SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA ĐẠO HÒA HẢO
GVHD : TS. Lê Thị Thu Hiền
Thực hiện : Nhóm 1
Môn : Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2021
DANH SÁCH NHÓM
1. Phạm Trần Thảo Uyên
2. Đỗ Kỳ Duyên
3. Đỗ Thị Thanh Phương
4. Nguyễn Thị Thanh Thảo 10/4
5. Trần Thị Linh
6. Nguyễn Thị Phương Lan
7. Nguyễn Thị Bích Trang
8. Trần Thị Thảo Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU__________________________________________ 1
NỘI DUNG ____________________________________________ 2
I. Khái quát chung về đạo Hòa Hảo : _Error! Bookmark not defined.
1. Nguồn gốc tên gọi___________________________________ 2
2. Hoàn cảnh ra đời và người sáng lập ______________________ 2
3. Giáo lý ___________________________________________ 4
4. Tổ chức và lễ nghi___________________________________ 9
II. Hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo : ____________________ 16
1. Khái niệm ________________________________________ 16
1.1. Từ thiện ________________________________________ 16
1.2. Hoạt động từ thiện xã hội ___________________________ 16
2. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo ____________ 17
2.1. Mô hình bếp ăn tình thương _________________________ 17
2.2. Bếp ăn xã hội tại các thành phố và khu công nghiệp_____ Error!
Bookmark not defined.
2.3. Xe cứu thương miễn phí ____________________________ 20
2.4. Cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tình nghĩa__________ 21
2.5. Xây cầu, làm đường nông thôn _______________________ 23
2.6. Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo_____________ 23
III. Kết quả - Hạn chế - Giải pháp phát huy hoạt động từ thiện :____ 26
3.1. Thành tựu_______________________________________ 26
3.2. Hạn chế ________________________________________ 30
3.3. Giải pháp _______________________________________ 31
KẾT LUẬN___________________________________________ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________ 34
Đề tài : Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
SVTH : Nhóm 1 Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bốicảnh toàn cầu hóa và sự định hình, phát triển củacuộc cáchmạng
công nghiệp lần thứ tư đã mở ra cho Việt Nam, nhiều thời cơ phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhưng bên cạnh đó
cũng không ít thách thức, khó khăn, xuất hiện và luôn tiềm ẩn những "rủi ro xã
hội" nên cũng từ đó mà gia tăng nhu cầu an sinh xã hội. Thực hiện chính sáchan
sinh xã hội là một trong những giải pháp nhằm hạn chế thách thức đó. Hiện nay
vấn đề cần thiết nhất là có những giải pháp tốt nhằm giải quyết việc làm, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tác động bởi môi trường, thiên tai, nhất là tình
trạng sụp lún, sạt lở bờ biển, ven sông ,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư
dân.
Trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, cưdân nơi đây rất cần được
sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và xã hội. Để thực hiện tốt phương châm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển,
trước hết cần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo nói chung và Phật
giáo Hòa Hải nói riêng được đề cao, gắn liền với bản chất cũng như giáo lý của
tôn giáo này. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo phù hợp với truyền
thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam "lá lành đùm lá rách". Qua đó, tôn giáo
này đã xây dựng được những hình ảnh tốt đẹp trong lòng dân chúng, thu hút tín
đồ, và mang đến nhiều thành tựu to lớn, có ích cho xã hội, cho đất nước.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về đạo Hòa Hảo
1. Nguồn gốc tên gọi
Tên đạo được lấy từ tên quê hương của đức Huỳnh giáo chủ - làng Hòa Hảo
Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Mặt khác tên của đạo cũng là
tôn chỉ, mục đích của giáo phái, đó là hướng tới tinh thần “hiếu hòa” và “giao
hảo”.
2. Hoàn cảnh ra đời và người sáng lập
2.1 Hoàn cảnh ra đời
Những năm 40 của thế kỉ XX, lịch sửdân tộc Việt Nam và thế giới có nhiều
biến động, chiến tranh thế giới lần hai lan rộng, nhân dân ta phải chịu cảnh “một
cổ hai tròng”, Nhật – Pháp thay nhau khủng bố các phong trào yêu nước, đời sống
nhân dân lâm vào cảnh lầm than khổ ải, tâm trạng bế tắc, nhu cầu về thần linh và
niềm tin là vấn đề cấp bách. Trong hoàn cảnh đất nước sống quằn quại dưới gót
sắt của thực dân Pháp và phát xít Nhật, những người hơi tỏ ra yêu nước, thương
nòi bị thực dân kiềm chế, giam cầm. Còn đa số quốc dân trí thức đuổi theo danh
lợi, lãng quên sự nghiệp tổ ông. Về người dân quê, đông đảo nhất, thuần phác
nhất, giữu được nhiều đức tính nhất thì lại dốt nát, cơ cực, không người lãnh đạo.
Mà chính khối dân quê đó trong suốt dòng lịch sử lại là chủ động với cuộc phục
hưng dân tộc như: cuộc khởi nghĩa của Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Quang Trung…
đều do nông dân hoàn thành bằng việc cung cấp nhân lực, tài lực, vật lực. Vì lý
do đó mà Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện trong lòng nông dân để giác ngộ họ, giúp
họ tiến lên tự giải thoát chính mình, giải phóng dân tộc rồi góp phần vào công
việc giải thoát loài người.
Giáo chủ là người sinh trưởng ở nông thôn, đau khổ cái đau khổ của nhân
dân, ước ao hy vọng cái ước ao hy vọng của nhân dân nên mới hiểu được họ, cảm
hóa được họ.
Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay
thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939.
2.2 Người sáng lập
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 3
Người sáng lập đạo Hòa Hảo chính là ông Huỳnh Phú Sổ, ông sinh ngày
15/11/1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là concủa Huỳnh Công Bộ, một con người điềm
đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đông người ồn ã. Ông được cha cho
học hết bậc sơ Pháp – Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ, văn và
thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục
học lên bậc cao hơn. Ông phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã
tu theo phái Bửu sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856)
làm chủ.
Huỳnh Phú Sổ còn được gọi là "Thầy Tư Hoà Hảo", "Đức Huỳnh Giáo
chủ", khi đó chưa đầy 18 tuổi, ông đã tuyên bố mình là bậc "Sinh nhi tri", biết
được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và
Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư
tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông
mê, biển khổ và "đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc. Ông chữa bệnh cho người
dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi,
bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài
sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm
từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổitiếng khắp
vùng.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ
bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia
đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn
giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm
thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.
Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành
quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích
Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc
bấy giờ.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 4
Huỳnh Phú Sổ được xưng tụng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ
chúng sinh. Ông làm nhiều bài ca dao, thơ ca, được tập hợp lại thành bài giảng
“Giác mê tâm kệ” có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tínngưỡng dân gian nên trong
hoàn cảnh đời sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỉ XX dễ đi vào
lòng người, được quần chúng tin theo. Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có một
câu răng lòng mình là: Một đời, một đạo đến ngày chung thân”.
3. Giáo lý
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong cuốn "Sấm giảng thi văn
toàn bộ" của Đức Huỳnh Giáo chủ do Ban phổ thông Giáo lý Trung ương Giáo
hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản năm 1966. Tâp sách này chia làm hai phần là
"Sấm Giảng giáo lý" và "Thi Văn giáo lý", trong đó:
 Phần thứ nhấtlà Sấm Giảnggiáolý: được coilà phần nói về giáo lý Phật
giáo Hòa Hảo mang tính sấm truyền của ông Huỳnh Phú Sổ - người sáng
lập Phật giáo Hòa Hảo. Sấm giảng có 06 quyển gồm:
o Quyển 1 với tựa "Sấm giảng khuyên người đờitu niệm" được viết vào năm
1939 sau khi ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo. Nội dung quyển này, ông
Huỳnh Phú Sổ tiên tri về thời vận, từ đó khuyên con người tu hành chân
chính.
o Quyển 2 với tựa đế "Kệ dân của người khùng" được viết tại làng Hòa Hảo
vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ lên án các
hoạt động mê tín dị đoan đang lan tràn khắp đất nước, khuyên mọi người
tu niệm để được cứu rỗi những ngày hạ nguyên tận diệt.
o Quyển 3 với tựa đề "Sấm giảng" được viết vào cuối năm 1939. Nội dung
quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ phê phán thói sấu bị lôi cuốn theo đời sống
vật chất tầm thường và khuyên con ngươi tu nhân tích đức để chuyển
nghiệp.
o Quyển 4 với tựa đề "Giấc mê tâm kệ" cũng được vào năm 1939. Nội dung
quyển này ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng về giáo lý nhà Phật như: Tứ
diệu đế, Ngũ uẩn, Bát chánh đạo... để người đời tu học.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 5
o Quyển 5 với tựa đề "Khuyến thiện" được viết năm 1941 tại Chợ Quán, Sài
Gòn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ kể lại thân thế sự nghiệp của
Phật ThíchCa để từ đó khuyên mọi người hãy noi gương Phật ThíchCa để
tu hành theo pháp môn Tịnh độ.
o Quyển 6 với tựa đề "Những điểu sơ lược cần biết của người tu hiền" được
viết tại Sài Gòn năm 1945. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ giải
thíchthêm về Tứ ân, Tam nghiệp, Thập thiện, Bát chánh đạo theo cáchhiểu
của đạo Phật và trình bày về p nghi thức cúng lễ, hành đạo.
 Phần thứ hai là Thi Văn giáo lý: Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ
do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).
Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, nếu Sấm giảng giáo lý được coi là sự
mạc khải của Tiên phật cho con người mà Đức Huỳnh giáo chủ linh ứng
thì phần Thi văn giáo lý lại được coilà lời luận giải giáo lý của Đức Huỳnh
giáo chủ.
Giáo lý của đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ tông của Phật giáo làm
căn bản, kết hợp với đạo ông bà của dân tộc.Một số nội dung chủ yếu:
- Thuyết Tam ngươn, Hội Long Hoa
+ Vũ trụ diễn biến qua ba thời kỳ, đạo Hòa Hảo gọi là Tam ngươn: Thượng
ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn.
+ Thời kỳ Hạ ngươn càng tới lúc tận cùng thì càng tồi tệ. Khi Hạ ngươn tới
điểm tận cùng thì ngày tận thế sẽ xảy ra, chấm dứt chu kỳ Tam ngươn, để tái lập
đời Thượng ngươn mới.
+ Vì thời kỳ hiện nay là thời kỳ Hạ ngươn Mạt pháp, là chặng đường cuối
cùng cònlại để con người có một cơ hội sau cùng mà tỉnh ngộ, kịp thời cải tà quy
chánh từ đó tạo các điều kiện trong kỳ tuyển Hội Long Hoa. Hội Long Hoa là cửa
ải tuyển chọn những ai được phép bước vào cuộc sống mới của thời kỳ Thượng
ngươn để tiếp tục tu hành cho đến khi đạt cứu cánh giải thoát.
Có thể coigiáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu SơnKỳ
Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân". Có ý
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 6
kiến cho rằng nếu gọi là Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo thì chỉ có phần học Phật,
còn phần tu Nhân chỉ là lối sống đạo. Tuy nhiên để hiểu được nét đặc trưng của
giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo thì cần hiểu cả hai quan niệm về học Phật và tu
Nhân.
 Phần học Phật: Phật giáo Hòa Hảo dựa vào giáo lý của Phật giáo nhưng
khi giải thích lại tập trung vào ba pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp
và Thiện Pháp, trong đó:
- Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm cho con người ô
nhiễm thân tâm, gây nên tội lỗi và vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử, thuộc
về các pháp có các lý thuyết như:
+ Tam nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo ra mười điều các
là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói dối hai mặt, nói điều ác, nói khoác lác,
tham lam, giận giữ, si mê.
+ Thất tình: là bảy trạng thái tình cảm: buồn, yêu, ghét, vui, giận, sướng,
muốn.
+ Lục dục là sáu điều ham muốn:danh, tài, sắc, hư, tật
+ Ngũ uẩn là năm thứ mê hoặc tham, sân, si, nhân, ngã mà trở nên đần độn,
ngu si, tối tăm cản trở con người đến chỗ siêu thoát (nguyên gốc Ngũ uẩn là lý
thuyết rất quan trọng của đạo Phật khi nói về 05 yếu tố là: sắc, thụ, tưởng, hành,
thức tạo nên con người)
+ Tứ đổ tường là bốn bức tường làm cho con người sa ngã, tăm tối, tội lỗi
là: cờ bạc, rượu chè, trai gái, danh vọng.
- Chân pháp:là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về
trí tuệ tiến tới giác ngộ chân lý. Thuộc về Chân pháp có các thuyết như:
+ Tứ diệu đến gồm có 04 chân lý, trong đó: tập đế là khi mới vào tu; diệt
đế là phải diệt trừ các ác pháp; khổ đế là nhẫn nại, nhịn khổ trong tu tập; đạo đế
là đạtđến bậc giác ngộ - thành đạo ( nguyên gốc tứ diệu đếlà bốnchân lý cao siêu
của Phật khi nói về sự khổ của con người).
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 7
+ Thập nhị nhân duyên là 12 nhân duyên chằng chịt tạo ra chuỗi dây nhân
quả của vòng luân hồi sinh tử mà con người vướng vào không thoát ra được.
+ Ngũ trược là năm thứ nhơ bẩn làm ô nhiễm nhân tâm nên mải say đắm
trong cõi trần ai tục lụy
- Thiện pháp:là các pháp lành mà conngười cần tu tập đểgây thiện duyên,
sửa trị thân tâm cho thanh sạch để chứng các quả vị Phật. Thuộc về Thiện pháp
có các thuyết như:
+ Bát chính đạo: là 8 con đường tu hành chân chính, nếu ai theo sẽ diệt trừ
được các ác pháp do thân, khẩu, ý tạo ra, cụ thể: chính kiến, chính nghiệp, chính
mạng sẽ diệt trừ ác pháp về thân; chính ngữ diệt trừ ác pháp về khẩu và chính tư
duy, chính tinh tiến, chính định, chính niệm sẽ diệt trừ ác pháp về ý.
+ Bát nhẫn: là 8 điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách trong xử thế
và tu tập, trong đó: nhẫn năng xử thế là giữ cách xử xự với đời; nhẫn giới là giữ
nghiêm giới luật; nhẫn hương lân là giữ hòa khí đối với cộng đồng, làng xóm;
nhẫn phụ mẫu là giữ đức kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; nhẫn tâm là giữ lòng
an định; nhẫn tính là giữ cho tính tình điềm đạm; nhẫn đức là giữ cho đức độ, hòa
nhã và nhẫn thành là giữ thành tâm, thành tín.
 Phần tu Nhân: là tích cực giúp đời để đền đáp tứ đại trọng ân, cho tròn
nhân đạo. Ở phần Tu nhân, giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo nhấn mạnh việc
tu theo Tứ ân, tức là 4 điều ân nghĩa: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân
tam bảo, Ân đồng bào nhân loại. Phật giáo Hòa Hảo giải thích cụ thể như
sau:
- Ân tổ tiên cha mẹ: Mỗi conngười sinh ra được nuôi dưỡng trưởng thành
là nhờ cônglao cha mẹ, nhưng côngsinh thành ra cha mẹ là ông bà tổ tiên. Do đó
phải sống có hiếu với cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên. Muốn đền ơn cha mẹ phải nghe
lời răn dạy, không làm điều xấu để phiền lòng cha mẹ; phải chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ nhất là lúc cha, mẹ ốm đau, già yếu. Muốn đền ơn ông bà tổ tiên,
không được làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Nếu tổ
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 8
tiên có làm gì sai lầm gieo rắc đau thương cho con cháu thì phải quyết chí tu cầu
để rửa nhục. Đây là ân nghĩa đầu tiên quan trọng nhất trong Tứ đạo.
- Ân đất nước: Mỗi người phải ân nghĩa với đất nước, quê hương vì đó là
nơi nuôi ta sống và ông và tổ tiên ta thường sống, đó là nơi cho ta thuần phong
mỹ tục, nâng tâm hồn ta lên và nâng bước ta đi. Mỗi conngười phải yêu đất nước,
yêu quê hương; tùy theo tài lực của mình mà làm cho quê hương giàu mạnh. Mỗi
conngười phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước khi bị ngoại xâm và nhất là không
phản bội Tổ quốc, làm tay sai cho ngoại bang.
- Ân đồng bào, nhân loại:mỗicon người phải sốngân nghĩa với đồngbào
của mình, những người sống trong cùng đất nước, cùng màu da, tiếng nói, cùng
đất nước, cùng tổ tiên con rồng cháu lạc. Phải sống ân nghĩa với những người
xung quanh đã từng chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, từng giúp đỡ nhờ cậy
trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Không những thế mỗi conngười phải ân nghĩa với
đồng loại, nhân sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, sang hèn, giàu nghèo..
theo tinh thần từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha không gây thù hằn, không vì bản thân, dân
tộc mình mà gây hại cho người khác, dân tộc khác.
- Ân tam bảo: Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Ân Tam bảo là ghi nhớ công
ơn Phật, Pháp, Tăng đã khai mở trí tuệ cứu vớt chúng sinh khỏi vòng trầm luân
khổ ải. Bổn phận của mỗi con người phải noi theo tiền nhân tôn kính Tam bảo, tu
rèn thân tâm để tiến trên con đường giải thoát.
“Thuyết Tứ Ân” được xem như là bài học nhập môn đối với bất kì một tín
đồ Hòa Hảo nào. Nó cũng được xem là một chương trình hành động trọng yếu
trong cuộc đời tu hành của họ vì “TứÂn trả vẹn, tội căn chẳng còn”, làm trọn Tứ
Ân là đã làm trọn bổn phận làm người, hoàn thành hạnh tu.
Như vậy với những giáo thuyết như đã nói ở trên phần tu Nhân của Phật
giáo Hòa Hảo là sự kế thừa và tiếp nối tư tưởng Tứ đại trọng ân của Phật thầy Tây
An mà trực tiếp là Tứ ân hiếu nghĩa của ông Ngô Lợi. Phật giáo Hòa Hảo chủ
trương vừa học Phật vừa tu nhân. Học Phật tạo nên đức, tu nhân tạo nên công. Có
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 9
công đức mới nhanh chóng trở thành bậc tiền nhân được. Tuy nhiên, trong hai
phần h
ọc Phật và tu Nhân, Phật giáo Hòa Hảo đặc biệt coi trọng phần tu Nhân.
Phật giáo Hòa Hảo cho rằng phần tu Nhân phải dựa trên căn bản đạo đức, trước
hết là đạo làm người vì "Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên"; thậm chí Phật
giáo Hòa Hảo cho rằng không thực hiện được tu nhân thì không có học Phật được,
hoặc có học Phật cũng chả có ý nghĩa gì. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải
tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người:
Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Ngàn kinh muôn điển, hiếu nghĩa trước
tiên); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ
(Muốn tu thành Tiên Đạo, trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không
tu thì Tiên Đạo còn xa vời).
Với giáo lý học Phật tu Nhân nêu trên, ông Huỳnh Phú Sổ cho rằng Phật
giáo Hòa Hảo là một môn phái đặc sắc nhất trong các môn phái của Phật giáo. Nó
sẽ khắc phục được các hạn chế của Phật giáo là có quá nhiều kinh sách, triết lý
cao siêu, trừu tượng chỉ phù hợp trong việc giáo hóa cho một số rất ít người có
điều kiện xuất gia tu hành. Còn Phật giáo Hòa Hảo mang tính chất phổ quát phù
hợp với căn cơ của đại đa số chúng sinh, những cư sĩ tại gia. Pháp môn học Phật
và tu Nhân của Phật giáo Hòa Hảo sẽ nhanh chóng đào tạo ra nhiều người hiền,
có công đức trong chúng sinh.
4. Tổ chức và lễ nghi
4.1Tổ chức
Theo truyền thống, Phật giáo Hòa Hảo có 02 đối tượng tu hành đó là tu tại
gia và tu xuất gia.
+ Những người tu xuất gia hình thành hàng giáo phẩm trong đạo.
