SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Download to read offline
Báo cáo thống kê ngành xơ sợi
Tháng 5-2023
BẢN TIN
---Lưu hành nội bộ---
Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam
BanThôngtinTruyềnthôngtổnghợp&biêntập
2 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
ĐIỂM TIN
Tin quốc tế
Tin trong nước
🔹 BGMEA kêu goị Mỹ cho phép tiếp cận thị trường miễn thuế đối với hàng may mặc làm từ bông Mỹ
🔹 Giá bông sụt giảm mặc dù sản lượng giảm ở nhiều khu vực
🔹 Ấn Độ sắp đối mặt với một ‘thảm họa’ bông khi sản lượng giảm làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu
🔹 Khoảng 250 nghìn kiện bông từ Úc để thúc đẩy ngành dệt may của Gujarat
🔹 Giá bông toàn cầu biến động trái chiều trong tháng qua: Cotton Inc
🔹 Trung Quốc đặt hàng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ
🔹 Giá PET tái chế nhìn chung giảm và có thể duy trì ở mức yếu
🔹 Kinh tế và ngành dệt may Bangladesh - đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Việt Nam - đáng gờm thế nào?
🔹 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ tăng nhẹ trở lại
🔹 Dự báo giá nhập khẩu xơ nguyên liệu sẽ điều chỉnh tăng thời gian tới
🔹 Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ vẫn ở mức thấp trong tháng tới
🔹 Xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt dự đoán sẽ vẫn ở mức thấp trong những tháng tới
🔹 Chuyên gia chỉ ra khía cạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao hơn Mỹ, Anh và Trung Quốc
🔹 Ngành dệt may đối mặt nhiều dấu hiệu tiêu cực trong quý II/2023
🔹 Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 40 tỷ USD, thê thảm hơn cả khi 'đóng băng' vì COVID-19
https://vietnamyarnprice.com 3
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
TIN CHUYÊN NGÀNH
T
hị trường bông nội địa lượng hàng đến ít
hơn, dẫn đến nhu cầu bông nhập khẩu trong
ngành dệt may tăng lên. Các nguồn tin khẳng
định rằng các nhà máy kéo sợi của Ấn Độ đã đặt
hàng miễn thuế 250 nghìn kiện từ Úc. Số hàng này
dự kiến sẽ đến Ấn Độ trong ba tháng nữa.
Ngoài Úc, nhiều doanh nghiệp đang tìm mua
bông từ châu Phi vì chính phủ liên bang đã đưa ra
chương trình miễn một nửa thuế nhập khẩu đối với
hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Bông Úc có độ ẩm thấp, cho phép các nhà kéo
sợi sản xuất sợi với hiệu quả cao hơn. Sợi bông
Úc cũng đắt hơn đối với các nhà kéo sợi vì nó
không bị nhiễm bẩn. Các chuyên gia trong ngành
dự đoán rằng một phần đáng kể bông của Úc sẽ
được chuyển đến các nhà máy kéo sợi ở Gujarat.
Năm 2022, Ấn Độ đã nhập khẩu lượng bông trị
giá 283 triệu USD từ Úc, gấp hơn 4 lần lượng nhập
khẩu của năm trước. Lượng bông nhập khẩu của
ngành dệt may Ấn Độ năm ngoái là khoảng 475
nghìn kiện, gấp hơn 2,5 lần lượng nhập khẩu của
năm trước.
Nguồn: Apparel Resources
Ngọc Trâm biên dịch
Khoảng 250 nghìn kiện
bông từ Úc để thúc đẩy
ngành dệt may của Gujarat
C
ơ quan sản xuất hàng may mặc
hàng đầu của Bangladesh, Hiệp
hội các nhà sản xuất và xuất khẩu
hàng may mặc Bangladesh (BGMEA)
một lần nữa kêu gọi chính phủ Mỹ cho
phép tiếp cận thị trường miễn thuế cho
hàng may mặc làm từ bông Mỹ, đồng
thời nhấn mạnh rằng động thái này sẽ
mang lại lợi ích cho cả nông dân trồng
bông Mỹ và các nhà sản xuất hàng may
mặc Bangladesh.
Đây là lời kêu gọi của Chủ tịch
BGMEA trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ
tại Bangladesh Ông Peter Haas gần đây.
Được biết, Chủ tịch BGMEA cũng đã
tìm kiếm sự hợp tác từ phía Mỹ để thúc
đẩy quá trình nhập khẩu bông từ Mỹ dễ
dàng hơn, đồng thời thông báo với Đặc
phái viên Mỹ về sáng kiến của BGMEA
tổ chức Hội nghị cấp cao về may mặc
của Bangladesh tại Mỹ vào tháng 10
năm nay.
Nguồn: Apparel Resources
NgọcTrâm biên dịch
BGMEA kêu goị Mỹ cho
phép tiếp cận thị trường
miễn thuế đối với hàng
may mặc làm từ bông Mỹ
Ông Faruque Hassan, Chủ tịch BGMEA.
Ảnh Courtesy: www.textiletoday.com.bd
Spindles are at the core of spinning machines and play a crucial role
in their performance. With an impact on productivity, quality, energy saving
or work environment, selecting the right spindle for an application is key.
Thanks to Novibra’s wide range of spindles, finding the perfect spindle is
child’s play.
As the leader in spindle technology, Novibra offers a great selection of
innovative and high-performance spindles (Fig. 1).
First-ever spindle to run at 30 000 rpm – NASA HPS 68
Famous for extending service periods, reducing noise level and ensuring
maximum durability, Novibra’s flagship and best-seller NASA HPS 68 (Fig. 2),
already convinced premium machine manufacturers such as Rieter, Toyota
or top-class Chinese producers.
Installations in the optimum range for NASA HPS 68 – at medium to
fine yarn counts and 20 000 to 30 000 rpm speed – represent a completely
different type of load on the spindle than coarse yarn count applications.
Smaller repeated loads at high frequency occur causing micro vibrations.
Therefore, a chamber filled with lifetime grease was introduced as a second
damping system. Noise is thus significantly reduced, making the spinning
mill a better place to work.
Reliable solution for medium and fine yarn counts – HPS 68
Novibra’s second best-selling spindle, HPS 68, has been a technical
revolution in the switch from conical types to spindles with a flat tip. Its
unrivalled spindle insert constitutes a base for all Novibra spindles of younger
generations. HPS 68 is the right spindle to spin standard short-staple fibers
to medium and fine yarn counts.
Although higher speeds are possible, the spindle outperforms at speeds
up to 20 000 rpm with favorable noise levels and long lifetime. It also makes
operators’ lives easier with substantially longer oil exchange periods.
The right choice for coarse yarn counts – L HPS 68
When spinning coarse yarn counts, L HPS 68 is the right spindle. Its
unique wharve diameter of 18.5 mm ensures optimized energy consumption
and load on the machine driving elements. In most applications, a full cop
and high tension of the yarn put a heavy load on the spindle neck bearing –
which is increased by further imbalances occurring in the spinning process
of coarse yarns. The special design elements of the L HPS 68 spindle absorb
heavy loads and ensure the desired harder damping.
The spindle mostly runs with tube lengths from 220 to 250 mm, but it
can also be perated with tube lengths of 280 mm, e.g. by wool spinners.
While speed increases up to 20 000 rpm are an option, the speed is limited by
the desired yarn count and twist.
High speed and energy savings – LENA
The latest addition to the Novibra spindle family was especially designed
to achievehigh speeds with lowest energy consumption and reduced noise.
LENA is the right spindle to spin yarn counts of Ne 30 and finer, with tube
lengths up to 210 mm at speeds up to 30 000 rpm. Thanks to the uniquely
small wharve diameter of 17.5 mm, 4 to 6% energy savings can be achieved.
As creating a more sustainable future for the textile industry is getting more
and more urgent, LENA is an attractive choice.
The right crown for every spindle
To leverage on its spindle range, Novibra also provides an extensive
range of clamping crowns for underwinding-free doffing. The development
of each crown has been thoroughly studied, with only one goal in mind:
boosting customer’s competitiveness. Based on the machine type, doffing
system and raw material or yarn count, Novibra offers countless designs
from replaceable EASYdoff to sturdy steel crowns and from SERVOgrip (Fig.
3) to self-cleaning CROCOdoff.
On request, Novibra also provides customized spindles without catching
crowns for machines without automatic doffers.
There is an ongoing debate about the introduction of a universal spindle
type. However, only optimally selected spindles give the best results. Yarn
count, speed, lifetime, maintenance, or energy consumption requirements
must be considered in the selection process. Novibra sales teams assist
customers in choosing the right spindle to achieve the optimum performance.
Trade Press Article
The Right Spindle to Make the Difference
Rieter Trade Press Article: Economical Compact Spinning Using State-of-the-Art Technology, April 2022
About Rieter
Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple
fiber spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops
and manufactures machinery, systems and components used to convert
natural and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the
only supplier worldwide to cover both spinning preparation processes
and all four end-spinning processes currently established on the market.
Furthermore, Rieter is a leader in the field of precision winding machines.
With 17 manufacturing locations in ten countries, the company employs
a global workforce of some 4 900, about 18% of whom are based
in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker
symbol RIEN. www.rieter.com
About Novibra
Novibra, the world’s leading supplier of high-speed spindles, is a
subsidiary of the Rieter Group. The company, based in Boskovice (Czech
Republic), creates customer value through system expertise, innovative
solutions, after sales excellence and global presence. The leading position
of Novibra spindles is based on patented design of spindle insert and the
highest quality of the production. Almost all renowned manufacturers of
ring spinning machines specify Novibra spindles for high performance.
www.novibra.com
Rieter Management AG
Klosterstrasse 32
P.O. Box
CH-8406 Winterthur
T +41 52 208 71 71
F +41 52 208 70 60
www.rieter.com
For further information,
please contact:
Rieter Management AG
Media Relations
Relindis Wieser
Head Group Communication
T +41 52 208 70 45
F +41 52 208 70 60
media@rieter.com
www.rieter.com
Fig. 1: The wide range of Novibra
spindles covers any requirement
PP-ID 96045
Fig. 2: NASA HPS 68 on production line -
the first spindle running at 30.000 rpm
PP-ID 36546
Fig. 3: Spindle top part with the
industry proven SERVOgrip,
saving yarns and maintenance
costs.
PP-ID 36533
https://vietnamyarnprice.com 5
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
LENA
The most sold energy-saving spindle worldwide
Make the Difference
Visit us at ITMA Milan
June 8 – 14, 2023
Hall 1, booth C206
www.novibra.com
6 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
M
ỹ, nước xuất khẩu bông
lớn nhất và nước sản
xuất lớn thứ ba, dự kiến
sẽ giảm 18% diện tích trồng bông
trong năm nay, một trong những
nơi có diện tích trồng bông giảm
nhiều nhất trong thế kỷ này. Điều
này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn
cung bông toàn cầu.
Tây Texas, nơi trồng bông
nhiều nhất ở Mỹ, đang đối mặt
với hạn hán “nghiêm trọng” theo
Chỉ số hạn hán Gro (GDI). GDI có
thể dự báo được diện tích đất bỏ
hoang ở các vùng trồng bông của
Texas, theo phân tích của Gro.
Hạn hán cũng đang tấn công
vụ mùa bông của Trung Quốc,
nước sản xuất bông hàng đầu thế
giới. Chỉ số GDI ở mức cao thứ hai
trong hơn hai thập kỷ ở tỉnh Tân
Cương, nơi trồng khoảng 90% sản
lượng cây trồng của cả nước.
Trung Quốc cũng nhập khẩu
khoảng 20% lượng bông được sử
dụng bởi ngành dệt may của nước
này và bất kỳ trở ngại nào đối với
sản xuất bông trong nước, hiện
đang được trồng, có thể làm tăng
nhu cầu nhập khẩu. Mỹ trước đây
là một trong những nhà cung cấp
bông lớn nhất cho Trung Quốc,
xuất khẩu hơn 800.000 tấn trị giá
gần 1,3 tỷ USD vào năm 2021.
Ấn Độ, nước sản xuất bông
lớn thứ hai, đã buộc phải nhập
khẩu bông do sản xuất trì trệ
trong những năm qua. Trong lịch
sử, xuất khẩu đã vượt quá nhập
khẩu rất nhiều và lần cuối cùng
nhập khẩu vượt trội là gần 20 năm
trước.
Lượng mưa dưới mức trung
bình vào đầu đợt gió mùa năm
ngoái, kết hợp với lượng mưa lớn
từ Bão Gulab vào mùa thu, khiến
sản lượng niên vụ 2022/23 thấp
hơn 10% so với mức trung bình 5
năm trước đó. Nông dân hiện đang
trồng bông cho niên vụ 2023/24,
nhưng dự kiến diện tích sẽ giảm so
với cùng kỳ năm ngoái do đất được
chuyển sang trồng các loại cây có
tỷ suất lợi nhuận cao hơn như hạt
có dầu và đậu. El Niño cũng được
cho là sẽ làm giảm lượng mưa và
tăng nhiệt độ ở Ấn Độ, có thể ảnh
hưởng đến sản xuất bông.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và
Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo
tăng trưởng toàn cầu năm 2023,
với hầu hết tốc độ tăng trưởng
chậm lại, đặc biệt là ở các nền kinh
tế tiên tiến. Lạm phát cao cũng
được cho là sẽ tiếp diễn, tạo ra
kịch bản làm giảm nhu cầu của
người tiêu dùng đối với các sản
phẩm bông.
Nguồn: Gro-intelligence
Ngọc Trâm biên dịch
Nhu cầu bông giảm do kinh tế toàn cầu suy thoái làm lu mờ tình trạng thiếu hụt nguồn cung
từ các nước sản xuất bông hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Giá bông sụt giảm mặc dù sản lượng giảm ở nhiều khu vực
https://vietnamyarnprice.com 7
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Giá PET tái chế nhìn
chung giảm và có thể
duy trì ở mức yếu
K
ể từ đầu tháng 4, giá sản phẩm
polyester nhìn chung yếu và
giá PTA tiếp tục giảm. Giá
hạt nhựa chai PET, hạt nhựa xơ PET,
PSF và PFY đều giảm phần lớn, với
mức giảm chung là 300-500 nhân
dân tệ/tấn.
Với sự suy yếu liên tục của giá
polyester nguyên sinh và nhu cầu
hạ nguồn chậm chạp, doanh số bán
xơ hóa học tái chế ảm đạm và hàng
tồn kho chất đống. Vào đầu tháng
5, một số nhà máy PSF tái chế đã
ngừng hoạt động trong một tuần
rưỡi và một số trong một tháng. Do
chi phí cao và giá bán thấp, các nhà
sản xuất xơ nhân tạo tái chế không
nhiệt tình sản xuất và việc cắt giảm
sản lượng có thể giảm lỗ. Do đó, các
nhà máy xơ hóa học tái chế đã hạ giá
mua mảnh PET.
Gần đây, nhiều nhà máy làm sạch đã điều chỉnh
giá thu mua các kiện chai ở Quảng Đông, Phúc Kiến,
Giang Tô, Hồ Bắc và Hà Bắc thấp hơn, thường giảm
200-300 nhân dân tệ/tấn. Đồng thời, giá chai thô
cũng giảm và giá mảnh PET đang có xu hướng giảm.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà cung cấp kiện chai
và mảnh PET ghi nhận lợi nhuận bán hàng cao hơn.
Hiện tại, mảnh xanh và trắng đã được làm sạch lạnh
đang được chào bán ở mức giá trước thuế khoảng
5.200 nhân dân tệ/tấn ở Chiết Giang và Giang Tô, và
có vẻ như nguồn cung đang tăng lên, và mảnh xanh
và trắng đã được làm sạch nóng đang được giao dịch
một phần ở mức 5.900-5.950 nhân dân tệ/tấn.
Trích nguồn: CCFGroup
Ngọc Trâm biên dịch
S
ản lượng bông thấp hơn ở Tân Cương, Trung
Quốc trong năm nay đã dẫn đến việc nước này
đặt hàng khoảng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ
trong hai tuần qua. Tân Cương sản xuất hơn 70% tổng
sản lượng bông của Trung Quốc.
Điều này mang lại cơ hội cho các nhà máy kéo sợi
ở Gujarat, nơi sẽ hoàn thành phần lớn các đơn hàng
này trong hai tháng tới.
Giá bông ở Ấn Độ đã cao hơn giá thế giới trong
khoảng một năm và kết quả là xuất khẩu sợi cotton
đã giảm. Tân Cương ước tính sản lượng giảm khoảng
10-15% xuống còn 27,5 triệu kiện trong năm nay.
Ông Jayesh Patel, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà
kéo sợi Gujarat (SAG), cho biết: “Ước tính sản lượng
bông Tân Cương thấp hơn đáng kể trong năm nay.
Theo ước tính của chúng tôi, Trung Quốc đã đặt hàng
khoảng 250 container loại 20 tấn mỗi container. Phần
lớn các đơn đặt hàng dành cho sợi cotton chi số 20 và
32. Một phần lớn trong số này sẽ được cung cấp bởi
các nhà máy kéo sợi có trụ sở tại Gujarat.”
Ông Rahul Shah, đồng chủ tịch của dệt may GCCI,
cho biết: “Với ước tính sản lượng bông thấp hơn, nhu
cầu sợi cotton của Trung Quốc đã tăng lên trong hai
tuần qua. Đối với Ấn Độ, việc nhận được các đơn đặt
hàng lớn từ Trung Quốc là một dấu hiệu tốt. Cho đến
hai năm trước, nhu cầu từ Trung Quốc chiếm khoảng
40% tổng xuất khẩu của chúng tôi, hiện đã giảm xuống
còn khoảng 15%.”
Nguồn: The times of India
Ngọc Trâm biên dịch
Trung Quốc đặt hàng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ
8 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
B
angladesh đang nổi lên như
một thị trường năng động,
phát triển nhanh. Sự tăng
trưởng được thúc đẩy bởi thị
trường tiêu dùng lớn trong nước,
tầng lớp trung lưu, giàu có đang
mở rộng quy mô nhanh chóng,
cùng với tỷ lệ chấp nhận kỹ thuật
số ấn tượng.
Theo IMF, Bangladesh đang
là quốc gia đứng thứ 35 về quy
mô kinh tế trên thế giới với 460,2
tỷ USD (trong khi Việt Nam đang
đứng ở vị trí thứ 37). Dự báo của
IMF cho rằng Bangladesh sẽ tăng
trưởng 5,5% trong năm 2023.
Trước đó, quốc gia này tăng
trưởng GDP trung bình hàng
năm 6,4% trong giai đoạn 2016-
2021. GDP bình quân đầu người
Bangladesh là xấp xỉ 2.800 USD
vào năm 2022 — hiện đã cao hơn
Ấn Độ. Với tốc độ tăng trưởng hiện
tại, Bangladesh đang trên đà trở
thành quốc gia có thu nhập trung
bình cao (tối thiểu 4.000 USD GDP
bình quân đầu người) vào năm
2031.
Bangladesh đã chứng tỏ khả
năng phục hồi trước những cú sốc
kinh tế toàn cầu. Năm 2020, GDP
của Bangladesh tăng 3,4%, là một
trong số ít nền kinh tế châu Á tăng
trưởng trong đại dịch Covid-19.
Tương tự, trong cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2007–2009,
tốc độ tăng trưởng hàng năm của
quốc gia này là 5,5%, cao hơn nhiều
so với mức trung bình toàn cầu chỉ
0,4%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính
mang lại doanh thu cao nhất của
Bangladesh là: quần áo may sẵn,
đay và các sản phẩm từ đay, thuỷ
sản, da và sản phẩm da, dệt may
gia dụng...
Với chi phí vận hành thấp, lực
lượng lao động đông đảo và lành
nghề cũng như các điều khoản
thương mại ưu đãi, Bangladesh
đã trở thành một nước đóng vai
trò quan trọng trong thị trường dệt
may toàn cầu. Ngành may mặc
của Bangladesh cũng chiếm gần
29% GDP và là ngành chính của
công nghiệp nước này.
Trong đó, chỉ riêng với hàng
quần áo may sẵn, trong năm tài
chính (FY) 2021-2022, giá trị xuất
khẩu của Bangladesh ước tính
đạt 31,46 tỷ USD. Đây là mức tăng
trưởng cao so với con số 27,95 tỷ
USD cùng kỳ.
Sự tăng trưởng đột biến trong
ngành may mặc đã có tác động
lớn đến sự phát triển kinh tế của
Số nhà máy lọt top 100 bền vững nhất thế giới
của Bangladesh cao gấp 5 lần Trung Quốc,
trong đó, chủ yếu là các nhà máy dệt may.
Kinh tế và ngành dệt may Bangladesh
đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Việt Nam
đáng gờm
thế nào?
https://vietnamyarnprice.com 9
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Bangladesh. Các thị trường nước
ngoài chính cho xuất khẩu quần
áo may sẵn của Bangladesh trong
năm 2022 là Mỹ, Vương quốc Anh,
Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Canada và Bỉ.
Theo một cuộc khảo sát mới
đấy ngành may mặc Bangladesh
hiện có khoảng hơn 4.800 nhà máy
đang hoạt động, tạo ra việc làm
cho hơn 4,4 triệu lao động, phần
lớn là lao động nữ. Hàng may mặc
xuất khẩu của Bangladesh chủ yếu
phục vụ H&M, Walmart và Zara...
Tuy nhiên, bất chấp những đóng
góp đáng kể của ngành, vẫn còn
những vấn đề như tiền lương thấp
và điều kiện làm việc kém.
Tuy nhiên, với rất nhiều nỗ lực
cải thiện trong vòng 5 năm trở
lại đây, Bangladesh đã có những
bước tiến đáng kể trong việc bền
