SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
01MM
B O O K
MONEY LOVER
10 VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN AI CŨNG NÊN QUAN TÂM
CHI TIÊU THẾ NÀO
TIẾT KIỆM RA SAO
my. moneylover.comMM
B O O K
Biên soạn: Nguyên Bảo
Bảo Nguyên
baonv@finsify.com
fb/nguyenbao2412
gacxepcuabao.com
Money Lover
my.moneylover.com
moneylover.vn
fb/moneylovervietnam
CHI TIÊU THẾ NÀO
TIẾT KIỆM RA SAO
MM BOOK 01
my. moneylover.comMMB O O K
MM BOOK
Bộ ấn phẩm thuộc hệ sinh thái Money Lover.
Cung cấp kiến thức, công cụ, các sản phẩm
thiết thực nhằm nâng cao kỹ năng Quản lý
tài chính cho cá nhân và hộ gia đình.
Mỗi cuốn MM Book với các chủ đề khác
nhau, là tài liệu hữu ích để bạn đọc tham
khảo các phương pháp quản lý chi tiêu, tiết
kiệm, lập ngân sách, phân bổ dòng tiền, bảo
vệ tài sản... Qua đó, áp dụng được ngay vào
cuộc sống thực tế.
ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ
CHI TIÊU
SỐ 1 THẾ GIỚI
TÌM HIỂU THÊM
Lời mở đầu
Hàng ngày, mỗi cá nhân hay hộ gia đình đều “hít thở” trong môi     
trường có mùi của tiền bạc. Đi làm kiếm tiền? Chi phí sinh hoạt gia
đình; Nuôi con; thực hiện các mục tiêu tài chính ngắn hạn; Tích cóp
cho việc nghỉ hưu, thất nghiệp, sinh con; Đầu tư lưu thông dòng tiền;
Mua bảo hiểm tránh rủi ro; Dùng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng; ...
Hậu quả của việc thiếu kiến thức về tài chính cá nhân hiện hữu ở khắp
mọi nơi trong cuộc sống, trong mọi tầng lớp, ngành nghề.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gia đình không có nổi 20 triệu
trong tài khoản tiết kiệm khi có việc khẩn cấp cần dùng; những ông bố
chạy vạy khắp nơi chỉ để mượn 5 triệu đóng tiền học phí cho con
tháng sau. 
Những cô gái muốn mua cả cửa hàng thời trang vào ngày mùng 5
nhưng lại đi vay ba mươi ngàn đồng để ăn trưa vào ngày 25 cũng
trong tháng đó; những vụ li dị, cãi vã trong gia đình vì người chồng thế
chấp cả căn nhà dồn vào chứng khoán rồi mọi thứ chỉ còn lại những
con số trên bảng điện tử xanh đỏ….  
Và nhiều trường hợp rắc rối, rủi ro tương tự khác nếu không có sự
chuẩn bị trước.
Tương tự, bạn sẽ có thể bắt gặp một anh chàng hoàn tất chi phí căn
nhà đầu tiên của mình khi mới 23 tuổi. Một cặp vợ chồng nghỉ hưu ở
độ tuổi 55, sống nhờ thu thập từ tòa chung cư cho thuê, lợi nhuận từ
quỹ tương hỗ và rong ruổi khắp nơi trên thế giới trên chiếc du thuyền
nhỏ ngoài đại dương. Đâu là sự khác biệt?
Khi tiếp xúc với lĩnh vực quan trọng nhưng còn khá mới mẻ này tại
Việt Nam, tôi nhận thấy một số lợi ích khi thực hiện kế hoạch tài chính
cá nhân. 
1. Tránh được những quyết định tài chính sai lầm
2. Vượt qua các giai đoạn khó khăn hoặc những sự kiện cần nhiều
nguồn lực tiền bạc.
3. Giảm thiểu rắc rối, tranh chấp, lo lắng về tài sản
4. Có cuộc sống thoải mái hơn, ít phụ thuộc vào người khác.
5. Đạt được các mục tiêu tài chính theo kế hoạch.
Từ định hướng đó, Ban biên tập lựa chọn chủ đề “10 vấn đề tài chính
cá nhân ai cũng nên quan tâm” trong MM Book No.1 ra mắt tháng
11/18, tái bản tháng 07/19 này. 
Ấn phẩm đầu tiên sẽ mang đến những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó
là các tài liệu liên kết giúp người đọc dễ dàng tải xuống và áp dụng
ngay cho bản thân.
Các cuốn sách tiếp theo sẽ đi sâu hơn, cụ thể hơn về từng vấn đề
trong lĩnh vực này.
Chúc bạn tìm thấy những kiến thức hữu ích trong cuốn sách MM Book
No.1 này! Nhớ theo dõi và đăng ký để nhận những cuốn sách hữu ích
tiếp theo nhé!
- Bảo Nguyên-
CHAP 1: TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ?
1. Tài chính cá nhân không rắc rối như bạn nghĩ
2. Mọi người đang tiêu tiền vào việc gì?
CHAP 2: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU
3. Quản lý tài chính có bị mất tự do chi tiêu?
4. Những suy nghĩ sai lầm khi thực hiện
5. Làm thế nào để theo dõi chi tiêu tiêu
6. Các bước thực hiện
CHAP 3: PHƯƠNG PHÁP CHIA NGÂN SÁCH
7. Phương pháo 6-JARS
8. Quy tắc 50/30/20
9. Kakeibo 
10. 50/50
MM BOOK NO.1
11
13
19
20
21
22
27
29
29
30
CHAP 4: MẪU LẬP NGÂN SÁCH
11. Mẫu lập ngân sách và quản lý thu chi
CHAP 5: MẪU ƯỚC TÍNH TÀI SẢN
12. Đánh giá nguồn lực tài sản cá nhân
CHAP 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
13. Những điều cần biết về TTNCN
14. Các loại thu nhập phải chịu thuế
15. Cách tính thuế thu nhập cá nhân
CHAP 7: CÓ NÊN SỬ DỤNG BẢO HIỂM
16. Không chỉ là tiết kiệm hay đầu tư
17. Ai cần tham gia bảo hiểm nhân thọ
CHAP 8: ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LUỸ
18. Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay
CHAP 9: HƯỚNG DẪN NGHỈ HƯU AN NHÀN
19. Chỉ cần có lương hưu là đủ
20. Cách xác định số tiền cần để nghỉ hưuhưu
21. Phương pháp đầu tư ít rủi ro
22. Ba giai đoạn tiết kiệm cần thực hiện
CHAP 10: LẬP KẾ HOẠCH TCCN
23. Hướng dẫn từng bước lập kế hoạch TCCN
33
37
43
44
46
49
51
55
60
61
63
63
68
Chapter 01
TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ?
10
1. TÀI CHÍNH CÁ NHÂN KHÔNG RẮC RỐI NHƯ
BẠN NGHĨ
Nghe cụm từ “ Tài chính cá nhân” có vẻ to tát và trừu tượng. Rất nhiều
người còn né tránh, không muốn đọc,  hiểu, lắng nghe các bản tin về
chủ đề này. 
Các vấn đề về tài chính lại luôn hiện hữu, kề cận và ảnh hưởng trực
tiếp đến bạn hàng ngày, hàng giờ. Từ việc đi làm kiếm tiền. Đi chợ.
Mua quần áo. Mua sữa cho con. Đến việc tiết kiệm thế nào? Gửi tiền ở
đâu? Làm thế nào để có điểm tín dụng tốt. Rồi tiền đâu mua nhà? Hay
sâu hơn là có tiền rồi nên đầu tư vào đâu để sinh lời? Nên mua gói bảo
hiểm nào? Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu. ...v..v… 
Bất cứ việc gì bạn làm? Mọi thứ bạn cần trong cuộc sống. Những lo
toan cơ bản nhất đều bị tác động bởi kỹ năng quản lý tài chính cá
nhân. 
Bạn không có cách nào để tránh né. Hãy đối mặt, coi nó là bạn đồng
hành giúp cuộc sống của bạn được thoải mái.
Nếu định nghĩa một cách bao quát, máy móc và KHÓ HIỂU nhất, thì:
Tài chính cá nhân là việc ứng dụng
những nguyên tắc quản lý tài chính
vào các quyết định về tiền bạc của
một cá nhân hoặc hộ gia đình.
Hiểu biết về tài chính cá nhân giúp
người dùng thiết lập ngân sách, quản
lý chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền, đầu tư
các nguồn tiền theo thời gian, có tính
đến rủi ro tài chính và các sự kiện
trong tương lai.
11
Nghe có vẻ trừu tượng phải không nào? Thực chất một kế hoạch tài
chính cần đáp ứng các mục cụ thể. Mọi hoạt động liên quan đến tiền
bạc nên nằm trong một dự định đã được sắp xếp trước đó. Từ tiêu
dùng, tiết kiệm, đến biến cố, hưu trí, di sản...
Tóm lại, bạn cần học cách:
Kiếm tiền
Phân bổ nguồn thu nhập theo ngân sách
Học cách chi tiêu hợp lý
Tiết kiệm có mục tiêu
Đầu tư theo lộ trình
Chuẩn bị cho sự kiện lớn sẽ xảy ra trong tương lai
Từ đó, đưa ra những quyết định về tiền bạc sáng suốt hơn.
12
2. MỌI NGƯỜI ĐANG TIÊU TIỀN VÀO VIỆC GÌ?
Khảo sát từ người dùng Money Lover về các vấn đề tiền bạc đã cho
thấy nhiều kết quả bất ngờ.
G
iáo
dục
Thờitrang
C
ông
nghệ
Làm
đẹp
D
u
lịch
Tiếtkiệm
60%
40%
20%
0%
Câu 1: Bạn đang dùng
tiền vào việc gì cho bản
thân?
Bên cạnh việc hầu hết
người trả lời đang phải
chi tiêu cho các nhu
cầu thiết yếu. 
- 53% số người được
hỏi có dành một phần
tiền cho giáo dục. Học
nâng cao kỹ năng, bằng
cấp, chứng chỉ để có
thu nhập tốt hơn. 
- 51% có tiêu tiền cho
thời trang.
- Đồ dùng công nghệ 41%.
- Làm đẹp 40%.
- Du lịch 38%.
Đa số người dùng vẫn chủ yếu chi tiêu cho các nhu cầu thoả mãn cá
nhân. Nhưng vẫn có những điểm sáng. Với 27% người làm khảo sát
cho biết họ đang có kế hoạch tiết kiệm, đầu tư nâng cao tài sản khi có
cơ hội thích hợp.
Tích
luỹLo
gia
đình
Sức
khoẻC
hờ
cơ
hội
M
ua
xe
M
ua
nhà
Kếthôn
N
uôicon
60%
40%
20%
0%
Câu 2: Bạn đang tiết kiệm tiền cho việc gì?
- 55,2% chỉ đang tiết kiệm tiền nói chung chưa có mục đích cụ thể. 
- 39% dành tiền để lo cho người thân, gia đình.
- 34% muốn tiết kiệm để lo cho sức khoẻ hoặc các vấn đề bất trắc. 
- 31% muốn tích luỹ chờ cơ hội đầu tư nâng cao tài sản.
- Tiếp theo đó, tỷ lệ người dùng đang có kế hoạch tiết kiệm mua xe và
mua nhà lần lượt là 30 và 26%. 
- 20% đang dành tiền để lập gia đình 
- 15% muốn tiết kiệm để lo cho con cái.
14
Ít tiền Lười Cần hướng dẫn
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Câu 3: Nguyên nhân khiến bạn không xây dựng và làm theo một kế
hoạch tài chính cho bản thân?
- Có đến 43% cho rằng vì tôi có quá ít tiền để quản lý 
- 36% thừa nhận do LƯỜI. 
- 36,7% muốn được hướng dẫn cụ thể. 
Một số lý do khác dẫn đến việc người dùng không xây dựng và thực
hiện theo một kế hoạch tài chính, như quá bận rộn hoặc không có công
cụ.
Ít tiền Lười Cần hướng dẫn
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Câu 4: Lĩnh vực tài chính cá nhân bạn đang quan tâm là gì?
1| 66% người khảo sát cần một công cụ theo dõi dòng tiền và kiểm
soát chi tiêu. Điều này cho thấy, mọi người không quản lý được chi tiêu
của bản thân một cách chủ động.
2| 65% cần hướng dẫn việc hoạch định, lập ngân sách cho một mục
tiêu cụ thể.
3| 60% người dùng mong muốn được cung cấp những thông tin hữu
ích để tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt hàng ngày.
4| 42% cần được chuyên gia tư vấn các kênh/ tổ chức/sản phẩm uy tín
để đầu tư sinh lời trong tương lai.
5| 40% muốn học thêm kiến thức tài chính cá nhân qua sách, hội thảo,
khoá học.
6| 32% người đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ và cần được tư vấn
7| 28% muốn có một kênh đánh giá trung lập về các sản phẩm tài
chính họ thường tiếp xúc hàng ngày như thẻ tín dụng, tài khoản tiết
kiệm ở ngân hàng, gói bảo hiểm xe, vay tiền ở đâu
16
C
ố
định
C
ổ
phiếu
H
àng
hoá
Bấtđộng
sản
Khác
60%
40%
20%
0%
Câu 5: Lĩnh vực đầu tư bạn đang quan tâm là gì?
- Có tới 57% mong muốn đầu tư tiền để thu về những khoản lợi nhuận
cố định hàng tháng. 
- 42% quan tâm tới việc đầu tư vào cổ phiếu/cổ phần. 
- Người dùng có nhu cầu tìm hiểu về các hàng hoá, sản phẩm nói
chung có khả năng sinh lời khi kinh doanh chiếm 41%. 
- Bất động sản là mối quan tâm thứ 4 với 37%. 
- Tiếp theo đó là các lĩnh vực đầu tư vào Quỹ tương hỗ, Bảo hiểm,
ngoại hối và trái phiếu.
Chapter 02
PHƯƠNG PHÁP
QUẢN LÝ CHI TIÊU HIỆU QUẢ
18
03. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÓ BỊ MẤT TỰ DO?
Nhiều người nghĩ rằng việc quản lý tài chính cá nhân chỉ cần thiết       
khi có nhiều tiền, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi nếu không biết
cách quản lý tốt những gì đang có thì khi có thêm hoặc mở rộng, mọi
thứ sẽ trở nên rắc rối, bế tắc hơn mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng có những người lập luận rằng việc quản lý tài chính
khiến bản thân cảm thấy bị mất tự do.
Nhưng nếu nghĩ ngược lại, người lập kế hoạch đang được sống tự do
trong khuôn khổ. Điều này làm họ an tâm trong mọi hoạt động xử lý
phát sinh hay sự cố trong cuộc sống mà không cần quá lo lắng. 
Hơn nữa, việc quản lý tài chính không phải là bủn xỉn, keo kiệt, hà
tiện… đừng nhầm lẫn giữa những khái niệm này.
Quản lý tài chính
không phải là bủn xỉn, keo kiệt, …
đừng nhầm lẫn
giữa những khái niệm này.
4. NHỮNG SUY NGHĨ  SAI LẦM KHI THỰC HIỆN
1. Đặt ra những mục tiêu quá cao
3. Không ghi chép chi tiêu
Đầu tháng, bạn đặt mục tiêu cắt
giảm 40% các hoạt động chi tiêu
của mình. Nhưng khi cân đối lại,
bạn cảm thấy con số này không
thể thực hiện được vì ngoài khả
năng. Từ đó bạn bỏ cuộc và
không tuân thủ theo bất cứ mục
tiêu tiết kiệm nào nữa.
Nếu không ghi chép cụ thể các
khoản chi tiêu trong ngày, bạn
khó lòng có thể nắm được tình
hình tài chính của bản thân và
cản trở việc thực hiện kế hoạch
tiết kiệm chi tiêu.
2. Không có con số cụ thể
Bạn chỉ đặt ra mục tiêu nhưng lại
không đưa ra được con số cụ thể.
Điều này khiến bạn không nghiêm
chỉnh thực hiện và dễ hài lòng với
những kết quả nhỏ.
3. Không quản lý dòng tiền
Không quản lý dòng tiền khiến
cuộc sống của bạn trở nên khó
khăn hơn. Đôi khi bạn phải lựa
chọn giữa việc tiết kiệm tiền với
việc tiêu tiền cho việc quan trọng
tại một thời điểm nào đó.
20
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THEO DÕI CHI TIÊU?
Biết kiếm tiền và chi tiêu hợp lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Cứ làm ra bao nhiêu - rồi lại tiêu hết bấy nhiêu là điều vô cùng nguy
hiểm. Con ốm. Xe hỏng. Thất nghiệp. Chẳng ai lường trước được
chuyện gì có thể xảy ra. 
Thế nào là mất kiểm soát chi tiêu. Là những người không thể biết từ
đầu tháng đến giờ mình đã tiêu hết bao nhiêu tiền. Tiêu vào việc gì?
Tiêu lúc nào? Thậm chí, không hiểu tại sao mình có thể rút tiền cho
những thứ ngớ ngẩn như vậy?
Trong khi, phải chạy đi vay mượn khắp nơi để phục vụ những nhu cầu
sống cơ bản nhất.  Như vay tiền để ăn. Vay trả tiền thuê nhà … Sau đó,
đợi đến kỳ lương bù lại.
Nếu bạn không biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền? Bạn cũng sẽ không
thể biết, khi nào mình vượt quá ngân sách cho phép. Chính những
khoản chi phí mà bạn coi là nhỏ nhặt hàng ngày lại là nguyên nhân
khiến kế hoạch tiết kiệm hoàn toàn sụp đổ. 
Theo dõi tất cả các khoản chi tiêu là yếu tố quan trọng nhất để giải
quyết những chuyện này.
Có nhiều cách để theo dõi và kiểm soát chi tiêu. Dùng sổ tay, bảng
tính excel, phần mềm trên máy tính, sử dụng ứng dụng. Nhưng có vẻ
chúng khá phức tạp và mọi người thường không biết bắt đầu từ đâu.
Hoặc không biết nên làm gì tiếp theo?
Các phần tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn từng bước để thực hiện điều này
một cách dễ dàng nhất. Ai cũng có thể làm theo, vì vậy hãy cố gắng
nhé. Bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình hình tài chính hiện tại của
mình ngay thôi.
6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 
Bước 1. Đặt ra những mục tiêu quá cao
Việc đầu tiên, bạn cần dự tính và tạo ngay các mục ngân sách phải chi
tiêu trong một tháng. 
Rất nhiều người mắc phải lỗi này. Khoản tiền thuê nhà lại đi mua điện
thoại. Tiền mua sữa cho con lại dùng để mua váy, làm tóc. Tiền ăn cuối
tháng lại mua trà sữa buổi chiều. 
Các khoản tiền cần thiết để duy trì sinh hoạt tối thiểu bị tiêu đi không
đúng mục đích. Dùng khoản này, đập sang khoản kia. Đến lúc, bạn
không còn sức để xoay sở. Và BÙM. Bong bóng nợ nần sẽ nổ tung. 
Gạch đầu dòng tất cả các khoản tiền bắt buộc phải chi tiêu trong
tháng, phân bổ vào đó một lượng tiền phù hợp. Và đảm bảo, không chi
tiêu vượt quá khoản ngân sách đã định trước.
Cụ thể cách lập ngân sách như thế nào sẽ được trình bày rõ trong
chương 04.
Ví dụ, thu nhập của một người trong tháng 07 là 15 triệu. Bây giờ hãy
chia 15 triệu này vào các mục ngân sách chi tiêu trong tháng.
- Thuê nhà: 2 triệu
- Ăn uống: 3,5 triệu
- Điện + Nước + Mạng: 500 ngàn 
- Xăng xe: 200 ngàn
- Trả góp xe máy: 3,5 triệu
- Quỹ công ty: 200 ngàn
- Thể thao: 500 ngàn
- Học nâng cao: 500 ngàn
- Thẻ điện thoại: 100 ngàn
- Bạn bè + Người yêu: 500.000đ
- Gửi biếu bố mẹ: 1 triệu
- Quần áo + Tóc tai + Mỹ phẩm: 1 triệu 
- Quỹ tiết kiệm: 1,5 triệu.
22
Nếu chưa hết tháng đã hết tiền, bạn sẽ phải rút tiền từ các khoản còn
lại để bù đắp. Và ngược lại, nếu biết cách chi tiêu, ngân sách chưa
dùng hết sẽ được chuyển vào khoản tiết kiệm. 
Có nhiều cách để thiết lập các khoản ngân sách khác nhau. Phụ thuộc
và mức thu nhập, hoàn cảnh sống của mỗi người. Bạn có thể tham
khảo một số cách tạo ngân sách phổ biến ở các chương tiếp theo.
Bước 2: Ghi chép lại các khoản chi tiêu
Bạn nên làm điều này hàng ngày. Mỗi khi chi ra khoản nào hãy ghi
chép lại chúng.
Bạn có thể làm việc này vào cuối ngày. Nhưng đừng để đến ngày hôm
sau. Vì tỉ lệ cao là mấy khoản nhỏ nhỏ sẽ bị quên lãng.
Vào cuối tháng, bạn có thể nhìn lại, xem tiền mình làm ra đã đi những
đâu. Có cần thiết không? Có xứng đáng không? Có 3 cách thường thấy
để làm điều này:
1. Ghi lại vào một cuốn sổ tay: Điều này chỉ phù hợp với những người
không tiếp xúc với máy tính.
2. Dùng bảng tính excel: Chúng tôi sẽ cung cấp một bảng mẫu lập
ngân sách và quản lý chi tiêu cho cá nhân và gia đình được phân chia
rõ ràng và bao gồm hầu hết các nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Bảng
tính này cũng đặt sẵn các công thức. Bạn chỉ cần nhập chi tiêu vào,
máy tính sẽ tự động báo cáo. Link tải được cung cấp trong chương 4.
3. Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover: Nhập tất cả các
khoản chi tiêu bất cứ lúc nào, bất cứ đâu trên chiếc di động nhỏ xinh
của mình. Money Lover sẽ tự động thống kê lại theo chuyên mục và
báo cáo chi tiêu theo thời gian thực.
Bước 3: Không để các khoản chi tiêu vượt quá ngân sách
Chắc chắn rồi. Bạn không thể cứ chi ra một cách không kiểm soát. Sau
đó ghi lại và hôm sau lại tiếp tục. Như thế cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.
Điều quan trọng, mỗi khi bạn nhập một khoản chi phí hãy xem số tiền
còn lại trong ngân sách cho khoản đó. Xem chúng còn đủ để chi trả
hay không? Từ đó, điều chỉnh hành vi của mình. 
Ví dụ, ngân sách mua sắm cá nhân của bạn chỉ còn 600k trong tháng
này.  Nhưng hiện tại, bạn vừa muốn mua một cái áo đang sale còn 600
ngàn. Vừa muốn làm tóc để đi đám cưới cũng 600 ngàn. Lúc này, bạn
sẽ phải cân nhắc lựa chọn. 
Sẽ có những khó khăn trong thời gian đầu. Khi bạn không thể điều
chỉnh việc chi tiêu thực tế theo đúng ngân sách đã thiết lập từ đầu
tháng. 
Có thể, bạn sẽ phải điều chỉnh số tiền trong các khoản ngân sách.
Tăng chi phí ăn uống lên một chút, giảm khoản mua sắm đi một chút.
Nhưng bắt buộc phải ưu tiên để tiền vào các khoản dùng cho sinh hoạt
cần thiết. Kế đến là ngân sách cho tiết kiệm và trả nợ hơn là đi du lịch
và giải trí. 
Hãy kiên trì, chỉ sau 1, 2 tháng mọi thứ sẽ dần đi vào quỹ đạo. Nhưng
nếu bạn không làm điều này, toàn bộ những việc này sẽ chẳng có ý
nghĩa gì cả. Chẳng có khoản tiết kiệm nào? Không có tiền dự phòng
khi ốm đau. Nợ nần và nhiều điều khác.
24
Bước 4: Các khoản tiền chưa dùng đến
Nếu bạn dùng vừa vặn số tiền trong ngân
sách đã thiết lập. Bạn đang đi đúng hướng.
Thử cố gắng giảm đi một chút xem có chuyện
gì kinh khủng xảy ra không? 
Nếu bạn tiêu quá số tiền trong ngân sách, bạn
nên điều chỉnh các khoản tiền cho phù hợp với
dự tính. Hoặc bạn phải kiếm thêm. 
Nếu để dư ra một khoản nhỏ trong ngân sách
chưa dùng đến. Bạn có thể đưa khoản này vào
tài khoản tiết kiệm. Quỹ dự phòng. Tài khoản
đầu tư. Hoặc trả các khoản tiền cố định theo
gói để được giảm giá …
Chapter 03
PHƯƠNG PHÁP
CHIA NGÂN SÁCH
26
Mỗi người sẽ có một cách chia ngân sách khác nhau. Dĩ nhiên càng
chia nhỏ càng tốt. Nhưng không mấy người đủ thời gian để làm điều
này. Vì vậy, để gọn gàng hơn. Bạn có thể chia ngân sách ra theo các
cách như sau.
7. QUY TẮC 6 CHIẾC HŨ - 6 JARS
Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính
bằng 6 cái hũ. Số tiền kiếm được chia đều làm 6 phần tương ứng với 6
mục đích khác nhau,
1. THIẾT YẾU = 55%
55% số tiền được dành cho các
khoản chi tiêu thiết yếu hàng
ngày như ăn uống, đi lại, tiền nhà,
hóa đơn điện nước, nhi cầu thiết
yếu để duy trì cuộc sống 
Nếu quỹ chi tiêu thiết yếu ở mức
trên 80% thu nhập, bạn cần tăng
cường nguồn thu hay cắt giảm chi
phí để đảm bảo dòng tiền.
2. TIẾT KIỆM DÀI HẠN = 10%
Tiết kiệm 10% thu nhập trong
thời gian dài để thực hiện các dự
định trong tương lai. Bạn sử dụng
quỹ cho những mục tiêu lâu dài,
quan trọng khi cơ hội tốt đến. 
Xin lưu ý: quỹ này không phải là
tiết kiệm tiền dành cho khi khó
khăn.
3. QUỸ GIÁO DỤC = 10%
Quỹ giáo dục để rèn luyện phát
triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư
tốt nhất là việc học; “tầm vóc”
của bạn càng lớn, bạn càng hấp
dẫn được những thứ lớn, tiền tài,
danh vọng hạnh phúc.
  
