SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................Error! Bookmark not defined.
CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................6
1 Lý do nghiên cứu đề tài.................................................................................................6
2 Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................7
3 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài ..................................................................9
4 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................9
5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................9
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ..................................................................10
7. Bố cục của báo cáo.....................................................................................................11
NỘI DUNG ....................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...12
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại.....................12
1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại.........................................................................12
1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại........................................................13
1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc.....14
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc....................14
1.2.2 Đặc điểm hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc.......................14
1.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. ...................15
1.4. Khung pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trong tài vụ
việc .................................................................................................................................16
Tiểu kết chương 1...........................................................................................................19
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI CŨNG NHƯ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC ÁP DỤNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM........................................20
2.1 Điều kiện để một tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài.................................20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.1 Tồn tại một thỏa thuận trọng tài............................................................................20
2.1.2 Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. ......................................................20
2.1.3 Hình thức của thỏa thuận trọng tài Trọng tài vụ việc ...........................................21
2.1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc. ...................................22
2.1.5 Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc...........................................................................25
2.1.6 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt tố tụng trọng tài..................................................27
2.1.7 Thời hiệu khởi kiện...............................................................................................28
2.1.8 Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc. ...................................................................29
2.1.9 Phán quyết, trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài.............................................31
2.2 Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài vụ việc .......................................................................................................................33
2.2.1 Hỗ trợ của Tòa án..................................................................................................33
2.2.2 Hỗ trợ của Cơ quan thi hành án ............................................................................34
2.3 Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp đối với Trọng tài vụ việc tại Việt Nam
giai đoạn hiện nay. .........................................................................................................35
2.3.1 Hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc.................39
2.3.2 Vai trò của Trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp thương mại.................42
2.4 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn hoạt động giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài vụ việc...........................................................................................43
2.4.1 Pháp luật Trọng tài còn bất cập.............................................................................43
2.4.2 Nhận thức của doanh nghiệp về Trọng tài vụ việc còn hạn chế ...........................49
2.4.3 Xuất phát từ chất lượng của Trọng tài viên Trọng tài vụ việc..............................49
2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ
việc tại Việt Nam. ..........................................................................................................50
2.5.1. Những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định Pháp luật trọng tài thương mại
........................................................................................................................................50
2.5.2 Đối với Bộ Tư pháp ..............................................................................................51
2.5.3 Đối với nhà nước...................................................................................................51
2.5.4 Đối với Tòa án.......................................................................................................52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.5.5 Đối với cơ quan thi hành án ..................................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
BLDS Bộ luật dân sự
CNQĐTT Công nhận quyết định trọng tài
HĐTM Hợp đồng thương mại
HĐTHĐTM Hợp đồng trong hoạt động thương mại
QLNN Quản lý nhà nước
TCDS Tranh chấp dân sự
TCTM Tranh chấp thương mại
TTTM Trọng tài thương mại
TTTT Trung tâm trọng tài
PQTT Phán quyết trọng tài
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Nói đến phương thức giải quyết tranh chấp thì rất đa dạng, trọng tài với lợi thế là
thủ tục tố tụng nhanh gọn, không rườm rà, tiết kiệm hơn về thời gian, chi phí cho các
bên đang có những điều kiện khách quan và chủ quan để phát triển, nhất là trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì lý do này, rất nhiều nước, đặc biệt là các nước
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo mọi điều kiện cho hoạt động của
trọng tài thương mại nhằm đa dạng hóa việc giải quyết tranh chấp, tăng cơ hội lựa chọn
cho các bên và giảm áp lực lên cơ quan tư pháp.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thương nhân Việt
Nam ngày càng quan hệ hợp tác với các đối tác không chỉ trong nước mà còn có nước
ngoài, và từ đó đã nảy sinh những tranh chấp kinh tế, thương mại Quốc tế. Trên thực tế
việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung được thực hiện bằng nhiều hình
thức. Trong đó, phương thức Tòa án và Trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh
chấp được các bên lựa chọn nhiều nhất và được sử dụng phổ biến nhất.
Việt Nam đã ngày càng quan tâm hơn đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với
việc ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và ngày 17/6/2010, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua
Luật trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại. Tuy nhiên, thực
tế việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài chậm phát triển trong thực tiễn cuộc sống do nhiều lý
do, trong đó có một phần là các thương nhân Việt Nam còn bỡ ngỡ, chưa thấy hết
những lợi thế mà phương thức giải quyết tranh chấp này mang lại để thỏa thuận, lựa
chọn phương thức giải quyết trọng tài khi có tranh chấp xảy ra. Mặt khác, tỷ lệ phán
quyết của Trọng tài trong nước bị Tòa án hủy hoặc phán quyết của Trọng tài nước
ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành còn khá cao, mặc dù rất
nhiều phán quyết trọng tài đó không phải là do vi phạm tố tụng trọng tài hoặc do chất
lượng của phán quyết trọng tài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên cũng còn một
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phần là do một số quy định trong thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của
Trọng tài nước ngoài của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại chưa được
tuân thủ triệt để hoặc còn có điểm bất cập cần có thể kể đến như: (i) Quy định về trọng
tài thương mại còn nhiều vướng mắc trong tên gọi, vấn đề hủy quyết định trọng tài;(ii)
Nhận thức của doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài chưa
thật sự tốt; (iii) kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết của trọng tài chưa đạt kết quả cao. Bên
cạnh đó, trình độ của một số Thẩm phán còn hạn chế hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm
dẫn đến việc áp dụng một số quy định thiếu chính xác trong việc giải quyết yêu cầu
hủy phán quyết của Trọng tài trong nước, yêu cầu công nhận và cho thi hành phán
quyết của Trọng tài nước ngoài. Với mong muốn nghiên cứu, tìm tòi cũng như đóng
góp những ý kiến để góp phần ngày càng hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
theo pháp luật việt nam” làm báo cáo tốt nghiệp cuối khóa. Từ đó, giúp cho chúng ta
có cái nhìn tích cực hơn cũng như hiểu biết sâu rộng về những lợi ích khi lựa chọn
trọng tài giải quyết nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và một số công
trình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
TS. Nguyễn Am Hiểu có bài “Một số đặc điểm của pháp luật trọng tài phi chính
phủ ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/1997); PGS.TS.
Nguyễn Như Phát có bài “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế” (Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 11/2001); PGS.TS. Dương Đăng Huệ có bài “Trọng tài kinh
tế phi chính phủ ở Việt Nam – Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của nó” (Thông tin khoa học pháp lý – Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý
Bộ Tư pháp, số 5/1999). Các bài viết này đề cập đến những vấn đề pháp luật của Việt
Nam trước khi ban hành PLTTTM, các bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm củng
cố hoàn thiện hơn pháp luật về TTTM. Khi PLTTTM được ban hành, cũng có một số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bài viết về vấn đề trọng tài như: PGS.TS. Dương Đăng Huệ có bài “Pháp lệnh TTTM
năm 2003 – Động lực mới cho sự phát triển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta”;
Luận án tiến sĩ “Vai trò của Tòa án trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài ở Việt Nam” của tác giả Vũ Ánh Dương, năm 2006. Tuy nhiên, các bài
viết này chỉ đề cập đến những vấn đề chung của TTTM như khái nhiệm, đặc điểm, bản
chất của trọng tài, thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài, sự hỗ trợ
của Tòa án trong hoạt động tố tụng trọng tài. Kể từ ngày ban hành LTTTM, có một số
đề tài nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Hủy phán quyết của TTTM theo Luật TTTM
năm 2010” của tác giả Phạm Minh; Luận văn thạc sĩ “Hiệu lực của TTTT theo Luật
TTTM năm 2010” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Tuy nhiên, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau do những thay đổi về điều kiện
kinh tế- xã hội và ở những địa phương khác nhau, do có sự khác nhau vềđiều kiện kinh
tế- xã hội mà thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại diễn ra khá đa dạng
và phức tạp, nhiều qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
bằng hình thức trọng tài vụ việc thương mại đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nên cần
được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cho phù hợp để các quy định của pháp luật đáp
ứng được thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội nói chung trong giai đọan hiện nay cũng
như đáp ứng điều kiện kinh tế- xã hội của từng địa phương cụ thể. Vì vậy, vấn đề pháp
luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại và thực tiễn thực hiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc
thương mại cần được tiếp tục nghiên cứu để chỉ ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế.
Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại bằng
hình thức trọng tài vụ việc thương mại. Mặc dù đã có các công trình khoa học nào đi
sâu nghiên cứu vấn đề pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức
trọng tài song chưa đánh giá hết mức độ áp dụng, giải pháp cần hoàn thiện trong quá
trình áp dụng, nhất là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sau khi Bộ luật
dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Do đó, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn pháp lý, góp
phần đáp ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong tình hình mới, khi các giao
dịch HĐTM và tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ngày
càng gia tăng và các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần
được tiếp tục hoàn thiện.
3 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Hiện nay trên thế giới, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài diễn ra
thường xuyên như Anh, Singapore, Hong kong…. Nhưng tại Việt Nam Trọng tài vụ
việc là phương thức giải quyết còn mới mẻ, các doanh nghiệp Việt Nam ít biết đến và
thường ít lựa chọn phương thức này. Vì vậy báo cáo thực tập với mục đích nghiên cứu
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc, tìm hiểu những
điểm còn bất cập khiến cho phương thức Trọng tài vụ việc chưa được sử dụng phổ biến
tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động
của phương thức Trọng tài vụ việc.
4 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua hoạt động nghiên cứu, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc
một cách tổng thể các quy định cũng như thực tiễn của công tác tranh chấp hợp đồng
thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng về
việc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như xem xét tranh chấp hợp đồng
thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc trong thực tế. Đồng thời, thực tế vai trò
tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ở Việt Nam. Qua đó,
đánh giá tình hình áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng trọng tài trong lĩnh vực
trên nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu về
nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại.
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:
Tại chương 1 của Báo cáo thực tập tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, đánh giá tổng hợp để làm sáng rõ các vần đề lý luận cơ bản về giải quyết
tranh chấp trong hoạt động KDTM và pháp luật về tranh chấp hợp đồng thương mại
bằng hình thức trọng tài vụ việc .
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp sơ đồ hóa
được tác giả sử dụng ở chương 2, để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tranh
chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ở Việt Nam.
Chương 2 của Báo cáo thực tập sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tranh chấp hợp đồng thương mại
bằng hình thức trọng tài vụ việc và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ở nước ta
hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một
cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình
thức trọng tài vụ việc đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì
báo cáo thực tập có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực
tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về tranh chấp hợp đồng thương mại
bằng hình thức trọng tài vụ việc theo quy định của pháp luật cũng như những chính
sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
Đồng thời, điểm mới của báo cáo thực tập chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham
khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì báo cáo thực tập đã
tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của
các quy định pháp luật trong vai trò tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức
trọng tài vụ việc được đối chiếu thực tiễn tại Việt Nam hiện tại cũng như tương lai. Đối
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi
pháp luật, phát hiện của đề tài của những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong
quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý
kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong
công tác chuyên môn trong công tác tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức
trọng tài vụ việctrong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có giá
trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp
khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về quyền con người ở nước ta trong lĩnh
vực tố tụng trọng tài. Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối
tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 02
chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng
trọng tài vụ việc.
Chương 2: Pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài vụ việc cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng trọng
tài vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại.
1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm
1997. Tại Điều 238 Luật thương mại 1997 quy định: “tranh chấp thương mại là tranh
chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong
hoạt động thương mại”. Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy
định của Luật TM đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp
đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp
luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết các tranh chấp
thương mại tiếp cận khái niệm này dưới góc độ liệt kê các tranh chấp (được coi là tranh
chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại) thuộc thẩm quyền của cơ quan
tài phán quy định tại văn bản pháp luật đó. Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015,
các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm 5
nhóm sau đây:
(i) các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,
tổ chức có đăng ký kinh doanh Với nhau và đều có mục đích lợi nhuận,
(ii) tranh chấp về quyền, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận,
(iii) tranh chấp giữa ngu chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
(iv) có tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty
(v) các tranh chó khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Luật
TTTM 2010 quy định thẩm quyền của trọng tài là giải quyết các tranh chấp mà pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luật có quy định được giải quyết bằng trọng tài khi có thỏa thuận chọn trọng tài hợp
pháp của các bên tranh chấp, trong đó có tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương
mại. Luật TM không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự
hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương
đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam
với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo quy định tại khoản 1
Điều 3 hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác
Nói tóm lại, có thể định nghĩa “tranh chấp thương mại” là các tranh chấp phát
sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể
thực hiện các hoạt động đó.
1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại có thể được hiểu là: “Giải quyết tranh chấp
thương mại là quá trình các chủ thể của các bên tranh chấp tiến hành lựa chọn các
phương thức, biện pháp hợp pháp để “bình ổn” các mâu thuẫn, “dung hòa” quyền và
lợi ích cũng như những bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
mối quan hệ tranh chấp”
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tồn tại bốn phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản đó là: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và tòa
án.
+ Phương pháp thương lượng: Là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên
tranh chấp tự thỏa thuận, bàn bạc với nhau nhằm chấm dứt tranh chấp đã phát sinh giữa
họ với nhau
+ Phương pháp hòa giải: Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò làm trung gian giúp các bên có được tiếng nói
chung để giải quyết các bất đồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Tòa án: Đối với Tòa án, đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại
diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp
phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật trình tự thủ tục tố tụng. Đồng thời, bản
án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án
của nhà nước.
+ Giải quyết bằng Trọng tài thương mại: Trọng tài là một phương pháp pháp lý
để giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh
chấp của mình đến một Trọng tài viên hay một hội đồng Trọng tài để giải quyết đề giải
quyết theo quy định của luật áp dụng và chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ
phán quyết của Trọng tài viên hay hội đồng Trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng
để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, thường là thương mại quốc tế.
1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ
việc.
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định Luật TTTM và
trình tự thủ tục do các bên thỏa thuận” (khoản 7 Điều 3 Luật TTTM).
Từ đó, có thể định nghĩa giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
là: hình thức Trọng tài không có cơ quan điều hành, do các chủ thể trong mối quan hệ
tranh chấp tự lựa chọn Trọng tài viên sau đó thành lập Hội đồng Trọng tài để giải quyết
tranh chấp theo yêu cầu của của các bên tranh chấp 3 .
1.2.2 Đặc điểm hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc
Trước khi pháp lệnh trong tài thương mại 2003 có hiệu lực, mặc dù đã có một số
văn bản pháp luật chuyên nghành quy định về quyền lựa chọn Trọng tài vụ việc của
các bên nhưng chưa có văn bản cụ thể nào quy định về hình thức Trọng tài này nên
Trọng tài vụ việc chưa được thực tiễn hóa một cách chính thức ở Việt Nam. Căn cứ
theo khoản 7 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tranh chấp tuân theo quy định của luật này và trình tự, thủ tục do các bên tự thỏa thuận
với nhau. So với Trọng tài quy chế, Trọng tài vụ việc có những đặc điểm rất khác biệt:
+ Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
+ Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều
hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn
hoặc chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ
trung tâm trọng tài nào.
+ Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy
tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Thông
thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ
biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín trong nước và
ngoài quốc tế.
+ Thứ tư, đây là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương
thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có
nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết về
pháp luật, cũng như kinh nghiệm tố tụng. Trên thực tế, số lượng tranh chấp thương mại
được giải quyết bằng trọng tài ad-hoc không nhiều.
1.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc.
Khi một cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp
thì có thể thấy được những lợi ích mà nó mang lại như:
Thứ nhất, thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn
giản, linh hoạt và mêm dẻo về mặt tố tụng. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa
điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án hay phán
quyết của trọng tài là chung thẩm, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc
cho các chủ thể.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết
vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu
sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính
xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bên có được sự công bằng và thỏa
mãn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ
được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa
chưộng nhất. Từ đó, đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp giữa các bên một cách
nhanh – gọn cho các nhà kinh doanh, hạn chế được sự tốn kém thời gian và tài chính là
hai yếu tố vàng trong kinh doanh, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm
soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết
kinh doanh. Đây cũng là phương thức này cũng là một trong những biện pháp mà Nhà
nước sử dụng để nhằm bảo vệ sự an toàn trong các hoạt động thương mại, góp phần
quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật. Việc giải quyết tốt các tranh chấp bằng
trọng tài vụ việc là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bởi nó sẽ tháo bỏ các rào
cản trong kinh doanh, thiết lập lại sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau cho các chủ thể
tham gia hoạt động trong thực tế.
1.4. Khung pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trong
tài vụ việc
Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 – luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp
lý cao nhất là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy
định về vấn đề này. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng
ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài vụ việc ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh
tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới.
Theo Luật thương mại 2005 quy định, hoạt động thương mại bao gồm mua bán
hàng hóa; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương mại (hoạt động khuyến mại;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quãng cáo thương mại; triển lãm tương mại) và các hoạt động trung gian thương mại
(đại diện cho thương nhân, môi giới thuong mại, ủy thác mua bán hang hóa, đại lý
thương); một số hoạt đọng thương mại cụ tể khác như: (gia công thuong mại; đấu giá
hang hóa, dịch vụ, đấu thầu hàng hóa; dịch vụ logistic theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc một số công việc như: vận chuyển, nhận hang, lưu kho, bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng,
tư vấn khách hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đếnhàng hóa để hưởng thù lao (Điều
233 luật thương mại 2005); quá cảnh hàng hóa được hiểu qua lãnh thổ Việt Nam và
dịch vụ quá cảnh hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa và kết quả cung ứng dịch vụ;
cho thuê hàng hóa; nhượng quyền thương mại).
Tại Điều 30 BLTTDS 2015 tuy không diễn giải như Điều 29 BLTTDS 2004
nhưng nội dung của hai điều luật này lại giống nhau, quy định những tranh chấp về
kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án Kinh tế gồm:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký
kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại.
Ví dụ: Công ty TNHH Zades được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của cty này không chỉ hoạt
động ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn
hành vi mua nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm
trang thiết bị, thuê phương tiện cho công nhân đi làm….
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công
ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
Tranh chấp phát sinh mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, còn
các bên còn lại có thể không có hoạt động thương mại.
Theo Điều 2 khoản 2 Luật TTTM 2010 quy định chủ thể trong quan hệ tranh chấp
đòi hỏi ít nhất một bên phải có hoạt động thương mại,
Đây là trường hợp tranh chấp phát sinh mà ít nhất phải có một bên có hoạt động
thương mại, còn các bên khác có thể không có hoạt động thương mại,vẫn thuộc thẩm
quyền giải quyết của Trọng tài.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 là văn bản pháp luật
là tiền đề cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Các
nội dung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc được quy định làm
nền tảng cơ bản và tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những mâu thuẫn
tranh chấp trong tranh chấp kinh doanh thương mại. Thông qua các quy định trên đã
thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ở nước ta hiện nay. Văn bản pháp lý này
đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc giải quyết TCTM
ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoải ra, BLDS
2015, Luật TCTD 2010, sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang
góp phần trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc hiện
nay.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết chương 1
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề
giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Điều này tạo điều kiện để bảo
vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các chủ thể ở nước ta hiện nay; thể hiện rõ nét sự quan
tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta.
Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho
quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài vụ việc ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp với
xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
nhưng đề cao vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc nhằm
phát triển một cách bền vững. Từ đó, hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc
thực thi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc trong tiến trình phát
triển đất nước ta hiện nay và trong tương lai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI CŨNG NHƯ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC ÁP DỤNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM
2.1 Điều kiện để một tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài
2.1.1 Tồn tại một thỏa thuận trọng tài
Có thể thấy rằng không phải bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoạt động thương
mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại... thì Trọng tài đều có thẩm quyền
giải quyết. Tại Điều 5 Luật TTTM 2010, các tranh chấp được quy định tại Điều 2 Luật
trọng tài thương mại chỉ được đưa ra giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa
thuận trọng tài. Và đây là điều kiện rất quan trọng. Nếu các bên trong quan hệ pháp
luật có tranh chấp dù phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt
động thương mại nhưng giữa các bên không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài không có thẩm quyền để giải
quyết tranh chấp.
Vì vậy, có thể thấy các loại việc rơi vào trường hợp quy định tại Điều 2 Luật
trọng tài thương mại mới chỉ là điều kiện cần để việc tranh chấp đó có thể thuộc thẩm
quyền của Trọng tài, và điều kiện đủ để tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài, giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đã lựa
chọn Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Như vậy, có thể thấy ý chí của hai
bên đương sự sẽ có vai trò quyết định thẩm quyền của Trọng tài được giải quyết quan
hệ tranh chấp đó. Nói cách khác ý chí của các bên đương sự là cơ sở để tạo nên thẩm
quyền của Trọng tài.
2.1.2 Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.
Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể bị tuyên là vô
hiệu nếu thỏa thuận này không thỏa mãn các điều kiện về hình thức, chủ thể xác lập
cũng như nội dung của thỏa thuận được quy định trong BLDS 2015. Vì thỏa thuận
trọng tài cũng là một giao dịch dân sự được quy định theo Bộ luật này.
Điều kiện đối với cá nhân xác lập và chủ thể của thỏa thuận trọng tài:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Cá nhân: Người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng pháp luật, năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo quy tại Khoản 3 Điều 112 Luật
TTTM 2010, vi phạm quy định này sẽ dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
Người xác lập thỏa thuận trọng tài có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy
quyền của các bên tranh chấp.
- Tổ chức: Năng lực giao kết hợp đồng của một doanh nghiệp được điều chỉnh
chủ yếu bởi điều lệ doanh nghiệp và luật nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (cụ thể
ở Việt Nam là Luật doanh nghiệp 2020)11
. Một doanh nghiệp được yêu cầu phải hành
động thông qua giám đốc và nhân viên của mình theo đúng điều lệ và luật điều chỉnh
của chính mình. Nếu một doanh nghiệp tham gia vào một giao dịch vượt qua quyền
hạn của doanh nghiệp này (hay nói cách khác, giao dịch là một sự vượt quyền) và giao
dịch không thành công, có nguy cơ doanh nghiệp này sẽ cho rằng thỏa thuận là không
ràng buộc đối với họ và họ không có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp bằng
trọng tài. Để đề phòng khả năng này, các quốc gia thường có những quy định pháp luật
cụ thể để giới hạn hoặc loại bỏ nguyên tắc vượt quyền nhằm bảo vệ các chủ thể giao
dịch một cách có thiện chí đối với những doanh nghiệp.
2.1.3 Hình thức của thỏa thuận trọng tài Trọng tài vụ việc
Hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại nói chung hay trọng tài vụ việc nói
riêng, đó chính là ý chí của hai bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp, nó phải được thể hiện, phải được tồn tại dưới những hình thức nhất định và có
thể được hình thành trong những giai đoạn khác nhau của hợp đồng. Dù thỏa thuận
trọng tài được xác lập trước hoặc sau khi có tranh chấp đều có giá trị pháp lý như nhau.
Nó có thể tồn tại dưới hình thức một, một số điều khoản trong hợp đồng hoặc các bên
có thể lập một văn bản riêng, trong đó chỉ có nội dung là thỏa thuận trọng tài.
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài phải được
xác lập dưới dạng văn bản. Đây là một điều kiện rất quan trọng về hình thức của thỏa
thuận trọng tài. Nếu các bên có trao đổi, thỏa thuận thống nhất với nhau về thỏa thuận
trọng tài nhưng mới chỉ dừng ở lời nói mà không chuyển hóa thành một dạng văn bản
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ không được coi là có thỏa thuận trọng tài.
Việc các bên có thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng văn bản là rất đa dạng.
Tại Điều 16 Luật TTTM 2010 đã liệt kê một số hình thức thỏa thuận trọng tài bằng văn
bản. Những hình thức được liệt kê trong Điều 16 cho thấy sự phong phú về hình thức
thể hiện của thỏa thuận trọng tài, nhưng không phải là đã phản ánh hết những gì đã và
sẽ diễn ra trong thực tiễn, nên không được tư duy, áp dụng một cách cứng nhắc, “đóng
khung những gì đã quy định. Mặt khác, từ quy định này có thể thấy có những thỏa
thuận trọng tài không hề có chữ L của hai bên, nhưng các văn bản đó thể hiện sự thống
nhất về thỏa thuận trọng tài như thư điện tử... đều có giá trị pháp lý. Cũng có trường
hợp trong hợp đồng thương mại có điều khoản thỏa thuận trọng tài, hợp đồng chỉ có
chữ ký một bên nhưng các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Khi có
tranh chấp một bên cho rằng không có thỏa thuận trọng tài, hoặc thỏa thuận trọng tài
không có giá trị pháp lý vì hợp đồng chỉ có một bên ký. Cần phải khẳng định thỏa
thuận trọng tài hoàn toàn thỏa mãn những điều kiện về hình thức, dù hợp đồng chỉ có
một bên ký không vì thế mà bị vô hiệu, bên không ký hoàn toàn biết thỏa thuận trọng
tài có tồn tại trong hợp đồng nhưng không hề phản đối, mà vẫn thực hiện hợp đồng.
Hành vi thực hiện trên thực tế hợp đồng được coi là một bằng chứng về việc đã chấp
nhận thỏa thuận trọng tài.
2.1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc.
Đối với trọng tài thương mại nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng thì nguyên
tắc cơ bản nhất đó chính là “ sự thỏa thuận của các bên” nếu như các chủ thể không có
sự thỏa thuận trọng tài thì sẽ không xảy ra quá trình tố tụng trọng tài. Đây là nguyên
tắc được thừa nhận bởi Pháp luật Việt Nam cũng như luật trọng tài quốc tế.
* Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật TTTM 2010 “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa
thuận của các bên nếu thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quy định này thể hiện nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp, là
nguyên tắc chi phối hành vi tố tụng của Trọng tài. Nguyên tắc này bao hàm, nhưng
không giới hạn bởi các nội dung sau đây:
Thứ nhất, Trọng tài chỉ được giải quyết tranh chấp trong phạm vi thỏa thuận
trọng tài và yêu cầu của các bên không vượt quá phạm vi thỏa thuận trọng tài đó. Yêu
cầu này tương ứng với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự trước Tòa án quy định tại Điều 5 BLTTDS 2015.
Thứ hai, kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình
thương lượng, thỏa thuận chấm dứt giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự
thỏa thuận được với nhau chấm dứt giải quyết tranh chấp và yêu cầu Trọng tài đình chỉ
việc giải quyết tranh chấp thì Trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh
chấp (Điều 312 Luật TTTM 2010).
Thứ ba, Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết tranh chấp khi các bên có yêu cầu, khi các bên thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định
công nhận hỏa giải thành và chấm dứt giải quyết tranh chấp (Điều 512 Luật TTTM
2010).
Thứ tư, Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về là điềm giải quyết
tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp (Điều 11 Luật TTTM 2010).
Thứ năm, Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên các thời hạn tố tụng, trừ
trường hợp quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quy định khác.
* Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy
định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì Trọng tài viên phải độc
lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đảm bảo để
Trọng tài viên không trở thành người phụ thuộc bên tranh chấp đã lựa chọn mình và
qua đó có thể tuân thủ được quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình. Nguyên tắc này
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quy định Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp trong trường hợp mình là
người thân thích hoặc là người đại diện của một bên hoặc có lợi ích liên quan vụ tranh
chấp hoặc đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa
vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận
bằng văn bản (khoản 1 Điều 42 Luật TTTM 2010).
* Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì các bên tranh chấp đều
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tại Điều 12 BLTTDS 2015 về nguyên tắc
tố tụng dân sự. Điều đó một lần nữa cho thấy, tố tụng trọng tài thương mại cũng dựa
trên các nguyên tắc cơ bản như tố tụng dân sự trước Tòa án
Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi chính các bên tranh chấp phải tôn trọng các
quyền tố tụng của nhau, nhưng chủ yếu là yêu cầu Hội đồng trọng tài tạo điều kiện để
họ thực hiện các và nghĩa vụ của mình
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010 giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài sẽ được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Khác với các nguyên tắc đã phân tích trên đây, nguyên tắc giả quyết tranh chấp
không công khai của trọng tài có sự khác biệt quan trọng so với nguyên tắc xét xử công
khai trong tố tụng dân sự trước Tòa án được quy định tại Điều 15 BLTTDS 2015.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai được sáng lập nhằm tạo nên sự
thu hút của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nguyên tắc này giúp giữ
được bí mật các thông tin được xem là nhạy cảm của thương nhân. Giải quyết tranh
chấp không công khai giúp giảm thiểu khả năng bí mật kinh doanh bị lộ ra bên ngoài
khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng. Mặt khác việc xét xử không công
khai cũng có thể giúp giảm thiểu các tác động gây bất lợi phát sinh từ việc tranh chấp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đến uy tín của thương nhân. Đây là yếu tố mà trong thực tiễn thường được các bên cân
nhắc khi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai không chỉ đòi hỏi phiên họp
giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác (khoản 1 Điều 55 Luật TTTM 2010) và Hội đồng trọng tài chỉ được cho
phép người khác tham dự phiên họp trong trường hợp được sự đồng ý của các bên
(khoản 3 Điều 55 Luật TTTM 2010)
* Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì phán quyết trọng tài là
chung thẩm, có nghĩa là phán quyết trọng tài không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi
bất kỳ một Trọng tài hay Tòa án nào khác. Quy định này không chỉ bao hàm phán
quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ
tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài” (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010) mà còn
cả quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên trong
quá trình tiến hành tố tụng trọng tài (Điều 512 Luật TTTM 2010).
2.1.5 Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc
* Đơn khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật TTTM 2010, tranh chấp được giải quyết
bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khỏi kiện và gửi cho một bên hoặc
các bên tranh chấp (hay bị đơn). Đơn khởi kiện bao gồm các nội dung được quy định
tại khoản 2 Điều 30 Luật TTTM 2010 gồm:
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ
định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các
tài liệu có liên quan.
* Hình thức đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đơn khởi kiện
Do Luật trọng tài thương mại không quy định, nên đơn khởi kiện thể hiện dưới
hình thức nào sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Thông thường đơn khởi kiện
được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu sau:
- Văn bản chứa đựng thỏa thuận trọng tài.
- Bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan đến nội dung tranh chấp, yêu
cầu của nguyên đơn trong đơn khởi kiện..
Một trong những yếu tố giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh, tiết kiệm
thời gian thì nguyên đơn phải chuẩn bị và gửi càng đầy đủ, càng sớm các tài liệu chứng
minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp là rất quan trọng.
* Địa điểm gửi đơn khởi kiện
Đối với trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tìa vụ việc thì
nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn.
* Thông báo đơn khởi kiện
Đối với tranh chấp được giải quyết tại trọng tài vụ việc, khi nguyên đơn khởi kiện
đã nhanh chóng gửi ngay đơn khởi kiện cho bị đơn biết. Nên không cần thực hiện thủ
tục thông báo cho bị đơn theo quy định tại Điều 32 Luật TTTM.
* Bản tự bảo vệ và thời hạn gửi bản tự bảo vệ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật TTTM, bản tự bảo vệ phải có các nội
dung chính sau đây:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ
- Tên và địa chỉ của bị đơn
- Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ nếu có;
- Tên và địa chỉ của người được bị đơn lựa chọn trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ
định trọng tài viên.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc (khoản 3 Điều 35
Luật TTTM) các bên có thể thỏa thuận thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và tài
liệu cho nguyên đơn và Trọng tài viên mà nguyên đơn đã lựa chọn. Trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi
kiện của nguyên
* Đơn kiện lại và thời hạn gửi đơn kiện lại
Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc và trọng tài vụ
việc đang thụ lý đơn kiện của nguyên đơn, thì bị đơn gửi đơn kiện lại cho HĐTT vụ
việc và nguyên đơn.
Để tránh việc lợi dụng, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp, đồng
thời bảo đảm công bằng về quyền tố tụng của mỗi bên, tại khoản 2 Điều 36 Luật
TTTM quy định đơn khởi kiện phải được nộp cùng thời điểm bị đơn nộp bản tự bảo vệ.
Điều này có thể kết luận thời hạn nộp đơn kiện lại cũng là 30 ngày kể từ ngày nhận
được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
2.1.6 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt tố tụng trọng tài
* Thời điểm bắt đầu tụng trọng tài
Nếu các bên đương sự không muốn chọn thời điểm bắt đầu quá trình tố tụng như
quy định tại Điều 31 Luật TTTM thì các bên có quyền thỏa thuận thời điểm bắt đầu
quá trình tố tụng trọng tài sớm hơn, hoặc muộn hơn thời điểm được quy định trong
Luật thương mại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời điểm tố tụng trọng tài đối
với hình thức Trọng tài vụ việc bắt đầu từ thời điểm bị đơn nhận được đơn khởi kiện
của nguyên đơn (khoản 2 Điều 31 Luật TTTM 2010). kể từ thời điểm này Tòa án đã có
thẩm quyền bắt đầu các hoạt động hỗ trợ, một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm
đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt
đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa hoặc Hội đồng
trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa (khoản 1 Điều 53 Luật TTTM 2010).
* Thời điểm kết túc tố tụng
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì:
“Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội
dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”.
Tuy nhiên, có một nét rất đặc thù của Luật trọng tài thương mại là dù đã ra phán
quyết trọng tài và chấm dứt tố tụng trọng tài, nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 63,
khoản 7 Điều 71 Luật TTTM 2010, Hội đồng trọng tài vẫn có quyền phán quyết bổ
sung hoặc khắc phục sai sót tố tụng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng
tài.
Đây là một quy định rất có ý nghĩa thực tiễn góp phần khắc phục thiếu sót và ổn
định phán quyết trọng tài. Nhưng để các quy định đó giàu sức sống rất cần sự thấu hiểu
và hỗ trợ của Tòa án mà trực tiếp là các Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài.
2.1.7 Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 33 Luật TTTM 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành
có quy định khác, thời hiệu khởi kiện thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Về nguyên tắc, tố tụng trọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn khởi kiện của nguyên đơn
và đơn phải được gửi khi vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện. Để xác định thời hiệu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khởi kiện vụ tranh chấp thì trước hết cần phải xác định tranh chấp đó phát sinh từ quan
hệ nào, để từ đó xác định luật điều chỉnh quan hệ đó có quy định về thời hiệu khởi kiện
hay không, điều này gây không ít khó khăn cho trọng tài, cũng như Tòa án khi áp dụng
chế định thời hiệu khởi kiện trên thực tế. Hiện nay, thời hiệu khởi kiện đối với các
tranh chấp tại trọng tài được xác định theo thứ tự sau: Luật chuyên ngành, LTM,
LTTTM. Như vậy, luật chuyên ngành là luật ưu tiên để áp dụng xác định thời hiệu khởi
kiện cho từng loại tranh chấp (mua bán, vận chuyển, đầu tư…), trường hợp không có
luật chuyên ngành hoặc luật chuyên ngành không có quy định về thời hiệu khởi kiện
thì áp dụng quy định của LTM, Điều 319 của Luật này quy định thời hiệu khởi kiện đối
với các tranh chấp thương mại là 02 năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm, trừ trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động Logicstic thì thời hiệu
khởi kiện là 09 tháng kể từ ngày giao hàng. Quy định về thời hiệu khởi kiện tại LTM
và LTTTM đều giống nhau về thời hạn (02 năm) và mốc bắt đầu tính thời hiệu khởi
kiện là ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, điều này sẽ không gây nhầm lẫn
hoặc vướng mắc khi áp dụng tính thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp mà luật
chuyên ngành không điều chỉnh hoặc không có luật chuyên ngành.
2.1.8 Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc.
Theo quy định tại Điều 39 Luật TTTM 2010, thành phần Hội đồng trọng tài có
thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp
các bên không có thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài viên có ba
Trọng tài viên. Khi các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng rọng tài vụ việc,
thường thì các bên đã thỏa thuận khá chi tiết thủ tục, cách thức thành lập Hội đồng
trọng tài vụ việc. Các bên được tự định đoạt cơ cấu Hội đồng trọng tài vụ việc. Tuy
nhiên, Hội đồng trọng tài vụ việc gồm một trọng tài hoăc ba trọng tài viên thường được
các bên áp dụng phổ biến.
Trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận, thì Tòa chỉ định Trọng tài
viên hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài khi có yêu cầu trong các trường hợp sau đây:
*Việc Tòa án chỉ định Trọng tài viên duy nhất:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật TTTM 2010 và điểm d khoản 1 Điều 12
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do
một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy
nhất mà thời hạn 30 ngày đã hết, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện
của nguyên đơn, (nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ
định Trọng tài viên) thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ
định Trọng tài viên duy nhất cho các bên để Trọng tài viên này giải quyết vụ tranh
chấp.
* Việc Tòa án chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật trọng tài thương và điểm c khoản 1 Điều
12 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các
bên đương sự hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên
khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án
chỉ định mà các Trọng tài viên này không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài,nếu