vững hoá ngành dệt may, khi trở
thành quốc gia có nhiều nhà máy
bền vững nhất, cũng sở hữu nhà
máy bền vững số 1 thế giới.
Chủ yếu trong số 52 nhà máy
này là nhà máy trong ngành dệt
may, một số ít khác là trong ngành
đóng tàu, da giày và điện tử. Bên
cạnh đó, tuy với số lượng ít hơn
nhưng các tòa nhà thương mại
thân thiện với môi trường cũng
đang được xây dựng ở Bangladesh.
Khi được hỏi về thành công
trong việc tăng các nhà máy thân
thiện với môi trường, Chủ tịch điều
hành của Hiệp hội Sản xuất và Xuất
khẩu hàng dệt kim Bangladesh
BKMEA Mohammad Hatem nói:
“Thành tích này là một niềm tự hào
lớn đối với Bangladesh".
“Các đối thủ không thể cạnh
tranh bằng Bangladesh khi nói đến
việc xây dựng các nhà máy thân
thiện với môi trường. Hy vọng rằng
sự công nhận toàn cầu này sẽ giúp
tăng giá hàng may mặc”, ông này
cho biết.
Nguồn: Nhịp sống thị trường
52 trong số 100 nhà máy
thân thiện với môi trường
hàng đầu trên thế giới, theo
danh sách mới nhất của Hội
đồng Công trình Xanh Hoa
Kỳ (USGBC), là ở Bangladesh
(trongkhiTrungQuốcchỉcó10
nhà máy, và Việt Nam có 4 nhà
máy). Và 8/10 nhà máy thân
thiện với môi trường hàng đầu
thế giới là ở Bangladesh, hai
nhà máy còn lại ở Indonesia và
Sri Lanka. Nhà máy Green
Textile Limited Unit 4 tại
Bangladesh cũng vinh dự
đứng top 1 thế giới.
10 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
T
heo ông Terry Townsend,
cựu giám đốc điều hành của
Ủy ban Cố vấn Bông Quốc tế,
Ấn Độ đang phải đối mặt với một
"cuộc khủng hoảng bông" sắp xảy
ra mà hầu như không được chú ý.
Mặc dù các ước tính cho thấy
sản lượng bông của Ấn Độ niên
vụ 2022/23 sẽ tương tự như năm
trước, nhưng sự thiếu hụt đáng kể
trong việc vận chuyển bông hạt
đến các trung tâm thu mua đã làm
dấy lên lo ngại. Ông Townsend,
một nhân vật được kính trọng
trong ngành, cảnh báo rằng vụ
mùa năm nay sẽ không chỉ ít hơn
vụ mùa năm ngoái mà còn có khả
năng thấp tới 4,3 triệu tấn.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt
dự đoán này vẫn còn là một bí
ẩn, mặc dù điều kiện thời tiết bất
lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đã đóng góp một phần. Mưa
lớn đã gây thiệt hại cho mùa màng
ở Gujarat và Maharashtra, trong
khi các bang phía bắc Haryana
và Punjab đã trải qua năm thứ hai
liên tiếp bị thiệt hại nặng nề do
sâu đục quả màu hồng phá hoại.
Ngoài ra, sự phổ biến của hạt giống
chất lượng thấp với tỷ lệ nảy mầm
kém và sự khó đoán định của thị
trường hàng hóa đã làm trầm trọng
thêm tình hình.
Ấn Độ và Trung Quốc cung cấp
nửa lượng bông thế giới. Nhưng
xuất khẩu bông của Ấn Độ đã giảm
trong thập kỷ qua. Townsend tin
rằng Ấn Độ có thể trở thành nhà
nhập khẩu ròng bông trong năm
nay, với nhập khẩu vượt đáng kể
xuất khẩu trong vụ 2023/24. Điều
này khiến ngành dệt may nội địa
gặp khó khăn, vì họ thường dựa
vào nguồn bông trong nước ổn
định. Nhập khẩu bông phức tạp và
mất nhiều thời gian hơn mua bông
ngắn hạn.
Townsend bày tỏ lo ngại về sự
phủ nhận rõ ràng của các cơ quan
lớn ở Ấn Độ về thảm họa sắp xảy
ra. Với sản lượng bông toàn cầu
lên tới xấp xỉ 24 triệu tấn, mức
thâm hụt 1 triệu tấn có tác động
nghiêm trọng. Ủy ban Sản xuất
và Tiêu thụ Bông của Bộ Dệt may
ước tính mức tiêu thụ của các nhà
máy trong nước năm nay là 5 triệu
tấn, thấp hơn một chút so với năm
trước do nhu cầu sợi yếu ở Ấn Độ
và những lo ngại về kinh tế toàn
cầu. Với sản lượng bông dự đoán
trong khoảng 5,6-5,7 triệu tấn, ủy
ban tin rằng điều này sẽ đáp ứng
đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước, loại bỏ nhu cầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu sản lượng bông
giảm xuống dưới 5 triệu tấn như dự
đoán của Townsend, thì thời gian
để giải quyết khủng hoảng sắp hết.
Giá bông tăng và khả năng đóng
cửa các nhà máy có thể dẫn đến
tình trạng mất việc làm đáng kể.
Toàn bộ chuỗi cung ứng bông ở Ấn
Độ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, gây lo ngại cho toàn ngành.
Nguồn: Fashionating World
Ngọc Trâm biên dịch
Ấn Độ sắp đối mặt với một ‘thảm họa’ bông khi sản lượng
giảm làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu
Những thách thức này
đã dẫn đến việc ngày càng
có nhiều nông dân vỡ mộng
chuyển sang các loại cây
trồng thay thế, góp phần làm
giảm sản lượng bông.
https://vietnamyarnprice.com 11
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
H
ợp đồng NY/ICE tiếp tục
dao động qua lại trong
phạm vi gần đây. Sau khi
tăng trên 85 cent/pound vào giữa
tháng 4, hợp đồng kỳ hạn tháng
7 đã giảm xuống dưới 80 cent/
pound vào cuối tháng. Theo báo
cáo của Cotton Inc., giá đã phục
hồi lên 84 cent/pound vào đầu
tháng 5 trước khi giảm xuống dưới
80 cent/pound một lần nữa trước
khi phục hồi về khoảng 81 cent/
pound hiện tại.
Giá hợp đồng tháng 12 (phản
ánh kỳ vọng của thị trường sau
khi bắt đầu niên vụ 2023-2024)
cũng theo mô hình tương tự. Giá
trị hiện tại cũng gần 81 cent/
pound. Chỉ số A đã giảm và phục
hồi một phần trong tháng trước.
Giá bắt đầu ở mức gần 96 cent/
pound, giảm xuống mức thấp nhất
là 91 cent/pound, sau đó phục hồi
lên 93 cent/pound, theo báo cáo
tổng quan tháng 5 năm 2023 của
Cotton Inc.
Giá tại Trung Quốc, được đại
diện bởi Chỉ số Bông Trung Quốc
(CC 3128B), tăng. Giá tăng từ 102
lên 107 cent/pound từ đầu tháng
4 đến tháng 5. Trong nước, giá
tăng từ 15.000 lên 16.300 RMB/
tấn. Đồng Nhân dân tệ suy yếu so
với đồng USD, từ 6,88 xuống 6,94
RMB/USD.
Giá giao ngay tại Ấn Độ (chất
lượng Shankar-6) đã giảm từ 97
xuống 94 cent/pound trong tháng
qua. Ở trong nước, giá giảm từ
63.000 Rupee xuống 60.700
Rupee/candy. Đồng Rupee ổn định
so với đồng USD, giữ ở mức gần 82
Rupee mỗi USD.
Giá của Pakistan gần 82 cent/
pound một tháng trước nhưng
được giao dịch trên 85 cent/pound
trong hầu hết tháng qua. Gần đây
hơn, giá đã giảm xuống còn 82
cent/pound. Trong nước, giá được
giữ ở mức gần 20.000 PKR/mound
trong hầu hết tháng qua. Đồng
Rupee của Pakistan suy yếu từ 285
xuống 295 PKR/USD từ đầu tháng
4 đến đầu tháng 5.
Những thay đổi chính trong
sản xuất ở cấp quốc gia bao gồm
giảm sản lượng ở Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ, tăng sản lượng ở Ấn Độ, Mỹ
và Pakistan.
Về tiêu thụ, Ấn Độ, Trung Quốc
và Pakistan dự kiến sẽ có mức tăng
lớn nhất. Ấn Độ dự kiến sẽ chứng
kiến mức tăng cao nhất trong việc
tiêu thụ bông.
Thương mại bông toàn cầu
được dự báo sẽ mở rộng, với sự gia
tăng cả về nhập khẩu và xuất khẩu.
Trung Quốc, Bangladesh và Việt
Nam dự kiến sẽ có mức tăng nhập
khẩu lớn nhất, trong khi Brazil, Ấn
Độ và Mỹ được dự báo sẽ có mức
tăng xuất khẩu lớn nhất.
Nguồn: Fibre2Fashion
Ngọc Trâm biên dịch
Giá bông toàn cầu biến động
trái chiều trong tháng qua
Cotton Inc.
Tháng 5, USDA đã
công bố ước tính cung
và cầu cho niên vụ sắp
tới. Báo cáo cho thấy sản
lượng bông giảm nhẹ và
lượng tiêu thụ toàn cầu
tăng đáng kể. Tồn cuối kỳ
toàn cầu dự kiến sẽ hầu
như không thay đổi.
https://vcosa.vn
Energy efficiency is key for any operation on the automatic winding
machines. The new suction nozzle upgrade not only improves upper
yarn pick-up but also minimizes energy costs thanks to possible
vacuum reductions. Additionally, the Smartjet upgrade helps to further
increase efficiency in upper yarn searching as manual intervention is
eliminated. This translates into an increase in production due to less
machine downtime, significantly reduced operator workload and greater
process reliability.
The winding unit cycle time is highly dependent on how fast and
effectively the cut yarn is picked up from the package. The upgrade
consists of the latest upper yarn pick-up suction nozzle (Fig.1), which
is used in the latest automatic winding machine Autoconer X6. The
standard suction nozzles will be replaced with new, flowoptimized and
highly effective suction nozzles. Thanks to the aerodynamically optimized
inner and outer moulds, the new suction nozzle offers extremely efficient
air guidance. This benefits in maximum upper yarn pick-up reliability and
minimized energy costs, which are possible through vacuum reduction.
The improved new upper yarn pick-up suction nozzle also protects
the package surface, especially while processing fine yarn counts. The
upper yarn sensor in the suction nozzle detects the yarn precisely and
stops the suction which is why the yarn pick up is so efficient and reduces
yarn waste. The frequent stoppage of the winding position and manual
interventions are eliminated due to the efficient yarn pick-up from the
package.
Unique Smartjet power nozzle
The unique Smartjet power nozzle is installed on the doffer unit (Fig. 2).
This helps increase the efficiency of the upper yarn suction nozzle even
further. Before a winding position activates a red light due to the non-
identification of a yarn end from the package, it sends the signal to the
doffer unit. The Smartjet power nozzle efficiently supports the upper yarn
search, thereby increasing the success rate of the upper yarn pick-up
during the winding unit cycle process.
The graph (Fig. 3) demonstrates the advantage of the Smartjet
upgrade. This can lead to up to 2% increase in yarn production. Additional
benefits are that operator workload is significantly reduced as employees
no longer need to manually search for upper yarn. Process reliability is
also improved.
Trade Press Article
Energy-Saving Solution with Efficient Yarn Pick-Up
Rieter Trade Press Article: Winding Suction Nozzle and Smartjet Upgrade, April 2023
About Rieter
Rieter is the world’s leading supplier of systems for manufacturing
yarn from staple fibers in spinning mills. Based in Winterthur
(Switzerland), the company develops and manufactures machinery,
systems and components used to convert natural and man-made fibers
and their blends into yarns in the most cost-efficient manner. Cutting-
edge spinning technology from Rieter contributes to sustainability in
the textile value chain by minimizing the use of resources. Rieter has
been in business for more than 225 years, has 18 production locations
in ten countries and employs a global workforce of around 5 630, about
16.4% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the SIX
Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com
Rieter Management AG
Klosterstrasse 32
P.O. Box
CH-8406 Winterthur
T +41 52 208 71 71
F +41 52 208 70 60
www.rieter.com
For further information,
please contact:
Rieter Management AG
Media Relations
Relindis Wieser
Head Group Communication
T +41 52 208 70 45
F +41 52 208 70 60
media@rieter.com
www.rieter.com
Fig. 1: Energy saving and highly efficient
suction nozzle in operation
Asset ID: 98097
Fig. 2: Smartjet installed in doffer unit to improve the
efficiency of the upper yarn search
Asset ID: 96425
Fig.3: Increased production with the installation of
Smartjet
Asset ID: 98096
https://vietnamyarnprice.com 13
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
14 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -
Nguồn: TTXVN
https://vietnamyarnprice.com 15
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
- CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH
Nguồn: TTXVN
16 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
https://vietnamyarnprice.com 17
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
71.2% 80.7%
59.2%
51.1%
45.3%
31.1%
04
Cải thiện môi trường
đầu tư và kinh doanh
MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP
THÁNG 5/2023
Doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất,
kinh doanh không tốt trong nửa cuối 2023
82.3%
82.3%
Dự kiến ngừng kinh
doanh, chờ giải thể
Dự kiến tạm ngừng
kinh doanh
Dự kiến giảm
quy mô
10.9%
10.9% 12.4%
12.4% 59%
59%
Tỷ lệ DN dự kiến còn hoạt động trong
năm 2023 dự báo phải
cắt giảm quy mô từ 5% trở lên
Tỷ lệ DN dự kiến
giảm quy mô lao
động trên 50%
Tỷ lệ DN dự kiến
giảm quy mô lao
động từ 21-50%
Tỷ lệ DN dự kiến
giảm quy mô lao
động từ 5-20%
Tỷ lệ DN dự kiến
giảm doanh thu
trên 50%
Tỷ lệ DN dự kiến
giảm doanh thu
từ 21-50%
Tỷ lệ DN
dự kiến
giảm
doanh thu
từ 5-20%
22.2%
22.2%
24%
24%
25%
25%
29.4%
29.4%
30.7%
30.7%
20.6%
20.6%
Kinh tế ngành
DN có đánh giá tiêu
cực/ rất tiêu cực về
triển vọng kinh tế Việt
Nam trong các tháng
còn lại của năm 2023
Kinh tế vĩ mô
81.4%
81.4%
DN đánh giá triển
vọng kinh tế ngành
năm 2023 là tiêu
cực/ rất tiêu cực
83.7%
83.7%
Nhóm DN thể hiện mức độ đánh
giá tiêu cực hơn
DN ngành
Xây dựng
DN khu vực
ngoài nhà
nước
DN quy mô
siêu nhỏ,
nhỏ và vừa
DN tại TP.
Hồ Chí Minh
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
Đơn hàng
Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn
Tiếp cận vốn vay
Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn
Thực hiện thủ tục hành chính
và đáp ứng các quy định của
pháp luật
Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn
Nguy cơ hình sự hóa các
giao dịch kinh tế
Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn
KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC
LỚN NHẤT PHẢI ĐỐI MẶT
01
02
03
Giảm chi phí và nâng
cao sức cạnh tranh của
DN
Tiếp cận thị trường
Tiếp cận vốn vay
DN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH VÀ HỖ TRỢ
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở MỨC KÉM HIỆU
QUẢ
84%
84%
SỰ HỖ TRỢ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CÁC NHÓM VẤN ĐỀ DN TẬP TRUNG KIẾN NGHỊ:
Quy mô Lao động Quy mô Doanh thu
Nguồn: Vnexpress
18 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
T
heo báo cáo mới nhất
của Ngân hàng DBS (The
Development Bank of
Singapore Limited) về chuyển đối
số, khoảng 68% các công ty Việt
Nam được đánh giá cao trong
phương pháp tiếp cận chiến lược,
nhất quán và triệt nhằm số hóa trải
nghiệm và mức độ tương tác của
khách hàng.
Theo đó, con số này cao hơn
mức trung bình toàn cầu (64%).
Kết quả, trong số những nền kinh
tế được DBS đánh giá và khảo sát,
Việt Nam chỉ đứng sau Singapore,
xếp thứ hai trong lĩnh vực chuyển
đổi số, và xếp trên các nền kinh tế
lớn như Anh, Mỹ, Trung Quốc.
Báo cáo cho biết, phần lớn
các công ty Việt Nam (63%) cho
rằng chuyển đổi số đang giúp
doanh nghiệp đạt được lợi nhuận
tổng thể. Bên cạnh đó, khoảng 61%
doanh nghiệp đã nâng cao mức
độ hiểu biết khách hàng và 57%
đã nâng cao khả năng cạnh tranh
tổng thể trên thị trường. Ngoài ra,
hơn một nửa doanh nghiệp Việt
(56%) cho biết họ đã và đang sử
dụng công nghệ kỹ thuật số trong
dịch vụ và tương tác khách hàng.
Tuy nhiên, khoảng cách về
nhân tài (42%) và các vấn đề về
quyền riêng tư dữ liệu (35%) vẫn
là mối lo ngại lớn nhất cản trở các
doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh
quá trình chuyển đổi số.
Việt Nam có tham vọng trở
thành một quốc gia phát triển và
có thu nhập cao vào năm 2045,
trong đó chuyển đổi số được xem
là động lực chính của tăng trưởng
kinh tế.
Ông Joo Young Park, Giám
đốc Khối Ngân hàng Định chế, DBS
Việt Nam, cho biết kết quả nghiên
cứu của DBS nhận định, điều quan
trọng là các doanh nghiệp Việt
phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng
cho việc chuyển đổi số để tận dụng
triển vọng thị trường trong dài hạn
và duy trì tính cạnh tranh.
“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng
dữ liệu nội bộ mạnh mẽ, phát triển
các chính sách quản trị dữ liệu và
đầu tư vào công nghệ hỗ trợ sẽ
giúp các nhà lãnh đạo số đang
phát triển ở Việt Nam nhận ra tiềm
năng của doanh nghiệp mình, từ
đó củng cố vị trí dẫn đầu của đất
nước về chuyển đổi số”, Giám đốc
Khối Ngân hàng Định chế, DBS
Việt Nam nói.
Trích nguồn: Nhịp sống thị trường
Chuyên gia chỉ ra khía cạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam
được đánh giá cao hơn Mỹ, Anh và Trung Quốc
https://vietnamyarnprice.com 19
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
T
rong những năm gần đây,
Việt Nam đã trở thành một
trong những nước xuất khẩu
dệt may lớn nhất trên thế giới.
Sản lượng và giá trị xuất khẩu của
ngành này đã tăng mạnh, đóng
góp đáng kể vào GDP của Việt
Nam. Ngành dệt may Việt Nam đã
thu hút được nhiều dòng vốn đầu
tư nước ngoài. Các công ty đến từ
các quốc gia như Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan đã xây dựng các
nhà máy sản xuất tại Việt Nam để
tận dụng lợi thế về lao động và chi
phí sản xuất thấp.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt
Nam phụ thuộc vào nguồn cung
vật liệu từ các quốc gia khác như
Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Sự biến đổi trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, như thay đổi chính
sách thương mại hoặc biến đổi khí
hậu, có thể ảnh hưởng đến nguồn
cung vật liệu và giá thành của
ngành này.
Theo báo cáo của Văn phòng
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt
may Việt Nam (Vinatex), tháng
4/2023, xuất khẩu dệt may Việt
Nam giảm 20,6% so với cùng kỳ
năm trước, kim ngạch xuất khẩu
đạt 3,06 tỷ USD (cùng kỳ năm trước
đạt 3,86 tỷ USD).
Lũy kế 4 tháng năm 2023, xuất
khẩu dệt may cả nước đạt khoảng
11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng
kỳ năm trước (trị giá tuyệt đối giảm
gần 3 tỷ USD).
Về thị trường xuất khẩu dệt
may tháng 4/2023, thống kê cho
thấy, tất cả các thị trường xuất
khẩu chính đều giảm so với cùng
kỳ năm trước, trong đó thị trường
Mỹ giảm 30%, kim ngạch xuất
khẩu đạt 1,15 tỷ USD; thị trường
Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,7%
đạt 349 triệu USD; thị trường Hàn
Quốc giảm 21%, đạt 237 triệu USD
và Nhật Bản giảm 3%.
Tính chung 4 tháng năm
2023, chỉ duy nhất thị trường Nhật
Bản tăng 6,6%, còn lại thị trường
Mỹ và Trung Quốc giảm trên 30%
so với cùng kỳ năm trước; thị
trường EU giảm 12% so với cùng
kỳ năm trước.
Cùng với xuất khẩu yếu đi hoạt
động sản xuất cũng có các tín hiệu
khó khăn khi IIP trong 4 tháng đầu
năm 2023 nhìn chung không ghi
nhận tăng trưởng. Chỉ số sử dụng
lao động cả hai mảng Dệt và May
mặc đều đi xuống với tốc độ khá
tương đồng giai đoạn quý 3/2021.
Hoạt động sản xuất ngành dệt
may Trung Quốc
tiếp tục tiêu cực
từ đầu năm 2023
mặc dù các yếu tố
bất lợi liên quan
đến dịch COVID
đã gần như chấm
dứt. Khối lượng sản xuất ngành
Dệt và Trang phục Trung Quốc lần
lượt giảm 3,1% và 7,7% trong tháng
3/2023.
Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt
may thế giới yếu đi tác động tiêu
cực đến hoạt động sản xuất theo
đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ các
mặt hàng sợi. Đến cuối tháng 4,
giá cotton đã giảm về mức quanh
80 cent/pounds (giảm 46% so với
cùng kỳ), ngang với trung bình giai
đoạn 2012 2019 cho thấy nhu cầu
nguyên liệu đầu vào của ngành
đang suy giảm.
Hầu hết các doanh nghiệp may
mặc ghi nhận kết quả kinh doanh
không khả quan trong quý 1/2023.
Dữ liệu từ báo cáo tài chính cho
thấy, trong tổng số 20 doanh
nghiệp dệt may trên sàn đã công
bố kết quả kinh doanh quý 1/2023,
chỉ có 2 doanh nghiệp tăng trưởng
lợi nhuận dương, trong khi có tới
13 doanh nghiệp tăng trưởng lợi
nhuận âm và 5 doanh nghiệp thậm
chí báo lỗ.
Nguồn: Doanh nghiệp hội nhập
Ngành dệt may đối mặt
nhiều dấu hiệu tiêu cực
trong quý II/2023
Thực tế nhu cầu tiêu thụ
hàng dệt may thế giới yếu đi
tác động tiêu cực đến hoạt
động sản xuất, theo đó làm
giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt
hàng sợi.
20 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
T
heo số liệu thống kê mới
nhất của Tổng cục Hải quan,
nửa đầu tháng 5, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của cả nước
đạt 11,4 tỷ USD, giảm hơn 21% so
với nửa cuối tháng 4. Lũy kế từ
đầu năm đến ngày 15/5, xuất khẩu
hàng hóa của cả nước đạt 118,6
tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu
hàng hóa trong nửa đầu tháng 5
đạt 12,4 tỷ USD, tăng nhẹ so với kỳ
trước. Tuy nhiên, nếu tính chung
từ đầu năm đến ngày 15/5, nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt
112 tỷ USD, giảm 18% so với cùng
kỳ năm ngoái.
Như vậy, đến nay tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ
đạt hơn 230 tỷ USD, giảm 15,3%
so với cùng kỳ năm trước, tương
đương giảm gần 40 tỷ USD. Con
số còn thấp hơn cả thời điểm dịch
COVID-19 bùng phát mạnh năm
2021, khi đó tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 234 tỷ USD.
Đáng chú ý, các nhóm hàng
xuất nhập khẩu chủ lực như: điện
thoại và linh kiện; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện; dệt may;
giày dép… đều giảm sâu so với
cùng kỳ năm ngoái.
Với quy mô hiện nay, những
tháng đầu năm kim ngạch xuất
nhập khẩu chỉ đạt bình quân 51,2
tỷ USD mỗi tháng, trong khi con
số này của cùng kỳ năm ngoái đạt
hơn 60 tỷ USD.
Nguồn: Tiền Phong
Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 40 tỷ USD,
thê thảm hơn cả khi 'đóng băng' vì COVID-19
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
đều giảm sâu so với năm ngoái
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình lạm phát tại một số
thị trường lớn đang khiến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam suy giảm mạnh. Từ đầu năm đến ngày 15/5,
kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 230 tỷ
USD, giảm gần 40 tỷ USD. Con số còn thấp hơn cả thời
điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh năm 2021.
"Để đạt được quy mô tương
đương năm ngoái (hơn 730 tỷ
USD), trong thời gian còn lại
của năm nay, kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam phải đạt khoảng 500 tỷ
USD, tương đương bình quân
gần 67 tỷ USD mỗi tháng. Đây là
mục tiêu đầy thách thức đặt ra
đối với cơ quan quản lý và cộng
đồng doanh nghiệp".
Tổng cục Hải quan nhận định.
https://vietnamyarnprice.com 21
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
MEET OUR TECHNICAL TEAM
at Stand H2-A303
.
TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG VCOSA
HOẠT ĐỘNG VCOSA
🔹 Ngày 04/5/2023, ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA tham gia phỏng vấn truyền hình để thực hiện nội
dung về "Thách thức truy xuất nguồn gốc ngành dệt may". Chương trình được phát sóng trong mục Nhịp
cầu thương vụ do Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện.
🔹 Ngày 16-17/5/2023, VCOSA đã đón tiếp ông Nguyễn Đăng Anh, Việt kiều Mỹ, cố vấn cấp cao của nhà trồng
bông Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu về cơ hội, tiềm năng hợp tác và phương thức cung ứng
bông Mỹ vào Việt Nam hiệu quả hơn. Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam, đại diện VCOSA đã sắp xếp và
cùng ông Đăng Anh có chuyến tham quan và trao đổi với lãnh đạo công ty TNHH Dệt 8-3.
🔹 Đặc biệt, trong tháng 5/2023, VCOSA đã tổ chức viếng thăm và làm việc với các DN sợi toàn quốc bắt đầu
từ miền bắc đến miền trung và kết thúc tại miền nam. Nhân chuyến công tác VCOSA đã có các hoạt động
cụ thể:
a. Khảo sát cập nhật về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
b. Tìm hiểu các khó khăn, thách thức cũng như các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp;
c. Chia sẻ của doanh nghiệp về thuận lợi và bài học kinh nghiệm cùng các góp ý mục tiêu dưới đây cho
hoạt động hiệp hội ngày càng hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích cho các hội viên.
✒ Mục tiêu chuyến công tác:
a. Từng bước xây dựng chiến lược truyền thông và quảng bá doanh nghiệp hội viên tại các kênh truyền
thông của hiệp hội và thông qua liên kết với đối tác nước ngoài về triển lãm và hội chợ quốc tế, từ
đó giúp đẩy mạnh thương hiệu ngành sợi Việt Nam đến các đối tác;
b. Quảng bá doanh nghiệp sợi Việt Nam thông qua Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 gửi đến các tổ
chức, đối tác, khách hàng trong chuỗi giá trị dệt may trong nước và quốc tế;
c. Chia sẻ với các hội viên về cơ hội và thách thức của ngành sợi Việt Nam so với các đối thủ cạnh
tranh, quan điểm của doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trước tình hình thực tế, làm sao
để biến nguy thành cơ;
d. Tổng hợp các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quan chức năng nhằm sửa đổi, khắc
phục hạn chế và phát huy thế mạnh để tạo môi trường kinh doanh ổn định, phát triển thuận lợi về
ngắn hạn và dài hạn.
22 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
THÔNG BÁO
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp hội viên
Trước tiên, thay mặt Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), tôi trân trọng gửi đến Quý Doanh nghiệp lời chào và lời
chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Văn phòng VCOSA thông báo kế hoạch hoạt động tháng 5 và tháng 6 năm 2023, liên quan đến công tác hỗ trợ hội viên
và doanh nghiệp (DN) kéo sợi trong đó tập trung mạnh vào truyền thông như sau:
1. Trong tháng 5/2023 VCOSA đã tổ chức viếng thăm và làm việc với các DN sợi toàn quốc bắt đầu từ miền Bắc đến
miền Trung và kết thúc tại miền Nam. Nhân chuyến công tác VCOSA đã có các hoạt động cụ thể:
a. Khảo sát cập nhật về năng lực sản xuất kinh doanh của DN;
b. Tìm hiểu các khó khăn, thách thức cũng như các đề xuất kiến nghị của DN;
c. Chia sẻ của DN về thuận lợi và bài học kinh nghiệm cùng các góp ý mục tiêu dưới đây cho hoạt động hiệp hội
ngày càng hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích cho các hội viên.
2. Mục tiêu chuyến công tác:
a. Từng bước xây dựng chiến lược truyền thông và quảng bá DN hội viên tại các kênh truyền thông của hiệp hội và
thôngqualiênkếtvớiđốitácnướcngoàivềtriểnlãmvàhộichợquốctế,từđógiúpđẩymạnhthươnghiệungànhsợi
Việt Nam đến các đối tác;
b. Quảng bá DN sợi Việt Nam thông qua Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 gửi đến các tổ chức, đối tác, khách hàng
trong chuỗi giá trị dệt may trong nước và quốc tế;
c. Chia sẻ với các hội viên về cơ hội và thách thức của ngành sợi Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh, quan
điểm của DN để có thể tồn tại và phát triển trước tình hình thực tế, làm sao để biến nguy thành cơ;
d. Tổng hợp các đề xuất kiến nghị của DN gửi các cơ quan chức năng nhằm sửa đổi, khắc phục hạn chế và phát
huy thế mạnh để tạo môi trường kinh doanh ổn định, phát triển thuận lợi về ngắn hạn và dài hạn.
3. Chuyến công tác dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng trung tuần tháng 6/2023. Mặc dù vậy, hiện tại VCOSA đã và đang
trong quá trình tổng hợp các nội dung chia sẻ của DN đã kết thúc chuyến thăm trước đó để đăng tải lần lượt trên
các kênh truyền thông. Cụ thể nội dung các DN thống nhất chia sẻ sẽ được Ban biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện,
sau đó các bài sẽ được đăng theo thứ tự các DN xong trước đăng trước và được đăng ưu tiên tại:
a. Bản tin tháng & báo cáo thống kê (Monthly Report).
b. Các kênh truyền thông bao gồm: Website, Facebook, LinkedIn, Zalo.
4. Về hoạt động truyền thông phối hợp, ngoài các bài viết chia sẻ của DN như đã nêu trên, VCOSA còn có các hoạt
động sau:
a. Đăng thông tin Profile của DN (theo thiết kế) tại các kênh ưu tiên: https://vcosa.vn/vi/members/, https://
vietnamyarnprice.com/, Monthly Report, Facebook, LinkedIn, Zalo.
b. Đăng thông tin DN tại cuốn Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 để giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh và thông
tin liên hệ giúp quảng bá DN. Mẫu danh bạ đính kèm theo thông báo, dự kiến có cả bản in 4 màu (số lượng
3000 bản) và bản mềm file PDF. Danh bạ sẽ được gửi các đối tác 1- DN sourcing, người mua sợi, nhà đầu tư
dệt may trong và ngoài nước (i) đến làm việc tại văn phòng Hiệp hội; (ii) đến tham dự các sự kiện trong nước
và quốc tế do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; 2- nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp dệt may tại
các thị trường mục tiêu (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…) quan tâm đến cơ hội đầu
tư, kinh doanh dệt may tại Việt Nam…
Ngoài ra, nhân chuyến công tác của VCOSA đến các DN sợi xuyên Việt lần này, hiệp hội còn kết hợp 02 mục tiêu quan
trọng khác. Đó là:
 Dự thảo văn bản (cập nhật hiện trạng) đề xuất, kiến nghị gửi các bộ ban ngành thông qua góp ý của DN. Nội
dung dự thảo sẽ được gửi DN để bổ sung và lấy ý kiến trước khi VCOSA phát hành gửi và làm việc trực tiếp với
các cơ quan hữu trách.
 Kế hoạch hoạt động của VCOSA sẽ tập trung vào nhu cầu thực tế và xác đáng do các DN chia sẻ và góp ý
nhân chuyến công tác thực tế. Chi tiết sẽ được cập nhật sau khi kết thúc chuyến công tác và nêu rõ tại cuộc
họp Sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, dự kiến sẽ được tổ chức tại Miền Bắc.
Hiệp hội trân trọng thông báo. Mong sẽ nhận được thêm ý kiến đóng góp của quý DN. Mọi thông tin thêm, vui lòng gửi về
Cô Nguyễn Thúy Vi, info@vcosa.org.vn, ĐTDĐ: 0346 906 928, Hotline: 0902 379 490.
Trân trọng.
Chủ tịch Nguyễn An Toàn
(Đã ký)
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Dệt may Sơn Nam
tiên phong trong sản xuất sợi và khăn
chất lượng cao cho xuất khẩu
C
ông ty cổ phần Dệt may Sơn Nam là một công ty sản xuất sợi và khăn có lịch sử lâu đời tại Việt Nam.
Công ty được thành lập vào năm 1960, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thích ứng với thị trường
trong và ngoài nước. Ban đầu, Sơn Nam chuyên nhuộm quần áo cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh,
sau đó mở rộng sang sản xuất sợi nhuộm, dệt khăn. Sản phẩm chính của công ty là khăn bông xuất khẩu đến
nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Và, cũng là công ty tiên phong sản xuất sợi OE tại
Việt Nam.
Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây Sơn Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu khăn sang Nhật Bản - một
thị trường yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng cao. Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và tuân
thủ các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng sản xuất, Sơn Nam liên tục đầu tư và đổi
mới nhà máy sản xuất để cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất .
Hệ thống dây chuyền sản xuất được đầu tư với các máy móc thiết bị hiện đại, thế hệ mới nhất của Đức,
Thuỵ Sĩ, Ý, Nhật Bản, Hong Kong,… như dây chuyền kéo sợi Trutzschler Đức, dệt khí Tsudakoma, dệt Jacquard,
dây chuyền nhuộm may hoàn tất hiện đại… Tổng công suất nhà máy sản xuất khăn đạt 4.500 tấn/năm, 2 nhà
máy sợi đạt 6.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 17 triệu USD. Hiện nay, các nhà máy sản xuất sợi của
công ty chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất khăn bông của mình.
Nguồn: Doanh nghiệp cung cấp
24 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
https://vietnamyarnprice.com 25
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Nhà máy sợi
Lam Giang
hướng tới mục tiêu đa dạng hóa
và mở rộng thị trường xuất khẩu
C
ông ty Cổ Phần Và Đầu Tư Thương Mại Lam Giang tọa lạc tại Km 3, đường 1A, phường Ninh Phong,
thành phố Ninh Bình. Hiện công ty có 2 nhà máy kéo sợi Lam Giang I và Lam Giang II, với 65.000 vạn cọc
sợi, công suất 90 tấn/tháng. Trang thiết bị sản xuất hiện đại đến từ các nước đứng đầu về công nghệ sản
xuất sợi như: Đức, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc… Với 450 lao động địa phương gắn bó lâu dài và có tay nghề cao.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ… Thời gian tới Lam Giang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, mở
rộng thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc…
Nhà máy kéo sợi Lam Giang vinh dự được chọn là công trình kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, và là
nhà máy sợi đầu tiên và duy nhất của tỉnh Ninh Bình tính đến nay.
Như bao nhà máy sợi khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tổng cầu sợi giảm đột ngột, việc tiêu thụ
thành phẩm của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó giá nguyên liệu diễn biến vô cùng phức tạp trong
2 năm vừa qua làm cho công ty bị thiệt hại lớn. Trước những thách thức đó Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra các
quyết sách quan trọng với mục tiêu duy trì sản xuất ở quy mô vừa phải, duy trì lao động, bảo trì tốt thiết bị, cơ
cấu lại các khoản nợ theo chính sách Ngân hàng nhà nước và chờ đợi thị trường phục hồi trở lại.
Chúng tôi nhận định rằng năm 2023 và 3 quý đầu năm 2024 thị trường sẽ còn rất nhiều khó khăn, tổng cầu
duy trì ở mức thấp, với hi vọng sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ quý IV năm 2024 khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi,
xung đột Nga – Ukraine kết thúc.
Nguồn: Doanh nghiệp cung cấp
26 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Dệt Phú Thọ
vượt qua thách thức,
thành công trên thị trường
C
ông ty TNHH Dệt Phú Thọ được thành lập từ năm 2001 tại Khu công nghiệp Thụy Vân, Phú Thọ, hoạt
động trong lĩnh vực dệt may với sản phẩm chính là sản xuất sợi cotton, với hơn 80% sản phẩm sợi cotton
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, Dệt Phú Thọ đã phải đối mặt với nhiều thách thức
trong thời gian gần đây. Đại dịch Covid-19 và các sự kiện toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Công suất sản xuất đã phải giảm xuống 60% (một nhà máy sản xuất đã phải ngừng hoạt
động từ cuối tháng 8 năm 2022).
Tuy vậy, với sự nỗ lực không ngừng, Dệt Phú Thọ đã vượt qua khó khăn và quay trở lại sản xuất tối đa công
suất của ba nhà máy từ cuối tháng 12 năm 2022. Điều này đã giúp công ty có đơn hàng đến hết tháng 6/2023.
Sự thành công này đến từ việc thực hiện những chiến lược quan trọng sau đây:
] Thứ nhất, luôn mang đến chất lượng sợi hàng đầu. Từ quy trình sản xuất kỹ lưỡng đến chọn lọc nguyên
liệu chất lượng, mỗi sản phẩm mang đậm dấu ấn chất lượng của Dệt Phú Thọ.
] Thứ hai, không ngừng nỗ lực duy trì sự ổn định trong chất lượng sản phẩm. Chính nhờ sự tận tâm và
kiểm soát chất lượng chặt chẽ, Dệt Phú Thọ đã tăng độ uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng.
] Thứ ba, luôn linh hoạt trong cách tiếp cận thị trường và tổ chức hoạt động thăm dò nhu cầu của khách
hàng. Điều này giúp Dệt Phú Thọ điều chỉnh giá cả một cách hợp lý và phù hợp với mỗi thị trường, đồng
thời đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Biên tập: Ngọc Trâm
https://vietnamyarnprice.com 27
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Trong tháng 4/2023, lượng và trị giá nhập khẩu bông
tăng lần lượt 29,9% và 26,7% so với tháng 3/2023.
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2023, lượng và trị
giá nhập khẩu bông giảm lần lượt 21,5% và 30,2% so
với cùng kỳ năm trước.
Đối với nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại, trong tháng
4/2023, lượng và trị giá nhập khẩu giảm lần lượt 16,4%
và 16,8% so với tháng 3/2023. Trong 4 tháng đầu năm
2023, lượng và trị giá nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại
cũng giảm lần lượt 9,2% và 24,9% so với cùng kỳ năm
trước.
Sốliệusơbộchothấytrongtháng
4/2023, Việt Nam nhập khẩu 121,4
nghìn tấn, tăng 29,9% so với tháng
trước. Trong khi đó, nhập khẩu xơ, sợi
dệt các loại giảm 16,4%, chỉ còn 84,3
nghìn tấn.
Theo thông tin mới nhất về
xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong tháng 4/2023 được Tổng
cục Hải Quan công bố, giá trị
nhập khẩu bông tăng 26,7%, đạt
con số 276,3 triệu USD, trong khi
đó giá trị nhập khẩu xơ-sợi lại
giảm 16,8% chỉ còn 174,4 triệu
USD. Không chỉ thế, giá trị nhập
khẩu vải cũng giảm 9,6%, xuống
còn 1,15 tỷ USD. Trong khi đó,
giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu
dùng để sản xuất các sản phẩm
giày cùng sản phẩm dệt may
cũng giảm 17,3%, chỉ còn 485,3
triệu USD.
1.Số liệu nhập khẩu
28 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Trị giá nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến
ngành dệt may của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
2023 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu
bông giảm mạnh nhất, với mức giảm 30,2%, xuống
còn 852 triệu USD. Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm
24,9%, chỉ còn 679,4 triệu USD. Nhập khẩu vải các loại
giảm 18,2%, xuống còn 4.133,9 triệu USD. Nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 17,4%, chỉ còn
1.869,8 triệu USD.
Số liệu sơ bộ cho thấy
trong tháng 4/2023, nhập
khẩu xơ, sợi dệt các loại của
Việt Nam khoảng 84,3 nghìn
tấn. So với tháng trước, lượng
nhập khẩu này giảm 16,4%,
nhưng so với cùng kỳ năm
trước, lượng nhập khẩu này lại
tăng nhẹ 0,9%.
Dữ liệu thống kê sơ
bộ tháng 4/2023 cho thấy
Việt Nam đã nhập khẩu
124,1 nghìn tấn bông, tăng
29,9% so với tháng trước
và tăng 27,4% so với cùng
kỳ năm trước.
https://vietnamyarnprice.com 29
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
1.1. Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ tăng nhẹ trở lại
T
heo số liệu thống kê củaTổng cục Hải quan, nhập
khẩu bông về Việt Nam trong tháng 3/2023, đạt
95,56 nghìn tấn, trị giá 218,15 triệu USD, tăng
24,6 % về lượng và tăng 19,5% về trị giá so với tháng
02/2023, giảm 21,8% về lượng và giảm 33,9% về trị giá
so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng bông
nhập khẩu về Việt Nam đạt 242,06 nghìn tấn, trị giá
575,65 tỷ USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 39,4% về
trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập
khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam từ
tất cả thị trường chính đều giảm so với
cùng kỳ 2022, trừ thị trường Australia...
Cụ thể:
Nhập khẩu bông từ thị trường
Australia lớn nhất trong 3 tháng đầu
năm 2023, đạt 78 nghìn tấn, trị giá 192
triệu USD, tăng 79,8% về lượng và tăng
72,2% về trị giá so với cùng kỳ năm
2022, chiếm 32,5% tổng lượng bông
nhập khẩu. Riêng trong tháng 3/2023,
lượng nhập khẩu bông từ thị trường này
đạt 23,46 nghìn tấn, trị giá 55,63 triệu
USD, giảm 9,7% về lượng và giảm 9,2%
về trị giá so với tháng 02/2023; tăng
mạnh 250,3% về lượng và tăng 229,7%
về trị giá so với tháng 3/2022.
Nhập khẩu bông từ thị trường Brazil đứng ở vị trí
thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt 57 nghìn tấn, trị giá
150 triệu USD, giảm 41,6% về lượng và giảm 39,4%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, Riêng trong tháng
3/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt
13,2 nghìn tấn, trị giá 32,26 triệu USD, giảm 38,8% về
lượng và giảm 43,7% về trị giá so với tháng 02/2023,
giảm 62,2% về lượng và giảm 65,1% về trị giá so với
tháng 3/2022.
Ngoài ra, nhập khẩu bông từ các thị trường khác
cũng giảm mạnh về lượng trong 3 tháng đầu năm
