SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN : TOÁN – THỐNG KÊ
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1990-2019
Giảng viên: Trần Hà Quyên
Lớp 21D1STA508005206
Nhóm: 11
Lớp: VB2 K23.1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
2
THÔNG TIN NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN TỶ LỆ ĐÓNG GÓP
1 Nguyễn Thái Sang – 33201020048 (N.Trưởng)
2 Võ Thị Kim Trang – 33201020023
3 Thân Thị Thảo My - 33201020394
4 Vũ Quang Nguyên – 33201020193 (Biên tập) 98/100
5 Võ Thế Anh Nhi – 33201020119 (Biên tập)
6 Võ Thị Kim Nguyệt - 33201020573
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu................................................................................. 4
1.2 Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
1.4 Kết cấu đề tài............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................................................................................... 6
2.1 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 6
2.2 Cơ sở thực tiễn........................................................................................................ 10
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:................................................................. 10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13
3.1 Mục tiêu dữ liệu...................................................................................................... 13
3.2 Cách tiếp cận........................................................................................................... 13
3.3 Kế hoạch phân tích.................................................................................................. 13
3.4 Minh họa dữ liệu..................................................................................................... 14
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 15
4.1 Chỉ số HDI của Việt Nam qua từ 1990-2019.......................................................... 15
4.2 Đánh chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới ... 18
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN................................................................................. 23
5.1 Đề xuất .................................................................................................................... 23
5.2 Kết luận................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................25
4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, lợi thế phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự
nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn cho thấy,
từ phương tiện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người không ngừng nâng cao
vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Qua đó, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào
việc phát triển con người, đó vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế và mục
đích của sự phát triển là tạo ra môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống đầy
đủ, sức khỏe và tự do sáng tạo.
Năm 1990, Báo cáo phát triển con người UNDP ( chương trình phát triển của Liên hiệp quốc)
đưa ra với một hệ thống cơ sở lí luận và phương pháp tính nhằm đánh giá và so sánh mức độ phát
triển kinh tế xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về chỉ số phát triển con người ( HDI ) ở Việt Nam từ
năm 1990 - 2019, qua đó đánh giá trình độ phát triển con người ở nước ta hiện nay và đưa ra góc
nhìn khách quan của sự phát triển về kinh tế và phát triển con người thông qua chỉ số HDI.
Theo đó, việc đánh giá chỉ số phát triển con người là một việc cần thiết cho sự nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu cũng như trong giải quyết những vấn đề
thực tiễn, việc so sánh chỉ số phát triển con người của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu
vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục,
từng bước cải thiện chỉ số phát triển con người luôn là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là chỉ số phát triển con người ( HDI index ) của Việt Nam. Chỉ số HDI
được công bố lần đầu tại báo cáo của Chương trình Phát triển – Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1990
5
là chỉ số phát triển tổng hợp mới với con số cụ thể thành tựu của các quốc gia, đo lường minh bạch
và các tiêu chí phù hợp. Bởi vì sự phát triển của quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển tiến bộ
của con người và cũng chính là phát triển vì con người, hơn cả chính là tính toàn diện và nhân văn
trong xã hội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi từ khoảng thời gian năm 1990 – 2019 chỉ số HDI của
Việt Nam.
Đề tài sử dụng dữ liệu về chỉ số HDI của hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ
số sức khỏe, chỉ số giáo dục, chỉ số thu nhập của Chương trình Phát triển – Liên Hợp Quốc (UNDP)
cập nhật năm 2020, và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2020).
Chỉ số HDI được tính toán dựa trên phương pháp tính các chỉ số như trình bày trong Báo cáo
phát triển con người năm 2019. Để biết chi tiết, hãy xem tại: Phương pháp nghiên cứu HDI của
UNDP.
1.4 Kết cấuđề tài
Bài tiểu luận được chia thành 5 chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Đề xuất và kết luận.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế
giới, nhưng sự tiến bộ vượt bậc này đi kèm với áp lực tương đối lớn đối với hành tinh. Theo đó,
chỉ số HDI năm 2019 là 0,704, đưa Việt Nam vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117
trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng
gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao snhất trên thế giới.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Kháiniệm chỉ số pháttriển con người HDI
Chỉ số phát triển con người (trong tiếng Anh là Human Development Index, viết tắt là HDI)
là chỉ số so sánh, định lượng bởi chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ số thu nhập của các quốc
gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số
này được phát triển bởi một nhà kinh tế người Pakistan là Mahbub ul Haq và nhà kinh tế học người
Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
2.1.2 Cách tính HDI
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một
quốc gia theo ba tiêu chí sau:
 Chỉ số Sức khỏe (Health Index - HI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi
thọ trung bình.
 Chỉ số Giáo dục (Education Index - EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI)
và số năm đi học kỳ vọng (EYSI).
 Chỉ số Thu nhập (Income Index – II): Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (II).
Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: (cách tính này được UNDP áp
dụng từ năm 2010)
Chỉ số sức khỏe (HI) được đo bằng tuổi thọ trung bình của một quốc gia.
7
HI=
LE-tuổi thọ thấp nhất
tuổi thọ cao nhất-tuổi thọ thấp nhất
Chỉ số học vấn (EI) là trung bình cộng của chỉ số đi học bình quân và chỉ số đi học kỳ vọng.
EI=
𝑀𝑌𝑆𝐼+𝐸𝑌𝑆𝐼
2
MYSI: Chỉ số năm học bình quân, được tính là: MYSI =
𝑀𝑌𝑆
15
EYSI: Chỉ số năm đi học kỳ vọng, được tính là: EYSI =
𝐸𝑆𝑌
15
Chỉ số thu nhập (II)
II=
ln(𝐺𝑁𝐼/𝑛𝑔)−ln⁡
(100)
ln(75.000)−ln⁡
(100)
Trong đó:
LE: Tuổi thọ trung bình
MYS: Số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra trong giáo dục
chính quy)
ESY: Số năm đi học kỳ vọng (Số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi)
GNI/ng: Tổng sản lượng quốc gia bình quân đầu người được tính theo sức mua tương đương
quy ra đô la Mỹ.
Từ 3 chỉ số trên, ta có công thức tính chỉ số HDI như sau:
HDI = √𝐻𝐼 + 𝐸𝐼 + 𝐼𝐼
3
2.1.3 Mục đích của chỉ số HDI
 Để so sánh một cách tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên toàn thế giới.
Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI cho vùng quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ, cơ quan HDRO hàng năm tiến hành xếp hạng trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo các
báo cáo của HDRO trong những năm gần đây, chỉ số HDI mới tính toán cho 177 quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ trong số hơn 200 nước trên thế giới. Việt Nam chúng ta chỉ tiêu GDP bình quân đầu
