SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Download to read offline
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


                                    CHƯƠNG 1
                        TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Tài chính kiềm chế.
1.1.1. Tài chính kiềm chế là gì?
       Tài chính kiềm chế là một cơ chế tài chính được đặc trưng hóa bởi sự can thiệp
quá mức của nhà nước vào các hoạt động và các quá trình tài chính. Trong đó, nhà nước
sẽ ấn định những mức lãi suất trần, trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng bằng
các quyết định hành chính nhiều hơn là thông qua cơ chế thị trường, ưu tiên cho khu vực
kinh tế nhà nước và đặt ra các tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao và kiểm soát chặt chẽ nguồn
vốn trong và ngoài nước.
1.1.2. Hậu quả của tài chính kiềm chế.
       Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ
thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế
cũng như sự mất ổn định kinh tế vĩ mô như:
   − Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ
thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế
cũng như sự mất ổn định kinh tế, tiềm năng tài chính không được sử dụng và đầu tư vào
sản xuất bởi vì lãi suất thấp thì công chúng sẽ không muốn gởi tiết kiệm mà sẽ hiện vật
hóa dưới dạng vàng, đá quý, ngoại tệ mạnh, hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy, gây ra tình trạng
thiếu vốn đầu tư, khan hiếm hàng hóa giả tạo, mất cân đối nghiêm trọng trên thị trường
hàng hóa.
   − Cầu về vốn vượt xa khả năng của các nguồn cung cấp nên các danh mục đầu tư có
tỷ suất lợi nhuận cao phải hủy bỏ hoặc sử dụng vốn từ các thị trường ngầm.
   − Ngân sách nhà nước luôn phải bao cấp và thiếu hụt vì các doanh nghiệp nhà nước
luôn được ưu tiên vay vốn với lãi suất bao cấp dẫn tới luôn ỷ lại, không sản xuất và kinh
doanh có hiệu quả.
   − Hệ thống tài chính không được phát triển và không thể thực hiện được những chức
năng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
   − Thị trường tài chính có thể không có hoặc manh mún, phân tán và đầy rủi ro, lạm
phát và tỷ giá biến động không thể kiểm soát được.


Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                               Trang 1/89
Tài chính tiền tệ                                 Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                           Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


1.2. Tự do hóa tài chính
1.2.1. Tự do hóa tài chính là gì?
       Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát
của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này
hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
       Tự do hóa tài chính được chia làm hai cấp độ:
   − Tự do hóa tài chính nội địa: Bằng cách xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất và phân bổ tín
dụng
   − Tự do hóa tài chính quốc tế: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý
ngoại hối.
       Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có
của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu
là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội.
1.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài chính
       Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi
mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập
và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt
động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số
khía cạnh sau:
   − Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài
chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa
có điều kiện cải thiện năng lực quản lý.
   − Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung
cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm
dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất.
   − Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công
nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống.
   − Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách
kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở,
trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối


Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                               Trang 2/89
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới.
1.2.3. Mặt trái của tự do hóa tài chính
       Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chính
cũng cố những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều
kiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Những
hạn chế của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai gốc độ:
   − Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng
tài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc
thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
   − Thứ hai: Tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực
đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan
trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao
nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành thực hiện những mục tiêu của nhà nước
vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác
hơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả
năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệp
tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài
chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến
lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị
kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá
sản, đổ vỡ... gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
1.2.4. Lộ trình tự do hóa tài chính
       Tự do hóa tài chính được tiến hành sau tự do hóa thương mại. Lộ trình tự do hóa
tài chính trải qua những bước sau:
       Bước 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết để phát triển
cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính.
       Bước 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự
quản lý của nhà nước.
   − Tự do hóa lãi suất là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản chất của tự
do hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị
trường xác định lãi suất cân bằng. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ
để điều hành theo định hướng.

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                               Trang 3/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


   − Tự do hóa lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao gồm: Cơ cấu lại các khoản nợ
khó đòi, tiến hành tư nhân hóa một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, áp dụng các
chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân hàng.
   − Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý là xây dựng một hành lang tỷ giá cho phép tỷ
giá giao động trong một khoảng giới hạn nhất định xung quanh tỷ giá chính thức của
ngân hàng trung ương.
       Bước 3: Tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế
phân bổ quota và những rào cản khác trong giao dịch vãng lai.
       Bước 4: Từng bước tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn.
   − Tự do hóa giao dịch vốn là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế đối với các giao
dịch này như xóa bỏ hoàn toàn những quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các
nhà đầu tư nước ngoài. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn về nước với các
khoản đầu tư dài hạn-ngắn hạn thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cho các doanh
nghiệp trong nước tự do tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu
– trái phiếu.
   − Đối với người dân tự do hóa nguồn vốn cho phép họ thực hiện các hoạt động ở
nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia các hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi
nhuận cao.
   − Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hưu các công ty khác nhau, các dòng
vốn được tự do di chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang những nơi có tỷ suất sinh lợi
cao.
1.2.5. Điều kiện để cho tự do hóa tài chính thành công
       Cải cách tài chính ở Việt Nam, hội nhập tài chính bằng cách mở cửa dần từng
bước các giao dịch thương mại trên lĩnh vực tài chính là một xu hướng tất yếu. Việt
Nam muốn hội nhập tài chính thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải linh hoạt
- ổn định đáng tin cậy. Những điều kiện cho việc tự do hóa tài chính thành công là:
   − Quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc và tiết kiệm quốc gia cao.
   − Thực hiện đúng lộ trình tự do hóa kinh tế.
   − Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả.
   − Hệ thống giám sát ngân hàng hợp lý và việc thi hành có hiệu quả.
   − Không có khoản cho vay mang tính chất chính trị và lạm dụng hệ thống tài chính.


Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                               Trang 4/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


   − Một Chính Phủ triệt để chống tham nhũng và lãng phí.
   − Tính minh bạch trong công bố thông tin.




Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                            Trang 5/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


                                   CHƯƠNG 2
               CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
                      THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA
2.1. Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế
2.1.1. Tự do hóa tài khoản vãng lai
       Trong hoạt động ngân hàng, một tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi mở
tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh
chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu,
thông qua một loạt các kênh khác nhau. Vì thế, tài khoản này có tên khác là Tài khoản
thanh toán.
       Như vậy, nội dung rất quan trọng để đạt được tự do hóa (tài khỏan) giao dịch vãng
lai là đồng tiền Việt Nam phải được thừa nhận trong các giao dịch quốc tế, có nghĩa là
VND phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốc tế. Theo đó, đồng tiền tự
do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh của nền kinh tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnh
tranh cao và tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.
       Theo cách hiểu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là
đồng tiền của một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi
để thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối
chủ chốt.
       Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, có
nghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chế
nào.
       Thông thường, người ta nói đến mức độ chuyển đổi của đồng tiền theo giao dịch
phải gắn với ba nội dung: một là, giao dịch đó phải được phép; hai là, không có hạn chế
nào trong việc chuyển đổi (mua bán ngoại tệ) để phục vụ mục đích thanh toán; ba là,
ngoại tệ phải được đáp ứng theo yêu cầu của người mua, phục vụ thanh toán cho giao
dịch đó. Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp giao dịch đó là giao dịch được phép,
nhưng việc mua ngoại tệ để thanh toán cho giao dịch đó bị hạn chế. Trường hợp này, khả
năng chuyển đổi của đồng tiền đã bị hạn chế.
       Thực tế, hoạt động ngoại hối được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Ngoại hối và được
quy định chi tiết thi hành theo Nghị định 160 của Chính phủ, ban hành ngày 28/12/2006

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                            Trang 6/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


với Điều 5 quy định tự do hoá với giao dịch ngoại hối vãng lai: Các giao dịch thanh toán
và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người dân được tự do theo các nguyên tắc
sau: Được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán
và chuyển tiền. Có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín
dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra
nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người dân không phải xuất trình các chứng
từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.
      Chính vì vậy, có thể nói rằng việc tự do hóa giao dịch vãng lai có ảnh hưởng lớn
tới hoạt động doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư. Cụ thể là việc mua ngoại tệ phục vụ
nhu cầu cá nhân như: du lịch, khám chữa bệnh, du học hay của các doanh nghiệp khi
thanh toán xuất nhập khẩu, vay tín dụng thương mại nước ngoài ngắn hạn sẽ không nhiều
thủ tục về giấy phép như hiện nay. Cũng theo quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối, người
dân và các tổ chức kinh tế còn được trực tiếp vay trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự
vay tự chịu trách nhiệm.
      Các giao dịch vãng lai bao gồm các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các khoản vay tín dụng thương mại và ngân
hàng ngắn hạn; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng...
      Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hay
đồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mức đang áp dụng hiện nay là 7.000
USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán chứng khoán, các
giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN, phải mở tài khoản vốn đầu tư gián
tiếp bằng đồng VN tại ngân hàng...
      Hiện trạng tự do giao dịch vãng lai tại Việt Nam:
   − Thực tế trong những năm qua, người dân có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ mạnh
như USD hoặc Euro vẫn tìm điểm đến là các tiệm vàng. Theo quy định, người dân muốn
mua USD tại các ngân hàng hay các quầy thu đổi ngoại tệ chính thức phải xuất trình đủ
các loại giấy tờ chứng thực việc cần mua USD cho việc chuyển ra nước ngoài nộp học
phí hay đi du lịch... Do đó, trong trường hợp người dân muốn mua USD để tích trữ thì họ
không thể nào tìm đến các điểm giao dịch ngoại hối chính thức. Khi đó họ sẽ tìm đến các
điểm mua bán ngoại tệ không hợp pháp. Ở đây họ có thể dễ dàng mua bán, trao đổi bất
kỳ loại ngoại tệ thông dụng nào mà không cần xuất trình bất kỳ loại giấy tờ nào.
   − Hạn chế khi kết chuyển ngoại hối: Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 7/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mức
đang áp dụng hiện nay là 7.000 USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài
muốn mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN,
phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng VN tại ngân hàng...
2.1.2. Tự do hóa tài khoản vốn
       Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài
chính trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do
thị trường quy định.
       Ở nhiều nước đang phát triển, những chuyển đổi như vậy thường bị hạn chế
nghiêm ngặt bởi hàng loạt quy chế. Mục đích của sự hạn chế này là để giữ tiết kiệm ở lại
trong nước và phục vụ cho đầu tư trong nước, tránh để nền kinh tế của đất nước bị ảnh
hưởng bởi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thập niên 1970 và thập niên 1980,
ngày càng nhiều quốc gia nhận ra rằng chỉ tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhu
cầu tài chính cho đầu tư trong nước. Vì thế, họ đã huy động cả tiết kiệm ngoài nước dưới
hình thức cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Khi chiều chuyển đổi
tài sản tài chính ở nước ngoài thành tài sản tài chính ở trong nước được chấp nhận, tự
nhiên các nước này bị đòi hỏi phải chấp nhận cả chiều ngược lại với lý do là để bảo vệ lợi
ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là tự do hóa tài khoản vốn.
       Tự do hóa tài khoản vốn làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia.
Nó giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu
vực và thế giới. Song, nó cũng làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn thương
hơn.
       Tại Việt Nam, tự do hóa tài khoản vốn đang từng bước thực hiện là một trong bốn
nội dung của Lộ trình Hội nhập Tiền tệ và Tài chính khu vực ASEAN được thông qua tại
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 7 vào tháng 8/2003 với mục tiêu là tự do
hóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020. Trên cơ sở đó, Nhóm Công tác về tự
do hoá tài khoản vốn (cấp kỹ thuật) đã được thành lập để triển khai các kế hoạch đã được
đề ra trong Lộ trình Tự do hoá tài khoản vốn.
       Tự do hóa tài khoản vốn nhằm tạo thuận lợi và tự do hóa hơn nữa các luồng luân
chuyển vốn được đề ra trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC
Blueprint), theo đó, tự do hóa các luồng chu chuyển vốn được thực hiện theo các nguyên
tắc: (i) tự do hóa tài khoản vốn phù hợp với điều kiện thực tế và mức độ sẵn sàng của các

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 8/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


nước thành viên; (ii) cho phép phòng vệ chính đáng trước các nguy cơ mất ổn định kinh
tế vĩ mô và rủi ro hệ thống; và (iii) đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa tất cả các nước ASEAN.
       Trên cơ sở các nguyên tắc định hướng nêu trên, các nước thành viên sẽ tiến hành
tự do hoá theo bốn bước sau: (i) nới lỏng hoặc loại bỏ các qui định liên quan đến giao
dịch vãng lai (2008-2015); áp dụng Điều VIII của IMF về loại bỏ hạn chế đối với các
thanh toán và chuyển tiền để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế vào năm 2011; (ii)
đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về chuyển tiền quốc tế liên quan đến FDI
(2008-2015); (iii) đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về các luồng vốn đầu tư gián
tiếp; đặc biệt các qui định về nợ và cổ phần (2009-2015); và (iv) đánh giá và dần dần nới
lỏng các qui định về các luồng vốn khác, đặc biệt cả qui định về vay nợ nước ngoài dài
hạn của người cư trú (2011-2015).
       Tiến trình thực hiện và định hướng trong thời gian tới
       Theo lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ, nguyên tắc tự do hoá tài khoản vốn phải
đảm bảo quá trình tự do hoá có trật tự, phù hợp với kế hoạch của từng quốc gia, từng
nước thành viên sẽ thực hiện quá trình tự do hoá tài khoản vốn theo phương thức là tổng
hợp quy chế hiện hành về tài khoản vốn và tự đưa ra một chương trình tự do hoá các
khoản mục trong tài khoản vốn.
       Trên cơ sở đó, hàng năm các nước sẽ báo cáo, trao đổi về các biện pháp, chính
sách tự do hoá các khoản mục của nước mình. Điều đó sẽ giúp Việt nam cũng như các
nước cập nhật được các biện pháp, chính sách về việc loại bỏ dần các rào cản đối với các
luồng luân chuyển vốn của từng nước trong khu vực.
   − Chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ
   − Mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong đó, cần xác định được động cơ và nguyên
nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống
tài chính.
       Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một
cách có trật tự:
   − Thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra
   − Nhà đầu tư được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị không
hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng.
       Tuy nhiên, do độ mở của nền kinh tế lớn, Việt Nam cũng chịu những tác động bất