+ Đối với người tu tại gia thì không có hàng giáo phẩm.
Thời kỳ đầu, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ - Giáo chủ cùng
một số người thân tín lãnh đạo giáo hội. Đến giữa năm 1954, sau một quá trình
chuẩn bị, ông Huỳnh phú Sổ đã lập ra Ban Trị sự ở các cấp. Tuy nhiên cùng lúc
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 10
này tồn tại 02 dạng tổ chức bên cạnh Ban Trị sự các cấp đó là Đảng Dân xã và lực
lượng vũ trang và trong giai đoạn này vì Phật giáo Hòa Hảo hướng đến nhiều đến
hoạt động chính trị nên vai trò của Ban Trị sự lu mờ so với Đảng dân xã và tổ
chức vũ trang.
Mãi đến năm 1960, vấn đề tổ chức của Phật giáo Hòa hảo mới được xem
xét, củng cố lại, bắt đầu từ việc xây dựng lại Bản Điều lệ đề ngày 19/02/1963; sau
đó đổithành Bản Hiến chương đề ngày 06/12/1964. Tuy nhiên, gần một năm sau,
tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa hảo mới được chính quyền Sài Gòn công nhận
bằng sắc Luật 002/65 ngày 12/7/1965.
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo xây dựng tổ chức theo cơ cấu 05
cấp là Trung ương, tỉnh, quận, xã, ấp, cụ thể:
- Cấp Trung ương: đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Trị sự Trung ương và
Hội đồng bảo pháp, trong đó: Hội đồng Trị sự Trung ương có 23 vị là trị
sự viên (01 Hội trưởng, 02 Hội phó, 03 Cố vấn đoàn, 01 Chánhthưký, 03
Phó thư ký, các Viện trưởng, Phó viện trưởng của các viện: Kiểm soát,
Tài chính, Giáolý, văn hóa- xã hội, tổ chức) và Hội đồng bảo pháp có 21
ủy viên.
- Cấp tỉnh: Có ban trị sự tỉnh, có 17 thành viên.
- Cấp quận: Có ban trị sự quận, có 11 thành viên.
- Cấp xã: Có Ban trị sự xã
- Cấp ấp: Có Ban trị sự ấp, có 9 thành viên.
Trong đó, nhiệm kỳ Hội đồng Trị sự Trung ương là 3 năm; Ban Trị sự
tỉnh, huyện, xã là 2 năm; Ban Trị sự ấp là 1 năm.
Sau ngày giải phòng Miền Nam, do một số hoạt động chính trị nên chính
quyền cách mạng đã ra thông báo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hòa
Hảo vào ngày 19/6/1975.
Đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục
xem xét, công nhận pháp nhân tổ chức giáo cho một số tôn giáo, trong đó có Phật
giáo Hòa Hảo. Sau một thời gian chuẩn bị, dướisự dẫn dắt củaBan vận độngPhật
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 11
giáo Hòa Hảo do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban, ngày 26/5/1999, Đại hội
Đại biểu Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ I được tổ chức tại An Hòa tự (An Giang)
và thông qua quy chế hoạt độngvà bầu Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn
đạo gồm có 11 thành viên do ông Nguyễn Văn Tônlàm Trưởng ban; Ban Đại diện
Phật giáo Hòa Hảo là bước quá độ để tiến tới thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa
Hảo.
Sau 06 năm hoạt động (từ 1999-2004), ngày 08-09/6/2004, Đại hội nhiệm
kỳ II của Phật giáo Hòa Hảo đã được tổ chức long trọng tại An Hòa tự với sự tham
dự của 571 đại biểu tín đồ. Đại hội đã thông qua Hiến chương của Phật giáo Hòa
Hảo và suy cử Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.
Sau đó ngày 28/6/2004 được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Trưởng ban ban Tôn giáo Chính phủ đã ra văn bản chấp thuận Bản Hiến chương
2004 và danh sách 21 vị trong Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa
Hảo nhiệm kỳ 2004-2009 do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban và các ông
Nguyễn Tấn Đạt, Bùi Văn Đương, Thái Văn Năng Nguyễn Huy Diễm làm Phó
trưởng ban.
Bản Hiến chương năm 2004 xác định đường hướng hoạt động là "Vì đạo
pháp, vì dân tộc thực hiện tôn chỉ học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ; giáo huấn tín
đồ về Tứ ân (ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân tam bảo; ân đồng bào và nhân
loại), 08 điều răn cấm và giáo lý chơn truyền của đức Huỳnh giáo chủ, cứu giúp
người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và thực hiện hữu ích cho xã
hội, cho nhơn sanh".
Theo bản Hiến chương 2004, cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo
được hình thành 02 cấp:
- Ban Trị sự Trung ương: gồm có 21 thành viên. Giúp việc cho Ban Trị sự
Trung ương có các bộ phận chuyên môn là: Văn phòng, Ban tài chính, Ban
Phổ truyền giáo lý, Ban tổ chức và nhân sự, Ban từ thiện xã hội và Ban
kiểm soát. Nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung ương là 05 năm. Trụ sở Trung ương
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 12
Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đặt tại chùa An Hòa Tự, xã Phú Mỹ, huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang.
- Ban Trịsựcấp xã : có từ 05 đến 07 thành viên, gồm Trưởng ban, Phó trưởng
ban, Thư ký và Trị sự viên. Tùy theo yêu cầu đạo sự, Phó ban trị sựsẽ kiêm
phụ trách các mảng từ thiện xã hội, phổ truyền giáo lý, tài chính, kiểm soát;
nhiệm kỳ của Ban Trị sự xã là 05 năm theo nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung
ương. Ban Trị sự Trung ương và Ban Trị sự cấp xã là hai cấp hành chính
đạo chính thức của Giáo hội, có con dấu pháp lý riêng để xử lý việc đạo.
- Ngoài ra ở cấp tỉnh còn có Ban Đại diện.
4.2 Lễ nghi
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phượng và
hành đạo rất đơngiản, chủ yếu được tiến hành tại gia đình. Phật giáo Hòa Hảo chỉ
thờ Phật, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa hảo không thờ thần thánh
không rõ căn tích.
Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà thờ
tấm vải Trần Dà (là tấm vải màu nâu) thay cho tấm vải Trần Điều (là tấm vải màu
đỏ)của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương với cùng một quan niệm Phật tức tâm, tâm
tức Phật; ông Huỳnh Phú Sổ đã giải thích việc đổi thờ Trần Điều thành Trần Dà
như sau: Từ trước, chúng ta thờ Trần Điều là di tích của Phật thầy Tây An để lại.
Nhưng gần đây có nhiều kẻ sai phép, sai với tôn chỉ của đức Phật nên toàn thể
trong đạo của chúng ta đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư vẫn dùng
màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình và màu ấy là màu kết hợp của tất
cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại, không
phân biệt chủng tộc và cá nhân.
Ở mỗi gia đình của Phật giáo Hòa Hảo có 03 bàn thờ:
- Bàn thờ Phật cao nhất chỉ treo tấm Trần Dà;
- Bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật;
- Bàn thờ thông thiên thờ ngoài trời, ở trước cửa nhà.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 13
Sau này tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn thờ ảnh của ông Huỳnh Phú Sổ,
thường được đặt dưới tấm Trần Dà. Lễ phẩm cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn
thông thiên chỉ có hương, hoa và nước lạnh. Nước lạnh thể hiện sự trong sạch,
hoa thể hiện sựtinh khiết, hương thơm xua đuổità khí. ÔngHuỳnh Phú Sổ khuyên
tínđồ không nên làm giỗ linh đìnhvà tốn kém, bởi thánh thần và người chếtkhông
ăn được. Phật giáo Hòa Hảo tuyệt đối không dùng vàng mã khi cúng giỗ, vì cho
rằng đó chỉ là những thứ giả tạo, không cần thiết.
Phật giáo Hòa Hảo không dùng kinh kệ của Phật giáo mà chỉ đọc sấmgiảng
của ông Huỳnh Phú Sổ và miện Lục tự Di Đà (sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật) để
tĩnh tâm. Do cách hành đạo niệm Lục tự Di Đà nên Phật giáo Hòa Hảo tự nhận
mình là Pháp môn Tịnh độ Phật học tu nhân. Phật giáo Hòa Hảo không lạy người
sống, trừ ông bà, cha, mẹ.
Hiện nay, Phật giáo Hòa hảo có các ngày lễ chính sau:
Ngày 01 tháng giêng là tết Nguyên đán; ngày 15 tháng giêng là lễ Thượng
nguyên; ngày 08/4 lễ Phật đản; ngày 18/5 lễ Khai đạo;ngày 15/7 lễ Trung nguyên;
ngày 12/8 lễ Phật thầy Tây An; ngày 15/10 lễ Hạ nguyên; ngày 25/11 lễ sinh Giáo
chủ Huỳnh Phú Sổ; ngày 08 tháng chạp lễ Phật thành đạo.
Trong các ngày lễ trên thì lễ Khai đạo và lễ sinh nhật Đức Giáo chủ Huỳnh
Phú Sổ là hai ngày lễ quan trọng. Ngoài ra, Phật giáo Hòa Hảo còn có các ngày lễ
khác như lễ giỗ Đức Ông, Đức Bà (là bố, mẹ ông Huỳnh Phú Sổ), lễ vía Phật thầy
Tây An và các đệ tử của ông...
Trong cuộc sống, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện tám điều răn của ông
Huỳnh Phú Sổ, xem đó như giới luật của đạo, cụ thể:
+ Một là không được uống rượu, hút thuốc phiện, chơi bời đàng điếm, phải
giữ trọng luân lý tam cương, ngũ thường.
+ Hai là không được lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu
luân chân chất; không được gây gổ lẫn nhau và luôn tha thứ cho nhau khi nóng
giận.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 14
+ Ba là không được ăn sài, trưng diện thái quá và lợi dụng tiền tài mà quên
nhân nghĩa đạo lý, đừng sống ích kỷ và xu nịnh kẻ giàu, phụ người nghèo khó.
+ Bốn là không được kêu trời, phật, thần thánh mà sai, hoặc nguyền rủa
thần thánh không can dự đến ta.
+ Năm là không ăn thịt trâu bò, chó và sát hại sinh vật mà cúng thần thánh
vì thấn thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu can tội sẽ chịu
tội; còn những hạng ăn đồ cúng mà hết bệnh là tà thần, nếu cúng kiếng mãi thì
chúng quên ăn sẽ nhiễu hại ta.
+ Sáu là không đốtgiấy tiền bạc, vàng mã, quần áo mà tốn tiền vô lý vì cõi
Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không sai được nữa, phải
để tiền lãng phí ấy cứu trợ cho những người đói rách, tàn tật.
+ Bảy là đứng trước mọi việc về sự đời và đạo đức phải suy xét cho minh
lý rồi sẽ phán đoán sự việc ấy.
+ Tám là phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt nhau vào
đường đạo đức. Nếu ai giữ được trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an
dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sinh.
Ngoài ra, Phật giáo Hòa hảo còn răn dạy tín đồ tôn trọng những người khác
tín ngưỡng, nhất là không cậy đông người mà ức hiếp hoặc nói xấu, bài xích;
không nên gây oán thù mà phải làm lành với họ. Đối với nhân sinh nói chung thì
phải giữ mối quan hệ hòa hợp, gây thiện cảm lẫn nhau; đồngthời phải biết thương
xót, giúp đỡ mọi người nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Phật giáo Hòa Hảo
khuyến khích ăn chay trường, nhưng nếu không có điều kiện thì hàng tháng ăn
chay bốnlần vào các ngày 14, 15, 29, 30 hoặc ngày mùng một nếu là tháng thiếu.
Những ngày ăn mặn phải kiêng ăn thịt các con vật như trâu, bò, chó vì chúng có
ích và sống gắn bó với con người.
Hôn nhân và tang ma Phật giáo Hòa Hảo đơngiản và tiến bộ. Phậtgiáo Hòa
Hảo khuyên cha mẹ không ép buộc tình duyên con cái nhưng phải có bổn phận
hướng dẫn, khuyên bảo chúng; không nên để con quá tự do mà thiếu kinh nghiệm
làm cho chúng hư hỏng. Phật giáo Hòa Hảo khuyên không thách cưới bằng lễ vật
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 15
hay tiền, tổ chức lễ cướiđơn giản, tiết kiệm. Hôn lễ và tang lễ của người theo Phật
giáo Hòa Hảo cũng giống như người Việt, không có dấu ấn tôn giáo riêng. Ông
Huỳnh Phú Sổ cònkhuyên mọi người không khóc lóc trong tang lễ vì làm vậy sẽ
cản trở sự siêu thoát anh linh của người chết.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Phật giáo Hòa Hảo còn đề cập đến nhiều vấn
đề khác của đời sống xã hội với thái độ tích cực như cấm tuyệt đối việc chơi cờ
bạc, hút thuốc phiện và mê tín dị đoan;Phật giáo Hòa Hảo còn khuyên mọi người
siêng năng học hành để mở rộng kiến thức và giúp cho việc tu học. Phật giáo Hòa
Hảo khuyên tín đồ rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh vì thần thánh chỉ gần những kẻ
trong sạch, nên nếu ai muốn được tiếp độ thì phải trong sạch cả tinh thần lẫn vật
chất. Phật giáo Hòa Hảo không bắt mọi người để tóc dài, nhưng có lẽ một mặt noi
theo Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, mặt khác để chứng tỏ mình không bị ảnh hưởng
bởi văn minh phương Tây nên đa số nam tín đồ Phật giáo Hòa hảo thường để tóc
dài và búi tó. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường mặc áo bà ba, áo dài màu đen
hoặc màu dà (màu vàng).
Trước đây Phật giáo Hòa Hảo có quy định về nghi thức nhập đạo và ra đạo
khá chặt chẽ, có phần gần giống như tổ chức chính trị. Người muốn nhập đạo cần
có một số điều kiện như: Phải tự nguyện, có tuổi từ 18 trở lên, viết đơn xin gia
nhập đạo, phải có 02 bổnđạo cũgiới thiệu và bảo lãnh, phải báo cho gia đìnhbiết.
Người vào đạo phải nguyện trước bàn thờ tổ tiên và tuyên thệ trước Tam bảo giữ
gìn một đờimột đạo cho đến ngày chung thân. Sau khi nhập đạo, mỗi người được
nhận thẻ tín đồ, được tham gia sinh hoạt đạo và đóng nguyệt liễm.
Qua tìm hiểu về giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hòa hảo cho
chúng ta thấy, giới luật, luật lệ, lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo đã đề cập đến
những vấn đềđạo đức cụthể của cuộc sốngthế tục và ítnhiều mang giá trị có tính
nhân văn. Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức quy định trong giáo
luật, luật lệ của Phật giáo Hòa Hảo đã có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo
đức xã hội. Bên cạnh đó với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và cách thức hành
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 16
đạo đơn giản đã giúp cho Phật giáo Hòa Hảo dễ thích nghi đặc biệt đối với quần
chúng nhân dân ở các tỉnh Nam bộ.
II. Hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo
1. Khái niệm
1.1 Từ thiện
Về mặt từ ngữ, "từ thiện" là một từ Hán Việt (慈善) được ghép bởi 2 từ:
"Từ" và "Thiện".
+ "Từ": nghĩa là thương yêu, vd: "nhân từ" nghĩa là thương người, "từ tâm"
nghĩa là lòng thương.
+ "Thiện": nghĩa là tốt lành, là hiền lành, không làm điều gì trái với đạo
đức và pháp luật , vd: "thiện nhân" nghĩa là người hiền, người tốt bụng.
Từ thiện là một hoạt động mang tính nhân đạo, theo Từ điển Phật học, từ
thiện là những việc cứu giúp kẻ nghèo khổ, tật bệnh, hoạn nạn trong đời dựatrên
cơ sở của lòng từ bi, bác ái; theo Đại từ điển tiếng Việt "từ thiện có nghĩa là có
lòng lành, hay thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau để làm
phúc", "Từ thiện là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để
làm phúc".
Như vậy, từ thiện là một hành động hỗ trợ giúp người gặp khó khăn hay
những người yếu thế. Từ thiện có thể là hành động của cánhân hay là một tập thể,
cộng đồng, thông qua tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo.
1.2 Hoạt động từ thiện xã hội
Hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động nhân đạo, những hoạt động thực
hành bố thí, cứu khổ cứu nạn, thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền,
vật phẩm (vật chất), cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe
hay là những hành động trợ giúp tinh thần phù hợp với văn hóa, đạo đức của nhân
dân ta, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó khăn cho người
nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa
còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở hạ tầng, các điều kiện chăm lo về đời sống vật
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 17
chất, tinh thần của người dân, đặc biệt trong hoàn cảnh bị thiệt hại do thiên tai,
dịch họa.
Sự đónggóp của các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua ngoài giá trị bằng
vật chất to lớn, còn phản ảnh về mặt tinh thần, cùng với Đảng, Nhà nước thực
hiện tốt côngtác an sinh xã hội, ổn định chínhtrị, bảo đảm an toàn xã hội trên địa
bàn, đồng thời truyền cảm hứng của lòng yêu nước, sự đoàn kết thương yêu nhau
trong nhân dân.
2. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo
Ban Trị sựđạo Hòa Hảo, cơ sở luôn thực hiện tốtcác cuộc vận động, phong
trào thi đua yêu nước do Đảng, nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các
đoàn thể phát động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ,
đồng hành cùng các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung tay vì
cộng đồng. Trong đó phải kể đến những hoạt động từ thiện - xã hội của tín đồ
PGHH thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người trong đạo đức truyền
thống dân tộc được xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, lan tỏa mạnh mẽ
trong cộng đồng, như: cất nhà, xây cầu nông thôn, xe đưa rước bệnh nhân, hỗ trợ
gạo các tổ từ thiện nấu cơm cháo từ thiện tại các bệnh viện, sưu tầm thuốc nam,
chế biến thảo dược, tổ chức điều hành các bếp ăn khuyến học, bếp ăn từ thiện
phục vụ nhân dân lao động và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ hỏa hoạn,
thiên tai…Và sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động từ thiện xã
hội này .
2.1 Mô hình bếp ăn tình thương
Mô hình bếp ăn tình thương được hình thành và đi vào hoạt động từ những
năm 1980, nhưng trong giai đoạn này hoạt động nhỏ lẻ chưa phổ biến, số thành
viên tham gia không nhiều, phục vụ suất ăn hạn chế bởi kinh phí huy động gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mô hình này được phát triển và ngày càng có sức lan
tỏa từ khi Phật giáo Hòa Hảo được công nhận tư cách pháp nhân (năm 1999).
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 18
Giai đoạn từ năm 1993 đến tháng 5/2005, các bếp ăn đã cung cấp trên
3.895.223 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân, người lao động nghèo, học sinh sinh
viên, tương ứng với số tiền trên 11.500.000.000 đồng.
Sau này, bếp ăn tình thương không ngừng phát triển về số lượng và chất
lượng, với nhiều hình thức đa dạng các loại hình hoạt động (bếp ăn từ thiện phục
vụ bệnh nhân và người nuôi bệnh tại các bệnh viện, bếp ăn phục vụ người lao
độngnghèo, bếp ăn xã hội phục vụ tất cảcác ngày trong tuần đốivới những người
lao động có thu nhập thấp…)
Đối với bếp ăn tình thương tại các bệnh viện Tây Nam Bộ , Ban Trị sự cơ
sở Phật giáo Hòa Hảo phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ, Hội bảo trợ bệnh nhân
nghèo địa phương thực hiện tổ cơm cháo và nước uống từ thiện trong bệnh viện.
Đến tháng 8 năm 2015 trong khu vực có 27 tổ cơm cháo và nước uống từ thiện
đang hoạt động, phục vụ cho 19.120 lượt bệnh nhân và người nuôi bệnh mỗi ngày.
