SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Download to read offline
---Lưu hành nội bộ---
BẢN TIN
Báo cáo thống kê ngành xơ, sợi
Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam
Ban Thông tin Truyền thông tổng hợp & biên tập
Tháng 8
2023
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 2
ĐIỂM TIN
 Sản lượng bông toàn cầu dự kiến giảm trong mùa tới
 Nhu cầu bông toàn cầu giảm, nông dân Ấn Độ chuyển sang các cây trồng khác
 Các doanh nghiệp Trung Quốc đang xuất khẩu lượng lớn sản phẩm sợi giá rẻ sang thị trường Ấn Độ
 Cuộc cách mạng bền vững: Chuối có thể cung cấp vải của tương lai
 Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua
 Ấn Độ, Việt Nam điểm đến tìm nguồn cung ứng chính của khách hàng Mỹ, EU
 Xu thế thị trường lao động trong tương lai
 Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu vẫn ở mức thấp
 Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ tăng trở lại
 Xuất khẩu xơ, sợi dệt sẽ tăng trong thời gian tới
 Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA
 Hàng sản xuất ở Việt Nam vào ‘tầm ngắm’ của các thương hiệu quốc tế
 Tổng giá trị xuất nhập khẩu giảm mạnh sau 7 tháng
 Điều kiện nào được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu?
 Giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng quy định mới của EU
Tin quốc tế
Tin trong nước
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 3
TIN CHUYÊN NGÀNH
Nhu cầu bông toàn cầu giảm,
nông dân Ấn Độ chuyển sang
các cây trồng khác
Vấn đề chính là sự khác biệt đáng kể giữa giá bông trong nước và
quốc tế. Bông Ấn Độ có giá cao hơn từ 10 đến 14% so với giá quốc tế.
Khi nhu cầu toàn cầu về hàng dệt bông giảm, giá cao hơn khiến các nhà
nhập khẩu quốc tế từ chối bông Ấn Độ.
Ấ
n Độ, một trong
những nhà sản
xuất bông lớn
nhất thế giới, đang gặp
khó khăn với vụ mùa
bông hiện tại. Điều này
không chỉ do xung đột Ukraine mà
còn do những bất ổn kinh tế đã
khiến nhu cầu về quần áo và hàng
dệt may giảm đáng kể.
Năm ngoái, mọi thứ đã khác
khi các nhà sản xuất sợi cotton
của Ấn Độ đạt lợi nhuận cao kỷ lục
do nhu cầu thị trường tăng cao, giá
bông trong nước thấp hơn so với
giá quốc tế và lệnh cấm của Mỹ
đối với các sản phẩm bông từ khu
vực Tân Cương của Trung Quốc,
dẫn đến nhu cầu đối với bông Ấn
Độ tăng lên.
Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi
tệ hơn vào năm tài chính 2023. Các
chuyên gia cho rằng Trung Quốc,
từng là khách hàng mua bông lớn
nhất của Ấn Độ, đã giảm đơn đặt
hàng do ngành dệt may của nước
này gặp khó khăn sau đại dịch.
Kể từ năm tài chính 2022,
Bangladesh đã trở thành khách
hàng mua sợi cotton số một của
Ấn Độ.
Năm tài chính 2023 đặt ra
nhiều thách thức cho Ấn Độ
Nếu sản lượng bông của
nước này tiếp tục giảm, Ấn Độ
có thể không chỉ mất vị thế là
một trong những nước sản xuất
bông lớn nhất thế giới mà còn trở
thành nước nhập khẩu bông ròng.
Vấn đề chính là sự khác biệt đáng
kể giữa giá bông trong nước và
quốc tế. Bông Ấn Độ có giá cao
hơn từ 10 đến 14% so với giá quốc
tế. Khi nhu cầu toàn cầu về hàng
dệt bông giảm, giá cao hơn khiến
các nhà nhập khẩu quốc tế từ chối
bông Ấn Độ.
Tình trạng này gây khó khăn
cho các nhà xuất khẩu sợi cotton
của Ấn Độ. Sự sụt giảm về doanh
số bán hàng và nhu cầu hạ giá để
bán sản phẩm đang ảnh hưởng
đến cộng đồng nông dân. Mặc dù
lạm phát ở Ấn Độ tương đối được
kiểm soát, nhưng chi phí năng
lượng vẫn ở mức cao khiến các
nhà máy sợi khó có thể giảm chi
phí để cạnh tranh. Năm nay là năm
thấp kỷ lục đối với các nhà xuất
khẩu sợi cotton của Ấn Độ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
cũng đưa ra quan ngại
Dự kiến xuất khẩu bông của
Ấn Độ sẽ đạt mức thấp nhất trong
19 năm trong vụ mùa hiện tại từ
tháng 10/2022 đến tháng 9/2023.
USDA dự đoán rằng nông dân sẽ
chuyển sang các loại cây trồng có
lợi nhuận khác, chẳng hạn như hạt
có dầu và đậu, dẫn đến xuất khẩu
bông giảm.
Trong năm tài chính 2023,
lượng xuất khẩu sợi cotton của
Ấn Độ đạt mức thấp nhất trong
10 năm, khoảng 664.000 tấn, so
với mức cao nhất là 1,38 triệu tấn
trong năm tài chính 2022.
Số liệu thống kê gần đây của
Bộ Nông nghiệp cho thấy việc gieo
trồng bông ở Ấn Độ thấp hơn 8,5%
so với năm trước, với việc canh
tác ở các bang trồng bông lớn như
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 4
Maharashtra, Andhra Pradesh và
Telangana bị thu hẹp do lượng
mưa không đủ. Nhiều nông dân
lo ngại về việc dựa vào loại cây
trồng cần nhiều nước như bông,
đặc biệt là khi điều kiện khí hậu
thay đổi mạnh mẽ và hạn hán kéo
dài đang ảnh hưởng đến cây trồng
và đất. Bang duy nhất có sản lượng
vụ mùa tăng là Gujarat, nơi có
lượng mưa dồi dào vào năm ngoái.
Tại một cuộc họp báo gần đây
do Hiệp hội Bông Ấn Độ tổ chức,
cựu Bộ trưởng Dệt may ông UP
Singh bày tỏ sự kém lạc quan hơn
về tương lai so với các chuyên gia
khác. Trong khi nhiều chuyên gia
dự đoán mức tăng trưởng từ 5 đến
7% trong sản xuất sợi cotton ở Ấn
Độ, ông Singh tin rằng trừ khi năng
suất trồng bông được giải quyết,
Ấn Độ sẽ sớm phải nhập khẩu
bông thay vì trở thành nhà sản xuất
lớn nhất.
Nguồn: Fashionating World
NgọcTrâm biên dịch
T
rong cuộc tìm kiếm các loại
vải tự nhiên ngoài cotton và
gai dầu, vải abacá nổi bật
như một chất liệu đặc biệt đến
từ Philippines. Chất liệu này được
làm từ những sợi bền chắc của
cây abacá, một loài cây chuối có
nguồn gốc từ Philippines. Những
phụ nữ thợ thủ công bản địa trong
vùng chính là những người chủ yếu
tạo ra loại vải này, truyền đạt kiến
thức dệt từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Cây abacá phát triển tốt ở vùng
cao nguyên Philippines, nơi thực
hành nông nghiệp và lâm nghiệp
kết hợp bền vững. Cây chuối abacá
không cần sử dụng thuốc trừ sâu,
phân bón hoặc nhiều nước để phát
triển. Loại cây này đáng chú ý vì
khả năng phục hồi các khu vực bị
tổn thương do trồng cọ, đồng thời
thúc đẩy sự đa dạng sinh học và
mang lại lợi ích kinh tế cho người
nông dân địa phương.
Vải abacá, ở dạng tự nhiên, có
màu be dịu hoặc nâu nhạt, nhưng
có thể dễ dàng nhuộm thành nhiều
màu sắc khác nhau để phù hợp với
các nhu cầu sản xuất đa dạng.
Loại vải này cực kỳ chắc và
bền, là sự lựa chọn tuyệt vời để
làm dây thừng và dây buộc. Sự đàn
hồi và khả năng chịu lực của nó đã
được công nhận từ thế kỷ 19 khi
được sử dụng rộng rãi trong trang
bị cho tàu biển do khả năng chống
chịu tiếp xúc với nước mặn. Ngày
nay, quá trình sản xuất vải abacá
vẫn được thực hiện một cách tỉ mỉ
bởi những người thợ dệt lành nghề,
đảm bảo mỗi mảnh vải được tạo ra
với tính cẩn trọng.
Ngoài độ bền vượt trội, vải
abacá còn nhẹ, không mùi và thân
thiện với môi trường. Tính kết hợp
tuyệt vời này đã làm cho vải abacá
trở thành vật liệu thân thiện với
môi trường, hấp dẫn đối với những
người tìm kiếm giải pháp bền vững
mà không làm giảm hiệu suất
sử dụng.
Tính bền vững và khả
năng sử dụng tuần hoàn của
abacá đã thu hút sự quan
tâm của những người tiêu
dùng có ý thức về môi trường
cũng như các nhà lãnh đạo
trong ngành.
QWSTION, cùng với một
chuyên gia về sợi và đối tác dệt
ở Đài Loan, đã dẫn đầu quá trình
phát triển và sản xuất Bananatex.
Tất cả họ chung tay với mục tiêu
tạo ra tác động tích cực đối với
tương lai của hành tinh.
Quy trình chiết xuất sợi abacá
khá đơn giản. Chúng được đun
sôi và ép thành tấm bột giấy ở
Philippines, sau đó chuyển thành
sợi ở Đài Loan. Màu trắng tự
nhiên của sợi được giữ nguyên mà
không cần nhuộm, trong khi màu
đen được nhuộm bằng phương
pháp thân thiện với môi trường,
được chứng nhận theo Tiêu chuẩn
Oeko-Tex 100, vượt trội so với các
phương pháp nhuộm truyền thống.
Nguồn: E+E leader
Ngọc Trâm biên dịch
Cuộc cách mạng bền vững:
Chuối có thể cung cấp vải của tương lai
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 5
T
heo một báo cáo gần đây,
khách hàng phương Tây
đang coi Việt Nam và Ấn
Độ là những điểm đến quan trọng
để tìm nguồn cung ứng, ngay sau
Trung Quốc.
Theo số liệu từ hơn 250 doanh
nghiệp (bao gồm các thương hiệu
có trụ sở tại Mỹ và EU) được khảo
sát toàn cầu bởi QIMA trong nửa
đầu năm 2023, có khoảng 26%
trong số này cho rằng Ấn Độ và
Việt Nam có khả năng cạnh tranh
ngang nhau trong việc thu hút
người tiêu dùng phương Tây.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn
đứng vị trí quan trọng trong chuỗi
cung ứng toàn cầu, với 81% doanh
nghiệp được khảo sát cho rằng
Trung Quốc vẫn là điểm đến chính
để tìm nguồn cung ứng.
Xem xét từng ngành riêng biệt,
trong lĩnh vực dệt may, Ấn Độ đứng
ở vị trí thứ ba là thị trường cung
ứng quan trọng, khi có khoảng 40%
doanh nghiệp lựa chọn quốc gia
này nằm trong top 3 của họ.
Đối với lĩnh vực phụ kiện và đồ
trang sức, Ấn Độ đã trở thành thị
trường cung cấp phổ biến nhất cho
các doanh nghiệp, tiếp theo sau đó
là các sản phẩm khuyến mại đứng
thứ hai.
Báo cáo này đã phân tích
những xu hướng dài hạn cùng
những thay đổi gần đây trong mô
hình tìm kiếm nguồn cung ứng
toàn cầu. Bên cạnh đó, báo cáo
còn nhấn mạnh sự phát triển của
các khu vực cung ứng quan trọng,
xu hướng số hóa trong việc quản lý
chuỗi cung ứng và ảnh hưởng của
các quy định về môi trường, xã hội
và quản trị (ESG) đối với hoạt động
tìm kiếm nguồn cung ứng.
Về tương lai, dựa trên khảo
sát, khoảng 87% doanh nghiệp tin
rằng tình hình chuỗi cung ứng sẽ
không xấu đi hơn vào cuối năm
nay. Trong 12 tháng gần đây, có tới
76% doanh nghiệp trên toàn cầu
đã thực hiện thay đổi về địa lý của
nhà cung cấp. Báo cáo cũng đã
chỉ ra rằng, việc đa dạng hóa chuỗi
cung ứng mới đã mang lại lợi ích
về tính linh hoạt, nhưng cũng đối
mặt với khó khăn về năng lực và
chất lượng.
Nhiều thương hiệu đã đầu tư
vào việc số hóa chuỗi cung ứng
nhằm cải thiện khả năng theo dõi,
kiểm soát chất lượng, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm và tuân thủ
các yêu cầu từ phía nhà cung cấp.
Theo báo cáo, khoảng 74% doanh
nghiệp toàn cầu được nêu trong
báo cáo đang tiến hành đầu tư vào
việc số hóa chuỗi cung ứng.
Nguồn: Apparel Resources
Ngọc Trâm biên dịch
Ấn Độ
Việt Nam
điểm đến tìm nguồn cung ứng chính
của khách hàng Mỹ, EU
Ảnh Courtesy: https://www.india-briefing.com/
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 6
C
uộc chiến thương mại giữa
Mỹ và Trung Quốc đã khiến
tỷ trọng hàng hóa Trung
Quốc trong nhập khẩu của Mỹ
giảm đáng kể. Trong nửa đầu năm
2023, tỷ trọng hàng hóa Trung
Quốc chỉ chiếm 13,3% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Mỹ, thấp
hơn so với mức 21,6% vào năm
2017. Đây là mức thấp nhất kể từ
năm 2003.
Có một số nguyên nhân dẫn
đến sự suy giảm này. Trước hết,
đó là các biện pháp thuế quan mà
chính quyền cựuTổng thốngTrump
áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.
Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 đã
làm đứt gãy chuỗi cung ứng, buộc
doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn
cung thay thế. Cuối cùng, chính
quyền Tổng thống Biden vẫn duy
trì thái độ cứng rắn với Trung Quốc,
khiến doanh nghiệp do dự hơn
trong việc phụ thuộc vào nguồn
cung Trung Quốc.
Do những thay đổi này, Mỹ
đang chuyển hướng đến mua hàng
từ các quốc gia khác. Mexico,
Châu Âu và Đông Nam Á đều đã
tăng thị phần trong thị trường nhập
khẩu của Mỹ. Đặc biệt, Mexico
đang trở thành đối thủ cạnh tranh
lớn với Trung Quốc trong lĩnh vực
hàng điện tử và
máy móc.
Mức giảm
nhập khẩu từ
Trung Quốc mang
lại lợi ích cho các
doanh nghiệp và
người tiêu dùng
Mỹ. Điều này có
nghĩa là họ có
nhiều sự lựa chọn
hơn trong việc
mua sắm và không
còn phụ thuộc quá nhiều vào một
nguồn cung duy nhất. Quan trọng
hơn, thâm hụt thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc dần được cải thiện.
Tuy nhiên, sự giảm nhập khẩu
từ Trung Quốc cũng mang theo hệ
quả tiêu cực đối với chính nước
này. Điều này dẫn đến mất cơ hội
xuất khẩu và làm chậm tiến trình
phát triển kinh tế. Đồng thời, ảnh
hưởng của Trung Quốc đối với nền
kinh tế toàn cầu cũng đang suy
giảm dần.
Thị phần hàng may mặc nhập
khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã
giảm mạnh sau khi chính quyền
cựu Tổng thống Trump áp thuế
quan đối với mặt hàng này vào
năm 2019. Nguồn cung chuyển
dịch sang các nước khác trong
khu vực châu Á như Việt Nam,
Bangladesh, Indonesia. Đồng thời,
việc Mỹ tăng cường giám sát lao
động tại khu vực sản xuất bông
Tân Cương của Trung Quốc, cũng
như mức lương ngày càng tăng
của lao động Trung Quốc, đã ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động
nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa
Mỹ và Trung Quốc có thể còn kéo
dài trong một thời gian. Hiện chưa
rõ liệu hai nước sẽ mất bao lâu để
đạt được một giải pháp cho căng
thẳng này. Tuy nhiên, xu hướng
giảm nhập khẩu từ Trung Quốc
hiện nay đang phản ánh sự thay
đổi trong cấu trúc kinh tế toàn cầu.
Nguồn: Fashionating world
Ngọc Trâm biên dịch
Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc
đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua
Sản lượng bông toàn cầu dự kiến giảm trong mùa tới
S
ản lượng bông toàn cầu dự
kiến sẽ giảm 3% trong mùa
tới, trong khi tiêu thụ có thể
vẫn trì trệ và tồn kho cuối vụ có thể
thấp hơn. Các nhà phân tích đã
nhấn mạnh rằng nhu cầu bông của
Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong
việc xác định giá, vì bất kỳ sự sụt
giảm nhu cầu nào từ nước này đều
có thể hạn chế việc tăng giá.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
dự đoán sản lượng bông sẽ giảm
xuống 114,1 triệu kiện trong mùa
tới do sản lượng thu hoạch thấp
hơn ở Mỹ và Uzbekistan. Vụ mùa
của Ấn Độ cũng được dự đoán là
thấp hơn. Tuy nhiên, sản lượng
mùa này ước tính cao hơn ở mức
118,3 triệu kiện do vụ mùa bội thu
ở Brazil và Argentina.
Sự sụt giảm trong sản lượng
toàn cầu được cho là do diện tích
trồng bông ở Brazil, Trung Quốc và
Ấn Độ thấp hơn, do giá toàn cầu
yếu, tỷ suất lợi nhuận kém so với
các loại cây trồng khác, và lo ngại
về nguồn cung cấp phân bón.
Tiêu thụ dự kiến sẽ tăng khi
các nhà máy bổ sung hàng tồn kho
bông thấp. USDA ước tính lượng
tồn kho chuyển sang mùa tới là
91,59 triệu kiện. BMI duy trì triển
vọng giá bông năm 2023 ở mức
86,5 cent/pound.
Nguồn: eznews
https://vietnamyarnprice.com
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 7
Giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
đáp ứng quy định mới của EU
Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị áp dụng
thêm nhiều quy định mới với sản phẩm dệt may. Do đó, doanh
nghiệp dệt may Việt Nam cần có kế hoạch làm việc với các đối
tác, hệ thống phân phối để chủ động xây dựng giải pháp thực
hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường EU đặt ra.
E
U là thị trường xuất khẩu
hàng may mặc lớn thứ 2 của
Việt Nam sau Hoa Kỳ và là
thị trường cao cấp, khó tính, có
yêu cầu cao về chất lượng, quy
định nghiêm ngặt về lao động, môi
trường. Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam - EU (EVFTA) với thuế
suất về dần 0% trong vòng 7 năm
sau khi có hiệu lực là ưu thế giúp
dệt may Việt Nam tăng sức cạnh
tranh với đối thủ cạnh tranh.
Thông tin từ Bộ Công Thương
cho biết, chất thải dệt may của EU
ngày càng nhiều. Hằng năm, người
dân EU thải bỏ 5,8 triệu tấn hàng
dệt may, trung bình khoảng 11,3kg/
người. Số lượng hàng dệt may này
phần lớn sẽ được đốt, chôn lấp
hoặc xuất khẩu dưới dạng quần áo
cũ. Vì vậy, EU đã phát động chiến
dịch thiết lập lại xu hướng, giải
quyết tất cả tác nhân trong ngành
may mặc: Nhà thiết kế, thương
hiệu, nhà bán lẻ, người tiêu dùng
cuối cùng và nhà sản xuất hàng
may mặc trong và ngoài châu Âu.
Mục tiêu của chiến dịch
là đến năm 2030, các sản
phẩm dệt may được đưa vào
thị trường EU có tuổi thọ cao
và có thể tái chế, được làm
chủ yếu từ sợi tái chế, không
chứa các chất độc hại và được
sản xuất đáp ứng các quyền
về xã hội và môi trường. Các
nhà sản xuất phải chịu trách
nhiệm về sản phẩm của mình
trong chuỗi giá trị, kể cả khi
chúng trở thành chất thải.