Mua sách, học phát triển bản
thân ; tham gia các khóa học, gặp
gỡ, học hỏi từ những những người
thành công.
4. HƯỞNG THỤ = 10%
Đây là quỹ để phục vụ cho hoạt
động vui chơi. Giúp kích thích
tiềm thức phát triển. Đến những
nơi chưa từng đến, ăn những món
chưa từng ăn. Tăng kiến thức, vốn
sống. Thế nhưng nên nhớ chỉ
dành 10% cho quỹ này thôi nhé!
5. CHO ĐI = 5%
Số tiền này được dành cho người khác. Sử dụng để chúng cho gia
đình, bạn bè nhân ngày sinh nhật hoặc một dịp đặc biệt nào đó ( lễ
cưới chẳng hạn). Hoặc các tổ chức, chương trình nhân đạo nào đó mà
bạn thấy có ý nghĩa.
6. TỰ DO TÀI CHÍNH
Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn
mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người
khác.
Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này,
bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng khi không còn làm việc. 
Chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng
nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
LƯU Ý
Tỷ lệ phần trăm không phải là yếu tố quan trọng
khi bắt đầu. Những con số chỉ là gợi ý. Bạn chỉ
cần bắt đầu sử dụng hệ thống và tạo thói quen
thực hiện. Đây mới chính là chìa khoá. Không thể
hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. 
Hãy thử chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày với
70% hay 80% thu nhập. Sau đó giảm khoản này
đi hoặc tăng thu nhập lên. Nhưng đảm bảo rằng
các khoản tiền còn lại vẫn phải được duy trì.
28
8. QUY TẮC 50/30/20
Bạn có thể chia tiền làm 3 phần:
- 50% thu nhập để phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất. Các chi phí
không thể không có như: ăn uống, thuê nhà, đi lại... 
- 30% cho các khoản tiêu dùng cá nhân. 
- 20% cho việc tiết kiệm, trả nợ, đầu tư, dự phòng phát sinh.
Nhưng hãy linh hoạt các con số này đi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại. Nhu cầu trước mắt quá lớn có thể đẩy chi phí phục vụ những nhu
cầu thiết yếu nhất lên 70% thu nhập. Bạn chỉ tiết kiệm được 10%.
Luôn biết cân đối.
9. PHƯƠNG PHÁP: KAKEIBO
Theo cách của người Nhật, khi nhận lương, họ dành một khoản tiết
kiệm nhất định tại tài khoản ngân hàng. Phần còn lại cho chia khoản
tiền này vào 4 phong bì, với 4 ngân sách cơ bản:
Tiền sinh hoạt: Tiền chợ búa, y tế, đi lại …
Tiền giáo dục: Sách vở, học phí, …
Tiền hưởng thụ: Shopping, đi du lịch, ăn nhà hàng cao cấp…
Tiền phát sinh: Ma chay, sửa chữa nhà cửa, hiếu hỉ…
Mỗi khi phải tiêu tiền vào việc gì. Hãy lấy tiền ra từ phong bì tương
đương cho mục đích của nó. Không dùng tiền từ phong bì khác. Việc
dùng tiền mặt trong các phong bì như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ số tiền
sở hữu ở thời điểm tiêu tiền tốt hơn.
1.
2.
3.
4.
10. PHƯƠNG PHÁP: 50/50
Đây là một kiểu chia ngân sách cho những người không muốn rắc rối.
Chia thu nhập ra làm 2 phần.
- Một phần để gửi vào tài khoản tiết kiệm.
- Phần còn lại dùng để chi phí cho tất các các khoản tiền trong tháng.
 
