SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH JDI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC NGƯỜI
LAO ĐỘNG TUYẾN CƠ SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL
GROUP)
Tác giả: Đào Trung Kiên1, Phạm Văn Mạnh2, Vũ Đức Nga3
1, Đại học Bách Khoa Hà Nội; 2,3 Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình JDI hiệu chỉnh để đánh giá sự hài lòng công việc của
người lao động tại tuyến cơ cở Viettel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích định
lượng bằng thống kê đa biến để đánh giá các mối quan hệ giữa các biến và mực độ cảm nhận của
người lao động từng biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 5 nhân tố ban đầu bằng phân tích từ
dữ liệu thực nghiệm có 4 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là (1) cơ hội
đào tạo và thăng tiến, (2) đồng nghiệp, (3) thu nhập và (4) lãnh đạo, nhân tố “bản chất công việc”
không có ý nghĩa thống kê.
1 Giới thiệu
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Tập đoàn) được xem là một trong những điểm sáng hiếm
hoi của các doanh nghiệp nhà nước về tính hiệu quả trong kinh doanh. Để đạt được những thành
tực to lớn đó yếu tố luôn được quan tâm tại Tập đoàn là yếu tố con người. Yếu tố con người hay
vốn nhân lực được các học giả cho là điều kiện quan trọng nhất để phát triển tổ chức hay một
quốc gia bởi vốn nhân lực là nhân tố quyết định đến năng suất lao động (Wheeland, 2008).
Chúng ta có thể dễ nhận thấy các quốc gia phát triển hay các tổ chức thành công đều là nơi có
năng suất lao động rất cao.
Ngày nay các doanh nghiệp ngoài việc tuyển dụng những lao động phù hợp mà còn phải
giữ chân họ với tổ chức. Cùng với sự cạnh tranh về mức lương, môi trường làm việc, cơ hội phát
triển nghề nghiệp đang trở thành các chủ đề được các nhà quản lý quan tâm. Xuất phát từ thực tế
kinh doanh, các nhân viên tuyến cơ sở (cấp huyện, xã) tại Tập đoàn Viễn thông là những người
cuối cùng đưa hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Đây là bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phát triển và duy trì lợi thế của Viettel đã đạt được. Các nghiên cứu cũng cho thấy
việc tạo ra sự hài lòng công việc có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc (Saari & Judge, 2004)
hay mong muốn làm việc lâu dài với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó việc đánh giá mức độ hài
lòng công việc để đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý là điều cẩn thiết đối với Tập đoàn.
Nghiên cứu này được thực hiện với 02 mục đích chính (1) Đánh giá mức độ hài lòng công việc
tổng thể và hài lòng với từng thành phần công việc của nhân viên tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội; (2) Đánh giá các nhân tố công việc thực sự có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng
của nó đến sự hài lòng công việc của người lao động.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình JDI
Mô hình JDI được Smith và cộng sự (1969) phát triển, nó cùng với bảng câu hỏi Minnesota
của Wess và cộng sự (1967) là một trong các công cụ chính để đánh giá sự hài lòng công việc.
Theo Worrell (2004) trong vòng khoảng 30 năm từ khi ra đời có đến 1200 nghiên cứu khác nhau
sử dụng JDI để đánh giá sự hài lòng công việc. Mô hình JDI ban đầu được thiết kế với 72 mục
hỏi khác nhau về 5 yếu tố công việc là (1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo và thăng tiến,
(3) Lãnh đạo , (4) đồng nghiệp và (5) thu nhập. Kerr (1995) cho rằng JDI sở hữu nội dung tốt,
các khái niệm có cơ sở và đáng tin cậy. Prince (1997) cho rằng JDI là công cụ nên lựa chọn để
đo lường mức độ hài lòng công việc của nhân viên. Mặc dùng được đánh giá cao cả về lý luận
lẫn thực tiễn nhưng JDI cũng có những điểm yếu của nó. Đầu tiên là số lượng mục hỏi rất lớn
(72 mục hỏi) gây khó khăn cho quá trình khảo sát. Thứ hai việc sử dụng câu hỏi dạng trả lời Có
– Không trong các mục hỏi của JDI nguyên thủy sẽ khó khăn cho việc đánh giá nhiều mức độ
cảm nhận khác nhau của người lao động. Thứ ba trong JDI không có chỉ tiêu đo lường mức độ
hài lòng công việc tổng thể (Spector, 1997). Ngày nay các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình JDI
điều chỉnh với các mục hỏi được thiết kế ở dạng thang đo Likert giúp ích cho việc đánh giá được
nhiều mức độ cảm nhận của người lao động hơn và số câu hỏi cũng được điều chỉnh còn ít hơn
so với JDI nguyên thủy (ví dụ: Trần Kim Dung, 2005; Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai
Phương, 2011). Về cơ bản 5 nội dung chính của JDI được thể thiện như sau:
•

Bản chất cộng việc: Liên quan đến những thách thức của công việc, tính phù hợp với
năng lực cá nhân và sự thoải mái trong công việc.

•

Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Liên quan đến nhận thức của nhân viên với cơ hội được
đào tạo, phát triển năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến trong tổ chức
•

Lãnh đạo: Liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới như sự hỗ trợ của lãnh
đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo.

•

Đồng nghiệp: Liên quan đến các hành vị, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc

•

Thu nhập: Liên quan đến tính công bằng trong chi trả người lao động cả bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp

2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng mô hình JDI kết hợp với giả thuyết
cho rằng sự hài lòng với các thành phần công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc tổng thể
của người lao động. Mô hình nghiên cứu sử dụng các câu hỏi dạng Likert nhiều mức độ thay cho
các câu hỏi dạng Có – Không trong mô hình nguyên thủy.
Bản chất công việc

H1

Cơ hội đào tạo và thăng
tiến

H2

Lãnh đạo

H3

Hài lòng công việc

H4
Đồng nghiệp
H5
Thu nhập

Hình 1 Mô hình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:
H1: Nhân tố bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H2: Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H3: Nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H4: Nhân tố đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H5: Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Xây dựng các biến quan sát
Theo Suanders và cộng sự (2007) các nghiên cứu thử nghiệm có thể đảm bảo bảng câu hỏi
là thích hợp và các câu hỏi có thể hiểu được với các đối tượng điều tra. Các biến quan sát được
được xem xét tham khảo từ các nghiên cứu khác và được đánh giá sơ bộ thông qua mộ thảo luận
nhóm để xem xét từng khía cạnh trong các nhân tố của mô hình. Bộ câu hỏi sơ bộ được thiết kế
và phát cho 20 người khác nhau để đánh giá việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Sau khi tiến hành
điều chỉnh từ ngữ và các khía cạnh trong từng nhân tố của mô hìn bảng câu hỏi chính thức sẽ
được xây dựng sử dụng cho điều tra thực nghiệm. Nội dung các biến quan sát (câu hỏi điều tra)
sau khi được điều chỉnh sử dụng cho điều tra thực nghiệm như sau:
Bảng 1 Biến quan sát trong các nhân tố
STT
I

