SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
Tôn Giáo hay Phúc Âm của Thiên Chúa
Vài lời về tác giả,
Wilhelm Pahls sinh năm 1936, đã lập gia đình, có 4 con. Xuất thân tại
Wienhausen-Celle/Germany. Trong và ngoài nước được nhiều người biết
đến. Không những ông đi du thuyết ở các nơi nói ngôn ngữ Đức ở Âu-châu
mà còn ở Brasilien, Paraguay, khối Đông Âu không thuộc Nga-xô, Nam-phi,
Namibia, Kanada, Mỹ. W.P. truyền bá Phúc Âm được nhiều người thương
mến. Ông giảng từ niềm tin vững chắc và bài giảng giàu kinh nghiệm. Ông
am hiểu cách gợi các câu hỏi rỏ ràng, các vấn đề khó khăn trong thời cuộc
của chúng ta hiện nay và đưa ra câu trả lời thích đáng.
Bản dịch Việt ngữ Nguyễn Đình Thành
Thưa Bạn đọc,
Trong tác phẩm nầy, đối với tôi sự khác biệt giữa Tôn Giáo và Phúc Âm.
Vậy, trước tiên tôi xin được bắt đầu với một thí dụ như sau:
Thuở xưa, tôi có đọc như vầy: Các bà mẹ trẻ tuổi khi đi mua sắm đồ hay dọ
giá cả của mặt hàng rất kỷ. Họ tận tâm hơn các bậc làm cha và biết được nơi
nào người ta có thể mua được hàng rẽ tiền và có chất lượng tốt nữa. Một
điều hết sức ngạc nhiên các người mẹ trẻ tuổi sao lại đi mua thức ăn cho trẻ
sơ sinh gần như loại đắt tiền nhất. Họ không tìm đến những cửa hàng rẽ tiền
nhất đâu, cũng chẳng màng đến các mặt hàng rẽ tiền nữa.
Người ta đã theo dõi những diễn biến của sự việc nầy và tìm ra được vì lý do
nào. Các bà mẹ trẻ tuổi biết rằng, đúng ra họ cần cho con mình bú sữa mẹ.
Nhưng tại vì họ không muốn, cũng có một số người không thể thực hiện
được việc nầy. Vì thế, ít gì đi chăng nữa họ cũng muốn hy sinh cho con
mình một cái gì đó. Cho nên họ tìm đến những món hàng thức ăn nhân tạo
của sơ sinh loại đắt tiền nhất. Nếu như họ không thực hiện điều nầy thì
lương tâm của bị cắn rức lắm. Thật là một điều lý thú. Vì nguyên nhân của
thái độ nầy, cho nên hôm nay chúng ta cùng nhau suy gẫm đến mối tương
quan của nó với đề tài chúng ta „Tôn Giáo hay Phúc Âm“
Mối giao hòa của Thiên Chúa
Tất cả chúng ta đều có một lương tâm, lương tâm mách bảo cho chúng ta
biết điều nào là thiện và điều nào là ác. Ở đây thử lấy một anh chàng nghiện
thuốc lá làm thí dụ. Nếu như bạn nói với anh ấy: „ Anh hút trong một ngày
đến sáu mươi điếu thuốc lá, không có tốt đâu“, biết đâu anh trả lời với bạn
thế nầy: „Tiền của tôi, tôi làm gì tùy ý thích tôi của chứ. Thịt mà hun khói
thì thịt càng giữ được lâu. Tôi được biết một người chẳng để cho cái ống
điếu của ông ta tàn bao giờ cả, mà ông sống được chín mươi lăm tuổi rồi“.
Anh ấy sẽ nói những câu nầy hay tương tự như vậy, nhưng ở trong thâm tâm
anh biết chắc chắn bạn đã nói đúng đó.
Khi bạn nói với anh chàng bợm nhậu: Điều mà anh làm đó, không được tốt
cho mấy. Biết đâu anh sẽ nói: „Tôi thấy thích thú lắm. Với đồng tiền của tôi
đây, tôi muốn làm gì thì tùy ý tôi chứ. Tôi chẳng muốn một ai xía cái miệng
vào cả“. Tuy nói là như vậy, nhưng thật ra anh cũng biết chắc bạn đã nói
đúng đó chứ. Nếu như bạn nói với kẻ ngoại tình, biết đâu anh cũng sẽ tự
đính chính cho mình và làm ra vẻ anh sống như vậy là đúng. Thực ra anh
cũng biết chắc
chắn anh là một kẻ lừa bịp. Lương tâm của anh mách bảo cho anh biết về
điều nầy: „Những điều anh làm là không đúng“.
Kinh Thánh dạy vì tội lỗi của chúng ta, thành thử tất cả chúng ta đều bị ngăn
cách giữa mình và Thượng Đế. Một bên là Thượng Đế, Đấng Thiêng Liêng,
còn bên kia là loài người đầy tội lỗi. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh (Ê-sai
59:1-2) tội lỗi là bức tường ngăn cách giữa chúng ta và Thượng Đế. Sự ngăn
cách nầy bao trùm trên toàn diện mọi mặt. Tội lỗi và hậu quả nó có liên quan
đến với tất cả mọi người và mỗi con người, chẳng có trường hợp ngoại lệ
nào cả.
Trong thư Rô-ma đoạn 7 câu 18 ghi: Trong chúng ta chẳng có điều lành chi
cả. Có một số người cho rằng: Trong con người có một tấm lòng tốt. Nhưng
đó là một cách nói láo đại tài. Những người nầy chẳng hề biết gì về chính
con người của mình một tí nào. Kinh Thánh dạy: Trong chúng ta chẳng có
điều chi tốt cả.
Mặc dù do tội lỗi mà chúng ta đã bị ngăn cách mình với Đức Chúa Trời,
song Đức Chúa Trời cũng có mối giao hòa trong loài người. Điểm giao hòa
nầy là lương tâm của họ. Về phần nầy, bạn có thể đọc thêm trong thư Rô-ma
chương 2 câu 14 đến 15. Cũng có nhiều đoạn khác trong Kinh Thánh nói
đến chúng ta có một lương tâm.
Lương tâm của chúng ta không phải là tiếng phán của Đức Chúa Trời. Có
người cho rằng: „Tôi sống theo lương tâm của tôi và vâng theo tiếng gọi từ
trong đáy lòng của tôi“. Mặc dù lương tâm chúng ta chẳng phải là tiếng nói
của Thiên Chúa. Nhưng đã được an bài trong con tim đó là lương tâm có khả
năng phản ứng lại tiếng phán của Đức Chúa Trời. Có người đã thố lộ:
„Lương tâm chúng ta là tiếng vọng của Thượng Đế“. Đây là câu nói thật là
chí lý. Lương tâm chúng ta có nhận thức, khi chúng ta làm những việc
không công bằng. Tất cả chúng ta đã từng kinh nghiệm qua cả ngàn lần rồi,
song mỗi lần như vậy lương tâm của chúng ta đã phản ứng rất khác biệt
nhau.
Có những người lương tâm họ bị chai lì. Bác sĩ Bergmann có lần đã phát
biểu: „Có nhiều người lương tâm của họ bị một cái màn tâm linh che khuất
đi“. Những người nầy chẳng còn nhận biết gì cả khi họ nói dối. Họ không
còn biết gì nữa khi họ ngoại tình. Họ chẳng còn biết chi hết khi họ làm việc
ác. Lương tâm họ bị u mê ám chướng và bị chai đá đi. Đây là một thảm
trạng đáng sợ. Người ta có thể chà đạp và bóp méo lương tâm của họ cho
đến chừng nào bị chết đi, đến chừng nào không còn phản ứng được nữa.
À mà, cũng có số người: Họ có lương tâm rất nhạy cảm với người khác. Có
người chẳng muốn đi ra đường, họ chẳng thèm nhìn sang bên trái hay bên
phải vì lúc nào họ cũng có một lương tâm xấu cả. Thường thì do sự đầu độc
lệch lạc của phái tà giáo mà ra. Đây thật là mối hiểm họa vĩ đại.
Nhưng cũng còn có những lương tâm còn biết phải quấy. Như tôi đã trình
bày thí dụ về người mẹ đi mua thức ăn đắt tiền nhất cho con mình, nếu
chẳng thực hiện như vậy thì các chị đã mang một lương tâm xấu. Hay là
giống như anh chàng nào đó nằm trăn trỡ trên giường mình trong đêm khuya
không tài nào có thể yên giấc được. Anh đã làm một sự việc ghê tởm nào đó,
mà lương tâm của anh cáo trách anh. Hay là như một người bịnh nằm liệt
giường và rồi bây giờ đang nằm trong dưỡng đường. Tuy là đã bao nhiêu
năm nay anh không hề đi đến Hội Thánh, rồi đột ngột lương tâm anh cáo
trách anh quá đỗi và anh chẳng có sự bình yên chi cả. Bổng dưng anh nài xin
người chăm sóc về mặt tinh thần đến viếng thăm anh. Anh biết rằng: Mình là
kẻ có tội.
Các dân tộc ý thức được điều gì
Tất cả chúng ta đã phạm tội, vì thế cho nên trong tất cả chúng ta đều có tội
với Đức Chúa Trời. Tuy rằng không có ai mách bảo việc đó với chúng ta,
chúng ta vẫn biết thừa mình cần đến sự cứu rỗi. Cho dù thế nào đi chăng
nữa, chúng ta cũng cảm nhận được điều đó. Tất cả các dân tộc đều biết rằng,
họ đã phạm tội và họ cần đến sự giải cứu. Đó là một vấn đề rất sôi nỗi. Bạn
có thể đi tham quan dân tộc thiểu số ở một hòn đảo xa lắc xa lơ nào đó. Có
thể những người sống ở nơi đó không có mảnh áo để che thân, chẳng có nhà
cao cửa rộng và cón nhiều vật dụng khác mà họ không có; những đồ vật mà
chúng ta cần dùng thường ngày. Nhưng điều đảm bảo là họ đang tìm đến sự
cứu rỗi và họ có Tôn Giáo.
Có nhiều Tôn Giáo khác nhau lắm, nhưng nếu một khi bạn suy ngẫm và tự
đặt câu hỏi cho mình: Ừ ha! Không biết nguyên do từ đâu mà Tôn Giáo mọc
lên như nấm vậy? Bạn sẽ nhận thấy được: Những người sống trong vùng xa
xôi hẻo lánh chẳng hề có sự liên hệ với những dân tộc khác, họ vẫn có Tôn
Giáo. Nguyên nhân nào mà họ có Tôn Giáo vậy? Xin thưa, sở dĩ họ có Tôn
Giáo là tại vì họ biết nhận thức được họ đã phạm tội và vì họ quá khao khát
đến nhu cầu cứu rỗi.
Với sự hậu thuẩn của Tôn Giáo, họ tạo cho mình một thế lực uy quyền; đồng
thời tin rằng sẽ đạt đến sự trong sạch. Họ mong muốn lương tâm họ được
yên ổn.
Có Tôn Giáo để làm gì?
Thực ra, chữ Tôn Giáo là một chữ hết sức tuyệt đẹp. Chữ „Religion“
xuất xứ từ tiếng La-Tin. “Re” là trở lại và “ligion” làm liên tưởng đến mối
tương giao. Như vậy, vấn đề muốn nói đến là trở lại mối tương giao. Con
người tìm đến mối tương giao với Thượng Đế. Vì thế cho nên, chữ Tôn Giáo
thật là một chữ đẹp quá đi thôi. Nhưng theo chữ nầy, nhân loại thực hiện nó
như thể nào, điều mà chúng ta mệnh danh là Tôn Giáo, chúng ta thử mổ xẻ
nó ra sao nhé.
Trước tiên tôi xin được hỏi: Thật ra Tôn Giáo bắt nguồn từ đâu và để làm cái
giống gì vậy? Có người cho rằng Tôn Giáo đến từ Thiên Chúa. Khi nghe đến
chữ Tôn Giáo thì họ nghĩ ra ngay điều gì đó nó thần thánh lắm và có điều gì
như nói đến ý chỉ siêu nhiên.
Tôi muốn lấy một vài thí dụ thật đơn giản để giải thích. Tôi có một cây viết
chì bấm vẽ kỷ thuật đây. Trong cây viết chì có cái ruột viết rất nhỏ. Người ta
không cần phải chuốc nó chi cả. Với cây viết nầy, cục đồ bôi và mấy tờ giấy;
đó là dụng cụ quan trọng của tôi. Tôi gắn cục đồ bôi vào đầu cây viết, nếu
như tôi viết sai; tôi có thể quay đầu viết trở lại rồi tẩy đi liền. Một cây viết
tuyệt vời phải không bạn? À, nếu như cây viết nầy từ trên trời rơi xuống thì
bạn nghĩ thế nào! Không lẽ cây viết nầy tự dưng từ trên trời rơi xuống hay là
từ đâu mà có nó vậy? Không đâu, người Nhật đã phát minh ra và họ sản xuất
ra nó đó bạn ơi. Người Âu Châu cho nhập nó vào, thành thử tôi mua được
cây bút nầy trong tiệm đó. Đây là một cây viết chì bấm vẽ kỷ thuật mà người
ta đã phát minh ra nó đó. Cục tẩy cũng do con người sáng tạo ra nó đó bạn.
Tôi cũng có một cây kéo nhỏ thật là bén để cắt móng tay nữa nè. Đến bây
giờ tôi mới biết người ta cũng có thể đi cắt giũa móng tay chân. Cây kéo của
tôi cũng chẳng phải từ trời rơi xuống, mà do con người làm ra.
Tôi đã đọc có một người đàn ông phát minh ra cái ống cuốn để uống tóc cho
cong quăng mà giàu kết xù. Lúc xưa chỉ có cái ống cuốn tóc thường thôi hay
bị rớt ra lắm. Một ngày kia, có
một người có sáng kiến; người ta cũng có thể uống tóc quăng được và dính
chặc hơn. Vì cớ đó mà ông ta xin được giấy phép phát minh, vậy mà làm ra
tiền nhiều lắm.
Tất cả đều do các phát minh của con người, họ đều có vấn đề khó khăn và
họ tìm cho mình một phương cách giải quyết. Người ta cũng suy nghĩ được
các vấn đề khó khăn có thể giải quyết bằng cách như thế nào. Cũng vì
nguyên nhân bắt nguồn từ đó mà họ đã khám phá ra việc nầy. Các việc mà
tôi đã liệt kê ra đây là do óc sáng tạo của con người. Nó là một công cụ để
phục vụ cho một việc chính đáng nào đó.
Tôn giáo do óc sáng tạo
Đối với nhiều Tôn Giáo khác biệt nhau cũng đồng một thể ấy. Tôn giáo cũng
do óc sáng tạo của nhân loại mà có. Tôn Giáo chẳng phải từ trên trời cao mà
đến, nhưng nó do những người làm Tôn Giáo suy diễn để sáng lập ra. Cây
viết chì nầy dùng để viết, cục đồ bôi nầy là để tẩy và cây kéo nầy dùng để
cắt đây. Vậy thì Tôn Giáo để làm cái quái gì? Tôn giáo là công cụ của con
người để làm cho lương tâm được yên ổn. Thôi thì để cho mọi người có thể
hiểu được, bây giờ tôi xin được giải thích bằng cách khác.
Cũng như những người tà đạo, họ sống trong rừng rú ở một nơi nào đó và
chưa từng được nghe về Đức Chúa Trời hay nghe nói đến Kinh Thánh;
chúng ta là tội nhân, họ biết được rằng họ là những người đã phạm tội. Bạn
có thể đọc thêm trong sách Rô-ma đoạn 2 là lương tâm của họ làm chứng về
họ. Họ có cảm giác đối với Đức Chúa Trời, họ như là người có tội. Họ có
cảm giác là phải có một biến cố nào đó xảy ra. Thế là, cứ thử nghiệm Thiên
Chúa để được thanh sạch. Tuy thế, họ vẫn đi quờ quạn trong nhiều sự lầm
đường lạc lối khác nữa.
Tôn Giáo là tự nổ lực của bản thân
Có những người tà đạo cầu nguyện Đức Chúa Trời bằng cách họ tự làm cho
mình một Thượng Đế từ khúc gỗ. Họ tin vững chắc vào vị Thượng Đế nầy
có thể phù hộ cho họ. Họ mang các lễ vật quí đến nỗi họ làm thịt con cái của
mình để dâng lên Thượng Đế của chính họ tự tác tạo ra. Chúng tôi đã đọc:
Có những sắc dân đọc bài cầu nguyện lải nhải hằng giờ đồng hồ vì họ muốm
làm cho lương tâm của họ được yên ổn.