Đối với 50% thu nhập, hãy lập một bảng ngân sách như phần tiếp
theo.
50% dành cho tiết kiệm tạm thời để vào một tài khoản ngân hàng để
học thêm về các vấn đề bảo hiểm, tiết kiệm, đầu tư mới quyết định
phân chia cho hợp lý.
30
BẠN CHIA NGÂN SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
Chapter 04
MẪU LẬP NGÂN SÁCH
& QUẢN LÝ THU CHI
32
Mẫu lập ngân sách và quản lý chi tiêu cho cá nhân, gia đình được phân
chia theo hầu hết nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Đặt sẵn công thức
tổng quan giúp người dùng có được kết quả ngay sau khi nhập liệu.
DOWNLOAD MẪU LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU CHI
File Excel File PDF
MỤC TIÊU
Mục đích của bảng mẫu này để giúp bạn xác định các ngân sách hàng
tháng. So sánh ngân sách với thu nhập và chi phí thực tế của bạn.
Bảng tính này sử dụng nhiều Bảng riêng cho từng loại ngân sách
chính. Điều này cho phép bạn chèn và xóa các danh mục con một cách
dễ dàng.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
BƯỚC 1: CẬP NHẬT DANH MỤC NGÂN SÁCH
Bạn có thể sửa đổi các danh mục con trong mỗi bảng, nhưng nếu bạn
xóa  toàn bộ danh mục chính, thì bạn sẽ cần phải sửa đổi các công
thức trong bảng tóm lược Tổng ngân sách.
11. MẪU LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU CHI
BƯỚC 2: NHẬP BUDGET THEO KẾ HOẠCH
Nhập các giá trị trong cột Ngân sách trong mỗi bảng. Ngân sách là
một kế hoạch bạn định tiêu bao nhiêu tiền vào việc được định trước.
BƯỚC 3: NHẬP CON SỐ THỰC TẾ
Bạn có thể cập nhật bảng tính trong suốt tháng hoặc chờ đến cuối
tháng để nhập thu nhập và chi phí thực tế. Thu nhập và chi phí thực tế
có thể giống hoặc ít hơn, nhiều hơn so với ngân sách thiết lập ban đầu.
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ NGÂN SÁCH
Nếu Net là số âm, có nghĩa là bạn đã chi tiêu quá nhiều ngân sách
hàng tháng của mình. Cần xem xét lại các khoản chi và thiết lập lại
ngân sách hợp lý.
[TỔNG THU NHẬP] – [CHI PHÍ] = [ NET ]
34
NET = . . . . . . . . . . . . . . . . VNĐ
NHỮNG KHOẢN NGÂN SÁCH ƯU TIÊN
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . 
2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 
NHỮNG KHOẢN NGÂN SÁCH CÓ THỂ LOẠI BỎ
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . 
2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
Chapter 05
ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC
TÀI SẢN CÁ NHÂN
36
Trước khi muốn lập kế hoạch và vươn tới các mục tiêu tiền bạc,         
hãy đánh giá nguồn lực bản thân. Nghiêm túc xem xét thực trạng và
nguồn lực tài chính hiện có bằng cách kiểm tra giá trị ròng bản thân,
tài sản sở hữu, dòng tiền mặt và các khoản nợ thời điểm hiện tại để có
kế hoạch triển khai sát với  thực tế nhất.
DOWNLOAD MẪU BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CÁ NHÂN
File Excel File PDF
12. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC TÀI SẢN CÁ NHÂN
Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân tổng hợp các loại tài sản mà         
các cá nhân đang sở hữu, các khoản nợ và các giá trị ròng trong thu
nhập tại một thời điểm nhất định. Bảng báo cáo này giúp các cá nhân
theo dõi được sự biến động của các loại tài sản và các khoản nợ.
CÁC TÀI SẢN SỞ HỮU
Các khoản mục tài sản được ghi lại phía bên trái trên bảng cân đối giá
trị tài sản cá nhân theo giá trị thị trường hợp lý tại thời điểm hiện tại
(tức là số tiền mà cá nhân có thể thu được nếu bán tài sản này trên thị
trường).
Giá trị thị trường sẽ có thể khác biệt đáng kể so với nguyên giá (số
tiền mà cá nhân đã trả để mua tài sản đó). Các tài sản có thể được
mua bằng tiền hoặc khoản vay.
Nói cách khác, ngay cả khi chưa thanh toán hết số tiền cho một loại tài
sản, người lập bảng vẫn cần liệt kê tài sản đó trong bảng cân đối giá
trị.
Ngược lại, một tài sản được thuê không được coi là tài sản của cá nhân
vì quyền sở hữu tài sản này thuộc về người khác.
Các tài sản có thể được phân loại dựa trên đặc điểm và cách sử dụng.
Ví dụ có thể phân loại tài sản thành tài sản dễ thanh khoản, tài sản
hữu hình và các loại tài sản đầu tư.
CÁC TÀI SẢN DỄ THANH KHOẢN
Tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để chi trả cho các chi phí trong cuộc
sống, các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm cũng như chi trả các loại hóa
đơn. Tiền mặt, số dư tài  khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, quỹ
tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trong 1 năm là các ví dụ trong
khoản mục tài sản dễ thanh khoản.
38
TÀI SẢN HỮU HÌNH
Tài sản cá nhân có mục đích chính là duy trì lối sống hàng ngày của cá
nhân bao gồm bất động sản và các vật dụng cá nhân. Bất động sản
bao gồm đất đai, nhà ở, chung cư, hoặc các hình thức bất động sản
khác mà cá nhân sở hữu. 
Vật dụng cá nhân bao gồm các phương tiện đi lại, các công cụ giải trí,
đồ nội thất gia dụng và các thiết bị, quần áo, trang sức và các loại đồ
vật khác. Các vật dụng cá nhân này thường có giá trị giảm đi cùng với
thời gian được đưa vào sử dụng. Những tài sản này cần được đánh giá
lại theo nguyên tắc khấu hao (ví dụ như một chiếc ti vi đã dùng được 5
năm sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc mới mua).
TÀI SẢN ĐẦU TƯ
Bao gồm các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình được mua lại
nhằm tạo thêm thu nhập và tăng giá trị tài sản. Ví dụ về tài sản đầu tư
là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, vàng, bảo hiểm nhân thọ và các
sản phẩm niên kim, các tài khoản hưu trí cung cấp cho cá nhân và
người đi làm. 
Các tài sản đầu tư được dùng để duy trì mức sống cho người chủ sở
hữu trong tương lai. Tài sản đầu tư thường có giá trị thay đổi, do đó số
tiền được liệt kê phải phản ánh giá trị của tài sản tại thời điểm bảng
cân đối được xây dựng.
Nội dung ở phía bên phải bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là các
khoản nợ phải trả của cá nhân (bao gồm cả nợ cá nhân và các khoản
nợ kinh doanh liên quan). Các khoản nợ có thể là các khoản nợ ngắn
hạn, các khoản nợ phải trả người bán trong một năm hoặc nợ dài hạn
và các khoản vay trả góp được thế chấp bằng nhà cửa và các bất động
sản khác.
NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN
Các khoản nợ đáo hạn 1 năm trở lên kể từ ngày được ghi nhận trong
bảng cân đối giá trị. Các khoản nợ này thường bao gồm các tài sản thế
chấp bằng bất động sản, các khoản vay trả góp tiêu dùng, tín dụng
giáo dục và cho vay kí quỹ sử dụng để mua chứng khoán.
Các phần nợ phải trả trong các khoản vay và thế chấp cần được đưa
vào bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân nhưng không bao gồm lãi suất
thanh toán.
TÀI SẢN RÒNG
Giá trị tài sản ròng là giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy giá trị
ước tính của các tài sản theo giá trị thị trường trừ đi các khoản nợ phải
trả (giả sử không phát sinh chi phí giao dịch).
TÀI SẢN RÒNG = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Nếu giá trị ròng của tài sản nhỏ hơn 0, thì cá nhân đó đang đứng trước
nguy cơ mất khả năng thanh toán (vỡ nợ). Mặc dù việc mất khả năng
thanh toán này không có nghĩa rằng cá nhân đó sẽ bị phá sản ngay
lập tức nhưng nó cho thấy rằng tài sản của họ này không đủ để thực
hiện các mục tiêu tài chính.
Thông thường giá trị tài sản ròng thường ở mức thấp khi các cá nhân
nằm trong độ tuổi thấp hơn 35 và có xu hướng tăng dần đến mức cao
nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Mức giá trị tài sản ròng giảm xuống
dần khi các cá nhân bước vào độ tuổi nghỉ hưu.
40
TÀI SẢN RÒNG CỦA BẠN
TỔNG TÀI SẢN: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ
NỢ PHẢI TRẢ: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ
TÀI SẢN RÒNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ. .
Chapter 06
THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
42
13. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân là một phần chi phí thiết yếu,
thường xuất hiện trong một hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải
là việc đặt ra các câu hỏi khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán?
Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu?
Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi
giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế…. 
Thông thường, khi thu nhập của bạn tăng lên, đồng nghĩa bạn phải trả
một mức thuế cao hơn.  Hãy tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách,
điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động
không nhỏ đến thu nhập của gia đình.
Hiểu đơn giản, thuế thu nhập cá
nhân là 1 loại thuế đánh vào cá
nhân có thu nhập cao hơn so với
mức chi tiêu trung bình của xã hội. 
Thuế TNCN không đánh vào những
người có thu nhập dưới hoặc vừa
đủ nuôi sống bản thân và gia đình
ở mức cần thiết trong xã hội họ
đang sống.
"
"
Đóng thuế thực sự là một phần nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội.
Thuế là nguồn thu chủ yếu và ổn định tạo nên ngân sách nhà nước. 
Ngân sách này dùng để chi tiêu cho các hoạt động hành chính và các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng: xây trường học, bệnh viện, đường xá,…
và các hoạt động tác động đến nền kinh tế theo hướng tích cực. Nói
nôm na, đóng thuế là góp phần chia sẻ với đồng bào và góp phần phát
triển đất nước.
14. CÁC LOẠI THU NHẬP PHẢI CHỊU THUẾ
1. TIỀN CÔNG, LƯƠNG
Khoản tiền đầu tiên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Các khoản tiền
được xem là tiền công, tiền lương và các khoản tiền có tính chất như
loại tiền này.
Các khoản trợ cấp, phụ cấp theo quy định pháp luật về người có công,
phụ cấp công việc, ngành nghề có yếu tố nguy hiểm, độc hại, trợ cấp
hưu trí và những khoản trợ cấp khác do bảo hiểm chi trả hay trợ cấp
giải quyết tệ nạn xã hội.
2. KINH DOANH
Thu nhập từ các hoạt động kinh
doanh, sản xuất hàng hóa, dịch
vụ; thu nhập từ các hoạt động
hành nghề độc lập của các
nhân có chứng chỉ hành nghề
hoặc giấy phép theo quy định
pháp luật.
3. ĐẦU TƯ VỐN
Gồm các khoản thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán,
chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng vốn trong tổ chức
kinh tế, lợi tức cổ phần, tiền
cho vay.
44
4. BẤT ĐỘNG SẢN
Tức là từ các khoản thu nhập từ
chuyển nhượng đất cùng tài
sản gắn liền với đất; chuyển
nhượng quyền sử dụng hoặc sở
hữu nhà ở; chuyển nhượng
quyền thuế mặt nước hoặc thuê
đất.
5. TRÚNG THƯỞNG
Trúng thưởng trong hình thức
khuyến mãi, xổ số, cá cược,
cuộc thi, trò chơi và những
hình thức khác.
6. BẢN QUYỀN
Chuyển giao công nghệ,
chuyển quyền sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
7. THỪA KẾ
Thừa kế vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh,
chứng khoán, bất động sản và
những tài sản khác có đăng ký
sử dụng hoặc đăng ký sở hữu.
8. QUÀ TẶNG LÀ VỐN HOẶC
CỔ PHIẾU
Thu nhập từ việc thực hiện
nhận quà tặng là 1 phần vốn
hoặc chứng khoán trong những
cơ sở kinh doanh, tổ chức kinh
tế, bất động sản và những tài
sản khác phải đăng ký sử dụng
hoặc sở hữu.
9. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Chuyển nhượng vốn trong
những tổ chức kinh tế, chuyển
nhượng về chứng khoán,
chuyển nhượng vốn dưới mọi
hình thức khác.
15. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân là một phần chi phí thiết yếu,
thường xuất hiện trong một hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải
là việc đặt ra các câu hỏi khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán?
Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu?
Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi
giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế…. 
Thông thường, khi thu nhập của bạn tăng lên, đồng nghĩa bạn phải trả
một mức thuế cao hơn.  Hãy tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách,
điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động
không nhỏ đến thu nhập của gia đình.
THUẾ TNCN = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT
TN TÍNH THUẾ = TN CHỊU THUẾ – CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ
Thu nhập tính thuế là tiền lương, thưởng, phụ cấp xăng xe, đi lại hàng
tháng không bao gồm các khoản tiền ăn giữa ca, ca trưa, phụ cấp điện
thoại, phụ cấp trang phục, công tác phí, tiền công do làm thêm giờ,
làm ban đêm.
Các khoản giảm trừ gồm 9 triệu đồng/tháng đối với bản thân; 3,6 triệu
đồng/tháng đối với người phụ thuộc; các khoản bảo hiểm bắt buộc như
BHXH, BHYT, BHTN; các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến
học...
46
Bậc Thu nhập tính thuế
(triệu/tháng)
Thuế suất Số thuế phải nộp
1
2
3
4
5
6
7
X < 5
5 < X < 10
10 < X < 18
18 < X < 32
32 < X < 52
52 < X < 80
80 < X 35%
30%
25%
20%
15%
10%
5% 5% TNTT
10% TNTT - 0,25tr
15% TNTT - 0,75tr
20% TNTT - 1,65tr
25% TNTT - 3,25tr
30% TNTT - 5,85tr
35% TNTT - 9,85tr
Nếu công thức trên quá rắc rối, hãy sử dụng phương án tự động được
phát triển bởi Money Lover. Click vào biểu tượng phía dưới.
Chapter 07
CÓ NÊN SỬ DỤNG
BẢO HIỂM?
48
16. KHÔNG CHỈ LÀ TIẾT KIỆM HAY ĐẦU TƯ
So với gửi tiết kiệm ngân hàng, có thể rút ra một cách dễ dàng khi bạn
có nhu cầu tiêu dùng. Việc rút tiền từ hợp đồng BHNT trước thời gian
đáo hạn là một việc không đơn giản. Khi bạn đặt bút kí một hợp đồng
BHNT tức là bạn đã phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc đi kèm,
trong đó có điều khoản phạt hợp đồng.
So với gửi tiết kiệm ngân hàng, có thể rút ra một cách dễ dàng khi bạn
có nhu cầu tiêu dùng. Việc rút tiền từ hợp đồng BHNT trước thời gian
đáo hạn là một việc không đơn giản. Khi bạn đặt bút kí một hợp đồng
BHNT tức là bạn đã phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc đi kèm,
trong đó có điều khoản phạt hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ là kênh
đầu tư. Nhưng không
nhắm vào tiền. Mà nhắm
vào con người.
“
“
Nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn nên mua bảo hiểm và gửi tiết kiệm
cùng một lúc. Vì nguyên tắc đầu tư thông minh luôn nhắc nhở chúng
ta rằng “không nên bỏ trứng vào cùng 1 giỏ”. Nhưng khi chưa dư giả
mà muốn có một sản phẩm mang tính “2 trong 1” thì BHNT là một lựa
chọn không tồi. 
Bởi đây là sản phẩm vừa giúp gia đình bạn giữ được tiền, vẫn có tính
chất tiết kiệm, có sinh lãi lại an tâm. Bởi khi có sự kiện bảo hiểm xảy
ra, bạn hoàn toàn có thể biết rõ mức đền bù bạn nhận được đã được
quy định sẵn trong hợp đồng bảo hiểm trước đó.
Ngân hàng và công ty bảo hiểm hoạt động dưới sự cho phép của nhà
nước và chịu sự giám sát trực tiếp của bộ tài chính, ngân hàng nhà
nước. Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình kinh
tế, lạm phát và các chính sách của Nhà nước. Trong khi lãi suất bảo
hiểm lại phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty
Mức lãi suất trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm gửi tham khảo
chỉ là lãi suất giả định. Trong tình hình làm ăn hiện tại của công ty chứ
không phải là lãi suất trong những năm tiếp theo. Nghe qua thì đầu tư
BHNT có vẻ rủi ro hơn ngân hàng. 
Tuy nhiên, với hình thức gửi tiền dài hạn có ràng buộc mà không thể
chủ động rút ra như gửi ngân hàng, bạn sẽ tránh xa được những cám
dỗ chi tiêu không đáng có.
50
17. AI CẦN THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
Đây là một trong những điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ. Nhiều
người lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho con của mình, thế nhưng,
đây không phải là đối tượng cần mua bảo hiểm hoặc chỉ nên là đối
tượng mua bảo hiểm nhân thọ cuối cùng.
Thực tế chỉ ra rằng, người cần mua bảo hiểm nhân thọ trước tiên là
người trụ cột trong gia đình và là người tạo ra thu nhập chính cho cả
gia đình.
Nếu không may sau này người trụ cột chết đi, những thành viên khác
trong gia đình – những người phụ thuộc vào tài chính của người trụ cột
– sẽ là những người thụ hưởng.
Khi đó, họ vẫn có nguồn tài chính do công ty bảo hiểm chi trả để đảm
bảo cho cuộc sống không còn người trụ cột.
Ví dụ: Một gia đình có vợ làm cơ quan Nhà nước, chồng làm kinh
doanh tự do và là trụ cột thu nhập của cả gia đình, có hai con nhỏ
đang học tiểu học thì chồng nên là người tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Nếu có rủi ro xảy ra, vợ con sẽ được nhận tiền bảo hiểm.
Chapter 08
ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LUỸ
52
Khi lập kế hoạch tài chính, cần phân bổ tài sản hợp lý giữa chi phí và
tiết kiệm thường xuyên để đầu tư vào một số sản phẩm cho lợi nhuận
trong tương lai. Danh mục đầu tư phải có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ
lệ lạm phát hàng năm.
Thay vì quan niệm giữ tiền
phòng thân, nhiều người
muốn đầu tư số tiền dư
giả để sinh lời.
“
“
Không phải cá nhân nào cũng có tiền nhàn rỗi để đầu tư và tích lũy.
Dự kiến chính xác các khoản chi và yếu tố phải rút lại vốn. Rủi ro lớn
nhất khi đầu tư hoặc tích lũy tiền cho cá nhân, hộ gia đình là tình trạng
lạm phát hoặc tỷ lệ tăng giá theo thời gian.
Tốt nhất, nên chọn vài loại hình đầu tư khác nhau nhằm đa dạng hóa
rủi ro và cơ hội đầu tư. Việc phân bổ tài sản này sẽ quy định một
khoản phân bổ phần trăm được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền
mặt và các khoản đầu tư thay thế. Việc phân bổ cũng nên xem xét hồ
sơ rủi ro cá nhân của mỗi nhà đầu tư, vì thái độ của rủi ro thay đổi từ
người này sang người khác.
Mỗi người đều có những mục tiêu tài chính khác nhau:
- Trả các khoản vay, khoản thế chấp, nợ đi học
- Mua sắm tài sản như mua nhà, mua xe, công cụ làm việc
- Chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong đời như kết hôn, sinh con, nghỉ
hưu, du học
- Các mục tiêu khác về chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm …
- Hoặc lớn hơn: Đầu tư, tích lũy, di chúc........
.....................................
Trước đây, đầu tư tài chính thường chỉ dùng để chỉ hoạt động đầu tư
vào chứng khoán, cụ thể là mua cổ phiếu, trái phiếu… hiện nay, khái
niệm đầu tư tài chính đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả hoạt động
sinh lời khác.
Bên cạnh việc hiểu rõ về khái niệm đầu tư tài chính thì các hình thức
đầu tư tài chính hiện nay cũng là một trong những kiến thức cơ bản
mà người đang bắt đầu từ con số 0 cần biết.
54
18. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Là kênh đầu tư xuất hiện sớm nhất, khá quen thuộc đối với người
dùng. Loại hàng hoá này mua được toàn thế giới công nhận như là một
khoản tài sản cất trữ giá trị.
Điều đó có nghĩa là ngay cả khi lạm phát hoặc một số yếu tố khác đẩy
giá trị của đồng tiền đi xuống, vàng vẫn giữ được giá trị và sức mua
của mình. Nên để chúng là một phần trong danh mục đầu tư.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đổ hết tiền vào vàng như một kênh đầu tư
chính để sinh lời thì đây là một ý tưởng tệ hại.
01. ĐẦU TƯ VÀNG
Gửi tiết kiệm ngân hàng được coi là hình thức đầu tư an toàn, có thể
rút tiền mặt ra bất cứ lúc nào. Đây là giải pháp dành cho những gia
đình, nhất là những người lớn tuổi muốn có sự an toàn gần như tuyệt
đối. Cần tìm một nơi để giữ tiền.
Nhưng để gia tăng lợi nhuận thì kênh đầu tư này không khả thi. Bởi số
tiền lãi nhận được sẽ phụ thuộc vào số tiền gửi, thời hạn gửi và mức lãi
suất hàng năm tại ngân hàng. 
Hiện nay chỉ dao động từ 4 - 8%/năm. Với mức lạm phát hàng năm
hiện nay, số tiền lời bạn thu về là quá thấp.
02. GỬI TIẾT KIỆM
Bất động sản được coi là kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận, thu hút
nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, số vốn cần chuẩn bị ban đầu là khá lớn.
Thêm nữa, lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn.
03. BẤT ĐỘNG SẢN
Hiện nay có hai hình thức kinh doanh chính, bao gồm bất động sản
cho thuê hoặc mua bán bất động sản. Trong trường hợp, khi thị trường
bất động sản chững lại, tính thanh khoản thấp. Sẽ có nguy cơ bị đọng
vốn trong khoảng thời gian dài.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công
ty phát hành. Mỗi cổ phiếu có giá trị nhất định, tùy thuộc vào giá trị
của công ty. Khi công ty hoạt động tốt, mỗi người sở hữu (cổ đông)
sẽ được chia phần lợi tức khi công ty hoạt động sinh lời.
04. CỔ PHIẾU
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải
trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh
giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một một lợi
tức quy định.
05. TRÁI PHIẾU
Quỹ đầu tư là cách gián tiếp để các cá nhân đầu tư vào thị trường
chứng khoán. Có nghĩa rằng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ tiền vào quỹ tại
một tổ chức được gọi là các công ty quản lý quỹ. 
Các công ty này sẽ sử dụng vốn của nhà đầu tư để đi đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Người sử dụng dịch vụ cần chi trả một khoản
phí quản lý cho các đơn vị trung gian này.
Nếu bạn là người không có kiến thức chuyên sâu về tài chính, đặc
biệt là thị trường chứng khoán. Hay không có nhiều thời gian để theo
dõi, bám sát thị trường đầu tư một cách thường xuyên. 
Nhưng vẫn muốn tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn và đem lại hiệu
quả. Lựa chọn đầu tư vào các quỹ mở có vẻ phù hợp hơn cả.
06. QUỸ ĐẦU TƯ
