SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
Download to read offline
1www.remove.vn
HƯỚNG DẪN
LẬP KẾ HOẠCH
KINH DOANH
________
ĐỂ HIỆN THỰC HÓA Ý TƯỞNG KD | KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ | QUẢN LÝ VIỆC KD
2017 | WWW.REMOVE.VN
2www.remove.vn
Gửi các bạn yêu thích kinh doanh!
Ý tưởng kinh doanh là bước khởi đầu cho một công cuộc kinh doanh về
sau. Từng là những người khởi nghiệp thực tế, chúng tôi hiểu bạn đang
ấp ủ và háo hức thế nào về "đứa con tinh thần" của mình.
Như các bạn đã biết, ai đi xa cũng cần phải có bản đồ, nếu không thì
rất dễ mày mò, lạc lối và tốn kém. Việc kinh doanh cũng vậy, cũng cần
phải hoạch định bài bản. Bạn càng bận rộn bao nhiêu thì bạn càng cần
Kế hoạch kinh doanh bấy nhiêu. Bạn có thể đánh mất cả một khu rừng
nếu chỉ quá tập trung vào một vài cái cây đơn lẻ. Thông thường, bước
tiếp theo của một Ý tưởng Kinh doanh là một Bảng Kế hoạch Kinh
doanh hoàn chỉnh và chi tiết.
Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trong quyển sách này sẽ giúp bạn có
được một Kế hoạch Kinh doanh chuyên nghiệp, chuẩn mực quốc tế, có
điều chỉnh cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam.
Chúng tôi xin chúc bạn sức khỏe và thành công trong kinh doanh!
REMOVE Team
3www.remove.vn
MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H L À G Ì , P H Ả I H I Ể U S A O C H O
C H U Ẩ N ? ....................................................................................................................5
2. A I L À N G Ư Ờ I C Ầ N Đ Ế N K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ? .......................7
3. L À M T H Ế N À O Đ Ể B I Ế T L O Ạ I K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H N À O
P H Ù H Ợ P V Ớ I D O A N H N G H I Ệ P M Ì N H ? .................................................9
4. N H Ữ N G Y Ế U T Ố K H Ô N G T H Ể T H I Ế U T R O N G B Ả N G K Ế
H O Ạ C H K I N H D O A N H .....................................................................................12
5. 9 D Ạ N G K H Á C N H A U C Ủ A K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H B Ạ N C Ầ N
C H Ú Ý ! .....................................................................................................................15
6. N Ế U B Ạ N L À 1 S T A R T U P Đ Â Y L À K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H
D À N H C H O B Ạ N ..................................................................................................19
7 . 9 B Ư Ớ C G I Ú P Đ Á N H G I Á N H A N H K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H
C Ủ A D O A N H N G H I Ệ P .......................................................................................21
8. H Ư Ớ N G D Ẫ N L Ậ P K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H T R O N G V Ò N G 1
G I Ờ .............................................................................................................................25
9. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H H I Ệ U Q U Ả ?
......................................................................................................................................27
10. X Â Y D Ự N G M Ụ C L Ụ C ( D À N Ý ) C H U Ẩ N C H O K Ế H O Ạ C H K I N H
D O A N H ......................................................................................................................36
11. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H C H O
C Á C T Ổ C H Ứ C P H I L Ợ I N H U Ậ N ? ............................................................41
12. 7 S A I L Ầ M P H Ổ B I Ế N T R O N G K Ế H O Ạ H K I N H D O A N H . ..............45
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
13. V Ì S A O M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H H I Ệ U Q U Ả T H Ì K H Ô N G
B A O G I Ờ K Ế T T H Ú C ? .....................................................................................47
14. 6 C Â U H Ỏ I C Ầ N Đ Ư Ợ C T R Ả L Ờ I T R Ư Ớ C K H I B Ắ T T A Y L À M
K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ...............................................................................52
15. N H Ữ N G Ư Ớ C T Í N H B A N Đ Ầ U S A U Đ Â Y S Ẽ G I Ú P K Ế H O Ạ C H
K I N H D O A N H C Ủ A B Ạ N K H Ô N G B Ị G Ã Y V Ỡ G I Ữ A C H Ừ N G . ...55
16. K H Ở I Đ Ộ N G V I Ệ C K I N H D O A N H . Đ Ừ N G S U Y N G H Ĩ N H I Ề U
Q U Á , B Ắ T T A Y V À O L À M T H Ô I ! ..............................................................58
17. K H Ô N G Í T N G Ư Ờ I K I N H D O A N H Đ Ã L Â U N H Ư N G C H Ư A B I Ế T
C Á C H K I Ể M S O Á T V Ậ N M Ệ N H C Ô N G T Y . ..........................................63
4www.remove.vn
18. M Ô T Ả C Ô N G T Y N H Ư T H Ế N À O C H O “ Đ Ắ T G I Á ” Đ Ố I V Ớ I
N H À Đ Ầ U T Ư ? .....................................................................................................66
19. B Ạ N S Ẽ B Á N M Ộ T S Ả N P H Ẩ M N A N Á H A Y S Ả N P H Ẩ M V Ư Ợ T
T R Ộ I ? .......................................................................................................................70
20. K H Ô N G P H Ả I C À N G C Ó N H I Ề U V Ố N Đ Ầ U T Ư L À C À N G T Ố T
N Ế U B Ạ N T H I Ế U Đ Ộ I N G Ũ N À Y ! ..............................................................75
21. B I Ế T N G Ư Ờ I B I Ế T T A , T R Ă M T R Ậ N T R Ă M T H Ắ N G . ....................78
22. L À M T H Ế N À O Đ Ể D O A N H N G H I Ệ P C Ủ A B Ạ N S Ử D Ụ N G K Ế
H O Ạ C H K I N H D O A N H Đ Ể V Ư Ợ T X A Đ Ố I T H Ủ ? ...............................81
23. T H Ấ U H I Ể U T H Ị T R Ư Ờ N G : 4 B Ư Ớ C Đ I Đ Ế N T R Á I T I M K H Á C H
H À N G .........................................................................................................................83
24. L À M T H Ế N À O Đ Ể D Ự B Á O B Á N H À N G ? ............................................87
25. 3 P H Ầ N C Ầ N C Ó C Ủ A M Ộ T B Ả N G D Ự B Á O D O A N H T H U ..........90
26. N H Ữ N G Đ I Ề U G Ì C Ầ N Q U A N T Â M T R O N G D Ự B Á O T H Ị
T R Ư Ờ N G M Ụ C T I Ê U ? .....................................................................................93
27. T H I Ế U C Á C T H À N H P H Ầ N S A U Đ Â Y , C H Ư A T H Ể G Ọ I L À M Ộ T
K Ế H O Ạ C H T À I C H Í N H ! .................................................................................95
28. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P N G Â N S Á C H C H I T I Ê U T R O N G K Ế
H O Ạ C H T À I C H Í N H ? ........................................................................................97
29. L Ậ P N G Â N S Á C H T H À N H C Ô N G H A Y K H Ô N G , D Ự A V À O
N H Â N S Ự ! ..............................................................................................................99
30. S Ố L I Ệ U V À L Ậ P L U Ậ N T Ạ O N Ê N M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H
D O A N H H O À N C H Ỉ N H . ..................................................................................101
31. Đ I Ể M M Ấ U C H Ố T - “ L Ợ I N H U Ậ N ” . .......................................................105
32. L À M Q U Á T R Ờ I M À K H Ô N G T H Ấ Y T I Ề N Đ Â U ! S Ự K H Á C B I Ệ T
G I Ữ A T I Ề N M Ặ T V À L Ợ I N H U Ậ N M À K H Ô N G P H Ả I A I C Ũ N G
B I Ế T ! .......................................................................................................................108
33. D Ò N G T I Ề N L À V U A ! .....................................................................................110
34. T Ổ N G K Ế T V Ê P H Ầ N T À I C H Í N H T R O N G K Ế H O Ạ C H K I N H
D O A N H ....................................................................................................................114
35. C H I Ế N L Ư Ợ C L À T R Ọ N G T Â M . ...............................................................116
36. A I C Ũ N G B I Ế T S W O T , N H Ư N G Í T N G Ư Ờ I B I Ế T C H I Ế N L Ư Ợ C
Ẩ N G I Ấ U Đ Ằ N G S A U N Ó ! ...........................................................................121
37. T R I Ể N K H A I K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H . .............................................125
38. “ N H Ú N G ” K Ế H O Ạ C H V À O T H Ự C T Ế . .................................................128
39. I N Ấ N V À C Ô N G B Ố , H O À N T H I Ệ N N H Ữ N G K H Â U C U Ố I C Ù N G
M Ộ T C Á C H C H Ỉ N H C H U . .............................................................................133
40. K Ê U G Ọ I T À I T R Ợ V Ố N ................................................................................135
5www.remove.vn
1
KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ, PHẢI
HIỂU SAO CHO CHUẨN?
Các bài viết này là một trong những bài “hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh”
trên www.remove.vn. Theo dõi thường xuyên các bài viết của chúng tôi sẽ hỗ
trợ doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh, đồng
thời tạo được một bản kế hoạch kinh doanh bài bản, sát với tầm nhìn và dự
định phát triển của công ty.
.
Kế hoạch kinh doanh là cách hiện thực hóa thành công một ý tưởng kinh doanh
ĐỊNH NGHĨA KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG QUÁ KHỨ
Bạn có nghĩ rằng, kế hoạch kinh doanh là một đống tài liệu, là một xấp giấy cao nơi
bạn viết ra những ý tưởng? Không, điều đó không còn đúng nữa. Nó đã lỗi thời trong
năm 2017. Trong tiến trình phát triển doanh nghiệp và đạt được những thành tựu to
lớn từ việc lập kế hoạch kinh doanh, bạn chỉ cần một ít tài liệu về các kế hoạch kinh
doanh chính thức để hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư và các khoản
vay thương mại.
Đối với những phần còn lại, doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng vì bài viết này
sẽ giúp quá trình lập kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn không
cần thiết phải cố gắng làm thêm những điều không phù hợp và không quan trọng với
mục đích kinh doanh. Trong kế hoạch kinh doanh, hình thức không quan trọng bằng
ý tưởng. Kế hoạch là những gì sẽ xảy ra. Những thứ được gọi dưới cái tên mỹ miều
như tài liệu, bản tóm tắt, bản dự thảo...đó chỉ là kết quả của quá trình lập kế hoạch.
Chúng không phải là kế hoạch thực tế
6www.remove.vn
KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Trong thời đại này, kế hoạch kinh doanh được viết ra đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ
hết. Thông thường, một kế hoạch kinh doanh sẽ phải có độ dài và mức độ chi tiết
dựa vào mục đích của bạn, bạn muốn được nhà đầu tư quan tâm hay để làm mục
tiêu phấn đấu trong tổ chức. Trong thực tế, kế hoạch kinh doanh của các doanh
nghiệp thường tập trung vào các chiến lược, các sự kiện quan trọng để theo dõi nhiệm
vụ, trách nhiệm của các dự án tài chính, kế hoạch thu chi và dự toán dòng tiền.
Hiểu một cách đơn giản, kế hoạch kinh doanh là một sơ đồ hướng dẫn, một bản lộ
trình kinh doanh cho doanh nghiệp. Ở đó bạn đặt ra các mục tiêu và lộ trình chi tiết
để từng bước đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch kinh doanh chỉ được in ra và công bố
khi cần chia sẻ với bên ngoài hoặc các nhà đầu tư. Nếu không, doanh nghiệp sẽ có
file mềm lưu trên máy tính.
Dù bạn dự định lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ lĩnh vực gì thì việc định kỳ xem
lại luôn là phần quan trọng nhất. Đó là một phần quan trọng của bước lập kế hoạch,
trong đó kết quả và các số liệu thu được phải được xem xét và điều chỉnh thường
xuyên. Một kế hoạch kinh doanh sau khi lập ra sẽ rất khác so với thực tế vì vậy quá
trình rà soát và điều chỉnh rất quan trọng.
Kế hoạch kinh doanh cần tập trung về vấn đề tài chính
7www.remove.vn
2
AI LÀ NGƯỜI CẦN ĐẾN KẾ HOẠCH
KINH DOANH ?
“Phần lớn mọi người luôn nghĩ rằng lập kế hoạch kinh doanh chỉ cần khi bạn
lập một doanh nghiệp mới hay cần một khoản vay để kinh doanh. Sự thật thì
kế hoạch kinh doanh cũng rất quan trọng trong quá trình vận hành doanh
nghiệp thậm chí ngay cả khi bạn không cần khoản vay hay đầu tư mới. Các
doanh nghiệp cần kế hoạch kinh doanh để duy trì hoạt động và cập nhật những
thay đổi trên thị trường hoặc khi có thời cơ đến với doanh nghiệp.”
NHỮNG NGƯỜI NÀO CẦN CÓ KẾ HOẠCH KINH DOANH?
Nếu bạn là người đang lên kế hoạch làm thêm một số việc để cải thiện thu nhập...bạn
không cần đến kếhoạch kinh doanh! Nhưng nếu bạn đang bắt tay thực hiện một ý
tưởng mà nó sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian, tiền bạc, nguồn lực...thì bạn cần
phải có một kế hoạch kinh doanh.
DOANH NGHIỆP START UP
Kế hoạch kinh doanh giúp xác định những phần cơ bản nhất
8www.remove.vn
Kế hoạch kinh doanh thật sự rất cần thiết cho các start up, nó sẽ giúp người sáng lập
xác định những phần cơ bản nhất phải chuẩn bị như kế hoạch bán hàng, ngân sách
chi tiêu, các nhiệm vụ quan trọng.
Bạn sẽ nhận ra sự cần thiết ngay khi bạn không biết phải cần bao nhiêu tiền, và khi
đã có được số tiền bạn cần, bạn lại phải suy nghĩ đến việc làm thế nào để bán hàng,
chi phí và thời gian phải bỏ ra. Đó chỉ là những khó khăn đầu tiên, ngoài ra có thế
bạn phải đối đầu với việc thuyết phục các nhà đầu tư, ngân hàng, gia đình và bạn bè
để có được một phần tài trợ cho dự án kinh doanh mới.
Trong trường hợp này kế hoạch kinh doanh sẽ tập trung vào việc giải thích những gì
mà các start up phải làm, làm thế nào để hoàn thành được mục tiêu của mình. Kế
hoạch kinh doanh của start up cũng cần nêu cụ thể số tiền cần thiết để kế hoạch kinh
doanh có thể cất cánh và vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, sau đó tăng trưởng
và sinh lời.
DOANH NGHIỆP HIỆN HỮU
Không phải các doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch kinh doanh khi doanh nghiệp ở thời kì
đầu thai nghén mà các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm cũng nên có kế hoạch
kinh doanh. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý, chỉ đạo và điều hành tốt hơn.
Doanh nghiệp sẽ chủ động khi có những biến động trong thị trường và nhanh chóng
tận dụng khi thời cơ đến.
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp hiện hữu chủ động trước các biến động
9www.remove.vn
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng củng cố chiến lược, thiết lập số liệu,
quản lý mục tiêu, theo dõi và quản lý các nguồn lực và kế hoạch quan trọng như
dòng tiền chẳng hạn. Và tất nhiên kế hoạch kinh doanh cũng cần phải thường xuyên
được xem xét và sửa đổi.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, mục tiêu bán hàng,
dự toán ngân sách, dự toán chi tiêu...trong kế hoạch kinh doanh của mình. Nếu có
thể cũng nên thành lập một nguồn quỹ để có thể phát triển doanh nghiệp trong một
chặng đường dài. Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là nghiêm túc, lập kế hoạch kinh
doanh một cách nghiêm tức là nền tảng quyết định doanh nghiệp của bạn sẽ thành
công hay không.
3
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT LOẠI KẾ
HOẠCH KINH DOANH NÀO PHÙ HỢP
VỚI DOANH NGHIỆP MÌNH?
“Kế hoạch kinh doanh cũng có nhiều hình thức khác nhau và mỗi loại phục vụ
cho một mục đích khác nhau.
Trước khi bắt đầu đặt bút xuống để viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần nghĩ
đến đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến và mục tiêu cuối cùng
bạn muốn đạt được. Dựa vào hướng bạn muốn đi, bạn sẽ có những cách lập
kế hoạch kinh doanh tương ứng. Định dạng kế hoạch kinh doanh cũng khác
nhau tùy thuộc vào khách hàng và mặt hàng kinh doanh.”
BA LOẠI KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN:
1/ KẾ HOẠCH KINH DOANH MỘT TRANG:
Loại kế hoạch kinh doanh này đúng như tên gọi của nó, là một bản tóm tắt ngắn gọn
toàn bộ thông tin chính của doanh nghiệp trên một trang duy nhất. Nói vậy không có
nghĩa nó là một trang này đầy những chữ cực nhỏ được nhồi nhét mà loại kế hoạch
kinh doanh này được mô tả bằng ngôn ngữ ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính.
Loại kế hoạch kinh doanh một trang có thể phục vụ cho hai mục đích. Đầu tiên, đây
là công cụ tuyệt vời để giới thiệu doanh nghiệp với khách hàng và đối tác bên ngoài.
Các đối tác, nhà đầu tư có rất ít thời gian để đọc các kế hoạch chi tiết, kế hoạch một
trang là phương pháp tốt nhất để thu hút sự quan tâm của họ. Sau quá trình này,
mới là lúc để kế hoạch chi tiết thể hiện vai trò.
Đây cũng là loại thích hợp cho những công ty trong giai đoạn start up, khi chỉ muốn
phác họa ý tưởng của mình một cách tổng quát. Một cách liên tưởng sinh động, kế
10www.remove.vn
hoạch kinh doanh một trang chính là bước phát triển của những ý tưởng được “gạch
đầu dòng” ban đầu. Giữ ý tưởng kinh doanh trên một trang giấy giúp bạn dễ dàng
khái quát mọi vấn đề trong nháy mắt và thể hiện các ý tưởng ban đầu chỉnh chu hơn.
Kế hoạch kinh doanh một trang chỉ nên tóm gọn trên một trang
2/ KẾ HOẠCH KINH DOANH NỘI BỘ:
Kế hoạch kinh doanh nội bộ hầu như chỉ tập trung vào chiến lược kinh doanh, sự kiện
quan trọng, số liệu, ngân sách dự toán. Và tất nhiên nó cũng bao gồm chương trình
xem xét, đánh giá lại hàng tháng. Kế hoạch kinh doanh nội bộ sẽ không đề cập chi
tiết đến lịch sử công ty, đội ngũ quản lý vì hầu như mọi người trong công ty đều biết
đến những thông tin này.
Kế hoạch kinh doanh nội bộ là công cụ được sử dụng để quản lý, điều chỉnh hướng
phát triển của doanh nghiệp cả trong giai đoạn mới khai sinh và cả khi đang phát
triển. Chúng giúp những người điều hành doanh nghiệp nhanh chóng thông qua các
chiến lược và đánh giá tiến độ hoàn thành mục tiêu.
11www.remove.vn
Kế hoạch kinh doanh nội bộ nên tập trung vào số liệu, ngân sách
3/ KẾ HOẠCH KINH DOANH BÊN NGOÀI:
Kế hoạch kinh doanh bên ngoài hay các tài liệu kinh doanh chính thức được viết ra
để cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho những người bên ngoài. Phổ biến nhất
là để thuyết phục các nhà đầu tư đồng ý tài trợ cho doanh nghiệp và phổ biến thứ
hai là để phục vụ cho việc đi vay. Đôi khi kế hoạch kinh doanh loại này cũng được sử
dụng để tuyển dụng hoặc đào tạo những nhân viên chủ chốt, nhưng trường hợp này
thì ít khi phổ biến.
Bản kế hoạch kinh doanh chính thức là hình thức mở rộng của kế hoạch kinh doanh
nội bộ. Có thể nói đây là bản sao của kế hoạch kinh doanh nội bộ nhưng được trình
bày chuyên nghiệp, từ ngữ trau chuốt hơn, tỉ mỉ hơn.
Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh bên ngoài cũng trình bày chi tiết hơn về cách mà đồng
tiền được sử dụng. Các nhà đầu tư không chỉ bàn giao tiền mặt và phó thác cho doanh
nghiệp, họ muốn được biết tiền của họ được sử dụng như thế nào và lợi nhuận kỳ
vọng cho các nhà đầu tư là bao nhiêu.
Cuối cùng, kế hoạch kinh doanh bên ngoài nhấn mạnh vào việc xây dựng công ty.
Các nhà đầu tư bỏ tiền để đầu tư cho con người chứ không phải là ý tưởng, vì vậy rất
quan trọng để trình bày tiểu sử của các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp và làm
thế nào những kinh nghiệm của họ có thể giúp phát triển công ty.
12www.remove.vn
4 NHỮNG YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU
TRONG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
“Từ những dạng kế hoạch kinh doanh được giới thiệu ở bài trước có thể thấy
những yếu tố quan trọng, chúng xuất hiện trong hầu hết các kế hoạch kinh
doanh: xem xét, tóm tắt chiến lược, các sự kiện quan trọng, trách nhiệm, số
liệu (mục tiêu của những con số có thể được theo dõi), các dự báo cơ bản.
Những dự toán về doanh thu, chi phí, dòng tiền là những phần vô cùng quan
trọng.”
Đối với một kế hoạch kinh doanh chính thức, để giới thiệu với các đối tượng bên ngoài
và phục vụ cho mục đích kinh doanh thường bao gồm những thành phần sau:
1/ BẢNG TÓM TẮT
“Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên”, phần tóm tắt ngắn
gọn chính là một tấm card visit của doanh nghiệp. Nó phải được trình bày gọn gàng,
làm nổi bật phần chính của kế hoạch. Nhiều nhà đầu tư thường chỉ xem qua phần
tóm tắt vì vậy nó cần phải được trình bày thuyết phục và hấp dẫn.
Bảng tóm tắt nên nhanh chóng đưa ra được cái nhìn tổng quan về các vấn đề mà
công ty bạn phải giải quyết, giải pháp cho vấn đề, thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp và một bản tóm tắt về đội ngũ quản lý. Rất khó để truyền đạt mọi vấn đề
trong một bảng tóm tắt, đảm bảo nó nằm trong độ dài cho phép là rất quan trọng.
Nếu bảng tóm tắt thu hút người đọc, họ sẽ bị thu hút và muốn tìm hiểu về kế hoạch
chi tiết. Bạn có thể dùng kế hoạch một trang trong phần tóm tắt này.
13www.remove.vn
Bảng tóm tắt tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà đầu tư về doanh nghiệp
