SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau ngày đổi mới, đất nước đã dành được nhiều thành tựu to lớn trên mọi
lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo đó đã có những thay
đổi khởi sắc, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đã chuyển sang nền
kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, dưới
sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Khối lượng hàng hóa sản xuất tăng nhanh không
những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn hướng ra thị trường nước
ngoài, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chiếm trên 40% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Đạt được kết quả trên, là nhờ Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương
chính sách đúng đắn, tạo nên động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động,
tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân, khuyến
khích nông dân làm giàu chính đáng, nhờ đó đã làm nảy sinh một hình thức tổ chức
sản xuất mới ở nông thôn, đó là kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông lâm
nghiệp và thủy sản với quy mô, mức độ tập trung các yếu tố sản xuất tương đối lớn
so với các hình thức tổ chức sản xất thông thường của các hộ gia đình ở nông thôn,
là mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất, khai thác sử dụng
có hiệu quả đất đai, vốn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,
từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Thực tế đã cho thấy, từ sau Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ chính trị 4/1988
về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, là nền móng cho sự ra đời loại
hình kinh tế trang trại, đặc biệt là Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000
của chính phủ về kinh tế trang trại, nhằm tạo ra cơ chế thông thoáng và những chính
sách trợ giúp, nhờ đó các trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sự tăng nhanh
về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng hàng hoá nông nghiệp trong những năm
1
qua chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù
kinh tế nông nghiệp- nông thôn nước ta và tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt nông
nghiệp- nông thôn nước ta.
Ngày nay, kinh tế trang trại đã trở thành tổ chức sản xuất phổ biến trong nền
nông nghiệp thế giới và phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu của quá
trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên vai trò của
kinh tế trang trại trong những năm gần đây chưa được đánh giá đầy đủ, hoạt động
của trang trại còn gặp nhiều khó khăn, như thị trường tiêu thụ, lao động của trang
trại chưa qua đào tạo, nguồn vốn vay của trang trại chủ yếu là vốn vay ngắn hạn
trong lúc đầu tư trong nông nghiệp có những cây con do đặc tính sinh lý có thời
gian sinh trưởng dài nên cần những nguồn vốn trung và dài hạn, chủ trang trại còn
thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Để kinh tế trang trại phát triển ổn định, đúng
hướng và trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi nông hộ thì cần phải đẩy nhanh việc
nghiên cứu tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những
chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù
hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, những
yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại.
Quảng điền, một huyện đồng bằng có địa thế là vùng trũng của tỉnh Thừa
Thiên Huế, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều
tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu
cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông
nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao
động của con người ở đây, thì mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Mặc dù
kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa
phát triển đúng với tiềm năng của nó. Câu hỏi đặt ra là: khả năng phát triển kinh tế
trang trại của vùng đến đâu? làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của đề tài:“Phát
triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêuchung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở
Quảng Điền để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại
phát triển.
2.2. Mục tiêucụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Điền, tìm ra những
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.
- Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
ở huyện Quảng Điền một cách có hiệu quả nhất.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
Theo báo cáo của cục Thống kê Thừa Thiên Huế, tính đến 1/7/2009, toàn
huyện Quảng Điền có 47 trang trại. Với tổng số trang trại ít nên trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã chọn phương pháp điều tra toàn bộ 47 trang trại với 3 loại
hình chính, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Số lượng trang trại điều tra
Loại hình trang trại Số lượng (Trang trại) Tỷ lệ (%)
Chăn nuôi 24 51,06
Nuôi trồng thủy sản 6 12,77
SXKD tổng hợp 17 36,17
Tổng số trang trại 47 100,00
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu được thu thập từ các
nguồn có sẵn, là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Để thu thập số liệu thứ cấp, tác giả
tiến hành ghi chép các số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các sách
báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, chỉ thị, chính sách của nhà nước có liên
3
quan đến vấn đề trang trại, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố,
các trang web, các số liệu và các báo cáo đánh giá, tổng kết của sở Nông nghiệp,
cục Thống kê, của các xã, huyện, thành phố và tỉnh.
Các số liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài này là các số liệu liên quan đến
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền như đất đai, dân số,… Các
số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu để nêu
lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về tình hình phát
triển trang trại của huyện Quảng Điền qua các năm.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu được thu thập trực tiếp ban
đầu từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập
từ các chủ trang trại ở huyện Quảng Điền. Nó được sử dụng trong giai đoạn tiến
hành phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Quảng
Điền. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều
tra được lập sẵn. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung:
- Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: Họ tên, tuổi, giới
tính, trình độ chuyên môn, năm thành lập, loại hình trang trại, số lao động, diện tích
đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang thiết bị của trang trại.
- Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang
trại. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
- Những thông tin về dự định, khó khăn và nguyện vọng của chủ trang trại.
3.3. Phương pháp xử lývà tổng hợp số liệu
Sau khi tiến hành thu thập số liệu xong tác giả sử dụng phần mền excel để xử
lý. Sau đó phân loại và tổng hợp các số liệu này theo các chỉ tiêu đã đề ra, để có
được những nhận xét, đánh giá cơ bản về tình hình sản xuất của các trang trại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp chung: Các sự vật và hiện trượng luôn biến động và tác động
qua lại lẫn nhau. Trong nền kinh tế nói chung và trong kinh tế trang trại nói riêng,
ngoài sự tác động của các quy luật chung, còn chịu sự tác động của thiên nhiên, chủ
trương, chính sách,… Các mối quan hệ này được xem xét, đánh giá dựa trên phép
duy vật biện chứng.
4
Mọi sự vật hiện tượng đều được xem xét trên quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, nên hai phương pháp này có tính xuyên suốt trong
quá trình nghiên cứu từ thu thập đến xử lý, tổng hợp thông tin.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thu thập
lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về kinh tế trang trại ở sở nông nghiệp và các
chủ trang trại trong lúc điều tra phiếu để đưa ra những nhận định xác đáng và đưa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các trang trại ở huyện Quảng Điền.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng để so sánh các chỉ tiêu
tương ứng giữa các loại hình trang trại trong vùng nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của
các chỉ tiêu lên từng loại hình trang trại.
- Phương pháp phân tổ: Dùng phương pháp này phân các đối tượng nghiên
cứu ra làm nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc nghiên cứu, cũng như tìm ra những quy
luật của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và nguy cơ đối với các trang trại. Thông qua đó, giúp các trang trại thấy
đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy điểm mạnh, khai thác triệt để các
nguồn lực của trang trại. Tận dụng triệt để các cơ hội và khắc phục những rủi ro
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp toán kinh tế (sử dụng hàm sản xuất cobb-Douglas): Để phân
tích tác động của các yếu tố như: trình độ chuyên môn của chủ trang trại, lao động,
diện tích đất, vốn sản xuất,… ảnh hưởng đến Thu nhập hỗn hợp(MI) của trang trại.
Hàm sản xuất có dạng: a01
a1a
223
a3
ea4TDCM
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập hỗn hợp của trang trại.
X i : là các biến độc lập, là các yếu tố đầu vào sản xuất của trang trại (i= 1, 2,
3 tương ứng biến lao động, diện tích và vốn).
TDCM : là biến giả định.
Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và chạy
trên phần mềm SPSS 16.0.
5
3.5. Hệ thống các chỉ tiêunghiên cứu
Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại là một vấn đề khá phức tạp, nó liên
quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Hệ thống chỉ tiêu
nghiên cứu kinh tế trang trại bao gồm những nhóm chỉ tiêu cơ bản sau đây:
* Những chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về trang trại
- Tuổi đời, giới tính
- Thành phần xuất thân
- Trình độ chuyên môn
- Năm thành lập
* Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại
- Quy mô lao động
- Quy mô diện tích đất sử dụng
- Quy mô vốn sản xuất
- Quy mô tư liệu sản xuất chủ yếu
* Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
Tổng giá trị sản suất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đây là tổng thu của hộ.
n
Công thức
GO


P
i
Q
i
i 1
(Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i, Qi là khối lượng sản phẩm thứ i)
Chi phí sản xuất(C): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của trang trại để tiến
hành sản xuất kinh doanh, bao gồm cả chi phí trực tiếp cộng với tiền lãi vay và cộng
với khấu hao TSCĐ.
Thu nhập hỗn hợp (MI): bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản
xuất (C), tính theo công thức: MI= GO- C.
Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra (GV): Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô sản
xuất hàng hoá của trang trại. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh trình độ chuyên môn
hoá của trang trại chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hoá càng cao.
Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) phản ánh tỷ lệ giá trị hàng hóa của
trang trại bán ra trên thị trường.
6
* Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại
- Hiệu quả sản xuất trên chi phí
GO/C (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ
đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì tạo ra tổng giá trị sản xuất là bao nhiêu đồng).
MI/C (Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp, với mức độ đầu tư một đồng chi phí
sản xuất thì tạo ra thu nhập hỗn hợp là bao nhiêu đồng).
- Hiệu quả sử dụng đất của trang trại:
GO/D: Tổng giá trị sản xuất trên diện tích đất sử dụng.
MI/D: Thu nhập hỗn hợp trên diện tích đất sử dụng.
- Hiệu quả sử dụng lao động của trang trại:
GO/L: Tổng giá trị sản xuất trên lao động làm việc thường xuyên.
MI/L: Thu nhập hỗn hợp trên lao động làm việc thường xuyên.
- Hiệu quả vốn sản xuất của trang trại:
GO/V: Tổng giá trị sản xuất trên vốn sản xuất.
MI/V: Thu nhập hỗn hợp trên vốn sản xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Quảng Điền.
- Về thời gian
Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2007- 2009.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại ra đời từ cuối thế kỷ XVII, từ khi có sự xuất hiện chủ nghĩa
tư bản trong nông nghiệp, trải qua nhiều thế kỷ đến nay kinh tế trang trại tiếp tục
phát triển ở những nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển và các
nước công nghiệp mới, với quy mô và cơ cấu sản xuất khác nhau.
Ở Việt Nam, từ khi có nghị quyết 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị
về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là
đơn vị kinh tế tự chủ. Đặc biệt sau nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII, 1993), cùng
với luật đất đai năm 1993 thì kinh tế trang trại bắt đầu phát triển nhanh chóng. Đây
“là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành
và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư
bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến”[3].
Với tầm quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế quốc dân nói chung và
trong nông nghiệp- nông thôn nói riêng, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về
kinh tế trang trại. Tuy nhiên khái niệm này đối với mỗi vùng, mỗi địa phương được
các nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau.
Theo PGS.PTS Lâm Quang Huyên, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
cho rằng: "Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành và
phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức
sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ
cái vỏ tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận
với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường"[22].
Quan điểm trên cho thấy kinh tế thị trường là tiền đề cho việc hình thành và
phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên nguồn gốc hình thành các trang trại từ các hộ
8
tiểu nông là chưa hẳn đúng, ngày nay nhiều chủ trang trại xuất thân từ các thành
phần khác nhau có tiền vốn họ có thể đầu tư làm kinh tế trang trại.
“Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại) là hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao
xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị tư liệu sản xuất
nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị
trường và được Nhà nước bảo hộ”[14].
Quan điểm trên cho thấy được vị trí của chủ trang trại trong quá trình sản
xuất của trang trại, tuy nhiên chưa thấy được vị trí và vai trò của kinh tế trang trại
trong nền kinh tế thị trường.
Trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại,
Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: "Kinh tế trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản"[7].
Quan điểm của những nhà hoạch định chính sách của chính phủ về kinh tế
trang trại được đưa ra khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản xuất
của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của trang trại mang tính
hàng hoá và đáp ứng nhu cầu thị trường nên cần phải có tính cạnh tranh cao.
Như vậy, thị trường chính là định hướng hoạt động của trang trại và người
chủ trang trại phải có vai trò trong việc quản lý sản xuất và ứng dụng các tiến bộ
khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng vật nuôi trong quá trình sản xuất kinh
doanh của mình, từ cơ sở này năm 2004 các giảng viên của Trường Đại học kinh tế
Quốc dân đã có quan điểm về kinh tế trang trại khá đầy đủ:
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức
9
quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị
trường"[12].
Từ những quan điểm trên, thì kinh tế trang trại không phải là thành phần kinh
tế, nó chỉ là tổ chức sản xuất trong nông lâm nghiệp thủy sản, là hình thức phát triển
cao hơn của kinh tế hộ. Nó phá bỏ đi tư tưởng hàng hóa sản xuất chỉ làm ra để tiêu
thụ trong bản thân hộ, mà hàng hóa sản xuất ra nhằm để cung ứng cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, nó sử dụng các yếu tố đầu vào lớn hơn và có hiệu quả.
1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển, kinh tế trang trại là hình thức tổ
chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ
thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông
nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu
thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và
thương nghiệp.
Ở Việt nam, sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo mô hình kinh tế
trang trại đã hình thành và phát triển ở tất cả các địa phương và ở những vùng sinh
thái khác nhau. Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu
cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại đang nổ lực tìm mọi biện
pháp để phát huy tiềm năng đất đai, huy động và khai thác được nguồn lực về vốn,
lao động, kinh nghiệm và kỹ thuật trong dân một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả
để mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Sự tích tụ, tập trung đất đai
và vốn đầu tư cho sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn. Mặc dù phổ biến là
trang trại hộ gia đình với qui mô nhỏ và mới phát triển, song vai trò quan trọng của
kinh tế trang trại đang dần thể hiện rõ nét trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường[12],[8].
- Về mặt kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa kinh tế cao, khắc phục dần tình
trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung
10
và thâm canh cao. Mặt khác, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là
công nghiệp chế biến ở nông thôn. Do đó, kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng tạo thêm
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động và tăng số hộ giàu trong nông thôn. Mặt
khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý
sản xuất kinh doanh. Do đó, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào giải
quyết các vấn đề xã hội bức xúc và tạo ra bộ mặt mới xã hội nông thôn nước ta.
- Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực,
lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm
bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang
trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã
góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực
cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng của đất nước.
