặc 3cm, hoặc 4cm thì ta còn tổng độ dài 19 que là : 51cm, hoặc 50cm, hoặc 49cm đều là các số không chia hết cho 4, nên đoạn que bớt đi chỉ có thể là đoạn 1cm (53 - 1 = 52, 52 chia hết cho 4). - Chẳng hạn ta có thể xếp được hình vuông có 3 cạnh đầu mỗi cạnh gồm một đoạn 2cm, một đoạn 4cm, một đoạn 1cm và hai đoạn 3cm, còn cạnh thứ tư gồm một đoạn 2cm, một đoạn 3cm và hai đoạn 4cm. Khi đó độ dài cạnh hình vuông là 52 :4 = 13 (cm).
  • 25. 7. Đường gấp khúc BAC = BA + AC Đường gấp khúc BMPNC = BM + MP + PN + NC 1 1 1 1 AB+ AC+ AB+ AC 2 2 2 2 1 1 1 1 = ( AB+ AB)+( AC+ AC) 2 2 2 2 = AB + AC Đường gấp khúc BDEGPHIKC bằng BD + DE + EG + GP + PH + HI + IK + KC 1 1 1 1 1 1 1 1 = BM+ MP+ BM+ PM+ PN+ NC+ PN+ NC 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 =( BM+ BM)+( MP+ MP)+( PN+ PN)+( NC+ NC) 2 2 2 2 2 2 2 2 = BM + PM + PN + NC. Vậy ba đường gấp khúc BAC, BMPNC và BDEGPHIKC dài bằng nhau. 8.
  • 26. a) Tổng chu vi (CV) tất cả các hình tam giác có trong hình là : CV(AHD) + CV(AIC) x 3 + CV(AKB) x 9 = 5 x 9 + 5 x 6 x 3 + 5 x 3 x 9 = 270 (cm). b) Các hình tứ giác có cạnh bằng nhau ở trong hình là : AKOB, KBOI, IKOG, HIOG, IOEG, COGE, COED, OECB, KOCB (gồm 9 hình). Tổng chu vi của các hình tứ giác đó là : 5 x 4 x 9 = 180 (cm) 9. a) Chu vi hình tam giác AOD = AO + AD + DO = AO + BD + DO (vì AD = BD) = AO + BO (1)
  • 27. Chu vi hình tam giác AOE = AO + OE + EA = AO + OE + EC (vì AE = EC) = AO + OC (2) So sánh (1) và (2) với BO = OC, ta thấy chu vi hình tam giác AOD bằng chu vi hình tam giác AOE. b) Chu vi hình tam giác ADE = AD + DE + AE = BD + DE + EC (vì AD = BD, AE = EC) = CB = 45 (cm). c) Tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEC bằng : (AB + BD + DA) + (AE + EC + AC) = AB + AC + (BD + DA + EC + AE) = AB + AC + BD x 2 + EC x 2 = AB + AC + (BD + EC) x 2 = AB + AC + (45 -20) x 2 = (AB + AC) + 50cm(1) - Chu vi tam giác ABC = (AB + AC) + 45cm (2) - So sánh (1) và (2) ta thấy tổng chu vi hai hình tam giác ABD và AEC hơn chu vi hình tam giác ABC là : 50 - 45 = 5 (cm) 10. Chu vi hình vuông bằng chu vi hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau, ta có thể biểu thị theo hình sau :
  • 28. - Chu vi hình tam giác gồm 3 cạnh hình vuông và đoạn dài 15cm (5x3 = 15). Do đó 1 cạnh hình vuông là 15 cm. - Chu vi hình vuông bằng chu vi hình tam giác và bằng : 15 x 4 - 60 (cm) 11. Giả sử có miếng bìa hình tam giác ABC với vết cắt là đoạn AD. Xét tổng chu vi hai hình tam giác ABD và ADC : (AB + BD + AD) + (AD + DC + AC) = AB + (BD + DC) + AC + AD x 2 = (AB + BC + AC) + AD x 2 Như vậy tổng chu vi 2 hình tam giác ADC và ABD so với chu vi hình tam giác ABC thì hơn là 2 lần đoạn AD. Vậy đoạn AD là : (168 - 120) : 2 = 24 (cm). 12.
  • 29. Miếng bìa là hình tam giác ABC có cạnh AB bằng cạnh AC ; BC = 15cm và vết cắt là đoạn AD. Cạnh BC bị cắt thành 2 đoạn BD và DC : Giả sử BD > DC. Hiệu chu vi 2 hình tam giác ABD và ADC là : (AB + BD + AD) - (AD + DC + AC) = BD - DC (vì AB = AC và AD chung). Từ đó : BD - DC = 3 (cm) ; BD + CD =15 (cm) ; Do đó : BD = (3 + 15) : 2 = 9 (cm) ; DC = 15 - 9 = 6 (cm). 13. Tổng chu vi hai hình tam giác ABN và ACM bằng :
  • 30. (AB + BN + AN) + (AC + CM + AM) = (AB + AQ + (AN + AM) + (BN + CM) = (AB + AC + BC) + (AN + AM + MN) = 120cm + Chu vi hình tam giác AMN. Từ đó 120cm + Chu vi hình tam giác AMN = 180cm Chu vi hình tam giác AMN = 180 - 120 = 60 (cm). 14. a) Xem hình vẽ: b) Hình tam giác thứ nhất có chu vi là 128cm Hình tam giác thứ hai có chu vi là 64cm Hình tam giác thứ ba có chu vi là 32cm Hình tam giác thứ tư có chu vi là 16cm Hình tam giác thứ năm có chu vi là 8cm Hình tam giác thứ sáu có chu vi là 4cm
  • 31. Vậy, vẽ đến hình tam giác thứ sáu thì chu vi của nó là 4cm. 15. Gọi hình tứ giác ABCD, theo đầu bài chẳng hạn có : AB + BC + CD = 38 (cm) BC+ CD + DA = 41 (cm) CD + DA + AB = 46 (cm) DA + AB + BC = 43 (cm) Như vậy 3 lần tổng độ dài 4 cạnh là 38 + 41 +46 + 43 = 168 (cm). Chu vi hình tứ giác là : 168 : 3 = 56 (cm) Độ dài cạnh lớn nhất là : 56 - 38 = 18 (cm) Độ dài cạnh bé nhất là : 56 - 46 = 10 (cm). 16. Giả sử từ hình vuông ABCD (hình vẽ), bạn Hoà cắt A được hình chữ nhật AMND và MBCN. Tổng chu vi hai hình chữ nhật này bằng: AD + AM + MB + BC + CN + ND + MN × 2 AB CD 1 4 2 43 14 2 43 = cạnh hình vuông x 6 = 24 x 6 = 144 (cm).
  • 32. Biết tổng chu vi hai hình là 144 cm, tỉ số chu vi của chúng là 4 5 . Ta có : Chu vi hình AMND là : 144 : 9 x 4 = 64 (cm) Cạnh AM là : (64 - 24 x 2) : 2 = 8 (cm) Cạnh MB là: 24-8 = 16 (cm). Vậy, hình chữ nhật AMND có chiều rộng là 8cm và chiều dài là 24cm. Hình chữ nhật MBCN có chiều rộng 16cm và chiều dài 24cm. 17. Số hình vuông nhỏ (cạnh 1cm) cắt được là : 6 x 6 = 36 (hình) Ta có: 36 = 1 x 36 = 2 x 18 = 3 x 12 = 4 x 9 = 6 x 6. Như vậy có thể xếp các hình vuông nhỏ thành một hình chữ nhật theo 4 cách : 1. Chiều rộng 1cm, chiều dài 36cm thì chu vi hình chữ nhật là : (1 + 36) x 2 = 74 (cm). 2. Chiều rộng 2cm, chiều dài 18cm thì chu vi hình chữ nhật là : (18 + 2) x 2 = 40 (cm). 3. Chiều rộng 3cm, chiều dài 12cm thì chu vi hình chữ nhật là : (3 + 12) x 2 = 30 (cm). 4. Chiều rộng 4cm, chiều dài 9cm thì chu vi hình chữ nhật là : (4 + 9) x 2 = 26 (cm). Nhận xét : Các hình chữ nhật trên có cùng diện tích với hình vuông (gồm 36 hình vuông nhỏ) và đều có chu vi lớn hơn chu vi hình vuông. (Chu vi hình vuông bằng 6 x 4 = 24 (cm)). 18.
  • 33. Theo đầu bài : Chu vi hình chữ nhật AEGD là 22cm. Chu vi hình chữ nhật ABHI là 26cm. Gọi chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đã cho D là a, b, thì : Tổng chu vi 2 hình chữ nhật AEGD và ABHI là : (b + a + b) x 2 + (a + b + a) x 2 = (a + b) x 6 Từ đó (a + b) x 6 = 22 + 26 = 48 (cm) (a + b) = 48 : 6 = 8 (cm). Hiệu chu vi hai hình chữ nhật ABHI và AEGD là : (a + b + a) x 2 - (b + a + b) x 2 = (a - b) x 2 Từ đó (a - b) x 2 = 26 - 22 = 4 (cm) a - b = 4 : 2 = 2 (cm). Biết tổng và hiệu hai cạnh của a và b, ta có : Chiều dài hình chữ nhật đã cho là : a = (8 + 2) : 2 = 5 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là : b = 8 - 5 = 3 (cm)
  • 34. Ghi chú : Cũng có thể tính : Chu vi AEGD = (a + b + b) x 2 = 22 (cm) Chu vi ABHI = (a + a + b) x 2 = 26 (cm) Hay : a + b x 2= 11 b + a x 2 = 13 Từ đó tính được a = 5, b = 3. 19. Tổng chu vi 4 hình tam giác AIE, BEG, CGH và DHI bằng đúng tổng chu vi hai hình vuông ABCD và EGHI. - Tổng chu vi 4 tam giác EMN, GNP, HPQ và IMQ đúng bằng tổng chu vi hai hình vuông EGHI và MNPQ. - Như vậy tổng chu vi 8 hình tam giác có trong hình bằng tổng chu vi 3 hình vuông có trong hình cộng với chu vi hình vuông EGHI. Vậy tổng chu vi các hình tam giác có trong hình lớn hơn tổng chu vi các hình vuông có trong hình. 20. Chu vi hình chữ nhật gấp 3,6 lần chiều dài thì nửa chu vi của nó gấp 1,8 lần chiều dài (3,6 : 2 = 1,8). Biểu thị chiều dài là 10 "phần" thì nửa chu vi là 18 "phần". Khi đó chiều rộng là
  • 35. 8 "phần" : (18 -10 = 8) và chu vi là 36 "phần" (18 x 2 = 36). - Chu vi hình chữ nhật so với chiều rộng gấp một số lần là : 36 : 8 = 4,5 (lần). 21. Chiều dài tăng lên gấp đôi, chiều rộng không đổi, thì chu vi hình chữ nhật đã tăng thêm 2 lần chiều dài. Nếu biểu thị chu vi hình chữ nhật ban đầu là 10 "phần" thì chu vi hình chữ nhật mới là 16 "phần’ (do tăng thêm 1,6 lần). Do đó 2 lần chiều dài (tăng thêm) là 6 "phần" (16 - 10 = 6). Chiều dài hình chữ nhật là 3 “phần”. Khi đó chiều rộng hình chữ nhật là : 10 : 2 - 3 = 2 (phần). - Chiều rộng tăng lên gấp đôi, chiều dài không đổi thì chu vi hình chữ nhật đã tăng thêm 2 lần chiều rộng của nó (tức là tăng thêm : 2 x 2 = 4 "phần"). Theo trên, chu vi hình chữ nhật mới sẽ gồm : 10 + 4 = 14 (phần). So với chu vi hình chữ nhật ban đầu thì chu vi hình chữ nhật mới đã tăng lên. 14 : 10= 1,4 (lần). 22. Chu vi hình miếng bìa còn lại (OPEGQHIRKMSN) bằng đúng chu vi hình chữ nhật ABCD là 72 cm (các cạnh hình vuông ở 4 góc bằng nhau).