Mã
Bản chất công việc

Nội dung phản ánh

1

WOR1

Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn

2

WOR2

Công việc hiện tại rất thú vị

3

WOR3

Công việc có nhiều thách thức

4
II

WOR4 Phân chia công việc hợp lý
Cơ hội đào tạo và thăng tiến

5

PRO1

Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc

6

PRO2

Chính sách thăng tiến rõ ràng

7
8
9
III

PRO3 Được đào tạo phát triển nghề nghiệp
PRO4 Đơn vị tạo cơ hội cho người lao động phát triển cá nhân
PRO5 Người lao động được tham gia đề bạt các chức vụ quản lý
Lãnh đạo

10

SUP1

Lãnh đạo đối xử công bằng giữa các cấp dưới với nhau

11
12

SUP2
SUP3

Lãnh đạo quan tâm hỗ trợ cấp dưới
Lãnh đạo là người có năng lực điều hành công việc

13

SUP4

Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp

IV
14

Đồng nghiệp
COW1 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau
15

COW2

Đồng nghiệp phối hợp hoàn thành tốt công việc

16

COW3

Đồng nghiệp thân thiện

17
18

COW4
COW5

Đồng nghiệp đáng tin cậy
Đồng nghiệp tạo động lực cho người khác khi làm việc

V

Thu nhập

19
20

PAY1
PAY2

Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc
Người lao động có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công việc

21

PAY3

Thu nhập được chi trả công bằng giữa các cá nhân người lao động

22

PAY4

Thu nhập có tính cạnh tranh với doanh nghiệp khác

VI

Hài lòng công việc

23

JSS1

Anh chị thấy đây là nơi làm việc thích hợp với anh chị

24

JSS2

Hài lòng khi làm việc ở công ty

25

JSS3

Giới thiệu với mọi người đây là nơi tốt nhất để làm việc

26

JSS4

Coi đơn vị như ngôi nhà thứ hai của mình

3.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế về kinh phí thực hiện nên nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn
mẫu tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu sử dụng phân tích
nhân tố McCalum và cộng sự (1999) tổng kết một số quan điểm lấy mẫu kinh nghiệm như sau:
Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra
các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc
hơn = tuyệt vời. Trong nghiên cứu này sử dụng cách lấy mẫu theo quy tắc của Comrey & Lee
(1992) với cỡ mẫu là 200 đạt mức khá. Để đạt được cỡ mẫu này 220 phiếu hỏi sẽ được phát đi,
phương pháp phát phiếu điều tra được thực hiện qua email thông qua các nhân viên hỗ trợ tỉnh
tại Công ty viễn thông Viettel.
3.3 Thang đo nghiên cứu
Khác với mô hình JDI nguyên thủy, nghiên cứu này sử dụng các câu hỏi ở dạng thang đo
Likert 5 điểm với: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý;
5 – Hoàn toàn đồng ý.
3.4 Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuyệt phân tích thống kê đa biến như sau:
Thống kê mô tả mẫu: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu
phân biệt được định sẵn.
Kiểm định thang đo: Do các biến nghiên cứu được xây dựng từ 4 – 6 biến quan sát khác
nhau. Để kiểm tra sự tin cậy của các khái niệm nghiên cứu này phương pháp phổ biến là sử dụng
hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục
hỏi phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ
số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và
Burstein, 1994).
Phân tích khám phá nhân tố: Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên cứu rút
gọn dữ liệu từ nhiều mục hỏi về ít mục hỏi hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của chúng. Một
số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định
Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối
thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp
principal component với phép xoay varimax để thu được số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các nhân tố hình thành được sử dụng theo nguyên tắc tạo số
nhân (factor score) nhân tố. Phân tích khám phá nhân tố được thực hiện riêng với các biến độc
lập và biến phụ thuộc.
Phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn: Để đánh giá mức độ hài lòng công việc
tổng thể và sự hài lòng với từng thành phần công việc tác giả sẽ sử dụng hai giá trị là điểm đánh
giá trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm đánh giá trung bình cho biết mức độ cảm nhận trung bình
của tổng thể. Độ lệch chuẩn của các mục hỏi cho biết mức đồng nhất cao hay thấp giữa các câu
trả lời.
Phân tích hồi quy: Để trả lời về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu tác giả sẽ sử
dụng phân tích hồi quy. Phương pháp ước lượng tổng bình phương nhỏ nhất sẽ được sử dụng.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Với 220 phiếu phát đi thu về được 212 phiếu trong đó có 205 phiếu hợp lệ được sử dụng
cho phân tích. Mộ số đặng trưng mẫu được mô tả như sau:
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Phân loại theo giới tính cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về giới tính của người lao động
với 146 người lao động là nam (71%) và 59 lao động nữ (29%). Độ tuổi người lao động nhìn
chung tại tuyến cơ sở là khá trẻ với 174 người dưới 30 tuổi (85%) và 31 người trên 30 tuổi
(15%). Trình độ học vấn của người lao động tuyến cơ sở khá cao với 18 người có trình độ trung
cấp (9%), 112 người có trình độ cao đẳng (54%) và 75 người có trình độ đại học (37%)
Bảng 2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính
Độ tuổi
Học vấn

Mức phân loại
Nam
Nữ
< =30
> 30
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học

Tần suất
146
59
174
31
18
112
75

Tỷ lệ
71%
29%
85%
15%
9%
54%
37%

4.2 Kiểm định thang đo nghiên cứu
Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy các hệ số đều
lớn hơn 0.7 (bảng 3) các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong một nhân tố đều
lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các khái niệm nghiên cứu là phù hợp và tin cậy.
Bảng 3 Kết quả kiểm định bằng Cronbach alpha

STT
1
2
3
4
5

Biến nghiên cứu

Hệ số
Số biến quan
Cronbach
sát ban đầu
alpha
0.782
4

Bản chất công việc
Cơ hội đào tạo và thăng
tiến
0.915
Lãnh đạo
0.788
Đồng nghiệp
0.894
Thu nhập
0.826

5
4
5
4

Biến bị loại

Số biến
cuối cùng

WORK4 *

3
5
4
5
4
6

Hài lòng công việc
0.870
4
4
*Hế số tương quan biến tổng của biến WORK bằng 0.255 nhỏ hơn 0.3 nên ta loại biến
WORK4 khỏi thang đo nghiên cứu.

