SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
QUÁCH THIÊM (GUO TIAN)
KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC
QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP: QUỐC TẾ HỌC
HÀ NỘI-2022
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
Quách Thiêm (Guo Tian)
KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC
QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số : 60 31 02 06
Khoá luận tốt nghiệp: Quốc tế học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cƣờng
Hà Nội – 2022
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC
1.1. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................9
1.1.1. Truyền thống thể thao của Trung Quốc .....................................................................9
1.1.2. Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc ..............................................................................12
1.2. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................15
1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao ....................................................................................15
1.2.2. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là sức mạnh mềm ...................................................24
1.3. Khái quát về sức mạnh mềm qua ngoại giao thể thao của Trung Quốc trƣớc năm 2000..
................................................................................................................................................28
1.3.1. Trƣớc khi thành lập CHND Trung Hoa.....................................................................28
1.3.2. Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa (năm 1949-năm 1978) ............................29
1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999 ...........................................................................30
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................................33
CHƢƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG
CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn ...........................................................34
2.1.1. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2000 đến năm 2008.........................34
2.1.2. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2009 đến nay...................................38
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách ngoại giao thể thao Trung Quốc..............40
2.2. Một số biện pháp qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc......42
2.2.1. Cách thức cá nhân.....................................................................................................42
4
2.2.2. Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế và thông qua các sự kiện thể thao triển khai
ngoại giao thể thao..................................................................................................................46
2.2.3. Hợp tác quốc tế ngoại giao thể thao của Trung Quốc...............................................53
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................................58
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO THỂ THAO ĐỂ NÂNG CAO SỨC
MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC
3.1. Đánh giá ngoại giao thể thao Trung Quốc .......................................................................59
3.1.1. Những thành tựu và tác dụng của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm của
Trung Quốc.............................................................................................................................59
3.1.2. Một số hạn chế...........................................................................................................63
3.2. Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao của Trung Quốc...................................67
3.2.1. Địa vị ngoại giao thể thao nổi bật hơn.......................................................................67
3.2.2. Tác dụng ngoại giao thể thao rõ ràng hơn..................................................................67
3.2.3. Trách nhiệm ngoại giao thể thao lớn hơn ..................................................................68
3.3. Gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai .............................68
3.3.1. Bố cục chung: hình thức đa dạng, đối tƣợng rộng rãi................................................69
3.3.2. Thiết lập cơ chế quản lý của ngoại giao thể thao.......................................................69
3.3.3. Khai thác tài nguyên ..................................................................................................77
3.3.4. Tính toán đánh giá hiệu quả: nhiều đƣờng lối cấu tạo cơ chế tƣơng ứng..................81
3.4. Bài học kinh nghiệm........................................................................................................82
3.4.1. Ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao đặc biệt ....................................82
3.4.2. Ngoại giao thể thao có thể phát huy vai trò của văn hóa Trung Quốc.......................84
Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................................87
KẾT LUẬN.............................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................90
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................94
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
:Asia-Pacific Economic Cooperation
ASEAN
:Association of Southeast Asian Nations
AU
:African Union
BCH
:Ban chấp hành
CHND
:Cộng hòa nhân dân
EU
:European Union
NBA
:National Basketball Association
SCO :Shanghai Cooperation Organization
6
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến tranh quy mô lớn đã không nổ ra.
Trong bối cảnh đa cực hóa chính trị và toàn cầu hóa kinh tế, sự hợp tác giữa các
quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Trong thời kỳ này, ngoại giao văn hóa có
tầm quan trọng nổi trội hơn bao giờ hết. Trong quá trình phát triển ngoại giao văn
hóa, có thể nói lĩnh vực đem tới thành quả rõ rệt và thu hút sự quan tâm nhất chính
là lĩnh vực thể thao, tức là ngoại giao thể thao.
Hiện nay sức mạnh mềm đƣợc xã hội quốc tế tôn lên thành một trong những chỉ
tiêu thƣớc đo quan trọng khi tiến hành đánh giá sự phát triển kinh tế và xã hội nhân
văn của một quốc gia. Trung Quốc từng trải qua hơn 30 năm cải cách nhằm hƣớng tới
một bƣớc tiến mới trong lịch sử. Trong giai đoạn mới này, tình hình trong và ngoài
nƣớc đều có những thay đổi vô cùng sâu sắc và trở nên phức tạp khó lƣờng hơn.
―Ngoại giao bóng bàn‖ đã có danh tiếng, khi kết thúc tình trạng mấy chục năm
cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, đã trở thành một trong những ví
dụ điển hình trong lịch sử ngoại giao thể thao Trung Quốc, điều này không chỉ cho
thấy quyết tâm của các nƣớc phƣơng Đông bỏ qua đƣợc những rào cản lịch sử,
dùng ngoại giao thể thao để xóa bỏ những phân biệt, xây dựng lại quan hệ ngoại
giao, cũng cho thấy đƣợc tác dụng của sức mạnh mềm trong việc nâng cao và tăng
cƣờng sức mạnh quốc gia. Cùng với những lần tổ chức sự kiện thể thao quốc tế
mang tính tổng hợp nhƣ Olympic Bắc Kinh năm 2008, Á vận hội Quảng Châu năm
2010, Thế vận hội Đông Á Thiên Tân năm 2013... ngoại giao thể thao đã trở thành
yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Từ văn hóa thể thao đến
7
nhân tài thể thao, từ hạng mục thi đấu tập thể đến hạng mục thi đấu đơn, từ việc xây
dựng các cung thể thao đến sự giao lƣu của các doanh nghiệp thể thao, giao lƣu
quốc tế bằng thể thao đã trở thành nội dung quan trọng trong việc tạo hình ảnh
Trung Quốc, thúc đẩy phát triển sức mạnh mềm Trung Quốc. Đảng và lãnh đạo nhà
nƣớc đều vô cùng coi trọng việc tổ chức các đại hội thể thao, từ ―mở rộng hoạt động
thể thao, tăng cƣờng thể chất con ngƣời‖ tới ―sức khỏe toàn dân là dụng ý quan
trọng trong việc cấu thành nên một xã hội tiểu khang toàn diện‖. Trong quá trình
trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc rất chú trọng sức ảnh hƣởng và tác động của sức
mạnh mềm, làm thế nào mới có thể thông qua ngoại giao thể thao để phát huy sức
mạnh mềm Trung Quốc là một vấn đề phải đặc biệt chú trọng và đi sâu nghiên cứu.
Khi Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại lễ khai mạc của
Olympic mùa đông Sochi năm 2014, ngoại giao thể thao Trung Quốc đã phát triển
lên một tầm cao mới. Nhƣ vậy, thông qua ngoại giao thể thao không ngừng mở rộng
và phát triển sự giao lƣu thể thao, hoàn thiện các cơ quan ngoại giao thể thao, tham
gia tích cực vào các tổ chức thể thao quốc tế và các sự kiện thể thao quốc tế, để
nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu nƣớc ngoài
Ngoại giao thể thao là chủ đề gần đây đƣợc các học giả quan tâm nghiên cứu.
Về nghiên cứu mối quan hệ thể thao với chính trị, ngƣời ta có hai quan điểm.
Cựu Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Avery Brundage thấy rằng ―nguyên tắc quan
trọng nhất của chúng ta là thể thao thoát khỏi chính trị‖.1
Nhƣng Susan Brownell
qua phân tích quá trình diễn biến của hội tịch Trung Quốc trong Ủy ban Olympic
quốc tế thấy thể thao với chính trị có quan hệ nhất định.2
Học giả Liên Xô chỉ ra
―thể thao mang tính giai cấp và tính lịch sử‖, ―thể thao trong đấu tranh chủ nghĩa xã
1
任海:《奥林匹克读本》〃人民体育出版社
2
Susan Brownell, What The Olympic Mean to China, pp123
8
hội với chủ nghĩa tƣ bản‖.3
Cùng với việc xã hội hóa thể thao ngày càng nổi bật,
cũng nhƣ chính trị hóa đại hội Olympic, quan điểm sau thành chủ lƣu. Wang
Huning thấy rằng ngƣời ta kết hợp thể thao với chính trị chính là có quan hệ tất
nhiên nội tại.4
Về nghiên cứu định nghĩa ngoại giao thể thao, Alex Laverty thấy rằng ngoại
giao thể thao là cách thức áp dụng thể thao để ảnh hƣởng mối quan hệ giữa thể thao,
xã hội và chính trị, ngoại giao thể thao có tác dụng vƣợt qua sự khác biệt văn hóa,
đoàn kết nhân loại.5
Ngoài ra, đa số học giả mƣợn quan điểm của Ủy ban giáo dục
và văn hóa Quốc hội Mỹ, tức là ―ngoại giao thể thao là sự áp dụng nút quan hệ của
nhân loại trong thể thao để vƣợt qua sự khác biệt của quốc gia và văn hóa. Tham gia
các hoạt động thể thao có thể rèn luyện sức lãnh đạo, khả năng hợp tác của con
ngƣời, khiến cho mọi ngƣời tuân theo quy tắc và tôn trọng lẫn nhau. Ngoại giao thể
thao đã làm tăng đối thoại và tạo đồng thuận về văn hóa‖.6
Qian Qicheng cho rằng
ngoại giao thể thao là giao lƣu thể thao đối ngoại của bộ môn thể thao và giới thể
thao nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia.7
Li Defang bổ xung thêm vào định
nghĩa của Qian Qicheng thấy rằng ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại
giao mới thông qua các hoạt động thể thao nhƣ giao lƣu thể thao, thi đấu thể thao,
xuất khẩu văn hóa thể thao để thúc đẩy hiểu biết và tin cậy giữa các nƣớc, cuối cùng
đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ giữa các nƣớc, thực hiện
3
刘夫读:《读体育运读的政治性》〃人民出版社〃1985.8
4
读江南〃唐宏读:《读读代社会中体育与政治关系的再读读》〃上海体育学院学读〃2000-5(2)
5
Arnaud.Pỉerre and James Riordan.Sport and International Politics. London;E&FN Spon,1998
6
http://exchanges.state.gov/sports/diplomacy.html
7
读其琛〄世界外交大辞典[G]〄北京:世界知读出版社〃2005:1999〄
8
李德芳〃体育外交的作用及其运用—以北京奥运会读例〃《读代国读关系》〃2000(10)
:55-60
9
chính sách ngoại giao.8
Về nghiên cứu tác dụng ngoại giao thể thao, Jeremy Goldberg thấy rằng trong
đại hội Olympic Sydney, thay đổi lớn nhất là thể thao bắt đầu đóng vai trò quan
trọng trong lĩnh vực chính trị quốc tế, thông qua hoạt động thể thao của các nƣớc đã
thể hiện ƣu thế thể chế chính trị. Hiện nay, ngoại giao thể thao đƣợc coi là cách thức
liên kết chặt chẽ giữa xã hội với xã hội.9
Thomas Alleyne chú ý đến hiệu ứng danh
nhân trong ngoại giao thể thao, ông thấy danh nhân đến từ giới thể thao có thể phát
huy hiệu ứng chính trị.10
Barre Houlihan thấy lạm dụng ngoại giao thể thao sẽ mang
lại ảnh hƣởng tiêu cực, ông đã lấy những ngăn chặn của đa số nƣớc trong đại hội
Olympic Moscow năm 1980 làm ví dụ để trình bày vấn đề này. 11
Wolfram
Manzenreiter chỉ ra trong bài ―The soft power of sports in Japan‘s culture
diplomacy‖: Thể thao là phƣơng thức ngoại giao có hiệu quả để thúc đẩy nhất thể
hóa quốc tế, thực hiện mục tiêu chiến lƣợc quốc gia...12
Wilbert Marcellus Leonard
thấy mục đích giới thể thao quốc tế là vận động viên đến từ nƣớc hình thái ý thức
khác nhau sum họp lại với nhau, thông qua các cuộc thi đấu để thúc đẩy quan hệ
giữa các nƣớc.13
Marc Keech và Barrie Houlihan trong bài ―Sport and The end of
Aartheid‖ phân tích thể thao phát huy tác dụng trong quá trình biến mất của chế độ
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của châu Phi, ngoại giao thể thao phát huy tác dụng
bất ngờ.14
Udo Merket lấy hai nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên làm ví dụ, thấy
ngoại giao thể thao lấy ―một dân tộc, hai quốc gia, ba lá cờ‖ làm nguyên tắc của hai
nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trong thế kỷ này phát huy tác dụng chính trị rất
9
Jeremy Goldberg: Sporting diplomacy: Boosting the size of the diplomatic corps, The Washington Quarterly,2008.
10
Thomas Alleyne, The United Nations‘Celebrity Diplomacy
11
Barre Houlihan: politics and sport, sports studies, p213
12
Wolfram Manzenreiter: The soft Power of Sports in Japan‘s Culture Diplomacy. Institute of East Asian Studies, 2007
13
Wilbert Marcellus Leonard:A Sociological Perspecyive of Sport, 1984
14
Marc Keech: Sport and the end of apartheid, The Round Table: The Commonwealth Journal of International Affairs,
pages 109-121
10
quan trọng để cải thiện quan hệ giữa hai nƣớc.15
Về nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao công chúng,
David Macintosh và Thomas Hawes trong bài ―Sports diplomacy: A brief overview
of the history‖ nhớ lại lịch sử Canada áp dụng thể thao trong ngoại giao công chúng,
họ thấy rằng ―ngoại giao khúc côn cầu trên sân băng‖ đã phát huy tác dụng quan
trọng trong cải thiện quan hệ hai nƣớc Liên Xô và Canada, họ thấy rằng ngoại giao
thể thao là một bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng.16
David Devises thấy
ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng, trong ―ngoại
giao bóng bàn‖ thế kỷ trƣớc, đội bóng bàn Mỹ là chủ thể ngoại giao công chúng,
phát huy tác dụng quan trọng.17
Về nghiên cứu sự phát triển ngoại giao thể thao Trung Quốc, trong chƣơng 12 của
Asian Society - Past and Present‖ do J.A.Mangan và Fan Hong cùng viết, tác giả lấy
―Mối quan hệ Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế và cắt đứt quan hệ thập kỷ 50
thế kỷ 20‖, ―Đại hội thể thao sức mới nổi thập kỷ 60 thế kỷ 20‖, ―Ngoại giao bóng bàn
thập kỷ 70 thế kỷ 20‖ làm chủ đề để phân tích ngoại giao thể thao của CHND Trung
Hoa.18
―Lịch sử thể thao CHND Trung Hoa‖ do Wu Shaozu viết, lấy thời gian làm đầu
mối, trình bày sự phát triển của ngoại giao thể thao Trung Quốc. Lấy cải cách mở cửa
làm bƣớc ngoặt, chia thành hai bộ phận: Giao lƣu thể thao đối ngoại độc lập tự chủ và
thể thao Trung Quốc đi ra ngoài.19
Trong quyển sách ―60 năm thể thao CHND Trung
Quốc Mới‖ do Xiong Xiaozheng, Zhong Bingshu viết, qua ―hạn chế và phản hạn chế‖,
―ngoại giao bóng bàn và các hoạt động giao lƣu đối ngoại‖, ―thể thao Trung Quốc đi ra
ngoài‖ trình bày quá trình phát triển ngoại giao thể thao.20
15
Udo Merket: The Politics of Sport Diplomacy and Reunifaication in Divided K
16
Macintosh, Hawes: ―Sports diplomacy: a brief overview of the history‖.
17
Devises: ―Ping Pong Diplomacy‖. Smithsonian Magazine April 2002.
18
J.A.Mangan, FAN HONG, Communist China: Sport, Politics and Diplomacy
19
伍读读〃《中读人民共和国体育史》〃中国读籍出版社
20
熊读正〃读秉枢:《新中国体育 60 年》〃北京体育大学出版社〃2010-11
11
Về nghiên cứu sức mạnh mềm, năm 1990 những nghiên cứu về sức mạnh
mềm lần đầu tiên đã xuất hiện do ngƣời Mỹ Joseph S Nye.Jr chỉ ra rằng: Sức mạnh
mềm là năng lực thu hút và thuyết phục nƣớc khác nghe theo nƣớc mình, nên nƣớc
mình đƣợc những cái mà mình mong muốn.21
Joseph S Nye.Jr chủ yếu định nghĩa
và trình bày về mặt quan hệ quốc tế. Học giả Trung Quốc nghiên cứu sức mạnh
mềm sớm nhất là ông Wang Huning giáo sƣ khoa chính trị của đại học Phúc Đán.
Ông chỉ ra các yếu tố nhƣ thể chế chính trị, sĩ khí dân tộc, thể chế kinh tế, khoa học
kỹ thuật, hình thái ý thức... là sức mạnh mềm.22
Hiện nay, thông qua ngoại giao thể
thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc đối với các nƣớc khác quá ít.
2.2. Lịch sử nghiên cứu Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc và ngoại
giao Trung Quốc (ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao năng lƣợng... ),
nhƣ: ―Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề dặt ra cho
Việt Nam‖ do TS. Nguyễn Thị Thu Phƣơng chủ biên vào năm 2013;23
―Ngoại giao
Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖ do TS.
Lê Văn Mỹ chủ biên vào năm 2013;24
―Chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung
Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21‖ của tác giả Nguyễn Minh Mẫn vào năm
2012;25
―Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21: Về chính sách ngoại giao, an ninh
quốc gia‖ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội vào năm 2007...26
Nhƣng Việt Nam
chƣa có tác phẩm học thuật chuyên nghiên cứu về ngoại giao thể thao. Chỉ có
21
Joseph S Nye.Jr The Changing Nature of World Power, Political Science Quarterly,voll105,No.12,1990,p177-192
22
王沪宁:作读国家读力的文化:读权力〃复旦学读(社会科学版)1993(3)
23
Nguyễn Thị Thu Phƣơng(2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốcvà những vấn đề dặt ra cho Việt Nam,
Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội
24
Lê Văn Mỹ(2013), Ngoại giao Trung Quốctrong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển
Bách Khoa, Hà Nội
25
Nguyễn Minh Mẫn, chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốctrong những năm đầu thế kỷ XXI,
http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4641
26
Trung Quốcnhững năm đầu thế kỷ XXI: về chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã
hội, 2007
12
những tạp chí nói đến ngoại giao thể thao và trình bày một sự kiện ngoại giao thể
thao, chƣa khái quát thành lý luận. Nhƣ ―Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ'‖ của tác
giả Anh Ngọc chỉ trình bày sự kiện Phó tổng thống Mỹ Joe Biden mở màn chuyến
thăm Trung Quốc bằng việc tham dự trận giao hữu bóng rổ giữa hai nƣớc.27
Bài
―'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?‖của T. Huyền cũng chỉ trình bày
sự kiện này.28
Việt Nam có nhắc đến quan hệ thể thao với chính trị, nhƣ trong bài
“Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao‖ của Thành Nam nói rằng
trận thi đấu đã khiến cho chính khách các nƣớc có cơ hội gặp gỡ, vừa vui vẻ xem thi
đấu thể thao, ―tiện thể‖ cũng giải quyết một số công việc nhƣ các hoạt động ngoại
giao chính thức.29
Khoá luận đƣợc tạo thành trên sự kết hợp giữa ngoại giao thể thao với sức
mạnh mềm, đƣợc chọn mốc thời gian vào những năm đầu thế kỷ 21.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khoá luận thông qua những sự kiện cụ thể của ngoại giao thể thao trong
những năm đầu thế kỷ 21 để phân tích tình hình của ngoại giao thể thao Trung
Quốc, nhắc đến sự tác động của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm Trung
Quốc, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá của ngoại giao thể thao đối với nâng cao sức
mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Kiến tạo sức mạnh mềm TTrung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những
năm đầu thế kỷ 21.
27
Anh Ngọc, Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-trung-ngoai-giao-bong-ro-
2203111.html, 18/8/2011
28
T. Huyền, 'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?〃http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban-
tung-dien-ra-nhu-the-nao-2068081.html, 11/4/2006
29
Thành Nam, Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao,http://tamnhin.net/lat-lai-nhung-van-co-ngoai-giao-
tren-san-dau-the-thao.html, 16/6/2014
13
3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Thông qua chính sách, đƣờng lối thực hiện ngoại giao thể thao để phân tích sự
phát triển ngoại giao thể thao nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những
năm đầu thế kỷ 21.
Đánh giá thành tựu, hạn chế ngoại giao thể thao, triển vọng xu thế phát triển
ngoại giao thể thao, gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin từ nguồn tƣ liệu
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích
- Phƣơng pháp lịch sử, logic; So sánh đối chiếu thông tin
- Phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành chính trị, quan hệ quốc tế v.v...
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra, khoá luận
đƣợcchia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cở sở hình thành ngoại giao thể thao Trung Quốc
Chƣơng 2: Sự phát triển ngoại giao thể thao nhằm nâng cao sức mạnh mềm
Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21
Chƣơng 3: Đánh giá và triển vọng ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh
mềm Trung Quốc
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Truyền thống thể thao của Trung Quốc
Văn hóa thể thao xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng về phát triển và sáng
tạo văn hóa tiên tiến. Sự ra đời của văn hóa tiên tiến liên quan tới văn hóa truyền
thống. Văn hóa thể thao là một bộ phận cấu thành của văn hóa xã hội, bị hạn chế và
ảnh hƣởng bởi truyền thống thể thao. Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu
đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.30
Đƣợc mọi ngƣời tôn trọng, lƣu giữ, kế thừa và phát huy. Truyền thống thể thao là
những tƣ tƣởng, hành vi hình thành trong quá trình phát triển thể thao mà ảnh
hƣởng đến thể thao đƣơng đại. Nó là một hình thái quá khứ, nhƣng liên hệ chặt chẽ
với quá trình phát triển thể thao hiện thực.
Trong quá trình phát triển thể thao Trung Quốc, Nho gia, Đạo gia và Mặc gia
đã có những quan điểm quan trọng. Nho gia chủ trƣơng giáo dục cả thể chất và tâm
lý. Nội dung mà Khổng Tử dạy học lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cƣỡi ngựa) đã mang
tính thể thao.31
Mạnh Tử nêu ra tƣ tƣởng ―lao kỳ cân cốt‖ (读其筋骨), đã bao gồm
yếu tố rèn luyện.32
Lão Tử chủ trƣơng ―Thiên nhân hợp nhất‖, ―Hài hòa tự nhiên‖.33
Dựa trên cơ sở tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng cổ đại đã sinh ra dƣỡng sinh học cổ
đại, thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc.
30
Từ điển tiếng Việt(2006), Nxb Đà Nẵng, tr.1053
31
六读〃http://baike.baidu.com/view/9207.htm
32
孟子.告子〃http://baike.baidu.com/view/1926980.htm
33
老子〃http://baike.baidu.com/subview/2237/5236581.htm
15
1.1.1.1. Nhấn mạnh giá trị xã hội thể thao
Nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của nhân loại, thông qua xã hội ràng
buộc con ngƣời, nhấn mạnh sự phục tùng của con ngƣời đối với xã hội là văn hóa
truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Nho gia chủ trƣơng giáo dục phải chú trọng cả
thể chất và tâm lý, đào tạo nhân tài tu thân dƣỡng tính. Trong quá trình giáo dục,
Khổng Tử nhấn mạnh tác dụng giáo dục là giải trí, chú trọng dƣỡng sinh. Nhƣng tƣ
tƣởng chính thống của Nho giáo là duy trì chế độ tập quyền, coi cái này là căn bản để
trị quốc. Nhƣ vậy, giáo dục thể chất và tâm lý lấy lễ làm trung tâm, phản đối những
hoạt động chỉ lấy giải trí làm mục đích, coi quả cầu (đồ chơi thời xƣa) là mất sức. Vì
tƣ tƣởng Nho gia đại diện tƣ tƣởng chính thống của chính quyền, đã phản ánh quan
điểm và hệ giá trị của truyền thống thể thao Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân
xƣa Trung Quốc không chú trọng thể thao trong giáo dục truyền thống Trung Quốc.