Như vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy
quá trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nông nghiệp, kích thích các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch
vụ nông nghiệp phát triển, do đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Theo công văn số 216/KTTW, ngày 04/09/1998 của Ban kinh tế Trung ương
về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định các đặc
trưng chủ yếu để nhận dạng của kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay:[2]
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa. Đây là điểm cơ bản
của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
Các trang trại phần lớn đi lên từ kinh tế hộ nông dân, khi mà nền sản xuất
theo lối tự cung, tự cấp bị phá bỏ thay vào đó là nền sản xuất hàng hoá không phải
11
để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả
mãn nhu cầu của người khác, đó là nhu cầu của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế
nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình
hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là quá trình của sự phát triển của
phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị
trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ,
trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất.
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của
kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng lớn,
thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại. Việc sản xuất hàng
hoá phải đạt được yêu cầu: Số lượng và chất lượng hàng hóa làm ra.
- Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn trong
trang trại được tập trung với qui mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
Sự tập trung ruộng đất và tiền vốn tới một quy mô nhất định theo yêu cầu của
sản xuất hàng hoá là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của
trang trại.
Trong tất cả các ngành sản xuất vật chất, việc sản xuất đòi hỏi phải huy động
mọi yếu tố đầu vào ở một mức độ nhất định, ở mô hình trang trại để tiến hành sản
xuất ở qui mô sản xuất hàng hóa buộc người chủ trang trại phải huy động mọi yếu
tố đầu vào, đặc biệt ruộng đất là yếu tố đầu vào không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp, thêm vào đó phải cần có nguồn lực tiền vốn đủ lớn để trang trại tồn tại
và phát triển. Đặc trưng này được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích sản
xuất của trang trại.
Hiện nay ở nước ta, các trang trại gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều
so với kinh tế hộ tự cấp, tự túc, song nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình,
chịu sự giới hạn nhất định của các yếu tố sản xuất nội lực. Do vậy, sự tập trung các
yếu tố sản xuất (ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất, lao động...) ở đây dù theo yêu
cầu sản xuất hàng hoá song cũng có những giới hạn nhất định.
- Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người
chủ độc lập.
12
Người chủ độc lập ở đây không phải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi các
quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác. Người chủ độc lập ở đây là
người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
như đã trình bày ở trên, tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập cũng có nghĩa là những hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể
(nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp...) thì không thuộc khái niệm
trang trại.
- Chủ trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự
lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản
xuất, đến tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Trang trại ban đầu là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản, do các chủ trang trại trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên một khu đất tập
trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụng những công nghệ
mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường và quản lý sản xuất chặt
chẽ để tiết kiệm chi phí sản xuất. Song khi đi vào kinh tế thị trường thì hoạt động
của trang trại không chỉ dừng ở sản xuất và tổ chức sản xuất mà tổ chức mở rộng
sang kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận tối đa và từ đó trang trại phải xử lý
nhiều vấn đề về kinh tế, phải đưa ra các chiến lược kinh doanh thích ứng với thị
trường, phải quản lý theo phương thức marketing, theo chế độ kế hoạch và hoạch
toán gắn với phân tích tài chính với hiệu quả kinh doanh, với lợi nhuận. Như vậy
ngày nay trang trại phải hiểu đầy đủ là kinh tế trang trại, đó là hình thức tổ chức sản
xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chủ yếu là sản xuất
hàng hoá, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật
cao, tổ chức sản xuất tiến bộ.
+ Lựa chọn hình thức hoạt động và phương thức sản xuất: Đó là lựa chọn cây
trồng, vật nuôi nào phù hợp cho từng loại hình hoạt động của trang trại, để có thể
khai thác hết mọi nguồn lực nội tại. Do vậy quản lý và điều hành sản xuất ở đây
được tiến hành trên cơ sở những kiến thức cần thiết về nông học, sinh học và
phương pháp điều hành sản xuất.
13
+ Kỹ thuật và công nghệ sản xuất: đây chính là khả năng thâm canh và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi. Nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra mới đảm bảo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu
cầu, thoả mãn nhu cầu thị trường, từ đó tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm, để năng
suất lao động của trang trại cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất của các hộ.
+ Tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm: khi trình độ sản xuất hàng hoá đã
nâng lên, lượng hàng hóa làm ra ngày càng nhiều thì cần phải có thị trường tiêu thụ
sản phẩm, nên các trang trại thường xuyên quan tâm đến thị trường và tìm kiếm thị
trường, đây là khâu kết thúc chu kỳ kinh doanh.
- Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kinh
nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản và thường là người trực tiếp quản lý trang trại.
Những tố chất của người chủ trang trại nêu trên, về cơ bản không có ở người
chủ nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc. Tuy nhiên, những tố chất này không phải hoàn
toàn được hội đủ ngay khi trang trại mới hình thành mà những tố chất này cần phải
trải qua một quá trình nhất định. Mức độ hoàn thiện của các tố chất cũng gắn liền
với các giai đoạn phát triển của trang trại.
- Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình và
một phần lao động thuê mướn thường xuyên hay thời vụ. Lao động chính thường là
chủ trang trại cùng với những người trong gia đình, thường có quan hệ huyết thống
gần gũi (vợ, chồng, cha mẹ, anh em,...) nên tổ chức lao động gọn nhẹ không mang
tính hành chính, vì vậy quản lý điều hành linh hoạt dễ dàng đem lại hiệu quả lao
động cao. Lao động thuê ngoài không nhiều, thường cùng ăn, cùng làm với chủ
trang trại nên dễ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau trong công việc cũng như trong
hưởng thụ thành quả lao động.
Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là: Thuê lao
động thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ. Trong hình thức thuê lao động
thường xuyên, trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh năm. Trong
14
hình thức thuê lao động theo thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc khi
thời vụ sản xuất bước vào thời cao điểm.
1.1.4. Tiêu chí xác định trang trại
Thi hành nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về
kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000 Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng
kết hợp với Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB
hướng dẫn tiêu chí để xác định một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS
được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định hướng sau:[5]
1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miềnTrung từ 40 triệuđồngtrở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
a. Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền
Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Trang trại trồng cây lâu năm.
+ Từ 3 ha trở lênđối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. +
Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở
lên. - Trang trại lâm nghiệp
Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b. ối với trang trại chănnuôi
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,...
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,...
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê,
cừu từ 100 con trở lên.
15
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa),
dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,... có thường xuyên từ 2.000 con
trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với
nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ
đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1)
Tuy nhiên, ngày 04/07/2003 Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã ban
hành thông tư số 74/2003/TT-BNN về việc sửa đổi bổ sung thông tư liên bộ
69/2000/TTLB[6]. Theo đó qui định:
- Một hộ sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác
định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá dịch
vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của
thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000.
- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá
của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại
là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Thực hiện theo quy định của
Thông tư 69/2000/TTLT/BNN– TCTK ngày 23/6/2000.
1.1.5. Phân loại trang trại
- Theo hình thức quản lý:
+ Trang trại gia đình: là trang trại được thành lập bởi một hộ gia đình, toàn
bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự
quyết định tổ chức sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý. Đây là loại hình trang
trại phổ biến nhất trên thế giới.
+ Trang trại liên doanh: là trang trại có sự liên kết trên hai trang trại, nhằm
nâng cao năng lực sản xuất tạo uy thế cạnh tranh trên thị trường, “tuy nhiên mỗi
16
trang trại thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất. Đối tượng liên doanh
thường là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết”[10].
+ Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại
hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. “Loại
hình này thường có qui mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao
động làm thuê là chủ yếu”[10].
+ Trang trại ủy thác: là trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền
cho một hay một nhóm người nào đó điều hành tổ chức sản xuất trong khoảng thời
gian xác định khi mà chủ trang trại không quản lý nó.
- Theo cơ cấu thu nhập:
+ Trang trại thuần nông: thu nhập của trang trại hoàn toàn dựa vào sức sản
xuất của trang trại, của cải làm ra của từ chính bản thân trang trại đáp ứng được
cuộc sống của trang trại và có khả năng tái sản xuất.
+ Trang trại không thuần nông: thu nhập từ trong nội bộ trang trại và bên
ngoài, vì nguồn của cải vật chất do trang trại tạo ra không đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của chủ trang trại nên buộc họ phải làm thêm bên ngoài để tăng thu nhâp cho
trang trại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
- Theo cơ cấu sản xuất:
+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại sản xuất kinh doanh nhiều
loại sản phẩm, trồng trọt chăn nuôi nhiều loại cây trồng vật khác nhau, nông nghiệp
với phi nông nghiệp.
+ Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: là trang trại tập trung sản xuất kinh
doanh một loại sản phẩm mang tính sản xuất hàng hóa lớn như trang trại chuyên
nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
- Theo hình thức sở hữu:
+ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: là loại hình trang trại mà
toàn bộ tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại.
+ Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần:
là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ tư liệu của trang trại không thuộc quyền
17
sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có một phần khác phải đi thuê để đáp ứng
khả năng sản xuất của trang trại.
+ Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: là loại hình trang trại mà
toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ
trang trại, chủ trang trại phải đi thuê lại nên hàng năm phải bỏ chi phí lưu động để
sản xuất kinh doanh.
- Theo phương thức điều hành sản xuất:
+ Chủ trang trại sống ngay ở nông thôn cùng với gia đình trực tiếp điều hành
sản xuất cũng như trực tiếp lao động.
+ Chủ trang trại và gia đình không ở trang trại nhưng vẫn tiếp tục điều hành
trang trại, trực tiếp sản xuất thường xuyên hoặc định kỳ.
+ Chủ trang trại sống và làm việc ở thành phố, không trực tiếp điều hành
trang trại mà thuê người quản lý.
+ Chủ trang trại ủy thác cho một cá nhân khác quản lý, do tìm được việc làm
trong các xí nghiệp công nghiệp nên có thu nhập cao hơn nghề làm ruộng. Với hình
thức này người chủ trang trại có thể yên tâm đi làm ngoài trang trại để tăng thu nhập
cho gia đình mà không sợ mất quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất tự có[10].
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
1.2.1. Phát triểnkinh tế trang trại
“Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của trang trại và những mối
quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại”[24],[11]. Phát triển kinh tế trang trại có thể được hiểu là quá trình nâng cao
năng lực sản xuất của trang trại dựa trên cơ sở tích tụ tập trung yếu tố đầu vào và sử
dụng một cách có hiệu quả, nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đồng thời phát
triển kinh tế trang trại phải giải quyết được các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
Phát triển kinh tế trang trại phải dựa trên cở sở tích lũy các yếu tố đầu vào
ngày một gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Đó là yếu tố đất đai cần phải được
mở rộng và độ màu mỡ của đất phải được cải thiện. Yếu tố lao động đòi hỏi phải có
18
tay nghề, kỹ năng và số lượng lao động được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng với qui
mô của trang trại. Yếu tố vốn đầu tư thì sau mỗi chu kỳ kinh doanh nguồn vốn cần
được bảo toàn và có sức sinh lời cao. Yếu tố trình độ công nghệ và cách thức tổ
chức sản xuất, đây là hai yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế trang trại.
Phát triển kinh tế trang trại phải nâng cao năng lực sản xuất của trang trại
nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa ngày càng lớn, thu nhập càng cao để thể hiện được
sự phát triển của kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,
mức tích luỹ hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên
trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội.
Phát triển trang trại phải giải quyết được các mối quan hệ nảy sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
nhà nước, bảo đảm lợi ích của chủ trang trại, của người lao động, của cộng đồng,
chú trọng đến bảo vệ môi sinh, môi trường, phong tục tập quán, truyền thống, tăng
việc làm và những vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn.
Tóm lại, phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển kinh tế hộ nông
nghiệp thành hộ (đơn vị) sản xuất hàng hoá. Phát triển kinh tế trang trại đảm bảo
tăng về số lượng, gia tăng qui mô vừa tăng cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm
sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, ở đó diễn ra sự phân công lao
động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm hàng hóa sản xuất với số
lượng lớn hướng đến thị trường. Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm sự khai thác và
sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang
trại là phát triển nền nông nghiệp hợp lý, tiên tiến và hiện đại theo hướng phát triển
bền vững[11].
Trong xu thế phát triển hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực điều đỏi hỏi ứng
dụng khoa học để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc, thì phát triển
kinh tế trang trại cần được đầu tư theo chiều hướng sâu, đó là “gắn với tích tụ tập
trung các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn) trong đó vốn gắn với kỹ thuật
công nghệ là yếu tố trội hơn hẳn so với các yếu tố khác”[27], lấy công nghệ là yếu
19
tố quyết định cho phát triển kinh tế trang trại, phải đưa vào những giống cây trồng
vật nuôi có năng suất cao, ứng dụng những cải tiến vào trong sản xuất, chế biến bảo
quản sản phẩm, nhằm tăng giá trị của sản phẩm.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế trang trại gắn với điều kiện kinh tế- xã hội ở
nông thôn nên cần hướng đến bảo vệ môi trường và sự bền vững nhằm“ tạo ra sự
thịnh vượng đối với sự tiến bộ toàn diện trong cuộc sống nông thôn bao gồm nhà
cửa tốt hơn, giáo dục, dịch vụ y tế, giao thông, sự đa dạng hoá các hoạt động kinh
doanh tại địa phương, và có nhiều cơ hội đối với giải trí và văn hoá hơn”[25].
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế trang trại
1.2.2.1. Nhân tố bên ngoài
- Chủ trương, chính sách
Nhà nước đã có những chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của hà nước. Trong nông nghiệp,
công nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, thừa nhận địa vị pháp
lý bình đẳng của họ trước pháp luật, Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho
các hộ nông dân, tạo điều kiện để trang trại gia đình phát triển.
Các chính sách về tín dụng, trợ giá đầu vào, đầu ra hoặc tạm trữ nông sản
hàng hoá, miễn giảm thuế nông nghiệp đối với các trang trại đã tạo ra những thuận
lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ nông thôn, phát triển kinh tế trang trại. Mặt
khác, Nhà nước còn quản lý, điều tiết nền kinh tế phát triển đúng hướng, khắc phục
những biến động bất ổn của nền kinh tế thị trường gây thiệt hại cho người sản xuất
nông nghiệp trong những bước thăng trầm của nền kinh kế thị trường, bảo vệ lợi ích
của người nông dân[12].