Những người đàn bà theo đạo Bà-la-môn ôm xác chết người thân trong gia
đình mà đi cả hằng trăm cây số để đến nơi an tán. Tại sao người ta làm như
vậy? Họ cũng có thể chôn cất người chết kế nhà họ, chỗ đó cũng vẫn tốt vậy.
Họ làm như thế là để muốn tránh mang một lương tâm xấu. Họ thực hiện các
tập tục như vậy là để cho lòng họ được yên tâm thôi.
Vào kỳ lễ của người tà giáo, các người đàn bà trong bọn họ quăng con nhỏ
của mình vào trước những chiếc xe chở đầy các tượng trạm. Khi các bánh xe
cán trên những đứa bé làm máu me phun ra, nghiền nát các em thì đưa họ đi
vào trạng thái khoái cảm. Đó là mức tột đỉnh đạt được trong đời sống của họ.
Điều mà làm cho họ thích thú nhất là được đem dâng tế cho các thần những
gì mà họ có. Bây giờ các tà thần chắc phải thỏa thích rồi. Đây là một hành
động khủng khiếp quá chừng. Họ đã học điều nầy của ông bà tổ tiên họ và
họ làm theo y như vậy. Nếu như họ không áp dụng thì lương tâm họ chắc sẽ
cắn rức lắm.
Có vị giáo sĩ làm việc chung với người bản xứ, ông đến tham dự một buổi
tiệc trong một làng kia. Mọi người đang ca hát, reo hò nhảy múa; ông ta tiến
đến gần bên cạnh để xem nơi đó xảy ra chuyện gì. Ông đã nhìn thấy một đứa
bé đang được dâng lên để tế thần thì đã xảy ra một cuột hành huyết. Ôi thôi,
mọi người đổ xô lại ông thầy pháp sư hỏi rằng: Chúng tôi làm
sao đây? Mấy vị thần tấn công chúng tôi dữ quá. Vị pháp sư mới hỏi mấy vị
thần, vậy thì dân chúng nên làm thế nào đây? Câu trả lời đã đáp, nhưng
chẳng phải đến từ nơi Thiên Chúa; mà trước tiên nó đến từ ma quỉ. Thầy
pháp sư bèn hạ lệnh: Trước hết dâng hài nhi lên. Thế là được thông qua một
cách nhanh chóng. Các bậc cha mẹ mang con nhỏ mình đến trước. Những
hạt các mịn làm đứa trẻ từ từ bị ngộp thở đi. Trong khi đứa trẻ chết một cách
rất đau đớn thì toàn cả dân làng tưng bừng hoan hỉ. Cơn giận của các vị thần
đã được xoa dịu và từ từ biến dần mất đi.
Một biến cố hết sức là khủng khiếp. Nếu một khi có người được đọc đến
những chuyện như trên đây, họ phải biết tạ ơn là mình được sống trong một
đất nước; một nơi mà những sự việc ghê tởm đó không còn thực hiện nữa.
Vì sao mà nó chẳng còn tồn tại nữa? Ông bà tổ tiên chúng ta cũng đã từng
làm giống tương tự như vậy! Vì trước đây nhiều thế kỷ Phúc Âm đã được
mang đến nơi nầy, nơi nào Phúc Âm được truyền đến thì những sự việc nầy
được dẹp đi ở tại nơi đó. Chúng ta được Kinh Thánh loan báo cho biết:
Chúng ta chẳng cần phải dâng các con cái của mình như thế nữa, nhưng tại
vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã sai Con Trai Ngài xuống trần gian, Ngài đã
hy sinh vì tội chúng ta; nhờ đó mà chúng ta được sự cứu rỗi.
Mối nguy hại của Tôn Giáo
Bây giờ xin trở lại vấn đề của Tôn Giáo đây. Tôn giáo là một công cụ để đưa
lương tâm vào cỏi yên ổn. Có nhiều khi Tôn Giáo thật dã man quá. Nếu như
bây giờ bạn hỏi lập tức: Vậy là Tôn Giáo nào vậy? Tôi phải nói với bạn nè:
“Mỗi Tôn Giáo”. Mỗi Tôn Giáo là một công cụ để đưa lương tâm vào chốn
yên ổn. Kể cả Tôn Giáo được mệnh danh là hảo hạng bật nhất, cũng chỉ là
một công cụ để làm cho lương tâm được yên ổn mà thôi. Do đó nói tóm lại,
nó chẳng có giá trị chi. Trên thực tế mỗi Tôn Giáo đều nguy hại cả.
Karl Max đã nói: ”Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Có biết bao nhiên
người đã băng khoăng vì câu vị ngữ nầy. Thiệt ra, câu nói nầy chí lý lắm
chứ. Vậy Á-phiện là gì, đó là một loại để hút; một chất để làm thuốc mê,
một loại để làm yên ổn; là một chất để làm mê mẩn từ trong trạng thái bình
thường.
Bây giờ tôi xin giải thích điều hết sức quan trọng bằng một thí dụ rất đơn
giản. Có người bị nhức răng. Răng của anh bị sâu ăn. Đúng ra anh ta phải đi
đến bác sĩ nha khoa trong mấy tháng trước cơ. Nhưng bây giờ anh bị nhức
răng dữ dội. Anh ta chuẩn bị lên đường đi du lịch và thủ sẵn mấy viên thuốc
giảm đau loại mạnh. Anh uống bốn lần trong ngày? Chuyện gì xảy ra? Cơn
đau liền hết, anh được khỏe mạnh. Anh ta có thể ăn uống trở lại và cảm thấy
khoan khoái lắm. Nhưng cái răng của anh vẫn bị sâu ăn y như trước. Căn
nguyên của vấn đề hoàn toàn chẳng hề được thay đổi.
Xin hãy cùng nhau để suy xét cho chín chắn! Tôn giáo cũng giống y như
vậy. Tôi là kẻ thất lạc trong tội lỗi. Tội lỗi làm cho tôi cách ly mình ra khỏi
Đức Chúa Trời. Có đôi khi tôi làm sự những việc mà lương tâm tôi thốt lên
hành vi ấy sai lạc rồi. Tội lỗi còn khủng khiếp hơn là chứng bệnh đau bao tử
nữa, nó còn kinh hoàng hơn gấp hằng muôn vạn lần. Tội lỗi có thể như là
cơn đau quằn quại, tội lỗi giống như tương tâm bị thống khổ triền miên, tội
lỗi là căn nguyên của tất cả, nó là nguyên tội. Do đó, người ta mới đi mượn
cái Tôn Giáo của mình ra để cứu vãn. Mỗi người ai cũng có một Tôn Giáo
nào đó. Người ta bắt đầu thực nghiệm nó, và rồi Tôn Giáo bắt đầu có công
dụng, bị ảnh hưởng: lương tâm xấu biến mất đi, nhưng tội lỗi vẫn còn tồn
tại.
Đây giống như khi tôi dùng thuốc đau nhức mà đi trị bệnh cho cái răng bị
sâu ăn vậy. Nhức răng đã được khỏi rồi, nhưng cái răng bị sâu ăn vẫn còn
nguyên vẹn thật “tiền mất tật còn”.
Có hàng vạn người đã làm như vậy trong các Tôn Giáo khác nhau. Lương
tâm xấu biến mất đi, nhưng tội lỗi còn nguyên vẹn. Trong nó chẳng có gì đổi
thay cả.
Bây giờ tôi xin đề cập đến một điểm, có thể có một số người sẽ trách giận
tôi, nhưng điều mà giờ đây tôi muốn nói là sự thật: Các Tôn Giáo thuộc đạo
Christ* (* tất những giáo hội thành lập được dựa theo Kinh Thánh như
Công Giáo La Mã (Thiên Chúa Giáo), Công Giáo Hy Lạp, Tin Lành (Cơ
Đốc Giáo), Chứng Nhân Giê-hô-va, Báp Tis, Mạc Môn và một số khác
không đáng kể… tôi tạm dịch trong quyển nầy là đạo Christ), tôn giáo được
mệnh danh là đạo Christ là lợi hại nhất trong các Tôn Giáo. Tôn giáo nầy lợi
hại là vì nó có hiệu lực, là vì nó làm cho yên ổn một cách êm ái.
Có nhiều người cho rằng: “Họ có được cái quý nhất trong tất cả những gì mà
trên đời nầy có thể có được: “Đạo Đấng Christ”. Thế là họ bắt đầu tập sự
đạo Christ và được yên ổn một cách tuyệt vời. Nhưng trong trạng thái thất
lạc của con người thì tội lỗi còn nguyên vẹn đó, vẫn dẫm chân tại chỗ không
hề thay đổi. Người ta sử dụng đạo Đấng Christ như một viên thuốc an thần
vậy.
Đạo Christ là gì?
Một đứa bé mới sinh ra chỉ được ít hôm rồi cháu được làm phép báp-tem
(rửa tội). Bậc cha mẹ được yên tâm. Đối với họ tất cả đã được tốt đẹp rồi:
Hài nhi không phải là người ngoại đạo nữa, mà là một tín đồ của đạo Christ.
Đứa bé không thể tự suy nghĩ đúng đắng được, nhưng rồi đã được làm lễ rửa
tội hay nói một cách khác hơn là làm lễ chính thức hóa gia nhập giáo hội.
Tại sao lại làm như thế? Điều nầy chép ở đâu trong Kinh Thánh vậy? Xin
đừng nói là tôi đã chửi mắng Nhà Thờ rồi mà. Tôi chỉ muốn phân trần về cái
mối nguy hại là như thể nào, một khi người ta chỉ có cái vỏ ở bề ngoài mà
thôi.
Khi tôi vừa tròn hai mươi tuổi, tôi tiếp nhận niềm tin mới rồi bắt đầu đọc
Kinh Thánh. Tôi đã tìm tòi về lễ chính thức hóa gia nhập giáo hội của tôi ở
trong Kinh Thánh, điều mà tôi yêu thích; nhưng không tìm thấy nó đâu cả.
Mãi cho đến sau nầy tôi phải quả quyết rằng: Đây là một sự phát minh do
phe đối lập của đạo Công Giáo La Mã* (đạo tin lành) mà có. Điều đó không
biết được phát minh vào lúc nào và chính thức áp dụng khi nào. Lễ chính
thức gia nhập giáo hội là một cái gì đó mà con người đã phát minh ra trong
quá trình của thời gian. Trong Kinh Thánh chẳng có một chỗ nào ghi chép
về điều nầy cả.
Lễ kết hôn trong Tôn Giáo Christ cũng tương tự như vậy. Trong giây phút
mà bạn chính thức trở thành vợ chồng, là khi bạn đứng trước nhân viên
chính quyền chuyên về ngành nầy để nói câu: Dạ, tôi muốn của bạn. Về mặt
nầy, tín đồ đạo Đấng Christ có nhu cầu cầu xin Thiên Chúa chúc phúc lành
cho họ. Khi chúng ta có thể thực hiện việc nầy trong Nhà Thờ, chúng ta sẽ
cảm thấy hài lòng. Việc nầy cũng đúng thôi. Người tín đồ Đấng Christ chân
chính nào mà chẳng có ước mơ nầy? Nhưng điều để nghiền ngẫm: Tại vì tôi
đã làm phép báp-tem, tại vì tôi đã làm lễ rửa tội, tại vì tôi đã làm lễ gia nhập
giáo hội chính thức rồi, tại vì tôi đã kết hôn trong Nhà Thờ và cũng muốn
được chôn cất theo ghi thức đạo Christ nữa và mọi việc phải được kết thúc
một cách tốt đẹp chứ, tại vì sống trong sự lầm lạc nguy hiểm quá. Tất cả
những điều nầy có thể làm cho chúng ta được yên ổn một phần nào đó,
nhưng nó không làm cho chúng được cứu rỗi. Khi chúng ta suy xét lại cho
kỹ càng, đúng ra chúng ta phải công nhận phần nhiều những yếu tố trên đây
Kinh Thánh chẳng hề đề cập đến bao giờ cả. Tất cả điều nầy điều có ý nghĩ
tốt trong tin thần sinh hoạt tín ngưỡng của đạo Christ, nhưng nó không có
liên quan gì đến sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta cả.
Điều mà làm cho tôi được cứu, đó mới thật là hết sức khác biệt. Chắc rằng
có rất nhiều người chưa hề bận tâm đến bao giờ. Họ cứ để mặc cho đạo
Christ mang lại cho mình điều yên ổn.
Sự đơm bông kết trái trong tôn giáo Christ
Người ta xưng nước Đức là một đất nước “thuộc đạo Đấng Christ”, qua đó
cũng là một cách nói láo đại tài. Nước CHLB-Đức không phải là một nước
theo đạo Đấng Christ. Có đến chín mươi lăm phần trăm dân số Đức chẳng
hề đi lễ Nhà Thờ bao giờ cả. Bạn nhìn xem trái của đạo Christ đi!
Các dân tộc được mệnh danh là dân tộc theo đạo của Đấng Christ mà có con
số ly dị cao nhất. Có người từ nước Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố
Hannover/Germany nói: Những tín đồ Christ làm cho thất vọng quá. Như
vậy, đất nước chúng ta khi đã xưng là theo đạo Đấng Christ thì sẽ ra sao?
Có lần tôi vào một tiệm hớt tóc ở một nơi nào đó. Trong lúc chúng tôi đàm
đạo có người đàn ông ăn nói với những câu hết sức là thô tục. Câu nói thật là
tệ. Tôi được biết tên anh là Bảnh Bao. Sau khi thi hành “nghĩa vụ” xong tôi
mới trả tiền. Tôi có nói anh như vầy: Anh Bảnh Bao ơi, trong thời gian nầy
chúng tôi có một buổi truyền giảng Phúc Âm trong thành phố. Tôi đã ngồi
một tiếng rưởi đồng hồ ở đây rồi, thời gian dài cũng giống như khoảng thời
gian đi nhóm của chúng tôi vậy. Mà buổi nhóm giá rẻ hơn nhiều, nếu có thể
nói là còn cho không nữa là phải. Tôi muốn mời anh, anh đến một lần với
chúng tôi trong chiều nay nha. Tôi nói với anh một cách thật là vui vẻ, thật
lòng mời anh đến và có thư mời cho anh. Ôi thôi! Ông ta bắt đầu đem Nhà
Thờ, những người mộ đạo, Đức Chúa Trời và tất cả các đạo có liên quan đến
Đức Chúa Trời ra mà chỉ trích. Cuối cùng tôi nói với anh: Anh Bảnh Bao ơi,
anh có một cái tên sao mà đẹp quá, nhưng nói toàn là những lời tục tằn quá
đáng. Thôi thì, cho phép tôi gọi anh bằng anh Bừa Bãi đi nha và đuợc nghe
nói những lời nói nhã nhặn. Trao đổi thêm đôi ba câu rồi tôi lặng lẽ ra đi.
Khi tôi ra đứng ở bên ngoài, đây là một thiên sử để làm nên người truyền
đạo chân chính. Người ta có thể đặt tên cho nhau là trưởng giả mà thực chất
thì lại vẫn nghèo nàn. Người ta có thể có được một Tôn Giáo Christ tốt nhất.
Trong giấy tờ có thể đề là tín đồ Christ, nhưng đối với tư thế của Phúc Âm;
nó chẳng đứng ở một vị trí nào trong ý tưởng cả. Người đời có thể nói: “
Chúng ta đều là tín đồ Đấng Christ mà”, nhưng họ quá xa cách với Chúa
Cứu Thế Giê-xu và họ lánh xa những nguyên tắc sống của Ngài. Người ta
phục vụ quỉ vương đó, chứ không hề phục vụ Đức Chúa Giê-xu đâu.
Quí độc giả thân mến, xin Quí Vị hãy thành thật trong điểm nầy. Cái mặt nạ
có lợi ích được gì chăng? Đức Chúa Trời chẳng phải là Đấng chỉ nhìn ở hình
thức bề ngoài mà Ngài nhìn vào tấm lòng của chúng ta đó. Đức Chúa Trời
chẳng bao giờ phê bình hình dáng chúng ta mà Ngài phê phán ở những điểm
chính con người thật trong chúng ta. Chắc có thể bạn đã rửa tội hay làm
phép báp-tem rồi, nhưng bạn chưa có được một nguồn sống từ Đức Chúa
Trời. Kinh Thánh ghi: “Họ mang danh nghĩa là họ sống, nhưng họ đang
chết”.
Phải bạn là người sùng đạo chăng? Tôi chẳng hề đả kích bạn bao giờ cả. Đối
với bạn, giá trị cao quý là các con cái của bạn được làm phép báp-tem.
Mong sao các cháu cũng kết hôn theo nghi thức của đạo Christ, nếu không
