SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
VÀNG A CHÁI
KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ,
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
VÀNG A CHÁI
KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ,
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt
HÀ NỘI, NĂM 2021
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC HỘP
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ .............. Error! Bookmark not defined.
1.1. Bảo vệ và phát triển rừng.......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm, phân loại rừng.................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ và phát triển rừng.Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò của bảo vệ và phát triển rừng Error! Bookmark not defined.
1.2. Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xãError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái niệm kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã....Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ......Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã........Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã......Error!
Bookmark not defined.
1.2.5. Hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ....Error!
Bookmark not defined.
1.2.6. Quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
.....................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Yếu tố thuộc về ủy ban nhân dân xã .Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ..Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN
MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI.................................................................. 7
2.1. Khái quát về xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái .......... 7
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên xã Cao Phạ,
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.............................................................. 7
2.1.2. Giới thiệu về UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.................. 10
2.2. Thực trạng bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện
Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái........................................................................ 13
2.3. Thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao
Phạ giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................ 15
2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ........................................................................................................ 15
2.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ................................................................................................... 17
2.3.3. Thực trạng hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ................................................................................................... 24
2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã Cao Phạ ....................................................................... 26
2.4. Đánh giá kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ
giai đoạn 2018 – 2020 .................................................................................... 31
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra............................................... 31
2.4.2. Điểm mạnh về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao
Phạ............................................................................................................... 32
2.4.3. Điểm yếu về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao
Phạ............................................................................................................... 34
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ ........................ 37
3.1. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái .......................... 37
3.1.1. Định hướng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ........ 37
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 38
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ......................................................................................... 39
3.2.1. Hoàn thiện nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ................................................................................................... 39
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ........................................................................................................ 39
3.2.3. Hoàn thiện hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ................................................................................................... 40
3.2.4. Hoàn thiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 41
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 41
3.3.1. Đối với UBND huyện Mù Cang Chải............................................... 41
3.3.2. Kiến nghị các cơ quan liên quan....................................................... 42
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 45
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
QLR : Quản lý rừng
BVR : Bảo vệ rừng
PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Cơ cấu rừng bảo vệ trên địa bàn xã ................................................... 13
Bảng 2. 2. Cơ cấu hiện trạng rừng trên địa bàn xã.............................................. 14
Bảng 2. 3. Thực trạng kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ năm 2018-2020 ..................................................................................... 17
Bảng 2. 4. Kết quả kiểm tra Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Cao Phạ
thực hiện năm 2018-2020.................................................................................... 19
Bảng 2. 5. Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại
xã Cao Phạ năm 2018-2020 ................................................................................ 22
Bảng 2. 6. Kết quả trồng rừng của xã Cao Phạ năm 2018-2020......................... 23
Bảng 2. 7. Hình thức kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ giai đoạn 2018-2020 ............................................................................. 25
Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp trong quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ .............................................................................................. 28
Bảng 2. 9. Văn bản của UBND xã Cao Phạ ban hành giai đoạn 2018-2020...... 29
Bảng 2. 10. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ .............................................................................................. 31
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã.......... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2. 1. Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã Cao Phạ ............................................................................... 15
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND xã Cao Phạ về bộ máy kiểm tra và lực
lượng cán bộ trong công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn
UBND xã............................................................................................................. 17
Hộp 2.2. Phỏng vấn Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã về khó khăn
vướng mắc đối với nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng........................ 24
Hộp 2.3. Phỏng vấn kiểm lâm địa bàn về quá trình kiểm tra, kiểm soát việc chấp
hành pháp luật đối với bảo vệ và phát triển rừng................................................ 26
Hộp 2. 4. Phỏng vấn Trưởng trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ về quy
trình, công cụ kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng................................... 30
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, là một bộ phận quan
trọng của môi trường sinh thái. Rừng là một loại tài nguyên đặc biệt có khả năng
tự tái tạo rất phong phú và đa dạng, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh
tế quốc dân văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh
quốc gia và chất lượng cuộc sống của các dân tộc sống trên trái đất. Do vậy tài
nguyên rừng cần được bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế phát
triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sự tồn tại của xã hội loài người liên quan mật thiết
đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, không khí, khoáng sản, thực vật
và động vật. Phạm vi tác động của con người lên trái đất phụ thuộc vào số lượng
người và cách thức sử dụng tài nguyên. Tài nguyên mà con người sử dụng được
đến mức tối đa ở một vùng hoặc toàn bộ mà trái đất chịu đựng được gọi là khả
năng chịu đựng của trái đất, ngày nay khả năng chịu đựng đó có thể tăng lên
hoặc giảm đi do những tiến bộ của khoa học được áp dụng vào trong trồng trọt,
chăn nuôi, khai thác, chế biến rừng. Song con người thường lạm dụng quá mức
giới hạn vốn có của tài nguyên nên đã phải trả giá bằng sự suy thoái tài nguyên,
suy thoái môi trường sống. Tự chúng ta đang gây áp lực lên trái đất đến quá giới
hạn chịu đựng cuối cùng của nó như tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
xói mòn đất, xa mạc hoá, ...
Tốc độ tăng trưởng dân số trên trái đất ngày càng tăng lên nhanh chóng
nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của liên hiệp quốc dân số năm
1650 sau Công nguyên có khoảng 500 triệu người, đến năm 1950 là 2,4 tỷ
người, năm 1960 là 2,7 tỷ và hiện nay là trên 7,8 tỷ người. Số lượng trên 7,8 tỷ
người đang khai thác sử dụng ít nhất khoảng trên 40% nguồn tài nguyên thiên
nhiên, trong đó có tài nguyên rừng; mức sử dụng này đã gây tác động to lớn đến
môi trường, diện tích rừng nhanh chóng giảm đi cả về số lượng và chủng loại.
Trong gần 200 năm qua hành tinh này đã mất đi 6.000.000 km2
rừng tự nhiên
(chủ yếu là rừng nhiệt đới), rừng mất đã ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của
con người và môi trường. Do đó, đã đến lúc con người phải thay đổi cách sống
hiện tại, con người phải sống theo kiểu mới, kiểu sống thân thiện với môi
trường, dựa trên cơ sở “Phát triển bền vững” và bảo vệ sự bền vững đó mãi mãi,
có như vậy chất lượng cuộc sống mới được cải thiện, tài nguyên thiên nhiên mới
được bảo tồn. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách
nhiệm, nghĩa vụ vô cùng quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam của chúng ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có và đẩy
2
mạnh các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, khuyến khích
người dân sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rừng.
Đối với huyện Mù Cang Chải, toàn huyện có 14 đơn vị hành chính UBND
xã, thị trấn (gồm 13 xã, 01 thị trấn), trong đó có 13 xã thuộc vùng III vùng đặc
biệt khó khăn; toàn huyện có 98 thôn, bản, tổ dân phố. Mù Cang Chải là huyện
vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái; phía Bắc giáp huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai; phía tây giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; phía nam
giáp huyện Mường La, tỉnh Sơn La; phía đông giáp huyện Văn Chấn, Trạm Tấu,
Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 119.773,36 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp là: 92.410,40 ha (chiếm 77,15% diện tích tự nhiên)
+ Đất phi nông nghiệp: 1.817,7 ha (chiếm 1,52% diện tích tự nhiên)
+ Đất chưa sử dụng: 25.550,8 ha (chiếm 21,33% diện tích tự nhiên)
Tổng diện tích tự nhiên của xã Cao Phạ là 8.667,94 ha, trong đó:
Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 6.492,43 ha, cụ thể:
+ Đất rừng sản xuất: 1.737,03 ha (chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên)
+ Đất rừng phòng hộ: 4.755,40 ha (chiếm 54,8% tổng diện tích tự nhiên)
Diện tích đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp 2.175,51 ha
Hiện nay công tác quản lý bảo vệ rừng của xã Cao Phạ đang được Huyện
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và chính quyền xã đặc biệt quan
tâm. Các biện pháp tổng hợp trong việc bảo vệ và phát triển rừng đã thu được
những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn suy thoái tài nguyên rừng do
nạn khai thác trộm, phát nương làm rẫy, cháy rừng vẫn còn xảy ra, có nơi khá
nghiêm trọng. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng một cách bền vững.
Cao Phạ cũng như một số xã vùng miền núi khác trên cả nước trước áp
lực gia tăng dân số, diện tích canh tác lúa nước ít. Rừng đã được nhà nước quy
hoạch bảo vệ, áp lực sử dụng nguồn tài nguyên rừng lớn, một số chính sách của
Nhà nước chưa phù hợp với vùng cao, chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát,
thiếu sự quan tâm của chính quyền xã và nhận thức, phong tục tập quán của
nhân dân vùng cao là những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến việc bảo vệ và
phát triển rừng hiện nay.
Để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả, việc bảo vệ rừng không chỉ là
việc cấm chặt phá, khai thác, sử dụng mà cần phải chú ý bảo vệ mang tính toàn
diện như bảo vệ với phát triển, bảo vệ đi với lợi ích cuộc sống của người dân, lợi
ích về sinh thái, môi trường... Song song với quá trình thực hiện là cần phải có
những nghiên cứu, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để thấy được những tồn
tại, bất cập, yếu kém, những mặt mạnh cần phát huy, để đề ra những phương
3
hướng, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho thời gian tiếp theo để
cho nguồn tài nguyên ngày càng phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn trên địa bàn và những vấn đề trên, để góp phần
nghiên cứu, phân tích, đánh giá những nguyên nhân chủ quan, khách quan và
đưa ra các giải pháp nhằm kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng một cách
có hiệu quả dựa trên các chính sách pháp luật của nhà nước ban hành như Luật
Lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng…do đó tôi xin lựa chọn đề tài “Kiểm
tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái”.
Đây sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở quản lý bảo vệ và phát
triển rừng, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng, thiết lập
các hành lang pháp lý cho việc xử lý nạn chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng…
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, đã có rất nhiều bài
viết trên các báo, đề tài khoa học, các luận văn và các công trình nghiên cứu về
bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam đã đề cập được nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài của mình, tôi đã nghiên cứu, tham khảo một số các công trình
khoa học, các đề tài luận văn về bảo vệ và phát triển rừng như: Luận văn thạc sĩ
“Pháp luật về bảo vệ qua thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Viết
Sơn (2020), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào phân tích
những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng, xác định
các nguyên nhân, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo vệ rừng. Từ
đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao
hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng; luận văn thạc sĩ “Bảo vệ và
phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” của tác
giả Arâl Hoàng (2018), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào
phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật hiện
hành, tìm ra những mặt tích cực, yếu kém và nguyên nhân của chúng. Từ đó, xác
lập quan điểm và đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật hiện
hành được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả; luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cắt Tiên, tỉnh Lâm Đồng” của tác giả
Lê Ngọc Dũng (2019), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào
đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng làm rõ các
quan điểm, định hướng. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng…
4
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã có những cách tiếp cận khác
nhau hoặc trực tiếp, gián tiếp đế vấn đề bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
các tỉnh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả đến thời điểm hiện tại chưa có công
trình nghiên cứu nào về đề tài “Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được thực hiện dưới dạng một
luận văn, luận án. Các văn bản pháp luật có sự thay đổi, do đó các chính sách về
bảo vệ và phát triển rừng có sự thay đổi, định hướng theo từng giai đoạn. Vì
vậy, để tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã tuân thủ
theo quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý
mang tính định hướng đối với UBND xã Cao Phạ nói riêng và huyện Mù Cang
Chải nói chung đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục tiêu cơ bản:
- Xác định cơ sở lý luận về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban
nhân dân xã.
- Đánh giá được thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban
nhân dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 –
2020, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những hạn chế trong
kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã Cao Phạ nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của xã.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ theo các nội dung về bộ máy kiểm tra, nội dung kiểm tra,
hình thức kiểm tra, quy trình và công cụ kiểm tra.
- Về không gian: Trên địa bàn xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh
Yên Bái.
- Về thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu
thập trong giai đoạn 2018- 2020; số liệu thứ cấp thu thập vào tháng 4/2021; đề
xuất các giải pháp đến năm 2025.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết, tài liệu có liên quan và làm rõ các nội dung
về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. Các phương pháp chủ yếu
được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình hóa
để xây dựng khung nghiên cứu kiểm tra.
Bước 2: Khảo sát thực tế, thu thập các dữ liệu thứ cấp, các tài liệu có liên
quan đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Cao Phạ.
Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng phỏng
vấn trực tiếp về thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao
Phạ.
Bước 4: Tiến hành phân tích số liệu: Kết quả thu thập số liệu thứ cấp và
sơ cấp được tổng hợp lại và phân tích làm rõ thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã Cao Phạ từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của điểm yếu để làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ.
Bước 5: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và
phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Nguồn thứ cấp: Báo cáo chính thức về tình hình kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã; một số tài liệu kiểm tra trên địa bàn xã.
Các yếu tố ảnh
hưởng đến kiểm tra
bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã
- Các yếu tố thuộc về
UBND xã.
- Các yếu tố thuộc về
môi trường bên ngoài
của UBND xã
Kiểm tra bảo vệ và
phát triển rừng của
UBND xã
- Bộ máy kiểm tra bảo
vệ và phát triển rừng
của UBND xã.
- Nội dung kiểm tra bảo
vệ và phát triển rừng
của UBND xã.
- Hình thức kiểm tra
bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã.
- Quy trình, công cụ
kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND
xã.
Mục tiêu kiểm tra
bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã
- Phát hiện kịp thời
các sai phạm trong
việc bảo vệ và phát
triển rừng.
- Ngăn ngừa người
dân phát phá, lấn
chiếm rừng.
6
- Nguồn sơ cấp: Phỏng vấn sâu thời gian tháng 04/2021
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ lãnh đạo quản lý UBND xã Cao Phạ: Phó
Chủ tịch UBND xã; Công chức địa chính Nông - Lâm nghiệp; cán bộ kiểm lâm
phụ trách địa bàn; cán bộ trạm Ban quản lý rừng phòng hộ, trưởng bản, bí thư
chi bộ.
Mục đích phỏng vấn nhằm có thêm thông tin về thực trạng và đánh giá
chỉ tiêu trong kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã:
Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của
UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
7
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN MÙ CANG
CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên xã Cao Phạ,
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
2.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Cao Phạ là một xã của huyện vùng cao Mù Cang Chải nằm ở phía
Đông của huyện, có tọa độ địa lý 21°45′ đến 21°59′ Vĩ độ Bắc, 104°16′ đến
104°25′ Kinh độ Đông, xã nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Ranh
giới của xã tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Tú Lệ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây giáp xã La Pán Tẩn;
- Phía Nam giáp Nậm Khắt và xã Púng Luông;
- Phía Bắc giáp xã Nậm Có.