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 9/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


lợi của dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào trong như áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân
vãng lai... Do đó, trước những biến động của môi trường kinh tế trong nước và toàn cầu,
trong thời gian tới, Việt Nam cần có những đánh giá thận trọng đối với việc thực hiện lộ
trình tự do hóa tài khoản vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của khu vực và
quốc tế, đồng thời đảm bảo duy trì được các mục tiêu của các chính sách tài khóa, tiền tệ
và tỷ giá.
       Theo lộ trình đã được đề ra trong AEC, trong thời gian tới Việt Nam loại bỏ dần
các rào cản đối với các luồng luân chuyển vốn trong khu vực theo lịch trình sau: (i): Rà
soát, đánh giá về các rào cản đối với các luồng vốn gián tiếp (2009-2010); (ii) Dỡ bỏ dần
các rào cản đã được xác định đối với các luồng luân chuyển vốn: Luồng vốn FDI, bắt đầu
dỡ bỏ từ năm 2010; Luồng vốn đầu tư gián tiếp, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2011; Luồng vốn
khác, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2012. Tuy nhiên, để tự do hóa an toàn và có tác dụng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế, cần phải hiểu và thi hành những chính sách cần thiết để tạo tiền
đề cho tự do hóa xảy ra một cách trôi chảy.
       Kinh nghiệm tự do hóa tài khoản vốn ở các nước trên thế giới và quá trình tự do
hóa đang diễn ra ở Trung Quốc, nước láng giềng với nhiều điểm tương đồng về thể chế
chính trị và kinh tế với Việt Nam:
   − Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 : xem xét lại những vấn đề liên
quan đến tự do hóa tài khoản vốn với vai trò trọng yếu của hệ thống tài chính được chế
tài tốt, quản lý tốt, và tư bản hóa tốt càng được coi trọng hơn. Các nhà làm chính sách đã
nhìn nhận đúng đắn hơn rằng tự do hóa tài khoản vốn phụ thuộc vào một loạt các chính
sách hữu hiệu.
   − Tự do hóa tài khoản vốn thường xuyên gây ra các cuộc khủng hoảng ở cả các nền
kinh tế phát triển và đang phát triển (ở khu vực Scandinavia, Mỹ Latinh, và Đông á), tự
do hóa tài khoản vốn đã hấp thu một lượng vốn chảy vào nền kinh tế quá lớn so với khả
năng hấp thụ của chúng một cách an toàn. Thời gian trôi qua, vốn chảy vào biến thành
vốn chảy ra, để lộ ra một hệ thống tài chính què quặt.
   − Nhờ có tăng trưởng nhanh hơn và/hoặc lạm phát cao hơn, lãi suất có xu hướng cao
hơn ở nước có tài khoản được tự do hóa so với mức quốc tế. Lãi suất cao hơn này, kết
hợp với sự hiện diện của nhiều cơ hội mới nảy sinh từ việc tự do hóa, dẫn đến dòng vốn
chảy vào tăng lên mạnh
   − Tăng trưởng tiền tệ nhanh, và thậm chí tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, giá các

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 10/89
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


loại tài sản tăng kiểu bong bóng, và cơn sốt đầu tư và tiêu dùng.
   − Khi tính cạnh tranh bị giảm sút, tài khoản vãng lai thâm hụt, và nợ xấu tăng lên,
làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư. Sự tăng giá của bản tệ, hoặc là do sự lên giá về
danh nghĩa, hoặc là do lạm phát cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu,
và do đó làm tăng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai.
   − Sau giai đoạn giá các loại tài sản đạt đỉnh điểm, lượng tín dụng cho vay đầu tư bất
động sản và chứng khoán trở nên khó thu hồi, trong khi đó các khoản đầu tư kinh doanh
không còn mang lại mấy lợi nhuận. Mất cân đối trong cán cân vãng lai và sự mong manh
dễ vỡ của hệ thống tài chính là dấu hiệu của rủi ro và thúc đẩy vốn chảy ngược ra ngoài.
Sự đổ ngược vốn ra ngoài như vậy gây áp lực lên tỷ giá và thị trường tài sản nội địa và
đặt các cơ quan quản lý vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là nâng lãi suất,
và một bên là để cho bản tệ bị mất giá.
   − Bản tệ mất giá sẽ làm tăng gánh nặng nghĩa vụ tài chính cho những doanh nghiệp
vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt khi sự phá giá diễn ra sau giai đoạn tỷ giá được ấn định.
Trong trường hợp xấu nhất thì sự chảy ngược vốn ra bất thình lình sẽ châm ngòi cho các
cuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nghiêm trọng ở Scandinavia, Mỹ La tinh và Đông
á, mặc dầu giữa chúng có những khác biệt đáng kể.
       Tổng kết và liên hệ có thể rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế này:
   − Thứ nhất, phải theo đuổi các chính sách thương mại và vĩ mô lành mạnh để giảm
thiểu rủi ro của việc tự do hóa tài khoản vốn.
   − Thứ hai, các nền kinh tế phải củng cố hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát
của mình trước khi mở cửa tài khoản vốn.
   − Thứ ba, một khu vực doanh nghiệp với công tác tài chính yếu ớt và sự quản trị
kém có thể lạm dụng một cách có hệ thống những cơ hội đem lại bởi tự do hóa tài khoản
vốn.
   − Thứ tư, nhiều người ủng hộ quan điểm rằng cơ chế tỷ giá linh hoạt là một điều
kiện quan trọng để hạn chế sự tích đọng những rủi ro trên bảng cân đối tài sản liên quan
đến sự lệch khớp về tiền tệ (currency mismatches) và để ngăn chặn áp lực trên thị trường
ngoại hối căng thẳng quá mức biến thành khủng hoảng tài chính trên diện rộng.
   − Cuối cùng, một số thiên về kết luận rằng vốn chảy vào cần được quản lý hay đổi
hướng bằng những phương pháp như dự trữ bắt buộc đối với các khoản vốn ngắn hạn
theo kiểu ở Chile.

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 11/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


         Mặc dù còn nhiều bất đồng nhưng người ta thống nhất với nhau rằng tự do hóa tài
khoản vốn chỉ thành công ở những nền kinh tế có môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, và
tự do hóa tài khoản vốn là một phần khăng khít của chương trình cải cách. Thiếu sót ở
các lĩnh vực khác cũng có thể dẫn đến những kết quả đáng tiếc từ việc tự do hóa tài
khoản vốn.
         Một số đặc điểm chính của nền kinh tế Trung Quốc. Tình trạng kinh tế của Trung
Quốc có khác biệt lớn so với của các nước ở Mỹ Latinh và Châu Á:
   − Trước tiên, dù Trung Quốc đang thực thi việc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, Trung
Quốc đã mở rộng cửa cho các dòng vốn nước ngoài. Thậm chí người ta có thể nói rằng
Trung Quốc đã mở cửa cho FDI còn rộng hơn cả nhiều nước OECD. Đặc biệt, Trung
Quốc gần đây đã khuyến khích FDI ra nước ngoài, vào các dự án về năng lượng và kỹ
thuật.
   − Ngoài ra, đồng CNY được sử dụng khá phổ biến ở những nước láng giềng, đôi khi
có thể coi như một ngoại tệ mạnh. Có lẽ bằng chứng về độ mở rộng rãi về tài chính của
Trung Quốc có thể thấy qua tốc độ phát triển của tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân
hàng Trung Quốc, một phần vì chính phủ cho phép duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở
Trung Quốc khá gần với mức trên thị trường quốc tế. Sự biến động tiền gửi ngoại tệ hàng
tháng theo sát những biến động về biên độ lãi suất và dự đoán về tỷ giá. Những yếu tố về
mở cửa tài chính này sẽ tạo thuận lợi cho việc tự do hóa tài khoản vốn vì nhiều điều
chỉnh lớn cần thực hiện khi tự do hóa đã được thực hiện.
   − Nhưng do tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhanh, kết hợp với xu hướng giảm cho vay
bằng ngoại tệ của các ngân hàng Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã dư
thừa vốn thanh khoản bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này, tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng dự
trữ ngoại hối, đã góp thêm vào luồng vốn ngoại tệ đổ ra khỏi Trung Quốc lên đến 140 tỷ
USD trong thời kỳ 1999 - 2001. Bởi vậy, câu hỏi liên quan đến việc tự do hóa tài khoản
vốn của Trung Quốc không còn là câu hỏi liệu có cho phép vốn ngoại tệ chảy ra nước
ngoài hay không, mà là câu hỏi liệu có phải tạo ra thêm các kênh dẫn để vốn ngoại tệ đổ
ra nước ngoài nhiều hơn, và làm thế nào để quá trình này được dễ dàng hơn.
   − Thứ hai, và có lẽ là yếu tố tích cực và quan trọng nhất cho việc tự do hóa tài khoản
vốn, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong thập kỷ qua, lên
tới trên 9%/năm. Là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ tiết kiệm
trong dân cư lên tới 40% GDP, Trung Quốc dễ dàng đa dạng hóa các hạng mục tài sản

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 12/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


trong nước và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thể chế nội địa.
   − Thứ ba, lãi suất nội địa Trung Quốc không vượt xa mức trên thị trường tiền tệ
quốc tế. Vào đầu năm 1990, Trung Quốc có mức lạm phát tương đối cao, nhưng sau đó
giảm được xuống mức thấp nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây,
giá cả ở Trung Quốc lại giảm xuống ở mức nhẹ. Lãi suất nội địa, về cơ bản vẫn do nhà
nước thiết lập, giảm xuống thấp theo lạm phát, bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức quốc tế.
   − Thứ tư, đồng CNY đã được tự do chuyển đổi trên tài khoản vãng lai năm 1996, và
được neo với USD từ năm 1994. Trong nhiều năm, Trung Quốc có thặng dư tài khoản
vãng lai vừa phải và có lượng vốn ngoại tệ đổ vào trung bình lớn hơn luồng vốn đổ ra.
Luồng vốn FDI khá ổn định chiếm một khoản lớn trong tài khoản vốn, bên cạnh dự trữ
ngoại hối khổng lồ lên đến nhiều trăm tỷ USD. Kết quả là Trung Quốc là chủ nợ ròng của
thế giới. Và trong mọi trường hợp, qũy dự trữ ngoại tệ khổng lồ này đủ sức khắc phục
mọi biến động gây ra từ các tài sản nợ ngắn hạn. Sau gia nhập WTO, luồng FDI chảy vào
càng lớn hơn nữa. Vì vậy, có thể nói là sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn FDI ổn
định và cán cân đối ngoại của họ tạo thuận lợi cho tự do hóa tài khoản vốn.
   − Thứ năm, ngược lại, chính sách tài chính của Trung Quốc lại là một điểm bất lợi
cho tự do hóa tài khoản vốn. Đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đi vay
đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng tỷ trọng nợ trên GDP mà chính phủ công bố thì vẫn ở
trong mức kiểm soát được. Tuy nhiên, hệ thống hưu trí đói vốn và hệ thống ngân hàng có
tỷ trọng vốn an toàn ở mức thấp là một điều đáng lo ngại. Những khoản vốn cần thiết này
cho thấy gánh nặng về nợ thực tế lớn hơn nhiều mức công bố.
   − Thứ sáu, và là hiểm họa lớn nhất khi tự do hóa tài khoản vốn, hệ thống tài chính
của Trung Quốc bị chi phối chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng tuy lớn và có lượng thanh
khoản lớn nhưng lại không mạnh. Tỷ trọng tiền M2/GDP đã đạt đến 165% GDP gần đây,
là mức rất cao so với bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Các ngân hàng Trung Quốc cũng có khả
năng thanh khoản lớn: tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi, khoảng trên 80%. Nhưng hệ thống
ngân hàng này bị coi là yếu về mặt năng lực chi trả, vì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, trên
10%, mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực lớn để giảm nợ xấu từ mức trên 30%.
       Điều khác biệt về tình trạng kinh tế giữa Trung Quốc và các nước khác có liên
quan
       Trung Quốc có 2 điểm khác biệt cơ bản về điều kiện ban đầu khi tự do hóa tài
khoản vốn so với các nước nói ở phần trên. Một là, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giá

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 13/89
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