  • 36. - Chiều dài PQ hơn chiều rộng PS là 12cm, thì chiều dài AB hơn chiều rộng AD cũng là 12cm (số bị trừ và số trừ cùng thêm một số thì hiệu không thay đổi). Biết tổng : AB + AD = 72 : 2 = 36 (cm). Từ đó chiều dài hình chữ nhật đã cho là : (36 + 12) : 2 = 24 (cm). Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là : 36 – 24 = 12 (cm). 23. So sánh chu vi và chiều rộng theo sơ đồ sau : Ta thấy 2 lần chiều dài bằng 3 lần chiều rộng. Nếu xem chiều dài là 3 phần thì chiều rộng là 2 phần. - Số phần chiều dài hơn chiều rộng là : 3 – 2 = 1 (phần) - So sánh chiều dài với chiều rộng theo sơ đồ sau : Ta thấy chiều dài hơn chiều rộng là : 9-3 = 6 (m).
  • 37. Suy ra 1 phần là 6m. Vậy : Chiều dài hình chữ nhật đã cho là : 6 x 3 = 18 (m). Chiều rộng hình chữ nhật đã cho là : 6 x 2=12 (m). 24. Chu vi hình chữ nhật ban đầu so với chiều rộng của nó gấp : (3 + 1) x 2 = 8 lần. Chiều rộng cũ bằng chiều rộng mới + 2m, do đó chu vi hình chữ nhật cũ bằng 8 lần chiều rộng mới + 16m (2 x 8 = 16) - Chu vi hình chữ nhật cũ hơn chu vi hình chữ nhật mới là : (3 + 2) x 2 = 10 (m). - Ta có sơ đồ (mỗi đoạn nhỏ bằng nhau là 1 lần chiều rộng mới). Ta thấy : 2 lần chiều rộng mới thì bằng : 16 - 10 = 6 (m) Chiều rộng hình chữ nhật mới là : 6 : 2 = 3 (m) Chiều rộng hình chữ nhật cũ là : 3 + 2 = 5 (m) Chiều dài hình chữ nhật cũ là : 5 x 3 = 15 (m) Chu vi hình chữ nhật cũ là : (5 + 15) x 2 = 40 (m). 25. Vì chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông nên nửa chu vi hình chữ nhật (tổng chiều dài và chiều rộng) bằng 2 lần cạnh hình vuông.
  • 38. Từ đó tổng của chiều dài, chiều rộng và cạnh hình vuông (hay chu vi hình tam giác) bằng 3 lần cạnh hình vuông. Vậy, cạnh hình vuông là : 45 : 3 = 15 (cm) Chu vi hình vuông (hay chu vi hình chữ nhật) là : 15 x 4 = 60 (cm) 26. Cách 1 : Nhận xét : Cạnh hình chữ nhật có số đo là số tự nhiên, phân tích 120 = 1 x 120 = 2 x 60 = 3 x 40 = 4 x 30 = 5 x 24 = 6 x 20 = 8 x 15 = 10 x 12. Tính chu vi cả 8 trường hợp hình chữ nhật có cặp cạnh là (1, 120) ; (2, 60); (3, 40) ; (4, 30) ; (5, 24) ; (6, 20) ; (8, 15) ; (10, 12). Ta thấy chỉ có trường hợp chiều dài 12cm, chiều rộng lOcm thì chu vi của nó là : (12+ 10) x 2 = 44 (cm). Cách 2 : Nửa chu vi (hay chiều dài cộng với chiều rộng) là : 44 : 2 = 22 (cm). Phân tích : 22 = 1 + 21 = 2 + 20 = 3 +19 = 4 + 18 = 5 + 17 = 6+16 = 7 + 15 = 8 + 14 = 9+ 13 = 10+ 12= 11 + 11. Thử với các trường hợp chỉ có cặp 10 x 12 = 120 là thích hợp. Cạnh hình chữ nhật là 10 cm và 12cm.
  • 39. (Có thể nhận xét 120 có tận cùng là 0 nên chỉ cần thử tính 2 x 20 hoặc 10 x 12 là đủ). 27. Biểu thị 1 63 chiều rộng là 1 phần thì chiều rộng gồm 63 phần, chiều dài 63gồm: 63 x 3 = 189 (phần). Khi đó chiều rộng mỗi hình chữ nhật bé gồm : (63 - 3) : 2 = 30 (phần). Chiều dài hình chữ nhật bé gồm : (189- 3): 2 = 93 (phần). Từ đó 984m = (30 + 93) x 2 x 4 (phần). Suy ra 1 phần = 1m. Chu vi thửa vườn là : (189 + 63) x 2 = 504 (m). 28. Chiều dài hơn chiều rộng là : 8 + 8 = 16 (m) Theo đầu bài : 3 lần chu vi = 8 chiều dài. Hay là : 6 chiều dài + 6 chiều rộng = 8 chiều dài. Suy ra 6 chiều rộng = 2 chiều dài. Như vậy, 2 chiều dài bằng 6 chiều rộng hay chiều dài gấp 3 lần chiều rộng :
  • 40. Chiều dài hình chữ nhật là : 16 : 2 x 3 = 24 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là : 24- 16 = 8 (m) 29. Xét hiệu của chu vi chữ nhật ABCD với chu vi hình chữ nhật NMBC, ta có hiệu đó là : (AM + DN) Từ đó : AM + DN = 100 - 60 = 40 (cm); AM x 2 = 40 (cm) ; AM = 40 : 2 = 20 (cm). Vậy chiều rộng hình chữ nhật ABCD là D 20 cm. Chiều dài là : 100 : 2 - 20 = 30 (cm) 30.
  • 41. Cạnh hình vuông số 1gấp 5 lần cạnh hình vuông số 3, nên chu vi của nó gấp 5 lần chu vi hình vuông số 3. Chu vi hình vuông số 1 là : 4 x 5 = 20 (cm). - Cạnh hình vuông số 2 gấp đôi cạnh hình vuông số 3 nên chu vi của nó gấp đôi chu vi hình vuông số 3. Chu vi hình vuông số 2 là : 4x2 = 8 (cm). Tổng chu vi của tất cả 6 hình vuông là : (4 + 8 + 20) x 2 = 64 (cm). 31. Ta có thể xem là bể đặt chính giữa mảnh đất (hoặc ở một góc) cũng được.
  • 42. - Chu vi mảnh đất gấp 5 lần chu vi cái bể nên cạnh mảnh đất gấp 5 lần cạnh bể (Hình vẽ). - Diện tích mảnh đất so với diện tíc thì gấp 5 x 5 = 25 (lần). Diện tích phần đất còn lại so với c cái bể thì gấp 25 - 1 = 24 (lần). Diện tích cái bể là : 216 : 24 = 9 ( 2 m ) Cạnh của bể là 3m vì : 3x3 = 9 ( 2 m ) Cạnh của mảnh đất là : 3x5= 15 (m). 32. Có thể xem tờ giấy nhỏ đặt ở góc như hình vẽ bên dưới. Hình vuông nhỏ là ABCD. Hình vuông lớn là AEGH. Phần hình vuông lớn không bị che lấp gồm 2 hình chữ nhật DIGH và CIEB có 1 cạnh bằng nhau (bằng hiệu 2 cạnh của 2 hình vuông), cạnh còn lại lần lượt bằng cạnh của 2 hình vuông.
  • 43. Nếu ta ghép hình chữ nhật CIEB vào vị trí GIMN thì được 1 hình chữ nhật chiều dài bằng tổng 2 cạnh của 2 hình vuông còn chiều rộng bằng hiệu 2 cạnh của 2 hình vuông. Hình chữ nhật này có diện tích bằng 63 2 cm mà các cạnh có số đo là số tự nhiên, nên kích thước của hình chữ nhật chỉ có thể là 1cm và 63cm, 7cm và 9cm, 3cm và 21cm (63 = 1 x 63 = 7 x 9 = 3 x 21 cm). - Trường hợp thứ nhất, cạnh hình vuông lớn là : (1 + 63): 2 = 32 (cm). Cạnh hình vuông nhỏ là : 32 - 1 = 31 (cm). - Trường hợp thứ hai thì cạnh hình vuông lớn là : (7 + 9) : 2 = 8 (cm). Cạnh hình vuông nhỏ là : 9-8 = 1 (cm). - Trường hợp thứ ba thì cạnh hình vuông lớn là : (1 + 21) : 2 = 11 (cm). Cạnh hình vuông nhỏ là : 21 - 12 = 9 (cm). 33. Xem hình dưới đây.