Xã Cao Phạ nằm trên trục đường quốc lộ 32 chạy qua có chiều dài hơn
20km. Đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, giao lưu
kinh tế - văn hóa của xã Cao Phạ với các xã trong, ngoài huyện và trong tỉnh.
b) Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Cao Phạ nằm trong vùng lòng chảo thung lũng Khau Phạ
được bao quanh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn gồm 7 thôn, bản (Tà Chơ, Tà
Sung, Tà Dông, Lìm Thái, Lìm Mông, Sẻ Sáng và Kháo Nhà) địa hình bị chia
cắt mạnh bởi các khe núi, khe suối, độ cao trung bình 900 – 1.200 m so với mực
nước biển, có độ dốc trung bình 300m, tuy nhiên có nơi có độ dốc lên tới trên
450m. Xã có cánh đồng Khau Phạ nằm trong vùng lòng chảo thung lũng Khau
Phạ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là canh tác lúa
nước), các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch ít
phát triển.
c) Khí hậu
Mang đặc điểm chung khí hậu vùng núi Tây Bắc, xã Cao Phạ nằm trong
khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí lớn:
Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, chia khí hậu xã Cao Phạ thành hai
mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Nhiệt độ thấp,
bình quân 10°C-15°C, có thời điểm xuống 0°C-5°C sương mù độ ẩm cao; có
sương muối, băng giá vào các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1
và tháng 2.
8
- Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 10: Nhiệt độ bình quân 25°C,
có thời điểm cao nhất là 39°C, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không
khí cao, có mưa nhiều nhưng phân bố không đều trong năm, lượng mưa trung
bình 1.800 – 2.000mm/năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9. Tổng
lượng mưa trong mùa mưa của Cao Phạ chiếm tới 90% lượng mưa cả năm.
d) Thủy văn
Xã Cao Phạ có một hệ thống khe, suối khá phong phú chạy dọc theo Quốc
lộ 32, bắt nguồn từ lưng chừng dãy núi Hoàng Liên Sơn (Trống Gùa La) cung
cấp nguồn nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt.
2.1.1.2. Khái quát các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
* Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã theo kết quả thống kê đất đai năm 2020 là
8.667,94 ha, chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên huyện Mù Cang Chải. Trong
đó: Đất nông nghiệp có diện tích 7.539,20 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích
183,14 ha, đất chưa sử dụng có diện tích 945,60 ha.
* Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai của xã Cao Phạ được chia làm 4 loại chính, chủ yếu là đất Feralit
vàng đỏ phân bổ ở độ cao 900m trở lên và thích hợp cho nhiều loại cây sinh
trưởng và phát triển.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã tương đối dồi
dào, chủ yếu tập trung ở vùng ven suối và vùng thấp (vùng lòng chảo).
c) Tài nguyên rừng
Rừng là tài nguyên và tiềm năng của xã với hệ thống thực vật rất phong
phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có 788 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc 488 chi, 147 họ và 5 ngành có đủ các lâm sản quý hiếm; các
cây dược liệu quý và các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu... rừng trồng có các
loại cây phổ biến là thông, vối thuốc (màng mủ), sa mộc, táo mèo... Tại các khu
rừng mới khoanh nuôi, phục hồi chủ yếu là cây tiên phong ưa ánh sáng, mọc
nhanh. Ngoài ra còn có các loại lan rừng, thông đất, dương xỉ...
Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Cao Phạ còn có hệ động
vật rừng tương đối đa dạng với 240 loài, 74 họ, 24 bộ động vật có xương sống,
trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài động vật lưỡng cư, 26 loài bò
sát... đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng, trồng cây dược
liệu dưới tán rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng
ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
c) Tài nguyên khoáng sản
9
Tài nguyên khoáng sản ở xã Cao Phạ rất nghèo nàn, trữ lượng ít, phân tán,
nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác, giao thông chưa thực sự thuận lợi, xa
thị trường tiêu thụ. Hầu hết các điểm khai thác chưa được đánh giá chính xác về
tiềm năng trữ lượng và chất lượng. Trên địa bàn xã có một số loại khoáng sản
chính như: chì, kẽm, sắt...
d) Tài nguyên nhân văn
Xã Cao Phạ là địa bàn cư trú của 02 dân tộc chính Mông và Thái. Ngoài
ra, còn một số dân tộc khác cùng sinh sống nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ.
Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng tạo nên nét độc đáo trong
văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Người Thái thường sinh sống
gần khu vực ven suối, canh tác lúa nước là chủ yếu, có nghề thủ công truyền
thống là dệt thổ cẩm, đan lát,... Người Mông có thói quen sinh sống tại các sườn
núi cao với kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công truyền
thống như: Nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức, thêu thổ cẩm
truyền thống… Song, các dân tộc đều có một đặc điểm chung, đó là tính cần cù,
sáng tạo trong lao động, sản xuất, có tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc.
Xã Cao Phạ còn gắn liền với di tích lịch sử đội du kích Khau Phạ, danh
lam thắng cảnh hấp dẫn như: ruộng bậc thang, dù lượn bay trên mùa vàng và
những lễ hội gắn liền với không gian văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán
truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là những lợi thế to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn xã, đặc biệt là phát
triển ngành du lịch sinh thái, văn hóa.
đ) Thực trạng môi trường
* Môi trường đất:
Do yếu tố địa hình nằm ở khu vực Tây Bắc, địa hình dốc, quá trình rửa
trôi, sạt lở, xói mòn đất đai trên địa bàn xã là rất lớn, đặc biệt tại các vùng thiếu
thảm thực vật, không được che phủ (đất trống, đồi núi trọc tại các khu vực rừng
bị tàn phá, làm nương rẫy). Thêm vào đó, việc sử dụng phân bón hoá học, các
loại thuốc kích thích sinh trưởng trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là
nguyên nhân tăng nguy cơ gây thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất.
* Môi trường nước:
Nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất chịu ít tác động của
con người nên nhìn chung vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tuy nhiên, hệ thống
nước thải trên địa bàn xã chưa được quan tâm xây dựng. Nước thải trong sinh
hoạt và nước thải tại một số cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra môi trường vẫn chưa
qua xử lý, cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
* Môi trường không khí;
Môi trường không khí xã Cao Phạ nhìn chung còn khá tốt, khí hậu trong
lành, mát mẻ quanh năm. Đây cũng là những thuận lợi cho việc phát triển hoạt
10
động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng, đặc biệt là địa điểm
khai thác du lịch mạo hiểm dù lượn tuyệt đẹp tại đèo Khau Phạ.
2.1.2. Giới thiệu về UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải
a) Lịch sử hình thành
Cao Phạ là một xã vùng cao, nằm ở phía Đông của huyện, là một xã có
truyền thống lịch sử cách mạng với đội du kích Khau Phạ, là nơi lưu giữ đa dạng
các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc: Mông, Thái.
Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
06-TTg thành lập Châu Mù Cang Chải trong khu tự trị Thái - Mèo. Châu Mù
Cang Chải gồm 13 xã của 3 Châu, huyện: Than Uyên, Văn Chấn, Mường La.
Cao Phạ từ đó thuộc Châu Mù Cang Chải, khu tự trị Tây Bắc.
Ngày 12 tháng 01 năm 1957, Uỷ ban hành chính khu tự trị Thái - Mèo ra
Quyết định số 11/QĐTC chia xã Cao Phạ thành hai xã là Cao Phạ và Nậm Có.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Châu Mù Cang Chải, cuối năm
1960, Cao Phạ đã thành lập được chi bộ gồm 5 Đảng viên do đồng chí Giàng
Thị Dở làm Bí thư. Sự kiện thành lập chi bộ đánh dấu bước trưởng thành vượt
bậc ở địa phương. Từ đây Cao Phạ đã có sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1962, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II đã ra
Nghị quyết thành lập tỉnh Nghĩa Lộ. Cao Phạ lúc này là đơn vị hành chính trực
thuộc huyện Mù Cang Chải. Châu Uỷ Mù Cang Chải đổi thành Huyện Uỷ Mù
Cang Chải.
Tháng 9 năm 1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V đã ra Nghị quyết:
Bỏ cấp khu trong các đơn vị hành chính của nước ta, hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái,
Nghĩa Lộ, Lào Cai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn (chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 16/2/1976. Xã Cao Phạ thời kỳ này trực thuộc huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết chia tỉnh
Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Thời kỳ này xã Cao Phạ trực
thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
b) Chức năng, nhiệm vụ
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã
11
- Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân
huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Lập dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ
quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và
báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Quản lý và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa
phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ
sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý
các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử
dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, đất đai và tiểu thủ
công nghiệp: Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch,
đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch
đối với cây trồng và vật nuôi; Thực hiện công tác quản lý đất đai, tài nguyên
rừng, tài nguyên khoáng sản, môi trường, giải quyết các tranh chấp đất đai, khai
thác tài nguyên khoáng sản trái phép, chặt phá, xâm lấn rừng theo quy định của
pháp luật; Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu
bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công
trình thủy lợi, bảo vệ rừng tại địa phương; Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử
dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai định kỳ hàng năm, giai đoạn trình Ủy ban nhân
dân huyện xem xét theo quy định của pháp luật; Tổ chức, hướng dẫn việc khai
thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng
dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: Tổ chức thực hiện việc xây
dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; Quản lý, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do
pháp luật quy định; Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm
đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương; Huy động
sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống
trong xã theo quy định của pháp luật.
12
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao: Thực
hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; chỉ đạo bộ phận
chuyên môn liên quan phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một
đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ
cho những người trong độ tuổi; chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất trường, lớp trên
địa bàn; tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực
hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những
người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật; vận động nhân
dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi
không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng
chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: Kiểm tra việc chấp hành
quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn
xã; Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn; Kiểm tra việc chấp hành quy định
của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Tổ chức
tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến
đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự
và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ
chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở
địa phương; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện
biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi
phạm pháp luật khác ở địa phương; Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm
trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Tổ chức,
hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy
định của pháp luật; Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị
của công dân theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ
quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực
hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
13
- Trong việc xây dựng UBND xã và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy
định của pháp luật; quản lý, sử dụng tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn;
Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của xã.
2.2. Thực trạng rừng được quản lý bởi UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái
Thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các Nghị
định, Thông tư, văn bản pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, hướng dẫn liên ngành của phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện, xã Cao Phạ đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển
khai tập huấn, hướng dẫn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của
Chính phủ cho cán bộ, công chức xã, trưởng bản, bí thư chi bộ cơ sở, cộng đồng
thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng, các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng
thôn bản và hộ gia đình cá nhân trên bàn xã. Với đặc thù là một xã vùng núi có
thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã, rừng chiếm diện tích chủ
yếu trong cơ cấu diện tích tự nhiên của toàn xã. Tuy nhiên, những năm gần đây
tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Do nhu cầu
về đất ở, xây dựng thủy điện, đường giao thông, chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác, công tác phân định ranh giới các loại rừng còn hạn
chế do không có nguồn lực...
Bảng 2. 1. Cơ cấu rừng bảo vệ trên địa bàn xã
Đơn vị tính: Ha
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Qua bảng số liệu ta thấy, đối với rừng sản xuất trong năm 2018, 2019
không có sự biến động. Tuy nhiên sang năm 2020 giảm diện tích là -149,20 ha
với lý do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng giá, mưa lũ gây sạt
lở làm cây trồng bị chết, một phần diện tích hình thành rừng tuy nhiên trên thực
tế là đất nương luân canh của người dân, một số diện tích quy hoạch rừng phòng
hộ nhưng không có rừng chuyển sang các mục đích thu hồi đất phục vụ các dự
án của huyện...
- Đối với rừng phòng hộ trong các năm 2018, 2019 không có sự biến
động. Tuy nhiên sang năm 2020 diện tích tăng lên 334,37 ha với lý do, do rà
soát, quy hoạch, kiểm kê lại diện tích rừng theo quy định tại Quyết định số
STT Loại rừng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Rừng sản xuất 1.169,20 1.169,20 1.020,0
2 Rừng phòng hộ 4.605,26 4.605,26 4.939,63
Tổng cộng 5.774,46 5.774,46 5.959,63
14
2737/QĐ-UBND, ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt
kết quả công trình: Rà soát ranh giới, hiện trạng rừng để lập hồ sơ quản lý đến
nhóm hộ, cộng đồng dân cư phục vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong
phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải.
Bảng 2. 2. Cơ cấu hiện trạng rừng trên địa bàn xã.
Đơn vị tính: Ha
S
T
T
Hiện trạng rừng Năm
2018
Tỷ lệ
(%)
Năm
2019
Tỷ lệ
(%)
Năm
2020
Tỷ lệ
(%)
1
Rừng
sản
xuất
Có rừng 865,84 70,05 815,89 69,78 735,45 71,10
Không có rừng 303,36 20,95 353,31 30,22 284,55 27,90
2
Rừng
phòng
hộ
Có rừng 4.289,26 93,14 4.154,39 90,20 4.659,10 94,32
Không có rừng 316,0 6,86 450,87 9,80 280,53 5,68
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Qua bảng số liệu ta thấy, đối với rừng sản xuất đã có sự biến động tăng,
giảm giữa các năm như rừng sản xuất có rừng năm 2019 giảm so với năm 2018
là -49,95 ha và tăng rừng sản xuất không có rừng là 49,95 ha với lý do, đối với
những diện tích có rừng bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng
giá, mưa lũ gây sạt lở đất làm cây trồng bị chết. Đối với rừng sản xuất có rừng
năm 2020 giảm so với năm 2019 là -80,44 ha và giảm rừng sản xuất không có
rừng là -68,76 ha với lý do, một số diện tích nằm gần đai rừng phòng hộ đủ điều
kiện quy hoạch sang rừng phòng hộ, một số diện tích quy hoạch rừng sản xuất
nhưng không có rừng chuyển sang các mục đích khác như làm nương, thu hồi
đất phục vụ các dự án của huyện...
