SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI
ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN
Đà Nẵng - Năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI
ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THÀNH VIỆT
Đà Nẵng - Năm 2019
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG
NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Bình Phương Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201 Khóa: K34.KTĐ Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đạt được rất
nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI), mà đặc biệt
còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì không phải cắt điện để bảo
dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện; nâng cao uy tín, vị thế cho Ngành
Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,… Việc đầu tư để triển khai công nghệ sửa chữa
nóng này cũng phải được tính toán cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai công nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều khó khăn trở
ngại như: không có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để xử lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên
lưới vì không đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng
kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có
chương trình tính toán tải trọng làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong
quá trình thi công thay xà tạo tâm lý tự tin, an toàn cho người công nhân…. Từ các lý do này, đề
xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải tiến nhằm đảm bảo an toàn, khai thác
công nghệ hiệu quả nhất
Từ khóa – sửa chữa nóng lưới điện; bộ đấu tắt jumper; chương trình tính toán tải trọng; xe gàu
cách điện; găng tay cách điện.
EFFICIENCY EVALUATION AND PROPOSAL OF SOLUTIONS TO IMPROVE LIVE
LINE TECHNOLOGY ON 22KV ELECTRIC NETWORK
AT DA NANG POWER COMPANY
Abtract - Live line technology on the grid Da Nang Power Company has achieved a lot of
positive effects in improving the reliability of power supply (SAIDI, SAIFI), but especially
received great satisfaction from customers because they do not have to shutdown electricity to
maintain, repair, install and replace equipment on the grid; improve reputation and position for
the Power Industry; creating a lot of materials and products for society,... The investment to
implement this Live line technology must also be calculated specifically, applying the highest
efficiency.
In addition, during the process of deploying Live line technology, there were many difficulties
such as: no jumper for repairing, replacing equipment, ... on the grid because it is not safe to use
by the manufacturer due to bulky weight that is easy to break when installing and cannot be
installed at the end of the underground cable when processing; There is no program to calculate
the working load of different types of insulated sticks to lift and push the wire during process,
creating confidence and safety for workers .... From these reasons, propose solutions to overcome
difficulties and improvements to ensure safety and exploit the most effective technology.
Key words – live line technology; jumper; load calculation program; insulated forklift trucks;
insulated gloves
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
5. Tên và bố cục đề tài.....................................................................................................2
Chương 1
CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI ......................4
1.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................4
1.2. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN ..........................5
1.2.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện....................5
1.2.1.1. Sơ đồ công nghệ.........................................................................................6
1.2.1.2. Trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng đảm bảo an toàn..........11
1.2.1.3. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................13
1.2.1.4. Sơ đồ tổ chức ...........................................................................................16
1.2.1.5. Tóm tắt các quy định chung về đảm bảo an toàn ....................................18
1.2.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh
bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV...............................................................21
1.2.2.1. Sơ đồ công nghệ.......................................................................................21
1.2.2.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................26
1.2.2.3. Tóm tắt các quy định chung để công tác đảm bảo an toàn .....................28
1.2.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform.....30
1.2.3.1. Sơ đồ công nghệ.......................................................................................31
1.2.3.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................33
1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.........................................................34
1.3.1. Đánh giá, chọn lựa công nghệ sửa chữa nóng ................................................34
1.3.1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện..........34
1.3.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ
sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV.......................................................35
1.3.1.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ Platform ............35
1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ..................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................36
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG
TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG ..............................37
2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG.....................................................................................................................37
2.1.1. Công tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện .....................37
2.1.1.1. Quy mô tổ chức........................................................................................37
2.1.1.2. Phương tiện và trang dụng cụ .................................................................37
2.1.1.3. Các dạng công tác Sửa chữa nóng hiện đã thực hiện trên lưới điện trung
thế 22kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng........................................................................38
2.1.1.4. Địa bàn và phạm vi công tác ...................................................................38
2.1.1.5. Tóm tắt trình tự tổ chức thực hiện cho một công tác Sửa chữa nóng .....39
2.1.1.6. Thống kê tình hình thực hiện ...................................................................39
2.1.1.7. Ưu, nhược điểm trong công tác sửa chữa nóng ......................................41
2.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh
bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV...............................................................41
2.1.2.1. Phương tiện và trang dụng cụ .................................................................41
2.1.2.2. Trình tự thực hiện hòa Máy biến áp lưu động phục vụ công tác vệ sinh
bảo dưỡng tại TBA Trưng Nữ Vương T5 – 472E11 ......................................................42
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN
LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG...........................................46
2.2.1. Tình hình đầu tư..............................................................................................46
2.2.2. Xây dựng mới bãi thực hành Hotline..............................................................47
2.2.3. Xây dựng khu nhà làm việc ............................................................................50
2.2.4. Mua sắm bộ trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa nóng ........................................50
2.2.5. Tổng giá trị đầu tư...........................................................................................51
2.2.6. Đánh giá hiệu quả đạt được.............................................................................52
2.2.6.1. Về hiệu quả kinh tế ..................................................................................52
2.2.6.2. Về độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…) .............53
2.2.6.3. Về mặt xã hội ...........................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................58
Chương 3
GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN
TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG ...59
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG ....................................................................59
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................59
3.1.1. Về trang thiết bị, dụng cụ thi công..................................................................60
3.1.2. Về tính toán tải trọng làm việc an toàn của trang dụng cụ thi công ...............60
3.2. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ DÂY ĐẤU TẮT ĐÓNG CẮT CÓ TẢI BẰNG
BUỒNG DẬP HỒ QUANG ĐỂ TẠO ĐẲNG ÁP KHI THI CÔNG ĐẤU NỐI
HOTLINE NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐẤU NỐI ĐƯỜNG DÂY DÀI, CÁP
NGẦM CÓ DÒNG DUNG LỚN ĐỂ ĐẢM BẢO BẢO AN TOÀN, TIN CẬY
CHO CÔNG NHÂN ....................................................................................................60
3.2.1. Lý do thực hiện ...............................................................................................60
3.2.2. Mô tả giải pháp................................................................................................62
3.2.3. Trình tự thực hiện thao tác đấu nối hoặc tách đấu nối lèo của nhánh rẽ 22kV
là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp ngầm bằng bộ dụng cụ dây đấu tắt có
buồng dập hồ quang.......................................................................................................63
3.2.4. Kết quả thực hiện ............................................................................................64
3.3. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG
NÂNG, KÉO KHI PHỐI HỢP CÁC LOẠI SÀO CÁCH ĐIỆN ĐỂ CHỐNG ĐẨY
DÂY TRONG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG.....................................................65
3.3.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................65
3.3.2. Phương pháp tính toán phân tích an toàn tải trọng khi phối hợp các loại sào
lại với nhau ....................................................................................................................67
3.3.2.1. Cơ sở pháp lý tài liệu áp dụng và phương pháp nghiên cứu...................67
3.3.2.2. Phương pháp tính toán tải trọng đường dây trên không đối với khoảng
cột ngắn và khoảng cột dài............................................................................................68
3.3.2.3. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn................................................69
3.3.2.4. Phương pháp phối hợp các loại sào cách điện để chống đẩy dây ..........70
3.3.2.5. Phương pháp tính toán tải trọng đối với sơ đồ 01 sào chống đẩy dây ...71
3.3.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ tính toán an toàn tải trọng nâng..............................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
PHỤ LỤC .....................................................................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TBA Trạm biến áp
MBA Máy biến áp
DCL Dao cách ly
FCO Cầu chì tự rơi
TLV Thu lôi van
APT Aptomat
SCNLĐ Sửa chữa nóng lưới điện
KH Khách hàng
KPP Không phân phối
CHTT Chỉ huy trực tiếp
PCT Phiếu công tác
PTT Phiếu thao tác
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Phân tích mức cách điện an toàn của công nghệ 14
Bảng 1.2 Bảng tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người 14
Bảng 1.3
Phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố có
thể xảy ra trong quá trình thi công sửa chữa nóng
15
Bảng 1.4
Phân tích mức cách điện của các trang bị an toàn sử dụng
trong công nghệ hòa MBA lưu động
26
Bảng 1.5
Phân tích nguy cơ có khả năng xảy ra trong quá trình hòa
MBA lưu động
27
Bảng 1.6
Phân tích các lớp cách điện khi sử dụng công nghệ bệ đỡ
cách điện
33
Bảng 1.7
Phân tích các nguy cơ sự cố trong công nghệ sử dụng bệ đỡ
cách điện
33
Bảng 2.1
Thống kê chi tiết số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện
tại các Điện lực QLVH qua các năm
40
Bảng 2.2
Bảng so sánh thông số của MBA lưu động và MBA cần sửa
chữa bảo trì
42
Bảng 2.3
Trình tự thao tác hòa MBA lưu động tại TBA Trưng Nữ
Vương 5-472E11 để vệ sinh bảo dưỡng TBA
43
Bảng 2.4
Khối lượng thiết bị điện được trang bị, lắp đặt trên bãi tập
Hotline
47
Bảng 2.5
Tổng giá trị đầu tư cho công nghệ sửa chữa nóng lưới điện
của Công ty Điện lực Đà Nẵng
51
Bảng 2.6
Giá trị làm ra được trong một năm của Đội SCNLĐ (Tính
bình quân dựa trên số liệu của năm 2017)
52
Bảng 2.7
Thống kê số liệu về độ tin cậy cung cấp điện đạt được năm
2017
55
Bảng 2.8
So sánh điện thương phẩm của Công ty Điện lực Đà Nẵng
qua các năm
57
Bảng 3.1
Giá trị dòng điện dung đo được trên nhánh rẽ 22kV cần mở -
đấu lèo
61
Bảng 3.2
Tải trọng làm việc cho phép tối đa khi kết hợp giữa các loại
sào để chống đẩy dây dẫn
71
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 1.1
Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách
điện
5
Hình 1.2
Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu
cách điện
6
Hình 1.3
Găng tay cách điện 26,5kV và găng tay da bảo vệ bên ngoài
cho găng tay cách điện
7
Hình 1.4 Vai áo cách điện 26,5kV 7
Hình 1.5 Đoạn cần cách điện của xe gàu 9
Hình 1.6 Biện pháp an toàn xung quanh khu vực làm việc 10
Hình 1.7
Sơ đồ trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng
11
Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức của Đội sửa chữa nóng 16
Hình 1.9 Sơ đồ tóm tắt các yêu cầu trong công tác sửa chữa nóng 19
Hình 1.10 Sơ đồ tóm tắt các nghiêm cấm trong công tác sửa chữa nóng 20
Hình 1.11 Sơ đồ công nghệ hòa máy biến áp lưu động 21
Hình 1.12
Sơ đồ kết nối điện hòa MBA lưu động với MBA cần thay thế
sửa chữa
22
Hình 1.13 Ngăn LBS có bệ chì của xe MBA lưu động 23
Hình 1.14 Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV 24
Hình 1.15 Ngăn APT xuất tuyến 0,4kV của MBA lưu động 24
Hình 1.16 TBA 22/0,4kV cần vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng,… 25
Hình 1.17
Sơ đồ tóm tắt các quy định an toàn trong công nghệ hòa MBA
lưu động
28
Hình 1.18
Công tác chuẩn bị hiện trường, trang bị, phương tiện để đảm
bảo an toàn
29
Hình 1.19 Đo kiểm tra điện áp đầu vào-ra của các Aptomat 29
Hình 1.20
Đấu nối xuất tuyến hạ áp của MBA lưu động vào xuất tuyến
hạ áp của MBA phân phối hiện trạng
30
Hình 1.21
Thực hiện công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ
đỡ cách điện Platform tại khu vực đồi núi Hòa Bắc, Q. Liên
Chiểu
31
Hình 1.22
Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng bệ đỡ cách điện
Platform
31
Hình 2.1 Sơ đồ trình tự tổ chức thực hiện một công tác sửa chữa nóng 39
Hình 2.2
Biểu đồ so sánh số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện
qua các năm
40
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 2.3 Bố trí sắp xếp các trang dụng cụ phục vụ công tác 42
Hình 2.4 Hình bãi tập thực hành Hotline khu vực Cầu Đỏ 47
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện bãi thực hành Hotline 48
Hình 2.6 Sơ đồ mặt bằng hệ thống điện bãi thực hành Hotline 49
Hình 2.7 Khu nhà để xe Hotline 50
Hình 2.8 Nhà kho để trang bị, dụng cụ Hotline 51
Hình 2.9 Giao diện chương trình đăng ký công tác Hotline 54
Hình 2.10 Chương trình thống kê công tác đã thực hiện theo từng tháng 54
Hình 2.11
Tổng hợp số liệu độ tin cậy cung cấp điện do thi công sửa
chữa nóng tại các đơn vị trong tháng
55
Hình 2.12
Biểu đồ Điện thương phẩm của Công ty Điện lực Đà Nẵng
qua các năm
56
Hình 3.1 Bộ dây đấu tắt Jumper của bộ dụng cụ Hotline 61
Hình 3.2 Cấu tạo bộ dụng cụ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang 62
Hình 3.3
Sơ đồ thao tác đấu mở lèo nhánh rẽ 22kV sử dụng bộ dụng cụ
dây đấu tắt
63
Hình 3.4 Công tác nâng dây thay xà, sứ bằng bộ xà giả cách điện 66
Hình 3.5 Cơ sở của phương pháp tính toán an toàn tải trọng nâng 67
Hình 3.6 Phương pháp tính toán tải trọng dây dẫn 68
Hình 3.7 Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ thẳng 69
Hình 3.8 Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ góc 69
Hình 3.9 Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sào cách điện 70
Hình 3.10
Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sơ đồ 01 sào
cách điện
72
Hình 3.11 Giao diện các module chính của chương trình 73
Hình 3.12 Giao diện tính toán tải trọng dây dẫn tại trụ thi công 73
Hình 3.13 Giao diện tính toán lực căng dây trụ thẳng 74
Hình 3.14 Giao diện tính toán lực căng dây trụ góc 74
Hình 3.15 Giao diện tính toán tải trọng sào cách điện 75
Hình 3.16 Giao diện tính toán tải trọng khi dùng 01 sào chống đẩy dây 75
Hình 3.17
Áp dụng chống đẩy dây thực tế trên lưới không điện, có điện
trên bãi tập
76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, Ngành
Điện đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương như: đầu tư phát triển, cải tạo,
mở rộng hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải. Trong đó, chỉ tiêu độ tin
cậy cung cấp điện ngày càng trở nên quan trọng, được Ngành Điện rất quan tâm, đặt
lên hàng đầu, để làm sao đảm bảo nguồn điện liên tục cung cấp cho khách hàng là rất
quan trọng.
Trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp, công nghệ mới được triển khai
thực hiện ở Công ty Điện lực Đà Nẵng nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Trong
đó, việc áp dụng công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng đã
đạt được rất nhiều hiệu quả tích cực do việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI,
SAIFI), mà đặc biệt còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì
không phải cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện
như phương pháp cắt điện phổ biến hiện nay.
Với nhiều ưu điểm nổi bật của công nghệ Sửa chữa nóng: không cắt điện làm
mất điện khách hàng khi công tác bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, thay thế,… khi thiết bị
điện đang vận hành; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; nâng cao uy tín, vị thế cho
Ngành Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,…
Từ đầu năm 2015, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đầu tư về nguồn nhân lực và
trang thiết bị, dụng cụ thi công và triển khai áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng
trên lưới điện trung thế 22kV kể từ Tháng 6/2016. Việc đầu tư để triển khai công nghệ
sửa chữa nóng này cũng phải được tính toán cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả
cao nhất.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai công nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều
khó khăn trở ngại như: không có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để đấu tắt nhằm xử
lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên lưới vì không đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu
tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu
tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương trình tính toán tải trọng
làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong quá trình thi công thay
2
xà…. Từ các lý do này, đề xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải
