SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang đẩy mạnh thực
hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động ly khai, hòng chống phá cách mạng
Việt Nam. Nên cuộc đấu tranh giữ đất, giữ dân ở các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của toàn Đảng và của cả hệ
thống chính trị. Trong đó tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào
DTTS có vai trò hết sức quan trọng, thông qua hoạt động này nâng cao và
củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng; củng cố
hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS góp phần vào thành công của sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
Được biết trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chủ
trương, giải pháp quan tâm, chú trọng đến công tác dân vận, đặc biệt là công
tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, các tầng lớp Nhân dân ngày
càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước, tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng quê hương.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và yêu cầu nâng cao chất lượng
công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian
tới, tôi chọn đề tài làm bài thu hoạch nghiên cứu thực tế: "Công tác dân vận
ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" với mong muốn
tìm hiểu những kết quả đạt được, các chủ trương, giải pháp, cách làm hay của
tỉnh Thừa Thiên Huế; để từ đó có thể làm tư liệu để kiến nghị, tham mưu cho
cấp có thẩm quyền nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận ở
vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực tế: Từ ngày 01/3/2023 đến ngày 03/3/2023.
2
- Phạm vị không gian: tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Vấn đề nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận; phân tích thực trạng và đánh giá công
tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, những kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao
chất lượng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Thừa Thiên Huế
trong thời gian tới.
3
NỘI DUNG
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở
VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua dân vận và
công tác dân vận luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo lên sức mạnh nội sinh thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Trước yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong tình hình mới công tác dân
vận tiếp tục được Đảng, Nhà nước coi trọng.
Kể từ khi được thành lập ngày 15/10/1930 đến nay, công tác dân vận
luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa
chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhờ làm tốt
công tác dân vận, xây dựng được "thế trận lòng dân" nên trong suốt 91 năm
qua, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thu được
nhiều thắng lợi, làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, khai sinh ra nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; Lãnh đạo Nhân dân tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thu giang sơn về một mối. Trong
thời kỳ đổi mới, công tác dân vận tiếp tục được coi trọng và có nhiều đổi mới.
Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã trở thành hoạt động thường
xuyên của hệ thống chính trị; một phong trào vì nhân dân, hướng tới nhân
dân.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục có nhiều bổ sung mới về lãnh đạo công
tác dân vận. Nghị quyết Đại hội đã đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của
nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước; phát huy cao độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật;
thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng”; xác định cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt
4
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm
chủ. Đặc biệt Quy chế đã quy định rõ trách nhiệm của Tỉnh ủy, thành ủy,
đảng ủy trực thuộc Trung ương (Điều 8): Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể
hóa, triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân
vận; kịp thời ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Lãnh đạo, chỉ đạo các
cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương phối hợp thực hiện có
hiệu quả công tác dân vận.
Trong công tác dân vận nói chung thì công tác dân vận của Đảng ở
vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên, là trách nhiệm của cấp ủy và cả hệ thống chính trị; trong đó, chú trọng
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời
sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS.
5
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO
DTTS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có diện
tích là 5.053,99 km², dân số hơn 1,2 triệu người. Thừa Thiên Huế giáp tỉnh
Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố
Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành
phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền,
Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).
Tỉnh có 02 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và 03 huyện, thị xã
(huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà) có đồng bào DTTS.
Dân số toàn vùng đồng bào dân tộc có 121.248 người/24.657 hộ, trong đó
DTTS 54.062 người, chiếm 4,9% so với dân số toàn tỉnh, bao gồm dân tộc Pa
Cô 20.290 người (chiếm 37,53%), Tà Ôi 12.771 (chiếm 23,62%), Cơ Tu
16.719 (chiếm 30,93%), Vân Kiều 1.389 người (chiếm 2,57%), Pa Hy 1.081
người (chiếm 2%) và một số dân tộc khác (Hoa, Mường, Thái, Thổ,...) 1.812
người (chiếm 3,35%); có cửa khẩu S3 tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới đi qua
tỉnh Salavan và cửa khẩu S10 (Ta Vàng - A Đớt, huyện A Lưới) qua tỉnh Sê
Kông của nước bạn Lào. Đồng bào DTTS có nguồn gốc cư trú lâu đời, có tinh
thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên nhiều nét văn hóa đặc sắc
trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, đồng bào các DTTS đã đóng góp rất lớn sức người, sức của vào
các cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc. Đặc biệt, có trên 700 liệt sỹ đồng
bào DTTS đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Quân và dân
vùng đồng bào DTTS đã tổ chức gần 4 ngàn trận đánh lớn nhỏ; tiêu diệt và
bắt sống hàng ngàn tên địch; bắn rơi hàng trăm máy bay các loại. Nhiều tấm
gương tiêu biểu xuất sắc trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
6
được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND: như
Anh hùng Cu Tríp bắn rơi nhiều máy bay, Anh hùng Bùi Hồ Dục và Hồ A
Nun dùng đôi vai của mình vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, lương
thực vào chiến trường, nữ Anh hùng Kăn Đơm tham gia nhiều trận đánh và
tiêu diệt được nhiều tên địch, Anh hùng Liệt sỹ A Vầu địch tra tấn dã man
vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Đặc biệt, Anh hùng Hồ Vai chỉ huy
tổ chức nhiều trận đánh, tiêu diệt hàng chục tên địch, được vinh dự đại diện
cho chiến sỹ quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế dự Đại hội Anh hùng chống
Mỹ tại miền Bắc năm 1965, được gặp Hồ Chủ tịch 4 lần để báo công và nghe
những lời căn dặn của Bác; nữ Anh hùng Kăn Lịch dũng cảm, mưu trí “lấy
súng giặc đánh lại giặc” vinh dự được gặp Bác Hồ và được Bác tặng đài bán
dẫn, đồng hồ đeo tay; và rất nhiều tấm gương khác chiến đấu anh dũng, tô
thắm truyền thống đấu tranh cách mạng, lập nên nhiều chiến công oanh liệt
của quân và dân vùng đồng bào DTTS Thừa Thiên Huế.