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế
trang trại. Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng
mạnh mẽ và nhanh chóng vào trong nông nghiệp. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các
trang trại đó là các loại vật tư, phân bón, giống cây con các loại, máy móc
20
thiết bị,... Chính những yếu tố đầu vào có chất lượng tốt đã góp phần tăng năng suất,
sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
Số lượng trang trại ngày càng tăng lên, trong đó có nhiều trang trại đã mạnh
dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh những loại cây trồng vật
nuôi, những loại sản phẩm mới có năng suất và chất lượng cao hơn, do đó làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại một cách rõ rệt.
- Công nghiệp chế biến sản phẩm
Đây là một vấn đề rất lớn có tác động đến phát triển kinh tế trang trại, điều
mà Đảng và Nhà nước luôn cần quan tâm nhưng không phải là không vướng mắc.
Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt trong thời gian
ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến rất tốn kém
và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp
mang tính đơn nhất lớn, tức là một dây chuyền thì chỉ chế biến một vài loại sản
phẩm của nông nghiệp. Chính điều này gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, vì
với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được trong một thời gian rất
ngắn trong năm. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý tới các sản phẩm phụ khi
chế biến sản phẩm của nông nghiệp, để tránh sự đơn điệu trong chế biến, sản xuất
kinh doanh, cũng như giảm chi phí, tăng thêm nguồn thu nhập, khai thác hết tiềm
năng sẵn có của lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra sản phẩm nông nghiệp
phân bố rất rộng, hơn nữa nước ta lại có địa hình phức tạp, giao thông và các cơ sở
hạ tầng nông thôn còn kém, các vùng nguyên liệu xa nhau và không lớn nên việc
thu gom sản phẩm phức tạp, việc bảo quản và vận chuyển vô cùng khó khăn dẫn
đến giá thành cao gây ảnh hưởng lớn về cạnh tranh giá trên thị trường. Bởi vậy khi
lập dự án cho dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp, thì các nhà đầu tư cần
chú ý đến việc nghiên cứu kỹ vùng nguyên liệu có đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
của nhà máy hay không? Tránh các trường hợp như các nhà máy đường của nước ta
trong những năm gần đây.
- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng của sản xuất nông nghiệp bao gồm: đường giao thông, thủy
21
lợi, điện,… là những điều kiện vật chất kỹ thuật rất cần thiết đối với hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Nó góp phần quan trọng để người sản xuất khắc phục những tác
động tiêu cực của tự nhiên, đáp ứng yêu cầu sinh học của sản xuất nông nghiệp và
yêu cầu của sản xuất hàng hóa, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường[12].
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và
quản lý kinh tế, là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiêu
thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của quá trình sản xuất, nó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hóa. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng cơ bản này phải đảm
bảo sản xuất cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa nhất định với những yêu
cầu về chất lượng, chủng loại cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và chức năng này
chỉ được biểu hiện qua quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Đối với các trang trại, thị trường tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng. Đây là
quá trình tách sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông đến tay người
tiêu dùng cuối cùng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến sản
xuất kinh doanh cuối cùng và khẳng định sản phẩm có được chấp nhận hay không
được chấp nhận của người tiêu dùng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay, để
nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập các trang trại không chỉ nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi mà phải hướng sản xuất tới tiêu dùng. Lấy đó để làm mục tiêu
sản xuất kinh doanh và thông qua tiêu thụ phải nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về
số lượng, chất lượng và chủng loại. Cho nên thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho toàn xã hội.
1.2.2.2. Nhân tố bên trong
- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý
một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản
xuất kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế
tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong
22
kinh tế thị trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp
năng động, đủ năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao[17], [20].
- Sự tích tụ đất đai, vốn, lực lượng lao động:
Đây là ba yếu tố cơ bản quan trọng trong nông nghiệp, thiếu một trong ba
yếu tố trên thì không thể tiến hành sản xuất được. Đối với trang trại, việc tập trung
ruộng đất là rất cần thiết, song lại phụ thuộc vào quỹ đất tự nhiên và tập quán của
người dân. Việc chuyển nhượng, tập trung cần phải có thời gian, dẫn đến việc hình
thành và phát triển các trang trại không đều về thời gian và quy mô. Nhận thấy điều
này, nước ta đã có nhiều chính sách thích hợp tạo điều kiện để các trang trại có đủ
đất để tiến hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các trang trại phải có lượng vốn
nhất định để đầu tư ban đầu cho quá trình sản xuất: mua công cụ, máy móc, …
Tóm lại, hai nhóm điều kiện trên thực chất là những điều kiện khách quan
và chủ quan cần thiết cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Mỗi điều
kiện có tầm quan trọng và ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, cũng không thể chờ có đủ
những điều kiện trên thì mới tiến hành xây dựng trang trại mà người chủ trang trại
phải biết sáng tạo, tận dụng những điều kiện có sẵn và thực hiện những biện pháp để
tìm ra những điều kiện cần thiết khác. Trong quá trình phát triển vừa xây dựng vừa
bổ sung, củng cố để các trang trại ngày càng hội tụ đủ những điều kiện đảm bảo sự
phát triển bền vững và hiệu quả cao của loại hình kinh tế mang tính ưu việt này.
1.2.3. Tác động của phát triển kinh tế trang trại đến sự phát triển kinh tế- xã
hội ở nông thôn
a. Phát triển kinh tế trang trại giải quyết việc làm cho lực lượng lao động
nông thôn.
Nước ta hiện có số lượng lao động ở nông thôn chiếm trên 70% tổng số lao
động cả nước, nhưng do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, qui mô sản xuất
theo lối nhỏ lẻ, càng tăng khả năng không có việc làm của một bộ phận lớn lao động
ở đây nên “kinh tế trang trại phát triển thu hút lao động, giải quyết được nhiều công
ăn việc làm cho người dân ở các địa phương với mức lương bình quân đạt 50.000-
70.000 đồng/ngày/người”[29]. Nhờ đó đã giảm bớt được gánh nặng trong giải quyết
việc làm cho số lao động ở khu vực nông thôn.
23
b. Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp- nông thôn và phát triển kinh tế hàng hoá.
Xuất phát điểm là kinh tế hộ gia đình, trong giai đoạn đầu các trang trại do
còn thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết
hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng về sau do sự tích luỹ về các yếu
tố vốn, đất đai, kinh nghiệm sản xuất thì các trang trại sẽ hướng theo một vài loại
sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Do có lợi thế về quy
mô kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các trang trại ở
trong cùng một vùng có cùng điều kiện tự nhiên sẽ trồng hay nuôi cùng một loại
cây, con như nhau, xây dựng các mô hình thâm canh, chuyên canh, tiếp cận các biện
pháp canh tác hiện đại, từ đấy các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá hình
thành, trở thành vùng cung cấp nguyên liệu rộng lớn cho các cơ sở chế biến. Bên
cạnh đó, các trang trại còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bằng việc
đưa vào sản xuất những giống mới cho giá trị kinh tế cao và để tăng hiệu quả sản
xuất các trang trại tìm chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả sang lĩnh vực
chăn nuôi có giá trị kinh tế cao hơn.
Như vậy, “Phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn. Mô hình kinh tế năng động này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều
làm thay đổi diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn”[28].
c. Phát triển kinh tế trang trại làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động,...)
giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều kiện
thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu
thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử
dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất. Với các hộ gia đình,
chi phí cho các thiết bị này chiếm tỷ lệ quá lớn so với thu nhập và giá trị sản phẩm
làm ra, nên thông thường họ phải đi thuê, tỷ suất lợi nhuận vì thế cũng thấp, khiến
cho giá trị của cả ngành nông nghiệp giảm theo.
24
Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hoá cao, cùng với tính chất sản xuất hàng
hoá mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao. Thông thường thì
người làm trang trại hiểu rõ mục đích sản xuất của mình là cung cấp cho thị trường
nên họ chỉ chọn kinh doanh những loại cây, con sao cho có hiệu quả kinh tế cao,
đáp ứng yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thường có giá
thành cạnh tranh, chất lượng đồng đều, có khả năng cung cấp với khối lượng lớn
nên thường được các cơ sở chế biến và người tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm
cao không chỉ đem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó
còn phần đóng góp gia tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.
d. Phát triển kinh tế trang trại đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp- nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến. Rõ ràng khối lượng, chất lượng, giá cả nông sản cung cấp
cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản
phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các
ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng trong các mối liên hệ với các ngành
này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng
lượng, cần được cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... đó là không kể những trang
trại kinh doanh tổng hợp còn tự sơ chế, chế biến ngay tại chỗ. Yêu cầu này cần được sự
giúp đỡ của ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm. Mối quan hệ qua lại này
chỉ ra rằng: Sự phát triển của ngành này là động lực phát triển của ngành kia. Nên “sự
phát triển của kinh tế trang trại đang tạo một động lực cho hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, là động lực cho một ngành kinh tế chủ lực”[26].
Mặt khác, khi kinh tế trang trại phát triển nó sẽ đem lại thu nhập cho một bộ
phận nông dân, tiêu dùng của khu vực nông nghiệp- nông thôn tăng lên kéo theo sự
khởi sắc của ngành dịch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường.
Như vậy, kinh tế trang trại không chỉ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực sản
xuất nông sản hàng hoá ở nông thôn, mà còn là lực lượng đi đầu trong ứng dụng
khoa học công nghệ nông nghiệp, nên là nhân tố cơ bản cho quá trình công nghiệp
25
hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. Nói chung, trong điều kiện kinh
tế thị trường, với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là khi Việt
Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mô
hình kinh tế trang trại là một hướng đi đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam.
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN THẾ GIỚI
Với cuộc cách mạng Tư sản diễn ra vào cuối thế kỷ XVII, nước Anh đã tiến
hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới, trong công nghiệp người ta xây dựng nhiều
nhà xưởng với qui mô lớn sản xuất theo hướng hàng hóa, thì trong nông nghiệp
người ta cũng tiến hành tích tụ ruộng đất, xây dựng nhiều xí nghiệp nông nghiệp sử
dụng nhiều lao động, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống
như mô hình hoạt động ở các công xưởng, làm phá sản nhiều trang trại nhỏ ở qui
mô gia đình. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp có những đặc tính riêng là phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiện, đối tượng là cây trồng vật nuôi có tính sinh lý riêng, lao
động theo thời vụ nên hiệu quả đem lại thấp. Đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đi
vào thời kỳ độc quyền nền công nghiệp phát triển giá thuê công nhân ở tất cả các
lĩnh vực tăng không ngoại trừ lao động trong tư bản nông nghiệp, trong tình hình
này đã mất sự ưu thế của các trang trại lớn tạo điều kiện phát triển các trang trại gia
đình.
Nước Anh năm 1950 có 543.000 trang trại đến năm 1987 còn 25.400 trang
trại, Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 801.400
trang trại, Tây Đức năm 1949 có 2.051.000 trang trại đến năm 1985 còn 983.000
trang trại, Hà Lan năm 1950 có 349.000 trang trại đến năm 1987 còn 128.000 trang
trại. Diện tích bình quân của các trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên như: ở
Anh năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36ha, năm 1987 là 71ha. ở Pháp
năm 1955 là 14ha đến năm 1993 là 35ha, Tây Đức năm 1949 là 11ha năm 1985 là
15ha, Hà Lan năm 1960 là 7ha đến năm 1987 là 16ha[18].
Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối
với phát triển kinh tế hàng hoá, ngoài ra sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của
điều kiện tự nhiên, dân số và những đặc điểm khác, do vậy kinh tế trang trại cũng
26
xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ. Với sự xâm nhập của
tư bản phương tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phương thức sản xuất kinh
doanh tư bản đã xuất hiện trong nông nghiệp, nhiều trang trại được hình thành tuy
nhiên về quy mô diện tích so với trang trại ở các khu khác thì rất thấp.
Năm 1970, Nhật Bản có 5.342.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,1
ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,38
ha/trang trại. Ở Đài Loan năm 1970 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là
0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739.000 trang trại với diện tích bình quân là
1,21 ha/ trang trại. Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình
quân là 0,90 ha/trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình
quân là 1,20 ha/trang trại[18].
Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũng khác
nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, trình độ cơ
giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước. Ở các nước có bình quân đất nông
nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăng không lớn, nhưng
nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo ra khối lượng nông
sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vị diện tích.
Quá trình phát triển trang trại ở các quốc gia trên thế giới theo xu thế lúc xã
hội bắt đầu chuyển từ tình trạng tự cung, tựu cấp sang sản xuất hàng hóa thì phát
triển nhanh về số lượng, nhưng khi quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh đã
thu hút số lượng lớn lao động trong nông thôn vào làm việc trong các xí nghiệp, dẫn
đến lao động trong nông nông thôn thiếu hụt, số lượng trang trại giảm xuống, qui
mô về diện tích của trang trại tăng lên. Công nghiệp hóa cũng tạo điều kiện để các
trang trại thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây
trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình phát triểnkinh tế trang trại qua các thời kỳ
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những
giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên
27
từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến
khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản
xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng[25].
Các thời kỳ phát triển ở nước ta diễn ra như sau:
- Thời kỳ phong kiến
Ngay từ những năm đầu công nguyên, khi phong kiến Trung Quốc sang đô
hộ nước ta, do không nắm được cơ sở bên dưới của xã hội là các làng xã, nhà Hán
chủ trương muốn giữ đất đai mới chiếm được, đã lập nên các đồn điền để tướng
lĩnh, binh lính cai quản, sử dụng tội nhân hoặc dân nghèo canh tác, gắn với "điền
địa" vì vậy còn được gọi là các đồn điền[19].