4.3 Phân tích khám phá nhân tố
Kết quả phân tích khám phá nhân tố sau khi loại đi các biến có hệ số tải nhân tố nhở hơn 0.5
kết quả thu được như sau:
•

Phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập

Bảng 4 kết quả phân tích khám phá nhân tố biến độc lập
Biến quan sát
Thành phần chính
1
2
3
4
PRO2
.819
PRO1
.805
PRO5
.783
PRO3
.767
PRO4
.764
COW1
.851
COW3
.848
COW2
.831
COW5
.786
COW4
.603
PAY3
.808
PAY2
.780
PAY1
.752
WOR2
.861
WOR1
.824
WOR3
.708
SUP2
SUP1
SUP3
Egenvalue
8.619
2.353
2.007
2.1692
KMO
.807
p-value
.000
Phương sai giải thích
76.497
(%)

5

.861
.771
.753
1.236
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số KMO = 0.807 lớn hơn 0.5,
giá trị Egenvalue đều lớn hơn 0.1, kiểm định Bartlett có p- value = 0.000 nhỏ hơn 0.05,
phương sai giải thích bằng 76.497% lớn hơn 50%, các hệ số factor loading đều lớn hơn
0.5, tập hợp các biến quan sát hình thành 5 nhân tố chính. Ta nhận thấy các chỉ số phù
hợp khi sử dụng phân tích khám phá nhân tố đều thỏa mãn. Điều đó cho tháy sử dụng
phân tích khám phá nhân tố cho dữ liệu nghiên cứu là phù hợp.
•

Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc
Do kỹ thuật phân tích khám phá nhân tố là kỹ thuật phân tích phụ thuộc lẫn nhau không

phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Do đó ta sẽ thực hiện phân tích với biến độc lập
và biến phụ thuộc riêng. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy: Hệ số KMO = 0.777
lớn hơn 0.05, phương sai giải thích bằng 72.223% lớn hơn 50%, giá trị egenvalue e bằng 2.889
lớn hơn 1, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05 các giá trị factor loading đều lớn hơn 0.5,
bốn biến quan sát từ JSS1 đến JSS4 hội tụ về một nhân tố. Điều đó co thấy phân tích khám phá
nhân tố là phù hợp và thang đo biến phụ thuộc “hài lòng công việc” là thang đo đơn hướng.
Bảng 5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố

Biến quan
sát
JSS3
JSS4
JSS2
JSS1

Factor
KMO p-value eigenvalue
Phương sai giải thích (%)
loading
.919
.902
0.777
0.000
2.889
72.223
.804
.764
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động với từng thành phần công việc và mức độ
hài lòng toorngt hể
Để đánh giá mức độ hài lòng công việc với từng thành phần công việc trong mô hình và sự
hài lòng tổng thể ta sử dụng quy tắc mã hóa bằng giá trị trung bình các biến quan sát trong một
nhân tố. Kết quả dánh giá của người lao động qua khảo sát thực nghiệm như sau:
Bảng 6 Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng công việc
Nhân tố/biến phụ thuộc
Bản chất công việc
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Lãnh đạo
Đồng nghiệp
Thu nhập
Hài lòng công việc

Trung bình
2.7398
2.9815
3.3659
3.4468
3.0992
3.3402

Độ lệch chuẩn
.72728
.76508
.60771
.84259
.72417
.72026

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS
Kết quả này cho thấy mức độ hài lòng công việc của người lao động tại tuyến cơ sở của
Viettel hiện tại là tương đối thấp. Yếu tố bản chất công việc và cơ hội đào tạo và thăng tiến có
điểm dưới ngưỡng trung bình (điểm 3) điểm cao nhất được đánh giá là yếu tố “đồng nghiệp”
chứng tỏ môi trường văn hóa doanh nghiệp được xem là yếu tố được đảm bảo tốt nhất tiếp đến là
yếu tố lãnh đạo. Mặc dù thu nhập của Viettel khá tốt, tuy nhiên điểm đánh giá cũng không cao
chỉ ở mức trung bình thấp. Điều này có thể là do áp lực công việc và khối lượng công việc so với
tiền lương kỳ vọng cũng chưa phải thỏa đáng đối với người lao động.
4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Để đánh giá các yếu tố công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng tổng thể như thế nào tác giả
sử dụng phân tích hồi quy bội. Để xem xét tính phù hợp cho tổng thể tác giả sử dụng thêm kiểm
định Bootstrap để xem xét tính phù hợp của mô hình hồi quy mẫu so với tổng thể. Cỡ mẫu lấy
theo quy tắc có hoàn lại được xác định là 1000 mẫu.
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu như sau:
Bảng 7 Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn
hóa
hóa
Mô hình
t
B
Sai số
Beta
chuẩn
Hệ số chặn
.042
.000
PRO
.469
.042
.469
11.233
COW
.610
.042
.610
14.603
PAY
.219
.042
.219
5.252
WOR
.083
.042
.083
1.978
SUP
.085
.042
.085
2.029
2
R hiệu chỉnh
0.645
p-value (F)
0.000
a. Biến phụ thuộc: JSS

p-value
1.000
.000
.000
.000
.049
.044

p-value
(bootstrap)
1.000
.001
.001
.001
.156
.020
Ghi chú: PRO là cơ hội đào tạo và thăng tiến, COW là đồng nghiệp, PAY là thu nhập,
WOR là bản chất công việc, SUP là lãnh đạo và JSS là hài lòng công việc.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy mẫu cho thấy biến “công việc” có ý nghĩa thống kê
tuy nhiên sử dụng mẫu nghiên cứu theo quy tắc lặp lại với n = 1000 lại cho thấy biến này không
có ý nghĩa thống kê. Phương trình hồi quy được xác định như sau:JSS = 0.496PRO + 0.610COW
+ 0.219PAY + 0.085SUP. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ta chấp nhận giả thuyết nghiên cứu
từ H2 đến H6, biến “công việc” không có ý nghĩa thống kê nên bác bỏ giả thuyết H1. Hệ số R 2
hiệu chỉnh bằng 0.645 chứng tỏ 4 nhân tố trong mô hình giải thích được 64.5% sự hài lòng công
việc, ngoài ra sự hài lòng công việc chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác không đưa vào mô hình.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên sự hài lòng công việc cũng khác nhau. Trong đó ảnh
hưởng lớn nhất là biến “đồng nghiệp” (Beta bằng 0.610) tiếp theo là “Đồng nghiệp” (Beta bằng
0.469), “thu nhập” (Beta 0.129), “lãnh đạo” (Beta 0.085). Biến “bản chất công việc” không có ý
nghĩa thống kê được giả thích là do tính chất công việc của nhân viên tuyến cơ sở của Viettel
mang tính kiêm nhiệm, đõi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau từ kinh doanh cho đến kỹ thuật. Mặt
khác tính biến động trong vị trí công việc của nhân viên tuyến cơ sở cũng khá cao vì vậy người
lao động có thể cảm thấy không thoải mái khi thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức
khác trong công việc của mình.Ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu như
sau:

Bản chất công việc

Cơ hội đào tạo và thăng
tiến
Lãnh đạo

0.469*
R2 hiệu chỉnh = 0.645*
0.085*

0.601*
Đồng nghiệp

Thu nhập
0.219*

Hài lòng công việc
Có ý nghĩa thống kê
Không có ý nghía thống kê
*Mức ý nghĩa 0.05
Hình 2 Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu

5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu đáp ứng được 02 mục tiêu chính đặt ra ban đầu là (1) đánh giá mức độ
cảm nhận của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và (2) Đánh giá
ý nghĩa và mức độ tác động của các nhân tố công việc ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc chung
của người lao đông.
Đối với mục tiêu thứ nhất nghiên cứu cho thấy các yếu tố công việc có sự cảm nhận khác
nhau của người lao động. Mức độ hài lòng công việc hiện tại ở mức trung bình thấp điểm trung
bình đánh giá đạt ở điểm 3.34. Trong các nhân tố công việc thì điểm hài lòng thấp nhất là nhân tố
“bản chất công việc” điểm trung bình chỉ đạt ở mức 2.73 tiếp đến là điểm nhân tố “cơ hội đào tạo
và thăng tiến” với điểm trung bình 2.98, nhân tố “thu nhập” với điểm trung bình là 3.09, “lãnh
đạo” với điểm trung bình là 3,36 và cao nhất là nhân tố “đồng nghiệp” cũng chỉ ở mức 3.44.
Đối với mục tiêu thứ hai, nghiên cứu cho thấy xem xét tổng thể yếu tố “bản chất công
việc” có ảnh hưởng rất yếu và không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố còn lại đều có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất được xác định là nhân tố “đồng nghiệp”,
tiếp đến là nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “thu nhập” và cuối cùng là “lãnh đạo”
5.2 Mộ số kiến nghị
Thứ nhất về nhân tố “đồng nghiệp” Tập đoàn cần tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa
doanh nghiệp đã tạo dựng được. Các quy trình công việc cần xây dựng mang tính thực tế và có
nhiều tương tác giữa các bộ phận ở cấp cơ sở để tạo ra bầu không khí thận thiện và hợp tác giữa
các cá nhân người lao động với nhau.
Thứ hai về yếu tố “cơ hội thăng tiến” cần chú trọng việc đào tạo nội bộ và đao tạo chuyên
sâu cho người lao động. Một thực tế hiện nay là người lao động dành quá nhiều thời gian cho
công việc nhưng lại thiếu các hoạt động đào tạo nội bộ. Điều này cần được xem xét giải quyết
một cách thỏa đáng
Thứ ba về “thu nhập”, mặc dù Viettel được đánh giá có thu nhập khá tốt nhưng thực tế
mức thu nhập tại tuyến cơ cở không phải là cao so với cường độ lao động của người lao động.
Điểm cẩn lưu ý đối với chính sách thu nhập là “tính công bằng”. Công bằng phải được xem xét ở
cả khía cạnh bên trong và bên ngoài tổ chức.
Thứ tư nhân tố “lãnh đạo”, lãnh đạo cấp cơ sở có thể quan tâm nhiều hơn đến công việc
của nhân viên, luôn đảm bảo đối xử công bằng giữa mọi người với nhau tranh việc đối xử thiên
lệch với bất kỳ nhân viên nào.
Ngoài ra Tập đoàn cũng quan tâm đến vấn đề thay đổi cơ cấu bộ máy quá thường xuyên
dẫn đến tình trạng xáo trộn công việc và nhân sự của các bộ phận. Về triết lý “nước muốn trong
nước phải chảy” của Viettel không phải hiểu một cách mãy móc là thay đổi mô hình một cách
thường xuyên. Sự thay đổi không phải bằng cách thay đổi mô hình mà cần thay đổi trong quy
trình nghiệp vụ ngày một hoàn thiện và tối ưu hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011), Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân
viên sản xuất tại tập đoàn Tân Hiệp Phát, Phát triển kinh tế, 248, 1 - 8.
Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data
analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích sữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập,
Nhà xuất bản Hồng Đức.
Luddy, N. (2005), Job satisfaction amongst employees at a public Health Institution in the
Western Cape, Master thesis, University of the Western Cape.
Maccallum, R.C., Widaman, K.F., Zhang, S. & Hong.S (1999), Sample size in factor analysis,
Psychological Methods, 4, 84 -99.
Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill, New York.
Saari, L.M., & Judge, T.A.,(2004), Employee attitudes and job satisfaction, Human resource
Management, 43(4), 395 – 407.
Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969),The searurement of satisfaction in work and
ritirement, Chicago, Rand McNally.
Suanders, M., Lewis, P., Thornhill, A.(2007), Research method for business students, England:
Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE.
Weiss, D.J., Davis, R.V., England, G.W., & Lofquist, L.H. (1967), Manual for Minnesota
Satisfaction Questionnaire, The University of Minnesota Press.
Worrell, T.G. (2007), School Psychologists` job satisfaction in counselor Education, Blacksburg,
Virginia.

More Related Content

What's hot

Luan van v2
Luan van v2Luan van v2
Luan van v2HANHBEO
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Nguyễn Thanh Phong
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoHoàng Lê
 
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
bctntlvn (25).pdf
bctntlvn (25).pdfbctntlvn (25).pdf
bctntlvn (25).pdfLuanvan84
 
3605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-201701033605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-20170103hanikaru
 
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênĐHKHXH&amp;NV HN
 

What's hot (19)

Luan van v2
Luan van v2Luan van v2
Luan van v2
 
Sự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao độngSự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao động
 
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
Nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Sài Gòn - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
 
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Dược
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty DượcSự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Dược
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Dược
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...
Luận văn: Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan nhà nước làm việc của sinh ...
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tếLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
 
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệpLuận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
 
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé tham gia trận đấu của Saig...
 
bctntlvn (25).pdf
bctntlvn (25).pdfbctntlvn (25).pdf
bctntlvn (25).pdf
 
3605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-201701033605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-20170103
 
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòngLuận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
 
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viênảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
ảNh hưởng của một số nhân tố khách quan tới hành vi chọn nghề của sinh viên
 
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 

Similar to Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)

Mohinhamos 140224060701-phpapp02
Mohinhamos 140224060701-phpapp02Mohinhamos 140224060701-phpapp02
Mohinhamos 140224060701-phpapp02Trần Dũng
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...sividocz
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...sividocz
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepchuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepdangbinh20112002
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...sividocz
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Bai chuan bi dang voi manh, nga (1) (20)

Mohinhamos 140224060701-phpapp02
Mohinhamos 140224060701-phpapp02Mohinhamos 140224060701-phpapp02
Mohinhamos 140224060701-phpapp02
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
 
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...
Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Qu...
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.docNghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
 
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành SơnSự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
 
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty.
 
