SlideShare a Scribd company logo
1 of 256
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. Tưởng Duy Lượng
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Chuyên đề 1
2. Ths. Ngô Tiến Hùng
Chánh tòa Tòa Lao động,
Tòa án nhân dân tối cao
Chuyên đề 2, 3
3. Trần Thị Thu Hiền
Phó Chánh tòa Tòa Lao động,
Tòa án nhân dân tối cao
Chuyên đề 2, 3
4. TS. Phạm Công Bảy
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ
Tòa Lao động Tòa án nhân dân tối cao
Chuyên đề 2, 3
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1 Bộ luật Lao động BLLĐ
2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
3 Bảo hiểm xã hội BHXH
4 Người lao động NLĐ
5 Người sử dụng lao động NSDLĐ
6 Hợp đồng lao động HĐLĐ
7 Tranh chấp lao động TCLĐ
8 Tòa án nhân dân TAND
4
PHẦN CÁC CHUYÊN ĐỀ
--------------------
Chuyền đề 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG
THẨM PHÁN VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH VỀ THI HÀNH
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BỔ SUNG,
SỬA ĐỔI
1- Về thẩm quyền Tòa án mới được bổ sung vào Bộ luật
tố tụng dân sự (Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày
3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
1.1- Về yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu
a) Những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn
bản công chứng vô hiệu là:
- Người yêu cầu công chứng;
- Người làm chứng;
- Người có quyền, lợi ích liên quan;
- Cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật công
chứng.
Nếu các chủ thể nói trên có tranh chấp với nhau về việc
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và đây là vụ án dân sự
(khoản 9 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự).
b) Nếu các chủ thể nêu ở điểm a mục 1.1 nêu trên cho rằng
việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng yêu cầu Tòa án
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa
5
án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Đây là việc dân sự
(khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự).
1.2- Về yêu cầu giải quyết tài sản liên quan đến cưỡng
chế thi hành án
1.2.1- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi
hành án theo quy định pháp luật thi hành án
a) Khi cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành
án về tài sản được coi là của người phải thi hành án (người phải
thi hành án đứng tên sở hữu, sử dụng tài sản) mà có sự tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản giữa người phải thi hành án với
những người khác, thì người có tranh chấp có quyền khởi kiện ra
Tòa án để yêu cầu xác định tài sản đó là thuộc quyền sở hữu của
mình (ví dụ tài sản đó do A bỏ tiền mua nhờ B đứng tên hộ. Nay
tài sản do B đứng tên bị cơ quan thi hành án kê biên để thi hành
án, A đứng ra tranh chấp) thì Tòa án căn cứ vào Điều 75 Luật thi
hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để
thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Nếu các bên tranh chấp đều xác định tài sản đó là tài sản
chung nhưng phần quyền sở hữu thì không thống nhất, có tranh
chấp thì áp dụng Điều 74 Luật thi hành án dân sự và khoản 10
Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết.
b) Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản,
phân chia tài sản chung để thi hành án dân sự:
Chủ thể có quyền yêu cầu:
- Các chủ tài sản đối với tài sản thuộc sở hữu chung có
quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền của mỗi người;
- Nếu các chủ tài sản thuộc sở hữu đối với tài sản thuộc sở
hữu chung không tự phân chia tài sản và cũng không khởi kiện
yêu cầu Tòa án phân chia tài sản trong khối tài sản chung thì
người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần
6
tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, hoặc
yêu cầu xác định tài sản đó thuộc sở hữu của người phải thi hành
án.
Trong các trường hợp nói trên Tòa án căn cứ vào khoản 1
Điều 74 Luật thi hành án dân sự và khoản 7 Điều 26 Bộ luật tố
tụng dân sự để thụ lý việc dân sự, giải quyết theo thủ tục chung.
Việc xác định tài sản đó là thuộc sở hữu của người phải thi
hành án, hay thuộc sở hữu chung và phần quyền của người phải
thi hành án đến đâu là phụ thuộc vào tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ để quyết định.
1.3- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động (Điều
31 BLTTDS)
Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở,
hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải thành nhưng
các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải
không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy
định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà
giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về
trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử
dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao
động;
7
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về
lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người
sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá
thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh không giải quyết.
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CẦN LƯU Ý
1- Thế nào là đương sự ở nước ngoài
1.1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn,
học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt
Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập,
công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam
vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Như vậy, đương sự quy định ở điểm a và b tiểu mục 1.1
mục 1 nói trên dù ở thời điểm thụ lý họ có mặt ở Việt Nam vẫn
phải xác định họ thuộc dạng “đương sự ở nước ngoài”.
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập,
công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời
điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập,
công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời
điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
8
Đối với trường hợp quy định tại điểm c, d tiều mục 1.1 mục
1 nói trên nếu ở thời điểm thụ lý họ không có mặt ở Việt Nam
mới được xác định họ thuộc dạng “đương sự ở nước ngoài”.
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức
nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở,
chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án
thụ lý vụ việc dân sự cũng được xác định là “đương sự ở nước
ngoài”.
2. Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải
quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và
giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với
công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới
với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật
Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của
công dân Việt Nam.
3. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý
vụ việc dân sự.
4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án,
Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một
số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam
không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện
9
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực
hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường
hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được nêu
tại các mục 1, 2, 3 và 4 phần II nói trên và được Tòa án nhân dân
cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình
giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở
nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho
Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy
định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã
thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp
được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được nêu tại
các mục 1, 2, 3 và 4 phần II nói trên và được Tòa án nhân dân
cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình
giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước
ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho
Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy
định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ
lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
III- Quyết định của Tòa án trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp có tranh chấp và có đơn khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết, nếu sau khi Tòa án thụ lý vụ án và trong thời
hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các đương sự tự thoả thuận được với
nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, thì Tòa án phải lập biên
10
bản về sự thoả thuận đó và ra quyết định công nhận sự thoả thuận
của các đương sự theo quy định tại Điều 187 của BLTTDS.
Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa
thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm
phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi
quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ
luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với
những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công
nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự
vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng
đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này
chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu
được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn
bản.”
2. Trường hợp các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thoả
thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng
sau khi Tòa án thụ lý và trong quá trình giải quyết việc dân sự
các bên có sự thay đổi về thoả thuận, thì cần phân biệt như sau:
11
a) Nếu các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn
bộ) bằng một thoả thuận mới thì Tòa án tiếp tục giải quyết việc
dân sự theo thủ tục chung;
b) Nếu một hoặc các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần
hoặc toàn bộ), nhưng không thoả thuận được về vấn đề đã được
thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đương sự
rút đơn yêu cầu. Tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1
Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân
sự. Trong trường hợp này Tòa án cần giải thích cho đương sự
biết nếu họ vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì phải khởi kiện
vụ án dân sự theo thủ tục chung.
IV- Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt
của cơ quan tổ chức (Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2014, hướng dẫn về điểm
32a của Bộ luật tố tụng dân sự)
1- Điều kiện để hủy quyết định cá biệt
Quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật có thể bị Tòa án
xem xét hủy khi giải quyết vụ việc dân sự nếu có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Quyết định cá biệt là quyết định hành chính được quy
định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn
tại điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-
HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
Tố tụng hành chính.
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Yêu cầu
hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Tại điểm a và b khoản 1 Điều 1
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định:
12
“a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu
nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần
hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a
khoản này.”
b) Quyết định cá biệt được ban hành không đúng thẩm
quyền, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà
Tòa án đang có nhiệm vụ giải quyết.
2- Tòa án xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp
luật khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản hoặc trình bày yêu
cầu tại Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
3- Hình thức yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái
pháp luật của đương sự
Yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật thực
hiện theo hình thức sau đây:
a) Yêu cầu được thể hiện trong đơn khởi kiện vụ án dân sự,
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc đơn yêu cầu độc lập.
Đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
hoặc đơn yêu cầu độc lập phải có yêu cầu hủy quyết định cá biệt
theo quy định tại Điều 105 Luật Tố tụng hành chính.
b) Trường hợp đương sự trình bày yêu cầu tại Tòa án thì
Tòa án có trách nhiệm lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký của
Thẩm phán và đương sự.
c) Trường hợp đương sự yêu cầu tại phiên tòa thì được ghi
nhận trong biên bản phiên tòa.
13
4- Giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái
pháp luật của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự mới yêu cầu hủy quyết định
cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án xem xét thấy yêu cầu hủy
quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự không có
cơ sở, thì không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Trường hợp có
cơ sở, thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 199 BLTTDS để hoãn
phiên tòa và đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ
quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp
luật đó tham gia tố tụng và giải quyết theo quy định pháp luật tố
tụng dân sự.
Khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Toà án
triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của
họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải
có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn
phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng
mặt.”
5- Vấn đề thời hiệu hủy quyết định cá biệt và vấn đề án phí
Tòa án không áp dụng thời hiệu quy định trong pháp luật tố
tụng hành chính khi xem xét yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ
ràng trái pháp luật.
Đương sự không phải nộp tạm ứng án phí và không phải
chịu án phí đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái
pháp luật.
6- Xác định thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt
rõ ràng trái pháp luật
a) Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi đương sự có
yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật được
thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-
14
HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
Tố tụng hành chính.
Tại Điều 29, Điều 30 Luật tố tụng hành chính quy định:
“Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước đó;
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án đối với công chức thuộc
quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ
quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Toà án.
Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng
Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết
15
định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền
trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định
hành chính, có hành vi hành chính;
b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại
điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính
của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi
kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện
không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt
Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người
có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước đó;
d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi
kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền
là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh;
đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà
16
người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toà án;
e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Toà án;
g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy
lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp
huyện.
2. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại
Điều này.”
Tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29
tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao quy định:
“Điều 4. Trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy
lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án cấp huyện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 30 của Luật Tố
tụng hành chính
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.
2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà các Thẩm
phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ
chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
3. Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài.”
17
b) Trường hợp sau khi Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý
vụ việc dân sự, đương sự mới bổ sung yêu cầu hủy quyết định cá