Hoạt độngbếp ăn tình thương trong những ngày đầu rất khó khăn về nhân lực, cơ
sở vật chất và cả kinh phí duy trì hoạt động hàng ngày. Nhưng về sau từng bước
đi vào nền nếp, thu chi rõ ràng, phục vụ tận tình chu đáo có sức lan tỏa được nhiều
cá nhân, tổ chức ủng hộ nên hoạt động không những được duy trì mà ngày càng
phát triển.
 Về nhân sự:
Số thành viên của mỗi chi hội từ 30 - 50 người tùy thuộc vào từng địa điểm
(có nơi trên 50 thành viên) và được chia thành nhiều tổ phục trách một thời gian
nhất định phù hợp với tình hình thực tế. Bằng tất cảtấm lòng, tình yêu thương các
thành viên chi hội thiện nguyện tham gia làm việc không hưởng lương, trợ cấp,
bồi dưỡng.
 Về cơ sở vật chất:
Có nhiều chi hội được các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây
dựng có được cơ sở khang trang, sạch đẹp với giá trị vài trăm triệu đồng. Tuy
nhiên có những chi hội phải tranh thủ sự hỗ trợ của bệnh viện một diện tích vừa
đủ để duy trì các hoạt động hàng ngày.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 19
 Về kinh phí:
Thành viên trong tổ, chi hội kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân, các
nhà hảo tâm hoặc một phần được giúp đỡ từ Hội Chữthập đỏ, các bệnhviện. Bình
quân mỗi ngày cấp phát cho người bệnh trên 120 bình nước sôi, 300 phần cơm,
200 phần cháo/bếp ăn tại các bệnh viện, với số kinh phí mỗi năm khoảng 1,1 tỷ
đồng. Có những bếp ăn cấp phát mỗi ngày trên 1.000 suất cơm, như: "Bếp ăn từ
thiện phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang phục vụ 1.000
suất/buổi; nhà cơm phước thiện, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trung bình mỗi
ngày cung cấp 1.200 - 1.500 suất cơm".
2.2 Bếp ăn xã hội tại các thành phố và các khu công nghiệp
Giáo hội PGHH không chỉ quan tâm chia sẻ cho những đối tượng nghèo
trong thời gian điều trị bệnh, mà còn quan tâm đến những người lao động nghèo,
lao động vất vả trong mưu sinh. Từ đó mà các bếp ăn xã hội tại các thành phố và
các khu công nghiệp được hình thành cùng với quá trình đô thị hóa ở TNB.
Bên cạnh sự phồn hoa, sang trọng thể hiện sự giàu sang của cư dân trong
thành phố cũng như ở các khu công nghiệp thì các bếp ăn này hướng tới những
khu nhà "ổ chuột", "xómnước đen". Đây là những đốitượng mà loại bếp ăn hướng
tới để phục vụ cho những người vô gia cư, nhỡ đường, nghèo khó cần sự giúp đỡ
từng bữa ăn. Ngay cảnhững bếp ăn xã hội tại các thành phố, các khu công nghiệp
phục vụ cho những người thu nhập thấp có nhu cầu ngày một tăng lên.
Hiện có 6 bếp ăn xã hội tại các thành phố, khu công nghiệp phục vụ cho
11.300 lượt công nhân, người lao động giản đơn, bán vé số trong một ngày...
Trong đó, có 2 bếp do Ban Trị sự tổ chức thực hiện, có 4 bếp phối hợp với Hội
Chữ Thập Đỏ và Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thực hiện. Ngoài ra, Ban Trị sự
Phật giáo Hòa Hảo cùng tín đồ tổ chức bếp ăn tình thương phục vụ cho những
bệnh nhân và người nhà tại các cơ sở trị bệnh bằng thuốc Nam; cấp phát cơm,
bún, bánh mì vào các ngày 14,15 và 29, 30 âm lịch hằng tháng với hàng chục
điểm và mỗi ngày phục vụ khoảng 1.750 suất ăn. Đó là bếp ăn phục vụ miễn phí
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 20
tại Bệnh viện Y học cổ truyền Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An,
Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre…
Tính đến năm 2018, tổng số bếp ăn tình thương là 49 bếp, trong đó: có 35
bếp ăn tổ chức tại các bệnh viện, 12 bếp ăn xã hội và có 02 bếp ăn khuyến học.
Trong năm 2018 các bếp ăn đã phục vụ 6.076.067 suất ăn, với tổng kinh phí là
52.540.742.000đ.
2.3 Xe cứu thương miễn phí
Là một trong những mô hình do Phật giáo Hòa Hảo đã khởi xướng xây
dựng trong những năm cuối thế kỷ XX. Hoạt động của mô hình này được sự tín
nhiệm của đông đảo người dân trong vùng và từng bước khẳng định vị thế trong
lòng mọi người. Mô hình được hìnhthành và trở thành phongtrào lan tỏa từ những
năm 2000, khi giao thông nông thôn từng bước được mở rộng và nâng cấp.
Phương tiện đi lại bằng đường thủy được thay dần bằng đường bộ, xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn và thiết thực nên nhiều người hảo tâm tham gia, kẻ góp
công, người góp của cùng với Phật giáo Hòa Hảo, trong đó có việc trang bị xe
chuyển bệnh nhân miễn phí. Hoạt động xe chuyển bệnh nhân miễn phí có điều
kiện thuận lợi hơn mô hình bếp ăn tình thương, bởi vì không cần nhiều nhân sự;
số kinh phí dành cho hoạt động chủ yếu là trang bị phương tiện ban đầu (xe và
các thiết bị phục vụ quá trình chuyển bệnh), còn việc duy trì hoạt động thường
xuyên chỉ cần một vài lái xe, một ít kinh phí xăng dầu, bảo trì xe, cònlái xe tham
gia với tinh thần thiện nguyện không hưởng khoản trợ cấp nào.
Xe chuyển bệnh nhân miễn phí vận hành với sự phối hợp của Ban Trị sự
Phật giáo Hòa Hảo cơ sở với Hội Chữ thập đỏ xã (phường/thị trấn), mỗi bên cử
người đại diện từ hai phía thành lập Ban Điều hành, quản lý hoạt động. Những
người có lòng hảo tâm trực tiếp hoặc gián tiếp gửi tiền đóng góp Ban điều hành,
các khoản thu, chi có sổ sách theo dõi rõ ràng, minh bạch. Không phân biệt giàu
hay nghèo đều được phục vụ miễn phí (xăng, lái xe, phí cầu đường) cho những
trường hợp đặc biệt bao gồm những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; người mắc
bệnh ung thư hoặc qua đời chuyển về quê an táng.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 21
Đối với những gia đình bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá vẫn được phục
vụ, nhưng chỉ nhận một phần chi phí "khoảng 100.000đ/lượt cho chuyến xe trong
tỉnh, đi đến thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600.000đ/lượt để hỗ trợ mua xăng
dầu, phí cầu đường"
Theo quy định của Ban điều hành, nếu ai nhận tiền hay bất cứ thứ gì của
thân nhân người bệnh không công khai rõ ràng sẽ bị kỷ luật và bị sa thải khỏi tổ.
Đối với các lái xe thì làm công, không hưởng lương, thậm chí nhiều khi còn bỏ
tiền cá nhân khi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là những đốm
lửa ấm áp, nhân ái lan tỏa trong cộng đồng, chính vì thế các tổ xe chuyển bệnh
miễn phí khắp nơi được mọi người yêu quý. Nhận thấy được hiệu quả từ mô hình
xe cứu thương miễn phí, nhiều bà con đã tích cực đóng góp tiền mua xăng, dầu
cho xe hoạt động hoặc sửa chữa xe.
Mô hình xe chuyển bệnh miễn phí của Phật giáo Hòa Hảo phốihợp với Hội
chữ Thập đỏ có ý nghĩa rất thiết thực, được lan tỏa trong cộng đồng, do đó số
lượng xe cứu thương tăng lên rất nhanh. Khi mô hình mới hoạt động chỉ có chưa
đầy 10 chiếc, hầu hết là xe cũ, nhưng đến nay có gần 300 xe, với trên 150 ban
điều hành rải đều ở các tỉnh có đông tín đồ, đưa rước bệnh nhân nghèo từ nhà đến
bệnh viện cấp cứu và người qua đời từ bệnh viện về nhà miễn phí, không phân
biệt người trong đạo hay ngoài đạo; các xe cũ trước đây đã được thay thế bằng
những xe mới, trị giá bình quân mỗi xe trên 700 triệu đồng (tổng kinh phí đầu tư
mua xe cứuthương trị giá trên 2.100 tỷ đồng), kinh phí được tínđồ đónggóp cũng
như tínđồ PGHHvận độngtừ các tổ chức, cánhân ủng hộ. Các đơnvị có số lượng
xe chuyển bệnh nhân miễn phí nhiều và hoạt độngtốt, như: tỉnh An Giang có 186
xe, thành phố Cần Thơ có 36 xe, tỉnh Đồng Tháp có 35 xe, tỉnh Kiên Giang có 12
xe…
2.4 Cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tình nghĩa
Giáo hội PGHH đã tổ chức tốt hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn
kết, nhà tình thương trong nhiều năm qua và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong
triển khai thực hiện. Ban đầu, chỉ thành lập tổ "Xây dựng nhà tình thương", số
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 22
lượng khoảng 20-30 người cho mỗi tổ; có phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể; bầu
chọn ban lãnh đạo tổ, thủ quỹ. Hoạt động của tổ chủ yếu hỗ trợ xây cất nhà bằng
cột bạch đàn, lợp tôn để trú mưa, tránh nắng, nhưng về sau dần dần để đảm bảo
được lâu dài, các tổ quyết định hỗ trợ xây dựng nhà bằng cộtbê tông, khung thép,
lợp tôn.
Với tinh thần, trách nhiệm, tình cảm các thành viên đã tạo nên sức mạnh
cho hoạt động của tổ và được nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp
tiền của tạo thuận lợi cho hoạt động này. Từ đó, cơ sở vật chất của tổ ổn định,
dụng cụ trang bị cho việc thi công tương đốiđảm bảo, thành viên tham gia nhiều
hơn so với trước (có tổ/độilên đến 70 người, như độixây cầu, xây nhà Vĩnh An)
và làm việc có tính chuyên nghiệp hơn vì một số thành viên có tay nghề (thợ hàn,
thợ hồ, thợ sắt); có nơi lập xưởng cưa, mua sắm trang thiết bị phục vụ xây nhà.
Tất cả thành viên tham gia vào quá trình xây mới, sửa chữa nhà tình thương
đều là thiện nguyện không nhận khoản tiền bồidưỡng nào; có một số tổ/độicó cả
bộ phận hậu cần phục vụ cơm, nước cho thợ trong quá trình thi công; có xe ô tô
vận chuyển vật liệu. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là xã hội hóa từ các nhà
hảo tâm, mạnh thường quân, các doanh nghiệp và thành viên trong tổ/đội đóng
góp.
Kết quả Phật giáo Hòa Hảo xây dựng mới và sửa chữa nhà tình thương, nhà
đại đoàn kết trong nhiệm kỳ I (1999-2004) là: 3.114 căn (xây mới 2.309 căn); xây
dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách nghèo khó là: 19
căn (xây dựng mới 6 căn), với số tiền gần 4 tỉ đồng. Qua 15 năm (từ năm 1999
đến năm 2014) đã xây 13.193 căn nhà tình thương, 2.806 căn nhà đại đoàn kết,
349 căn nhà tình nghĩa. Kinh phí dành cho hoạt động này được tăng lên ở nhiệm
kỳ IV (2014-2019) là 340.781.335.000 đồng và năm 2018, kinh phí dành cho hoạt
động này là 85.772.215.000 đồng. Trong nhiệm kỳ I (2010-2015), TAHN hỗ trợ
xây dựng mới, sữa chữa nhà đại đoàn kết trên 87 căn, với tổng kinh phí
1.392.000.000 đồng , riêng năm 2018 xây mới 08 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ 51
bộ cột bê tông, với kinh phí là 178.000.000 đồng. Ngoài ra TGNS còn phối hợp
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 23
với địa phương hỗ trợ khoan giếng nước, trồng cây ven đường, trồng cây mùa
xuân, trồng trong khu công viên, hỗ trợ các công trình hợp vệ sinh ở nông thôn
trên 60 tỉ đồng.
2.5 Xây cầu, làm đường nông thôn
Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo có xu hướng nhập thế, Đạo rất coi trọng
hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương đã xác định đường hướng
hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc" Trong những năm gần đây, các hoạt động
từ thiện xã hội của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có mở rộng phạm vi và chuyển biến
tích cực với tinh thần cần cù sáng tạo, những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã từng
bước vượt qua khó khăn trở ngại về kiến thức chuyên môn để tạo ra được phương
án xây cầu, làm đường nông thôn rất sáng tạo, vừa ít tốn kinh phí, lại đảm bảo
chất lượng.
Nhiệm kỳ I, xây dựng mới và sửa chữa 403 cây cầu, trong đó xây mới 156
cây cầu, với kinh phí trên 2,2 tỉ đồng; xây dựng, sửa chữa nâng cấp bê tông hóa
đường nông thôn 15.470m2, với kinh phí gần 2 tỉ đồng.
Số lượng công trình và kinh phí thực hiện nhiệm kỳ III tăng lên gấp 5 lần
so với nhiệm kỳ I, cụ thể là: số lượng cầu xây mới và sửa chữa là 1.113; sửa chữa
nâng cấp, bê tông hóa đường giao thông nông thôn có chiều dài 694 km, xây dựng
mới 2.344 cây cầu, nâng cấp lộ giao thông nông thôn trên 29.595.194m.
Số kinh phí được huy độngtăng lên dần theo từng giai đoạn, đến năm 2017,
kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng cầu đường và sửa chữa nâng cấp, bê tông
hóa các tuyến đường giao thông nông thôn là 72.805.366.000 đồngđến năm 2018,
kinh phí thực hiện hoạt động này là 106.705.520.000 đồng.
Các đoàn thể và ban nhân dân khóm, ấp vận động nhân dân sửa chữa, nâng
cấp lộ giao thông nông thôn; mở đường lên núi bằng bê tông hóa để đi lại, vận
chuyển hàng hóa được thuận tiện.
2.6 Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo
Nhiều năm qua, Ban Trị sự Phật Giáo Hoà Hảo xã Mỹ Phú Đông luôn thực
hiện phương châm “Tốtđờiđẹp đạo”, vớitâm niệm “Mang lại niềm vui cho người
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 24
là mang đến niềm vui cho chính mình”! Những hành động, nghĩa cử hướng về
người nghèo vô cùng to đẹp, nói lên sức mạnh đoàn kết gắn bó cùng nhau vượt
qua khó khăn, là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Hoạt độngkhám bệnh, bốc thuốc miễn phí cho người nghèo được Giáo hội
Phật Giáo Hoà Hảo xây dựng các điểm đã và đang giúp được nhiều người chẩn
đoán và điều trị. Hiện nay, Phật Giáo Hoà Hảo có trên 150 điểm tổ chức khám,
điều trị bệnh bằng thuốc nam miễn phí cho các bệnh nhân và được duy trì thường
xuyên.
Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo xã còn hoạt động hiệu quả với mô hình sưu
tầm thuốc nam cho người nghèo. Mô hình ra đời năm 2011 với 20 thành viên
chuyên đi sưu tầm thuốc, dược liệu. Theo Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo
xã Mỹ Phú ĐôngLê Văn Bình, mỗi lần đi sưu tầm thuốc khoảng 10 ngày, tùy nơi
xa gần. Có những vị thuốc phải vào tận rừng sâu mới tìm thấy, vì vậy, người đi
sưu tầm phải có đủ sức khỏe. Song, phải 3-4 tháng, tổ sưu tầm thuốc mới đi 1 lần.
Cây dược liệu được mang về, qua các công đoạn bào chế cẩn thận sẽ được tặng
cho các cơ sở thuốc nam để phát miễn phí cho người nghèo. Do dịch bệnh
COVID-19 phức tạp, việc sưu tầm thuốc không thực hiện được mấy tháng nay…
Để duy trì hoạt động phòng thuốc, ngoài các nguồn nguyên liệu do các
thành viên tình nguyện cung cấp, Ban Trịsự cơ sở chủđộngquy hoạchvườn trồng
nhiều loại cây thuốc nam quý ở những nơi thíchhợp. Điều đáng trân trọng hơn đó
là sựđónggóp của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, một nghĩa cử cao quý được thể hiện
qua việc dành hơn 3 ha đất để trồng thuốc nam tại huyện Phú Tân, đồng thời còn
đầu tư trên 150 triệu đồng để lắp đặt hệ 95 thống tưới nước tự động cho vườn
thuốc nam. Hoạt động này đã tạo hiệu ứng, lan tỏa trong đồng đạo và cả những
người không phải là tín đồ tôn giáo nội sinh.
Điểm đặc biệt khi hoạt động từ thiện trong lĩnh vực y tế của Phật Giáo Hoà
Hảo là mô hình hoạt độngphòng khám, bệnh viện từ thiện. Đây là hoạt độngđược
các tôn giáo rất quan tâm nhằm chăm sóc và điều trị bệnh cho bà con nông dân
nghèo. Tuy nhiên, do theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhiều yếu tố
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 25
khác, nên tôn giáo nội sinh nói chung và Phật Giáo Hoà Hảo nói riêng chưa đứng
ra tổ chức hoạt động một cách độc lập mà chỉ phối hợp với trung tâm y tế huyện
hoặc phòng khám đa khoa.
Điển hình là phòng khám đa khoa huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang mà mọi
người thường gọi với nhau là "bệnh viện từ thiện". Đó là phòng khám chữa bệnh
từ thiện Tri Tôn của Ông Năm từ thiện, hiện có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 3 lương y, 4 y tá,
cònlại là các nhân viên phục vụ cho khám chữa bệnh và các hoạt động khác. Một
cơ sở chữa trị bệnh gan của Ông Nguyễn Văn Giữ ở Châu Phú, An Giang, thường
xuyên có trên 150 giường bệnh cho bệnh nhân lưu trú. Đây là phòng khám và
chữa bệnh từ thiện theo phương pháp đôngy nằm trong khuôn viên của Bệnh viện
đa khoa huyện Tri Tônđược thành lập năm 2003, kinh phí xây dựng do các mạnh
thường quân và người dân địa phương đóng góp.
Ngoài ra, còncó hoạt động tại các phòng khám và điều trị các bệnh về cơ,
xương, khớp và đặc biệt là phục hồi chức năng sau tai biến bởi các nhân viên
châm cứu, bấm huyệt, bó thuốc, chạy điện miễn phí. Loại phòng khám này có cơ
cấu gồm các bộ phận, như: phòng châm cứu, vật lý trị liệu, bấm huyệt, thuốc nam,
thuốc bắc và bếp ăn từ thiện cung cấp cơm cháo hàng ngày 3 bữa cho bệnh nhân,
với kinh phí hoạt động hàng ngày do các nhà hảo tâm đóng góp (bệnh nhân đến
khám bệnh, điều trị được phục vụ cơm miễn phí nếu có nhu cầu).
Riêng chi phí điều trị bệnh bằng thuốc bắc và châm cứu bệnh nhân phải trả
tiền để mua nguyên liệu thuốc cũng như kim châm. Nhân viên làm việc nơi đây
cơ bản trên tinh thần tình nguyện đa số không nhận lương, chỉ có một số ít người
được bồidưỡng từ ba đến bốntrăm ngàn đồng cho một người/tháng. Phòng khám
duy trì được hoạt động nhờ vào sự nhiệt thành của lực lượng y, bác sĩ, nhân viên
phục vụ và lòng hảo tâm của nhiều người nhất là những người theo đạo Hòa Hảo.