  • 44. Hình chữ nhật ban đầu là ABCD, chiều dài AB bớt đi đoạn BE bằng một số nguyên xăng-ti-mét. Chiều rộng AD tăng thêm một đoạn DH cũng bằng một số nguyên xăng-ti- mét như thế, ta được hình vuông AEGH. Đặt cạnh hình vuông AE = AH = a, đoạn EB = DH = b thì a > b, và chiều dài hình chữ nhật là tổng (a + b) ; chiều rộng hình chữ nhật là hiệu (a - b). Cạnh hình vuông phải là số tự nhiên. Thật vậy, nếu là số thập phân (phần thập phân khác 0) thì sau khi cộng và trừ một số nguyên xăng-ti-mét ta được hai cạnh của hình chữ nhật là 2 số thập phân (có phần thập phân khác 0 và giống nhau). Như vậy thì diện tích hình chữ nhật không thể là số tự 2 nhiên (36 2 cm ). Thêm nữa, tổng và hiệu 2 số tự nhiên phải cùng là số chẵn hoặc cùng là số lẻ. Vì 36 = 1 x 36 = 2 x 18 = 3 x 12 = 4 x 9. Với các nhận xét trên, thì cạnh của hình chữ nhật chỉ có thể là 2cm và 18cm. Tức là : a + b = 18, a - b = 2. Cạnh hình vuông là : (18 + 2) : 2 = 10 (cm). Diện tích hình vuông là : 10 x 10 - 100 ( 2 cm ).
  • 45. 34. Gợi ý : Giải như bài 32 nhưng cần chú ý rằng các cạnh của hình chữ nhật diện tích 100 2 cm là tổng và hiệu các cạnh của 2 hình vuông nên phải cùng chẵn, hoặc cùng lẻ. Vì : 100 = 1 x 100 = 2 x 50 = 4 x 25 = 5 x 20. Theo nhận xét trên chỉ có trường hợp 2 x 50 là thích hợp. Đáp số: 1252 miếng. 35. Độ dài đường gấp khúc IABCDEGH gồm 3 cạnh hình vuông lớn IAGH bớt đi đoạn BE (là 1 cạnh hình vuông nhỏ) rồi cộng thêm 3 cạnh hình vuông nhỏ. Như vậy 3 cạnh hình vuông lớn và 2 cạnh hình vuông nhỏ bằng 235cm. (1) Vì tổng chu vi 2 hình vuông là 340cm nên 2 cạnh hình vuông lớn và 2 cạnh hình vuông nhỏ là : 340 : 2 = 170 (cm) (2) Từ (1) và (2) so sánh ta thấy 1 cạnh của hình vuông lớn bằng : 235 - 170 = 65 (cm). Hai cạnh hình vuông nhỏ bằng : 170 - 65 x 2 = 40 (cm).
  • 46. Cạnh hình vuông nhỏ bằng : 40 : 2 = 20 (cm). Diện tích hình tạo bởi đường gấp khúc khép kín IABCDEGHI là tổng diện tích 2 hình vuông nên bằng : 65 x 65 + 20 x 20 = 4625 ( 2 cm ). 36. Nửa chu vi so với chiều rộng thì gấp : 8:2 = 4 (lần). Nửa chu vi là một chiều dài và một chiều rộng nên chiều dài so với chiều rộng thì gấp : 4 – 1=3 (lần) Giảm chiều dài AB một đoạn BE = 2m thì diện tích vườn giảm đi phần 1S . Tăng chiều rộng AD thêm một đoạn DH = 2m thì diện tích vườn tăng thêm phần 2S . Như vậy ta có 2S lớn hơn 1S là 144 2 m . Kéo dài các cạnh BC và HG cho gặp nhau tại K thì ta có hình vuông ICKG có cạnh bằng 2m, nên có diện tích 3S = 2 x 2 = 4 ( 2 m ). Như vậy tổng 2S và 3S lớn hơn 1S là :
  • 47. 144 + 4 = 148 ( 2 m ). Nhưng tổng 2S và 3S so với 1S thì gấp 3 lần (vì là 2 hình chữ nhật có chiều rộng bằng nhau (2m) và chiều dài HK gấp3lần chiều dài BC). Diện tích 1S là : 148 : (3 - 1) = 74 ( 2 m ). Chiều dài BC tức chiều rộng ban đầu của vườn là : 74 : 2 = 37 (m). Chiều dài ban đầu của vườn là : 37 x 3 = 111 (m). Diện tích trước khi mở rộng là : 111 x 37 = 4107 ( 2 m ). 37. Tăng một chiều 5m, giảm chiều kia cùng 5m thì chu vi của hình không đổi, tức là chu vi mỗi hình chữ nhật (cũ hoặc mới) đều bằng 200m. Ta phải xét 2 trường hợp : + Tăng chiều rộng, giảm chiều dài D thì AEGH là hình ban đầu. + Tăng chiều dài, giảm chiều rộng thì ABCD là hình ban đầu.
  • 48. Tương tự bài 36, ta có diện tích 3S = 5 x 5 = 25 ( 2 m ). Diện tích 2S lớn hơn diện tích 1S là 175 2 m . Diện tích 2S cộng thêm 3S lớn hơn diện tích 1S là 175 + 25 = 200 ( 2 m ). Diện tích 2S cộng thêm 3S bằng 5 x chiều dài AB. Diện tích 1S bằng 5 x chiều rộng BC của hình chữ nhật ABCD. Suy ra chiều dài AB lớn hơn chiều rộng BC là : 200 : 5 = 40 (m). Nửa chu vi hình chữ nhật là AB + BC thì bằng : 200 : 2 = 100 (m). Chiều dài AB là : (100 + 40): 2 = 70 (m). Chiều rộng BC là : 70 - 40 = 30 (m). Nếu hình chữ nhật ban đầu là ABCD.thì cạnh của nó là : 70m và 30m. Nếu hình chữ nhật ban đầu là AEGH thì cạnh của nó là : 70 - 5 = 65 (m) và 30 + 5 = 35 (m) 38. Nếu cắt dọc theo chiều dài (đường cắt là EG) thì 2 hình chữ nhật cắt ra có chiều dài bằng nhau và bằng AB. Vì diện tích hình lớn gấp 2 lần diện tích hình nhỏ nên chiều
  • 49. rộng hình lớn bằng 2 lần chiều rộng hình nhỏ (hình vẽ). Chiều rộng hình nhỏ là : 3 : (2 + 1) = 1 (m). Chu vi hình lớn là 2 lần AB cộng thêm 1 x 2 x 2 = 4 (m). Chu vi hình nhỏ là 2 lần AB cộng thêm 1x2 = 2 (m). 1,5 lần chu vi hình nhỏ là : 2 x 1,5 = 3 (lần) AB cộng thêm 2 x 1,5 = 3 (m) Nếu chu vi hình lớn bằng 1,5 lần chu vi hình nhỏ thì theo sơ đồ : 1 lần AB bằng 4 – 3=1 (m) Điều này vô lí vì AB là chiều dài hình chữ nhật. Vậy không thể cắt dọc theo chiều dài AB. Nếu cắt theo chiều rộng BC thì cả hai hình cắt ra có một chiều là 3m, chiều thứ hai của hình lớn là AE bằng 2 lần BE (hình bên dưới).
  • 50. Chu vi hình lớn là 4 lần BE cộng thêm 3x2 = 6(m). 1,5 lần chu vi hình nhỏ là ba lần BE cộng thêm 9m. (1,5 x 2 = 3 (lần), 1,5 x 6 = 9 (m)). So sánh ta có : 1 lần BE bằng 9-6 = 3 (m). Vậy hình nhỏ là hình vuông có diện tích là : 3x 3 = 9 ( 2 m ). Diện tích hình chữ nhật ban đầu là : 9 x (2 + 1) = 27 ( 2 m ). 39. a) Các hình vuông có trong hình là :
  • 51. 1 3 7 9 5 1 2 4 5S ; S ; S ; S ; S ; (S +S +S +S ) 2 3 5 6(S +S +S +S ) 4 5 7 8(S +S +S +S ) 5 6 8 9(S +S +S +S ) 1 2 9(S +S +...+S ). Vậy tất cả 10 hình vuông. b) 2 1 2 3 4 6 7 8 9 5(S +S +S +S +S +S +S +S )×3+S ×6=450 (cm ) (1) Theo đầu bài ta có : 1 2 3 4 6 7 8 9 5 ABCD 1 (S +S +S +S +S +S +S +S )=S = S 2 Thay vào (1) : 2 5 5S ×3+S ×6=450 (cm ) Diện tích 5S bằng : 450 : (3 + 6) = 50 ( 2 cm ). Diện tích hình vuông lớn ABCD là : 50 + 50= 100 ( 2 cm ) Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh hình vuông ABCD là lOcm. Chu vi hình vuông ABCD là : 10 x 4 = 40 (cm). 40. a)
  • 52. Giả sử trên hình vẽ hình vuông AEGH và hình chữ nhật ABCD có cùng chu vi : (AE + EB) + BC + (CO + OD) + AD = AE + (EO + OG) + GH + (HD + AD) Vì AE = DO = HG, AD = EO = BC nên EB + CO = OG + HD EB x 2 = DH x 2 EB = DH Vì AH > DA nên DO > CB (AH = DO, DA = CB). Hai hình chữ nhật DOGH và EBCO có 1 cạnh bằng nhau (EB = DH) mà cạnh còn lại DO lớn hơn CB nên SDOGH > SEBOC- Suy ra : Diện tích hình vuông AEGH lớn hơn diện tích hình chữ nhật ABCD (cùng cộng thêm diện tích phần chung AEOD). b) Giả sử trên hình vẽ trên, hình vuông AEGH và hình chữ nhật ABCD có cùng diện tích :
  • 53. 1 2 1 3S +S =S +S Suy ra : 2 3S =S và 2 4 3.S +S >S Hai hình chữ nhật EBKG và DIGH có cạnh EG = HG, mà EBKG DIGHS >S nên cạnh còn lại EB > DH. Do đó chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình vuông AEGH. 41. AMOD là hình vuông nên chiều rộng của 2 hình chữ nhật ABCD và AMNP bằng nhau Hiệu giữa hai nửa chu vi là : 20 : 2 = 10 (cm) Hiệu này chính là hiệu giữa hai chiều dài. Nếu đặt chập hình bé lên hình lớn để cho phần chung là toàn bộ hình bé thì phần diện tích hơn kém nhau là diện tích một hình chữ nhật có một chiều bằng 10cm. Chiều thứ hai cũng là cạnh hình vuông thì bằng : 120: 10= 12 (cm) Vậy diện tích hình vuông AMOD là : 12 x 12 = 144 ( 2 cm ). 42.