2023 so với cùng kỳ năm 2022 như nhập khẩu từ thị
trường Ấn Độ giảm 79,3%; từ Argentina giảm 89,9%; từ
Bờ Biển Ngà giảm 99%.
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu bông của Việt Nam
Nguồn: VITIC
Về giá: Giá bông bông nhập khẩu vào Việt Nam
tháng 3/2023 ở mức 2.283 USD/tấn, giảm 4,1% so với
tháng 02/2023 và giảm 15,4% so với tháng 3/2022.
Như vậy, tháng 3/2023 là tháng thứ 7 liên tiếp giá
nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ
khi đạt mức đỉnh vào tháng 8/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, giá bông
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình
2.378 USD/tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ 2022.
30 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Trên thị trường thế giới, giá
bông đã có sự biến động đáng kể,
theo đó giảm vào thời điểm cuối
tháng 3 và nhích tăng vào đầu
tháng 4/2023. Theo thông tin từ6
nguồn macrotrends.net, giá bông
nguyên liệu của Mỹ tại thời điểm
ngày 23/3/2023 giảm xuống mức
0,77 USD/pound, tuy vậy, mức giá
ngày 12/4/2023 nhích tăng nhẹ
lên mức 0,83 USD/pound.
Về triển vọng giá bông, trong
tháng tới, USDA sẽ công bố bộ
dự báo đầy đủ đầu tiên cho niên
vụ 2023/24 sắp tới, do đó, sẽ có
những dự báo cụ thể về giá bông.
Trong đó, những thông tin về diện
tích trồng bông giảm được dự báo
sẽ hỗ trợ cho giá bông thời gian tới.
Theo USDA, chi phí đầu vào cao
và giá đặc biệt cao đối với các
loại cây trồng cạnh tranh như
ngô và đậu tương có thể sẽ khiến
người trồng bông thu hẹp diện tích
trồng bông.
Trước xu hướng tăng của
giá bông thế giới, dự báo, giá
nhập khẩu bông nguyên liệu vào
Việt Nam cũng sẽ tăng nhẹ trong
tháng tới.
Giá bông nhập khẩu trung
bình từ các thị trường chính
trong tháng 3/2023 giảm so
với tháng 2/2023. Trong đó,
giá bông nhập khẩu từ thị
trường Brazil giảm 8,1% xuống
2.443 USD/tấn, giá bông nhập
khẩu từ thị trường Mỹ giảm
6,4% xuống 2.299 USD/tấn.
Giá nhập khẩu bông
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com 31
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Giá bông nguyên liệu của Mỹ từ đầu năm 2022 đến nay (USD/pound)
Nguồn: macrotrends.net
1.2. Dựbáogiánhậpkhẩuxơnguyênliệusẽđiềuchỉnhtăngthờigiantới
T
heo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,
lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam
trong tháng 3/2023 đạt 40,88 nghìn tấn, trị giá
51,28 triệu USD, tăng 36,3% về lượng và tăng 35,8% về
trị giá so với tháng 02/2023; tăng 12,9% về lượng và
tăng 3,6% về trị giá so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng xơ
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt 94 nghìn tấn,
trị giá 119 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 8,8%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 3 tháng đầu năm
2023, Việt Nam nhập khẩu
xơ nguyên liệu từ 27 thị
trường, tăng 5 thị trường
so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể:
Trung Quốc là thị
trường cung cấp xơ nguyên
liệu lớn nhất cho thị trường
Việt Nam, trong 3 tháng
đầu năm 2023, với lượng
nhập khẩu đạt 45,15 nghìn
tấn, trị giá 52,08 triệu USD,
chiếm 47,6% tổng lượng nhập
khẩu, tăng 7,7% về lượng nhưng
giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2022. Tính riêng trong tháng
3/2023, nhập khẩu xơ nguyên
liệu từ thị trường Trung Quốc vào
Việt Nam đạt 20,69 nghìn tấn, trị
giá 24,2 triệu USD, tăng 58,6% về
lượng và tăng 63,5% về trị giá so
với tháng 02/2023; tăng 25,7% về
lượng và tăng 16,8% về trị giá so
với tháng 3/2022.
Nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị
trường Thái Lan đứng vị trí thứ 2,
với lượng nhập khẩu trong 3 tháng
đầu năm 2023 đạt 12,62 nghìn tấn,
trị giá 14,05 triệu USD, chiếm 13,3%
tổng lượng nhập khẩu xơ nguyên
liệu của Việt Nam, tăng 16,5% về
lượng nhưng giảm 4,5% về trị giá
so với 3 tháng đầu năm 2022. Tính
riêng trong tháng 3/2023, nhập
khẩu xơ nguyên liệu từ thị trường
Thái Lan vào Việt Nam đạt 3,92
nghìn tấn, trị giá 4,28 triệu USD,
giảm 25,3% về lượng và giảm 27%
về trị giá so với tháng 2/2023; tăng
4,9% về lượng nhưng giảm 15,1%
về trị giá so với tháng 3/2022.
Nhìn chung trong 3 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu xơ nguyên
liệu từ các thị trường vào Việt Nam
tăng trưởng không đồng đều so
với cùng kỳ năm 2022, trong đó,
nhập khẩu từ một số thị trường
giảm như Hàn Quốc, Đài Loan,
Indonesia, Singapore, Ấn Độ. Trái
lại, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ
một số thị trường tăng như Thái
Lan, Bangladesh, Nhật Bản, Áo,
Đức, Hong Kong.
Nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
Nguồn: VITIC
32 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu xơ của Việt Nam
Về giá: Tháng 3/2023, giá xơ nguyên liệu nhập
khẩu về Việt Nam đạt trung bình 1.254 USD/tấn, giảm
0,4% so với tháng 02/2023 và giảm 8,3% so với tháng
3/2022. Trong đó, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu từ
Indonesia thấp nhất đạt 1.058 USD/tấn; tiếp đến là từ
Đài Loan đạt 1.153 USD/tấn… Giá nhập khẩu cao nhất
là từ thị trường Hàn Quốc với mức giá 2.028 USD/tấn.
Thị trường xơ thế giới đang có
nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu
thị trường yếu. Giá xơ nguyên liệu
trên thị trường thế giới đã khởi sắc
hơn. Tại Trung Quốc, theo nguồn
tin từ Trung tâm Thông tin về mạng
lưới dệt may toàn cầu (https://
www.tnc.com.cn/info/), giá xơ
polyester đã tăng lên trong những
ngày gần đây, đạt mức 7.400 NDT/
tấn vào ngày 20/04/2023 (giá
ngày 23/03/2023 đạt 7.240 NDT/
tấn và cao hơn nhiều so với ngày
17/03/2023 là 7.025 NDT/tấn);
trong khi đó, giá trung bình của xơ
viscose tại Trung Quốc đạt 13.200
NDT/tấn đến ngày 20/04/2023, giá
ổn định kể từ ngày 06/04/2023,
nhưng vẫn cao hơn so với mặt
bằng giá của tháng 3/2023.
Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu
vải nguyên liệu ở cả thị trường
trong nước và thị trường xuất khẩu
thấp nhưng do giá xơ thế giới ở
mức thấp trong những tháng đầu
năm, điều này khiến các doanh
nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu xơ
nguyên liệu để chuẩn bị cho đơn
hàng dệt may các tháng tới khi thị
trường khởi sắc trở lại.
Hiện giá xơ nguyên liệu thế giới
mặc dù đã tăng nhưng vẫn ở mức
thấp, dự báo giá xơ nhập khẩu vào
Việt Nam sẽ điều chỉnh tăng trong
thời gian tới và lượng nhập khẩu
tiếp tục tăng để phục vụ nhu cầu
sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Giá nhập khẩu trung bình xơ nguyên liệu qua các tháng (Đvt: USD/tấn)
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com 33
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Giá nhập khẩu xơ
Nguồn: VITIC
1.3. Nhậpkhẩusợinguyênliệusẽvẫnởmứcthấptrongthángtới
T
heo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,
nhập khẩu sợi nguyên liệu trong tháng 3/2023
đạt 58,41 nghìn tấn, trị giá 159,86 triệu USD,
tăng 36,6% về lượng và tăng 36,7% về trị giá so với
tháng 02/2023, giảm 10,4% về lượng và giảm 18,7%
về trị giá so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng nhập
khẩu mặt hàng này đạt 137,05 nghìn tấn, trị giá 382,26
triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 31,3% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn: VITIC
Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
34 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Nguồn: VITIC
Trong tháng 3/2023, Trung
Quốc là thị trường cung cấp sợi
nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam,
với lượng nhập khẩu đạt 40,31
nghìn tấn, trị giá 98,62 triệu USD,
tăng 42,9% về lượng và tăng 47,8%
về trị giá so với tháng 02/2023;
giảm 4,1% về lượng và giảm 13,6%
về trị giá so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm
2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu
từ thị trường Trung Quốc vào Việt
Nam đạt 94,64 nghìn tấn, trị giá
235,22 triệu USD, chiếm 69,1%
tổng lượng nhập khẩu, giảm 17,1%
về lượng và giảm 25,5% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu sợi nguyên liệu từ
thị trường Đài Loan trong tháng
3/2023 đạt 5,83 nghìn tấn, trị
giá 16,33 triệu USD, tăng 23% về
lượng và tăng 36,3% về trị giá so
với tháng 02/2023; giảm 34,5% về
lượng và giảm 35,5% về trị giá so
với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm
2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ
thị trường Đài Loan vào Việt Nam
đạt 14,36 nghìn tấn, trị giá 39,42
triệu USD, chiếm 10,5% tổng lượng
nhập khẩu sợi nguyên liệu của
Việt Nam, giảm 42,2% về lượng và
giảm 42,9% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2022.
Nhìn chung trong 3 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên
liệu từ các thị trường cung cấp
chính vào Việt Nam đều giảm
mạnh, trừ thị trường Nhật Bản tăng
mạnh 26,2% về lượng.
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu
sợi nguyên liệu từ một số thị trường
tăng rất mạnh trong 3 tháng đầu
năm 2023 như Pakistan, Pháp.
Nhập khẩu sợi của Việt Nam
Về giá: Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu trong
tháng 3/2023 ở mức 2.737 USD/tấn, ổn định so
với tháng 02/2023 và giảm 9,3% so với tháng
3/2022. Trong đó, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu từ
Trung Quốc thấp nhất đạt 2.447 USD/tấn; tiếp đến là
từ Ấn Độ đạt 2.621 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị
trường Nhật Bản đạt mức cao nhất là 9.968 USD/tấn.
https://vietnamyarnprice.com 35
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn)
Nguồn: VITIC
Thị trường sợi thế giới đang có
nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu
thị trường yếu. Giá sợi nguyên liệu
trên thị trường thế giới vẫn trong
xu hướng giảm. Tại Trung Quốc,
theo nguồn tin từ Trung tâm Thông
tin về mạng lưới dệt may toàn cầu
(https://www.tnc.com.cn/info/),
giá sợi polyester ngày 04/5/2023
đạt mức 7.650 NDT/tấn, cùng thời
điểm ngày 04/4/2023 đạt 8.025
NDT/tấn; trong khi đó, giá trung
bình của sợi bông 10S kéo sợi
tại Trung Quốc đạt 15.950 NDT/
tấn ngày 05/4/2023, giá ổn định
kể từ ngày 21/4/2023, nhưng
vẫn thấp hơn so với mặt bằng
giá đạt được trong tháng 3/2023
(ngày 07/3/2023 đạt mức 16.400
NDT/tấn).
Tại Việt Nam, giá nhập khẩu sợi
nguyên liệu ổn định trong 2 tháng
gần đây, hiện giá sợi nguyên liệu
thế giới vẫn ở mức thấp, tuy nhiên
nhu cầu chưa tăng, do đó, lượng
nhập khẩu sợi nguyên liệu vào
Việt Nam được dự báo vẫn ở mức
thấp trong những tháng tới.
Giá nhập khẩu sợi
Nguồn: VITIC
36 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Các số liệu về xuất khẩu của tháng 4/2023 cho thấy
xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm nhẹ 4,7% về
lượng và 5,2% về giá trị trong tháng 4/2023 so với
tháng 3/2023. Xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại cũng
giảm 11,7% về lượng và 32,9% về giá trị trong 4 tháng
đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu xuất khẩu cho tháng
4/2023, giá trị xuất khẩu của các loại
xơ, sợi dệt của Việt Nam giảm 5,2%
so với tháng trước, ở mức trị giá
356,7 triệu USD. Trong khi đó, giá trị
xuất khẩu vải các loại giảm 19,2%,
chỉ còn 200,9 triệu USD; xuất khẩu
của nguyên phụ liệu dệt may, da giày
cũng giảm 18,8% xuống 161,1 triệu
USD. Cuối cùng, giá trị xuất khẩu của
các loại vải kỹ thuật giảm 11,3%, chỉ
ở mức 56 triệu USD.
Nhìn chung, xuất khẩu xơ sợi
của Việt Nam đều có xu hướng
giảm về lượng và trị giá trong
tháng 4 năm 2023 so với tháng
3 năm 2023. Trong tháng 4 năm
2023, lượng xuất khẩu xơ sợi của
Việt Nam giảm xuống còn 144,2
nghìn tấn, giảm 4,7% so với tháng
trước. Trong khi đó, trị giá xuất
khẩu xơ sợi của Việt Nam cũng
giảm xuống còn 356,7 triệu USD,
với tỷ lệ giảm 5,2%.
2.Số liệu xuất khẩu
https://vietnamyarnprice.com 37
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Xuất khẩu hàng
dệt may trong tháng
4/2023 đạt 2,54 tỷ
USD, giảm 3,3% so
với tháng trước.
Theo số liệu sơ bộ
trong tháng 4/2023,
Việt Nam xuất khẩu
hàng dệt may đạt 2,54
tỷ USD giảm 19,5% so
với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam đều giảm so với cùng
kỳ năm trước. Xơ, sợi dệt các loại vẫn chiếm phần lớn với 1.297,8 triệu USD, nhưng sụt giảm 32,9%. Vải các loại
đạt 811,9 triệu USD, nhưng cũng giảm 13,9%. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày thu về 643,6 triệu USD, cũng
giảm đáng kể 16,9%. Vải kỹ thuật có trị giá xuất khẩu nhỏ nhất với 234 triệu USD, cũng giảm 20,4%.
38 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt
hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong quý 1/2023
đạt 373,8 nghìn tấn, kim ngạch 940,8 triệu USD, giảm
15,1% về lượng và giảm 35% về kim ngạch so với cùng
kỳ năm 2022.
Tính riêng trong tháng 3/2023, xuất khẩu xơ, sợi
dệt của Việt Nam đạt 151,29 nghìn tấn, kim ngạch
376,4 triệu USD, tăng 39,5% về lượng và tăng 11%
về kim ngạch so với tháng 02/2023; tuy vậy, so với
tháng 3/2022 giảm 7,9% về lượng và giảm 29,2% về
kim ngạch.
Trong quý 1/2023, Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi dệt
chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 43,29%
tổng lượng và chiếm 45,68% tổng kim ngạch. Đáng
chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung
Quốc đã giảm đáng kể trong quý 1/2023, với lượng
xuất khẩu đạt 161,8 nghìn tấn, kim ngạch 429,8 triệu
USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 38,8% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam sang
nhiều thị trường khác cũng giảm trong quý 1/2023 so
với cùng kỳ năm 2022 như Hàn Quốc, Mỹ, Bangladesh,
Indonesia, Đài Loan.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt
Nam sang một số thị trường tăng trong quý 1/2023
như Philippines, Brazil.
2.1. Xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt dự đoán sẽ vẫn ở mức thấp
trong những tháng tới
Nguồn: VITIC
— Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn
gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế...
— Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị
đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.
— Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông
tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu
thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo.
— Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả
để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn.
Ban Thông tin Truyền thông
https://vietnamyarnprice.com 39
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Nguồn: VITIC
Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam
Về giá: Trong tháng 3/2023, giá xuất
khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt
của Việt Nam đạt 2.488 USD/tấn, giảm
20,4% so với tháng 02/2023 và giảm
23,1% so với tháng 3/2022.
Nhu cầu thị trường dệt may toàn cầu
yếuđãkhiếngiácácmặthàngnguyênliệu
dệt may, trong đó có mặt hàng xơ, sợi dệt
giảm đáng kể, điều này khiến mặt bằng
giá xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt các
loại của Việt Nam trong những tháng
đầu năm 2023 cũng giảm đáng kể so
với cùng kỳ năm 2022.
40 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam
Giá xuất khẩu trung
bình mặt hàng xơ, sợi
giảm ở mức hai con số
ở nhiều thị trường trong
quý 1/2023, như giá xuất
khẩu sang thị trường
Trung Quốc giảm 21,5%,
Hàn Quốc giảm 23,8%,
Bangladesh giảm 29,8%,
Thái Lan giảm 19,9% so
với quý 1/2022.
https://vietnamyarnprice.com 41
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Đ
ã có những lo ngại mới về
sản lượng vụ 2022/23 gần
đây. Trọng tâm hiện tại của
sự chú ý là Ấn Độ, nơi bông được
chuyển đến nhà máy cán bông
chậm hơn đáng kể so với tốc độ
năm ngoái. Nhiều ý kiến cho rằng
người trồng trọt Ấn Độ có thể giữ
lại bông với hy vọng giá bông sẽ
tăng, nhưng khoảng cách quá lớn
khiến thị trường lo lắng rằng sản
lượng bông Ấn Độ của vụ mùa này
có thể sẽ nhỏ hơn dự báo hiện tại.
Khi tình hình trở nên rõ ràng
hơn, chúng ta cần nhớ rằng bông
là một loại hàng hóa toàn cầu và
các điều kiện không thuận lợi ở
một quốc gia có thể được cân
bằng với điều kiện thuận lợi từ các
nơi khác. Vào thời điểm này trong
năm, người trồng ở Nam bán cầu
đã bắt đầu thu hoạch. Úc và Brazil
được kỳ vọng sẽ có vụ thu hoạch
gần kỷ lục, và số bông đó sẽ sớm
được đưa ra thị trường.
Trong khi đó, sự chú ý đang tập
trung vào bông Ấn Độ khi giá đang
giảm trong khi những quan ngại
về sản lượng đang gia tăng. Hiện
tượng này có thể đượcc giải thích
là mặc dù sản lượng giảm thì vẫn
phải cân bằng với lượng cầu.
Với tình hình thị trường hiện tại,
nhu cầu ở hạ nguồn không tạo đủ
lực kéo để thắt chặt nguồn cung,
ngay cả khi sản lượng thu hoạch
ở một số nơi còn thấp hơn so với
kỳ vọng trước đây. Hiện tượng
tương tự có thể được sử dụng để
giải thích làm thế nào mà giá bông
giảm sau trận lụt tại Pakistan vào
tháng Mười.
Trong vụ mùa mới, nhu cầu có
thể tăng trở lại. Chuỗi cung ứng
dệt may toàn cầu có lượng đơn đặt
hàng giảm mạnh sau khi lạm phát
toàn cầu tăng và lãi suất tăng liên
tục sau đó. Chỉ khi hàng tồn kho ổn
định trở lại, số lượng đơn hàng may
mặc quay trở lại xu hướng bình
thường sẽ hỗ trợ lượng cầu bông.
Tuy nhiên, bất kỳ sự gia tăng
nhu cầu nào liên quan đến hàng
tồn kho sẽ phải phù hợp với tình
hình kinh tế vĩ mô.
Tốc độ và mức tăng lãi suất
trên toàn thế giới có thể vẫn chưa
được các nền kinh tế tiêu hóa hoàn
toàn. Bất kể một cuộc suy thoái có
đang rình rập ở các thị trường tiêu
dùng lớn hay không, tăng trưởng
kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ
thấp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
dự báo GDP thế giới sẽ dao động
khoảng ba phần trăm từ năm 2024
đến năm 2028. Tăng trưởng toàn
cầu quanh mức này không giúp
tăng lượng bông sử dụng tại các
nhà máy một cách đáng kể.
Tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm
kéo dài có thể cản trở sự gia tăng
nhu cầu tiêu dùng và lượng tiêu thụ
như sau các cuộc suy thoái kinh
tế gần đây và góp phần vào biến
động giá cả trong vụ 2010/11 và
2022/23.
Nguồn: CI
3.Báo cáo bông toàn cầu
Nguồn: CI _ VCOSA tổng hợp
42 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
JOIN NOW
To learn more or
become a member,
TrustUSCotton.org
Launched in 2020, the U.S. Cotton
Trust Protocol was designed
to set a new standard in more
sustainably grown cotton,
ensuring that it contributes to
the protection and preservation
of the planet, using the most
sustainable and responsible
techniques. It is the only system
that provides quantifiable, verifiable
goals and measurement in six key
sustainability metrics and article-
level supply chain transparency.
The Trust Protocol provides brands
and retailers the critical assurances
they need to show the cotton fiber
element of their supply chain is
more sustainably grown with lower
environmental and social risk.
SETTING A NEW STANDARD IN MORE
SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION
Trust in a smarter cotton future.
https://vietnamyarnprice.com 43
Bản tin VCOSA tháng 5-2023
Trụ sở
L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Văn phòng đại diện
P403, Lầu 4, Tòa nhà Ocean Park, 01 Đào Duy Anh, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch (nhận thư)
1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM
œ +84 902 379 490
œ info@vcosa.org.vn
œ www.vcosa.org.vn

