SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tác giả: TS. Mai Thị Kim Thanh
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác Xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con
người, bảo vệ giá trị, nhân phẩm của con người và góp phần trong việc bảo
đảm bình đẳng xã hội. Trên thế giới, Công tác Xã hội được công nhận là một
nghề và tuỳ theo đặc điểm hoàn cảnh của mỗi nước mà Công tác Xã hội có
những sắc thái riêng nhưng hầu hết vẫn tuân theo những nguyên tắc, giá trị
chuẩn mực chung.
Ở Việt Nam, Công tác Xã hội đang ngày càng nhận được sự quan tâm
của xã hội. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chính sách phát triển Công
tác Xã hội, cụ thể là việc thực hiện quyết định 32/2010/QĐ–TTg của Thủ
tướng Chính phủ về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 –
2020. Đây là một sự kiện ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển Công tác Xã
hội như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn mang tính chuyên nghiệp
tại Việt Nam.
Nhu cầu tìm hiểu về Công tác Xã hội ngày một tăng tuy nhiên tài liệu
giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, sinh viên đại học còn ít, chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cuốn sách này được viết trong
khuôn khổ những kiến thức khái quát để phục vụ cho việc tham khảo, việc
dạy và học về Công tác Xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn giáo trình Nhập
môn Công tác Xã hội sẽ góp phần trong việc giúp đỡ người đọc có được một
cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về Công tác Xã hội. Đó là sự khác nhau
giữa Công tác Xã hội và các ngành khoa học khác, chức năng và nhiệm vụ
của Công tác Xã hội, nền tảng khoa học, các quan điểm giá trị, nguyên tắc
đạo đức của nghề, các phương pháp, kỹ năng áp dụng, một số đối tượng
chính của Công tác Xã hội,… Các kiến thức trong giáo trình đã được tham
khảo, biên soạn từ nhau nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước.
Nội dung của giáo trình được chia thành 3 chương:
Chương 1: Công tác Xã hội là một khoa học.
Chương 2: Nền tàng khoa học của Công tác Xã hội.
Chương 3: Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có thể
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp từ các
nhà chuyên môn và bạn đọc gần xa nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung của
cuốn giáo trình này.
Thư góp ý xin gửi về: Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề
HEVOBCO, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên – Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
TS. Mai Thị Kim Thanh
Chương 1. CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
1. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI
Công tác Xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất
hiện ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật
nguyên lý và phương pháp của nó. Vì vậy để hiểu và trả lời được câu hỏi
“Công tác Xã hội là gì?” thì cho tới nay đã có rất nhiều cách hiểu và định
nghĩa khác nhau về nó.
Theo F.Lulu Pablo – Bộ trưởng Bộ Xã hội Philippin: Công tác Xã hội
vừa là một nghệ thuật vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn
giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia
đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá
nhân nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: Công tác Xã hội
cá nhân, Công tác Xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên
cứu.
Theo Foundation of Social Work Practice (Cơ sở thực hành Công tác
Xã hội): Công tác Xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người
vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội.
Công tác Xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những
luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Và
chính những luận chứng và những cuộc nghiên cứu này đã cung cấp một
lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho Công tác Xã hội và xây dựng những
kỹ năng chuyên môn hoá.
Theo ThS. Nguyễn Thị Oanh: Công tác Xã hội là một hoạt động thực
tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và
phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải
quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, Công tác Xã hội theo đuổi mục
tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác Xã hội là
hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm
người cụ thể và mang tính tổng hợp cao chính bởi người làm Công tác Xã hội
phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người
nghèo, vấn đề gia đình,… Công tác Xã hội không giải quyết mọi vấn đề của
con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống
hàng ngày của con người. Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời
hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự
ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội.
Theo Joanf Robertson – Chủ nhiệm Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại
học Wisconsin – Hoa Kỳ: Công tác Xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề
hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp
độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.
Theo NASW – Tổ chức Quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức
tình nguyện Liên Hợp Quốc: Công tác Xã hội là những hoạt động chuyên
nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn
cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo
ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân.
Theo ISSW – Liên đoàn chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (tại Đại hội
Montrean tháng 7/2000): Công tác Xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi
xã hội việc giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực
và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác Xã
hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.
Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: Công tác Xã hội là một
sự nghiệp, một môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải
quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu
khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức
năng xã hội. Tính năng của nó là điều chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ
xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội
thông qua phục vụ xã hội và quản lý xã hội.
Theo Crouch. R. C: Công tác Xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người
không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt
được mức độ độc lập cao nhất có thể được.
Theo Từ điển Xã hội học: Công tác Xã hội là một dịch vụ đã chuyên
môn hoá – một việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã
hội đặc biệt.
Với quan niệm phong phú về Công tác Xã hội như vậy nên việc nêu
một định nghĩa thật hoàn chỉnh, chính xác về Công tác Xã hội không phải là
đơn giản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt nội dung khái niệm Công tác Xã hội như
sau:
Công tác Xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp, một nghề, một dịch
vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và cung ứng cho cá nhân, gia
đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà
tự họ không tìm ra lối giải quyết.
Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan
hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan
hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tăng cường năng lực, giải phóng tiềm
năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng thông qua các hoạt động hướng vào
mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường.
Công tác Xã hội còn cung ứng thông tin, tài liệu, sự hỗ trợ tinh thần và
các kỹ năng chuyên môn thông qua sự quan tâm giữa người và người nhằm
giúp đối tượng có thêm khả năng, điều kiện và hoàn cảnh để họ tự cải thiện
cuộc sống của chính mình.
Nhân viên Công tác Xã hội với các kỹ năng được đào tạo về chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt các mục
đích được định rõ, vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản trong Công
tác Xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết
điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi
mô hình xã hội.
Từ định nghĩa trên có thể thấy, Công tác Xã hội chính là một khoa học,
một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm
giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng
bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và
đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội.
2. CÁC CẤP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
– Cấp độ vi mô: cá nhân (lịch sử bản thân, cuộc sống, đặc điểm tính
cách, các khả năng,…).
– Cấp độ trung mô: các nhóm nhỏ như gia đình với các thành viên của
mình; nhóm lớn: trường học, cơ sở làm việc,…
– Cấp độ vĩ mô: Xã hội (chính sách xã hội, chương trình, chiến lược
quốc gia,…).
3. PHÂN BIỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, CỨU
TRỢ XÃ HỘI, BẢO ĐẢM XÃ HỘI
3.1. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện
Công tác Xã hội với Công tác từ thiện là hai hoạt động về mặt hình thức
cùng có những điểm giống nhau, đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng
thương người và cùng giúp những người trong những hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những khác nhau về căn bản do xuất phát
từ những mục đích, cách tiếp cận cũng như phương pháp làm việc khác
nhau.
Về động cơ: Nếu như công tác từ thiện, động cơ của họ khi làm có thể
xuất phát từ cá nhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định, bù đáp, muốn
tạo uy tín, cũng có thể là mang một màu sắc tôn giáo nào đó như làm phúc,
để đức cho con cháu hoặc cũng có thể là muốn che giấu một điều gì đó,… thì
ở Công tác Xã hội, động cơ của nó khác hẳn, với quan niệm cho rằng, đây là
một nghề phi lợi nhuận, con người và quyền của con người được đặt lên
hàng đầu, cho dù họ là ai về địa vị, kinh tế hay tôn giáo,… thì chính họ và lợi
ích của họ cũng sẽ được quan tâm như nhau.
Về mục đích: Do xuất phát từ động cơ cho rằng, đối tượng và lợi ích
của con người chính là mối quan tâm hàng đầu, không có sự phân biệt cho
nên trong Công tác Xã hội, mục đích chính là giúp đối tượng có vấn nạn phát
huy tiềm năng của chính mình để tự vươn lên. Ở đây, vấn nạn của đối tượng
sẽ được giải quyết tận gốc và toàn diện. Trong khi đó hoạt động của công tác
từ thiện chỉ mang tính chất nhất thời, cần làm ngay nhằm giúp đối tượng thoát
ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại như: sự phân phối viện trợ của một cá
nhân hay tổ chức nào đó cho những cá nhân, gia đình, cộng đồng hiện đang
bị lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn,… Vậy nên công tác từ thiện không thể đáp ứng
được nhu cầu của đối tượng.
Về phương pháp: do Công tác Xã hội là một ngành khoa học ứng dụng
nên nhân viên công tác xã hội – những người tham gia trực tiếp giúp đỡ đối
tượng phải là những người được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội,
an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ
giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp,… cũng như
những phương pháp can thiệp, sau đó sử dụng những phương pháp này (đã
được học từ trường lớp và từ thực tiễn) để giúp đỡ đối tượng, trong khi ở
công tác từ thiện chỉ là những hoạt động phân bổ mang tính chu kỳ.
Về mối quan hệ: Với quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan
điểm vì con người, vì mục đích cho sự an sinh của con người và những biện
pháp đi đến mục đích đó mà trong quan hệ với đối tượng, mối quan hệ của
người nhân viên xã hội với đối tượng trong Công tác Xã hội là mối quan hệ
bình đẳng, mật thiết, tôn trọng. Ở đây nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu của
đối tượng, dùng những kiến thức, kỹ năng của mình phát huy tiềm năng của
đối tượng và làm cùng với họ. Tôn trọng và khuyến khích đối tượng chủ động
tham gia cũng như tự quyết lấy những vấn đề của chính mình. Trong khi đó ở
hoạt động từ thiện, mối quan hệ này khác hẳn, nó là mối quan hệ nhất thời từ
trên xuống, thậm chí có khi mang tính ban ơn. Ở đây người giúp đỡ chủ động
quyết định, áp đặt có khi làm thay cho đối tượng còn đối tượng thụ động ngồi
chờ.
Về kết quả: Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan
hệ khác nhau mà kết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau. Trong khi ở
hoạt động Công tác Xã hội, do xuất phát từ nhu cầu của đối tượng, thấu hiểu
được những nguồn lực của chính họ và những rủi ro hay nguy cơ có thể xảy
ra mà nhân viên Công tác Xã hội có thể giúp đỡ một cách tốt nhất, vì thế vấn
đề cốt lõi của đối tượng được giải quyết. Đối tượng từ đó có thể tự đứng
vững trên đôi chân của chính mình sau khi được giúp. Trong khi đó ở hoạt
động từ thiện, việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu
chính vẫn chưa giải quyết được, thậm chí đối tượng còn mang tính ỷ lại, chờ
đợi.
3.2. Phân biệt Công tác Xã hội với Cứu trợ xã hội
Nếu như Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho
cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp
khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết thì cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ
của nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua các chính sách, chế độ, biện
pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những
khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống hoặc do những nguyên nhân khác
nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thu nhập, tài sản,… nhằm tạo điều
kiện để họ có thể vượt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt, tự
mình vươn lên hoà nhập trở lại với cộng đồng và xã hội.
Cứu trợ xã hội bao gồm: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội.
Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp
những rủi ro, bất hạnh mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu không có
sự cứu tế thì những đối tượng gặp khó khăn và gia đình của họ có thể bị nguy
hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết. Ở đây, tính chất của cứu tế là
mang tính tức thời, cấp cứu, đôi khi mang tính chất thường xuyên, lâu dài đặc
biệt là những trường hợp như: người già cô đơn không nơi nương tựa, người
nghèo, người tàn tật – những người không có khả năng lao động, không có
nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày,…
Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện
vật chất tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi gặp
phải những khó khăn hoặc sa sút nào đó. Họ có thể vẫn cố gắng để tự lo liệu
cuộc sống nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ trở nên khó
khăn hơn và dễ rơi vào tình cảnh bần cùng. Ở đây, tính chất của trợ giúp xã
hội khác với cứu tế xã hội ở chỗ đối tượng có cơ hội khắc phục hoặc giảm
bớt hậu quả, rủi ro, tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập
trở lại với cộng đồng. Trợ giúp vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài nhưng
lâu dài là chủ yếu. Trợ giúp có phạm vi hoạt động lớn hơn cứu tế xã hội.
3.3. Phân biệt Công tác Xã hội với Bảo đảm xã hội
Nếu như Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề
trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông
qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức
năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt
động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với
môi trường thì Bảo đảm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ
thống các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một
chính sách xã hội vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm những điều kiện vật
chất và tinh thần cần thiết để duy trì, ổn định và nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội mà trước hết là người lao động.
Bảo đảm xã hội tập trung ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: ưu đãi xã hội, bảo
hiểm xã hội và cứu trợ xã hội.
Ưu đãi xã hội: là một chính sách có tính đặc thù của Nhà nước dành
cho các đối tượng là những người có công với đất nước như: gia đình có
công với cách mạng, thương bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân của họ,…
Bảo hiểm xã hội: là một hệ thống chính sách, chế độ nhằm đảm bảo
khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm
hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới tình trạng bị giảm hoặc mất
nguồn thu nhập từ lao động và việc làm sau khi người lao động đã đóng bảo
hiểm xã hội trong một thời gian nhất định.
Cứu trợ xã hội: là một chính sách đang được áp dụng ở các địa
phương và các nước phát triển nhằm phòng ngừa, bảo vệ những khó khăn có
thể xảy ra đối với các cá nhân trong xã hội. Hoạt động này bao gồm: cứu trợ
tại gia, bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, trẻ em không nơi nương tựa do Nhà nước
giám hộ,…
4. QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI MỘT SỐ NGÀNH KHOA
HỌC XÃ HỘI KHÁC
4.1. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Xã hội học
Khi xem xét mối quan hệ giữa Xã hội học với Công tác Xã hội thì việc
tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là cần thiết, để từ đó
tìm hiểu sự giống, khác nhau giữa hai ngành khoa học này và quan hệ giữa
chúng.
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật
xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, sự vận hành của các hệ thống xã hội
xác định về mặt lịch sử. Nó là khoa học về các cơ chế tác động, các hình thức
biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội,
giai cấp và các dân tộc. Nói cách khác, Xã hội học là một bộ môn nghiên cứu
các mối quan hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội
nhằm tìm ra lôgíc của thực tại xã hội và sự vận động của tồn tại đó. Đối tượng
của Xã hội học được chia ra làm 2 cấp độ: cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô. Cấp
độ vi mô nghiên cứu mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm xã hội, các
giai cấp, các tầng lớp xã hội cũng như mối quan hệ giữa các nhóm, các giai
cấp, tầng lớp, cộng đồng. Còn cấp độ vĩ mô nghiên cứu các quy luật chung và
sự đặc thù vận hành của hệ thống xã hội.
Công tác Xã hội cũng là một khoa học ứng dụng, một nghề, một hoạt
động xã hội đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm ngăn chặn,
khôi phục các chức năng bị suy thoái và giúp họ tự vươn lên giải quyết các
vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội.
Như vậy, Xã hội học và Công tác Xã hội đều giống nhau ở chỗ: cùng
quan tâm và giúp đỡ con người, nhóm, cộng đồng xã hội nhưng khác nhau ở
chỗ: Trong khi Xã hội học nghiên cứu lĩnh vực xã hội của xã hội, nghiên cứu
các hiện tượng xã hội, các mối quan hệ giữa các cộng đồng, giai cấp, tầng
lớp xã hội và giữa các cá nhân hay nói cách khác nó nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người và xã hội (sự ảnh hưởng của con người tới xã hội và ngược
lại), sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, với các cộng
đồng trong các tổ chức xã hội và thông qua các tương tác, quan hệ xã hội đó
tìm ra những nguyên nhân, hậu quả từ những quan hệ, tương tác trên, dự
báo xu hướng những vấn đề này sẽ xảy ra trong tương lai ra sao và đưa ra
các giải pháp ngăn chặn thì Công tác Xã hội lại thúc đẩy mối quan hệ giữa
các cá nhân với các lực lượng xã hội và gia đình để giải quyết các vấn đề của
họ (những vấn đề liên quan đến vai trò xã hội và đến việc thực hiện vai trò
ấy), thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng
họ, thiết lập các chương trình, dịch vụ xã hội và quản trị công tác xã hội để
đảm bảo các chính sách xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương từ đó
thúc đẩy an sinh cho họ và gia đình. Ở đây, những cá nhân, nhóm xã hội,
cộng đồng mà Công tác Xã hội quan tâm không bó hẹp đối tượng quan tâm
của mình theo tôn giáo, địa vị hay mức sống nào,… mà nó chủ yếu nhằm vào
những cá nhân, nhóm, cộng đồng khi đã bị tổn thương hay gặp những vấn
nạn mà chính họ không tự giải quyết được như: mắc vào những tệ nạn xã
hội, làm trái pháp luật, nghèo đói, bị khuyết tật, sức khỏe tâm thần kém,…
Rõ ràng tính chất tổng hợp, đa diện của Công tác Xã hội đã làm cho nó
rất gần với Xã hội học về đối tượng và nội dung cùng quan tâm, đặc biệt là hệ
thống lý luận của Xã hội học – một trong những nền tảng lý luận và là cơ sở
cho những thực hành Công tác Xã hội như: lý thuyết vị trí, vai trò xã hội; lý
thuyết hành động xã hội; lý thuyết hệ thống; lý thuyết giá trị – chuẩn mực,…
Về vấn đề này Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Triết học Nga P.U. Pavlenok và A.A.
Akamalova cũng đã khẳng định: “Xã hội học trên lý thuyết là phương pháp
luận đối với Công tác Xã hội”. Điều này có nghĩa, những lý thuyết trong Xã hội
học sẽ giúp những người làm Công tác Xã hội hiểu rõ những khái niệm về xã
hội con người như nó vốn có, về những đặc tính của xã hội trong giai đoạn
phát triển và chức năng hoá cụ thể của nó, về các quá trình xã hội riêng lẻ, cá
biệt, các hình thức hoạt động xã hội riêng lẻ, các cộng đồng xã hội, các nhóm
dân cư,… Nó còn giúp những người làm Công tác Xã hội nắm được những
kỹ năng thực tế về tổ chức, nghiên cứu, lập chương trình, các phương pháp
như: phỏng vấn, tham vấn,… khi thực hành nghề và giúp định hướng sự hoạt
động xã hội diễn ra trong một môi trường xã hội với những thể chế, cấu trúc
xã hội và những nhóm xã hội cần được bảo vệ về mặt xã hội. Ngược lại,
những kiến thức và kết quả trong hoạt động Công tác Xã hội cũng là những
minh chứng cụ thể hoá và làm sáng tỏ hơn những khái niệm, hệ thống những
lý thuyết trong Xã hội học, những phát hiện mới mà các nhà Xã hội học
nghiên cứu.
Tuy nhiên do mục đích khác nhau, nhu cầu xã hội đòi hỏi khác nhau,…
mà phương pháp sử dụng để can thiệp cho các đối tượng cũng khác nhau.
4.2. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Tâm lý học
Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân
gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn
mà họ không tìm ra lối giải quyết. Trọng tâm của nó là làm giảm bớt các vấn
đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông
qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức
năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt
động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với
môi trường.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các cá nhân, về hành vi xã hội
của các cá nhân, về các quy luật hình thành tâm lý (xúc cảm, tình cảm,…) của
con người. Trong tâm lý học, người ta xem các cá thể học những kỹ năng
như thế nào, nghiên cứu sự phát triển của các tâm thế ra sao?
Trong quan hệ với Công tác Xã hội, tâm lý học giúp những nhà làm
Công tác Xã hội có những kiến thức trong mô tả, chuẩn đoán và dự báo tâm
lý cá nhân, nhóm người, những lý thuyết như lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm
lý học giao tiếp, lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, lý thuyết xung đột xã hội
về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm và một số phương
pháp trong tâm lý học như: phương pháp chẩn đoán, tâm lý học hướng
nghiệp, phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp giao tiếp, tự đánh giá,…
Ở đây chức năng chẩn đoán của tâm lý học giúp những người làm
Công tác Xã hội chẩn đoán cá tính và phẩm chất của đối tượng về mặt xã hội,
chẩn đoán các nhóm người và sự phát triển của họ.
Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã
hội cách thức mô tả những tình tiết tâm lý – xã hội, từ đó phát hiện những vấn
đề về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của Công tác Xã hội cũng
có liên quan đến những tình tiết đã được mô tả.
Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã
hội xác định được các yếu tố hình thành cá tính tương lai, cũng từ các yếu tố
này có thể giải quyết được nhiệm vụ phát triển cá tính về mặt xã hội, nâng
con người lên mức tự bảo vệ về mặt xã hội.
Trong lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm lý học giúp những nhà làm Công
tác Xã hội nắm được cấu trúc của nhóm người thông qua địa vị lãnh đạo,
trách nhiệm, triển vọng, hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm xã hội. Việc xác
định cấu trúc nhóm về tâm lý học sẽ giúp những nhà làm Công tác Xã hội tổ
chức tốt các chương trình Công tác Xã hội. Còn ở lý thuyết tâm lý học giao
tiếp, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội nắm được kỹ năng giao
tiếp để giáo dục và phát triển cá tính. Việc này tạo nên các mối quan hệ sư
phạm xã hội thuận lợi cho Công tác Xã hội.
Đóng vai trò quan trọng với Công tác Xã hội còn là lý thuyết xung đột xã
hội về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm, việc phân tích
tâm lý xã hội với xung đột (tình tiết xung đột, thái độ thái quá gây mất ổn định
xã hội), việc giải quyết xung đột (bảo đảm được tính hiệu lực trong Công tác
Xã hội). Ở lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, những lý thuyết này giúp
những nhà làm Công tác Xã hội nghiên cứu cá nhân với những hiện tượng
tâm lý như: khí chất, tính tình, tư duy, lời nói, những phẩm chất đạo đức, và
trong lý thuyết nghiên cứu về sự phân hoá có nghĩa nghiên cứu sự phân chia
các nhóm xã hội khác nhau theo tiêu chí độ tuổi, học vấn, tính chất công việc
(lao động nặng hay giản đơn, chân tay hay trí óc), sức khoẻ hoặc nghề
nghiệp,…
Trong tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý học giúp những nhà làm Công
tác Xã hội phương pháp tâm lý hướng nghiệp (giúp các cá nhân trong việc tự
quyết lấy nghề nghiệp và phục vụ cho việc xác định lĩnh vực đào tạo lại cán
bộ bổ sung vào các nhóm xã hội,…), phương pháp thích ứng tâm lý (giúp các
đối tượng được bảo trợ hoà đồng vào hoạt động xã hội. Từ đó giúp họ hiểu rõ
hơn xã hội, tự đánh giá được mình, tự thích ứng được với hoàn cảnh luôn
luôn thay đổi,…), phương pháp tư vấn tâm lý (giúp các kỹ năng tư vấn theo
từng nhóm xã hội theo ngành nghề), phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp
giao tiếp, tự đánh giá (giúp đối tượng cần được bảo trợ hiểu rõ được những
thiếu sót trong cấu trúc cá tính của bản thân, đề ra được những mâu thuẫn
hành vi mới, luyện tập ứng dụng chúng rồi tổng hợp chuyển thành những
thành quả tâm lý xã hội vào điều kiện sinh hoạt mới của mình).
5. MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
5.1. Mục đích của Công tác Xã hội
– Trợ giúp con người, cộng đồng giải quyết, đối phó với các khó khăn
trong cuộc sống.
– Tìm ra những điểm mạnh và phát huy tiềm năng của các cá nhân,
nhóm, cộng đồng trong giải quyết vấn đề.
– Nối kết con người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội.
– Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con
người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn.
– Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.
5.2. Chức năng của Công tác Xã hội
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chức năng của Công tác
Xã hội.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ P.U. Pavlenok và các nhà khoa học Nga, Công
tác Xã hội có 13 chức năng, đó là các chức năng: chuẩn đoán, dự báo, cảnh
báo, phòng ngừa, bảo vệ pháp quyền, sư phạm xã hội, tâm lý, y tế xã hội,
sinh hoạt xã hội, giao tiếp, tuyên truyền quảng cáo, nhân văn, tổ chức.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Công tác Xã hội có 3 chức năng
cơ bản, đó là: chức năng phục hồi, chức năng điều hoà và chức năng ổn
định.
Theo chúng tôi, Công tác Xã hội có 4 chức năng cơ bản sau: chức
năng phòng ngừa, chức năng phục hồi, chức năng trị liệu và chức năng phát
triển.
5.2.1. Chức năng phòng ngừa
Là chức năng mang tính hướng dẫn, cung cấp dịch vụ và hoạt động,
giúp đỡ mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người dễ bị
tổn thương nhằm ngăn ngừa những trường hợp khó khăn (tâm lý, quan hệ,
kinh tế,…) có thể xảy ra.
Những hình thức phòng ngừa rất đa dạng. Nhân viên xã hội có thể vận
dụng những cơ cấu về mặt pháp chế xã hội, cơ sở pháp lý, tâm lý, sư phạm,
y tế và những cơ sở khác để phòng ngừa như: trong y tế là hoạt động tiêm
phòng, khám sức khoẻ định kỳ; trong sư phạm là các hoạt động tập huấn
trang bị kiến thức về sức khoẻ, về sức khoẻ sinh sản, về pháp luật, về trồng
trọt, chăn nuôi, về các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử,…
5.2.2. Chức năng chữa trị (trị liệu)
Với chức năng này, các nhân viên xã hội bằng những kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm của mình làm việc với các cá nhân, nhóm, cộng đồng đã
bị tổn thương để giảm bớt hoặc loại trừ những vấn đề, những khó khăn. Chức
năng này không chỉ đơn thuần là việc giúp họ tự vươn lên trong cuộc sống
mà còn ở khía cạnh khác tích cực hơn đó là tìm kiếm và khuyến khích nhằm
giúp đối tượng phát huy hết khả năng vốn có của mình như: sức khoẻ, ý chí,
tay nghề, phẩm chất,…những điều mà họ không nhận thấy để phát triển.
5.2.3. Chức năng phục hồi
Đây cũng là một trong những chức năng không kém phần quan trọng
của Công tác Xã hội trong hoạt động giúp đỡ đối tượng. ở đây, những người
làm Công tác Xã hội không chỉ giúp các đối tượng phục hồi những chức năng
về thể chất mà còn phục hồi cả những chức năng về tâm lý và xã hội. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc đánh tan mặc cảm, tự ty của chính họ và giúp họ
nhanh chóng hoà nhập vào với cuộc sống sôi động của cộng đồng.
5.2.4. Chức năng phát triển
Là chức năng phát huy những tiềm năng, tăng năng lực vượt khó, nâng
cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội cho các cá nhân,
nhóm, cộng đồng nhằm nâng cao cải thiện chất lượng đời sống cả về vật chất
lẫn tinh thần. Trong các xã hội phát triển, chức năng này luôn luôn được coi
trọng thông qua các chương trình dạy nghề, tập huấn những kiến thức cơ bản
về tâm lý học như: giao tiếp, nghe tích cực, hợp tác, quản lý,… Bởi đây là
cách nhanh nhất để giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, lạc hậu.
6. VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
6.1. Trên thế giới
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, con người luôn sẵn lòng giúp đỡ
nhau bất kể đó là đất nước hay châu lục nào. Mầm mống của Công tác Xã hội
đã bắt nguồn từ trong lòng các xã hội cổ xưa do trong cuộc sống con người
luôn phải sống trong sự đe doạ của thiên nhiên, của chiến tranh, của nghèo
đói và của bệnh tật,… Công tác Xã hội chuyên nghiệp (mang tính tổ chức
quốc tế) ra đời tới nay chưa đầy 100 năm.
Ở Nga, Hiệp ước năm 911 do Công tước Ôlếc – đại diện nước Nga lúc
bấy giờ ký kết với người Hy Lạp có nêu lên việc nuôi dưỡng người già, cứu
giúp người nghèo, chăm sóc người thương tật,… chính là văn kiện sớm nhất
trên thế giới nói chung và của nước Nga nói riêng, là bằng chứng chính thức
đầu tiên về sự quan tâm của Nhà nước với những công dân cần được sự trợ
giúp của mình. Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến là sự phát triển
mạnh mẽ của chế độ tư bản, Xã hội học, chính sách xã hội, Công tác Xã hội
cũng chính là con đẻ của quá trình vận động về vật chất, tinh thần trong các
xã hội Tây Âu và Mỹ ở thế kỷ XIX.
Ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức do ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng Công
nghiệp mà những nước này đã phải đối đầu với nhiều vấn đề xã hội trầm
trọng. Sự thất nghiệp của hàng vạn công nhân khi các xí nghiệp, công xưởng,
hầm mỏ bị phá sản, người lao động tại các đô thị bị thiếu ăn, nghèo đói, bệnh
tật, nhà ở tồi tàn, các tệ nạn xã hội, bóc lột lao động ở trẻ em và phụ nữ.
Trong khi đó ở các vùng nông thôn, tình trạng này cũng không khấm khá hơn.
Nhiều gia đình thiếu đất canh tác do chính sách phát triển công nghiệp đã bỏ
làng mạc lên những khu đô thị lớn để kiếm sống với số lượng ngày càng tăng
dẫn tới tình trạng quá tải ở những nơi này về cơ sở hạ tầng lẫn mức sống. Tệ
nạn xã hội đã nhiều lại càng gia tăng một cách nhanh chóng, mâu thuẫn giai
cấp (tư sản và vô sản) tăng lên, các cuộc xung đột vũ trang xảy ra… – một tất
yếu của xã hội tư bản. Trước tình trạng như vậy, nhiều chính phủ đã có cách
giải quyết khác nhau thông qua các chính sách, luật lệ và đạo luật Elizabét
của nước Anh năm 1601 ra đời (tạo công ăn việc làm cho người nghèo,
người còn sức lao động, mở nhà dưỡng lão cho người già, người tàn tật; bảo
trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bằng cách đào tạo nghề, quy định nguồn tài
chính, trách nhiệm của người quản lý và đối tượng được cứu giúp,…) chính là
một dấu hiệu quan trọng trong lịch sử hình thành Công tác Xã hội như một
nghề do lần đầu tiên nó là hành động cứu giúp có tính tổ chức, mang tính nhà
nước bên cạnh những cải cách tôn giáo (đạo Tin Lành) trong việc thúc đẩy sự
quan tâm về tình trạng bần cùng hoá, về việc tiếp tục viện trợ, cứu giúp và
ngăn chặn sự phụ thuộc lâu dài của người nghèo.
Năm 1788, một chế độ cứu tế xã hội mới – “chế độ Hămbuốc“ đã được
thực hiện rộng rãi ở thành phố Hămbuốc (Đức). Theo chế độ này, cấp thành
phố có cơ cấu quản lý trung tâm, phân loại các vùng tiến hành cứu tế, chữa
bệnh và giới thiệu việc làm cho người nghèo.
Đầu thế kỷ XIX, ở Mỹ, dạng Công tác Xã hội sơ khai được thực hiện
bởi các nhà truyền giáo và tình nguyện viên – những người được gọi là
“những vị khách thân thiện” - Visitors. Họ thường xuyên tuyển chọn và phân
công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già
không nơi nương tựa. Thông qua các “Uỷ ban cải thiện hình thức vệ sinh” và
“Vụ giải phóng nô lệ”, các tình nguyện viên còn giúp đỡ, chăm sóc những nô
lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng xã hội.
Những năm 1850 – 1865, thông qua các uỷ ban như: “Uỷ ban từ thiện
quốc gia”, “Uỷ ban từ thiện cộng đồng”, “Uỷ ban quốc gia”,… những hoạt
động khởi nguồn của Công tác Xã hội đã được triển khai. Chẳng hạn tại Thụy
Điển, Công tác Xã hội đã được hình thành như một nghề nghiệp từ năm 1851
khi một loạt các trại cải tạo, nhà tù, viện tâm thần, trại tế bần, trại mồ côi được
xây dựng và các uỷ ban đều hoạt động nhằm hướng tới mục đích xây dựng
những thiết chế duy trì trật tự, ổn định xã hội.
Những năm 1869, Hiệp hội các tổ chức cứu tế từ thiện và ngăn chặn ăn
xin ở Luân Đôn (Anh) được thành lập thường gọi là Hiệp hội tô chức từ thiện
Luân Đôn. Ở đây, các nhà lãnh đạo đã vận dụng các triết lý khoa học để hình
thành một dạng quản lý từ thiện mới: khoa học từ thiện. Có thể coi đây là
bước chuyển quan trọng về nhận thức và hành động của những người tham
gia Công tác Xã hội. Về vấn đề này, James Leiby có nhận xét như sau: “Trần
tục, duy lý, thực nghiệm, đối lập với tính tôn giáo, duy cảm và giáo điều. Như
vậy, hướng tiếp cận Công tác Xã hội đã dần dần mang tính hệ thống và duy
lý, tách các hoạt động của nó khỏi quan hệ mang màu sắc tôn giáo, xây dựng
mô hình công tác từ thiện thành một hoạt động độc lập”.
Những năm 1870, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo dài trong
thiều thập kỷ đẩy con người vào cảnh sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối
ren. Các nhà băng kiệt quệ, hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp,
phong trào bãi công, biểu tình diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở châu Âu và Mỹ,
thậm chí nhiều cuộc bãi công còn mang tính bạo lực. Các hoạt động từ thiện
dường như không hoàn thành mục đích mang tính “cách mạng” ban đầu.
Nhiều người nhận ra rằng, các chương trình cứu trợ thực chất là hoang phí,
thậm chí dẫn tới sự sa sút về tinh thần cho người nghèo do nó chỉ làm tăng
sự phụ thuộc, ỷ lại của họ. Về vấn đề này, Herbert Spencer – nhà Xã hội học
người Anh cho rằng: “Cứu trợ là phá hoại xã hội, làm hỏng người nghèo vì nó
gây ra những phụ thuộc và làm mất động cơ hành động. Điều này cho hay
các hoạt động cứu giúp muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều yếu tố nữa
một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt đó là phải có một đội ngũ được
đào tạo và trả lương một cách chuyên nghiệp bên cạnh một trái tim nhân từ”.
Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã quan tâm
tới vấn đề đào tạo một đội ngũ làm Công tác Xã hội. Cũng từ đây, các “tình
nguyện viên” (Visitors) của những năm 1880 – 1890 đã trở thành các nhân
viên xã hội. Giờ đây họ không chỉ coi đối tượng như những người bạn để cảm
thông, chia sẻ mà còn là những người cần được giúp đỡ để vươn lên – một
hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn và năm 1884 tại Anh, lần lầu tiên đã
xuất hiện “Trung tâm phúc lợi cộng đồng”. Vào cuối những lăm 1890, “Phong
trào định cư” với những “ngôi nhà định cư” ở Luân Đôn (Anh) được thành lập
đã thành công trong việc xây dựng cầu nối giữa người giàu và người nghèo
nhất là những người mới nhập cư.
Năm 1898, “Hiệp hội các tổ chức từ thiện” (Charity Organization society
– COS) ở Mỹ đầu tiên được thành lập đã nâng hoạt động này lên một bước.
Bởi đây là sự tiếp nối hoạt động của Uỷ ban Quốc gia nhằm phát triển khoa
học từ thiện (vay mượn mô hình từ thiện của Anh) với mục đích: tái tổ chức
các hoạt động từ thiện cũng như cá nhân (vốn phát triển nhanh chóng trong
giai đoạn 1870), tiếp tục ứng dụng các nguyên tắc của khoa học từ thiện
nhưng đã khắc phục được hệ quả phổ biến trước đó: sự phụ thuộc và duy trì
sự bần cùng. Hoạt động của hiệp hội đã vượt ra khỏi mục tiêu quản lý, tổ
chức và mang những đặc trưng sau:
– Hoạt động từ thiện tránh sự phân phối và cứu trợ trực tiếp.
– Cố gắng lặp lại trật tự cho tình trạng hỗn loạn trong các hoạt động từ
thiện tại các địa phương.
– Áp dụng công nghệ mới vào các hoạt động của Hiệp hội bao gồm sự
can thiệp hoặc phương pháp trị liệu có kế hoạch với sự tham gia của “những
vị khách thân thiện” (The Friendly Visitor).
– Ngăn chặn việc từ bỏ tín ngưỡng hoặc việc phân biệt đối xử do
những khác biệt về chính trị, tôn giáo hoặc dân tộc.
Có thể nói đây chính là thời điểm đánh dấu bước chuyển từ những việc
làm từ thiện, tình nguyện, bắt nguồn từ những niềm tin và đạo đức, tôn giáo
sang một lĩnh vực mới đó là: Công tác Xã hội – một hoạt động mang tính
khoa học, một nghề nghiệp.
Sau khi hiệp hội ra đời, cũng trong năm này (1898), lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ đầu tiên đã được tổ chức tại trường Summer, New York (Mỹ). Lớp
học kéo dài trong 6 tuần với 27 sinh viên. Năm 1901, cũng tại Summer,
trường công tác xã hội đầu tiên (nay là Trường Đại học Công tác Xã hội
Colombia) đã ra đời. Tại đây, sinh viên được đào tạo trong 8 tháng. Đến năm
1919, cả châu Âu và Mỹ đã có 15 trường và năm 1939, các trường này đã
thống nhất chương trình đào tạo chung ở trình độ thạc sỹ. Đây cũng chính là
những bằng chứng xác định tính chuyên nghiệp của Công tác Xã hội. Năm
1925, Chi Lê là nước đầu tiên ở Châu Mỹ La tinh xuất hiện ngành Công tác
Xã hội. Năm 1936, ở Châu Á, trường Công tác Xã hội đầu tiên được thành lập
ở ấn Độ. Đến năm 1939, các trường đã thống nhất chương trình đào tạo
chung ở trình độ thạc sỹ. Ở Philippin, nhiều phong trào xã hội, đặc biệt là các
tổ chức xã hội như: “Hội đồng điều phối phúc lợi thanh niên”, “Hội đồng chăm
sóc sức khoẻ tinh thần nhằm giáo dục, ngăn ngừa tội phạm trong thanh thiếu
niên”,… lần lượt ra đời vào những năm 1950– 1960. Đến năm 1955, “Hiệp hội
quốc gia những người làm công tác xã hội” (NASW) đã thành lập từ 7 tổ chức
xã hội chuyên nghiệp sau sát nhập lại. Năm 1956, “Liên đoàn quốc tế những
người làm Công tác Xã hội” ra đời. Năm 1988, Ngành Công tác Xã hội mở
khoa đầu tiên tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Sau này, với sự phát triển của ngành, Công tác Xã hội đã xuất hiện thêm ở
nhiều nước khác ở châu Á như: Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam.
Có thể nói, trong xu thế toàn cầu hoá, với sự phát triển của ngành công
tác xã hội bắt nguồn từ Châu Âu, Mỹ dần dần đã ảnh hưởng và được hình
thành, phát triển tại nhiều nước ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia,
Thái Lan, Philippin và Việt Nam,… Đến nay Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc tế
Chuyên nghiệp (Intemational Federation of Social Work – IFSW) đã có trên
500.000 thành viên là cán bộ xã hội chuyên nghiệp từ 78 nước trên thế giới,
Hiệp hội các trường đào tạo Công tác Xã hội thế giới (Intemational
Association of Social Work Schools – IASSW) với sự tham gia của hàng trăm
trường từ 80 quốc gia là minh chứng cho sự chuyên môn hoá và phát triển
nhanh chóng của nghề nghiệp này. Các cán bộ xã hội chuyên nghiệp làm việc
ở nhiều lĩnh vực trong xã hội như các cơ quan an sinh xã hội, phúc lợi xã hội,
bệnh viện, trường học, cơ quan tư pháp (toà án, nhà tù) đã và đang góp phần
tạo nên sự bền vững và tính phòng ngừa cao của các chính sách, chương
trình hay dịch vụ an sinh xã hội. Sự ra đời của Công tác Xã hội kịp thời góp
phần giải quyết những vấn đề xã hội đã, đang đặt ra và dần có tiếng nói
chung trên phạm vi quốc tế.
