SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-------------------------
ĐỖ THỊ ÁNH NGUYỆT
THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
(GVC) CỦA TRUNG QUỐC TRONG NGÀNH MAY MẶC VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thƣơng mại
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THƢƠNG MẠI
HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ................................... 5
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC........................ 5
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu....................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị.............................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu...................................................................... 10
1.1.2.1. Định nghĩa:............................................................................................................... 10
1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị................................................................................................ 12
1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu........................... 15
1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc .............. 18
1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc........................... 18
1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế........................ 19
1.2.3.Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới
............................................................................................................................................................ 20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC ...................... 24
2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc........................ 24
2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu:............................................ 25
2.1.2. Trình độ công nghệ ngành may mặc:............................................................ 27
2.1.3. Sản xuất sản phẩm may mặc............................................................................... 28
2.1.4. Công đoạn thiết kế hàng may mặc .................................................................. 31
2.1.5. Phân phối sản phẩm và marketing.................................................................. 32
2.2. Tình hình xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc........................ 32
2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu.................................................................................................. 32
2.2.2. Các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Trung Quốc......... 34
2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc............ 42
2.3. Vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu................................. 46
2.4. Một số doanh nghiệp may mặc tiêu biểu của Trung Quốc................. 49
2.4.1. Bosideng, một trong những thương hiệu hàng đầu Trung Quốc.. 49
2.4.2. Youngor – 9 năm liền đạt doanh số bán và lợi nhuận sản xuất
hàng may mặc cao nhất của Trung Quốc................................................................. 51
2.4.3. Sunshine, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc được
thành lập sớm nhất Trung Quốc. ................................................................................... 52
CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI
THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC ............ 54
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc của Việt Nam........... 54
3.1.1. Hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu........................................... 54
3.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất hàng may mặc......................................... 56
3.1.3. Các thị trường tiêu thụ........................................................................................... 59
3.1.4. Đánh giá vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành
may mặc........................................................................................................................................ 66
3.2 Triển vọng ngành dệt may Việt Nam 2010 – 2015 ..................................... 68
3.2.1. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dệt của Nhà nước...... 68
3.2.2. Những thách thức ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO .. 70
3.2.3. Kế hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam.......................................... 72
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu trong ngành may mặc........................................................................................ 74
3.3.1. Nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu...................... 74
3.3.2. Xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng đến thị
trường tiêu thụ nội địa.......................................................................................................... 76
3.3.3. Tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn................................ 78
3.3.4. Từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất OEM sang
phương thức sản xuất ODM.............................................................................................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 83
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối...... 12
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc ........................................... 26
Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đến 2008 .... 29
Bảng 2.3: 10 hàng hóa Xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc năm 2008 30
Bảng 2.4: Các nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu trên thế giới ............................... 33
Bảng 2.5: 10 quốc gia Trung Quốc xuất khẩu mạnh nhất năm 2008................... 35
HÌNH
Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn........................................................... 6
Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất........................................................................................ 8
Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp...................................................................................................... 9
Hình 2.1 : Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may............................................................. 47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, nền kinh tế của một quốc gia có xu hướng
bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế mà hình thức hoạt động chính là mạng
lưới dày đặc các công ty mẹ và chi nhánh ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Ở
phạm vi quốc tế, các giá trị hình thành từ những công đoạn khác nhau của một
ngành kinh doanh nào đó sẽ trở thành dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu. Các
doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan
trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích sự tham
gia của các doanh nghiệp vào các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu chính
là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng
như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những
nước đang phát triển, điều đó dẫn đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay
nhỏ cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu như
không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thế giới, ngành dệt may là một trong những ngành
hình thành chuỗi giá trị toàn cầu sớm nhất. Trung Quốc là một quốc gia đã rất
thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc. Để nâng
cao khả năng cạnh tranh rộng khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc
gia của Trung Quốc đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá
của mình bằng cách đặt nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm
tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ, sức lao động, nguyên vật liệu để
tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có khả năng sản xuất một
khối lượng sản phẩm khổng lồ.
Bên cạnh đó Việt Nam là nước chưa thành công khi tham gia vào chuỗi
2
giá trị toàn cầu ngành may mặc. Việt Nam có nền kinh tế - chính trị - xã hội
tương đồng với Trung Quốc và cũng là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực
dồi dào, giá nhân công rẻ. Trong những năm gần đây Việt Nam đã rất chú
trọng đến ngành may mặc, tuy nhiên hiện nay nước ta chủ yếu tham gia vào
khâu sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn hơn trong
khu vực. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của
Trung Quốc trong ngành may mặc sẽ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để
nâng cao vị thế và năng lực canh tranh của ngành may mặc Việt Nam khi gia
nhập thị trường thế giới. Chính vì thế tác giả đã chọn chủ đề: Thực trạng
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của Trung Quốc trong ngành may
mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm đề tài cho khoá luậnthạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Trên thế giới vào những năm 1990 tác giả Micheal Porter đã khởi
xướng viết “Chuỗi giá trị toàn cầu”. Sau Micheal Porter, có nhiều nhà khoa
học nghiên cứu sâu về đề tài này như Gary Gereffi - Duke University với bài
nghiên cứu “The governance of global value chains” đăng trên tạp chí
Review of in Political Economic tháng 4/2003; Raphael Kaplinski – Institute
of development studies, “Wooden global value chain – perspectives for the
developing countries in South Africa”, bài trong hội thảo Unido tổ chức tại
Vienne năm 2003... Hiện nay đề tài này đang được nhiều các nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn mới mẻ, cho đến
nay mới chỉ có vài công trình như:
- “Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may
3
Việt Nam, sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may – cách tiếp cận trong
chuỗi giá trị toàn cầu” của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Thu Hương chủ trì.
- Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
“Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) và khả năng
tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do TS Nguyễn
Hoàng Ánh chủ nhiệm đề tài.
- Công trình nghiên cứu của Bộ Thương Mại do PGS.TS Đỗ Thị Loan
chủ nhiệm về “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global value
chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may
Việt Nam”.
Nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào ở Việt Nam nghiên cứu về thực
trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành may mặc.
3. Mục đích nghiên cứu:
Khoá luậntập trung vào các mục đích cơ bản:
- Làm rõ lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị may mặc thế
giới và đặc điểm của chúng.
- Nghiên cứu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành
may mặc của Trung Quốc.
- Đánh giá mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
trong chuỗi giá trị may thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng được những mục đích trên, khoá luậnphải đáp ứng được
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may
mặc của Trung Quốc.
- Tìm hiểu mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
4
trong chuỗi giá trị may mặc thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luậnlà chuỗi giá trị may mặc toàn cầu,
việc tham gia của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc, cũng như mức độ,
phạm vi ảnh hưởng của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc trong chuỗi
giá trị dệt may thế giới trên hai phương diện: khai thác lợi ích của chuỗi để
tham gia tốt hơn và dần dần gây những ảnh hưởng nhất định đến các khâu
khác nhau trong chuỗi giá trị.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung
Quốc và Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2009.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài dự định sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành
may mặc của Trung Quốc. Phương pháp thống kê, so sánh cũng được vận
dụng triệt để cùng với sự hỗ trợ của các công cụ minh họa như bảng biểu, sơ
đồ, hình vẽ.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá
luậngồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu trong
ngành may mặc
Chương II: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc
trong ngành may mặc
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu ngành may mặc
5
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC
1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị
1.1.1.1. Chuỗi giá trị là gì?
Ngày nay cùng với trào lưu toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì doanh
nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị? doanh nghiệp dựa vào thế
mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng
giai đoạn. Theo quan điểm của đồng tác giả cuốn “handbook for value chain”,
Raphael Kaplinsky và Mike Morris, (2002) thì: “chuỗi giá trị là một chuỗi
các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay dịch vụ từ khi còn là ý
tưởng thông qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm sự kết hợp
giữa những yếu tố là biến đổi vật chất và dịch vụ của các nhà sản xuất) đến
khi được phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng kể cả việc xử lý sản
phẩm đã qua sử dụng”. [30].
Theo quan điểm của tiến sĩ kinh tế học Michael Porter, trường Harvard
school (1985): „„chuỗi giá trị gồm toàn bộ các hoạt động gia tăng giá trị bắt
đầu từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, lưu kho hàng hoá,
marketing và cung cấp dịch vụ hậu mãi‟‟.
Thật vậy, chuỗi giá trị có thể được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng
và nghĩa hẹp. [29].
Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị được hiểu theo nghĩa rộng là một phức
hợp các hoạt động do nhiều người tham gia (người sản xuất sơ cấp, người gia
công chế biến, nhà phân phối, nhà cung cấp các dịch vụ...) để biến nguyên
liệu thô thành thành phẩm đưa ra bán ở thị trường.
6
Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động của một
doanh nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Các hoạt
động này bao gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn đưa ra ý tưởng, thiết kế sản
phẩm, chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm và
hậu mãi. Tất cả những hoạt động này liên kết với nhau thành “chuỗi” kết nối
giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
1.1.1.2. Chuỗi giá trị giản đơn
Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm biến một
sản phẩm hay dịch vụ từ chỗ ý tưởng qua các công đoạn sản xuất, chế biến,
phát triển, phân phối đến người tiêu dùng cuỗi cùng và dịch vụ sau bán hàng,
thanh lý hay tái chế (hình 1.1). [30, tr 4]
Thiết kế
Sản xuất
- logistics nội
và phát bộ
Tiêu thụ/
triển sản - chế biến
Marketing tái chế
phẩm - cung cấp tư
liệu sản xuất
- đóng gói bao
bì
Sản xuất
logistics nội bộ
Thiết kế chế biến
Marketing Tiêu thụ và
cung cấp nguyên
tái chế
liệu đóng gói
bao bì
Nguồn: Hand book for value chain, 2000
Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn
7
Qua đó ta thấy chuỗi giá trị là một thực thể phức tạp bao gồm nhiều
công đoạn mà nhà sản xuất chỉ là một trong số mắt xích tạo ra giá trị gia tăng
cho sản phẩm. Mặc dù chuỗi giá trị thường được mô tả là chuỗi liên kết theo
chiều dọc nhưng các liên kết trong chuỗi thường có quan hệ hai chiều thuận
nghịch, như việc thiết kế không chỉ tác động đến tính chất của quá trình sản
xuất và marketing mà bản thân nó còn phải chịu tác động ngược của các liên
kết trong chuỗi.
Tóm lại, chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa
một sản phẩm từ nhận thức, quan niệm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và
xa hơn. Chuỗi này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing,
phân phối và dịch vụ khách hàng.
1.1.1.3. Chuỗi giá trị mở rộng
Trên thực tế, chuỗi giá trị không chỉ là những liên kết như trong chuỗi
giá trị giản đơn mà nó còn được phát triển thêm các liên kết khác nhau. Chuỗi
giá trị gỗ là một ví dụ điển hình của chuỗi giá trị mở rộng bởi vì các liên kết
trong chuỗi giá trị gỗ được phát triển bắt đầu từ hoạt động gieo hạt, cung cấp
hóa chất, bơm nước để trồng rừng, sau đó gỗ được khai thác và đưa về xưởng
để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất. Doanh nghiệp sử
dụng máy móc, các chất liệu phụ trợ như keo dính, sơn để làm ra các sản
phẩm nội thất từ gỗ theo yêu cầu của thị trường và khách hàng đến từ những
quốc gia khác nhau. Và tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường, đồ gỗ nội thất
được phân phối qua các khâu trung gian khác nhau rồi mới đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. (Xem hình 1.2). [30, tr 5].
8
Gieo hạt
Máy móc
Cung cấp nước
thiết bị
Cung cấp
Trồng rừng Các dịch vụ
phụ trợ
hoá chất
Xưởng cưa Máy móc
Thiết kế Các nhà sản xuất đồ
Logistics,
gỗ nội thất
tư vấn
Máy móc
Sơn
Người mua hàng
Thương nhân
Thương nhân
nước ngoài
trong nước
Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ
trong nước nước ngoài
Người tiêu dùng
Tái chế
Nguồn: Handbook for value chain, 2000
Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất
9
1.1.1.4. Chuỗi giá trị kết hợp
Chuỗi giá trị kết hợp về bản chất là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại
đó các nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong
những chuỗi khác nhau. Chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy và bột giấy;
ngành sản xuất đồ gỗ nội thất và ngành khai thác khoáng sản là những chuỗi
đơn lẻ nhưng nguyên liệu được cung cấp cho những ngành sản xuất này đều
bắt nguồn từ ngành lâm nghiệp. Và vai trò của từng chuỗi giá trị đơn lẻ là
tương đương nhau. (xem hình 1.3 dưới đây). [30, tr 6]
Ngành
lâm nghiệp
Ngành giấy Xưởng cưa Ngành mỏ
Xây Các cổ đông Nội thất Khu vực Các cổ đông
dựng trong nước tự doanh nước ngoài
Nguồn: Handbook for value chain research, 2000
Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp
Trong một vài trường hợp, những chuỗi này chỉ thu hút một lượng
khách hàng nhỏ; hoặc cũng có khi lượng khách hàng của các chuỗi này được
phân bổ đều nhau. Và thị phần mà chuỗi giá trị kết hợp tạo ra tại những thời
điểm khác nhau thì không giống nhau. Sự thay đổi về chiến lược kinh doanh
10
và công nghệ của một ngành sản xuất nào đó có thể làm cho lượng khách
hàng nhà cung cấp nhỏ có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa,
thị phần sẽ ảnh hưởng đến vị thế của một nhà cung cấp nào đó trong chuỗi,
những người kiểm soát công nghệ chủ chốt hoặc nguyên liệu sản xuất.
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.2.1. Định nghĩa:
Theo Bruce Kogut, giáo sư trường Wharton School of business, Đại
học Pensylvania, thì về cơ bản chuỗi giá trị toàn cầu là „„Một tiến trình trong
đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các
nguồn đầu vào này được sản xuất, lắp ráp, marketing và phân phối. Một
doanh nghiệp đơn lẻ ở một quốc gia có thể chỉ là một mắt xích trong dây
chuyền này hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi
rộng‟‟
Đặc điểm cơ bản của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là việc
các tập đoàn kinh tế lớn đã áp dụng chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu
sản xuất ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tối thiểu hoá
chi phí, tăng trưởng doanh số. Ở phạm vi toàn cầu, việc các doanh nghiệp liên
kết với nhau bằng cách ký các hợp đồng hợp tác sản xuất đã thiết lập nên hai
mạng lưới kinh tế toàn cầu. Do sự chuyên môn hoá vào từng khâu nhất định
trong chuỗi giá trị nên không doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ
chuỗi giá trị. Vì vậy, doanh nghiệp khai thác lợi thế của mình để tham gia vào
chuỗi một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Tùy theo tính chất và đặc thù của từng ngành, quy mô sản xuất, mức độ
sử dụng nhiều vốn, công nghệ hay lao động mà mỗi chuỗi giá trị cũng mang
những tính chất khác nhau thể hiện ở mối liên kết và tính chất của quan hệ
giữa các tác nhân trong chuỗi. Theo xu hướng hiện nay thì các công ty thường
11
tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa bằng việc thiết lập hai mạng lưới kinh tế
toàn cầu. Một là chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và hai là chuỗi giá trị
do người mua chi phối.
- Chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối (producer driven) là những
chuỗi mà trong đó các công ty có qui mô lớn như TNCs, MNCs đóng vai trò
chủ đạo trong chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và điều phối mạng lưới
sản xuất (bao gồm cả việc phát triển thượng nguồn và hạ nguồn) đồng thời họ
cũng là những tác nhân kinh tế quan trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận và
kiểm soát các liên kết yếu hơn gồm những nhà cung cấp nguyên liệu thô, linh
kiện và các liên kết mạnh gồm những hãng phân phối và bán lẻ. [28].
Các ngành công nghiệp điển hình áp dụng hình thức này là ô tô, máy
bay, máy tính, ngành công nghiệp nặng và sản xuất chất bán dẫn. Lợi nhuận
thu được chủ yếu dựa vào qui mô sản xuất, doanh số và việc ứng dụng những
công nghệ tiên tiến của thế giới để đạt được những giá trị vô hình và những
khoản lợi nhuận khổng lồ. Các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị do người
sản xuất chi phối thường là các tập đoàn sản xuất.
- Chuỗi giá trị do người mua chi phối (buyer driven) là những chuỗi
tập đoàn bán lẻ, các hãng sản xuất trực tiếp, gián tiếp là những tác nhân kinh
tế quan trọng và điển hình trong chuỗi giá trị do người mua chi phối. Những
chủ thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nên mạng lưới sản xuất
phi tập trung ở nhiều nước xuất khẩu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Do
các nước đang phát triển thường theo đuổi chiến lược đẩy mạnh sản xuất
hướng hướng về xuất khẩu nên nhiều ngành công nghiệp của những quốc gia
này đòi hỏi nhiều lao động đặc biệt là những ngành sản xuất hàng tiêu dùng
công nghiệp như ngành may mặc, da giầy, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ và điện
tử gia dụng. Các nhà cung cấp phụ ở những nước đang và chậm phát triển
đảm nhận khâu hoàn thiện sản phẩm cho những người mua nước ngoài. Họ
12
phải cam kết sản xuất theo thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của các hãng bán lẻ, các
nhà sản xuất gián tiếp lớn trên thế giới.
Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do ngƣời mua và ngƣời sản xuất chi phối
Chuỗi giá trị do ngƣời Chuỗi giá trị do ngƣời
sản xuất chi phối mua chi phối
Các lợi thế cạnh tranh nghiên cứu & phát triển; thiết kế; marketing
chính sản xuất
Rào cản gia nhập qui mô của các nền phạm vi hoạt động của
kinh tế các nền kinh tế
Ngành kinh doanh hàng hoá trung gian, hàng tiêu dùng
hàng hoá tài chính; hàng mau hỏng
tiêu dùng lâu bền
Các ngành điển hình ô tô, máy tính, hàng may mặc, da giầy,
không đồ chơi
Chủ sở hữu các công ty xuyên các công ty nội địa ở các
quốc gia nước đang phát triển
Liên kết chủ yếu dựa vào đầu tư dựa vào thương mại
Cấu trúc sản xuất đặc hội nhập theo chiều dọc hội nhập theo chiều
thù ngang
Nguồn: Gereffi, 1999
1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị
1.1.3.1 Điều hành chuỗi giá trị
Điều hành chuỗi giá trị có thể được định nghĩa là “sự điều phối phi thị
trường của các hoạt động kinh tế. sự điều phối này được hoạt động thông qua
hãng hay một số hãng đặt ra những tiêu chí mà doanh nghiệp khác phải tuân
theo. hãng hay các hãng thực hiện việc chi phối này được gọi là hãng đầu
13
tàu”. Đây là hãng khởi đầu của các dòng chảy của các loại nguồn lực và
thông tin dọc theo chuỗi thông qua phát triển sản phẩm marketing và tiếp thị
sản phẩm cuối cùng. Nếu như trong một chuỗi mà không có sự điều hành thì
chỉ là một tập hợp các hãng có mối quan hệ bình thường và trao đổi dựa trên
thị trường. Tại mỗi công đoạn trong chuỗi, khi tiến hành sản xuất đều phải trả
lời ba câu hỏi:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất bao nhiêu và lịch trình sản xuất?