tiến nhằm đảm bảo an toàn, khai thác công nghệ hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nguyên tắc và thực tiễn công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV
- Hiệu quả đạt được trong công tác Sửa chữa nóng của Công ty Điện lực Đà
Nẵng
- Đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục công nghệ Sửa chữa nóng trên
lưới điện 22 kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:
- Đánh giá hiệu quả đạt được của công tác sửa chữa nóng trên lưới điện 22 kV
Công ty Điện lực Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến, khắc phục các khó khăn và đảm bảo an toàn
trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về độ tin cậy cung cấp điện và đặc điểm kết cấu lưới điện 22kV
hiện trạng của Công ty Điện lực Đà Nẵng
- Thu thập dữ liệu và các kết quả về độ tin cậy cung cấp điện thực tế của lưới
điện phân phối do Công ty Điện lực Đà Nẵng quản lý; thu thập dữ liệu về kế hoạch
đầu tư, mức đầu tư và tính toán hiệu quả của công nghệ;
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục trong quá trình
áp dụng công nghệ sửa chữa nóng.
5. Tên và bố cục đề tài
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được đặt tên như sau:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG
NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG”
3
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong luận văn
gồm có các chương như sau:
Chương 1: CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ
GIỚI
Trong chương này trình bày các công nghệ sửa chữa nóng trên thế giới và
đánh giá, đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp nhất để triển khai, áp dụng tại Công ty
Điện lực Đà Nẵng
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Đánh giá hiệu quả đạt được từ khi áp dụng, triển khai công nghệ sửa chữa
nóng của Công ty Điện lực Đà Nẵng. Các hiệu quả đạt được như nâng chỉ số độ tin cậy
cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…), hiệu quả về kinh tế,…
Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN VÀ
ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA
CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Nghiên cứu, thiết kế giải pháp nhằm cải tiến, khắc phục các khó khăn, trở ngại
gặp phải trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng tại Công ty Điện lực
Đà Nẵng như: về bộ dây đấu tắt nặng, cồng kềnh có thể gây đứt lèo khi lắp hay không
thể lắp linh động vào các vị trí như đầu cáp ngầm
Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn trong công tác sửa chữa nóng như: xây
dựng công cụ tính toán tải trọng nâng, kéo khi phối hợp các loại sào cách điện để
chống đẩy dây trong công tác sửa chữa nóng để người công nhân nắm rõ, tự tin thi
công đảm bảo an toàn.
4
Chương 1
CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI
1.1. GIỚI THIỆU
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu sử dụng
điện của khách hàng ngày càng tăng cao, yêu cầu đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện, luôn duy trì cung cấp dòng điện liên tục và ổn định; Trước thực trạng này,
ngành Điện luôn gặp nhiều áp lực và khó khăn khi sử dụng phương pháp truyền
thống phải cắt điện để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị,…
trên lưới điện. Từ đó, gây mất điện khách hàng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, các
hoạt động sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết của ngành Điện để đáp
ứng, khắc phục thực trạng trên là phải khẩn trương nghiên cứu tiếp cận và áp dụng
thành công thực tế những loại công nghệ mới, những phương pháp thi công mới có
khả năng thi công trực tiếp trên lưới đang mang điện “sửa chữa nóng” mà không
phải cắt điện như trước đây trong quá trình vệ sinh bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý
khiếm khuyết ngăn ngừa sự cố,… trên hệ thống điện.
Qua đó, ngành điện đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận để áp dụng về các loại
công nghệ sửa chữa nóng hiện đang sử dụng trên thế giới như:
- Công nghệ sửa chữa trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV sử
dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện,
- Công nghệ hòa máy biến áp lưu động để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế
Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV.
- Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay (và sào cách điện) và bệ đỡ
cách điện platform.
Tuy nhiên, mỗi loại công nghệ trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Do
đó, cần nghiên cứu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt và có khả năng phối hợp
nhuần nhuyễn giữa các công nghệ với nhau trong thực tế để nâng cao hiệu quả tối
đa trong việc áp dụng công nghệ sửa chữa nóng; đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện, giảm tối đa thời gian và số lần cắt điện khách hàng,
5
1.2. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN
1.2.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
Công nghệ này được áp dụng phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên Thế giới
hiện nay (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,…) khi thi công sửa chữa, thay thế, đấu nối thiết bị, …
trên đường dây đang mang điện 22kV mà không phải cắt điện. Vì vậy, luôn duy trì
dòng điện liên tục trong suốt quá trình sửa chữa đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện cho khách hàng. Bên cạnh đó công nghệ còn giúp tiết kiệm thời gian xử lý công
việc do không phải thực hiện các thủ tục cắt điện, các biện pháp kỹ thuật an toàn,
chuẩn bị hiện trường như phương pháp truyền thống trước đây.
Công nghệ thực hiện theo phương pháp trực tiếp, người công nhân phải thi
công trực tiếp trên đường dây đang mang điện 22kV bằng cách sử dụng găng tay cách
điện và xe gàu cách điện là 02 lớp cách điện quan trọng nhất của công nghệ. Ngoài ra,
để đảm bảo an toàn phải sử dụng các trang bị cách điện để bọc kín xung quanh vị trí
công tác nhằm mục đích chống người hoặc dụng cụ, thiết bị va chạm vào cùng một
lúc 02 pha của lưới điện (pha-pha hoặc pha-đất) sẽ gây nguy hiểm do ngắn mạch.
Hình 1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
6
1.2.1.1. Sơ đồ công nghệ
Đường dây đang mang điện 22kV
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay
và xe gàu cách điện
Cần cách điện của xe
Nhóm công tác phụ việc dưới
mặt đất, người CHTT, người
Giám sát ATĐ
Xe (tiếp đất thân xe, rào
chắn,…)
(6)
(5)
(4)
Găng tay cách điện và găng
tay da bảo vệ, vai áo
cách điện
Người công nhân đứng làm
việc trên thùng gàu
Thùng gàu cách điện
(1)
(2)
(3)
7
(1) Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện:
Người công nhân khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp
22kV phải mang găng tay cách điện 26,5kV (class 3) và mang găng tay da bên ngoài
để bảo vệ găng tay cách điện này không bị lủng, rách,… do quá trình thi công người
công nhân vô tình đụng chạm, tiếp xúc vào các vị trí sắc nhọn như: xà, dây dẫn tưa,
thiết bị,… trên lưới điện.
Hình 1.3. Găng tay cách điện 26,5kV và găng tay da bảo vệ bên ngoài
cho găng tay cách điện
Ngoài ra công nhân cũng phải mang vai áo cách điện 26,5kV để đảm bảo cách
điện an toàn khi vô tình làm việc để thân người cùng lúc chạm vào 02 pha của đường
dây đang mang điện rất nguy hiểm do có dòng điện ngắn mạch pha-pha qua cơ thể
người.
Hình 1.4. Vai áo cách điện 26,5kV
(2) Người công nhân đứng làm việc trên thùng gàu xe:
Trên thùng gàu của xe sửa chữa nóng phải luôn có 02 người công nhân (yêu
cầu có tổng trọng lượng < 250kg để không vượt quá tải định mức của cần nâng). Đồng
thời, 02 công nhân này phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và được trang bị đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao như: mang găng
tay, vai áo cách điện, mũ BHLĐ có cài quai, quần áo BHLĐ, dây da an toàn, mang
giày BHLĐ, túi đựng dụng cụ,… [8]
8
Đã được huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu về mặt lý thuyết và thực
hành công tác sửa chữa nóng; được cấp giấy chứng nhận được phép thi công trên
đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV.
Trong quá trình thực hiện công tác, 02 công nhân phải luôn giám sát an toàn
lẫn nhau, đảm bảo phối hợp thực hiện công việc một cách dứt khoát và nhuần nhuyễn.
Luôn thống nhất với nhau về trình tự thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể.
(3) Thùng gàu cách điện của xe:
Thùng gàu của xe sửa chữa nóng có 02 lớp cách điện: [8]
+ Thùng gàu lót bên trong (liner) có khả năng cách điện đến 50kV; dòng điện
rò đo được 410 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp
50kV trong thời gian 5 phút
+ Thùng gàu bên ngoài (thân vỏ) có khả năng cách điện đến 25kV; dòng điện
rò đo được 140 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp
25kV trong thời gian 5 phút
Hằng ngày trước khi làm việc, công nhân phải vệ sinh, lau sạch thùng gàu
cách điện bằng giẻ lau silicon chuyên dụng, đây là loại giẻ lau có khả năng làm sạch
bề mặt và tăng cường tính cách điện của thùng gàu. Có thể tháo thùng gàu bên trong
(liner) để vệ sinh hoặc kiểm tra, loại bỏ các vật dụng không cần thiết tồn đọng bên
trong.
Trong quá trình công tác tại hiện trường, phải điều khiển gàu cẩn thận, nhẹ
nhàng tránh để thùng va chạm vào lưới điện, vật cản gây mất an toàn cũng như làm
trầy xước, hư hỏng phần cách điện của thùng gàu. Từ đó gây tăng dòng điện rò trong
quá trình làm việc ảnh hưởng đến người công nhân.
Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và
lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác.
(4) Cần cách điện của xe:
Đây là bộ phận có khả năng cách điện cao nhất của xe sửa chữa điện nóng với
điện áp cách điện đến 100kV. Phần cần này nằm ở đoạn thứ 3 (gần vị trí của thùng
gàu, có màu vàng đậm). Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm vệ sinh, lau sạch cần cách điện
bằng giẻ lau silicon hằng ngày trước khi ra hiện trường công tác. Trong quá trình làm
việc, người công nhân cũng phải điều khiển gàu cẩn thận để tránh va đập cần cách điện
9
gây hư hỏng, suy giảm cách điện, tăng dòng điện rò gây mất an toàn cho công nhân
khi công tác. [8]
Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và
lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác.
Hình 1.5. Đoạn cần cách điện của xe gàu
(5) Xe (tiếp đất thân xe, rào chắn,…):
Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng vận hành an
toàn và lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác.
Các biện pháp an toàn phải thực hiện đối với xe sửa chữa nóng: [8]
- Phải tiếp đất thân xe bằng ru lô dây tiếp đất dài 20m, tiết diện 10mm2
lắp
đặt sẵn trên xe trong suốt quá trình sửa chữa nóng để đảm bảo an toàn nhằm tránh
dòng điện rò lớn có thể xuất hiện từ đường dây 22kV đang mang điện xuống đất hay
trong quá trình công tác vô tình điều khiển cần gàu (đoạn cần thứ 1 và thứ 2 không có
cách điện) va chạm vào đường dây hạ thế phía dưới gây điện giật nguy hiểm.
- Đặt rào chắn, dây cảnh báo an toàn xung quanh khu vực công tác và cử
người cảnh giới cộng đồng tham gia giao thông không đi vào khu vực làm việc. Khi ra
các chân chống của xe cần lưu ý quan sát cẩn thận xung quanh để không gây mất an
toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
10
Hình 1.1: rào chắn an toàn khu vực công tác
Hình 1.6. Biện pháp an toàn xung quanh khu vực làm việc
- Trong quá trình công tác, xe phải được đậu ở vị trí phù hợp để tiếp cận
điểm công tác nhanh chóng, thuận lợi; mặt bằng khu vực xung quanh đảm bảo an toàn,
không bị sụt lún có khả năng làm lật xe rất nguy hiểm.
(6) Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, Giám sát an toàn
điện:
Nhiệm vụ chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất là giám sát an toàn và
phụ việc cho 02 công nhân đang làm việc trên gàu. Đặc biệt, là người chỉ huy trực tiếp
(CHTT) và người Giám sát an toàn điện (GSATĐ).
Các công việc chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất gồm:
- Người CHTT phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm,
phổ biến nội dung công việc và yêu cầu tất cả thành viên thống nhất trình tự thực hiện
công tác trước khi làm việc; kiểm tra tình trạng sức khỏe, tâm lý của từng người đạt
yêu cầu mới được tham gia công tác; kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ và đúng các dụng
cụ đồ nghề, trang thiết bị cần có. Luôn có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát
nhóm công tác thực hiện công việc đảm bảo an toàn. Thực hiện và kiểm tra đầy đủ các
biện pháp an toàn chuẩn bị tại hiện trường.
- Người GSATĐ phải luôn có mặt tại nơi làm việc và làm nhiệm vụ chính là
giám sát an toàn về điện cho nhóm công tác như: có vi phạm làm việc cùng lúc trên 02
tiếp địa xe
11
pha, bọc cách điện chưa đủ và kín để tạo vùng làm việc an toàn, thao tác đấu tắt
(jumper) có đúng pha cần thực hiện, …
- Nhân viên ĐVCT phải đảm bảo tình trạng sức khỏe, tâm lý ổn định và hỗ
trợ phụ việc kịp thời dưới mặt đất cho 02 công nhân làm việc trên gàu như: phụ đưa
lên hoặc hạ xuống các trang dụng cụ đồ nghề, thiết bị, đảm bảo sẵn sàng thay đổi 02
người làm việc trên cao (theo quy đinh 02 người làm việc trực tiếp trên đường dây
đang mang điện liên tục không quá 01 giờ), thực hiện đặt rào chắn xung quanh, cảnh
giới giao thông khu vực làm việc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng,…
1.2.1.2. Trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng đảm bảo an toàn
Để đảm bảo an toàn trong công tác sửa chữa nóng phải tiến hành thực hiện đầy
đủ 03 bước chính như sau: [5]
Hình 1.7. Sơ đồ trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng
(1) Công tác chuẩn bị trước khi lên gàu:
- Trước khi lên gàu phải kiểm tra trang bị đầy đủ và đúng các phương tiện bảo
vệ cá nhân như: quần áo BHLĐ, găng tay vai áo cách điện, mũ BHLĐ, dây an toàn, túi
đựng đồ nghề, … Kiểm tra và lau sạch tất cả các trang bị cách điện tham gia công tác
như: bọc dây, thảm cách điện, sào cách điện, …
Công tác chuẩn bị trước khi lên gàu
Lên gàu, điều khiển gàu,
thực hiện công tác
Hoàn thành công tác, xuống gàu, Thu dọn
hiện trường, kết thúc công việc
(1)
(2)
(3)
12
- Kiểm tra và lau sạch xe gàu cách điện đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt
động; lau sạch các bộ phận cách điện của xe bằng vải chuyên dùng silicon; kiểm tra
không có sự rò rỉ ở các van,…
- Khảo sát hiện trường thực tế tại vị trí sẽ tiến hành công tác và các trụ liền kề
nhằm kịp thời đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn.
- Hội ý và thống nhất trình tự thực hiện công tác đối với từng thành viên
nhóm; nếu không thống nhất phải trình bày ý kiến và tổ chức thống nhất lại cho tất cả
nhóm công tác.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đảm bảo điều kiện sức khỏe
tốt và tâm lý ổn định mới được tiến hành công việc.
- Thực hiện thủ tục Phiếu công tác, tiếp nhận nơi làm việc với đơn vị Quản lý
vận hành lưới điện.
(2) Lên gàu, điều khiển gàu, thực hiện công tác:
- 02 công nhân mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, đeo dây da an toàn,
đội mũ BHLĐ, mang găng tay và vai áo cách điện lên gàu;
- Các thành viên còn lại trong nhóm hỗ trợ đưa túi đựng dụng cụ đồ nghề, các
bọc cách điện, thảm cách điện, các trang thiết bị phục vụ cho công tác,… sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp trong thùng gàu.
- 01 công nhân điều khiển cho gàu di chuyển lên đến vị trí công tác trên lưới
điện; thực hiện bọc cách điện xung quanh nhằm tạo vùng làm việc an toàn
- Tiến hành công việc sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng,… thiết bị trên lưới điện
đảm bảo đúng quy định kỹ thuật và an toàn. Đặc biệt, phải đảm bảo thực hiện tuân thủ
đúng theo trình tự các bước tại Phương án thi công đã được hội ý và thống nhất.
- 02 công nhân phải thực hiện giám sát an toàn và hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình làm việc. Nhóm đơn vị công tác phía dưới phải hỗ trợ phụ việc dưới mặt đất và
giám sát công việc, kịp thời nhắc nhở cảnh báo an toàn cho người làm việc bên trên.
(3) Hoàn thành công tác, xuống gàu, thu dọn hiện trường, kết thúc công
việc:
- Sau khi hoàn thành công việc, 02 công nhân trên gàu tiến hành tháo gỡ các
bọc dây dẫn cách điện, thảm cách điện,… đã bọc trên lưới theo đúng trình tự kỹ thuật.
13
- Kiểm tra chất lượng công việc đã hoàn thành; điều khiển gàu di chuyển
xuống dưới mặt đất, nhóm công tác phía dưới hỗ trợ thu dọn dụng cụ đồ nghề, các bọc
cách điện, trang thiết bị, … sắp xếp vào khoang chứa dụng cụ, đồ nghề trên xe sửa
chữa nóng. 02 công nhân tháo găng tay, vai áo cách điện ra vệ sinh lau sạch và bỏ vào
túi đựng cá nhân.
- Tháo gỡ rào chắn, dây cảnh báo an toàn khu vực làm việc; thu dọn, vệ sinh
hoàn trả lại mặt bằng khu vực. Tổ chức tập kết người và phương tiện về vị trí an toàn.
- Thực hiện thủ tục khóa Phiếu công tác về bàn giao hiện trường, kết thúc công
tác với đơn vị Quản lý vận hành lưới điện.
1.2.1.3. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ
a. Mức cách điện
Theo Điều 34 của Quy định an toàn tạm thời khi thực hiện công tác sửa chữa
đường dây đang có điện tới cấp điện áp 22kV (Hotline), Quy định số 102/ĐVN/AT
của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ngày 10/01/1997: “Khi làm công tác Hotline,
phải luôn luôn duy trì ít nhất 2 lần cách điện (1 lần cách điện khi đường điện đi vào
người công nhân Hotline và 1 lần cách điện khi đường điện đi ra khỏi người công nhân
Hotline) để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người”. [1]
Qua đó, có thể thấy khi thực hiện công tác sửa chữa nóng đã có thực tế ít nhất
05 lớp cách điện được trang bị lần lượt kể từ phía đường dây đang mang điện ra.
Trong đó:
+ Có ít nhất 02 lớp cách điện đi vào người công nhân
+ Có ít nhất 03 lớp cách điện đi ra khỏi người công nhân
Vì vậy khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV, người
công nhân đã được trang bị ít nhất 05 lớp với mức cách điện có giá trị lớn hơn nhiều
cấp 22kV nên việc áp dụng công nghệ rất đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.
14
Bảng 1.1. Phân tích mức cách điện an toàn của công nghệ
TT
Lớp cách điện
đi Vào
Mức cách
điện
TT
Lớp cách điện
đi Ra
Mức cách
điện
1
Bọc dây, bọc sứ,..
cách điện
36,5 kV 1
Thùng gàu cách điện bên
trong (liner)
50 kV
2
Găng tay, vai áo
cách điện
26,5 kV 2
Thùng gàu cách điện bên
bên ngoài
25 kV
3
Cần gàu cách điện
(đoạn thứ 3)
100kV
b. Dòng điện rò
Khi cách điện của trang thiết bị, phương tiện tham gia công tác sửa chữa nóng
bị suy giảm do làm việc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, cách điện bị nhiễm bẩn,… sẽ
tạo ra dòng điện rò lớn đi qua cơ thể ảnh hưởng đến tính mạng người công nhân. Tuy
nhiên việc được trang bị ít nhất 05 lớp cách điện như đã nêu trên thì dòng điện rò qua
cơ thể người công nhất là rất nhỏ nên đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Theo thực nghiệm với giá trị dòng điện rò xoay chiều 10mA thì mới ảnh
hưởng đến người công nhân,. Cụ thể tác hại của dòng điện đối với cơ thể người được
thống kê như sau [2]:
Bảng 1.2. Bảng tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người
Giá trị dòng điện I (mA) Tác hại đối với người (Điện AC)
0,6 ÷ 1,5 Bắt đầu thấy tê
2 ÷ 3 Tê tăng mạnh
5 ÷ 7 Bắp thịt bắt đầu co
8 ÷ 10 Tay khó rời vật có điện
20 ÷ 25
Tay không rời vật có điện, bắt đầu cảm thấy
khó thở
50 ÷ 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh
90 ÷ 100 Nếu kéo dài > 3 giây tim ngừng đập
3 ÷ 8 (A)
Các cơ bắp bị tổn thương nặng có thể dẫn
đến bốc cháy
c. Nguy cơ sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện
Để xảy ra sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện gồm các
dạng nguy cơ sau:
15
Bảng 1.3. Phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố có thể xảy ra
trong quá trình thi công sửa chữa nóng
TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