  • 54. Hình chữ nhật của Bình có thể là một trong bốn dạng hình vẽ trên đây. - Trường hợp 1 Cạnh hình vuông A là 1 phần thì chiều dài hình chữ nhật ban đầu là 6 phần. Vì cùng chiều rộng nên diện tích hình vuông bằng 1 6 diện tích hình chữnhật ban đầu. - Trường hợp 2 Cạnh hình vuông A là 2 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 9 phần. Diện tích hình vuông bằng 2 9 diện tích hình chữ nhật ban đầu. - Trường hợp 3 Cạnh hình vuông là 3 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 10 phần. Diện tích hình vuông bằng 3 10 diện tích hình chữ nhật ban đầu. - Trường hợp 4 Cạnh hình vuông là 6 phần thì cạnh hình chữ nhật ban đầu là 11 phần. Diện tích hình vuông bằng 6 11 diện tích hình chữ nhật ban đầu. 43.
  • 55. AB là chiều dài hình chữ nhật. Ta xếp 4 viên gạch xanh ở 4 góc (đánh số 1) lên các viên gạch trắng đánh số 2 (ở 4 góc của phần lát gạch trắng). Tiếp theo, ta xếp các viên gạch xanh nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 4 lên các viên gạch trắng nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 5, các viên gạch xanh nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 6 lên các viên gạch trắng nằm ở hai hình chữ nhật đánh số 7. Như vậy, thì có 8 viên gạch xanh đánh số 3 chưa được xếp, các viên gạch trắng nằm ở hình chữ nhật đánh số 8 thì còn trống. Vì 2 loại gạch có số viên bằng nhau, nên hình chữ nhật đánh số 8 phải xếp vừa đúng 8 viên gạch xanh còn lại. Thế thì hình số 8 gồm 1 hoặc 2 hàng gạch (hàng ngang) vì AB là chiều dài. - Nếu là 1 hàng thì hàng này có 8 viên, suy ra chiều dài hình chữ nhật gồm 8 + 4 = 12 (viên gạch), chiều rộng thì bằng 1+4 = 5 (viên gạch). Số viên gạch tất cả là : 12 x 5 = 60 (viên) Diện tích hình chữ nhật là (10 x 10) x 60 = 6000 ( 2 cm ) - Nếu là 2 hàng thì mỗi hàng có : 8 : 2 = 4 (viên). Chiều dài hình chữ nhật gồm : 4 + 4 = 8 (viên).
  • 56. Chiều rộng hình chữ nhật có : 2 + 4 = 6 (viên). Số viên gạch có tất cả là : 8 x 6 = 48 (viên). Diện tích hình chữ nhật là : (10 x 10) x 48 = 4800 ( 2 cm ). 44. Theo đầu bài, chiều dài miếng bìa bị cắt thành 5 phần. Mỗi phần bằng chiều rộng, còn dư một phần nhỏ hơn chiều rộng. Đặt chiều rộng là a, phần dư là b, như vậy, nửa chu vi là : a + a x 5+ b = a x 6 + b. (Với a và b là số tự nhiên, b < a). Ta có phép chia : Số bịchia là nửa chu vi, số chia là a, thương là 6 và số dư là b. Nửa chu vi là : 150 : 2 = 75 (cm). Ta có : 75 = a x 6 + b. Ta thử thấy : 75 = 12 x 6 + 3 (3 < 12) và : 75 = 11 x 6 + 9 (9 < 11) là thích hợp. - Nếu chiều rộng là 12 cm thì chiều dài bằng : 75 - 12 = 63 (cm). - Nếu chiều rộng là 11 cm thì chiều dài là : 75 - 11 = 64 (cm). 45. Nửa chu vi hình chữ nhật là : 72 : 2 = 36 (cm).
  • 57. Cũng như bài trên, nửa chu vi được chia thành một số phần, mỗi phần bằng chiều rộng và có số dư là 4 nhỏ hơn chiều rộng. Ta có phép chia. 36 = (chiều rộng) x (số phần) + 4 Trong đó chiều rộng lớn hơn 4, số phần bé nhất là 2 (và ít nhất là 1 hình vuông). Suy ra : (chiều rộng) x (số phần) = 36 - 4 = 32 (cm) Do nhận xét trên ta có 2 trường hợp sau là thích hợp : 8 x 4 = 32 Và 16 x 2 = 32 - Nếu chiều rộng là 8cm thì diện tích băng giấy là : 8 x (36 - 8) = 224 ( 2 cm ) - Nếu chiều rộng là 16cm thì diện tích là : 16 x (36- 16) = 320 ( 2 cm ). 46. Số hình vuông nhỏ nhất là 2 hình, nên số hình vuông của 2 loại kia có thể là 1 và 3 ; 2 và 2 hoặc 3 và 1. Ta có 3 cách chia : Cạnh của hình vuông nhỏ nhất là 12cm thì cạnh của hình vuông lớn hơn liền sau nó là : 12 x 2 = 24 (cm).
  • 58. - Theo cách a) Cạnh hình vuông lớn nhất là : 12 + 24 = 36 (cm). Diện tích hình chữ nhât ban đầu là 12 x 12 x 2 + 24 x 24 + 36 x 36 x 3 = 4752 ( 2 cm ). - Theo cách b) cạnh hình vuông lớnnhất là : 12 + 24 x 2 = 60 (cm). Diện tích hình chữ nhật ban đầu là : 12 x 12 x 2 + 24 x 24 x 2 + 60 x 60 x 2 = 8640 ( 2 cm ). - Theo cách c) cạnh hình vuông lớn nhất là : 12 + 24 x 3 = 84 (cm). Diện tích hình chữ nhật ban đầu là: 12 x 12 x 2 + 24 x 24 x 3 + 84 x 84 = 9072 ( 2 cm ).
  • 59. 47. Tăng chiều rộng 2 lần thì diện tích vườn mới tăng được 2 lần. Để diện tích tăng được 3 lần thì chiều dài phải tăng lên : 3:2= 1,5 lần Khi đó vườn trở thành hình vuông ta có sơ đồ : Theo đó chiều dài là 4 phần, thì chiều rộng là 3 phần và chu vi là : (4 + 3) x 2 = 14 (phần). Chiều rộng vườn cũ là : 42 : 14 x 3 = 9 (m). Chiều dài vườn cũ là : 42 : 14x4= 12 (m). Diện tích của vườn cũ là : 9 x 12 = 108 ( 2 m ) Diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là : 108 x 3 = 324 ( 2 m ). 48. Vì không có phần diện tích chung, nên CD và MN ở khác phía đối với AB. Do đó diện tích MNDC là tổng diện tích 2 hình chữ nhật ABCD và ABMN :
  • 60. Mặt khác, cạnh AB có thể là chiều dài của cả 2 hình, hoặc là chiều rộng của cả 2 hình, hoặc là chiều dài hình này nhưng là chiều rộng của hình kia. Ta có trường hợp sau với giả thiết ABCD có chiều dài gấp đôi chiều rộng. MNPQ có chiều dài gấp 3 chiều rộng. (Nếu xét cả trường hợp ngược lại thì diện tích MNDC cũng như vậy, thực chất chỉ là thay đổi tên gọi các điểm). Cạnh AD trong trường hợp (1) và (3) thì bằng : 6:2 = 3 (cm). Trong trường hợp (2) và (4) thì bằng : 6x2=12 (cm). Cạnh AN trong trường hợp (1) và (4) thì bằng : 6:3 = 2 (cm). Trong trường hợp (2) và (3) thì bằng : 6x3 = 18 (cm). MNDCS trong trường hợp (1) : 6 x (3 + 2) = 30 ( 2 cm ). Trong trường hợp 2 : 6 x (12 + 18) = 180 ( 2 cm ).
  • 61. Trong trường hợp 3 : 6 x (3 + 18) = 126 ( 2 cm ) Trong trường hợp 4 : 6 x (12 + 2) = 84 ( 2 cm ). 49. AE = 2EB thì 2 AE= AB 3 . Suy ra AEKD ABCD 2 S = S 3 Để có hình chữ nhật AEMN có diện tích bằng ABCDS , ta kéo dài cạnh AD tới N sao cho 3 AN= AD 2 (tức là AD = 2DN). Để có hình chữ nhật AEGH có diện tích gấp 1,5 lần AEMNS ta kéo dài AN đến H sao cho AH = 1,5 AN (tức là AN = 2NH). 50. Từ E vẽ đường thẳng vuông góc với AB, A đường thẳng này cắt cạnh DC tại điểm O.
  • 62. - Vẽ đường thẳng đi qua AO, cắt phần kéo dài của cạnh BC tại điểm K. - Từ K vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng BC cắt đường thẳng EO tại G, cắt đường thẳng AD tại H. Ta chứng tỏ AEGH ABCDS =S như sau: Hai tam giác có cạnh đáy bằng nhau, chiều cao bằng nhau thì diện tích bằng nhau, nên ta có : ABK AHK AEO ADO OCK OGKS = S ; S = S ; S = S Trong hình vẽ ta có : ABK AEO OCK EBCOS - S - S = S ; AHK ADO OGK DHGOS - S - S = S ; Từ đó : EBCO DHGOS = S ; Mỗi hình chữ nhật này ghép với hình chữ nhật AEOD ta được các hình chữ nhật ABCD và AEGH ; AEGH là hình chữ nhật phải tìm. 51.
  • 63. ABCS = 30 x 45 : 2 = 675 2 (cm ) ; MB = AB - AM = 30 - 20 = 10 (cm) CMBS = 10 x 45 : 2 = 225 2 (cm ) . Nhưng CMB CNBS =S vì hai hình tam giác CMB và CNB có chung đáy BC và chiều cao hạ từ M và từ N đến BC bằng chiều cao hình thang MNCB. NAB CAB CNBS = S - S = 675 - 225 = 450 2 (cm ) . Chiều cao NA của hình tam giác NAB là : 450 x 2 : 30 = 30 (cm). Diện tích hình tam giác AMN là : 20 x 30 : 2 = 300 2 (cm ) . 52.
  • 64. Cách 1 : Chiều cao CH bằng : 12 x 2 : 8 = 3 (cm). ACMS = (8 + 2) x 3 : 2 = 15 2 (cm ) . Chiều cao MK bằng : 15 x 2 : 5 = 6 (cm). AMNS = (5 + 2) x 6 : 2 = 21 2 (cm ) . So sánh 2 hình tam giác CAM và CAB ta thấy : Chiều cao chung là CH, các đáy AB = 8 (cm) AM = 8 + 2 = 10 (cm). Suy ra : CAMS = 3 x 10 : 2 = 15 2 (cm ) . So sánh 2 hình tam giác MAC và MAN ta thấy : Chiều cao MK chung, các đáy AC = 5cm, AN = 5 + 2 = 7 (cm). Suy ra MACS là 5 phần thì MANS là 7 phần. Vậy MANS = 15 : 5 x 7 = 21 2 (cm ) . 53.