Nhưng trên thực tế không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm tốt
với giá cả phù hợp là có thể tham gia vào thị trường thế giới mà còn có những
tiêu chí khác buộc phải tuân thủ theo, đó là các thị trường khác nhau lại có
những đòi hỏi khác nhau. Cơ sở để nảy sinh yêu cầu quản lý trong chuỗi
chính là khách hàng, hay nói đúng hơn chính là rủi ro. Trong nghiên cứu
“Governance in global value chain: An analytic framework”, đồng tác giả
Gary Gereffi và Timothy Sturgeon (Học viện công nghệ Massachusetts) đã
xác định ba nhân tố quan trọng tác động đến vai trò quản lý và sự biến động
trong chuỗi giá trị toàn cầu: mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh,
ngành kinh doanh, khả năng phối hợp các hoạt động trong chuỗi và mức độ
cạnh tranh của các nhà cung cấp.
1.1.3.2 Nâng cấp trong chuỗi giá trị
Khái niệm nâng cấp trong chuỗi giá trị được đề cập đến đó là sự chuyển
dịch mà một hay một nhóm các hãng thực hiện để nâng cao vị thế cạnh tranh của
mình trong chuỗi giá trị. Quá trình nâng cấp là quá trình các chủ thể kinh tế:
quốc gia, doanh nghiệp, người lao động chuyển từ hoạt động tạo ra giá trị thấp
sang hoạt động có giá trị cao hơn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
14
Theo Kaplinsky: vấn đề then chốt trong quá trình nâng cấp chính là khả
năng sáng tạo nhằm đảm bảo sự đổi mới không ngừng trong sản phẩm cũng
như trong cả quy trình. Thế nhưng chỉ đổi mới thôi chưa đủ, bởi nếu khả năng
tốc độ đổi mới chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm thị phần và giá trị
gia tăng thu về. Hiện tượng này được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hóa”.
Do đó sự đổi mới được đặt trong mối quan hệ với môi trường cạnh tranh và
quá trình này được gọi là nâng cấp. Theo ông, một doanh nghiệp có thể theo
đuổi bốn loại hình nâng cấp sau [30]:
Thứ nhất là nâng cấp quy trình: tức là nâng cao hiệu quả của toàn bộ
quá trình sản xuấthay cung cấp dịch vụ của từng mắt xích/tác nhân trong
chuỗi (như giảm phế liệu, chi phí hao tổn…) cũng như giữa các liên kết trong
chuỗi (như mạng lưới phân phối nhanh gon, kịp thời…) hoặc chuyển từ sản
xuất thủ công sang sản xuất hàng loạt hay từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất
những sản phẩm có sự khác biệt hóa.
Thứ hai là nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất sản phẩm mới,
tinh vi hơn hoặc cải tiến sản phẩm cũ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh và đem lại
giá trị cao hơn.
Thứ ba là nâng cấp trong nội bộ chuỗi: có nhiều khả năng nâng cấp tồn
tại trong một chuỗi giá trị cụ thể như làm tăng giá trị gia tăng bằng cách thay
đổi các hoạt động trong doanh nghiệp (ví dụ như quyết định tự đảm nhận hay
chuyển công việc kế toán, dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp khác ngoài
chuỗi) hay chuyển bớt hoặc nhận thêm một phần hoạt động cho các doanh
nghiệp khác trong chuỗi (nâng cấp chức năng). Ngoài ra nếu một nhà sản xuất
nào đó có thể lôi kéo các hãng tàu lớn có tên tuổi hơn vào danh sách khách
mua hàng để mở rộng hay nâng giá bán của mình lên (nâng cấp mạng)
Thứ tư là nâng cấp liên chuỗi: chuyển sang một chuỗi giá trị mới dựa
trên những kỹ năng kinh nghiệm học hỏi được từ việc tham gia vào một
15
chuỗi, ví dụ như doanh nghiệp Đài Loan đã chuyển từ sản xuất đài bán dẫn
xách tay sang máy tính, ti vi, màn hình máy tính, máy xách tay và hiện nay là
điện thoại wap (wireless application protocol phones). Theo phạm vi tiến
hành có thể chia thành những mô hình nâng cấp như: ở tại nhà máy, trong
mạng lưới giữa các doanh nghiệp, trong nền kinh tế và trong khu vực.
1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng với sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và tính chuyên môn
hoá trong hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp thì cuộc cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết trong việc thâm nhập
thành công thị trường toàn cầu. Việc tham gia vào thị trường toàn cầu cho
phép doanh nghiệp duy trì thu nhập, gia tăng giá trị qua các công đoạn để từ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.1.4.1. Nâng cao tính chuyên môn hoá trong từng công đoạn sản xuất
Khi sự phân công lao động phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia
của một nước, các quốc gia có thể đảm nhiệm những công đoạn nhất định khi
tham gia vào chuỗi giá trị của một ngành sản xuất nào đó. Adam Smith cho
rằng sự phân công lao động được quyết định bởi qui mô của thị trường. Theo
quan điểm này thì những thị trường có qui mô nhỏ sẽ rất khó đạt được sự
chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất một
lượng ghế nhỏ thì họ sẽ không phải thuê nhiều lao động và bản thân doanh
nghiệp đó sẽ phải thực hiện tất cả các khâu sản xuất cần thiết để hoàn thiện
sản phẩm. Nhưng một khi thị trường được mở rộng thì nhà sản xuất sẽ có cơ
hội gia tăng lợi nhuận và mức sản lượng lớn đòi hỏi họ phải thuê nhân công
đặc biệt là những người thợ có tay nghề để chuyên môn hoá vào công đoạn
sản xuất. Sự chuyên môn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng giá trị một
cách có hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi bởi vì người lao động sẽ không
phải mất thời gian cho quá nhiều thao tác công việc mà họ chỉ phải tập trung
16
vào những công đoạn sản xuất nhất định phù hợp với chuyên môn của họ.
Việc doanh nghiệp của một quốc gia nào đó trở thành một mắt xích
trong chuỗi giá trị toàn cầu và đảm nhận những khâu nhất định cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đối mặt với sự cạnh tranh trong toàn bộ
hệ thống. Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào – hàng hoá và dịch vụ – trong
chuỗi sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được vai trò và khả
năng tạo giá trị của mình trong toàn chuỗi.
1.1.4.2. Tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp
Việc đánh giá hoạt động kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp
theo từng công đoạn (phương pháp chuỗi giá trị) sẽ giúp hiểu được những
thuận lợi và khó khăn của một doanh nghiệp hoặc quốc gia trong việc chuyên
môn hoá sản xuất hàng hoá hơn và cung ứng dịch vụ. Mối liên hệ giữa các
công ty và người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng đạt được
những lợi ích nhất định khi tham gia thị trường toàn cầu.
Có thể nói rằng thước đo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp là lợi nhuận và nếu theo quan điểm của chuỗi giá trị thì hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp được đo bằng lượng giá trị gia tăng ở những khâu
nhất định. Giai đoạn sau chiến tranh đặc biệt là ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ
20, có rất nhiều doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất của mình bằng cách mở
rộng hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và giảm chi phí sản xuất
ở qui mô toàn cầu.
Việc chuyên môn hoá sản xuất theo từng công đoạn của chuỗi giá trị sẽ
giúp điều chỉnh tốt hơn toàn bộ chu kỳ sản xuất và cả sự liên kết với thị
trường tiêu dùng cuối cùng để từ đó làm cho qui trình sản xuất một sản phẩm
nào đó sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Mô hình liên kết hình tam giác của Gereffi
trong chuỗi giá trị hàng may mặc cũng phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động
của các chủ thể tham gia chuỗi. Theo đó các hãng sản xuất hàng may mặc của
17
Hồng Kông sẽ sản xuất trực tiếp cho thị trường Mỹ. Khi doanh thu giảm do
hàng may mặc xuất khẩu bị áp đặt hạn ngạch thì các hãng lại thay đổi chức
năng hoạt động trong chuỗi bằng cách ký các hợp đồng sản xuất với các nước
thứ 3 đầu tiên là Trung Quốc đại lục và sau đó là Mauritius – rồi xuất khẩu
sản phẩm sang thị trường tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên gần đây hai hãng
Pringle và Tommy Hilfiger đã bán những sản phẩm có nhãn hiệu của riêng
mình hoặc là mua những gian hàng bán lẻ ở Châu Âu và Nam Mỹ.
Tóm lại, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tăng khả năng chuyên môn
hoá từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn
thực hiện chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp với chi phí rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sản xuất sản
phẩm tốt hơn để cung ứng và thu lợi nhuận nhiều hơn.
1.1.4.3 Tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi
Khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển, thì mô hình phân phối
thu nhập giữa các quốc gia và các công ty đã ngày càng trở nên phức tạp. Mố
i liên hệ giữa các hoạt động kinh tế ở qui mô toàn cầu với khả năng đáp ứng
nhu cầu khiến cho thu nhập phát sinh từ những hoạt động kinh tế này đã ngày
càng trở nên lỏng lẻo. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất năng động
hiện nay, sự chuyên môn hoá vào từng khâu của công đoạn trong chuỗi sẽ làm
tăng hiệu quả sản xuất của các chủ thể và từ đó giúp gia tăng thu nhập của
doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp khác nhau ở phạm vi quốc gia
hoặc toàn cầu thì thu nhập của họ tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có khả
năng chiếm lĩnh khâu nào trong chuỗi. Trong chuỗi giá trị của một ngành kinh
doanh nào đó, các doanh nghiệp, khu vực hoặc quốc gia đều có khả năng liên
kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu. Nhìn ở phạm vi toàn cầu thì sự
liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
mức thu nhập của toàn bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá
18
trị của các chủ thể. Hơn nữa, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực
gia tăng thu nhập của các chủ thể trong chuỗi.
Việc gia tăng thu nhập của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu cũng bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại bởi vì rào cản cũng làm
hạn chế năng lực cạnh tranh nhưng rào cản càng lớn thì doanh nghiệp càng có
khả năng tăng lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận phản ánh hình thức nhu nhập của
doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Thu nhập được phân phối trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực
hiện bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn
công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nguyên và các nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho quá trình gia tăng giá trị. Việc tham gia chuỗi giá trị của
doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thu nhập ở các công đoạn. mức sản lượng do
lao động tạo ra chính là nhân tố quan trọng duy trì thu nhập của doanh nghiệp
khi tham gia chuỗi.
1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc
1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc
Khái niệm: “chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là quá trình sản xuất sản
phẩm hàng may mặc được tạo ra bởi nhiều quốc gia hợp lại, qua nhiều công
đoạn trong chu trình của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu, thiết kế,
may thành sản phẩm rồi phân phối đến các nhà bán buôn, bán lẻ...”
Chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc được hình thành và phát triển từ
những thậo niên 70 của thế kỷ 20 khi mà các công ty đa quốc gia và xuyên
quốc gia bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tái cơ cấu và hợp lý hóa lại sản xuất
và phân phối hàng may mặc, tìm nguồn lao động nhiều và rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển. ngành công nghiệp may mặc trước đó chỉ hoạt động
trên phạm vi địa lý hẹp. [4]. Những hãng lớn thường tiến hành từ khâu nguyên
liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất đến marketing ở cùng một địa điểm
19
hoặc những địa điểm lân cận đó để tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi. Đối
với những hãng có nhiều nhà máy thì khâu thiết kế và marketing được tiến
hành tại trụ sở chính còn khâu sản xuất vẫn cùng một nơi, một sản phẩm may
mặc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện đều được sản xuất tại một địa điểm.
Vào những năm 1980 các nước trong khối EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ là
những nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may mặc nhờ tận dụng được lợi thế về
của chuỗi giá trị may mặc toàn cầu do người mua chi phối. Ví dụ như Trung
Quốc tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ, mỹ thì có lợi thế về
khả năng tiên tiến của công nghệ và thiết kế sản phẩm, họ đã vượt ra ngoài
quốc gia để tìm lợi thế từ các nguồn lực ở các quốc gia khác.
1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế
May mặc là một ngành công nghiệp điển hình của cuộc cách mạng
công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh từ thế kỷ thứ 18 và Lancashire đã trở thành
trung tâm sản xuất sản phẩm may mặc của thế giới. Đến thế kỷ thứ 19, các
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan cũng đã phát triển
ngành công nghiệp rộng lớn này và thuê hàng trăm nghìn người lao động,
thường ở những khu công nghiệp rất phát triển.
Hầu hết các nước đang phát triển đều có giai đoạn coi may mặc là
ngành công nghiệp chủ chốt của mình điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc... và hiện nay là Bangladesh, Việt Nam. Hơn nữa, đây là một ngành
kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư công nghệ, máy móc và trang thiết bị không quá
lớn vì vậy rất thích hợp với tiến trình công nghiệp hoá của các nước nghèo
cần vốn để đầu tư nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng sản lượng may mặc rất cao
như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam. [13].
May mặc cũng là ngành sản xuất đầu tiên thực hiện chiến lược mở rộng
qui mô toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Ngành may mặc tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở cả những nước phát triển với
20
những nước đang và chậm phát triển đặc biệt là lao động nữ. Trung bình hàng
năm ngành may mặc thế giới đã thu hút khoảng 20 triệu lao động chính thức
mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là ngành sản xuất đứng đầu về tạo công ăn việc
làm cho khoảng 2 triệu lao động mỗi năm. Do thu hút phần lớn lao động đặc
biệt là lao động ở những nước đang phát triển mà ngành này đang ngày càng
tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Trong thời đại toàn cầu hoá, may mặc là một trong những ngành kinh tế
điển hình của việc khó kiểm soát đang phải đối mặt với những bất đồng
thương mại. Khi các quốc gia phát triển mở rộng qui mô sản xuất sang các
nước đang và chậm phát triển thì dệt may trở thành mục tiêu của những cuộc
tranh luận chính trị gay gắt giữa các nước phát triển với những nước đang và
chậm phát triển và thậm chí là với những nước phát triển với nhau. Không
phải ngẫu nhiên mà dệt may trở thành ngành kinh tế duy nhất đặt ra các qui
tắc thương mại thông qua hiệp định đa sợi.
1.2.3. Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới
Chuỗi giá trị hàng dệt may về cơ bản gồm 5 giai đoạn chính: nguyên vật
liệu, thiết kế, sản xuất, xuất khẩu và mạng lưới marketing; mỗi một giai đoạn
đều có những đặc điểm về tổ chức và kỹ thuật riêng. Trong những thập kỷ gần
đây, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi cơ bản.
1.2.2.1. Công đoạn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc
- Cung cấp nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô chính là khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi giá
trị hàng may mặc toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản
của ngành may mặc có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó
là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cô tông,
len và tơ tằm và sợi nhân tạo được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên.
Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những
21
thay đổi căn bản trên thế giới. Ngành sản xuất vải bông ở Trung Quốc đã ra
đời cách đây 2000 năm, Mỹ là 1000 năm. Những khu vực trồng bông chủ yếu
ở trung quốc có thể kể đến là thung lũng Sông hoa vàng và Dương tử (yellow
và yangtzi). Đầu tiên chính phủ độc quyền về ngành này và cơ quan của chính
phủ thu mua bông của các hộ nông dân với giá rất thấp. Họ kiểm soát và quản
lý toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh sợi bông. Chính sách này được
duy trì cho đến những năm 80 khi mà nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo
định hướng thị trường. Sau Trung Quốc thì Mỹ là quốc gia thứ hai về sản xuất
sợi bông, chiếm 20% sản lượng bông của thế giới. Cho đến nay thì Mỹ vẫn
đang là quốc gia lớn nhất về xuất khẩu bông, chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu
bông của thế giới. Qui mô các trang trại trồng bông cũng rất đa dạng, sản
lượng bông trên một héc ta cũng giảm qua các năm. [13].
Trước đây khi ngành hoá dầu chưa phát triển thì nguyên liệu thô chủ
yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi khoa học công nghệ
phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hoá dầu, gỗ và khí tự nhiên đã
cung cấp cho ngành dệt nguyên liệu tốt.
- Sản xuất nguyên liệu cho ngành may
Dệt vải là một khâu quan trọng của mạng lưới cung cấp nguyên phụ
liệu cho ngành may bao gồm hai công đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Cả hai
khâu này đều có thể được thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những
doanh nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn hơn của các tnc. Tuy nhiên
xu hướng chung đối với ngành dệt là nguồn vốn đầu tư cho các công ty lớn
ngày càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia
đình, cho ngành may hoặc các ngành công nghiệp khác để tạo nên nhiều chuỗi
giá trị khác nhau, tuy nhiên thì may mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu sử
dụng nhiều nhất nguyên liệu của ngành dệt.
22
1.2.2.2. Công đoạn thiết kế - sản xuất sản phẩm cho ngành may mặc
Trong hệ thống thiết kế - sản xuất quốc tế nói chung và hệ thống thiết
kế - sản xuất hàng may mặc nói riêng, các hãng sản xuất lớn của thế giới hay
các nhà cung cấp phụ có thể áp dụng các chiến lược thiết kế - sản xuất phù
hợp với năng lực của mình trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới đó là:
- Khu chế xuất - epzs (export processing zones): đây là một loại hình
sản xuất hàng hoá dưới dạng các hợp đồng phụ trong đó các nhà máy sản xuất
hàng may mặc nhập khẩu toàn bộ nguyên phụ liệu để lắp ráp thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
- Sản xuất bằng thiết bị của nƣớc ngoài – OEM (Originnal
Equipment Manufacturing): đây là một loại hình sản xuất hàng hoá dưới
dạng các hợp đồng thầu phụ. Theo hình thức này một công ty sẽ nhận các hợp
phần của các công ty khác để sản xuất sản phẩm của mình hoặc nhận phân
phối sản phẩm của các công ty khác dưới thương hiệu của mình.
- Sản xuất theo thiết kế riêng – ODM (Originnal Design
Manufacturing): là hình thức công ty nhận sản xuất những sản phẩm để phân
phối theo thương hiệu của một công ty khác. Công ty cung cấp thương hiệu
không bắt buộc phải tham gia vào quá trình sản xuất. Do công ty ODM chịu
trách nhiệm thiết kế nên mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn so với công ty
OEM. Đối với hình thức ODM quyền sở hữu trí tuệ về thiết kế sản phẩm
thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền
sử dụng những thiết kế này. Cho tới khi người mua nắm toàn quyền sử dụng
thì nhà sản xuất ODM không có quyền sản xuất các thiết kế tương tự như vậy
nếu không được bên mua ủy quyền.