2/ TỔNG QUAN CÔNG TY
Đối với bản kế hoạch bên ngoài, tổng quan công ty là một bảng tóm tắt ngắn gọn về
loại hình pháp lý của công ty, địa điểm, lịch sử và người sở hữu. Nó thường bao gồm
các bảng công bố về nhiệm vụ, sứ mệnh của công ty, nhưng chắc chắn đây không
phải là một thành phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh.
3/ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
Các sản phẩm và dịch vụ của kế hoạch kinh doanh sẽ đào sâu vào cốt lõi những gì
bạn sẽ cố gắng để đạt được. Trong phần này, bạn sẽ đi vào chi tiết vấn đề bạn đang
đối mặt, cách bạn giải quyết vấn đề, tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của
bạn với đối thủ. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn đang muốn xây dựng,
bạn cũng có thể nêu chi tiết về các công nghệ mà bạn đang sử dụng, các sản phẩm
đã đăng ký sở hữu trí tuệ, các yếu tố quan trọng về sản phẩm mà bạn đang xây dựng
hoặc đang lên kế hoạch xây dựng.
4/ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Đây là yếu tố quan trọng vì nó có thể giải quyết vấn đề mà công ty bạn và có thể
nhiều công ty khác đang gặp phải. Thấu hiểu thị trường mục tiêu là chìa khóa để xây
dựng các chiến dịch tiếp thị và quy trình bán hàng. Xét về khía cạnh thị trường, thị
trường mục tiêu sẽ xác định hướng mà công ty bạn sẽ phát triển.
14www.remove.vn
5/ KẾ HOẠCH TIẾP THỊ VÀ BÁN HÀNG
Đây là chi tiết về các chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu.
Phần này sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về cách bạn sẽ định vị công ty của
mình trên thị trường, làm thế nào bạn định giá sản phẩm và dịch vụ của bạn, làm thế
nào bạn thúc đẩy sản phẩm, phát triển dịch vụ và những quy trình bán hàng sẽ được
thiết lập.
6/ CÁC MỤC TIÊU
Kế hoạch sẽ không thành công nếu bạn không thực hiện một cách nghiêm túc. Các
sự kiện quan trọng và số liệu kinh doanh đưa ra phải đặt ra được mục tiêu cụ thể và
kế hoạch làm việc cụ thể. Bạn cũng nên ghi rõ việc làm, ngày hoàn thành và người
phải chịu trách nhiệm cho phần đó.
Chương này cũng nêu chi tiết các số liệu mà bạn dùng để theo dõi sự phát triển của
doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm doanh số bán ra, số lượt truy cập vào xem trang
web, hoặc bất kỳ con số nào khác giúp xác định tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thị trường mục tiêu giúp xác định hướng đi của doanh nghiệp
7/ ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
15www.remove.vn
Đây là yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Phần này nên bao gồm lý do tại sao
người quản lý xứng đáng và đủ tin cậy để đảm nhận vị trí này. Sau tất cả những ý
tưởng sáng tạo thì chính đội ngũ quản lý là người thực hiện hóa những ý tưởng và
điều hành công ty phát triển.
8/ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Đây gần như là nội dung quan trọng của mọi kế hoạch kinh doanh. Vận hành một
doanh nghiệp thành công có nghĩa là nói đến công ty kiếm được bao nhiêu tiền và để
thu được số tiền đó bạn đã bỏ ra bao nhiêu tiền. Một kế hoạch tài chính chuyên nghiệp
sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài khi phải trả tiền công cho nhân viên hoặc
đầu tư cho những thiết bị mới. Nếu bạn là một start up hoặc đang tìm kiếm nhà tài
trợ, kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn biết được bao nhiêu vốn kinh doanh là đủ, từ đó
xác định được khoản tiền nên hỏi vay từ ngân hàng và tìm kiếm từ các nhà đầu tư.
Một kế hoạch tài chính đầy đủ bao gồm:
 Dự báo doanh số bán hàng.
 Chi phí cho Đội ngũ nhân sự.
 Lợi nhuận dự kiến.
 Bảng cân đối kế toán.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Theo một nghiên cứu của giáo sư Andrew Burke, giám đốc sáng lập của Trung tâm
Bettany đã chỉ ra kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn 30%
so với việc không có một kế hoạch kinh doanh linh động.
Không những vậy, một kế hoạch kinh doanh được lập một cách kĩ càng sẽ là một lợi
thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và có nhiều ý tưởng sáng
tạo hơn. Thay vì theo một hướng dẫn cứng nhắc, các doanh nghiệp cần biến kế hoạch
kinh doanh trở thành một công cụ sinh động để theo dõi sự tăng trưởng và phát hiện
ra những tiềm năng mới khi kế hoạch ban đầu đi sai hướng.
5
9 DẠNG KHÁC NHAU CỦA KẾ HOẠCH
KINH DOANH CỦA BẠN CẦN CHÚ Ý!
“Kế hoạch kinh doanh cũng có thể được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như
kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động, kế hoạch nội bộ và còn rất nhiều cái
tên khác. Tất cả những loại kế hoạch kinh doanh này bạn đều sẽ bắt gặp tại
một thời điểm nào đó trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi
loại có các nguyên tắc và tình huống sử dụng khác nhau. Biết những điều này
sẽ giúp doanh nghiệp lập được một kế hoạch kinh doanh thành công.”
16www.remove.vn
1/ KẾ HOẠCH KINH DOANH TINH GỌN
Đây là một loại kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý các chiến lược, chiến
thuật, thời gian hoạt động và lưu chuyển dòng tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng
hơn so với kế hoạch chính thức. Vì nó không có các phần phụ mà chỉ có 4 yếu tố thiết
yếu, tập trung vào chức năng quản lý
- Thiết lập chiến lược: xác định trọng tâm về thị trường mục tiêu, văn hóa kinh
doanh, mục tiêu dài hạn. Đây được xem như một phần nhắc nhở để doanh nghiệp
đi đúng hướng.
- Chiến thuật để thực hiện chiến lược: bao gồm các quyết định về tiếp thị, giá
cả, các kênh truyền thông. Chi tiết về sản phẩm và các chiến lược để bán được
sản phẩm. Phần này cũng có thể bao gồm kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân
viên...
- Đặc trưng cụ thể: danh sách giả định, các cột mốc đo lường hiệu quả, trách
nhiệm công việc của từng người...
- Những con số quan trọng: dự toán doanh số, ngân sách chi tiêu, dự toán dòng
tiền…Bản kế hoạch này cần được xem xét và sửa đổi thường xuyên cho phù hợp
với tình hình của doanh nghiệp.
Con số, cột mốc là yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tinh gọn
2/ KẾ HOẠCH KINH DOANH CƠ BẢN
Đây là loại kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp dùng để trình bày kế hoạch kinh
doanh cho ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác...
17www.remove.vn
Kế hoạch kinh doanh cơ bản gồm một bảng tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch
vụ, thị trường mục tiêu, chiến lược, các cột mốc quan trọng, đội ngũ quản lý, phân
tích và dự báo tài chính. Trình tự như thế nào không quan trọng nhưng trình bày như
thế nào để người đọc thấy được các yếu tố được đưa vào là một phần không thể thiếu
của kế hoạch kinh doanh cơ bản.
Phân tích và dự báo tài chính gồm ba phần: lợi nhuận dự kiến (kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh), bảng cân đối và dòng tiền. Trong đó, quan trọng nhất là dòng
tiền. Dòng tiền của dự án: các doanh nghiệp luôn cần tiền để duy trì hoạt động, thậm
chí khi chưa có lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần tiền mặt để thanh toán các hóa
đơn. Vì vậy, dòng tiền dự kiến là một yếu tố không thể thiếu.
3/ KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀNH CHO STARTUP
Mỗi startup cần có một kế hoạch vượt ra những quy tắc về các bước cần thiết trong
một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mà các startup cần là danh sách và những con
số quan trọng. Đó là một kế hoạch để khởi động.
Loại hình kế hoạch kinh doanh này bao gồm đầy đủ các nội dung ở phần 1 và thêm
vào một số mục như: dự toán chi phí startup, lộ trình startup và các cột mốc cần đạt.
Dự toán chi phí startup bao gồm các phần như chi phí pháp lý, logo, hình ảnh, trang
web, sửa chữa văn phòng, các tài sản cần thiết...
4/ KẾ HOẠCH KINH DOANH MỘT TRANG
Đây là một bảng tóm tắt một trang bao gồm những điểm nổi bật nhất, được sử dụng
để trình bày cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Bao gồm tóm tắt thị trường mục
tiêu, sản phẩm kinh doanh, các cột mốc chính về bán hàng, dự báo về tương lai. Bảng
tóm tắt này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn trình bày kế hoạch kinh doanh với
ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên.
18www.remove.vn
Cần so sánh kết quả thực tế với dự toán ban đầu
5/ KẾ HOẠCH KHẢ THI
Bản kế hoạch này được lập ra để phục vụ cho nhu cầu tham khảo các bước cụ thể
được thực hiện để xác nhận một công nghệ, sản phẩm hoặc thị trường. Đây cũng là
một trong những giải pháp khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến một
thị trường mới, nơi mà những người sử dụng ý tưởng của doanh nghiệp sẵn sàng trả
tiền để được sử dụng.
6/ KẾ HOẠCH NỘI BỘ
Kế hoạch nội bộ đôi khi còn được gọi là kế hoạch kinh doanh tinh gọn, giống như kế
hoạch kinh doanh tinh gọn, kế hoạch này nhằm phục vụ nhu cầu của các thành viên
trong công ty. Loại kế hoạch này chỉ tập trung vào những vấn đề cụ thể mà người
lãnh đạo quan tâm. Vì vậy, nó gọn hơn rất nhiều so với kế hoạch tiêu chuẩn.
7/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NĂM
Loại này bao gồm các cột mốc cụ thể để triển khai và thực hiện các dự án, trách
nhiệm thành viên và người quản lý để thực hiện được mục tiêu. Trong loại hình kế
hoạch này, số liệu về lưu chuyển tiền tệ là nội dung được quan tâm nhất.
8/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG
Kế hoạch này có thể sử dụng cấu trúc của kế hoạch kinh doanh tinh gọn hoặc kế
hoạch kinh doanh tiêu chuẩn nhưng chủ yếu tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của
doanh nghiệp. Ví dụ, kế hoạch cho ra sản phẩm mới là một kế hoạch tăng trưởng. Kế
19www.remove.vn
hoạch này có thể là kế hoạch kinh doanh nội bộ hay không, tùy thuộc vào việc họ
đang liên kết với công ty bên ngoài hay đầu tư mới.
Loại kế hoạch này không cần thiết đưa ra các dự báo tài chính nhưng ít nhất phải bao
gồm dự toán bán hàng, chi phí cho sản phẩm mới.
9/ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Thông thường, kế hoạch chiến lược là một kế hoạch nội bộ nhưng không có nhiều chi
tiết về kế hoạch tài chính mà tập trung vào chiến lược và chiến thuật. Tuy nhiên, một
chiến lược hay cũng vô nghĩa nếu không được thực hiện. Do đó, nguồn vốn tài trợ,
thời gian thực hiện cũng phải được nhắc đến trong kế hoạch chiến lược.
Kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng tình huống kinh doanh cụ thể sẽ là bước
đệm cho sự phát triển của doanh nghiệp. Người lập kế hoạch kinh doanh cần nắm rõ
để cung cấp những thông tin hữu ích nhất.
6
NẾU BẠN LÀ 1 STARTUP ĐÂY LÀ KẾ
HOẠCH KINH DOANH DÀNH CHO BẠN
“Bạn đang có ý định khởi nghiệp? Vậy thì lời khuyên mà các cố vấn kinh doanh,
doanh nhân giàu kinh nghiệm và các nhà đầu tư dành cho bạn chính là hãy
lập kế hoạch kinh doanh. Nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và giúp
startup của bạn thành công. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những yếu tố cần
có trong một kế hoạch kinh doanh đơn giản và hiệu quả”
Để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh thực sự
của mình là gì. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nên thảo luận với nhóm đồng
sáng lập hoặc những người cộng sự tin cậy của bạn.
Khi đã có câu trả lời để lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần đưa các chỉ tiêu quan
trọng này vào bản kế hoạch của mình.
1/ Ý TƯỞNG
Không nên giữ ý tưởng trong đầu của mình! Hãy viết nó ra, rồi bạn sẽ thấy những
giá trị hữu ích mà nó đem lại. Nếu bạn khởi nghiệp cùng đồng đội thì viết ý tưởng ra
càng quan trọng hơn. Khi đó đồng đội sẽ hiểu ý tưởng của bạn và góp ý thêm những
ý tưởng táo bạo khác.
20www.remove.vn
Phục vụ cho mục đích thảo luận, kế hoạch kinh doanh của bạn chỉ cần mô tả nhiệm
vụ, mục tiêu, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh và chiến lược cơ bản.
Bạn không thể kinh doanh nếu không nói đến dự báo về chi phí và doanh thu. Đừng
giữ những con số trong đầu! Viết nó ra sẽ giúp bạn quản lý mục tiêu của mình tốt
hơn.
Hãy viết ra giấy những ý tưởng kinh doanh
2/ NHỮNG PHẦN QUAN TRỌNG
Bạn đã xác định thị trường mục tiêu của mình chưa? Nếu chưa hãy làm một cuộc
phân tích thị trường nho nhỏ để biết được đối tượng nào phù hợp với sản phẩm mà
bạn đang cung cấp.
Hàng tồn kho? Hãy lên kế hoạch dự trữ và quản lý hàng tồn kho. Quản lý hàng hóa
bao giờ cũng khó khăn hơn việc quản lý tiền mặt.
Bán trả sau? Nếu kinh doanh với các doanh nghiệp lớn, công ty của bạn có thể chấp
nhận họ mua trả sau? Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng nên lên kế hoạch quản lý nợ
hay còn được gọi là các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
21www.remove.vn
Hãy lên kế hoạch thu nợ nếu bạn chấp nhận bán trả sau
Kế hoạch hoàn chỉnh? Phần lớn các doanh nghiệp có ý tưởng hay đều cần sự hỗ trợ
nguồn vốn từ các ngân hàng. Quyết định cho vay của ngân hàng ngoài việc dựa trên
uy tín cá nhân, tài sản thể chấp thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là
một trong yếu tố vô cùng quan trọng. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh về ý tưởng, các
bảng dự toán sẽ giúp ích cho bạn. Hoặc ít nhất cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các
nhà đầu tư.
Có thể rất khó trong lần đầu tiên lập bản kế hoạch kinh doanh, nhất là đối với những
startup. Nhưng hãy nhớ trước khi thuê một văn phòng kinh doanh, mua hàng hóa và
tìm kiếm nhân viên hãy ngồi xuống và viết ra giấy kế hoạch kinh doanh của riêng
mình. Kế hoạch kinh doanh giữ bạn ở lại với thực tế, biết hướng đi cụ thể và biết điều
phối đồng tiền một cách thông minh hơn.
7
9 BƯỚC GIÚP ĐÁNH GIÁ NHANH KẾ
HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
“Ngay cả đối với một doanh nghiệp đã hoạt động liên tục trong một thời gian
dài cũng phải trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu và phải luôn kiểm
soát những vấn đề cơ bản nhất. Vậy nên để tiết kiệm thời gian bạn cần đánh
giá nhanh qua bản kế hoạch kinh doanh của mình. Và dưới đây là những thành
phần mà bạn không thể bỏ qua.”
22www.remove.vn
MỤC TIÊU
Đây chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần thiết
lập mục tiêu về thị phần, mục tiêu bán hàng, mục tiêu lợi nhuận và kế hoạch để đạt
được những mục tiêu này.
Để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh thực sự
của mình là gì. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nên thảo luận với nhóm đồng
sáng lập hoặc những người cộng sự tin cậy của bạn.
Khi đã có câu trả lời để lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần đưa các chỉ tiêu quan
trọng này vào bản kế hoạch của mình.
Xác định mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng
1/ Ý TƯỞNG
Không nên giữ ý tưởng trong đầu của mình! Hãy viết nó ra, rồi bạn sẽ thấy những
giá trị hữu ích mà nó đem lại.
Khi thiết lập mục tiêu phải đảm bảo là nó có thể đo lường được. Hãy cụ thể những
mục tiêu này thành những con số tuyệt đối hoặc phần trăm tăng trưởng tương đối.
Không sử dụng những từ chung chung như “tốt nhất” hay “phát triển nhanh chóng”
vì chúng gây khó khăn khi định vị cũng như đưa ra các chiến dịch thực thi…
2/ TUYÊN BỐ SỨ MỆNH
23www.remove.vn
Tuyên bố sứ mệnh để xác định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nên xác định
mục tiêu cơ bản và những mục tiêu về chiến lược, thị trường sẽ phục vụ và những lợi
ích sẽ cung cấp cho khách hàng.
3/ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Các chuyên gia hàng đầu trong việc phát triển sự hài lòng của khách hàng tuyên bố
nhiệm vụ mục tiêu nên là sự hài lòng của khách hàng. Phát triển các chương trình
chăm sóc khách hàng phụ thuộc vào truyền bá các ý tưởng và tầm quan trọng của
khách hàng đối với công ty.
4/ TRIẾT LÝ NƠI LÀM VIỆC
Một số kế hoạch kinh doanh cũng xác định mục tiêu nội bộ, chẳng hạn như duy trì
một môi trường làm việc sáng tạo và xây dựng sự tôn trọng, sự đa dạng trong văn
hóa công ty.
5/ TIẾP THỊ DỰA TRÊN GIÁ TRỊ
Các chuyên gia khuyên doanh nghiệp nên tiếp thị dựa trên giá trị để giúp khách hàng
hiểu hơn về doanh nghiệp. Hướng phát triển này giúp phát triển giá trị doanh nghiệp,
nêu bật lên những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp, cho ai và với mức giá tương
đối.
6/ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Tập trung vào những gì xứng đáng được gọi là “chìa khóa thành công” là một ý tưởng
để nhận ra những điều bạn nên ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà chiếc chìa khóa này cũng sẽ không giống
nhau, đó có thể là vị trí thuận tiện, bãi đỗ xe khang trang, giá cả phù hợp, nhân viên
chuyên nghiệp, quảng cáo rầm rộ,...
Tập trung vào một chiến lược nhất định là rất quan trọng và xác định chiếc chìa khóa
thành công riêng có của doanh nghiệp là cách để bạn tập trung vào mục tiêu.
7/ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
- Bảng phân tích hòa vốn tính toán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một
đơn vị sản phẩm và doanh thu trên một đơn vị sản phẩm.
- Bạn có thể thực hiện theo 3 giả định như sau:
1. Doanh thu trên một đơn vị: mức giá mà doanh nghiệp áp phí lên một sản
phẩm. Đối với những doanh nghiệp không có đơn vị cơ sở, có thể quy doanh
thu mỗi đơn vị là 100.000 đồng và nhập chi phí theo phần trăm của 100.000.
24www.remove.vn
2. Chi phí trung bình mỗi sản phẩm: chi phí gia tăng của từng đơn vị sản phẩm.
Bạn có thể sử dụng bảng dự báo bán hàng để ước tính chi phí trung bình.
3. Chi phí cố định hàng tháng: về mặt kỹ thuật, phân tích hòa vốn xác định chi
phí cố định ngay cả khi doanh nghiệp không hoạt động. Thông thường, các
doanh nghiệp thường quy chi phí hoạt động thường xuyên là chi phí cố định để
dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính.
Đúng “chìa khóa” sẽ mởđược cánh cửa thành công
8/ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Nếu bạn đã xác định được thị trường tiềm năng của doanh nghiệp thì có thể bỏ qua
bước này. Tuy nhiên, việc này thật sự cần thiết nếu bạn muốn có cái nhìn chắc chắn
về thị trường và thấu hiểu (insight) của khách hàng thì bước này rất quan trọng.
Hãy xây dựng một bảng phân tích thị trường. Bảng này gồm có: danh sách các phân
khúc thị trường, sản phẩm mà bạn cung cấp ở mỗi nhóm, đặc điểm nhân khẩu học,
thói quen mua sắm, sở thích hoặc bất cứ yếu tố nào khác giúp bạn phân loại nhóm
khách hàng. Xác định tổng số khách hàng tiềm năng và ước tính tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm cho từng phân khúc.
9/ TẠM DỪNG ĐỂ XEM XÉT
Sau khi đã xác định được vị trí của doanh nghiệp, những thế mạnh mà công ty đang
sở hữu cũng như hướng phát triển thì bây giờ là lúc tạm dừng và nhìn lại bức tranh
tổng quan này. Nó sẽ đem lại những ý nghĩa gì? Doanh nghiệp có cần phải bán thêm
hàng để chạm đến điểm bùng phát? Thị trường như vậy đã đủ lớn chưa? Dự báo của
bạn có khả năng thực hiện không?
25www.remove.vn
Đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng, bước đánh giá lại kế hoạch
kinh doanh là rất quan trọng. Rất nhiều những ý tưởng khởi nghiệp chưa được khơi
sáng đã vội vụt tắt khi các startup không thành công. Nếu bạn có niềm tin vào doanh
nghiệp của mình, vào những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thì hãy bắt tay
ngay vào việc phát triển kế hoạch kinh doanh. Hoặc ít nhất là hãy nghiên cứu thêm
các ý tưởng và làm nên sự khác biệt của riêng mình.
8
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH
DOANH TRONG VÒNG 1 GIỜ
“Kế hoạch kinh doanh không còn là một đống tài liệu chất chồng và bạn phải
mất một vài tuần để nghiên cứu và viết ra. Đó không phải là một điều gì quá
ghê gớm, ràng buộc bởi tính chuyên nghiệp mà doanh nghiệp phải in ra để rồi
đặt trên kệ. Thay vào đó, lập kế hoạch kinh doanh trong thời hiện đại là một
quá trình đơn giản giúp doanh nghiệp phát hiện ra chiến lược kinh doanh lý
tưởng của mình.”
Hoàn toàn có thể lập kinh doanh trong vòng 1 giờ
Để có thể lập được kế hoạch kinh doanh trong vòng một giờ, trước tiên bạn nên nắm
vững khái niệm về kế hoạch kinh doanh cốt lõi, loại kế hoạch này giữ được những lợi
ích của kế hoạch kinh doanh truyền thống mà không gây rắc rối như việc viết ra một
kế hoạch kinh doanh dài.
Những điều nên đưa vào thông tin doanh nghiệp:
1. Gía trị: một câu mô tả giá trị mà bạn cung cấp cho khách hàng. Chỉ với 140
ký tự hãy mô tả những gì bạn làm và những gì làm nên nét đặc trưng của
26www.remove.vn
doanh nghiệp. Mục tiêu ở phần này là truyền đạt các giá trị của doanh nghiệp
sao cho khách hàng cảm thấy dễ hiểu nhất.
2. Nhu cầu thị trường: doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng?