2. Thực trạng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Kết quả thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS
trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các
sở, ban, ngành, đoàn thể, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
tiếp tục nêu cao tinh thần, ý chí cách mạng, phát huy tốt truyền thống yêu
nước, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua để phấn đấu
xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, không ngừng vươn lên trong cuộc
sống, nhờ đó diện mạo của vùng đồng bào DTTS có những thay đổi to lớn,
bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân từng bước được cải thiện rõ rệt.
7
2.1.1. Kết quả đạt được
2.1.1.1. Về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức
đảng về công tác dân tộc
- Cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, nhất là các địa
phương có đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và xác
định công tác dân vận đối với đồng bào DTTS là nhiệm vụ rất quan trọng,
thường xuyên, kiên trì thực hiện. Tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng
của đồng bào DTTS được cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời nắm bắt, giải
quyết; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào DTTS nghiêm túc
thực hiện việc đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân theo quy định.
- Công tác định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phòng, chống các
luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch được chỉ đạo kịp thời
và không để xảy ra “điểm nóng” ở vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, Ban Dân
vận Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường quản lý,
đấu tranh, phòng ngừa các hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo, đạo lạ”; Hướng
dẫn các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội ở địa phương tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác vận động đối với đồng bào theo tôn giáo; tổ chức
Hội nghị chuyên đề về “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS”.
- Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương có đồng bào DTTS
thường xuyên tổ chức tuyền truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường giúp đỡ
của cán bộ khuyến nông - khuyến lâm về tận thôn, bản, đồng bào DTTS đã và
đang dần bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nỗ lực, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật,
từ đó thay đổi phương thức canh tác truyền thống, cần cù trong lao động sản
xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; văn hóa các dân tộc từng
bước được giữ vững và phát huy, các phong tục, tập quán lạc hậu dần được
loại bỏ.
8
2.1.1.2. Về phát triển kinh tế
- Hiện nay, 100% xã, thị trấn được đầu tư xây dựng hệ thống trường
học, trạm y tế kiên cố đảm bảo cho -việc học tập và khám, chữa bệnh cho
nhân dân; 100% xã, thôn có điện lưới quốc gia, trong đó có 98% hộ sử dụng
điện, một số tuyến đường, trung tâm xã, thị trấn có điện chiếu sáng.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững gắn với Nông
thôn mới được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các huyện có đông
đồng bào DTTS sinh sống và được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận
và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo. Đặc biệt,
ngày 25/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động phong
trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” tại huyện A Lưới. Việc phát
động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” nhằm phát huy vai
trò, trách nhiệm của các dòng họ, dòng tộc, làng, bản; nhất là vai trò của
trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong
đồng bào DTTS gương mẫu, nòng cốt đi đầu trong thực hiện tốt các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện
hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Đến nay, vùng DTTS có 11 xã được
công nhận đạt chuẩn NTM đó là: Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Phú,
Hương Xuân, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Nhật (Nam Đông), Sơn
Thủy, Phú Vinh, Hương Phong, A Ngo (A Lưới).
- Bên cạnh đó, các huyện Nam Đông và A Lưới đã chú trọng công tác
xây dựng và phát triển vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất;
nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sản phẩm đặc sản, giá trị cao;
đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm phát triển du
lịch, nhất là du lịch sinh thái, gắn kết phát triển du lịch với việc giữ gìn, phát
huy giá trị văn hoá truyền thống đồng bào DTTS. Chỉ đạo các cấp chính
quyền tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất
ở, nhà ở, nước sinh hoạt.
9
2.1.1.3. Về phát triển Văn hóa - xã hội
Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của
đồng bào DTTS được duy trì và đẩy mạnh; đồng bào DTTS luôn tâm huyết
với việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc mình. Đã có những người con đồng bào DTTS được công nhận Nghệ
nhân dân gian như: Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, Nguyễn Hoài Nam, Hồ Thị Tư,
nghệ nhân nhân dân Quỳnh Hoàng (huyện A Lưới). Nét mới trong việc bảo
tồn văn hoá truyền thống là đồng bào DTTS đã biết phát triển các làng nghề
truyền thống, phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá bản sắc văn hóa địa
phương. Các tập quán lạc hậu giảm nhiều, phát huy hiệu quả các thiết chế văn
hóa hiện có tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật cho
nhân dân, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến để làm phong phú
thêm văn hóa các DTTS (Các lễ hội truyền thống tiêu biểu được khôi phục và
duy trì theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như Ariêu Aza, Ariêu Car
và các lễ hội khác. Bên cạnh đó, các làn điệu dân ca Ra rooi, Cha chấp, Ru
con ...; dân vũ như: Pa dưn Giàng Đăq (Pa Cô), Da dã (Ka Tu), Ân zựt (Tà
Ôi); các loại nhạc cụ dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, được biểu diễn thường
xuyên, để vừa giữ gìn và phát triển phù hợp với thời đại mới. Văn học dân
gian và ngôn ngữ các DTTS được quan tâm nghiên cứu, đã xuất bản một số
sách, tài liệu như: “Truyện cổ Tà Ôi” năm 2005, “Truyện cổ Tà Ôi - Ka Tu”
năm 2006, “Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế” năm 2007, “Truyện cổ Pa Cô”
năm 2012, tài liệu “Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà Ôi”... )
Việc phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch sinh thái
gắn với quảng bá bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được chính quyền các
cấp quan tâm. Nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng
du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng thôn A
Hưa, xã Nhâm; thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối
nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã
Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh của huyện A Lưới; du lịch cộng đồng
10
thôn Dỗi xã Thượng Lộ huyện Nam Đông, hàng năm đón khoảng 12.000
khách, doanh thu ước khoảng 600 triệu/năm.
