SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân
viên khối văn phòng tại Hà Nội - Ứng dụng phân tích bằng mô hình cấu trúc
tuyến tính”
Đào Trung Kiên
Nghiencuudinhluong.com
1. GIỚI THIỆU
Ngày nay việc giữ chân các nhân viên giỏi với tổ chức ngày càng trở lên quan trọng. Sự ổn
định đội ngũ nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí (đào tạo, tuyển dụng) và làm
giảm các sai sót nghiệp vụ có thể xảy ra, tạo dựng niềm tin và định hình văn hóa doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng của người lao động có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả công việc (Saari & Judge, 2004) hay sự trung thành với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó việc
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc của người lao động là rất cần thiết để
các doanh nghiệp điều chỉnh chính sách nhân sự một cách hợp lý. Nghiên cứu này thực hiện với
hai mục đích chính là (1) Đánh giá mức độ hài lòng hiện tại của nhân viên khối văn phòng trên
địa bàn Hà Nội và (2) Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố đến sự hài lòng công việc.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng công việc và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công
việc
Hài lòng công việc là khái niệm không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khác
nhau. Spector (1997) cho rằng sự hài lòng công việc đơn giản là sự yêu thích công việc và các
khí cạnh công việc và xem sự hài lòng công việc như một biến hành vi. Hài lòng công việc cũng
được xem như việc hài lòng với các khía cạnh cụ thể hoặc hài lòng chung với công việc. Một số
tác giả khác cho rằng sự hài lòng công việc được xem là do ảnh hưởng của bởi các yếu tố cá
nhân người lao động hoặc các tác động của tổ chức đối với các cảm nhận về công việc
(Bergmann, 1981 dẫn theo Luddy, 2005).
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng công việc được thực hiện từ rất sớm trên thế giới bắt đầu
từ những nằm đầu thế kỷ 20 với nghiên cứu Happrock (1930 dẫn theo Luddy, 2005). Các mô
hình đánh giá sự hài lòng công việc cũng được các học giả phát triển từ khá sớm. Một trong
những mô hình nổi tiếng nhất là mô hình JDI (job descriptive index) được Smith và cộng sự
(1969) phát triển từ đại học Cornell. Mô hình JDI đánh giá sự hài lòng công việc của người lao
động dựa trên 05 biến nghiên cứu là (1) Bản chất công việc, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3)
Lãnh đạo; (4) Đồng nghiệp và (5) Thu nhập. Mô hình JDI được xem là sở hữu các nội dung tốt,
các khái niệm có cơ sỏ và đáng tin cậy (Kerr, 1995 dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). JDI cũng
được xem là công cụ nên lựa chọn để đánh giá mức độ hài lòng công việc (Price, 1997). Mặc dù
được đánh giá cao vả về lý luận lẫn thực tiễn nhưng JDI cũng có những điểm yếu của nó. Đầu
tiên là việc sử dụng bộ câu hỏi với 72 mục hỏi bị xem là quá dài gây khó khăn cho việc điều tra
lấy dữ liệu. Thứ hai dạng câu hỏi trả lời trong mô hình JDI nguyên thủy là dạng câu trả lời Có –
Không không đánh giá được nhiều mức độ hài lòng khác nhau của người lao động. Thứ ba là
trong JDI không có câu hỏi đánh giá sự hài lòng tổng thể của người lao động (Spector, 1997).
Ngày nay các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình JDI điều chỉnh với các mục hỏi được thiết kế ở
dạng thang đo Likert giúp ích cho việc đánh giá được nhiều mức độ cảm nhận của người lao
động hơn và số câu hỏi cũng được điều chỉnh còn ít hơn so với JDI nguyên thủy (ví dụ: Trần
Kim Dung, 2005; Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương, 2011; Đào Trung Kiên và cộng
sự, 2013). Trong phạm vi nghiên cứu này các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc cũng
được xác định trên cơ sở các chỉ số của mô hình JDI bao gồm:
• Bản chất cộng việc: Liên quan đến những thách thức của công việc, tính phù hợp với
năng lực cá nhân và sự thoải mái trong công việc.
• Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Liên quan đến nhận thức của nhân viên với cơ hội được
đào tạo, phát triển năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến trong tổ chức
• Lãnh đạo: Liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới như sự hỗ trợ của lãnh
đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo.
• Đồng nghiệp: Liên quan đến các hành vị, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc
• Thu nhập: Liên quan đến tính công bằng trong chi trả người lao động cả bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng mô hình JDI kết hợp với giả thuyết
cho rằng sự hài lòng với các thành phần công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc tổng thể
của người lao động. Mô hình nghiên cứu sử dụng các câu hỏi dạng Likert nhiều mức độ thay cho
các câu hỏi dạng Có – Không trong mô hình nguyên thủy.
Hình 1 Mô hình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:
H1: Nhân tố bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H2: Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H3: Nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H4: Nhân tố đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
H5: Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng các biến quan sát
Bản chất công việc
Cơ hội đào tạo và thăng
tiến
Thu nhập
Lãnh đạo
Đồng nghiệp
Hài lòng công việc
H1
H2
H3
H5
H4
Theo Suanders và cộng sự (2007) các nghiên cứu thử nghiệm có thể đảm bảo bảng câu hỏi
là thích hợp và các câu hỏi có thể hiểu được với các đối tượng điều tra. Các biến quan sát được
được xem xét tham khảo từ các nghiên cứu khác và được đánh giá sơ bộ thông qua mộ thảo luận
nhóm để xem xét từng khía cạnh trong các nhân tố của mô hình. Bộ câu hỏi sơ bộ được thiết kế
và phát cho 20 người khác nhau để đánh giá việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Sau khi tiến hành
điều chỉnh từ ngữ và các khía cạnh trong từng nhân tố của mô hình bảng câu hỏi chính thức sẽ
được xây dựng sử dụng cho điều tra thực nghiệm. Nội dung các biến quan sát (câu hỏi điều tra)
sau khi được điều chỉnh sử dụng cho điều tra thực nghiệm như sau:
Bảng 1 Biến quan sát trong các nhân tố
STT Mã Nội dung
I Bản chất công việc
1 work1 Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn
2 work2 Công việc hiện tại rất thú vị
3 work3 Công việc có nhiều thách thức
4 work4 Phân chia công việc hợp lý
II Cơ hội đào tạo và thăng tiến
5 pro1 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc
6 pro2 Chính sách thăng tiến rõ ràng
7 pro3 Được đào tạo phát triển nghề nghiệp
8 pro4 Đơn vị tạo cơ hội cho người lao động phát triển cá nhân
III Lãnh đạo
10 sup1 Lãnh đạo đối xử công bằng giữa các cấp dưới với nhau
11 sup2 Lãnh đạo quan tâm hỗ trợ cấp dưới
12 sup3 Lãnh đạo là người có năng lực điều hành công việc
13 sup4 Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp
sup5 Lãnh đạo tham vấn ý kiến nhân viên khi ra các quyết định
IV Đồng nghiệp
14 cow1 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau
15 cow2 Đồng nghiệp phối hợp hoàn thành tốt công việc
16 cow3 Đồng nghiệp thân thiện
17 cow4 Đồng nghiệp đáng tin cậy
V Thu nhập
19 pay1 Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc
20 pay2 Người lao động có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công việc
21 pay3 Thu nhập được chi trả công bằng giữa các cá nhân người lao động
VI Hài lòng công việc
23 jss1 Nhìn chung anh/chị hài lòng với công việc của mình
24 jss2 Anh/chị giới thiệu đơn vị như là nơi tốt nhất để làm việc
25 jss3 Anh/chị xem nơi làm việc hiện tại như ngôi nhà thứ hai của mình
(Nguồn: Tham khảo từ Đào Trung Kiên & cộng sự, 2013)
3.2 Chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Do điều kiện hạn chế về kinh phí và thời gian thực hiện nên phương pháp chọn mẫu lấy
theo quy tắc tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sử dụng phân tích
nhân tố đòi hỏi cỡ mẫu khá lớn. Theo Hair và cộng sự (2006) tối thiểu cỡ mẫu phải đạt 100, một
số nhà nghiên cứu đưa ra quy tắc cỡ mẫu theo số biến quan sát ở mức 4 hoặc 5 (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu lấy theo quy tắc này với 23 câu hỏi thì cỡ mẫu tối thiểu là
23*5 = 115. Để đảm bảo tính tin cậy tác giả chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 150 mẫu, để đảm
bảo cỡ mẫu thu về đạt mức này 180 phiếu hỏi sẽ được phát đi.
Phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua internet bằng công cụ googledocs bằng cách
phát triển mầm cỡ mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tức là mỗi một thành viên trong nhóm chịu
trách nhiệm thu thập 20 đến 25 phiếu điều tra. Đối tượng được xác định lấy dữ liệu tham gia là
các nhân viên văn phòng đang làm việc tại Hà Nội. Các thành viên trong nhóm có thể sử dụng
các công cụ như email, Facebook,… để gửi đường link câu hỏi và đề nghị đối tượng nhận điều
tra trả lời. Các thành viên sẽ chủ động đôn đốc và kiểm soát việc lựa chọn đối tượng phù hợp.
(nhóm có 08 thành viên)
3.3 Thang đo nghiên cứu
Khác với mô hình JDI nguyên thủy, nghiên cứu này sử dụng các câu hỏi ở dạng thang đo
Likert 7 điểm: 1 – Hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn toàn đồng ý.
3.4 Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập đủ và làm sạch được tiến hành phân tích như chu
trình phân tích dưới đây
Hình 3: Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu
Nội dung cụ thể được diễn giải như sau:
Thống kê mô tả mẫu: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu
phân biệt được định sẵn.
Kiểm định sự tin cậy của các thang đo nghiên cứu bằng hệ
số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng
Cronbach
Alpha test
EFA
SEM
CFA
Phân tích khám phá nhân tố để tìm ra các biến tiềm ẩn
(nhân tố) bằng các hệ số KMO, phương sai giải thích,
factor loading, Bartlett test,…
Phân tích khẳng định nhân tố để khẳng định tính phân
biệt, sự tương thích với dữ liệu thị trường của mô
hình
Phương tích phương trình cấu trúc để đánh giá mức độ
phù hợp mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện các thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo
các biến phân loại (giới tính, thu nhập, học vấn)
Thống kê
mô tả
Kiểm định thang đo: Do các biến nghiên cứu được xây dựng từ 3 – 5 biến quan sát khác
nhau. Để kiểm tra sự tin cậy của các khái niệm nghiên cứu này phương pháp phổ biến là sử dụng
hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục
hỏi phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ
số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và
Burstein, 1994).
Phân tích khám phá nhân tố (EFA): Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên
cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành ít nhân tố hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa
của dữ liệu nghiên cứu. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối
thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1,
phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử
dụng là phương pháp principal component với phép xoay promax để giải thích cấu trúc dữ liệu
tốt hơn khi sử dụng CFA (Nguyễn Khánh Duy, 2009)
Phân tích khẳng định nhân tố (CFA): Là phương pháp phân tích dựa trên sự hiểu biết
nhân định về các nhân tố tiềm ẩn trong mô hình thông qua lý thuyết hoặc thực nghiệm (thông
qua EFA). Phân tích khẳng định nhân tố cho phép nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của các
nhân tố trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu có tương thích với dữ liệu thị trường hay không.
Phương pháp ước lượng sử dụng là ước lượng bằng hàm hợp lý cực đại (maximum likelihood
estimation). Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi các chỉ số: Chi-square hiệu
chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) nhỏ hơn 2, một số trường hợp nghiên cứu mới có thể nhỏ
hơn 3 (Camines & Mcver, 1981 dẫn theo Nguyễn Khánh Duy, 2009), chỉ số thích hợp so sánh
CFI (Comparative fit index), chỉ số Turker – Lewis TLI (Turker – Lewis index), lớn hơn 0.9 mô
hình được xem là tốt, các chỉ số NFI, GFI có thể dưới 0.9 cũng có thể chấp nhận được (Hair và
cộng sự, 2006), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation) tốt ở mức dưới
0.05, tại Việt Nam tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) đề nghị RMSEA
ở mức dưới 0.08.
Phân tích và kiểm định mô hình bằng bằng phương trình cấu trúc (SEM): Sau khi
đã kiểm tra tính tin cậy, sự tại, tính phù hợp của các nhân tố trong mô hình bằng phân tích khám
phá nhân tố và khẳng định nhân tố, để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu mô hình cấu trúc
tuyến tính sẽ được sử dụng. Khác với thế hệ phân tích dữ liệu thứ nhất (tương quan, hồi quy),
trong mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính sẽ xem xét đồng thời các ảnh hưởng các biến độc
lập với nhau và biến phụ thuộc. Mô hình cấu trúc tuyến tính cũng cho phép giải quyết vấn đề đa
cộng tuyến, sai số đo lường mà các phương pháp ước lượng bằng phân tích hồi quy không thực
hiện được. Tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%. Về cơ bản
CFA là một dạng của SEM (Hair và cộng sự, 2006), vì vậy các chỉ số phù hợp mô hình của SEM
được xem như trong kiểm định bằng CFA.
Ghi chú: Các bước phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của phầm mềm SPSS 22.0 và
AMOS 22.0
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả mẫu
Kết quả thu thập dữ liệu từ 180 phiếu câu hỏi ngửi đi qua các thành viên trong nhóm, kết
quả thu về được 162 phiếu trả lời, một số cá nhân không tham gia trả lời. Trong 162 phiếu này có
155 phiếu trả lời hợp lệ, có 7 phiếu trả lời không hợp lệ hầu hết các điểm đánh giá ở cùng một
mức điểm. Kết quả phân loại theo các tiêu chí phân loại như sau: Về giới tính tỷ lệ lao động nam
và nữ khá cân bằng với 83 nam (53.5%) và 72 nữ (46.5%); Thu nhập có 45 người trả lời dưới
5tr/tháng (29%), từ 5 -7.5 /tháng có 65 người (41.9%); từ 7.5 – 10tr/tháng có 32 người (20.6%)
và trên 10tr/tháng là 13 người (8.4%); Độ tuổi phân bố chủ yếu là nhóm lao động trẻ với 76
người dưới 25 tuổi (49%), Từ 26 đến 29 tuổi là 58 người (37.4%) và trên 30 tuổi có 21 người
(13.5%); Về trình độ học vấn của lao động khối văn phòng có trình độ khá cao với 9 người có
trình độ trung cấp (5.8%), 11 người có trình độ cao đẳng (7.1%), 132 người có trình độ đại học
(85.2%) và 3 người có trình độ trên đại học (1.9%) (bảng)
Bảng 2 kết quả phân loại mẫu nghiên cứu
Tiêu chí đánh giá Tần suất Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 83 53.5
Nữ 72 46.5
Thu nhập
< 5tr/tháng 45 29
5 - 7.5 tr/tháng 65 41.9
7.5 - 10 tr/tháng 32 20.6
>= 10 tr/tháng 13 8.4
Độ tuổi
Dưới 25 76 49
26-29 58 37.4
Từ 30 trở lên 21 13.5
Học vấn
Trung cấp
9 5.8
Cao đẳng 11 7.1
Đại học 132 85.2
Sau đại học 3 1.9
Nguồn: Từ kết quả kháo sát
4.2 Kết quả kiểm định sự tin cậy các nhân tố trong mô hình
Kết quả kiểm định sự tin cậy các nhân tố trong mô hình nghiên cứu cho thấy tất cả các
nhân tố đưa vào mô hình đều đạt tính tin cậy. Hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.7 (nhỏ nhất
với biến phụ thuộc “hài lòng công việc” có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.788), hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (nhỏ nhất là là biến work4 của nhân tố “bản chất
công việc” bằng 0.512) (bảng 3). Điều đó cho thấy các khái niệm nghiên cứu được xây dựng từ
các biến quan sát đều đạt tính nhất quán nội tại và là những khái niệm được đo lường tốt.
Bảng 3 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
I. Nhân tố “bản chất công việc”: α = 0.813, N = 4 ,
work1 0.686 0.741
work2 0.646 0.759
work3 0.697 0.733
work4 0.512 0.824
II. Nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến”: α = 0.824, N =4
pro1 0.661 0.773
pro2 0.684 0.761
pro3 0.600 0.799
pro4 0.650 0.777
III.Nhân tố “lãnh đạo”: α = 0.874, N =5
sup1 0.751 0.835
sup2 0.577 0.875
sup3 0.755 0.834
sup4 0.698 0.848
sup5 0.734 0.840
IV. Nhân tố “đồng nghiệp”: α = 0.873, N = 4
cow1 0.762 0.824
cow2 0.791 0.814
cow3 0.757 0.826
cow4 0.613 0.883
V. Nhân tố “thu nhập”: α = 0.836, N = 3
pay1 0.720 0.750
pay2 0.754 0.722
pay3 0.627 0.846
VI. Biến phụ thuộc “hài lòng công việc”: α = 0.788, N =3
jss1 0.714 0.622
jss2 0.574 0.777
jss3 0.606 0.736
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 22.0
4.2 Phân tích khám phá nhân tố
4.2.1 Phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5,
hệ số KMO bằng 0.878 lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), giá
trị eigenvalue lớn hơn 1, phương sai giải thích bằng 72.489% lớn hơn 50% (bảng 4). Điều đó
chững tỏ dữ liệu nghiên cứu sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp. Các biến quan sát
hình thành 5 nhân tố chính như bảng:
Bảng 4 Kết quả phân tích khám phá nhân tố
Biến quan sát
Thành phần chính
Lãnh
đạo
Đồng
nghiệp
Đào tạo
và thăng
tiến
Thu nhập
Bản chất
công việc
sup4 0.970
sup1 0.818
sup3 0.752
sup5 0.724
sup2 0.621
cow1 0.932
cow2 0.915
cow3 0.913
cow4 0.529
pro1 0.972
pro3 0.779
pro2 0.739
pro4 0.591
pay1 0.905
pay2 0.845
pay3 0.764
work3 0.942
work2 0.896
work1 0.762
KMO 0.878
p-value (Bartlett test)
0.000
Eigenvalue
7.871 1.847 1.626 1.345 1.085
Phương sai giải thích (%)
72.498
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0
4.2.2 Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc
Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy từ ba biến quan sát chỉ hình thành một nhân tố,
các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, hệ số KMO bằng 0.672 lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett
có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05) phương sai giải thích bằng 70.65% lớn hơn 50% (bảng 5).
Điều đó cho thấy phân tích khám phá nhân tố với dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Biến phụ thuộc
“hài lòng công việc” chỉ là một nhân tố duy nhất hay nói cách khác nó là khái niệm nghiên cứu
đơn hướng.
Bảng 5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc
Biến quan sát
Thành phần
Hài lòng công việc
jss1 0.889
jss3 0.829
jss2 0.801
KMO 0.672
p-value (Bartlett test) 0.000
Eigenvalue 2.12
Phương sai giai thích (%)
70.65
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS
4.3 Phân tích khẳng định nhân tố
Bởi các nhân tố lý thuyết được xây dựng và giả định là thang đo đơn hướng và được kiểm
chứng qua phân tích khám phá nhân tố. Vì vậy trong bước phân tích khẳng định nhân tố ta chỉ
xem xét mô hình tới hạn để đánh giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và tính tương thích của mô hình
với dữ liệu thị trường. Tức là xem xét mô hình khi cho các biến nghiên cứu tự do quan hệ với
nhau (mô hình tới hạn tương thích với dữ liệu thị trường thì các mô hình nhân tố thành phần
cũng tương thích với dữ liệu thị trường). Kết quả phân tích khi điều chỉnh quan hệ hiệp phương
sai giữa các sai số của các biến quan sát thông qua chỉ số MI (modification indices) cho thấy chỉ
số Chi-square/df = 1.693 nhỏ hơn 2, p-value = 0.000 có ý nghĩa thống kê, TLI = 0.916, CFI =
0.931 lớn hơn 0.9, các chỉ số GFI, NFI rất gần giá trị 0.9, chỉ số RMSEA = 0.067 nhỏ hơn 0.8,
trọng số nhân tố chuẩn hóa của các biến quan sát với biến tiềm ẩn đều lớn hơn 0.5 (hình). Điều
đó chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường (dữ liệu thực tế), các khái niệm nghiên cứu
đưa vào xem xét đạt giá trị hội tụ (hình 4)
Hình 4 Kết quả kiểm định CFA mô hình tới hạn
Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0
Kết quả kiểm định hiệp phương sai liên kết giữa các khái niệm có hệ số ước lượng có p-
value có ý nghĩa thống kê (lớn nhất là quan hệ giữa biến PAY và biến COW có p-value = 0.001
< 0.05) (bảng 6). Điều đó chứng tỏ các biến nghiên cứu đạt giá trị phân biệt.
Bảng 6 Kết quả ước lượng hiệp phương sai các biến
Quan hệ các biến Ước lượng S.E. C.R. p-value
SUP <--> COW .597 .129 4.615 ***
PRO <--> COW .553 .123 4.505 ***
PRO <--> PAY .672 .149 4.506 ***
PAY <--> WORK .659 .154 4.278 ***
WORK <--> JSS .860 .172 5.006 ***
SUP <--> PRO 1.054 .175 6.015 ***
SUP <--> PAY .673 .153 4.399 ***
SUP <--> WORK .800 .165 4.860 ***
SUP <--> JSS .995 .180 5.516 ***
PAY <--> COW .351 .108 3.250 .001
WORK <--> COW .603 .131 4.583 ***
JSS <--> COW .493 .122 4.025 ***
PRO <--> WORK .905 .167 5.421 ***
PRO <--> JSS .942 .172 5.483 ***
PAY <--> JSS .836 .170 4.923 ***
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng AMOS 22.0
4.5 Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Phương trình cấu trúc tuyến tính cho phép đánh giá cả các sai số đo lường (thông qua các
phần dư ei) hợp nhất các khái niệm nghiên cứu khó đo lường và trừu tượng (Hair và cộng sự,
2006; Kline, 2011). Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy Chí –square/df = 1.709 < 2,
df = 190, p –value = 0.000 < 0.05, TLI = 0.914, CFI = 0.929 lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.068 <
0.08. Điều đó chứng tỏ mô hình phân tích phù hợp với dữ liệu thị trường
Hình 6 Kết quả SEM (chuẩn hóa) các biến nghiên cứu trong mô hình
Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0
Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
cho thấy quan hệ giữa biến COW với biến JSS không có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.0.929 >
0.05) (bảng 7). Điều đó cho thấy biến đồng nghiệp có không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự hài
lòng công việc. Hay nói cách khác ta bác bỏ giả thuyết H4.
Bảng 7 hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa
Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value
JSS <--- WORK .165 .106 1.561 .119
JSS <--- PAY .303 .091 3.336 ***
JSS <--- PRO .201 .138 1.461 .144
JSS <--- SUP .300 .117 2.566 .010