người tính theo sức mua tương đương xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo nhưng chỉ số HDI ở mức
trung bình (trên 100).
8
 Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giả sử, từ công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số thành phần. Tuổi thọ
(I1); Tri thức (I2) và GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (I3) sẽ cho nhận xét cụ
thể về các mặt sau:
Nếu 2 nước có cùng một chỉ số HDI như nhau, nhưng các chỉ số thành phần (I1, I2 và I3) khác
nhau sẽ có những nhận xét như sau:
+ Nếu I1
1 > I1
2 có thể rút ra kết luận: môi trường sống, tình hình xã hội, chăm sóc sức khoẻ
của nước thứ nhất tốt hơn nước thứ hai;
+ Nếu I1
1> I1
2 và I2
1 = I2
2 kéo theo I3
1 < I3
2 thì chúng ta dễ dàng rút ra nhận xét: Tuy nước thứ
hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nước thứ nhất, nhưng vấn đề môi trường, chăm sóc sức khoẻ
và y tế kém hơn nước thứ nhất;
+ Nếu I1
1 > I1
2 kéo theo I3
1 = I3
2 và I2
1 < I2
1 thì chúng ta có thể rút ra nhận xét: Tuy hai nước
có mức độ phát triển như nhau, nhưng nước thứ nhất chú trọng nhiều đến các vấn đề môi trường,
xã hội, còn nước thứ hai chú trọng đến vấn đề giáo dục.
Với cách làm tương tự, có thể đi sâu phân tích nhiều ngữ cảnh khác nhau và đưa ra những
khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá...
Có thể khẳng định, nếu tính toán được chỉ số HDI sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quý
để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và đó là điều thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.
2.1.4 Ý nghĩa của chỉ số HDI
HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực, một
quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh, một địa phương, ... thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần
tuý sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP;
Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng để làm công cụ quản lý và đề ra
chính sách. Trên cơ sở tính toán HDI và các chỉ số thành phần, các nhà quản lý và những người đề
ra chính sách dễ dàng phát hiện những khía cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp
nhằm nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân và mở rộng phạm vi lựa chọn cho người dân;
9
HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của các hệ thống chỉ
tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các hiệp hội, như của Liên hợp quốc, ESCAP,
ASEAN, vv...;
HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn
cũng như dài hạn của các quốc gia;
HDI được sử dụng trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội;
HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu vực, các nhóm nước,
các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng và các tỉnh, thành phố trong một quốc gia.
Như vậy, việc tính toán HDI ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết để theo dõi quá
trình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Chính phủ đề
ra, để so sánh quốc tế trình độ phát triển ở nước ta với các nước khác, để hội nhập với cộng đồng
quốc tế, nhất là ở giai đoạn hiện nay của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hoá.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến HDI
- Chỉ số sức khỏe
- Chỉ số học vấn
- Chỉ số thu nhập
- Bên cạnh các nhóm yếu tố ảnh hưởng như chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ số thu nhập,
còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng chung đến HDI đó là: các yếu tố lịch sử, truyền thống dân
tộc, phong tục tập quán của địa phương cũng như các yếu tố ảnh hưởng quốc tế.
2.1.6 Thực trạng chỉ số pháttriển con người hiện naycủa Việt Nam
Ngay sau khi chỉ tiêu được cơ quan Thống kê của Liên hiệp quốc nghiên cứu và áp dụng, ở
Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu và công bố các cánh tính chỉ tiêu này trên các tạp chí, đặc
biệt là các tạp chí thống kê. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Khoa học
Thống kê đã xuất bản các tài liệu hướng dẫn phương pháp và quy trình tính chỉ số HDI cấp quốc
gia và cấp tỉnh, thành phố. Đã có nhiều cuộc hội thảo và lớp tập huấn về HDI cùng như soạn thảo
HDR đã chứng tỏ vấn đề tính HDI, tầm quan trọng của nó. Trong các hội thảo, tập huấn đã đề cập
10
đến khái quát, phương pháp và quy trình tính HDI, nguồn số liệu cũng như những thuận lợi và khó
khăn trong điều kiện cụ thể ở nước ta.
Việc tính HDI và các chỉ số liên quan đến HDI của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là cấp tỉnh), về nguyên tắc, vẫn theo phương pháp và quy trình tính HDI và các chỉ số
liên quan đến HDI của quốc gia. Tổng cục Thống kê và một số cơ quan khác cũng đã triển khai
một số chương trình, đề án tính chỉ số HDI cho các tỉnh. Một số tỉnh cũng tự tính chỉ số HDI của
mình để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương.
Thực tế việc tính HDI cấp tỉnh ở nước ta khá thuận lợi, vì hầu hết các thông số thống kê đều
phân tổ theo tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của tính HDI cấp tỉnh là tính GDP trên
địa bàn tỉnh về mặt bằng giá bình quân toàn quốc.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Do HDI có nhiều công dụng quan trọng trong thời đại ngày nay, nên việc tính toán HDI đã
trở thành cấp thiết ở mọi cấp độ quản lý theo cả không gian và thời gian, từ cấp toàn cầu cho tới
địa phương trong một quốc gia. Đó chính là động cơ thúc đẩy chương trình phát triển của liên hợp
quốc nghiên cứu chỉ số HDI để đánh giá sự phát triển trên cơ sở quan niệm mới về phát triển.
Hàng năm UNDP soạn thảo báo cáo phát triển con người (HDR) toàn cầu nhằm tính toán,
phân tích, so sánh và xếp hạng HDI và các chỉ số đồng hành khác cho 177 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong báo cáo nêu rõ phương pháp tính cụ thể cho từng
chỉ số thành phần cũng như các chỉ số tổng hợp, những thay đổi đã được áp dụng trong quá trình
nghiên cứu và xem xét lại cho phù hợp với hoàn cảnh số liệu chung của các quốc gia, đồng thời
có đề cập tới giải thích thống kê và nguồn số liệu mà UNDP sử dụng.
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:
1. HDRO. Chỉ tiêu và Chỉ số HDI. Nguyễn Quán tuyển chọn và giới thiệu. Nhà xuất bản
Thống kê. Hà Nội 01/1995.
Đây là công trình đầu tiên ở nước ta dưới dạng sưu tập và tuyển chọn trong một cuốn sách
liên quan tới vấn đề phát triển con người, gắn với quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước ta,
là nguồn thông tin gợi ra những công trình nghiên cứu sâu hơn về sau đối với HDI.
11
2. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thuý Hằng (Đồng chủ biên). Chỉ số phát triển
kinh tế trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu (Sách chuyên khảo). Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia. Hà Nội – 2005.
Cuốn sách này được hình thành trên cơ sở tư liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài KX.05.05
"Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001
– 2005” (thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005: “Phát triển
Văn hoá, Con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”) với sự cộng
tác của một số nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn. Đây là tập hợp
những báo cáo chuyên đề của các tác giả tham gia đề tài KX.05.05 liên quan tới khía cạnh kinh tế
trong HDI.
3. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Đồng chủ biên). Chỉ số phát triển
giáo dục trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu (Sách chuyên khảo). Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xxxvii Hà Nội – 2005.
Đây là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu, phân tích
các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005” bao gồm các
chuyên đề do một số nhà nghiên cứu thực hiện liên quan tới lĩnh vực giáo dục – khía cạnh không
thể thiếu của HDI.
4. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Báo cáo phát triển con người Việt Nam
năm 2001 "Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người" (sách tham khảo). Nhà xuất bản chính trị