- Sản xuất theo thƣơng hiệu riêng - OBM (Original Brandname
Manufacturing: đây là một loại hình sản xuất được nâng cấp bởi các nhà sản
xuất OEM mà ở đó các hãng sản xuất sẽ tự thiết kế, ký các hợp đồng sản xuất
23
với nhà cung cấp nước ngoài và tự tiến hành phân phối sản phẩm. OBM là
hình thức tham gia GVC ở mức độ cao nhất.
1.2.2.3. Công đoạn xuất khẩu
Mặc dù không phải là công đoạn trong chuỗi sản xuất nhưng các nhà
phân phối hàng may mặc đặc biệt là những nhà bán lẻ có vai trò ngày càng
quan trọng đối với ngành sản xuất hàng may mặc và đối tất cả các giai đoạn
trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các cửa hàng bán lẻ lớn thường có cả bộ phận
thiết kế, cắt may, bán hàng và marketing trong công ty để giao dịch trực tiếp
với các nhà thầu nước ngoài để thực hiện những đơn đặt hàng với các nhà
thầu phụ. Đối với những công ty qui mô nhỏ ở những nước phát triển đã sớm
trở thành các nhà sản xuất hàng may mặc, họ tổ chức kinh doanh bằng cách
kết hợp khâu thiết kế, cắt may với khâu marketing và bán hàng cho mạng lưới
bán lẻ.
1.2.2.4. Công đoạn Marketing
Mạng lưới marketing hàng may mặc thế giới đều do các hãng bán lẻ chi
phối. Ở phân đoạn thượng nguồn của chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới, các
công ty sản xuất gián tiếp tiến hành lập chi nhánh mua tại nước ngoài và các
công ty thương mại sẽ chi phối toàn bộ hoạt động marketing để đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Mạng lưới marketing chủ yếu được thực hiện thông
qua các cửa hàng tổng hợp, cửa hàng quần áo, dây chuyền thương mại qui mô
lớn, dây chuyền giảm giá...
24
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC
2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc
Công nghiệp dệt may có lịch sử lâu đời và là ngành công nghiệp truyền
thống của nền kinh tế quốc gia Trung Quốc. Dệt may cũng là một ngành công
nghiệp mũi nhọn được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ phát triển thông qua hoạt
động cấp vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công nghiệp dệt may của
nước này được đánh giá cao vì Trung Quốc đã biết tận dụng khai thác một
cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may.
Ngành dệt may Trung Quốc chú trọng vào thị trường nội địa và áp dụng các
biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may để trở thành đối tác quan
trọng và chi phối lớn mạng lưới sản xuất trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế
giới.
Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc chủ yếu là các cụm công
nghiệp ở đồng bằng sông Dương Tử, khu vực ven biển Bột Hải và các khu
vực ven biển phía đông nam. Năm 2008 có gần 50 cụm may mặc với quy mô
lớn, đầu ra của các cụm công nghiệp này chiếm hơn 70% trong tổng số hàng
may mặc sản xuất tại Trung Quốc. Tổng sản lượng hàng may mặc năm 2008
của năm tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Phúc Kiến
đạt 80% tổng sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc. [20]. Theo số liệu của
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2009 Trung Quốc có hơn 51.700
doanh nghiệp dệt may. Từ năm 1994 đến 2009 Trung Quốc là nước dẫn đầu
về sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc với sản lượng và quy mô lớn nhất
trên thế giới. Năm 2008 giá trị xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc lên
tới 113 tỉ USD tăng 4% so với năm 2007. Tính đến năm 2009 ngành công
25
nghiệp dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang 226 quốc gia và khu vực,
chiếm 32,8% sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của thế giới. [20].
2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu:
2.1.1.1. Sản xuất bông, sợi, vải
Trung Quốc là nước được hưởng lợi thế về khí hậu, địa lý và nhân công
rẻ. Do vậy, về nguyên liệu dệt may Trung Quốc có một lợi thế mạnh hơn so
với các nước khác về sản lượng bông, sợi hóa chất, các loại vải... Năm 2007,
sản lượng chất xơ chế biến của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc là
35,3 triệu tấn, chiếm khoảng 40% của thế giới. Giá trị của các sản phẩm sợi
xuất khẩu 175,616 tỷ USD, chiếm khoảng 30% giá trị thế giới. Sản lượng xơ
hóa học trong nước của Trung Quốc là 23,9 triệu tấn, năng lực sản xuất đạt
25,72 triệu tấn, công suất sử dụng khoảng 93%, chiếm hơn 50% sản lượng thế
giới. Cũng trong năm 2007 sản lượng bông của Trung Quốc đạt 8 triệu tấn,
chiếm 30% sản lượng thế giới; sản lượng sợi là 20 triệu tấn, chiếm khoảng
46% của thế giới. Trung Quốc là một nước sớm đưa công nghệ tiên tiến vào
ngành công nghiệp dệt may nên từ năm 2000 trở lại đây năng lực sản xuất và
cung ứng nguyên liệu ngành dệt may tương đối ổn định. Ngoài ra, Trung
Quốc cũng có một số tài nguyên dệt độc đáo, tự nhiên, hiếm như lụa, tơ và
đây cũng là mặt hàng mà Trung Quốc sản xuất lớn nhất thế giới chiếm hơn
70% sản lượng của thế giới. [19].
Sau khi gia nhập WTO sản lượng cung ứng nguyên liệu như vải của
Trung Quốc trong nhiều năm có xu hướng phát triển nhanh chóng. Từ năm
2000 đến năm 2009 số lượng xuất khẩu vải tăng 35,2%. [20]. Sau nhiều năm
nỗ lực, Trung Quốc tiếp tục đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất,
nâng cao tay nghề lao động để tạo ra thương hiệu riêng của họ.
26
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc
Năng lực sản xuất
Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2009
- Bông Nghìn tấn 8.000 9.729
- Sợi tổng hợp Nghìn tấn 20.000 21.700
- Xơ chế biến Nghìn tấn 35.300 43.690
- Hóa chất xơ Nghìn tấn 23.900 29.870
- Vải Triệu m2
98.577 138.000
Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
Qua số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy năng lực sản xuất và cạnh
tranh của nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng lên, các doanh nghiệp dệt may
trong nước đã đáp ứng được một khối lượng lớn nhu cầu nội địa và xuất khẩu
ra thị trường thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2008, do kinh tế thế giới suy giảm và tác
động của các điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong nước đã ảnh hưởng
đến ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc. Sự phụ thuộc nguyên liệu
bông của Trung Quốc trên thị trường bông nước ngoài lên đến 35%. Năm
2009 Trung Quốc đã phải nhập khẩu tới 40% bông từ Mỹ. Tổng nhập khẩu
bông trong hai tháng đầu của năm 2010 đạt 520.000 tấn, tăng 208% so với
cùng kỳ năm ngoái. [33].
Theo khảo sát gần 4.000 hộ nông dân tại 16 tỉnh chủ yếu trồng bông
của Viện Nghiên cứu Bông Trung Quốc, diện tích gieo trồng bông trong năm
2010 của Trung Quốc có nguy cơ giảm khoảng 4,9%, xuống còn 4,78 triệu ha.
Vì chi phí đầu vào tăng cao hơn làm lợi nhuận thu về từ cây bông thấp hơn
20% so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, người nông dân trồng lúa
27
được hưởng lợi hơn từ các khoản trợ cấp từ Bắc Kinh nên nông dân đã chuyển
từ cây bông sang trồng các loại cây ăn quả vì lợi nhuận từ các loại cây này
cao hơn. Như vậy, khi sản lượng gieo trồng bông thấp hơn, trong năm 2010
Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu bông nhiều hơn. Trung Quốc đã tăng hạn
ngạch nhập khẩu bông trong năm 2010, sau khi sản lượng trong nước giảm
hơn 10% trong năm 2009. [21]. Ngoài ra Trung Quốc còn phải nhập khẩu các
nguyên liệu như: sợi hóa chất giảm, hóa chất xơ, sợi polyester.
2.1.1.2. Nhuộm, in và hoàn tất.
Ngành nhuộm, in và hoàn tất đối với việc sản xuất sản phẩm may mặc
là vô cùng quan trọng vì nhờ công đoạn này mà chúng ta có được nguồn
nguyên liệu và các loại vải với nhiều màu sắc, thiết kế hoa văn đa dạng họa
tiết tinh tế mẫu mã đẹp. Ngành này không đòi hỏi quá nhiều lao động kỹ thuật
cao nhưng để có năng lực cạnh tranh và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu
cầu nội địa và hướng về xuất khẩu, yếu tố công nghệ phải được ưu tiên hàng
đầu.
Hiện tại các thiết bị in, nhuộm và hoàn tất đang được sử dụng chủ yếu
là do Trung Quốc sản xuất, một số thiết bị công nghệ cao được nhập khẩu từ
nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Hiện nay những thiết bị in
nhuộm trong ngành được sản xuất hoặc nhập khẩu với công nghệ tiên tiến,
các dây chuyền công nghệ xử lý và làm vải đẹp có chất lượng cao nên chất
lượng vải tốt và phong phú về màu sắc, họa tiết, chủng loại. [5].
Như vậy với trình độ nhuộm, in và hoàn tất như hiện nay, ngành may
mặc Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu vải để sản xuất được
những mặt hàng có chất lượng cao mẫu mã đẹp.
2.1.2. Trình độ công nghệ ngành may mặc:
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tính đến hết năm 2009 toàn
ngành may mặc Trung Quốc có hơn 51.700 doanh nghiệp may mặc với hơn
28
11 triệu lao động chiếm 39,9% tổng việc làm trong ngành công nghiệp và
ngành đã trang bị máy móc thiết bị, trình độ công nghệ theo đánh giá chung là
hiện đại. Hiệp hội Dệt may Trung Quốc đã tiến hành cuộc khảo sát trên quy
mô toàn ngành với các nhóm khảo sát được đề ra thì trên 80% là các doanh
nghiệp đạt ở trình độ tiến tiến: “Các xưởng may sử dụng CAD, CAM trong
khâu thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ, có hoặc không sử dụng phần mềm trong
sáng tác sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội dây
chuyền, thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang bị tự động và điện tử khá
cao. Có sử dụng một số phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ”. Còn
lại các doanh nghiệp đều đạt ở trình độ trung bình khá: “Có sử dụng một phần
CAD, CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và sơ đồ. Có sử dụng một phần các
thiết bị chuyên dùng và trang bị điện tử trong dây chuyền cắt, may và hoàn
tất. Có sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý”. [5].
Như vậy, đánh giá một cách tổng quan có thể thấy về cơ sở vật chất kỹ
thuật ngành may mặc của Trung Quốc là một trong những nước có sự đầu tư
tốt. Sự đầu tư về công nghệ này giúp cho các doanh ngiệp may mặc Trung
Quốc có khả năng cung ứng được sản phẩm ở nhiều đẳng cấp chất lượng,
trong đó có cả những sản phẩm cao cấp. Nhiều doanh nghiệp đã sản xuất và
xuất khẩu được những sản phẩm có chất lượng được các thị trường Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản… đánh giá cao như: YSL, Esprit, Versace, FOGAL…
2.1.3. Sản xuất sản phẩm may mặc
Trong suốt thập niên 1980 và đầu những năm 1990, thương mại của
Trung Quốc vẫn trong giai đoạn chưa phát triển, đến giữa những năm 1990
tình hình nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh
chóng. Từ năm 2004 đến 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 263,4 tỷ
USD, trong đó năm 2007 tăng mạnh nhất 84,7 tỷ USD so với năm 2006.
29
Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đến 2008
Đơn vị: tỷ USD
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Số dƣ
2004 593,3 561,2 32,1
2005 762,0 660,0 102,0
2006 969,1 791,6 177,5
2007 1,218.6 955,8 262,2
2008 1,428.5 1,133.1 295,5
Nguồn: Tổng Cục thống kê Trung Quốc
Công nghiệp may mặc là một trong những ngành chiếm ưu thế xuất
khẩu của Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, thương mại nói chung và
ngành may mặc Trung Quốc phát triển nhanh. Đặc biệt năm 2001 Trung Quốc
gia nhập WTO tạo đà phát triển trình độ công nghệ ngành dệt may Trung
Quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Ngành công nghiệp dệt may của Trung
Quốc chiếm tỉ trọng cao trong thương mại tổng hợp, từ năm 2000 đến năm
2008 tăng 55,7% lên đến 69,5%, trong đó sản phẩm dệt may đạt 74,1% tỷ
trọng thương mại tổng hợp, may mặc chiếm 66,8% trong tỉ trọng công nghiệp
dệt may.
Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng xuất khẩu
Trung Quốc vẫn tăng trưởng so với năm 2007. Giá trị xuất khẩu ngành may
mặc năm 2008 là 113 tỷ USD tăng 4% so với năm 2007, đứng thứ ba trên 10
ngành hàng xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (bảng 2.3). Do ảnh hưởng suy
thoái toàn cầu, ngành may mặc có sự hồi phục chậm trong xuất khẩu, năm
2009, xuất khẩu hàng may mặc đã giảm 9,02%, đạt 174,1 tỷ USD. Trong khi
30
đó, doanh số bán trong nước chiếm 79,9% trong tổng doanh thu, tăng 3,15%. Tuy
vậy năm 2009, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã đạt lợi nhuận 133,15 tỷ
NDT (19,57 tỷ USD). Hiệp hội Ngành Công nghiệp Dệt may Trung Quốc cho biết
mức lợi nhuận này đã tăng 25,39% so với cùng kỳ năm 2008. [12].
Bảng 2.3: 10 hàng hóa Xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc năm 2008
Đơn vị: tỷ USD
Mô tả hàng hóa
Kim ngạch Kim ngạch Tăng trƣởng
năm 2007 năm 2008 (%)
85 Điện, máy móc và thiết bị 294,5 342,0 13,9
84 Điện thế hệ thiết bị 221,6 268,6 17,5
61 May mặc 108,5 113,0 4,0
72 Sắt thép 68,3 101,8 32,9
90 Quang học và thiết bị y tế 36,0 43,4 17,0
94 Nội thất 34,7 42,8 19,0
28 Hoá chất vô cơ và hữu cơ 25,5 42,4 39,9
Phương tiện đi lại, không
39,3 23,5
87 bao gồm đường sắt 30,1
95 Đồ chơi và trò chơi 25,9 32,7 20,6
27 Khoáng sản, nhiên liệu 15,2 31,6 52,0
Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
31
2.1.4. Công đoạn thiết kế hàng may mặc
Thiết kế là một công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành
may mặc bởi vì ở giai đoạn sản xuất hàng may mặc kiểu dáng mẫu mã sẽ
quyết định giá trị ban đầu của sản phẩm. Những năm trước đây, ngành công
nghiệp may mặc của Trung Quốc chú trọng nhiều đến giá trị sản lượng nên
chủ yếu sản xuất những sản phẩm thông thường. Như vậy, trên thị trường
cạnh tranh khốc liệt để sản phẩm có thương hiệu đứng vững trên trường quốc
tế thì việc thiết kế sản phẩm là công đoạn quan trọng hàng đầu. Ngành công
nghiệp may mặc của Trung Quốc có nhiều lợi thế được cả thế giới thừa nhận
như: lao động nhiều và rẻ, chế biến có khả năng đạt đến cấp độ của các nhà
sản xuất thương hiệu trên thế giới, đây là một tiềm năng rất lớn cho thị trường
tiêu thụ. Tuy nhiên, thị trường may mặc của Trung Quốc chưa có những sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà chủ yếu là sản xuất những sản
phẩm đơn giản.
Ta có thể thấy trong thời gian gần đây vai trò của ngành thiết kế thời
trang của Trung Quốc rất được coi trọng và đã thu hẹp được khoảng cách giữa
ngành thiết kế thời trang của Trung Quốc và những nước có ngành thời trang
phát triển như Ý, Mỹ, Pháp…Rất nhiều doanh nghiệp may mặc của Trung
Quốc thấy rõ tầm quan trọng về thương hiệu sản phẩm may mặc trên thị
trường thế giới. Công đoạn thiết kế sản phẩm và phân phối sản phẩm chính là
những khâu quan trọng nhất trong chuỗi hàng may mặc toàn cầu. Mặc dù hầu
hết các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn dựa vào lao động rẻ và lợi thế
chi phí để chế biến và sản xuất (như ở khâu tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu
vải, tạo dáng sản phẩm). Nhưng kể từ khi gia nhập sân chơi chung của thương
mại quốc tế đã tạo ra cơ hội để Trung Quốc thâm nhập sâu và rộng hơn vào
thị trường may mặc thế giới đã tạo ra thương hiệu và lợi nhuận khổng lồ cho
các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc.
32
2.1.5. Phân phối sản phẩm và marketing
Trong những năm trước đây khâu thương mại ngành may mặc Trung
Quốc mới chỉ thực sự mạnh về khâu thương mại hoá trong nước, nhưng từ khi
gia nhập WTO thì Trung Quốc đã chú trọng đến việc phân phối và marketing
đến các thị trường xuất khẩu trên thế giới.
Với thị trường xuất khẩu, khâu phân phối hoàn toàn dựa vào đối tác
(ngay cả với xuất khẩu dạng FOB). Các chuyên gia trong ngành may mặc ước
tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến
khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ này. Do vậy,
để tăng giá trị gia tăng cho toàn ngành thì Trung Quốc cần chú trọng hơn nữa
vào khâu thương mại hoá thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm gia tăng
giá trị của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thực sự
cần chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.
Tuy Trung Quốc chưa tham gia nhiều vào công đoạn phân phối sản
phẩm và marketing trên thị trường xuất khẩu thế giới nhưng Trung Quốc đã
giành được vị thế vững mạnh trên thị trường hàng may mặc trong nước và là
quốc gia gặt hái được nhiều thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành dệt may.
2.2. Tình hình xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc
2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu
Trong những ngành hàng xuất khẩu mạnh của Trung quốc phải kể đến
ngành may mặc. Năm 2008 xuất khẩu may mặc Trung Quốc đạt 113 tỷ USD,
tăng 4% so với năm 2007. [18]. Do bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu vào cuối năm 2008 nên 11 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu may mặc
33
Trung Quốc giảm 11,02% so cùng kỳ năm 2008, đến tháng 12 năm 2009 xuất
khẩu may mặc Trung Quốc tăng 4,48% so với cùng kỳ năm ngoái do xuất
khẩu sang thị trường Mỹ tăng. Tháng 1 và 2 năm 2010 đánh dấu sự tăng
trưởng trở lại của xuất khẩu hàng dệt của Trung quốc đạt 10.158,598 triệu
USD, tăng 39,47%, xuất khẩu may mặc đạt 18.083,055 triệu USD, tăng
23,75% so với cùng kỳ 2009. [12].