Hệ sinh thái hàng dệt may tuần
hoàn đang phát triển mạnh, được
thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi
thành sợi sáng tạo, trong khi việc
đốt và chôn lấp hàng dệt may được
giảm đến mức tối thiểu.
Dệt may, da giày Việt Nam là
hai trong những sản phẩm, hàng
hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu
tương đối cao vào thị trường EU
thời gian qua, nhờ được hưởng ưu
đãi thuế từ Hiệp định EVFTA. Do
đó, doanh nghiệp dệt may, da giày
cần đặc biệt lưu ý đến những thay
đổi của thị trường.
EU đã đề ra chiến lược mới
cho ngành dệt may bằng cách đưa
ra các biện pháp pháp lý mới để
tăng tính tuần hoàn, bao gồm các
chỉ thị mới liên quan đến độ bền
sản phẩm và quyền sửa chữa.
Cùng với đó, EU cũng đang xem
xét giới thiệu EPR (trách nhiệm mở
rộng của nhà sản xuất) trên toàn
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có kế hoạch, chủ động xây dựng giải pháp
thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường EU đặt ra. Ảnh minh họa
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
vietnamyarnprice.com
vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 8
EU đối với hàng may mặc. Điều
này buộc doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm về cách sản phẩm của
họ được xử lý, tái chế hoặc sửa
chữa. Tại EU, hàng dệt may hướng
tới mục tiêu cuối cùng không phải
chôn lấp mà là tái chế.
Tháng 4/2023, Hội nghị Bộ
trưởng của các nước EU đã thông
qua quy định về Ecodesign (thiết
kế sinh thái). Hiện, Hiệp hội Dệt
may và doanh nghiệp dệt may của
EU đang triển khai rất nhiều hoạt
động liên quan đến Ecodesign.
Mặt khác, hàng may mặc nói
riêng, ngành dệt may nói chung
tại EU chịu tác động lớn của
duediligent (thẩm định chuyên
sâu), trong đó, có đánh giá về
yếu tố môi trường, lao động, nhân
quyền.
Do đó, Thương vụ Việt Nam tại
Bỉ và EU lo ngại, khi EPR cũng như
các quy định khác được áp dụng,
điều đáng lo ngại là doanh nghiệp
dệt may Việt Nam khó có thể xuất
khẩu sản phẩm bằng chính thương
hiệu của mình. Nguyên nhân là do,
EU yêu cầu các thương hiệu phải
xây dựng được chuỗi cửa hàng thu
mua, sửa chữa sản phẩm.
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt
Nam hiện chủ yếu gia công cho các
nhãn hàng của EU, doanh nghiệp EU
chịu trách nhiệm với các hoạt động
liên quan đến EPR.
Theo các chuyên gia,
trong thời gian tới, các doanh
nghiệp dệt may và giày dép
Việt Nam cần nghiên cứu và
đổi mới theo các xu thế và
quy định trên; đồng thời, đi
tắt, đón đầu các xu hướng để
bứt phá thành công.
Ông Trần Ngọc
Quân - Tham tán
thương mại, Thương
vụ Việt Nam tại Bỉ và
EU cho hay, những
quy định của EU đang
ở mức khuyến nghị
nhưng doanh nghiệp
Việt Nam cần nhanh
chóng có động thái
bắt nhịp. Nếu không,
khi khuyến nghị thành
bắt buộc sẽ rất phức
tạp, nguy cơ khi đó
không chỉ thiếu mà sẽ mất luôn
đơn hàng.
Các doanh nghiệp cần tuân
thủ nghiêm túc, đầy đủ quy định,
chính sách của Nhà nước, hướng
dẫn của Bộ, ngành trong tổ chức
sản xuất kinh doanh và hoạt động
xuất nhập khẩu, bảo đảm truy xuất
nguồn gốc và quy trình, quy định,
yêu cầu, điều kiện của các thị
trường ngoài nước.
Trích nguồn: Tạp chí
Chất lượng Việt Nam
N
gành dệt may ở Ấn Độ đang
đối mặt với nhiều thách
thức từ việc thực hiện Lệnh
Kiểm Soát Chất Lượng (QCO) cho
nguyên liệu đầu vào. Có nghi ngờ
rằng các doanh nghiệp xuất khẩu
Trung Quốc đã đổ sợi polyester
giá rẻ vào thị trường Ấn Độ trước
khi QCO được áp dụng.
Trong khi các công ty lớn nhìn
nhận QCO một cách tích cực thì
các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa đang phải đối mặt với cả hai
vấn đề - xuất khẩu giảm và việc
tuân thủ các tiêu chuẩn mới.
Làn sóng nhập khẩu sợi kém
chất lượng từ Trung Quốc, với giá
rẻ hơn tới 5-7 Rs/kg so với sợi
polyester sản xuất trong nước, là
một thách thức lớn. Các doanh
nghiệp Trung Quốc đang tận dụng
giai đoạn chuyển tiếp trước khi các
tiêu chuẩn của chính phủ có hiệu
lực vào ngày 1 tháng 10.
Để đối phó với tình hình này, cần
thực hiện các biện pháp kiểm soát
chất lượng và tập trung vào chuỗi
giá trị bông, nền tảng quan trọng
của ngành dệt may Ấn Độ. Mặc dù
Ấn Độ là một trong những nước
sản xuất bông hàng đầu, nhưng
xuất khẩu và sản xuất bông đang
giảm do nhu cầu giảm từ các nước
phương Tây và tình hình xung đột ở
Ukraine. Điều này có thể đưa Ấn Độ
trở thành nước nhập khẩu bông.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA), dự kiến xuất khẩu bông
của Ấn Độ trong vụ mùa hiện tại
(từ tháng 10 năm 2022 đến tháng
9 năm 2023) sẽ đạt mức thấp nhất
trong 19 năm.
Ngoài ra, ngành còn đối mặt
với biến động giá bông, khi mức
giá dao động khá lớn trong khoảng
55.000 Rs đến 65.000 Rs/candy,
trong một số trường hợp, giá thậm
chí đã vượt quá 100.000 Rs.
Các chuyên gia thương mại
nhấn mạnh vai trò quan trọng
của bông, trong khi chính phủ chú
trọng vào ngành may mặc và dệt
kỹ thuật. Họ đề xuất cần có một
cách tiếp cận cân bằng để Ấn Độ
duy trì thế mạnh trong lĩnh vực kinh
doanh dệt cốt lõi của mình.
Nguồn: Fashionating world
Ngọc Trâm biên dịch
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang xuất khẩu lượng lớn
sản phẩm sợi giá rẻ sang thị trường Ấn Độ
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 9
C
ông ty Cổ phần Sản Xuất Sợi Phú An là một tên tuổi vững chắc trong ngành sợi kể từ năm 2013, sản
phẩm của công ty bao gồm hai dòng chính là sợi nồi cọc (CD, CM, TC, CVC) với chỉ số từ 16 đến 40 và
sợi OE (CC) với chỉ số từ 16 đến 21. Phú An sở hữu dây chuyền sản xuất 26.000 cọc sợi và 2.500 Rotor
với sản lượng từ 1.000-1.500 tấn/tháng. Một trong những ưu điểm đáng chú ý của Sợi Phú An là khả năng sản
xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Điều này giúp đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường và đảm bảo sự đa
dạng và linh hoạt trong sản xuất.
Với 90% sản phẩm được xuất khẩu, Sợi Phú An đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, công ty đã xuất
khẩu sản phẩm tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nam Mỹ, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc.
Sợi Phú An không chỉ dựa quá nhiều vào một thị trường duy nhất, mà luôn khảo sát và tìm hiểu các thị trường
mới tiềm năng, giúp tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Mặc dù thị trường sợi đôi lúc gặp khó khăn và biến động giá nguyên liệu đầu vào, nhưng doanh nghiệp đã
không ngừng nỗ lực để duy trì dòng tiền và đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục. Điều quan trọng nhất là công
ty luôn quan tâm và đặt lợi ích của công nhân lên hàng đầu, nỗ lực để giữ cho đơn hàng không tồn kho, tạo việc
làm và thu nhập ổn định cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển và đóng góp hơn trong quá trình
sản xuất.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sợi, việc cập nhật kiến thức là điều không thể thiếu.
Sợi Phú An không ngừng theo dõi các xu hướng mới, các kỹ thuật tiên tiến trong ngành công nghiệp sợi. Đội ngũ
nghiên cứu và phát triển của công ty luôn tìm kiếm cách áp dụng những kiến thức mới này vào quy trình sản xuất.
Nhân viên được đào tạo và hướng dẫn để làm chủ các kỹ thuật mới, từ đó tối ưu hóa hoạt động sản xuất và đảm
bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và hiệu suất.
Biên tập: Ngọc Trâm
Sợi Phú An
Đa dạng hóa sản phẩm
theo yêu cầu của khách hàng
Thông tin doanh nghiệp
vietnamyarnprice.com
vcosa.vn
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 10
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 11
- CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 12
N
ăm 2023 được coi là năm
bản lề và quan trọng đối với
kinh tế - xã hội đất nước để
đạt mục tiêu cho giai đoạn 2020-
2025. Hơn nửa chặng đường
của năm đã trôi qua với một số
chuyển biến tích cực từ khu vực
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia,
doanh nghiệp muốn phát triển ổn
định và lâu dài cần không ngừng
mở rộng thị trường mới, tăng
cường đầu tư để nâng chất lượng
sản phẩm, dịch vụ và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, tính tới
thời điểm này, Việt Nam đã ký kết
và thực thi 19 Hiệp định thương
mại tự do (FTA). Phần lớn các FTA
đều đã và đang phát huy tác dụng,
nâng cao vị thế thương hiệu hàng
hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc thực thi có hiệu quả các
FTA trong thời gian qua đã giúp
mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi
cung ứng và sản phẩm xuất khẩu,
tạo điều kiện cho hàng hóa Việt
Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi
cung ứng toàn cầu; thúc đẩy sản
xuất và cải thiện kim ngạch thương
mại của Việt Nam với giá trị xuất
siêu 16,5 tỷ USD tính đến 7 tháng
năm nay.
Theo các chuyên gia thương
mại, với những FTA đã ký kết, triển
vọng mở rộng thị trường, thương
mại hóa các mặt hàng, sản phẩm
hàng hóa của Việt Nam sẽ được
thúc đẩy và gia tăng mạnh mẽ hơn
trong tương lai.
Tuy nhiên, theo báo cáo và
tổng hợp ý kiến từ nhiều doanh
nghiêp, bà Nguyễn Thị Thu Trang,
Giám đốc Trung tâm WTO và hội
nhập, Liên đoàn Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho
biết vẫn còn không ít lực cản khiến
doanh nghiệp trong nước khó khăn
khi tiếp cận các ưu đãi thuế quan,
nói cách khác là cản trở doanh
nghiệp hưởng lợi từ các FTA; trong
đó, bao gồm cả việc tiếp cận và mở
rộng các thị trường mới.
Theo bà Thu Trang, trước hết
phải kể đến là do năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp còn hạn
chế, môi trường kinh doanh chưa
thuận lợi, thiếu thông tin cụ thể
về các cam kết, các cách thức áp
dụng, các quy tắc xuất xứ khó áp
dụng, không ít cam kết FTA còn bất
lợi với doanh nghiệp, bất cập trong
thực thi FTA của một số cơ quan
quản lý Nhà nước và địa phương;
chưa kể những yếu tố biến động và
bất định của thị trường.
Trước thực tế ấy, bà Thu
Trang lưu ý các doanh nghiệp
cần có ngay những hành động
để tìm kiếm đối tác, thúc đẩy
giao dịch; điều chỉnh quy trình
sản xuất để đáp ứng yêu cầu
về quy tắc xuất xứ nếu phù
hợp, thực hiện các yêu cầu
khác về giấy tờ, vận chuyển...
để được hưởng ưu đãi. Cùng
với đó, doanh nghiệp nào xuất
khẩu, cần tìm hiểu kỹ càng
các cam kết về ưu đãi thuế
quan và các điều kiện ưu đãi
thuế quan tùy thuộc từng thị
trường và từng FTA đã được
ký giữa Việt Nam với các
nước đối tác.
Trích nguồn: Báo tin tức
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA
Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng nước sâu Gemalink, thị xã
Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh tư liệu: Hồng Đạt/TTXVN
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 13
F
ast Retailing, Walmart,
Amazon... đang đẩy mạnh
xúc tiến thương mại, tìm kiếm
nguồn hàng, đối tác tại Việt Nam.
Đẩy mạnh kết nối doanh
nghiệp trong và ngoài nước
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng
Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ
(Bộ Công thương) cho biết, hiện
nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp
lớn muốn thu mua nhiều hàng hóa
Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về
chất lượng hàng nhập khẩu giờ đã
thay đổi nhiều so với trước đây. Cụ
thể các thị trường như Mỹ, EU yêu
cầu cao về sản phẩm có tính bền
vững, quá trình sản xuất giảm phát
thải, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu
đầu vào...
Theo ông Linh, nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp xuất khẩu kết nối
hiệu quả hơn, Bộ Công thương
sẽ tổ chức chuỗi sự kiện “Kết nối
chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế”
(Vietnam International Sourcing
2023) từ ngày 13 - 15/9.
Thương hiệu quốc tế tìm
nguồn hàng Việt Nam
Về nhu cầu tìm kiếm nguồn
hàng dệt may tại Việt Nam, chủ
thương hiệu Uniqlo khẳng định
Việt Nam trở thành một cơ sở vững
chắc, then chốt trong sản xuất các
sản phẩm dệt may, nâng cao chuỗi
cung ứng. Do đó, Uniqlo ưu tiên về
thu mua cho thị trường Việt Nam.
Hiện nay thương hiệu này phát
triển nhiều cải tiến cho chuỗi cung
ứng tại Việt Nam, qua đó có thể
tăng cường sự hiện diện hơn nữa
thông qua hợp tác.
Trước đó, như Nhadautu.vn đã
thông tin, Walmart, tập đoàn bán lẻ
hàng đầu Mỹ dự kiến sẽ cử nhân
sự cấp cao tham gia sự kiện “Kết
nối các nhà cung ứng quốc tế” để
giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp
tác với doanh nghiệp Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu của tập
đoàn này.
Theo đó, 6 lĩnh vực mà
Walmart mong muốn tìm đối tác
thông qua chuỗi sự kiện này bao
gồm quần áo và phụ kiện, giày
dép, hàng dệt may và phụ kiện,
điện tử gia dụng, đồ nội thất, thực
phẩm và hàng tiêu dùng.
Đại diện Bộ Công thương cho
biết, hiện các thị trường cấp cao
như Nhật Bản, Mỹ, EU này đang
hướng đến thu mua sản phẩm
mang tính bền vững như xanh,
sạch, bảo vệ môi trường. Và đại
diện các thương hiệu có nhu cầu
thu mua hàng hóa Việt Nam cũng
đang hướng tới các tiêu chuẩn
môi trường, trách nhiệm xã hội,
lao động...
Đại diện Walmart cũng lưu ý
cho doanh nghiệp về những yếu tố
quan trọng nhất khi đánh giá nhà
cung cấp tại Việt Nam như năng
lực doanh nghiệp, khả năng cung
ứng, sự ổn định về tài chính, phát
triển bền vững và tuân thủ cam kết
về môi trường.
Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC)
vừa có đề xuất áp dụng chương
trình trách nhiệm nhà sản xuất
mở rộng bắt buộc (EPR) với doanh
nghiệp sản xuất dệt may, buộc
doanh nghiệp sản xuất dệt may
phải đảm bảo trách nhiệm cho
toàn bộ vòng đời của sản phẩm, hỗ
trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt
may khắp châu Âu.
Trích nguồn: Nhà đầu tư
Hàng sản xuất ở Việt Nam vào “tầm ngắm”
của các thương hiệu quốc tế
“Thời gian tới, doanh nghiệp trong nước
cần tập trung đầu tư mạnh vào các nhà máy
sản xuất, nguồn gốc chất lượng vải, tạo sự
cạnh tranh về giá thành. Đồng thời, phải tuân
thủ các quy trình sản xuất tuần hoàn, giảm
rác thải từ dệt may, sử dụng vật liệu thân
thiện môi trường, trong quá trình sản xuất sử
dụng nguyên vật liệu có thể tái chế nhằm tăng
cường hợp tác và cung ứng hàng hóa cho các
thương hiệu này”.
Đại diện Bộ Công thương đưa ra lời khuyên
cho các doanh nghiệp trong nước.
Sắp tới, Uniqlo sẽ ưu tiên thu mua tại Việt Nam. Ảnh: AEON Mall Bình Dương
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 14
Ảnh minh hoạ: Danh Lam/TTXVN
Xu thế thị trường lao động trong tương lai
Đ
ại dịch đã thay đổi hoàn
toàn diện mạo thị trường
lao động toàn thế giới. Từ
thay đổi về cung cầu đến cách
người lao động làm việc, sự thay
đổi diễn ra nhanh chóng trong vỏn
vẹn vài năm khiến thị trường lao
động khác hoàn toàn so với trước
đại dịch. Tiếp theo đó là sự tiến bộ
vượt bậc của công nghệ AI (trí tuệ
nhân tạo) cũng gây ra nhiều xáo
trộn cho thị trường lao động.
Và còn nhiều xu hướng đã,
đang và sẽ khiến thị trường lao
động chuyển mình như xu hướng
đầu tư vào chuyển dịch sang mô
hình bền vững, xu hướng áp dụng
các tiêu chuẩn ESG phổ biến hơn,
xu hướng địa phương hóa chuỗi
cung ứng, xu hướng dân số già đi
ở các thị trường đã phát triển và thị
trường mới nổi, xu hướng thắt chặt
quy định về quản lý sử dụng dữ liệu
cũng như công nghệ…
Nhu cầu lao động trong tương lai
HSBC dự báo hầu hết các thị
trường lao động khắp thế giới sẽ
chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng trong năm 2023-2024. Tuy
nhiên, nếu nhìn xa hơn, trong năm
năm tới, 83 triệu việc làm có thể
mất đi do nhu cầu lao động trong
một số lĩnh vực thay đổi, đồng
thời, 69 triệu việc làm mới được
tạo ra. Điều đó đồng nghĩa với 2%
sụt giảm trên thị trường lao động,
tương đương với 14 triệu việc làm.
Những công việc được dự báo
sẽ tuyển dụng nhiều trong tương
lai bao gồm chuyên viên về AI và
máy học, chuyên viên về bền vững,
chuyên viên về phân tích dữ liệu
kinh doanh, chuyên viên về bảo
mật thông tin, kỹ sư công nghệ
tài chính…
Những công việc được dự báo
sẽ dễ bị thay thế nhất bao gồm
nhân viên an ninh bảo vệ, nhân
viên thu ngân và bán vé, nhân viên
dịch vụ bưu chính, giao dịch viên
ngân hàng, thư ký…
Nguyên nhân dẫn đến những
thay đổi này khá đa dạng. Đáng chú
ý nhất có lẽ phải kể đến xu hướng
dịch chuyển kinh doanh theo
hướng xanh hơn, bền vững hơn
được dự báo sẽ khiến các doanh
nghiệp cần tuyển dụng nhiều vị trí
mới. Xu hướng các chuỗi cung ứng
được sắp xếp, phân bổ lại cũng
góp phần tạo thêm việc làm trong
những năm tới đây.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
chậm lại cũng là nguyên nhân
khiến nhiều doanh nghiệp giảm
số lượng nhân công trong tương
lai. Chúng ta có thể quan sát diễn
biến của xu hướng này ngay tại
Việt Nam trong Quý 2/2023. Thực
trạng đơn hàng giảm đã tác động
đến lao động trong khu vực công
nghiệp đặc biệt là ngành dệt may,
ngành chế biến gỗ và ngành sản
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
và sản phẩm quang học.
