SlideShare a Scribd company logo
1 of 215
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THẨM PHÁN
PHẦN CHUNG
(Tập bài giảng cho Khóa 1)
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. TS. Nguyễn Văn Thuân
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 5
2. Ths. Lê Hồng Quang
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Bài 3
3. Ths. Nguyễn Thanh Mận
- Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án
Bài 6
4. Ths. Thái Bá Diệp
Trưởng phòng, Vụ Tổ chức - Cán bộ
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 2
5. Nguyễn Thế Trung
- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng
ban thường trực Ban Dân vận Trung ương
Bài 4
6. Ngô Cường
- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 1
BÀI 1:
LỊCH SỬ NGÀNH TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
1945 ĐẾN NĂM 1958
1. Toà án trong những ngày đầu thành lập Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa
1.1. Thiết lập Toà án Quân sự
Ngày 13-9-1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự. Theo Điều 1
của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm: ở Bắc
bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ
tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho. Uỷ
ban nhân dân Trung bộ và Nam bộ, trong địa hạt hai bộ ấy, có thể
đề đạt lên Chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi
trọng yếu khác. Về thẩm quyền xét xử, Toà án quân sự xử tất cả
những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền
độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trừ trường hợp
phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân
luật (Điều 2). Toà án quân sự xét xử tất cả các hành vi phạm tội
được thực hiện trước hoặc sau ngày 19-8-1945. Ngoài ra, đối với
những nơi ở xa các Toà án quân sự đã được thành lập theo Sắc
lệnh này, thì trong những trường hợp đặc biệt, Chính phủ “có thể
cho Uỷ ban nhân dân địa phương thành lập một Toà án quân sự
có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc
định trong Sắc lệnh này” (Điều 7).
1.2. Thiết lập Toà án đặc biệt
Ngày 23-11-1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 64 thiết lập một
ban Thanh tra đặc biệt. Điều 1 Sắc lệnh quy định Ban Thanh tra
đặc biệt có nhiệm vụ “đi giám sát tất cả các công việc và các nhân
viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Điều 3
5
quy định: “Sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử
những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của
Chính phủ do ban Thanh tra truy tố”. Toà án đặc biệt do Chủ tịch
Chính phủ lâm thời làm Chánh án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ
trưởng Bộ Tư pháp làm Hội thẩm (Điều 4). Toà án đặc biệt có
toàn quyền định, có thể tuyên án tử hình. Những án tuyên lên sẽ
thi hành trong 48 giờ (Điều 6). Ban Thanh tra và Toà án đặc biệt
được lập ra chỉ có tính chất tạm thời (Điều 7).
2. Toà án trong giai đoạn từ năm 1946 đến trước công
cuộc Cải cách tư pháp năm 1950
2.1. Thiết lập hệ thống Toà án thường
2.1.1. Ngày 24-1-1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà
án và các ngạch Thẩm phán. Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định
một cách đầy đủ việc tổ chức giải quyết các tranh chấp, xử phạt
các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức các Toà án và quy định
tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán; cụ thể
như sau:
a. Theo quy định ở tiết thứ nhất thì Ban tư pháp xã được
thành lập ở cơ sở cấp xã “ở mỗi xã, ban thường vụ của Uỷ ban
hành chính cấp xã gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký (theo
Điều 75 Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 tổ chức chính quyền
nhân dân) sẽ kiêm cả việc tư pháp. Cả ba uỷ viên trong Ban tư
pháp ấy đều có quyền quyết nghị. Thư ký giữ công việc lục sự, lưu
trữ công văn, làm các giấy tờ, biên bản... Mỗi tuần lễ Ban tư pháp
phải họp ít nhất là một lần, họp công khai ở trụ sở của Uỷ ban”
(Điều 2). Ban tư pháp xã có quyền: hoà giải tất cả các việc dân sự
và thương sự; phạt các việc vi cảnh từ năm hào đến sáu đồng bạc
(nếu người bị phạt không chịu nộp phạt, thì Ban tư pháp lập biên
bản và đệ lên Toà án sơ cấp xét xử); thi hành những mệnh lệnh
của các Thẩm phán cấp trên. Ban tư pháp xã không có quyền tịch
thu tài sản của ai và cũng không có quyền bắt bớ, giam giữ ai, trừ
6
khi có trát nã của một Thẩm phán hay khi thấy người phạm tội quả
tang (Điều 3 và Điều 4).
b. Theo quy định ở tiết thứ hai thì “ở mỗi quận (phủ, huyện,
châu) có một Toà án sơ cấp, quản hạt là địa hạt quận. Nếu cần một
Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thay đổi quản hạt
được”. Toà án sơ cấp gồm có: một Thẩm phán, một lục sự và một
hay nhiều Thư ký giúp việc. Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên toà
công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà, Thẩm
phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản, án từ.
Ngoài ra Sắc lệnh còn quy định “ở các thành phố và thị xã, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt Toà án sơ cấp tổ chức theo các
nguyên tắc nói trên” (Điều 11).
c. Theo quy định ở tiết thứ ba thì “ở mỗi tỉnh và ở các thành
phố Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn - Chợ Lớn có một Toà án đệ
nhị cấp. Quản hạt Toà án này theo giới hạn của địa hạt tỉnh hay
thành phố. Nếu cần, một Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có
thể thay đổi quản hạt được”. Đồng thời tuỳ theo sự quan trọng, các
Toà án đệ nhị cấp sẽ chia ra làm bốn hạng do Nghị định của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp ấn định. Ngoài các thành phố kể trên, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt thêm Toà án đệ nhị cấp ở các thành
phố khác.
Về tổ chức trong một Toà án, thì Toà án đệ nhị cấp gồm có
một Chánh án, một biện lý, một dự thẩm, một chánh lục sự và
những thư ký giúp việc. Tuỳ nơi nhiều việc hay ít việc, có thể tăng
thêm số Thẩm phán và lục sự, hay để một Thẩm phán kiêm nhiều
chức vụ.
Về xét xử thì mỗi tuần lễ, ít ra cũng phải có hai phiên toà
công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Khi xét xử về dân sự,
thương sự, Chánh án xử một mình. Khi xét xử các việc tiểu hình,
phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (Điều 17).
Theo quy định tại Điều 20, thì các trường hợp không thể cùng làm
phụ thẩm trong một Toà án bao gồm “các người thân thuộc hay
thích thuộc với nhau cho đến bậc thứ ba, các người thân thuộc hay
thích thuộc với các Thẩm phán hoặc với các người đương sự cho
7
đến bậc thứ ba” và “không ai có thể làm phụ thẩm trong một việc
mà mình là người đương sự hoặc đã điều tra, hoặc đã làm chứng
hay làm giám định” (Điều 21). Sắc lệnh quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của phụ thẩm nhân dân rất cụ thể, họ “có bổn
phận là lấy trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc
rồi phát biểu ý kiến một cách công bằng không vì nể, vì sợ một thế
lực nào, vì lợi ích riêng hay tư thù mà bênh vực ai hay làm hại ai.
Các phụ thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trong lúc
nghị án. Nếu tiết lộ bí mật ấy ra sẽ bị Toà thượng thẩm phạt từ sáu
tháng đến hai năm tù”. Trước khi mở phiên toà các phụ thẩm nhân
dân không được đọc hồ sơ, nhưng tại phiên toà họ có quyền yêu
cầu ông Chánh án (Chủ toạ phiên toà) hỏi thêm các bị cáo và cho
biết các tài liệu có trong hồ sơ. Ông Chánh án phải hỏi ý kiến các
phụ thẩm về tội trạng của các bị cáo và về hình phạt rồi tự mình
quyết định. Tuy nhiên, về các vấn đề thủ tục, tạm tha và các vấn
đề khác liên quan đến hộ hay thương mại, ông Chánh án không
phải hỏi ý kiến các phụ thẩm nhân dân.
Đối với các việc đại hình, khi xét xử Toà đệ nhị cấp gồm có
năm người cùng ngồi xử và đều có quyền quyết nghị, đó là: Chánh
án Toà đệ nhị cấp ngồi ghế Chánh án (Chủ toạ phiên toà); hai
Thẩm phán làm phụ thẩm chuyên môn được chọn trong các Thẩm
phán của Toà án đệ nhị cấp hay của Toà án sơ cấp trong quản hạt,
do ông Chánh nhất Toà thượng thẩm chỉ định mỗi năm một lần.
Tuy nhiên, trong năm, ông Chánh nhất có thể quyết định việc thay
đổi hai vị phụ thẩm chuyên môn; hai phụ thẩm nhân dân được
chọn bằng cách rút thăm ở danh sách các phụ thẩm nhân dân do
Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố lập vào hồi đầu năm.
Theo quy định tại Điều 34, thì Toà đại hình xử sơ thẩm,
ông biện lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống án lên Toà
thượng thẩm.
d. Theo quy định ở tiết thứ tư thì ở mỗi kỳ, có một Toà
thượng thẩm; Toà thượng thẩm ở Bắc Kỳ đặt ở Hà Nội; Toà
thượng thẩm Trung Kỳ đặt ở Thuận Hoá (Huế); Toà thượng thẩm
Nam Kỳ đặt ở Sài Gòn. Mỗi Toà thượng thẩm gồm có một Chánh
8
nhất, các Chánh án phòng, các hội thẩm, một chưởng lý, một hay
nhiều phó chưởng lý, những tham lý, một chánh lục sự, các lục sự,
những tham tá và thư ký. Về cách tổ chức các Toà thượng thẩm và
số các Chánh án, hội thẩm, phó chưởng lý, tham lý và lục sự ở mỗi
Toà do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định. “Khi phúc lại các án tiểu
hình và đại hình, ngoài ông Chánh án và hai hội thẩm, phải có
thêm hai phụ thẩm nhân dân có quyền quyết nghị và chọn bằng
cách rút thăm... (Điều 38). Danh sách các phụ thẩm nhân dân tại
Toà thượng thẩm có từ 50 đến 100 người chọn trong nhân dân kỳ
và sẽ do Uỷ ban hành chính kỳ lập vào hồi đầu năm sau khi hỏi ý
kiến ông chưởng lý. Trong việc đại hình, nếu trước Toà thượng
thẩm một bị cáo không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một
luật sư để bào chữa cho bị cáo.
đ. Về tổ chức các ngạch Thẩm phán gồm có hai ngạch
Thẩm phán: ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp
làm việc ở Toà sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Toà
đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm. Các Thẩm phán đệ nhị cấp chia
ra làm hai chức vị: các Thẩm phán xử án do ông Chánh nhất Toà
thượng thẩm đứng đầu và các Thẩm phán của công tố viện
(Thẩm phán buộc tội) do ông chưởng lý đứng đầu. Khi xét xử,
Thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình.
Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
công việc xử án.
Trong Sắc lệnh này cũng quy định một cách rất cụ thể về
tiêu chuẩn của Thẩm phán, cách tuyển chọn và đối tượng được
tuyển chọn (bao gồm cả các quan lại cũ đã từng làm Thẩm phán,
các lục sự Toà nam án đệ nhị cấp cũ), quyền và nghĩa vụ của
Thẩm phán, kỷ luật đối với Thẩm phán và y phục của Thẩm phán.
2.1.2. Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan trong
những ngày đầu mới giành chính quyền, việc xây dựng hệ thống
Toà án theo Sắc lệnh 13 ngày 24-01-1946 chưa thực hiện được
đầy đủ ở khắp các địa phương trong toàn quốc. Do đó, Chính
phủ đã ra Sắc lệnh số 22-B ngày 18-12-1946 để quyền trợ cấp tư
pháp cho Uỷ ban hành chính ở những nơi chưa đặt được Toà án
biệt lập. Theo Sắc lệnh này, ở nơi nào chưa thiết lập được Toà
9
án thì Uỷ ban hành chính sẽ kiêm việc tư pháp; Uỷ ban tỉnh có
quyền hạn như Toà án đệ nhị cấp; Uỷ ban phủ, huyện, châu có
quyền hạn như Toà án sơ cấp.
Ở tỉnh đương sự có quyền chống án lên Toà thượng thẩm
(Điều 4) khi phúc thẩm, Toà thượng thẩm chỉ xét về nội dung vụ
kiện, còn về hình thức, nếu có chỗ sai lầm mà không hại đến nội
dung vụ án thì Toà thượng thẩm có thể tuỳ nghi công nhận hiệu
lực của bản án bị kháng cáo như không có sự sai lầm ấy (Điều 5).
2.1.3. Tiếp theo Sắc lệnh số 13 ngày 24-01-1946, Chính
phủ đã ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 ấn định thẩm
quyền các Toà án và sự phân công giữa các thành viên trong
Toà án. Chương thứ nhất của Sắc lệnh quy định cụ thể về thẩm
quyền các Toà án.
2.1.4. Như vậy, từ sau ngày 13-9-1945 đến sau ngày 24-01-
1946, ở nước ta đã có 3 loại Toà án: Toà án Quân sự, Toà án đặc
biệt, Toà án thường. Nhằm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
giữa các Toà án này, chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 43 ngày
3-4-1946 lập ở mỗi kỳ “một hội đồng phân định thẩm quyền giữa
Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường”. Sắc lệnh này
cũng đã quy định cách thức giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền
giữa Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường.
2.1.5. Ngày 9-11-1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. Tại
Chương VI bản Hiến pháp này quy định về “Cơ quan tư pháp”,
theo đó Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
gồm có: Toà án tối cao; các Toà án phúc thẩm; các Toà án đệ nhị
cấp và sơ cấp (Điều 63). Các viên Thẩm phán đều do chính phủ bổ
nhiệm (Điều 64). Về các nguyên tắc xét xử gồm có: “Trong khi xử
việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến
nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết nghị với Thẩm phán nếu là
việc đại hình (Điều 65); Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng
nói của mình trước Toà án (Điều 66); các phiên Toà án đều phải
công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được
quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư (Điều 67); trong khi xét
10
xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác
không được can thiệp (Điều 69)”.
Tuy nhiên, thực dân pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa,
chiến tranh nổ ra, toàn quốc kháng chiến, nên hệ thống Toà án
chưa tổ chức được theo Hiến pháp 1946.
Để đáp ứng công tác xét xử trong hoàn cảnh kháng chiến
ngày 29-12-1946 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông lệnh số 12/NV-
CT về tổ chức Tư pháp trong tình thế đặc biệt. Bản Thông lệnh
này cùng với bản Thông lệnh số 6/NV-CT ngày 28-12-1946 về tổ
chức chính quyền trong thời kỳ đặc biệt là những cơ sở pháp lý để
tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án trong thời kỳ kháng
chiến được linh hoạt. Toàn văn Thông lệnh số 12/NV-CT như sau:
“1) Ở mỗi khu, Bộ trưởng Tư pháp sẽ đặt một giám đốc tư
pháp để trông coi việc tư pháp trong khu và giúp ý kiến cho Uỷ
ban bảo vệ khu. Uỷ ban này mỗi khi ra quyết định gì có liên can
đến tư pháp, bắt buộc phải hỏi ý kiến của giám đốc tư pháp. Giám
đốc tư pháp đặt dưới quyền kiểm soát của Uỷ ban bảo vệ khu và
trong trường hợp không liên lạc được với trung ương, thì giám đốc
tư pháp đặt dưới quyền điều khiển của Uỷ ban bảo vệ khu.
2) Uỷ ban bảo vệ khu có uỷ nhiệm để thi hành quyền công tố
sau khi hỏi ý kiến giám đốc tư pháp. Các biện lý và công cáo uỷ
viên đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Uỷ ban bảo vệ khu.
Các Uỷ ban bảo vệ tỉnh, huyện (phủ hay châu) và xã không có
quyền ra lệnh cho các Toà án. Ở trường hợp không liên lạc được
với nhau, thì Uỷ ban bảo vệ khu có thể tạm uỷ quyền cho Uỷ ban
bảo vệ tỉnh để ra lệnh cho biện lý và công cáo uỷ viên thuộc quản
hạt Uỷ ban bảo vệ tỉnh sau khi nghe các ông này bày tỏ ý kiến.
Khi liên lạc được thì Uỷ quyền ấy sẽ hết hiệu lực.
3) Ở mỗi khu sẽ đặt một hay nhiều Toà án Quân sự. Các bộ
trưởng Tư pháp và Nội vụ có thể uỷ quyền cho Uỷ ban bảo vệ khu
để lập các Toà án Quân sự.
4) Nếu có sự tương tranh giữa Toà án quân sự và Toà án
thường thì Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ khu, Chánh án Toà án quân sự
11
và giám đốc tư pháp hợp thành hội đồng phân định thẩm quyền.
Chủ tịch Hội đồng là chủ tịch Uỷ ban bảo vệ khu.
5) Ở các Toà án thường, nếu tính thế bắt buộc, Chánh án sau
khi thảo thuận với biện lý và Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ tỉnh, có thể
xử một mình các việc hình mà không cần có phụ thẩm nhân dân
hay chuyên môn.”
2.1.6. Căn cứ vào Thông lệnh tổ chức tư pháp trong tình
thế đặc biệt, ngày 01-01-1947, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị
định số 5-ĐB tạm đình chỉ công việc xử án của các Toà thượng
thẩm, điều thứ nhất Nghị định nêu: “Tạm đình chỉ công việc xử
án các toà Thượng thẩm Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ cho đến khi
có lệnh mới”.
Ngày 12-4-1947, Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 44-DB
“thiết lập ở khu một Hội đồng phúc án”. Nghị định nêu rõ: “Nay
thiết lập ở mỗi khu hay trong nhiều khu một Hội đồng phúc án
(Điều 1)”; Hội đồng phúc án nói trên sẽ thay thế Toà Thượng thẩm
kỳ để xét lại trong quản hạt, những việc thuộc thẩm quyền Toà
Thượng thẩm (Điều 2); thành phần Hội đồng phúc án định như
sau: Một Chánh Hội đồng; hai Hội thẩm do Bộ Tư pháp chỉ định
trong các Thẩm phán; hai Hội thẩm do Bộ Tư pháp chỉ định trong
các Thẩm phán và Giám đốc Tư pháp; một thư ký do Giám đốc Tư
pháp khu chỉ định, sẽ giữ chức lục sự; về hình sự cũng như dân sự,
sẽ xử không có công tố viên; Trong những việc đại hình và tiểu
hình, cách chỉ định phụ thẩm nhân dân sẽ theo pháp luật hiện hành
ở trước các Toà Thượng thẩm (Điều 3). Tiếp đó, Bộ Tư pháp đã
ban hành Nghị định số 61 DB ngày 9-5-1947 tổ chức các Hội
đồng phúc án, quy định chi tiết thêm về quản hạt và nhiệm vụ của
Hội đồng phúc án, thủ tục thi hành (thủ tục tố tụng - chú thích của
Ban biên soạn) trước Hội đồng phúc án; các biệt lệ trong việc xét
xử các vụ án hình sự, các vụ án dân sự.
Ngày 6-3-1948 Bộ Tư pháp ra Nghị định số 11-MT (sau đó
là Nghị định số 20 MT ngày 24-5-1948 bãi bỏ Nghị định 11-MT)
quy định lập Công tố viên tại Hội đồng phúc án.
2.1.7. Ngày 26-5-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 185-SL
ấn định thẩm quyền các Toà án sơ cấp và đệ nhị cấp theo
12
hướng tăng thẩm quyền cho các Toà án này so với Sắc lệnh số
51 ngày 17-4-1946.
2.2. Thiết lập hệ thống Toà án binh
2.2.1. Ngày 23-8-1946 Chính phủ ra Sắc lệnh số 163 tổ chức
Toà án binh lâm thời đặt ở Hà Nội:
“Điều thứ nhất. Trong khi chờ đợi Sắc lệnh tổ chức của Toà
án binh chính thức được ban hành, nay lập một Toà án binh lâm
thời trụ sở đặt ở Hà Nội”.
Điều thứ 2. Toà án binh lâm thời có thẩm quyền xét xử:
- Các quân nhân phạm pháp bất cứ về một tội gì, trừ những
tội vi cảnh thuộc thẩm quyền các Toà án tư pháp và những
“thường tội” định ở điều thứ 49 Sắc lệnh số 71 ngày 22 tháng 5
năm 1945 thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy quân đội;
- Những nhân viên các ngành chuyên môn trong quân đội,
những người làm việc trong quân đội như công nhân, chủ thầu, khi
phạm pháp có liên can đến quân đội;
- Những người thuộc bất cứ hạng nào mà phạm pháp ở trong
các đồn trại, quân y viện, nhà đề lao binh hoặc một cơ quan nào
của quân đội, hoặc phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội.
*Ngày 16-2-1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 19-SL Tổ chức
các Toà án binh khu trên toàn cõi Việt Nam (trừ các Toà án binh
tại mặt trận):
“Điều thứ 2. - Ở mỗi khu sẽ đặt một Toà án binh. Nhưng nếu
xét cần, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể ký Nghị định lập thêm
trong khu một hay nhiều Toà án binh ở những nơi quân đội đóng.
Điều thứ 3. - Mỗi Toà án binh gồm có:
- Một Chánh án và hai Hội thẩm ngồi xử;
- Một Uỷ viên Chính phủ ngồi buộc tội;
- Một lục sự chép các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má.
Chánh án là khu trưởng hoặc một quân nhân từ cấp trung
đoàn trưởng trở lên, do khu trưởng đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng chuẩn y.
13
Hội thẩm thứ nhất là một Thẩm phán đệ nhị cấp ngạch tư
pháp do Giám đốc tư pháp khu đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng chuẩn y.
Hội thẩm thứ hai là một quân nhân thuộc cấp chỉ huy do khu
trưởng đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y.
Uỷ viên Chính phủ là chính trị viên khu hoặc một quân nhân