6.2. Ở Việt Nam
Nằm trong quy luật chung của sự hình thành và phát triển công tác xã
hội thế giới, sự hình thành và phát triển công tác xã hội tại Việt Nam cũng
xuất phát điểm từ tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người. Có thể tạm
phân chia sự hình thành và phát triển Công tác Xã hội tại Việt Nam theo các
giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước thuộc địa Pháp (1862)
Những hoạt động mang dáng dấp Công tác Xã hội đã được thể hiện
trong các văn bản chính thức dưới những thời kỳ trị vì của các nhà nước
phong kiến Việt Nam. Theo các tài liệu sử học, có những văn bản pháp lý quy
định số lượng lúa phân phối cho người có nhu cầu khác nhau, lúa này được
trồng ở những công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi. Chẳng hạn
thế kỷ XV (thời hậu Lê):
Trong Quốc triều hình luật có những nội dung liên quan đến những việc
làm từ thiện. Ví dụ: ở chương Hộ môn, điều 11, 12 có ghi: “Những kẻ không ai
nuôi dưỡng, quan sở tại có nhiệm vụ dựng lều, nuôi dưỡng, nếu ai không làm
hoặc không làm tròn thì bị trừng phạt bằng roi,…”.
Thế kỷ XVIII, XIX dưới triều Nguyễn: Các Dương tế sở được thành lập.
Tại đây người già, trẻ em không nơi nương tựa được nuôi dưỡng thông qua
một số ruộng công giao cho người sở tại cày cấy, về sau những nơi này được
gọi là “Cô nhi viện”. Có những văn bản pháp lý quy định số lượng lúa được
phân phối cho những hạng người có nhu cầu khác nhau. Lúa này đã được
trồng ở các công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi.
Giai đoạn Pháp thuộc (1862–1945)
Trong giai đoạn này, đã hình thành các mô hình chăm sóc tập trung
như viện mồ côi, viện dưỡng lão dành cho người già và người khuyết tật
được du nhập bởi những nhà truyền giáo. Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu
hỏi, liệu việc du nhập các mô hình này có phù hợp không khi truyền thống
người Việt Nam có nhiều tiềm năng về an sinh xã hội. Tuy nhiên, một số mô
hình này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như trường mù Nguyễn Đình
Chiểu, trường câm điếc Lái Thiêu,…
Trong lúc người Pháp mở rộng các mô hình ngoại lai chăm sóc tập
trung để giải quyết các vấn đề xã hội với xu hướng từ thiện thì những người
yêu nước Việt Nam lại tạo lập ra mạng lưới thanh niên, sinh viên, công nhân
nhằm vào “các dịch vụ đó” để phục vụ người nghèo và xây dựng tinh thần
tương thân tương ái. Tuy sự tồn tại trong thời gian ngắn của các phong trào
này nhưng có thể thấy người Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có
những mô hình phát triển công tác xã hội của riêng mình.
Có thể nói, Công tác Xã hội ở Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc theo nhận
định của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (1972) là “xa rời các xu hướng dân
tộc, không phục vụ cho hàng triệu người mù chữ và thất nghiệp” (UNICEF,
1972) bởi các mô hình này triển khai dưới các hình thức từ thiện như mở trại
mồ côi, khuyết tật, viện dưỡng lão,…
Giai đoạn 1945–1975 tại miền nam Việt Nam
Trường đầu tiên đào tạo Công tác Xã hội ở Việt Nam hệ cán sự xã hội
là Trường Cán sự Xã hội Caritas (do Hội Chữ thập đỏ Pháp hợp tác với toà
Đại sứ Pháp ở Sài Gòn thành lập). Trường này do dòng nữ tu Thiên Chúa
giáo điều hành từ năm 1947 đến năm 1975 bị giải thể. Bên cạnh đó còn có
“Phòng Xã hội” do giám mục người Pháp, đức cha Jean Casseigne thành lập
để giúp đỡ công dân Pháp và được nhập vào Phòng Xã hội thuộc lãnh sự
Pháp vào năm 1957 với hoạt động chính là đưa các trẻ mồ côi lai Châu Âu về
Pháp và phục vụ công nhân Việt Nam thuộc các công ty lớn của Pháp cũng
như các cô nhi, quả phụ người già ở thành phố.
Hiệp định Geneve năm 1954 đã phân chia Việt Nam thành 2 nhà nước,
Miền Bắc theo con đường Xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới sự đô hộ của
quân đội và bộ máy cố vấn khổng lồ Mỹ.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, được đánh dấu bằng cuộc di cư
vào Nam của gần một triệu người công giáo miền Bắc. Các tổ chức phi chính
phủ quốc tế lớn (NGO) đã được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc di cư như: tổ chức
cứu trợ công giáo Mỹ, tổ chức hợp tác của Mỹ để cứu trợ khắp nơi, tổ chức
cứu nguy Quốc tế, Hội cha mẹ nuôi, Quỹ trẻ em Cơ Đốc giáo, tổ chức
Mennonite, tổ chức Cơ đốc Adventist, tổ chức cứu trợ và định cư người tỵ
nạn,… trở thành một hoạt động bình thường cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Sự hiện diện của Mỹ đã tạo ra những vấn đề xã hội to lớn như mại
dâm, thanh thiếu niên phạm pháp, băng nhóm tội phạm, nghiện ma tuý, tuy
nhiên chỉ có một vài chương trình nhỏ hỗ trợ cho trẻ đánh giầy. Cứu trợ người
tỵ nạn chỉ để xoa dịu hậu quả chiến tranh, công cuộc phát triển, bình định
nông thôn chỉ nhằm thu phục người Việt Nam ngả về phía Mỹ.
Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển của Công tác Xã
hội với sự góp mặt của một số nhà Công tác Xã hội được đào tạo từ trước đó
cũng như sự hình thành một số trường Công tác Xã hội như trường Cán sự
xã hội Quân đội (1957) đào tạo trong 2 năm cùng các khoá huấn luyện ngắn
hạn đã cung cấp trên 1.500 học viên cung ứng các dịch vụ gia đình, thực hiện
các dự án an sinh nhi đồng. Trường thanh niên phụng sự xã hội (Phật giáo)
nhấn mạnh việc vận dụng các giá trị và tiềm năng dân tộc. Năm 1968–1969,
Trường Công tác Xã hội Quốc gia được thành lập dưới sự hỗ trợ tài chính và
kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNICEF và UNDP). Đến năm 1975 đã giải thể
song cũng đào tạo được hai khoá tốt nghiệp. Công tác Xã hội như một bộ
môn khoa học đã được đưa vào trường đại học Đà Lạt và Vạn Hạnh. Mặc dù
trong giai đoạn này, Công tác Xã hội không phát triển nhưng cũng đã đào tạo
được một số nhân viên công tác xã hội như: 500 người đào tạo khoá ngắn
hạn, 300 người đào tạo 2 năm, 25 cán sự xã hội, 7 thạc sỹ công tác xã hội,…
Sau năm 1975, các hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội ở Miền
Nam và Sài Gòn đã ngừng lại trong một thời gian dài.
Cũng trong giai đoạn này, ở miền Bắc, công tác xã hội được quan niệm
là công tác phong trào của các đoàn thể và cán bộ là những học viên của các
trường như: Trường Đoàn, Trường Đội, Trường cán bộ phụ nữ Trung ương,
Trường Công đoàn, Trường Lao động Xã hội,… Tuy nhiên hoạt động đào tạo
dưới góc độ Công tác Xã hội vẫn còn nhiều hạn chế.
Giai đoạn sau năm 1986 – nay
Từ sau năm 1986, khi đất nước bắt đầu mở cửa và hoạt động theo mô
hình kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được thì nhiều vấn đề xã hội đã tạm thời biến mất lại xuất hiện.
Ban đầu chỉ là những vấn đề trẻ em thành thị bị bỏ bê thiếu sự chăm sóc,
những vấn đề xã hội nhỏ khác cho đến những vấn đề lớn hơn như nghèo đói,
di dân từ nông thôn ra thành thị, trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm, lao
động nhập cư, sự hình thành các khu nhà ổ chuột, buôn bán phụ nữ và trẻ
em, tệ nạn xã hội,… xuất hiện khắp nơi.
Nhà nước đã có nhiều nỗ lực làm giảm những vấn đề xã hội nói trên.
Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, chương trình tiêm chủng mở
rộng, những tiến bộ trong việc vệ sinh, cung cấp nước sạch, giảm tỷ lệ tử
vong và suy dinh dưỡng trẻ em, phổ cập giáo dục,… đã mang lại hiệu quả
tích cực.
Các chính sách xã hội, các nội dung tuyên truyền, giáo dục công tác xã
hội đã dần được phục hồi và phát triển. Hoạt động nghiên cứu, đào tạo công
tác xã hội ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Các nội dung, hình thức công tác xã hội kịp thời được
triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: chương trình xoá đói giảm
nghèo, công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội,…
Năm 1989, ThS. Nguyễn Thị Oanh cùng một số cán bộ được đào tạo
chuyên môn Công tác Xã hội ở trong và ngoài nước đã liên kết với nhau
thành lập “Phòng nghiên cứu Công tác Xã hội”, ban đầu đặt dưới sự bảo trợ
của Hội Tâm lý – Giáo dục học Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2001
đã đổi thành “Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển
Cộng Đồng” (SDRC) hoạt động với tư cách một cơ sở khoa học độc lập. ThS.
Nguyễn Thị Oanh cũng là người đã góp phần đưa bộ môn Công tác Xã hội
vào giảng dạy tại Khoa phụ nữ học, Trường Đại học Mở – Bán công Thành
phố Hồ Chí Minh. Song song với đào tạo Công tác Xã hội hệ đại học, một
chương trình đào tạo Công tác Xã hội hệ cán sự xã hội hai năm cũng ra đời
từ năm 1992. Có thể nói, từ thập kỷ 1990, hoạt động đào tạo và thực hành
Công tác Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh có những bước phát triển mạnh.
Đại học Mở – Bán công Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trường đầu tiên
ở Việt Nam đào tạo công tác xã hội và có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ
các trường khác trong việc đào tạo giáo viên, kiểm huấn viên, xây dựng công
tác đoàn thể,…
Ở Miền Bắc, năm 1996, Khoa Xã hội học của trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội) đã phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt
Nam (nay là Cục Trẻ em) mở lớp thí điểm đào tạo 23 cán bộ cấp bằng cử
nhân Công tác Xã hội – hệ cử nhân chuyên ngành đầu tiên về Công tác Xã
hội với trẻ em, đồng thời chính thức đưa Công tác Xã hội vào chương trình
đào tạo của khoa với tư cách là một môn học bổ trợ. Cũng trong năm này
(1996) một đoàn đại biểu của Việt Nam là những người tham gia đào tạo ở
Miền Bắc cũng như Miền Nam làm đại diện đi dự hội nghị quốc tế nhân viên
xã hội do IFSW và ICSW tổ chức ở Hồng Kông. Những năm tiếp theo, nhiều
trường đại học trên cả nước đó bắt đầu mở ngành đào tạo Công tác Xã hội.
Bên cạnh hoạt động đào tạo về Công tác Xã hội, Ở Việt Nam còn có
nhiều mô hình Công tác Xã hội khác nữa như:
– Trung tâm nghiên cứu, tư vấn Công tác Xã hội và phát triển cộng
đồng;
– Câu lạc bộ Công tác Xã hội chuyên nghiệp;
– Cơ sở chăm sóc trẻ đường phố (chẳng hạn: Cơ sở chăm sóc trẻ
đường phố Thảo Đàn – Thành phố Hồ Chí Minh);
– Mái ấm, nhà mở (như: Mái ấm hoa hồng nhỏ ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Mái ấm 19–5 Quận Ba Đình Hà Nội,…);
– Phòng tư vấn trẻ em đường phố;
– Các trung tâm bảo trợ của các tỉnh, thành,…
Trong mạng lưới Công tác Xã hội không thể không kể đến hoạt động
của các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGO) như: Quỹ Cứu trợ Nhi đồng
Anh, Tổ chức Radda Ba men của Thuỵ Điển, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc,…
Các hỗ trợ mang tính nhân đạo của họ đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở
lý luận và các phương pháp thực hành công tác xã hội, đặc biệt với đối tượng
là trẻ em Việt Nam.
Tính đến năm 2000, bên cạnh số cán bộ có bằng cử nhân, có bằng
thạc sỹ Công tác Xã hội được đào tạo trong và ngoài nước, còn có tới hàng
trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về Công tác Xã hội
thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và
ngoài nước tham gia giảng dạy. Công tác đào tạo và thực hành Công tác Xã
hội ít nhiều đã có dấu ấn riêng trong các hoạt động xã hội hiện nay.
Hoạt động công tác xã hội gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm, đã và
đang đi vào chuyên nghiệp hoá theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành.. Ghi
nhận sự phát triển của ngành nghề này những năm qua mà tháng 10/2004,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung đào tạo Công tác
Xã hội hệ cao đẳng và đại học. Khung này do Hội đồng tư vấn cấp Quốc gia
xây dựng.
Hiện nay có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang
đào tạo hệ cử nhân ngành Công tác Xã hội. Từ tháng 1/2009 đến nay, dưới
sự tài trợ của UNICEF, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công 4 khoá bồi dưỡng sau đại học cho
các giảng viên, nghiên cứu viên công tác xã hội.
Năm 2010 đã đánh dấu một mốc phát triển mới của Công tác Xã hội
bằng việc Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã
hội được chính thức phê duyệt, đi vào hoạt động nhằm xây dựng thí điểm
những mô hình trung tâm Công tác Xã hội, 70 mô hình cơ sở dịch vụ Công
tác Xã hội tại các quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố, trường đại
học, trường nghề cho tới năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2020, đào tạo
trên 20.000 nhân viên Công tác Xã hội có trình độ cao đẳng, đại học. Và cũng
trong năm này, ngành Công tác Xã hội đã có một mã nghề – cơ sở để đội ngũ
những nhà Công tác Xã hội có một môi trường làm việc chuyên nghiệp và
khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ xã hội.
Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động Công tác Xã hội ở Việt Nam hiện
nay, không thể không quan tâm tới hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên của
ngành này tại các trường đại học. Đây chính là một nhu cầu cấp thiết trước
mắt và cần làm ngay.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Công tác Xã hội là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Công tác Xã hội.
Đối tượng của Công tác Xã hội là ai?
2. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện, Cứu trợ xã hội và
Bảo đảm xã hội theo các tiêu chí mục đích, động cơ, phương pháp ứng dụng,
mối quan hệ của người giúp đỡ và người được giúp đỡ, kết quả thực hiện.
3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Công tác xã hội với Xã hội
học và Tâm lý học.
4. Từ trước đến nay, anh (chị) hiểu thế nào là nhân viên xã hội? Thế
nào là các phương pháp Công tác Xã hội? Hãy kể tên một số hoạt động đang
diễn ra trong đời sống xã hội dưới góc độ Công tác Xã hội.
5. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời và phát triển Công tác Xã hội trên
thế giới và ở Việt Nam.
Chương 2. NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Cơ sở lý thuyết dùng trong các hoạt động của ngành Công tác Xã hội
chủ yếu dựa trên sự tổng hợp của nhiều lý thuyết khác nhau, không theo một
phương thức nhất định nào. Các nước khác nhau thì phương thức thực hiện
trong ngành Công tác Xã hội cũng khác nhau.
Ở Mỹ, cũng như nhiều ngành khoa học khác, Công tác Xã hội sử dụng
một số lý thuyết khoa học về xã hội, về sự phát triển con người, về các hành
vi, về giao tiếp ứng xử giữa con người với nhau. Chẳng hạn: Trong các lý
thuyết về con người, các nhà Công tác Xã hội thường sử dụng những lý
thuyết trong tâm lý học như: thuyết hiện sinh, thuyết phát triển con người,
thuyết giao tiếp xã hội, thuyết hệ thống,…
Trong quá trình phát triển Công tác Xã hội, mỗi lý thuyết đều có những
mảng được những nhà làm Công tác Xã hội quan tâm và nghiên cứu tạo
thành các phương thức thực hành của Công tác Xã hội. Tuy nhiên trong số
những lý thuyết đó, có một số lý thuyết không thể không nói tới đó là: Lý
thuyết sinh thái học (Ecologycal Theory), Lý thuyết hành động xã hội, Lý
thuyết vị trí, vai trò xã hội và một số kiến thức cơ bản về sự phát triển con
người như các nhu cầu căn bản của con người, quá trình phát triển con
người, rối nhiễu tâm trí,…
1.1. Lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856–1939)
Lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud (1856 - 1939) sáng lập. Lý
thuyết này nhấn mạnh đến hành vi xuất phát từ những động thái (suy nghĩ,
tình cảm), những tương tác trong ý thức và sau này là những cách thức mà ý
chí thúc đẩy hành vi của con người. Ở đây, ý thức, hành vi đều ảnh hưởng và
bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Đây là một cách nhìn nhiều chiều và
mang tính biện chứng vì thế nó được coi là lý thuyết nền tảng, then chốt trong
Công tác Xã hội nhằm giúp nhân viên xã hội vận dụng để lý giải nhưng hiện
tượng thường gặp khi làm việc với thân chủ.
Thuyết phân tâm học có 3 phần: lý thuyết về sự phát triển con người; lý
thuyết về nhân cách và tâm lý học nhân cách khác thường; lý thuyết về cách
điều trị với 2 tư tưởng cơ bản quan trọng làm cơ sở cho lý thuyết trên: Quyết
định luận siêu linh (hành động, hành vi xuất phát từ các quá trình tư duy của
con người) và cái vô thức (hành động tư duy, tinh thần còn ẩn giấu).
– Lý thuyết về sự phát triển con người:
Theo lý thuyết này, trẻ em trải qua các giai đoạn phát triển. Ở mỗi giai
đoạn sẽ có những hành vi đặc thù phù hợp với tâm sinh lý của con người
trong từng giai đoạn ấy. Trong từng giai đoạn, hành vi của con người sẽ có sự
kế thừa những trải nghiệm về mặt hành vi và nhận thức mà mỗi người có
được trong giai đoạn trước. Trong từng giai đoạn khác nhau, sự chú ý của
con người sẽ hướng đến những nhu cầu khác nhau.
Theo Freud, cuộc sống có nhiều động lực (libido) thúc đẩy thú tính bẩm
sinh của con người như: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, an toàn, bạo lực,… song
chủ yếu và mạnh mẽ nhất vẫn là động lực về tình dục. Chẳng hạn: từ khi mới
chào đời con người đã có nhu cầu và có hành vi tình dục như: sờ mó, bú
mớm, thích và mong muốn được ôm ấp. Đây là một trong những phát hiện
của Freud bởi trước đó người ta cho rằng, con người chỉ bắt đầu phát triển
nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì.
Động cơ tình dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người
qua năm giai đoạn:
1) Miệng (oral stage) (dùng miệng để ăn (bú sữa), sờ mó, thám hiểm
thế giới xa lạ xung quanh và để có cảm giác sung sướng (bú ngón tay, ngậm
vú mẹ, ngậm núm vú) theo 2 giai đoạn: giai đoạn thụ động (receptive) và giai
đoạn chủ động (aggressive)).
2) Hậu môn (anal stage) từ 1 đến 3 tuổi: Khu vực này nhạy cảm và tạo
cảm giác sướng khoái nhiều nhất, bao gồm cả hậu môn lẫn bộ phận tiểu tiện
và cũng được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn buông (expulsion) và giai
đoạn giữ (retention). Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để đứa trẻ học cách
được khen, được thương, tình thương của cha mẹ không còn tự do vô tổ
chức như trước. Ngược lại, cách dạy con của cha mẹ cũng góp phần không
nhỏ trong việc tạo nên cá tính của trẻ như: cách trẻ suy nghĩ và ứng xử đối
với những người có quyền lực trong cuộc đời của nó.