2.1.1.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở
vùng dân tộc và miền núi
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp rất quan tâm chỉ đạo công tác
xây dựng Đảng, hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ làm công tác dân
vận ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cấp ủy, chính quyền,
mặt trận, đoàn thể địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống luôn xác
định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng
trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác hằng năm. Ban Dân vận
Huyện ủy A Lưới và Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đông được bố trí biên chế
bảo đảm theo quy định; đồng chí Trưởng Ban là Ủy viên Ban Thường vụ
Huyện ủy, các Phó trưởng ban và chuyên viên cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn,
năng lực công tác. Các xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS đều phân công đồng
chí Phó Bí thư Thường trực phụ trách công tác dân vận; đồng chí Chủ tịch
UBND xã phụ trách công tác dân vận chính quyền. Tổ chức bộ máy của Ban
Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc huyện A Lưới, huyện Nam Đông thường
xuyên được kiện toàn, củng cố; Trưởng Ban và các Trưởng phòng đều là
người DTTS.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy về chủ
trương đưa cán bộ tăng cường cho các xã biên giới đặc biệt khó khăn giữ
chức danh phó bí thư Đảng ủy xã phụ trách quốc phòng - an ninh và tham
mưu phát triển kinh tế, xã hội địa phương: Kết quả hiện nay đã giới thiệu
được 13 đồng chí về tăng cường cho 13 xã biên giới (12 xã huyện A Lưới và
xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc), 13 đồng chí giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy
xã, 05 đồng chí đại biểu hội đồng nhân dân xã.
11
2.1.1.5. Kết quả việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân
- An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS, miền núi và
khu vực biên giới luôn được bảo đảm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên
chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện có đồng bào DTTS, quan tâm chăm lo
xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về số lượng và chất lượng, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân và khu
vực phòng thủ, làm tốt công tác tuyển quân, giao nhận quân; tổ chức huấn
luyện, diễn tập phòng thủ; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ
chốt; chất lượng chính trị, độ tin cậy của lực lượng dự bị động viên, dân quân
tự vệ ngày càng nâng lên; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các mô hình “Dân vận
khéo”, khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội; mô hình an ninh biên
giới...; tăng cường công tác phát triển Đảng trong lực lượng dân quân, tự vệ,
xây dựng đảng bộ, cơ quan quân sự, công an huyện vững mạnh toàn diện; gắn
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với xây dựng thế trận an ninh
nhân dân; chủ động đấu tranh, tấn công các loại tội phạm; không để phần tử
xấu lợi dụng, kích động xảy ra điểm nóng trên địa bàn; tăng cường tuần tra,
kiểm soát an toàn giao thông đường bộ; chăm lo xây dựng lực lượng công an
huyện, xã trong sạch vững mạnh.
- Bên cạnh đo, cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào DTTS tăng cường
vận động tranh thủ, phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy
tín trong đồng bào DTTS nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trước sự tác
động xâm nhập tuyên truyền, phát triển các hoạt động tôn giáo trái phép vào
vùng núi và DTTS.
2.1.1.6. Công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống đoàn
kết, quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A
Lưới với các địa phương của nước bạn Lào
Công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh được tiếp tục đẩy mạnh,
có nhiều hoạt động thiết thực, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
12
chính trị - xã hội tổ chức thăm hỏi nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước bạn
Lào. Đã tổ chức ký kết nghĩa giữa các địa phương, đơn vị, gồm: thôn A Tin,
xã Lâm Đớt (Việt Nam) - bản Ka Lô (Lào); thôn A Bả, xã Quảng Nhâm (Việt
Nam) - bản Sê Sáp (Lào); Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Lào) - Đồn Biên
phòng cửa khẩu A Đớt (Việt Nam); Đại đội bảo vệ biên giới 511(Lào) - Đồn
Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân (Việt Nam).Về việc triển khai thực hiện
“Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam và Chính phủ nước
CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú
trong khu vực biên giới hai nước”, tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan phối
hợp chặt chẽ với hai tỉnh Salavan, Sê Kông triển khai thực hiện Đề án “Thỏa
thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước
CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không gia thú
trong khu vực biên giới hai nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đến nay
đã hoàn thành việc triển khai Đề án; việc thực hiện Thỏa thuận đã kiểm soát
được cơ bản tình trạng di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên
giới hai nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được
Trong năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp
tục quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện
các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng
đồng bào DTTS; cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường theo dõi,
nắm tình hình, đồng thời, phản ánh, đề xuất cấp trên giải quyết những vấn đề,
vụ việc nổi lên và vận động đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, xây dựng nông thôn mới. Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát
triển sản xuất, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp
thời, đúng đối tượng. Diện mạo nông thôn và các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội,
y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được cải thiện, đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên; tình hình an ninh trật tự cơ
bản ổn định; lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính
13
quyền địa phương tiếp tục được củng cố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được
giữ vững.
