SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Lớp : 1100
Nhóm:
Thời gian thực hiện: 22/10/2023
Giảng viên: Hồ Thị Trinh
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề tài: Viết cảm nhận của em về chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam.
Phan Phúc An 22206246
Phạm Khánh Bình 22111453
Huỳnh Nguyễn Hà My 22117179
Vương Bảo Hoàng 2190108
Nguyễn Thái Nhật Minh 22207374
Cao Nguyễn Thành Tín 22122498
Phạm Văn Vinh Sang 22122517
Tp.HCM, Ngày 22 tháng 10 năm 2023
2. Mục lục
2. Mục lục ………..….………………………………………………………………….…2
3. Lời mở đầu ...………...………………………………………………………………….3
4. Giới thiệu về bảo tàng lịch sử Việt Nam …..……………….…………………..…….…4
5. Phần nội dung….…..……………………………………….…………………………....5
5.1: Khái quát lịch sử Việt Nam thời tiền sử đến thời Nguyễn …...………..…..…….…13
5.2: Khu trưng bày văn hóa miền Nam và các nước châu Á ...………..…….……........15
6. Cảm nhận và bài học chung khi tham quan bảo tang…….………………….…….…...18
7. Nhận xét của giảng viên:…..……………………………………………….……….….19
8. Phụ lục: Một số hình ảnh chuyển đi:...……………………..…………………………..22
2
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục đích để có thể học hỏi thêm kiến thức lịch sử, văn hóa Việt Nam, có cái nhìn
phong phú hơn phong tục tập quán, quá trình hình thành của gải đất hình chữ S, phát triển
kỹ năng thuyết trình củng như chụp ảnh, tang khả năng hiểu biết về dân tộc khác tự hào về
bề dày lịch sử Việt nam . Chúng mình tin chắc rằng sau chuyển đi sẽ gợi cho bạn nhiều suy
nghẫm, nhiều cảm nhận cũng như chúng tôi. Khi được tham quan nhóm chúng em đucợ trải
nghiệm và khám phá được rất nhiều điều ở đây để áp dụng vô nghành học hiện tại. Chúng
mình được giới thiệu chung về quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam, vừa giới thiệu chung
một số nét văn hóa của acsc nước láng giềng ,một số văn hóa phương Nam, tạo cho Bảo
tàng một bản sắc sinh động. Bên trong bảo tang được chia thành nhiều gian phòng trưng
bày các cổ vật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, phòng trưng bày cổ vật thời Tây Sơn,
phòng cổ vật Vương Hồng. bên cạnh đó một số phòng trưng bày như nền văn hóa Óc Eo,
Văn hóa Champa, điêu khắc đá Campuchia, tượng phật giáo 1 số nước châu Á .Như một di
sản văn hóa đưa chúng ta trở về quá khứ để hiểu và trân trọng những giá trị tinh thần lẫn
vật chất trên nước Việt Nam và bài thu hoạch này gồm cả nhật ký chuyển tham quan, mục
địch và cảm nhận của nhóm em với Bảo tàng .
Ảnh bảo tàng nhìn từ trên ca xuống.(ảnh mạng)
3
4. Giới thiệu về bảo tàng lịch sử Việt Nam
Cổng vào Bảo tàng lịch sử Tp.HCM
Đến khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi nằm bên trái, kiến
trúc theo lối Á Đông đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là
một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt NamTheo các tài liệu chúng ta được biết vào
ngày 24-11-1927, thống đốc Nam Kì B.de la Brosse đã kí quyết định xây dựng 1 bảo tàng
lấy tên là “Bảo tàng Nam Kì” có tính chất như là Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và
dân tộc đều chịu sự kiểm soát của thống đốc Nam Kì. Ngày 1-1-1929, bảo tàng được khánh
thành mang tên Museé Blauchard de la Brosse.
Năm 1945, khi cách mạng tháng tám thành công tại Sài Gòn, chính quyền Cách mạng đổi
tên thành Bảo tàng Gia Định. Bảo tàng lại thay đổi và có tên làViện bảo tàng quốc gia Việt
Nam tại Sài Gòn” từ năm 1956 – 1975. Sau ngày miền Nam toàn giải phóng, theo quyết
định số 235 của Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kí ngày 23-9-1979, bảo tàng
được chính thúc mang tên “Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh” cho đến
ngày nay.Hiện nay, Bảo tàng trưng bày giới thiệu các phần chính như sau: Lịch sử dựng
nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các chuyên đề về lịch sử, văn hoá của khu vực phía
Nam đất nước và một số nước châu Á … trải qua 16 phòng. Hệ thống trưng bày bao gồm 2
phần chính. Phần đầu trưng bày các hiện vật của lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến hết
thời nhà Nguyễn . Phần thứ hai là chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt nam và một số
nước châu Á.
4
5. Phần nội dung
5.1 Khái quát lịch sử Việt Nam thời tiền sử đến thời Nguyễn.
● Thời Nguyên thủy (Cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 TCN)
Là thời kỳ đầu tiên trong các giai đoạn lịch sử Việt Nam. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc của
trái đất, ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có
hình chữ “S” cùng với gần 3.000 hòn đảo và quần đảo, diện tích tổng cộng 331.720 km2,
thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đất nước Việt Nam như ngày nay được hình thành từ rất lâu trước khi con người xuất hiện,
tuổi địa chất từ thời tiền Cambri cho đến Mesozoi (Trung sinh) muộn khoảng 570 - 65 triệu
năm về trước. Những biến đổi khí hậu và môi trường trong những thời kỳ dài, đặc biệt ở kỷ
thứ 3 và đầu kỷ thứ 4 (Kỷ Nhân sinh) cách ngày nay 1,6 - 0,7 triệu năm, đã là điều kiện
thuận lợi cho con người có thể sinh sống được.
Những phát hiện khảo cổ học về răng người cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng
Sơn), hang Hùm (Yên Bái), những công cụ thô sơ bằng đá có vết chế tác của người nguyên
thủy ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa), núi Đất (Đồng Nai)… chứng tỏ cách nay khoảng
500.000 năm, vào thời đại đá cũ, con người đã sinh sống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.
Và bước sang thời đại đá mới, cách nay khoảng 10.000 năm, các công cụ đá mài, những
mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn… đã cho thấy
cư dân cổ Việt Nam đang từ cuộc sống thu lượm chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp.
Những dấu vết đầu tiên của con người trên đất Việt Nam
Trong lịch sử loài người, giai đoạn đầu tiên là thời kỳ nguyên thủy. Trong khảo cổ học, giai
đoạn này tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ. Trong nhân loại học, nó tương ứng với thời kỳ
người vượn. Người vượn tồn tại cách ngày nay khoảng 2 triệu năm đến vài chục vạn năm.
Trên lãnh thổ Việt Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của người vượn, gần
giống với người vượn Bắc Kinh, cách ngày nay trên dưới 50 – 60 vạn năm.
5
Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Thẩm Ồm (Nghệ An); Hang Hùm
(Yên Bái)… các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số răng người vượn nằm trong lớp trầm
tích màu đỏ cùng di cốt các động vật thời Cánh tân, cách ngày nay khoảng 40 – 50 vạn
năm, cùng với những công cụ lao động của người vượn.
Ở một số địa phương trên cả nước như Hang Gòn (Xuân Lộc – Đồng Nai), Lộc Ninh (Bình
Phước), núi Đọ (Thanh Hóa)… đã tìm thấy công cụ lao động của người nguyên thủy.
Những công cụ đó làm bằng đá, có ghè đẽo thô sơ rất giống với các công cụ đá thời đại sơ
kỳ đá cũ.
Do trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt nên người vượn đã hợp thành từng bầy để cùng lao động và chống thú dữ. Khác với
các bầy động vật, bầy người nguyên thủy đã có quan hệ xã hội, có người đứng đầu, có sự
phân công lao động giữa nam và nữ. Mỗi bầy thường có khoảng 20 – 30 người, gồm các
thế hệ khác nhau, lấy hái lượm, săn bắt làm phương tiện để sinh sống và lang thang khắp
nơi.
Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
* Sự xuất hiện người hiện đại: từ Ngườm đến Sơn Vi
Trải qua một thời gian dài sinh tồn và phát triển, người vượn đã chuyển biến thành người
khôn ngoan (hay còn gọi là người hiện đại). Tên khoa học là Homo sapiens. Người hiện đại
thường xuất hiện vào hậu kỳ Cánh tân.