3) Dương vật (phallic stage) từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi: Theo Freud “của
quý” của đứa trẻ trai và trẻ gái giống nhau, chỉ đến tuổi dậy thì trẻ gái mới
hình thành khoái cảm từ bộ phận sinh dục. Ông cho rằng, tình thương đối với
mẹ của đứa trẻ trai trở nên mãnh liệt vào đầu giai đoạn dương vật. Nó muốn
độc chiếm mẹ và vì vậy ngày càng trở nên ganh tỵ và mâu thuẫn với bố,
muốn cho bố “biến mất”. Vì bố to lớn hơn nó, khỏe hơn nó, đứa bé trở nên sợ
bố và cái nó sợ nhất là bị bố cắt mất của quý (castration anxiety) – cái nó hay
tự mày mò để có cảm giác sung sướng. Để thoát khỏi mối lo sợ này, đứa trẻ
trai dồn nén tình yêu mẹ của nó vào tiềm thức và tìm cách đứng về phía bố,
bắt chước cách bố cư xử, suy nghĩ, hành động. Nhờ vậy nó có được cảm
giác an toàn không còn sợ bị thiến và vẫn có thể thầm lén yêu mẹ trong trí
tưởng tượng.
4) Trước dậy thì (latency period) từ 5, 6 tuổi đến dậy thì: Ở giai đoạn
này động lực sống/libido – chủ yếu là bản năng tình dục của đứa bé chỉ thay
đổi về lượng chứ không thay đổi về chất. Đứa bé dồn nén được những quan
tâm về tình dục của những năm trước và tập trung năng lực vào việc phát
triển kiến thức cũng như năng khiếu mới. Ở giai đoạn này, đứa bé thích chơi
với bạn cùng giới. Có thể nói những năm trước dậy thì là thời gian sự thăng
bằng giữa thú tính bẩm sinh, lương tâm và cái tôi đạt mức cao nhất trong đời
người. Đây là thời gian biển lặng trước cơn bão táp của tuổi dậy thì.
5) Giai đoạn sinh dục (Genital stage) thăng bằng giữa ba thành phần
của bản ngã chấm dứt, thú tính bẩm sinh (id) vượt lên trên, tạo ra những đòi
hỏi mãnh liệt về tình dục với người khác phái. Nếu đứa trẻ được thoả mãn
vừa phải, nó sẽ dồn được tất cả năng lực vào việc phát triển mối quan hệ
bình thường, hạnh phúc với người khác phái. Trái lại nếu nó không được thoả
mãn vừa đủ hoặc được thoả mãn quá độ, nó sẽ có triệu chứng của tình trạng
ám ảnh (fixation) bởi đứa trẻ bị bắt buộc phải tiêu phí nhiều năng lực vào
phản ứng dồn nén hoặc tự vệ liên quan đến những mâu thuẫn chưa giải
quyết được ở môi trường sống. Kết quả là nó sẽ khổ đau, sẽ không thể xây
dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, hạnh phúc bình thường với
người khác phái.
Như vậy, có thể nói ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ trong môi trường
sống, trẻ đều bị ảnh hưởng và nhiều nhất là từ bố mẹ. Nếu nhu cầu tình dục
của đứa trẻ được thoả mãn vừa phải một cách khác nhau trẻ sẽ phát triển
bình thường ở giai đoạn kế tiếp. Nếu bị cấm cản không cho thoả mãn hoặc bị
buông thả cho thoả mãn quá trớn nhu cầu tình dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ
phải chịu đựng những ám ảnh (fixation) vào giai đoạn phát triển liên hệ và
không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu
chứng bất bình thường về tâm lý và qua năm giai đoạn của quá trình trưởng
thành này, đối tượng tình dục của đứa trẻ sơ sinh dần dần thay đổi từ bản
thân (bú ngón tay, tự sờ mó bộ phận sinh dục) và mẹ (bú mớm, sờ mó, ôm
ấp,…) sang người khác phái.
– Lý thuyết nhân cách:
Theo lý thuyết này, con người là phức hợp của các xung năng hình
thành cái ấy ("cái đó") thúc đẩy con người hoạt động thoả mãn nhu cầu. Sự
phát triển của bản ngã là bước tiếp theo sau hoạt động của cái ấy. Cái tôi điều
khiển cái ấy (cái tôi (ego) là một thực thể tâm lý phức tạp hình thành do tác
động từ hai đòi hỏi khác nhau của thú tính bẩm sinh (id) và siêu tôi (superego)
– môi trường sống thực của cái tôi). Cái siêu tôi phát triển những nguyên tắc
đạo đức để chỉ dẫn cái tôi. Lý thuyết cũng chỉ ra rằng, con người là một sinh
vật có thú tính bẩm sinh, y như mọi sinh vật khác. Do đó từ khi chào đời đã
muốn được thoả mãn những nhu cầu vật chất, sinh lý và muốn tránh khổ đau.
Trong quá trình trưởng thành, ảnh hưởng của gia đình, văn hoá, tôn giáo, xã
hội,… sẽ tạo ra siêu tôi – cái phần lý tưởng mà người ta muốn hướng tới. Vì
vậy hoàn cảnh sống thực tế sẽ là nơi diễn ra sự tranh chấp giữa thú tính bẩm
sinh và siêu tôi. Kết quả của cuộc tranh chấp này là cái tôi tức là mỗi cá nhân
với cách ứng xử an toàn nhất, phù hợp nhất, thực tế nhất mà con người lựa
chọn cho mình trong mọi hoàn cảnh. Điều này có nghĩa, đặc điểm quan trọng
nhất của nhân cách chính là cách thức cái tôi điều khiển những xung đột,
cách thức nhu cầu về cái tôi và cái siêu tôi tìm cách điều khiển cái ấy trong
những vấn đề xã hội đã tạo ra xung đột nhiều hơn như thế nào. Ở đây, sự lo
lắng chính là kết quả từ những xung đột đó. Cái tôi giải toả sự lo lắng bằng
cách áp dụng cơ chế phòng vệ đa dạng như: sự dồn nén, trấn áp, phóng
thiếu, thăng hoa, duy lý hoá. Tóm lại, trong cấu trúc tâm lý con người của
Freud, phần tôi (cao) và phần siêu tôi (superego) hoạt động trong cả ba tầng
của thức. Phần thú tính bẩm sinh (id) trái lại chỉ hoạt động trong tầng vô thức.
– Thức (conscious) và vô thức (unconscious):
Thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được và có được
phản ứng đối với những kích thích của môi trường và ngược lại là vô thức.
Khái niệm “vô thức” đã được nhiều người nhắc đến song Freud là người phân
tích tỷ mỹ và chính xác nhất phần vô thức của tâm lý con người. Theo Freud,
trong vô thức có hai phần: phần tiềm thức (preconscious) và phần vô thức
Tiềm thức là những cảm xúc, những kinh nghiệm, những ý nghĩ những ghi
nhận,… mà con người có thể dễ dàng nhớ lại khi cần còn vô thức là chỗ chứa
những cảm xúc, những kinh nghiệm, những khao khát mạnh mẽ bị dồn nén ra
khỏi thức. Mặc dù con người không nhận biết những cảm xúc này và không
thể nhớ lại được chúng theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện diện trong vô
thức và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc cũng như ứng xử của con người
qua cơ chế tự vệ/defense mechanism.
– Ý nghĩa của các giấc mộng
Theo Freud, mộng là “sự thực hiện thầm lén những ước vọng bị dồn
nén” và là “con đường lớn dẫn vào vô thức”. Phần thú tính bẩm sinh của con
người luôn có những khát vọng không thể thực hiện một cách an toàn trong
đời sống thực, vì vậy chúng bị phần lương tâm và cái tôi dồn vào vô thức.
Mặc dù bị dồn nén, những khát vọng đó không hoàn toàn biến mất và chúng
hiện ra dưới hình thức các giấc mộng vì khi người ta ngủ, phần siêu tôi và cái
tôi không hoạt động hữu hiệu như khi thức.
Freud chia nội dung mộng làm hai phần, phần nổi (manifest content) và
phần tiềm ẩn (latent content). Phần nổi là phần chúng ta nhớ được khi thức
dậy, trong phần này có tản mạn những mảnh vụn của những gì xảy ra khi
thức và những khát vọng bị dồn nén, tất cả được thể hiện dưới hình thức ảo
giác (hallucination) thường là ảo giác nhìn (visual hallucination). Phần tiềm ẩn
là những nội dung trôi nổi ra khỏi vô thức, những nội dung này có thể liền
mạch, có ý nghĩa hay rời rạc, quái dị, không rõ nghĩa. Trong tâm lý trị liệu của
Freud, phương pháp nói hết (free association) giúp nhà trị liệu thu góp những
thành phần rời rạc của các giấc mộng và từ những thành phần rời rạc này
hiểu được phần tiềm ẩn của mộng. Đây chính là mục đích của giải mộng: nối
kết phần nổi với phần tiềm ẩn và tìm ra ý nghĩa của giấc mộng.
– Cơ chế tự vệ (defense mechanism):
Là một trong những khám phá quan trọng của Freud, cơ chế tự vệ là
những phản ứng do vô thức điều động để giúp con người chống lại trạng thái
bồn chồn, lo lắng khi phải đối phó với những mối đe doạ không có lối thoát rõ
rệt. Dưới đây là một số cơ chế tự vệ thông thường:
+ Biện luận (Intellectualization): dùng lý luận hay từ ngữ để ngăn không
cho một mối đe doạ gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân.
+ Đền bù (Compensation): khiếm khuyết ở một lĩnh vực được bù đắp
bằng cố gắng và thành công ở một lĩnh vực khác.
+ Đổ tội (Blaming): đổ những khiếm khuyết, sai lầm, lỗi,… của mình cho
người khác.
+ Mộng tưởng (Fantasy): tưởng tượng được trải qua một mơ ước thầm
kín nào đó không thể có trong thực tế.
+ Chối bỏ (Denial): từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho
sự an toàn của cái tôi.
+ Giận cá chém thớt (Displacement): chuyển cảm xúc, năng lực, từ đối
tượng này sang đối tượng khác để được bình an.
+ Chuộc tội (Undoing): đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng
một hành động tốt.
+ Giả bệnh (Somatizatton): biến đổi những khó chịu hay mối đe doạ
thành bệnh tật.
+ Hoán chuyển (Subtimation): chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh
mẽ không được xã hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội
đặt ra.
+ Nhập nội (Introjection): chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho
mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Đây là lý do
giải thích tại sao người ta khuyên cha mẹ không nên mắng chửi những lỗi lầm
của con cái mà chú ý tìm kiếm những ưu điểm để khen ngợi. Ở các nước
phát triển, thầy cô giáo không được phép dùng những lời lẽ nặng nề để miệt
thị học trò.
+ Phóng chiếu (Projection): đem những điều tiêu cực của mình (mà cái
tôi của mình cố ý bỏ qua không biết đến) gán cho người khác. Ví dụ: ông A là
người kiêu căng, phách lối, xem thường tất cả mọi người nhưng ông lại hay
thường phê bình người khác là kiêu căng.
+ Nói vậy nhưng không phải vậy (Reactionformation): hành động hay
diễn tả ngược lại với ý định hay cảm xúc của mình.
+ Dồn nén (Repression): đẩy những thực tế đã gây ra cảm xúc tiêu cực
vào vô thức để khỏi phải chịu đựng những cảm xúc đó. Những thực tế này có
thể trỗi dậy trong các giấc mơ hoặc trong những câu nói buột miệng và là đối
tượng phân tích của khoa phân tâm. Ví dụ một người quên đi một lỗi lầm, một
hành vi sai quấy hay một điều xấu hổ trong quá khứ để khỏi phải chịu đựng
những dằn vặt, hối hận, khổ đau liên quan đến kinh nghiệm đó.
+ Thoái bộ (Regression): dùng lại ứng xử của giai đoạn phát triển tâm lý
đã qua. Ví dụ khi hồi hộp, xúc động thì tiểu dầm mặc dù đã qua tuổi đó hoặc
van xin, khóc lóc, năn nỉ như trẻ con khi phải đối phó với những mâu thuẫn
trong cuộc sống lứa đôi.
– Cách tiếp cận và mục tiêu của phương pháp phân tâm:
Theo Freud, triệu chứng thần kinh tâm trí diễn ra khi người ta dùng cơ
chế tự vệ một cách không thích đáng để đối phó với một số mâu thuẫn phần
lớn liên quan tới tình dục hay bạo động xuất phát từ tuổi ấu thơ. Vì vậy, cách
đối phó này không thực sự giải quyết tận gốc mâu thuẫn mà chỉ giúp con
người tạm thời quên đi những cảm xúc tiêu cực khó chịu. Mâu thuẫn không
được giải quyết vẫn còn đó và gây ra những triệu chứng. Điều này có nghĩa,
mục tiêu của phương pháp phân tâm là đem cái kinh nghiệm, cái khao khát,
cái sợ hãi đã bị vùi sâu trong vô thức phơi bày ra thức, tạo cho thân chủ cơ
hội sống lại nó và giải quyết nó một cách đúng đắn, rốt ráo để đạt được một
kết luận tích cực cho mâu thuẫn đó. Khi các mâu thuẫn của quá khứ được
giải quyết thoả đáng, những triệu chứng thần kinh tâm trí liên quan đến nó sẽ
tiêu tan. Ở đây nhà phân tâm giữ vai trò trung lập, khách quan bằng cách
không nói gì về bản thân, không phê phán, mà chỉ giúp bệnh nhân đi ngược
lại lịch sử của mình, nói ra tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhất là
những kỷ niệm tiêu cực, những dục vọng xấu xa, từ đó diễn dịch những mâu
thuẫn không được giải quyết thoả đáng, bị dồn vào vô thức, những cơ chế tự
vệ, những né tránh,… và dần dần giúp bệnh nhân hiểu được những uẩn khúc
tâm lý bản thân một cách sâu sắc. Qua quá trình làm việc lâu dài, hết sức gần
gũi này, bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối, thổ lộ tất cả cuộc đời của mình cho
nhà phân tâm, dần dần coi nhà phân tâm như đối tượng của những tình cảm.
Quá trình này được Freud đặt tên là chuyển dịch (transference). Freud phân
biệt hai loại chuyển dịch: chuyển dịch tích cực (positive transference) là
những tình cảm thương yêu, ái mộ đối với nhà phân tâm và chuyển dịch tiêu
cực (negative transference) là những ác cảm đối với nhà phân tâm. Chuyển
dịch, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều là mục tiêu của phân tâm vì nó tạo cơ hội
cho bệnh nhân được “làm lại cuộc đời” tức là được sống lại mâu thuẫn cũ và
được đối tượng của mâu thuẫn (tức là nhà phân tâm qua chuyển dịch) dẫn
dắt đến một giải pháp phù hợp nhất có thể giúp cho mâu thuẫn đó, triệu
chứng tâm lý đó tiêu tan.
Quá trình làm việc lâu dài và hết sức gần gũi của phương pháp phân
tâm cũng có thể làm cho nhà phân tâm sống lại những ẩn ức bị dồn nén của
chính bản thân, phát sinh tình cảm thương ghét đối với bệnh nhân và dùng
mối liên hệ nghề nghiệp với bệnh nhân để giải quyết những ẩn ức (phần đông
liên quan đến dục tình) bị dồn nén trong quá khứ của chính mình. Freud gọi
hiện tượng này là phản chuyển dịch/counter transference và đề nghị nhà
phân tâm cảnh giác, nếu thấy dấu hiệu của phản chuyển dịch phải ngừng
công việc ngay, giới thiệu bệnh nhân đi chỗ khác và bản thân mình đi tham
vấn để điều trị những ẩn ức cũ một cách thoả đáng.
Ngoài nói hết, Freud còn dùng phương pháp giải mộng để khám phá vô
thức của bệnh nhân. Phương pháp giải mộng đòi hỏi bệnh nhân kể lại tất cả
những gì nhớ được trong giấc mộng để nhà phân tâm diễn dịch, tìm ra những
ẩn ức bị dồn nén vào vô thức và giúp bệnh nhân giải quyết những ẩn ức đó
một cách thoả đáng và nhờ vậy hết bệnh.
Phương pháp tiếp cận các vấn đề trong phân tâm học của Freud và
sau này là Anna Freud, Hartmanddax là nền tảng cho việc thực hành Công
tác Xã hội hoàn thiện và phát triển. Phân tâm học có những ảnh hưởng khá
phức tạp và gián tiếp đến Công tác Xã hội quạ một số khía cạnh sau:
+ Nhiều tư tưởng của Freud thể hiện qua văn hoá, từ đó áp dụng trực
tiếp vào Công tác Xã hội.
+ Tư tưởng tâm lý động trong phân tâm học là lý thuyết kiến giải đầu
tiên và được ứng dụng rộng rãi trong Công tác Xã hội.
+ Ảnh hưởng liệu pháp phân tâm học làm nảy sinh cách trị liệu thoáng,
cởi mở, lắng nghe nhằm kiếm tìm cách lý giải và hiểu thấu nhân cách.
+ Nhiều thuật ngữ như: cái vô thức, sự thấu cảm, sự hung hăng, xung
đột, sự lo âu, quan hệ mẫu tử, sự chuyển dịch tình cảm được nhân viên trị
liệu sử dụng nhiều và thường xuyên trong Công tác Xã hội.
+ Nhiều quan điểm của Freud được sử dụng để trị liệu: bệnh tâm thần,
hành vi có vấn đề, mối quan hệ thời thơ ấu và thời trẻ cũng như tình trạng bị
tước bỏ tình mẫu tử trong Công tác Xã hội,…
Đại diện cho những người sử dụng lý thuyết phân tâm học về cấu trúc
nhân cách vào can thiệp trong Công tác Xã hội là Bowlby (1951), Rutter
(1981) với nghiên cứu về quan hệ mẹ – con (việc tước bỏ tình mẫu tử);
Salzberger - Wittenberg (1970), Parkes (1972), C. Smith (1982) với nghiên
cứu về việc mất người thân,… bằng những phương pháp khác nhau như:
“những màn hình trống”, “dịch chuyển”,…
1.2. Thuyết phát triển tri thức của Jean Piaget (1896–1980)
Piaget, tâm lý gia Thụy Sĩ, là người có đóng góp lớn nhất vào kiến thức
của nhân loại về sự phát triển của trí khôn. Theo ông, trong quá trình lớn lên
của đứa trẻ, skima - nơi lưu trữ những kiến thức đã thu nhận được và là nền
tảng cho sự học hỏi thêm những kiến thức mới được liên tục bổ sung qua hai
quá trình: tiếp nhận (assimilation) quá trình đưa những thông tin mới, kinh
nghiệm mới vào cơ cấu skima có sẵn để làm phong phú thêm skima và hội
nhập (accommodation) thay đổi skima có sẵn để chứa đựng được thông tin
và kinh nghiệm mới. Khi gặp một kinh nghiệm mới, tình huống mới chưa biết
bao giờ (không có trong skima) đứa trẻ lúng túng, mất thăng
bằng/disequilibrium, bắt buộc phải tiếp nhận hay hội nhập để trưởng thành lên
và lấy lại tình trạng thăng bằng (equilibrium). Cuộc sống liên tiếp tạo ra trạng
thái mất thăng bằng, đòi hỏi tiếp nhận hoặc hội nhập để phục hồi trạng thái
thăng bằng, nhờ vậy tri thức con người được phát triển.
– Các giai đoạn hình thành tri thức:
Piaget chia sự hình thành của tri thức con người ra bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn giác quan và cử động (sensorimotor) từ 0 đến 2 tuổi.
+ Giai đoạn tiền vận hành (pre-perational) từ 2 đến 7 tuổi.
+ Giai đoạn vận hành đơn giản (concrete operational) từ 7 đến 11 tuổi.
+ Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh (formal operational) từ 11 đến 15 tuổi.