Dưới “thời nhà Lý rồi tiếp đến nhà Trần đã đóng vai trò tích cực trong lịch sử
nước ta, ngoài vai trò tổ chức cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông
thắng lợi, phải kể đến vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế”[10] như chính sách nhằm
khai khẩn đất hoang bằng cách lập các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới
các hình thức khác nhau như: điền trang, điền danh, thái ấp. Đến thời Lê, Nguyễn
việc thành lập các đồn điền không còn là việc sản xuất, mà việc thành lập này đóng
vai trò quan trọng trong quân sự.
- Thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi thực dân pháp chiếm nước ta, chúng cho phép tư bản thực dân phát triển
đồn điền. Các công ty tài chính và bọn thực dân có quyền thế đua nhau lập đồn điền.
Năm 1927, chỉ riêngở Bắc Kỳ đã có 155 đồnđiềnrộngtừ 200 ha đến 8.500 ha. Ở Nam
Kỳ và cao nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng hàng vạn
hécta. Đến năm 1930, ruộng đất mà thực dân Pháp chiếm đoạt để lập đồn điền là 1,2
triệu ha, bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác của nước ta thời bấy giờ[10].
- Thời kỳ 1954- 1986
Thời kỳ 1954-1975, ở miền Bắc nền nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch hoá
tập trung, ở đó có các hình thức tổ chức sản xuất như: Nông– Lâm trường Quốc doanh,
hợp tác xã Nông Nghiệp, mọi tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất được tập trung một
28
cách triệt để, kinh tế tư nhân không được coi là một thành phần kinh tế của nền kinh
tế quốc dân. Còn ở Miền Nam thời kỳ này các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng
tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã sản xuất hàng hoá.
Thời kỳ 1975- 1986, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng miền Nam tiếp
tục thực hiện chính sách kế hoạch tập trung giống miền Bắc, đây là thời kỳ mà nền
kinh tế đất nước đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, kinh tế nông hộ và trang trại
không có cơ hội phát triển.
- Thời kỳ 1986- đến nay
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế
nước ta, tiếp đến là Nghị Quyết 10 của bộ chính trị (4/1988) về đổi mới cơ chế quản
lý trong nông nghiệp, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, đây là mốc
lịch sử quan trọng đối với kinh tế trang trại và cùng nhiều văn bản khác của Chính
phủ, đã giải phóng sức lao động và các tư liệu sản xuất khác đặc biệt là đất đai, phát
huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta
sang sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại trong giai đoạn đầu chủ yếu mang tính tự
phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển.
Biểu1.2: Số lượng trang trại của Việt Nam phân theo các vùng qua thời gian
ĐVT: Trang trại
Các Vùng
Cả Nước
ĐB sông Hồng
Tr.d và mn phía Bắc
BTB và d.hải
m.Trung Tây nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Tăng
Năm Năm Năm Năm Năm bình
2000 2001 2006 2007 2008 quân
(%)
57.069 61.017 113.699 116.222 120.699 109,8
2.214 2.697 15.222 16.085 17.318 129,3
2.507 2.473 3.850 3.835 4.423 107,4
8.527 7.791 17.378 18.015 18.202 109,9
3.589 6.035 8.730 9.240 9.481 112,9
8.265 10.831 14.077 14.024 13.792 106,6
31.967 31.190 54.442 55.023 57.483 107,6
(Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
29
Năm 2000, khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ra đời, kinh tế trang trại tiếp
tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản, với số lượng trại cả nước chỉ có 57.069 trang trại thì sau một năm với
tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2001 số trang trại đã tăng lên 61.017 trang trại
và đến năm 2006 với cuộc tổng diều tra nông thôn nông nghiệp 2006 số trang trại đã
tăng lên 113.699 trang trại tăng bình quân mỗi năm 13,26%. Đến cuối năm 2008 là
120.699 trang trại. Như vậy, sau 9 năm kể từ ngày có nghị quyết 03 thì số trang trại
cả nước tăng lên 63.630 trang trại, bình quân mỗi năm tăng 9,8%.
Tóm lại xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:[3]
- Tích tụ và tập trung sản xuất
Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và
tập trung sản xuất. Tuy nhiên tính chất và mức độ tích tụ và tập trung lúc này không
hoàn toàn giống như tích tụ và tập trung chủ yếu các yếu tố sản xuất của các nông
hộ để hình thành trang trại. Tích tụ và tập trung trong phát triển trang trại lúc này là
nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng
vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có
điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là
làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo
chiều sâu, tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Chuyên môn hoá sản xuất
Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát
triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản
xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá
trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể
khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao
động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.
Phát triển theo hướng trên sẽ xuất hiện nhiều trang trại chuyên môn hoá sản
xuất có hiệu quả cao như các trang trại chuyên môn hoá cà phê, cao su, cây ăn quả,
chè, rau cao cấp, thuỷ sản, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, nuôi lợn,...
30
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất
Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại
phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các trang trại là xu
hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng,
vật nuôi. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các trang trại
phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường
áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên
địa bàn của vùng.
- Hợp tác và cạnh tranh
Các trang trại muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau
không chỉ với trang trại mà còn với tổ chức kinh tế khác. Trước hết, trang trại phải
hợp tác với các trang trại khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản
xuất kinh doanh, với các tổ chức cung ứng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức
thuỷ nông để có nước tưới, với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh,
hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm.
1.4.2. Định hướng, cơ sở pháp lý của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
trang trại
Kinh tế trang là một thực thể kinh tế khách quan, phù hợp với qui luật phát
triển và đúng với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Song để kinh tế
trang trại phát triển và thực sự trở thành nhân tố mới trong lực lượng sản xuất hiện
nay, Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể.
Qua Thực tiễn, Đảng ta đã có những chủ trương khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại, được chỉ rõ trong hội nghị Trung ương 5 khóa VII: “…Khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao,
khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ngoài khơi,
xây dựng các nông- lâm- ngư trại với qui mô thích hợp…”[3].
Để định hướng cho phát triển trang trại, trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày
10/11/1998 của Bộ Chính trị chỉ rõ thêm “khuyến khích các chủ trang trại giao khoán
31
một phần đất khai hoang, vườn cây hoặc gia súc cho người lao động (hộ nông dân),
hỗ trợ giống, vốn, vật tư đầu vào (trừ dần vào tiền công), bao tiêu sản phẩm để hộ
nông dân từng bước vươn lên thành hộ có liên kết với chủ trang trại lớn và hướng
dẫn chủ trang trại ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo pháp luật trên
cơ sở hai bên cùng có lợi”[4]. Sau khi có luật đất đai 1993 ra đời, đã xác nhận
quyền sử dụng đất lâu dài đối với các trang trại nói riêng và các hộ sản xuất nông
lâm, thủy sản sản nói chung, qui mô trang trại từ đó được mở rộng.
Xuất phát từ những định hướng trên, khẳng định kinh tế trang trại đang giữ vai
trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đài đại hóa nông thôn Việt Nam.
Phát triển kinh tế trang trại đúng đắn sẽ khai thác được mọi nguồn lực trong nông thôn,
do đó ngoài những chủ trương cần phải kết hợp với những chính sách để giúp trang trại
phát triển, điều này đươc thể hiện trong nghị quyết 03/2000/NQ-CP, qua đó thống nhất
nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân bổ lại lao động, dân cư, xây
dựng nông thôn mới. Chính sách của Nhà nước được cụ thể như sau:
- Chính sách đất đai
“Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền
vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra cho người dân
nông thôn và thành thị, đặc biệt là cho người nghèo”[15].
Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách về đất đai đổi mới và thuận lợi
nhiều cho phát triển kinh tế trang trại, “Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông
dân "dồn điền, đổi thửa", tập trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát
triển sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề”[1].
Với luật đất đai 1993 ra đời và được sửa đổi vào năm 2003, tạo cơ sở pháp lý
cho chủ trang trại có quyền nhận chuyển nhượng và xin cấp giấy chứng nhận đất,
giúp họ yên tâm trong việc đầu tư trên khoảnh đất của mình[13].
- Chính sách thuế
“Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai khi thuê đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng sản xuất, trồng
cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo
vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp”[7].
32
- Chính sách đầu tư, tín dụng
Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với yếu tố vốn và tín dụng trong nông
thôn. Vấn đề đáp ứng nguồn vốn cho phát triển nông thôn- nông nghiệp rất được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị Quyết TW5 khóa IX nhấn mạnh “ khuyến khích
phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, các tổ chức tín dụng hoạt động dưới
nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn. Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên
đầu tư thích đáng cho phát triển nông- lâm- ngư- diêm nghiệp”[1].
- Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu
tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp,
hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số
lượng, trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của
pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo
từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc
theo hợp đồng lao động[7].
- Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.
“Đầu tư đúng mức cho việc phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp và nông thôn, nhất là áp dụng các thành tựu của sinh học hiện đại. Ưu
tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới, nhất là các giống lúa chất lượng
cao phục vụ xuất khẩu, lúa cạn, các loại rau quả, cây nguyên liệu, vật nuôi, tạo ra
khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới”[4].
- Chính sách thị trường.
Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản trong nước trên cơ sở tạo
điều kiện tăng thu nhập của nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông
thoáng. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, có chính sách
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần
kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản[4].
33
- Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hóa, không
bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại
thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm
công bố quyết định thu hồi[7].
Thực tế cho thấy kinh tế trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ
không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan
trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ của các chính sách từ Nhà nước. Ở nước ta
trong những năm gần đây nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước đã góp phần
tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng các loại hình kinh tế trang trại, các chủ
trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại với
nhiều loại hình trang trại khác nhau.
1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
VIỆT NAM
a. Trên phạm vi quốc gia
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại, các công
trình được in ra thành sách, báo và đăng tải trên mạng internet. Trong đó đáng kể
đến:
- Tác giả Trần Đức nghiên cứu về trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới
in bởi nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1995, đưa ra ý kiến tùy theo thu nhập để
phân loại trang trại nhưng phải xem mức thu nhập đó phải lớn hơn bình quân thu
nhập ở vùng, từng địa phương là bao nhiêu.
- GS.TS Nguyễn Đình Hương nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam, in bởi
nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000, cuốn sách này là có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao trong thời kỳ mới.
- Cuốn tư liệu về kinh tế trang trại do Ban vật giá chính phủ trực tiếp soạn
thảo năm 2000, in bởi nhà xuất thành phố Hồ Chí Minh, đây là cuốn tư liệu tổng
34
hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả qua nhiều năm, đúc rút ra các kinh nghiệm
trong phát triển kinh tế trang trại.
Bên cạnh đó còn có nhiều tác giả khác: Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Thế Nhã,
Nguyễn Điền,… Các kết quả nghiên cứu nói chung đều dần hoàn thiện để tạo cơ sở
giúp kinh tế trang trại ngày một phát triển.
b. Phạm vi trong tỉnh
Với đặc điểm là nền nông nghiệp còn lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, mô
hình kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu
về kinh tế trang trại được thực hiện ở địa phương, như:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Quang Thành “Thực trạng và
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế”, năm 2000.
- Luận văn tiến sĩ kinh tế của tác giả guyễn Khắc Hoàn “Giải pháp kinh tế
chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế”, năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hồ Văn Minh “Phát triển kinh tế trang
trại vùng gò đồi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Ngôi “Phát triển kinh tế trang
trại ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2008.
Nhìn chung các tác giả đưa ra những lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng từ
đó rút ra những ưu và hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
trang trại, từ đó đưa ra giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại. Đây là nguồn tài
liệu vô cùng quí giá phục vụ cho việc nghiên cứu kinh tế trang trại.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm
thành phố Huế khoảng hơn 10 km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía
Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông.
Với giới hạn đó, Quảng Điền nằm gọn trong khoảng 16°30’58”- 16°40’13” vĩ độ
bắc và 107°21’38”- 107°34’ kinh độ đông.
36
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Quảng Điền thuộc vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, địa hình có độ
dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15°), nằm phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây
phá Tam Giang thông ra biển, với địa hình như vậy nên hàng năm sau những đợt lũ
sản xuất nông nghiệp của huyện thường gặp điều kiện rất thuận lợi.
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, đầm phá
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện dựa vào hai hệ thống
sông chính: hệ thống Sông Bồ và Sông Kim Bôi. Đây là hai hệ thống con sông lớn
nối liền với nhiều kênh, hói, ngang dọc khác, là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ
bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước,
Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú.
Ngoài ra huyện còn có hệ thống đầm phá chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên
nhiên: Phá Tam Giang nằm ở phía đông, Đầm Bát Vọng đầm Hạ Lạc nằm giữa địa
phận 2 huyện Hương Trà và Quảng Điền. Đầm An Gia và An Xuân nằm ở phía
Đông và Đông-Nam huyện.
2.1.1.4. Khí hậu
Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệch
pha so vớ hai miền Nam- Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông lạnh.
Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung
và Quảng Điền nói riêng có hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không
khí khô nóng, oi bức nên thường xảy ra hạn hán cục bộ.
- Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10
thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình là 25°C, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất là 29,4°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là
19,7°C. Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9°C và lúc thấp nhất là 8,8°C. Các tháng 7,8,9,10
thường hay có bão.
2.1.1.5. Tình hình phân bố và sử dụng đất
Tổng diện tíchđất tự nhiên của huyện trong năm 2009 là16.328,6 ha, được chia
37
thành 3 loại đất chính: Đất sản xuất nông nghiệp 7.571,5 ha chiếm 46,4%, đất phi
nông nghiệp 7.431,7 ha chiếm 45,5% và đất chưa sử dụng 1.325,4 ha chiếm 8,1%.