1.1.1.2. Nhấn mạnh giá trị luân lý
Xã hội truyền thống Trung Quốc là xã hội chú trọng luân lý. Trong văn hóa
truyền thống, Trung Quốc coi giá trị con ngƣời là giá trị luân lý, coi thành tựu đạo đức
là thành tựu có giá trị nhất trong cuộc sống. Truyền thống thể thao Trung Quốc lấy
luân lý thể thao làm định hƣớng giá trị. Trong truyền thống thể thao, cạnh tranh và kết
quả thắng bại đặt ở vị trí thứ hai, còn tu thân dƣỡng tính và theo đuổi sự hoàn hảo của
nét đẹp tinh thần luôn đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên, nhƣ ―võ thuật Trung Quốc‖ phát triển
theo đuổi kỹ năng tuyệt vời mà không phải là lấy thắng lợi làm mục đích. Nắm bắt
một kỹ năng phải chấp nhận và tuân thủ quy phạm giá trị đạo đức của nó. Trong quá
trình dạy học, hình thành quan hệ luân lý lấy hiếu thảo làm hạt nhân. Tƣ tƣởng Nho
gia thông qua quan điểm lễ, nhạc để chỉ đạo và quy phạm các hoạt động giải trí, một
mặt nhấn mạnh tu dƣỡng tự thân, nâng cao đạo đức, mặt khác nhấn mạnh trí nhân.
Thời Đƣờng, Võ Tắc Thiên thiết lập ―khoa cử võ‖ mang lại ảnh hƣởng đến phong trào
học tập võ thuật, thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao quân sự. Học võ thuật để
16
làm quan chức mà không phải là rèn luyện sức khỏe tự thân.34
1.1.1.3. Dưỡng sinh và giải trí cùng tồn tại
Dƣới sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho gia, Trung Quốc hình thành hai hệ thống:
Các hoạt động dƣỡng sinh lấy trƣờng thọ làm mục đích và các hoạt động giải trí lấy vui
vẻ làm mục đích. Vì văn hóa truyền thống Trung Quốc trọng văn khinh võ, trọng đức
khinh kỹ, chú trọng giá trị tập thể, bỏ qua nhu cầu cá nhân. Lý luận và thực tiễn dƣỡng
sinh học theo đuổi trƣờng thọ đƣợc văn hóa chính thống ủng hộ và phát triển. Lý luận và
thực tiễn dƣỡng sinh học của Trung Quốc rất phong phú, trong đó những quan điểm và
lý luận rất có ý nghĩa khoa học, nhƣ nguyên lý ―cân bằng âm dƣơng‖.35
Dƣỡng sinh
nhấn mạnh sự kết hợp động và tĩnh, nhƣng tĩnh là chủ yếu, thông qua điều chỉnh khí để
dƣỡng tâm, dƣỡng thần và dƣỡng thân. Hình thức này phù hợp nhu cầu ―khắc kỷ‖ của
văn hóa truyền thống Nho gia. Tức là yêu cầu con ngƣời nghiêm túc tự thân trong đạo
đức. Làm cho tu thân kết hợp với tu đức, nhƣng bỏ qua vận động chân tay.
Các hoạt động giải trí bao gồm hai phần: Hoạt động giải trí hoàng cung và
hoạt động giải trí dân gian. Các hoạt động này có giá trị thẩm mỹ, nhƣng có xung
đột với các văn hóa chủ lƣu, chƣa bao giờ trở thành một bộ phận của văn hóa chủ
lƣu. Nhƣ quả cầu bắt đầu từ cổ đại Trung Quốc, từ trò chơi thi đấu trở thành biểu
diễn mang tính kỹ năng, vì ―kỹ năng hóa‖ rất khó phổ biến. Sự phát triển của ―bai
xi‖(百读) đã thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc. ―Bai xi‖ rất
phong phú đa dạng, bao gồm âm nhạc, nhảy múa, võ thuật... ―Bai xi‖ bắt đầu từ
thời Tiên Tần, lúc đó đa số là hoạt động thi đấu, sau đó bị thống nhất vào hình thức
biểu diễn để cho thƣởng thức.36
Nó bỏ qua hệ giá trị xã hội vận động thân thể, là
34
武读〃http://baike.baidu.com/view/120676.htm
35
阴阳平衡〃http://baike.baidu.com/view/1371319.htm
36
百读〃http://baike.haosou.com/doc/5789420-6002210.html
17
cách thức để phát triển thân thể của nhân loại.
Vì truyền thống thể thao Trung Quốc rất chú trọng giá trị xã hội và luân lý thể
thao, làm cho các kỳ thi đấu lấy cá nhân làm cơ sở không đƣợc phát triển trong
truyền thống thể thao. Thực tiễn của dƣỡng sinh học bị hạn chế bởi văn hóa xã hội.
Các hoạt động giải trí có xung đột với văn hóa chủ lƣu của xã hội. Cho nên mối quan
hệ giữa giáo dục, giải trí, dƣỡng sinh và huấn luyện quân sự thiếu phối hợp một cách
hệ thống, rất khó hình thành môi trƣờng văn hóa xã hội để phát triển thể thao.
Truyền thống thể thao Trung Quốc chú trọng đạo đức, nội tâm, nội tại, cũng
chú trọng cách thức cuộc sống và sự phối hợp của yếu tố bên trong và bên ngoài,
cũng nhƣ chú trọng hợp tác.
1.1.2. Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc
1.1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Trong phạm vi toàn cầu và khu vực, mối quan hệ đa phƣơng toàn cầu lấy Liên
hợp quốc làm trung tâm tiếp tục đƣợc điều chỉnh, quyền uy của Liên hợp quốc tăng
cƣờng rõ ràng. Mối quan hệ đa phƣơng khu vực lấy sự hợp tác khu vực làm phƣơng
tiện truyền đạt tiếp tục đƣợc điều chỉnh, EU, ASEAN, AU... đã cố gắng thúc đẩy
nhất thể hóa nội bộ, SCO, APEC, ASEM đã giành đƣợc kết quả hợp tác mới. Quan
hệ hai bên đặc biệt là sự phát triển của mối quan hệ với nƣớc lớn cũng đƣợc điều
chỉnh, quan hệ Trung - Mỹ đạt đƣợc tiến trình mới, quan hệ hợp tác chiến lƣợc
Trung - Nga đƣợc đi sâu phát triển, quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã đƣợc cải
thiện. Xu thế đa cực tiếp tục phát triển trong vòng luẩn quẩn.37
Nhìn vào toàn cảnh giới thể thao quốc tế, đại hội Olympic chiếm vị trí rất quan
trọng; Các liên đoàn thể thao quốc tế (IFs), các liên đoàn thể thao khu vực và châu
lục rất sôi động; Có nhiều mâu thuẫn và đấu tranh trong lĩnh vực thể thao quốc tế.
 Đại hội Olympic có ảnh hƣởng rất lớn
37
熊光楷。大读读,大读整,大外交。学读读读〃2007 年 1 月 8 日
18
Dƣới sự lãnh đạo của Ủy ban Olympic quốc tế, đại hội Olympic lấy ―hòa bình,
hữu nghị, tiến bộ‖ làm mục tiêu, lấy ―nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn‖ làm khẩu
hiệu. Qua hơn 100 năm phát triển, đặc biệt là mƣời mấy năm gần đây, nhân dân của
205 quốc gia và khu vực không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo và tín ngƣỡng,
sum họp với nhau dƣới lá cờ 5 vòng tròn. Đại hội Olympic trở thành đại hội thể
thao quốc tế mang tính tổng hợp cao nhất, có sức ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới,
cũng là lực lƣợng quan trọng để duy trì hòa bình thế giới. Olympic lần thứ 1 năm
1896 chỉ có 241 vận động viên của 14 quốc gia tham gia (chỉ có vận động viên
nam).38
Nhƣng đến Olympic lần thứ 29 năm 2008 đã có 11438 vận động viên của
205 quốc gia và khu vực tham gia.39
Đại hội Olympic không những là sân chơi thi
đua thể thao có kỹ năng cao nhất, mà còn là sân chơi để thể hiện sức mạnh tổng hợp
quốc gia, đƣợc các quốc gia và khu vực hết sức quan tâm. Theo điều tra và thống kê
của công ty Gallup, lá cờ 5 vòng tròn Olympic là tiêu chí đƣợc ngƣời ta biết nhiều
nhất trên thế giới, 75% ngƣời trong điều tra cho rằng Olympic liên quan đến hòa
bình và hữu nghị.40
 Các liên đoàn thể thao quốc tế, các liên đoàn thể thao khu vực và châu lục
rất sôi nổi
Hiện nay, có 62 liên đoàn thể thao quốc tế đƣợc Ủy ban Olympic quốc tế
công nhận (có 35 môn thể thao của liên đoàn thể thao quốc tế đƣa vào môn thể thao
đại hội Olympic).41
Trong đó các tổ chức thể thao mang tính thẩm mỹ nhƣ Liên
đoàn quốc tế các hiệp hội bóng đá (FIFA), Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn điền kinh
(IAAF) và Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB)... phát triển rất nhanh, ảnh hƣởng
38
Sports, 1896, first modern Olympic is heid, http://www.history.com/this-day-in-history/first-modern-olympics-is-held
39
2008 Summer Olympic, http://en.wikipedia.org/wiki/2008_Summer_Olympics
40
唐沛〃新中国体育外交的回读与展望【D】〃北京体育大学〃2011:35
41
国读读读体育读合会〃http://baike.baidu.com/view/206363.htm
19
ngày càng tăng. Có nhiều loại thi đấu nhƣ: Cúp thế giới, thi đua ngôi sao, giải vô
địch thế giới... làm cho giới thể thao quốc tế phát triển rất nhanh. Theo sự phát triển
chuyên nghiệp hóa và thƣơng mại hóa thể thao, nguồn lực tài chính và sức ảnh
hƣởng của nhiều tổ chức thể thao tăng rất mạnh. Đồng thời, các tổ chức thể thao
quốc tế không ngừng hoàn thiện quy tắc và tổ chức thi đấu để củng cố địa vị của
mình trên giới thể thao quốc tế. Thông qua các loại thi đấu và hội nghị định kỳ và
không định kỳ, các tổ chức thể thao quốc tế với các liên đoàn thể thao các châu, các
quốc gia và các khu vực hình thành một mạng lƣới lớn trên thế giới, ảnh hƣởng đến
sự phát triển thể thao của thế giới nói chung và các nƣớc nói riêng.
Các tổ chức hợp tác thể thao xuyên lục địa và khu vực xuất hiện và nổi lên, đại hội
thể thao khu vực ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn. Lấy khu vực châu Á và các
khu vực xung quanh làm ví dụ, ngoài Á vận hội ra, những năm gần đây đã xuất hiện
những đại hội thể thao mang tính khu vực nhƣ đại hội thể thao Đông Á, đại hội thể
thao Trung Á, đại hội thể thao Tây Á. Những đại hội thể thao và tổ chức đƣợc thành lập
dƣới bối cảnh dân tộc và tôn giáo, nhƣ đại hội thể thao Ả-rập, đại hội thể thao đoàn kết
phụ nữ các nƣớc Hồi giáo; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức dƣới bối cảnh ảnh
hƣởng của chính trị truyền thống, nhƣ đại hội thể thao Liên bang Anh, đại hội thể thao
cộng đồng Pháp ngữ; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức với bối cảnh vị trí địa lý,
nhƣ đại hội thể thao các nƣớc nhỏ của châu Âu, đại hội thể thao các nƣớc bán đảo Thái
Bình Dƣơng; nhiều nhất là lấy khu vực làm cơ sở nhằm tăng cƣờng hợp tác, nhƣ đại
hội thể thao Vịnh, đại hội thể thao Địa Trung Hải, đại hội thể thao cả châu Phi...
 Các mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp trong lĩnh vục thể thao quốc tế
Nhìn vào quốc tế, các nƣớc đang phát triển không hài lòng ―Chủ nghĩa trung tâm
châu Âu‖, yêu cầu sáng lập trật tự mới thể thao quốc tế công bằng hợp lý, tham gia đại
hội thể thao quốc tế một cách công bằng, giữ gìn lợi ích bản thân và tăng cƣờng hợp tác
với các bên. Ở châu Á, mâu thuẫn giữa các tập đoàn Ả-rập Tây Á và khu vực Đông Á
rất phức tạp. Trên giới thể thao quốc tế, hiện tƣợng tham nhũng và vấn đề trọng tài
20
không công bằng rất phổ biến, một số tổ chức và cá nhân lợi dụng ―Vấn đề Đài Loan‖,
lợi dụng vấn đề thuốc kích thích để công kích chế độ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.
1.1.2.2.Bối cảnh thể thao Trung Quốc
Bƣớc vào thế kỷ 21, công việc ngoại giao chủ yếu của Trung Quốc là xây
dựng toàn diện xã hội tiểu khang, ứng phó những vấn đề nóng quốc tế và các nƣớc
láng giềng, nhƣ vấn đề khủng hoảng tài chính, vấn đề hạt nhân, vấn đề chống khủng
bố... Trung Quốc xác định rõ mối quan hệ với các nƣớc lớn, các nƣớc láng giềng,
các nƣớc thế giới thứ ba, nêu ra khẩu hiệu ―hòa bình, phát triển và hợp tác‖, khởi
xƣớng xây dựng thế giới hài hòa.
Bắt đầu từ chuẩn bị Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc đƣợc phát triển toàn
diện và nhanh chóng. Olympic Bắc Kinh năm 2008, lập khuôn khổ hợp tác của
Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới, làm cho các dân tộc trong nƣớc đoàn kết với
nhau, tăng nhanh tiến trình phát triển của kinh tế Trung Quốc, cải thiện môi trƣờng
sinh thái Trung Quốc, tạo ra hình tƣợng quốc tế là phát triển bền vững, thúc đẩy
giao lƣu văn hóa và dung hòa tinh thần thể thao giữa Trung Quốc với các nƣớc
phƣơng Tây, đã truyền bá quan điểm trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.42
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao
1.2.1.1. Thể thao
Định nghĩa thể thao thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Khái niệm này nêu
ra từ năm 1760, gọi là ―physical Education‖, chúng ta có thể nhìn thấy khái niệm
thể thao nêu ra từ góc độ giáo dục, chƣa bao gồm chính trị, khoa học... nghĩa rất hẹp.
Định nghĩa của nó thay đổi, gọi là ―physical Culture‖, nội dung thể thao phong phú.
Sau đó, thể thao theo nghĩa rộng là ―physical education and sport‖ đƣợc ngƣời ta
chấp nhận, nó thông qua rèn luyện thân thể nhằm tăng thể chất, thúc đẩy phát triển
42
读读等。2008 奥运提升中国国读地位和声望的研究。中国法制出版社。2007.(27-30)
21
toàn diện nhân loại, phong phú cuộc sống văn hóa xã hội và thúc đẩy văn hóa tinh
thần, là một hoạt động xã hội có ý thức và có tổ chức.43
Nhƣng giới lý luận chƣa đạt
đƣợc nhận thức chung đối với khái niệm thể thao nghĩa rộng.
Thể thao là một bộ phận của văn hóa xã hội, thể thao với chính trị, kinh tế ảnh
hƣởng lẫn nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ―physical education and sport‖,
―physical culture‖, ―sport (sports)‖ dần dần đƣợc những quốc gia chấp nhận là khái
niệm thể thao theo nghĩa rộng hiện đại. Ví dụ, Tổng cục thể thao Trung Quốc ngƣời
ta dịch sang tiếng Anh là ―General Administration of Sport of China‖. Hiện nay,
―sport‖ đƣợc ngƣời ta sử dụng phổ biến, nó sẽ có xu thế trở thành nghĩa rộng trong
thể thao. Thể thao đƣợc định nghĩa trong khoa học chính trị là một hoạt động cạnh
tranh đƣợc thể chế hóa, liên quan đến tiêu hao thể lực hoặc sử dụng kỹ năng vật lý
tƣơng đối phức tạp của cá nhân, sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài
thúc đẩy tính tham gia tích cực của cá nhân.44
Tra cứu từ điển tiếng Việt, thể thao là
những hoạt động nhằm nâng cao thể lực của con ngƣời, thƣờng đƣợc tổ chức thành
những hình thức trò chơi, thi đấu theo những qui tắc nhất định.45
1.2.1.2. Chính trị
Chính trị có liên quan tới quyền lực và lợi ích. Từ điển tiếng Anh Collins định
nghĩa chính trị giống nhƣ thực hành, học tập của nghệ thuật và sự hình thành của
khoa học, nó chỉ đạo và quản trị quốc gia và đơn vị chính trị khác; Nó là nghệ thuật
và khoa học của chính phủ.46
Nói một cách đơn giản, quan điểm phổ biến hơn của
định nghĩa chính trị là ―Con ngƣời đƣợc những gì, khi nào và nhƣ thế nào‖.47
Theo
định nghĩa của Từ Điển tiếng Việt, chính trị là những vấn đề tổ chức và điều khiển
43
全国体育学院委读会读。体育概读【M】,北京人民体育出版社〃2005:16
44
Lincoln Allison, ‗Sport and Politics‘, in Lincoln Allison (ed.), The Politics of Sports (Manchester: Man-chester
University Press, 1986), p. 7, quoted in Victor D. Cha, Beyond the Final Score: The Politics of Sport (New York:
Columbia University Press, 2009), p. 1.
45
Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức
46
PatrickHanks,CollinsEnglish Dictionary(London: WilliamCollinsSons & Co. Ltd,2nd edition 1986), pp.1186-1187.
47
Harold D. Maxwell, Politics: Who Gets What, When and How (Gloucester, MA: Peter Smith Publisher, 1990)
22
bộ máy nhà nƣớc trong nội bộ một nƣớc và về quan hệ về mặt nhà nƣớc giữa các
nƣớc với nhau.48
1.2.1.3. Ngoại giao
Ngoại giao là chính trị giữa các quốc gia. Satow định nghĩa ngoại giao là áp
dụng mối quan hệ giữa các chính phủ quốc gia độc lập một cách thông minh và khéo
léo.49
Nicolson xem xét ngoại giao là việc quản lý các mối quan hệ quốc tế qua đàm
phán, đƣợc đại sứ và phái viên điều chỉnh, là nghệ thuật của các nhà ngoại giao.50
Đối với ngoại giao, Trung Quốc có định nghĩa truyền thống về ngoại giao, trong
công việc đối ngoại, một quốc gia độc lập thực hiện chủ quyền thông qua các hoạt
động chính thức. Phƣơng thức hòa bình là phƣơng thức quan trọng cho một nƣớc bảo
vệ lợi ích của mình và thực hiện chính sách đối ngoại của mình. Ngoại giao là khoa
học, nghệ thuật và kỹ năng quản lý mối quan hệ nhà nƣớc một cách hòa bình.51
Tra cứu từ điển tiếng Việt, ngoại giao là sự giao thiệp với nƣớc ngoài của một
nhà nƣớc nhằm bảo đảm quyền lợi của quốc gia và tham gia vào các vấn đề quốc
tế; Giao tiếp với bên ngoài, nƣớc ngoài.52
Về nội hàm ngoại giao, chúng ta có thể nhìn thấy chủ thể ngoại giao là quốc gia
chủ quyền, cơ quan chấp hành ngoại giao là chính phủ, phƣơng thức ngoại giao là
hòa bình, mục đích cuối cùng của ngoại giao là quốc gia chủ quyền. Ngƣời ta hình
dung ngoại giao là ―nghệ thuật đàm phán quốc tế‖. Hiện nay, nội hàm ngoại giao
không ngừng mở rộng, thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Chủ thể ngoại giao gia tăng. Một là quốc gia chủ quyền tăng. Một số quốc gia
thực dân đã xây dựng quốc gia và chính đảng của mình để tránh khỏi sự thống trị và
cƣỡng bức của chủ nghĩa đế quốc. Hai là chủ thể phi quốc gia (các tổ chức quốc tế)
tăng. Các tổ chức quốc tế có đặc điểm nhƣ nhiều bộ môn tham gia, phạm vi hoạt
48
Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.197
49
Ernest Satow, A Guide to Diplomatic Practice (London: Longmans, Green & Co., 4th edition 1957), p. 1
50
Harold Nicolson, Diplomacy (London: Oxford University Press, 1950), p. 15.
51
Lu Yi et al. (eds.), Waijiaoxue gailun [Introduction to Diplomacy] (Beijing: World Affairs Press, 2003), p. 5.
52
Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.431
23
động rộng, nhiều lĩnh vực liên quan, có sức ảnh hƣởng lớn.
Phƣơng thức ngoại giao đa dạng. Dƣới sự chỉ đạo của Trung Ƣơng và Bộ
ngoại giao, ngoại giao cá nhân và ngoại giao địa phƣơng tăng nhiều. Ngoại giao cá
nhân rất có lợi cho tăng cƣờng hữu nghị giữa các ngƣời đứng đầu quốc gia và tăng
nhiều giao lƣu giữa hai nƣớc, thậm chí nhiều nƣớc. Ngoại giao địa phƣơng làm cho
ngoại giao linh hoạt hơn.
Nội dung ngoại giao không ngừng mở rộng. Ngoại giao truyền thống đã cải cách và
chuyển hình. Nội dung ngoại giao ngày càng phong phú, những từ vựng liên quan đến
ngoại giao xuất hiện, nhƣ ngoại giao thể thao, ngoại giao đệ nhất phu nhân...
Do những nguyên nhân trên, ―ngoại giao nhỏ‖ và ―ngoại giao tổng thể‖ đƣợc nêu
ra.53
―Ngoại giao nhỏ‖ là ngoại giao về ý nghĩa truyền thống, tức là các hoạt động
ngoại giao của ngƣời đứng đầu quốc gia. ―Ngoại giao tổng thể‖ là các hoạt động ngoại
giao do các bộ môn chính phủ tổ chức để thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc.
Nội hàm ngoại giao có thể khái quát là lấy quốc gia chủ quyền làm chủ thể,
qua phƣơng thức hòa bình để xử lý sự vụ quốc tế giữa các nƣớc.54
Tuy nội hàm ngoại
giao đƣợc mở rộng, nhƣng bản chất ngoại giao chƣa thay đổi, ngoại giao vẫn là công
cụ chính sách đối ngoại, phục vụ cho lợi ích quốc gia.
1.2.1.4. Mối quan hệ thể thao, chính trị và ngoại giao
Về mặt lý thuyết, ngoại giao là một hình thức đặc biệt của phƣơng tiện chính
trị. Đƣợc hiểu rằng ngoại giao và chính trị có ít liên hệ với thể thao trong quá khứ,
nhiều ngƣời cho rằng thể thao có thể có nhiều hình thức, nhƣng nó không phải là
chính trị.55
Các điều lệ đầu tiên của Thế vận hội cảnh báo một cách mạnh mẽ chống
lại việc sử dụng thể thao cho các mục đích chính trị và thực tiễn nhƣ vậy gây ảnh
53
Bill Shaikin. Sport and Politics Olympic and the Los Angeles games. New York; Praeger,1988
54
读毅〃黄金祺〃外交学概读【M】〃北京:世界知读出版社〃2004:5
55
Cha, Beyond the Final Score, pp. 2-3.