Đối với rừng phòng hộ cũng đã có sự biến động tăng, giảm giữa các năm
như rừng phòng hộ có rừng năm 2019 giảm so với năm 2018 là -134,87 ha và
tăng rừng phòng hộ không có rừng là 134,87 ha với lý do, đối với những diện
tích có rừng bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng giá, mưa lũ
gây sạt lở đất làm cây trồng bị chết. Đối với rừng phòng hộ có rừng năm 2020
tăng so với năm 2019 là 504,71 ha và giảm rừng phòng hộ không có rừng là -
170,34 ha với lý do, do rà soát, quy hoạch, kiểm kê lại diện tích rừng tại theo
quy định tại Quyết định số 2737/QĐ-UBND, ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh
Yên Bái về việc phê duyệt kết quả công trình: Rà soát ranh giới, hiện trạng rừng
để lập hồ sơ quản lý đến nhóm hộ, cộng đồng dân cư phục vụ chi trả tiền dịch vụ
môi trường rừng trong phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện
Mù Cang Chải.
15
2.3. Thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ
giai đoạn 2018 – 2020
2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ
Hình 2. 1. Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã Cao Phạ
- UBND xã Cao Phạ: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn xã, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng kế
hoạch, phê duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã; Đảm bảo ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện các
hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng; Thực hiện tuyên truyền,
vận động, hướng dẫn các cá nhân, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và nhân dân
trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; Theo dõi, đánh giá,
định kì báo cáo và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng của UBND xã.
- Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã tham mưu giúp việc và chịu
trách nhiệm với UBND xã đối với nội dung thuộc lĩnh vực. Tham gia vào các
đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với
công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò quản lý hồ sơ địa
chính, chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã về kế hoạch kiểm tra, hoạt
động kiểm tra và tham mưu nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng để ban
hành chương trình kiểm tra.
- Kiểm lâm địa bàn: chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã thực hiện
thủ tục hành chính về quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng, nhiệm
vụ của ngành. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập
về hoạt động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò
Công chức
Địa chính
Nông –
lâm nghiệp
xã
Kiểm lâm
phụ trách
địa bàn
Công an
xã, Ban chỉ
huy quân
sự xã
Trạm tiểu
khu Ban
quản lý
rừng
phòng hộ
UBND xã
16
tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân
công của lãnh đạo đoàn kiểm tra.
- Công an xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã theo lĩnh vực
được phân công, phối hợp với kiểm lâm địa bàn điều tra xác định đối tượng có
hành vi vi phạm về lâm luật theo quy định. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do
UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và
phát triển rừng của UBND xã với vai trò tham gia vào đoàn kiểm tra đã được
thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra.
- Ban chỉ huy quân sự xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã theo
lĩnh vực được phân công, phối hợp với công an đảm bảo an ninh trật tự. Tham
gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra
đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò tham gia
vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của
lãnh đạo đoàn kiểm tra.
- Trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ với vai trò đại diện cho chủ
rừng thực hiện quản lý, kiểm soát ranh giới rừng được giao cho các cá nhân,
nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng và chỉnh lý thống nhất biến động
về rừng. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về
hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với
vai trò tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra.
Theo quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các đơn vị có liên
quan...cử các đồng chí làm việc tại đơn vị, có kinh nghiệm lâu năm trong công
tác tham gia vào các đoàn kiểm tra khi được thành lập. Tuy nhiên thực tế cho
thấy các đồng chí được trưng tập từ các cơ quan, đơn vị khác nhau nên đều có
chung tâm lý nể nang, ngại va chạm, chưa thực sự hết trách nhiệm với công
việc. Năm 2018 đến nay UBND xã Cao Phạ đã chủ động xây dựng quy chế làm
việc và phối hợp giữa đơn vị liên quan trong công tác phân công nhiệm vụ hoạt
động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã qua đó quy định
rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia, loại bỏ tình trạng né tránh, đùn đẩy
trách nhiệm trong khi tham gia công tác kiểm tra, ngoài ra còn tăng cường sự
trao đổi, nắm tình hình về hoạt động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng.
Việc tăng cường phối hợp giữa các công chức chuyên môn, các đơn vị đã thể
hiện nhiều mặt tích cực, công tác kiểm tra ngày càng có chất lượng, hiệu quả
hơn, tham mưu kiểm tra sát với tình hình thực tế hạn chế sai sót, khuyết điểm,
chấn chỉnh kịp thời.
17
Hộp 2.1. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND xã Cao Phạ về bộ máy kiểm tra và
lực lượng cán bộ trong công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng tại địa
bàn UBND xã.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã đã được bố trí đủ định biên theo
quy định của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, không có cán bộ chuyên trách về công tác
kiểm tra chủ yếu là kiêm nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra
chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do địa bàn xã Cao Phạ rộng, lực
lượng cán bộ còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm tại thực tế, do vậy công tác kiểm
chưa được thực hiện đảm bảo theo quy định. Trong thời gian tới UBND xã tiếp
tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã nhất là lực lượng chuyên ngành về kiểm tra
bảo vệ và phát triển rừng và đối với toàn bộ cán bộ có liên quan...
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả.
2.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ
Trên cơ sở quy định, thực trạng nội dung kiểm tra đối với bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã Cao Phạ bao gồm các nội dung: về phương án bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng
xã; công tác xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng; công tác tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung
kích; việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng; công tác trồng rừng của nhóm hộ
nhận khoán bảo vệ rừng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm
hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
Bảng 2. 3. Thực trạng kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ năm 2018-2020
Nội dung kiểm tra
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
1. Kiểm tra về
phương án bảo vệ
rừng, phòng cháy,
chữa cháy rừng của
Ban chỉ huy phòng
cháy chữa cháy
rừng xã
1 1 0 1 0 0 1 0 0
18
Nội dung kiểm tra
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
Cuộc
kiểm
tra
Phát
hiện
sai
sót
Xử
lý vi
phạm
2. Kiểm tra công
tác xây dựng quy
ước bảo vệ và phát
triển rừng của
nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng
3 0 0 2 0 0 2 0 0
3. Kiểm tra công
tác tổ chức bảo vệ
và phát triển rừng
của tổ đội xung
kích
6 1 1 4 0 0 7 1 1
4. việc chặt, phá,
khai thác, lấn
chiếm rừng
9 3 3 9 4 4 5 1 1
5. Kiểm tra công
tác trồng rừng của
nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng
1 0 0 0 0 0 0 0 0
6. Kiểm tra tình
hình thực hiện
nghĩa vụ tài chính
của bản, nhóm hộ
nhận khoán bảo vệ
rừng
2 0 0 1 0 0 1 0 0
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Qua bảng trên cho thấy thực trạng kiểm tra năm 2018 - 2020 cụ thể: về
trình tự, thủ thục phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; công tác
xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ
rừng, công tác tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích; việc chặt,
phá, khai thác, lấn chiếm rừng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản,
nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng... đã thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định;
Thông qua kiểm tra đã phát hiện 08 vụ vi phạm đối với nội dung về việc chặt,
phá, khai thác, lấn chiếm rừng, qua xem xét kết quả thì 05 hộ gia đình tự ý lấn
chiếm rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm
19
quyền, cụ thể 05 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ
12.095m2
, rừng sản xuất 560m2
, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm
hành chính theo quy định, đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện
trạng để diện tích rừng tái sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp
có thẩm quyền theo quy định; có 03 trường hợp khai thác rừng trái phép với số
5,65 m3
lâm sản, kết quả xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy
định, tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp
có thẩm quyền theo quy định. Đối với nội dung công tác bảo vệ và phát triển
rừng của tổ đội xung kích có 01 tổ đội xung kích vi phạm quy chế hoạt động,
qua xem xét không tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng theo quy định đã lập biên bản
nhắc nhở, yêu cầu thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của tổ để hạn chế việc
xảy ra vi phạm về chặt, phát, phá rừng trái pháp luật...
2.3.2.1. Thực trạng kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy
rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã
Phòng cháy, chứa cháy rừng giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý
bảo vệ rừng, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để làm
tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng việc xây dựng phương án
là cần thiết, thực trạng kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa
cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã cụ thể: về căn cứ và
cơ sở pháp lý; phương án bố trí lực lượng tham gia chữa cháy rừng; các biện
pháp phòng cháy, chữa cháy rừng… đã được thực hiện theo đúng quy định.
Bảng 2. 4. Kết quả kiểm tra Ban chỉ huy PCCCR xã Cao Phạ theo phương
châm 4 tại chỗ trong PCCCR giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Cuộc
S
T
T
Nội dung kiểm tra
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát hiện
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát
hiện
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát
hiện
1
Tổ chức xây dựng
lực lượng, phương
án PCCCR
2
- Chưa có
danh sách
cụ thể về
lực lượng
tham gia
PCCCR.
- Phương
án thiếu
trích dẫn
về căn cứ
1
- Thực
hiện đảm
bảo
3
- Các
biện
pháp
PCCCR
chưa cụ
thể, chưa
sát với
thực tế
20
S
T
T
Nội dung kiểm tra
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát hiện
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát
hiện
Số
cuộc
kiểm
tra
Sai sót
phát
hiện
pháp lý
2
Công tác tuyên
truyền
1
- Thực
hiện đảm
bảo
1
- Thực
hiện đảm
bảo
2
- Công
tác tuyên
truyền
còn ít
3
Công tác kiểm tra
PCCCR
3
- Chưa
thực hiện
kiểm tra
theo đúng
phương
án, kế
hoạch
2
- Thực
hiện đảm
bảo theo
kế hoạch
4
- Chưa
thực hiện
kiểm tra
theo
đúng
phương
án, kế
hoạch
4 Công tác phối hợp 2
- Thiếu
quy chế
phối hợp
giữa các
ngành,
đoàn thể
1
- Trong
công tác
triển
khai còn
phối hợp
chưa
chặt chẽ
1
- Thực
hiện đảm
bảo
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Thông qua bảng trên cho thấy việc thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ
trong PCCCR của Ban chỉ huy PCCCR xã Cao Phạ, cụ thể:
Năm 2018: phương án của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã
xây dựng chưa bám sát các căn cứ và cơ sở pháp lý của cấp trên, thiếu trích dẫn
các căn cứ pháp lý; việc xây dựng bố trí lực lượng dự phòng tham gia phòng
cháy, chữa cháy khi có tình huống xẩy ra chưa cụ thể; công tác thực hiện kiểm
tra trong PCCCR chưa theo đúng kế hoạch; chưa có quy chế phối hợp giữa các
cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ PCCCR. Kết quả xử lý: đã
lập biên bản nhắc nhở yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh phương án bảo vệ
rừng, phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy, chữa cháy rừng sát với tình hình
thực tế của xã; xây dựng bổ sung quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức
năng trong PCCCR đảm bảo theo quy định.
21
Năm 2019: Phương án của Ban chỉ huy PCCCR xây dựng đã đảm bảo
theo quy định. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế phối hợp trong triển khai các
nhiệm vụ về kiểm tra PCCCR chưa chặt chẽ các biện pháp thực hiện trong công
tác bảo vệ rừng, PCCCR chưa cụ thể. Kết quả xử lý: đã lập biên bản nhắc nhở
yêu cầu tăng cường việc thực hiện quy chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ
PCCCR theo đúng quy chế đã ban hành.
Năm 2020: Việc xây dựng các biện pháp thực hiện trong PCCCR chưa cụ
thể, công tác tuyên truyền còn hạn chế thiếu trọng tâm; công tác thực hiện kiểm
tra trong PCCCR chưa theo đúng kế hoạch. Kết quả xử lý: Đã lập biên bản nhắc
nhở yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp đảm bảo cho công tác PCCCR sát
với tình hình thực tế của xã; tăng cường tuyên truyền giúp người dân tiếp cận,
làm quen các biện pháp kỹ thuật PCCCR, áp dụng các biện pháp trong chữa
cháy rừng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát
triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
2.3.2.2. Kiểm tra xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng của
nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng
Ủy ban nhân dân xã kiểm tra đối với trưởng bản, trưởng nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng về: trình tự soạn thảo, quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư; quy định về phát hiện, ngăn chặn
những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá
rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái pháp
luật trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó; Việc
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển
rừng; Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; Quy
định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng; Quy định về xây
dựng, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng cộng đồng; Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng
đồng…Thông qua kiểm tra cho thấy việc xây dựng quy ước của nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng đã đảm bảo trình tự theo quy định, quy định các biện pháp
bảo vệ và phát triển rừng không trái với các quy định của pháp luật, phù hợp với
phong tục tập quán của cộng đồng, nội dung được tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi đến cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, cá nhân để biết, thực hiện.
2.3.2.3. Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội
xung kích.
Thực trạng kiểm tra công tác tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng
của tổ, đội xung kích, cụ thể: xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng các tổ, đội
quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR tại cơ sở; xây dựng công trình bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng, chuẩn bị bố trí phương tiện, trang thiết bị, công cụ
tạo điều kiện chủ động trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR; chấm công tổ
22
chức tuần tra, kiểm tra rừng… các tổ, đội xung kích đã tổ chức tốt hoạt động dự
báo nguy cơ xảy ra cháy rừng, phát hiện kịp thời điểm cháy rừng và báo động
triển khai các biện pháp chữa cháy rừng; thực hiện tuần tra, kiểm tra theo đúng
quy định. Thông qua kiểm tra từ năm 2018 đến năm 2020 đã phát hiện có 02 tổ
đội xung kích vi phạm quy chế hoạt động, qua xem xét không tổ chức tuần tra,
kiểm tra rừng theo quy định đã lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu thực hiện theo
đúng quy chế hoạt động của tổ để hạn chế việc xảy ra vi phạm về chặt, phát, phá
rừng trái pháp luật...
