SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng 
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT 
Vaø soá 41/GP - SÑBS 
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC 
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi 
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 
CHUÛ NHIEÄM 
GS. Hoaøng Chöông 
TOÅNG BIEÂN TAÄP 
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa 
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC 
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung 
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP 
Ts. Nguyeãn Minh San 
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ 
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai 
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN 
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn 
Nhaø baùo Töø My Sôn 
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH 
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân 
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP 
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ 
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. 
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - 
TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh 
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong 
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng 
BAN CHUYEÂN ÑEÀ 
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP 
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM 
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi 
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn 
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH 
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi 
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; 
Mobile: (+84)989.186661 
Email: trantrungvanhien@gmail.com 
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn 
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM 
ÑT: (84.8)38.353.878 
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG 
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng 
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn 
Trình baøy - De. Quang Anh 
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH 
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM 
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I 
GIAÙ: 50.000VNÑ 
nội dung 
SỐ 9+10 (264)-2014 
CULTURE OF VIETNAM 
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 
4. Khuê Văn Các - biểu trưng của Hà Nội 
Nguyễn Thùy Linh 
7. “Người Hà Nội” - khúc tráng ca bất hủ 
của Nguyễn Đình Thi 
Ny San 
11. Mùa Thu trong ca khúc viết về Hà Nội 
TS. Nguyễn Minh San 
15. Đài phun nước gắn gốm Bông sen 
vàng - công trình nghệ thuật mới Chào 
mừng 60 năm giải phóng Thủ đô 
Tràng An 
18. Hội thảo “Văn nghệ sĩ cao tuổi với 
văn hóa dân tộc” 
VH 
19. Nguyễn Á - “Ảnh nghệ thuật về 
Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt 
Nam”Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm 
khoa học 
Nguyễn Minh Hoàng 
23. Vai trò của báo chí trong việc bảo tồn, 
phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc 
GS Hoàng Chương 
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 
27. Trần Huy Liệu - một người tù chăm học 
Trần Chiến 
29. Nữ sĩ Hằng Phương - Điểm tựa làm 
nên những giải thưởng lớn 
Châu Giang 
TỪ TRONG DI SẢN 
31. Nhà hát Chèo Quân đội - 60 năm 
xây dựng và trưởng thành 
NSUT Nguyễn Thế Phiệt 
34. Chính sách “Ngụ binh ư nông” và 
vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng 
GS Trần Quốc Vượng 
39. Phác thảo kho tàng âm nhạc dân 
gian Quảng Nam 
Trương Đình Quang 
42. Chầu văn - từ cửa đền, cử phủ đến 
sân khấu, lên truyền hình và xuất ngoại 
San Hoàng 
DIỄN ĐÀN 
46. Nghệ thuật tranh, tượng ngoài trời ở 
Hà Nội sau 60 năm giải phóng - Nhìn lại 
và suy ngẫm 
Ny San 
Ảnh bìa 1: Khuê Văn Các. Ảnh TTXVN 
54. Mấy ý kiến về văn nghệ sĩ cao tuổi 
với văn hóa dân tộc 
Đỗ Hoài 
56. Tản mạn về Văn nghệ sĩ cao tuổi với 
văn hóa dân tộc 
Trương Nguyễn 
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 
60. Công ty CP Giống cây trồng Trung 
ương - Khi thương hiệu song hành với 
