SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 113
Mục tiêu Hướng dẫn học
 Trang bị những kiến thức cơ bản về tài
chính trong việc xem xét đầu tư dài
hạn của doanh nghiệp.
 Nắm được phương pháp, kỹ năng chủ
yếu và đánh giá lựa chọn dự án đầu tư
trên góc độ tài chính.
Nội dung
 Tổng quan về đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp.
 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư.
 Xác phương pháp chủ yếu đánh giá và
lựa chọn dự án đầu tư.
 Một số trường hợp đặc biệt trong đánh
giá và lựa chọn dự án đầu tư.
Thời lượng học
 8 tiết
 Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm
nhìn dài hạn, thấy được mối quan hệ gữa đầu
tư dài hạn và sự tăng trưởng cũng như việc
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
 Biết vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian
của tiền vào việc xem xét hiệu quả tài chính
của đầu tư đối với doanh nghiệp.
 Cần nắm vững nội dung kinh tế của các
phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án đầu
tư trên góc độ tài chính.
 Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn cách thức
vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của
tiền vào việc giải quyết các vấn đề tài chính
đặt ra trong hoạt động của doanh nghiệp và
trong thực tế cuộc sống.
 Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo:
o Chương 5, Giáo trình Tài chính doanh
nghiệp – Học viên Tài chính, chủ biên
PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch
Đức Hiển, NXB Tài chính 2008.
o Chương 9 & 10&11, Tài chính doanh
nghiệp hiện đại, chủ biên TS Trần Ngọc
Thơ, NXB Thống kê, năm 2007.
BÀI 6: ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
114 FIN102_Bai6_v2.0013107202
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính chiến
lược – một trong những vấn đề sống còn cũng như
quyết định đến tương lai của doanh nghiệp. Để đi đến
quyết định đầu tư lớn như mở rộng quy mô kinh doanh
hay chế tạo ra sản phẩm mới... đòi hỏi doanh nghiệp
phải cân nhắc nhiều yếu tố. Một quyết định như vậy là
kết quả tổng hòa các ý kiến của các chuyên gia trong
những lĩnh vực khác nhau, như ý kiến của các chuyên
gia về thiết bị, công nghệ, chuyên gia về lao động –
tiền lương, chuyên gia về maketing, chuyên gia về môi
trường... và chuyên gia tài chính. Trên góc độ tài
chính, đầu tư là bỏ tiền ra ngày hôm nay để hy vọng
trong tương lai có được dòng tiền thu nhập nhiều hơn. Hy vọng ở tương lai là cái chưa chắc
chắn, bấp bênh. Do vậy, đầu tư là đối mặt với những thách thức và rủi ro. Trong quyết định
đầu tư, gánh nặng đặt trên vai nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải trả lời các câu hỏi
dưới đây:
Câu hỏi
1. Liệu các lợi ích hay các dòng tiền dự kiến trong tương lai với những rủi ro đã tiên có đủ lớn
để bù đắp những chi phí bỏ ra ngày hôm nay hay không?
2. Liệu các dự án đầu tư đã được triển khai với chi phí thấp nhất nhằm đạt được những mục
tiêu đã đề ra có khả thi hay không?
3. Dòng tiền thuần thu được do đầu tư đưa lại trong tương lai có tương xứng với sự đánh đổi
hy sinh mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hay không? Việc đầu tư như vậy có làm gia tăng giá
trị công ty, đưa lại lợi ích cho cổ đông hay không?
Để tìm ra lời giải đó, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải sử dụng các thước đo, các
phương pháp nhất định. Nội dung chủ yếu của bài này giúp cho bạn hiểu được những điều đó,
trên cơ sở như vậy có thể vận dụng vào việc đánh giá một dự án đầu tư về mặt tài chính.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 115
6.1. Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
6.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư dài hạn
6.1.1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn
 Khái niệm
Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố
chủ yếu quyết định đến sự phát triển của một
doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc
dân. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực
hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành
hiện thực trong tương lai.
Trên góc độ của doanh nghiệp kinh doanh, có
thể thấy rằng một trong những mục tiêu hàng
đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và với số vốn đó doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua bằng phát minh sáng
chế, đào tạo công nhân, hình thành một lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp có thể tiếp tục bổ sung vốn để tăng thêm tài
sản kinh doanh tương ứng với sự tăng trưởng của qui mô kinh doanh. Các hoạt động
của quá trình trên chính là quá trình đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp.
Ngoài hoạt động đầu tư có tính chất điển hình như trên, doanh nghiệp còn có thể
thực hiện các hoạt động như bỏ vốn mua cổ phiếu, trái phiếu của các chủ thể khác
nhằm thu lợi nhuận trong một thời gian dài. Các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
bỏ vốn ra mua hình thành nên một loại tài sản của doanh nghiệp được gọi là tài sản
tài chính dài hạn.
Vậy, trên góc độ tài chính, đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để
hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận
trong dài hạn ở tương lai.
Đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp không phải chỉ là đầu tư vào TSCĐ mà nó còn
bao hàm cả việc đầu tư cho nhu cầu tương đối ổn định về vốn lưu động thường xuyên
cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định của doanh nghiệp, đầu tư
có tính chất dài hạn vào các hoạt động khác để thu lợi nhuận.
 Đặc điểm
Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp có đặc điểm là phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ ban
đầu tương đối lớn và được sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai, do đó đầu tư
dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dù đều
dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khả
năng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu
tư là rất lớn. Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro đầu tư càng cao và ngược lại.
6.1.1.2. Phân loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp theo các cách sau:
 Theo cơ cấu vốn đầu tư: Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể
chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại:
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
116 FIN102_Bai6_v2.0013107202
o Đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là khoản đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của doanh
nghiệp và thông thường doanh nghiệp phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực
hiện đầu tư về TSCĐ thông qua việc xây dựng và mua sắm. Trong đầu tư XDCB
lại có thể thực hiện phân loại chi tiết dựa theo những tiêu thức nhất định:
 Theo tính chất công tác có thể phân chia đầu tư XDCB của doanh nghiệp
thành: đầu tư cho công tác xây lắp; đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư
XDCB khác.
Đầu tư cho xây lắp, bao gồm đầu tư cho việc lắp ráp các kết cấu kiến trúc,
lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất trên nền bệ cố định.
Đầu tư cho thiết bị: là đầu tư về mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết của
doanh nghiệp bao gồm chi phí mua thiết bị theo giá mua, chi phí vận
chuyển, bảo quản thiết bị.
Đầu tư xây dựng cơ bản khác: bao gồm đầu tư cho việc khảo sát, thiết kế xây
dựng, chi phí dùng đất xây dựng, đền bù đất đai, hoa màu, tài sản, chi phí di
chuyển nhà cửa trên đất đai xây dựng, cũng như chi phí mua bản quyền phát
minh sáng chế, chi phí công nghệ, mua nhãn hiệu hàng hóa v.v…
 Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư cũng có thể chia đầu tư xây dựng
cơ bản của doanh nghiệp thành hai loại như sau:
Đầu tư tài sản cố định hữu hình (có hình thái vật chất), bao gồm toàn bộ
việc xây dựng, mua sắm các tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Việc đầu tư các loại tài sản này cần phải được xem xét gắn liền chặt chẽ với
sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật.
Đầu tư tài sản cố định vô hình như đầu tư mua bằng sáng chế, bản quyền,
quy trình công nghệ sản xuất mới…
o Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết:
Là khoản đầu tư để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần
thiết (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường. Tuỳ thuộc vào mô
hình tổ chức nguồn vốn mà có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định.
o Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính:
Đây là các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều hình thức liên doanh liên kết. Trong
đó có hình thức liên doanh dài hạn, các doanh nghiệp tham gia góp vốn sản
xuất kinh doanh trong thời gian tương đối dài, chịu trách nhiệm chung và phân
chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp. Liên doanh này có thể
thực hiện trong khuôn khổ một doanh nghiệp đã có sẵn, các tổ chức, doanh
nghiệp khác góp vốn vào liên doanh với doanh nghiệp đó hoặc cũng có thể
thực hiện liên doanh bằng cách cùng góp vốn để lập nên một đơn vị kinh tế
mới. Ngoài việc tham gia liên doanh trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư vốn dài hạn vào các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác dưới các hình thức mua cổ phần, mua
trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp khác phát hành… Doanh nghiệp sẽ nhận
được khoản thu nhập từ các cổ phiếu, trái phiếu đã mua.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 117
Như vậy, các cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán dài hạn khác mà
doanh nghiệp đã mua với ý định nắm giữ trong một thời gian tương đối dài
(trên 1 năm), là một loại tài sản của doanh nghiệp và được gọi là tài sản tài
chính của doanh nghiệp.
Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính
chất hợp lý của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm
bảo xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích ứng với điều kiện cụ thể của từng
doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.
 Theo mục tiêu đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp có
thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại sau:
o Đầu tư thành lập doanh nghiệp: bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành
lập doanh nghiệp.
o Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở
rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc.
o Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: Là khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
o Đầu tư thay thế, hiện đại hóa máy móc: Là khoản đầu tư thay thế hoặc đổi mới
các trang thiết bị cho phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm duy trì hoặc
tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
o Đầu tư ra bên ngoài: Là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh dài hạn với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác…
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình thực hiện
đầu tư theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đặt ra trong một thời kỳ và
có thể tập trung vốn và biện pháp thích ứng để đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra.
Ngoài các cách phân loại ở trên, căn cứ vào phạm vi đầu tư người ta có thể phân chia
đầu tư của doanh nghiệp thành đầu tư vào bên trong doanh nghiệp và đầu tư ra bên
ngoài doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư có
quy mô lớn, dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ.
6.1.2. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư dài hạn
6.1.2.1. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn
Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định có tính chiến lược của một doanh nghiệp. Nó
quyết định đến tương lai của một doanh nghiệp, bởi lẽ:
 Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định chủ yếu tạo ra giá trị mới cho doanh
nghiệp, là cơ sở gia tăng giá trị của doanh nghiệp và ngược lại.
 Mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời gian dài, phần lớn các quyết định đầu tư chi phối đến quy mô kinh
doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tương lai của
một doanh nghiệp.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
118 FIN102_Bai6_v2.0013107202
 Quyết định đầu tư tác động đến tỷ suất sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp trong
tương lai: Quyết định này ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu tài sản và từ đó ảnh
hưởng tới cơ cấu chi phí và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
 Về mặt tài chính, quyết định đầu tư dài hạn là quyết định tài chính dài hạn. Thông
thường, để thực hiện các quyết định đầu tư đòi hỏi phải sử dụng một lượng vốn
lớn. Vì thế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư ngày hôm nay.
 Sai lầm trong quyết định đầu tư dài hạn là sai lầm khó hoặc không sửa chữa được
và thường gây ra sự tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
6.1.2.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn
Sự thành bại của doanh nghiệp trong tương lai tùy
thuộc rất lớn vào các quyết định đầu tư ngày hôm
nay. Chính vì thế, để đi đến quyết định đầu tư đòi
hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều vấn
đề, xem xét nhiều yếu tố. Có nhiều yếu tố tác động
đến việc đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó có
những yếu tố tác động có tính chất quyết định, gồm
các yếu tố chủ yếu sau đây:
 Chính sách kinh tế – tài chính của Nhà nước
trong việc phát triển nền kinh tế và đối với
doanh nghiệp: Nhà nước là người hướng dẫn,
kiểm soát và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh
tế. Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế… Nhà
nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh và hướng dẫn hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của
kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý
nghĩa rất quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển kinh doanh. Với các đòn
bẩy kinh tế, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào
những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Bởi thế để đi đến quyết
định đầu tư, trước tiên các doanh nghiệp cần phải xem xét đến chính sách kinh tế
của Nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế…
 Thị trường và sự cạnh tranh: Trong sản xuất hàng hoá, thị trường tiêu thụ sản
phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Vấn đề
đặt ra cho doanh nghiệp là phải đầu tư để sản xuất ra những loại sản phầm mà
người tiêu dùng cần, tức là phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường hiện
tại và tương lai để xem xét vấn đề đầu tư. Việc phân tích thị trường xác định mức
cầu về sản phẩm để quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học
và bằng cả sự nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tư. Trong đầu
tư, khi xem xét thị trường thì không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi
hỏi doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp,
tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình
trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng của
doanh nghiệp trên thị trường.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 119
 Lãi suất và thuế trong kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư
của doanh nghiệp. Thông thường để thực hiện đầu tư ngoài vốn tự có, doanh
nghiệp phải vay và đương nhiên phải trả khoản lãi tiền vay. Với việc trả lãi tiền
vay đầu tư, doanh nghiệp phải tăng thêm khoản chi phí cho mỗi đồng vốn đầu tư.
Vì vậy, doanh nghiệp không thể không tính đến yếu tố lãi suất tiền vay trong quyết
định đầu tư.
Thuế là công cụ rất quan trọng của Nhà nước để điều tiết và hướng dẫn các doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, thuế trong kinh doanh thấp hoặc
cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp. Do vậy, thuế trong kinh doanh là yếu tố kích thích hay hạn chế sự đầu tư
của doanh nghiệp.
 Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Nó có thể là cơ hội hoặc cũng có thể là
nguy cơ đe doạ đối với sự đầu tư của một doanh nghiệp. Trong đầu tư, doanh
nghiệp phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định đầu tư về
trang thiết bị, đầu tư về quy trình công nghệ sản xuất hoặc đầu tư kịp thời về đổi
mới, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Sự tiến bộ
của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi doanh nghiệp dám chấp nhận những mạo
hiểm trong đầu tư để phát triển sản phẩm mới. Ngược lại, doanh nghiệp nếu không
tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị,
đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do
sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.
 Mức độ rủi ro của đầu tư: Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường, mỗi
quyết định đầu tư đều gắn liền với những rủi ro nhất định do sự biến động trong
tương lai về sản xuất và về thị trường v.v.. Do vậy, cần đánh giá, lượng định mức
độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư, xem xét tỷ suất sinh lời có tương
xứng với mức độ rủi ro hay không để từ đó xem xét quyết định đầu tư.
 Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính
để đầu tư ở giới hạn nhất định, bao gồm: Nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả
năng huy động. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư thực hiện các dự án
vượt xa khả năng tài chính của mình. Đây là một yếu tố nội tại chi phối đến việc
quyết định đầu tư của một doanh nghiệp.
Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến kế hoạch đầu tư của doanh
nghiệp. Hay nói khác đi, trong việc đầu tư của doanh nghiệp có một loạt các lực tác động
khác nhau mà doanh nghiệp phải tính đến trước khi đi đến quyết định đầu tư.
6.2. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
6.2.1. Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án
Xem xét trên góc độ tài chính, đầu tư là bỏ tiền chi ra ngày hôm nay để hy vọng thu về
những khoản tiền thu nhập lớn hơn trong tương lai. Do vậy, đầu tư là một quá trình
phát sinh ra các dòng tiền gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án.
Dòng tiền ra: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện dự án đầu tư.
Dòng tiền vào: Là những khoản tiền thu nhập do dự án đầu tư mang lại.
Việc xác định dòng tiền của dự án đầu tư là một vấn đề khó khăn và phức tạp, liên
quan đến nhiều biến số khác nhau, nhất là việc xác định dòng tiền vào. Những sai lầm
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
120 FIN102_Bai6_v2.0013107202
trong việc xác định dòng tiền dẫn đến những kết luận sai về việc chấp thuận hay loại
bỏ DAĐT. Vì vậy, xác định dòng tiền của dự án phải dựa trên những nguyên tắc sau:
 Đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở đánh giá
dòng tiền tăng thêm do dự án đầu tư đưa lại
chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán: Dòng
tiền mặt cho phép các nhà đầu tư biết được
lượng tiền thực có ở từng thời điểm mà doanh
nghiệp được phép sử dụng để có những quyết
định mới hoặc dùng tiền đó để trả nợ, hoặc trả
lợi tức cho cổ đông, hoặc tăng vốn luân chuyển,
hoặc đầu tư tài sản cố định… Trong khi đó nếu sử dụng lợi nhuận kế toán thì
không thể đưa ra được những quyết định như vậy. Bởi lợi nhuận kế toán một mặt
phụ thuộc vào phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp, mặt khác doanh
thu để tính lợi nhuận kế toán bao gồm cả phần doanh thu bán chịu, làm cho doanh
nghiệp có thể có lợi nhuận nhưng lại không có tiền.
 Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án: Chi phí cơ hội là
khoản thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu được từ dự án tốt nhất còn lại. Chi phí cơ
hội ở đây muốn nói đến chính là phần thu nhập cao nhất có thể có được từ tài sản sở
hữu của doanh nghiệp nếu nó không sử dụng cho dự án. Chi phí cơ hội không phải
là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà
doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể cho thuê mặt bằng nhà máy với giá 1.200 triệu đồng/năm
hoặc sử dụng để sản xuất mặt hàng mới. Như vậy, nếu dự án sản xuất mặt hàng mới được
triển khai thì doanh nghiệp đã mất đi cơ hội có được thu nhập do cho thuê mặt bằng với
mức 1.200 triệu đồng/năm. Khoản thu nhập 1.200 triệu đồng/năm từ việc cho thuê mặt
bằng phải được xem là chi phí cơ hội của dự án sản xuất sản phẩm mới.
 Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền của dự án: Chi phí chìm là những
khoản chi phí của những DAĐT quá khứ (những chi phí đã xảy ra rồi) không còn
khả năng thu hồi mà doanh nghiệp phải hoàn toàn gánh chịu bất kể dự án có được
chấp thuận hay không. Chúng không liên quan đến DAĐT mới nên không được
đưa vào để phân tích.
 Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền: Lạm phát có ảnh hưởng
rất lớn đến dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của dự án, đồng thời ảnh hưởng
đến chi phí cơ hội của vốn. Lạm phát cao có thể làm cho thu nhập mang lại từ dự
án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay. Do đó, nếu có lạm
phát phải tính đến ảnh hưởng của lạm phát đến dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu dòng
tiền khi đánh giá dự án.
 Ảnh hưởng chéo: Phải tính đến ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của
doanh nghiệp.
6.2.2. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
6.2.2.1. Dòng tiền ra của dự án
Những khoản chi tiêu liên quan đến việc bỏ vốn thực hiện đầu tư tạo thành dòng tiền
ra của đầu tư. Vốn đầu tư có thể bỏ rải rác trong nhiều năm, cũng có thể bỏ ra ngay
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 121
một lần (theo phương thức chìa khóa trao tay). Tùy theo tính chất của khoản đầu tư có
thể xác định được khoản chi cụ thể của dự án. Thông thường đối với những DAĐT
điển hình (là những dự án tạo ra sản phẩm, dịch vụ) thì nội dung dòng tiền ra của đầu
tư cho dự án gồm:
 Những khoản tiền chi để hình thành nên TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, những
khoản chi liên quan đến hiện đại hoá để nâng cấp máy móc thiết bị khi dự án đi
vào hoạt động.
 Vốn đầu tư để hình thành vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho dự án khi dự
án đi vào hoạt động bao gồm: Số vốn đầu tư vào TSLĐ thường xuyên cần thiết ban
đầu đưa dự án vào hoạt động và số vốn lưu động thường xuyên cần thiết bổ sung
thêm trong quá trình hoạt động của dự án khi có sự tăng về quy mô kinh doanh.
Để xác định dòng tiền đầu tư về vốn lưu động, đặc biệt đối với vốn lưu động bổ
sung thông thường người ta đưa ra quy tắc: Khi có nhu cầu vốn lưu động tăng thêm
ở năm nay thì việc chi bổ sung vốn lưu động được thực hiện ở cuối năm trước.
6.2.2.2. Dòng tiền vào của dự án
Mỗi dự án đầu tư sẽ đưa lại khoản tiền thu nhập ở một hay một số thời điểm khác
nhau trong tương lai tạo thành dòng tiền vào của dự án. Việc xác định dòng tiền vào
của DAĐT là vấn đề rất phức tạp, phải căn cứ vào tính chất của khoản đầu tư để lượng
định các khoản thu nhập do đầu tư tạo ra một cách thích hợp. Dòng tiền vào của dự án
bao gồm:
 Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: Là khoản chênh lệch giữa số tiền thu
được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) phát sinh từ hoạt động thường
xuyên hàng năm khi dự án đi vào hoạt động. Đối với một dự án đầu tư trong kinh
doanh tạo ra doanh thu bán hàng hoá hoặc dịch vụ thì dòng tiền thuần từ hoạt động
hàng năm của dự án được xác định trực tiếp bằng chênh lệch giữa dòng tiền vào do
bán sản phẩm, hàng hoá với dòng tiền ra do mua vật tư và chi phí khác bằng tiền
liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và tiền thuế thu nhập mà
doanh nghiệp phải nộp.
Hoặc có thể tính gián tiếp như sau:
Dòng tiền thuần hoạt
động hàng năm
=
Lợi nhuận sau thuế
hàng năm
+
Khấu hao TSCĐ
hàng năm
 Số tiền thuần từ thanh lý tài sản khi kết thúc dự án: Là số tiền còn lại từ thu
nhập thanh lý tài sản sau khi đã nộp thuế thu nhập về thanh lý tài sản (nếu có). Một
số dự án đầu tư khi kết thúc DAĐT có thể thu được một số tiền từ việc nhượng bán
thanh lý đầu tư. Việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định có thể xảy ra ba trường
hợp sau:
o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản bằng giá trị còn lại của TSCĐ, trường hợp
này không có lãi hoặc lỗ vốn từ việc nhượng bán thanh lý tài sản. Do đó, không
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ khoản nhượng bán thanh lý tài sản.
Thu nhập từ thanh lý
tài sản
=
Số tiền thu được
do nhượng bán,
thanh lý tài sản
–
Chi phí liên quan đến
nhượng bán, thanh lý
tài sản
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
122 FIN102_Bai6_v2.0013107202
o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, trường
hợp này có lãi từ việc nhượng bán thanh lý tài sản và phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.
o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, trường
hợp này doanh nghiệp bị lỗ vốn do nhượng bán thanh lý tài sản, khoản lỗ này xét
về nguyên lý sẽ làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.
 Thu hồi vốn lưu động thường xuyên đã ứng ra
Khi dự án đưa vào hoạt động, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động thường xuyên
cần thiết (đầu tư ban đầu khi dự án bắt đầu hoạt động và đầu tư bổ sung thêm trong
quá trình hoạt động). Toàn bộ số vốn lưu động đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đầy đủ
theo nguyên tắc số vốn lưu động đã đươc ứng ra bao nhiêu phải thu hồi hết bấy
nhiêu. Thời điểm thu hồi có thể thu hồi dần hoặc có thể thu hồi toàn bộ một lần khi
kết thúc dự án.
o Xác định dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư và
dòng tiền thuần của dự án.
 Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư: Được
xác định là số chênh lệch của dòng tiền thu vào
và dòng tiền chi ra phát sinh hàng năm do đầu
tư đưa lại.
 Dòng tiền thuần của DAĐT: Là dòng tiền tăng
thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng
thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị
của doanh nghiệp so với trước khi có dự án.
Dòng tiền thuần của DAĐT có thể được xác
định bằng cách lấy tổng giá trị dòng tiền vào do dự án tạo ra trừ đi tổng giá
trị dòng tiền ra của dự án hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Dòng tiền thuần của
dự án đầu tư
=
Tổng dòng tiền thuần
hàng năm của đầu tư
–
Vốn đầu tư
ban đầu
o Để thuận tiện cho việc hoạch định dòng tiền của đầu tư, thông thường người ta
sử dụng quy ước sau:
 Số vốn đầu tư ban đầu được quy ước phát sinh ra ở thời điểm t = 0.
 Dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra của dự án có thể phát sinh ra ở các thời điểm
khác nhau trong một năm đều được tính về thời điểm cuối năm để tính toán.
6.2.3. Ảnh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của DAĐT
Về mặt lý thuyết, có 3 phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu nhanh và phương pháp khấu
hao theo sản lượng. Khấu hao là một khoản chi phí, được tính vào chi phí hoạt động
hàng năm của doanh nghiệp và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Vì vậy, nếu
thay đổi phương pháp khấu hao tính thuế sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến dòng tiền
sau thuế của DAĐT.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 123
Công thức xác định dòng tiền thuần hoạt động của dự án:
CFht = CFKt (1 – t%) + KHt  t%
Trong đó:
CFht: Dòng tiền thuần hoạt động của dự án năm t.
CFKt: Dòng tiền trước thuế chưa kể khấu hao ở năm t.
KHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t.
t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
KHt  t%: Mức tiết kiệm thuế do khấu hao ở năm t.
Dòng tiền thuần trước thuế chưa
kể khấu hao (CFKt)
=
Doanh thu
thuần
–
Chi phí hoạt động bằng tiền
(không kể khấu hao)
Từ công thức trên cho thấy, phần chi phí khấu hao càng cao thì dòng tiền thuần hàng
năm của dự án sẽ càng cao. Như vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu
hao nhanh thì trong những năm đầu sử dụng tài sản, do khấu hao cao dòng tiền mặt
thu về hàng năm sẽ cao; càng những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định
nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi thì dòng tiền thuần hàng năm của doanh
nghiệp sẽ càng giảm đi.
6.3. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn
Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu
tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu
tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự án đầu tư phải
xem xét vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được có tương xứng với
vốn đầu tư đã bỏ ra hay không? Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ
mục tiêu của đầu tư.
Để lựa chọn dự án cần phải cân nhắc xem xét nhiều mặt. Trên góc độ tài chính, các tiêu
chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thường được sử dụng là:
 Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
 Thời gian hoàn vốn đầu tư.
 Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.
 Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
 Chỉ số sinh lời của dư án đầu tư.
Trong việc lựa chọn dự án đầu tư không nhất thiết phải sử dụng tất cả các chỉ tiêu trên
vào việc so sánh các dự án. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xác định chỉ tiêu chủ
yếu làm căn cứ chọn lựa dự án. Điểm cơ bản là căn cứ vào yêu cầu kinh doanh của
doanh nghiệp đặt ra hay nói cách khác là tuỳ vào quyết sách kinh doanh của doanh
nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp đề ra phải sản xuất kinh doanh có lãi nhưng phải thu
hồi vốn nhanh để đổi mới trang thiết bị, trong trường hợp này, chỉ tiêu chủ yếu để
chọn dự án là chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
124 FIN102_Bai6_v2.0013107202
6.3.1. Các phương pháp chủ yếu đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư
Để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trước hết cần phải tiến hành phân loại các dự án.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các dự án, có thể phân chia các dự án đầu tư thành hai
loại: Loại dự án đầu tư độc lập và loại dự án đầu tư loại trừ nhau.
 Dự án đầu tư độc lập là dự án mà khi được chấp thuận hay bị loại bỏ không ảnh
hưởng gì đến các dự án khác.
 Dự án loại trừ nhau hay dự án xung khắc là loại dự án mà khi một dự án này được
thực hiện thì những dự án khác còn lại sẽ bị loại bỏ.
Chẳng hạn một công ty vận tải biển cần một tàu chở
hàng đang xem xét hai khả năng là nên mua hay thuê
chiếc tàu đó. Đây là hai dự án loại trừ nhau.
Có nhiều phương pháp lựa chọn dự án đầu tư, trên
góc độ tài chính để xem xét người ta thường sử
dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
o Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn
đầu tư.
o Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) và thời gian hoàn vốn đầu tư có
chiết khấu (DPP).
o Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV).
o Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR).
o Phương pháp chỉ số sinh lời (PI).
6.3.2. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được
do dự án đầu tư mang lại là lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) và tiền vốn bỏ ra đầu tư.
Theo phương pháp này, trước hết cần xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
của từng dự án đầu tư, sau đó tiến hành đánh giá lựa chọn dự án.
 Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư
r
SV
P
T
V