Chia ra bốn giai đoạn khác nhau nhưng những giai đoạn này không đứt
đoạn một cách rõ rệt mà diễn ra một cách liên tục và liền mạch. Mặt khác, số
tuổi của mỗi giai đoạn chỉ là phỏng chừng, tuỳ theo những yếu tố nội tại cũng
như yếu tố môi trường, mỗi trẻ có thể trải qua từng giai đoạn ở tuổi khác
nhau. Ngoài ra các giai đoạn có thứ tự cố định và áp dụng chung cho toàn thể
nhân loại, không phân biệt chủng tộc, điều này có nghĩa sự hình thành trí
khôn phải bắt đầu bằng giai đoạn xúc giác và cử động, sau khi phát triển xong
giai đoạn một mới có thể tiến lên giai đoạn hai, rồi mới đến giai đoạn ba và
sau cùng là giai đoạn bốn. Mặc dù đa số mọi người đều trải qua bốn giai đoạn
phát triển kể trên, một thiểu số không hoàn tất được đầy đủ và sự phát triển
trí khôn có thể ngừng lại ở bất cứ giai đoạn nào.
Giai đoạn giác quan và cử động (sơ sinh, khoảng 0 đến 2 tuổi): Trí khôn
của đứa trẻ được hình thành qua ngũ giác (nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ) và cử
động (nắm, kéo, đẩy, đạp,…). Trẻ không có một cử chỉ hay dấu hiệu nào
chứng tỏ nó còn biết đến vật thể đó, vật thể hoàn toàn biến mất trong trí khôn
của nó. Đến khoảng 7 tháng tuổi, đứa trẻ chỉ cần thấy một phần của vật thể
cũng nhận biết được vật thể đó nhưng nếu cất vật thể đi thì nó sẽ quên ngay.
Đây là dấu hiệu của thiếu vật thể thường trực trong trí khôn của đứa trẻ. Ở
cuối giai đoạn này (khoảng 18 tháng tuổi) đứa trẻ dần dần xây dựng được sự
hiểu biết về vật thể thường trực (object permanence): vật thể đứa trẻ hiểu
được, nhận ra được trong trí não mặc dù không thấy vật thể đó trước mắt và
song song với vật thể thường trực là sự hình thành của ngôn ngữ. Bởi khi đó
trẻ bắt đầu có thể nghĩ về vật thể tức là thay thế sự hiện diện thực của vật thể
bằng biểu tượng (symbol) của nó trong trí não và diễn tả ra bằng ngôn ngữ
tức là bằng những ký hiệu (sum) chấp nhận bởi mọi người xung quanh.
Giai đoạn tiền vận hành (ấu thơ, khoảng 2 đến 7 tuổi): Khả năng suy
nghĩ và diễn tả của đứa trẻ tiếp tục phát triển qua biểu tượng và ký hiệu. Tuy
nhiên thế giới của đứa trẻ vẫn xoay quanh cái tôi chủ quan (egocentric) dựa
vào trực giác, nặng tính cách cụ thể và tuyệt đối, chưa hiểu được lý luận và
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf

More Related Content

Similar to GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf

Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revisedMinh Hòa Lê
 
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeCau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeforeman
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdfssuserb5d593
 
Sách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeSách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeJacinth Le
 
Sach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiSach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiJacinth Le
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxKhngCTn20
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửAguest6aec14
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019phamhieu56
 

Similar to GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf (20)

Doankimthang
DoankimthangDoankimthang
Doankimthang
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeCau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyềnLuận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
 
Sách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeSách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth Le
 
Sach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiSach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoi
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
 
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
Xã hội học đại cương
Xã hội học đại cươngXã hội học đại cương
Xã hội học đại cương
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo “Phụ nữ đơn thân nuôi con” buôn ...
 
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.docCông tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf

  • 1. GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI Tác giả: TS. Mai Thị Kim Thanh LỜI NÓI ĐẦU Công tác Xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ giá trị, nhân phẩm của con người và góp phần trong việc bảo đảm bình đẳng xã hội. Trên thế giới, Công tác Xã hội được công nhận là một nghề và tuỳ theo đặc điểm hoàn cảnh của mỗi nước mà Công tác Xã hội có những sắc thái riêng nhưng hầu hết vẫn tuân theo những nguyên tắc, giá trị chuẩn mực chung. Ở Việt Nam, Công tác Xã hội đang ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chính sách phát triển Công tác Xã hội, cụ thể là việc thực hiện quyết định 32/2010/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một sự kiện ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển Công tác Xã hội như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn mang tính chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nhu cầu tìm hiểu về Công tác Xã hội ngày một tăng tuy nhiên tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, sinh viên đại học còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cuốn sách này được viết trong khuôn khổ những kiến thức khái quát để phục vụ cho việc tham khảo, việc dạy và học về Công tác Xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn giáo trình Nhập môn Công tác Xã hội sẽ góp phần trong việc giúp đỡ người đọc có được một cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về Công tác Xã hội. Đó là sự khác nhau giữa Công tác Xã hội và các ngành khoa học khác, chức năng và nhiệm vụ của Công tác Xã hội, nền tảng khoa học, các quan điểm giá trị, nguyên tắc
  • 2. đạo đức của nghề, các phương pháp, kỹ năng áp dụng, một số đối tượng chính của Công tác Xã hội,… Các kiến thức trong giáo trình đã được tham khảo, biên soạn từ nhau nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước. Nội dung của giáo trình được chia thành 3 chương: Chương 1: Công tác Xã hội là một khoa học. Chương 2: Nền tàng khoa học của Công tác Xã hội. Chương 3: Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có thể không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp từ các nhà chuyên môn và bạn đọc gần xa nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung của cuốn giáo trình này. Thư góp ý xin gửi về: Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề HEVOBCO, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên – Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn! TS. Mai Thị Kim Thanh Chương 1. CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC 1. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI Công tác Xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất hiện ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật nguyên lý và phương pháp của nó. Vì vậy để hiểu và trả lời được câu hỏi “Công tác Xã hội là gì?” thì cho tới nay đã có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nó. Theo F.Lulu Pablo – Bộ trưởng Bộ Xã hội Philippin: Công tác Xã hội vừa là một nghệ thuật vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá
  • 3. nhân nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: Công tác Xã hội cá nhân, Công tác Xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên cứu. Theo Foundation of Social Work Practice (Cơ sở thực hành Công tác Xã hội): Công tác Xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác Xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Và chính những luận chứng và những cuộc nghiên cứu này đã cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho Công tác Xã hội và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hoá. Theo ThS. Nguyễn Thị Oanh: Công tác Xã hội là một hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, Công tác Xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác Xã hội là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao chính bởi người làm Công tác Xã hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình,… Công tác Xã hội không giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội. Theo Joanf Robertson – Chủ nhiệm Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Wisconsin – Hoa Kỳ: Công tác Xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội. Theo NASW – Tổ chức Quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức tình nguyện Liên Hợp Quốc: Công tác Xã hội là những hoạt động chuyên
  • 4. nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân. Theo ISSW – Liên đoàn chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (tại Đại hội Montrean tháng 7/2000): Công tác Xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội việc giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác Xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: Công tác Xã hội là một sự nghiệp, một môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức năng xã hội. Tính năng của nó là điều chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội thông qua phục vụ xã hội và quản lý xã hội. Theo Crouch. R. C: Công tác Xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể được. Theo Từ điển Xã hội học: Công tác Xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hoá – một việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt. Với quan niệm phong phú về Công tác Xã hội như vậy nên việc nêu một định nghĩa thật hoàn chỉnh, chính xác về Công tác Xã hội không phải là đơn giản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt nội dung khái niệm Công tác Xã hội như sau: Công tác Xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp, một nghề, một dịch vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và cung ứng cho cá nhân, gia
  • 5. đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết. Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tăng cường năng lực, giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng thông qua các hoạt động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường. Công tác Xã hội còn cung ứng thông tin, tài liệu, sự hỗ trợ tinh thần và các kỹ năng chuyên môn thông qua sự quan tâm giữa người và người nhằm giúp đối tượng có thêm khả năng, điều kiện và hoàn cảnh để họ tự cải thiện cuộc sống của chính mình. Nhân viên Công tác Xã hội với các kỹ năng được đào tạo về chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt các mục đích được định rõ, vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản trong Công tác Xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội. Từ định nghĩa trên có thể thấy, Công tác Xã hội chính là một khoa học, một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội. 2. CÁC CẤP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI – Cấp độ vi mô: cá nhân (lịch sử bản thân, cuộc sống, đặc điểm tính cách, các khả năng,…). – Cấp độ trung mô: các nhóm nhỏ như gia đình với các thành viên của mình; nhóm lớn: trường học, cơ sở làm việc,… – Cấp độ vĩ mô: Xã hội (chính sách xã hội, chương trình, chiến lược quốc gia,…).
  • 6. 3. PHÂN BIỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, CỨU TRỢ XÃ HỘI, BẢO ĐẢM XÃ HỘI 3.1. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện Công tác Xã hội với Công tác từ thiện là hai hoạt động về mặt hình thức cùng có những điểm giống nhau, đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng thương người và cùng giúp những người trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những khác nhau về căn bản do xuất phát từ những mục đích, cách tiếp cận cũng như phương pháp làm việc khác nhau. Về động cơ: Nếu như công tác từ thiện, động cơ của họ khi làm có thể xuất phát từ cá nhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định, bù đáp, muốn tạo uy tín, cũng có thể là mang một màu sắc tôn giáo nào đó như làm phúc, để đức cho con cháu hoặc cũng có thể là muốn che giấu một điều gì đó,… thì ở Công tác Xã hội, động cơ của nó khác hẳn, với quan niệm cho rằng, đây là một nghề phi lợi nhuận, con người và quyền của con người được đặt lên hàng đầu, cho dù họ là ai về địa vị, kinh tế hay tôn giáo,… thì chính họ và lợi ích của họ cũng sẽ được quan tâm như nhau. Về mục đích: Do xuất phát từ động cơ cho rằng, đối tượng và lợi ích của con người chính là mối quan tâm hàng đầu, không có sự phân biệt cho nên trong Công tác Xã hội, mục đích chính là giúp đối tượng có vấn nạn phát huy tiềm năng của chính mình để tự vươn lên. Ở đây, vấn nạn của đối tượng sẽ được giải quyết tận gốc và toàn diện. Trong khi đó hoạt động của công tác từ thiện chỉ mang tính chất nhất thời, cần làm ngay nhằm giúp đối tượng thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại như: sự phân phối viện trợ của một cá nhân hay tổ chức nào đó cho những cá nhân, gia đình, cộng đồng hiện đang bị lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn,… Vậy nên công tác từ thiện không thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng. Về phương pháp: do Công tác Xã hội là một ngành khoa học ứng dụng nên nhân viên công tác xã hội – những người tham gia trực tiếp giúp đỡ đối tượng phải là những người được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội,
  • 7. an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp,… cũng như những phương pháp can thiệp, sau đó sử dụng những phương pháp này (đã được học từ trường lớp và từ thực tiễn) để giúp đỡ đối tượng, trong khi ở công tác từ thiện chỉ là những hoạt động phân bổ mang tính chu kỳ. Về mối quan hệ: Với quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan điểm vì con người, vì mục đích cho sự an sinh của con người và những biện pháp đi đến mục đích đó mà trong quan hệ với đối tượng, mối quan hệ của người nhân viên xã hội với đối tượng trong Công tác Xã hội là mối quan hệ bình đẳng, mật thiết, tôn trọng. Ở đây nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu của đối tượng, dùng những kiến thức, kỹ năng của mình phát huy tiềm năng của đối tượng và làm cùng với họ. Tôn trọng và khuyến khích đối tượng chủ động tham gia cũng như tự quyết lấy những vấn đề của chính mình. Trong khi đó ở hoạt động từ thiện, mối quan hệ này khác hẳn, nó là mối quan hệ nhất thời từ trên xuống, thậm chí có khi mang tính ban ơn. Ở đây người giúp đỡ chủ động quyết định, áp đặt có khi làm thay cho đối tượng còn đối tượng thụ động ngồi chờ. Về kết quả: Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan hệ khác nhau mà kết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau. Trong khi ở hoạt động Công tác Xã hội, do xuất phát từ nhu cầu của đối tượng, thấu hiểu được những nguồn lực của chính họ và những rủi ro hay nguy cơ có thể xảy ra mà nhân viên Công tác Xã hội có thể giúp đỡ một cách tốt nhất, vì thế vấn đề cốt lõi của đối tượng được giải quyết. Đối tượng từ đó có thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình sau khi được giúp. Trong khi đó ở hoạt động từ thiện, việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu chính vẫn chưa giải quyết được, thậm chí đối tượng còn mang tính ỷ lại, chờ đợi. 3.2. Phân biệt Công tác Xã hội với Cứu trợ xã hội Nếu như Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp
  • 8. khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết thì cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua các chính sách, chế độ, biện pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống hoặc do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thu nhập, tài sản,… nhằm tạo điều kiện để họ có thể vượt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt, tự mình vươn lên hoà nhập trở lại với cộng đồng và xã hội. Cứu trợ xã hội bao gồm: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội. Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những rủi ro, bất hạnh mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu không có sự cứu tế thì những đối tượng gặp khó khăn và gia đình của họ có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết. Ở đây, tính chất của cứu tế là mang tính tức thời, cấp cứu, đôi khi mang tính chất thường xuyên, lâu dài đặc biệt là những trường hợp như: người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo, người tàn tật – những người không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày,… Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật chất tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi gặp phải những khó khăn hoặc sa sút nào đó. Họ có thể vẫn cố gắng để tự lo liệu cuộc sống nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn và dễ rơi vào tình cảnh bần cùng. Ở đây, tính chất của trợ giúp xã hội khác với cứu tế xã hội ở chỗ đối tượng có cơ hội khắc phục hoặc giảm bớt hậu quả, rủi ro, tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập trở lại với cộng đồng. Trợ giúp vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài nhưng lâu dài là chủ yếu. Trợ giúp có phạm vi hoạt động lớn hơn cứu tế xã hội. 3.3. Phân biệt Công tác Xã hội với Bảo đảm xã hội Nếu như Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt
  • 9. động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường thì Bảo đảm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một chính sách xã hội vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì, ổn định và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết là người lao động. Bảo đảm xã hội tập trung ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. Ưu đãi xã hội: là một chính sách có tính đặc thù của Nhà nước dành cho các đối tượng là những người có công với đất nước như: gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân của họ,… Bảo hiểm xã hội: là một hệ thống chính sách, chế độ nhằm đảm bảo khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới tình trạng bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ lao động và việc làm sau khi người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong một thời gian nhất định. Cứu trợ xã hội: là một chính sách đang được áp dụng ở các địa phương và các nước phát triển nhằm phòng ngừa, bảo vệ những khó khăn có thể xảy ra đối với các cá nhân trong xã hội. Hoạt động này bao gồm: cứu trợ tại gia, bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, trẻ em không nơi nương tựa do Nhà nước giám hộ,… 4. QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI MỘT SỐ NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC 4.1. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Xã hội học Khi xem xét mối quan hệ giữa Xã hội học với Công tác Xã hội thì việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là cần thiết, để từ đó tìm hiểu sự giống, khác nhau giữa hai ngành khoa học này và quan hệ giữa chúng.
  • 10. Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, sự vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Nó là khoa học về các cơ chế tác động, các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp và các dân tộc. Nói cách khác, Xã hội học là một bộ môn nghiên cứu các mối quan hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội nhằm tìm ra lôgíc của thực tại xã hội và sự vận động của tồn tại đó. Đối tượng của Xã hội học được chia ra làm 2 cấp độ: cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô. Cấp độ vi mô nghiên cứu mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm xã hội, các giai cấp, các tầng lớp xã hội cũng như mối quan hệ giữa các nhóm, các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng. Còn cấp độ vĩ mô nghiên cứu các quy luật chung và sự đặc thù vận hành của hệ thống xã hội. Công tác Xã hội cũng là một khoa học ứng dụng, một nghề, một hoạt động xã hội đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái và giúp họ tự vươn lên giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội. Như vậy, Xã hội học và Công tác Xã hội đều giống nhau ở chỗ: cùng quan tâm và giúp đỡ con người, nhóm, cộng đồng xã hội nhưng khác nhau ở chỗ: Trong khi Xã hội học nghiên cứu lĩnh vực xã hội của xã hội, nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các mối quan hệ giữa các cộng đồng, giai cấp, tầng lớp xã hội và giữa các cá nhân hay nói cách khác nó nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội (sự ảnh hưởng của con người tới xã hội và ngược lại), sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, với các cộng đồng trong các tổ chức xã hội và thông qua các tương tác, quan hệ xã hội đó tìm ra những nguyên nhân, hậu quả từ những quan hệ, tương tác trên, dự báo xu hướng những vấn đề này sẽ xảy ra trong tương lai ra sao và đưa ra các giải pháp ngăn chặn thì Công tác Xã hội lại thúc đẩy mối quan hệ giữa các cá nhân với các lực lượng xã hội và gia đình để giải quyết các vấn đề của họ (những vấn đề liên quan đến vai trò xã hội và đến việc thực hiện vai trò ấy), thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng
  • 11. họ, thiết lập các chương trình, dịch vụ xã hội và quản trị công tác xã hội để đảm bảo các chính sách xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương từ đó thúc đẩy an sinh cho họ và gia đình. Ở đây, những cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng mà Công tác Xã hội quan tâm không bó hẹp đối tượng quan tâm của mình theo tôn giáo, địa vị hay mức sống nào,… mà nó chủ yếu nhằm vào những cá nhân, nhóm, cộng đồng khi đã bị tổn thương hay gặp những vấn nạn mà chính họ không tự giải quyết được như: mắc vào những tệ nạn xã hội, làm trái pháp luật, nghèo đói, bị khuyết tật, sức khỏe tâm thần kém,… Rõ ràng tính chất tổng hợp, đa diện của Công tác Xã hội đã làm cho nó rất gần với Xã hội học về đối tượng và nội dung cùng quan tâm, đặc biệt là hệ thống lý luận của Xã hội học – một trong những nền tảng lý luận và là cơ sở cho những thực hành Công tác Xã hội như: lý thuyết vị trí, vai trò xã hội; lý thuyết hành động xã hội; lý thuyết hệ thống; lý thuyết giá trị – chuẩn mực,… Về vấn đề này Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Triết học Nga P.U. Pavlenok và A.A. Akamalova cũng đã khẳng định: “Xã hội học trên lý thuyết là phương pháp luận đối với Công tác Xã hội”. Điều này có nghĩa, những lý thuyết trong Xã hội học sẽ giúp những người làm Công tác Xã hội hiểu rõ những khái niệm về xã hội con người như nó vốn có, về những đặc tính của xã hội trong giai đoạn phát triển và chức năng hoá cụ thể của nó, về các quá trình xã hội riêng lẻ, cá biệt, các hình thức hoạt động xã hội riêng lẻ, các cộng đồng xã hội, các nhóm dân cư,… Nó còn giúp những người làm Công tác Xã hội nắm được những kỹ năng thực tế về tổ chức, nghiên cứu, lập chương trình, các phương pháp như: phỏng vấn, tham vấn,… khi thực hành nghề và giúp định hướng sự hoạt động xã hội diễn ra trong một môi trường xã hội với những thể chế, cấu trúc xã hội và những nhóm xã hội cần được bảo vệ về mặt xã hội. Ngược lại, những kiến thức và kết quả trong hoạt động Công tác Xã hội cũng là những minh chứng cụ thể hoá và làm sáng tỏ hơn những khái niệm, hệ thống những lý thuyết trong Xã hội học, những phát hiện mới mà các nhà Xã hội học nghiên cứu.
  • 12. Tuy nhiên do mục đích khác nhau, nhu cầu xã hội đòi hỏi khác nhau,… mà phương pháp sử dụng để can thiệp cho các đối tượng cũng khác nhau. 4.2. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Tâm lý học Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà họ không tìm ra lối giải quyết. Trọng tâm của nó là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các cá nhân, về hành vi xã hội của các cá nhân, về các quy luật hình thành tâm lý (xúc cảm, tình cảm,…) của con người. Trong tâm lý học, người ta xem các cá thể học những kỹ năng như thế nào, nghiên cứu sự phát triển của các tâm thế ra sao? Trong quan hệ với Công tác Xã hội, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội có những kiến thức trong mô tả, chuẩn đoán và dự báo tâm lý cá nhân, nhóm người, những lý thuyết như lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm lý học giao tiếp, lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, lý thuyết xung đột xã hội về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm và một số phương pháp trong tâm lý học như: phương pháp chẩn đoán, tâm lý học hướng nghiệp, phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp giao tiếp, tự đánh giá,… Ở đây chức năng chẩn đoán của tâm lý học giúp những người làm Công tác Xã hội chẩn đoán cá tính và phẩm chất của đối tượng về mặt xã hội, chẩn đoán các nhóm người và sự phát triển của họ. Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội cách thức mô tả những tình tiết tâm lý – xã hội, từ đó phát hiện những vấn đề về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của Công tác Xã hội cũng có liên quan đến những tình tiết đã được mô tả.