2.2. Những tồn tài, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công
tác dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức về vai trò, vị
trí công tác dân tộc, tầm quan trọng của chính sách dân tộc tuy có được nâng
lên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu; công tác quản lý nhà nước về dân
tộc có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức; thiếu sự chỉ đạo sâu sát, cụ
thể của cấp ủy đảng và người đứng đầu một số ngành, địa phương. Sự chỉ đạo
phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa tốt, chưa phát huy hết các tiềm
năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực bố trí cho các chính
sách còn hạn chế, chưa tương xứng, hợp lý và sử dụng chưa hiệu quả; đời
sống và thu nhập bình quân của đồng bào DTTS còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận
nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo có chiều hướng gia tăng (Tính đến
31/12/2022, hai huyện miền núi có đông đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèo
cao, cụ thể: huyện A Lưới: 5.399 hộ, chiếm tỷ lệ 38,2% toàn huyện, huyện
Nam Đông: 380 hộ, chiếm tỷ lệ 5,3% toàn huyện). Một số địa phương đồng
bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
2.2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thật sự tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS nên chưa
quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến thường xuyên chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện
các chính sách dân tộc còn thiếu đồng bộ, thường xuyên. Cán bộ làm công tác
dân tộc còn thiếu, năng lực tham mưu, triển khai thực hiện có mặt còn hạn
chế.
14
- Do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19, tình hình thời tiết diễn biến phức
tạp, ảnh hưởng đến sản xuất của đồng bào; giá cả các loại vật tư hàng hoá
tăng cao, giá nông sản thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
- Một bộ phận đồng bào còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước,
ý thức tự lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo chưa cao; ít quan tâm đến chính
sách, pháp luật, ít tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở
cơ sở.
- Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tuy đã được đầu tư, nhưng chưa
đồng bộ, nhất là các công trình giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi vừa và
nhỏ phục vụ sản xuất nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của đồng
bào.
15
PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
DÂN VẬN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DTTS
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã xác
định: “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và
có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào DTTS, chú
trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn
đấu tự vươn lên thoái nghèo bền vững”. Do đó, cần tập trung một số giải pháp
thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào DTTS gắn với giảm nghèo bền
vững, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, như sau:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp về công tác dân tộc và công tác dân vận
ở vùng đồng bào DTTS, nhất là tại huyện A Lưới và Nam Đông; tiếp tục
tham mưu thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban
Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng
bào DTTS”; Kết luận 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành
Trung ương (khoá IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới.
2. Các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh tập trung quán triệt, tuyên
truyền và triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp về công tác giảm
nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 03/11/2021 của
Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; xác định
đây là chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với quan điểm: “xác định rõ nguyên
nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ
nghèo” và nguyên tắc phân bổ giảm nghèo: “tỉnh phân bổ cho huyện, huyện
phân bổ cho xã”; lấy mức độ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm là
một trong các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Trong đó, quyết tâm đưa
16
huyện A Lưới ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo toàn quốc và xây dựng
huyện Nam Đông trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2023.
3. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ
đạo rà soát, ban hành các chính sách hỗ trợ chương trình giảm nghèo bền
vững theo thẩm quyền và phù hợp với điều kiện của tỉnh; bảo đảm nguồn lực
thực hiện công tác giảm nghèo; khẩn trương triển khai các Đề án, kế hoạch
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đồng thời lồng ghép,
tích hợp hiệu quả các nguồn lực của các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới cho công tác
giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh
nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình giảm nghèo bền vững;
đảm bảo sự tham gia của người dân trong công tác giám sát và đánh giá việc
triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Tập trung xây dựng một số
chương trình thực hiện giảm nhanh các thôn, xã nghèo trên địa bàn tỉnh, nhất
là vùng đồng bào dân tộc và miền núi thuộc địa bàn huyện A Lưới.
4. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác
dân tộc; thường xuyên đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân để kịp thời
nắm bắt và giải quyết các tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của
nhân dân.
5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh các cuộc vận
động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới tại các vùng
đồng bào DTTS; nắm chắc tình hình đồng bào DTTS, kịp thời phản ánh, báo
cáo và đề xuất các giải pháp xử lý khi có hiện tượng xảy ra “điểm nóng”, vụ
việc phức tạp nảy sinh liên quan đến đồng bào DTTS, kiên quyết bài trừ “tà
đạo, đạo là”; tăng cường phát triển đảng viên là người DTTS, nhất là vùng
trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.
6. Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào
DTTS; hướng dẫn xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của thôn, bản để
17
xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh, phù hợp với từng địa phương,
cơ sở. Chú trọng tính thiết thực, hiệu quả trong việc triển khai các cuộc vận
động, phong trào thi đua vùng đồng bào DTTS. Xây dựng và thực hiện có
hiệu quả cơ chế phối hợp với chính quyền, lực lượng vũ trang, các đoàn thể
nhân dân trong công tác dân vận vùng đồng bào DTTS.
7. Tiếp tục phát huy công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống
đoàn kết, quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A
Lưới với các địa phương của nước bạn Lào. Thường xuyên quan tâm xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận
lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
8. Phối hợp làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận vùng
đồng bào DTTS; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội
ngũ cán bộ người DTTS có năng lực, phẩm chất vào các vị trí chủ chốt, các
lĩnh vực liên quan đến công tác dân vận.
9. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản của
Đảng về công tác dân tộc, công tác dân vận vùng đồng bào DTTS. Tham mưu
sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng về công tác dân tộc; thẩm định các
đề án, các văn bản của các đơn vị có liên quan đến công tác dân tộc, công tác
dân vận vùng đồng bào DTTS.