biệt rõ ràng trái pháp luật do cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính ban hành và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, thì Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển hồ
sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm
quyền quy định của BLTTDS.
c) Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ
việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết, thấy quyết định cá
biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc quyết định cá biệt thuộc thẩm
quyền Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 29 Luật
Tố tụng hành chính, đương sự rút yêu cầu hủy quyết định cá biệt
rõ ràng trái pháp luật hoặc người ban hành quyết định cá biệt rõ
ràng trái pháp luật sửa đổi, hủy bỏ quyết định đó thì Tòa án nhân
dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự.
7- Xác định thẩm quyền trong trường hợp đương sự có yêu
cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ việc
dân sự, đồng thời có đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện vụ án
hành chính.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu đương sự có
yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, thì Tòa án
phải hỏi đương sự để làm rõ về việc ngoài yêu cầu này, đương sự
có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án
hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hay
không.
Trường hợp đương sự có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu
nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt
đó, thì Tòa án hướng dẫn đương sự như sau:
a) Trường hợp quyết định cá biệt liên quan đến một người
mà người đó có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp
18
luật trong vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết, đồng thời
có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hoặc có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm
quyền đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án yêu cầu đương sự
phải làm văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết
định cá biệt để khẳng định việc khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án có thẩm quyền, hoặc yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó
trong cùng vụ việc dân sự. Nếu đương sự không làm văn bản lựa
chọn, thì Tòa án phải lập biên bản về việc đương sự không lựa
chọn hình thức giải quyết.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu đương sự không có văn bản lựa
chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt hoặc văn bản
lựa chọn tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm
quyền, mà việc giải quyết đối với quyết định cá biệt này có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ việc dân sự mà Tòa án
đang xem xét giải quyết, thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 4
Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự, chờ kết quả giải quyết khiếu nại hoặc kết quả giải
quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó. Tòa án
phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ này cho đương sự, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết
vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó và Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp.
Nếu đương sự lựa chọn giải quyết yêu cầu hủy quyết định
cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu đương sự
làm thủ tục rút đơn khiếu nại hoặc rút đơn khởi kiện vụ án hành
chính và tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền,
đồng thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo
19
cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang
giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết.
b) Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều
người mà chỉ có một người khởi kiện vụ việc dân sự, đồng thời
có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền đối
với quyết định cá biệt đó, những người khác còn lại không khởi
kiện vụ việc dân sự và cũng không khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án có thẩm quyền, thì thẩm quyền giải quyết được xác định
như trường hợp được nêu tại điểm a mục 7 phần IV của chuyên
đề này.
c) Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều
người mà có người khởi kiện vụ việc dân sự, có người có đơn
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có người
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, thì Tòa án
lập biên bản và yêu cầu các đương sự thỏa thuận bằng văn bản lựa
chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt để khẳng định
việc sẽ tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm
quyền, hoặc đề nghị giải quyết trong vụ việc dân sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu các đương sự không thỏa thuận
hoặc không thỏa thuận được về việc lựa chọn hình thức giải
quyết đối với quyết định cá biệt hoặc các đương sự thỏa thuận
lựa chọn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hoặc khởi kiện trong vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt
đó, thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 189 BLTTDS để ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, chờ kết quả giải
quyết khiếu nại, kết quả giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án
có thẩm quyền. Tòa án phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ
20
này cho các đương sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định
cá biệt đó và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Nếu các đương sự thỏa thuận lựa chọn giải quyết đối với
quyết định cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu
các đương sự làm thủ tục rút đơn khiếu nại, đơn khởi kiện vụ án
hành chính và giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền, đồng
thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo cho
người có thẩm quyền đang giải quyết khiếu nại và Tòa án đang
giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết.
d) Việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá
biệt của đương sự phải được lập thành văn bản.
Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án trình bày việc lựa chọn
hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt, thì Thẩm phán
hoặc Thư ký Tòa án lập biên bản có chữ ký của Thẩm phán hoặc
Thư ký Tòa án và đương sự.
Nếu đương sự gửi văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối
với quyết định cá biệt qua đường bưu điện, thì đương sự phải ký
vào văn bản này và có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
8- Quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết
định cá biệt
a) Ngay sau khi nhận được yêu cầu xem xét hủy quyết định
cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án phải gửi thông báo cho cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban
hành quyết định cá biệt biết về việc quyết định cá biệt đó bị yêu
cầu hủy. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được
thông báo của Tòa án, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt đó phải nộp cho
21
Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu hủy quyết
định cá biệt đó và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ
chức ban hành quyết định cá biệt có quyền và nghĩa vụ tham gia
tố tụng theo yêu cầu của Tòa án với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của BLTTDS.
b) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ
chức có nghĩa vụ cung cấp văn bản, tài liệu liên quan đến
quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật bị yêu cầu hủy có liên
quan trong vụ việc dân sự đang được giải quyết theo yêu cầu
của Tòa án.
V- Về quy định tại khoản 3 Điều 57 của Bộ luật tố tụng
dân sự (Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS thì:
“Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng
lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có
quy định khác”. Như vậy, ngoài việc trừ người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu
trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ
mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân
sự hoặc ngược lại người từ đủ mười tám tuổi trở lên vẫn có thể
không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, để xác
định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một người cụ thể,
ngoài quy định của BLTTDS Tòa án phải xem xét có văn bản
quy phạm pháp luật nào quy định khác về năng lực hành vi tố
tụng dân sự hay không.
Ví dụ 1: Về trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi
nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định
tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ từ mười tám
22
tuổi trở lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại điểm a mục 1
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ đã bước
sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về
tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc
về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng
dân sự.
Ví dụ 2: Về trường hợp người từ đủ mười tám tuổi trở lên
nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo
quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì cha, mẹ
có thể bị Tòa án ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc,
giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo
pháp luật của con; do đó, trong thời hạn bị Tòa án cấm làm người
đại diện theo pháp luật của con, thì cha mẹ không được tham gia
tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho
con trong vụ việc dân sự.
VI- Về thời hiệu khởi kiện thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự quy đinh tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự
A- Thời hiệu khởi kiện
1- Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng
thời hiệu khởi kiện:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;
Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi
kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn
cứ vào các quy định của pháp luật.
b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý,
chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử
23
dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm
hữu tài sản đó;
Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B
đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở
hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận
hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.
c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.
2- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự
(hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê
khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng
đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp
dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương
ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi
kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy
định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi
kiện là 02 năm.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài
sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu
thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời
hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và
tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại
khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền
lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối
với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu
khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
24
Ví dụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh
chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp
đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427
của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp về đòi lại tài
sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ
hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b
mục 2 phần V nói trên không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có
tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí
tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp các
giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thời hiệu tương ứng
đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó.
3- Cơ sở xác định thời hiệu khởi kiện cho từng loại quan hệ
pháp luật:
a) Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng
thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp
luật đó.
Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo
hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo
hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ
thời điểm phát sinh tranh chấp;
Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo
quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu
khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày
phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị vi phạm;
Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận
quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005
thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
25
b) Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành không có quy định về thời hiệu khởi kiện và
không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159
của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì thời hiệu khởi kiện vụ án
dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Ví dụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định “Thời hiệu khởi
kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động
kinh doanh đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại”.
4- Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được
xác định như sau:
a) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện
nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm;
b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận
hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo
quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo
cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn
đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày
hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm;
c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các
bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc
xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ
26
vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như
nêu tại điểm a và điểm b mục 4 nói trên;
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa
vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm
phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên
đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ
hợp đồng là ngày bị xâm phạm.
đ) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi
xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng..., thì ngày xảy ra hành vi
xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng... là ngày bị xâm phạm.
e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch
dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác
nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ
thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.
g) Trong các trường hợp được nêu tại các điểm a, b, c, d, đ
và e mục 4 phần IV của chuyên đề này đã nêu trên nếu các bên
có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì
thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả
thuận của các bên.
5- Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy
định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu được áp dụng
trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi
kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại
thời hiệu khởi kiện,... được thực hiện theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005.
Do đó, để xử lý đúng vấn đề thời hiệu thì quá trình xem xét
cần nghiên cứu các văn bản pháp luật có quy định chung về thời
hiệu và các quy định cụ thể của từng loại quan hệ pháp luật về
thời hiệu có liêm quan đến quan hệ pháp luật đang tranh chấp, từ
đó thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho quyết định
của Tòa án.
27
B- Về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1- Các trường hợp sau đây không áp dụng thời hiệu yêu
cầu:
Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến
quyền dân sự về nhân thân của cá nhân, thì không áp dụng thời
hiệu yêu cầu.
a) Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hủy bỏ quyết
định một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 319 và Điều 322 của
BLTTDS;
b) Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người mất tích quy định tại Điều 330 và Điều 333
của BLTTDS;
c) Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ
quyết định tuyên bố một người là đã chết quy định tại Điều 335
và Điều 338 của BLTTDS;
d) Yêu cầu hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và