  • 13. Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội xác định được các yếu tố hình thành cá tính tương lai, cũng từ các yếu tố này có thể giải quyết được nhiệm vụ phát triển cá tính về mặt xã hội, nâng con người lên mức tự bảo vệ về mặt xã hội. Trong lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội nắm được cấu trúc của nhóm người thông qua địa vị lãnh đạo, trách nhiệm, triển vọng, hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm xã hội. Việc xác định cấu trúc nhóm về tâm lý học sẽ giúp những nhà làm Công tác Xã hội tổ chức tốt các chương trình Công tác Xã hội. Còn ở lý thuyết tâm lý học giao tiếp, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội nắm được kỹ năng giao tiếp để giáo dục và phát triển cá tính. Việc này tạo nên các mối quan hệ sư phạm xã hội thuận lợi cho Công tác Xã hội. Đóng vai trò quan trọng với Công tác Xã hội còn là lý thuyết xung đột xã hội về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm, việc phân tích tâm lý xã hội với xung đột (tình tiết xung đột, thái độ thái quá gây mất ổn định xã hội), việc giải quyết xung đột (bảo đảm được tính hiệu lực trong Công tác Xã hội). Ở lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, những lý thuyết này giúp những nhà làm Công tác Xã hội nghiên cứu cá nhân với những hiện tượng tâm lý như: khí chất, tính tình, tư duy, lời nói, những phẩm chất đạo đức, và trong lý thuyết nghiên cứu về sự phân hoá có nghĩa nghiên cứu sự phân chia các nhóm xã hội khác nhau theo tiêu chí độ tuổi, học vấn, tính chất công việc (lao động nặng hay giản đơn, chân tay hay trí óc), sức khoẻ hoặc nghề nghiệp,… Trong tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội phương pháp tâm lý hướng nghiệp (giúp các cá nhân trong việc tự quyết lấy nghề nghiệp và phục vụ cho việc xác định lĩnh vực đào tạo lại cán bộ bổ sung vào các nhóm xã hội,…), phương pháp thích ứng tâm lý (giúp các đối tượng được bảo trợ hoà đồng vào hoạt động xã hội. Từ đó giúp họ hiểu rõ hơn xã hội, tự đánh giá được mình, tự thích ứng được với hoàn cảnh luôn luôn thay đổi,…), phương pháp tư vấn tâm lý (giúp các kỹ năng tư vấn theo
  • 14. từng nhóm xã hội theo ngành nghề), phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp giao tiếp, tự đánh giá (giúp đối tượng cần được bảo trợ hiểu rõ được những thiếu sót trong cấu trúc cá tính của bản thân, đề ra được những mâu thuẫn hành vi mới, luyện tập ứng dụng chúng rồi tổng hợp chuyển thành những thành quả tâm lý xã hội vào điều kiện sinh hoạt mới của mình). 5. MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 5.1. Mục đích của Công tác Xã hội – Trợ giúp con người, cộng đồng giải quyết, đối phó với các khó khăn trong cuộc sống. – Tìm ra những điểm mạnh và phát huy tiềm năng của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong giải quyết vấn đề. – Nối kết con người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội. – Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn. – Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội. 5.2. Chức năng của Công tác Xã hội Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chức năng của Công tác Xã hội. Theo Giáo sư – Tiến sĩ P.U. Pavlenok và các nhà khoa học Nga, Công tác Xã hội có 13 chức năng, đó là các chức năng: chuẩn đoán, dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, bảo vệ pháp quyền, sư phạm xã hội, tâm lý, y tế xã hội, sinh hoạt xã hội, giao tiếp, tuyên truyền quảng cáo, nhân văn, tổ chức. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Công tác Xã hội có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng phục hồi, chức năng điều hoà và chức năng ổn định. Theo chúng tôi, Công tác Xã hội có 4 chức năng cơ bản sau: chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi, chức năng trị liệu và chức năng phát triển.
  • 15. 5.2.1. Chức năng phòng ngừa Là chức năng mang tính hướng dẫn, cung cấp dịch vụ và hoạt động, giúp đỡ mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhằm ngăn ngừa những trường hợp khó khăn (tâm lý, quan hệ, kinh tế,…) có thể xảy ra. Những hình thức phòng ngừa rất đa dạng. Nhân viên xã hội có thể vận dụng những cơ cấu về mặt pháp chế xã hội, cơ sở pháp lý, tâm lý, sư phạm, y tế và những cơ sở khác để phòng ngừa như: trong y tế là hoạt động tiêm phòng, khám sức khoẻ định kỳ; trong sư phạm là các hoạt động tập huấn trang bị kiến thức về sức khoẻ, về sức khoẻ sinh sản, về pháp luật, về trồng trọt, chăn nuôi, về các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử,… 5.2.2. Chức năng chữa trị (trị liệu) Với chức năng này, các nhân viên xã hội bằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình làm việc với các cá nhân, nhóm, cộng đồng đã bị tổn thương để giảm bớt hoặc loại trừ những vấn đề, những khó khăn. Chức năng này không chỉ đơn thuần là việc giúp họ tự vươn lên trong cuộc sống mà còn ở khía cạnh khác tích cực hơn đó là tìm kiếm và khuyến khích nhằm giúp đối tượng phát huy hết khả năng vốn có của mình như: sức khoẻ, ý chí, tay nghề, phẩm chất,…những điều mà họ không nhận thấy để phát triển. 5.2.3. Chức năng phục hồi Đây cũng là một trong những chức năng không kém phần quan trọng của Công tác Xã hội trong hoạt động giúp đỡ đối tượng. ở đây, những người làm Công tác Xã hội không chỉ giúp các đối tượng phục hồi những chức năng về thể chất mà còn phục hồi cả những chức năng về tâm lý và xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh tan mặc cảm, tự ty của chính họ và giúp họ nhanh chóng hoà nhập vào với cuộc sống sôi động của cộng đồng. 5.2.4. Chức năng phát triển Là chức năng phát huy những tiềm năng, tăng năng lực vượt khó, nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội cho các cá nhân,
  • 16. nhóm, cộng đồng nhằm nâng cao cải thiện chất lượng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong các xã hội phát triển, chức năng này luôn luôn được coi trọng thông qua các chương trình dạy nghề, tập huấn những kiến thức cơ bản về tâm lý học như: giao tiếp, nghe tích cực, hợp tác, quản lý,… Bởi đây là cách nhanh nhất để giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. 6. VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 6.1. Trên thế giới Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, con người luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau bất kể đó là đất nước hay châu lục nào. Mầm mống của Công tác Xã hội đã bắt nguồn từ trong lòng các xã hội cổ xưa do trong cuộc sống con người luôn phải sống trong sự đe doạ của thiên nhiên, của chiến tranh, của nghèo đói và của bệnh tật,… Công tác Xã hội chuyên nghiệp (mang tính tổ chức quốc tế) ra đời tới nay chưa đầy 100 năm. Ở Nga, Hiệp ước năm 911 do Công tước Ôlếc – đại diện nước Nga lúc bấy giờ ký kết với người Hy Lạp có nêu lên việc nuôi dưỡng người già, cứu giúp người nghèo, chăm sóc người thương tật,… chính là văn kiện sớm nhất trên thế giới nói chung và của nước Nga nói riêng, là bằng chứng chính thức đầu tiên về sự quan tâm của Nhà nước với những công dân cần được sự trợ giúp của mình. Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến là sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư bản, Xã hội học, chính sách xã hội, Công tác Xã hội cũng chính là con đẻ của quá trình vận động về vật chất, tinh thần trong các xã hội Tây Âu và Mỹ ở thế kỷ XIX. Ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức do ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng Công nghiệp mà những nước này đã phải đối đầu với nhiều vấn đề xã hội trầm trọng. Sự thất nghiệp của hàng vạn công nhân khi các xí nghiệp, công xưởng, hầm mỏ bị phá sản, người lao động tại các đô thị bị thiếu ăn, nghèo đói, bệnh tật, nhà ở tồi tàn, các tệ nạn xã hội, bóc lột lao động ở trẻ em và phụ nữ. Trong khi đó ở các vùng nông thôn, tình trạng này cũng không khấm khá hơn. Nhiều gia đình thiếu đất canh tác do chính sách phát triển công nghiệp đã bỏ
  • 17. làng mạc lên những khu đô thị lớn để kiếm sống với số lượng ngày càng tăng dẫn tới tình trạng quá tải ở những nơi này về cơ sở hạ tầng lẫn mức sống. Tệ nạn xã hội đã nhiều lại càng gia tăng một cách nhanh chóng, mâu thuẫn giai cấp (tư sản và vô sản) tăng lên, các cuộc xung đột vũ trang xảy ra… – một tất yếu của xã hội tư bản. Trước tình trạng như vậy, nhiều chính phủ đã có cách giải quyết khác nhau thông qua các chính sách, luật lệ và đạo luật Elizabét của nước Anh năm 1601 ra đời (tạo công ăn việc làm cho người nghèo, người còn sức lao động, mở nhà dưỡng lão cho người già, người tàn tật; bảo trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bằng cách đào tạo nghề, quy định nguồn tài chính, trách nhiệm của người quản lý và đối tượng được cứu giúp,…) chính là một dấu hiệu quan trọng trong lịch sử hình thành Công tác Xã hội như một nghề do lần đầu tiên nó là hành động cứu giúp có tính tổ chức, mang tính nhà nước bên cạnh những cải cách tôn giáo (đạo Tin Lành) trong việc thúc đẩy sự quan tâm về tình trạng bần cùng hoá, về việc tiếp tục viện trợ, cứu giúp và ngăn chặn sự phụ thuộc lâu dài của người nghèo. Năm 1788, một chế độ cứu tế xã hội mới – “chế độ Hămbuốc“ đã được thực hiện rộng rãi ở thành phố Hămbuốc (Đức). Theo chế độ này, cấp thành phố có cơ cấu quản lý trung tâm, phân loại các vùng tiến hành cứu tế, chữa bệnh và giới thiệu việc làm cho người nghèo. Đầu thế kỷ XIX, ở Mỹ, dạng Công tác Xã hội sơ khai được thực hiện bởi các nhà truyền giáo và tình nguyện viên – những người được gọi là “những vị khách thân thiện” - Visitors. Họ thường xuyên tuyển chọn và phân công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa. Thông qua các “Uỷ ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “Vụ giải phóng nô lệ”, các tình nguyện viên còn giúp đỡ, chăm sóc những nô lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Những năm 1850 – 1865, thông qua các uỷ ban như: “Uỷ ban từ thiện quốc gia”, “Uỷ ban từ thiện cộng đồng”, “Uỷ ban quốc gia”,… những hoạt động khởi nguồn của Công tác Xã hội đã được triển khai. Chẳng hạn tại Thụy Điển, Công tác Xã hội đã được hình thành như một nghề nghiệp từ năm 1851
  • 18. khi một loạt các trại cải tạo, nhà tù, viện tâm thần, trại tế bần, trại mồ côi được xây dựng và các uỷ ban đều hoạt động nhằm hướng tới mục đích xây dựng những thiết chế duy trì trật tự, ổn định xã hội. Những năm 1869, Hiệp hội các tổ chức cứu tế từ thiện và ngăn chặn ăn xin ở Luân Đôn (Anh) được thành lập thường gọi là Hiệp hội tô chức từ thiện Luân Đôn. Ở đây, các nhà lãnh đạo đã vận dụng các triết lý khoa học để hình thành một dạng quản lý từ thiện mới: khoa học từ thiện. Có thể coi đây là bước chuyển quan trọng về nhận thức và hành động của những người tham gia Công tác Xã hội. Về vấn đề này, James Leiby có nhận xét như sau: “Trần tục, duy lý, thực nghiệm, đối lập với tính tôn giáo, duy cảm và giáo điều. Như vậy, hướng tiếp cận Công tác Xã hội đã dần dần mang tính hệ thống và duy lý, tách các hoạt động của nó khỏi quan hệ mang màu sắc tôn giáo, xây dựng mô hình công tác từ thiện thành một hoạt động độc lập”. Những năm 1870, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo dài trong thiều thập kỷ đẩy con người vào cảnh sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối ren. Các nhà băng kiệt quệ, hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp, phong trào bãi công, biểu tình diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở châu Âu và Mỹ, thậm chí nhiều cuộc bãi công còn mang tính bạo lực. Các hoạt động từ thiện dường như không hoàn thành mục đích mang tính “cách mạng” ban đầu. Nhiều người nhận ra rằng, các chương trình cứu trợ thực chất là hoang phí, thậm chí dẫn tới sự sa sút về tinh thần cho người nghèo do nó chỉ làm tăng sự phụ thuộc, ỷ lại của họ. Về vấn đề này, Herbert Spencer – nhà Xã hội học người Anh cho rằng: “Cứu trợ là phá hoại xã hội, làm hỏng người nghèo vì nó gây ra những phụ thuộc và làm mất động cơ hành động. Điều này cho hay các hoạt động cứu giúp muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều yếu tố nữa một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt đó là phải có một đội ngũ được đào tạo và trả lương một cách chuyên nghiệp bên cạnh một trái tim nhân từ”. Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã quan tâm tới vấn đề đào tạo một đội ngũ làm Công tác Xã hội. Cũng từ đây, các “tình nguyện viên” (Visitors) của những năm 1880 – 1890 đã trở thành các nhân
  • 19. viên xã hội. Giờ đây họ không chỉ coi đối tượng như những người bạn để cảm thông, chia sẻ mà còn là những người cần được giúp đỡ để vươn lên – một hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn và năm 1884 tại Anh, lần lầu tiên đã xuất hiện “Trung tâm phúc lợi cộng đồng”. Vào cuối những lăm 1890, “Phong trào định cư” với những “ngôi nhà định cư” ở Luân Đôn (Anh) được thành lập đã thành công trong việc xây dựng cầu nối giữa người giàu và người nghèo nhất là những người mới nhập cư. Năm 1898, “Hiệp hội các tổ chức từ thiện” (Charity Organization society – COS) ở Mỹ đầu tiên được thành lập đã nâng hoạt động này lên một bước. Bởi đây là sự tiếp nối hoạt động của Uỷ ban Quốc gia nhằm phát triển khoa học từ thiện (vay mượn mô hình từ thiện của Anh) với mục đích: tái tổ chức các hoạt động từ thiện cũng như cá nhân (vốn phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1870), tiếp tục ứng dụng các nguyên tắc của khoa học từ thiện nhưng đã khắc phục được hệ quả phổ biến trước đó: sự phụ thuộc và duy trì sự bần cùng. Hoạt động của hiệp hội đã vượt ra khỏi mục tiêu quản lý, tổ chức và mang những đặc trưng sau: – Hoạt động từ thiện tránh sự phân phối và cứu trợ trực tiếp. – Cố gắng lặp lại trật tự cho tình trạng hỗn loạn trong các hoạt động từ thiện tại các địa phương. – Áp dụng công nghệ mới vào các hoạt động của Hiệp hội bao gồm sự can thiệp hoặc phương pháp trị liệu có kế hoạch với sự tham gia của “những vị khách thân thiện” (The Friendly Visitor). – Ngăn chặn việc từ bỏ tín ngưỡng hoặc việc phân biệt đối xử do những khác biệt về chính trị, tôn giáo hoặc dân tộc. Có thể nói đây chính là thời điểm đánh dấu bước chuyển từ những việc làm từ thiện, tình nguyện, bắt nguồn từ những niềm tin và đạo đức, tôn giáo sang một lĩnh vực mới đó là: Công tác Xã hội – một hoạt động mang tính khoa học, một nghề nghiệp.
  • 20. Sau khi hiệp hội ra đời, cũng trong năm này (1898), lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiên đã được tổ chức tại trường Summer, New York (Mỹ). Lớp học kéo dài trong 6 tuần với 27 sinh viên. Năm 1901, cũng tại Summer, trường công tác xã hội đầu tiên (nay là Trường Đại học Công tác Xã hội Colombia) đã ra đời. Tại đây, sinh viên được đào tạo trong 8 tháng. Đến năm 1919, cả châu Âu và Mỹ đã có 15 trường và năm 1939, các trường này đã thống nhất chương trình đào tạo chung ở trình độ thạc sỹ. Đây cũng chính là những bằng chứng xác định tính chuyên nghiệp của Công tác Xã hội. Năm 1925, Chi Lê là nước đầu tiên ở Châu Mỹ La tinh xuất hiện ngành Công tác Xã hội. Năm 1936, ở Châu Á, trường Công tác Xã hội đầu tiên được thành lập ở ấn Độ. Đến năm 1939, các trường đã thống nhất chương trình đào tạo chung ở trình độ thạc sỹ. Ở Philippin, nhiều phong trào xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã hội như: “Hội đồng điều phối phúc lợi thanh niên”, “Hội đồng chăm sóc sức khoẻ tinh thần nhằm giáo dục, ngăn ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên”,… lần lượt ra đời vào những năm 1950– 1960. Đến năm 1955, “Hiệp hội quốc gia những người làm công tác xã hội” (NASW) đã thành lập từ 7 tổ chức xã hội chuyên nghiệp sau sát nhập lại. Năm 1956, “Liên đoàn quốc tế những người làm Công tác Xã hội” ra đời. Năm 1988, Ngành Công tác Xã hội mở khoa đầu tiên tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau này, với sự phát triển của ngành, Công tác Xã hội đã xuất hiện thêm ở nhiều nước khác ở châu Á như: Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam. Có thể nói, trong xu thế toàn cầu hoá, với sự phát triển của ngành công tác xã hội bắt nguồn từ Châu Âu, Mỹ dần dần đã ảnh hưởng và được hình thành, phát triển tại nhiều nước ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam,… Đến nay Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc tế Chuyên nghiệp (Intemational Federation of Social Work – IFSW) đã có trên 500.000 thành viên là cán bộ xã hội chuyên nghiệp từ 78 nước trên thế giới, Hiệp hội các trường đào tạo Công tác Xã hội thế giới (Intemational Association of Social Work Schools – IASSW) với sự tham gia của hàng trăm trường từ 80 quốc gia là minh chứng cho sự chuyên môn hoá và phát triển nhanh chóng của nghề nghiệp này. Các cán bộ xã hội chuyên nghiệp làm việc
  • 21. ở nhiều lĩnh vực trong xã hội như các cơ quan an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bệnh viện, trường học, cơ quan tư pháp (toà án, nhà tù) đã và đang góp phần tạo nên sự bền vững và tính phòng ngừa cao của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội. Sự ra đời của Công tác Xã hội kịp thời góp phần giải quyết những vấn đề xã hội đã, đang đặt ra và dần có tiếng nói chung trên phạm vi quốc tế. 6.2. Ở Việt Nam Nằm trong quy luật chung của sự hình thành và phát triển công tác xã hội thế giới, sự hình thành và phát triển công tác xã hội tại Việt Nam cũng xuất phát điểm từ tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người. Có thể tạm phân chia sự hình thành và phát triển Công tác Xã hội tại Việt Nam theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn trước thuộc địa Pháp (1862) Những hoạt động mang dáng dấp Công tác Xã hội đã được thể hiện trong các văn bản chính thức dưới những thời kỳ trị vì của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Theo các tài liệu sử học, có những văn bản pháp lý quy định số lượng lúa phân phối cho người có nhu cầu khác nhau, lúa này được trồng ở những công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi. Chẳng hạn thế kỷ XV (thời hậu Lê): Trong Quốc triều hình luật có những nội dung liên quan đến những việc làm từ thiện. Ví dụ: ở chương Hộ môn, điều 11, 12 có ghi: “Những kẻ không ai nuôi dưỡng, quan sở tại có nhiệm vụ dựng lều, nuôi dưỡng, nếu ai không làm hoặc không làm tròn thì bị trừng phạt bằng roi,…”. Thế kỷ XVIII, XIX dưới triều Nguyễn: Các Dương tế sở được thành lập. Tại đây người già, trẻ em không nơi nương tựa được nuôi dưỡng thông qua một số ruộng công giao cho người sở tại cày cấy, về sau những nơi này được gọi là “Cô nhi viện”. Có những văn bản pháp lý quy định số lượng lúa được phân phối cho những hạng người có nhu cầu khác nhau. Lúa này đã được trồng ở các công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi.