thuộc cấp chính trị viên trung đoàn trở lên do chính trị viên khu đề
cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y.
Lục sự là một quân nhân do khu trưởng chỉ định.
Đối với mỗi chức vụ kể trên, sẽ cử một nhân viên chính
thức và một nhân viên dự khuyết thay nhân viên chính thức khi
mắc bận.
*Ngày 25-4-1947 Chính phủ ra Sắc lệnh số 45 quy định tổ
chức và hoạt động của Toà án binh tối cao.
Điều 1: “Nay đặt một Toà án binh tối cao, quản hạt là toàn
cõi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
*Ngày 5-7-1947 Chính phủ ra Sắc lệnh số 59 thành lập Toà
án binh khu trung ương.
Điều 1: “Nay đặt tại Bộ Quốc phòng một Toà án binh gọi
là: Toà án binh khu trung ương”.
2.2.2. Để kịp thời trừng trị những tội phạm xảy ra tại những
nơi đang có chiến sự, liên bộ Quốc phòng- Tư pháp đã ra Thông
lệnh liên bộ số 11-NV-CT ngày 28-12-1946, số 32-TL-ĐB ngày
16-2-1947 và số 60- TT ngày 23-5-1947 về thiết lập Toà án binh
tại mặt trận.
2.2.3. Như vậy, trước ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-
1946), trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chỉ có một Toà án binh lâm
thời đặt tại Hà Nội được tổ chức theo Sắc lệnh 163 ngày 23-8-
1946. Nhưng sau đó chính phủ đã ban hành 3 sắc lệnh (Sắc lệnh
163 tự hết hiệu lực) và thông lệnh tổ chức các Toà án binh mới:
- Sắc lệnh số 19- SL ngày 14-2-1947 tổ chức các Toà án binh
khu trên toàn cõi Việt Nam;
14
- Sắc lệnh số 45- SL ngày 25-4-1947 Tổ chức Toà án binh
tối cao;
- Sắc lệnh số 59- SL ngày 5-7-1947 tổ chức Toà án binh khu
Trung ương.
- Thông lệnh liên bộ Quốc phòng - Tư pháp số 60-TL ngày
28-5-1947 tổ chức Toà án binh tại mặt trận.
Thông tư số 64-TT ngày 06-8-1947 về phân biệt Tòa án binh
và Tòa án thường nêu rõ:
a) Toà án Quân sự có quyền xử tất cả mọi người phạm tội có
tính cách chính trị, chỉ trừ khi người phạm tội là binh sĩ thì để
thuộc quyền Toà án binh xử.
b) Toà án binh thì có quyền xét xử tất cả quân nhân phạm
pháp dù họ phạm vào các tội có tính cách nhà binh hay các tội
định trong hình luật chung.
Nên để ý trong sắc lệnh nói rõ là quân nhân nghĩa là những
người tuyển theo quy tắc quân đội Quốc gia. Còn các đội cảnh vệ,
công an.v.v... thuộc hành chính thì vẫn thuộc quyền Tòa án tư
pháp hoặc Tòa án quân sự tùy từng trường hợp.
2.3. Hoàn thiện hệ thống Toà án Quân sự
Ngày 14-02-1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 21 về tổ
chức các Toà án Quân sự, Sắc lệnh này bãi bỏ các Sắc lệnh về Toà
án Quân sự: Sắc lệnh ngày 13-9-1945, ngày 26-9-1945, ngày 29-9-
1945, ngày 28-12-1945, ngày 15-01-1946. Để hướng dẫn thi hành
Sắc lệnh số 21 nêu trên, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 82
ngày 25-02-1946. Ngày 8-02-1948, bộ Tư pháp ra Thông tư số
28/HC định thẩm quyền của Toà án Quân sự. Tiếp đó, Chính phủ
ban hành Sắc lệnh số 170-SL ngày 14-4-1948 tổ chức lại các Toà
án Quân sự.
2.4. Giải thể Toà án đặc biệt
Ngày 18-12-1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 138-B/SL thành
lập Ban Thanh tra Chính phủ. Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Nay bãi
bỏ Sắc lệnh số 64 ngày 23-11-1945 thành lập Ban Thanh tra đặc
15
biệt”. Như vậy, Sắc lệnh này đã giải thể Toà án đặc biệt được
thành lập theo Sắc lệnh 64 ngày 23-11-1945.
3. Toà án trong giai đoạn cải cách tư pháp 1950 đến 1958
Như vậy, sau gần 5 năm kể từ ngày giành được chính quyền,
chúng ta đã bãi bỏ bộ máy tư pháp của chế độ chính quyền, thực
dân, phong kiến, thiết lập những Toà án mới, trong đó có Toà án
Quân sự và Toà án binh. Tuy nhiên, các Toà án thường còn mang
nặng những ảnh hưởng của nền tư pháp cũ. Thực hiện một cách
máy móc “Toà án tư pháp sẽ độc lập với các Cơ quan hành chính”
(Điều 42 Sắc lệnh số 13 ngày 24-01-1946). “Vậy các Toà án trong
thời kỳ kháng chiến vẫn độc lập với Uỷ ban hành chính. Uỷ ban
này không có quyền kiểm soát, điều khiển các Toà án. Các Thẩm
phán không phải báo cáo với Uỷ ban hành chính” (Thông tư số
693 ngày 25-9-1947 của Bộ Tư pháp).
Mặc dầu Sắc lệnh số 47 ngày 10-10-1945 cho giữ tạm thời
các luật lệ cũ đã chỉ rõ ràng “những điều khoản trong luật lệ cũ
được tạm giữ lại do Sắc lệnh này chỉ thi hành khi nào không trái
với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ
cộng hoà”. Và Thông tư số 34-NV-TP/CT ngày 7-01-1947 của
liên Bộ Nội vụ - Tư pháp cũng đã chỉ rõ: “Các Thẩm phán phải
làm việc với tinh thần chiến đấu, nêu cao gương hy sinh và xung
phong cho dân chúng theo, nên hết sức gần dân, săn sóc đến dân,
đi đến dân chứ không đợi dân đi đến mình”.
Nhưng nhiều Thẩm phán trong các Toà án thường lúc đó
đã không chú ý vận dụng các chính sách của Chính phủ vào
công tác xét xử và đã hiểu “độc lập” là “biệt lập”, tức là Toà án
không chịu sự lãnh đạo của Đảng, không cần phải phối hợp với
Uỷ ban hành chính, cơ quan công an và đoàn thể nhân dân trong
việc bảo vệ chế độ. Tình hình này đã là một trở ngại cho việc
phát huy sức mạnh của Nhà nước, cho nên Đảng ta đã lần lượt
tiến hành một cuộc đấu tranh về tư tưởng và sau đó là cải cách
bộ máy của Toà án.
*Trước hết là Sắc lệnh số 85 ngày 22-5-1950.
16
+ Về tổ chức: - Bộ máy tư pháp được dân chủ hoá các Toà án
sơ cấp, đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân
dân tỉnh. Hội đồng phúc án nay là Toà Phúc thẩm, phụ thẩm nhân
dân nay gọi là hội thẩm nhân dân.
- Thành phần nhân dân được đa số trong việc xét xử: Để xét
xử việc hình và hộ, Toà án nhân dân huyện và tỉnh gồm một Thẩm
phán và hai Hội thẩm nhân dân. Toà Phúc thẩm gồm hai Thẩm
phán và ba hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân có quyền xem
hồ sơ và biểu quyết.
- Thành lập hội đồng hòa giải tại mỗi huyện nhằm mục đích
giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hòa giải tất cả các việc
hộ kể cả việc ly dị mà từ trước tới nay chỉ có Chánh án Toà án
tỉnh mới có thẩm quyền. Biên bản hoà giải thành có chấp hành
lực; đây là một điểm tiến bộ so với thể lệ cũ. Khi các đương sự
đã thoả thuận trước hội đồng hòa giải thì việc hoà giải được đem
thi hành ngay.
- Áo chùng đen của Thẩm phán và luật sư nay bỏ đi.
+ Về thẩm quyền:
- Tăng thẩm quyền cho ban tư pháp xã về việc phạt vi cảnh
để làm cho một số việc ít quan trọng về mặt trị an sẽ được giải
quyết mau chóng ngay tại xã.
- Giao cho các Toà án nhân dân huyện quyền ấn định các
phương pháp bảo thủ, dù việc xử kiện không thuộc thẩm quyền
Toà án nhân dân huyện để tránh cho đương sự khỏi phải tốn phí đi
lên Toà án tỉnh và những việc cấp bách có thể được giải quyết mau
chóng hơn.
+ Về tố tụng: Thủ tục tố tụng được hợp lý và giản dị hơn.
Cùng trong năm 1950, ngày 5-6 Chủ tịch Chính phủ ra Sắc
lệnh số 103-SL quy định “Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp
có nhiệm vụ lãnh đạo và điều khiển các ngành chuyên môn cấp
tương đương trong đó có ngành Tư pháp bao gồm cả Công tố và
Toà án” (Điều 1).
Với yêu cầu là dân chủ hoá và tăng cường các Toà án, Sắc
lệnh số 158-SL ngày 17-11-1950 đã quy định đưa cán bộ công
17
nông có thành tích và có kinh nghiệm vào làm Thẩm phán mà
không đòi hỏi phải có bằng cấp về luật học. Sắc luật này đã tạo
điều kiện cho việc nhanh chóng tăng cường cho các Toà án nhân
dân một đội ngũ cán bộ có quan điểm lập trường cách mạng trong
công tác, làm nòng cốt để xây dựng các Toà án trở thành những
Toà án thực sự của nhân dân.
Trên cơ sở các Toà án được tăng cường cán bộ cách mạng,
Sắc lệnh số 156-SL ngày 22-11-1950 đã quy định việc thành lập
Toà án nhân dân liên khu và giao cho các Toà án đó quyền xử cả
những tội phản cách mạng. Từ đó, các Toà án Quân sự đã được
nhập vào hệ thống Toà án thường và các cán bộ của Toà án Quân
sự lại được tăng cường cho Toà án nhân dân liên khu.
*Để “tranh chấp chính quyền với địch trong vùng bị chiếm,
thi hành luật pháp chính quyền nhân dân trong vùng bị chiếm để
bảo vệ nhân dân và trừng trị nguỵ quyền”, Chính phủ đã ban hành
Sắc lệnh số 157-SL ngày 17-11-1950 tổ chức Toà án nhân dân
vùng tạm bị chiếm đóng, mà theo đó trong những vùng tạm bị địch
chiếm đóng có thể thiết lập một Toà án gọi là Toà án nhân dân
vùng tạm bị chiếm. Quản hạt Toà án này có thể là một tỉnh, một số
huyện trong một tỉnh, hay một số xã trong một huyện hay trong
nhiều huyện (Điều 1). Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm có thẩm
quyền của Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh và Toà án
quân sự. Các bản án đều được thi hành ngay. Về việc binh và hộ,
Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm thuộc quyền điều khiển của
Toà án nhân dân tỉnh. Nếu quản hạt của Toà án nhân dân vùng bị
tạm chiếm là một tỉnh thì trực thuộc quyền điều khiển của Toà án
nhân dân liên khu hoặc Toà phúc thẩm. Về việc xét xử các việc
thuộc thẩm quyền Toà án quân sự, Toà án nhân dân vùng tạm bị
chiếm thuộc quyền điều khiển của Toà án quân sự liên khu và Uỷ
ban kháng chiến hành chính liên khu. Nếu có Toà án nhân dân liên
khu thì thuộc quyền điều khiển của Toà án này.
*Thực hiện nhiệm vụ phản phong của cách mạng dân tộc dân
chủ, Sắc lệnh số 149 ngày 12-4-1953 đã quy định về chính sách
ruộng đất để tiến hành việc phát động quân chủng cải cách ruộng
đất. Để bảo đảm việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự
18
xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng
lợi. Sắc lệnh số 150 ngày 12-4-1953 đã thành lập các Toà án nhân
dân đặc biệt ở những vùng phát động quần chúng để cải cách
ruộng đất. Nhiệm vụ của các Toà án nhân dân đặc biệt là: Trừng
trị những kẻ phản cách mạng, cường hào gian ác, những kẻ chống
lại hoặc phá hoại chính sách cải cách ruộng đất; xét xử những vụ
tranh chấp về tài sản, ruộng đất có liên quan đến các vụ án trên;
xét xử những vụ tranh cãi về phân định thành phần giai cấp.
Các Toà án nhân dân đặc biệt không xử những vụ hình và hộ
thuộc Toà án nhân dân thường.
Những vụ án phản cách mạng phức tạp và phải xét xử lâu dài
thì do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu quyết định chuyển
sang Toà án nhân dân thường xét xử.
Các Thẩm phán của các Toà án nhân dân đặc biệt chủ yếu là
trung, bần, cố nông trong đó có cán bộ chính trị làm chủ chốt. Một
nửa số Thẩm phán do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh lựa
chọn, một nửa nữa do Nông hội huyện cử ra. Khi làm xong nhiệm
vụ thì các Toà án nhân dân đặc biệt giải tán.
II. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1980
1. Tại Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11 năm 1958) Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã chủ trương tăng cường Nhà nước dân
chủ nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính
quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở. Trong tình hình chung đó
bộ máy nhà nước nói chung, Toà án nhân dân nói riêng được tăng
cường và cải cách thêm một bước mới. Tại khoá họp lần thứ tám,
tháng 4-1958 Quốc hội quyết định thành lập Toà án nhân dân tối
cao và Viện công tố nhân dân trung ương, tách hệ thống Toà án
nhân dân và Viện công tố khỏi Bộ Tư pháp.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương. Theo luật này, đơn vị hành chính cấp
khu ở đồng bằng và trung du được bãi bỏ. Do đó, ngày 14-8-1959
chính phủ đã ra Nghị định số 300- TTg tổ chức lại các Toà án
19
nhân dân phúc thẩm, sáp nhập 6 Toà án nhân dân phúc thẩm thành
3 Toà án nhân dân phúc thẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh.
Quản hạt của TAND phúc thẩm Hà Nội gồm thành phố Hà
Nội và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Quản hạt của TAND phúc thẩm Hải Phòng gồm thành phố
Hải Phòng, khu Hồng Quảng và các tỉnh Hải Ninh, Kiến An.
Quản hạt của TAND phúc thẩm Vinh gồm các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh.
Thông tư số 92- TC của liên Ngành Bộ Tư pháp, Toà án
nhân dân tối cao ngày 11-11-1959 giải thích và quy định cụ thể về
nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà án nhân dân phúc thẩm Hà
Nội, Hải Phòng và Vinh, nêu rõ:
“Sau khi bỏ các khu hành chính ở đồng bằng và trung du,
hướng tổ chức của các Toà án là: dần dần xây dựng TAND huyện
thành TAND sơ thẩm, xây dựng TAND tỉnh thành TAND phúc
thẩm để đi tới bỏ các TAND phúc thẩm khu. Trong khi chưa xây
dựng được các TAND huyện thành TAND sơ thẩm, TAND tỉnh
chưa trở thành TAND phúc thẩm thì vẫn cần phải giữ lại cấp
TAND phúc thẩm hiện nay. Tuy nhiên để làm cho tổ chức của các
TAND phúc thẩm được gọi là hợp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Nghị định dồn 6 TAND phúc thẩm cũ ở đồng bằng và trung du
thành 3 TAND phúc thẩm... TAND phúc thẩm chuyên trách công
việc xét án không phụ trách công việc lãnh đạo về chương trình kế
hoạch, quản lý cán bộ, hướng dẫn về đường lối.
... Trong việc xử án, thì chủ yếu là công việc xử phúc thẩm.
Nhiệm vụ chỉ đạo công tác xét xử của các TAND tỉnh và
thành phố nay tập trung vào TAND tối cao...
...
a) TAND phúc thẩm chỉ đạo công việc xét xử của các TAND
cấp dưới thông qua án lệ của mình…”
20
Ngày 20-10-1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định
số 381-TTg quy định nhiệm vụ và quyền hạn của TAND tối cao,
cụ thể như sau:
“Điều 1. - Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án
nhân dân địa phương và Toà án Quân sự các cấp.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao là:
1. Xử sơ thẩm, chung thẩm những vụ án mà pháp luật quy
định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ
án mà đặc biệt Viện Công tố trung ương hoặc Toà án nhân dân tối
cao thấy phải do Toà án nhân dân tối cao xét xử.
2. Xử phúc thẩm chung thẩm những vụ án do Toà án cấp
dưới xử sơ thẩm trong các trường hợp có kháng nghị của Cơ quan
công tố hoặc của đương sự.
3. Xử lại hoặc chỉ thị cho Toà án cấp dưới xử lại những vụ án
đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm.
4. Duyệt lại các án tử hình.
Ngoài ra Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu đường lối chính sách xét xử.
2. Nghiên cứu các đạo luật về hình sự và dân sự, hướng dẫn
các Toà án áp dụng pháp luật, đường lối chính sách, thi hành các
thủ tục hình sự và dân sự, vạch chương trình công tác, kiểm tra
công tác xét xử, tổng kết kinh nghiệm công tác xét xử của Toà án
các cấp.
3. Quản lý cán bộ và biên chế Ngành Toà án theo chế độ
phân cấp quản lý cán bộ và biên chế.
Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ
chức và hoạt động của Toà án nhân dân, ngày 14-7-1960, Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá II, kỳ họp thứ nhất đã
thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân.
Theo Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 thì
“các Toà án nhân dân gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các Toà
21
án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự” và “Các Toà án
nhân dân địa phương gồm có: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, Toà
án nhân dân ở các khu vực tự trị”. “Ở các khu vực tự trị, tổ chức
các Toà án nhân dân địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân khu
vực tự trị quy định, căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp và những
nguyên tắc tổ chức Toà án nhân dân trong luật này” (Điều 2).
Điều đáng lưu ý là trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960
chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của các Toà
án nhân dân các cấp, mà không quy định cụ thể về tổ chức của
Toà án nhân dân mỗi cấp. Trong đạo luật này cũng chỉ quy định
có tính chất nguyên tắc về chế độ bầu cử Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân mà cũng không quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân.
“Để kiện toàn Toà án nhân dân các cấp, tăng cường tính chất
nhân dân của tổ chức Toà án nhân dân và bảo đảm cho việc xét xử
được chính xác và đúng pháp luật” ngày 23-3-1961 Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ
chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân
dân địa phương. Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thì “Toà
án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh
án, các Thẩm phán và Thẩm phán dự khuyết. Toà án nhân dân tối
cao có những tổ chức sau đây: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao; các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao: các
Toà hình sự, Toà dân sự và Toà quân sự; Toà phúc thẩm của Toà
án nhân dân tối cao; Hội đồng toàn thể Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao”. Trong Pháp lệnh này cũng đã quy định một cách cụ
thể nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức tương ứng. Mặc dù trong
cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao Pháp lệnh không quy
định cụ thể bộ máy giúp việc, nhưng theo quy định tại Điều 6 của
Pháp lệnh và thực tiễn tổ chức của Toà án nhân dân tối cao trong
thời gian này cho thấy còn có bộ máy giúp việc như Văn phòng,
các Vụ tổ chức, tổng hợp, nghiên cứu pháp luật v.v... Điều đáng
22
lưu ý là theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 và Pháp lệnh
ngày 23-3-1961 nói trên thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao do
Quốc hội bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao là năm năm. Còn Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm
phán dự khuyết và Uỷ viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm và bãi miễn theo
đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Một đặc thù theo quy định của Pháp lệnh ngày 23-3-1961
nói trên, thì “Hội đồng toàn thể Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao có nhiệm vụ duyệt lại các bản án tử hình của Toà án nhân dân
các cấp, căn cứ vào Điều 9 của Luật tổ chức Toà án nhân dân
(năm 1960)” (Điều 5).
Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, thì theo Luật tổ chức
Toà án nhân dân năm 1960, Pháp lệnh ngày 23-3-1961 nói trên
gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án và các Thẩm
phán. Trong cơ cấu tổ chức không chia thành các Toà chuyên
trách như Toà án nhân dân tối cao mà chỉ có Uỷ ban Thẩm phán.
“Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán Toà án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính
tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành
chính tương đương là bốn năm. Uỷ viên Uỷ ban Thẩm phán của
các Toà án nhân dân nói trên do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
ra và bãi miễn” (Điều 27 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
1960).
Ngoài chức năng, nhiệm vụ xét xử “Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương
đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương, huấn
luyện thư ký cho Toà án địa phương, huấn luyện cán bộ tư pháp
cho thị trấn và xã, và tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật
trong nhân dân” (Điều 9 Pháp lệnh ngày 23-3-1961).
23
Theo Luật và Pháp lệnh nói trên thì “Toà án nhân dân
huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương
đương gồm có Chánh án và Thẩm phán, nếu cần thiết thì có Phó
Chánh án”. Toà án này có thẩm quyền: “a) Hoà giải những việc
tranh chấp về dân sự; b) Phân xử những việc hình nhỏ không phải
mở phiên toà; c) Sơ thẩm những vụ án dân sự; sơ thẩm những vụ
án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống”. Ngoài ra, còn có
nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà
giải ở các thị trấn và xã, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong
nhân dân.
Về quản lý các TAND địa phương, Điều 23 Luật Tổ chức
TAND quy định: “... Bộ máy làm việc và biên chế của các TAND
địa phương các cấp do TANDTC hướng dẫn thực hiện theo quy