Với tình hình đất đai như trên, huyện Quảng Điền có nhiều tiềm năng về điều
kiện tự nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp. Vấn đề thâm canh tăng vụ, tăng hệ số
sử dụng ruộng đất, khai thác diện tích đất chưa sử dụng, phát triển các mô hình sản xuất
đang là đòi hỏi bức thiết. Cụ thể tình hình sử đất ở huyện qua các năm như sau:
- Đất nông nghiệp năm 2007 là 7.643,7 ha đến năm 2008 là 7.615,1 ha giảm
28,6 ha, giảm tương ứng 0,4%, đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 7.571,5 ha
so với 2008 giảm 43,6 ha, giảm tương ứng 0,6%, như vậy diện tích đất nông nghiệp
qua 3 năm bình quân giảm 0,5%, nguyên nhân giảm chủ yếu là đất có mặt nước nuôi
trồng thủy sản bình quân giảm 4,6% do việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua
không được thuận lợi dịch bệnh nhiều nên ảnh hưởng đến việc thả nuôi của người dân,
tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp đã tăng bình quân mỗi năm 1,4% điều này đáng
mừng vì đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển việc tăng diện tích
này lên có tác động ngăn chặn việc xâm thực cát vào đất liền.
- Đất phi nông nghiệp năm 2007 là 7.328,7 ha đến năm 2008 là 7.375,0 ha
tăng 46,3 ha, tăng tương ứng 0,6%; đến năm 2009 là 7.431,7 ha tăng 56,7 ha tăng
tương ứng 0,8%, như vậy bình quân mỗi năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng
0,7%, diện tích tăng chủ yếu là đất ở tăng bình quân mỗi năm 2,4% với việc số hộ
bình quân mỗi năm tăng lên nên đất ở phục vụ cho nhu cầu này phải tăng lên là điều
hợp lý, bên cạnh đó trong những năm gần đây việc nhà nước đầu tư cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng đã khiến quỹ đất này tăng lên bình quân mỗi năm 1,4%.
- Đất chưa sử dụng: Chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện, bao gồm diện tích đất hoang hoá, đất ven sông suối,… diện tích này chưa
được đưa vào sử dụng do những khó khăn của địa hình đất đai, quyền sử dụng đất,...
diện tích đất này là tiềm năng lớn để mở rộng diện tích cây trồng. Những năm gần
đây thực hiện chủ trương đổi mới quản lý và quy hoạch đất đai của huyện cùng với
việc người dân đẩy mạnh đầu tư vào khai phá nên diện tích đất chưa sử dụng giảm.
Đất chưa sử dụng qua 3 năm bình quân giảm 1,1% năm. Cụ thể năm 2007 diện tích
đất chưa sử dụng là 1356,2 ha đến năm 2008 là 1338,5 ha, giảm 17,7 ha, giảm
tương ứng 1,0%; đến năm 2009 là 1325,4 ha giảm 13,1 ha giảm tương ứng 1,0%.
38
Bảng 2.1: Diện tíchđất đai huyện Quảng Điền qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
2007 2008 2009
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 16.328,6 16.328,6 16.328,6
I. Đất nông nghiệp 7.643,7 7.615,1 7.571,5
1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.381,4 5.365,2 5.352,2
2. Đất lâm nghiệp 1.382,5 1.401,7 1.418,1
3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 879,8 848,2 801,2
4. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp 7.328,7 7.375,0 7.431,7
1. Đất ở 1.132,2 1.158,8 1.188,2
2. Đất chuyên dùng 1.122,4 1.138,4 1.153,9
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 103,0 104,2 104,9
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.298,6 1.301,1 1.312,2
5. Đất s.suối và mặt nước chuyên dùng 3.672,5 3.672,5 3.672,5
6. Đất phi nông nghiệp khác
III. Đất chưa sử dụng 1.356,2 1.338,5 1.325,4
1. Đất bằng chưa sử dụng 1.356,2 1.338,5 1.325,4
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
So sánh Tốc độ
2008/2007 2009/2008 tăng, giảm
bình quân
+/- % +/- +/-
0,0 100,0 0,0 100,0 100,0
-28,6 99,6 -43,6 99,4 99,5
-16,2 99,7 -13,0 99,8 99,7
19,2 101,4 16,4 101,2 101,3
-31,6 96,4 -47,0 94,5 95,4
46,3 100,6 56,7 100,8 100,7
26,6 102,3 29,4 102,5 102,4
16,0 101,4 15,5 101,4 101,4
1,2 101,2 0,7 100,7 100,9
2,5 100,2 11,1 100,9 100,5
0,0 100,0 0,0 100,0 100,0
-17,7 98,7 -13,1 99,0 98,9
-17,7 98,7 -13,1 99,0 98,9
39
(Nguồn: Số liệu niên giám huyện Quảng Điền năm 2007, 2008, 2009)
39
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM

Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...sividocz
 
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhTrinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhMạnh Hoàng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệpBài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệpĐại Lê Vinh
 
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docsividocz
 

Similar to Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM (20)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Ngọc Hồ...
Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Ngọc Hồ...Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Ngọc Hồ...
Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Ngọc Hồ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển trang trại tại...
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luan van thac si kinh te (24)
Luan van thac si kinh te (24)Luan van thac si kinh te (24)
Luan van thac si kinh te (24)
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
 
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhTrinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệpBài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
 
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM

  • 1. TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
  • 2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau ngày đổi mới, đất nước đã dành được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo đó đã có những thay đổi khởi sắc, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đã chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Khối lượng hàng hóa sản xuất tăng nhanh không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đạt được kết quả trên, là nhờ Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đúng đắn, tạo nên động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân, khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng, nhờ đó đã làm nảy sinh một hình thức tổ chức sản xuất mới ở nông thôn, đó là kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông lâm nghiệp và thủy sản với quy mô, mức độ tập trung các yếu tố sản xuất tương đối lớn so với các hình thức tổ chức sản xất thông thường của các hộ gia đình ở nông thôn, là mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất, khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Thực tế đã cho thấy, từ sau Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ chính trị 4/1988 về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, là nền móng cho sự ra đời loại hình kinh tế trang trại, đặc biệt là Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại, nhằm tạo ra cơ chế thông thoáng và những chính sách trợ giúp, nhờ đó các trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sự tăng nhanh về số lượng, gia tăng về giá trị sản lượng hàng hoá nông nghiệp trong những năm 1
  • 3. qua chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp- nông thôn nước ta và tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt nông nghiệp- nông thôn nước ta. Ngày nay, kinh tế trang trại đã trở thành tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới và phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên vai trò của kinh tế trang trại trong những năm gần đây chưa được đánh giá đầy đủ, hoạt động của trang trại còn gặp nhiều khó khăn, như thị trường tiêu thụ, lao động của trang trại chưa qua đào tạo, nguồn vốn vay của trang trại chủ yếu là vốn vay ngắn hạn trong lúc đầu tư trong nông nghiệp có những cây con do đặc tính sinh lý có thời gian sinh trưởng dài nên cần những nguồn vốn trung và dài hạn, chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Để kinh tế trang trại phát triển ổn định, đúng hướng và trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi nông hộ thì cần phải đẩy nhanh việc nghiên cứu tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, những yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại. Quảng điền, một huyện đồng bằng có địa thế là vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người ở đây, thì mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Mặc dù kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Câu hỏi đặt ra là: khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của đề tài:“Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2
  • 4. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêuchung Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Điền để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. 2.2. Mục tiêucụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Điền, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. - Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền một cách có hiệu quả nhất. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu Theo báo cáo của cục Thống kê Thừa Thiên Huế, tính đến 1/7/2009, toàn huyện Quảng Điền có 47 trang trại. Với tổng số trang trại ít nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn phương pháp điều tra toàn bộ 47 trang trại với 3 loại hình chính, cụ thể như sau: Bảng 1.1: Số lượng trang trại điều tra Loại hình trang trại Số lượng (Trang trại) Tỷ lệ (%) Chăn nuôi 24 51,06 Nuôi trồng thủy sản 6 12,77 SXKD tổng hợp 17 36,17 Tổng số trang trại 47 100,00 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) 3.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Để thu thập số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành ghi chép các số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, chỉ thị, chính sách của nhà nước có liên 3
  • 5. quan đến vấn đề trang trại, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các trang web, các số liệu và các báo cáo đánh giá, tổng kết của sở Nông nghiệp, cục Thống kê, của các xã, huyện, thành phố và tỉnh. Các số liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền như đất đai, dân số,… Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu để nêu lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về tình hình phát triển trang trại của huyện Quảng Điền qua các năm. - Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu được thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập từ các chủ trang trại ở huyện Quảng Điền. Nó được sử dụng trong giai đoạn tiến hành phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Quảng Điền. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra được lập sẵn. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung: - Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, năm thành lập, loại hình trang trại, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang thiết bị của trang trại. - Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. - Những thông tin về dự định, khó khăn và nguyện vọng của chủ trang trại. 3.3. Phương pháp xử lývà tổng hợp số liệu Sau khi tiến hành thu thập số liệu xong tác giả sử dụng phần mền excel để xử lý. Sau đó phân loại và tổng hợp các số liệu này theo các chỉ tiêu đã đề ra, để có được những nhận xét, đánh giá cơ bản về tình hình sản xuất của các trang trại. 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp chung: Các sự vật và hiện trượng luôn biến động và tác động qua lại lẫn nhau. Trong nền kinh tế nói chung và trong kinh tế trang trại nói riêng, ngoài sự tác động của các quy luật chung, còn chịu sự tác động của thiên nhiên, chủ trương, chính sách,… Các mối quan hệ này được xem xét, đánh giá dựa trên phép duy vật biện chứng. 4
  • 6. Mọi sự vật hiện tượng đều được xem xét trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nên hai phương pháp này có tính xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu từ thu thập đến xử lý, tổng hợp thông tin. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thu thập lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về kinh tế trang trại ở sở nông nghiệp và các chủ trang trại trong lúc điều tra phiếu để đưa ra những nhận định xác đáng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các trang trại ở huyện Quảng Điền. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng để so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các loại hình trang trại trong vùng nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu lên từng loại hình trang trại. - Phương pháp phân tổ: Dùng phương pháp này phân các đối tượng nghiên cứu ra làm nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc nghiên cứu, cũng như tìm ra những quy luật của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với các trang trại. Thông qua đó, giúp các trang trại thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy điểm mạnh, khai thác triệt để các nguồn lực của trang trại. Tận dụng triệt để các cơ hội và khắc phục những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phương pháp toán kinh tế (sử dụng hàm sản xuất cobb-Douglas): Để phân tích tác động của các yếu tố như: trình độ chuyên môn của chủ trang trại, lao động, diện tích đất, vốn sản xuất,… ảnh hưởng đến Thu nhập hỗn hợp(MI) của trang trại. Hàm sản xuất có dạng: a01 a1a 223 a3 ea4TDCM Trong đó: Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập hỗn hợp của trang trại. X i : là các biến độc lập, là các yếu tố đầu vào sản xuất của trang trại (i= 1, 2, 3 tương ứng biến lao động, diện tích và vốn). TDCM : là biến giả định. Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và chạy trên phần mềm SPSS 16.0. 5
  • 7. 3.5. Hệ thống các chỉ tiêunghiên cứu Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại là một vấn đề khá phức tạp, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế trang trại bao gồm những nhóm chỉ tiêu cơ bản sau đây: * Những chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về trang trại - Tuổi đời, giới tính - Thành phần xuất thân - Trình độ chuyên môn - Năm thành lập * Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại - Quy mô lao động - Quy mô diện tích đất sử dụng - Quy mô vốn sản xuất - Quy mô tư liệu sản xuất chủ yếu * Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại Tổng giá trị sản suất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đây là tổng thu của hộ. n Công thức GO   P i Q i i 1 (Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i, Qi là khối lượng sản phẩm thứ i) Chi phí sản xuất(C): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của trang trại để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm cả chi phí trực tiếp cộng với tiền lãi vay và cộng với khấu hao TSCĐ. Thu nhập hỗn hợp (MI): bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất (C), tính theo công thức: MI= GO- C. Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra (GV): Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh trình độ chuyên môn hoá của trang trại chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hoá càng cao. Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) phản ánh tỷ lệ giá trị hàng hóa của trang trại bán ra trên thị trường. 6
  • 8. * Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại - Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/C (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì tạo ra tổng giá trị sản xuất là bao nhiêu đồng). MI/C (Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp, với mức độ đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì tạo ra thu nhập hỗn hợp là bao nhiêu đồng). - Hiệu quả sử dụng đất của trang trại: GO/D: Tổng giá trị sản xuất trên diện tích đất sử dụng. MI/D: Thu nhập hỗn hợp trên diện tích đất sử dụng. - Hiệu quả sử dụng lao động của trang trại: GO/L: Tổng giá trị sản xuất trên lao động làm việc thường xuyên. MI/L: Thu nhập hỗn hợp trên lao động làm việc thường xuyên. - Hiệu quả vốn sản xuất của trang trại: GO/V: Tổng giá trị sản xuất trên vốn sản xuất. MI/V: Thu nhập hỗn hợp trên vốn sản xuất. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sự phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Quảng Điền. - Về thời gian Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2007- 2009. 7
  • 9. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Kinh tế trang trại ra đời từ cuối thế kỷ XVII, từ khi có sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, trải qua nhiều thế kỷ đến nay kinh tế trang trại tiếp tục phát triển ở những nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới, với quy mô và cơ cấu sản xuất khác nhau. Ở Việt Nam, từ khi có nghị quyết 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Đặc biệt sau nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII, 1993), cùng với luật đất đai năm 1993 thì kinh tế trang trại bắt đầu phát triển nhanh chóng. Đây “là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến”[3]. Với tầm quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế quốc dân nói chung và trong nông nghiệp- nông thôn nói riêng, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về kinh tế trang trại. Tuy nhiên khái niệm này đối với mỗi vùng, mỗi địa phương được các nhà khoa học đưa ra các khái niệm khác nhau. Theo PGS.PTS Lâm Quang Huyên, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho rằng: "Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường"[22]. Quan điểm trên cho thấy kinh tế thị trường là tiền đề cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên nguồn gốc hình thành các trang trại từ các hộ 8