  • 22. Giai đoạn Pháp thuộc (1862–1945) Trong giai đoạn này, đã hình thành các mô hình chăm sóc tập trung như viện mồ côi, viện dưỡng lão dành cho người già và người khuyết tật được du nhập bởi những nhà truyền giáo. Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi, liệu việc du nhập các mô hình này có phù hợp không khi truyền thống người Việt Nam có nhiều tiềm năng về an sinh xã hội. Tuy nhiên, một số mô hình này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như trường mù Nguyễn Đình Chiểu, trường câm điếc Lái Thiêu,… Trong lúc người Pháp mở rộng các mô hình ngoại lai chăm sóc tập trung để giải quyết các vấn đề xã hội với xu hướng từ thiện thì những người yêu nước Việt Nam lại tạo lập ra mạng lưới thanh niên, sinh viên, công nhân nhằm vào “các dịch vụ đó” để phục vụ người nghèo và xây dựng tinh thần tương thân tương ái. Tuy sự tồn tại trong thời gian ngắn của các phong trào này nhưng có thể thấy người Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có những mô hình phát triển công tác xã hội của riêng mình. Có thể nói, Công tác Xã hội ở Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc theo nhận định của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (1972) là “xa rời các xu hướng dân tộc, không phục vụ cho hàng triệu người mù chữ và thất nghiệp” (UNICEF, 1972) bởi các mô hình này triển khai dưới các hình thức từ thiện như mở trại mồ côi, khuyết tật, viện dưỡng lão,… Giai đoạn 1945–1975 tại miền nam Việt Nam Trường đầu tiên đào tạo Công tác Xã hội ở Việt Nam hệ cán sự xã hội là Trường Cán sự Xã hội Caritas (do Hội Chữ thập đỏ Pháp hợp tác với toà Đại sứ Pháp ở Sài Gòn thành lập). Trường này do dòng nữ tu Thiên Chúa giáo điều hành từ năm 1947 đến năm 1975 bị giải thể. Bên cạnh đó còn có “Phòng Xã hội” do giám mục người Pháp, đức cha Jean Casseigne thành lập để giúp đỡ công dân Pháp và được nhập vào Phòng Xã hội thuộc lãnh sự Pháp vào năm 1957 với hoạt động chính là đưa các trẻ mồ côi lai Châu Âu về Pháp và phục vụ công nhân Việt Nam thuộc các công ty lớn của Pháp cũng như các cô nhi, quả phụ người già ở thành phố.
  • 23. Hiệp định Geneve năm 1954 đã phân chia Việt Nam thành 2 nhà nước, Miền Bắc theo con đường Xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới sự đô hộ của quân đội và bộ máy cố vấn khổng lồ Mỹ. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, được đánh dấu bằng cuộc di cư vào Nam của gần một triệu người công giáo miền Bắc. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế lớn (NGO) đã được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc di cư như: tổ chức cứu trợ công giáo Mỹ, tổ chức hợp tác của Mỹ để cứu trợ khắp nơi, tổ chức cứu nguy Quốc tế, Hội cha mẹ nuôi, Quỹ trẻ em Cơ Đốc giáo, tổ chức Mennonite, tổ chức Cơ đốc Adventist, tổ chức cứu trợ và định cư người tỵ nạn,… trở thành một hoạt động bình thường cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sự hiện diện của Mỹ đã tạo ra những vấn đề xã hội to lớn như mại dâm, thanh thiếu niên phạm pháp, băng nhóm tội phạm, nghiện ma tuý, tuy nhiên chỉ có một vài chương trình nhỏ hỗ trợ cho trẻ đánh giầy. Cứu trợ người tỵ nạn chỉ để xoa dịu hậu quả chiến tranh, công cuộc phát triển, bình định nông thôn chỉ nhằm thu phục người Việt Nam ngả về phía Mỹ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển của Công tác Xã hội với sự góp mặt của một số nhà Công tác Xã hội được đào tạo từ trước đó cũng như sự hình thành một số trường Công tác Xã hội như trường Cán sự xã hội Quân đội (1957) đào tạo trong 2 năm cùng các khoá huấn luyện ngắn hạn đã cung cấp trên 1.500 học viên cung ứng các dịch vụ gia đình, thực hiện các dự án an sinh nhi đồng. Trường thanh niên phụng sự xã hội (Phật giáo) nhấn mạnh việc vận dụng các giá trị và tiềm năng dân tộc. Năm 1968–1969, Trường Công tác Xã hội Quốc gia được thành lập dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNICEF và UNDP). Đến năm 1975 đã giải thể song cũng đào tạo được hai khoá tốt nghiệp. Công tác Xã hội như một bộ môn khoa học đã được đưa vào trường đại học Đà Lạt và Vạn Hạnh. Mặc dù trong giai đoạn này, Công tác Xã hội không phát triển nhưng cũng đã đào tạo được một số nhân viên công tác xã hội như: 500 người đào tạo khoá ngắn hạn, 300 người đào tạo 2 năm, 25 cán sự xã hội, 7 thạc sỹ công tác xã hội,…
  • 24. Sau năm 1975, các hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội ở Miền Nam và Sài Gòn đã ngừng lại trong một thời gian dài. Cũng trong giai đoạn này, ở miền Bắc, công tác xã hội được quan niệm là công tác phong trào của các đoàn thể và cán bộ là những học viên của các trường như: Trường Đoàn, Trường Đội, Trường cán bộ phụ nữ Trung ương, Trường Công đoàn, Trường Lao động Xã hội,… Tuy nhiên hoạt động đào tạo dưới góc độ Công tác Xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Giai đoạn sau năm 1986 – nay Từ sau năm 1986, khi đất nước bắt đầu mở cửa và hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nhiều vấn đề xã hội đã tạm thời biến mất lại xuất hiện. Ban đầu chỉ là những vấn đề trẻ em thành thị bị bỏ bê thiếu sự chăm sóc, những vấn đề xã hội nhỏ khác cho đến những vấn đề lớn hơn như nghèo đói, di dân từ nông thôn ra thành thị, trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm, lao động nhập cư, sự hình thành các khu nhà ổ chuột, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tệ nạn xã hội,… xuất hiện khắp nơi. Nhà nước đã có nhiều nỗ lực làm giảm những vấn đề xã hội nói trên. Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, chương trình tiêm chủng mở rộng, những tiến bộ trong việc vệ sinh, cung cấp nước sạch, giảm tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng trẻ em, phổ cập giáo dục,… đã mang lại hiệu quả tích cực. Các chính sách xã hội, các nội dung tuyên truyền, giáo dục công tác xã hội đã dần được phục hồi và phát triển. Hoạt động nghiên cứu, đào tạo công tác xã hội ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các nội dung, hình thức công tác xã hội kịp thời được triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: chương trình xoá đói giảm nghèo, công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội,… Năm 1989, ThS. Nguyễn Thị Oanh cùng một số cán bộ được đào tạo chuyên môn Công tác Xã hội ở trong và ngoài nước đã liên kết với nhau
  • 25. thành lập “Phòng nghiên cứu Công tác Xã hội”, ban đầu đặt dưới sự bảo trợ của Hội Tâm lý – Giáo dục học Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2001 đã đổi thành “Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng Đồng” (SDRC) hoạt động với tư cách một cơ sở khoa học độc lập. ThS. Nguyễn Thị Oanh cũng là người đã góp phần đưa bộ môn Công tác Xã hội vào giảng dạy tại Khoa phụ nữ học, Trường Đại học Mở – Bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Song song với đào tạo Công tác Xã hội hệ đại học, một chương trình đào tạo Công tác Xã hội hệ cán sự xã hội hai năm cũng ra đời từ năm 1992. Có thể nói, từ thập kỷ 1990, hoạt động đào tạo và thực hành Công tác Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh có những bước phát triển mạnh. Đại học Mở – Bán công Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trường đầu tiên ở Việt Nam đào tạo công tác xã hội và có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ các trường khác trong việc đào tạo giáo viên, kiểm huấn viên, xây dựng công tác đoàn thể,… Ở Miền Bắc, năm 1996, Khoa Xã hội học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam (nay là Cục Trẻ em) mở lớp thí điểm đào tạo 23 cán bộ cấp bằng cử nhân Công tác Xã hội – hệ cử nhân chuyên ngành đầu tiên về Công tác Xã hội với trẻ em, đồng thời chính thức đưa Công tác Xã hội vào chương trình đào tạo của khoa với tư cách là một môn học bổ trợ. Cũng trong năm này (1996) một đoàn đại biểu của Việt Nam là những người tham gia đào tạo ở Miền Bắc cũng như Miền Nam làm đại diện đi dự hội nghị quốc tế nhân viên xã hội do IFSW và ICSW tổ chức ở Hồng Kông. Những năm tiếp theo, nhiều trường đại học trên cả nước đó bắt đầu mở ngành đào tạo Công tác Xã hội. Bên cạnh hoạt động đào tạo về Công tác Xã hội, Ở Việt Nam còn có nhiều mô hình Công tác Xã hội khác nữa như: – Trung tâm nghiên cứu, tư vấn Công tác Xã hội và phát triển cộng đồng; – Câu lạc bộ Công tác Xã hội chuyên nghiệp;
  • 26. – Cơ sở chăm sóc trẻ đường phố (chẳng hạn: Cơ sở chăm sóc trẻ đường phố Thảo Đàn – Thành phố Hồ Chí Minh); – Mái ấm, nhà mở (như: Mái ấm hoa hồng nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Mái ấm 19–5 Quận Ba Đình Hà Nội,…); – Phòng tư vấn trẻ em đường phố; – Các trung tâm bảo trợ của các tỉnh, thành,… Trong mạng lưới Công tác Xã hội không thể không kể đến hoạt động của các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGO) như: Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức Radda Ba men của Thuỵ Điển, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc,… Các hỗ trợ mang tính nhân đạo của họ đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và các phương pháp thực hành công tác xã hội, đặc biệt với đối tượng là trẻ em Việt Nam. Tính đến năm 2000, bên cạnh số cán bộ có bằng cử nhân, có bằng thạc sỹ Công tác Xã hội được đào tạo trong và ngoài nước, còn có tới hàng trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về Công tác Xã hội thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy. Công tác đào tạo và thực hành Công tác Xã hội ít nhiều đã có dấu ấn riêng trong các hoạt động xã hội hiện nay. Hoạt động công tác xã hội gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm, đã và đang đi vào chuyên nghiệp hoá theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành.. Ghi nhận sự phát triển của ngành nghề này những năm qua mà tháng 10/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung đào tạo Công tác Xã hội hệ cao đẳng và đại học. Khung này do Hội đồng tư vấn cấp Quốc gia xây dựng. Hiện nay có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang đào tạo hệ cử nhân ngành Công tác Xã hội. Từ tháng 1/2009 đến nay, dưới sự tài trợ của UNICEF, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công 4 khoá bồi dưỡng sau đại học cho các giảng viên, nghiên cứu viên công tác xã hội.
  • 27. Năm 2010 đã đánh dấu một mốc phát triển mới của Công tác Xã hội bằng việc Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội được chính thức phê duyệt, đi vào hoạt động nhằm xây dựng thí điểm những mô hình trung tâm Công tác Xã hội, 70 mô hình cơ sở dịch vụ Công tác Xã hội tại các quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố, trường đại học, trường nghề cho tới năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2020, đào tạo trên 20.000 nhân viên Công tác Xã hội có trình độ cao đẳng, đại học. Và cũng trong năm này, ngành Công tác Xã hội đã có một mã nghề – cơ sở để đội ngũ những nhà Công tác Xã hội có một môi trường làm việc chuyên nghiệp và khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động Công tác Xã hội ở Việt Nam hiện nay, không thể không quan tâm tới hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên của ngành này tại các trường đại học. Đây chính là một nhu cầu cấp thiết trước mắt và cần làm ngay. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Công tác Xã hội là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Công tác Xã hội. Đối tượng của Công tác Xã hội là ai? 2. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện, Cứu trợ xã hội và Bảo đảm xã hội theo các tiêu chí mục đích, động cơ, phương pháp ứng dụng, mối quan hệ của người giúp đỡ và người được giúp đỡ, kết quả thực hiện. 3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Công tác xã hội với Xã hội học và Tâm lý học. 4. Từ trước đến nay, anh (chị) hiểu thế nào là nhân viên xã hội? Thế nào là các phương pháp Công tác Xã hội? Hãy kể tên một số hoạt động đang diễn ra trong đời sống xã hội dưới góc độ Công tác Xã hội. 5. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời và phát triển Công tác Xã hội trên thế giới và ở Việt Nam.
  • 28. Chương 2. NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Cơ sở lý thuyết dùng trong các hoạt động của ngành Công tác Xã hội chủ yếu dựa trên sự tổng hợp của nhiều lý thuyết khác nhau, không theo một phương thức nhất định nào. Các nước khác nhau thì phương thức thực hiện trong ngành Công tác Xã hội cũng khác nhau. Ở Mỹ, cũng như nhiều ngành khoa học khác, Công tác Xã hội sử dụng một số lý thuyết khoa học về xã hội, về sự phát triển con người, về các hành vi, về giao tiếp ứng xử giữa con người với nhau. Chẳng hạn: Trong các lý thuyết về con người, các nhà Công tác Xã hội thường sử dụng những lý thuyết trong tâm lý học như: thuyết hiện sinh, thuyết phát triển con người, thuyết giao tiếp xã hội, thuyết hệ thống,… Trong quá trình phát triển Công tác Xã hội, mỗi lý thuyết đều có những mảng được những nhà làm Công tác Xã hội quan tâm và nghiên cứu tạo thành các phương thức thực hành của Công tác Xã hội. Tuy nhiên trong số những lý thuyết đó, có một số lý thuyết không thể không nói tới đó là: Lý thuyết sinh thái học (Ecologycal Theory), Lý thuyết hành động xã hội, Lý thuyết vị trí, vai trò xã hội và một số kiến thức cơ bản về sự phát triển con người như các nhu cầu căn bản của con người, quá trình phát triển con người, rối nhiễu tâm trí,… 1.1. Lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856–1939) Lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud (1856 - 1939) sáng lập. Lý thuyết này nhấn mạnh đến hành vi xuất phát từ những động thái (suy nghĩ, tình cảm), những tương tác trong ý thức và sau này là những cách thức mà ý chí thúc đẩy hành vi của con người. Ở đây, ý thức, hành vi đều ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Đây là một cách nhìn nhiều chiều và mang tính biện chứng vì thế nó được coi là lý thuyết nền tảng, then chốt trong Công tác Xã hội nhằm giúp nhân viên xã hội vận dụng để lý giải nhưng hiện tượng thường gặp khi làm việc với thân chủ.