Sự hiện diện phòng khám từ thiện tại đây đã giúp cho nhiều người khám và điều
trị, phục hồi chức năng khi điều kiện chi phí không cho phép đến các bệnh viện
tuyến trên.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 26
Như vậy, có thể khẳng định rằng các mô hình tham gia hoạt động từ thiện
trong lĩnh vực y tế của đạo Hoà Hảo đã góp phần tích cực chăm sóc sức khỏe,
điều trị bệnh cho người dân vượt qua bệnh tật và cả chi phí chữa bệnh để duy trì
sự sống. Thông qua hoạt động thăm, khám, trị bệnh và miễn phí, tôn giáo nội sinh
nói chung và đạo Hoà Hảo nói riêng đã góp phần xây dựng tình đoànkết, biết yêu
thương, chia sẻ nhau trong lúc khó khăn. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn
mà đạo Hoà Hảo đã đem lại sựsống, đem lại niềm vui cho họ trong giai đoạn khó
khăn nhất.
III. Kết quả - hạn chế và giải pháp phát huy hoạt động từ thiện của đạo
hòa hảo
3.1 Thành tựu
Thứ nhất, tham gia trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo.
Hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội tự nguyện, cứu trợ nhân đạo là một trong
những hoạt động nổi bật gắn liền giữa đạo và đờimà giáo lý, hiến chương đề cập.
Những cuộc đờibất hạnh, những gia cảnh gặp phải rủi ro, thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn
được đạo Hòa Hảo vận động các tín đồ, nhà hảo tâm giúp đỡ họ một cách kịp thời
để vượt qua những khó khăn đó. Những chuyến hàng cứu trợ mang theo tình
thương sẻ chia của cộng đồng được tổ chức tôn giáo chuyển đến kịp thời giúp đỡ
những hoàn cảnh bất hạnh chống chọi với thiên tai, kịp thời giành lại sự sống;các
đoàn thăm và tặng quà cho các gia đình nghèo, những người bị nhiễm chất độc
màu da cam, người già neo đơn… nhân các ngày lễ đạo, hay dịp Tết nguyên đán
được diễn ra hàng năm. Trongnhững năm qua, đạo Hòa Hảo đã huy động xã giúp
đỡ nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên có cuộc sống ổn định
Thứ hai, tham gia thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo đạo Hòa
Hảo tích cực tham gia các hoạt động xã hội ngày càng mở rộng nhiều loại hình và
tăng dần số lượng các côngtrình côngcộngphúc lợi xã hội. Huy độngnguồn nhân
lực, vật lực giúp cho các hộ gia đình khó khăn dựng lại hàng ngàn căn nhà để có
nơi trú mưa, tránh nắng, có nơi ở ổn định mà tập trung lo cho cuộc sống. Huy
động đồng đạo chỉnh trang, tu sửa lại những đoạn đường ngập nước, phát động
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 27
phong trào đóng góp sửa chữa và xây dựng các công trình sử dụng nước sạch,
côngtrình vệ sinh. Hoạt độngtừ thiện của đạo HòaHảo từng bước trở thành phong
trào rộng khắp và nhận được sự đồngtình ủng hộ của các tín đồ mà còncả doanh
nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm không phải là tín đồ tôn giáo.
Đặc biệt trong giai đoạnthực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đạo
Hòa Hảo đã có nhiều công trình tham gia góp phần hoàn thành các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới tại địa phương. Hàng trăm km2 đường giao thông nông thôn
được xây dựng bằng bê tông, bằng nhựa nối liền thôn xóm thay thế cho những
con đường đất trơn trợt khi trời mưa; những cây cầu dây văng, cầu bê tông cốt
thép được xây dựng thay thế cho những cây cầu "khỉ" (cầu được làm bằng những
cây tre hoặc cây dừa, cây cau…), cầu vĩ, cầu ván đã nối hai nhịp bờ vui giúp cho
cộngđồng dân cưthuận lợi vận chuyển hàng hóa nhanh và tiện lợi; đồngthời giao
lưu văn hóa giữa các khu dân cư ngày được tăng cường… Ngoài ra, đạo Hòa Hảo
còntổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa, tình
thương, nhà đại đoàn kết góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trong hai
cuộc kháng chiến giành độc lập và bảo vệ đất nước; giúp cư dân vùng nông thôn
xóa đói, giảm nghèo bền vững. Những kết quả tham gia hoạt động từ thiện này
của đạo Hòa Hảo đã có sự tác động mạnh đến đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn chặt nhau hơn, tính cộngđồng dân cư
được thể hiện rõ nét và làm thay đổi diện mạo ở nông thôn.
Cụ thể là theo thống kê hoạt động đạo sự năm đạo thứ 80 (từ lễ 18-5 Kỷ
Hợi đếnnay), trong đó côngtác xã hội - từ thiện đãđạt hơn 507 tỷ đồng, với nhiều
công trình được chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cộng đồng ghi nhận, đánh giá
cao. Đặc biệt, chung tay góp sức cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh COVID-
19, Giáo hội và tín đồ đã góp tiền mặt và hiện vật ủng hộ trên 8,6 tỷ đồng, riêng
Ban Đại diện PGHH tỉnh An Giang vận động được hơn 2,9 tỷ đồng.
Nối tiếp thành quả đó, góp phần tham gia chương trình an sinh xã hội do
địa phương phát động, 6 tháng đầu năm 2020, các Ban trị sự trong tỉnh phát động
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 28
“Nắm gạo tình thương” được hơn 98 tấn, phân phối thường xuyên cho hộ hoàn
cảnh khó khăn. Ngoài ra, còncất mới 45 căn nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết,
xây dựng 6 cây cầu và tặng gần 10.000 phần quà cho đồng bào nghèo. Có thể
thấy, dù trong điều kiện nào, với tâm hướng thiện, bà con tín đồ luôn linh hoạt
cách đóng góp riêng của mình, tạo nên hiệu ứng ý nghĩa, góp phần thắt chặt tình
đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc, cộng đồng dân cư.
Thứ ba, tham gia thực hiện các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục) Đường
hướng hành đạo của đạo Hòa Hảo có nhiều điểm tương đồng và gắn kết với chủ
trương, chính sách của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước đồng hành
cùng dân tộc xây dựng đất nước trong tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
Đảng, Nhà nước ngày càng mở rộng phạm vi cũng như nội dung đã tạo nên bức
tranh đa dạng, phong phú trong các hoạt động từ thiện tạo điều kiện thuận lợi cho
Phật giáo Hòa Hảo tham gia ngày càng tích cực và có hiệu quả trong các hoạt
động từ thiện và các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục. Thông qua các hoạt
động từ thiện đó cũng chính là môi trường rèn luyện đạo đức, nhân cáchcho mỗi
tín đồ;đồngthời tạo sự đoànkết, gắn bó giữa những người có đạo và người không
có đạo. Theo đó, tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo không chỉ những tham gia thực
hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần giảm thiểu
những gánh nặng cho xã hội đối với những gia đình bất hạnh, gia đình có hoàn
cảnh khó khăn góp phần cho xã hội ngày càng ổn định.
Thứ tư , thông qua các hoạt động từ thiện, các chính sách trợ giúp xã hội
(thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng
thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Phong trào "Tương thân, tương ái",
"Quỹ vì người nghèo", "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" được các
đạo Hòa Hảo phối hợp với chính quyền địa phương, các đội trưởng công tác xã
hội, thực hiện thường xuyên và thu hút nhiều lực lượng xã hội tham gia hoạt động
từ thiện. Nhiều mô hình hoạt động từ thiện được mở rộng và phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu đã góp phần tích cực vào thực hiện chính sách an sinh xã hội
của Đảng, Nhà nước. Nếu như trước đó chỉ tập trung việc chữa bệnh cho dân làng,
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 29
thì hiện nay các mô hình trước đó được duy trì và nâng lên, mở rộng phạm vi ra
các xã, huyện thị.
Thứ năm, tham gia các hoạt động từ thiện như vậy cho thấy đã khơi dậy
tình cảm, sự sẻ chia cộng đồng, bồi đắp và là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo
trong giai đoạnhiện nay. Bởi những tác động mặt trái của quá trình hội nhập quốc
tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, thái
độ vô cảm thờ ơ đang ngày càng thâm nhập vào giới trẻ làm phai nhạt tình cảm
cộng đồngvốn được hun đúc từ hàng nghìn năm qua. Chính những mô hình tham
gia thực hiện các hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo đã khơi dậy và cỗ vũ tinh
thần đoànkết, tương thân tương ái, khơi dậy tình cảm cộngđồng và bồiđắp thêm
ngày càng sâu sắc. Quá trình hội nhập quốc tế và những tác động tiêu cực, mặt
trái của nền kinh tế thị trường làm cho con người bị lôi cuốn chạy theo lối sống
thực dụng, đạo đức có biểu hiện xuống cấp. Vì vậy trách nhiệm trong mỗi người
dân chúng ta phải tự thân vận động tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, biết
nhận dạng và loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tác động tiêu cực nhằm hoàn thiện bản
thân vì sự tiến bộ của xã hội.
Ông Nguyễn Huy Diễm, Phó Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo cho rằng: "... tiếp thu những yếu tố mới tiến bộ, loại bỏ lạc hậu tiêu cực
để không ngừng tu dưỡng hoàn thiện bản thân (…) góp phần lành mạnh hóa nhân
tâm và sự tiến bộ xã hội”. Khi mà các giá trị đạo đức ngày càng xuống cấp việc
khơi dậy tình cảm cộng đồng qua các hoạt động từ thiện sẽ có ý nghĩa thiết thực,
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực tiễn đời sống đang diễn ra hôm
nay.
Cuối cùng là, việc tham gia các hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo còn
là sự chia sẻ những gánh nặng của Nhà nước đốivới nhân dân, góp phần ổn định
cuộc sống cho mọi người và đảm bảo ổn định xã hội. Khi những cá nhân thoát
khỏi đói nghèo, thoát khỏi mù chữ, vượt qua bệnh tật, rủi ro, việc làm được đảm
bảo, thu nhập ổn định đáp ứng cuộc sống tối thiểu…thì họ sống lương thiện, xã
hội sẽ giảm thiểu tình trạng mất an ninh trật tự. Sự chia sẻ, sự hy sinh, cống hiến,
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 30
phụng sự chúng sinh trên tinh thần không vụ lợi, tinh thần từ bi, bình đẳng, vô
ngã, vị tha sẽ góp phần không nhỏ cho việc thiết lập được xã hội bình an, vui vẻ,
hạnh phúc
3.2 Hạn chế
Mỗi tổ chức tôn giáo có những ưu điểm riêng trong việc tham gia các hoạt
động từ thiện xã hội. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế này
xuất phát từ bản thân các tổ chức tôn giáo, từ điều kiện đểthực hiện các hoạt động
này.
Thứ nhất là, nhân sự, những người đứng đầu một số Ban Trị sự cơ sở Phật
giáo Hòa Hảo khả năng vận động quyên góp còn hạn chế; xây dựng kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn tham gia các hoạt động từ thiện xã hội chưa chủ động mà chủ yếu
thực hiện theo thời vụ hoặc sự việc cụ thể. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động an
sinh xã hội chủ yếu từ côngtác vận động, quyên góp từ các tổ chức, cánhân trong
những người đồng đạo, các mạnh thường quân và lực lượng tham gia chủ yếu là
thiện nguyện. Vì vậy, năng lực của đơn vị hạn chế nên chỉ hoạt động theo thời vụ
vì không đủ kinh phí, không đủ lực lượng tình nguyện viên. Do đó một số mô
hình hoạt động an sinh xã hội thiếu tính bền vững và có khả năng sẽ không duy
trì được hoạt động thường xuyên. Điều đã từng diễn ra tại một số bếp ăn tình
thương tại An Giang: "Tháng 3/2018 các bếp ăn từ thiện ở An Giang chỉ nhận
được sự quyên góp khoảng hơn 2 triệu đồng".
Thứ hai là, có nhiều mô hình tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo mang
tính tự phát, tín đồ hoặc chức việc của tổ chức tôn giáo tự ý đứng ra quyên góp và
tổ chức nên quy mô nhỏ hẹp. Trong khi đó nội dung tham gia hoạt động từ thiện
xã hội này có thể mở rộng phạm vi không chỉ trong nước mà cònkết hợp với các
tổ chức bên ngoài, vượt khả năng kiểm soát của các tổ chức tôn giáo. Điều này dễ
dẫn đến sự lợi dụng hoạt động từ thiện xã hội để trục lợi cá nhân và có thể tiềm
ẩn nguy cơ bị lợi dụng cho mục đíchchính trị, thông qua giúp đỡ về vật chất lôi
kéo những tín đồ tôn giáo nhẹ dạ, cả tin chống phá đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 31
Thứ ba là, tham gia hoạt động từ thiện xã hội, Phật giáo Hòa Hảo phần lớn
chú trọng đến hoạt động trong các chính sách trợ giúp xã hội. Chính vì vậy mà
các hoạt động này chỉ dừng lại mức độ nhằm giảm bớt khó khăn đối với người
nghèo, giảm thiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần đốivới người bệnh, những cuộc
đời bất hạnh mà chưa giải quyết được một cách căn cơ của vấn đề về lao động
việc làm và thoát nghèo.
Thứ tư là, hoạt động phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm của đạo Hoà
Hảo chưa thật sự được tập trung đầu tư, chỉ tổ chức dạy nghề cho thanh niên ở
một số lớp, một số địa phương chưa trở thành phổ biến ở các nơi trong toàn đạo.
Hầu hết các tôn giáo chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ cho các em học bổng, sách vở, xe
đạp, những bữa cơm nghĩa tình, hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa mái trường, bàn
học sinh khi xuống cấp… Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, cho đến
nay thì đạo Hoà Hảo vẫn chưa thành lập được ngôi trường giáo dục mầm non, tiểu
học… cho tôn giáo của mình một cách căn cơ, bài bản như Phật giáo, Công giáo.
Thứ năm là,hiện nay, mô hình xe chuyển bệnh miễn phí của Phật giáo Hoà
Hảo hoạt động theo cơ chế phối hợp với Hội chữ Thập đỏ xã (phường/thị trấn) cơ
bản phục vụ tốt cho nhân dân. Tuy nhiên, côngtác quản lý cònnhiều bất cập chưa
thống nhất (có nơi do Hội Chữ Thập đỏ trực tiếp điều hành quản lý, có nơi thì do
Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo trực tiếp điều hành quản lý).
3.4 Giải pháp
Một là, chủ động, tích cực trong việc tạo nguồn kinh phí, nâng cao chất
lượng của các hoạt động tự thiện xã hội: để có nguồn kinh phí lớn, đảm bảo cho
hoạt độngtừ thiện có chiều sâu và liên tục, không thể bị độnghoặc trông chờ vào
nguồn trợ giúp từ Nhà nước mà cần phải chủ động với vai trò của một chủ thể để
tăng cường kêu gọi, vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ
về vật chất, tiền của để có thể mở trường học, nhà dưỡng lão, nơi ở cho những
người cơ nhỡ không nơi nương tựa… Việc tạo nguồn kinh phí có thể thực hiện
bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp ổn định nhất là huy động lực lượng tình
nguyện chủ động tham gia sản xuất các sản phẩm thủ công để bán lấy kinh phí
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 32
thực hiện hoạt độngtừ thiện. Những mô hình hiệu quả như làm nhang, đậu tương,
chao, dệt thổ cẩm… cần được phát huy và nhân rộng. Đó là những biện pháp tốt
và có hiệu quả để duy trì nguồn vốn thường xuyên cho hoạt động thiện nguyện.
Hai là, pháttriển lực lượng tình nguyện tham gia hoạtđộngan sinh xã hội:
Lực lượng tình nguyện làm công tác an sinh xã hội trong đạo hiện nay còn khá
khiêm tốn, chưa thật sự đủ mạnh và rộng khắp. Lực lượng tình nguyện này chủ
yếu được lập ra gồm những người trong nội bộ tôn giáo, chưa có sự phối hợp với
tôn giáo bạn, Mặt trận Tổ Quốc Việt nam, Ban Dân vận và các Đoàn thể chính trị
- xã hội. Do vậy, thời gian tới cần phải quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn
đến các lực lượng cần phối kết hợp nói trên để hình thành lực lượng tình nguyện
hoạt động có hiệu quả.
Ba là phải có cơ sở, chủ trương, nắm được nhu cầu thực tế về việc giúp đỡ
đốivới các cánhân, địa phương cần được hỗ trợ giúp đỡ. Xây dựng kế hoạch bám
theo quy trình từ vận động, phân phối, thực hiện các quyết toán, công khai minh
bạch.
Bốn là, phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền tại nơi làm công tác xã hội
để đảm bảo được an ninh trật tự; bảo đảm về đối tượng, tất nhiên bên hỗ trợ phải
làm công tác giám sát, kiểm tra ngẫu nhiên hoặc nghi ngờ có sự khuất tất thì có
biện pháp kiểm tra phối hợp cấp ủy, chính quyền xử lý.
Năm là, phải đảm bảo trao đúng, đủ về tiền và đối với hàng hóa còn phải
đảm bảo chất lượng, giá trị món quà hoặc giá trị các công trình, dự án. Phải phối
hợp thực hiện công tác quyết toán tài chính, công khai minh bạch từ trong nội bộ
đến thông tin đến các đối tác, trong một số trường hợp thông tin trên hệ thống
truyền thông, không để các đối tượng xấu có ý đồ trục lợi các nhân.
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 33
KẾT LUẬN
Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo đã thể hiện tấm lòng từ bi
"thương người như thể thương thân" và minh chứng cho sự cố kết cộng đồng dân
tộc mà mỗi tín đồ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với việc góp
phần xây dựng quê hương, đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp đổi
mới đất nước, hội nhập quốc tế, việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
khuyến khích cho tôn giáo tham gia các hoạt động thiện nguyện này là rất cần
thiết và cấp bách, từ đó tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước bền vững vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh".
Mong rằng các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo sẽ ngày càng
phát triển hơn nữa, giúp đỡ được nhiều người dân hơn, khắc phục được những
hạn chế còn gặp phải để mỗi ngày lại nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những
người khó khăn được hỗ trợ sẽ nhiều hơn.!
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Cất nhà tình thương cho người già”
Trên trang: https://tuoitrephatgiaohoahao.com/a647/cat-nha-
tinh-thuong-cho-nguoi-gia
(Truy cập ngày 23/10/2021)
2. “Đồngtháp: Tổ thuốc nam Phật giáo Hòa Hảo – điểm tựa cho bệnh nhân”
Trên trang: https://baovemoitruong.org.vn/dong-thap-to-
thuoc-nam-phat-giao-hoa-hao-diem-tua-cho-benh-nhan/
(Truy cập ngày 23/10/2021)
3. “Góp tiền mua xe cứu thương “ Báo Người Lao Động
Trên trang:https://nld.com.vn/thoi-su/gop-tien-mua-xe-cuu-
thuong-2020071220244929.htm
(Truy cập ngày 24/10/2021)
4. “Luận án Nguyễn Văn Sỹ”
Trên trang:
https://hcma.vn/content/tintuc/lists/news/Attachments/30109/Lu%
E1%BA%ADn%20%C3%A1n%20Nguy%E1%BB%85n%20V%
C4%83n%20S%E1%BB%B9.pdf?fbclid=IwAR2qkTuZH5YzBsq
HZGFRAvHYS6dERIL61aVBzFBrbyfi8OKglsM2ALelbUI
(Truy cập ngày 23/10/2021)
5. “Lợi dụng danh nghĩa tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để truyền đạo trái phép”
Trên trang: https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Loi-dung-danh-
nghia-tin-do-Phat-giao-Hoa-Hao-de-truyen-dao-trai-phep-i157713/
(Truy cập ngày 24/10/2021)
6. “Phật giáo Hòa Hảo 20 năm hoạt động và phát triển”
Trên trang: http://btgcp.gov.vn/doi-song-tin-nguong-ton-
giao/Phat_giao_Hoa_Hao_20_nam_hoat_dong_va_phat_trien-
postZm8jM0pr.html
(Truy cập ngày 25/10/2021)
7. “Phật giáo Hòa Hảo”
Trên trang:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_H
%C3%B2a_H%E1%BA%A3o
(Truy cập ngày 24/10/2021)
8. Quang Minh (2020), “Tăng cường hiệu quả của hoạt động từ thiện” Trên
trang https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/tang-cuong-hieu-qua-cua-
hoat-dong-tu-thien-459597/
(Truy cập ngày 24/10/2021)
9. Tuyên giáo An Giang “ Sinh hoạt tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo vì đạo pháp
vì dân tộc”
Trên trang: http://tuyengiaoangiang.vn/sinh-hoat-tu-
tuong/717-phat-giao-hoa-hao-vi-dao-phap-vi-dan-toc.html
(Truy cập ngày 23/10/2021)
10.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Mỹ Phú Đông chung tay vì người nghèo”
Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền
Nhóm 1 Trang 35
Trên trang: http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/tin-do-
phat-giao-hoa-hao-xa-my-phu-dong-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-
39184.html (Truy cập 23/10/2021)
11.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Vĩnh Xương học tập theo Bác, làm nhiều
việc thiện - giúp íchcho xã hội”
Trêntrang:https://www.angiang.dcs.vn/Lists/XayDungDang/
DispForm.aspx?PageIndex=139&ID=2479
(Truy cập ngày 24/10/2021)
12.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Mỹ Phú Đông chung tay vì người nghèo”
Trên trang: https://baoangiang.com.vn/tin-do-phat-giao-hoa-
hao-xa-my-phu-dong-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-a310132.html
(Truy cập ngày 25/10/2021)
13.Trần Trường Sơn (2021), “Để hoạt động từ thiện xã hội bảo đảm được ý
nghĩa, mục đíchtốt đẹp”
Trên trang: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/de-hoat-dong-tu-
thien-xa-hoi-bao-dam-duoc-y-nghia-muc-dich-tot-dep-1491878656
(Truy cập ngày 24/10/2021).