More Related Content

What's hot

73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile
73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile
73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textilegururamsen
 
Process parameter in blow room
Process parameter in blow roomProcess parameter in blow room
Process parameter in blow roomVaibhav Mathankar
 
Ring spinning machine
Ring spinning machineRing spinning machine
Ring spinning machineRedwan Islam
 
Nonwoven Presentation
Nonwoven PresentationNonwoven Presentation
Nonwoven Presentationalaminmasum1
 
Spinning yarn faults
Spinning yarn faultsSpinning yarn faults
Spinning yarn faultsSohail AD
 
Primary motion of a loom
Primary motion of a loomPrimary motion of a loom
Primary motion of a loomFazle Cool
 
"Warping method in a Textile Weaving Technology"
 "Warping method in a Textile Weaving Technology" "Warping method in a Textile Weaving Technology"
"Warping method in a Textile Weaving Technology"Md Abul Hossain
 
Clothtech Technical Textile
Clothtech Technical TextileClothtech Technical Textile
Clothtech Technical Textilekanhaiya kumawat
 
Technical textile.lecture 01
Technical textile.lecture 01Technical textile.lecture 01
Technical textile.lecture 01Monir khan
 
Spec sheet by pratik solanki
Spec sheet by pratik solankiSpec sheet by pratik solanki
Spec sheet by pratik solankipratik solanki
 

What's hot (20)

Garments manufacturing1
Garments manufacturing1Garments manufacturing1
Garments manufacturing1
 
Knitting defects
Knitting defectsKnitting defects
Knitting defects
 
73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile
73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile
73641285 introduction-to-technical-textile-medical-textile
 
Process parameter in blow room
Process parameter in blow roomProcess parameter in blow room
Process parameter in blow room
 
Ring spinning machine
Ring spinning machineRing spinning machine
Ring spinning machine
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
 
Process control and yarn quality in spinning woodhead publishing-karthik
Process control and yarn quality in spinning woodhead publishing-karthikProcess control and yarn quality in spinning woodhead publishing-karthik
Process control and yarn quality in spinning woodhead publishing-karthik
 
Nonwoven Presentation
Nonwoven PresentationNonwoven Presentation
Nonwoven Presentation
 
Spinning yarn faults
Spinning yarn faultsSpinning yarn faults
Spinning yarn faults
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
 
MAIN Project.DOC
MAIN Project.DOCMAIN Project.DOC
MAIN Project.DOC
 
Primary motion of a loom
Primary motion of a loomPrimary motion of a loom
Primary motion of a loom
 
"Warping method in a Textile Weaving Technology"
 "Warping method in a Textile Weaving Technology" "Warping method in a Textile Weaving Technology"
"Warping method in a Textile Weaving Technology"
 
Nonwoven web formation rajesh
Nonwoven web formation   rajeshNonwoven web formation   rajesh
Nonwoven web formation rajesh
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT -  05/2022 ISSUE VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT -  05/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2022 ISSUE
 
Clothtech Technical Textile
Clothtech Technical TextileClothtech Technical Textile
Clothtech Technical Textile
 
Technical textile.lecture 01
Technical textile.lecture 01Technical textile.lecture 01
Technical textile.lecture 01
 
Spec sheet by pratik solanki
Spec sheet by pratik solankiSpec sheet by pratik solanki
Spec sheet by pratik solanki
 
sewing Thread
sewing Threadsewing Thread
sewing Thread
 
Production Calculation of Single Jersey Circular Knitting m/c
Production Calculation of Single Jersey Circular Knitting m/c Production Calculation of Single Jersey Circular Knitting m/c
Production Calculation of Single Jersey Circular Knitting m/c
 

Similar to Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắt
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắtMột số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắt
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfBÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfVietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Công nghệ sản xuất vải dệt thoiCông nghệ sản xuất vải dệt thoi
Công nghệ sản xuất vải dệt thoiQuan Tran Dinh
 
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoiTài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 

Similar to Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf (16)

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
 
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắt
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắtMột số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắt
Một số dụng cụ thiết bị sử dụng ở phân xưởng cắt
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdfBÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6:2023.pdf
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
 
Công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Công nghệ sản xuất vải dệt thoiCông nghệ sản xuất vải dệt thoi
Công nghệ sản xuất vải dệt thoi
 
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
[Kho tài liệu ngành may] tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
 
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoiTài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
Tài liệu công nghệ sản xuất vải dệt thoi
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 12/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
 

More from Vietnam Cotton & Spinning Association

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 

More from Vietnam Cotton & Spinning Association (16)

VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
 

Recently uploaded

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf

  • 1. Báo cáo thống kê ngành xơ sợi Tháng 5-2023 BẢN TIN ---Lưu hành nội bộ--- Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam BanThôngtinTruyềnthôngtổnghợp&biêntập
  • 2. 2 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn ĐIỂM TIN Tin quốc tế Tin trong nước 🔹 BGMEA kêu goị Mỹ cho phép tiếp cận thị trường miễn thuế đối với hàng may mặc làm từ bông Mỹ 🔹 Giá bông sụt giảm mặc dù sản lượng giảm ở nhiều khu vực 🔹 Ấn Độ sắp đối mặt với một ‘thảm họa’ bông khi sản lượng giảm làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu 🔹 Khoảng 250 nghìn kiện bông từ Úc để thúc đẩy ngành dệt may của Gujarat 🔹 Giá bông toàn cầu biến động trái chiều trong tháng qua: Cotton Inc 🔹 Trung Quốc đặt hàng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ 🔹 Giá PET tái chế nhìn chung giảm và có thể duy trì ở mức yếu 🔹 Kinh tế và ngành dệt may Bangladesh - đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Việt Nam - đáng gờm thế nào? 🔹 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ tăng nhẹ trở lại 🔹 Dự báo giá nhập khẩu xơ nguyên liệu sẽ điều chỉnh tăng thời gian tới 🔹 Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ vẫn ở mức thấp trong tháng tới 🔹 Xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt dự đoán sẽ vẫn ở mức thấp trong những tháng tới 🔹 Chuyên gia chỉ ra khía cạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao hơn Mỹ, Anh và Trung Quốc 🔹 Ngành dệt may đối mặt nhiều dấu hiệu tiêu cực trong quý II/2023 🔹 Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 40 tỷ USD, thê thảm hơn cả khi 'đóng băng' vì COVID-19
  • 3. https://vietnamyarnprice.com 3 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 TIN CHUYÊN NGÀNH T hị trường bông nội địa lượng hàng đến ít hơn, dẫn đến nhu cầu bông nhập khẩu trong ngành dệt may tăng lên. Các nguồn tin khẳng định rằng các nhà máy kéo sợi của Ấn Độ đã đặt hàng miễn thuế 250 nghìn kiện từ Úc. Số hàng này dự kiến sẽ đến Ấn Độ trong ba tháng nữa. Ngoài Úc, nhiều doanh nghiệp đang tìm mua bông từ châu Phi vì chính phủ liên bang đã đưa ra chương trình miễn một nửa thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Bông Úc có độ ẩm thấp, cho phép các nhà kéo sợi sản xuất sợi với hiệu quả cao hơn. Sợi bông Úc cũng đắt hơn đối với các nhà kéo sợi vì nó không bị nhiễm bẩn. Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng một phần đáng kể bông của Úc sẽ được chuyển đến các nhà máy kéo sợi ở Gujarat. Năm 2022, Ấn Độ đã nhập khẩu lượng bông trị giá 283 triệu USD từ Úc, gấp hơn 4 lần lượng nhập khẩu của năm trước. Lượng bông nhập khẩu của ngành dệt may Ấn Độ năm ngoái là khoảng 475 nghìn kiện, gấp hơn 2,5 lần lượng nhập khẩu của năm trước. Nguồn: Apparel Resources Ngọc Trâm biên dịch Khoảng 250 nghìn kiện bông từ Úc để thúc đẩy ngành dệt may của Gujarat C ơ quan sản xuất hàng may mặc hàng đầu của Bangladesh, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) một lần nữa kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép tiếp cận thị trường miễn thuế cho hàng may mặc làm từ bông Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng động thái này sẽ mang lại lợi ích cho cả nông dân trồng bông Mỹ và các nhà sản xuất hàng may mặc Bangladesh. Đây là lời kêu gọi của Chủ tịch BGMEA trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Bangladesh Ông Peter Haas gần đây. Được biết, Chủ tịch BGMEA cũng đã tìm kiếm sự hợp tác từ phía Mỹ để thúc đẩy quá trình nhập khẩu bông từ Mỹ dễ dàng hơn, đồng thời thông báo với Đặc phái viên Mỹ về sáng kiến của BGMEA tổ chức Hội nghị cấp cao về may mặc của Bangladesh tại Mỹ vào tháng 10 năm nay. Nguồn: Apparel Resources NgọcTrâm biên dịch BGMEA kêu goị Mỹ cho phép tiếp cận thị trường miễn thuế đối với hàng may mặc làm từ bông Mỹ Ông Faruque Hassan, Chủ tịch BGMEA. Ảnh Courtesy: www.textiletoday.com.bd
  • 4. Spindles are at the core of spinning machines and play a crucial role in their performance. With an impact on productivity, quality, energy saving or work environment, selecting the right spindle for an application is key. Thanks to Novibra’s wide range of spindles, finding the perfect spindle is child’s play. As the leader in spindle technology, Novibra offers a great selection of innovative and high-performance spindles (Fig. 1). First-ever spindle to run at 30 000 rpm – NASA HPS 68 Famous for extending service periods, reducing noise level and ensuring maximum durability, Novibra’s flagship and best-seller NASA HPS 68 (Fig. 2), already convinced premium machine manufacturers such as Rieter, Toyota or top-class Chinese producers. Installations in the optimum range for NASA HPS 68 – at medium to fine yarn counts and 20 000 to 30 000 rpm speed – represent a completely different type of load on the spindle than coarse yarn count applications. Smaller repeated loads at high frequency occur causing micro vibrations. Therefore, a chamber filled with lifetime grease was introduced as a second damping system. Noise is thus significantly reduced, making the spinning mill a better place to work. Reliable solution for medium and fine yarn counts – HPS 68 Novibra’s second best-selling spindle, HPS 68, has been a technical revolution in the switch from conical types to spindles with a flat tip. Its unrivalled spindle insert constitutes a base for all Novibra spindles of younger generations. HPS 68 is the right spindle to spin standard short-staple fibers to medium and fine yarn counts. Although higher speeds are possible, the spindle outperforms at speeds up to 20 000 rpm with favorable noise levels and long lifetime. It also makes operators’ lives easier with substantially longer oil exchange periods. The right choice for coarse yarn counts – L HPS 68 When spinning coarse yarn counts, L HPS 68 is the right spindle. Its unique wharve diameter of 18.5 mm ensures optimized energy consumption and load on the machine driving elements. In most applications, a full cop and high tension of the yarn put a heavy load on the spindle neck bearing – which is increased by further imbalances occurring in the spinning process of coarse yarns. The special design elements of the L HPS 68 spindle absorb heavy loads and ensure the desired harder damping. The spindle mostly runs with tube lengths from 220 to 250 mm, but it can also be perated with tube lengths of 280 mm, e.g. by wool spinners. While speed increases up to 20 000 rpm are an option, the speed is limited by the desired yarn count and twist. High speed and energy savings – LENA The latest addition to the Novibra spindle family was especially designed to achievehigh speeds with lowest energy consumption and reduced noise. LENA is the right spindle to spin yarn counts of Ne 30 and finer, with tube lengths up to 210 mm at speeds up to 30 000 rpm. Thanks to the uniquely small wharve diameter of 17.5 mm, 4 to 6% energy savings can be achieved. As creating a more sustainable future for the textile industry is getting more and more urgent, LENA is an attractive choice. The right crown for every spindle To leverage on its spindle range, Novibra also provides an extensive range of clamping crowns for underwinding-free doffing. The development of each crown has been thoroughly studied, with only one goal in mind: boosting customer’s competitiveness. Based on the machine type, doffing system and raw material or yarn count, Novibra offers countless designs from replaceable EASYdoff to sturdy steel crowns and from SERVOgrip (Fig. 3) to self-cleaning CROCOdoff. On request, Novibra also provides customized spindles without catching crowns for machines without automatic doffers. There is an ongoing debate about the introduction of a universal spindle type. However, only optimally selected spindles give the best results. Yarn count, speed, lifetime, maintenance, or energy consumption requirements must be considered in the selection process. Novibra sales teams assist customers in choosing the right spindle to achieve the optimum performance. Trade Press Article The Right Spindle to Make the Difference Rieter Trade Press Article: Economical Compact Spinning Using State-of-the-Art Technology, April 2022 About Rieter Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple fiber spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops and manufactures machinery, systems and components used to convert natural and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the only supplier worldwide to cover both spinning preparation processes and all four end-spinning processes currently established on the market. Furthermore, Rieter is a leader in the field of precision winding machines. With 17 manufacturing locations in ten countries, the company employs a global workforce of some 4 900, about 18% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com About Novibra Novibra, the world’s leading supplier of high-speed spindles, is a subsidiary of the Rieter Group. The company, based in Boskovice (Czech Republic), creates customer value through system expertise, innovative solutions, after sales excellence and global presence. The leading position of Novibra spindles is based on patented design of spindle insert and the highest quality of the production. Almost all renowned manufacturers of ring spinning machines specify Novibra spindles for high performance. www.novibra.com Rieter Management AG Klosterstrasse 32 P.O. Box CH-8406 Winterthur T +41 52 208 71 71 F +41 52 208 70 60 www.rieter.com For further information, please contact: Rieter Management AG Media Relations Relindis Wieser Head Group Communication T +41 52 208 70 45 F +41 52 208 70 60 media@rieter.com www.rieter.com Fig. 1: The wide range of Novibra spindles covers any requirement PP-ID 96045 Fig. 2: NASA HPS 68 on production line - the first spindle running at 30.000 rpm PP-ID 36546 Fig. 3: Spindle top part with the industry proven SERVOgrip, saving yarns and maintenance costs. PP-ID 36533
  • 5. https://vietnamyarnprice.com 5 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 LENA The most sold energy-saving spindle worldwide Make the Difference Visit us at ITMA Milan June 8 – 14, 2023 Hall 1, booth C206 www.novibra.com
  • 6. 6 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn M ỹ, nước xuất khẩu bông lớn nhất và nước sản xuất lớn thứ ba, dự kiến sẽ giảm 18% diện tích trồng bông trong năm nay, một trong những nơi có diện tích trồng bông giảm nhiều nhất trong thế kỷ này. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung bông toàn cầu. Tây Texas, nơi trồng bông nhiều nhất ở Mỹ, đang đối mặt với hạn hán “nghiêm trọng” theo Chỉ số hạn hán Gro (GDI). GDI có thể dự báo được diện tích đất bỏ hoang ở các vùng trồng bông của Texas, theo phân tích của Gro. Hạn hán cũng đang tấn công vụ mùa bông của Trung Quốc, nước sản xuất bông hàng đầu thế giới. Chỉ số GDI ở mức cao thứ hai trong hơn hai thập kỷ ở tỉnh Tân Cương, nơi trồng khoảng 90% sản lượng cây trồng của cả nước. Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 20% lượng bông được sử dụng bởi ngành dệt may của nước này và bất kỳ trở ngại nào đối với sản xuất bông trong nước, hiện đang được trồng, có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Mỹ trước đây là một trong những nhà cung cấp bông lớn nhất cho Trung Quốc, xuất khẩu hơn 800.000 tấn trị giá gần 1,3 tỷ USD vào năm 2021. Ấn Độ, nước sản xuất bông lớn thứ hai, đã buộc phải nhập khẩu bông do sản xuất trì trệ trong những năm qua. Trong lịch sử, xuất khẩu đã vượt quá nhập khẩu rất nhiều và lần cuối cùng nhập khẩu vượt trội là gần 20 năm trước. Lượng mưa dưới mức trung bình vào đầu đợt gió mùa năm ngoái, kết hợp với lượng mưa lớn từ Bão Gulab vào mùa thu, khiến sản lượng niên vụ 2022/23 thấp hơn 10% so với mức trung bình 5 năm trước đó. Nông dân hiện đang trồng bông cho niên vụ 2023/24, nhưng dự kiến diện tích sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái do đất được chuyển sang trồng các loại cây có tỷ suất lợi nhuận cao hơn như hạt có dầu và đậu. El Niño cũng được cho là sẽ làm giảm lượng mưa và tăng nhiệt độ ở Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến sản xuất bông. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023, với hầu hết tốc độ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Lạm phát cao cũng được cho là sẽ tiếp diễn, tạo ra kịch bản làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bông. Nguồn: Gro-intelligence Ngọc Trâm biên dịch Nhu cầu bông giảm do kinh tế toàn cầu suy thoái làm lu mờ tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ các nước sản xuất bông hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Giá bông sụt giảm mặc dù sản lượng giảm ở nhiều khu vực
  • 7. https://vietnamyarnprice.com 7 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Giá PET tái chế nhìn chung giảm và có thể duy trì ở mức yếu K ể từ đầu tháng 4, giá sản phẩm polyester nhìn chung yếu và giá PTA tiếp tục giảm. Giá hạt nhựa chai PET, hạt nhựa xơ PET, PSF và PFY đều giảm phần lớn, với mức giảm chung là 300-500 nhân dân tệ/tấn. Với sự suy yếu liên tục của giá polyester nguyên sinh và nhu cầu hạ nguồn chậm chạp, doanh số bán xơ hóa học tái chế ảm đạm và hàng tồn kho chất đống. Vào đầu tháng 5, một số nhà máy PSF tái chế đã ngừng hoạt động trong một tuần rưỡi và một số trong một tháng. Do chi phí cao và giá bán thấp, các nhà sản xuất xơ nhân tạo tái chế không nhiệt tình sản xuất và việc cắt giảm sản lượng có thể giảm lỗ. Do đó, các nhà máy xơ hóa học tái chế đã hạ giá mua mảnh PET. Gần đây, nhiều nhà máy làm sạch đã điều chỉnh giá thu mua các kiện chai ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Hồ Bắc và Hà Bắc thấp hơn, thường giảm 200-300 nhân dân tệ/tấn. Đồng thời, giá chai thô cũng giảm và giá mảnh PET đang có xu hướng giảm. Trong bối cảnh như vậy, các nhà cung cấp kiện chai và mảnh PET ghi nhận lợi nhuận bán hàng cao hơn. Hiện tại, mảnh xanh và trắng đã được làm sạch lạnh đang được chào bán ở mức giá trước thuế khoảng 5.200 nhân dân tệ/tấn ở Chiết Giang và Giang Tô, và có vẻ như nguồn cung đang tăng lên, và mảnh xanh và trắng đã được làm sạch nóng đang được giao dịch một phần ở mức 5.900-5.950 nhân dân tệ/tấn. Trích nguồn: CCFGroup Ngọc Trâm biên dịch S ản lượng bông thấp hơn ở Tân Cương, Trung Quốc trong năm nay đã dẫn đến việc nước này đặt hàng khoảng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ trong hai tuần qua. Tân Cương sản xuất hơn 70% tổng sản lượng bông của Trung Quốc. Điều này mang lại cơ hội cho các nhà máy kéo sợi ở Gujarat, nơi sẽ hoàn thành phần lớn các đơn hàng này trong hai tháng tới. Giá bông ở Ấn Độ đã cao hơn giá thế giới trong khoảng một năm và kết quả là xuất khẩu sợi cotton đã giảm. Tân Cương ước tính sản lượng giảm khoảng 10-15% xuống còn 27,5 triệu kiện trong năm nay. Ông Jayesh Patel, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà kéo sợi Gujarat (SAG), cho biết: “Ước tính sản lượng bông Tân Cương thấp hơn đáng kể trong năm nay. Theo ước tính của chúng tôi, Trung Quốc đã đặt hàng khoảng 250 container loại 20 tấn mỗi container. Phần lớn các đơn đặt hàng dành cho sợi cotton chi số 20 và 32. Một phần lớn trong số này sẽ được cung cấp bởi các nhà máy kéo sợi có trụ sở tại Gujarat.” Ông Rahul Shah, đồng chủ tịch của dệt may GCCI, cho biết: “Với ước tính sản lượng bông thấp hơn, nhu cầu sợi cotton của Trung Quốc đã tăng lên trong hai tuần qua. Đối với Ấn Độ, việc nhận được các đơn đặt hàng lớn từ Trung Quốc là một dấu hiệu tốt. Cho đến hai năm trước, nhu cầu từ Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng xuất khẩu của chúng tôi, hiện đã giảm xuống còn khoảng 15%.” Nguồn: The times of India Ngọc Trâm biên dịch Trung Quốc đặt hàng 5.000 tấn sợi cotton từ Ấn Độ
  • 8. 8 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn B angladesh đang nổi lên như một thị trường năng động, phát triển nhanh. Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi thị trường tiêu dùng lớn trong nước, tầng lớp trung lưu, giàu có đang mở rộng quy mô nhanh chóng, cùng với tỷ lệ chấp nhận kỹ thuật số ấn tượng. Theo IMF, Bangladesh đang là quốc gia đứng thứ 35 về quy mô kinh tế trên thế giới với 460,2 tỷ USD (trong khi Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 37). Dự báo của IMF cho rằng Bangladesh sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2023. Trước đó, quốc gia này tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 6,4% trong giai đoạn 2016- 2021. GDP bình quân đầu người Bangladesh là xấp xỉ 2.800 USD vào năm 2022 — hiện đã cao hơn Ấn Độ. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Bangladesh đang trên đà trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao (tối thiểu 4.000 USD GDP bình quân đầu người) vào năm 2031. Bangladesh đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những cú sốc kinh tế toàn cầu. Năm 2020, GDP của Bangladesh tăng 3,4%, là một trong số ít nền kinh tế châu Á tăng trưởng trong đại dịch Covid-19. Tương tự, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2009, tốc độ tăng trưởng hàng năm của quốc gia này là 5,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu chỉ 0,4%. Các mặt hàng xuất khẩu chính mang lại doanh thu cao nhất của Bangladesh là: quần áo may sẵn, đay và các sản phẩm từ đay, thuỷ sản, da và sản phẩm da, dệt may gia dụng... Với chi phí vận hành thấp, lực lượng lao động đông đảo và lành nghề cũng như các điều khoản thương mại ưu đãi, Bangladesh đã trở thành một nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường dệt may toàn cầu. Ngành may mặc của Bangladesh cũng chiếm gần 29% GDP và là ngành chính của công nghiệp nước này. Trong đó, chỉ riêng với hàng quần áo may sẵn, trong năm tài chính (FY) 2021-2022, giá trị xuất khẩu của Bangladesh ước tính đạt 31,46 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao so với con số 27,95 tỷ USD cùng kỳ. Sự tăng trưởng đột biến trong ngành may mặc đã có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của Số nhà máy lọt top 100 bền vững nhất thế giới của Bangladesh cao gấp 5 lần Trung Quốc, trong đó, chủ yếu là các nhà máy dệt may. Kinh tế và ngành dệt may Bangladesh đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Việt Nam đáng gờm thế nào?
  • 9. https://vietnamyarnprice.com 9 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Bangladesh. Các thị trường nước ngoài chính cho xuất khẩu quần áo may sẵn của Bangladesh trong năm 2022 là Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Canada và Bỉ. Theo một cuộc khảo sát mới đấy ngành may mặc Bangladesh hiện có khoảng hơn 4.800 nhà máy đang hoạt động, tạo ra việc làm cho hơn 4,4 triệu lao động, phần lớn là lao động nữ. Hàng may mặc xuất khẩu của Bangladesh chủ yếu phục vụ H&M, Walmart và Zara... Tuy nhiên, bất chấp những đóng góp đáng kể của ngành, vẫn còn những vấn đề như tiền lương thấp và điều kiện làm việc kém. Tuy nhiên, với rất nhiều nỗ lực cải thiện trong vòng 5 năm trở lại đây, Bangladesh đã có những bước tiến đáng kể trong việc bền vững hoá ngành dệt may, khi trở thành quốc gia có nhiều nhà máy bền vững nhất, cũng sở hữu nhà máy bền vững số 1 thế giới. Chủ yếu trong số 52 nhà máy này là nhà máy trong ngành dệt may, một số ít khác là trong ngành đóng tàu, da giày và điện tử. Bên cạnh đó, tuy với số lượng ít hơn nhưng các tòa nhà thương mại thân thiện với môi trường cũng đang được xây dựng ở Bangladesh. Khi được hỏi về thành công trong việc tăng các nhà máy thân thiện với môi trường, Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu hàng dệt kim Bangladesh BKMEA Mohammad Hatem nói: “Thành tích này là một niềm tự hào lớn đối với Bangladesh". “Các đối thủ không thể cạnh tranh bằng Bangladesh khi nói đến việc xây dựng các nhà máy thân thiện với môi trường. Hy vọng rằng sự công nhận toàn cầu này sẽ giúp tăng giá hàng may mặc”, ông này cho biết. Nguồn: Nhịp sống thị trường 52 trong số 100 nhà máy thân thiện với môi trường hàng đầu trên thế giới, theo danh sách mới nhất của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), là ở Bangladesh (trongkhiTrungQuốcchỉcó10 nhà máy, và Việt Nam có 4 nhà máy). Và 8/10 nhà máy thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới là ở Bangladesh, hai nhà máy còn lại ở Indonesia và Sri Lanka. Nhà máy Green Textile Limited Unit 4 tại Bangladesh cũng vinh dự đứng top 1 thế giới.
  • 10. 10 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn T heo ông Terry Townsend, cựu giám đốc điều hành của Ủy ban Cố vấn Bông Quốc tế, Ấn Độ đang phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng bông" sắp xảy ra mà hầu như không được chú ý. Mặc dù các ước tính cho thấy sản lượng bông của Ấn Độ niên vụ 2022/23 sẽ tương tự như năm trước, nhưng sự thiếu hụt đáng kể trong việc vận chuyển bông hạt đến các trung tâm thu mua đã làm dấy lên lo ngại. Ông Townsend, một nhân vật được kính trọng trong ngành, cảnh báo rằng vụ mùa năm nay sẽ không chỉ ít hơn vụ mùa năm ngoái mà còn có khả năng thấp tới 4,3 triệu tấn. Nguyên nhân của sự thiếu hụt dự đoán này vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã đóng góp một phần. Mưa lớn đã gây thiệt hại cho mùa màng ở Gujarat và Maharashtra, trong khi các bang phía bắc Haryana và Punjab đã trải qua năm thứ hai liên tiếp bị thiệt hại nặng nề do sâu đục quả màu hồng phá hoại. Ngoài ra, sự phổ biến của hạt giống chất lượng thấp với tỷ lệ nảy mầm kém và sự khó đoán định của thị trường hàng hóa đã làm trầm trọng thêm tình hình. Ấn Độ và Trung Quốc cung cấp nửa lượng bông thế giới. Nhưng xuất khẩu bông của Ấn Độ đã giảm trong thập kỷ qua. Townsend tin rằng Ấn Độ có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng bông trong năm nay, với nhập khẩu vượt đáng kể xuất khẩu trong vụ 2023/24. Điều này khiến ngành dệt may nội địa gặp khó khăn, vì họ thường dựa vào nguồn bông trong nước ổn định. Nhập khẩu bông phức tạp và mất nhiều thời gian hơn mua bông ngắn hạn. Townsend bày tỏ lo ngại về sự phủ nhận rõ ràng của các cơ quan lớn ở Ấn Độ về thảm họa sắp xảy ra. Với sản lượng bông toàn cầu lên tới xấp xỉ 24 triệu tấn, mức thâm hụt 1 triệu tấn có tác động nghiêm trọng. Ủy ban Sản xuất và Tiêu thụ Bông của Bộ Dệt may ước tính mức tiêu thụ của các nhà máy trong nước năm nay là 5 triệu tấn, thấp hơn một chút so với năm trước do nhu cầu sợi yếu ở Ấn Độ và những lo ngại về kinh tế toàn cầu. Với sản lượng bông dự đoán trong khoảng 5,6-5,7 triệu tấn, ủy ban tin rằng điều này sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, loại bỏ nhu cầu nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu sản lượng bông giảm xuống dưới 5 triệu tấn như dự đoán của Townsend, thì thời gian để giải quyết khủng hoảng sắp hết. Giá bông tăng và khả năng đóng cửa các nhà máy có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể. Toàn bộ chuỗi cung ứng bông ở Ấn Độ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây lo ngại cho toàn ngành. Nguồn: Fashionating World Ngọc Trâm biên dịch Ấn Độ sắp đối mặt với một ‘thảm họa’ bông khi sản lượng giảm làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu Những thách thức này đã dẫn đến việc ngày càng có nhiều nông dân vỡ mộng chuyển sang các loại cây trồng thay thế, góp phần làm giảm sản lượng bông.
  • 11. https://vietnamyarnprice.com 11 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 H ợp đồng NY/ICE tiếp tục dao động qua lại trong phạm vi gần đây. Sau khi tăng trên 85 cent/pound vào giữa tháng 4, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 đã giảm xuống dưới 80 cent/ pound vào cuối tháng. Theo báo cáo của Cotton Inc., giá đã phục hồi lên 84 cent/pound vào đầu tháng 5 trước khi giảm xuống dưới 80 cent/pound một lần nữa trước khi phục hồi về khoảng 81 cent/ pound hiện tại. Giá hợp đồng tháng 12 (phản ánh kỳ vọng của thị trường sau khi bắt đầu niên vụ 2023-2024) cũng theo mô hình tương tự. Giá trị hiện tại cũng gần 81 cent/ pound. Chỉ số A đã giảm và phục hồi một phần trong tháng trước. Giá bắt đầu ở mức gần 96 cent/ pound, giảm xuống mức thấp nhất là 91 cent/pound, sau đó phục hồi lên 93 cent/pound, theo báo cáo tổng quan tháng 5 năm 2023 của Cotton Inc. Giá tại Trung Quốc, được đại diện bởi Chỉ số Bông Trung Quốc (CC 3128B), tăng. Giá tăng từ 102 lên 107 cent/pound từ đầu tháng 4 đến tháng 5. Trong nước, giá tăng từ 15.000 lên 16.300 RMB/ tấn. Đồng Nhân dân tệ suy yếu so với đồng USD, từ 6,88 xuống 6,94 RMB/USD. Giá giao ngay tại Ấn Độ (chất lượng Shankar-6) đã giảm từ 97 xuống 94 cent/pound trong tháng qua. Ở trong nước, giá giảm từ 63.000 Rupee xuống 60.700 Rupee/candy. Đồng Rupee ổn định so với đồng USD, giữ ở mức gần 82 Rupee mỗi USD. Giá của Pakistan gần 82 cent/ pound một tháng trước nhưng được giao dịch trên 85 cent/pound trong hầu hết tháng qua. Gần đây hơn, giá đã giảm xuống còn 82 cent/pound. Trong nước, giá được giữ ở mức gần 20.000 PKR/mound trong hầu hết tháng qua. Đồng Rupee của Pakistan suy yếu từ 285 xuống 295 PKR/USD từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5. Những thay đổi chính trong sản xuất ở cấp quốc gia bao gồm giảm sản lượng ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, tăng sản lượng ở Ấn Độ, Mỹ và Pakistan. Về tiêu thụ, Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan dự kiến sẽ có mức tăng lớn nhất. Ấn Độ dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng cao nhất trong việc tiêu thụ bông. Thương mại bông toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng, với sự gia tăng cả về nhập khẩu và xuất khẩu. Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng nhập khẩu lớn nhất, trong khi Brazil, Ấn Độ và Mỹ được dự báo sẽ có mức tăng xuất khẩu lớn nhất. Nguồn: Fibre2Fashion Ngọc Trâm biên dịch Giá bông toàn cầu biến động trái chiều trong tháng qua Cotton Inc. Tháng 5, USDA đã công bố ước tính cung và cầu cho niên vụ sắp tới. Báo cáo cho thấy sản lượng bông giảm nhẹ và lượng tiêu thụ toàn cầu tăng đáng kể. Tồn cuối kỳ toàn cầu dự kiến sẽ hầu như không thay đổi.