định chung về bộ máy làm việc và biên chế của Cơ quan Nhà
nước” và Điều 14 Pháp lệnh ngày 23-3-1961 quy định: “Tổ chức
cụ thể của bộ máy làm việc và biên chế cụ thể của các Toà án nhân
dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn thực hiện theo những quy định chung về bộ máy làm
việc và biên chế của các cơ quan nhà nước. Tổng biên chế của các
Toà án nhân dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân
dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Căn cứ vào Điều 95 Hiến pháp năm 1959 và Điều 2 Luật tổ
chức Toà án nhân dân năm 1960, ngày 9-4-1963 Hội đồng nhân
dân khu tự trị Tây Bắc đã ban hành Điều lệ “quy định cụ thể về tổ
chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Tây Bắc”. Điều
lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Quyết
định số 185-TVQH ngày 9-7-1963. Theo Điều 1 của bản Điều lệ
này thì “các Toà án nhân dân trong khu tự trị Tây Bắc gồm có:
Toà án nhân dân khu; các Toà án nhân dân tỉnh; các Toà án nhân
dân thị xã và huyện”. Tại khu tự trị Việt Bắc, Hội đồng nhân dân
khu tự trị Việt Bắc cũng đã ban hành Điều lệ “quy định cụ thể về
tổ chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Việt Bắc”.
Điều lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại
24
Quyết định số 157-NQ-TVQH ngày 2-3-1963. Theo Điều 1 của
bản Điều lệ này thì “các Toà án nhân dân trong khu tự trị Việt Bắc
gồm có: Toà án nhân dân khu; các Toà án nhân dân tỉnh; các Toà
án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện”.
- Ngày 27-12-1975 Quốc hội khoá V kỳ họp thứ hai đã ra
Nghị quyết “về việc cải tiến các đơn vị hành chính”, bỏ cấp khu tự
trị trong hệ thống các đơn vị hành chính. Do đó, TAND khu tự trị
Việt Bắc và TAND khu tự trị Tây Bắc được giải thể.
Căn cứ vào Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua ngày
31-12-1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, ngày 21-
2-1961 Bộ Tổng tham mưu ra Quyết định số 165 quy định tạm
thời tổ chức biên chế của ngành Toà án quân sự như sau: “Hệ
thống Toà án quân sự bao gồm: Toà án quân sự trung ương và các
Toà án quân sự ở cấp quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực
thuộc Bộ và tương đương. Về quân số Toà án quân sự trung ương
có 15 người, Toà án quân sự quân khu, quân binh chủng và tương
đương có từ 7 đến 9 người, Toà án quân sự sư đoàn trực thuộc Bộ
và tương đương có 6 người”.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất
nhưng chưa thống nhất về mặt Nhà nước, ngày 15-5-1976 Chính
phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban
hành sắc luật số 01/SL-76 quy định về Tổ chức TAND và Tổ chức
Viện Kiểm sát nhân dân. Tiếp đó, Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra quyết định số 29-QĐ-76 ngày
27-5-1976 thành lập Toà án nhân dân đặc biệt để xét xử các tên tư
bản mại bản phạm tội lũng đoạn, đầu cơ tích trữ, phá rối thị
trường. Và sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định
số 181-NQ/QHK 6 ngày 23-01-1978 giao cho Toà án nhân dân
đặc biệt xét xử những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã
hội xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh như: Giết người, cướp của
tống tiền, bắt cóc, đốt nhà, tổ chức lưu manh trộm cắp, hiếp dâm.
(Toà án nhân dân đặc biệt đã được giải thể theo Nghị quyết số
720- NQ-HĐND 7 ngày 01-4-1986 của Hội đồng Nhà nước).
Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 4 năm 1976, nước ta thống
nhất về mặt Nhà nước và lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
25
Việt Nam. Trong khi chưa có Hiến pháp mới, Quốc hội quyết định
Hiến pháp 1959 được áp dụng cho cả nước và giao cho Hội đồng
Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành và xây dựng
pháp luật thống nhất trong cả nước. Luật Tổ chức Toà án nhân dân
năm 1960 đã được áp dụng trong cả nước và các Toà án nhân dân
ở miền Nam được thành lập nhanh chóng bằng một số lớn cán bộ
miền Nam tập kết ra Bắc trở về, cán bộ miền Bắc được chi viện và
với cán bộ địa phương đã trực tiếp chiến đấu ở miền Nam.
Khái quát việc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
trong giai đoạn này, chúng ta có thể có mấy nhận xét sau đây:
- Toà án nhân dân ở Việt Nam đã được tổ chức thành một hệ
thống từ trung ương đến huyện, thị xã phù hợp với điều kiện và
đặc thù của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta trong giai
đoạn này.
- Các Toà án Binh trước chịu sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng
thì nay được gọi là Toà án Quân sự và các Toà án Quân sự cũng
như các Toà án nhân dân địa phương đều chịu sự hướng dẫn thống
nhất của Toà án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật, đường lối
xét xử và cũng đều do Toà án nhân dân tối cao giám đốc công tác
xét xử.
- Trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân bảo đảm
tối đa sự tham gia của nhân dân; cụ thể được thể hiện chế độ bầu
cử các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán các Toà án
nhân dân các cấp và thực hiện nguyên tắc xét xử của Toà án nhân
dân có Hội thẩm nhân dân tham gia và chiếm đa số trong thành
phần Hội đồng xét xử.
- Tổ chức Toà án nhân dân theo nguyên tắc kết hợp thẩm
quyền xét xử với đơn vị hành chính lãnh thổ.
- Toà án nhân dân thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Điều đó
có nghĩa là Nhà nước ta chú trọng bảo đảm quyền bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương do Toà án
nhân dân tối cao đảm nhiệm, nhưng thực chất có thể nói trong
giai đoạn này các Toà án nhân dân địa phương song trùng trực
26
thuộc. Toà án nhân dân tối cao chủ yếu quản lý về công tác sắp
xếp bộ máy làm việc, số lượng biên chế, trình Uỷ ban thường vụ
Quốc hội phê chuẩn tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa
phương, quản lý về công tác xét xử. Uỷ ban nhân dân địa
phương quản lý và cấp kinh phí hoạt động cũng như sắp xếp
nhân sự; cụ thể Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu.
27
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN
(Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960; Pháp lệnh quy định cụ thể tổ chức của Toà án nhân dân tối cao
và tổ chức của Toà án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961; Quyết định số 157 ngày 2-3-1963 và Quyết định số
185 ngày 9-7-1963 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức của Toà án
nhân dân các cấp trong khu vực tự trị Việt Bắc và Tây Bắc; Quyết định số 165 ngày 21-2-1961 của Bộ Tổng
tham mưu quy định tạm thời tổ chức biên chế ngành Toà án quân sự)
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ủy ban thẩm phán TAND tối cao
Tòa
hình sự
Tòa
dân sự
Tòa
phúc thẩm
Tòa án quân sự
trung ương
Hội đồng toàn
thể Thẩm phán
Tòa án nhân dân
khu tự trị Việt Bắc
Tòa án nhân dân
khu tự trị Tây Bắc
Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoặc đơn vị hành chính tương đương
Các TAQS ở cấp quân khu, quân binh chủng,
sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương
TAND tỉnh trong
khu tự trị Việt Bắc
TAND tỉnh trong
khu tự trị Tây Bắc
TAND thị xã,
huyện trong khu tự
trị Việt Bắc
TAND thị xã,
huyện trong khu tự
trị Tây Bắc
Các TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị
xã hoặc đơn vị hành chính tương đương
28
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960; Nghị quyết ngày 27-12-1975 của Quốc hội. Quyết định số
165 ngày 21-2-1961 của Bộ Tổng tham mưu quy định tạm thời tổ chức biên chế ngành Tòa án quân sự)
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ủy ban thẩm phán TAND tối cao
Tòa
hình sự
Tòa
dân sự
Tòa
phúc thẩm
Tòa án quân sự
trung ương
Hội đồng toàn
thể Thẩm phán
Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoặc đơn vị hành chính tương đương
Các TAQS ở cấp quân khu, quân binh chủng,
sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương
Các TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã
hoặc đơn vị hành chính tương đương
29
III. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 1980 ĐẾN NĂM 1992
1. Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta đã giành được thắng lợi
trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ
miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng. Sau
khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng
tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất đất nước về
mặt Nhà nước. Tháng 7-1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 18-12-1980 Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, đã thông qua
Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất.
Các quy định của Hiến pháp năm 1980 về tổ chức và hoạt
động của Toà án nhân dân được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức Toà
án nhân dân, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 3-7-1981 và được sửa đổi, bổ sung theo Luật
sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22-12-
1988. Theo Điều 2 của đạo luật này thì “các Toà án nhân dân gồm
có: Toà án nhân dân tối cao; các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và cấp tương đương; các Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Toà án quân sự” và
“Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những
vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết
định thành lập Toà án đặc biệt”. Đối với “ở cơ sở, thành lập các tổ
chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của
pháp luật”.
Về nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà
án nhân dân các cấp khác với Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
1960 là quy định thời hạn nhất định, thì Luật tổ chức Toà án nhân
dân năm 1981 quy định theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình.
Trong hệ thống Toà án nhân dân, thì Toà án nhân dân tối cao
là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
30
Việt Nam, hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và các Toà
án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám
đốc việc xét xử của các Toà án đó và tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các
Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân.
Về tổ chức, Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao; Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao; Toà hình sự; Toà dân sự; Toà án quân sự cấp cao và
các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; khi xét thấy cần thiết,
Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Toà chuyên trách khác
theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bộ máy giúp
việc của Toà án nhân dân tối cao.
Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và cấp tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, các
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Về tổ chức gồm có: Uỷ ban
Thẩm phán, Toà hình sự, Toà dân sự; bộ máy giúp việc.
Đối với các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh gồm có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, các
Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân. Ở Toà án cấp này không có
Uỷ ban Thẩm phán và cũng không có tổ chức thành các Toà
chuyên trách.
Về tổ chức Toà án quân sự, căn cứ vào quy định tại Điều 2
của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981: “Tổ chức của các
Toà án quân sự do Hội đồng Nhà nước quy định” và căn cứ vào
nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 21-
12-1985, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà
án quân sự và được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự, được Hội
đồng Nhà nước thông qua ngày 29-3-1990. Theo Điều 2 của Pháp
lệnh năm 1985 thì: “Các Toà án quân sự gồm có: Toà án quân sự
cấp cao; các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, các
Toà án quân sự khu vực”.
Toà án quân sự cấp cao là một Toà án thuộc Toà án nhân dân
tối cao, gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và
31
Hội thẩm quân nhân. Toà án quân sự quân khu và cấp tương
đương có: Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và Hội
thẩm quân nhân; các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương
có Uỷ ban Thẩm phán và vì chỉ xét xử các vụ án hình sự thuộc
thẩm quyền của mình nên trong các Toà án quân sự quân khu và
cấp tương đương không thành lập các Toà chuyên trách. Toà án
quân sự khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán
và Hội thẩm quân nhân. Về tổ chức Toà án quân sự khu vực không
có Uỷ ban Thẩm phán và không thành lập các Toà chuyên trách.
Năm 1981 Bộ Tư pháp được thành lập lại và Luật tổ chức
Toà án nhân dân năm 1981 đã giao “việc quản lý các Toà án nhân
dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm
nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án
Toà án nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó” (Điều
16). Về quản lý các Toà án quân sự, thì Pháp lệnh năm 1985 đã
giao “Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản
lý về mặt tổ chức các Toà án quân sự quân khu và cấp tương
đương và các Toà án quân sự khu vực”.
32
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, được sửa đổi, bổ sung năm 1988
và Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự được sửa đổi, bổ sung năm, 1990
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ủy ban thẩm phán TAND tối cao
Tòa
hình
sự
Tòa
dân sự
Các Tòa phúc thẩm tại Hà Nội,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
Bộ máy
giúp
việc
Tòa án quân sự
cao cấp
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ủy ban Thẩm phán
Tòa hình sự Tòa dân sự Bộ máy giúp việc
Tòa án quân sự quân khu và cấp tương đương
Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
33
IV. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 1992 ĐẾN THÁNG 10-2002
Đường lối đổi mới mọi mặt về đời sống xã hội do Đại hội lần
thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã tạo tiền đề
cho việc nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp
của thời kỳ đổi mới đất nước. Nhìn chung nhiều quy định của
Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
được kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1980, tuy nhiên
một số quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp nói chung và của Toà án nhân dân nói
riêng đã thể hiện rõ nét đổi mới các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của các cơ quan này.
Thứ nhất là, Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định “trong tình
hình đặc biệt” và cũng chỉ có “Quốc hội có thể quyết định thành
lập Toà án đặc biệt”.
Thứ hai là, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “chế độ bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán thay
thế cho chế độ bầu cử Thẩm phán được quy định trong Hiến pháp
năm 1980”.
Thứ ba là, nếu trong Hiến pháp năm 1980 quy định nhiệm kỳ
của Hội thẩm Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ
của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm,
thì Hiến pháp năm 1992 chỉ khẳng định nguyên tắc là thực hiện
chế độ bầu cử đối với Hội thẩm nhân dân các Toà án các cấp, còn
nhiệm kỳ do luật định.
Thứ tư là, Hiến pháp năm 1992 bổ sung một quy định mới
rất quan trọng làm cơ sở cho việc thành lập các Toà án khác
khi xét thấy cần thiết, ngoài các Toà án đã có ở nước ta trước
năm 1992.
Để cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp năm 1992 về
tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, ngày 6-10-1992 Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp
thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân và được sửa
đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
34
tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội thông qua ngày 28-12-
1993 và ngày 28-10-1995. Đồng thời ngày 19-4-1993 Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân
sự và ngày 14-5-1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua
Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân. Có thể nói
rằng việc ban hành các đạo luật và các Pháp lệnh cụ thể hoá các
quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của
Toà án nhân dân là một bước tiến dài trong công cuộc cải cách tư
pháp. Theo các văn bản pháp luật này thì tổ chức và hoạt động của
Toà án nhân dân đã được kiện toàn và đổi mới một bước.
35
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 1993 và năm 1995; Pháp
lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 1993
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tòa
hình
sự
Tòa
dân
sự
Tòa
kinh
tế
Tòa
hành
chính
Tòa
lao
động
Các Tòa phúc thẩm tại
Hà Nội, Đà Nẵng,
TP. Hồ Chí Minh
Bộ máy
giúp
việc
Tòa án
quân sự
trung ương
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ủy ban Thẩm phán
Tòa
hình
sự
Tòa
dân
sự
Tòa
kinh
tế
Tòa
hành
chính
Tòa
lao
động
Tòa án quân sự quân khu và tương đương
Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
36
V. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
THÁNG 10-2002
Nhằm cụ thể hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng
về xây dựng và hoàn thiện Bộ máy nhà nước cũng như những yêu
cầu cụ thể về dổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp, trong đó có Toà án nhân dân đã được đề ra trong các nghị
quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Văn kiện của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, ngày 02-4-2002,
tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật tổ chức Toà
án nhân dân mới thay thế Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 06-
10-1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 28-12-1993 và
ngày 28-10-1995.
So với các quy định trước đây, Luật tổ chức Toà án nhân dân
năm 2002 có một số điểm mới cơ bản sau đây:
Bỏ quy định về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở tại
khoản 2 Điều 2 và quy định về chế độ cử Hội thẩm ở Toà án nhân
dân tối cao tại Điều 3 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.
Bổ sung một điều luật mới (Điều 11) quy định về chế độ hai
cấp xét xử. Theo quy định này bản án, quyết định sơ thẩm của Toà
án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Toà án cấp trên trực
tiếp xét xử phúc thẩm.
Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế quản lý các Toà án
nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức.
Theo quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân
năm 1992 và Điều 16 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thì
việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án
quân sự về tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự
phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
37
Nay theo quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Toà án nhân dân
năm 2002 thì Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án nhân dân
địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt
chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng. Đây là
một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Toà án nhân dân.
Quy định này là sự cụ thể hoá, là việc thực hiện những chủ trương
về cải cách, tổ chức và đổi mới hoạt động các cơ quan tư pháp đã
được khẳng định trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng
01 năm 2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới”.
Bỏ quy định về Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
tại Điều 22 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, tức là bỏ một
cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ở Toà án nhân
dân tối cao.
Sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần, nguyên tắc hoạt
động, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao tại các điều 21 và 22 Luật tổ chức Toà án nhân
dân năm 2002.
Bổ sung một số nhiệm vụ và quyền hạn mới của Chánh án
Toà án nhân dân tối cao. Do đổi mới cơ chế quản lý các Toà án
nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức, đồng thời
quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002
của Bộ Chính trị “gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên
môn với việc nhận xét, bố trí, sử dụng cán bộ; phân cấp bổ nhiệm
theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao”; do đó, trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002
có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó
Chánh án, Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, các Toà
án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực
cũng như về quy định bộ máy giúp việc của các Toà án này (các
điểm 6, 7, 11 và 12 Điều 25).
Bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của
Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định tại Điều 26 Luật
38
tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 nhằm bảo đảm thống nhất với
quy định trong các đạo luật khác về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước là cấp phó giúp cấp trưởng làm nhiệm vụ. Mặt khác
việc bỏ quy định này là nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của
Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm.
Để triển khai thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
2002, ngày 04 tháng 11 năm 2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
cũng đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thay thế
Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự ngày 19 tháng 4 năm 1993,
trong đó quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự các
cấp, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định trước đây để phù
hợp với các quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002.
39
40
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tòa
hình
sự
Tòa
dân
sự
Tòa
kinh
tế
Tòa
hành
chính
Tòa
lao
động
Các Tòa phúc thẩm tại
Hà Nội, Đà Nẵng,
TP. Hồ Chí Minh
Bộ máy
giúp
việc
Tòa án
quân sự
trung ương
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ủy ban Thẩm phán
Tòa
hình
sự
Tòa
dân
sự
Tòa
kinh
tế
Tòa
hành
chính
Tòa
lao
động
Bộ máy
giúp
việc
Tòa án quân sự quân khu và tương đương
Ủy ban Thẩm phán
Bộ máy giúp việc
Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ
CHỨC TÒA ÁN Ở NƯỚC TA
Để tiến hành cải cách tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu mới
của đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW
ngày 02-01-2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới”. Thông qua việc triển khai tổ chức
thực hiện Nghị quyết, đã tạo ra được một số chuyển biến mạnh
mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến
địa phương về tính cấp thiết và yêu cầu khách quan của việc đẩy
mạnh cải cách tư pháp.
Thực tiễn đất nước ta đặt ra những nhu cầu cải cách tư pháp
sâu rộng, do vậy, ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là sự kế thừa
phát triển lên một tầm cao mới Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị về công tác tư pháp.
Nghị quyết số 49-NQ/TW nêu rõ “Xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan
tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức hoạt động của
Tòa án nhân dân”.
Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ
thuộc vào đơn vị hành chính gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được
tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án
phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ
thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực
có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm
vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc
thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của
từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân
tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những
chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành.
Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của
Tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội
41
xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên
quan đến bí mật quân sự...
Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham
gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm
minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi
đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, có hai
vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động mà ngành Tòa án nhân
dân cần thực hiện: Thứ nhất là đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án
nhân dân; Thứ hai là nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa
và phát triển án lệ.
1. Về đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân
Theo kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị
thì hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm 4 cấp. Cụ thể như sau:
- Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực xét xử hầu hết các vụ,
việc thuộc thẩm quyền của Tòa án (như Tòa án nhân dân cấp
huyện hiện nay) và từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử các
khiếu kiện hành chính. Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thành
lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng
một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét
xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân
sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một
số vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu
vực thuộc địa hạt của tỉnh; không thực hiện nhiệm vụ giám đốc
thẩm, tái thẩm. Mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có một Tòa án nhân
dân cấp tỉnh như hiện nay, nhưng không có Ủy ban thẩm phán.
- Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án,
quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo,
kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại kháng nghị.
Trước mắt, thành lập 3 tòa án nhân dân cấp cao tại ba khu vực: Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
42
- Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm,
tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp
luật; được tổ chức tinh gọn, với số lượng thẩm phán từ 13-17
người, là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh
nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội.
*Chúng ta có thể tự so sánh mô hình tổ chức trong tương lai
với mô hình tổ chức của hệ thống Tòa án một số nước trong phụ
lục kèm theo.
2. Về việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa1
Phần này chỉ nêu những ý kiến của các thẩm phán Hoa Kỳ và
Pháp để chúng ta cùng suy nghĩ. Ở nước ta (một nước theo thủ tục
tố tụng xét hỏi) cần làm gì để nâng cao chất lượng tranh tụng tại
các phiên tòa.
2.1. Sự khác nhau cơ bản trong thủ tục tranh tụng và thủ
tục xét hỏi
2.1.1. Những nguyên tắc chung
Đối với thủ tục tranh tụng:
Thủ tục tranh tụng được hiểu là bên cơ quan công tố và bên
luật sư của bị cáo phải có trách nhiệm cung cấp cho thẩm phán các
bằng chứng để bảo vệ cho quan điểm của họ. Thẩm phán giữ vai
trò là người trung lập và là vị chủ tọa vô tư, người có chức năng
hòa giải, giải quyết các xung đột chắc chắn sẽ xảy ra giữa các bên
đối lập nhau. Thẩm phán quyết định việc áp dụng luật để tìm ra sự
thật của vụ án. Thủ tục tranh tụng là trường phái tố tụng ở các
nước thuộc hệ thống thông luật.
Hệ thống thông luật coi án lệ là một nguồn luật tạo ra những
tiền lệ cho việc giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai để
góp phần phát triển luật và bảo đảm tính kiên định và thống nhất
trong hệ thống pháp luật.
1
Phần này trích từ kỷ yếu Hội thảo ngày 18-01-2002 của Nhà pháp luật Việt – Pháp và
Kỷ yếu tập huấn Bộ luật tố tụng hình sự do Tòa án nhân dân tối cao xuất bản năm
2005.
43
Thủ tục xét hỏi:
Trong thủ tục điều tra xét hỏi thẩm phán có trách nhiệm
không chỉ xác định những sự kiện có liên quan mà còn nhận xét và
đưa ra quyết định về những sự kiện ấy. Thủ tục điều tra xét hỏi coi
trọng việc xác định sự thật khách quan của vụ việc thông qua trình
tự điều tra trước khi vụ án chuyển sang tòa án và coi thủ tục này rất
quan trọng. Điều này trái ngược với thủ tục tranh tụng truyền thống
mà ở đó luôn xảy ra sự tranh luận hay bàn cãi về các tình tiết vụ án.
Thủ tục xét hỏi được xây dựng như một hình thức thẩm tra chính
thức, mục đích trước tiên của thủ tục này là nhằm đảm bảo cho
những cá nhân vô tội không bị đưa ra trước phiên tòa. Thủ tục xét
hỏi là trường phái tố tụng ở các nước thuộc hệ thống luật dân sự.
Hệ thống luật dân sự coi luật thành văn là nguồn pháp luật
quan trọng nếu không nói là duy nhất. Vì hệ thống luật dân sự bao
gồm các văn bản luật sẵn có. Tòa án không giải thích luật và áp
dụng pháp luật khi phán quyết từng vụ án cụ thể và phán quyết đó
không được coi là tiền lệ cho vụ án khác. Mỗi một quyết định phải
mang tính độc lập dựa trên cơ sở áp dụng một cách logic các quy
tắc của bộ luật cho một chuỗi các sự kiện thực tế, điều này có
nghĩa là các vụ án giống nhau không nhất thiết phải đưa đến
những kết quả giải quyết giống nhau, tuy nhiên mỗi phán quyết
phải chứng tỏ được tính đúng đắn và hợp lý của nó.
2.1.2. Phiên tòa
Theo mô hình tranh tụng:
Trong phiên tòa áp dụng mô hình tranh tụng, mỗi bên được
phép đưa ra nhân chứng riêng của mình và quyền được thẩm vấn
nhân chứng mà bên kia đưa ra trước tòa. Thẩm phán là người quan
sát việc trình bày của các bên, đảm bảo cho phiên tòa được diễn ra
trong sự công bằng, tôn trọng các bằng chứng được đưa ra cũng
như các quy tắc về tố tụng.
Theo mô hình thủ tục xét hỏi:
Thẩm phán là người đề xuất triệu tập và thẩm vấn nhân
chứng trước phiên tòa và trong phiên tòa. Công tố viên và luật sư
bào chữa cho bị cáo sẽ trợ giúp cho thẩm phán trong việc gắn kết
44
các sự kiện, đưa ra những câu hỏi bổ sung, đưa ra những kiến nghị
về việc bổ sung chứng cứ.
2.2. Nước Pháp kết hợp tố tụng tranh tụng với tố tụng xét
hỏi như thế nào?
Nước Pháp hiện vẫn áp dụng tố tụng xét hỏi nhưng đã đưa
vào đó một số nội dung của tố tụng tranh tụng. Một đạo luật ra
ngày 15-6-2000 mang tên “Luật về suy đoán vô tội và tăng quyền
của nạn nhân” đã cho phép các bên có nhiều quyền hơn trong quá
trình tố tụng. Khi đạo luật này được thông qua và công bố, một số
ý kiến đã đánh giá đây là đạo luật “bán tranh tụng”. Vậy, nước
Pháp đã đưa vào hệ thống tố tụng xét hỏi những nội dung gì của tố
tụng tranh tụng?
Kể từ nay, luật sư có quyền tham gia ngay từ giai đoạn đầu
tiên của quá trình tố tụng, tức là ngay khi bắt tạm giam bị can. Bị
can khi bị bắt tạm giam có quyền giữ im lặng.
Trong giai đoạn điều tra, các bên có quyền yêu cầu thẩm
phán điều tra thực hiện một số các hoạt động điều tra mà họ thấy
cần thiết. Thẩm phán điều tra không còn quyền cho tạm giam bị
can, tức là không còn chức năng tài phán này như trước bởi vì đây
là một điểm bị chỉ trích nhiều. Một loại thẩm phán mới đã được
lập nên để đảm nhận chức năng tài phán này, đó là thẩm phán phụ
trách việc tạm giam và thả tự do bị can.
Nội dung thứ ba là trong khi diễn ra phiên xét xử, Viện công
tố hoặc các luật sư có quyền trực tiếp đặt câu hỏi cho các bên
đương sự mà không cần xin phép chủ tọa.
Thứ tư, các bên có quyền đề nghị một số lượng nhân chứng
không hạn chế.
Cuối cùng, trật tự phát biểu tại phiên tòa đã được thay đổi.
Hiện nay, Viện công tố được quyền phát biểu trước luật sư bào
chữa và sau luật sư của bên nguyên.
Tất cả các nội dung trên đã cho phép tăng cường vai trò của
các bên. Song song đó, nguyên tắc tranh tụng cũng được đảm bảo
tốt hơn. Việc đưa một số nội dung của tố tụng tranh tụng vào tố
tụng xét hỏi đã cho phép vượt lên trên những khác biệt của chúng
và kết hợp chúng lại với nhau.
45
PHỤ LỤC
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TOÀ ÁN
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Phụ lục này trình bày một cách khái quát về các mô hình toà
án của 07 nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga,
Bungaria, Hungary và Indonesia.
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN
HÀN QUỐC
Hệ thống Toà án Hàn Quốc gồm có: Tòa án tối cao, Tòa
thượng thẩm, Tòa án bằng phát minh sáng chế, Tòa án gia đình,
Tòa án hành chính và Tòa án quận. Bên cạnh đó còn có Toà án
Hiến pháp được thành lập theo Hiến pháp Hàn Quốc, tồn tại như
một chế định độc lập.
Trong cơ cấu tổ chức của hệ thống Toà án Hàn Quốc có Bộ
quản lý toà án quốc gia, thuộc Toà án tối cao. Bộ có nhiệm vụ
quản lý các công việc hành chính và tổ chức của cả hệ thống Tòa
án. Chánh án Toà án tối cao có quyền bổ nhiệm bộ trưởng và thứ
trưởng Bộ quản lý Tòa án quốc gia. Bộ trưởng không cần thiết
phải là Thẩm phán nhưng Thứ trưởng bắt buộc phải là Thẩm phán
Toà án tối cao.
1. Toà án tối cao
Toà án tối cao là toà án cấp cao nhất, có thẩm quyền xét xử
phúc thẩm các bản án hoặc phán quyết của Tòa thượng thẩm, Tòa
án bằng phát minh sáng chế, và phán quyết của Hội đồng phúc
thẩm của Tòa án quận hoặc Tòa án gia đình liên quan đến các vụ
án dân sự, hình sự, hành chính, bằng sáng chế và gia đình.
Tòa án tối cao Hàn Quốc cũng có thẩm quyền xem xét lại
phán quyết của Tòa án an toàn hàng hải Hàn Quốc. Bên cạnh đó,
Tòa tối cao có thẩm quyền phán xét duy nhất đối với tính hợp lệ
của cuộc bầu cử tổng thống hoặc quốc hội. Ngoài ra, Tòa án tối
cao có quyền xem xét cuối cùng về tính hợp hiến hoặc hợp pháp
của các lệnh, quy định, quy tắc và hành vi do các cơ quan hành
chính thực hiện.
46
2. Tòa Thượng thẩm
Toà thượng thẩm có Chánh án và các Thẩm phán. Tòa
thượng thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án hoặc
phán quyết do một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa án quận,
Tòa án gia đình hoặc của Tòa án hành chính. Tòa thượng thẩm
cũng xét xử phúc thẩm đối với các bản án có số tiền tranh chấp
vượt quá 80 triệu đồng won (xấp xỉ 80.000 USD) của Tòa án quận
hoặc Tòa án chi nhánh. Thẩm quyền của Tòa thượng thẩm được
thực thi bởi một hội đồng ba thẩm phán. Trong mỗi tòa thượng
thẩm có một văn phòng hành chính để quản lý nội bộ và giám sát
các viên chức tòa án.
3. Toà án quận
Tòa án quận tại Hàn Quốc có một Chánh án và một số Thẩm
phán. Có tất cả 18 Tòa án quận trong cả nước. Tại mỗi tòa án quận
có một văn phòng hành chính xử lý các vụ hành chính. Tòa chi
nhánh, chi nhánh Tòa án gia đình, Tòa án đô thị có thể được thành
lập dưới Tòa án quận. Tòa án quận hoặc Tòa chi nhánh giữ quyền
xét xử sơ thẩm đối với các vụ dân sự và hình sự. Thông thường,
một thẩm phán duy nhất sẽ chủ trì phiên tòa. Tuy nhiên, trong các
vụ án quan trọng thì hội đồng xét xử sẽ gồm ba thẩm phán. Cụ thể
là các vụ sau:
+ Các vụ án dân sự liên quan đến số tiền tranh chấp trên 100
triệu đồng won (xấp xỉ 90.000 USD). Tuy nhiên, liên quan đến các
vụ án đòi thanh toán chi phiếu, hóa đơn hay yêu cầu thanh toán
các khoản nợ thì những vụ án này cũng chỉ do một thẩm phán duy
nhất chủ trì, bất kể giá trị số tiền tranh chấp là bao nhiêu.
+ Các vụ án hình sự - các vụ án mà khung hình phạt là tử
hình, tù chung thân, hoặc tù giam tối thiểu một năm. Ngoại lệ cho
các trường hợp trên là các vụ làm giả chi phiếu, bạo hành, trộm
cắp thường xuyên, v.v. sẽ do một thẩm phán xét xử, cho dù các vụ
đó có khung hình phạt thuộc loại nêu trên.
4. Toà án bằng phát minh sáng chế
Toà án bằng phát minh sáng chế mới được thành lập từ ngày
1 tháng 3 năm 1998 và có thẩm quyền ngang với Tòa thượng
47
thẩm. Tòa án này hoạt động theo hệ thống xét xử hai cấp. Tòa án
bằng phát minh sáng chế có những giám định viên kỹ thuật hỗ trợ
thẩm phán trong những vụ việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao trong
các vụ án về bằng phát minh sáng chế, kiểu dáng hữu ích, thiết kế
hoặc nhãn hiệu hàng hóa có bất hợp pháp và có phải thu hồi hay
không. Nếu đương sự không thỏa mãn với bản án của Tòa án
bằng phát minh sáng chế có thể kháng cáo lên Tòa án tối cao.
5. Tòa án gia đình
Tòa án gia đình có thẩm quyền xét xử đối với các vụ bạo
hành trong gia đình. Từ năm 1988 với đạo luật đặc biệt liên quan
đến hình phạt các tội phạm bạo hành gia đình vừa mới có hiệu lực.
Toà án gia đình có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau:
+ Các vụ án thiếu niên phạm pháp (thiếu niên từ 12 đến 19
tuổi);
+ Các vụ án bạo hành trong gia đình ;
6. Tòa án hành chính
Tòa án hành chính giải quyết các vụ án về thuế, tài sản trưng
mua và các vụ án hành chính khác. Bên thua kiện trong vụ án hành
chính có thể kháng cáo bản án của tòa lên Tòa thượng thẩm và sau
đó kháng cáo lên Tòa án tối cao.
7. Tòa án hiến pháp
Tòa án hiến pháp có thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc
hiến pháp như tính hợp hiến của đạo luật, việc buộc tội, giải
tán một đảng chính trị, đơn khởi kiện có nội dung liên quan
đến hiến pháp nộp trực tiếp cho Tòa án hiến pháp và các xung
đột tư pháp liên quan đến các cơ quan Nhà nước và/hoặc chính
quyền địa phương.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN
NHẬT BẢN
Hệ thống Toà án ở Nhật Bản gồm có: Tòa án tối cao, Toà
thượng thẩm, Tòa án quận, Tòa án gia đình và Tòa án giản lược.
1. Toà án tối cao
48
Tòa án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, có thẩm quyền xét
xử phúc thẩm các bản án của tòa thượng thẩm. Tòa án tối cao gồm
Chánh án và 14 thẩm phán. Tòa án tối cao thực hiện việc xét xử
thông qua Đại pháp đình (Đại hội đồng xét xử) hoặc 1 trong 3
Tiểu pháp đình (Hội đồng xét xử), mỗi Tiểu pháp đình gồm 5
thẩm phán. Mỗi vụ việc sau khi thụ lý sẽ được giao cho 1 Tiểu
pháp đình. Chỉ trong trường hợp Tiểu pháp đình thấy cần thiết
phải xử lý nội dung liên quan đến giải thích Hiến pháp hoặc sửa
đổi án lệ trước đó của Tòa án tối cao thì vụ việc mới được đưa ra
xét xử qua cơ chế Đại pháp đình. Hầu hết các vụ án đều được xét
xử ở cấp Tiểu pháp đình.
2. Toà thượng thẩm
Tòa thượng thẩm là các tòa phúc thẩm cấp trung, chủ yếu có
thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của các Tòa án quận
hoặc Toà án gia đình. Tuy nhiên, các vụ hình sự do Toà án giản
lược xử sơ thẩm sẽ được phúc thẩm thẳng lên Tòa thượng thẩm.
Tòa thượng thẩm cũng có thẩm quyết tài phán ban đầu đối với một
số vụ việc hành chính liên quan đến bầu cử, bạo loạn v.v... Tuy
nhiên, chỉ riêng Tòa thượng thẩm Tokyo có thẩm quyền duy nhất
xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc yêu cầu hủy bỏ quyết định của
các cơ quan tài phán hành chính chẳng hạn như Ủy ban Thương
mại công bằng. Nhật Bản có 8 Tòa thượng thẩm tại 8 thành phố
lớn và 6 phân tòa của các tòa này ở các nơi khác. Tháng 4/2005,
Tòa thượng thẩm Sở hữu trí tuệ được thành lập lần đầu tiên với tư
cách là một phân tòa của Tòa thượng thẩm Tokyo, có thẩm quyền
xét xử các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ.
3. Toà án quận
Tòa án quận là các tòa án thẩm quyền chung, xét xử sơ thẩm
hầu hết các vụ án dân sự, hình sự và hành chính. Đối với các vụ án
dân sự, tòa án quận cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản
án sơ thẩm của tòa án giản lược. Tòa án quận được đặt tại 50 địa
điểm với 203 chi nhánh trên toàn quốc Nhật Bản. Tại tòa án quận,
phần lớn các vụ án đều do một thẩm phán xét xử. Khi xét thấy một
vụ án cần phải xét xử bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán thì vụ
49
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)