18
KẾT LUẬN
Công tác dân vận nói chung và công tác dân vận ở vùng DTTS nói
riêng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng
của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực hiện lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công”. Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước nói chung, của tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng trong tình hình mới, đòi hỏi các cấp, các ngành, đội ngũ
cán bộ, đảng viên cần quán triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương, quy định
của Đảng về dân vận và công tác dân vận, nhất là công tác dân vận ở vùng
DTTS; cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với
điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị; đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác dân vận nhằm góp phần khơi dậy tinh thần và ý chí,
quyết tâm, khát vọng vươn lên phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.
19
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 1
4. Vấn đề nghiên cứu................................................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở
VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS............................................................................. 3
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO
DTTS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................... 5
1. Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Thừa Thiên Huế........................... 5
2. Thực trạng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 6
2.1. Kết quả thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên
địa bàn tỉnh và nguyên nhân.......................................................................... 6
2.1.1. Kết quả đạt được........................................................................... 7
2.1.1.1. Về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức
đảng về công tác dân tộc................................................................... 7
2.1.1.2. Về phát triển kinh tế................................................................. 8
2.1.1.3. Về phát triển Văn hóa - xã hội................................................. 9
2.1.1.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở
vùng dân tộc và miền núi ................................................................10
2.1.1.5. Kết quả việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân......................................................................11
2.1.1.6. Công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống đoàn kết,
quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A
Lưới với các địa phương của nước bạn Lào ...................................11
2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được..................................................12
2.2. Những tồn tài, hạn chế và nguyên nhân ........................................13
2.2.1. Tồn tại, hạn chế...........................................................................13
2.2.2. Nguyên nhân hạn chế..................................................................13
PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
DÂN VẬN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DTTS...................................................15
KẾT LUẬN....................................................................................................18
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp Lý luận
chính trị, Nhà xuất bản lý luận chính trị.
4. Nguyễn Chí Tài, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh
ủy Thừa Thiên Huế, Nội dung báo cáo chuyên đề tại buổi đi thực tế ngày
02/3/2023.

More Related Content

Similar to Bài thu hoạch thực tế.doc

đặC điểm 56
đặC điểm 56đặC điểm 56
đặC điểm 56
MpMon
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
thapxu
 
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
hienphapnet
 
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmeesnhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
hauphung927
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Mỹ Duyên
 

Similar to Bài thu hoạch thực tế.doc (20)

đặC điểm 56
đặC điểm 56đặC điểm 56
đặC điểm 56
 
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docxCơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
Cơ sở lý luận về ưu đãi xã hội và pháp luật về ưu đãi xã hội.docx
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
Du thao hien_phap_(29-12,_lay_y_kien_nd)
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
 
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmeesnhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
nhom4 (1).pptxwjwksjjsnsnwnensndjsjemmees
 
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
 
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
Cơ Sở Lý Luận Bồi Dưỡng Phong Cách Làm Việc Khoa Học Của Đội Ngũ Bí Thư Đả...
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
 

Bài thu hoạch thực tế.doc

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang đẩy mạnh thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động ly khai, hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Nên cuộc đấu tranh giữ đất, giữ dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị. Trong đó tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS có vai trò hết sức quan trọng, thông qua hoạt động này nâng cao và củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng; củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Được biết trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chủ trương, giải pháp quan tâm, chú trọng đến công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, các tầng lớp Nhân dân ngày càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng quê hương. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tôi chọn đề tài làm bài thu hoạch nghiên cứu thực tế: "Công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" với mong muốn tìm hiểu những kết quả đạt được, các chủ trương, giải pháp, cách làm hay của tỉnh Thừa Thiên Huế; để từ đó có thể làm tư liệu để kiến nghị, tham mưu cho cấp có thẩm quyền nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 2. Đối tượng nghiên cứu Vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực tế: Từ ngày 01/3/2023 đến ngày 03/3/2023.
  • 2. 2 - Phạm vị không gian: tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Vấn đề nghiên cứu Hệ thống hóa các cơ sở lý luận; phân tích thực trạng và đánh giá công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
  • 3. 3 NỘI DUNG PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua dân vận và công tác dân vận luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo lên sức mạnh nội sinh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong tình hình mới công tác dân vận tiếp tục được Đảng, Nhà nước coi trọng. Kể từ khi được thành lập ngày 15/10/1930 đến nay, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được "thế trận lòng dân" nên trong suốt 91 năm qua, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thu được nhiều thắng lợi, làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, khai sinh ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; Lãnh đạo Nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thu giang sơn về một mối. Trong thời kỳ đổi mới, công tác dân vận tiếp tục được coi trọng và có nhiều đổi mới. Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã trở thành hoạt động thường xuyên của hệ thống chính trị; một phong trào vì nhân dân, hướng tới nhân dân. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục có nhiều bổ sung mới về lãnh đạo công tác dân vận. Nghị quyết Đại hội đã đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước; phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; xác định cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt
  • 4. 4 trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ. Đặc biệt Quy chế đã quy định rõ trách nhiệm của Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (Điều 8): Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận; kịp thời ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác dân vận. Trong công tác dân vận nói chung thì công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cấp ủy và cả hệ thống chính trị; trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS.