Gia đình;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2- Xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Cơ sở
để xác định thời hiệu là căn cứ vào quy định của các văn bản
pháp luật.
a) Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản
quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì áp dụng
quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Ví dụ 1: Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì thời
hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được phán quyết
trọng tài quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại.
28
Tại Điều 69 Luật trọng tài thương mại quy định:
“Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán
quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được
rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có
quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán
quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm
theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì
thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.”
Tại Điều 360 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Điều 360. Thời hạn gửi đơn yêu cầu không công nhận
1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp
pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền
gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án,
quyết định dân sự đó đến Bộ Tư pháp Việt Nam.
2. Trong trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi
đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có
sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính
vào thời hạn gửi đơn.
Việc khôi phục thời hiệu do Chánh án Tòa án thụ lý đơn xét
và quyết định.”
Ví dụ 2: Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại
29
Việt Nam thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận
được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam quy định tại Điều 360 của
BLTTDS.
b) Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản
quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời
hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ
ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp được nêu tại tiểu
mục 1 mục B phần VI nói trên và quy định tại khoản 4 Điều 159
của BLTTDS.
Ví dụ: Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS và Điều 45 của Luật
Công chứng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu là một năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.
Tại Điều 45 Luật dông chứng quy định:
“Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm
chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi
phạm pháp luật.”
3- Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu
Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát
sinh quyền yêu cầu.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 45 của Luật Công chứng, thì
Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng,
người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp
luật. Trong trường hợp này thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu
30
được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ngày phát sinh quyền
yêu cầu là ngày biết được việc công chứng có vi phạm pháp luật.
VII- VẤN ĐỀ CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ (Nghị
quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
+ Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh của các bên
đương sự được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự.
+ Tòa án giải thích cho đương sự về nghĩa vụ chứng minh.
+ Nếu thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ cơ sở giải quyết thì
yêu cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Giao nhận chứng cứ:
- Nhận trực tiếp lập biên bản.
- Nhận qua bưu điện phải ghi vào sổ nhận đơn và đối chiếu
danh mục gửi kèm theo đơn để ghi đầy đủ các chứng cứ, tài liệu
đó, nếu thấy thiếu so với danh mục thì phải thông báo cho đương
sự nộp bổ sung.
+ Giao nộp chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp:
- Nếu giao trước khi mở phiên tòa - phiên họp thì thư ký lập
biên bản về việc giao nhận chứng cứ (khoản 2 Điều 84); Nếu
việc giao nộp trong quá trình xét xử, trong quá trình họp thì ghi
vào biên bản phiên tòa, phiên họp.
- Biên bản giao nhận chứng cứ phải được người có thẩm
quyền của Tòa án ký tên, xác nhận và đóng dấu Tòa án.
1- Tòa án có quyền chủ động tiến hành một số biện pháp
thu thập chứng cứ sau:
a) Thẩm phán lấy lời khai đương sự
- Trong trường hợp đương sự chưa có bản tự khai;
31
- Nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng;
- Đương sự không tự viết được;
- Thẩm phán tự mình ghi biên bản hoặc thư ký ghi biên bản;
- Biên bản có nhiều trang rời nhau phải ký từng trang, đóng
dấu giáp lai.
b) Lấy lời khai người làm chứng
c) Đối chất
d) Xem xét thẩm định tại chỗ (Điều 89)
Lưu ý:
- Nếu có người nào cản trở Toà án tiến hành việc xem xét,
thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diện của Uỷ ban
nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ
kịp thời để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong
trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo
vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để
có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, theo quy định tại Thông tư số
15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng
dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và
hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân.
- Trường hợp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp được nêu
ở trên mà vẫn không tiến hành được, thì Thẩm phán lập biên bản
về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ để lưu
vào hồ sơ vụ án. Biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét,
thẩm định tại chỗ, đồng thời, phải được gửi cho cơ quan có thẩm
quyền xem xét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi
hành công vụ của đương sự.
e) Ủy thác thu thập chứng cứ (quy định tại Điều 93
BLTTDS)
2- Các trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ khi có yêu
cầu của đương sự
32
2.1- Lấy lời khai của đương sự
Ngoài trường hợp nêu tại điểm a tiểu mục 1 phần VII được
nêu ở trên, Thẩm phán có quyền chủ động lấy lời khai, còn các
trường hợp khác Thẩm phán chỉ lấy lời khai khi có yêu cầu.
Thẩm phán cần hướng dẫn cho đương sự tự khai (đối với đương
sự có khả năng tự khai).
2.2- Định giá, thẩm định giá tài sản (Điều 92 BLTTDS)
Tòa án chỉ chủ động tiến hành định giá khi:
- Có căn cứ xác định các bên thỏa thuận với nhau hoặc với
tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa
vụ với nhà nước.
Ngoài các trường hợp nói trên Tòa án chỉ định giá, thẩm
định giá khi có yêu cầu của đương sự.
2.2.1- Thẩm định giá tài sản
a) Yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản (Thông tư liên tịch
số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự)
a1) Trường hợp các bên đương sự cùng yêu cầu Tòa án yêu
cầu tổ chức thẩm định giá định giá tài sản thì phải nêu cụ thể tên
tổ chức thẩm định giá đó. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của đương sự, Toà án gửi
văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó tiến hành thẩm định
giá tài sản.
a2) Trường hợp có đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu một tổ
chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá, thì Tòa án
phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự khác trong vụ án
dân sự biết. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được văn bản thông báo của Toà án mà đương sự không có
ý kiến hoặc có ý kiến đồng ý yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó,
33
thì Toà án gửi văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá mà các
đương sự đã yêu cầu tiến hành thẩm định giá tài sản.
Trong trường hợp có đương sự không muốn sử dụng biện
pháp thẩm định giá, thì các đương sự có quyền yêu cầu Toà án
định giá tài sản.
a3) Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức
thẩm định giá tiến hành định giá tài sản thì phải thể hiện yêu cầu
của mình bằng văn bản, có chữ ký của người yêu cầu và giấy tờ,
tài liệu chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định
giá theo quy định của pháp luật của tổ chức thẩm định giá đó.
Đơn yêu cầu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên
tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
28/3/2014 nêu trên.
b) Trình tự thực hiện yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản
b1) Sau khi có đủ điều kiện ra văn bản yêu cầu tổ chức
thẩm định giá tài sản tiến hành định giá tài sản theo quy định tại
Điều 5 của Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014 thì Toà án ban hành văn bản
yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản.
b2) Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời về việc đồng ý
tiến hành định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá, Tòa án phải
thông báo cho các bên đương sự để tiến hành thủ tục theo yêu
cầu của tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp
luật. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá từ chối thẩm định
giá tài sản thì Tòa án thông báo cho đương sự biết để lựa chọn tổ
chức thẩm định giá khác.
b3) Việc tiến hành thủ tục thẩm định giá của tổ chức thẩm
định giá được tiến hành theo quy định về pháp luật thẩm định giá
tài sản.
34
b4) Ngay sau khi có kết quả thẩm định giá, tổ chức thẩm
định giá tài sản phải gửi kết quả thẩm định giá cho Toà án. Tòa
án thông báo kết quả định giá cho các bên đương sự có liên quan
đến việc định giá tài sản.
b5) Kết quả thẩm định giá được coi là chứng cứ nếu việc
thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
2.2.2- Định giá tài sản
+ Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của
đương sự
- Đương sự có yêu cầu định giá tài sản phải làm đơn.
- Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra quyết định định
giá tài sản (Điều 8 của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014)
- Các thành viên hội đồng định giá có thể thay đổi (nếu
đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có đơn yêu cầu thay đổi)
(Điều 10 Thông tư liên tịch số 02)
- Tòa án là cơ quan xem xét yêu cầu thay đổi thành viên
Hội đồng định giá.
c- Trình tự, thủ tục phiên họp của Hội đồng định giá tài sản
(Điều 15 Thông tư liên tịch số 02)
c1) Hội đồng định giá chỉ tiến hành phiên họp định giá khi
có mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng định giá.
c2) Phiên họp định giá tài sản được tiến hành theo trình tự
sau:
+ Chủ tịch Hội đồng định giá công bố Quyết định định giá
tài sản;
+ Hội đồng định giá tiến hành định giá đối với từng tài sản
hoặc từng phần tài sản;
+ Đương sự phát biểu ý kiến về việc xác định giá của tài
35
sản khi được Chủ tịch Hội đồng định giá cho phép;
+ Thành viên Hội đồng định giá phát biểu ý kiến đánh giá
về tài sản cần định giá và giá của tài sản cần định giá;
+ Chủ tịch Hội đồng định giá đưa ra mức giá tài sản để biểu
quyết;
+ Hội đồng định giá biểu quyết về giá tài sản.
Quyết định về giá của tài sản được thông qua khi được trên
50% tổng số thành viên Hội đồng định giá biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của
Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
d- Phiên họp định giá phải được ghi thành Biên bản định
giá và có chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá, đương
sự, người chứng kiến (nếu có).
đ- Ngay sau khi kết thúc phiên họp định giá, Hội đồng định
giá tài sản chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc định giá và
Biên bản định giá cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
e- Xử lý trong trường hợp vó hành vi cản trở Hội đồng định
giá tiến hành định giá.
Trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành
định giá tài sản thì Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an và các cơ
quan chức năng khác có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Tùy
theo tính chất và mức độ của hành vi cản trở mà người có hành
vi cản trở Hội đồng định giá bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể tiến hành định giá tài sản, Hội đồng
định giá lập biên bản về việc không thể tiến hành định giá tài sản
do có hành vi cản trở và lưu vào hồ sơ vụ việc.
Việc xác định giá tài sản cần định giá trong trường hợp Hội
đồng định giá không thể tiến hành định giá được do có hành vi
cản trở sẽ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư
36
liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
f- Tòa án xác định giá tài sản trong một số trường hợp khác
(Điều 17 Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014)
f1) Trường hợp các bên đương sự không tự thỏa thuận được
về việc xác định giá tài sản nhưng không yêu cầu Tòa án yêu cầu
tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản hoặc không yêu
cầu Toà án thành lập Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản
thì Tòa án yêu cầu các bên đương sự đưa ra giá của tài sản nhưng
không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của
Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 quy định:
“2. Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu
chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị
trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá.
3. Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, đúng quy
định của pháp luật.
4. Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam.”
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đương sự nhận được
yêu cầu của Toà án, nếu các bên đương sự đưa ra được một mức
giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản;
Trường hợp các đương sự đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tòa
án lấy mức giá trung bình cộng của các mức giá do các đương sự
đã đưa ra; Trường hợp chỉ có một đương sự đưa ra giá tài sản còn
các đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản thì Toà án xác
định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra.
f2) Trường hợp có đương sự cản trở Hội đồng định giá tiến
hành định giá tài sản, thì Tòa án yêu cầu các đương sự không có
hành vi cản trở đưa ra giá của tài sản, nhưng không được vi
phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông tư liên
tịch số 02 ngày 28/3/2014.
37
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của
Toà án, nếu đương sự không có hành vi cản trở đưa ra được một
mức giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản.
Trường hợp các đương sự không có hành vi cản trở đưa ra các
mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy mức giá trung bình cộng của
các mức giá do các đương sự đã đưa ra; Trường hợp chỉ có một
đương sự không có hành vi cản trở đưa ra giá tài sản còn các
đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản thì Toà án xác
định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra.
f3) Trường hợp đương sự không đưa ra được giá tài sản, các
bên cùng có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá
tài sản hoặc không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo
quy định, thì Tòa án căn cứ hồ sơ vụ việc để xác định giá đối với
tài sản nhưng không vi phạm khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 2
của Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 đã được nêu ở trên.
Đối với các trường hợp được nêu tại điểm f (Tòa án xác
định giá tài sản trong một số trường hợp khác) được nêu trên, sau
khi Toà án xác định giá tài sản mà đương sự có yêu cầu định giá
thì Toà án không tiến hành định giá.
p- Tiến hành định giá lại
p1) Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản
theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự trong các
trường hợp sau đây:
+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không
phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm
định giá;
+ Có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định
giá thiếu trung thực, khách quan.
p2) Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm đang giải quyết vụ
việc dân sự mà phải định giá lại tài sản thì Tòa án cấp phúc thẩm
38
uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án đó tiến hành
định giá lại tài sản.
p3) Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực
hiện, thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại
tài sản thực hiện như Hội đồng định giá quy định tại Thông tư
liên tịch số 02 ngày 28/3/2014.
q- Chi phí thẩm định giá, định giá tài sản
Chi phí thẩm định giá, định giá tài sản được thực hiện theo
Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho
người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
2.3- Trưng cầu giám định
2.4- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng
cứ
VIII- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN
CẤP SƠ THẨM
1- Quyền khởi kiện (Điều 161, 162)
- Khởi kiện phải làm đơn theo quy định tại khoản 2 Điều
164 Bộ luật tố tụng dân sự.
a) Đối với thể nhân:
- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự khởi kiện thì phải
ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (không mất năng
lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) đã
tham gia lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của
mình có thể tự khởi kiện về quan hệ liên quan đến lao động hoặc
giao dịch dân sự đó, và phải ký vào cuối đơn khởi kiện.
39
- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn
chế năng lực hành vi dân sự, việc khởi kiện phải do người đại
diện hợp pháp của họ thực hiện (nhưng đơn khởi kiện phải ghi rõ
người khởi kiện, nguyên đơn vụ kiện là người vị thành niên hoặc
mất năng lực hành vi dân sự và người đại diện hợp pháp của họ),
người đại diện hợp pháp ký vào đơn khởi kiện.
- Đối với người không biết chữ, không nhìn được, không tự
làm đơn, không tự ký, điểm chỉ thì nhờ người khác làm hộ đơn
kiện và phải có người làm chứng. Người làm chứng ký xác nhận
việc khởi kiện, nội dung kiện trước mặt người có thẩm quyền
chứng thực.
b) Đối với pháp nhân
- Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của
cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ
đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện
phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở
phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức
phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức
thực hiện việc khởi kiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của
người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức,
phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi
kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của
người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại
diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi họ, tên của
người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và đóng dấu
của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ
chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì
40
tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa
chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại
diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền
(số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo
pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi
kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức,
ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện
theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy
quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn
phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, thì tại mục “Tên, địa
chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại
diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày,
tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi
kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng
đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng
đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ,
tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp
nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại
diện, chi nhánh của pháp nhân.
c) Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà
nước quy định tại Điều 162 của BLTTDS
c1) Các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự
để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS khi có đầy đủ các
điều kiện sau đây:
41
+ Cơ quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong
việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về
một lĩnh vực nhất định;
+ Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà
án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách.
Ví dụ 1: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi
kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ
chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt
hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng.
Ví dụ 2: Cơ quan Văn hoá - Thông tin có quyền khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức
có hành vi xâm phạm di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân phải
bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
Khi có đủ hai điều kiện nêu trên thì cơ quan, tổ chức có
quyền khởi kiện.
2- Xác định tư cách đương sự
2.1- Việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án theo quy
định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự được thực hiện như
sau:
a) Đối với trường hợp cơ quan về dân số - gia đình và trẻ
em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia
đình thì nguyên đơn là:
- Người được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội
Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án buộc người
không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện
nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Hôn nhân và
Gia đình; (nguyên đơn chính là người được cấp dưỡng còn bị
đơn là người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng)
- Người con được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em,
Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác
42
định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn
nhân và Gia đình; (nguyên đơn chính là người chưa thành niên,
mất năng lực hành vi, còn bị đơn là người đang bị khởi kiện để
xác định họ là cha, mẹ của người chưa thành niên, mất năng lực
hành vi…)
- Cha, mẹ được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội
Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định
con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản
3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình.
b) Đối với trường hợp công đoàn cấp trên của công đoàn cơ
sở khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tập thể người lao động, thì nguyên đơn là tập
thể người lao động có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ;
c) Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu
cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, thì
nguyên đơn chính là cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án.
d) Xác định tư cách đương sự là cơ quan, tổ chức khởi kiện
để bảo vệ quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức đó.
Đối với trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiện là
nguyên đơn.
đ) Xác định đương sự là cá nhân
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự hoặc người từ
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động hoặc tham
gia giao dịch bằng tài sản của mình có quyền khởi kiện trong
phạm vi đó thì chính họ (người khởi kiện) là nguyên đơn.
- Đối với trường hợp người chưa thành niên mất năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật
quy định việc khởi kiện phải có người đại diện thực hiện thì
43
nguyên đơn chính là người còn vị thành niên, mất năng lực hành
vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3- Phạm vi khởi kiện quy định tại Điều 163 của
BLTTDS
Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với
nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải
quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại
quyền sử dụng đất. Đồng thời, A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc
C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó.
b) Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự
và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương
ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100
triệu đồng. Đồng thời, A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải
trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết thời hạn cho thuê.
4- Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
(Điều 164, 165 BLTTDS)
Lưu ý: không bắt buộc nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ mà chỉ
cần nộp tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi
kiện là có căn cứ, ví dụ bản sao hợp đồng trong vụ án tranh chấp
hợp đồng, bản sao giấy đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh
của con trong vụ án ly hôn… là phải nhận đơn.
5- Thủ tục nhận đơn khởi kiện (Điều 167 BLTTDS)
6- Trả lại đơn khởi kiện (Điều 168 BLTTDS)
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là:
44
- Người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại
Điều 161, Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Chưa đủ điều kiện khởi kiện: (do đương sự thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định)
- Ví dụ tranh chấp đất đai phải qua hòa giải cơ sở, nhưng
chưa qua hòa giải cơ sở đã kiện ra Tòa án (tranh chấp về giao
dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất, chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất…
không phải qua hòa giải ở cơ sở).
- Đơn khởi kiện không ghi đúng địa chỉ bị đơn, Tòa án yêu
cầu bổ sung nhưng quá thời hạn Tòa án yêu cầu vẫn không bổ
sung.
- Có thỏa thuận trọng tài hợp pháp lại kiện ra Tòa án.
- Trả lại đơn khởi kiện phải được Tòa án thông báo bằng
văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết,
trong đó ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.
7- Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại
Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168
và các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các văn
bản pháp luật có quy định.
“Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy
định tại điểm d khoản 3 Điều 168 của BLTTDS là các trường
hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi
BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
45
Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ
thành theo quy định tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình
và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải
đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các
đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu
Tòa án giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn
nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của
người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới
mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của
người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại
khoản 2 Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
8- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện (Điều 169
BLTTDS)
Một số lưu ý:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm bằng văn bản nêu
rõ, cụ thể yêu cầu bổ sung.
- Thời gian sửa đổi, bổ sung không tính vào thời hiệu.
- Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện
có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2
Điều 164 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết
05/2012/NQ-HĐTP và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết
số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao nhưng họ không có nơi cư trú ổn định,
thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ
mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa
chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là
trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo
thủ tục chung.
46
Nội dung nêu trên phải hiểu là đã biết việc khởi kiện mà
người bị khởi kiện hành xử như vậy bị coi là cố tình dấu địa chỉ.
9- Thụ lý vụ án
10- Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn (Điều 176
BLTTDS)
a) Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên
đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B
phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng.
Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình
tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn
đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này,
yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên
đơn A.
b) Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu
phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu
cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu
của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập).
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án
công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả
lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công
nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công
nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp
47
này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối
với nguyên đơn C.
c) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu
cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện
theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập.
Ví dụ: Xem ví dụ 1 ở điểm a tiểu mục 19 phần VIII nói
trên.
d) Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp
nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị
đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó
được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn
bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C,
nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm
triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán
tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươi triệu đồng. C có yêu
cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và
có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì
dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán
tiền thuê xe ô tô.
đ) Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu
cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
48
yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ
với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm
cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con
P một tháng ba trăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu
cầu Toà án xác định P không phải là con của anh.
11- Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập (Điều
178 BLTTDS)
a) Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực
hiện như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn quy định tại các điều
164, 165, 166, 167, 168, 169 và 170 của BLTTDS và hướng
dẫn tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-
HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
b) Tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử
Trong trường hợp Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố
của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan để giải quyết trong cùng một vụ án, thì (thời hạn
chuẩn bị xét xử được xác định từ ngày hoàn thành thủ tục phản
tố, yêu cầu độc lập) ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị
xét xử vụ án đó được xác định như sau:
b1) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án
phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được đơn về yêu
cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
b2) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là
ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho
Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
49
Ví dụ: Ngày 15-3-2013, Toà án thụ lý vụ án theo đơn khởi
kiện vụ án của nguyên đơn A. Toà án thông báo về việc thụ lý vụ
án cho bị đơn B biết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 31-3-
2013, bị đơn B có đơn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.
Toà án tiến hành thủ tục xem xét đơn yêu cầu phản tố. Ngày 15-
4-2013, bị đơn B nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí. Trong trường hợp này, ngày Toà án thụ lý vụ án được xác
định lại là ngày 15-4-2013 (Tòa án ghi chú lại ngày thụ lý vụ án
trong sổ thụ lý vụ án). Trong trường hợp bị đơn B không phải
nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án được xác định lại
là ngày 31-3-2013.
b3) Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có
nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập,
thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:
+ Là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố hoặc
đơn về yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp
được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí;
+ Là ngày người nộp cuối cùng cho Toà án biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng
án phí.
12- Những vụ án dân sự không được hòa giải
a) “Tài sản của Nhà nước” được hiểu là tài sản thuộc hình
thức sở hữu nhà nước quy định tại Điều 200 của Bộ luật dân sự
năm 2005 và được điều chỉnh theo các quy định tại mục 1
Chương XIII của Bộ luật dân sự năm 2005.
“Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước” là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi
trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân
sự,... gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà
nước đó có yêu cầu đòi bồi thường.
50
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)