JSS <--- COW -.010 .109 -.089 .929
Nguồn: Kết quả ước lượng từ AMOS 22.0
Tiếp tục loại biến COW khỏi mô hình nghiên cứu tiến hành phân tích bằng SEM lần 2 ta
có kết quả hệ số Chi – square = 0.1714, df = 121, p-value = 0.000, TLI = 0.926; CFI = 0.942 lớn
hơn 0.9, RMSEA = 0.068 < 0.08. Điều đó chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường khi
đã bỏ biến COW
Hình 7 Kết quả SEM (chuẩn hóa) lần 2
Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0
Kết quả ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy biến PRO không có tác động tới biến
JSS một cách rõ ràng (p-value = 0.138 > 0.05) (bảng 8). Điều đó cho thấy nhân tố “cơ hội đào
tạo và thăng tiến” không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự “hài lòng công việc” của nhân viên. Hay
nói cách khác ta bác bỏ giả thuyết H2
Bảng 8 Hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa
Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value
JSS <--- WORK .155 .097 1.592 .111
JSS <--- PAY .303 .091 3.333 ***
JSS <--- PRO .202 .136 1.482 .138
Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value
JSS <--- SUP .298 .113 2.637 .008
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ AMOS 22.0
Tiếp tục loại biến PRO khỏi mô hình tiến hành phân tích SEM lần 3 cho thấy Chi –
square/df = 1.766 < 2, df =71, p-value = 0.000, TLI = 0.937; CFI = 0.951 lớn hơn 0.9, RMSEA =
0.071 < 0.08. Điều đó cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thì trường.
Hình 8 Kết quả SEM (chuẩn hóa) lần 3
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng AMOS 22.0
Kết quả ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy cả ba biến WORK, PAY và SUP đều
có ảnh hưởng tích cực đến biến JSS (p-value < 0.05, xem bảng 9). Hay nói cách khác ta chấp
nhận các giả thuyết nghiên cứu H1, H3 và H5
Bảng 9 Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa các hệ số hồi quy
Tác
động
Ước lượng
chuẩn chưa hóa
S.E. C.R. p-value
Ước lượng
chuẩn hóa
R2
Tác
động
Ước lượng
chuẩn chưa hóa
S.E. C.R. p-value
Ước lượng
chuẩn hóa
R2
JSS <--- WORK .206 .090 2.301 .021 .217
0.643JSS <--- PAY .328 .096 3.429 *** .320
JSS <--- SUP .409 .094 4.365 *** .428
Nguồn: Kết quả ước lượng từ AMOS 22.0
Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của ba biến độc lập WORK, PAY, SUP
đến biến phụ thuộc JSS là khác nhau. Theo đó ảnh hưởng của biến SUP là lớn nhất (β = 0.428),
tiếp đến là biến PAY (β = 0.320) và cuối cùng là biến WORK (β = 0.217). Hệ số R2
= 0.643
chứng tỏ ba biến độc lập giải thích được 64.3% biến thiên của biến phụ thuộc JSS.
4.4 Đánh giá mức độ hài lòng tổng thể và hài lòng với từng thành phần công việc
Để đánh giá mức độ hài lòng công việc (tổng thể) và sự hài lòng với từng thành phần công
việc. Nhóm tác giả sử dụng giá trị trung bình điểm nhân tố và độ lệch chuẩn để đánh giá. Kết quả
phân tích cho thấy điểm trung bình của người lao động hiện tại không đạt ở mức cao. Điểm trung
bình hài lòng tổng thể là 4.4366 là mức trung bình thấp trong thang đo Likert 7 điểm. Đồng thời
độ lệch chuẩn cũng khá lớn (lớn hơn 1) điều đó cho thấy có sự phân tán trong kết quả trả lời của
những người lao động khác nhau về mức độ hài lòng công việc. Nhân tố có điểm đánh giá cao
nhất là nhân tố “lãnh đạo” điểm trung bình là 5.125, tiếp theo là nhân tố “bản chất công việc” có
điểm trung bình là 4.8925 và cuối cùng là nhân tố “thu nhập” có điểm trung bình ở mức 4.333,
các độ lệch chuẩn trong các câu trả lời cũng ở mức khá lớn (xem bảng 10). Điều đó cũng cho
thấy có sự biến động trong các kết quả trả lời của những người lao động khác nhau.
Bảngn10 Kết quả đánh giá của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng công việc
Nhân tố đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn
Bản chất công việc 4.8925 1.25698
Thu nhập 4.3376 1.35905
Lãnh đạo 5.1252 1.13072
Hài lòng công việc 4.4366 1.35830
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22.0
5. THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự hài lòng công việc của lao động khối văn phòng tại Hà
Nội chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính trong năm nhân tố đưa vào mô hình là (1) bản chất
công việc, (2) thu nhập và (3) lãnh đạo. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu
của Đào Trung Kiên và cộng sự (2013) khi đánh giá sự hài lòng công việc của nhân viên tuyến
cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Trong khi nghiên cứu tại Tập đoàn Viễn thông Quân
đội cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng là (1) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (2) lãnh đạo, (3) đồng
nghiệp và (4) thu nhập. Điều này có thể được lý giải là do đặc thù công việc khác nhau. Trong
khi nghiên cứu của Đào Trung Kiên và cộng sự (2013) được thực hiện tại tuyến cơ sở là những
người làm việc trực tiếp không phải nhân viên văn phòng và Tập đoàn Viễn thông Quân đội cũng
là tập đoàn có phong cách làm việc khác với các đơn vị khác (là một doanh nghiệp quốc phòng).
Điểm giống nhau giữa hai nghiên cứu là mức độ hài lòng công việc của cả hai nghiên cứu đều ở
mức thấp. Điều đó chứng tỏ người lao động hiện nay chưa hài lòng với công việc của mình. Điều
đó cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp hơn đồng thời các áp lực
về chỉ tiêu và cả các đe dọa mất việc có thể làm cho người lao động cảm thấy không hài lòng.
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều đơn vị giảm biên chế với đội ngũ lao động gián tiếp như hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến nghiên cứu đến sự hài
lòng công việc là khác nhau. Anh hưởng lớn nhất là biến “lãnh đạo”, tiếp theo là biến “thu nhập”
và cuối cùng là biến “bản chất công việc”. Như vậy có thể thấy với áp lực giữ việc hiện nay nhân
tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến” không còn là một yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng tới sự hài lòng
công việc. Nhân tố “đồng nghiệp” cũng cho thấy không có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc
của người lao động.
6. HÀM Ý NGHIÊN CỨU (KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH)
Kết quả phân tích này đưa đến cho các nhà quản lý lao động một số hàm ý nhằm nâng cao
hơn nữa sự hài lòng nhân viên để họ gắn bỏ hơn với tổ chức.
Thứ nhất các công ty, đơn vị cần chú ý đến việc đảm bảo yếu tố về tính phù hợp trong
công việc của người lao động. Điểm đánh giá hiện tại cũng ở mức thấp. Để cải thiện có thể xem
xét, rà soát lại việc bố trí lao động cho phù hợp. Người lao động cần được bố trí phù hợp với
chuyên môn đào tạo. Tránh việc bố trí lao động không phù hợp với chuyên môn và năng lực thực
hiện gây áp lực cho người lao động và có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc. Đơn vị cũng
nên xem xét môi trường làm việc tránh việc để công việc lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán đối
với người lao động. Việc giao việc cho người lao động phải có tính thách thức khả năng của
nhân viên, luôn đòi hòi nhân viên có những nỗ lực vừa phải không vượt quá năng lực đảm nhận
của họ.
Thứ hai cải thiện quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Hiện nay quan hệ nay được xem là
tốt nhất trong các nhân tố. Tuy nhiên các đơn vị sử dụng lao động cũng cần lưu ý đặc biệt với
lãnh đạo cấp trung, người trực tiếp quản lý lao động. Một số điểm cần chú ý trong quan hệ giữa
lãnh đạo và nhân viên cần được quan tâm là (1) luôn đối xử công bằng giữa các cấp dưới với
nhau; (2) Coi trọng năng lực làm việc hơn là các quan hệ cá nhân; (3) Luôn quan tâm hỗ trợ cấp
dưới trong quá trình làm việc; (4) Thể hiện được năng lực dẫn dắt, điều hành công việc thuộc
phạm vị mình phụ trách; (5) Luôn khuyến khích và coi trọng tài năng cũng như sự đóng góp của
nhân viên kể cả những đóng góp nhỏ nhất. Vinh danh nhân viên nếu có cơ hội; (4) Để nhân viên
tham gia nhiều vào các quyết định của đơn vị, tiếp thu các ý kiến đóng góp từ nhân viên đối với
các quyết định của đơn vị.
Thứ ba đối với yếu tố thu nhập, các đơn vị cần xem xét việc tính trượt giá hàng năm để
nâng lương, thưởng cho nhân viên để họ có thể đảm bảo cuộc sống của họ. Từ đó họ mới có thể
yên tâm cống hiến cho đơn vị. Thu nhập cần được chi trả công bằng giữa những người lao động
khác nhau. Thu nhập nên chi trả theo mức đóng góp và mức độ hoàn thành công việc. Đơn vị có
thể chủ động xây dựng các định mức trả lương thông qua kết quả đóng góp và hoàn thành công
việc của nhân viên. Xem xét mức thu nhập tương xứng với kết quả làm việc của nhân viên trong
mối quan hệ với các đơn vị trong ngành hoặc các ngành khác, đảm bảo mức thu nhập có tính
cạnh tranh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của
Việt Nam, Tạp chí phát triển khoa học, 8, 1 - 9.
Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng: Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với AMOS,
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương (2011), ‘Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân
viên sản xuất tại tập đoàn Tân Hiệp Phát’, Phát triển kinh tế, 248, 1 - 8.
Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh & Vũ Đức Nga (2013), Ứng dụng mô hình JDI đánh giá sự
hài lòng công việc người lao động tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội/
http://nghiencuudinhluong.com/nghien-cuu/xu-the/danh-gia-muc-do-hai-long-cong-viec-
nguoi-lao-dong-tuyen-co-so-tai-tap-doan-vien-viettel/ [Truy cập ngày 5/12/2013]
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích sữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập,
Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh
doanh, Nhà xuất bản thống kê
Nguyễn Đình Thọ (2011), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà
xuất bản lao động xã hội.
Tiếng Anh
Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data
analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall.
Luddy, N. (2005), Job satisfaction amongst employees at a public Health Institution in the
Western Cape, Master thesis, University of the Western Cape.
Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill, New York.
Saari, L.M., & Judge, T.A.,(2004), Employee attitudes and job satisfaction, Human resource
Management, 43(4), 395 – 407.
Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969), The searurement of satisfaction in work and
ritirement, Chicago, Rand McNally.
Suanders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2007), Research method for business students,
England: Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE.
Spector (1997), Job satisfaction application assessment, Causes, and, consequesces,
Thourand Oaks, Califonia.
Price, J.L. (1997), ‘Handbook of organizational measurement’, International Journal of
Manpower, 18, 303- 558.
Mohinhamos 140224060701-phpapp02