Trên lãnh thổ Việt Nam, ở hang Thẩm Ồm (Nghệ An) đã tìm thấy răng người cổ và xương
răng một số động vật như voi răng kiếm, gấu tre. Răng người Thẩm Ồm có những đặc điểm
6
của răng người – vượn (Homo erectus) lại có đặc điểm răng người hiện đại (Homo
sapiens).
Ở hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) lại phát hiện được 2 chiếc răng của
người hiện đại, có niên đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm.
Ở mái đá Ngườm (Võ Nhai, Bắc Thái), các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều mảnh
tước nhỏ, tách từ những hòn cuội để dùng làm nạo và mũi nhọn, có niên đại cách ngày nay
khoảng 23.000 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ.
Vào cuối thời đại đá cũ, trên một vùng rộng lớn của miền Bắc nước ta, có nhiều bộ lạc săn
bắt, hái lượm để sinh sống. Họ cư trú trong các hang động, mái đá, ven bờ các con sông,
suối. Các di tích văn hóa thời kỳ này được các nhà khảo cổ học gọi bằng một thuật ngữ
chung là văn hóa Sơn Vi (lấy tên xã Sơn Vi, Sông Thao, Phú Thọ – nơi phát hiện những
hiện vật đầu tiên thuộc nền văn hóa này). Dấu tích của văn hóa Sơn Vi được tìm thấy ở
nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Trị…
Các bộ lạc Sơn Vi dùng đá cuội ghè đẽo ở rìa cạnh tạo nên những công cụ chặt, nạo hay
cắt. Hai mặt còn lại của hòn cuội vẫn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Đặc trưng của công cụ Sơn
Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định, thể hiện bước
tiến trong kỹ thuật chế tác đá, song chưa có kỹ thuật mài. Sự xuất hiện của người hiện đại
Sơn Vi đánh dấu bước chuyển biến trong tổ chức xã hội, các thị tộc, bộ lạc ra đời.
Mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình với vài ba thế hệ cùng chung huyết thống, sống quây
quần với nhau trên cùng một địa vực. Một số thị tộc sống gần nhau, có họ hàng với nhau vì
7
cùng chung một nguồn gốc tổ tiên xa xôi hợp lại thành bộ lạc. Các thị tộc trong một bộ lạc
có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và có quan hệ hôn nhân giữa con trai của
thị tộc này với con gái của thị tộc kia trong cùng một bộ lạc. Mọi thành viên trong cùng thị
tộc đều có phong tục, tập quán như nhau và đều được tự do, bình đẳng.
* Thời kỳ Hòa Bình – Bắc Sơn
Tiếp theo văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện
được di chỉ văn hóa thuộc thời kỳ văn hóa đá mới trước gốm, có niên đại cách ngày nay
khoảng 12.000 đến 10.000 năm. Cư dân Hòa Bình đã mở rộng địa bàn cư trú khắp vùng núi
Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…) vào đến các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…).
Cư dân Hòa Bình chủ yếu sống trong các hang động, mái đá thuộc các thung lũng đá vôi,
gần suối sông và đã có cuộc sống định cư tương đối lâu dài. Công cụ của họ vẫn làm bằng
đá cuội nhưng ghè đẽo rộng hơn, lên cả một bên mặt, còn mặt bên kia để nguyên. Những
công cụ này có lưỡi xung quanh có thể chặt, đẽo, nạo. Đặc trưng của công cụ Hòa Bình là
rìu ngắn. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy chày nghiền hạt bằng đá cuội bị mài phẳng một đầu
do nghiền hạt nhiều, những chiếc rìu dài bằng đá cuội có ghè đẽo, nhiều mảnh tước.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Hòa Bình là hái lượm và săn bắt. Trong nhiều di chỉ
thuộc nền văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều xương động vật là các loài
thú rừng, vỏ các động vật thân mềm sống dưới sông suối. Ở hang Chùa (Tân Kỳ), phát hiện
các xương thú như hươu, voi, trâu bò, lợn rừng, khỉ, tê giác và nhiều vỏ ốc, hến… Ở hang
Dơi (Quảng Trị) tìm thấy các công cụ, xương động vật như rìu ngắn, rìu hình đĩa, rìu lưỡi
dọc, mảnh tước, bàn nghiền hạt, vỏ ốc, trai, hến…
8
Những phát hiện của khảo cổ học còn cho thấy dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai,
nông nghiệp trồng rau quả hoặc cây cho củ thời Hòa Bình. Ở các di chỉ Sũng Sàm (Hòa
Bình), Thẩm Khương (Lai Châu), bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa, các nhà
khảo cổ đã tìm thấy phấn hoa. Ở hang xóm Trại (Hòa Bình) đã tìm thấy dấu tích của hạt
thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy. Các di tích đó chứng tỏ, cư dân văn hóa Hòa Bình đã phát minh
ra nền nông nghiệp sơ khai. Mặc dù cuộc sống vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn do hái
lượm, săn bắt. Nhưng sự ra đời của nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước
chuyển biến mới, mở đầu cho công cuộc cải tạo tự nhiên bằng lao động sáng tạo của mình.
Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Các bộ lạc Bắc Sơn cư trú trong các hang
động, mái đá vùng núi đá vôi, gần sông suối thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa
Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Tuy ra đời sau văn hóa Hòa Bình nhưng văn hóa
Bắc Sơn có quan hệ nguồn gốc và những đặc trưng chung của văn hóa Hòa Bình, có niên
đại cách ngày nay khoảng 7.000 năm.
Cư dân Bắc Sơn cũng định cư trong các hang động đá vôi, lấy cuội ở sông suối để chế tạo
công cụ như cư dân Hòa Bình, nhưng tiến bộ hơn ở chỗ đã biết mài đá. Công cụ đặc trưng
của văn hóa Bắc Sơn là rìu mài lưỡi. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, bên cạnh các
rìu mài còn có các bàn mài bằng sa thạch để mài, dũa. Ngoài rìu mài còn có các công cụ
bằng đá khác như bôn, đục, dao… Với những chiếc rìu đá mài nhẵn, cư dân Bắc Sơn dễ
dàng chế tác các công cụ bằng tre, nứa, gỗ, do vậy lao động thuận lợi hơn.
Trong một số di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra đồ gốm. Đây
là một thành tựu mới trong kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Bắc Sơn. Người Bắc Sơn
9
lấy đất sét nhào với cát để khi nung, đồ gốm không bị rạn nứt. Đặc điểm đồ gốm Bắc Sơn
có miệng loe, đáy tròn, hình dáng còn thô và độ nung chưa cao.
Nhờ cải tiến công cụ lao động, trình độ sản xuất nông nghiệp của cư dân Bắc Sơn cũng
được nâng lên một bước, song nguồn lương thực do nông nghiệp mang lại vẫn chưa đóng
vai trò chủ đạo. Hoạt động kinh tế cơ bản vẫn là săn bắt, hái lượm.
* Thời kỳ cách mạng đá mới và các bộ lạc trồng lúa
Tiếp theo Hòa Bình – Bắc Sơn là văn hóa Đa Bút. Di chỉ văn hóa Đa Bút được phát hiện
lần đầu tiên vào năm 1926 – 1927, tại Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), có niên đại cách ngày nay
hơn 6.000 năm. Nhiều nhà khoa học xếp văn hóa Đa Bút vào thời kỳ văn hóa Bắc Sơn. Đồ
gốm Đa Bút tiến bộ hơn đồ gốm Bắc Sơn. Đặc trưng cơ bản là nồi có đáy tròn, mặt ngoài
có những vết lõm, độ nung chưa cao.
Văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng thuộc văn hóa đá mới có gốm sau Hòa
Bình – Bắc Sơn, phân bố ở vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh. Người Quỳnh
Văn đã bước đầu định cư tương đối lâu dài và tiến hành săn bắt, hái lượm các nguồn lợi tự
nhiên ở ven biển miền Trung. Đồi sò điệp Quỳnh Văn vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ của
người nguyên thủy. Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ học cho rằng, mộ địa Quỳnh Văn
vẫn là nơi chôn cất các thành viên của thị tộc, chưa có dấu hiệu chứng tỏ sự phân hóa tài
sản trong cư dân Quỳnh Văn. Văn hóa Quỳnh Văn có niên đại cách ngày nay gần 5.000
năm.