2.3.2.4. Kiểm tra việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng
Thực trạng kiểm tra việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng, cụ thể: Việc
chấp hành pháp luật Lâm nghiệp của các chủ dự án chuyển đổi mục đích sử
dụng đất rừng; cá nhân hộ gia đình… Thông qua kiểm tra đã phát hiện các vi
phạm pháp luật về chặt, phá, khai thác, lấn chiếm đất rừng:
Bảng 2. 5. Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ
rừng tại xã Cao Phạ năm 2018-2020
Năm 2018 2019 2020 Tổng
Phát nương làm
rẫy trái phép
Tổng số vụ 3 2 0 5
Thiệt hại (m2
) 7.925 4.730 0 12.655
Hình thức xử lý
Xử lý hành chính, cảnh cáo, phạt tiền,
đình chỉ hành vi vi phạm
Khai thác rừng trái
phép
Tổng số vụ 0 2 1 3
Thiệt hại (m3
) 0 3,6 2,15 5,65
Hình thức xử lý Tịch thu, phạt tiền
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Từ bảng 2.5 ta thấy tình hình xử phạt vi phạm luật bảo vệ rừng và phát
triển rừng hàng năm của xã đều diễn ra và đã ngăn chặn được các hành vi vi
phạm luật lâm nghiệp răn đe và hạn chế được thiệt hại đáng kể, cụ thể:
Năm 2018: Có 03 trường hợp vi phạm đối với nội dung về việc chặt, phá,
khai thác, lấn chiếm rừng, qua xem xét kết quả thì 03 hộ gia đình tự ý lấn chiếm
rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền,
cụ thể 03 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ 7.365m2
,
rừng sản xuất 560m2
, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
theo quy định, đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng để
diện tích rừng tái sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm
quyền theo quy định.
Năm 2019: Có 04 trường hợp vi phạm, trong đó: có 02 trường hợp tự ý
lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có
thẩm quyền, cụ thể 02 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ
4.730m2
, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định,
23
đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng để diện tích rừng tái
sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy
định; 02 trường hợp khai thác lâm sản trái pháp luật với số lượng 3,6m3
lâm sản,
kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, tịch thu
toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm
quyền theo quy định.
Năm 2020: Có 01 trường hợp khai thác lâm sản trái pháp luật với số
lượng 2,15m3
lâm sản, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
theo quy định, tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và
báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2.3.2.5. Kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng
Thực trạng kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ
rừng, cụ thể: Về khảo sát, quy hoạch chọn địa điểm, lập hồ sơ thiết kế; công tác
trồng, chăm sóc và quản lý, bảo vệ… Thông qua kiểm tra công tác triển khai
trồng mới, trồng bổ sung rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ đã thực hiện
đảm bảo theo phương án đã được phê duyệt, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
theo hồ sơ thiết kế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong giai đoạn chăm sóc
và giai đoạn quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại một số địa điểm
trồng cho thấy tỷ lệ cây chết còn khá cao, trong khi đó việc trồng dặm để đảm
bảo mật độ chưa kịp thời, một số loại cây khả năng sinh trưởng yếu, không phù
hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, chưa chú trọng các biện pháp phòng trừ
sâu bệnh, quy trình chăm sóc chưa hợp lý, nhất là ở một số vùng thực bì, cỏ dại
và dây leo phát triển nhanh làm chèn ép cây trồng. Công tác quản lý, bảo vệ
rừng trồng chưa hiệu quả. Việc tạm ứng, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ để thanh
quyết toán kinh phí đôi lúc chưa kịp thời.
Kết quả trồng từ năm 2018 - 2020 xã Cao Phạ được thể hiện ở bảng 2.6:
Bảng 2. 6. Kết quả trồng rừng của xã Cao Phạ năm 2018-2020
Đơn vị tính: Ha
Năm Tên bản Diện tích
Loài cây, phương thức, khoảng cách
trồng
2018 đến
2020
Tà Chơ 23,8
Loài cây: Trồng thông kết hợp sơn tra
(táo mèo)
Mật độ trồng 1.600 cây/ha
Khoảng cách trồng: 4m x 4m
Trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên
Lìm Thái 22,5
Lìm Mông 35,6
Sẻ Sáng 15,4
Kháo Nhà 16,0
Tà Dông 24,8
Tà Sung 18,2
Tổng cộng 156,3
Nguồn: Trạm khu I Ban QLR (2018-2020)
24
Qua bảng trên cho thấy: Diện tích rừng trồng của xã tương đối ít, trong 3
năm xã mới trồng được 156,3 ha, cây trồng rừng của người dân chủ yếu tập
trung vào loại cây chính ở đây là Thông, Sơn tra (táo mèo), cây Thảo quả dưới
tán rừng, hiện nay cây sinh trưởng rất tốt và cho thu nhập cao.
2.3.2.6. Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng
Thực trạng kiểm tra nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo
vệ rừng, cụ thể: Tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường
rừng của các chủ rừng, công khai bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi
trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng tại cộng đồng, việc thực hiện
thanh toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình cá nhân…
Thông qua kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận
khoán bảo vệ rừng đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tổng
hợp danh sách các hộ gia đình trong nhóm nhận khoán bảo vệ rừng, diện tích
rừng được cung ứng dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng và thực hiện
niêm yết công khai tại cộng đồng, tổ chức chi trả kinh phí dịch vụ môi trường
rừng cho các hộ gia đình trong nhóm nhận khoán bảo vệ đảm bảo đúng, đủ theo
định mức và quy định.
Hộp 2.2. Phỏng vấn Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã về khó
khăn vướng mắc đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng.
Về cơ bản các nội dung kiểm tra đã tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số tồn tại khó khăn, vướng mắc
như: lưu trữ hồ sơ, phương án chưa đầy đủ, khoa học, công cụ, dụng cụ trang bị
phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng chưa đảm bảo; các tổ đội
xung kích chưa nắm chắc các quy định của pháp luật, kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế nên việc triển khai hoạt động của tổ còn gặp nhiều khó khăn, chưa đúng
theo quy chế hoạt động của tổ đã đề ra...đối với các nội dung này đã chủ động
phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND xã bố trí trang thiết bị công
cụ, dụng cụ để đảm bảo phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chỉ
đạo các ngành liên quan phối hợp tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các quy
định của Luật nâng cao năng lực, nhận thức của các tổ đội xung kích trong công
tác quản lý bảo vự và phát triển rừng.
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả.
2.3.3. Thực trạng hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã
Cao Phạ
Theo quy định kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng vừa thực hiện
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ - kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột
xuất, trong giai đoạn 2018-2020 số cuộc kiểm tra phân theo hình thức thể hiện
qua bảng sau:
25
Bảng 2. 7. Hình thức kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND
xã Cao Phạ giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Cuộc
STT Thời gian
Hình thức kiểm tra
Kiểm tra thường
xuyên
Kiểm tra định
kỳ
Kiểm tra đột
xuất
1 Năm 2018 7 3 1
2 Năm 2019 6 6 2
3 Năm 2020 8 6 0
Nguồn : UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
* Công tác kiểm tra thường xuyên: Hình thức kiểm tra này đã được
UBND xã Cao Phạ thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
chủ động tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan, các ban, ngành, đoàn
thể xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nâng cao ý thức chấp hành
nghiêm Luật bảo vệ và phát triển rừng; chủ động thực hiện các biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, công tác bảo vệ
rừng ở các khu vực trọng điểm; cán bộ, công chức tích cực học tập nâng cao
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Công tác kiểm tra định kỳ: Qua bảng số liệu trên cho thấy hai thực
trạng:
Thứ nhất, việc kiểm tra định kỳ đã được UBND xã Cao Phạ thực hiện
theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời đã phối hợp với các phòng, ban,
cơ quan, đơn vị của UBND huyện Mù Cang Chải, các đơn vị chức năng đóng
trên địa bàn xã phối hợp kiểm tra thường xuyên. Do đó, hiệu lực, hiệu quả của
công tác kiểm tra thực hiện đầy đủ, toàn diện, nắm bắt và ngăn ngừa được kịp
thời các sai phạm.
Thứ hai, việc tập trung thực hiện hình thức kiểm tra định kỳ đã được
UBND xã triển khai thực hiện theo các nội dung kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ
mỗi năm được tiến hành với Trưởng bản các bản và các tổ đội xung kích trên địa
bàn xã, nhằm nhắc nhở quá trình thực hiện hiện tại của Trưởng bản các bản, các
tổ đội xung kích kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót trong việc triển khai
thực hiện. Hình thức kiểm tra này còn có ý nghĩa nhắc nhở đối tượng được kiểm
tra cần hoàn thành những công đoạn gắn liền với thời gian nhất định.
* Công tác kiểm tra đột xuất: hình thức này ít thực hiện hơn đối với hình
thức kiểm tra thường xuyên và hình thức kiểm tra định kỳ - kiểm tra toàn diện
với lý do chủ yếu khi có phản ánh kiến nghị, tố giác của nhân dân hay phát hiện
những vi phạm, tuy nhiên nội dung này đã được thực hiện lồng ghép qua hình
thức kiểm tra thường xuyên của UBND xã.
26
Hộp 2.3. Phỏng vấn kiểm lâm địa bàn về quá trình kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành pháp luật đối với bảo vệ và phát triển rừng và xử lý các hành vi
vi phạm lâm luật.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được kiểm lâm địa bàn xã Cao Phạ
phối hợp với công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã tham mưu cho UBND
xã thực hiện theo các Nghị định Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành; hướng
dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông và các cơ quan chuyên môn
cấp trên; đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với công chức địa chính Nông – Lâm
nghiệp của UBND xã kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Tuy nhiên, xã Cao Phạ
là một xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên lớn,
một số địa bàn xa, chia cắt mạnh, địa hình phức tạp, một số bộ phận nhân dân
hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu ý thức trong việc chấp hành quy định về
bảo vệ và phát triển rừng, còn tình trạng phát lấn chiếm rừng để sản xuất, khai
thác lâm sản trái pháp luật làm suy giảm diện tích rừng và chất lượng của
rừng... việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã được đã được triển khai
đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn xảy ra vi phạm với lý do người dân đã quản lý khu
rừng lâu đời, việc tận dụng gỗ để làm nhà theo phong tục tập quán chưa thay
đổi...
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả.
2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã Cao Phạ
Các văn bản pháp luật và các văn bản của UBND xã Cao Phạ: Hệ thống
các văn bản pháp luật có liên quan đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng như:
Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ-
CP, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, Thông tư số 27, 28, 29, 30, 31 32, 33,
04/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy trình được ban hành cụ thể, chặt chẽ về trình tự, từ khi tham mưu
thành lập đoàn kiểm tra, đến lúc triển khai và kết thúc cuộc kiểm tra gồm có ba
bước: (1) bước chuẩn bị (2) bước tiến hành (3) bước kết thúc. Qua thực tế việc
triển khai thực hiện quy trình trong kiểm tra định kỳ được tuân thủ, thực hiện có
hiệu quả nhất định.
2.3.4.1. Thực trạng chuẩn bị kiểm tra
- Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực chỉ đạo công chức
địa chính Nông – Lâm nghiệp xã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu
tham mưu, đề xuất với đồng chí Chủ tịch UBND xã về dự kiến kế hoạch kiểm
tra và nhân sự của đoàn kiểm tra.
- Sau khi xin ý kiến, đồng chí chủ tịch UBND xã sẽ xem xét ký ban hành
quyết định kiểm tra, quyết định kiểm tra bao gồm các thành phần: Căn cứ ban
27
hành quyết định, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, đối tượng chấp
hành quy định kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra được ban hành kèm theo
Quyết định kiểm tra sẽ cụ thể hóa mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian kiểm
tra, mốc kiểm tra và phương pháp tiến hành các bước quy trình kiểm tra.
- Trên cơ sở quyết định, Đoàn kiểm tra tiến hành họp, phân công nhiệm
vụ cho các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, đề cương gợi ý nội dung báo cáo
giải trình; danh sách các văn bản tài liệu cần thiết phục vụ kiểm tra.
- Các thành viên đoàn kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của đoàn kiểm tra, các thành viên trực tiếp thu thập một số tài liệu, hồ sơ theo
phân công, đồng thời báo cáo tiến độ kiểm tra với đồng chí lãnh đạo đoàn...
- Đồng chí thư ký đoàn kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của đoàn kiểm tra, hoàn thiện biên bản các buổi làm việc của đoàn kiểm tra với
Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích được kiểm tra, ghi nhật ký làm việc
của đoàn. Tổng hợp báo cáo kết quả thẩm tra xác minh, báo cáo kết quả kiểm tra
của đoàn, xây dựng dự thảo kết luận của đoàn kiểm tra. Trực tiếp thu thập các
tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, lập hồ sơ lưu trữ theo quy định...
2.3.4.2. Thực trạng tiến hành kiểm tra
- Thực trạng công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra: Theo quy trình kiểm
tra, đoàn kiểm tra phải liên hệ và lên lịch làm việc với Trưởng bản, Tổ trưởng tổ
đội xung kích được kiểm tra trước khi xuống tổ chức công bố quyết định, kế
hoạch kiểm tra. Sau khi đã lên được lịch làm việc, đoàn kiểm tra tổ chức hội
nghị với Trưởng bản, Tổ đội xung kích được kiểm tra để công bố quyết định, kế
hoạch kiểm tra, thu thập tài liệu thống nhất lịch làm việc và các nội dung khác
có liên quan.
- Thực trạng tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung cần kiểm tra: Trước
khi tiến hành thẩm tra, xác minh các nội dung theo kế hoạch thẩm tra, xác minh
đã đề ra, đoàn kiểm tra cần nghiên cứu kỹ nội dung tự kiểm tra của Trưởng bản,
tổ đội xung kích, các quy ước của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, công tác
bảo vệ và phát triển rừng...để sau đó có cơ sở đối chiếu với thực tế kiểm tra của
đoàn, xem xét tính nghiêm túc, tự giác của đơn vị được kiểm tra ở mức độ nào,
tiếp theo cần nghiên cứu các văn bản, tài liệu, hồ sơ, sổ sách có liên quan.
Tổng hợp các vi phạm sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh việc này được
thực hiện thông qua các biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra với Trưởng bản
các bản, các tổ đội xung kích được kiểm tra, trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra soạn
dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh.
Trưởng bản các bản chủ trì thông báo tới các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ
và phát triển rừng, tổ chức hội nghị báo cáo các nội dung sau:
+ Báo cáo giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có). Đoàn kiểm tra
thông báo dự thảo kết quả kiểm tra bằng văn bản. Hội nghị thảo luận và đề nghị.
28
+ Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra trình UBND xã.
+ Trường hợp vi phạm đến mức phải thực hiện hình thức kỉ luật thì Đoàn
kiểm tra và UBND xã nghe trình bày ý kiến trước khi UBND xã ra quyết định
hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định.
2.3.4.3. Thực trạng thực hiện bước kết thúc kiểm tra
Đoàn kiểm tra trình báo cáo kết quả kiểm tra và dự thảo thông báo kết
luận kiểm tra trước cuộc họp của Đoàn kiểm tra với Trưởng bản, tổ đội xung
kích qua đó xem xét, thảo luận, đề nghị giải trình những phần chưa rõ, chưa
thống nhất.