  • 65. AB = 4cm AD = 4 + 1 = 5 (cm) Nếu ABCS là 4 phần, thì ADCS là 5 phần (vì chiều cao hạ từ C chung) Khi đó ADES bằng 2 phần (vì ADE ABC 1 S 2 S  ), suy ra ADE ADC 2 S = S 5 Hai hình tam giác ADC và ADE có cùng đường cao hạ từ D đến AC nên đáy AE = 2 5 AC. AE = 7,5 : 5 x 2 = 3 (cm) EC = 7,5 - 3 = 4,5 (cm) Vậy, cần thu ngắn cạnh AC đi 4,5cm. 54.
  • 66. AB bằng 4 phần thì AD bằng : 4 – 1 = 3 (phần) Hai hình tam giác ABC và ADC có chung chiều cao hạ từ C nên ABC ADC ADC 4 16 S = S = S . 3 12 - AC bằng 4 phần thì AE bằng : 4 + 1 = 5 (phần) Hai hình tam giác ADE và ADC có chung chiều cao hạ từ D nên ADE ADC ADC 5 15 S = S = S 4 12 Nếu biểu thị ADCS là 12 phần thì ABCS = 16 phần. ADES = 15 phần - Khi đó hiệu diện tích hai hình tam giác ABC và ADE là 16 – 15 = 1 (phần) Một phần là 2 2 cm nên diện tích hình tam giác ABC là : 2 X 16 = 32 ( 2 cm ). 55.
  • 67. AC là 3 phần thì AE bằng 3 – 1 = 2 (phần). Suy ra ADES là 2 phâng, do đó ACDS là 3 phần (vì chung đường cao hạ từ D tới AC) ACDS = 8 : 2 x 3 = 12 ( 2 m ). Đường cao hạ từ C tới AB là : 12 x 2 : 3 = 8 (m). Cạnh AB là : 30 x 2 : 8 = 7,5 (m). 56. Vì chung đường cao hạ từ A tới BC, các đáy BM = MC, nên ABM AMC ABC 1 S = S = S 2 Tương tự, BAN BNC ABC 1 S - S = S 2 ACM BCNS = S vì cùng bằng ABC 1 S . 2 Cùng bỏ đi phần diện tích chung CMON ta được : AON BOMS = S .
  • 68. Mặt khác : OMB OMC BOC AON NOC AOC 1 S = S S 2 1 S = S = S 2  (vì là hai hình tam giác có chung chiều cao và cạnh đáy bằng nhau). Từ đó AOC BOCS = S . Hai hình tam giác AOC và BOC có chung đáy OC nên các đường cao hạ từ A và từ B tới đường thẳng OC phải bằng nhau : AH = BK a) Hai hình tam giác OAP và OPB có đáy chung OP và các đường cao AH và BK bằng nhau, nên diện tích bằng nhau. OAP OPBS = S . Coi AP và PB là đáy, thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ O tới AB, vậy các đáy phải bằng nhau : AP = PB. b) Ta có AOC BOC OMCS = S =S 2 mà hai hình tam giác AOC và OMC có đường cao chung (hạ từ C tới AM) nên AO = 2OM. 57. Nếu đoạn BM là 2 phần thì BC bằng :
  • 69. 2 + 1 = 3 (phần). Hai hình tam giác ABM và ABC có đường cao chung (hạ từ A tới BC) nên ABCS là 3 phần thì ABMS bằng 2 phần. ABMS = 90 : 3 x 2 = 60 ( 2 m ) SABM so vói SBMN gấp 60 : 15 = 4 (lần) Hai hình tam giác ABM và BNM có đường cao chung (hạ từ M tới AB) nên đáy AB so với đáy BN cũng gấp 4 lần. Vậy BN = AB : 4 = 10 : 4 = 2,5 (m). 58. Đoạn thẳng BM là 3 phần thì cạnh BC bằng : 3 + 1 = 4 (phần) Hai hình tam giác ABC và ABM có chung chiều cao hạ từ A tới BC nên ABCS là 4 phần, thì ABMS bằng 3 phần. KBMS cũng bằng 4 phần. Suy ra ABM BMK 3 S = S 4 a) Hai hình tam giác KBM và ABM có chung đường cao hạ từ M tới BK
  • 70. nên đáy 3 AB = BK. 4 Nếu chia BK làm 4 phần thì đoạn AK = BK - BA AK = 4 - 3 = 1 (phần) ; AK = 9 : 3 = 3 (cm). b) KBM ABCS =S cùng bỏ đi phần diện tích chung là ABOMS nên ta có : AOK MOCS =S 59. Hai hình tam giác APB và BPC có đường cao chung (hạ từ B đến AC) và đáy AP = PC nên ABP PBC ABC 1 S = S = S 2 = 16 : 2 = 8 2 (cm ) . Cùng với lí do như trên ta có : AMP MPB APB 1 S =S = S 2 = 8 : 2 = 4 2 (cm ) ;
  • 71. 2 BPQ BQC PBC 1 S =S = S = 4 (cm ); 2 2 ABQ ABC BQCS =S -S =16 - 4 =12 (cm );AB = 2BM và BM = 2BN. nên AB so với BN thì gấp 2 x 2 = 4 (lần). Hai tam giác QBA và QBN có đường cao chung (hạ từ Q tới AB) và các đáy AB = 4BN nên QBA QBNS =S × 4 QBNS = 12 : 4 = 3 2 (cm ) MNQP AQN AMPS S S  MNQP ABQ BQN AMPS = S - S - S = 12 – 3 - 4 = 5 2 (cm ) 60. ABM ABNS =S = 3 + 1=4 2 (cm ) . ABMS so với BOMS thì gấp : 4 : 1 = 4 (lần). Hai hình tam giác này có chung đáy BM, nên đường cao hạ từ A tới BM phải gấp 4 lần đường cao hạ từ O tới BM.
  • 72. Hai hình tam giác ABC và OBC có chung đáy BC và đường cao hạ từ A tới BC gấp 4 lần đường cao hạ từ O tới BC, vậy ABCS gấp 4 lần OBCS . Tượng tự ABCS cũng gấp 4 lần OACS . Nếu ABCS là 4 phần thì OBCS và OACS đều bằng 1 phần. Vậy OABS = 4 - 1 - 1 = 2 (phần). Từ đó ABCS = 3 : 2 x 4 = 6 2 (cm ) . 61. 2 OAB 2 OAC 2 BOC S =6 (cm ) S =2 (cm ) S =8 (cm ) BAO S so với CAOS thì gấp 6 : 2 = 3 (lần) Hai hình tam giác này có đáy OA chung. Vậy đường cao BK so với đường cao CI thì gấp 3 lần. Hai hình tam giác BOP và COP có đáy OP chung, đường cao BK gấp 3 lần đường cao CI nên BOPS so với COPS thì gấp 3 lần.
  • 73. BOCS so với COPS thì gấp 3 + 1 = 4 (lần). COPS = 8 : 4 = 2 2 (cm ) . CAP CAO COPS = S + S = 2 + 2 = 4 2 (cm ) . ABP ABO OBPS = S + S = 6 + (8 - 2) = 12 2 (cm ) , hoặc ABPS = (6 + 8 + 2) – 4 = 12 2 (cm ) . 62. a) AMC ABC 2 S = S 3 = 36 : 3 x 2 = 24 2 (cm ) ; 2 CMN CMA 24 : 4 6 ( 1 S = S 4 cm );   2 ABMN ABC CMN 36 6 3S = S - S = 0 .cm  b) Vì MC = 2MB nên KMC KMBS = S × 2 (1) (Hai hình tam giác chung đường cao hạ từ K tới BC) Tương tự, vì 1 NC = NA 3 nên
  • 74. KCN KNA MNC MNA 1 1 S = S ; S = S . 3 3 Mặt khác KCM KCN MNCS = S - S và KMA KNA MNAS = S - S Nên KMC KMA 1 S = S 3 hay KMA 1 S × 3 (2) Từ (1) và (2) suy ra KMA KBMS = S × 6 . Hai hình tam giác KMB và KMA có chung đường cao hạ từ M tới KA. Suy ra đáy KA = 6KB. 63. So sánh mỗi hình tam giác sau với tam giác ABC ta có : ABM PCA ABC 1 S = S = S . 3 Hình tam giác ABC bị cắt thành 7 phần rời nhau, ta đánh số như hình vẽ. Ta có : ABM BCN CAPS + S + S
  • 75. 1 2 3 3 4 5 5 6 1= (S + S + S ) + (S + S + S ) + (S + S + S ) 1 3 5 2 4 6= (S + S + S ) × 2 + (S + S + S ). Nhưng ABM BCN CAP ABC 1 S + S + S = S × 3 3 ABC 1 2 3 3 4 5 7= S = (S + S + S ) + (S + S + S ) + S Từ đó ta có : 7 1 3 5S = S + S + S . Hay IKH APK BHM CNIS = S + S + S . 64. Trong hình tam giác AME ta có : AMD DME 1S = S = S (VÌ D là trung điểm cạnh đáy AE). Tương tự: EMN ENC 2S = S = S Mà 2 1 2S + S = 6 (cm ) Nên
  • 76. 2 AECS 6 × 2 12 (cm )  . Mặt khác, AEC ABC 2 S = S 3 Vì có chung đường cao hạ từ C tới AB và đáy 2 AE = AB 3 . Vậy : 2 ABCS = 12 : 2 × 3 = 18 (cm ) . 65. a) PAN PNCS =S × 2 (đường cao chung, đáy AN = 2NC) PBM PMCS = S × 3 NBM NMCS = S × 3 (tương tự như trên) PBN PBM NBMS = S - S PMC NMC= (S - S ) × 3 PNC= S × 3
  • 77. Nếu PNCS là 1 phần thì PANS bằng 2 phần và PBNS bằng 3 phần và ABN PBN PANS = S - S = 3 - 2 = 1 (phần) Hai hình tam giác PAN và BAN có chung đường cao hạ từ N mà PAN BANS = S × 2 Nên : PA = 2AB = 2 x 1,5 = 3 (cm) b) Vì PA = 2AB nên CPA CABS = S × 2 và NPA NABS = S × 2 suy ra CPN CNBS = S × 2 Vì BC = 4 MC nên NBC NMCS = S × 4 Từ đó CPN CBN NMCS = S × 2 = S × 8 Hai hình tam giác CPN vằ CNM có chung đường cao hạ từ c nên đáy PN = 8NM. Hay PM = PN + NM = 9MN. 66.