Gây ngắn
mạch
pha-pha
+ Do không bọc cách điện kín dây
dẫn các pha xung quanh vị trí làm
việc để dụng cụ thi công hoặc người
công nhân chạm cùng lúc 2 pha
+ Bọc cách điện kín dây
dẫn pha-pha, sử dụng dụng
cụ thi công đúng kỹ thuật;
không để dụng cụ hoặc
người công nhân (chưa
mang vai áo cách điện)
chạm cùng lúc 2 pha
2
+ Không mang vai áo cách điện
nhằm tạo cách điện pha-pha qua cơ
thể người khi tiếp xúc cùng lúc 2 pha
+ Luôn mang vai áo cách
điện khi làm việc mà có thể
vô tình chạm vào cùng lúc
2 pha
3
+ Do không tập trung, không giám
sát an toàn để xảy ra đấu lèo tắt
(jumper) từ pha này sang pha khác
+ Tập trung, luôn giám sát
an toàn để kịp thời phát
hiện, nhắc nhở sai sót khi
đấu lèo tắt (jumper)
4
+ Do thao tác mạnh tay gây rung lắc,
va đập dây dẫn các pha đối với
khoảng trụ dài
+ Phải thực hiện thao tác
nhẹ nhàng, tăng cường bọc
cách điện dây dẫn để không
xảy ra va đập dây dẫn các
pha với nhau trong khoảng
trụ dài
5
Gây ngắn
mạch
pha-đất
+ Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để
dụng cụ đồ nghề,… đang mang điện
chạm vào xà (pha đất) gây ngắn
mạch
+ Phải luôn cẩn thận, đảm
bảo đúng kỹ thuật, khi sử
dụng các dụng cụ,… đang
mang điện
6
+ Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để
dây buộc cổ sứ đang mang điện
chạm vào xà (pha đất) gây ngắn
mạch
+ Bọc cách điện kín phần
xà xung quanh khi thao tác
buộc dây cổ sứ, thao tác
đúng kỹ thuật không để
chạm vào xà (pha đất)
7
+ Do không khảo sát kỹ hiện trường
tại vị trí công tác và 2 trụ liền kề, khi
thiết bị có khả năng sự cố trong quá
trình công tác như: dây buộc cổ sứ
đã đứt làm dây dẫn rớt xuống xà,
điểm tiếp xúc xấu gây tụt dây lèo rơi
xuống xà,…
+ Phải thực hiện nghiêm
túc công tác khảo sát hiện
trường để kịp thời phát
hiện các rủi ro, sự cố thiết
bị,… từ đó có biện pháp xử
lý phù hợp
16
Qua đó, ta có 07 nguy cơ có thể xảy ra gây ngắn mạch trên lưới đang mang
điện làm mất an toàn đối với người công nhân và hư hỏng thiết bị điện. Trong 07 nguy
cơ có:
+ 04 nguy cơ gây ngắn mạch pha-pha
+ 03 nguy cơ gây ngắn mạch pha-đất
Tuy nhiên, 07 nguy cơ trên đều xuất phát từ nguyên nhân do chủ quan của
người công nhân, kỹ thuật thao tác, ý thức chấp hành kỷ luật,…. Bên cạnh đó, các
công nhân sửa chữa nóng đều đã được đào tạo, sát hạch đạt yêu cầu về mặt lý thuyết,
thực hành và được cấp giấy chứng nhận được phép thi công sửa chữa nóng; đồng thời
mỗi công nhân luôn mang ý thức “an toàn là trên hết”, “tự bảo vệ mình”. Vì vậy các
công nhân luôn tự tin, đảm bảo sẵn sàng thực hiện công nghệ một cách an toàn nhất.
1.2.1.4. Sơ đồ tổ chức
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức của Đội sửa chữa nóng
a. Đội trưởng:
- Đề xuất, lập kế hoạch, chương trình và tổ chức các công tác sửa chữa điện
nóng cho toàn Đội.
- Thường xuyên tổ chức bồi huấn, nâng cao tay nghề cho các công nhân sửa
chữa điện đang vận hành điện áp 22kV.
- Lập chương trình và tổ chức các cuộc họp định kỳ với cán bộ kỹ thuật, các
Đội trưởng
Cán bộ kỹ thuật
Nhóm trưởng
Lái xe
Đội thi công
17
trưởng nhóm để:
+ Thảo luận các phương pháp sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV.
+ Phân tích các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sửa chữa, bảo trì điện nóng.
+ Thảo luận và phân tích các hoạt động trong từng nhóm.
+ Lập kế hoạch cụ thể cho từng nhóm.
b. Cán bộ kỹ thuật:
- Lập kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện công tác cho các nhóm.
- Thường xuyên có mặt tại hiện trường để giám sát, đánh giá chất lượng công
việc của từng nhóm .
- Ghi nhận các tình huống bất lợi có thể xảy ra và đề xuất biện pháp khắc
phục.
- Tổ chức quản lý, kiểm tra các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện đang
vận hành điện áp 22kV.
- Tổ chức bảo trì và lập kế hoạch thử nghiệm định kỳ hoặc đột xuất các thiết
bị, dụng cụ sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV.
c. Nhóm trưởng:
- Phải đánh giá sơ bộ các tình trạng sức khoẻ và tâm lý của công nhân trước
khi bắt đầu làm việc.
- Cùng với các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất biện pháp tổ
chức làm việc.
- Luôn giữ liên lạc với cán bộ kỹ thuật, Đội trưởng và với đơn vị vận hành
lưới điện trong mọi tình huống.
- Theo dõi, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện nóng
theo đúng qui định.
d. Đội thi công:
- Phải chấp hành mệnh lệnh của trưởng nhóm.
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện đang vận
hành điện áp 22kV trước khi bắt đầu nhiệm vụ.
- Trong trường hợp có vấn đề còn thắc mắc trước hay trong lúc làm nhiệm vụ,
người thực hiện công tác phải yêu cầu trưởng nhóm giải thích rõ trước khi làm việc trở
lại.
18
- Phải có tinh thần làm việc đồng đội, tương trợ lẫn nhau.
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, nhóm công tác phải có tối
thiểu 06 người: 02 người trên gàu, 01 người chỉ huy, 01 người giám sát an toàn điện và
02 người hỗ trợ dưới đất.
e. Lái xe:
- Thực hiện điều khiển xe sửa chữa nóng đảm bảo an toàn điện và an toàn
giao thông;
- Quản lý cập nhập hồ sơ các xe phục vụ công tác tại đơn vị;
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe trong quá trình sử dụng và
thực hiện kiểm định định kỳ hằng năm các xe đúng thời hạn quy định.
1.2.1.5. Tóm tắt các quy định chung về đảm bảo an toàn
Dựa trên nhiều kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết, để đảm bảo an toàn trong
công tác sửa chữa nóng sử dụng phương pháp xe gàu cách điện và găng tay cách điện
người công nhân phải luôn luôn thực hiện đúng, đủ các quy định an toàn của Ngành
điện bao gồm 21 yêu cầu và 13 nghiêm cấm.
+ Các yêu cầu: Là những quy định tối thiểu mà bắt buộc người công nhân phải
đảm bảo tuân thủ thực hiện nhằm không để xảy ra bất cứ sai sót nào có thể dẫn đến sự
cố gây nguy hiểm đối với người và thiết bị.
+ Các nghiêm cấm: Là những điều tuyệt đối không được phép thực hiện trong
quá trình thi công sửa chữa nóng trên đường dây đang mang điện. Nếu người công
nhân vi phạm một trong những điều này sẽ lập tức dẫn đến sự cố trong quá trình sửa
chữa nóng với hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Vì vậy, người công nhân phải nắm rõ từng quy định an toàn trong công tác sửa
chữa nóng để có biện pháp thi công đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho mình
cũng như không gây ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào.
Do đó, để dễ nhớ, dễ nắm bắt các quy định thì người công nhân luôn ghi nhớ
các tóm tắt nội dung an toàn của 21 yêu cầu và 13 nghiêm cấm được thể hiện qua sơ
đồ tóm tắt như sau [1]:
19
Hình 1.9. Sơ đồ tóm tắt các yêu cầu trong công tác sửa chữa nóng
Các yêu
cầu
+ Phải được hội đồng kiểm tra của Công ty, kiểm tra sát
hạch đạt kết quả và được cấp giấy chứng nhận cho từng
người được phép làm công tác Hotline.
+ Phải có sức khỏe tốt, không bị các bệnh thần kinh, tim
mạch… Phải được huấn luyện kiểm tra đạt tiêu chuẩn về
mặt lý thuyết, thực hành trước hết trên đường dây không có
điện. Sau đó, mới được tiến hành huấn luyện làm thực tế
trên đường dây có điện
+ Chỉ có những người đã được huấn luyện, thực tập về kỹ
thuật Hotline và thi sát hạch đạt yêu cầu mới được thực hiện
công tác Hotline.
+ Phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: quần áo BHLĐ, nón
an toàn, mang giầy, găng tay, dây lưng an toàn…
+ Tất cả các công việc Hotline đều phải có
đăng ký công tác và phải có PCT
+ Phải luôn luôn có tinh thần đồng đội và luôn luôn giám sát
an toàn khi đồng đội đang làm việc Hotline.
+ Phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của người
trưởng nhóm, giám sát an toàn.
+ Người trưởng nhóm công tác phải có kiến thức, tay nghề
cao, có trình độ an toàn bậc 4 trở lên và đã qua làm việc
thực tế trên đường dây ít nhất 3 năm.
+ Phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định .
+ Phải tập trung tư tưởng, không đùa
nghịch, làm cẩn thận, chính xác, đúng qui
trình, đúng kỹ thuật.
+ Phải luôn luôn điều khiển được dây dẫn,
cò lèo hoặc dây buột sứ… khi tháo ra.
+ 02 người công nhân Hotline đứng trong
thùng cách điện của xe gàu cách điện chỉ
được phép làm việc trên 1 pha.
+ Găng cao su cách điện luôn luôn phải
được bọc ngoài bằng găng da bảo vệ.
(2)
(1)
(3)
(4)
(5)
(6)
(10)
(7)
(8)
(14)
(11)
(17)
(18)
+ Phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác
và cử người cảnh giới khu vực công trường.
+ Phải kiểm tra kỹ hiện trường và cả 2 trụ gần bên để chắc
chắn rằng nó an toàn cho công việc. Đặc biệt phải lưu ý
kiểm tra kỹ các mối nối, các đầu cốt…để tránh trường hợp
mối nối, đầu cốt… bị đứt hoặc bị bung ra…
+ Phải hội ý và thống nhất trong toàn nhóm về phương
pháp và trình tự tiến hành công việc. Mọi sự thay đổi phải
được thông qua cho mọi người trong nhóm biết và được sự
nhất trí trong toàn nhóm công tác.
+ Phải thông báo với đơn vị QLVH lưới điện
để khóa các thiết bị tự đóng lại
+ Phải kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao
su cách điện 2 lần trong ngày và trước khi
làm việc
+ Phải luôn luôn duy trì ít nhất 2 lần cách
điện (1 lần cách điện khi đường điện đi vào
và 1 lần cách điện khi đường điện đi ra
khỏi người công nhân
+ Phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ
chân chống của xe gàu, phải chắc rằng
không có sự rò rỉ ở các van.
+ Khi lắp 1 cò lèo phụ cách điện để thay thế
cò lèo phụ để thay thế cò lèo cũ, trước khi
mở các mối nối trên dây dẫn công nhân
Hotline phải kiểm tra cường độ dòng điện
(9)
(12)
(13)
(15)
(16)
(19)
(20)
(21)
20
Hình 1.10. Sơ đồ tóm tắt các nghiêm cấm trong công tác sửa chữa nóng
Nghiêm
cấm
+ Cấm thực hiện công tác Hotline khi trời mưa hoặc
khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông
hoặc có gió từ cấp 6 trở lên
+ Nghiêm cấm các công nhân làm công tác Hotline
uống rượu , bia trước và trong giờ làm việc
+ Cấm thực hiện công tác Hotline khi trời tối hoặc ban
đêm.
+ Nghiêm cấm đi công tác một mình. Nhóm công tác
Hotline phải có từ 6 người trở lên.
+ Công nhân Hotline không được mang, đeo đồng hồ,
dây chuyền, nhẫn …
+ Khi chưa mang găng cao su cách điện, nghiêm cấm
công nhân Hotline dùng tay chạm trực tiếp vào phần
mang điện mặc dù đang đứng trên xe gàu cách điện .
+ Không được đặt các dụng cụ Hotline trực tiếp lên
đất.
+ Nghiêm cấm công nhân Hotline sử dụng xe gàu cách
điện cho công tác Hotline khi không có thùng cách
điện đặt bên trong gàu.
+ Cấm người đứng dưới phạm vi di chuyển của cần
cẩu, xe gàu khi cần cẩu, xe gàu đang hoạt động.
+ Nghiêm cấm làm bừa, làm ẩu, làm không
đúng qui trình, làm không đúng kỹ thuật.
+ Nghiêm cấm cùng một lúc chạm vào 2
pha của đường dây hoặc cùng một lúc chạm
vào 1 dây pha của đường dây và dây nguội
(hoặc xà, thanh chống xà, cột, vỏ thiết bị,
dây kim loại, dây tạp…)
+ Cấm dùng tay tháo lắp các mối nối đang
mang tải hoặc đóng cắt các FCO, cầu dao
cách ly trung thế… đang mang tải.
+ Nghiêm cấm mắc kích cách điện trực tiếp
vào cấu trúc (như : xà, trụ) khi căng hoặc
xả dây đang có điện, phải luôn luôn lắp
thêm 1 cây sào nối cách điện giữa cấu trúc
và kích cách điện.
(2)
(1)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
21
1.2.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay
thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV
1.2.2.1. Sơ đồ công nghệ
Hình 1.11. Sơ đồ công nghệ hòa máy biến áp lưu động
Đường dây 22kV
đang mang điện
LBS FCO
Ngăn xuất tuyến 0,4 kV Ngăn xuất tuyến 0,4 kV
Công tác hòa lưới 0,4kV
Xe MBA
lưu động
TBA
hiện trạng
MBA lưu động
22/0,4kV
MBA phân phối
22/0,4kV
22
Hình 1.12. Sơ đồ kết nối điện hòa MBA lưu động với MBA
cần thay thế sửa chữa
23
a. Phần xe MBA lưu động:
+ Ngăn LBS có bệ chì:
- LBS có bệ chì, dùng để đóng/cắt và bảo vệ cho MBA lưu động;
- Để thao tác đóng/cắt LBS phải tiến hành đóng cửa tủ ngăn LBS lại để đảm
bảo an toàn, sau đó người công nhân đứng bên ngoài xe thao tác cần truyền động để
đóng hoặc cắt LBS.
- Phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân như: găng tay cách điện
trung áp, ủng cách điện trung áp,… Sau khi đóng LBS phải treo biển cảnh báo an toàn.
Hình 1.13. Ngăn LBS có bệ chì của xe MBA lưu động
+ Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV (ngăn giữa):
MBA lưu động (hiện có tại Đội SCNLĐ) có các thông số kỹ thuật như sau:
- MBA 3 pha
- Hãng sản xuất: THIBIDI sản xuất tháng 07/2016.
- Công suất: 630kVA.
- Điện áp: 22/0,4kV.
- Dòng điện định mức hạ áp: 909.3 A.
- Tổ đấu dây: Dyn-11
- Điện áp ngắn mạch UN%: 4,00
24
Hình 1.14. Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV
+ Ngăn xuất tuyến 0,4kV:
Hiện tại ngăn xuất tuyến 0,4kV có trên xe MBA lưu động gồm: 01 APT tổng
(1000A) và 04 APT (400A) xuất tuyến, nhánh rẽ, được nối với các đường dây hạ thế
dài khoảng 20m đảm bảo kết nối để thực hiện hòa đồng bộ với các xuất tuyến 0,4kV
cung cấp cho khách hàng tại hiện trường của MBA cần bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;
Hình 1.15. Ngăn APT xuất tuyến 0,4kV của MBA lưu động
25
b. Phần TBA hiện trạng cần sửa chữa, thay thế:
+ FCO: dùng để đóng/cắt và bảo vệ cho MBA hiện trạng
+ MBA phân phối 22/0,4kV: Phải kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị,
xem và đối chiếu với MBA lưu động có đầy đủ các thông số đáp ứng khả năng hòa
đồng bộ như:
- Cùng tổ đấu dây.
- Cùng tỷ số biến hoặc chênh nhau không quá 0,5%.
- Điện áp ngắn mạch UN chênh nhau không quá 10%.
- Các máy biến áp hoàn toàn đồng vị pha. Chênh lệch điện áp giữa 02 hai phía
điểm hòa: ∆U ≤ 10%.
+ Ngăn xuất tuyến 0,4kV:
Gồm có APT tổng và các APT xuất tuyến 0,4kV
Tùy tình hình quản lý vận hành lưới điện thực tế nên các tủ xuất tuyến 0,4kV
có từ 02 APT nhánh rẽ trở lên;
Hình 1.16. TBA 22/0,4kV cần vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng,…
26
1.2.2.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ
a. Về con người:
- Đã được đào tạo, kiểm tra và sát hạch đạt yêu cầu; nắm vững kiến thức và
đảm bảo thực hành thành thạo các bước để tiến hành công việc.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn như: mũ
BHLĐ, găng tay cách điện 26,5 kV, ủng cách điện 22kV,…
- Thực hiện đảm bảo đúng kỹ thuật và theo đúng trình tự các bước tiến hành
công việc đã được phê duyệt ban hành.
- Luôn có 02 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát. Nếu
có gì bất thường, thiếu sót thì người giám sát kịp thời nhắc nhở. Ngoài ra, còn có sự hỗ
trợ công việc của các nhân viên khác về: chuẩn bị đủ và đúng trang dụng cụ, rào chắn
xung quanh, cảnh giới an toàn giao thông nơi công tác, lắp đặt, kết nối hệ thống lưới
điện,…
b. Về trang thiết bị, phương tiện:
- Trang bị đẩy đủ trang thiết bị phục vụ công tác như: máy đo điện áp, dòng
điện, máy đo thứ tự pha,… đảm bảo thực hiện an toàn và chính xác.
- Các trang thiết bị, phương tiện tham gia công tác đều được cơ quan chức
năng kiểm định định kỳ.
c. Về mức cách điện:
Trong suốt quá trình tiến hành công tác hòa MBA lưu động, người công nhân
phải tiếp xúc trực tiếp với lưới điện cấp điện áp 0,4kV. Do đó, phải luôn luôn mang 02
lớp trang bị cách điện gồm:
Bảng 1.4. Phân tích mức cách điện của các trang bị an toàn
sử dụng trong công nghệ hòa MBA lưu động
TT Trang bị
Cấp cách
điện
Điện áp
tiếp xúc
Ghi chú
1
Găng tay cách điện
26,5 kV 0,4 kV Đảm bảo an toàn
2 Ủng cách điện 22 kV 0,4 kV Đảm bảo an toàn
27
d. Nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình công tác:
Khi thực hiện công tác hòa MBA lưu động người công nhân tiếp xúc với nhiều
nguy cơ và rủi ro có thể gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng như: ngã cao, điện
giật, ngắn mạch gây phóng điện hồ quang,… Tuy nhiên, nguy cơ có khả năng xảy ra
cao là do thao tác chủ quan gây ngắn mạch lưới điện được phân tích cụ thể như sau:
Bảng 1.5. Phân tích nguy cơ có khả năng xảy ra trong quá trình hòa MBA lưu động
TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Ghi
chú
1
Ngắn
mạch
hạ áp
+ Do không bịt kín các đầu ra
xuất tuyến 0,4kV từ MBA lưu
động khi đã đóng điện có thể
chạm pha-pha nhau hoặc chạm
với đất gây ngắn mạch
+ Phải bịt kín các đầu ra
xuất tuyến 0,4 kV từ
MBA lưu động và giữ các
đầu ra cố định vào giá đỡ
cáp (tránh để trực tiếp
dưới đất)
2
+ Do không sử dụng thiết bị để đo
thứ tự pha, đo độ lệch điện áp
giữa các pha,… mà chỉ thực hiện
theo cảm tính gây sự cố ngắn
mạch
+ Phải sử dụng đầy đủ các
thiết bị để đo về thứ tự
pha, độ lệch điện áp, giá
trị dòng điện, … đảm bảo
an toàn theo đúng quy
định
3
+ Do không sử dụng tấm ngăn
cách điện đầu dưới của APT tổng
tại TBA cần sửa chữa, thay thế
sau khi hòa điện để người công
nhân vô tình chạm vào gây mất an
toàn,
+ Phải dùng tấm ngăn
cách điện đầu dưới APT
để đảm bảo an toàn khi
người công nhân vô tình
chạm vào đầu dưới APT
đang mang điện
4
+ Do không sử dụng găng tay và
ủng cách điện trong quá trình đấu
nối kẹp răng các xuất tuyến 0,4kV
đang mang điện của TBA hiện
trạng cần sửa chữa thay thế vào
lưới 0,4kV của MBA lưu động
+ Phải mang găng tay
cách điện 26,5kV và ủng
cách điện 22kV trong suốt
quá trình công tác để đảm
bảo an toàn
5
Ngắn
mạch
trung áp
+ Do đấu lèo 22kV từ hệ thống xe
MBA lưu động lên lưới điện
không đúng quy định gây sự cố
ngắn mạch trung thế
+ Phải đấu các lèo từ hệ
thống xe MBA lưu động
đúng quy định, so le nhau
để đảm bảo các lèo không
va chạm vào nhau gây
ngắn mạch;
28
(2)
(1)
(3)
(5)
(6)
(8)
(7)
(10)
(11)
(4)
(12)
(9)
6
+ Do không cử người giám sát và
không khóa cửa, treo biển báo an
toàn ngăn LBS có bệ chì 22kV để
người lạ đi vào gây sự cố ngắn
mạch
+ Phải có người giám sát
an toàn khu vực làm việc
và phải đóng cửa, treo
biển báo an toàn ngăn
LBS 22kV ngay sau khi
đã đấu các lèo vào hệ
thống xe MBA lưu động
Qua Bảng 1.5 nêu trên, ta có thể thống kê có 04 rủi ro sự cố đối với đường dây
0,4kV và 02 rủi ro sự cố đối với đường dây 22kV. Do đặc điểm công tác phải tiếp xúc
nhiều với lưới điện 0,4kV nên có nhiều rủi ro hơn so với lưới điện 22kV.
1.2.2.3. Tóm tắt các quy định chung để công tác đảm bảo an toàn
Hình 1.17. Sơ đồ tóm tắt các quy định an toàn trong công nghệ hòa MBA lưu động
Các Quy
định an toàn
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn khi làm việc: Cấm người,
dụng cụ đến gần dây dẫn có điện. Khoảng cách nhỏ nhất từ
người (kể cả dụng cụ cầm, mang) đến dây dẫn có điện quy
định như sau: 0,6 m (đến 35kV)
+ Thực hiện đúng chế độ PCT, PTT: phải có ít nhất 06
người, gồm: CHTT có bậc thợ từ 5/7; các công nhân còn lại
có bậc thợ từ 3/7
+ Phải lập rào chắn, treo biển công trường
và cử nhân viên cảnh giới nhằm ngăn ngừa
người và xe cộ đi vào khu vực công tác.
Hotline.
+ Thao tác đóng, cắt điện phải do hai người thực hiện. Một
người thao tác và một người giám sát thao tác.
+ Những chỉ thị, mệnh lệnh trái với quy trình này thì người
nhận lệnh có quyền không chấp hành; nếu người ra lệnh
không chấp thuận thì có quyền báo cáo với cấp trên
Công nhân trực tiếp thực hiện phải được: Huấn luyện để
thực hiện công tác; Kiểm tra và sát hạch đạt yêu cầu
- Công nhân tham gia thi công bắt buộc phải
được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ
cá nhân như sau: Quần, áo BHLĐ, kính
BHLĐ; Đội mũ an toàn cài quai; Mang dây
da an toàn, Mang găng tay cách điện trung
thế khi thao tác.
+ Mang găng tay hạ thế khi làm
việc với lưới hạ thế đang mang điện.
+ Mang giày bảo hộ lao động có
độ nhám để tránh trơn trượt.
+ MBA dự phòng: Phải có các thông số kỹ thuật
thỏa điều kiện hòa song song với MBA lưu động
và MBA hiện hữu cần thay. Để không bị quá tải,
công suất MBA dùng để thay thế phải ≥ bằng
công suất MBA cần thay.
+ Người CHTT phải quan sát kỹ hiện
trường trước khi công tác,… phổ biến nội
dung công việc và các biện pháp an toàn
cần thiết cho các nhân viên trong nhóm
công tác
+ Trước khi công tác, phải tổ chức kiểm tra
hiện trường theo đúng quy định PCT
+ Điều kiện để hòa song song 02 MBA
- Cùng tổ đấu dây.
- Cùng tỷ số biến
- Điện áp ngắn mạch UN chênh nhau không