  • 10. tiểu nông là chưa hẳn đúng, ngày nay nhiều chủ trang trại xuất thân từ các thành phần khác nhau có tiền vốn họ có thể đầu tư làm kinh tế trang trại. “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được Nhà nước bảo hộ”[14]. Quan điểm trên cho thấy được vị trí của chủ trang trại trong quá trình sản xuất của trang trại, tuy nhiên chưa thấy được vị trí và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường. Trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại, Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản"[7]. Quan điểm của những nhà hoạch định chính sách của chính phủ về kinh tế trang trại được đưa ra khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản xuất của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của trang trại mang tính hàng hoá và đáp ứng nhu cầu thị trường nên cần phải có tính cạnh tranh cao. Như vậy, thị trường chính là định hướng hoạt động của trang trại và người chủ trang trại phải có vai trò trong việc quản lý sản xuất và ứng dụng các tiến bộ khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng vật nuôi trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, từ cơ sở này năm 2004 các giảng viên của Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã có quan điểm về kinh tế trang trại khá đầy đủ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức 9
  • 11. quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường"[12]. Từ những quan điểm trên, thì kinh tế trang trại không phải là thành phần kinh tế, nó chỉ là tổ chức sản xuất trong nông lâm nghiệp thủy sản, là hình thức phát triển cao hơn của kinh tế hộ. Nó phá bỏ đi tư tưởng hàng hóa sản xuất chỉ làm ra để tiêu thụ trong bản thân hộ, mà hàng hóa sản xuất ra nhằm để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nó sử dụng các yếu tố đầu vào lớn hơn và có hiệu quả. 1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại Những quốc gia có nền kinh tế phát triển, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp. Ở Việt nam, sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo mô hình kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển ở tất cả các địa phương và ở những vùng sinh thái khác nhau. Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại đang nổ lực tìm mọi biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai, huy động và khai thác được nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm và kỹ thuật trong dân một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả để mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Sự tích tụ, tập trung đất đai và vốn đầu tư cho sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn. Mặc dù phổ biến là trang trại hộ gia đình với qui mô nhỏ và mới phát triển, song vai trò quan trọng của kinh tế trang trại đang dần thể hiện rõ nét trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường[12],[8]. - Về mặt kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa kinh tế cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung 10
  • 12. và thâm canh cao. Mặt khác, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến ở nông thôn. Do đó, kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động và tăng số hộ giàu trong nông thôn. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Do đó, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và tạo ra bộ mặt mới xã hội nông thôn nước ta. - Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng của đất nước. Như vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nông nghiệp, kích thích các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển, do đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam. 1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại Theo công văn số 216/KTTW, ngày 04/09/1998 của Ban kinh tế Trung ương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định các đặc trưng chủ yếu để nhận dạng của kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay:[2] - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa. Đây là điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường. Các trang trại phần lớn đi lên từ kinh tế hộ nông dân, khi mà nền sản xuất theo lối tự cung, tự cấp bị phá bỏ thay vào đó là nền sản xuất hàng hoá không phải 11
  • 13. để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, đó là nhu cầu của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là quá trình của sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại. Việc sản xuất hàng hoá phải đạt được yêu cầu: Số lượng và chất lượng hàng hóa làm ra. - Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn trong trang trại được tập trung với qui mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Sự tập trung ruộng đất và tiền vốn tới một quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của trang trại. Trong tất cả các ngành sản xuất vật chất, việc sản xuất đòi hỏi phải huy động mọi yếu tố đầu vào ở một mức độ nhất định, ở mô hình trang trại để tiến hành sản xuất ở qui mô sản xuất hàng hóa buộc người chủ trang trại phải huy động mọi yếu tố đầu vào, đặc biệt ruộng đất là yếu tố đầu vào không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó phải cần có nguồn lực tiền vốn đủ lớn để trang trại tồn tại và phát triển. Đặc trưng này được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích sản xuất của trang trại. Hiện nay ở nước ta, các trang trại gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ tự cấp, tự túc, song nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình, chịu sự giới hạn nhất định của các yếu tố sản xuất nội lực. Do vậy, sự tập trung các yếu tố sản xuất (ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất, lao động...) ở đây dù theo yêu cầu sản xuất hàng hoá song cũng có những giới hạn nhất định. - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. 12
  • 14. Người chủ độc lập ở đây không phải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi các quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập cũng có nghĩa là những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể (nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp...) thì không thuộc khái niệm trang trại. - Chủ trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đến tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Trang trại ban đầu là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, do các chủ trang trại trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên một khu đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụng những công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường và quản lý sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm chi phí sản xuất. Song khi đi vào kinh tế thị trường thì hoạt động của trang trại không chỉ dừng ở sản xuất và tổ chức sản xuất mà tổ chức mở rộng sang kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận tối đa và từ đó trang trại phải xử lý nhiều vấn đề về kinh tế, phải đưa ra các chiến lược kinh doanh thích ứng với thị trường, phải quản lý theo phương thức marketing, theo chế độ kế hoạch và hoạch toán gắn với phân tích tài chính với hiệu quả kinh doanh, với lợi nhuận. Như vậy ngày nay trang trại phải hiểu đầy đủ là kinh tế trang trại, đó là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức sản xuất tiến bộ. + Lựa chọn hình thức hoạt động và phương thức sản xuất: Đó là lựa chọn cây trồng, vật nuôi nào phù hợp cho từng loại hình hoạt động của trang trại, để có thể khai thác hết mọi nguồn lực nội tại. Do vậy quản lý và điều hành sản xuất ở đây được tiến hành trên cơ sở những kiến thức cần thiết về nông học, sinh học và phương pháp điều hành sản xuất. 13
  • 15. + Kỹ thuật và công nghệ sản xuất: đây chính là khả năng thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra mới đảm bảo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu thị trường, từ đó tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm, để năng suất lao động của trang trại cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất của các hộ. + Tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm: khi trình độ sản xuất hàng hoá đã nâng lên, lượng hàng hóa làm ra ngày càng nhiều thì cần phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên các trang trại thường xuyên quan tâm đến thị trường và tìm kiếm thị trường, đây là khâu kết thúc chu kỳ kinh doanh. - Chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thường là người trực tiếp quản lý trang trại. Những tố chất của người chủ trang trại nêu trên, về cơ bản không có ở người chủ nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc. Tuy nhiên, những tố chất này không phải hoàn toàn được hội đủ ngay khi trang trại mới hình thành mà những tố chất này cần phải trải qua một quá trình nhất định. Mức độ hoàn thiện của các tố chất cũng gắn liền với các giai đoạn phát triển của trang trại. - Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động. Lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình và một phần lao động thuê mướn thường xuyên hay thời vụ. Lao động chính thường là chủ trang trại cùng với những người trong gia đình, thường có quan hệ huyết thống gần gũi (vợ, chồng, cha mẹ, anh em,...) nên tổ chức lao động gọn nhẹ không mang tính hành chính, vì vậy quản lý điều hành linh hoạt dễ dàng đem lại hiệu quả lao động cao. Lao động thuê ngoài không nhiều, thường cùng ăn, cùng làm với chủ trang trại nên dễ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau trong công việc cũng như trong hưởng thụ thành quả lao động. Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là: Thuê lao động thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh năm. Trong 14
  • 16. hình thức thuê lao động theo thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc khi thời vụ sản xuất bước vào thời cao điểm. 1.1.4. Tiêu chí xác định trang trại Thi hành nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000 Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng kết hợp với Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định hướng sau:[5] 1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miềnTrung từ 40 triệuđồngtrở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. 2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế a. Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Trang trại trồng cây lâu năm. + Từ 3 ha trở lênđối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên. - Trang trại lâm nghiệp Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. b. ối với trang trại chănnuôi - Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. - Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. 15
  • 17. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1) Tuy nhiên, ngày 04/07/2003 Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã ban hành thông tư số 74/2003/TT-BNN về việc sửa đổi bổ sung thông tư liên bộ 69/2000/TTLB[6]. Theo đó qui định: - Một hộ sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000. - Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Thực hiện theo quy định của Thông tư 69/2000/TTLT/BNN– TCTK ngày 23/6/2000. 1.1.5. Phân loại trang trại - Theo hình thức quản lý: + Trang trại gia đình: là trang trại được thành lập bởi một hộ gia đình, toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý. Đây là loại hình trang trại phổ biến nhất trên thế giới. + Trang trại liên doanh: là trang trại có sự liên kết trên hai trang trại, nhằm nâng cao năng lực sản xuất tạo uy thế cạnh tranh trên thị trường, “tuy nhiên mỗi 16
  • 18. trang trại thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất. Đối tượng liên doanh thường là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết”[10]. + Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. “Loại hình này thường có qui mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu”[10]. + Trang trại ủy thác: là trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành tổ chức sản xuất trong khoảng thời gian xác định khi mà chủ trang trại không quản lý nó. - Theo cơ cấu thu nhập: + Trang trại thuần nông: thu nhập của trang trại hoàn toàn dựa vào sức sản xuất của trang trại, của cải làm ra của từ chính bản thân trang trại đáp ứng được cuộc sống của trang trại và có khả năng tái sản xuất. + Trang trại không thuần nông: thu nhập từ trong nội bộ trang trại và bên ngoài, vì nguồn của cải vật chất do trang trại tạo ra không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chủ trang trại nên buộc họ phải làm thêm bên ngoài để tăng thu nhâp cho trang trại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. - Theo cơ cấu sản xuất: + Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, trồng trọt chăn nuôi nhiều loại cây trồng vật khác nhau, nông nghiệp với phi nông nghiệp. + Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm mang tính sản xuất hàng hóa lớn như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản. - Theo hình thức sở hữu: + Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: là loại hình trang trại mà toàn bộ tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. + Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ tư liệu của trang trại không thuộc quyền 17
  • 19. sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có một phần khác phải đi thuê để đáp ứng khả năng sản xuất của trang trại. + Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: là loại hình trang trại mà toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, chủ trang trại phải đi thuê lại nên hàng năm phải bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh. - Theo phương thức điều hành sản xuất: + Chủ trang trại sống ngay ở nông thôn cùng với gia đình trực tiếp điều hành sản xuất cũng như trực tiếp lao động. + Chủ trang trại và gia đình không ở trang trại nhưng vẫn tiếp tục điều hành trang trại, trực tiếp sản xuất thường xuyên hoặc định kỳ. + Chủ trang trại sống và làm việc ở thành phố, không trực tiếp điều hành trang trại mà thuê người quản lý. + Chủ trang trại ủy thác cho một cá nhân khác quản lý, do tìm được việc làm trong các xí nghiệp công nghiệp nên có thu nhập cao hơn nghề làm ruộng. Với hình thức này người chủ trang trại có thể yên tâm đi làm ngoài trang trại để tăng thu nhập cho gia đình mà không sợ mất quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất tự có[10]. 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.2.1. Phát triểnkinh tế trang trại “Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của trang trại và những mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại”[24],[11]. Phát triển kinh tế trang trại có thể được hiểu là quá trình nâng cao năng lực sản xuất của trang trại dựa trên cơ sở tích tụ tập trung yếu tố đầu vào và sử dụng một cách có hiệu quả, nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đồng thời phát triển kinh tế trang trại phải giải quyết được các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Phát triển kinh tế trang trại phải dựa trên cở sở tích lũy các yếu tố đầu vào ngày một gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Đó là yếu tố đất đai cần phải được mở rộng và độ màu mỡ của đất phải được cải thiện. Yếu tố lao động đòi hỏi phải có 18
  • 20. tay nghề, kỹ năng và số lượng lao động được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng với qui mô của trang trại. Yếu tố vốn đầu tư thì sau mỗi chu kỳ kinh doanh nguồn vốn cần được bảo toàn và có sức sinh lời cao. Yếu tố trình độ công nghệ và cách thức tổ chức sản xuất, đây là hai yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại phải nâng cao năng lực sản xuất của trang trại nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa ngày càng lớn, thu nhập càng cao để thể hiện được sự phát triển của kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích luỹ hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Phát triển trang trại phải giải quyết được các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bảo đảm lợi ích của chủ trang trại, của người lao động, của cộng đồng, chú trọng đến bảo vệ môi sinh, môi trường, phong tục tập quán, truyền thống, tăng việc làm và những vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn. Tóm lại, phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển kinh tế hộ nông nghiệp thành hộ (đơn vị) sản xuất hàng hoá. Phát triển kinh tế trang trại đảm bảo tăng về số lượng, gia tăng qui mô vừa tăng cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm hàng hóa sản xuất với số lượng lớn hướng đến thị trường. Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm sự khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại là phát triển nền nông nghiệp hợp lý, tiên tiến và hiện đại theo hướng phát triển bền vững[11]. Trong xu thế phát triển hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực điều đỏi hỏi ứng dụng khoa học để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc, thì phát triển kinh tế trang trại cần được đầu tư theo chiều hướng sâu, đó là “gắn với tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn) trong đó vốn gắn với kỹ thuật công nghệ là yếu tố trội hơn hẳn so với các yếu tố khác”[27], lấy công nghệ là yếu 19