quốc gia. Hà Nội - 2001.
Đây là công trình dưới sự trợ giúp của UNDP có tiếng vang lớn về phát triển con người đã
được giải thưởng của UNDP, là báo cáo đầu tiên của Việt Nam do chính người Việt Nam viết.
5. Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Thống kê. Tổng luận “Các Chỉ số phát triển con người
và thực tế tính Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thái Hà. Trung tâm Thông
tin. Hà Nội 2003.
Mục đích của tổng luận này là cung cấp cho những người quan tâm một số thông tin chủ yếu
về chỉ số phát triển con người.
12
6. Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Thống kê; Vụ Tổng hợp và Thông tin. Báo cáo tổng
hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính HDI theo thực trạng số
liệu của Việt Nam". Hà Nội, 12-2002. (Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Văn Phẩm. Đề tài được
Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
Giấy Chứng nhận số 4503/KQNC chứng nhận Đăng ký kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và
công nghệ, số đăng ký Báo cáo: 2003-98- 168/KQ).
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở nước ta về lĩnh vực phát triển con người và
tính toán HDI có đăng ký bản quyền và được cơ quan chức năng của Nhà nước cấp chứng nhận.
13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu
Dữ liệu sẽ được tính toán từ nhiều nguồn khác nhau như UNO, Worldbank thành chỉ số tổng
hợp HDI (composite indices), dựa trên các website sau đây:
http://hdr.undp.org/en
http://hdr.undp.org/en/data
http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr2020_technical_notes.pdf
Từ đó, ta sẽ có được nguồn dữ liệu cho Việt Nam để phân tích cho đề tài của nhóm qua các
năm cũng như so sánh kết quả của Việt Nam so với các nước khác.
3.2 Cáchtiếp cận
Nghiên cứu cách tính về chỉ số HDI và hiểu rõ chỉ số HDI là gì
Cập nhật dữ liệu mới nhất từ nguồn United Nations cho mục Human Development.
Dữ liệu này được để công khai trên website của UN:
http://hdr.undp.org/en/indicators/137506# . Do đó, mọi người đều có thể sử dụng nguồn dữ liệu
này mà không vi phạm bản quyền.
3.3 Kế hoạch phân tích
Xác định mục tiêu: đánh giá trình độ phát triển con người ở nước ta hiện nay và đưa ra góc
nhìn khách quan của sự phát triển về kinh tế và phát triển con người thông qua chỉ số HDI.
Thu thập dữ liệu: Nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp, dữ liệu đã tồn tại sẵn, được cung cấp bởi Tổ
chức hàng đầu trên thế giới.
Xử lý dữ liệu: Nhóm sẽ xử lý, trình bày số liệu dưới dạng bảng và dạng biểu đồ để trở nên
sinh động hơn và khoa học hơn. Từ đó, nhóm có thể khai phá những insight mới.
14
Phân tích dữ liệu: Nhóm sẽ thể hiện ý nghĩa từng dữ liệu muốn thể hiện là gì, và mô tả điều
gì. Từ đó, nhóm có thể phân tích đúng theo mục tiêu đề ra.
3.4 Minh họa dữ liệu
Kết quả phân tích thống kê dữ liệu chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam được mô tả
thống kê bằng biểu đồ đường từ năm 1990-2019, đồng thời mô tả tương tự trong cùng đồ thị cho
chỉ số HDI của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế giới. Bảng biểu và đồ thị kèm trong
phụ lục và tệp dữ liệu mô tả.
15
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Chỉ số HDI của Việt Nam qua từ 1990-2019
4.1.1 Đánh giá chung giá trị HDI qua các năm
Đồ thị 1: Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019
Dựa trên số liệu thống kê và phân tích chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam được thể hiện
trong đồ thị 1. Trong năm 2019, chỉ số HDI đạt được là 0,704 và đứng vị trí thứ 114 trên thế giới. Chỉ số
HDI của Việt Nam cải thiện đáng kể qua các năm, từ năm 1990 (năm gốc) đạt 0,483, giá trị trung bình của
chỉ số HDI trong thập niên 1990 là 0,529, cho đến các giai đoạn hội nhập phát triển từ 2000-2019 thể hiện
giá trị trung bình của HDI là 0,653.
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019
HDI Index Health Index Education Index Income Index
16
Chỉ số HDI được tính bởi chỉ số sức khỏe (Health Index - HI), chỉ số học vấn (Education Index - EI)
và chỉ số thu nhập quốc gia (Income Index - II), tại năm 2019 thì giá trị của các chỉ số trên lần lượt: 0,852,
0,63, 0,651.
Đồ thị 2 thể hiện chỉ số HDI thay đổi theo năm sử dụng năm gốc 1990 (giá trị là 100%) theo công
thức:
Chỉ số HDI thay đổi theo năm =
HDI tại năm nghiên cứu
HDI tại năm 1990
Năm 2019, chỉ số HDI thay đổi theo năm là 1.46, nghĩa là chỉ số HDI tại năm 2019 so với
năm 1990 bằng 1.46, hay tăng 46%. Tương tự chỉ số HDI thay đổi theo năm tại 2018 là 1.45, so
sánh với năm 2019 và 2018 thì chỉ số HDI tăng thêm 0.69% (1,46/1,45 =1,0069).
0.704
0.852
0.63 0.651
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
Giá trị chỉ số HDI, HI, EI và II của Việt Nam vào năm 2019
HDI Index Health Index Education Index Income Index
17
Đồ thị 2. Chỉ số HDI của Việt Nam theo năm (năm gốc 1990)
Theo kết quả thực tế mô tả dữ liệu về chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm đã được trình bày, ta có
thực hiện ngoại suy bằng phương pháp bình phương tối thiểu để dự báo giá trị chỉ số HDI của Việt Nam
trong tương lai. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giá trị ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam từ 2020-2025
Năm
Giá trị ngoại suy
chỉ số HDI của Việt Nam
Giá trị ngoại suy
chỉ số HDI của Việt Nam
thay đổi theo năm
2020 0.804 1.66
2021 0.812 1.68
2022 0.820 1.69
2023 0.827 1.71
2024 0.835 1.72
2025 0.843 1.74
Đồ thị 3 minh họa phương trình ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam từ năm 2020-2025, phương trình
ngoại suy là: HDI Index= -14.952+0.0078⁡* Year; R2
= 0.9793. Từ đó ta thực hiện ngoại suy giá trị của
chỉ số HDI từ 2020-2025 thể hiện trong bảng 1. Dự báo rằng giá trị chỉ số HDI của Việt Nam được tăng
1
1.05
1.1
1.15
1.2
1.25
1.3
1.35
1.4
1.45
1.5
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Chỉ số HDI thay đổi theo năm của Việt Nam (năm gốc 1990)
Chỉ số HDI theonăm
18
dần đều, năm 2020 là 0.804 tương ứng tăng 66% so với năm gốc 1990 và năm 2025 là 0.843 tương ứng
tăng 74%.
Đồ Thị 3. Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm 1990-2019 và ngoại suy trong 2020-2025
4.2 Đánh chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới
Xếp hạng chỉ số HDI của Việt Nam trong năm 2019 đứng thứ 117 trên thế giới, dựa trên số
liệu của Chương trình Phát triển bền vững – Liên Hợp Quốc, thể hiện hơn 190 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Các nước giáp Việt Nam trong khu vực Đông Nám Á như Lào, Cam-pu-chia, Philippines,
Thái Lan lần lượt có chỉ số HDI trong năm 2019 là : Lào là 0.613 (xếp hạng thứ 137), Cam-pu-
chia là 0.594 (xếp hạng thứ 144), Philippines là 0.718 (xếp hạng thứ 107), cao hơn cả là Thái Lan
là 0.777 (xếp hạng thứ 79).
Đồ thị 4 minh họa chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới từ
năm 1990-2019, vào năm 2019 chỉ số HDI của khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới lần
là 0.747 và 0.737. Rõ ràng rằng chỉ số HDI của Việt Nam vẫn tương đối thấp hơn khi so sánh với
mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới. Tuy rằng từ năm 2000-2019,
Chỉ số HDI của Việt Nam được cải thiện đáng kể và thuộc nhóm trung bình cao của các quốc gia
đang phát triển, nhưng Việt Nam vẫn cần thiết cải thiện bằng các chính sách phát triển kinh tế hợp
y = 0.0078x - 14.952
R² = 0.9793
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030
Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019
19
lý cùng với phát triển con người toàn diện hơn để theo kịp sự phát triển của các nước trong khu
vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương.
Đồ Thị 4. Chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế giới từ 1990-2020
Về chỉ số tuổi thọ/ sức khỏe (Health Index)
Tuổi thọ trung bình của quốc gia càng cao cũng là minh chứng cho sự tiến bộ và kế quả của chính sách
trong phát triển con người, được thể hiện qua chỉ số sức khỏe (Health Index – HI), cũng là thành phần rất
quan trong trong đánh giá chỉ số HDI của quốc gia.
Bảng 2. Chỉ số sức khỏe (HI) và tuổi thọ