More Related Content

What's hot

37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtcHung Nguyen
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNGTS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNGMinh Chanh
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcHọc Huỳnh Bá
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...akirahitachi
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiLuật Trí Hùng
 
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoa
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoaSlide he thong tot nghiep dang thanh hoa
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoatonghop
 
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhCâu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmhoasung1101
 
Thẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánThẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánHương Chu
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...Minh Chanh
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Học Huỳnh Bá
 
Tong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungTong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungHung Nguyen
 

What's hot (16)

Tu dien-phap-ly
Tu dien-phap-lyTu dien-phap-ly
Tu dien-phap-ly
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNGTS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thực
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lại
 
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoa
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoaSlide he thong tot nghiep dang thanh hoa
Slide he thong tot nghiep dang thanh hoa
 
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhCâu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểm
 
Thẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa ánThẩm quyền của tòa án
Thẩm quyền của tòa án
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
 
Tong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungTong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tung
 
Hop dong-the-chap
Hop dong-the-chapHop dong-the-chap
Hop dong-the-chap
 

Viewers also liked

Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Hung Nguyen
 
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)Hung Nguyen
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanHung Nguyen
 
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhNd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhHung Nguyen
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuNd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuHung Nguyen
 
Phap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaPhap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaHung Nguyen
 
My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)Hung Nguyen
 
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Hung Nguyen
 
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacHung Nguyen
 
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Hung Nguyen
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namHung Nguyen
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Hung Nguyen
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreauHung Nguyen
 
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửBảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửHung Nguyen
 
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)Hung Nguyen
 
Phap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuPhap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuHung Nguyen
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suHung Nguyen
 

Viewers also liked (18)

Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014Luat thi hanh an sua doi 2014
Luat thi hanh an sua doi 2014
 
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)Giao trinh luat hien phap viet nam   nguyen dang dung (chu bien)
Giao trinh luat hien phap viet nam nguyen dang dung (chu bien)
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
 
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinhNd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
Nd 45 2015 chung khoan va thi truong chung khoan phai sinh
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tuNd 30 2015 lua chon nha dau tu
Nd 30 2015 lua chon nha dau tu
 
Phap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau giaPhap luat ve ban dau gia
Phap luat ve ban dau gia
 
My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)My hoc (denis huisman)
My hoc (denis huisman)
 
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
Dai viet su ky toan thu (ngo si lien)
 
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
 
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hinh su (chuong trinh dao tao tham phan)
 
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet namLuan an   hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
Luan an hieu luc cua hop dong theo qui dinh cua phap luat viet nam
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
 
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tửBảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử
 
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (phan chung)
 
Phap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tuPhap luat giao dich dien tu
Phap luat giao dich dien tu
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh su
 

Similar to Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)

02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055suhoang2
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.docluat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.dochuynhminhquan
 
Thuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtThuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtasakura_yoh
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfThnhNhnDip
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủasakura_yoh
 
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýPhap Nguyen
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Hung Nguyen
 

Similar to Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan) (20)

02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
 
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, ĐÒI LẠI TÀI SẢN” VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ...
 
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoàiYêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
 
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lạiQuyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
 
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.docluat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
 
Thuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtThuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luật
 
1111.docx
1111.docx1111.docx
1111.docx
 
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước NgoàiThủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
 
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
 
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồngGiải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
 
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hônThủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
 
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
 
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
Liệt Kê 737+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Tố Tụng Và Tố Tụng Dân Sự ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 

Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)