  • 12. https://vcosa.vn Energy efficiency is key for any operation on the automatic winding machines. The new suction nozzle upgrade not only improves upper yarn pick-up but also minimizes energy costs thanks to possible vacuum reductions. Additionally, the Smartjet upgrade helps to further increase efficiency in upper yarn searching as manual intervention is eliminated. This translates into an increase in production due to less machine downtime, significantly reduced operator workload and greater process reliability. The winding unit cycle time is highly dependent on how fast and effectively the cut yarn is picked up from the package. The upgrade consists of the latest upper yarn pick-up suction nozzle (Fig.1), which is used in the latest automatic winding machine Autoconer X6. The standard suction nozzles will be replaced with new, flowoptimized and highly effective suction nozzles. Thanks to the aerodynamically optimized inner and outer moulds, the new suction nozzle offers extremely efficient air guidance. This benefits in maximum upper yarn pick-up reliability and minimized energy costs, which are possible through vacuum reduction. The improved new upper yarn pick-up suction nozzle also protects the package surface, especially while processing fine yarn counts. The upper yarn sensor in the suction nozzle detects the yarn precisely and stops the suction which is why the yarn pick up is so efficient and reduces yarn waste. The frequent stoppage of the winding position and manual interventions are eliminated due to the efficient yarn pick-up from the package. Unique Smartjet power nozzle The unique Smartjet power nozzle is installed on the doffer unit (Fig. 2). This helps increase the efficiency of the upper yarn suction nozzle even further. Before a winding position activates a red light due to the non- identification of a yarn end from the package, it sends the signal to the doffer unit. The Smartjet power nozzle efficiently supports the upper yarn search, thereby increasing the success rate of the upper yarn pick-up during the winding unit cycle process. The graph (Fig. 3) demonstrates the advantage of the Smartjet upgrade. This can lead to up to 2% increase in yarn production. Additional benefits are that operator workload is significantly reduced as employees no longer need to manually search for upper yarn. Process reliability is also improved. Trade Press Article Energy-Saving Solution with Efficient Yarn Pick-Up Rieter Trade Press Article: Winding Suction Nozzle and Smartjet Upgrade, April 2023 About Rieter Rieter is the world’s leading supplier of systems for manufacturing yarn from staple fibers in spinning mills. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops and manufactures machinery, systems and components used to convert natural and man-made fibers and their blends into yarns in the most cost-efficient manner. Cutting- edge spinning technology from Rieter contributes to sustainability in the textile value chain by minimizing the use of resources. Rieter has been in business for more than 225 years, has 18 production locations in ten countries and employs a global workforce of around 5 630, about 16.4% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com Rieter Management AG Klosterstrasse 32 P.O. Box CH-8406 Winterthur T +41 52 208 71 71 F +41 52 208 70 60 www.rieter.com For further information, please contact: Rieter Management AG Media Relations Relindis Wieser Head Group Communication T +41 52 208 70 45 F +41 52 208 70 60 media@rieter.com www.rieter.com Fig. 1: Energy saving and highly efficient suction nozzle in operation Asset ID: 98097 Fig. 2: Smartjet installed in doffer unit to improve the efficiency of the upper yarn search Asset ID: 96425 Fig.3: Increased production with the installation of Smartjet Asset ID: 98096
  • 14. 14 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - Nguồn: TTXVN
  • 15. https://vietnamyarnprice.com 15 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 - CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH Nguồn: TTXVN
  • 16. 16 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
  • 17. https://vietnamyarnprice.com 17 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 71.2% 80.7% 59.2% 51.1% 45.3% 31.1% 04 Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP THÁNG 5/2023 Doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh không tốt trong nửa cuối 2023 82.3% 82.3% Dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể Dự kiến tạm ngừng kinh doanh Dự kiến giảm quy mô 10.9% 10.9% 12.4% 12.4% 59% 59% Tỷ lệ DN dự kiến còn hoạt động trong năm 2023 dự báo phải cắt giảm quy mô từ 5% trở lên Tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động trên 50% Tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động từ 21-50% Tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động từ 5-20% Tỷ lệ DN dự kiến giảm doanh thu trên 50% Tỷ lệ DN dự kiến giảm doanh thu từ 21-50% Tỷ lệ DN dự kiến giảm doanh thu từ 5-20% 22.2% 22.2% 24% 24% 25% 25% 29.4% 29.4% 30.7% 30.7% 20.6% 20.6% Kinh tế ngành DN có đánh giá tiêu cực/ rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023 Kinh tế vĩ mô 81.4% 81.4% DN đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực 83.7% 83.7% Nhóm DN thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn DN ngành Xây dựng DN khu vực ngoài nhà nước DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa DN tại TP. Hồ Chí Minh ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Đơn hàng Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn Tiếp cận vốn vay Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn Thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế Tỷ lệ DN đối mặt khó khăn KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC LỚN NHẤT PHẢI ĐỐI MẶT 01 02 03 Giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của DN Tiếp cận thị trường Tiếp cận vốn vay DN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH VÀ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở MỨC KÉM HIỆU QUẢ 84% 84% SỰ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC NHÓM VẤN ĐỀ DN TẬP TRUNG KIẾN NGHỊ: Quy mô Lao động Quy mô Doanh thu Nguồn: Vnexpress
  • 18. 18 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn T heo báo cáo mới nhất của Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singapore Limited) về chuyển đối số, khoảng 68% các công ty Việt Nam được đánh giá cao trong phương pháp tiếp cận chiến lược, nhất quán và triệt nhằm số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng. Theo đó, con số này cao hơn mức trung bình toàn cầu (64%). Kết quả, trong số những nền kinh tế được DBS đánh giá và khảo sát, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, xếp thứ hai trong lĩnh vực chuyển đổi số, và xếp trên các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Trung Quốc. Báo cáo cho biết, phần lớn các công ty Việt Nam (63%) cho rằng chuyển đổi số đang giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tổng thể. Bên cạnh đó, khoảng 61% doanh nghiệp đã nâng cao mức độ hiểu biết khách hàng và 57% đã nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể trên thị trường. Ngoài ra, hơn một nửa doanh nghiệp Việt (56%) cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong dịch vụ và tương tác khách hàng. Tuy nhiên, khoảng cách về nhân tài (42%) và các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu (35%) vẫn là mối lo ngại lớn nhất cản trở các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Việt Nam có tham vọng trở thành một quốc gia phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045, trong đó chuyển đổi số được xem là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Ông Joo Young Park, Giám đốc Khối Ngân hàng Định chế, DBS Việt Nam, cho biết kết quả nghiên cứu của DBS nhận định, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho việc chuyển đổi số để tận dụng triển vọng thị trường trong dài hạn và duy trì tính cạnh tranh. “Việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu nội bộ mạnh mẽ, phát triển các chính sách quản trị dữ liệu và đầu tư vào công nghệ hỗ trợ sẽ giúp các nhà lãnh đạo số đang phát triển ở Việt Nam nhận ra tiềm năng của doanh nghiệp mình, từ đó củng cố vị trí dẫn đầu của đất nước về chuyển đổi số”, Giám đốc Khối Ngân hàng Định chế, DBS Việt Nam nói. Trích nguồn: Nhịp sống thị trường Chuyên gia chỉ ra khía cạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao hơn Mỹ, Anh và Trung Quốc
  • 19. https://vietnamyarnprice.com 19 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 T rong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Sản lượng và giá trị xuất khẩu của ngành này đã tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam đã thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã xây dựng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về lao động và chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung vật liệu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Sự biến đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, như thay đổi chính sách thương mại hoặc biến đổi khí hậu, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung vật liệu và giá thành của ngành này. Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tháng 4/2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,06 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 3,86 tỷ USD). Lũy kế 4 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước (trị giá tuyệt đối giảm gần 3 tỷ USD). Về thị trường xuất khẩu dệt may tháng 4/2023, thống kê cho thấy, tất cả các thị trường xuất khẩu chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Mỹ giảm 30%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD; thị trường Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,7% đạt 349 triệu USD; thị trường Hàn Quốc giảm 21%, đạt 237 triệu USD và Nhật Bản giảm 3%. Tính chung 4 tháng năm 2023, chỉ duy nhất thị trường Nhật Bản tăng 6,6%, còn lại thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm trên 30% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với xuất khẩu yếu đi hoạt động sản xuất cũng có các tín hiệu khó khăn khi IIP trong 4 tháng đầu năm 2023 nhìn chung không ghi nhận tăng trưởng. Chỉ số sử dụng lao động cả hai mảng Dệt và May mặc đều đi xuống với tốc độ khá tương đồng giai đoạn quý 3/2021. Hoạt động sản xuất ngành dệt may Trung Quốc tiếp tục tiêu cực từ đầu năm 2023 mặc dù các yếu tố bất lợi liên quan đến dịch COVID đã gần như chấm dứt. Khối lượng sản xuất ngành Dệt và Trang phục Trung Quốc lần lượt giảm 3,1% và 7,7% trong tháng 3/2023. Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may thế giới yếu đi tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất theo đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng sợi. Đến cuối tháng 4, giá cotton đã giảm về mức quanh 80 cent/pounds (giảm 46% so với cùng kỳ), ngang với trung bình giai đoạn 2012 2019 cho thấy nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành đang suy giảm. Hầu hết các doanh nghiệp may mặc ghi nhận kết quả kinh doanh không khả quan trong quý 1/2023. Dữ liệu từ báo cáo tài chính cho thấy, trong tổng số 20 doanh nghiệp dệt may trên sàn đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023, chỉ có 2 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận dương, trong khi có tới 13 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận âm và 5 doanh nghiệp thậm chí báo lỗ. Nguồn: Doanh nghiệp hội nhập Ngành dệt may đối mặt nhiều dấu hiệu tiêu cực trong quý II/2023 Thực tế nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may thế giới yếu đi tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, theo đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng sợi.
  • 20. 20 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn T heo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 11,4 tỷ USD, giảm hơn 21% so với nửa cuối tháng 4. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 118,6 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 5 đạt 12,4 tỷ USD, tăng nhẹ so với kỳ trước. Tuy nhiên, nếu tính chung từ đầu năm đến ngày 15/5, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 112 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ đạt hơn 230 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm gần 40 tỷ USD. Con số còn thấp hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh năm 2021, khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 234 tỷ USD. Đáng chú ý, các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép… đều giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Với quy mô hiện nay, những tháng đầu năm kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt bình quân 51,2 tỷ USD mỗi tháng, trong khi con số này của cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 60 tỷ USD. Nguồn: Tiền Phong Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 40 tỷ USD, thê thảm hơn cả khi 'đóng băng' vì COVID-19 Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm sâu so với năm ngoái Theo Tổng cục Hải quan, tình hình lạm phát tại một số thị trường lớn đang khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam suy giảm mạnh. Từ đầu năm đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 230 tỷ USD, giảm gần 40 tỷ USD. Con số còn thấp hơn cả thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh năm 2021. "Để đạt được quy mô tương đương năm ngoái (hơn 730 tỷ USD), trong thời gian còn lại của năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phải đạt khoảng 500 tỷ USD, tương đương bình quân gần 67 tỷ USD mỗi tháng. Đây là mục tiêu đầy thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp". Tổng cục Hải quan nhận định.
  • 21. https://vietnamyarnprice.com 21 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 MEET OUR TECHNICAL TEAM at Stand H2-A303 .
  • 22. TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG VCOSA HOẠT ĐỘNG VCOSA 🔹 Ngày 04/5/2023, ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA tham gia phỏng vấn truyền hình để thực hiện nội dung về "Thách thức truy xuất nguồn gốc ngành dệt may". Chương trình được phát sóng trong mục Nhịp cầu thương vụ do Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện. 🔹 Ngày 16-17/5/2023, VCOSA đã đón tiếp ông Nguyễn Đăng Anh, Việt kiều Mỹ, cố vấn cấp cao của nhà trồng bông Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu về cơ hội, tiềm năng hợp tác và phương thức cung ứng bông Mỹ vào Việt Nam hiệu quả hơn. Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam, đại diện VCOSA đã sắp xếp và cùng ông Đăng Anh có chuyến tham quan và trao đổi với lãnh đạo công ty TNHH Dệt 8-3. 🔹 Đặc biệt, trong tháng 5/2023, VCOSA đã tổ chức viếng thăm và làm việc với các DN sợi toàn quốc bắt đầu từ miền bắc đến miền trung và kết thúc tại miền nam. Nhân chuyến công tác VCOSA đã có các hoạt động cụ thể: a. Khảo sát cập nhật về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; b. Tìm hiểu các khó khăn, thách thức cũng như các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp; c. Chia sẻ của doanh nghiệp về thuận lợi và bài học kinh nghiệm cùng các góp ý mục tiêu dưới đây cho hoạt động hiệp hội ngày càng hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích cho các hội viên. ✒ Mục tiêu chuyến công tác: a. Từng bước xây dựng chiến lược truyền thông và quảng bá doanh nghiệp hội viên tại các kênh truyền thông của hiệp hội và thông qua liên kết với đối tác nước ngoài về triển lãm và hội chợ quốc tế, từ đó giúp đẩy mạnh thương hiệu ngành sợi Việt Nam đến các đối tác; b. Quảng bá doanh nghiệp sợi Việt Nam thông qua Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 gửi đến các tổ chức, đối tác, khách hàng trong chuỗi giá trị dệt may trong nước và quốc tế; c. Chia sẻ với các hội viên về cơ hội và thách thức của ngành sợi Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh, quan điểm của doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trước tình hình thực tế, làm sao để biến nguy thành cơ; d. Tổng hợp các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quan chức năng nhằm sửa đổi, khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh để tạo môi trường kinh doanh ổn định, phát triển thuận lợi về ngắn hạn và dài hạn. 22 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
  • 23. THÔNG BÁO Kính gửi: Quý Doanh nghiệp hội viên Trước tiên, thay mặt Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), tôi trân trọng gửi đến Quý Doanh nghiệp lời chào và lời chúc sức khỏe và thịnh vượng. Văn phòng VCOSA thông báo kế hoạch hoạt động tháng 5 và tháng 6 năm 2023, liên quan đến công tác hỗ trợ hội viên và doanh nghiệp (DN) kéo sợi trong đó tập trung mạnh vào truyền thông như sau: 1. Trong tháng 5/2023 VCOSA đã tổ chức viếng thăm và làm việc với các DN sợi toàn quốc bắt đầu từ miền Bắc đến miền Trung và kết thúc tại miền Nam. Nhân chuyến công tác VCOSA đã có các hoạt động cụ thể: a. Khảo sát cập nhật về năng lực sản xuất kinh doanh của DN; b. Tìm hiểu các khó khăn, thách thức cũng như các đề xuất kiến nghị của DN; c. Chia sẻ của DN về thuận lợi và bài học kinh nghiệm cùng các góp ý mục tiêu dưới đây cho hoạt động hiệp hội ngày càng hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi ích cho các hội viên. 2. Mục tiêu chuyến công tác: a. Từng bước xây dựng chiến lược truyền thông và quảng bá DN hội viên tại các kênh truyền thông của hiệp hội và thôngqualiênkếtvớiđốitácnướcngoàivềtriểnlãmvàhộichợquốctế,từđógiúpđẩymạnhthươnghiệungànhsợi Việt Nam đến các đối tác; b. Quảng bá DN sợi Việt Nam thông qua Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 gửi đến các tổ chức, đối tác, khách hàng trong chuỗi giá trị dệt may trong nước và quốc tế; c. Chia sẻ với các hội viên về cơ hội và thách thức của ngành sợi Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh, quan điểm của DN để có thể tồn tại và phát triển trước tình hình thực tế, làm sao để biến nguy thành cơ; d. Tổng hợp các đề xuất kiến nghị của DN gửi các cơ quan chức năng nhằm sửa đổi, khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh để tạo môi trường kinh doanh ổn định, phát triển thuận lợi về ngắn hạn và dài hạn. 3. Chuyến công tác dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng trung tuần tháng 6/2023. Mặc dù vậy, hiện tại VCOSA đã và đang trong quá trình tổng hợp các nội dung chia sẻ của DN đã kết thúc chuyến thăm trước đó để đăng tải lần lượt trên các kênh truyền thông. Cụ thể nội dung các DN thống nhất chia sẻ sẽ được Ban biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, sau đó các bài sẽ được đăng theo thứ tự các DN xong trước đăng trước và được đăng ưu tiên tại: a. Bản tin tháng & báo cáo thống kê (Monthly Report). b. Các kênh truyền thông bao gồm: Website, Facebook, LinkedIn, Zalo. 4. Về hoạt động truyền thông phối hợp, ngoài các bài viết chia sẻ của DN như đã nêu trên, VCOSA còn có các hoạt động sau: a. Đăng thông tin Profile của DN (theo thiết kế) tại các kênh ưu tiên: https://vcosa.vn/vi/members/, https:// vietnamyarnprice.com/, Monthly Report, Facebook, LinkedIn, Zalo. b. Đăng thông tin DN tại cuốn Danh bạ Hội viên VCOSA 2023 để giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh và thông tin liên hệ giúp quảng bá DN. Mẫu danh bạ đính kèm theo thông báo, dự kiến có cả bản in 4 màu (số lượng 3000 bản) và bản mềm file PDF. Danh bạ sẽ được gửi các đối tác 1- DN sourcing, người mua sợi, nhà đầu tư dệt may trong và ngoài nước (i) đến làm việc tại văn phòng Hiệp hội; (ii) đến tham dự các sự kiện trong nước và quốc tế do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; 2- nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp dệt may tại các thị trường mục tiêu (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…) quan tâm đến cơ hội đầu tư, kinh doanh dệt may tại Việt Nam… Ngoài ra, nhân chuyến công tác của VCOSA đến các DN sợi xuyên Việt lần này, hiệp hội còn kết hợp 02 mục tiêu quan trọng khác. Đó là:  Dự thảo văn bản (cập nhật hiện trạng) đề xuất, kiến nghị gửi các bộ ban ngành thông qua góp ý của DN. Nội dung dự thảo sẽ được gửi DN để bổ sung và lấy ý kiến trước khi VCOSA phát hành gửi và làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu trách.  Kế hoạch hoạt động của VCOSA sẽ tập trung vào nhu cầu thực tế và xác đáng do các DN chia sẻ và góp ý nhân chuyến công tác thực tế. Chi tiết sẽ được cập nhật sau khi kết thúc chuyến công tác và nêu rõ tại cuộc họp Sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, dự kiến sẽ được tổ chức tại Miền Bắc. Hiệp hội trân trọng thông báo. Mong sẽ nhận được thêm ý kiến đóng góp của quý DN. Mọi thông tin thêm, vui lòng gửi về Cô Nguyễn Thúy Vi, info@vcosa.org.vn, ĐTDĐ: 0346 906 928, Hotline: 0902 379 490. Trân trọng. Chủ tịch Nguyễn An Toàn (Đã ký)
  • 24. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Dệt may Sơn Nam tiên phong trong sản xuất sợi và khăn chất lượng cao cho xuất khẩu C ông ty cổ phần Dệt may Sơn Nam là một công ty sản xuất sợi và khăn có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 1960, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thích ứng với thị trường trong và ngoài nước. Ban đầu, Sơn Nam chuyên nhuộm quần áo cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh, sau đó mở rộng sang sản xuất sợi nhuộm, dệt khăn. Sản phẩm chính của công ty là khăn bông xuất khẩu đến nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Và, cũng là công ty tiên phong sản xuất sợi OE tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây Sơn Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu khăn sang Nhật Bản - một thị trường yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng cao. Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng sản xuất, Sơn Nam liên tục đầu tư và đổi mới nhà máy sản xuất để cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất . Hệ thống dây chuyền sản xuất được đầu tư với các máy móc thiết bị hiện đại, thế hệ mới nhất của Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Nhật Bản, Hong Kong,… như dây chuyền kéo sợi Trutzschler Đức, dệt khí Tsudakoma, dệt Jacquard, dây chuyền nhuộm may hoàn tất hiện đại… Tổng công suất nhà máy sản xuất khăn đạt 4.500 tấn/năm, 2 nhà máy sợi đạt 6.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 17 triệu USD. Hiện nay, các nhà máy sản xuất sợi của công ty chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất khăn bông của mình. Nguồn: Doanh nghiệp cung cấp 24 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn
  • 25. https://vietnamyarnprice.com 25 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Nhà máy sợi Lam Giang hướng tới mục tiêu đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu C ông ty Cổ Phần Và Đầu Tư Thương Mại Lam Giang tọa lạc tại Km 3, đường 1A, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình. Hiện công ty có 2 nhà máy kéo sợi Lam Giang I và Lam Giang II, với 65.000 vạn cọc sợi, công suất 90 tấn/tháng. Trang thiết bị sản xuất hiện đại đến từ các nước đứng đầu về công nghệ sản xuất sợi như: Đức, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc… Với 450 lao động địa phương gắn bó lâu dài và có tay nghề cao. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ… Thời gian tới Lam Giang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhà máy kéo sợi Lam Giang vinh dự được chọn là công trình kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, và là nhà máy sợi đầu tiên và duy nhất của tỉnh Ninh Bình tính đến nay. Như bao nhà máy sợi khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tổng cầu sợi giảm đột ngột, việc tiêu thụ thành phẩm của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó giá nguyên liệu diễn biến vô cùng phức tạp trong 2 năm vừa qua làm cho công ty bị thiệt hại lớn. Trước những thách thức đó Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra các quyết sách quan trọng với mục tiêu duy trì sản xuất ở quy mô vừa phải, duy trì lao động, bảo trì tốt thiết bị, cơ cấu lại các khoản nợ theo chính sách Ngân hàng nhà nước và chờ đợi thị trường phục hồi trở lại. Chúng tôi nhận định rằng năm 2023 và 3 quý đầu năm 2024 thị trường sẽ còn rất nhiều khó khăn, tổng cầu duy trì ở mức thấp, với hi vọng sẽ có sự thay đổi bắt đầu từ quý IV năm 2024 khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, xung đột Nga – Ukraine kết thúc. Nguồn: Doanh nghiệp cung cấp