24
hƣởng đối với Thế vận hội.56
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng thể thao, chính trị và ngoại giao có một mối
liên hệ tầng bậc và đôi lúc mang tính chất bạo lực. Chúng ta cũng đƣợc biết rằng mối
quan hệ giữa chính trị, chiến tranh, hòa bình và thể thao xuất hiện sớm khi trò chơi
đầu tiên ở Thế vận hội cổ đại hình thành. Các quốc gia đầu tiên có nền thể thao còn
dẫn đến tranh chấp, chiến tranh và chết chóc. Và trong thời hiện đại, thể thao thƣờng
liên quan đến rƣợu, chủ nghĩa dân tộc và đôi khi là chính trị, kéo theo bạo lực. Việc
Liên Xô chiến tranh với Afghanistan đã dẫn đến một cuộc tẩy chay Thế vận hội
Matxcova năm 1980 bởi một số các quốc gia; trong khi đó thì khối Xô Viết trả đũa
bằng cách tẩy chay Thế vận hội Los Angeles năm 1984. 57
Năm 1993, Ủy ban
Olympic quốc tế đã đƣa ra đề xuất ngừng bắn nhân dịp Olympic, có chữ ký của 184
thành viên Ủy ban Olympic, kêu gọi một lệnh ngừng bắn tại khu vực Balkan trong
Thế vận hội. Ngoài ra, một sự sắp xếp đặc biệt đã đƣợc thực hiện để cho phép các
vận động viên từ Nam Tƣ cũ đến tham gia Thế vận hội Barcelona, mặc dù nó đã
đƣợc lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vào thời điểm đó.58
Nicolson lần theo con
đƣờng ngoại giao của thời tiền sử, có viết rằng ―Ngoại giao, trong ý thức về các hành
vi đƣợc sắp xếp trong mối quan hệ giữa một nhóm ngƣời và một nhóm ngƣời ngoại
lại thì còn cổ hơn so với lịch sử‖.59
Thể thao hiện đại đã phát triển theo cùng hƣớng
với chính trị quốc tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pierre de Coubertin, ngƣời
sáng lập ra phong trào Thế vận hội hiện đại đã tích cực cố gắng kết hợp tinh thần của
Thế vận hội với các mục tiêu chính trị của Liên hiệp quốc, với hy vọng rằng thể thao
sẽ hoạt động nhƣ một tổ chức quốc tế và có thể góp phần ngăn chặn chiến tranh thế
56
There is much violence resulting from sport. The exemplary football violence is chronicled online at
http://www.footballnetwork.org/dev/communityfootball/violence_history_of_violence.asp
57
U.N. Bans Yugoslav Teams From Olympics : Summer Games: Ruling paves way for individuals to compete in
Barcelona, http://articles.latimes.com/1992-07-22/sports/sp-4201_1_yugoslav-olympic-committee
58
1980 Summer Olympucs boycott, http://en.wikipedia.org/wiki/1980_Summer_Olympics_boycott
59
Nicolson, Diplomacy, p. 17.
25
giới.60
Thể thao đóng một vai trò tích cực trong chính sách ngoại giao là một trong
những công cụ giá rẻ nhất trong việc thúc đẩy hòa bình và thu hẹp khoảng cách giữa
các quốc gia và các nền văn hóa (do đó có thuật ngữ "ngoại giao thể thao‖), nhƣng
đối với một số ngƣời, sự kết hợp của thể thao và chính trị đã đƣợc chứng minh là sự
may mà cũng không may. Thể thao cũng đã đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ mang
tính trừng phạt của các nhà chính trị hoặc nhƣ một sắc lệnh hay lời ban bố cấm chống
lại một nhà nƣớc đang nhắm tới; hoặc các quốc gia có thể thƣờng xuyên phản đối
chống lại hoặc tẩy chay sự kiện thể thao lớn, điều này đã khiến Orwell gọi nó là
―Chiến tranh lạnh‖.61
Thể thao là bộ phận của văn hóa xã hội, bị chính trị, kinh tế xã
hội làm hạn chế, phục vụ cho chính trị, kinh tế xã hội.62
1.2.1.5. Ngoại giao thể thao
Muốn hiểu biết sâu sắc ngoại giao thể thao thì phải hiểu biết nguồn gốc ngoại
giao thể thao, mối quan hệ ngoại giao thể thao với ―ngoại giao tổng thể‖, ―ngoại
giao công chúng‖ là không thể thiếu.
 Nguồn gốc ngoại giao thể thao
Giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, sự mở rộng của chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây
tăng mạnh, thể chế quốc tế từng bƣớc hình thành. Sự giao lƣu thể thao bắt đầu mang
tính quốc tế. Hình thức giao lƣu thể thao đã thay đổi, không những bao gồm hình
thức dân gian mà còn bao gồm hình thức lấy quốc gia làm chủ đạo. Hình thức lấy
quốc gia làm chủ đạo đã chiếm vị trí chủ lƣu trong ngoại giao tổng thể quốc gia.
Trong quá trình phát triển xã hội, tác dụng của giao lƣu thể thao ngày càng
tăng. Các nƣớc phát huy chức năng của thể thao, giới thiệu cho cả thế giới đặc sắc
60
Cha, Beyond the Final Score, p. 28.
61
George Orwell, ‗The Sporting Spirit‘, in The Penguin Essays of George Orwell (New York: Penguin, 1994), p. 321,
quoted in Cha, Beyond the Final Score, p. 8; and Danyel Reiche, ‗War Minus the Shooting? The Politics of Sport in
Lebanon as a Unique Case in Comparative Politics‘, Third World Quarterly, no. 32, 2011, pp. 261-277 .
62
宋雪读〃国读体育交流读开拓新中国外交局面的读史作用与未来展望〃首都体育学院学读〃2002(2):9
26
của nƣớc mình. Cách thức ngoại giao thể thao không ngừng đổi mới. Các nƣớc giới
thiệu bản thân cho nƣớc khác nhìn thấy truyền thống văn hóa và hệ giá trị của nƣớc
mình, giúp nƣớc khác nhận biết và hiểu sâu sắc hơn về nƣớc mình.
Sau khi thể thao kết hợp với chính trị, thể thao từ trạng thái bị động sang trạng
thái chủ động. Theo xu thế phát triển toàn cầu hóa kinh tế, chính trị, hình thức ngoại
giao mới – ngoại giao thể thao xuất hiện. Sau khi thể thao phát triển chín muồi và
mang lại ảnh hƣởng quốc tế rất lớn, ngoại giao thể thao mới bắt đầu thịnh vƣợng.
Trƣớc tiên, thể thao quốc tế hiện tại không thu hút sự chú ý của con ngƣời, con
ngƣời coi Olympic là trò đùa. Nhƣng cuối cùng đại hội Olympic trở thành đại diện
của đại hội thể thao quốc tế hiện đại, nó phù hợp với sự phát triển văn hóa, kinh tế
của xã hội hiện tại, thúc đẩy phát triển hài hòa của thân thể tâm lý nhân loại, thúc
đẩy phát triển hòa bình cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ
hai, phạm vi thể thao quốc tế không ngừng mở rộng, đƣợc đƣa vào chiến lƣợc quốc
gia, ngoại giao thể thao bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi ngƣời. Hiện nay, ngoại
giao thể thao đã tăng cƣờng giao lƣu quốc tế, tăng nhiều tin cậy.
 Mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao tổng thể
Hình thức ngoại giao tổng thể phong phú đa dạng, ngoại giao thể thao là một
trong những hình thức biểu hiện của ngoại giao tổng thể. Ngoại giao thể thao phụ
thuộc vào ngoại giao tổng thể. Giao lƣu thể thao quốc tế không ngừng phát triển.
Những vận động viên đến từ các nƣớc khác nhau, khu vực khác nhau, chế độ xã hội
khác nhau, dân tộc khác nhau, chủng tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, thông qua
thể thao tăng cƣờng giao lƣu với nhau.
 Mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao công chúng
Ngoại giao công chúng là sự giao lƣu với công chúng nƣớc ngoài, thiết lập
một cuộc đối thoại để tuyên truyền và tăng sức ảnh hƣởng.63
Truyển tải thông tin và
63
Cull, Nicholas (Apr 18, 2006). "'Public Diplomacy' Before Gullion: The Evolution of a Phrase". USC Public
Diplomacy. University of Southern California.Retrieved September 26, 2014.
27
truyền bá những hình ảnh tích cực chỉ là một phần của ngoại giao công chúng, tuy
nhiên ngoại giao công chúng còn liên quan đến xây dựng những quan hệ lâu dài
nhằm kiến tạo môi trƣờng khả dĩ cho chính sách nhà nƣớc.64
Thể thao là một trong những ngôn ngữ thông dụng thế giới, thể thao là một
phƣơng thức hiệu quả trong quá trình giao lƣu quốc tế. Chúng ta có thể nhìn thấy,
khi các nƣớc hành ngoại giao đều coi thể thao là một phƣơng thức tốt đẹp, cho nên
ngoại giao thể thao phát huy tác dụng rất lớn trong giao lƣu văn hóa quốc gia, thiết
lập hình tƣợng quốc gia và cải thiện quan hệ quốc tế, ngoại giao thể thao trở thành
cầu nối giao lƣu giữa nhân dân các nƣớc.
Trong bài ―Sports diplomacy: A brief overview of the history‖, David
Macintosh và Thomas Hawes nhớ lại lịch sử Canada áp dụng thể thao trong ngoại
giao công chúng, họ thấy rằng ―ngoại giao khúc côn cầu trên sân băng‖ đã phát huy
tác dụng quan trọng trong cải thiện quan hệ hai nƣớc Liên Xô và Canada, họ thấy
ngoại giao thể thao là một bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng.65
David
Devises thấy ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng,
trong ―ngoại giao bóng bàn‖ thế kỷ trƣớc, đội bóng bàn Mỹ là chủ thể ngoại giao
công cộng, phát huy tác dụng quan trọng.66
Chủ thể ngoại giao thể thao là chính phủ quốc gia, nhƣng nhân dân là chủ
thể trực tiếp tham gia hoạt động ngoại giao thể thao. Nhìn từ góc độ này, nói
ngoại giao thể thao thuộc về ngoại giao chính phủ có thể thấy rõ sự nông cạn,
thậm chí miễn cƣỡng phụ họa. Nếu ngoại giao thể thao thuộc về ngoại giao
công chúng thì thích hợp hơn. Vì mục đích căn bản của ngoại giao công chúng
là tăng cƣờng giao lƣu giữa nhân dân các nƣớc.
 Ngoại giao thể thao
Trong ―Đại từ điển ngoại giao thế giới‖ do Qian Qicheng chủ biên, định nghĩa
64
Phần 2: ngoại giao công cộng http://www.baomoi.com/Phan-2-Ngoai-giao-cong-chung/119/6660785.epi ,20/7/2011
65
Macintosh, Hawes: ―Sports diplomacy: a brief overview of the history‖.
66
Devises: ―Ping Pong Diplomacy‖. Smithsonian Magazine April 2002
28
ngoại giao thể thao là giao lƣu thể thao đối ngoại của bộ môn thể thao hoặc tổ chức
thể thao của một nƣớc nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các nƣớc.67
Li Defang bổ
xung thêm định nghĩa của Qian Qicheng thấy rằng ngoại giao thể thao là một
phƣơng thức ngoại giao mới, thông qua các hoạt động nhƣ giao lƣu thể thao, thi đấu
thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao để thúc đẩy hiểu biết và tin cậy giữa các nƣớc,
cuối cùng đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ giữa các nƣớc,
thực hiện chính sách ngoại giao.68
Alex Laverty thấy rằng ngoại giao thể thao là
cách thức áp dụng thể thao để ảnh hƣởng mối quan hệ giữa thể thao, xã hội và chính
trị, ngoại giao thể thao có tác dụng vƣợt qua sự khác biệt văn hóa, đoàn kết nhân
loại.69
Ngoài ra, đa số học giả mƣợn quan điểm của Ủy ban giáo dục và văn hóa
Quốc hội Mỹ, tức là ―ngoại giao thể thao là sự áp dụng nút quan hệ của nhân loại
trong thể thao để xây cầu nối cho sự khác biệt của quốc gia và văn hóa. Tham gia
các hoạt động thể thao có thể rèn luyện sức lãnh đạo, khả năng hợp tác của con
ngƣời, khiến cho mọi ngƣời tuân theo quy tắc và tôn trọng lẫn nhau.
Có thể hiểu, ngoại giao thể thao là phƣơng thức ngoại giao mới, là hoạt động
đối thoại của các quốc gia chủ quyền với các tổ chức thể thao quốc tế, các chính
phủ và các bộ môn thể thao nƣớc khác, thông qua các phƣơng thức nhƣ triển khai
giao lƣu thể thao, cuộc thi đấu thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao... nhằm tăng
cƣờng sự tin cậy và hiểu biết giữa nhân dân các nƣớc, bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia, cải thiện quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó các quốc gia đạt mục tiêu mong
muốn trong chính sách đối ngoại.
 Đặc trƣng ngoại giao thể thao
Ngoại giao thể thao đã phát huy tác dụng trong sự giao lƣu giữa các quốc gia,
ngày càng đƣợc coi trọng. Nó có những đặc điểm nhƣ sau:
67
读其琛〄世界外交大辞典[G]〄北京:世界知读出版社〃2005:1999
68
李德芳〃体育外交的作用及其运用—以北京奥运会读例【J】〃《读代国读关系》〃2008 年第 10 期〃55-60
69
Arnaud.Pỉerre and James Riordan.Sport and International Politics. London;E&FN Spon,1998
29
Tính nhân dân. Ngoại giao thể thao xuất phát từ nguyện vọng yêu cầu hòa
bình của nhân dân, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, quốc giới, địa vị xã hội...
thông qua giao lƣu thể thao để thúc đẩy hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân
các nƣớc, cuối cùng thúc đẩy cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa các nƣớc.
Tính nhân dân làm cho ngoại giao thể thao có cơ sở vững chắc.
Tính ổn định. Vì xung đột lợi ích về mặt chính trị và kinh tế, mối quan hệ
giữa các nƣớc thay đổi. Ngoại giao thể thao chú trọng giao lƣu thể thao giữa các
nƣớc, lập quan hệ hữu nghị giữa các nƣớc. So với phƣơng thức ngoại giao khác nhƣ
chính trị, quân sự, kinh tế... áp dụng phƣơng thức thể thao xử lý vấn đề trong quan
hệ quốc tế, quốc gia đảm nhiệm ít rủi ro, ổn định hơn. Với sự gia tăng dân số và
triển khai các hoạt động ngoại giao thể thao, khiến cho nền tảng cơ sở ngoại giao
tổng thể vững chắc hơn.
Tính linh hoạt. Nó là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao thể thao khác biệt với
những hình thức ngoại giao khác. Ngoại giao thể thao dần dần thiết lập mối quan hệ
hữu nghị giữa nhân dân hai nƣớc. Trái với ngoại giao thể thao, ngoại giao chính phủ
không nhất thiết trở thành bạn bè, quan trọng nhất là hoàn thiện hiệp định và nhiệm vụ
phù hợp lợi ích quốc gia. Khi quan hệ hai nƣớc vào giai đoạn thoái trào, cách thức
chính trị và kinh tế đều hết hiệu lực, khi đó thể thao có thể trở thành công cụ cải thiện
quan hệ hai nƣớc. Ngoại giao thể thao không những là cách thức giao lƣu với một số
nƣớc chƣa thiết lập quan hệ với nhau, mà còn là cách thức giao lƣu với nhân dân nƣớc
khác khi quan hệ giữa các nƣớc căng thẳng, cuối cùng cải thiện quan hệ giữa các nƣớc
mà ngoại giao chính phủ không thể đạt đƣợc. Khi quan hệ hai nƣớc đến mức thân thiết
có thể triển khai các hoạt động ngoại giao với trình độ cao hơn để thúc đẩy quan hệ
giữa các nƣớc thân mật và ổn định hơn, tăng cƣờng tin cậy và hiểu biết.
Tính hai mặt. Trên một phƣơng diện, ngoại giao thể thao là một trong những
cách thức ngoại giao, nhƣng nó có tính phụ thuộc nhất định. Hình thức triển khai,
phạm vi và mục đích triển khai của nó đều bị ảnh hƣởng của ngoại giao tổng thể
quốc gia. Bên cạnh đó, ngoại giao thể thao mang tính độc lập. Trong quá trình ngoại
30
giao, ngoại giao thể thao thông qua các hình thức hoạt động thể thao phát huy tác
dụng mà hình thức ngoại giao khác không thể đạt đƣợc.
1.2.2.Ngoại giao thể thao với tư cách là sức mạnh mềm
1.2.2.1. Sức mạnh mềm Trung Quốc
Sức mạnh mềm là một khái niệm do giáo sƣ ngƣời Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr
tại đại học Harvard đƣa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990,
Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về
khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to
Success in World Politics. Hiện nay, thuật ngữ này đƣợc các nhà phân tích và chính
trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.70
Ông Joseph Nye nói rằng sức mạnh mềm là khả năng đoạt lấy thứ mình
muốn thông qua sức hấp dẫn thay vì ép buộc. Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa,
tƣ tƣởng chính trị và các chính sách của một quốc gia. Ông cho rằng, sức mạnh
mềm có thể xem là ―phƣơng diện thứ hai của quyền lực, nghĩa là một quốc gia có
thể đạt đƣợc những điều họ muốn trong chính trị quốc tế là do các nƣớc khác tự
nguyện làm theo, họ ngƣỡng mộ giá trị của quốc gia, muốn học theo tấm gƣơng đó,
khát vọng đạt tới sự phồn vinh và mở cửa nhƣ vậy.‖71
Nye kết luận cho rằng, ―Xét
từ góc độ hành vi, sức mạnh mềm là sức hấp dẫn. Xét từ góc độ nguồn tài nguyên,
sức mạnh mềm là tài nguyên sản sinh ra sức hấp dẫn‖.72
Sức mạnh mềm có ba
nguồn lực chính: Văn hóa quốc gia, hệ giá trị quốc gia, chính sách quốc gia.
Sức mạnh mềm đã đƣợc sử dụng phổ biến trong lịch sử mấy nghìn năm qua
các triều đại phong kiến Trung Hoa, điển hình nhƣ binh pháp Tôn Tử ―Không đánh
mà khuất phục lòng ngƣời‖, nhƣng cho đến nay Trung Quốc vẫn đang trên đƣờng
xây dựng khung lý luận sức mạnh mềm mang đặc sắc riêng của Trung Quốc. Sức
mạnh mềm đƣợc nêu ra sớm nhất là trong bài ―sức mạnh mềm với tƣ cách là văn
70
Soft power, http://en.wikipedia.org/wiki/Soft_power
71
Joseph S.Nye,Jr.,Soft Power:The means to success in World Politics,New Yorrk:Public Affairs,2004
72
Joseph S.Nye,Jr.,Soft Power:The means to success in World Politics,New Yorrk:Public Affairs,2004. Đã dẫn
31
hóa của sức mạnh quốc gia‖ của Wang Huning vào năm 1993, ông cho rằng văn hóa
là một sức mạnh mềm, là khái niệm mới nhất trong chính trị quốc tế hiện nay. Sức
mạnh mềm dựa vào xu thế phát triển văn hóa và hệ giá trị quốc tế. Năm 2006, thuật
ngữ ―sức mạnh mềm‖ lần đầu tiên xuất hiện chính thức trong văn kiện của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Trên tinh thần kết hợp lý thuyết của J.Nye với sức mạnh
mềm mang đặc trƣng Trung Quốc. Lần đầu tiên, trong văn kiện đại hội XVII Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã đi đến khẳng định ―sức mạnh mềm là bộ phận cấu thành
quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng nhƣ sức cạnh tranh quốc tế của
đất nƣớc‖. Theo đó, sức mạnh mềm Trung Quốc đƣợc hiểu là loại sức mạnh bao
gồm những nguồn lực ngoài quân sự và an ninh nhƣ: Văn hóa, ngoại giao, giá trị
quan chính trị, tài trợ kinh tế... Văn kiện Đại hội XVIII tiếp tục nhấn mạnh ―Phải
thúc đẩy đại phồn vinh, đại phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, dấy lên làn sóng
văn hóa xã hội chủ nghĩa mới, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia...‖73
Khi
sức mạnh mềm trở thành chủ đề nóng đƣợc thảo luận sôi nổi ở phƣơng Tây, nó cũng
đã thu hút sự quan tâm của giới học thuật Trung Quốc, nhằm tiến tới xây dựng hệ
thống lý luận sức mạnh mềm ―mang đặc sắc Trung Quốc‖. Học giả Trung Quốc
thảo luận về sức mạnh mềm theo nhiều hƣớng sau: Mở rộng định nghĩa sức
mạnh mềm của J. Nye và ―Trung Quốc hóa‖ khái niệm; xác định nguồn lực của
sức mạnh mềm; xác định vai trò của sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp
quốc gia.74
1.2.2.2. Ngoại giao thể thao là một trong những cách thức của sức mạnh mềm
Ngoại giao thể thao thông qua các hoạt động thể thao mà sinh ra tƣ tƣởng,
chính trị, sức hấp dẫn văn hóa, tinh thần đều thuộc về phạm trù sức mạnh mềm. Sức
mạnh mềm ngoại giao thể thao đã trở thành một bộ phận quan trọng để cân nhắc
sức mạnh mềm quốc gia và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Hiện nay, các nƣớc trên
73
Báo cáo Chính trị Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc
74
Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề dặt ra cho Việt Nam,
Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội,tr.26
32
thế giới đã nhận thức đến sự đe dọa của sức mạnh mềm ngoại giao thể thao và coi
ngoại giao thể thao là một trong những hình thức biểu hiện của sức mạnh mềm.
Ngoại giao thể thao là phƣơng tiện quan trọng để giới thiệu đất nƣớc, văn hóa
và con ngƣời Trung Quốc. Thông qua tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, nhân dân
các nƣớc sang Trung Quốc có thể cảm thấy Trung Quốc hiện tại, say mê, ổn định...
Xuất khẩu văn hóa thể thao là nội dung quan trọng của ngoại giao thể thao, Trung
Quốc thông qua ngoại giao thể thao để tuyên truyền văn hóa đất nƣớc. Viện trợ thể
thao cũng là nội dung quan trọng của ngoại giao thể thao, Trung Quốc là nƣớc đang
phát triển lớn nhất, đã viện trợ thể thao nhiều cho những nƣớc thế giới thứ ba, đã lập
hình tƣợng tốt đẹp trên quốc tế. Trong quá trình tham gia và tổ chức các sự kiện thể
thao, cả thế giới đã thấy nhân dân Trung Quốc nhiệt tình, hữu nghị, tự tin, kiên trì...
Vì tính rộng rãi và tính xuyên quốc gia của ngƣời tham gia các sự kiện thể
thao quốc tế, ngoại giao thể thao trở thành cầu nối gắn bó con ngƣời và nhân dân
Trung Quốc. Các sự kiện thể thao quốc tế đã xây cầu nối đối thoại và giao lƣu giữa
nhân dân các nƣớc. Thể thao là ―ngôn ngữ cơ thể‖ cho cả thế giới hiểu đƣợc, khắc
phục trở ngại giao lƣu. Ngoài ra, nhân dân là chủ thể trực tiếp của các hoạt động
ngoại giao thể thao, chủ thể của ngoại giao thể thao không phân biệt quốc tịch,
chủng tộc, giai cấp... Các sự kiện thể thao lấy hữu nghị, hòa bình, chính nghĩa làm
tôn chỉ, không ngừng tăng tình cảm hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc.