ổn định, thậm chí hơi giảm, lãi suất danh nghĩa thấp, và giá trị các tài sản (cổ phiếu, trái
phiếu...) cao. Trong khi đó, ở các nước tự do hóa tài khoản vốn và bị khủng hoảng,
thường có lạm phát tương đối cao, lãi suất bản tệ cao, và giá trị các tài sản thấp. Hai là,
Trung Quốc hấp thu được một luồng vốn FDI lớn, dự trữ ngoại tệ lớn, và là một chủ nợ
của thế giới, thay vì phải phụ thuộc vào vốn ngắn hạn mang tính đầu cơ, dự trữ ngoại tệ
hạn hẹp và nợ nước ngoài lớn như ở các nước khác nói ở đây.
       Nói chung, những điều kiện ban đầu của một nền kinh tế quyết định mức rủi ro
trong việc tự do hóa tài khoản vốn. Có thể dự đoán rằng sau khi mở tài khoản vốn ở
Trung Quốc, chỉ có FDI sẽ tăng lên mạnh mẽ, và rủi ro đi kèm với nó không phải là đáng
lo ngại.
       Thách thức chính cho Trung Quốc có lẽ nằm ở việc quản lý thành công tự do hóa
tài khoản vốn thông qua nhiều kênh khác nhau, ngoài các kênh truyền thống như gửi tiền
bằng ngoại tệ vào ngân hàng, trả trước các khoản nợ bằng USD, và đầu tư vào thị trường
chứng khoán Hong Kong.
       Tình trạng kinh tế hiện tại của Trung Quốc, với vốn bắt đầu chảy ra khỏi lãnh thổ,
đặt ra những câu hỏi thú vị về chính sách. Về sự tồn tại lẫn lộn cả tiền gửi ngoại tệ và bản
tệ, kinh nghiệm thế giới cho thấy tỷ giá linh động hơn nữa và quá trình tự do hóa lãi suất
đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ làm thay đổi đáng kể cơ cấu tiền gửi và cho vay bằng
ngoại tệ và bản tệ, có lẽ đôi lúc sẽ thúc đẩy mạnh dòng vốn chảy ra. Trong khi có thể
nâng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn chảy ra này, nhưng lãi suất tăng xảy ra trùng hợp
với giá tài sản giảm sẽ đặt ra một tình thoái lưỡng nan về chính sách tiền tệ. Để giải quyết
vấn đề này, liệu có nên áp dụng một mức dự trữ bắt buộc trên tài khỏan tiền gửi bằng
ngoại tệ (ở trong nước) khác với mức áp dụng trên tài khoản tiền gửi bản tệ không (để
hạn chế việc chuyển đổi từ bản tệ sang ngoại tệ), như đã được thực hiện ở những nước
khác? Tất nhiên, câu trả lời phải tính đến thực tế rằng tiền gửi ở nước ngoài thì không bị
áp dụng dự trữ bắt buộc. Do đó, biện pháp áp dụng dự trữ bắt buộc này sẽ trở nên vô hiệu
trừ khi áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát lưu chuyển ngoại hối để hạn chế việc
chuyển đổi CNY thành ngoại tệ của dân chúng sống ở Trung Quốc.
       Về tự do hóa dần dần dòng lưu chuyển 2 chiều của vốn đầu tư vào các hạng mục
tài sản, Trung Quốc nên làm thế nào để thiết lập thăng bằng giữa kiểm soát và khuyến
khích vốn đầu tư gián tiếp vào nước này? Ví dụ, một mặt, Trung Quốc có nên xem xét
thiết lập một chương trình chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài đủ tư cách

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                               Trang 14/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


được đầu tư vào các loại tài sản nội địa, và, mặt khác, chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổ
chức nội địa đủ tư cách được đầu tư vốn gián tiếp ra nước ngoài? Nếu dòng vốn đầu tư
gián tiếp chảy ra lớn quá mức thì có nên áp dụng phí ở dưới dạng nào đó, có thể liên quan
đến độ dài thời gian nắm giữ nguồn vốn này, và được điều chỉnh thích hợp để tác động
đến dòng chảy này, theo cùng cách thức mà các quỹ đầu tư sử dụng để điều chỉnh hành vi
của cổ đông? Hiển nhiên, câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ phụ thuộc vào
những điều kiện ban đầu mà còn dựa vào tầm quan trọng tương đối của nhiều mục tiêu
chính sách và mức độ tự do hóa tài khoản vốn cần phải đạt được.
        Và triển vọng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam
        So sánh với Trung Quốc và các nước khác nêu ở trên thì rõ ràng Việt Nam nằm
đâu đó giữa hai thái cực. Một mặt, Việt Nam chia xẻ một số điểm tương đồng với Trung
Quốc như có một nguồn vốn FDI đổ vào khá dồi dào (tính theo tỷ trọng GDP thì thậm chí
còn lớn hơn của Trung Quốc); giá trị các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) đang lên
cao, theo sát diễn biến lạc quan của tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 8%/năm); sự phụ
thuộc vào và tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp trong tổng các nguồn tài trợ từ nước ngoài còn
thấp; vai trò can thiệp và tham gia vào nền kinh tế của chính phủ rất lớn, thông qua đầu tư
nhà nước và khối doanh nghiệp nhà nước, làm cho thâm hụt ngân sách luôn ở mức khá
cao và luôn cần bổ sung thêm vốn.
        Mặt khác, Việt Nam cũng có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chính
khi tự do hóa tài khoản vốn, như có lạm phát tương đối cao (gần 8% trong mấy năm gần
đây), lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản
vãng lai kinh niên, và nợ nước ngoài tương đối lớn. Ngoài ra, Việt Nam giống tất cả các
nước có liên quan ở điểm là hệ thống tài chính còn rất yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi
ro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơ
chế tỷ giá còn cứng nhắc...
        Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài
khoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa tồn tại hoặc chưa đầy đủ, nhất là những
điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạ
tầng cơ sở giám sát vững chắc. Cũng không kém phần quan trọng là chính phủ và người
dân Việt Nam có quá ít kinh nghiệm bước đầu với việc tự do hóa tài khoản vốn (như cho
phép đầu tư trực tiếp/gián tiếp ra nước ngoài - một hiện tượng mới được đề cập đến gần
đây).

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 15/89
Tài chính tiền tệ                                 Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                           Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


       Về giải pháp thúc đẩy hình thành các điều kiện tiền đề này, có lẽ không gì thích
hợp hơn việc nghiên cứu mô hình tự do hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt Trung
Quốc, như nêu ở trên, tập trung vào những lợi thế, thách thức, và những khó xử trong
chính sách liên quan đến quá trình tự do hóa của họ để làm bài học cho Việt Nam. Có thể
thấy trước rằng việc tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với một cuộc
cải cách sâu rộng và đồng bộ trên nhiều mặt của nền kinh tế vĩ mô mà một trục trặc trong
quá trình này cũng sẽ làm cái giá phải trả cho việc tự do hóa trở nên đắt hơn nhiều.
2.1.3. Chính sách tiền lương và giá cả
       Hiện VN đang duy trì 3 mức lương tối thiểu giữa 3 loại hình DN (DN có vốn đầu
tư nước ngoài, DNNN, DN tư nhân). Mặt khác, trên thực tế, mức tiền lương mà NLĐ VN
hiện đang được nhận chưa đủ đáp ứng cho đời sống, mức tiền lương hầu như không dựa
trên sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng LĐ và NLĐ, mà thường là sự áp đặt của người sử
dụng LĐ dao động quanh mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều đó đòi hỏi
phải có lộ trình cải cách cụ thể, tích cực, phù hợp trong thời gian tới.
       “Hội nghị đối thoại của các cơ quan/viện nghiên cứu và đào tạo Á – Âu” lần thứ
nhất với nội dung “So sánh chính sách tiền lương tối thiểu” đã tổ chức rất thành công ở
Dusseldorf, Đức năm 2009. Năm nay, khi diễn ra tại VN, các đại biểu đều mong muốn
trao đổi kinh nghiệm, quan điểm trên cơ sở những mối quan tâm chung về các vấn đề
chính sách liên quan đến LĐ, thông qua việc nhấn mạnh đối thoại, thương lượng về vấn
đề tiền lương tối thiểu; tiền lương tối thiểu khu vực phi chính thức; tiền lương với phát
triển kinh tế, nhằm đưa ra những cơ sở khoa học để chính sách tiền lương phù hợp và
thúc đẩy phát triển kinh tế; cũng như sự lớn mạnh của phong trào CN, CĐ hai châu lục.
       Các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương:
   − Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức
lao động.
   − Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao
động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.
   − Theo Điều 55 - Bộ Luật Lao Động Việt Nam quy định tiền lương của người lao
động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao
động, chất lượng và hiệu quả công việc. Hiện nghị định 28/2010/NĐ-CP (ban hành ngày
25/3/2010), từ 1/5 mức lương tối thiểu chung sẽ lên 730.000đ/tháng. Mức lương này
được áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 16/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị -
xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhà
nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp.
        Vì vậy, tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được
trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người dùng để
bù đắp lại hao phí lao động của mọi người và nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ
công nhân viên.Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản
xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình
độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
        Người lao động sau khi sử dụng sức lao động tạo ra sản phẩm thì được trả một số
tiền công nhất định. Xét về hiện tượng ta thấy sức lao động được đem trao đổi để lấy tiền
công. Vậy có thể coi sức lao động là hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Và tiền lương
chính là giá cả của hàng hoá đặc biệt đó, hàng hoá sức lao động. Vì hàng hoá sức lao
động cần được đem ra trao đổi trên thị trường lao động trên cơ sở thoả thuận giữa người
mua với người bán, chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Do đó giá cả
sức lao động sẽ biến đổi theo giá cả của các yếu tố cấu thành cũng như quan hệ cung cầu
về lao động. Như vậy khi coi tiền công là giá trị của lao động thì giá cả này sẽ hình thành
trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao
động hay tiền công có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá sức lao động.
Như vậy giá cả tiền công thường xuyên biến động nhưng nó phải xoay quanh giá trị sức
lao động cung như các loại hàng hoá thông thường khác, nó đòi hỏi một cách khách quan
yêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị của nó. Mặt khác giá tiền công có biến động như thế nào
thì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động có thể tồn tại và tiếp tục lao
động.
        Vai trò của tiền lương:
   − Vai trò tái sản suất sức lao động
   − Vai trò kích thích sản xuất
   − Vai trò tái sản suất sức lao động
   − Vai trò tích luỹ
        Các nhân tố ảnh hưởng tiền lương:
Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 17/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


   − Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp
đến tiền lương.
   − Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: Các chính sách, Khả năng tài
chính, Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền lương.
   − Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: Trình độ lao động, Thâm niên công
tác, mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều
ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động.
   − Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: Mức hấp dẫn của công việc, mức độ phức
tạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc, yêu cầu của công việc đối với người
thực hiện.
   − Các nhân tố khác: ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành
thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức
lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả
nhưng trên thực tế vẫn tồn tại.
       Ngoài ra, sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới
tiền lương của lao động
       Khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền
phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch
vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay
quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với
nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi
xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn
cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.
       Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:
   − Giá trị của bản thân hàng hoá đó
   − Giá trị của đồng tiền
   − Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá
       Tương quan giữa chính sách lương và giá tại Việt Nam: được xem là cuộc rượt
đuổi khó có hồi kết bởi nhũng yếu tố tác động như sau:
   − Tiền lương tối thiểu được hiểu là mức lương đủ đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu
của người lao động mới điều chỉnh khoảng giữa năm 2010 nhưng. Thế nhưng, trên thực
tế, lương tối thiểu và thực tiễn cuộc sống vẫn còn khoảng cách . Vấn đề hiện nay là phải
Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 18/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


làm sao xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với nhu cầu thực tế ở thời điểm công bố
như quy định tại điều 56 Bộ luật Lao động: “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá
sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao
động mở rộng...”.
   − Quan trọng nhất vẫn là, tiền lương không thể áp đặt mà phải theo hướng thị trường
- hình thành trên cơ sở mức sống, quan hệ cung cầu lao động và thỏa ước lao động tập
thể.
   − Để thoát ra khỏi giới hạn ngân sách khi quỹ lương hiện đã chiếm trên 30% tổng
chi ngân sách và bằng 60% của chi thường xuyên là điều rất khó khăn (dù nhu cầu tăng
lương cho cán bộ công chức là hết sức cấp bách) nhưng vẫn có thể thực hiện được.
   − Cần phải thu nhỏ bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế những người ăn bám vào
ngân sách đồng thời gia tăng năng lực quản lý các nguồn thu, chi ngân sách. Nếu làm
được điều này, không chỉ sẽ thực hiện được việc tăng mức lương tối thiểu mà còn có thể
giảm thiểu được sự nhũng nhiễu trong hàng ngũ cán bộ công chức.
   − Các doanh nghiệp cũng mong muốn lương tối thiểu sát với thực tế. Ngoài ra,
lương tối thiểu thấp hơn lương thực tế cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp trong
nước khi thương lượng bán hàng cho nước ngoài vì các đối tác thường dựa vào mức
lương quy định chung của Nhà nước để tính ra đơn giá. Vì vậy, phần lớn các doanh
nghiệp đều mong muốn mức lương tối thiểu tiệm cận với mức lương thực tế mà doanh
nghiệp đang trả.
   − Từ đầu năm 2011 đến nay, việc nhà nước điều cbhỉnh tỷ giá, tăng giá xăng, giá
điện đã làm gia tăng hầu hết chi phí đầu vào các mặt hàng thiết yếu như xi măng, thép,…
cùng lạm phát tăng cao đã hỗ trợ tâm lý giá cả các nhóm mặt hàng lương thực phẩm, nhà
ở, dịch vụ tăng cao.
   − Giá cả tăng không chỉ khiến cho người mua lo lắng mà người bán cũng lo ngại.
Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, lượng tiêu thụ ít đi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của người lao động. Chính phủ đang vận động người dân đồng cam cộng khổ với những
khó khăn của nền kinh tế trong thời buổi lạm phát. Thế nhưng để người dân thực sự đồng
lòng thì Chính phủ, trong phạm vi có thể kiểm soát được, cũng cần đảm bảo rằng gánh
nặng khó khăn được phân bổ một cách công bằng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cải
thiện hiệu quả của nền kinh tế để từ đó có cơ sở cải thiện phúc lợi của nhân dân.