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepchuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
 
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
 
Sự hài lòng của người lao động tại công ty lương thực- thực phẩm, 9đ
Sự hài lòng của người lao động tại công ty lương thực- thực phẩm, 9đSự hài lòng của người lao động tại công ty lương thực- thực phẩm, 9đ
Sự hài lòng của người lao động tại công ty lương thực- thực phẩm, 9đ
 
Sự hài lòng của người lao động tại công ty chế biến lương thực
Sự hài lòng của người lao động tại công ty chế biến lương thựcSự hài lòng của người lao động tại công ty chế biến lương thực
Sự hài lòng của người lao động tại công ty chế biến lương thực
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
 

More from Nghiên Cứu Định Lượng

The relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskThe relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskNghiên Cứu Định Lượng
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfNghiên Cứu Định Lượng
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesNghiên Cứu Định Lượng
 
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfHow does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfNghiên Cứu Định Lượng
 
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Nghiên Cứu Định Lượng
 
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Information safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineInformation safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineNghiên Cứu Định Lượng
 
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNghiên Cứu Định Lượng
 

More from Nghiên Cứu Định Lượng (20)

The relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity riskThe relationship between financial decisions and equity risk
The relationship between financial decisions and equity risk
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdfManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises.pdf
 
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprisesManagerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
Managerial overconfidence and dividend policy in Vietnamese enterprises
 
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdfHow does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
How does capital structure affect firm s market competitiveness.pdf
 
The Effects of Business Model on Bank’s Stability
The Effects of Business Model on Bank’s StabilityThe Effects of Business Model on Bank’s Stability
The Effects of Business Model on Bank’s Stability
 
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
The role of perceived workplace safety practices and mindfulness in maintaini...
 
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
Perceived COVID-19 risk, COVID-19 vaccine perception, and COVID-19 vaccinatio...
 
Safety science
Safety scienceSafety science
Safety science
 
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
Effect of social capital on agribusiness diversification intention in the eme...
 
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese student...
 
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
Impact of the Covid-19 pandemic on perceptions and behaviors of university st...
 
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
Impacts of online word-of-mouth and personalities on intention to choose a de...
 
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
How does hotel employees’ satisfaction with the organization’s COVID-19 respo...
 
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.com
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.comNguyen van duy nghiencuudinhluong.com
Nguyen van duy nghiencuudinhluong.com
 
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
Tapanainen et al-2018-the_electronic_journal_of_information_systems_in_develo...
 
Information safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use onlineInformation safety corporate image and intention to use online
Information safety corporate image and intention to use online
 
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hienPaper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
Paper nguyen ngoc-dat-nguyen-thanh-hien
 
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--editedPaper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
Paper le hieu-hoc-dao-trung-kien-do-kim-du--edited
 
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lạiNguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
Nguyễn tuấn-dũng-bản-sửa-tác-giả-gửi-lại
 
Survey
SurveySurvey
Survey
 

Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)