14.“Từthiện là gì, hiểu sao cho đúng và đủ?”
Trên trang https://www.tu-thien.com/p/gioi-thieu.htmL
(Truy cập ngày 24/10/2021).
15.“Từthiện” trên trang
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_thi%E1%BB%87n
(Truy cập ngày 24/10/2021).
16.“Thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo trong sự
nghiệp đổi mới”
Trên trang: http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-
in/thanh-tuu-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-cong-tac-ton-giao-
trong-su-nghiep-doi-moi/2531.html
(Truy cập: 25/10/2021)
17. TS. Lê Thị Thu Hiền, Giáo trình: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

More Related Content

What's hot

Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Royal Scent
 
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG nataliej4
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAYLuận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
Luận văn [thuvientructuyen.vn] tác động của toàn cầu hóa đối với văn...
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 

Similar to Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo

Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docklv087
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt malyquochoang
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...oh lalo
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019TiLiu5
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019phamhieu56
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢOPHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢOKelsi Luist
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...KhoTi1
 

Similar to Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo (20)

Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viênLuận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.doc
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt ma
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
 
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
10 vị thầy tâm linh trí tuệ và đức hạnh giúp bạn phát triễn nhanh trong quá t...
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAYĐề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Phat Giao.pptx
Phat Giao.pptxPhat Giao.pptx
Phat Giao.pptx
 
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢOPHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
 
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAYLuận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
 
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
LUẬN VĂN TÔN GIÁO HỌC MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TU TẬP CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TỪ KHỞI NGU...
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Hoạt động từ thiện đạo hòa hảo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA ĐẠO HÒA HẢO GVHD : TS. Lê Thị Thu Hiền Thực hiện : Nhóm 1 Môn : Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam Đà Nẵng, tháng 10 năm 2021
  • 2. DANH SÁCH NHÓM 1. Phạm Trần Thảo Uyên 2. Đỗ Kỳ Duyên 3. Đỗ Thị Thanh Phương 4. Nguyễn Thị Thanh Thảo 10/4 5. Trần Thị Linh 6. Nguyễn Thị Phương Lan 7. Nguyễn Thị Bích Trang 8. Trần Thị Thảo Trang
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU__________________________________________ 1 NỘI DUNG ____________________________________________ 2 I. Khái quát chung về đạo Hòa Hảo : _Error! Bookmark not defined. 1. Nguồn gốc tên gọi___________________________________ 2 2. Hoàn cảnh ra đời và người sáng lập ______________________ 2 3. Giáo lý ___________________________________________ 4 4. Tổ chức và lễ nghi___________________________________ 9 II. Hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo : ____________________ 16 1. Khái niệm ________________________________________ 16 1.1. Từ thiện ________________________________________ 16 1.2. Hoạt động từ thiện xã hội ___________________________ 16 2. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo ____________ 17 2.1. Mô hình bếp ăn tình thương _________________________ 17 2.2. Bếp ăn xã hội tại các thành phố và khu công nghiệp_____ Error! Bookmark not defined. 2.3. Xe cứu thương miễn phí ____________________________ 20 2.4. Cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tình nghĩa__________ 21 2.5. Xây cầu, làm đường nông thôn _______________________ 23 2.6. Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo_____________ 23 III. Kết quả - Hạn chế - Giải pháp phát huy hoạt động từ thiện :____ 26 3.1. Thành tựu_______________________________________ 26 3.2. Hạn chế ________________________________________ 30 3.3. Giải pháp _______________________________________ 31 KẾT LUẬN___________________________________________ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________ 34
  • 4. Đề tài : Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền SVTH : Nhóm 1 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong bốicảnh toàn cầu hóa và sự định hình, phát triển củacuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra cho Việt Nam, nhiều thời cơ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức, khó khăn, xuất hiện và luôn tiềm ẩn những "rủi ro xã hội" nên cũng từ đó mà gia tăng nhu cầu an sinh xã hội. Thực hiện chính sáchan sinh xã hội là một trong những giải pháp nhằm hạn chế thách thức đó. Hiện nay vấn đề cần thiết nhất là có những giải pháp tốt nhằm giải quyết việc làm, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tác động bởi môi trường, thiên tai, nhất là tình trạng sụp lún, sạt lở bờ biển, ven sông ,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư dân. Trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, cưdân nơi đây rất cần được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Để thực hiện tốt phương châm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, trước hết cần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo nói chung và Phật giáo Hòa Hải nói riêng được đề cao, gắn liền với bản chất cũng như giáo lý của tôn giáo này. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam "lá lành đùm lá rách". Qua đó, tôn giáo này đã xây dựng được những hình ảnh tốt đẹp trong lòng dân chúng, thu hút tín đồ, và mang đến nhiều thành tựu to lớn, có ích cho xã hội, cho đất nước.
  • 5. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 2 NỘI DUNG I. Khái quát chung về đạo Hòa Hảo 1. Nguồn gốc tên gọi Tên đạo được lấy từ tên quê hương của đức Huỳnh giáo chủ - làng Hòa Hảo Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Mặt khác tên của đạo cũng là tôn chỉ, mục đích của giáo phái, đó là hướng tới tinh thần “hiếu hòa” và “giao hảo”. 2. Hoàn cảnh ra đời và người sáng lập 2.1 Hoàn cảnh ra đời Những năm 40 của thế kỉ XX, lịch sửdân tộc Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, chiến tranh thế giới lần hai lan rộng, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, Nhật – Pháp thay nhau khủng bố các phong trào yêu nước, đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than khổ ải, tâm trạng bế tắc, nhu cầu về thần linh và niềm tin là vấn đề cấp bách. Trong hoàn cảnh đất nước sống quằn quại dưới gót sắt của thực dân Pháp và phát xít Nhật, những người hơi tỏ ra yêu nước, thương nòi bị thực dân kiềm chế, giam cầm. Còn đa số quốc dân trí thức đuổi theo danh lợi, lãng quên sự nghiệp tổ ông. Về người dân quê, đông đảo nhất, thuần phác nhất, giữu được nhiều đức tính nhất thì lại dốt nát, cơ cực, không người lãnh đạo. Mà chính khối dân quê đó trong suốt dòng lịch sử lại là chủ động với cuộc phục hưng dân tộc như: cuộc khởi nghĩa của Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Quang Trung… đều do nông dân hoàn thành bằng việc cung cấp nhân lực, tài lực, vật lực. Vì lý do đó mà Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện trong lòng nông dân để giác ngộ họ, giúp họ tiến lên tự giải thoát chính mình, giải phóng dân tộc rồi góp phần vào công việc giải thoát loài người. Giáo chủ là người sinh trưởng ở nông thôn, đau khổ cái đau khổ của nhân dân, ước ao hy vọng cái ước ao hy vọng của nhân dân nên mới hiểu được họ, cảm hóa được họ. Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939. 2.2 Người sáng lập
  • 6. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 3 Người sáng lập đạo Hòa Hảo chính là ông Huỳnh Phú Sổ, ông sinh ngày 15/11/1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là concủa Huỳnh Công Bộ, một con người điềm đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đông người ồn ã. Ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp – Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ, văn và thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục học lên bậc cao hơn. Ông phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856) làm chủ. Huỳnh Phú Sổ còn được gọi là "Thầy Tư Hoà Hảo", "Đức Huỳnh Giáo chủ", khi đó chưa đầy 18 tuổi, ông đã tuyên bố mình là bậc "Sinh nhi tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và "đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổitiếng khắp vùng. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy. Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
  • 7. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 4 Huỳnh Phú Sổ được xưng tụng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ chúng sinh. Ông làm nhiều bài ca dao, thơ ca, được tập hợp lại thành bài giảng “Giác mê tâm kệ” có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tínngưỡng dân gian nên trong hoàn cảnh đời sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỉ XX dễ đi vào lòng người, được quần chúng tin theo. Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có một câu răng lòng mình là: Một đời, một đạo đến ngày chung thân”. 3. Giáo lý Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong cuốn "Sấm giảng thi văn toàn bộ" của Đức Huỳnh Giáo chủ do Ban phổ thông Giáo lý Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản năm 1966. Tâp sách này chia làm hai phần là "Sấm Giảng giáo lý" và "Thi Văn giáo lý", trong đó:  Phần thứ nhấtlà Sấm Giảnggiáolý: được coilà phần nói về giáo lý Phật giáo Hòa Hảo mang tính sấm truyền của ông Huỳnh Phú Sổ - người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo. Sấm giảng có 06 quyển gồm: o Quyển 1 với tựa "Sấm giảng khuyên người đờitu niệm" được viết vào năm 1939 sau khi ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ tiên tri về thời vận, từ đó khuyên con người tu hành chân chính. o Quyển 2 với tựa đế "Kệ dân của người khùng" được viết tại làng Hòa Hảo vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ lên án các hoạt động mê tín dị đoan đang lan tràn khắp đất nước, khuyên mọi người tu niệm để được cứu rỗi những ngày hạ nguyên tận diệt. o Quyển 3 với tựa đề "Sấm giảng" được viết vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ phê phán thói sấu bị lôi cuốn theo đời sống vật chất tầm thường và khuyên con ngươi tu nhân tích đức để chuyển nghiệp. o Quyển 4 với tựa đề "Giấc mê tâm kệ" cũng được vào năm 1939. Nội dung quyển này ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng về giáo lý nhà Phật như: Tứ diệu đế, Ngũ uẩn, Bát chánh đạo... để người đời tu học.
  • 8. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 5 o Quyển 5 với tựa đề "Khuyến thiện" được viết năm 1941 tại Chợ Quán, Sài Gòn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ kể lại thân thế sự nghiệp của Phật ThíchCa để từ đó khuyên mọi người hãy noi gương Phật ThíchCa để tu hành theo pháp môn Tịnh độ. o Quyển 6 với tựa đề "Những điểu sơ lược cần biết của người tu hiền" được viết tại Sài Gòn năm 1945. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ giải thíchthêm về Tứ ân, Tam nghiệp, Thập thiện, Bát chánh đạo theo cáchhiểu của đạo Phật và trình bày về p nghi thức cúng lễ, hành đạo.  Phần thứ hai là Thi Văn giáo lý: Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947). Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, nếu Sấm giảng giáo lý được coi là sự mạc khải của Tiên phật cho con người mà Đức Huỳnh giáo chủ linh ứng thì phần Thi văn giáo lý lại được coilà lời luận giải giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ. Giáo lý của đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ tông của Phật giáo làm căn bản, kết hợp với đạo ông bà của dân tộc.Một số nội dung chủ yếu: - Thuyết Tam ngươn, Hội Long Hoa + Vũ trụ diễn biến qua ba thời kỳ, đạo Hòa Hảo gọi là Tam ngươn: Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn. + Thời kỳ Hạ ngươn càng tới lúc tận cùng thì càng tồi tệ. Khi Hạ ngươn tới điểm tận cùng thì ngày tận thế sẽ xảy ra, chấm dứt chu kỳ Tam ngươn, để tái lập đời Thượng ngươn mới. + Vì thời kỳ hiện nay là thời kỳ Hạ ngươn Mạt pháp, là chặng đường cuối cùng cònlại để con người có một cơ hội sau cùng mà tỉnh ngộ, kịp thời cải tà quy chánh từ đó tạo các điều kiện trong kỳ tuyển Hội Long Hoa. Hội Long Hoa là cửa ải tuyển chọn những ai được phép bước vào cuộc sống mới của thời kỳ Thượng ngươn để tiếp tục tu hành cho đến khi đạt cứu cánh giải thoát. Có thể coigiáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu SơnKỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân". Có ý
  • 9. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 6 kiến cho rằng nếu gọi là Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo thì chỉ có phần học Phật, còn phần tu Nhân chỉ là lối sống đạo. Tuy nhiên để hiểu được nét đặc trưng của giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo thì cần hiểu cả hai quan niệm về học Phật và tu Nhân.  Phần học Phật: Phật giáo Hòa Hảo dựa vào giáo lý của Phật giáo nhưng khi giải thích lại tập trung vào ba pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp và Thiện Pháp, trong đó: - Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm cho con người ô nhiễm thân tâm, gây nên tội lỗi và vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử, thuộc về các pháp có các lý thuyết như: + Tam nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo ra mười điều các là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói dối hai mặt, nói điều ác, nói khoác lác, tham lam, giận giữ, si mê. + Thất tình: là bảy trạng thái tình cảm: buồn, yêu, ghét, vui, giận, sướng, muốn. + Lục dục là sáu điều ham muốn:danh, tài, sắc, hư, tật + Ngũ uẩn là năm thứ mê hoặc tham, sân, si, nhân, ngã mà trở nên đần độn, ngu si, tối tăm cản trở con người đến chỗ siêu thoát (nguyên gốc Ngũ uẩn là lý thuyết rất quan trọng của đạo Phật khi nói về 05 yếu tố là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức tạo nên con người) + Tứ đổ tường là bốn bức tường làm cho con người sa ngã, tăm tối, tội lỗi là: cờ bạc, rượu chè, trai gái, danh vọng. - Chân pháp:là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về trí tuệ tiến tới giác ngộ chân lý. Thuộc về Chân pháp có các thuyết như: + Tứ diệu đến gồm có 04 chân lý, trong đó: tập đế là khi mới vào tu; diệt đế là phải diệt trừ các ác pháp; khổ đế là nhẫn nại, nhịn khổ trong tu tập; đạo đế là đạtđến bậc giác ngộ - thành đạo ( nguyên gốc tứ diệu đếlà bốnchân lý cao siêu của Phật khi nói về sự khổ của con người).