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 19/89
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


2.2. Chính sách tài khóa
2.2.1. Giai đoạn 1991 - 2007
         Từ năm 1991 – 2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể được chia thành 3 giai
đoạn: tăng trưởng cao (1991 - 1996), suy thoái (1997 - 2001), phục hồi (2002 - 2007).
Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và
Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa.
         Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ đã thực hiện nhiều
chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường, mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế,
đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Như
vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến nay không thể chỉ giải thích ở
biến số chính sách tài khóa duy nhất. Có điều cần lưu ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ
năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của
chính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải
cách thuế bước 2 và 3, đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kích
cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ... Tuy vậy, điều này cũng
chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định
chu kỳ và khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp định
lượng.
2.2.2. Giai đoạn 2007 – 2008
         Từ cuối năm 2007 đến tháng 3-2008, chính sách kinh tế được chi phối bởi mục
tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm năm sớm (chỉ
trong ba năm), vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong năm 2008...
         Mặc dù đã có những cảnh báo sớm từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởng
thấp, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút, song quyết tâm của Chính phủ rõ
ràng là phải đạt được những thành tựu ấn tượng, vượt lên trên tất cả các thời kỳ trước
đây.
         Ý chí và mục tiêu đó được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và các nhà ngoại
giao qua những lời ca tụng không ngớt về những thành tựu nổi bật của Việt Nam, về vị
thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế (thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu là
thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc...) và về dòng vốn nước
ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ vào trong nước.

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 20/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


       Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, lẽ ra
phải thực hiện ngay những cải cách cơ cấu và thể chế cần thiết để nâng cao năng lực
giám sát, quản lý các lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính theo hướng
mở rộng công khai minh bạch, mở rộng sự tham gia giám sát của các nhà khoa học, hiệp
hội chuyên môn trong quá trình chuẩn bị quyết định, soạn thảo chính sách.
       Song, trên thực tế Chính phủ đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trình
để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp (về nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mức
cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất,
mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều
công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ.
       Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàng
tỉ đô la Mỹ ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạ
tầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã được
quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hội
đồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chức
quần chúng.
       Bắt đầu từ quý 3-2008 một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các
biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới
giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11
lần lượt giảm thấp hơn tháng trước.
       Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo
đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, tăng cường công tác
thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế,
chống thất thu, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt
giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu
quả, không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội, xem
xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế
nhập siêu...
       Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008 Nhà nước đã cam kết cắt giảm
2.700 tỉ đồng chi thường xuyên (bao gồm quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước,

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 21/89
Tài chính tiền tệ                                Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                          Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


đảng…), và 5.992 tỉ đồng (tương ứng 8% kế hoạch năm) chi cho đầu tư phát triển (bao
gồm các công trình cơ sở hạ tầng…). Hai khoản cắt giảm trong chi tiêu công nêu trên
được các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh cam kết thực hiện vào tháng 7 vừa qua
nhằm kiềm chế lạm phát.
         Tuy nhiên, theo báo cáo mới công bố của tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách
nhà nước năm 2008 tăng tới 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm. Trong
số đó, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3%
và 113,3%.Như vậy, rõ ràng là chính sách tài khoá đã không được thực hiện nghiêm túc
như cam kết ban đầu, nhất là trong nhóm tám giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
2.2.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay
         Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , kinh tế trong nước đang
đối mặt với nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột,
nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm
2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh,
như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%, cà phê giảm tới 34,5%, cao su giảm gần
50%...
         Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt
nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một
trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu.
Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói
kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài
hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất.
         Từ cuối năm 2008, Nhiều chính sách thuế mới nhằm thực hiện chủ trương kích
cầu, giảm khó khăn cho doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh
tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện.
         Những chính sách thuế trên là đòn bẩy thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Nếu như
trước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay khi phát sinh thu nhập, thì giờ đây, chủ
trương của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009,
giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DN
trong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Mặc dù
chính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 22/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


sản phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh
vì nhờ nó DN giảm được chi phí. Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm
mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp
đối với DN để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bối
cảnh suy giảm kinh tế hiện nay.
      Cùng với đó, đối tượng được tạm hoàn thuế giá trị gia tăng là các tổ chức sản xuất,
kinh doanh hàng hóa xuất khẩu có hàng hóa đang trong thời gian chưa được phía nước
ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng. Ngoài ra, các đối tượng DN khác, nếu cơ
quan thuế xác định đủ điều kiện được hoàn thuế thì vẫn được giải quyết, không cần chờ
kiểm tra, xác minh rồi mới hoàn thuế như thông lệ.
      Ngoài ra, chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số loại
thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại,
đầu tư vốn, thừa kế và quà tặng, được các nhà chính sách đánh giá sẽ giúp tăng thu nhập
khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
      Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính
sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008),
thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi
từng bước.
      Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩn
nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ lạm phát cao
quay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà nước bơm vào thị trường
trong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếp
đến là nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là
do tình trạng nhập siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉ
USD, và năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm phát cao, nếu
tỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng cao trong năm nay sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát kép, tức là
vừa lạm phát trong nước, vừa nhập khẩu lạm phát. Một rủi ro tiềm ẩn khác trong chính
sách tiền tệ là tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại thời điểm này đang
được cho là có vấn đề, do các ngân hàng thương mại có thể chạy đua nâng cao lãi suất để
huy động vốn.
      Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ thực hiện 6 nhóm giải pháp đồng bộ cùng

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 23/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


với gói kích cầu thứ hai để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó, tập trung vốn đầu tư cho
phát triển các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng
sớm trong năm 2010 - 2011, thay vì mở rộng đầu tư trong bối cảnh khan hiếm vốn, tỷ lệ
vốn đầu tư trên GDP cao và hệ số ICOR cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần chọn
lọc hơn khi triển khai gói kích thích kinh tế bổ sung, chỉ ưu tiên hỗ trợ những ngành, lĩnh
vực trực tiếp sản xuất tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, gói kích
thích kinh tế bổ sung đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa (chính sách thuế, tài chính,
ngân sách...) và cải cách hành chính nhằm làm cho chính sách dễ đi vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.3. Chính sách tiền tệ
2.3.1. Tính chuyển đổi của đồng tiền
       Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của một
nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán các
giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt.
       Có nghĩa là đồng tiền đó phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốc
tế. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh nền kinh tế, đó phải là nền
kinh tế có sức cạnh tranh cao và có tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.
       Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, có
nghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chế
nào.
            Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1/2009 – 6/2010




       Đối với Việt Nam, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) là mục
tiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh ngoại hối và hướng tới đồng tiền tự do chuyển
đổi hoàn toàn là một mục tiêu mong muốn

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                              Trang 24/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


      Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý rất thông thoáng cho tính
chuyển đổi của VND. Tháng 11/2005, IMF chính thức công nhận Việt Nam đã thực hiện
tự do hóa giao dịch vãng lai, có nghĩa là VND đã được chuyển đổi tự do trong các giao
dịch vãng lai, còn giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn, nhưng những hạn chế là
không nhiều. Hiện nay, trong giao dịch vốn chỉ còn hạn chế về dòng vốn đầu tư gián tiếp,
bên cạnh đó là một số hạn chế về đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh
thì tính chuyển đổi của VND còn thấp, bởi các lý do cơ bản sau:
   − Thứ nhất, nền kinh tế còn một số bất cập. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam
hiện nay cho thấy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nhanh chóng vượt qua thời kỳ bất lợi của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 tương
đối khả quan, đạt mức trên 6% (Quý I, GDP tăng trưởng 5,82%, quý II tăng gần 6,4%);
lạm phát được kiểm soát ở mức mong muốn và tương đối ổn định trong 3 tháng gần đây
(tháng 3, CPI tăng 0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6 tăng 0,22%);
đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, tháng 6, FDI tăng 900 triệu USD, nâng mức vốn
FDI 6 tháng lên 5,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo đánh giá
của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ
yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp so với thế giới. Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh tại Diễn đàn kinh
tế thế giới năm 2010 cho thấy, xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2009 – 2010
đứng thứ 75/133 ( năm 2008 – 2009 đứng thứ 70/132). Có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô
như thâm hụt lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, vấn đề nợ công ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy
cơ lạm phát.
   − Thứ hai, thị trường tài chính tiềm ẩn một số nhân tố bất ổn. Khủng hoảng tài chính
toàn cầu và những bất cập của nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện rõ nét trong năm
2008 – 2009 vừa qua (lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, đầu tư nước ngoài
giảm…), cùng với hệ lụy của các giải pháp, chính sách chống suy giảm kinh tế đã gây
nên những hạn chế nhất định đến mức độ chuyển đổi của VND, đó là gây sự ép giảm giá
VND, gây khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh toán ngoại tệ của doanh nghiệp có những
lúc không được đáp ứng đầy đủ và kịp thời…
      Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các
bộ, ngành thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ như điều chỉnh biên độ tỷ giá, chống

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                           Trang 25/89
Tài chính tiền tệ                               Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                         Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


đầu cơ ngoại tệ, thắt chặt kỷ luật thị trường ngoại hối, hạn chế nhập siêu, xử lý hài hòa
mối quan hệ giữa lãi suất VND với lãi suất ngoại tệ và tỷ giá, xử lý vấn đề sàn vàng…
Các biện pháp đó đến nay đã phát huy hiệu quả, tỷ giá tương đối ổn định và có chiều
hướng đi xuống (trong 6 tháng, chỉ số giá USD giảm 0,17% so với tháng trước. Đây là
tháng thứ 3 liên tiếp USD giảm giá), ngoại tệ trên thị trường không còn khan hiếm, các
doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ
      Có thể nói, để VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi là vấn đề lớn, vấn đề
mang tầm vóc quốc gia, gắn liền với lộ trình phát triển kinh tế, phát triển thị trường tài
chính tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính vững mạnh.
2.3.2. Hệ thống ngân hàng
      Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) của Việt Nam với lộ trình 7 năm. Chính vì vậy trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc cải cách
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà".
      Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong
việc lành mạnh hóa khu vực ngân hàng thông qua việc triển khai Đề án củng cố, chấn
chỉnh các NHTMCP ( năm 1998) và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN ( năm 2001), gỡ bỏ
dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo
những cam kết trong Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (năm 2006), “mở” toàn bộ các
quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân
hàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương
mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN (năm 2008). Những nỗ lực trên
nhằm lành mạnh hóa tài chính, tăng cường kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng
và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chương trình cải cách ngân
hàng cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng về tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc
tế, đặc biệt WB, ADB, IMF và chính phủ các nước.
      Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 2 giai đoạn, tương
ứng với sự phát triển và thay đổi chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
      Giai đoạn 1: Thời điểm trước gia nhập WTO ( 07/11/2006)
   − Tăng trưởng về quy mô và số lượng
      Sau giai đoạn bùng phát vào đầu những năm 1990 và thu hẹp bớt trong giai đoạn
hậu khủng hoảng tài chính năm 1997, hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam trong

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                             Trang 26/89
Tài chính tiền tệ                                 Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                           Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


những năm qua tương đối ổn định về mặt số lượng. Với khoảng 78 ngân hàng các loại
trong năm 2006, bao gồm 5 NHTMQD, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và 5 ngân hàng liên Doanh. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống NHTMQD và
NHTMCP
                      Bảng 1: Số lượng các ngân hàng giai đoạn 1991-2006
     Năm                 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006
     NHTMQD                 4       4      4     5       5      5      5      5
     NHTMCP                 4     41     48     51      48    39      37     37
     Chi nhánh NHNN         0       8    18     24      26    26      29     31
     NHLD                   1       3      4     4       4      4      4      5
     Tổng số                9     56     74     84      83    74      75     78
      Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô các ngân hàng cũng tăng trưởng khá
mạnh mẽ. Sự tăng trưởng tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy
động. Tốc độ tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình khoảng 30%
trong suốt giai đoạn 2002-2006.
              Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giai đoạn 2002-2006
     45.00%
     40.00%
     35.00%
     30.00%
                                                          Tăng trưởng tín dụng
     25.00%
                                                          Tăng trưởng tiền gửi
     20.00%
                                                          Tăng trưởng G P
                                                                       D
     15.00%
     10.00%
      5.00%
      0.00%
               2002      2003   2004    2005   2006




      Tuy nhiên việc tăng trưởng nhanh của tín dụng khiến ngân hàng có nguy cơ đối
mặt với rủi ro lớn hơn khi mà tỉ lệ tín dụng/ tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%,
cao hơn mức trung bình của khu vực (khoảng 83%).
      Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, các mảng
hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh mẽ
và đa dạng.
   − Cổ phần hóa NHTMNN diễn ra chậm chạp:
      Báo cáo phát triển mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ngân hàng là
lĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế năng động của Việt Nam. Chưa hẳn đồng


Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                                 Trang 27/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


tình với quan điểm này của WB, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, thách thức
lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuất
phát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ
chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực
cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và của
ngành ngân hàng nói riêng tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn, đòi hỏi phải có những cải
cách lớn đối với ngân hàng quốc doanh. Vì thế, chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại nhà nước ra đời nhằm tạo sức bật mới cho hệ thống ngân hàng trước ngưỡng
cửa gia nhập WTO. Nhưng tiến trình này diễn ra hết sức chậm chạp. Đến cuối thời điểm
Viêt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2007, vẫn chưa có ngân hàng thương mại nào
được cổ phần hóa, mặc dù chủ trương đã có từ nhiều năm trước đó.
      Giai đoạn 2: Từ sau ngày 07/11/2006 đến nay:
   − Tăng trưởng về quy mô và số lượng
              Bảng 2: Số lượng các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009
     Năm                                   2006    2007     2008      2009
     Ngân hàng TMQD                             5       5        3         3
     Ngân hàng TMCP                            37      37       39        39
     Chi nhánh NHNN                            31      33       39        40
     Ngân hàng liên Doanh                       5       5        5         5
     Ngân hàng 100% vốn nước ngoài              0       0        5         5
     Tổng số                                   78      80       91        92
      Từ ngày 01/04/2007, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chính thức cho phép
thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng mới thành lập phải có vốn điều lệ
tối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Riêng đối với các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn hạn chế ở mức 30%. Các cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được
nắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ và các tổ chức này phải có tổng tài sản tối thiểu là 20 tỷ
USD. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngành
ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới.
      Song song đó, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khá nhanh, đặc biệt vào
năm 2007, khi mà tăng trưởng tín dụng lên tới 54%do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế
tăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản.
      Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng đối với nền
kinh tế trong tháng 7, con số tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước công bố ước
tính là 12,97% so với cuối năm 2009 và đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 16,27% so với

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                            Trang 28/89
Tài chính tiền tệ                              Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –
GVHD: TS. Điệp Gia Luật                        Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam


cuối năm 2009.
Cũng trong tháng 8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tiếp tục
có tốc độ tăng trưởng cao hơn tín dụng; đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 17,75% so với
cuối năm 2009.
   Biểu đồ 3: Tăng trưởng tín dụng (%) qua các tháng 8 tháng đầu năm 2009 và 2010




       Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toán
tháng 8/2010 ước tăng 16,31% so với cuối năm 2009;
       Ngoài hai mảng truyền thống, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh
mẽ. Các NHTM đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, điều
hành trên cơ sở tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị Doanh nghiêp và
từng bước thiết lập các định chế quản trị rủi ro. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng được đưa vào vận hành năm 2002 và hạ tầng công nghệ thông tin của ngành ngân
hàng được hiện đại hóa một bước góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển các dịch vụ
ngân hàng mới, đặc biệt các dịch vụ thanh toán và ngân hàng điện tử (internet banking,
telephone banking, ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…)
       Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ trong 5
năm từ năm 2006-2010 đã tăng từ 50-100%. Riêng trong năm 2010 số lượng thẻ phát
hành trên phạm vi cả nước năm 2010 là khoảng 28,5 triệu thẻ với hơn 11.000 máy ATM
và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị, khách
sạn, sân bay...
       Các ngân hàng thương mại ngày càng hoạt động mang tính chuyên nghiệp và có
uy tín hơn với quốc tế. Điển hình là các ngân hang: ACB, Techcombank, …
   − Cổ phần hóa NHTMQD thành NHTMCP

Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9
                                                                            Trang 29/89
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền
Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền

More Related Content

What's hot

Một số lý thuyết về tự do hóa tài chính
Một số lý thuyết về tự do hóa tài chínhMột số lý thuyết về tự do hóa tài chính
Một số lý thuyết về tự do hóa tài chínhKem Su
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Dương Hà
 
Đơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngĐơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Một số lý thuyết về tự do hóa tài chính
Một số lý thuyết về tự do hóa tài chínhMột số lý thuyết về tự do hóa tài chính
Một số lý thuyết về tự do hóa tài chính
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Đơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngĐơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàng
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 

Similar to Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền

Td hoa tai chinh
Td hoa tai chinhTd hoa tai chinh
Td hoa tai chinhPhi Phi
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc ttMơ Vũ
 
Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếCe Nguyễn
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teDiemmy Phamnguyen
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...Thư viện luận văn đại hoc
 
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchchuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchbaconga
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính họcThngH19
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 
Kinh nghiem chinh sach cac nuoc
Kinh nghiem chinh sach  cac nuocKinh nghiem chinh sach  cac nuoc
Kinh nghiem chinh sach cac nuocMrCây Xanh
 
Trắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnTrắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnchuoi_cathegioi
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnHa Phạm
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namtrantuan202
 

Similar to Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền (20)

Td hoa tai chinh
Td hoa tai chinhTd hoa tai chinh
Td hoa tai chinh
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
Giai phap
Giai phapGiai phap
Giai phap
 
Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tế
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
 
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...
[Luanvandaihoc.com]một số định hướng cho kế toán việt nam trong tiến trình hộ...
 
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchchuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính học
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Kinh nghiem chinh sach cac nuoc
Kinh nghiem chinh sach  cac nuocKinh nghiem chinh sach  cac nuoc
Kinh nghiem chinh sach cac nuoc
 
Trắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnTrắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvn
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 
1644903.pdf
1644903.pdf1644903.pdf
1644903.pdf
 
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet namBa giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
Ba giải pháp vốn cấp bách cho thị truong von o viet nam
 