thì thân bằng quyến thuộc sẽ nghĩ như thế nào về việc nầy. Và mong sao
chúng nó cũng để các con của chúng nó cũng được làm lễ rửa tội. Lại như
cái vòng luẩn quẩn “Làm dâu, bị mẹ chồng hà khắc, sau hà khắc lại dâu
mình”. Rồi đến lúc nào đó chúng cũng được chôn theo nghi thức của đạo
Christ. Rồi sẽ được nghe đọc những câu Kinh Thánh gốc lúc gia nhập đạo.
Cha chả, nếu như có người nhận được một câu Kinh Thánh
gốc trong lúc gia nhập đạo rất hay; chắc anh bạn ấy sẽ có được một địa vị
sang trọng ở trên trời phải không vậy? Hỡi ôi, sao lại có những ý tưởng nông
cạn thế nầy? Có thật nhiều con chiên ngoan đạo, nhưng lại không hồi tâm
chuyển ý cái tâm đạo của mình; chưa đựợc tái sinh. Họ chưa hề quyết lòng
liều thân mình để dấn thân vì Danh Đức Chúa Giê-xu và cũng chẳng có
được đức tin vững chắc nữa. Chao ôi! Đây là tiếng kêu than thấu đến tận trời
cao.
Có vài điều mà tôi xin muốn được nói đến bằng một tâm tình thành thật. Tôi
nói điều nầy trong tin thần vì tình yêu thương. Bạn có thể ghi lấy điều nầy
nhé vì tôi muốn giúp bạn đó thôi.
Ba vấn đề mà Tôn Giáo có liên quan trực diện đến
Có ba yếu tố mà gần như Tôn Giáo có liên quan mật thiết với nhau. Xin
cùng lưu ý: Với những hình tượng bù nhìn, Với những giáo chỉ mà chẳng
tìm thấy trong Kinh Thánh và với những người, một phần là với những
người đã chết rồi. Một vài thí dụ sau đây:
1. Những hình tượng bù nhìn. Tôi còn nhớ rõ cứ mỗi độ giáng sinh về,
chúng tôi ngồi dưới ánh đèn óng ánh rồi cùng ca bài: “Ô cây Nô-en, cây
thông xanh tươi, cây thông có lá trung thành! Màu lam sanh biết đẹp suốt
năm! Ô cây Nô-en, ô cây Nô-en; mình làm cho ta mê đắm…” lại tiếp: “Nào!
Ta cùng nhau xem ông già Nô-en mang cái gì đến nha”. Đó là kỳ lễ lớn nhất
của Tôn Giáo Christ trong năm.
Hỡi ôi! Có nhiều người đeo dây chuyền có mặt hình cây thập tự. Đẹp tuyệt
vời! Tôi thấy thích nó lắm đó. Nhưng khi chỉ coi vật nầy là trọng hơn trong
tất cả, vậy là họ thật quá bất hạnh. Có người để cây thật tự giá ở đầu nằm
của mình rồi cho rằng, nếu như trong đêm nay mà họ chết đi, chắc chắn họ
được cứu rỗi; tại vì cây thánh giá nằm dưới cái gối nằm kia mà. Đây chẳng
qua là một thảm họa của mê tín dị đoan đó.
Có một số người đi du lịch đến một địa điểm nào đó, để hôn cây thập tự giá
vì nghĩ rằng ở đây có khúc gỗ thánh đặc biệt lắm. Mèn ơi, tại sao tất cả
những sự việc nầy thật là vô lý quá chừng quá đỗi. Nhưng đây là Tôn Giáo
mà. Tôn giáo có liên quan mật thiết với hình tượng bù nhìn chết ngắt của nó,
với các sách vỡ, với các bằng cấp chứng chỉ và còn muôn vàng kiểu thức
náo động khác.
2. Sự khác biệt mà tôi nêu ra là những giáo chỉ, các giáo điều nầy không có
thấy trong Kinh Thánh một chỗ nào cả. Có những người họ chẳng ăn thịt
trong ngày thứ sáu. Họ nghĩ là họ làm như vậy để được đẹp lòng Thiên
Chúa. Lương tâm họ sẽ bất an, nếu như họ ăn thịt. Hãy nói dùm tôi, không
biết vì sao mà người ta lại có những ý tưởng như vầy hỉ?
Tôi nhận thấy hay lắm, nếu có thể trong một hay vài ba ngày đừng ăn thịt.
Tốt hơn nữa là thỉnh thoảng người ta nên kiêng ăn một ngày. Ngày nay
chúng ta được biết trong y học kiêng ăn là tốt lắm. Nhưng nếu như chúng ta
tìm cách để biện minh cho mặt tín ngưỡng rồi cho rằng: Chúng ta hành động
như vậy là để thể hiện cách phục vụ Thiên Chúa thì chúng ta quá giả dối.
Những lề luật như vậy, hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến Đấng Hằng
Sống cả.
3. Luôn thể tôi xin trình bày phần chót: Tôn giáo có liên quan đến người đời,
nó chẳng có liên quan gì với Đức Chúa Giê-xu Christ. Nó có liên quan với
con người, thường là với những người đã khuất bóng trên cõi đời. Có người
nói: Lúc xưa, bác tôi làm tới linh mục lận. Anh vợ của tôi đang làm linh mục
đó. Như vậy, Đức Chúa Trời cũng phải tính vô chung luôn chứ, hay là sao?
Mèn ơi, cái lập luận gì mà nông cạn quá. Một khi muốn nói đến sự cứu rỗi
của chúng ta, tất cả điều nầy chẳng có giá trị chi cả. Ấy đó chính là Tôn
Giáo vậy.
Tôn Giáo! Tôn Giáo bù nhìn là một công cụ để đạt đến mục đích, một công
cụ để người ta có thể làm cho lương tâm mình được yên ổn. Nhưng cuối
cùng rồi cũng chết mà chưa cải cách đức tin, chưa được tái sinh, không tin
chắc chắn là được cứu rỗi, chẳng có khi nào đến với Chúa Giê-xu Christ
trong sự thanh khiết cả.
Phúc Âm là gì?
Bây giờ tôi xin đi vào phần thứ hai: Đây là phần rất quan trọng. Vậy thì,
Phúc Âm là gì? Vâng, tôi muốn vạch ra sự khác biệt giữa Tôn Giáo và Phúc
Âm. Phúc Âm là gì?
Theo sách Phúc Âm Giăng chương 3 tôi muốn đọc từ câu 1 đến 10 như sau:
Có một nhà lãnh đạo Do Thái thuộc phái Biệt Lập, tên là Ni-cô-đem. Một
buổi tối, ông đến thăm Chúa Giê-xu và nhìn nhận: “ Thưa Thầy, chúng tôi
biết Thầy là Giáo-sư Thượng Đế sai xuống, vì nếu Thượng Đế không cộng
tác, chẳng ai thực hiện nổi những phép lạ Thầy đã làm.” Chúa Giê-xu đáp:
“Đây là sự thật: Nếu không tái sinh, không ai thấy được Nước Chúa”. Ni-cô-
đem thắc mắc: “Người đã già làm cách nào tái sinh được? Không lẽ trở vào
lòng mẹ để sinh ra lần nữa sao?” Chúa Giê-xu đáp: “Đây là chân lý: Nếu
không nhờ nước và Thánh Linh sinh ra, không ai được vào Nước Chúa. Thể
xác chỉ sinh ra thể xác; Thánh Linh mới sinh ra tâm linh. Ông đừng ngạc
nhiên khi nghe tôi nói; “Con người phải tái sinh!” Gió thổi hướng nào cũng
được. Nghe tiếng gió, nhưng ông không biết gió đến từ đâu hay sẽ đi đâu.
Người được Thánh Linh sinh thành cũng thế.” Ni-cô-đem lại hỏi: “ Làm sao
thực hiện điều đó?”
Chúa đáp: “Ông làm giáo sư dân Do Thái mà chưa hiểu điều căn bản đó sao?
Chúng ta đã đọc Chúa Giê-xu nói với nhân vật lãnh đạo Tôn Giáo là ông Ni-
cô-đem điều gì? Chúa Giê-xu nói với ông rằng: Nếu như ông chưa được tái
sinh, nếu ông không sinh ra từ trời thì ông không thể nào nhìn được Nước
của Đức Chúa Trời cả.
Ông Ni-cô-đem nầy có một Tôn Giáo tốt nhất trong thời kỳ bấy giờ. Ông đã
làm biết bao nhiêu việc nghĩa. Thế mà bây giờ Chúa Giê-xu lại nói với một
con chiên ngoan đạo như ông, một người tốt: “Tất cả chỉ là hư vô, kẻ nào
muốn vào vương quốc của Thiên Chúa, kẻ đó phải được sinh ra từ Trên
Cao”.
Tặng phẩm của Thiên Chúa
Tôi có câu phát biểu của Leo Janz, tôi muốn trích dẫn câu nầy ra đây, Leo
Janz nói như vầy:
Nầy bạn hiền ơi, Có hàng ngàn Tôn Giáo khác nhau, nhưng chỉ có một Phúc
Âm duy nhất. Tôn giáo là do người đời suy diễn ra đó. Tuy nhiên, Phúc Âm
trình bày những ý tưởng của Thượng Đế. Tôn giáo là do con người sáng lập
ra, nhưng Phúc Âm là tặng phẩm của Thiên Chúa. Tôn giáo là quan điểm
của người đời, song Phúc Âm là thông điệp của Thượng Đế. Nói chung, Tôn
Giáo là một câu chuyện lịch sử đầy tội lỗi của nhân loại mà muốn làm một
sự việc gì đó cho Đức Chúa Trời thiêng liêng. Phúc Âm thì ngược lại, thuật
lại cho chúng ta biết, những gì mà Đức Chúa trời đã làm cho chúng ta. Tôn
giáo thì lại đi tìm tòi Đức Chúa Trời. Phúc Âm thì ngược lại là thông điệp
vui mừng cho biết về Chúa Giê-xu đang đi tìm đến nhân loại. Đức Chúa
Giê-xu đến để tìm kiếm và cứu giúp những Kẻ bị thất lạc.
Janz nói thêm một câu thật quan trọng nữa là:
Tôn giáo thuộc bậc đệ nhất đã đề cập đến sự cần thiết trong việc cải cách về
hình thức bề ngoài. Phúc Âm thì lại cải cách từ trong nội tâm.
Đó là điều mà Thiên Chúa muốn tặng cho bạn đó. Một sự biến đổi từ trong
lòng, một đời sống mới; một sự hồi sinh cái tâm đạo.
Tôi muốn trở lại vấn đề hình thức bề ngoài. Tôi thiết nghĩ, chúng ta đã hiểu
rõ và chẳng ai giận tôi cả. Đúng vậy! Vì chúng ta đã hiểu vấn đề. Tôn giaó
có liên quan đến hình thức bề ngoài. Tôi không nói là những hình thức bề
ngoài nầy cần phải ác đức. Tôi không nói là những hình thức bề ngoài nầy là
của quỉ sứ mà là những công việc của loài người, mà là thành quả của con
người. Tại vì nó từ loài người mà có, nó không hội đủ tiêu chuẩn; nó chẳng
cứu rỗi chi được.
Chúng tôi nói đùa chơi với cháu nhỏ của chúng tôi, khi nó tập cầu nguyện.
Nè, bây giờ chúng ta chấp tay lại rồi cầu nguyện nha. Tại sao chúng tôi nói
điều đó? Nói như vậy trong lúc cầu nguyện thằng nhỏ đừng có chơi đồ để ở
trên bàn. Chúng tôi cũng nói thêm với đứa nhỏ: Chúng ta nhắm mắt lại rồi
cầu nguyện đi nào. Trong lúc cầu nguyện, gần như là tôi luôn luôn nhắm
mắt; nhưng có khi tôi cũng cầu nguyện trong lúc lái xe. Đương nhiên người
ta phải mở mắt trong lúc nầy chứ. Còn thường trong những lúc tôi ở một
mình hay trong giờ tĩnh nguyện, tôi luôn luôn nhắm mắt lại. Vì sao chúng tôi
nói với các con của chúng tôi: Bây giờ chúng ta nhắm mắt, chấp tay mà cầu
nguyện? Chẳng có một chỗ nào ghi chép điều nầy trong Kinh Thánh để
người ta nên làm theo cả. Dầu biết như vậy mà chúng tôi vẫn nói điều nầy
với các con nhỏ của chúng tôi để chúng nó đừng nhìn dáo dác xung quanh
và đừng đếm mấy cọng bún mì ở trong dĩa hay làm những việc vớ vẫn khác.
Tuy nhiên chẳng phải cái vẻ ở bề ngoài nhắm mắt, chấp tay là có giá trị; mà
là sự cầu nguyện; lời cầu xin thốt ra từ tận trong đáy lòng.
Như vậy chúng ta có thể liệt kê thêm các sự việc khác để vạch trần xem Tôn
Giáo là gì. Các ngày lễ Tôn Giáo Christ của chúng ta do con người đã sáng
lập ra hằng bao thế kỷ qua. Người ta đã thiết lập ra như vậy và chúng ta ăn
mừng lễ từ các thế kỷ trước đến giờ, nhưng sự thật chẳng có ghi trong Kinh
Thánh.
Đừng nói! Tôi đã chửi việc nầy rồi mà. Tôi chỉ muốn liệt kê ra tất cả những
hình thức bề ngoài, nó không hội đủ tiêu chuẩn để đạt đến sự cứu rỗi. Những
sự việc nầy, cho dù thuộc về giáo hội Christ đi chăng nữa; có thể là tuyệt hảo
đệ nhất, đó chỉ là cái vỏ bao ở bề ngoài mà thôi. Không phải mặt bao ở bề
ngoài là then chốt mà then chốt là ở bề trong. Thực tế ở bề trong thì hàng
vạn người chẳng có, họ chỉ có Tôn Giáo; có cái vỏ bao ở bề ngoài.
Một cuộc cải cách nội tâm là điều cần thiết
Chúa Giê-xu nói với ông Ni-cô-đem: Ông phải sinh lại. Leo Janz đã nói:
Phúc Âm thì bắt đầu hồi tâm chuyển ý từ trong nội tâm. Cải cách nội tâm
nầy Kinh Thánh gọi là “tái sinh”.
Tôi xin hỏi bạn nha: Bạn đã được kinh nghiệm về sự sinh lại chưa? Vậy hãy
nói dùm đi, bạn có thể kể một giai đoạn nào đó mà Thượng Đế đã mở con
mắt tâm linh trong cuộc đời của bạn hay không? Một khoảng khúc nào đó
mà bạn nhận thấy mình đang ở trong hoàn cảnh bơ vơ, đồng thời bạn tìm
đến Chúa Giê-xu để ăn năn tội, bạn đã tái tạo niềm tin của mình và tiếp nhận
Ngài là Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của bạn chưa. Hãy nói dùm,
bạn đã được tái sinh chưa? Hãy kể dùm, bạn đã có niềm tin được giải cứu
vững chắc chưa? Bạn đã có được ấn chứng của Thánh Linh, bạn là một
người con của Đức Chúa Trời chưa? Đức Chúa Giê-xu có ngự trị trong lòng
bạn hay chăng? Bạn có thể nói được như ông Phao-lô: “Đấng
Christ ở trong tôi, hy vọng được chia xẻ vinh quang của Ngài”. Nếu như bạn
không thể nói được những điều nầy. Chắc bạn chưa thực hiện những bước
nầy vượt qua khỏi tầm mức của nó đó thôi. Kinh Thánh nói đến một sự tái
sinh. Chúa Giê-xu phán: Ngươi phải nhờ Thánh Linh mà sinh lại. Bạn
phải tái sinh, có nghĩa là bạn phải trãi qua một lần nữa, thế là lại sinh lại
thêm một lần thứ hai.
Lúc sinh ra lần thứ nhất, người ta trở thành con người. Lúc sinh ra lần thứ
hai thì người ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Được sinh lần đầu, người
ta trở thành con người là vì người ta do loài người sinh ra. Được sinh ra lần
thứ hai, người đó trở thành người con của Đức Chúa Trời vì người từ Đức
Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Trời mà được sinh ra. Sự Sinh ra lần thứ nhất là
do lòng dục vọng của tính nam giới mà ra. Sự tái sinh phát nguồn từ ý chí
của bạn, do sự quyết tâm của bạn (so sánh Giăng 1:12-13).
Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 1 câu 11 ghi: “Chúa Cứu Thế đã sống giữa
lòng dân tộc, nhưng dân tộc Chúa khước từ Ngài”. Đây là một đoạn đáng
buồn nhất trong Kinh Thánh. Chúa Giê-xu đến trần gian, Ngài muốn cứu
giúp nhân loại mà nhân loại khước từ Ngài. Họ nhận lấy bánh từ trong tay
Ngài, họ mong muốn những thiết thực nhất trong sự xuất hiện của Ngài. Tuy
nhiên họ không chịu tiếp đón Ngài.
Con người chấp nhận những ảnh hưởng của xã hội do Tôn Giáo Christ mang