Nếu không giải quyết được nhu cầu của khách hàng, sẽ rất khó khăn để xây
dựng nên doanh nghiệp. Nếu vẫn chưa chắc chắn, hãy trò chuyện với khách
hàng tiềm năng và để họ nói những điều họ thích ở sản phẩm, dịch vụ của
công ty. Tại sao họ lại chọn chúng thay vì các sản phẩm thay thế khác?
3. Giải pháp: làm thế nào bạn giải quyết được vấn đề của khách hàng? Sản
phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Ở phần này, hãy mô tả sản phẩm, dịch vụ
của bạn và tại sao chúng tốt hơn so với các sản phẩm thay thế.
4. Cạnh tranh: những sản phẩm mà khách hàng chọn lựa làm sự thay thế. Nếu
khách hàng không dùng sản phẩm của bạn thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của
ai? Điều gì làm cho đối thủ và sản phẩm của họ hấp dẫn hơn?
5. Thị trường mục tiêu: khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Càng cụ thể càng
tốt, độ tuổi, giới tính, thói quen mua sắm... Nếu bạn nhắm những mục tiêu
khác nhau của thị trường thì hãy tạo ra phân khúc thị trường cho từng nhóm
khách hàng.
6. Bán hàng và tiếp thị: làm thế nào doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ đến khách hàng. Hãy nhớ rằng, thị trường mục tiêu khác nhau có thể cần
các chiến dịch và hoạt động tiếp thị khác nhau.
Đối với từng phân khúc cần chiến lược tiếp thị thích hợp
27www.remove.vn
7. Ngân sách, mục tiêu doanh số: Bạn sẽ bán được bao nhiêu, chi phí có thể
bỏ ra. Bạn không cần phải quá đi vào chi tiết, hãy nêu khái quát về cách kinh
doanh và hoạt động tài chính. Bạn có thể điều chỉnh chi tiết sau.
8. Cột mốc: Doanh nghiệp đã làm được những gì? Mục tiêu tiếp theo? Điều này
giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu. Hãy gán các sự kiện quan trọng
với những người chủ chốt trong doanh nghiệp, những con người thực sự có
trách nhiệm.
9. Đối tác: đối tác hiện tại có thể giúp bạn thành công? Ngay cả khi bạn khởi
nghiệp một mình thì cũng hãy nêu ra lý do tại sao bạn chính là người thích hợp
để thực hiện kế hoạch kinh doanh này.
10. Nhu cầu tài trợ: doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và vào mục đích gì? Nếu
bạn sử dụng nguồn vốn từ tiền tiết kiệm của mình thì cũng nên lên kế hoạch
sử dụng nguồn vốn này.
Bạn có nghĩ rằng định dạng này giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc lập
kế hoạch kinh doanh không? Hãy thử bắt tay vào làm và chia sẻ với chúng tôi những
kết quả mà bạn đạt được. Nếu những hướng dẫn trên vẫn khó khăn đối với bạn, có
thể bạn đang cần một chuyên gia giúp sức. Nếu bạn đang vướng mắc điều gì, hãy
gọi cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Kinh doanh là một chặng đường dài, hãy
hiểu về những gì bạn cung cấp sẽ giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng, và mọi
việc còn lại sẽ dần sáng tỏ.
9
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
KINH DOANH HIỆU QUẢ?
“Để tăng lợi nhuận và phát triển việc kinh doanh, bạn cần lập một kế hoạch
kinh doanh theo từng giai đoạn. Đây chính là chìa khóa cho sự thành công của
bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được 2 giai đoạn cơ bản của quá trình lập
kế hoạch kinh doanh, nhằm giúp bạn không lạc lối khi phải làm một công việc
khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức, hoạch định lẫn tầm nhìn.”
GIAI ĐOẠN 1 - NGUYÊN TẮC KHI LẬP KẾ HOẠCH KINH
DOANH
Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn, súc tích. Một bản kế hoạch hàng trăm trang
khiến người khác khó đọc và có thể bị bỏ qua bất kì lúc nào.
28www.remove.vn
Đừng ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh
Hiểu người đọc. Bản kế hoạch phải được viết sao cho người đọc dễ hiểu, sử dụng từ
ngữ không quá khó hiểu và bạn có thể dùng phụ lục để cung cấp thông tin chi tiết.
Không ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh. Phần lớn doanh nhân đều không phải là
chuyên gia, họ phải vừa làm vừa học hỏi và bạn cũng vậy. Nếu có ý tưởng kinh doanh
và sự quyết tâm, hãy viết ra kế hoạch kinh doanh của bạn. Vì như thế, ý tưởng kinh
doanh của bạn sẽ dễ dàng được thực hiện.
GIAI ĐOẠN 2 - CÓ CÁI NHÌN KHÁI QUÁT VỀ TỪNG PHẦN
TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH
Bạn cần định hình được những cái gì quan trọng nên có và những cái gì cần bỏ qua
trong kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là những phần không thể thiếu khi lập kế hoạch
kinh doanh.
1/ Tóm tắt. Đây là phần khái quát cho cả kế hoạch kinhh doanh của bạn. Tóm tắt
là phần đầu tiên và độ dài lý tưởng nên là từ 1 đến 2 trang.
2/ Khái quát về công ty. Nếu bạn đã có một công ty thì đây là phần viết về cấu
trúc, vị trí cũng như là lịch sử phát triển của công ty.
3/ Sản phẩm và dịch vụ. Đây là phần giải quyết vấn đề, giải pháp để sản phẩm và
dịch vụ của bạn có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh quyết liệt và mở rộng
thị trường trong tương lai.
29www.remove.vn
4/ Xác định thị trường mục tiêu. Bạn cần phân tích và nghiên cứu thị trường để
xác định phân khúc thị trường mà bạn hướng đến và xác định tiềm năng của phân
khúc đó.
5/ Kế hoạch marketing và bán hàng. Phần này viết về những kế hoạch mà bạn
hướng đến thị trường mục tiêu, kế hoạch bán hàng cho khách hàng mục tiêu, kế
hoạch giá cả...
6/ Những dấu mốc. Những dấu mốc thực chất là những kế hoạch chính. Nếu bạn
sản xuất sản phẩm cho khách hàng, bạn nên có những dấu mốc như khách hàng đầu
tiên, tìm được nhà sản xuất hay đơn hàng đầu tiên...
7/ Đội ngũ quản lý. Phần này để bạn chứng minh bạn đang có một đội ngũ chuyên
nghiệp để thực hiện ý tưởng của bạn cũng như là đội ngũ sắp được tuyển.
8/ Kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính thực ra không phức tạp như bạn
nghĩ. Thường thì một kế hoạch tài chính sẽ có kế hoạch hàng tháng cho 12 tháng đầu
và những kế hoạch hàng năm cho 3 hoặc 5 năm sau.
9/ Phụ lục. Đây là phần in hình sản phẩm hoặc những thông tin bổ sung như bảng,
biểu đồ
Đừng ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh
30www.remove.vn
Nội dung chi tiết của từng phần như sau:
1/ TÓM TẮT
Đây là phần xuất hiện đầu tiên, tuy nhiên nó lại là phần được viết cuối cùng khi lập
kế hoạch kinh doanh. Bởi vì, bạn chỉ có thể tóm tắt được khi bạn biết nội dung từng
phần của bản kế hoạch kinh doanh.
Thông thường, phần tóm tắt có thể là một văn bản tách biệt và bao gồm những điểm
nổi bật của phần nội dung chi tiết. Phần tóm tắt là phần then chốt trong việc kinh
doanh nên bạn cần phải đảm bảo nó được viết một cách rõ ràng và súc tích. Bạn nên
khái quát những điểm nổi bật trong việc kinh doanh của bạn mà không cần chi tiết
quá.
Bảng tóm tắt cần ngắn gọn, không nên quá chi tiết
Mỗi bảng tóm tắt thường có những phần chủ yếu sau:
Một câu khái quát về việc kinh doanh. Đầu trang, ngay dưới tên dự án, bạn nên có
một câu khái quát việc kinh doanh của bạn.
 Vấn đề. Mô tả vấn đề thị trường mà bạn bạn đang giải quyết. Mọi việc kinh
doanh đều phải giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường.
 Giải pháp. Sản phẩm và dịch vụ của bạn chính là giải pháp để giải quyết vấn
đề.
31www.remove.vn
 Thị trường mục tiêu. Phần này cần phải xác định rõ được khách hàng mục tiêu
của bạn là ai, phạm vi và số lượng ra sao...
 Cạnh tranh. Mọi loại hình kinh doanh đều có sự cạnh tranh và nó là phần quan
trọng để có một cái nhìn khái quát trong phần tóm tắt.
 Đội ngũ. Khái quát và giải thích ngắn một cách ngắn gọn về đội ngũ nhân lực
mà bạn có.
 Tóm tắt tài chính. Phần này nên trình bày bằng bảng và biểu đồ về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận.
 Điều kiện tài trợ. Bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn rằng bạn cần bao nhiêu vốn
để khởi nghiệp.
 Sự kiện quan trọng và thu hút đầu tư
2/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1. Đây là phần ngắn nhất trong kế hoạch kinh doanh. Phần này thường bao gồm
những nội dung là: Trình bày nhiệm vụ. Bạn không nên dành quá nhiều thời
gian để trình bày nhiệm vụ. Phần này chỉ nên gói trọn trong độ một đến hai
câu.
2. Cấu trúc và quyền sở hữu hợp pháp.
3. Lịch sử công ty. Nếu bạn lập kế hoạch kinh doanh cho một công ty đang hoạt
động, bạn nên tóm tắt lịch sử phát triển của công ty và những thành tựu đã
đạt được.
4. Vị trí của công ty. Khái quát về công ty nên có cả phẩn mô tả về vị trí hiện tại
và những lợi thế về địa lý của công ty.
3/ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
Đây là phần rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Ở phần này, bạn sẽ mô tả
việc giải quyết vấn đề mà bạn gặp phải và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và
bạn sẽ cung cấp. Phần này quan trọng cũng bởi vì những khái quát ban đầu sẽ được
cụ thể hóa.
Vấn đề và giải pháp. Mở đầu phần này, bạn nên đề cập đến vấn đề về khách hàng
mà bạn đang giải quyết. Để biết được bạn có đang giải quyết đúng vấn đề mà khách
hàng của bạn gặp phải không, đó là hãy ra ngoài tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.
Sau khi đã tìm thấy vấn đề, bạn phải có giải pháp để giải quyết nó. Giải pháp đó
chính là sản phẩm và dịch vụ mà bạn định cung cấp.
Cạnh tranh. Việc kinh doanh nào cũng có cạnh tranh. Có cả cạnh tranh trực tiếp và
cạnh tranh gián tiếp. Khả năng đáp ứng của nguồn cung cấp. Bạn phải xác định được
nguồn cung cấp và làm sao để bạn có được nó, ước tính làm sao để sản phẩm được
chuyển đến khách hàng. Nếu vận chuyển đến khách hàng thì bạn dùng phương pháp
nào để vận chuyển.
32www.remove.vn
Cần xác định phương pháp vận chuyển hảng hóa đến khách hàng
Công nghệ. Nếu bạn kinh doanh công nghệ thì đây là phần không thể thiết cho kế
hoạch kinh doanh. Bạn nên mô tả công nghệ của bạn có gì khác với những nguồn
khác ngoài thị trường.
Tài sản trí tuệ. Nếu bạn có bằng sáng chế hoặc đang trong quá trình làm bằng
sáng chế, phần này bạn nên mô tả những điểm chính trong sáng chế của bạn
4/ KẾ HOẠCH MARKETING VÀ BÁN HÀNG
Đây là phần thể hiện phương pháp tiếp cận đến khách hàng và bán hàng. Trước khi
viết kế hoạch marketing, thị trường mục tiêu của bạn phải được xác định rõ và phải
có khách hàng tiềm năng. Nếu không hiểu rõ đối tượng mà bạn tiếp thị, kế hoạch
marketing của bạn sẽ có vấn đề.
Định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu là giới thiệu công ty của bạn đến khách
hàng, để khách hàng biết được vị thế của công ty bạn
33www.remove.vn
Định vị thương hiệu là bước đầu tiên để tiếp cận khách hàng
Trước khi định vị thương hiệu, bạn cần phải ước lượng thị trường hiện tại và phải trả
lời được các câu hỏi như khách hàng chủ yếu của bạn cần và muốn gì, những đối thủ
cạnh tranh khác định vị thương hiệu như thế nào... Một khi trả lời được các câu hỏi
trên, bạn có thể có chiến lược định vị thương hiệu và chỉ rõ ra trong kế hoạch kinh
doanh.
Giá bán. Sau khi có chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần quan tâm đến giá thành.
Giá thành là điều mà khách hàng rất quan tâm và là một công cụ để khách hàng biết
đến thương hiệu của bạnh.
Khi quyết định giá bán, có một vài nguyên tắc sau:
 Giá bán phải bao gồm cả chi phí.
 Giá ban đầu không phải là lợi nhuận.
 Giá bán phải phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Bạn có thể thiết lập giá dựa trên nhiều nhân tố và phải dựa trên chi phí. Thường gọi
là chi phí – phần thặng dư – giá bán. Một phương pháp khác là nhìn vào giá bán của
những đối thủ cạnh tranh và dựa vào đó để định giá theo nhu cầu thị trường.
Xúc tiến. Khi đã định vị thương hiệu và quyết định giá bán, bạn cần phải có một chiến
lược xúc tiến. Một chiến lược xúc tiến thường có những phần như:
 Đóng gói sản phẩm. Vẻ ngoài của sản phẩm cần phải giúp bạn định vị được
thương hiệu và cạnh tranh được với các đối thủ khác.
34www.remove.vn
 Quảng cáo. Bạn cần phải chi ra một khoản cho hoạt động này và phải lựa chọn
loại hình quảng cáo phù hợp. Bạn có thể quảng cáo online hay thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
 Quan hệ công chúng.
 Nội dung marketing.
 Truyền thông xã hội.
Phân phối. Phân phối là bạn sẽ đưa hàng hóa đến với khách hàng. Có một vài cách
phân phối mà bạn có thể tham khảo như: bán hàng trực tiếp, bán lẻ, trưng bày sản
phẩm, sản xuất thiết bị gốc, liên kết phân phối.
5/ CỘT MỐC
Phần này có thể không dài nhưng nó cũng rất quan trọng để có cái nhìn khái quát về
những chặng phát triển tiếp theo của việc kinh doanh.
Những cột mốc thể hiện những thành tựu mà bạn đạt được rất có ý nghĩa
Cột mốc là những mục tiêu mà bạn đã lên kế hoạch để đạt được. Ngoài ra, các cột
mốc cũng là những gì mà bạn đã đạt được trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như
khách hàng đầu tiên, tìm được nhà sản xuất và đơn hàng đầu tiên.
Việc kinh doanh của bạn nên liệt kê chi tiết những việc mà bạn đã từng gánh vác.
Biết được những việc gì cần phải đảm đương sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn
thành công.
35www.remove.vn
6/ ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
Trong phần này, bạn nên chứng minh rằng mình có một đội ngũ chuyên nghiệp để
thực hiện kinh doanh. Phần đội ngũ quản lý thường bao gồm tóm tắt thông tin của
mỗi thành viên với trình độ nổi bật và kinh nghiệm. Để công ty phát triển được, bạn
cần yêu cầu các thành viên có những kinh nghiệm và kiến thức đa dạng.
Đội ngũ quản lý của bạn không nhất thiết phải được hoàn thành để có một kế hoạch
kinh doanh hoàn chỉnh. Nếu bạn biết được chỗ trống trong đội ngũ quản lý là gì thì
không sao. Thực tế, các nhà đầu tư hiểu rằng bạn biết trong đội ngũ quản lý của bạn
có những chỗ trống. Chỉ cần bạn chỉ ra rằng bạn đang tìm người thích hợp cho những
vị trí ấy.
7/ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Một bản kế hoạch tài chính thường có
dự báo cho 12 tháng đầu và dự báo cho những năm tiếp theo, thường là từ 3 đến 5
năm. Một bản báo cáo tài chính chi tiết thường có những phần sau:
- Dự báo bán hàng. Bạn dự báo số lượng sản phẩm bán được trong năm là bao
nhiêu. Một bản dự báo bán hàng thường được chia thành các cột, mỗi cột là một
sản phẩm và dịch vụ. Nhưng bạn không nên làm bản dự báo bán hàng quá chi
tiết đến nỗi khắt khe. Chẳng hạn như bạn có một nhà hàng, bạn hãy chia bản kế
hoạch bán hàng của bạn thành những nhóm là đồ ăn trưa, đồ ăn tối và đồ uống.
- Bảng dự báo bán hàng cũng bao gồm các cột để dự tính chi phí cho việc bán
hàng. Những cột này sẽ cho thấy được những chi phí liên quan để tạo ra sản
phẩm và vận chuyển dịch vụ.
- Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho
nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân
viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra
hàng tháng.
- Báo cáo lãi và lỗ. Những số liệu về dự báo bán hàng hay kế hoạch nhân sự
cũng sẽ được chỉ ra ở phần này.
- Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho
nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân
viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra
hàng tháng.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Sử dụng quỹ.
36www.remove.vn
Dự báo bán hàng là một phần của kế hoạch tài chính
5/ PHỤ LỤC
Đây không phải là phần bắt buộc nhưng sẽ là phần rất hữu dụng khi lập kế hoạch
kinh doanh và là phần thích hợp để bạn đính kèmm biểu đồ, bảng, định nghĩa, ghi
chú pháp lý hoặc các thông tin quan trọng khác. Hoặc bạn có một bằng sáng chế,
hình minh họa cho sản phẩm thì đây là phần bạn thể hiện chúng.
Sau khi tường tận và hiểu rõ đầy đủ các phần cần có cũng như ý nghĩa của chúng
trong bản kế hoạch kinh doanh, việc lập kế hoạch kinh doanh đã không còn là một
việc quá xa tầm tay, thậm chí với các cá nhân vừa bắt tay vào con đường kinh doanh,
chỉ với niềm say mê và ý tưởng khả thi. Theo hướng dẫn này, cơ bản bạn sẽ tạo được
một bản kế hoạch kinh doanh đầyđủ các bước.
Tuy nhiên, muốn kế hoạch này có thể thực thi được, bạn cần phải tham khảo ý kiến
của các chuyên gia. Họ sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan, toàn cảnh về kế hoạch
của bạn, cũng như định hướng phát triển dự án theo đúng mục tiêu bạn đã đề ra.
10
XÂY DỰNG DÀN Ý CHUẨN CHO KẾ
HOẠCH KINH DOANH
37www.remove.vn
Để tạo được ấn tượng với các ngân hàng và các nhà đầu tư, bản kế hoạch kinh
doanh cần phải được trình bày theo thứ tự phù hợp. Kế hoạch kinh doanh của
bạn nên là những gì mà ngân hàng hoặc những người cung cấp nguồn vốn
mong đợi, và nó cần được trình bày theo thứ tự. Một bản dàn ý đạt tiêu chuẩn
sẽ giúp bạn có thể đi đúng hướng, tránh khỏi những sai sót để có được cơ hội
tốt nhất để gây quỹ
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KẾ HOẠCH
Bạn không cần xây dựng kế hoạch theo thứ tự mà bạn trình bày nó như trong tài liệu
đã hoàn thành. Ví dụ, phần tóm tắt rõ ràng là phần đầu tiên của kế hoạch kinh doanh,
nhưng nó cần được viết sau cùng sau mọi thứ khác, bởi khi những thứ khác được thực
hiện, bạn mới có thể hiểu được kế hoạch kinh doanh của bạn gồm những nội dung gì
để mà tóm tắt. Tương tự vậy, mặc dù phần tóm tắt quản lý thường được trình bày
vào phần cuối của kế hoạch kinh doanh nhưng nó có thể là phần được viết đầu tiên.
THỨ TỰ CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
 Nếu bạn có các phần chính rồi thì thứ tự sẽ không quan trọng nhiều lắm, nhưng
những gì trình bày ở đây là trình tự và được triển khai thành những vấn đề
sau:
 Mục lục đơn của kế hoạch kinh doanh.
 Mục lục chi tiết của kế hoạch kinh doanh.
 Tiêu chuẩn khi làm bảng và biểu đồ.
1. MỤC LỤC ĐƠN GIẢN CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH
- Tóm tắt:
Phần này sẽ được viết cuối cùng. Chỉ cần tóm gọn những điểm nổi bật trong kế hoạch
kinh doanh của bạn vào một hoặc hai trang giấy. Tóm tắt các vấn đề bạn đang giải
quyết cho khách hàng, giải pháp của bạn, các thị trường mục tiêu, nhóm các nhà đầu
tư và dự báo tài chính. Bạn cần viết một cách càng ngắn gọn càng tốt, như thế bạn
có thể thu hút được người đọc tìm hiểu nhiều hơn về công ty.
38www.remove.vn
Trình tự thực hiện các phần trong kế hoạch kinh doanh rất quan trọng
- Sản phẩm và dịch vụ.
Đôi khi, phần này có thể gồm bảng biểu để cung cấp thông tin chi tiết, như là hóa
đơn nguyên vật liệu hoặc danh sách giá bán. Nhưng chủ yếu, trong phần này bạn
nên mô tả bạn đang bán gì và sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách
hàng ra sao.
- Tóm tắt phân tích thị trường.
Bạn cần xác định được thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mà bạn đang tìm kiếm.
Phần này dùng để thảo luận về những nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm khách hàng
và làm thế nào để tiếp cận được khách hàng và vận chuyển sản phẩm đến khách
hàng. Bạn cũng cần biết đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và bạn sẽ cạnh tranh thế
nào với họ.
- Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện.
Phần này để phác thảo những kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và những
những vấn đề liên quan khi thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý.
Phần này bạn mô tả về tổ chức việc kinh doanh của bạn và các thành viên chủ chốt
của đội ngũ quản lý. Và cũng nên bao gồm phần tóm tắt kiến thức và kinh nghiệm
của những người quản lý.
39www.remove.vn
- Kế hoạch tài chính.
Phần này nên bao gồm những dự báo về dự báo bán hàng, lãi lỗ, bảng cân đối kế
toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, chỉ số kinh doanh và điểm hòa vốn.
Mục lục cần được viết từ đơn giản đến chi tiết
2. MỤC LỤC CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH
- Tóm tắt:
o Vấn đề
o Giải pháp
o Thị trường
o Đối thủ cạnh tranhTình hình tài chính
- Sản phẩm và dịch vụ
o Vấn đề cần giải quyết
o Giải pháp
o Xác nhận của vấn đề và giải pháp
o Lộ trình/Kế hoạch tương lai
- Tóm tắt phân tích thị trường
o Phân đoạn thị trường
o Chiến lược phân đoạn thị trường mục tiêu
o Nhu cầu thị trường
40www.remove.vn
o Xu hướng thị trường
o Phát triển thị trường
o Khách hàng chủ yếu
o Thị trường tiềm năng
o Đối thủ cạnh tranh
- Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện
o Kế hoạch marketing
o Kế hoạch bán hàng
o Địa điểm và thiết bị
o Công nghệ
o Trang thiết bị và công cụ
o Cột mốc thực hiện
o Chỉ số chủ yếu
- Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý
o Cơ cấu tổ chức
o Đội ngũ quản lý
o Kế hoạch nhân sự
o Lịch sử công ty và tài sản sở hữu
- Kế hoạch tài chính
o Dự báo lợi nhuận và bán hàng
o Chi phí
o Kế hoạch lãi lỗ
o Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ
o Kế hoạch cân đối kế toán
o Chỉ số kinh doanh.
3. TIÊU CHUẨN CỦA BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Lưu chuyển tiền tệ là một con số phân tích rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh
và đừng quên trình bày nó thành một bảng. Phần lớn những kế hoạch kinh doanh