ñ
Trong đó:
TSV: Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của DAĐT.
rP : Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự kiến do DAĐT mang lại trong suốt
thời gian đầu tư.
đV : Vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án.
o Số lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm do DAĐT mang lại trong suốt thời
gian đầu tư được tính theo phương pháp bình quân số học kể từ lúc bắt đầu bỏ
vốn đầu tư cho đến khi kết thúc DAĐT.
Prt: Lợi nhuận sau thuế dự kiến do DAĐT đưa lại ở năm thứ t.
n: Thời gian đầu tư (vòng đời của dự án).
n
rt
t 1
r
P
P
n



Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 125
Vòng đời của DAĐT được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc
dự án (bao gồm cả thời gian thi công thực hiện dự án nếu có). Như vậy, ở
những năm thi công thì lợi nhuận sau thuế được coi là bằng không (0), điều đó
nghĩa là mặc dù đã bỏ vốn đầu tư nhưng dự án đang trong giai đoạn thi công
chưa đi vào vận hành nên chưa có doanh thu và lợi nhuận. Nếu thời gian thi
công càng dài thì sẽ làm cho hiệu quả chung của vốn đầu tư càng thấp.
o Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo phương pháp bình quân số
học trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm và số năm đầu tư.
Trong đó:
Vđt: Số vốn đầu tư ở năm thứ t.
n: Vòng đời của DAĐT.
Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm
cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao TSCĐ lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm.
Số tiền đầu tư cho một doanh nghiệp hay một phân xưởng bao gồm toàn bộ số
tiền đầu tư về tài sản cố định và số tiền đầu tư về tài sản lưu động.
 Đánh giá và lựa chọn dự án
o Đối với các dự án độc lập nếu có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn
hơn không (0) đều có thể được lựa chọn.
o Đối với các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân
vốn đầu tư cao hơn sẽ là dự án tốt hơn.
 Ví dụ: Có hai dự án đầu tư (A và B) thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn đầu tư
cho cả hai dự án đều là 120 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng đầu tư vào tài sản
cố định, 20 triệu đồng đầu tư vào tài sản lưu động. Thời gian bỏ vốn, số khấu hao
và lợi nhuận sau thuế của hai dự án thể hiện ở bảng số liệu sau:
Đơn vị: triệu đồng
Dự án A Dự án B
Thời gian Vốn
đầu tư
Lợi nhuận
sau thuế
Số
khấu hao
Vốn
đầu tư
Lợi nhuận
sau thuế
Số
khấu hao
Năm thứ 1 20 50
Năm thứ 2 50 70
Năm thứ 3 50 12 20
Năm thứ 4 11 20 13 20
Năm thứ 5 14 20 16 20
Năm thứ 6 17 20 11 20
Năm thứ 7 11 20 8 20
Năm thứ 8 9 20
Cộng 120 62 100 120 60 100
Bảng số 9.1: Dự án đầu tư
n
đt
t 1
đ
V
V
n



Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
126 FIN102_Bai6_v2.0013107202
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A?
o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư dự án A:
 Số lợi nhuận bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian đầu tư:
rA
0 0 0 11 14 17 11 9
P 7,75
8
      
  (Triệu đồng)
 Số vốn bình quân hàng năm:
Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số vốn đầu tư ở từng năm:
Năm thứ 1 thi công: 20 triệu đồng
Năm thứ 2 thi công: 50 + 20 = 70 triệu đồng
Năm thứ 3 thi công: 70 + 50 = 120 triệu đồng
Năm thứ 1 sản xuất: 120 triệu đồng
Năm thứ 2 sản xuất: 120 – 20 = 100 triệu đồng
…
Năm thứ 8 sản xuất: 120 – 80 = 40 triệu đồng
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
dA
20 70 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80)
V
8
          

= 76,25 (triệu đồng)
 Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A:
SV(A)
7,75
T 0,101
76,25
  (hoặc = 10,1%)
o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân dự đầu tư án B:
Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
của dự án B.
 Số lợi nhuận bình quân thu được hàng năm của dự án B:
rB
0 0 12 13 16 11 8
P 8,57
7
     
  (triệu đồng)
 Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B:
dB
50 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80)
V 81,42
7
         