chất lượng 
Trúc Lam 
62. Công ty CP Xây dựng công nghệ 
Tuấn Hùng - Cam kết bảo vệ sức khỏe 
cho cộng đồng 
Hiền Trần 
64. Tỉnh Điện Biên với công tác bình 
đẳng giới 
Tây Bắc 
DOANH NHÂN TÂM - TÀI 
66. Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết 
Kon Tum - Một người vì mọi người 
Thu Thu 
68. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện 
kim Việt - Trung - Sự quyết đoán của 
một doanh nhân 
Trần Hiền 
70. Người sát cánh cùng Xuân Lộc phát triển 
Thu Trần 
72. Phòng Chẩn trị Đông y Nguyễn Lễ - 
Chuyện về một người con đất Quảng 
Trần Thu 
THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC 
NHÌN VĂN HÓA 
74. Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam - 
Nâng tầm thương hiệu với hướng đi mới 
Trần Thu 
76. Công ty TNHH Thép Hoàng Gia 
Phát - Định vị Thương hiệu Royal Steel 
Thu Thu 
VĂN HÓA GIAO THÔNG 
78. Tổng kết, trao giải và triển lãm tranh 
cuộc thi “Thiếu nhi vẽ về Văn hóa giao 
thông” - 2014 
VH
EVENTS & COMMENTS 
4. Temple Khue Van - A symbol of Hanoi 
Nguyen Thuy Linh 
7. “The Hanoian” - A timeless song of 
Nguyen Dinh Thi 
Ny San 
11. Fall in songs about Hanoi 
Dr. Nguyen Minh San 
15. Fountain decorated with ceramic 
golden Lotus - New art work of 60-year 
Hanoi liberation 
Trang An 
18. Seminar on “Senior artists with 
national culture” 
VH 
19. The problems in the scientific 
discussion “about the art photos of 
Paracel, Spratly islands by Nguyen A” 
Nguyen Minh Hoang 
23. The role of the press in the 
preservation and promotion of heritage 
values of national culture 
Professor Hoang Chuong 
STALENTS OF VIETNAMESE LAND 
27. Tran Huy Lieu - A hard learning 
prisoner 
Tran Chien 
29. Woman artist Hang Phuong - An 
inspiration to make the big prizes 
Chau Giang 
INSIDE HERITAGE 
31. Military Theatre - 60 years of building 
and growing 
Artist Nguyen The Phiet 
34. Economic issue associated with 
defense 
Gs. Tran Quoc Vuong 
39. Drawing treasure of Quang Nam folk 
music 
Truong Dinh Quang 
42. Chau Van singing - from the temple’s 
gate to the stage, on television and 
abroad 
San Hoang 
FORUM 
46. Outdoor paintings, statues Art in 
Hanoi after 60 years of liberation - Look 
back and think 
Ny San 
Contents 
number 9+10 (264) - 2014 
54. A few comments on elderly artists 
with national culture 
Do Hoai 
56. Some gleanings on elderly artists 
with national culture 
Truong Nguyen 
FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 
60. Seed national corporation - When 
brand paralleled with quality 
Truc Lam 
62. Tuan Hung Technology Construction 
JSC - Commit to protect the health of 
community 
Hien Tran 
64. Dien Bien province with gender 
equality 
Tay Bac 
BUSINESSMAN HEART - TALENT 
66. Kon Tum Lottery Company, Ltd. - A 
man for all people 
Thu Thu 
68. Vietnam - China Minerals 
and Metallurgical Co., Ltd. - The 
determination of an entrepreneur 
Tran Hien 
70. The person is alongside with Xuan 
Loc’s development 
Thu Tran 
72. Nguyen Le oriental medicine 
diagnosis chamber - Story of a Quang’s 
land son 
Tran Thu 
TRADEMARK - BRAND NAME 
BY CULTURAL VIEW 
74. Vietnam Soy Milk Factory - Enhance 
brand image with new direction 
Tran Thu 
76. Hoang Gia Phat Steel Company 
Limited - Positioning Royal Steel Brand 
Thu Thu 
TRAFFIC CULTURE 
78. Review, award in painting exhibition 
contest “Children’s paintings about 
traffic culture” - 2014 
VH
KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) 
KHUÊ VĂN CÁC 
BIỂU TRƯNG HÀ NỘI 
TỪ GÁC KHUÊ VĂN… 
Để đề cao Nho học, tỏ rõ sự trọng học và cũng là để 
khai hoá cho muôn dân, vào năm Canh Tuất (1070), niên 
hiệu Thần Vũ thứ hai, vua Lý Thánh Tông đã cho xây Văn 
Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử - ông tổ của 
Nho giáo cùng các học trò của Ngài. Hoàng Thái tử đương 
triều được đưa tới đó học tập. Như vậy, Văn Miếu không chỉ 
là nơi thờ tự mà còn là trường học đầu tiên - trường học đặc 
biệt của triều Lý dành cho Hoàng Thái tử Càn Đức, vua Lý 
Nhân Tông sau này. Ở các địa phương, nhà vua cũng cho 
lập Văn chỉ để làm nơi thờ Khổng Tử nhằm khuyến khích 
việc học tập của nhân dân trong các làng xã. 