đến. Chúng ta muốn sống trong một đất nước theo đạo Đấng Christ vì tại
đây vẫn còn duy trì yên ổn và trật tự. Chúng ta cũng biết ơn đến Phúc Âm là
vì ngày hôm nay chúng ta có đầy đủ quá. Cộng đồng của những người theo
Phúc Âm, một cộng đồng có hình thức bề ngoài tốt đẹp, là đều mà người đời
mong muốn để có được nó. Nhưng điều có liên quan mật thiết muốn nói đến
đó là sự cứu rỗi nhân loại, sự tái sinh; sự sống đời đời và ảnh hưởng của nó.
Những điều nầy thì người ta chẳng màng đến.
Tiếp theo câu 12 chép như sau: “Tuy nhiên tất cả những người tiếp nhận
Chúa đều được quyền làm con cái Thượng Đế”. Trong giây phút mà bạn tin
Chúa Giê-xu Christ, bạn tiếp nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là Đấng
Giải Cứu của bạn thì bạn được tái sinh, vậy là có được niềm hy vọng bất
diệt.
Cái tự nhiên mà được sinh ra phát nguồn từ lúc ăn ở với nhau theo cách tự
nhiên từ tinh trùng của người nam. Trong quá trình đó dẫn đến thụ thai;
mang thai nghén, rồi hình thành sự sống mới; được sinh ra đời.
Sự tái sinh hình thành bằng hạt giống của Đức Chúa Trời. Hạt giống của
Đức Trời là lời của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phán: “Hạt giống là lời”.
Trong Giăng đoạn 1:14 Chép: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng
ta”. Chúa Giê-xu là Ngôi Lời đã trở nên thành con người, Ngài là Hạt Giống.
Ai tin nhận Chúa Giê-xu, người đó đã tiếp nhận Hạt Giống; và Hạt Giống
nầy có tác dụng trong đời sống mới.
Trong giây phút bạn tin Chúa Giê-xu, nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là
Đấng Giải Cứu của bạn thì bạn sẽ được tái sinh, ấy vậy có được được niềm
hy vọng bất diệt. Đây chẳng có liên quan gì đến với các thành viên của Nhà
Thờ, thành viên của Hội Thánh hay là thành tích của bất kỳ một tín ngưỡng
nào.
Trong thời điểm mà bạn mang nếp sống cũ của bạn, một đời sống đầy dẫy
tội lỗi đặt để dưới cây thập sự giá; đồng thời bạn hết lòng mà hồi tâm chuyển
ý để cải cách đức tin của bạn và cầu xin Chúa Giê-xu tha tội thì tất cả tội lỗi
quá khứ của bạn được xóa sạch hết đi. Bạn tin
nhận Chúa Giê-xu Christ, Ngài là Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của
bạn, bạn sẽ được tái sinh và có được niềm hy vọng bất diệt.
Bạn đã được kinh nghiệm sinh ra theo cách tự nhiên đó. Thật đúng như thế,
nếu chẳng vậy, chắc là giờ nầy bạn chẳng có mặt tại đây. Thưa bạn đọc thân
mến, bạn có bao giờ được kinh nghiệm về sự tái sinh chưa?
Thực chất thì như thế nào?
Xin bạn đừng tự đánh lừa nhé. Chẳng phải một thành viên của một Nhà Thờ
là then chốt đâu. Một khi mà bạn mong muốn mình được cứu, bạn phải cải
cách niềm tin và được kinh nghiệm về sự tái sinh. Điều nầy có giá trị cho
toàn thể nhân loại, chẳng cần biết họ đã được ghi danh vào một tổ chức nào
cả. Thượng Đế chẳng thèm quan tâm đến các danh sách thành viên đâu.
Điều mà hết sức quan trọng đó là tên của bạn được ghi chép vào sách sự
sống cơ.
Nếu như có một đứa bé được sinh ra đời, nó sẽ được ghi tên vào danh sách ở
cơ quan hộ tịch, tên của đứa nhỏ đã được lưu trữ tại nơi đó. Nó được thừa
hưởng quyền làm công dân trên trái đất nầy. Chúng ta ghi nhận vị tân hữu
mới nầy nha.
Nếu như có một người cải cách đức tin của mình và sẽ được tái sinh, tên của
người đó đã được ghi vào sách sự sống của Chiên Con rồi. Người đó nhận
được quyền công dân ở trên trời. Tên người đó đã được lưu trữ tại đó. Người
nầy được thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời và đồng kế nghiệp với
Đức Chúa Giê-xu Christ.
Bây giờ tôi muốn hỏi bạn thật nha: Tên của bạn đã ghi vào sách sự sống
chưa vậy? Nó được ghi vào trong sách đó, chỉ khi nào bạn làm một cuộc
cách mạng tâm linh và được sinh lại lần thứ hai. Khi bạn tin nhận Chúa Giê-
xu là Đấng Cứu Chuộc và là Đấng Giải Cứu. Tôi không nói với bạn bây giờ
đâu, bạn phải tham gia vào cộng đồng đâu nha. Không đâu, bạn phải tự
chính mình quyết định dâng mình cho Chúa Giê-xu và nhận Ngài làm Đấng
Cứu Chuộc và là Đấng Giải Cứu của bạn. Nếu như bạn muốn được sự cứu
rỗi.
Chắc chắn sứ đồ Phao-lô là một người mộ đạo trong thời đó. Ông đã tích
cực công việc gì cho giáo hội của ông, ông dâng được những lễ vật gì?
Không biết Phao-lô đã cầu nguyện bao nhiêu giờ đồng hồ, về việc nầy tôi tin
rằng: Phao-lô là một nhân vật không chỉ nghiên cứu về luật pháp mà ông
cũng cố gắng thực hành nó trong đời sống. Phao-lô là một người đi lễ để thờ
phượng Đức Chúa Trời thật đều đặng nhất và ông còn răn bảo những người
khác nên làm theo giống y như vậy.
Song tất cả đều hư không vì Phao-lô chẳng nhận biết Chúa Giê-xu và cũng
bởi ông không nhìn thấy Phúc Âm. Ông cũng chẳng nhìn thấy được nhu yếu
thiết thực về mặc cải cách niềm tin và sự tái sinh. Chẳng những như vậy mà
Phao-lô còn chống đối lại với những người đã cải cách đức tin của mình
nữa. Những sự việc tương tự như thế cũng vẫn tiếp diễn xảy ra nhan nhản
trong thời cuộc hiện nay. Người đời có thể nghiên cứu môn thần học cho
lắm và vẫn chống lại công cuộc cải cách đức tin. Ông Phao-lô đã từng làm
những chuyện đó. Thế mà một ngày kia ông được sáng con mắt ra.Về sau
nầy, ông đã viết trong (Phi-líp 3:4-9) như sau:
“Nếu con người có thể tự giải thoát nhờ công đức, lễ nghi khổ hạnh, thì tôi
cũng đủ điều kiện: Tôi chịu thánh lễ cắt bì khi mới sinh được tám ngày; tôi
sinh trưởng trong một gia đình Y-sơ-ra-ên chính gốc, thuộc đại tộc Bên-gia-
min; tôi là người Do Thái thuần túy; giữ giáo luật rất nghiêm khắc vì tôi
thuộc giòng biệt lập; xét theo bầu nhiệt huyết; tôi đã khủng bố Hội Thánh”.
Trong câu 7 ông nói như vầy:
“Những ưu điểm ấy nay tôi coi là điều thất bại; vì tôi hoàn toàn đặt niềm tin
vào Chúa Cứu Thế: Vâng, tất cả những điều ấy đều trở thành vô nghĩa nếu
đem so sánh với điều quí báo tuyệt đối nầy: Biết Chúa Giê-xu là Cứu Chúa
của tôi. Tôi trút bỏ tất cả, kể như vô giá trị, cốt để được Chúa Cứu Thế, được
liên hiệp với Ngài, - không còn ỷ lại nơi công đức, đạo hạnh của mình -
nhưng tin cậy Chúa Cứu Thế để Ngài cứu rỗi tôi. Đức tin nơi Chúa Cứu Thế
làm cho con người được tha tội và coi là công bình trước mặt Thượng Đế”.
Hỡi ôi! Khi đề cập đến Tôn Giáo, có thể hôm nay có người sẽ đưa tay lên và
phát biểu: “Tôi đã cố gắng hết mình rồi mà. Đã hằng bao nhiêu năm nay, tôi
đã phục vụ các công việc cho Nhà Thờ. Tôi đã từng quyên tiền cho Nhà Thờ
và sau khi kết thúc buổi thờ phượng, thì tôi đã đếm tiền đó chứ. Cứ mỗi lần
như vậy là mất cả nữa tiếng đồng hồ rồi. Vậy, có việc gì mà tôi không làm
chứ hả? Đã giúp đỡ vào thờ phượng của thiếu nhi nè và còn ca ở trong nhóm
ca đoàn nhà nhờ nữa”. Người khác thì nói: “Tôi đã chơi đàn Orgel 15 năm
nay”. Than ôi! Khi đề cập đến Tôn Giáo, thì thôi; có điều gì mà chẳng đem
ra để nói. Ông Phao-lô phát biểu về vấn đề như sau đây: “Tất cả những điều
ấy đều trở thành vô nghĩa”. Nếu một khi bạn đã tìm gặp Đấng Christ, lúc đó
bạn được tinh sạch mà đến gần với Đức Chúa Trời. Nhưng chỉ có khi đó mà
thôi.
Thật là một đại ân đại xá cho những ai, khi họ nhận thức được hình thức bề
ngoài không thể nào tạo đủ điều kiện và cho dù cái vỏ bao ở bề ngoài đó có
tốt đẹp mấy đi chăng nữa, tôn giáo của bạn chẳng cứu giúp gì cho bạn được
cả. Bạn cần nên cải cách đức tin. Trong niềm tin bạn phải tiếp nhận Chúa
Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa của chính bạn. Khi đó bạn sẽ được tái sinh,
có được niềm hy vọng bất diệt và có được quyền năng trong sự sống lại của
Chúa Giê-xu Christ từ trong cõi chết.
Bạn có ba phương pháp
Đã bao lần lương tâm bạn cáo trách rồi! Thế thì những lần như vậy, bạn đã
phản ứng ra sao? Vậy, bạn có ba phương cách:
1. Bạn có thể tiếp diễn phạm tội hoài, lương tâm của bạn sẽ theo giòng thời
gian mà chai mòn đi, cho tới khi nó không còn nhạy bén để phản ứng nữa.
Việc đó sao khủng khiếp quá. Vâng, cũng có những người, họ chẳng còn
biết gì nữa; khi họ nói láo. Có những người, họ sống trong loạn luân và
chẳng còn hay biết gì nữa. Còn những người khác biết mắng nhiếc, chứ
chẳng còn biết chi cả. Họ đã đem lương tâm mình mà chà đạp lên cho đến
chừng nào nó không còn phản ứng được nữa. Đó sao mà rùng rợn quá.
Vâng! Thật là hãi hùng.
2. Bạn có thể làm cho lương tâm như vầy: Bạn có thể yên ủi lương tâm của
bạn và bạn cặm cụi vào một công việc từ thiện nầy tới những công việc khác
và cả ngàn công việc khác của giáo hội nữa. Nhưng trong thưc tế, bạn là một
người bị mắt lừa rồi, tại vì trong bạn thiếu mất Chúa Giê-xu đó. Tôn giáo
của bạn không thể cứu bạn được chi cả.
3. Bạn cũng có thể chọn phương hướng thứ ba: Về lãnh vực nầy, hôm nay
tôi xin được mời bạn nào. Lương tâm của bạn mách bảo cho bạn biết, bạn là
con người như thế nào. Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ phù trợ bạn và mở
con mắt tâm linh bạn: Bạn thử đặt câu hỏi như Phao-lô thuở xưa: “Lạy
Chúa, con phải làm gì đây?” Chúa Giê-xu đã trả lời với ông thật rõ ràng.
Ngày hôm nay Chúa Giê-xu cũng mời gọi bạn đến với Ngài trong tình yêu
thương vô lượng vô biên đó.
Hôm nay, bạn không cần phải tận tâm tận lực làm những việc vĩ đại nào để
mang lại thành quả xứng đáng cả, mà bạn có thể đến với Chúa Giê-xu ngay
trong ngày hôm nay bằng chính con người hiện hữu của bạn bây giờ. Cũng
có thể bạn đã từng tin tưởng Ngài là Đấng Hằng Hữu, nhưng hôm nay bạn
cần làm một cái gì đó, một việc mà bạn chưa hề làm. Bây giờ bạn có thể
chấp tay và tự chính lời khẩn cầu của bạn nói chuyện với Chúa Giê-xu. Chúa
Giê-xu ơi, con đến với Ngài đây. Bạn không cần nói nhiều lời đâu. Bạn có
thể nói bằng lời thành thật, như con người hiện hữu của bạn và cầu nguyện
tương tự như vầy đây:
Chúa Giê-xu ơi! Con ở đây nè Chúa. Con xin lỗi Chúa vì tội lỗi của con.
Trong những ngày thơ ấu của con, trong thời niên thiếu của con, những quá
khứ của con. Chúa ơi! Con mang nó đến dâng lên cho Ngài, Chúa ơi; xin tha
thứ tội cho con. Chúa ơi! Xin lấy huyết của Ngài mà tẩy sạch tội của con.
Chúa Giê-xu ơi! Xin cứu con với. Kinh Thánh chép: “Ai tiếp nhận Ngài thì
kẻ đó sẽ trở thành con cái của Đức Chúa Trời”. Bây giờ con tin nhận Chúa
rồi. Con có nghe nói về Ngài nhiều lắm, nhưng ngày hôm nay con quyết
theo Ngài. Chúa Giê-xu ơi, con nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là Đấng
Giải Cứu con ngay bây giờ. Chúa Giê-xu ơi! Xin Ngài hãy đến trong tâm
hồn của con, bây giờ xin hãy đến trong đời sống của con. Con muốn con
thuộc về Ngài và Ngài là Chúa của con từ nay cho đến mãi mãi. Con muốn
các lối đi của con có Ngài cùng đồng hành theo con. Con muốn con là môn
đệ của Ngài. Con cám ơn Chúa đã nhậm lời cầu xin của con. Amen!
Khi bạn đã cầu nguyện và đã phơi bày cách ăn nết ở ngày trước của bạn, đời
sống đầy tội lỗi với Ngài và nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của bạn. Trong
lúc bạn cầu nguyện như vậy, Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ đến trong đời
sống của bạn ngay. Bạn sẽ được tái sinh, có được niềm hy vọng trường tồn
bất diệt. Bạn trở thành một người con của Thiên Chúa. Đời sống bạn sẽ được
trở nên mới mẻ. Tôi bảo đảm với bạn điều nầy: Việc nầy sẽ xảy ra y như
vậy, khi bạn thật sự đến với Chúa Giê-xu. Đức Chúa Trời không hề nói dối
đâu bạn ơi, khi bạn đến với Ngài, Ngài sẽ mở rộng lòng mà đón tiếp bạn.
Khi bạn mang tội lỗi của mình trình lên Chúa Giê-xu. Ngài sẽ tước lấy nó ra
hết. Khi bạn tiếp nhận Ngài trong đức tin, bạn sẽ được tái sinh. Điều nầy
được ghi chép trong Kinh Thánh và Kinh Thánh là Lẽ Thật. Đức Chúa Trời
chẳng hề nói dối. Ngài sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài đó. Ngày hôm nay
đời sống của bạn sẽ được hoàn toàn đổi mới rồi đó.
Bạn đọc thương mến, bây giờ bạn đang đọc lời cầu nguyện nầy riêng cho cá
nhân bạn đó phải chăng? Nếu chưa, mong bạn đọc lại chậm rãi một lần nữa
và cầu nguyện xem nó như là lời cầu nguyện CỦA BẠN vậy. Chắc chắn là
Chúa Giê-xu sẽ nhậm lời cầu nguyện. Ngài đã chờ đón bạn lâu rồi đó.
Trên nẽo đường sắp tới mà bạn đồng hành cùng Chúa Giê-xu, đây tôi xin
chúc bạn đầy phúc lành trong tình yêu vô lượng vô biên của Đức Chúa Trời.
Nguyễn Đình Thành