Ngoại giao thể thao nâng cao hình tƣợng quốc gia. Hình tƣợng quốc gia đã có
tác dụng tới trình độ sức mạnh mềm. Đối ngoại, hình tƣợng quốc gia nâng cao sức
cạnh tranh quốc gia, tăng quyền phát ngôn trong sự vụ quốc tế; đối nội, hình tƣợng
quốc gia nâng cao sức ngƣng tụ dân tộc, tăng tinh thần ái quốc. Ngoại giao thể thao
là cách thức trực tiếp, hiệu quả nhất để nâng cao hình tƣợng quốc gia. Ngoại giao
thể hao thu hút sự chú ý của truyền thông, truyền thông trở thành phƣơng thức tốt
nhất thiết lập và truyền bá hình ảnh quốc gia. Văn hóa truyền thống Trung Quốc và
biểu hiện tốt của các vận động viên Trung Quốc trong các sự kiện thể thao quốc tế
làm cho cộng đồng quốc tế và nhân dân các nƣớc đi sâu hơn vào tìm hiểu Trung
33
Quốc và hiểu biết Trung Quốc hơn. Phẩm chất của khán giả và ngƣời tình nguyện
cũng thể hiện hình tƣợng quốc gia. Đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế
trong nƣớc, có thể cho cả thế giới nhìn thấy hình tƣợng phát triển của Trung Quốc.
Chẳng hạn, thành công tổ chức Olympic Bắc Kinh đã phản ánh Trung Quốc giành
đƣợc nhiều thành tựu sau cải cách mở cửa. Nếu không có những tiến bộ về tinh thần
và vật chất trong suốt 30 năm qua, Trung Quốc khó có thể đạt mục tiêu tổ chức một
kỳ Olympic tiêu chuẩn cao và độc đáo nhƣ vậy. Olympic Bắc Kinh đã giúp thế giới
hiểu biết hơn về hệ thống xã hội và đƣờng lối phát triển của Trung Quốc, tạo thêm
động lực thúc đẩy Trung Quốc mở cửa hòa mình với thế giới.
Ngoại giao thể thao là sân khấu thể hiện sức mạnh ngoại giao. Năm nguyên
tắc chung sống hòa bình đã xác lập nguyên tắc đối ngoại của Trung Quốc, sự trỗi
dậy của thể thao Trung Quốc là phƣơng thức tốt nhất để vứt bỏ hoàn toàn xƣng hô
sỉ nhục ―Đông Á bệnh nhân‖. Thể thao Trung Quốc thông qua truyền hình, phim
ảnh, đài phát thanh và báo chí... cho nhân dân nƣớc khác nhìn thấy Trung Quốc phát
triển ngày càng mạnh. Đại hội thể thao đƣợc tổ chức trong nƣớc trở thành một danh
thiếp mạ vàng.
1.3.Khái quát về sức mạnh mềm qua ngoại giao thể thao của Trung Quốc trƣớc
năm 2000
1.3.1. Trước khi thành lập CHND Trung Hoa
Cổ đại, vì giao thông của Trung Quốc với phƣơng Tây không thuận tiện và bị
hạn chế bởi khoa học kỹ thuật, sự giao lƣu Trung Quốc với phƣơng Tây rất ít, cho
nên Trung Quốc chủ yếu giao lƣu thể thao với các nƣớc láng giềng nhƣ Nhật Bản,
Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, các nƣớc Đông Nam Á... Sau đó nhà Thanh đóng cửa, ngoại
giao thể thao Trung Quốc trì trệ. Sau chiến tranh Nha Phiến lần thứ nhất năm 1840,
―đạn pháo‖ phƣơng Tây mở toang cánh cửa nhà Thanh. Trong thời kỳ phong trào
Dƣơng Vụ, với sự gia tăng của lƣu học sinh Trung Quốc tại phƣơng Tây và nhà
truyền giáo phƣơng Tây vào Trung Quốc, giao lƣu thể thao gia tăng. Thời kỳ Trung
Hoa Dân Quốc, giao lƣu thể thao của Trung Quốc gia tăng. Năm 1913 đại hội thể
34
thao Viễn Đông lần thứ 1 đƣợc tổ chức tại Manila, có 26 cầu thủ của đội điền kinh
Trung Hoa tham gia và giành đƣợc 36 điểm. Tháng 6 năm 1922, nhà ngoại giao cao
cấp Trung Hoa Dân Quốc Ông Vƣơng Chính Đình trúng cử ủy viên của Ủy ban
Olympic quốc tế tại đại hội Ủy ban Olympic quốc tế lần thứ 21 tại Pa-ri (Pháp), ông
là ngƣời Trung Quốc đầu tiên đảm nhiệm chức vụ tại tổ chức thể thao quốc tế.75
Cùng năm, Hiệp hội thể thao nghệ thuật nghiệp dƣ đƣợc thiết lập tại Bắc Kinh, đây
là tổ chức thể thao mang tính toàn quốc. Năm 1928, Trung Quốc tham gia đại hội
Olympic mùa hè khoá 9 tại thủ đô Amsterdam (Hà Lan). Năm 1931, Ủy ban
Olympic quốc tế thừa nhận chính thức ―Hội thúc đẩy thể thao toàn quốc Trung Hoa‖
là Ủy ban Olympic Trung Quốc. Năm 1939, Khổng Tƣờng Hy trúng cử ủy viên của
Ủy ban Olympic quốc tế. Năm 1947, Đồng Thủ Nghĩa trúng cử ủy viên của Ủy ban
Olympic quốc tế. Thời kỳ này, ngoại giao thể thao lên một tầm cao mới, cải cách bộ
môn thể thao, doanh nghiệp thể thao giành đƣợc kết quả tốt.76
Với sự gia tăng của
ngoại giao thể thao, có nhiều môn thể thao đƣợc truyền vào Trung Quốc.
1.3.2.Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa (năm 1949-năm 1978)
Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa, tài chính Chính phủ rất khó khăn,
nhƣng các nhà lãnh đạo cấp cao nhƣ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai rất ủng hộ phát
triển sự nghiệp thể thao. Ngày 26 tháng 10 năm 1949, CHND Trung Hoa chƣa
thành lập đến một tháng thì chuẩn bị thành lập Hội tổng thể thao Trung Hoa, lần
lƣợt thành lập 23 liên đoàn thể thao quốc gia, đã đặt nền tảng cho giao lƣu thể thao
đối ngoại, thúc đẩy phát triển sự nghiệp Olympic quốc gia. Tháng 6 năm 1952, Hội
tổng thể thao Trung Hoa thành lập tại Bắc Kinh.77
Tháng 7 năm 1952, đại hội
Olympic lần thứ 15 tổ chức tại thủ đô Helsinki (Phần Lan), CHND Trung Hoa lần
75
王正廷〃http://baike.baidu.com/view/100416.htm
76
读帆〃提升我国读读力读域下的体育外交研究【D】〃山读读范大学〃2014-5
77
中读全国体育读会〃http://baike.baidu.com/view/56435.htm
35
đầu tiên phái đoàn đại biểu tham gia. Năm 1956, Hội tổng thể thao Trung Hoa
chuẩn bị tham gia đại hội Olympic lần thứ 16 tại Melbourn (Australia), nhƣng Ủy
ban Olympic quốc tế cho phép Đài Loan với tƣ cách là phái đoàn Trung Hoa Dân
Quốc tham gia đại hội này, nhƣ vậy phái đoàn Trung Quốc không tham gia đại hội
Olympic kỳ này. Bắt đầu từ năm 1958, Trung Quốc không liên lạc với Ủy ban
Olympic quốc tế đạt 21 năm.78
Nhƣng trong thời kỳ đó, Trung Quốc giao lƣu hợp
tác những môn thể thao với Liên Xô, Czechoslovakia, Hungary, các nƣớc Đông Âu,
cũng nhƣ giao lƣu hợp tác về giáo dục thể thao, huấn luyện các môn thể thao, thiết
lập các cơ quan quản lý, thăm hỏi với nhau. Trong đó, ―ngoại giao bóng bàn‖ có thể
coi là điền hình, thông qua môn bóng bàn để lặp lại quan hệ hai nƣớc Trung Mỹ
trong lĩnh vực ngoại giao thể thao.79
Trong thời kỳ này, đối tƣợng ngoại giao thể
thao của Trung Quốc chủ yếu là Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa của Đông
Âu. Sau thập kỷ 70, Trung Quốc giao lƣu với các nƣớc mới trỗi dậy của châu Á,
châu Phi. ―Cách mạng văn hóa‖ của Trung Quốc mang lại những ảnh hƣởng tiêu
cực tới sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, cuối thập kỷ 60, ngoại giao thể thao Trung Quốc
giảm mạnh, nhƣng từ khi phong trào này kết thúc, ngoại giao thể thao Trung Quốc
lại có sự gia tăng nhanh chóng.80
1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999
Sau cải cách mở cửa, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ 3 BCH Trung ƣơng Đảng
khóa 11, ngoại giao thể thao Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ mới. Thể thao tiến vào
thời kỳ phát triển nhanh nhất, huy hoàng nhất. Năm 1979, quan hệ Trung Quốc với
Ủy ban Olympic quốc tế đƣợc khôi phục chính thức, thể thao Trung Quốc trở thành
một bộ phận quan trọng của phong trào Olympic. Các ủy viên của Ủy ban Olympic
78
中国奥运史〃http://baike.baidu.com/view/1168960.htm
79
Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào? http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban-tung-dien-ra-
nhu-the-nao-2068081.html〃11/4/2006
80
读益读〃中国当代外交史(1949-2001)〃北京:中国青年出版社〃2002:261
36
quốc tế xác nhận Ủy ban Olympic của nƣớc CHND Trung Hoa gọi là ―Ủy ban
Olympic Trung Quốc‖, sử dụng quốc ca và quốc kỳ của nƣớc CHND Trung Hoa. Ủy
ban Olympic tại Đài Bắc gọi là ―Ủy ban Olympic Đài Bắc của Trung Quốc‖, không
đƣợc sử dụng quốc kỳ, quốc ca cũ, phải đợi Ủy ban Olympic quốc tế cho phép.81
Hết năm 1984, Trung Quốc đã gia nhập vào 52 tổ chức thể thao quốc tế và
đảm nhiệm lãnh đạo trong 15 tổ chức thể thao quốc tế, gia nhập vào 28 tổ chức thể
thao Châu Á và đảm nhiệm lãnh đạo trong 20 tổ chức thể thao Châu Á.82
Đến năm
1989, Trung Quốc đã gia nhập 74 tổ chức thể thao quốc tế và 38 tổ chức thể thao
Châu Á.83
Trung Quốc gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế đã phản ánh trình độ
cải cách mở cửa và sự phát triển quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Số ngƣời Trung
Quốc đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng tăng, đã mang
lại ảnh hƣởng trong giới thể thao quốc tế, thể hiện tinh thần dân tộc Trung Quốc,
đồng thời phản ánh sức mạnh thể thao Trung Quốc thậm trí phản ánh sự gia tăng
của sức mạnh mềm quốc gia, Trung Quốc đã từ ―Đông Á bệnh phu‖ đến cƣờng
quốc thể thao trên thế giới.
Sau cải cách mở cửa, giao lƣu thể thao đối ngoại rất sôi nổi. Từ năm 1949 đến
năm 1984, Trung Quốc đã giao lƣu thể thao hơn 6000 lần với 152 nƣớc và khu vực,
có gần 90000 ngƣời tham gia.84
Từ năm 1980 đến năm 1984, mỗi năm Trung Quốc
có hơn 7000 ngƣời tham gia các hoạt động ngoại giao thể thao khoảng hơn 500 lần,
tăng 1 lần so với thập kỷ 70.85
Đến năm 1989, Trung Quốc có hơn 100000 ngƣời
81
任海〃奥林匹克运读〃北京:北京体育出版社〃2005:404
82
当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601
83
中国体育读展情况〃http://www.chinasfa,net/lshg/xzgty/zgtyfz.htm
84
当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601
85
谷世权〃中国体育史〃383
37
8000
6000
4000
2000
0
số lần tham gia ngoại giao
thể thao
số lƣợng nƣớc và khu vực
tham gia ngoại giao thể thao
19771979198119831985198719891991199319951997
giao lƣu thể thao với hơn 150 nƣớc và khu vực hơn 8000 lần.86
Trung Quốc cũng tổ
chức các loại hình đại hội thể thao, đặc biệt là Á vận hội lần thứ 11 năm 1990 tổ
chức thành công tại Bắc Kinh, đã thu hút sự chú ý của nƣớc khác. Sau khi khôi
phục địa vị Olympic, Trung Quốc đã tham gia Olympic mùa đông lần thứ 13 năm
1980 và Olympic mùa hè lần thứ 23 năm 1984 tại Mỹ, Trung Quốc giành đƣợc đột
phá. Bắt đầu từ thập kỷ 90, ngoại giao thể thao lên một tầm cao mới, Trung Quốc
với các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng thân thiện, phát huy tác dụng to lớn
trong các sự vụ thể thao quốc tế.
Bảng 1.1. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 50-70 thế kỷ 20
Bảng 1.2. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 80-90 thế kỷ 20
(nguồn: Zheng Hua, tr.21, The study of the developing mode of sports diplomacy of
China from the perspective of new public doplomacy, 17/12/2012 )
Theo lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy ngoại giao thể thao Trung Quốc đồng
bộ với sự phát triển của ngoại giao tổng thể Trung Quốc. Thời kỳ đầu thành lập
CHND Trung Quốc, chính sách ngoại giao lấy ―nghiêng về một bên‖ làm nòng cốt,
gồm ―xóa bỏ hoàn toàn tàn tích làm lại từ đầu‖, ―quét sạch tàn dƣ rồi mới thiết lập
86
我国与外国体育活读交往情况〃http://www.stats.gov.cn/yearbook/1999/u09c.htm
500
400
300
200
100
0
số lần tham gia ngoại giao
thể thao
số lƣợng nhà nƣớc và khu
vực tham gia ngoại giao thể
thao
1949
1951
1953
1955
1957
1959
1961
1963
1965
1967
1969
1971
1973
1975
1977
1979
38
quan hệ ngoại giao‖ và ―nghiêng về một bên (nghiêng về phe xã hội chủ nghĩa do
Liên Xô đứng đầu)‖.87
Sự giao lƣu thể thao đối ngoại của Trung Quốc có thể tăng
cƣờng hữu nghị và đoàn kết với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, nhƣng quy mô, phạm vi
ngoại giao thể thao nhỏ. Đến cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60, quan hệ Trung
Quốc với Liên Xô xấu đi, nhƣng phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ,
đối tƣợng ngoại giao Trung Quốc chuyển vào các nƣớc Chủ nghĩa dân tộc mới trỗi
dậy nhƣ các nƣớc thế giới thứ ba Á-Phi-Mỹ Latinh. Từ năm 1964 đến năm 1966,
ngoại giao thể thao Trung Quốc đạt cao trào thứ nhất. Thời kỳ đầu cách mạng văn
hóa, Trung Quốc rơi vào trạng thái cô lập trên thế giới, ngoại giao thể thao bị ngƣng
đọng lại. Đến năm 1971, ngoại giao thể thao Trung Quốc rơi đến điểm thấp nhất,
nhƣng đó cũng là bƣớc ngoặt. Thập kỷ 70, Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ
với Mỹ, ngoại giao thể thao Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây ngày càng phát
triển. Cuối thập kỷ 70, Trung Quốc cải cách mở cửa, quy mô của ngoại giao thể
thao Trung Quốc ngày càng lớn. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, ngoại giao thể
thao Trung Quốc hạ xuống bởi ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn, nhƣng đƣợc
khôi phục rất nhanh, sau đó ngoại giao thể thao Trung Quốc tiến vào một thời kỳ
phát triển mới, đặc biệt là từ khi Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với các nƣớc
khác, ngoại giao thể thao Trung Quốc phát triển rất nhanh.
87
Tính chu kỳ trong chính sách ngoại giao Trung Quốc, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1419-tinh-
chu-k-trong-chinh-sach-ngoi-giao-trung-quc, 09/5/2010
39
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng này chủ yếu trình bày truyền thống thể thao Trung Quốc, lấy bối
cảnh quốc tế và bối cảnh Trung Quốc để làm cơ sở cho ngoại giao thể thao. Sau đó
thông qua thảo luận và nghiên cứu khái niệm thể thao, chính trị và ngoại giao để
làm cơ sở cho ngoại giao thể thao; thông qua đó trình bày rõ và phân tích mối quan
hệ thể thao, chính trị và ngoại giao, hoàn thành trình bày rõ khái niệm ngoại giao
thể thao. Sau đó kết hợp sự lý giải và nắm bắt ngoại giao thể thao của giới học thuật,
nhƣ mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao tổng thể và ngoại giao công
chúng, tổng kết ra khái niệm ngoại giao thể thao và đặc trƣng của nó. Chƣơng này
cũng nêu ra khái niệm sức mạnh mềm Trung Quốc và chứng minh ngoại giao thể
thao là một trong những sức mạnh mềm. Cuối cùng trình bày ba giai đoạn ngoại
giao thể thao trƣớc năm 2000, tạo cơ sở cho chƣơng sau viết ngoại giao thể thao
năm 2000 đến nay. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là phƣơng thức ngoại giao mới,
chắc chắn nó có thể phát huy tác dụng lớn đối với nâng cao sức mạnh mềm Trung
Quốc. Chƣơng này đã đặt nền tảng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho chƣơng sau.
40
CHƢƠNG 2:SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA
TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn
Theo nghĩa hẹp, chính sách ngoại giao thể thao là những biện pháp, kế hoạch,
dự án… do các bộ phận hữu quan nêu ra cho sự nghiệp thể thao đối ngoại có thể
phát triển theo hƣớng chính sách.
Đối với chính sách ngoại giao thể thao từ năm 2000 đến nay, Olympic Bắc
Kinh năm 2008 là năm có ý nghĩa sâu sắc nhất, là mốc đánh dấu quan trọng...88
Nó
mang lại ảnh hƣởng tích cực đến các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, khoa học kỹ thuật… có tác dụng trực tiếp tới sự nghiệp phát triển thể thao.89
Chính sách ngoại giao thể thao đƣợc quán triệt và đƣợc thể hiện rõ nét sự hiệu
quả trong những hoạt động ngoại giao thể thao.
2.1.1. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2000 đến năm 2008
Bƣớc vào thế kỷ 21, xu thế phát triển quốc tế và Trung Quốc có nhiều thay đổi.
Nhìn ra quốc tế, sức ảnh hƣởng của Thế vận hội ngày càng tăng. Trung Quốc qua hơn
30 năm cải cách mở cửa, sức mạnh tổng hợp tăng cƣờng. Trung Quốc trở thành một
cƣờng quốc trên thế giới và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quốc tế. Ngoại giao
thể thao Trung Quốc bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Trong thời kỳ này, chính
phủ Trung Quốc dựa vào sự phát triển của sự nghiệp thể thao nêu ra chính sách ngoại
giao thể thao: Gánh vác nghĩa vụ thể thao quốc tế, tích cực dung hòa vào thế giới.
88
逢读聚〃改革开放的读大读程和基本读读【J】〃南开大学学读〃哲学社会科学版〃2008(2):1-10
89
熊斗寅〃北京奥运会与中国体育读展【J】〃体育与科学〃2002〃23(6):9-13
41
2.1.1.1. Gánh vác nghĩa vụ thể thao quốc tế là đặc sắc của chính sách ngoại giao
thể thao thời kỳ này
Đầu tiên, Trung Quốc đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các kỳ tổ chức
thể thao quốc tế và quyền phát ngôn thể thao quốc tế của Trung Quốc ngày càng tăng.
Năm 2000 và năm 2008, ông Yu Zaiqing lần lƣợt trúng cử ủy viên và Phó chủ tịch
của Ủy ban Olympic quốc tế. Năm 2002, Li Lingwei trúng cử giám đốc của ban giám
đốc Liên đoàn cầu lông quốc tế. Cùng năm, Chen Wanqi trúng cử Chủ tịch Liên đoàn
bóng rổ quốc tế.90
Ngoài ra, Huo Zhenting, Deng Yaping, Gao Dianmin, Tu Mingde,
Wei Jizhong đều đảm nhiệm chức vụ tại Ủy ban Olympic quốc tế. Hiện nay, Trung
Quốc đã có hơn 410 ngƣời đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế và
châu Á, đã phát huy tác dụng quan trọng trong nhiều tổ chức thể thao quốc tế.91
Thứ hai, tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, tích cực thúc đẩy phát triển thể
thao thế giới. Năm 1999, Trung Quốc xin đăng cai Thế vận hội tổ chức năm 2008,
thông qua hai lần bỏ phiếu đã vƣợt qua Osaka, Paris, Toronto, IstaNhật Bảnul một
cách dễ dàng, và đến năm 2001 Trung Quốc đạt đƣợc quyền chủ nhà tại Thế vận hội
năm 2008.92
Trung Quốc đƣợc các nƣớc trên thế giới ủng hộ. Năm 2007, Trung Quốc
tổ chức cúp bóng đá nữ thế giới lần thứ 5, đã góp phần thúc đẩy phát triển bóng đá nữ
thế giới.93
Tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế thể hiện sức gánh vác của Trung
Quốc, cho nƣớc khác nhìn thấy hình tƣợng Trung Quốc mở cửa và tự tin hơn.
Thứ ba, Trung Quốc viện trợ thể thao cho các nƣớc đang phát triển với hình
90
中国与国读体育读读的关系,http://wenwen.sogou.com/z/q291504310.htm, 2011-5-31
91
中国奥委会在国读读洲体育读读任读 400 余〃http://sports.sina.com.cn/o/2012-12-27/16146355311.shtml〃2012-
12-27
92
Phùng Vĩnh Phù(2008), Thế vận hội Bắc Kinh- cuộc đua không trên sàn đấu, Nghiên cứu TRUNG QUốC,
tập 3(số 82), tr.43-49
93
2007 年中国女足世界杯,http://baike.baidu.com/view/1149608.htm
42
thức đa dạng. Trong thời kỳ này, hình thức viện trợ đối ngoại thể thao bao gồm
chuyên gia thể thao, trọng tài, bác sỹ, nhân viên quản lý tổ chức cuộc thi đấu, thông
tin nghiên cứu khoa học... đã thay thế phƣơng thức viện trợ đơn nhất trƣớc đó (viện
trợ dụng cụ thể thao và huấn luyện viên). Phƣơng thức giao lƣu từ dòng chảy một
chiều sang dòng chảy hai chiều.94
Viện trợ thể thao nhiều hình thức lập hình tƣợng
quốc tế của Trung Quốc, tăng cƣờng hữu nghị giữa Trung Quốc với các nƣớc khác.
2.1.1.2. Tích cực dung hòa vào thế giới là hạt nhân của chính sách ngoại giao thể
thao thời kỳ này
Trung Quốc tiếp tục duy trì ―địa vị bá chủ‖ trong giới thể thao châu Á. Trong
Thế vận hội năm 2008, Trung Quốc không những đứng đầu trong bảng huy chƣơng
vàng và bảng tổng huy chƣơng, đồng thời kéo dài khoảng cách giữa Trung Quốc với
các cƣờng quốc thể thao châu Á nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc, thể hiện ƣu thế thể
thao rõ ràng. Trong Á vận hội mùa đông, Trung Quốc đã từng bƣớc xây dựng và
củng cố địa vị thể thao quốc tế. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã tham gia thế
vận hội mùa hè 4 lần, từ vị trí thứ 4 đến vị trí thứ 2, thể hiện xu thế phát triển ổn
định và cƣờng thịnh. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã tham gia 4 lần Thế vận
hội mùa đông và đã từng bƣớc phát triển. Trong đại hội Olympic mùa đông năm
2002, Trung Quốc đã thực hiện bƣớc đột phá, lần đầu tiên giành đƣợc huy chƣơng
vàng.95
Năm 2002, đội bóng đá nam của Trung Quốc lần đầu tiên vào cuộc thi đấu
chung kết của cúp bóng đá thế giới, đã thực hiện giấc mơ cúp thế giới của Trung
Quốc.96
Trong hai lần đại hội Olympic năm 2004 và năm 2008 đội bóng rổ nam
Trung Quốc liên tục xếp hạng thứ 8. Năm 2008, đội bóng rổ nữ Trung Quốc tiến
vào vị trí thứ 4. Trong bối cảnh thi đấu thể thao mạnh mẽ, ƣu thế trong lĩnh vực thi
94
读大读〃我国体育读外援助的读史回读【D】〃吉林〃吉林大学〃2011
95
中国代表读参加冬奥会读史:1980 年第一次出读〃http://sports.sohu.com/20100128/n269899616.shtml〃2010-1-28
96
2002 年中国男足首次参加世界杯足球读〃http://news.qq.com/a/20090728/001301.htm
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc  Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...nataliej4
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...jackjohn45
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...vietlod.com
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...vietlod.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21 (20)

Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXILuận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
 
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ DÀNH CHO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO, THỂ THAO CH...