Cùng thời kỳ với văn hóa Đa Bút – Quỳnh Văn, ở nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam,
người nguyên thủy đã tạo ra bước tiến có tính “cách mạng” trong việc cải tiến công cụ lao
10
động. Họ không chỉ biết ghè đẽo, mài đá một mặt mà phổ biến là mài nhẵn cả hai mặt và
khoan, cưa đá. Nhờ vậy, công cụ có hình dáng gọn, đẹp hơn, loại hình phong phú và thích
hợp với từng công việc, năng suất lao động tăng.
Khắp các tỉnh miền núi như hang Ba Xã, hang Mai Nha (Lạng Sơn) cho đến các tỉnh trung
du, đồng bằng và ven biển Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ như Cái Bèo (Hải Phòng), hang Bái
Tử Long (Quảng Ninh), Gò Trũng, cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa), Trại Ổi (Quỳnh Lưu, Nghệ
An), Rú Ta (Diễn Châu, Nghệ An), bãi Phôi Phối (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cồn Lôi Một
(Thạch Hà, Hà Tĩnh), Đồng Lê (Quảng Bình), đảo Bích Đầm (Khánh Hòa), Buôn Triết
(Đắc Lắc), Cầu Sắt (Đồng Nai)…đều tìm thấy chiếc rìu tứ diện hay rìu có vai được mài
nhẵn cả hai mặt. Có những di chỉ có cả rìu răng cưa, rìu mài nhẵn toàn thân, rìu có chuôi tra
cán. Ngoài ra còn có bôn, đục, dao, cuốc đá có chuôi tra cán và đều được mài nhẵn.
Cư dân lúc bấy giờ còn biết dùng tre, nứa, gỗ làm cung tên, làm cán các loại cuốc, rìu, dao;
dùng xương, sừng làm đục, dao nhỏ, kim khâu; dùng vỏ ốc làm công cụ nạo, gọt.
Thời kỳ Phùng Nguyên – Hoa Lộc
Vào cuối thời đại đá mới, cư dân các bộ lạc sống ở lưu vực sông Hồng đã biết đến một loại
vật liệu mới là đồng và kỹ thuật luyện kim đồng thau (dù còn ở buổi đầu). Cư dân các bộ
lạc này thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên tìm thấy ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Hồng như Phú Thọ,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng. Các bộ lạc Phùng Nguyên đã đạt đến
đỉnh cao của kỹ thuật làm đồ đá (sử dụng thành thạo kỹ thuật mài, cưa, khoan), biết làm đồ
gốm bằng bàn xoay.
11
Ở một số di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các cục đồng và
xỉ đồng. Điều đó chứng tỏ, cư dân Phùng Nguyên đã biết đến hợp kim đồng thau và dùng
hợp kim này để chế tác công cụ, dù công cụ đá vẫn chủ yếu.Do sự xuất hiện của kỹ thuật
luyện kim, vai trò người đàn ông ngày càng được khẳng định. Công xã thị tộc mẫu quyền
dần nhường chỗ cho công xã thị tộc phụ quyền. Xã hội nguyên thủy thời Phùng Nguyên có
những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề để bước sang xã hội có giai cấp và nhà nước.Bên
cạnh các bộ lạc Phùng Nguyên, ở lưu vực sông Hồng còn có những bộ lạc khác cũng tiến
đến giai đoạn sơ kỳ đồng thau như các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã thuộc nền văn
hóa Hoa Lộc (Hoa Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa là địa điểm đầu tiên tìm ra di tích của nền
văn hóa này). Ở các di chỉ thuộc văn hóa Hoa Lộc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dùi đồng,
dây đồng. Điều đó chứng tỏ, các bộ lạc Hoa Lộc sống ở vùng ven biển là những cư dân đầu
tiên biết đến kim loại và tiến đến giai đoạn sơ kỳ đồng thau.
● Thời Hùng Vương (2879 TCN – 179 TCN)
● Thời Bắc thuộc – Đấu tranh giành lại độc lập (179 TCN – 938)
● Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939 – 1225)
● Thời Trần – Hồ (1226 – 1407)
● Thời Lê sơ – Mạc, Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 – 1788)
12
● Thời Tây Sơn (1771 – 1802)
Tại Bảo tàng lịch sử chúng em được mục sở thị những cổ vật thời Tây Sơn (1788 – 1802).
Thời kỳ Tây Sơn là một thời kỳ hào hùng của dân tộc đã và đang truyền cảm hứng tới những
người con dân tộc Việt Nam cũng như bản thân em. Được tận mắt chứng kiến những cổ vật
của một thời kỳ hoàng kim đã qua mang lại cho em một cảm giác bồi hồi khó tả.
Những cổ vật thời Tây Sơn thuộc về thời kỳ cuối thế kỷ XVII bước sang đầu thế kỷ
XVIII, cho đến nay, di sản văn hóa vật chất thời Tây Sơn tuy còn lại ko nhiều nhưng đã được
các nhà nghiên cứu sử học và bảo tàng tập hợp. Đầu tiên, chúng em được quan sát những cổ
vật từ gốm, cụ thể là bát gốm men rạn vẽ lam. Bát có miệng loe, thành cong, đế thấp và rộng.
Thành ngoài một phía vẽ khóm trúc men lam, còn phía khác viết 2 dòng chữ Hán. Minh văn
viết 4 dòng chữ Hán: Vị xuất địa đầu tiên hữu tiết; Quang Trung niên tạo. Nghĩa là: Cái
măng tre chưa nhô khỏi mặt đất mà đốt dóng [tiết] của nó đã sớm ra trước. Chế tạo trong
niên hiệu Quang Trung 1788- 1792. Đây là loại bát do lò gốm Bát Tràng ,huyện Gia Lâm
sản xuất.
Ngoài ra tại bảo tàng được trưng bày chiếc trống đồng duy nhất có niên hiệu Cảnh Thịnh thời
Tây Sơn, cổ vật này ko chỉ có giá trị văn hóa hang nghìn năm của trống đồng mà còn được
thể hiện cả những nét văn hóa đương thời Tây Sơn. Trống được đúc mô phỏng theo kiểu
trống da. Mặt trống cong vồng lên, chính giữa là 2 vòng tròn nổi tượng trưng cho mặt trời,
xung quanh thân trống đúc nổi 4 quai hình vòng tròn, trang trí nhiều loại hoa văn: hình hoa
4 cánh, nhũ đinh và đề tài tứ linh long, ly, quy, phượng. Đặc biệt, thân trống có khắc bài
minh văn chữ Hán nói về bà Nguyễn Thị Lộc vợ của Tổng thái giám Giao Quận công. Vào
năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (1736) góp công lập chùa Linh Ứng (nay là chùa
Nành), cùng lời dẫn việc đúc trống để thờ cúng, tu bổ chùa. Minh văn còn cho biết việc đúc
trống vào ngày lành tháng 4 năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) đời vua Nguyễn Quang Toản ở
xã Phù Ninh huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm ngoại
thành Hà Nội) .Trống đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 1, ngày
1/10/2012.
Một số ấn triện của các Võ quan trong tướng lĩnh quân đội Quang Trung cũng được lưu giữ
tại bảo tàng, ký hiệu LSb 2535. Ấn này tìm thấy tại Nam Định,cao 4,5 cm, cạnh vuông 8,3
cm. Ấn có quai hình chuôi vồ, mặt ấn đúc nổi10 chữ Hán theo thể Triện thư: Suất trung
lương nhị vệ tam hiệu trung lang tướng. Đây là dấu của viên Trung lang tướng ở Hiệu quân
thứ 3, Vệ thứ 2, Suất trung lương (Hội đồng biên soạn, 2003 : tr.99). Chiếc ấn khác có kiểu
13
dáng tương tự mặt ấn khắc 9 chữ Hán: Suất hùng cự khai vệ ngũ hiệu Đô ty. Đây là ấn của
viên tướng chức Đô ty ở Hiệu quân thứ 5, Vệ tiên phong, Suất hùng cự. Trên mặt hai ấn chỉ
ghi năm tạo ấn là năm Tân Hợi (1791). Trong sách Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến
cuối thế kỷ XIX Nguyễn Công Việt còn giới thiệu tài liệu về chiếc ấn: Tây Kỳ phủ Trung Tín
nhất Vệ hộ quân sứ Vinh Hoa hầu. Đây là ấn của viên tướng Vinh Hoa hầu chức Hộ quân sứ
thuộc Vệ thứ nhất Trung Tín phủ Tây Kỳ. Một quả ấn khác có dấu hình chữ nhật kích thước
9,8 x 6,6cm. Mặt ấn đúc 5 chữ triện nổi Bằng Tuyền huyện quản lý. Đây là dấu ấn của chức
quản lý huyện Bằng Tuyền. Trên các ấn đồng này đều khắc dòng chữ Tân Hợi niên tạo, là
năm Quang Trung thứ 4 (1791). Việc khảo cứu của Nguyễn Công Việt đã chứng minh thời
gian đúc của các quả ấn đúc năm Tân Hợi trên đây là 1791.