Kế tục truyền thống Nho học và xây dựng Văn Miếu 
l NGUYỄN THÙY LINH 
của triều Lý, các triều đại sau, đều quan tâm đến giáo 
dục Nho học và tu sửa, phát triển, hoàn thiện Văn Miếu - 
Quốc Tử Giám. Trong kiến trúc tổng thể Văn Miếu - Quốc 
Tử Giám hiện nay, Khuê Văn Các / Gác Khuê Văn được 
xây dựng vào năm 1805 dưới thời Nguyễn / Gia Long. 
“Khuê Văn” - Sao Khuê, theo cách lý giải truyền thống 
của triết học Đông phương về thiên thể: “Khuê” là tên một 
ngôi sao trong chòm 28 sao, là đầu Bạch hổ phương Tây, 
có 16 ngôi, sắp xếp khúc khuỷu giống hình chữ Văn (chữ 
Hán). “Khuê” chủ về văn chương”. Về sau, người ta coi 
Sao Khuê biến hóa là người đứng đầu của quan văn. 
Gác Khuê Văn là một lầu vuông 8 mái, được xây 
trên một nền hình vuông cao, lát gạch Bát Tràng, kiểu 
Ảnh Nguyễn Minh San 4
KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) 
dáng kiến trúc khá độc đáo: tầng dưới là 4 trụ xây 
bằng gạch, 4 bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ 
2 tầng mái lợp ngói ống, trang trí 4 góc bằng đất nung. 
Sàn gỗ có chừa một khoảng để bắc thang lên gác. 
Bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi, xung quanh 
là lan can con tiện. Bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn 
xung quanh có những thanh gỗ con tiện tỏa ra 4 phía, 
tượng trưng cho các tia của Sao Khuê tỏa sáng. Trên 
gác treo biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ: “Khuê Văn 
Các”. Xung quanh 4 mặt đều có câu đối: 
1. Hy triều phấn sức long văn trị 
Kiệt các trân tàng tập đại quan. 
(Dịch: Đời thịnh tô điểm nền văn trị 
Lầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp) 
2. Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ 
Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang 
(Dịch: Phủ đồ thư một mối thánh hiền 
Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến) 
3. Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển 
Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường. 
(Dịch: Sao Khuê sáng giữa trời, nhân văn rạng tỏ 
Sông Bích đượm sắc xuân, đạo học dài lâu) 
4. Thành lâm Bắc Đẩu hồi nguyên khí 
Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm. 
(Dịch: Sao Bắc Đẩu sáng kinh thành tụ hội nguyên 
khí/Đầm thu đọng bóng nguyệt soi rọi tấm lòng xưa) 
Khuê Văn Các xinh xắn, kiến trúc giản dị, tao nhã, 
ẩn dưới tán những cây si, cây đa cổ thụ xung quanh, 
Ảnh Nguyễn Minh San 
in bóng xuống giếng Thiên Quang (Thiên quang tỉnh 
- giếng ánh sáng trời), càng làm tăng thêm vẻ đẹp 
của nó. Giếng Thiên Quang hình vuông, có lan can 
gạch xây 4 phía, quanh năm nước đầy, xanh trong 
phẳng lặng. Theo quan niệm của người xưa, giếng 
hình vuông tượng trưng cho mặt Đất, cửa sổ hình tròn 
của Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu Trời. Bố cục 
kiến trúc trên ngụ ý nói nơi đây là nơi hội tụ mọi tinh 
hoa của Trời - Đất, nhằm đề cao Văn Miếu - Quốc 
Tử Giám là trung tâm giáo dục văn hóa Nho học Việt 
Nam. 