  (triệu đồng)
 Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của
dự án B:
SV(B)
8,57
T 0,105
81,42
  (hoặc = 10,5%)
So sánh hai dự án cho thấy dự án A có tỷ suất lợi
nhuận bình quân vốn đầu tư thấp hơn dự án B, mặc
dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 127
dự án B nhưng dự án A lại có thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ là dự
án được chọn.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên có hạn chế là
chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của
mỗi dự án.
6.3.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
6.3.3.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn dự án.
 Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư): là khoảng thời gian
cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực
hiện dự án.
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2 trường hợp:
o Trường hợp 1: Nếu DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì
thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Vốn đầu tư ban đầu
Thời gian thu hồi
Vốn đầu tư (năm)
=
Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư
o Trường hợp 2: DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo cách sau:
Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu
hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự:
Vốn đầu tư còn phải thu
hồi ở cuối năm t
=
Số vốn đầu tư chưa thu
hồi ở cuối năm (t –1)
–
Dòng tiền thuần của đầu
tư năm t
Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư
năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp.
Số vốn đầu tư chưa thu hồi cuối năm (t – 1)Số tháng thu hồi vốn đầu tư
trong năm t =
Dòng tiền thuần của năm t
 12
Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn
đầu tư của dự án.
Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B có số vốn đầu tư là 150 triệu đồng (bỏ vốn một
lần). Khoản thu nhập dự kiến (bao gồm khấu hao và lợi nhuận sau thuế) ở các năm
trong tương lai như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Dự án A 60 50 50 40 30
Dự án B 30 50 70 80 80
Bảng số 9.2: Dòng tiền thuần của dự án
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
128 FIN102_Bai6_v2.0013107202
Từ số liệu trên có thể xác định thời gian thu hồi vốn của dự án A như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Dòng tiền của
dự án
Vốn đầu tư còn phải
thu hồi cuối năm
Thời gian thu hồi lũy kế (năm)
0 (150) (150)
1 60 (90)
2 50 (40)
2
3 50
4 40
40 40
50/12
=
50
 12 = 9,6
5 30
Thời gian thu hồi vốn đầu tư cuả dự án A: 2 năm và 9,6 tháng
Tương tự, thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án B là: 3 năm
 Nội dung phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư trong việc đánh giá, lựa chọn
dự án:
o Để đơn giản việc tính toán trước hết hãy loại bỏ các dự án đầu tư có thời gian
thi công kéo dài không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Xếp các dự án
có thời gian thi công giống nhau vào một loại
o Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó,
doanh nghiệp sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời
gian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự định.
Thông thường khi thực hiện kinh doanh, các doanh nghiệp thường xác định thời
gian chuẩn thu hồi vốn đầu tư tối đa có thể chấp nhận được. Theo đó, dự án có
thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Nếu
các dự án thuộc loại loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có
thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.
 Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư:
o Ưu điểm cơ bản của phương pháp: Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này
thường phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc với
chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
o Những hạn chế của phương pháp:
 Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn,
nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do
đó, kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự chỉ dẫn chính xác để lựa chọn dự
án này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm
như dự án sản suất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới… thì sử
dụng phương pháp lựa chọn này sẽ không thật thích hợp.
 Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư cũng không chú trọng tới yếu tố giá
trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh
của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được
đánh giá như nhau. Để khắc phục hạn chế này, người ta có thể áp dụng
phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các
khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 129
6.3.3.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết
khấu (DPP)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời
gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản
tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn
đầu tư bỏ ra ban đầu.
Ví dụ: ví dụ về hai dự án A và B như ở trên phần
6.3.3.1, giả định chi phí sử dụng vốn cho cả 2 dự án
đều là 10%.
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A
được xác định như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Dòng tiền
của dự án
Dòng tiền chiết
khấu
Vốn đầu tư còn phải
thu hồi cuối năm
Thời gian thu hồi
lũy kế (năm)
0 (150) (150) (150)
1 60 54,54 (95,46)
2 50 41,13 (54,33)
3 50 37,55 (16,78)
3
4 40 27,32
16,78
27,32
x 12 ≈ 5,1
5 30 18,63
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A là: 3 năm và 5,1 tháng. Tương tự,
thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án B là: 3 năm và 6,3 tháng.
Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu đã khắc phục được hạn chế của phương
pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là xem xét dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền
tệ. Nói cách khác, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy rằng khi đầu tư
vốn vào một dự án bất kỳ nào đó và sẽ kiếm lại được số tiền này bao lâu sau khi đã trừ đi
chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một nhược điểm
giống phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là ít chú trọng đến dòng tiền sau thời gian
hoàn vốn đầu tư.
6.3.3.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (Phương pháp NPV)
 Nội dung phương pháp
Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần (NPV)
của dự án. Theo phương pháp này, tất cả các khoản tiền thu nhập do đầu tư đưa lại
trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại
theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó, so sánh giá trị hiện tại của thu nhập
và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Công thức xác định như sau:
n
t
0t
t 1
CF
NPV CF
(1 r)
 


Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
130 FIN102_Bai6_v2.0013107202
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) của dự án đầu tư.
CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
CF0: Vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu của dự án.
n: Vòng đời của dự án.
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa.
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu
tư là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà người đầu tư đòi hỏi.
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính
đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
 Các bước tiến hành đánh giá lựa chọn dự án
Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án được
thực hiện như sau:
o Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư
o Đánh giá và lựa chọn dự án: Cần phân biệt 3 trường hợp:
 Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (NPV < 0) thì dự án bị loại bỏ.
 Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không (NPV = 0) thì tùy thuộc
vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết
định chấp thuận hoặc loại bỏ dự án.
 Giá trị hiện tại thuần của dự án là một số dương (NPV > 0): Nếu các dự án
là độc lập thì đều có thể được chấp thuận. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ
nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị hiện
tại thuần dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng
huy động vốn đầu tư).
Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B cùng đòi hỏi vốn
đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng và dự kiến sẽ kéo
dài trong 3 năm. Theo các tính toán ban đầu dự án
A sẽ mang lại các khoản thu nhập ròng lần lượt
trong các năm từ năm thứ nhất đến năm thứ ba là
10 triệu đồng, 60 triệu đồng và 80 triệu đồng.
Tương tự dòng tiền của dự án B là 70 triệu đồng,
50 triệu đồng và 20 triệu đồng. Chi phí sử dụng
vốn bình quân mà nhà đầu tư phải chịu khi huy động vốn là WACC = 10%.
Hãy cho biết:
a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn dự án nào?
b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án nào?
A 2 3
10 60 80
NPV 100 18,73
(1 10%) (1 10%) (1 10%)
    
  
(triệu đồng)
Tương tự: NPVB = 19,95 (triệu đồng)
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 131
Kết luận:
a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn cả 2 dự án.
b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án B vì NPVB > NPVA
 Ưu nhược điểm của phương pháp
o Ưu điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
 Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá
trị thời gian của tiền.
 Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng
giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, trong khi các phương pháp
khác không có tính chất này, nghĩa là:
NPV(A + B) = NPVA+ NPVB
o Những hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
 Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
 Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của
vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.
 Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt
thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư
khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
6.3.3.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (Phương pháp IRR)
 Nội dung phương pháp
Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất
mà nếu sử dụng làm lãi suất chiết khấu sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền
thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu.
Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi
suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (=0).
Ta có:
n
t
0t
t 1
CF
CF
(1 IRR)


 Hoặc
n
t
0t
t 1
CF
NPV CF 0
(1 IRR)
  


Trong đó: NPV, CFt , CF0 như đã nêu ở trên
IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của DAĐT
Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời
của khoản đầu tư
 Phương pháp xác định
Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, người ta thường sử dụng 2
phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số và phương pháp nội suy.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
132 FIN102_Bai6_v2.0013107202
o Phương pháp thử và xử lý sai số: Theo phương pháp này trước tiên người ta
phải tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá
trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng
với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng
cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu
NPV < 0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá
trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi
suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án.
o Phương pháp nội suy: Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án được thực hiên theo các bước sau:
 Bước 1: Chọn một mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của
dự án (NPV1) theo lãi suất r1.
 Bước 2: Chọn tiếp một mức lãi suất r2 thoả mãn điều kiện:
Nếu giá trị hiện tại thuần NPV1 là một số dương (NPV1 > 0) thì chọn lãi
suất r2 > r1 sao cho với r2 sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một
số âm (NPV2 < 0 ) và ngược lại.
Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong
khoảng 5%.
 Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: Tỷ suất doanh lợi nội bộ
(IRR) của dự án sẽ nằm trong khoảng r1 và r2 và được xác định theo công thức:
/NPV1/
IRR = r1 + (r2 – r1)
/NPV1/ + / NPV2 /
Ví dụ: Một dự án đầu tư, dự kiến số vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần là 150 triệu
đồng, thời gian hoạt động của dự án kéo dài trong 3 năm. Dự kiến thu nhập do
dự án mang lại trong các năm lần lượt là: 40 triệu đồng, 60 triệu đồng và 90
triệu đồng. Hãy tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên.
Có thể tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội suy như sau:
Ta có: 2 3
40 60 90
NPV 150 0
(1 IRR) (1 IRR) (1 IRR)
    
  
Chọn r1 = 12%  NPV1 = –2,38
Chọn r2 = 10%  NPV2 = 3,51

2,38
IRR 12% (10% 12%) 12% 0,8% 11,2%
2,38 3,15
      

Có thể biểu diễn tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên đồ thị sau:
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 133
Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án
Qua đồ thị trên cho thấy: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án là giao điểm của
đường giá trị hiện tại thuần với trục hoành của đồ thị, tại điểm này giá trị hiện
tại thuần của dự án bằng 0.
Ngoài 2 phương pháp đã nêu, người ta còn có thể xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ
bằng phương pháp vẽ đồ thị.
IRR còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (tỷ lệ hoàn vốn từ những khoản thu nhập của
một dự án). Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn (IRR) bằng chi phí
sử dụng vốn, thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc đã
đầu tư vào dự án và trả lãi.
 Trình tự xác định IRR: Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp
tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) được thực hiện theo trình tự sau:
o Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
o Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu
chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thuờng người ta dựa trên cơ
sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần
phân biệt 3 trường hợp sau:
 Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng
vốn (IRR < r) thì loại bỏ dự án.
 Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn
(IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh
nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
 Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng
vốn (IRR > r):
Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận.
Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội
bộ cao nhất.
 Ưu, nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ:
o Ưu điểm của phương pháp
40
10 11,2 12
3,51
-2,38
0
NPV (triệu đồng)
Tỷ suất chiết khấu (%)
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
134 FIN102_Bai6_v2.0013107202
 Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính
đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
 Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn,
thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn
trong việc thực hiện dự án đầu tư.
 Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so
với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho ban
lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy). Chẳng hạn, nếu dự án có
IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi,
nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc chọn các
dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh
nghiệp. Mặt khác, nếu chọn dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ
dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn làm giảm tài sản của doanh nghiệp.
o Hạn chế của phương pháp:
 Trong phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, thu
nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi
suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án.
Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là
đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức
cao.
 Phương pháp này không chú trọng đến quy mô
vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết
luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, bởi lẽ,
những dự án có quy mô nhỏ thông thường có tỷ
suất doanh lợi nội bộ khá cao so với những dự
án có quy mô lớn.
Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ để đánh giá, lựa chọn dự án sẽ gặp
khó khăn trong trường hợp 1 dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ. Một dự án sẽ
có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều
lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư…).
Ví dụ: Giả sử 2 dự án A và B loại trừ nhau có dòng tiền ở các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 0 1 2 3
A -600 320 280 240
B -100 430 -591,25 262,5
Dòng tiền của dự án
Với NPVA = 0  IRRA = 20%
Với NPVB = 0 có 3 giá trị IRR khác nhau: 5%, 25% và 100%.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 135
6.3.3.5. Phương pháp chỉ số sinh lời (Phương pháp PI)
Chỉ số sinh lời (PI) cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ
dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án.
 