  • 21. tố quyết định cho phát triển kinh tế trang trại, phải đưa vào những giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, ứng dụng những cải tiến vào trong sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm, nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế trang trại gắn với điều kiện kinh tế- xã hội ở nông thôn nên cần hướng đến bảo vệ môi trường và sự bền vững nhằm“ tạo ra sự thịnh vượng đối với sự tiến bộ toàn diện trong cuộc sống nông thôn bao gồm nhà cửa tốt hơn, giáo dục, dịch vụ y tế, giao thông, sự đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh tại địa phương, và có nhiều cơ hội đối với giải trí và văn hoá hơn”[25]. 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế trang trại 1.2.2.1. Nhân tố bên ngoài - Chủ trương, chính sách Nhà nước đã có những chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của hà nước. Trong nông nghiệp, công nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, thừa nhận địa vị pháp lý bình đẳng của họ trước pháp luật, Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, tạo điều kiện để trang trại gia đình phát triển. Các chính sách về tín dụng, trợ giá đầu vào, đầu ra hoặc tạm trữ nông sản hàng hoá, miễn giảm thuế nông nghiệp đối với các trang trại đã tạo ra những thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ nông thôn, phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, Nhà nước còn quản lý, điều tiết nền kinh tế phát triển đúng hướng, khắc phục những biến động bất ổn của nền kinh tế thị trường gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp trong những bước thăng trầm của nền kinh kế thị trường, bảo vệ lợi ích của người nông dân[12]. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế trang trại. Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng mạnh mẽ và nhanh chóng vào trong nông nghiệp. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các trang trại đó là các loại vật tư, phân bón, giống cây con các loại, máy móc 20
  • 22. thiết bị,... Chính những yếu tố đầu vào có chất lượng tốt đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Số lượng trang trại ngày càng tăng lên, trong đó có nhiều trang trại đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh những loại cây trồng vật nuôi, những loại sản phẩm mới có năng suất và chất lượng cao hơn, do đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại một cách rõ rệt. - Công nghiệp chế biến sản phẩm Đây là một vấn đề rất lớn có tác động đến phát triển kinh tế trang trại, điều mà Đảng và Nhà nước luôn cần quan tâm nhưng không phải là không vướng mắc. Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp mang tính đơn nhất lớn, tức là một dây chuyền thì chỉ chế biến một vài loại sản phẩm của nông nghiệp. Chính điều này gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, vì với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được trong một thời gian rất ngắn trong năm. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý tới các sản phẩm phụ khi chế biến sản phẩm của nông nghiệp, để tránh sự đơn điệu trong chế biến, sản xuất kinh doanh, cũng như giảm chi phí, tăng thêm nguồn thu nhập, khai thác hết tiềm năng sẵn có của lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra sản phẩm nông nghiệp phân bố rất rộng, hơn nữa nước ta lại có địa hình phức tạp, giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém, các vùng nguyên liệu xa nhau và không lớn nên việc thu gom sản phẩm phức tạp, việc bảo quản và vận chuyển vô cùng khó khăn dẫn đến giá thành cao gây ảnh hưởng lớn về cạnh tranh giá trên thị trường. Bởi vậy khi lập dự án cho dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp, thì các nhà đầu tư cần chú ý đến việc nghiên cứu kỹ vùng nguyên liệu có đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nhà máy hay không? Tránh các trường hợp như các nhà máy đường của nước ta trong những năm gần đây. - Sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng của sản xuất nông nghiệp bao gồm: đường giao thông, thủy 21
  • 23. lợi, điện,… là những điều kiện vật chất kỹ thuật rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nó góp phần quan trọng để người sản xuất khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên, đáp ứng yêu cầu sinh học của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của sản xuất hàng hóa, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường[12]. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và quản lý kinh tế, là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất, nó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng cơ bản này phải đảm bảo sản xuất cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa nhất định với những yêu cầu về chất lượng, chủng loại cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và chức năng này chỉ được biểu hiện qua quá trình tiêu thụ hàng hóa. Đối với các trang trại, thị trường tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng. Đây là quá trình tách sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh cuối cùng và khẳng định sản phẩm có được chấp nhận hay không được chấp nhận của người tiêu dùng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập các trang trại không chỉ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi mà phải hướng sản xuất tới tiêu dùng. Lấy đó để làm mục tiêu sản xuất kinh doanh và thông qua tiêu thụ phải nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Cho nên thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho toàn xã hội. 1.2.2.2. Nhân tố bên trong - Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong 22
  • 24. kinh tế thị trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao[17], [20]. - Sự tích tụ đất đai, vốn, lực lượng lao động: Đây là ba yếu tố cơ bản quan trọng trong nông nghiệp, thiếu một trong ba yếu tố trên thì không thể tiến hành sản xuất được. Đối với trang trại, việc tập trung ruộng đất là rất cần thiết, song lại phụ thuộc vào quỹ đất tự nhiên và tập quán của người dân. Việc chuyển nhượng, tập trung cần phải có thời gian, dẫn đến việc hình thành và phát triển các trang trại không đều về thời gian và quy mô. Nhận thấy điều này, nước ta đã có nhiều chính sách thích hợp tạo điều kiện để các trang trại có đủ đất để tiến hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các trang trại phải có lượng vốn nhất định để đầu tư ban đầu cho quá trình sản xuất: mua công cụ, máy móc, … Tóm lại, hai nhóm điều kiện trên thực chất là những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Mỗi điều kiện có tầm quan trọng và ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, cũng không thể chờ có đủ những điều kiện trên thì mới tiến hành xây dựng trang trại mà người chủ trang trại phải biết sáng tạo, tận dụng những điều kiện có sẵn và thực hiện những biện pháp để tìm ra những điều kiện cần thiết khác. Trong quá trình phát triển vừa xây dựng vừa bổ sung, củng cố để các trang trại ngày càng hội tụ đủ những điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả cao của loại hình kinh tế mang tính ưu việt này. 1.2.3. Tác động của phát triển kinh tế trang trại đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn a. Phát triển kinh tế trang trại giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn. Nước ta hiện có số lượng lao động ở nông thôn chiếm trên 70% tổng số lao động cả nước, nhưng do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, qui mô sản xuất theo lối nhỏ lẻ, càng tăng khả năng không có việc làm của một bộ phận lớn lao động ở đây nên “kinh tế trang trại phát triển thu hút lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân ở các địa phương với mức lương bình quân đạt 50.000- 70.000 đồng/ngày/người”[29]. Nhờ đó đã giảm bớt được gánh nặng trong giải quyết việc làm cho số lao động ở khu vực nông thôn. 23
  • 25. b. Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- nông thôn và phát triển kinh tế hàng hoá. Xuất phát điểm là kinh tế hộ gia đình, trong giai đoạn đầu các trang trại do còn thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng về sau do sự tích luỹ về các yếu tố vốn, đất đai, kinh nghiệm sản xuất thì các trang trại sẽ hướng theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Do có lợi thế về quy mô kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các trang trại ở trong cùng một vùng có cùng điều kiện tự nhiên sẽ trồng hay nuôi cùng một loại cây, con như nhau, xây dựng các mô hình thâm canh, chuyên canh, tiếp cận các biện pháp canh tác hiện đại, từ đấy các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá hình thành, trở thành vùng cung cấp nguyên liệu rộng lớn cho các cơ sở chế biến. Bên cạnh đó, các trang trại còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bằng việc đưa vào sản xuất những giống mới cho giá trị kinh tế cao và để tăng hiệu quả sản xuất các trang trại tìm chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả sang lĩnh vực chăn nuôi có giá trị kinh tế cao hơn. Như vậy, “Phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Mô hình kinh tế năng động này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều làm thay đổi diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn”[28]. c. Phát triển kinh tế trang trại làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động,...) giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều kiện thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất. Với các hộ gia đình, chi phí cho các thiết bị này chiếm tỷ lệ quá lớn so với thu nhập và giá trị sản phẩm làm ra, nên thông thường họ phải đi thuê, tỷ suất lợi nhuận vì thế cũng thấp, khiến cho giá trị của cả ngành nông nghiệp giảm theo. 24
  • 26. Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hoá cao, cùng với tính chất sản xuất hàng hoá mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao. Thông thường thì người làm trang trại hiểu rõ mục đích sản xuất của mình là cung cấp cho thị trường nên họ chỉ chọn kinh doanh những loại cây, con sao cho có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thường có giá thành cạnh tranh, chất lượng đồng đều, có khả năng cung cấp với khối lượng lớn nên thường được các cơ sở chế biến và người tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm cao không chỉ đem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó còn phần đóng góp gia tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp. d. Phát triển kinh tế trang trại đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn. Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Rõ ràng khối lượng, chất lượng, giá cả nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng trong các mối liên hệ với các ngành này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng lượng, cần được cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... đó là không kể những trang trại kinh doanh tổng hợp còn tự sơ chế, chế biến ngay tại chỗ. Yêu cầu này cần được sự giúp đỡ của ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm. Mối quan hệ qua lại này chỉ ra rằng: Sự phát triển của ngành này là động lực phát triển của ngành kia. Nên “sự phát triển của kinh tế trang trại đang tạo một động lực cho hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, là động lực cho một ngành kinh tế chủ lực”[26]. Mặt khác, khi kinh tế trang trại phát triển nó sẽ đem lại thu nhập cho một bộ phận nông dân, tiêu dùng của khu vực nông nghiệp- nông thôn tăng lên kéo theo sự khởi sắc của ngành dịch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Như vậy, kinh tế trang trại không chỉ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hoá ở nông thôn, mà còn là lực lượng đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp, nên là nhân tố cơ bản cho quá trình công nghiệp 25
  • 27. hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. Nói chung, trong điều kiện kinh tế thị trường, với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mô hình kinh tế trang trại là một hướng đi đầy triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam. 1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN THẾ GIỚI Với cuộc cách mạng Tư sản diễn ra vào cuối thế kỷ XVII, nước Anh đã tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới, trong công nghiệp người ta xây dựng nhiều nhà xưởng với qui mô lớn sản xuất theo hướng hàng hóa, thì trong nông nghiệp người ta cũng tiến hành tích tụ ruộng đất, xây dựng nhiều xí nghiệp nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt động ở các công xưởng, làm phá sản nhiều trang trại nhỏ ở qui mô gia đình. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp có những đặc tính riêng là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiện, đối tượng là cây trồng vật nuôi có tính sinh lý riêng, lao động theo thời vụ nên hiệu quả đem lại thấp. Đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đi vào thời kỳ độc quyền nền công nghiệp phát triển giá thuê công nhân ở tất cả các lĩnh vực tăng không ngoại trừ lao động trong tư bản nông nghiệp, trong tình hình này đã mất sự ưu thế của các trang trại lớn tạo điều kiện phát triển các trang trại gia đình. Nước Anh năm 1950 có 543.000 trang trại đến năm 1987 còn 25.400 trang trại, Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 801.400 trang trại, Tây Đức năm 1949 có 2.051.000 trang trại đến năm 1985 còn 983.000 trang trại, Hà Lan năm 1950 có 349.000 trang trại đến năm 1987 còn 128.000 trang trại. Diện tích bình quân của các trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên như: ở Anh năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36ha, năm 1987 là 71ha. ở Pháp năm 1955 là 14ha đến năm 1993 là 35ha, Tây Đức năm 1949 là 11ha năm 1985 là 15ha, Hà Lan năm 1960 là 7ha đến năm 1987 là 16ha[18]. Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối với phát triển kinh tế hàng hoá, ngoài ra sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số và những đặc điểm khác, do vậy kinh tế trang trại cũng 26
  • 28. xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ. Với sự xâm nhập của tư bản phương tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phương thức sản xuất kinh doanh tư bản đã xuất hiện trong nông nghiệp, nhiều trang trại được hình thành tuy nhiên về quy mô diện tích so với trang trại ở các khu khác thì rất thấp. Năm 1970, Nhật Bản có 5.342.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,38 ha/trang trại. Ở Đài Loan năm 1970 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại. Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20 ha/trang trại[18]. Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước. Ở các nước có bình quân đất nông nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăng không lớn, nhưng nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vị diện tích. Quá trình phát triển trang trại ở các quốc gia trên thế giới theo xu thế lúc xã hội bắt đầu chuyển từ tình trạng tự cung, tựu cấp sang sản xuất hàng hóa thì phát triển nhanh về số lượng, nhưng khi quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh đã thu hút số lượng lớn lao động trong nông thôn vào làm việc trong các xí nghiệp, dẫn đến lao động trong nông nông thôn thiếu hụt, số lượng trang trại giảm xuống, qui mô về diện tích của trang trại tăng lên. Công nghiệp hóa cũng tạo điều kiện để các trang trại thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. 1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tình hình phát triểnkinh tế trang trại qua các thời kỳ Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên 27
  • 29. từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng[25]. Các thời kỳ phát triển ở nước ta diễn ra như sau: - Thời kỳ phong kiến Ngay từ những năm đầu công nguyên, khi phong kiến Trung Quốc sang đô hộ nước ta, do không nắm được cơ sở bên dưới của xã hội là các làng xã, nhà Hán chủ trương muốn giữ đất đai mới chiếm được, đã lập nên các đồn điền để tướng lĩnh, binh lính cai quản, sử dụng tội nhân hoặc dân nghèo canh tác, gắn với "điền địa" vì vậy còn được gọi là các đồn điền[19]. Dưới “thời nhà Lý rồi tiếp đến nhà Trần đã đóng vai trò tích cực trong lịch sử nước ta, ngoài vai trò tổ chức cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông thắng lợi, phải kể đến vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế”[10] như chính sách nhằm khai khẩn đất hoang bằng cách lập các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: điền trang, điền danh, thái ấp. Đến thời Lê, Nguyễn việc thành lập các đồn điền không còn là việc sản xuất, mà việc thành lập này đóng vai trò quan trọng trong quân sự. - Thời kỳ Pháp thuộc Sau khi thực dân pháp chiếm nước ta, chúng cho phép tư bản thực dân phát triển đồn điền. Các công ty tài chính và bọn thực dân có quyền thế đua nhau lập đồn điền. Năm 1927, chỉ riêngở Bắc Kỳ đã có 155 đồnđiềnrộngtừ 200 ha đến 8.500 ha. Ở Nam Kỳ và cao nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng hàng vạn hécta. Đến năm 1930, ruộng đất mà thực dân Pháp chiếm đoạt để lập đồn điền là 1,2 triệu ha, bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác của nước ta thời bấy giờ[10]. - Thời kỳ 1954- 1986 Thời kỳ 1954-1975, ở miền Bắc nền nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung, ở đó có các hình thức tổ chức sản xuất như: Nông– Lâm trường Quốc doanh, hợp tác xã Nông Nghiệp, mọi tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất được tập trung một 28