Vai trò của công nghệ
Sự quan tâm dành cho AI tăng
vọt trong năm 2023 là dấu hiệu
cho thấy các tiến bộ công nghệ sẽ
đóng vai trò lớn trong thay đổi diện
Trong 5 năm tới, 83 triệu việc làm được dự báo sẽ mất đi,
69 triệu việc làm mới được tạo ra. Thị trường lao động đang có
sự chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ và các
xu hướng xã hội.
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 15
mạo thị trường lao động những
năm tới. Điển hình nhất phải kể
đến xu hướng tự động hóa sẽ ảnh
hưởng đến các công việc tay chân,
robot được dự báo sẽ thay thế
công nhân trong nhà máy, kho bãi,
dây chuyền sản xuất hoặc nhân
viên chạy bàn.
Nhiều người thường nhìn tiến
bộ công nghệ dưới lăng kính “máy
móc thay thế con người” và khiến
chúng ta mất việc. Tuy nhiên, ở một
góc nhìn khác, công nghệ cũng tạo
ra công việc mới. Nhiều công việc
trong mảng phân tích dữ liệu lớn,
công nghệ giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu, công nghệ
quản lý môi trường, mã hóa và an
ninh mạng, công nghệ sinh học,
công nghệ nông nghiệp, các nền
tảng và ứng dụng số hóa… được
dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
Phong cách làm việc trong
tương lai
Một lần nữa, chúng ta sẽ phải
nhắc tới đại dịch như một yếu tố
tác động mạnh mẽ đến cách chúng
ta làm việc trong và sau đại dịch.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp
đang chứng kiến tỷ lệ trở lại văn
phòng tăng lên. Đặc biệt ở châu Á,
tỷ lệ này tăng lên gần tương đương
với mức trước đại dịch trong khi
tỷ lệ trở lại văn phòng bình quân ở
châu Âu giảm 20% còn ở Mỹ tỷ lệ
trở lại văn phòng của một số thành
phố đã vượt ngưỡng -50%, thậm
chí như San Francisco gần chạm
mức -60%.
Không thể phủ nhận, đưa người
lao động trở lại văn phòng mang
lại một số lợi ích nhất định. Một
nghiên cứu trên Nature từ Melanie
Brucks & Jonathan Levav cho thấy
các cuộc họp trực tiếp dẫn tới 15%
gia tăng sáng tạo. Các hoạt động
gắn kết cũng sẽ hiệu quả hơn khi
được tổ chức trực tiếp thay vì qua
các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng
cho thấy chế độ làm việc hybrid
mang đến kết quả tốt hơn so với
buộc người lao động làm cố định
một nơi. Một nghiên cứu từ các
nhà kinh tế học tại Đại học Stanford
dựa trên việc đo lường năng suất
lao động tại doanh nghiệp cho thấy
chế độ làm việc hybrid không ảnh
hưởng đến năng suất so với chế
độ làm việc toàn thời gian trên
văn phòng.
Tất cả những điều này cho thấy
không có một công thức chung cho
mọi doanh nghiệp, mọi loại công
việc và lựa chọn mỗi người một
khác. Có những công việc chúng ta
sẽ làm tốt hơn khi ở nhà, không bị
môi trường ồn ào xung quanh làm
ảnh hưởng chẳng hạn như làm báo
cáo, phân tích dữ liệu...
Những thay đổi nêu trên của
thị trường lao động sẽ mở ra cơ hội
gia tăng năng suất lao động, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế,
mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia
lực lượng lao động, mở ra cơ hội
cho doanh nghiệp tiếp cận nhân
tài ở khắp mọi nơi trên thế giới và
ngược lại người lao động cũng có
thêm lựa chọn việc làm bất kể vị
trí địa lý.
Quan trọng hơn, những xu
hướng này cũng nhắc nhở doanh
nghiệp và người lao động cần có
tâm thế sẵn sàng cho những thay
đổi trong tương lai.
Trích nguồn: Tạp chí Diễn đàn
Doanh nghiệp
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 16
Điều kiện nào được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
cho hàng hóa xuất khẩu?
D
oanh nghiệp hoàn thuế giá
trị gia tăng phải hoàn tất
nghĩa vụ thuế xuất nhập
khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải
thanh toán qua ngân hàng.
Trao đổi với phóng viên Báo
Người Lao Động, ngày 12-8, ông
Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng
Cục Thuế TP HCM, cho biết thời
gian gần đây, nhiều doanh nghiệp
quan tâm về điều kiện khấu trừ,
hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng
hóa xuất khẩu. Về vấn đề này, theo
ông Dũng, pháp luật về thuế quy
định rất rõ tại khoản 3, điều 16
Thông tư 219 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, hàng hóa - dịch vụ xuất
khẩu được khấu trừ, hoàn thuế
giá trị gia tăng phải có hợp đồng
bán hoặc gia công hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
Đối với trường hợp ủy thác xuất
khẩu hàng hóa là hợp đồng và biên
bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất
khẩu hoặc biên bản đối chiếu công
nợ định kỳ giữa bên ủy thác và
bên nhận ủy thác ghi rõ: số lượng,
chủng loại sản phẩm, giá trị hàng
hóa ủy thác đã xuất khẩu; số tiền
ghi trên chứng từ thanh toán qua
ngân hàng với nước ngoài của bên
nhận ủy thác xuất khẩu…
Ngoài ra, doanh nghiệp phải
hoàn tất nghĩa vụ thuế, hàng hóa
xuất khẩu phải thanh toán qua
ngân hàng. Trường hợp thanh
toán chậm phải có thỏa thuận ghi
trong hợp đồng xuất khẩu. Còn
trường hợp ủy thác xuất khẩu,
phải có chứng từ thanh toán qua
ngân hàng của phía nước ngoài
cho bên nhận ủy thác và bên nhận
ủy thác phải thanh toán tiền hành
hóa qua ngân hàng cho bên ủy
thác xuất khẩu.
“Riêng tình huống phía nước
ngoài thanh toán trực tiếp cho
bên ủy thác xuất khẩu hàng hóa
thì bên ủy thác phải có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng và việc
thanh toán như trên có quy định
trong hợp đồng”, ông Dũng cho
biết thêm.
Số liệu của Cục Thuế TP HCM
cho thấy trong 6 tháng đầu năm
2023, cục đã giải quyết hoàn
thuế cho 436 hồ sơ với tổng số
tiền hoàn 2.417 tỉ đồng; trong đó,
256 hồ sơ thuộc diện hoàn trước
kiểm tra sau.
Hiện tại, Cục Thuế TP HCM còn
tồn đọng khoảng 10% tổng số tiền
hoàn thuế giá trị gia tăng. Vì thế, từ
nay đến cuối năm 2023, việc hoàn
thuế là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm mà Cục Thuế TP HCM
tập trung giải quyết nhằm hỗ trợ tài
chính cho doanh nghiệp.
Nguồn: Người lao động
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 17
Tổng giá trị xuất nhập khẩu giảmmạnhsau7tháng
N
gày 22/8, Tổng cục Hải quan
vừa có thông tin về tình hình
xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam tháng 7 và 7
tháng năm 2023.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ
bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị
giá xuất nhập khẩu hàng hóa của
cả nước trong tháng 7 đạt 57,07 tỉ
USD, tăng 2,3% so với tháng trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 30,07 tỉ
USD và nhập khẩu là 27 tỉ USD.
Lũy kế trong 7 tháng, tổng trị
giá xuất nhập khẩu hàng hoá của
Việt Nam đạt 374,36 tỉ USD, giảm
13,8%, tương ứng giảm 60,14 tỉ
USD so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong 7 tháng, cán cân
thương mại hàng hóa của cả nước
đã xuất siêu 16,48 tỉ USD.
Riêng về xuất khẩu hàng hoá,
tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam trong 7 tháng là 195,42
tỉ USD, giảm 10,3% và có 38/45
nhóm hàng giảm so với cùng kỳ
năm trước.
Với kết quả này, quy mô hàng
hóa xuất khẩu trong 7 tháng của
2023 đã giảm tới 22,5 tỉ USD so với
cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có tới 10 nhóm hàng
trị giá xuất khẩu giảm trên 500
triệu USD so với cùng kỳ năm trước
như điện thoại các loại và linh kiện
giảm 5,27 tỉ USD, hàng dệt may
giảm 3,24 tỉ USD, gỗ và sản phẩm
gỗ giảm 2,57 tỉ USD, giầy dép các
loại giảm 2,44 tỉ USD,...
Nguồn: Báo Lao Động
Trị giá của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng năm 2022 và 7 tháng năm 2023.
Ảnh: Tổng cục Hải quan.
COMPACTapron, the latest addition to the SUESSEN compacting family, sets a new benchmark for yarn tenacity
with an additional 0.5 to 1 cN/tex compared to other compacting systems. By reducing conversion cost by 10%,
COMPACTapron is the right system for competitive spinning mills.
COMPACTapron makes compact spinning more affordable. It offers the right balance between high productivity and
low operational costs without compromising on quality. Most importantly, this latest compacting device reduces electricity
costs. The system is suitable for most machine types and common materials including blends from yarn counts Ne 20 to
Ne 80.
Low conversion costs
The design of COMPACTapron (Fig. 1) makes it a formidable asset to reduce the cost of conversion. It features only
one big cot, resulting in 50% less maintenance time and almost no lapping. As COMPACTapron needs very few consumable
parts, it has a very low spare parts cost per spindle per year. The optimized suction slot allows reduced air flow and power
demand and thus contributes to 60% energy saving.
High yarn tenacity and excellent quality
Yarnstrengthiscrucial indeterminingthequalityofthefinalspinningproduct.Thanksto3Dtechnology,COMPACTapron
transports fibers in the condensing zone over the suction slot in a distinctive distance to the mesh apron so that all fibers
are entirely compacted. The distance between the nip lines of COMPACTapron is shorter than the shortest fiber so that
fibers are smartly guided through the compacting zone, thus achieving better yarn strengths compared to competitors. The
overall result is an additional 0.5 to 1 cN/tex, a yarn tenacity unmatched in the market.
Flexibility
The improved raw material yield gives spinners more options to optimize cost so they can choose between twist
reduction to enhance productivity, adjusting the raw material mix, or obtaining a higher selling price in downstream
processes.
With less energy requirement, less maintenance and fewer spare parts, COMPACTapron not only boosts yarn tenacity,
it gives spinning mills a real competitive edge.
Trade Press Article
3D Compacting Pushes the Limits of Yarn Strength
About Suessen
Suessen, the world’s leading manufacturer of spinning systems and
components for spinning machines, is a subsidiary of the Rieter Group. The
company,basedinSuessen(Germany),createscustomervaluethroughsystem
expertise,innovativesolutions,after-salesexcellenceandglobalpresence.The
considerable investments in R&D ensure the further development of technical
and technological components in an uncompromising and resolute manner.
The focus is on universal applicability, improved yarn quality, increased service
life, reduced maintenance and proven reliability in industrial application.
www.suessen.com
About Rieter
Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple fiber
spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops and
manufactures machinery, systems and components used to convert natural
and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the only supplier
worldwide to cover both spinning preparation processes and all four end-
spinning processes currently established on the market. Furthermore, Rieter
is a leader in the field of precision winding machines. With 17 manufacturing
locations in ten countries, the company employs a global workforce of some
4 900, about 18% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the
SIX Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com
Rieter Management AG
Klosterstrasse 32
P.O. Box
CH-8406 Winterthur
T +41 52 208 71 71
F +41 52 208 70 60
www.rieter.com
For further information, please contact:
Rieter Management AG
Media Relations
Relindis Wieser
Head Group Communication
T +41 52 208 70 45
F +41 52 208 70 60
media@rieter.com
www.rieter.com
Fig. 1: The innovative design of COMPACTapron
significantly contributes to reducing the cost of conversion.
ID Asset: 97492
Rieter Trade Press Article: COMPACTapron, October 2022
vietnamyarnprice.com
vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 19
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 20
TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG - SỰ KIỆN VCOSA
Ø Ngày 04/8/2023, đoàn VCOSA đến thăm và làm việc cùng BLĐ công ty Kết Nối Thời Trang (Faslink).
Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Faslink đã có buổi chia sẻ về tình hình hoạt động
của công ty trong thời gian qua và những định hướng sắp tới. Qua đó, các dòng sản phẩm từ sợi tính năng
(sợi sen, sợi cafe, sợi dứa, sợi tre...) vẫn sẽ được công ty tập trung phát triển, hướng tới nhóm khách hàng
nội địa để người dùng trong nước cảm nhận được tính năng ưu việt mà dòng sản phẩm này mang lại.
Ø Ngày 07/8 và 10/8/2023, đại diện VCOSA tham dự Hội thảo Bông Úc tại cả hai địa điểm TP. HCM và TP.
Hà Nội. Đặc biệt tối ngày 10/8, theo lời mời của Ngài Đại sứ Australia tại Việt Nam, Andrew Goledzinowski
và phu nhân Lyn Allan, Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA đã tới tham dự bữa tiệc gặp gỡ thân mật
tại tư dinh của Ngài Đại sứ trong vai trò người đại diện của một trong những tổ chức đóng góp tiếng nói
quan trọng trong lĩnh vực bông - sợi của Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại bông - sợi giữa Việt
Nam và Australia. Buổi gặp gỡ là cơ hội để tri ân, thắt chặt những mối quan hệ hiện có và tạo dựng, kết nối
những mối quan hệ mới. Cùng góp mặt trong bữa tiệc thân mật lần này còn có đại diện đến từ Đại Sứ Quán
Australia, đại diện đến từ các công ty, tập đoàn, tổ chức lớn khác của Việt Nam và của Australia, đang hoạt
động trong lĩnh vực dệt may như: Hiệp Hội Bông Úc, VITAS, Woolmark, Ascolour, Canifa, Hương Sen Group,
Trần Lê, An Hưng, May 10…
Ø Chiều cùng ngày, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện ICA Bremen để cùng thảo luận, thống nhất
nhiều nội dung để triển khai tổ chức khóa đào tạo Quanlity Matters tại Việt Nam. Học viên tham dự sẽ nhận
được chứng chỉ của ICA Bremen sau khóa đào tạo.
Ø Ngày 11/8/2023, VCOSA đón tiếp đại diện từ công ty TNHH Quốc Tế Chan Chao, một trong những hội viên
liên kết ưu tú của hiệp hội, để tiếp tục thảo luận, xây dựng phương án phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề
trong triển lãm VTG lần thứ 21 tại Việt Nam.
Ø Ngày 14/8/2023, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện công ty Lakshmi Machine Works Limited
(LMW) nhằm trao đổi các kế hoạch hợp tác về truyền thông và quảng cáo.
Ø VCOSA tham dự hội thảo “Mô hình kinh doanh mới và định hướng quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh
chuyển đổi xanh” do Quỹ Châu Á (TAF) và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp
tổ chức ngày 17/8/2023. Các chuyên gia tại hội thảo đã cung cấp các thông tin quan trọng, cần thiết để
doanh nghiệp tìm kiếm được lợi thế trong quá trình chuyển đổi xanh.
Ø Chiều cùng ngày, VCOSA tham gia cuộc họp trực tuyến cùng công ty Tengiva, có trụ sở tại Canada nhằm
trao đổi, tìm hiểu thêm về Cơ sở dữ liệu dệt may tập trung và Cổng thông tin khách hàng kỹ thuật số, nhằm
nâng cao khả năng tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam.
Ø Hướng tới Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ (28/08/1945 - 28/08/2023) và ngày Quốc khánh Việt
Nam (02/09/1945 - 02/09/2023), VCOSA tham gia đồng hành cùng Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ
nhằm xây dựng bài viết trên đặc san về những thông điệp, thành tựu, đóng góp và định hướng phát triển
của Hiệp hội góp phần cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của ngành nói chung.
Ø Ngày 23/8/2023, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện Rieter và Illies tại Việt Nam để cùng thảo luận,
xây dựng chương trình hội thảo kỹ thuật dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11/2023.
Hoạt động VCOSA
Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam và
ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA. Ảnh: VCOSA
Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp Australia và
ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA. Ảnh: VCOSA
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 21
Nhiệt liệt chào mừng hội viên mới gia nhập trong tháng 6/2023:
GHERZI ORGANIZATION
Công ty TNHH Dệt Phú Thọ
đã được gỡ khỏi “Danh sách
các phán quyết chưa thực thi
– Phần 2” (List of Unfulfilled
Awards 2 - LOUA2).
---------
Sự công bằng trong quy tắc
mua bán bông và bước tiến của
ngành kéo sợi Việt Nam.
N
gày 26/06/2023, Công ty TNHH Dệt
Phú Thọ do Ông Nguyễn Văn Hà làm Giám
đốc, tọa lạc tại KCN Thụy Vân, Xã Thụy Vân,
TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ - một trong những
doanh nghiệp sản xuất sợi dệt lớn của miền Bắc, và
hội viên tích cực của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam
(VCOSA) - đã chính thức ra khỏi Danh sách phán
quyết chưa thực thi phần 2 (LOUA 2) của Hiệp hội
Bông Quốc tế (ICA). Đây là danh sách các công ty
được chứng minh là có liên quan tới LOUA 1. LOUA
1 là một danh sách công khai, liệt kê các công ty đã
không tuân thủ một hoặc nhiều phán quyết trọng tài
theo Quy định và Quy tắc của ICA.
Công ty TNHH Dệt Phú Thọ có quy mô hơn
59,000 cọc sợi, có thể cung cấp 11,000 tấn sợi mỗi
năm từ cotton, PE cho đến sợi pha (CVC, TCD) cho thị
trường trong và ngoài nước. Kể từ tháng 3/2023 đến
tháng 6/2023, Dệt Phú Thọ phối hợp cùng với VCOSA
đã cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ pháp lý để
chứng minh công ty cần thiết được gỡ bỏ khỏi LOUA
2. VCOSA đã hỗ trợ tích cực trong tiến trình điều tra,
và hợp tác chặt chẽ với các bên để hoàn thành mục
tiêu và rút ngắn thời gian xử lý. Điều này cho thấy tầm
nhìn chiến lược và sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng
cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ban lãnh đạo
công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Việc được gỡ khỏi LOUA
2 của ICA không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng
trong lịch sử của công ty, mà còn chứng minh cho sự
nỗ lực không ngừng của Dệt Phú Thọ trong việc nâng
cao uy tín và mở rộng, xây dựng các mối quan hệ
của mình tại thị trường nội địa và quốc tế. Có thể nói
rằng, đây là một
bước tiến đối
với ngành kéo
sợi Việt Nam,
khẳng định sự
công bằng và
minh bạch của
ICA.
Thật vậy,
những năm gần
đây, VCOSA đã
có những đóng
góp quan trọng trong việc giúp ngành kéo sợi Việt
Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và công nhận sự
uy tín của ngành. Mối quan hệ của VCOSA và ICA
ngày càng gắn kết thông qua các hoạt động nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên thuộc cả hai tổ
chức. ICA luôn tích cực lắng nghe và cải tiến bộ Quy
định và Quy tắc để tối ưu hóa sự an toàn – công bằng
– minh bạch trong giao dịch mua bán bông toàn cầu,
đồng thời VCOSA cũng thường xuyên trưng cầu ý
kiến đóng góp của hội viên qua đó tổ chức các chương
trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sợi Việt Nam nâng
cao năng lực cạnh tranh và tự bảo vệ quyền và lợi ích
khi thực hiện các giao dịch mua bán bông.
Chúc mừng Công ty TNHH Dệt Phú Thọ đã được
gỡ khỏi LOUA 2 của ICA, và hy vọng rằng điều này
sẽ truyền cảm hứng và động lực cho các đối tác khác
trong ngành kéo sợi Việt Nam để tiếp tục phát triển
và cải thiện nâng cao uy tín của mình.