… ĐẾN BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI - THÀNH PHỐ HÒA 
BÌNH 
Nhân kỷ niệm 900 năm Thăng Long - Đông Đô 
- Hà Nội, UBND TP Hà Nội phát động cuộc thi sáng 
tạo mẫu biểu trưng Hà Nội. Cuộc thi đã nhận được 
sự hưởng ứng tham gia của không chỉ người Việt 
Nam ở trong và ngoài nước mà còn của người nước 
ngoài. Sau hơn 2 năm tổ chức, với 3 đợt thi, (từ ngày 
31/5/1997 đến 19/8/1998), Ban tổ chức đã nhận được 
428 tác phẩm của 237 lượt tác giả dự thi. Theo Ban 
tổ chức, trong số các bài thi gửi về, đa số các bài thi 
chọn Khuê Văn Các. Đó là một công trình kiến trúc 
đẹp. Đứng riêng đã đẹp, đứng chung trong quần thể 
di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng rất hài hòa, 
cân đối. Khuê Văn Các còn tượng trưng cho văn hóa, 
5
KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) 
học vấn, trí tuệ ngàn đời của người Việt Nam. Nhưng 
vẽ nó một cách tả thực thì không dễ, bởi các tỷ lệ của 
công trình rất chuẩn. Hai lớp mái vẽ hơi to là thô ngay. 
Hai cột vẽ hơi mảnh hay thấp đi là dị dạng liền. Cho 
nên thể hiện Khuê Văn Các theo lối cách điệu là lối xử 
lý thông minh và hiệu quả. 
Và, chỉ có một họa sĩ, lại là một họa sĩ Việt kiều - 
ông Phạm Ngọc Tuấn, đã gần 50 năm sống ở nước 
ngoài đã chọn lối vẽ này và ông đã thành công. Mẫu 
vẽ Khuê Văn Các của ông Phạm Ngọc Tuấn - một 
Việt kiều tại Pháp là 1 trong 136 bài/mẫu của 45 tác 
giả dự thi đợt 3, được Hội đồng nghệ thuật đánh giá đã 
đạt được các yêu cầu cơ bản của Biểu trưng Hà Nội, 
là: truyền thống, hiện đại, dễ nhận biết và có thể thể 
hiện trên nhiều chất liệu. Tuy nhiên, Hội đồng nghệ 
thuật cũng góp ý kiến để ông sửa chữa và nâng cao 
hơn nữa nhằm hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của 
mình. 
Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, sinh năm 1929, là một 
chàng trai Hà Nội, định cư 49 năm ở nước ngoài, 
nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Thủa nhỏ Phạm 
Ngọc Tuấn đã say mê hội họa. Lớn lên, ông từng theo 
học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nay là 
ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Ông là học trò của những họa 
sĩ danh tiếng như Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, 
Hoàng Tích Chù..Học được 1 năm, năm 1950, ông 
sang Pháp tiếp tục học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật 
quốc gia Pháp. Năm 1956, ông nhận bằng tốt nghiệp 
trường này. Sau hàng chục năm làm nghệ thuật, ông 
đã có triển lãm tại Bỉ, Đức, Ca na đa, Italia, Thụy Sĩ. 