  • 78. a) AM = 2OM nên ABM OBMS = S × 2 Hai hình tam giác này chung đáy BM nên đường cao hạ từ A gấp 2 lần đường cao hạ từ O tới BM. AH = 2OK Hai hình tam giác ABC và OBC có chung đáy BC còn đường cao là AH và OK nên ABC OBCS = S × 2 Hay OBC ABC 1 S = S 2 Tương tự như vậy ta có OCA ABC 1 S = S 6 Nếu ABCS là 6 phần thì OBCS bằng 3 phần, OCAS bằng 1 phần mà ABC OBC OCA OABS = S + S + S Nên OABS bằng 6 – 3 – 1 = 2 (phần)
  • 79. ABCS so với OABS thì gấp 6 : 2 = 3 (lần) Hai hình tam giác này có chung đáy AB nên đường cao hạ từ C so với đường cao hạ từ O tới đáy AB thì gấp 3 lần. Hai hình tam giác ACP và AOP có chung đáy AP mà đường cao hạ từ C gấp 3 lần đường cao hạ từ O nên ACP AOPS = S × 3 Nếu coi PC và PO là hai đáy thì hai hình tam giác này có chung đường cao hạ từ A tới CP nên PC = 3PO. CO = CP - OP = 2OP b) Ở trên ta đã có ABOS là 2 phần, thì CAOS là 1 phần. Hai hình tam giác này có chung đáy AO nên đường cao hạ từ B gấp 2 lần đường cao hạ từ C (tới AM). Hai hình tam giác OBM và OCM có chung đáy OM và đường cao hạ từ B gấp đôi đường cao hạ từ C (tới OM) nên : OBM OCMS = S × 2 Nếu coi BM và CM là đáy, thì hình tam giác này có chung đường cao hạ từ O tới BC. Từ đó BM = 2CM. 67.
  • 80. Hai hình tam giác ABN và NBC có đường cao chung (hạ từ B tới AC) còn đáy AN = NC, nên BNA NBCS = S ; Tương tự : AKN NKCS = S ; suy ra ABK KBCS = S . Hai hình tam giác ACP và AOP có chung đáy AP mà đường cao hạ từ C gấp 3 lần đường cao hạ từ O nên ACP PCBS = S × 3 Nếu KBCS là 1 phần thì ABKS cũng là một phần và AKCS bằng 3 phần. Như vậy ABCS = 1 + 1 + 3 = 5 (phần) KBC ABCS = S :5 = 420 : 5 = 84 2 (cm ) . 68.
  • 81. Ta có BM = 2MC nên ABM AMCS = S × 2 OBM OMCS = S × 2 suy ra ABO AOCS = S × 2 Vậy 2 AOCS = 20 : 2 = 10 (cm ); Vì NC = 3NA nên ONC ONAS = S × 3, suy ra BOC BOAS = S × 3. Vậy 2 BOCS = 20 × 3 = 60 (cm ); ABCS = 10 + 20 + 60 = 90 2 (cm ) . 69.
  • 82. a) 1 AE = AC 2 nên BAE ABC 1 S = S . 2 (vì có chung đường cao hạ từ B tới AC còn đáy 1 AE = AC 2 ) 1 AD = AB 2 nên AED AEB 1 S = S . 2 (vì có chung đường cao hạ từ E tới AB còn đáy 1 AD = AB 2 ) Từ đó AED AEB ABC 1 1 S = S = S . 2 4 b) Giải thích tương tự: MAD MAB MAE MAC 1 1 S = S ; S = S 2 2 ADME MAD MAE MAB MAC ABC 1 1 1 S = S + S = S + S = S 2 2 2 MDE ADME ADE ABC 1 S = S - S = S 4 Suy ra ADE MDES = S .
  • 83. Từ đó AK = MH, AIE MIES = S . Suy ra AI = IM. 70. Theo bài 69 ta có P là trung điểm AM và Q là trung điểm AN. Cũng theo bài 69 ta có APQ AMN 1 S = S 4 Hai hình tam giác AMN và ABC có đường cao chung (Hạ từ A tới BC) còn đáy 1 MN = BC 3 nên AMN ABC 1 S = S = 3 72 : 3 = 24 2 (cm ) ; APQS = 24 : 4 = 6 2 (cm ) ; MNQP AMN APQS = S - S =24 – 6 = 18 2 (cm ) . 71. Gợi ý:
  • 84. a) 1 AD = AB 3 nên CAD CAB 1 S = S 3 1 AE = AC 3 nên DAE DAC 1 S = S 3 Từ đó : ADE BAC 1 S = S . 9 b) MAD MAB 1 S = S 3 MAE MAC 1 S = S . 3 mà MAD MAE MDAES + S = S và MBA MAC ABC 1 1 1 S + S = S . 3 3 3 Vậy MDAE ABC 1 S = S 3 . ABCS là 9 phần, thì ADES bằng 1 phần và MDAES bằng 3 phần. Từ đó MDE MDAE DAES = S - S =3 – 1 = 2 (phần). Vậy MDES so với ADES thì gấp 2 lần. Hai hình tam giác này có chung đáy DE nên đường cao hạ từ M tới DE gấp 2 lần so với đường cao hạ từ A tới DE.
  • 85. Từ đó MDIS so với ADIS thì gấp 2 lần. Hai hình tam giác này có chung chiều cao hạ từ D tới AM nên đáy MI so với đáy AI cũng gấp đôi : MI = 2AI Vậy AM = AI + IM = 3AI hay 1 AI = AM. 3 72. Xét hình tam giác AEP, ta có D là trung điểm cạnh AE ; Q là trung điểm cạnh AP. Theo bài 69, ta có AU = UV và AX = XY Xét hình tam giác AVY, cũng theo bài 69(a) ta có : AUX AVY 1 S = S . 4 Xét hình tam giác ABC, ta có : 1 AD = AB 3 và 1 AQ = AC. 3 Theo bài 71(b) thì ta có 1 AU = AM 3 và 1 AX = AM 3 Xét hình tam giác AMN, theo bài 71(a) ta có
  • 86. AUX AMN 1 S = S . 9 a) Như vậy, nếu AU là 1 phần thì UV cũng là 1 phần và AM bằng 3 phần. Vậy AU = UV = VM= 1 AM. 3 b) Nếu AUXS là 1 phần thì AVYS bằng 4 phần. AMNS bằng 9 phần và UXYV AVY AUXS = S - S = = 4 – 1 = 3 (phần) Mặt khác, vì 1 MN = BC 3 nên ABC AMNS = S × 3= 3 x 9 = 27 (phần). Vậy ABCS so với UXYVS thì gấp 27 : 3 = 9 (lần). 73. 1 AM = BM 2 nên CBM CMAS = S × 2 Hai hình tam giác có chung đường cao hạ từ C tới AB) và OMB OMAS = S × 2 CBM OBM CAM OAMS - S = S × 2 - S × 2 hay OBC AOCS = S × 2
  • 87. 1 AN = NC 3 nên CBN ABNS = S × 3 CON AONS = S × 3 CBN CON ABN AONS - S = (S - S ) × 3 OBC BOAS = S × 3 Như vậy, OBCS là 6 phần thì AOCS bằng 3 phần, và AOBS bằng 2 phần. Do đó : ABC OBC OAB OACS = S + S + S = = 6 + 3 + 2 = 11 (phần) Vậy OBCS so với ABCS thì bằng 6 . 11 74. Ta có CGB CGMS = S × 3 (đáy BC = 3MC, đường cao chung hạ từ G tới BC). Cũng như vậy: ABC AMCS = S × 3 Mặt khác: CPA CPBS = S × 2 GPA GBPS = S × 2
  • 88. (vì là các cặp hình tam giác có đường cao chung còn đáy PA = 2PB). Suy ra : CGA CPA GPA CPB GPB CGBS = S - S = (S - S ) × 2 = S × 2 Như vậy, nếu coi CGMS là 1 phần, thì CGBS bằng 3 phần và CGAS = 3 x 2 = 6 (phần). Từ đó AMC CGA CGMS = S + S = 6 + 1 = 7 (phần). ABC AMCS = S × 3 = 7 x 3 = 21 (phần). Hoàn toàn tương tự, ta cũng tính được AEBS = 6 phần, CDBS = 6 phần. Từ đó DEGS = 21 - 6 - 6 - 6 = 3 (phần). Diện tích hình tam giác ABC so với diện tích hình tam giác DEG thì gấp : 21 : 3 = 7 (lần) 75. a) Hai hình tam giác ADC và ABC có đường cao bằng đường cao lunh thang, đáy CD = 3AB, nên ADC ABCS = S × 3
  • 89. Nếu coi AC là đáy chung thì đường cao của 2 hình tam giác này là DE và BG, do đó DE = 3BG. Hai hình tam giác AOD và AOB có đáy chung là AO và các đường cao là DE và BG nên AOD AOBS = S × 3 Nếu coi DO và OB là đáy, thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ A tới DB nên DO = 3OB. Hoàn toàn tương tự ta có CO = 3OA. b) Hai hình tam giác ACD và BCD có đường cao hạ từ A và từ B tới CD bằng nhau, đáy CD chung, nên ACD BCDS = S . Cùng bỏ đi phần diện tích chung OCD, ta có AOD BOCS = S . Nếu coi AOBS là 1 phần thì AODS và BOCS đều là 3 phần. Hai hình tam giác AOD và DOC có đường cao DE chung và OC = 3OA nên DOC AODS = S × 3 = 3 x 3 = 9 (phần) Như vậy, ABCDS = 1 + 3 + 3 + 9=16 (phần) AODS = 32 : 16 x 3 = 6 ( 2 cm ). OCDS = 32 : 16 x 9 = 18 ( 2 cm ). 76.