More Related Content

What's hot

Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doNghiên Cứu Định Lượng
 
Hvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhHvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhRang Truong
 
Phương pháo nghiên cứu kinh doanh
Phương pháo nghiên cứu kinh doanhPhương pháo nghiên cứu kinh doanh
Phương pháo nghiên cứu kinh doanhDigiword Ha Noi
 
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lường
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lườngNghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lường
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lườngkudos21
 
Giới thiệu về SPSS
Giới thiệu về SPSSGiới thiệu về SPSS
Giới thiệu về SPSSkudos21
 
Phương pháp luận thống kê
Phương pháp luận thống kêPhương pháp luận thống kê
Phương pháp luận thống kêHọc Huỳnh Bá
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhInfoQ - GMO Research
 
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4all
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4allXay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4all
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4allPhương Nguyễn
 
6. ntxdbch
6. ntxdbch6. ntxdbch
6. ntxdbchPhi Phi
 
Nc định tính
Nc định tínhNc định tính
Nc định tínhNga Linh
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhap Tran
 
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@Giang Bùi
 

What's hot (20)

Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
Hvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhHvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanh
 
Phương pháo nghiên cứu kinh doanh
Phương pháo nghiên cứu kinh doanhPhương pháo nghiên cứu kinh doanh
Phương pháo nghiên cứu kinh doanh
 
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lường
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lườngNghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lường
Nghiên cứu Marketing - Chương 5 : Đo lường
 
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòngLuận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
Luận văn: Tính cách chủ động ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng
 