Trong những năm 1980 Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc chỉ
chiếm 4% so với xuất khẩu may mặc thế giới, nhưng đến năm 2009 xuất khẩu
hàng may mặc của Trung Quốc chiếm 32,6%, ta có thể thấy sự tăng trưởng ấn
tượng của ngành may mặc Trung quốc qua những thời kỳ ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Các nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu trên thế giới
Quốc gia
Tỷ trọng trong xuất khẩu quốc tế (%)
1980 1990 2000 2006 2009
Trung Quốc 4,0 8,9 18,2 30,6 32,6
EU 42,0 37,7 26,9 26,8 26,8
Hồng Kông 12,3 14,2 12,2 9,1 7,3
Thổ Nhĩ Kỳ 0,3 3,1 3,3 3,8 4,3
Ấn Độ 1,7 2,3 3,1 3,3 3,9
Bangladesh 0,0 0,6 2,1 2,8 3,1
Mehico 0,0 0,5 4,4 2,0 1,9
Indonesia 0,2 1,5 2,4 1,8 1,9
Hoa Kỳ 3,1 2,4 4,4 1,6 1,1
Việt Nam 0,9 1,7 2,3
Nguồn: Thống kê thương mại WTO
Ta có thể so sánh khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của
Trung Quốc và Ấn Độ, một nước có truyền thống trong ngành dệt may để
thấy rõ hơn sự phát triển của ngành may mặc Trung Quốc. Từ năm 1980
34
Trung quốc chiếm 4% xuất khẩu hàng may mặc thế giới, trong khi đó tỉ lệ Ấn
Độ là 1,7%; qua các giai đoạn năm 1990, 2000, 2006, 2009 xuất khẩu hàng
may mặc của Trung Quốc lần lượt là 8,9%; 18,2%; 30,6%; 32,6% của Ấn Độ
là 2,3%; 3,1%; 3,3%; 3,9%. Qua đó ta thấy năng lực xuất khẩu của Trung
Quốc cũng cao hơn nhiều so với ở Ấn Độ.
Nhìn vào bảng 2.4 cũng thấy rõ sự phát triển nhanh của ngành may mặc
Trung Quốc so với các nước EU. Năm 1980 xuất khẩu của Trung quốc chỉ
chiếm gần 10% so với xuất khẩu EU nhưng trải qua các giai đoạn phát triển
đến năm 2006 tỉ lệ xuất khẩu Trung Quốc (30,6%) đã vượt EU (26,8%) so với
xuất khẩu thế giới. Từ năm 2000 đến 2009 tỉ lệ xuất khẩu của Trung Quốc
tăng 59,47% trong khi đó tỉ lệ xuất khẩu của EU giảm 0,99%. Qua sự so sánh
xuất khẩu may mặc của Trung Quốc với EU và Ấn Độ ở trên đã cho ta thấy
năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc có bước nhảy
vọt và sẽ còn tiến xa hơn trong những năm tới.
2.2.2. Các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Trung Quốc
Từ năm 2005 trở về trước các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chủ
yếu xuất khẩu sang ba thị trường chính đó là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trung Quốc
là nước có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
263,4 tỷ USD trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008. [18]. Thị trường
xuất khẩu lớn nhất phải kể đến đó là thị trường Mỹ. Trong năm 2008 Mỹ rơi
vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng nhưng đây vẫn là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị 252,3 tỷ USD tăng 8,4% so với năm
2007. [6]. Ngày 1/1/2005 hiệp định ATC có hiệu lực xuất khẩu dệt may của
Trung Quốc đã bùng nổ sang các nước Châu Á, Nga, Châu Phi vì các nhà sản
xuất Trung Quốc có khả năng sản xuất sản phẩm may mặc chất lượng tốt hơn
với mức giá rẻ hơn. Đây cũng là những quốc gia mà Trung Quốc xuất khẩu
hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất. (Xem bảng 2.5)
35
Bảng 2.5: 10 quốc gia Trung Quốc xuất khẩu mạnh nhất năm 2008
Đơn vị: tỷ USD
Quốc gia/ Vùng Kim ngạch Thứ hạng Tăng trƣởng (% )
Hoa Kỳ 252,3 1 8,4
Hồng Kông 190,7 2 3,4
Nhật Bản 116,0 3 13,8
Hàn Quốc 74,0 4 31,0
Đức 59,2 5 21,5
Hà Lan 46,0 6 10,8
Vương quốc Anh 36,1 7 13,9
Nga 33,0 8 15,9
Singapore 32,3 9 7,9
Ấn Độ 31,5 10 31,2
Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc 2 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc đạt 16,9 tỷ USD, xuất khẩu mặt
hàng dệt đạt 10,42 tỷ USD. Những thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc
đó là ba thị trường chính: Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, ngoài ra Châu Á cũng
đang là thị trường tiềm năng của Trung Quốc.
36
2.2.2.1. Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Trung Quốc. Năm
2005 và 2006, thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Trung Quốc lần
lượt là 25,4%; 24,7%. Năm 2005, sự kiện Hiệp định hàng dệt may hết hiệu
lực từ ngày 01/01/2005 đã dẫn tới hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ
tăng ồ ạt. Do vậy, Mỹ và EU lại phải tái áp hạn ngạch đối với các mặt hàng
quan trọng đối với Trung Quốc vào giữa năm 2008. Chính lý do này đã tạo
điều kiện cho các nước khác hưởng và thế vào chỗ trống mà Trung Quốc để
lại trên thị trường toàn cầu thông qua nhu cầu về hàng dệt may tăng lên.
Tuy nhiên, năm 2008 Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài
chính nên có tác động lớn đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc.
Khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã thắt chặt tài chính, tín dụng và thói quen
tiêu dùng của người dân Mỹ. Kinh tế Mỹ suy thoái dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
tăng, thiếu sự hỗ trợ cho sự tăng trưởng tiêu thụ nên những nguyên nhân này
làm giảm nhu cầu chi tiêu may mặc của người dân.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, năm 2008 xuất
khẩu may mặc sang thị trường Mỹ phục hồi ổn định và tiếp tục tăng trưởng,
cả năm tăng 3,4% so với năm 2007. Năm 2009 Mỹ đã nhập khẩu gần 50%
khối lượng xuất khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc. Trong 2 tháng đầu năm
2010 Trung Quốc xuất khẩu dệt may tới thị trường Mỹ đạt 15% trên tổng kim
ngạch xuất khẩu. [7].
2.2.2.2. Thị trường EU:
EU là một thị trong ba thị trường truyền thống về xuất khẩu may mặc
của Trung Quốc. Năm 2005 Trung Quốc bùng nổ xuất khẩu hàng dệt may trên
thị trường thế giới. Vì những nhà sản xuất Trung Quốc có năng lực cạnh tranh
cao hơn xét về chất lượng, số lượng, giá cả, chi phí vận chuyển và phân
37
phối. Trở lại năm 2007 là năm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, theo dữ
liệu từ tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 Trung Quốc xuất khẩu
vào thị trường may mặc của Hoa Kỳ và EU chiếm tới 64% thương mại toàn
cầu về may mặc. Năm 2007 và 2008 thị phần nhập khẩu EU về hàng may mặc
của Trung Quốc chiếm tới 38,5 và 44,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng may
mặc của EU. [9].
Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào 6 tháng cuối năm 2008, kinh tế
EU phục hồi chậm hơn so với sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Đây cũng là thời
điểm mà Mỹ và EU loại bỏ các hạn chế về một số sản phẩm dệt may đối với
Trung Quốc. Vì vậy, nhập khẩu may mặc trong quý 1 và 2 năm 2008 của EU
từ Trung Quốc vẫn tăng trưởng cao. Đến quý 3 và 4 năm 2008, khi kinh tế thế
giới khủng hoảng trầm trọng đã tác động mạnh đến việc xuất nhập khẩu của
các quốc gia trên thế giới. Vì vậy hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc
xuất khẩu sang EU cho thấy xu hướng tăng trưởng yếu. Năm 2008 Trung
Quốc xuất khẩu sang EU đã giảm 4,2% so năm 2007, năm 2009 Trung Quốc
xuất khẩu sang EU đã giảm 6,2% so năm 2008. [9]. Trong 2 tháng đầu năm
2010 Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may tới thị trường EU đạt gần 24%
trên tổng kim ngạch xuất khẩu. [7].
2.2.2.3. Thị trường Nhật Bản:
Trong những năm qua Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng may mặc
chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Nhật Bản. Năm 2009, Nhật Bản là thị
trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường
thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng
thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Từ những năm 2000
Trung Quốc là nước chiếm độc quyền về xuất khẩu thị trường quần áo giá rẻ
38
sang Nhật. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây
chính là cơ hội tốt cho Trung Quốc xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất
khẩu.
Năm 2007, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 82% tổng giá trị nhập khẩu
may mặc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
chậm lại, do đó nhu cầu thị trường hàng may mặc giảm. Nhưng Trung Quốc
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tại thị trường tại Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản trong năm 2008 và 2009 vẫn ổn định. Năm 2009 Trung
Quốc xuất khẩu sang Nhật đã tăng trưởng 1,2% so năm 2008. Trong 2 tháng
đầu năm 2010 Trung Quốc đã xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 10,43%
trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
2.2.2.4. Thị trường Châu Á:
Có thể nói Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang Hiệp hội Các
nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng mạnh vì kể từ khi Trung Quốc và
ASEAN thực hiện lộ trình giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/7/2005 trên cơ sở thoả
thuận mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Từ 1/7/2005, Thái Lan và
Malaixia đã giảm thuế đánh vào hàng dệt may Trung Quốc, lần lượt từ 21,5%
và 16,8% xuống 16,9% và 15%, và sẽ tiếp tục giảm xuống 10,6% và 9,2%.
Đến năm 2010 hàng dệt may Trung Quốc xuất sang hai nước này sẽ chỉ còn
chịu thuế 0%. Lộ trình giảm thuế với hàng dệt may Trung Quốc của
Philipines cũng tương tự. Trong khi đó, hàng dệt may Trung Quốc xuất sang
Inđônêxia, hiện đang chịu mức thuế chưa đến 5%, sẽ giảm xuống 0% vào năm
2009. Trước kia Việt Nam đánh thuế 36,6% đối với hàng dệt may Trung
Quốc, nhưng từ 1/7/2005 đã giảm xuống 31% và năm 2006 sẽ giảm xuống
39
27,2%, và sẽ giảm dần hằng năm cho tới 0% vào năm 2015. Theo kế hoạch
đến năm 2010, Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ áp dụng
mức thuế 0% đối với các sản phẩm thông thường. Thời hạn thực hiện cho 4
nước chậm phát triển hơn trong ASEAN sẽ kéo dài tới năm 2015. Đây là
thuận lợi lớn để Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Đông
Nam Á. [2].
Năm 2009 đã có 28% lượng hàng may mặc của Trung Quốc được bán
vào thị trường Châu Á. [19]. Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu dệt may
Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2010 là sự tăng cường xuất khẩu của nước
này trong vùng Châu Á tăng gần 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
[6]. Dù mức tăng trưởng về xuất khẩu này không nhiều bằng mức tăng tới các
thị trường truyền thống, nhưng cũng đáng ghi nhận nỗ lực của Trung Quốc
trong công tác đa dạng hoá thị trường.
2.2.3. Giá cả:
Trong chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới, các doanh nghiệp Trung
Quốc tham gia rất tốt vào mạng lưới sản xuất. Theo xu hướng phát triển hiện
nay thì Trung Quốc đang là nhà cung cấp phụ cho các đối tác như Hồng
Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất
nhờ toàn cầu hóa. Nhờ sản xuất giá rẻ, Trung Quốc đã trở thành nhà vô địch
đối với một số lĩnh vực sản xuất, từ đồ chơi đến máy thu hình và nhất là hàng
may mặc. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục thống kê Quốc gia Trung
Quốc, doanh số bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng tại Trung Quốc trong 2 tháng
đầu năm 2010 đã đạt 2.502 tỷ Tệ. Trong đó, doanh số các sản phẩm dệt may
đạt 110,5 tỷ Tệ, tăng 23,3%. Tuy nhiên, đơn giá các sản phẩm may mặc giảm
0,9% trong 2 tháng đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2,
40
giá các sản phẩm may mặc giảm 1,3%. Năm 2009 doanh số bán trong nước
chiếm 79,89% trong tổng doanh thu, tăng 3,15%. [6]. Như vậy chính thị
trường nội địa lớn mạnh đã giúp cho các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc
có thể tham gia tốt hơn trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới bởi vì khả
năng phát triển thượng nguồn sẽ khiến cho giá trị gia tăng hàng dệt may tăng
mạnh của Trung Quốc khi tham gia chuỗi.
Nhờ chiến lược phát triển quy mô ở phạm vi rộng, Trung Quốc sớm trở
thành xưởng sản xuất dệt may thế giới. Ưu điểm lớn của ngành dệt may Trung
Quốc là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm cao và khả năng đáp ứng
tốt nhu cầu của thị trường hàng may mặc thế giới đặc biệt là những thị trường
khó tính như Mỹ, EU, Canada. Trong số những quốc gia xuất khẩu hàng may
mặc vào thị trường Mỹ, thì giá hàng may mặc xuất khẩu của Trung Quốc từ
năm 2005 đến 2009 có thể nói là thấp nhất, chỉ cao hơn giá xuất khẩu của
Bangladesh.
Năm 2008 suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu cũng ảnh hưởng tới
giá cả xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới. Trong vòng một năm từ
30/6/2008 đến 30/6/2009, nhập khẩu hàng may mặc của EU đã giảm 2,5% về
khối lượng xuống 4,4 triệu tấn, nhưng lại tăng 2,9% về giá trị lên tổng cộng
60,08 tỷ Euro (khoảng 82,00 tỷ USD). Như vậy, giá nhập khẩu trung bình đã
tăng 5,6%. [9]. Người mua EU có nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng của
Trung Quốc, một phần do các nhà sản xuất Trung Quốc đã xử lý thành công
việc tăng giá trị của đồng Nhân dân tệ và giảm được áp lực về tiền lương bằng
cách đẩy mạnh thị trường và sản xuất quần áo chất lượng tốt hơn trong khi
chuyển sản xuất cơ bản sang các khu vực có chi phí thấp hơn ngay trong nội
địa hoặc ra nước ngoài.
41
Tuy nhiên, từ năm 2008, sau khi đạt đến tốc độ tăng trưởng cao điểm
thì tình hình xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã giảm. Về cơ bản, các
khách hàng lớn hiện nay ở châu Âu và Hoa Kỳ đang tìm nguồn cung ứng toàn
cầu, ngay cả một thương hiệu của cùng một trong cùng loại quần áo, nơi sản
xuất, bao gồm cả các quốc gia khác nhau, và họ đặt hàng cho những nước có
chi phí thấp giá thành rẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc có bất lợi về
chi phí, giá cả không cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình mua sắm trên toàn cầu giảm. Hầu hết các
doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã có các biện pháp khác nhau cạnh tranh
với các công ty nước ngoài. Các biện pháp này nhằm củng cố những khách
hàng cũ, và cố gắng giới thiệu một số sản phẩm có thương hiệu lớn để có thể
đảm bảo một số lợi nhuận, tiếp theo tìm một số thị trường tiêu thụ mới.
Những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may
Trung Quốc chủ yếu là do những nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: do cuộc khủng hoảng tài chính từ 6 tháng cuối năm 2008 đến
nay ảnh hưởng lớn đến ba thị trường xuất khẩu lớn nói trên của Trung Quốc;
Thứ hai: đó là sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu ngành dệt may
Châu Á trong việc giành thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU;
Thứ ba: là hiện nay, chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn nhiều so
với các nước châu Á khác dẫn đến giá xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt trên
trường quốc tế.
Thứ tư: Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường
nước ngoài bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Nhu cầu hàng dệt may
đang tăng lên trên thị trường nội địa Trung Quốc, hạn chế tỷ trọng xuất khẩu
trong tổng doanh thu.
42
Chính những nguyên nhân trên đã khiến cho giá cả của sản phẩm dệt
may Trung Quốc tăng lên. Mặc dù vậy, công nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn
được đánh giá là những nhà xuất khẩu “giá rẻ” vì họ đã biết tận dụng và khai
thác một cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt
may để trở thành đối tác quan trọng và chi phối phần lớn mạng lưới sản xuất
trong chuỗi giá trị dệt may thế giới.
2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc
Trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 Trung Quốc chỉ đơn thuần là nhà
sản xuất hàng may mặc theo các đơn đặt hàng của các nhà thiết kế trên thế
giới. Cụ thể là các nhà sản xuất nước ngoài để thiết kế, cung cấp mẫu mã và
thuê các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của họ (OEM).
Phải đến những năm 2000, Trung Quốc và các doanh nghiệp dệt may
mặc đã trưởng thành và tham gia vào thiết kế trang phục, phát triển mô hình
kinh doanh từ đơn đặt hàng OEM đến một mức độ cao hơn - ODM. Đồng
thời, người tiêu dùng trong nước tăng cao nhận thức về thương hiệu, đã sinh
ra các mô hình thương hiệu nhà sản xuất (tạo ra bởi các nhà sản xuất của các
thương hiệu như là nhãn hiệu nhà sản xuất).
Sau năm 2000, do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí
quyết trong quá trình gia công sử dụng thiết bị của mình (OEM - Original
equipment manufacturing), các doanh nghiệp mạnh ở Trung quốc đang từng
bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu trong tương
lai. Điểm bắt đầu là ODM (Original design manufacturing), các nhà cung cấp
không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Phần lớn
các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theo
43
phương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt
được trình độ cao của ODM. [34].
Các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc hầu hết là các doanh nghiệp
tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, các công ty liên
doanh với nước ngoài và những doanh nghiệp nước ngoài đã trở thành những
nhà xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu ở Trung Quốc và tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu ngành may mặc. [10]. Những người nhập khẩu bao gồm:
- Các hãng sản xuất trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu từ Mỹ, EU,
Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn Quốc, tiến hành việc sản xuất từ các nhà máy
của họ hoặc từ các nhà cung cấp độc lập của Trung Quốc tạo thành chuỗi giá
trị toàn cầu hình tam giác với các nhà nhập khẩu ở các nước phát triển.
- Các hãng kinh doanh chủ yếu từ Mỹ, EU, Nhật Bản sản xuất hàng
theo ủy thác cho các nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Các hãng bán lẻ nước ngoài sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc dưới
nhãn hiệu của chính họ.