56
BẠN CHỌN KÊNH ĐÂU TƯ NÀO?
Mua vàng
Gửi tiết kiệm
Bất động sản
Cổ phiếu
Trái phiếu
Quỹ đầu tư
Chapter 09
HƯỚNG DẪN
NGHỈ HƯU AN NHÀN
58
Có rất nhiều người trên thế giới đã nghỉ hưu ở tuổi 40, sau đó dành
thời gian đi du lịch khám phá thế giới, tìm hiểu những điều mới mẻ.
Đây thực sự là một điều tuyệt vời.
Tuy nhiên nếu không phải triệu phú, để thực sự thực hiện được điều
này cần kế hoạch tài chính từ sớm, vừa tiết kiệm, vừa đầu tư gia tăng
tài sản không ngừng.
Thật khó để biết chính xác, liệu sau 20, 30 năm nữa cuộc sống sẽ như
thế nào? Nhưng nếu có sự chuẩn bị sớm, bạn sẽ ít phải đối mặt với
những rắc rối hơn so với người khác.
Theo như quy định Nhà nước cho tuổi nghỉ hưu, nam 60 và nữ 55 tuổi.
Việc này nghe thật hợp lý khi hết tuổi đó, sức khỏe và trí não của
người lao động giảm sút, khó có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu công
việc, nên hưởng an nhàn tuổi già.
Nhưng khi đó chúng ta già rồi, liệu còn đủ sức khỏe và thời gian khám
phá thế giới rộng lớn này?
Để có một tuổi già không phải “ăn
bám” con cháu. Bạn cần phải lên kế
hoạch tài chính cho nghỉ hưu ngay
từ bây giờ. Cho dù là bạn đang
ngoài 20 tuổi, hơn 30 tuổi hay đã
ngấp nghé 40.
“
“
Chính vì mong muốn có nhiều trải nghiệm về những vùng đất mới,
không bị lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền đến tận cuối đời, nhiều
người đặt ra mục tiêu nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.
Hãy tưởng tượng bạn đi du lịch nhưng luôn phải mang theo gậy chống,
các cơn đau lưng và đau chân liên tục do tuổi trẻ đã dồn sức để kiếm
tiền?
Ngày càng có nhiều người nghĩ đến và bắt đầu lên kế hoạch để thực
hiện được mong muốn này. Và thực tế cho thấy không ít các cặp vợ
chồng đã thực hiện được.
Liệu có phải tất cả trong số họ đều là những người giàu có. Không cần
phải quá đau đầu nghĩ đến việc không làm nữa thì kiếm đâu ra tiền mà
sống.
Nếu là người có thu nhập trung bình, đừng lo, bạn có thể hoàn toàn
nghỉ hưu sớm nhờ biết cách lập kế hoạch và sử dụng đồng tiền hợp lý.
19. CHỈ CẦN CÓ LƯƠNG HƯU LÀ ĐỦ?
Một số người cho rằng, với mấy chục năm làm việc và tham gia bảo
hiểm xã hội đầy đủ, khoản lương hưu sẽ giúp họ an tâm lúc về già.
Thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Nhất là khi điều
kiện để được hưởng lương hưu hiện nay khá khắt khe.
Với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội,
nam phải đủ 60 tuổi và nữ phải đủ
55 tuổi. Khoản lương hưu này cũng
không nhiều, tối đa chỉ bằng 75%
mức lương đóng bảo hiểm xã hội
của bạn.
“
“
60
Điều quan trọng nhất là chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội mới được hưởng.
Những người làm công việc tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội sẽ
không có lương hưu khi về già.
20. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN CẦN ĐỂ NGHỈ HƯU
Để xác định cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu, Money Lover khuyên bạn
nên thực hiện những việc sau:
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH TỔNG TÀI SẢN CỦA MÌNH
Sau khi trừ đi các khoản nợ bạn phải trang trải và các khoản chi tiêu
cần thiết khác. Việc xác định tổng tài sản sẽ giúp bạn biết mình cần
tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng để chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu.
Vui lòng xem lại các chapter trước để download và tìm hiểu về bảng
cân đối tài sản cá nhân. Hoặc click biểu tượng phía dưới.
DOWNLOAD MẪU BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CÁ NHÂN
File Excel File PDF
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỨC SỐNG SAU KHI NGHỈ HƯU
Mỗi người có cách sống sau khi nghỉ hưu khác nhau. Vì vậy, ước tính
những chi phí cần thiết cho cuộc sống lúc nghỉ hưu là điều cần thiết.
Hãy xác định trước bạn muốn sống ở thành phố cho gần con cháu hay
muốn về quê? Bạn có thích muốn đi du lịch nhiều không? Chi phí chăm
sóc sức khỏe của bạn như thế nào?…
Hãy thành thật với bản thân. Tự ước lượng xem số tiền mình muốn chi
tiêu mỗi năm sau khi nghỉ hưu là bao nhiêu.
BƯỚC 3: LÊN KẾ HOẠCH TÍCH LUỸ TIỀN VỚI QUY TẮC 4%
Từ việc xác định tổng thu nhập và nhu cầu sống khi về hưu, hãy lên kế
hoạch chuẩn bị số tiền đó càng sớm càng tốt.
“Quy tắc 4% thực ra được phát triển dựa
trên một nghiên cứu của William P.
Bengen. Sau khi ông nghiên cứu và phân
tích dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm,
William đã nhận ra rằng, trong chu kỳ 30
năm, thì 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn
được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi
năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát
trung bình là 3%” – Bob Dockendorff
nhận xét.
Ví dụ, bạn xác định chi phí sinh hoạt mỗi năm của mình sau khi về hưu
là 500 triệu đồng. Số tiền bạn cần để nghỉ hưu tối thiểu là 12,5 tỷ
đồng. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam năm 2018 là 3.54%.
Do đó, nên đem số tiền này đi đầu tư để tránh việc tiền bị mất giá do
lạm phát.
Tuy nhiên, cần đảm bảo mỗi năm bạn có thể rút 4% về chi tiêu mà
không ảnh hưởng đến số tiền gốc.
62
21. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ ÍT RỦI RO
Một chiến lược đầu tư hữu hiệu được Bob Dockendorff đề cập là sử
dụng tỷ lệ đầu tư 21%, 39,5% và 39,5%. Cụ thể, trong trường hợp số
tiền là 12,5 tỷ đồng:
1. Đầu tư 2,625 tỷ đồng (12,5 tỷ x 21%) vào những loại
hình đầu tư ít rủi ro, thanh khoản tốt. Thời hạn từ 1 – 5
năm.
2. Tiếp đến, dùng 4,9375 tỷ đồng (12,5 tỷ x 39,5%) vào
những khoản đầu tư có mức độ rủi ro trung bình. Thời
hạn từ 5 – 15 năm.
3. Số tiền 4,9375 tỷ đồng còn lại (12,5 tỷ x 39,5%) dành
cho những khoản đầu tư thường có độ rủi ro lớn. Thời
hạn dài, từ 15 – 30 năm.
22. BA GIAI ĐOẠN TIẾT KIỆM CẦN THỰC HIỆN
Kế hoạch tiết kiệm có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 18 đến 25 tuổi. Lúc này tiết kiệm tiền
chủ yếu để phục vụ các nhu cầu của bản thân như: du
lịch, mua sắm, đi chơi…
Giai đoạn 2: Từ 25 đến 50 tuổi. Tiền tiết kiệm lúc này
thường phục vụ cho các mục đích như: chăm sóc gia
đình, mua đất, xây nhà, mua xe, đầu tư giáo dục cho
con cái, xin việc cho con…
Giai đoạn 3: Từ 50 đến 60 tuổi. Tiết kiệm tiền tập trung
cho tuổi già.
Như vậy, thời gian để bắt đầu tiết kiệm tiền cho kế hoạch nghỉ hưu là
khi bước vào tuổi 50. Thông thường, khi đến tuổi này bạn sẽ không
cần phải lo lắng cho con cái nữa. Vì lúc này các con của bạn đã trưởng
thành, đã đi làm và kiếm được tiền.
Sau tuổi 50, bạn cần phải tiết kiệm thật nhiều tiền để chuẩn bị đối mặt
với khoảng thời gian nghỉ hưu. Hãy dành khoảng 45 -50% tổng thu
nhập của bạn để tiết kiệm.
Bắt đầu một công việc nhẹ nhàng để cuộc sống bớt nhàn rỗi
Với một số người, nghỉ hưu chỉ là chuyển từ công việc cố định sang
làm việc tự do. Dạy học, bảo vệ, giữ trẻ, kinh doanh tạp hóa… là công
việc được nhiều người lựa chọn sau khi về hưu.
Làm việc không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mà còn
tạo ra một khoản thu nhập khi rảnh rỗi. Ước tính trung bình người Việt
có khoảng 18 năm nghỉ hưu, Để khoảng thời gian này trôi qua yên
bình, nên xác định mình cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu càng sớm
càng tốt.
64
MỤC TIÊU CỦA BẠN
Giai đoạn: 18 - 25 tuổi
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . 
2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 
Giai đoạn: 15 - 50 tuổi
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . 
2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
Giai đoạn: >50 tuổi
1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .
2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  .
3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
Chapter 10
HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC
LẬP KẾ HOẠCH TCCN
66
Ngày nay, chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao.
Điều đó có nghĩa, việc phát triển một kế hoạch tài chính là quan trọng
hơn bao giờ hết để giúp bạn tận hưởng thời gian nghỉ hưu dài và tích
cực hơn.
Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến chất lượng hưu trí của bạn:
• Những thay đổi trong các phúc lợi xã hội từ công ty
• Các sự kiện, biến cố kinh tế buộc phải nghỉ hưu sớm
• Hiệu quả từ các khoản đầu tư
• Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao
• Những thay đổi trong các chính sách An Sinh Xã Hội
NHỮNG LO LẮNG VỀ TÀI CHÍNH
KHÔNG NHẤT THIẾT DO THIẾU TIỀN,
MÀ VÌ THIẾU KẾ HOẠCH.
“
“
Trước đây, người dùng thường ít quan tâm đến việc hoạch định một kế
hoạch tài chính cá nhân cho bản thân và gia đình. Những người càng
trẻ tuổi càng ít quan tâm.
Do nhiều nguyên nhân, chưa cảm thấy cần thiết; chưa được giáo dục
đúng cách; Ít có cơ hội tiếp xúc; Nghĩ rằng có quá ít tiền để quản lý;
Hoặc có thể không biết làm thế nào?
Đó là lý do tại sao việc kiểm soát những gì bạn có vô cùng quan trọng.
Việc lập một kế hoạch tài chính vững chắc có thể giúp bạn loại bỏ sự
không chắc chắn về tương lai tài chính của mình. Và cho phép “chỉnh
sửa” khi hoàn cảnh thay đổi.
Mục đích của chương này là để giúp bạn bắt đầu quá trình thiết lập
các mục tiêu tài chính và lên cấu trúc kế hoạch tài chính của chính
bạn.
23. HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH
Cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là có ý tưởng rõ ràng về những gì
bạn đang tiết kiệm. Khi kế hoạch tài chính của bạn, bao gồm các mục
tiêu tiết kiệm và đầu tư cụ thể, có điều gì đó thôi thúc bạn cố gắng làm
việc – điều đó sẽ giúp bạn tập trung.
Bạn nên đặt mục tiêu ít nhất 10% - 15% thu nhập để tiết kiệm và đầu
tư mỗi tháng. Nói chung, cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tự
thanh toán trước bằng cách thiết lập chế độ chuyển tiền tự động. Trích
trực tiếp từ tiền lương sang tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư mỗi kỳ
thanh toán.
Bạn sẽ muốn chọn một người bạn tin tưởng hoàn toàn. Người này có
thể là vợ/chồng của bạn, cha mẹ, bạn bè hoặc chuyên gia lập kế hoạch
tài chính. Bất cứ ai, mà bạn đảm bảo rằng người đó có khả năng quản
lý tài chính gia đình của bạn một cách chính xác và có trách nhiệm.
68
TỪ 0 – 3 NĂM
Tạo quỹ khẩn cấp bằng 3 - 6 tháng phí sinh hoạt.
Thiết lập điểm tín dụng có uy tín tốt.
Trả hết nợ lãi suất cao của bạn.
Thực hiện một kế hoạch tiết kiệm có kỷ luật.
Mua một chiếc xe.
Mua bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
Tiết kiệm để đi nghỉ cùng gia đình
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
TỪ 3 – 7 NĂM
Đặt cọc để mua một ngôi nhà
Lên kế hoạch cho một đám cưới.
Chuẩn bị cho việc sinh con.
Đầu tư cho việc học lên cao của bạn.
1.
2.
3.
4.
> 7 NĂM
Kế hoạch dài hạn về thu nhập, chăm sóc
sức khỏe, nhà ở khi nghỉ hưu.
Đầu tư cho giáo dục đại học của con bạn
Lên kế hoạch hỗ trợ cha mẹ khi về già.
1.
2.
3.
MỘT SỐ CÂU HỎI CẦN TỰ VẤN BẢN THÂN
1. Bạn có chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được không? Giá trị thực bạn
nhận là bao nhiêu?
2. Mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn thực hiện những gì? Điều gì sẽ
xảy ra nếu một số mục tiêu của bạn không được hoàn thành?
3. Bạn cần bao nhiêu tiền để đạt được từng mục tiêu?
4. Mất bao lâu, đến khi nào bạn cần đạt được mục tiêu của mình?
5. Đâu là mục tiêu ưu tiên cần tập trung thực hiện trước.
6. Thiết lập ngân sách bao gồm các mục tiêu tài chính của bạn.
7. Xem xét kế hoạch của bạn theo định kỳ và thực hiện các điều chỉnh
khi cần thiết.
70
BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ
Tính toán giá trị thực về tình hình tài chính hiện tại của bản thân, gia
đình. Điều này đòi hỏi một đánh giá khách quan để cho ra được một
danh sách các tài sản mà bạn sở hữu và số tiền bạn nợ (nợ phải trả).
Không cần thiết bạn phải biết về các thuật ngữ như bảng cân đối kế
toán, dòng tiền hay báo cáo thu nhập. Hãy lấy một cuốn sổ, liệt kê
toàn bộ những giá trị tài sản đang sở hữu như nhà đất, xe, cổ phần, tài
khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tiền cho vay...).
Bên cạnh đó, ghi ra toàn bộ các khoản nợ cá nhân như các khoản vay,
nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng, thế chấp. Cùng với đó, ghi xuống các
khoản thu nhập có thể đến trong thời gian tới như lương, thưởng, lợi
tức...và các chi phí phải chi như phí sinh hoạt, tiền học, khám chữa
bệnh...
Từ bảng này bạn đã có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của
bản thân, gia đình. Biết được thực trạng, từ đó đưa ra các quyết định
thực tế hơn.
Hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng giá trị thực của thị trường để tính
toán. Tài sản của bạn sẽ có giá trị ngày hôm nay nếu bạn quyết định
bán nó và các khoản vay của bạn sẽ là chi phí bạn ngày hôm nay nếu
bạn quyết định trả chúng đầy đủ.
***Xem lại các chương trước để download bảng cân đối thu chi trong
gia đình và bảng cân đối tài sản.
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH NGUỒN THU NHẬP
Giá trị thực chỉ là một khía cạnh tình hình tài chính của bạn. Khi bạn đã
hoàn thành “Báo cáo tài chính cá nhân” và có giá trị tài sản thực. Bạn
đã sẵn sàng xác định nguồn thu nhập của mình để đạt được mục tiêu,
lập kế hoạch chi phí và tạo ngân sách hàng tháng.
Thu nhập từ các nguồn lực như tiền lương, đầu tư và nghỉ hưu rất quan
trọng trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Nó
cũng bao gồm tất cả các nguồn thu nhập thường xuyên hoặc bổ sung,
chẳng hạn như công việc bán thời gian.
Khi tính toán tài chính cá nhân, hãy chắc chắn không bỏ sót bất cứ
nguồn thu nhập nào.
“Bảng ngân sách” là công cụ giúp bạn ước tính thu nhập và chi phí
hàng tháng hiện tại của cá nhân hoặc hộ gia đình. Có thể bạn sẽ muốn
có bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê tài khoản thẻ tín dụng vì
chúng thuận tiện. Tuy nhiên ghi lại chi phí và phân tích thói quen chi
tiêu của bạn là một việc làm cần thiết.
Khi hoàn thành “Bảng ngân sách”, bạn đã sẵn sàng chuyển sang Bước
4.
72
BƯỚC 4: TẠO NGAY MỘT QUỸ KHẨN CẤP
Việc đầu tiên cần thực hiên là
thiết lập ngay một Quỹ khẩn cấp
và bảo hiểm. Chúng có thể bảo
vệ khi bạn gặp những biến cố
bất ngờ.
Hầu hết các chuyên gia khuyên
rằng mọi người nên dành một
quỹ bao gồm ít nhất 3 – 6 tháng
chi phí sinh hoạt cơ bản.
Để bù đắp các sự kiện như nghỉ
ốm, thất nghiệp hoặc có hóa
đơn cần thanh toán bất ngờ. Và
mục tiêu này cần được ưu tiên
hàng đầu trong danh sách cần
thực hiện.
Giữ quỹ khẩn cấp trong tài
khoản linh hoạt – một tài khoản
giúp bạn dễ dàng sử dụng khẩn
cấp tiền mặt của mình.
Tuy nhiên, ngay cả một quỹ
khẩn cấp cũng không thể bảo vệ
bạn khỏi những mất mát hay
những căn bệnh nan y. Hầu hết
các mọi người mua bảo hiểm
cho những trường hợp khẩn cấp
tốn kém này.
Các loại bảo hiểm phổ biến nhất
bao gồm: tài sản (người thuê
nhà, chủ nhà), sức khỏe, cuộc
sống, chăm sóc dài hạn
và khuyết tật.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ CẦN XEM XÉT
1. Nếu thay đổi công việc, công ty mới có cung cấp nhóm bảo hiểm
cần thiết trong hợp đồng lao động không?
2. Nếu không được công ty mua bảo hiểm, Bạn có đủ khả năng chi trả
phí bảo hiểm không?
3. Công ty hiện tại có chuyển đổi cho bạn, phạm vi bảo hiểm xã hội mà
thành bảo hiểm cá nhân với mức phí bảo hiểm cao hơn nhiều không?
4. Nếu không may bị khuyết tật và bắt đầu nhận trợ cấp tàn tật dài
hạn, bạn có bị mất hợp đồng bảo hiểm y tế mà công ty bạn mua cho
nhân viên của mình không?
5. Tham khảo ý kiến nhà tuyển dụng của bạn mỗi khi bạn xin việc để
biết rõ điều này.
BƯỚC 5: LẬP KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NGUỒN TIỀN
Lập ngân sách là nền tảng giúp ổn định tình hình tài chính, sắp xếp
chi tiêu theo thứ tự ưu tiên và ngừng lo lắng về tiền bạc.
1. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN SẮP XẾP CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN
Lập ngân sách theo nghĩa đen là một bài tập sắp xếp sự ưu tiên. Việc
này không hạn chế việc chi tiêu và bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh
cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
2. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN NGỪNG CHI TIÊU QUÁ MỨC
Hãy hình dung, khi bạn đang đứng trong một cửa hàng và xem xét
mua một chiếc đồ quá hợp với bạn. Hãy tham khảo lại ngân sách chi
tiêu cá nhân. Xem tháng này bạn còn đủ tiền cho việc này không?
3. NGÂN SÁCH ĐẶT BẠN VÀO TẦM KIỂM SOÁT
Sử dụng ngân sách giúp bạn kiểm soát tiền của mình. Nó đảm bảo bạn
có đủ tiền để chi trả cho những việc quan trọng trong cuộc sống đã
được dự định trước đó. Bạn sẽ không phải thấp thỏm hay lo lắng về
việc bạn còn đủ tiền để làm việc đó nữa không?
4. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA MÌNH
Việc lập ngân sách giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong
tương lai. Hàng tháng, khi phân bổ tiền vào các ngân sách, bạn có thể
phân bổ một số tiền nhất định vào các quỹ tiết kiệm, dự phòng, nghỉ
hưu, y tế, mua xe hơi, trả tiền vay thế chấp... để đảm bảo mọi thứ đã
được sắp xếp ổn thỏa.
74
5. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN THOẢI MÁI CHI TIÊU
Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng: “Liệu mình có thể đủ khả năng
để thực hiện việc này hay không? Nếu có thì sau bao lâu nữa? Những
người không có ngân sách luôn nghĩ như vậy. Những người đã phân
bổ ngân sách từ đầu họ có thể biết chắc câu trả lời.
6. NGÂN SÁCH CHO PHÉP BẠN NGỪNG LO LẮNG
Khi bạn có một kế hoạch và đã dành một ngân sách đặt vào kế hoạch
đó, rất nhiều lo lắng sẽ biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về việc
có đủ tiền để thành toán tiền nhà hàng tháng hay không? Bởi vì bạn
đang lập ngân sách và tiết kiệm cho nó.
7. NGÂN SÁCH NGĂN CHẶN NHỮNG MÂU THUẪN VỀ TIỀN BẠC
Khi vợ/chồng bạn đã đồng ý về thứ tự ưu tiên chi tiêu, mục tiêu tài
chính trong tương lai, sẽ có ít bất đồng hơn về tài chính. Hai bạn có
một kế hoạch cụ thể, đã được thống nhất. Chẳng có lý do gì để mâu
thuẫn xảy ra!
BƯỚC 6: TIẾT KIỆM - ĐẦU TƯ
1. TIẾT KIỆM
Kế hoạch tiết kiệm về bản chất là một cam kết bạn thực hiện cho chính
mình. Trong đó, bạn tự đặt ra số tiền dự định và phương pháp sử dụng
tiết kiệm theo tháng và năm. Một số tips nhỏ:
1. Càng bắt đầu sớm - Càng tiết kiệm được nhiều tiền.
2. Cân đối giữa các chi phí và khoản tiết kiệm
3. Tiết kiệm bất kỳ khoản tăng lương nào.
4. Cam kết thực hiện với các phương thức cụ thể.
5. Thiết lập một kế hoạch tiết kiệm tự động, chuyển thẳng từ lương
hàng tháng qua dịch vụ ngân hàng.
2. ĐẦU TƯ
Hãy nghĩ đến việc thiết lập một tài khoản tiết kiệm đơn giản và đầu tư
dài hạn vào thứ gì đó như cổ phiếu hoặc trái phiếu? Rủi ro đầu tư càng
lớn thì càng có nhiều biến động về giá trị. Để xác định mức độ rủi ro
mà bạn sẵn sàng thực hiện cho từng mục tiêu của mình, hãy xem xét
những điều sau:
1. Mục đích quan trọng là gì?
2. Bao lâu bạn mới có được khoản tiết kiệm để phân bổ cho mục tiêu
đầu tư?
3. Bạn có muốn bảo vệ số tiền đó – ngay cả khi mức lợi nhuận thấp
hơn và không hoàn thành được 100% mục tiêu đầu tư ?
4. Bạn có đủ khả năng để mất bất kỳ hoặc tất cả số tiền bạn
đang đầu tư?
76
BƯỚC 7: CẬP NHẬT
Kế hoạch tài chính giống như tình hình tài chính thực tế của bạn, nó có
thể thay đổi. Đây là công cụ để đánh giá, quản lý điều chỉnh các mục
tiêu tài chính để đạt được kết quả.
Đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên, bạn có thể xem những
điều chỉnh nào cần thực hiện để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của
mình. Các kế hoạch này còn giúp ích cho việc đối phó với các sự kiện
quan trọng trong cuộc sống, như kết hôn nhân, ly hôn, sinh và nuôi
con, mua nhà, thất nghiệp ...
Bất ổn tài chính có thể gây ra lo lắng và căng thẳng không cần thiết.
Sử dụng 7 bước được đề xuất này để hiểu tình hình tài chính và lên kế
hoạch cho tương lai. Có thể sẽ hơi rắc rối lúc đầu, nhưng cuối cùng,
bạn sẽ nhận được cảm giác an tâm thực sự.
Bạn có thể không giàu hơn. Nhưng bạn biết được tình hình thực tại,
các nguồn lực giúp hoàn thành mục tiêu và kiểm soát nó.
Kết thúc MM Book No.1 đang mang tới cho bạn một góc
nhìn nhỏ để làm quen và gần gũi với lĩnh vực Tài chính cá
nhân trong cuộc sống.
Chúc bạn không ngừng nỗ lực, kiếm được nhiều tiền và
giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn.
Ấn phẩm này được tặng kèm khi mua cuốn sách
"Ông Thu Một - Bà Chi Hai". Nếu bạn thích nó vui lòng
đọc thử và đặt mua tại đây.
Thân ái,
Bảo Nguyên
Bạn thân mến,
Bên cạnh đó, cuốn sách tiếp theo sẽ đi sâu vào chủ đề bảo
hiểm, đầu tư, mua nhà. Nếu bạn quan tâm, vui lòng click
đặt trước nhận thông tin tại tại đây.
Rất mong nhận được sự phản hồi từ bạn đọc giúp chúng
tôi hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, đóng góp vui lòng gửi về
thông tin liên hệ ở trang bên.
Chân thành cảm ơn đến bạn đọc, những người đã đồng
hành cùng Money Lover.
Hẹn gặp lại bạn ở cuốn sách tiếp theo!
MM Book  No. 1 | July  2019
moneylover.vn
facebook.com/moneylovervietnam
MONEY LOVER
nguyenbao2412@gmail.com
facebook.com/nguyenbao2412
BẢO NGUYÊN
CHI TIÊU THẾ NÀO
TIẾT KIỆM RA SAO
Giá: 99.000 vnđ
Quản lý tài chính không phải là
bủn xỉn, keo kiệt, … Đừng nhầm
lẫn giữa những khái niệm này.