  • 1. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
  • 2.
  • 3. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
  • 4.
  • 5. TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. Tưởng Duy Lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Chuyên đề 1 2. Ths. Ngô Tiến Hùng Chánh tòa Tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao Chuyên đề 2, 3 3. Trần Thị Thu Hiền Phó Chánh tòa Tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao Chuyên đề 2, 3 4. TS. Phạm Công Bảy Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ Tòa Lao động Tòa án nhân dân tối cao Chuyên đề 2, 3 3
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 Bộ luật Lao động BLLĐ 2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS 3 Bảo hiểm xã hội BHXH 4 Người lao động NLĐ 5 Người sử dụng lao động NSDLĐ 6 Hợp đồng lao động HĐLĐ 7 Tranh chấp lao động TCLĐ 8 Tòa án nhân dân TAND 4
  • 7. PHẦN CÁC CHUYÊN ĐỀ -------------------- Chuyền đề 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH VỀ THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI 1- Về thẩm quyền Tòa án mới được bổ sung vào Bộ luật tố tụng dân sự (Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) 1.1- Về yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu a) Những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là: - Người yêu cầu công chứng; - Người làm chứng; - Người có quyền, lợi ích liên quan; - Cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật công chứng. Nếu các chủ thể nói trên có tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và đây là vụ án dân sự (khoản 9 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự). b) Nếu các chủ thể nêu ở điểm a mục 1.1 nêu trên cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa 5
  • 8. án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Đây là việc dân sự (khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự). 1.2- Về yêu cầu giải quyết tài sản liên quan đến cưỡng chế thi hành án 1.2.1- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật thi hành án a) Khi cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án về tài sản được coi là của người phải thi hành án (người phải thi hành án đứng tên sở hữu, sử dụng tài sản) mà có sự tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa người phải thi hành án với những người khác, thì người có tranh chấp có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu xác định tài sản đó là thuộc quyền sở hữu của mình (ví dụ tài sản đó do A bỏ tiền mua nhờ B đứng tên hộ. Nay tài sản do B đứng tên bị cơ quan thi hành án kê biên để thi hành án, A đứng ra tranh chấp) thì Tòa án căn cứ vào Điều 75 Luật thi hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Nếu các bên tranh chấp đều xác định tài sản đó là tài sản chung nhưng phần quyền sở hữu thì không thống nhất, có tranh chấp thì áp dụng Điều 74 Luật thi hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết. b) Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án dân sự: Chủ thể có quyền yêu cầu: - Các chủ tài sản đối với tài sản thuộc sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền của mỗi người; - Nếu các chủ tài sản thuộc sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung không tự phân chia tài sản và cũng không khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản trong khối tài sản chung thì người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần 6
  • 9. tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, hoặc yêu cầu xác định tài sản đó thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Trong các trường hợp nói trên Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự và khoản 7 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự để thụ lý việc dân sự, giải quyết theo thủ tục chung. Việc xác định tài sản đó là thuộc sở hữu của người phải thi hành án, hay thuộc sở hữu chung và phần quyền của người phải thi hành án đến đâu là phụ thuộc vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để quyết định. 1.3- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động (Điều 31 BLTTDS) Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động; 7
  • 10. đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết. II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CẦN LƯU Ý 1- Thế nào là đương sự ở nước ngoài 1.1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm: a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Như vậy, đương sự quy định ở điểm a và b tiểu mục 1.1 mục 1 nói trên dù ở thời điểm thụ lý họ có mặt ở Việt Nam vẫn phải xác định họ thuộc dạng “đương sự ở nước ngoài”. c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; 8
  • 11. Đối với trường hợp quy định tại điểm c, d tiều mục 1.1 mục 1 nói trên nếu ở thời điểm thụ lý họ không có mặt ở Việt Nam mới được xác định họ thuộc dạng “đương sự ở nước ngoài”. đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự cũng được xác định là “đương sự ở nước ngoài”. 2. Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam. 3. Tài sản ở nước ngoài Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. 4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện 9
  • 12. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. 5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được nêu tại các mục 1, 2, 3 và 4 phần II nói trên và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được nêu tại các mục 1, 2, 3 và 4 phần II nói trên và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. III- Quyết định của Tòa án trong một số trường hợp cụ thể 1. Trường hợp có tranh chấp và có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu sau khi Tòa án thụ lý vụ án và trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các đương sự tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, thì Tòa án phải lập biên 10
  • 13. bản về sự thoả thuận đó và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 187 của BLTTDS. Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. 3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.” 2. Trường hợp các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng sau khi Tòa án thụ lý và trong quá trình giải quyết việc dân sự các bên có sự thay đổi về thoả thuận, thì cần phân biệt như sau: 11
  • 14. a) Nếu các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ) bằng một thoả thuận mới thì Tòa án tiếp tục giải quyết việc dân sự theo thủ tục chung; b) Nếu một hoặc các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ), nhưng không thoả thuận được về vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này Tòa án cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục chung. IV- Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức (Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2014, hướng dẫn về điểm 32a của Bộ luật tố tụng dân sự) 1- Điều kiện để hủy quyết định cá biệt Quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật có thể bị Tòa án xem xét hủy khi giải quyết vụ việc dân sự nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Quyết định cá biệt là quyết định hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Tại điểm a và b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định: 12
  • 15. “a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.” b) Quyết định cá biệt được ban hành không đúng thẩm quyền, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án đang có nhiệm vụ giải quyết. 2- Tòa án xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản hoặc trình bày yêu cầu tại Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. 3- Hình thức yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự Yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật thực hiện theo hình thức sau đây: a) Yêu cầu được thể hiện trong đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc đơn yêu cầu độc lập. Đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc đơn yêu cầu độc lập phải có yêu cầu hủy quyết định cá biệt theo quy định tại Điều 105 Luật Tố tụng hành chính. b) Trường hợp đương sự trình bày yêu cầu tại Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Thẩm phán và đương sự. c) Trường hợp đương sự yêu cầu tại phiên tòa thì được ghi nhận trong biên bản phiên tòa. 13
  • 16. 4- Giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự mới yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án xem xét thấy yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự không có cơ sở, thì không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Trường hợp có cơ sở, thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 199 BLTTDS để hoãn phiên tòa và đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật đó tham gia tố tụng và giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự. Khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.” 5- Vấn đề thời hiệu hủy quyết định cá biệt và vấn đề án phí Tòa án không áp dụng thời hiệu quy định trong pháp luật tố tụng hành chính khi xem xét yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật. Đương sự không phải nộp tạm ứng án phí và không phải chịu án phí đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật. 6- Xác định thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật a) Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi đương sự có yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ- 14
  • 17. HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. Tại Điều 29, Điều 30 Luật tố tụng hành chính quy định: “Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; 2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; 3. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết 15
  • 18. định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà 16
  • 19. người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. 2. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.” Tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Điều 4. Trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 30 của Luật Tố tụng hành chính 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp. 2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. 3. Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.” 17
  • 20. b) Trường hợp sau khi Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý vụ việc dân sự, đương sự mới bổ sung yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính ban hành và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền quy định của BLTTDS. c) Trường hợp khi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ việc dân sự nhưng trong quá trình giải quyết, thấy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc quyết định cá biệt thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố tụng hành chính, đương sự rút yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật hoặc người ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật sửa đổi, hủy bỏ quyết định đó thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự. 7- Xác định thẩm quyền trong trường hợp đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ việc dân sự, đồng thời có đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện vụ án hành chính. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, thì Tòa án phải hỏi đương sự để làm rõ về việc ngoài yêu cầu này, đương sự có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hay không. Trường hợp đương sự có đơn khiếu nại theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án hướng dẫn đương sự như sau: a) Trường hợp quyết định cá biệt liên quan đến một người mà người đó có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp 18
  • 21. luật trong vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án yêu cầu đương sự phải làm văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt để khẳng định việc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, hoặc yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó trong cùng vụ việc dân sự. Nếu đương sự không làm văn bản lựa chọn, thì Tòa án phải lập biên bản về việc đương sự không lựa chọn hình thức giải quyết. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu đương sự không có văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt hoặc văn bản lựa chọn tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, mà việc giải quyết đối với quyết định cá biệt này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ việc dân sự mà Tòa án đang xem xét giải quyết, thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, chờ kết quả giải quyết khiếu nại hoặc kết quả giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó. Tòa án phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ này cho đương sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu đương sự lựa chọn giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu đương sự làm thủ tục rút đơn khiếu nại hoặc rút đơn khởi kiện vụ án hành chính và tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền, đồng thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo 19
  • 22. cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết. b) Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều người mà chỉ có một người khởi kiện vụ việc dân sự, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền đối với quyết định cá biệt đó, những người khác còn lại không khởi kiện vụ việc dân sự và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, thì thẩm quyền giải quyết được xác định như trường hợp được nêu tại điểm a mục 7 phần IV của chuyên đề này. c) Trường hợp quyết định cá biệt có liên quan đến nhiều người mà có người khởi kiện vụ việc dân sự, có người có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, thì Tòa án lập biên bản và yêu cầu các đương sự thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt để khẳng định việc sẽ tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, hoặc đề nghị giải quyết trong vụ việc dân sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án, nếu các đương sự không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được về việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt hoặc các đương sự thỏa thuận lựa chọn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện trong vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó, thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, chờ kết quả giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án phải gửi ngay quyết định tạm đình chỉ 20