Trong số những đối tác nước ngoài nhập khẩu hàng may mặc Trung
Quốc thì một số các công ty kinh doanh hàng may mặc Mỹ, Eu, Nhật Bản,
Canada mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tư vấn giám sát việc sản
xuất của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc. Một số các doanh nghiệp
liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu và họ thành lập mạng lưới sản xuất như đặt nhà máy tại các quốc gia
khác như đặt nhà máy tại Campuchia, Việt Nam, Sri Lanka...có lợi thế so sánh
về nhân công, nguyên vật liệu đầu vào…[34].
Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc ở Trung Quốc thì có
một số các doanh nghiệp như Bosideng, Youngor, Sunshine…sản xuất theo
hình thức ODM, đã thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các hãng bán lẻ nước
44
ngoài bằng cách mở văn phòng đại diện ở Mỹ, EU, Nhật Bản…Nhờ đó mà
hiệu quả kinh doanh những doanh nghiệp này cao hơn do lợi nhuận thu về cao
hơn so với làm hàng gia công xuất khẩu (OEM). Giá bán theo hình thức này
cao hơn giá gia công rất nhiều lần, trong đó giá xuất khẩu bao gồm giá
nguyên vật liệu, tiền gia công, lãi suất ngân hàng (vay để mua hoặc nhập khẩu
nguyên vật liệu), chi phí khác như vận chuyển… đặc biệt là lợi nhuận thu
thường chiếm tỉ lệ cao trong doanh thu xuất khẩu. Như vậy là lớn hơn rất
nhiều so với giá gia công thuần túy chỉ bao gồm tiền phí gia công và lợi nhuận
thu được. Bởi vì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ gia công xuất khẩu chỉ
chiếm lượng rất nhỏ của giá gia công do đó làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp dẫn đến hiệu quả xuất khẩu không cao. [34].
Doanh nghiệp sản xuất theo hình thức OEM thì việc xuất khẩu chịu sự
chi phối mạnh mẽ bởi những hãng mua hàng may mặc của thế giới. Họ chi
phối từ việc cung cấp vải để gia công hàng may mặc xuất khẩu đến việc chỉ
định nhà cung cấp hoặc ít nhất cũng thực hiện việc kiểm tra sản xuất theo
hàng mẫu. Trung Quốc là quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu nội
địa, chất lượng vải tốt chính vì thế sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã tận
dụng được nguyên liệu trong nước.
Ngày 01/01/2005, Hiệp định ATC hết hiệu lực thì nhu cầu ở thị trường
xuất khẩu thế giới về hàng may mặc và thị hiếu tiêu dùng may mặc trong
nước bước vào một giai đoạn phát triển nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó một số
nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc đã tập trung vào thiết kế sản phẩm,
nhãn hiệu thời trang (quần áo nhãn hiệu được tạo ra bởi nhà thiết kế), tập
trung vào tiếp thị thương hiệu kênh bán lẻ (của chính thương hiệu của các nhà
bán lẻ) và thương hiệu đại lý nhanh chóng phát triển. [11].
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10luanvantrust
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1Thảo Trần
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam (20)

QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆ...
 
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
Marketing xuất khẩu và vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở công ty May 10
 
12011
1201112011
12011
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
 
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành t...
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chiến lược marketing, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chiến lược marketing, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chiến lược marketing, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chiến lược marketing, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1
CULTURE OF ENTERPRISE NGÀNH MAY- QTL K35- KHOA QUẢN TRỊ 1
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Khả Năng Thích Ứng Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Khả Năng Thích Ứng Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Khả Năng Thích Ứng Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Khả Năng Thích Ứng Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam T...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
 
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểmKhóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Tham Gia Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu (Gvc) Của Trung Quốc Trong Ngành May Mặc Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ------------------------- ĐỖ THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU (GVC) CỦA TRUNG QUỐC TRONG NGÀNH MAY MẶC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Thƣơng mại NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THƢƠNG MẠI HÀ NỘI – 2022
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ................................... 5 CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC........................ 5 1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu....................................................................... 5 1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị.............................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu...................................................................... 10 1.1.2.1. Định nghĩa:............................................................................................................... 10 1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị................................................................................................ 12 1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu........................... 15 1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc .............. 18 1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc........................... 18 1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế........................ 19 1.2.3.Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới ............................................................................................................................................................ 20 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC ...................... 24 2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc........................ 24 2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu:............................................ 25 2.1.2. Trình độ công nghệ ngành may mặc:............................................................ 27 2.1.3. Sản xuất sản phẩm may mặc............................................................................... 28 2.1.4. Công đoạn thiết kế hàng may mặc .................................................................. 31 2.1.5. Phân phối sản phẩm và marketing.................................................................. 32 2.2. Tình hình xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc........................ 32 2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu.................................................................................................. 32 2.2.2. Các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Trung Quốc......... 34 2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc............ 42 2.3. Vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu................................. 46 2.4. Một số doanh nghiệp may mặc tiêu biểu của Trung Quốc................. 49
  • 3. 2.4.1. Bosideng, một trong những thương hiệu hàng đầu Trung Quốc.. 49 2.4.2. Youngor – 9 năm liền đạt doanh số bán và lợi nhuận sản xuất hàng may mặc cao nhất của Trung Quốc................................................................. 51 2.4.3. Sunshine, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc được thành lập sớm nhất Trung Quốc. ................................................................................... 52 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC ............ 54 3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc của Việt Nam........... 54 3.1.1. Hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu........................................... 54 3.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất hàng may mặc......................................... 56 3.1.3. Các thị trường tiêu thụ........................................................................................... 59 3.1.4. Đánh giá vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc........................................................................................................................................ 66 3.2 Triển vọng ngành dệt may Việt Nam 2010 – 2015 ..................................... 68 3.2.1. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dệt của Nhà nước...... 68 3.2.2. Những thách thức ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO .. 70 3.2.3. Kế hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam.......................................... 72 3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc........................................................................................ 74 3.3.1. Nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu...................... 74 3.3.2. Xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng đến thị trường tiêu thụ nội địa.......................................................................................................... 76 3.3.3. Tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn................................ 78 3.3.4. Từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất OEM sang phương thức sản xuất ODM.............................................................................................. 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 83
  • 4. DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối...... 12 Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc ........................................... 26 Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đến 2008 .... 29 Bảng 2.3: 10 hàng hóa Xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc năm 2008 30 Bảng 2.4: Các nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu trên thế giới ............................... 33 Bảng 2.5: 10 quốc gia Trung Quốc xuất khẩu mạnh nhất năm 2008................... 35 HÌNH Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn........................................................... 6 Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất........................................................................................ 8 Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp...................................................................................................... 9 Hình 2.1 : Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may............................................................. 47
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, nền kinh tế của một quốc gia có xu hướng bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế mà hình thức hoạt động chính là mạng lưới dày đặc các công ty mẹ và chi nhánh ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Ở phạm vi quốc tế, các giá trị hình thành từ những công đoạn khác nhau của một ngành kinh doanh nào đó sẽ trở thành dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu. Các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích sự tham gia của các doanh nghiệp vào các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, điều đó dẫn đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu như không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thế giới, ngành dệt may là một trong những ngành hình thành chuỗi giá trị toàn cầu sớm nhất. Trung Quốc là một quốc gia đã rất thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc. Để nâng cao khả năng cạnh tranh rộng khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia của Trung Quốc đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá của mình bằng cách đặt nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ, sức lao động, nguyên vật liệu để tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có khả năng sản xuất một khối lượng sản phẩm khổng lồ. Bên cạnh đó Việt Nam là nước chưa thành công khi tham gia vào chuỗi
  • 6. 2 giá trị toàn cầu ngành may mặc. Việt Nam có nền kinh tế - chính trị - xã hội tương đồng với Trung Quốc và cũng là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Trong những năm gần đây Việt Nam đã rất chú trọng đến ngành may mặc, tuy nhiên hiện nay nước ta chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà sản xuất lớn hơn trong khu vực. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành may mặc sẽ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vị thế và năng lực canh tranh của ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập thị trường thế giới. Chính vì thế tác giả đã chọn chủ đề: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của Trung Quốc trong ngành may mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm đề tài cho khoá luậnthạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Trên thế giới vào những năm 1990 tác giả Micheal Porter đã khởi xướng viết “Chuỗi giá trị toàn cầu”. Sau Micheal Porter, có nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu về đề tài này như Gary Gereffi - Duke University với bài nghiên cứu “The governance of global value chains” đăng trên tạp chí Review of in Political Economic tháng 4/2003; Raphael Kaplinski – Institute of development studies, “Wooden global value chain – perspectives for the developing countries in South Africa”, bài trong hội thảo Unido tổ chức tại Vienne năm 2003... Hiện nay đề tài này đang được nhiều các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: Ở Việt Nam khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn mới mẻ, cho đến nay mới chỉ có vài công trình như: - “Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may
  • 7. 3 Việt Nam, sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may – cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn cầu” của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Thu Hương chủ trì. - Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do TS Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm đề tài. - Công trình nghiên cứu của Bộ Thương Mại do PGS.TS Đỗ Thị Loan chủ nhiệm về “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may Việt Nam”. Nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào ở Việt Nam nghiên cứu về thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành may mặc. 3. Mục đích nghiên cứu: Khoá luậntập trung vào các mục đích cơ bản: - Làm rõ lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị may mặc thế giới và đặc điểm của chúng. - Nghiên cứu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc của Trung Quốc. - Đánh giá mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị may thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đáp ứng được những mục đích trên, khoá luậnphải đáp ứng được những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc của Trung Quốc. - Tìm hiểu mức độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
  • 8. 4 trong chuỗi giá trị may mặc thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luậnlà chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, việc tham gia của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc, cũng như mức độ, phạm vi ảnh hưởng của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc trong chuỗi giá trị dệt may thế giới trên hai phương diện: khai thác lợi ích của chuỗi để tham gia tốt hơn và dần dần gây những ảnh hưởng nhất định đến các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị. Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2009. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc của Trung Quốc. Phương pháp thống kê, so sánh cũng được vận dụng triệt để cùng với sự hỗ trợ của các công cụ minh họa như bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. 7. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậngồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc Chương II: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc trong ngành may mặc Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc
  • 9. 5 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG NGÀNH MAY MẶC 1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu 1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị 1.1.1.1. Chuỗi giá trị là gì? Ngày nay cùng với trào lưu toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị? doanh nghiệp dựa vào thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng giai đoạn. Theo quan điểm của đồng tác giả cuốn “handbook for value chain”, Raphael Kaplinsky và Mike Morris, (2002) thì: “chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay dịch vụ từ khi còn là ý tưởng thông qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm sự kết hợp giữa những yếu tố là biến đổi vật chất và dịch vụ của các nhà sản xuất) đến khi được phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng kể cả việc xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”. [30]. Theo quan điểm của tiến sĩ kinh tế học Michael Porter, trường Harvard school (1985): „„chuỗi giá trị gồm toàn bộ các hoạt động gia tăng giá trị bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, lưu kho hàng hoá, marketing và cung cấp dịch vụ hậu mãi‟‟. Thật vậy, chuỗi giá trị có thể được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. [29]. Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị được hiểu theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia (người sản xuất sơ cấp, người gia công chế biến, nhà phân phối, nhà cung cấp các dịch vụ...) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm đưa ra bán ở thị trường.
  • 10. 6 Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động của một doanh nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Các hoạt động này bao gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn đưa ra ý tưởng, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm và hậu mãi. Tất cả những hoạt động này liên kết với nhau thành “chuỗi” kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. 1.1.1.2. Chuỗi giá trị giản đơn Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm biến một sản phẩm hay dịch vụ từ chỗ ý tưởng qua các công đoạn sản xuất, chế biến, phát triển, phân phối đến người tiêu dùng cuỗi cùng và dịch vụ sau bán hàng, thanh lý hay tái chế (hình 1.1). [30, tr 4] Thiết kế Sản xuất - logistics nội và phát bộ Tiêu thụ/ triển sản - chế biến Marketing tái chế phẩm - cung cấp tư liệu sản xuất - đóng gói bao bì Sản xuất logistics nội bộ Thiết kế chế biến Marketing Tiêu thụ và cung cấp nguyên tái chế liệu đóng gói bao bì Nguồn: Hand book for value chain, 2000 Hình 1.1. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn
  • 11. 7 Qua đó ta thấy chuỗi giá trị là một thực thể phức tạp bao gồm nhiều công đoạn mà nhà sản xuất chỉ là một trong số mắt xích tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Mặc dù chuỗi giá trị thường được mô tả là chuỗi liên kết theo chiều dọc nhưng các liên kết trong chuỗi thường có quan hệ hai chiều thuận nghịch, như việc thiết kế không chỉ tác động đến tính chất của quá trình sản xuất và marketing mà bản thân nó còn phải chịu tác động ngược của các liên kết trong chuỗi. Tóm lại, chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm từ nhận thức, quan niệm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và xa hơn. Chuỗi này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng. 1.1.1.3. Chuỗi giá trị mở rộng Trên thực tế, chuỗi giá trị không chỉ là những liên kết như trong chuỗi giá trị giản đơn mà nó còn được phát triển thêm các liên kết khác nhau. Chuỗi giá trị gỗ là một ví dụ điển hình của chuỗi giá trị mở rộng bởi vì các liên kết trong chuỗi giá trị gỗ được phát triển bắt đầu từ hoạt động gieo hạt, cung cấp hóa chất, bơm nước để trồng rừng, sau đó gỗ được khai thác và đưa về xưởng để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất. Doanh nghiệp sử dụng máy móc, các chất liệu phụ trợ như keo dính, sơn để làm ra các sản phẩm nội thất từ gỗ theo yêu cầu của thị trường và khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau. Và tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường, đồ gỗ nội thất được phân phối qua các khâu trung gian khác nhau rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. (Xem hình 1.2). [30, tr 5].