  • 1. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH JDI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG TUYẾN CƠ SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL GROUP) Tác giả: Đào Trung Kiên1, Phạm Văn Mạnh2, Vũ Đức Nga3 1, Đại học Bách Khoa Hà Nội; 2,3 Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng mô hình JDI hiệu chỉnh để đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động tại tuyến cơ cở Viettel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích định lượng bằng thống kê đa biến để đánh giá các mối quan hệ giữa các biến và mực độ cảm nhận của người lao động từng biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 5 nhân tố ban đầu bằng phân tích từ dữ liệu thực nghiệm có 4 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là (1) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (2) đồng nghiệp, (3) thu nhập và (4) lãnh đạo, nhân tố “bản chất công việc” không có ý nghĩa thống kê. 1 Giới thiệu Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Tập đoàn) được xem là một trong những điểm sáng hiếm hoi của các doanh nghiệp nhà nước về tính hiệu quả trong kinh doanh. Để đạt được những thành tực to lớn đó yếu tố luôn được quan tâm tại Tập đoàn là yếu tố con người. Yếu tố con người hay vốn nhân lực được các học giả cho là điều kiện quan trọng nhất để phát triển tổ chức hay một quốc gia bởi vốn nhân lực là nhân tố quyết định đến năng suất lao động (Wheeland, 2008). Chúng ta có thể dễ nhận thấy các quốc gia phát triển hay các tổ chức thành công đều là nơi có năng suất lao động rất cao. Ngày nay các doanh nghiệp ngoài việc tuyển dụng những lao động phù hợp mà còn phải giữ chân họ với tổ chức. Cùng với sự cạnh tranh về mức lương, môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp đang trở thành các chủ đề được các nhà quản lý quan tâm. Xuất phát từ thực tế kinh doanh, các nhân viên tuyến cơ sở (cấp huyện, xã) tại Tập đoàn Viễn thông là những người cuối cùng đưa hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Đây là bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và duy trì lợi thế của Viettel đã đạt được. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc tạo ra sự hài lòng công việc có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc (Saari & Judge, 2004) hay mong muốn làm việc lâu dài với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó việc đánh giá mức độ hài
  • 2. lòng công việc để đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý là điều cẩn thiết đối với Tập đoàn. Nghiên cứu này được thực hiện với 02 mục đích chính (1) Đánh giá mức độ hài lòng công việc tổng thể và hài lòng với từng thành phần công việc của nhân viên tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội; (2) Đánh giá các nhân tố công việc thực sự có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng công việc của người lao động. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình JDI Mô hình JDI được Smith và cộng sự (1969) phát triển, nó cùng với bảng câu hỏi Minnesota của Wess và cộng sự (1967) là một trong các công cụ chính để đánh giá sự hài lòng công việc. Theo Worrell (2004) trong vòng khoảng 30 năm từ khi ra đời có đến 1200 nghiên cứu khác nhau sử dụng JDI để đánh giá sự hài lòng công việc. Mô hình JDI ban đầu được thiết kế với 72 mục hỏi khác nhau về 5 yếu tố công việc là (1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) Lãnh đạo , (4) đồng nghiệp và (5) thu nhập. Kerr (1995) cho rằng JDI sở hữu nội dung tốt, các khái niệm có cơ sở và đáng tin cậy. Prince (1997) cho rằng JDI là công cụ nên lựa chọn để đo lường mức độ hài lòng công việc của nhân viên. Mặc dùng được đánh giá cao cả về lý luận lẫn thực tiễn nhưng JDI cũng có những điểm yếu của nó. Đầu tiên là số lượng mục hỏi rất lớn (72 mục hỏi) gây khó khăn cho quá trình khảo sát. Thứ hai việc sử dụng câu hỏi dạng trả lời Có – Không trong các mục hỏi của JDI nguyên thủy sẽ khó khăn cho việc đánh giá nhiều mức độ cảm nhận khác nhau của người lao động. Thứ ba trong JDI không có chỉ tiêu đo lường mức độ hài lòng công việc tổng thể (Spector, 1997). Ngày nay các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình JDI điều chỉnh với các mục hỏi được thiết kế ở dạng thang đo Likert giúp ích cho việc đánh giá được nhiều mức độ cảm nhận của người lao động hơn và số câu hỏi cũng được điều chỉnh còn ít hơn so với JDI nguyên thủy (ví dụ: Trần Kim Dung, 2005; Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương, 2011). Về cơ bản 5 nội dung chính của JDI được thể thiện như sau: • Bản chất cộng việc: Liên quan đến những thách thức của công việc, tính phù hợp với năng lực cá nhân và sự thoải mái trong công việc. • Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Liên quan đến nhận thức của nhân viên với cơ hội được đào tạo, phát triển năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến trong tổ chức
  • 3. • Lãnh đạo: Liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới như sự hỗ trợ của lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo. • Đồng nghiệp: Liên quan đến các hành vị, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc • Thu nhập: Liên quan đến tính công bằng trong chi trả người lao động cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng mô hình JDI kết hợp với giả thuyết cho rằng sự hài lòng với các thành phần công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc tổng thể của người lao động. Mô hình nghiên cứu sử dụng các câu hỏi dạng Likert nhiều mức độ thay cho các câu hỏi dạng Có – Không trong mô hình nguyên thủy. Bản chất công việc H1 Cơ hội đào tạo và thăng tiến H2 Lãnh đạo H3 Hài lòng công việc H4 Đồng nghiệp H5 Thu nhập Hình 1 Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: H1: Nhân tố bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H2: Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H3: Nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
  • 4. H4: Nhân tố đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H5: Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Xây dựng các biến quan sát Theo Suanders và cộng sự (2007) các nghiên cứu thử nghiệm có thể đảm bảo bảng câu hỏi là thích hợp và các câu hỏi có thể hiểu được với các đối tượng điều tra. Các biến quan sát được được xem xét tham khảo từ các nghiên cứu khác và được đánh giá sơ bộ thông qua mộ thảo luận nhóm để xem xét từng khía cạnh trong các nhân tố của mô hình. Bộ câu hỏi sơ bộ được thiết kế và phát cho 20 người khác nhau để đánh giá việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Sau khi tiến hành điều chỉnh từ ngữ và các khía cạnh trong từng nhân tố của mô hìn bảng câu hỏi chính thức sẽ được xây dựng sử dụng cho điều tra thực nghiệm. Nội dung các biến quan sát (câu hỏi điều tra) sau khi được điều chỉnh sử dụng cho điều tra thực nghiệm như sau: Bảng 1 Biến quan sát trong các nhân tố STT I Mã Bản chất công việc Nội dung phản ánh 1 WOR1 Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn 2 WOR2 Công việc hiện tại rất thú vị 3 WOR3 Công việc có nhiều thách thức 4 II WOR4 Phân chia công việc hợp lý Cơ hội đào tạo và thăng tiến 5 PRO1 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc 6 PRO2 Chính sách thăng tiến rõ ràng 7 8 9 III PRO3 Được đào tạo phát triển nghề nghiệp PRO4 Đơn vị tạo cơ hội cho người lao động phát triển cá nhân PRO5 Người lao động được tham gia đề bạt các chức vụ quản lý Lãnh đạo 10 SUP1 Lãnh đạo đối xử công bằng giữa các cấp dưới với nhau 11 12 SUP2 SUP3 Lãnh đạo quan tâm hỗ trợ cấp dưới Lãnh đạo là người có năng lực điều hành công việc 13 SUP4 Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp IV 14 Đồng nghiệp COW1 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau
  • 5. 15 COW2 Đồng nghiệp phối hợp hoàn thành tốt công việc 16 COW3 Đồng nghiệp thân thiện 17 18 COW4 COW5 Đồng nghiệp đáng tin cậy Đồng nghiệp tạo động lực cho người khác khi làm việc V Thu nhập 19 20 PAY1 PAY2 Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc Người lao động có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công việc 21 PAY3 Thu nhập được chi trả công bằng giữa các cá nhân người lao động 22 PAY4 Thu nhập có tính cạnh tranh với doanh nghiệp khác VI Hài lòng công việc 23 JSS1 Anh chị thấy đây là nơi làm việc thích hợp với anh chị 24 JSS2 Hài lòng khi làm việc ở công ty 25 JSS3 Giới thiệu với mọi người đây là nơi tốt nhất để làm việc 26 JSS4 Coi đơn vị như ngôi nhà thứ hai của mình 3.2 Chọn mẫu nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về kinh phí thực hiện nên nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố McCalum và cộng sự (1999) tổng kết một số quan điểm lấy mẫu kinh nghiệm như sau: Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Trong nghiên cứu này sử dụng cách lấy mẫu theo quy tắc của Comrey & Lee (1992) với cỡ mẫu là 200 đạt mức khá. Để đạt được cỡ mẫu này 220 phiếu hỏi sẽ được phát đi, phương pháp phát phiếu điều tra được thực hiện qua email thông qua các nhân viên hỗ trợ tỉnh tại Công ty viễn thông Viettel. 3.3 Thang đo nghiên cứu Khác với mô hình JDI nguyên thủy, nghiên cứu này sử dụng các câu hỏi ở dạng thang đo Likert 5 điểm với: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý. 3.4 Phân tích dữ liệu nghiên cứu
  • 6. Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuyệt phân tích thống kê đa biến như sau: Thống kê mô tả mẫu: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu phân biệt được định sẵn. Kiểm định thang đo: Do các biến nghiên cứu được xây dựng từ 4 – 6 biến quan sát khác nhau. Để kiểm tra sự tin cậy của các khái niệm nghiên cứu này phương pháp phổ biến là sử dụng hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục hỏi phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và Burstein, 1994). Phân tích khám phá nhân tố: Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều mục hỏi về ít mục hỏi hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của chúng. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp principal component với phép xoay varimax để thu được số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các nhân tố hình thành được sử dụng theo nguyên tắc tạo số nhân (factor score) nhân tố. Phân tích khám phá nhân tố được thực hiện riêng với các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn: Để đánh giá mức độ hài lòng công việc tổng thể và sự hài lòng với từng thành phần công việc tác giả sẽ sử dụng hai giá trị là điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm đánh giá trung bình cho biết mức độ cảm nhận trung bình của tổng thể. Độ lệch chuẩn của các mục hỏi cho biết mức đồng nhất cao hay thấp giữa các câu trả lời. Phân tích hồi quy: Để trả lời về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng phân tích hồi quy. Phương pháp ước lượng tổng bình phương nhỏ nhất sẽ được sử dụng. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  • 7. Với 220 phiếu phát đi thu về được 212 phiếu trong đó có 205 phiếu hợp lệ được sử dụng cho phân tích. Mộ số đặng trưng mẫu được mô tả như sau: 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Phân loại theo giới tính cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về giới tính của người lao động với 146 người lao động là nam (71%) và 59 lao động nữ (29%). Độ tuổi người lao động nhìn chung tại tuyến cơ sở là khá trẻ với 174 người dưới 30 tuổi (85%) và 31 người trên 30 tuổi (15%). Trình độ học vấn của người lao động tuyến cơ sở khá cao với 18 người có trình độ trung cấp (9%), 112 người có trình độ cao đẳng (54%) và 75 người có trình độ đại học (37%) Bảng 2 Mô tả mẫu nghiên cứu Đặc điểm Giới tính Độ tuổi Học vấn Mức phân loại Nam Nữ < =30 > 30 Trung cấp Cao đẳng Đại học Tần suất 146 59 174 31 18 112 75 Tỷ lệ 71% 29% 85% 15% 9% 54% 37% 4.2 Kiểm định thang đo nghiên cứu Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy các hệ số đều lớn hơn 0.7 (bảng 3) các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong một nhân tố đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các khái niệm nghiên cứu là phù hợp và tin cậy. Bảng 3 Kết quả kiểm định bằng Cronbach alpha STT 1 2 3 4 5 Biến nghiên cứu Hệ số Số biến quan Cronbach sát ban đầu alpha 0.782 4 Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến 0.915 Lãnh đạo 0.788 Đồng nghiệp 0.894 Thu nhập 0.826 5 4 5 4 Biến bị loại Số biến cuối cùng WORK4 * 3 5 4 5 4
  • 8. 6 Hài lòng công việc 0.870 4 4 *Hế số tương quan biến tổng của biến WORK bằng 0.255 nhỏ hơn 0.3 nên ta loại biến WORK4 khỏi thang đo nghiên cứu. 4.3 Phân tích khám phá nhân tố Kết quả phân tích khám phá nhân tố sau khi loại đi các biến có hệ số tải nhân tố nhở hơn 0.5 kết quả thu được như sau: • Phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập Bảng 4 kết quả phân tích khám phá nhân tố biến độc lập Biến quan sát Thành phần chính 1 2 3 4 PRO2 .819 PRO1 .805 PRO5 .783 PRO3 .767 PRO4 .764 COW1 .851 COW3 .848 COW2 .831 COW5 .786 COW4 .603 PAY3 .808 PAY2 .780 PAY1 .752 WOR2 .861 WOR1 .824 WOR3 .708 SUP2 SUP1 SUP3 Egenvalue 8.619 2.353 2.007 2.1692 KMO .807 p-value .000 Phương sai giải thích 76.497 (%) 5 .861 .771 .753 1.236
  • 9. Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số KMO = 0.807 lớn hơn 0.5, giá trị Egenvalue đều lớn hơn 0.1, kiểm định Bartlett có p- value = 0.000 nhỏ hơn 0.05, phương sai giải thích bằng 76.497% lớn hơn 50%, các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, tập hợp các biến quan sát hình thành 5 nhân tố chính. Ta nhận thấy các chỉ số phù hợp khi sử dụng phân tích khám phá nhân tố đều thỏa mãn. Điều đó cho tháy sử dụng phân tích khám phá nhân tố cho dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. • Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc Do kỹ thuật phân tích khám phá nhân tố là kỹ thuật phân tích phụ thuộc lẫn nhau không phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Do đó ta sẽ thực hiện phân tích với biến độc lập và biến phụ thuộc riêng. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy: Hệ số KMO = 0.777 lớn hơn 0.05, phương sai giải thích bằng 72.223% lớn hơn 50%, giá trị egenvalue e bằng 2.889 lớn hơn 1, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05 các giá trị factor loading đều lớn hơn 0.5, bốn biến quan sát từ JSS1 đến JSS4 hội tụ về một nhân tố. Điều đó co thấy phân tích khám phá nhân tố là phù hợp và thang đo biến phụ thuộc “hài lòng công việc” là thang đo đơn hướng. Bảng 5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát JSS3 JSS4 JSS2 JSS1 Factor KMO p-value eigenvalue Phương sai giải thích (%) loading .919 .902 0.777 0.000 2.889 72.223 .804 .764 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS 4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động với từng thành phần công việc và mức độ hài lòng toorngt hể Để đánh giá mức độ hài lòng công việc với từng thành phần công việc trong mô hình và sự hài lòng tổng thể ta sử dụng quy tắc mã hóa bằng giá trị trung bình các biến quan sát trong một nhân tố. Kết quả dánh giá của người lao động qua khảo sát thực nghiệm như sau: Bảng 6 Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng công việc