Chapter 6
Chapter 6Chapter 6
Chapter 6
 
Giới thiệu về SPSS
Giới thiệu về SPSSGiới thiệu về SPSS
Giới thiệu về SPSS
 
Phương pháp luận thống kê
Phương pháp luận thống kêPhương pháp luận thống kê
Phương pháp luận thống kê
 
Chapter 7
Chapter 7Chapter 7
Chapter 7
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
 
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4all
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4allXay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4all
Xay dung chinh sach luong theo phuong phap 3 p hr4all
 
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng VươngLuận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
 
Nghien cuu dinh luong
Nghien cuu dinh luongNghien cuu dinh luong
Nghien cuu dinh luong
 
6. ntxdbch
6. ntxdbch6. ntxdbch
6. ntxdbch
 
Baitap nltk std
Baitap nltk stdBaitap nltk std
Baitap nltk std
 
Nc định tính
Nc định tínhNc định tính
Nc định tính
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
 
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@
đề Cương môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh@
 
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều traPhương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
 

Similar to Mohinhamos 140224060701-phpapp02

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...Nghiên Cứu Định Lượng
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...sividocz
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...sividocz
 
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepchuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepdangbinh20112002
 
3605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-201701033605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-20170103hanikaru
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...sividocz
 
Tailieu.vncty.com mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...
Tailieu.vncty.com   mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...Tailieu.vncty.com   mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...
Tailieu.vncty.com mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...Trần Đức Anh
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Mohinhamos 140224060701-phpapp02 (20)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
 
Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)
Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)
Bai chuan bi dang voi manh, nga (1)
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Công Việc Của Nhân Viên Công Ty Tnhh Mtv Cà P...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của...
 
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiepchuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
chuyen de thuc hanh nghe nghiep tai doanh nghiep
 
Sự hài lòng của nhân viên tại Công Ty Điện Lực Miền Trung, HAY
Sự hài lòng của nhân viên tại Công Ty Điện Lực Miền Trung, HAYSự hài lòng của nhân viên tại Công Ty Điện Lực Miền Trung, HAY
Sự hài lòng của nhân viên tại Công Ty Điện Lực Miền Trung, HAY
 
3605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-201701033605 1-6480-1-10-20170103
3605 1-6480-1-10-20170103
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại công ty cổ phần dệ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.docNghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH Khởi Phát.doc
 
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành SơnSự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
Sự hài lòng đối với công việc của cán bộ Quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Văn Phòng Ở Thà...
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Sở Cô...
 
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn ph...
 
Tailieu.vncty.com mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...
Tailieu.vncty.com   mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...Tailieu.vncty.com   mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...
Tailieu.vncty.com mot so giai phap nham hoan thien hoat dong danh gia nhan ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Nghiên Cứu Tại Cá...
 
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Cơ Quan Tổng Công Ty Điện Lực Miền T...
 