More Related Content

What's hot

Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcnguyenanh1011
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiLuật Trí Hùng
 
Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Hung Nguyen
 
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015Hung Nguyen
 
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hội
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hộiBài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hội
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hộijackjohn45
 
Luật tổ chức quốc hội
Luật tổ chức quốc hộiLuật tổ chức quốc hội
Luật tổ chức quốc hộiHọc Huỳnh Bá
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMMinh Chanh
 
Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Tuấn Đạt
 
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Quỳnh Nguyễn
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anHung Nguyen
 

What's hot (17)

Cơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nướcCơ cấu nhà nước
Cơ cấu nhà nước
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lại
 
Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014
 
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015
Luat ban hanh van ban quy pham phap luat 2015
 
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hội
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hộiBài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hội
Bài giảng quy trình hoạt động giám sát của quốc hội
 
Luật tổ chức quốc hội
Luật tổ chức quốc hộiLuật tổ chức quốc hội
Luật tổ chức quốc hội
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5
 
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
Hiến pháp - Hiến pháp Việt Nam 1946
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOTLuận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
 
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩmThẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 

Viewers also liked

Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Hung Nguyen
 
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)Hung Nguyen
 
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhNd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhHung Nguyen
 
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Hung Nguyen
 
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửBảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửHung Nguyen
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreauHung Nguyen
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Hung Nguyen
 
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuNd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuHung Nguyen
 
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacHung Nguyen
 
Phap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuPhap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuHung Nguyen
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanHung Nguyen
 
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Hung Nguyen
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namHung Nguyen
 
My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)Hung Nguyen
 
Phap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaPhap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaHung Nguyen
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suHung Nguyen
 

Viewers also liked (17)

Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
 
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
 
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhNd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
 
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
 
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửBảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
 
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuNd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
 
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
 
Phap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuPhap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tu
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
 
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
 
My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)
 
Phap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaPhap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau gia
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh su
 

Similar to Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)

02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055suhoang2
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...
 nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư... nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...
nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...hieu anh
 
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...OnTimeVitThu
 
Common law 6 judges at the courts of law in England
Common law 6 judges at the courts of law in EnglandCommon law 6 judges at the courts of law in England
Common law 6 judges at the courts of law in EnglandMan Huynh
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýPhap Nguyen
 
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamHội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung) (20)

02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
 
nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...
 nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư... nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...
nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nư...
 
Thực tiễn thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp - một số kiến nghị.doc
Thực tiễn thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp - một số kiến nghị.docThực tiễn thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp - một số kiến nghị.doc
Thực tiễn thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp - một số kiến nghị.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Mà Bị Cáo Là Người Dư...
 
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sựCác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
 
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM>...
 
Common law 6 judges at the courts of law in England
Common law 6 judges at the courts of law in EnglandCommon law 6 judges at the courts of law in England
Common law 6 judges at the courts of law in England
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
 
Chức Năng Buộc Tội Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Chức Năng Buộc Tội Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.Chức Năng Buộc Tội Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Chức Năng Buộc Tội Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
 
Nhiệm vụ của Viển kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nhiệm vụ của Viển kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựNhiệm vụ của Viển kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nhiệm vụ của Viển kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.docGiới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamHội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
 

Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)