  • 23. này cho các đương sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu các đương sự thỏa thuận lựa chọn giải quyết đối với quyết định cá biệt trong cùng vụ việc dân sự, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm thủ tục rút đơn khiếu nại, đơn khởi kiện vụ án hành chính và giải quyết vụ việc dân sự theo thẩm quyền, đồng thời, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự phải thông báo cho người có thẩm quyền đang giải quyết khiếu nại và Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó biết. d) Việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt của đương sự phải được lập thành văn bản. Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án trình bày việc lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án lập biên bản có chữ ký của Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án và đương sự. Nếu đương sự gửi văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cá biệt qua đường bưu điện, thì đương sự phải ký vào văn bản này và có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 8- Quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt a) Ngay sau khi nhận được yêu cầu xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án phải gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt biết về việc quyết định cá biệt đó bị yêu cầu hủy. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt đó phải nộp cho 21
  • 24. Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của BLTTDS. b) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp văn bản, tài liệu liên quan đến quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật bị yêu cầu hủy có liên quan trong vụ việc dân sự đang được giải quyết theo yêu cầu của Tòa án. V- Về quy định tại khoản 3 Điều 57 của Bộ luật tố tụng dân sự (Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS thì: “Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, ngoài việc trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại người từ đủ mười tám tuổi trở lên vẫn có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, để xác định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một người cụ thể, ngoài quy định của BLTTDS Tòa án phải xem xét có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định khác về năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không. Ví dụ 1: Về trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ từ mười tám 22
  • 25. tuổi trở lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự. Ví dụ 2: Về trường hợp người từ đủ mười tám tuổi trở lên nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình, thì cha, mẹ có thể bị Tòa án ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật của con; do đó, trong thời hạn bị Tòa án cấm làm người đại diện theo pháp luật của con, thì cha mẹ không được tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con trong vụ việc dân sự. VI- Về thời hiệu khởi kiện thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự quy đinh tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự A- Thời hiệu khởi kiện 1- Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó; Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử 23
  • 26. dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó; Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó. 2- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau: a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó. Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm. b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. 24
  • 27. Ví dụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp về đòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b mục 2 phần V nói trên không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Ví dụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp các giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thời hiệu tương ứng đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó. 3- Cơ sở xác định thời hiệu khởi kiện cho từng loại quan hệ pháp luật: a) Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp; Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm; Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 25
  • 28. b) Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không có quy định về thời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ví dụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại”. 4- Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau: a) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm; b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm; c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ 26
  • 29. vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như nêu tại điểm a và điểm b mục 4 nói trên; d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm. đ) Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng... là ngày bị xâm phạm. e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng. g) Trong các trường hợp được nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e mục 4 phần IV của chuyên đề này đã nêu trên nếu các bên có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả thuận của các bên. 5- Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,... được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, để xử lý đúng vấn đề thời hiệu thì quá trình xem xét cần nghiên cứu các văn bản pháp luật có quy định chung về thời hiệu và các quy định cụ thể của từng loại quan hệ pháp luật về thời hiệu có liêm quan đến quan hệ pháp luật đang tranh chấp, từ đó thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho quyết định của Tòa án. 27
  • 30. B- Về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự 1- Các trường hợp sau đây không áp dụng thời hiệu yêu cầu: Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân, thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu. a) Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hủy bỏ quyết định một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 319 và Điều 322 của BLTTDS; b) Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích quy định tại Điều 330 và Điều 333 của BLTTDS; c) Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết quy định tại Điều 335 và Điều 338 của BLTTDS; d) Yêu cầu hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình; đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2- Xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Cơ sở để xác định thời hiệu là căn cứ vào quy định của các văn bản pháp luật. a) Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ 1: Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại. 28
  • 31. Tại Điều 69 Luật trọng tài thương mại quy định: “Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. 2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.” Tại Điều 360 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Điều 360. Thời hạn gửi đơn yêu cầu không công nhận 1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự đó đến Bộ Tư pháp Việt Nam. 2. Trong trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn. Việc khôi phục thời hiệu do Chánh án Tòa án thụ lý đơn xét và quyết định.” Ví dụ 2: Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại 29
  • 32. Việt Nam thì thời hạn yêu cầu là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam quy định tại Điều 360 của BLTTDS. b) Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp được nêu tại tiểu mục 1 mục B phần VI nói trên và quy định tại khoản 4 Điều 159 của BLTTDS. Ví dụ: Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS và Điều 45 của Luật Công chứng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Tại Điều 45 Luật dông chứng quy định: “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.” 3- Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu Thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 45 của Luật Công chứng, thì Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu 30
  • 33. được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ngày phát sinh quyền yêu cầu là ngày biết được việc công chứng có vi phạm pháp luật. VII- VẤN ĐỀ CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ (Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) + Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh của các bên đương sự được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. + Tòa án giải thích cho đương sự về nghĩa vụ chứng minh. + Nếu thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ cơ sở giải quyết thì yêu cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự. + Giao nhận chứng cứ: - Nhận trực tiếp lập biên bản. - Nhận qua bưu điện phải ghi vào sổ nhận đơn và đối chiếu danh mục gửi kèm theo đơn để ghi đầy đủ các chứng cứ, tài liệu đó, nếu thấy thiếu so với danh mục thì phải thông báo cho đương sự nộp bổ sung. + Giao nộp chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp: - Nếu giao trước khi mở phiên tòa - phiên họp thì thư ký lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ (khoản 2 Điều 84); Nếu việc giao nộp trong quá trình xét xử, trong quá trình họp thì ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp. - Biên bản giao nhận chứng cứ phải được người có thẩm quyền của Tòa án ký tên, xác nhận và đóng dấu Tòa án. 1- Tòa án có quyền chủ động tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ sau: a) Thẩm phán lấy lời khai đương sự - Trong trường hợp đương sự chưa có bản tự khai; 31
  • 34. - Nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng; - Đương sự không tự viết được; - Thẩm phán tự mình ghi biên bản hoặc thư ký ghi biên bản; - Biên bản có nhiều trang rời nhau phải ký từng trang, đóng dấu giáp lai. b) Lấy lời khai người làm chứng c) Đối chất d) Xem xét thẩm định tại chỗ (Điều 89) Lưu ý: - Nếu có người nào cản trở Toà án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân. - Trường hợp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp được nêu ở trên mà vẫn không tiến hành được, thì Thẩm phán lập biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ để lưu vào hồ sơ vụ án. Biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, đồng thời, phải được gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi hành công vụ của đương sự. e) Ủy thác thu thập chứng cứ (quy định tại Điều 93 BLTTDS) 2- Các trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ khi có yêu cầu của đương sự 32
  • 35. 2.1- Lấy lời khai của đương sự Ngoài trường hợp nêu tại điểm a tiểu mục 1 phần VII được nêu ở trên, Thẩm phán có quyền chủ động lấy lời khai, còn các trường hợp khác Thẩm phán chỉ lấy lời khai khi có yêu cầu. Thẩm phán cần hướng dẫn cho đương sự tự khai (đối với đương sự có khả năng tự khai). 2.2- Định giá, thẩm định giá tài sản (Điều 92 BLTTDS) Tòa án chỉ chủ động tiến hành định giá khi: - Có căn cứ xác định các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước. Ngoài các trường hợp nói trên Tòa án chỉ định giá, thẩm định giá khi có yêu cầu của đương sự. 2.2.1- Thẩm định giá tài sản a) Yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản (Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014 hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự) a1) Trường hợp các bên đương sự cùng yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá định giá tài sản thì phải nêu cụ thể tên tổ chức thẩm định giá đó. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của đương sự, Toà án gửi văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó tiến hành thẩm định giá tài sản. a2) Trường hợp có đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu một tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá, thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự khác trong vụ án dân sự biết. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Toà án mà đương sự không có ý kiến hoặc có ý kiến đồng ý yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó, 33
  • 36. thì Toà án gửi văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá mà các đương sự đã yêu cầu tiến hành thẩm định giá tài sản. Trong trường hợp có đương sự không muốn sử dụng biện pháp thẩm định giá, thì các đương sự có quyền yêu cầu Toà án định giá tài sản. a3) Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản thì phải thể hiện yêu cầu của mình bằng văn bản, có chữ ký của người yêu cầu và giấy tờ, tài liệu chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật của tổ chức thẩm định giá đó. Đơn yêu cầu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014 nêu trên. b) Trình tự thực hiện yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản b1) Sau khi có đủ điều kiện ra văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành định giá tài sản theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014 thì Toà án ban hành văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản. b2) Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời về việc đồng ý tiến hành định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá, Tòa án phải thông báo cho các bên đương sự để tiến hành thủ tục theo yêu cầu của tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá từ chối thẩm định giá tài sản thì Tòa án thông báo cho đương sự biết để lựa chọn tổ chức thẩm định giá khác. b3) Việc tiến hành thủ tục thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá được tiến hành theo quy định về pháp luật thẩm định giá tài sản. 34
  • 37. b4) Ngay sau khi có kết quả thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản phải gửi kết quả thẩm định giá cho Toà án. Tòa án thông báo kết quả định giá cho các bên đương sự có liên quan đến việc định giá tài sản. b5) Kết quả thẩm định giá được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật. 2.2.2- Định giá tài sản + Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự - Đương sự có yêu cầu định giá tài sản phải làm đơn. - Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra quyết định định giá tài sản (Điều 8 của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 28/3/2014) - Các thành viên hội đồng định giá có thể thay đổi (nếu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có đơn yêu cầu thay đổi) (Điều 10 Thông tư liên tịch số 02) - Tòa án là cơ quan xem xét yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá. c- Trình tự, thủ tục phiên họp của Hội đồng định giá tài sản (Điều 15 Thông tư liên tịch số 02) c1) Hội đồng định giá chỉ tiến hành phiên họp định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng định giá. c2) Phiên họp định giá tài sản được tiến hành theo trình tự sau: + Chủ tịch Hội đồng định giá công bố Quyết định định giá tài sản; + Hội đồng định giá tiến hành định giá đối với từng tài sản hoặc từng phần tài sản; + Đương sự phát biểu ý kiến về việc xác định giá của tài 35