Mohinhamos 140224060701-phpapp02

  • 1. Đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối văn phòng tại Hà Nội - Ứng dụng phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính” Đào Trung Kiên Nghiencuudinhluong.com 1. GIỚI THIỆU Ngày nay việc giữ chân các nhân viên giỏi với tổ chức ngày càng trở lên quan trọng. Sự ổn định đội ngũ nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí (đào tạo, tuyển dụng) và làm giảm các sai sót nghiệp vụ có thể xảy ra, tạo dựng niềm tin và định hình văn hóa doanh nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng của người lao động có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc (Saari & Judge, 2004) hay sự trung thành với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc của người lao động là rất cần thiết để các doanh nghiệp điều chỉnh chính sách nhân sự một cách hợp lý. Nghiên cứu này thực hiện với hai mục đích chính là (1) Đánh giá mức độ hài lòng hiện tại của nhân viên khối văn phòng trên địa bàn Hà Nội và (2) Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố đến sự hài lòng công việc. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng công việc và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc Hài lòng công việc là khái niệm không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khác nhau. Spector (1997) cho rằng sự hài lòng công việc đơn giản là sự yêu thích công việc và các khí cạnh công việc và xem sự hài lòng công việc như một biến hành vi. Hài lòng công việc cũng được xem như việc hài lòng với các khía cạnh cụ thể hoặc hài lòng chung với công việc. Một số tác giả khác cho rằng sự hài lòng công việc được xem là do ảnh hưởng của bởi các yếu tố cá nhân người lao động hoặc các tác động của tổ chức đối với các cảm nhận về công việc (Bergmann, 1981 dẫn theo Luddy, 2005). Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng công việc được thực hiện từ rất sớm trên thế giới bắt đầu từ những nằm đầu thế kỷ 20 với nghiên cứu Happrock (1930 dẫn theo Luddy, 2005). Các mô hình đánh giá sự hài lòng công việc cũng được các học giả phát triển từ khá sớm. Một trong những mô hình nổi tiếng nhất là mô hình JDI (job descriptive index) được Smith và cộng sự
  • 2. (1969) phát triển từ đại học Cornell. Mô hình JDI đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động dựa trên 05 biến nghiên cứu là (1) Bản chất công việc, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) Lãnh đạo; (4) Đồng nghiệp và (5) Thu nhập. Mô hình JDI được xem là sở hữu các nội dung tốt, các khái niệm có cơ sỏ và đáng tin cậy (Kerr, 1995 dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). JDI cũng được xem là công cụ nên lựa chọn để đánh giá mức độ hài lòng công việc (Price, 1997). Mặc dù được đánh giá cao vả về lý luận lẫn thực tiễn nhưng JDI cũng có những điểm yếu của nó. Đầu tiên là việc sử dụng bộ câu hỏi với 72 mục hỏi bị xem là quá dài gây khó khăn cho việc điều tra lấy dữ liệu. Thứ hai dạng câu hỏi trả lời trong mô hình JDI nguyên thủy là dạng câu trả lời Có – Không không đánh giá được nhiều mức độ hài lòng khác nhau của người lao động. Thứ ba là trong JDI không có câu hỏi đánh giá sự hài lòng tổng thể của người lao động (Spector, 1997). Ngày nay các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình JDI điều chỉnh với các mục hỏi được thiết kế ở dạng thang đo Likert giúp ích cho việc đánh giá được nhiều mức độ cảm nhận của người lao động hơn và số câu hỏi cũng được điều chỉnh còn ít hơn so với JDI nguyên thủy (ví dụ: Trần Kim Dung, 2005; Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương, 2011; Đào Trung Kiên và cộng sự, 2013). Trong phạm vi nghiên cứu này các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc cũng được xác định trên cơ sở các chỉ số của mô hình JDI bao gồm: • Bản chất cộng việc: Liên quan đến những thách thức của công việc, tính phù hợp với năng lực cá nhân và sự thoải mái trong công việc. • Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Liên quan đến nhận thức của nhân viên với cơ hội được đào tạo, phát triển năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến trong tổ chức • Lãnh đạo: Liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới như sự hỗ trợ của lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của lãnh đạo. • Đồng nghiệp: Liên quan đến các hành vị, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc • Thu nhập: Liên quan đến tính công bằng trong chi trả người lao động cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng mô hình JDI kết hợp với giả thuyết cho rằng sự hài lòng với các thành phần công việc ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc tổng thể
  • 3. của người lao động. Mô hình nghiên cứu sử dụng các câu hỏi dạng Likert nhiều mức độ thay cho các câu hỏi dạng Có – Không trong mô hình nguyên thủy. Hình 1 Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: H1: Nhân tố bản chất công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H2: Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H3: Nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H4: Nhân tố đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc H5: Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng các biến quan sát Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến Thu nhập Lãnh đạo Đồng nghiệp Hài lòng công việc H1 H2 H3 H5 H4
  • 4. Theo Suanders và cộng sự (2007) các nghiên cứu thử nghiệm có thể đảm bảo bảng câu hỏi là thích hợp và các câu hỏi có thể hiểu được với các đối tượng điều tra. Các biến quan sát được được xem xét tham khảo từ các nghiên cứu khác và được đánh giá sơ bộ thông qua mộ thảo luận nhóm để xem xét từng khía cạnh trong các nhân tố của mô hình. Bộ câu hỏi sơ bộ được thiết kế và phát cho 20 người khác nhau để đánh giá việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp. Sau khi tiến hành điều chỉnh từ ngữ và các khía cạnh trong từng nhân tố của mô hình bảng câu hỏi chính thức sẽ được xây dựng sử dụng cho điều tra thực nghiệm. Nội dung các biến quan sát (câu hỏi điều tra) sau khi được điều chỉnh sử dụng cho điều tra thực nghiệm như sau: Bảng 1 Biến quan sát trong các nhân tố STT Mã Nội dung I Bản chất công việc 1 work1 Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn 2 work2 Công việc hiện tại rất thú vị 3 work3 Công việc có nhiều thách thức 4 work4 Phân chia công việc hợp lý II Cơ hội đào tạo và thăng tiến 5 pro1 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc 6 pro2 Chính sách thăng tiến rõ ràng 7 pro3 Được đào tạo phát triển nghề nghiệp 8 pro4 Đơn vị tạo cơ hội cho người lao động phát triển cá nhân III Lãnh đạo 10 sup1 Lãnh đạo đối xử công bằng giữa các cấp dưới với nhau 11 sup2 Lãnh đạo quan tâm hỗ trợ cấp dưới 12 sup3 Lãnh đạo là người có năng lực điều hành công việc 13 sup4 Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp sup5 Lãnh đạo tham vấn ý kiến nhân viên khi ra các quyết định IV Đồng nghiệp 14 cow1 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau 15 cow2 Đồng nghiệp phối hợp hoàn thành tốt công việc 16 cow3 Đồng nghiệp thân thiện 17 cow4 Đồng nghiệp đáng tin cậy V Thu nhập
  • 5. 19 pay1 Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc 20 pay2 Người lao động có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công việc 21 pay3 Thu nhập được chi trả công bằng giữa các cá nhân người lao động VI Hài lòng công việc 23 jss1 Nhìn chung anh/chị hài lòng với công việc của mình 24 jss2 Anh/chị giới thiệu đơn vị như là nơi tốt nhất để làm việc 25 jss3 Anh/chị xem nơi làm việc hiện tại như ngôi nhà thứ hai của mình (Nguồn: Tham khảo từ Đào Trung Kiên & cộng sự, 2013) 3.2 Chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Do điều kiện hạn chế về kinh phí và thời gian thực hiện nên phương pháp chọn mẫu lấy theo quy tắc tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố đòi hỏi cỡ mẫu khá lớn. Theo Hair và cộng sự (2006) tối thiểu cỡ mẫu phải đạt 100, một số nhà nghiên cứu đưa ra quy tắc cỡ mẫu theo số biến quan sát ở mức 4 hoặc 5 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu lấy theo quy tắc này với 23 câu hỏi thì cỡ mẫu tối thiểu là 23*5 = 115. Để đảm bảo tính tin cậy tác giả chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 150 mẫu, để đảm bảo cỡ mẫu thu về đạt mức này 180 phiếu hỏi sẽ được phát đi. Phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua internet bằng công cụ googledocs bằng cách phát triển mầm cỡ mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tức là mỗi một thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm thu thập 20 đến 25 phiếu điều tra. Đối tượng được xác định lấy dữ liệu tham gia là các nhân viên văn phòng đang làm việc tại Hà Nội. Các thành viên trong nhóm có thể sử dụng các công cụ như email, Facebook,… để gửi đường link câu hỏi và đề nghị đối tượng nhận điều tra trả lời. Các thành viên sẽ chủ động đôn đốc và kiểm soát việc lựa chọn đối tượng phù hợp. (nhóm có 08 thành viên) 3.3 Thang đo nghiên cứu Khác với mô hình JDI nguyên thủy, nghiên cứu này sử dụng các câu hỏi ở dạng thang đo Likert 7 điểm: 1 – Hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn toàn đồng ý. 3.4 Phân tích dữ liệu nghiên cứu
  • 6. Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập đủ và làm sạch được tiến hành phân tích như chu trình phân tích dưới đây Hình 3: Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu Nội dung cụ thể được diễn giải như sau: Thống kê mô tả mẫu: Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu phân biệt được định sẵn. Kiểm định sự tin cậy của các thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng Cronbach Alpha test EFA SEM CFA Phân tích khám phá nhân tố để tìm ra các biến tiềm ẩn (nhân tố) bằng các hệ số KMO, phương sai giải thích, factor loading, Bartlett test,… Phân tích khẳng định nhân tố để khẳng định tính phân biệt, sự tương thích với dữ liệu thị trường của mô hình Phương tích phương trình cấu trúc để đánh giá mức độ phù hợp mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Thực hiện các thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các biến phân loại (giới tính, thu nhập, học vấn) Thống kê mô tả