quá 10%.
- Các MBA hoàn toàn đồng pha. Chênh lệch
điện áp giữa 02 hai phía điểm hòa: ∆U ≤ 10%.
+ Phải cấp PCT và thực hiện đúng thủ tục bàn giao hiện
trường từ “Người cho phép” theo đúng quy định.
29
Hình 1.18. Công tác chuẩn bị hiện trường, trang bị, phương tiện để đảm bảo an toàn
Hình 1.19. Đo kiểm tra điện áp đầu vào-ra của các Aptomat
30
Hình 1.20. Đấu nối xuất tuyến hạ áp của MBA lưu động vào xuất tuyến hạ áp
của MBA phân phối hiện trạng
1.2.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện
Platform
Công nghệ này áp dụng cho các công tác sửa chữa nóng tại những khu vực đồi
núi, đồng ruộng, sườn dốc,… nơi địa hình phức tạp mà xe gàu cách điện không thể
tiếp cận vào hiện trường được. Khi đó, thay vì tiếp cận hiện trường bằng xe gàu cách
điện thì người công nhân tiếp cận theo phương pháp mang dây an toàn trèo lên trụ. Khi
trèo đến vị trí thích hợp, người công nhân sử dụng sào cách điện để thao tác bọc cách
điện ba pha dây dẫn điện xung quanh vị trí công tác nhằm tạo vùng làm việc cách ly
không điện đảm bảo an toàn. Sau đó, sử dụng puly kéo lên bệ đỡ cách điện platform và
thực hiện lắp đặt bệ đỡ vào thân trụ tại một vị trí thuận lợi nhất để làm việc. Người
công nhân phải luôn mang găng tay cách điện trung thế và đứng trên bệ đỡ Platform để
thực hiện công tác đảm bảo an toàn. Ngoài ra khi cần di chuyển sang vị trí khác xung
quanh đầu trụ công tác thì người công nhân thực hiện xoay tròn bệ đỡ cách điện
Platform với khả năng xoay 3600
. Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao phải luôn
sử dụng dây an toàn trong khi đứng trên bệ đỡ bằng cách móc dây an toàn vào tay vịn
của bệ đỡ Platform.
31
Hình 1.21. Thực hiện công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện
Platform tại khu vực đồi núi Hòa Bắc, Q. Liên Chiểu
1.2.3.1. Sơ đồ công nghệ
Đường dây đang mang điện 22kV
Hình 1.22. Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng bệ đỡ cách điện Platform
(4)
Nhóm công tác phụ việc dưới
mặt đất, người CHTT, người
Giám sát ATĐ
Găng tay cách điện và vai áo
cách điện
Người công nhân đứng làm
việc trên bệ đỡ cách điện
Bệ đỡ cách điện platform
(1)
(2)
(3)
32
(1) Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện:
Người công nhân khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp
22kV phải mang găng tay cách điện 26,5kV (class 3) và mang găng tay da bên ngoài
để bảo vệ găng tay cách điện này không bị lủng, rách,… do quá trình thi công người
công nhân vô tình đụng chạm, tiếp xúc vào các vị trí sắc nhọn như: xà, dây dẫn tưa,
thiết bị,… trên lưới điện.
(2) Người công nhân đứng làm việc trên bệ đỡ cách điện:
Là những người có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và được cấp giấy chứng nhận
được phép làm việc trên đường dây đang mang điện; Khi làm việc phải mang đầy đủ
trang bị BHLĐ như găng tay và vai áo cách điện. Ngoài ra còn có thể sử dụng kết hợp
sào cách điện để thao tác bọc cách điện 3 pha dây dẫn đường dây.
(3) Bệ đỡ cách điện:
Là bệ đỡ làm bằng vật liệu cách điện được lắp đặt vào thân cột để người công
nhân đứng trên đó thực hiện thao tác. Mức cách điện của bệ đỡ là 100kV. Trên bệ đỡ
có tay vịn có vị trí để móc dây an toàn cho người công nhân khi đứng làm việc trên
cao;
(4) Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, người Giám sát
ATĐ:
Nhóm công tác phía dưới mặt đất là giám sát an toàn và phụ việc. Đặc biệt, là
người chỉ huy trực tiếp (CHTT) và người Giám sát an toàn điện (GSATĐ).
Các công việc chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất gồm:
- Người CHTT phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm,
phổ biến nội dung công việc và yêu cầu tất cả thành viên thống nhất trình tự thực hiện
công tác trước khi làm việc. Thực hiện và kiểm tra đầy đủ các biện pháp an toàn chuẩn
bị tại hiện trường.
- Người GSATĐ phải luôn có mặt tại nơi làm việc và làm nhiệm vụ chính là
giám sát an toàn về điện cho nhóm công tác
- Hỗ trợ phụ việc kịp thời dưới mặt đất, phụ đưa lên hoặc hạ xuống các trang
dụng cụ đồ nghề, thiết bị, đảm bảo sẵn sàng thay đổi người làm việc trên cao, thực
hiện đặt rào chắn xung quanh, cảnh giới giao thông khu vực làm việc để đảm bảo an
toàn cho cộng đồng,…
33
1.2.3.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ
a. Mức cách điện
Khi thực hiện công nghệ bệ đỡ cách điện đã có thực tế ít nhất 03 lớp cách điện
được trang bị lần lượt kể từ phía đường dây đang mang điện ra. Trong đó:
+ Có ít nhất 02 lớp cách điện đi vào người công nhân
+ Có ít nhất 01 lớp cách điện đi ra khỏi người công nhân
Vì vậy khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV, người
công nhân đã được trang bị ít nhất 03 lớp với mức cách điện có giá trị lớn hơn nhiều
cấp 22kV nên việc áp dụng công nghệ rất đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.
Bảng 1.6. Phân tích các lớp cách điện khi sử dụng công nghệ bệ đỡ cách điện
TT
Lớp cách điện
đi Vào
Mức cách
điện
TT
Lớp cách điện
đi Ra
Mức cách
điện
1
Bọc dây dẫn, bọc
sứ,.. cách điện
36,5 kV 1
Bệ đỡ cách điện
Platform
100kV
2
Găng tay, vai áo
cách điện
26,5 kV
b. Nguy cơ sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện
Để xảy ra sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện gồm các
dạng nguy cơ sau:
Bảng 1.7. Phân tích các nguy cơ sự cố trong công nghệ sử dụng bệ đỡ cách điện
TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Ghi
chú
1
Gây ngắn
mạch
pha-pha
+ Do không bọc cách điện kín dây
dẫn các pha xung quanh vị trí làm
việc để dụng cụ thi công hoặc
người công nhân chạm cùng lúc 2
pha
+ Bọc cách điện kín dây
dẫn pha-pha, sử dụng
dụng cụ thi công đúng kỹ
thuật; không để dụng cụ
hoặc người công nhân
(chưa mang vai áo cách
điện) chạm cùng lúc 2 pha
2
+ Không mang vai áo cách điện
nhằm tạo cách điện pha-pha qua
cơ thể người khi tiếp xúc cùng lúc
2 pha
+ Luôn mang vai áo cách
điện khi làm việc mà có
thể vô tình chạm vào cùng
lúc 2 pha
34
3
+ Do không tập trung, không giám
sát an toàn để xảy ra đấu lèo tắt
(jumper) từ pha này sang pha khác
+ Tập trung, luôn giám sát
an toàn để kịp thời phát
hiện, nhắc nhở sai sót khi
đấu lèo tắt (jumper)
4
+ Do thao tác mạnh tay gây rung
lắc, va đập dây dẫn các pha đối
với khoảng trụ dài
+ Phải thực hiện thao tác
nhẹ nhàng, tăng cường
bọc cách điện dây dẫn để
không xảy ra va đập dây
dẫn các pha với nhau
trong khoảng trụ dài
5
Gây ngắn
mạch
pha-đất
+ Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật
để dụng cụ đồ nghề,… đang mang
điện chạm vào xà (pha đất) gây
ngắn mạch
+ Phải luôn cẩn thận, đảm
bảo đúng kỹ thuật, khi sử
dụng các dụng cụ,… đang
mang điện
6
+ Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật
để dây buộc cổ sứ đang mang điện
chạm vào xà (pha đất) gây ngắn
mạch
+ Bọc cách điện kín phần
xà xung quanh khi thao
tác buộc dây cổ sứ, thao
tác đúng kỹ thuật không
để chạm vào xà (pha đất)
7
+ Do không khảo sát kỹ hiện
trường tại vị trí công tác và 2 trụ
liền kề, khi thiết bị có khả năng sự
cố trong quá trình công tác như:
dây buộc cổ sứ đã đứt làm dây
dẫn rớt xuống xà, điểm tiếp xúc
xấu gây tụt dây lèo rơi xuống
xà,…
+ Phải thực hiện nghiêm
túc công tác khảo sát hiện
trường để kịp thời phát
hiện các rủi ro, sự cố thiết
bị,… từ đó có biện pháp
xử lý phù hợp
1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
1.3.1. Đánh giá, chọn lựa công nghệ sửa chữa nóng
1.3.1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
Đối với công nghệ này, người thao tác đòi hỏi phải có kỹ năng khéo léo,
nhanh nhẹn để thực hiện các thao tác bằng tay. Không đòi hỏi gắt gao về chiều cao,
sức khoẻ, khoảng không gian để công tác, lưới điện không đòi hỏi chuẩn hoá. Đặc biệt,
thời gian xử lý cũng nhanh hơn so với công nghệ sử dụng sào thao tác hay bệ đỡ cách
điện nếu so sánh trên cùng cấp điện áp, cùng một loại hình công tác.
Trong công nghệ này, sử dụng xe gàu cách điện nên rất linh động trong việc di
chuyển tiếp cận đến vị trí công tác. Hiện tại, lưới điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng
nói riêng và của EVN nói chung là loại lưới trung-hạ thế kết hợp. Do đó, trên trụ trung
35
thế đôi khi vừa có lưới hạ thế, các nhánh mắc điện vào các hộ dân, các dây điện thoại,
cáp quang… Điều này gây cản trở và mất an toàn đối với công nghệ mà buộc người
công nhân phải leo trụ.
Với các đặc điểm nêu trên, việc sử dụng bệ đỡ cách điện platform để thao tác
là khó có thể thực hiện và không hiệu quả do lưới điện phức tạp, nhiều đường dây đi
chung trụ,…thậm chí không có chỗ để lắp đặt bệ đỡ platform, độ an toàn không cao vì
chỉ 03 lớp cách điện trong khi dùng xe gàu có ít nhất 05 lớp cách điện.
1.3.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay
thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV
Trước đây, các công tác vệ sinh bảo dưỡng hoặc thay thế Trạm biến áp phân
phối 22/0,4kV đều phải thực hiện thủ tục cắt điện TBA để cô lập không điện, tạo vùng
làm việc an toàn để người công nhân thực hiện công tác. Việc cắt điện này gây ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Vì vậy, công nghệ này đảm
bảo luôn duy trì cung cấp điện hạ thế 0,4kV liên tục cho khách hàng trong quá trình
thay thế, vệ sinh bảo dưỡng TBA bằng phương pháp hòa máy biến áp lưu động vào
lưới điện hiện trạng.
Công nghệ này đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện; đảm bảo cung cấp dòng điện liên tục đến khách hàng phục vụ sinh hoạt và sản
xuất kinh doanh.
1.3.1.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện
Platform
Trong công nghệ này, người thao tác đòi hỏi phải có đủ sức khoẻ, tầm vóc để
có thể sử dụng thành thạo và chắc chắn các loại sào thao tác để bọc cách điện dây dẫn
tạo vùng làm việc đảm bảo an toàn cho người công nhân, đồng thời phải đủ chiều cao,
tầm vóc để thực hiện được dễ dàng các thao tác bằng sào cách điện.
Bên cạnh đó, còn đòi hỏi phải có đủ thời gian và không gian (do sử dụng các
loại sào) để thực hiện nên thường được sử dụng để xử lý các tình huống không đòi hỏi
thời gian xử lý cấp bách, lưới điện phải chuẩn hoá; phù hợp với các công tác tại các vị
trí đồi núi, đồng ruộng,.. những nơi mà xe gàu không thể tiếp cận được. Ngoài ra,
phạm vi công tác bị hạn chế, chỉ thực hiện được xung quanh đầu trụ do bệ đỡ cách
36
điện chỉ được lắp tại thân trụ; Đối với lưới trung hạ thế kết hợp, có dây thông tin,…
trên cùng một trụ cũng gây khó khăn, mất an toàn điện trong việc leo trụ và lắp đặt bệ
đỡ, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của người công nhân.
1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ
So sánh các công nghệ nêu trên, dễ nhận thấy phương pháp thao tác trực tiếp
bằng găng tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu cách điện là phù hợp với thể trạng,
kỹ năng khéo léo của người Việt Nam và phù hợp với công nghệ hiện tại đang thực
hiện.
Với tình trạng đường xá nhỏ hẹp, không gian xử lý trên lưới điện đôi khi rất
nhỏ, kiểu lưới điện trung hạ thế kết hợp, có nhiều dây thông tin đi chung cột. Do đó,
công nghệ thao tác trực tiếp bằng găng tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu có tính
khả thi cao.
Đồng thời kết hợp công nghệ hòa máy biến áp lưu động để đảm bảo phục vụ
cung cấp điện hạ thế 0,4kV liên tục cho khách hàng khi thực hiện công tác thay thế, vệ
sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV mà không gây mất điện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để đáp ứng sự phát triển rất nhanh của các nước trên thế giới, nhu cầu sử dụng
điện của khách hàng ngày càng tăng lên rõ rệt. Khách hàng sử dụng điện đòi hỏi về
cung cấp dòng điện liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng. Vì vậy, việc nghiên cứu
áp dụng các công nghệ sửa chữa nóng trên đường dây đang mang điện là rất cần thiết.
Qua đó, tùy điều kiện cụ thể của các đơn vị phải phân tích đánh giá và lựa
chọn các công nghệ tối ưu, hiệu quả nhất để thi công phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt
đối trên lưới điện thực tế do mình quản lý vận hành.
Mỗi công nghệ sửa chữa nóng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy
cần có sự kết hợp giữa chúng với nhau để tăng hiệu quả và khai thác triệt để công
nghệ. Chằng hạn cần kết hợp giữa phương pháp sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
với phương pháp sử dụng bệ đỡ cách điện Platform đối với các trường hợp xe gàu cách
điện không thể tiếp cận vào hiện trường có địa hình đồi dốc, đồng ruộng,… mà lúc đó
phải thực hiện các bước thủ công lắp đặt bệ đỡ cách điện để tiến hành công tác.
37
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG
TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG
2.1.1. Công tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
2.1.1.1. Quy mô tổ chức
Hiện nay, Đội Sửa chữa nóng lưới điện là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH
MTV Điện lực Đà Nẵng gồm có 13 CBCNV. Trong đó:
- 01 Phụ trách Đội
- 01 Cán bộ an toàn
- 10 Công nhân trực tiếp
- 01 Lái xe
Dự kiến trong thời gian tới, Công ty Điện lực Đà Nẵng sẽ triển khai bổ sung
nhân sự và trang bị, phương tiện để tăng cường khai thác hiệu quả công nghệ, giảm
thiểu tối đa thời gian cắt điện vệ sinh bảo dưỡng, xử lý sự cố, đảm bảo ngày càng nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng sử dụng.
2.1.1.2. Phương tiện và trang dụng cụ
a) Về phương tiện
Các phương tiện hiện đang được Đội SCNLĐ quản lý và sử dụng gồm:
- 01 xe gàu cách điện: phục vụ nâng người thi công trực tiếp với đường dây
đang mang điện
- 01 xe bán tải pick up: phục vụ vận chuyển trang dụng cụ thi công, vật tư,…
đến hiện trường
b) Về trang dụng cụ (phụ lục kèm theo)
01 bộ dụng cụ đồ nghề thi công sửa chữa nóng (54 hạng mục, bao gồm cả các
trang bị cá nhân của hãng A.B.Chance) ở cấp điện áp 22 Kv
38
2.1.1.3. Các dạng công tác Sửa chữa nóng hiện đã thực hiện trên lưới điện
trung thế 22kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng
a. THAY SỨ ĐỨNG (hoặc thay dây buộc cổ sứ):
- Thay sứ đứng (hoặc thay dây buộc cổ sứ), ĐZ thẳng, trụ đỡ, xà ngang,
- Thay sứ đứng (hoặc thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng (hoặc góc nhỏ),
trụ đỡ, xà ngang đôi,
- Thay sứ đứng (thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng, trụ đỡ, xà dọc đơn,
- Thay sứ đứng (thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng, trụ đỡ, xà chữ A đơn,
b. THAY SỨ NÉO:
- Thay sứ néo ba pha, đường dây thẳng, trụ cuối, xà ngang,
- Thay sứ néo ba pha (sứ dừng trên trụ) pha dưới cùng, trụ góc,
- Thay sứ néo ba pha, trụ dừng 2 mặt, xà ngang,
c. THAY XÀ:
- Thay xà ngang hoặc xà chữ A, trụ đỡ, dùng xà và sứ phụ để đẩy dây,
- Thay xà lệch hoàn toàn, trụ đỡ, dùng xà và sứ phụ để đẩy dây
- Thay xà dọc ba pha, trụ đỡ, dùng xà phụ,
d. Xử lý các hiện tượng bất thường:
- Xử lý dây tưa, băng keo cách điện, khai quang mé nhánh,... ba pha,
- Xử lý lèo DCL, FCO,… hoặc tách, đấu lèo ba pha, trụ dừng 2 mặt,
e. Sửa chữa và thay thế các thiết bị trên lưới:
- Thay hoặc sửa chữa FCO, CSV ở trạm biến áp (mất điện trạm):
- Sửa chữa, thay FCO, LBFCO phân đoạn đầu tuyến nhánh rẽ pha bìa trong,
- Sửa chữa hoặc thay thế DCL, LBS, Recloser,…
f. Đấu nối thiết bị mới lên lưới:
- Đấu nối, thu hồi cầu đồng, mỏ thoát sét, DCL, FCO, TU, TI, ...
2.1.1.4. Địa bàn và phạm vi công tác
Địa bàn công tác chính trên lưới điện trải rộng khắp thành phố Đà Nẵng do 06
Điện lực khu vực trực thuộc Công ty Điện lực Đà Nẵng quản lý vận hành gồm: Điện
lực Hải Châu, Điện lực Liên Chiểu, Điện lực Sơn Trà, Điện lực Cẩm Lệ, Điện lực
Thanh Khê, Điện lực Hòa Vang (mới đi vào hoạt động từ 01/6/2018).
39
Ngoài ra, còn thực hiện công tác khác tại các khu vực ngoại thành Đà Nẵng
khi có yêu cầu sửa chữa nóng của khách hàng;
2.1.1.5. Tóm tắt trình tự tổ chức thực hiện cho một công tác Sửa chữa nóng
Hình 2.1. Sơ đồ trình tự tổ chức thực hiện một công tác sửa chữa nóng
2.1.1.6. Thống kê tình hình thực hiện
- Năm 2016 (tính từ 01/7/2016): Đội SCNLĐ đã thực hiện 196 lượt công tác
sửa chữa nóng;
- Năm 2017: Đã thực hiện 506 lượt công tác sửa chữa nóng
- Năm 2018: Đã thực hiện 908 lượt công tác sửa chữa nóng
Khảo sát hiện trường:
- Vị trí đậu xe, đường xe vào.
- Chụp ảnh vị trí công tác, 2 vị trí liền kề và vị trí đậu xe.
- Số cột, vị trí cột công tác thuộc Đường dây nào.
- Khối lượng công việc cần làm.
- Biện pháp thi công, an toàn công tác.
Lập biên bản KSHT với đơn vị QLVH và yêu cầu:
- Đăng ký công tác với điều độ B35
- Cấp PCT đúng giờ qui định
- Khóa F79 MC gần nhất
- Cung cấp vật tư thay thế
- Cung cấp bản vẽ thiết kế, sơ đồ đấu nối
Phân tích hình ảnh, lập và duyệt phương án thi công
Lập kế hoạch công tác Hotline tuần sau, trình duyệt
(Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, TP điều độ)
Thực hiện công tác Hotline theo Kế hoạch được duyệt
Hoàn thành công tác, Ký biên bản xác nhận khối lượng công việc
Kết thúc công tác
40
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2016 (tính từ
01/7/2016)
2017
2018
Hình 2.2. Biểu đồ so sánh số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện qua các năm
Bảng 2.1. Thống kê chi tiết số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện
tại các Điện lựcQLVH qua các năm
STT Đơn vị
Số lượt công
tác năm 2016
(tính từ
01/7/2016)
Số lượt
công tác
năm 2017
Số lượt
công tác
năm 2018
1. Điện lực Hải Châu 34 80 159
2. Điện lực Liên Chiểu 38 115 138
3. Điện lực Sơn Trà 71 250 241
4. Điện lực Cẩm Lệ 28 76 259
5. Điện lực Thanh Khê 21 50 81
6. Điện lực Hòa Vang - - 30
Tổng cộng 196 506 908
- Qua số liệu thống kê như trên, có thể thấy hiệu quả đạt được của công nghệ
sửa chữa nóng, do đã đảm bảo nâng cao rõ rệt độ tin cậy cung cấp điện nên số lượt
công tác trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng tăng mạnh qua từng năm, cụ thể số
lượt công tác năm 2017 là 506 tăng 258% so với năm 2016 là 196 và số lượt công tác
năm 2018 là 908 tăng 179% so với năm 2017;
Số lượt công tác
41
2.1.1.7. Ưu, nhược điểm trong công tác sửa chữa nóng
a. Ưu điểm:
- Thực hiện công tác sửa chữa mà không phải cắt điện trên đường dây cấp điện
áp 22kV góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, duy trì dòng điện liên tục đem
lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng điện trên lưới Công ty Điện lực Đà Nẵng.
b. Nhược điểm:
- Người công nhân và thiết bị máy móc thực hiện công tác trên đường dây
đang mang điện cấp điện áp 22 kV nên đối diện nhiều nguy cơ và rủi ro cao.
- Khoảng cách pha-pha trên lưới điện hiện nay < 0,7m nên gây cản trở cho
người công nhân thực hiện công tác, cũng như có thể vi phạm quy định không được
làm việc cùng một lúc trên 02 pha. Ngoài ra, khoảng cách trung thế - hạ thế < 1,2m
nên thùng gàu cao 0,8m không đủ khoảng trống để di chuyển, tiếp cận đến vị trí làm
việc.
- Dây dẫn trung thế 22kV trên lưới điện còn sử dụng nhiều loại dây trần hoặc
cách điện bán phần thì không đảm bảo an toàn cho công tác Hotline và công tác vận
hành bảo dưỡng lưới điện.
2.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay
thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV
2.1.2.1. Phương tiện và trang dụng cụ
a. Phương tiện
- Hiện nay Đội SCNLĐ được Công ty Điện lực Đà Nẵng bàn giao 02 xe Máy
biến áp lưu động. Với công suất mỗi MBA 22/0,4kV là 630kVA.
- Bên cạnh đó sử dụng xe cẩu tải 3 trong 1 để kéo xe MBA lưu động đến hiện
trường; xe bán tải phục vụ chở trang thiết bị, dụng cụ thi công,…
b. Trang thiết bị, dụng cụ
- Phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ như: găng tay
cách điện, vai áo cách điện, các loại biển cảnh báo an toàn, các thiết bị đo về thứ tự
pha, đo dòng điện -điện áp, tiếp địa,…
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tất cả trang thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công
trên tấm vải bạt để dễ thấy, dễ lấy sử dụng và đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf

More Related Content

Similar to ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf

Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Man_Ebook
 
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docHỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Du-thao-An-toan-dien.doc
Du-thao-An-toan-dien.docDu-thao-An-toan-dien.doc
Du-thao-An-toan-dien.docdodinhtauqni
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Man_Ebook
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...nataliej4
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...nataliej4
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...nataliej4
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Brooklyn Abbott
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Man_Ebook
 
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnLuận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf (20)

BÀI MẪU Khóa luận ứng dụng phần mềm Ecodial, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ứng dụng phần mềm Ecodial, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ứng dụng phần mềm Ecodial, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ứng dụng phần mềm Ecodial, HAY, 9 ĐIỂM
 
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyenluan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong ngo quyen
 
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.docThiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
 
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAYĐề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
 
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiemluan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
 
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docHỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
 
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
 
Du-thao-An-toan-dien.doc
Du-thao-An-toan-dien.docDu-thao-An-toan-dien.doc
Du-thao-An-toan-dien.doc
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
 
Đề tài: Giám sát và thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, 9đ
Đề tài: Giám sát và thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, 9đĐề tài: Giám sát và thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, 9đ
Đề tài: Giám sát và thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, 9đ
 
Đề tài: Điều khiển thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, HOT
Đề tài: Điều khiển thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, HOTĐề tài: Điều khiển thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, HOT
Đề tài: Điều khiển thu thập dữ liệu cho hệ thống băng tải, HOT
 