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đLuận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAYLuận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRO...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc tế V...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Phục Hồi Kinh Tế Liên Bang Nga Dưới Thời Tổng Thống V...
 
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèoQuản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
 
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (16)

BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Kiến Tạo Sức Mạnh Mềm Trung Quốc Qua Ngoại Giao Thể Thao Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ 21

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- QUÁCH THIÊM (GUO TIAN) KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP: QUỐC TẾ HỌC HÀ NỘI-2022
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- Quách Thiêm (Guo Tian) KIẾN TẠO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC QUA NGOẠI GIAO THỂ THAO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số : 60 31 02 06 Khoá luận tốt nghiệp: Quốc tế học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cƣờng Hà Nội – 2022
  • 3. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC 1.1. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................9 1.1.1. Truyền thống thể thao của Trung Quốc .....................................................................9 1.1.2. Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc ..............................................................................12 1.2. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................15 1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao ....................................................................................15 1.2.2. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là sức mạnh mềm ...................................................24 1.3. Khái quát về sức mạnh mềm qua ngoại giao thể thao của Trung Quốc trƣớc năm 2000.. ................................................................................................................................................28 1.3.1. Trƣớc khi thành lập CHND Trung Hoa.....................................................................28 1.3.2. Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa (năm 1949-năm 1978) ............................29 1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999 ...........................................................................30 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................................33 CHƢƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn ...........................................................34 2.1.1. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2000 đến năm 2008.........................34 2.1.2. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2009 đến nay...................................38 2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách ngoại giao thể thao Trung Quốc..............40 2.2. Một số biện pháp qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc......42 2.2.1. Cách thức cá nhân.....................................................................................................42
  • 4. 4 2.2.2. Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế và thông qua các sự kiện thể thao triển khai ngoại giao thể thao..................................................................................................................46 2.2.3. Hợp tác quốc tế ngoại giao thể thao của Trung Quốc...............................................53 Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................................58 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO THỂ THAO ĐỂ NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC 3.1. Đánh giá ngoại giao thể thao Trung Quốc .......................................................................59 3.1.1. Những thành tựu và tác dụng của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm của Trung Quốc.............................................................................................................................59 3.1.2. Một số hạn chế...........................................................................................................63 3.2. Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao của Trung Quốc...................................67 3.2.1. Địa vị ngoại giao thể thao nổi bật hơn.......................................................................67 3.2.2. Tác dụng ngoại giao thể thao rõ ràng hơn..................................................................67 3.2.3. Trách nhiệm ngoại giao thể thao lớn hơn ..................................................................68 3.3. Gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai .............................68 3.3.1. Bố cục chung: hình thức đa dạng, đối tƣợng rộng rãi................................................69 3.3.2. Thiết lập cơ chế quản lý của ngoại giao thể thao.......................................................69 3.3.3. Khai thác tài nguyên ..................................................................................................77 3.3.4. Tính toán đánh giá hiệu quả: nhiều đƣờng lối cấu tạo cơ chế tƣơng ứng..................81 3.4. Bài học kinh nghiệm........................................................................................................82 3.4.1. Ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao đặc biệt ....................................82 3.4.2. Ngoại giao thể thao có thể phát huy vai trò của văn hóa Trung Quốc.......................84 Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................................87 KẾT LUẬN.............................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................90 PHỤ LỤC ...........................................................................................................................94
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC :Asia-Pacific Economic Cooperation ASEAN :Association of Southeast Asian Nations AU :African Union BCH :Ban chấp hành CHND :Cộng hòa nhân dân EU :European Union NBA :National Basketball Association SCO :Shanghai Cooperation Organization
  • 6. 6 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến tranh quy mô lớn đã không nổ ra. Trong bối cảnh đa cực hóa chính trị và toàn cầu hóa kinh tế, sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Trong thời kỳ này, ngoại giao văn hóa có tầm quan trọng nổi trội hơn bao giờ hết. Trong quá trình phát triển ngoại giao văn hóa, có thể nói lĩnh vực đem tới thành quả rõ rệt và thu hút sự quan tâm nhất chính là lĩnh vực thể thao, tức là ngoại giao thể thao. Hiện nay sức mạnh mềm đƣợc xã hội quốc tế tôn lên thành một trong những chỉ tiêu thƣớc đo quan trọng khi tiến hành đánh giá sự phát triển kinh tế và xã hội nhân văn của một quốc gia. Trung Quốc từng trải qua hơn 30 năm cải cách nhằm hƣớng tới một bƣớc tiến mới trong lịch sử. Trong giai đoạn mới này, tình hình trong và ngoài nƣớc đều có những thay đổi vô cùng sâu sắc và trở nên phức tạp khó lƣờng hơn. ―Ngoại giao bóng bàn‖ đã có danh tiếng, khi kết thúc tình trạng mấy chục năm cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, đã trở thành một trong những ví dụ điển hình trong lịch sử ngoại giao thể thao Trung Quốc, điều này không chỉ cho thấy quyết tâm của các nƣớc phƣơng Đông bỏ qua đƣợc những rào cản lịch sử, dùng ngoại giao thể thao để xóa bỏ những phân biệt, xây dựng lại quan hệ ngoại giao, cũng cho thấy đƣợc tác dụng của sức mạnh mềm trong việc nâng cao và tăng cƣờng sức mạnh quốc gia. Cùng với những lần tổ chức sự kiện thể thao quốc tế mang tính tổng hợp nhƣ Olympic Bắc Kinh năm 2008, Á vận hội Quảng Châu năm 2010, Thế vận hội Đông Á Thiên Tân năm 2013... ngoại giao thể thao đã trở thành yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Từ văn hóa thể thao đến
  • 7. 7 nhân tài thể thao, từ hạng mục thi đấu tập thể đến hạng mục thi đấu đơn, từ việc xây dựng các cung thể thao đến sự giao lƣu của các doanh nghiệp thể thao, giao lƣu quốc tế bằng thể thao đã trở thành nội dung quan trọng trong việc tạo hình ảnh Trung Quốc, thúc đẩy phát triển sức mạnh mềm Trung Quốc. Đảng và lãnh đạo nhà nƣớc đều vô cùng coi trọng việc tổ chức các đại hội thể thao, từ ―mở rộng hoạt động thể thao, tăng cƣờng thể chất con ngƣời‖ tới ―sức khỏe toàn dân là dụng ý quan trọng trong việc cấu thành nên một xã hội tiểu khang toàn diện‖. Trong quá trình trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc rất chú trọng sức ảnh hƣởng và tác động của sức mạnh mềm, làm thế nào mới có thể thông qua ngoại giao thể thao để phát huy sức mạnh mềm Trung Quốc là một vấn đề phải đặc biệt chú trọng và đi sâu nghiên cứu. Khi Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại lễ khai mạc của Olympic mùa đông Sochi năm 2014, ngoại giao thể thao Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới. Nhƣ vậy, thông qua ngoại giao thể thao không ngừng mở rộng và phát triển sự giao lƣu thể thao, hoàn thiện các cơ quan ngoại giao thể thao, tham gia tích cực vào các tổ chức thể thao quốc tế và các sự kiện thể thao quốc tế, để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu nƣớc ngoài Ngoại giao thể thao là chủ đề gần đây đƣợc các học giả quan tâm nghiên cứu. Về nghiên cứu mối quan hệ thể thao với chính trị, ngƣời ta có hai quan điểm. Cựu Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Avery Brundage thấy rằng ―nguyên tắc quan trọng nhất của chúng ta là thể thao thoát khỏi chính trị‖.1 Nhƣng Susan Brownell qua phân tích quá trình diễn biến của hội tịch Trung Quốc trong Ủy ban Olympic quốc tế thấy thể thao với chính trị có quan hệ nhất định.2 Học giả Liên Xô chỉ ra ―thể thao mang tính giai cấp và tính lịch sử‖, ―thể thao trong đấu tranh chủ nghĩa xã 1 任海:《奥林匹克读本》〃人民体育出版社 2 Susan Brownell, What The Olympic Mean to China, pp123
  • 8. 8 hội với chủ nghĩa tƣ bản‖.3 Cùng với việc xã hội hóa thể thao ngày càng nổi bật, cũng nhƣ chính trị hóa đại hội Olympic, quan điểm sau thành chủ lƣu. Wang Huning thấy rằng ngƣời ta kết hợp thể thao với chính trị chính là có quan hệ tất nhiên nội tại.4 Về nghiên cứu định nghĩa ngoại giao thể thao, Alex Laverty thấy rằng ngoại giao thể thao là cách thức áp dụng thể thao để ảnh hƣởng mối quan hệ giữa thể thao, xã hội và chính trị, ngoại giao thể thao có tác dụng vƣợt qua sự khác biệt văn hóa, đoàn kết nhân loại.5 Ngoài ra, đa số học giả mƣợn quan điểm của Ủy ban giáo dục và văn hóa Quốc hội Mỹ, tức là ―ngoại giao thể thao là sự áp dụng nút quan hệ của nhân loại trong thể thao để vƣợt qua sự khác biệt của quốc gia và văn hóa. Tham gia các hoạt động thể thao có thể rèn luyện sức lãnh đạo, khả năng hợp tác của con ngƣời, khiến cho mọi ngƣời tuân theo quy tắc và tôn trọng lẫn nhau. Ngoại giao thể thao đã làm tăng đối thoại và tạo đồng thuận về văn hóa‖.6 Qian Qicheng cho rằng ngoại giao thể thao là giao lƣu thể thao đối ngoại của bộ môn thể thao và giới thể thao nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia.7 Li Defang bổ xung thêm vào định nghĩa của Qian Qicheng thấy rằng ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao mới thông qua các hoạt động thể thao nhƣ giao lƣu thể thao, thi đấu thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao để thúc đẩy hiểu biết và tin cậy giữa các nƣớc, cuối cùng đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ giữa các nƣớc, thực hiện 3 刘夫读:《读体育运读的政治性》〃人民出版社〃1985.8 4 读江南〃唐宏读:《读读代社会中体育与政治关系的再读读》〃上海体育学院学读〃2000-5(2) 5 Arnaud.Pỉerre and James Riordan.Sport and International Politics. London;E&FN Spon,1998 6 http://exchanges.state.gov/sports/diplomacy.html 7 读其琛〄世界外交大辞典[G]〄北京:世界知读出版社〃2005:1999〄 8 李德芳〃体育外交的作用及其运用—以北京奥运会读例〃《读代国读关系》〃2000(10) :55-60
  • 9. 9 chính sách ngoại giao.8 Về nghiên cứu tác dụng ngoại giao thể thao, Jeremy Goldberg thấy rằng trong đại hội Olympic Sydney, thay đổi lớn nhất là thể thao bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị quốc tế, thông qua hoạt động thể thao của các nƣớc đã thể hiện ƣu thế thể chế chính trị. Hiện nay, ngoại giao thể thao đƣợc coi là cách thức liên kết chặt chẽ giữa xã hội với xã hội.9 Thomas Alleyne chú ý đến hiệu ứng danh nhân trong ngoại giao thể thao, ông thấy danh nhân đến từ giới thể thao có thể phát huy hiệu ứng chính trị.10 Barre Houlihan thấy lạm dụng ngoại giao thể thao sẽ mang lại ảnh hƣởng tiêu cực, ông đã lấy những ngăn chặn của đa số nƣớc trong đại hội Olympic Moscow năm 1980 làm ví dụ để trình bày vấn đề này. 11 Wolfram Manzenreiter chỉ ra trong bài ―The soft power of sports in Japan‘s culture diplomacy‖: Thể thao là phƣơng thức ngoại giao có hiệu quả để thúc đẩy nhất thể hóa quốc tế, thực hiện mục tiêu chiến lƣợc quốc gia...12 Wilbert Marcellus Leonard thấy mục đích giới thể thao quốc tế là vận động viên đến từ nƣớc hình thái ý thức khác nhau sum họp lại với nhau, thông qua các cuộc thi đấu để thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc.13 Marc Keech và Barrie Houlihan trong bài ―Sport and The end of Aartheid‖ phân tích thể thao phát huy tác dụng trong quá trình biến mất của chế độ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của châu Phi, ngoại giao thể thao phát huy tác dụng bất ngờ.14 Udo Merket lấy hai nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên làm ví dụ, thấy ngoại giao thể thao lấy ―một dân tộc, hai quốc gia, ba lá cờ‖ làm nguyên tắc của hai nƣớc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trong thế kỷ này phát huy tác dụng chính trị rất 9 Jeremy Goldberg: Sporting diplomacy: Boosting the size of the diplomatic corps, The Washington Quarterly,2008. 10 Thomas Alleyne, The United Nations‘Celebrity Diplomacy 11 Barre Houlihan: politics and sport, sports studies, p213 12 Wolfram Manzenreiter: The soft Power of Sports in Japan‘s Culture Diplomacy. Institute of East Asian Studies, 2007 13 Wilbert Marcellus Leonard:A Sociological Perspecyive of Sport, 1984 14 Marc Keech: Sport and the end of apartheid, The Round Table: The Commonwealth Journal of International Affairs, pages 109-121
  • 10. 10 quan trọng để cải thiện quan hệ giữa hai nƣớc.15 Về nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao công chúng, David Macintosh và Thomas Hawes trong bài ―Sports diplomacy: A brief overview of the history‖ nhớ lại lịch sử Canada áp dụng thể thao trong ngoại giao công chúng, họ thấy rằng ―ngoại giao khúc côn cầu trên sân băng‖ đã phát huy tác dụng quan trọng trong cải thiện quan hệ hai nƣớc Liên Xô và Canada, họ thấy rằng ngoại giao thể thao là một bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng.16 David Devises thấy ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng, trong ―ngoại giao bóng bàn‖ thế kỷ trƣớc, đội bóng bàn Mỹ là chủ thể ngoại giao công chúng, phát huy tác dụng quan trọng.17 Về nghiên cứu sự phát triển ngoại giao thể thao Trung Quốc, trong chƣơng 12 của Asian Society - Past and Present‖ do J.A.Mangan và Fan Hong cùng viết, tác giả lấy ―Mối quan hệ Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế và cắt đứt quan hệ thập kỷ 50 thế kỷ 20‖, ―Đại hội thể thao sức mới nổi thập kỷ 60 thế kỷ 20‖, ―Ngoại giao bóng bàn thập kỷ 70 thế kỷ 20‖ làm chủ đề để phân tích ngoại giao thể thao của CHND Trung Hoa.18 ―Lịch sử thể thao CHND Trung Hoa‖ do Wu Shaozu viết, lấy thời gian làm đầu mối, trình bày sự phát triển của ngoại giao thể thao Trung Quốc. Lấy cải cách mở cửa làm bƣớc ngoặt, chia thành hai bộ phận: Giao lƣu thể thao đối ngoại độc lập tự chủ và thể thao Trung Quốc đi ra ngoài.19 Trong quyển sách ―60 năm thể thao CHND Trung Quốc Mới‖ do Xiong Xiaozheng, Zhong Bingshu viết, qua ―hạn chế và phản hạn chế‖, ―ngoại giao bóng bàn và các hoạt động giao lƣu đối ngoại‖, ―thể thao Trung Quốc đi ra ngoài‖ trình bày quá trình phát triển ngoại giao thể thao.20 15 Udo Merket: The Politics of Sport Diplomacy and Reunifaication in Divided K 16 Macintosh, Hawes: ―Sports diplomacy: a brief overview of the history‖. 17 Devises: ―Ping Pong Diplomacy‖. Smithsonian Magazine April 2002. 18 J.A.Mangan, FAN HONG, Communist China: Sport, Politics and Diplomacy 19 伍读读〃《中读人民共和国体育史》〃中国读籍出版社 20 熊读正〃读秉枢:《新中国体育 60 年》〃北京体育大学出版社〃2010-11
  • 11. 11 Về nghiên cứu sức mạnh mềm, năm 1990 những nghiên cứu về sức mạnh mềm lần đầu tiên đã xuất hiện do ngƣời Mỹ Joseph S Nye.Jr chỉ ra rằng: Sức mạnh mềm là năng lực thu hút và thuyết phục nƣớc khác nghe theo nƣớc mình, nên nƣớc mình đƣợc những cái mà mình mong muốn.21 Joseph S Nye.Jr chủ yếu định nghĩa và trình bày về mặt quan hệ quốc tế. Học giả Trung Quốc nghiên cứu sức mạnh mềm sớm nhất là ông Wang Huning giáo sƣ khoa chính trị của đại học Phúc Đán. Ông chỉ ra các yếu tố nhƣ thể chế chính trị, sĩ khí dân tộc, thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, hình thái ý thức... là sức mạnh mềm.22 Hiện nay, thông qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc đối với các nƣớc khác quá ít. 2.2. Lịch sử nghiên cứu Việt Nam Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc và ngoại giao Trung Quốc (ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao năng lƣợng... ), nhƣ: ―Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề dặt ra cho Việt Nam‖ do TS. Nguyễn Thị Thu Phƣơng chủ biên vào năm 2013;23 ―Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖ do TS. Lê Văn Mỹ chủ biên vào năm 2013;24 ―Chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21‖ của tác giả Nguyễn Minh Mẫn vào năm 2012;25 ―Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21: Về chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia‖ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội vào năm 2007...26 Nhƣng Việt Nam chƣa có tác phẩm học thuật chuyên nghiên cứu về ngoại giao thể thao. Chỉ có 21 Joseph S Nye.Jr The Changing Nature of World Power, Political Science Quarterly,voll105,No.12,1990,p177-192 22 王沪宁:作读国家读力的文化:读权力〃复旦学读(社会科学版)1993(3) 23 Nguyễn Thị Thu Phƣơng(2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốcvà những vấn đề dặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội 24 Lê Văn Mỹ(2013), Ngoại giao Trung Quốctrong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội 25 Nguyễn Minh Mẫn, chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốctrong những năm đầu thế kỷ XXI, http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4641 26 Trung Quốcnhững năm đầu thế kỷ XXI: về chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 2007
  • 12. 12 những tạp chí nói đến ngoại giao thể thao và trình bày một sự kiện ngoại giao thể thao, chƣa khái quát thành lý luận. Nhƣ ―Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ'‖ của tác giả Anh Ngọc chỉ trình bày sự kiện Phó tổng thống Mỹ Joe Biden mở màn chuyến thăm Trung Quốc bằng việc tham dự trận giao hữu bóng rổ giữa hai nƣớc.27 Bài ―'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?‖của T. Huyền cũng chỉ trình bày sự kiện này.28 Việt Nam có nhắc đến quan hệ thể thao với chính trị, nhƣ trong bài “Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao‖ của Thành Nam nói rằng trận thi đấu đã khiến cho chính khách các nƣớc có cơ hội gặp gỡ, vừa vui vẻ xem thi đấu thể thao, ―tiện thể‖ cũng giải quyết một số công việc nhƣ các hoạt động ngoại giao chính thức.29 Khoá luận đƣợc tạo thành trên sự kết hợp giữa ngoại giao thể thao với sức mạnh mềm, đƣợc chọn mốc thời gian vào những năm đầu thế kỷ 21. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khoá luận thông qua những sự kiện cụ thể của ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 để phân tích tình hình của ngoại giao thể thao Trung Quốc, nhắc đến sự tác động của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm Trung Quốc, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá của ngoại giao thể thao đối với nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Kiến tạo sức mạnh mềm TTrung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21. 27 Anh Ngọc, Mỹ - Trung 'ngoại giao bóng rổ, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-trung-ngoai-giao-bong-ro- 2203111.html, 18/8/2011 28 T. Huyền, 'Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào?〃http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban- tung-dien-ra-nhu-the-nao-2068081.html, 11/4/2006 29 Thành Nam, Lật lại những ‗ván cờ‘ ngoại giao trên sân đấu thể thao,http://tamnhin.net/lat-lai-nhung-van-co-ngoai-giao- tren-san-dau-the-thao.html, 16/6/2014