More Related Content

What's hot

Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022RedBag Việt Nam
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai dockongchavip
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...Ngovan93
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmvantai30
 
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ ĐôSacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đôpioneerbni
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpnguyendaiphong
 
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGTUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGPham Dinh Nguyen
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngÁc Quỷ Lộng Hành
 
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonThái Hoan Bank
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Dương Hà
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanRedBag Việt Nam
 

What's hot (20)

Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtm
 
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ ĐôSacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
 
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANGTUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
TUYEN TAP CAU HOI PHONG VAN NGAN HANG
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong von
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
BAO THANH TOÁN
BAO THANH TOÁNBAO THANH TOÁN
BAO THANH TOÁN
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
 

Similar to Mm book 01

Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanRedBag Việt Nam
 
Ke hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhKe hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhbaby 153
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhanDavid Tran
 
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauQuan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauRedBag Việt Nam
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangRedBag Việt Nam
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanmxtruc
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơnNhã David
 
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.ppt
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.pptBai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.ppt
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.pptTuytMaiTrn5
 
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nuHanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nuRedBag Việt Nam
 
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợp
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù HợpChọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợp
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợpjackmandvc
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSHung Thinh
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSTien Bui
 
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauRedBag Việt Nam
 
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy Con Làm Giàu
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhRedBag Việt Nam
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhHung Thinh
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhmeoluoi8888
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiềnDạy Con Làm Giàu
 

Similar to Mm book 01 (20)

Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
 
Ke hoach tai chinh
Ke hoach tai chinhKe hoach tai chinh
Ke hoach tai chinh
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
 
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauQuan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
 
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
 
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhan
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
 
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.ppt
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.pptBai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.ppt
Bai 10 Lap ke hoach tai chinh ca nhan.ppt
 
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nuHanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
 
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợp
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù HợpChọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợp
Chọn Lựa Kinh Doanh Phù Hợp
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESS
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESS
 
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
 
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinh
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinh
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
 

More from QUY VĂN

Sua chua thiet bi dien Chuong 6 lap dat, van hanh, sua chua, ...
Sua chua thiet bi dien Chuong 6   lap dat, van hanh, sua chua, ...Sua chua thiet bi dien Chuong 6   lap dat, van hanh, sua chua, ...
Sua chua thiet bi dien Chuong 6 lap dat, van hanh, sua chua, ...QUY VĂN
 
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4 khoi dong tu
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4   khoi dong tuSua chua thiet bi dien Chuong 3.4   khoi dong tu
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4 khoi dong tuQUY VĂN
 
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2 circuit breaker
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2   circuit breakerSua chua thiet bi dien Chuong 3.2   circuit breaker
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2 circuit breakerQUY VĂN
 
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcdSua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcdQUY VĂN
 
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2QUY VĂN
 
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1QUY VĂN
 
09 han kl hoattinh 2005-06
09 han kl hoattinh 2005-0609 han kl hoattinh 2005-06
09 han kl hoattinh 2005-06QUY VĂN
 
08 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-0608 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-06QUY VĂN
 
07 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-0607 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-06QUY VĂN
 
06 han kl mau 2005-06
06 han kl mau 2005-0606 han kl mau 2005-06
06 han kl mau 2005-06QUY VĂN
 
05 han gang 2005 06
05 han gang 2005 0605 han gang 2005 06
05 han gang 2005 06QUY VĂN
 
04b han thep hk cao 2005-06
04b han thep hk cao 2005-0604b han thep hk cao 2005-06
04b han thep hk cao 2005-06QUY VĂN
 
04a han thep hk cao 2005-06
04a han thep hk cao 2005-0604a han thep hk cao 2005-06
04a han thep hk cao 2005-06QUY VĂN
 
03 han thep hk thap 2005-06-student
03 han thep hk thap 2005-06-student03 han thep hk thap 2005-06-student
03 han thep hk thap 2005-06-studentQUY VĂN
 
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-studentQUY VĂN
 
01 khai niem hanthep 2005 06-student
01 khai niem hanthep 2005 06-student01 khai niem hanthep 2005 06-student
01 khai niem hanthep 2005 06-studentQUY VĂN
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quay
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quayKI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quay
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quayQUY VĂN
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C7 co cau thay doi tam voi
KI THUẠT VAN CHUYEN C7  co cau thay doi tam voiKI THUẠT VAN CHUYEN C7  co cau thay doi tam voi
KI THUẠT VAN CHUYEN C7 co cau thay doi tam voiQUY VĂN
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyen
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyenKI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyen
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyenQUY VĂN
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nang
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nangKI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nang
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nangQUY VĂN
 

More from QUY VĂN (20)

Sua chua thiet bi dien Chuong 6 lap dat, van hanh, sua chua, ...
Sua chua thiet bi dien Chuong 6   lap dat, van hanh, sua chua, ...Sua chua thiet bi dien Chuong 6   lap dat, van hanh, sua chua, ...
Sua chua thiet bi dien Chuong 6 lap dat, van hanh, sua chua, ...
 
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4 khoi dong tu
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4   khoi dong tuSua chua thiet bi dien Chuong 3.4   khoi dong tu
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.4 khoi dong tu
 
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2 circuit breaker
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2   circuit breakerSua chua thiet bi dien Chuong 3.2   circuit breaker
Sua chua thiet bi dien Chuong 3.2 circuit breaker
 
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcdSua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
 
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 2
 
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1
Thiet ke chi tiet may tren may tinh 1
 
09 han kl hoattinh 2005-06
09 han kl hoattinh 2005-0609 han kl hoattinh 2005-06
09 han kl hoattinh 2005-06
 
08 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-0608 han kl nhe 2005-06
08 han kl nhe 2005-06
 
07 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-0607 han kl nang 2005-06
07 han kl nang 2005-06
 
06 han kl mau 2005-06
06 han kl mau 2005-0606 han kl mau 2005-06
06 han kl mau 2005-06
 
05 han gang 2005 06
05 han gang 2005 0605 han gang 2005 06
05 han gang 2005 06
 
04b han thep hk cao 2005-06
04b han thep hk cao 2005-0604b han thep hk cao 2005-06
04b han thep hk cao 2005-06
 
04a han thep hk cao 2005-06
04a han thep hk cao 2005-0604a han thep hk cao 2005-06
04a han thep hk cao 2005-06
 
03 han thep hk thap 2005-06-student
03 han thep hk thap 2005-06-student03 han thep hk thap 2005-06-student
03 han thep hk thap 2005-06-student
 
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student
02 han thep cabon va kc hk thap 2005 06-student
 
01 khai niem hanthep 2005 06-student
01 khai niem hanthep 2005 06-student01 khai niem hanthep 2005 06-student
01 khai niem hanthep 2005 06-student
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quay
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quayKI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quay
KI THUẠT VAN CHUYEN C8 co cau quay
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C7 co cau thay doi tam voi
KI THUẠT VAN CHUYEN C7  co cau thay doi tam voiKI THUẠT VAN CHUYEN C7  co cau thay doi tam voi
KI THUẠT VAN CHUYEN C7 co cau thay doi tam voi
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyen
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyenKI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyen
KI THUẠT VAN CHUYEN C6 co cau di chuyen
 
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nang
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nangKI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nang
KI THUẠT VAN CHUYEN C5 co cau nang
 