Hoạt động phát triển, hỗ trợ hội viên
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 22
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 23
Vietnam Cotton & spinning association
OCT-
2024
VTG 2024
Location: SECC, HCMC
Partner: Chanchao (Taiwan)
Time: TBC
SEP-
2024
Vietnam Textile Summit
Location: SECC, HCMC
Partner: ECV (China)
Time: TBC
NOV-
2023
Trends & Insights:
Future-Proofing
Spinning Operations
Location: HCMC & Thai Binh
Partner: Rieter
Time: 08/11/2023 &
10/11/2023
DEC-
2023
VCOSA Year End Meeting
Location: TBC
Time: TBC
DEC-
2023
Arise IIP Seminar
Location: Vietnam
Partner: Arise IIP
Time: 1st half of
December
VCOSA EVENT TIMELINE
DEC-
2024
Training course
Location: Hanoi / HCMC
Partner: TBC
Time: TBC
VCOSA Premilinary Meeting
Location: Thai Binh
Time: TBC
JUN-
2024
MAR-
2024
Yarn Market Trends 2024
Location: HCMC
Partner: TBC
Time: TBC
AUG-
2024
VCOSA Year End Meeting
Location: TBC
Time: TBC
Technical Seminar
Location: HCMC
Partner: TBC
Time: TBC
JAN-
2024
Organize a delegation
to participate
Trade Event ICA
Location: Singapore
Organizer: ICA
Time: 11-12/10/2023
VTG 2023
Location: SECC, HCMC
Partner: Chanchao (Taiwan)
Time: 25-28/10/2023
OCT-
2023
SEP-
2023
OCT-
2023
SEP-
2023
DEC-
2022
FEB-
2023
MAR-
2023
Trade Matters
Location: HCMC
Partner: ICA
Time: 15-17/2/2023
Texfuture Vietnam
Location: HCMC
Partner: STS
Time: 22-24/03/2023
JUL-
2023
VCOSA Year End Meeting
Location: HCMC
Time: 21/12/2022
VCOSA Premilinary Meeting
Location: Thai Binh
Time: 07/07/2023
Cotton Quality Training Course
Location: HCMC
Partner: ICA Bremen
Time: September
Texfuture Vietnam
Location: HCMC
Partner: STS
Time: 20-22/09/2023
JAN-
2024
Workshop Training
Location: Vietnam
Partner: ICA
Time: TBC
vietnamyarnprice.com
vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 24
T
ổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là một doanh nghiệp dệt may có lịch sử lâu đời và quy mô rộng
lớn, được thành lập từ năm 1962, công ty hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực sản xuất hàng may mặc
và kéo sợi. Hòa Thọ hiện sở hữu 3 nhà máy, với tổng số cọc sợi lên đến 73.000 và sản lượng hàng năm
đạt khoảng 18.200 tấn sợi. Công ty chuyên sản xuất các loại sợi như TC và CVC, và luôn không ngừng đầu tư
vào hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm.
Sự phát triển quốc tế là mục
tiêu mà Hòa Thọ luôn hướng đến.
Công ty đã mở rộng mạng lưới
xuất khẩu đến nhiều thị trường
lớn như Hàn Quốc, Châu Âu, Ai
Cập, Nhật Bản, Nam Mỹ và Trung
Quốc. Chiến lược của công ty tập
trung vào việc phân bổ và điều
chỉnh tỷ trọng kinh doanh cho
từng thị trường mục tiêu, tránh sự
phụ thuộc quá mức vào bất kỳ thị
trường cụ thể nào.
Bên cạnh đó, Hòa Thọ cũng
không bỏ qua tiềm năng thị trường
trong nước. Sản lượng bán hàng
trong nước chiếm một phần quan
trọng trong hoạt động kinh doanh,
thường dao động từ 25% đến 30% tổng sản lượng, tùy thuộc vào thời điểm. Công ty đã thực hiện việc phân bổ hợp
lý giữa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trên thị trường.
Trong thời điểm hiện tại, thị trường đang gặp nhiều khó khăn và biến động về giá cả. Tuy nhiên, Hòa Thọ luôn
đặt tinh thần hợp tác và chủ động đàm phán lên hàng đầu khi giao tiếp với khách hàng nhằm tìm kiếm những giải
pháp chung để vượt qua những thách thức hiện tại.
Công ty đang đầu tư vào các phần mềm
ứng dụng tiên tiến để quản lý quy trình sản xuất
sợi một cách chặt chẽ. Mục tiêu là đảm bảo sự
đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động sản xuất.
Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và
nguồn lực mà còn tạo ra một môi trường sản
xuất hiệu quả hơn.
Đồng thời, Hòa Thọ hiện đang thực hiện
chương trình nhà máy xanh, tạo ra môi trường
sản xuất thân thiện với việc sử dụng nguồn nước
tuần hoàn và năng lượng điện mặt trời, nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
Với sự nỗ lực không ngừng và cam kết đối
với phát triển bền vững, Hòa Thọ đã không chỉ là
hệ thống cung ứng sợi - may hàng đầu tại Việt
Nam, mà còn trở thành trụ cột trong lĩnh vực dệt
may tại khu vực.
Biên tập: Ngọc Trâm
Hòa Thọ
Doanh nghiệp dệt may uy tín,
chất lượng hàng đầu Việt Nam và khu vực
Thông tin doanh nghiệp
vietnamyarnprice.com
vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 25
C
ông ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng là một trong những nhà máy sợi nòng cốt của Tập đoàn dệt may Viêt
Nam. Từ khi thành lập vào đầu năm 2014, Vinatex Phú Hưng đã không ngừng phát triển và khẳng định
vị thế của mình trong hệ thống chuỗi cung ứng sợi toàn cầu. Vinatex Phú Hưng tự hào về sản phẩm chủ
lực của mình - sợi CVC, cùng với sợi TC, đều được sản xuất với chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trên khắp thế giới, từ Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia, đến
Nam Mỹ.
Tại Vinatex Phú Hưng, công
ty không chỉ đầu tư vào chất
lượng sản phẩm, mà còn tập
trung vào việc xây dựng thương
hiệu uy tín, lắng nghe và xử lý mọi
yêu cầu của khách hàng, đồng
thời không ngừng cải tiến để
cung cấp những sản phẩm vượt
trội và đa dạng.
Đặc biệt, Vinatex Phú Hưng
luôn đặt chất lượng lên hàng
đầu, đầu tư vào công nghệ và
quy trình sản xuất để đảm bảo
sợi đạt tiêu chuẩn cao nhất.
Quy trình kiểm soát chất lượng của Vinatex Phú Hưng bao gồm hai bước: đánh giá sợi qua máy Uster và
dệt thành vải để đánh giá chất lượng. Sự tận tâm và chuyên nghiệp của doanh nghiệp đã tạo dựng được một
hình ảnh đáng tin cậy và uy tín đối với khách hàng.
Vinatex Phú Hưng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, doanh nghiệp đã
đầu tư hệ thống điện mặt trời, giúp giảm chi phí tiền điện và đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với môi trường.
Vinatex Phú Hưng hiểu rằng người lao
động là nòng cốt và tài sản quý giá của
công ty. Doanh nghiệp luôn tạo điều kiện
thuận lợi để nhân viên phát triển bản thân,
đồng thời tạo ra môi trường làm việc chủ
động và có tính trách nhiệm cao. Điều này
giúp Vinatex Phú Hưng duy trì sự ổn định và
phát triển bền vững.
Với uy tín và đội ngũ nhân viên tận tâm,
doanh nghiệp đã và đang trở thành sự lựa
chọn đáng tin cậy của khách hàng trên thị
trường quốc tế.
Biên tập: Ngọc Trâm
Vinatex
Phú Hưng
Đối tác đáng tin cậy
trong ngành công nghiệp sợi toàn cầu
Thông tin doanh nghiệp
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 26
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
1. Số liệu nhập khẩu
Tháng 7/2023, nhập khẩu bông tăng cả về lượng
và trị giá, lần lượt là 10% (129,7 nghìn tấn) và 9,6%
(266,4 triệu USD) so với tháng trước. Ngược lại, nhập
khẩu xơ, sợi ghi nhận sự giảm về lượng và trị giá, lần
lượt là 17,4% (78,2 nghìn tấn) và 11,3% (167,2 triệu
USD) so với tháng trước.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng và trị giá nhập
khẩu bông và xơ sợi của Việt Nam đều giảm so với
cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lượng bông nhập khẩu
giảm 3,4%, trị giá giảm 22%; lượng xơ sợi nhập khẩu
giảm 8,5%, trị giá giảm 25%.
Lượng nhập khẩu bông của Việt
Nam trong tháng 7/2023 là 129,7
nghìn tấn, tăng 10% so với tháng
trước; trong khi lượng nhập khẩu xơ
sợi là 78,2 nghìn tấn, giảm 17,4% so
với tháng trước.
Theo số liệu thống kê
sơ bộ của Tổng cục Hải
quan, trong tháng 7/2023
kim ngạch nhập khẩu bông
đạt 266,4 triệu USD, tăng
9,6% so với tháng trước.
Trái lại, xơ sợi ghi nhận
kim ngạch 167,2 triệu USD,
giảm 11,3%. Vải có kim
ngạch 972,7 triệu USD,
giảm 10,4%, trong khi kim
ngạch của nguyên phụ liệu
dành cho ngành dệt may
da giày đạt 509,5 triệu
USD, tăng 5,0%.
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 27
Bảy tháng đầu năm 2023 kim ngạch nhập khẩu
bông giảm đáng kể, chỉ còn 1,67 tỷ USD, giảm 22%
so với cùng kỳ năm trước. Xơ sợi ghi nhận kim ngạch
nhập khẩu là 1,23 tỷ USD, tương đương mức giảm lên
đến 25%. Kim ngạch nhập khẩu vải đạt 7,39 tỷ USD,
giảm 18,8%. Cuối cùng, kim ngạch nhập khẩu của
nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày là 3,39 tỷ
USD, giảm 16,5%.
Số liệu thống kê sơ bộ cho
thấy trong tháng 7/2023, Việt
Nam nhập khẩu 78,2 nghìn
tấn xơ, sợi. So với tháng trước,
lượng nhập khẩu này giảm
11,3%, và giảm 14,2% so với
cùng kỳ năm trước.
Tháng 7/2023 Việt
Nam nhập khẩu 129,7
nghìn tấn bông, tăng 10%
so với tháng trước và tăng
23,5% so với cùng kỳ năm
trước.
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 28
1.1. Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu vẫn ở mức thấp
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập
khẩu bông về Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt
117,92 nghìn tấn, trị giá 243,12 triệu USD, giảm 19,1 %
về lượng và giảm 22% về trị giá so với tháng 5/2023;
tăng 26,2% về lượng nhưng giảm 10,7% về trị giá so
với tháng 6/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lượng bông
nhập khẩu về Việt Nam đạt 629,59 nghìn tấn, trị giá
1,4 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 23,3% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2022.
trị giá 640 triệu USD, tăng 16,3% về
lượng nhưng giảm 10,5% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2022, chiếm
45,7% tổng lượng bông nhập khẩu.
Riêng trong tháng 6/2023, lượng
nhập khẩu bông từ thị trường này
đạt 70,5 nghìn tấn, trị giá 149,22
triệu USD, giảm 23,7% về lượng
và giảm 26,6% về trị giá so với
tháng 5/2023, tăng 31,3% về lượng
nhưng giảm 6% về trị giá so với
tháng 6/2022.
Nhập khẩu bông từ thị trường
Australia đứng ở vị trí thứ 2, với
lượng nhập khẩu đạt 125 nghìn tấn,
trị giá 294 triệu USD, tăng 119,6%
về lượng và tăng 93,8% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong
tháng 6/2023, lượng nhập khẩu
bông từ thị trường này đạt 17,67
nghìn tấn, trị giá 37,62 triệu USD,
tăng 44,3% về lượng và tăng 39,6%
về trị giá so với tháng 5/2023; tăng
91% về lượng và tăng 33,5% về trị
giá so với tháng 6/2022.
Ngoài ra, nhập khẩu bông từ
một số thị trường khác giảm mạnh
về lượng trong 6 tháng đầu năm
2023 so với cùng kỳ năm 2022
như: nhập khẩu từ thị trường Ấn
Độ giảm 68,5%; từ Argentina giảm
91%; từ Bờ Biển Ngà giảm 83%.
Trong 6 tháng đầu năm 2023,
có 11 thị trường cung cấp bông
nguyên liệu cho Việt Nam, tăng
01 thị trường so với cùng kỳ năm
2022. Lượng nhập khẩu bông
nguyên liệu của Việt Nam từ các
thị trường chính đều tăng, đặc biệt
là thị trường Australia tăng mạnh,
trừ thị trường Brazil, Ấn Độ giảm
mạnh… Cụ thể:
Nhập khẩu bông từ thị trường
Mỹ lớn nhất trong 6 tháng đầu
năm 2023, đạt 287 nghìn tấn,
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu bông của Việt Nam
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 29
Giá nhập khẩu bông
Nguồn: VITIC
Giá bông nhập khẩu trung
bình từ hầu hết các thị trường
chính trong tháng 6/2023 giảm
so với tháng 5/2023, trong đó, giá
bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ
giảm 3,8% xuống 2.117 USD/tấn,
giá bông nhập khẩu từ thị trường
Australia giảm 3,3% xuống 2.128
USD/tấn.
Về giá: Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam tháng
6/2023 ở mức 2.062 USD/tấn, giảm 3,6% so với tháng
5/2023 và giảm 29,2% so với tháng 6/2022. Như vậy,
tháng 6/2023 là tháng thứ 10 liên tiếp giá nhập khẩu
bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ khi đạt
mức đỉnh vào tháng 8/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá bông
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình
2.233 USD/tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022.
— Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn
gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế...
— Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị
đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.
— Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông
tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu
thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo.
— Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả
để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn.
Ban Thông tin Truyền thông
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 30
1.2. Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ tăng trở lại
Theo số liệu thống kê của Tổng
cục Hải quan, nhập khẩu sợi
nguyên liệu về Việt Nam trong
tháng 6/2023 đạt 42,68 nghìn tấn,
trị giá 130,03 triệu USD, giảm 8,2%
về lượng và giảm 8,7% về trị giá so
với tháng 5/2023, giảm 29,8% về
lượng và giảm 34,7% về trị giá so
với tháng 6/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm
2023, lượng nhập khẩu mặt hàng
này về Việt Nam đạt 271,37 nghìn
tấn, trị giá 782,35 triệu USD, giảm
26,7% về lượng và giảm 31,7% về
trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 6/2023, Trung Quốc là
thị trường cung cấp sợi nguyên liệu
lớn nhất cho Việt Nam, với lượng
nhập khẩu đạt 28,1 nghìn tấn, trị
giá 66,16 triệu USD, giảm 10,2%
về lượng và giảm 26% về trị giá so
với tháng 5/2023; giảm 35,1% về
lượng và giảm 51,5% về trị giá so
với tháng 6/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm
2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu
từ thị trường Trung Quốc vào
Việt Nam đạt 185,6 nghìn tấn, trị
giá 473,5 triệu USD, chiếm 68,4%
tổng lượng nhập khẩu, giảm mạnh
20,8% về lượng và giảm 31% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu sợi nguyên liệu từ
thị trường Đài Loan trong tháng
6/2023 đạt 4,1 nghìn tấn, trị giá
11,99 triệu USD, giảm 9,3% về
lượng và giảm 2,4% về trị giá so
với tháng 5/2023; giảm 53,1% và
giảm 49,8% về trị giá so với tháng
6/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm
2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ
thị trường Đài Loan vào Việt Nam
đạt 26,84 nghìn tấn, trị giá 74,06
triệu USD, chiếm 9,9% tổng lượng
nhập khẩu sợi nguyên liệu của
Việt Nam, giảm 48,5% về lượng và
giảm 48,5% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2022.
Nhìn chung, trong 6 tháng đầu
năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên
liệu từ các thị trường cung cấp
chính vào Việt Nam đều giảm
mạnh, trừ nhập khẩu từ thị trường
Malaysia tăng 15,3% về lượng…
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu
sợi nguyên liệu từ một số thị trường
tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
2023 như Pakistan, Pháp.
Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn)
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu sợi của Việt Nam
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 31
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
Nhập khẩu sợi của Việt Nam
Về giá: Giá nhập khẩu sợi
nguyên liệu về Việt Nam trong
tháng 6/2023 ở mức 3.047 USD/
tấn, giảm 0,5% so với tháng 5/2023
và giảm 7% so với tháng 6/2022.
Tính chung 6 tháng đầu năm
2023, giá sợi nguyên liệu nhập
khẩu về Việt Nam đạt trung bình
2.883 USD/tấn, giảm 6,8% so với
cùng kỳ 2022.
Trong đó, giá sợi nguyên liệu
nhập khẩu từ Trung Quốc thấp
nhất đạt 2.354 USD/tấn; tiếp đến
là từ Ấn Độ đạt 2.816 USD/tấn… và
giá nhập khẩu từ thị trường cao
nhất là Nhật Bản với mức giá
10.730 USD/tấn…
Theo thông tin từ Trung tâm
Thông tin về mạng lưới dệt may
toàn cầu (https://www.tnc.com.
cn/info/), giá sợi thị trường Trung
Quốc trong năm 2023 khá ổn định,
giá sợi xơ polyester giao dịch ngày
02/8/2023 ở mức 7.425 NDT/tấn
cao hơn mức 7.145 NDT/tấn được
ghi nhận ngày 03/7/2023.
Giá sợi ổn định ở mức thấp
xuất phát từ cả hai phía cung và
cầu trên thị trường, nguồn cung dồi
dào nhưng nhu cầu yếu. Nhu cầu
về sợi hồi phục không như kỳ vọng
của thị trường do kinh tế thế giới
diễn biến ảm đạm. Đặc biệt, Trung
Quốc, quốc gia nhập khẩu sợi lớn
nhất thế giới vẫn đang cho thấy
tốc độ phục hồi chậm sau khi gỡ
bỏ chính sách Zero Covid, kéo theo
hoạt động nhập khẩu sợi cũng kém
tích cực.
Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn)
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 32
Nguồn: Trung tâm Thông tin về
mạng lưới dệt may toàn cầu
Kinh tế thế giới vẫn còn đối mặt
với nhiều thách thức, đặc biệt là sự
phục hồi không như kỳ vọng của
Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là
trở ngại lớn trong việc gia tăng nhu
cầu đối với mặt hàng sợi.
Do đó, giá sợi thế giới được dự
báo có thể duy trì xu thế giằng co
trong khoảng thời gian nữa.
Hiện sợi thế giới vẫn ở mức
thấp, giá nhập khẩu sợi nguyên liệu
vào Việt Nam cũng giảm, bên cạnh
đó, thị trường xuất khẩu hàng may
mặc đang có dấu hiệu phục hồi sẽ
là cơ sở để các doanh nghiệp tăng
nhập khẩu mặt hàng này để phục
vụ nhu cầu sản xuất, xuất khẩu
những tháng cuối năm.
Dự báo, nhập khẩu sợi nguyên
liệu vào Việt Nam sẽ phục hồi
trong thời gian tới.
Giá trung bình sợi xơ Polyester và giá sợi tơ nhân tạo 30s của Trung Quốc
Giá nhập khẩu sợi
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 33
2. Số liệu xuất khẩu
Trong tháng 7/2023, sản lượng xuất khẩu của nhóm
hàng xơ, sợi đạt 155,4 nghìn tấn, đạt kim ngạch
384,1 triệu USD. So với tháng trước, sản lượng xuất
khẩu này tăng 0,9%, còn kim ngạch tăng 2,2%.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu
xơ, sợi tích lũy đạt 988,8 nghìn tấn, với kim ngạch 2,45
tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất
khẩu tăng 2,6% nhưng kim ngạch giảm mạnh với tỷ
lệ 20,8%.
Xơ, sợi là mặt hàng xuất khẩu
hàng đầu trong tháng 7 năm 2023
với kim ngạch 384,1 triệu USD, tăng
nhẹ 2,2% so với tháng trước. Nguyên
phụ liệu cho ngành dệt may da giày
có mức tăng trưởng ấn tượng nhất,
đạt 164,9 triệu USD, tăng 7,5%.