  • 90. a) BCD CABS = S × 3 Vì có đường cao hạ từ A tới CD và từ C tới AB bằng nhau nên đáy CD = 3AB. Coi BC là đáy chung, ta có đường cao hạ từ D tới BC gấp 3 lần đường cao hạ từ A tới BC. Hai hình tam giác DPC và APC có đáy chung PC còn đường cao là 2 đường cao nói trên nên DPC APCS = S × 3. Nếu xem đáy là PD và PA thì 2 hình tamgiác này có chung đường cao hạ từ C tới PA, vậy DP = 3PA. Làm tương tự ta cũng có PC = 3PB. b) PD = 3PA nên BPD BPAS = S × 3 = 4 x 3 = 12( 2 cm ). BAD BPD BPAS = S - S = 12 – 4 = 8 ( 2 cm ) CAB DABS = S = 8 ( 2 cm ) (vì đáy AB chung và 2 đường cao bằng nhau) BCD CABS = S × 3 = 8 x 3 = 24 ( 2 cm )
  • 91. ABCD ABD BCDS = S + S = 8 + 24 = 32 ( 2 cm ) 77. CAM DMBS = S vì có đáy bằng nhau AM = MB và chiều cao bằng nhau, (bằng chiều cao hình thang). OAM OMBS = S (vì đáy AM = MB và chiều cao chung hạ từ O tới AB) Từ đó CAM OAM DMB OBMS - S = S - S Suy ra : DOM COMS = S . Hai hình tam giác DOM và COM có cạnh đáy OM chung, nên đường cao hạ từ C và từ D tới OM phải bằng nhau. - Hai hình tam giác ODN và OCN có đáy chung ON và đường cao là 2 đường cao nói trên, vậy ODN OCNS = S - Hai hình tam giác này, xem DN và NC là đáy thì chiều cao hạ từ O tới CD là chung. Vậy DN = NC. 78. ABC ABDS = S (đáy AB chung, chiều cao bằng chiều cao hình thang).
  • 92. Cùng trừ đi phần diện tích chung AOBS ta có OAD BOCS = S ; APO BPOS = S (giải thích như trên). Từ đó : AOD APO PODS = S + S BPO POD PBD= S + S = S . Tương tự trong hình thang DOQC. DQO OCQS = S Từ đó: COB BOQ OQC BOQ DOQ BQDS = S + S = S + S = S . Như vậy ta có : PBD QBDS = S Hai hình tam giác này có đáy chung BD nên các đường cao hạ từ P và Q tới BD bằng nhau. Từ đó POD QODS = S (đáy OD chung và đường cao nói trên). Xem PO và OQ là đáy thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ D tới PQ. Vậy các đáy này bằng nhau tức là PO = OQ. 79.
  • 93. Ta vẽ thêm đoạn thẳng PQ đi qua O, song song với các đáy. Theo bài 78 ta có PO = QO nên KOP KOQS = S và DPO COQS = S Vì là các hình tam giác có đáy bằng nhau, đường cao chung hoặc bằng nhau. Từ đó : KPO DPO KOQ COQS + S = S + S . Suy ra KOD KOCS = S . Xem KO là đáy chung của 2 hình tam giác này, thì 2 đường cao hạ từ C và D tới KN phải bằng nhau. Hai hình tam giác ONC và OND có đáy chung ON và hai đường cao nói trên nên ONC ONDS = S . Xem DN và NC là đáy thì 2 hình tam giác này có đường cao chung hạ từ O tới CD. Vậy 2 đáy phải bằng nhau DN = NC. Tương tự ta cũng có : AM = MB. 80. a) Đường cao của mỗi hình tam giác CMD (đáy CD) và ANB (đáy AB) đều bằng đường cao hình thang ABCD. Gọi đường cao này là h. Ta có : CMDS = CD x h : 2
  • 94. ANBS = AB x h : 2 CMD ANBS + S = CD x h : 2 + AB x h : 2 = (CD X h + AB X h) : 2 = (CD + AB) X h : 2 = ABCDS . Vậy tổng diện tích 2 hình tam giác ANB và CMD bằng diện tích hình thang. b) Kí hiệu như trên hình vẽ ta có : CMD ANB 2 5 4 1 5 3S + S = (S + S + S ) + (S + S + S ) 1 2 3 4 5= S + S + S + S + S × 2 Mà ABCD 1 2 3 4 5 ADE BCGS = S + S + S + S + S + S + S . Từ đó ta có: 5 MENG AED BCGS = S = S + S . 81. a) Gợi ý : (h.a) (h.a) Kéo dài AM cắt DC kéo dài tại I, thì ABCD DAIS = S (theo SGK) Do đó
  • 95. AMD DAI ABCD 1 1 S = S = S 2 2 Tương tự BNC ABCD 1 S = S 2 Từ đó AMD BNC ABCDS + S = S (h.a) Cách khác câu a) : 5 6 7 8S = S , S = S . (h.b) Suy ra 5 8 6 7 ABCD 1 S + S = S + S = S . 2 Nhưng 6 7 BNDM BMN NMDS + S = S = S + S . Mà BNM BNC NMD AMD 1 1 S = S , S = S . 2 2 Vậy BNC AMD ABCD 1 1 1 S + S = S , 2 2 2 hay BNC AMD ABCDS + S = S . (h.b) b) AMD 1 4 MENGS = S + S + S BNC 2 3 MENGS = S + S + S (h.a) AMD BCN 1 2 3 4 MENGS + S = (S + S + S + S ) + S × 2
  • 96. Nhưng: AMD BNC ABCD 1 2 3 4 MENG ABE CDGS + S = S = (S + S + S + S ) + S + S + S . Suy ra MENG ABE CDGS = S + S . 82. Hai hình tam giác ADC và ABC có chiều cao bằng chiều cao hình thang, nên ACDS so với ABCS thì gấp : 45 : 30 = 1,5 lần Coi AC là đáy chung, thì đường cao hạ từ D đến AC so với đường cao hạ từ B đến AC thì gấp 1,5 lần. Hai hình tam giác DAO và BAO có chung đáy AO còn đường cao hạ từ D so với đường cao hạ từ B thì gấp 1,5 lần nên : DAO BAOS = S x 1,5 = 180 x 1,5 ABD AOB DAOS = S + S - 180 + 270 = 450 ( 2 cm ) BCD ACD ABCS = S = S x 1,5 ABD= S x 1,5 = 450 x 1,5
  • 97. = 675 ( 2 cm ) ABCD BCD ABDS = S + S = 675 + 450 = 1125 ( 2 cm ). 83. Tổng các cạnh đáy của hình thang là : 375 x 2 : 10 = 75 (cm) Nếu KCDS là 3 phần thì ACDS là 2 phần. Do đó ACDS là 1 phần, và KD = 3AD. Từ đó KBD BADS = S x 3 Nhưng CAB BADS = S nên KAC KBDS = S . Nếu CDKS là 9 phần thì KCA KBDS = S = 9 : 3 x 2 = 6 (phần) và ACDS = 9 : 3 = 3 (phần), BADS = 6 : 3 = 2 (phần). Hai hình tam giác ACD và ABD có chiều cao bằng chiều cao hình thang nên đáy AD là 3 phần thì đáy AB bằng 2 phần.
  • 98. Tổng 2 đáy thì bằng 3 + 2 = 5 (phần). Vậy CD = 75 : 5 x 3 = 45 (cm) AB = 75 : 5 x 2 = 30 (cm). 84. a) Các hình tam giác ABN, BCP, CDQ, DAM là các tam giác vuông, có 1 cạnh góc vuông là cạnh hình vuông, cạnh góc vuông kia bằng 1 2 cạnh góc vuông. Vậy mỗi tam giác có diện tích bằng 1 4 diện tích hình vuông. ABN 1 5 2 ABCD BCP 2 6 3 ABCD CDQ 3 7 4 ABCD ADM 4 8 5 ABCD 1 S = S + S + S = S 4 1 S = S + S + S = S 4 1 S = S + S + S = S 4 1 S = S + S + S = S 4 Từ đó ABN BCP CDQ DAMS + S + S + S 1 2 3 4 5 6 7 8 ABCD= (S + S + S + S ) × 2+ (S + S + S + S ) = S .
  • 99. Mặt khác : ABCD 1 2 3 4 5 6 7 8 9S = (S + S + S + S ) + (S + S + S + S ) + S . Suy ra : 9 1 2 3 4S = S + S + S + S . Hay GHIK AGM BHN CIP DKQS = S + S + S + S . b) Ta tính 1S : ANMS = AM x BN : 2 = (20 : 2) x (20 : 2) : 2 = 50 ( 2 cm ); ANDS so với AMNS thì gấp 200 : 50 = 4 (lần). Suy ra đường cao hạ từ D tới AN so với đường cao hạ từ M tới AN cũng gấp 4 lần. Từ đó AGDS so với AGMS thì gấp 4 lần. Hay ADM AGD AGM AGMS = S + S = S x 5 AMDS = = AD x AM : 2 = 20 x (20 : 2) : 2 = 100 ( 2 cm ) ; 1 AGMS = S = 100 : 5 = 20 ( 2 cm ). Tương tự tính các diện tích 2 3 4S , S , S ta được cùng kết quả đó. Vậy GHIKS = 20 x 4 = 80 ( 2 cm ). 85.
  • 100. Nếu chia cạnh AB của hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau thì MN bằng : 6 : 3 = 2 (phần) và PQ = 6 : 2 = 3 (phần) Hai hình tam giác NPQ và MNP có cùng đường cao (bằng BC) nên PMNS là 2 phần thì NPQS bằng 3 phần. PMN NPQ OPQ OMNS - S = S - S = 1, 5 ( 2 cm ) = 1 (phần) Từ đó : NPQS = 1,5 x 3 = 4,5 ( 2 cm ) và ABCDS = 4,5 x 4 = 18 ( 2 cm ). 86. a) Gợi ý : Bài này không sử dụng GE song song với hai cạnh. Ta thấy 1 4S = S và 2 3S = S nên 1 2 3 4S + S = S + S
  • 101. hay ABGE EGCP ABCD 1 S = S = S 2 b) AME MBG 1 1 S + S = AM × AE + MB × BG 2 2 1 BC 1 = (AM + MB) × = AB × BC 2 2 4 ABCD 1 = S 4 (vì BC AE = BG = 2 ). MEG ABGE AME MBG ABCD ABCD ABCD 1 1 1 S = S - (S + S ) = S - S = S . 2 4 4 Tương tự NEG ABCD 1 S = S . 4 Suy ra MEG NEGS = S . Xem EG là đáy chung, thì hai đờng cao hạ từ M và N tới EG bằng nhau. Hai hình tam giác MEI và NEI có đáy chung EI và hai đường cao nói trên nên MEI NEIS = S . Xem MI và NI là đáy thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ E tới MN nên 2 đáy bằng nhau : MI = IN. 87. AME DNE 1 1 S + S = AM × AE + DN × ED 2 2
  • 102. 1 AD = × (AM + DN) × 2 2 AMND 1 = S 2 (vì AD AE = ED = 2 ). Suy ra phần còn lại MEN AMND 1 S = S . 2 Tương tự ta có : MGN BMNC 1 S = S . 2 a) Nếu AMND BMNCS =S ×2 thì MEN MGNS = S × 2 . Xem MN là đáy chung của 2 hình tam giác này thì ta có đường cao hạ từ E tới MN gấp đôi đường cao hạ từ G tới MN. Các đường cao này cũng là đường cao của các hình tam giác EMI và GMI Vậy EMI GMIS =S ×2. Xem EI và IG là đáy, thì hai hình tam giác này có đường cao chung hạ từ M tới EG. Vậy EI = 2IG. b) Ngược lại nếu EI = 2IG thì MEI MIGS = S × 2 và NEI NIGS = S × 2. Suy ra MEN MGNS = S × 2. Theo phần chung ở trên AMND MENS = S × 2 và BMNC MGNS = S × 2. Vậy AMND BMNCS = S × 2. 88.