Chỉ số sức khỏe / tuổi thọ (HI) Tuổi thọ trung bình (năm)
1990 2000 2019 1990 2000 2019
Việt Nam 0.778 0.816 0.852 Việt Nam 70.6 73.0 75.4
Châu Á
Thái Bình Dương
0.737 0.772 0.853
Châu Á
Thái Bình Dương
67.9 70.2 75.4
Thế giới 0.699 0.731 0.812 Thế giới 65.4 67.5 72.8
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế
giới
Viet Nam East Asia and the Pacific World
20
Bảng 2, đồ thị 5 và 6 thể hiện giá trị của chỉ số HI và tuổi thọ của Việt Nam, châu Á Thái Bình Dương
từ năm 1990-2019. Tuổi thọ của Việt Nam và chỉ số sức khỏe của Việt Nam vào năm 2019 lần lượt là 75.4
tuổi, và 0.852, tương đối cao so với trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và thế giới. Giá trị
HI liên tục cải thiện và dần đạt đến 0.9. Điều đó thể hiện rằng y tế, chính sách an sinh, chăm sóc đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao hơn trong những năm hội nhập 2000-2019.
Đồ Thị 5. Chỉ số Sức khỏe HI của Việt Nam, Châu Á Thái Bình Dương và thế giới
Đồ Thị 6. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam, Châu Á Thái Bình Dương và thế giới
0.5
0.55
0.6
0.65
0.7
0.75
0.8
0.85
0.9
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Chỉ số tuổi thọ (Health Index - Life Expectancy Index)
Viet Nam East Asia and the Pacific World
64
66
68
70
72
74
76
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Tuổi thọ khi sinh của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình
Dương, & Thế giới
Viet Nam East Asia and the Pacific World
21
Về chỉ số giáo dục (Education Index)
Giáo dục là chìa khoá quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như là thước đo quan trọng
để đánh giá năng lực phát triển của quốc gia. Giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới từ
2000-2019 có những chuyển biến và phát triển đáng kể. Nền giáo dục của Việt Nam gồm hai bộ
phận: các trường công lập và các trường tư nhân. Bảng 3 thể hiện giá trị chỉ số giáo dục và số năm
đi học của Việt Nam trong năm 1990, 2000 và 2019. Người Việt Nam có truyền thống hiếu học,
cũng như chính sách phát triển giáo dục toàn diện trong giai đoạn 2000-2019 nên số năm đi học
của Việt Nam tương đối cao, vào năm 2019 số năm đi học trung bình của người Việt Nam là 8.3
năm, chỉ số giáo dục là 0.63 xấp xỉ gần bằng chỉ số giáo dục trung bình của thế giới (0.64).
Bảng 3. Chỉ số giáo dục (EI) và số năm đi học trung bình
Chỉ số giáo dục (EI) Số năm đi học trung bình
1990 2000 2019 1990 2000 2019
Việt Nam 0.35 0.47 0.63 Việt Nam 3.9 5.4 8.3
Châu Á
Thái Bình Dương 0.40 0.49 0.65
Châu Á
Thái Bình Dương 4.6 6.4 8.1
Thế giới 0.45 0.52 0.64 Thế giới 5.8 7.1 8.5
Về chỉ số thu nhập (Income Index)
Đồ thị 1. Chỉ số thu nhập của Việt Nam, Khu vực châu Á Thái Bình Dương, và thế giới.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Chỉ số thu nhập quốc gia (IncomeIndex)
Viet Nam East Asia and the Pacific World
22
Bảng 4 và đồ thị 7 thể hiện giá trị chỉ số thu nhập và GNI bình quân đầu người của Việt Nam,
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và thế giới. Mặc dù kinh tế của Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc trong các năm từ 2000-2019 nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực thì
GNI bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Năm 2019, giá trị GNI bình quân đầu
người của Việt Nam là 7433 (2017 PPP $), trong khi bình quân GNI bình quân đầu người của khu
vực Châu Á Thái Bình Dương là 14.710 (2017 PPP $), và thế giới.
Bảng 4. Chỉ só thu nhập (Income Index) và GNI trên đầu người
Chỉ số thu nhập (II)
GNI bình quân đầu người
(2017 PPP $)
1990 2000 2019 1990 2000 2019
Việt Nam 0.417 0.521 0.651 Việt Nam 1579 3144 7433
Châu Á
Thái Bình Dương 0.472 0.566 0.754
Châu Á
Thái Bình Dương 2205 4051 14710
Thế giới 0.679 0.699 0.773 Thế giới 9647 10952 16734
Tóm tắt:
Chỉ số HDI của Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian qua, trong năm 2019 được xếp
hạng thứ 117 trên tổng số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện
chính sách phát triển con người đồng bộ và bền vững, sẽ là một chặng đường dài để đạt được HDI
chấp nhận được.
23
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
5.1 Đề xuất
Về sức khỏe
- Để nâng cao chất lượng sống, sức khỏe và tuổi thọ của người dân Việt Nam rất cần thiết
thực hiện các chính sách phát triển y tế toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thực hiện
các chính sách y tế hiện có và cơ sở hạ tầng: xây dựng phát triển bệnh viện ở vùng sâu
vùng xa, tuyến dưới; mở rộng nâng cấp các bệnh viện ở trung ương. Đảm bảo người dân
đều được tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.
- Thực hiện các chính sách y tế ở rộng chăm sóc phụ nữ mang thai để thiểu tỉ lệ tử vong ở
mức thấp nhất. Đảm bảo các chiến lược tiêm phòng ngừa cho trẻ em và người dân.
- Thực hiện áp dụng lối sống lành mạnh đến người dân trong xã hội
Về giáo dục
Thực hiện chính sách phổ cập giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa,
người dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn hội nhập phát triển sâu rộng như hiện nay, kiến thức và kỹ
năng của người lao động rất quan trọng đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức mới cho giáo dục
hiện nay, chẳng hạn như giáo dục đại học và kiến thức về khoa học công nghệ - những cơ hội từng
được coi là xa xỉ nay được coi là rất quan trọng để cạnh tranh và thuộc về, đặc biệt là trong nền
kinh tế tri thức, khi Công nghiệp 4.0 tăng tốc.
Đại diện của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNPD) Achim Steiner đã chỉ ra
rằng, “Chúng ta cần cố gắng tạo ra ít khoảng cách trong xã hội đang phát triển bởi công nghệ số
và trí thông minh nhân tạo AI như hiện nay. Lấy tiền lệ lịch sử về các cuộc cách mạng công nghệ
đã diễn từng tạo ra nhiều bất bình đẳng sâu sắc và dai dẳng. Cách chúng ta áp dụng và sử dụng
công nghệ mới nằm trong tay chúng ta và nó có thể được hướng dẫn để trở thành một động lực tốt,
mà giáo dục là nền tảng.
Về kinh tế
24
- Xây dựng chính sách phát triển kinh tế ổn định bền vững, đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật nhằm
gia tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội
phát triển kinh doanh.
- Chính phủ thực hiện tái phân bổ ngân sách cho các khoản chi tiêu xã hội ưu tiên, tạo điều
kiện phát triển dịch vụ công ổn định.
5.2 Kết luận
Từ kết quả ghi nhận được trong các năm qua của Chương trình phát triển – Liên Hợp Quốc
(UNDP), Việt Nam đứng thứ 117 trong hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (năm
2019). Đó là kết quả không thể phủ nhận trong vòng ba mươi năm qua Việt Nam nổ lực phát triển
kinh tế với tốc độ gia tăng ổn định, thể hiện qua chỉ số phát triển con người HDI rất cao là 0.704
(năm 2019). Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề phát triển
nông thôn. Bởi khi xét về chỉ số phát triển con người, UNDP xem xét cả số giường bệnh trên 100
nghìn dân, tỷ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo toàn bộ, rồi các vấn đề điện khí hóa nông thôn, tỷ
lệ thất nghiệp của người dân...
Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam trong tương lai, và có cơ hội nằm trong danh sách các
quốc gia có chỉ số HDI cao và quốc gia phát triển, thì Việt Nam cần thực hiện các chính sách phát
triển đồng bộ từ y tế, giáo dục, kinh tế - xã hội và còn một chặng dường dài đề đến.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gustav Ranis and Frances Stewart (2000). Strategies for Success in Human Development.
Journal of Human Development, Vol. 1, No. 1, 2000.
Simone Ghislandi, Warren C. Sanderson, Sergei Scherbova. Simple Measure of Human
Development: The Human Life Indicator. Population and Development Review published by Wiley
Periodicals, Inc (2019).
Kalpa Sharma. Human development and South East Asian countries: Special emphasis on
India. Journal of Education and Health Promotion | Vol. 2 | August 2013.
Technical notes - Human Development Reports – UNDP (2019). Download here.
World Bank. 2020. World Development Indicators database. Washington, DC.
http://data.worldbank.org. Accessed 21 July 2020.
UNDP Database (2020), http://hdr.undp.org/