  • 5. 5 PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích là 5.053,99 km², dân số hơn 1,2 triệu người. Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông). Tỉnh có 02 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và 03 huyện, thị xã (huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà) có đồng bào DTTS. Dân số toàn vùng đồng bào dân tộc có 121.248 người/24.657 hộ, trong đó DTTS 54.062 người, chiếm 4,9% so với dân số toàn tỉnh, bao gồm dân tộc Pa Cô 20.290 người (chiếm 37,53%), Tà Ôi 12.771 (chiếm 23,62%), Cơ Tu 16.719 (chiếm 30,93%), Vân Kiều 1.389 người (chiếm 2,57%), Pa Hy 1.081 người (chiếm 2%) và một số dân tộc khác (Hoa, Mường, Thái, Thổ,...) 1.812 người (chiếm 3,35%); có cửa khẩu S3 tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới đi qua tỉnh Salavan và cửa khẩu S10 (Ta Vàng - A Đớt, huyện A Lưới) qua tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Đồng bào DTTS có nguồn gốc cư trú lâu đời, có tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các DTTS đã đóng góp rất lớn sức người, sức của vào các cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc. Đặc biệt, có trên 700 liệt sỹ đồng bào DTTS đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Quân và dân vùng đồng bào DTTS đã tổ chức gần 4 ngàn trận đánh lớn nhỏ; tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch; bắn rơi hàng trăm máy bay các loại. Nhiều tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
  • 6. 6 được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND: như Anh hùng Cu Tríp bắn rơi nhiều máy bay, Anh hùng Bùi Hồ Dục và Hồ A Nun dùng đôi vai của mình vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, lương thực vào chiến trường, nữ Anh hùng Kăn Đơm tham gia nhiều trận đánh và tiêu diệt được nhiều tên địch, Anh hùng Liệt sỹ A Vầu địch tra tấn dã man vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Đặc biệt, Anh hùng Hồ Vai chỉ huy tổ chức nhiều trận đánh, tiêu diệt hàng chục tên địch, được vinh dự đại diện cho chiến sỹ quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế dự Đại hội Anh hùng chống Mỹ tại miền Bắc năm 1965, được gặp Hồ Chủ tịch 4 lần để báo công và nghe những lời căn dặn của Bác; nữ Anh hùng Kăn Lịch dũng cảm, mưu trí “lấy súng giặc đánh lại giặc” vinh dự được gặp Bác Hồ và được Bác tặng đài bán dẫn, đồng hồ đeo tay; và rất nhiều tấm gương khác chiến đấu anh dũng, tô thắm truyền thống đấu tranh cách mạng, lập nên nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân vùng đồng bào DTTS Thừa Thiên Huế. 2. Thực trạng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1. Kết quả thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục nêu cao tinh thần, ý chí cách mạng, phát huy tốt truyền thống yêu nước, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua để phấn đấu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, không ngừng vươn lên trong cuộc sống, nhờ đó diện mạo của vùng đồng bào DTTS có những thay đổi to lớn, bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt.
  • 7. 7 2.1.1. Kết quả đạt được 2.1.1.1. Về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác dân tộc - Cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, nhất là các địa phương có đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và xác định công tác dân vận đối với đồng bào DTTS là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, kiên trì thực hiện. Tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đồng bào DTTS được cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời nắm bắt, giải quyết; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào DTTS nghiêm túc thực hiện việc đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân theo quy định. - Công tác định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch được chỉ đạo kịp thời và không để xảy ra “điểm nóng” ở vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường quản lý, đấu tranh, phòng ngừa các hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo, đạo lạ”; Hướng dẫn các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội ở địa phương tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác vận động đối với đồng bào theo tôn giáo; tổ chức Hội nghị chuyên đề về “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS”. - Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương có đồng bào DTTS thường xuyên tổ chức tuyền truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường giúp đỡ của cán bộ khuyến nông - khuyến lâm về tận thôn, bản, đồng bào DTTS đã và đang dần bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nỗ lực, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, từ đó thay đổi phương thức canh tác truyền thống, cần cù trong lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; văn hóa các dân tộc từng bước được giữ vững và phát huy, các phong tục, tập quán lạc hậu dần được loại bỏ.
  • 8. 8 2.1.1.2. Về phát triển kinh tế - Hiện nay, 100% xã, thị trấn được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố đảm bảo cho -việc học tập và khám, chữa bệnh cho nhân dân; 100% xã, thôn có điện lưới quốc gia, trong đó có 98% hộ sử dụng điện, một số tuyến đường, trung tâm xã, thị trấn có điện chiếu sáng. - Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững gắn với Nông thôn mới được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, ngày 25/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” tại huyện A Lưới. Việc phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các dòng họ, dòng tộc, làng, bản; nhất là vai trò của trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS gương mẫu, nòng cốt đi đầu trong thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Đến nay, vùng DTTS có 11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM đó là: Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Phú, Hương Xuân, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Nhật (Nam Đông), Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong, A Ngo (A Lưới). - Bên cạnh đó, các huyện Nam Đông và A Lưới đã chú trọng công tác xây dựng và phát triển vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sản phẩm đặc sản, giá trị cao; đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, gắn kết phát triển du lịch với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đồng bào DTTS. Chỉ đạo các cấp chính quyền tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt.