Ngoài ra, tại bảo tàng cũng trưng bày dấu triện son, Dấu Quảng vận chi bảo, dấu son hình
vuông, hình dấu có kích thước 11,5 x 11,5cm đóng trên tờ chiếu chỉ, niên hiệu Quang Trung
năm thứ 5 (1792). Nội dung bản chiếu của vua Quang Trung khen ngợi La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp về việc dịch sách Kinh thi. Tờ chiếu hình chữ nhật dài 50cm, rộng 40cm, ký hiệu của
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số LSb.21965. Dòng niên đại ghi Quang Trung ngũ niên nhật
nguyệt sơ nhị. Nghĩa là ngày mùng 2 tháng 6 năm Quang Trung thứ 5 (1792).
● Thời Nguyễn (1802 – 1945) (SANG)
14
5.2 Khu trưng bày chuyên đề văn hóa miền Nam và vài nước châu Á.
● Văn hóa Champa (Thế kỷ 2 – 17)
● Văn hóa Óc Eo (Thế kỷ 1 – 7)
● Điêu khắc đá Campuchia (Thế kỷ 9 – 13)
15
● Sưu tập Dương Hà, Gốm cổ một số nước Châu Á
● Xác ướp Xóm Cải TP. Hồ Chí Minh (Thế kỷ 19)
Bên cạnh đó, chúng em được tham quan Xác ướp Xóm Cải TP. Hồ Chí Minh. Thật bất ngờ vì
trình độ và kĩ thuật hiện đại giữ được xác từ thế kỷ 19 đến tận bây giờ. Phòng trưng bày xác ướp
có gắn máy hút ẩm, máy thông gió hoạt động liên tục để giữ gìn xác ướp. Cứ cách 3 tháng, các
chuyên gia bên ĐH Y dược TPHCM lại qua kiểm tra tình trạng và lau thuốc chống nấm mốc, bảo
vệ mô xác ướp. Tại viện bảo tàng, xác của bà được đặt trong lồng kính uy nghiêm. Theo quan
sát, thi thể của bà không còn mềm như khi được lớp dung dịch bao bọc, thân hình của bà đã
khô cứng, trên đầu tuy còn chỏm tóc dài màu đen, phất phơ nhưng mũi và hốc mắt của bà
gần như đã phân huỷ hoàn toàn. Xác ướp của bà được coi như là một bảo vật giữ gìn cho
hậu thế được chiêm ngưỡng trước những kỳ tích nghệ thuật ướp xác của tiền nhân và
những giá trị lịch sử ẩn tàng phía sau xác ướp hàng trăm năm tuổi, đối với mảnh đất Sài
Gòn – Gia Định trên 300 năm thăng trầm lịch sử, người ta đã đưa xác ướp của bà về viện
bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của xác ướp này nhé. Đầu năm 1994, khi di dời
nghĩa trang để chỉnh trang khu vực xóm Cải, phường 8, quận 5, TP HCM, một ngôi mộ cổ
kỳ bí được phát hiện, hé lộ những bí ẩn mang tính lịch sử. Từ đó, người dân nơi đây gọi đó
là “Xác ướp xóm Cải”. Theo nhiều nghiên cứu, đây là một phụ nữ người Việt (dân tộc
Kinh) thuộc tầng lớp quý tộc, khoảng 60 tuổi, cao 1,52m, tên là Nguyễn Thị Hiệu,được coi
là hoàng thân quốc thích của vua Gia Long (Nguyễn Ánh 1762 - 1820). Bà mất vào năm
1869. Khi khai quật mộ nhà khảo cổ học đã phát hiện người xưa đã dùng kỹ thuật nung vỏ
sò biển thay vôi, dùng mật ong để thay mật đường mía và thêm than gỗ tốt trong hợp chất
16
vôi, cát, mật xây quách. Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật kể, bọc ngoài quan tài là cái quách
bằng gỗ rất dày. Toàn bộ quách và quan tài được phủ bằng lớp sơn ta cổ, rất tốt và kín mít
từa tựa như lớp dầu hắc (hắc ín). Chính nhờ lớp sơn này, mà nước mưa thấm vào lòng đất
không thể ngấm vào áo quan và dung dịch ướp xác cũng không tràn ra bên ngoài. . Xác ướp
của bà là hiếm hoi trong số các xác ướp được tùy táng nhiều vàng bạc. Nào là lược, bông
tai, bộ dụng cụ ăn trầu,...Em thiết nghĩ bà là một người thuộc hoàng tộc nên được ướp xác
rất kĩ càng bằng dầu thông. Chân bà mang một đôi hài dài hẹp khoảng 23 cm, rộng độ 12
cm. Đôi chân nhỏ nhắn cho biết chủ nhân xác ướp thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội
xưa. Một đôi hài khác có đế làm bằng loại da mịn, thân bằng một loại vải dày tốt giống như
loại bố tơ tằm. Trên mỗi đôi hài trang trí hoa văn có hình bông cúc dây bằng vàng với
những sợi chỉ vàng may bện. Vào thời kì này, người người toàn đi chân đất nhưng bà lại
được mang đôi hài thì phải khẳng định gia thế quý tộc của bà.
● Sưu tập Vương Hồng Sển
● Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam
● Tượng Phật giáo một số nước Châu Á
● Trưng bày ngoài trời, Súng Thần công, đại bác (Thế kỷ 18 – 19)
● Trưng bày ngắn hạn, Trang sức Óc Eo, Văn hóa dân tộc Xtiêng
17
6. Cảm nhận và bài học chung khi tham quan bảo tàng
Thực sự, việc thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam có thể là một trải nghiệm rất phong phú
và sâu sắc. Có lẽ một số cảm nhận và bài học chung có thể bao gồm sự đa dạng của lịch sử
Việt Nam, từ những thời kỳ huy hoàng đến những giai đoạn khó khăn.
Mỗi hiện vật, mỗi bức tranh hay đều là một câu chuyện, một phần nhỏ của quá trình phát
triển và hình thành đất nước. Nó giúp ta hiểu rõ hơn về sự đổi mới, khả năng chống chọi và
lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ.Bảo tàng còn là nơi thể hiện sự tiến
bộ của xã hội, nền văn minh và nghệ thuật qua thời gian. Nó cũng có thể mở ra một cửa sổ
để nhìn nhận về tương lai, từ những bài học rút ra từ quá khứ.
Bài học lớn nhất có lẽ là sự kiên trì và lòng tự hào trong bản sắc văn hóa. Qua những thăng
trầm của lịch sử, người Việt vẫn giữ vững những giá trị truyền thống, từ tình yêu thương gia
đình đến lòng trung hiếu và lòng nhân ái. Nhìn vào những bức tranh tái hiện cuộc sống hàng
ngày, tôi cảm thấy họa sĩ đã tài tình vẽ nên cái đẹp bình dị, mà tôi thường xuyên quên giữa
cuộc sống hiện đại.Bài học khác là sự đoàn kết trong đối mặt với thách thức. Những giai
đoạn khó khăn, chiến tranh, đó không chỉ là nỗi đau riêng của một người hay một gia đình,
mà là của cả một cộng đồng. Và từ những thời kỳ đen tối đó, người Việt đã học được cách
đứng dậy, hỗ trợ lẫn nhau và xây dựng lại đất nước.Ngoài ra, sự học hỏi từ sai lầm cũng là
một phần quan trọng của bài học. Những trang sử đau thương, những cuộc chiến không cần
thiết, tất cả đều là những dấu mốc để chúng ta nhìn nhận và rút ra kinh nghiệm. Việc này
không chỉ là để đổ lỗi cho quá khứ mà còn để chúng ta trở nên khôn ngoan hơn trong quản
lý tương lai.
Cuối cùng, thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam không chỉ là việc đắm chìm trong quá khứ mà
còn là cơ hội để xây dựng tương lai. Nó khuyến khích chúng ta tự hào về bản sắc dân tộc và
đồng thời đặt ra câu hỏi về vai trò của chúng ta trong sự phát triển toàn cầu. Bài học từ lịch
sử là tia sáng dẫn đường cho tương lai, và tôi cảm thấy hân hoan trước nhiệm vụ được kế
thừa từ những người đi trước.