  • 1. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN PHẦN CHUNG (Tập bài giảng cho Khóa 1) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
  • 2.
  • 3. TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. TS. Nguyễn Văn Thuân - Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao Bài 5 2. Ths. Lê Hồng Quang - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Bài 3 3. Ths. Nguyễn Thanh Mận - Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án Bài 6 4. Ths. Thái Bá Diệp Trưởng phòng, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao Bài 2 5. Nguyễn Thế Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Bài 4 6. Ngô Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tòa án nhân dân tối cao Bài 1
  • 4.
  • 5. BÀI 1: LỊCH SỬ NGÀNH TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN I. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1958 1. Toà án trong những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1.1. Thiết lập Toà án Quân sự Ngày 13-9-1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm: ở Bắc bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho. Uỷ ban nhân dân Trung bộ và Nam bộ, trong địa hạt hai bộ ấy, có thể đề đạt lên Chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi trọng yếu khác. Về thẩm quyền xét xử, Toà án quân sự xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trừ trường hợp phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật (Điều 2). Toà án quân sự xét xử tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc sau ngày 19-8-1945. Ngoài ra, đối với những nơi ở xa các Toà án quân sự đã được thành lập theo Sắc lệnh này, thì trong những trường hợp đặc biệt, Chính phủ “có thể cho Uỷ ban nhân dân địa phương thành lập một Toà án quân sự có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc định trong Sắc lệnh này” (Điều 7). 1.2. Thiết lập Toà án đặc biệt Ngày 23-11-1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 64 thiết lập một ban Thanh tra đặc biệt. Điều 1 Sắc lệnh quy định Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ “đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Điều 3 5
  • 6. quy định: “Sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do ban Thanh tra truy tố”. Toà án đặc biệt do Chủ tịch Chính phủ lâm thời làm Chánh án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Hội thẩm (Điều 4). Toà án đặc biệt có toàn quyền định, có thể tuyên án tử hình. Những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48 giờ (Điều 6). Ban Thanh tra và Toà án đặc biệt được lập ra chỉ có tính chất tạm thời (Điều 7). 2. Toà án trong giai đoạn từ năm 1946 đến trước công cuộc Cải cách tư pháp năm 1950 2.1. Thiết lập hệ thống Toà án thường 2.1.1. Ngày 24-1-1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Đây là Sắc lệnh đầu tiên quy định một cách đầy đủ việc tổ chức giải quyết các tranh chấp, xử phạt các việc vi cảnh ở cơ sở cũng như tổ chức các Toà án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán; cụ thể như sau: a. Theo quy định ở tiết thứ nhất thì Ban tư pháp xã được thành lập ở cơ sở cấp xã “ở mỗi xã, ban thường vụ của Uỷ ban hành chính cấp xã gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký (theo Điều 75 Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 tổ chức chính quyền nhân dân) sẽ kiêm cả việc tư pháp. Cả ba uỷ viên trong Ban tư pháp ấy đều có quyền quyết nghị. Thư ký giữ công việc lục sự, lưu trữ công văn, làm các giấy tờ, biên bản... Mỗi tuần lễ Ban tư pháp phải họp ít nhất là một lần, họp công khai ở trụ sở của Uỷ ban” (Điều 2). Ban tư pháp xã có quyền: hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự; phạt các việc vi cảnh từ năm hào đến sáu đồng bạc (nếu người bị phạt không chịu nộp phạt, thì Ban tư pháp lập biên bản và đệ lên Toà án sơ cấp xét xử); thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên. Ban tư pháp xã không có quyền tịch thu tài sản của ai và cũng không có quyền bắt bớ, giam giữ ai, trừ 6
  • 7. khi có trát nã của một Thẩm phán hay khi thấy người phạm tội quả tang (Điều 3 và Điều 4). b. Theo quy định ở tiết thứ hai thì “ở mỗi quận (phủ, huyện, châu) có một Toà án sơ cấp, quản hạt là địa hạt quận. Nếu cần một Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thay đổi quản hạt được”. Toà án sơ cấp gồm có: một Thẩm phán, một lục sự và một hay nhiều Thư ký giúp việc. Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên toà công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản, án từ. Ngoài ra Sắc lệnh còn quy định “ở các thành phố và thị xã, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt Toà án sơ cấp tổ chức theo các nguyên tắc nói trên” (Điều 11). c. Theo quy định ở tiết thứ ba thì “ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn - Chợ Lớn có một Toà án đệ nhị cấp. Quản hạt Toà án này theo giới hạn của địa hạt tỉnh hay thành phố. Nếu cần, một Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thay đổi quản hạt được”. Đồng thời tuỳ theo sự quan trọng, các Toà án đệ nhị cấp sẽ chia ra làm bốn hạng do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định. Ngoài các thành phố kể trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể đặt thêm Toà án đệ nhị cấp ở các thành phố khác. Về tổ chức trong một Toà án, thì Toà án đệ nhị cấp gồm có một Chánh án, một biện lý, một dự thẩm, một chánh lục sự và những thư ký giúp việc. Tuỳ nơi nhiều việc hay ít việc, có thể tăng thêm số Thẩm phán và lục sự, hay để một Thẩm phán kiêm nhiều chức vụ. Về xét xử thì mỗi tuần lễ, ít ra cũng phải có hai phiên toà công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Khi xét xử về dân sự, thương sự, Chánh án xử một mình. Khi xét xử các việc tiểu hình, phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (Điều 17). Theo quy định tại Điều 20, thì các trường hợp không thể cùng làm phụ thẩm trong một Toà án bao gồm “các người thân thuộc hay thích thuộc với nhau cho đến bậc thứ ba, các người thân thuộc hay thích thuộc với các Thẩm phán hoặc với các người đương sự cho 7
  • 8. đến bậc thứ ba” và “không ai có thể làm phụ thẩm trong một việc mà mình là người đương sự hoặc đã điều tra, hoặc đã làm chứng hay làm giám định” (Điều 21). Sắc lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phụ thẩm nhân dân rất cụ thể, họ “có bổn phận là lấy trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một cách công bằng không vì nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi ích riêng hay tư thù mà bênh vực ai hay làm hại ai. Các phụ thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trong lúc nghị án. Nếu tiết lộ bí mật ấy ra sẽ bị Toà thượng thẩm phạt từ sáu tháng đến hai năm tù”. Trước khi mở phiên toà các phụ thẩm nhân dân không được đọc hồ sơ, nhưng tại phiên toà họ có quyền yêu cầu ông Chánh án (Chủ toạ phiên toà) hỏi thêm các bị cáo và cho biết các tài liệu có trong hồ sơ. Ông Chánh án phải hỏi ý kiến các phụ thẩm về tội trạng của các bị cáo và về hình phạt rồi tự mình quyết định. Tuy nhiên, về các vấn đề thủ tục, tạm tha và các vấn đề khác liên quan đến hộ hay thương mại, ông Chánh án không phải hỏi ý kiến các phụ thẩm nhân dân. Đối với các việc đại hình, khi xét xử Toà đệ nhị cấp gồm có năm người cùng ngồi xử và đều có quyền quyết nghị, đó là: Chánh án Toà đệ nhị cấp ngồi ghế Chánh án (Chủ toạ phiên toà); hai Thẩm phán làm phụ thẩm chuyên môn được chọn trong các Thẩm phán của Toà án đệ nhị cấp hay của Toà án sơ cấp trong quản hạt, do ông Chánh nhất Toà thượng thẩm chỉ định mỗi năm một lần. Tuy nhiên, trong năm, ông Chánh nhất có thể quyết định việc thay đổi hai vị phụ thẩm chuyên môn; hai phụ thẩm nhân dân được chọn bằng cách rút thăm ở danh sách các phụ thẩm nhân dân do Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố lập vào hồi đầu năm. Theo quy định tại Điều 34, thì Toà đại hình xử sơ thẩm, ông biện lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống án lên Toà thượng thẩm. d. Theo quy định ở tiết thứ tư thì ở mỗi kỳ, có một Toà thượng thẩm; Toà thượng thẩm ở Bắc Kỳ đặt ở Hà Nội; Toà thượng thẩm Trung Kỳ đặt ở Thuận Hoá (Huế); Toà thượng thẩm Nam Kỳ đặt ở Sài Gòn. Mỗi Toà thượng thẩm gồm có một Chánh 8
  • 9. nhất, các Chánh án phòng, các hội thẩm, một chưởng lý, một hay nhiều phó chưởng lý, những tham lý, một chánh lục sự, các lục sự, những tham tá và thư ký. Về cách tổ chức các Toà thượng thẩm và số các Chánh án, hội thẩm, phó chưởng lý, tham lý và lục sự ở mỗi Toà do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định. “Khi phúc lại các án tiểu hình và đại hình, ngoài ông Chánh án và hai hội thẩm, phải có thêm hai phụ thẩm nhân dân có quyền quyết nghị và chọn bằng cách rút thăm... (Điều 38). Danh sách các phụ thẩm nhân dân tại Toà thượng thẩm có từ 50 đến 100 người chọn trong nhân dân kỳ và sẽ do Uỷ ban hành chính kỳ lập vào hồi đầu năm sau khi hỏi ý kiến ông chưởng lý. Trong việc đại hình, nếu trước Toà thượng thẩm một bị cáo không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật sư để bào chữa cho bị cáo. đ. Về tổ chức các ngạch Thẩm phán gồm có hai ngạch Thẩm phán: ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Toà sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Toà đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm. Các Thẩm phán đệ nhị cấp chia ra làm hai chức vị: các Thẩm phán xử án do ông Chánh nhất Toà thượng thẩm đứng đầu và các Thẩm phán của công tố viện (Thẩm phán buộc tội) do ông chưởng lý đứng đầu. Khi xét xử, Thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình. Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án. Trong Sắc lệnh này cũng quy định một cách rất cụ thể về tiêu chuẩn của Thẩm phán, cách tuyển chọn và đối tượng được tuyển chọn (bao gồm cả các quan lại cũ đã từng làm Thẩm phán, các lục sự Toà nam án đệ nhị cấp cũ), quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, kỷ luật đối với Thẩm phán và y phục của Thẩm phán. 2.1.2. Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan trong những ngày đầu mới giành chính quyền, việc xây dựng hệ thống Toà án theo Sắc lệnh 13 ngày 24-01-1946 chưa thực hiện được đầy đủ ở khắp các địa phương trong toàn quốc. Do đó, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 22-B ngày 18-12-1946 để quyền trợ cấp tư pháp cho Uỷ ban hành chính ở những nơi chưa đặt được Toà án biệt lập. Theo Sắc lệnh này, ở nơi nào chưa thiết lập được Toà 9
  • 10. án thì Uỷ ban hành chính sẽ kiêm việc tư pháp; Uỷ ban tỉnh có quyền hạn như Toà án đệ nhị cấp; Uỷ ban phủ, huyện, châu có quyền hạn như Toà án sơ cấp. Ở tỉnh đương sự có quyền chống án lên Toà thượng thẩm (Điều 4) khi phúc thẩm, Toà thượng thẩm chỉ xét về nội dung vụ kiện, còn về hình thức, nếu có chỗ sai lầm mà không hại đến nội dung vụ án thì Toà thượng thẩm có thể tuỳ nghi công nhận hiệu lực của bản án bị kháng cáo như không có sự sai lầm ấy (Điều 5). 2.1.3. Tiếp theo Sắc lệnh số 13 ngày 24-01-1946, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các thành viên trong Toà án. Chương thứ nhất của Sắc lệnh quy định cụ thể về thẩm quyền các Toà án. 2.1.4. Như vậy, từ sau ngày 13-9-1945 đến sau ngày 24-01- 1946, ở nước ta đã có 3 loại Toà án: Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt, Toà án thường. Nhằm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án này, chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 43 ngày 3-4-1946 lập ở mỗi kỳ “một hội đồng phân định thẩm quyền giữa Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường”. Sắc lệnh này cũng đã quy định cách thức giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền giữa Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường. 2.1.5. Ngày 9-11-1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. Tại Chương VI bản Hiến pháp này quy định về “Cơ quan tư pháp”, theo đó Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm có: Toà án tối cao; các Toà án phúc thẩm; các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp (Điều 63). Các viên Thẩm phán đều do chính phủ bổ nhiệm (Điều 64). Về các nguyên tắc xét xử gồm có: “Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết nghị với Thẩm phán nếu là việc đại hình (Điều 65); Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án (Điều 66); các phiên Toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư (Điều 67); trong khi xét 10
  • 11. xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (Điều 69)”. Tuy nhiên, thực dân pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa, chiến tranh nổ ra, toàn quốc kháng chiến, nên hệ thống Toà án chưa tổ chức được theo Hiến pháp 1946. Để đáp ứng công tác xét xử trong hoàn cảnh kháng chiến ngày 29-12-1946 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông lệnh số 12/NV- CT về tổ chức Tư pháp trong tình thế đặc biệt. Bản Thông lệnh này cùng với bản Thông lệnh số 6/NV-CT ngày 28-12-1946 về tổ chức chính quyền trong thời kỳ đặc biệt là những cơ sở pháp lý để tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án trong thời kỳ kháng chiến được linh hoạt. Toàn văn Thông lệnh số 12/NV-CT như sau: “1) Ở mỗi khu, Bộ trưởng Tư pháp sẽ đặt một giám đốc tư pháp để trông coi việc tư pháp trong khu và giúp ý kiến cho Uỷ ban bảo vệ khu. Uỷ ban này mỗi khi ra quyết định gì có liên can đến tư pháp, bắt buộc phải hỏi ý kiến của giám đốc tư pháp. Giám đốc tư pháp đặt dưới quyền kiểm soát của Uỷ ban bảo vệ khu và trong trường hợp không liên lạc được với trung ương, thì giám đốc tư pháp đặt dưới quyền điều khiển của Uỷ ban bảo vệ khu. 2) Uỷ ban bảo vệ khu có uỷ nhiệm để thi hành quyền công tố sau khi hỏi ý kiến giám đốc tư pháp. Các biện lý và công cáo uỷ viên đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Uỷ ban bảo vệ khu. Các Uỷ ban bảo vệ tỉnh, huyện (phủ hay châu) và xã không có quyền ra lệnh cho các Toà án. Ở trường hợp không liên lạc được với nhau, thì Uỷ ban bảo vệ khu có thể tạm uỷ quyền cho Uỷ ban bảo vệ tỉnh để ra lệnh cho biện lý và công cáo uỷ viên thuộc quản hạt Uỷ ban bảo vệ tỉnh sau khi nghe các ông này bày tỏ ý kiến. Khi liên lạc được thì Uỷ quyền ấy sẽ hết hiệu lực. 3) Ở mỗi khu sẽ đặt một hay nhiều Toà án Quân sự. Các bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ có thể uỷ quyền cho Uỷ ban bảo vệ khu để lập các Toà án Quân sự. 4) Nếu có sự tương tranh giữa Toà án quân sự và Toà án thường thì Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ khu, Chánh án Toà án quân sự 11
  • 12. và giám đốc tư pháp hợp thành hội đồng phân định thẩm quyền. Chủ tịch Hội đồng là chủ tịch Uỷ ban bảo vệ khu. 5) Ở các Toà án thường, nếu tính thế bắt buộc, Chánh án sau khi thảo thuận với biện lý và Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ tỉnh, có thể xử một mình các việc hình mà không cần có phụ thẩm nhân dân hay chuyên môn.” 2.1.6. Căn cứ vào Thông lệnh tổ chức tư pháp trong tình thế đặc biệt, ngày 01-01-1947, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 5-ĐB tạm đình chỉ công việc xử án của các Toà thượng thẩm, điều thứ nhất Nghị định nêu: “Tạm đình chỉ công việc xử án các toà Thượng thẩm Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ cho đến khi có lệnh mới”. Ngày 12-4-1947, Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 44-DB “thiết lập ở khu một Hội đồng phúc án”. Nghị định nêu rõ: “Nay thiết lập ở mỗi khu hay trong nhiều khu một Hội đồng phúc án (Điều 1)”; Hội đồng phúc án nói trên sẽ thay thế Toà Thượng thẩm kỳ để xét lại trong quản hạt, những việc thuộc thẩm quyền Toà Thượng thẩm (Điều 2); thành phần Hội đồng phúc án định như sau: Một Chánh Hội đồng; hai Hội thẩm do Bộ Tư pháp chỉ định trong các Thẩm phán; hai Hội thẩm do Bộ Tư pháp chỉ định trong các Thẩm phán và Giám đốc Tư pháp; một thư ký do Giám đốc Tư pháp khu chỉ định, sẽ giữ chức lục sự; về hình sự cũng như dân sự, sẽ xử không có công tố viên; Trong những việc đại hình và tiểu hình, cách chỉ định phụ thẩm nhân dân sẽ theo pháp luật hiện hành ở trước các Toà Thượng thẩm (Điều 3). Tiếp đó, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 61 DB ngày 9-5-1947 tổ chức các Hội đồng phúc án, quy định chi tiết thêm về quản hạt và nhiệm vụ của Hội đồng phúc án, thủ tục thi hành (thủ tục tố tụng - chú thích của Ban biên soạn) trước Hội đồng phúc án; các biệt lệ trong việc xét xử các vụ án hình sự, các vụ án dân sự. Ngày 6-3-1948 Bộ Tư pháp ra Nghị định số 11-MT (sau đó là Nghị định số 20 MT ngày 24-5-1948 bãi bỏ Nghị định 11-MT) quy định lập Công tố viên tại Hội đồng phúc án. 2.1.7. Ngày 26-5-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 185-SL ấn định thẩm quyền các Toà án sơ cấp và đệ nhị cấp theo 12
  • 13. hướng tăng thẩm quyền cho các Toà án này so với Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946. 2.2. Thiết lập hệ thống Toà án binh 2.2.1. Ngày 23-8-1946 Chính phủ ra Sắc lệnh số 163 tổ chức Toà án binh lâm thời đặt ở Hà Nội: “Điều thứ nhất. Trong khi chờ đợi Sắc lệnh tổ chức của Toà án binh chính thức được ban hành, nay lập một Toà án binh lâm thời trụ sở đặt ở Hà Nội”. Điều thứ 2. Toà án binh lâm thời có thẩm quyền xét xử: - Các quân nhân phạm pháp bất cứ về một tội gì, trừ những tội vi cảnh thuộc thẩm quyền các Toà án tư pháp và những “thường tội” định ở điều thứ 49 Sắc lệnh số 71 ngày 22 tháng 5 năm 1945 thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy quân đội; - Những nhân viên các ngành chuyên môn trong quân đội, những người làm việc trong quân đội như công nhân, chủ thầu, khi phạm pháp có liên can đến quân đội; - Những người thuộc bất cứ hạng nào mà phạm pháp ở trong các đồn trại, quân y viện, nhà đề lao binh hoặc một cơ quan nào của quân đội, hoặc phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội. *Ngày 16-2-1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 19-SL Tổ chức các Toà án binh khu trên toàn cõi Việt Nam (trừ các Toà án binh tại mặt trận): “Điều thứ 2. - Ở mỗi khu sẽ đặt một Toà án binh. Nhưng nếu xét cần, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể ký Nghị định lập thêm trong khu một hay nhiều Toà án binh ở những nơi quân đội đóng. Điều thứ 3. - Mỗi Toà án binh gồm có: - Một Chánh án và hai Hội thẩm ngồi xử; - Một Uỷ viên Chính phủ ngồi buộc tội; - Một lục sự chép các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má. Chánh án là khu trưởng hoặc một quân nhân từ cấp trung đoàn trưởng trở lên, do khu trưởng đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y. 13
  • 14. Hội thẩm thứ nhất là một Thẩm phán đệ nhị cấp ngạch tư pháp do Giám đốc tư pháp khu đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y. Hội thẩm thứ hai là một quân nhân thuộc cấp chỉ huy do khu trưởng đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y. Uỷ viên Chính phủ là chính trị viên khu hoặc một quân nhân thuộc cấp chính trị viên trung đoàn trở lên do chính trị viên khu đề cử và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn y. Lục sự là một quân nhân do khu trưởng chỉ định. Đối với mỗi chức vụ kể trên, sẽ cử một nhân viên chính thức và một nhân viên dự khuyết thay nhân viên chính thức khi mắc bận. *Ngày 25-4-1947 Chính phủ ra Sắc lệnh số 45 quy định tổ chức và hoạt động của Toà án binh tối cao. Điều 1: “Nay đặt một Toà án binh tối cao, quản hạt là toàn cõi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. *Ngày 5-7-1947 Chính phủ ra Sắc lệnh số 59 thành lập Toà án binh khu trung ương. Điều 1: “Nay đặt tại Bộ Quốc phòng một Toà án binh gọi là: Toà án binh khu trung ương”. 2.2.2. Để kịp thời trừng trị những tội phạm xảy ra tại những nơi đang có chiến sự, liên bộ Quốc phòng- Tư pháp đã ra Thông lệnh liên bộ số 11-NV-CT ngày 28-12-1946, số 32-TL-ĐB ngày 16-2-1947 và số 60- TT ngày 23-5-1947 về thiết lập Toà án binh tại mặt trận. 2.2.3. Như vậy, trước ngày toàn quốc kháng chiến (19-12- 1946), trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chỉ có một Toà án binh lâm thời đặt tại Hà Nội được tổ chức theo Sắc lệnh 163 ngày 23-8- 1946. Nhưng sau đó chính phủ đã ban hành 3 sắc lệnh (Sắc lệnh 163 tự hết hiệu lực) và thông lệnh tổ chức các Toà án binh mới: - Sắc lệnh số 19- SL ngày 14-2-1947 tổ chức các Toà án binh khu trên toàn cõi Việt Nam; 14
  • 15. - Sắc lệnh số 45- SL ngày 25-4-1947 Tổ chức Toà án binh tối cao; - Sắc lệnh số 59- SL ngày 5-7-1947 tổ chức Toà án binh khu Trung ương. - Thông lệnh liên bộ Quốc phòng - Tư pháp số 60-TL ngày 28-5-1947 tổ chức Toà án binh tại mặt trận. Thông tư số 64-TT ngày 06-8-1947 về phân biệt Tòa án binh và Tòa án thường nêu rõ: a) Toà án Quân sự có quyền xử tất cả mọi người phạm tội có tính cách chính trị, chỉ trừ khi người phạm tội là binh sĩ thì để thuộc quyền Toà án binh xử. b) Toà án binh thì có quyền xét xử tất cả quân nhân phạm pháp dù họ phạm vào các tội có tính cách nhà binh hay các tội định trong hình luật chung. Nên để ý trong sắc lệnh nói rõ là quân nhân nghĩa là những người tuyển theo quy tắc quân đội Quốc gia. Còn các đội cảnh vệ, công an.v.v... thuộc hành chính thì vẫn thuộc quyền Tòa án tư pháp hoặc Tòa án quân sự tùy từng trường hợp. 2.3. Hoàn thiện hệ thống Toà án Quân sự Ngày 14-02-1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 21 về tổ chức các Toà án Quân sự, Sắc lệnh này bãi bỏ các Sắc lệnh về Toà án Quân sự: Sắc lệnh ngày 13-9-1945, ngày 26-9-1945, ngày 29-9- 1945, ngày 28-12-1945, ngày 15-01-1946. Để hướng dẫn thi hành Sắc lệnh số 21 nêu trên, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 82 ngày 25-02-1946. Ngày 8-02-1948, bộ Tư pháp ra Thông tư số 28/HC định thẩm quyền của Toà án Quân sự. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 170-SL ngày 14-4-1948 tổ chức lại các Toà án Quân sự. 2.4. Giải thể Toà án đặc biệt Ngày 18-12-1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 138-B/SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ. Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Nay bãi bỏ Sắc lệnh số 64 ngày 23-11-1945 thành lập Ban Thanh tra đặc 15
  • 16. biệt”. Như vậy, Sắc lệnh này đã giải thể Toà án đặc biệt được thành lập theo Sắc lệnh 64 ngày 23-11-1945. 3. Toà án trong giai đoạn cải cách tư pháp 1950 đến 1958 Như vậy, sau gần 5 năm kể từ ngày giành được chính quyền, chúng ta đã bãi bỏ bộ máy tư pháp của chế độ chính quyền, thực dân, phong kiến, thiết lập những Toà án mới, trong đó có Toà án Quân sự và Toà án binh. Tuy nhiên, các Toà án thường còn mang nặng những ảnh hưởng của nền tư pháp cũ. Thực hiện một cách máy móc “Toà án tư pháp sẽ độc lập với các Cơ quan hành chính” (Điều 42 Sắc lệnh số 13 ngày 24-01-1946). “Vậy các Toà án trong thời kỳ kháng chiến vẫn độc lập với Uỷ ban hành chính. Uỷ ban này không có quyền kiểm soát, điều khiển các Toà án. Các Thẩm phán không phải báo cáo với Uỷ ban hành chính” (Thông tư số 693 ngày 25-9-1947 của Bộ Tư pháp). Mặc dầu Sắc lệnh số 47 ngày 10-10-1945 cho giữ tạm thời các luật lệ cũ đã chỉ rõ ràng “những điều khoản trong luật lệ cũ được tạm giữ lại do Sắc lệnh này chỉ thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”. Và Thông tư số 34-NV-TP/CT ngày 7-01-1947 của liên Bộ Nội vụ - Tư pháp cũng đã chỉ rõ: “Các Thẩm phán phải làm việc với tinh thần chiến đấu, nêu cao gương hy sinh và xung phong cho dân chúng theo, nên hết sức gần dân, săn sóc đến dân, đi đến dân chứ không đợi dân đi đến mình”. Nhưng nhiều Thẩm phán trong các Toà án thường lúc đó đã không chú ý vận dụng các chính sách của Chính phủ vào công tác xét xử và đã hiểu “độc lập” là “biệt lập”, tức là Toà án không chịu sự lãnh đạo của Đảng, không cần phải phối hợp với Uỷ ban hành chính, cơ quan công an và đoàn thể nhân dân trong việc bảo vệ chế độ. Tình hình này đã là một trở ngại cho việc phát huy sức mạnh của Nhà nước, cho nên Đảng ta đã lần lượt tiến hành một cuộc đấu tranh về tư tưởng và sau đó là cải cách bộ máy của Toà án. *Trước hết là Sắc lệnh số 85 ngày 22-5-1950. 16