  • 29. Thuyết phân tâm học có 3 phần: lý thuyết về sự phát triển con người; lý thuyết về nhân cách và tâm lý học nhân cách khác thường; lý thuyết về cách điều trị với 2 tư tưởng cơ bản quan trọng làm cơ sở cho lý thuyết trên: Quyết định luận siêu linh (hành động, hành vi xuất phát từ các quá trình tư duy của con người) và cái vô thức (hành động tư duy, tinh thần còn ẩn giấu). – Lý thuyết về sự phát triển con người: Theo lý thuyết này, trẻ em trải qua các giai đoạn phát triển. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những hành vi đặc thù phù hợp với tâm sinh lý của con người trong từng giai đoạn ấy. Trong từng giai đoạn, hành vi của con người sẽ có sự kế thừa những trải nghiệm về mặt hành vi và nhận thức mà mỗi người có được trong giai đoạn trước. Trong từng giai đoạn khác nhau, sự chú ý của con người sẽ hướng đến những nhu cầu khác nhau. Theo Freud, cuộc sống có nhiều động lực (libido) thúc đẩy thú tính bẩm sinh của con người như: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, an toàn, bạo lực,… song chủ yếu và mạnh mẽ nhất vẫn là động lực về tình dục. Chẳng hạn: từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu và có hành vi tình dục như: sờ mó, bú mớm, thích và mong muốn được ôm ấp. Đây là một trong những phát hiện của Freud bởi trước đó người ta cho rằng, con người chỉ bắt đầu phát triển nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì. Động cơ tình dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người qua năm giai đoạn: 1) Miệng (oral stage) (dùng miệng để ăn (bú sữa), sờ mó, thám hiểm thế giới xa lạ xung quanh và để có cảm giác sung sướng (bú ngón tay, ngậm vú mẹ, ngậm núm vú) theo 2 giai đoạn: giai đoạn thụ động (receptive) và giai đoạn chủ động (aggressive)). 2) Hậu môn (anal stage) từ 1 đến 3 tuổi: Khu vực này nhạy cảm và tạo cảm giác sướng khoái nhiều nhất, bao gồm cả hậu môn lẫn bộ phận tiểu tiện và cũng được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn buông (expulsion) và giai đoạn giữ (retention). Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để đứa trẻ học cách
  • 30. được khen, được thương, tình thương của cha mẹ không còn tự do vô tổ chức như trước. Ngược lại, cách dạy con của cha mẹ cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên cá tính của trẻ như: cách trẻ suy nghĩ và ứng xử đối với những người có quyền lực trong cuộc đời của nó. 3) Dương vật (phallic stage) từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi: Theo Freud “của quý” của đứa trẻ trai và trẻ gái giống nhau, chỉ đến tuổi dậy thì trẻ gái mới hình thành khoái cảm từ bộ phận sinh dục. Ông cho rằng, tình thương đối với mẹ của đứa trẻ trai trở nên mãnh liệt vào đầu giai đoạn dương vật. Nó muốn độc chiếm mẹ và vì vậy ngày càng trở nên ganh tỵ và mâu thuẫn với bố, muốn cho bố “biến mất”. Vì bố to lớn hơn nó, khỏe hơn nó, đứa bé trở nên sợ bố và cái nó sợ nhất là bị bố cắt mất của quý (castration anxiety) – cái nó hay tự mày mò để có cảm giác sung sướng. Để thoát khỏi mối lo sợ này, đứa trẻ trai dồn nén tình yêu mẹ của nó vào tiềm thức và tìm cách đứng về phía bố, bắt chước cách bố cư xử, suy nghĩ, hành động. Nhờ vậy nó có được cảm giác an toàn không còn sợ bị thiến và vẫn có thể thầm lén yêu mẹ trong trí tưởng tượng. 4) Trước dậy thì (latency period) từ 5, 6 tuổi đến dậy thì: Ở giai đoạn này động lực sống/libido – chủ yếu là bản năng tình dục của đứa bé chỉ thay đổi về lượng chứ không thay đổi về chất. Đứa bé dồn nén được những quan tâm về tình dục của những năm trước và tập trung năng lực vào việc phát triển kiến thức cũng như năng khiếu mới. Ở giai đoạn này, đứa bé thích chơi với bạn cùng giới. Có thể nói những năm trước dậy thì là thời gian sự thăng bằng giữa thú tính bẩm sinh, lương tâm và cái tôi đạt mức cao nhất trong đời người. Đây là thời gian biển lặng trước cơn bão táp của tuổi dậy thì. 5) Giai đoạn sinh dục (Genital stage) thăng bằng giữa ba thành phần của bản ngã chấm dứt, thú tính bẩm sinh (id) vượt lên trên, tạo ra những đòi hỏi mãnh liệt về tình dục với người khác phái. Nếu đứa trẻ được thoả mãn vừa phải, nó sẽ dồn được tất cả năng lực vào việc phát triển mối quan hệ bình thường, hạnh phúc với người khác phái. Trái lại nếu nó không được thoả mãn vừa đủ hoặc được thoả mãn quá độ, nó sẽ có triệu chứng của tình trạng
  • 31. ám ảnh (fixation) bởi đứa trẻ bị bắt buộc phải tiêu phí nhiều năng lực vào phản ứng dồn nén hoặc tự vệ liên quan đến những mâu thuẫn chưa giải quyết được ở môi trường sống. Kết quả là nó sẽ khổ đau, sẽ không thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, hạnh phúc bình thường với người khác phái. Như vậy, có thể nói ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ trong môi trường sống, trẻ đều bị ảnh hưởng và nhiều nhất là từ bố mẹ. Nếu nhu cầu tình dục của đứa trẻ được thoả mãn vừa phải một cách khác nhau trẻ sẽ phát triển bình thường ở giai đoạn kế tiếp. Nếu bị cấm cản không cho thoả mãn hoặc bị buông thả cho thoả mãn quá trớn nhu cầu tình dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ phải chịu đựng những ám ảnh (fixation) vào giai đoạn phát triển liên hệ và không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu chứng bất bình thường về tâm lý và qua năm giai đoạn của quá trình trưởng thành này, đối tượng tình dục của đứa trẻ sơ sinh dần dần thay đổi từ bản thân (bú ngón tay, tự sờ mó bộ phận sinh dục) và mẹ (bú mớm, sờ mó, ôm ấp,…) sang người khác phái. – Lý thuyết nhân cách: Theo lý thuyết này, con người là phức hợp của các xung năng hình thành cái ấy ("cái đó") thúc đẩy con người hoạt động thoả mãn nhu cầu. Sự phát triển của bản ngã là bước tiếp theo sau hoạt động của cái ấy. Cái tôi điều khiển cái ấy (cái tôi (ego) là một thực thể tâm lý phức tạp hình thành do tác động từ hai đòi hỏi khác nhau của thú tính bẩm sinh (id) và siêu tôi (superego) – môi trường sống thực của cái tôi). Cái siêu tôi phát triển những nguyên tắc đạo đức để chỉ dẫn cái tôi. Lý thuyết cũng chỉ ra rằng, con người là một sinh vật có thú tính bẩm sinh, y như mọi sinh vật khác. Do đó từ khi chào đời đã muốn được thoả mãn những nhu cầu vật chất, sinh lý và muốn tránh khổ đau. Trong quá trình trưởng thành, ảnh hưởng của gia đình, văn hoá, tôn giáo, xã hội,… sẽ tạo ra siêu tôi – cái phần lý tưởng mà người ta muốn hướng tới. Vì vậy hoàn cảnh sống thực tế sẽ là nơi diễn ra sự tranh chấp giữa thú tính bẩm sinh và siêu tôi. Kết quả của cuộc tranh chấp này là cái tôi tức là mỗi cá nhân
  • 32. với cách ứng xử an toàn nhất, phù hợp nhất, thực tế nhất mà con người lựa chọn cho mình trong mọi hoàn cảnh. Điều này có nghĩa, đặc điểm quan trọng nhất của nhân cách chính là cách thức cái tôi điều khiển những xung đột, cách thức nhu cầu về cái tôi và cái siêu tôi tìm cách điều khiển cái ấy trong những vấn đề xã hội đã tạo ra xung đột nhiều hơn như thế nào. Ở đây, sự lo lắng chính là kết quả từ những xung đột đó. Cái tôi giải toả sự lo lắng bằng cách áp dụng cơ chế phòng vệ đa dạng như: sự dồn nén, trấn áp, phóng thiếu, thăng hoa, duy lý hoá. Tóm lại, trong cấu trúc tâm lý con người của Freud, phần tôi (cao) và phần siêu tôi (superego) hoạt động trong cả ba tầng của thức. Phần thú tính bẩm sinh (id) trái lại chỉ hoạt động trong tầng vô thức. – Thức (conscious) và vô thức (unconscious): Thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được và có được phản ứng đối với những kích thích của môi trường và ngược lại là vô thức. Khái niệm “vô thức” đã được nhiều người nhắc đến song Freud là người phân tích tỷ mỹ và chính xác nhất phần vô thức của tâm lý con người. Theo Freud, trong vô thức có hai phần: phần tiềm thức (preconscious) và phần vô thức Tiềm thức là những cảm xúc, những kinh nghiệm, những ý nghĩ những ghi nhận,… mà con người có thể dễ dàng nhớ lại khi cần còn vô thức là chỗ chứa những cảm xúc, những kinh nghiệm, những khao khát mạnh mẽ bị dồn nén ra khỏi thức. Mặc dù con người không nhận biết những cảm xúc này và không thể nhớ lại được chúng theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện diện trong vô thức và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc cũng như ứng xử của con người qua cơ chế tự vệ/defense mechanism. – Ý nghĩa của các giấc mộng Theo Freud, mộng là “sự thực hiện thầm lén những ước vọng bị dồn nén” và là “con đường lớn dẫn vào vô thức”. Phần thú tính bẩm sinh của con người luôn có những khát vọng không thể thực hiện một cách an toàn trong đời sống thực, vì vậy chúng bị phần lương tâm và cái tôi dồn vào vô thức. Mặc dù bị dồn nén, những khát vọng đó không hoàn toàn biến mất và chúng
  • 33. hiện ra dưới hình thức các giấc mộng vì khi người ta ngủ, phần siêu tôi và cái tôi không hoạt động hữu hiệu như khi thức. Freud chia nội dung mộng làm hai phần, phần nổi (manifest content) và phần tiềm ẩn (latent content). Phần nổi là phần chúng ta nhớ được khi thức dậy, trong phần này có tản mạn những mảnh vụn của những gì xảy ra khi thức và những khát vọng bị dồn nén, tất cả được thể hiện dưới hình thức ảo giác (hallucination) thường là ảo giác nhìn (visual hallucination). Phần tiềm ẩn là những nội dung trôi nổi ra khỏi vô thức, những nội dung này có thể liền mạch, có ý nghĩa hay rời rạc, quái dị, không rõ nghĩa. Trong tâm lý trị liệu của Freud, phương pháp nói hết (free association) giúp nhà trị liệu thu góp những thành phần rời rạc của các giấc mộng và từ những thành phần rời rạc này hiểu được phần tiềm ẩn của mộng. Đây chính là mục đích của giải mộng: nối kết phần nổi với phần tiềm ẩn và tìm ra ý nghĩa của giấc mộng. – Cơ chế tự vệ (defense mechanism): Là một trong những khám phá quan trọng của Freud, cơ chế tự vệ là những phản ứng do vô thức điều động để giúp con người chống lại trạng thái bồn chồn, lo lắng khi phải đối phó với những mối đe doạ không có lối thoát rõ rệt. Dưới đây là một số cơ chế tự vệ thông thường: + Biện luận (Intellectualization): dùng lý luận hay từ ngữ để ngăn không cho một mối đe doạ gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân. + Đền bù (Compensation): khiếm khuyết ở một lĩnh vực được bù đắp bằng cố gắng và thành công ở một lĩnh vực khác. + Đổ tội (Blaming): đổ những khiếm khuyết, sai lầm, lỗi,… của mình cho người khác. + Mộng tưởng (Fantasy): tưởng tượng được trải qua một mơ ước thầm kín nào đó không thể có trong thực tế. + Chối bỏ (Denial): từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho sự an toàn của cái tôi.
  • 34. + Giận cá chém thớt (Displacement): chuyển cảm xúc, năng lực, từ đối tượng này sang đối tượng khác để được bình an. + Chuộc tội (Undoing): đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng một hành động tốt. + Giả bệnh (Somatizatton): biến đổi những khó chịu hay mối đe doạ thành bệnh tật. + Hoán chuyển (Subtimation): chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh mẽ không được xã hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội đặt ra. + Nhập nội (Introjection): chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Đây là lý do giải thích tại sao người ta khuyên cha mẹ không nên mắng chửi những lỗi lầm của con cái mà chú ý tìm kiếm những ưu điểm để khen ngợi. Ở các nước phát triển, thầy cô giáo không được phép dùng những lời lẽ nặng nề để miệt thị học trò. + Phóng chiếu (Projection): đem những điều tiêu cực của mình (mà cái tôi của mình cố ý bỏ qua không biết đến) gán cho người khác. Ví dụ: ông A là người kiêu căng, phách lối, xem thường tất cả mọi người nhưng ông lại hay thường phê bình người khác là kiêu căng. + Nói vậy nhưng không phải vậy (Reactionformation): hành động hay diễn tả ngược lại với ý định hay cảm xúc của mình. + Dồn nén (Repression): đẩy những thực tế đã gây ra cảm xúc tiêu cực vào vô thức để khỏi phải chịu đựng những cảm xúc đó. Những thực tế này có thể trỗi dậy trong các giấc mơ hoặc trong những câu nói buột miệng và là đối tượng phân tích của khoa phân tâm. Ví dụ một người quên đi một lỗi lầm, một hành vi sai quấy hay một điều xấu hổ trong quá khứ để khỏi phải chịu đựng những dằn vặt, hối hận, khổ đau liên quan đến kinh nghiệm đó. + Thoái bộ (Regression): dùng lại ứng xử của giai đoạn phát triển tâm lý đã qua. Ví dụ khi hồi hộp, xúc động thì tiểu dầm mặc dù đã qua tuổi đó hoặc
  • 35. van xin, khóc lóc, năn nỉ như trẻ con khi phải đối phó với những mâu thuẫn trong cuộc sống lứa đôi. – Cách tiếp cận và mục tiêu của phương pháp phân tâm: Theo Freud, triệu chứng thần kinh tâm trí diễn ra khi người ta dùng cơ chế tự vệ một cách không thích đáng để đối phó với một số mâu thuẫn phần lớn liên quan tới tình dục hay bạo động xuất phát từ tuổi ấu thơ. Vì vậy, cách đối phó này không thực sự giải quyết tận gốc mâu thuẫn mà chỉ giúp con người tạm thời quên đi những cảm xúc tiêu cực khó chịu. Mâu thuẫn không được giải quyết vẫn còn đó và gây ra những triệu chứng. Điều này có nghĩa, mục tiêu của phương pháp phân tâm là đem cái kinh nghiệm, cái khao khát, cái sợ hãi đã bị vùi sâu trong vô thức phơi bày ra thức, tạo cho thân chủ cơ hội sống lại nó và giải quyết nó một cách đúng đắn, rốt ráo để đạt được một kết luận tích cực cho mâu thuẫn đó. Khi các mâu thuẫn của quá khứ được giải quyết thoả đáng, những triệu chứng thần kinh tâm trí liên quan đến nó sẽ tiêu tan. Ở đây nhà phân tâm giữ vai trò trung lập, khách quan bằng cách không nói gì về bản thân, không phê phán, mà chỉ giúp bệnh nhân đi ngược lại lịch sử của mình, nói ra tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhất là những kỷ niệm tiêu cực, những dục vọng xấu xa, từ đó diễn dịch những mâu thuẫn không được giải quyết thoả đáng, bị dồn vào vô thức, những cơ chế tự vệ, những né tránh,… và dần dần giúp bệnh nhân hiểu được những uẩn khúc tâm lý bản thân một cách sâu sắc. Qua quá trình làm việc lâu dài, hết sức gần gũi này, bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối, thổ lộ tất cả cuộc đời của mình cho nhà phân tâm, dần dần coi nhà phân tâm như đối tượng của những tình cảm. Quá trình này được Freud đặt tên là chuyển dịch (transference). Freud phân biệt hai loại chuyển dịch: chuyển dịch tích cực (positive transference) là những tình cảm thương yêu, ái mộ đối với nhà phân tâm và chuyển dịch tiêu cực (negative transference) là những ác cảm đối với nhà phân tâm. Chuyển dịch, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều là mục tiêu của phân tâm vì nó tạo cơ hội cho bệnh nhân được “làm lại cuộc đời” tức là được sống lại mâu thuẫn cũ và được đối tượng của mâu thuẫn (tức là nhà phân tâm qua chuyển dịch) dẫn
  • 36. dắt đến một giải pháp phù hợp nhất có thể giúp cho mâu thuẫn đó, triệu chứng tâm lý đó tiêu tan. Quá trình làm việc lâu dài và hết sức gần gũi của phương pháp phân tâm cũng có thể làm cho nhà phân tâm sống lại những ẩn ức bị dồn nén của chính bản thân, phát sinh tình cảm thương ghét đối với bệnh nhân và dùng mối liên hệ nghề nghiệp với bệnh nhân để giải quyết những ẩn ức (phần đông liên quan đến dục tình) bị dồn nén trong quá khứ của chính mình. Freud gọi hiện tượng này là phản chuyển dịch/counter transference và đề nghị nhà phân tâm cảnh giác, nếu thấy dấu hiệu của phản chuyển dịch phải ngừng công việc ngay, giới thiệu bệnh nhân đi chỗ khác và bản thân mình đi tham vấn để điều trị những ẩn ức cũ một cách thoả đáng. Ngoài nói hết, Freud còn dùng phương pháp giải mộng để khám phá vô thức của bệnh nhân. Phương pháp giải mộng đòi hỏi bệnh nhân kể lại tất cả những gì nhớ được trong giấc mộng để nhà phân tâm diễn dịch, tìm ra những ẩn ức bị dồn nén vào vô thức và giúp bệnh nhân giải quyết những ẩn ức đó một cách thoả đáng và nhờ vậy hết bệnh. Phương pháp tiếp cận các vấn đề trong phân tâm học của Freud và sau này là Anna Freud, Hartmanddax là nền tảng cho việc thực hành Công tác Xã hội hoàn thiện và phát triển. Phân tâm học có những ảnh hưởng khá phức tạp và gián tiếp đến Công tác Xã hội quạ một số khía cạnh sau: + Nhiều tư tưởng của Freud thể hiện qua văn hoá, từ đó áp dụng trực tiếp vào Công tác Xã hội. + Tư tưởng tâm lý động trong phân tâm học là lý thuyết kiến giải đầu tiên và được ứng dụng rộng rãi trong Công tác Xã hội. + Ảnh hưởng liệu pháp phân tâm học làm nảy sinh cách trị liệu thoáng, cởi mở, lắng nghe nhằm kiếm tìm cách lý giải và hiểu thấu nhân cách. + Nhiều thuật ngữ như: cái vô thức, sự thấu cảm, sự hung hăng, xung đột, sự lo âu, quan hệ mẫu tử, sự chuyển dịch tình cảm được nhân viên trị liệu sử dụng nhiều và thường xuyên trong Công tác Xã hội.
  • 37. + Nhiều quan điểm của Freud được sử dụng để trị liệu: bệnh tâm thần, hành vi có vấn đề, mối quan hệ thời thơ ấu và thời trẻ cũng như tình trạng bị tước bỏ tình mẫu tử trong Công tác Xã hội,… Đại diện cho những người sử dụng lý thuyết phân tâm học về cấu trúc nhân cách vào can thiệp trong Công tác Xã hội là Bowlby (1951), Rutter (1981) với nghiên cứu về quan hệ mẹ – con (việc tước bỏ tình mẫu tử); Salzberger - Wittenberg (1970), Parkes (1972), C. Smith (1982) với nghiên cứu về việc mất người thân,… bằng những phương pháp khác nhau như: “những màn hình trống”, “dịch chuyển”,… 1.2. Thuyết phát triển tri thức của Jean Piaget (1896–1980) Piaget, tâm lý gia Thụy Sĩ, là người có đóng góp lớn nhất vào kiến thức của nhân loại về sự phát triển của trí khôn. Theo ông, trong quá trình lớn lên của đứa trẻ, skima - nơi lưu trữ những kiến thức đã thu nhận được và là nền tảng cho sự học hỏi thêm những kiến thức mới được liên tục bổ sung qua hai quá trình: tiếp nhận (assimilation) quá trình đưa những thông tin mới, kinh nghiệm mới vào cơ cấu skima có sẵn để làm phong phú thêm skima và hội nhập (accommodation) thay đổi skima có sẵn để chứa đựng được thông tin và kinh nghiệm mới. Khi gặp một kinh nghiệm mới, tình huống mới chưa biết bao giờ (không có trong skima) đứa trẻ lúng túng, mất thăng bằng/disequilibrium, bắt buộc phải tiếp nhận hay hội nhập để trưởng thành lên và lấy lại tình trạng thăng bằng (equilibrium). Cuộc sống liên tiếp tạo ra trạng thái mất thăng bằng, đòi hỏi tiếp nhận hoặc hội nhập để phục hồi trạng thái thăng bằng, nhờ vậy tri thức con người được phát triển. – Các giai đoạn hình thành tri thức: Piaget chia sự hình thành của tri thức con người ra bốn giai đoạn: + Giai đoạn giác quan và cử động (sensorimotor) từ 0 đến 2 tuổi. + Giai đoạn tiền vận hành (pre-perational) từ 2 đến 7 tuổi. + Giai đoạn vận hành đơn giản (concrete operational) từ 7 đến 11 tuổi.
  • 38. + Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh (formal operational) từ 11 đến 15 tuổi. Chia ra bốn giai đoạn khác nhau nhưng những giai đoạn này không đứt đoạn một cách rõ rệt mà diễn ra một cách liên tục và liền mạch. Mặt khác, số tuổi của mỗi giai đoạn chỉ là phỏng chừng, tuỳ theo những yếu tố nội tại cũng như yếu tố môi trường, mỗi trẻ có thể trải qua từng giai đoạn ở tuổi khác nhau. Ngoài ra các giai đoạn có thứ tự cố định và áp dụng chung cho toàn thể nhân loại, không phân biệt chủng tộc, điều này có nghĩa sự hình thành trí khôn phải bắt đầu bằng giai đoạn xúc giác và cử động, sau khi phát triển xong giai đoạn một mới có thể tiến lên giai đoạn hai, rồi mới đến giai đoạn ba và sau cùng là giai đoạn bốn. Mặc dù đa số mọi người đều trải qua bốn giai đoạn phát triển kể trên, một thiểu số không hoàn tất được đầy đủ và sự phát triển trí khôn có thể ngừng lại ở bất cứ giai đoạn nào. Giai đoạn giác quan và cử động (sơ sinh, khoảng 0 đến 2 tuổi): Trí khôn của đứa trẻ được hình thành qua ngũ giác (nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ) và cử động (nắm, kéo, đẩy, đạp,…). Trẻ không có một cử chỉ hay dấu hiệu nào chứng tỏ nó còn biết đến vật thể đó, vật thể hoàn toàn biến mất trong trí khôn của nó. Đến khoảng 7 tháng tuổi, đứa trẻ chỉ cần thấy một phần của vật thể cũng nhận biết được vật thể đó nhưng nếu cất vật thể đi thì nó sẽ quên ngay. Đây là dấu hiệu của thiếu vật thể thường trực trong trí khôn của đứa trẻ. Ở cuối giai đoạn này (khoảng 18 tháng tuổi) đứa trẻ dần dần xây dựng được sự hiểu biết về vật thể thường trực (object permanence): vật thể đứa trẻ hiểu được, nhận ra được trong trí não mặc dù không thấy vật thể đó trước mắt và song song với vật thể thường trực là sự hình thành của ngôn ngữ. Bởi khi đó trẻ bắt đầu có thể nghĩ về vật thể tức là thay thế sự hiện diện thực của vật thể bằng biểu tượng (symbol) của nó trong trí não và diễn tả ra bằng ngôn ngữ tức là bằng những ký hiệu (sum) chấp nhận bởi mọi người xung quanh. Giai đoạn tiền vận hành (ấu thơ, khoảng 2 đến 7 tuổi): Khả năng suy nghĩ và diễn tả của đứa trẻ tiếp tục phát triển qua biểu tượng và ký hiệu. Tuy nhiên thế giới của đứa trẻ vẫn xoay quanh cái tôi chủ quan (egocentric) dựa vào trực giác, nặng tính cách cụ thể và tuyệt đối, chưa hiểu được lý luận và