  • 10. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 7 + Thập nhị nhân duyên là 12 nhân duyên chằng chịt tạo ra chuỗi dây nhân quả của vòng luân hồi sinh tử mà con người vướng vào không thoát ra được. + Ngũ trược là năm thứ nhơ bẩn làm ô nhiễm nhân tâm nên mải say đắm trong cõi trần ai tục lụy - Thiện pháp:là các pháp lành mà conngười cần tu tập đểgây thiện duyên, sửa trị thân tâm cho thanh sạch để chứng các quả vị Phật. Thuộc về Thiện pháp có các thuyết như: + Bát chính đạo: là 8 con đường tu hành chân chính, nếu ai theo sẽ diệt trừ được các ác pháp do thân, khẩu, ý tạo ra, cụ thể: chính kiến, chính nghiệp, chính mạng sẽ diệt trừ ác pháp về thân; chính ngữ diệt trừ ác pháp về khẩu và chính tư duy, chính tinh tiến, chính định, chính niệm sẽ diệt trừ ác pháp về ý. + Bát nhẫn: là 8 điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách trong xử thế và tu tập, trong đó: nhẫn năng xử thế là giữ cách xử xự với đời; nhẫn giới là giữ nghiêm giới luật; nhẫn hương lân là giữ hòa khí đối với cộng đồng, làng xóm; nhẫn phụ mẫu là giữ đức kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; nhẫn tâm là giữ lòng an định; nhẫn tính là giữ cho tính tình điềm đạm; nhẫn đức là giữ cho đức độ, hòa nhã và nhẫn thành là giữ thành tâm, thành tín.  Phần tu Nhân: là tích cực giúp đời để đền đáp tứ đại trọng ân, cho tròn nhân đạo. Ở phần Tu nhân, giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo nhấn mạnh việc tu theo Tứ ân, tức là 4 điều ân nghĩa: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân tam bảo, Ân đồng bào nhân loại. Phật giáo Hòa Hảo giải thích cụ thể như sau: - Ân tổ tiên cha mẹ: Mỗi conngười sinh ra được nuôi dưỡng trưởng thành là nhờ cônglao cha mẹ, nhưng côngsinh thành ra cha mẹ là ông bà tổ tiên. Do đó phải sống có hiếu với cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên. Muốn đền ơn cha mẹ phải nghe lời răn dạy, không làm điều xấu để phiền lòng cha mẹ; phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nhất là lúc cha, mẹ ốm đau, già yếu. Muốn đền ơn ông bà tổ tiên, không được làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Nếu tổ
  • 11. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 8 tiên có làm gì sai lầm gieo rắc đau thương cho con cháu thì phải quyết chí tu cầu để rửa nhục. Đây là ân nghĩa đầu tiên quan trọng nhất trong Tứ đạo. - Ân đất nước: Mỗi người phải ân nghĩa với đất nước, quê hương vì đó là nơi nuôi ta sống và ông và tổ tiên ta thường sống, đó là nơi cho ta thuần phong mỹ tục, nâng tâm hồn ta lên và nâng bước ta đi. Mỗi conngười phải yêu đất nước, yêu quê hương; tùy theo tài lực của mình mà làm cho quê hương giàu mạnh. Mỗi conngười phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước khi bị ngoại xâm và nhất là không phản bội Tổ quốc, làm tay sai cho ngoại bang. - Ân đồng bào, nhân loại:mỗicon người phải sốngân nghĩa với đồngbào của mình, những người sống trong cùng đất nước, cùng màu da, tiếng nói, cùng đất nước, cùng tổ tiên con rồng cháu lạc. Phải sống ân nghĩa với những người xung quanh đã từng chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, từng giúp đỡ nhờ cậy trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Không những thế mỗi conngười phải ân nghĩa với đồng loại, nhân sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, sang hèn, giàu nghèo.. theo tinh thần từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha không gây thù hằn, không vì bản thân, dân tộc mình mà gây hại cho người khác, dân tộc khác. - Ân tam bảo: Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Ân Tam bảo là ghi nhớ công ơn Phật, Pháp, Tăng đã khai mở trí tuệ cứu vớt chúng sinh khỏi vòng trầm luân khổ ải. Bổn phận của mỗi con người phải noi theo tiền nhân tôn kính Tam bảo, tu rèn thân tâm để tiến trên con đường giải thoát. “Thuyết Tứ Ân” được xem như là bài học nhập môn đối với bất kì một tín đồ Hòa Hảo nào. Nó cũng được xem là một chương trình hành động trọng yếu trong cuộc đời tu hành của họ vì “TứÂn trả vẹn, tội căn chẳng còn”, làm trọn Tứ Ân là đã làm trọn bổn phận làm người, hoàn thành hạnh tu. Như vậy với những giáo thuyết như đã nói ở trên phần tu Nhân của Phật giáo Hòa Hảo là sự kế thừa và tiếp nối tư tưởng Tứ đại trọng ân của Phật thầy Tây An mà trực tiếp là Tứ ân hiếu nghĩa của ông Ngô Lợi. Phật giáo Hòa Hảo chủ trương vừa học Phật vừa tu nhân. Học Phật tạo nên đức, tu nhân tạo nên công. Có
  • 12. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 9 công đức mới nhanh chóng trở thành bậc tiền nhân được. Tuy nhiên, trong hai phần h ọc Phật và tu Nhân, Phật giáo Hòa Hảo đặc biệt coi trọng phần tu Nhân. Phật giáo Hòa Hảo cho rằng phần tu Nhân phải dựa trên căn bản đạo đức, trước hết là đạo làm người vì "Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên"; thậm chí Phật giáo Hòa Hảo cho rằng không thực hiện được tu nhân thì không có học Phật được, hoặc có học Phật cũng chả có ý nghĩa gì. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Ngàn kinh muôn điển, hiếu nghĩa trước tiên); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Đạo, trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Đạo còn xa vời). Với giáo lý học Phật tu Nhân nêu trên, ông Huỳnh Phú Sổ cho rằng Phật giáo Hòa Hảo là một môn phái đặc sắc nhất trong các môn phái của Phật giáo. Nó sẽ khắc phục được các hạn chế của Phật giáo là có quá nhiều kinh sách, triết lý cao siêu, trừu tượng chỉ phù hợp trong việc giáo hóa cho một số rất ít người có điều kiện xuất gia tu hành. Còn Phật giáo Hòa Hảo mang tính chất phổ quát phù hợp với căn cơ của đại đa số chúng sinh, những cư sĩ tại gia. Pháp môn học Phật và tu Nhân của Phật giáo Hòa Hảo sẽ nhanh chóng đào tạo ra nhiều người hiền, có công đức trong chúng sinh. 4. Tổ chức và lễ nghi 4.1Tổ chức Theo truyền thống, Phật giáo Hòa Hảo có 02 đối tượng tu hành đó là tu tại gia và tu xuất gia. + Những người tu xuất gia hình thành hàng giáo phẩm trong đạo. + Đối với người tu tại gia thì không có hàng giáo phẩm. Thời kỳ đầu, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ - Giáo chủ cùng một số người thân tín lãnh đạo giáo hội. Đến giữa năm 1954, sau một quá trình chuẩn bị, ông Huỳnh phú Sổ đã lập ra Ban Trị sự ở các cấp. Tuy nhiên cùng lúc
  • 13. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 10 này tồn tại 02 dạng tổ chức bên cạnh Ban Trị sự các cấp đó là Đảng Dân xã và lực lượng vũ trang và trong giai đoạn này vì Phật giáo Hòa Hảo hướng đến nhiều đến hoạt động chính trị nên vai trò của Ban Trị sự lu mờ so với Đảng dân xã và tổ chức vũ trang. Mãi đến năm 1960, vấn đề tổ chức của Phật giáo Hòa hảo mới được xem xét, củng cố lại, bắt đầu từ việc xây dựng lại Bản Điều lệ đề ngày 19/02/1963; sau đó đổithành Bản Hiến chương đề ngày 06/12/1964. Tuy nhiên, gần một năm sau, tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa hảo mới được chính quyền Sài Gòn công nhận bằng sắc Luật 002/65 ngày 12/7/1965. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo xây dựng tổ chức theo cơ cấu 05 cấp là Trung ương, tỉnh, quận, xã, ấp, cụ thể: - Cấp Trung ương: đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Trị sự Trung ương và Hội đồng bảo pháp, trong đó: Hội đồng Trị sự Trung ương có 23 vị là trị sự viên (01 Hội trưởng, 02 Hội phó, 03 Cố vấn đoàn, 01 Chánhthưký, 03 Phó thư ký, các Viện trưởng, Phó viện trưởng của các viện: Kiểm soát, Tài chính, Giáolý, văn hóa- xã hội, tổ chức) và Hội đồng bảo pháp có 21 ủy viên. - Cấp tỉnh: Có ban trị sự tỉnh, có 17 thành viên. - Cấp quận: Có ban trị sự quận, có 11 thành viên. - Cấp xã: Có Ban trị sự xã - Cấp ấp: Có Ban trị sự ấp, có 9 thành viên. Trong đó, nhiệm kỳ Hội đồng Trị sự Trung ương là 3 năm; Ban Trị sự tỉnh, huyện, xã là 2 năm; Ban Trị sự ấp là 1 năm. Sau ngày giải phòng Miền Nam, do một số hoạt động chính trị nên chính quyền cách mạng đã ra thông báo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 19/6/1975. Đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục xem xét, công nhận pháp nhân tổ chức giáo cho một số tôn giáo, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo. Sau một thời gian chuẩn bị, dướisự dẫn dắt củaBan vận độngPhật
  • 14. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 11 giáo Hòa Hảo do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban, ngày 26/5/1999, Đại hội Đại biểu Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ I được tổ chức tại An Hòa tự (An Giang) và thông qua quy chế hoạt độngvà bầu Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo gồm có 11 thành viên do ông Nguyễn Văn Tônlàm Trưởng ban; Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo là bước quá độ để tiến tới thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Sau 06 năm hoạt động (từ 1999-2004), ngày 08-09/6/2004, Đại hội nhiệm kỳ II của Phật giáo Hòa Hảo đã được tổ chức long trọng tại An Hòa tự với sự tham dự của 571 đại biểu tín đồ. Đại hội đã thông qua Hiến chương của Phật giáo Hòa Hảo và suy cử Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó ngày 28/6/2004 được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban ban Tôn giáo Chính phủ đã ra văn bản chấp thuận Bản Hiến chương 2004 và danh sách 21 vị trong Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ 2004-2009 do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban và các ông Nguyễn Tấn Đạt, Bùi Văn Đương, Thái Văn Năng Nguyễn Huy Diễm làm Phó trưởng ban. Bản Hiến chương năm 2004 xác định đường hướng hoạt động là "Vì đạo pháp, vì dân tộc thực hiện tôn chỉ học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ; giáo huấn tín đồ về Tứ ân (ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân tam bảo; ân đồng bào và nhân loại), 08 điều răn cấm và giáo lý chơn truyền của đức Huỳnh giáo chủ, cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và thực hiện hữu ích cho xã hội, cho nhơn sanh". Theo bản Hiến chương 2004, cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được hình thành 02 cấp: - Ban Trị sự Trung ương: gồm có 21 thành viên. Giúp việc cho Ban Trị sự Trung ương có các bộ phận chuyên môn là: Văn phòng, Ban tài chính, Ban Phổ truyền giáo lý, Ban tổ chức và nhân sự, Ban từ thiện xã hội và Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung ương là 05 năm. Trụ sở Trung ương
  • 15. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 12 Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đặt tại chùa An Hòa Tự, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Ban Trịsựcấp xã : có từ 05 đến 07 thành viên, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và Trị sự viên. Tùy theo yêu cầu đạo sự, Phó ban trị sựsẽ kiêm phụ trách các mảng từ thiện xã hội, phổ truyền giáo lý, tài chính, kiểm soát; nhiệm kỳ của Ban Trị sự xã là 05 năm theo nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung ương. Ban Trị sự Trung ương và Ban Trị sự cấp xã là hai cấp hành chính đạo chính thức của Giáo hội, có con dấu pháp lý riêng để xử lý việc đạo. - Ngoài ra ở cấp tỉnh còn có Ban Đại diện. 4.2 Lễ nghi Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phượng và hành đạo rất đơngiản, chủ yếu được tiến hành tại gia đình. Phật giáo Hòa Hảo chỉ thờ Phật, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa hảo không thờ thần thánh không rõ căn tích. Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà thờ tấm vải Trần Dà (là tấm vải màu nâu) thay cho tấm vải Trần Điều (là tấm vải màu đỏ)của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương với cùng một quan niệm Phật tức tâm, tâm tức Phật; ông Huỳnh Phú Sổ đã giải thích việc đổi thờ Trần Điều thành Trần Dà như sau: Từ trước, chúng ta thờ Trần Điều là di tích của Phật thầy Tây An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ sai phép, sai với tôn chỉ của đức Phật nên toàn thể trong đạo của chúng ta đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư vẫn dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình và màu ấy là màu kết hợp của tất cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại, không phân biệt chủng tộc và cá nhân. Ở mỗi gia đình của Phật giáo Hòa Hảo có 03 bàn thờ: - Bàn thờ Phật cao nhất chỉ treo tấm Trần Dà; - Bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật; - Bàn thờ thông thiên thờ ngoài trời, ở trước cửa nhà.
  • 16. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 13 Sau này tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn thờ ảnh của ông Huỳnh Phú Sổ, thường được đặt dưới tấm Trần Dà. Lễ phẩm cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn thông thiên chỉ có hương, hoa và nước lạnh. Nước lạnh thể hiện sự trong sạch, hoa thể hiện sựtinh khiết, hương thơm xua đuổità khí. ÔngHuỳnh Phú Sổ khuyên tínđồ không nên làm giỗ linh đìnhvà tốn kém, bởi thánh thần và người chếtkhông ăn được. Phật giáo Hòa Hảo tuyệt đối không dùng vàng mã khi cúng giỗ, vì cho rằng đó chỉ là những thứ giả tạo, không cần thiết. Phật giáo Hòa Hảo không dùng kinh kệ của Phật giáo mà chỉ đọc sấmgiảng của ông Huỳnh Phú Sổ và miện Lục tự Di Đà (sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật) để tĩnh tâm. Do cách hành đạo niệm Lục tự Di Đà nên Phật giáo Hòa Hảo tự nhận mình là Pháp môn Tịnh độ Phật học tu nhân. Phật giáo Hòa Hảo không lạy người sống, trừ ông bà, cha, mẹ. Hiện nay, Phật giáo Hòa hảo có các ngày lễ chính sau: Ngày 01 tháng giêng là tết Nguyên đán; ngày 15 tháng giêng là lễ Thượng nguyên; ngày 08/4 lễ Phật đản; ngày 18/5 lễ Khai đạo;ngày 15/7 lễ Trung nguyên; ngày 12/8 lễ Phật thầy Tây An; ngày 15/10 lễ Hạ nguyên; ngày 25/11 lễ sinh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ; ngày 08 tháng chạp lễ Phật thành đạo. Trong các ngày lễ trên thì lễ Khai đạo và lễ sinh nhật Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là hai ngày lễ quan trọng. Ngoài ra, Phật giáo Hòa Hảo còn có các ngày lễ khác như lễ giỗ Đức Ông, Đức Bà (là bố, mẹ ông Huỳnh Phú Sổ), lễ vía Phật thầy Tây An và các đệ tử của ông... Trong cuộc sống, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện tám điều răn của ông Huỳnh Phú Sổ, xem đó như giới luật của đạo, cụ thể: + Một là không được uống rượu, hút thuốc phiện, chơi bời đàng điếm, phải giữ trọng luân lý tam cương, ngũ thường. + Hai là không được lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu luân chân chất; không được gây gổ lẫn nhau và luôn tha thứ cho nhau khi nóng giận.
  • 17. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 14 + Ba là không được ăn sài, trưng diện thái quá và lợi dụng tiền tài mà quên nhân nghĩa đạo lý, đừng sống ích kỷ và xu nịnh kẻ giàu, phụ người nghèo khó. + Bốn là không được kêu trời, phật, thần thánh mà sai, hoặc nguyền rủa thần thánh không can dự đến ta. + Năm là không ăn thịt trâu bò, chó và sát hại sinh vật mà cúng thần thánh vì thấn thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu can tội sẽ chịu tội; còn những hạng ăn đồ cúng mà hết bệnh là tà thần, nếu cúng kiếng mãi thì chúng quên ăn sẽ nhiễu hại ta. + Sáu là không đốtgiấy tiền bạc, vàng mã, quần áo mà tốn tiền vô lý vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không sai được nữa, phải để tiền lãng phí ấy cứu trợ cho những người đói rách, tàn tật. + Bảy là đứng trước mọi việc về sự đời và đạo đức phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán sự việc ấy. + Tám là phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt nhau vào đường đạo đức. Nếu ai giữ được trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sinh. Ngoài ra, Phật giáo Hòa hảo còn răn dạy tín đồ tôn trọng những người khác tín ngưỡng, nhất là không cậy đông người mà ức hiếp hoặc nói xấu, bài xích; không nên gây oán thù mà phải làm lành với họ. Đối với nhân sinh nói chung thì phải giữ mối quan hệ hòa hợp, gây thiện cảm lẫn nhau; đồngthời phải biết thương xót, giúp đỡ mọi người nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Phật giáo Hòa Hảo khuyến khích ăn chay trường, nhưng nếu không có điều kiện thì hàng tháng ăn chay bốnlần vào các ngày 14, 15, 29, 30 hoặc ngày mùng một nếu là tháng thiếu. Những ngày ăn mặn phải kiêng ăn thịt các con vật như trâu, bò, chó vì chúng có ích và sống gắn bó với con người. Hôn nhân và tang ma Phật giáo Hòa Hảo đơngiản và tiến bộ. Phậtgiáo Hòa Hảo khuyên cha mẹ không ép buộc tình duyên con cái nhưng phải có bổn phận hướng dẫn, khuyên bảo chúng; không nên để con quá tự do mà thiếu kinh nghiệm làm cho chúng hư hỏng. Phật giáo Hòa Hảo khuyên không thách cưới bằng lễ vật
  • 18. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 15 hay tiền, tổ chức lễ cướiđơn giản, tiết kiệm. Hôn lễ và tang lễ của người theo Phật giáo Hòa Hảo cũng giống như người Việt, không có dấu ấn tôn giáo riêng. Ông Huỳnh Phú Sổ cònkhuyên mọi người không khóc lóc trong tang lễ vì làm vậy sẽ cản trở sự siêu thoát anh linh của người chết. Ngoài những vấn đề nêu trên, Phật giáo Hòa Hảo còn đề cập đến nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội với thái độ tích cực như cấm tuyệt đối việc chơi cờ bạc, hút thuốc phiện và mê tín dị đoan;Phật giáo Hòa Hảo còn khuyên mọi người siêng năng học hành để mở rộng kiến thức và giúp cho việc tu học. Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh vì thần thánh chỉ gần những kẻ trong sạch, nên nếu ai muốn được tiếp độ thì phải trong sạch cả tinh thần lẫn vật chất. Phật giáo Hòa Hảo không bắt mọi người để tóc dài, nhưng có lẽ một mặt noi theo Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, mặt khác để chứng tỏ mình không bị ảnh hưởng bởi văn minh phương Tây nên đa số nam tín đồ Phật giáo Hòa hảo thường để tóc dài và búi tó. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường mặc áo bà ba, áo dài màu đen hoặc màu dà (màu vàng). Trước đây Phật giáo Hòa Hảo có quy định về nghi thức nhập đạo và ra đạo khá chặt chẽ, có phần gần giống như tổ chức chính trị. Người muốn nhập đạo cần có một số điều kiện như: Phải tự nguyện, có tuổi từ 18 trở lên, viết đơn xin gia nhập đạo, phải có 02 bổnđạo cũgiới thiệu và bảo lãnh, phải báo cho gia đìnhbiết. Người vào đạo phải nguyện trước bàn thờ tổ tiên và tuyên thệ trước Tam bảo giữ gìn một đờimột đạo cho đến ngày chung thân. Sau khi nhập đạo, mỗi người được nhận thẻ tín đồ, được tham gia sinh hoạt đạo và đóng nguyệt liễm. Qua tìm hiểu về giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hòa hảo cho chúng ta thấy, giới luật, luật lệ, lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo đã đề cập đến những vấn đềđạo đức cụthể của cuộc sốngthế tục và ítnhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức quy định trong giáo luật, luật lệ của Phật giáo Hòa Hảo đã có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Bên cạnh đó với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và cách thức hành
  • 19. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 16 đạo đơn giản đã giúp cho Phật giáo Hòa Hảo dễ thích nghi đặc biệt đối với quần chúng nhân dân ở các tỉnh Nam bộ. II. Hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo 1. Khái niệm 1.1 Từ thiện Về mặt từ ngữ, "từ thiện" là một từ Hán Việt (慈善) được ghép bởi 2 từ: "Từ" và "Thiện". + "Từ": nghĩa là thương yêu, vd: "nhân từ" nghĩa là thương người, "từ tâm" nghĩa là lòng thương. + "Thiện": nghĩa là tốt lành, là hiền lành, không làm điều gì trái với đạo đức và pháp luật , vd: "thiện nhân" nghĩa là người hiền, người tốt bụng. Từ thiện là một hoạt động mang tính nhân đạo, theo Từ điển Phật học, từ thiện là những việc cứu giúp kẻ nghèo khổ, tật bệnh, hoạn nạn trong đời dựatrên cơ sở của lòng từ bi, bác ái; theo Đại từ điển tiếng Việt "từ thiện có nghĩa là có lòng lành, hay thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau để làm phúc", "Từ thiện là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc". Như vậy, từ thiện là một hành động hỗ trợ giúp người gặp khó khăn hay những người yếu thế. Từ thiện có thể là hành động của cánhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo. 1.2 Hoạt động từ thiện xã hội Hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động nhân đạo, những hoạt động thực hành bố thí, cứu khổ cứu nạn, thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm (vật chất), cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần phù hợp với văn hóa, đạo đức của nhân dân ta, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó khăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở hạ tầng, các điều kiện chăm lo về đời sống vật
  • 20. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 17 chất, tinh thần của người dân, đặc biệt trong hoàn cảnh bị thiệt hại do thiên tai, dịch họa. Sự đónggóp của các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua ngoài giá trị bằng vật chất to lớn, còn phản ảnh về mặt tinh thần, cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt côngtác an sinh xã hội, ổn định chínhtrị, bảo đảm an toàn xã hội trên địa bàn, đồng thời truyền cảm hứng của lòng yêu nước, sự đoàn kết thương yêu nhau trong nhân dân. 2. Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo Ban Trị sựđạo Hòa Hảo, cơ sở luôn thực hiện tốtcác cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Đảng, nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể phát động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ, đồng hành cùng các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung tay vì cộng đồng. Trong đó phải kể đến những hoạt động từ thiện - xã hội của tín đồ PGHH thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người trong đạo đức truyền thống dân tộc được xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, như: cất nhà, xây cầu nông thôn, xe đưa rước bệnh nhân, hỗ trợ gạo các tổ từ thiện nấu cơm cháo từ thiện tại các bệnh viện, sưu tầm thuốc nam, chế biến thảo dược, tổ chức điều hành các bếp ăn khuyến học, bếp ăn từ thiện phục vụ nhân dân lao động và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ hỏa hoạn, thiên tai…Và sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động từ thiện xã hội này . 2.1 Mô hình bếp ăn tình thương Mô hình bếp ăn tình thương được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1980, nhưng trong giai đoạn này hoạt động nhỏ lẻ chưa phổ biến, số thành viên tham gia không nhiều, phục vụ suất ăn hạn chế bởi kinh phí huy động gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mô hình này được phát triển và ngày càng có sức lan tỏa từ khi Phật giáo Hòa Hảo được công nhận tư cách pháp nhân (năm 1999).