  • 12. 8 Gieo hạt Máy móc Cung cấp nước thiết bị Cung cấp Trồng rừng Các dịch vụ phụ trợ hoá chất Xưởng cưa Máy móc Thiết kế Các nhà sản xuất đồ Logistics, gỗ nội thất tư vấn Máy móc Sơn Người mua hàng Thương nhân Thương nhân nước ngoài trong nước Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ trong nước nước ngoài Người tiêu dùng Tái chế Nguồn: Handbook for value chain, 2000 Hình 1.2: Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất
  • 13. 9 1.1.1.4. Chuỗi giá trị kết hợp Chuỗi giá trị kết hợp về bản chất là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại đó các nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong những chuỗi khác nhau. Chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy và bột giấy; ngành sản xuất đồ gỗ nội thất và ngành khai thác khoáng sản là những chuỗi đơn lẻ nhưng nguyên liệu được cung cấp cho những ngành sản xuất này đều bắt nguồn từ ngành lâm nghiệp. Và vai trò của từng chuỗi giá trị đơn lẻ là tương đương nhau. (xem hình 1.3 dưới đây). [30, tr 6] Ngành lâm nghiệp Ngành giấy Xưởng cưa Ngành mỏ Xây Các cổ đông Nội thất Khu vực Các cổ đông dựng trong nước tự doanh nước ngoài Nguồn: Handbook for value chain research, 2000 Hình 1.3. Chuỗi giá trị kết hợp Trong một vài trường hợp, những chuỗi này chỉ thu hút một lượng khách hàng nhỏ; hoặc cũng có khi lượng khách hàng của các chuỗi này được phân bổ đều nhau. Và thị phần mà chuỗi giá trị kết hợp tạo ra tại những thời điểm khác nhau thì không giống nhau. Sự thay đổi về chiến lược kinh doanh
  • 14. 10 và công nghệ của một ngành sản xuất nào đó có thể làm cho lượng khách hàng nhà cung cấp nhỏ có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Hơn nữa, thị phần sẽ ảnh hưởng đến vị thế của một nhà cung cấp nào đó trong chuỗi, những người kiểm soát công nghệ chủ chốt hoặc nguyên liệu sản xuất. 1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu 1.1.2.1. Định nghĩa: Theo Bruce Kogut, giáo sư trường Wharton School of business, Đại học Pensylvania, thì về cơ bản chuỗi giá trị toàn cầu là „„Một tiến trình trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các nguồn đầu vào này được sản xuất, lắp ráp, marketing và phân phối. Một doanh nghiệp đơn lẻ ở một quốc gia có thể chỉ là một mắt xích trong dây chuyền này hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi rộng‟‟ Đặc điểm cơ bản của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là việc các tập đoàn kinh tế lớn đã áp dụng chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tối thiểu hoá chi phí, tăng trưởng doanh số. Ở phạm vi toàn cầu, việc các doanh nghiệp liên kết với nhau bằng cách ký các hợp đồng hợp tác sản xuất đã thiết lập nên hai mạng lưới kinh tế toàn cầu. Do sự chuyên môn hoá vào từng khâu nhất định trong chuỗi giá trị nên không doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị. Vì vậy, doanh nghiệp khai thác lợi thế của mình để tham gia vào chuỗi một cách có hiệu quả nhất. 1.1.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu Tùy theo tính chất và đặc thù của từng ngành, quy mô sản xuất, mức độ sử dụng nhiều vốn, công nghệ hay lao động mà mỗi chuỗi giá trị cũng mang những tính chất khác nhau thể hiện ở mối liên kết và tính chất của quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi. Theo xu hướng hiện nay thì các công ty thường
  • 15. 11 tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa bằng việc thiết lập hai mạng lưới kinh tế toàn cầu. Một là chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và hai là chuỗi giá trị do người mua chi phối. - Chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối (producer driven) là những chuỗi mà trong đó các công ty có qui mô lớn như TNCs, MNCs đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối và điều phối mạng lưới sản xuất (bao gồm cả việc phát triển thượng nguồn và hạ nguồn) đồng thời họ cũng là những tác nhân kinh tế quan trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận và kiểm soát các liên kết yếu hơn gồm những nhà cung cấp nguyên liệu thô, linh kiện và các liên kết mạnh gồm những hãng phân phối và bán lẻ. [28]. Các ngành công nghiệp điển hình áp dụng hình thức này là ô tô, máy bay, máy tính, ngành công nghiệp nặng và sản xuất chất bán dẫn. Lợi nhuận thu được chủ yếu dựa vào qui mô sản xuất, doanh số và việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới để đạt được những giá trị vô hình và những khoản lợi nhuận khổng lồ. Các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối thường là các tập đoàn sản xuất. - Chuỗi giá trị do người mua chi phối (buyer driven) là những chuỗi tập đoàn bán lẻ, các hãng sản xuất trực tiếp, gián tiếp là những tác nhân kinh tế quan trọng và điển hình trong chuỗi giá trị do người mua chi phối. Những chủ thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nên mạng lưới sản xuất phi tập trung ở nhiều nước xuất khẩu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Do các nước đang phát triển thường theo đuổi chiến lược đẩy mạnh sản xuất hướng hướng về xuất khẩu nên nhiều ngành công nghiệp của những quốc gia này đòi hỏi nhiều lao động đặc biệt là những ngành sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp như ngành may mặc, da giầy, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ và điện tử gia dụng. Các nhà cung cấp phụ ở những nước đang và chậm phát triển đảm nhận khâu hoàn thiện sản phẩm cho những người mua nước ngoài. Họ
  • 16. 12 phải cam kết sản xuất theo thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của các hãng bán lẻ, các nhà sản xuất gián tiếp lớn trên thế giới. Bảng 1.1. So sánh chuỗi giá trị do ngƣời mua và ngƣời sản xuất chi phối Chuỗi giá trị do ngƣời Chuỗi giá trị do ngƣời sản xuất chi phối mua chi phối Các lợi thế cạnh tranh nghiên cứu & phát triển; thiết kế; marketing chính sản xuất Rào cản gia nhập qui mô của các nền phạm vi hoạt động của kinh tế các nền kinh tế Ngành kinh doanh hàng hoá trung gian, hàng tiêu dùng hàng hoá tài chính; hàng mau hỏng tiêu dùng lâu bền Các ngành điển hình ô tô, máy tính, hàng may mặc, da giầy, không đồ chơi Chủ sở hữu các công ty xuyên các công ty nội địa ở các quốc gia nước đang phát triển Liên kết chủ yếu dựa vào đầu tư dựa vào thương mại Cấu trúc sản xuất đặc hội nhập theo chiều dọc hội nhập theo chiều thù ngang Nguồn: Gereffi, 1999 1.1.3. Quản lý chuỗi giá trị 1.1.3.1 Điều hành chuỗi giá trị Điều hành chuỗi giá trị có thể được định nghĩa là “sự điều phối phi thị trường của các hoạt động kinh tế. sự điều phối này được hoạt động thông qua hãng hay một số hãng đặt ra những tiêu chí mà doanh nghiệp khác phải tuân theo. hãng hay các hãng thực hiện việc chi phối này được gọi là hãng đầu
  • 17. 13 tàu”. Đây là hãng khởi đầu của các dòng chảy của các loại nguồn lực và thông tin dọc theo chuỗi thông qua phát triển sản phẩm marketing và tiếp thị sản phẩm cuối cùng. Nếu như trong một chuỗi mà không có sự điều hành thì chỉ là một tập hợp các hãng có mối quan hệ bình thường và trao đổi dựa trên thị trường. Tại mỗi công đoạn trong chuỗi, khi tiến hành sản xuất đều phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất bao nhiêu và lịch trình sản xuất? Nhưng trên thực tế không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm tốt với giá cả phù hợp là có thể tham gia vào thị trường thế giới mà còn có những tiêu chí khác buộc phải tuân thủ theo, đó là các thị trường khác nhau lại có những đòi hỏi khác nhau. Cơ sở để nảy sinh yêu cầu quản lý trong chuỗi chính là khách hàng, hay nói đúng hơn chính là rủi ro. Trong nghiên cứu “Governance in global value chain: An analytic framework”, đồng tác giả Gary Gereffi và Timothy Sturgeon (Học viện công nghệ Massachusetts) đã xác định ba nhân tố quan trọng tác động đến vai trò quản lý và sự biến động trong chuỗi giá trị toàn cầu: mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngành kinh doanh, khả năng phối hợp các hoạt động trong chuỗi và mức độ cạnh tranh của các nhà cung cấp. 1.1.3.2 Nâng cấp trong chuỗi giá trị Khái niệm nâng cấp trong chuỗi giá trị được đề cập đến đó là sự chuyển dịch mà một hay một nhóm các hãng thực hiện để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong chuỗi giá trị. Quá trình nâng cấp là quá trình các chủ thể kinh tế: quốc gia, doanh nghiệp, người lao động chuyển từ hoạt động tạo ra giá trị thấp sang hoạt động có giá trị cao hơn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
  • 18. 14 Theo Kaplinsky: vấn đề then chốt trong quá trình nâng cấp chính là khả năng sáng tạo nhằm đảm bảo sự đổi mới không ngừng trong sản phẩm cũng như trong cả quy trình. Thế nhưng chỉ đổi mới thôi chưa đủ, bởi nếu khả năng tốc độ đổi mới chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm thị phần và giá trị gia tăng thu về. Hiện tượng này được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hóa”. Do đó sự đổi mới được đặt trong mối quan hệ với môi trường cạnh tranh và quá trình này được gọi là nâng cấp. Theo ông, một doanh nghiệp có thể theo đuổi bốn loại hình nâng cấp sau [30]: Thứ nhất là nâng cấp quy trình: tức là nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuấthay cung cấp dịch vụ của từng mắt xích/tác nhân trong chuỗi (như giảm phế liệu, chi phí hao tổn…) cũng như giữa các liên kết trong chuỗi (như mạng lưới phân phối nhanh gon, kịp thời…) hoặc chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất hàng loạt hay từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất những sản phẩm có sự khác biệt hóa. Thứ hai là nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất sản phẩm mới, tinh vi hơn hoặc cải tiến sản phẩm cũ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh và đem lại giá trị cao hơn. Thứ ba là nâng cấp trong nội bộ chuỗi: có nhiều khả năng nâng cấp tồn tại trong một chuỗi giá trị cụ thể như làm tăng giá trị gia tăng bằng cách thay đổi các hoạt động trong doanh nghiệp (ví dụ như quyết định tự đảm nhận hay chuyển công việc kế toán, dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp khác ngoài chuỗi) hay chuyển bớt hoặc nhận thêm một phần hoạt động cho các doanh nghiệp khác trong chuỗi (nâng cấp chức năng). Ngoài ra nếu một nhà sản xuất nào đó có thể lôi kéo các hãng tàu lớn có tên tuổi hơn vào danh sách khách mua hàng để mở rộng hay nâng giá bán của mình lên (nâng cấp mạng) Thứ tư là nâng cấp liên chuỗi: chuyển sang một chuỗi giá trị mới dựa trên những kỹ năng kinh nghiệm học hỏi được từ việc tham gia vào một
  • 19. 15 chuỗi, ví dụ như doanh nghiệp Đài Loan đã chuyển từ sản xuất đài bán dẫn xách tay sang máy tính, ti vi, màn hình máy tính, máy xách tay và hiện nay là điện thoại wap (wireless application protocol phones). Theo phạm vi tiến hành có thể chia thành những mô hình nâng cấp như: ở tại nhà máy, trong mạng lưới giữa các doanh nghiệp, trong nền kinh tế và trong khu vực. 1.1.4. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Cùng với sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và tính chuyên môn hoá trong hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp thì cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết trong việc thâm nhập thành công thị trường toàn cầu. Việc tham gia vào thị trường toàn cầu cho phép doanh nghiệp duy trì thu nhập, gia tăng giá trị qua các công đoạn để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1.1.4.1. Nâng cao tính chuyên môn hoá trong từng công đoạn sản xuất Khi sự phân công lao động phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia của một nước, các quốc gia có thể đảm nhiệm những công đoạn nhất định khi tham gia vào chuỗi giá trị của một ngành sản xuất nào đó. Adam Smith cho rằng sự phân công lao động được quyết định bởi qui mô của thị trường. Theo quan điểm này thì những thị trường có qui mô nhỏ sẽ rất khó đạt được sự chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất một lượng ghế nhỏ thì họ sẽ không phải thuê nhiều lao động và bản thân doanh nghiệp đó sẽ phải thực hiện tất cả các khâu sản xuất cần thiết để hoàn thiện sản phẩm. Nhưng một khi thị trường được mở rộng thì nhà sản xuất sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận và mức sản lượng lớn đòi hỏi họ phải thuê nhân công đặc biệt là những người thợ có tay nghề để chuyên môn hoá vào công đoạn sản xuất. Sự chuyên môn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng giá trị một cách có hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi bởi vì người lao động sẽ không phải mất thời gian cho quá nhiều thao tác công việc mà họ chỉ phải tập trung
  • 20. 16 vào những công đoạn sản xuất nhất định phù hợp với chuyên môn của họ. Việc doanh nghiệp của một quốc gia nào đó trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu và đảm nhận những khâu nhất định cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đối mặt với sự cạnh tranh trong toàn bộ hệ thống. Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào – hàng hoá và dịch vụ – trong chuỗi sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được vai trò và khả năng tạo giá trị của mình trong toàn chuỗi. 1.1.4.2. Tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp Việc đánh giá hoạt động kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp theo từng công đoạn (phương pháp chuỗi giá trị) sẽ giúp hiểu được những thuận lợi và khó khăn của một doanh nghiệp hoặc quốc gia trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá hơn và cung ứng dịch vụ. Mối liên hệ giữa các công ty và người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng đạt được những lợi ích nhất định khi tham gia thị trường toàn cầu. Có thể nói rằng thước đo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận và nếu theo quan điểm của chuỗi giá trị thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng lượng giá trị gia tăng ở những khâu nhất định. Giai đoạn sau chiến tranh đặc biệt là ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20, có rất nhiều doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất của mình bằng cách mở rộng hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở qui mô toàn cầu. Việc chuyên môn hoá sản xuất theo từng công đoạn của chuỗi giá trị sẽ giúp điều chỉnh tốt hơn toàn bộ chu kỳ sản xuất và cả sự liên kết với thị trường tiêu dùng cuối cùng để từ đó làm cho qui trình sản xuất một sản phẩm nào đó sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Mô hình liên kết hình tam giác của Gereffi trong chuỗi giá trị hàng may mặc cũng phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia chuỗi. Theo đó các hãng sản xuất hàng may mặc của
  • 21. 17 Hồng Kông sẽ sản xuất trực tiếp cho thị trường Mỹ. Khi doanh thu giảm do hàng may mặc xuất khẩu bị áp đặt hạn ngạch thì các hãng lại thay đổi chức năng hoạt động trong chuỗi bằng cách ký các hợp đồng sản xuất với các nước thứ 3 đầu tiên là Trung Quốc đại lục và sau đó là Mauritius – rồi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên gần đây hai hãng Pringle và Tommy Hilfiger đã bán những sản phẩm có nhãn hiệu của riêng mình hoặc là mua những gian hàng bán lẻ ở Châu Âu và Nam Mỹ. Tóm lại, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tăng khả năng chuyên môn hoá từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thực hiện chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp với chi phí rẻ ở những nước đang và chậm phát triển còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sản xuất sản phẩm tốt hơn để cung ứng và thu lợi nhuận nhiều hơn. 1.1.4.3 Tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi Khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển, thì mô hình phân phối thu nhập giữa các quốc gia và các công ty đã ngày càng trở nên phức tạp. Mố i liên hệ giữa các hoạt động kinh tế ở qui mô toàn cầu với khả năng đáp ứng nhu cầu khiến cho thu nhập phát sinh từ những hoạt động kinh tế này đã ngày càng trở nên lỏng lẻo. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất năng động hiện nay, sự chuyên môn hoá vào từng khâu của công đoạn trong chuỗi sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất của các chủ thể và từ đó giúp gia tăng thu nhập của doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp khác nhau ở phạm vi quốc gia hoặc toàn cầu thì thu nhập của họ tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có khả năng chiếm lĩnh khâu nào trong chuỗi. Trong chuỗi giá trị của một ngành kinh doanh nào đó, các doanh nghiệp, khu vực hoặc quốc gia đều có khả năng liên kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu. Nhìn ở phạm vi toàn cầu thì sự liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập của toàn bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá
  • 22. 18 trị của các chủ thể. Hơn nữa, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực gia tăng thu nhập của các chủ thể trong chuỗi. Việc gia tăng thu nhập của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cũng bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại bởi vì rào cản cũng làm hạn chế năng lực cạnh tranh nhưng rào cản càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng tăng lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận phản ánh hình thức nhu nhập của doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Thu nhập được phân phối trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nguyên và các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình gia tăng giá trị. Việc tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thu nhập ở các công đoạn. mức sản lượng do lao động tạo ra chính là nhân tố quan trọng duy trì thu nhập của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi. 1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc 1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc Khái niệm: “chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là quá trình sản xuất sản phẩm hàng may mặc được tạo ra bởi nhiều quốc gia hợp lại, qua nhiều công đoạn trong chu trình của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu, thiết kế, may thành sản phẩm rồi phân phối đến các nhà bán buôn, bán lẻ...” Chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc được hình thành và phát triển từ những thậo niên 70 của thế kỷ 20 khi mà các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tái cơ cấu và hợp lý hóa lại sản xuất và phân phối hàng may mặc, tìm nguồn lao động nhiều và rẻ ở những nước đang và chậm phát triển. ngành công nghiệp may mặc trước đó chỉ hoạt động trên phạm vi địa lý hẹp. [4]. Những hãng lớn thường tiến hành từ khâu nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất đến marketing ở cùng một địa điểm
  • 23. 19 hoặc những địa điểm lân cận đó để tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi. Đối với những hãng có nhiều nhà máy thì khâu thiết kế và marketing được tiến hành tại trụ sở chính còn khâu sản xuất vẫn cùng một nơi, một sản phẩm may mặc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện đều được sản xuất tại một địa điểm. Vào những năm 1980 các nước trong khối EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ là những nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may mặc nhờ tận dụng được lợi thế về của chuỗi giá trị may mặc toàn cầu do người mua chi phối. Ví dụ như Trung Quốc tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ, mỹ thì có lợi thế về khả năng tiên tiến của công nghệ và thiết kế sản phẩm, họ đã vượt ra ngoài quốc gia để tìm lợi thế từ các nguồn lực ở các quốc gia khác. 1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế May mặc là một ngành công nghiệp điển hình của cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh từ thế kỷ thứ 18 và Lancashire đã trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm may mặc của thế giới. Đến thế kỷ thứ 19, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan cũng đã phát triển ngành công nghiệp rộng lớn này và thuê hàng trăm nghìn người lao động, thường ở những khu công nghiệp rất phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều có giai đoạn coi may mặc là ngành công nghiệp chủ chốt của mình điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... và hiện nay là Bangladesh, Việt Nam. Hơn nữa, đây là một ngành kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư công nghệ, máy móc và trang thiết bị không quá lớn vì vậy rất thích hợp với tiến trình công nghiệp hoá của các nước nghèo cần vốn để đầu tư nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng sản lượng may mặc rất cao như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam. [13]. May mặc cũng là ngành sản xuất đầu tiên thực hiện chiến lược mở rộng qui mô toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Ngành may mặc tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở cả những nước phát triển với
  • 24. 20 những nước đang và chậm phát triển đặc biệt là lao động nữ. Trung bình hàng năm ngành may mặc thế giới đã thu hút khoảng 20 triệu lao động chính thức mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là ngành sản xuất đứng đầu về tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động mỗi năm. Do thu hút phần lớn lao động đặc biệt là lao động ở những nước đang phát triển mà ngành này đang ngày càng tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu. Trong thời đại toàn cầu hoá, may mặc là một trong những ngành kinh tế điển hình của việc khó kiểm soát đang phải đối mặt với những bất đồng thương mại. Khi các quốc gia phát triển mở rộng qui mô sản xuất sang các nước đang và chậm phát triển thì dệt may trở thành mục tiêu của những cuộc tranh luận chính trị gay gắt giữa các nước phát triển với những nước đang và chậm phát triển và thậm chí là với những nước phát triển với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà dệt may trở thành ngành kinh tế duy nhất đặt ra các qui tắc thương mại thông qua hiệp định đa sợi. 1.2.3. Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới Chuỗi giá trị hàng dệt may về cơ bản gồm 5 giai đoạn chính: nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất, xuất khẩu và mạng lưới marketing; mỗi một giai đoạn đều có những đặc điểm về tổ chức và kỹ thuật riêng. Trong những thập kỷ gần đây, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi cơ bản. 1.2.2.1. Công đoạn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc - Cung cấp nguyên liệu thô Nguyên liệu thô chính là khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản của ngành may mặc có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cô tông, len và tơ tằm và sợi nhân tạo được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên. Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những
  • 25. 21 thay đổi căn bản trên thế giới. Ngành sản xuất vải bông ở Trung Quốc đã ra đời cách đây 2000 năm, Mỹ là 1000 năm. Những khu vực trồng bông chủ yếu ở trung quốc có thể kể đến là thung lũng Sông hoa vàng và Dương tử (yellow và yangtzi). Đầu tiên chính phủ độc quyền về ngành này và cơ quan của chính phủ thu mua bông của các hộ nông dân với giá rất thấp. Họ kiểm soát và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh sợi bông. Chính sách này được duy trì cho đến những năm 80 khi mà nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo định hướng thị trường. Sau Trung Quốc thì Mỹ là quốc gia thứ hai về sản xuất sợi bông, chiếm 20% sản lượng bông của thế giới. Cho đến nay thì Mỹ vẫn đang là quốc gia lớn nhất về xuất khẩu bông, chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu bông của thế giới. Qui mô các trang trại trồng bông cũng rất đa dạng, sản lượng bông trên một héc ta cũng giảm qua các năm. [13]. Trước đây khi ngành hoá dầu chưa phát triển thì nguyên liệu thô chủ yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hoá dầu, gỗ và khí tự nhiên đã cung cấp cho ngành dệt nguyên liệu tốt. - Sản xuất nguyên liệu cho ngành may Dệt vải là một khâu quan trọng của mạng lưới cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may bao gồm hai công đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Cả hai khâu này đều có thể được thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những doanh nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn hơn của các tnc. Tuy nhiên xu hướng chung đối với ngành dệt là nguồn vốn đầu tư cho các công ty lớn ngày càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia đình, cho ngành may hoặc các ngành công nghiệp khác để tạo nên nhiều chuỗi giá trị khác nhau, tuy nhiên thì may mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhất nguyên liệu của ngành dệt.