  • 13. 13 3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Thông qua chính sách, đƣờng lối thực hiện ngoại giao thể thao để phân tích sự phát triển ngoại giao thể thao nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21. Đánh giá thành tựu, hạn chế ngoại giao thể thao, triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao, gợi mở nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong tƣơng lai. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin từ nguồn tƣ liệu - Sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích - Phƣơng pháp lịch sử, logic; So sánh đối chiếu thông tin - Phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành chính trị, quan hệ quốc tế v.v... Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra, khoá luận đƣợcchia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cở sở hình thành ngoại giao thể thao Trung Quốc Chƣơng 2: Sự phát triển ngoại giao thể thao nhằm nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 Chƣơng 3: Đánh giá và triển vọng ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc
  • 14. 14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGOẠI GIAO THỂ THAO TRUNG QUỐC 1.1. Cơ sở thực tiễn 1.1.1. Truyền thống thể thao của Trung Quốc Văn hóa thể thao xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng về phát triển và sáng tạo văn hóa tiên tiến. Sự ra đời của văn hóa tiên tiến liên quan tới văn hóa truyền thống. Văn hóa thể thao là một bộ phận cấu thành của văn hóa xã hội, bị hạn chế và ảnh hƣởng bởi truyền thống thể thao. Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.30 Đƣợc mọi ngƣời tôn trọng, lƣu giữ, kế thừa và phát huy. Truyền thống thể thao là những tƣ tƣởng, hành vi hình thành trong quá trình phát triển thể thao mà ảnh hƣởng đến thể thao đƣơng đại. Nó là một hình thái quá khứ, nhƣng liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển thể thao hiện thực. Trong quá trình phát triển thể thao Trung Quốc, Nho gia, Đạo gia và Mặc gia đã có những quan điểm quan trọng. Nho gia chủ trƣơng giáo dục cả thể chất và tâm lý. Nội dung mà Khổng Tử dạy học lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cƣỡi ngựa) đã mang tính thể thao.31 Mạnh Tử nêu ra tƣ tƣởng ―lao kỳ cân cốt‖ (读其筋骨), đã bao gồm yếu tố rèn luyện.32 Lão Tử chủ trƣơng ―Thiên nhân hợp nhất‖, ―Hài hòa tự nhiên‖.33 Dựa trên cơ sở tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng cổ đại đã sinh ra dƣỡng sinh học cổ đại, thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc. 30 Từ điển tiếng Việt(2006), Nxb Đà Nẵng, tr.1053 31 六读〃http://baike.baidu.com/view/9207.htm 32 孟子.告子〃http://baike.baidu.com/view/1926980.htm 33 老子〃http://baike.baidu.com/subview/2237/5236581.htm
  • 15. 15 1.1.1.1. Nhấn mạnh giá trị xã hội thể thao Nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của nhân loại, thông qua xã hội ràng buộc con ngƣời, nhấn mạnh sự phục tùng của con ngƣời đối với xã hội là văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Nho gia chủ trƣơng giáo dục phải chú trọng cả thể chất và tâm lý, đào tạo nhân tài tu thân dƣỡng tính. Trong quá trình giáo dục, Khổng Tử nhấn mạnh tác dụng giáo dục là giải trí, chú trọng dƣỡng sinh. Nhƣng tƣ tƣởng chính thống của Nho giáo là duy trì chế độ tập quyền, coi cái này là căn bản để trị quốc. Nhƣ vậy, giáo dục thể chất và tâm lý lấy lễ làm trung tâm, phản đối những hoạt động chỉ lấy giải trí làm mục đích, coi quả cầu (đồ chơi thời xƣa) là mất sức. Vì tƣ tƣởng Nho gia đại diện tƣ tƣởng chính thống của chính quyền, đã phản ánh quan điểm và hệ giá trị của truyền thống thể thao Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân xƣa Trung Quốc không chú trọng thể thao trong giáo dục truyền thống Trung Quốc. 1.1.1.2. Nhấn mạnh giá trị luân lý Xã hội truyền thống Trung Quốc là xã hội chú trọng luân lý. Trong văn hóa truyền thống, Trung Quốc coi giá trị con ngƣời là giá trị luân lý, coi thành tựu đạo đức là thành tựu có giá trị nhất trong cuộc sống. Truyền thống thể thao Trung Quốc lấy luân lý thể thao làm định hƣớng giá trị. Trong truyền thống thể thao, cạnh tranh và kết quả thắng bại đặt ở vị trí thứ hai, còn tu thân dƣỡng tính và theo đuổi sự hoàn hảo của nét đẹp tinh thần luôn đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên, nhƣ ―võ thuật Trung Quốc‖ phát triển theo đuổi kỹ năng tuyệt vời mà không phải là lấy thắng lợi làm mục đích. Nắm bắt một kỹ năng phải chấp nhận và tuân thủ quy phạm giá trị đạo đức của nó. Trong quá trình dạy học, hình thành quan hệ luân lý lấy hiếu thảo làm hạt nhân. Tƣ tƣởng Nho gia thông qua quan điểm lễ, nhạc để chỉ đạo và quy phạm các hoạt động giải trí, một mặt nhấn mạnh tu dƣỡng tự thân, nâng cao đạo đức, mặt khác nhấn mạnh trí nhân. Thời Đƣờng, Võ Tắc Thiên thiết lập ―khoa cử võ‖ mang lại ảnh hƣởng đến phong trào học tập võ thuật, thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao quân sự. Học võ thuật để
  • 16. 16 làm quan chức mà không phải là rèn luyện sức khỏe tự thân.34 1.1.1.3. Dưỡng sinh và giải trí cùng tồn tại Dƣới sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho gia, Trung Quốc hình thành hai hệ thống: Các hoạt động dƣỡng sinh lấy trƣờng thọ làm mục đích và các hoạt động giải trí lấy vui vẻ làm mục đích. Vì văn hóa truyền thống Trung Quốc trọng văn khinh võ, trọng đức khinh kỹ, chú trọng giá trị tập thể, bỏ qua nhu cầu cá nhân. Lý luận và thực tiễn dƣỡng sinh học theo đuổi trƣờng thọ đƣợc văn hóa chính thống ủng hộ và phát triển. Lý luận và thực tiễn dƣỡng sinh học của Trung Quốc rất phong phú, trong đó những quan điểm và lý luận rất có ý nghĩa khoa học, nhƣ nguyên lý ―cân bằng âm dƣơng‖.35 Dƣỡng sinh nhấn mạnh sự kết hợp động và tĩnh, nhƣng tĩnh là chủ yếu, thông qua điều chỉnh khí để dƣỡng tâm, dƣỡng thần và dƣỡng thân. Hình thức này phù hợp nhu cầu ―khắc kỷ‖ của văn hóa truyền thống Nho gia. Tức là yêu cầu con ngƣời nghiêm túc tự thân trong đạo đức. Làm cho tu thân kết hợp với tu đức, nhƣng bỏ qua vận động chân tay. Các hoạt động giải trí bao gồm hai phần: Hoạt động giải trí hoàng cung và hoạt động giải trí dân gian. Các hoạt động này có giá trị thẩm mỹ, nhƣng có xung đột với các văn hóa chủ lƣu, chƣa bao giờ trở thành một bộ phận của văn hóa chủ lƣu. Nhƣ quả cầu bắt đầu từ cổ đại Trung Quốc, từ trò chơi thi đấu trở thành biểu diễn mang tính kỹ năng, vì ―kỹ năng hóa‖ rất khó phổ biến. Sự phát triển của ―bai xi‖(百读) đã thể hiện đặc điểm của truyền thống thể thao Trung Quốc. ―Bai xi‖ rất phong phú đa dạng, bao gồm âm nhạc, nhảy múa, võ thuật... ―Bai xi‖ bắt đầu từ thời Tiên Tần, lúc đó đa số là hoạt động thi đấu, sau đó bị thống nhất vào hình thức biểu diễn để cho thƣởng thức.36 Nó bỏ qua hệ giá trị xã hội vận động thân thể, là 34 武读〃http://baike.baidu.com/view/120676.htm 35 阴阳平衡〃http://baike.baidu.com/view/1371319.htm 36 百读〃http://baike.haosou.com/doc/5789420-6002210.html
  • 17. 17 cách thức để phát triển thân thể của nhân loại. Vì truyền thống thể thao Trung Quốc rất chú trọng giá trị xã hội và luân lý thể thao, làm cho các kỳ thi đấu lấy cá nhân làm cơ sở không đƣợc phát triển trong truyền thống thể thao. Thực tiễn của dƣỡng sinh học bị hạn chế bởi văn hóa xã hội. Các hoạt động giải trí có xung đột với văn hóa chủ lƣu của xã hội. Cho nên mối quan hệ giữa giáo dục, giải trí, dƣỡng sinh và huấn luyện quân sự thiếu phối hợp một cách hệ thống, rất khó hình thành môi trƣờng văn hóa xã hội để phát triển thể thao. Truyền thống thể thao Trung Quốc chú trọng đạo đức, nội tâm, nội tại, cũng chú trọng cách thức cuộc sống và sự phối hợp của yếu tố bên trong và bên ngoài, cũng nhƣ chú trọng hợp tác. 1.1.2. Bối cảnh quốc tế và Trung Quốc 1.1.2.1. Bối cảnh quốc tế Trong phạm vi toàn cầu và khu vực, mối quan hệ đa phƣơng toàn cầu lấy Liên hợp quốc làm trung tâm tiếp tục đƣợc điều chỉnh, quyền uy của Liên hợp quốc tăng cƣờng rõ ràng. Mối quan hệ đa phƣơng khu vực lấy sự hợp tác khu vực làm phƣơng tiện truyền đạt tiếp tục đƣợc điều chỉnh, EU, ASEAN, AU... đã cố gắng thúc đẩy nhất thể hóa nội bộ, SCO, APEC, ASEM đã giành đƣợc kết quả hợp tác mới. Quan hệ hai bên đặc biệt là sự phát triển của mối quan hệ với nƣớc lớn cũng đƣợc điều chỉnh, quan hệ Trung - Mỹ đạt đƣợc tiến trình mới, quan hệ hợp tác chiến lƣợc Trung - Nga đƣợc đi sâu phát triển, quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã đƣợc cải thiện. Xu thế đa cực tiếp tục phát triển trong vòng luẩn quẩn.37 Nhìn vào toàn cảnh giới thể thao quốc tế, đại hội Olympic chiếm vị trí rất quan trọng; Các liên đoàn thể thao quốc tế (IFs), các liên đoàn thể thao khu vực và châu lục rất sôi động; Có nhiều mâu thuẫn và đấu tranh trong lĩnh vực thể thao quốc tế.  Đại hội Olympic có ảnh hƣởng rất lớn 37 熊光楷。大读读,大读整,大外交。学读读读〃2007 年 1 月 8 日
  • 18. 18 Dƣới sự lãnh đạo của Ủy ban Olympic quốc tế, đại hội Olympic lấy ―hòa bình, hữu nghị, tiến bộ‖ làm mục tiêu, lấy ―nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn‖ làm khẩu hiệu. Qua hơn 100 năm phát triển, đặc biệt là mƣời mấy năm gần đây, nhân dân của 205 quốc gia và khu vực không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo và tín ngƣỡng, sum họp với nhau dƣới lá cờ 5 vòng tròn. Đại hội Olympic trở thành đại hội thể thao quốc tế mang tính tổng hợp cao nhất, có sức ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới, cũng là lực lƣợng quan trọng để duy trì hòa bình thế giới. Olympic lần thứ 1 năm 1896 chỉ có 241 vận động viên của 14 quốc gia tham gia (chỉ có vận động viên nam).38 Nhƣng đến Olympic lần thứ 29 năm 2008 đã có 11438 vận động viên của 205 quốc gia và khu vực tham gia.39 Đại hội Olympic không những là sân chơi thi đua thể thao có kỹ năng cao nhất, mà còn là sân chơi để thể hiện sức mạnh tổng hợp quốc gia, đƣợc các quốc gia và khu vực hết sức quan tâm. Theo điều tra và thống kê của công ty Gallup, lá cờ 5 vòng tròn Olympic là tiêu chí đƣợc ngƣời ta biết nhiều nhất trên thế giới, 75% ngƣời trong điều tra cho rằng Olympic liên quan đến hòa bình và hữu nghị.40  Các liên đoàn thể thao quốc tế, các liên đoàn thể thao khu vực và châu lục rất sôi nổi Hiện nay, có 62 liên đoàn thể thao quốc tế đƣợc Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (có 35 môn thể thao của liên đoàn thể thao quốc tế đƣa vào môn thể thao đại hội Olympic).41 Trong đó các tổ chức thể thao mang tính thẩm mỹ nhƣ Liên đoàn quốc tế các hiệp hội bóng đá (FIFA), Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn điền kinh (IAAF) và Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB)... phát triển rất nhanh, ảnh hƣởng 38 Sports, 1896, first modern Olympic is heid, http://www.history.com/this-day-in-history/first-modern-olympics-is-held 39 2008 Summer Olympic, http://en.wikipedia.org/wiki/2008_Summer_Olympics 40 唐沛〃新中国体育外交的回读与展望【D】〃北京体育大学〃2011:35 41 国读读读体育读合会〃http://baike.baidu.com/view/206363.htm
  • 19. 19 ngày càng tăng. Có nhiều loại thi đấu nhƣ: Cúp thế giới, thi đua ngôi sao, giải vô địch thế giới... làm cho giới thể thao quốc tế phát triển rất nhanh. Theo sự phát triển chuyên nghiệp hóa và thƣơng mại hóa thể thao, nguồn lực tài chính và sức ảnh hƣởng của nhiều tổ chức thể thao tăng rất mạnh. Đồng thời, các tổ chức thể thao quốc tế không ngừng hoàn thiện quy tắc và tổ chức thi đấu để củng cố địa vị của mình trên giới thể thao quốc tế. Thông qua các loại thi đấu và hội nghị định kỳ và không định kỳ, các tổ chức thể thao quốc tế với các liên đoàn thể thao các châu, các quốc gia và các khu vực hình thành một mạng lƣới lớn trên thế giới, ảnh hƣởng đến sự phát triển thể thao của thế giới nói chung và các nƣớc nói riêng. Các tổ chức hợp tác thể thao xuyên lục địa và khu vực xuất hiện và nổi lên, đại hội thể thao khu vực ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn. Lấy khu vực châu Á và các khu vực xung quanh làm ví dụ, ngoài Á vận hội ra, những năm gần đây đã xuất hiện những đại hội thể thao mang tính khu vực nhƣ đại hội thể thao Đông Á, đại hội thể thao Trung Á, đại hội thể thao Tây Á. Những đại hội thể thao và tổ chức đƣợc thành lập dƣới bối cảnh dân tộc và tôn giáo, nhƣ đại hội thể thao Ả-rập, đại hội thể thao đoàn kết phụ nữ các nƣớc Hồi giáo; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức dƣới bối cảnh ảnh hƣởng của chính trị truyền thống, nhƣ đại hội thể thao Liên bang Anh, đại hội thể thao cộng đồng Pháp ngữ; những đại hội thể thao đƣợc tổ chức với bối cảnh vị trí địa lý, nhƣ đại hội thể thao các nƣớc nhỏ của châu Âu, đại hội thể thao các nƣớc bán đảo Thái Bình Dƣơng; nhiều nhất là lấy khu vực làm cơ sở nhằm tăng cƣờng hợp tác, nhƣ đại hội thể thao Vịnh, đại hội thể thao Địa Trung Hải, đại hội thể thao cả châu Phi...  Các mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp trong lĩnh vục thể thao quốc tế Nhìn vào quốc tế, các nƣớc đang phát triển không hài lòng ―Chủ nghĩa trung tâm châu Âu‖, yêu cầu sáng lập trật tự mới thể thao quốc tế công bằng hợp lý, tham gia đại hội thể thao quốc tế một cách công bằng, giữ gìn lợi ích bản thân và tăng cƣờng hợp tác với các bên. Ở châu Á, mâu thuẫn giữa các tập đoàn Ả-rập Tây Á và khu vực Đông Á rất phức tạp. Trên giới thể thao quốc tế, hiện tƣợng tham nhũng và vấn đề trọng tài
  • 20. 20 không công bằng rất phổ biến, một số tổ chức và cá nhân lợi dụng ―Vấn đề Đài Loan‖, lợi dụng vấn đề thuốc kích thích để công kích chế độ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. 1.1.2.2.Bối cảnh thể thao Trung Quốc Bƣớc vào thế kỷ 21, công việc ngoại giao chủ yếu của Trung Quốc là xây dựng toàn diện xã hội tiểu khang, ứng phó những vấn đề nóng quốc tế và các nƣớc láng giềng, nhƣ vấn đề khủng hoảng tài chính, vấn đề hạt nhân, vấn đề chống khủng bố... Trung Quốc xác định rõ mối quan hệ với các nƣớc lớn, các nƣớc láng giềng, các nƣớc thế giới thứ ba, nêu ra khẩu hiệu ―hòa bình, phát triển và hợp tác‖, khởi xƣớng xây dựng thế giới hài hòa. Bắt đầu từ chuẩn bị Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc đƣợc phát triển toàn diện và nhanh chóng. Olympic Bắc Kinh năm 2008, lập khuôn khổ hợp tác của Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới, làm cho các dân tộc trong nƣớc đoàn kết với nhau, tăng nhanh tiến trình phát triển của kinh tế Trung Quốc, cải thiện môi trƣờng sinh thái Trung Quốc, tạo ra hình tƣợng quốc tế là phát triển bền vững, thúc đẩy giao lƣu văn hóa và dung hòa tinh thần thể thao giữa Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây, đã truyền bá quan điểm trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.42 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Nội dung ngoại giao thể thao 1.2.1.1. Thể thao Định nghĩa thể thao thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Khái niệm này nêu ra từ năm 1760, gọi là ―physical Education‖, chúng ta có thể nhìn thấy khái niệm thể thao nêu ra từ góc độ giáo dục, chƣa bao gồm chính trị, khoa học... nghĩa rất hẹp. Định nghĩa của nó thay đổi, gọi là ―physical Culture‖, nội dung thể thao phong phú. Sau đó, thể thao theo nghĩa rộng là ―physical education and sport‖ đƣợc ngƣời ta chấp nhận, nó thông qua rèn luyện thân thể nhằm tăng thể chất, thúc đẩy phát triển 42 读读等。2008 奥运提升中国国读地位和声望的研究。中国法制出版社。2007.(27-30)
  • 21. 21 toàn diện nhân loại, phong phú cuộc sống văn hóa xã hội và thúc đẩy văn hóa tinh thần, là một hoạt động xã hội có ý thức và có tổ chức.43 Nhƣng giới lý luận chƣa đạt đƣợc nhận thức chung đối với khái niệm thể thao nghĩa rộng. Thể thao là một bộ phận của văn hóa xã hội, thể thao với chính trị, kinh tế ảnh hƣởng lẫn nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ―physical education and sport‖, ―physical culture‖, ―sport (sports)‖ dần dần đƣợc những quốc gia chấp nhận là khái niệm thể thao theo nghĩa rộng hiện đại. Ví dụ, Tổng cục thể thao Trung Quốc ngƣời ta dịch sang tiếng Anh là ―General Administration of Sport of China‖. Hiện nay, ―sport‖ đƣợc ngƣời ta sử dụng phổ biến, nó sẽ có xu thế trở thành nghĩa rộng trong thể thao. Thể thao đƣợc định nghĩa trong khoa học chính trị là một hoạt động cạnh tranh đƣợc thể chế hóa, liên quan đến tiêu hao thể lực hoặc sử dụng kỹ năng vật lý tƣơng đối phức tạp của cá nhân, sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy tính tham gia tích cực của cá nhân.44 Tra cứu từ điển tiếng Việt, thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực của con ngƣời, thƣờng đƣợc tổ chức thành những hình thức trò chơi, thi đấu theo những qui tắc nhất định.45 1.2.1.2. Chính trị Chính trị có liên quan tới quyền lực và lợi ích. Từ điển tiếng Anh Collins định nghĩa chính trị giống nhƣ thực hành, học tập của nghệ thuật và sự hình thành của khoa học, nó chỉ đạo và quản trị quốc gia và đơn vị chính trị khác; Nó là nghệ thuật và khoa học của chính phủ.46 Nói một cách đơn giản, quan điểm phổ biến hơn của định nghĩa chính trị là ―Con ngƣời đƣợc những gì, khi nào và nhƣ thế nào‖.47 Theo định nghĩa của Từ Điển tiếng Việt, chính trị là những vấn đề tổ chức và điều khiển 43 全国体育学院委读会读。体育概读【M】,北京人民体育出版社〃2005:16 44 Lincoln Allison, ‗Sport and Politics‘, in Lincoln Allison (ed.), The Politics of Sports (Manchester: Man-chester University Press, 1986), p. 7, quoted in Victor D. Cha, Beyond the Final Score: The Politics of Sport (New York: Columbia University Press, 2009), p. 1. 45 Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức 46 PatrickHanks,CollinsEnglish Dictionary(London: WilliamCollinsSons & Co. Ltd,2nd edition 1986), pp.1186-1187. 47 Harold D. Maxwell, Politics: Who Gets What, When and How (Gloucester, MA: Peter Smith Publisher, 1990)
  • 22. 22 bộ máy nhà nƣớc trong nội bộ một nƣớc và về quan hệ về mặt nhà nƣớc giữa các nƣớc với nhau.48 1.2.1.3. Ngoại giao Ngoại giao là chính trị giữa các quốc gia. Satow định nghĩa ngoại giao là áp dụng mối quan hệ giữa các chính phủ quốc gia độc lập một cách thông minh và khéo léo.49 Nicolson xem xét ngoại giao là việc quản lý các mối quan hệ quốc tế qua đàm phán, đƣợc đại sứ và phái viên điều chỉnh, là nghệ thuật của các nhà ngoại giao.50 Đối với ngoại giao, Trung Quốc có định nghĩa truyền thống về ngoại giao, trong công việc đối ngoại, một quốc gia độc lập thực hiện chủ quyền thông qua các hoạt động chính thức. Phƣơng thức hòa bình là phƣơng thức quan trọng cho một nƣớc bảo vệ lợi ích của mình và thực hiện chính sách đối ngoại của mình. Ngoại giao là khoa học, nghệ thuật và kỹ năng quản lý mối quan hệ nhà nƣớc một cách hòa bình.51 Tra cứu từ điển tiếng Việt, ngoại giao là sự giao thiệp với nƣớc ngoài của một nhà nƣớc nhằm bảo đảm quyền lợi của quốc gia và tham gia vào các vấn đề quốc tế; Giao tiếp với bên ngoài, nƣớc ngoài.52 Về nội hàm ngoại giao, chúng ta có thể nhìn thấy chủ thể ngoại giao là quốc gia chủ quyền, cơ quan chấp hành ngoại giao là chính phủ, phƣơng thức ngoại giao là hòa bình, mục đích cuối cùng của ngoại giao là quốc gia chủ quyền. Ngƣời ta hình dung ngoại giao là ―nghệ thuật đàm phán quốc tế‖. Hiện nay, nội hàm ngoại giao không ngừng mở rộng, thể hiện cụ thể nhƣ sau: Chủ thể ngoại giao gia tăng. Một là quốc gia chủ quyền tăng. Một số quốc gia thực dân đã xây dựng quốc gia và chính đảng của mình để tránh khỏi sự thống trị và cƣỡng bức của chủ nghĩa đế quốc. Hai là chủ thể phi quốc gia (các tổ chức quốc tế) tăng. Các tổ chức quốc tế có đặc điểm nhƣ nhiều bộ môn tham gia, phạm vi hoạt 48 Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.197 49 Ernest Satow, A Guide to Diplomatic Practice (London: Longmans, Green & Co., 4th edition 1957), p. 1 50 Harold Nicolson, Diplomacy (London: Oxford University Press, 1950), p. 15. 51 Lu Yi et al. (eds.), Waijiaoxue gailun [Introduction to Diplomacy] (Beijing: World Affairs Press, 2003), p. 5. 52 Nguyễn Quang, Minh Trí (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.431
  • 23. 23 động rộng, nhiều lĩnh vực liên quan, có sức ảnh hƣởng lớn. Phƣơng thức ngoại giao đa dạng. Dƣới sự chỉ đạo của Trung Ƣơng và Bộ ngoại giao, ngoại giao cá nhân và ngoại giao địa phƣơng tăng nhiều. Ngoại giao cá nhân rất có lợi cho tăng cƣờng hữu nghị giữa các ngƣời đứng đầu quốc gia và tăng nhiều giao lƣu giữa hai nƣớc, thậm chí nhiều nƣớc. Ngoại giao địa phƣơng làm cho ngoại giao linh hoạt hơn. Nội dung ngoại giao không ngừng mở rộng. Ngoại giao truyền thống đã cải cách và chuyển hình. Nội dung ngoại giao ngày càng phong phú, những từ vựng liên quan đến ngoại giao xuất hiện, nhƣ ngoại giao thể thao, ngoại giao đệ nhất phu nhân... Do những nguyên nhân trên, ―ngoại giao nhỏ‖ và ―ngoại giao tổng thể‖ đƣợc nêu ra.53 ―Ngoại giao nhỏ‖ là ngoại giao về ý nghĩa truyền thống, tức là các hoạt động ngoại giao của ngƣời đứng đầu quốc gia. ―Ngoại giao tổng thể‖ là các hoạt động ngoại giao do các bộ môn chính phủ tổ chức để thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc. Nội hàm ngoại giao có thể khái quát là lấy quốc gia chủ quyền làm chủ thể, qua phƣơng thức hòa bình để xử lý sự vụ quốc tế giữa các nƣớc.54 Tuy nội hàm ngoại giao đƣợc mở rộng, nhƣng bản chất ngoại giao chƣa thay đổi, ngoại giao vẫn là công cụ chính sách đối ngoại, phục vụ cho lợi ích quốc gia. 1.2.1.4. Mối quan hệ thể thao, chính trị và ngoại giao Về mặt lý thuyết, ngoại giao là một hình thức đặc biệt của phƣơng tiện chính trị. Đƣợc hiểu rằng ngoại giao và chính trị có ít liên hệ với thể thao trong quá khứ, nhiều ngƣời cho rằng thể thao có thể có nhiều hình thức, nhƣng nó không phải là chính trị.55 Các điều lệ đầu tiên của Thế vận hội cảnh báo một cách mạnh mẽ chống lại việc sử dụng thể thao cho các mục đích chính trị và thực tiễn nhƣ vậy gây ảnh 53 Bill Shaikin. Sport and Politics Olympic and the Los Angeles games. New York; Praeger,1988 54 读毅〃黄金祺〃外交学概读【M】〃北京:世界知读出版社〃2004:5 55 Cha, Beyond the Final Score, pp. 2-3.