Đồng chí trưởng đoàn kiểm tra chủ trì thay mặt tập thể kết luận kiểm tra
và hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra.
Đoàn kiểm tra lập và lưu hồ sơ vào kho lưu trữ của UBND xã Cao Phạ
theo quy định.
Một số vấn đề còn tồn tại ở khâu này là: Quá trình xem xét, kết luận kiểm
tra còn nhiều nể nang, châm trước cho khuyết điểm của Trưởng bản các bản, các
tổ đội xung kích, các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng tự khắc
phục mà chưa xem xét rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến
sai phạm. Trách nhiệm của các cá nhân và trách nhiệm của tập thể trong sai
phạm thường khó phân biệt gây khó khăn trong quá trình xem xét kết luận do
nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa rõ ràng.
* Qua quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ
từ năm 2018-2020 phát hiện những sai phạm được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp trong quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển
rừng của UBND xã Cao Phạ
STT Nội dung kiểm tra ĐVT 2018 2019 2020
1 Số cuộc kiểm tra Cuộc 22 18 16
2 Số thông tin phản ánh, tố giác Lượt 6 3 3
3
Kết quả phát hiện qua thanh tra
kiểm tra
Vụ 5 4 2
4 Số vụ vi phạm đã giải quyết Vụ 4 4 2
Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020)
Từ năm 2018 đến năm 2020, UBND xã Cao Phạ đã thực hiện trên 50 cuộc
kiểm tra, tiếp nhận trên 10 lượt thông tin phản ánh, tố giác của công dân, tập
trung chủ yếu về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, khai thác tài nguyên rừng,
xâm canh...thông qua kết quả kiểm tra trên địa bàn xã đã phát hiện một số tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng bền vững các vi phạm chủ yếu là: khai thác, bán, vận chuyển lâm sản
trái pháp luật xẩy ra thường xuyên và liên tục, lấn chiếm rừng phát nương làm
rẫy, lấn chiếm đất rừng để làm trang trại chăn nuôi, chưa thực hiện tốt các quy
29
ước của cộng đồng dân cư đã đề ra...; Xây dựng các công trình không đúng quy
hoạch, không có giấy phép. Đa số các hành vi vi phạm trên của tổ chức, cá nhân
đã xảy ra từ nhiều năm nhưng không được Trưởng bản các bản, các tổ đội xung
kích phát hiện, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm,
do nể nang giữa anh, em, dòng họ. Cụ thể: có 03 trường hợp vi phạm trong quá
trình khai thác lâm sản đã tiến hành lập biên bản xử lý hành chính và tịch thu
toàn bộ số lượng lâm sản vi phạm về trụ sở UBND xã theo quy định, các hộ cam
kết không thực hiện các hành vi vi phạm và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy
định; 05 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy đã được
UBND xã Cao Phạ lập biên bản tiến hành xử lý hành chính theo quy định, yêu
cầu cam kết không được canh tác vào diện tích vi phạm giữ nguyên hiện trạng
để rừng tái sinh phục hồi.
Thông qua nội dung kiểm tra đoàn kiểm tra đã tích cực phối hợp với
Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích và các đơn vị liên quan tăng cường
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân về pháp luật bảo vệ
rừng và phát triển rừng...để ngăn ngừa các hành vi vi phạm xẩy ra, nâng cao ý
thức trách nhiệm của người dân và thực hiện tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật.
2.3.4.4. Thực trạng công cụ kiểm tra
- Các văn bản pháp luật và các văn bản của UBND xã
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc kiểm tra bảo vệ và phát
triển rừng của UBND xã Cao Phạ được cập nhật thường xuyên, đầy đủ. UBND
xã Cao Phạ không có chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ ra
văn bản hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của
cấp có thẩm quyền. Riêng năm 2020 UBND xã Cao Phạ đã ban hành 21 văn bản
hành chính các loại trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng, cụ thể theo bảng:
Bảng 2. 9. Văn bản của UBND xã Cao Phạ ban hành giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Văn bản
STT Văn bản/Năm 2018 2019 2020
1 Văn bản chỉ đạo, đôn đốc 5 4 9
2
Văn bản hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn
trong thực hiện cụ thể
1 1 1
3
Văn bản quy trình, thủ tục hành chính
nhà nước
2 3 3
4 Văn bản khác có liên quan 4 5 8
Tổng cộng 12 13 21
Nguồn: UBND xã Cao Phạ
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx
Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx

More Related Content

Similar to Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx

Similar to Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx (20)

Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức thuộc UBND thị xã Sơn Tây, thành phố H...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Quản lý làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GISDự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng VBSP, HAY
Đề tài: Cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng VBSP, HAYĐề tài: Cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng VBSP, HAY
Đề tài: Cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng VBSP, HAY
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 

Luận Văn Kiểm Tra Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Ủy Ban Nhân Dân.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- VÀNG A CHÁI KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- VÀNG A CHÁI KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Ánh Nguyệt HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC HỘP MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ .............. Error! Bookmark not defined. 1.1. Bảo vệ và phát triển rừng.......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm, phân loại rừng.................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Khái niệm bảo vệ và phát triển rừng.Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Vai trò của bảo vệ và phát triển rừng Error! Bookmark not defined. 1.2. Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xãError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã....Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ......Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã........Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã......Error! Bookmark not defined. 1.2.5. Hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ....Error! Bookmark not defined. 1.2.6. Quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã .....................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Yếu tố thuộc về ủy ban nhân dân xã .Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ..Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI.................................................................. 7 2.1. Khái quát về xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái .......... 7 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.............................................................. 7 2.1.2. Giới thiệu về UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.................. 10
  • 4. 2.2. Thực trạng bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái........................................................................ 13 2.3. Thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................ 15 2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ........................................................................................................ 15 2.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ................................................................................................... 17 2.3.3. Thực trạng hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ................................................................................................... 24 2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ ....................................................................... 26 2.4. Đánh giá kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ giai đoạn 2018 – 2020 .................................................................................... 31 2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra............................................... 31 2.4.2. Điểm mạnh về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ............................................................................................................... 32 2.4.3. Điểm yếu về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ............................................................................................................... 34 2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ ........................ 37 3.1. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái .......................... 37 3.1.1. Định hướng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã ........ 37 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 38 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ......................................................................................... 39 3.2.1. Hoàn thiện nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ................................................................................................... 39 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ........................................................................................................ 39 3.2.3. Hoàn thiện hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ................................................................................................... 40 3.2.4. Hoàn thiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ ...................................................................................... 41 3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 41 3.3.1. Đối với UBND huyện Mù Cang Chải............................................... 41
  • 5. 3.3.2. Kiến nghị các cơ quan liên quan....................................................... 42 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 45
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân QLR : Quản lý rừng BVR : Bảo vệ rừng PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Cơ cấu rừng bảo vệ trên địa bàn xã ................................................... 13 Bảng 2. 2. Cơ cấu hiện trạng rừng trên địa bàn xã.............................................. 14 Bảng 2. 3. Thực trạng kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ năm 2018-2020 ..................................................................................... 17 Bảng 2. 4. Kết quả kiểm tra Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Cao Phạ thực hiện năm 2018-2020.................................................................................... 19 Bảng 2. 5. Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Cao Phạ năm 2018-2020 ................................................................................ 22 Bảng 2. 6. Kết quả trồng rừng của xã Cao Phạ năm 2018-2020......................... 23 Bảng 2. 7. Hình thức kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ giai đoạn 2018-2020 ............................................................................. 25 Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp trong quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ .............................................................................................. 28 Bảng 2. 9. Văn bản của UBND xã Cao Phạ ban hành giai đoạn 2018-2020...... 29 Bảng 2. 10. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ .............................................................................................. 31
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã.......... Error! Bookmark not defined. Hình 2. 1. Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ ............................................................................... 15 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND xã Cao Phạ về bộ máy kiểm tra và lực lượng cán bộ trong công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn UBND xã............................................................................................................. 17 Hộp 2.2. Phỏng vấn Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã về khó khăn vướng mắc đối với nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng........................ 24 Hộp 2.3. Phỏng vấn kiểm lâm địa bàn về quá trình kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với bảo vệ và phát triển rừng................................................ 26 Hộp 2. 4. Phỏng vấn Trưởng trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ về quy trình, công cụ kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng................................... 30
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Rừng là một loại tài nguyên đặc biệt có khả năng tự tái tạo rất phong phú và đa dạng, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của các dân tộc sống trên trái đất. Do vậy tài nguyên rừng cần được bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay. Như chúng ta đã biết, sự tồn tại của xã hội loài người liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, không khí, khoáng sản, thực vật và động vật. Phạm vi tác động của con người lên trái đất phụ thuộc vào số lượng người và cách thức sử dụng tài nguyên. Tài nguyên mà con người sử dụng được đến mức tối đa ở một vùng hoặc toàn bộ mà trái đất chịu đựng được gọi là khả năng chịu đựng của trái đất, ngày nay khả năng chịu đựng đó có thể tăng lên hoặc giảm đi do những tiến bộ của khoa học được áp dụng vào trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, chế biến rừng. Song con người thường lạm dụng quá mức giới hạn vốn có của tài nguyên nên đã phải trả giá bằng sự suy thoái tài nguyên, suy thoái môi trường sống. Tự chúng ta đang gây áp lực lên trái đất đến quá giới hạn chịu đựng cuối cùng của nó như tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xói mòn đất, xa mạc hoá, ... Tốc độ tăng trưởng dân số trên trái đất ngày càng tăng lên nhanh chóng nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của liên hiệp quốc dân số năm 1650 sau Công nguyên có khoảng 500 triệu người, đến năm 1950 là 2,4 tỷ người, năm 1960 là 2,7 tỷ và hiện nay là trên 7,8 tỷ người. Số lượng trên 7,8 tỷ người đang khai thác sử dụng ít nhất khoảng trên 40% nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng; mức sử dụng này đã gây tác động to lớn đến môi trường, diện tích rừng nhanh chóng giảm đi cả về số lượng và chủng loại. Trong gần 200 năm qua hành tinh này đã mất đi 6.000.000 km2 rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng nhiệt đới), rừng mất đã ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của con người và môi trường. Do đó, đã đến lúc con người phải thay đổi cách sống hiện tại, con người phải sống theo kiểu mới, kiểu sống thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở “Phát triển bền vững” và bảo vệ sự bền vững đó mãi mãi, có như vậy chất lượng cuộc sống mới được cải thiện, tài nguyên thiên nhiên mới được bảo tồn. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm, nghĩa vụ vô cùng quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam của chúng ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có và đẩy
  • 10. 2 mạnh các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, khuyến khích người dân sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Đối với huyện Mù Cang Chải, toàn huyện có 14 đơn vị hành chính UBND xã, thị trấn (gồm 13 xã, 01 thị trấn), trong đó có 13 xã thuộc vùng III vùng đặc biệt khó khăn; toàn huyện có 98 thôn, bản, tổ dân phố. Mù Cang Chải là huyện vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái; phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; phía tây giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; phía nam giáp huyện Mường La, tỉnh Sơn La; phía đông giáp huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 119.773,36 ha, trong đó: + Đất nông nghiệp là: 92.410,40 ha (chiếm 77,15% diện tích tự nhiên) + Đất phi nông nghiệp: 1.817,7 ha (chiếm 1,52% diện tích tự nhiên) + Đất chưa sử dụng: 25.550,8 ha (chiếm 21,33% diện tích tự nhiên) Tổng diện tích tự nhiên của xã Cao Phạ là 8.667,94 ha, trong đó: Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 6.492,43 ha, cụ thể: + Đất rừng sản xuất: 1.737,03 ha (chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên) + Đất rừng phòng hộ: 4.755,40 ha (chiếm 54,8% tổng diện tích tự nhiên) Diện tích đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp 2.175,51 ha Hiện nay công tác quản lý bảo vệ rừng của xã Cao Phạ đang được Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Các biện pháp tổng hợp trong việc bảo vệ và phát triển rừng đã thu được những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn suy thoái tài nguyên rừng do nạn khai thác trộm, phát nương làm rẫy, cháy rừng vẫn còn xảy ra, có nơi khá nghiêm trọng. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. Cao Phạ cũng như một số xã vùng miền núi khác trên cả nước trước áp lực gia tăng dân số, diện tích canh tác lúa nước ít. Rừng đã được nhà nước quy hoạch bảo vệ, áp lực sử dụng nguồn tài nguyên rừng lớn, một số chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với vùng cao, chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, thiếu sự quan tâm của chính quyền xã và nhận thức, phong tục tập quán của nhân dân vùng cao là những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả, việc bảo vệ rừng không chỉ là việc cấm chặt phá, khai thác, sử dụng mà cần phải chú ý bảo vệ mang tính toàn diện như bảo vệ với phát triển, bảo vệ đi với lợi ích cuộc sống của người dân, lợi ích về sinh thái, môi trường... Song song với quá trình thực hiện là cần phải có những nghiên cứu, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để thấy được những tồn tại, bất cập, yếu kém, những mặt mạnh cần phát huy, để đề ra những phương
  • 11. 3 hướng, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho thời gian tiếp theo để cho nguồn tài nguyên ngày càng phát triển. Xuất phát từ thực tiễn trên địa bàn và những vấn đề trên, để góp phần nghiên cứu, phân tích, đánh giá những nguyên nhân chủ quan, khách quan và đưa ra các giải pháp nhằm kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng một cách có hiệu quả dựa trên các chính sách pháp luật của nhà nước ban hành như Luật Lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng…do đó tôi xin lựa chọn đề tài “Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”. Đây sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc xử lý nạn chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, đã có rất nhiều bài viết trên các báo, đề tài khoa học, các luận văn và các công trình nghiên cứu về bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam đã đề cập được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài của mình, tôi đã nghiên cứu, tham khảo một số các công trình khoa học, các đề tài luận văn về bảo vệ và phát triển rừng như: Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo vệ qua thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Lê Viết Sơn (2020), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào phân tích những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng, xác định các nguyên nhân, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo vệ rừng. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng; luận văn thạc sĩ “Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Arâl Hoàng (2018), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật hiện hành, tìm ra những mặt tích cực, yếu kém và nguyên nhân của chúng. Từ đó, xác lập quan điểm và đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật hiện hành được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả; luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cắt Tiên, tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Lê Ngọc Dũng (2019), trong nội dung của Luận văn này tác giả tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng làm rõ các quan điểm, định hướng. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng…
  • 12. 4 Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, gián tiếp đế vấn đề bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các tỉnh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài “Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được thực hiện dưới dạng một luận văn, luận án. Các văn bản pháp luật có sự thay đổi, do đó các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng có sự thay đổi, định hướng theo từng giai đoạn. Vì vậy, để tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã tuân thủ theo quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý mang tính định hướng đối với UBND xã Cao Phạ nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng tới các mục tiêu cơ bản: - Xác định cơ sở lý luận về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân xã. - Đánh giá được thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 – 2020, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ theo các nội dung về bộ máy kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, quy trình và công cụ kiểm tra. - Về không gian: Trên địa bàn xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. - Về thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2018- 2020; số liệu thứ cấp thu thập vào tháng 4/2021; đề xuất các giải pháp đến năm 2025.