  • 30. cách triệt để, kinh tế tư nhân không được coi là một thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Còn ở Miền Nam thời kỳ này các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã sản xuất hàng hoá. Thời kỳ 1975- 1986, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng miền Nam tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch tập trung giống miền Bắc, đây là thời kỳ mà nền kinh tế đất nước đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, kinh tế nông hộ và trang trại không có cơ hội phát triển. - Thời kỳ 1986- đến nay Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta, tiếp đến là Nghị Quyết 10 của bộ chính trị (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, đây là mốc lịch sử quan trọng đối với kinh tế trang trại và cùng nhiều văn bản khác của Chính phủ, đã giải phóng sức lao động và các tư liệu sản xuất khác đặc biệt là đất đai, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại trong giai đoạn đầu chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển. Biểu1.2: Số lượng trang trại của Việt Nam phân theo các vùng qua thời gian ĐVT: Trang trại Các Vùng Cả Nước ĐB sông Hồng Tr.d và mn phía Bắc BTB và d.hải m.Trung Tây nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Tăng Năm Năm Năm Năm Năm bình 2000 2001 2006 2007 2008 quân (%) 57.069 61.017 113.699 116.222 120.699 109,8 2.214 2.697 15.222 16.085 17.318 129,3 2.507 2.473 3.850 3.835 4.423 107,4 8.527 7.791 17.378 18.015 18.202 109,9 3.589 6.035 8.730 9.240 9.481 112,9 8.265 10.831 14.077 14.024 13.792 106,6 31.967 31.190 54.442 55.023 57.483 107,6 (Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) 29
  • 31. Năm 2000, khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ra đời, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, với số lượng trại cả nước chỉ có 57.069 trang trại thì sau một năm với tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2001 số trang trại đã tăng lên 61.017 trang trại và đến năm 2006 với cuộc tổng diều tra nông thôn nông nghiệp 2006 số trang trại đã tăng lên 113.699 trang trại tăng bình quân mỗi năm 13,26%. Đến cuối năm 2008 là 120.699 trang trại. Như vậy, sau 9 năm kể từ ngày có nghị quyết 03 thì số trang trại cả nước tăng lên 63.630 trang trại, bình quân mỗi năm tăng 9,8%. Tóm lại xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:[3] - Tích tụ và tập trung sản xuất Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên tính chất và mức độ tích tụ và tập trung lúc này không hoàn toàn giống như tích tụ và tập trung chủ yếu các yếu tố sản xuất của các nông hộ để hình thành trang trại. Tích tụ và tập trung trong phát triển trang trại lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. - Chuyên môn hoá sản xuất Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường. Phát triển theo hướng trên sẽ xuất hiện nhiều trang trại chuyên môn hoá sản xuất có hiệu quả cao như các trang trại chuyên môn hoá cà phê, cao su, cây ăn quả, chè, rau cao cấp, thuỷ sản, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, nuôi lợn,... 30
  • 32. - Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các trang trại là xu hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các trang trại phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của vùng. - Hợp tác và cạnh tranh Các trang trại muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau không chỉ với trang trại mà còn với tổ chức kinh tế khác. Trước hết, trang trại phải hợp tác với các trang trại khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh, với các tổ chức cung ứng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức thuỷ nông để có nước tưới, với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm. 1.4.2. Định hướng, cơ sở pháp lý của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại Kinh tế trang là một thực thể kinh tế khách quan, phù hợp với qui luật phát triển và đúng với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Song để kinh tế trang trại phát triển và thực sự trở thành nhân tố mới trong lực lượng sản xuất hiện nay, Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể. Qua Thực tiễn, Đảng ta đã có những chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được chỉ rõ trong hội nghị Trung ương 5 khóa VII: “…Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng các nông- lâm- ngư trại với qui mô thích hợp…”[3]. Để định hướng cho phát triển trang trại, trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị chỉ rõ thêm “khuyến khích các chủ trang trại giao khoán 31
  • 33. một phần đất khai hoang, vườn cây hoặc gia súc cho người lao động (hộ nông dân), hỗ trợ giống, vốn, vật tư đầu vào (trừ dần vào tiền công), bao tiêu sản phẩm để hộ nông dân từng bước vươn lên thành hộ có liên kết với chủ trang trại lớn và hướng dẫn chủ trang trại ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo pháp luật trên cơ sở hai bên cùng có lợi”[4]. Sau khi có luật đất đai 1993 ra đời, đã xác nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với các trang trại nói riêng và các hộ sản xuất nông lâm, thủy sản sản nói chung, qui mô trang trại từ đó được mở rộng. Xuất phát từ những định hướng trên, khẳng định kinh tế trang trại đang giữ vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đài đại hóa nông thôn Việt Nam. Phát triển kinh tế trang trại đúng đắn sẽ khai thác được mọi nguồn lực trong nông thôn, do đó ngoài những chủ trương cần phải kết hợp với những chính sách để giúp trang trại phát triển, điều này đươc thể hiện trong nghị quyết 03/2000/NQ-CP, qua đó thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Chính sách của Nhà nước được cụ thể như sau: - Chính sách đất đai “Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra cho người dân nông thôn và thành thị, đặc biệt là cho người nghèo”[15]. Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách về đất đai đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển kinh tế trang trại, “Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân "dồn điền, đổi thửa", tập trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề”[1]. Với luật đất đai 1993 ra đời và được sửa đổi vào năm 2003, tạo cơ sở pháp lý cho chủ trang trại có quyền nhận chuyển nhượng và xin cấp giấy chứng nhận đất, giúp họ yên tâm trong việc đầu tư trên khoảnh đất của mình[13]. - Chính sách thuế “Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp”[7]. 32
  • 34. - Chính sách đầu tư, tín dụng Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với yếu tố vốn và tín dụng trong nông thôn. Vấn đề đáp ứng nguồn vốn cho phát triển nông thôn- nông nghiệp rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị Quyết TW5 khóa IX nhấn mạnh “ khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, các tổ chức tín dụng hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn. Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông- lâm- ngư- diêm nghiệp”[1]. - Chính sách lao động Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động[7]. - Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường. “Đầu tư đúng mức cho việc phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhất là áp dụng các thành tựu của sinh học hiện đại. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới, nhất là các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, lúa cạn, các loại rau quả, cây nguyên liệu, vật nuôi, tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới”[4]. - Chính sách thị trường. Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản trong nước trên cơ sở tạo điều kiện tăng thu nhập của nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản[4]. 33
  • 35. - Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi[7]. Thực tế cho thấy kinh tế trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ của các chính sách từ Nhà nước. Ở nước ta trong những năm gần đây nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước đã góp phần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng các loại hình kinh tế trang trại, các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại hình trang trại khác nhau. 1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM a. Trên phạm vi quốc gia Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại, các công trình được in ra thành sách, báo và đăng tải trên mạng internet. Trong đó đáng kể đến: - Tác giả Trần Đức nghiên cứu về trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới in bởi nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1995, đưa ra ý kiến tùy theo thu nhập để phân loại trang trại nhưng phải xem mức thu nhập đó phải lớn hơn bình quân thu nhập ở vùng, từng địa phương là bao nhiêu. - GS.TS Nguyễn Đình Hương nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam, in bởi nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000, cuốn sách này là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong thời kỳ mới. - Cuốn tư liệu về kinh tế trang trại do Ban vật giá chính phủ trực tiếp soạn thảo năm 2000, in bởi nhà xuất thành phố Hồ Chí Minh, đây là cuốn tư liệu tổng 34
  • 36. hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả qua nhiều năm, đúc rút ra các kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó còn có nhiều tác giả khác: Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Thế Nhã, Nguyễn Điền,… Các kết quả nghiên cứu nói chung đều dần hoàn thiện để tạo cơ sở giúp kinh tế trang trại ngày một phát triển. b. Phạm vi trong tỉnh Với đặc điểm là nền nông nghiệp còn lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, mô hình kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại được thực hiện ở địa phương, như: - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Quang Thành “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2000. - Luận văn tiến sĩ kinh tế của tác giả guyễn Khắc Hoàn “Giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế”, năm 2006. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hồ Văn Minh “Phát triển kinh tế trang trại vùng gò đồi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2006. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Ngôi “Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, năm 2008. Nhìn chung các tác giả đưa ra những lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng từ đó rút ra những ưu và hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại, từ đó đưa ra giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại. Đây là nguồn tài liệu vô cùng quí giá phục vụ cho việc nghiên cứu kinh tế trang trại. 35
  • 37. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng hơn 10 km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với giới hạn đó, Quảng Điền nằm gọn trong khoảng 16°30’58”- 16°40’13” vĩ độ bắc và 107°21’38”- 107°34’ kinh độ đông. 36
  • 38. 2.1.1.2. Địa hình Huyện Quảng Điền thuộc vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15°), nằm phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang thông ra biển, với địa hình như vậy nên hàng năm sau những đợt lũ sản xuất nông nghiệp của huyện thường gặp điều kiện rất thuận lợi. 2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, đầm phá Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện dựa vào hai hệ thống sông chính: hệ thống Sông Bồ và Sông Kim Bôi. Đây là hai hệ thống con sông lớn nối liền với nhiều kênh, hói, ngang dọc khác, là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú. Ngoài ra huyện còn có hệ thống đầm phá chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên: Phá Tam Giang nằm ở phía đông, Đầm Bát Vọng đầm Hạ Lạc nằm giữa địa phận 2 huyện Hương Trà và Quảng Điền. Đầm An Gia và An Xuân nằm ở phía Đông và Đông-Nam huyện. 2.1.1.4. Khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệch pha so vớ hai miền Nam- Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông lạnh. Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có hai mùa rõ rệt: - Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức nên thường xảy ra hạn hán cục bộ. - Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình là 25°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 19,7°C. Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9°C và lúc thấp nhất là 8,8°C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão. 2.1.1.5. Tình hình phân bố và sử dụng đất Tổng diện tíchđất tự nhiên của huyện trong năm 2009 là16.328,6 ha, được chia 37
  • 39. thành 3 loại đất chính: Đất sản xuất nông nghiệp 7.571,5 ha chiếm 46,4%, đất phi nông nghiệp 7.431,7 ha chiếm 45,5% và đất chưa sử dụng 1.325,4 ha chiếm 8,1%. Với tình hình đất đai như trên, huyện Quảng Điền có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp. Vấn đề thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng ruộng đất, khai thác diện tích đất chưa sử dụng, phát triển các mô hình sản xuất đang là đòi hỏi bức thiết. Cụ thể tình hình sử đất ở huyện qua các năm như sau: - Đất nông nghiệp năm 2007 là 7.643,7 ha đến năm 2008 là 7.615,1 ha giảm 28,6 ha, giảm tương ứng 0,4%, đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 7.571,5 ha so với 2008 giảm 43,6 ha, giảm tương ứng 0,6%, như vậy diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm bình quân giảm 0,5%, nguyên nhân giảm chủ yếu là đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản bình quân giảm 4,6% do việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua không được thuận lợi dịch bệnh nhiều nên ảnh hưởng đến việc thả nuôi của người dân, tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp đã tăng bình quân mỗi năm 1,4% điều này đáng mừng vì đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển việc tăng diện tích này lên có tác động ngăn chặn việc xâm thực cát vào đất liền. - Đất phi nông nghiệp năm 2007 là 7.328,7 ha đến năm 2008 là 7.375,0 ha tăng 46,3 ha, tăng tương ứng 0,6%; đến năm 2009 là 7.431,7 ha tăng 56,7 ha tăng tương ứng 0,8%, như vậy bình quân mỗi năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 0,7%, diện tích tăng chủ yếu là đất ở tăng bình quân mỗi năm 2,4% với việc số hộ bình quân mỗi năm tăng lên nên đất ở phục vụ cho nhu cầu này phải tăng lên là điều hợp lý, bên cạnh đó trong những năm gần đây việc nhà nước đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã khiến quỹ đất này tăng lên bình quân mỗi năm 1,4%. - Đất chưa sử dụng: Chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, bao gồm diện tích đất hoang hoá, đất ven sông suối,… diện tích này chưa được đưa vào sử dụng do những khó khăn của địa hình đất đai, quyền sử dụng đất,... diện tích đất này là tiềm năng lớn để mở rộng diện tích cây trồng. Những năm gần đây thực hiện chủ trương đổi mới quản lý và quy hoạch đất đai của huyện cùng với việc người dân đẩy mạnh đầu tư vào khai phá nên diện tích đất chưa sử dụng giảm. Đất chưa sử dụng qua 3 năm bình quân giảm 1,1% năm. Cụ thể năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng là 1356,2 ha đến năm 2008 là 1338,5 ha, giảm 17,7 ha, giảm tương ứng 1,0%; đến năm 2009 là 1325,4 ha giảm 13,1 ha giảm tương ứng 1,0%. 38
  • 40. Bảng 2.1: Diện tíchđất đai huyện Quảng Điền qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2007 2008 2009 DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 16.328,6 16.328,6 16.328,6 I. Đất nông nghiệp 7.643,7 7.615,1 7.571,5 1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.381,4 5.365,2 5.352,2 2. Đất lâm nghiệp 1.382,5 1.401,7 1.418,1 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 879,8 848,2 801,2 4. Đất nông nghiệp khác II. Đất phi nông nghiệp 7.328,7 7.375,0 7.431,7 1. Đất ở 1.132,2 1.158,8 1.188,2 2. Đất chuyên dùng 1.122,4 1.138,4 1.153,9 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 103,0 104,2 104,9 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.298,6 1.301,1 1.312,2 5. Đất s.suối và mặt nước chuyên dùng 3.672,5 3.672,5 3.672,5 6. Đất phi nông nghiệp khác III. Đất chưa sử dụng 1.356,2 1.338,5 1.325,4 1. Đất bằng chưa sử dụng 1.356,2 1.338,5 1.325,4 2. Đất đồi núi chưa sử dụng So sánh Tốc độ 2008/2007 2009/2008 tăng, giảm bình quân +/- % +/- +/- 0,0 100,0 0,0 100,0 100,0 -28,6 99,6 -43,6 99,4 99,5 -16,2 99,7 -13,0 99,8 99,7 19,2 101,4 16,4 101,2 101,3 -31,6 96,4 -47,0 94,5 95,4 46,3 100,6 56,7 100,8 100,7 26,6 102,3 29,4 102,5 102,4 16,0 101,4 15,5 101,4 101,4 1,2 101,2 0,7 100,7 100,9 2,5 100,2 11,1 100,9 100,5 0,0 100,0 0,0 100,0 100,0 -17,7 98,7 -13,1 99,0 98,9 -17,7 98,7 -13,1 99,0 98,9 39 (Nguồn: Số liệu niên giám huyện Quảng Điền năm 2007, 2008, 2009) 39