  • 24. 24 hƣởng đối với Thế vận hội.56 Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng thể thao, chính trị và ngoại giao có một mối liên hệ tầng bậc và đôi lúc mang tính chất bạo lực. Chúng ta cũng đƣợc biết rằng mối quan hệ giữa chính trị, chiến tranh, hòa bình và thể thao xuất hiện sớm khi trò chơi đầu tiên ở Thế vận hội cổ đại hình thành. Các quốc gia đầu tiên có nền thể thao còn dẫn đến tranh chấp, chiến tranh và chết chóc. Và trong thời hiện đại, thể thao thƣờng liên quan đến rƣợu, chủ nghĩa dân tộc và đôi khi là chính trị, kéo theo bạo lực. Việc Liên Xô chiến tranh với Afghanistan đã dẫn đến một cuộc tẩy chay Thế vận hội Matxcova năm 1980 bởi một số các quốc gia; trong khi đó thì khối Xô Viết trả đũa bằng cách tẩy chay Thế vận hội Los Angeles năm 1984. 57 Năm 1993, Ủy ban Olympic quốc tế đã đƣa ra đề xuất ngừng bắn nhân dịp Olympic, có chữ ký của 184 thành viên Ủy ban Olympic, kêu gọi một lệnh ngừng bắn tại khu vực Balkan trong Thế vận hội. Ngoài ra, một sự sắp xếp đặc biệt đã đƣợc thực hiện để cho phép các vận động viên từ Nam Tƣ cũ đến tham gia Thế vận hội Barcelona, mặc dù nó đã đƣợc lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vào thời điểm đó.58 Nicolson lần theo con đƣờng ngoại giao của thời tiền sử, có viết rằng ―Ngoại giao, trong ý thức về các hành vi đƣợc sắp xếp trong mối quan hệ giữa một nhóm ngƣời và một nhóm ngƣời ngoại lại thì còn cổ hơn so với lịch sử‖.59 Thể thao hiện đại đã phát triển theo cùng hƣớng với chính trị quốc tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pierre de Coubertin, ngƣời sáng lập ra phong trào Thế vận hội hiện đại đã tích cực cố gắng kết hợp tinh thần của Thế vận hội với các mục tiêu chính trị của Liên hiệp quốc, với hy vọng rằng thể thao sẽ hoạt động nhƣ một tổ chức quốc tế và có thể góp phần ngăn chặn chiến tranh thế 56 There is much violence resulting from sport. The exemplary football violence is chronicled online at http://www.footballnetwork.org/dev/communityfootball/violence_history_of_violence.asp 57 U.N. Bans Yugoslav Teams From Olympics : Summer Games: Ruling paves way for individuals to compete in Barcelona, http://articles.latimes.com/1992-07-22/sports/sp-4201_1_yugoslav-olympic-committee 58 1980 Summer Olympucs boycott, http://en.wikipedia.org/wiki/1980_Summer_Olympics_boycott 59 Nicolson, Diplomacy, p. 17.
  • 25. 25 giới.60 Thể thao đóng một vai trò tích cực trong chính sách ngoại giao là một trong những công cụ giá rẻ nhất trong việc thúc đẩy hòa bình và thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia và các nền văn hóa (do đó có thuật ngữ "ngoại giao thể thao‖), nhƣng đối với một số ngƣời, sự kết hợp của thể thao và chính trị đã đƣợc chứng minh là sự may mà cũng không may. Thể thao cũng đã đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ mang tính trừng phạt của các nhà chính trị hoặc nhƣ một sắc lệnh hay lời ban bố cấm chống lại một nhà nƣớc đang nhắm tới; hoặc các quốc gia có thể thƣờng xuyên phản đối chống lại hoặc tẩy chay sự kiện thể thao lớn, điều này đã khiến Orwell gọi nó là ―Chiến tranh lạnh‖.61 Thể thao là bộ phận của văn hóa xã hội, bị chính trị, kinh tế xã hội làm hạn chế, phục vụ cho chính trị, kinh tế xã hội.62 1.2.1.5. Ngoại giao thể thao Muốn hiểu biết sâu sắc ngoại giao thể thao thì phải hiểu biết nguồn gốc ngoại giao thể thao, mối quan hệ ngoại giao thể thao với ―ngoại giao tổng thể‖, ―ngoại giao công chúng‖ là không thể thiếu.  Nguồn gốc ngoại giao thể thao Giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, sự mở rộng của chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây tăng mạnh, thể chế quốc tế từng bƣớc hình thành. Sự giao lƣu thể thao bắt đầu mang tính quốc tế. Hình thức giao lƣu thể thao đã thay đổi, không những bao gồm hình thức dân gian mà còn bao gồm hình thức lấy quốc gia làm chủ đạo. Hình thức lấy quốc gia làm chủ đạo đã chiếm vị trí chủ lƣu trong ngoại giao tổng thể quốc gia. Trong quá trình phát triển xã hội, tác dụng của giao lƣu thể thao ngày càng tăng. Các nƣớc phát huy chức năng của thể thao, giới thiệu cho cả thế giới đặc sắc 60 Cha, Beyond the Final Score, p. 28. 61 George Orwell, ‗The Sporting Spirit‘, in The Penguin Essays of George Orwell (New York: Penguin, 1994), p. 321, quoted in Cha, Beyond the Final Score, p. 8; and Danyel Reiche, ‗War Minus the Shooting? The Politics of Sport in Lebanon as a Unique Case in Comparative Politics‘, Third World Quarterly, no. 32, 2011, pp. 261-277 . 62 宋雪读〃国读体育交流读开拓新中国外交局面的读史作用与未来展望〃首都体育学院学读〃2002(2):9
  • 26. 26 của nƣớc mình. Cách thức ngoại giao thể thao không ngừng đổi mới. Các nƣớc giới thiệu bản thân cho nƣớc khác nhìn thấy truyền thống văn hóa và hệ giá trị của nƣớc mình, giúp nƣớc khác nhận biết và hiểu sâu sắc hơn về nƣớc mình. Sau khi thể thao kết hợp với chính trị, thể thao từ trạng thái bị động sang trạng thái chủ động. Theo xu thế phát triển toàn cầu hóa kinh tế, chính trị, hình thức ngoại giao mới – ngoại giao thể thao xuất hiện. Sau khi thể thao phát triển chín muồi và mang lại ảnh hƣởng quốc tế rất lớn, ngoại giao thể thao mới bắt đầu thịnh vƣợng. Trƣớc tiên, thể thao quốc tế hiện tại không thu hút sự chú ý của con ngƣời, con ngƣời coi Olympic là trò đùa. Nhƣng cuối cùng đại hội Olympic trở thành đại diện của đại hội thể thao quốc tế hiện đại, nó phù hợp với sự phát triển văn hóa, kinh tế của xã hội hiện tại, thúc đẩy phát triển hài hòa của thân thể tâm lý nhân loại, thúc đẩy phát triển hòa bình cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai, phạm vi thể thao quốc tế không ngừng mở rộng, đƣợc đƣa vào chiến lƣợc quốc gia, ngoại giao thể thao bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi ngƣời. Hiện nay, ngoại giao thể thao đã tăng cƣờng giao lƣu quốc tế, tăng nhiều tin cậy.  Mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao tổng thể Hình thức ngoại giao tổng thể phong phú đa dạng, ngoại giao thể thao là một trong những hình thức biểu hiện của ngoại giao tổng thể. Ngoại giao thể thao phụ thuộc vào ngoại giao tổng thể. Giao lƣu thể thao quốc tế không ngừng phát triển. Những vận động viên đến từ các nƣớc khác nhau, khu vực khác nhau, chế độ xã hội khác nhau, dân tộc khác nhau, chủng tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, thông qua thể thao tăng cƣờng giao lƣu với nhau.  Mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao công chúng Ngoại giao công chúng là sự giao lƣu với công chúng nƣớc ngoài, thiết lập một cuộc đối thoại để tuyên truyền và tăng sức ảnh hƣởng.63 Truyển tải thông tin và 63 Cull, Nicholas (Apr 18, 2006). "'Public Diplomacy' Before Gullion: The Evolution of a Phrase". USC Public Diplomacy. University of Southern California.Retrieved September 26, 2014.
  • 27. 27 truyền bá những hình ảnh tích cực chỉ là một phần của ngoại giao công chúng, tuy nhiên ngoại giao công chúng còn liên quan đến xây dựng những quan hệ lâu dài nhằm kiến tạo môi trƣờng khả dĩ cho chính sách nhà nƣớc.64 Thể thao là một trong những ngôn ngữ thông dụng thế giới, thể thao là một phƣơng thức hiệu quả trong quá trình giao lƣu quốc tế. Chúng ta có thể nhìn thấy, khi các nƣớc hành ngoại giao đều coi thể thao là một phƣơng thức tốt đẹp, cho nên ngoại giao thể thao phát huy tác dụng rất lớn trong giao lƣu văn hóa quốc gia, thiết lập hình tƣợng quốc gia và cải thiện quan hệ quốc tế, ngoại giao thể thao trở thành cầu nối giao lƣu giữa nhân dân các nƣớc. Trong bài ―Sports diplomacy: A brief overview of the history‖, David Macintosh và Thomas Hawes nhớ lại lịch sử Canada áp dụng thể thao trong ngoại giao công chúng, họ thấy rằng ―ngoại giao khúc côn cầu trên sân băng‖ đã phát huy tác dụng quan trọng trong cải thiện quan hệ hai nƣớc Liên Xô và Canada, họ thấy ngoại giao thể thao là một bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng.65 David Devises thấy ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành của ngoại giao công chúng, trong ―ngoại giao bóng bàn‖ thế kỷ trƣớc, đội bóng bàn Mỹ là chủ thể ngoại giao công cộng, phát huy tác dụng quan trọng.66 Chủ thể ngoại giao thể thao là chính phủ quốc gia, nhƣng nhân dân là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động ngoại giao thể thao. Nhìn từ góc độ này, nói ngoại giao thể thao thuộc về ngoại giao chính phủ có thể thấy rõ sự nông cạn, thậm chí miễn cƣỡng phụ họa. Nếu ngoại giao thể thao thuộc về ngoại giao công chúng thì thích hợp hơn. Vì mục đích căn bản của ngoại giao công chúng là tăng cƣờng giao lƣu giữa nhân dân các nƣớc.  Ngoại giao thể thao Trong ―Đại từ điển ngoại giao thế giới‖ do Qian Qicheng chủ biên, định nghĩa 64 Phần 2: ngoại giao công cộng http://www.baomoi.com/Phan-2-Ngoai-giao-cong-chung/119/6660785.epi ,20/7/2011 65 Macintosh, Hawes: ―Sports diplomacy: a brief overview of the history‖. 66 Devises: ―Ping Pong Diplomacy‖. Smithsonian Magazine April 2002
  • 28. 28 ngoại giao thể thao là giao lƣu thể thao đối ngoại của bộ môn thể thao hoặc tổ chức thể thao của một nƣớc nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các nƣớc.67 Li Defang bổ xung thêm định nghĩa của Qian Qicheng thấy rằng ngoại giao thể thao là một phƣơng thức ngoại giao mới, thông qua các hoạt động nhƣ giao lƣu thể thao, thi đấu thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao để thúc đẩy hiểu biết và tin cậy giữa các nƣớc, cuối cùng đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ giữa các nƣớc, thực hiện chính sách ngoại giao.68 Alex Laverty thấy rằng ngoại giao thể thao là cách thức áp dụng thể thao để ảnh hƣởng mối quan hệ giữa thể thao, xã hội và chính trị, ngoại giao thể thao có tác dụng vƣợt qua sự khác biệt văn hóa, đoàn kết nhân loại.69 Ngoài ra, đa số học giả mƣợn quan điểm của Ủy ban giáo dục và văn hóa Quốc hội Mỹ, tức là ―ngoại giao thể thao là sự áp dụng nút quan hệ của nhân loại trong thể thao để xây cầu nối cho sự khác biệt của quốc gia và văn hóa. Tham gia các hoạt động thể thao có thể rèn luyện sức lãnh đạo, khả năng hợp tác của con ngƣời, khiến cho mọi ngƣời tuân theo quy tắc và tôn trọng lẫn nhau. Có thể hiểu, ngoại giao thể thao là phƣơng thức ngoại giao mới, là hoạt động đối thoại của các quốc gia chủ quyền với các tổ chức thể thao quốc tế, các chính phủ và các bộ môn thể thao nƣớc khác, thông qua các phƣơng thức nhƣ triển khai giao lƣu thể thao, cuộc thi đấu thể thao, xuất khẩu văn hóa thể thao... nhằm tăng cƣờng sự tin cậy và hiểu biết giữa nhân dân các nƣớc, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, cải thiện quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó các quốc gia đạt mục tiêu mong muốn trong chính sách đối ngoại.  Đặc trƣng ngoại giao thể thao Ngoại giao thể thao đã phát huy tác dụng trong sự giao lƣu giữa các quốc gia, ngày càng đƣợc coi trọng. Nó có những đặc điểm nhƣ sau: 67 读其琛〄世界外交大辞典[G]〄北京:世界知读出版社〃2005:1999 68 李德芳〃体育外交的作用及其运用—以北京奥运会读例【J】〃《读代国读关系》〃2008 年第 10 期〃55-60 69 Arnaud.Pỉerre and James Riordan.Sport and International Politics. London;E&FN Spon,1998
  • 29. 29 Tính nhân dân. Ngoại giao thể thao xuất phát từ nguyện vọng yêu cầu hòa bình của nhân dân, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, quốc giới, địa vị xã hội... thông qua giao lƣu thể thao để thúc đẩy hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc, cuối cùng thúc đẩy cải thiện và phát triển mối quan hệ giữa các nƣớc. Tính nhân dân làm cho ngoại giao thể thao có cơ sở vững chắc. Tính ổn định. Vì xung đột lợi ích về mặt chính trị và kinh tế, mối quan hệ giữa các nƣớc thay đổi. Ngoại giao thể thao chú trọng giao lƣu thể thao giữa các nƣớc, lập quan hệ hữu nghị giữa các nƣớc. So với phƣơng thức ngoại giao khác nhƣ chính trị, quân sự, kinh tế... áp dụng phƣơng thức thể thao xử lý vấn đề trong quan hệ quốc tế, quốc gia đảm nhiệm ít rủi ro, ổn định hơn. Với sự gia tăng dân số và triển khai các hoạt động ngoại giao thể thao, khiến cho nền tảng cơ sở ngoại giao tổng thể vững chắc hơn. Tính linh hoạt. Nó là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao thể thao khác biệt với những hình thức ngoại giao khác. Ngoại giao thể thao dần dần thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nƣớc. Trái với ngoại giao thể thao, ngoại giao chính phủ không nhất thiết trở thành bạn bè, quan trọng nhất là hoàn thiện hiệp định và nhiệm vụ phù hợp lợi ích quốc gia. Khi quan hệ hai nƣớc vào giai đoạn thoái trào, cách thức chính trị và kinh tế đều hết hiệu lực, khi đó thể thao có thể trở thành công cụ cải thiện quan hệ hai nƣớc. Ngoại giao thể thao không những là cách thức giao lƣu với một số nƣớc chƣa thiết lập quan hệ với nhau, mà còn là cách thức giao lƣu với nhân dân nƣớc khác khi quan hệ giữa các nƣớc căng thẳng, cuối cùng cải thiện quan hệ giữa các nƣớc mà ngoại giao chính phủ không thể đạt đƣợc. Khi quan hệ hai nƣớc đến mức thân thiết có thể triển khai các hoạt động ngoại giao với trình độ cao hơn để thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc thân mật và ổn định hơn, tăng cƣờng tin cậy và hiểu biết. Tính hai mặt. Trên một phƣơng diện, ngoại giao thể thao là một trong những cách thức ngoại giao, nhƣng nó có tính phụ thuộc nhất định. Hình thức triển khai, phạm vi và mục đích triển khai của nó đều bị ảnh hƣởng của ngoại giao tổng thể quốc gia. Bên cạnh đó, ngoại giao thể thao mang tính độc lập. Trong quá trình ngoại
  • 30. 30 giao, ngoại giao thể thao thông qua các hình thức hoạt động thể thao phát huy tác dụng mà hình thức ngoại giao khác không thể đạt đƣợc. 1.2.2.Ngoại giao thể thao với tư cách là sức mạnh mềm 1.2.2.1. Sức mạnh mềm Trung Quốc Sức mạnh mềm là một khái niệm do giáo sƣ ngƣời Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr tại đại học Harvard đƣa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics. Hiện nay, thuật ngữ này đƣợc các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.70 Ông Joseph Nye nói rằng sức mạnh mềm là khả năng đoạt lấy thứ mình muốn thông qua sức hấp dẫn thay vì ép buộc. Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tƣ tƣởng chính trị và các chính sách của một quốc gia. Ông cho rằng, sức mạnh mềm có thể xem là ―phƣơng diện thứ hai của quyền lực, nghĩa là một quốc gia có thể đạt đƣợc những điều họ muốn trong chính trị quốc tế là do các nƣớc khác tự nguyện làm theo, họ ngƣỡng mộ giá trị của quốc gia, muốn học theo tấm gƣơng đó, khát vọng đạt tới sự phồn vinh và mở cửa nhƣ vậy.‖71 Nye kết luận cho rằng, ―Xét từ góc độ hành vi, sức mạnh mềm là sức hấp dẫn. Xét từ góc độ nguồn tài nguyên, sức mạnh mềm là tài nguyên sản sinh ra sức hấp dẫn‖.72 Sức mạnh mềm có ba nguồn lực chính: Văn hóa quốc gia, hệ giá trị quốc gia, chính sách quốc gia. Sức mạnh mềm đã đƣợc sử dụng phổ biến trong lịch sử mấy nghìn năm qua các triều đại phong kiến Trung Hoa, điển hình nhƣ binh pháp Tôn Tử ―Không đánh mà khuất phục lòng ngƣời‖, nhƣng cho đến nay Trung Quốc vẫn đang trên đƣờng xây dựng khung lý luận sức mạnh mềm mang đặc sắc riêng của Trung Quốc. Sức mạnh mềm đƣợc nêu ra sớm nhất là trong bài ―sức mạnh mềm với tƣ cách là văn 70 Soft power, http://en.wikipedia.org/wiki/Soft_power 71 Joseph S.Nye,Jr.,Soft Power:The means to success in World Politics,New Yorrk:Public Affairs,2004 72 Joseph S.Nye,Jr.,Soft Power:The means to success in World Politics,New Yorrk:Public Affairs,2004. Đã dẫn
  • 31. 31 hóa của sức mạnh quốc gia‖ của Wang Huning vào năm 1993, ông cho rằng văn hóa là một sức mạnh mềm, là khái niệm mới nhất trong chính trị quốc tế hiện nay. Sức mạnh mềm dựa vào xu thế phát triển văn hóa và hệ giá trị quốc tế. Năm 2006, thuật ngữ ―sức mạnh mềm‖ lần đầu tiên xuất hiện chính thức trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên tinh thần kết hợp lý thuyết của J.Nye với sức mạnh mềm mang đặc trƣng Trung Quốc. Lần đầu tiên, trong văn kiện đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi đến khẳng định ―sức mạnh mềm là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng nhƣ sức cạnh tranh quốc tế của đất nƣớc‖. Theo đó, sức mạnh mềm Trung Quốc đƣợc hiểu là loại sức mạnh bao gồm những nguồn lực ngoài quân sự và an ninh nhƣ: Văn hóa, ngoại giao, giá trị quan chính trị, tài trợ kinh tế... Văn kiện Đại hội XVIII tiếp tục nhấn mạnh ―Phải thúc đẩy đại phồn vinh, đại phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, dấy lên làn sóng văn hóa xã hội chủ nghĩa mới, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia...‖73 Khi sức mạnh mềm trở thành chủ đề nóng đƣợc thảo luận sôi nổi ở phƣơng Tây, nó cũng đã thu hút sự quan tâm của giới học thuật Trung Quốc, nhằm tiến tới xây dựng hệ thống lý luận sức mạnh mềm ―mang đặc sắc Trung Quốc‖. Học giả Trung Quốc thảo luận về sức mạnh mềm theo nhiều hƣớng sau: Mở rộng định nghĩa sức mạnh mềm của J. Nye và ―Trung Quốc hóa‖ khái niệm; xác định nguồn lực của sức mạnh mềm; xác định vai trò của sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia.74 1.2.2.2. Ngoại giao thể thao là một trong những cách thức của sức mạnh mềm Ngoại giao thể thao thông qua các hoạt động thể thao mà sinh ra tƣ tƣởng, chính trị, sức hấp dẫn văn hóa, tinh thần đều thuộc về phạm trù sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm ngoại giao thể thao đã trở thành một bộ phận quan trọng để cân nhắc sức mạnh mềm quốc gia và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Hiện nay, các nƣớc trên 73 Báo cáo Chính trị Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc 74 Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề dặt ra cho Việt Nam, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội,tr.26
  • 32. 32 thế giới đã nhận thức đến sự đe dọa của sức mạnh mềm ngoại giao thể thao và coi ngoại giao thể thao là một trong những hình thức biểu hiện của sức mạnh mềm. Ngoại giao thể thao là phƣơng tiện quan trọng để giới thiệu đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời Trung Quốc. Thông qua tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, nhân dân các nƣớc sang Trung Quốc có thể cảm thấy Trung Quốc hiện tại, say mê, ổn định... Xuất khẩu văn hóa thể thao là nội dung quan trọng của ngoại giao thể thao, Trung Quốc thông qua ngoại giao thể thao để tuyên truyền văn hóa đất nƣớc. Viện trợ thể thao cũng là nội dung quan trọng của ngoại giao thể thao, Trung Quốc là nƣớc đang phát triển lớn nhất, đã viện trợ thể thao nhiều cho những nƣớc thế giới thứ ba, đã lập hình tƣợng tốt đẹp trên quốc tế. Trong quá trình tham gia và tổ chức các sự kiện thể thao, cả thế giới đã thấy nhân dân Trung Quốc nhiệt tình, hữu nghị, tự tin, kiên trì... Vì tính rộng rãi và tính xuyên quốc gia của ngƣời tham gia các sự kiện thể thao quốc tế, ngoại giao thể thao trở thành cầu nối gắn bó con ngƣời và nhân dân Trung Quốc. Các sự kiện thể thao quốc tế đã xây cầu nối đối thoại và giao lƣu giữa nhân dân các nƣớc. Thể thao là ―ngôn ngữ cơ thể‖ cho cả thế giới hiểu đƣợc, khắc phục trở ngại giao lƣu. Ngoài ra, nhân dân là chủ thể trực tiếp của các hoạt động ngoại giao thể thao, chủ thể của ngoại giao thể thao không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, giai cấp... Các sự kiện thể thao lấy hữu nghị, hòa bình, chính nghĩa làm tôn chỉ, không ngừng tăng tình cảm hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc. Ngoại giao thể thao nâng cao hình tƣợng quốc gia. Hình tƣợng quốc gia đã có tác dụng tới trình độ sức mạnh mềm. Đối ngoại, hình tƣợng quốc gia nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, tăng quyền phát ngôn trong sự vụ quốc tế; đối nội, hình tƣợng quốc gia nâng cao sức ngƣng tụ dân tộc, tăng tinh thần ái quốc. Ngoại giao thể thao là cách thức trực tiếp, hiệu quả nhất để nâng cao hình tƣợng quốc gia. Ngoại giao thể hao thu hút sự chú ý của truyền thông, truyền thông trở thành phƣơng thức tốt nhất thiết lập và truyền bá hình ảnh quốc gia. Văn hóa truyền thống Trung Quốc và biểu hiện tốt của các vận động viên Trung Quốc trong các sự kiện thể thao quốc tế làm cho cộng đồng quốc tế và nhân dân các nƣớc đi sâu hơn vào tìm hiểu Trung