  • 17. + Về tổ chức: - Bộ máy tư pháp được dân chủ hoá các Toà án sơ cấp, đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh. Hội đồng phúc án nay là Toà Phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân nay gọi là hội thẩm nhân dân. - Thành phần nhân dân được đa số trong việc xét xử: Để xét xử việc hình và hộ, Toà án nhân dân huyện và tỉnh gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Toà Phúc thẩm gồm hai Thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân có quyền xem hồ sơ và biểu quyết. - Thành lập hội đồng hòa giải tại mỗi huyện nhằm mục đích giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hòa giải tất cả các việc hộ kể cả việc ly dị mà từ trước tới nay chỉ có Chánh án Toà án tỉnh mới có thẩm quyền. Biên bản hoà giải thành có chấp hành lực; đây là một điểm tiến bộ so với thể lệ cũ. Khi các đương sự đã thoả thuận trước hội đồng hòa giải thì việc hoà giải được đem thi hành ngay. - Áo chùng đen của Thẩm phán và luật sư nay bỏ đi. + Về thẩm quyền: - Tăng thẩm quyền cho ban tư pháp xã về việc phạt vi cảnh để làm cho một số việc ít quan trọng về mặt trị an sẽ được giải quyết mau chóng ngay tại xã. - Giao cho các Toà án nhân dân huyện quyền ấn định các phương pháp bảo thủ, dù việc xử kiện không thuộc thẩm quyền Toà án nhân dân huyện để tránh cho đương sự khỏi phải tốn phí đi lên Toà án tỉnh và những việc cấp bách có thể được giải quyết mau chóng hơn. + Về tố tụng: Thủ tục tố tụng được hợp lý và giản dị hơn. Cùng trong năm 1950, ngày 5-6 Chủ tịch Chính phủ ra Sắc lệnh số 103-SL quy định “Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp có nhiệm vụ lãnh đạo và điều khiển các ngành chuyên môn cấp tương đương trong đó có ngành Tư pháp bao gồm cả Công tố và Toà án” (Điều 1). Với yêu cầu là dân chủ hoá và tăng cường các Toà án, Sắc lệnh số 158-SL ngày 17-11-1950 đã quy định đưa cán bộ công 17
  • 18. nông có thành tích và có kinh nghiệm vào làm Thẩm phán mà không đòi hỏi phải có bằng cấp về luật học. Sắc luật này đã tạo điều kiện cho việc nhanh chóng tăng cường cho các Toà án nhân dân một đội ngũ cán bộ có quan điểm lập trường cách mạng trong công tác, làm nòng cốt để xây dựng các Toà án trở thành những Toà án thực sự của nhân dân. Trên cơ sở các Toà án được tăng cường cán bộ cách mạng, Sắc lệnh số 156-SL ngày 22-11-1950 đã quy định việc thành lập Toà án nhân dân liên khu và giao cho các Toà án đó quyền xử cả những tội phản cách mạng. Từ đó, các Toà án Quân sự đã được nhập vào hệ thống Toà án thường và các cán bộ của Toà án Quân sự lại được tăng cường cho Toà án nhân dân liên khu. *Để “tranh chấp chính quyền với địch trong vùng bị chiếm, thi hành luật pháp chính quyền nhân dân trong vùng bị chiếm để bảo vệ nhân dân và trừng trị nguỵ quyền”, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 157-SL ngày 17-11-1950 tổ chức Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng, mà theo đó trong những vùng tạm bị địch chiếm đóng có thể thiết lập một Toà án gọi là Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm. Quản hạt Toà án này có thể là một tỉnh, một số huyện trong một tỉnh, hay một số xã trong một huyện hay trong nhiều huyện (Điều 1). Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm có thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh và Toà án quân sự. Các bản án đều được thi hành ngay. Về việc binh và hộ, Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân tỉnh. Nếu quản hạt của Toà án nhân dân vùng bị tạm chiếm là một tỉnh thì trực thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân liên khu hoặc Toà phúc thẩm. Về việc xét xử các việc thuộc thẩm quyền Toà án quân sự, Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm thuộc quyền điều khiển của Toà án quân sự liên khu và Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu. Nếu có Toà án nhân dân liên khu thì thuộc quyền điều khiển của Toà án này. *Thực hiện nhiệm vụ phản phong của cách mạng dân tộc dân chủ, Sắc lệnh số 149 ngày 12-4-1953 đã quy định về chính sách ruộng đất để tiến hành việc phát động quân chủng cải cách ruộng đất. Để bảo đảm việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự 18
  • 19. xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Sắc lệnh số 150 ngày 12-4-1953 đã thành lập các Toà án nhân dân đặc biệt ở những vùng phát động quần chúng để cải cách ruộng đất. Nhiệm vụ của các Toà án nhân dân đặc biệt là: Trừng trị những kẻ phản cách mạng, cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách cải cách ruộng đất; xét xử những vụ tranh chấp về tài sản, ruộng đất có liên quan đến các vụ án trên; xét xử những vụ tranh cãi về phân định thành phần giai cấp. Các Toà án nhân dân đặc biệt không xử những vụ hình và hộ thuộc Toà án nhân dân thường. Những vụ án phản cách mạng phức tạp và phải xét xử lâu dài thì do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu quyết định chuyển sang Toà án nhân dân thường xét xử. Các Thẩm phán của các Toà án nhân dân đặc biệt chủ yếu là trung, bần, cố nông trong đó có cán bộ chính trị làm chủ chốt. Một nửa số Thẩm phán do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh lựa chọn, một nửa nữa do Nông hội huyện cử ra. Khi làm xong nhiệm vụ thì các Toà án nhân dân đặc biệt giải tán. II. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1980 1. Tại Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11 năm 1958) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chủ trương tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở. Trong tình hình chung đó bộ máy nhà nước nói chung, Toà án nhân dân nói riêng được tăng cường và cải cách thêm một bước mới. Tại khoá họp lần thứ tám, tháng 4-1958 Quốc hội quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân trung ương, tách hệ thống Toà án nhân dân và Viện công tố khỏi Bộ Tư pháp. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Theo luật này, đơn vị hành chính cấp khu ở đồng bằng và trung du được bãi bỏ. Do đó, ngày 14-8-1959 chính phủ đã ra Nghị định số 300- TTg tổ chức lại các Toà án 19
  • 20. nhân dân phúc thẩm, sáp nhập 6 Toà án nhân dân phúc thẩm thành 3 Toà án nhân dân phúc thẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh. Quản hạt của TAND phúc thẩm Hà Nội gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Quản hạt của TAND phúc thẩm Hải Phòng gồm thành phố Hải Phòng, khu Hồng Quảng và các tỉnh Hải Ninh, Kiến An. Quản hạt của TAND phúc thẩm Vinh gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh. Thông tư số 92- TC của liên Ngành Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao ngày 11-11-1959 giải thích và quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà án nhân dân phúc thẩm Hà Nội, Hải Phòng và Vinh, nêu rõ: “Sau khi bỏ các khu hành chính ở đồng bằng và trung du, hướng tổ chức của các Toà án là: dần dần xây dựng TAND huyện thành TAND sơ thẩm, xây dựng TAND tỉnh thành TAND phúc thẩm để đi tới bỏ các TAND phúc thẩm khu. Trong khi chưa xây dựng được các TAND huyện thành TAND sơ thẩm, TAND tỉnh chưa trở thành TAND phúc thẩm thì vẫn cần phải giữ lại cấp TAND phúc thẩm hiện nay. Tuy nhiên để làm cho tổ chức của các TAND phúc thẩm được gọi là hợp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định dồn 6 TAND phúc thẩm cũ ở đồng bằng và trung du thành 3 TAND phúc thẩm... TAND phúc thẩm chuyên trách công việc xét án không phụ trách công việc lãnh đạo về chương trình kế hoạch, quản lý cán bộ, hướng dẫn về đường lối. ... Trong việc xử án, thì chủ yếu là công việc xử phúc thẩm. Nhiệm vụ chỉ đạo công tác xét xử của các TAND tỉnh và thành phố nay tập trung vào TAND tối cao... ... a) TAND phúc thẩm chỉ đạo công việc xét xử của các TAND cấp dưới thông qua án lệ của mình…” 20
  • 21. Ngày 20-10-1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 381-TTg quy định nhiệm vụ và quyền hạn của TAND tối cao, cụ thể như sau: “Điều 1. - Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và Toà án Quân sự các cấp. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao là: 1. Xử sơ thẩm, chung thẩm những vụ án mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án mà đặc biệt Viện Công tố trung ương hoặc Toà án nhân dân tối cao thấy phải do Toà án nhân dân tối cao xét xử. 2. Xử phúc thẩm chung thẩm những vụ án do Toà án cấp dưới xử sơ thẩm trong các trường hợp có kháng nghị của Cơ quan công tố hoặc của đương sự. 3. Xử lại hoặc chỉ thị cho Toà án cấp dưới xử lại những vụ án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm. 4. Duyệt lại các án tử hình. Ngoài ra Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu đường lối chính sách xét xử. 2. Nghiên cứu các đạo luật về hình sự và dân sự, hướng dẫn các Toà án áp dụng pháp luật, đường lối chính sách, thi hành các thủ tục hình sự và dân sự, vạch chương trình công tác, kiểm tra công tác xét xử, tổng kết kinh nghiệm công tác xét xử của Toà án các cấp. 3. Quản lý cán bộ và biên chế Ngành Toà án theo chế độ phân cấp quản lý cán bộ và biên chế. Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, ngày 14-7-1960, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá II, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân. Theo Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 thì “các Toà án nhân dân gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các Toà 21
  • 22. án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự” và “Các Toà án nhân dân địa phương gồm có: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, Toà án nhân dân ở các khu vực tự trị”. “Ở các khu vực tự trị, tổ chức các Toà án nhân dân địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân khu vực tự trị quy định, căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp và những nguyên tắc tổ chức Toà án nhân dân trong luật này” (Điều 2). Điều đáng lưu ý là trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của các Toà án nhân dân các cấp, mà không quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân mỗi cấp. Trong đạo luật này cũng chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về chế độ bầu cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mà cũng không quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. “Để kiện toàn Toà án nhân dân các cấp, tăng cường tính chất nhân dân của tổ chức Toà án nhân dân và bảo đảm cho việc xét xử được chính xác và đúng pháp luật” ngày 23-3-1961 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương. Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thì “Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án, các Thẩm phán và Thẩm phán dự khuyết. Toà án nhân dân tối cao có những tổ chức sau đây: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao: các Toà hình sự, Toà dân sự và Toà quân sự; Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng toàn thể Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao”. Trong Pháp lệnh này cũng đã quy định một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức tương ứng. Mặc dù trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao Pháp lệnh không quy định cụ thể bộ máy giúp việc, nhưng theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh và thực tiễn tổ chức của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian này cho thấy còn có bộ máy giúp việc như Văn phòng, các Vụ tổ chức, tổng hợp, nghiên cứu pháp luật v.v... Điều đáng 22
  • 23. lưu ý là theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 và Pháp lệnh ngày 23-3-1961 nói trên thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là năm năm. Còn Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm phán dự khuyết và Uỷ viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Một đặc thù theo quy định của Pháp lệnh ngày 23-3-1961 nói trên, thì “Hội đồng toàn thể Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ duyệt lại các bản án tử hình của Toà án nhân dân các cấp, căn cứ vào Điều 9 của Luật tổ chức Toà án nhân dân (năm 1960)” (Điều 5). Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, thì theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Pháp lệnh ngày 23-3-1961 nói trên gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó Chánh án và các Thẩm phán. Trong cơ cấu tổ chức không chia thành các Toà chuyên trách như Toà án nhân dân tối cao mà chỉ có Uỷ ban Thẩm phán. “Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương là bốn năm. Uỷ viên Uỷ ban Thẩm phán của các Toà án nhân dân nói trên do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn” (Điều 27 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960). Ngoài chức năng, nhiệm vụ xét xử “Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương, huấn luyện thư ký cho Toà án địa phương, huấn luyện cán bộ tư pháp cho thị trấn và xã, và tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân” (Điều 9 Pháp lệnh ngày 23-3-1961). 23
  • 24. Theo Luật và Pháp lệnh nói trên thì “Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương gồm có Chánh án và Thẩm phán, nếu cần thiết thì có Phó Chánh án”. Toà án này có thẩm quyền: “a) Hoà giải những việc tranh chấp về dân sự; b) Phân xử những việc hình nhỏ không phải mở phiên toà; c) Sơ thẩm những vụ án dân sự; sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống”. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị trấn và xã, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Về quản lý các TAND địa phương, Điều 23 Luật Tổ chức TAND quy định: “... Bộ máy làm việc và biên chế của các TAND địa phương các cấp do TANDTC hướng dẫn thực hiện theo quy định chung về bộ máy làm việc và biên chế của Cơ quan Nhà nước” và Điều 14 Pháp lệnh ngày 23-3-1961 quy định: “Tổ chức cụ thể của bộ máy làm việc và biên chế cụ thể của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện theo những quy định chung về bộ máy làm việc và biên chế của các cơ quan nhà nước. Tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”. Căn cứ vào Điều 95 Hiến pháp năm 1959 và Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, ngày 9-4-1963 Hội đồng nhân dân khu tự trị Tây Bắc đã ban hành Điều lệ “quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Tây Bắc”. Điều lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Quyết định số 185-TVQH ngày 9-7-1963. Theo Điều 1 của bản Điều lệ này thì “các Toà án nhân dân trong khu tự trị Tây Bắc gồm có: Toà án nhân dân khu; các Toà án nhân dân tỉnh; các Toà án nhân dân thị xã và huyện”. Tại khu tự trị Việt Bắc, Hội đồng nhân dân khu tự trị Việt Bắc cũng đã ban hành Điều lệ “quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Việt Bắc”. Điều lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại 24
  • 25. Quyết định số 157-NQ-TVQH ngày 2-3-1963. Theo Điều 1 của bản Điều lệ này thì “các Toà án nhân dân trong khu tự trị Việt Bắc gồm có: Toà án nhân dân khu; các Toà án nhân dân tỉnh; các Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện”. - Ngày 27-12-1975 Quốc hội khoá V kỳ họp thứ hai đã ra Nghị quyết “về việc cải tiến các đơn vị hành chính”, bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đơn vị hành chính. Do đó, TAND khu tự trị Việt Bắc và TAND khu tự trị Tây Bắc được giải thể. Căn cứ vào Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua ngày 31-12-1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, ngày 21- 2-1961 Bộ Tổng tham mưu ra Quyết định số 165 quy định tạm thời tổ chức biên chế của ngành Toà án quân sự như sau: “Hệ thống Toà án quân sự bao gồm: Toà án quân sự trung ương và các Toà án quân sự ở cấp quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương. Về quân số Toà án quân sự trung ương có 15 người, Toà án quân sự quân khu, quân binh chủng và tương đương có từ 7 đến 9 người, Toà án quân sự sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương có 6 người”. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất nhưng chưa thống nhất về mặt Nhà nước, ngày 15-5-1976 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc luật số 01/SL-76 quy định về Tổ chức TAND và Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân. Tiếp đó, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra quyết định số 29-QĐ-76 ngày 27-5-1976 thành lập Toà án nhân dân đặc biệt để xét xử các tên tư bản mại bản phạm tội lũng đoạn, đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường. Và sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 181-NQ/QHK 6 ngày 23-01-1978 giao cho Toà án nhân dân đặc biệt xét xử những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh như: Giết người, cướp của tống tiền, bắt cóc, đốt nhà, tổ chức lưu manh trộm cắp, hiếp dâm. (Toà án nhân dân đặc biệt đã được giải thể theo Nghị quyết số 720- NQ-HĐND 7 ngày 01-4-1986 của Hội đồng Nhà nước). Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 4 năm 1976, nước ta thống nhất về mặt Nhà nước và lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 25
  • 26. Việt Nam. Trong khi chưa có Hiến pháp mới, Quốc hội quyết định Hiến pháp 1959 được áp dụng cho cả nước và giao cho Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước. Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã được áp dụng trong cả nước và các Toà án nhân dân ở miền Nam được thành lập nhanh chóng bằng một số lớn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc trở về, cán bộ miền Bắc được chi viện và với cán bộ địa phương đã trực tiếp chiến đấu ở miền Nam. Khái quát việc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong giai đoạn này, chúng ta có thể có mấy nhận xét sau đây: - Toà án nhân dân ở Việt Nam đã được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến huyện, thị xã phù hợp với điều kiện và đặc thù của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn này. - Các Toà án Binh trước chịu sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng thì nay được gọi là Toà án Quân sự và các Toà án Quân sự cũng như các Toà án nhân dân địa phương đều chịu sự hướng dẫn thống nhất của Toà án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật, đường lối xét xử và cũng đều do Toà án nhân dân tối cao giám đốc công tác xét xử. - Trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân bảo đảm tối đa sự tham gia của nhân dân; cụ thể được thể hiện chế độ bầu cử các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán các Toà án nhân dân các cấp và thực hiện nguyên tắc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia và chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử. - Tổ chức Toà án nhân dân theo nguyên tắc kết hợp thẩm quyền xét xử với đơn vị hành chính lãnh thổ. - Toà án nhân dân thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Điều đó có nghĩa là Nhà nước ta chú trọng bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương do Toà án nhân dân tối cao đảm nhiệm, nhưng thực chất có thể nói trong giai đoạn này các Toà án nhân dân địa phương song trùng trực 26
  • 27. thuộc. Toà án nhân dân tối cao chủ yếu quản lý về công tác sắp xếp bộ máy làm việc, số lượng biên chế, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổng biên chế của các Toà án nhân dân địa phương, quản lý về công tác xét xử. Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý và cấp kinh phí hoạt động cũng như sắp xếp nhân sự; cụ thể Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. 27
  • 28. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN (Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960; Pháp lệnh quy định cụ thể tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của Toà án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961; Quyết định số 157 ngày 2-3-1963 và Quyết định số 185 ngày 9-7-1963 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu vực tự trị Việt Bắc và Tây Bắc; Quyết định số 165 ngày 21-2-1961 của Bộ Tổng tham mưu quy định tạm thời tổ chức biên chế ngành Toà án quân sự) TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ủy ban thẩm phán TAND tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân khu tự trị Việt Bắc Tòa án nhân dân khu tự trị Tây Bắc Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương Các TAQS ở cấp quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương TAND tỉnh trong khu tự trị Việt Bắc TAND tỉnh trong khu tự trị Tây Bắc TAND thị xã, huyện trong khu tự trị Việt Bắc TAND thị xã, huyện trong khu tự trị Tây Bắc Các TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương 28
  • 29. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960; Nghị quyết ngày 27-12-1975 của Quốc hội. Quyết định số 165 ngày 21-2-1961 của Bộ Tổng tham mưu quy định tạm thời tổ chức biên chế ngành Tòa án quân sự) TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ủy ban thẩm phán TAND tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương Hội đồng toàn thể Thẩm phán Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương Các TAQS ở cấp quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ và tương đương Các TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương 29
  • 30. III. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 1992 1. Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Tháng 7-1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 18-12-1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7, đã thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất. Các quy định của Hiến pháp năm 1980 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 3-7-1981 và được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22-12- 1988. Theo Điều 2 của đạo luật này thì “các Toà án nhân dân gồm có: Toà án nhân dân tối cao; các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Toà án quân sự” và “Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt”. Đối với “ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật”. Về nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp khác với Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 là quy định thời hạn nhất định, thì Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 quy định theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình. Trong hệ thống Toà án nhân dân, thì Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 30
  • 31. Việt Nam, hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám đốc việc xét xử của các Toà án đó và tổng kết kinh nghiệm xét xử. Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân. Về tổ chức, Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Toà hình sự; Toà dân sự; Toà án quân sự cấp cao và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; khi xét thấy cần thiết, Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao. Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Về tổ chức gồm có: Uỷ ban Thẩm phán, Toà hình sự, Toà dân sự; bộ máy giúp việc. Đối với các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân. Ở Toà án cấp này không có Uỷ ban Thẩm phán và cũng không có tổ chức thành các Toà chuyên trách. Về tổ chức Toà án quân sự, căn cứ vào quy định tại Điều 2 của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981: “Tổ chức của các Toà án quân sự do Hội đồng Nhà nước quy định” và căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 21- 12-1985, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự và được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự, được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29-3-1990. Theo Điều 2 của Pháp lệnh năm 1985 thì: “Các Toà án quân sự gồm có: Toà án quân sự cấp cao; các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, các Toà án quân sự khu vực”. Toà án quân sự cấp cao là một Toà án thuộc Toà án nhân dân tối cao, gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và 31