  • 7. Kiểm định thang đo: Do các biến nghiên cứu được xây dựng từ 3 – 5 biến quan sát khác nhau. Để kiểm tra sự tin cậy của các khái niệm nghiên cứu này phương pháp phổ biến là sử dụng hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục hỏi phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và Burstein, 1994). Phân tích khám phá nhân tố (EFA): Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành ít nhân tố hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp principal component với phép xoay promax để giải thích cấu trúc dữ liệu tốt hơn khi sử dụng CFA (Nguyễn Khánh Duy, 2009) Phân tích khẳng định nhân tố (CFA): Là phương pháp phân tích dựa trên sự hiểu biết nhân định về các nhân tố tiềm ẩn trong mô hình thông qua lý thuyết hoặc thực nghiệm (thông qua EFA). Phân tích khẳng định nhân tố cho phép nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của các nhân tố trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu có tương thích với dữ liệu thị trường hay không. Phương pháp ước lượng sử dụng là ước lượng bằng hàm hợp lý cực đại (maximum likelihood estimation). Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi các chỉ số: Chi-square hiệu chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) nhỏ hơn 2, một số trường hợp nghiên cứu mới có thể nhỏ hơn 3 (Camines & Mcver, 1981 dẫn theo Nguyễn Khánh Duy, 2009), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative fit index), chỉ số Turker – Lewis TLI (Turker – Lewis index), lớn hơn 0.9 mô hình được xem là tốt, các chỉ số NFI, GFI có thể dưới 0.9 cũng có thể chấp nhận được (Hair và cộng sự, 2006), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation) tốt ở mức dưới 0.05, tại Việt Nam tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) đề nghị RMSEA ở mức dưới 0.08. Phân tích và kiểm định mô hình bằng bằng phương trình cấu trúc (SEM): Sau khi đã kiểm tra tính tin cậy, sự tại, tính phù hợp của các nhân tố trong mô hình bằng phân tích khám phá nhân tố và khẳng định nhân tố, để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính sẽ được sử dụng. Khác với thế hệ phân tích dữ liệu thứ nhất (tương quan, hồi quy),
  • 8. trong mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính sẽ xem xét đồng thời các ảnh hưởng các biến độc lập với nhau và biến phụ thuộc. Mô hình cấu trúc tuyến tính cũng cho phép giải quyết vấn đề đa cộng tuyến, sai số đo lường mà các phương pháp ước lượng bằng phân tích hồi quy không thực hiện được. Tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%. Về cơ bản CFA là một dạng của SEM (Hair và cộng sự, 2006), vì vậy các chỉ số phù hợp mô hình của SEM được xem như trong kiểm định bằng CFA. Ghi chú: Các bước phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của phầm mềm SPSS 22.0 và AMOS 22.0 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu Kết quả thu thập dữ liệu từ 180 phiếu câu hỏi ngửi đi qua các thành viên trong nhóm, kết quả thu về được 162 phiếu trả lời, một số cá nhân không tham gia trả lời. Trong 162 phiếu này có 155 phiếu trả lời hợp lệ, có 7 phiếu trả lời không hợp lệ hầu hết các điểm đánh giá ở cùng một mức điểm. Kết quả phân loại theo các tiêu chí phân loại như sau: Về giới tính tỷ lệ lao động nam và nữ khá cân bằng với 83 nam (53.5%) và 72 nữ (46.5%); Thu nhập có 45 người trả lời dưới 5tr/tháng (29%), từ 5 -7.5 /tháng có 65 người (41.9%); từ 7.5 – 10tr/tháng có 32 người (20.6%) và trên 10tr/tháng là 13 người (8.4%); Độ tuổi phân bố chủ yếu là nhóm lao động trẻ với 76 người dưới 25 tuổi (49%), Từ 26 đến 29 tuổi là 58 người (37.4%) và trên 30 tuổi có 21 người (13.5%); Về trình độ học vấn của lao động khối văn phòng có trình độ khá cao với 9 người có trình độ trung cấp (5.8%), 11 người có trình độ cao đẳng (7.1%), 132 người có trình độ đại học (85.2%) và 3 người có trình độ trên đại học (1.9%) (bảng) Bảng 2 kết quả phân loại mẫu nghiên cứu Tiêu chí đánh giá Tần suất Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 83 53.5 Nữ 72 46.5 Thu nhập < 5tr/tháng 45 29 5 - 7.5 tr/tháng 65 41.9 7.5 - 10 tr/tháng 32 20.6 >= 10 tr/tháng 13 8.4
  • 9. Độ tuổi Dưới 25 76 49 26-29 58 37.4 Từ 30 trở lên 21 13.5 Học vấn Trung cấp 9 5.8 Cao đẳng 11 7.1 Đại học 132 85.2 Sau đại học 3 1.9 Nguồn: Từ kết quả kháo sát 4.2 Kết quả kiểm định sự tin cậy các nhân tố trong mô hình Kết quả kiểm định sự tin cậy các nhân tố trong mô hình nghiên cứu cho thấy tất cả các nhân tố đưa vào mô hình đều đạt tính tin cậy. Hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.7 (nhỏ nhất với biến phụ thuộc “hài lòng công việc” có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.788), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (nhỏ nhất là là biến work4 của nhân tố “bản chất công việc” bằng 0.512) (bảng 3). Điều đó cho thấy các khái niệm nghiên cứu được xây dựng từ các biến quan sát đều đạt tính nhất quán nội tại và là những khái niệm được đo lường tốt. Bảng 3 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến I. Nhân tố “bản chất công việc”: α = 0.813, N = 4 , work1 0.686 0.741 work2 0.646 0.759 work3 0.697 0.733 work4 0.512 0.824 II. Nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến”: α = 0.824, N =4 pro1 0.661 0.773 pro2 0.684 0.761 pro3 0.600 0.799 pro4 0.650 0.777 III.Nhân tố “lãnh đạo”: α = 0.874, N =5 sup1 0.751 0.835 sup2 0.577 0.875 sup3 0.755 0.834 sup4 0.698 0.848 sup5 0.734 0.840
  • 10. IV. Nhân tố “đồng nghiệp”: α = 0.873, N = 4 cow1 0.762 0.824 cow2 0.791 0.814 cow3 0.757 0.826 cow4 0.613 0.883 V. Nhân tố “thu nhập”: α = 0.836, N = 3 pay1 0.720 0.750 pay2 0.754 0.722 pay3 0.627 0.846 VI. Biến phụ thuộc “hài lòng công việc”: α = 0.788, N =3 jss1 0.714 0.622 jss2 0.574 0.777 jss3 0.606 0.736 Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 22.0 4.2 Phân tích khám phá nhân tố 4.2.1 Phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, hệ số KMO bằng 0.878 lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), giá trị eigenvalue lớn hơn 1, phương sai giải thích bằng 72.489% lớn hơn 50% (bảng 4). Điều đó chững tỏ dữ liệu nghiên cứu sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp. Các biến quan sát hình thành 5 nhân tố chính như bảng: Bảng 4 Kết quả phân tích khám phá nhân tố Biến quan sát Thành phần chính Lãnh đạo Đồng nghiệp Đào tạo và thăng tiến Thu nhập Bản chất công việc sup4 0.970 sup1 0.818 sup3 0.752 sup5 0.724 sup2 0.621 cow1 0.932 cow2 0.915 cow3 0.913 cow4 0.529 pro1 0.972 pro3 0.779
  • 11. pro2 0.739 pro4 0.591 pay1 0.905 pay2 0.845 pay3 0.764 work3 0.942 work2 0.896 work1 0.762 KMO 0.878 p-value (Bartlett test) 0.000 Eigenvalue 7.871 1.847 1.626 1.345 1.085 Phương sai giải thích (%) 72.498 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 22.0 4.2.2 Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy từ ba biến quan sát chỉ hình thành một nhân tố, các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, hệ số KMO bằng 0.672 lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05) phương sai giải thích bằng 70.65% lớn hơn 50% (bảng 5). Điều đó cho thấy phân tích khám phá nhân tố với dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Biến phụ thuộc “hài lòng công việc” chỉ là một nhân tố duy nhất hay nói cách khác nó là khái niệm nghiên cứu đơn hướng. Bảng 5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc Biến quan sát Thành phần Hài lòng công việc jss1 0.889 jss3 0.829 jss2 0.801 KMO 0.672 p-value (Bartlett test) 0.000 Eigenvalue 2.12 Phương sai giai thích (%) 70.65 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 4.3 Phân tích khẳng định nhân tố
  • 12. Bởi các nhân tố lý thuyết được xây dựng và giả định là thang đo đơn hướng và được kiểm chứng qua phân tích khám phá nhân tố. Vì vậy trong bước phân tích khẳng định nhân tố ta chỉ xem xét mô hình tới hạn để đánh giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và tính tương thích của mô hình với dữ liệu thị trường. Tức là xem xét mô hình khi cho các biến nghiên cứu tự do quan hệ với nhau (mô hình tới hạn tương thích với dữ liệu thị trường thì các mô hình nhân tố thành phần cũng tương thích với dữ liệu thị trường). Kết quả phân tích khi điều chỉnh quan hệ hiệp phương sai giữa các sai số của các biến quan sát thông qua chỉ số MI (modification indices) cho thấy chỉ số Chi-square/df = 1.693 nhỏ hơn 2, p-value = 0.000 có ý nghĩa thống kê, TLI = 0.916, CFI = 0.931 lớn hơn 0.9, các chỉ số GFI, NFI rất gần giá trị 0.9, chỉ số RMSEA = 0.067 nhỏ hơn 0.8, trọng số nhân tố chuẩn hóa của các biến quan sát với biến tiềm ẩn đều lớn hơn 0.5 (hình). Điều đó chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường (dữ liệu thực tế), các khái niệm nghiên cứu đưa vào xem xét đạt giá trị hội tụ (hình 4)
  • 13. Hình 4 Kết quả kiểm định CFA mô hình tới hạn Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0 Kết quả kiểm định hiệp phương sai liên kết giữa các khái niệm có hệ số ước lượng có p- value có ý nghĩa thống kê (lớn nhất là quan hệ giữa biến PAY và biến COW có p-value = 0.001 < 0.05) (bảng 6). Điều đó chứng tỏ các biến nghiên cứu đạt giá trị phân biệt. Bảng 6 Kết quả ước lượng hiệp phương sai các biến Quan hệ các biến Ước lượng S.E. C.R. p-value SUP <--> COW .597 .129 4.615 *** PRO <--> COW .553 .123 4.505 *** PRO <--> PAY .672 .149 4.506 *** PAY <--> WORK .659 .154 4.278 *** WORK <--> JSS .860 .172 5.006 *** SUP <--> PRO 1.054 .175 6.015 *** SUP <--> PAY .673 .153 4.399 *** SUP <--> WORK .800 .165 4.860 *** SUP <--> JSS .995 .180 5.516 *** PAY <--> COW .351 .108 3.250 .001 WORK <--> COW .603 .131 4.583 *** JSS <--> COW .493 .122 4.025 *** PRO <--> WORK .905 .167 5.421 *** PRO <--> JSS .942 .172 5.483 *** PAY <--> JSS .836 .170 4.923 *** Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng AMOS 22.0 4.5 Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Phương trình cấu trúc tuyến tính cho phép đánh giá cả các sai số đo lường (thông qua các phần dư ei) hợp nhất các khái niệm nghiên cứu khó đo lường và trừu tượng (Hair và cộng sự, 2006; Kline, 2011). Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy Chí –square/df = 1.709 < 2, df = 190, p –value = 0.000 < 0.05, TLI = 0.914, CFI = 0.929 lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.068 < 0.08. Điều đó chứng tỏ mô hình phân tích phù hợp với dữ liệu thị trường
  • 14. Hình 6 Kết quả SEM (chuẩn hóa) các biến nghiên cứu trong mô hình Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0 Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc cho thấy quan hệ giữa biến COW với biến JSS không có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.0.929 > 0.05) (bảng 7). Điều đó cho thấy biến đồng nghiệp có không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự hài lòng công việc. Hay nói cách khác ta bác bỏ giả thuyết H4. Bảng 7 hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value JSS <--- WORK .165 .106 1.561 .119 JSS <--- PAY .303 .091 3.336 *** JSS <--- PRO .201 .138 1.461 .144 JSS <--- SUP .300 .117 2.566 .010 JSS <--- COW -.010 .109 -.089 .929 Nguồn: Kết quả ước lượng từ AMOS 22.0