Trong khi đó, vải kỹ thuật là mặt
hàng xuất khẩu ít nhất và giảm mạnh
nhất, chỉ có 50,7 triệu USD, giảm
1,6%. Vải là mặt hàng duy nhất khác
có kim ngạch xuất khẩu giảm, với
179,2 triệu USD, giảm 0,6%.
Theo số liệu của Tổng cục
Hải quan, trong tháng 7/2023,
Việt Nam xuất khẩu được 155,4
nghìn tấn xơ, sợi, tăng 0,9% về
lượng so với tháng trước. Kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng
này đạt 384,1 triệu USD, tăng
2,2% so với tháng trước.
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 34
Trong tháng
7/2023, Việt Nam
xuất khẩu được hơn
3,26 tỷ USD hàng dệt
may, tăng 6,8% so với
tháng trước.
Theo số liệu thống
kê sơ bộ trong tháng
7/2023, Việt Nam
xuất khẩu hàng dệt
may đạt 3,26 tỷ USD
giảm 11,6% so với cùng
kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xơ, sợi, vải,
NPL dệt may, da giày và vải kỹ thuật của Việt Nam 7
tháng đầu năm 2023 đều giảm so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
cao nhất là xơ, sợi với 2,45 tỷ USD, giảm 20,8%.
Mặt hàng có tốc độ giảm sâu nhất là vải kỹ thuật
với 388,3 triệu USD, giảm 26,8%. Kim ngạch xuất khẩu
vải đạt 1,37 tỷ USD, giảm 18,2%; xuất khẩu nguyên
phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 1,12 tỷ USD,
giảm 17,8%.
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 35
Trong tháng 7/2023, đơn giá
xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ,
sợi dệt của Việt Nam sang một số
thị trường tăng so với tháng 6/2023
như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ.
Tuy vậy, đơn giá xuất khẩu xơ,
sợi dệt sang nhiều thị trường vẫn
giảm như Bangladesh, Indonesia,
Thái Lan, Philippines, Campuchia,
Colombia.
2.1. Xuất khẩu xơ, sợi dệt sẽ tăng trong thời gian tới
T
heo thống kê từ Tổng cục Hải
quan, xuất khẩu xơ, sợi dệt
của Việt Nam trong tháng
7/2023 đạt 155,35 nghìn tấn, kim
ngạch 384,11 triệu USD, tăng 0,9%
về lượng và tăng 2,2% về kim ngạch
so với tháng 6/2023; tăng 41,2% về
lượng và tăng 19,2% về kim ngạch
so với tháng 7/2022.
Tính chung 7 tháng đầu năm
2023, xuất khẩu xơ, sợi dệt của
Việt Nam đạt 988,8 nghìn tấn, kim
ngạch 2,451 tỷ USD, tăng 2,6% về
lượng nhưng giảm 20,8% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Sau nửa đầu năm với kim
ngạch xuất khẩu ảm đạm, bước
sang tháng 7/2023, xuất khẩu
nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt
Nam đã tăng trở lại so với tháng
cùng kỳ năm 2022, cho thấy thị
trường dệt may đã có tín hiệu
phục hồi.
Nhu cầu cho các mặt hàng
ngành dệt may thường có xu
hướng tăng cao vào quý cuối năm
để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, do
đó, xuất khẩu các sản phẩm xơ,
sợi dệt của Việt Nam được dự
báo cũng sẽ sôi động hơn từ quý
3/2023. Trong đó, xuất khẩu xơ,
sợi dệt sang thị trường Trung Quốc
được dự báo sẽ phục hồi nhanh,
kéo theo xuất khẩu nhóm hàng này
của Việt Nam tăng trong thời gian
tới.
Theo báo cáo thị trường dệt
may của VnDirect, tại Trung Quốc,
chỉ số giá đầu vào cho các nhà sản
xuất sợi ở Trung Quốc đã tăng nhẹ
0,1% và 0,3% so với tháng trước
trong tháng 5 và tháng 6/2023,
cho thấy nhu cầu đang phục hồi.
Doanh số bán lẻ các mặt hàng dệt
may và giày dép tính đến tháng
5/2023 đã tăng 2,3% so với tháng
4/2023 và tăng 12,3% so với tháng
5/2022, đạt 107,6 tỷ Nhân dân tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc (PBOC) đã tiếp tục cắt giảm
lãi suất cho vay để thúc đẩy hoạt
động sản xuất và tiêu thụ, cũng
như giảm lãi suất tiết kiệm để kích
thích dòng tiền chảy ngược lại ra
tiêu thụ và đầu tư. Theo nhận định,
thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy
các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn
vào quý 4/2023 và quý 1/2024.
Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi
dệt chủ yếu sang thị trường Trung
Quốc trong tháng 7/2023, chiếm
52,9% tổng lượng và chiếm 57,2%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này của Việt Nam.
Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt
Nam phục hồi trong tháng qua
chủ yếu là nhờ xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc tăng, với lượng
xuất khẩu đạt 82,2 nghìn tấn, kim
ngạch 219,5 triệu USD, tăng 0,3%
về lượng và tăng 2,6% về kim ngạch
so với tháng 6/2023; tăng 79,2% về
lượng và tăng 67,4% về kim ngạch
so với tháng 7/2022.
Xuất khẩu xơ, sợi dệt của
Việt Nam sang nhiều thị trường
cũng tăng trong tháng 7/2023 so
với tháng 6/2023 như Hàn Quốc,
Colombia, Pakistan, Sri Lanka,
Anh, Ai Cập, Hong Kong.
Nguồn: VITIC
Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam 2022-2023
(ĐVT: triệu USD)
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 36
Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam
Giá xuất khẩu xơ, sợi
Về giá: Đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ,
sợi dệt của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 2.472
USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng 6/2023, nhưng giảm
18,5% so với tháng 7/2022.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, đơn giá xuất
khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt
2.479 USD/tấn, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn: VITIC
Nguồn: VITIC
https://vietnamyarnprice.com
https://vcosa.vn
Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 37
3. Báo cáo bông toàn cầu
Nguồn: CI_VCOSA tổng hợp
T
rong báo cáo Ước tính Cung
và Cầu Nông nghiệp Thế giới
(WASDE) tháng 8/2023 của
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), có
cung cấp thông tin chi tiết về tình
trạng hiện tại của ngành bông.
Những điểm chính từ bản tóm tắt
bông bao gồm:
Dự báo sản lượng bông của Mỹ
trong niên vụ 2023/2024 sẽ giảm
2,5 triệu kiện, xuống còn 14 triệu
kiện. Điều này là do tỷ lệ bỏ dở dự
kiến cao hơn và sản lượng giảm ở
khu vực Tây Nam nước Mỹ.
Dự báo xuất khẩu bông của Mỹ
cũng đã được hạ xuống 1,3 triệu
kiện, còn 3,1 triệu kiện. Nguyên
nhân do nguồn cung bông của Mỹ
giảm và sự cạnh tranh gia tăng từ
Brazil và Úc.
Do sản lượng và xuất khẩu
dự kiến thấp hơn, tồn kho cuối kỳ
của Mỹ dự báo sẽ giảm 700.000
kiện, còn 3,1 triệu kiện. Trên phạm
vi toàn cầu, sản lượng dự tính sẽ
giảm 2,7 triệu kiện, trong khi tiêu
thụ dự kiến tăng 500.000 kiện.
Điều này dẫn đến tồn kho cuối kỳ
dự báo sẽ giảm 2,9 triệu kiện.
Dự báo thương mại bông toàn
cầu sẽ tăng 400.000 kiện, do Trung
Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập
khẩu bù đắp cho sự sụt giảm ở Mỹ
và Bénin. Tiêu thụ dự kiến tăng ở
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong
khi giảm ở Indonesia so với dự báo
trước đó.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp
Mỹ cung cấp thông tin cập nhật về
cung cầu bông toàn cầu, có ý nghĩa
cho các bên liên quan trong ngành.
Báo cáo cho thấy ngành bông Mỹ
đang đối mặt với một số thách
thức trong mùa tới, nhưng cũng có
một số cơ hội để phát triển.
Nguồn: Fashionating world
Ngọc Trâm biên dịch
Trụ sở
L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Văn phòng đại diện
14-15A, Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng giao dịch (nhận thư)
1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM
œ +84 902 379 490
œ info@vcosa.org.vn
œ www.vcosa.org.vn

More Related Content

Similar to BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Bao Nguyen
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022Vietnam Cotton & Spinning Association
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021Vietnam Cotton & Spinning Association
 

Similar to BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023 (20)

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 6/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 11/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 10/2023
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2022
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 3/2022
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vải thiều...
 
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 7/2022
 
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang AustraliaThách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu vải thiều sang Australia
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 5/2022
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
 
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdfBan tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
Ban tin VCOSA_T05-2023 (single page).pdf
 

More from Vietnam Cotton & Spinning Association

More from Vietnam Cotton & Spinning Association (15)

VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 08/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 07/2023
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 06/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 05/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 04/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 03/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 02/2023 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 12/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 11/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 10/2022 ISSUE
 
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUEVCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
VCOSA - VIETNAM COTTON - YARN MARKET REPORT - 09/2022 ISSUE
 

Recently uploaded

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 8/2023

  • 1. ---Lưu hành nội bộ--- BẢN TIN Báo cáo thống kê ngành xơ, sợi Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam Ban Thông tin Truyền thông tổng hợp & biên tập Tháng 8 2023
  • 2. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 2 ĐIỂM TIN  Sản lượng bông toàn cầu dự kiến giảm trong mùa tới  Nhu cầu bông toàn cầu giảm, nông dân Ấn Độ chuyển sang các cây trồng khác  Các doanh nghiệp Trung Quốc đang xuất khẩu lượng lớn sản phẩm sợi giá rẻ sang thị trường Ấn Độ  Cuộc cách mạng bền vững: Chuối có thể cung cấp vải của tương lai  Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua  Ấn Độ, Việt Nam điểm đến tìm nguồn cung ứng chính của khách hàng Mỹ, EU  Xu thế thị trường lao động trong tương lai  Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu vẫn ở mức thấp  Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ tăng trở lại  Xuất khẩu xơ, sợi dệt sẽ tăng trong thời gian tới  Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA  Hàng sản xuất ở Việt Nam vào ‘tầm ngắm’ của các thương hiệu quốc tế  Tổng giá trị xuất nhập khẩu giảm mạnh sau 7 tháng  Điều kiện nào được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu?  Giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng quy định mới của EU Tin quốc tế Tin trong nước
  • 3. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 3 TIN CHUYÊN NGÀNH Nhu cầu bông toàn cầu giảm, nông dân Ấn Độ chuyển sang các cây trồng khác Vấn đề chính là sự khác biệt đáng kể giữa giá bông trong nước và quốc tế. Bông Ấn Độ có giá cao hơn từ 10 đến 14% so với giá quốc tế. Khi nhu cầu toàn cầu về hàng dệt bông giảm, giá cao hơn khiến các nhà nhập khẩu quốc tế từ chối bông Ấn Độ. Ấ n Độ, một trong những nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới, đang gặp khó khăn với vụ mùa bông hiện tại. Điều này không chỉ do xung đột Ukraine mà còn do những bất ổn kinh tế đã khiến nhu cầu về quần áo và hàng dệt may giảm đáng kể. Năm ngoái, mọi thứ đã khác khi các nhà sản xuất sợi cotton của Ấn Độ đạt lợi nhuận cao kỷ lục do nhu cầu thị trường tăng cao, giá bông trong nước thấp hơn so với giá quốc tế và lệnh cấm của Mỹ đối với các sản phẩm bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, dẫn đến nhu cầu đối với bông Ấn Độ tăng lên. Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm tài chính 2023. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc, từng là khách hàng mua bông lớn nhất của Ấn Độ, đã giảm đơn đặt hàng do ngành dệt may của nước này gặp khó khăn sau đại dịch. Kể từ năm tài chính 2022, Bangladesh đã trở thành khách hàng mua sợi cotton số một của Ấn Độ. Năm tài chính 2023 đặt ra nhiều thách thức cho Ấn Độ Nếu sản lượng bông của nước này tiếp tục giảm, Ấn Độ có thể không chỉ mất vị thế là một trong những nước sản xuất bông lớn nhất thế giới mà còn trở thành nước nhập khẩu bông ròng. Vấn đề chính là sự khác biệt đáng kể giữa giá bông trong nước và quốc tế. Bông Ấn Độ có giá cao hơn từ 10 đến 14% so với giá quốc tế. Khi nhu cầu toàn cầu về hàng dệt bông giảm, giá cao hơn khiến các nhà nhập khẩu quốc tế từ chối bông Ấn Độ. Tình trạng này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu sợi cotton của Ấn Độ. Sự sụt giảm về doanh số bán hàng và nhu cầu hạ giá để bán sản phẩm đang ảnh hưởng đến cộng đồng nông dân. Mặc dù lạm phát ở Ấn Độ tương đối được kiểm soát, nhưng chi phí năng lượng vẫn ở mức cao khiến các nhà máy sợi khó có thể giảm chi phí để cạnh tranh. Năm nay là năm thấp kỷ lục đối với các nhà xuất khẩu sợi cotton của Ấn Độ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng đưa ra quan ngại Dự kiến xuất khẩu bông của Ấn Độ sẽ đạt mức thấp nhất trong 19 năm trong vụ mùa hiện tại từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023. USDA dự đoán rằng nông dân sẽ chuyển sang các loại cây trồng có lợi nhuận khác, chẳng hạn như hạt có dầu và đậu, dẫn đến xuất khẩu bông giảm. Trong năm tài chính 2023, lượng xuất khẩu sợi cotton của Ấn Độ đạt mức thấp nhất trong 10 năm, khoảng 664.000 tấn, so với mức cao nhất là 1,38 triệu tấn trong năm tài chính 2022. Số liệu thống kê gần đây của Bộ Nông nghiệp cho thấy việc gieo trồng bông ở Ấn Độ thấp hơn 8,5% so với năm trước, với việc canh tác ở các bang trồng bông lớn như
  • 4. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 4 Maharashtra, Andhra Pradesh và Telangana bị thu hẹp do lượng mưa không đủ. Nhiều nông dân lo ngại về việc dựa vào loại cây trồng cần nhiều nước như bông, đặc biệt là khi điều kiện khí hậu thay đổi mạnh mẽ và hạn hán kéo dài đang ảnh hưởng đến cây trồng và đất. Bang duy nhất có sản lượng vụ mùa tăng là Gujarat, nơi có lượng mưa dồi dào vào năm ngoái. Tại một cuộc họp báo gần đây do Hiệp hội Bông Ấn Độ tổ chức, cựu Bộ trưởng Dệt may ông UP Singh bày tỏ sự kém lạc quan hơn về tương lai so với các chuyên gia khác. Trong khi nhiều chuyên gia dự đoán mức tăng trưởng từ 5 đến 7% trong sản xuất sợi cotton ở Ấn Độ, ông Singh tin rằng trừ khi năng suất trồng bông được giải quyết, Ấn Độ sẽ sớm phải nhập khẩu bông thay vì trở thành nhà sản xuất lớn nhất. Nguồn: Fashionating World NgọcTrâm biên dịch T rong cuộc tìm kiếm các loại vải tự nhiên ngoài cotton và gai dầu, vải abacá nổi bật như một chất liệu đặc biệt đến từ Philippines. Chất liệu này được làm từ những sợi bền chắc của cây abacá, một loài cây chuối có nguồn gốc từ Philippines. Những phụ nữ thợ thủ công bản địa trong vùng chính là những người chủ yếu tạo ra loại vải này, truyền đạt kiến thức dệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cây abacá phát triển tốt ở vùng cao nguyên Philippines, nơi thực hành nông nghiệp và lâm nghiệp kết hợp bền vững. Cây chuối abacá không cần sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoặc nhiều nước để phát triển. Loại cây này đáng chú ý vì khả năng phục hồi các khu vực bị tổn thương do trồng cọ, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng sinh học và mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân địa phương. Vải abacá, ở dạng tự nhiên, có màu be dịu hoặc nâu nhạt, nhưng có thể dễ dàng nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp với các nhu cầu sản xuất đa dạng. Loại vải này cực kỳ chắc và bền, là sự lựa chọn tuyệt vời để làm dây thừng và dây buộc. Sự đàn hồi và khả năng chịu lực của nó đã được công nhận từ thế kỷ 19 khi được sử dụng rộng rãi trong trang bị cho tàu biển do khả năng chống chịu tiếp xúc với nước mặn. Ngày nay, quá trình sản xuất vải abacá vẫn được thực hiện một cách tỉ mỉ bởi những người thợ dệt lành nghề, đảm bảo mỗi mảnh vải được tạo ra với tính cẩn trọng. Ngoài độ bền vượt trội, vải abacá còn nhẹ, không mùi và thân thiện với môi trường. Tính kết hợp tuyệt vời này đã làm cho vải abacá trở thành vật liệu thân thiện với môi trường, hấp dẫn đối với những người tìm kiếm giải pháp bền vững mà không làm giảm hiệu suất sử dụng. Tính bền vững và khả năng sử dụng tuần hoàn của abacá đã thu hút sự quan tâm của những người tiêu dùng có ý thức về môi trường cũng như các nhà lãnh đạo trong ngành. QWSTION, cùng với một chuyên gia về sợi và đối tác dệt ở Đài Loan, đã dẫn đầu quá trình phát triển và sản xuất Bananatex. Tất cả họ chung tay với mục tiêu tạo ra tác động tích cực đối với tương lai của hành tinh. Quy trình chiết xuất sợi abacá khá đơn giản. Chúng được đun sôi và ép thành tấm bột giấy ở Philippines, sau đó chuyển thành sợi ở Đài Loan. Màu trắng tự nhiên của sợi được giữ nguyên mà không cần nhuộm, trong khi màu đen được nhuộm bằng phương pháp thân thiện với môi trường, được chứng nhận theo Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100, vượt trội so với các phương pháp nhuộm truyền thống. Nguồn: E+E leader Ngọc Trâm biên dịch Cuộc cách mạng bền vững: Chuối có thể cung cấp vải của tương lai
  • 5. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 5 T heo một báo cáo gần đây, khách hàng phương Tây đang coi Việt Nam và Ấn Độ là những điểm đến quan trọng để tìm nguồn cung ứng, ngay sau Trung Quốc. Theo số liệu từ hơn 250 doanh nghiệp (bao gồm các thương hiệu có trụ sở tại Mỹ và EU) được khảo sát toàn cầu bởi QIMA trong nửa đầu năm 2023, có khoảng 26% trong số này cho rằng Ấn Độ và Việt Nam có khả năng cạnh tranh ngang nhau trong việc thu hút người tiêu dùng phương Tây. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đứng vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với 81% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng Trung Quốc vẫn là điểm đến chính để tìm nguồn cung ứng. Xem xét từng ngành riêng biệt, trong lĩnh vực dệt may, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ ba là thị trường cung ứng quan trọng, khi có khoảng 40% doanh nghiệp lựa chọn quốc gia này nằm trong top 3 của họ. Đối với lĩnh vực phụ kiện và đồ trang sức, Ấn Độ đã trở thành thị trường cung cấp phổ biến nhất cho các doanh nghiệp, tiếp theo sau đó là các sản phẩm khuyến mại đứng thứ hai. Báo cáo này đã phân tích những xu hướng dài hạn cùng những thay đổi gần đây trong mô hình tìm kiếm nguồn cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, báo cáo còn nhấn mạnh sự phát triển của các khu vực cung ứng quan trọng, xu hướng số hóa trong việc quản lý chuỗi cung ứng và ảnh hưởng của các quy định về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đối với hoạt động tìm kiếm nguồn cung ứng. Về tương lai, dựa trên khảo sát, khoảng 87% doanh nghiệp tin rằng tình hình chuỗi cung ứng sẽ không xấu đi hơn vào cuối năm nay. Trong 12 tháng gần đây, có tới 76% doanh nghiệp trên toàn cầu đã thực hiện thay đổi về địa lý của nhà cung cấp. Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng mới đã mang lại lợi ích về tính linh hoạt, nhưng cũng đối mặt với khó khăn về năng lực và chất lượng. Nhiều thương hiệu đã đầu tư vào việc số hóa chuỗi cung ứng nhằm cải thiện khả năng theo dõi, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu từ phía nhà cung cấp. Theo báo cáo, khoảng 74% doanh nghiệp toàn cầu được nêu trong báo cáo đang tiến hành đầu tư vào việc số hóa chuỗi cung ứng. Nguồn: Apparel Resources Ngọc Trâm biên dịch Ấn Độ Việt Nam điểm đến tìm nguồn cung ứng chính của khách hàng Mỹ, EU Ảnh Courtesy: https://www.india-briefing.com/