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Bảng báo cáo tiểu luận nhóm
Bảng báo cáo tiểu luận nhómBảng báo cáo tiểu luận nhóm
Bảng báo cáo tiểu luận nhómNgọc Hưng
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpKhảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpInfoQ - GMO Research
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)hung bonglau
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Bảng báo cáo tiểu luận nhóm
Bảng báo cáo tiểu luận nhómBảng báo cáo tiểu luận nhóm
Bảng báo cáo tiểu luận nhóm
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpKhảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 

Similar to Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010

Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.doc
Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.docPhân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.doc
Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1thuyhr
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnGROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnPhucNguyenPhiHoang
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docxN04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docxTrangPhm143260
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019hieupham236
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010 (20)

Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.doc
Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.docPhân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.doc
Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1
 
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu ÁLuận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
Luận Văn Các Yếu Tố Quyết Định Sự Phát Triển Tài Chính Của Các Quốc Gia Ở Châu Á
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
 
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAYLuận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
Luận án: Thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, HAY
 
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnGROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docxTiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
Tiểu luận về ngành du lịch Việt Nam, mới nhất 9 điểm.docx
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
 
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docxN04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx
N04_Phạm-Thị-Thùy-Trang_72001437_Báo-cáo-QT2 (2).docx
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM, 2001-2010_10454312092019
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà NộiLuận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 

More from Nguyen Vu Quang

Bài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toánBài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toánNguyen Vu Quang
 
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốnPhân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốnNguyen Vu Quang
 
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docxTIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docxNguyen Vu Quang
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfNguyen Vu Quang
 
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020Nguyen Vu Quang
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Nguyen Vu Quang
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đấtQuy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đấtNguyen Vu Quang
 
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieuNhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieuNguyen Vu Quang
 

More from Nguyen Vu Quang (10)

Bài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toánBài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toán
 
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốnPhân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
 
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docxTIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
 
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đấtQuy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
 
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieuNhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieu
 

Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN : TOÁN – THỐNG KÊ BÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1990-2019 Giảng viên: Trần Hà Quyên Lớp 21D1STA508005206 Nhóm: 11 Lớp: VB2 K23.1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
  • 2. 2 THÔNG TIN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN TỶ LỆ ĐÓNG GÓP 1 Nguyễn Thái Sang – 33201020048 (N.Trưởng) 2 Võ Thị Kim Trang – 33201020023 3 Thân Thị Thảo My - 33201020394 4 Vũ Quang Nguyên – 33201020193 (Biên tập) 98/100 5 Võ Thế Anh Nhi – 33201020119 (Biên tập) 6 Võ Thị Kim Nguyệt - 33201020573
  • 3. 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu................................................................................. 4 1.2 Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4 1.4 Kết cấu đề tài............................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................................................................................... 6 2.1 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 6 2.2 Cơ sở thực tiễn........................................................................................................ 10 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:................................................................. 10 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13 3.1 Mục tiêu dữ liệu...................................................................................................... 13 3.2 Cách tiếp cận........................................................................................................... 13 3.3 Kế hoạch phân tích.................................................................................................. 13 3.4 Minh họa dữ liệu..................................................................................................... 14 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 15 4.1 Chỉ số HDI của Việt Nam qua từ 1990-2019.......................................................... 15 4.2 Đánh chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới ... 18 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN................................................................................. 23 5.1 Đề xuất .................................................................................................................... 23 5.2 Kết luận................................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................25
  • 4. 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, lợi thế phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn cho thấy, từ phương tiện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người không ngừng nâng cao vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Qua đó, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc phát triển con người, đó vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế và mục đích của sự phát triển là tạo ra môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ, sức khỏe và tự do sáng tạo. Năm 1990, Báo cáo phát triển con người UNDP ( chương trình phát triển của Liên hiệp quốc) đưa ra với một hệ thống cơ sở lí luận và phương pháp tính nhằm đánh giá và so sánh mức độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới. 1.2 Mục tiêu của đề tài Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về chỉ số phát triển con người ( HDI ) ở Việt Nam từ năm 1990 - 2019, qua đó đánh giá trình độ phát triển con người ở nước ta hiện nay và đưa ra góc nhìn khách quan của sự phát triển về kinh tế và phát triển con người thông qua chỉ số HDI. Theo đó, việc đánh giá chỉ số phát triển con người là một việc cần thiết cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu cũng như trong giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc so sánh chỉ số phát triển con người của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, từng bước cải thiện chỉ số phát triển con người luôn là một công việc có ý nghĩa quan trọng. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là chỉ số phát triển con người ( HDI index ) của Việt Nam. Chỉ số HDI được công bố lần đầu tại báo cáo của Chương trình Phát triển – Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1990
  • 5. 5 là chỉ số phát triển tổng hợp mới với con số cụ thể thành tựu của các quốc gia, đo lường minh bạch và các tiêu chí phù hợp. Bởi vì sự phát triển của quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển tiến bộ của con người và cũng chính là phát triển vì con người, hơn cả chính là tính toàn diện và nhân văn trong xã hội. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi từ khoảng thời gian năm 1990 – 2019 chỉ số HDI của Việt Nam. Đề tài sử dụng dữ liệu về chỉ số HDI của hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ số sức khỏe, chỉ số giáo dục, chỉ số thu nhập của Chương trình Phát triển – Liên Hợp Quốc (UNDP) cập nhật năm 2020, và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2020). Chỉ số HDI được tính toán dựa trên phương pháp tính các chỉ số như trình bày trong Báo cáo phát triển con người năm 2019. Để biết chi tiết, hãy xem tại: Phương pháp nghiên cứu HDI của UNDP. 1.4 Kết cấuđề tài Bài tiểu luận được chia thành 5 chương Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu Chương 5: Đề xuất và kết luận.
  • 6. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới, nhưng sự tiến bộ vượt bậc này đi kèm với áp lực tương đối lớn đối với hành tinh. Theo đó, chỉ số HDI năm 2019 là 0,704, đưa Việt Nam vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao snhất trên thế giới. 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Kháiniệm chỉ số pháttriển con người HDI Chỉ số phát triển con người (trong tiếng Anh là Human Development Index, viết tắt là HDI) là chỉ số so sánh, định lượng bởi chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ số thu nhập của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một nhà kinh tế người Pakistan là Mahbub ul Haq và nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990. 2.1.2 Cách tính HDI HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:  Chỉ số Sức khỏe (Health Index - HI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.  Chỉ số Giáo dục (Education Index - EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm đi học kỳ vọng (EYSI).  Chỉ số Thu nhập (Income Index – II): Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (II). Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: (cách tính này được UNDP áp dụng từ năm 2010) Chỉ số sức khỏe (HI) được đo bằng tuổi thọ trung bình của một quốc gia.
  • 7. 7 HI= LE-tuổi thọ thấp nhất tuổi thọ cao nhất-tuổi thọ thấp nhất Chỉ số học vấn (EI) là trung bình cộng của chỉ số đi học bình quân và chỉ số đi học kỳ vọng. EI= 𝑀𝑌𝑆𝐼+𝐸𝑌𝑆𝐼 2 MYSI: Chỉ số năm học bình quân, được tính là: MYSI = 𝑀𝑌𝑆 15 EYSI: Chỉ số năm đi học kỳ vọng, được tính là: EYSI = 𝐸𝑆𝑌 15 Chỉ số thu nhập (II) II= ln(𝐺𝑁𝐼/𝑛𝑔)−ln⁡ (100) ln(75.000)−ln⁡ (100) Trong đó: LE: Tuổi thọ trung bình MYS: Số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra trong giáo dục chính quy) ESY: Số năm đi học kỳ vọng (Số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi) GNI/ng: Tổng sản lượng quốc gia bình quân đầu người được tính theo sức mua tương đương quy ra đô la Mỹ. Từ 3 chỉ số trên, ta có công thức tính chỉ số HDI như sau: HDI = √𝐻𝐼 + 𝐸𝐼 + 𝐼𝐼 3 2.1.3 Mục đích của chỉ số HDI  Để so sánh một cách tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI cho vùng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, cơ quan HDRO hàng năm tiến hành xếp hạng trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo các báo cáo của HDRO trong những năm gần đây, chỉ số HDI mới tính toán cho 177 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong số hơn 200 nước trên thế giới. Việt Nam chúng ta chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo nhưng chỉ số HDI ở mức trung bình (trên 100).
  • 8. 8  Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Giả sử, từ công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số thành phần. Tuổi thọ (I1); Tri thức (I2) và GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (I3) sẽ cho nhận xét cụ thể về các mặt sau: Nếu 2 nước có cùng một chỉ số HDI như nhau, nhưng các chỉ số thành phần (I1, I2 và I3) khác nhau sẽ có những nhận xét như sau: + Nếu I1 1 > I1 2 có thể rút ra kết luận: môi trường sống, tình hình xã hội, chăm sóc sức khoẻ của nước thứ nhất tốt hơn nước thứ hai; + Nếu I1 1> I1 2 và I2 1 = I2 2 kéo theo I3 1 < I3 2 thì chúng ta dễ dàng rút ra nhận xét: Tuy nước thứ hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nước thứ nhất, nhưng vấn đề môi trường, chăm sóc sức khoẻ và y tế kém hơn nước thứ nhất; + Nếu I1 1 > I1 2 kéo theo I3 1 = I3 2 và I2 1 < I2 1 thì chúng ta có thể rút ra nhận xét: Tuy hai nước có mức độ phát triển như nhau, nhưng nước thứ nhất chú trọng nhiều đến các vấn đề môi trường, xã hội, còn nước thứ hai chú trọng đến vấn đề giáo dục. Với cách làm tương tự, có thể đi sâu phân tích nhiều ngữ cảnh khác nhau và đưa ra những khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá... Có thể khẳng định, nếu tính toán được chỉ số HDI sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quý để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và đó là điều thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. 2.1.4 Ý nghĩa của chỉ số HDI HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh, một địa phương, ... thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP; Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng để làm công cụ quản lý và đề ra chính sách. Trên cơ sở tính toán HDI và các chỉ số thành phần, các nhà quản lý và những người đề ra chính sách dễ dàng phát hiện những khía cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân và mở rộng phạm vi lựa chọn cho người dân;