Tự do-hoa-tai-chinh-ở-vn-tinh-chuyển-đổi-đồng-tiền

  • 1. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Tài chính kiềm chế. 1.1.1. Tài chính kiềm chế là gì? Tài chính kiềm chế là một cơ chế tài chính được đặc trưng hóa bởi sự can thiệp quá mức của nhà nước vào các hoạt động và các quá trình tài chính. Trong đó, nhà nước sẽ ấn định những mức lãi suất trần, trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng bằng các quyết định hành chính nhiều hơn là thông qua cơ chế thị trường, ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước và đặt ra các tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn trong và ngoài nước. 1.1.2. Hậu quả của tài chính kiềm chế. Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế cũng như sự mất ổn định kinh tế vĩ mô như: − Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế cũng như sự mất ổn định kinh tế, tiềm năng tài chính không được sử dụng và đầu tư vào sản xuất bởi vì lãi suất thấp thì công chúng sẽ không muốn gởi tiết kiệm mà sẽ hiện vật hóa dưới dạng vàng, đá quý, ngoại tệ mạnh, hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy, gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư, khan hiếm hàng hóa giả tạo, mất cân đối nghiêm trọng trên thị trường hàng hóa. − Cầu về vốn vượt xa khả năng của các nguồn cung cấp nên các danh mục đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao phải hủy bỏ hoặc sử dụng vốn từ các thị trường ngầm. − Ngân sách nhà nước luôn phải bao cấp và thiếu hụt vì các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên vay vốn với lãi suất bao cấp dẫn tới luôn ỷ lại, không sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. − Hệ thống tài chính không được phát triển và không thể thực hiện được những chức năng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. − Thị trường tài chính có thể không có hoặc manh mún, phân tán và đầy rủi ro, lạm phát và tỷ giá biến động không thể kiểm soát được. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 1/89
  • 2. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam 1.2. Tự do hóa tài chính 1.2.1. Tự do hóa tài chính là gì? Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Tự do hóa tài chính được chia làm hai cấp độ: − Tự do hóa tài chính nội địa: Bằng cách xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng − Tự do hóa tài chính quốc tế: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối. Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. 1.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài chính Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số khía cạnh sau: − Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực quản lý. − Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất. − Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. − Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 2/89
  • 3. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới. 1.2.3. Mặt trái của tự do hóa tài chính Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chính cũng cố những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều kiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Những hạn chế của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai gốc độ: − Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. − Thứ hai: Tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành thực hiện những mục tiêu của nhà nước vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệp tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ... gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng. 1.2.4. Lộ trình tự do hóa tài chính Tự do hóa tài chính được tiến hành sau tự do hóa thương mại. Lộ trình tự do hóa tài chính trải qua những bước sau: Bước 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính. Bước 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. − Tự do hóa lãi suất là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản chất của tự do hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị trường xác định lãi suất cân bằng. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ để điều hành theo định hướng. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 3/89
  • 4. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam − Tự do hóa lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao gồm: Cơ cấu lại các khoản nợ khó đòi, tiến hành tư nhân hóa một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, áp dụng các chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân hàng. − Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý là xây dựng một hành lang tỷ giá cho phép tỷ giá giao động trong một khoảng giới hạn nhất định xung quanh tỷ giá chính thức của ngân hàng trung ương. Bước 3: Tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế phân bổ quota và những rào cản khác trong giao dịch vãng lai. Bước 4: Từng bước tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn. − Tự do hóa giao dịch vốn là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế đối với các giao dịch này như xóa bỏ hoàn toàn những quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn về nước với các khoản đầu tư dài hạn-ngắn hạn thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cho các doanh nghiệp trong nước tự do tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu – trái phiếu. − Đối với người dân tự do hóa nguồn vốn cho phép họ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia các hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao. − Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hưu các công ty khác nhau, các dòng vốn được tự do di chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang những nơi có tỷ suất sinh lợi cao. 1.2.5. Điều kiện để cho tự do hóa tài chính thành công Cải cách tài chính ở Việt Nam, hội nhập tài chính bằng cách mở cửa dần từng bước các giao dịch thương mại trên lĩnh vực tài chính là một xu hướng tất yếu. Việt Nam muốn hội nhập tài chính thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải linh hoạt - ổn định đáng tin cậy. Những điều kiện cho việc tự do hóa tài chính thành công là: − Quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc và tiết kiệm quốc gia cao. − Thực hiện đúng lộ trình tự do hóa kinh tế. − Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. − Hệ thống giám sát ngân hàng hợp lý và việc thi hành có hiệu quả. − Không có khoản cho vay mang tính chất chính trị và lạm dụng hệ thống tài chính. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 4/89
  • 5. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam − Một Chính Phủ triệt để chống tham nhũng và lãng phí. − Tính minh bạch trong công bố thông tin. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 5/89
  • 6. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam CHƯƠNG 2 CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA 2.1. Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế 2.1.1. Tự do hóa tài khoản vãng lai Trong hoạt động ngân hàng, một tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh khác nhau. Vì thế, tài khoản này có tên khác là Tài khoản thanh toán. Như vậy, nội dung rất quan trọng để đạt được tự do hóa (tài khỏan) giao dịch vãng lai là đồng tiền Việt Nam phải được thừa nhận trong các giao dịch quốc tế, có nghĩa là VND phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốc tế. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh của nền kinh tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao và tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững. Theo cách hiểu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt. Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, có nghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chế nào. Thông thường, người ta nói đến mức độ chuyển đổi của đồng tiền theo giao dịch phải gắn với ba nội dung: một là, giao dịch đó phải được phép; hai là, không có hạn chế nào trong việc chuyển đổi (mua bán ngoại tệ) để phục vụ mục đích thanh toán; ba là, ngoại tệ phải được đáp ứng theo yêu cầu của người mua, phục vụ thanh toán cho giao dịch đó. Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp giao dịch đó là giao dịch được phép, nhưng việc mua ngoại tệ để thanh toán cho giao dịch đó bị hạn chế. Trường hợp này, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đã bị hạn chế. Thực tế, hoạt động ngoại hối được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Ngoại hối và được quy định chi tiết thi hành theo Nghị định 160 của Chính phủ, ban hành ngày 28/12/2006 Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 6/89
  • 7. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam với Điều 5 quy định tự do hoá với giao dịch ngoại hối vãng lai: Các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người dân được tự do theo các nguyên tắc sau: Được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền. Có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người dân không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc tự do hóa giao dịch vãng lai có ảnh hưởng lớn tới hoạt động doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư. Cụ thể là việc mua ngoại tệ phục vụ nhu cầu cá nhân như: du lịch, khám chữa bệnh, du học hay của các doanh nghiệp khi thanh toán xuất nhập khẩu, vay tín dụng thương mại nước ngoài ngắn hạn sẽ không nhiều thủ tục về giấy phép như hiện nay. Cũng theo quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối, người dân và các tổ chức kinh tế còn được trực tiếp vay trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay tự chịu trách nhiệm. Các giao dịch vãng lai bao gồm các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng... Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mức đang áp dụng hiện nay là 7.000 USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN, phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng VN tại ngân hàng... Hiện trạng tự do giao dịch vãng lai tại Việt Nam: − Thực tế trong những năm qua, người dân có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ mạnh như USD hoặc Euro vẫn tìm điểm đến là các tiệm vàng. Theo quy định, người dân muốn mua USD tại các ngân hàng hay các quầy thu đổi ngoại tệ chính thức phải xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng thực việc cần mua USD cho việc chuyển ra nước ngoài nộp học phí hay đi du lịch... Do đó, trong trường hợp người dân muốn mua USD để tích trữ thì họ không thể nào tìm đến các điểm giao dịch ngoại hối chính thức. Khi đó họ sẽ tìm đến các điểm mua bán ngoại tệ không hợp pháp. Ở đây họ có thể dễ dàng mua bán, trao đổi bất kỳ loại ngoại tệ thông dụng nào mà không cần xuất trình bất kỳ loại giấy tờ nào. − Hạn chế khi kết chuyển ngoại hối: Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 7/89
  • 8. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mức đang áp dụng hiện nay là 7.000 USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN, phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng VN tại ngân hàng... 2.1.2. Tự do hóa tài khoản vốn Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài chính trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị trường quy định. Ở nhiều nước đang phát triển, những chuyển đổi như vậy thường bị hạn chế nghiêm ngặt bởi hàng loạt quy chế. Mục đích của sự hạn chế này là để giữ tiết kiệm ở lại trong nước và phục vụ cho đầu tư trong nước, tránh để nền kinh tế của đất nước bị ảnh hưởng bởi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thập niên 1970 và thập niên 1980, ngày càng nhiều quốc gia nhận ra rằng chỉ tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tài chính cho đầu tư trong nước. Vì thế, họ đã huy động cả tiết kiệm ngoài nước dưới hình thức cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Khi chiều chuyển đổi tài sản tài chính ở nước ngoài thành tài sản tài chính ở trong nước được chấp nhận, tự nhiên các nước này bị đòi hỏi phải chấp nhận cả chiều ngược lại với lý do là để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là tự do hóa tài khoản vốn. Tự do hóa tài khoản vốn làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Song, nó cũng làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn thương hơn. Tại Việt Nam, tự do hóa tài khoản vốn đang từng bước thực hiện là một trong bốn nội dung của Lộ trình Hội nhập Tiền tệ và Tài chính khu vực ASEAN được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 7 vào tháng 8/2003 với mục tiêu là tự do hóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020. Trên cơ sở đó, Nhóm Công tác về tự do hoá tài khoản vốn (cấp kỹ thuật) đã được thành lập để triển khai các kế hoạch đã được đề ra trong Lộ trình Tự do hoá tài khoản vốn. Tự do hóa tài khoản vốn nhằm tạo thuận lợi và tự do hóa hơn nữa các luồng luân chuyển vốn được đề ra trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint), theo đó, tự do hóa các luồng chu chuyển vốn được thực hiện theo các nguyên tắc: (i) tự do hóa tài khoản vốn phù hợp với điều kiện thực tế và mức độ sẵn sàng của các Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 8/89
  • 9. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam nước thành viên; (ii) cho phép phòng vệ chính đáng trước các nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô và rủi ro hệ thống; và (iii) đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa tất cả các nước ASEAN. Trên cơ sở các nguyên tắc định hướng nêu trên, các nước thành viên sẽ tiến hành tự do hoá theo bốn bước sau: (i) nới lỏng hoặc loại bỏ các qui định liên quan đến giao dịch vãng lai (2008-2015); áp dụng Điều VIII của IMF về loại bỏ hạn chế đối với các thanh toán và chuyển tiền để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế vào năm 2011; (ii) đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về chuyển tiền quốc tế liên quan đến FDI (2008-2015); (iii) đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về các luồng vốn đầu tư gián tiếp; đặc biệt các qui định về nợ và cổ phần (2009-2015); và (iv) đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về các luồng vốn khác, đặc biệt cả qui định về vay nợ nước ngoài dài hạn của người cư trú (2011-2015). Tiến trình thực hiện và định hướng trong thời gian tới Theo lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ, nguyên tắc tự do hoá tài khoản vốn phải đảm bảo quá trình tự do hoá có trật tự, phù hợp với kế hoạch của từng quốc gia, từng nước thành viên sẽ thực hiện quá trình tự do hoá tài khoản vốn theo phương thức là tổng hợp quy chế hiện hành về tài khoản vốn và tự đưa ra một chương trình tự do hoá các khoản mục trong tài khoản vốn. Trên cơ sở đó, hàng năm các nước sẽ báo cáo, trao đổi về các biện pháp, chính sách tự do hoá các khoản mục của nước mình. Điều đó sẽ giúp Việt nam cũng như các nước cập nhật được các biện pháp, chính sách về việc loại bỏ dần các rào cản đối với các luồng luân chuyển vốn của từng nước trong khu vực. − Chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ − Mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong đó, cần xác định được động cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách có trật tự: − Thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra − Nhà đầu tư được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị không hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, do độ mở của nền kinh tế lớn, Việt Nam cũng chịu những tác động bất Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 9/89
  • 10. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam lợi của dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào trong như áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai... Do đó, trước những biến động của môi trường kinh tế trong nước và toàn cầu, trong thời gian tới, Việt Nam cần có những đánh giá thận trọng đối với việc thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của khu vực và quốc tế, đồng thời đảm bảo duy trì được các mục tiêu của các chính sách tài khóa, tiền tệ và tỷ giá. Theo lộ trình đã được đề ra trong AEC, trong thời gian tới Việt Nam loại bỏ dần các rào cản đối với các luồng luân chuyển vốn trong khu vực theo lịch trình sau: (i): Rà soát, đánh giá về các rào cản đối với các luồng vốn gián tiếp (2009-2010); (ii) Dỡ bỏ dần các rào cản đã được xác định đối với các luồng luân chuyển vốn: Luồng vốn FDI, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2010; Luồng vốn đầu tư gián tiếp, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2011; Luồng vốn khác, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2012. Tuy nhiên, để tự do hóa an toàn và có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần phải hiểu và thi hành những chính sách cần thiết để tạo tiền đề cho tự do hóa xảy ra một cách trôi chảy. Kinh nghiệm tự do hóa tài khoản vốn ở các nước trên thế giới và quá trình tự do hóa đang diễn ra ở Trung Quốc, nước láng giềng với nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị và kinh tế với Việt Nam: − Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 : xem xét lại những vấn đề liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn với vai trò trọng yếu của hệ thống tài chính được chế tài tốt, quản lý tốt, và tư bản hóa tốt càng được coi trọng hơn. Các nhà làm chính sách đã nhìn nhận đúng đắn hơn rằng tự do hóa tài khoản vốn phụ thuộc vào một loạt các chính sách hữu hiệu. − Tự do hóa tài khoản vốn thường xuyên gây ra các cuộc khủng hoảng ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển (ở khu vực Scandinavia, Mỹ Latinh, và Đông á), tự do hóa tài khoản vốn đã hấp thu một lượng vốn chảy vào nền kinh tế quá lớn so với khả năng hấp thụ của chúng một cách an toàn. Thời gian trôi qua, vốn chảy vào biến thành vốn chảy ra, để lộ ra một hệ thống tài chính què quặt. − Nhờ có tăng trưởng nhanh hơn và/hoặc lạm phát cao hơn, lãi suất có xu hướng cao hơn ở nước có tài khoản được tự do hóa so với mức quốc tế. Lãi suất cao hơn này, kết hợp với sự hiện diện của nhiều cơ hội mới nảy sinh từ việc tự do hóa, dẫn đến dòng vốn chảy vào tăng lên mạnh − Tăng trưởng tiền tệ nhanh, và thậm chí tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, giá các Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 10/89