  • 9. 9 2.1.1.3. Về phát triển Văn hóa - xã hội Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được duy trì và đẩy mạnh; đồng bào DTTS luôn tâm huyết với việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đã có những người con đồng bào DTTS được công nhận Nghệ nhân dân gian như: Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, Nguyễn Hoài Nam, Hồ Thị Tư, nghệ nhân nhân dân Quỳnh Hoàng (huyện A Lưới). Nét mới trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống là đồng bào DTTS đã biết phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá bản sắc văn hóa địa phương. Các tập quán lạc hậu giảm nhiều, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật cho nhân dân, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến để làm phong phú thêm văn hóa các DTTS (Các lễ hội truyền thống tiêu biểu được khôi phục và duy trì theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như Ariêu Aza, Ariêu Car và các lễ hội khác. Bên cạnh đó, các làn điệu dân ca Ra rooi, Cha chấp, Ru con ...; dân vũ như: Pa dưn Giàng Đăq (Pa Cô), Da dã (Ka Tu), Ân zựt (Tà Ôi); các loại nhạc cụ dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, được biểu diễn thường xuyên, để vừa giữ gìn và phát triển phù hợp với thời đại mới. Văn học dân gian và ngôn ngữ các DTTS được quan tâm nghiên cứu, đã xuất bản một số sách, tài liệu như: “Truyện cổ Tà Ôi” năm 2005, “Truyện cổ Tà Ôi - Ka Tu” năm 2006, “Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế” năm 2007, “Truyện cổ Pa Cô” năm 2012, tài liệu “Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà Ôi”... ) Việc phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được chính quyền các cấp quan tâm. Nhiều điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan như Làng du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng du lịch cộng đồng thôn A Hưa, xã Nhâm; thác A Nôr, xã Hồng Kim; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng; Suối Pârle, xã Hồng Hạ; Di tích lịch sử Đồi A Bia, xã Hồng Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh của huyện A Lưới; du lịch cộng đồng
  • 10. 10 thôn Dỗi xã Thượng Lộ huyện Nam Đông, hàng năm đón khoảng 12.000 khách, doanh thu ước khoảng 600 triệu/năm. 2.1.1.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc và miền núi - Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp rất quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống luôn xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác hằng năm. Ban Dân vận Huyện ủy A Lưới và Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đông được bố trí biên chế bảo đảm theo quy định; đồng chí Trưởng Ban là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, các Phó trưởng ban và chuyên viên cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, năng lực công tác. Các xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS đều phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực phụ trách công tác dân vận; đồng chí Chủ tịch UBND xã phụ trách công tác dân vận chính quyền. Tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc huyện A Lưới, huyện Nam Đông thường xuyên được kiện toàn, củng cố; Trưởng Ban và các Trưởng phòng đều là người DTTS. - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy về chủ trương đưa cán bộ tăng cường cho các xã biên giới đặc biệt khó khăn giữ chức danh phó bí thư Đảng ủy xã phụ trách quốc phòng - an ninh và tham mưu phát triển kinh tế, xã hội địa phương: Kết quả hiện nay đã giới thiệu được 13 đồng chí về tăng cường cho 13 xã biên giới (12 xã huyện A Lưới và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc), 13 đồng chí giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã, 05 đồng chí đại biểu hội đồng nhân dân xã.
  • 11. 11 2.1.1.5. Kết quả việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân - An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS, miền núi và khu vực biên giới luôn được bảo đảm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện có đồng bào DTTS, quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về số lượng và chất lượng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ, làm tốt công tác tuyển quân, giao nhận quân; tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng thủ; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt; chất lượng chính trị, độ tin cậy của lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ ngày càng nâng lên; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”, khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội; mô hình an ninh biên giới...; tăng cường công tác phát triển Đảng trong lực lượng dân quân, tự vệ, xây dựng đảng bộ, cơ quan quân sự, công an huyện vững mạnh toàn diện; gắn phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với xây dựng thế trận an ninh nhân dân; chủ động đấu tranh, tấn công các loại tội phạm; không để phần tử xấu lợi dụng, kích động xảy ra điểm nóng trên địa bàn; tăng cường tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông đường bộ; chăm lo xây dựng lực lượng công an huyện, xã trong sạch vững mạnh. - Bên cạnh đo, cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào DTTS tăng cường vận động tranh thủ, phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trước sự tác động xâm nhập tuyên truyền, phát triển các hoạt động tôn giáo trái phép vào vùng núi và DTTS. 2.1.1.6. Công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống đoàn kết, quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A Lưới với các địa phương của nước bạn Lào Công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh được tiếp tục đẩy mạnh, có nhiều hoạt động thiết thực, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
  • 12. 12 chính trị - xã hội tổ chức thăm hỏi nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước bạn Lào. Đã tổ chức ký kết nghĩa giữa các địa phương, đơn vị, gồm: thôn A Tin, xã Lâm Đớt (Việt Nam) - bản Ka Lô (Lào); thôn A Bả, xã Quảng Nhâm (Việt Nam) - bản Sê Sáp (Lào); Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Lào) - Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (Việt Nam); Đại đội bảo vệ biên giới 511(Lào) - Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân (Việt Nam).Về việc triển khai thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới hai nước”, tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với hai tỉnh Salavan, Sê Kông triển khai thực hiện Đề án “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không gia thú trong khu vực biên giới hai nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đến nay đã hoàn thành việc triển khai Đề án; việc thực hiện Thỏa thuận đã kiểm soát được cơ bản tình trạng di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được Trong năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS; cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường theo dõi, nắm tình hình, đồng thời, phản ánh, đề xuất cấp trên giải quyết những vấn đề, vụ việc nổi lên và vận động đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Diện mạo nông thôn và các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên; tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định; lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính
  • 13. 13 quyền địa phương tiếp tục được củng cố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững. 2.2. Những tồn tài, hạn chế và nguyên nhân 2.2.1. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức về vai trò, vị trí công tác dân tộc, tầm quan trọng của chính sách dân tộc tuy có được nâng lên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu; công tác quản lý nhà nước về dân tộc có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức; thiếu sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của cấp ủy đảng và người đứng đầu một số ngành, địa phương. Sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa tốt, chưa phát huy hết các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực bố trí cho các chính sách còn hạn chế, chưa tương xứng, hợp lý và sử dụng chưa hiệu quả; đời sống và thu nhập bình quân của đồng bào DTTS còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo có chiều hướng gia tăng (Tính đến 31/12/2022, hai huyện miền núi có đông đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèo cao, cụ thể: huyện A Lưới: 5.399 hộ, chiếm tỷ lệ 38,2% toàn huyện, huyện Nam Đông: 380 hộ, chiếm tỷ lệ 5,3% toàn huyện). Một số địa phương đồng bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. 2.2.2. Nguyên nhân hạn chế - Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thật sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS nên chưa quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc còn thiếu đồng bộ, thường xuyên. Cán bộ làm công tác dân tộc còn thiếu, năng lực tham mưu, triển khai thực hiện có mặt còn hạn chế.