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
 
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnLuận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN Đà Nẵng - Năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 8520201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THÀNH VIỆT Đà Nẵng - Năm 2019
  • 3.
  • 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG Học viên: Nguyễn Bình Phương Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 8520201 Khóa: K34.KTĐ Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt – Công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đạt được rất nhiều hiệu quả tích cực trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI), mà đặc biệt còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì không phải cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện; nâng cao uy tín, vị thế cho Ngành Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,… Việc đầu tư để triển khai công nghệ sửa chữa nóng này cũng phải được tính toán cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai công nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại như: không có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để xử lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên lưới vì không đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương trình tính toán tải trọng làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong quá trình thi công thay xà tạo tâm lý tự tin, an toàn cho người công nhân…. Từ các lý do này, đề xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải tiến nhằm đảm bảo an toàn, khai thác công nghệ hiệu quả nhất Từ khóa – sửa chữa nóng lưới điện; bộ đấu tắt jumper; chương trình tính toán tải trọng; xe gàu cách điện; găng tay cách điện. EFFICIENCY EVALUATION AND PROPOSAL OF SOLUTIONS TO IMPROVE LIVE LINE TECHNOLOGY ON 22KV ELECTRIC NETWORK AT DA NANG POWER COMPANY Abtract - Live line technology on the grid Da Nang Power Company has achieved a lot of positive effects in improving the reliability of power supply (SAIDI, SAIFI), but especially received great satisfaction from customers because they do not have to shutdown electricity to maintain, repair, install and replace equipment on the grid; improve reputation and position for the Power Industry; creating a lot of materials and products for society,... The investment to implement this Live line technology must also be calculated specifically, applying the highest efficiency. In addition, during the process of deploying Live line technology, there were many difficulties such as: no jumper for repairing, replacing equipment, ... on the grid because it is not safe to use by the manufacturer due to bulky weight that is easy to break when installing and cannot be installed at the end of the underground cable when processing; There is no program to calculate the working load of different types of insulated sticks to lift and push the wire during process, creating confidence and safety for workers .... From these reasons, propose solutions to overcome difficulties and improvements to ensure safety and exploit the most effective technology. Key words – live line technology; jumper; load calculation program; insulated forklift trucks; insulated gloves
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 5. Tên và bố cục đề tài.....................................................................................................2 Chương 1 CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI ......................4 1.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................4 1.2. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN ..........................5 1.2.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện....................5 1.2.1.1. Sơ đồ công nghệ.........................................................................................6 1.2.1.2. Trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng đảm bảo an toàn..........11 1.2.1.3. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................13 1.2.1.4. Sơ đồ tổ chức ...........................................................................................16 1.2.1.5. Tóm tắt các quy định chung về đảm bảo an toàn ....................................18 1.2.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV...............................................................21 1.2.2.1. Sơ đồ công nghệ.......................................................................................21 1.2.2.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................26 1.2.2.3. Tóm tắt các quy định chung để công tác đảm bảo an toàn .....................28 1.2.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform.....30 1.2.3.1. Sơ đồ công nghệ.......................................................................................31 1.2.3.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ................................................33 1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.........................................................34 1.3.1. Đánh giá, chọn lựa công nghệ sửa chữa nóng ................................................34 1.3.1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện..........34
  • 6. 1.3.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV.......................................................35 1.3.1.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ Platform ............35 1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ..................................................................................36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................36 Chương 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG ..............................37 2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG.....................................................................................................................37 2.1.1. Công tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện .....................37 2.1.1.1. Quy mô tổ chức........................................................................................37 2.1.1.2. Phương tiện và trang dụng cụ .................................................................37 2.1.1.3. Các dạng công tác Sửa chữa nóng hiện đã thực hiện trên lưới điện trung thế 22kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng........................................................................38 2.1.1.4. Địa bàn và phạm vi công tác ...................................................................38 2.1.1.5. Tóm tắt trình tự tổ chức thực hiện cho một công tác Sửa chữa nóng .....39 2.1.1.6. Thống kê tình hình thực hiện ...................................................................39 2.1.1.7. Ưu, nhược điểm trong công tác sửa chữa nóng ......................................41 2.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV...............................................................41 2.1.2.1. Phương tiện và trang dụng cụ .................................................................41 2.1.2.2. Trình tự thực hiện hòa Máy biến áp lưu động phục vụ công tác vệ sinh bảo dưỡng tại TBA Trưng Nữ Vương T5 – 472E11 ......................................................42 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG...........................................46 2.2.1. Tình hình đầu tư..............................................................................................46 2.2.2. Xây dựng mới bãi thực hành Hotline..............................................................47 2.2.3. Xây dựng khu nhà làm việc ............................................................................50 2.2.4. Mua sắm bộ trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa nóng ........................................50 2.2.5. Tổng giá trị đầu tư...........................................................................................51 2.2.6. Đánh giá hiệu quả đạt được.............................................................................52 2.2.6.1. Về hiệu quả kinh tế ..................................................................................52 2.2.6.2. Về độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…) .............53 2.2.6.3. Về mặt xã hội ...........................................................................................56
  • 7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................58 Chương 3 GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG ...59 TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG ....................................................................59 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................59 3.1.1. Về trang thiết bị, dụng cụ thi công..................................................................60 3.1.2. Về tính toán tải trọng làm việc an toàn của trang dụng cụ thi công ...............60 3.2. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ DÂY ĐẤU TẮT ĐÓNG CẮT CÓ TẢI BẰNG BUỒNG DẬP HỒ QUANG ĐỂ TẠO ĐẲNG ÁP KHI THI CÔNG ĐẤU NỐI HOTLINE NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐẤU NỐI ĐƯỜNG DÂY DÀI, CÁP NGẦM CÓ DÒNG DUNG LỚN ĐỂ ĐẢM BẢO BẢO AN TOÀN, TIN CẬY CHO CÔNG NHÂN ....................................................................................................60 3.2.1. Lý do thực hiện ...............................................................................................60 3.2.2. Mô tả giải pháp................................................................................................62 3.2.3. Trình tự thực hiện thao tác đấu nối hoặc tách đấu nối lèo của nhánh rẽ 22kV là đường dây dài, có chống sét van hoặc cáp ngầm bằng bộ dụng cụ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang.......................................................................................................63 3.2.4. Kết quả thực hiện ............................................................................................64 3.3. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG NÂNG, KÉO KHI PHỐI HỢP CÁC LOẠI SÀO CÁCH ĐIỆN ĐỂ CHỐNG ĐẨY DÂY TRONG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG.....................................................65 3.3.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................65 3.3.2. Phương pháp tính toán phân tích an toàn tải trọng khi phối hợp các loại sào lại với nhau ....................................................................................................................67 3.3.2.1. Cơ sở pháp lý tài liệu áp dụng và phương pháp nghiên cứu...................67 3.3.2.2. Phương pháp tính toán tải trọng đường dây trên không đối với khoảng cột ngắn và khoảng cột dài............................................................................................68 3.3.2.3. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn................................................69 3.3.2.4. Phương pháp phối hợp các loại sào cách điện để chống đẩy dây ..........70 3.3.2.5. Phương pháp tính toán tải trọng đối với sơ đồ 01 sào chống đẩy dây ...71 3.3.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ tính toán an toàn tải trọng nâng..............................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80 PHỤ LỤC .....................................................................................................................81
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TBA Trạm biến áp MBA Máy biến áp DCL Dao cách ly FCO Cầu chì tự rơi TLV Thu lôi van APT Aptomat SCNLĐ Sửa chữa nóng lưới điện KH Khách hàng KPP Không phân phối CHTT Chỉ huy trực tiếp PCT Phiếu công tác PTT Phiếu thao tác
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân tích mức cách điện an toàn của công nghệ 14 Bảng 1.2 Bảng tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người 14 Bảng 1.3 Phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công sửa chữa nóng 15 Bảng 1.4 Phân tích mức cách điện của các trang bị an toàn sử dụng trong công nghệ hòa MBA lưu động 26 Bảng 1.5 Phân tích nguy cơ có khả năng xảy ra trong quá trình hòa MBA lưu động 27 Bảng 1.6 Phân tích các lớp cách điện khi sử dụng công nghệ bệ đỡ cách điện 33 Bảng 1.7 Phân tích các nguy cơ sự cố trong công nghệ sử dụng bệ đỡ cách điện 33 Bảng 2.1 Thống kê chi tiết số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện tại các Điện lực QLVH qua các năm 40 Bảng 2.2 Bảng so sánh thông số của MBA lưu động và MBA cần sửa chữa bảo trì 42 Bảng 2.3 Trình tự thao tác hòa MBA lưu động tại TBA Trưng Nữ Vương 5-472E11 để vệ sinh bảo dưỡng TBA 43 Bảng 2.4 Khối lượng thiết bị điện được trang bị, lắp đặt trên bãi tập Hotline 47 Bảng 2.5 Tổng giá trị đầu tư cho công nghệ sửa chữa nóng lưới điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng 51 Bảng 2.6 Giá trị làm ra được trong một năm của Đội SCNLĐ (Tính bình quân dựa trên số liệu của năm 2017) 52 Bảng 2.7 Thống kê số liệu về độ tin cậy cung cấp điện đạt được năm 2017 55 Bảng 2.8 So sánh điện thương phẩm của Công ty Điện lực Đà Nẵng qua các năm 57 Bảng 3.1 Giá trị dòng điện dung đo được trên nhánh rẽ 22kV cần mở - đấu lèo 61 Bảng 3.2 Tải trọng làm việc cho phép tối đa khi kết hợp giữa các loại sào để chống đẩy dây dẫn 71
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện 5 Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện 6 Hình 1.3 Găng tay cách điện 26,5kV và găng tay da bảo vệ bên ngoài cho găng tay cách điện 7 Hình 1.4 Vai áo cách điện 26,5kV 7 Hình 1.5 Đoạn cần cách điện của xe gàu 9 Hình 1.6 Biện pháp an toàn xung quanh khu vực làm việc 10 Hình 1.7 Sơ đồ trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng 11 Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức của Đội sửa chữa nóng 16 Hình 1.9 Sơ đồ tóm tắt các yêu cầu trong công tác sửa chữa nóng 19 Hình 1.10 Sơ đồ tóm tắt các nghiêm cấm trong công tác sửa chữa nóng 20 Hình 1.11 Sơ đồ công nghệ hòa máy biến áp lưu động 21 Hình 1.12 Sơ đồ kết nối điện hòa MBA lưu động với MBA cần thay thế sửa chữa 22 Hình 1.13 Ngăn LBS có bệ chì của xe MBA lưu động 23 Hình 1.14 Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV 24 Hình 1.15 Ngăn APT xuất tuyến 0,4kV của MBA lưu động 24 Hình 1.16 TBA 22/0,4kV cần vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng,… 25 Hình 1.17 Sơ đồ tóm tắt các quy định an toàn trong công nghệ hòa MBA lưu động 28 Hình 1.18 Công tác chuẩn bị hiện trường, trang bị, phương tiện để đảm bảo an toàn 29 Hình 1.19 Đo kiểm tra điện áp đầu vào-ra của các Aptomat 29 Hình 1.20 Đấu nối xuất tuyến hạ áp của MBA lưu động vào xuất tuyến hạ áp của MBA phân phối hiện trạng 30 Hình 1.21 Thực hiện công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform tại khu vực đồi núi Hòa Bắc, Q. Liên Chiểu 31 Hình 1.22 Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng bệ đỡ cách điện Platform 31 Hình 2.1 Sơ đồ trình tự tổ chức thực hiện một công tác sửa chữa nóng 39 Hình 2.2 Biểu đồ so sánh số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện qua các năm 40
  • 11. Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.3 Bố trí sắp xếp các trang dụng cụ phục vụ công tác 42 Hình 2.4 Hình bãi tập thực hành Hotline khu vực Cầu Đỏ 47 Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện bãi thực hành Hotline 48 Hình 2.6 Sơ đồ mặt bằng hệ thống điện bãi thực hành Hotline 49 Hình 2.7 Khu nhà để xe Hotline 50 Hình 2.8 Nhà kho để trang bị, dụng cụ Hotline 51 Hình 2.9 Giao diện chương trình đăng ký công tác Hotline 54 Hình 2.10 Chương trình thống kê công tác đã thực hiện theo từng tháng 54 Hình 2.11 Tổng hợp số liệu độ tin cậy cung cấp điện do thi công sửa chữa nóng tại các đơn vị trong tháng 55 Hình 2.12 Biểu đồ Điện thương phẩm của Công ty Điện lực Đà Nẵng qua các năm 56 Hình 3.1 Bộ dây đấu tắt Jumper của bộ dụng cụ Hotline 61 Hình 3.2 Cấu tạo bộ dụng cụ dây đấu tắt có buồng dập hồ quang 62 Hình 3.3 Sơ đồ thao tác đấu mở lèo nhánh rẽ 22kV sử dụng bộ dụng cụ dây đấu tắt 63 Hình 3.4 Công tác nâng dây thay xà, sứ bằng bộ xà giả cách điện 66 Hình 3.5 Cơ sở của phương pháp tính toán an toàn tải trọng nâng 67 Hình 3.6 Phương pháp tính toán tải trọng dây dẫn 68 Hình 3.7 Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ thẳng 69 Hình 3.8 Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ góc 69 Hình 3.9 Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sào cách điện 70 Hình 3.10 Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sơ đồ 01 sào cách điện 72 Hình 3.11 Giao diện các module chính của chương trình 73 Hình 3.12 Giao diện tính toán tải trọng dây dẫn tại trụ thi công 73 Hình 3.13 Giao diện tính toán lực căng dây trụ thẳng 74 Hình 3.14 Giao diện tính toán lực căng dây trụ góc 74 Hình 3.15 Giao diện tính toán tải trọng sào cách điện 75 Hình 3.16 Giao diện tính toán tải trọng khi dùng 01 sào chống đẩy dây 75 Hình 3.17 Áp dụng chống đẩy dây thực tế trên lưới không điện, có điện trên bãi tập 76
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, Ngành Điện đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương như: đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải. Trong đó, chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện ngày càng trở nên quan trọng, được Ngành Điện rất quan tâm, đặt lên hàng đầu, để làm sao đảm bảo nguồn điện liên tục cung cấp cho khách hàng là rất quan trọng. Trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp, công nghệ mới được triển khai thực hiện ở Công ty Điện lực Đà Nẵng nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Trong đó, việc áp dụng công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đạt được rất nhiều hiệu quả tích cực do việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI), mà đặc biệt còn nhận được sự hài lòng lớn từ phía khách hàng sử dụng điện vì không phải cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt và thay thế thiết bị trên lưới điện như phương pháp cắt điện phổ biến hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật của công nghệ Sửa chữa nóng: không cắt điện làm mất điện khách hàng khi công tác bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, thay thế,… khi thiết bị điện đang vận hành; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; nâng cao uy tín, vị thế cho Ngành Điện; tạo ra nhiều vật chất, sản phẩm cho xã hội,… Từ đầu năm 2015, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã đầu tư về nguồn nhân lực và trang thiết bị, dụng cụ thi công và triển khai áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng trên lưới điện trung thế 22kV kể từ Tháng 6/2016. Việc đầu tư để triển khai công nghệ sửa chữa nóng này cũng phải được tính toán cụ thể, áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong quá trình triển khai công nghệ sửa chữa nóng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại như: không có bộ dây đấu tắt (jumper) nhẹ, gọn để đấu tắt nhằm xử lý tiếp xúc, thay thế thiết bị,… trên lưới vì không đảm bảo an toàn nếu sử dụng bộ đấu tắt do nhà sản xuất cung cấp do nặng cồng kềnh dễ gây đứt lèo khi lắp đặt hay bộ đấu tắt không thể lắp vào đầu cáp ngầm khi xử lý; chưa có chương trình tính toán tải trọng làm việc của các loại sào cách điện để nâng đẩy dây dẫn trong quá trình thi công thay
  • 13. 2 xà…. Từ các lý do này, đề xuất thêm các giải pháp để khắc phục các khó khăn và cải tiến nhằm đảm bảo an toàn, khai thác công nghệ hiệu quả nhất. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nguyên tắc và thực tiễn công nghệ sửa chữa nóng đường dây 22kV - Hiệu quả đạt được trong công tác Sửa chữa nóng của Công ty Điện lực Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục công nghệ Sửa chữa nóng trên lưới điện 22 kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: - Đánh giá hiệu quả đạt được của công tác sửa chữa nóng trên lưới điện 22 kV Công ty Điện lực Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp cải tiến, khắc phục các khó khăn và đảm bảo an toàn trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu về độ tin cậy cung cấp điện và đặc điểm kết cấu lưới điện 22kV hiện trạng của Công ty Điện lực Đà Nẵng - Thu thập dữ liệu và các kết quả về độ tin cậy cung cấp điện thực tế của lưới điện phân phối do Công ty Điện lực Đà Nẵng quản lý; thu thập dữ liệu về kế hoạch đầu tư, mức đầu tư và tính toán hiệu quả của công nghệ; - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để cải tiến, khắc phục trong quá trình áp dụng công nghệ sửa chữa nóng. 5. Tên và bố cục đề tài Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được đặt tên như sau: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG”
  • 14. 3 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong luận văn gồm có các chương như sau: Chương 1: CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI Trong chương này trình bày các công nghệ sửa chữa nóng trên thế giới và đánh giá, đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp nhất để triển khai, áp dụng tại Công ty Điện lực Đà Nẵng Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG Đánh giá hiệu quả đạt được từ khi áp dụng, triển khai công nghệ sửa chữa nóng của Công ty Điện lực Đà Nẵng. Các hiệu quả đạt được như nâng chỉ số độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI, sản lượng điện,…), hiệu quả về kinh tế,… Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG Nghiên cứu, thiết kế giải pháp nhằm cải tiến, khắc phục các khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình áp dụng thực tế công nghệ sửa chữa nóng tại Công ty Điện lực Đà Nẵng như: về bộ dây đấu tắt nặng, cồng kềnh có thể gây đứt lèo khi lắp hay không thể lắp linh động vào các vị trí như đầu cáp ngầm Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn trong công tác sửa chữa nóng như: xây dựng công cụ tính toán tải trọng nâng, kéo khi phối hợp các loại sào cách điện để chống đẩy dây trong công tác sửa chữa nóng để người công nhân nắm rõ, tự tin thi công đảm bảo an toàn.
  • 15. 4 Chương 1 CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI 1.1. GIỚI THIỆU Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng ngày càng tăng cao, yêu cầu đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, luôn duy trì cung cấp dòng điện liên tục và ổn định; Trước thực trạng này, ngành Điện luôn gặp nhiều áp lực và khó khăn khi sử dụng phương pháp truyền thống phải cắt điện để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị,… trên lưới điện. Từ đó, gây mất điện khách hàng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết của ngành Điện để đáp ứng, khắc phục thực trạng trên là phải khẩn trương nghiên cứu tiếp cận và áp dụng thành công thực tế những loại công nghệ mới, những phương pháp thi công mới có khả năng thi công trực tiếp trên lưới đang mang điện “sửa chữa nóng” mà không phải cắt điện như trước đây trong quá trình vệ sinh bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý khiếm khuyết ngăn ngừa sự cố,… trên hệ thống điện. Qua đó, ngành điện đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận để áp dụng về các loại công nghệ sửa chữa nóng hiện đang sử dụng trên thế giới như: - Công nghệ sửa chữa trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV sử dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện, - Công nghệ hòa máy biến áp lưu động để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV. - Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay (và sào cách điện) và bệ đỡ cách điện platform. Tuy nhiên, mỗi loại công nghệ trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt và có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa các công nghệ với nhau trong thực tế để nâng cao hiệu quả tối đa trong việc áp dụng công nghệ sửa chữa nóng; đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tối đa thời gian và số lần cắt điện khách hàng,
  • 16. 5 1.2. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG LƯỚI ĐIỆN 1.2.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện Công nghệ này được áp dụng phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên Thế giới hiện nay (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,…) khi thi công sửa chữa, thay thế, đấu nối thiết bị, … trên đường dây đang mang điện 22kV mà không phải cắt điện. Vì vậy, luôn duy trì dòng điện liên tục trong suốt quá trình sửa chữa đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng. Bên cạnh đó công nghệ còn giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc do không phải thực hiện các thủ tục cắt điện, các biện pháp kỹ thuật an toàn, chuẩn bị hiện trường như phương pháp truyền thống trước đây. Công nghệ thực hiện theo phương pháp trực tiếp, người công nhân phải thi công trực tiếp trên đường dây đang mang điện 22kV bằng cách sử dụng găng tay cách điện và xe gàu cách điện là 02 lớp cách điện quan trọng nhất của công nghệ. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn phải sử dụng các trang bị cách điện để bọc kín xung quanh vị trí công tác nhằm mục đích chống người hoặc dụng cụ, thiết bị va chạm vào cùng một lúc 02 pha của lưới điện (pha-pha hoặc pha-đất) sẽ gây nguy hiểm do ngắn mạch. Hình 1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện
  • 17. 6 1.2.1.1. Sơ đồ công nghệ Đường dây đang mang điện 22kV Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện Cần cách điện của xe Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, người Giám sát ATĐ Xe (tiếp đất thân xe, rào chắn,…) (6) (5) (4) Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện Người công nhân đứng làm việc trên thùng gàu Thùng gàu cách điện (1) (2) (3)