  • 103. Gọi K là trung điểm cạnh CD ta có : ADI BCK ADB BCD ABCD 1 1 1 S + S = S + S = S 2 2 2 Từ đó ADI BCI BKC DAK ABCDS + S + (S + S ) = S ; nhưng ADI BCI ICD ABCDS + S + S = S Vậy ICD BKC DKA BDC ADC 1 1 S = S + S = S + S 2 2 = 18 : 2 + 12 : 2 = 15 2 (cm ) . Cách khác : AID ABD ABCD ABCD 1 1 1 S = S = (S - 18) = S - 9 2 2 2 (1) IBC ABC ABCD ABCD 1 1 1 S = S = (S - 12) = S - 6 2 2 2 (2) Từ (1) và (2) AID ICB ABCDS + S = S - 15. Từ đó : 2 IDCS = 15 (cm ). 89.
  • 104. AMD ABD 2 S = S 3 ADM BCN ABD BCD 2 S + S = (S + S ) 3 ABCD 2 = S . 3 BCM BCA 1 S = S 3 ADN ACD 1 S = S 3 ADN BCM ABCD 1 S + S = S 3 ADM BCN BCM ADN ABCDS + S + S + S = S Hay : 1 2 3 4 ADP BQC ABCDS + S + S + S + (S + S ) × 2 = S Mặt khác ABCD 1 2 3 4 APD BQC MPNQS = S + S + S + S + (S + S ) + S . Vậy APD BQC MNPQS +S =S . 90.
  • 105. Hai hình tam giác OAB và OBC có đường cao chung hạ từ B tới AC nên diện tích của chúng tỉ lệ thuận với các cạnh đáy. Đoạn thẳng OA là 4 phần thì đoạn thẳng OC = 3,5 phần. Hai hình tam giác ADO và OCD có đường cao chung hạ từ D tới AC nên diện tích OCD là 3,5 phần, thì diện tích OAD bằng 4 phần. Vậy OADS = 5,25 : 3,5 x 4 = 6 2 (cm ) ABCDS = 4 + 3,5 + 5,25 + 6 = 18,75 2 (cm ) . 91. PABS so với ABCS thì gấp 18 : 6 = 3 (lần). Hai hình tam giác này có chung đường cao hạ từ A tới PC nên diện tích của chúng tỉ lệ thuận với các cạnh đáy, do đó PB so với BC thì gấp 3 lần. Và PC so với BC thì gấp 4 lần.
  • 106. Hai hình tam giác DPC và DBC có chung đường cao hạ từ D tới PC nên DPCS so với DBCS thì gấp 4 lần : DPC PAB ABCDS = S + S = 18 + 34 = 52 2 (cm ) DBCS = 52 : 4 = 13 2 (cm ) Và DABS = 34-13 = 21 2 (cm ) 92. DBCS so với ABCS thì gấp 24 : 12 = 2 (lần) Xem đáy chung là BC thì đường cao hạ từ D tới BC so với đường cao hạ từ A tới BC cũng gấp 2 lần (DK = 2AH) Hai hình tam giác DPB và APB có đáy chung là PB và đường cao lần lượt là các đường cao nói trên. Vậy DPBS so với APBS thì gấp 2 lần. Coi APBS là 1 phần thì
  • 107. ABD DPB APBS = S - S = 2 - 1 = 1 (phần) Suy ra : APB ABDS = S . Ta có : ABD ABCD BCDS = S - S = 47 - 24 = 23 2 (cm ) . Vậy : APB ABDS = S = 23 2 (cm ) . 93. Gợi ý: Theo cách làm ở bài 88, lần lượt xét các hình tứ giác ABNQ và QNCD. Ta có : QMN AQN BQN PQN DQN CQN 1 1 S = S + S ; 2 2 1 1 S = S + S ; 2 2 Mà AQN DQNS = S và BQN CQNS = S . nên QMN PQNS = S . Hai hình tam giác này có đáy chung NQ, nên chiều cao hạ từ M và từ P tới NQ bằng nhau.
  • 108. Hai đường cao này cũng là hai đường cao của hai hình tam giác MQI và PQI nên MQI PQIS = S (đáy QI chung). Xem MI và DP là đáy thì 2 hình tam giác này có chiều cao chung hạ từ Q tói MP. Vậy MI = IP. 94. Gợi ý : Làm tương tự như bài 93. APE APB ABHP PHB EBH ABH ABHP APH 1 1 1 S = S = S - S 3 3 3 2 2 2 S = S = S - S 3 3 3 APE EBH ABHP PBH APH 1 2 S + S = S - ( S + S ) 3 3 Vì APE EBH ABHP EPHS + S = S - S nên EPH PBH APH 1 2 S = S + S 3 3 (1) Tương tự: DPN DPC CDPH CPH 1 1 1 S = S = S - S 3 3 3
  • 109. CHN HDC CDPH DPH 2 2 2 S = S = S - S 3 3 3 DPN CHN CDPH CHP DPH 1 2 S + S = S - ( S + S ) 2 3 Suy ra NPH CPH DPH 1 2 S = S = S 3 3 (2) Vì CHP PBH PHD APHS = S × 2 ; S = S × 2. Từ (1) và (2) có NPH EPHS = S × 2. Hai hình tam giác NPH và EPH chung đáy PH nên đường cao từ N gấp đôi đường cao từ E, từ đó : HON HPES = S × 2 Hai hình tam giác HON và HOE chung đường cao hạ từ H nên đáy ON = OE x 2. 95. ADM ADB BCQ BCD 1 S = S 3 1 S = S 3
  • 110. ADM BCQ ADB CBD 1 S + S = (S + S ) 3 ABCD 1 = S 3 Suy ra: DMBQ ABCD 2 S = S . 3 Nhưng MDP MPQS = S và QMN QNBS = S . Suy ra : MNPQ MNQ MPQ MDP QNB ABCD 1 S = S + S = S + S = S 3 MNQPS = 300 : 3 = 100 2 (cm ) . 96. Theo bài 95 ta có : EGMN ABCD 1 S = S 3 = 900 : 3 = 300 2 (cm ) Theo bài 94 ta có : 1 1 ER = RN ; ON = EO 2 2 Nên ER = RO = ON.
  • 111. Tương tự : GS = ST = TM. Xét hình tứ giác EGMN, lại theo bài 95 ta có : RSTO EGMN 1 S = S = 3 300 : 3 = 100 2 (cm ) . 97. Gọi đường kính các hình tròn nhỏ lần lượt là 1 2 3 4d , d , d , d . Gọi đường kính hình tròn lớn là D. Tổng chu vi 4 hình tròn nhỏ là : 1 2 3 4 1 2 3 4 d × 3,14 + d × 3,14 + d × 3,14 + d × 3,14 = (d + d + d + d ) × 3,14. Chu vi hình tròn lớn là : D x 3,14. Vì tổng các đường kính của 4 hình tròn nhỏ đúng bằng đường kính của hình tròn lớn, tức là 1 2 3 4d + d + d + d = D nên chu vi hình tròn lớn đúng bằng tổng chu vi các hình tròn nhỏ. 98.
  • 112. a) Hai bán kính AB và AG có cung tròn BHG tạo thành 1 4 hình tròn tâm A, bán kính AB. - Hai bán kính DC và DE và cung tròn CHE tạo thành 1 4 hình tròn tâm D, bán kính DC. Vì AB = DC nên 2 hình tròn trên có diện tích bằng nhau do đó tổng diện tích của 2 hình nói trên (ABHGA và DCHED) bằng 1 2 diện tích hình tròn tâm A, bán kính AB và bằng diện tích hình chữ nhật ABCD. 3 2 4 2 1 2 3 4 ABCD(S + S ) + (S + S ) = S + S + S + S = S Suy ra : 1 2S = S . b) 1 2 diện tích hình tròn bán kính AB là : 4 x 4 x 3,14 : 2 = 25,12 2 (cm ) . Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng 25,12 2 (cm ) nên cạnh AD là : 25,12 : 4 = 6,28 (cm) Đoạn thẳng EG bằng = r x 2 - AD = 4 x 2- 6,28 = 1,72 (crn). 99.
  • 113. a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là : AB + BC + DC = r + r x 4 + r = r x 6. Độ dài hai nửa đường tròn AmE và EnD là r x 2 x 3,14 = r x 6,28. Vậy tổng độ dài 2 nửa đường tròn lớn hơn độ dài đường gấp khúc (vì r x 6,28 > r x 6). b) Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 5 x (5 x 4) = 100 2 (cm ) Diện tích 2 nửa hình tròn là : 5 x 5 x 3,14 = 78,5 2 (cm ) . Diện tích phần hình chữ nhật nằm ngoài hai nửa hình tròn là 100 - 78,5 = 21,5 2 (cm ) . 100. Đặt OA = OB = OC = OD = R OM = ON = OP = OQ = r
  • 114. Diện tích hình vuông ABCD là : ABCD AOBS = S × 4 (R×R) = × 4 = R × R × 2 2 Hoặc ABCD OMBNS = S × 4 = r × r × 4. Từ đó R x R x 2 = r x r x 4 hay R x R = r x r x 2. 3,14 x R x R = (3,14 x r x r) x 2 (cùng nhân với 3,14). Vậy diện tích hình tròn lớn gấp 2 lần diện tích hình tròn nhỏ.