cũng bao gồm dự báo bán hàng và bảng báo cáo lãi lỗ.
Bảng biểu đúng quy chuẩn. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bảng biểu thường được
trình bày ở phần phụ lục lèm theo. Bảng thống kê tình hình tiền tệ là một phần không
thể bị bỏ sót. Và một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn cũng cần bảng bự báo bán
hàng, báo cáo lãi lỗ … Ngoài ra, mỗi bản kế hoạch kinh doanh cần có cả những biểu
đồ để biểu thị số liệu. Biểu đồ cột và biểu đồ tròn là hai loại biểu đồ được sử dụng
phổ biến nhất.
41www.remove.vn
Bảng biểu là một phần quan trọng trong mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh
Bạn bây giờ đã có một bản phác thảo đầy đủ các phần và thứ tự của chúng trong một
bản kế hoạch kinh doanh. Việc cần làm là điền thông tin và ý tưởng của bạn vào
những phần đó, tạo thành một bản súc tích, hiển thị rõ ràng các điểm quan trọng và
trình bày một cách thu hút. Đây chính là CV của doanh nghiệp, khi họ cần rót vốn
hoặc vay tiền. Nếu một cá nhân phải có CV thu hút các nhà tuyển dụng thì các doanh
nghiệp phải trang bị một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và có sức thuyết phục,
không chỉ để các nhà đầu tư soi mà còn là công cụ hiệu quả trong việc định hướng
nhân viên và củng cố niềm tin của họ vào tổ chức.
11
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP MỘT KẾ
HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC TỔ
CHỨC PHI LỢI NHUẬN?
“Bắt đầu và thực hiện kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận sẽ là một trải nghiệm
thú vị cho bạn. Nhưng kinh doanh phi lợi nhuận cũng cần dựa trên một kế
hoạch đã được lập ra để đạt được thành công.”
MỤC ĐÍCH CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
42www.remove.vn
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định được những lý do để lập kế hoạch kinh doanh
là bạn lập kế hoạch để làm gì, ai sẽ đọc và thực hiện nó… Một kế hoạch kinh doanh
phi lợi nhuận cần phải được lên kế hoạch để dễ quản lý, hoặc kế hoạch đó có thể sử
dụng rộng rãi và thu hút những người quyên góp tiềm năng.
Mục đích của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?
Lập kế hoạch kinh doanh có thể là cách tuyệt vời để Đội ngũ quản lý hoặc Ban điều
hành biết được tầm nhìn, mục tiêu và tương lai của việc kinh doanh của bạn. Lập kế
hoạch cho việc kinh doanh phi lợi nhuận có thể là một cơ hội để xác định trọng tâm
của nhiệm vụ, tình hình tài chính mà bạn cần để thực hiện nhiệm vụ đó và duy trì
hoạt động trong tương lai.
ƯỚC TÍNH NHU CẦU
Phân tích nhu cầu và ước tính nhu cầu là quá trình của việc nghiên cứu tìm ra trọng
tâm cho tổ chức hoặc dự án của bạn. Bạn cần phải biết được rằng mọi người có thực
sự cần đến dự án của bạn hay không.
MỤC LỤC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH PHI LỢI
NHUẬN
Mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cũng sẽ có những phần giống
như là một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn:
- Tóm tắt. Đây là phần đầu tiên sẽ được đọc nhưng lại là phần cuối cùng được viết.
Bởi vì bạn chỉ có thể khái quát được nội dung khi nắm được những phần khác đã
43www.remove.vn
được hoàn thiện trước đó. Phần này sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về toàn bộ kế
hoạch kinh doanh. Hãy nghĩ rằng những nhà tài trợ sẽ chỉ đọc phần này.
-
Mục lục của kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận gồm những gì?
- Sản phẩm và dịch vụ. Bạn đang tạo ra một sản phẩm thay đổi cuộc sống với giá
thành thấp cho mọi người, bạn đang cung cấp một dịch vụ cần thiết cho cộng
đồng? Tổ chức của bạn đặc biệt hoặc bạn đã không dành nhiều thời gian để hiểu
được sự đặc biệt đó. Hãy chú ý những điểm đã làm nó trở nên tuyệt vời. Việc kinh
doanh phi lợi nhuận của bạn có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi cộng đồng hoặc
có thể là thay đổi thế giới.
Đây là phần mà bạn nên thực sự đi vào chi tiết mô tả chương trình hiện tại của
bạn và những chương trình mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Đây cũng là phần
bạn trình bày những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ, giới thiệu nội
lực và những thử thách và triển khai nhiệm vụ của tổ chức.
- Phân tích thị trường. Việc này có nghĩa là bạn phải biết được những nhà tài trợ
cho tổ chức của bạn là ai. Bạn sẽ tiếp cận họ như thế nào, mục tiêu gây quỹ của
bạn là gì và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Kể từ việc suy thoái kinh tế năm
2008, việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Kinh doanh phi lợi nhuận thì lại càng
phải cạnh tranh mạnh hơn trước, một vài người cảm thấy không thoải mái về việc
đem tài chính của họ đi làm từ thiện.
- Đội ngũ quản lý. Ai là người liên quan và trách nhiệm của họ là gì? Những người
đó có thể làm được những gì? Đội ngũ quản lý của bạn bao gồm những người quản
lý những công việc hàng ngày cho đến hội đồng quản trị, và những người này có
44www.remove.vn
thế có những vai trò chồng chéo. Hãy nêu ra những điểm nổi bật trong trình độ
chuyên môn của họ: như danh hiệu, bằng cấp, những thành tựu đã đạt được và
việc bổ nhiệm cũng nên được bao gồm trong phần này.
- Kế hoạch tài chính. Bất cứ tổ chức nào đang tìm nguồn quỹ đều cần có kế hoạch
tài chính. Phần tài chính trong kế hoạch của bạn nên bao gồm ngân sách dài hạn
và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ước tính trong 3 đến 5 năm. Kỹ năng quản lý tài
chính cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính. Đối với kế hoạch phi
lợi nhuận, người ta sẽ thường quan tâm đến các chi tiết liên quan đến vấn đề tiền
bạc phân tán trong tổ chức. Những thông tin này thường được đăng trực tuyến
trên các trang web để công chúng có thể đưa ra quyết định gây quỹ. Những người
gây quỹ tiềm năng sẽ thực hiện nghiên cứu. Không quan trọng rằng người tài trợ
là ai, họ sẽ muốn biết rằng họ có thể tin tưởng trao quỹ cho tổ chức của bạn. Một
kế hoạch tài chính thiết thực sẽ tạo được một nguồn quỹ chắc chắn.
Đội ngũ quản lý là một phần quan trọng của việc kinh doanh phi lợi nhuận
Hãy nhớ rằng kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận của bạn là một lộ trình và bạn cũng
có thể xem lại những phần nào chưa hợp lý rồi chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục
đích ở một thời điểm nào đó.
Để kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là vô cùng cần
thiết. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có thể là một công cụ then chốt để bạn quản
lý thành công một tổ chức phi lợi nhuận.
45www.remove.vn
12
7 SAI LẦM PHỔ BIẾN TRONG KẾ
HOẠCH KINH DOANH
“Khi viết một kế hoạch kinh doanh thì những sai lầm phổ biến nhất là gì? Dưới
đây là một danh sách về những sai lầm trong việc lập kế hoạch mà doanh
nghiệp cần tránh.”
Lập kế hoạch là điều không thể bỏ qua trong kinh doanh
1. TRÌ HOÃN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tiến hành lập kế hoạch kinh doanh khi được ngân hàng
hoặc nhà đầu tư yêu cầu. Trong trường hợp không bắt buộc, họ sẽ không có một kế
hoạch nào cả. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm. Đừng chờ đợi đến khi có đủ
thời gian mới lập kế hoạch. Càng có nhiều công việc thì càng cần phải lập nhiều kế
hoạch kinh doanh để có thể hoàn thành tốt được công việc đó.
2. KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN DÒNG TIỀN
Đa số mọi người thường nghĩ về lợi nhuận thay vì tiền mặt. Khi bắt đầu lên ý tưởng
cho một kế hoạch kinh doanh mới, doanh nghiệp sẽ thường nghĩ về chi phí để làm ra
sản phẩm, đối tượng khách hàng và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên
trên thực tế, doanh nghiệp không sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh mà chỉ tiêu
46www.remove.vn
tiền mặt. Vì vậy việc nắm rõ được những biến động của dòng tiền là vô cùng quan
trọng.
3. TẬP TRUNG QUÁ NHIỀU VÀO Ý TƯỞNG
Đừng chú trọng quá nhiều về các ý tưởng kinh doanh. Không cần phải có một ý tưởng
quá xuất sắc để bắt đầu phát triển một doanh nghiệp. Thứ mà doanh nhân cần hơn
cả là thời gian, nguồn vốn, sự kiên trì và bền bỉ. Lập kế hoạch kinh doanh không chỉ
là nêu ra ý tưởng mà còn cần phải trình bày đầy đủ thông tin, tính khả thi và các số
liệu cụ thể. Đó là những điều mà các nhà đầu tư chú ý quan tâm khi xem xét một
bản kế hoạch kinh doanh .
4. LO LẮNG VÀ SỢ HÃI
Thực hiện một kế hoạch kinh doanh không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Đó
không phải là việc viết một luận án tiến sĩ hay một cuốn tiểu thuyết. Trong quá trình
viết kế hoạch có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như sách báo,
tạp chí và sử dụng các phần mềm hỗ trợ hiện có.
5. MỤC TIÊU MƠ HỒ, KHÔNG RÕ RÀNG
Hãy loại bỏ những cụm từ vô nghĩa trong kinh doanh như “tốt nhất” ra khỏi bản kế
hoạch của mình bởi vì chúng hoàn toàn là sự thổi phồng. Hãy nhớ rằng mục tiêu của
kế hoạch kinh doanh chính là kết quả của nó và để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp
cần phải theo dõi, giám sát quá trình kinh doanh chặt chẽ. Cần chia ra các khoảng
thời gian cụ thể, ngân sách cho từng thời kỳ, những cột mốc, trách nhiệm quản lý…
trong bản kế hoạch kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và xử
lý các vấn đề phát sinh.
47www.remove.vn
Doanh nghiệp cần có mục tiêu rõ ràng cho kế hoạch kinh doanh của mình
6. MỘT KẾ HOẠCH PHÙ HỢP CHO TẤT CẢ
Doanh nghiệp cần điều chỉnh kế hoạch của mình đúng với mục đích kinh doanh thực
tế. Một bản kế hoạch kinh doanh không thể sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp và
trong mọi tình huống. Với những mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có sự những
bản kế hoạch kinh doanh khác nhau.
7. QUÁ NHIỀU SỰ ƯU TIÊN
Khi lập kế hoạch, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược mục tiêu và chỉ chú trọng,
ưu tiên từ 3 đến 4 mặt hàng nhất định. Nếu tập trung vào quá nhiều loại hình sản
phẩm khác nhau thì sẽ rất khó để đạt được hiệu quả. Cần ghi nhớ khi càng có nhiều
mặt hàng trong danh sách sản phẩm mục tiêu thì những mặt hàng đó càng ít nhận
được sự quan tâm.
13
VÌ SAO MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH
HIỆU QUẢ THÌ KHÔNG BAO GIỜ KẾT
THÚC ?
48www.remove.vn
“Điều gì làm cho kế hoạch kinh doanh trở nên đáng giá? Một kế hoạch kinh
doanh thành công phải được đo lường bằng hiệu quảthực tế và nó có tính khả
thi hay không. Và để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt thì cần xem xét
rất nhiều yếu tố.”
Hiệu quả của kế hoạch kinh doanh phải đáng giá với những gì đã bỏ ra
MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐÁNG GIÁ VỚI NHỮNG GÌ
BỎ RA
Giá trị của kế hoạch kinh doanh không phải là 1.000 đô la hay 10.000 đô la, mà nó
nằm ở việc nó được quyết định một cách nhanh chóng và sau cùng mới là số lượng
tiền ở trong ngân hàng
Kế hoạch kinh doanh nên được đo lường bằng kết quả của nó. Dù được nghiên cứu
kỹ như thế nào, viết hay ra sao hoặc được giới thiệu một cách xuất sắc thế nào chăng
nữa, nhưng những điều làm nên sự khác biệt chính là chúng ảnh hưởng thế nào đến
công việc kinh doanh
NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH TỐT
Kế hoạch kinh doanh là một phần trong một quá trình kinh doanh. Có một vài yếu tố
quan trọng để làm nên hiệu quả của một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn phải
đặt kế hoạch kinh doanh vào trong một hệ thống liên kết với những yếu tố khác để
49www.remove.vn
đạt được hiệu quả, bởi vì kế hoạch có thể bị loại bỏ nếu không một ai quan tâm đến
nó.
Kế hoạch phụ thuộc vào phụ thuộc vào yếu tố con người, đặc biệt là quá trình của
việc cam kết và những thứ liên quan, dấu hiệu và bám sát những thứ kéo theo sau
đó
Sự khả thi bắt đầu bằng một kế hoạch tốt. Những yếu tố sẽ làm cho kế hoạch kinh
doanh mang tính khả thi hơn bao gồm:
- Sự đơn giản. Nếu kế hoạch kinh doanh quá phức tạp, mọi người sẽ gặp khó
khăn trong việc hiểu và thực hiện nó. Vì thế nội dung phải dễ hiểu và dễ thực
hiện.
- Kế hoạch kinh doanh có chi tiết không? Mục tiêu có cụ thể và ước lượng
được hay không? Có những hoạt động cụ thể, với ngày tháng hoàn thành, trách
nhiệm cụ thể của từng người và ngân quỹ cụ thể hay không?
- Kế hoạch có mang tính thực tế? Mục tiêu bán háng, ngân quỹ chi phí và
những cột mốc thực hiện có thực tế không?
- Kế hoạch có được hoàn thành không? Nó có bao gồm những yếu tố cần thiết
không? Những yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh rất đa dạng, phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh. Không có sự đảm bảo nào, tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh sẽ
hiệu quả nếu nó không bỏ qua những điều nền tảng
Không dành thời gian cho việc lập kế hoạch là một quan niệm sai lầm
50www.remove.vn
TÁC DỤNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh là cách có tính tổ chức và logic để thấy được tất cả
những khía cạnh quan trọng của việc kinh doanh. Đầu tiên, hãy quyết định tác dụng
của kế hoạch là gì, chẳng hạn như:
Xác định và điều chỉnh mục tiêu, những chương trình để đạt được mục tiêu đó.
- Rà soát việc kinh doanh thường xuyên và tiến hành sửa chữa hoặc điều chỉnh.
- Phát triển và thiết lập việc kinh doanh mới.
- Hỗ trợ hồ sơ vay vốn.
- Kêu gọi sự tán thành của các thành viên công ty.
- Lập giá thành cho sản phẩm hoặc những mục đích hợp pháp khác.
- Định giá cho dòng sản phẩm mới, xúc tiến bán hàng hoặc mở rộng kinh doanh.
QUAN NIỆM SAI KHI NGHĨ KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ LẬP
KẾ HOẠCH
Rất nhiều công việc kinh doanh không có kế hoạch cho đến khi ngân hàng hoặc những
nhà đầu tư muốn xem bảng kế hoạch kinh doanh. Nếu đã là một người kinh doanh
thì thực sự cần phải có kế hoạch
Một tiến trình kế hoạch tốt cần phải tiết kiệm thời gian, từng ngày, từng tháng một.
Việc này sẽ giúp cho việc kinh doanh tập trung vào những gì quan trọng nhất. Duy
trì những sự ưu tiên luôn có hiệu quả.
Xem xét kế hoạch với kết quảhiện tại một cách thường xuyên đểtiết kiệm thời gian
và tránh được những rủi ro, duy trì được tiến trình tiến tới mục tiêu, nhận định được
phạm vi rắc rối và theo dõi những phạm vi cần được chú ý của việc kinh doanh.
CHÌA KHÓA ĐỂ XÂY DỰNG MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH
DOANH TỐT
Sử dụng kế hoạch kinh doanh để lập ra những mục tiêu cụ thể, phân công trách
nhiệm và thời hạn để quản lý việc kinh doanh.
- Phân công nhiệm vụ cho từng người và phòng ban, đặt ra chỉ tiêu và thời hạn để
việc thực hiện diễn ra đúng hướng.
- Mỗi chiến lược của một bản kinh doanh thiết thực bao gồm việc thực hiện 10 phần
công việc khác nhau.
- Có tính khả khi.
- Như một phần của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, nên tạo ra một diễn đàn
cho việc rà soát định kỳ và sửa đổi những hướng đi.
51www.remove.vn
Tiến trình lập kế hoạch là một công cụ có giá trị
TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Nếu muốn lập kế hoạch kinh doanh, cần phải vượt qua những rào cản. Hãy luôn nhớ
rằng có nhiều tiềm năng lợi ích hơn, không chỉ là việc ước tính để lập kế hoạch. Bên
cạnh việc vượt qua những rào cản thì tiến trình xây dựng kế hoạch là một công cụ có
giá trị để quản lý việc kinh doanh.
Một người lập kế hoạch chuyên nghiệp nhậnân ra rằng kế hoạch kinh doanh tốt thì
không bao giờ kết thúc và một kếhoạch kinh doanh tốt là rất hiếm. Những điều làm
nên giá trị của kế hoạch không phải là dự đoán tương lai, mà là sự chỉ đạo và chỉ
tiêu.
KIỂM SOÁT CÔNG VIỆC
Hãy lập ra mục tiêu kinh doanh dài hạn. Trong thực tế, công việc kinh doanh sẽ gặp
nhiều vấn đề và sự thay đổi của môi trường kinh tế, khách hàng chi tiêu ít hơn mong
đợi, giá cả sản phẩm tăng hay giảm. Một tiến trình có thể giúp cho kế hoạch có chỗ
đứng trong thực tế. Mỗi nhà quản lý tiếp thục theo dõi chỉ tiêu và ngân quỹ, và đến
cuối tháng sẽ so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đặt ra.
Kế hoạch kinh doanh không phải là bán một ý tưởng kinh doanh cho những nhà đầu
tư vốn. Một kế hoạch kinh doanh là cách duy nhất để giới thiệu thông tin cho các nhà
đầu tư để phát triển công việc kinh doanh.
52www.remove.vn
14
6 CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC TRẢ LỜI
TRƯỚC KHI BẮT TAY LÀM KẾ
HOẠCH KINH DOANH
“Rất nhiều người nghĩ rằng kế hoạch kinh doanh là kế hoạch cho một công
việc kinh doanh mới hoặc để xin một khoản vay khác. Những điều này cũng
quan trọng đểđiều hành công việc kinh doanh, dù việc kinh doanh có cần
những khoản vay mới hay khoản đầu tư mới hay không. Việc kinh doanh cần
được lập kế hoạch đ ểthúc đẩy sự phát triển và mở rộng.”
MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TIÊU CHUẨN
Một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn, theo như lời khuyên của những chuyên gia kinh
doanh được chuẩn bị cho việc giới thiệu chính thức tới những ngân hàng, nhà đầu tư
hoặc quản lý của bên đối tác. Bản kế hoạch nên được bắt đầu với phần tóm tắt, mô
tả về công ty, lịch sử, sản phẩm, thị trường, chiến lược, đội ngũ quản lý và dự án báo
tài chính.
Bảng kế hoạch phụ thuộc và bối cảnh
Bảng kế hoạch phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, nếu đang phát triển một
kế hoạch cho nhu cầu trong nước, không cần phải gửi đến cho ngân hàng và những
53www.remove.vn
nhà đầu tư, có thể không cần phải gao gồm tất cả kinh nghiệm chi tiết mà mọi ngời
người trong công ty đã biết. Việc mô tả của đội ngũ quản lý rất quan trọng đối với
những nhà đầu tư, trong khi lịch sử tài chính lại quan trọng đối với các ngân hàng.
ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI MỘT KẾ HOẠCH?
Kế hoạch phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhưng thông thường, những điều quan trọng là
phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ và việc thực hiện phải chi tiết, rõ ràng. Dòng lưu
chuyển tiền tệ quan trọng bởi vì nó rất cần thiết cho một công ty và rất khó để theo
dõi. Tiền tệ thường không dễ xác định như lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng rất khác nhau.
Lợi nhuân không đảm bảo được lượng tiền mặt trong ngân hàng. Sụt giảm lợi nhuận
có thể do lượng tiền tệ không đủ, hoặc khách hàng chưa thanh toán đơn hàng
Dòng lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng
Chi tiết thực hiện quan trọng bởi những chiến lược xuất sắc, tài liệu kế hoạch chỉ là
lý thuyết nếu bạn không phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện và ngân quỹ, không
theo dõi và điều chỉnh hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh thực sự sẽ mang lại hiệu quả
và giúp công ty phát triển.
HÌNH THỨC PHỤ THUỘC VÀO CHỨC NĂNG
Nội dung của bảng kế hoạch cần phù hợp với mục đích và thiết kế đề cương phù hợp
với loại hình của kế hoạch. Ví dụ, nếu phát triển một kế hoạch nội bộ để một công ty
sử dụng thì không cần bao gồm một phần nói về công ty đó. Nếu kế hoạch tập trung
để nói về các sản phẩm, dịch vụ dự định chỉ sử dụng cho nhu cầu nội bộ thì không
cần bao gồm những chi tiết về sản phẩm đó. Một ví dụ khác, cấp độ chi tiết được yêu
54www.remove.vn
cầu trong phân tích thị trường. Kế hoạch kinh doanh tìm kiếm những nhà đầu tư cần
những dữ liệu thị trường đáng tin, nhưng một kế hoạch cho việc kinh doanh nhỏ lẻ
có thể không cần nghiên cứu nhiều. Nếu có cơ hội để cải thiện công ty và bảng kế
hoạchthì hãy làm việc này, còn không thì hãy bỏ qua
TÓM TẮT VỀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ ĐƠN VAY VỐN
Khi một kế hoạch kinh doanh được sử dụng để hỗ trợ cho đơn vay vốn hoặc giải thích
trình bày việc kinh doanh cho những nhà đầu tư tiềm năng, thì cần một văn bản tóm
tắt đặc biệt cũng như kế hoạch hoàn chỉnh. Nhiều nhà đầu tư muốn xem bản tóm tắt
ngắn gọn và đơn vay vốn không phải lúc nào cũng yêu cầu một kế hoạch hoàn chỉnh.
Nếu phát triển kế hoạch đúng hướng, có thể tóm tắt những phần chính thành các
đoạn văn, như là công ty, thị trường, sản phẩm..., để tạo nên những văn bản tóm
tắt.
Nhiều nhà đầu tư muốn xem bản tóm tắt ngắn gọn
KHUNG THỜI GIAN: 3 NĂM LIỆU CÓ ĐỦ KHÔNG?
Khung thời gian là khoảng thời gian hoặc độ dài mà kế hoạch kinh doanh tập trung
vào. Một kế hoạch kinh doanh thông thường nên chạy chương trình bán hàng trong
thời gian là 12 tháng tiếp theo và 2 năm tiếp theo. Điều này không có nghĩa là không
nên lập kế hoạch cho khoảng thời gian dài hơn 3 năm. Tuy nhiên các chi tiết của bản
dự báo hàng tháng không chi tiết hết được cho các năm về sau, ngoại trừ một vài
trường hợp đăc biệt. Điều đó cũng có nghĩa là chi tiết trong bản dự báo bán hàng
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017
Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017