  • 21. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 18 Giai đoạn từ năm 1993 đến tháng 5/2005, các bếp ăn đã cung cấp trên 3.895.223 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân, người lao động nghèo, học sinh sinh viên, tương ứng với số tiền trên 11.500.000.000 đồng. Sau này, bếp ăn tình thương không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, với nhiều hình thức đa dạng các loại hình hoạt động (bếp ăn từ thiện phục vụ bệnh nhân và người nuôi bệnh tại các bệnh viện, bếp ăn phục vụ người lao độngnghèo, bếp ăn xã hội phục vụ tất cảcác ngày trong tuần đốivới những người lao động có thu nhập thấp…) Đối với bếp ăn tình thương tại các bệnh viện Tây Nam Bộ , Ban Trị sự cơ sở Phật giáo Hòa Hảo phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo địa phương thực hiện tổ cơm cháo và nước uống từ thiện trong bệnh viện. Đến tháng 8 năm 2015 trong khu vực có 27 tổ cơm cháo và nước uống từ thiện đang hoạt động, phục vụ cho 19.120 lượt bệnh nhân và người nuôi bệnh mỗi ngày. Hoạt độngbếp ăn tình thương trong những ngày đầu rất khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất và cả kinh phí duy trì hoạt động hàng ngày. Nhưng về sau từng bước đi vào nền nếp, thu chi rõ ràng, phục vụ tận tình chu đáo có sức lan tỏa được nhiều cá nhân, tổ chức ủng hộ nên hoạt động không những được duy trì mà ngày càng phát triển.  Về nhân sự: Số thành viên của mỗi chi hội từ 30 - 50 người tùy thuộc vào từng địa điểm (có nơi trên 50 thành viên) và được chia thành nhiều tổ phục trách một thời gian nhất định phù hợp với tình hình thực tế. Bằng tất cảtấm lòng, tình yêu thương các thành viên chi hội thiện nguyện tham gia làm việc không hưởng lương, trợ cấp, bồi dưỡng.  Về cơ sở vật chất: Có nhiều chi hội được các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng có được cơ sở khang trang, sạch đẹp với giá trị vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên có những chi hội phải tranh thủ sự hỗ trợ của bệnh viện một diện tích vừa đủ để duy trì các hoạt động hàng ngày.
  • 22. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 19  Về kinh phí: Thành viên trong tổ, chi hội kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hoặc một phần được giúp đỡ từ Hội Chữthập đỏ, các bệnhviện. Bình quân mỗi ngày cấp phát cho người bệnh trên 120 bình nước sôi, 300 phần cơm, 200 phần cháo/bếp ăn tại các bệnh viện, với số kinh phí mỗi năm khoảng 1,1 tỷ đồng. Có những bếp ăn cấp phát mỗi ngày trên 1.000 suất cơm, như: "Bếp ăn từ thiện phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang phục vụ 1.000 suất/buổi; nhà cơm phước thiện, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trung bình mỗi ngày cung cấp 1.200 - 1.500 suất cơm". 2.2 Bếp ăn xã hội tại các thành phố và các khu công nghiệp Giáo hội PGHH không chỉ quan tâm chia sẻ cho những đối tượng nghèo trong thời gian điều trị bệnh, mà còn quan tâm đến những người lao động nghèo, lao động vất vả trong mưu sinh. Từ đó mà các bếp ăn xã hội tại các thành phố và các khu công nghiệp được hình thành cùng với quá trình đô thị hóa ở TNB. Bên cạnh sự phồn hoa, sang trọng thể hiện sự giàu sang của cư dân trong thành phố cũng như ở các khu công nghiệp thì các bếp ăn này hướng tới những khu nhà "ổ chuột", "xómnước đen". Đây là những đốitượng mà loại bếp ăn hướng tới để phục vụ cho những người vô gia cư, nhỡ đường, nghèo khó cần sự giúp đỡ từng bữa ăn. Ngay cảnhững bếp ăn xã hội tại các thành phố, các khu công nghiệp phục vụ cho những người thu nhập thấp có nhu cầu ngày một tăng lên. Hiện có 6 bếp ăn xã hội tại các thành phố, khu công nghiệp phục vụ cho 11.300 lượt công nhân, người lao động giản đơn, bán vé số trong một ngày... Trong đó, có 2 bếp do Ban Trị sự tổ chức thực hiện, có 4 bếp phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ và Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thực hiện. Ngoài ra, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo cùng tín đồ tổ chức bếp ăn tình thương phục vụ cho những bệnh nhân và người nhà tại các cơ sở trị bệnh bằng thuốc Nam; cấp phát cơm, bún, bánh mì vào các ngày 14,15 và 29, 30 âm lịch hằng tháng với hàng chục điểm và mỗi ngày phục vụ khoảng 1.750 suất ăn. Đó là bếp ăn phục vụ miễn phí
  • 23. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 20 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre… Tính đến năm 2018, tổng số bếp ăn tình thương là 49 bếp, trong đó: có 35 bếp ăn tổ chức tại các bệnh viện, 12 bếp ăn xã hội và có 02 bếp ăn khuyến học. Trong năm 2018 các bếp ăn đã phục vụ 6.076.067 suất ăn, với tổng kinh phí là 52.540.742.000đ. 2.3 Xe cứu thương miễn phí Là một trong những mô hình do Phật giáo Hòa Hảo đã khởi xướng xây dựng trong những năm cuối thế kỷ XX. Hoạt động của mô hình này được sự tín nhiệm của đông đảo người dân trong vùng và từng bước khẳng định vị thế trong lòng mọi người. Mô hình được hìnhthành và trở thành phongtrào lan tỏa từ những năm 2000, khi giao thông nông thôn từng bước được mở rộng và nâng cấp. Phương tiện đi lại bằng đường thủy được thay dần bằng đường bộ, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và thiết thực nên nhiều người hảo tâm tham gia, kẻ góp công, người góp của cùng với Phật giáo Hòa Hảo, trong đó có việc trang bị xe chuyển bệnh nhân miễn phí. Hoạt động xe chuyển bệnh nhân miễn phí có điều kiện thuận lợi hơn mô hình bếp ăn tình thương, bởi vì không cần nhiều nhân sự; số kinh phí dành cho hoạt động chủ yếu là trang bị phương tiện ban đầu (xe và các thiết bị phục vụ quá trình chuyển bệnh), còn việc duy trì hoạt động thường xuyên chỉ cần một vài lái xe, một ít kinh phí xăng dầu, bảo trì xe, cònlái xe tham gia với tinh thần thiện nguyện không hưởng khoản trợ cấp nào. Xe chuyển bệnh nhân miễn phí vận hành với sự phối hợp của Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo cơ sở với Hội Chữ thập đỏ xã (phường/thị trấn), mỗi bên cử người đại diện từ hai phía thành lập Ban Điều hành, quản lý hoạt động. Những người có lòng hảo tâm trực tiếp hoặc gián tiếp gửi tiền đóng góp Ban điều hành, các khoản thu, chi có sổ sách theo dõi rõ ràng, minh bạch. Không phân biệt giàu hay nghèo đều được phục vụ miễn phí (xăng, lái xe, phí cầu đường) cho những trường hợp đặc biệt bao gồm những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; người mắc bệnh ung thư hoặc qua đời chuyển về quê an táng.
  • 24. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 21 Đối với những gia đình bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá vẫn được phục vụ, nhưng chỉ nhận một phần chi phí "khoảng 100.000đ/lượt cho chuyến xe trong tỉnh, đi đến thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600.000đ/lượt để hỗ trợ mua xăng dầu, phí cầu đường" Theo quy định của Ban điều hành, nếu ai nhận tiền hay bất cứ thứ gì của thân nhân người bệnh không công khai rõ ràng sẽ bị kỷ luật và bị sa thải khỏi tổ. Đối với các lái xe thì làm công, không hưởng lương, thậm chí nhiều khi còn bỏ tiền cá nhân khi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là những đốm lửa ấm áp, nhân ái lan tỏa trong cộng đồng, chính vì thế các tổ xe chuyển bệnh miễn phí khắp nơi được mọi người yêu quý. Nhận thấy được hiệu quả từ mô hình xe cứu thương miễn phí, nhiều bà con đã tích cực đóng góp tiền mua xăng, dầu cho xe hoạt động hoặc sửa chữa xe. Mô hình xe chuyển bệnh miễn phí của Phật giáo Hòa Hảo phốihợp với Hội chữ Thập đỏ có ý nghĩa rất thiết thực, được lan tỏa trong cộng đồng, do đó số lượng xe cứu thương tăng lên rất nhanh. Khi mô hình mới hoạt động chỉ có chưa đầy 10 chiếc, hầu hết là xe cũ, nhưng đến nay có gần 300 xe, với trên 150 ban điều hành rải đều ở các tỉnh có đông tín đồ, đưa rước bệnh nhân nghèo từ nhà đến bệnh viện cấp cứu và người qua đời từ bệnh viện về nhà miễn phí, không phân biệt người trong đạo hay ngoài đạo; các xe cũ trước đây đã được thay thế bằng những xe mới, trị giá bình quân mỗi xe trên 700 triệu đồng (tổng kinh phí đầu tư mua xe cứuthương trị giá trên 2.100 tỷ đồng), kinh phí được tínđồ đónggóp cũng như tínđồ PGHHvận độngtừ các tổ chức, cánhân ủng hộ. Các đơnvị có số lượng xe chuyển bệnh nhân miễn phí nhiều và hoạt độngtốt, như: tỉnh An Giang có 186 xe, thành phố Cần Thơ có 36 xe, tỉnh Đồng Tháp có 35 xe, tỉnh Kiên Giang có 12 xe… 2.4 Cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tình nghĩa Giáo hội PGHH đã tổ chức tốt hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn kết, nhà tình thương trong nhiều năm qua và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Ban đầu, chỉ thành lập tổ "Xây dựng nhà tình thương", số
  • 25. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 22 lượng khoảng 20-30 người cho mỗi tổ; có phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể; bầu chọn ban lãnh đạo tổ, thủ quỹ. Hoạt động của tổ chủ yếu hỗ trợ xây cất nhà bằng cột bạch đàn, lợp tôn để trú mưa, tránh nắng, nhưng về sau dần dần để đảm bảo được lâu dài, các tổ quyết định hỗ trợ xây dựng nhà bằng cộtbê tông, khung thép, lợp tôn. Với tinh thần, trách nhiệm, tình cảm các thành viên đã tạo nên sức mạnh cho hoạt động của tổ và được nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp tiền của tạo thuận lợi cho hoạt động này. Từ đó, cơ sở vật chất của tổ ổn định, dụng cụ trang bị cho việc thi công tương đốiđảm bảo, thành viên tham gia nhiều hơn so với trước (có tổ/độilên đến 70 người, như độixây cầu, xây nhà Vĩnh An) và làm việc có tính chuyên nghiệp hơn vì một số thành viên có tay nghề (thợ hàn, thợ hồ, thợ sắt); có nơi lập xưởng cưa, mua sắm trang thiết bị phục vụ xây nhà. Tất cả thành viên tham gia vào quá trình xây mới, sửa chữa nhà tình thương đều là thiện nguyện không nhận khoản tiền bồidưỡng nào; có một số tổ/độicó cả bộ phận hậu cần phục vụ cơm, nước cho thợ trong quá trình thi công; có xe ô tô vận chuyển vật liệu. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là xã hội hóa từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các doanh nghiệp và thành viên trong tổ/đội đóng góp. Kết quả Phật giáo Hòa Hảo xây dựng mới và sửa chữa nhà tình thương, nhà đại đoàn kết trong nhiệm kỳ I (1999-2004) là: 3.114 căn (xây mới 2.309 căn); xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách nghèo khó là: 19 căn (xây dựng mới 6 căn), với số tiền gần 4 tỉ đồng. Qua 15 năm (từ năm 1999 đến năm 2014) đã xây 13.193 căn nhà tình thương, 2.806 căn nhà đại đoàn kết, 349 căn nhà tình nghĩa. Kinh phí dành cho hoạt động này được tăng lên ở nhiệm kỳ IV (2014-2019) là 340.781.335.000 đồng và năm 2018, kinh phí dành cho hoạt động này là 85.772.215.000 đồng. Trong nhiệm kỳ I (2010-2015), TAHN hỗ trợ xây dựng mới, sữa chữa nhà đại đoàn kết trên 87 căn, với tổng kinh phí 1.392.000.000 đồng , riêng năm 2018 xây mới 08 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ 51 bộ cột bê tông, với kinh phí là 178.000.000 đồng. Ngoài ra TGNS còn phối hợp
  • 26. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 23 với địa phương hỗ trợ khoan giếng nước, trồng cây ven đường, trồng cây mùa xuân, trồng trong khu công viên, hỗ trợ các công trình hợp vệ sinh ở nông thôn trên 60 tỉ đồng. 2.5 Xây cầu, làm đường nông thôn Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo có xu hướng nhập thế, Đạo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương đã xác định đường hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc" Trong những năm gần đây, các hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có mở rộng phạm vi và chuyển biến tích cực với tinh thần cần cù sáng tạo, những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã từng bước vượt qua khó khăn trở ngại về kiến thức chuyên môn để tạo ra được phương án xây cầu, làm đường nông thôn rất sáng tạo, vừa ít tốn kinh phí, lại đảm bảo chất lượng. Nhiệm kỳ I, xây dựng mới và sửa chữa 403 cây cầu, trong đó xây mới 156 cây cầu, với kinh phí trên 2,2 tỉ đồng; xây dựng, sửa chữa nâng cấp bê tông hóa đường nông thôn 15.470m2, với kinh phí gần 2 tỉ đồng. Số lượng công trình và kinh phí thực hiện nhiệm kỳ III tăng lên gấp 5 lần so với nhiệm kỳ I, cụ thể là: số lượng cầu xây mới và sửa chữa là 1.113; sửa chữa nâng cấp, bê tông hóa đường giao thông nông thôn có chiều dài 694 km, xây dựng mới 2.344 cây cầu, nâng cấp lộ giao thông nông thôn trên 29.595.194m. Số kinh phí được huy độngtăng lên dần theo từng giai đoạn, đến năm 2017, kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng cầu đường và sửa chữa nâng cấp, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn là 72.805.366.000 đồngđến năm 2018, kinh phí thực hiện hoạt động này là 106.705.520.000 đồng. Các đoàn thể và ban nhân dân khóm, ấp vận động nhân dân sửa chữa, nâng cấp lộ giao thông nông thôn; mở đường lên núi bằng bê tông hóa để đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện. 2.6 Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo Nhiều năm qua, Ban Trị sự Phật Giáo Hoà Hảo xã Mỹ Phú Đông luôn thực hiện phương châm “Tốtđờiđẹp đạo”, vớitâm niệm “Mang lại niềm vui cho người
  • 27. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 24 là mang đến niềm vui cho chính mình”! Những hành động, nghĩa cử hướng về người nghèo vô cùng to đẹp, nói lên sức mạnh đoàn kết gắn bó cùng nhau vượt qua khó khăn, là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Hoạt độngkhám bệnh, bốc thuốc miễn phí cho người nghèo được Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo xây dựng các điểm đã và đang giúp được nhiều người chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, Phật Giáo Hoà Hảo có trên 150 điểm tổ chức khám, điều trị bệnh bằng thuốc nam miễn phí cho các bệnh nhân và được duy trì thường xuyên. Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo xã còn hoạt động hiệu quả với mô hình sưu tầm thuốc nam cho người nghèo. Mô hình ra đời năm 2011 với 20 thành viên chuyên đi sưu tầm thuốc, dược liệu. Theo Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Mỹ Phú ĐôngLê Văn Bình, mỗi lần đi sưu tầm thuốc khoảng 10 ngày, tùy nơi xa gần. Có những vị thuốc phải vào tận rừng sâu mới tìm thấy, vì vậy, người đi sưu tầm phải có đủ sức khỏe. Song, phải 3-4 tháng, tổ sưu tầm thuốc mới đi 1 lần. Cây dược liệu được mang về, qua các công đoạn bào chế cẩn thận sẽ được tặng cho các cơ sở thuốc nam để phát miễn phí cho người nghèo. Do dịch bệnh COVID-19 phức tạp, việc sưu tầm thuốc không thực hiện được mấy tháng nay… Để duy trì hoạt động phòng thuốc, ngoài các nguồn nguyên liệu do các thành viên tình nguyện cung cấp, Ban Trịsự cơ sở chủđộngquy hoạchvườn trồng nhiều loại cây thuốc nam quý ở những nơi thíchhợp. Điều đáng trân trọng hơn đó là sựđónggóp của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, một nghĩa cử cao quý được thể hiện qua việc dành hơn 3 ha đất để trồng thuốc nam tại huyện Phú Tân, đồng thời còn đầu tư trên 150 triệu đồng để lắp đặt hệ 95 thống tưới nước tự động cho vườn thuốc nam. Hoạt động này đã tạo hiệu ứng, lan tỏa trong đồng đạo và cả những người không phải là tín đồ tôn giáo nội sinh. Điểm đặc biệt khi hoạt động từ thiện trong lĩnh vực y tế của Phật Giáo Hoà Hảo là mô hình hoạt độngphòng khám, bệnh viện từ thiện. Đây là hoạt độngđược các tôn giáo rất quan tâm nhằm chăm sóc và điều trị bệnh cho bà con nông dân nghèo. Tuy nhiên, do theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhiều yếu tố
  • 28. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 25 khác, nên tôn giáo nội sinh nói chung và Phật Giáo Hoà Hảo nói riêng chưa đứng ra tổ chức hoạt động một cách độc lập mà chỉ phối hợp với trung tâm y tế huyện hoặc phòng khám đa khoa. Điển hình là phòng khám đa khoa huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang mà mọi người thường gọi với nhau là "bệnh viện từ thiện". Đó là phòng khám chữa bệnh từ thiện Tri Tôn của Ông Năm từ thiện, hiện có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 3 lương y, 4 y tá, cònlại là các nhân viên phục vụ cho khám chữa bệnh và các hoạt động khác. Một cơ sở chữa trị bệnh gan của Ông Nguyễn Văn Giữ ở Châu Phú, An Giang, thường xuyên có trên 150 giường bệnh cho bệnh nhân lưu trú. Đây là phòng khám và chữa bệnh từ thiện theo phương pháp đôngy nằm trong khuôn viên của Bệnh viện đa khoa huyện Tri Tônđược thành lập năm 2003, kinh phí xây dựng do các mạnh thường quân và người dân địa phương đóng góp. Ngoài ra, còncó hoạt động tại các phòng khám và điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là phục hồi chức năng sau tai biến bởi các nhân viên châm cứu, bấm huyệt, bó thuốc, chạy điện miễn phí. Loại phòng khám này có cơ cấu gồm các bộ phận, như: phòng châm cứu, vật lý trị liệu, bấm huyệt, thuốc nam, thuốc bắc và bếp ăn từ thiện cung cấp cơm cháo hàng ngày 3 bữa cho bệnh nhân, với kinh phí hoạt động hàng ngày do các nhà hảo tâm đóng góp (bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị được phục vụ cơm miễn phí nếu có nhu cầu). Riêng chi phí điều trị bệnh bằng thuốc bắc và châm cứu bệnh nhân phải trả tiền để mua nguyên liệu thuốc cũng như kim châm. Nhân viên làm việc nơi đây cơ bản trên tinh thần tình nguyện đa số không nhận lương, chỉ có một số ít người được bồidưỡng từ ba đến bốntrăm ngàn đồng cho một người/tháng. Phòng khám duy trì được hoạt động nhờ vào sự nhiệt thành của lực lượng y, bác sĩ, nhân viên phục vụ và lòng hảo tâm của nhiều người nhất là những người theo đạo Hòa Hảo. Sự hiện diện phòng khám từ thiện tại đây đã giúp cho nhiều người khám và điều trị, phục hồi chức năng khi điều kiện chi phí không cho phép đến các bệnh viện tuyến trên.