  • 13. 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 5.2. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết, tài liệu có liên quan và làm rõ các nội dung về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình hóa để xây dựng khung nghiên cứu kiểm tra. Bước 2: Khảo sát thực tế, thu thập các dữ liệu thứ cấp, các tài liệu có liên quan đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Cao Phạ. Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp về thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ. Bước 4: Tiến hành phân tích số liệu: Kết quả thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp được tổng hợp lại và phân tích làm rõ thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu để làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ. Bước 5: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ. 5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Nguồn thứ cấp: Báo cáo chính thức về tình hình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã; một số tài liệu kiểm tra trên địa bàn xã. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã - Các yếu tố thuộc về UBND xã. - Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của UBND xã Kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã - Bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. - Nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. - Hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. - Quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. Mục tiêu kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã - Phát hiện kịp thời các sai phạm trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - Ngăn ngừa người dân phát phá, lấn chiếm rừng.
  • 14. 6 - Nguồn sơ cấp: Phỏng vấn sâu thời gian tháng 04/2021 Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ lãnh đạo quản lý UBND xã Cao Phạ: Phó Chủ tịch UBND xã; Công chức địa chính Nông - Lâm nghiệp; cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn; cán bộ trạm Ban quản lý rừng phòng hộ, trưởng bản, bí thư chi bộ. Mục đích phỏng vấn nhằm có thêm thông tin về thực trạng và đánh giá chỉ tiêu trong kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã: Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
  • 15. 7 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CAO PHẠ, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 2.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Xã Cao Phạ là một xã của huyện vùng cao Mù Cang Chải nằm ở phía Đông của huyện, có tọa độ địa lý 21°45′ đến 21°59′ Vĩ độ Bắc, 104°16′ đến 104°25′ Kinh độ Đông, xã nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Ranh giới của xã tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp xã Tú Lệ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; - Phía Tây giáp xã La Pán Tẩn; - Phía Nam giáp Nậm Khắt và xã Púng Luông; - Phía Bắc giáp xã Nậm Có. Xã Cao Phạ nằm trên trục đường quốc lộ 32 chạy qua có chiều dài hơn 20km. Đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, giao lưu kinh tế - văn hóa của xã Cao Phạ với các xã trong, ngoài huyện và trong tỉnh. b) Địa hình, địa mạo Địa hình xã Cao Phạ nằm trong vùng lòng chảo thung lũng Khau Phạ được bao quanh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn gồm 7 thôn, bản (Tà Chơ, Tà Sung, Tà Dông, Lìm Thái, Lìm Mông, Sẻ Sáng và Kháo Nhà) địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe núi, khe suối, độ cao trung bình 900 – 1.200 m so với mực nước biển, có độ dốc trung bình 300m, tuy nhiên có nơi có độ dốc lên tới trên 450m. Xã có cánh đồng Khau Phạ nằm trong vùng lòng chảo thung lũng Khau Phạ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là canh tác lúa nước), các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch ít phát triển. c) Khí hậu Mang đặc điểm chung khí hậu vùng núi Tây Bắc, xã Cao Phạ nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí lớn: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, chia khí hậu xã Cao Phạ thành hai mùa rõ rệt trong năm: - Mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Nhiệt độ thấp, bình quân 10°C-15°C, có thời điểm xuống 0°C-5°C sương mù độ ẩm cao; có sương muối, băng giá vào các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
  • 16. 8 - Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 10: Nhiệt độ bình quân 25°C, có thời điểm cao nhất là 39°C, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao, có mưa nhiều nhưng phân bố không đều trong năm, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9. Tổng lượng mưa trong mùa mưa của Cao Phạ chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. d) Thủy văn Xã Cao Phạ có một hệ thống khe, suối khá phong phú chạy dọc theo Quốc lộ 32, bắt nguồn từ lưng chừng dãy núi Hoàng Liên Sơn (Trống Gùa La) cung cấp nguồn nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt. 2.1.1.2. Khái quát các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất * Diện tích Tổng diện tích tự nhiên toàn xã theo kết quả thống kê đất đai năm 2020 là 8.667,94 ha, chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên huyện Mù Cang Chải. Trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 7.539,20 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 183,14 ha, đất chưa sử dụng có diện tích 945,60 ha. * Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai của xã Cao Phạ được chia làm 4 loại chính, chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phân bổ ở độ cao 900m trở lên và thích hợp cho nhiều loại cây sinh trưởng và phát triển. b) Tài nguyên nước Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã tương đối dồi dào, chủ yếu tập trung ở vùng ven suối và vùng thấp (vùng lòng chảo). c) Tài nguyên rừng Rừng là tài nguyên và tiềm năng của xã với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 488 chi, 147 họ và 5 ngành có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý và các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu... rừng trồng có các loại cây phổ biến là thông, vối thuốc (màng mủ), sa mộc, táo mèo... Tại các khu rừng mới khoanh nuôi, phục hồi chủ yếu là cây tiên phong ưa ánh sáng, mọc nhanh. Ngoài ra còn có các loại lan rừng, thông đất, dương xỉ... Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Cao Phạ còn có hệ động vật rừng tương đối đa dạng với 240 loài, 74 họ, 24 bộ động vật có xương sống, trong đó có 54 loài thú, 132 loài chim, 26 loài động vật lưỡng cư, 26 loài bò sát... đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. c) Tài nguyên khoáng sản
  • 17. 9 Tài nguyên khoáng sản ở xã Cao Phạ rất nghèo nàn, trữ lượng ít, phân tán, nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác, giao thông chưa thực sự thuận lợi, xa thị trường tiêu thụ. Hầu hết các điểm khai thác chưa được đánh giá chính xác về tiềm năng trữ lượng và chất lượng. Trên địa bàn xã có một số loại khoáng sản chính như: chì, kẽm, sắt... d) Tài nguyên nhân văn Xã Cao Phạ là địa bàn cư trú của 02 dân tộc chính Mông và Thái. Ngoài ra, còn một số dân tộc khác cùng sinh sống nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng tạo nên nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Người Thái thường sinh sống gần khu vực ven suối, canh tác lúa nước là chủ yếu, có nghề thủ công truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát,... Người Mông có thói quen sinh sống tại các sườn núi cao với kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công truyền thống như: Nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức, thêu thổ cẩm truyền thống… Song, các dân tộc đều có một đặc điểm chung, đó là tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, có tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc. Xã Cao Phạ còn gắn liền với di tích lịch sử đội du kích Khau Phạ, danh lam thắng cảnh hấp dẫn như: ruộng bậc thang, dù lượn bay trên mùa vàng và những lễ hội gắn liền với không gian văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là những lợi thế to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn xã, đặc biệt là phát triển ngành du lịch sinh thái, văn hóa. đ) Thực trạng môi trường * Môi trường đất: Do yếu tố địa hình nằm ở khu vực Tây Bắc, địa hình dốc, quá trình rửa trôi, sạt lở, xói mòn đất đai trên địa bàn xã là rất lớn, đặc biệt tại các vùng thiếu thảm thực vật, không được che phủ (đất trống, đồi núi trọc tại các khu vực rừng bị tàn phá, làm nương rẫy). Thêm vào đó, việc sử dụng phân bón hoá học, các loại thuốc kích thích sinh trưởng trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ gây thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất. * Môi trường nước: Nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất chịu ít tác động của con người nên nhìn chung vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tuy nhiên, hệ thống nước thải trên địa bàn xã chưa được quan tâm xây dựng. Nước thải trong sinh hoạt và nước thải tại một số cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra môi trường vẫn chưa qua xử lý, cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. * Môi trường không khí; Môi trường không khí xã Cao Phạ nhìn chung còn khá tốt, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Đây cũng là những thuận lợi cho việc phát triển hoạt
  • 18. 10 động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng, đặc biệt là địa điểm khai thác du lịch mạo hiểm dù lượn tuyệt đẹp tại đèo Khau Phạ. 2.1.2. Giới thiệu về UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải a) Lịch sử hình thành Cao Phạ là một xã vùng cao, nằm ở phía Đông của huyện, là một xã có truyền thống lịch sử cách mạng với đội du kích Khau Phạ, là nơi lưu giữ đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc: Mông, Thái. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 06-TTg thành lập Châu Mù Cang Chải trong khu tự trị Thái - Mèo. Châu Mù Cang Chải gồm 13 xã của 3 Châu, huyện: Than Uyên, Văn Chấn, Mường La. Cao Phạ từ đó thuộc Châu Mù Cang Chải, khu tự trị Tây Bắc. Ngày 12 tháng 01 năm 1957, Uỷ ban hành chính khu tự trị Thái - Mèo ra Quyết định số 11/QĐTC chia xã Cao Phạ thành hai xã là Cao Phạ và Nậm Có. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Châu Mù Cang Chải, cuối năm 1960, Cao Phạ đã thành lập được chi bộ gồm 5 Đảng viên do đồng chí Giàng Thị Dở làm Bí thư. Sự kiện thành lập chi bộ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc ở địa phương. Từ đây Cao Phạ đã có sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ. Ngày 14 tháng 12 năm 1962, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết thành lập tỉnh Nghĩa Lộ. Cao Phạ lúc này là đơn vị hành chính trực thuộc huyện Mù Cang Chải. Châu Uỷ Mù Cang Chải đổi thành Huyện Uỷ Mù Cang Chải. Tháng 9 năm 1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V đã ra Nghị quyết: Bỏ cấp khu trong các đơn vị hành chính của nước ta, hợp nhất 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn (chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/2/1976. Xã Cao Phạ thời kỳ này trực thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Thời kỳ này xã Cao Phạ trực thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. b) Chức năng, nhiệm vụ Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. * Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã
  • 19. 11 - Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, đất đai và tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi; Thực hiện công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, môi trường, giải quyết các tranh chấp đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, chặt phá, xâm lấn rừng theo quy định của pháp luật; Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ rừng tại địa phương; Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai định kỳ hàng năm, giai đoạn trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét theo quy định của pháp luật; Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. - Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; Quản lý, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định; Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương; Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
  • 20. 12 - Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao: Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; chỉ đạo bộ phận chuyên môn liên quan phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi; chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất trường, lớp trên địa bàn; tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: Kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn xã; Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn; Kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. - Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
  • 21. 13 - Trong việc xây dựng UBND xã và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn; Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của xã. 2.2. Thực trạng rừng được quản lý bởi UBND xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, hướng dẫn liên ngành của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, xã Cao Phạ đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai tập huấn, hướng dẫn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ, công chức xã, trưởng bản, bí thư chi bộ cơ sở, cộng đồng thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng, các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng thôn bản và hộ gia đình cá nhân trên bàn xã. Với đặc thù là một xã vùng núi có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của xã, rừng chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu diện tích tự nhiên của toàn xã. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Do nhu cầu về đất ở, xây dựng thủy điện, đường giao thông, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, công tác phân định ranh giới các loại rừng còn hạn chế do không có nguồn lực... Bảng 2. 1. Cơ cấu rừng bảo vệ trên địa bàn xã Đơn vị tính: Ha Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Qua bảng số liệu ta thấy, đối với rừng sản xuất trong năm 2018, 2019 không có sự biến động. Tuy nhiên sang năm 2020 giảm diện tích là -149,20 ha với lý do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng giá, mưa lũ gây sạt lở làm cây trồng bị chết, một phần diện tích hình thành rừng tuy nhiên trên thực tế là đất nương luân canh của người dân, một số diện tích quy hoạch rừng phòng hộ nhưng không có rừng chuyển sang các mục đích thu hồi đất phục vụ các dự án của huyện... - Đối với rừng phòng hộ trong các năm 2018, 2019 không có sự biến động. Tuy nhiên sang năm 2020 diện tích tăng lên 334,37 ha với lý do, do rà soát, quy hoạch, kiểm kê lại diện tích rừng theo quy định tại Quyết định số STT Loại rừng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Rừng sản xuất 1.169,20 1.169,20 1.020,0 2 Rừng phòng hộ 4.605,26 4.605,26 4.939,63 Tổng cộng 5.774,46 5.774,46 5.959,63
  • 22. 14 2737/QĐ-UBND, ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kết quả công trình: Rà soát ranh giới, hiện trạng rừng để lập hồ sơ quản lý đến nhóm hộ, cộng đồng dân cư phục vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. Bảng 2. 2. Cơ cấu hiện trạng rừng trên địa bàn xã. Đơn vị tính: Ha S T T Hiện trạng rừng Năm 2018 Tỷ lệ (%) Năm 2019 Tỷ lệ (%) Năm 2020 Tỷ lệ (%) 1 Rừng sản xuất Có rừng 865,84 70,05 815,89 69,78 735,45 71,10 Không có rừng 303,36 20,95 353,31 30,22 284,55 27,90 2 Rừng phòng hộ Có rừng 4.289,26 93,14 4.154,39 90,20 4.659,10 94,32 Không có rừng 316,0 6,86 450,87 9,80 280,53 5,68 Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Qua bảng số liệu ta thấy, đối với rừng sản xuất đã có sự biến động tăng, giảm giữa các năm như rừng sản xuất có rừng năm 2019 giảm so với năm 2018 là -49,95 ha và tăng rừng sản xuất không có rừng là 49,95 ha với lý do, đối với những diện tích có rừng bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng giá, mưa lũ gây sạt lở đất làm cây trồng bị chết. Đối với rừng sản xuất có rừng năm 2020 giảm so với năm 2019 là -80,44 ha và giảm rừng sản xuất không có rừng là -68,76 ha với lý do, một số diện tích nằm gần đai rừng phòng hộ đủ điều kiện quy hoạch sang rừng phòng hộ, một số diện tích quy hoạch rừng sản xuất nhưng không có rừng chuyển sang các mục đích khác như làm nương, thu hồi đất phục vụ các dự án của huyện... Đối với rừng phòng hộ cũng đã có sự biến động tăng, giảm giữa các năm như rừng phòng hộ có rừng năm 2019 giảm so với năm 2018 là -134,87 ha và tăng rừng phòng hộ không có rừng là 134,87 ha với lý do, đối với những diện tích có rừng bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu sương muối, băng giá, mưa lũ gây sạt lở đất làm cây trồng bị chết. Đối với rừng phòng hộ có rừng năm 2020 tăng so với năm 2019 là 504,71 ha và giảm rừng phòng hộ không có rừng là - 170,34 ha với lý do, do rà soát, quy hoạch, kiểm kê lại diện tích rừng tại theo quy định tại Quyết định số 2737/QĐ-UBND, ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kết quả công trình: Rà soát ranh giới, hiện trạng rừng để lập hồ sơ quản lý đến nhóm hộ, cộng đồng dân cư phục vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải.