More Related Content

Similar to Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017

Co the nguoi share-book.com
Co the nguoi   share-book.comCo the nguoi   share-book.com
Co the nguoi share-book.com
dinhson169
 
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication SkillsF:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
lehuuhien99
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song
Hung Pham Thai
 
General specification construction
General specification constructionGeneral specification construction
General specification construction
Nguyen Thang
 
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Zui Eric
 
Message Viet
Message VietMessage Viet
Message Viet
minh_va
 

Similar to Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017 (20)

Co the nguoi
Co the nguoiCo the nguoi
Co the nguoi
 
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.docQuản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh.doc
 
Co the nguoi share-book.com
Co the nguoi   share-book.comCo the nguoi   share-book.com
Co the nguoi share-book.com
 
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication SkillsF:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
 
Ly thuyetdohoa
Ly thuyetdohoaLy thuyetdohoa
Ly thuyetdohoa
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAYLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
 
HAR - Dieu Le Cong Ty
HAR - Dieu Le Cong TyHAR - Dieu Le Cong Ty
HAR - Dieu Le Cong Ty
 
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792
36 Ke Nhan Hoa(Q2)  79236 Ke Nhan Hoa(Q2)  792
36 Ke Nhan Hoa(Q2) 792
 
36 Kế nhân hòa (2)
36 Kế nhân hòa (2)36 Kế nhân hòa (2)
36 Kế nhân hòa (2)
 
800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống800 mẹo vặt trong cuộc sống
800 mẹo vặt trong cuộc sống
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song
 
Basics Of Document Processing
Basics Of Document ProcessingBasics Of Document Processing
Basics Of Document Processing
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
 
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
 
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanChu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
 
Computer Basics
Computer BasicsComputer Basics
Computer Basics
 
General specification construction
General specification constructionGeneral specification construction
General specification construction
 
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
 
Message Viet
Message VietMessage Viet
Message Viet
 
Sach thuoc gia truyen cua linh muc James Vu
Sach thuoc gia truyen cua linh muc James VuSach thuoc gia truyen cua linh muc James Vu
Sach thuoc gia truyen cua linh muc James Vu
 

Recently uploaded

Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfCatalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
 
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdfCatalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffffASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
ASM hoạch định fffffffffffffffffffffffff
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 