  • 18. 7 (1) Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện: Người công nhân khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV phải mang găng tay cách điện 26,5kV (class 3) và mang găng tay da bên ngoài để bảo vệ găng tay cách điện này không bị lủng, rách,… do quá trình thi công người công nhân vô tình đụng chạm, tiếp xúc vào các vị trí sắc nhọn như: xà, dây dẫn tưa, thiết bị,… trên lưới điện. Hình 1.3. Găng tay cách điện 26,5kV và găng tay da bảo vệ bên ngoài cho găng tay cách điện Ngoài ra công nhân cũng phải mang vai áo cách điện 26,5kV để đảm bảo cách điện an toàn khi vô tình làm việc để thân người cùng lúc chạm vào 02 pha của đường dây đang mang điện rất nguy hiểm do có dòng điện ngắn mạch pha-pha qua cơ thể người. Hình 1.4. Vai áo cách điện 26,5kV (2) Người công nhân đứng làm việc trên thùng gàu xe: Trên thùng gàu của xe sửa chữa nóng phải luôn có 02 người công nhân (yêu cầu có tổng trọng lượng < 250kg để không vượt quá tải định mức của cần nâng). Đồng thời, 02 công nhân này phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao như: mang găng tay, vai áo cách điện, mũ BHLĐ có cài quai, quần áo BHLĐ, dây da an toàn, mang giày BHLĐ, túi đựng dụng cụ,… [8]
  • 19. 8 Đã được huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu về mặt lý thuyết và thực hành công tác sửa chữa nóng; được cấp giấy chứng nhận được phép thi công trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV. Trong quá trình thực hiện công tác, 02 công nhân phải luôn giám sát an toàn lẫn nhau, đảm bảo phối hợp thực hiện công việc một cách dứt khoát và nhuần nhuyễn. Luôn thống nhất với nhau về trình tự thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể. (3) Thùng gàu cách điện của xe: Thùng gàu của xe sửa chữa nóng có 02 lớp cách điện: [8] + Thùng gàu lót bên trong (liner) có khả năng cách điện đến 50kV; dòng điện rò đo được 410 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp 50kV trong thời gian 5 phút + Thùng gàu bên ngoài (thân vỏ) có khả năng cách điện đến 25kV; dòng điện rò đo được 140 µA < 500 µA (mức quy định) khi thử độ bền cách điện tại điện áp 25kV trong thời gian 5 phút Hằng ngày trước khi làm việc, công nhân phải vệ sinh, lau sạch thùng gàu cách điện bằng giẻ lau silicon chuyên dụng, đây là loại giẻ lau có khả năng làm sạch bề mặt và tăng cường tính cách điện của thùng gàu. Có thể tháo thùng gàu bên trong (liner) để vệ sinh hoặc kiểm tra, loại bỏ các vật dụng không cần thiết tồn đọng bên trong. Trong quá trình công tác tại hiện trường, phải điều khiển gàu cẩn thận, nhẹ nhàng tránh để thùng va chạm vào lưới điện, vật cản gây mất an toàn cũng như làm trầy xước, hư hỏng phần cách điện của thùng gàu. Từ đó gây tăng dòng điện rò trong quá trình làm việc ảnh hưởng đến người công nhân. Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác. (4) Cần cách điện của xe: Đây là bộ phận có khả năng cách điện cao nhất của xe sửa chữa điện nóng với điện áp cách điện đến 100kV. Phần cần này nằm ở đoạn thứ 3 (gần vị trí của thùng gàu, có màu vàng đậm). Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm vệ sinh, lau sạch cần cách điện bằng giẻ lau silicon hằng ngày trước khi ra hiện trường công tác. Trong quá trình làm việc, người công nhân cũng phải điều khiển gàu cẩn thận để tránh va đập cần cách điện
  • 20. 9 gây hư hỏng, suy giảm cách điện, tăng dòng điện rò gây mất an toàn cho công nhân khi công tác. [8] Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng cách điện và lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác. Hình 1.5. Đoạn cần cách điện của xe gàu (5) Xe (tiếp đất thân xe, rào chắn,…): Định kỳ hằng năm được cơ quan chức năng kiểm định khả năng vận hành an toàn và lưu hồ sơ kiểm định đạt yêu cầu mới tham gia thực hiện công tác. Các biện pháp an toàn phải thực hiện đối với xe sửa chữa nóng: [8] - Phải tiếp đất thân xe bằng ru lô dây tiếp đất dài 20m, tiết diện 10mm2 lắp đặt sẵn trên xe trong suốt quá trình sửa chữa nóng để đảm bảo an toàn nhằm tránh dòng điện rò lớn có thể xuất hiện từ đường dây 22kV đang mang điện xuống đất hay trong quá trình công tác vô tình điều khiển cần gàu (đoạn cần thứ 1 và thứ 2 không có cách điện) va chạm vào đường dây hạ thế phía dưới gây điện giật nguy hiểm. - Đặt rào chắn, dây cảnh báo an toàn xung quanh khu vực công tác và cử người cảnh giới cộng đồng tham gia giao thông không đi vào khu vực làm việc. Khi ra các chân chống của xe cần lưu ý quan sát cẩn thận xung quanh để không gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
  • 21. 10 Hình 1.1: rào chắn an toàn khu vực công tác Hình 1.6. Biện pháp an toàn xung quanh khu vực làm việc - Trong quá trình công tác, xe phải được đậu ở vị trí phù hợp để tiếp cận điểm công tác nhanh chóng, thuận lợi; mặt bằng khu vực xung quanh đảm bảo an toàn, không bị sụt lún có khả năng làm lật xe rất nguy hiểm. (6) Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, Giám sát an toàn điện: Nhiệm vụ chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất là giám sát an toàn và phụ việc cho 02 công nhân đang làm việc trên gàu. Đặc biệt, là người chỉ huy trực tiếp (CHTT) và người Giám sát an toàn điện (GSATĐ). Các công việc chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất gồm: - Người CHTT phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, phổ biến nội dung công việc và yêu cầu tất cả thành viên thống nhất trình tự thực hiện công tác trước khi làm việc; kiểm tra tình trạng sức khỏe, tâm lý của từng người đạt yêu cầu mới được tham gia công tác; kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ và đúng các dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị cần có. Luôn có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát nhóm công tác thực hiện công việc đảm bảo an toàn. Thực hiện và kiểm tra đầy đủ các biện pháp an toàn chuẩn bị tại hiện trường. - Người GSATĐ phải luôn có mặt tại nơi làm việc và làm nhiệm vụ chính là giám sát an toàn về điện cho nhóm công tác như: có vi phạm làm việc cùng lúc trên 02 tiếp địa xe
  • 22. 11 pha, bọc cách điện chưa đủ và kín để tạo vùng làm việc an toàn, thao tác đấu tắt (jumper) có đúng pha cần thực hiện, … - Nhân viên ĐVCT phải đảm bảo tình trạng sức khỏe, tâm lý ổn định và hỗ trợ phụ việc kịp thời dưới mặt đất cho 02 công nhân làm việc trên gàu như: phụ đưa lên hoặc hạ xuống các trang dụng cụ đồ nghề, thiết bị, đảm bảo sẵn sàng thay đổi 02 người làm việc trên cao (theo quy đinh 02 người làm việc trực tiếp trên đường dây đang mang điện liên tục không quá 01 giờ), thực hiện đặt rào chắn xung quanh, cảnh giới giao thông khu vực làm việc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng,… 1.2.1.2. Trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng đảm bảo an toàn Để đảm bảo an toàn trong công tác sửa chữa nóng phải tiến hành thực hiện đầy đủ 03 bước chính như sau: [5] Hình 1.7. Sơ đồ trình tự thực hiện một công tác sửa chữa nóng (1) Công tác chuẩn bị trước khi lên gàu: - Trước khi lên gàu phải kiểm tra trang bị đầy đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như: quần áo BHLĐ, găng tay vai áo cách điện, mũ BHLĐ, dây an toàn, túi đựng đồ nghề, … Kiểm tra và lau sạch tất cả các trang bị cách điện tham gia công tác như: bọc dây, thảm cách điện, sào cách điện, … Công tác chuẩn bị trước khi lên gàu Lên gàu, điều khiển gàu, thực hiện công tác Hoàn thành công tác, xuống gàu, Thu dọn hiện trường, kết thúc công việc (1) (2) (3)
  • 23. 12 - Kiểm tra và lau sạch xe gàu cách điện đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động; lau sạch các bộ phận cách điện của xe bằng vải chuyên dùng silicon; kiểm tra không có sự rò rỉ ở các van,… - Khảo sát hiện trường thực tế tại vị trí sẽ tiến hành công tác và các trụ liền kề nhằm kịp thời đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn. - Hội ý và thống nhất trình tự thực hiện công tác đối với từng thành viên nhóm; nếu không thống nhất phải trình bày ý kiến và tổ chức thống nhất lại cho tất cả nhóm công tác. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt và tâm lý ổn định mới được tiến hành công việc. - Thực hiện thủ tục Phiếu công tác, tiếp nhận nơi làm việc với đơn vị Quản lý vận hành lưới điện. (2) Lên gàu, điều khiển gàu, thực hiện công tác: - 02 công nhân mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, đeo dây da an toàn, đội mũ BHLĐ, mang găng tay và vai áo cách điện lên gàu; - Các thành viên còn lại trong nhóm hỗ trợ đưa túi đựng dụng cụ đồ nghề, các bọc cách điện, thảm cách điện, các trang thiết bị phục vụ cho công tác,… sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trong thùng gàu. - 01 công nhân điều khiển cho gàu di chuyển lên đến vị trí công tác trên lưới điện; thực hiện bọc cách điện xung quanh nhằm tạo vùng làm việc an toàn - Tiến hành công việc sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng,… thiết bị trên lưới điện đảm bảo đúng quy định kỹ thuật và an toàn. Đặc biệt, phải đảm bảo thực hiện tuân thủ đúng theo trình tự các bước tại Phương án thi công đã được hội ý và thống nhất. - 02 công nhân phải thực hiện giám sát an toàn và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Nhóm đơn vị công tác phía dưới phải hỗ trợ phụ việc dưới mặt đất và giám sát công việc, kịp thời nhắc nhở cảnh báo an toàn cho người làm việc bên trên. (3) Hoàn thành công tác, xuống gàu, thu dọn hiện trường, kết thúc công việc: - Sau khi hoàn thành công việc, 02 công nhân trên gàu tiến hành tháo gỡ các bọc dây dẫn cách điện, thảm cách điện,… đã bọc trên lưới theo đúng trình tự kỹ thuật.
  • 24. 13 - Kiểm tra chất lượng công việc đã hoàn thành; điều khiển gàu di chuyển xuống dưới mặt đất, nhóm công tác phía dưới hỗ trợ thu dọn dụng cụ đồ nghề, các bọc cách điện, trang thiết bị, … sắp xếp vào khoang chứa dụng cụ, đồ nghề trên xe sửa chữa nóng. 02 công nhân tháo găng tay, vai áo cách điện ra vệ sinh lau sạch và bỏ vào túi đựng cá nhân. - Tháo gỡ rào chắn, dây cảnh báo an toàn khu vực làm việc; thu dọn, vệ sinh hoàn trả lại mặt bằng khu vực. Tổ chức tập kết người và phương tiện về vị trí an toàn. - Thực hiện thủ tục khóa Phiếu công tác về bàn giao hiện trường, kết thúc công tác với đơn vị Quản lý vận hành lưới điện. 1.2.1.3. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ a. Mức cách điện Theo Điều 34 của Quy định an toàn tạm thời khi thực hiện công tác sửa chữa đường dây đang có điện tới cấp điện áp 22kV (Hotline), Quy định số 102/ĐVN/AT của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ngày 10/01/1997: “Khi làm công tác Hotline, phải luôn luôn duy trì ít nhất 2 lần cách điện (1 lần cách điện khi đường điện đi vào người công nhân Hotline và 1 lần cách điện khi đường điện đi ra khỏi người công nhân Hotline) để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người”. [1] Qua đó, có thể thấy khi thực hiện công tác sửa chữa nóng đã có thực tế ít nhất 05 lớp cách điện được trang bị lần lượt kể từ phía đường dây đang mang điện ra. Trong đó: + Có ít nhất 02 lớp cách điện đi vào người công nhân + Có ít nhất 03 lớp cách điện đi ra khỏi người công nhân Vì vậy khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV, người công nhân đã được trang bị ít nhất 05 lớp với mức cách điện có giá trị lớn hơn nhiều cấp 22kV nên việc áp dụng công nghệ rất đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.
  • 25. 14 Bảng 1.1. Phân tích mức cách điện an toàn của công nghệ TT Lớp cách điện đi Vào Mức cách điện TT Lớp cách điện đi Ra Mức cách điện 1 Bọc dây, bọc sứ,.. cách điện 36,5 kV 1 Thùng gàu cách điện bên trong (liner) 50 kV 2 Găng tay, vai áo cách điện 26,5 kV 2 Thùng gàu cách điện bên bên ngoài 25 kV 3 Cần gàu cách điện (đoạn thứ 3) 100kV b. Dòng điện rò Khi cách điện của trang thiết bị, phương tiện tham gia công tác sửa chữa nóng bị suy giảm do làm việc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, cách điện bị nhiễm bẩn,… sẽ tạo ra dòng điện rò lớn đi qua cơ thể ảnh hưởng đến tính mạng người công nhân. Tuy nhiên việc được trang bị ít nhất 05 lớp cách điện như đã nêu trên thì dòng điện rò qua cơ thể người công nhất là rất nhỏ nên đảm bảo tuyệt đối an toàn. Theo thực nghiệm với giá trị dòng điện rò xoay chiều 10mA thì mới ảnh hưởng đến người công nhân,. Cụ thể tác hại của dòng điện đối với cơ thể người được thống kê như sau [2]: Bảng 1.2. Bảng tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người Giá trị dòng điện I (mA) Tác hại đối với người (Điện AC) 0,6 ÷ 1,5 Bắt đầu thấy tê 2 ÷ 3 Tê tăng mạnh 5 ÷ 7 Bắp thịt bắt đầu co 8 ÷ 10 Tay khó rời vật có điện 20 ÷ 25 Tay không rời vật có điện, bắt đầu cảm thấy khó thở 50 ÷ 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh 90 ÷ 100 Nếu kéo dài > 3 giây tim ngừng đập 3 ÷ 8 (A) Các cơ bắp bị tổn thương nặng có thể dẫn đến bốc cháy c. Nguy cơ sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện Để xảy ra sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện gồm các dạng nguy cơ sau:
  • 26. 15 Bảng 1.3. Phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công sửa chữa nóng TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Gây ngắn mạch pha-pha + Do không bọc cách điện kín dây dẫn các pha xung quanh vị trí làm việc để dụng cụ thi công hoặc người công nhân chạm cùng lúc 2 pha + Bọc cách điện kín dây dẫn pha-pha, sử dụng dụng cụ thi công đúng kỹ thuật; không để dụng cụ hoặc người công nhân (chưa mang vai áo cách điện) chạm cùng lúc 2 pha 2 + Không mang vai áo cách điện nhằm tạo cách điện pha-pha qua cơ thể người khi tiếp xúc cùng lúc 2 pha + Luôn mang vai áo cách điện khi làm việc mà có thể vô tình chạm vào cùng lúc 2 pha 3 + Do không tập trung, không giám sát an toàn để xảy ra đấu lèo tắt (jumper) từ pha này sang pha khác + Tập trung, luôn giám sát an toàn để kịp thời phát hiện, nhắc nhở sai sót khi đấu lèo tắt (jumper) 4 + Do thao tác mạnh tay gây rung lắc, va đập dây dẫn các pha đối với khoảng trụ dài + Phải thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tăng cường bọc cách điện dây dẫn để không xảy ra va đập dây dẫn các pha với nhau trong khoảng trụ dài 5 Gây ngắn mạch pha-đất + Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để dụng cụ đồ nghề,… đang mang điện chạm vào xà (pha đất) gây ngắn mạch + Phải luôn cẩn thận, đảm bảo đúng kỹ thuật, khi sử dụng các dụng cụ,… đang mang điện 6 + Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để dây buộc cổ sứ đang mang điện chạm vào xà (pha đất) gây ngắn mạch + Bọc cách điện kín phần xà xung quanh khi thao tác buộc dây cổ sứ, thao tác đúng kỹ thuật không để chạm vào xà (pha đất) 7 + Do không khảo sát kỹ hiện trường tại vị trí công tác và 2 trụ liền kề, khi thiết bị có khả năng sự cố trong quá trình công tác như: dây buộc cổ sứ đã đứt làm dây dẫn rớt xuống xà, điểm tiếp xúc xấu gây tụt dây lèo rơi xuống xà,… + Phải thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát hiện trường để kịp thời phát hiện các rủi ro, sự cố thiết bị,… từ đó có biện pháp xử lý phù hợp
  • 27. 16 Qua đó, ta có 07 nguy cơ có thể xảy ra gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện làm mất an toàn đối với người công nhân và hư hỏng thiết bị điện. Trong 07 nguy cơ có: + 04 nguy cơ gây ngắn mạch pha-pha + 03 nguy cơ gây ngắn mạch pha-đất Tuy nhiên, 07 nguy cơ trên đều xuất phát từ nguyên nhân do chủ quan của người công nhân, kỹ thuật thao tác, ý thức chấp hành kỷ luật,…. Bên cạnh đó, các công nhân sửa chữa nóng đều đã được đào tạo, sát hạch đạt yêu cầu về mặt lý thuyết, thực hành và được cấp giấy chứng nhận được phép thi công sửa chữa nóng; đồng thời mỗi công nhân luôn mang ý thức “an toàn là trên hết”, “tự bảo vệ mình”. Vì vậy các công nhân luôn tự tin, đảm bảo sẵn sàng thực hiện công nghệ một cách an toàn nhất. 1.2.1.4. Sơ đồ tổ chức Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức của Đội sửa chữa nóng a. Đội trưởng: - Đề xuất, lập kế hoạch, chương trình và tổ chức các công tác sửa chữa điện nóng cho toàn Đội. - Thường xuyên tổ chức bồi huấn, nâng cao tay nghề cho các công nhân sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV. - Lập chương trình và tổ chức các cuộc họp định kỳ với cán bộ kỹ thuật, các Đội trưởng Cán bộ kỹ thuật Nhóm trưởng Lái xe Đội thi công
  • 28. 17 trưởng nhóm để: + Thảo luận các phương pháp sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV. + Phân tích các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sửa chữa, bảo trì điện nóng. + Thảo luận và phân tích các hoạt động trong từng nhóm. + Lập kế hoạch cụ thể cho từng nhóm. b. Cán bộ kỹ thuật: - Lập kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện công tác cho các nhóm. - Thường xuyên có mặt tại hiện trường để giám sát, đánh giá chất lượng công việc của từng nhóm . - Ghi nhận các tình huống bất lợi có thể xảy ra và đề xuất biện pháp khắc phục. - Tổ chức quản lý, kiểm tra các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV. - Tổ chức bảo trì và lập kế hoạch thử nghiệm định kỳ hoặc đột xuất các thiết bị, dụng cụ sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV. c. Nhóm trưởng: - Phải đánh giá sơ bộ các tình trạng sức khoẻ và tâm lý của công nhân trước khi bắt đầu làm việc. - Cùng với các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất biện pháp tổ chức làm việc. - Luôn giữ liên lạc với cán bộ kỹ thuật, Đội trưởng và với đơn vị vận hành lưới điện trong mọi tình huống. - Theo dõi, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện nóng theo đúng qui định. d. Đội thi công: - Phải chấp hành mệnh lệnh của trưởng nhóm. - Kiểm tra tình trạng các thiết bị, dụng cụ và vật tư sửa chữa điện đang vận hành điện áp 22kV trước khi bắt đầu nhiệm vụ. - Trong trường hợp có vấn đề còn thắc mắc trước hay trong lúc làm nhiệm vụ, người thực hiện công tác phải yêu cầu trưởng nhóm giải thích rõ trước khi làm việc trở lại.
  • 29. 18 - Phải có tinh thần làm việc đồng đội, tương trợ lẫn nhau. - Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, nhóm công tác phải có tối thiểu 06 người: 02 người trên gàu, 01 người chỉ huy, 01 người giám sát an toàn điện và 02 người hỗ trợ dưới đất. e. Lái xe: - Thực hiện điều khiển xe sửa chữa nóng đảm bảo an toàn điện và an toàn giao thông; - Quản lý cập nhập hồ sơ các xe phục vụ công tác tại đơn vị; - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe trong quá trình sử dụng và thực hiện kiểm định định kỳ hằng năm các xe đúng thời hạn quy định. 1.2.1.5. Tóm tắt các quy định chung về đảm bảo an toàn Dựa trên nhiều kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết, để đảm bảo an toàn trong công tác sửa chữa nóng sử dụng phương pháp xe gàu cách điện và găng tay cách điện người công nhân phải luôn luôn thực hiện đúng, đủ các quy định an toàn của Ngành điện bao gồm 21 yêu cầu và 13 nghiêm cấm. + Các yêu cầu: Là những quy định tối thiểu mà bắt buộc người công nhân phải đảm bảo tuân thủ thực hiện nhằm không để xảy ra bất cứ sai sót nào có thể dẫn đến sự cố gây nguy hiểm đối với người và thiết bị. + Các nghiêm cấm: Là những điều tuyệt đối không được phép thực hiện trong quá trình thi công sửa chữa nóng trên đường dây đang mang điện. Nếu người công nhân vi phạm một trong những điều này sẽ lập tức dẫn đến sự cố trong quá trình sửa chữa nóng với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người công nhân phải nắm rõ từng quy định an toàn trong công tác sửa chữa nóng để có biện pháp thi công đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho mình cũng như không gây ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Do đó, để dễ nhớ, dễ nắm bắt các quy định thì người công nhân luôn ghi nhớ các tóm tắt nội dung an toàn của 21 yêu cầu và 13 nghiêm cấm được thể hiện qua sơ đồ tóm tắt như sau [1]:
  • 30. 19 Hình 1.9. Sơ đồ tóm tắt các yêu cầu trong công tác sửa chữa nóng Các yêu cầu + Phải được hội đồng kiểm tra của Công ty, kiểm tra sát hạch đạt kết quả và được cấp giấy chứng nhận cho từng người được phép làm công tác Hotline. + Phải có sức khỏe tốt, không bị các bệnh thần kinh, tim mạch… Phải được huấn luyện kiểm tra đạt tiêu chuẩn về mặt lý thuyết, thực hành trước hết trên đường dây không có điện. Sau đó, mới được tiến hành huấn luyện làm thực tế trên đường dây có điện + Chỉ có những người đã được huấn luyện, thực tập về kỹ thuật Hotline và thi sát hạch đạt yêu cầu mới được thực hiện công tác Hotline. + Phải trang bị an toàn cá nhân đầy đủ: quần áo BHLĐ, nón an toàn, mang giầy, găng tay, dây lưng an toàn… + Tất cả các công việc Hotline đều phải có đăng ký công tác và phải có PCT + Phải luôn luôn có tinh thần đồng đội và luôn luôn giám sát an toàn khi đồng đội đang làm việc Hotline. + Phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh sản xuất của người trưởng nhóm, giám sát an toàn. + Người trưởng nhóm công tác phải có kiến thức, tay nghề cao, có trình độ an toàn bậc 4 trở lên và đã qua làm việc thực tế trên đường dây ít nhất 3 năm. + Phải có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định . + Phải tập trung tư tưởng, không đùa nghịch, làm cẩn thận, chính xác, đúng qui trình, đúng kỹ thuật. + Phải luôn luôn điều khiển được dây dẫn, cò lèo hoặc dây buột sứ… khi tháo ra. + 02 người công nhân Hotline đứng trong thùng cách điện của xe gàu cách điện chỉ được phép làm việc trên 1 pha. + Găng cao su cách điện luôn luôn phải được bọc ngoài bằng găng da bảo vệ. (2) (1) (3) (4) (5) (6) (10) (7) (8) (14) (11) (17) (18) + Phải lập rào chắn xung quanh nơi công tác và cử người cảnh giới khu vực công trường. + Phải kiểm tra kỹ hiện trường và cả 2 trụ gần bên để chắc chắn rằng nó an toàn cho công việc. Đặc biệt phải lưu ý kiểm tra kỹ các mối nối, các đầu cốt…để tránh trường hợp mối nối, đầu cốt… bị đứt hoặc bị bung ra… + Phải hội ý và thống nhất trong toàn nhóm về phương pháp và trình tự tiến hành công việc. Mọi sự thay đổi phải được thông qua cho mọi người trong nhóm biết và được sự nhất trí trong toàn nhóm công tác. + Phải thông báo với đơn vị QLVH lưới điện để khóa các thiết bị tự đóng lại + Phải kiểm tra găng tay cao su và vai áo cao su cách điện 2 lần trong ngày và trước khi làm việc + Phải luôn luôn duy trì ít nhất 2 lần cách điện (1 lần cách điện khi đường điện đi vào và 1 lần cách điện khi đường điện đi ra khỏi người công nhân + Phải kiểm tra hệ thống thủy lực sau khi hạ chân chống của xe gàu, phải chắc rằng không có sự rò rỉ ở các van. + Khi lắp 1 cò lèo phụ cách điện để thay thế cò lèo phụ để thay thế cò lèo cũ, trước khi mở các mối nối trên dây dẫn công nhân Hotline phải kiểm tra cường độ dòng điện (9) (12) (13) (15) (16) (19) (20) (21)
  • 31. 20 Hình 1.10. Sơ đồ tóm tắt các nghiêm cấm trong công tác sửa chữa nóng Nghiêm cấm + Cấm thực hiện công tác Hotline khi trời mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt hoặc có sương mù hoặc có giông hoặc có gió từ cấp 6 trở lên + Nghiêm cấm các công nhân làm công tác Hotline uống rượu , bia trước và trong giờ làm việc + Cấm thực hiện công tác Hotline khi trời tối hoặc ban đêm. + Nghiêm cấm đi công tác một mình. Nhóm công tác Hotline phải có từ 6 người trở lên. + Công nhân Hotline không được mang, đeo đồng hồ, dây chuyền, nhẫn … + Khi chưa mang găng cao su cách điện, nghiêm cấm công nhân Hotline dùng tay chạm trực tiếp vào phần mang điện mặc dù đang đứng trên xe gàu cách điện . + Không được đặt các dụng cụ Hotline trực tiếp lên đất. + Nghiêm cấm công nhân Hotline sử dụng xe gàu cách điện cho công tác Hotline khi không có thùng cách điện đặt bên trong gàu. + Cấm người đứng dưới phạm vi di chuyển của cần cẩu, xe gàu khi cần cẩu, xe gàu đang hoạt động. + Nghiêm cấm làm bừa, làm ẩu, làm không đúng qui trình, làm không đúng kỹ thuật. + Nghiêm cấm cùng một lúc chạm vào 2 pha của đường dây hoặc cùng một lúc chạm vào 1 dây pha của đường dây và dây nguội (hoặc xà, thanh chống xà, cột, vỏ thiết bị, dây kim loại, dây tạp…) + Cấm dùng tay tháo lắp các mối nối đang mang tải hoặc đóng cắt các FCO, cầu dao cách ly trung thế… đang mang tải. + Nghiêm cấm mắc kích cách điện trực tiếp vào cấu trúc (như : xà, trụ) khi căng hoặc xả dây đang có điện, phải luôn luôn lắp thêm 1 cây sào nối cách điện giữa cấu trúc và kích cách điện. (2) (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
  • 32. 21 1.2.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV 1.2.2.1. Sơ đồ công nghệ Hình 1.11. Sơ đồ công nghệ hòa máy biến áp lưu động Đường dây 22kV đang mang điện LBS FCO Ngăn xuất tuyến 0,4 kV Ngăn xuất tuyến 0,4 kV Công tác hòa lưới 0,4kV Xe MBA lưu động TBA hiện trạng MBA lưu động 22/0,4kV MBA phân phối 22/0,4kV
  • 33. 22 Hình 1.12. Sơ đồ kết nối điện hòa MBA lưu động với MBA cần thay thế sửa chữa
  • 34. 23 a. Phần xe MBA lưu động: + Ngăn LBS có bệ chì: - LBS có bệ chì, dùng để đóng/cắt và bảo vệ cho MBA lưu động; - Để thao tác đóng/cắt LBS phải tiến hành đóng cửa tủ ngăn LBS lại để đảm bảo an toàn, sau đó người công nhân đứng bên ngoài xe thao tác cần truyền động để đóng hoặc cắt LBS. - Phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân như: găng tay cách điện trung áp, ủng cách điện trung áp,… Sau khi đóng LBS phải treo biển cảnh báo an toàn. Hình 1.13. Ngăn LBS có bệ chì của xe MBA lưu động + Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV (ngăn giữa): MBA lưu động (hiện có tại Đội SCNLĐ) có các thông số kỹ thuật như sau: - MBA 3 pha - Hãng sản xuất: THIBIDI sản xuất tháng 07/2016. - Công suất: 630kVA. - Điện áp: 22/0,4kV. - Dòng điện định mức hạ áp: 909.3 A. - Tổ đấu dây: Dyn-11 - Điện áp ngắn mạch UN%: 4,00
  • 35. 24 Hình 1.14. Ngăn MBA lưu động 22/0,4kV + Ngăn xuất tuyến 0,4kV: Hiện tại ngăn xuất tuyến 0,4kV có trên xe MBA lưu động gồm: 01 APT tổng (1000A) và 04 APT (400A) xuất tuyến, nhánh rẽ, được nối với các đường dây hạ thế dài khoảng 20m đảm bảo kết nối để thực hiện hòa đồng bộ với các xuất tuyến 0,4kV cung cấp cho khách hàng tại hiện trường của MBA cần bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế; Hình 1.15. Ngăn APT xuất tuyến 0,4kV của MBA lưu động
  • 36. 25 b. Phần TBA hiện trạng cần sửa chữa, thay thế: + FCO: dùng để đóng/cắt và bảo vệ cho MBA hiện trạng + MBA phân phối 22/0,4kV: Phải kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị, xem và đối chiếu với MBA lưu động có đầy đủ các thông số đáp ứng khả năng hòa đồng bộ như: - Cùng tổ đấu dây. - Cùng tỷ số biến hoặc chênh nhau không quá 0,5%. - Điện áp ngắn mạch UN chênh nhau không quá 10%. - Các máy biến áp hoàn toàn đồng vị pha. Chênh lệch điện áp giữa 02 hai phía điểm hòa: ∆U ≤ 10%. + Ngăn xuất tuyến 0,4kV: Gồm có APT tổng và các APT xuất tuyến 0,4kV Tùy tình hình quản lý vận hành lưới điện thực tế nên các tủ xuất tuyến 0,4kV có từ 02 APT nhánh rẽ trở lên; Hình 1.16. TBA 22/0,4kV cần vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng,…