n
t
t
t 1
0
CF
1 r
PI
CF
 


Trong đó:
PI: Chỉ số sinh lời của dự án.
CFt , CF0 như đã nêu trên.
r: Tỷ lệ chiết khấu, thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án.
Ví dụ: Dự án đầu tư A với chi phí sử dụng vốn của dự án là 10% và dòng tiền của dự
án như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
0 1 2
NPV
(r = 10%)
IRR
Dòng tiền -1.000 600 600 41 13,06%
Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được
thực hiện như sau:
 Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư.
 Đánh giá và lựa chọn dự án: Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét ba trường
hợp sau:
o Trường hợp 1: Chỉ số sinh lời của dự án nhỏ hơn 1 (PI < 1) sẽ loại bỏ dự án.
o Trường hợp 2: Chỉ số sinh lời của dự án bằng 1 (PI = 1), tùy điều kiện có thể
chấp thuận hay loại bỏ dự án.
o Trường hợp 3: Chỉ số sinh lời của dự án lớn hơn 1 (PI > 1):
 Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp thuận.
 Nếu là các dự án xung khắc (loại trừ nhau) thì thông thuờng dự án có chỉ số
sinh lời (PI) cao nhất là sẽ dự án được chọn.
 Ưu nhược điểm của phương pháp
o Ưu điểm của phương pháp chỉ số sinh lời:
 Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
 Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản tiền thu nhập do dự án đưa lại với số
vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
 Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư
khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
136 FIN102_Bai6_v2.0013107202
 Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số
dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu
hiệu hơn.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp có 3 dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn bằng
10% và dòng tiền của các dự án như sau:
Dòng tiền các năm (triệu đồng)
Dự án
0 1 2
NPV
10%
PI
A -1.000 600 800 206,6 1,21
B -2.000 1.200 1.500 330,6 1,17
C -1.000 400 1.000 190,6 1,19
Khả năng tài trợ vốn của doanh nghiệp hạn chế ở mức 2.000 triệu đồng.
Dựa vào tiêu chuẩn NPV sẽ chọn dự án B, loại A, C; vì NPVB = 330,6 triệu đồng.
Nếu chọn dự án A và C ta thu được 206,6 + 190,1 = 396,7 triệu đồng với số
tiền vốn đầu tư bằng dự án B.
Như vậy, nếu dựa theo chỉ số sinh lời sẽ cho phép chọn dự án A và C loại
dự án B.
 Phương pháp này cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với chi phí sử dụng
vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần,
nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.
o Nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lời: cũng giống như phương pháp tỷ
suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời cũng không phản ánh trực
tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp chỉ số
sinh lời không thận trọng có thể dẫn đến quyết định sai lầm.
6.3.4. Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và
lựa chọn dự án đầu tư
6.3.4.1. Trường hợp có mâu thuẫn khi sử dụng 2
phương pháp: Giá trị hiện tại thuần (NPV) và
tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) trong đánh giá
và lựa chọn dự án
Cả 2 phương pháp đều dựa trên cơ sở xem xét mức
sinh lời của DAĐT có tính đến yếu tố giá trị thời
gian của tiền để đánh giá và lựa chọn dự án. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các
trường hợp sử dụng 2 phương pháp này vào việc đánh giá và lựa chọn DAĐT đều
cùng dẫn đến kết luận giống nhau.
 Trường hợp đánh giá và lựa chọn DAĐT độc lập: Cả 2 phương pháp giá trị hiện tại
thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) đều đưa đến kết luận giống nhau
trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án.
 Trường hợp đánh giá lựa chọn các dự án loại trừ nhau: Trong một số trường hợp
nếu sử dụng cả 2 tiêu chuẩn này để đánh giá và lựa chọn dự án có thể dẫn đến
những kết luận trái ngược nhau. Chẳng hạn, có 2 dự án A và B loại trừ nhau, Có:
NPVA > NPVB
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 137
IRRA < IRRB
Như vậy, theo phương pháp NPV sẽ chọn dự án A, loại dự án B. Nếu theo phương
pháp IRR sẽ chọn dự án B, loại dự án A. Trong trường hợp này để chọn dự án
người ta phải tìm tỷ suất chiết khấu cân bằng rc, sao cho với rc làm cho giá trị hiện
tại thuần của 2 dự án bằng nhau (tại rc làm cho NPVA = NPVB). Căn cứ vào chi phí
sử dụng vốn mà doanh nghiệp sử dụng và tỷ suất chiết khấu cân bằng để chọn dự
án nào có giá trị hiện tại thuần (NPV) cao nhất.
Giá trị hiện tại thuần của dự án
o Xem xét chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp:
 Nếu 0 < r < rc: Cùng 1 chi phí sử dụng vốn ta có NPVA > NPVB  dự án A
tốt hơn  chọn dự án A.
 Nếu rc < r < IRRB: Cùng một chi phí sử dụng vốn ta có NPVB > NPVA 
dự án B tốt hơn  Chọn dự án B.
 Nếu r > IRRB  loại bỏ cả 2 dự án.
o Các nguyên nhân chính dẫn đến sự mâu thuẫn trên là:
 Sự khác nhau về quy mô đầu tư của các dự án: Phương pháp NPV có tính
đến quy mô vốn đầu tư của dự án, trong khi đó phương pháp tỷ suất doanh
lợi nội bộ không đề cập đến quy mô vốn đầu tư. Mặt khác, IRR được tính
bằng tỷ lệ phần trăm, do đó nó không thể phản ánh trực tiếp giá trị tăng
thêm do vốn đầu tư tạo ra nghĩa là nó không thể giải thích trực tiếp được
vấn đề nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.
 Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền của dự án:
Các dự án khác nhau thường có sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền. Chẳng
hạn một dự án có thể tạo ra dòng tiền vào đều đặn, hoặc một kiểu dòng tiền
vào tăng dần trong tương lai hoặc một kiểu dòng tiền vào giảm ở những
năm cuối. Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền giữa các dự án làm gia tăng
0 rc IRRA IRRB Tỷ suất chiết khấu
NPV
NPVB B
NPVA B
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
138 FIN102_Bai6_v2.0013107202
khả năng mâu thuẫn về kết quả giá trị hiện tại thuần và tỷ suất doanh lợi nội
bộ của các dự án.
Ví dụ: Xem xét 2 dự án C và D loại trừ nhau:
Dòng tiền các năm (triệu đồng)
Dự án
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
NPV
(r=10%)
IRR
C (1.200) 1.000 500 100 197,1 22,8%
D (1.200) 130 600 1.080 224,85 17,94%
 Khác nhau về giả định tỷ lệ tái đầu tư:
Phương pháp giá trị hiện tại thuần giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chi phí sử
dụng vốn (tỷ lệ chiết khấu của dự án). Trong khi đó, phương pháp tỷ suất
doanh lợi nội bộ giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chính với tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án. Đây chính là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường
hợp có kết quả trái ngược nhau giữa NPV và IRR giữa các dự án.
Như vậy, hai phương pháp NPV và IRR đều đánh giá các dự án đầu tư dựa trên cơ
sở hiện tại hóa giá trị của dự án. Nhưng phương pháp NPV có sự ưu việt hơn so
với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ vì nó đề cập đến quy mô vốn đầu tư của
dự án và đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư đưa lại. Mặt khác, giả
định về tỷ lệ tái đầu tư của phương pháp này được xác thực hơn. Vì vậy, khi kết
hợp các phương pháp để đánh giá, lựa chọn các dự án loại trừ nhau nếu xẩy ra mâu
thuẫn giữa kết quả các phương pháp đánh giá thì phương pháp NPV sẽ thích hợp
hơn, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
6.3.4.2. Trường hợp các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau có tuổi thọ không
bằng nhau
Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá và so sánh các dự án thuộc loại loại
trừ nhau là yếu tố tuổi thọ của dự án (hoặc vòng đời hay nói khác đi là thời gian hoạt
động của dự án kể từ lúc bắt đầu đưa dự án vào hoạt động cho đến lúc thanh lý dự án).
Thông thường, đối với các dự án loại trừ nhau thì đòi hỏi các dự án đó phải có tuổi thọ
bằng nhau. Đối với các dự án loại trừ nhau có tuổi thọ không bằng nhau, việc sử dụng
tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần có phần bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này có
thể sử dụng các phương pháp sau đây:
 Phương pháp thay thế
Theo phương pháp này trước hết cần đưa các dự án về cùng một mặt bằng so sánh
cùng độ dài thời gian hoạt động. Để thực hiện điều này, người ta thường điều
chỉnh thời gian hay vòng đời của các dự án về cùng một độ dài thời gian là bội số
chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, với giả định các dự án được tái đầu tư một
hoặc nhiều lần như lúc ban đầu hoặc có thể đưa ra các giả định cụ thể hợp lý về
các cơ hội đầu tư trong tương lai. Tiếp theo, tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của
các dự án trên cơ sở dòng tiền và thời gian đã được điều chỉnh. Sau đó, căn cứ vào
tiêu chuẩn NPV, chọn dự án có giá trị hiện tại thuần cao nhất.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 139
Ví dụ: Công ty X đang xem xét 2 dự án đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
Công ty dự định đầu tư 1 chiếc xe nâng (dự án A) hoặc 1 băng dây truyền tự động
(dự án B) để vận chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm. Các thông tin về 2 dự án
như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Máy
0 1 2 3 4
A (100) 80 80
B (100) 50 50 50 50
Dòng tiền của dự án
Chi phí sử dụng vốn của cả 2 dự án đều là 10%
o Nếu xem xét riêng từng dự án có thể xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự
án như sau:
2
A
1 (1 10%)
NPV 80 100 138,8 100 38,8
10%

 
      (triệu đồng)
4
B
1 (1 10%)
NPV 50 100 158,5 100 58,5
10%

 
      (triệu đồng)
So sánh 2 dự án cho thấy: NPNB > NPVA và dường như việc chọn dự án B sẽ
khả quan hơn. Tuy nhiên đây là 2 dự án có tuổi thọ không bằng nhau nên việc
xem xét như vậy có thể sẽ dẫn đến sai lầm. Để giải quyết vấn đề này, trước hết
cần phải đưa các dự án về cùng thời gian hoạt động.
o Xem xét 2 dự án trong cùng thời gian hoạt động là 4 năm (Bội số chung nhỏ
nhất của thời gian hoạt động của 2 dự án là 4), với giả định nếu doanh nghiệp
sử dụng chiếc xe nâng (dự án A) thì sau 2 năm dự án A được lặp lại lần thứ 2
với mọi điều kiện như dự án A ban đầu.
Ta có dự án A sau khi đã điều chỉnh thời gian hoạt động là dự án (A + A) và
dòng tiền của dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Máy
0 1 2 3 4
A
A
(100) 80 80
(100) 80 80
A + A (100) 80 (20) 80 80
o Tính giá trị hiện tại thuần của 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm.
Với chi phí sử dụng vốn r = 10% ta có:
4
(A A ) 2
1 (1 10%) 100
NPV 80 100 71
10% (1 10%)


  
      
(triệu đồng)
NPVB = 58,5 (triệu đồng)
So sánh 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm cho thấy dự án A có giá
trị hiện tại thuần cao hơn dự án B nên chọn dự án A, loại dự án B.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
140 FIN102_Bai6_v2.0013107202
Ngoài việc xem xét và so sánh các dự án trong cùng thời gian hoạt động là bội số
chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, người ta
có thể điều chỉnh các dự án về cùng khoảng thời
gian của dự án có tuổi thọ dài nhất hoặc về cùng
khoảng thời gian của dự án có tuổi thọ ngắn
nhất với các giả thiết phù hợp. Trên cơ sở đó sử
dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh
giá và lựa chọn dự án.
 Phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng
năm
Khi những khoản thu nhập liên tục của một
chuỗi tiền tệ thay thế kỳ vọng giống hệt nhau – nghĩa là những dự án thay thế
trong tương lai là dự án có cùng cấu trúc chi phí, thu nhập hoặc dòng tiền giống
như dự án đầu tư ban đầu thì có thể sử dụng phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay
thế hàng năm.
Thay vì xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án sau khi đã được điều
chỉnh về cùng thời gian hoạt động, có thể áp dụng phương pháp đơn giản hơn bằng
cách: Dàn đều giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thành thu nhập đều hàng năm
trong suốt vòng đời của dự án. So sánh các dự án với nhau, chọn dự án có thu nhập
đều hàng năm lớn nhất. Trình tự các bước tiến hành như sau:
o Xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự án theo phương án gốc.
o Dàn đều giá trị hiện tại thuần của từng dự án ra các năm tồn tại của nó theo
công thức:
nn
t
t 1
EA 1 (1 r)
NPV EA
(1 r) r


 
  


n
NPV
EA
1 (1 r)
r


 
Trong đó:
NPV: Là giá trị hiện tại thuần của dự án.
EA: Là những khoản thu nhập đều hàng năm trong suốt tuổi thọ của dự án.
n: Vòng đời (tuổi thọ) của dự án.
Căn cứ vào EA của các dự án, chọn dự án EA cao nhất.
Ví dụ: Tiếp tục dùng ví dụ phần 6.4.3.2, tính EA của 2 dự án.
A
A 2 2
NPV 38,8 38,8
EA 22,3
0,1741 (1 10%) 1 (1 10%)
0,110% 10%
 
   
   
B
B 4 4
NPV 38,8 58,5
EA 18,45
0,3171 (1 10%) 1 (1 10%)
0,110% 10%
 
   
   
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 141
So sánh EA của 2 dự án, chọn dự án mua máy A vì EAA = 22,3, vì EAA > EAB.
EAA cho biết: Nếu mỗi năm nhận được khoản tiền 23,3 triệu đồng trong thời
gian 2 năm thì giá trị hiện tại của khoản tiền đó là 38,8 triệu đồng bằng với giá
trị hiện tại thuần của dự án A. Ta có:
 
8,38
1,1
3,22
1,1
3,22
2
 (triệu đồng)
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Việc xếp hạng dự án theo EA không giống với việc
xếp hạng theo NPV (khi chưa điều chỉnh thời gian hoạt động).
Việc xếp hạng dự án theo EA hoàn toàn giống với việc xếp hạng theo NPV sau khi
đã điều chỉnh các dự án về cùng độ dài thời gian hoạt động.
(A A )
A 4
NPV 71
EA 22,3
0,3181 (1 10%)
0,110%


  
 
6.3.4.3. Lựa chọn dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới
Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp cần thiết phải thay thế thiết bị cũ bằng việc
mua sắm thiết bị mới. Trong trường hợp này sẽ liên quan đến việc nhượng bán thiết bị
cũ và thay bằng một thiết bị mới. Để đưa ra kết luận có nên thay thế thiết bị cũ bằng
thiết bị mới hay không, trước hết cần xác định dòng tiền của dự án, sau đó xác định
giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án, các bước tiến hành như sau:
 Bước1: Xác định khoản tiền đầu tư thuần của dự án khi thay thế thiết bị cũ bằng
thiết bị mới:
Khoản
đầu tư
thuần của
dự án
=
Số tiền
đầu tư
mua thiết
bị mới
+
Số vốn lưu động
thường xuyên tăng
thêm do đầu tư
thiết bị mới (nếu có)
–
Thu nhập
do nhượng
bán thiết bị
cũ
+
Thuế TNDN
phải nộp do
nhượng bán
thiết bị cũ
 Bước 2: Xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm do đầu tư thiết bị mới đưa lại:
t rt t hCF P KH T     
Trong đó:
tCF : Dòng tiền thuần tăng thêm ở năm thứ t;
r tP : Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t;
tKH : Thay đổi trong khấu hao ở năm thứ t;
Th: Dòng tiền thu hồi khi kết thúc dự án.
o Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t:
 r t 2 1 2 1 2 1P (T T ) (c c ) (KH KH ) (1 t%)       
Trong đó:
T2: Doanh thu do thiết bị mới đưa lại ở năm thứ t;
T1: Doanh thu do thiết bị cũ đưa lại nếu không thay thế thiết bị mới ở năm thứ t;
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
142 FIN102_Bai6_v2.0013107202
c2: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi mua thiết bị mới ở năm
thứ t;
c1: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi sử dụng thiết bị cũ ở
năm thứ t;
KH2: Khấu hao thiết bị mới năm thứ t;
KH1: Khấu hao thiết bị cũ năm thứ t;
t%: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
o Thay đổi khấu hao ở năm thứ t:
t 2 1KH KH KH  
Dòng tiền khi kết thúc dự án: Khi kết thúc dự án có thể phát sinh dòng tiền bổ
sung gồm:
 Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
 Thuế thu nhập liên qua đến việc thanh lý TSCĐ;
 Tiền thu hồi số vốn lưu động thường xuyên tăng lên (nếu có) theo nguyên
tắc ứng ra bao nhiêu sẽ thu về bấy nhiêu.
 Bước 3: Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thay thế thiết bị và lựa
chọn dự án.
o Nếu NPV > 0  Việc thay thế là có thể chấp nhận được.
o NPV < 0  Việc thay thế không thể chấp nhận được.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 143
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi học xong bài học này, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
 Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa
của đầu tư.
 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư: nguyên tắc và cách thức xác định dòng tiền ra (chi),
dòng tiền vào (thu) và dòng tiền thuần.
 Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: 5 phương pháp, 4 chỉ tiêu để đo
lường hiệu quả dự án đầu tư.
 Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
o Trường hợp có sự mâu thuẫn khi sử dụng phương pháp NPV và IRR.
o Trường hợp dự án đầu tư xung khắc có tuổi thọ không bằng nhau.
o Thẩm định dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới.
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
144 FIN102_Bai6_v2.0013107202
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy giải thích vì sao nói quyết định đầu tư dài hạn là một trong quyết định tài chính
chiến lược?
2. Để đi đến quyết định đầu tư dài hạn cần cân nhắc nhữug yếu tố chủ yếu nào?
3. Tại sao ngoài sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường, người ta còn sử dụng
chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu?
4. Dòng tiền vào của dự án đầu tư bao hàm những dòng tiền nào? Trong đó, dòng tiền nào là
dòng tiền vào chủ yếu của dự án đầu tư?
5. Tại sao khấu hao tài sản cố định trong kỳ là khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ nhưng khi thay đổi phương pháp khầu
hao tài sản cố định (khấu hao tính thuế) mà Chính phủ cho phép lại làm thay đổi giá trị hiện
tại của dòng tiền thuần của dự án đầu tư?
6. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương
pháp NPV) và phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (phương pháp IRR) trong việc đánh giá,
lựa chọn dự án đầu tư?
BÀI TẬP
Bài tập 1
Công ty cổ phần An Khang đang cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 dự án loại trừ lẫn nhau. Vốn đầu tư
cho mỗi dự án đều là 1.000 triệu đồng và bỏ vốn 1 lần ngay từ ban đầu, thời gian hoạt động của 2
dự án đều là 5 năm. Công ty xác định thời gian hoàn vốn tối đa là 4 năm. Dòng tiền sau thuế của
2 dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền vàoTT
năm
Dự án A Dự án B
1 100 400
2 200 300
3 300 200
4 400 100
5 200 200
Yêu cầu:
1. Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của mỗi dự án?
2. Nếu hai dự án này là dự án độc lập có thể lựa chọn cả 2 dự án này hay không?
3. Nếu hai dự án này là dự án loại trừ nhau nên chọn dự án nào là tốt hơn và giải thích vì sao?
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
FIN102_Bai6_v2.0013107202 145
Bài tập 2
Công ty TNHH Đà Giang có 3 dự án đầu tư. Vốn đầu tư cho mỗi dự án đều là 400 triệu đồng và
bỏ vốn ngay trong 1 lần; chi phí sử dụng vốn thực hiện dự án của cả 3 dự án đều là 16%; thời
gian hoạt động của dự án đều là 5 năm. Dòng tiền vào của các dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền vào
TT năm
Dự án A Dự án B Dự án C
1 130 70 190
2 130 100 160
3 130 130 130
4 130 160 100
5 130 190 70
Yêu cầu:
1. Hãy tính thời gian hoàn vốn của 3 dự án ? Nếu dựa vào thời gian hoàn vốn để xem xét thì dự
án nào tốt hơn?
4. Hãy tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án?
5. Kết hợp cả 2 tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn và giá trị hiện tại thuần (NPV) để lựa chợn thì
dự án nào là tốt nhất?
Bài tập 3
Một doanh nghiệp hiện có tài liệu về 2 dự án như sau:
Vốn đầu tư của dự án X là 500 triệu đồng; của dự án Y là 325 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn
của 2 dự án đều là 15%.
Dòng tiền vào của dự án:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự án A Dự án B
1 100 140
2 120 120
3 150 95
4 190 70
5 250 50
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của hai dự án?
2. Dựa vào thước đo IRR cho biết, nếu hai dự án này là dự án độc lập thì có chấp nhận lựa chọn
được không? Nếu hai dự án thưộc loại loại bỏ nhau thì chọn dự án nào?
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
146 FIN102_Bai6_v2.0013107202
Bài tập 4
Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm 1 phân xưởng và có tài liệu như sau:
 Dự toán vốn đầu tư:
o Đầu tư vào TSCĐ là 200 triệu đồng.
o Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu thuần. Toàn
bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần.
 Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm.
 Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến hàng năm là 400 triệu đồng.
 Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng:
o Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần;
o Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 60 triệu đồng/năm.
 Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và được khấu hao theo phương
pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý là không đáng kể.
 Số vốn lưu động ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4
 Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án?
2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này cho biết có nên lựa
chọn dự án không?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm.
Bài tập 5
Doanh nghiệp Toàn Thắng có một thiết bị đã mua và đưa vào sử dụng cách đây 3 năm với
nguyên giá là 210 triệu đồng, thời gian sử dụng được xác định là 7 năm.
Doanh nghiệp đang dự kiến mua một thiết bị mới thay thế cho thiết bị cũ với giá dự tính là 300
triệu đồng, thời gian sử dụng thiết bị này là 6 năm. Nhưng nếu mua thiết bị này doanh nghiệp dự
tính cũng chỉ sử dụng 4 năm sau đó bán đi và vẫn có thể thu được số tiền là 100 triệu đồng (chi
phí nhượng bán là không đáng kể). Với việc thay thế thiết bị cũ, dự tính hàng năm sẽ làm tăng
thêm doanh thu thuần là 10 triệu đồng, đồng thời có thể tiết kiệm được các chi phí về nguyên vật
liệu là 50 triệu đồng. Tuy vậy, phải bổ sung tăng thêm vốn lưu động thường xuyên là 10 triệu
đồng, số vốn lưu động này được thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4 khi bán thiết bị mới.
Nếu thực hiện việc thay thế, dự tính có thể bán thiết bị cũ với giá bán chưa có thuế giá trị gia
tăng là 150 triệu đồng (chi phí nhượng bán là không đáng kể). Doanh nghiệp phải nộp thuế thu
nhập với thuế suất 25% và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chi phí sử dụng vốn cho
dự án thay thế thiết bị này là 10%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định số vốn đầu tư thuần nếu thực hiện thay thế thiết bị?
1. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm tăng thêm do thay thế thiết bị đưa lại?
2. Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương pháp NPV) hãy đánh giá có nên thay thế
thiết bị cũ hay không?