More Related Content

What's hot

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Boy Xda
 
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comNoi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comSnoozeloop AF
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong deMinh Le
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong deThien Vu
 

What's hot (10)

Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
So 119
So 119So 119
So 119
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
 
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.comNoi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
Noi chuyen ve song comentaries on living-j.krishnamurti-www.khotrithuc.com
 
So 172
So 172So 172
So 172
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
[Downloadsach.com] doi thoai voi thuong de
 

Viewers also liked

Viewers also liked (14)

Finanzas Personales
Finanzas PersonalesFinanzas Personales
Finanzas Personales
 
lugares turisticos de la Amazonia
lugares turisticos de la Amazonialugares turisticos de la Amazonia
lugares turisticos de la Amazonia
 
Changes in Middle Latency Auditory Evoked Potentials During Meditation
Changes in Middle Latency Auditory Evoked Potentials During MeditationChanges in Middle Latency Auditory Evoked Potentials During Meditation
Changes in Middle Latency Auditory Evoked Potentials During Meditation
 
Giai phong dia cau
Giai phong dia cauGiai phong dia cau
Giai phong dia cau
 
Esercizio 4...
Esercizio 4...Esercizio 4...
Esercizio 4...
 
CV-Prageeth Pathirana
CV-Prageeth PathiranaCV-Prageeth Pathirana
CV-Prageeth Pathirana
 
357013 o%20 conflit_461e6a14b7336
357013 o%20 conflit_461e6a14b7336357013 o%20 conflit_461e6a14b7336
357013 o%20 conflit_461e6a14b7336
 
Seni Dalam Pendidikan
Seni Dalam Pendidikan Seni Dalam Pendidikan
Seni Dalam Pendidikan
 
Vấn đề về hiv
Vấn đề về hivVấn đề về hiv
Vấn đề về hiv
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Anabolismo y Catabolismo
Anabolismo y CatabolismoAnabolismo y Catabolismo
Anabolismo y Catabolismo
 
Trouver un job à hong kong
Trouver un job à hong kongTrouver un job à hong kong
Trouver un job à hong kong
 
Sistema educativo adventista
Sistema educativo adventistaSistema educativo adventista
Sistema educativo adventista
 
Ciclos biogeoquímicos
Ciclos biogeoquímicosCiclos biogeoquímicos
Ciclos biogeoquímicos
 

Similar to Ton giao hay phuc am cua thuong de (20)

Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
duoi chan thay
duoi chan thay duoi chan thay
duoi chan thay
 
Dưới chân thầy
Dưới chân thầyDưới chân thầy
Dưới chân thầy
 
So 135
So 135So 135
So 135
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Sống 24 giờ một ngày
Sống 24 giờ một ngàySống 24 giờ một ngày
Sống 24 giờ một ngày
 
Song 24gio motngay
Song 24gio motngaySong 24gio motngay
Song 24gio motngay
 
Song24htrongmotngay
Song24htrongmotngaySong24htrongmotngay
Song24htrongmotngay
 
Song24gio motngay
Song24gio motngaySong24gio motngay
Song24gio motngay
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Linh hồn không có
Linh hồn không cóLinh hồn không có
Linh hồn không có
 
Linh honkhgco 10501_tcb_edt
Linh honkhgco 10501_tcb_edtLinh honkhgco 10501_tcb_edt
Linh honkhgco 10501_tcb_edt
 
Linh honkhgco 10501_tcb_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Linh honkhgco 10501_tcb_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠCLinh honkhgco 10501_tcb_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Linh honkhgco 10501_tcb_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 