  • 11. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam loại tài sản tăng kiểu bong bóng, và cơn sốt đầu tư và tiêu dùng. − Khi tính cạnh tranh bị giảm sút, tài khoản vãng lai thâm hụt, và nợ xấu tăng lên, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư. Sự tăng giá của bản tệ, hoặc là do sự lên giá về danh nghĩa, hoặc là do lạm phát cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, và do đó làm tăng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai. − Sau giai đoạn giá các loại tài sản đạt đỉnh điểm, lượng tín dụng cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán trở nên khó thu hồi, trong khi đó các khoản đầu tư kinh doanh không còn mang lại mấy lợi nhuận. Mất cân đối trong cán cân vãng lai và sự mong manh dễ vỡ của hệ thống tài chính là dấu hiệu của rủi ro và thúc đẩy vốn chảy ngược ra ngoài. Sự đổ ngược vốn ra ngoài như vậy gây áp lực lên tỷ giá và thị trường tài sản nội địa và đặt các cơ quan quản lý vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là nâng lãi suất, và một bên là để cho bản tệ bị mất giá. − Bản tệ mất giá sẽ làm tăng gánh nặng nghĩa vụ tài chính cho những doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt khi sự phá giá diễn ra sau giai đoạn tỷ giá được ấn định. Trong trường hợp xấu nhất thì sự chảy ngược vốn ra bất thình lình sẽ châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nghiêm trọng ở Scandinavia, Mỹ La tinh và Đông á, mặc dầu giữa chúng có những khác biệt đáng kể. Tổng kết và liên hệ có thể rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế này: − Thứ nhất, phải theo đuổi các chính sách thương mại và vĩ mô lành mạnh để giảm thiểu rủi ro của việc tự do hóa tài khoản vốn. − Thứ hai, các nền kinh tế phải củng cố hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát của mình trước khi mở cửa tài khoản vốn. − Thứ ba, một khu vực doanh nghiệp với công tác tài chính yếu ớt và sự quản trị kém có thể lạm dụng một cách có hệ thống những cơ hội đem lại bởi tự do hóa tài khoản vốn. − Thứ tư, nhiều người ủng hộ quan điểm rằng cơ chế tỷ giá linh hoạt là một điều kiện quan trọng để hạn chế sự tích đọng những rủi ro trên bảng cân đối tài sản liên quan đến sự lệch khớp về tiền tệ (currency mismatches) và để ngăn chặn áp lực trên thị trường ngoại hối căng thẳng quá mức biến thành khủng hoảng tài chính trên diện rộng. − Cuối cùng, một số thiên về kết luận rằng vốn chảy vào cần được quản lý hay đổi hướng bằng những phương pháp như dự trữ bắt buộc đối với các khoản vốn ngắn hạn theo kiểu ở Chile. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 11/89
  • 12. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Mặc dù còn nhiều bất đồng nhưng người ta thống nhất với nhau rằng tự do hóa tài khoản vốn chỉ thành công ở những nền kinh tế có môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, và tự do hóa tài khoản vốn là một phần khăng khít của chương trình cải cách. Thiếu sót ở các lĩnh vực khác cũng có thể dẫn đến những kết quả đáng tiếc từ việc tự do hóa tài khoản vốn. Một số đặc điểm chính của nền kinh tế Trung Quốc. Tình trạng kinh tế của Trung Quốc có khác biệt lớn so với của các nước ở Mỹ Latinh và Châu Á: − Trước tiên, dù Trung Quốc đang thực thi việc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, Trung Quốc đã mở rộng cửa cho các dòng vốn nước ngoài. Thậm chí người ta có thể nói rằng Trung Quốc đã mở cửa cho FDI còn rộng hơn cả nhiều nước OECD. Đặc biệt, Trung Quốc gần đây đã khuyến khích FDI ra nước ngoài, vào các dự án về năng lượng và kỹ thuật. − Ngoài ra, đồng CNY được sử dụng khá phổ biến ở những nước láng giềng, đôi khi có thể coi như một ngoại tệ mạnh. Có lẽ bằng chứng về độ mở rộng rãi về tài chính của Trung Quốc có thể thấy qua tốc độ phát triển của tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, một phần vì chính phủ cho phép duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở Trung Quốc khá gần với mức trên thị trường quốc tế. Sự biến động tiền gửi ngoại tệ hàng tháng theo sát những biến động về biên độ lãi suất và dự đoán về tỷ giá. Những yếu tố về mở cửa tài chính này sẽ tạo thuận lợi cho việc tự do hóa tài khoản vốn vì nhiều điều chỉnh lớn cần thực hiện khi tự do hóa đã được thực hiện. − Nhưng do tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhanh, kết hợp với xu hướng giảm cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã dư thừa vốn thanh khoản bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này, tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng dự trữ ngoại hối, đã góp thêm vào luồng vốn ngoại tệ đổ ra khỏi Trung Quốc lên đến 140 tỷ USD trong thời kỳ 1999 - 2001. Bởi vậy, câu hỏi liên quan đến việc tự do hóa tài khoản vốn của Trung Quốc không còn là câu hỏi liệu có cho phép vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài hay không, mà là câu hỏi liệu có phải tạo ra thêm các kênh dẫn để vốn ngoại tệ đổ ra nước ngoài nhiều hơn, và làm thế nào để quá trình này được dễ dàng hơn. − Thứ hai, và có lẽ là yếu tố tích cực và quan trọng nhất cho việc tự do hóa tài khoản vốn, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong thập kỷ qua, lên tới trên 9%/năm. Là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư lên tới 40% GDP, Trung Quốc dễ dàng đa dạng hóa các hạng mục tài sản Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 12/89
  • 13. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam trong nước và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thể chế nội địa. − Thứ ba, lãi suất nội địa Trung Quốc không vượt xa mức trên thị trường tiền tệ quốc tế. Vào đầu năm 1990, Trung Quốc có mức lạm phát tương đối cao, nhưng sau đó giảm được xuống mức thấp nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây, giá cả ở Trung Quốc lại giảm xuống ở mức nhẹ. Lãi suất nội địa, về cơ bản vẫn do nhà nước thiết lập, giảm xuống thấp theo lạm phát, bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức quốc tế. − Thứ tư, đồng CNY đã được tự do chuyển đổi trên tài khoản vãng lai năm 1996, và được neo với USD từ năm 1994. Trong nhiều năm, Trung Quốc có thặng dư tài khoản vãng lai vừa phải và có lượng vốn ngoại tệ đổ vào trung bình lớn hơn luồng vốn đổ ra. Luồng vốn FDI khá ổn định chiếm một khoản lớn trong tài khoản vốn, bên cạnh dự trữ ngoại hối khổng lồ lên đến nhiều trăm tỷ USD. Kết quả là Trung Quốc là chủ nợ ròng của thế giới. Và trong mọi trường hợp, qũy dự trữ ngoại tệ khổng lồ này đủ sức khắc phục mọi biến động gây ra từ các tài sản nợ ngắn hạn. Sau gia nhập WTO, luồng FDI chảy vào càng lớn hơn nữa. Vì vậy, có thể nói là sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn FDI ổn định và cán cân đối ngoại của họ tạo thuận lợi cho tự do hóa tài khoản vốn. − Thứ năm, ngược lại, chính sách tài chính của Trung Quốc lại là một điểm bất lợi cho tự do hóa tài khoản vốn. Đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đi vay đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng tỷ trọng nợ trên GDP mà chính phủ công bố thì vẫn ở trong mức kiểm soát được. Tuy nhiên, hệ thống hưu trí đói vốn và hệ thống ngân hàng có tỷ trọng vốn an toàn ở mức thấp là một điều đáng lo ngại. Những khoản vốn cần thiết này cho thấy gánh nặng về nợ thực tế lớn hơn nhiều mức công bố. − Thứ sáu, và là hiểm họa lớn nhất khi tự do hóa tài khoản vốn, hệ thống tài chính của Trung Quốc bị chi phối chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng tuy lớn và có lượng thanh khoản lớn nhưng lại không mạnh. Tỷ trọng tiền M2/GDP đã đạt đến 165% GDP gần đây, là mức rất cao so với bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Các ngân hàng Trung Quốc cũng có khả năng thanh khoản lớn: tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi, khoảng trên 80%. Nhưng hệ thống ngân hàng này bị coi là yếu về mặt năng lực chi trả, vì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, trên 10%, mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực lớn để giảm nợ xấu từ mức trên 30%. Điều khác biệt về tình trạng kinh tế giữa Trung Quốc và các nước khác có liên quan Trung Quốc có 2 điểm khác biệt cơ bản về điều kiện ban đầu khi tự do hóa tài khoản vốn so với các nước nói ở phần trên. Một là, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giá Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 13/89
  • 14. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam ổn định, thậm chí hơi giảm, lãi suất danh nghĩa thấp, và giá trị các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu...) cao. Trong khi đó, ở các nước tự do hóa tài khoản vốn và bị khủng hoảng, thường có lạm phát tương đối cao, lãi suất bản tệ cao, và giá trị các tài sản thấp. Hai là, Trung Quốc hấp thu được một luồng vốn FDI lớn, dự trữ ngoại tệ lớn, và là một chủ nợ của thế giới, thay vì phải phụ thuộc vào vốn ngắn hạn mang tính đầu cơ, dự trữ ngoại tệ hạn hẹp và nợ nước ngoài lớn như ở các nước khác nói ở đây. Nói chung, những điều kiện ban đầu của một nền kinh tế quyết định mức rủi ro trong việc tự do hóa tài khoản vốn. Có thể dự đoán rằng sau khi mở tài khoản vốn ở Trung Quốc, chỉ có FDI sẽ tăng lên mạnh mẽ, và rủi ro đi kèm với nó không phải là đáng lo ngại. Thách thức chính cho Trung Quốc có lẽ nằm ở việc quản lý thành công tự do hóa tài khoản vốn thông qua nhiều kênh khác nhau, ngoài các kênh truyền thống như gửi tiền bằng ngoại tệ vào ngân hàng, trả trước các khoản nợ bằng USD, và đầu tư vào thị trường chứng khoán Hong Kong. Tình trạng kinh tế hiện tại của Trung Quốc, với vốn bắt đầu chảy ra khỏi lãnh thổ, đặt ra những câu hỏi thú vị về chính sách. Về sự tồn tại lẫn lộn cả tiền gửi ngoại tệ và bản tệ, kinh nghiệm thế giới cho thấy tỷ giá linh động hơn nữa và quá trình tự do hóa lãi suất đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ làm thay đổi đáng kể cơ cấu tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ và bản tệ, có lẽ đôi lúc sẽ thúc đẩy mạnh dòng vốn chảy ra. Trong khi có thể nâng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn chảy ra này, nhưng lãi suất tăng xảy ra trùng hợp với giá tài sản giảm sẽ đặt ra một tình thoái lưỡng nan về chính sách tiền tệ. Để giải quyết vấn đề này, liệu có nên áp dụng một mức dự trữ bắt buộc trên tài khỏan tiền gửi bằng ngoại tệ (ở trong nước) khác với mức áp dụng trên tài khoản tiền gửi bản tệ không (để hạn chế việc chuyển đổi từ bản tệ sang ngoại tệ), như đã được thực hiện ở những nước khác? Tất nhiên, câu trả lời phải tính đến thực tế rằng tiền gửi ở nước ngoài thì không bị áp dụng dự trữ bắt buộc. Do đó, biện pháp áp dụng dự trữ bắt buộc này sẽ trở nên vô hiệu trừ khi áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát lưu chuyển ngoại hối để hạn chế việc chuyển đổi CNY thành ngoại tệ của dân chúng sống ở Trung Quốc. Về tự do hóa dần dần dòng lưu chuyển 2 chiều của vốn đầu tư vào các hạng mục tài sản, Trung Quốc nên làm thế nào để thiết lập thăng bằng giữa kiểm soát và khuyến khích vốn đầu tư gián tiếp vào nước này? Ví dụ, một mặt, Trung Quốc có nên xem xét thiết lập một chương trình chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài đủ tư cách Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 14/89
  • 15. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam được đầu tư vào các loại tài sản nội địa, và, mặt khác, chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổ chức nội địa đủ tư cách được đầu tư vốn gián tiếp ra nước ngoài? Nếu dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy ra lớn quá mức thì có nên áp dụng phí ở dưới dạng nào đó, có thể liên quan đến độ dài thời gian nắm giữ nguồn vốn này, và được điều chỉnh thích hợp để tác động đến dòng chảy này, theo cùng cách thức mà các quỹ đầu tư sử dụng để điều chỉnh hành vi của cổ đông? Hiển nhiên, câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện ban đầu mà còn dựa vào tầm quan trọng tương đối của nhiều mục tiêu chính sách và mức độ tự do hóa tài khoản vốn cần phải đạt được. Và triển vọng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam So sánh với Trung Quốc và các nước khác nêu ở trên thì rõ ràng Việt Nam nằm đâu đó giữa hai thái cực. Một mặt, Việt Nam chia xẻ một số điểm tương đồng với Trung Quốc như có một nguồn vốn FDI đổ vào khá dồi dào (tính theo tỷ trọng GDP thì thậm chí còn lớn hơn của Trung Quốc); giá trị các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) đang lên cao, theo sát diễn biến lạc quan của tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 8%/năm); sự phụ thuộc vào và tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp trong tổng các nguồn tài trợ từ nước ngoài còn thấp; vai trò can thiệp và tham gia vào nền kinh tế của chính phủ rất lớn, thông qua đầu tư nhà nước và khối doanh nghiệp nhà nước, làm cho thâm hụt ngân sách luôn ở mức khá cao và luôn cần bổ sung thêm vốn. Mặt khác, Việt Nam cũng có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chính khi tự do hóa tài khoản vốn, như có lạm phát tương đối cao (gần 8% trong mấy năm gần đây), lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản vãng lai kinh niên, và nợ nước ngoài tương đối lớn. Ngoài ra, Việt Nam giống tất cả các nước có liên quan ở điểm là hệ thống tài chính còn rất yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơ chế tỷ giá còn cứng nhắc... Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa tồn tại hoặc chưa đầy đủ, nhất là những điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát vững chắc. Cũng không kém phần quan trọng là chính phủ và người dân Việt Nam có quá ít kinh nghiệm bước đầu với việc tự do hóa tài khoản vốn (như cho phép đầu tư trực tiếp/gián tiếp ra nước ngoài - một hiện tượng mới được đề cập đến gần đây). Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 15/89
  • 16. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Về giải pháp thúc đẩy hình thành các điều kiện tiền đề này, có lẽ không gì thích hợp hơn việc nghiên cứu mô hình tự do hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt Trung Quốc, như nêu ở trên, tập trung vào những lợi thế, thách thức, và những khó xử trong chính sách liên quan đến quá trình tự do hóa của họ để làm bài học cho Việt Nam. Có thể thấy trước rằng việc tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với một cuộc cải cách sâu rộng và đồng bộ trên nhiều mặt của nền kinh tế vĩ mô mà một trục trặc trong quá trình này cũng sẽ làm cái giá phải trả cho việc tự do hóa trở nên đắt hơn nhiều. 2.1.3. Chính sách tiền lương và giá cả Hiện VN đang duy trì 3 mức lương tối thiểu giữa 3 loại hình DN (DN có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, DN tư nhân). Mặt khác, trên thực tế, mức tiền lương mà NLĐ VN hiện đang được nhận chưa đủ đáp ứng cho đời sống, mức tiền lương hầu như không dựa trên sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng LĐ và NLĐ, mà thường là sự áp đặt của người sử dụng LĐ dao động quanh mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều đó đòi hỏi phải có lộ trình cải cách cụ thể, tích cực, phù hợp trong thời gian tới. “Hội nghị đối thoại của các cơ quan/viện nghiên cứu và đào tạo Á – Âu” lần thứ nhất với nội dung “So sánh chính sách tiền lương tối thiểu” đã tổ chức rất thành công ở Dusseldorf, Đức năm 2009. Năm nay, khi diễn ra tại VN, các đại biểu đều mong muốn trao đổi kinh nghiệm, quan điểm trên cơ sở những mối quan tâm chung về các vấn đề chính sách liên quan đến LĐ, thông qua việc nhấn mạnh đối thoại, thương lượng về vấn đề tiền lương tối thiểu; tiền lương tối thiểu khu vực phi chính thức; tiền lương với phát triển kinh tế, nhằm đưa ra những cơ sở khoa học để chính sách tiền lương phù hợp và thúc đẩy phát triển kinh tế; cũng như sự lớn mạnh của phong trào CN, CĐ hai châu lục. Các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: − Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động. − Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. − Theo Điều 55 - Bộ Luật Lao Động Việt Nam quy định tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Hiện nghị định 28/2010/NĐ-CP (ban hành ngày 25/3/2010), từ 1/5 mức lương tối thiểu chung sẽ lên 730.000đ/tháng. Mức lương này được áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 16/89
  • 17. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của mọi người và nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ công nhân viên.Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Người lao động sau khi sử dụng sức lao động tạo ra sản phẩm thì được trả một số tiền công nhất định. Xét về hiện tượng ta thấy sức lao động được đem trao đổi để lấy tiền công. Vậy có thể coi sức lao động là hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Và tiền lương chính là giá cả của hàng hoá đặc biệt đó, hàng hoá sức lao động. Vì hàng hoá sức lao động cần được đem ra trao đổi trên thị trường lao động trên cơ sở thoả thuận giữa người mua với người bán, chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Do đó giá cả sức lao động sẽ biến đổi theo giá cả của các yếu tố cấu thành cũng như quan hệ cung cầu về lao động. Như vậy khi coi tiền công là giá trị của lao động thì giá cả này sẽ hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao động hay tiền công có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá sức lao động. Như vậy giá cả tiền công thường xuyên biến động nhưng nó phải xoay quanh giá trị sức lao động cung như các loại hàng hoá thông thường khác, nó đòi hỏi một cách khách quan yêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị của nó. Mặt khác giá tiền công có biến động như thế nào thì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động có thể tồn tại và tiếp tục lao động. Vai trò của tiền lương: − Vai trò tái sản suất sức lao động − Vai trò kích thích sản xuất − Vai trò tái sản suất sức lao động − Vai trò tích luỹ Các nhân tố ảnh hưởng tiền lương: Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 17/89
  • 18. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam − Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương. − Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: Các chính sách, Khả năng tài chính, Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền lương. − Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: Trình độ lao động, Thâm niên công tác, mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động. − Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: Mức hấp dẫn của công việc, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc, yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. − Các nhân tố khác: ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại. Ngoài ra, sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao động Khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó. Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào: − Giá trị của bản thân hàng hoá đó − Giá trị của đồng tiền − Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá Tương quan giữa chính sách lương và giá tại Việt Nam: được xem là cuộc rượt đuổi khó có hồi kết bởi nhũng yếu tố tác động như sau: − Tiền lương tối thiểu được hiểu là mức lương đủ đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của người lao động mới điều chỉnh khoảng giữa năm 2010 nhưng. Thế nhưng, trên thực tế, lương tối thiểu và thực tiễn cuộc sống vẫn còn khoảng cách . Vấn đề hiện nay là phải Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 18/89