  • 33. 33 Quốc và hiểu biết Trung Quốc hơn. Phẩm chất của khán giả và ngƣời tình nguyện cũng thể hiện hình tƣợng quốc gia. Đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế trong nƣớc, có thể cho cả thế giới nhìn thấy hình tƣợng phát triển của Trung Quốc. Chẳng hạn, thành công tổ chức Olympic Bắc Kinh đã phản ánh Trung Quốc giành đƣợc nhiều thành tựu sau cải cách mở cửa. Nếu không có những tiến bộ về tinh thần và vật chất trong suốt 30 năm qua, Trung Quốc khó có thể đạt mục tiêu tổ chức một kỳ Olympic tiêu chuẩn cao và độc đáo nhƣ vậy. Olympic Bắc Kinh đã giúp thế giới hiểu biết hơn về hệ thống xã hội và đƣờng lối phát triển của Trung Quốc, tạo thêm động lực thúc đẩy Trung Quốc mở cửa hòa mình với thế giới. Ngoại giao thể thao là sân khấu thể hiện sức mạnh ngoại giao. Năm nguyên tắc chung sống hòa bình đã xác lập nguyên tắc đối ngoại của Trung Quốc, sự trỗi dậy của thể thao Trung Quốc là phƣơng thức tốt nhất để vứt bỏ hoàn toàn xƣng hô sỉ nhục ―Đông Á bệnh nhân‖. Thể thao Trung Quốc thông qua truyền hình, phim ảnh, đài phát thanh và báo chí... cho nhân dân nƣớc khác nhìn thấy Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh. Đại hội thể thao đƣợc tổ chức trong nƣớc trở thành một danh thiếp mạ vàng. 1.3.Khái quát về sức mạnh mềm qua ngoại giao thể thao của Trung Quốc trƣớc năm 2000 1.3.1. Trước khi thành lập CHND Trung Hoa Cổ đại, vì giao thông của Trung Quốc với phƣơng Tây không thuận tiện và bị hạn chế bởi khoa học kỹ thuật, sự giao lƣu Trung Quốc với phƣơng Tây rất ít, cho nên Trung Quốc chủ yếu giao lƣu thể thao với các nƣớc láng giềng nhƣ Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, các nƣớc Đông Nam Á... Sau đó nhà Thanh đóng cửa, ngoại giao thể thao Trung Quốc trì trệ. Sau chiến tranh Nha Phiến lần thứ nhất năm 1840, ―đạn pháo‖ phƣơng Tây mở toang cánh cửa nhà Thanh. Trong thời kỳ phong trào Dƣơng Vụ, với sự gia tăng của lƣu học sinh Trung Quốc tại phƣơng Tây và nhà truyền giáo phƣơng Tây vào Trung Quốc, giao lƣu thể thao gia tăng. Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, giao lƣu thể thao của Trung Quốc gia tăng. Năm 1913 đại hội thể
  • 34. 34 thao Viễn Đông lần thứ 1 đƣợc tổ chức tại Manila, có 26 cầu thủ của đội điền kinh Trung Hoa tham gia và giành đƣợc 36 điểm. Tháng 6 năm 1922, nhà ngoại giao cao cấp Trung Hoa Dân Quốc Ông Vƣơng Chính Đình trúng cử ủy viên của Ủy ban Olympic quốc tế tại đại hội Ủy ban Olympic quốc tế lần thứ 21 tại Pa-ri (Pháp), ông là ngƣời Trung Quốc đầu tiên đảm nhiệm chức vụ tại tổ chức thể thao quốc tế.75 Cùng năm, Hiệp hội thể thao nghệ thuật nghiệp dƣ đƣợc thiết lập tại Bắc Kinh, đây là tổ chức thể thao mang tính toàn quốc. Năm 1928, Trung Quốc tham gia đại hội Olympic mùa hè khoá 9 tại thủ đô Amsterdam (Hà Lan). Năm 1931, Ủy ban Olympic quốc tế thừa nhận chính thức ―Hội thúc đẩy thể thao toàn quốc Trung Hoa‖ là Ủy ban Olympic Trung Quốc. Năm 1939, Khổng Tƣờng Hy trúng cử ủy viên của Ủy ban Olympic quốc tế. Năm 1947, Đồng Thủ Nghĩa trúng cử ủy viên của Ủy ban Olympic quốc tế. Thời kỳ này, ngoại giao thể thao lên một tầm cao mới, cải cách bộ môn thể thao, doanh nghiệp thể thao giành đƣợc kết quả tốt.76 Với sự gia tăng của ngoại giao thể thao, có nhiều môn thể thao đƣợc truyền vào Trung Quốc. 1.3.2.Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa (năm 1949-năm 1978) Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa, tài chính Chính phủ rất khó khăn, nhƣng các nhà lãnh đạo cấp cao nhƣ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai rất ủng hộ phát triển sự nghiệp thể thao. Ngày 26 tháng 10 năm 1949, CHND Trung Hoa chƣa thành lập đến một tháng thì chuẩn bị thành lập Hội tổng thể thao Trung Hoa, lần lƣợt thành lập 23 liên đoàn thể thao quốc gia, đã đặt nền tảng cho giao lƣu thể thao đối ngoại, thúc đẩy phát triển sự nghiệp Olympic quốc gia. Tháng 6 năm 1952, Hội tổng thể thao Trung Hoa thành lập tại Bắc Kinh.77 Tháng 7 năm 1952, đại hội Olympic lần thứ 15 tổ chức tại thủ đô Helsinki (Phần Lan), CHND Trung Hoa lần 75 王正廷〃http://baike.baidu.com/view/100416.htm 76 读帆〃提升我国读读力读域下的体育外交研究【D】〃山读读范大学〃2014-5 77 中读全国体育读会〃http://baike.baidu.com/view/56435.htm
  • 35. 35 đầu tiên phái đoàn đại biểu tham gia. Năm 1956, Hội tổng thể thao Trung Hoa chuẩn bị tham gia đại hội Olympic lần thứ 16 tại Melbourn (Australia), nhƣng Ủy ban Olympic quốc tế cho phép Đài Loan với tƣ cách là phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tham gia đại hội này, nhƣ vậy phái đoàn Trung Quốc không tham gia đại hội Olympic kỳ này. Bắt đầu từ năm 1958, Trung Quốc không liên lạc với Ủy ban Olympic quốc tế đạt 21 năm.78 Nhƣng trong thời kỳ đó, Trung Quốc giao lƣu hợp tác những môn thể thao với Liên Xô, Czechoslovakia, Hungary, các nƣớc Đông Âu, cũng nhƣ giao lƣu hợp tác về giáo dục thể thao, huấn luyện các môn thể thao, thiết lập các cơ quan quản lý, thăm hỏi với nhau. Trong đó, ―ngoại giao bóng bàn‖ có thể coi là điền hình, thông qua môn bóng bàn để lặp lại quan hệ hai nƣớc Trung Mỹ trong lĩnh vực ngoại giao thể thao.79 Trong thời kỳ này, đối tƣợng ngoại giao thể thao của Trung Quốc chủ yếu là Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa của Đông Âu. Sau thập kỷ 70, Trung Quốc giao lƣu với các nƣớc mới trỗi dậy của châu Á, châu Phi. ―Cách mạng văn hóa‖ của Trung Quốc mang lại những ảnh hƣởng tiêu cực tới sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, cuối thập kỷ 60, ngoại giao thể thao Trung Quốc giảm mạnh, nhƣng từ khi phong trào này kết thúc, ngoại giao thể thao Trung Quốc lại có sự gia tăng nhanh chóng.80 1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999 Sau cải cách mở cửa, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ 3 BCH Trung ƣơng Đảng khóa 11, ngoại giao thể thao Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ mới. Thể thao tiến vào thời kỳ phát triển nhanh nhất, huy hoàng nhất. Năm 1979, quan hệ Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế đƣợc khôi phục chính thức, thể thao Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng của phong trào Olympic. Các ủy viên của Ủy ban Olympic 78 中国奥运史〃http://baike.baidu.com/view/1168960.htm 79 Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào? http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban-tung-dien-ra- nhu-the-nao-2068081.html〃11/4/2006 80 读益读〃中国当代外交史(1949-2001)〃北京:中国青年出版社〃2002:261
  • 36. 36 quốc tế xác nhận Ủy ban Olympic của nƣớc CHND Trung Hoa gọi là ―Ủy ban Olympic Trung Quốc‖, sử dụng quốc ca và quốc kỳ của nƣớc CHND Trung Hoa. Ủy ban Olympic tại Đài Bắc gọi là ―Ủy ban Olympic Đài Bắc của Trung Quốc‖, không đƣợc sử dụng quốc kỳ, quốc ca cũ, phải đợi Ủy ban Olympic quốc tế cho phép.81 Hết năm 1984, Trung Quốc đã gia nhập vào 52 tổ chức thể thao quốc tế và đảm nhiệm lãnh đạo trong 15 tổ chức thể thao quốc tế, gia nhập vào 28 tổ chức thể thao Châu Á và đảm nhiệm lãnh đạo trong 20 tổ chức thể thao Châu Á.82 Đến năm 1989, Trung Quốc đã gia nhập 74 tổ chức thể thao quốc tế và 38 tổ chức thể thao Châu Á.83 Trung Quốc gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế đã phản ánh trình độ cải cách mở cửa và sự phát triển quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Số ngƣời Trung Quốc đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng tăng, đã mang lại ảnh hƣởng trong giới thể thao quốc tế, thể hiện tinh thần dân tộc Trung Quốc, đồng thời phản ánh sức mạnh thể thao Trung Quốc thậm trí phản ánh sự gia tăng của sức mạnh mềm quốc gia, Trung Quốc đã từ ―Đông Á bệnh phu‖ đến cƣờng quốc thể thao trên thế giới. Sau cải cách mở cửa, giao lƣu thể thao đối ngoại rất sôi nổi. Từ năm 1949 đến năm 1984, Trung Quốc đã giao lƣu thể thao hơn 6000 lần với 152 nƣớc và khu vực, có gần 90000 ngƣời tham gia.84 Từ năm 1980 đến năm 1984, mỗi năm Trung Quốc có hơn 7000 ngƣời tham gia các hoạt động ngoại giao thể thao khoảng hơn 500 lần, tăng 1 lần so với thập kỷ 70.85 Đến năm 1989, Trung Quốc có hơn 100000 ngƣời 81 任海〃奥林匹克运读〃北京:北京体育出版社〃2005:404 82 当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601 83 中国体育读展情况〃http://www.chinasfa,net/lshg/xzgty/zgtyfz.htm 84 当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601 85 谷世权〃中国体育史〃383
  • 37. 37 8000 6000 4000 2000 0 số lần tham gia ngoại giao thể thao số lƣợng nƣớc và khu vực tham gia ngoại giao thể thao 19771979198119831985198719891991199319951997 giao lƣu thể thao với hơn 150 nƣớc và khu vực hơn 8000 lần.86 Trung Quốc cũng tổ chức các loại hình đại hội thể thao, đặc biệt là Á vận hội lần thứ 11 năm 1990 tổ chức thành công tại Bắc Kinh, đã thu hút sự chú ý của nƣớc khác. Sau khi khôi phục địa vị Olympic, Trung Quốc đã tham gia Olympic mùa đông lần thứ 13 năm 1980 và Olympic mùa hè lần thứ 23 năm 1984 tại Mỹ, Trung Quốc giành đƣợc đột phá. Bắt đầu từ thập kỷ 90, ngoại giao thể thao lên một tầm cao mới, Trung Quốc với các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng thân thiện, phát huy tác dụng to lớn trong các sự vụ thể thao quốc tế. Bảng 1.1. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 50-70 thế kỷ 20 Bảng 1.2. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 80-90 thế kỷ 20 (nguồn: Zheng Hua, tr.21, The study of the developing mode of sports diplomacy of China from the perspective of new public doplomacy, 17/12/2012 ) Theo lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy ngoại giao thể thao Trung Quốc đồng bộ với sự phát triển của ngoại giao tổng thể Trung Quốc. Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Quốc, chính sách ngoại giao lấy ―nghiêng về một bên‖ làm nòng cốt, gồm ―xóa bỏ hoàn toàn tàn tích làm lại từ đầu‖, ―quét sạch tàn dƣ rồi mới thiết lập 86 我国与外国体育活读交往情况〃http://www.stats.gov.cn/yearbook/1999/u09c.htm 500 400 300 200 100 0 số lần tham gia ngoại giao thể thao số lƣợng nhà nƣớc và khu vực tham gia ngoại giao thể thao 1949 1951 1953 1955 1957 1959 1961 1963 1965 1967 1969 1971 1973 1975 1977 1979
  • 38. 38 quan hệ ngoại giao‖ và ―nghiêng về một bên (nghiêng về phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu)‖.87 Sự giao lƣu thể thao đối ngoại của Trung Quốc có thể tăng cƣờng hữu nghị và đoàn kết với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, nhƣng quy mô, phạm vi ngoại giao thể thao nhỏ. Đến cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60, quan hệ Trung Quốc với Liên Xô xấu đi, nhƣng phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đối tƣợng ngoại giao Trung Quốc chuyển vào các nƣớc Chủ nghĩa dân tộc mới trỗi dậy nhƣ các nƣớc thế giới thứ ba Á-Phi-Mỹ Latinh. Từ năm 1964 đến năm 1966, ngoại giao thể thao Trung Quốc đạt cao trào thứ nhất. Thời kỳ đầu cách mạng văn hóa, Trung Quốc rơi vào trạng thái cô lập trên thế giới, ngoại giao thể thao bị ngƣng đọng lại. Đến năm 1971, ngoại giao thể thao Trung Quốc rơi đến điểm thấp nhất, nhƣng đó cũng là bƣớc ngoặt. Thập kỷ 70, Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, ngoại giao thể thao Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây ngày càng phát triển. Cuối thập kỷ 70, Trung Quốc cải cách mở cửa, quy mô của ngoại giao thể thao Trung Quốc ngày càng lớn. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, ngoại giao thể thao Trung Quốc hạ xuống bởi ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn, nhƣng đƣợc khôi phục rất nhanh, sau đó ngoại giao thể thao Trung Quốc tiến vào một thời kỳ phát triển mới, đặc biệt là từ khi Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với các nƣớc khác, ngoại giao thể thao Trung Quốc phát triển rất nhanh. 87 Tính chu kỳ trong chính sách ngoại giao Trung Quốc, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1419-tinh- chu-k-trong-chinh-sach-ngoi-giao-trung-quc, 09/5/2010
  • 39. 39 Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng này chủ yếu trình bày truyền thống thể thao Trung Quốc, lấy bối cảnh quốc tế và bối cảnh Trung Quốc để làm cơ sở cho ngoại giao thể thao. Sau đó thông qua thảo luận và nghiên cứu khái niệm thể thao, chính trị và ngoại giao để làm cơ sở cho ngoại giao thể thao; thông qua đó trình bày rõ và phân tích mối quan hệ thể thao, chính trị và ngoại giao, hoàn thành trình bày rõ khái niệm ngoại giao thể thao. Sau đó kết hợp sự lý giải và nắm bắt ngoại giao thể thao của giới học thuật, nhƣ mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao tổng thể và ngoại giao công chúng, tổng kết ra khái niệm ngoại giao thể thao và đặc trƣng của nó. Chƣơng này cũng nêu ra khái niệm sức mạnh mềm Trung Quốc và chứng minh ngoại giao thể thao là một trong những sức mạnh mềm. Cuối cùng trình bày ba giai đoạn ngoại giao thể thao trƣớc năm 2000, tạo cơ sở cho chƣơng sau viết ngoại giao thể thao năm 2000 đến nay. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là phƣơng thức ngoại giao mới, chắc chắn nó có thể phát huy tác dụng lớn đối với nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc. Chƣơng này đã đặt nền tảng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho chƣơng sau.
  • 40. 40 CHƢƠNG 2:SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn Theo nghĩa hẹp, chính sách ngoại giao thể thao là những biện pháp, kế hoạch, dự án… do các bộ phận hữu quan nêu ra cho sự nghiệp thể thao đối ngoại có thể phát triển theo hƣớng chính sách. Đối với chính sách ngoại giao thể thao từ năm 2000 đến nay, Olympic Bắc Kinh năm 2008 là năm có ý nghĩa sâu sắc nhất, là mốc đánh dấu quan trọng...88 Nó mang lại ảnh hƣởng tích cực đến các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… có tác dụng trực tiếp tới sự nghiệp phát triển thể thao.89 Chính sách ngoại giao thể thao đƣợc quán triệt và đƣợc thể hiện rõ nét sự hiệu quả trong những hoạt động ngoại giao thể thao. 2.1.1. Chính sách ngoại giao thể thao giai đoạn năm 2000 đến năm 2008 Bƣớc vào thế kỷ 21, xu thế phát triển quốc tế và Trung Quốc có nhiều thay đổi. Nhìn ra quốc tế, sức ảnh hƣởng của Thế vận hội ngày càng tăng. Trung Quốc qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, sức mạnh tổng hợp tăng cƣờng. Trung Quốc trở thành một cƣờng quốc trên thế giới và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quốc tế. Ngoại giao thể thao Trung Quốc bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Trong thời kỳ này, chính phủ Trung Quốc dựa vào sự phát triển của sự nghiệp thể thao nêu ra chính sách ngoại giao thể thao: Gánh vác nghĩa vụ thể thao quốc tế, tích cực dung hòa vào thế giới. 88 逢读聚〃改革开放的读大读程和基本读读【J】〃南开大学学读〃哲学社会科学版〃2008(2):1-10 89 熊斗寅〃北京奥运会与中国体育读展【J】〃体育与科学〃2002〃23(6):9-13
  • 41. 41 2.1.1.1. Gánh vác nghĩa vụ thể thao quốc tế là đặc sắc của chính sách ngoại giao thể thao thời kỳ này Đầu tiên, Trung Quốc đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các kỳ tổ chức thể thao quốc tế và quyền phát ngôn thể thao quốc tế của Trung Quốc ngày càng tăng. Năm 2000 và năm 2008, ông Yu Zaiqing lần lƣợt trúng cử ủy viên và Phó chủ tịch của Ủy ban Olympic quốc tế. Năm 2002, Li Lingwei trúng cử giám đốc của ban giám đốc Liên đoàn cầu lông quốc tế. Cùng năm, Chen Wanqi trúng cử Chủ tịch Liên đoàn bóng rổ quốc tế.90 Ngoài ra, Huo Zhenting, Deng Yaping, Gao Dianmin, Tu Mingde, Wei Jizhong đều đảm nhiệm chức vụ tại Ủy ban Olympic quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 410 ngƣời đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế và châu Á, đã phát huy tác dụng quan trọng trong nhiều tổ chức thể thao quốc tế.91 Thứ hai, tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, tích cực thúc đẩy phát triển thể thao thế giới. Năm 1999, Trung Quốc xin đăng cai Thế vận hội tổ chức năm 2008, thông qua hai lần bỏ phiếu đã vƣợt qua Osaka, Paris, Toronto, IstaNhật Bảnul một cách dễ dàng, và đến năm 2001 Trung Quốc đạt đƣợc quyền chủ nhà tại Thế vận hội năm 2008.92 Trung Quốc đƣợc các nƣớc trên thế giới ủng hộ. Năm 2007, Trung Quốc tổ chức cúp bóng đá nữ thế giới lần thứ 5, đã góp phần thúc đẩy phát triển bóng đá nữ thế giới.93 Tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế thể hiện sức gánh vác của Trung Quốc, cho nƣớc khác nhìn thấy hình tƣợng Trung Quốc mở cửa và tự tin hơn. Thứ ba, Trung Quốc viện trợ thể thao cho các nƣớc đang phát triển với hình 90 中国与国读体育读读的关系,http://wenwen.sogou.com/z/q291504310.htm, 2011-5-31 91 中国奥委会在国读读洲体育读读任读 400 余〃http://sports.sina.com.cn/o/2012-12-27/16146355311.shtml〃2012- 12-27 92 Phùng Vĩnh Phù(2008), Thế vận hội Bắc Kinh- cuộc đua không trên sàn đấu, Nghiên cứu TRUNG QUốC, tập 3(số 82), tr.43-49 93 2007 年中国女足世界杯,http://baike.baidu.com/view/1149608.htm
  • 42. 42 thức đa dạng. Trong thời kỳ này, hình thức viện trợ đối ngoại thể thao bao gồm chuyên gia thể thao, trọng tài, bác sỹ, nhân viên quản lý tổ chức cuộc thi đấu, thông tin nghiên cứu khoa học... đã thay thế phƣơng thức viện trợ đơn nhất trƣớc đó (viện trợ dụng cụ thể thao và huấn luyện viên). Phƣơng thức giao lƣu từ dòng chảy một chiều sang dòng chảy hai chiều.94 Viện trợ thể thao nhiều hình thức lập hình tƣợng quốc tế của Trung Quốc, tăng cƣờng hữu nghị giữa Trung Quốc với các nƣớc khác. 2.1.1.2. Tích cực dung hòa vào thế giới là hạt nhân của chính sách ngoại giao thể thao thời kỳ này Trung Quốc tiếp tục duy trì ―địa vị bá chủ‖ trong giới thể thao châu Á. Trong Thế vận hội năm 2008, Trung Quốc không những đứng đầu trong bảng huy chƣơng vàng và bảng tổng huy chƣơng, đồng thời kéo dài khoảng cách giữa Trung Quốc với các cƣờng quốc thể thao châu Á nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc, thể hiện ƣu thế thể thao rõ ràng. Trong Á vận hội mùa đông, Trung Quốc đã từng bƣớc xây dựng và củng cố địa vị thể thao quốc tế. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã tham gia thế vận hội mùa hè 4 lần, từ vị trí thứ 4 đến vị trí thứ 2, thể hiện xu thế phát triển ổn định và cƣờng thịnh. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã tham gia 4 lần Thế vận hội mùa đông và đã từng bƣớc phát triển. Trong đại hội Olympic mùa đông năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện bƣớc đột phá, lần đầu tiên giành đƣợc huy chƣơng vàng.95 Năm 2002, đội bóng đá nam của Trung Quốc lần đầu tiên vào cuộc thi đấu chung kết của cúp bóng đá thế giới, đã thực hiện giấc mơ cúp thế giới của Trung Quốc.96 Trong hai lần đại hội Olympic năm 2004 và năm 2008 đội bóng rổ nam Trung Quốc liên tục xếp hạng thứ 8. Năm 2008, đội bóng rổ nữ Trung Quốc tiến vào vị trí thứ 4. Trong bối cảnh thi đấu thể thao mạnh mẽ, ƣu thế trong lĩnh vực thi 94 读大读〃我国体育读外援助的读史回读【D】〃吉林〃吉林大学〃2011 95 中国代表读参加冬奥会读史:1980 年第一次出读〃http://sports.sohu.com/20100128/n269899616.shtml〃2010-1-28 96 2002 年中国男足首次参加世界杯足球读〃http://news.qq.com/a/20090728/001301.htm