  • 9. 9 HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các hiệp hội, như của Liên hợp quốc, ESCAP, ASEAN, vv...; HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia; HDI được sử dụng trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội; HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng và các tỉnh, thành phố trong một quốc gia. Như vậy, việc tính toán HDI ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết để theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra, để so sánh quốc tế trình độ phát triển ở nước ta với các nước khác, để hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là ở giai đoạn hiện nay của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến HDI - Chỉ số sức khỏe - Chỉ số học vấn - Chỉ số thu nhập - Bên cạnh các nhóm yếu tố ảnh hưởng như chỉ số sức khỏe, chỉ số học vấn và chỉ số thu nhập, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng chung đến HDI đó là: các yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán của địa phương cũng như các yếu tố ảnh hưởng quốc tế. 2.1.6 Thực trạng chỉ số pháttriển con người hiện naycủa Việt Nam Ngay sau khi chỉ tiêu được cơ quan Thống kê của Liên hiệp quốc nghiên cứu và áp dụng, ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu và công bố các cánh tính chỉ tiêu này trên các tạp chí, đặc biệt là các tạp chí thống kê. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Khoa học Thống kê đã xuất bản các tài liệu hướng dẫn phương pháp và quy trình tính chỉ số HDI cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố. Đã có nhiều cuộc hội thảo và lớp tập huấn về HDI cùng như soạn thảo HDR đã chứng tỏ vấn đề tính HDI, tầm quan trọng của nó. Trong các hội thảo, tập huấn đã đề cập
  • 10. 10 đến khái quát, phương pháp và quy trình tính HDI, nguồn số liệu cũng như những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Việc tính HDI và các chỉ số liên quan đến HDI của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), về nguyên tắc, vẫn theo phương pháp và quy trình tính HDI và các chỉ số liên quan đến HDI của quốc gia. Tổng cục Thống kê và một số cơ quan khác cũng đã triển khai một số chương trình, đề án tính chỉ số HDI cho các tỉnh. Một số tỉnh cũng tự tính chỉ số HDI của mình để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương. Thực tế việc tính HDI cấp tỉnh ở nước ta khá thuận lợi, vì hầu hết các thông số thống kê đều phân tổ theo tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của tính HDI cấp tỉnh là tính GDP trên địa bàn tỉnh về mặt bằng giá bình quân toàn quốc. 2.2 Cơ sở thực tiễn Do HDI có nhiều công dụng quan trọng trong thời đại ngày nay, nên việc tính toán HDI đã trở thành cấp thiết ở mọi cấp độ quản lý theo cả không gian và thời gian, từ cấp toàn cầu cho tới địa phương trong một quốc gia. Đó chính là động cơ thúc đẩy chương trình phát triển của liên hợp quốc nghiên cứu chỉ số HDI để đánh giá sự phát triển trên cơ sở quan niệm mới về phát triển. Hàng năm UNDP soạn thảo báo cáo phát triển con người (HDR) toàn cầu nhằm tính toán, phân tích, so sánh và xếp hạng HDI và các chỉ số đồng hành khác cho 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong báo cáo nêu rõ phương pháp tính cụ thể cho từng chỉ số thành phần cũng như các chỉ số tổng hợp, những thay đổi đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu và xem xét lại cho phù hợp với hoàn cảnh số liệu chung của các quốc gia, đồng thời có đề cập tới giải thích thống kê và nguồn số liệu mà UNDP sử dụng. 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây: 1. HDRO. Chỉ tiêu và Chỉ số HDI. Nguyễn Quán tuyển chọn và giới thiệu. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội 01/1995. Đây là công trình đầu tiên ở nước ta dưới dạng sưu tập và tuyển chọn trong một cuốn sách liên quan tới vấn đề phát triển con người, gắn với quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước ta, là nguồn thông tin gợi ra những công trình nghiên cứu sâu hơn về sau đối với HDI.
  • 11. 11 2. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thuý Hằng (Đồng chủ biên). Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu (Sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội – 2005. Cuốn sách này được hình thành trên cơ sở tư liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005” (thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005: “Phát triển Văn hoá, Con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”) với sự cộng tác của một số nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn. Đây là tập hợp những báo cáo chuyên đề của các tác giả tham gia đề tài KX.05.05 liên quan tới khía cạnh kinh tế trong HDI. 3. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Đồng chủ biên). Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu (Sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xxxvii Hà Nội – 2005. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005” bao gồm các chuyên đề do một số nhà nghiên cứu thực hiện liên quan tới lĩnh vực giáo dục – khía cạnh không thể thiếu của HDI. 4. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001 "Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người" (sách tham khảo). Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội - 2001. Đây là công trình dưới sự trợ giúp của UNDP có tiếng vang lớn về phát triển con người đã được giải thưởng của UNDP, là báo cáo đầu tiên của Việt Nam do chính người Việt Nam viết. 5. Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Thống kê. Tổng luận “Các Chỉ số phát triển con người và thực tế tính Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thái Hà. Trung tâm Thông tin. Hà Nội 2003. Mục đích của tổng luận này là cung cấp cho những người quan tâm một số thông tin chủ yếu về chỉ số phát triển con người.
  • 12. 12 6. Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Thống kê; Vụ Tổng hợp và Thông tin. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính HDI theo thực trạng số liệu của Việt Nam". Hà Nội, 12-2002. (Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Văn Phẩm. Đề tài được Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy Chứng nhận số 4503/KQNC chứng nhận Đăng ký kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, số đăng ký Báo cáo: 2003-98- 168/KQ). Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở nước ta về lĩnh vực phát triển con người và tính toán HDI có đăng ký bản quyền và được cơ quan chức năng của Nhà nước cấp chứng nhận.
  • 13. 13 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu dữ liệu Dữ liệu sẽ được tính toán từ nhiều nguồn khác nhau như UNO, Worldbank thành chỉ số tổng hợp HDI (composite indices), dựa trên các website sau đây: http://hdr.undp.org/en http://hdr.undp.org/en/data http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr2020_technical_notes.pdf Từ đó, ta sẽ có được nguồn dữ liệu cho Việt Nam để phân tích cho đề tài của nhóm qua các năm cũng như so sánh kết quả của Việt Nam so với các nước khác. 3.2 Cáchtiếp cận Nghiên cứu cách tính về chỉ số HDI và hiểu rõ chỉ số HDI là gì Cập nhật dữ liệu mới nhất từ nguồn United Nations cho mục Human Development. Dữ liệu này được để công khai trên website của UN: http://hdr.undp.org/en/indicators/137506# . Do đó, mọi người đều có thể sử dụng nguồn dữ liệu này mà không vi phạm bản quyền. 3.3 Kế hoạch phân tích Xác định mục tiêu: đánh giá trình độ phát triển con người ở nước ta hiện nay và đưa ra góc nhìn khách quan của sự phát triển về kinh tế và phát triển con người thông qua chỉ số HDI. Thu thập dữ liệu: Nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp, dữ liệu đã tồn tại sẵn, được cung cấp bởi Tổ chức hàng đầu trên thế giới. Xử lý dữ liệu: Nhóm sẽ xử lý, trình bày số liệu dưới dạng bảng và dạng biểu đồ để trở nên sinh động hơn và khoa học hơn. Từ đó, nhóm có thể khai phá những insight mới.
  • 14. 14 Phân tích dữ liệu: Nhóm sẽ thể hiện ý nghĩa từng dữ liệu muốn thể hiện là gì, và mô tả điều gì. Từ đó, nhóm có thể phân tích đúng theo mục tiêu đề ra. 3.4 Minh họa dữ liệu Kết quả phân tích thống kê dữ liệu chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam được mô tả thống kê bằng biểu đồ đường từ năm 1990-2019, đồng thời mô tả tương tự trong cùng đồ thị cho chỉ số HDI của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế giới. Bảng biểu và đồ thị kèm trong phụ lục và tệp dữ liệu mô tả.
  • 15. 15 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Chỉ số HDI của Việt Nam qua từ 1990-2019 4.1.1 Đánh giá chung giá trị HDI qua các năm Đồ thị 1: Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019 Dựa trên số liệu thống kê và phân tích chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam được thể hiện trong đồ thị 1. Trong năm 2019, chỉ số HDI đạt được là 0,704 và đứng vị trí thứ 114 trên thế giới. Chỉ số HDI của Việt Nam cải thiện đáng kể qua các năm, từ năm 1990 (năm gốc) đạt 0,483, giá trị trung bình của chỉ số HDI trong thập niên 1990 là 0,529, cho đến các giai đoạn hội nhập phát triển từ 2000-2019 thể hiện giá trị trung bình của HDI là 0,653. 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019 HDI Index Health Index Education Index Income Index
  • 16. 16 Chỉ số HDI được tính bởi chỉ số sức khỏe (Health Index - HI), chỉ số học vấn (Education Index - EI) và chỉ số thu nhập quốc gia (Income Index - II), tại năm 2019 thì giá trị của các chỉ số trên lần lượt: 0,852, 0,63, 0,651. Đồ thị 2 thể hiện chỉ số HDI thay đổi theo năm sử dụng năm gốc 1990 (giá trị là 100%) theo công thức: Chỉ số HDI thay đổi theo năm = HDI tại năm nghiên cứu HDI tại năm 1990 Năm 2019, chỉ số HDI thay đổi theo năm là 1.46, nghĩa là chỉ số HDI tại năm 2019 so với năm 1990 bằng 1.46, hay tăng 46%. Tương tự chỉ số HDI thay đổi theo năm tại 2018 là 1.45, so sánh với năm 2019 và 2018 thì chỉ số HDI tăng thêm 0.69% (1,46/1,45 =1,0069). 0.704 0.852 0.63 0.651 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Giá trị chỉ số HDI, HI, EI và II của Việt Nam vào năm 2019 HDI Index Health Index Education Index Income Index
  • 17. 17 Đồ thị 2. Chỉ số HDI của Việt Nam theo năm (năm gốc 1990) Theo kết quả thực tế mô tả dữ liệu về chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm đã được trình bày, ta có thực hiện ngoại suy bằng phương pháp bình phương tối thiểu để dự báo giá trị chỉ số HDI của Việt Nam trong tương lai. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giá trị ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam từ 2020-2025 Năm Giá trị ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam Giá trị ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam thay đổi theo năm 2020 0.804 1.66 2021 0.812 1.68 2022 0.820 1.69 2023 0.827 1.71 2024 0.835 1.72 2025 0.843 1.74 Đồ thị 3 minh họa phương trình ngoại suy chỉ số HDI của Việt Nam từ năm 2020-2025, phương trình ngoại suy là: HDI Index= -14.952+0.0078⁡* Year; R2 = 0.9793. Từ đó ta thực hiện ngoại suy giá trị của chỉ số HDI từ 2020-2025 thể hiện trong bảng 1. Dự báo rằng giá trị chỉ số HDI của Việt Nam được tăng 1 1.05 1.1 1.15 1.2 1.25 1.3 1.35 1.4 1.45 1.5 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ số HDI thay đổi theo năm của Việt Nam (năm gốc 1990) Chỉ số HDI theonăm