Remove Consulting - Huong dan lap ke hoach kinh doanh 2017

  • 1. 1www.remove.vn HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH ________ ĐỂ HIỆN THỰC HÓA Ý TƯỞNG KD | KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ | QUẢN LÝ VIỆC KD 2017 | WWW.REMOVE.VN
  • 2. 2www.remove.vn Gửi các bạn yêu thích kinh doanh! Ý tưởng kinh doanh là bước khởi đầu cho một công cuộc kinh doanh về sau. Từng là những người khởi nghiệp thực tế, chúng tôi hiểu bạn đang ấp ủ và háo hức thế nào về "đứa con tinh thần" của mình. Như các bạn đã biết, ai đi xa cũng cần phải có bản đồ, nếu không thì rất dễ mày mò, lạc lối và tốn kém. Việc kinh doanh cũng vậy, cũng cần phải hoạch định bài bản. Bạn càng bận rộn bao nhiêu thì bạn càng cần Kế hoạch kinh doanh bấy nhiêu. Bạn có thể đánh mất cả một khu rừng nếu chỉ quá tập trung vào một vài cái cây đơn lẻ. Thông thường, bước tiếp theo của một Ý tưởng Kinh doanh là một Bảng Kế hoạch Kinh doanh hoàn chỉnh và chi tiết. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trong quyển sách này sẽ giúp bạn có được một Kế hoạch Kinh doanh chuyên nghiệp, chuẩn mực quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam. Chúng tôi xin chúc bạn sức khỏe và thành công trong kinh doanh! REMOVE Team
  • 3. 3www.remove.vn MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H L À G Ì , P H Ả I H I Ể U S A O C H O C H U Ẩ N ? ....................................................................................................................5 2. A I L À N G Ư Ờ I C Ầ N Đ Ế N K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ? .......................7 3. L À M T H Ế N À O Đ Ể B I Ế T L O Ạ I K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H N À O P H Ù H Ợ P V Ớ I D O A N H N G H I Ệ P M Ì N H ? .................................................9 4. N H Ữ N G Y Ế U T Ố K H Ô N G T H Ể T H I Ế U T R O N G B Ả N G K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H .....................................................................................12 5. 9 D Ạ N G K H Á C N H A U C Ủ A K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H B Ạ N C Ầ N C H Ú Ý ! .....................................................................................................................15 6. N Ế U B Ạ N L À 1 S T A R T U P Đ Â Y L À K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H D À N H C H O B Ạ N ..................................................................................................19 7 . 9 B Ư Ớ C G I Ú P Đ Á N H G I Á N H A N H K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H C Ủ A D O A N H N G H I Ệ P .......................................................................................21 8. H Ư Ớ N G D Ẫ N L Ậ P K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H T R O N G V Ò N G 1 G I Ờ .............................................................................................................................25 9. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H H I Ệ U Q U Ả ? ......................................................................................................................................27 10. X Â Y D Ự N G M Ụ C L Ụ C ( D À N Ý ) C H U Ẩ N C H O K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ......................................................................................................................36 11. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H C H O C Á C T Ổ C H Ứ C P H I L Ợ I N H U Ậ N ? ............................................................41 12. 7 S A I L Ầ M P H Ổ B I Ế N T R O N G K Ế H O Ạ H K I N H D O A N H . ..............45 PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 13. V Ì S A O M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H H I Ệ U Q U Ả T H Ì K H Ô N G B A O G I Ờ K Ế T T H Ú C ? .....................................................................................47 14. 6 C Â U H Ỏ I C Ầ N Đ Ư Ợ C T R Ả L Ờ I T R Ư Ớ C K H I B Ắ T T A Y L À M K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ...............................................................................52 15. N H Ữ N G Ư Ớ C T Í N H B A N Đ Ầ U S A U Đ Â Y S Ẽ G I Ú P K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H C Ủ A B Ạ N K H Ô N G B Ị G Ã Y V Ỡ G I Ữ A C H Ừ N G . ...55 16. K H Ở I Đ Ộ N G V I Ệ C K I N H D O A N H . Đ Ừ N G S U Y N G H Ĩ N H I Ề U Q U Á , B Ắ T T A Y V À O L À M T H Ô I ! ..............................................................58 17. K H Ô N G Í T N G Ư Ờ I K I N H D O A N H Đ Ã L Â U N H Ư N G C H Ư A B I Ế T C Á C H K I Ể M S O Á T V Ậ N M Ệ N H C Ô N G T Y . ..........................................63
  • 4. 4www.remove.vn 18. M Ô T Ả C Ô N G T Y N H Ư T H Ế N À O C H O “ Đ Ắ T G I Á ” Đ Ố I V Ớ I N H À Đ Ầ U T Ư ? .....................................................................................................66 19. B Ạ N S Ẽ B Á N M Ộ T S Ả N P H Ẩ M N A N Á H A Y S Ả N P H Ẩ M V Ư Ợ T T R Ộ I ? .......................................................................................................................70 20. K H Ô N G P H Ả I C À N G C Ó N H I Ề U V Ố N Đ Ầ U T Ư L À C À N G T Ố T N Ế U B Ạ N T H I Ế U Đ Ộ I N G Ũ N À Y ! ..............................................................75 21. B I Ế T N G Ư Ờ I B I Ế T T A , T R Ă M T R Ậ N T R Ă M T H Ắ N G . ....................78 22. L À M T H Ế N À O Đ Ể D O A N H N G H I Ệ P C Ủ A B Ạ N S Ử D Ụ N G K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H Đ Ể V Ư Ợ T X A Đ Ố I T H Ủ ? ...............................81 23. T H Ấ U H I Ể U T H Ị T R Ư Ờ N G : 4 B Ư Ớ C Đ I Đ Ế N T R Á I T I M K H Á C H H À N G .........................................................................................................................83 24. L À M T H Ế N À O Đ Ể D Ự B Á O B Á N H À N G ? ............................................87 25. 3 P H Ầ N C Ầ N C Ó C Ủ A M Ộ T B Ả N G D Ự B Á O D O A N H T H U ..........90 26. N H Ữ N G Đ I Ề U G Ì C Ầ N Q U A N T Â M T R O N G D Ự B Á O T H Ị T R Ư Ờ N G M Ụ C T I Ê U ? .....................................................................................93 27. T H I Ế U C Á C T H À N H P H Ầ N S A U Đ Â Y , C H Ư A T H Ể G Ọ I L À M Ộ T K Ế H O Ạ C H T À I C H Í N H ! .................................................................................95 28. L À M T H Ế N À O Đ Ể L Ậ P N G Â N S Á C H C H I T I Ê U T R O N G K Ế H O Ạ C H T À I C H Í N H ? ........................................................................................97 29. L Ậ P N G Â N S Á C H T H À N H C Ô N G H A Y K H Ô N G , D Ự A V À O N H Â N S Ự ! ..............................................................................................................99 30. S Ố L I Ệ U V À L Ậ P L U Ậ N T Ạ O N Ê N M Ộ T K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H H O À N C H Ỉ N H . ..................................................................................101 31. Đ I Ể M M Ấ U C H Ố T - “ L Ợ I N H U Ậ N ” . .......................................................105 32. L À M Q U Á T R Ờ I M À K H Ô N G T H Ấ Y T I Ề N Đ Â U ! S Ự K H Á C B I Ệ T G I Ữ A T I Ề N M Ặ T V À L Ợ I N H U Ậ N M À K H Ô N G P H Ả I A I C Ũ N G B I Ế T ! .......................................................................................................................108 33. D Ò N G T I Ề N L À V U A ! .....................................................................................110 34. T Ổ N G K Ế T V Ê P H Ầ N T À I C H Í N H T R O N G K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H ....................................................................................................................114 35. C H I Ế N L Ư Ợ C L À T R Ọ N G T Â M . ...............................................................116 36. A I C Ũ N G B I Ế T S W O T , N H Ư N G Í T N G Ư Ờ I B I Ế T C H I Ế N L Ư Ợ C Ẩ N G I Ấ U Đ Ằ N G S A U N Ó ! ...........................................................................121 37. T R I Ể N K H A I K Ế H O Ạ C H K I N H D O A N H . .............................................125 38. “ N H Ú N G ” K Ế H O Ạ C H V À O T H Ự C T Ế . .................................................128 39. I N Ấ N V À C Ô N G B Ố , H O À N T H I Ệ N N H Ữ N G K H Â U C U Ố I C Ù N G M Ộ T C Á C H C H Ỉ N H C H U . .............................................................................133 40. K Ê U G Ọ I T À I T R Ợ V Ố N ................................................................................135
  • 5. 5www.remove.vn 1 KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ, PHẢI HIỂU SAO CHO CHUẨN? Các bài viết này là một trong những bài “hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh” trên www.remove.vn. Theo dõi thường xuyên các bài viết của chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh, đồng thời tạo được một bản kế hoạch kinh doanh bài bản, sát với tầm nhìn và dự định phát triển của công ty. . Kế hoạch kinh doanh là cách hiện thực hóa thành công một ý tưởng kinh doanh ĐỊNH NGHĨA KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG QUÁ KHỨ Bạn có nghĩ rằng, kế hoạch kinh doanh là một đống tài liệu, là một xấp giấy cao nơi bạn viết ra những ý tưởng? Không, điều đó không còn đúng nữa. Nó đã lỗi thời trong năm 2017. Trong tiến trình phát triển doanh nghiệp và đạt được những thành tựu to lớn từ việc lập kế hoạch kinh doanh, bạn chỉ cần một ít tài liệu về các kế hoạch kinh doanh chính thức để hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư và các khoản vay thương mại. Đối với những phần còn lại, doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng vì bài viết này sẽ giúp quá trình lập kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn không cần thiết phải cố gắng làm thêm những điều không phù hợp và không quan trọng với mục đích kinh doanh. Trong kế hoạch kinh doanh, hình thức không quan trọng bằng ý tưởng. Kế hoạch là những gì sẽ xảy ra. Những thứ được gọi dưới cái tên mỹ miều như tài liệu, bản tóm tắt, bản dự thảo...đó chỉ là kết quả của quá trình lập kế hoạch. Chúng không phải là kế hoạch thực tế
  • 6. 6www.remove.vn KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI Trong thời đại này, kế hoạch kinh doanh được viết ra đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ hết. Thông thường, một kế hoạch kinh doanh sẽ phải có độ dài và mức độ chi tiết dựa vào mục đích của bạn, bạn muốn được nhà đầu tư quan tâm hay để làm mục tiêu phấn đấu trong tổ chức. Trong thực tế, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp thường tập trung vào các chiến lược, các sự kiện quan trọng để theo dõi nhiệm vụ, trách nhiệm của các dự án tài chính, kế hoạch thu chi và dự toán dòng tiền. Hiểu một cách đơn giản, kế hoạch kinh doanh là một sơ đồ hướng dẫn, một bản lộ trình kinh doanh cho doanh nghiệp. Ở đó bạn đặt ra các mục tiêu và lộ trình chi tiết để từng bước đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch kinh doanh chỉ được in ra và công bố khi cần chia sẻ với bên ngoài hoặc các nhà đầu tư. Nếu không, doanh nghiệp sẽ có file mềm lưu trên máy tính. Dù bạn dự định lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ lĩnh vực gì thì việc định kỳ xem lại luôn là phần quan trọng nhất. Đó là một phần quan trọng của bước lập kế hoạch, trong đó kết quả và các số liệu thu được phải được xem xét và điều chỉnh thường xuyên. Một kế hoạch kinh doanh sau khi lập ra sẽ rất khác so với thực tế vì vậy quá trình rà soát và điều chỉnh rất quan trọng. Kế hoạch kinh doanh cần tập trung về vấn đề tài chính
  • 7. 7www.remove.vn 2 AI LÀ NGƯỜI CẦN ĐẾN KẾ HOẠCH KINH DOANH ? “Phần lớn mọi người luôn nghĩ rằng lập kế hoạch kinh doanh chỉ cần khi bạn lập một doanh nghiệp mới hay cần một khoản vay để kinh doanh. Sự thật thì kế hoạch kinh doanh cũng rất quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp thậm chí ngay cả khi bạn không cần khoản vay hay đầu tư mới. Các doanh nghiệp cần kế hoạch kinh doanh để duy trì hoạt động và cập nhật những thay đổi trên thị trường hoặc khi có thời cơ đến với doanh nghiệp.” NHỮNG NGƯỜI NÀO CẦN CÓ KẾ HOẠCH KINH DOANH? Nếu bạn là người đang lên kế hoạch làm thêm một số việc để cải thiện thu nhập...bạn không cần đến kếhoạch kinh doanh! Nhưng nếu bạn đang bắt tay thực hiện một ý tưởng mà nó sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian, tiền bạc, nguồn lực...thì bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh. DOANH NGHIỆP START UP Kế hoạch kinh doanh giúp xác định những phần cơ bản nhất
  • 8. 8www.remove.vn Kế hoạch kinh doanh thật sự rất cần thiết cho các start up, nó sẽ giúp người sáng lập xác định những phần cơ bản nhất phải chuẩn bị như kế hoạch bán hàng, ngân sách chi tiêu, các nhiệm vụ quan trọng. Bạn sẽ nhận ra sự cần thiết ngay khi bạn không biết phải cần bao nhiêu tiền, và khi đã có được số tiền bạn cần, bạn lại phải suy nghĩ đến việc làm thế nào để bán hàng, chi phí và thời gian phải bỏ ra. Đó chỉ là những khó khăn đầu tiên, ngoài ra có thế bạn phải đối đầu với việc thuyết phục các nhà đầu tư, ngân hàng, gia đình và bạn bè để có được một phần tài trợ cho dự án kinh doanh mới. Trong trường hợp này kế hoạch kinh doanh sẽ tập trung vào việc giải thích những gì mà các start up phải làm, làm thế nào để hoàn thành được mục tiêu của mình. Kế hoạch kinh doanh của start up cũng cần nêu cụ thể số tiền cần thiết để kế hoạch kinh doanh có thể cất cánh và vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, sau đó tăng trưởng và sinh lời. DOANH NGHIỆP HIỆN HỮU Không phải các doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch kinh doanh khi doanh nghiệp ở thời kì đầu thai nghén mà các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm cũng nên có kế hoạch kinh doanh. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý, chỉ đạo và điều hành tốt hơn. Doanh nghiệp sẽ chủ động khi có những biến động trong thị trường và nhanh chóng tận dụng khi thời cơ đến. Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp hiện hữu chủ động trước các biến động
  • 9. 9www.remove.vn Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng củng cố chiến lược, thiết lập số liệu, quản lý mục tiêu, theo dõi và quản lý các nguồn lực và kế hoạch quan trọng như dòng tiền chẳng hạn. Và tất nhiên kế hoạch kinh doanh cũng cần phải thường xuyên được xem xét và sửa đổi. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, mục tiêu bán hàng, dự toán ngân sách, dự toán chi tiêu...trong kế hoạch kinh doanh của mình. Nếu có thể cũng nên thành lập một nguồn quỹ để có thể phát triển doanh nghiệp trong một chặng đường dài. Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là nghiêm túc, lập kế hoạch kinh doanh một cách nghiêm tức là nền tảng quyết định doanh nghiệp của bạn sẽ thành công hay không. 3 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT LOẠI KẾ HOẠCH KINH DOANH NÀO PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP MÌNH? “Kế hoạch kinh doanh cũng có nhiều hình thức khác nhau và mỗi loại phục vụ cho một mục đích khác nhau. Trước khi bắt đầu đặt bút xuống để viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần nghĩ đến đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến và mục tiêu cuối cùng bạn muốn đạt được. Dựa vào hướng bạn muốn đi, bạn sẽ có những cách lập kế hoạch kinh doanh tương ứng. Định dạng kế hoạch kinh doanh cũng khác nhau tùy thuộc vào khách hàng và mặt hàng kinh doanh.” BA LOẠI KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN: 1/ KẾ HOẠCH KINH DOANH MỘT TRANG: Loại kế hoạch kinh doanh này đúng như tên gọi của nó, là một bản tóm tắt ngắn gọn toàn bộ thông tin chính của doanh nghiệp trên một trang duy nhất. Nói vậy không có nghĩa nó là một trang này đầy những chữ cực nhỏ được nhồi nhét mà loại kế hoạch kinh doanh này được mô tả bằng ngôn ngữ ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính. Loại kế hoạch kinh doanh một trang có thể phục vụ cho hai mục đích. Đầu tiên, đây là công cụ tuyệt vời để giới thiệu doanh nghiệp với khách hàng và đối tác bên ngoài. Các đối tác, nhà đầu tư có rất ít thời gian để đọc các kế hoạch chi tiết, kế hoạch một trang là phương pháp tốt nhất để thu hút sự quan tâm của họ. Sau quá trình này, mới là lúc để kế hoạch chi tiết thể hiện vai trò. Đây cũng là loại thích hợp cho những công ty trong giai đoạn start up, khi chỉ muốn phác họa ý tưởng của mình một cách tổng quát. Một cách liên tưởng sinh động, kế
  • 10. 10www.remove.vn hoạch kinh doanh một trang chính là bước phát triển của những ý tưởng được “gạch đầu dòng” ban đầu. Giữ ý tưởng kinh doanh trên một trang giấy giúp bạn dễ dàng khái quát mọi vấn đề trong nháy mắt và thể hiện các ý tưởng ban đầu chỉnh chu hơn. Kế hoạch kinh doanh một trang chỉ nên tóm gọn trên một trang 2/ KẾ HOẠCH KINH DOANH NỘI BỘ: Kế hoạch kinh doanh nội bộ hầu như chỉ tập trung vào chiến lược kinh doanh, sự kiện quan trọng, số liệu, ngân sách dự toán. Và tất nhiên nó cũng bao gồm chương trình xem xét, đánh giá lại hàng tháng. Kế hoạch kinh doanh nội bộ sẽ không đề cập chi tiết đến lịch sử công ty, đội ngũ quản lý vì hầu như mọi người trong công ty đều biết đến những thông tin này. Kế hoạch kinh doanh nội bộ là công cụ được sử dụng để quản lý, điều chỉnh hướng phát triển của doanh nghiệp cả trong giai đoạn mới khai sinh và cả khi đang phát triển. Chúng giúp những người điều hành doanh nghiệp nhanh chóng thông qua các chiến lược và đánh giá tiến độ hoàn thành mục tiêu.
  • 11. 11www.remove.vn Kế hoạch kinh doanh nội bộ nên tập trung vào số liệu, ngân sách 3/ KẾ HOẠCH KINH DOANH BÊN NGOÀI: Kế hoạch kinh doanh bên ngoài hay các tài liệu kinh doanh chính thức được viết ra để cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho những người bên ngoài. Phổ biến nhất là để thuyết phục các nhà đầu tư đồng ý tài trợ cho doanh nghiệp và phổ biến thứ hai là để phục vụ cho việc đi vay. Đôi khi kế hoạch kinh doanh loại này cũng được sử dụng để tuyển dụng hoặc đào tạo những nhân viên chủ chốt, nhưng trường hợp này thì ít khi phổ biến. Bản kế hoạch kinh doanh chính thức là hình thức mở rộng của kế hoạch kinh doanh nội bộ. Có thể nói đây là bản sao của kế hoạch kinh doanh nội bộ nhưng được trình bày chuyên nghiệp, từ ngữ trau chuốt hơn, tỉ mỉ hơn. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh bên ngoài cũng trình bày chi tiết hơn về cách mà đồng tiền được sử dụng. Các nhà đầu tư không chỉ bàn giao tiền mặt và phó thác cho doanh nghiệp, họ muốn được biết tiền của họ được sử dụng như thế nào và lợi nhuận kỳ vọng cho các nhà đầu tư là bao nhiêu. Cuối cùng, kế hoạch kinh doanh bên ngoài nhấn mạnh vào việc xây dựng công ty. Các nhà đầu tư bỏ tiền để đầu tư cho con người chứ không phải là ý tưởng, vì vậy rất quan trọng để trình bày tiểu sử của các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp và làm thế nào những kinh nghiệm của họ có thể giúp phát triển công ty.
  • 12. 12www.remove.vn 4 NHỮNG YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH “Từ những dạng kế hoạch kinh doanh được giới thiệu ở bài trước có thể thấy những yếu tố quan trọng, chúng xuất hiện trong hầu hết các kế hoạch kinh doanh: xem xét, tóm tắt chiến lược, các sự kiện quan trọng, trách nhiệm, số liệu (mục tiêu của những con số có thể được theo dõi), các dự báo cơ bản. Những dự toán về doanh thu, chi phí, dòng tiền là những phần vô cùng quan trọng.” Đối với một kế hoạch kinh doanh chính thức, để giới thiệu với các đối tượng bên ngoài và phục vụ cho mục đích kinh doanh thường bao gồm những thành phần sau: 1/ BẢNG TÓM TẮT “Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên”, phần tóm tắt ngắn gọn chính là một tấm card visit của doanh nghiệp. Nó phải được trình bày gọn gàng, làm nổi bật phần chính của kế hoạch. Nhiều nhà đầu tư thường chỉ xem qua phần tóm tắt vì vậy nó cần phải được trình bày thuyết phục và hấp dẫn. Bảng tóm tắt nên nhanh chóng đưa ra được cái nhìn tổng quan về các vấn đề mà công ty bạn phải giải quyết, giải pháp cho vấn đề, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và một bản tóm tắt về đội ngũ quản lý. Rất khó để truyền đạt mọi vấn đề trong một bảng tóm tắt, đảm bảo nó nằm trong độ dài cho phép là rất quan trọng. Nếu bảng tóm tắt thu hút người đọc, họ sẽ bị thu hút và muốn tìm hiểu về kế hoạch chi tiết. Bạn có thể dùng kế hoạch một trang trong phần tóm tắt này.
  • 13. 13www.remove.vn Bảng tóm tắt tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà đầu tư về doanh nghiệp 2/ TỔNG QUAN CÔNG TY Đối với bản kế hoạch bên ngoài, tổng quan công ty là một bảng tóm tắt ngắn gọn về loại hình pháp lý của công ty, địa điểm, lịch sử và người sở hữu. Nó thường bao gồm các bảng công bố về nhiệm vụ, sứ mệnh của công ty, nhưng chắc chắn đây không phải là một thành phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh. 3/ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ Các sản phẩm và dịch vụ của kế hoạch kinh doanh sẽ đào sâu vào cốt lõi những gì bạn sẽ cố gắng để đạt được. Trong phần này, bạn sẽ đi vào chi tiết vấn đề bạn đang đối mặt, cách bạn giải quyết vấn đề, tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của bạn với đối thủ. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn đang muốn xây dựng, bạn cũng có thể nêu chi tiết về các công nghệ mà bạn đang sử dụng, các sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ, các yếu tố quan trọng về sản phẩm mà bạn đang xây dựng hoặc đang lên kế hoạch xây dựng. 4/ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU Đây là yếu tố quan trọng vì nó có thể giải quyết vấn đề mà công ty bạn và có thể nhiều công ty khác đang gặp phải. Thấu hiểu thị trường mục tiêu là chìa khóa để xây dựng các chiến dịch tiếp thị và quy trình bán hàng. Xét về khía cạnh thị trường, thị trường mục tiêu sẽ xác định hướng mà công ty bạn sẽ phát triển.
  • 14. 14www.remove.vn 5/ KẾ HOẠCH TIẾP THỊ VÀ BÁN HÀNG Đây là chi tiết về các chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Phần này sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về cách bạn sẽ định vị công ty của mình trên thị trường, làm thế nào bạn định giá sản phẩm và dịch vụ của bạn, làm thế nào bạn thúc đẩy sản phẩm, phát triển dịch vụ và những quy trình bán hàng sẽ được thiết lập. 6/ CÁC MỤC TIÊU Kế hoạch sẽ không thành công nếu bạn không thực hiện một cách nghiêm túc. Các sự kiện quan trọng và số liệu kinh doanh đưa ra phải đặt ra được mục tiêu cụ thể và kế hoạch làm việc cụ thể. Bạn cũng nên ghi rõ việc làm, ngày hoàn thành và người phải chịu trách nhiệm cho phần đó. Chương này cũng nêu chi tiết các số liệu mà bạn dùng để theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm doanh số bán ra, số lượt truy cập vào xem trang web, hoặc bất kỳ con số nào khác giúp xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường mục tiêu giúp xác định hướng đi của doanh nghiệp 7/ ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
  • 15. 15www.remove.vn Đây là yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Phần này nên bao gồm lý do tại sao người quản lý xứng đáng và đủ tin cậy để đảm nhận vị trí này. Sau tất cả những ý tưởng sáng tạo thì chính đội ngũ quản lý là người thực hiện hóa những ý tưởng và điều hành công ty phát triển. 8/ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Đây gần như là nội dung quan trọng của mọi kế hoạch kinh doanh. Vận hành một doanh nghiệp thành công có nghĩa là nói đến công ty kiếm được bao nhiêu tiền và để thu được số tiền đó bạn đã bỏ ra bao nhiêu tiền. Một kế hoạch tài chính chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài khi phải trả tiền công cho nhân viên hoặc đầu tư cho những thiết bị mới. Nếu bạn là một start up hoặc đang tìm kiếm nhà tài trợ, kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn biết được bao nhiêu vốn kinh doanh là đủ, từ đó xác định được khoản tiền nên hỏi vay từ ngân hàng và tìm kiếm từ các nhà đầu tư. Một kế hoạch tài chính đầy đủ bao gồm:  Dự báo doanh số bán hàng.  Chi phí cho Đội ngũ nhân sự.  Lợi nhuận dự kiến.  Bảng cân đối kế toán.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo một nghiên cứu của giáo sư Andrew Burke, giám đốc sáng lập của Trung tâm Bettany đã chỉ ra kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn 30% so với việc không có một kế hoạch kinh doanh linh động. Không những vậy, một kế hoạch kinh doanh được lập một cách kĩ càng sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Thay vì theo một hướng dẫn cứng nhắc, các doanh nghiệp cần biến kế hoạch kinh doanh trở thành một công cụ sinh động để theo dõi sự tăng trưởng và phát hiện ra những tiềm năng mới khi kế hoạch ban đầu đi sai hướng. 5 9 DẠNG KHÁC NHAU CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA BẠN CẦN CHÚ Ý! “Kế hoạch kinh doanh cũng có thể được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau như kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động, kế hoạch nội bộ và còn rất nhiều cái tên khác. Tất cả những loại kế hoạch kinh doanh này bạn đều sẽ bắt gặp tại một thời điểm nào đó trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi loại có các nguyên tắc và tình huống sử dụng khác nhau. Biết những điều này sẽ giúp doanh nghiệp lập được một kế hoạch kinh doanh thành công.”
  • 16. 16www.remove.vn 1/ KẾ HOẠCH KINH DOANH TINH GỌN Đây là một loại kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý các chiến lược, chiến thuật, thời gian hoạt động và lưu chuyển dòng tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn so với kế hoạch chính thức. Vì nó không có các phần phụ mà chỉ có 4 yếu tố thiết yếu, tập trung vào chức năng quản lý - Thiết lập chiến lược: xác định trọng tâm về thị trường mục tiêu, văn hóa kinh doanh, mục tiêu dài hạn. Đây được xem như một phần nhắc nhở để doanh nghiệp đi đúng hướng. - Chiến thuật để thực hiện chiến lược: bao gồm các quyết định về tiếp thị, giá cả, các kênh truyền thông. Chi tiết về sản phẩm và các chiến lược để bán được sản phẩm. Phần này cũng có thể bao gồm kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên... - Đặc trưng cụ thể: danh sách giả định, các cột mốc đo lường hiệu quả, trách nhiệm công việc của từng người... - Những con số quan trọng: dự toán doanh số, ngân sách chi tiêu, dự toán dòng tiền…Bản kế hoạch này cần được xem xét và sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Con số, cột mốc là yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tinh gọn 2/ KẾ HOẠCH KINH DOANH CƠ BẢN Đây là loại kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp dùng để trình bày kế hoạch kinh doanh cho ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác...