  • 6. Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 6 C uộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong nhập khẩu của Mỹ giảm đáng kể. Trong nửa đầu năm 2023, tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc chỉ chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, thấp hơn so với mức 21,6% vào năm 2017. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này. Trước hết, đó là các biện pháp thuế quan mà chính quyền cựuTổng thốngTrump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung thay thế. Cuối cùng, chính quyền Tổng thống Biden vẫn duy trì thái độ cứng rắn với Trung Quốc, khiến doanh nghiệp do dự hơn trong việc phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc. Do những thay đổi này, Mỹ đang chuyển hướng đến mua hàng từ các quốc gia khác. Mexico, Châu Âu và Đông Nam Á đều đã tăng thị phần trong thị trường nhập khẩu của Mỹ. Đặc biệt, Mexico đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với Trung Quốc trong lĩnh vực hàng điện tử và máy móc. Mức giảm nhập khẩu từ Trung Quốc mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Điều này có nghĩa là họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua sắm và không còn phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung duy nhất. Quan trọng hơn, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dần được cải thiện. Tuy nhiên, sự giảm nhập khẩu từ Trung Quốc cũng mang theo hệ quả tiêu cực đối với chính nước này. Điều này dẫn đến mất cơ hội xuất khẩu và làm chậm tiến trình phát triển kinh tế. Đồng thời, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu cũng đang suy giảm dần. Thị phần hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh sau khi chính quyền cựu Tổng thống Trump áp thuế quan đối với mặt hàng này vào năm 2019. Nguồn cung chuyển dịch sang các nước khác trong khu vực châu Á như Việt Nam, Bangladesh, Indonesia. Đồng thời, việc Mỹ tăng cường giám sát lao động tại khu vực sản xuất bông Tân Cương của Trung Quốc, cũng như mức lương ngày càng tăng của lao động Trung Quốc, đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể còn kéo dài trong một thời gian. Hiện chưa rõ liệu hai nước sẽ mất bao lâu để đạt được một giải pháp cho căng thẳng này. Tuy nhiên, xu hướng giảm nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay đang phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế toàn cầu. Nguồn: Fashionating world Ngọc Trâm biên dịch Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua Sản lượng bông toàn cầu dự kiến giảm trong mùa tới S ản lượng bông toàn cầu dự kiến sẽ giảm 3% trong mùa tới, trong khi tiêu thụ có thể vẫn trì trệ và tồn kho cuối vụ có thể thấp hơn. Các nhà phân tích đã nhấn mạnh rằng nhu cầu bông của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc xác định giá, vì bất kỳ sự sụt giảm nhu cầu nào từ nước này đều có thể hạn chế việc tăng giá. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán sản lượng bông sẽ giảm xuống 114,1 triệu kiện trong mùa tới do sản lượng thu hoạch thấp hơn ở Mỹ và Uzbekistan. Vụ mùa của Ấn Độ cũng được dự đoán là thấp hơn. Tuy nhiên, sản lượng mùa này ước tính cao hơn ở mức 118,3 triệu kiện do vụ mùa bội thu ở Brazil và Argentina. Sự sụt giảm trong sản lượng toàn cầu được cho là do diện tích trồng bông ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ thấp hơn, do giá toàn cầu yếu, tỷ suất lợi nhuận kém so với các loại cây trồng khác, và lo ngại về nguồn cung cấp phân bón. Tiêu thụ dự kiến sẽ tăng khi các nhà máy bổ sung hàng tồn kho bông thấp. USDA ước tính lượng tồn kho chuyển sang mùa tới là 91,59 triệu kiện. BMI duy trì triển vọng giá bông năm 2023 ở mức 86,5 cent/pound. Nguồn: eznews https://vietnamyarnprice.com
  • 7. Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 7 Giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng quy định mới của EU Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị áp dụng thêm nhiều quy định mới với sản phẩm dệt may. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có kế hoạch làm việc với các đối tác, hệ thống phân phối để chủ động xây dựng giải pháp thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường EU đặt ra. E U là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và là thị trường cao cấp, khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với thuế suất về dần 0% trong vòng 7 năm sau khi có hiệu lực là ưu thế giúp dệt may Việt Nam tăng sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chất thải dệt may của EU ngày càng nhiều. Hằng năm, người dân EU thải bỏ 5,8 triệu tấn hàng dệt may, trung bình khoảng 11,3kg/ người. Số lượng hàng dệt may này phần lớn sẽ được đốt, chôn lấp hoặc xuất khẩu dưới dạng quần áo cũ. Vì vậy, EU đã phát động chiến dịch thiết lập lại xu hướng, giải quyết tất cả tác nhân trong ngành may mặc: Nhà thiết kế, thương hiệu, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và nhà sản xuất hàng may mặc trong và ngoài châu Âu. Mục tiêu của chiến dịch là đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội và môi trường. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải. Hệ sinh thái hàng dệt may tuần hoàn đang phát triển mạnh, được thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi thành sợi sáng tạo, trong khi việc đốt và chôn lấp hàng dệt may được giảm đến mức tối thiểu. Dệt may, da giày Việt Nam là hai trong những sản phẩm, hàng hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua, nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA. Do đó, doanh nghiệp dệt may, da giày cần đặc biệt lưu ý đến những thay đổi của thị trường. EU đã đề ra chiến lược mới cho ngành dệt may bằng cách đưa ra các biện pháp pháp lý mới để tăng tính tuần hoàn, bao gồm các chỉ thị mới liên quan đến độ bền sản phẩm và quyền sửa chữa. Cùng với đó, EU cũng đang xem xét giới thiệu EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) trên toàn Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có kế hoạch, chủ động xây dựng giải pháp thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường EU đặt ra. Ảnh minh họa https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn
  • 8. vietnamyarnprice.com vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 8 EU đối với hàng may mặc. Điều này buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về cách sản phẩm của họ được xử lý, tái chế hoặc sửa chữa. Tại EU, hàng dệt may hướng tới mục tiêu cuối cùng không phải chôn lấp mà là tái chế. Tháng 4/2023, Hội nghị Bộ trưởng của các nước EU đã thông qua quy định về Ecodesign (thiết kế sinh thái). Hiện, Hiệp hội Dệt may và doanh nghiệp dệt may của EU đang triển khai rất nhiều hoạt động liên quan đến Ecodesign. Mặt khác, hàng may mặc nói riêng, ngành dệt may nói chung tại EU chịu tác động lớn của duediligent (thẩm định chuyên sâu), trong đó, có đánh giá về yếu tố môi trường, lao động, nhân quyền. Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU lo ngại, khi EPR cũng như các quy định khác được áp dụng, điều đáng lo ngại là doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể xuất khẩu sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. Nguyên nhân là do, EU yêu cầu các thương hiệu phải xây dựng được chuỗi cửa hàng thu mua, sửa chữa sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu gia công cho các nhãn hàng của EU, doanh nghiệp EU chịu trách nhiệm với các hoạt động liên quan đến EPR. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may và giày dép Việt Nam cần nghiên cứu và đổi mới theo các xu thế và quy định trên; đồng thời, đi tắt, đón đầu các xu hướng để bứt phá thành công. Ông Trần Ngọc Quân - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, những quy định của EU đang ở mức khuyến nghị nhưng doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng có động thái bắt nhịp. Nếu không, khi khuyến nghị thành bắt buộc sẽ rất phức tạp, nguy cơ khi đó không chỉ thiếu mà sẽ mất luôn đơn hàng. Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ quy định, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ, ngành trong tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quy trình, quy định, yêu cầu, điều kiện của các thị trường ngoài nước. Trích nguồn: Tạp chí Chất lượng Việt Nam N gành dệt may ở Ấn Độ đang đối mặt với nhiều thách thức từ việc thực hiện Lệnh Kiểm Soát Chất Lượng (QCO) cho nguyên liệu đầu vào. Có nghi ngờ rằng các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đã đổ sợi polyester giá rẻ vào thị trường Ấn Độ trước khi QCO được áp dụng. Trong khi các công ty lớn nhìn nhận QCO một cách tích cực thì các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang phải đối mặt với cả hai vấn đề - xuất khẩu giảm và việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới. Làn sóng nhập khẩu sợi kém chất lượng từ Trung Quốc, với giá rẻ hơn tới 5-7 Rs/kg so với sợi polyester sản xuất trong nước, là một thách thức lớn. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tận dụng giai đoạn chuyển tiếp trước khi các tiêu chuẩn của chính phủ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10. Để đối phó với tình hình này, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng và tập trung vào chuỗi giá trị bông, nền tảng quan trọng của ngành dệt may Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ là một trong những nước sản xuất bông hàng đầu, nhưng xuất khẩu và sản xuất bông đang giảm do nhu cầu giảm từ các nước phương Tây và tình hình xung đột ở Ukraine. Điều này có thể đưa Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu bông. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự kiến xuất khẩu bông của Ấn Độ trong vụ mùa hiện tại (từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023) sẽ đạt mức thấp nhất trong 19 năm. Ngoài ra, ngành còn đối mặt với biến động giá bông, khi mức giá dao động khá lớn trong khoảng 55.000 Rs đến 65.000 Rs/candy, trong một số trường hợp, giá thậm chí đã vượt quá 100.000 Rs. Các chuyên gia thương mại nhấn mạnh vai trò quan trọng của bông, trong khi chính phủ chú trọng vào ngành may mặc và dệt kỹ thuật. Họ đề xuất cần có một cách tiếp cận cân bằng để Ấn Độ duy trì thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dệt cốt lõi của mình. Nguồn: Fashionating world Ngọc Trâm biên dịch Các doanh nghiệp Trung Quốc đang xuất khẩu lượng lớn sản phẩm sợi giá rẻ sang thị trường Ấn Độ
  • 9. Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 9 C ông ty Cổ phần Sản Xuất Sợi Phú An là một tên tuổi vững chắc trong ngành sợi kể từ năm 2013, sản phẩm của công ty bao gồm hai dòng chính là sợi nồi cọc (CD, CM, TC, CVC) với chỉ số từ 16 đến 40 và sợi OE (CC) với chỉ số từ 16 đến 21. Phú An sở hữu dây chuyền sản xuất 26.000 cọc sợi và 2.500 Rotor với sản lượng từ 1.000-1.500 tấn/tháng. Một trong những ưu điểm đáng chú ý của Sợi Phú An là khả năng sản xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Điều này giúp đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường và đảm bảo sự đa dạng và linh hoạt trong sản xuất. Với 90% sản phẩm được xuất khẩu, Sợi Phú An đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, công ty đã xuất khẩu sản phẩm tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nam Mỹ, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Sợi Phú An không chỉ dựa quá nhiều vào một thị trường duy nhất, mà luôn khảo sát và tìm hiểu các thị trường mới tiềm năng, giúp tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù thị trường sợi đôi lúc gặp khó khăn và biến động giá nguyên liệu đầu vào, nhưng doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực để duy trì dòng tiền và đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục. Điều quan trọng nhất là công ty luôn quan tâm và đặt lợi ích của công nhân lên hàng đầu, nỗ lực để giữ cho đơn hàng không tồn kho, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển và đóng góp hơn trong quá trình sản xuất. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sợi, việc cập nhật kiến thức là điều không thể thiếu. Sợi Phú An không ngừng theo dõi các xu hướng mới, các kỹ thuật tiên tiến trong ngành công nghiệp sợi. Đội ngũ nghiên cứu và phát triển của công ty luôn tìm kiếm cách áp dụng những kiến thức mới này vào quy trình sản xuất. Nhân viên được đào tạo và hướng dẫn để làm chủ các kỹ thuật mới, từ đó tối ưu hóa hoạt động sản xuất và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và hiệu suất. Biên tập: Ngọc Trâm Sợi Phú An Đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Thông tin doanh nghiệp vietnamyarnprice.com vcosa.vn
  • 10. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 10 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -
  • 11. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 11 - CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH
  • 12. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 12 N ăm 2023 được coi là năm bản lề và quan trọng đối với kinh tế - xã hội đất nước để đạt mục tiêu cho giai đoạn 2020- 2025. Hơn nửa chặng đường của năm đã trôi qua với một số chuyển biến tích cực từ khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp muốn phát triển ổn định và lâu dài cần không ngừng mở rộng thị trường mới, tăng cường đầu tư để nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Bộ Công Thương, tính tới thời điểm này, Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Phần lớn các FTA đều đã và đang phát huy tác dụng, nâng cao vị thế thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Việc thực thi có hiệu quả các FTA trong thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy sản xuất và cải thiện kim ngạch thương mại của Việt Nam với giá trị xuất siêu 16,5 tỷ USD tính đến 7 tháng năm nay. Theo các chuyên gia thương mại, với những FTA đã ký kết, triển vọng mở rộng thị trường, thương mại hóa các mặt hàng, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ được thúc đẩy và gia tăng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, theo báo cáo và tổng hợp ý kiến từ nhiều doanh nghiêp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết vẫn còn không ít lực cản khiến doanh nghiệp trong nước khó khăn khi tiếp cận các ưu đãi thuế quan, nói cách khác là cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ các FTA; trong đó, bao gồm cả việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. Theo bà Thu Trang, trước hết phải kể đến là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, thiếu thông tin cụ thể về các cam kết, các cách thức áp dụng, các quy tắc xuất xứ khó áp dụng, không ít cam kết FTA còn bất lợi với doanh nghiệp, bất cập trong thực thi FTA của một số cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương; chưa kể những yếu tố biến động và bất định của thị trường. Trước thực tế ấy, bà Thu Trang lưu ý các doanh nghiệp cần có ngay những hành động để tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao dịch; điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ nếu phù hợp, thực hiện các yêu cầu khác về giấy tờ, vận chuyển... để được hưởng ưu đãi. Cùng với đó, doanh nghiệp nào xuất khẩu, cần tìm hiểu kỹ càng các cam kết về ưu đãi thuế quan và các điều kiện ưu đãi thuế quan tùy thuộc từng thị trường và từng FTA đã được ký giữa Việt Nam với các nước đối tác. Trích nguồn: Báo tin tức Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng nước sâu Gemalink, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh tư liệu: Hồng Đạt/TTXVN
  • 13. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 13 F ast Retailing, Walmart, Amazon... đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm nguồn hàng, đối tác tại Việt Nam. Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, hiện nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn muốn thu mua nhiều hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu giờ đã thay đổi nhiều so với trước đây. Cụ thể các thị trường như Mỹ, EU yêu cầu cao về sản phẩm có tính bền vững, quá trình sản xuất giảm phát thải, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đầu vào... Theo ông Linh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu kết nối hiệu quả hơn, Bộ Công thương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Vietnam International Sourcing 2023) từ ngày 13 - 15/9. Thương hiệu quốc tế tìm nguồn hàng Việt Nam Về nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng dệt may tại Việt Nam, chủ thương hiệu Uniqlo khẳng định Việt Nam trở thành một cơ sở vững chắc, then chốt trong sản xuất các sản phẩm dệt may, nâng cao chuỗi cung ứng. Do đó, Uniqlo ưu tiên về thu mua cho thị trường Việt Nam. Hiện nay thương hiệu này phát triển nhiều cải tiến cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam, qua đó có thể tăng cường sự hiện diện hơn nữa thông qua hợp tác. Trước đó, như Nhadautu.vn đã thông tin, Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Mỹ dự kiến sẽ cử nhân sự cấp cao tham gia sự kiện “Kết nối các nhà cung ứng quốc tế” để giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của tập đoàn này. Theo đó, 6 lĩnh vực mà Walmart mong muốn tìm đối tác thông qua chuỗi sự kiện này bao gồm quần áo và phụ kiện, giày dép, hàng dệt may và phụ kiện, điện tử gia dụng, đồ nội thất, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Đại diện Bộ Công thương cho biết, hiện các thị trường cấp cao như Nhật Bản, Mỹ, EU này đang hướng đến thu mua sản phẩm mang tính bền vững như xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Và đại diện các thương hiệu có nhu cầu thu mua hàng hóa Việt Nam cũng đang hướng tới các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động... Đại diện Walmart cũng lưu ý cho doanh nghiệp về những yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá nhà cung cấp tại Việt Nam như năng lực doanh nghiệp, khả năng cung ứng, sự ổn định về tài chính, phát triển bền vững và tuân thủ cam kết về môi trường. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) vừa có đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) với doanh nghiệp sản xuất dệt may, buộc doanh nghiệp sản xuất dệt may phải đảm bảo trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm, hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp châu Âu. Trích nguồn: Nhà đầu tư Hàng sản xuất ở Việt Nam vào “tầm ngắm” của các thương hiệu quốc tế “Thời gian tới, doanh nghiệp trong nước cần tập trung đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất, nguồn gốc chất lượng vải, tạo sự cạnh tranh về giá thành. Đồng thời, phải tuân thủ các quy trình sản xuất tuần hoàn, giảm rác thải từ dệt may, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, trong quá trình sản xuất sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế nhằm tăng cường hợp tác và cung ứng hàng hóa cho các thương hiệu này”. Đại diện Bộ Công thương đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp trong nước. Sắp tới, Uniqlo sẽ ưu tiên thu mua tại Việt Nam. Ảnh: AEON Mall Bình Dương
  • 14. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 14 Ảnh minh hoạ: Danh Lam/TTXVN Xu thế thị trường lao động trong tương lai Đ ại dịch đã thay đổi hoàn toàn diện mạo thị trường lao động toàn thế giới. Từ thay đổi về cung cầu đến cách người lao động làm việc, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng trong vỏn vẹn vài năm khiến thị trường lao động khác hoàn toàn so với trước đại dịch. Tiếp theo đó là sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) cũng gây ra nhiều xáo trộn cho thị trường lao động. Và còn nhiều xu hướng đã, đang và sẽ khiến thị trường lao động chuyển mình như xu hướng đầu tư vào chuyển dịch sang mô hình bền vững, xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn ESG phổ biến hơn, xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng, xu hướng dân số già đi ở các thị trường đã phát triển và thị trường mới nổi, xu hướng thắt chặt quy định về quản lý sử dụng dữ liệu cũng như công nghệ… Nhu cầu lao động trong tương lai HSBC dự báo hầu hết các thị trường lao động khắp thế giới sẽ chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong năm 2023-2024. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, trong năm năm tới, 83 triệu việc làm có thể mất đi do nhu cầu lao động trong một số lĩnh vực thay đổi, đồng thời, 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều đó đồng nghĩa với 2% sụt giảm trên thị trường lao động, tương đương với 14 triệu việc làm. Những công việc được dự báo sẽ tuyển dụng nhiều trong tương lai bao gồm chuyên viên về AI và máy học, chuyên viên về bền vững, chuyên viên về phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên viên về bảo mật thông tin, kỹ sư công nghệ tài chính… Những công việc được dự báo sẽ dễ bị thay thế nhất bao gồm nhân viên an ninh bảo vệ, nhân viên thu ngân và bán vé, nhân viên dịch vụ bưu chính, giao dịch viên ngân hàng, thư ký… Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này khá đa dạng. Đáng chú ý nhất có lẽ phải kể đến xu hướng dịch chuyển kinh doanh theo hướng xanh hơn, bền vững hơn được dự báo sẽ khiến các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhiều vị trí mới. Xu hướng các chuỗi cung ứng được sắp xếp, phân bổ lại cũng góp phần tạo thêm việc làm trong những năm tới đây. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp giảm số lượng nhân công trong tương lai. Chúng ta có thể quan sát diễn biến của xu hướng này ngay tại Việt Nam trong Quý 2/2023. Thực trạng đơn hàng giảm đã tác động đến lao động trong khu vực công nghiệp đặc biệt là ngành dệt may, ngành chế biến gỗ và ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Vai trò của công nghệ Sự quan tâm dành cho AI tăng vọt trong năm 2023 là dấu hiệu cho thấy các tiến bộ công nghệ sẽ đóng vai trò lớn trong thay đổi diện Trong 5 năm tới, 83 triệu việc làm được dự báo sẽ mất đi, 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Thị trường lao động đang có sự chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ và các xu hướng xã hội.