Recently uploaded

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 

Ton giao hay phuc am cua thuong de

  • 1. Tôn Giáo hay Phúc Âm của Thiên Chúa Vài lời về tác giả, Wilhelm Pahls sinh năm 1936, đã lập gia đình, có 4 con. Xuất thân tại Wienhausen-Celle/Germany. Trong và ngoài nước được nhiều người biết đến. Không những ông đi du thuyết ở các nơi nói ngôn ngữ Đức ở Âu-châu mà còn ở Brasilien, Paraguay, khối Đông Âu không thuộc Nga-xô, Nam-phi, Namibia, Kanada, Mỹ. W.P. truyền bá Phúc Âm được nhiều người thương mến. Ông giảng từ niềm tin vững chắc và bài giảng giàu kinh nghiệm. Ông am hiểu cách gợi các câu hỏi rỏ ràng, các vấn đề khó khăn trong thời cuộc của chúng ta hiện nay và đưa ra câu trả lời thích đáng. Bản dịch Việt ngữ Nguyễn Đình Thành Thưa Bạn đọc, Trong tác phẩm nầy, đối với tôi sự khác biệt giữa Tôn Giáo và Phúc Âm. Vậy, trước tiên tôi xin được bắt đầu với một thí dụ như sau: Thuở xưa, tôi có đọc như vầy: Các bà mẹ trẻ tuổi khi đi mua sắm đồ hay dọ giá cả của mặt hàng rất kỷ. Họ tận tâm hơn các bậc làm cha và biết được nơi nào người ta có thể mua được hàng rẽ tiền và có chất lượng tốt nữa. Một điều hết sức ngạc nhiên các người mẹ trẻ tuổi sao lại đi mua thức ăn cho trẻ sơ sinh gần như loại đắt tiền nhất. Họ không tìm đến những cửa hàng rẽ tiền nhất đâu, cũng chẳng màng đến các mặt hàng rẽ tiền nữa. Người ta đã theo dõi những diễn biến của sự việc nầy và tìm ra được vì lý do nào. Các bà mẹ trẻ tuổi biết rằng, đúng ra họ cần cho con mình bú sữa mẹ. Nhưng tại vì họ không muốn, cũng có một số người không thể thực hiện được việc nầy. Vì thế, ít gì đi chăng nữa họ cũng muốn hy sinh cho con mình một cái gì đó. Cho nên họ tìm đến những món hàng thức ăn nhân tạo của sơ sinh loại đắt tiền nhất. Nếu như họ không thực hiện điều nầy thì lương tâm của bị cắn rức lắm. Thật là một điều lý thú. Vì nguyên nhân của thái độ nầy, cho nên hôm nay chúng ta cùng nhau suy gẫm đến mối tương quan của nó với đề tài chúng ta „Tôn Giáo hay Phúc Âm“ Mối giao hòa của Thiên Chúa Tất cả chúng ta đều có một lương tâm, lương tâm mách bảo cho chúng ta biết điều nào là thiện và điều nào là ác. Ở đây thử lấy một anh chàng nghiện thuốc lá làm thí dụ. Nếu như bạn nói với anh ấy: „ Anh hút trong một ngày đến sáu mươi điếu thuốc lá, không có tốt đâu“, biết đâu anh trả lời với bạn thế nầy: „Tiền của tôi, tôi làm gì tùy ý thích tôi của chứ. Thịt mà hun khói thì thịt càng giữ được lâu. Tôi được biết một người chẳng để cho cái ống điếu của ông ta tàn bao giờ cả, mà ông sống được chín mươi lăm tuổi rồi“.
  • 2. Anh ấy sẽ nói những câu nầy hay tương tự như vậy, nhưng ở trong thâm tâm anh biết chắc chắn bạn đã nói đúng đó. Khi bạn nói với anh chàng bợm nhậu: Điều mà anh làm đó, không được tốt cho mấy. Biết đâu anh sẽ nói: „Tôi thấy thích thú lắm. Với đồng tiền của tôi đây, tôi muốn làm gì thì tùy ý tôi chứ. Tôi chẳng muốn một ai xía cái miệng vào cả“. Tuy nói là như vậy, nhưng thật ra anh cũng biết chắc bạn đã nói đúng đó chứ. Nếu như bạn nói với kẻ ngoại tình, biết đâu anh cũng sẽ tự đính chính cho mình và làm ra vẻ anh sống như vậy là đúng. Thực ra anh cũng biết chắc
  • 3. chắn anh là một kẻ lừa bịp. Lương tâm của anh mách bảo cho anh biết về điều nầy: „Những điều anh làm là không đúng“. Kinh Thánh dạy vì tội lỗi của chúng ta, thành thử tất cả chúng ta đều bị ngăn cách giữa mình và Thượng Đế. Một bên là Thượng Đế, Đấng Thiêng Liêng, còn bên kia là loài người đầy tội lỗi. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh (Ê-sai 59:1-2) tội lỗi là bức tường ngăn cách giữa chúng ta và Thượng Đế. Sự ngăn cách nầy bao trùm trên toàn diện mọi mặt. Tội lỗi và hậu quả nó có liên quan đến với tất cả mọi người và mỗi con người, chẳng có trường hợp ngoại lệ nào cả. Trong thư Rô-ma đoạn 7 câu 18 ghi: Trong chúng ta chẳng có điều lành chi cả. Có một số người cho rằng: Trong con người có một tấm lòng tốt. Nhưng đó là một cách nói láo đại tài. Những người nầy chẳng hề biết gì về chính con người của mình một tí nào. Kinh Thánh dạy: Trong chúng ta chẳng có điều chi tốt cả. Mặc dù do tội lỗi mà chúng ta đã bị ngăn cách mình với Đức Chúa Trời, song Đức Chúa Trời cũng có mối giao hòa trong loài người. Điểm giao hòa nầy là lương tâm của họ. Về phần nầy, bạn có thể đọc thêm trong thư Rô-ma chương 2 câu 14 đến 15. Cũng có nhiều đoạn khác trong Kinh Thánh nói đến chúng ta có một lương tâm. Lương tâm của chúng ta không phải là tiếng phán của Đức Chúa Trời. Có người cho rằng: „Tôi sống theo lương tâm của tôi và vâng theo tiếng gọi từ trong đáy lòng của tôi“. Mặc dù lương tâm chúng ta chẳng phải là tiếng nói của Thiên Chúa. Nhưng đã được an bài trong con tim đó là lương tâm có khả năng phản ứng lại tiếng phán của Đức Chúa Trời. Có người đã thố lộ: „Lương tâm chúng ta là tiếng vọng của Thượng Đế“. Đây là câu nói thật là chí lý. Lương tâm chúng ta có nhận thức, khi chúng ta làm những việc không công bằng. Tất cả chúng ta đã từng kinh nghiệm qua cả ngàn lần rồi, song mỗi lần như vậy lương tâm của chúng ta đã phản ứng rất khác biệt nhau. Có những người lương tâm họ bị chai lì. Bác sĩ Bergmann có lần đã phát biểu: „Có nhiều người lương tâm của họ bị một cái màn tâm linh che khuất đi“. Những người nầy chẳng còn nhận biết gì cả khi họ nói dối. Họ không còn biết gì nữa khi họ ngoại tình. Họ chẳng còn biết chi hết khi họ làm việc ác. Lương tâm họ bị u mê ám chướng và bị chai đá đi. Đây là một thảm trạng đáng sợ. Người ta có thể chà đạp và bóp méo lương tâm của họ cho đến chừng nào bị chết đi, đến chừng nào không còn phản ứng được nữa. À mà, cũng có số người: Họ có lương tâm rất nhạy cảm với người khác. Có người chẳng muốn đi ra đường, họ chẳng thèm nhìn sang bên trái hay bên phải vì lúc nào họ cũng có một lương tâm xấu cả. Thường thì do sự đầu độc lệch lạc của phái tà giáo mà ra. Đây thật là mối hiểm họa vĩ đại.
  • 4. Nhưng cũng còn có những lương tâm còn biết phải quấy. Như tôi đã trình bày thí dụ về người mẹ đi mua thức ăn đắt tiền nhất cho con mình, nếu chẳng thực hiện như vậy thì các chị đã mang một lương tâm xấu. Hay là giống như anh chàng nào đó nằm trăn trỡ trên giường mình trong đêm khuya không tài nào có thể yên giấc được. Anh đã làm một sự việc ghê tởm nào đó, mà lương tâm của anh cáo trách anh. Hay là như một người bịnh nằm liệt giường và rồi bây giờ đang nằm trong dưỡng đường. Tuy là đã bao nhiêu năm nay anh không hề đi đến Hội Thánh, rồi đột ngột lương tâm anh cáo trách anh quá đỗi và anh chẳng có sự bình yên chi cả. Bổng dưng anh nài xin người chăm sóc về mặt tinh thần đến viếng thăm anh. Anh biết rằng: Mình là kẻ có tội.
  • 5. Các dân tộc ý thức được điều gì Tất cả chúng ta đã phạm tội, vì thế cho nên trong tất cả chúng ta đều có tội với Đức Chúa Trời. Tuy rằng không có ai mách bảo việc đó với chúng ta, chúng ta vẫn biết thừa mình cần đến sự cứu rỗi. Cho dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng cảm nhận được điều đó. Tất cả các dân tộc đều biết rằng, họ đã phạm tội và họ cần đến sự giải cứu. Đó là một vấn đề rất sôi nỗi. Bạn có thể đi tham quan dân tộc thiểu số ở một hòn đảo xa lắc xa lơ nào đó. Có thể những người sống ở nơi đó không có mảnh áo để che thân, chẳng có nhà cao cửa rộng và cón nhiều vật dụng khác mà họ không có; những đồ vật mà chúng ta cần dùng thường ngày. Nhưng điều đảm bảo là họ đang tìm đến sự cứu rỗi và họ có Tôn Giáo. Có nhiều Tôn Giáo khác nhau lắm, nhưng nếu một khi bạn suy ngẫm và tự đặt câu hỏi cho mình: Ừ ha! Không biết nguyên do từ đâu mà Tôn Giáo mọc lên như nấm vậy? Bạn sẽ nhận thấy được: Những người sống trong vùng xa xôi hẻo lánh chẳng hề có sự liên hệ với những dân tộc khác, họ vẫn có Tôn Giáo. Nguyên nhân nào mà họ có Tôn Giáo vậy? Xin thưa, sở dĩ họ có Tôn Giáo là tại vì họ biết nhận thức được họ đã phạm tội và vì họ quá khao khát đến nhu cầu cứu rỗi. Với sự hậu thuẩn của Tôn Giáo, họ tạo cho mình một thế lực uy quyền; đồng thời tin rằng sẽ đạt đến sự trong sạch. Họ mong muốn lương tâm họ được yên ổn. Có Tôn Giáo để làm gì? Thực ra, chữ Tôn Giáo là một chữ hết sức tuyệt đẹp. Chữ „Religion“ xuất xứ từ tiếng La-Tin. “Re” là trở lại và “ligion” làm liên tưởng đến mối tương giao. Như vậy, vấn đề muốn nói đến là trở lại mối tương giao. Con người tìm đến mối tương giao với Thượng Đế. Vì thế cho nên, chữ Tôn Giáo thật là một chữ đẹp quá đi thôi. Nhưng theo chữ nầy, nhân loại thực hiện nó như thể nào, điều mà chúng ta mệnh danh là Tôn Giáo, chúng ta thử mổ xẻ nó ra sao nhé. Trước tiên tôi xin được hỏi: Thật ra Tôn Giáo bắt nguồn từ đâu và để làm cái giống gì vậy? Có người cho rằng Tôn Giáo đến từ Thiên Chúa. Khi nghe đến chữ Tôn Giáo thì họ nghĩ ra ngay điều gì đó nó thần thánh lắm và có điều gì như nói đến ý chỉ siêu nhiên. Tôi muốn lấy một vài thí dụ thật đơn giản để giải thích. Tôi có một cây viết chì bấm vẽ kỷ thuật đây. Trong cây viết chì có cái ruột viết rất nhỏ. Người ta không cần phải chuốc nó chi cả. Với cây viết nầy, cục đồ bôi và mấy tờ giấy; đó là dụng cụ quan trọng của tôi. Tôi gắn cục đồ bôi vào đầu cây viết, nếu như tôi viết sai; tôi có thể quay đầu viết trở lại rồi tẩy đi liền. Một cây viết tuyệt vời phải không bạn? À, nếu như cây viết nầy từ trên trời rơi xuống thì bạn nghĩ thế nào! Không lẽ cây viết nầy tự dưng từ trên trời rơi xuống hay là
  • 6. từ đâu mà có nó vậy? Không đâu, người Nhật đã phát minh ra và họ sản xuất ra nó đó bạn ơi. Người Âu Châu cho nhập nó vào, thành thử tôi mua được cây bút nầy trong tiệm đó. Đây là một cây viết chì bấm vẽ kỷ thuật mà người ta đã phát minh ra nó đó. Cục tẩy cũng do con người sáng tạo ra nó đó bạn. Tôi cũng có một cây kéo nhỏ thật là bén để cắt móng tay nữa nè. Đến bây giờ tôi mới biết người ta cũng có thể đi cắt giũa móng tay chân. Cây kéo của tôi cũng chẳng phải từ trời rơi xuống, mà do con người làm ra. Tôi đã đọc có một người đàn ông phát minh ra cái ống cuốn để uống tóc cho cong quăng mà giàu kết xù. Lúc xưa chỉ có cái ống cuốn tóc thường thôi hay bị rớt ra lắm. Một ngày kia, có
  • 7. một người có sáng kiến; người ta cũng có thể uống tóc quăng được và dính chặc hơn. Vì cớ đó mà ông ta xin được giấy phép phát minh, vậy mà làm ra tiền nhiều lắm. Tất cả đều do các phát minh của con người, họ đều có vấn đề khó khăn và họ tìm cho mình một phương cách giải quyết. Người ta cũng suy nghĩ được các vấn đề khó khăn có thể giải quyết bằng cách như thế nào. Cũng vì nguyên nhân bắt nguồn từ đó mà họ đã khám phá ra việc nầy. Các việc mà tôi đã liệt kê ra đây là do óc sáng tạo của con người. Nó là một công cụ để phục vụ cho một việc chính đáng nào đó. Tôn giáo do óc sáng tạo Đối với nhiều Tôn Giáo khác biệt nhau cũng đồng một thể ấy. Tôn giáo cũng do óc sáng tạo của nhân loại mà có. Tôn Giáo chẳng phải từ trên trời cao mà đến, nhưng nó do những người làm Tôn Giáo suy diễn để sáng lập ra. Cây viết chì nầy dùng để viết, cục đồ bôi nầy là để tẩy và cây kéo nầy dùng để cắt đây. Vậy thì Tôn Giáo để làm cái quái gì? Tôn giáo là công cụ của con người để làm cho lương tâm được yên ổn. Thôi thì để cho mọi người có thể hiểu được, bây giờ tôi xin được giải thích bằng cách khác. Cũng như những người tà đạo, họ sống trong rừng rú ở một nơi nào đó và chưa từng được nghe về Đức Chúa Trời hay nghe nói đến Kinh Thánh; chúng ta là tội nhân, họ biết được rằng họ là những người đã phạm tội. Bạn có thể đọc thêm trong sách Rô-ma đoạn 2 là lương tâm của họ làm chứng về họ. Họ có cảm giác đối với Đức Chúa Trời, họ như là người có tội. Họ có cảm giác là phải có một biến cố nào đó xảy ra. Thế là, cứ thử nghiệm Thiên Chúa để được thanh sạch. Tuy thế, họ vẫn đi quờ quạn trong nhiều sự lầm đường lạc lối khác nữa. Tôn Giáo là tự nổ lực của bản thân Có những người tà đạo cầu nguyện Đức Chúa Trời bằng cách họ tự làm cho mình một Thượng Đế từ khúc gỗ. Họ tin vững chắc vào vị Thượng Đế nầy có thể phù hộ cho họ. Họ mang các lễ vật quí đến nỗi họ làm thịt con cái của mình để dâng lên Thượng Đế của chính họ tự tác tạo ra. Chúng tôi đã đọc: Có những sắc dân đọc bài cầu nguyện lải nhải hằng giờ đồng hồ vì họ muốm làm cho lương tâm của họ được yên ổn. Những người đàn bà theo đạo Bà-la-môn ôm xác chết người thân trong gia đình mà đi cả hằng trăm cây số để đến nơi an tán. Tại sao người ta làm như vậy? Họ cũng có thể chôn cất người chết kế nhà họ, chỗ đó cũng vẫn tốt vậy. Họ làm như thế là để muốn tránh mang một lương tâm xấu. Họ thực hiện các tập tục như vậy là để cho lòng họ được yên tâm thôi. Vào kỳ lễ của người tà giáo, các người đàn bà trong bọn họ quăng con nhỏ của mình vào trước những chiếc xe chở đầy các tượng trạm. Khi các bánh xe cán trên những đứa bé làm máu me phun ra, nghiền nát các em thì đưa họ đi
  • 8. vào trạng thái khoái cảm. Đó là mức tột đỉnh đạt được trong đời sống của họ. Điều mà làm cho họ thích thú nhất là được đem dâng tế cho các thần những gì mà họ có. Bây giờ các tà thần chắc phải thỏa thích rồi. Đây là một hành động khủng khiếp quá chừng. Họ đã học điều nầy của ông bà tổ tiên họ và họ làm theo y như vậy. Nếu như họ không áp dụng thì lương tâm họ chắc sẽ cắn rức lắm. Có vị giáo sĩ làm việc chung với người bản xứ, ông đến tham dự một buổi tiệc trong một làng kia. Mọi người đang ca hát, reo hò nhảy múa; ông ta tiến đến gần bên cạnh để xem nơi đó xảy ra chuyện gì. Ông đã nhìn thấy một đứa bé đang được dâng lên để tế thần thì đã xảy ra một cuột hành huyết. Ôi thôi, mọi người đổ xô lại ông thầy pháp sư hỏi rằng: Chúng tôi làm
  • 9. sao đây? Mấy vị thần tấn công chúng tôi dữ quá. Vị pháp sư mới hỏi mấy vị thần, vậy thì dân chúng nên làm thế nào đây? Câu trả lời đã đáp, nhưng chẳng phải đến từ nơi Thiên Chúa; mà trước tiên nó đến từ ma quỉ. Thầy pháp sư bèn hạ lệnh: Trước hết dâng hài nhi lên. Thế là được thông qua một cách nhanh chóng. Các bậc cha mẹ mang con nhỏ mình đến trước. Những hạt các mịn làm đứa trẻ từ từ bị ngộp thở đi. Trong khi đứa trẻ chết một cách rất đau đớn thì toàn cả dân làng tưng bừng hoan hỉ. Cơn giận của các vị thần đã được xoa dịu và từ từ biến dần mất đi. Một biến cố hết sức là khủng khiếp. Nếu một khi có người được đọc đến những chuyện như trên đây, họ phải biết tạ ơn là mình được sống trong một đất nước; một nơi mà những sự việc ghê tởm đó không còn thực hiện nữa. Vì sao mà nó chẳng còn tồn tại nữa? Ông bà tổ tiên chúng ta cũng đã từng làm giống tương tự như vậy! Vì trước đây nhiều thế kỷ Phúc Âm đã được mang đến nơi nầy, nơi nào Phúc Âm được truyền đến thì những sự việc nầy được dẹp đi ở tại nơi đó. Chúng ta được Kinh Thánh loan báo cho biết: Chúng ta chẳng cần phải dâng các con cái của mình như thế nữa, nhưng tại vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã sai Con Trai Ngài xuống trần gian, Ngài đã hy sinh vì tội chúng ta; nhờ đó mà chúng ta được sự cứu rỗi. Mối nguy hại của Tôn Giáo Bây giờ xin trở lại vấn đề của Tôn Giáo đây. Tôn giáo là một công cụ để đưa lương tâm vào cỏi yên ổn. Có nhiều khi Tôn Giáo thật dã man quá. Nếu như bây giờ bạn hỏi lập tức: Vậy là Tôn Giáo nào vậy? Tôi phải nói với bạn nè: “Mỗi Tôn Giáo”. Mỗi Tôn Giáo là một công cụ để đưa lương tâm vào chốn yên ổn. Kể cả Tôn Giáo được mệnh danh là hảo hạng bật nhất, cũng chỉ là một công cụ để làm cho lương tâm được yên ổn mà thôi. Do đó nói tóm lại, nó chẳng có giá trị chi. Trên thực tế mỗi Tôn Giáo đều nguy hại cả. Karl Max đã nói: ”Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Có biết bao nhiên người đã băng khoăng vì câu vị ngữ nầy. Thiệt ra, câu nói nầy chí lý lắm chứ. Vậy Á-phiện là gì, đó là một loại để hút; một chất để làm thuốc mê, một loại để làm yên ổn; là một chất để làm mê mẩn từ trong trạng thái bình thường. Bây giờ tôi xin giải thích điều hết sức quan trọng bằng một thí dụ rất đơn giản. Có người bị nhức răng. Răng của anh bị sâu ăn. Đúng ra anh ta phải đi đến bác sĩ nha khoa trong mấy tháng trước cơ. Nhưng bây giờ anh bị nhức răng dữ dội. Anh ta chuẩn bị lên đường đi du lịch và thủ sẵn mấy viên thuốc giảm đau loại mạnh. Anh uống bốn lần trong ngày? Chuyện gì xảy ra? Cơn đau liền hết, anh được khỏe mạnh. Anh ta có thể ăn uống trở lại và cảm thấy khoan khoái lắm. Nhưng cái răng của anh vẫn bị sâu ăn y như trước. Căn nguyên của vấn đề hoàn toàn chẳng hề được thay đổi.