  • 37. 26 1.2.2.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ a. Về con người: - Đã được đào tạo, kiểm tra và sát hạch đạt yêu cầu; nắm vững kiến thức và đảm bảo thực hành thành thạo các bước để tiến hành công việc. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn như: mũ BHLĐ, găng tay cách điện 26,5 kV, ủng cách điện 22kV,… - Thực hiện đảm bảo đúng kỹ thuật và theo đúng trình tự các bước tiến hành công việc đã được phê duyệt ban hành. - Luôn có 02 người thực hiện, một người thao tác và một người giám sát. Nếu có gì bất thường, thiếu sót thì người giám sát kịp thời nhắc nhở. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ công việc của các nhân viên khác về: chuẩn bị đủ và đúng trang dụng cụ, rào chắn xung quanh, cảnh giới an toàn giao thông nơi công tác, lắp đặt, kết nối hệ thống lưới điện,… b. Về trang thiết bị, phương tiện: - Trang bị đẩy đủ trang thiết bị phục vụ công tác như: máy đo điện áp, dòng điện, máy đo thứ tự pha,… đảm bảo thực hiện an toàn và chính xác. - Các trang thiết bị, phương tiện tham gia công tác đều được cơ quan chức năng kiểm định định kỳ. c. Về mức cách điện: Trong suốt quá trình tiến hành công tác hòa MBA lưu động, người công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với lưới điện cấp điện áp 0,4kV. Do đó, phải luôn luôn mang 02 lớp trang bị cách điện gồm: Bảng 1.4. Phân tích mức cách điện của các trang bị an toàn sử dụng trong công nghệ hòa MBA lưu động TT Trang bị Cấp cách điện Điện áp tiếp xúc Ghi chú 1 Găng tay cách điện 26,5 kV 0,4 kV Đảm bảo an toàn 2 Ủng cách điện 22 kV 0,4 kV Đảm bảo an toàn
  • 38. 27 d. Nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình công tác: Khi thực hiện công tác hòa MBA lưu động người công nhân tiếp xúc với nhiều nguy cơ và rủi ro có thể gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng như: ngã cao, điện giật, ngắn mạch gây phóng điện hồ quang,… Tuy nhiên, nguy cơ có khả năng xảy ra cao là do thao tác chủ quan gây ngắn mạch lưới điện được phân tích cụ thể như sau: Bảng 1.5. Phân tích nguy cơ có khả năng xảy ra trong quá trình hòa MBA lưu động TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Ghi chú 1 Ngắn mạch hạ áp + Do không bịt kín các đầu ra xuất tuyến 0,4kV từ MBA lưu động khi đã đóng điện có thể chạm pha-pha nhau hoặc chạm với đất gây ngắn mạch + Phải bịt kín các đầu ra xuất tuyến 0,4 kV từ MBA lưu động và giữ các đầu ra cố định vào giá đỡ cáp (tránh để trực tiếp dưới đất) 2 + Do không sử dụng thiết bị để đo thứ tự pha, đo độ lệch điện áp giữa các pha,… mà chỉ thực hiện theo cảm tính gây sự cố ngắn mạch + Phải sử dụng đầy đủ các thiết bị để đo về thứ tự pha, độ lệch điện áp, giá trị dòng điện, … đảm bảo an toàn theo đúng quy định 3 + Do không sử dụng tấm ngăn cách điện đầu dưới của APT tổng tại TBA cần sửa chữa, thay thế sau khi hòa điện để người công nhân vô tình chạm vào gây mất an toàn, + Phải dùng tấm ngăn cách điện đầu dưới APT để đảm bảo an toàn khi người công nhân vô tình chạm vào đầu dưới APT đang mang điện 4 + Do không sử dụng găng tay và ủng cách điện trong quá trình đấu nối kẹp răng các xuất tuyến 0,4kV đang mang điện của TBA hiện trạng cần sửa chữa thay thế vào lưới 0,4kV của MBA lưu động + Phải mang găng tay cách điện 26,5kV và ủng cách điện 22kV trong suốt quá trình công tác để đảm bảo an toàn 5 Ngắn mạch trung áp + Do đấu lèo 22kV từ hệ thống xe MBA lưu động lên lưới điện không đúng quy định gây sự cố ngắn mạch trung thế + Phải đấu các lèo từ hệ thống xe MBA lưu động đúng quy định, so le nhau để đảm bảo các lèo không va chạm vào nhau gây ngắn mạch;
  • 39. 28 (2) (1) (3) (5) (6) (8) (7) (10) (11) (4) (12) (9) 6 + Do không cử người giám sát và không khóa cửa, treo biển báo an toàn ngăn LBS có bệ chì 22kV để người lạ đi vào gây sự cố ngắn mạch + Phải có người giám sát an toàn khu vực làm việc và phải đóng cửa, treo biển báo an toàn ngăn LBS 22kV ngay sau khi đã đấu các lèo vào hệ thống xe MBA lưu động Qua Bảng 1.5 nêu trên, ta có thể thống kê có 04 rủi ro sự cố đối với đường dây 0,4kV và 02 rủi ro sự cố đối với đường dây 22kV. Do đặc điểm công tác phải tiếp xúc nhiều với lưới điện 0,4kV nên có nhiều rủi ro hơn so với lưới điện 22kV. 1.2.2.3. Tóm tắt các quy định chung để công tác đảm bảo an toàn Hình 1.17. Sơ đồ tóm tắt các quy định an toàn trong công nghệ hòa MBA lưu động Các Quy định an toàn + Đảm bảo khoảng cách an toàn khi làm việc: Cấm người, dụng cụ đến gần dây dẫn có điện. Khoảng cách nhỏ nhất từ người (kể cả dụng cụ cầm, mang) đến dây dẫn có điện quy định như sau: 0,6 m (đến 35kV) + Thực hiện đúng chế độ PCT, PTT: phải có ít nhất 06 người, gồm: CHTT có bậc thợ từ 5/7; các công nhân còn lại có bậc thợ từ 3/7 + Phải lập rào chắn, treo biển công trường và cử nhân viên cảnh giới nhằm ngăn ngừa người và xe cộ đi vào khu vực công tác. Hotline. + Thao tác đóng, cắt điện phải do hai người thực hiện. Một người thao tác và một người giám sát thao tác. + Những chỉ thị, mệnh lệnh trái với quy trình này thì người nhận lệnh có quyền không chấp hành; nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có quyền báo cáo với cấp trên Công nhân trực tiếp thực hiện phải được: Huấn luyện để thực hiện công tác; Kiểm tra và sát hạch đạt yêu cầu - Công nhân tham gia thi công bắt buộc phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như sau: Quần, áo BHLĐ, kính BHLĐ; Đội mũ an toàn cài quai; Mang dây da an toàn, Mang găng tay cách điện trung thế khi thao tác. + Mang găng tay hạ thế khi làm việc với lưới hạ thế đang mang điện. + Mang giày bảo hộ lao động có độ nhám để tránh trơn trượt. + MBA dự phòng: Phải có các thông số kỹ thuật thỏa điều kiện hòa song song với MBA lưu động và MBA hiện hữu cần thay. Để không bị quá tải, công suất MBA dùng để thay thế phải ≥ bằng công suất MBA cần thay. + Người CHTT phải quan sát kỹ hiện trường trước khi công tác,… phổ biến nội dung công việc và các biện pháp an toàn cần thiết cho các nhân viên trong nhóm công tác + Trước khi công tác, phải tổ chức kiểm tra hiện trường theo đúng quy định PCT + Điều kiện để hòa song song 02 MBA - Cùng tổ đấu dây. - Cùng tỷ số biến - Điện áp ngắn mạch UN chênh nhau không quá 10%. - Các MBA hoàn toàn đồng pha. Chênh lệch điện áp giữa 02 hai phía điểm hòa: ∆U ≤ 10%. + Phải cấp PCT và thực hiện đúng thủ tục bàn giao hiện trường từ “Người cho phép” theo đúng quy định.
  • 40. 29 Hình 1.18. Công tác chuẩn bị hiện trường, trang bị, phương tiện để đảm bảo an toàn Hình 1.19. Đo kiểm tra điện áp đầu vào-ra của các Aptomat
  • 41. 30 Hình 1.20. Đấu nối xuất tuyến hạ áp của MBA lưu động vào xuất tuyến hạ áp của MBA phân phối hiện trạng 1.2.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform Công nghệ này áp dụng cho các công tác sửa chữa nóng tại những khu vực đồi núi, đồng ruộng, sườn dốc,… nơi địa hình phức tạp mà xe gàu cách điện không thể tiếp cận vào hiện trường được. Khi đó, thay vì tiếp cận hiện trường bằng xe gàu cách điện thì người công nhân tiếp cận theo phương pháp mang dây an toàn trèo lên trụ. Khi trèo đến vị trí thích hợp, người công nhân sử dụng sào cách điện để thao tác bọc cách điện ba pha dây dẫn điện xung quanh vị trí công tác nhằm tạo vùng làm việc cách ly không điện đảm bảo an toàn. Sau đó, sử dụng puly kéo lên bệ đỡ cách điện platform và thực hiện lắp đặt bệ đỡ vào thân trụ tại một vị trí thuận lợi nhất để làm việc. Người công nhân phải luôn mang găng tay cách điện trung thế và đứng trên bệ đỡ Platform để thực hiện công tác đảm bảo an toàn. Ngoài ra khi cần di chuyển sang vị trí khác xung quanh đầu trụ công tác thì người công nhân thực hiện xoay tròn bệ đỡ cách điện Platform với khả năng xoay 3600 . Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao phải luôn sử dụng dây an toàn trong khi đứng trên bệ đỡ bằng cách móc dây an toàn vào tay vịn của bệ đỡ Platform.
  • 42. 31 Hình 1.21. Thực hiện công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform tại khu vực đồi núi Hòa Bắc, Q. Liên Chiểu 1.2.3.1. Sơ đồ công nghệ Đường dây đang mang điện 22kV Hình 1.22. Sơ đồ công nghệ sửa chữa nóng sử dụng bệ đỡ cách điện Platform (4) Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, người Giám sát ATĐ Găng tay cách điện và vai áo cách điện Người công nhân đứng làm việc trên bệ đỡ cách điện Bệ đỡ cách điện platform (1) (2) (3)
  • 43. 32 (1) Găng tay cách điện và găng tay da bảo vệ, vai áo cách điện: Người công nhân khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV phải mang găng tay cách điện 26,5kV (class 3) và mang găng tay da bên ngoài để bảo vệ găng tay cách điện này không bị lủng, rách,… do quá trình thi công người công nhân vô tình đụng chạm, tiếp xúc vào các vị trí sắc nhọn như: xà, dây dẫn tưa, thiết bị,… trên lưới điện. (2) Người công nhân đứng làm việc trên bệ đỡ cách điện: Là những người có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và được cấp giấy chứng nhận được phép làm việc trên đường dây đang mang điện; Khi làm việc phải mang đầy đủ trang bị BHLĐ như găng tay và vai áo cách điện. Ngoài ra còn có thể sử dụng kết hợp sào cách điện để thao tác bọc cách điện 3 pha dây dẫn đường dây. (3) Bệ đỡ cách điện: Là bệ đỡ làm bằng vật liệu cách điện được lắp đặt vào thân cột để người công nhân đứng trên đó thực hiện thao tác. Mức cách điện của bệ đỡ là 100kV. Trên bệ đỡ có tay vịn có vị trí để móc dây an toàn cho người công nhân khi đứng làm việc trên cao; (4) Nhóm công tác phụ việc dưới mặt đất, người CHTT, người Giám sát ATĐ: Nhóm công tác phía dưới mặt đất là giám sát an toàn và phụ việc. Đặc biệt, là người chỉ huy trực tiếp (CHTT) và người Giám sát an toàn điện (GSATĐ). Các công việc chính của nhóm công tác phía dưới mặt đất gồm: - Người CHTT phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, phổ biến nội dung công việc và yêu cầu tất cả thành viên thống nhất trình tự thực hiện công tác trước khi làm việc. Thực hiện và kiểm tra đầy đủ các biện pháp an toàn chuẩn bị tại hiện trường. - Người GSATĐ phải luôn có mặt tại nơi làm việc và làm nhiệm vụ chính là giám sát an toàn về điện cho nhóm công tác - Hỗ trợ phụ việc kịp thời dưới mặt đất, phụ đưa lên hoặc hạ xuống các trang dụng cụ đồ nghề, thiết bị, đảm bảo sẵn sàng thay đổi người làm việc trên cao, thực hiện đặt rào chắn xung quanh, cảnh giới giao thông khu vực làm việc để đảm bảo an toàn cho cộng đồng,…
  • 44. 33 1.2.3.2. Phân tích mức độ an toàn của công nghệ a. Mức cách điện Khi thực hiện công nghệ bệ đỡ cách điện đã có thực tế ít nhất 03 lớp cách điện được trang bị lần lượt kể từ phía đường dây đang mang điện ra. Trong đó: + Có ít nhất 02 lớp cách điện đi vào người công nhân + Có ít nhất 01 lớp cách điện đi ra khỏi người công nhân Vì vậy khi làm việc trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22kV, người công nhân đã được trang bị ít nhất 03 lớp với mức cách điện có giá trị lớn hơn nhiều cấp 22kV nên việc áp dụng công nghệ rất đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Bảng 1.6. Phân tích các lớp cách điện khi sử dụng công nghệ bệ đỡ cách điện TT Lớp cách điện đi Vào Mức cách điện TT Lớp cách điện đi Ra Mức cách điện 1 Bọc dây dẫn, bọc sứ,.. cách điện 36,5 kV 1 Bệ đỡ cách điện Platform 100kV 2 Găng tay, vai áo cách điện 26,5 kV b. Nguy cơ sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện Để xảy ra sự cố do thao tác gây ngắn mạch trên lưới đang mang điện gồm các dạng nguy cơ sau: Bảng 1.7. Phân tích các nguy cơ sự cố trong công nghệ sử dụng bệ đỡ cách điện TT Nguy cơ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Ghi chú 1 Gây ngắn mạch pha-pha + Do không bọc cách điện kín dây dẫn các pha xung quanh vị trí làm việc để dụng cụ thi công hoặc người công nhân chạm cùng lúc 2 pha + Bọc cách điện kín dây dẫn pha-pha, sử dụng dụng cụ thi công đúng kỹ thuật; không để dụng cụ hoặc người công nhân (chưa mang vai áo cách điện) chạm cùng lúc 2 pha 2 + Không mang vai áo cách điện nhằm tạo cách điện pha-pha qua cơ thể người khi tiếp xúc cùng lúc 2 pha + Luôn mang vai áo cách điện khi làm việc mà có thể vô tình chạm vào cùng lúc 2 pha
  • 45. 34 3 + Do không tập trung, không giám sát an toàn để xảy ra đấu lèo tắt (jumper) từ pha này sang pha khác + Tập trung, luôn giám sát an toàn để kịp thời phát hiện, nhắc nhở sai sót khi đấu lèo tắt (jumper) 4 + Do thao tác mạnh tay gây rung lắc, va đập dây dẫn các pha đối với khoảng trụ dài + Phải thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tăng cường bọc cách điện dây dẫn để không xảy ra va đập dây dẫn các pha với nhau trong khoảng trụ dài 5 Gây ngắn mạch pha-đất + Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để dụng cụ đồ nghề,… đang mang điện chạm vào xà (pha đất) gây ngắn mạch + Phải luôn cẩn thận, đảm bảo đúng kỹ thuật, khi sử dụng các dụng cụ,… đang mang điện 6 + Do làm ẩu, không đúng kỹ thuật để dây buộc cổ sứ đang mang điện chạm vào xà (pha đất) gây ngắn mạch + Bọc cách điện kín phần xà xung quanh khi thao tác buộc dây cổ sứ, thao tác đúng kỹ thuật không để chạm vào xà (pha đất) 7 + Do không khảo sát kỹ hiện trường tại vị trí công tác và 2 trụ liền kề, khi thiết bị có khả năng sự cố trong quá trình công tác như: dây buộc cổ sứ đã đứt làm dây dẫn rớt xuống xà, điểm tiếp xúc xấu gây tụt dây lèo rơi xuống xà,… + Phải thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát hiện trường để kịp thời phát hiện các rủi ro, sự cố thiết bị,… từ đó có biện pháp xử lý phù hợp 1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 1.3.1. Đánh giá, chọn lựa công nghệ sửa chữa nóng 1.3.1.1. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện Đối với công nghệ này, người thao tác đòi hỏi phải có kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn để thực hiện các thao tác bằng tay. Không đòi hỏi gắt gao về chiều cao, sức khoẻ, khoảng không gian để công tác, lưới điện không đòi hỏi chuẩn hoá. Đặc biệt, thời gian xử lý cũng nhanh hơn so với công nghệ sử dụng sào thao tác hay bệ đỡ cách điện nếu so sánh trên cùng cấp điện áp, cùng một loại hình công tác. Trong công nghệ này, sử dụng xe gàu cách điện nên rất linh động trong việc di chuyển tiếp cận đến vị trí công tác. Hiện tại, lưới điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng nói riêng và của EVN nói chung là loại lưới trung-hạ thế kết hợp. Do đó, trên trụ trung
  • 46. 35 thế đôi khi vừa có lưới hạ thế, các nhánh mắc điện vào các hộ dân, các dây điện thoại, cáp quang… Điều này gây cản trở và mất an toàn đối với công nghệ mà buộc người công nhân phải leo trụ. Với các đặc điểm nêu trên, việc sử dụng bệ đỡ cách điện platform để thao tác là khó có thể thực hiện và không hiệu quả do lưới điện phức tạp, nhiều đường dây đi chung trụ,…thậm chí không có chỗ để lắp đặt bệ đỡ platform, độ an toàn không cao vì chỉ 03 lớp cách điện trong khi dùng xe gàu có ít nhất 05 lớp cách điện. 1.3.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV Trước đây, các công tác vệ sinh bảo dưỡng hoặc thay thế Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV đều phải thực hiện thủ tục cắt điện TBA để cô lập không điện, tạo vùng làm việc an toàn để người công nhân thực hiện công tác. Việc cắt điện này gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Vì vậy, công nghệ này đảm bảo luôn duy trì cung cấp điện hạ thế 0,4kV liên tục cho khách hàng trong quá trình thay thế, vệ sinh bảo dưỡng TBA bằng phương pháp hòa máy biến áp lưu động vào lưới điện hiện trạng. Công nghệ này đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; đảm bảo cung cấp dòng điện liên tục đến khách hàng phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. 1.3.1.3. Công nghệ sửa chữa nóng sử dụng găng tay và bệ đỡ cách điện Platform Trong công nghệ này, người thao tác đòi hỏi phải có đủ sức khoẻ, tầm vóc để có thể sử dụng thành thạo và chắc chắn các loại sào thao tác để bọc cách điện dây dẫn tạo vùng làm việc đảm bảo an toàn cho người công nhân, đồng thời phải đủ chiều cao, tầm vóc để thực hiện được dễ dàng các thao tác bằng sào cách điện. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi phải có đủ thời gian và không gian (do sử dụng các loại sào) để thực hiện nên thường được sử dụng để xử lý các tình huống không đòi hỏi thời gian xử lý cấp bách, lưới điện phải chuẩn hoá; phù hợp với các công tác tại các vị trí đồi núi, đồng ruộng,.. những nơi mà xe gàu không thể tiếp cận được. Ngoài ra, phạm vi công tác bị hạn chế, chỉ thực hiện được xung quanh đầu trụ do bệ đỡ cách
  • 47. 36 điện chỉ được lắp tại thân trụ; Đối với lưới trung hạ thế kết hợp, có dây thông tin,… trên cùng một trụ cũng gây khó khăn, mất an toàn điện trong việc leo trụ và lắp đặt bệ đỡ, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của người công nhân. 1.3.2. Đề xuất chọn công nghệ So sánh các công nghệ nêu trên, dễ nhận thấy phương pháp thao tác trực tiếp bằng găng tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu cách điện là phù hợp với thể trạng, kỹ năng khéo léo của người Việt Nam và phù hợp với công nghệ hiện tại đang thực hiện. Với tình trạng đường xá nhỏ hẹp, không gian xử lý trên lưới điện đôi khi rất nhỏ, kiểu lưới điện trung hạ thế kết hợp, có nhiều dây thông tin đi chung cột. Do đó, công nghệ thao tác trực tiếp bằng găng tay cao su cách điện kết hợp với xe gàu có tính khả thi cao. Đồng thời kết hợp công nghệ hòa máy biến áp lưu động để đảm bảo phục vụ cung cấp điện hạ thế 0,4kV liên tục cho khách hàng khi thực hiện công tác thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV mà không gây mất điện. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Để đáp ứng sự phát triển rất nhanh của các nước trên thế giới, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng ngày càng tăng lên rõ rệt. Khách hàng sử dụng điện đòi hỏi về cung cấp dòng điện liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ sửa chữa nóng trên đường dây đang mang điện là rất cần thiết. Qua đó, tùy điều kiện cụ thể của các đơn vị phải phân tích đánh giá và lựa chọn các công nghệ tối ưu, hiệu quả nhất để thi công phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối trên lưới điện thực tế do mình quản lý vận hành. Mỗi công nghệ sửa chữa nóng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy cần có sự kết hợp giữa chúng với nhau để tăng hiệu quả và khai thác triệt để công nghệ. Chằng hạn cần kết hợp giữa phương pháp sử dụng găng tay và xe gàu cách điện với phương pháp sử dụng bệ đỡ cách điện Platform đối với các trường hợp xe gàu cách điện không thể tiếp cận vào hiện trường có địa hình đồi dốc, đồng ruộng,… mà lúc đó phải thực hiện các bước thủ công lắp đặt bệ đỡ cách điện để tiến hành công tác.
  • 48. 37 Chương 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN 22KV CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG 2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG 2.1.1. Công tác sửa chữa nóng sử dụng găng tay và xe gàu cách điện 2.1.1.1. Quy mô tổ chức Hiện nay, Đội Sửa chữa nóng lưới điện là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng gồm có 13 CBCNV. Trong đó: - 01 Phụ trách Đội - 01 Cán bộ an toàn - 10 Công nhân trực tiếp - 01 Lái xe Dự kiến trong thời gian tới, Công ty Điện lực Đà Nẵng sẽ triển khai bổ sung nhân sự và trang bị, phương tiện để tăng cường khai thác hiệu quả công nghệ, giảm thiểu tối đa thời gian cắt điện vệ sinh bảo dưỡng, xử lý sự cố, đảm bảo ngày càng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng sử dụng. 2.1.1.2. Phương tiện và trang dụng cụ a) Về phương tiện Các phương tiện hiện đang được Đội SCNLĐ quản lý và sử dụng gồm: - 01 xe gàu cách điện: phục vụ nâng người thi công trực tiếp với đường dây đang mang điện - 01 xe bán tải pick up: phục vụ vận chuyển trang dụng cụ thi công, vật tư,… đến hiện trường b) Về trang dụng cụ (phụ lục kèm theo) 01 bộ dụng cụ đồ nghề thi công sửa chữa nóng (54 hạng mục, bao gồm cả các trang bị cá nhân của hãng A.B.Chance) ở cấp điện áp 22 Kv
  • 49. 38 2.1.1.3. Các dạng công tác Sửa chữa nóng hiện đã thực hiện trên lưới điện trung thế 22kV tại Công ty Điện lực Đà Nẵng a. THAY SỨ ĐỨNG (hoặc thay dây buộc cổ sứ): - Thay sứ đứng (hoặc thay dây buộc cổ sứ), ĐZ thẳng, trụ đỡ, xà ngang, - Thay sứ đứng (hoặc thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng (hoặc góc nhỏ), trụ đỡ, xà ngang đôi, - Thay sứ đứng (thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng, trụ đỡ, xà dọc đơn, - Thay sứ đứng (thay dây buộc cổ sứ), đường dây thẳng, trụ đỡ, xà chữ A đơn, b. THAY SỨ NÉO: - Thay sứ néo ba pha, đường dây thẳng, trụ cuối, xà ngang, - Thay sứ néo ba pha (sứ dừng trên trụ) pha dưới cùng, trụ góc, - Thay sứ néo ba pha, trụ dừng 2 mặt, xà ngang, c. THAY XÀ: - Thay xà ngang hoặc xà chữ A, trụ đỡ, dùng xà và sứ phụ để đẩy dây, - Thay xà lệch hoàn toàn, trụ đỡ, dùng xà và sứ phụ để đẩy dây - Thay xà dọc ba pha, trụ đỡ, dùng xà phụ, d. Xử lý các hiện tượng bất thường: - Xử lý dây tưa, băng keo cách điện, khai quang mé nhánh,... ba pha, - Xử lý lèo DCL, FCO,… hoặc tách, đấu lèo ba pha, trụ dừng 2 mặt, e. Sửa chữa và thay thế các thiết bị trên lưới: - Thay hoặc sửa chữa FCO, CSV ở trạm biến áp (mất điện trạm): - Sửa chữa, thay FCO, LBFCO phân đoạn đầu tuyến nhánh rẽ pha bìa trong, - Sửa chữa hoặc thay thế DCL, LBS, Recloser,… f. Đấu nối thiết bị mới lên lưới: - Đấu nối, thu hồi cầu đồng, mỏ thoát sét, DCL, FCO, TU, TI, ... 2.1.1.4. Địa bàn và phạm vi công tác Địa bàn công tác chính trên lưới điện trải rộng khắp thành phố Đà Nẵng do 06 Điện lực khu vực trực thuộc Công ty Điện lực Đà Nẵng quản lý vận hành gồm: Điện lực Hải Châu, Điện lực Liên Chiểu, Điện lực Sơn Trà, Điện lực Cẩm Lệ, Điện lực Thanh Khê, Điện lực Hòa Vang (mới đi vào hoạt động từ 01/6/2018).
  • 50. 39 Ngoài ra, còn thực hiện công tác khác tại các khu vực ngoại thành Đà Nẵng khi có yêu cầu sửa chữa nóng của khách hàng; 2.1.1.5. Tóm tắt trình tự tổ chức thực hiện cho một công tác Sửa chữa nóng Hình 2.1. Sơ đồ trình tự tổ chức thực hiện một công tác sửa chữa nóng 2.1.1.6. Thống kê tình hình thực hiện - Năm 2016 (tính từ 01/7/2016): Đội SCNLĐ đã thực hiện 196 lượt công tác sửa chữa nóng; - Năm 2017: Đã thực hiện 506 lượt công tác sửa chữa nóng - Năm 2018: Đã thực hiện 908 lượt công tác sửa chữa nóng Khảo sát hiện trường: - Vị trí đậu xe, đường xe vào. - Chụp ảnh vị trí công tác, 2 vị trí liền kề và vị trí đậu xe. - Số cột, vị trí cột công tác thuộc Đường dây nào. - Khối lượng công việc cần làm. - Biện pháp thi công, an toàn công tác. Lập biên bản KSHT với đơn vị QLVH và yêu cầu: - Đăng ký công tác với điều độ B35 - Cấp PCT đúng giờ qui định - Khóa F79 MC gần nhất - Cung cấp vật tư thay thế - Cung cấp bản vẽ thiết kế, sơ đồ đấu nối Phân tích hình ảnh, lập và duyệt phương án thi công Lập kế hoạch công tác Hotline tuần sau, trình duyệt (Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, TP điều độ) Thực hiện công tác Hotline theo Kế hoạch được duyệt Hoàn thành công tác, Ký biên bản xác nhận khối lượng công việc Kết thúc công tác
  • 51. 40 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016 (tính từ 01/7/2016) 2017 2018 Hình 2.2. Biểu đồ so sánh số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện qua các năm Bảng 2.1. Thống kê chi tiết số lượt công tác sửa chữa nóng đã thực hiện tại các Điện lựcQLVH qua các năm STT Đơn vị Số lượt công tác năm 2016 (tính từ 01/7/2016) Số lượt công tác năm 2017 Số lượt công tác năm 2018 1. Điện lực Hải Châu 34 80 159 2. Điện lực Liên Chiểu 38 115 138 3. Điện lực Sơn Trà 71 250 241 4. Điện lực Cẩm Lệ 28 76 259 5. Điện lực Thanh Khê 21 50 81 6. Điện lực Hòa Vang - - 30 Tổng cộng 196 506 908 - Qua số liệu thống kê như trên, có thể thấy hiệu quả đạt được của công nghệ sửa chữa nóng, do đã đảm bảo nâng cao rõ rệt độ tin cậy cung cấp điện nên số lượt công tác trên lưới điện Công ty Điện lực Đà Nẵng tăng mạnh qua từng năm, cụ thể số lượt công tác năm 2017 là 506 tăng 258% so với năm 2016 là 196 và số lượt công tác năm 2018 là 908 tăng 179% so với năm 2017; Số lượt công tác
  • 52. 41 2.1.1.7. Ưu, nhược điểm trong công tác sửa chữa nóng a. Ưu điểm: - Thực hiện công tác sửa chữa mà không phải cắt điện trên đường dây cấp điện áp 22kV góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, duy trì dòng điện liên tục đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng điện trên lưới Công ty Điện lực Đà Nẵng. b. Nhược điểm: - Người công nhân và thiết bị máy móc thực hiện công tác trên đường dây đang mang điện cấp điện áp 22 kV nên đối diện nhiều nguy cơ và rủi ro cao. - Khoảng cách pha-pha trên lưới điện hiện nay < 0,7m nên gây cản trở cho người công nhân thực hiện công tác, cũng như có thể vi phạm quy định không được làm việc cùng một lúc trên 02 pha. Ngoài ra, khoảng cách trung thế - hạ thế < 1,2m nên thùng gàu cao 0,8m không đủ khoảng trống để di chuyển, tiếp cận đến vị trí làm việc. - Dây dẫn trung thế 22kV trên lưới điện còn sử dụng nhiều loại dây trần hoặc cách điện bán phần thì không đảm bảo an toàn cho công tác Hotline và công tác vận hành bảo dưỡng lưới điện. 2.1.2. Công nghệ hòa Máy biến áp lưu động để thi công sửa chữa, thay thế, vệ sinh bảo dưỡng Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV 2.1.2.1. Phương tiện và trang dụng cụ a. Phương tiện - Hiện nay Đội SCNLĐ được Công ty Điện lực Đà Nẵng bàn giao 02 xe Máy biến áp lưu động. Với công suất mỗi MBA 22/0,4kV là 630kVA. - Bên cạnh đó sử dụng xe cẩu tải 3 trong 1 để kéo xe MBA lưu động đến hiện trường; xe bán tải phục vụ chở trang thiết bị, dụng cụ thi công,… b. Trang thiết bị, dụng cụ - Phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ như: găng tay cách điện, vai áo cách điện, các loại biển cảnh báo an toàn, các thiết bị đo về thứ tự pha, đo dòng điện -điện áp, tiếp địa,… - Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tất cả trang thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công trên tấm vải bạt để dễ thấy, dễ lấy sử dụng và đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