  • 32. Hội thẩm quân nhân. Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có: Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân; các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có Uỷ ban Thẩm phán và vì chỉ xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình nên trong các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương không thành lập các Toà chuyên trách. Toà án quân sự khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân. Về tổ chức Toà án quân sự khu vực không có Uỷ ban Thẩm phán và không thành lập các Toà chuyên trách. Năm 1981 Bộ Tư pháp được thành lập lại và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 đã giao “việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó” (Điều 16). Về quản lý các Toà án quân sự, thì Pháp lệnh năm 1985 đã giao “Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương và các Toà án quân sự khu vực”. 32
  • 33. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, được sửa đổi, bổ sung năm 1988 và Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự được sửa đổi, bổ sung năm, 1990 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ủy ban thẩm phán TAND tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Các Tòa phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Bộ máy giúp việc Tòa án quân sự cao cấp Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ủy ban Thẩm phán Tòa hình sự Tòa dân sự Bộ máy giúp việc Tòa án quân sự quân khu và cấp tương đương Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao 33
  • 34. IV. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1992 ĐẾN THÁNG 10-2002 Đường lối đổi mới mọi mặt về đời sống xã hội do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. Nhìn chung nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân được kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1980, tuy nhiên một số quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của Toà án nhân dân nói riêng đã thể hiện rõ nét đổi mới các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Thứ nhất là, Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định “trong tình hình đặc biệt” và cũng chỉ có “Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt”. Thứ hai là, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán thay thế cho chế độ bầu cử Thẩm phán được quy định trong Hiến pháp năm 1980”. Thứ ba là, nếu trong Hiến pháp năm 1980 quy định nhiệm kỳ của Hội thẩm Toà án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương là hai năm, thì Hiến pháp năm 1992 chỉ khẳng định nguyên tắc là thực hiện chế độ bầu cử đối với Hội thẩm nhân dân các Toà án các cấp, còn nhiệm kỳ do luật định. Thứ tư là, Hiến pháp năm 1992 bổ sung một quy định mới rất quan trọng làm cơ sở cho việc thành lập các Toà án khác khi xét thấy cần thiết, ngoài các Toà án đã có ở nước ta trước năm 1992. Để cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, ngày 6-10-1992 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân và được sửa đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 34
  • 35. tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội thông qua ngày 28-12- 1993 và ngày 28-10-1995. Đồng thời ngày 19-4-1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự và ngày 14-5-1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân. Có thể nói rằng việc ban hành các đạo luật và các Pháp lệnh cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân là một bước tiến dài trong công cuộc cải cách tư pháp. Theo các văn bản pháp luật này thì tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân đã được kiện toàn và đổi mới một bước. 35
  • 36. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 1993 và năm 1995; Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 1993 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa kinh tế Tòa hành chính Tòa lao động Các Tòa phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Bộ máy giúp việc Tòa án quân sự trung ương Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ủy ban Thẩm phán Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa kinh tế Tòa hành chính Tòa lao động Tòa án quân sự quân khu và tương đương Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 36
  • 37. V. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 10-2002 Nhằm cụ thể hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Bộ máy nhà nước cũng như những yêu cầu cụ thể về dổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Toà án nhân dân đã được đề ra trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, ngày 02-4-2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân mới thay thế Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 06- 10-1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 28-12-1993 và ngày 28-10-1995. So với các quy định trước đây, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 có một số điểm mới cơ bản sau đây: Bỏ quy định về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở tại khoản 2 Điều 2 và quy định về chế độ cử Hội thẩm ở Toà án nhân dân tối cao tại Điều 3 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992. Bổ sung một điều luật mới (Điều 11) quy định về chế độ hai cấp xét xử. Theo quy định này bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm. Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế quản lý các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức. Theo quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và Điều 16 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thì việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 37
  • 38. Nay theo quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng. Đây là một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Toà án nhân dân. Quy định này là sự cụ thể hoá, là việc thực hiện những chủ trương về cải cách, tổ chức và đổi mới hoạt động các cơ quan tư pháp đã được khẳng định trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Bỏ quy định về Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại Điều 22 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, tức là bỏ một cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ở Toà án nhân dân tối cao. Sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại các điều 21 và 22 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. Bổ sung một số nhiệm vụ và quyền hạn mới của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Do đổi mới cơ chế quản lý các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức, đồng thời quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với việc nhận xét, bố trí, sử dụng cán bộ; phân cấp bổ nhiệm theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao”; do đó, trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực cũng như về quy định bộ máy giúp việc của các Toà án này (các điểm 6, 7, 11 và 12 Điều 25). Bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định tại Điều 26 Luật 38
  • 39. tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 nhằm bảo đảm thống nhất với quy định trong các đạo luật khác về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cấp phó giúp cấp trưởng làm nhiệm vụ. Mặt khác việc bỏ quy định này là nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Để triển khai thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, ngày 04 tháng 11 năm 2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thay thế Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự ngày 19 tháng 4 năm 1993, trong đó quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự các cấp, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định trước đây để phù hợp với các quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. 39
  • 40. 40 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa kinh tế Tòa hành chính Tòa lao động Các Tòa phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Bộ máy giúp việc Tòa án quân sự trung ương Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ủy ban Thẩm phán Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa kinh tế Tòa hành chính Tòa lao động Bộ máy giúp việc Tòa án quân sự quân khu và tương đương Ủy ban Thẩm phán Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tòa án quân sự khu vực
  • 41. VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÒA ÁN Ở NƯỚC TA Để tiến hành cải cách tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, đã tạo ra được một số chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương về tính cấp thiết và yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh cải cách tư pháp. Thực tiễn đất nước ta đặt ra những nhu cầu cải cách tư pháp sâu rộng, do vậy, ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là sự kế thừa phát triển lên một tầm cao mới Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW nêu rõ “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân”. Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành. Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội 41
  • 42. xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự... Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, có hai vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động mà ngành Tòa án nhân dân cần thực hiện: Thứ nhất là đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân; Thứ hai là nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và phát triển án lệ. 1. Về đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân Theo kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị thì hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm 4 cấp. Cụ thể như sau: - Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực xét xử hầu hết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án (như Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay) và từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính. Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh. - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thuộc địa hạt của tỉnh; không thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh có một Tòa án nhân dân cấp tỉnh như hiện nay, nhưng không có Ủy ban thẩm phán. - Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại kháng nghị. Trước mắt, thành lập 3 tòa án nhân dân cấp cao tại ba khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. 42
  • 43. - Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; được tổ chức tinh gọn, với số lượng thẩm phán từ 13-17 người, là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội. *Chúng ta có thể tự so sánh mô hình tổ chức trong tương lai với mô hình tổ chức của hệ thống Tòa án một số nước trong phụ lục kèm theo. 2. Về việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa1 Phần này chỉ nêu những ý kiến của các thẩm phán Hoa Kỳ và Pháp để chúng ta cùng suy nghĩ. Ở nước ta (một nước theo thủ tục tố tụng xét hỏi) cần làm gì để nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa. 2.1. Sự khác nhau cơ bản trong thủ tục tranh tụng và thủ tục xét hỏi 2.1.1. Những nguyên tắc chung Đối với thủ tục tranh tụng: Thủ tục tranh tụng được hiểu là bên cơ quan công tố và bên luật sư của bị cáo phải có trách nhiệm cung cấp cho thẩm phán các bằng chứng để bảo vệ cho quan điểm của họ. Thẩm phán giữ vai trò là người trung lập và là vị chủ tọa vô tư, người có chức năng hòa giải, giải quyết các xung đột chắc chắn sẽ xảy ra giữa các bên đối lập nhau. Thẩm phán quyết định việc áp dụng luật để tìm ra sự thật của vụ án. Thủ tục tranh tụng là trường phái tố tụng ở các nước thuộc hệ thống thông luật. Hệ thống thông luật coi án lệ là một nguồn luật tạo ra những tiền lệ cho việc giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai để góp phần phát triển luật và bảo đảm tính kiên định và thống nhất trong hệ thống pháp luật. 1 Phần này trích từ kỷ yếu Hội thảo ngày 18-01-2002 của Nhà pháp luật Việt – Pháp và Kỷ yếu tập huấn Bộ luật tố tụng hình sự do Tòa án nhân dân tối cao xuất bản năm 2005. 43
  • 44. Thủ tục xét hỏi: Trong thủ tục điều tra xét hỏi thẩm phán có trách nhiệm không chỉ xác định những sự kiện có liên quan mà còn nhận xét và đưa ra quyết định về những sự kiện ấy. Thủ tục điều tra xét hỏi coi trọng việc xác định sự thật khách quan của vụ việc thông qua trình tự điều tra trước khi vụ án chuyển sang tòa án và coi thủ tục này rất quan trọng. Điều này trái ngược với thủ tục tranh tụng truyền thống mà ở đó luôn xảy ra sự tranh luận hay bàn cãi về các tình tiết vụ án. Thủ tục xét hỏi được xây dựng như một hình thức thẩm tra chính thức, mục đích trước tiên của thủ tục này là nhằm đảm bảo cho những cá nhân vô tội không bị đưa ra trước phiên tòa. Thủ tục xét hỏi là trường phái tố tụng ở các nước thuộc hệ thống luật dân sự. Hệ thống luật dân sự coi luật thành văn là nguồn pháp luật quan trọng nếu không nói là duy nhất. Vì hệ thống luật dân sự bao gồm các văn bản luật sẵn có. Tòa án không giải thích luật và áp dụng pháp luật khi phán quyết từng vụ án cụ thể và phán quyết đó không được coi là tiền lệ cho vụ án khác. Mỗi một quyết định phải mang tính độc lập dựa trên cơ sở áp dụng một cách logic các quy tắc của bộ luật cho một chuỗi các sự kiện thực tế, điều này có nghĩa là các vụ án giống nhau không nhất thiết phải đưa đến những kết quả giải quyết giống nhau, tuy nhiên mỗi phán quyết phải chứng tỏ được tính đúng đắn và hợp lý của nó. 2.1.2. Phiên tòa Theo mô hình tranh tụng: Trong phiên tòa áp dụng mô hình tranh tụng, mỗi bên được phép đưa ra nhân chứng riêng của mình và quyền được thẩm vấn nhân chứng mà bên kia đưa ra trước tòa. Thẩm phán là người quan sát việc trình bày của các bên, đảm bảo cho phiên tòa được diễn ra trong sự công bằng, tôn trọng các bằng chứng được đưa ra cũng như các quy tắc về tố tụng. Theo mô hình thủ tục xét hỏi: Thẩm phán là người đề xuất triệu tập và thẩm vấn nhân chứng trước phiên tòa và trong phiên tòa. Công tố viên và luật sư bào chữa cho bị cáo sẽ trợ giúp cho thẩm phán trong việc gắn kết 44
  • 45. các sự kiện, đưa ra những câu hỏi bổ sung, đưa ra những kiến nghị về việc bổ sung chứng cứ. 2.2. Nước Pháp kết hợp tố tụng tranh tụng với tố tụng xét hỏi như thế nào? Nước Pháp hiện vẫn áp dụng tố tụng xét hỏi nhưng đã đưa vào đó một số nội dung của tố tụng tranh tụng. Một đạo luật ra ngày 15-6-2000 mang tên “Luật về suy đoán vô tội và tăng quyền của nạn nhân” đã cho phép các bên có nhiều quyền hơn trong quá trình tố tụng. Khi đạo luật này được thông qua và công bố, một số ý kiến đã đánh giá đây là đạo luật “bán tranh tụng”. Vậy, nước Pháp đã đưa vào hệ thống tố tụng xét hỏi những nội dung gì của tố tụng tranh tụng? Kể từ nay, luật sư có quyền tham gia ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, tức là ngay khi bắt tạm giam bị can. Bị can khi bị bắt tạm giam có quyền giữ im lặng. Trong giai đoạn điều tra, các bên có quyền yêu cầu thẩm phán điều tra thực hiện một số các hoạt động điều tra mà họ thấy cần thiết. Thẩm phán điều tra không còn quyền cho tạm giam bị can, tức là không còn chức năng tài phán này như trước bởi vì đây là một điểm bị chỉ trích nhiều. Một loại thẩm phán mới đã được lập nên để đảm nhận chức năng tài phán này, đó là thẩm phán phụ trách việc tạm giam và thả tự do bị can. Nội dung thứ ba là trong khi diễn ra phiên xét xử, Viện công tố hoặc các luật sư có quyền trực tiếp đặt câu hỏi cho các bên đương sự mà không cần xin phép chủ tọa. Thứ tư, các bên có quyền đề nghị một số lượng nhân chứng không hạn chế. Cuối cùng, trật tự phát biểu tại phiên tòa đã được thay đổi. Hiện nay, Viện công tố được quyền phát biểu trước luật sư bào chữa và sau luật sư của bên nguyên. Tất cả các nội dung trên đã cho phép tăng cường vai trò của các bên. Song song đó, nguyên tắc tranh tụng cũng được đảm bảo tốt hơn. Việc đưa một số nội dung của tố tụng tranh tụng vào tố tụng xét hỏi đã cho phép vượt lên trên những khác biệt của chúng và kết hợp chúng lại với nhau. 45
  • 46. PHỤ LỤC CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TOÀ ÁN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Phụ lục này trình bày một cách khái quát về các mô hình toà án của 07 nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Bungaria, Hungary và Indonesia. I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN HÀN QUỐC Hệ thống Toà án Hàn Quốc gồm có: Tòa án tối cao, Tòa thượng thẩm, Tòa án bằng phát minh sáng chế, Tòa án gia đình, Tòa án hành chính và Tòa án quận. Bên cạnh đó còn có Toà án Hiến pháp được thành lập theo Hiến pháp Hàn Quốc, tồn tại như một chế định độc lập. Trong cơ cấu tổ chức của hệ thống Toà án Hàn Quốc có Bộ quản lý toà án quốc gia, thuộc Toà án tối cao. Bộ có nhiệm vụ quản lý các công việc hành chính và tổ chức của cả hệ thống Tòa án. Chánh án Toà án tối cao có quyền bổ nhiệm bộ trưởng và thứ trưởng Bộ quản lý Tòa án quốc gia. Bộ trưởng không cần thiết phải là Thẩm phán nhưng Thứ trưởng bắt buộc phải là Thẩm phán Toà án tối cao. 1. Toà án tối cao Toà án tối cao là toà án cấp cao nhất, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án hoặc phán quyết của Tòa thượng thẩm, Tòa án bằng phát minh sáng chế, và phán quyết của Hội đồng phúc thẩm của Tòa án quận hoặc Tòa án gia đình liên quan đến các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, bằng sáng chế và gia đình. Tòa án tối cao Hàn Quốc cũng có thẩm quyền xem xét lại phán quyết của Tòa án an toàn hàng hải Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Tòa tối cao có thẩm quyền phán xét duy nhất đối với tính hợp lệ của cuộc bầu cử tổng thống hoặc quốc hội. Ngoài ra, Tòa án tối cao có quyền xem xét cuối cùng về tính hợp hiến hoặc hợp pháp của các lệnh, quy định, quy tắc và hành vi do các cơ quan hành chính thực hiện. 46
  • 47. 2. Tòa Thượng thẩm Toà thượng thẩm có Chánh án và các Thẩm phán. Tòa thượng thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án hoặc phán quyết do một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa án quận, Tòa án gia đình hoặc của Tòa án hành chính. Tòa thượng thẩm cũng xét xử phúc thẩm đối với các bản án có số tiền tranh chấp vượt quá 80 triệu đồng won (xấp xỉ 80.000 USD) của Tòa án quận hoặc Tòa án chi nhánh. Thẩm quyền của Tòa thượng thẩm được thực thi bởi một hội đồng ba thẩm phán. Trong mỗi tòa thượng thẩm có một văn phòng hành chính để quản lý nội bộ và giám sát các viên chức tòa án. 3. Toà án quận Tòa án quận tại Hàn Quốc có một Chánh án và một số Thẩm phán. Có tất cả 18 Tòa án quận trong cả nước. Tại mỗi tòa án quận có một văn phòng hành chính xử lý các vụ hành chính. Tòa chi nhánh, chi nhánh Tòa án gia đình, Tòa án đô thị có thể được thành lập dưới Tòa án quận. Tòa án quận hoặc Tòa chi nhánh giữ quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ dân sự và hình sự. Thông thường, một thẩm phán duy nhất sẽ chủ trì phiên tòa. Tuy nhiên, trong các vụ án quan trọng thì hội đồng xét xử sẽ gồm ba thẩm phán. Cụ thể là các vụ sau: + Các vụ án dân sự liên quan đến số tiền tranh chấp trên 100 triệu đồng won (xấp xỉ 90.000 USD). Tuy nhiên, liên quan đến các vụ án đòi thanh toán chi phiếu, hóa đơn hay yêu cầu thanh toán các khoản nợ thì những vụ án này cũng chỉ do một thẩm phán duy nhất chủ trì, bất kể giá trị số tiền tranh chấp là bao nhiêu. + Các vụ án hình sự - các vụ án mà khung hình phạt là tử hình, tù chung thân, hoặc tù giam tối thiểu một năm. Ngoại lệ cho các trường hợp trên là các vụ làm giả chi phiếu, bạo hành, trộm cắp thường xuyên, v.v. sẽ do một thẩm phán xét xử, cho dù các vụ đó có khung hình phạt thuộc loại nêu trên. 4. Toà án bằng phát minh sáng chế Toà án bằng phát minh sáng chế mới được thành lập từ ngày 1 tháng 3 năm 1998 và có thẩm quyền ngang với Tòa thượng 47
  • 48. thẩm. Tòa án này hoạt động theo hệ thống xét xử hai cấp. Tòa án bằng phát minh sáng chế có những giám định viên kỹ thuật hỗ trợ thẩm phán trong những vụ việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao trong các vụ án về bằng phát minh sáng chế, kiểu dáng hữu ích, thiết kế hoặc nhãn hiệu hàng hóa có bất hợp pháp và có phải thu hồi hay không. Nếu đương sự không thỏa mãn với bản án của Tòa án bằng phát minh sáng chế có thể kháng cáo lên Tòa án tối cao. 5. Tòa án gia đình Tòa án gia đình có thẩm quyền xét xử đối với các vụ bạo hành trong gia đình. Từ năm 1988 với đạo luật đặc biệt liên quan đến hình phạt các tội phạm bạo hành gia đình vừa mới có hiệu lực. Toà án gia đình có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau: + Các vụ án thiếu niên phạm pháp (thiếu niên từ 12 đến 19 tuổi); + Các vụ án bạo hành trong gia đình ; 6. Tòa án hành chính Tòa án hành chính giải quyết các vụ án về thuế, tài sản trưng mua và các vụ án hành chính khác. Bên thua kiện trong vụ án hành chính có thể kháng cáo bản án của tòa lên Tòa thượng thẩm và sau đó kháng cáo lên Tòa án tối cao. 7. Tòa án hiến pháp Tòa án hiến pháp có thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc hiến pháp như tính hợp hiến của đạo luật, việc buộc tội, giải tán một đảng chính trị, đơn khởi kiện có nội dung liên quan đến hiến pháp nộp trực tiếp cho Tòa án hiến pháp và các xung đột tư pháp liên quan đến các cơ quan Nhà nước và/hoặc chính quyền địa phương. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN NHẬT BẢN Hệ thống Toà án ở Nhật Bản gồm có: Tòa án tối cao, Toà thượng thẩm, Tòa án quận, Tòa án gia đình và Tòa án giản lược. 1. Toà án tối cao 48
  • 49. Tòa án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của tòa thượng thẩm. Tòa án tối cao gồm Chánh án và 14 thẩm phán. Tòa án tối cao thực hiện việc xét xử thông qua Đại pháp đình (Đại hội đồng xét xử) hoặc 1 trong 3 Tiểu pháp đình (Hội đồng xét xử), mỗi Tiểu pháp đình gồm 5 thẩm phán. Mỗi vụ việc sau khi thụ lý sẽ được giao cho 1 Tiểu pháp đình. Chỉ trong trường hợp Tiểu pháp đình thấy cần thiết phải xử lý nội dung liên quan đến giải thích Hiến pháp hoặc sửa đổi án lệ trước đó của Tòa án tối cao thì vụ việc mới được đưa ra xét xử qua cơ chế Đại pháp đình. Hầu hết các vụ án đều được xét xử ở cấp Tiểu pháp đình. 2. Toà thượng thẩm Tòa thượng thẩm là các tòa phúc thẩm cấp trung, chủ yếu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của các Tòa án quận hoặc Toà án gia đình. Tuy nhiên, các vụ hình sự do Toà án giản lược xử sơ thẩm sẽ được phúc thẩm thẳng lên Tòa thượng thẩm. Tòa thượng thẩm cũng có thẩm quyết tài phán ban đầu đối với một số vụ việc hành chính liên quan đến bầu cử, bạo loạn v.v... Tuy nhiên, chỉ riêng Tòa thượng thẩm Tokyo có thẩm quyền duy nhất xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc yêu cầu hủy bỏ quyết định của các cơ quan tài phán hành chính chẳng hạn như Ủy ban Thương mại công bằng. Nhật Bản có 8 Tòa thượng thẩm tại 8 thành phố lớn và 6 phân tòa của các tòa này ở các nơi khác. Tháng 4/2005, Tòa thượng thẩm Sở hữu trí tuệ được thành lập lần đầu tiên với tư cách là một phân tòa của Tòa thượng thẩm Tokyo, có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ. 3. Toà án quận Tòa án quận là các tòa án thẩm quyền chung, xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ án dân sự, hình sự và hành chính. Đối với các vụ án dân sự, tòa án quận cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm của tòa án giản lược. Tòa án quận được đặt tại 50 địa điểm với 203 chi nhánh trên toàn quốc Nhật Bản. Tại tòa án quận, phần lớn các vụ án đều do một thẩm phán xét xử. Khi xét thấy một vụ án cần phải xét xử bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán thì vụ 49