  • 38. sản khi được Chủ tịch Hội đồng định giá cho phép; + Thành viên Hội đồng định giá phát biểu ý kiến đánh giá về tài sản cần định giá và giá của tài sản cần định giá; + Chủ tịch Hội đồng định giá đưa ra mức giá tài sản để biểu quyết; + Hội đồng định giá biểu quyết về giá tài sản. Quyết định về giá của tài sản được thông qua khi được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng định giá biểu quyết tán thành. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. d- Phiên họp định giá phải được ghi thành Biên bản định giá và có chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến (nếu có). đ- Ngay sau khi kết thúc phiên họp định giá, Hội đồng định giá tài sản chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc định giá và Biên bản định giá cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. e- Xử lý trong trường hợp vó hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá. Trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cản trở mà người có hành vi cản trở Hội đồng định giá bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể tiến hành định giá tài sản, Hội đồng định giá lập biên bản về việc không thể tiến hành định giá tài sản do có hành vi cản trở và lưu vào hồ sơ vụ việc. Việc xác định giá tài sản cần định giá trong trường hợp Hội đồng định giá không thể tiến hành định giá được do có hành vi cản trở sẽ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 36
  • 39. liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. f- Tòa án xác định giá tài sản trong một số trường hợp khác (Điều 17 Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014) f1) Trường hợp các bên đương sự không tự thỏa thuận được về việc xác định giá tài sản nhưng không yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản hoặc không yêu cầu Toà án thành lập Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Tòa án yêu cầu các bên đương sự đưa ra giá của tài sản nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 quy định: “2. Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá. 3. Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật. 4. Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam.” Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đương sự nhận được yêu cầu của Toà án, nếu các bên đương sự đưa ra được một mức giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản; Trường hợp các đương sự đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy mức giá trung bình cộng của các mức giá do các đương sự đã đưa ra; Trường hợp chỉ có một đương sự đưa ra giá tài sản còn các đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản thì Toà án xác định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra. f2) Trường hợp có đương sự cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản, thì Tòa án yêu cầu các đương sự không có hành vi cản trở đưa ra giá của tài sản, nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014. 37
  • 40. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án, nếu đương sự không có hành vi cản trở đưa ra được một mức giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản. Trường hợp các đương sự không có hành vi cản trở đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy mức giá trung bình cộng của các mức giá do các đương sự đã đưa ra; Trường hợp chỉ có một đương sự không có hành vi cản trở đưa ra giá tài sản còn các đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản thì Toà án xác định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra. f3) Trường hợp đương sự không đưa ra được giá tài sản, các bên cùng có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản hoặc không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo quy định, thì Tòa án căn cứ hồ sơ vụ việc để xác định giá đối với tài sản nhưng không vi phạm khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014 đã được nêu ở trên. Đối với các trường hợp được nêu tại điểm f (Tòa án xác định giá tài sản trong một số trường hợp khác) được nêu trên, sau khi Toà án xác định giá tài sản mà đương sự có yêu cầu định giá thì Toà án không tiến hành định giá. p- Tiến hành định giá lại p1) Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự trong các trường hợp sau đây: + Có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá; + Có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan. p2) Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm đang giải quyết vụ việc dân sự mà phải định giá lại tài sản thì Tòa án cấp phúc thẩm 38
  • 41. uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án đó tiến hành định giá lại tài sản. p3) Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện, thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện như Hội đồng định giá quy định tại Thông tư liên tịch số 02 ngày 28/3/2014. q- Chi phí thẩm định giá, định giá tài sản Chi phí thẩm định giá, định giá tài sản được thực hiện theo Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 2.3- Trưng cầu giám định 2.4- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ VIII- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 1- Quyền khởi kiện (Điều 161, 162) - Khởi kiện phải làm đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự. a) Đối với thể nhân: - Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự khởi kiện thì phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) đã tham gia lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình có thể tự khởi kiện về quan hệ liên quan đến lao động hoặc giao dịch dân sự đó, và phải ký vào cuối đơn khởi kiện. 39
  • 42. - Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện (nhưng đơn khởi kiện phải ghi rõ người khởi kiện, nguyên đơn vụ kiện là người vị thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự và người đại diện hợp pháp của họ), người đại diện hợp pháp ký vào đơn khởi kiện. - Đối với người không biết chữ, không nhìn được, không tự làm đơn, không tự ký, điểm chỉ thì nhờ người khác làm hộ đơn kiện và phải có người làm chứng. Người làm chứng ký xác nhận việc khởi kiện, nội dung kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực. b) Đối với pháp nhân - Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì 40
  • 43. tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức. Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. c) Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 162 của BLTTDS c1) Các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: 41
  • 44. + Cơ quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định; + Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách. Ví dụ 1: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng. Ví dụ 2: Cơ quan Văn hoá - Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Khi có đủ hai điều kiện nêu trên thì cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện. 2- Xác định tư cách đương sự 2.1- Việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án theo quy định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự được thực hiện như sau: a) Đối với trường hợp cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn là: - Người được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình; (nguyên đơn chính là người được cấp dưỡng còn bị đơn là người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng) - Người con được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác 42
  • 45. định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình; (nguyên đơn chính là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi, còn bị đơn là người đang bị khởi kiện để xác định họ là cha, mẹ của người chưa thành niên, mất năng lực hành vi…) - Cha, mẹ được cơ quan về dân số - gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình. b) Đối với trường hợp công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động, thì nguyên đơn là tập thể người lao động có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ; c) Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, thì nguyên đơn chính là cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án. d) Xác định tư cách đương sự là cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức đó. Đối với trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn. đ) Xác định đương sự là cá nhân - Đối với người có năng lực hành vi dân sự hoặc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động hoặc tham gia giao dịch bằng tài sản của mình có quyền khởi kiện trong phạm vi đó thì chính họ (người khởi kiện) là nguyên đơn. - Đối với trường hợp người chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà pháp luật quy định việc khởi kiện phải có người đại diện thực hiện thì 43
  • 46. nguyên đơn chính là người còn vị thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3- Phạm vi khởi kiện quy định tại Điều 163 của BLTTDS Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác; Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời, A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó. b) Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS. Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời, A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết thời hạn cho thuê. 4- Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (Điều 164, 165 BLTTDS) Lưu ý: không bắt buộc nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ mà chỉ cần nộp tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ, ví dụ bản sao hợp đồng trong vụ án tranh chấp hợp đồng, bản sao giấy đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh của con trong vụ án ly hôn… là phải nhận đơn. 5- Thủ tục nhận đơn khởi kiện (Điều 167 BLTTDS) 6- Trả lại đơn khởi kiện (Điều 168 BLTTDS) + Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là: 44
  • 47. - Người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161, Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự. + Chưa đủ điều kiện khởi kiện: (do đương sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định) - Ví dụ tranh chấp đất đai phải qua hòa giải cơ sở, nhưng chưa qua hòa giải cơ sở đã kiện ra Tòa án (tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất… không phải qua hòa giải ở cơ sở). - Đơn khởi kiện không ghi đúng địa chỉ bị đơn, Tòa án yêu cầu bổ sung nhưng quá thời hạn Tòa án yêu cầu vẫn không bổ sung. - Có thỏa thuận trọng tài hợp pháp lại kiện ra Tòa án. - Trả lại đơn khởi kiện phải được Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết, trong đó ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. 7- Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168 và các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các văn bản pháp luật có quy định. “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3 Điều 168 của BLTTDS là các trường hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 45
  • 48. Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quy định tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình. 8- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện (Điều 169 BLTTDS) Một số lưu ý: - Yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm bằng văn bản nêu rõ, cụ thể yêu cầu bổ sung. - Thời gian sửa đổi, bổ sung không tính vào thời hiệu. - Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung. 46
  • 49. Nội dung nêu trên phải hiểu là đã biết việc khởi kiện mà người bị khởi kiện hành xử như vậy bị coi là cố tình dấu địa chỉ. 9- Thụ lý vụ án 10- Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn (Điều 176 BLTTDS) a) Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết. Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A. b) Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập). Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp 47
  • 50. này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C. c) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Ví dụ: Xem ví dụ 1 ở điểm a tiểu mục 19 phần VIII nói trên. d) Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ. Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươi triệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô. đ) Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có 48
  • 51. yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn. Ví dụ: Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con P một tháng ba trăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không phải là con của anh. 11- Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập (Điều 178 BLTTDS) a) Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn quy định tại các điều 164, 165, 166, 167, 168, 169 và 170 của BLTTDS và hướng dẫn tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 của Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. b) Tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử Trong trường hợp Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết trong cùng một vụ án, thì (thời hạn chuẩn bị xét xử được xác định từ ngày hoàn thành thủ tục phản tố, yêu cầu độc lập) ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đó được xác định như sau: b1) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo. b2) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. 49
  • 52. Ví dụ: Ngày 15-3-2013, Toà án thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện vụ án của nguyên đơn A. Toà án thông báo về việc thụ lý vụ án cho bị đơn B biết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 31-3- 2013, bị đơn B có đơn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A. Toà án tiến hành thủ tục xem xét đơn yêu cầu phản tố. Ngày 15- 4-2013, bị đơn B nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp này, ngày Toà án thụ lý vụ án được xác định lại là ngày 15-4-2013 (Tòa án ghi chú lại ngày thụ lý vụ án trong sổ thụ lý vụ án). Trong trường hợp bị đơn B không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án được xác định lại là ngày 31-3-2013. b3) Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau: + Là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố hoặc đơn về yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí; + Là ngày người nộp cuối cùng cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí. 12- Những vụ án dân sự không được hòa giải a) “Tài sản của Nhà nước” được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước quy định tại Điều 200 của Bộ luật dân sự năm 2005 và được điều chỉnh theo các quy định tại mục 1 Chương XIII của Bộ luật dân sự năm 2005. “Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự,... gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu đòi bồi thường. 50