  • 14. 14 - Do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất của đồng bào; giá cả các loại vật tư hàng hoá tăng cao, giá nông sản thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. - Một bộ phận đồng bào còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước, ý thức tự lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo chưa cao; ít quan tâm đến chính sách, pháp luật, ít tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. - Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tuy đã được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, nhất là các công trình giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của đồng bào.
  • 15. 15 PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DTTS Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã xác định: “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào DTTS, chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoái nghèo bền vững”. Do đó, cần tập trung một số giải pháp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào DTTS gắn với giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, như sau: 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp về công tác dân tộc và công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS, nhất là tại huyện A Lưới và Nam Đông; tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS”; Kết luận 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới. 2. Các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh tập trung quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp về công tác giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 03/11/2021 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; xác định đây là chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với quan điểm: “xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo” và nguyên tắc phân bổ giảm nghèo: “tỉnh phân bổ cho huyện, huyện phân bổ cho xã”; lấy mức độ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm là một trong các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Trong đó, quyết tâm đưa
  • 16. 16 huyện A Lưới ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo toàn quốc và xây dựng huyện Nam Đông trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2023. 3. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, ban hành các chính sách hỗ trợ chương trình giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền và phù hợp với điều kiện của tỉnh; bảo đảm nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo; khẩn trương triển khai các Đề án, kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đồng thời lồng ghép, tích hợp hiệu quả các nguồn lực của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới cho công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình giảm nghèo bền vững; đảm bảo sự tham gia của người dân trong công tác giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Tập trung xây dựng một số chương trình thực hiện giảm nhanh các thôn, xã nghèo trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc và miền núi thuộc địa bàn huyện A Lưới. 4. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc; thường xuyên đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân để kịp thời nắm bắt và giải quyết các tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. 5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới tại các vùng đồng bào DTTS; nắm chắc tình hình đồng bào DTTS, kịp thời phản ánh, báo cáo và đề xuất các giải pháp xử lý khi có hiện tượng xảy ra “điểm nóng”, vụ việc phức tạp nảy sinh liên quan đến đồng bào DTTS, kiên quyết bài trừ “tà đạo, đạo là”; tăng cường phát triển đảng viên là người DTTS, nhất là vùng trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới. 6. Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS; hướng dẫn xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của thôn, bản để
  • 17. 17 xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh, phù hợp với từng địa phương, cơ sở. Chú trọng tính thiết thực, hiệu quả trong việc triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua vùng đồng bào DTTS. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp với chính quyền, lực lượng vũ trang, các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận vùng đồng bào DTTS. 7. Tiếp tục phát huy công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống đoàn kết, quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A Lưới với các địa phương của nước bạn Lào. Thường xuyên quan tâm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. 8. Phối hợp làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận vùng đồng bào DTTS; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS có năng lực, phẩm chất vào các vị trí chủ chốt, các lĩnh vực liên quan đến công tác dân vận. 9. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản của Đảng về công tác dân tộc, công tác dân vận vùng đồng bào DTTS. Tham mưu sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng về công tác dân tộc; thẩm định các đề án, các văn bản của các đơn vị có liên quan đến công tác dân tộc, công tác dân vận vùng đồng bào DTTS.
  • 18. 18 KẾT LUẬN Công tác dân vận nói chung và công tác dân vận ở vùng DTTS nói riêng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước nói chung, của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong tình hình mới, đòi hỏi các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần quán triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng về dân vận và công tác dân vận, nhất là công tác dân vận ở vùng DTTS; cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận nhằm góp phần khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm, khát vọng vươn lên phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.
  • 19. 19 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 1 3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 1 4. Vấn đề nghiên cứu................................................................................... 2 NỘI DUNG....................................................................................................... 3 PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS............................................................................. 3 PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................... 5 1. Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Thừa Thiên Huế........................... 5 2. Thực trạng công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 6 2.1. Kết quả thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân.......................................................................... 6 2.1.1. Kết quả đạt được........................................................................... 7 2.1.1.1. Về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác dân tộc................................................................... 7 2.1.1.2. Về phát triển kinh tế................................................................. 8 2.1.1.3. Về phát triển Văn hóa - xã hội................................................. 9 2.1.1.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc và miền núi ................................................................10 2.1.1.5. Kết quả việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân......................................................................11 2.1.1.6. Công tác đối ngoại nhân dân, nhất là truyền thống đoàn kết, quan hệ thân tộc, đồng tộc của đồng bào tuyến biên giới huyện A Lưới với các địa phương của nước bạn Lào ...................................11 2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được..................................................12 2.2. Những tồn tài, hạn chế và nguyên nhân ........................................13 2.2.1. Tồn tại, hạn chế...........................................................................13 2.2.2. Nguyên nhân hạn chế..................................................................13 PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DTTS...................................................15 KẾT LUẬN....................................................................................................18
  • 20. 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp Lý luận chính trị, Nhà xuất bản lý luận chính trị. 4. Nguyễn Chí Tài, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Nội dung báo cáo chuyên đề tại buổi đi thực tế ngày 02/3/2023.