  • 18. 18 dần đều, năm 2020 là 0.804 tương ứng tăng 66% so với năm gốc 1990 và năm 2025 là 0.843 tương ứng tăng 74%. Đồ Thị 3. Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm 1990-2019 và ngoại suy trong 2020-2025 4.2 Đánh chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới Xếp hạng chỉ số HDI của Việt Nam trong năm 2019 đứng thứ 117 trên thế giới, dựa trên số liệu của Chương trình Phát triển bền vững – Liên Hợp Quốc, thể hiện hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước giáp Việt Nam trong khu vực Đông Nám Á như Lào, Cam-pu-chia, Philippines, Thái Lan lần lượt có chỉ số HDI trong năm 2019 là : Lào là 0.613 (xếp hạng thứ 137), Cam-pu- chia là 0.594 (xếp hạng thứ 144), Philippines là 0.718 (xếp hạng thứ 107), cao hơn cả là Thái Lan là 0.777 (xếp hạng thứ 79). Đồ thị 4 minh họa chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới từ năm 1990-2019, vào năm 2019 chỉ số HDI của khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới lần là 0.747 và 0.737. Rõ ràng rằng chỉ số HDI của Việt Nam vẫn tương đối thấp hơn khi so sánh với mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới. Tuy rằng từ năm 2000-2019, Chỉ số HDI của Việt Nam được cải thiện đáng kể và thuộc nhóm trung bình cao của các quốc gia đang phát triển, nhưng Việt Nam vẫn cần thiết cải thiện bằng các chính sách phát triển kinh tế hợp y = 0.0078x - 14.952 R² = 0.9793 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990-2019
  • 19. 19 lý cùng với phát triển con người toàn diện hơn để theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương. Đồ Thị 4. Chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế giới từ 1990-2020 Về chỉ số tuổi thọ/ sức khỏe (Health Index) Tuổi thọ trung bình của quốc gia càng cao cũng là minh chứng cho sự tiến bộ và kế quả của chính sách trong phát triển con người, được thể hiện qua chỉ số sức khỏe (Health Index – HI), cũng là thành phần rất quan trong trong đánh giá chỉ số HDI của quốc gia. Bảng 2. Chỉ số sức khỏe (HI) và tuổi thọ Chỉ số sức khỏe / tuổi thọ (HI) Tuổi thọ trung bình (năm) 1990 2000 2019 1990 2000 2019 Việt Nam 0.778 0.816 0.852 Việt Nam 70.6 73.0 75.4 Châu Á Thái Bình Dương 0.737 0.772 0.853 Châu Á Thái Bình Dương 67.9 70.2 75.4 Thế giới 0.699 0.731 0.812 Thế giới 65.4 67.5 72.8 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Chỉ số HDI của Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Thế giới Viet Nam East Asia and the Pacific World
  • 20. 20 Bảng 2, đồ thị 5 và 6 thể hiện giá trị của chỉ số HI và tuổi thọ của Việt Nam, châu Á Thái Bình Dương từ năm 1990-2019. Tuổi thọ của Việt Nam và chỉ số sức khỏe của Việt Nam vào năm 2019 lần lượt là 75.4 tuổi, và 0.852, tương đối cao so với trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và thế giới. Giá trị HI liên tục cải thiện và dần đạt đến 0.9. Điều đó thể hiện rằng y tế, chính sách an sinh, chăm sóc đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn trong những năm hội nhập 2000-2019. Đồ Thị 5. Chỉ số Sức khỏe HI của Việt Nam, Châu Á Thái Bình Dương và thế giới Đồ Thị 6. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam, Châu Á Thái Bình Dương và thế giới 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Chỉ số tuổi thọ (Health Index - Life Expectancy Index) Viet Nam East Asia and the Pacific World 64 66 68 70 72 74 76 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Tuổi thọ khi sinh của Việt Nam, khu vực châu Á Thái Bình Dương, & Thế giới Viet Nam East Asia and the Pacific World
  • 21. 21 Về chỉ số giáo dục (Education Index) Giáo dục là chìa khoá quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực phát triển của quốc gia. Giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới từ 2000-2019 có những chuyển biến và phát triển đáng kể. Nền giáo dục của Việt Nam gồm hai bộ phận: các trường công lập và các trường tư nhân. Bảng 3 thể hiện giá trị chỉ số giáo dục và số năm đi học của Việt Nam trong năm 1990, 2000 và 2019. Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, cũng như chính sách phát triển giáo dục toàn diện trong giai đoạn 2000-2019 nên số năm đi học của Việt Nam tương đối cao, vào năm 2019 số năm đi học trung bình của người Việt Nam là 8.3 năm, chỉ số giáo dục là 0.63 xấp xỉ gần bằng chỉ số giáo dục trung bình của thế giới (0.64). Bảng 3. Chỉ số giáo dục (EI) và số năm đi học trung bình Chỉ số giáo dục (EI) Số năm đi học trung bình 1990 2000 2019 1990 2000 2019 Việt Nam 0.35 0.47 0.63 Việt Nam 3.9 5.4 8.3 Châu Á Thái Bình Dương 0.40 0.49 0.65 Châu Á Thái Bình Dương 4.6 6.4 8.1 Thế giới 0.45 0.52 0.64 Thế giới 5.8 7.1 8.5 Về chỉ số thu nhập (Income Index) Đồ thị 1. Chỉ số thu nhập của Việt Nam, Khu vực châu Á Thái Bình Dương, và thế giới. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Chỉ số thu nhập quốc gia (IncomeIndex) Viet Nam East Asia and the Pacific World
  • 22. 22 Bảng 4 và đồ thị 7 thể hiện giá trị chỉ số thu nhập và GNI bình quân đầu người của Việt Nam, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và thế giới. Mặc dù kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong các năm từ 2000-2019 nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực thì GNI bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Năm 2019, giá trị GNI bình quân đầu người của Việt Nam là 7433 (2017 PPP $), trong khi bình quân GNI bình quân đầu người của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 14.710 (2017 PPP $), và thế giới. Bảng 4. Chỉ só thu nhập (Income Index) và GNI trên đầu người Chỉ số thu nhập (II) GNI bình quân đầu người (2017 PPP $) 1990 2000 2019 1990 2000 2019 Việt Nam 0.417 0.521 0.651 Việt Nam 1579 3144 7433 Châu Á Thái Bình Dương 0.472 0.566 0.754 Châu Á Thái Bình Dương 2205 4051 14710 Thế giới 0.679 0.699 0.773 Thế giới 9647 10952 16734 Tóm tắt: Chỉ số HDI của Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian qua, trong năm 2019 được xếp hạng thứ 117 trên tổng số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện chính sách phát triển con người đồng bộ và bền vững, sẽ là một chặng đường dài để đạt được HDI chấp nhận được.
  • 23. 23 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 5.1 Đề xuất Về sức khỏe - Để nâng cao chất lượng sống, sức khỏe và tuổi thọ của người dân Việt Nam rất cần thiết thực hiện các chính sách phát triển y tế toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thực hiện các chính sách y tế hiện có và cơ sở hạ tầng: xây dựng phát triển bệnh viện ở vùng sâu vùng xa, tuyến dưới; mở rộng nâng cấp các bệnh viện ở trung ương. Đảm bảo người dân đều được tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. - Thực hiện các chính sách y tế ở rộng chăm sóc phụ nữ mang thai để thiểu tỉ lệ tử vong ở mức thấp nhất. Đảm bảo các chiến lược tiêm phòng ngừa cho trẻ em và người dân. - Thực hiện áp dụng lối sống lành mạnh đến người dân trong xã hội Về giáo dục Thực hiện chính sách phổ cập giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn hội nhập phát triển sâu rộng như hiện nay, kiến thức và kỹ năng của người lao động rất quan trọng đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức mới cho giáo dục hiện nay, chẳng hạn như giáo dục đại học và kiến thức về khoa học công nghệ - những cơ hội từng được coi là xa xỉ nay được coi là rất quan trọng để cạnh tranh và thuộc về, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức, khi Công nghiệp 4.0 tăng tốc. Đại diện của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNPD) Achim Steiner đã chỉ ra rằng, “Chúng ta cần cố gắng tạo ra ít khoảng cách trong xã hội đang phát triển bởi công nghệ số và trí thông minh nhân tạo AI như hiện nay. Lấy tiền lệ lịch sử về các cuộc cách mạng công nghệ đã diễn từng tạo ra nhiều bất bình đẳng sâu sắc và dai dẳng. Cách chúng ta áp dụng và sử dụng công nghệ mới nằm trong tay chúng ta và nó có thể được hướng dẫn để trở thành một động lực tốt, mà giáo dục là nền tảng. Về kinh tế
  • 24. 24 - Xây dựng chính sách phát triển kinh tế ổn định bền vững, đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật nhằm gia tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp. - Thực hiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh. - Chính phủ thực hiện tái phân bổ ngân sách cho các khoản chi tiêu xã hội ưu tiên, tạo điều kiện phát triển dịch vụ công ổn định. 5.2 Kết luận Từ kết quả ghi nhận được trong các năm qua của Chương trình phát triển – Liên Hợp Quốc (UNDP), Việt Nam đứng thứ 117 trong hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (năm 2019). Đó là kết quả không thể phủ nhận trong vòng ba mươi năm qua Việt Nam nổ lực phát triển kinh tế với tốc độ gia tăng ổn định, thể hiện qua chỉ số phát triển con người HDI rất cao là 0.704 (năm 2019). Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề phát triển nông thôn. Bởi khi xét về chỉ số phát triển con người, UNDP xem xét cả số giường bệnh trên 100 nghìn dân, tỷ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo toàn bộ, rồi các vấn đề điện khí hóa nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp của người dân... Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam trong tương lai, và có cơ hội nằm trong danh sách các quốc gia có chỉ số HDI cao và quốc gia phát triển, thì Việt Nam cần thực hiện các chính sách phát triển đồng bộ từ y tế, giáo dục, kinh tế - xã hội và còn một chặng dường dài đề đến.
  • 25. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Gustav Ranis and Frances Stewart (2000). Strategies for Success in Human Development. Journal of Human Development, Vol. 1, No. 1, 2000. Simone Ghislandi, Warren C. Sanderson, Sergei Scherbova. Simple Measure of Human Development: The Human Life Indicator. Population and Development Review published by Wiley Periodicals, Inc (2019). Kalpa Sharma. Human development and South East Asian countries: Special emphasis on India. Journal of Education and Health Promotion | Vol. 2 | August 2013. Technical notes - Human Development Reports – UNDP (2019). Download here. World Bank. 2020. World Development Indicators database. Washington, DC. http://data.worldbank.org. Accessed 21 July 2020. UNDP Database (2020), http://hdr.undp.org/