  • 26. 22 1.2.2.2. Công đoạn thiết kế - sản xuất sản phẩm cho ngành may mặc Trong hệ thống thiết kế - sản xuất quốc tế nói chung và hệ thống thiết kế - sản xuất hàng may mặc nói riêng, các hãng sản xuất lớn của thế giới hay các nhà cung cấp phụ có thể áp dụng các chiến lược thiết kế - sản xuất phù hợp với năng lực của mình trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới đó là: - Khu chế xuất - epzs (export processing zones): đây là một loại hình sản xuất hàng hoá dưới dạng các hợp đồng phụ trong đó các nhà máy sản xuất hàng may mặc nhập khẩu toàn bộ nguyên phụ liệu để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Sản xuất bằng thiết bị của nƣớc ngoài – OEM (Originnal Equipment Manufacturing): đây là một loại hình sản xuất hàng hoá dưới dạng các hợp đồng thầu phụ. Theo hình thức này một công ty sẽ nhận các hợp phần của các công ty khác để sản xuất sản phẩm của mình hoặc nhận phân phối sản phẩm của các công ty khác dưới thương hiệu của mình. - Sản xuất theo thiết kế riêng – ODM (Originnal Design Manufacturing): là hình thức công ty nhận sản xuất những sản phẩm để phân phối theo thương hiệu của một công ty khác. Công ty cung cấp thương hiệu không bắt buộc phải tham gia vào quá trình sản xuất. Do công ty ODM chịu trách nhiệm thiết kế nên mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn so với công ty OEM. Đối với hình thức ODM quyền sở hữu trí tuệ về thiết kế sản phẩm thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những thiết kế này. Cho tới khi người mua nắm toàn quyền sử dụng thì nhà sản xuất ODM không có quyền sản xuất các thiết kế tương tự như vậy nếu không được bên mua ủy quyền. - Sản xuất theo thƣơng hiệu riêng - OBM (Original Brandname Manufacturing: đây là một loại hình sản xuất được nâng cấp bởi các nhà sản xuất OEM mà ở đó các hãng sản xuất sẽ tự thiết kế, ký các hợp đồng sản xuất
  • 27. 23 với nhà cung cấp nước ngoài và tự tiến hành phân phối sản phẩm. OBM là hình thức tham gia GVC ở mức độ cao nhất. 1.2.2.3. Công đoạn xuất khẩu Mặc dù không phải là công đoạn trong chuỗi sản xuất nhưng các nhà phân phối hàng may mặc đặc biệt là những nhà bán lẻ có vai trò ngày càng quan trọng đối với ngành sản xuất hàng may mặc và đối tất cả các giai đoạn trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các cửa hàng bán lẻ lớn thường có cả bộ phận thiết kế, cắt may, bán hàng và marketing trong công ty để giao dịch trực tiếp với các nhà thầu nước ngoài để thực hiện những đơn đặt hàng với các nhà thầu phụ. Đối với những công ty qui mô nhỏ ở những nước phát triển đã sớm trở thành các nhà sản xuất hàng may mặc, họ tổ chức kinh doanh bằng cách kết hợp khâu thiết kế, cắt may với khâu marketing và bán hàng cho mạng lưới bán lẻ. 1.2.2.4. Công đoạn Marketing Mạng lưới marketing hàng may mặc thế giới đều do các hãng bán lẻ chi phối. Ở phân đoạn thượng nguồn của chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới, các công ty sản xuất gián tiếp tiến hành lập chi nhánh mua tại nước ngoài và các công ty thương mại sẽ chi phối toàn bộ hoạt động marketing để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mạng lưới marketing chủ yếu được thực hiện thông qua các cửa hàng tổng hợp, cửa hàng quần áo, dây chuyền thương mại qui mô lớn, dây chuyền giảm giá...
  • 28. 24 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC 2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc Công nghiệp dệt may có lịch sử lâu đời và là ngành công nghiệp truyền thống của nền kinh tế quốc gia Trung Quốc. Dệt may cũng là một ngành công nghiệp mũi nhọn được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động cấp vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công nghiệp dệt may của nước này được đánh giá cao vì Trung Quốc đã biết tận dụng khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Ngành dệt may Trung Quốc chú trọng vào thị trường nội địa và áp dụng các biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may để trở thành đối tác quan trọng và chi phối lớn mạng lưới sản xuất trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới. Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc chủ yếu là các cụm công nghiệp ở đồng bằng sông Dương Tử, khu vực ven biển Bột Hải và các khu vực ven biển phía đông nam. Năm 2008 có gần 50 cụm may mặc với quy mô lớn, đầu ra của các cụm công nghiệp này chiếm hơn 70% trong tổng số hàng may mặc sản xuất tại Trung Quốc. Tổng sản lượng hàng may mặc năm 2008 của năm tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Phúc Kiến đạt 80% tổng sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc. [20]. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2009 Trung Quốc có hơn 51.700 doanh nghiệp dệt may. Từ năm 1994 đến 2009 Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc với sản lượng và quy mô lớn nhất trên thế giới. Năm 2008 giá trị xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc lên tới 113 tỉ USD tăng 4% so với năm 2007. Tính đến năm 2009 ngành công
  • 29. 25 nghiệp dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang 226 quốc gia và khu vực, chiếm 32,8% sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của thế giới. [20]. 2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu: 2.1.1.1. Sản xuất bông, sợi, vải Trung Quốc là nước được hưởng lợi thế về khí hậu, địa lý và nhân công rẻ. Do vậy, về nguyên liệu dệt may Trung Quốc có một lợi thế mạnh hơn so với các nước khác về sản lượng bông, sợi hóa chất, các loại vải... Năm 2007, sản lượng chất xơ chế biến của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc là 35,3 triệu tấn, chiếm khoảng 40% của thế giới. Giá trị của các sản phẩm sợi xuất khẩu 175,616 tỷ USD, chiếm khoảng 30% giá trị thế giới. Sản lượng xơ hóa học trong nước của Trung Quốc là 23,9 triệu tấn, năng lực sản xuất đạt 25,72 triệu tấn, công suất sử dụng khoảng 93%, chiếm hơn 50% sản lượng thế giới. Cũng trong năm 2007 sản lượng bông của Trung Quốc đạt 8 triệu tấn, chiếm 30% sản lượng thế giới; sản lượng sợi là 20 triệu tấn, chiếm khoảng 46% của thế giới. Trung Quốc là một nước sớm đưa công nghệ tiên tiến vào ngành công nghiệp dệt may nên từ năm 2000 trở lại đây năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu ngành dệt may tương đối ổn định. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có một số tài nguyên dệt độc đáo, tự nhiên, hiếm như lụa, tơ và đây cũng là mặt hàng mà Trung Quốc sản xuất lớn nhất thế giới chiếm hơn 70% sản lượng của thế giới. [19]. Sau khi gia nhập WTO sản lượng cung ứng nguyên liệu như vải của Trung Quốc trong nhiều năm có xu hướng phát triển nhanh chóng. Từ năm 2000 đến năm 2009 số lượng xuất khẩu vải tăng 35,2%. [20]. Sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc tiếp tục đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất, nâng cao tay nghề lao động để tạo ra thương hiệu riêng của họ.
  • 30. 26 Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc Năng lực sản xuất Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2009 - Bông Nghìn tấn 8.000 9.729 - Sợi tổng hợp Nghìn tấn 20.000 21.700 - Xơ chế biến Nghìn tấn 35.300 43.690 - Hóa chất xơ Nghìn tấn 23.900 29.870 - Vải Triệu m2 98.577 138.000 Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc Qua số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy năng lực sản xuất và cạnh tranh của nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng lên, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã đáp ứng được một khối lượng lớn nhu cầu nội địa và xuất khẩu ra thị trường thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2008, do kinh tế thế giới suy giảm và tác động của các điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong nước đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc. Sự phụ thuộc nguyên liệu bông của Trung Quốc trên thị trường bông nước ngoài lên đến 35%. Năm 2009 Trung Quốc đã phải nhập khẩu tới 40% bông từ Mỹ. Tổng nhập khẩu bông trong hai tháng đầu của năm 2010 đạt 520.000 tấn, tăng 208% so với cùng kỳ năm ngoái. [33]. Theo khảo sát gần 4.000 hộ nông dân tại 16 tỉnh chủ yếu trồng bông của Viện Nghiên cứu Bông Trung Quốc, diện tích gieo trồng bông trong năm 2010 của Trung Quốc có nguy cơ giảm khoảng 4,9%, xuống còn 4,78 triệu ha. Vì chi phí đầu vào tăng cao hơn làm lợi nhuận thu về từ cây bông thấp hơn 20% so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, người nông dân trồng lúa
  • 31. 27 được hưởng lợi hơn từ các khoản trợ cấp từ Bắc Kinh nên nông dân đã chuyển từ cây bông sang trồng các loại cây ăn quả vì lợi nhuận từ các loại cây này cao hơn. Như vậy, khi sản lượng gieo trồng bông thấp hơn, trong năm 2010 Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu bông nhiều hơn. Trung Quốc đã tăng hạn ngạch nhập khẩu bông trong năm 2010, sau khi sản lượng trong nước giảm hơn 10% trong năm 2009. [21]. Ngoài ra Trung Quốc còn phải nhập khẩu các nguyên liệu như: sợi hóa chất giảm, hóa chất xơ, sợi polyester. 2.1.1.2. Nhuộm, in và hoàn tất. Ngành nhuộm, in và hoàn tất đối với việc sản xuất sản phẩm may mặc là vô cùng quan trọng vì nhờ công đoạn này mà chúng ta có được nguồn nguyên liệu và các loại vải với nhiều màu sắc, thiết kế hoa văn đa dạng họa tiết tinh tế mẫu mã đẹp. Ngành này không đòi hỏi quá nhiều lao động kỹ thuật cao nhưng để có năng lực cạnh tranh và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu nội địa và hướng về xuất khẩu, yếu tố công nghệ phải được ưu tiên hàng đầu. Hiện tại các thiết bị in, nhuộm và hoàn tất đang được sử dụng chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất, một số thiết bị công nghệ cao được nhập khẩu từ nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Hiện nay những thiết bị in nhuộm trong ngành được sản xuất hoặc nhập khẩu với công nghệ tiên tiến, các dây chuyền công nghệ xử lý và làm vải đẹp có chất lượng cao nên chất lượng vải tốt và phong phú về màu sắc, họa tiết, chủng loại. [5]. Như vậy với trình độ nhuộm, in và hoàn tất như hiện nay, ngành may mặc Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu vải để sản xuất được những mặt hàng có chất lượng cao mẫu mã đẹp. 2.1.2. Trình độ công nghệ ngành may mặc: Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tính đến hết năm 2009 toàn ngành may mặc Trung Quốc có hơn 51.700 doanh nghiệp may mặc với hơn
  • 32. 28 11 triệu lao động chiếm 39,9% tổng việc làm trong ngành công nghiệp và ngành đã trang bị máy móc thiết bị, trình độ công nghệ theo đánh giá chung là hiện đại. Hiệp hội Dệt may Trung Quốc đã tiến hành cuộc khảo sát trên quy mô toàn ngành với các nhóm khảo sát được đề ra thì trên 80% là các doanh nghiệp đạt ở trình độ tiến tiến: “Các xưởng may sử dụng CAD, CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ, có hoặc không sử dụng phần mềm trong sáng tác sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội dây chuyền, thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang bị tự động và điện tử khá cao. Có sử dụng một số phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ”. Còn lại các doanh nghiệp đều đạt ở trình độ trung bình khá: “Có sử dụng một phần CAD, CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và sơ đồ. Có sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng và trang bị điện tử trong dây chuyền cắt, may và hoàn tất. Có sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý”. [5]. Như vậy, đánh giá một cách tổng quan có thể thấy về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành may mặc của Trung Quốc là một trong những nước có sự đầu tư tốt. Sự đầu tư về công nghệ này giúp cho các doanh ngiệp may mặc Trung Quốc có khả năng cung ứng được sản phẩm ở nhiều đẳng cấp chất lượng, trong đó có cả những sản phẩm cao cấp. Nhiều doanh nghiệp đã sản xuất và xuất khẩu được những sản phẩm có chất lượng được các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… đánh giá cao như: YSL, Esprit, Versace, FOGAL… 2.1.3. Sản xuất sản phẩm may mặc Trong suốt thập niên 1980 và đầu những năm 1990, thương mại của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn chưa phát triển, đến giữa những năm 1990 tình hình nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ năm 2004 đến 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 263,4 tỷ USD, trong đó năm 2007 tăng mạnh nhất 84,7 tỷ USD so với năm 2006.
  • 33. 29 Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đến 2008 Đơn vị: tỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Số dƣ 2004 593,3 561,2 32,1 2005 762,0 660,0 102,0 2006 969,1 791,6 177,5 2007 1,218.6 955,8 262,2 2008 1,428.5 1,133.1 295,5 Nguồn: Tổng Cục thống kê Trung Quốc Công nghiệp may mặc là một trong những ngành chiếm ưu thế xuất khẩu của Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, thương mại nói chung và ngành may mặc Trung Quốc phát triển nhanh. Đặc biệt năm 2001 Trung Quốc gia nhập WTO tạo đà phát triển trình độ công nghệ ngành dệt may Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc chiếm tỉ trọng cao trong thương mại tổng hợp, từ năm 2000 đến năm 2008 tăng 55,7% lên đến 69,5%, trong đó sản phẩm dệt may đạt 74,1% tỷ trọng thương mại tổng hợp, may mặc chiếm 66,8% trong tỉ trọng công nghiệp dệt may. Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng xuất khẩu Trung Quốc vẫn tăng trưởng so với năm 2007. Giá trị xuất khẩu ngành may mặc năm 2008 là 113 tỷ USD tăng 4% so với năm 2007, đứng thứ ba trên 10 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (bảng 2.3). Do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, ngành may mặc có sự hồi phục chậm trong xuất khẩu, năm 2009, xuất khẩu hàng may mặc đã giảm 9,02%, đạt 174,1 tỷ USD. Trong khi
  • 34. 30 đó, doanh số bán trong nước chiếm 79,9% trong tổng doanh thu, tăng 3,15%. Tuy vậy năm 2009, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã đạt lợi nhuận 133,15 tỷ NDT (19,57 tỷ USD). Hiệp hội Ngành Công nghiệp Dệt may Trung Quốc cho biết mức lợi nhuận này đã tăng 25,39% so với cùng kỳ năm 2008. [12]. Bảng 2.3: 10 hàng hóa Xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc năm 2008 Đơn vị: tỷ USD Mô tả hàng hóa Kim ngạch Kim ngạch Tăng trƣởng năm 2007 năm 2008 (%) 85 Điện, máy móc và thiết bị 294,5 342,0 13,9 84 Điện thế hệ thiết bị 221,6 268,6 17,5 61 May mặc 108,5 113,0 4,0 72 Sắt thép 68,3 101,8 32,9 90 Quang học và thiết bị y tế 36,0 43,4 17,0 94 Nội thất 34,7 42,8 19,0 28 Hoá chất vô cơ và hữu cơ 25,5 42,4 39,9 Phương tiện đi lại, không 39,3 23,5 87 bao gồm đường sắt 30,1 95 Đồ chơi và trò chơi 25,9 32,7 20,6 27 Khoáng sản, nhiên liệu 15,2 31,6 52,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
  • 35. 31 2.1.4. Công đoạn thiết kế hàng may mặc Thiết kế là một công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc bởi vì ở giai đoạn sản xuất hàng may mặc kiểu dáng mẫu mã sẽ quyết định giá trị ban đầu của sản phẩm. Những năm trước đây, ngành công nghiệp may mặc của Trung Quốc chú trọng nhiều đến giá trị sản lượng nên chủ yếu sản xuất những sản phẩm thông thường. Như vậy, trên thị trường cạnh tranh khốc liệt để sản phẩm có thương hiệu đứng vững trên trường quốc tế thì việc thiết kế sản phẩm là công đoạn quan trọng hàng đầu. Ngành công nghiệp may mặc của Trung Quốc có nhiều lợi thế được cả thế giới thừa nhận như: lao động nhiều và rẻ, chế biến có khả năng đạt đến cấp độ của các nhà sản xuất thương hiệu trên thế giới, đây là một tiềm năng rất lớn cho thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, thị trường may mặc của Trung Quốc chưa có những sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà chủ yếu là sản xuất những sản phẩm đơn giản. Ta có thể thấy trong thời gian gần đây vai trò của ngành thiết kế thời trang của Trung Quốc rất được coi trọng và đã thu hẹp được khoảng cách giữa ngành thiết kế thời trang của Trung Quốc và những nước có ngành thời trang phát triển như Ý, Mỹ, Pháp…Rất nhiều doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc thấy rõ tầm quan trọng về thương hiệu sản phẩm may mặc trên thị trường thế giới. Công đoạn thiết kế sản phẩm và phân phối sản phẩm chính là những khâu quan trọng nhất trong chuỗi hàng may mặc toàn cầu. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn dựa vào lao động rẻ và lợi thế chi phí để chế biến và sản xuất (như ở khâu tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu vải, tạo dáng sản phẩm). Nhưng kể từ khi gia nhập sân chơi chung của thương mại quốc tế đã tạo ra cơ hội để Trung Quốc thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường may mặc thế giới đã tạo ra thương hiệu và lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc.