Recently uploaded

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 

Recently uploaded (15)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 

Mm book 01

  • 1. 01MM B O O K MONEY LOVER 10 VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN AI CŨNG NÊN QUAN TÂM CHI TIÊU THẾ NÀO TIẾT KIỆM RA SAO my. moneylover.comMM B O O K Biên soạn: Nguyên Bảo
  • 3. CHI TIÊU THẾ NÀO TIẾT KIỆM RA SAO MM BOOK 01 my. moneylover.comMMB O O K
  • 4. MM BOOK Bộ ấn phẩm thuộc hệ sinh thái Money Lover. Cung cấp kiến thức, công cụ, các sản phẩm thiết thực nhằm nâng cao kỹ năng Quản lý tài chính cho cá nhân và hộ gia đình. Mỗi cuốn MM Book với các chủ đề khác nhau, là tài liệu hữu ích để bạn đọc tham khảo các phương pháp quản lý chi tiêu, tiết kiệm, lập ngân sách, phân bổ dòng tiền, bảo vệ tài sản... Qua đó, áp dụng được ngay vào cuộc sống thực tế.
  • 5. ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CHI TIÊU SỐ 1 THẾ GIỚI TÌM HIỂU THÊM
  • 6. Lời mở đầu Hàng ngày, mỗi cá nhân hay hộ gia đình đều “hít thở” trong môi      trường có mùi của tiền bạc. Đi làm kiếm tiền? Chi phí sinh hoạt gia đình; Nuôi con; thực hiện các mục tiêu tài chính ngắn hạn; Tích cóp cho việc nghỉ hưu, thất nghiệp, sinh con; Đầu tư lưu thông dòng tiền; Mua bảo hiểm tránh rủi ro; Dùng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng; ... Hậu quả của việc thiếu kiến thức về tài chính cá nhân hiện hữu ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, trong mọi tầng lớp, ngành nghề. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gia đình không có nổi 20 triệu trong tài khoản tiết kiệm khi có việc khẩn cấp cần dùng; những ông bố chạy vạy khắp nơi chỉ để mượn 5 triệu đóng tiền học phí cho con tháng sau.  Những cô gái muốn mua cả cửa hàng thời trang vào ngày mùng 5 nhưng lại đi vay ba mươi ngàn đồng để ăn trưa vào ngày 25 cũng trong tháng đó; những vụ li dị, cãi vã trong gia đình vì người chồng thế chấp cả căn nhà dồn vào chứng khoán rồi mọi thứ chỉ còn lại những con số trên bảng điện tử xanh đỏ….   Và nhiều trường hợp rắc rối, rủi ro tương tự khác nếu không có sự chuẩn bị trước. Tương tự, bạn sẽ có thể bắt gặp một anh chàng hoàn tất chi phí căn nhà đầu tiên của mình khi mới 23 tuổi. Một cặp vợ chồng nghỉ hưu ở độ tuổi 55, sống nhờ thu thập từ tòa chung cư cho thuê, lợi nhuận từ quỹ tương hỗ và rong ruổi khắp nơi trên thế giới trên chiếc du thuyền nhỏ ngoài đại dương. Đâu là sự khác biệt?
  • 7. Khi tiếp xúc với lĩnh vực quan trọng nhưng còn khá mới mẻ này tại Việt Nam, tôi nhận thấy một số lợi ích khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.  1. Tránh được những quyết định tài chính sai lầm 2. Vượt qua các giai đoạn khó khăn hoặc những sự kiện cần nhiều nguồn lực tiền bạc. 3. Giảm thiểu rắc rối, tranh chấp, lo lắng về tài sản 4. Có cuộc sống thoải mái hơn, ít phụ thuộc vào người khác. 5. Đạt được các mục tiêu tài chính theo kế hoạch. Từ định hướng đó, Ban biên tập lựa chọn chủ đề “10 vấn đề tài chính cá nhân ai cũng nên quan tâm” trong MM Book No.1 ra mắt tháng 11/18, tái bản tháng 07/19 này.  Ấn phẩm đầu tiên sẽ mang đến những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó là các tài liệu liên kết giúp người đọc dễ dàng tải xuống và áp dụng ngay cho bản thân. Các cuốn sách tiếp theo sẽ đi sâu hơn, cụ thể hơn về từng vấn đề trong lĩnh vực này. Chúc bạn tìm thấy những kiến thức hữu ích trong cuốn sách MM Book No.1 này! Nhớ theo dõi và đăng ký để nhận những cuốn sách hữu ích tiếp theo nhé! - Bảo Nguyên-
  • 8. CHAP 1: TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ? 1. Tài chính cá nhân không rắc rối như bạn nghĩ 2. Mọi người đang tiêu tiền vào việc gì? CHAP 2: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU 3. Quản lý tài chính có bị mất tự do chi tiêu? 4. Những suy nghĩ sai lầm khi thực hiện 5. Làm thế nào để theo dõi chi tiêu tiêu 6. Các bước thực hiện CHAP 3: PHƯƠNG PHÁP CHIA NGÂN SÁCH 7. Phương pháo 6-JARS 8. Quy tắc 50/30/20 9. Kakeibo  10. 50/50 MM BOOK NO.1 11 13 19 20 21 22 27 29 29 30
  • 9. CHAP 4: MẪU LẬP NGÂN SÁCH 11. Mẫu lập ngân sách và quản lý thu chi CHAP 5: MẪU ƯỚC TÍNH TÀI SẢN 12. Đánh giá nguồn lực tài sản cá nhân CHAP 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 13. Những điều cần biết về TTNCN 14. Các loại thu nhập phải chịu thuế 15. Cách tính thuế thu nhập cá nhân CHAP 7: CÓ NÊN SỬ DỤNG BẢO HIỂM 16. Không chỉ là tiết kiệm hay đầu tư 17. Ai cần tham gia bảo hiểm nhân thọ CHAP 8: ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LUỸ 18. Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay CHAP 9: HƯỚNG DẪN NGHỈ HƯU AN NHÀN 19. Chỉ cần có lương hưu là đủ 20. Cách xác định số tiền cần để nghỉ hưuhưu 21. Phương pháp đầu tư ít rủi ro 22. Ba giai đoạn tiết kiệm cần thực hiện CHAP 10: LẬP KẾ HOẠCH TCCN 23. Hướng dẫn từng bước lập kế hoạch TCCN 33 37 43 44 46 49 51 55 60 61 63 63 68
  • 10. Chapter 01 TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ? 10
  • 11. 1. TÀI CHÍNH CÁ NHÂN KHÔNG RẮC RỐI NHƯ BẠN NGHĨ Nghe cụm từ “ Tài chính cá nhân” có vẻ to tát và trừu tượng. Rất nhiều người còn né tránh, không muốn đọc,  hiểu, lắng nghe các bản tin về chủ đề này.  Các vấn đề về tài chính lại luôn hiện hữu, kề cận và ảnh hưởng trực tiếp đến bạn hàng ngày, hàng giờ. Từ việc đi làm kiếm tiền. Đi chợ. Mua quần áo. Mua sữa cho con. Đến việc tiết kiệm thế nào? Gửi tiền ở đâu? Làm thế nào để có điểm tín dụng tốt. Rồi tiền đâu mua nhà? Hay sâu hơn là có tiền rồi nên đầu tư vào đâu để sinh lời? Nên mua gói bảo hiểm nào? Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu. ...v..v…  Bất cứ việc gì bạn làm? Mọi thứ bạn cần trong cuộc sống. Những lo toan cơ bản nhất đều bị tác động bởi kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.  Bạn không có cách nào để tránh né. Hãy đối mặt, coi nó là bạn đồng hành giúp cuộc sống của bạn được thoải mái. Nếu định nghĩa một cách bao quát, máy móc và KHÓ HIỂU nhất, thì: Tài chính cá nhân là việc ứng dụng những nguyên tắc quản lý tài chính vào các quyết định về tiền bạc của một cá nhân hoặc hộ gia đình. Hiểu biết về tài chính cá nhân giúp người dùng thiết lập ngân sách, quản lý chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền, đầu tư các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. 11
  • 12. Nghe có vẻ trừu tượng phải không nào? Thực chất một kế hoạch tài chính cần đáp ứng các mục cụ thể. Mọi hoạt động liên quan đến tiền bạc nên nằm trong một dự định đã được sắp xếp trước đó. Từ tiêu dùng, tiết kiệm, đến biến cố, hưu trí, di sản... Tóm lại, bạn cần học cách: Kiếm tiền Phân bổ nguồn thu nhập theo ngân sách Học cách chi tiêu hợp lý Tiết kiệm có mục tiêu Đầu tư theo lộ trình Chuẩn bị cho sự kiện lớn sẽ xảy ra trong tương lai Từ đó, đưa ra những quyết định về tiền bạc sáng suốt hơn. 12
  • 13. 2. MỌI NGƯỜI ĐANG TIÊU TIỀN VÀO VIỆC GÌ? Khảo sát từ người dùng Money Lover về các vấn đề tiền bạc đã cho thấy nhiều kết quả bất ngờ. G iáo dục Thờitrang C ông nghệ Làm đẹp D u lịch Tiếtkiệm 60% 40% 20% 0% Câu 1: Bạn đang dùng tiền vào việc gì cho bản thân? Bên cạnh việc hầu hết người trả lời đang phải chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.  - 53% số người được hỏi có dành một phần tiền cho giáo dục. Học nâng cao kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ để có thu nhập tốt hơn.  - 51% có tiêu tiền cho thời trang. - Đồ dùng công nghệ 41%. - Làm đẹp 40%. - Du lịch 38%. Đa số người dùng vẫn chủ yếu chi tiêu cho các nhu cầu thoả mãn cá nhân. Nhưng vẫn có những điểm sáng. Với 27% người làm khảo sát cho biết họ đang có kế hoạch tiết kiệm, đầu tư nâng cao tài sản khi có cơ hội thích hợp.
  • 14. Tích luỹLo gia đình Sức khoẻC hờ cơ hội M ua xe M ua nhà Kếthôn N uôicon 60% 40% 20% 0% Câu 2: Bạn đang tiết kiệm tiền cho việc gì? - 55,2% chỉ đang tiết kiệm tiền nói chung chưa có mục đích cụ thể.  - 39% dành tiền để lo cho người thân, gia đình. - 34% muốn tiết kiệm để lo cho sức khoẻ hoặc các vấn đề bất trắc.  - 31% muốn tích luỹ chờ cơ hội đầu tư nâng cao tài sản. - Tiếp theo đó, tỷ lệ người dùng đang có kế hoạch tiết kiệm mua xe và mua nhà lần lượt là 30 và 26%.  - 20% đang dành tiền để lập gia đình  - 15% muốn tiết kiệm để lo cho con cái. 14
  • 15. Ít tiền Lười Cần hướng dẫn 50% 40% 30% 20% 10% 0% Câu 3: Nguyên nhân khiến bạn không xây dựng và làm theo một kế hoạch tài chính cho bản thân? - Có đến 43% cho rằng vì tôi có quá ít tiền để quản lý  - 36% thừa nhận do LƯỜI.  - 36,7% muốn được hướng dẫn cụ thể.  Một số lý do khác dẫn đến việc người dùng không xây dựng và thực hiện theo một kế hoạch tài chính, như quá bận rộn hoặc không có công cụ.
  • 16. Ít tiền Lười Cần hướng dẫn 50% 40% 30% 20% 10% 0% Câu 4: Lĩnh vực tài chính cá nhân bạn đang quan tâm là gì? 1| 66% người khảo sát cần một công cụ theo dõi dòng tiền và kiểm soát chi tiêu. Điều này cho thấy, mọi người không quản lý được chi tiêu của bản thân một cách chủ động. 2| 65% cần hướng dẫn việc hoạch định, lập ngân sách cho một mục tiêu cụ thể. 3| 60% người dùng mong muốn được cung cấp những thông tin hữu ích để tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt hàng ngày. 4| 42% cần được chuyên gia tư vấn các kênh/ tổ chức/sản phẩm uy tín để đầu tư sinh lời trong tương lai. 5| 40% muốn học thêm kiến thức tài chính cá nhân qua sách, hội thảo, khoá học. 6| 32% người đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ và cần được tư vấn 7| 28% muốn có một kênh đánh giá trung lập về các sản phẩm tài chính họ thường tiếp xúc hàng ngày như thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, gói bảo hiểm xe, vay tiền ở đâu 16
  • 17. C ố định C ổ phiếu H àng hoá Bấtđộng sản Khác 60% 40% 20% 0% Câu 5: Lĩnh vực đầu tư bạn đang quan tâm là gì? - Có tới 57% mong muốn đầu tư tiền để thu về những khoản lợi nhuận cố định hàng tháng.  - 42% quan tâm tới việc đầu tư vào cổ phiếu/cổ phần.  - Người dùng có nhu cầu tìm hiểu về các hàng hoá, sản phẩm nói chung có khả năng sinh lời khi kinh doanh chiếm 41%.  - Bất động sản là mối quan tâm thứ 4 với 37%.  - Tiếp theo đó là các lĩnh vực đầu tư vào Quỹ tương hỗ, Bảo hiểm, ngoại hối và trái phiếu.
  • 18. Chapter 02 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU HIỆU QUẢ 18
  • 19. 03. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÓ BỊ MẤT TỰ DO? Nhiều người nghĩ rằng việc quản lý tài chính cá nhân chỉ cần thiết        khi có nhiều tiền, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi nếu không biết cách quản lý tốt những gì đang có thì khi có thêm hoặc mở rộng, mọi thứ sẽ trở nên rắc rối, bế tắc hơn mà thôi. Bên cạnh đó, cũng có những người lập luận rằng việc quản lý tài chính khiến bản thân cảm thấy bị mất tự do. Nhưng nếu nghĩ ngược lại, người lập kế hoạch đang được sống tự do trong khuôn khổ. Điều này làm họ an tâm trong mọi hoạt động xử lý phát sinh hay sự cố trong cuộc sống mà không cần quá lo lắng.  Hơn nữa, việc quản lý tài chính không phải là bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện… đừng nhầm lẫn giữa những khái niệm này. Quản lý tài chính không phải là bủn xỉn, keo kiệt, … đừng nhầm lẫn giữa những khái niệm này.
  • 20. 4. NHỮNG SUY NGHĨ  SAI LẦM KHI THỰC HIỆN 1. Đặt ra những mục tiêu quá cao 3. Không ghi chép chi tiêu Đầu tháng, bạn đặt mục tiêu cắt giảm 40% các hoạt động chi tiêu của mình. Nhưng khi cân đối lại, bạn cảm thấy con số này không thể thực hiện được vì ngoài khả năng. Từ đó bạn bỏ cuộc và không tuân thủ theo bất cứ mục tiêu tiết kiệm nào nữa. Nếu không ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu trong ngày, bạn khó lòng có thể nắm được tình hình tài chính của bản thân và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm chi tiêu. 2. Không có con số cụ thể Bạn chỉ đặt ra mục tiêu nhưng lại không đưa ra được con số cụ thể. Điều này khiến bạn không nghiêm chỉnh thực hiện và dễ hài lòng với những kết quả nhỏ. 3. Không quản lý dòng tiền Không quản lý dòng tiền khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn. Đôi khi bạn phải lựa chọn giữa việc tiết kiệm tiền với việc tiêu tiền cho việc quan trọng tại một thời điểm nào đó. 20
  • 21. 5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THEO DÕI CHI TIÊU? Biết kiếm tiền và chi tiêu hợp lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cứ làm ra bao nhiêu - rồi lại tiêu hết bấy nhiêu là điều vô cùng nguy hiểm. Con ốm. Xe hỏng. Thất nghiệp. Chẳng ai lường trước được chuyện gì có thể xảy ra.  Thế nào là mất kiểm soát chi tiêu. Là những người không thể biết từ đầu tháng đến giờ mình đã tiêu hết bao nhiêu tiền. Tiêu vào việc gì? Tiêu lúc nào? Thậm chí, không hiểu tại sao mình có thể rút tiền cho những thứ ngớ ngẩn như vậy? Trong khi, phải chạy đi vay mượn khắp nơi để phục vụ những nhu cầu sống cơ bản nhất.  Như vay tiền để ăn. Vay trả tiền thuê nhà … Sau đó, đợi đến kỳ lương bù lại. Nếu bạn không biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền? Bạn cũng sẽ không thể biết, khi nào mình vượt quá ngân sách cho phép. Chính những khoản chi phí mà bạn coi là nhỏ nhặt hàng ngày lại là nguyên nhân khiến kế hoạch tiết kiệm hoàn toàn sụp đổ.  Theo dõi tất cả các khoản chi tiêu là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết những chuyện này. Có nhiều cách để theo dõi và kiểm soát chi tiêu. Dùng sổ tay, bảng tính excel, phần mềm trên máy tính, sử dụng ứng dụng. Nhưng có vẻ chúng khá phức tạp và mọi người thường không biết bắt đầu từ đâu. Hoặc không biết nên làm gì tiếp theo? Các phần tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn từng bước để thực hiện điều này một cách dễ dàng nhất. Ai cũng có thể làm theo, vì vậy hãy cố gắng nhé. Bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình hình tài chính hiện tại của mình ngay thôi.
  • 22. 6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN  Bước 1. Đặt ra những mục tiêu quá cao Việc đầu tiên, bạn cần dự tính và tạo ngay các mục ngân sách phải chi tiêu trong một tháng.  Rất nhiều người mắc phải lỗi này. Khoản tiền thuê nhà lại đi mua điện thoại. Tiền mua sữa cho con lại dùng để mua váy, làm tóc. Tiền ăn cuối tháng lại mua trà sữa buổi chiều.  Các khoản tiền cần thiết để duy trì sinh hoạt tối thiểu bị tiêu đi không đúng mục đích. Dùng khoản này, đập sang khoản kia. Đến lúc, bạn không còn sức để xoay sở. Và BÙM. Bong bóng nợ nần sẽ nổ tung.  Gạch đầu dòng tất cả các khoản tiền bắt buộc phải chi tiêu trong tháng, phân bổ vào đó một lượng tiền phù hợp. Và đảm bảo, không chi tiêu vượt quá khoản ngân sách đã định trước. Cụ thể cách lập ngân sách như thế nào sẽ được trình bày rõ trong chương 04. Ví dụ, thu nhập của một người trong tháng 07 là 15 triệu. Bây giờ hãy chia 15 triệu này vào các mục ngân sách chi tiêu trong tháng. - Thuê nhà: 2 triệu - Ăn uống: 3,5 triệu - Điện + Nước + Mạng: 500 ngàn  - Xăng xe: 200 ngàn - Trả góp xe máy: 3,5 triệu - Quỹ công ty: 200 ngàn - Thể thao: 500 ngàn - Học nâng cao: 500 ngàn - Thẻ điện thoại: 100 ngàn - Bạn bè + Người yêu: 500.000đ - Gửi biếu bố mẹ: 1 triệu - Quần áo + Tóc tai + Mỹ phẩm: 1 triệu  - Quỹ tiết kiệm: 1,5 triệu. 22
  • 23. Nếu chưa hết tháng đã hết tiền, bạn sẽ phải rút tiền từ các khoản còn lại để bù đắp. Và ngược lại, nếu biết cách chi tiêu, ngân sách chưa dùng hết sẽ được chuyển vào khoản tiết kiệm.  Có nhiều cách để thiết lập các khoản ngân sách khác nhau. Phụ thuộc và mức thu nhập, hoàn cảnh sống của mỗi người. Bạn có thể tham khảo một số cách tạo ngân sách phổ biến ở các chương tiếp theo. Bước 2: Ghi chép lại các khoản chi tiêu Bạn nên làm điều này hàng ngày. Mỗi khi chi ra khoản nào hãy ghi chép lại chúng. Bạn có thể làm việc này vào cuối ngày. Nhưng đừng để đến ngày hôm sau. Vì tỉ lệ cao là mấy khoản nhỏ nhỏ sẽ bị quên lãng. Vào cuối tháng, bạn có thể nhìn lại, xem tiền mình làm ra đã đi những đâu. Có cần thiết không? Có xứng đáng không? Có 3 cách thường thấy để làm điều này: 1. Ghi lại vào một cuốn sổ tay: Điều này chỉ phù hợp với những người không tiếp xúc với máy tính. 2. Dùng bảng tính excel: Chúng tôi sẽ cung cấp một bảng mẫu lập ngân sách và quản lý chi tiêu cho cá nhân và gia đình được phân chia rõ ràng và bao gồm hầu hết các nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Bảng tính này cũng đặt sẵn các công thức. Bạn chỉ cần nhập chi tiêu vào, máy tính sẽ tự động báo cáo. Link tải được cung cấp trong chương 4. 3. Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover: Nhập tất cả các khoản chi tiêu bất cứ lúc nào, bất cứ đâu trên chiếc di động nhỏ xinh của mình. Money Lover sẽ tự động thống kê lại theo chuyên mục và báo cáo chi tiêu theo thời gian thực.
  • 24. Bước 3: Không để các khoản chi tiêu vượt quá ngân sách Chắc chắn rồi. Bạn không thể cứ chi ra một cách không kiểm soát. Sau đó ghi lại và hôm sau lại tiếp tục. Như thế cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Điều quan trọng, mỗi khi bạn nhập một khoản chi phí hãy xem số tiền còn lại trong ngân sách cho khoản đó. Xem chúng còn đủ để chi trả hay không? Từ đó, điều chỉnh hành vi của mình.  Ví dụ, ngân sách mua sắm cá nhân của bạn chỉ còn 600k trong tháng này.  Nhưng hiện tại, bạn vừa muốn mua một cái áo đang sale còn 600 ngàn. Vừa muốn làm tóc để đi đám cưới cũng 600 ngàn. Lúc này, bạn sẽ phải cân nhắc lựa chọn.  Sẽ có những khó khăn trong thời gian đầu. Khi bạn không thể điều chỉnh việc chi tiêu thực tế theo đúng ngân sách đã thiết lập từ đầu tháng.  Có thể, bạn sẽ phải điều chỉnh số tiền trong các khoản ngân sách. Tăng chi phí ăn uống lên một chút, giảm khoản mua sắm đi một chút. Nhưng bắt buộc phải ưu tiên để tiền vào các khoản dùng cho sinh hoạt cần thiết. Kế đến là ngân sách cho tiết kiệm và trả nợ hơn là đi du lịch và giải trí.  Hãy kiên trì, chỉ sau 1, 2 tháng mọi thứ sẽ dần đi vào quỹ đạo. Nhưng nếu bạn không làm điều này, toàn bộ những việc này sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng có khoản tiết kiệm nào? Không có tiền dự phòng khi ốm đau. Nợ nần và nhiều điều khác. 24
  • 25. Bước 4: Các khoản tiền chưa dùng đến Nếu bạn dùng vừa vặn số tiền trong ngân sách đã thiết lập. Bạn đang đi đúng hướng. Thử cố gắng giảm đi một chút xem có chuyện gì kinh khủng xảy ra không?  Nếu bạn tiêu quá số tiền trong ngân sách, bạn nên điều chỉnh các khoản tiền cho phù hợp với dự tính. Hoặc bạn phải kiếm thêm.  Nếu để dư ra một khoản nhỏ trong ngân sách chưa dùng đến. Bạn có thể đưa khoản này vào tài khoản tiết kiệm. Quỹ dự phòng. Tài khoản đầu tư. Hoặc trả các khoản tiền cố định theo gói để được giảm giá …
  • 27. Mỗi người sẽ có một cách chia ngân sách khác nhau. Dĩ nhiên càng chia nhỏ càng tốt. Nhưng không mấy người đủ thời gian để làm điều này. Vì vậy, để gọn gàng hơn. Bạn có thể chia ngân sách ra theo các cách như sau. 7. QUY TẮC 6 CHIẾC HŨ - 6 JARS Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ. Số tiền kiếm được chia đều làm 6 phần tương ứng với 6 mục đích khác nhau, 1. THIẾT YẾU = 55% 55% số tiền được dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày như ăn uống, đi lại, tiền nhà, hóa đơn điện nước, nhi cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống  Nếu quỹ chi tiêu thiết yếu ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường nguồn thu hay cắt giảm chi phí để đảm bảo dòng tiền. 2. TIẾT KIỆM DÀI HẠN = 10% Tiết kiệm 10% thu nhập trong thời gian dài để thực hiện các dự định trong tương lai. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, quan trọng khi cơ hội tốt đến.  Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn. 3. QUỸ GIÁO DỤC = 10% Quỹ giáo dục để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, tiền tài, danh vọng hạnh phúc.    Mua sách, học phát triển bản thân ; tham gia các khóa học, gặp gỡ, học hỏi từ những những người thành công. 4. HƯỞNG THỤ = 10% Đây là quỹ để phục vụ cho hoạt động vui chơi. Giúp kích thích tiềm thức phát triển. Đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Tăng kiến thức, vốn sống. Thế nhưng nên nhớ chỉ dành 10% cho quỹ này thôi nhé!
  • 28. 5. CHO ĐI = 5% Số tiền này được dành cho người khác. Sử dụng để chúng cho gia đình, bạn bè nhân ngày sinh nhật hoặc một dịp đặc biệt nào đó ( lễ cưới chẳng hạn). Hoặc các tổ chức, chương trình nhân đạo nào đó mà bạn thấy có ý nghĩa. 6. TỰ DO TÀI CHÍNH Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng khi không còn làm việc.  Chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. LƯU Ý Tỷ lệ phần trăm không phải là yếu tố quan trọng khi bắt đầu. Những con số chỉ là gợi ý. Bạn chỉ cần bắt đầu sử dụng hệ thống và tạo thói quen thực hiện. Đây mới chính là chìa khoá. Không thể hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên.  Hãy thử chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày với 70% hay 80% thu nhập. Sau đó giảm khoản này đi hoặc tăng thu nhập lên. Nhưng đảm bảo rằng các khoản tiền còn lại vẫn phải được duy trì. 28