18
7.Nhận xết của giáo viên:
19
8. Phụ lục:
Hình ảnh chuyển tham quan
Gốm thờ cúng thời Mạc
Đồ gốm thời Nguyễn
20
Gốm Chu Dậu thời Mạc
21
Vũ khí thời Tây Sơn
22

More Related Content

Similar to Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx

Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17NgcHoa15
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngBi Từ
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcPham Long
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam nataliej4
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam nataliej4
 
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀVĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀbanguyen44
 
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt NamBảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Namkhang dep
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMTìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMBò Cạp Vàng
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet namDuDu122
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 

Similar to Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx (20)

Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAYLuận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
Luận văn: Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại, HAY
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀVĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
 
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt NamBảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCMTìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
Tìm hiểu về Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN  Lớp : 1100 Nhóm: Thời gian thực hiện: 22/10/2023 Giảng viên: Hồ Thị Trinh Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Đề tài: Viết cảm nhận của em về chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Phan Phúc An 22206246 Phạm Khánh Bình 22111453 Huỳnh Nguyễn Hà My 22117179 Vương Bảo Hoàng 2190108 Nguyễn Thái Nhật Minh 22207374 Cao Nguyễn Thành Tín 22122498 Phạm Văn Vinh Sang 22122517 Tp.HCM, Ngày 22 tháng 10 năm 2023
  • 2. 2. Mục lục 2. Mục lục ………..….………………………………………………………………….…2 3. Lời mở đầu ...………...………………………………………………………………….3 4. Giới thiệu về bảo tàng lịch sử Việt Nam …..……………….…………………..…….…4 5. Phần nội dung….…..……………………………………….…………………………....5 5.1: Khái quát lịch sử Việt Nam thời tiền sử đến thời Nguyễn …...………..…..…….…13 5.2: Khu trưng bày văn hóa miền Nam và các nước châu Á ...………..…….……........15 6. Cảm nhận và bài học chung khi tham quan bảo tang…….………………….…….…...18 7. Nhận xét của giảng viên:…..……………………………………………….……….….19 8. Phụ lục: Một số hình ảnh chuyển đi:...……………………..…………………………..22 2
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Với mục đích để có thể học hỏi thêm kiến thức lịch sử, văn hóa Việt Nam, có cái nhìn phong phú hơn phong tục tập quán, quá trình hình thành của gải đất hình chữ S, phát triển kỹ năng thuyết trình củng như chụp ảnh, tang khả năng hiểu biết về dân tộc khác tự hào về bề dày lịch sử Việt nam . Chúng mình tin chắc rằng sau chuyển đi sẽ gợi cho bạn nhiều suy nghẫm, nhiều cảm nhận cũng như chúng tôi. Khi được tham quan nhóm chúng em đucợ trải nghiệm và khám phá được rất nhiều điều ở đây để áp dụng vô nghành học hiện tại. Chúng mình được giới thiệu chung về quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam, vừa giới thiệu chung một số nét văn hóa của acsc nước láng giềng ,một số văn hóa phương Nam, tạo cho Bảo tàng một bản sắc sinh động. Bên trong bảo tang được chia thành nhiều gian phòng trưng bày các cổ vật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, phòng trưng bày cổ vật thời Tây Sơn, phòng cổ vật Vương Hồng. bên cạnh đó một số phòng trưng bày như nền văn hóa Óc Eo, Văn hóa Champa, điêu khắc đá Campuchia, tượng phật giáo 1 số nước châu Á .Như một di sản văn hóa đưa chúng ta trở về quá khứ để hiểu và trân trọng những giá trị tinh thần lẫn vật chất trên nước Việt Nam và bài thu hoạch này gồm cả nhật ký chuyển tham quan, mục địch và cảm nhận của nhóm em với Bảo tàng . Ảnh bảo tàng nhìn từ trên ca xuống.(ảnh mạng) 3
  • 4. 4. Giới thiệu về bảo tàng lịch sử Việt Nam Cổng vào Bảo tàng lịch sử Tp.HCM Đến khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi nằm bên trái, kiến trúc theo lối Á Đông đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt NamTheo các tài liệu chúng ta được biết vào ngày 24-11-1927, thống đốc Nam Kì B.de la Brosse đã kí quyết định xây dựng 1 bảo tàng lấy tên là “Bảo tàng Nam Kì” có tính chất như là Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc đều chịu sự kiểm soát của thống đốc Nam Kì. Ngày 1-1-1929, bảo tàng được khánh thành mang tên Museé Blauchard de la Brosse. Năm 1945, khi cách mạng tháng tám thành công tại Sài Gòn, chính quyền Cách mạng đổi tên thành Bảo tàng Gia Định. Bảo tàng lại thay đổi và có tên làViện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” từ năm 1956 – 1975. Sau ngày miền Nam toàn giải phóng, theo quyết định số 235 của Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kí ngày 23-9-1979, bảo tàng được chính thúc mang tên “Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh” cho đến ngày nay.Hiện nay, Bảo tàng trưng bày giới thiệu các phần chính như sau: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các chuyên đề về lịch sử, văn hoá của khu vực phía Nam đất nước và một số nước châu Á … trải qua 16 phòng. Hệ thống trưng bày bao gồm 2 phần chính. Phần đầu trưng bày các hiện vật của lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến hết thời nhà Nguyễn . Phần thứ hai là chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt nam và một số nước châu Á. 4
  • 5. 5. Phần nội dung 5.1 Khái quát lịch sử Việt Nam thời tiền sử đến thời Nguyễn. ● Thời Nguyên thủy (Cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 TCN) Là thời kỳ đầu tiên trong các giai đoạn lịch sử Việt Nam. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc của trái đất, ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ “S” cùng với gần 3.000 hòn đảo và quần đảo, diện tích tổng cộng 331.720 km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất nước Việt Nam như ngày nay được hình thành từ rất lâu trước khi con người xuất hiện, tuổi địa chất từ thời tiền Cambri cho đến Mesozoi (Trung sinh) muộn khoảng 570 - 65 triệu năm về trước. Những biến đổi khí hậu và môi trường trong những thời kỳ dài, đặc biệt ở kỷ thứ 3 và đầu kỷ thứ 4 (Kỷ Nhân sinh) cách ngày nay 1,6 - 0,7 triệu năm, đã là điều kiện thuận lợi cho con người có thể sinh sống được. Những phát hiện khảo cổ học về răng người cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái), những công cụ thô sơ bằng đá có vết chế tác của người nguyên thủy ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa), núi Đất (Đồng Nai)… chứng tỏ cách nay khoảng 500.000 năm, vào thời đại đá cũ, con người đã sinh sống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Và bước sang thời đại đá mới, cách nay khoảng 10.000 năm, các công cụ đá mài, những mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn… đã cho thấy cư dân cổ Việt Nam đang từ cuộc sống thu lượm chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp. Những dấu vết đầu tiên của con người trên đất Việt Nam Trong lịch sử loài người, giai đoạn đầu tiên là thời kỳ nguyên thủy. Trong khảo cổ học, giai đoạn này tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ. Trong nhân loại học, nó tương ứng với thời kỳ người vượn. Người vượn tồn tại cách ngày nay khoảng 2 triệu năm đến vài chục vạn năm. Trên lãnh thổ Việt Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của người vượn, gần giống với người vượn Bắc Kinh, cách ngày nay trên dưới 50 – 60 vạn năm. 5