  • 36. 32 2.1.5. Phân phối sản phẩm và marketing Trong những năm trước đây khâu thương mại ngành may mặc Trung Quốc mới chỉ thực sự mạnh về khâu thương mại hoá trong nước, nhưng từ khi gia nhập WTO thì Trung Quốc đã chú trọng đến việc phân phối và marketing đến các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Với thị trường xuất khẩu, khâu phân phối hoàn toàn dựa vào đối tác (ngay cả với xuất khẩu dạng FOB). Các chuyên gia trong ngành may mặc ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ này. Do vậy, để tăng giá trị gia tăng cho toàn ngành thì Trung Quốc cần chú trọng hơn nữa vào khâu thương mại hoá thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thực sự cần chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Tuy Trung Quốc chưa tham gia nhiều vào công đoạn phân phối sản phẩm và marketing trên thị trường xuất khẩu thế giới nhưng Trung Quốc đã giành được vị thế vững mạnh trên thị trường hàng may mặc trong nước và là quốc gia gặt hái được nhiều thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may. 2.2. Tình hình xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc 2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu Trong những ngành hàng xuất khẩu mạnh của Trung quốc phải kể đến ngành may mặc. Năm 2008 xuất khẩu may mặc Trung Quốc đạt 113 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2007. [18]. Do bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 nên 11 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu may mặc
  • 37. 33 Trung Quốc giảm 11,02% so cùng kỳ năm 2008, đến tháng 12 năm 2009 xuất khẩu may mặc Trung Quốc tăng 4,48% so với cùng kỳ năm ngoái do xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng. Tháng 1 và 2 năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của xuất khẩu hàng dệt của Trung quốc đạt 10.158,598 triệu USD, tăng 39,47%, xuất khẩu may mặc đạt 18.083,055 triệu USD, tăng 23,75% so với cùng kỳ 2009. [12]. Trong những năm 1980 Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc chỉ chiếm 4% so với xuất khẩu may mặc thế giới, nhưng đến năm 2009 xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc chiếm 32,6%, ta có thể thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành may mặc Trung quốc qua những thời kỳ ở bảng dưới đây: Bảng 2.4: Các nhà xuất khẩu may mặc hàng đầu trên thế giới Quốc gia Tỷ trọng trong xuất khẩu quốc tế (%) 1980 1990 2000 2006 2009 Trung Quốc 4,0 8,9 18,2 30,6 32,6 EU 42,0 37,7 26,9 26,8 26,8 Hồng Kông 12,3 14,2 12,2 9,1 7,3 Thổ Nhĩ Kỳ 0,3 3,1 3,3 3,8 4,3 Ấn Độ 1,7 2,3 3,1 3,3 3,9 Bangladesh 0,0 0,6 2,1 2,8 3,1 Mehico 0,0 0,5 4,4 2,0 1,9 Indonesia 0,2 1,5 2,4 1,8 1,9 Hoa Kỳ 3,1 2,4 4,4 1,6 1,1 Việt Nam 0,9 1,7 2,3 Nguồn: Thống kê thương mại WTO Ta có thể so sánh khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc và Ấn Độ, một nước có truyền thống trong ngành dệt may để thấy rõ hơn sự phát triển của ngành may mặc Trung Quốc. Từ năm 1980
  • 38. 34 Trung quốc chiếm 4% xuất khẩu hàng may mặc thế giới, trong khi đó tỉ lệ Ấn Độ là 1,7%; qua các giai đoạn năm 1990, 2000, 2006, 2009 xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc lần lượt là 8,9%; 18,2%; 30,6%; 32,6% của Ấn Độ là 2,3%; 3,1%; 3,3%; 3,9%. Qua đó ta thấy năng lực xuất khẩu của Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với ở Ấn Độ. Nhìn vào bảng 2.4 cũng thấy rõ sự phát triển nhanh của ngành may mặc Trung Quốc so với các nước EU. Năm 1980 xuất khẩu của Trung quốc chỉ chiếm gần 10% so với xuất khẩu EU nhưng trải qua các giai đoạn phát triển đến năm 2006 tỉ lệ xuất khẩu Trung Quốc (30,6%) đã vượt EU (26,8%) so với xuất khẩu thế giới. Từ năm 2000 đến 2009 tỉ lệ xuất khẩu của Trung Quốc tăng 59,47% trong khi đó tỉ lệ xuất khẩu của EU giảm 0,99%. Qua sự so sánh xuất khẩu may mặc của Trung Quốc với EU và Ấn Độ ở trên đã cho ta thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc có bước nhảy vọt và sẽ còn tiến xa hơn trong những năm tới. 2.2.2. Các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Trung Quốc Từ năm 2005 trở về trước các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang ba thị trường chính đó là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trung Quốc là nước có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 263,4 tỷ USD trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008. [18]. Thị trường xuất khẩu lớn nhất phải kể đến đó là thị trường Mỹ. Trong năm 2008 Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị 252,3 tỷ USD tăng 8,4% so với năm 2007. [6]. Ngày 1/1/2005 hiệp định ATC có hiệu lực xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã bùng nổ sang các nước Châu Á, Nga, Châu Phi vì các nhà sản xuất Trung Quốc có khả năng sản xuất sản phẩm may mặc chất lượng tốt hơn với mức giá rẻ hơn. Đây cũng là những quốc gia mà Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất. (Xem bảng 2.5)
  • 39. 35 Bảng 2.5: 10 quốc gia Trung Quốc xuất khẩu mạnh nhất năm 2008 Đơn vị: tỷ USD Quốc gia/ Vùng Kim ngạch Thứ hạng Tăng trƣởng (% ) Hoa Kỳ 252,3 1 8,4 Hồng Kông 190,7 2 3,4 Nhật Bản 116,0 3 13,8 Hàn Quốc 74,0 4 31,0 Đức 59,2 5 21,5 Hà Lan 46,0 6 10,8 Vương quốc Anh 36,1 7 13,9 Nga 33,0 8 15,9 Singapore 32,3 9 7,9 Ấn Độ 31,5 10 31,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 2 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc đạt 16,9 tỷ USD, xuất khẩu mặt hàng dệt đạt 10,42 tỷ USD. Những thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc đó là ba thị trường chính: Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, ngoài ra Châu Á cũng đang là thị trường tiềm năng của Trung Quốc.
  • 40. 36 2.2.2.1. Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2005 và 2006, thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Trung Quốc lần lượt là 25,4%; 24,7%. Năm 2005, sự kiện Hiệp định hàng dệt may hết hiệu lực từ ngày 01/01/2005 đã dẫn tới hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ tăng ồ ạt. Do vậy, Mỹ và EU lại phải tái áp hạn ngạch đối với các mặt hàng quan trọng đối với Trung Quốc vào giữa năm 2008. Chính lý do này đã tạo điều kiện cho các nước khác hưởng và thế vào chỗ trống mà Trung Quốc để lại trên thị trường toàn cầu thông qua nhu cầu về hàng dệt may tăng lên. Tuy nhiên, năm 2008 Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính nên có tác động lớn đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã thắt chặt tài chính, tín dụng và thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ. Kinh tế Mỹ suy thoái dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng, thiếu sự hỗ trợ cho sự tăng trưởng tiêu thụ nên những nguyên nhân này làm giảm nhu cầu chi tiêu may mặc của người dân. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, năm 2008 xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ phục hồi ổn định và tiếp tục tăng trưởng, cả năm tăng 3,4% so với năm 2007. Năm 2009 Mỹ đã nhập khẩu gần 50% khối lượng xuất khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc. Trong 2 tháng đầu năm 2010 Trung Quốc xuất khẩu dệt may tới thị trường Mỹ đạt 15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. [7]. 2.2.2.2. Thị trường EU: EU là một thị trong ba thị trường truyền thống về xuất khẩu may mặc của Trung Quốc. Năm 2005 Trung Quốc bùng nổ xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới. Vì những nhà sản xuất Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao hơn xét về chất lượng, số lượng, giá cả, chi phí vận chuyển và phân
  • 41. 37 phối. Trở lại năm 2007 là năm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, theo dữ liệu từ tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường may mặc của Hoa Kỳ và EU chiếm tới 64% thương mại toàn cầu về may mặc. Năm 2007 và 2008 thị phần nhập khẩu EU về hàng may mặc của Trung Quốc chiếm tới 38,5 và 44,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của EU. [9]. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào 6 tháng cuối năm 2008, kinh tế EU phục hồi chậm hơn so với sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Đây cũng là thời điểm mà Mỹ và EU loại bỏ các hạn chế về một số sản phẩm dệt may đối với Trung Quốc. Vì vậy, nhập khẩu may mặc trong quý 1 và 2 năm 2008 của EU từ Trung Quốc vẫn tăng trưởng cao. Đến quý 3 và 4 năm 2008, khi kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng đã tác động mạnh đến việc xuất nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc xuất khẩu sang EU cho thấy xu hướng tăng trưởng yếu. Năm 2008 Trung Quốc xuất khẩu sang EU đã giảm 4,2% so năm 2007, năm 2009 Trung Quốc xuất khẩu sang EU đã giảm 6,2% so năm 2008. [9]. Trong 2 tháng đầu năm 2010 Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may tới thị trường EU đạt gần 24% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. [7]. 2.2.2.3. Thị trường Nhật Bản: Trong những năm qua Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng may mặc chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Nhật Bản. Năm 2009, Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Từ những năm 2000 Trung Quốc là nước chiếm độc quyền về xuất khẩu thị trường quần áo giá rẻ
  • 42. 38 sang Nhật. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Trung Quốc xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu. Năm 2007, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 82% tổng giá trị nhập khẩu may mặc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại, do đó nhu cầu thị trường hàng may mặc giảm. Nhưng Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tại thị trường tại Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong năm 2008 và 2009 vẫn ổn định. Năm 2009 Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật đã tăng trưởng 1,2% so năm 2008. Trong 2 tháng đầu năm 2010 Trung Quốc đã xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 10,43% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. 2.2.2.4. Thị trường Châu Á: Có thể nói Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng mạnh vì kể từ khi Trung Quốc và ASEAN thực hiện lộ trình giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/7/2005 trên cơ sở thoả thuận mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Từ 1/7/2005, Thái Lan và Malaixia đã giảm thuế đánh vào hàng dệt may Trung Quốc, lần lượt từ 21,5% và 16,8% xuống 16,9% và 15%, và sẽ tiếp tục giảm xuống 10,6% và 9,2%. Đến năm 2010 hàng dệt may Trung Quốc xuất sang hai nước này sẽ chỉ còn chịu thuế 0%. Lộ trình giảm thuế với hàng dệt may Trung Quốc của Philipines cũng tương tự. Trong khi đó, hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Inđônêxia, hiện đang chịu mức thuế chưa đến 5%, sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009. Trước kia Việt Nam đánh thuế 36,6% đối với hàng dệt may Trung Quốc, nhưng từ 1/7/2005 đã giảm xuống 31% và năm 2006 sẽ giảm xuống
  • 43. 39 27,2%, và sẽ giảm dần hằng năm cho tới 0% vào năm 2015. Theo kế hoạch đến năm 2010, Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với các sản phẩm thông thường. Thời hạn thực hiện cho 4 nước chậm phát triển hơn trong ASEAN sẽ kéo dài tới năm 2015. Đây là thuận lợi lớn để Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Đông Nam Á. [2]. Năm 2009 đã có 28% lượng hàng may mặc của Trung Quốc được bán vào thị trường Châu Á. [19]. Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu dệt may Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2010 là sự tăng cường xuất khẩu của nước này trong vùng Châu Á tăng gần 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009. [6]. Dù mức tăng trưởng về xuất khẩu này không nhiều bằng mức tăng tới các thị trường truyền thống, nhưng cũng đáng ghi nhận nỗ lực của Trung Quốc trong công tác đa dạng hoá thị trường. 2.2.3. Giá cả: Trong chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới, các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia rất tốt vào mạng lưới sản xuất. Theo xu hướng phát triển hiện nay thì Trung Quốc đang là nhà cung cấp phụ cho các đối tác như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất nhờ toàn cầu hóa. Nhờ sản xuất giá rẻ, Trung Quốc đã trở thành nhà vô địch đối với một số lĩnh vực sản xuất, từ đồ chơi đến máy thu hình và nhất là hàng may mặc. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2010 đã đạt 2.502 tỷ Tệ. Trong đó, doanh số các sản phẩm dệt may đạt 110,5 tỷ Tệ, tăng 23,3%. Tuy nhiên, đơn giá các sản phẩm may mặc giảm 0,9% trong 2 tháng đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2,
  • 44. 40 giá các sản phẩm may mặc giảm 1,3%. Năm 2009 doanh số bán trong nước chiếm 79,89% trong tổng doanh thu, tăng 3,15%. [6]. Như vậy chính thị trường nội địa lớn mạnh đã giúp cho các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc có thể tham gia tốt hơn trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới bởi vì khả năng phát triển thượng nguồn sẽ khiến cho giá trị gia tăng hàng dệt may tăng mạnh của Trung Quốc khi tham gia chuỗi. Nhờ chiến lược phát triển quy mô ở phạm vi rộng, Trung Quốc sớm trở thành xưởng sản xuất dệt may thế giới. Ưu điểm lớn của ngành dệt may Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm cao và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hàng may mặc thế giới đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Canada. Trong số những quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, thì giá hàng may mặc xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 2005 đến 2009 có thể nói là thấp nhất, chỉ cao hơn giá xuất khẩu của Bangladesh. Năm 2008 suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu cũng ảnh hưởng tới giá cả xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới. Trong vòng một năm từ 30/6/2008 đến 30/6/2009, nhập khẩu hàng may mặc của EU đã giảm 2,5% về khối lượng xuống 4,4 triệu tấn, nhưng lại tăng 2,9% về giá trị lên tổng cộng 60,08 tỷ Euro (khoảng 82,00 tỷ USD). Như vậy, giá nhập khẩu trung bình đã tăng 5,6%. [9]. Người mua EU có nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng của Trung Quốc, một phần do các nhà sản xuất Trung Quốc đã xử lý thành công việc tăng giá trị của đồng Nhân dân tệ và giảm được áp lực về tiền lương bằng cách đẩy mạnh thị trường và sản xuất quần áo chất lượng tốt hơn trong khi chuyển sản xuất cơ bản sang các khu vực có chi phí thấp hơn ngay trong nội địa hoặc ra nước ngoài.
  • 45. 41 Tuy nhiên, từ năm 2008, sau khi đạt đến tốc độ tăng trưởng cao điểm thì tình hình xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã giảm. Về cơ bản, các khách hàng lớn hiện nay ở châu Âu và Hoa Kỳ đang tìm nguồn cung ứng toàn cầu, ngay cả một thương hiệu của cùng một trong cùng loại quần áo, nơi sản xuất, bao gồm cả các quốc gia khác nhau, và họ đặt hàng cho những nước có chi phí thấp giá thành rẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc có bất lợi về chi phí, giá cả không cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình mua sắm trên toàn cầu giảm. Hầu hết các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã có các biện pháp khác nhau cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Các biện pháp này nhằm củng cố những khách hàng cũ, và cố gắng giới thiệu một số sản phẩm có thương hiệu lớn để có thể đảm bảo một số lợi nhuận, tiếp theo tìm một số thị trường tiêu thụ mới. Những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chủ yếu là do những nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất: do cuộc khủng hoảng tài chính từ 6 tháng cuối năm 2008 đến nay ảnh hưởng lớn đến ba thị trường xuất khẩu lớn nói trên của Trung Quốc; Thứ hai: đó là sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu ngành dệt may Châu Á trong việc giành thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU; Thứ ba: là hiện nay, chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn nhiều so với các nước châu Á khác dẫn đến giá xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế. Thứ tư: Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường nước ngoài bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Nhu cầu hàng dệt may đang tăng lên trên thị trường nội địa Trung Quốc, hạn chế tỷ trọng xuất khẩu trong tổng doanh thu.
  • 46. 42 Chính những nguyên nhân trên đã khiến cho giá cả của sản phẩm dệt may Trung Quốc tăng lên. Mặc dù vậy, công nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn được đánh giá là những nhà xuất khẩu “giá rẻ” vì họ đã biết tận dụng và khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may để trở thành đối tác quan trọng và chi phối phần lớn mạng lưới sản xuất trong chuỗi giá trị dệt may thế giới. 2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc Trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 Trung Quốc chỉ đơn thuần là nhà sản xuất hàng may mặc theo các đơn đặt hàng của các nhà thiết kế trên thế giới. Cụ thể là các nhà sản xuất nước ngoài để thiết kế, cung cấp mẫu mã và thuê các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của họ (OEM). Phải đến những năm 2000, Trung Quốc và các doanh nghiệp dệt may mặc đã trưởng thành và tham gia vào thiết kế trang phục, phát triển mô hình kinh doanh từ đơn đặt hàng OEM đến một mức độ cao hơn - ODM. Đồng thời, người tiêu dùng trong nước tăng cao nhận thức về thương hiệu, đã sinh ra các mô hình thương hiệu nhà sản xuất (tạo ra bởi các nhà sản xuất của các thương hiệu như là nhãn hiệu nhà sản xuất). Sau năm 2000, do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí quyết trong quá trình gia công sử dụng thiết bị của mình (OEM - Original equipment manufacturing), các doanh nghiệp mạnh ở Trung quốc đang từng bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu trong tương lai. Điểm bắt đầu là ODM (Original design manufacturing), các nhà cung cấp không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Phần lớn các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theo
  • 47. 43 phương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt được trình độ cao của ODM. [34]. Các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, các công ty liên doanh với nước ngoài và những doanh nghiệp nước ngoài đã trở thành những nhà xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu ở Trung Quốc và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc. [10]. Những người nhập khẩu bao gồm: - Các hãng sản xuất trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn Quốc, tiến hành việc sản xuất từ các nhà máy của họ hoặc từ các nhà cung cấp độc lập của Trung Quốc tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu hình tam giác với các nhà nhập khẩu ở các nước phát triển. - Các hãng kinh doanh chủ yếu từ Mỹ, EU, Nhật Bản sản xuất hàng theo ủy thác cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. - Các hãng bán lẻ nước ngoài sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc dưới nhãn hiệu của chính họ. Trong số những đối tác nước ngoài nhập khẩu hàng may mặc Trung Quốc thì một số các công ty kinh doanh hàng may mặc Mỹ, Eu, Nhật Bản, Canada mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tư vấn giám sát việc sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc. Một số các doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và họ thành lập mạng lưới sản xuất như đặt nhà máy tại các quốc gia khác như đặt nhà máy tại Campuchia, Việt Nam, Sri Lanka...có lợi thế so sánh về nhân công, nguyên vật liệu đầu vào…[34]. Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc ở Trung Quốc thì có một số các doanh nghiệp như Bosideng, Youngor, Sunshine…sản xuất theo hình thức ODM, đã thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các hãng bán lẻ nước
  • 48. 44 ngoài bằng cách mở văn phòng đại diện ở Mỹ, EU, Nhật Bản…Nhờ đó mà hiệu quả kinh doanh những doanh nghiệp này cao hơn do lợi nhuận thu về cao hơn so với làm hàng gia công xuất khẩu (OEM). Giá bán theo hình thức này cao hơn giá gia công rất nhiều lần, trong đó giá xuất khẩu bao gồm giá nguyên vật liệu, tiền gia công, lãi suất ngân hàng (vay để mua hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu), chi phí khác như vận chuyển… đặc biệt là lợi nhuận thu thường chiếm tỉ lệ cao trong doanh thu xuất khẩu. Như vậy là lớn hơn rất nhiều so với giá gia công thuần túy chỉ bao gồm tiền phí gia công và lợi nhuận thu được. Bởi vì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ gia công xuất khẩu chỉ chiếm lượng rất nhỏ của giá gia công do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả xuất khẩu không cao. [34]. Doanh nghiệp sản xuất theo hình thức OEM thì việc xuất khẩu chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi những hãng mua hàng may mặc của thế giới. Họ chi phối từ việc cung cấp vải để gia công hàng may mặc xuất khẩu đến việc chỉ định nhà cung cấp hoặc ít nhất cũng thực hiện việc kiểm tra sản xuất theo hàng mẫu. Trung Quốc là quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu nội địa, chất lượng vải tốt chính vì thế sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã tận dụng được nguyên liệu trong nước. Ngày 01/01/2005, Hiệp định ATC hết hiệu lực thì nhu cầu ở thị trường xuất khẩu thế giới về hàng may mặc và thị hiếu tiêu dùng may mặc trong nước bước vào một giai đoạn phát triển nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó một số nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc đã tập trung vào thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu thời trang (quần áo nhãn hiệu được tạo ra bởi nhà thiết kế), tập trung vào tiếp thị thương hiệu kênh bán lẻ (của chính thương hiệu của các nhà bán lẻ) và thương hiệu đại lý nhanh chóng phát triển. [11].