  • 19. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam làm sao xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với nhu cầu thực tế ở thời điểm công bố như quy định tại điều 56 Bộ luật Lao động: “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng...”. − Quan trọng nhất vẫn là, tiền lương không thể áp đặt mà phải theo hướng thị trường - hình thành trên cơ sở mức sống, quan hệ cung cầu lao động và thỏa ước lao động tập thể. − Để thoát ra khỏi giới hạn ngân sách khi quỹ lương hiện đã chiếm trên 30% tổng chi ngân sách và bằng 60% của chi thường xuyên là điều rất khó khăn (dù nhu cầu tăng lương cho cán bộ công chức là hết sức cấp bách) nhưng vẫn có thể thực hiện được. − Cần phải thu nhỏ bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế những người ăn bám vào ngân sách đồng thời gia tăng năng lực quản lý các nguồn thu, chi ngân sách. Nếu làm được điều này, không chỉ sẽ thực hiện được việc tăng mức lương tối thiểu mà còn có thể giảm thiểu được sự nhũng nhiễu trong hàng ngũ cán bộ công chức. − Các doanh nghiệp cũng mong muốn lương tối thiểu sát với thực tế. Ngoài ra, lương tối thiểu thấp hơn lương thực tế cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi thương lượng bán hàng cho nước ngoài vì các đối tác thường dựa vào mức lương quy định chung của Nhà nước để tính ra đơn giá. Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp đều mong muốn mức lương tối thiểu tiệm cận với mức lương thực tế mà doanh nghiệp đang trả. − Từ đầu năm 2011 đến nay, việc nhà nước điều cbhỉnh tỷ giá, tăng giá xăng, giá điện đã làm gia tăng hầu hết chi phí đầu vào các mặt hàng thiết yếu như xi măng, thép,… cùng lạm phát tăng cao đã hỗ trợ tâm lý giá cả các nhóm mặt hàng lương thực phẩm, nhà ở, dịch vụ tăng cao. − Giá cả tăng không chỉ khiến cho người mua lo lắng mà người bán cũng lo ngại. Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, lượng tiêu thụ ít đi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động. Chính phủ đang vận động người dân đồng cam cộng khổ với những khó khăn của nền kinh tế trong thời buổi lạm phát. Thế nhưng để người dân thực sự đồng lòng thì Chính phủ, trong phạm vi có thể kiểm soát được, cũng cần đảm bảo rằng gánh nặng khó khăn được phân bổ một cách công bằng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cải thiện hiệu quả của nền kinh tế để từ đó có cơ sở cải thiện phúc lợi của nhân dân. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 19/89
  • 20. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam 2.2. Chính sách tài khóa 2.2.1. Giai đoạn 1991 - 2007 Từ năm 1991 – 2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể được chia thành 3 giai đoạn: tăng trưởng cao (1991 - 1996), suy thoái (1997 - 2001), phục hồi (2002 - 2007). Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế, đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến nay không thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa duy nhất. Có điều cần lưu ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải cách thuế bước 2 và 3, đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ... Tuy vậy, điều này cũng chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định chu kỳ và khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp định lượng. 2.2.2. Giai đoạn 2007 – 2008 Từ cuối năm 2007 đến tháng 3-2008, chính sách kinh tế được chi phối bởi mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm năm sớm (chỉ trong ba năm), vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong năm 2008... Mặc dù đã có những cảnh báo sớm từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởng thấp, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút, song quyết tâm của Chính phủ rõ ràng là phải đạt được những thành tựu ấn tượng, vượt lên trên tất cả các thời kỳ trước đây. Ý chí và mục tiêu đó được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và các nhà ngoại giao qua những lời ca tụng không ngớt về những thành tựu nổi bật của Việt Nam, về vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế (thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc...) và về dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ vào trong nước. Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 20/89
  • 21. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, lẽ ra phải thực hiện ngay những cải cách cơ cấu và thể chế cần thiết để nâng cao năng lực giám sát, quản lý các lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính theo hướng mở rộng công khai minh bạch, mở rộng sự tham gia giám sát của các nhà khoa học, hiệp hội chuyên môn trong quá trình chuẩn bị quyết định, soạn thảo chính sách. Song, trên thực tế Chính phủ đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp (về nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mức cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàng tỉ đô la Mỹ ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã được quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hội đồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Bắt đầu từ quý 3-2008 một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả, không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội, xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu... Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008 Nhà nước đã cam kết cắt giảm 2.700 tỉ đồng chi thường xuyên (bao gồm quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 21/89
  • 22. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam đảng…), và 5.992 tỉ đồng (tương ứng 8% kế hoạch năm) chi cho đầu tư phát triển (bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng…). Hai khoản cắt giảm trong chi tiêu công nêu trên được các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh cam kết thực hiện vào tháng 7 vừa qua nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, theo báo cáo mới công bố của tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 tăng tới 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm. Trong số đó, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3% và 113,3%.Như vậy, rõ ràng là chính sách tài khoá đã không được thực hiện nghiêm túc như cam kết ban đầu, nhất là trong nhóm tám giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. 2.2.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%, cà phê giảm tới 34,5%, cao su giảm gần 50%... Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Từ cuối năm 2008, Nhiều chính sách thuế mới nhằm thực hiện chủ trương kích cầu, giảm khó khăn cho doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện. Những chính sách thuế trên là đòn bẩy thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Nếu như trước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay khi phát sinh thu nhập, thì giờ đây, chủ trương của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009, giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DN trong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Mặc dù chính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 22/89
  • 23. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam sản phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì nhờ nó DN giảm được chi phí. Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với DN để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Cùng với đó, đối tượng được tạm hoàn thuế giá trị gia tăng là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu có hàng hóa đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng. Ngoài ra, các đối tượng DN khác, nếu cơ quan thuế xác định đủ điều kiện được hoàn thuế thì vẫn được giải quyết, không cần chờ kiểm tra, xác minh rồi mới hoàn thuế như thông lệ. Ngoài ra, chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số loại thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại, đầu tư vốn, thừa kế và quà tặng, được các nhà chính sách đánh giá sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước. Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ lạm phát cao quay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà nước bơm vào thị trường trong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhập siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉ USD, và năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm phát cao, nếu tỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng cao trong năm nay sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát kép, tức là vừa lạm phát trong nước, vừa nhập khẩu lạm phát. Một rủi ro tiềm ẩn khác trong chính sách tiền tệ là tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại thời điểm này đang được cho là có vấn đề, do các ngân hàng thương mại có thể chạy đua nâng cao lãi suất để huy động vốn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ thực hiện 6 nhóm giải pháp đồng bộ cùng Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 23/89
  • 24. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam với gói kích cầu thứ hai để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó, tập trung vốn đầu tư cho phát triển các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng sớm trong năm 2010 - 2011, thay vì mở rộng đầu tư trong bối cảnh khan hiếm vốn, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao và hệ số ICOR cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần chọn lọc hơn khi triển khai gói kích thích kinh tế bổ sung, chỉ ưu tiên hỗ trợ những ngành, lĩnh vực trực tiếp sản xuất tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, gói kích thích kinh tế bổ sung đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa (chính sách thuế, tài chính, ngân sách...) và cải cách hành chính nhằm làm cho chính sách dễ đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Chính sách tiền tệ 2.3.1. Tính chuyển đổi của đồng tiền Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt. Có nghĩa là đồng tiền đó phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốc tế. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh nền kinh tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao và có tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững. Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, có nghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chế nào. Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1/2009 – 6/2010 Đối với Việt Nam, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) là mục tiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh ngoại hối và hướng tới đồng tiền tự do chuyển đổi hoàn toàn là một mục tiêu mong muốn Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 24/89
  • 25. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý rất thông thoáng cho tính chuyển đổi của VND. Tháng 11/2005, IMF chính thức công nhận Việt Nam đã thực hiện tự do hóa giao dịch vãng lai, có nghĩa là VND đã được chuyển đổi tự do trong các giao dịch vãng lai, còn giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn, nhưng những hạn chế là không nhiều. Hiện nay, trong giao dịch vốn chỉ còn hạn chế về dòng vốn đầu tư gián tiếp, bên cạnh đó là một số hạn chế về đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh thì tính chuyển đổi của VND còn thấp, bởi các lý do cơ bản sau: − Thứ nhất, nền kinh tế còn một số bất cập. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nhanh chóng vượt qua thời kỳ bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 tương đối khả quan, đạt mức trên 6% (Quý I, GDP tăng trưởng 5,82%, quý II tăng gần 6,4%); lạm phát được kiểm soát ở mức mong muốn và tương đối ổn định trong 3 tháng gần đây (tháng 3, CPI tăng 0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6 tăng 0,22%); đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, tháng 6, FDI tăng 900 triệu USD, nâng mức vốn FDI 6 tháng lên 5,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với thế giới. Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2010 cho thấy, xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2009 – 2010 đứng thứ 75/133 ( năm 2008 – 2009 đứng thứ 70/132). Có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô như thâm hụt lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, vấn đề nợ công ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. − Thứ hai, thị trường tài chính tiềm ẩn một số nhân tố bất ổn. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất cập của nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện rõ nét trong năm 2008 – 2009 vừa qua (lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, đầu tư nước ngoài giảm…), cùng với hệ lụy của các giải pháp, chính sách chống suy giảm kinh tế đã gây nên những hạn chế nhất định đến mức độ chuyển đổi của VND, đó là gây sự ép giảm giá VND, gây khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh toán ngoại tệ của doanh nghiệp có những lúc không được đáp ứng đầy đủ và kịp thời… Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ như điều chỉnh biên độ tỷ giá, chống Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 25/89
  • 26. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam đầu cơ ngoại tệ, thắt chặt kỷ luật thị trường ngoại hối, hạn chế nhập siêu, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lãi suất VND với lãi suất ngoại tệ và tỷ giá, xử lý vấn đề sàn vàng… Các biện pháp đó đến nay đã phát huy hiệu quả, tỷ giá tương đối ổn định và có chiều hướng đi xuống (trong 6 tháng, chỉ số giá USD giảm 0,17% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp USD giảm giá), ngoại tệ trên thị trường không còn khan hiếm, các doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ Có thể nói, để VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi là vấn đề lớn, vấn đề mang tầm vóc quốc gia, gắn liền với lộ trình phát triển kinh tế, phát triển thị trường tài chính tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính vững mạnh. 2.3.2. Hệ thống ngân hàng Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam với lộ trình 7 năm. Chính vì vậy trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà". Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc lành mạnh hóa khu vực ngân hàng thông qua việc triển khai Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP ( năm 1998) và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN ( năm 2001), gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo những cam kết trong Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (năm 2006), “mở” toàn bộ các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN (năm 2008). Những nỗ lực trên nhằm lành mạnh hóa tài chính, tăng cường kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chương trình cải cách ngân hàng cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng về tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc tế, đặc biệt WB, ADB, IMF và chính phủ các nước. Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 2 giai đoạn, tương ứng với sự phát triển và thay đổi chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Giai đoạn 1: Thời điểm trước gia nhập WTO ( 07/11/2006) − Tăng trưởng về quy mô và số lượng Sau giai đoạn bùng phát vào đầu những năm 1990 và thu hẹp bớt trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính năm 1997, hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam trong Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 26/89
  • 27. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam những năm qua tương đối ổn định về mặt số lượng. Với khoảng 78 ngân hàng các loại trong năm 2006, bao gồm 5 NHTMQD, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên Doanh. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống NHTMQD và NHTMCP Bảng 1: Số lượng các ngân hàng giai đoạn 1991-2006 Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 NHLD 1 3 4 4 4 4 4 5 Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô các ngân hàng cũng tăng trưởng khá mạnh mẽ. Sự tăng trưởng tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình khoảng 30% trong suốt giai đoạn 2002-2006. Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giai đoạn 2002-2006 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% Tăng trưởng tín dụng 25.00% Tăng trưởng tiền gửi 20.00% Tăng trưởng G P D 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2002 2003 2004 2005 2006 Tuy nhiên việc tăng trưởng nhanh của tín dụng khiến ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi mà tỉ lệ tín dụng/ tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình của khu vực (khoảng 83%). Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, các mảng hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng. − Cổ phần hóa NHTMNN diễn ra chậm chạp: Báo cáo phát triển mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ngân hàng là lĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế năng động của Việt Nam. Chưa hẳn đồng Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 27/89
  • 28. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam tình với quan điểm này của WB, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn, đòi hỏi phải có những cải cách lớn đối với ngân hàng quốc doanh. Vì thế, chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ra đời nhằm tạo sức bật mới cho hệ thống ngân hàng trước ngưỡng cửa gia nhập WTO. Nhưng tiến trình này diễn ra hết sức chậm chạp. Đến cuối thời điểm Viêt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2007, vẫn chưa có ngân hàng thương mại nào được cổ phần hóa, mặc dù chủ trương đã có từ nhiều năm trước đó. Giai đoạn 2: Từ sau ngày 07/11/2006 đến nay: − Tăng trưởng về quy mô và số lượng Bảng 2: Số lượng các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Ngân hàng TMQD 5 5 3 3 Ngân hàng TMCP 37 37 39 39 Chi nhánh NHNN 31 33 39 40 Ngân hàng liên Doanh 5 5 5 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 5 5 Tổng số 78 80 91 92 Từ ngày 01/04/2007, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng mới thành lập phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Riêng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn hạn chế ở mức 30%. Các cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ và các tổ chức này phải có tổng tài sản tối thiểu là 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới. Song song đó, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khá nhanh, đặc biệt vào năm 2007, khi mà tăng trưởng tín dụng lên tới 54%do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản. Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng đối với nền kinh tế trong tháng 7, con số tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước công bố ước tính là 12,97% so với cuối năm 2009 và đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 16,27% so với Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 28/89
  • 29. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam cuối năm 2009. Cũng trong tháng 8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn tín dụng; đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 17,75% so với cuối năm 2009. Biểu đồ 3: Tăng trưởng tín dụng (%) qua các tháng 8 tháng đầu năm 2009 và 2010 Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toán tháng 8/2010 ước tăng 16,31% so với cuối năm 2009; Ngoài hai mảng truyền thống, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, điều hành trên cơ sở tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị Doanh nghiêp và từng bước thiết lập các định chế quản trị rủi ro. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành năm 2002 và hạ tầng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng được hiện đại hóa một bước góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, đặc biệt các dịch vụ thanh toán và ngân hàng điện tử (internet banking, telephone banking, ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…) Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ trong 5 năm từ năm 2006-2010 đã tăng từ 50-100%. Riêng trong năm 2010 số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước năm 2010 là khoảng 28,5 triệu thẻ với hơn 11.000 máy ATM và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, sân bay... Các ngân hàng thương mại ngày càng hoạt động mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn với quốc tế. Điển hình là các ngân hang: ACB, Techcombank, … − Cổ phần hóa NHTMQD thành NHTMCP Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 29/89