  • 6. Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Thẩm Ồm (Nghệ An); Hang Hùm (Yên Bái)… các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số răng người vượn nằm trong lớp trầm tích màu đỏ cùng di cốt các động vật thời Cánh tân, cách ngày nay khoảng 40 – 50 vạn năm, cùng với những công cụ lao động của người vượn. Ở một số địa phương trên cả nước như Hang Gòn (Xuân Lộc – Đồng Nai), Lộc Ninh (Bình Phước), núi Đọ (Thanh Hóa)… đã tìm thấy công cụ lao động của người nguyên thủy. Những công cụ đó làm bằng đá, có ghè đẽo thô sơ rất giống với các công cụ đá thời đại sơ kỳ đá cũ. Do trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên người vượn đã hợp thành từng bầy để cùng lao động và chống thú dữ. Khác với các bầy động vật, bầy người nguyên thủy đã có quan hệ xã hội, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. Mỗi bầy thường có khoảng 20 – 30 người, gồm các thế hệ khác nhau, lấy hái lượm, săn bắt làm phương tiện để sinh sống và lang thang khắp nơi. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam * Sự xuất hiện người hiện đại: từ Ngườm đến Sơn Vi Trải qua một thời gian dài sinh tồn và phát triển, người vượn đã chuyển biến thành người khôn ngoan (hay còn gọi là người hiện đại). Tên khoa học là Homo sapiens. Người hiện đại thường xuất hiện vào hậu kỳ Cánh tân. Trên lãnh thổ Việt Nam, ở hang Thẩm Ồm (Nghệ An) đã tìm thấy răng người cổ và xương răng một số động vật như voi răng kiếm, gấu tre. Răng người Thẩm Ồm có những đặc điểm 6
  • 7. của răng người – vượn (Homo erectus) lại có đặc điểm răng người hiện đại (Homo sapiens). Ở hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) lại phát hiện được 2 chiếc răng của người hiện đại, có niên đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm. Ở mái đá Ngườm (Võ Nhai, Bắc Thái), các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều mảnh tước nhỏ, tách từ những hòn cuội để dùng làm nạo và mũi nhọn, có niên đại cách ngày nay khoảng 23.000 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ. Vào cuối thời đại đá cũ, trên một vùng rộng lớn của miền Bắc nước ta, có nhiều bộ lạc săn bắt, hái lượm để sinh sống. Họ cư trú trong các hang động, mái đá, ven bờ các con sông, suối. Các di tích văn hóa thời kỳ này được các nhà khảo cổ học gọi bằng một thuật ngữ chung là văn hóa Sơn Vi (lấy tên xã Sơn Vi, Sông Thao, Phú Thọ – nơi phát hiện những hiện vật đầu tiên thuộc nền văn hóa này). Dấu tích của văn hóa Sơn Vi được tìm thấy ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… Các bộ lạc Sơn Vi dùng đá cuội ghè đẽo ở rìa cạnh tạo nên những công cụ chặt, nạo hay cắt. Hai mặt còn lại của hòn cuội vẫn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Đặc trưng của công cụ Sơn Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định, thể hiện bước tiến trong kỹ thuật chế tác đá, song chưa có kỹ thuật mài. Sự xuất hiện của người hiện đại Sơn Vi đánh dấu bước chuyển biến trong tổ chức xã hội, các thị tộc, bộ lạc ra đời. Mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình với vài ba thế hệ cùng chung huyết thống, sống quây quần với nhau trên cùng một địa vực. Một số thị tộc sống gần nhau, có họ hàng với nhau vì 7
  • 8. cùng chung một nguồn gốc tổ tiên xa xôi hợp lại thành bộ lạc. Các thị tộc trong một bộ lạc có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và có quan hệ hôn nhân giữa con trai của thị tộc này với con gái của thị tộc kia trong cùng một bộ lạc. Mọi thành viên trong cùng thị tộc đều có phong tục, tập quán như nhau và đều được tự do, bình đẳng. * Thời kỳ Hòa Bình – Bắc Sơn Tiếp theo văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện được di chỉ văn hóa thuộc thời kỳ văn hóa đá mới trước gốm, có niên đại cách ngày nay khoảng 12.000 đến 10.000 năm. Cư dân Hòa Bình đã mở rộng địa bàn cư trú khắp vùng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…) vào đến các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…). Cư dân Hòa Bình chủ yếu sống trong các hang động, mái đá thuộc các thung lũng đá vôi, gần suối sông và đã có cuộc sống định cư tương đối lâu dài. Công cụ của họ vẫn làm bằng đá cuội nhưng ghè đẽo rộng hơn, lên cả một bên mặt, còn mặt bên kia để nguyên. Những công cụ này có lưỡi xung quanh có thể chặt, đẽo, nạo. Đặc trưng của công cụ Hòa Bình là rìu ngắn. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy chày nghiền hạt bằng đá cuội bị mài phẳng một đầu do nghiền hạt nhiều, những chiếc rìu dài bằng đá cuội có ghè đẽo, nhiều mảnh tước. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Hòa Bình là hái lượm và săn bắt. Trong nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều xương động vật là các loài thú rừng, vỏ các động vật thân mềm sống dưới sông suối. Ở hang Chùa (Tân Kỳ), phát hiện các xương thú như hươu, voi, trâu bò, lợn rừng, khỉ, tê giác và nhiều vỏ ốc, hến… Ở hang Dơi (Quảng Trị) tìm thấy các công cụ, xương động vật như rìu ngắn, rìu hình đĩa, rìu lưỡi dọc, mảnh tước, bàn nghiền hạt, vỏ ốc, trai, hến… 8
  • 9. Những phát hiện của khảo cổ học còn cho thấy dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai, nông nghiệp trồng rau quả hoặc cây cho củ thời Hòa Bình. Ở các di chỉ Sũng Sàm (Hòa Bình), Thẩm Khương (Lai Châu), bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy phấn hoa. Ở hang xóm Trại (Hòa Bình) đã tìm thấy dấu tích của hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy. Các di tích đó chứng tỏ, cư dân văn hóa Hòa Bình đã phát minh ra nền nông nghiệp sơ khai. Mặc dù cuộc sống vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn do hái lượm, săn bắt. Nhưng sự ra đời của nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước chuyển biến mới, mở đầu cho công cuộc cải tạo tự nhiên bằng lao động sáng tạo của mình. Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Các bộ lạc Bắc Sơn cư trú trong các hang động, mái đá vùng núi đá vôi, gần sông suối thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Tuy ra đời sau văn hóa Hòa Bình nhưng văn hóa Bắc Sơn có quan hệ nguồn gốc và những đặc trưng chung của văn hóa Hòa Bình, có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000 năm. Cư dân Bắc Sơn cũng định cư trong các hang động đá vôi, lấy cuội ở sông suối để chế tạo công cụ như cư dân Hòa Bình, nhưng tiến bộ hơn ở chỗ đã biết mài đá. Công cụ đặc trưng của văn hóa Bắc Sơn là rìu mài lưỡi. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, bên cạnh các rìu mài còn có các bàn mài bằng sa thạch để mài, dũa. Ngoài rìu mài còn có các công cụ bằng đá khác như bôn, đục, dao… Với những chiếc rìu đá mài nhẵn, cư dân Bắc Sơn dễ dàng chế tác các công cụ bằng tre, nứa, gỗ, do vậy lao động thuận lợi hơn. Trong một số di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra đồ gốm. Đây là một thành tựu mới trong kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Bắc Sơn. Người Bắc Sơn 9