  • 15. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 15 mạo thị trường lao động những năm tới. Điển hình nhất phải kể đến xu hướng tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến các công việc tay chân, robot được dự báo sẽ thay thế công nhân trong nhà máy, kho bãi, dây chuyền sản xuất hoặc nhân viên chạy bàn. Nhiều người thường nhìn tiến bộ công nghệ dưới lăng kính “máy móc thay thế con người” và khiến chúng ta mất việc. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, công nghệ cũng tạo ra công việc mới. Nhiều công việc trong mảng phân tích dữ liệu lớn, công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, công nghệ quản lý môi trường, mã hóa và an ninh mạng, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp, các nền tảng và ứng dụng số hóa… được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai. Phong cách làm việc trong tương lai Một lần nữa, chúng ta sẽ phải nhắc tới đại dịch như một yếu tố tác động mạnh mẽ đến cách chúng ta làm việc trong và sau đại dịch. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang chứng kiến tỷ lệ trở lại văn phòng tăng lên. Đặc biệt ở châu Á, tỷ lệ này tăng lên gần tương đương với mức trước đại dịch trong khi tỷ lệ trở lại văn phòng bình quân ở châu Âu giảm 20% còn ở Mỹ tỷ lệ trở lại văn phòng của một số thành phố đã vượt ngưỡng -50%, thậm chí như San Francisco gần chạm mức -60%. Không thể phủ nhận, đưa người lao động trở lại văn phòng mang lại một số lợi ích nhất định. Một nghiên cứu trên Nature từ Melanie Brucks & Jonathan Levav cho thấy các cuộc họp trực tiếp dẫn tới 15% gia tăng sáng tạo. Các hoạt động gắn kết cũng sẽ hiệu quả hơn khi được tổ chức trực tiếp thay vì qua các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy chế độ làm việc hybrid mang đến kết quả tốt hơn so với buộc người lao động làm cố định một nơi. Một nghiên cứu từ các nhà kinh tế học tại Đại học Stanford dựa trên việc đo lường năng suất lao động tại doanh nghiệp cho thấy chế độ làm việc hybrid không ảnh hưởng đến năng suất so với chế độ làm việc toàn thời gian trên văn phòng. Tất cả những điều này cho thấy không có một công thức chung cho mọi doanh nghiệp, mọi loại công việc và lựa chọn mỗi người một khác. Có những công việc chúng ta sẽ làm tốt hơn khi ở nhà, không bị môi trường ồn ào xung quanh làm ảnh hưởng chẳng hạn như làm báo cáo, phân tích dữ liệu... Những thay đổi nêu trên của thị trường lao động sẽ mở ra cơ hội gia tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia lực lượng lao động, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới và ngược lại người lao động cũng có thêm lựa chọn việc làm bất kể vị trí địa lý. Quan trọng hơn, những xu hướng này cũng nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động cần có tâm thế sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai. Trích nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
  • 16. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 16 Điều kiện nào được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu? D oanh nghiệp hoàn thuế giá trị gia tăng phải hoàn tất nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ngày 12-8, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, cho biết thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp quan tâm về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu. Về vấn đề này, theo ông Dũng, pháp luật về thuế quy định rất rõ tại khoản 3, điều 16 Thông tư 219 của Bộ Tài chính. Cụ thể, hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng phải có hợp đồng bán hoặc gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa là hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng hóa ủy thác đã xuất khẩu; số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu… Ngoài ra, doanh nghiệp phải hoàn tất nghĩa vụ thuế, hàng hóa xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp thanh toán chậm phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu. Còn trường hợp ủy thác xuất khẩu, phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận ủy thác và bên nhận ủy thác phải thanh toán tiền hành hóa qua ngân hàng cho bên ủy thác xuất khẩu. “Riêng tình huống phía nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủy thác xuất khẩu hàng hóa thì bên ủy thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trên có quy định trong hợp đồng”, ông Dũng cho biết thêm. Số liệu của Cục Thuế TP HCM cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2023, cục đã giải quyết hoàn thuế cho 436 hồ sơ với tổng số tiền hoàn 2.417 tỉ đồng; trong đó, 256 hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau. Hiện tại, Cục Thuế TP HCM còn tồn đọng khoảng 10% tổng số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Vì thế, từ nay đến cuối năm 2023, việc hoàn thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Cục Thuế TP HCM tập trung giải quyết nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Nguồn: Người lao động
  • 17. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 17 Tổng giá trị xuất nhập khẩu giảmmạnhsau7tháng N gày 22/8, Tổng cục Hải quan vừa có thông tin về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2023. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 7 đạt 57,07 tỉ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 30,07 tỉ USD và nhập khẩu là 27 tỉ USD. Lũy kế trong 7 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 374,36 tỉ USD, giảm 13,8%, tương ứng giảm 60,14 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong 7 tháng, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đã xuất siêu 16,48 tỉ USD. Riêng về xuất khẩu hàng hoá, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng là 195,42 tỉ USD, giảm 10,3% và có 38/45 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong 7 tháng của 2023 đã giảm tới 22,5 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có tới 10 nhóm hàng trị giá xuất khẩu giảm trên 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước như điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,27 tỉ USD, hàng dệt may giảm 3,24 tỉ USD, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,57 tỉ USD, giầy dép các loại giảm 2,44 tỉ USD,... Nguồn: Báo Lao Động Trị giá của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng năm 2022 và 7 tháng năm 2023. Ảnh: Tổng cục Hải quan.
  • 18. COMPACTapron, the latest addition to the SUESSEN compacting family, sets a new benchmark for yarn tenacity with an additional 0.5 to 1 cN/tex compared to other compacting systems. By reducing conversion cost by 10%, COMPACTapron is the right system for competitive spinning mills. COMPACTapron makes compact spinning more affordable. It offers the right balance between high productivity and low operational costs without compromising on quality. Most importantly, this latest compacting device reduces electricity costs. The system is suitable for most machine types and common materials including blends from yarn counts Ne 20 to Ne 80. Low conversion costs The design of COMPACTapron (Fig. 1) makes it a formidable asset to reduce the cost of conversion. It features only one big cot, resulting in 50% less maintenance time and almost no lapping. As COMPACTapron needs very few consumable parts, it has a very low spare parts cost per spindle per year. The optimized suction slot allows reduced air flow and power demand and thus contributes to 60% energy saving. High yarn tenacity and excellent quality Yarnstrengthiscrucial indeterminingthequalityofthefinalspinningproduct.Thanksto3Dtechnology,COMPACTapron transports fibers in the condensing zone over the suction slot in a distinctive distance to the mesh apron so that all fibers are entirely compacted. The distance between the nip lines of COMPACTapron is shorter than the shortest fiber so that fibers are smartly guided through the compacting zone, thus achieving better yarn strengths compared to competitors. The overall result is an additional 0.5 to 1 cN/tex, a yarn tenacity unmatched in the market. Flexibility The improved raw material yield gives spinners more options to optimize cost so they can choose between twist reduction to enhance productivity, adjusting the raw material mix, or obtaining a higher selling price in downstream processes. With less energy requirement, less maintenance and fewer spare parts, COMPACTapron not only boosts yarn tenacity, it gives spinning mills a real competitive edge. Trade Press Article 3D Compacting Pushes the Limits of Yarn Strength About Suessen Suessen, the world’s leading manufacturer of spinning systems and components for spinning machines, is a subsidiary of the Rieter Group. The company,basedinSuessen(Germany),createscustomervaluethroughsystem expertise,innovativesolutions,after-salesexcellenceandglobalpresence.The considerable investments in R&D ensure the further development of technical and technological components in an uncompromising and resolute manner. The focus is on universal applicability, improved yarn quality, increased service life, reduced maintenance and proven reliability in industrial application. www.suessen.com About Rieter Rieter is the world’s leading supplier of systems for short-staple fiber spinning. Based in Winterthur (Switzerland), the company develops and manufactures machinery, systems and components used to convert natural and man-made fibers and their blends into yarns. Rieter is the only supplier worldwide to cover both spinning preparation processes and all four end- spinning processes currently established on the market. Furthermore, Rieter is a leader in the field of precision winding machines. With 17 manufacturing locations in ten countries, the company employs a global workforce of some 4 900, about 18% of whom are based in Switzerland. Rieter is listed on the SIX Swiss Exchange under ticker symbol RIEN. www.rieter.com Rieter Management AG Klosterstrasse 32 P.O. Box CH-8406 Winterthur T +41 52 208 71 71 F +41 52 208 70 60 www.rieter.com For further information, please contact: Rieter Management AG Media Relations Relindis Wieser Head Group Communication T +41 52 208 70 45 F +41 52 208 70 60 media@rieter.com www.rieter.com Fig. 1: The innovative design of COMPACTapron significantly contributes to reducing the cost of conversion. ID Asset: 97492 Rieter Trade Press Article: COMPACTapron, October 2022
  • 20. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 20 TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG - SỰ KIỆN VCOSA Ø Ngày 04/8/2023, đoàn VCOSA đến thăm và làm việc cùng BLĐ công ty Kết Nối Thời Trang (Faslink). Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Faslink đã có buổi chia sẻ về tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua và những định hướng sắp tới. Qua đó, các dòng sản phẩm từ sợi tính năng (sợi sen, sợi cafe, sợi dứa, sợi tre...) vẫn sẽ được công ty tập trung phát triển, hướng tới nhóm khách hàng nội địa để người dùng trong nước cảm nhận được tính năng ưu việt mà dòng sản phẩm này mang lại. Ø Ngày 07/8 và 10/8/2023, đại diện VCOSA tham dự Hội thảo Bông Úc tại cả hai địa điểm TP. HCM và TP. Hà Nội. Đặc biệt tối ngày 10/8, theo lời mời của Ngài Đại sứ Australia tại Việt Nam, Andrew Goledzinowski và phu nhân Lyn Allan, Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA đã tới tham dự bữa tiệc gặp gỡ thân mật tại tư dinh của Ngài Đại sứ trong vai trò người đại diện của một trong những tổ chức đóng góp tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực bông - sợi của Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại bông - sợi giữa Việt Nam và Australia. Buổi gặp gỡ là cơ hội để tri ân, thắt chặt những mối quan hệ hiện có và tạo dựng, kết nối những mối quan hệ mới. Cùng góp mặt trong bữa tiệc thân mật lần này còn có đại diện đến từ Đại Sứ Quán Australia, đại diện đến từ các công ty, tập đoàn, tổ chức lớn khác của Việt Nam và của Australia, đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may như: Hiệp Hội Bông Úc, VITAS, Woolmark, Ascolour, Canifa, Hương Sen Group, Trần Lê, An Hưng, May 10… Ø Chiều cùng ngày, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện ICA Bremen để cùng thảo luận, thống nhất nhiều nội dung để triển khai tổ chức khóa đào tạo Quanlity Matters tại Việt Nam. Học viên tham dự sẽ nhận được chứng chỉ của ICA Bremen sau khóa đào tạo. Ø Ngày 11/8/2023, VCOSA đón tiếp đại diện từ công ty TNHH Quốc Tế Chan Chao, một trong những hội viên liên kết ưu tú của hiệp hội, để tiếp tục thảo luận, xây dựng phương án phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề trong triển lãm VTG lần thứ 21 tại Việt Nam. Ø Ngày 14/8/2023, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện công ty Lakshmi Machine Works Limited (LMW) nhằm trao đổi các kế hoạch hợp tác về truyền thông và quảng cáo. Ø VCOSA tham dự hội thảo “Mô hình kinh doanh mới và định hướng quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh” do Quỹ Châu Á (TAF) và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp tổ chức ngày 17/8/2023. Các chuyên gia tại hội thảo đã cung cấp các thông tin quan trọng, cần thiết để doanh nghiệp tìm kiếm được lợi thế trong quá trình chuyển đổi xanh. Ø Chiều cùng ngày, VCOSA tham gia cuộc họp trực tuyến cùng công ty Tengiva, có trụ sở tại Canada nhằm trao đổi, tìm hiểu thêm về Cơ sở dữ liệu dệt may tập trung và Cổng thông tin khách hàng kỹ thuật số, nhằm nâng cao khả năng tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam. Ø Hướng tới Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ (28/08/1945 - 28/08/2023) và ngày Quốc khánh Việt Nam (02/09/1945 - 02/09/2023), VCOSA tham gia đồng hành cùng Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ nhằm xây dựng bài viết trên đặc san về những thông điệp, thành tựu, đóng góp và định hướng phát triển của Hiệp hội góp phần cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của ngành nói chung. Ø Ngày 23/8/2023, VCOSA tham gia họp online cùng đại diện Rieter và Illies tại Việt Nam để cùng thảo luận, xây dựng chương trình hội thảo kỹ thuật dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11/2023. Hoạt động VCOSA Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam và ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA. Ảnh: VCOSA Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp Australia và ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch VCOSA. Ảnh: VCOSA
  • 21. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 21 Nhiệt liệt chào mừng hội viên mới gia nhập trong tháng 6/2023: GHERZI ORGANIZATION Công ty TNHH Dệt Phú Thọ đã được gỡ khỏi “Danh sách các phán quyết chưa thực thi – Phần 2” (List of Unfulfilled Awards 2 - LOUA2). --------- Sự công bằng trong quy tắc mua bán bông và bước tiến của ngành kéo sợi Việt Nam. N gày 26/06/2023, Công ty TNHH Dệt Phú Thọ do Ông Nguyễn Văn Hà làm Giám đốc, tọa lạc tại KCN Thụy Vân, Xã Thụy Vân, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ - một trong những doanh nghiệp sản xuất sợi dệt lớn của miền Bắc, và hội viên tích cực của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) - đã chính thức ra khỏi Danh sách phán quyết chưa thực thi phần 2 (LOUA 2) của Hiệp hội Bông Quốc tế (ICA). Đây là danh sách các công ty được chứng minh là có liên quan tới LOUA 1. LOUA 1 là một danh sách công khai, liệt kê các công ty đã không tuân thủ một hoặc nhiều phán quyết trọng tài theo Quy định và Quy tắc của ICA. Công ty TNHH Dệt Phú Thọ có quy mô hơn 59,000 cọc sợi, có thể cung cấp 11,000 tấn sợi mỗi năm từ cotton, PE cho đến sợi pha (CVC, TCD) cho thị trường trong và ngoài nước. Kể từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, Dệt Phú Thọ phối hợp cùng với VCOSA đã cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ pháp lý để chứng minh công ty cần thiết được gỡ bỏ khỏi LOUA 2. VCOSA đã hỗ trợ tích cực trong tiến trình điều tra, và hợp tác chặt chẽ với các bên để hoàn thành mục tiêu và rút ngắn thời gian xử lý. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ban lãnh đạo công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Việc được gỡ khỏi LOUA 2 của ICA không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của công ty, mà còn chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng của Dệt Phú Thọ trong việc nâng cao uy tín và mở rộng, xây dựng các mối quan hệ của mình tại thị trường nội địa và quốc tế. Có thể nói rằng, đây là một bước tiến đối với ngành kéo sợi Việt Nam, khẳng định sự công bằng và minh bạch của ICA. Thật vậy, những năm gần đây, VCOSA đã có những đóng góp quan trọng trong việc giúp ngành kéo sợi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và công nhận sự uy tín của ngành. Mối quan hệ của VCOSA và ICA ngày càng gắn kết thông qua các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên thuộc cả hai tổ chức. ICA luôn tích cực lắng nghe và cải tiến bộ Quy định và Quy tắc để tối ưu hóa sự an toàn – công bằng – minh bạch trong giao dịch mua bán bông toàn cầu, đồng thời VCOSA cũng thường xuyên trưng cầu ý kiến đóng góp của hội viên qua đó tổ chức các chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sợi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tự bảo vệ quyền và lợi ích khi thực hiện các giao dịch mua bán bông. Chúc mừng Công ty TNHH Dệt Phú Thọ đã được gỡ khỏi LOUA 2 của ICA, và hy vọng rằng điều này sẽ truyền cảm hứng và động lực cho các đối tác khác trong ngành kéo sợi Việt Nam để tiếp tục phát triển và cải thiện nâng cao uy tín của mình. Hoạt động phát triển, hỗ trợ hội viên
  • 23. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 23 Vietnam Cotton & spinning association OCT- 2024 VTG 2024 Location: SECC, HCMC Partner: Chanchao (Taiwan) Time: TBC SEP- 2024 Vietnam Textile Summit Location: SECC, HCMC Partner: ECV (China) Time: TBC NOV- 2023 Trends & Insights: Future-Proofing Spinning Operations Location: HCMC & Thai Binh Partner: Rieter Time: 08/11/2023 & 10/11/2023 DEC- 2023 VCOSA Year End Meeting Location: TBC Time: TBC DEC- 2023 Arise IIP Seminar Location: Vietnam Partner: Arise IIP Time: 1st half of December VCOSA EVENT TIMELINE DEC- 2024 Training course Location: Hanoi / HCMC Partner: TBC Time: TBC VCOSA Premilinary Meeting Location: Thai Binh Time: TBC JUN- 2024 MAR- 2024 Yarn Market Trends 2024 Location: HCMC Partner: TBC Time: TBC AUG- 2024 VCOSA Year End Meeting Location: TBC Time: TBC Technical Seminar Location: HCMC Partner: TBC Time: TBC JAN- 2024 Organize a delegation to participate Trade Event ICA Location: Singapore Organizer: ICA Time: 11-12/10/2023 VTG 2023 Location: SECC, HCMC Partner: Chanchao (Taiwan) Time: 25-28/10/2023 OCT- 2023 SEP- 2023 OCT- 2023 SEP- 2023 DEC- 2022 FEB- 2023 MAR- 2023 Trade Matters Location: HCMC Partner: ICA Time: 15-17/2/2023 Texfuture Vietnam Location: HCMC Partner: STS Time: 22-24/03/2023 JUL- 2023 VCOSA Year End Meeting Location: HCMC Time: 21/12/2022 VCOSA Premilinary Meeting Location: Thai Binh Time: 07/07/2023 Cotton Quality Training Course Location: HCMC Partner: ICA Bremen Time: September Texfuture Vietnam Location: HCMC Partner: STS Time: 20-22/09/2023 JAN- 2024 Workshop Training Location: Vietnam Partner: ICA Time: TBC
  • 24. vietnamyarnprice.com vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 24 T ổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là một doanh nghiệp dệt may có lịch sử lâu đời và quy mô rộng lớn, được thành lập từ năm 1962, công ty hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và kéo sợi. Hòa Thọ hiện sở hữu 3 nhà máy, với tổng số cọc sợi lên đến 73.000 và sản lượng hàng năm đạt khoảng 18.200 tấn sợi. Công ty chuyên sản xuất các loại sợi như TC và CVC, và luôn không ngừng đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm. Sự phát triển quốc tế là mục tiêu mà Hòa Thọ luôn hướng đến. Công ty đã mở rộng mạng lưới xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn như Hàn Quốc, Châu Âu, Ai Cập, Nhật Bản, Nam Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược của công ty tập trung vào việc phân bổ và điều chỉnh tỷ trọng kinh doanh cho từng thị trường mục tiêu, tránh sự phụ thuộc quá mức vào bất kỳ thị trường cụ thể nào. Bên cạnh đó, Hòa Thọ cũng không bỏ qua tiềm năng thị trường trong nước. Sản lượng bán hàng trong nước chiếm một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, thường dao động từ 25% đến 30% tổng sản lượng, tùy thuộc vào thời điểm. Công ty đã thực hiện việc phân bổ hợp lý giữa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trên thị trường. Trong thời điểm hiện tại, thị trường đang gặp nhiều khó khăn và biến động về giá cả. Tuy nhiên, Hòa Thọ luôn đặt tinh thần hợp tác và chủ động đàm phán lên hàng đầu khi giao tiếp với khách hàng nhằm tìm kiếm những giải pháp chung để vượt qua những thách thức hiện tại. Công ty đang đầu tư vào các phần mềm ứng dụng tiên tiến để quản lý quy trình sản xuất sợi một cách chặt chẽ. Mục tiêu là đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà còn tạo ra một môi trường sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, Hòa Thọ hiện đang thực hiện chương trình nhà máy xanh, tạo ra môi trường sản xuất thân thiện với việc sử dụng nguồn nước tuần hoàn và năng lượng điện mặt trời, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Với sự nỗ lực không ngừng và cam kết đối với phát triển bền vững, Hòa Thọ đã không chỉ là hệ thống cung ứng sợi - may hàng đầu tại Việt Nam, mà còn trở thành trụ cột trong lĩnh vực dệt may tại khu vực. Biên tập: Ngọc Trâm Hòa Thọ Doanh nghiệp dệt may uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam và khu vực Thông tin doanh nghiệp
  • 25. vietnamyarnprice.com vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 25 C ông ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng là một trong những nhà máy sợi nòng cốt của Tập đoàn dệt may Viêt Nam. Từ khi thành lập vào đầu năm 2014, Vinatex Phú Hưng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống chuỗi cung ứng sợi toàn cầu. Vinatex Phú Hưng tự hào về sản phẩm chủ lực của mình - sợi CVC, cùng với sợi TC, đều được sản xuất với chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp thế giới, từ Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia, đến Nam Mỹ. Tại Vinatex Phú Hưng, công ty không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm, mà còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu uy tín, lắng nghe và xử lý mọi yêu cầu của khách hàng, đồng thời không ngừng cải tiến để cung cấp những sản phẩm vượt trội và đa dạng. Đặc biệt, Vinatex Phú Hưng luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất để đảm bảo sợi đạt tiêu chuẩn cao nhất. Quy trình kiểm soát chất lượng của Vinatex Phú Hưng bao gồm hai bước: đánh giá sợi qua máy Uster và dệt thành vải để đánh giá chất lượng. Sự tận tâm và chuyên nghiệp của doanh nghiệp đã tạo dựng được một hình ảnh đáng tin cậy và uy tín đối với khách hàng. Vinatex Phú Hưng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống điện mặt trời, giúp giảm chi phí tiền điện và đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Vinatex Phú Hưng hiểu rằng người lao động là nòng cốt và tài sản quý giá của công ty. Doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên phát triển bản thân, đồng thời tạo ra môi trường làm việc chủ động và có tính trách nhiệm cao. Điều này giúp Vinatex Phú Hưng duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Với uy tín và đội ngũ nhân viên tận tâm, doanh nghiệp đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của khách hàng trên thị trường quốc tế. Biên tập: Ngọc Trâm Vinatex Phú Hưng Đối tác đáng tin cậy trong ngành công nghiệp sợi toàn cầu Thông tin doanh nghiệp
  • 26. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 26 SỐ LIỆU THỐNG KÊ 1. Số liệu nhập khẩu Tháng 7/2023, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá, lần lượt là 10% (129,7 nghìn tấn) và 9,6% (266,4 triệu USD) so với tháng trước. Ngược lại, nhập khẩu xơ, sợi ghi nhận sự giảm về lượng và trị giá, lần lượt là 17,4% (78,2 nghìn tấn) và 11,3% (167,2 triệu USD) so với tháng trước. Trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng và trị giá nhập khẩu bông và xơ sợi của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lượng bông nhập khẩu giảm 3,4%, trị giá giảm 22%; lượng xơ sợi nhập khẩu giảm 8,5%, trị giá giảm 25%. Lượng nhập khẩu bông của Việt Nam trong tháng 7/2023 là 129,7 nghìn tấn, tăng 10% so với tháng trước; trong khi lượng nhập khẩu xơ sợi là 78,2 nghìn tấn, giảm 17,4% so với tháng trước. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023 kim ngạch nhập khẩu bông đạt 266,4 triệu USD, tăng 9,6% so với tháng trước. Trái lại, xơ sợi ghi nhận kim ngạch 167,2 triệu USD, giảm 11,3%. Vải có kim ngạch 972,7 triệu USD, giảm 10,4%, trong khi kim ngạch của nguyên phụ liệu dành cho ngành dệt may da giày đạt 509,5 triệu USD, tăng 5,0%.