  • 10. Nhân tố/biến phụ thuộc Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến Lãnh đạo Đồng nghiệp Thu nhập Hài lòng công việc Trung bình 2.7398 2.9815 3.3659 3.4468 3.0992 3.3402 Độ lệch chuẩn .72728 .76508 .60771 .84259 .72417 .72026 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS Kết quả này cho thấy mức độ hài lòng công việc của người lao động tại tuyến cơ sở của Viettel hiện tại là tương đối thấp. Yếu tố bản chất công việc và cơ hội đào tạo và thăng tiến có điểm dưới ngưỡng trung bình (điểm 3) điểm cao nhất được đánh giá là yếu tố “đồng nghiệp” chứng tỏ môi trường văn hóa doanh nghiệp được xem là yếu tố được đảm bảo tốt nhất tiếp đến là yếu tố lãnh đạo. Mặc dù thu nhập của Viettel khá tốt, tuy nhiên điểm đánh giá cũng không cao chỉ ở mức trung bình thấp. Điều này có thể là do áp lực công việc và khối lượng công việc so với tiền lương kỳ vọng cũng chưa phải thỏa đáng đối với người lao động. 4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Để đánh giá các yếu tố công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng tổng thể như thế nào tác giả sử dụng phân tích hồi quy bội. Để xem xét tính phù hợp cho tổng thể tác giả sử dụng thêm kiểm định Bootstrap để xem xét tính phù hợp của mô hình hồi quy mẫu so với tổng thể. Cỡ mẫu lấy theo quy tắc có hoàn lại được xác định là 1000 mẫu. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu như sau: Bảng 7 Kết quả phân tích hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn hóa hóa Mô hình t B Sai số Beta chuẩn Hệ số chặn .042 .000 PRO .469 .042 .469 11.233 COW .610 .042 .610 14.603 PAY .219 .042 .219 5.252 WOR .083 .042 .083 1.978 SUP .085 .042 .085 2.029 2 R hiệu chỉnh 0.645 p-value (F) 0.000 a. Biến phụ thuộc: JSS p-value 1.000 .000 .000 .000 .049 .044 p-value (bootstrap) 1.000 .001 .001 .001 .156 .020
  • 11. Ghi chú: PRO là cơ hội đào tạo và thăng tiến, COW là đồng nghiệp, PAY là thu nhập, WOR là bản chất công việc, SUP là lãnh đạo và JSS là hài lòng công việc. Kết quả phân tích mô hình hồi quy mẫu cho thấy biến “công việc” có ý nghĩa thống kê tuy nhiên sử dụng mẫu nghiên cứu theo quy tắc lặp lại với n = 1000 lại cho thấy biến này không có ý nghĩa thống kê. Phương trình hồi quy được xác định như sau:JSS = 0.496PRO + 0.610COW + 0.219PAY + 0.085SUP. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ta chấp nhận giả thuyết nghiên cứu từ H2 đến H6, biến “công việc” không có ý nghĩa thống kê nên bác bỏ giả thuyết H1. Hệ số R 2 hiệu chỉnh bằng 0.645 chứng tỏ 4 nhân tố trong mô hình giải thích được 64.5% sự hài lòng công việc, ngoài ra sự hài lòng công việc chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác không đưa vào mô hình. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên sự hài lòng công việc cũng khác nhau. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là biến “đồng nghiệp” (Beta bằng 0.610) tiếp theo là “Đồng nghiệp” (Beta bằng 0.469), “thu nhập” (Beta 0.129), “lãnh đạo” (Beta 0.085). Biến “bản chất công việc” không có ý nghĩa thống kê được giả thích là do tính chất công việc của nhân viên tuyến cơ sở của Viettel mang tính kiêm nhiệm, đõi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau từ kinh doanh cho đến kỹ thuật. Mặt khác tính biến động trong vị trí công việc của nhân viên tuyến cơ sở cũng khá cao vì vậy người lao động có thể cảm thấy không thoải mái khi thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức khác trong công việc của mình.Ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu như sau: Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến Lãnh đạo 0.469* R2 hiệu chỉnh = 0.645* 0.085* 0.601* Đồng nghiệp Thu nhập 0.219* Hài lòng công việc
  • 12. Có ý nghĩa thống kê Không có ý nghía thống kê *Mức ý nghĩa 0.05 Hình 2 Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu 5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu đáp ứng được 02 mục tiêu chính đặt ra ban đầu là (1) đánh giá mức độ cảm nhận của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và (2) Đánh giá ý nghĩa và mức độ tác động của các nhân tố công việc ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc chung của người lao đông. Đối với mục tiêu thứ nhất nghiên cứu cho thấy các yếu tố công việc có sự cảm nhận khác nhau của người lao động. Mức độ hài lòng công việc hiện tại ở mức trung bình thấp điểm trung bình đánh giá đạt ở điểm 3.34. Trong các nhân tố công việc thì điểm hài lòng thấp nhất là nhân tố “bản chất công việc” điểm trung bình chỉ đạt ở mức 2.73 tiếp đến là điểm nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến” với điểm trung bình 2.98, nhân tố “thu nhập” với điểm trung bình là 3.09, “lãnh đạo” với điểm trung bình là 3,36 và cao nhất là nhân tố “đồng nghiệp” cũng chỉ ở mức 3.44. Đối với mục tiêu thứ hai, nghiên cứu cho thấy xem xét tổng thể yếu tố “bản chất công việc” có ảnh hưởng rất yếu và không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất được xác định là nhân tố “đồng nghiệp”, tiếp đến là nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “thu nhập” và cuối cùng là “lãnh đạo” 5.2 Mộ số kiến nghị Thứ nhất về nhân tố “đồng nghiệp” Tập đoàn cần tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp đã tạo dựng được. Các quy trình công việc cần xây dựng mang tính thực tế và có nhiều tương tác giữa các bộ phận ở cấp cơ sở để tạo ra bầu không khí thận thiện và hợp tác giữa các cá nhân người lao động với nhau. Thứ hai về yếu tố “cơ hội thăng tiến” cần chú trọng việc đào tạo nội bộ và đao tạo chuyên sâu cho người lao động. Một thực tế hiện nay là người lao động dành quá nhiều thời gian cho công việc nhưng lại thiếu các hoạt động đào tạo nội bộ. Điều này cần được xem xét giải quyết một cách thỏa đáng
  • 13. Thứ ba về “thu nhập”, mặc dù Viettel được đánh giá có thu nhập khá tốt nhưng thực tế mức thu nhập tại tuyến cơ cở không phải là cao so với cường độ lao động của người lao động. Điểm cẩn lưu ý đối với chính sách thu nhập là “tính công bằng”. Công bằng phải được xem xét ở cả khía cạnh bên trong và bên ngoài tổ chức. Thứ tư nhân tố “lãnh đạo”, lãnh đạo cấp cơ sở có thể quan tâm nhiều hơn đến công việc của nhân viên, luôn đảm bảo đối xử công bằng giữa mọi người với nhau tranh việc đối xử thiên lệch với bất kỳ nhân viên nào. Ngoài ra Tập đoàn cũng quan tâm đến vấn đề thay đổi cơ cấu bộ máy quá thường xuyên dẫn đến tình trạng xáo trộn công việc và nhân sự của các bộ phận. Về triết lý “nước muốn trong nước phải chảy” của Viettel không phải hiểu một cách mãy móc là thay đổi mô hình một cách thường xuyên. Sự thay đổi không phải bằng cách thay đổi mô hình mà cần thay đổi trong quy trình nghiệp vụ ngày một hoàn thiện và tối ưu hơn. Danh mục tài liệu tham khảo Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011), Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản xuất tại tập đoàn Tân Hiệp Phát, Phát triển kinh tế, 248, 1 - 8. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích sữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức. Luddy, N. (2005), Job satisfaction amongst employees at a public Health Institution in the Western Cape, Master thesis, University of the Western Cape. Maccallum, R.C., Widaman, K.F., Zhang, S. & Hong.S (1999), Sample size in factor analysis, Psychological Methods, 4, 84 -99. Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill, New York. Saari, L.M., & Judge, T.A.,(2004), Employee attitudes and job satisfaction, Human resource Management, 43(4), 395 – 407.
  • 14. Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969),The searurement of satisfaction in work and ritirement, Chicago, Rand McNally. Suanders, M., Lewis, P., Thornhill, A.(2007), Research method for business students, England: Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE. Weiss, D.J., Davis, R.V., England, G.W., & Lofquist, L.H. (1967), Manual for Minnesota Satisfaction Questionnaire, The University of Minnesota Press. Worrell, T.G. (2007), School Psychologists` job satisfaction in counselor Education, Blacksburg, Virginia.