  • 10. lấy đất sét nhào với cát để khi nung, đồ gốm không bị rạn nứt. Đặc điểm đồ gốm Bắc Sơn có miệng loe, đáy tròn, hình dáng còn thô và độ nung chưa cao. Nhờ cải tiến công cụ lao động, trình độ sản xuất nông nghiệp của cư dân Bắc Sơn cũng được nâng lên một bước, song nguồn lương thực do nông nghiệp mang lại vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động kinh tế cơ bản vẫn là săn bắt, hái lượm. * Thời kỳ cách mạng đá mới và các bộ lạc trồng lúa Tiếp theo Hòa Bình – Bắc Sơn là văn hóa Đa Bút. Di chỉ văn hóa Đa Bút được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1926 – 1927, tại Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), có niên đại cách ngày nay hơn 6.000 năm. Nhiều nhà khoa học xếp văn hóa Đa Bút vào thời kỳ văn hóa Bắc Sơn. Đồ gốm Đa Bút tiến bộ hơn đồ gốm Bắc Sơn. Đặc trưng cơ bản là nồi có đáy tròn, mặt ngoài có những vết lõm, độ nung chưa cao. Văn hóa Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng thuộc văn hóa đá mới có gốm sau Hòa Bình – Bắc Sơn, phân bố ở vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh. Người Quỳnh Văn đã bước đầu định cư tương đối lâu dài và tiến hành săn bắt, hái lượm các nguồn lợi tự nhiên ở ven biển miền Trung. Đồi sò điệp Quỳnh Văn vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ của người nguyên thủy. Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ học cho rằng, mộ địa Quỳnh Văn vẫn là nơi chôn cất các thành viên của thị tộc, chưa có dấu hiệu chứng tỏ sự phân hóa tài sản trong cư dân Quỳnh Văn. Văn hóa Quỳnh Văn có niên đại cách ngày nay gần 5.000 năm. Cùng thời kỳ với văn hóa Đa Bút – Quỳnh Văn, ở nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam, người nguyên thủy đã tạo ra bước tiến có tính “cách mạng” trong việc cải tiến công cụ lao 10
  • 11. động. Họ không chỉ biết ghè đẽo, mài đá một mặt mà phổ biến là mài nhẵn cả hai mặt và khoan, cưa đá. Nhờ vậy, công cụ có hình dáng gọn, đẹp hơn, loại hình phong phú và thích hợp với từng công việc, năng suất lao động tăng. Khắp các tỉnh miền núi như hang Ba Xã, hang Mai Nha (Lạng Sơn) cho đến các tỉnh trung du, đồng bằng và ven biển Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ như Cái Bèo (Hải Phòng), hang Bái Tử Long (Quảng Ninh), Gò Trũng, cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa), Trại Ổi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), Rú Ta (Diễn Châu, Nghệ An), bãi Phôi Phối (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cồn Lôi Một (Thạch Hà, Hà Tĩnh), Đồng Lê (Quảng Bình), đảo Bích Đầm (Khánh Hòa), Buôn Triết (Đắc Lắc), Cầu Sắt (Đồng Nai)…đều tìm thấy chiếc rìu tứ diện hay rìu có vai được mài nhẵn cả hai mặt. Có những di chỉ có cả rìu răng cưa, rìu mài nhẵn toàn thân, rìu có chuôi tra cán. Ngoài ra còn có bôn, đục, dao, cuốc đá có chuôi tra cán và đều được mài nhẵn. Cư dân lúc bấy giờ còn biết dùng tre, nứa, gỗ làm cung tên, làm cán các loại cuốc, rìu, dao; dùng xương, sừng làm đục, dao nhỏ, kim khâu; dùng vỏ ốc làm công cụ nạo, gọt. Thời kỳ Phùng Nguyên – Hoa Lộc Vào cuối thời đại đá mới, cư dân các bộ lạc sống ở lưu vực sông Hồng đã biết đến một loại vật liệu mới là đồng và kỹ thuật luyện kim đồng thau (dù còn ở buổi đầu). Cư dân các bộ lạc này thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên tìm thấy ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Hồng như Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng. Các bộ lạc Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật làm đồ đá (sử dụng thành thạo kỹ thuật mài, cưa, khoan), biết làm đồ gốm bằng bàn xoay. 11
  • 12. Ở một số di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các cục đồng và xỉ đồng. Điều đó chứng tỏ, cư dân Phùng Nguyên đã biết đến hợp kim đồng thau và dùng hợp kim này để chế tác công cụ, dù công cụ đá vẫn chủ yếu.Do sự xuất hiện của kỹ thuật luyện kim, vai trò người đàn ông ngày càng được khẳng định. Công xã thị tộc mẫu quyền dần nhường chỗ cho công xã thị tộc phụ quyền. Xã hội nguyên thủy thời Phùng Nguyên có những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề để bước sang xã hội có giai cấp và nhà nước.Bên cạnh các bộ lạc Phùng Nguyên, ở lưu vực sông Hồng còn có những bộ lạc khác cũng tiến đến giai đoạn sơ kỳ đồng thau như các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã thuộc nền văn hóa Hoa Lộc (Hoa Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa là địa điểm đầu tiên tìm ra di tích của nền văn hóa này). Ở các di chỉ thuộc văn hóa Hoa Lộc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dùi đồng, dây đồng. Điều đó chứng tỏ, các bộ lạc Hoa Lộc sống ở vùng ven biển là những cư dân đầu tiên biết đến kim loại và tiến đến giai đoạn sơ kỳ đồng thau. ● Thời Hùng Vương (2879 TCN – 179 TCN) ● Thời Bắc thuộc – Đấu tranh giành lại độc lập (179 TCN – 938) ● Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939 – 1225) ● Thời Trần – Hồ (1226 – 1407) ● Thời Lê sơ – Mạc, Trịnh và Chúa Nguyễn (1428 – 1788) 12
  • 13. ● Thời Tây Sơn (1771 – 1802) Tại Bảo tàng lịch sử chúng em được mục sở thị những cổ vật thời Tây Sơn (1788 – 1802). Thời kỳ Tây Sơn là một thời kỳ hào hùng của dân tộc đã và đang truyền cảm hứng tới những người con dân tộc Việt Nam cũng như bản thân em. Được tận mắt chứng kiến những cổ vật của một thời kỳ hoàng kim đã qua mang lại cho em một cảm giác bồi hồi khó tả. Những cổ vật thời Tây Sơn thuộc về thời kỳ cuối thế kỷ XVII bước sang đầu thế kỷ XVIII, cho đến nay, di sản văn hóa vật chất thời Tây Sơn tuy còn lại ko nhiều nhưng đã được các nhà nghiên cứu sử học và bảo tàng tập hợp. Đầu tiên, chúng em được quan sát những cổ vật từ gốm, cụ thể là bát gốm men rạn vẽ lam. Bát có miệng loe, thành cong, đế thấp và rộng. Thành ngoài một phía vẽ khóm trúc men lam, còn phía khác viết 2 dòng chữ Hán. Minh văn viết 4 dòng chữ Hán: Vị xuất địa đầu tiên hữu tiết; Quang Trung niên tạo. Nghĩa là: Cái măng tre chưa nhô khỏi mặt đất mà đốt dóng [tiết] của nó đã sớm ra trước. Chế tạo trong niên hiệu Quang Trung 1788- 1792. Đây là loại bát do lò gốm Bát Tràng ,huyện Gia Lâm sản xuất. Ngoài ra tại bảo tàng được trưng bày chiếc trống đồng duy nhất có niên hiệu Cảnh Thịnh thời Tây Sơn, cổ vật này ko chỉ có giá trị văn hóa hang nghìn năm của trống đồng mà còn được thể hiện cả những nét văn hóa đương thời Tây Sơn. Trống được đúc mô phỏng theo kiểu trống da. Mặt trống cong vồng lên, chính giữa là 2 vòng tròn nổi tượng trưng cho mặt trời, xung quanh thân trống đúc nổi 4 quai hình vòng tròn, trang trí nhiều loại hoa văn: hình hoa 4 cánh, nhũ đinh và đề tài tứ linh long, ly, quy, phượng. Đặc biệt, thân trống có khắc bài minh văn chữ Hán nói về bà Nguyễn Thị Lộc vợ của Tổng thái giám Giao Quận công. Vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (1736) góp công lập chùa Linh Ứng (nay là chùa Nành), cùng lời dẫn việc đúc trống để thờ cúng, tu bổ chùa. Minh văn còn cho biết việc đúc trống vào ngày lành tháng 4 năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) đời vua Nguyễn Quang Toản ở xã Phù Ninh huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội) .Trống đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 1, ngày 1/10/2012. Một số ấn triện của các Võ quan trong tướng lĩnh quân đội Quang Trung cũng được lưu giữ tại bảo tàng, ký hiệu LSb 2535. Ấn này tìm thấy tại Nam Định,cao 4,5 cm, cạnh vuông 8,3 cm. Ấn có quai hình chuôi vồ, mặt ấn đúc nổi10 chữ Hán theo thể Triện thư: Suất trung lương nhị vệ tam hiệu trung lang tướng. Đây là dấu của viên Trung lang tướng ở Hiệu quân thứ 3, Vệ thứ 2, Suất trung lương (Hội đồng biên soạn, 2003 : tr.99). Chiếc ấn khác có kiểu 13