một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng
trọng tài cho các bên.
* Trường hợp vụ tranh chấp chỉ có một bị đơn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật TTTM 2010 và điểm a khoản 1 Điều 8
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Đối với trường hợp vụ việc chỉ có một bị đơn,
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị
đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn Trọng tài viên mình lựa
chọn. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên
đơn mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn Trọng tài viên mà mình lựa chọn thì
nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Do đó, nếu
nguyên đơn có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền (là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư
trú của bị đơn, nếu bị đơn là cá nhân, hoặc trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức) chỉ
định Trọng tài viên cho bị đơn.
* Trường hợp trong vụ tranh chấp có nhiều bị đơn:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
31
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật trọng tài thương mại và điểm b khoản 1
Điều 12 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị
đơn, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Khi thời hạn 30
ngày đã hết, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và
các chứng cứ, tài liệu kèm theo, mà các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng
tài viên, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài
viên cho các bị đơn.
Như vậy, trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, nếu các bị đơn không thống
nhất được việc chọn Trọng tài viên thì một trong các bên đương sự (có thể là bị đơn,
hoặc nguyên đơn) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền chỉ định Trọng tài
viên
2.1.9 Phán quyết, trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài
quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì: “Phán quyết trọng tài là quyết
định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố
tụng trọng tài. Một quyết định của Hội đồng trọng tài chỉ được coi là phán quyết trọng
tài khi nó chứa đựng hai yếu tố:
+ Một là, quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp;
+ Hai là, quyết định này dẫn đến chấm dứt tố tụng trọng tài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị quyết số 2014/NQ-HĐTP thì có hai loại
quyết định được xác định là phán quyết trọng tài:
* Quyết định công nhận thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài quy định
tại Điều Luật trọng tài thương mại.
Quyết định này được hình thành từ việc Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải
giữa các bên tranh chấp để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp chứa đựng nhiều mặt tích cực, nó giúp hóa
giải mâu thuẫn, xóa bỏ bất đồng, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa hai bên đương sự.
* Loại quyết định thứ hai: Quyết định trọng tài được ban hành, được ra đời trên
cơ sở hoạt động xét xử của Hội đồng trọng tài sau khi đã giải quyết toàn bộ nội dung
tranh chấp.
Đây chính là loại phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 60 Luật TTTM
2010, sẽ là đối tượng đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy phán
quyết. Theo quy định tại Điều 61 Luật trọng tài thương mại thì phán quyết phải có các
nội dung là:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
- Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
- Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
- Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp. .
- Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ
trong phán quyết;
- Kết quả giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn thi hành phán quyết;
Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30
ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán quyết này là chung thẩm và có
hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên
có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài. Đối với
hoạt động tài phán của Trọng tài, khi biểu không đạt được đa số thì theo quy định tại
khoản 2 Điều 60 Luật trọng tài thương mại “phán quyết trọng tài được lập theo ý là của
Chủ tịch Hội đồng trọng tài”.
* Trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trình tự, thủ tục đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc được quy định tại khoản 2,
3 Điều 62 Luật TTTM 2010
Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là 01 năm. kể từ ngày ban hành
phán quyết. Điều này có nghĩa là sau thời hạn này, nếu một hoặc các bên yêu cầu đăng
ký thì Tòa án phải từ chổi đăng ký. Như vậy, nếu phán quyết trọng tài không được yêu
cầu đăng ký trong thời hạn này thì sau đó bên được thi hành không thể yêu cầu cưỡng
chế thi hành phán quyết bởi cơ quan thi hành án dân sự. Theo quy định tại khoản 1
Điều 7 Luật TTTM 2010 thì các bên có thể thỏa thuận về Tòa án có thẩm quyền đăng
ký phán quyết của Trọng tài vụ việc, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 Luật này,
trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án có thẩm quyền đăng ký phán quyết
trọng tài vụ việc là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
Trường hợp nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài quy định tại
điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010 được tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án có
thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn tại Việt Nam.
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm
quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (điểm c khoản 4 Điều 5
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP). Như vậy, trong mọi trường hợp sẽ có Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc.
2.2 Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài vụ việc
2.2.1 Hỗ trợ của Tòa án
Theo quy định tại Điều 7 Luật TTTM 2010, các loại việc có liên quan đến hoạt
động trọng tài mà Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ là:
+ Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc.
+ Thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc.
+ Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.
+ Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng.
+ Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được và về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
+ Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán trọng tài vụ việc.
2.2.2 Hỗ trợ của Cơ quan thi hành án
Trong hoạt động trọng tài, trọng tài và tòa án có thể ban hành nhiều quyết định,
nhưng chỉ có hai loại quyết định đòi hỏi phải có cơ quan chuyên trách thi hành, đó là
quyết định áp dụng pháp khẩn cấp tạm thời và phán quyết trọng tài
Điều 12 Luật TTTM 2010, thì Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan duy nhất có
thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
Hội đồng trọng tài.
Luật trọng tài thương mại quy định Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh mới có
thẩm quyền thi hành các quyết định, phán quyết trọng tài.Việc xác định thẩm quyền cụ
thể của Cơ quan thi hành án dựa trên tiêu chí lãnh thổ, đó là:
Đối với việc thi hành phán quyết trọng tài: thì Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội Trọng tài ra phán quyết có thẩm quyền thi
hành phán quyết
Đối với việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội
đồng trọng tài thì Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng có thẩm quyền thi hành
Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn
yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi
phán quyết đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật TTTM Khi bên yêu cầu thi
hành án đã có đơn yêu cầu thi hành phán.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
35
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3 Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp đối với Trọng tài vụ việc tại Việt
Nam giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định
cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự
tố tụng trọng tài. Điều này thể hiện bằng biểu đồ sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm
đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết
bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn1
.
1
http://www.viac.vn/
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và tài liệu
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật
TTTM 2010)
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết
tranh chấp
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán
quyết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
36
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ
định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các
tài liệu có liên quan2
.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
“Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên
không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy
định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài
liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của
một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào
tình tiết cụ thể của vụ việc”3
.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài4
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010)
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên
theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng
trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
2
http://www.viac.vn/
3
http://www.viac.vn/
4
http://www.viac.vn/
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
37
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010)5
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ
tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và
xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật TTTM
2010)6
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải
quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép
những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng
trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa
thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc
đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập
theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)7
5
http://www.viac.vn/
6
http://www.viac.vn/
7
http://www.viac.vn/
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sơ đồ 2.1: Mô hình trọng tài thương mại8
Mô hình trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay đã giải quyết hàng nghìn vụ
8
http://www.viac.vn/thong-ke
Hội đồng trọng
tài ngoại thương
Nghị định
153/CP
(1964)
Nghị định
59/CP
(1963)
Hội đồng trọng
tài hàng hải
Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt
Nam
Quyết định
204/TTg (1993)
(1993)
Nghị định
116/CP
(1994)
Các trung tâm
trọng tài kinh tế
Mô hình VIAC do Chính phủ thành
lập
Mô hình trọng tài tư
nhân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
39
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tranh chấp liên quan đến tất cả lĩnh vực thương mại như mua bán hàng hóa, vận tải,
bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư,…với các bên tranh chấp đến từ 60
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. TTTM không ngừng lớn mạnh, phát triển, đem
lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.3.1 Hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc
VIAC đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của tổ chức trọng tài có uy
tín và kinh nghiệm tại Việt Nam. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải
quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp
đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp
ngày càng được cải thiện. Các Trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và trao đổi
kinh nghiệm giải quyết tranh chấp. Quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng được cải
tiến và hoàn thiện. Thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn. Tại Việt Nam, hiện
đã có 22 trung tâm trọng tài, chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM như:
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC); Trung tâm Trọng tài thương mại quốc
tế Á Châu (ACIAC); Trung tâm Trọng tài thương mại Hà Nội (HCAC); Trung tâm
Trọng tài thương mại TP.HCM (TRACENT); Trung tâm Trọng tài thương mại Cần
Thơ; Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC); Trung tâm Trọng tài Viễn
Đông; Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam (VLCAC)…. Theo thống kê
của Sở Tư pháp TP.HCM, từ năm 2016 đến nay, các trung tâm trọng tài thương mại
trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết hơn 11.150 vụ việc. Con số đó cho
thấy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang ngày càng thể
hiện được sự ưu việt và sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp9
. VIAC đã
từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của tổ chức trọng tài có uy tín và kinh
nghiệm tại Việt Nam. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259
vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên
60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng
được cải thiện. Các Trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và trao đổi kinh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
40
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệm giải quyết tranh chấp. Quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng được cải tiến
và hoàn thiện. Thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn. VIAC cũng đã ứng dụng
công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo
tiêu chí linh hoạt và thuận tiện của trọng tài như việc tổ chức các phiên họp qua hình
thức trực tuyến, teleconference, video conference, giúp các bên tranh chấp tiết kiệm
thời gian, chi phí khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Ngoài chức năng chính là giải
quyết tranh chấp phù hợp với tính chất của một tổ chức hoạt động không vì mục đích
lợi nhuận, VIAC còn thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài và ADR khác tại Việt Nam10
.
“Phán quyết trọng tài của TTTM không chỉ được thi hành thuận lợi tại Việt Nam
mà còn được công nhận và thi hành tại trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên
Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài
nước ngoài.Trong những năm gần đây việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh
chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, thể hiện không chỉ qua số lượng
các vụ tranh chấp được giải quyết mà còn qua sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp.
Bảng 2.1. Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC 2015 - 20181
:
STT 2015 2016 2017 2018
Số vụ việc thụ
lý giải quyết
tranh chấp
146 155 161 180
10
https://baodautu.vn/bung-no-giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai-d137018.html
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
41
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC 2016 - 20181
:
“Năm 2018 là một năm vô cùng bận rộn với 150% nỗ lực để tuổi thứ 25 của
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (28/04/1993-28/04/2018) trở nên thật đáng
nhớ. Thống kê số lượng vụ tranh chấp mới được thụ lý và giải quyết tại VIAC trong
năm 2018 ghi nhận 180 vụ tranh chấp - con số cao nhất trong 25 năm hoạt động với
tổng giá trị tranh chấp ở mức ~9,5 nghìn tỷ đồng (~ 407 triệu USD) và vụ tranh chấp
lớn nhất với giá trị tranh chấp ở mức ~3,3 nghìn tỉ đồng (~145,2 triệu USD). Các con
số trên cùng với vụ tranh chấp có trị giá ở mức 250 triệu USD và các vụ tranh chấp có
giá trị hơn 100 triệu USD mà VIAC đã từng thụ lý và giải quyết trong những năm
trước, một lần nữa khẳng định rằng VIAC đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy
đối với các vụ tranh chấp phức tạp và có trị giá hàng trăm triệu USD”11
.
“Năm 2018 cũng là năm của hòa giải thương mại khi VIAC tiếp tục là tổ chức
tiên phong trong lĩnh vực này với việc ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)
thuộc VIAC – tương tự như cơ hội và sự tin tưởng chúng tôi được trao khi đi những
bước đầu tiên trong lĩnh vực trọng tài thương mại cách đây 25 năm. VMC là đơn vị
đầu tiên cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/ ND-CP cho
các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ quý giá của
11
http://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-nam-2018-s32.html
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
2015 2016 2017 2018
Số vụ tranh chấp Trung
tâm trọng tài VIAC thụ lý
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx

More Related Content

Similar to Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx

luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
huynhminhquan
 

Similar to Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx (17)

Khóa luận: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài
Khóa luận: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tàiKhóa luận: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài
Khóa luận: Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài
 
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
 
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mạiLuận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
Luận văn: Thi hành bản án, quyết định trong kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docxĐề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docxĐề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Xây Dựng Pháp Luật Về Phƣơng Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thƣơng Mại Bằng Hòa G...
Xây Dựng Pháp Luật Về Phƣơng Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thƣơng Mại Bằng Hòa G...Xây Dựng Pháp Luật Về Phƣơng Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thƣơng Mại Bằng Hòa G...
Xây Dựng Pháp Luật Về Phƣơng Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thƣơng Mại Bằng Hòa G...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.docLuận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mạiCông nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
 
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.docGiải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
 

More from Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 

More from Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói (20)

Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
 
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docxKhóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
 
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docxKhóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docxBài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
 
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docxBáo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
 
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docxBài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
 
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docxBáo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
 
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ................................................................Error! Bookmark not defined. CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................6 1 Lý do nghiên cứu đề tài.................................................................................................6 2 Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................7 3 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài ..................................................................9 4 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................9 5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................9 6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ..................................................................10 7. Bố cục của báo cáo.....................................................................................................11 NỘI DUNG ....................................................................................................................12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...12 1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại.....................12 1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại.........................................................................12 1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại........................................................13 1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc.....14 1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc....................14 1.2.2 Đặc điểm hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc.......................14 1.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. ...................15 1.4. Khung pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trong tài vụ việc .................................................................................................................................16 Tiểu kết chương 1...........................................................................................................19 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CŨNG NHƯ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM........................................20 2.1 Điều kiện để một tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài.................................20
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.1 Tồn tại một thỏa thuận trọng tài............................................................................20 2.1.2 Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. ......................................................20 2.1.3 Hình thức của thỏa thuận trọng tài Trọng tài vụ việc ...........................................21 2.1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc. ...................................22 2.1.5 Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc...........................................................................25 2.1.6 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt tố tụng trọng tài..................................................27 2.1.7 Thời hiệu khởi kiện...............................................................................................28 2.1.8 Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc. ...................................................................29 2.1.9 Phán quyết, trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài.............................................31 2.2 Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc .......................................................................................................................33 2.2.1 Hỗ trợ của Tòa án..................................................................................................33 2.2.2 Hỗ trợ của Cơ quan thi hành án ............................................................................34 2.3 Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp đối với Trọng tài vụ việc tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. .........................................................................................................35 2.3.1 Hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc.................39 2.3.2 Vai trò của Trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp thương mại.................42 2.4 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc...........................................................................................43 2.4.1 Pháp luật Trọng tài còn bất cập.............................................................................43 2.4.2 Nhận thức của doanh nghiệp về Trọng tài vụ việc còn hạn chế ...........................49 2.4.3 Xuất phát từ chất lượng của Trọng tài viên Trọng tài vụ việc..............................49 2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc tại Việt Nam. ..........................................................................................................50 2.5.1. Những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định Pháp luật trọng tài thương mại ........................................................................................................................................50 2.5.2 Đối với Bộ Tư pháp ..............................................................................................51 2.5.3 Đối với nhà nước...................................................................................................51 2.5.4 Đối với Tòa án.......................................................................................................52
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.5.5 Đối với cơ quan thi hành án ..................................................................................53 KẾT LUẬN....................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................54
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt BLDS Bộ luật dân sự CNQĐTT Công nhận quyết định trọng tài HĐTM Hợp đồng thương mại HĐTHĐTM Hợp đồng trong hoạt động thương mại QLNN Quản lý nhà nước TCDS Tranh chấp dân sự TCTM Tranh chấp thương mại TTTM Trọng tài thương mại TTTT Trung tâm trọng tài PQTT Phán quyết trọng tài
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu đề tài Nói đến phương thức giải quyết tranh chấp thì rất đa dạng, trọng tài với lợi thế là thủ tục tố tụng nhanh gọn, không rườm rà, tiết kiệm hơn về thời gian, chi phí cho các bên đang có những điều kiện khách quan và chủ quan để phát triển, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì lý do này, rất nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo mọi điều kiện cho hoạt động của trọng tài thương mại nhằm đa dạng hóa việc giải quyết tranh chấp, tăng cơ hội lựa chọn cho các bên và giảm áp lực lên cơ quan tư pháp. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thương nhân Việt Nam ngày càng quan hệ hợp tác với các đối tác không chỉ trong nước mà còn có nước ngoài, và từ đó đã nảy sinh những tranh chấp kinh tế, thương mại Quốc tế. Trên thực tế việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung được thực hiện bằng nhiều hình thức. Trong đó, phương thức Tòa án và Trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn nhiều nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Việt Nam đã ngày càng quan tâm hơn đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với việc ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại. Tuy nhiên, thực tế việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chậm phát triển trong thực tiễn cuộc sống do nhiều lý do, trong đó có một phần là các thương nhân Việt Nam còn bỡ ngỡ, chưa thấy hết những lợi thế mà phương thức giải quyết tranh chấp này mang lại để thỏa thuận, lựa chọn phương thức giải quyết trọng tài khi có tranh chấp xảy ra. Mặt khác, tỷ lệ phán quyết của Trọng tài trong nước bị Tòa án hủy hoặc phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành còn khá cao, mặc dù rất nhiều phán quyết trọng tài đó không phải là do vi phạm tố tụng trọng tài hoặc do chất lượng của phán quyết trọng tài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên cũng còn một
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phần là do một số quy định trong thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại chưa được tuân thủ triệt để hoặc còn có điểm bất cập cần có thể kể đến như: (i) Quy định về trọng tài thương mại còn nhiều vướng mắc trong tên gọi, vấn đề hủy quyết định trọng tài;(ii) Nhận thức của doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài chưa thật sự tốt; (iii) kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết của trọng tài chưa đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, trình độ của một số Thẩm phán còn hạn chế hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến việc áp dụng một số quy định thiếu chính xác trong việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài trong nước, yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Với mong muốn nghiên cứu, tìm tòi cũng như đóng góp những ý kiến để góp phần ngày càng hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật việt nam” làm báo cáo tốt nghiệp cuối khóa. Từ đó, giúp cho chúng ta có cái nhìn tích cực hơn cũng như hiểu biết sâu rộng về những lợi ích khi lựa chọn trọng tài giải quyết nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng. 2 Tình hình nghiên cứu Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và một số công trình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: TS. Nguyễn Am Hiểu có bài “Một số đặc điểm của pháp luật trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/1997); PGS.TS. Nguyễn Như Phát có bài “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2001); PGS.TS. Dương Đăng Huệ có bài “Trọng tài kinh tế phi chính phủ ở Việt Nam – Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó” (Thông tin khoa học pháp lý – Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, số 5/1999). Các bài viết này đề cập đến những vấn đề pháp luật của Việt Nam trước khi ban hành PLTTTM, các bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm củng cố hoàn thiện hơn pháp luật về TTTM. Khi PLTTTM được ban hành, cũng có một số