More Related Content

What's hot

Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpNgọc Nguyễn
 
Cd6 pthdtc nang cao 2017
Cd6   pthdtc nang cao  2017Cd6   pthdtc nang cao  2017
Cd6 pthdtc nang cao 2017NgnTrc11
 
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhPhẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhMinhthuan Hoang
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Tuấn Anh
 

What's hot (13)

Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệpGiáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
 
Cd6 pthdtc nang cao 2017
Cd6   pthdtc nang cao  2017Cd6   pthdtc nang cao  2017
Cd6 pthdtc nang cao 2017
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinhPhẩn 2 bao cao hoan chinh
Phẩn 2 bao cao hoan chinh
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
 

Similar to 09 fin102 bai6_v2.0013107202

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
P5. Huy dong von.pptx
P5. Huy dong von.pptxP5. Huy dong von.pptx
P5. Huy dong von.pptxHa Nguyen
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docx
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docxQuản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docx
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docxwrite30
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptxKhangVTrng
 

Similar to 09 fin102 bai6_v2.0013107202 (20)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
P5. Huy dong von.pptx
P5. Huy dong von.pptxP5. Huy dong von.pptx
P5. Huy dong von.pptx
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docx
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docxQuản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docx
Quản lý tài chính doanh nghiệp chiến lược và phương.docx
 
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docxCơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.docx
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx
28.03.21Tai chinh doanh nghiep_chuọng 1-.pptx
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 

More from akita_1610

giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)akita_1610
 
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)akita_1610
 
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)akita_1610
 
Pe05 publicgood 4745
Pe05 publicgood 4745Pe05 publicgood 4745
Pe05 publicgood 4745akita_1610
 
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01akita_1610
 
Chng2macro 130106061930-phpapp02
Chng2macro 130106061930-phpapp02Chng2macro 130106061930-phpapp02
Chng2macro 130106061930-phpapp02akita_1610
 
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856C8 that nghiep_va_lam_phat_0856
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856akita_1610
 

More from akita_1610 (9)

giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan cuoi)
 
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 1)
 
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)
giaotrinh nguyen tac phuong phap (phan 2)
 
Pe05 publicgood 4745
Pe05 publicgood 4745Pe05 publicgood 4745
Pe05 publicgood 4745
 
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01
Chng8 vabapo-100314045930-phpapp01
 
Chng2macro 130106061930-phpapp02
Chng2macro 130106061930-phpapp02Chng2macro 130106061930-phpapp02
Chng2macro 130106061930-phpapp02
 
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856C8 that nghiep_va_lam_phat_0856
C8 that nghiep_va_lam_phat_0856
 