  • 26. 26 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Dệt Phú Thọ vượt qua thách thức, thành công trên thị trường C ông ty TNHH Dệt Phú Thọ được thành lập từ năm 2001 tại Khu công nghiệp Thụy Vân, Phú Thọ, hoạt động trong lĩnh vực dệt may với sản phẩm chính là sản xuất sợi cotton, với hơn 80% sản phẩm sợi cotton xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, Dệt Phú Thọ đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian gần đây. Đại dịch Covid-19 và các sự kiện toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công suất sản xuất đã phải giảm xuống 60% (một nhà máy sản xuất đã phải ngừng hoạt động từ cuối tháng 8 năm 2022). Tuy vậy, với sự nỗ lực không ngừng, Dệt Phú Thọ đã vượt qua khó khăn và quay trở lại sản xuất tối đa công suất của ba nhà máy từ cuối tháng 12 năm 2022. Điều này đã giúp công ty có đơn hàng đến hết tháng 6/2023. Sự thành công này đến từ việc thực hiện những chiến lược quan trọng sau đây: ] Thứ nhất, luôn mang đến chất lượng sợi hàng đầu. Từ quy trình sản xuất kỹ lưỡng đến chọn lọc nguyên liệu chất lượng, mỗi sản phẩm mang đậm dấu ấn chất lượng của Dệt Phú Thọ. ] Thứ hai, không ngừng nỗ lực duy trì sự ổn định trong chất lượng sản phẩm. Chính nhờ sự tận tâm và kiểm soát chất lượng chặt chẽ, Dệt Phú Thọ đã tăng độ uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng. ] Thứ ba, luôn linh hoạt trong cách tiếp cận thị trường và tổ chức hoạt động thăm dò nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp Dệt Phú Thọ điều chỉnh giá cả một cách hợp lý và phù hợp với mỗi thị trường, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Biên tập: Ngọc Trâm
  • 27. https://vietnamyarnprice.com 27 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 SỐ LIỆU THỐNG KÊ Trong tháng 4/2023, lượng và trị giá nhập khẩu bông tăng lần lượt 29,9% và 26,7% so với tháng 3/2023. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2023, lượng và trị giá nhập khẩu bông giảm lần lượt 21,5% và 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại, trong tháng 4/2023, lượng và trị giá nhập khẩu giảm lần lượt 16,4% và 16,8% so với tháng 3/2023. Trong 4 tháng đầu năm 2023, lượng và trị giá nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại cũng giảm lần lượt 9,2% và 24,9% so với cùng kỳ năm trước. Sốliệusơbộchothấytrongtháng 4/2023, Việt Nam nhập khẩu 121,4 nghìn tấn, tăng 29,9% so với tháng trước. Trong khi đó, nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 16,4%, chỉ còn 84,3 nghìn tấn. Theo thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2023 được Tổng cục Hải Quan công bố, giá trị nhập khẩu bông tăng 26,7%, đạt con số 276,3 triệu USD, trong khi đó giá trị nhập khẩu xơ-sợi lại giảm 16,8% chỉ còn 174,4 triệu USD. Không chỉ thế, giá trị nhập khẩu vải cũng giảm 9,6%, xuống còn 1,15 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các sản phẩm giày cùng sản phẩm dệt may cũng giảm 17,3%, chỉ còn 485,3 triệu USD. 1.Số liệu nhập khẩu
  • 28. 28 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Trị giá nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu bông giảm mạnh nhất, với mức giảm 30,2%, xuống còn 852 triệu USD. Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 24,9%, chỉ còn 679,4 triệu USD. Nhập khẩu vải các loại giảm 18,2%, xuống còn 4.133,9 triệu USD. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 17,4%, chỉ còn 1.869,8 triệu USD. Số liệu sơ bộ cho thấy trong tháng 4/2023, nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam khoảng 84,3 nghìn tấn. So với tháng trước, lượng nhập khẩu này giảm 16,4%, nhưng so với cùng kỳ năm trước, lượng nhập khẩu này lại tăng nhẹ 0,9%. Dữ liệu thống kê sơ bộ tháng 4/2023 cho thấy Việt Nam đã nhập khẩu 124,1 nghìn tấn bông, tăng 29,9% so với tháng trước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • 29. https://vietnamyarnprice.com 29 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 1.1. Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ tăng nhẹ trở lại T heo số liệu thống kê củaTổng cục Hải quan, nhập khẩu bông về Việt Nam trong tháng 3/2023, đạt 95,56 nghìn tấn, trị giá 218,15 triệu USD, tăng 24,6 % về lượng và tăng 19,5% về trị giá so với tháng 02/2023, giảm 21,8% về lượng và giảm 33,9% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng bông nhập khẩu về Việt Nam đạt 242,06 nghìn tấn, trị giá 575,65 tỷ USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam từ tất cả thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ 2022, trừ thị trường Australia... Cụ thể: Nhập khẩu bông từ thị trường Australia lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2023, đạt 78 nghìn tấn, trị giá 192 triệu USD, tăng 79,8% về lượng và tăng 72,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 32,5% tổng lượng bông nhập khẩu. Riêng trong tháng 3/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 23,46 nghìn tấn, trị giá 55,63 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và giảm 9,2% về trị giá so với tháng 02/2023; tăng mạnh 250,3% về lượng và tăng 229,7% về trị giá so với tháng 3/2022. Nhập khẩu bông từ thị trường Brazil đứng ở vị trí thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt 57 nghìn tấn, trị giá 150 triệu USD, giảm 41,6% về lượng và giảm 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, Riêng trong tháng 3/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 13,2 nghìn tấn, trị giá 32,26 triệu USD, giảm 38,8% về lượng và giảm 43,7% về trị giá so với tháng 02/2023, giảm 62,2% về lượng và giảm 65,1% về trị giá so với tháng 3/2022. Ngoài ra, nhập khẩu bông từ các thị trường khác cũng giảm mạnh về lượng trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 như nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ giảm 79,3%; từ Argentina giảm 89,9%; từ Bờ Biển Ngà giảm 99%. Nguồn: VITIC Nhập khẩu bông của Việt Nam Nguồn: VITIC Về giá: Giá bông bông nhập khẩu vào Việt Nam tháng 3/2023 ở mức 2.283 USD/tấn, giảm 4,1% so với tháng 02/2023 và giảm 15,4% so với tháng 3/2022. Như vậy, tháng 3/2023 là tháng thứ 7 liên tiếp giá nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 8/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 2.378 USD/tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ 2022.
  • 30. 30 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Trên thị trường thế giới, giá bông đã có sự biến động đáng kể, theo đó giảm vào thời điểm cuối tháng 3 và nhích tăng vào đầu tháng 4/2023. Theo thông tin từ6 nguồn macrotrends.net, giá bông nguyên liệu của Mỹ tại thời điểm ngày 23/3/2023 giảm xuống mức 0,77 USD/pound, tuy vậy, mức giá ngày 12/4/2023 nhích tăng nhẹ lên mức 0,83 USD/pound. Về triển vọng giá bông, trong tháng tới, USDA sẽ công bố bộ dự báo đầy đủ đầu tiên cho niên vụ 2023/24 sắp tới, do đó, sẽ có những dự báo cụ thể về giá bông. Trong đó, những thông tin về diện tích trồng bông giảm được dự báo sẽ hỗ trợ cho giá bông thời gian tới. Theo USDA, chi phí đầu vào cao và giá đặc biệt cao đối với các loại cây trồng cạnh tranh như ngô và đậu tương có thể sẽ khiến người trồng bông thu hẹp diện tích trồng bông. Trước xu hướng tăng của giá bông thế giới, dự báo, giá nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam cũng sẽ tăng nhẹ trong tháng tới. Giá bông nhập khẩu trung bình từ các thị trường chính trong tháng 3/2023 giảm so với tháng 2/2023. Trong đó, giá bông nhập khẩu từ thị trường Brazil giảm 8,1% xuống 2.443 USD/tấn, giá bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ giảm 6,4% xuống 2.299 USD/tấn. Giá nhập khẩu bông Nguồn: VITIC
  • 31. https://vietnamyarnprice.com 31 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Giá bông nguyên liệu của Mỹ từ đầu năm 2022 đến nay (USD/pound) Nguồn: macrotrends.net 1.2. Dựbáogiánhậpkhẩuxơnguyênliệusẽđiềuchỉnhtăngthờigiantới T heo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 40,88 nghìn tấn, trị giá 51,28 triệu USD, tăng 36,3% về lượng và tăng 35,8% về trị giá so với tháng 02/2023; tăng 12,9% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng xơ nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt 94 nghìn tấn, trị giá 119 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu xơ nguyên liệu từ 27 thị trường, tăng 5 thị trường so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Trung Quốc là thị trường cung cấp xơ nguyên liệu lớn nhất cho thị trường Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2023, với lượng nhập khẩu đạt 45,15 nghìn tấn, trị giá 52,08 triệu USD, chiếm 47,6% tổng lượng nhập khẩu, tăng 7,7% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng trong tháng 3/2023, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam đạt 20,69 nghìn tấn, trị giá 24,2 triệu USD, tăng 58,6% về lượng và tăng 63,5% về trị giá so với tháng 02/2023; tăng 25,7% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với tháng 3/2022. Nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị trường Thái Lan đứng vị trí thứ 2, với lượng nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 12,62 nghìn tấn, trị giá 14,05 triệu USD, chiếm 13,3% tổng lượng nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam, tăng 16,5% về lượng nhưng giảm 4,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2022. Tính riêng trong tháng 3/2023, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ thị trường Thái Lan vào Việt Nam đạt 3,92 nghìn tấn, trị giá 4,28 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng 2/2023; tăng 4,9% về lượng nhưng giảm 15,1% về trị giá so với tháng 3/2022. Nhìn chung trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ các thị trường vào Việt Nam tăng trưởng không đồng đều so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, nhập khẩu từ một số thị trường giảm như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Singapore, Ấn Độ. Trái lại, nhập khẩu xơ nguyên liệu từ một số thị trường tăng như Thái Lan, Bangladesh, Nhật Bản, Áo, Đức, Hong Kong. Nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn) Nguồn: VITIC
  • 32. 32 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Nguồn: VITIC Nhập khẩu xơ của Việt Nam Về giá: Tháng 3/2023, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 1.254 USD/tấn, giảm 0,4% so với tháng 02/2023 và giảm 8,3% so với tháng 3/2022. Trong đó, giá xơ nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia thấp nhất đạt 1.058 USD/tấn; tiếp đến là từ Đài Loan đạt 1.153 USD/tấn… Giá nhập khẩu cao nhất là từ thị trường Hàn Quốc với mức giá 2.028 USD/tấn. Thị trường xơ thế giới đang có nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu thị trường yếu. Giá xơ nguyên liệu trên thị trường thế giới đã khởi sắc hơn. Tại Trung Quốc, theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin về mạng lưới dệt may toàn cầu (https:// www.tnc.com.cn/info/), giá xơ polyester đã tăng lên trong những ngày gần đây, đạt mức 7.400 NDT/ tấn vào ngày 20/04/2023 (giá ngày 23/03/2023 đạt 7.240 NDT/ tấn và cao hơn nhiều so với ngày 17/03/2023 là 7.025 NDT/tấn); trong khi đó, giá trung bình của xơ viscose tại Trung Quốc đạt 13.200 NDT/tấn đến ngày 20/04/2023, giá ổn định kể từ ngày 06/04/2023, nhưng vẫn cao hơn so với mặt bằng giá của tháng 3/2023. Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu vải nguyên liệu ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu thấp nhưng do giá xơ thế giới ở mức thấp trong những tháng đầu năm, điều này khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu xơ nguyên liệu để chuẩn bị cho đơn hàng dệt may các tháng tới khi thị trường khởi sắc trở lại. Hiện giá xơ nguyên liệu thế giới mặc dù đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp, dự báo giá xơ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ điều chỉnh tăng trong thời gian tới và lượng nhập khẩu tiếp tục tăng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Giá nhập khẩu trung bình xơ nguyên liệu qua các tháng (Đvt: USD/tấn) Nguồn: VITIC
  • 33. https://vietnamyarnprice.com 33 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Giá nhập khẩu xơ Nguồn: VITIC 1.3. Nhậpkhẩusợinguyênliệusẽvẫnởmứcthấptrongthángtới T heo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sợi nguyên liệu trong tháng 3/2023 đạt 58,41 nghìn tấn, trị giá 159,86 triệu USD, tăng 36,6% về lượng và tăng 36,7% về trị giá so với tháng 02/2023, giảm 10,4% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 137,05 nghìn tấn, trị giá 382,26 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 31,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn: VITIC Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
  • 34. 34 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Nguồn: VITIC Trong tháng 3/2023, Trung Quốc là thị trường cung cấp sợi nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam, với lượng nhập khẩu đạt 40,31 nghìn tấn, trị giá 98,62 triệu USD, tăng 42,9% về lượng và tăng 47,8% về trị giá so với tháng 02/2023; giảm 4,1% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam đạt 94,64 nghìn tấn, trị giá 235,22 triệu USD, chiếm 69,1% tổng lượng nhập khẩu, giảm 17,1% về lượng và giảm 25,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan trong tháng 3/2023 đạt 5,83 nghìn tấn, trị giá 16,33 triệu USD, tăng 23% về lượng và tăng 36,3% về trị giá so với tháng 02/2023; giảm 34,5% về lượng và giảm 35,5% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan vào Việt Nam đạt 14,36 nghìn tấn, trị giá 39,42 triệu USD, chiếm 10,5% tổng lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam, giảm 42,2% về lượng và giảm 42,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ các thị trường cung cấp chính vào Việt Nam đều giảm mạnh, trừ thị trường Nhật Bản tăng mạnh 26,2% về lượng. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu từ một số thị trường tăng rất mạnh trong 3 tháng đầu năm 2023 như Pakistan, Pháp. Nhập khẩu sợi của Việt Nam Về giá: Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu trong tháng 3/2023 ở mức 2.737 USD/tấn, ổn định so với tháng 02/2023 và giảm 9,3% so với tháng 3/2022. Trong đó, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thấp nhất đạt 2.447 USD/tấn; tiếp đến là từ Ấn Độ đạt 2.621 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt mức cao nhất là 9.968 USD/tấn.
  • 35. https://vietnamyarnprice.com 35 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn) Nguồn: VITIC Thị trường sợi thế giới đang có nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu thị trường yếu. Giá sợi nguyên liệu trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng giảm. Tại Trung Quốc, theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin về mạng lưới dệt may toàn cầu (https://www.tnc.com.cn/info/), giá sợi polyester ngày 04/5/2023 đạt mức 7.650 NDT/tấn, cùng thời điểm ngày 04/4/2023 đạt 8.025 NDT/tấn; trong khi đó, giá trung bình của sợi bông 10S kéo sợi tại Trung Quốc đạt 15.950 NDT/ tấn ngày 05/4/2023, giá ổn định kể từ ngày 21/4/2023, nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng giá đạt được trong tháng 3/2023 (ngày 07/3/2023 đạt mức 16.400 NDT/tấn). Tại Việt Nam, giá nhập khẩu sợi nguyên liệu ổn định trong 2 tháng gần đây, hiện giá sợi nguyên liệu thế giới vẫn ở mức thấp, tuy nhiên nhu cầu chưa tăng, do đó, lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam được dự báo vẫn ở mức thấp trong những tháng tới. Giá nhập khẩu sợi Nguồn: VITIC
  • 36. 36 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Các số liệu về xuất khẩu của tháng 4/2023 cho thấy xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm nhẹ 4,7% về lượng và 5,2% về giá trị trong tháng 4/2023 so với tháng 3/2023. Xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại cũng giảm 11,7% về lượng và 32,9% về giá trị trong 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu xuất khẩu cho tháng 4/2023, giá trị xuất khẩu của các loại xơ, sợi dệt của Việt Nam giảm 5,2% so với tháng trước, ở mức trị giá 356,7 triệu USD. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu vải các loại giảm 19,2%, chỉ còn 200,9 triệu USD; xuất khẩu của nguyên phụ liệu dệt may, da giày cũng giảm 18,8% xuống 161,1 triệu USD. Cuối cùng, giá trị xuất khẩu của các loại vải kỹ thuật giảm 11,3%, chỉ ở mức 56 triệu USD. Nhìn chung, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam đều có xu hướng giảm về lượng và trị giá trong tháng 4 năm 2023 so với tháng 3 năm 2023. Trong tháng 4 năm 2023, lượng xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam giảm xuống còn 144,2 nghìn tấn, giảm 4,7% so với tháng trước. Trong khi đó, trị giá xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam cũng giảm xuống còn 356,7 triệu USD, với tỷ lệ giảm 5,2%. 2.Số liệu xuất khẩu
  • 37. https://vietnamyarnprice.com 37 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 4/2023 đạt 2,54 tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước. Theo số liệu sơ bộ trong tháng 4/2023, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,54 tỷ USD giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Xơ, sợi dệt các loại vẫn chiếm phần lớn với 1.297,8 triệu USD, nhưng sụt giảm 32,9%. Vải các loại đạt 811,9 triệu USD, nhưng cũng giảm 13,9%. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày thu về 643,6 triệu USD, cũng giảm đáng kể 16,9%. Vải kỹ thuật có trị giá xuất khẩu nhỏ nhất với 234 triệu USD, cũng giảm 20,4%.
  • 38. 38 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong quý 1/2023 đạt 373,8 nghìn tấn, kim ngạch 940,8 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 35% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng trong tháng 3/2023, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt 151,29 nghìn tấn, kim ngạch 376,4 triệu USD, tăng 39,5% về lượng và tăng 11% về kim ngạch so với tháng 02/2023; tuy vậy, so với tháng 3/2022 giảm 7,9% về lượng và giảm 29,2% về kim ngạch. Trong quý 1/2023, Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi dệt chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 43,29% tổng lượng và chiếm 45,68% tổng kim ngạch. Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc đã giảm đáng kể trong quý 1/2023, với lượng xuất khẩu đạt 161,8 nghìn tấn, kim ngạch 429,8 triệu USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 38,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam sang nhiều thị trường khác cũng giảm trong quý 1/2023 so với cùng kỳ năm 2022 như Hàn Quốc, Mỹ, Bangladesh, Indonesia, Đài Loan. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam sang một số thị trường tăng trong quý 1/2023 như Philippines, Brazil. 2.1. Xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt dự đoán sẽ vẫn ở mức thấp trong những tháng tới Nguồn: VITIC — Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế... — Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường. — Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo. — Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn. Ban Thông tin Truyền thông
  • 39. https://vietnamyarnprice.com 39 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Nguồn: VITIC Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam Về giá: Trong tháng 3/2023, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt 2.488 USD/tấn, giảm 20,4% so với tháng 02/2023 và giảm 23,1% so với tháng 3/2022. Nhu cầu thị trường dệt may toàn cầu yếuđãkhiếngiácácmặthàngnguyênliệu dệt may, trong đó có mặt hàng xơ, sợi dệt giảm đáng kể, điều này khiến mặt bằng giá xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • 40. 40 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi giảm ở mức hai con số ở nhiều thị trường trong quý 1/2023, như giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 21,5%, Hàn Quốc giảm 23,8%, Bangladesh giảm 29,8%, Thái Lan giảm 19,9% so với quý 1/2022.
  • 41. https://vietnamyarnprice.com 41 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Đ ã có những lo ngại mới về sản lượng vụ 2022/23 gần đây. Trọng tâm hiện tại của sự chú ý là Ấn Độ, nơi bông được chuyển đến nhà máy cán bông chậm hơn đáng kể so với tốc độ năm ngoái. Nhiều ý kiến cho rằng người trồng trọt Ấn Độ có thể giữ lại bông với hy vọng giá bông sẽ tăng, nhưng khoảng cách quá lớn khiến thị trường lo lắng rằng sản lượng bông Ấn Độ của vụ mùa này có thể sẽ nhỏ hơn dự báo hiện tại. Khi tình hình trở nên rõ ràng hơn, chúng ta cần nhớ rằng bông là một loại hàng hóa toàn cầu và các điều kiện không thuận lợi ở một quốc gia có thể được cân bằng với điều kiện thuận lợi từ các nơi khác. Vào thời điểm này trong năm, người trồng ở Nam bán cầu đã bắt đầu thu hoạch. Úc và Brazil được kỳ vọng sẽ có vụ thu hoạch gần kỷ lục, và số bông đó sẽ sớm được đưa ra thị trường. Trong khi đó, sự chú ý đang tập trung vào bông Ấn Độ khi giá đang giảm trong khi những quan ngại về sản lượng đang gia tăng. Hiện tượng này có thể đượcc giải thích là mặc dù sản lượng giảm thì vẫn phải cân bằng với lượng cầu. Với tình hình thị trường hiện tại, nhu cầu ở hạ nguồn không tạo đủ lực kéo để thắt chặt nguồn cung, ngay cả khi sản lượng thu hoạch ở một số nơi còn thấp hơn so với kỳ vọng trước đây. Hiện tượng tương tự có thể được sử dụng để giải thích làm thế nào mà giá bông giảm sau trận lụt tại Pakistan vào tháng Mười. Trong vụ mùa mới, nhu cầu có thể tăng trở lại. Chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu có lượng đơn đặt hàng giảm mạnh sau khi lạm phát toàn cầu tăng và lãi suất tăng liên tục sau đó. Chỉ khi hàng tồn kho ổn định trở lại, số lượng đơn hàng may mặc quay trở lại xu hướng bình thường sẽ hỗ trợ lượng cầu bông. Tuy nhiên, bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào liên quan đến hàng tồn kho sẽ phải phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Tốc độ và mức tăng lãi suất trên toàn thế giới có thể vẫn chưa được các nền kinh tế tiêu hóa hoàn toàn. Bất kể một cuộc suy thoái có đang rình rập ở các thị trường tiêu dùng lớn hay không, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ thấp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP thế giới sẽ dao động khoảng ba phần trăm từ năm 2024 đến năm 2028. Tăng trưởng toàn cầu quanh mức này không giúp tăng lượng bông sử dụng tại các nhà máy một cách đáng kể. Tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm kéo dài có thể cản trở sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng và lượng tiêu thụ như sau các cuộc suy thoái kinh tế gần đây và góp phần vào biến động giá cả trong vụ 2010/11 và 2022/23. Nguồn: CI 3.Báo cáo bông toàn cầu Nguồn: CI _ VCOSA tổng hợp
  • 42. 42 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 https://vcosa.vn JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future. JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future. JOIN NOW To learn more or become a member, TrustUSCotton.org Launched in 2020, the U.S. Cotton Trust Protocol was designed to set a new standard in more sustainably grown cotton, ensuring that it contributes to the protection and preservation of the planet, using the most sustainable and responsible techniques. It is the only system that provides quantifiable, verifiable goals and measurement in six key sustainability metrics and article- level supply chain transparency. The Trust Protocol provides brands and retailers the critical assurances they need to show the cotton fiber element of their supply chain is more sustainably grown with lower environmental and social risk. SETTING A NEW STANDARD IN MORE SUSTAINABLE COTTON PRODUCTION Trust in a smarter cotton future.
  • 43. https://vietnamyarnprice.com 43 Bản tin VCOSA tháng 5-2023 Trụ sở L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Văn phòng đại diện P403, Lầu 4, Tòa nhà Ocean Park, 01 Đào Duy Anh, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội Văn phòng giao dịch (nhận thư) 1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM œ +84 902 379 490 œ info@vcosa.org.vn œ www.vcosa.org.vn