  • 14. dáng tương tự mặt ấn khắc 9 chữ Hán: Suất hùng cự khai vệ ngũ hiệu Đô ty. Đây là ấn của viên tướng chức Đô ty ở Hiệu quân thứ 5, Vệ tiên phong, Suất hùng cự. Trên mặt hai ấn chỉ ghi năm tạo ấn là năm Tân Hợi (1791). Trong sách Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX Nguyễn Công Việt còn giới thiệu tài liệu về chiếc ấn: Tây Kỳ phủ Trung Tín nhất Vệ hộ quân sứ Vinh Hoa hầu. Đây là ấn của viên tướng Vinh Hoa hầu chức Hộ quân sứ thuộc Vệ thứ nhất Trung Tín phủ Tây Kỳ. Một quả ấn khác có dấu hình chữ nhật kích thước 9,8 x 6,6cm. Mặt ấn đúc 5 chữ triện nổi Bằng Tuyền huyện quản lý. Đây là dấu ấn của chức quản lý huyện Bằng Tuyền. Trên các ấn đồng này đều khắc dòng chữ Tân Hợi niên tạo, là năm Quang Trung thứ 4 (1791). Việc khảo cứu của Nguyễn Công Việt đã chứng minh thời gian đúc của các quả ấn đúc năm Tân Hợi trên đây là 1791. Ngoài ra, tại bảo tàng cũng trưng bày dấu triện son, Dấu Quảng vận chi bảo, dấu son hình vuông, hình dấu có kích thước 11,5 x 11,5cm đóng trên tờ chiếu chỉ, niên hiệu Quang Trung năm thứ 5 (1792). Nội dung bản chiếu của vua Quang Trung khen ngợi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về việc dịch sách Kinh thi. Tờ chiếu hình chữ nhật dài 50cm, rộng 40cm, ký hiệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số LSb.21965. Dòng niên đại ghi Quang Trung ngũ niên nhật nguyệt sơ nhị. Nghĩa là ngày mùng 2 tháng 6 năm Quang Trung thứ 5 (1792). ● Thời Nguyễn (1802 – 1945) (SANG) 14
  • 15. 5.2 Khu trưng bày chuyên đề văn hóa miền Nam và vài nước châu Á. ● Văn hóa Champa (Thế kỷ 2 – 17) ● Văn hóa Óc Eo (Thế kỷ 1 – 7) ● Điêu khắc đá Campuchia (Thế kỷ 9 – 13) 15
  • 16. ● Sưu tập Dương Hà, Gốm cổ một số nước Châu Á ● Xác ướp Xóm Cải TP. Hồ Chí Minh (Thế kỷ 19) Bên cạnh đó, chúng em được tham quan Xác ướp Xóm Cải TP. Hồ Chí Minh. Thật bất ngờ vì trình độ và kĩ thuật hiện đại giữ được xác từ thế kỷ 19 đến tận bây giờ. Phòng trưng bày xác ướp có gắn máy hút ẩm, máy thông gió hoạt động liên tục để giữ gìn xác ướp. Cứ cách 3 tháng, các chuyên gia bên ĐH Y dược TPHCM lại qua kiểm tra tình trạng và lau thuốc chống nấm mốc, bảo vệ mô xác ướp. Tại viện bảo tàng, xác của bà được đặt trong lồng kính uy nghiêm. Theo quan sát, thi thể của bà không còn mềm như khi được lớp dung dịch bao bọc, thân hình của bà đã khô cứng, trên đầu tuy còn chỏm tóc dài màu đen, phất phơ nhưng mũi và hốc mắt của bà gần như đã phân huỷ hoàn toàn. Xác ướp của bà được coi như là một bảo vật giữ gìn cho hậu thế được chiêm ngưỡng trước những kỳ tích nghệ thuật ướp xác của tiền nhân và những giá trị lịch sử ẩn tàng phía sau xác ướp hàng trăm năm tuổi, đối với mảnh đất Sài Gòn – Gia Định trên 300 năm thăng trầm lịch sử, người ta đã đưa xác ướp của bà về viện bảo tàng lịch sử Việt Nam. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của xác ướp này nhé. Đầu năm 1994, khi di dời nghĩa trang để chỉnh trang khu vực xóm Cải, phường 8, quận 5, TP HCM, một ngôi mộ cổ kỳ bí được phát hiện, hé lộ những bí ẩn mang tính lịch sử. Từ đó, người dân nơi đây gọi đó là “Xác ướp xóm Cải”. Theo nhiều nghiên cứu, đây là một phụ nữ người Việt (dân tộc Kinh) thuộc tầng lớp quý tộc, khoảng 60 tuổi, cao 1,52m, tên là Nguyễn Thị Hiệu,được coi là hoàng thân quốc thích của vua Gia Long (Nguyễn Ánh 1762 - 1820). Bà mất vào năm 1869. Khi khai quật mộ nhà khảo cổ học đã phát hiện người xưa đã dùng kỹ thuật nung vỏ sò biển thay vôi, dùng mật ong để thay mật đường mía và thêm than gỗ tốt trong hợp chất 16
  • 17. vôi, cát, mật xây quách. Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật kể, bọc ngoài quan tài là cái quách bằng gỗ rất dày. Toàn bộ quách và quan tài được phủ bằng lớp sơn ta cổ, rất tốt và kín mít từa tựa như lớp dầu hắc (hắc ín). Chính nhờ lớp sơn này, mà nước mưa thấm vào lòng đất không thể ngấm vào áo quan và dung dịch ướp xác cũng không tràn ra bên ngoài. . Xác ướp của bà là hiếm hoi trong số các xác ướp được tùy táng nhiều vàng bạc. Nào là lược, bông tai, bộ dụng cụ ăn trầu,...Em thiết nghĩ bà là một người thuộc hoàng tộc nên được ướp xác rất kĩ càng bằng dầu thông. Chân bà mang một đôi hài dài hẹp khoảng 23 cm, rộng độ 12 cm. Đôi chân nhỏ nhắn cho biết chủ nhân xác ướp thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội xưa. Một đôi hài khác có đế làm bằng loại da mịn, thân bằng một loại vải dày tốt giống như loại bố tơ tằm. Trên mỗi đôi hài trang trí hoa văn có hình bông cúc dây bằng vàng với những sợi chỉ vàng may bện. Vào thời kì này, người người toàn đi chân đất nhưng bà lại được mang đôi hài thì phải khẳng định gia thế quý tộc của bà. ● Sưu tập Vương Hồng Sển ● Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam ● Tượng Phật giáo một số nước Châu Á ● Trưng bày ngoài trời, Súng Thần công, đại bác (Thế kỷ 18 – 19) ● Trưng bày ngắn hạn, Trang sức Óc Eo, Văn hóa dân tộc Xtiêng 17
  • 18. 6. Cảm nhận và bài học chung khi tham quan bảo tàng Thực sự, việc thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam có thể là một trải nghiệm rất phong phú và sâu sắc. Có lẽ một số cảm nhận và bài học chung có thể bao gồm sự đa dạng của lịch sử Việt Nam, từ những thời kỳ huy hoàng đến những giai đoạn khó khăn. Mỗi hiện vật, mỗi bức tranh hay đều là một câu chuyện, một phần nhỏ của quá trình phát triển và hình thành đất nước. Nó giúp ta hiểu rõ hơn về sự đổi mới, khả năng chống chọi và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ.Bảo tàng còn là nơi thể hiện sự tiến bộ của xã hội, nền văn minh và nghệ thuật qua thời gian. Nó cũng có thể mở ra một cửa sổ để nhìn nhận về tương lai, từ những bài học rút ra từ quá khứ. Bài học lớn nhất có lẽ là sự kiên trì và lòng tự hào trong bản sắc văn hóa. Qua những thăng trầm của lịch sử, người Việt vẫn giữ vững những giá trị truyền thống, từ tình yêu thương gia đình đến lòng trung hiếu và lòng nhân ái. Nhìn vào những bức tranh tái hiện cuộc sống hàng ngày, tôi cảm thấy họa sĩ đã tài tình vẽ nên cái đẹp bình dị, mà tôi thường xuyên quên giữa cuộc sống hiện đại.Bài học khác là sự đoàn kết trong đối mặt với thách thức. Những giai đoạn khó khăn, chiến tranh, đó không chỉ là nỗi đau riêng của một người hay một gia đình, mà là của cả một cộng đồng. Và từ những thời kỳ đen tối đó, người Việt đã học được cách đứng dậy, hỗ trợ lẫn nhau và xây dựng lại đất nước.Ngoài ra, sự học hỏi từ sai lầm cũng là một phần quan trọng của bài học. Những trang sử đau thương, những cuộc chiến không cần thiết, tất cả đều là những dấu mốc để chúng ta nhìn nhận và rút ra kinh nghiệm. Việc này không chỉ là để đổ lỗi cho quá khứ mà còn để chúng ta trở nên khôn ngoan hơn trong quản lý tương lai. Cuối cùng, thăm bảo tàng lịch sử Việt Nam không chỉ là việc đắm chìm trong quá khứ mà còn là cơ hội để xây dựng tương lai. Nó khuyến khích chúng ta tự hào về bản sắc dân tộc và đồng thời đặt ra câu hỏi về vai trò của chúng ta trong sự phát triển toàn cầu. Bài học từ lịch sử là tia sáng dẫn đường cho tương lai, và tôi cảm thấy hân hoan trước nhiệm vụ được kế thừa từ những người đi trước. 18
  • 19. 7.Nhận xết của giáo viên: 19
  • 20. 8. Phụ lục: Hình ảnh chuyển tham quan Gốm thờ cúng thời Mạc Đồ gốm thời Nguyễn 20
  • 21. Gốm Chu Dậu thời Mạc 21
  • 22. Vũ khí thời Tây Sơn 22