  • 29. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 26 Như vậy, có thể khẳng định rằng các mô hình tham gia hoạt động từ thiện trong lĩnh vực y tế của đạo Hoà Hảo đã góp phần tích cực chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho người dân vượt qua bệnh tật và cả chi phí chữa bệnh để duy trì sự sống. Thông qua hoạt động thăm, khám, trị bệnh và miễn phí, tôn giáo nội sinh nói chung và đạo Hoà Hảo nói riêng đã góp phần xây dựng tình đoànkết, biết yêu thương, chia sẻ nhau trong lúc khó khăn. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn mà đạo Hoà Hảo đã đem lại sựsống, đem lại niềm vui cho họ trong giai đoạn khó khăn nhất. III. Kết quả - hạn chế và giải pháp phát huy hoạt động từ thiện của đạo hòa hảo 3.1 Thành tựu Thứ nhất, tham gia trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo. Hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội tự nguyện, cứu trợ nhân đạo là một trong những hoạt động nổi bật gắn liền giữa đạo và đờimà giáo lý, hiến chương đề cập. Những cuộc đờibất hạnh, những gia cảnh gặp phải rủi ro, thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn được đạo Hòa Hảo vận động các tín đồ, nhà hảo tâm giúp đỡ họ một cách kịp thời để vượt qua những khó khăn đó. Những chuyến hàng cứu trợ mang theo tình thương sẻ chia của cộng đồng được tổ chức tôn giáo chuyển đến kịp thời giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh chống chọi với thiên tai, kịp thời giành lại sự sống;các đoàn thăm và tặng quà cho các gia đình nghèo, những người bị nhiễm chất độc màu da cam, người già neo đơn… nhân các ngày lễ đạo, hay dịp Tết nguyên đán được diễn ra hàng năm. Trongnhững năm qua, đạo Hòa Hảo đã huy động xã giúp đỡ nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên có cuộc sống ổn định Thứ hai, tham gia thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo đạo Hòa Hảo tích cực tham gia các hoạt động xã hội ngày càng mở rộng nhiều loại hình và tăng dần số lượng các côngtrình côngcộngphúc lợi xã hội. Huy độngnguồn nhân lực, vật lực giúp cho các hộ gia đình khó khăn dựng lại hàng ngàn căn nhà để có nơi trú mưa, tránh nắng, có nơi ở ổn định mà tập trung lo cho cuộc sống. Huy động đồng đạo chỉnh trang, tu sửa lại những đoạn đường ngập nước, phát động
  • 30. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 27 phong trào đóng góp sửa chữa và xây dựng các công trình sử dụng nước sạch, côngtrình vệ sinh. Hoạt độngtừ thiện của đạo HòaHảo từng bước trở thành phong trào rộng khắp và nhận được sự đồngtình ủng hộ của các tín đồ mà còncả doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm không phải là tín đồ tôn giáo. Đặc biệt trong giai đoạnthực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đạo Hòa Hảo đã có nhiều công trình tham gia góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Hàng trăm km2 đường giao thông nông thôn được xây dựng bằng bê tông, bằng nhựa nối liền thôn xóm thay thế cho những con đường đất trơn trợt khi trời mưa; những cây cầu dây văng, cầu bê tông cốt thép được xây dựng thay thế cho những cây cầu "khỉ" (cầu được làm bằng những cây tre hoặc cây dừa, cây cau…), cầu vĩ, cầu ván đã nối hai nhịp bờ vui giúp cho cộngđồng dân cưthuận lợi vận chuyển hàng hóa nhanh và tiện lợi; đồngthời giao lưu văn hóa giữa các khu dân cư ngày được tăng cường… Ngoài ra, đạo Hòa Hảo còntổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập và bảo vệ đất nước; giúp cư dân vùng nông thôn xóa đói, giảm nghèo bền vững. Những kết quả tham gia hoạt động từ thiện này của đạo Hòa Hảo đã có sự tác động mạnh đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn chặt nhau hơn, tính cộngđồng dân cư được thể hiện rõ nét và làm thay đổi diện mạo ở nông thôn. Cụ thể là theo thống kê hoạt động đạo sự năm đạo thứ 80 (từ lễ 18-5 Kỷ Hợi đếnnay), trong đó côngtác xã hội - từ thiện đãđạt hơn 507 tỷ đồng, với nhiều công trình được chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao. Đặc biệt, chung tay góp sức cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh COVID- 19, Giáo hội và tín đồ đã góp tiền mặt và hiện vật ủng hộ trên 8,6 tỷ đồng, riêng Ban Đại diện PGHH tỉnh An Giang vận động được hơn 2,9 tỷ đồng. Nối tiếp thành quả đó, góp phần tham gia chương trình an sinh xã hội do địa phương phát động, 6 tháng đầu năm 2020, các Ban trị sự trong tỉnh phát động
  • 31. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 28 “Nắm gạo tình thương” được hơn 98 tấn, phân phối thường xuyên cho hộ hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, còncất mới 45 căn nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết, xây dựng 6 cây cầu và tặng gần 10.000 phần quà cho đồng bào nghèo. Có thể thấy, dù trong điều kiện nào, với tâm hướng thiện, bà con tín đồ luôn linh hoạt cách đóng góp riêng của mình, tạo nên hiệu ứng ý nghĩa, góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc, cộng đồng dân cư. Thứ ba, tham gia thực hiện các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục) Đường hướng hành đạo của đạo Hòa Hảo có nhiều điểm tương đồng và gắn kết với chủ trương, chính sách của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước đồng hành cùng dân tộc xây dựng đất nước trong tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Đảng, Nhà nước ngày càng mở rộng phạm vi cũng như nội dung đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú trong các hoạt động từ thiện tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo Hòa Hảo tham gia ngày càng tích cực và có hiệu quả trong các hoạt động từ thiện và các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục. Thông qua các hoạt động từ thiện đó cũng chính là môi trường rèn luyện đạo đức, nhân cáchcho mỗi tín đồ;đồngthời tạo sự đoànkết, gắn bó giữa những người có đạo và người không có đạo. Theo đó, tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo không chỉ những tham gia thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần giảm thiểu những gánh nặng cho xã hội đối với những gia đình bất hạnh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn góp phần cho xã hội ngày càng ổn định. Thứ tư , thông qua các hoạt động từ thiện, các chính sách trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Phong trào "Tương thân, tương ái", "Quỹ vì người nghèo", "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" được các đạo Hòa Hảo phối hợp với chính quyền địa phương, các đội trưởng công tác xã hội, thực hiện thường xuyên và thu hút nhiều lực lượng xã hội tham gia hoạt động từ thiện. Nhiều mô hình hoạt động từ thiện được mở rộng và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã góp phần tích cực vào thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Nếu như trước đó chỉ tập trung việc chữa bệnh cho dân làng,
  • 32. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 29 thì hiện nay các mô hình trước đó được duy trì và nâng lên, mở rộng phạm vi ra các xã, huyện thị. Thứ năm, tham gia các hoạt động từ thiện như vậy cho thấy đã khơi dậy tình cảm, sự sẻ chia cộng đồng, bồi đắp và là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo trong giai đoạnhiện nay. Bởi những tác động mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, thái độ vô cảm thờ ơ đang ngày càng thâm nhập vào giới trẻ làm phai nhạt tình cảm cộng đồngvốn được hun đúc từ hàng nghìn năm qua. Chính những mô hình tham gia thực hiện các hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo đã khơi dậy và cỗ vũ tinh thần đoànkết, tương thân tương ái, khơi dậy tình cảm cộngđồng và bồiđắp thêm ngày càng sâu sắc. Quá trình hội nhập quốc tế và những tác động tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho con người bị lôi cuốn chạy theo lối sống thực dụng, đạo đức có biểu hiện xuống cấp. Vì vậy trách nhiệm trong mỗi người dân chúng ta phải tự thân vận động tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, biết nhận dạng và loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tác động tiêu cực nhằm hoàn thiện bản thân vì sự tiến bộ của xã hội. Ông Nguyễn Huy Diễm, Phó Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cho rằng: "... tiếp thu những yếu tố mới tiến bộ, loại bỏ lạc hậu tiêu cực để không ngừng tu dưỡng hoàn thiện bản thân (…) góp phần lành mạnh hóa nhân tâm và sự tiến bộ xã hội”. Khi mà các giá trị đạo đức ngày càng xuống cấp việc khơi dậy tình cảm cộng đồng qua các hoạt động từ thiện sẽ có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực tiễn đời sống đang diễn ra hôm nay. Cuối cùng là, việc tham gia các hoạt động từ thiện của đạo Hòa Hảo còn là sự chia sẻ những gánh nặng của Nhà nước đốivới nhân dân, góp phần ổn định cuộc sống cho mọi người và đảm bảo ổn định xã hội. Khi những cá nhân thoát khỏi đói nghèo, thoát khỏi mù chữ, vượt qua bệnh tật, rủi ro, việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định đáp ứng cuộc sống tối thiểu…thì họ sống lương thiện, xã hội sẽ giảm thiểu tình trạng mất an ninh trật tự. Sự chia sẻ, sự hy sinh, cống hiến,
  • 33. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 30 phụng sự chúng sinh trên tinh thần không vụ lợi, tinh thần từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha sẽ góp phần không nhỏ cho việc thiết lập được xã hội bình an, vui vẻ, hạnh phúc 3.2 Hạn chế Mỗi tổ chức tôn giáo có những ưu điểm riêng trong việc tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế này xuất phát từ bản thân các tổ chức tôn giáo, từ điều kiện đểthực hiện các hoạt động này. Thứ nhất là, nhân sự, những người đứng đầu một số Ban Trị sự cơ sở Phật giáo Hòa Hảo khả năng vận động quyên góp còn hạn chế; xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn tham gia các hoạt động từ thiện xã hội chưa chủ động mà chủ yếu thực hiện theo thời vụ hoặc sự việc cụ thể. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động an sinh xã hội chủ yếu từ côngtác vận động, quyên góp từ các tổ chức, cánhân trong những người đồng đạo, các mạnh thường quân và lực lượng tham gia chủ yếu là thiện nguyện. Vì vậy, năng lực của đơn vị hạn chế nên chỉ hoạt động theo thời vụ vì không đủ kinh phí, không đủ lực lượng tình nguyện viên. Do đó một số mô hình hoạt động an sinh xã hội thiếu tính bền vững và có khả năng sẽ không duy trì được hoạt động thường xuyên. Điều đã từng diễn ra tại một số bếp ăn tình thương tại An Giang: "Tháng 3/2018 các bếp ăn từ thiện ở An Giang chỉ nhận được sự quyên góp khoảng hơn 2 triệu đồng". Thứ hai là, có nhiều mô hình tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo mang tính tự phát, tín đồ hoặc chức việc của tổ chức tôn giáo tự ý đứng ra quyên góp và tổ chức nên quy mô nhỏ hẹp. Trong khi đó nội dung tham gia hoạt động từ thiện xã hội này có thể mở rộng phạm vi không chỉ trong nước mà cònkết hợp với các tổ chức bên ngoài, vượt khả năng kiểm soát của các tổ chức tôn giáo. Điều này dễ dẫn đến sự lợi dụng hoạt động từ thiện xã hội để trục lợi cá nhân và có thể tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng cho mục đíchchính trị, thông qua giúp đỡ về vật chất lôi kéo những tín đồ tôn giáo nhẹ dạ, cả tin chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam.
  • 34. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 31 Thứ ba là, tham gia hoạt động từ thiện xã hội, Phật giáo Hòa Hảo phần lớn chú trọng đến hoạt động trong các chính sách trợ giúp xã hội. Chính vì vậy mà các hoạt động này chỉ dừng lại mức độ nhằm giảm bớt khó khăn đối với người nghèo, giảm thiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần đốivới người bệnh, những cuộc đời bất hạnh mà chưa giải quyết được một cách căn cơ của vấn đề về lao động việc làm và thoát nghèo. Thứ tư là, hoạt động phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm của đạo Hoà Hảo chưa thật sự được tập trung đầu tư, chỉ tổ chức dạy nghề cho thanh niên ở một số lớp, một số địa phương chưa trở thành phổ biến ở các nơi trong toàn đạo. Hầu hết các tôn giáo chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ cho các em học bổng, sách vở, xe đạp, những bữa cơm nghĩa tình, hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa mái trường, bàn học sinh khi xuống cấp… Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, cho đến nay thì đạo Hoà Hảo vẫn chưa thành lập được ngôi trường giáo dục mầm non, tiểu học… cho tôn giáo của mình một cách căn cơ, bài bản như Phật giáo, Công giáo. Thứ năm là,hiện nay, mô hình xe chuyển bệnh miễn phí của Phật giáo Hoà Hảo hoạt động theo cơ chế phối hợp với Hội chữ Thập đỏ xã (phường/thị trấn) cơ bản phục vụ tốt cho nhân dân. Tuy nhiên, côngtác quản lý cònnhiều bất cập chưa thống nhất (có nơi do Hội Chữ Thập đỏ trực tiếp điều hành quản lý, có nơi thì do Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo trực tiếp điều hành quản lý). 3.4 Giải pháp Một là, chủ động, tích cực trong việc tạo nguồn kinh phí, nâng cao chất lượng của các hoạt động tự thiện xã hội: để có nguồn kinh phí lớn, đảm bảo cho hoạt độngtừ thiện có chiều sâu và liên tục, không thể bị độnghoặc trông chờ vào nguồn trợ giúp từ Nhà nước mà cần phải chủ động với vai trò của một chủ thể để tăng cường kêu gọi, vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ về vật chất, tiền của để có thể mở trường học, nhà dưỡng lão, nơi ở cho những người cơ nhỡ không nơi nương tựa… Việc tạo nguồn kinh phí có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp ổn định nhất là huy động lực lượng tình nguyện chủ động tham gia sản xuất các sản phẩm thủ công để bán lấy kinh phí
  • 35. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 32 thực hiện hoạt độngtừ thiện. Những mô hình hiệu quả như làm nhang, đậu tương, chao, dệt thổ cẩm… cần được phát huy và nhân rộng. Đó là những biện pháp tốt và có hiệu quả để duy trì nguồn vốn thường xuyên cho hoạt động thiện nguyện. Hai là, pháttriển lực lượng tình nguyện tham gia hoạtđộngan sinh xã hội: Lực lượng tình nguyện làm công tác an sinh xã hội trong đạo hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa thật sự đủ mạnh và rộng khắp. Lực lượng tình nguyện này chủ yếu được lập ra gồm những người trong nội bộ tôn giáo, chưa có sự phối hợp với tôn giáo bạn, Mặt trận Tổ Quốc Việt nam, Ban Dân vận và các Đoàn thể chính trị - xã hội. Do vậy, thời gian tới cần phải quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn đến các lực lượng cần phối kết hợp nói trên để hình thành lực lượng tình nguyện hoạt động có hiệu quả. Ba là phải có cơ sở, chủ trương, nắm được nhu cầu thực tế về việc giúp đỡ đốivới các cánhân, địa phương cần được hỗ trợ giúp đỡ. Xây dựng kế hoạch bám theo quy trình từ vận động, phân phối, thực hiện các quyết toán, công khai minh bạch. Bốn là, phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền tại nơi làm công tác xã hội để đảm bảo được an ninh trật tự; bảo đảm về đối tượng, tất nhiên bên hỗ trợ phải làm công tác giám sát, kiểm tra ngẫu nhiên hoặc nghi ngờ có sự khuất tất thì có biện pháp kiểm tra phối hợp cấp ủy, chính quyền xử lý. Năm là, phải đảm bảo trao đúng, đủ về tiền và đối với hàng hóa còn phải đảm bảo chất lượng, giá trị món quà hoặc giá trị các công trình, dự án. Phải phối hợp thực hiện công tác quyết toán tài chính, công khai minh bạch từ trong nội bộ đến thông tin đến các đối tác, trong một số trường hợp thông tin trên hệ thống truyền thông, không để các đối tượng xấu có ý đồ trục lợi các nhân.
  • 36. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 33 KẾT LUẬN Các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo đã thể hiện tấm lòng từ bi "thương người như thể thương thân" và minh chứng cho sự cố kết cộng đồng dân tộc mà mỗi tín đồ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với việc góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội khuyến khích cho tôn giáo tham gia các hoạt động thiện nguyện này là rất cần thiết và cấp bách, từ đó tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước bền vững vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh". Mong rằng các hoạt động từ thiện xã hội của đạo Hòa Hảo sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, giúp đỡ được nhiều người dân hơn, khắc phục được những hạn chế còn gặp phải để mỗi ngày lại nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những người khó khăn được hỗ trợ sẽ nhiều hơn.!
  • 37. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Cất nhà tình thương cho người già” Trên trang: https://tuoitrephatgiaohoahao.com/a647/cat-nha- tinh-thuong-cho-nguoi-gia (Truy cập ngày 23/10/2021) 2. “Đồngtháp: Tổ thuốc nam Phật giáo Hòa Hảo – điểm tựa cho bệnh nhân” Trên trang: https://baovemoitruong.org.vn/dong-thap-to- thuoc-nam-phat-giao-hoa-hao-diem-tua-cho-benh-nhan/ (Truy cập ngày 23/10/2021) 3. “Góp tiền mua xe cứu thương “ Báo Người Lao Động Trên trang:https://nld.com.vn/thoi-su/gop-tien-mua-xe-cuu- thuong-2020071220244929.htm (Truy cập ngày 24/10/2021) 4. “Luận án Nguyễn Văn Sỹ” Trên trang: https://hcma.vn/content/tintuc/lists/news/Attachments/30109/Lu% E1%BA%ADn%20%C3%A1n%20Nguy%E1%BB%85n%20V% C4%83n%20S%E1%BB%B9.pdf?fbclid=IwAR2qkTuZH5YzBsq HZGFRAvHYS6dERIL61aVBzFBrbyfi8OKglsM2ALelbUI (Truy cập ngày 23/10/2021) 5. “Lợi dụng danh nghĩa tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để truyền đạo trái phép” Trên trang: https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Loi-dung-danh- nghia-tin-do-Phat-giao-Hoa-Hao-de-truyen-dao-trai-phep-i157713/ (Truy cập ngày 24/10/2021) 6. “Phật giáo Hòa Hảo 20 năm hoạt động và phát triển” Trên trang: http://btgcp.gov.vn/doi-song-tin-nguong-ton- giao/Phat_giao_Hoa_Hao_20_nam_hoat_dong_va_phat_trien- postZm8jM0pr.html (Truy cập ngày 25/10/2021) 7. “Phật giáo Hòa Hảo” Trên trang: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_H %C3%B2a_H%E1%BA%A3o (Truy cập ngày 24/10/2021) 8. Quang Minh (2020), “Tăng cường hiệu quả của hoạt động từ thiện” Trên trang https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/tang-cuong-hieu-qua-cua- hoat-dong-tu-thien-459597/ (Truy cập ngày 24/10/2021) 9. Tuyên giáo An Giang “ Sinh hoạt tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo vì đạo pháp vì dân tộc” Trên trang: http://tuyengiaoangiang.vn/sinh-hoat-tu- tuong/717-phat-giao-hoa-hao-vi-dao-phap-vi-dan-toc.html (Truy cập ngày 23/10/2021) 10.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Mỹ Phú Đông chung tay vì người nghèo”
  • 38. Đề tài: Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam GVHD: TS. Lê Thị Thu Hiền Nhóm 1 Trang 35 Trên trang: http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/tin-do- phat-giao-hoa-hao-xa-my-phu-dong-chung-tay-vi-nguoi-ngheo- 39184.html (Truy cập 23/10/2021) 11.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Vĩnh Xương học tập theo Bác, làm nhiều việc thiện - giúp íchcho xã hội” Trêntrang:https://www.angiang.dcs.vn/Lists/XayDungDang/ DispForm.aspx?PageIndex=139&ID=2479 (Truy cập ngày 24/10/2021) 12.“Tínđồ Phật giáo Hòa Hảo xã Mỹ Phú Đông chung tay vì người nghèo” Trên trang: https://baoangiang.com.vn/tin-do-phat-giao-hoa- hao-xa-my-phu-dong-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-a310132.html (Truy cập ngày 25/10/2021) 13.Trần Trường Sơn (2021), “Để hoạt động từ thiện xã hội bảo đảm được ý nghĩa, mục đíchtốt đẹp” Trên trang: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/de-hoat-dong-tu- thien-xa-hoi-bao-dam-duoc-y-nghia-muc-dich-tot-dep-1491878656 (Truy cập ngày 24/10/2021). 14.“Từthiện là gì, hiểu sao cho đúng và đủ?” Trên trang https://www.tu-thien.com/p/gioi-thieu.htmL (Truy cập ngày 24/10/2021). 15.“Từthiện” trên trang https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_thi%E1%BB%87n (Truy cập ngày 24/10/2021). 16.“Thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới” Trên trang: http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi- in/thanh-tuu-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-cong-tac-ton-giao- trong-su-nghiep-doi-moi/2531.html (Truy cập: 25/10/2021) 17. TS. Lê Thị Thu Hiền, Giáo trình: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.