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bài viết về vấn đề trọng tài như: PGS.TS. Dương Đăng Huệ có bài “Pháp lệnh TTTM năm 2003 – Động lực mới cho sự phát triển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta”; Luận án tiến sĩ “Vai trò của Tòa án trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam” của tác giả Vũ Ánh Dương, năm 2006. Tuy nhiên, các bài viết này chỉ đề cập đến những vấn đề chung của TTTM như khái nhiệm, đặc điểm, bản chất của trọng tài, thực trạng tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài, sự hỗ trợ của Tòa án trong hoạt động tố tụng trọng tài. Kể từ ngày ban hành LTTTM, có một số đề tài nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Hủy phán quyết của TTTM theo Luật TTTM năm 2010” của tác giả Phạm Minh; Luận văn thạc sĩ “Hiệu lực của TTTT theo Luật TTTM năm 2010” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn Tuy nhiên, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau do những thay đổi về điều kiện kinh tế- xã hội và ở những địa phương khác nhau, do có sự khác nhau vềđiều kiện kinh tế- xã hội mà thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại diễn ra khá đa dạng và phức tạp, nhiều qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc thương mại đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nên cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cho phù hợp để các quy định của pháp luật đáp ứng được thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội nói chung trong giai đọan hiện nay cũng như đáp ứng điều kiện kinh tế- xã hội của từng địa phương cụ thể. Vì vậy, vấn đề pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại và thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc thương mại cần được tiếp tục nghiên cứu để chỉ ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc thương mại. Mặc dù đã có các công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu vấn đề pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài song chưa đánh giá hết mức độ áp dụng, giải pháp cần hoàn thiện trong quá trình áp dụng, nhất là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sau khi Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Do đó, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn pháp lý, góp phần đáp ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong tình hình mới, khi các giao dịch HĐTM và tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ngày càng gia tăng và các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần được tiếp tục hoàn thiện. 3 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài Hiện nay trên thế giới, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài diễn ra thường xuyên như Anh, Singapore, Hong kong…. Nhưng tại Việt Nam Trọng tài vụ việc là phương thức giải quyết còn mới mẻ, các doanh nghiệp Việt Nam ít biết đến và thường ít lựa chọn phương thức này. Vì vậy báo cáo thực tập với mục đích nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc, tìm hiểu những điểm còn bất cập khiến cho phương thức Trọng tài vụ việc chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của phương thức Trọng tài vụ việc. 4 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua hoạt động nghiên cứu, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể các quy định cũng như thực tiễn của công tác tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng về việc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như xem xét tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc trong thực tế. Đồng thời, thực tế vai trò tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tình hình áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng trọng tài trong lĩnh vực trên nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu về nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại. 5 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: Tại chương 1 của Báo cáo thực tập tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp để làm sáng rõ các vần đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp trong hoạt động KDTM và pháp luật về tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc . Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp sơ đồ hóa được tác giả sử dụng ở chương 2, để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc ở Việt Nam. Chương 2 của Báo cáo thực tập sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì báo cáo thực tập có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Đồng thời, điểm mới của báo cáo thực tập chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì báo cáo thực tập đã tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các quy định pháp luật trong vai trò tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việc được đối chiếu thực tiễn tại Việt Nam hiện tại cũng như tương lai. Đối
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài của những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn trong công tác tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức trọng tài vụ việctrong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về quyền con người ở nước ta trong lĩnh vực tố tụng trọng tài. Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta hiện nay. 7. Bố cục của báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 02 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc. Chương 2: Pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại. 1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại Tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997. Tại Điều 238 Luật thương mại 1997 quy định: “tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật TM đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết các tranh chấp thương mại tiếp cận khái niệm này dưới góc độ liệt kê các tranh chấp (được coi là tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại) thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán quy định tại văn bản pháp luật đó. Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015, các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm 5 nhóm sau đây: (i) các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh Với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, (ii) tranh chấp về quyền, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, (iii) tranh chấp giữa ngu chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; (iv) có tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty (v) các tranh chó khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Luật TTTM 2010 quy định thẩm quyền của trọng tài là giải quyết các tranh chấp mà pháp
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luật có quy định được giải quyết bằng trọng tài khi có thỏa thuận chọn trọng tài hợp pháp của các bên tranh chấp, trong đó có tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Luật TM không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Nói tóm lại, có thể định nghĩa “tranh chấp thương mại” là các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động đó. 1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại Giải quyết tranh chấp thương mại có thể được hiểu là: “Giải quyết tranh chấp thương mại là quá trình các chủ thể của các bên tranh chấp tiến hành lựa chọn các phương thức, biện pháp hợp pháp để “bình ổn” các mâu thuẫn, “dung hòa” quyền và lợi ích cũng như những bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ tranh chấp” Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản đó là: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và tòa án. + Phương pháp thương lượng: Là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp tự thỏa thuận, bàn bạc với nhau nhằm chấm dứt tranh chấp đã phát sinh giữa họ với nhau + Phương pháp hòa giải: Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò làm trung gian giúp các bên có được tiếng nói chung để giải quyết các bất đồng
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Tòa án: Đối với Tòa án, đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật trình tự thủ tục tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước. + Giải quyết bằng Trọng tài thương mại: Trọng tài là một phương pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một Trọng tài viên hay một hội đồng Trọng tài để giải quyết đề giải quyết theo quy định của luật áp dụng và chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của Trọng tài viên hay hội đồng Trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, thường là thương mại quốc tế. 1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc. 1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định Luật TTTM và trình tự thủ tục do các bên thỏa thuận” (khoản 7 Điều 3 Luật TTTM). Từ đó, có thể định nghĩa giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc là: hình thức Trọng tài không có cơ quan điều hành, do các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp tự lựa chọn Trọng tài viên sau đó thành lập Hội đồng Trọng tài để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của của các bên tranh chấp 3 . 1.2.2 Đặc điểm hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc Trước khi pháp lệnh trong tài thương mại 2003 có hiệu lực, mặc dù đã có một số văn bản pháp luật chuyên nghành quy định về quyền lựa chọn Trọng tài vụ việc của các bên nhưng chưa có văn bản cụ thể nào quy định về hình thức Trọng tài này nên Trọng tài vụ việc chưa được thực tiễn hóa một cách chính thức ở Việt Nam. Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tranh chấp tuân theo quy định của luật này và trình tự, thủ tục do các bên tự thỏa thuận với nhau. So với Trọng tài quy chế, Trọng tài vụ việc có những đặc điểm rất khác biệt: + Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp. + Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào. + Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Thông thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín trong nước và ngoài quốc tế. + Thứ tư, đây là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinh nghiệm tố tụng. Trên thực tế, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài ad-hoc không nhiều. 1.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Khi một cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp thì có thể thấy được những lợi ích mà nó mang lại như: Thứ nhất, thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mêm dẻo về mặt tố tụng. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án hay phán quyết của trọng tài là chung thẩm, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ thể.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bên có được sự công bằng và thỏa mãn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chưộng nhất. Từ đó, đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp giữa các bên một cách nhanh – gọn cho các nhà kinh doanh, hạn chế được sự tốn kém thời gian và tài chính là hai yếu tố vàng trong kinh doanh, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh. Đây cũng là phương thức này cũng là một trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng để nhằm bảo vệ sự an toàn trong các hoạt động thương mại, góp phần quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật. Việc giải quyết tốt các tranh chấp bằng trọng tài vụ việc là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bởi nó sẽ tháo bỏ các rào cản trong kinh doanh, thiết lập lại sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau cho các chủ thể tham gia hoạt động trong thực tế. 1.4. Khung pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trong tài vụ việc Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 – luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Theo Luật thương mại 2005 quy định, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương mại (hoạt động khuyến mại;
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quãng cáo thương mại; triển lãm tương mại) và các hoạt động trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thuong mại, ủy thác mua bán hang hóa, đại lý thương); một số hoạt đọng thương mại cụ tể khác như: (gia công thuong mại; đấu giá hang hóa, dịch vụ, đấu thầu hàng hóa; dịch vụ logistic theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc như: vận chuyển, nhận hang, lưu kho, bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng, tư vấn khách hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đếnhàng hóa để hưởng thù lao (Điều 233 luật thương mại 2005); quá cảnh hàng hóa được hiểu qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa và kết quả cung ứng dịch vụ; cho thuê hàng hóa; nhượng quyền thương mại). Tại Điều 30 BLTTDS 2015 tuy không diễn giải như Điều 29 BLTTDS 2004 nhưng nội dung của hai điều luật này lại giống nhau, quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án Kinh tế gồm: “1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại. Ví dụ: Công ty TNHH Zades được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của cty này không chỉ hoạt động ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn hành vi mua nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê phương tiện cho công nhân đi làm…. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. 4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Tranh chấp phát sinh mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, còn các bên còn lại có thể không có hoạt động thương mại. Theo Điều 2 khoản 2 Luật TTTM 2010 quy định chủ thể trong quan hệ tranh chấp đòi hỏi ít nhất một bên phải có hoạt động thương mại, Đây là trường hợp tranh chấp phát sinh mà ít nhất phải có một bên có hoạt động thương mại, còn các bên khác có thể không có hoạt động thương mại,vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 là văn bản pháp luật là tiền đề cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Các nội dung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc được quy định làm nền tảng cơ bản và tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những mâu thuẫn tranh chấp trong tranh chấp kinh doanh thương mại. Thông qua các quy định trên đã thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ở nước ta hiện nay. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc giải quyết TCTM ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoải ra, BLDS 2015, Luật TCTD 2010, sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang góp phần trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc hiện nay.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết chương 1 Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Điều này tạo điều kiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các chủ thể ở nước ta hiện nay; thể hiện rõ nét sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng đề cao vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc nhằm phát triển một cách bền vững. Từ đó, hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc trong tiến trình phát triển đất nước ta hiện nay và trong tương lai.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CŨNG NHƯ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM 2.1 Điều kiện để một tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài 2.1.1 Tồn tại một thỏa thuận trọng tài Có thể thấy rằng không phải bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại... thì Trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết. Tại Điều 5 Luật TTTM 2010, các tranh chấp được quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại chỉ được đưa ra giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Và đây là điều kiện rất quan trọng. Nếu các bên trong quan hệ pháp luật có tranh chấp dù phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại nhưng giữa các bên không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài không có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, có thể thấy các loại việc rơi vào trường hợp quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại mới chỉ là điều kiện cần để việc tranh chấp đó có thể thuộc thẩm quyền của Trọng tài, và điều kiện đủ để tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài, giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đã lựa chọn Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Như vậy, có thể thấy ý chí của hai bên đương sự sẽ có vai trò quyết định thẩm quyền của Trọng tài được giải quyết quan hệ tranh chấp đó. Nói cách khác ý chí của các bên đương sự là cơ sở để tạo nên thẩm quyền của Trọng tài. 2.1.2 Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể bị tuyên là vô hiệu nếu thỏa thuận này không thỏa mãn các điều kiện về hình thức, chủ thể xác lập cũng như nội dung của thỏa thuận được quy định trong BLDS 2015. Vì thỏa thuận trọng tài cũng là một giao dịch dân sự được quy định theo Bộ luật này. Điều kiện đối với cá nhân xác lập và chủ thể của thỏa thuận trọng tài:
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Cá nhân: Người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo quy tại Khoản 3 Điều 112 Luật TTTM 2010, vi phạm quy định này sẽ dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Người xác lập thỏa thuận trọng tài có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của các bên tranh chấp. - Tổ chức: Năng lực giao kết hợp đồng của một doanh nghiệp được điều chỉnh chủ yếu bởi điều lệ doanh nghiệp và luật nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (cụ thể ở Việt Nam là Luật doanh nghiệp 2020)11 . Một doanh nghiệp được yêu cầu phải hành động thông qua giám đốc và nhân viên của mình theo đúng điều lệ và luật điều chỉnh của chính mình. Nếu một doanh nghiệp tham gia vào một giao dịch vượt qua quyền hạn của doanh nghiệp này (hay nói cách khác, giao dịch là một sự vượt quyền) và giao dịch không thành công, có nguy cơ doanh nghiệp này sẽ cho rằng thỏa thuận là không ràng buộc đối với họ và họ không có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài. Để đề phòng khả năng này, các quốc gia thường có những quy định pháp luật cụ thể để giới hạn hoặc loại bỏ nguyên tắc vượt quyền nhằm bảo vệ các chủ thể giao dịch một cách có thiện chí đối với những doanh nghiệp. 2.1.3 Hình thức của thỏa thuận trọng tài Trọng tài vụ việc Hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại nói chung hay trọng tài vụ việc nói riêng, đó chính là ý chí của hai bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, nó phải được thể hiện, phải được tồn tại dưới những hình thức nhất định và có thể được hình thành trong những giai đoạn khác nhau của hợp đồng. Dù thỏa thuận trọng tài được xác lập trước hoặc sau khi có tranh chấp đều có giá trị pháp lý như nhau. Nó có thể tồn tại dưới hình thức một, một số điều khoản trong hợp đồng hoặc các bên có thể lập một văn bản riêng, trong đó chỉ có nội dung là thỏa thuận trọng tài. Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Đây là một điều kiện rất quan trọng về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Nếu các bên có trao đổi, thỏa thuận thống nhất với nhau về thỏa thuận trọng tài nhưng mới chỉ dừng ở lời nói mà không chuyển hóa thành một dạng văn bản
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ không được coi là có thỏa thuận trọng tài. Việc các bên có thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng văn bản là rất đa dạng. Tại Điều 16 Luật TTTM 2010 đã liệt kê một số hình thức thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Những hình thức được liệt kê trong Điều 16 cho thấy sự phong phú về hình thức thể hiện của thỏa thuận trọng tài, nhưng không phải là đã phản ánh hết những gì đã và sẽ diễn ra trong thực tiễn, nên không được tư duy, áp dụng một cách cứng nhắc, “đóng khung những gì đã quy định. Mặt khác, từ quy định này có thể thấy có những thỏa thuận trọng tài không hề có chữ L của hai bên, nhưng các văn bản đó thể hiện sự thống nhất về thỏa thuận trọng tài như thư điện tử... đều có giá trị pháp lý. Cũng có trường hợp trong hợp đồng thương mại có điều khoản thỏa thuận trọng tài, hợp đồng chỉ có chữ ký một bên nhưng các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Khi có tranh chấp một bên cho rằng không có thỏa thuận trọng tài, hoặc thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý vì hợp đồng chỉ có một bên ký. Cần phải khẳng định thỏa thuận trọng tài hoàn toàn thỏa mãn những điều kiện về hình thức, dù hợp đồng chỉ có một bên ký không vì thế mà bị vô hiệu, bên không ký hoàn toàn biết thỏa thuận trọng tài có tồn tại trong hợp đồng nhưng không hề phản đối, mà vẫn thực hiện hợp đồng. Hành vi thực hiện trên thực tế hợp đồng được coi là một bằng chứng về việc đã chấp nhận thỏa thuận trọng tài. 2.1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc. Đối với trọng tài thương mại nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng thì nguyên tắc cơ bản nhất đó chính là “ sự thỏa thuận của các bên” nếu như các chủ thể không có sự thỏa thuận trọng tài thì sẽ không xảy ra quá trình tố tụng trọng tài. Đây là nguyên tắc được thừa nhận bởi Pháp luật Việt Nam cũng như luật trọng tài quốc tế. * Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp. Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật TTTM 2010 “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quy định này thể hiện nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp, là nguyên tắc chi phối hành vi tố tụng của Trọng tài. Nguyên tắc này bao hàm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau đây: Thứ nhất, Trọng tài chỉ được giải quyết tranh chấp trong phạm vi thỏa thuận trọng tài và yêu cầu của các bên không vượt quá phạm vi thỏa thuận trọng tài đó. Yêu cầu này tương ứng với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trước Tòa án quy định tại Điều 5 BLTTDS 2015. Thứ hai, kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt giải quyết tranh chấp và yêu cầu Trọng tài đình chỉ việc giải quyết tranh chấp thì Trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 312 Luật TTTM 2010). Thứ ba, Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp khi các bên có yêu cầu, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định công nhận hỏa giải thành và chấm dứt giải quyết tranh chấp (Điều 512 Luật TTTM 2010). Thứ tư, Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về là điềm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp (Điều 11 Luật TTTM 2010). Thứ năm, Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên các thời hạn tố tụng, trừ trường hợp quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quy định khác. * Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đảm bảo để Trọng tài viên không trở thành người phụ thuộc bên tranh chấp đã lựa chọn mình và qua đó có thể tuân thủ được quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình. Nguyên tắc này
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quy định Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp trong trường hợp mình là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên hoặc có lợi ích liên quan vụ tranh chấp hoặc đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản (khoản 1 Điều 42 Luật TTTM 2010). * Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tại Điều 12 BLTTDS 2015 về nguyên tắc tố tụng dân sự. Điều đó một lần nữa cho thấy, tố tụng trọng tài thương mại cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tố tụng dân sự trước Tòa án Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi chính các bên tranh chấp phải tôn trọng các quyền tố tụng của nhau, nhưng chủ yếu là yêu cầu Hội đồng trọng tài tạo điều kiện để họ thực hiện các và nghĩa vụ của mình * Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010 giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khác với các nguyên tắc đã phân tích trên đây, nguyên tắc giả quyết tranh chấp không công khai của trọng tài có sự khác biệt quan trọng so với nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng dân sự trước Tòa án được quy định tại Điều 15 BLTTDS 2015. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai được sáng lập nhằm tạo nên sự thu hút của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nguyên tắc này giúp giữ được bí mật các thông tin được xem là nhạy cảm của thương nhân. Giải quyết tranh chấp không công khai giúp giảm thiểu khả năng bí mật kinh doanh bị lộ ra bên ngoài khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng. Mặt khác việc xét xử không công khai cũng có thể giúp giảm thiểu các tác động gây bất lợi phát sinh từ việc tranh chấp
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đến uy tín của thương nhân. Đây là yếu tố mà trong thực tiễn thường được các bên cân nhắc khi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai không chỉ đòi hỏi phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 55 Luật TTTM 2010) và Hội đồng trọng tài chỉ được cho phép người khác tham dự phiên họp trong trường hợp được sự đồng ý của các bên (khoản 3 Điều 55 Luật TTTM 2010) * Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật TTTM 2010 thì phán quyết trọng tài là chung thẩm, có nghĩa là phán quyết trọng tài không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi bất kỳ một Trọng tài hay Tòa án nào khác. Quy định này không chỉ bao hàm phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài” (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010) mà còn cả quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài (Điều 512 Luật TTTM 2010). 2.1.5 Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc * Đơn khởi kiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật TTTM 2010, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khỏi kiện và gửi cho một bên hoặc các bên tranh chấp (hay bị đơn). Đơn khởi kiện bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật TTTM 2010 gồm: Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; - Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; - Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; - Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. * Hình thức đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đơn khởi kiện Do Luật trọng tài thương mại không quy định, nên đơn khởi kiện thể hiện dưới hình thức nào sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Thông thường đơn khởi kiện được thể hiện dưới hình thức văn bản. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu sau: - Văn bản chứa đựng thỏa thuận trọng tài. - Bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan đến nội dung tranh chấp, yêu cầu của nguyên đơn trong đơn khởi kiện.. Một trong những yếu tố giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh, tiết kiệm thời gian thì nguyên đơn phải chuẩn bị và gửi càng đầy đủ, càng sớm các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp là rất quan trọng. * Địa điểm gửi đơn khởi kiện Đối với trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tìa vụ việc thì nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn. * Thông báo đơn khởi kiện Đối với tranh chấp được giải quyết tại trọng tài vụ việc, khi nguyên đơn khởi kiện đã nhanh chóng gửi ngay đơn khởi kiện cho bị đơn biết. Nên không cần thực hiện thủ tục thông báo cho bị đơn theo quy định tại Điều 32 Luật TTTM. * Bản tự bảo vệ và thời hạn gửi bản tự bảo vệ Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật TTTM, bản tự bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ - Tên và địa chỉ của bị đơn - Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ nếu có; - Tên và địa chỉ của người được bị đơn lựa chọn trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định trọng tài viên. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc (khoản 3 Điều 35 Luật TTTM) các bên có thể thỏa thuận thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và tài liệu cho nguyên đơn và Trọng tài viên mà nguyên đơn đã lựa chọn. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên * Đơn kiện lại và thời hạn gửi đơn kiện lại Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc và trọng tài vụ việc đang thụ lý đơn kiện của nguyên đơn, thì bị đơn gửi đơn kiện lại cho HĐTT vụ việc và nguyên đơn. Để tránh việc lợi dụng, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp, đồng thời bảo đảm công bằng về quyền tố tụng của mỗi bên, tại khoản 2 Điều 36 Luật TTTM quy định đơn khởi kiện phải được nộp cùng thời điểm bị đơn nộp bản tự bảo vệ. Điều này có thể kết luận thời hạn nộp đơn kiện lại cũng là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. 2.1.6 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt tố tụng trọng tài * Thời điểm bắt đầu tụng trọng tài Nếu các bên đương sự không muốn chọn thời điểm bắt đầu quá trình tố tụng như quy định tại Điều 31 Luật TTTM thì các bên có quyền thỏa thuận thời điểm bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài sớm hơn, hoặc muộn hơn thời điểm được quy định trong Luật thương mại.
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời điểm tố tụng trọng tài đối với hình thức Trọng tài vụ việc bắt đầu từ thời điểm bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn (khoản 2 Điều 31 Luật TTTM 2010). kể từ thời điểm này Tòa án đã có thẩm quyền bắt đầu các hoạt động hỗ trợ, một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa hoặc Hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa (khoản 1 Điều 53 Luật TTTM 2010). * Thời điểm kết túc tố tụng Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Tuy nhiên, có một nét rất đặc thù của Luật trọng tài thương mại là dù đã ra phán quyết trọng tài và chấm dứt tố tụng trọng tài, nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 63, khoản 7 Điều 71 Luật TTTM 2010, Hội đồng trọng tài vẫn có quyền phán quyết bổ sung hoặc khắc phục sai sót tố tụng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Đây là một quy định rất có ý nghĩa thực tiễn góp phần khắc phục thiếu sót và ổn định phán quyết trọng tài. Nhưng để các quy định đó giàu sức sống rất cần sự thấu hiểu và hỗ trợ của Tòa án mà trực tiếp là các Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. 2.1.7 Thời hiệu khởi kiện Theo quy định tại Điều 33 Luật TTTM 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Về nguyên tắc, tố tụng trọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn khởi kiện của nguyên đơn và đơn phải được gửi khi vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện. Để xác định thời hiệu
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khởi kiện vụ tranh chấp thì trước hết cần phải xác định tranh chấp đó phát sinh từ quan hệ nào, để từ đó xác định luật điều chỉnh quan hệ đó có quy định về thời hiệu khởi kiện hay không, điều này gây không ít khó khăn cho trọng tài, cũng như Tòa án khi áp dụng chế định thời hiệu khởi kiện trên thực tế. Hiện nay, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp tại trọng tài được xác định theo thứ tự sau: Luật chuyên ngành, LTM, LTTTM. Như vậy, luật chuyên ngành là luật ưu tiên để áp dụng xác định thời hiệu khởi kiện cho từng loại tranh chấp (mua bán, vận chuyển, đầu tư…), trường hợp không có luật chuyên ngành hoặc luật chuyên ngành không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng quy định của LTM, Điều 319 của Luật này quy định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động Logicstic thì thời hiệu khởi kiện là 09 tháng kể từ ngày giao hàng. Quy định về thời hiệu khởi kiện tại LTM và LTTTM đều giống nhau về thời hạn (02 năm) và mốc bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, điều này sẽ không gây nhầm lẫn hoặc vướng mắc khi áp dụng tính thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp mà luật chuyên ngành không điều chỉnh hoặc không có luật chuyên ngành. 2.1.8 Thành lập hội đồng trọng tài vụ việc. Theo quy định tại Điều 39 Luật TTTM 2010, thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài viên có ba Trọng tài viên. Khi các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng rọng tài vụ việc, thường thì các bên đã thỏa thuận khá chi tiết thủ tục, cách thức thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc. Các bên được tự định đoạt cơ cấu Hội đồng trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài vụ việc gồm một trọng tài hoăc ba trọng tài viên thường được các bên áp dụng phổ biến. Trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận, thì Tòa chỉ định Trọng tài viên hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài khi có yêu cầu trong các trường hợp sau đây: *Việc Tòa án chỉ định Trọng tài viên duy nhất:
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật TTTM 2010 và điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất mà thời hạn 30 ngày đã hết, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, (nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên) thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên để Trọng tài viên này giải quyết vụ tranh chấp. * Việc Tòa án chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài: Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật trọng tài thương và điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên đương sự hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định mà các Trọng tài viên này không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài,nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài cho các bên. * Trường hợp vụ tranh chấp chỉ có một bị đơn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật TTTM 2010 và điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Đối với trường hợp vụ việc chỉ có một bị đơn, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn Trọng tài viên mình lựa chọn. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn Trọng tài viên mà mình lựa chọn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Do đó, nếu nguyên đơn có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền (là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của bị đơn, nếu bị đơn là cá nhân, hoặc trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức) chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. * Trường hợp trong vụ tranh chấp có nhiều bị đơn:
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 31 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật trọng tài thương mại và điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP thì: Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Khi thời hạn 30 ngày đã hết, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, mà các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Như vậy, trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, nếu các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên thì một trong các bên đương sự (có thể là bị đơn, hoặc nguyên đơn) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên 2.1.9 Phán quyết, trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 thì: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Một quyết định của Hội đồng trọng tài chỉ được coi là phán quyết trọng tài khi nó chứa đựng hai yếu tố: + Một là, quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp; + Hai là, quyết định này dẫn đến chấm dứt tố tụng trọng tài Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị quyết số 2014/NQ-HĐTP thì có hai loại quyết định được xác định là phán quyết trọng tài: * Quyết định công nhận thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều Luật trọng tài thương mại. Quyết định này được hình thành từ việc Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải giữa các bên tranh chấp để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp chứa đựng nhiều mặt tích cực, nó giúp hóa giải mâu thuẫn, xóa bỏ bất đồng, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa hai bên đương sự. * Loại quyết định thứ hai: Quyết định trọng tài được ban hành, được ra đời trên cơ sở hoạt động xét xử của Hội đồng trọng tài sau khi đã giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp. Đây chính là loại phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 60 Luật TTTM 2010, sẽ là đối tượng đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết. Theo quy định tại Điều 61 Luật trọng tài thương mại thì phán quyết phải có các nội dung là: - Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; - Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; - Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên; - Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp. . - Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết; - Kết quả giải quyết tranh chấp; - Thời hạn thi hành phán quyết; Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán quyết này là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài. Đối với hoạt động tài phán của Trọng tài, khi biểu không đạt được đa số thì theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật trọng tài thương mại “phán quyết trọng tài được lập theo ý là của Chủ tịch Hội đồng trọng tài”. * Trình tự thủ tục thi hành phán trọng tài
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trình tự, thủ tục đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc được quy định tại khoản 2, 3 Điều 62 Luật TTTM 2010 Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là 01 năm. kể từ ngày ban hành phán quyết. Điều này có nghĩa là sau thời hạn này, nếu một hoặc các bên yêu cầu đăng ký thì Tòa án phải từ chổi đăng ký. Như vậy, nếu phán quyết trọng tài không được yêu cầu đăng ký trong thời hạn này thì sau đó bên được thi hành không thể yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết bởi cơ quan thi hành án dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật TTTM 2010 thì các bên có thể thỏa thuận về Tòa án có thẩm quyền đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 Luật này, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án có thẩm quyền đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. Trường hợp nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010 được tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn tại Việt Nam. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP). Như vậy, trong mọi trường hợp sẽ có Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc. 2.2 Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc 2.2.1 Hỗ trợ của Tòa án Theo quy định tại Điều 7 Luật TTTM 2010, các loại việc có liên quan đến hoạt động trọng tài mà Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ là: + Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc. + Thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc. + Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. + Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng. + Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được và về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. + Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán trọng tài vụ việc. 2.2.2 Hỗ trợ của Cơ quan thi hành án Trong hoạt động trọng tài, trọng tài và tòa án có thể ban hành nhiều quyết định, nhưng chỉ có hai loại quyết định đòi hỏi phải có cơ quan chuyên trách thi hành, đó là quyết định áp dụng pháp khẩn cấp tạm thời và phán quyết trọng tài Điều 12 Luật TTTM 2010, thì Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài. Luật trọng tài thương mại quy định Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh mới có thẩm quyền thi hành các quyết định, phán quyết trọng tài.Việc xác định thẩm quyền cụ thể của Cơ quan thi hành án dựa trên tiêu chí lãnh thổ, đó là: Đối với việc thi hành phán quyết trọng tài: thì Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội Trọng tài ra phán quyết có thẩm quyền thi hành phán quyết Đối với việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài thì Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng có thẩm quyền thi hành Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật TTTM Khi bên yêu cầu thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành phán.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 35 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3 Thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp đối với Trọng tài vụ việc tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. Hiện nay, trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài. Điều này thể hiện bằng biểu đồ sau: Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn1 . 1 http://www.viac.vn/ Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và tài liệu Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010) Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 36 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có; đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan2 . Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật TTTM 2010) “Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc”3 . Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài4 Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010) Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên. 2 http://www.viac.vn/ 3 http://www.viac.vn/ 4 http://www.viac.vn/
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010)5 Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật TTTM 2010)6 Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận. Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)7 5 http://www.viac.vn/ 6 http://www.viac.vn/ 7 http://www.viac.vn/
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 38 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sơ đồ 2.1: Mô hình trọng tài thương mại8 Mô hình trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay đã giải quyết hàng nghìn vụ 8 http://www.viac.vn/thong-ke Hội đồng trọng tài ngoại thương Nghị định 153/CP (1964) Nghị định 59/CP (1963) Hội đồng trọng tài hàng hải Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Quyết định 204/TTg (1993) (1993) Nghị định 116/CP (1994) Các trung tâm trọng tài kinh tế Mô hình VIAC do Chính phủ thành lập Mô hình trọng tài tư nhân
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 39 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tranh chấp liên quan đến tất cả lĩnh vực thương mại như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư,…với các bên tranh chấp đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. TTTM không ngừng lớn mạnh, phát triển, đem lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.3.1 Hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc VIAC đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của tổ chức trọng tài có uy tín và kinh nghiệm tại Việt Nam. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được cải thiện. Các Trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và trao đổi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp. Quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn. Tại Việt Nam, hiện đã có 22 trung tâm trọng tài, chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM như: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC); Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Á Châu (ACIAC); Trung tâm Trọng tài thương mại Hà Nội (HCAC); Trung tâm Trọng tài thương mại TP.HCM (TRACENT); Trung tâm Trọng tài thương mại Cần Thơ; Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC); Trung tâm Trọng tài Viễn Đông; Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam (VLCAC)…. Theo thống kê của Sở Tư pháp TP.HCM, từ năm 2016 đến nay, các trung tâm trọng tài thương mại trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết hơn 11.150 vụ việc. Con số đó cho thấy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang ngày càng thể hiện được sự ưu việt và sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp9 . VIAC đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của tổ chức trọng tài có uy tín và kinh nghiệm tại Việt Nam. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được cải thiện. Các Trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và trao đổi kinh
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 40 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệm giải quyết tranh chấp. Quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn. VIAC cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo tiêu chí linh hoạt và thuận tiện của trọng tài như việc tổ chức các phiên họp qua hình thức trực tuyến, teleconference, video conference, giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian, chi phí khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Ngoài chức năng chính là giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất của một tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, VIAC còn thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và ADR khác tại Việt Nam10 . “Phán quyết trọng tài của TTTM không chỉ được thi hành thuận lợi tại Việt Nam mà còn được công nhận và thi hành tại trên 150 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.Trong những năm gần đây việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, thể hiện không chỉ qua số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết mà còn qua sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp. Bảng 2.1. Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC 2015 - 20181 : STT 2015 2016 2017 2018 Số vụ việc thụ lý giải quyết tranh chấp 146 155 161 180 10 https://baodautu.vn/bung-no-giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai-d137018.html
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 41 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC 2016 - 20181 : “Năm 2018 là một năm vô cùng bận rộn với 150% nỗ lực để tuổi thứ 25 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (28/04/1993-28/04/2018) trở nên thật đáng nhớ. Thống kê số lượng vụ tranh chấp mới được thụ lý và giải quyết tại VIAC trong năm 2018 ghi nhận 180 vụ tranh chấp - con số cao nhất trong 25 năm hoạt động với tổng giá trị tranh chấp ở mức ~9,5 nghìn tỷ đồng (~ 407 triệu USD) và vụ tranh chấp lớn nhất với giá trị tranh chấp ở mức ~3,3 nghìn tỉ đồng (~145,2 triệu USD). Các con số trên cùng với vụ tranh chấp có trị giá ở mức 250 triệu USD và các vụ tranh chấp có giá trị hơn 100 triệu USD mà VIAC đã từng thụ lý và giải quyết trong những năm trước, một lần nữa khẳng định rằng VIAC đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với các vụ tranh chấp phức tạp và có trị giá hàng trăm triệu USD”11 . “Năm 2018 cũng là năm của hòa giải thương mại khi VIAC tiếp tục là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực này với việc ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC – tương tự như cơ hội và sự tin tưởng chúng tôi được trao khi đi những bước đầu tiên trong lĩnh vực trọng tài thương mại cách đây 25 năm. VMC là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/ ND-CP cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ quý giá của 11 http://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-nam-2018-s32.html 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2015 2016 2017 2018 Số vụ tranh chấp Trung tâm trọng tài VIAC thụ lý