  • 23. 15 2.3. Thực trạng kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ giai đoạn 2018 – 2020 2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ Hình 2. 1. Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ - UBND xã Cao Phạ: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng kế hoạch, phê duyệt và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã; Đảm bảo ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng; Thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cá nhân, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; Theo dõi, đánh giá, định kì báo cáo và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã. - Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm với UBND xã đối với nội dung thuộc lĩnh vực. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò quản lý hồ sơ địa chính, chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã về kế hoạch kiểm tra, hoạt động kiểm tra và tham mưu nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng để ban hành chương trình kiểm tra. - Kiểm lâm địa bàn: chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã thực hiện thủ tục hành chính về quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò Công chức Địa chính Nông – lâm nghiệp xã Kiểm lâm phụ trách địa bàn Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã Trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ UBND xã
  • 24. 16 tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra. - Công an xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã theo lĩnh vực được phân công, phối hợp với kiểm lâm địa bàn điều tra xác định đối tượng có hành vi vi phạm về lâm luật theo quy định. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra. - Ban chỉ huy quân sự xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã theo lĩnh vực được phân công, phối hợp với công an đảm bảo an ninh trật tự. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra. - Trạm tiểu khu Ban quản lý rừng phòng hộ với vai trò đại diện cho chủ rừng thực hiện quản lý, kiểm soát ranh giới rừng được giao cho các cá nhân, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng và chỉnh lý thống nhất biến động về rừng. Tham gia vào các đoàn kiểm tra do UBND xã Cao Phạ thành lập về hoạt động kiểm tra đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã với vai trò tham gia vào đoàn kiểm tra đã được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo đoàn kiểm tra. Theo quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các đơn vị có liên quan...cử các đồng chí làm việc tại đơn vị, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tham gia vào các đoàn kiểm tra khi được thành lập. Tuy nhiên thực tế cho thấy các đồng chí được trưng tập từ các cơ quan, đơn vị khác nhau nên đều có chung tâm lý nể nang, ngại va chạm, chưa thực sự hết trách nhiệm với công việc. Năm 2018 đến nay UBND xã Cao Phạ đã chủ động xây dựng quy chế làm việc và phối hợp giữa đơn vị liên quan trong công tác phân công nhiệm vụ hoạt động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã qua đó quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia, loại bỏ tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong khi tham gia công tác kiểm tra, ngoài ra còn tăng cường sự trao đổi, nắm tình hình về hoạt động kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng. Việc tăng cường phối hợp giữa các công chức chuyên môn, các đơn vị đã thể hiện nhiều mặt tích cực, công tác kiểm tra ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn, tham mưu kiểm tra sát với tình hình thực tế hạn chế sai sót, khuyết điểm, chấn chỉnh kịp thời.
  • 25. 17 Hộp 2.1. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND xã Cao Phạ về bộ máy kiểm tra và lực lượng cán bộ trong công tác kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn UBND xã. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã đã được bố trí đủ định biên theo quy định của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, không có cán bộ chuyên trách về công tác kiểm tra chủ yếu là kiêm nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do địa bàn xã Cao Phạ rộng, lực lượng cán bộ còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm tại thực tế, do vậy công tác kiểm chưa được thực hiện đảm bảo theo quy định. Trong thời gian tới UBND xã tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã nhất là lực lượng chuyên ngành về kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng và đối với toàn bộ cán bộ có liên quan... Nguồn: Phỏng vấn của tác giả. 2.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ Trên cơ sở quy định, thực trạng nội dung kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ bao gồm các nội dung: về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã; công tác xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng; công tác tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích; việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng; công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Bảng 2. 3. Thực trạng kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ năm 2018-2020 Nội dung kiểm tra Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm 1. Kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã 1 1 0 1 0 0 1 0 0
  • 26. 18 Nội dung kiểm tra Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm Cuộc kiểm tra Phát hiện sai sót Xử lý vi phạm 2. Kiểm tra công tác xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng 3 0 0 2 0 0 2 0 0 3. Kiểm tra công tác tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích 6 1 1 4 0 0 7 1 1 4. việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng 9 3 3 9 4 4 5 1 1 5. Kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng 1 0 0 0 0 0 0 0 0 6. Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Qua bảng trên cho thấy thực trạng kiểm tra năm 2018 - 2020 cụ thể: về trình tự, thủ thục phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; công tác xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, công tác tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích; việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng... đã thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định; Thông qua kiểm tra đã phát hiện 08 vụ vi phạm đối với nội dung về việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng, qua xem xét kết quả thì 05 hộ gia đình tự ý lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm
  • 27. 19 quyền, cụ thể 05 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ 12.095m2 , rừng sản xuất 560m2 , kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng để diện tích rừng tái sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; có 03 trường hợp khai thác rừng trái phép với số 5,65 m3 lâm sản, kết quả xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Đối với nội dung công tác bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích có 01 tổ đội xung kích vi phạm quy chế hoạt động, qua xem xét không tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng theo quy định đã lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của tổ để hạn chế việc xảy ra vi phạm về chặt, phát, phá rừng trái pháp luật... 2.3.2.1. Thực trạng kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã Phòng cháy, chứa cháy rừng giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng việc xây dựng phương án là cần thiết, thực trạng kiểm tra về phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã cụ thể: về căn cứ và cơ sở pháp lý; phương án bố trí lực lượng tham gia chữa cháy rừng; các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng… đã được thực hiện theo đúng quy định. Bảng 2. 4. Kết quả kiểm tra Ban chỉ huy PCCCR xã Cao Phạ theo phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Cuộc S T T Nội dung kiểm tra Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện 1 Tổ chức xây dựng lực lượng, phương án PCCCR 2 - Chưa có danh sách cụ thể về lực lượng tham gia PCCCR. - Phương án thiếu trích dẫn về căn cứ 1 - Thực hiện đảm bảo 3 - Các biện pháp PCCCR chưa cụ thể, chưa sát với thực tế
  • 28. 20 S T T Nội dung kiểm tra Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện Số cuộc kiểm tra Sai sót phát hiện pháp lý 2 Công tác tuyên truyền 1 - Thực hiện đảm bảo 1 - Thực hiện đảm bảo 2 - Công tác tuyên truyền còn ít 3 Công tác kiểm tra PCCCR 3 - Chưa thực hiện kiểm tra theo đúng phương án, kế hoạch 2 - Thực hiện đảm bảo theo kế hoạch 4 - Chưa thực hiện kiểm tra theo đúng phương án, kế hoạch 4 Công tác phối hợp 2 - Thiếu quy chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể 1 - Trong công tác triển khai còn phối hợp chưa chặt chẽ 1 - Thực hiện đảm bảo Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Thông qua bảng trên cho thấy việc thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR của Ban chỉ huy PCCCR xã Cao Phạ, cụ thể: Năm 2018: phương án của Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng xã xây dựng chưa bám sát các căn cứ và cơ sở pháp lý của cấp trên, thiếu trích dẫn các căn cứ pháp lý; việc xây dựng bố trí lực lượng dự phòng tham gia phòng cháy, chữa cháy khi có tình huống xẩy ra chưa cụ thể; công tác thực hiện kiểm tra trong PCCCR chưa theo đúng kế hoạch; chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ PCCCR. Kết quả xử lý: đã lập biên bản nhắc nhở yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh phương án bảo vệ rừng, phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy, chữa cháy rừng sát với tình hình thực tế của xã; xây dựng bổ sung quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong PCCCR đảm bảo theo quy định.
  • 29. 21 Năm 2019: Phương án của Ban chỉ huy PCCCR xây dựng đã đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế phối hợp trong triển khai các nhiệm vụ về kiểm tra PCCCR chưa chặt chẽ các biện pháp thực hiện trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR chưa cụ thể. Kết quả xử lý: đã lập biên bản nhắc nhở yêu cầu tăng cường việc thực hiện quy chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ PCCCR theo đúng quy chế đã ban hành. Năm 2020: Việc xây dựng các biện pháp thực hiện trong PCCCR chưa cụ thể, công tác tuyên truyền còn hạn chế thiếu trọng tâm; công tác thực hiện kiểm tra trong PCCCR chưa theo đúng kế hoạch. Kết quả xử lý: Đã lập biên bản nhắc nhở yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp đảm bảo cho công tác PCCCR sát với tình hình thực tế của xã; tăng cường tuyên truyền giúp người dân tiếp cận, làm quen các biện pháp kỹ thuật PCCCR, áp dụng các biện pháp trong chữa cháy rừng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường. 2.3.2.2. Kiểm tra xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng Ủy ban nhân dân xã kiểm tra đối với trưởng bản, trưởng nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng về: trình tự soạn thảo, quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư; quy định về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái pháp luật trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó; Việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng; Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; Quy định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng; Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng…Thông qua kiểm tra cho thấy việc xây dựng quy ước của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã đảm bảo trình tự theo quy định, quy định các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng không trái với các quy định của pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng, nội dung được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, cá nhân để biết, thực hiện. 2.3.2.3. Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng của tổ đội xung kích. Thực trạng kiểm tra công tác tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng của tổ, đội xung kích, cụ thể: xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR tại cơ sở; xây dựng công trình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, chuẩn bị bố trí phương tiện, trang thiết bị, công cụ tạo điều kiện chủ động trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR; chấm công tổ
  • 30. 22 chức tuần tra, kiểm tra rừng… các tổ, đội xung kích đã tổ chức tốt hoạt động dự báo nguy cơ xảy ra cháy rừng, phát hiện kịp thời điểm cháy rừng và báo động triển khai các biện pháp chữa cháy rừng; thực hiện tuần tra, kiểm tra theo đúng quy định. Thông qua kiểm tra từ năm 2018 đến năm 2020 đã phát hiện có 02 tổ đội xung kích vi phạm quy chế hoạt động, qua xem xét không tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng theo quy định đã lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của tổ để hạn chế việc xảy ra vi phạm về chặt, phát, phá rừng trái pháp luật... 2.3.2.4. Kiểm tra việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng Thực trạng kiểm tra việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng, cụ thể: Việc chấp hành pháp luật Lâm nghiệp của các chủ dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; cá nhân hộ gia đình… Thông qua kiểm tra đã phát hiện các vi phạm pháp luật về chặt, phá, khai thác, lấn chiếm đất rừng: Bảng 2. 5. Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Cao Phạ năm 2018-2020 Năm 2018 2019 2020 Tổng Phát nương làm rẫy trái phép Tổng số vụ 3 2 0 5 Thiệt hại (m2 ) 7.925 4.730 0 12.655 Hình thức xử lý Xử lý hành chính, cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hành vi vi phạm Khai thác rừng trái phép Tổng số vụ 0 2 1 3 Thiệt hại (m3 ) 0 3,6 2,15 5,65 Hình thức xử lý Tịch thu, phạt tiền Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Từ bảng 2.5 ta thấy tình hình xử phạt vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hàng năm của xã đều diễn ra và đã ngăn chặn được các hành vi vi phạm luật lâm nghiệp răn đe và hạn chế được thiệt hại đáng kể, cụ thể: Năm 2018: Có 03 trường hợp vi phạm đối với nội dung về việc chặt, phá, khai thác, lấn chiếm rừng, qua xem xét kết quả thì 03 hộ gia đình tự ý lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể 03 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ 7.365m2 , rừng sản xuất 560m2 , kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng để diện tích rừng tái sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Năm 2019: Có 04 trường hợp vi phạm, trong đó: có 02 trường hợp tự ý lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể 02 vụ phát nương trái pháp luật với diện tích rừng phòng hộ 4.730m2 , kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định,
  • 31. 23 đình chỉ hành vi vi phạm yêu cầu trả lại nguyên hiện trạng để diện tích rừng tái sinh phục hồi, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; 02 trường hợp khai thác lâm sản trái pháp luật với số lượng 3,6m3 lâm sản, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Năm 2020: Có 01 trường hợp khai thác lâm sản trái pháp luật với số lượng 2,15m3 lâm sản, kết quả đã xử lý: lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định, tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm, đồng thời tuyên truyền và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. 2.3.2.5. Kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng Thực trạng kiểm tra công tác trồng rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, cụ thể: Về khảo sát, quy hoạch chọn địa điểm, lập hồ sơ thiết kế; công tác trồng, chăm sóc và quản lý, bảo vệ… Thông qua kiểm tra công tác triển khai trồng mới, trồng bổ sung rừng của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ đã thực hiện đảm bảo theo phương án đã được phê duyệt, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh theo hồ sơ thiết kế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong giai đoạn chăm sóc và giai đoạn quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại một số địa điểm trồng cho thấy tỷ lệ cây chết còn khá cao, trong khi đó việc trồng dặm để đảm bảo mật độ chưa kịp thời, một số loại cây khả năng sinh trưởng yếu, không phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, chưa chú trọng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, quy trình chăm sóc chưa hợp lý, nhất là ở một số vùng thực bì, cỏ dại và dây leo phát triển nhanh làm chèn ép cây trồng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trồng chưa hiệu quả. Việc tạm ứng, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ để thanh quyết toán kinh phí đôi lúc chưa kịp thời. Kết quả trồng từ năm 2018 - 2020 xã Cao Phạ được thể hiện ở bảng 2.6: Bảng 2. 6. Kết quả trồng rừng của xã Cao Phạ năm 2018-2020 Đơn vị tính: Ha Năm Tên bản Diện tích Loài cây, phương thức, khoảng cách trồng 2018 đến 2020 Tà Chơ 23,8 Loài cây: Trồng thông kết hợp sơn tra (táo mèo) Mật độ trồng 1.600 cây/ha Khoảng cách trồng: 4m x 4m Trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên Lìm Thái 22,5 Lìm Mông 35,6 Sẻ Sáng 15,4 Kháo Nhà 16,0 Tà Dông 24,8 Tà Sung 18,2 Tổng cộng 156,3 Nguồn: Trạm khu I Ban QLR (2018-2020)