  • 17. 17www.remove.vn Kế hoạch kinh doanh cơ bản gồm một bảng tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường mục tiêu, chiến lược, các cột mốc quan trọng, đội ngũ quản lý, phân tích và dự báo tài chính. Trình tự như thế nào không quan trọng nhưng trình bày như thế nào để người đọc thấy được các yếu tố được đưa vào là một phần không thể thiếu của kế hoạch kinh doanh cơ bản. Phân tích và dự báo tài chính gồm ba phần: lợi nhuận dự kiến (kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh), bảng cân đối và dòng tiền. Trong đó, quan trọng nhất là dòng tiền. Dòng tiền của dự án: các doanh nghiệp luôn cần tiền để duy trì hoạt động, thậm chí khi chưa có lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần tiền mặt để thanh toán các hóa đơn. Vì vậy, dòng tiền dự kiến là một yếu tố không thể thiếu. 3/ KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀNH CHO STARTUP Mỗi startup cần có một kế hoạch vượt ra những quy tắc về các bước cần thiết trong một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mà các startup cần là danh sách và những con số quan trọng. Đó là một kế hoạch để khởi động. Loại hình kế hoạch kinh doanh này bao gồm đầy đủ các nội dung ở phần 1 và thêm vào một số mục như: dự toán chi phí startup, lộ trình startup và các cột mốc cần đạt. Dự toán chi phí startup bao gồm các phần như chi phí pháp lý, logo, hình ảnh, trang web, sửa chữa văn phòng, các tài sản cần thiết... 4/ KẾ HOẠCH KINH DOANH MỘT TRANG Đây là một bảng tóm tắt một trang bao gồm những điểm nổi bật nhất, được sử dụng để trình bày cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Bao gồm tóm tắt thị trường mục tiêu, sản phẩm kinh doanh, các cột mốc chính về bán hàng, dự báo về tương lai. Bảng tóm tắt này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn trình bày kế hoạch kinh doanh với ngân hàng, nhà đầu tư tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên.
  • 18. 18www.remove.vn Cần so sánh kết quả thực tế với dự toán ban đầu 5/ KẾ HOẠCH KHẢ THI Bản kế hoạch này được lập ra để phục vụ cho nhu cầu tham khảo các bước cụ thể được thực hiện để xác nhận một công nghệ, sản phẩm hoặc thị trường. Đây cũng là một trong những giải pháp khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến một thị trường mới, nơi mà những người sử dụng ý tưởng của doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền để được sử dụng. 6/ KẾ HOẠCH NỘI BỘ Kế hoạch nội bộ đôi khi còn được gọi là kế hoạch kinh doanh tinh gọn, giống như kế hoạch kinh doanh tinh gọn, kế hoạch này nhằm phục vụ nhu cầu của các thành viên trong công ty. Loại kế hoạch này chỉ tập trung vào những vấn đề cụ thể mà người lãnh đạo quan tâm. Vì vậy, nó gọn hơn rất nhiều so với kế hoạch tiêu chuẩn. 7/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NĂM Loại này bao gồm các cột mốc cụ thể để triển khai và thực hiện các dự án, trách nhiệm thành viên và người quản lý để thực hiện được mục tiêu. Trong loại hình kế hoạch này, số liệu về lưu chuyển tiền tệ là nội dung được quan tâm nhất. 8/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG Kế hoạch này có thể sử dụng cấu trúc của kế hoạch kinh doanh tinh gọn hoặc kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn nhưng chủ yếu tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, kế hoạch cho ra sản phẩm mới là một kế hoạch tăng trưởng. Kế
  • 19. 19www.remove.vn hoạch này có thể là kế hoạch kinh doanh nội bộ hay không, tùy thuộc vào việc họ đang liên kết với công ty bên ngoài hay đầu tư mới. Loại kế hoạch này không cần thiết đưa ra các dự báo tài chính nhưng ít nhất phải bao gồm dự toán bán hàng, chi phí cho sản phẩm mới. 9/ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC Thông thường, kế hoạch chiến lược là một kế hoạch nội bộ nhưng không có nhiều chi tiết về kế hoạch tài chính mà tập trung vào chiến lược và chiến thuật. Tuy nhiên, một chiến lược hay cũng vô nghĩa nếu không được thực hiện. Do đó, nguồn vốn tài trợ, thời gian thực hiện cũng phải được nhắc đến trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng tình huống kinh doanh cụ thể sẽ là bước đệm cho sự phát triển của doanh nghiệp. Người lập kế hoạch kinh doanh cần nắm rõ để cung cấp những thông tin hữu ích nhất. 6 NẾU BẠN LÀ 1 STARTUP ĐÂY LÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀNH CHO BẠN “Bạn đang có ý định khởi nghiệp? Vậy thì lời khuyên mà các cố vấn kinh doanh, doanh nhân giàu kinh nghiệm và các nhà đầu tư dành cho bạn chính là hãy lập kế hoạch kinh doanh. Nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và giúp startup của bạn thành công. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những yếu tố cần có trong một kế hoạch kinh doanh đơn giản và hiệu quả” Để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh thực sự của mình là gì. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nên thảo luận với nhóm đồng sáng lập hoặc những người cộng sự tin cậy của bạn. Khi đã có câu trả lời để lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần đưa các chỉ tiêu quan trọng này vào bản kế hoạch của mình. 1/ Ý TƯỞNG Không nên giữ ý tưởng trong đầu của mình! Hãy viết nó ra, rồi bạn sẽ thấy những giá trị hữu ích mà nó đem lại. Nếu bạn khởi nghiệp cùng đồng đội thì viết ý tưởng ra càng quan trọng hơn. Khi đó đồng đội sẽ hiểu ý tưởng của bạn và góp ý thêm những ý tưởng táo bạo khác.
  • 20. 20www.remove.vn Phục vụ cho mục đích thảo luận, kế hoạch kinh doanh của bạn chỉ cần mô tả nhiệm vụ, mục tiêu, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh và chiến lược cơ bản. Bạn không thể kinh doanh nếu không nói đến dự báo về chi phí và doanh thu. Đừng giữ những con số trong đầu! Viết nó ra sẽ giúp bạn quản lý mục tiêu của mình tốt hơn. Hãy viết ra giấy những ý tưởng kinh doanh 2/ NHỮNG PHẦN QUAN TRỌNG Bạn đã xác định thị trường mục tiêu của mình chưa? Nếu chưa hãy làm một cuộc phân tích thị trường nho nhỏ để biết được đối tượng nào phù hợp với sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Hàng tồn kho? Hãy lên kế hoạch dự trữ và quản lý hàng tồn kho. Quản lý hàng hóa bao giờ cũng khó khăn hơn việc quản lý tiền mặt. Bán trả sau? Nếu kinh doanh với các doanh nghiệp lớn, công ty của bạn có thể chấp nhận họ mua trả sau? Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng nên lên kế hoạch quản lý nợ hay còn được gọi là các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
  • 21. 21www.remove.vn Hãy lên kế hoạch thu nợ nếu bạn chấp nhận bán trả sau Kế hoạch hoàn chỉnh? Phần lớn các doanh nghiệp có ý tưởng hay đều cần sự hỗ trợ nguồn vốn từ các ngân hàng. Quyết định cho vay của ngân hàng ngoài việc dựa trên uy tín cá nhân, tài sản thể chấp thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong yếu tố vô cùng quan trọng. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh về ý tưởng, các bảng dự toán sẽ giúp ích cho bạn. Hoặc ít nhất cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Có thể rất khó trong lần đầu tiên lập bản kế hoạch kinh doanh, nhất là đối với những startup. Nhưng hãy nhớ trước khi thuê một văn phòng kinh doanh, mua hàng hóa và tìm kiếm nhân viên hãy ngồi xuống và viết ra giấy kế hoạch kinh doanh của riêng mình. Kế hoạch kinh doanh giữ bạn ở lại với thực tế, biết hướng đi cụ thể và biết điều phối đồng tiền một cách thông minh hơn. 7 9 BƯỚC GIÚP ĐÁNH GIÁ NHANH KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP “Ngay cả đối với một doanh nghiệp đã hoạt động liên tục trong một thời gian dài cũng phải trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu và phải luôn kiểm soát những vấn đề cơ bản nhất. Vậy nên để tiết kiệm thời gian bạn cần đánh giá nhanh qua bản kế hoạch kinh doanh của mình. Và dưới đây là những thành phần mà bạn không thể bỏ qua.”
  • 22. 22www.remove.vn MỤC TIÊU Đây chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần thiết lập mục tiêu về thị phần, mục tiêu bán hàng, mục tiêu lợi nhuận và kế hoạch để đạt được những mục tiêu này. Để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh thực sự của mình là gì. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nên thảo luận với nhóm đồng sáng lập hoặc những người cộng sự tin cậy của bạn. Khi đã có câu trả lời để lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần đưa các chỉ tiêu quan trọng này vào bản kế hoạch của mình. Xác định mục tiêu kinh doanh là rất quan trọng 1/ Ý TƯỞNG Không nên giữ ý tưởng trong đầu của mình! Hãy viết nó ra, rồi bạn sẽ thấy những giá trị hữu ích mà nó đem lại. Khi thiết lập mục tiêu phải đảm bảo là nó có thể đo lường được. Hãy cụ thể những mục tiêu này thành những con số tuyệt đối hoặc phần trăm tăng trưởng tương đối. Không sử dụng những từ chung chung như “tốt nhất” hay “phát triển nhanh chóng” vì chúng gây khó khăn khi định vị cũng như đưa ra các chiến dịch thực thi… 2/ TUYÊN BỐ SỨ MỆNH
  • 23. 23www.remove.vn Tuyên bố sứ mệnh để xác định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nên xác định mục tiêu cơ bản và những mục tiêu về chiến lược, thị trường sẽ phục vụ và những lợi ích sẽ cung cấp cho khách hàng. 3/ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG Các chuyên gia hàng đầu trong việc phát triển sự hài lòng của khách hàng tuyên bố nhiệm vụ mục tiêu nên là sự hài lòng của khách hàng. Phát triển các chương trình chăm sóc khách hàng phụ thuộc vào truyền bá các ý tưởng và tầm quan trọng của khách hàng đối với công ty. 4/ TRIẾT LÝ NƠI LÀM VIỆC Một số kế hoạch kinh doanh cũng xác định mục tiêu nội bộ, chẳng hạn như duy trì một môi trường làm việc sáng tạo và xây dựng sự tôn trọng, sự đa dạng trong văn hóa công ty. 5/ TIẾP THỊ DỰA TRÊN GIÁ TRỊ Các chuyên gia khuyên doanh nghiệp nên tiếp thị dựa trên giá trị để giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Hướng phát triển này giúp phát triển giá trị doanh nghiệp, nêu bật lên những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp, cho ai và với mức giá tương đối. 6/ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG Tập trung vào những gì xứng đáng được gọi là “chìa khóa thành công” là một ý tưởng để nhận ra những điều bạn nên ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà chiếc chìa khóa này cũng sẽ không giống nhau, đó có thể là vị trí thuận tiện, bãi đỗ xe khang trang, giá cả phù hợp, nhân viên chuyên nghiệp, quảng cáo rầm rộ,... Tập trung vào một chiến lược nhất định là rất quan trọng và xác định chiếc chìa khóa thành công riêng có của doanh nghiệp là cách để bạn tập trung vào mục tiêu. 7/ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN - Bảng phân tích hòa vốn tính toán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm và doanh thu trên một đơn vị sản phẩm. - Bạn có thể thực hiện theo 3 giả định như sau: 1. Doanh thu trên một đơn vị: mức giá mà doanh nghiệp áp phí lên một sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp không có đơn vị cơ sở, có thể quy doanh thu mỗi đơn vị là 100.000 đồng và nhập chi phí theo phần trăm của 100.000.
  • 24. 24www.remove.vn 2. Chi phí trung bình mỗi sản phẩm: chi phí gia tăng của từng đơn vị sản phẩm. Bạn có thể sử dụng bảng dự báo bán hàng để ước tính chi phí trung bình. 3. Chi phí cố định hàng tháng: về mặt kỹ thuật, phân tích hòa vốn xác định chi phí cố định ngay cả khi doanh nghiệp không hoạt động. Thông thường, các doanh nghiệp thường quy chi phí hoạt động thường xuyên là chi phí cố định để dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính. Đúng “chìa khóa” sẽ mởđược cánh cửa thành công 8/ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Nếu bạn đã xác định được thị trường tiềm năng của doanh nghiệp thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, việc này thật sự cần thiết nếu bạn muốn có cái nhìn chắc chắn về thị trường và thấu hiểu (insight) của khách hàng thì bước này rất quan trọng. Hãy xây dựng một bảng phân tích thị trường. Bảng này gồm có: danh sách các phân khúc thị trường, sản phẩm mà bạn cung cấp ở mỗi nhóm, đặc điểm nhân khẩu học, thói quen mua sắm, sở thích hoặc bất cứ yếu tố nào khác giúp bạn phân loại nhóm khách hàng. Xác định tổng số khách hàng tiềm năng và ước tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cho từng phân khúc. 9/ TẠM DỪNG ĐỂ XEM XÉT Sau khi đã xác định được vị trí của doanh nghiệp, những thế mạnh mà công ty đang sở hữu cũng như hướng phát triển thì bây giờ là lúc tạm dừng và nhìn lại bức tranh tổng quan này. Nó sẽ đem lại những ý nghĩa gì? Doanh nghiệp có cần phải bán thêm hàng để chạm đến điểm bùng phát? Thị trường như vậy đã đủ lớn chưa? Dự báo của bạn có khả năng thực hiện không?
  • 25. 25www.remove.vn Đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng, bước đánh giá lại kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Rất nhiều những ý tưởng khởi nghiệp chưa được khơi sáng đã vội vụt tắt khi các startup không thành công. Nếu bạn có niềm tin vào doanh nghiệp của mình, vào những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thì hãy bắt tay ngay vào việc phát triển kế hoạch kinh doanh. Hoặc ít nhất là hãy nghiên cứu thêm các ý tưởng và làm nên sự khác biệt của riêng mình. 8 HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG VÒNG 1 GIỜ “Kế hoạch kinh doanh không còn là một đống tài liệu chất chồng và bạn phải mất một vài tuần để nghiên cứu và viết ra. Đó không phải là một điều gì quá ghê gớm, ràng buộc bởi tính chuyên nghiệp mà doanh nghiệp phải in ra để rồi đặt trên kệ. Thay vào đó, lập kế hoạch kinh doanh trong thời hiện đại là một quá trình đơn giản giúp doanh nghiệp phát hiện ra chiến lược kinh doanh lý tưởng của mình.” Hoàn toàn có thể lập kinh doanh trong vòng 1 giờ Để có thể lập được kế hoạch kinh doanh trong vòng một giờ, trước tiên bạn nên nắm vững khái niệm về kế hoạch kinh doanh cốt lõi, loại kế hoạch này giữ được những lợi ích của kế hoạch kinh doanh truyền thống mà không gây rắc rối như việc viết ra một kế hoạch kinh doanh dài. Những điều nên đưa vào thông tin doanh nghiệp: 1. Gía trị: một câu mô tả giá trị mà bạn cung cấp cho khách hàng. Chỉ với 140 ký tự hãy mô tả những gì bạn làm và những gì làm nên nét đặc trưng của
  • 26. 26www.remove.vn doanh nghiệp. Mục tiêu ở phần này là truyền đạt các giá trị của doanh nghiệp sao cho khách hàng cảm thấy dễ hiểu nhất. 2. Nhu cầu thị trường: doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng? Nếu không giải quyết được nhu cầu của khách hàng, sẽ rất khó khăn để xây dựng nên doanh nghiệp. Nếu vẫn chưa chắc chắn, hãy trò chuyện với khách hàng tiềm năng và để họ nói những điều họ thích ở sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tại sao họ lại chọn chúng thay vì các sản phẩm thay thế khác? 3. Giải pháp: làm thế nào bạn giải quyết được vấn đề của khách hàng? Sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Ở phần này, hãy mô tả sản phẩm, dịch vụ của bạn và tại sao chúng tốt hơn so với các sản phẩm thay thế. 4. Cạnh tranh: những sản phẩm mà khách hàng chọn lựa làm sự thay thế. Nếu khách hàng không dùng sản phẩm của bạn thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của ai? Điều gì làm cho đối thủ và sản phẩm của họ hấp dẫn hơn? 5. Thị trường mục tiêu: khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Càng cụ thể càng tốt, độ tuổi, giới tính, thói quen mua sắm... Nếu bạn nhắm những mục tiêu khác nhau của thị trường thì hãy tạo ra phân khúc thị trường cho từng nhóm khách hàng. 6. Bán hàng và tiếp thị: làm thế nào doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Hãy nhớ rằng, thị trường mục tiêu khác nhau có thể cần các chiến dịch và hoạt động tiếp thị khác nhau. Đối với từng phân khúc cần chiến lược tiếp thị thích hợp
  • 27. 27www.remove.vn 7. Ngân sách, mục tiêu doanh số: Bạn sẽ bán được bao nhiêu, chi phí có thể bỏ ra. Bạn không cần phải quá đi vào chi tiết, hãy nêu khái quát về cách kinh doanh và hoạt động tài chính. Bạn có thể điều chỉnh chi tiết sau. 8. Cột mốc: Doanh nghiệp đã làm được những gì? Mục tiêu tiếp theo? Điều này giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu. Hãy gán các sự kiện quan trọng với những người chủ chốt trong doanh nghiệp, những con người thực sự có trách nhiệm. 9. Đối tác: đối tác hiện tại có thể giúp bạn thành công? Ngay cả khi bạn khởi nghiệp một mình thì cũng hãy nêu ra lý do tại sao bạn chính là người thích hợp để thực hiện kế hoạch kinh doanh này. 10. Nhu cầu tài trợ: doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và vào mục đích gì? Nếu bạn sử dụng nguồn vốn từ tiền tiết kiệm của mình thì cũng nên lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn này. Bạn có nghĩ rằng định dạng này giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh không? Hãy thử bắt tay vào làm và chia sẻ với chúng tôi những kết quả mà bạn đạt được. Nếu những hướng dẫn trên vẫn khó khăn đối với bạn, có thể bạn đang cần một chuyên gia giúp sức. Nếu bạn đang vướng mắc điều gì, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Kinh doanh là một chặng đường dài, hãy hiểu về những gì bạn cung cấp sẽ giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng, và mọi việc còn lại sẽ dần sáng tỏ. 9 LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ? “Để tăng lợi nhuận và phát triển việc kinh doanh, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn. Đây chính là chìa khóa cho sự thành công của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được 2 giai đoạn cơ bản của quá trình lập kế hoạch kinh doanh, nhằm giúp bạn không lạc lối khi phải làm một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức, hoạch định lẫn tầm nhìn.” GIAI ĐOẠN 1 - NGUYÊN TẮC KHI LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn, súc tích. Một bản kế hoạch hàng trăm trang khiến người khác khó đọc và có thể bị bỏ qua bất kì lúc nào.
  • 28. 28www.remove.vn Đừng ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh Hiểu người đọc. Bản kế hoạch phải được viết sao cho người đọc dễ hiểu, sử dụng từ ngữ không quá khó hiểu và bạn có thể dùng phụ lục để cung cấp thông tin chi tiết. Không ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh. Phần lớn doanh nhân đều không phải là chuyên gia, họ phải vừa làm vừa học hỏi và bạn cũng vậy. Nếu có ý tưởng kinh doanh và sự quyết tâm, hãy viết ra kế hoạch kinh doanh của bạn. Vì như thế, ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng được thực hiện. GIAI ĐOẠN 2 - CÓ CÁI NHÌN KHÁI QUÁT VỀ TỪNG PHẦN TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH Bạn cần định hình được những cái gì quan trọng nên có và những cái gì cần bỏ qua trong kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là những phần không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh. 1/ Tóm tắt. Đây là phần khái quát cho cả kế hoạch kinhh doanh của bạn. Tóm tắt là phần đầu tiên và độ dài lý tưởng nên là từ 1 đến 2 trang. 2/ Khái quát về công ty. Nếu bạn đã có một công ty thì đây là phần viết về cấu trúc, vị trí cũng như là lịch sử phát triển của công ty. 3/ Sản phẩm và dịch vụ. Đây là phần giải quyết vấn đề, giải pháp để sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh quyết liệt và mở rộng thị trường trong tương lai.
  • 29. 29www.remove.vn 4/ Xác định thị trường mục tiêu. Bạn cần phân tích và nghiên cứu thị trường để xác định phân khúc thị trường mà bạn hướng đến và xác định tiềm năng của phân khúc đó. 5/ Kế hoạch marketing và bán hàng. Phần này viết về những kế hoạch mà bạn hướng đến thị trường mục tiêu, kế hoạch bán hàng cho khách hàng mục tiêu, kế hoạch giá cả... 6/ Những dấu mốc. Những dấu mốc thực chất là những kế hoạch chính. Nếu bạn sản xuất sản phẩm cho khách hàng, bạn nên có những dấu mốc như khách hàng đầu tiên, tìm được nhà sản xuất hay đơn hàng đầu tiên... 7/ Đội ngũ quản lý. Phần này để bạn chứng minh bạn đang có một đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện ý tưởng của bạn cũng như là đội ngũ sắp được tuyển. 8/ Kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính thực ra không phức tạp như bạn nghĩ. Thường thì một kế hoạch tài chính sẽ có kế hoạch hàng tháng cho 12 tháng đầu và những kế hoạch hàng năm cho 3 hoặc 5 năm sau. 9/ Phụ lục. Đây là phần in hình sản phẩm hoặc những thông tin bổ sung như bảng, biểu đồ Đừng ngại ngần lập kế hoạch kinh doanh
  • 30. 30www.remove.vn Nội dung chi tiết của từng phần như sau: 1/ TÓM TẮT Đây là phần xuất hiện đầu tiên, tuy nhiên nó lại là phần được viết cuối cùng khi lập kế hoạch kinh doanh. Bởi vì, bạn chỉ có thể tóm tắt được khi bạn biết nội dung từng phần của bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, phần tóm tắt có thể là một văn bản tách biệt và bao gồm những điểm nổi bật của phần nội dung chi tiết. Phần tóm tắt là phần then chốt trong việc kinh doanh nên bạn cần phải đảm bảo nó được viết một cách rõ ràng và súc tích. Bạn nên khái quát những điểm nổi bật trong việc kinh doanh của bạn mà không cần chi tiết quá. Bảng tóm tắt cần ngắn gọn, không nên quá chi tiết Mỗi bảng tóm tắt thường có những phần chủ yếu sau: Một câu khái quát về việc kinh doanh. Đầu trang, ngay dưới tên dự án, bạn nên có một câu khái quát việc kinh doanh của bạn.  Vấn đề. Mô tả vấn đề thị trường mà bạn bạn đang giải quyết. Mọi việc kinh doanh đều phải giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường.  Giải pháp. Sản phẩm và dịch vụ của bạn chính là giải pháp để giải quyết vấn đề.
  • 31. 31www.remove.vn  Thị trường mục tiêu. Phần này cần phải xác định rõ được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, phạm vi và số lượng ra sao...  Cạnh tranh. Mọi loại hình kinh doanh đều có sự cạnh tranh và nó là phần quan trọng để có một cái nhìn khái quát trong phần tóm tắt.  Đội ngũ. Khái quát và giải thích ngắn một cách ngắn gọn về đội ngũ nhân lực mà bạn có.  Tóm tắt tài chính. Phần này nên trình bày bằng bảng và biểu đồ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.  Điều kiện tài trợ. Bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn rằng bạn cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp.  Sự kiện quan trọng và thu hút đầu tư 2/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1. Đây là phần ngắn nhất trong kế hoạch kinh doanh. Phần này thường bao gồm những nội dung là: Trình bày nhiệm vụ. Bạn không nên dành quá nhiều thời gian để trình bày nhiệm vụ. Phần này chỉ nên gói trọn trong độ một đến hai câu. 2. Cấu trúc và quyền sở hữu hợp pháp. 3. Lịch sử công ty. Nếu bạn lập kế hoạch kinh doanh cho một công ty đang hoạt động, bạn nên tóm tắt lịch sử phát triển của công ty và những thành tựu đã đạt được. 4. Vị trí của công ty. Khái quát về công ty nên có cả phẩn mô tả về vị trí hiện tại và những lợi thế về địa lý của công ty. 3/ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ Đây là phần rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Ở phần này, bạn sẽ mô tả việc giải quyết vấn đề mà bạn gặp phải và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và bạn sẽ cung cấp. Phần này quan trọng cũng bởi vì những khái quát ban đầu sẽ được cụ thể hóa. Vấn đề và giải pháp. Mở đầu phần này, bạn nên đề cập đến vấn đề về khách hàng mà bạn đang giải quyết. Để biết được bạn có đang giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng của bạn gặp phải không, đó là hãy ra ngoài tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Sau khi đã tìm thấy vấn đề, bạn phải có giải pháp để giải quyết nó. Giải pháp đó chính là sản phẩm và dịch vụ mà bạn định cung cấp. Cạnh tranh. Việc kinh doanh nào cũng có cạnh tranh. Có cả cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. Khả năng đáp ứng của nguồn cung cấp. Bạn phải xác định được nguồn cung cấp và làm sao để bạn có được nó, ước tính làm sao để sản phẩm được chuyển đến khách hàng. Nếu vận chuyển đến khách hàng thì bạn dùng phương pháp nào để vận chuyển.
  • 32. 32www.remove.vn Cần xác định phương pháp vận chuyển hảng hóa đến khách hàng Công nghệ. Nếu bạn kinh doanh công nghệ thì đây là phần không thể thiết cho kế hoạch kinh doanh. Bạn nên mô tả công nghệ của bạn có gì khác với những nguồn khác ngoài thị trường. Tài sản trí tuệ. Nếu bạn có bằng sáng chế hoặc đang trong quá trình làm bằng sáng chế, phần này bạn nên mô tả những điểm chính trong sáng chế của bạn 4/ KẾ HOẠCH MARKETING VÀ BÁN HÀNG Đây là phần thể hiện phương pháp tiếp cận đến khách hàng và bán hàng. Trước khi viết kế hoạch marketing, thị trường mục tiêu của bạn phải được xác định rõ và phải có khách hàng tiềm năng. Nếu không hiểu rõ đối tượng mà bạn tiếp thị, kế hoạch marketing của bạn sẽ có vấn đề. Định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu là giới thiệu công ty của bạn đến khách hàng, để khách hàng biết được vị thế của công ty bạn
  • 33. 33www.remove.vn Định vị thương hiệu là bước đầu tiên để tiếp cận khách hàng Trước khi định vị thương hiệu, bạn cần phải ước lượng thị trường hiện tại và phải trả lời được các câu hỏi như khách hàng chủ yếu của bạn cần và muốn gì, những đối thủ cạnh tranh khác định vị thương hiệu như thế nào... Một khi trả lời được các câu hỏi trên, bạn có thể có chiến lược định vị thương hiệu và chỉ rõ ra trong kế hoạch kinh doanh. Giá bán. Sau khi có chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần quan tâm đến giá thành. Giá thành là điều mà khách hàng rất quan tâm và là một công cụ để khách hàng biết đến thương hiệu của bạnh. Khi quyết định giá bán, có một vài nguyên tắc sau:  Giá bán phải bao gồm cả chi phí.  Giá ban đầu không phải là lợi nhuận.  Giá bán phải phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Bạn có thể thiết lập giá dựa trên nhiều nhân tố và phải dựa trên chi phí. Thường gọi là chi phí – phần thặng dư – giá bán. Một phương pháp khác là nhìn vào giá bán của những đối thủ cạnh tranh và dựa vào đó để định giá theo nhu cầu thị trường. Xúc tiến. Khi đã định vị thương hiệu và quyết định giá bán, bạn cần phải có một chiến lược xúc tiến. Một chiến lược xúc tiến thường có những phần như:  Đóng gói sản phẩm. Vẻ ngoài của sản phẩm cần phải giúp bạn định vị được thương hiệu và cạnh tranh được với các đối thủ khác.
  • 34. 34www.remove.vn  Quảng cáo. Bạn cần phải chi ra một khoản cho hoạt động này và phải lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp. Bạn có thể quảng cáo online hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.  Quan hệ công chúng.  Nội dung marketing.  Truyền thông xã hội. Phân phối. Phân phối là bạn sẽ đưa hàng hóa đến với khách hàng. Có một vài cách phân phối mà bạn có thể tham khảo như: bán hàng trực tiếp, bán lẻ, trưng bày sản phẩm, sản xuất thiết bị gốc, liên kết phân phối. 5/ CỘT MỐC Phần này có thể không dài nhưng nó cũng rất quan trọng để có cái nhìn khái quát về những chặng phát triển tiếp theo của việc kinh doanh. Những cột mốc thể hiện những thành tựu mà bạn đạt được rất có ý nghĩa Cột mốc là những mục tiêu mà bạn đã lên kế hoạch để đạt được. Ngoài ra, các cột mốc cũng là những gì mà bạn đã đạt được trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như khách hàng đầu tiên, tìm được nhà sản xuất và đơn hàng đầu tiên. Việc kinh doanh của bạn nên liệt kê chi tiết những việc mà bạn đã từng gánh vác. Biết được những việc gì cần phải đảm đương sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn thành công.