Chuong 3 vii
Chuong 3 viiChuong 3 vii
Chuong 3 vii
 
3946545
39465453946545
3946545
 

09 fin102 bai6_v2.0013107202

  • 1. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 113 Mục tiêu Hướng dẫn học  Trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính trong việc xem xét đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.  Nắm được phương pháp, kỹ năng chủ yếu và đánh giá lựa chọn dự án đầu tư trên góc độ tài chính. Nội dung  Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.  Xác định dòng tiền của dự án đầu tư.  Xác phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.  Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Thời lượng học  8 tiết  Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm nhìn dài hạn, thấy được mối quan hệ gữa đầu tư dài hạn và sự tăng trưởng cũng như việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.  Biết vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của tiền vào việc xem xét hiệu quả tài chính của đầu tư đối với doanh nghiệp.  Cần nắm vững nội dung kinh tế của các phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư trên góc độ tài chính.  Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn cách thức vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của tiền vào việc giải quyết các vấn đề tài chính đặt ra trong hoạt động của doanh nghiệp và trong thực tế cuộc sống.  Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo: o Chương 5, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viên Tài chính, chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính 2008. o Chương 9 & 10&11, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên TS Trần Ngọc Thơ, NXB Thống kê, năm 2007. BÀI 6: ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
  • 2. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 114 FIN102_Bai6_v2.0013107202 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính chiến lược – một trong những vấn đề sống còn cũng như quyết định đến tương lai của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định đầu tư lớn như mở rộng quy mô kinh doanh hay chế tạo ra sản phẩm mới... đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc nhiều yếu tố. Một quyết định như vậy là kết quả tổng hòa các ý kiến của các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau, như ý kiến của các chuyên gia về thiết bị, công nghệ, chuyên gia về lao động – tiền lương, chuyên gia về maketing, chuyên gia về môi trường... và chuyên gia tài chính. Trên góc độ tài chính, đầu tư là bỏ tiền ra ngày hôm nay để hy vọng trong tương lai có được dòng tiền thu nhập nhiều hơn. Hy vọng ở tương lai là cái chưa chắc chắn, bấp bênh. Do vậy, đầu tư là đối mặt với những thách thức và rủi ro. Trong quyết định đầu tư, gánh nặng đặt trên vai nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu hỏi 1. Liệu các lợi ích hay các dòng tiền dự kiến trong tương lai với những rủi ro đã tiên có đủ lớn để bù đắp những chi phí bỏ ra ngày hôm nay hay không? 2. Liệu các dự án đầu tư đã được triển khai với chi phí thấp nhất nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra có khả thi hay không? 3. Dòng tiền thuần thu được do đầu tư đưa lại trong tương lai có tương xứng với sự đánh đổi hy sinh mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hay không? Việc đầu tư như vậy có làm gia tăng giá trị công ty, đưa lại lợi ích cho cổ đông hay không? Để tìm ra lời giải đó, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải sử dụng các thước đo, các phương pháp nhất định. Nội dung chủ yếu của bài này giúp cho bạn hiểu được những điều đó, trên cơ sở như vậy có thể vận dụng vào việc đánh giá một dự án đầu tư về mặt tài chính.
  • 3. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 115 6.1. Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 6.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư dài hạn 6.1.1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn  Khái niệm Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai. Trên góc độ của doanh nghiệp kinh doanh, có thể thấy rằng một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và với số vốn đó doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua bằng phát minh sáng chế, đào tạo công nhân, hình thành một lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp có thể tiếp tục bổ sung vốn để tăng thêm tài sản kinh doanh tương ứng với sự tăng trưởng của qui mô kinh doanh. Các hoạt động của quá trình trên chính là quá trình đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp. Ngoài hoạt động đầu tư có tính chất điển hình như trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hoạt động như bỏ vốn mua cổ phiếu, trái phiếu của các chủ thể khác nhằm thu lợi nhuận trong một thời gian dài. Các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp bỏ vốn ra mua hình thành nên một loại tài sản của doanh nghiệp được gọi là tài sản tài chính dài hạn. Vậy, trên góc độ tài chính, đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong dài hạn ở tương lai. Đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp không phải chỉ là đầu tư vào TSCĐ mà nó còn bao hàm cả việc đầu tư cho nhu cầu tương đối ổn định về vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định của doanh nghiệp, đầu tư có tính chất dài hạn vào các hoạt động khác để thu lợi nhuận.  Đặc điểm Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp có đặc điểm là phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ ban đầu tương đối lớn và được sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai, do đó đầu tư dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dù đều dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khả năng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu tư là rất lớn. Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro đầu tư càng cao và ngược lại. 6.1.1.2. Phân loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp theo các cách sau:  Theo cơ cấu vốn đầu tư: Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại:
  • 4. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 116 FIN102_Bai6_v2.0013107202 o Đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là khoản đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của doanh nghiệp và thông thường doanh nghiệp phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư về TSCĐ thông qua việc xây dựng và mua sắm. Trong đầu tư XDCB lại có thể thực hiện phân loại chi tiết dựa theo những tiêu thức nhất định:  Theo tính chất công tác có thể phân chia đầu tư XDCB của doanh nghiệp thành: đầu tư cho công tác xây lắp; đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư XDCB khác. Đầu tư cho xây lắp, bao gồm đầu tư cho việc lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất trên nền bệ cố định. Đầu tư cho thiết bị: là đầu tư về mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết của doanh nghiệp bao gồm chi phí mua thiết bị theo giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ bản khác: bao gồm đầu tư cho việc khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí dùng đất xây dựng, đền bù đất đai, hoa màu, tài sản, chi phí di chuyển nhà cửa trên đất đai xây dựng, cũng như chi phí mua bản quyền phát minh sáng chế, chi phí công nghệ, mua nhãn hiệu hàng hóa v.v…  Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư cũng có thể chia đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp thành hai loại như sau: Đầu tư tài sản cố định hữu hình (có hình thái vật chất), bao gồm toàn bộ việc xây dựng, mua sắm các tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị… Việc đầu tư các loại tài sản này cần phải được xem xét gắn liền chặt chẽ với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật. Đầu tư tài sản cố định vô hình như đầu tư mua bằng sáng chế, bản quyền, quy trình công nghệ sản xuất mới… o Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Là khoản đầu tư để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức nguồn vốn mà có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. o Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính: Đây là các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều hình thức liên doanh liên kết. Trong đó có hình thức liên doanh dài hạn, các doanh nghiệp tham gia góp vốn sản xuất kinh doanh trong thời gian tương đối dài, chịu trách nhiệm chung và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp. Liên doanh này có thể thực hiện trong khuôn khổ một doanh nghiệp đã có sẵn, các tổ chức, doanh nghiệp khác góp vốn vào liên doanh với doanh nghiệp đó hoặc cũng có thể thực hiện liên doanh bằng cách cùng góp vốn để lập nên một đơn vị kinh tế mới. Ngoài việc tham gia liên doanh trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư vốn dài hạn vào các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác dưới các hình thức mua cổ phần, mua trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp khác phát hành… Doanh nghiệp sẽ nhận được khoản thu nhập từ các cổ phiếu, trái phiếu đã mua.
  • 5. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 117 Như vậy, các cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán dài hạn khác mà doanh nghiệp đã mua với ý định nắm giữ trong một thời gian tương đối dài (trên 1 năm), là một loại tài sản của doanh nghiệp và được gọi là tài sản tài chính của doanh nghiệp. Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính chất hợp lý của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích ứng với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.  Theo mục tiêu đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp có thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại sau: o Đầu tư thành lập doanh nghiệp: bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành lập doanh nghiệp. o Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc. o Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: Là khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. o Đầu tư thay thế, hiện đại hóa máy móc: Là khoản đầu tư thay thế hoặc đổi mới các trang thiết bị cho phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm duy trì hoặc tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. o Đầu tư ra bên ngoài: Là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh dài hạn với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác… Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình thực hiện đầu tư theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đặt ra trong một thời kỳ và có thể tập trung vốn và biện pháp thích ứng để đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra. Ngoài các cách phân loại ở trên, căn cứ vào phạm vi đầu tư người ta có thể phân chia đầu tư của doanh nghiệp thành đầu tư vào bên trong doanh nghiệp và đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư có quy mô lớn, dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ. 6.1.2. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn 6.1.2.1. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định có tính chiến lược của một doanh nghiệp. Nó quyết định đến tương lai của một doanh nghiệp, bởi lẽ:  Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định chủ yếu tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp, là cơ sở gia tăng giá trị của doanh nghiệp và ngược lại.  Mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian dài, phần lớn các quyết định đầu tư chi phối đến quy mô kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tương lai của một doanh nghiệp.
  • 6. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 118 FIN102_Bai6_v2.0013107202  Quyết định đầu tư tác động đến tỷ suất sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai: Quyết định này ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu tài sản và từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu chi phí và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.  Về mặt tài chính, quyết định đầu tư dài hạn là quyết định tài chính dài hạn. Thông thường, để thực hiện các quyết định đầu tư đòi hỏi phải sử dụng một lượng vốn lớn. Vì thế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư ngày hôm nay.  Sai lầm trong quyết định đầu tư dài hạn là sai lầm khó hoặc không sửa chữa được và thường gây ra sự tổn thất lớn cho doanh nghiệp. 6.1.2.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn Sự thành bại của doanh nghiệp trong tương lai tùy thuộc rất lớn vào các quyết định đầu tư ngày hôm nay. Chính vì thế, để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều vấn đề, xem xét nhiều yếu tố. Có nhiều yếu tố tác động đến việc đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó có những yếu tố tác động có tính chất quyết định, gồm các yếu tố chủ yếu sau đây:  Chính sách kinh tế – tài chính của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế và đối với doanh nghiệp: Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế… Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng dẫn hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển kinh doanh. Với các đòn bẩy kinh tế, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Bởi thế để đi đến quyết định đầu tư, trước tiên các doanh nghiệp cần phải xem xét đến chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế…  Thị trường và sự cạnh tranh: Trong sản xuất hàng hoá, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải đầu tư để sản xuất ra những loại sản phầm mà người tiêu dùng cần, tức là phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai để xem xét vấn đề đầu tư. Việc phân tích thị trường xác định mức cầu về sản phẩm để quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và bằng cả sự nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tư. Trong đầu tư, khi xem xét thị trường thì không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 7. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 119  Lãi suất và thuế trong kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Thông thường để thực hiện đầu tư ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải vay và đương nhiên phải trả khoản lãi tiền vay. Với việc trả lãi tiền vay đầu tư, doanh nghiệp phải tăng thêm khoản chi phí cho mỗi đồng vốn đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp không thể không tính đến yếu tố lãi suất tiền vay trong quyết định đầu tư. Thuế là công cụ rất quan trọng của Nhà nước để điều tiết và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, thuế trong kinh doanh thấp hoặc cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Do vậy, thuế trong kinh doanh là yếu tố kích thích hay hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp.  Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Nó có thể là cơ hội hoặc cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với sự đầu tư của một doanh nghiệp. Trong đầu tư, doanh nghiệp phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định đầu tư về trang thiết bị, đầu tư về quy trình công nghệ sản xuất hoặc đầu tư kịp thời về đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi doanh nghiệp dám chấp nhận những mạo hiểm trong đầu tư để phát triển sản phẩm mới. Ngược lại, doanh nghiệp nếu không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị, đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.  Mức độ rủi ro của đầu tư: Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường, mỗi quyết định đầu tư đều gắn liền với những rủi ro nhất định do sự biến động trong tương lai về sản xuất và về thị trường v.v.. Do vậy, cần đánh giá, lượng định mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư, xem xét tỷ suất sinh lời có tương xứng với mức độ rủi ro hay không để từ đó xem xét quyết định đầu tư.  Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính để đầu tư ở giới hạn nhất định, bao gồm: Nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả năng huy động. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư thực hiện các dự án vượt xa khả năng tài chính của mình. Đây là một yếu tố nội tại chi phối đến việc quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. Hay nói khác đi, trong việc đầu tư của doanh nghiệp có một loạt các lực tác động khác nhau mà doanh nghiệp phải tính đến trước khi đi đến quyết định đầu tư. 6.2. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư 6.2.1. Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án Xem xét trên góc độ tài chính, đầu tư là bỏ tiền chi ra ngày hôm nay để hy vọng thu về những khoản tiền thu nhập lớn hơn trong tương lai. Do vậy, đầu tư là một quá trình phát sinh ra các dòng tiền gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án. Dòng tiền ra: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện dự án đầu tư. Dòng tiền vào: Là những khoản tiền thu nhập do dự án đầu tư mang lại. Việc xác định dòng tiền của dự án đầu tư là một vấn đề khó khăn và phức tạp, liên quan đến nhiều biến số khác nhau, nhất là việc xác định dòng tiền vào. Những sai lầm
  • 8. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 120 FIN102_Bai6_v2.0013107202 trong việc xác định dòng tiền dẫn đến những kết luận sai về việc chấp thuận hay loại bỏ DAĐT. Vì vậy, xác định dòng tiền của dự án phải dựa trên những nguyên tắc sau:  Đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở đánh giá dòng tiền tăng thêm do dự án đầu tư đưa lại chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán: Dòng tiền mặt cho phép các nhà đầu tư biết được lượng tiền thực có ở từng thời điểm mà doanh nghiệp được phép sử dụng để có những quyết định mới hoặc dùng tiền đó để trả nợ, hoặc trả lợi tức cho cổ đông, hoặc tăng vốn luân chuyển, hoặc đầu tư tài sản cố định… Trong khi đó nếu sử dụng lợi nhuận kế toán thì không thể đưa ra được những quyết định như vậy. Bởi lợi nhuận kế toán một mặt phụ thuộc vào phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp, mặt khác doanh thu để tính lợi nhuận kế toán bao gồm cả phần doanh thu bán chịu, làm cho doanh nghiệp có thể có lợi nhuận nhưng lại không có tiền.  Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án: Chi phí cơ hội là khoản thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu được từ dự án tốt nhất còn lại. Chi phí cơ hội ở đây muốn nói đến chính là phần thu nhập cao nhất có thể có được từ tài sản sở hữu của doanh nghiệp nếu nó không sử dụng cho dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án. Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể cho thuê mặt bằng nhà máy với giá 1.200 triệu đồng/năm hoặc sử dụng để sản xuất mặt hàng mới. Như vậy, nếu dự án sản xuất mặt hàng mới được triển khai thì doanh nghiệp đã mất đi cơ hội có được thu nhập do cho thuê mặt bằng với mức 1.200 triệu đồng/năm. Khoản thu nhập 1.200 triệu đồng/năm từ việc cho thuê mặt bằng phải được xem là chi phí cơ hội của dự án sản xuất sản phẩm mới.  Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền của dự án: Chi phí chìm là những khoản chi phí của những DAĐT quá khứ (những chi phí đã xảy ra rồi) không còn khả năng thu hồi mà doanh nghiệp phải hoàn toàn gánh chịu bất kể dự án có được chấp thuận hay không. Chúng không liên quan đến DAĐT mới nên không được đưa vào để phân tích.  Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền: Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn. Lạm phát cao có thể làm cho thu nhập mang lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay. Do đó, nếu có lạm phát phải tính đến ảnh hưởng của lạm phát đến dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu dòng tiền khi đánh giá dự án.  Ảnh hưởng chéo: Phải tính đến ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của doanh nghiệp. 6.2.2. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư 6.2.2.1. Dòng tiền ra của dự án Những khoản chi tiêu liên quan đến việc bỏ vốn thực hiện đầu tư tạo thành dòng tiền ra của đầu tư. Vốn đầu tư có thể bỏ rải rác trong nhiều năm, cũng có thể bỏ ra ngay
  • 9. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 121 một lần (theo phương thức chìa khóa trao tay). Tùy theo tính chất của khoản đầu tư có thể xác định được khoản chi cụ thể của dự án. Thông thường đối với những DAĐT điển hình (là những dự án tạo ra sản phẩm, dịch vụ) thì nội dung dòng tiền ra của đầu tư cho dự án gồm:  Những khoản tiền chi để hình thành nên TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, những khoản chi liên quan đến hiện đại hoá để nâng cấp máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động.  Vốn đầu tư để hình thành vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho dự án khi dự án đi vào hoạt động bao gồm: Số vốn đầu tư vào TSLĐ thường xuyên cần thiết ban đầu đưa dự án vào hoạt động và số vốn lưu động thường xuyên cần thiết bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của dự án khi có sự tăng về quy mô kinh doanh. Để xác định dòng tiền đầu tư về vốn lưu động, đặc biệt đối với vốn lưu động bổ sung thông thường người ta đưa ra quy tắc: Khi có nhu cầu vốn lưu động tăng thêm ở năm nay thì việc chi bổ sung vốn lưu động được thực hiện ở cuối năm trước. 6.2.2.2. Dòng tiền vào của dự án Mỗi dự án đầu tư sẽ đưa lại khoản tiền thu nhập ở một hay một số thời điểm khác nhau trong tương lai tạo thành dòng tiền vào của dự án. Việc xác định dòng tiền vào của DAĐT là vấn đề rất phức tạp, phải căn cứ vào tính chất của khoản đầu tư để lượng định các khoản thu nhập do đầu tư tạo ra một cách thích hợp. Dòng tiền vào của dự án bao gồm:  Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: Là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) phát sinh từ hoạt động thường xuyên hàng năm khi dự án đi vào hoạt động. Đối với một dự án đầu tư trong kinh doanh tạo ra doanh thu bán hàng hoá hoặc dịch vụ thì dòng tiền thuần từ hoạt động hàng năm của dự án được xác định trực tiếp bằng chênh lệch giữa dòng tiền vào do bán sản phẩm, hàng hoá với dòng tiền ra do mua vật tư và chi phí khác bằng tiền liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và tiền thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Hoặc có thể tính gián tiếp như sau: Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm = Lợi nhuận sau thuế hàng năm + Khấu hao TSCĐ hàng năm  Số tiền thuần từ thanh lý tài sản khi kết thúc dự án: Là số tiền còn lại từ thu nhập thanh lý tài sản sau khi đã nộp thuế thu nhập về thanh lý tài sản (nếu có). Một số dự án đầu tư khi kết thúc DAĐT có thể thu được một số tiền từ việc nhượng bán thanh lý đầu tư. Việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định có thể xảy ra ba trường hợp sau: o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản bằng giá trị còn lại của TSCĐ, trường hợp này không có lãi hoặc lỗ vốn từ việc nhượng bán thanh lý tài sản. Do đó, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ khoản nhượng bán thanh lý tài sản. Thu nhập từ thanh lý tài sản = Số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản – Chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản
  • 10. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 122 FIN102_Bai6_v2.0013107202 o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, trường hợp này có lãi từ việc nhượng bán thanh lý tài sản và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. o Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, trường hợp này doanh nghiệp bị lỗ vốn do nhượng bán thanh lý tài sản, khoản lỗ này xét về nguyên lý sẽ làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.  Thu hồi vốn lưu động thường xuyên đã ứng ra Khi dự án đưa vào hoạt động, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động thường xuyên cần thiết (đầu tư ban đầu khi dự án bắt đầu hoạt động và đầu tư bổ sung thêm trong quá trình hoạt động). Toàn bộ số vốn lưu động đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đầy đủ theo nguyên tắc số vốn lưu động đã đươc ứng ra bao nhiêu phải thu hồi hết bấy nhiêu. Thời điểm thu hồi có thể thu hồi dần hoặc có thể thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc dự án. o Xác định dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư và dòng tiền thuần của dự án.  Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư: Được xác định là số chênh lệch của dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra phát sinh hàng năm do đầu tư đưa lại.  Dòng tiền thuần của DAĐT: Là dòng tiền tăng thêm do DAĐT đưa lại, góp phần làm tăng thêm dòng tiền và là cơ sở để gia tăng giá trị của doanh nghiệp so với trước khi có dự án. Dòng tiền thuần của DAĐT có thể được xác định bằng cách lấy tổng giá trị dòng tiền vào do dự án tạo ra trừ đi tổng giá trị dòng tiền ra của dự án hoặc có thể xác định bằng công thức sau: Dòng tiền thuần của dự án đầu tư = Tổng dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư – Vốn đầu tư ban đầu o Để thuận tiện cho việc hoạch định dòng tiền của đầu tư, thông thường người ta sử dụng quy ước sau:  Số vốn đầu tư ban đầu được quy ước phát sinh ra ở thời điểm t = 0.  Dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra của dự án có thể phát sinh ra ở các thời điểm khác nhau trong một năm đều được tính về thời điểm cuối năm để tính toán. 6.2.3. Ảnh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của DAĐT Về mặt lý thuyết, có 3 phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu nhanh và phương pháp khấu hao theo sản lượng. Khấu hao là một khoản chi phí, được tính vào chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Vì vậy, nếu thay đổi phương pháp khấu hao tính thuế sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến dòng tiền sau thuế của DAĐT.
  • 11. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 123 Công thức xác định dòng tiền thuần hoạt động của dự án: CFht = CFKt (1 – t%) + KHt  t% Trong đó: CFht: Dòng tiền thuần hoạt động của dự án năm t. CFKt: Dòng tiền trước thuế chưa kể khấu hao ở năm t. KHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t. t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. KHt  t%: Mức tiết kiệm thuế do khấu hao ở năm t. Dòng tiền thuần trước thuế chưa kể khấu hao (CFKt) = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động bằng tiền (không kể khấu hao) Từ công thức trên cho thấy, phần chi phí khấu hao càng cao thì dòng tiền thuần hàng năm của dự án sẽ càng cao. Như vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh thì trong những năm đầu sử dụng tài sản, do khấu hao cao dòng tiền mặt thu về hàng năm sẽ cao; càng những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi thì dòng tiền thuần hàng năm của doanh nghiệp sẽ càng giảm đi. 6.3. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không? Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu của đầu tư. Để lựa chọn dự án cần phải cân nhắc xem xét nhiều mặt. Trên góc độ tài chính, các tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thường được sử dụng là:  Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.  Thời gian hoàn vốn đầu tư.  Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.  Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.  Chỉ số sinh lời của dư án đầu tư. Trong việc lựa chọn dự án đầu tư không nhất thiết phải sử dụng tất cả các chỉ tiêu trên vào việc so sánh các dự án. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xác định chỉ tiêu chủ yếu làm căn cứ chọn lựa dự án. Điểm cơ bản là căn cứ vào yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra hay nói cách khác là tuỳ vào quyết sách kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp đề ra phải sản xuất kinh doanh có lãi nhưng phải thu hồi vốn nhanh để đổi mới trang thiết bị, trong trường hợp này, chỉ tiêu chủ yếu để chọn dự án là chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư.
  • 12. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 124 FIN102_Bai6_v2.0013107202 6.3.1. Các phương pháp chủ yếu đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư Để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trước hết cần phải tiến hành phân loại các dự án. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các dự án, có thể phân chia các dự án đầu tư thành hai loại: Loại dự án đầu tư độc lập và loại dự án đầu tư loại trừ nhau.  Dự án đầu tư độc lập là dự án mà khi được chấp thuận hay bị loại bỏ không ảnh hưởng gì đến các dự án khác.  Dự án loại trừ nhau hay dự án xung khắc là loại dự án mà khi một dự án này được thực hiện thì những dự án khác còn lại sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn một công ty vận tải biển cần một tàu chở hàng đang xem xét hai khả năng là nên mua hay thuê chiếc tàu đó. Đây là hai dự án loại trừ nhau. Có nhiều phương pháp lựa chọn dự án đầu tư, trên góc độ tài chính để xem xét người ta thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: o Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư. o Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) và thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu (DPP). o Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV). o Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR). o Phương pháp chỉ số sinh lời (PI). 6.3.2. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được do dự án đầu tư mang lại là lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) và tiền vốn bỏ ra đầu tư. Theo phương pháp này, trước hết cần xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của từng dự án đầu tư, sau đó tiến hành đánh giá lựa chọn dự án.  Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư r SV P T V  ñ Trong đó: TSV: Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của DAĐT. rP : Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự kiến do DAĐT mang lại trong suốt thời gian đầu tư. đV : Vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án. o Số lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm do DAĐT mang lại trong suốt thời gian đầu tư được tính theo phương pháp bình quân số học kể từ lúc bắt đầu bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc DAĐT. Prt: Lợi nhuận sau thuế dự kiến do DAĐT đưa lại ở năm thứ t. n: Thời gian đầu tư (vòng đời của dự án). n rt t 1 r P P n   
  • 13. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 125 Vòng đời của DAĐT được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc dự án (bao gồm cả thời gian thi công thực hiện dự án nếu có). Như vậy, ở những năm thi công thì lợi nhuận sau thuế được coi là bằng không (0), điều đó nghĩa là mặc dù đã bỏ vốn đầu tư nhưng dự án đang trong giai đoạn thi công chưa đi vào vận hành nên chưa có doanh thu và lợi nhuận. Nếu thời gian thi công càng dài thì sẽ làm cho hiệu quả chung của vốn đầu tư càng thấp. o Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo phương pháp bình quân số học trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm và số năm đầu tư. Trong đó: Vđt: Số vốn đầu tư ở năm thứ t. n: Vòng đời của DAĐT. Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao TSCĐ lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm. Số tiền đầu tư cho một doanh nghiệp hay một phân xưởng bao gồm toàn bộ số tiền đầu tư về tài sản cố định và số tiền đầu tư về tài sản lưu động.  Đánh giá và lựa chọn dự án o Đối với các dự án độc lập nếu có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn không (0) đều có thể được lựa chọn. o Đối với các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư cao hơn sẽ là dự án tốt hơn.  Ví dụ: Có hai dự án đầu tư (A và B) thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn đầu tư cho cả hai dự án đều là 120 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng đầu tư vào tài sản cố định, 20 triệu đồng đầu tư vào tài sản lưu động. Thời gian bỏ vốn, số khấu hao và lợi nhuận sau thuế của hai dự án thể hiện ở bảng số liệu sau: Đơn vị: triệu đồng Dự án A Dự án B Thời gian Vốn đầu tư Lợi nhuận sau thuế Số khấu hao Vốn đầu tư Lợi nhuận sau thuế Số khấu hao Năm thứ 1 20 50 Năm thứ 2 50 70 Năm thứ 3 50 12 20 Năm thứ 4 11 20 13 20 Năm thứ 5 14 20 16 20 Năm thứ 6 17 20 11 20 Năm thứ 7 11 20 8 20 Năm thứ 8 9 20 Cộng 120 62 100 120 60 100 Bảng số 9.1: Dự án đầu tư n đt t 1 đ V V n   
  • 14. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 126 FIN102_Bai6_v2.0013107202 Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A? o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư dự án A:  Số lợi nhuận bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian đầu tư: rA 0 0 0 11 14 17 11 9 P 7,75 8          (Triệu đồng)  Số vốn bình quân hàng năm: Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số vốn đầu tư ở từng năm: Năm thứ 1 thi công: 20 triệu đồng Năm thứ 2 thi công: 50 + 20 = 70 triệu đồng Năm thứ 3 thi công: 70 + 50 = 120 triệu đồng Năm thứ 1 sản xuất: 120 triệu đồng Năm thứ 2 sản xuất: 120 – 20 = 100 triệu đồng … Năm thứ 8 sản xuất: 120 – 80 = 40 triệu đồng Số vốn đầu tư bình quân hàng năm: dA 20 70 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80) V 8             = 76,25 (triệu đồng)  Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A: SV(A) 7,75 T 0,101 76,25   (hoặc = 10,1%) o Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân dự đầu tư án B: Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án B.  Số lợi nhuận bình quân thu được hàng năm của dự án B: rB 0 0 12 13 16 11 8 P 8,57 7         (triệu đồng)  Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B: dB 50 120 120 (120 20) (120 40) (120 60) (120 80) V 81,42 7             (triệu đồng)  Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án B: SV(B) 8,57 T 0,105 81,42   (hoặc = 10,5%) So sánh hai dự án cho thấy dự án A có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư thấp hơn dự án B, mặc dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn
  • 15. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 127 dự án B nhưng dự án A lại có thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ là dự án được chọn. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên có hạn chế là chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của mỗi dự án. 6.3.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) 6.3.3.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn dự án.  Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2 trường hợp: o Trường hợp 1: Nếu DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức: Vốn đầu tư ban đầu Thời gian thu hồi Vốn đầu tư (năm) = Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư o Trường hợp 2: DAĐT tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo cách sau: Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự: Vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm t = Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm (t –1) – Dòng tiền thuần của đầu tư năm t Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp. Số vốn đầu tư chưa thu hồi cuối năm (t – 1)Số tháng thu hồi vốn đầu tư trong năm t = Dòng tiền thuần của năm t  12 Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án. Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B có số vốn đầu tư là 150 triệu đồng (bỏ vốn một lần). Khoản thu nhập dự kiến (bao gồm khấu hao và lợi nhuận sau thuế) ở các năm trong tương lai như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1 2 3 4 5 Dự án A 60 50 50 40 30 Dự án B 30 50 70 80 80 Bảng số 9.2: Dòng tiền thuần của dự án
  • 16. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 128 FIN102_Bai6_v2.0013107202 Từ số liệu trên có thể xác định thời gian thu hồi vốn của dự án A như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dòng tiền của dự án Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm Thời gian thu hồi lũy kế (năm) 0 (150) (150) 1 60 (90) 2 50 (40) 2 3 50 4 40 40 40 50/12 = 50  12 = 9,6 5 30 Thời gian thu hồi vốn đầu tư cuả dự án A: 2 năm và 9,6 tháng Tương tự, thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án B là: 3 năm  Nội dung phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư trong việc đánh giá, lựa chọn dự án: o Để đơn giản việc tính toán trước hết hãy loại bỏ các dự án đầu tư có thời gian thi công kéo dài không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Xếp các dự án có thời gian thi công giống nhau vào một loại o Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời gian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự định. Thông thường khi thực hiện kinh doanh, các doanh nghiệp thường xác định thời gian chuẩn thu hồi vốn đầu tư tối đa có thể chấp nhận được. Theo đó, dự án có thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.  Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư: o Ưu điểm cơ bản của phương pháp: Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này thường phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn. o Những hạn chế của phương pháp:  Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do đó, kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự chỉ dẫn chính xác để lựa chọn dự án này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm như dự án sản suất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới… thì sử dụng phương pháp lựa chọn này sẽ không thật thích hợp.  Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư cũng không chú trọng tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau. Để khắc phục hạn chế này, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
  • 17. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 129 6.3.3.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Ví dụ: ví dụ về hai dự án A và B như ở trên phần 6.3.3.1, giả định chi phí sử dụng vốn cho cả 2 dự án đều là 10%. Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A được xác định như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dòng tiền của dự án Dòng tiền chiết khấu Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm Thời gian thu hồi lũy kế (năm) 0 (150) (150) (150) 1 60 54,54 (95,46) 2 50 41,13 (54,33) 3 50 37,55 (16,78) 3 4 40 27,32 16,78 27,32 x 12 ≈ 5,1 5 30 18,63 Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A là: 3 năm và 5,1 tháng. Tương tự, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án B là: 3 năm và 6,3 tháng. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu đã khắc phục được hạn chế của phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là xem xét dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Nói cách khác, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy rằng khi đầu tư vốn vào một dự án bất kỳ nào đó và sẽ kiếm lại được số tiền này bao lâu sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một nhược điểm giống phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản là ít chú trọng đến dòng tiền sau thời gian hoàn vốn đầu tư. 6.3.3.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (Phương pháp NPV)  Nội dung phương pháp Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án. Theo phương pháp này, tất cả các khoản tiền thu nhập do đầu tư đưa lại trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó, so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Công thức xác định như sau: n t 0t t 1 CF NPV CF (1 r)    
  • 18. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 130 FIN102_Bai6_v2.0013107202 Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) của dự án đầu tư. CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t. CF0: Vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu của dự án. n: Vòng đời của dự án. r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà người đầu tư đòi hỏi. Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Các bước tiến hành đánh giá lựa chọn dự án Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án được thực hiện như sau: o Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư o Đánh giá và lựa chọn dự án: Cần phân biệt 3 trường hợp:  Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (NPV < 0) thì dự án bị loại bỏ.  Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không (NPV = 0) thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết định chấp thuận hoặc loại bỏ dự án.  Giá trị hiện tại thuần của dự án là một số dương (NPV > 0): Nếu các dự án là độc lập thì đều có thể được chấp thuận. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị hiện tại thuần dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư). Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng và dự kiến sẽ kéo dài trong 3 năm. Theo các tính toán ban đầu dự án A sẽ mang lại các khoản thu nhập ròng lần lượt trong các năm từ năm thứ nhất đến năm thứ ba là 10 triệu đồng, 60 triệu đồng và 80 triệu đồng. Tương tự dòng tiền của dự án B là 70 triệu đồng, 50 triệu đồng và 20 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn bình quân mà nhà đầu tư phải chịu khi huy động vốn là WACC = 10%. Hãy cho biết: a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn dự án nào? b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án nào? A 2 3 10 60 80 NPV 100 18,73 (1 10%) (1 10%) (1 10%)         (triệu đồng) Tương tự: NPVB = 19,95 (triệu đồng)
  • 19. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 131 Kết luận: a/ Nếu hai dự án độc lập với nhau, chọn cả 2 dự án. b/ Nếu hai dự án loại trừ lẫn nhau, chọn dự án B vì NPVB > NPVA  Ưu nhược điểm của phương pháp o Ưu điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần:  Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.  Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, trong khi các phương pháp khác không có tính chất này, nghĩa là: NPV(A + B) = NPVA+ NPVB o Những hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại thuần:  Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.  Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.  Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn. 6.3.3.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (Phương pháp IRR)  Nội dung phương pháp Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà nếu sử dụng làm lãi suất chiết khấu sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (=0). Ta có: n t 0t t 1 CF CF (1 IRR)    Hoặc n t 0t t 1 CF NPV CF 0 (1 IRR)      Trong đó: NPV, CFt , CF0 như đã nêu ở trên IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của DAĐT Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của khoản đầu tư  Phương pháp xác định Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, người ta thường sử dụng 2 phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số và phương pháp nội suy.
  • 20. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 132 FIN102_Bai6_v2.0013107202 o Phương pháp thử và xử lý sai số: Theo phương pháp này trước tiên người ta phải tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV < 0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án. o Phương pháp nội suy: Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiên theo các bước sau:  Bước 1: Chọn một mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV1) theo lãi suất r1.  Bước 2: Chọn tiếp một mức lãi suất r2 thoả mãn điều kiện: Nếu giá trị hiện tại thuần NPV1 là một số dương (NPV1 > 0) thì chọn lãi suất r2 > r1 sao cho với r2 sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (NPV2 < 0 ) và ngược lại. Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoảng 5%.  Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án sẽ nằm trong khoảng r1 và r2 và được xác định theo công thức: /NPV1/ IRR = r1 + (r2 – r1) /NPV1/ + / NPV2 / Ví dụ: Một dự án đầu tư, dự kiến số vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần là 150 triệu đồng, thời gian hoạt động của dự án kéo dài trong 3 năm. Dự kiến thu nhập do dự án mang lại trong các năm lần lượt là: 40 triệu đồng, 60 triệu đồng và 90 triệu đồng. Hãy tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên. Có thể tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội suy như sau: Ta có: 2 3 40 60 90 NPV 150 0 (1 IRR) (1 IRR) (1 IRR)         Chọn r1 = 12%  NPV1 = –2,38 Chọn r2 = 10%  NPV2 = 3,51  2,38 IRR 12% (10% 12%) 12% 0,8% 11,2% 2,38 3,15         Có thể biểu diễn tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án trên đồ thị sau:
  • 21. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 133 Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án Qua đồ thị trên cho thấy: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án là giao điểm của đường giá trị hiện tại thuần với trục hoành của đồ thị, tại điểm này giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0. Ngoài 2 phương pháp đã nêu, người ta còn có thể xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ bằng phương pháp vẽ đồ thị. IRR còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (tỷ lệ hoàn vốn từ những khoản thu nhập của một dự án). Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn (IRR) bằng chi phí sử dụng vốn, thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc đã đầu tư vào dự án và trả lãi.  Trình tự xác định IRR: Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) được thực hiện theo trình tự sau: o Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư. o Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thuờng người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần phân biệt 3 trường hợp sau:  Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn (IRR < r) thì loại bỏ dự án.  Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.  Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn (IRR > r): Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.  Ưu, nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ: o Ưu điểm của phương pháp 40 10 11,2 12 3,51 -2,38 0 NPV (triệu đồng) Tỷ suất chiết khấu (%)