  • 29. 8. QUY TẮC 50/30/20 Bạn có thể chia tiền làm 3 phần: - 50% thu nhập để phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất. Các chi phí không thể không có như: ăn uống, thuê nhà, đi lại...  - 30% cho các khoản tiêu dùng cá nhân.  - 20% cho việc tiết kiệm, trả nợ, đầu tư, dự phòng phát sinh. Nhưng hãy linh hoạt các con số này đi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhu cầu trước mắt quá lớn có thể đẩy chi phí phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất lên 70% thu nhập. Bạn chỉ tiết kiệm được 10%. Luôn biết cân đối. 9. PHƯƠNG PHÁP: KAKEIBO Theo cách của người Nhật, khi nhận lương, họ dành một khoản tiết kiệm nhất định tại tài khoản ngân hàng. Phần còn lại cho chia khoản tiền này vào 4 phong bì, với 4 ngân sách cơ bản: Tiền sinh hoạt: Tiền chợ búa, y tế, đi lại … Tiền giáo dục: Sách vở, học phí, … Tiền hưởng thụ: Shopping, đi du lịch, ăn nhà hàng cao cấp… Tiền phát sinh: Ma chay, sửa chữa nhà cửa, hiếu hỉ… Mỗi khi phải tiêu tiền vào việc gì. Hãy lấy tiền ra từ phong bì tương đương cho mục đích của nó. Không dùng tiền từ phong bì khác. Việc dùng tiền mặt trong các phong bì như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ số tiền sở hữu ở thời điểm tiêu tiền tốt hơn. 1. 2. 3. 4.
  • 30. 10. PHƯƠNG PHÁP: 50/50 Đây là một kiểu chia ngân sách cho những người không muốn rắc rối. Chia thu nhập ra làm 2 phần. - Một phần để gửi vào tài khoản tiết kiệm. - Phần còn lại dùng để chi phí cho tất các các khoản tiền trong tháng.   Đối với 50% thu nhập, hãy lập một bảng ngân sách như phần tiếp theo. 50% dành cho tiết kiệm tạm thời để vào một tài khoản ngân hàng để học thêm về các vấn đề bảo hiểm, tiết kiệm, đầu tư mới quyết định phân chia cho hợp lý. 30
  • 31. BẠN CHIA NGÂN SÁCH NHƯ THẾ NÀO? .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
  • 32. Chapter 04 MẪU LẬP NGÂN SÁCH & QUẢN LÝ THU CHI 32
  • 33. Mẫu lập ngân sách và quản lý chi tiêu cho cá nhân, gia đình được phân chia theo hầu hết nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Đặt sẵn công thức tổng quan giúp người dùng có được kết quả ngay sau khi nhập liệu. DOWNLOAD MẪU LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU CHI File Excel File PDF MỤC TIÊU Mục đích của bảng mẫu này để giúp bạn xác định các ngân sách hàng tháng. So sánh ngân sách với thu nhập và chi phí thực tế của bạn. Bảng tính này sử dụng nhiều Bảng riêng cho từng loại ngân sách chính. Điều này cho phép bạn chèn và xóa các danh mục con một cách dễ dàng. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BƯỚC 1: CẬP NHẬT DANH MỤC NGÂN SÁCH Bạn có thể sửa đổi các danh mục con trong mỗi bảng, nhưng nếu bạn xóa  toàn bộ danh mục chính, thì bạn sẽ cần phải sửa đổi các công thức trong bảng tóm lược Tổng ngân sách. 11. MẪU LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU CHI
  • 34. BƯỚC 2: NHẬP BUDGET THEO KẾ HOẠCH Nhập các giá trị trong cột Ngân sách trong mỗi bảng. Ngân sách là một kế hoạch bạn định tiêu bao nhiêu tiền vào việc được định trước. BƯỚC 3: NHẬP CON SỐ THỰC TẾ Bạn có thể cập nhật bảng tính trong suốt tháng hoặc chờ đến cuối tháng để nhập thu nhập và chi phí thực tế. Thu nhập và chi phí thực tế có thể giống hoặc ít hơn, nhiều hơn so với ngân sách thiết lập ban đầu. BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ NGÂN SÁCH Nếu Net là số âm, có nghĩa là bạn đã chi tiêu quá nhiều ngân sách hàng tháng của mình. Cần xem xét lại các khoản chi và thiết lập lại ngân sách hợp lý. [TỔNG THU NHẬP] – [CHI PHÍ] = [ NET ] 34
  • 35. NET = . . . . . . . . . . . . . . . . VNĐ NHỮNG KHOẢN NGÂN SÁCH ƯU TIÊN 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .  NHỮNG KHOẢN NGÂN SÁCH CÓ THỂ LOẠI BỎ 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
  • 36. Chapter 05 ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC TÀI SẢN CÁ NHÂN 36
  • 37. Trước khi muốn lập kế hoạch và vươn tới các mục tiêu tiền bạc,          hãy đánh giá nguồn lực bản thân. Nghiêm túc xem xét thực trạng và nguồn lực tài chính hiện có bằng cách kiểm tra giá trị ròng bản thân, tài sản sở hữu, dòng tiền mặt và các khoản nợ thời điểm hiện tại để có kế hoạch triển khai sát với  thực tế nhất. DOWNLOAD MẪU BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CÁ NHÂN File Excel File PDF 12. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC TÀI SẢN CÁ NHÂN Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân tổng hợp các loại tài sản mà          các cá nhân đang sở hữu, các khoản nợ và các giá trị ròng trong thu nhập tại một thời điểm nhất định. Bảng báo cáo này giúp các cá nhân theo dõi được sự biến động của các loại tài sản và các khoản nợ.
  • 38. CÁC TÀI SẢN SỞ HỮU Các khoản mục tài sản được ghi lại phía bên trái trên bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân theo giá trị thị trường hợp lý tại thời điểm hiện tại (tức là số tiền mà cá nhân có thể thu được nếu bán tài sản này trên thị trường). Giá trị thị trường sẽ có thể khác biệt đáng kể so với nguyên giá (số tiền mà cá nhân đã trả để mua tài sản đó). Các tài sản có thể được mua bằng tiền hoặc khoản vay. Nói cách khác, ngay cả khi chưa thanh toán hết số tiền cho một loại tài sản, người lập bảng vẫn cần liệt kê tài sản đó trong bảng cân đối giá trị. Ngược lại, một tài sản được thuê không được coi là tài sản của cá nhân vì quyền sở hữu tài sản này thuộc về người khác. Các tài sản có thể được phân loại dựa trên đặc điểm và cách sử dụng. Ví dụ có thể phân loại tài sản thành tài sản dễ thanh khoản, tài sản hữu hình và các loại tài sản đầu tư. CÁC TÀI SẢN DỄ THANH KHOẢN Tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để chi trả cho các chi phí trong cuộc sống, các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm cũng như chi trả các loại hóa đơn. Tiền mặt, số dư tài  khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trong 1 năm là các ví dụ trong khoản mục tài sản dễ thanh khoản. 38
  • 39. TÀI SẢN HỮU HÌNH Tài sản cá nhân có mục đích chính là duy trì lối sống hàng ngày của cá nhân bao gồm bất động sản và các vật dụng cá nhân. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, chung cư, hoặc các hình thức bất động sản khác mà cá nhân sở hữu.  Vật dụng cá nhân bao gồm các phương tiện đi lại, các công cụ giải trí, đồ nội thất gia dụng và các thiết bị, quần áo, trang sức và các loại đồ vật khác. Các vật dụng cá nhân này thường có giá trị giảm đi cùng với thời gian được đưa vào sử dụng. Những tài sản này cần được đánh giá lại theo nguyên tắc khấu hao (ví dụ như một chiếc ti vi đã dùng được 5 năm sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc mới mua). TÀI SẢN ĐẦU TƯ Bao gồm các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình được mua lại nhằm tạo thêm thu nhập và tăng giá trị tài sản. Ví dụ về tài sản đầu tư là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, vàng, bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm niên kim, các tài khoản hưu trí cung cấp cho cá nhân và người đi làm.  Các tài sản đầu tư được dùng để duy trì mức sống cho người chủ sở hữu trong tương lai. Tài sản đầu tư thường có giá trị thay đổi, do đó số tiền được liệt kê phải phản ánh giá trị của tài sản tại thời điểm bảng cân đối được xây dựng. Nội dung ở phía bên phải bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là các khoản nợ phải trả của cá nhân (bao gồm cả nợ cá nhân và các khoản nợ kinh doanh liên quan). Các khoản nợ có thể là các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ phải trả người bán trong một năm hoặc nợ dài hạn và các khoản vay trả góp được thế chấp bằng nhà cửa và các bất động sản khác.
  • 40. NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN Các khoản nợ đáo hạn 1 năm trở lên kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị. Các khoản nợ này thường bao gồm các tài sản thế chấp bằng bất động sản, các khoản vay trả góp tiêu dùng, tín dụng giáo dục và cho vay kí quỹ sử dụng để mua chứng khoán. Các phần nợ phải trả trong các khoản vay và thế chấp cần được đưa vào bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân nhưng không bao gồm lãi suất thanh toán. TÀI SẢN RÒNG Giá trị tài sản ròng là giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy giá trị ước tính của các tài sản theo giá trị thị trường trừ đi các khoản nợ phải trả (giả sử không phát sinh chi phí giao dịch). TÀI SẢN RÒNG = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ Nếu giá trị ròng của tài sản nhỏ hơn 0, thì cá nhân đó đang đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán (vỡ nợ). Mặc dù việc mất khả năng thanh toán này không có nghĩa rằng cá nhân đó sẽ bị phá sản ngay lập tức nhưng nó cho thấy rằng tài sản của họ này không đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính. Thông thường giá trị tài sản ròng thường ở mức thấp khi các cá nhân nằm trong độ tuổi thấp hơn 35 và có xu hướng tăng dần đến mức cao nhất trong độ tuổi từ 55-64 tuổi. Mức giá trị tài sản ròng giảm xuống dần khi các cá nhân bước vào độ tuổi nghỉ hưu. 40
  • 41. TÀI SẢN RÒNG CỦA BẠN TỔNG TÀI SẢN: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ NỢ PHẢI TRẢ: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ TÀI SẢN RÒNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .VNĐ. .
  • 42. Chapter 06 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 42
  • 43. 13. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Thông thường, thuế thu nhập cá nhân là một phần chi phí thiết yếu, thường xuất hiện trong một hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải là việc đặt ra các câu hỏi khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán? Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu? Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế….  Thông thường, khi thu nhập của bạn tăng lên, đồng nghĩa bạn phải trả một mức thuế cao hơn.  Hãy tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách, điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động không nhỏ đến thu nhập của gia đình. Hiểu đơn giản, thuế thu nhập cá nhân là 1 loại thuế đánh vào cá nhân có thu nhập cao hơn so với mức chi tiêu trung bình của xã hội.  Thuế TNCN không đánh vào những người có thu nhập dưới hoặc vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết trong xã hội họ đang sống. " "
  • 44. Đóng thuế thực sự là một phần nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu và ổn định tạo nên ngân sách nhà nước.  Ngân sách này dùng để chi tiêu cho các hoạt động hành chính và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng: xây trường học, bệnh viện, đường xá,… và các hoạt động tác động đến nền kinh tế theo hướng tích cực. Nói nôm na, đóng thuế là góp phần chia sẻ với đồng bào và góp phần phát triển đất nước. 14. CÁC LOẠI THU NHẬP PHẢI CHỊU THUẾ 1. TIỀN CÔNG, LƯƠNG Khoản tiền đầu tiên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Các khoản tiền được xem là tiền công, tiền lương và các khoản tiền có tính chất như loại tiền này. Các khoản trợ cấp, phụ cấp theo quy định pháp luật về người có công, phụ cấp công việc, ngành nghề có yếu tố nguy hiểm, độc hại, trợ cấp hưu trí và những khoản trợ cấp khác do bảo hiểm chi trả hay trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội. 2. KINH DOANH Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ các hoạt động hành nghề độc lập của các nhân có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép theo quy định pháp luật. 3. ĐẦU TƯ VỐN Gồm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng vốn trong tổ chức kinh tế, lợi tức cổ phần, tiền cho vay. 44
  • 45. 4. BẤT ĐỘNG SẢN Tức là từ các khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất cùng tài sản gắn liền với đất; chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc sở hữu nhà ở; chuyển nhượng quyền thuế mặt nước hoặc thuê đất. 5. TRÚNG THƯỞNG Trúng thưởng trong hình thức khuyến mãi, xổ số, cá cược, cuộc thi, trò chơi và những hình thức khác. 6. BẢN QUYỀN Chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. 7. THỪA KẾ Thừa kế vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, chứng khoán, bất động sản và những tài sản khác có đăng ký sử dụng hoặc đăng ký sở hữu. 8. QUÀ TẶNG LÀ VỐN HOẶC CỔ PHIẾU Thu nhập từ việc thực hiện nhận quà tặng là 1 phần vốn hoặc chứng khoán trong những cơ sở kinh doanh, tổ chức kinh tế, bất động sản và những tài sản khác phải đăng ký sử dụng hoặc sở hữu. 9. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN Chuyển nhượng vốn trong những tổ chức kinh tế, chuyển nhượng về chứng khoán, chuyển nhượng vốn dưới mọi hình thức khác.
  • 46. 15. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Thông thường, thuế thu nhập cá nhân là một phần chi phí thiết yếu, thường xuất hiện trong một hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải là việc đặt ra các câu hỏi khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán? Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu? Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế….  Thông thường, khi thu nhập của bạn tăng lên, đồng nghĩa bạn phải trả một mức thuế cao hơn.  Hãy tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách, điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động không nhỏ đến thu nhập của gia đình. THUẾ TNCN = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT TN TÍNH THUẾ = TN CHỊU THUẾ – CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ Thu nhập tính thuế là tiền lương, thưởng, phụ cấp xăng xe, đi lại hàng tháng không bao gồm các khoản tiền ăn giữa ca, ca trưa, phụ cấp điện thoại, phụ cấp trang phục, công tác phí, tiền công do làm thêm giờ, làm ban đêm. Các khoản giảm trừ gồm 9 triệu đồng/tháng đối với bản thân; 3,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc; các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN; các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học... 46
  • 47. Bậc Thu nhập tính thuế (triệu/tháng) Thuế suất Số thuế phải nộp 1 2 3 4 5 6 7 X < 5 5 < X < 10 10 < X < 18 18 < X < 32 32 < X < 52 52 < X < 80 80 < X 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 5% TNTT 10% TNTT - 0,25tr 15% TNTT - 0,75tr 20% TNTT - 1,65tr 25% TNTT - 3,25tr 30% TNTT - 5,85tr 35% TNTT - 9,85tr Nếu công thức trên quá rắc rối, hãy sử dụng phương án tự động được phát triển bởi Money Lover. Click vào biểu tượng phía dưới.
  • 48. Chapter 07 CÓ NÊN SỬ DỤNG BẢO HIỂM? 48
  • 49. 16. KHÔNG CHỈ LÀ TIẾT KIỆM HAY ĐẦU TƯ So với gửi tiết kiệm ngân hàng, có thể rút ra một cách dễ dàng khi bạn có nhu cầu tiêu dùng. Việc rút tiền từ hợp đồng BHNT trước thời gian đáo hạn là một việc không đơn giản. Khi bạn đặt bút kí một hợp đồng BHNT tức là bạn đã phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc đi kèm, trong đó có điều khoản phạt hợp đồng. So với gửi tiết kiệm ngân hàng, có thể rút ra một cách dễ dàng khi bạn có nhu cầu tiêu dùng. Việc rút tiền từ hợp đồng BHNT trước thời gian đáo hạn là một việc không đơn giản. Khi bạn đặt bút kí một hợp đồng BHNT tức là bạn đã phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc đi kèm, trong đó có điều khoản phạt hợp đồng. Bảo hiểm nhân thọ là kênh đầu tư. Nhưng không nhắm vào tiền. Mà nhắm vào con người. “ “
  • 50. Nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn nên mua bảo hiểm và gửi tiết kiệm cùng một lúc. Vì nguyên tắc đầu tư thông minh luôn nhắc nhở chúng ta rằng “không nên bỏ trứng vào cùng 1 giỏ”. Nhưng khi chưa dư giả mà muốn có một sản phẩm mang tính “2 trong 1” thì BHNT là một lựa chọn không tồi.  Bởi đây là sản phẩm vừa giúp gia đình bạn giữ được tiền, vẫn có tính chất tiết kiệm, có sinh lãi lại an tâm. Bởi khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bạn hoàn toàn có thể biết rõ mức đền bù bạn nhận được đã được quy định sẵn trong hợp đồng bảo hiểm trước đó. Ngân hàng và công ty bảo hiểm hoạt động dưới sự cho phép của nhà nước và chịu sự giám sát trực tiếp của bộ tài chính, ngân hàng nhà nước. Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, lạm phát và các chính sách của Nhà nước. Trong khi lãi suất bảo hiểm lại phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty Mức lãi suất trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm gửi tham khảo chỉ là lãi suất giả định. Trong tình hình làm ăn hiện tại của công ty chứ không phải là lãi suất trong những năm tiếp theo. Nghe qua thì đầu tư BHNT có vẻ rủi ro hơn ngân hàng.  Tuy nhiên, với hình thức gửi tiền dài hạn có ràng buộc mà không thể chủ động rút ra như gửi ngân hàng, bạn sẽ tránh xa được những cám dỗ chi tiêu không đáng có. 50
  • 51. 17. AI CẦN THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ? Đây là một trong những điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ. Nhiều người lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho con của mình, thế nhưng, đây không phải là đối tượng cần mua bảo hiểm hoặc chỉ nên là đối tượng mua bảo hiểm nhân thọ cuối cùng. Thực tế chỉ ra rằng, người cần mua bảo hiểm nhân thọ trước tiên là người trụ cột trong gia đình và là người tạo ra thu nhập chính cho cả gia đình. Nếu không may sau này người trụ cột chết đi, những thành viên khác trong gia đình – những người phụ thuộc vào tài chính của người trụ cột – sẽ là những người thụ hưởng. Khi đó, họ vẫn có nguồn tài chính do công ty bảo hiểm chi trả để đảm bảo cho cuộc sống không còn người trụ cột. Ví dụ: Một gia đình có vợ làm cơ quan Nhà nước, chồng làm kinh doanh tự do và là trụ cột thu nhập của cả gia đình, có hai con nhỏ đang học tiểu học thì chồng nên là người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nếu có rủi ro xảy ra, vợ con sẽ được nhận tiền bảo hiểm.
  • 52. Chapter 08 ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LUỸ 52
  • 53. Khi lập kế hoạch tài chính, cần phân bổ tài sản hợp lý giữa chi phí và tiết kiệm thường xuyên để đầu tư vào một số sản phẩm cho lợi nhuận trong tương lai. Danh mục đầu tư phải có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm. Thay vì quan niệm giữ tiền phòng thân, nhiều người muốn đầu tư số tiền dư giả để sinh lời. “ “ Không phải cá nhân nào cũng có tiền nhàn rỗi để đầu tư và tích lũy. Dự kiến chính xác các khoản chi và yếu tố phải rút lại vốn. Rủi ro lớn nhất khi đầu tư hoặc tích lũy tiền cho cá nhân, hộ gia đình là tình trạng lạm phát hoặc tỷ lệ tăng giá theo thời gian. Tốt nhất, nên chọn vài loại hình đầu tư khác nhau nhằm đa dạng hóa rủi ro và cơ hội đầu tư. Việc phân bổ tài sản này sẽ quy định một khoản phân bổ phần trăm được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các khoản đầu tư thay thế. Việc phân bổ cũng nên xem xét hồ sơ rủi ro cá nhân của mỗi nhà đầu tư, vì thái độ của rủi ro thay đổi từ người này sang người khác. Mỗi người đều có những mục tiêu tài chính khác nhau: - Trả các khoản vay, khoản thế chấp, nợ đi học - Mua sắm tài sản như mua nhà, mua xe, công cụ làm việc - Chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong đời như kết hôn, sinh con, nghỉ hưu, du học - Các mục tiêu khác về chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm … - Hoặc lớn hơn: Đầu tư, tích lũy, di chúc........ .....................................
  • 54. Trước đây, đầu tư tài chính thường chỉ dùng để chỉ hoạt động đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là mua cổ phiếu, trái phiếu… hiện nay, khái niệm đầu tư tài chính đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả hoạt động sinh lời khác. Bên cạnh việc hiểu rõ về khái niệm đầu tư tài chính thì các hình thức đầu tư tài chính hiện nay cũng là một trong những kiến thức cơ bản mà người đang bắt đầu từ con số 0 cần biết. 54
  • 55. 18. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN HIỆN NAY Là kênh đầu tư xuất hiện sớm nhất, khá quen thuộc đối với người dùng. Loại hàng hoá này mua được toàn thế giới công nhận như là một khoản tài sản cất trữ giá trị. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi lạm phát hoặc một số yếu tố khác đẩy giá trị của đồng tiền đi xuống, vàng vẫn giữ được giá trị và sức mua của mình. Nên để chúng là một phần trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đổ hết tiền vào vàng như một kênh đầu tư chính để sinh lời thì đây là một ý tưởng tệ hại. 01. ĐẦU TƯ VÀNG Gửi tiết kiệm ngân hàng được coi là hình thức đầu tư an toàn, có thể rút tiền mặt ra bất cứ lúc nào. Đây là giải pháp dành cho những gia đình, nhất là những người lớn tuổi muốn có sự an toàn gần như tuyệt đối. Cần tìm một nơi để giữ tiền. Nhưng để gia tăng lợi nhuận thì kênh đầu tư này không khả thi. Bởi số tiền lãi nhận được sẽ phụ thuộc vào số tiền gửi, thời hạn gửi và mức lãi suất hàng năm tại ngân hàng.  Hiện nay chỉ dao động từ 4 - 8%/năm. Với mức lạm phát hàng năm hiện nay, số tiền lời bạn thu về là quá thấp. 02. GỬI TIẾT KIỆM Bất động sản được coi là kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, số vốn cần chuẩn bị ban đầu là khá lớn. Thêm nữa, lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn. 03. BẤT ĐỘNG SẢN
  • 56. Hiện nay có hai hình thức kinh doanh chính, bao gồm bất động sản cho thuê hoặc mua bán bất động sản. Trong trường hợp, khi thị trường bất động sản chững lại, tính thanh khoản thấp. Sẽ có nguy cơ bị đọng vốn trong khoảng thời gian dài. Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Mỗi cổ phiếu có giá trị nhất định, tùy thuộc vào giá trị của công ty. Khi công ty hoạt động tốt, mỗi người sở hữu (cổ đông) sẽ được chia phần lợi tức khi công ty hoạt động sinh lời. 04. CỔ PHIẾU Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một một lợi tức quy định. 05. TRÁI PHIẾU Quỹ đầu tư là cách gián tiếp để các cá nhân đầu tư vào thị trường chứng khoán. Có nghĩa rằng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ tiền vào quỹ tại một tổ chức được gọi là các công ty quản lý quỹ.  Các công ty này sẽ sử dụng vốn của nhà đầu tư để đi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Người sử dụng dịch vụ cần chi trả một khoản phí quản lý cho các đơn vị trung gian này. Nếu bạn là người không có kiến thức chuyên sâu về tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Hay không có nhiều thời gian để theo dõi, bám sát thị trường đầu tư một cách thường xuyên.  Nhưng vẫn muốn tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn và đem lại hiệu quả. Lựa chọn đầu tư vào các quỹ mở có vẻ phù hợp hơn cả. 06. QUỸ ĐẦU TƯ 56