  • 32. 24 Qua bảng trên cho thấy: Diện tích rừng trồng của xã tương đối ít, trong 3 năm xã mới trồng được 156,3 ha, cây trồng rừng của người dân chủ yếu tập trung vào loại cây chính ở đây là Thông, Sơn tra (táo mèo), cây Thảo quả dưới tán rừng, hiện nay cây sinh trưởng rất tốt và cho thu nhập cao. 2.3.2.6. Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng Thực trạng kiểm tra nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, cụ thể: Tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng, công khai bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng tại cộng đồng, việc thực hiện thanh toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình cá nhân… Thông qua kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của bản, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tổng hợp danh sách các hộ gia đình trong nhóm nhận khoán bảo vệ rừng, diện tích rừng được cung ứng dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng và thực hiện niêm yết công khai tại cộng đồng, tổ chức chi trả kinh phí dịch vụ môi trường rừng cho các hộ gia đình trong nhóm nhận khoán bảo vệ đảm bảo đúng, đủ theo định mức và quy định. Hộp 2.2. Phỏng vấn Công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã về khó khăn vướng mắc đối với kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng. Về cơ bản các nội dung kiểm tra đã tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số tồn tại khó khăn, vướng mắc như: lưu trữ hồ sơ, phương án chưa đầy đủ, khoa học, công cụ, dụng cụ trang bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng chưa đảm bảo; các tổ đội xung kích chưa nắm chắc các quy định của pháp luật, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên việc triển khai hoạt động của tổ còn gặp nhiều khó khăn, chưa đúng theo quy chế hoạt động của tổ đã đề ra...đối với các nội dung này đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND xã bố trí trang thiết bị công cụ, dụng cụ để đảm bảo phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của Luật nâng cao năng lực, nhận thức của các tổ đội xung kích trong công tác quản lý bảo vự và phát triển rừng. Nguồn: Phỏng vấn của tác giả. 2.3.3. Thực trạng hình thức kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ Theo quy định kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng vừa thực hiện kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ - kiểm tra toàn diện và kiểm tra đột xuất, trong giai đoạn 2018-2020 số cuộc kiểm tra phân theo hình thức thể hiện qua bảng sau:
  • 33. 25 Bảng 2. 7. Hình thức kiểm tra đối với bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Cuộc STT Thời gian Hình thức kiểm tra Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ Kiểm tra đột xuất 1 Năm 2018 7 3 1 2 Năm 2019 6 6 2 3 Năm 2020 8 6 0 Nguồn : UBND xã Cao Phạ (2018-2020) * Công tác kiểm tra thường xuyên: Hình thức kiểm tra này đã được UBND xã Cao Phạ thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chủ động tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan, các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật bảo vệ và phát triển rừng; chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, công tác bảo vệ rừng ở các khu vực trọng điểm; cán bộ, công chức tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Công tác kiểm tra định kỳ: Qua bảng số liệu trên cho thấy hai thực trạng: Thứ nhất, việc kiểm tra định kỳ đã được UBND xã Cao Phạ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời đã phối hợp với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị của UBND huyện Mù Cang Chải, các đơn vị chức năng đóng trên địa bàn xã phối hợp kiểm tra thường xuyên. Do đó, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra thực hiện đầy đủ, toàn diện, nắm bắt và ngăn ngừa được kịp thời các sai phạm. Thứ hai, việc tập trung thực hiện hình thức kiểm tra định kỳ đã được UBND xã triển khai thực hiện theo các nội dung kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ mỗi năm được tiến hành với Trưởng bản các bản và các tổ đội xung kích trên địa bàn xã, nhằm nhắc nhở quá trình thực hiện hiện tại của Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót trong việc triển khai thực hiện. Hình thức kiểm tra này còn có ý nghĩa nhắc nhở đối tượng được kiểm tra cần hoàn thành những công đoạn gắn liền với thời gian nhất định. * Công tác kiểm tra đột xuất: hình thức này ít thực hiện hơn đối với hình thức kiểm tra thường xuyên và hình thức kiểm tra định kỳ - kiểm tra toàn diện với lý do chủ yếu khi có phản ánh kiến nghị, tố giác của nhân dân hay phát hiện những vi phạm, tuy nhiên nội dung này đã được thực hiện lồng ghép qua hình thức kiểm tra thường xuyên của UBND xã.
  • 34. 26 Hộp 2.3. Phỏng vấn kiểm lâm địa bàn về quá trình kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với bảo vệ và phát triển rừng và xử lý các hành vi vi phạm lâm luật. Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được kiểm lâm địa bàn xã Cao Phạ phối hợp với công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã tham mưu cho UBND xã thực hiện theo các Nghị định Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành; hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông và các cơ quan chuyên môn cấp trên; đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp của UBND xã kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Tuy nhiên, xã Cao Phạ là một xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có diện tích tự nhiên lớn, một số địa bàn xa, chia cắt mạnh, địa hình phức tạp, một số bộ phận nhân dân hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu ý thức trong việc chấp hành quy định về bảo vệ và phát triển rừng, còn tình trạng phát lấn chiếm rừng để sản xuất, khai thác lâm sản trái pháp luật làm suy giảm diện tích rừng và chất lượng của rừng... việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã được đã được triển khai đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn xảy ra vi phạm với lý do người dân đã quản lý khu rừng lâu đời, việc tận dụng gỗ để làm nhà theo phong tục tập quán chưa thay đổi... Nguồn: Phỏng vấn của tác giả. 2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình, công cụ kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ Các văn bản pháp luật và các văn bản của UBND xã Cao Phạ: Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng như: Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ- CP, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, Thông tư số 27, 28, 29, 30, 31 32, 33, 04/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình được ban hành cụ thể, chặt chẽ về trình tự, từ khi tham mưu thành lập đoàn kiểm tra, đến lúc triển khai và kết thúc cuộc kiểm tra gồm có ba bước: (1) bước chuẩn bị (2) bước tiến hành (3) bước kết thúc. Qua thực tế việc triển khai thực hiện quy trình trong kiểm tra định kỳ được tuân thủ, thực hiện có hiệu quả nhất định. 2.3.4.1. Thực trạng chuẩn bị kiểm tra - Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực chỉ đạo công chức địa chính Nông – Lâm nghiệp xã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất với đồng chí Chủ tịch UBND xã về dự kiến kế hoạch kiểm tra và nhân sự của đoàn kiểm tra. - Sau khi xin ý kiến, đồng chí chủ tịch UBND xã sẽ xem xét ký ban hành quyết định kiểm tra, quyết định kiểm tra bao gồm các thành phần: Căn cứ ban
  • 35. 27 hành quyết định, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, đối tượng chấp hành quy định kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra được ban hành kèm theo Quyết định kiểm tra sẽ cụ thể hóa mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian kiểm tra, mốc kiểm tra và phương pháp tiến hành các bước quy trình kiểm tra. - Trên cơ sở quyết định, Đoàn kiểm tra tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng lịch kiểm tra, đề cương gợi ý nội dung báo cáo giải trình; danh sách các văn bản tài liệu cần thiết phục vụ kiểm tra. - Các thành viên đoàn kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của đoàn kiểm tra, các thành viên trực tiếp thu thập một số tài liệu, hồ sơ theo phân công, đồng thời báo cáo tiến độ kiểm tra với đồng chí lãnh đạo đoàn... - Đồng chí thư ký đoàn kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của đoàn kiểm tra, hoàn thiện biên bản các buổi làm việc của đoàn kiểm tra với Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích được kiểm tra, ghi nhật ký làm việc của đoàn. Tổng hợp báo cáo kết quả thẩm tra xác minh, báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn, xây dựng dự thảo kết luận của đoàn kiểm tra. Trực tiếp thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, lập hồ sơ lưu trữ theo quy định... 2.3.4.2. Thực trạng tiến hành kiểm tra - Thực trạng công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra: Theo quy trình kiểm tra, đoàn kiểm tra phải liên hệ và lên lịch làm việc với Trưởng bản, Tổ trưởng tổ đội xung kích được kiểm tra trước khi xuống tổ chức công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra. Sau khi đã lên được lịch làm việc, đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị với Trưởng bản, Tổ đội xung kích được kiểm tra để công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra, thu thập tài liệu thống nhất lịch làm việc và các nội dung khác có liên quan. - Thực trạng tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung cần kiểm tra: Trước khi tiến hành thẩm tra, xác minh các nội dung theo kế hoạch thẩm tra, xác minh đã đề ra, đoàn kiểm tra cần nghiên cứu kỹ nội dung tự kiểm tra của Trưởng bản, tổ đội xung kích, các quy ước của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng...để sau đó có cơ sở đối chiếu với thực tế kiểm tra của đoàn, xem xét tính nghiêm túc, tự giác của đơn vị được kiểm tra ở mức độ nào, tiếp theo cần nghiên cứu các văn bản, tài liệu, hồ sơ, sổ sách có liên quan. Tổng hợp các vi phạm sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh việc này được thực hiện thông qua các biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra với Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích được kiểm tra, trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra soạn dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh. Trưởng bản các bản chủ trì thông báo tới các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức hội nghị báo cáo các nội dung sau: + Báo cáo giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có). Đoàn kiểm tra thông báo dự thảo kết quả kiểm tra bằng văn bản. Hội nghị thảo luận và đề nghị.
  • 36. 28 + Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra trình UBND xã. + Trường hợp vi phạm đến mức phải thực hiện hình thức kỉ luật thì Đoàn kiểm tra và UBND xã nghe trình bày ý kiến trước khi UBND xã ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định. 2.3.4.3. Thực trạng thực hiện bước kết thúc kiểm tra Đoàn kiểm tra trình báo cáo kết quả kiểm tra và dự thảo thông báo kết luận kiểm tra trước cuộc họp của Đoàn kiểm tra với Trưởng bản, tổ đội xung kích qua đó xem xét, thảo luận, đề nghị giải trình những phần chưa rõ, chưa thống nhất. Đồng chí trưởng đoàn kiểm tra chủ trì thay mặt tập thể kết luận kiểm tra và hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra. Đoàn kiểm tra lập và lưu hồ sơ vào kho lưu trữ của UBND xã Cao Phạ theo quy định. Một số vấn đề còn tồn tại ở khâu này là: Quá trình xem xét, kết luận kiểm tra còn nhiều nể nang, châm trước cho khuyết điểm của Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích, các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng tự khắc phục mà chưa xem xét rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến sai phạm. Trách nhiệm của các cá nhân và trách nhiệm của tập thể trong sai phạm thường khó phân biệt gây khó khăn trong quá trình xem xét kết luận do nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa rõ ràng. * Qua quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ từ năm 2018-2020 phát hiện những sai phạm được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 2. 8. Bảng tổng hợp trong quá trình kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ STT Nội dung kiểm tra ĐVT 2018 2019 2020 1 Số cuộc kiểm tra Cuộc 22 18 16 2 Số thông tin phản ánh, tố giác Lượt 6 3 3 3 Kết quả phát hiện qua thanh tra kiểm tra Vụ 5 4 2 4 Số vụ vi phạm đã giải quyết Vụ 4 4 2 Nguồn: UBND xã Cao Phạ (2018-2020) Từ năm 2018 đến năm 2020, UBND xã Cao Phạ đã thực hiện trên 50 cuộc kiểm tra, tiếp nhận trên 10 lượt thông tin phản ánh, tố giác của công dân, tập trung chủ yếu về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, khai thác tài nguyên rừng, xâm canh...thông qua kết quả kiểm tra trên địa bàn xã đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng bền vững các vi phạm chủ yếu là: khai thác, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật xẩy ra thường xuyên và liên tục, lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất rừng để làm trang trại chăn nuôi, chưa thực hiện tốt các quy
  • 37. 29 ước của cộng đồng dân cư đã đề ra...; Xây dựng các công trình không đúng quy hoạch, không có giấy phép. Đa số các hành vi vi phạm trên của tổ chức, cá nhân đã xảy ra từ nhiều năm nhưng không được Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích phát hiện, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm, do nể nang giữa anh, em, dòng họ. Cụ thể: có 03 trường hợp vi phạm trong quá trình khai thác lâm sản đã tiến hành lập biên bản xử lý hành chính và tịch thu toàn bộ số lượng lâm sản vi phạm về trụ sở UBND xã theo quy định, các hộ cam kết không thực hiện các hành vi vi phạm và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; 05 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng phát nương làm rẫy đã được UBND xã Cao Phạ lập biên bản tiến hành xử lý hành chính theo quy định, yêu cầu cam kết không được canh tác vào diện tích vi phạm giữ nguyên hiện trạng để rừng tái sinh phục hồi. Thông qua nội dung kiểm tra đoàn kiểm tra đã tích cực phối hợp với Trưởng bản các bản, các tổ đội xung kích và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân về pháp luật bảo vệ rừng và phát triển rừng...để ngăn ngừa các hành vi vi phạm xẩy ra, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và thực hiện tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 2.3.4.4. Thực trạng công cụ kiểm tra - Các văn bản pháp luật và các văn bản của UBND xã Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng của UBND xã Cao Phạ được cập nhật thường xuyên, đầy đủ. UBND xã Cao Phạ không có chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền. Riêng năm 2020 UBND xã Cao Phạ đã ban hành 21 văn bản hành chính các loại trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể theo bảng: Bảng 2. 9. Văn bản của UBND xã Cao Phạ ban hành giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Văn bản STT Văn bản/Năm 2018 2019 2020 1 Văn bản chỉ đạo, đôn đốc 5 4 9 2 Văn bản hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện cụ thể 1 1 1 3 Văn bản quy trình, thủ tục hành chính nhà nước 2 3 3 4 Văn bản khác có liên quan 4 5 8 Tổng cộng 12 13 21 Nguồn: UBND xã Cao Phạ