  • 22. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 134 FIN102_Bai6_v2.0013107202  Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.  Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy). Chẳng hạn, nếu dự án có IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu chọn dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn làm giảm tài sản của doanh nghiệp. o Hạn chế của phương pháp:  Trong phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.  Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, bởi lẽ, những dự án có quy mô nhỏ thông thường có tỷ suất doanh lợi nội bộ khá cao so với những dự án có quy mô lớn. Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ để đánh giá, lựa chọn dự án sẽ gặp khó khăn trong trường hợp 1 dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ. Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư…). Ví dụ: Giả sử 2 dự án A và B loại trừ nhau có dòng tiền ở các năm như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm 0 1 2 3 A -600 320 280 240 B -100 430 -591,25 262,5 Dòng tiền của dự án Với NPVA = 0  IRRA = 20% Với NPVB = 0 có 3 giá trị IRR khác nhau: 5%, 25% và 100%.
  • 23. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 135 6.3.3.5. Phương pháp chỉ số sinh lời (Phương pháp PI) Chỉ số sinh lời (PI) cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án.   n t t t 1 0 CF 1 r PI CF     Trong đó: PI: Chỉ số sinh lời của dự án. CFt , CF0 như đã nêu trên. r: Tỷ lệ chiết khấu, thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án. Ví dụ: Dự án đầu tư A với chi phí sử dụng vốn của dự án là 10% và dòng tiền của dự án như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 0 1 2 NPV (r = 10%) IRR Dòng tiền -1.000 600 600 41 13,06% Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thực hiện như sau:  Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư.  Đánh giá và lựa chọn dự án: Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét ba trường hợp sau: o Trường hợp 1: Chỉ số sinh lời của dự án nhỏ hơn 1 (PI < 1) sẽ loại bỏ dự án. o Trường hợp 2: Chỉ số sinh lời của dự án bằng 1 (PI = 1), tùy điều kiện có thể chấp thuận hay loại bỏ dự án. o Trường hợp 3: Chỉ số sinh lời của dự án lớn hơn 1 (PI > 1):  Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp thuận.  Nếu là các dự án xung khắc (loại trừ nhau) thì thông thuờng dự án có chỉ số sinh lời (PI) cao nhất là sẽ dự án được chọn.  Ưu nhược điểm của phương pháp o Ưu điểm của phương pháp chỉ số sinh lời:  Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản tiền thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.  Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
  • 24. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 136 FIN102_Bai6_v2.0013107202  Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu hơn. Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp có 3 dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn bằng 10% và dòng tiền của các dự án như sau: Dòng tiền các năm (triệu đồng) Dự án 0 1 2 NPV 10% PI A -1.000 600 800 206,6 1,21 B -2.000 1.200 1.500 330,6 1,17 C -1.000 400 1.000 190,6 1,19 Khả năng tài trợ vốn của doanh nghiệp hạn chế ở mức 2.000 triệu đồng. Dựa vào tiêu chuẩn NPV sẽ chọn dự án B, loại A, C; vì NPVB = 330,6 triệu đồng. Nếu chọn dự án A và C ta thu được 206,6 + 190,1 = 396,7 triệu đồng với số tiền vốn đầu tư bằng dự án B. Như vậy, nếu dựa theo chỉ số sinh lời sẽ cho phép chọn dự án A và C loại dự án B.  Phương pháp này cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với chi phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ. o Nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lời: cũng giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời cũng không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp chỉ số sinh lời không thận trọng có thể dẫn đến quyết định sai lầm. 6.3.4. Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư 6.3.4.1. Trường hợp có mâu thuẫn khi sử dụng 2 phương pháp: Giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) trong đánh giá và lựa chọn dự án Cả 2 phương pháp đều dựa trên cơ sở xem xét mức sinh lời của DAĐT có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền để đánh giá và lựa chọn dự án. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp sử dụng 2 phương pháp này vào việc đánh giá và lựa chọn DAĐT đều cùng dẫn đến kết luận giống nhau.  Trường hợp đánh giá và lựa chọn DAĐT độc lập: Cả 2 phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) đều đưa đến kết luận giống nhau trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án.  Trường hợp đánh giá lựa chọn các dự án loại trừ nhau: Trong một số trường hợp nếu sử dụng cả 2 tiêu chuẩn này để đánh giá và lựa chọn dự án có thể dẫn đến những kết luận trái ngược nhau. Chẳng hạn, có 2 dự án A và B loại trừ nhau, Có: NPVA > NPVB
  • 25. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 137 IRRA < IRRB Như vậy, theo phương pháp NPV sẽ chọn dự án A, loại dự án B. Nếu theo phương pháp IRR sẽ chọn dự án B, loại dự án A. Trong trường hợp này để chọn dự án người ta phải tìm tỷ suất chiết khấu cân bằng rc, sao cho với rc làm cho giá trị hiện tại thuần của 2 dự án bằng nhau (tại rc làm cho NPVA = NPVB). Căn cứ vào chi phí sử dụng vốn mà doanh nghiệp sử dụng và tỷ suất chiết khấu cân bằng để chọn dự án nào có giá trị hiện tại thuần (NPV) cao nhất. Giá trị hiện tại thuần của dự án o Xem xét chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp:  Nếu 0 < r < rc: Cùng 1 chi phí sử dụng vốn ta có NPVA > NPVB  dự án A tốt hơn  chọn dự án A.  Nếu rc < r < IRRB: Cùng một chi phí sử dụng vốn ta có NPVB > NPVA  dự án B tốt hơn  Chọn dự án B.  Nếu r > IRRB  loại bỏ cả 2 dự án. o Các nguyên nhân chính dẫn đến sự mâu thuẫn trên là:  Sự khác nhau về quy mô đầu tư của các dự án: Phương pháp NPV có tính đến quy mô vốn đầu tư của dự án, trong khi đó phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không đề cập đến quy mô vốn đầu tư. Mặt khác, IRR được tính bằng tỷ lệ phần trăm, do đó nó không thể phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra nghĩa là nó không thể giải thích trực tiếp được vấn đề nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.  Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền của dự án: Các dự án khác nhau thường có sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền. Chẳng hạn một dự án có thể tạo ra dòng tiền vào đều đặn, hoặc một kiểu dòng tiền vào tăng dần trong tương lai hoặc một kiểu dòng tiền vào giảm ở những năm cuối. Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền giữa các dự án làm gia tăng 0 rc IRRA IRRB Tỷ suất chiết khấu NPV NPVB B NPVA B
  • 26. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 138 FIN102_Bai6_v2.0013107202 khả năng mâu thuẫn về kết quả giá trị hiện tại thuần và tỷ suất doanh lợi nội bộ của các dự án. Ví dụ: Xem xét 2 dự án C và D loại trừ nhau: Dòng tiền các năm (triệu đồng) Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 NPV (r=10%) IRR C (1.200) 1.000 500 100 197,1 22,8% D (1.200) 130 600 1.080 224,85 17,94%  Khác nhau về giả định tỷ lệ tái đầu tư: Phương pháp giá trị hiện tại thuần giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chi phí sử dụng vốn (tỷ lệ chiết khấu của dự án). Trong khi đó, phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng chính với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Đây chính là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp có kết quả trái ngược nhau giữa NPV và IRR giữa các dự án. Như vậy, hai phương pháp NPV và IRR đều đánh giá các dự án đầu tư dựa trên cơ sở hiện tại hóa giá trị của dự án. Nhưng phương pháp NPV có sự ưu việt hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ vì nó đề cập đến quy mô vốn đầu tư của dự án và đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư đưa lại. Mặt khác, giả định về tỷ lệ tái đầu tư của phương pháp này được xác thực hơn. Vì vậy, khi kết hợp các phương pháp để đánh giá, lựa chọn các dự án loại trừ nhau nếu xẩy ra mâu thuẫn giữa kết quả các phương pháp đánh giá thì phương pháp NPV sẽ thích hợp hơn, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. 6.3.4.2. Trường hợp các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau có tuổi thọ không bằng nhau Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá và so sánh các dự án thuộc loại loại trừ nhau là yếu tố tuổi thọ của dự án (hoặc vòng đời hay nói khác đi là thời gian hoạt động của dự án kể từ lúc bắt đầu đưa dự án vào hoạt động cho đến lúc thanh lý dự án). Thông thường, đối với các dự án loại trừ nhau thì đòi hỏi các dự án đó phải có tuổi thọ bằng nhau. Đối với các dự án loại trừ nhau có tuổi thọ không bằng nhau, việc sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần có phần bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này có thể sử dụng các phương pháp sau đây:  Phương pháp thay thế Theo phương pháp này trước hết cần đưa các dự án về cùng một mặt bằng so sánh cùng độ dài thời gian hoạt động. Để thực hiện điều này, người ta thường điều chỉnh thời gian hay vòng đời của các dự án về cùng một độ dài thời gian là bội số chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, với giả định các dự án được tái đầu tư một hoặc nhiều lần như lúc ban đầu hoặc có thể đưa ra các giả định cụ thể hợp lý về các cơ hội đầu tư trong tương lai. Tiếp theo, tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án trên cơ sở dòng tiền và thời gian đã được điều chỉnh. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn NPV, chọn dự án có giá trị hiện tại thuần cao nhất.
  • 27. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 139 Ví dụ: Công ty X đang xem xét 2 dự án đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Công ty dự định đầu tư 1 chiếc xe nâng (dự án A) hoặc 1 băng dây truyền tự động (dự án B) để vận chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm. Các thông tin về 2 dự án như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Máy 0 1 2 3 4 A (100) 80 80 B (100) 50 50 50 50 Dòng tiền của dự án Chi phí sử dụng vốn của cả 2 dự án đều là 10% o Nếu xem xét riêng từng dự án có thể xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự án như sau: 2 A 1 (1 10%) NPV 80 100 138,8 100 38,8 10%          (triệu đồng) 4 B 1 (1 10%) NPV 50 100 158,5 100 58,5 10%          (triệu đồng) So sánh 2 dự án cho thấy: NPNB > NPVA và dường như việc chọn dự án B sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên đây là 2 dự án có tuổi thọ không bằng nhau nên việc xem xét như vậy có thể sẽ dẫn đến sai lầm. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải đưa các dự án về cùng thời gian hoạt động. o Xem xét 2 dự án trong cùng thời gian hoạt động là 4 năm (Bội số chung nhỏ nhất của thời gian hoạt động của 2 dự án là 4), với giả định nếu doanh nghiệp sử dụng chiếc xe nâng (dự án A) thì sau 2 năm dự án A được lặp lại lần thứ 2 với mọi điều kiện như dự án A ban đầu. Ta có dự án A sau khi đã điều chỉnh thời gian hoạt động là dự án (A + A) và dòng tiền của dự án như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Máy 0 1 2 3 4 A A (100) 80 80 (100) 80 80 A + A (100) 80 (20) 80 80 o Tính giá trị hiện tại thuần của 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm. Với chi phí sử dụng vốn r = 10% ta có: 4 (A A ) 2 1 (1 10%) 100 NPV 80 100 71 10% (1 10%)             (triệu đồng) NPVB = 58,5 (triệu đồng) So sánh 2 dự án với cùng thời gian hoạt động là 4 năm cho thấy dự án A có giá trị hiện tại thuần cao hơn dự án B nên chọn dự án A, loại dự án B.
  • 28. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 140 FIN102_Bai6_v2.0013107202 Ngoài việc xem xét và so sánh các dự án trong cùng thời gian hoạt động là bội số chung nhỏ nhất của vòng đời các dự án, người ta có thể điều chỉnh các dự án về cùng khoảng thời gian của dự án có tuổi thọ dài nhất hoặc về cùng khoảng thời gian của dự án có tuổi thọ ngắn nhất với các giả thiết phù hợp. Trên cơ sở đó sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh giá và lựa chọn dự án.  Phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng năm Khi những khoản thu nhập liên tục của một chuỗi tiền tệ thay thế kỳ vọng giống hệt nhau – nghĩa là những dự án thay thế trong tương lai là dự án có cùng cấu trúc chi phí, thu nhập hoặc dòng tiền giống như dự án đầu tư ban đầu thì có thể sử dụng phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng năm. Thay vì xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án sau khi đã được điều chỉnh về cùng thời gian hoạt động, có thể áp dụng phương pháp đơn giản hơn bằng cách: Dàn đều giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thành thu nhập đều hàng năm trong suốt vòng đời của dự án. So sánh các dự án với nhau, chọn dự án có thu nhập đều hàng năm lớn nhất. Trình tự các bước tiến hành như sau: o Xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự án theo phương án gốc. o Dàn đều giá trị hiện tại thuần của từng dự án ra các năm tồn tại của nó theo công thức: nn t t 1 EA 1 (1 r) NPV EA (1 r) r          n NPV EA 1 (1 r) r     Trong đó: NPV: Là giá trị hiện tại thuần của dự án. EA: Là những khoản thu nhập đều hàng năm trong suốt tuổi thọ của dự án. n: Vòng đời (tuổi thọ) của dự án. Căn cứ vào EA của các dự án, chọn dự án EA cao nhất. Ví dụ: Tiếp tục dùng ví dụ phần 6.4.3.2, tính EA của 2 dự án. A A 2 2 NPV 38,8 38,8 EA 22,3 0,1741 (1 10%) 1 (1 10%) 0,110% 10%           B B 4 4 NPV 38,8 58,5 EA 18,45 0,3171 (1 10%) 1 (1 10%) 0,110% 10%          
  • 29. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 141 So sánh EA của 2 dự án, chọn dự án mua máy A vì EAA = 22,3, vì EAA > EAB. EAA cho biết: Nếu mỗi năm nhận được khoản tiền 23,3 triệu đồng trong thời gian 2 năm thì giá trị hiện tại của khoản tiền đó là 38,8 triệu đồng bằng với giá trị hiện tại thuần của dự án A. Ta có:   8,38 1,1 3,22 1,1 3,22 2  (triệu đồng) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Việc xếp hạng dự án theo EA không giống với việc xếp hạng theo NPV (khi chưa điều chỉnh thời gian hoạt động). Việc xếp hạng dự án theo EA hoàn toàn giống với việc xếp hạng theo NPV sau khi đã điều chỉnh các dự án về cùng độ dài thời gian hoạt động. (A A ) A 4 NPV 71 EA 22,3 0,3181 (1 10%) 0,110%        6.3.4.3. Lựa chọn dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp cần thiết phải thay thế thiết bị cũ bằng việc mua sắm thiết bị mới. Trong trường hợp này sẽ liên quan đến việc nhượng bán thiết bị cũ và thay bằng một thiết bị mới. Để đưa ra kết luận có nên thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới hay không, trước hết cần xác định dòng tiền của dự án, sau đó xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án, các bước tiến hành như sau:  Bước1: Xác định khoản tiền đầu tư thuần của dự án khi thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới: Khoản đầu tư thuần của dự án = Số tiền đầu tư mua thiết bị mới + Số vốn lưu động thường xuyên tăng thêm do đầu tư thiết bị mới (nếu có) – Thu nhập do nhượng bán thiết bị cũ + Thuế TNDN phải nộp do nhượng bán thiết bị cũ  Bước 2: Xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm do đầu tư thiết bị mới đưa lại: t rt t hCF P KH T      Trong đó: tCF : Dòng tiền thuần tăng thêm ở năm thứ t; r tP : Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t; tKH : Thay đổi trong khấu hao ở năm thứ t; Th: Dòng tiền thu hồi khi kết thúc dự án. o Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t:  r t 2 1 2 1 2 1P (T T ) (c c ) (KH KH ) (1 t%)        Trong đó: T2: Doanh thu do thiết bị mới đưa lại ở năm thứ t; T1: Doanh thu do thiết bị cũ đưa lại nếu không thay thế thiết bị mới ở năm thứ t;
  • 30. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 142 FIN102_Bai6_v2.0013107202 c2: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi mua thiết bị mới ở năm thứ t; c1: Chi phí hoạt động không kể khấu hao hàng năm khi sử dụng thiết bị cũ ở năm thứ t; KH2: Khấu hao thiết bị mới năm thứ t; KH1: Khấu hao thiết bị cũ năm thứ t; t%: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp. o Thay đổi khấu hao ở năm thứ t: t 2 1KH KH KH   Dòng tiền khi kết thúc dự án: Khi kết thúc dự án có thể phát sinh dòng tiền bổ sung gồm:  Tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ;  Thuế thu nhập liên qua đến việc thanh lý TSCĐ;  Tiền thu hồi số vốn lưu động thường xuyên tăng lên (nếu có) theo nguyên tắc ứng ra bao nhiêu sẽ thu về bấy nhiêu.  Bước 3: Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án thay thế thiết bị và lựa chọn dự án. o Nếu NPV > 0  Việc thay thế là có thể chấp nhận được. o NPV < 0  Việc thay thế không thể chấp nhận được.
  • 31. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 143 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Sau khi học xong bài học này, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:  Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của đầu tư.  Xác định dòng tiền của dự án đầu tư: nguyên tắc và cách thức xác định dòng tiền ra (chi), dòng tiền vào (thu) và dòng tiền thuần.  Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: 5 phương pháp, 4 chỉ tiêu để đo lường hiệu quả dự án đầu tư.  Một số trường hợp đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: o Trường hợp có sự mâu thuẫn khi sử dụng phương pháp NPV và IRR. o Trường hợp dự án đầu tư xung khắc có tuổi thọ không bằng nhau. o Thẩm định dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới.
  • 32. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 144 FIN102_Bai6_v2.0013107202 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy giải thích vì sao nói quyết định đầu tư dài hạn là một trong quyết định tài chính chiến lược? 2. Để đi đến quyết định đầu tư dài hạn cần cân nhắc nhữug yếu tố chủ yếu nào? 3. Tại sao ngoài sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư thông thường, người ta còn sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu? 4. Dòng tiền vào của dự án đầu tư bao hàm những dòng tiền nào? Trong đó, dòng tiền nào là dòng tiền vào chủ yếu của dự án đầu tư? 5. Tại sao khấu hao tài sản cố định trong kỳ là khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ nhưng khi thay đổi phương pháp khầu hao tài sản cố định (khấu hao tính thuế) mà Chính phủ cho phép lại làm thay đổi giá trị hiện tại của dòng tiền thuần của dự án đầu tư? 6. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương pháp NPV) và phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (phương pháp IRR) trong việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư? BÀI TẬP Bài tập 1 Công ty cổ phần An Khang đang cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 dự án loại trừ lẫn nhau. Vốn đầu tư cho mỗi dự án đều là 1.000 triệu đồng và bỏ vốn 1 lần ngay từ ban đầu, thời gian hoạt động của 2 dự án đều là 5 năm. Công ty xác định thời gian hoàn vốn tối đa là 4 năm. Dòng tiền sau thuế của 2 dự án như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Dòng tiền vàoTT năm Dự án A Dự án B 1 100 400 2 200 300 3 300 200 4 400 100 5 200 200 Yêu cầu: 1. Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của mỗi dự án? 2. Nếu hai dự án này là dự án độc lập có thể lựa chọn cả 2 dự án này hay không? 3. Nếu hai dự án này là dự án loại trừ nhau nên chọn dự án nào là tốt hơn và giải thích vì sao?
  • 33. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp FIN102_Bai6_v2.0013107202 145 Bài tập 2 Công ty TNHH Đà Giang có 3 dự án đầu tư. Vốn đầu tư cho mỗi dự án đều là 400 triệu đồng và bỏ vốn ngay trong 1 lần; chi phí sử dụng vốn thực hiện dự án của cả 3 dự án đều là 16%; thời gian hoạt động của dự án đều là 5 năm. Dòng tiền vào của các dự án như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Dòng tiền vào TT năm Dự án A Dự án B Dự án C 1 130 70 190 2 130 100 160 3 130 130 130 4 130 160 100 5 130 190 70 Yêu cầu: 1. Hãy tính thời gian hoàn vốn của 3 dự án ? Nếu dựa vào thời gian hoàn vốn để xem xét thì dự án nào tốt hơn? 4. Hãy tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dự án? 5. Kết hợp cả 2 tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn và giá trị hiện tại thuần (NPV) để lựa chợn thì dự án nào là tốt nhất? Bài tập 3 Một doanh nghiệp hiện có tài liệu về 2 dự án như sau: Vốn đầu tư của dự án X là 500 triệu đồng; của dự án Y là 325 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn của 2 dự án đều là 15%. Dòng tiền vào của dự án: Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dự án A Dự án B 1 100 140 2 120 120 3 150 95 4 190 70 5 250 50 Yêu cầu: 1. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của hai dự án? 2. Dựa vào thước đo IRR cho biết, nếu hai dự án này là dự án độc lập thì có chấp nhận lựa chọn được không? Nếu hai dự án thưộc loại loại bỏ nhau thì chọn dự án nào?
  • 34. Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 146 FIN102_Bai6_v2.0013107202 Bài tập 4 Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm 1 phân xưởng và có tài liệu như sau:  Dự toán vốn đầu tư: o Đầu tư vào TSCĐ là 200 triệu đồng. o Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu thuần. Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần.  Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm.  Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến hàng năm là 400 triệu đồng.  Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng: o Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần; o Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 60 triệu đồng/năm.  Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý là không đáng kể.  Số vốn lưu động ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4  Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Yêu cầu: 1. Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án? 2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này cho biết có nên lựa chọn dự án không? Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm. Bài tập 5 Doanh nghiệp Toàn Thắng có một thiết bị đã mua và đưa vào sử dụng cách đây 3 năm với nguyên giá là 210 triệu đồng, thời gian sử dụng được xác định là 7 năm. Doanh nghiệp đang dự kiến mua một thiết bị mới thay thế cho thiết bị cũ với giá dự tính là 300 triệu đồng, thời gian sử dụng thiết bị này là 6 năm. Nhưng nếu mua thiết bị này doanh nghiệp dự tính cũng chỉ sử dụng 4 năm sau đó bán đi và vẫn có thể thu được số tiền là 100 triệu đồng (chi phí nhượng bán là không đáng kể). Với việc thay thế thiết bị cũ, dự tính hàng năm sẽ làm tăng thêm doanh thu thuần là 10 triệu đồng, đồng thời có thể tiết kiệm được các chi phí về nguyên vật liệu là 50 triệu đồng. Tuy vậy, phải bổ sung tăng thêm vốn lưu động thường xuyên là 10 triệu đồng, số vốn lưu động này được thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4 khi bán thiết bị mới. Nếu thực hiện việc thay thế, dự tính có thể bán thiết bị cũ với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 150 triệu đồng (chi phí nhượng bán là không đáng kể). Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25% và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chi phí sử dụng vốn cho dự án thay thế thiết bị này là 10%/năm. Yêu cầu: 1. Xác định số vốn đầu tư thuần nếu thực hiện thay thế thiết bị? 1. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm tăng thêm do thay thế thiết bị đưa lại? 2. Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần (phương pháp NPV) hãy đánh giá có nên thay thế thiết bị cũ hay không?