  • 27. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 27 Bảy tháng đầu năm 2023 kim ngạch nhập khẩu bông giảm đáng kể, chỉ còn 1,67 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Xơ sợi ghi nhận kim ngạch nhập khẩu là 1,23 tỷ USD, tương đương mức giảm lên đến 25%. Kim ngạch nhập khẩu vải đạt 7,39 tỷ USD, giảm 18,8%. Cuối cùng, kim ngạch nhập khẩu của nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày là 3,39 tỷ USD, giảm 16,5%. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy trong tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu 78,2 nghìn tấn xơ, sợi. So với tháng trước, lượng nhập khẩu này giảm 11,3%, và giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7/2023 Việt Nam nhập khẩu 129,7 nghìn tấn bông, tăng 10% so với tháng trước và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước.
  • 28. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 28 1.1. Dự báo giá nhập khẩu bông nguyên liệu vẫn ở mức thấp Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu bông về Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt 117,92 nghìn tấn, trị giá 243,12 triệu USD, giảm 19,1 % về lượng và giảm 22% về trị giá so với tháng 5/2023; tăng 26,2% về lượng nhưng giảm 10,7% về trị giá so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lượng bông nhập khẩu về Việt Nam đạt 629,59 nghìn tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. trị giá 640 triệu USD, tăng 16,3% về lượng nhưng giảm 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 45,7% tổng lượng bông nhập khẩu. Riêng trong tháng 6/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 70,5 nghìn tấn, trị giá 149,22 triệu USD, giảm 23,7% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với tháng 5/2023, tăng 31,3% về lượng nhưng giảm 6% về trị giá so với tháng 6/2022. Nhập khẩu bông từ thị trường Australia đứng ở vị trí thứ 2, với lượng nhập khẩu đạt 125 nghìn tấn, trị giá 294 triệu USD, tăng 119,6% về lượng và tăng 93,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 6/2023, lượng nhập khẩu bông từ thị trường này đạt 17,67 nghìn tấn, trị giá 37,62 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với tháng 5/2023; tăng 91% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với tháng 6/2022. Ngoài ra, nhập khẩu bông từ một số thị trường khác giảm mạnh về lượng trong 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 như: nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ giảm 68,5%; từ Argentina giảm 91%; từ Bờ Biển Ngà giảm 83%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 11 thị trường cung cấp bông nguyên liệu cho Việt Nam, tăng 01 thị trường so với cùng kỳ năm 2022. Lượng nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam từ các thị trường chính đều tăng, đặc biệt là thị trường Australia tăng mạnh, trừ thị trường Brazil, Ấn Độ giảm mạnh… Cụ thể: Nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2023, đạt 287 nghìn tấn, Nguồn: VITIC Nhập khẩu bông của Việt Nam Nguồn: VITIC
  • 29. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 29 Giá nhập khẩu bông Nguồn: VITIC Giá bông nhập khẩu trung bình từ hầu hết các thị trường chính trong tháng 6/2023 giảm so với tháng 5/2023, trong đó, giá bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ giảm 3,8% xuống 2.117 USD/tấn, giá bông nhập khẩu từ thị trường Australia giảm 3,3% xuống 2.128 USD/tấn. Về giá: Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam tháng 6/2023 ở mức 2.062 USD/tấn, giảm 3,6% so với tháng 5/2023 và giảm 29,2% so với tháng 6/2022. Như vậy, tháng 6/2023 là tháng thứ 10 liên tiếp giá nhập khẩu bông nguyên liệu vào Việt Nam giảm kể từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 8/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 2.233 USD/tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022. — Những thông tin và số liệu thống kê sử dụng trong bản tin được thu thập từ nhiều nguồn gồm Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, VITIC, Trung tâm Thương mại Quốc tế... — Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo. Các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường. — Báo cáo này cung cấp thông tin chung. VCOSA không chịu trách nhiệm về việc thông tin được cung cấp là đầy đủ hoặc chính xác. Do các chu kỳ cập nhật khác nhau, số liệu thống kê có thể hiển thị nhiều dữ liệu cập nhật hơn so với tham chiếu trong báo cáo. — Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam ngày càng chất lượng hơn. Ban Thông tin Truyền thông
  • 30. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 30 1.2. Nhập khẩu sợi nguyên liệu sẽ tăng trở lại Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sợi nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt 42,68 nghìn tấn, trị giá 130,03 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với tháng 5/2023, giảm 29,8% về lượng và giảm 34,7% về trị giá so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam đạt 271,37 nghìn tấn, trị giá 782,35 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 31,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 6/2023, Trung Quốc là thị trường cung cấp sợi nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam, với lượng nhập khẩu đạt 28,1 nghìn tấn, trị giá 66,16 triệu USD, giảm 10,2% về lượng và giảm 26% về trị giá so với tháng 5/2023; giảm 35,1% về lượng và giảm 51,5% về trị giá so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam đạt 185,6 nghìn tấn, trị giá 473,5 triệu USD, chiếm 68,4% tổng lượng nhập khẩu, giảm mạnh 20,8% về lượng và giảm 31% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan trong tháng 6/2023 đạt 4,1 nghìn tấn, trị giá 11,99 triệu USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với tháng 5/2023; giảm 53,1% và giảm 49,8% về trị giá so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ thị trường Đài Loan vào Việt Nam đạt 26,84 nghìn tấn, trị giá 74,06 triệu USD, chiếm 9,9% tổng lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam, giảm 48,5% về lượng và giảm 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sợi nguyên liệu từ các thị trường cung cấp chính vào Việt Nam đều giảm mạnh, trừ nhập khẩu từ thị trường Malaysia tăng 15,3% về lượng… Đáng chú ý, lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu từ một số thị trường tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 như Pakistan, Pháp. Lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam (Đvt: nghìn tấn) Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Nhập khẩu sợi của Việt Nam
  • 31. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 31 Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC Nhập khẩu sợi của Việt Nam Về giá: Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 6/2023 ở mức 3.047 USD/ tấn, giảm 0,5% so với tháng 5/2023 và giảm 7% so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 2.883 USD/tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, giá sợi nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thấp nhất đạt 2.354 USD/tấn; tiếp đến là từ Ấn Độ đạt 2.816 USD/tấn… và giá nhập khẩu từ thị trường cao nhất là Nhật Bản với mức giá 10.730 USD/tấn… Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin về mạng lưới dệt may toàn cầu (https://www.tnc.com. cn/info/), giá sợi thị trường Trung Quốc trong năm 2023 khá ổn định, giá sợi xơ polyester giao dịch ngày 02/8/2023 ở mức 7.425 NDT/tấn cao hơn mức 7.145 NDT/tấn được ghi nhận ngày 03/7/2023. Giá sợi ổn định ở mức thấp xuất phát từ cả hai phía cung và cầu trên thị trường, nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu yếu. Nhu cầu về sợi hồi phục không như kỳ vọng của thị trường do kinh tế thế giới diễn biến ảm đạm. Đặc biệt, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu sợi lớn nhất thế giới vẫn đang cho thấy tốc độ phục hồi chậm sau khi gỡ bỏ chính sách Zero Covid, kéo theo hoạt động nhập khẩu sợi cũng kém tích cực. Giá nhập khẩu sợi nguyên liệu qua các tháng từ năm 2022 – 2023 (Đvt: USD/tấn)
  • 32. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 32 Nguồn: Trung tâm Thông tin về mạng lưới dệt may toàn cầu Kinh tế thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự phục hồi không như kỳ vọng của Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là trở ngại lớn trong việc gia tăng nhu cầu đối với mặt hàng sợi. Do đó, giá sợi thế giới được dự báo có thể duy trì xu thế giằng co trong khoảng thời gian nữa. Hiện sợi thế giới vẫn ở mức thấp, giá nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam cũng giảm, bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu hàng may mặc đang có dấu hiệu phục hồi sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp tăng nhập khẩu mặt hàng này để phục vụ nhu cầu sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm. Dự báo, nhập khẩu sợi nguyên liệu vào Việt Nam sẽ phục hồi trong thời gian tới. Giá trung bình sợi xơ Polyester và giá sợi tơ nhân tạo 30s của Trung Quốc Giá nhập khẩu sợi Nguồn: VITIC
  • 33. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 33 2. Số liệu xuất khẩu Trong tháng 7/2023, sản lượng xuất khẩu của nhóm hàng xơ, sợi đạt 155,4 nghìn tấn, đạt kim ngạch 384,1 triệu USD. So với tháng trước, sản lượng xuất khẩu này tăng 0,9%, còn kim ngạch tăng 2,2%. Trong 7 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu xơ, sợi tích lũy đạt 988,8 nghìn tấn, với kim ngạch 2,45 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất khẩu tăng 2,6% nhưng kim ngạch giảm mạnh với tỷ lệ 20,8%. Xơ, sợi là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trong tháng 7 năm 2023 với kim ngạch 384,1 triệu USD, tăng nhẹ 2,2% so với tháng trước. Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, đạt 164,9 triệu USD, tăng 7,5%. Trong khi đó, vải kỹ thuật là mặt hàng xuất khẩu ít nhất và giảm mạnh nhất, chỉ có 50,7 triệu USD, giảm 1,6%. Vải là mặt hàng duy nhất khác có kim ngạch xuất khẩu giảm, với 179,2 triệu USD, giảm 0,6%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu được 155,4 nghìn tấn xơ, sợi, tăng 0,9% về lượng so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 384,1 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng trước.
  • 34. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 34 Trong tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu được hơn 3,26 tỷ USD hàng dệt may, tăng 6,8% so với tháng trước. Theo số liệu thống kê sơ bộ trong tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,26 tỷ USD giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xơ, sợi, vải, NPL dệt may, da giày và vải kỹ thuật của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2023 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là xơ, sợi với 2,45 tỷ USD, giảm 20,8%. Mặt hàng có tốc độ giảm sâu nhất là vải kỹ thuật với 388,3 triệu USD, giảm 26,8%. Kim ngạch xuất khẩu vải đạt 1,37 tỷ USD, giảm 18,2%; xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 1,12 tỷ USD, giảm 17,8%.
  • 35. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 35 Trong tháng 7/2023, đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam sang một số thị trường tăng so với tháng 6/2023 như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ. Tuy vậy, đơn giá xuất khẩu xơ, sợi dệt sang nhiều thị trường vẫn giảm như Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Colombia. 2.1. Xuất khẩu xơ, sợi dệt sẽ tăng trong thời gian tới T heo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 155,35 nghìn tấn, kim ngạch 384,11 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và tăng 2,2% về kim ngạch so với tháng 6/2023; tăng 41,2% về lượng và tăng 19,2% về kim ngạch so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt 988,8 nghìn tấn, kim ngạch 2,451 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng nhưng giảm 20,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Sau nửa đầu năm với kim ngạch xuất khẩu ảm đạm, bước sang tháng 7/2023, xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã tăng trở lại so với tháng cùng kỳ năm 2022, cho thấy thị trường dệt may đã có tín hiệu phục hồi. Nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may thường có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, do đó, xuất khẩu các sản phẩm xơ, sợi dệt của Việt Nam được dự báo cũng sẽ sôi động hơn từ quý 3/2023. Trong đó, xuất khẩu xơ, sợi dệt sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi nhanh, kéo theo xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam tăng trong thời gian tới. Theo báo cáo thị trường dệt may của VnDirect, tại Trung Quốc, chỉ số giá đầu vào cho các nhà sản xuất sợi ở Trung Quốc đã tăng nhẹ 0,1% và 0,3% so với tháng trước trong tháng 5 và tháng 6/2023, cho thấy nhu cầu đang phục hồi. Doanh số bán lẻ các mặt hàng dệt may và giày dép tính đến tháng 5/2023 đã tăng 2,3% so với tháng 4/2023 và tăng 12,3% so với tháng 5/2022, đạt 107,6 tỷ Nhân dân tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ, cũng như giảm lãi suất tiết kiệm để kích thích dòng tiền chảy ngược lại ra tiêu thụ và đầu tư. Theo nhận định, thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn vào quý 4/2023 và quý 1/2024. Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi dệt chủ yếu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 7/2023, chiếm 52,9% tổng lượng và chiếm 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam phục hồi trong tháng qua chủ yếu là nhờ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng, với lượng xuất khẩu đạt 82,2 nghìn tấn, kim ngạch 219,5 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 2,6% về kim ngạch so với tháng 6/2023; tăng 79,2% về lượng và tăng 67,4% về kim ngạch so với tháng 7/2022. Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam sang nhiều thị trường cũng tăng trong tháng 7/2023 so với tháng 6/2023 như Hàn Quốc, Colombia, Pakistan, Sri Lanka, Anh, Ai Cập, Hong Kong. Nguồn: VITIC Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam 2022-2023 (ĐVT: triệu USD) Nguồn: VITIC
  • 36. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 36 Thị trường xuất khẩu xơ, sợi của Việt Nam Giá xuất khẩu xơ, sợi Về giá: Đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 2.472 USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng 6/2023, nhưng giảm 18,5% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, đơn giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt 2.479 USD/tấn, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn: VITIC Nguồn: VITIC
  • 37. https://vietnamyarnprice.com https://vcosa.vn Bản tin tháng 8-2023 VCOSA | 37 3. Báo cáo bông toàn cầu Nguồn: CI_VCOSA tổng hợp T rong báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới (WASDE) tháng 8/2023 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), có cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của ngành bông. Những điểm chính từ bản tóm tắt bông bao gồm: Dự báo sản lượng bông của Mỹ trong niên vụ 2023/2024 sẽ giảm 2,5 triệu kiện, xuống còn 14 triệu kiện. Điều này là do tỷ lệ bỏ dở dự kiến cao hơn và sản lượng giảm ở khu vực Tây Nam nước Mỹ. Dự báo xuất khẩu bông của Mỹ cũng đã được hạ xuống 1,3 triệu kiện, còn 3,1 triệu kiện. Nguyên nhân do nguồn cung bông của Mỹ giảm và sự cạnh tranh gia tăng từ Brazil và Úc. Do sản lượng và xuất khẩu dự kiến thấp hơn, tồn kho cuối kỳ của Mỹ dự báo sẽ giảm 700.000 kiện, còn 3,1 triệu kiện. Trên phạm vi toàn cầu, sản lượng dự tính sẽ giảm 2,7 triệu kiện, trong khi tiêu thụ dự kiến tăng 500.000 kiện. Điều này dẫn đến tồn kho cuối kỳ dự báo sẽ giảm 2,9 triệu kiện. Dự báo thương mại bông toàn cầu sẽ tăng 400.000 kiện, do Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu bù đắp cho sự sụt giảm ở Mỹ và Bénin. Tiêu thụ dự kiến tăng ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi giảm ở Indonesia so với dự báo trước đó. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cung cấp thông tin cập nhật về cung cầu bông toàn cầu, có ý nghĩa cho các bên liên quan trong ngành. Báo cáo cho thấy ngành bông Mỹ đang đối mặt với một số thách thức trong mùa tới, nhưng cũng có một số cơ hội để phát triển. Nguồn: Fashionating world Ngọc Trâm biên dịch
  • 38. Trụ sở L17-11, Lầu 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Văn phòng đại diện 14-15A, Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng giao dịch (nhận thư) 1265 Hoàng Sa, P.5, Q.Tân Bình, TP.HCM œ +84 902 379 490 œ info@vcosa.org.vn œ www.vcosa.org.vn