  • 35. 35www.remove.vn 6/ ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ Trong phần này, bạn nên chứng minh rằng mình có một đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện kinh doanh. Phần đội ngũ quản lý thường bao gồm tóm tắt thông tin của mỗi thành viên với trình độ nổi bật và kinh nghiệm. Để công ty phát triển được, bạn cần yêu cầu các thành viên có những kinh nghiệm và kiến thức đa dạng. Đội ngũ quản lý của bạn không nhất thiết phải được hoàn thành để có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nếu bạn biết được chỗ trống trong đội ngũ quản lý là gì thì không sao. Thực tế, các nhà đầu tư hiểu rằng bạn biết trong đội ngũ quản lý của bạn có những chỗ trống. Chỉ cần bạn chỉ ra rằng bạn đang tìm người thích hợp cho những vị trí ấy. 7/ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Một bản kế hoạch tài chính thường có dự báo cho 12 tháng đầu và dự báo cho những năm tiếp theo, thường là từ 3 đến 5 năm. Một bản báo cáo tài chính chi tiết thường có những phần sau: - Dự báo bán hàng. Bạn dự báo số lượng sản phẩm bán được trong năm là bao nhiêu. Một bản dự báo bán hàng thường được chia thành các cột, mỗi cột là một sản phẩm và dịch vụ. Nhưng bạn không nên làm bản dự báo bán hàng quá chi tiết đến nỗi khắt khe. Chẳng hạn như bạn có một nhà hàng, bạn hãy chia bản kế hoạch bán hàng của bạn thành những nhóm là đồ ăn trưa, đồ ăn tối và đồ uống. - Bảng dự báo bán hàng cũng bao gồm các cột để dự tính chi phí cho việc bán hàng. Những cột này sẽ cho thấy được những chi phí liên quan để tạo ra sản phẩm và vận chuyển dịch vụ. - Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra hàng tháng. - Báo cáo lãi và lỗ. Những số liệu về dự báo bán hàng hay kế hoạch nhân sự cũng sẽ được chỉ ra ở phần này. - Kế hoạch nhân sự. Bạn dự định sẽ bỏ ra một khoản bao nhiêu để chi trả cho nhân viên. Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm những chi phí khác ngoài lương nhân viên như là thuế, bảo hiểm và những khoản bắt buộc khác mà bạn phải bỏ ra hàng tháng. - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Sử dụng quỹ.
  • 36. 36www.remove.vn Dự báo bán hàng là một phần của kế hoạch tài chính 5/ PHỤ LỤC Đây không phải là phần bắt buộc nhưng sẽ là phần rất hữu dụng khi lập kế hoạch kinh doanh và là phần thích hợp để bạn đính kèmm biểu đồ, bảng, định nghĩa, ghi chú pháp lý hoặc các thông tin quan trọng khác. Hoặc bạn có một bằng sáng chế, hình minh họa cho sản phẩm thì đây là phần bạn thể hiện chúng. Sau khi tường tận và hiểu rõ đầy đủ các phần cần có cũng như ý nghĩa của chúng trong bản kế hoạch kinh doanh, việc lập kế hoạch kinh doanh đã không còn là một việc quá xa tầm tay, thậm chí với các cá nhân vừa bắt tay vào con đường kinh doanh, chỉ với niềm say mê và ý tưởng khả thi. Theo hướng dẫn này, cơ bản bạn sẽ tạo được một bản kế hoạch kinh doanh đầyđủ các bước. Tuy nhiên, muốn kế hoạch này có thể thực thi được, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Họ sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan, toàn cảnh về kế hoạch của bạn, cũng như định hướng phát triển dự án theo đúng mục tiêu bạn đã đề ra. 10 XÂY DỰNG DÀN Ý CHUẨN CHO KẾ HOẠCH KINH DOANH
  • 37. 37www.remove.vn Để tạo được ấn tượng với các ngân hàng và các nhà đầu tư, bản kế hoạch kinh doanh cần phải được trình bày theo thứ tự phù hợp. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên là những gì mà ngân hàng hoặc những người cung cấp nguồn vốn mong đợi, và nó cần được trình bày theo thứ tự. Một bản dàn ý đạt tiêu chuẩn sẽ giúp bạn có thể đi đúng hướng, tránh khỏi những sai sót để có được cơ hội tốt nhất để gây quỹ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KẾ HOẠCH Bạn không cần xây dựng kế hoạch theo thứ tự mà bạn trình bày nó như trong tài liệu đã hoàn thành. Ví dụ, phần tóm tắt rõ ràng là phần đầu tiên của kế hoạch kinh doanh, nhưng nó cần được viết sau cùng sau mọi thứ khác, bởi khi những thứ khác được thực hiện, bạn mới có thể hiểu được kế hoạch kinh doanh của bạn gồm những nội dung gì để mà tóm tắt. Tương tự vậy, mặc dù phần tóm tắt quản lý thường được trình bày vào phần cuối của kế hoạch kinh doanh nhưng nó có thể là phần được viết đầu tiên. THỨ TỰ CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?  Nếu bạn có các phần chính rồi thì thứ tự sẽ không quan trọng nhiều lắm, nhưng những gì trình bày ở đây là trình tự và được triển khai thành những vấn đề sau:  Mục lục đơn của kế hoạch kinh doanh.  Mục lục chi tiết của kế hoạch kinh doanh.  Tiêu chuẩn khi làm bảng và biểu đồ. 1. MỤC LỤC ĐƠN GIẢN CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH - Tóm tắt: Phần này sẽ được viết cuối cùng. Chỉ cần tóm gọn những điểm nổi bật trong kế hoạch kinh doanh của bạn vào một hoặc hai trang giấy. Tóm tắt các vấn đề bạn đang giải quyết cho khách hàng, giải pháp của bạn, các thị trường mục tiêu, nhóm các nhà đầu tư và dự báo tài chính. Bạn cần viết một cách càng ngắn gọn càng tốt, như thế bạn có thể thu hút được người đọc tìm hiểu nhiều hơn về công ty.
  • 38. 38www.remove.vn Trình tự thực hiện các phần trong kế hoạch kinh doanh rất quan trọng - Sản phẩm và dịch vụ. Đôi khi, phần này có thể gồm bảng biểu để cung cấp thông tin chi tiết, như là hóa đơn nguyên vật liệu hoặc danh sách giá bán. Nhưng chủ yếu, trong phần này bạn nên mô tả bạn đang bán gì và sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng ra sao. - Tóm tắt phân tích thị trường. Bạn cần xác định được thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mà bạn đang tìm kiếm. Phần này dùng để thảo luận về những nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm khách hàng và làm thế nào để tiếp cận được khách hàng và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Bạn cũng cần biết đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và bạn sẽ cạnh tranh thế nào với họ. - Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện. Phần này để phác thảo những kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và những những vấn đề liên quan khi thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý. Phần này bạn mô tả về tổ chức việc kinh doanh của bạn và các thành viên chủ chốt của đội ngũ quản lý. Và cũng nên bao gồm phần tóm tắt kiến thức và kinh nghiệm của những người quản lý.
  • 39. 39www.remove.vn - Kế hoạch tài chính. Phần này nên bao gồm những dự báo về dự báo bán hàng, lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, chỉ số kinh doanh và điểm hòa vốn. Mục lục cần được viết từ đơn giản đến chi tiết 2. MỤC LỤC CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH - Tóm tắt: o Vấn đề o Giải pháp o Thị trường o Đối thủ cạnh tranhTình hình tài chính - Sản phẩm và dịch vụ o Vấn đề cần giải quyết o Giải pháp o Xác nhận của vấn đề và giải pháp o Lộ trình/Kế hoạch tương lai - Tóm tắt phân tích thị trường o Phân đoạn thị trường o Chiến lược phân đoạn thị trường mục tiêu o Nhu cầu thị trường
  • 40. 40www.remove.vn o Xu hướng thị trường o Phát triển thị trường o Khách hàng chủ yếu o Thị trường tiềm năng o Đối thủ cạnh tranh - Tóm tắt chiến lược và cách thực hiện o Kế hoạch marketing o Kế hoạch bán hàng o Địa điểm và thiết bị o Công nghệ o Trang thiết bị và công cụ o Cột mốc thực hiện o Chỉ số chủ yếu - Tóm tắt về công ty và đội ngũ quản lý o Cơ cấu tổ chức o Đội ngũ quản lý o Kế hoạch nhân sự o Lịch sử công ty và tài sản sở hữu - Kế hoạch tài chính o Dự báo lợi nhuận và bán hàng o Chi phí o Kế hoạch lãi lỗ o Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ o Kế hoạch cân đối kế toán o Chỉ số kinh doanh. 3. TIÊU CHUẨN CỦA BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Lưu chuyển tiền tệ là một con số phân tích rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh và đừng quên trình bày nó thành một bảng. Phần lớn những kế hoạch kinh doanh cũng bao gồm dự báo bán hàng và bảng báo cáo lãi lỗ. Bảng biểu đúng quy chuẩn. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bảng biểu thường được trình bày ở phần phụ lục lèm theo. Bảng thống kê tình hình tiền tệ là một phần không thể bị bỏ sót. Và một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn cũng cần bảng bự báo bán hàng, báo cáo lãi lỗ … Ngoài ra, mỗi bản kế hoạch kinh doanh cần có cả những biểu đồ để biểu thị số liệu. Biểu đồ cột và biểu đồ tròn là hai loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất.
  • 41. 41www.remove.vn Bảng biểu là một phần quan trọng trong mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh Bạn bây giờ đã có một bản phác thảo đầy đủ các phần và thứ tự của chúng trong một bản kế hoạch kinh doanh. Việc cần làm là điền thông tin và ý tưởng của bạn vào những phần đó, tạo thành một bản súc tích, hiển thị rõ ràng các điểm quan trọng và trình bày một cách thu hút. Đây chính là CV của doanh nghiệp, khi họ cần rót vốn hoặc vay tiền. Nếu một cá nhân phải có CV thu hút các nhà tuyển dụng thì các doanh nghiệp phải trang bị một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và có sức thuyết phục, không chỉ để các nhà đầu tư soi mà còn là công cụ hiệu quả trong việc định hướng nhân viên và củng cố niềm tin của họ vào tổ chức. 11 LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN? “Bắt đầu và thực hiện kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận sẽ là một trải nghiệm thú vị cho bạn. Nhưng kinh doanh phi lợi nhuận cũng cần dựa trên một kế hoạch đã được lập ra để đạt được thành công.” MỤC ĐÍCH CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
  • 42. 42www.remove.vn Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định được những lý do để lập kế hoạch kinh doanh là bạn lập kế hoạch để làm gì, ai sẽ đọc và thực hiện nó… Một kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cần phải được lên kế hoạch để dễ quản lý, hoặc kế hoạch đó có thể sử dụng rộng rãi và thu hút những người quyên góp tiềm năng. Mục đích của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì? Lập kế hoạch kinh doanh có thể là cách tuyệt vời để Đội ngũ quản lý hoặc Ban điều hành biết được tầm nhìn, mục tiêu và tương lai của việc kinh doanh của bạn. Lập kế hoạch cho việc kinh doanh phi lợi nhuận có thể là một cơ hội để xác định trọng tâm của nhiệm vụ, tình hình tài chính mà bạn cần để thực hiện nhiệm vụ đó và duy trì hoạt động trong tương lai. ƯỚC TÍNH NHU CẦU Phân tích nhu cầu và ước tính nhu cầu là quá trình của việc nghiên cứu tìm ra trọng tâm cho tổ chức hoặc dự án của bạn. Bạn cần phải biết được rằng mọi người có thực sự cần đến dự án của bạn hay không. MỤC LỤC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH PHI LỢI NHUẬN Mục lục của một bản kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận cũng sẽ có những phần giống như là một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn: - Tóm tắt. Đây là phần đầu tiên sẽ được đọc nhưng lại là phần cuối cùng được viết. Bởi vì bạn chỉ có thể khái quát được nội dung khi nắm được những phần khác đã
  • 43. 43www.remove.vn được hoàn thiện trước đó. Phần này sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Hãy nghĩ rằng những nhà tài trợ sẽ chỉ đọc phần này. - Mục lục của kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận gồm những gì? - Sản phẩm và dịch vụ. Bạn đang tạo ra một sản phẩm thay đổi cuộc sống với giá thành thấp cho mọi người, bạn đang cung cấp một dịch vụ cần thiết cho cộng đồng? Tổ chức của bạn đặc biệt hoặc bạn đã không dành nhiều thời gian để hiểu được sự đặc biệt đó. Hãy chú ý những điểm đã làm nó trở nên tuyệt vời. Việc kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi cộng đồng hoặc có thể là thay đổi thế giới. Đây là phần mà bạn nên thực sự đi vào chi tiết mô tả chương trình hiện tại của bạn và những chương trình mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Đây cũng là phần bạn trình bày những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ, giới thiệu nội lực và những thử thách và triển khai nhiệm vụ của tổ chức. - Phân tích thị trường. Việc này có nghĩa là bạn phải biết được những nhà tài trợ cho tổ chức của bạn là ai. Bạn sẽ tiếp cận họ như thế nào, mục tiêu gây quỹ của bạn là gì và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Kể từ việc suy thoái kinh tế năm 2008, việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Kinh doanh phi lợi nhuận thì lại càng phải cạnh tranh mạnh hơn trước, một vài người cảm thấy không thoải mái về việc đem tài chính của họ đi làm từ thiện. - Đội ngũ quản lý. Ai là người liên quan và trách nhiệm của họ là gì? Những người đó có thể làm được những gì? Đội ngũ quản lý của bạn bao gồm những người quản lý những công việc hàng ngày cho đến hội đồng quản trị, và những người này có
  • 44. 44www.remove.vn thế có những vai trò chồng chéo. Hãy nêu ra những điểm nổi bật trong trình độ chuyên môn của họ: như danh hiệu, bằng cấp, những thành tựu đã đạt được và việc bổ nhiệm cũng nên được bao gồm trong phần này. - Kế hoạch tài chính. Bất cứ tổ chức nào đang tìm nguồn quỹ đều cần có kế hoạch tài chính. Phần tài chính trong kế hoạch của bạn nên bao gồm ngân sách dài hạn và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ước tính trong 3 đến 5 năm. Kỹ năng quản lý tài chính cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính. Đối với kế hoạch phi lợi nhuận, người ta sẽ thường quan tâm đến các chi tiết liên quan đến vấn đề tiền bạc phân tán trong tổ chức. Những thông tin này thường được đăng trực tuyến trên các trang web để công chúng có thể đưa ra quyết định gây quỹ. Những người gây quỹ tiềm năng sẽ thực hiện nghiên cứu. Không quan trọng rằng người tài trợ là ai, họ sẽ muốn biết rằng họ có thể tin tưởng trao quỹ cho tổ chức của bạn. Một kế hoạch tài chính thiết thực sẽ tạo được một nguồn quỹ chắc chắn. Đội ngũ quản lý là một phần quan trọng của việc kinh doanh phi lợi nhuận Hãy nhớ rằng kế hoạch kinh doanh phi lợi nhuận của bạn là một lộ trình và bạn cũng có thể xem lại những phần nào chưa hợp lý rồi chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục đích ở một thời điểm nào đó. Để kinh doanh phi lợi nhuận của bạn có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có thể là một công cụ then chốt để bạn quản lý thành công một tổ chức phi lợi nhuận.
  • 45. 45www.remove.vn 12 7 SAI LẦM PHỔ BIẾN TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH “Khi viết một kế hoạch kinh doanh thì những sai lầm phổ biến nhất là gì? Dưới đây là một danh sách về những sai lầm trong việc lập kế hoạch mà doanh nghiệp cần tránh.” Lập kế hoạch là điều không thể bỏ qua trong kinh doanh 1. TRÌ HOÃN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tiến hành lập kế hoạch kinh doanh khi được ngân hàng hoặc nhà đầu tư yêu cầu. Trong trường hợp không bắt buộc, họ sẽ không có một kế hoạch nào cả. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm. Đừng chờ đợi đến khi có đủ thời gian mới lập kế hoạch. Càng có nhiều công việc thì càng cần phải lập nhiều kế hoạch kinh doanh để có thể hoàn thành tốt được công việc đó. 2. KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN DÒNG TIỀN Đa số mọi người thường nghĩ về lợi nhuận thay vì tiền mặt. Khi bắt đầu lên ý tưởng cho một kế hoạch kinh doanh mới, doanh nghiệp sẽ thường nghĩ về chi phí để làm ra sản phẩm, đối tượng khách hàng và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp không sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh mà chỉ tiêu
  • 46. 46www.remove.vn tiền mặt. Vì vậy việc nắm rõ được những biến động của dòng tiền là vô cùng quan trọng. 3. TẬP TRUNG QUÁ NHIỀU VÀO Ý TƯỞNG Đừng chú trọng quá nhiều về các ý tưởng kinh doanh. Không cần phải có một ý tưởng quá xuất sắc để bắt đầu phát triển một doanh nghiệp. Thứ mà doanh nhân cần hơn cả là thời gian, nguồn vốn, sự kiên trì và bền bỉ. Lập kế hoạch kinh doanh không chỉ là nêu ra ý tưởng mà còn cần phải trình bày đầy đủ thông tin, tính khả thi và các số liệu cụ thể. Đó là những điều mà các nhà đầu tư chú ý quan tâm khi xem xét một bản kế hoạch kinh doanh . 4. LO LẮNG VÀ SỢ HÃI Thực hiện một kế hoạch kinh doanh không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Đó không phải là việc viết một luận án tiến sĩ hay một cuốn tiểu thuyết. Trong quá trình viết kế hoạch có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như sách báo, tạp chí và sử dụng các phần mềm hỗ trợ hiện có. 5. MỤC TIÊU MƠ HỒ, KHÔNG RÕ RÀNG Hãy loại bỏ những cụm từ vô nghĩa trong kinh doanh như “tốt nhất” ra khỏi bản kế hoạch của mình bởi vì chúng hoàn toàn là sự thổi phồng. Hãy nhớ rằng mục tiêu của kế hoạch kinh doanh chính là kết quả của nó và để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp cần phải theo dõi, giám sát quá trình kinh doanh chặt chẽ. Cần chia ra các khoảng thời gian cụ thể, ngân sách cho từng thời kỳ, những cột mốc, trách nhiệm quản lý… trong bản kế hoạch kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh.
  • 47. 47www.remove.vn Doanh nghiệp cần có mục tiêu rõ ràng cho kế hoạch kinh doanh của mình 6. MỘT KẾ HOẠCH PHÙ HỢP CHO TẤT CẢ Doanh nghiệp cần điều chỉnh kế hoạch của mình đúng với mục đích kinh doanh thực tế. Một bản kế hoạch kinh doanh không thể sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp và trong mọi tình huống. Với những mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có sự những bản kế hoạch kinh doanh khác nhau. 7. QUÁ NHIỀU SỰ ƯU TIÊN Khi lập kế hoạch, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược mục tiêu và chỉ chú trọng, ưu tiên từ 3 đến 4 mặt hàng nhất định. Nếu tập trung vào quá nhiều loại hình sản phẩm khác nhau thì sẽ rất khó để đạt được hiệu quả. Cần ghi nhớ khi càng có nhiều mặt hàng trong danh sách sản phẩm mục tiêu thì những mặt hàng đó càng ít nhận được sự quan tâm. 13 VÌ SAO MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ THÌ KHÔNG BAO GIỜ KẾT THÚC ?
  • 48. 48www.remove.vn “Điều gì làm cho kế hoạch kinh doanh trở nên đáng giá? Một kế hoạch kinh doanh thành công phải được đo lường bằng hiệu quảthực tế và nó có tính khả thi hay không. Và để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt thì cần xem xét rất nhiều yếu tố.” Hiệu quả của kế hoạch kinh doanh phải đáng giá với những gì đã bỏ ra MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐÁNG GIÁ VỚI NHỮNG GÌ BỎ RA Giá trị của kế hoạch kinh doanh không phải là 1.000 đô la hay 10.000 đô la, mà nó nằm ở việc nó được quyết định một cách nhanh chóng và sau cùng mới là số lượng tiền ở trong ngân hàng Kế hoạch kinh doanh nên được đo lường bằng kết quả của nó. Dù được nghiên cứu kỹ như thế nào, viết hay ra sao hoặc được giới thiệu một cách xuất sắc thế nào chăng nữa, nhưng những điều làm nên sự khác biệt chính là chúng ảnh hưởng thế nào đến công việc kinh doanh NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH TỐT Kế hoạch kinh doanh là một phần trong một quá trình kinh doanh. Có một vài yếu tố quan trọng để làm nên hiệu quả của một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn phải đặt kế hoạch kinh doanh vào trong một hệ thống liên kết với những yếu tố khác để
  • 49. 49www.remove.vn đạt được hiệu quả, bởi vì kế hoạch có thể bị loại bỏ nếu không một ai quan tâm đến nó. Kế hoạch phụ thuộc vào phụ thuộc vào yếu tố con người, đặc biệt là quá trình của việc cam kết và những thứ liên quan, dấu hiệu và bám sát những thứ kéo theo sau đó Sự khả thi bắt đầu bằng một kế hoạch tốt. Những yếu tố sẽ làm cho kế hoạch kinh doanh mang tính khả thi hơn bao gồm: - Sự đơn giản. Nếu kế hoạch kinh doanh quá phức tạp, mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu và thực hiện nó. Vì thế nội dung phải dễ hiểu và dễ thực hiện. - Kế hoạch kinh doanh có chi tiết không? Mục tiêu có cụ thể và ước lượng được hay không? Có những hoạt động cụ thể, với ngày tháng hoàn thành, trách nhiệm cụ thể của từng người và ngân quỹ cụ thể hay không? - Kế hoạch có mang tính thực tế? Mục tiêu bán háng, ngân quỹ chi phí và những cột mốc thực hiện có thực tế không? - Kế hoạch có được hoàn thành không? Nó có bao gồm những yếu tố cần thiết không? Những yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh rất đa dạng, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Không có sự đảm bảo nào, tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh sẽ hiệu quả nếu nó không bỏ qua những điều nền tảng Không dành thời gian cho việc lập kế hoạch là một quan niệm sai lầm
  • 50. 50www.remove.vn TÁC DỤNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh là cách có tính tổ chức và logic để thấy được tất cả những khía cạnh quan trọng của việc kinh doanh. Đầu tiên, hãy quyết định tác dụng của kế hoạch là gì, chẳng hạn như: Xác định và điều chỉnh mục tiêu, những chương trình để đạt được mục tiêu đó. - Rà soát việc kinh doanh thường xuyên và tiến hành sửa chữa hoặc điều chỉnh. - Phát triển và thiết lập việc kinh doanh mới. - Hỗ trợ hồ sơ vay vốn. - Kêu gọi sự tán thành của các thành viên công ty. - Lập giá thành cho sản phẩm hoặc những mục đích hợp pháp khác. - Định giá cho dòng sản phẩm mới, xúc tiến bán hàng hoặc mở rộng kinh doanh. QUAN NIỆM SAI KHI NGHĨ KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH Rất nhiều công việc kinh doanh không có kế hoạch cho đến khi ngân hàng hoặc những nhà đầu tư muốn xem bảng kế hoạch kinh doanh. Nếu đã là một người kinh doanh thì thực sự cần phải có kế hoạch Một tiến trình kế hoạch tốt cần phải tiết kiệm thời gian, từng ngày, từng tháng một. Việc này sẽ giúp cho việc kinh doanh tập trung vào những gì quan trọng nhất. Duy trì những sự ưu tiên luôn có hiệu quả. Xem xét kế hoạch với kết quảhiện tại một cách thường xuyên đểtiết kiệm thời gian và tránh được những rủi ro, duy trì được tiến trình tiến tới mục tiêu, nhận định được phạm vi rắc rối và theo dõi những phạm vi cần được chú ý của việc kinh doanh. CHÌA KHÓA ĐỂ XÂY DỰNG MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TỐT Sử dụng kế hoạch kinh doanh để lập ra những mục tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm và thời hạn để quản lý việc kinh doanh. - Phân công nhiệm vụ cho từng người và phòng ban, đặt ra chỉ tiêu và thời hạn để việc thực hiện diễn ra đúng hướng. - Mỗi chiến lược của một bản kinh doanh thiết thực bao gồm việc thực hiện 10 phần công việc khác nhau. - Có tính khả khi. - Như một phần của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, nên tạo ra một diễn đàn cho việc rà soát định kỳ và sửa đổi những hướng đi.
  • 51. 51www.remove.vn Tiến trình lập kế hoạch là một công cụ có giá trị TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH Nếu muốn lập kế hoạch kinh doanh, cần phải vượt qua những rào cản. Hãy luôn nhớ rằng có nhiều tiềm năng lợi ích hơn, không chỉ là việc ước tính để lập kế hoạch. Bên cạnh việc vượt qua những rào cản thì tiến trình xây dựng kế hoạch là một công cụ có giá trị để quản lý việc kinh doanh. Một người lập kế hoạch chuyên nghiệp nhậnân ra rằng kế hoạch kinh doanh tốt thì không bao giờ kết thúc và một kếhoạch kinh doanh tốt là rất hiếm. Những điều làm nên giá trị của kế hoạch không phải là dự đoán tương lai, mà là sự chỉ đạo và chỉ tiêu. KIỂM SOÁT CÔNG VIỆC Hãy lập ra mục tiêu kinh doanh dài hạn. Trong thực tế, công việc kinh doanh sẽ gặp nhiều vấn đề và sự thay đổi của môi trường kinh tế, khách hàng chi tiêu ít hơn mong đợi, giá cả sản phẩm tăng hay giảm. Một tiến trình có thể giúp cho kế hoạch có chỗ đứng trong thực tế. Mỗi nhà quản lý tiếp thục theo dõi chỉ tiêu và ngân quỹ, và đến cuối tháng sẽ so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đặt ra. Kế hoạch kinh doanh không phải là bán một ý tưởng kinh doanh cho những nhà đầu tư vốn. Một kế hoạch kinh doanh là cách duy nhất để giới thiệu thông tin cho các nhà đầu tư để phát triển công việc kinh doanh.
  • 52. 52www.remove.vn 14 6 CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC TRẢ LỜI TRƯỚC KHI BẮT TAY LÀM KẾ HOẠCH KINH DOANH “Rất nhiều người nghĩ rằng kế hoạch kinh doanh là kế hoạch cho một công việc kinh doanh mới hoặc để xin một khoản vay khác. Những điều này cũng quan trọng đểđiều hành công việc kinh doanh, dù việc kinh doanh có cần những khoản vay mới hay khoản đầu tư mới hay không. Việc kinh doanh cần được lập kế hoạch đ ểthúc đẩy sự phát triển và mở rộng.” MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TIÊU CHUẨN Một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn, theo như lời khuyên của những chuyên gia kinh doanh được chuẩn bị cho việc giới thiệu chính thức tới những ngân hàng, nhà đầu tư hoặc quản lý của bên đối tác. Bản kế hoạch nên được bắt đầu với phần tóm tắt, mô tả về công ty, lịch sử, sản phẩm, thị trường, chiến lược, đội ngũ quản lý và dự án báo tài chính. Bảng kế hoạch phụ thuộc và bối cảnh Bảng kế hoạch phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, nếu đang phát triển một kế hoạch cho nhu cầu trong nước, không cần phải gửi đến cho ngân hàng và những
  • 53. 53www.remove.vn nhà đầu tư, có thể không cần phải gao gồm tất cả kinh nghiệm chi tiết mà mọi ngời người trong công ty đã biết. Việc mô tả của đội ngũ quản lý rất quan trọng đối với những nhà đầu tư, trong khi lịch sử tài chính lại quan trọng đối với các ngân hàng. ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI MỘT KẾ HOẠCH? Kế hoạch phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhưng thông thường, những điều quan trọng là phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ và việc thực hiện phải chi tiết, rõ ràng. Dòng lưu chuyển tiền tệ quan trọng bởi vì nó rất cần thiết cho một công ty và rất khó để theo dõi. Tiền tệ thường không dễ xác định như lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng rất khác nhau. Lợi nhuân không đảm bảo được lượng tiền mặt trong ngân hàng. Sụt giảm lợi nhuận có thể do lượng tiền tệ không đủ, hoặc khách hàng chưa thanh toán đơn hàng Dòng lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng Chi tiết thực hiện quan trọng bởi những chiến lược xuất sắc, tài liệu kế hoạch chỉ là lý thuyết nếu bạn không phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện và ngân quỹ, không theo dõi và điều chỉnh hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh thực sự sẽ mang lại hiệu quả và giúp công ty phát triển. HÌNH THỨC PHỤ THUỘC VÀO CHỨC NĂNG Nội dung của bảng kế hoạch cần phù hợp với mục đích và thiết kế đề cương phù hợp với loại hình của kế hoạch. Ví dụ, nếu phát triển một kế hoạch nội bộ để một công ty sử dụng thì không cần bao gồm một phần nói về công ty đó. Nếu kế hoạch tập trung để nói về các sản phẩm, dịch vụ dự định chỉ sử dụng cho nhu cầu nội bộ thì không cần bao gồm những chi tiết về sản phẩm đó. Một ví dụ khác, cấp độ chi tiết được yêu
  • 54. 54www.remove.vn cầu trong phân tích thị trường. Kế hoạch kinh doanh tìm kiếm những nhà đầu tư cần những dữ liệu thị trường đáng tin, nhưng một kế hoạch cho việc kinh doanh nhỏ lẻ có thể không cần nghiên cứu nhiều. Nếu có cơ hội để cải thiện công ty và bảng kế hoạchthì hãy làm việc này, còn không thì hãy bỏ qua TÓM TẮT VỀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ ĐƠN VAY VỐN Khi một kế hoạch kinh doanh được sử dụng để hỗ trợ cho đơn vay vốn hoặc giải thích trình bày việc kinh doanh cho những nhà đầu tư tiềm năng, thì cần một văn bản tóm tắt đặc biệt cũng như kế hoạch hoàn chỉnh. Nhiều nhà đầu tư muốn xem bản tóm tắt ngắn gọn và đơn vay vốn không phải lúc nào cũng yêu cầu một kế hoạch hoàn chỉnh. Nếu phát triển kế hoạch đúng hướng, có thể tóm tắt những phần chính thành các đoạn văn, như là công ty, thị trường, sản phẩm..., để tạo nên những văn bản tóm tắt. Nhiều nhà đầu tư muốn xem bản tóm tắt ngắn gọn KHUNG THỜI GIAN: 3 NĂM LIỆU CÓ ĐỦ KHÔNG? Khung thời gian là khoảng thời gian hoặc độ dài mà kế hoạch kinh doanh tập trung vào. Một kế hoạch kinh doanh thông thường nên chạy chương trình bán hàng trong thời gian là 12 tháng tiếp theo và 2 năm tiếp theo. Điều này không có nghĩa là không nên lập kế hoạch cho khoảng thời gian dài hơn 3 năm. Tuy nhiên các chi tiết của bản dự báo hàng tháng không chi tiết hết được cho các năm về sau, ngoại trừ một vài trường hợp đăc biệt. Điều đó cũng có nghĩa là chi tiết trong bản dự báo bán hàng