  • 10. Xin hãy cùng nhau để suy xét cho chín chắn! Tôn giáo cũng giống y như vậy. Tôi là kẻ thất lạc trong tội lỗi. Tội lỗi làm cho tôi cách ly mình ra khỏi Đức Chúa Trời. Có đôi khi tôi làm sự những việc mà lương tâm tôi thốt lên hành vi ấy sai lạc rồi. Tội lỗi còn khủng khiếp hơn là chứng bệnh đau bao tử nữa, nó còn kinh hoàng hơn gấp hằng muôn vạn lần. Tội lỗi có thể như là cơn đau quằn quại, tội lỗi giống như tương tâm bị thống khổ triền miên, tội lỗi là căn nguyên của tất cả, nó là nguyên tội. Do đó, người ta mới đi mượn cái Tôn Giáo của mình ra để cứu vãn. Mỗi người ai cũng có một Tôn Giáo nào đó. Người ta bắt đầu thực nghiệm nó, và rồi Tôn Giáo bắt đầu có công dụng, bị ảnh hưởng: lương tâm xấu biến mất đi, nhưng tội lỗi vẫn còn tồn tại. Đây giống như khi tôi dùng thuốc đau nhức mà đi trị bệnh cho cái răng bị sâu ăn vậy. Nhức răng đã được khỏi rồi, nhưng cái răng bị sâu ăn vẫn còn nguyên vẹn thật “tiền mất tật còn”.
  • 11. Có hàng vạn người đã làm như vậy trong các Tôn Giáo khác nhau. Lương tâm xấu biến mất đi, nhưng tội lỗi còn nguyên vẹn. Trong nó chẳng có gì đổi thay cả. Bây giờ tôi xin đề cập đến một điểm, có thể có một số người sẽ trách giận tôi, nhưng điều mà giờ đây tôi muốn nói là sự thật: Các Tôn Giáo thuộc đạo Christ* (* tất những giáo hội thành lập được dựa theo Kinh Thánh như Công Giáo La Mã (Thiên Chúa Giáo), Công Giáo Hy Lạp, Tin Lành (Cơ Đốc Giáo), Chứng Nhân Giê-hô-va, Báp Tis, Mạc Môn và một số khác không đáng kể… tôi tạm dịch trong quyển nầy là đạo Christ), tôn giáo được mệnh danh là đạo Christ là lợi hại nhất trong các Tôn Giáo. Tôn giáo nầy lợi hại là vì nó có hiệu lực, là vì nó làm cho yên ổn một cách êm ái. Có nhiều người cho rằng: “Họ có được cái quý nhất trong tất cả những gì mà trên đời nầy có thể có được: “Đạo Đấng Christ”. Thế là họ bắt đầu tập sự đạo Christ và được yên ổn một cách tuyệt vời. Nhưng trong trạng thái thất lạc của con người thì tội lỗi còn nguyên vẹn đó, vẫn dẫm chân tại chỗ không hề thay đổi. Người ta sử dụng đạo Đấng Christ như một viên thuốc an thần vậy. Đạo Christ là gì? Một đứa bé mới sinh ra chỉ được ít hôm rồi cháu được làm phép báp-tem (rửa tội). Bậc cha mẹ được yên tâm. Đối với họ tất cả đã được tốt đẹp rồi: Hài nhi không phải là người ngoại đạo nữa, mà là một tín đồ của đạo Christ. Đứa bé không thể tự suy nghĩ đúng đắng được, nhưng rồi đã được làm lễ rửa tội hay nói một cách khác hơn là làm lễ chính thức hóa gia nhập giáo hội. Tại sao lại làm như thế? Điều nầy chép ở đâu trong Kinh Thánh vậy? Xin đừng nói là tôi đã chửi mắng Nhà Thờ rồi mà. Tôi chỉ muốn phân trần về cái mối nguy hại là như thể nào, một khi người ta chỉ có cái vỏ ở bề ngoài mà thôi. Khi tôi vừa tròn hai mươi tuổi, tôi tiếp nhận niềm tin mới rồi bắt đầu đọc Kinh Thánh. Tôi đã tìm tòi về lễ chính thức hóa gia nhập giáo hội của tôi ở trong Kinh Thánh, điều mà tôi yêu thích; nhưng không tìm thấy nó đâu cả. Mãi cho đến sau nầy tôi phải quả quyết rằng: Đây là một sự phát minh do phe đối lập của đạo Công Giáo La Mã* (đạo tin lành) mà có. Điều đó không biết được phát minh vào lúc nào và chính thức áp dụng khi nào. Lễ chính thức gia nhập giáo hội là một cái gì đó mà con người đã phát minh ra trong quá trình của thời gian. Trong Kinh Thánh chẳng có một chỗ nào ghi chép về điều nầy cả. Lễ kết hôn trong Tôn Giáo Christ cũng tương tự như vậy. Trong giây phút mà bạn chính thức trở thành vợ chồng, là khi bạn đứng trước nhân viên chính quyền chuyên về ngành nầy để nói câu: Dạ, tôi muốn của bạn. Về mặt nầy, tín đồ đạo Đấng Christ có nhu cầu cầu xin Thiên Chúa chúc phúc lành
  • 12. cho họ. Khi chúng ta có thể thực hiện việc nầy trong Nhà Thờ, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng. Việc nầy cũng đúng thôi. Người tín đồ Đấng Christ chân chính nào mà chẳng có ước mơ nầy? Nhưng điều để nghiền ngẫm: Tại vì tôi đã làm phép báp-tem, tại vì tôi đã làm lễ rửa tội, tại vì tôi đã làm lễ gia nhập giáo hội chính thức rồi, tại vì tôi đã kết hôn trong Nhà Thờ và cũng muốn được chôn cất theo ghi thức đạo Christ nữa và mọi việc phải được kết thúc một cách tốt đẹp chứ, tại vì sống trong sự lầm lạc nguy hiểm quá. Tất cả những điều nầy có thể làm cho chúng ta được yên ổn một phần nào đó, nhưng nó không làm cho chúng được cứu rỗi. Khi chúng ta suy xét lại cho kỹ càng, đúng ra chúng ta phải công nhận phần nhiều những yếu tố trên đây Kinh Thánh chẳng hề đề cập đến bao giờ cả. Tất cả điều nầy điều có ý nghĩ tốt trong tin thần sinh hoạt tín ngưỡng của đạo Christ, nhưng nó không có liên quan gì đến sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta cả.
  • 13. Điều mà làm cho tôi được cứu, đó mới thật là hết sức khác biệt. Chắc rằng có rất nhiều người chưa hề bận tâm đến bao giờ. Họ cứ để mặc cho đạo Christ mang lại cho mình điều yên ổn. Sự đơm bông kết trái trong tôn giáo Christ Người ta xưng nước Đức là một đất nước “thuộc đạo Đấng Christ”, qua đó cũng là một cách nói láo đại tài. Nước CHLB-Đức không phải là một nước theo đạo Đấng Christ. Có đến chín mươi lăm phần trăm dân số Đức chẳng hề đi lễ Nhà Thờ bao giờ cả. Bạn nhìn xem trái của đạo Christ đi! Các dân tộc được mệnh danh là dân tộc theo đạo của Đấng Christ mà có con số ly dị cao nhất. Có người từ nước Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố Hannover/Germany nói: Những tín đồ Christ làm cho thất vọng quá. Như vậy, đất nước chúng ta khi đã xưng là theo đạo Đấng Christ thì sẽ ra sao? Có lần tôi vào một tiệm hớt tóc ở một nơi nào đó. Trong lúc chúng tôi đàm đạo có người đàn ông ăn nói với những câu hết sức là thô tục. Câu nói thật là tệ. Tôi được biết tên anh là Bảnh Bao. Sau khi thi hành “nghĩa vụ” xong tôi mới trả tiền. Tôi có nói anh như vầy: Anh Bảnh Bao ơi, trong thời gian nầy chúng tôi có một buổi truyền giảng Phúc Âm trong thành phố. Tôi đã ngồi một tiếng rưởi đồng hồ ở đây rồi, thời gian dài cũng giống như khoảng thời gian đi nhóm của chúng tôi vậy. Mà buổi nhóm giá rẻ hơn nhiều, nếu có thể nói là còn cho không nữa là phải. Tôi muốn mời anh, anh đến một lần với chúng tôi trong chiều nay nha. Tôi nói với anh một cách thật là vui vẻ, thật lòng mời anh đến và có thư mời cho anh. Ôi thôi! Ông ta bắt đầu đem Nhà Thờ, những người mộ đạo, Đức Chúa Trời và tất cả các đạo có liên quan đến Đức Chúa Trời ra mà chỉ trích. Cuối cùng tôi nói với anh: Anh Bảnh Bao ơi, anh có một cái tên sao mà đẹp quá, nhưng nói toàn là những lời tục tằn quá đáng. Thôi thì, cho phép tôi gọi anh bằng anh Bừa Bãi đi nha và đuợc nghe nói những lời nói nhã nhặn. Trao đổi thêm đôi ba câu rồi tôi lặng lẽ ra đi. Khi tôi ra đứng ở bên ngoài, đây là một thiên sử để làm nên người truyền đạo chân chính. Người ta có thể đặt tên cho nhau là trưởng giả mà thực chất thì lại vẫn nghèo nàn. Người ta có thể có được một Tôn Giáo Christ tốt nhất. Trong giấy tờ có thể đề là tín đồ Christ, nhưng đối với tư thế của Phúc Âm; nó chẳng đứng ở một vị trí nào trong ý tưởng cả. Người đời có thể nói: “ Chúng ta đều là tín đồ Đấng Christ mà”, nhưng họ quá xa cách với Chúa Cứu Thế Giê-xu và họ lánh xa những nguyên tắc sống của Ngài. Người ta phục vụ quỉ vương đó, chứ không hề phục vụ Đức Chúa Giê-xu đâu. Quí độc giả thân mến, xin Quí Vị hãy thành thật trong điểm nầy. Cái mặt nạ có lợi ích được gì chăng? Đức Chúa Trời chẳng phải là Đấng chỉ nhìn ở hình thức bề ngoài mà Ngài nhìn vào tấm lòng của chúng ta đó. Đức Chúa Trời chẳng bao giờ phê bình hình dáng chúng ta mà Ngài phê phán ở những điểm chính con người thật trong chúng ta. Chắc có thể bạn đã rửa tội hay làm
  • 14. phép báp-tem rồi, nhưng bạn chưa có được một nguồn sống từ Đức Chúa Trời. Kinh Thánh ghi: “Họ mang danh nghĩa là họ sống, nhưng họ đang chết”. Phải bạn là người sùng đạo chăng? Tôi chẳng hề đả kích bạn bao giờ cả. Đối với bạn, giá trị cao quý là các con cái của bạn được làm phép báp-tem. Mong sao các cháu cũng kết hôn theo nghi thức của đạo Christ, nếu không thì thân bằng quyến thuộc sẽ nghĩ như thế nào về việc nầy. Và mong sao chúng nó cũng để các con của chúng nó cũng được làm lễ rửa tội. Lại như cái vòng luẩn quẩn “Làm dâu, bị mẹ chồng hà khắc, sau hà khắc lại dâu mình”. Rồi đến lúc nào đó chúng cũng được chôn theo nghi thức của đạo Christ. Rồi sẽ được nghe đọc những câu Kinh Thánh gốc lúc gia nhập đạo. Cha chả, nếu như có người nhận được một câu Kinh Thánh
  • 15. gốc trong lúc gia nhập đạo rất hay; chắc anh bạn ấy sẽ có được một địa vị sang trọng ở trên trời phải không vậy? Hỡi ôi, sao lại có những ý tưởng nông cạn thế nầy? Có thật nhiều con chiên ngoan đạo, nhưng lại không hồi tâm chuyển ý cái tâm đạo của mình; chưa đựợc tái sinh. Họ chưa hề quyết lòng liều thân mình để dấn thân vì Danh Đức Chúa Giê-xu và cũng chẳng có được đức tin vững chắc nữa. Chao ôi! Đây là tiếng kêu than thấu đến tận trời cao. Có vài điều mà tôi xin muốn được nói đến bằng một tâm tình thành thật. Tôi nói điều nầy trong tin thần vì tình yêu thương. Bạn có thể ghi lấy điều nầy nhé vì tôi muốn giúp bạn đó thôi. Ba vấn đề mà Tôn Giáo có liên quan trực diện đến Có ba yếu tố mà gần như Tôn Giáo có liên quan mật thiết với nhau. Xin cùng lưu ý: Với những hình tượng bù nhìn, Với những giáo chỉ mà chẳng tìm thấy trong Kinh Thánh và với những người, một phần là với những người đã chết rồi. Một vài thí dụ sau đây: 1. Những hình tượng bù nhìn. Tôi còn nhớ rõ cứ mỗi độ giáng sinh về, chúng tôi ngồi dưới ánh đèn óng ánh rồi cùng ca bài: “Ô cây Nô-en, cây thông xanh tươi, cây thông có lá trung thành! Màu lam sanh biết đẹp suốt năm! Ô cây Nô-en, ô cây Nô-en; mình làm cho ta mê đắm…” lại tiếp: “Nào! Ta cùng nhau xem ông già Nô-en mang cái gì đến nha”. Đó là kỳ lễ lớn nhất của Tôn Giáo Christ trong năm. Hỡi ôi! Có nhiều người đeo dây chuyền có mặt hình cây thập tự. Đẹp tuyệt vời! Tôi thấy thích nó lắm đó. Nhưng khi chỉ coi vật nầy là trọng hơn trong tất cả, vậy là họ thật quá bất hạnh. Có người để cây thật tự giá ở đầu nằm của mình rồi cho rằng, nếu như trong đêm nay mà họ chết đi, chắc chắn họ được cứu rỗi; tại vì cây thánh giá nằm dưới cái gối nằm kia mà. Đây chẳng qua là một thảm họa của mê tín dị đoan đó. Có một số người đi du lịch đến một địa điểm nào đó, để hôn cây thập tự giá vì nghĩ rằng ở đây có khúc gỗ thánh đặc biệt lắm. Mèn ơi, tại sao tất cả những sự việc nầy thật là vô lý quá chừng quá đỗi. Nhưng đây là Tôn Giáo mà. Tôn giáo có liên quan mật thiết với hình tượng bù nhìn chết ngắt của nó, với các sách vỡ, với các bằng cấp chứng chỉ và còn muôn vàng kiểu thức náo động khác. 2. Sự khác biệt mà tôi nêu ra là những giáo chỉ, các giáo điều nầy không có thấy trong Kinh Thánh một chỗ nào cả. Có những người họ chẳng ăn thịt trong ngày thứ sáu. Họ nghĩ là họ làm như vậy để được đẹp lòng Thiên Chúa. Lương tâm họ sẽ bất an, nếu như họ ăn thịt. Hãy nói dùm tôi, không biết vì sao mà người ta lại có những ý tưởng như vầy hỉ? Tôi nhận thấy hay lắm, nếu có thể trong một hay vài ba ngày đừng ăn thịt. Tốt hơn nữa là thỉnh thoảng người ta nên kiêng ăn một ngày. Ngày nay
  • 16. chúng ta được biết trong y học kiêng ăn là tốt lắm. Nhưng nếu như chúng ta tìm cách để biện minh cho mặt tín ngưỡng rồi cho rằng: Chúng ta hành động như vậy là để thể hiện cách phục vụ Thiên Chúa thì chúng ta quá giả dối. Những lề luật như vậy, hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến Đấng Hằng Sống cả. 3. Luôn thể tôi xin trình bày phần chót: Tôn giáo có liên quan đến người đời, nó chẳng có liên quan gì với Đức Chúa Giê-xu Christ. Nó có liên quan với con người, thường là với những người đã khuất bóng trên cõi đời. Có người nói: Lúc xưa, bác tôi làm tới linh mục lận. Anh vợ của tôi đang làm linh mục đó. Như vậy, Đức Chúa Trời cũng phải tính vô chung luôn chứ, hay là sao? Mèn ơi, cái lập luận gì mà nông cạn quá. Một khi muốn nói đến sự cứu rỗi của chúng ta, tất cả điều nầy chẳng có giá trị chi cả. Ấy đó chính là Tôn Giáo vậy.
  • 17. Tôn Giáo! Tôn Giáo bù nhìn là một công cụ để đạt đến mục đích, một công cụ để người ta có thể làm cho lương tâm mình được yên ổn. Nhưng cuối cùng rồi cũng chết mà chưa cải cách đức tin, chưa được tái sinh, không tin chắc chắn là được cứu rỗi, chẳng có khi nào đến với Chúa Giê-xu Christ trong sự thanh khiết cả. Phúc Âm là gì? Bây giờ tôi xin đi vào phần thứ hai: Đây là phần rất quan trọng. Vậy thì, Phúc Âm là gì? Vâng, tôi muốn vạch ra sự khác biệt giữa Tôn Giáo và Phúc Âm. Phúc Âm là gì? Theo sách Phúc Âm Giăng chương 3 tôi muốn đọc từ câu 1 đến 10 như sau: Có một nhà lãnh đạo Do Thái thuộc phái Biệt Lập, tên là Ni-cô-đem. Một buổi tối, ông đến thăm Chúa Giê-xu và nhìn nhận: “ Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là Giáo-sư Thượng Đế sai xuống, vì nếu Thượng Đế không cộng tác, chẳng ai thực hiện nổi những phép lạ Thầy đã làm.” Chúa Giê-xu đáp: “Đây là sự thật: Nếu không tái sinh, không ai thấy được Nước Chúa”. Ni-cô- đem thắc mắc: “Người đã già làm cách nào tái sinh được? Không lẽ trở vào lòng mẹ để sinh ra lần nữa sao?” Chúa Giê-xu đáp: “Đây là chân lý: Nếu không nhờ nước và Thánh Linh sinh ra, không ai được vào Nước Chúa. Thể xác chỉ sinh ra thể xác; Thánh Linh mới sinh ra tâm linh. Ông đừng ngạc nhiên khi nghe tôi nói; “Con người phải tái sinh!” Gió thổi hướng nào cũng được. Nghe tiếng gió, nhưng ông không biết gió đến từ đâu hay sẽ đi đâu. Người được Thánh Linh sinh thành cũng thế.” Ni-cô-đem lại hỏi: “ Làm sao thực hiện điều đó?” Chúa đáp: “Ông làm giáo sư dân Do Thái mà chưa hiểu điều căn bản đó sao? Chúng ta đã đọc Chúa Giê-xu nói với nhân vật lãnh đạo Tôn Giáo là ông Ni- cô-đem điều gì? Chúa Giê-xu nói với ông rằng: Nếu như ông chưa được tái sinh, nếu ông không sinh ra từ trời thì ông không thể nào nhìn được Nước của Đức Chúa Trời cả. Ông Ni-cô-đem nầy có một Tôn Giáo tốt nhất trong thời kỳ bấy giờ. Ông đã làm biết bao nhiêu việc nghĩa. Thế mà bây giờ Chúa Giê-xu lại nói với một con chiên ngoan đạo như ông, một người tốt: “Tất cả chỉ là hư vô, kẻ nào muốn vào vương quốc của Thiên Chúa, kẻ đó phải được sinh ra từ Trên Cao”. Tặng phẩm của Thiên Chúa Tôi có câu phát biểu của Leo Janz, tôi muốn trích dẫn câu nầy ra đây, Leo Janz nói như vầy: Nầy bạn hiền ơi, Có hàng ngàn Tôn Giáo khác nhau, nhưng chỉ có một Phúc Âm duy nhất. Tôn giáo là do người đời suy diễn ra đó. Tuy nhiên, Phúc Âm trình bày những ý tưởng của Thượng Đế. Tôn giáo là do con người sáng lập ra, nhưng Phúc Âm là tặng phẩm của Thiên Chúa. Tôn giáo là quan điểm
  • 18. của người đời, song Phúc Âm là thông điệp của Thượng Đế. Nói chung, Tôn Giáo là một câu chuyện lịch sử đầy tội lỗi của nhân loại mà muốn làm một sự việc gì đó cho Đức Chúa Trời thiêng liêng. Phúc Âm thì ngược lại, thuật lại cho chúng ta biết, những gì mà Đức Chúa trời đã làm cho chúng ta. Tôn giáo thì lại đi tìm tòi Đức Chúa Trời. Phúc Âm thì ngược lại là thông điệp vui mừng cho biết về Chúa Giê-xu đang đi tìm đến nhân loại. Đức Chúa Giê-xu đến để tìm kiếm và cứu giúp những Kẻ bị thất lạc. Janz nói thêm một câu thật quan trọng nữa là:
  • 19. Tôn giáo thuộc bậc đệ nhất đã đề cập đến sự cần thiết trong việc cải cách về hình thức bề ngoài. Phúc Âm thì lại cải cách từ trong nội tâm. Đó là điều mà Thiên Chúa muốn tặng cho bạn đó. Một sự biến đổi từ trong lòng, một đời sống mới; một sự hồi sinh cái tâm đạo. Tôi muốn trở lại vấn đề hình thức bề ngoài. Tôi thiết nghĩ, chúng ta đã hiểu rõ và chẳng ai giận tôi cả. Đúng vậy! Vì chúng ta đã hiểu vấn đề. Tôn giaó có liên quan đến hình thức bề ngoài. Tôi không nói là những hình thức bề ngoài nầy cần phải ác đức. Tôi không nói là những hình thức bề ngoài nầy là của quỉ sứ mà là những công việc của loài người, mà là thành quả của con người. Tại vì nó từ loài người mà có, nó không hội đủ tiêu chuẩn; nó chẳng cứu rỗi chi được. Chúng tôi nói đùa chơi với cháu nhỏ của chúng tôi, khi nó tập cầu nguyện. Nè, bây giờ chúng ta chấp tay lại rồi cầu nguyện nha. Tại sao chúng tôi nói điều đó? Nói như vậy trong lúc cầu nguyện thằng nhỏ đừng có chơi đồ để ở trên bàn. Chúng tôi cũng nói thêm với đứa nhỏ: Chúng ta nhắm mắt lại rồi cầu nguyện đi nào. Trong lúc cầu nguyện, gần như là tôi luôn luôn nhắm mắt; nhưng có khi tôi cũng cầu nguyện trong lúc lái xe. Đương nhiên người ta phải mở mắt trong lúc nầy chứ. Còn thường trong những lúc tôi ở một mình hay trong giờ tĩnh nguyện, tôi luôn luôn nhắm mắt lại. Vì sao chúng tôi nói với các con của chúng tôi: Bây giờ chúng ta nhắm mắt, chấp tay mà cầu nguyện? Chẳng có một chỗ nào ghi chép điều nầy trong Kinh Thánh để người ta nên làm theo cả. Dầu biết như vậy mà chúng tôi vẫn nói điều nầy với các con nhỏ của chúng tôi để chúng nó đừng nhìn dáo dác xung quanh và đừng đếm mấy cọng bún mì ở trong dĩa hay làm những việc vớ vẫn khác. Tuy nhiên chẳng phải cái vẻ ở bề ngoài nhắm mắt, chấp tay là có giá trị; mà là sự cầu nguyện; lời cầu xin thốt ra từ tận trong đáy lòng. Như vậy chúng ta có thể liệt kê thêm các sự việc khác để vạch trần xem Tôn Giáo là gì. Các ngày lễ Tôn Giáo Christ của chúng ta do con người đã sáng lập ra hằng bao thế kỷ qua. Người ta đã thiết lập ra như vậy và chúng ta ăn mừng lễ từ các thế kỷ trước đến giờ, nhưng sự thật chẳng có ghi trong Kinh Thánh. Đừng nói! Tôi đã chửi việc nầy rồi mà. Tôi chỉ muốn liệt kê ra tất cả những hình thức bề ngoài, nó không hội đủ tiêu chuẩn để đạt đến sự cứu rỗi. Những sự việc nầy, cho dù thuộc về giáo hội Christ đi chăng nữa; có thể là tuyệt hảo đệ nhất, đó chỉ là cái vỏ bao ở bề ngoài mà thôi. Không phải mặt bao ở bề ngoài là then chốt mà then chốt là ở bề trong. Thực tế ở bề trong thì hàng vạn người chẳng có, họ chỉ có Tôn Giáo; có cái vỏ bao ở bề ngoài. Một cuộc cải cách nội tâm là điều cần thiết
  • 20. Chúa Giê-xu nói với ông Ni-cô-đem: Ông phải sinh lại. Leo Janz đã nói: Phúc Âm thì bắt đầu hồi tâm chuyển ý từ trong nội tâm. Cải cách nội tâm nầy Kinh Thánh gọi là “tái sinh”. Tôi xin hỏi bạn nha: Bạn đã được kinh nghiệm về sự sinh lại chưa? Vậy hãy nói dùm đi, bạn có thể kể một giai đoạn nào đó mà Thượng Đế đã mở con mắt tâm linh trong cuộc đời của bạn hay không? Một khoảng khúc nào đó mà bạn nhận thấy mình đang ở trong hoàn cảnh bơ vơ, đồng thời bạn tìm đến Chúa Giê-xu để ăn năn tội, bạn đã tái tạo niềm tin của mình và tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của bạn chưa. Hãy nói dùm, bạn đã được tái sinh chưa? Hãy kể dùm, bạn đã có niềm tin được giải cứu vững chắc chưa? Bạn đã có được ấn chứng của Thánh Linh, bạn là một người con của Đức Chúa Trời chưa? Đức Chúa Giê-xu có ngự trị trong lòng bạn hay chăng? Bạn có thể nói được như ông Phao-lô: “Đấng
  • 21. Christ ở trong tôi, hy vọng được chia xẻ vinh quang của Ngài”. Nếu như bạn không thể nói được những điều nầy. Chắc bạn chưa thực hiện những bước nầy vượt qua khỏi tầm mức của nó đó thôi. Kinh Thánh nói đến một sự tái sinh. Chúa Giê-xu phán: Ngươi phải nhờ Thánh Linh mà sinh lại. Bạn phải tái sinh, có nghĩa là bạn phải trãi qua một lần nữa, thế là lại sinh lại thêm một lần thứ hai. Lúc sinh ra lần thứ nhất, người ta trở thành con người. Lúc sinh ra lần thứ hai thì người ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Được sinh lần đầu, người ta trở thành con người là vì người ta do loài người sinh ra. Được sinh ra lần thứ hai, người đó trở thành người con của Đức Chúa Trời vì người từ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Trời mà được sinh ra. Sự Sinh ra lần thứ nhất là do lòng dục vọng của tính nam giới mà ra. Sự tái sinh phát nguồn từ ý chí của bạn, do sự quyết tâm của bạn (so sánh Giăng 1:12-13). Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 1 câu 11 ghi: “Chúa Cứu Thế đã sống giữa lòng dân tộc, nhưng dân tộc Chúa khước từ Ngài”. Đây là một đoạn đáng buồn nhất trong Kinh Thánh. Chúa Giê-xu đến trần gian, Ngài muốn cứu giúp nhân loại mà nhân loại khước từ Ngài. Họ nhận lấy bánh từ trong tay Ngài, họ mong muốn những thiết thực nhất trong sự xuất hiện của Ngài. Tuy nhiên họ không chịu tiếp đón Ngài. Con người chấp nhận những ảnh hưởng của xã hội do Tôn Giáo Christ mang đến. Chúng ta muốn sống trong một đất nước theo đạo Đấng Christ vì tại đây vẫn còn duy trì yên ổn và trật tự. Chúng ta cũng biết ơn đến Phúc Âm là vì ngày hôm nay chúng ta có đầy đủ quá. Cộng đồng của những người theo Phúc Âm, một cộng đồng có hình thức bề ngoài tốt đẹp, là đều mà người đời mong muốn để có được nó. Nhưng điều có liên quan mật thiết muốn nói đến đó là sự cứu rỗi nhân loại, sự tái sinh; sự sống đời đời và ảnh hưởng của nó. Những điều nầy thì người ta chẳng màng đến. Tiếp theo câu 12 chép như sau: “Tuy nhiên tất cả những người tiếp nhận Chúa đều được quyền làm con cái Thượng Đế”. Trong giây phút mà bạn tin Chúa Giê-xu Christ, bạn tiếp nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của bạn thì bạn được tái sinh, vậy là có được niềm hy vọng bất diệt. Cái tự nhiên mà được sinh ra phát nguồn từ lúc ăn ở với nhau theo cách tự nhiên từ tinh trùng của người nam. Trong quá trình đó dẫn đến thụ thai; mang thai nghén, rồi hình thành sự sống mới; được sinh ra đời. Sự tái sinh hình thành bằng hạt giống của Đức Chúa Trời. Hạt giống của Đức Trời là lời của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phán: “Hạt giống là lời”. Trong Giăng đoạn 1:14 Chép: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta”. Chúa Giê-xu là Ngôi Lời đã trở nên thành con người, Ngài là Hạt Giống.
  • 22. Ai tin nhận Chúa Giê-xu, người đó đã tiếp nhận Hạt Giống; và Hạt Giống nầy có tác dụng trong đời sống mới. Trong giây phút bạn tin Chúa Giê-xu, nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của bạn thì bạn sẽ được tái sinh, ấy vậy có được được niềm hy vọng bất diệt. Đây chẳng có liên quan gì đến với các thành viên của Nhà Thờ, thành viên của Hội Thánh hay là thành tích của bất kỳ một tín ngưỡng nào. Trong thời điểm mà bạn mang nếp sống cũ của bạn, một đời sống đầy dẫy tội lỗi đặt để dưới cây thập sự giá; đồng thời bạn hết lòng mà hồi tâm chuyển ý để cải cách đức tin của bạn và cầu xin Chúa Giê-xu tha tội thì tất cả tội lỗi quá khứ của bạn được xóa sạch hết đi. Bạn tin
  • 23. nhận Chúa Giê-xu Christ, Ngài là Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu của bạn, bạn sẽ được tái sinh và có được niềm hy vọng bất diệt. Bạn đã được kinh nghiệm sinh ra theo cách tự nhiên đó. Thật đúng như thế, nếu chẳng vậy, chắc là giờ nầy bạn chẳng có mặt tại đây. Thưa bạn đọc thân mến, bạn có bao giờ được kinh nghiệm về sự tái sinh chưa? Thực chất thì như thế nào? Xin bạn đừng tự đánh lừa nhé. Chẳng phải một thành viên của một Nhà Thờ là then chốt đâu. Một khi mà bạn mong muốn mình được cứu, bạn phải cải cách niềm tin và được kinh nghiệm về sự tái sinh. Điều nầy có giá trị cho toàn thể nhân loại, chẳng cần biết họ đã được ghi danh vào một tổ chức nào cả. Thượng Đế chẳng thèm quan tâm đến các danh sách thành viên đâu. Điều mà hết sức quan trọng đó là tên của bạn được ghi chép vào sách sự sống cơ. Nếu như có một đứa bé được sinh ra đời, nó sẽ được ghi tên vào danh sách ở cơ quan hộ tịch, tên của đứa nhỏ đã được lưu trữ tại nơi đó. Nó được thừa hưởng quyền làm công dân trên trái đất nầy. Chúng ta ghi nhận vị tân hữu mới nầy nha. Nếu như có một người cải cách đức tin của mình và sẽ được tái sinh, tên của người đó đã được ghi vào sách sự sống của Chiên Con rồi. Người đó nhận được quyền công dân ở trên trời. Tên người đó đã được lưu trữ tại đó. Người nầy được thừa hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời và đồng kế nghiệp với Đức Chúa Giê-xu Christ. Bây giờ tôi muốn hỏi bạn thật nha: Tên của bạn đã ghi vào sách sự sống chưa vậy? Nó được ghi vào trong sách đó, chỉ khi nào bạn làm một cuộc cách mạng tâm linh và được sinh lại lần thứ hai. Khi bạn tin nhận Chúa Giê- xu là Đấng Cứu Chuộc và là Đấng Giải Cứu. Tôi không nói với bạn bây giờ đâu, bạn phải tham gia vào cộng đồng đâu nha. Không đâu, bạn phải tự chính mình quyết định dâng mình cho Chúa Giê-xu và nhận Ngài làm Đấng Cứu Chuộc và là Đấng Giải Cứu của bạn. Nếu như bạn muốn được sự cứu rỗi. Chắc chắn sứ đồ Phao-lô là một người mộ đạo trong thời đó. Ông đã tích cực công việc gì cho giáo hội của ông, ông dâng được những lễ vật gì? Không biết Phao-lô đã cầu nguyện bao nhiêu giờ đồng hồ, về việc nầy tôi tin rằng: Phao-lô là một nhân vật không chỉ nghiên cứu về luật pháp mà ông cũng cố gắng thực hành nó trong đời sống. Phao-lô là một người đi lễ để thờ phượng Đức Chúa Trời thật đều đặng nhất và ông còn răn bảo những người khác nên làm theo giống y như vậy. Song tất cả đều hư không vì Phao-lô chẳng nhận biết Chúa Giê-xu và cũng bởi ông không nhìn thấy Phúc Âm. Ông cũng chẳng nhìn thấy được nhu yếu thiết thực về mặc cải cách niềm tin và sự tái sinh. Chẳng những như vậy mà
  • 24. Phao-lô còn chống đối lại với những người đã cải cách đức tin của mình nữa. Những sự việc tương tự như thế cũng vẫn tiếp diễn xảy ra nhan nhản trong thời cuộc hiện nay. Người đời có thể nghiên cứu môn thần học cho lắm và vẫn chống lại công cuộc cải cách đức tin. Ông Phao-lô đã từng làm những chuyện đó. Thế mà một ngày kia ông được sáng con mắt ra.Về sau nầy, ông đã viết trong (Phi-líp 3:4-9) như sau: “Nếu con người có thể tự giải thoát nhờ công đức, lễ nghi khổ hạnh, thì tôi cũng đủ điều kiện: Tôi chịu thánh lễ cắt bì khi mới sinh được tám ngày; tôi sinh trưởng trong một gia đình Y-sơ-ra-ên chính gốc, thuộc đại tộc Bên-gia- min; tôi là người Do Thái thuần túy; giữ giáo luật rất nghiêm khắc vì tôi thuộc giòng biệt lập; xét theo bầu nhiệt huyết; tôi đã khủng bố Hội Thánh”.
  • 25. Trong câu 7 ông nói như vầy: “Những ưu điểm ấy nay tôi coi là điều thất bại; vì tôi hoàn toàn đặt niềm tin vào Chúa Cứu Thế: Vâng, tất cả những điều ấy đều trở thành vô nghĩa nếu đem so sánh với điều quí báo tuyệt đối nầy: Biết Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của tôi. Tôi trút bỏ tất cả, kể như vô giá trị, cốt để được Chúa Cứu Thế, được liên hiệp với Ngài, - không còn ỷ lại nơi công đức, đạo hạnh của mình - nhưng tin cậy Chúa Cứu Thế để Ngài cứu rỗi tôi. Đức tin nơi Chúa Cứu Thế làm cho con người được tha tội và coi là công bình trước mặt Thượng Đế”. Hỡi ôi! Khi đề cập đến Tôn Giáo, có thể hôm nay có người sẽ đưa tay lên và phát biểu: “Tôi đã cố gắng hết mình rồi mà. Đã hằng bao nhiêu năm nay, tôi đã phục vụ các công việc cho Nhà Thờ. Tôi đã từng quyên tiền cho Nhà Thờ và sau khi kết thúc buổi thờ phượng, thì tôi đã đếm tiền đó chứ. Cứ mỗi lần như vậy là mất cả nữa tiếng đồng hồ rồi. Vậy, có việc gì mà tôi không làm chứ hả? Đã giúp đỡ vào thờ phượng của thiếu nhi nè và còn ca ở trong nhóm ca đoàn nhà nhờ nữa”. Người khác thì nói: “Tôi đã chơi đàn Orgel 15 năm nay”. Than ôi! Khi đề cập đến Tôn Giáo, thì thôi; có điều gì mà chẳng đem ra để nói. Ông Phao-lô phát biểu về vấn đề như sau đây: “Tất cả những điều ấy đều trở thành vô nghĩa”. Nếu một khi bạn đã tìm gặp Đấng Christ, lúc đó bạn được tinh sạch mà đến gần với Đức Chúa Trời. Nhưng chỉ có khi đó mà thôi. Thật là một đại ân đại xá cho những ai, khi họ nhận thức được hình thức bề ngoài không thể nào tạo đủ điều kiện và cho dù cái vỏ bao ở bề ngoài đó có tốt đẹp mấy đi chăng nữa, tôn giáo của bạn chẳng cứu giúp gì cho bạn được cả. Bạn cần nên cải cách đức tin. Trong niềm tin bạn phải tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa của chính bạn. Khi đó bạn sẽ được tái sinh, có được niềm hy vọng bất diệt và có được quyền năng trong sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ từ trong cõi chết. Bạn có ba phương pháp Đã bao lần lương tâm bạn cáo trách rồi! Thế thì những lần như vậy, bạn đã phản ứng ra sao? Vậy, bạn có ba phương cách: 1. Bạn có thể tiếp diễn phạm tội hoài, lương tâm của bạn sẽ theo giòng thời gian mà chai mòn đi, cho tới khi nó không còn nhạy bén để phản ứng nữa. Việc đó sao khủng khiếp quá. Vâng, cũng có những người, họ chẳng còn biết gì nữa; khi họ nói láo. Có những người, họ sống trong loạn luân và chẳng còn hay biết gì nữa. Còn những người khác biết mắng nhiếc, chứ chẳng còn biết chi cả. Họ đã đem lương tâm mình mà chà đạp lên cho đến chừng nào nó không còn phản ứng được nữa. Đó sao mà rùng rợn quá. Vâng! Thật là hãi hùng. 2. Bạn có thể làm cho lương tâm như vầy: Bạn có thể yên ủi lương tâm của bạn và bạn cặm cụi vào một công việc từ thiện nầy tới những công việc khác
  • 26. và cả ngàn công việc khác của giáo hội nữa. Nhưng trong thưc tế, bạn là một người bị mắt lừa rồi, tại vì trong bạn thiếu mất Chúa Giê-xu đó. Tôn giáo của bạn không thể cứu bạn được chi cả. 3. Bạn cũng có thể chọn phương hướng thứ ba: Về lãnh vực nầy, hôm nay tôi xin được mời bạn nào. Lương tâm của bạn mách bảo cho bạn biết, bạn là con người như thế nào. Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ phù trợ bạn và mở con mắt tâm linh bạn: Bạn thử đặt câu hỏi như Phao-lô thuở xưa: “Lạy Chúa, con phải làm gì đây?” Chúa Giê-xu đã trả lời với ông thật rõ ràng. Ngày hôm nay Chúa Giê-xu cũng mời gọi bạn đến với Ngài trong tình yêu thương vô lượng vô biên đó.
  • 27. Hôm nay, bạn không cần phải tận tâm tận lực làm những việc vĩ đại nào để mang lại thành quả xứng đáng cả, mà bạn có thể đến với Chúa Giê-xu ngay trong ngày hôm nay bằng chính con người hiện hữu của bạn bây giờ. Cũng có thể bạn đã từng tin tưởng Ngài là Đấng Hằng Hữu, nhưng hôm nay bạn cần làm một cái gì đó, một việc mà bạn chưa hề làm. Bây giờ bạn có thể chấp tay và tự chính lời khẩn cầu của bạn nói chuyện với Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu ơi, con đến với Ngài đây. Bạn không cần nói nhiều lời đâu. Bạn có thể nói bằng lời thành thật, như con người hiện hữu của bạn và cầu nguyện tương tự như vầy đây: Chúa Giê-xu ơi! Con ở đây nè Chúa. Con xin lỗi Chúa vì tội lỗi của con. Trong những ngày thơ ấu của con, trong thời niên thiếu của con, những quá khứ của con. Chúa ơi! Con mang nó đến dâng lên cho Ngài, Chúa ơi; xin tha thứ tội cho con. Chúa ơi! Xin lấy huyết của Ngài mà tẩy sạch tội của con. Chúa Giê-xu ơi! Xin cứu con với. Kinh Thánh chép: “Ai tiếp nhận Ngài thì kẻ đó sẽ trở thành con cái của Đức Chúa Trời”. Bây giờ con tin nhận Chúa rồi. Con có nghe nói về Ngài nhiều lắm, nhưng ngày hôm nay con quyết theo Ngài. Chúa Giê-xu ơi, con nhận Ngài làm Đấng Cứu Chúa và là Đấng Giải Cứu con ngay bây giờ. Chúa Giê-xu ơi! Xin Ngài hãy đến trong tâm hồn của con, bây giờ xin hãy đến trong đời sống của con. Con muốn con thuộc về Ngài và Ngài là Chúa của con từ nay cho đến mãi mãi. Con muốn các lối đi của con có Ngài cùng đồng hành theo con. Con muốn con là môn đệ của Ngài. Con cám ơn Chúa đã nhậm lời cầu xin của con. Amen! Khi bạn đã cầu nguyện và đã phơi bày cách ăn nết ở ngày trước của bạn, đời sống đầy tội lỗi với Ngài và nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của bạn. Trong lúc bạn cầu nguyện như vậy, Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ đến trong đời sống của bạn ngay. Bạn sẽ được tái sinh, có được niềm hy vọng trường tồn bất diệt. Bạn trở thành một người con của Thiên Chúa. Đời sống bạn sẽ được trở nên mới mẻ. Tôi bảo đảm với bạn điều nầy: Việc nầy sẽ xảy ra y như vậy, khi bạn thật sự đến với Chúa Giê-xu. Đức Chúa Trời không hề nói dối đâu bạn ơi, khi bạn đến với Ngài, Ngài sẽ mở rộng lòng mà đón tiếp bạn. Khi bạn mang tội lỗi của mình trình lên Chúa Giê-xu. Ngài sẽ tước lấy nó ra hết. Khi bạn tiếp nhận Ngài trong đức tin, bạn sẽ được tái sinh. Điều nầy được ghi chép trong Kinh Thánh và Kinh Thánh là Lẽ Thật. Đức Chúa Trời chẳng hề nói dối. Ngài sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài đó. Ngày hôm nay đời sống của bạn sẽ được hoàn toàn đổi mới rồi đó. Bạn đọc thương mến, bây giờ bạn đang đọc lời cầu nguyện nầy riêng cho cá nhân bạn đó phải chăng? Nếu chưa, mong bạn đọc lại chậm rãi một lần nữa và cầu nguyện xem nó như là lời cầu nguyện CỦA BẠN vậy. Chắc chắn là Chúa Giê-xu sẽ nhậm lời cầu nguyện. Ngài đã chờ đón bạn lâu rồi đó.
  • 28. Trên nẽo đường sắp tới mà bạn đồng hành cùng Chúa Giê-xu, đây tôi xin chúc bạn đầy phúc lành trong tình yêu vô lượng vô biên của Đức Chúa Trời. Nguyễn Đình Thành