  • 57. BẠN CHỌN KÊNH ĐÂU TƯ NÀO? Mua vàng Gửi tiết kiệm Bất động sản Cổ phiếu Trái phiếu Quỹ đầu tư
  • 59. Có rất nhiều người trên thế giới đã nghỉ hưu ở tuổi 40, sau đó dành thời gian đi du lịch khám phá thế giới, tìm hiểu những điều mới mẻ. Đây thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên nếu không phải triệu phú, để thực sự thực hiện được điều này cần kế hoạch tài chính từ sớm, vừa tiết kiệm, vừa đầu tư gia tăng tài sản không ngừng. Thật khó để biết chính xác, liệu sau 20, 30 năm nữa cuộc sống sẽ như thế nào? Nhưng nếu có sự chuẩn bị sớm, bạn sẽ ít phải đối mặt với những rắc rối hơn so với người khác. Theo như quy định Nhà nước cho tuổi nghỉ hưu, nam 60 và nữ 55 tuổi. Việc này nghe thật hợp lý khi hết tuổi đó, sức khỏe và trí não của người lao động giảm sút, khó có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu công việc, nên hưởng an nhàn tuổi già. Nhưng khi đó chúng ta già rồi, liệu còn đủ sức khỏe và thời gian khám phá thế giới rộng lớn này? Để có một tuổi già không phải “ăn bám” con cháu. Bạn cần phải lên kế hoạch tài chính cho nghỉ hưu ngay từ bây giờ. Cho dù là bạn đang ngoài 20 tuổi, hơn 30 tuổi hay đã ngấp nghé 40. “ “
  • 60. Chính vì mong muốn có nhiều trải nghiệm về những vùng đất mới, không bị lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền đến tận cuối đời, nhiều người đặt ra mục tiêu nghỉ hưu sớm ở tuổi 40. Hãy tưởng tượng bạn đi du lịch nhưng luôn phải mang theo gậy chống, các cơn đau lưng và đau chân liên tục do tuổi trẻ đã dồn sức để kiếm tiền? Ngày càng có nhiều người nghĩ đến và bắt đầu lên kế hoạch để thực hiện được mong muốn này. Và thực tế cho thấy không ít các cặp vợ chồng đã thực hiện được. Liệu có phải tất cả trong số họ đều là những người giàu có. Không cần phải quá đau đầu nghĩ đến việc không làm nữa thì kiếm đâu ra tiền mà sống. Nếu là người có thu nhập trung bình, đừng lo, bạn có thể hoàn toàn nghỉ hưu sớm nhờ biết cách lập kế hoạch và sử dụng đồng tiền hợp lý. 19. CHỈ CẦN CÓ LƯƠNG HƯU LÀ ĐỦ? Một số người cho rằng, với mấy chục năm làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, khoản lương hưu sẽ giúp họ an tâm lúc về già. Thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Nhất là khi điều kiện để được hưởng lương hưu hiện nay khá khắt khe. Với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nam phải đủ 60 tuổi và nữ phải đủ 55 tuổi. Khoản lương hưu này cũng không nhiều, tối đa chỉ bằng 75% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của bạn. “ “ 60
  • 61. Điều quan trọng nhất là chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội mới được hưởng. Những người làm công việc tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không có lương hưu khi về già. 20. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN CẦN ĐỂ NGHỈ HƯU Để xác định cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu, Money Lover khuyên bạn nên thực hiện những việc sau: BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH TỔNG TÀI SẢN CỦA MÌNH Sau khi trừ đi các khoản nợ bạn phải trang trải và các khoản chi tiêu cần thiết khác. Việc xác định tổng tài sản sẽ giúp bạn biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng để chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu. Vui lòng xem lại các chapter trước để download và tìm hiểu về bảng cân đối tài sản cá nhân. Hoặc click biểu tượng phía dưới. DOWNLOAD MẪU BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CÁ NHÂN File Excel File PDF
  • 62. BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỨC SỐNG SAU KHI NGHỈ HƯU Mỗi người có cách sống sau khi nghỉ hưu khác nhau. Vì vậy, ước tính những chi phí cần thiết cho cuộc sống lúc nghỉ hưu là điều cần thiết. Hãy xác định trước bạn muốn sống ở thành phố cho gần con cháu hay muốn về quê? Bạn có thích muốn đi du lịch nhiều không? Chi phí chăm sóc sức khỏe của bạn như thế nào?… Hãy thành thật với bản thân. Tự ước lượng xem số tiền mình muốn chi tiêu mỗi năm sau khi nghỉ hưu là bao nhiêu. BƯỚC 3: LÊN KẾ HOẠCH TÍCH LUỸ TIỀN VỚI QUY TẮC 4% Từ việc xác định tổng thu nhập và nhu cầu sống khi về hưu, hãy lên kế hoạch chuẩn bị số tiền đó càng sớm càng tốt. “Quy tắc 4% thực ra được phát triển dựa trên một nghiên cứu của William P. Bengen. Sau khi ông nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm, William đã nhận ra rằng, trong chu kỳ 30 năm, thì 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát trung bình là 3%” – Bob Dockendorff nhận xét. Ví dụ, bạn xác định chi phí sinh hoạt mỗi năm của mình sau khi về hưu là 500 triệu đồng. Số tiền bạn cần để nghỉ hưu tối thiểu là 12,5 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam năm 2018 là 3.54%. Do đó, nên đem số tiền này đi đầu tư để tránh việc tiền bị mất giá do lạm phát. Tuy nhiên, cần đảm bảo mỗi năm bạn có thể rút 4% về chi tiêu mà không ảnh hưởng đến số tiền gốc. 62
  • 63. 21. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ ÍT RỦI RO Một chiến lược đầu tư hữu hiệu được Bob Dockendorff đề cập là sử dụng tỷ lệ đầu tư 21%, 39,5% và 39,5%. Cụ thể, trong trường hợp số tiền là 12,5 tỷ đồng: 1. Đầu tư 2,625 tỷ đồng (12,5 tỷ x 21%) vào những loại hình đầu tư ít rủi ro, thanh khoản tốt. Thời hạn từ 1 – 5 năm. 2. Tiếp đến, dùng 4,9375 tỷ đồng (12,5 tỷ x 39,5%) vào những khoản đầu tư có mức độ rủi ro trung bình. Thời hạn từ 5 – 15 năm. 3. Số tiền 4,9375 tỷ đồng còn lại (12,5 tỷ x 39,5%) dành cho những khoản đầu tư thường có độ rủi ro lớn. Thời hạn dài, từ 15 – 30 năm.
  • 64. 22. BA GIAI ĐOẠN TIẾT KIỆM CẦN THỰC HIỆN Kế hoạch tiết kiệm có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 18 đến 25 tuổi. Lúc này tiết kiệm tiền chủ yếu để phục vụ các nhu cầu của bản thân như: du lịch, mua sắm, đi chơi… Giai đoạn 2: Từ 25 đến 50 tuổi. Tiền tiết kiệm lúc này thường phục vụ cho các mục đích như: chăm sóc gia đình, mua đất, xây nhà, mua xe, đầu tư giáo dục cho con cái, xin việc cho con… Giai đoạn 3: Từ 50 đến 60 tuổi. Tiết kiệm tiền tập trung cho tuổi già. Như vậy, thời gian để bắt đầu tiết kiệm tiền cho kế hoạch nghỉ hưu là khi bước vào tuổi 50. Thông thường, khi đến tuổi này bạn sẽ không cần phải lo lắng cho con cái nữa. Vì lúc này các con của bạn đã trưởng thành, đã đi làm và kiếm được tiền. Sau tuổi 50, bạn cần phải tiết kiệm thật nhiều tiền để chuẩn bị đối mặt với khoảng thời gian nghỉ hưu. Hãy dành khoảng 45 -50% tổng thu nhập của bạn để tiết kiệm. Bắt đầu một công việc nhẹ nhàng để cuộc sống bớt nhàn rỗi Với một số người, nghỉ hưu chỉ là chuyển từ công việc cố định sang làm việc tự do. Dạy học, bảo vệ, giữ trẻ, kinh doanh tạp hóa… là công việc được nhiều người lựa chọn sau khi về hưu. Làm việc không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mà còn tạo ra một khoản thu nhập khi rảnh rỗi. Ước tính trung bình người Việt có khoảng 18 năm nghỉ hưu, Để khoảng thời gian này trôi qua yên bình, nên xác định mình cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu càng sớm càng tốt. 64
  • 65. MỤC TIÊU CỦA BẠN Giai đoạn: 18 - 25 tuổi 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .  Giai đoạn: 15 - 50 tuổi 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . Giai đoạn: >50 tuổi 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . 2. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .  . 3. ... . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
  • 66. Chapter 10 HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TCCN 66
  • 67. Ngày nay, chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao. Điều đó có nghĩa, việc phát triển một kế hoạch tài chính là quan trọng hơn bao giờ hết để giúp bạn tận hưởng thời gian nghỉ hưu dài và tích cực hơn. Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến chất lượng hưu trí của bạn: • Những thay đổi trong các phúc lợi xã hội từ công ty • Các sự kiện, biến cố kinh tế buộc phải nghỉ hưu sớm • Hiệu quả từ các khoản đầu tư • Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao • Những thay đổi trong các chính sách An Sinh Xã Hội NHỮNG LO LẮNG VỀ TÀI CHÍNH KHÔNG NHẤT THIẾT DO THIẾU TIỀN, MÀ VÌ THIẾU KẾ HOẠCH. “ “ Trước đây, người dùng thường ít quan tâm đến việc hoạch định một kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân và gia đình. Những người càng trẻ tuổi càng ít quan tâm. Do nhiều nguyên nhân, chưa cảm thấy cần thiết; chưa được giáo dục đúng cách; Ít có cơ hội tiếp xúc; Nghĩ rằng có quá ít tiền để quản lý; Hoặc có thể không biết làm thế nào? Đó là lý do tại sao việc kiểm soát những gì bạn có vô cùng quan trọng. Việc lập một kế hoạch tài chính vững chắc có thể giúp bạn loại bỏ sự không chắc chắn về tương lai tài chính của mình. Và cho phép “chỉnh sửa” khi hoàn cảnh thay đổi. Mục đích của chương này là để giúp bạn bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu tài chính và lên cấu trúc kế hoạch tài chính của chính bạn.
  • 68. 23. HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH Cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang tiết kiệm. Khi kế hoạch tài chính của bạn, bao gồm các mục tiêu tiết kiệm và đầu tư cụ thể, có điều gì đó thôi thúc bạn cố gắng làm việc – điều đó sẽ giúp bạn tập trung. Bạn nên đặt mục tiêu ít nhất 10% - 15% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư mỗi tháng. Nói chung, cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tự thanh toán trước bằng cách thiết lập chế độ chuyển tiền tự động. Trích trực tiếp từ tiền lương sang tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư mỗi kỳ thanh toán. Bạn sẽ muốn chọn một người bạn tin tưởng hoàn toàn. Người này có thể là vợ/chồng của bạn, cha mẹ, bạn bè hoặc chuyên gia lập kế hoạch tài chính. Bất cứ ai, mà bạn đảm bảo rằng người đó có khả năng quản lý tài chính gia đình của bạn một cách chính xác và có trách nhiệm. 68
  • 69. TỪ 0 – 3 NĂM Tạo quỹ khẩn cấp bằng 3 - 6 tháng phí sinh hoạt. Thiết lập điểm tín dụng có uy tín tốt. Trả hết nợ lãi suất cao của bạn. Thực hiện một kế hoạch tiết kiệm có kỷ luật. Mua một chiếc xe. Mua bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Tiết kiệm để đi nghỉ cùng gia đình 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. TỪ 3 – 7 NĂM Đặt cọc để mua một ngôi nhà Lên kế hoạch cho một đám cưới. Chuẩn bị cho việc sinh con. Đầu tư cho việc học lên cao của bạn. 1. 2. 3. 4. > 7 NĂM Kế hoạch dài hạn về thu nhập, chăm sóc sức khỏe, nhà ở khi nghỉ hưu. Đầu tư cho giáo dục đại học của con bạn Lên kế hoạch hỗ trợ cha mẹ khi về già. 1. 2. 3.
  • 70. MỘT SỐ CÂU HỎI CẦN TỰ VẤN BẢN THÂN 1. Bạn có chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được không? Giá trị thực bạn nhận là bao nhiêu? 2. Mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn thực hiện những gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu một số mục tiêu của bạn không được hoàn thành? 3. Bạn cần bao nhiêu tiền để đạt được từng mục tiêu? 4. Mất bao lâu, đến khi nào bạn cần đạt được mục tiêu của mình? 5. Đâu là mục tiêu ưu tiên cần tập trung thực hiện trước. 6. Thiết lập ngân sách bao gồm các mục tiêu tài chính của bạn. 7. Xem xét kế hoạch của bạn theo định kỳ và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. 70
  • 71. BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ Tính toán giá trị thực về tình hình tài chính hiện tại của bản thân, gia đình. Điều này đòi hỏi một đánh giá khách quan để cho ra được một danh sách các tài sản mà bạn sở hữu và số tiền bạn nợ (nợ phải trả). Không cần thiết bạn phải biết về các thuật ngữ như bảng cân đối kế toán, dòng tiền hay báo cáo thu nhập. Hãy lấy một cuốn sổ, liệt kê toàn bộ những giá trị tài sản đang sở hữu như nhà đất, xe, cổ phần, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tiền cho vay...). Bên cạnh đó, ghi ra toàn bộ các khoản nợ cá nhân như các khoản vay, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng, thế chấp. Cùng với đó, ghi xuống các khoản thu nhập có thể đến trong thời gian tới như lương, thưởng, lợi tức...và các chi phí phải chi như phí sinh hoạt, tiền học, khám chữa bệnh... Từ bảng này bạn đã có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của bản thân, gia đình. Biết được thực trạng, từ đó đưa ra các quyết định thực tế hơn. Hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng giá trị thực của thị trường để tính toán. Tài sản của bạn sẽ có giá trị ngày hôm nay nếu bạn quyết định bán nó và các khoản vay của bạn sẽ là chi phí bạn ngày hôm nay nếu bạn quyết định trả chúng đầy đủ. ***Xem lại các chương trước để download bảng cân đối thu chi trong gia đình và bảng cân đối tài sản.
  • 72. BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH NGUỒN THU NHẬP Giá trị thực chỉ là một khía cạnh tình hình tài chính của bạn. Khi bạn đã hoàn thành “Báo cáo tài chính cá nhân” và có giá trị tài sản thực. Bạn đã sẵn sàng xác định nguồn thu nhập của mình để đạt được mục tiêu, lập kế hoạch chi phí và tạo ngân sách hàng tháng. Thu nhập từ các nguồn lực như tiền lương, đầu tư và nghỉ hưu rất quan trọng trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Nó cũng bao gồm tất cả các nguồn thu nhập thường xuyên hoặc bổ sung, chẳng hạn như công việc bán thời gian. Khi tính toán tài chính cá nhân, hãy chắc chắn không bỏ sót bất cứ nguồn thu nhập nào. “Bảng ngân sách” là công cụ giúp bạn ước tính thu nhập và chi phí hàng tháng hiện tại của cá nhân hoặc hộ gia đình. Có thể bạn sẽ muốn có bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê tài khoản thẻ tín dụng vì chúng thuận tiện. Tuy nhiên ghi lại chi phí và phân tích thói quen chi tiêu của bạn là một việc làm cần thiết. Khi hoàn thành “Bảng ngân sách”, bạn đã sẵn sàng chuyển sang Bước 4. 72
  • 73. BƯỚC 4: TẠO NGAY MỘT QUỸ KHẨN CẤP Việc đầu tiên cần thực hiên là thiết lập ngay một Quỹ khẩn cấp và bảo hiểm. Chúng có thể bảo vệ khi bạn gặp những biến cố bất ngờ. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dành một quỹ bao gồm ít nhất 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản. Để bù đắp các sự kiện như nghỉ ốm, thất nghiệp hoặc có hóa đơn cần thanh toán bất ngờ. Và mục tiêu này cần được ưu tiên hàng đầu trong danh sách cần thực hiện. Giữ quỹ khẩn cấp trong tài khoản linh hoạt – một tài khoản giúp bạn dễ dàng sử dụng khẩn cấp tiền mặt của mình. Tuy nhiên, ngay cả một quỹ khẩn cấp cũng không thể bảo vệ bạn khỏi những mất mát hay những căn bệnh nan y. Hầu hết các mọi người mua bảo hiểm cho những trường hợp khẩn cấp tốn kém này. Các loại bảo hiểm phổ biến nhất bao gồm: tài sản (người thuê nhà, chủ nhà), sức khỏe, cuộc sống, chăm sóc dài hạn và khuyết tật. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ CẦN XEM XÉT 1. Nếu thay đổi công việc, công ty mới có cung cấp nhóm bảo hiểm cần thiết trong hợp đồng lao động không? 2. Nếu không được công ty mua bảo hiểm, Bạn có đủ khả năng chi trả phí bảo hiểm không? 3. Công ty hiện tại có chuyển đổi cho bạn, phạm vi bảo hiểm xã hội mà thành bảo hiểm cá nhân với mức phí bảo hiểm cao hơn nhiều không? 4. Nếu không may bị khuyết tật và bắt đầu nhận trợ cấp tàn tật dài hạn, bạn có bị mất hợp đồng bảo hiểm y tế mà công ty bạn mua cho nhân viên của mình không? 5. Tham khảo ý kiến nhà tuyển dụng của bạn mỗi khi bạn xin việc để biết rõ điều này.
  • 74. BƯỚC 5: LẬP KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NGUỒN TIỀN Lập ngân sách là nền tảng giúp ổn định tình hình tài chính, sắp xếp chi tiêu theo thứ tự ưu tiên và ngừng lo lắng về tiền bạc. 1. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN SẮP XẾP CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN Lập ngân sách theo nghĩa đen là một bài tập sắp xếp sự ưu tiên. Việc này không hạn chế việc chi tiêu và bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 2. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN NGỪNG CHI TIÊU QUÁ MỨC Hãy hình dung, khi bạn đang đứng trong một cửa hàng và xem xét mua một chiếc đồ quá hợp với bạn. Hãy tham khảo lại ngân sách chi tiêu cá nhân. Xem tháng này bạn còn đủ tiền cho việc này không? 3. NGÂN SÁCH ĐẶT BẠN VÀO TẦM KIỂM SOÁT Sử dụng ngân sách giúp bạn kiểm soát tiền của mình. Nó đảm bảo bạn có đủ tiền để chi trả cho những việc quan trọng trong cuộc sống đã được dự định trước đó. Bạn sẽ không phải thấp thỏm hay lo lắng về việc bạn còn đủ tiền để làm việc đó nữa không? 4. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA MÌNH Việc lập ngân sách giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Hàng tháng, khi phân bổ tiền vào các ngân sách, bạn có thể phân bổ một số tiền nhất định vào các quỹ tiết kiệm, dự phòng, nghỉ hưu, y tế, mua xe hơi, trả tiền vay thế chấp... để đảm bảo mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa. 74
  • 75. 5. NGÂN SÁCH GIÚP BẠN THOẢI MÁI CHI TIÊU Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng: “Liệu mình có thể đủ khả năng để thực hiện việc này hay không? Nếu có thì sau bao lâu nữa? Những người không có ngân sách luôn nghĩ như vậy. Những người đã phân bổ ngân sách từ đầu họ có thể biết chắc câu trả lời. 6. NGÂN SÁCH CHO PHÉP BẠN NGỪNG LO LẮNG Khi bạn có một kế hoạch và đã dành một ngân sách đặt vào kế hoạch đó, rất nhiều lo lắng sẽ biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về việc có đủ tiền để thành toán tiền nhà hàng tháng hay không? Bởi vì bạn đang lập ngân sách và tiết kiệm cho nó. 7. NGÂN SÁCH NGĂN CHẶN NHỮNG MÂU THUẪN VỀ TIỀN BẠC Khi vợ/chồng bạn đã đồng ý về thứ tự ưu tiên chi tiêu, mục tiêu tài chính trong tương lai, sẽ có ít bất đồng hơn về tài chính. Hai bạn có một kế hoạch cụ thể, đã được thống nhất. Chẳng có lý do gì để mâu thuẫn xảy ra!
  • 76. BƯỚC 6: TIẾT KIỆM - ĐẦU TƯ 1. TIẾT KIỆM Kế hoạch tiết kiệm về bản chất là một cam kết bạn thực hiện cho chính mình. Trong đó, bạn tự đặt ra số tiền dự định và phương pháp sử dụng tiết kiệm theo tháng và năm. Một số tips nhỏ: 1. Càng bắt đầu sớm - Càng tiết kiệm được nhiều tiền. 2. Cân đối giữa các chi phí và khoản tiết kiệm 3. Tiết kiệm bất kỳ khoản tăng lương nào. 4. Cam kết thực hiện với các phương thức cụ thể. 5. Thiết lập một kế hoạch tiết kiệm tự động, chuyển thẳng từ lương hàng tháng qua dịch vụ ngân hàng. 2. ĐẦU TƯ Hãy nghĩ đến việc thiết lập một tài khoản tiết kiệm đơn giản và đầu tư dài hạn vào thứ gì đó như cổ phiếu hoặc trái phiếu? Rủi ro đầu tư càng lớn thì càng có nhiều biến động về giá trị. Để xác định mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng thực hiện cho từng mục tiêu của mình, hãy xem xét những điều sau: 1. Mục đích quan trọng là gì? 2. Bao lâu bạn mới có được khoản tiết kiệm để phân bổ cho mục tiêu đầu tư? 3. Bạn có muốn bảo vệ số tiền đó – ngay cả khi mức lợi nhuận thấp hơn và không hoàn thành được 100% mục tiêu đầu tư ? 4. Bạn có đủ khả năng để mất bất kỳ hoặc tất cả số tiền bạn đang đầu tư? 76
  • 77. BƯỚC 7: CẬP NHẬT Kế hoạch tài chính giống như tình hình tài chính thực tế của bạn, nó có thể thay đổi. Đây là công cụ để đánh giá, quản lý điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả. Đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên, bạn có thể xem những điều chỉnh nào cần thực hiện để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của mình. Các kế hoạch này còn giúp ích cho việc đối phó với các sự kiện quan trọng trong cuộc sống, như kết hôn nhân, ly hôn, sinh và nuôi con, mua nhà, thất nghiệp ... Bất ổn tài chính có thể gây ra lo lắng và căng thẳng không cần thiết. Sử dụng 7 bước được đề xuất này để hiểu tình hình tài chính và lên kế hoạch cho tương lai. Có thể sẽ hơi rắc rối lúc đầu, nhưng cuối cùng, bạn sẽ nhận được cảm giác an tâm thực sự. Bạn có thể không giàu hơn. Nhưng bạn biết được tình hình thực tại, các nguồn lực giúp hoàn thành mục tiêu và kiểm soát nó.
  • 78. Kết thúc MM Book No.1 đang mang tới cho bạn một góc nhìn nhỏ để làm quen và gần gũi với lĩnh vực Tài chính cá nhân trong cuộc sống. Chúc bạn không ngừng nỗ lực, kiếm được nhiều tiền và giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Ấn phẩm này được tặng kèm khi mua cuốn sách "Ông Thu Một - Bà Chi Hai". Nếu bạn thích nó vui lòng đọc thử và đặt mua tại đây. Thân ái, Bảo Nguyên Bạn thân mến, Bên cạnh đó, cuốn sách tiếp theo sẽ đi sâu vào chủ đề bảo hiểm, đầu tư, mua nhà. Nếu bạn quan tâm, vui lòng click đặt trước nhận thông tin tại tại đây. Rất mong nhận được sự phản hồi từ bạn đọc giúp chúng tôi hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, đóng góp vui lòng gửi về thông tin liên hệ ở trang bên. Chân thành cảm ơn đến bạn đọc, những người đã đồng hành cùng Money Lover. Hẹn gặp lại bạn ở cuốn sách tiếp theo!
  • 79. MM Book  No. 1 | July  2019 moneylover.vn facebook.com/moneylovervietnam MONEY LOVER nguyenbao2412@gmail.com facebook.com/nguyenbao2412 BẢO NGUYÊN CHI TIÊU THẾ NÀO TIẾT KIỆM RA SAO
  • 80. Giá: 99.000 vnđ Quản lý tài chính không phải là bủn xỉn, keo kiệt, … Đừng nhầm lẫn giữa những khái niệm này.