  • 15. Tiếp tục loại biến COW khỏi mô hình nghiên cứu tiến hành phân tích bằng SEM lần 2 ta có kết quả hệ số Chi – square = 0.1714, df = 121, p-value = 0.000, TLI = 0.926; CFI = 0.942 lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.068 < 0.08. Điều đó chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường khi đã bỏ biến COW Hình 7 Kết quả SEM (chuẩn hóa) lần 2 Nguồn: Kết quả phân tích bằng AMOS 22.0 Kết quả ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy biến PRO không có tác động tới biến JSS một cách rõ ràng (p-value = 0.138 > 0.05) (bảng 8). Điều đó cho thấy nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến” không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự “hài lòng công việc” của nhân viên. Hay nói cách khác ta bác bỏ giả thuyết H2 Bảng 8 Hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value JSS <--- WORK .155 .097 1.592 .111 JSS <--- PAY .303 .091 3.333 *** JSS <--- PRO .202 .136 1.482 .138
  • 16. Tác động Hệ số ước lượng (Beta) S.E. C.R. p-value JSS <--- SUP .298 .113 2.637 .008 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ AMOS 22.0 Tiếp tục loại biến PRO khỏi mô hình tiến hành phân tích SEM lần 3 cho thấy Chi – square/df = 1.766 < 2, df =71, p-value = 0.000, TLI = 0.937; CFI = 0.951 lớn hơn 0.9, RMSEA = 0.071 < 0.08. Điều đó cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thì trường. Hình 8 Kết quả SEM (chuẩn hóa) lần 3 Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng AMOS 22.0 Kết quả ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa cho thấy cả ba biến WORK, PAY và SUP đều có ảnh hưởng tích cực đến biến JSS (p-value < 0.05, xem bảng 9). Hay nói cách khác ta chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu H1, H3 và H5 Bảng 9 Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa các hệ số hồi quy Tác động Ước lượng chuẩn chưa hóa S.E. C.R. p-value Ước lượng chuẩn hóa R2
  • 17. Tác động Ước lượng chuẩn chưa hóa S.E. C.R. p-value Ước lượng chuẩn hóa R2 JSS <--- WORK .206 .090 2.301 .021 .217 0.643JSS <--- PAY .328 .096 3.429 *** .320 JSS <--- SUP .409 .094 4.365 *** .428 Nguồn: Kết quả ước lượng từ AMOS 22.0 Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của ba biến độc lập WORK, PAY, SUP đến biến phụ thuộc JSS là khác nhau. Theo đó ảnh hưởng của biến SUP là lớn nhất (β = 0.428), tiếp đến là biến PAY (β = 0.320) và cuối cùng là biến WORK (β = 0.217). Hệ số R2 = 0.643 chứng tỏ ba biến độc lập giải thích được 64.3% biến thiên của biến phụ thuộc JSS. 4.4 Đánh giá mức độ hài lòng tổng thể và hài lòng với từng thành phần công việc Để đánh giá mức độ hài lòng công việc (tổng thể) và sự hài lòng với từng thành phần công việc. Nhóm tác giả sử dụng giá trị trung bình điểm nhân tố và độ lệch chuẩn để đánh giá. Kết quả phân tích cho thấy điểm trung bình của người lao động hiện tại không đạt ở mức cao. Điểm trung bình hài lòng tổng thể là 4.4366 là mức trung bình thấp trong thang đo Likert 7 điểm. Đồng thời độ lệch chuẩn cũng khá lớn (lớn hơn 1) điều đó cho thấy có sự phân tán trong kết quả trả lời của những người lao động khác nhau về mức độ hài lòng công việc. Nhân tố có điểm đánh giá cao nhất là nhân tố “lãnh đạo” điểm trung bình là 5.125, tiếp theo là nhân tố “bản chất công việc” có điểm trung bình là 4.8925 và cuối cùng là nhân tố “thu nhập” có điểm trung bình ở mức 4.333, các độ lệch chuẩn trong các câu trả lời cũng ở mức khá lớn (xem bảng 10). Điều đó cũng cho thấy có sự biến động trong các kết quả trả lời của những người lao động khác nhau. Bảngn10 Kết quả đánh giá của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc Nhân tố đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn Bản chất công việc 4.8925 1.25698 Thu nhập 4.3376 1.35905 Lãnh đạo 5.1252 1.13072 Hài lòng công việc 4.4366 1.35830 Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22.0 5. THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự hài lòng công việc của lao động khối văn phòng tại Hà Nội chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính trong năm nhân tố đưa vào mô hình là (1) bản chất
  • 18. công việc, (2) thu nhập và (3) lãnh đạo. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Đào Trung Kiên và cộng sự (2013) khi đánh giá sự hài lòng công việc của nhân viên tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Trong khi nghiên cứu tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng là (1) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (2) lãnh đạo, (3) đồng nghiệp và (4) thu nhập. Điều này có thể được lý giải là do đặc thù công việc khác nhau. Trong khi nghiên cứu của Đào Trung Kiên và cộng sự (2013) được thực hiện tại tuyến cơ sở là những người làm việc trực tiếp không phải nhân viên văn phòng và Tập đoàn Viễn thông Quân đội cũng là tập đoàn có phong cách làm việc khác với các đơn vị khác (là một doanh nghiệp quốc phòng). Điểm giống nhau giữa hai nghiên cứu là mức độ hài lòng công việc của cả hai nghiên cứu đều ở mức thấp. Điều đó chứng tỏ người lao động hiện nay chưa hài lòng với công việc của mình. Điều đó cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp hơn đồng thời các áp lực về chỉ tiêu và cả các đe dọa mất việc có thể làm cho người lao động cảm thấy không hài lòng. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều đơn vị giảm biên chế với đội ngũ lao động gián tiếp như hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến nghiên cứu đến sự hài lòng công việc là khác nhau. Anh hưởng lớn nhất là biến “lãnh đạo”, tiếp theo là biến “thu nhập” và cuối cùng là biến “bản chất công việc”. Như vậy có thể thấy với áp lực giữ việc hiện nay nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến” không còn là một yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng tới sự hài lòng công việc. Nhân tố “đồng nghiệp” cũng cho thấy không có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động. 6. HÀM Ý NGHIÊN CỨU (KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH) Kết quả phân tích này đưa đến cho các nhà quản lý lao động một số hàm ý nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng nhân viên để họ gắn bỏ hơn với tổ chức. Thứ nhất các công ty, đơn vị cần chú ý đến việc đảm bảo yếu tố về tính phù hợp trong công việc của người lao động. Điểm đánh giá hiện tại cũng ở mức thấp. Để cải thiện có thể xem xét, rà soát lại việc bố trí lao động cho phù hợp. Người lao động cần được bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo. Tránh việc bố trí lao động không phù hợp với chuyên môn và năng lực thực hiện gây áp lực cho người lao động và có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc. Đơn vị cũng nên xem xét môi trường làm việc tránh việc để công việc lặp đi, lặp lại một cách nhàm chán đối với người lao động. Việc giao việc cho người lao động phải có tính thách thức khả năng của
  • 19. nhân viên, luôn đòi hòi nhân viên có những nỗ lực vừa phải không vượt quá năng lực đảm nhận của họ. Thứ hai cải thiện quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Hiện nay quan hệ nay được xem là tốt nhất trong các nhân tố. Tuy nhiên các đơn vị sử dụng lao động cũng cần lưu ý đặc biệt với lãnh đạo cấp trung, người trực tiếp quản lý lao động. Một số điểm cần chú ý trong quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cần được quan tâm là (1) luôn đối xử công bằng giữa các cấp dưới với nhau; (2) Coi trọng năng lực làm việc hơn là các quan hệ cá nhân; (3) Luôn quan tâm hỗ trợ cấp dưới trong quá trình làm việc; (4) Thể hiện được năng lực dẫn dắt, điều hành công việc thuộc phạm vị mình phụ trách; (5) Luôn khuyến khích và coi trọng tài năng cũng như sự đóng góp của nhân viên kể cả những đóng góp nhỏ nhất. Vinh danh nhân viên nếu có cơ hội; (4) Để nhân viên tham gia nhiều vào các quyết định của đơn vị, tiếp thu các ý kiến đóng góp từ nhân viên đối với các quyết định của đơn vị. Thứ ba đối với yếu tố thu nhập, các đơn vị cần xem xét việc tính trượt giá hàng năm để nâng lương, thưởng cho nhân viên để họ có thể đảm bảo cuộc sống của họ. Từ đó họ mới có thể yên tâm cống hiến cho đơn vị. Thu nhập cần được chi trả công bằng giữa những người lao động khác nhau. Thu nhập nên chi trả theo mức đóng góp và mức độ hoàn thành công việc. Đơn vị có thể chủ động xây dựng các định mức trả lương thông qua kết quả đóng góp và hoàn thành công việc của nhân viên. Xem xét mức thu nhập tương xứng với kết quả làm việc của nhân viên trong mối quan hệ với các đơn vị trong ngành hoặc các ngành khác, đảm bảo mức thu nhập có tính cạnh tranh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí phát triển khoa học, 8, 1 - 9. Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng: Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với AMOS, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương (2011), ‘Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản xuất tại tập đoàn Tân Hiệp Phát’, Phát triển kinh tế, 248, 1 - 8.
  • 20. Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh & Vũ Đức Nga (2013), Ứng dụng mô hình JDI đánh giá sự hài lòng công việc người lao động tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội/ http://nghiencuudinhluong.com/nghien-cuu/xu-the/danh-gia-muc-do-hai-long-cong-viec- nguoi-lao-dong-tuyen-co-so-tai-tap-doan-vien-viettel/ [Truy cập ngày 5/12/2013] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích sữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê Nguyễn Đình Thọ (2011), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động xã hội. Tiếng Anh Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall. Luddy, N. (2005), Job satisfaction amongst employees at a public Health Institution in the Western Cape, Master thesis, University of the Western Cape. Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill, New York. Saari, L.M., & Judge, T.A.,(2004), Employee attitudes and job satisfaction, Human resource Management, 43(4), 395 – 407. Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969), The searurement of satisfaction in work and ritirement, Chicago, Rand McNally. Suanders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2007), Research method for business students, England: Pearson Education Limited, Edinburgh Gate, Harlow, Essex CM202 JE. Spector (1997), Job satisfaction application assessment, Causes, and, consequesces, Thourand Oaks, Califonia. Price, J.L. (1997), ‘Handbook of organizational measurement’, International Journal of Manpower, 18, 303- 558.