Năm 1975, ông đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ hiện đại 
về bộ bài Tây do Bảo tàng Mỹ thuật trang trí Paris 
tổ chức. Năm 1995 ông về thăm Việt Nam. Ông tâm 
sự: “Gần 50 năm xa Hà Nội, nhưng hình ảnh về Hồ 
Gươm, Tháp Rùa, chùa Một Cột, Khuê Văn Các,… 
luôn đau đáu trong ký ức của ông. Ngồi ở Paris, ông 
đã vẽ gần 200 mẫu Khuê Văn Các gửi về nước tham 
gia cuộc thi. Khi đặt chân về nước sau gần 50 năm xa 
cách, ông vô cùng ngỡ ngàng trước sự đổi mới nhanh 
chóng của đất nước, Thủ đô nói riêng. Đặc biệt là ông 
nhận thức rõ đường lối đổi mới của Đảngvà Nhà nước, 
trong đó có tạo điều kiện cho các người Việt Nam 
ở nước ngoài về nước xây dựng đất nước, làm giầu 
chính đáng cho quê hương”. 
Ngày 23/7/1999, UBND TP Hà Nội ra Quyết định 
số 59/1999/QĐUB công nhận mẫu biểu trưng Hà Nội 
của tác giả Phạm Ngọc Tuấn đoạt Giải Nhất và được 
đưa vào sử dụng chính thức. Trong cuộc thi này, không 
có giải nhì, chỉ có 2 giải ba, một thuộc về họa sĩ Hà 
Nội, ông Thủy Liên, và một thuộc về họa sĩ Việt kiều ở 
Đức, ông Phạm Phú Oanh, sinh viên cũ của Đại học 
Mỹ thuật Hà Nội. Trao đổi với các đồng nghiệp và báo 
chí trong nước, tác giả của Biểu trưng Hà Nội - Thành 
phố vì Hòa bình, nói: “Đoạt giải, đặc biệt là giải Nhất 
của một cuộc thi lớn là niềm hạnh phúc lớn đối với bất 
kỳ người dự thi nào. Nhưng với tôi, là một người Việt 
Nam sống 49 năm ở nước ngoài thì niềm hạnh phúc 
còn nhân lên gấp bội. Điều đó thể hiện tính nhất quán 
giữa nói và làm của Nhà nước Việt Nam, coi người Việt 
Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của 
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc tôi đoạt giải 
Nhất là một minh chứng không có sự phân biệt giữa 
người ở trong nước và ngoài nước”. 
Chỉ thông qua một cuộc thi vẽ Biểu trưng Hà Nội 
thôi, cũng đã cho thấy Đất Mẹ Việt Nam luôn giang 
tay đón mọi “Con Rồng cháu Tiên” ở mọi chân trời, 
góc bể mang tài năng và tâm đức về xây dựng một 
nước Việt Nam giầu mạnh, một Thủ đô Hà Nội ngàn 
năm văn vật - Thành phố vì Hòa Bình - Trái tim của 
cả nước./. n 
Ảnh Nguyễn Minh San 
6
Người Hà Nội 
KHÚC TRÁNG CA BẤT HỦ CỦA 
NGUYỄN ĐÌNH THI 
HÀ NỘI - THỦ ĐÔ MỘT NGHÌN NĂM TUỔI CỦA NƯỚC VIỆT NAM, ĐƯỢC THẾ GIỚI 
VINH DANH LÀ “THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH” ĐÃ ĐƯỢC NGỢI CA TRONG GẦN MỘT 
NGHÌN CA KHÚC CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. TRÊN THẾ GIỚI, 
KHÔNG CÓ THỦ ĐÔ CỦA NƯỚC NÀO NHƯ HÀ NỘI LẠI CÓ NHIỀU CA KHÚC CỦA 
RIÊNG MÌNH ĐẾN THẾ. 
Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn vật do 
không biết bao thế hệ người Hà Nội điểm 
tô, đổ bao máu xương mới có được. Tuy 
nhiên, trong kho tàng di sản gần một nghìn ca khúc 
viết về Hà Nội đến hôm nay, số bài hát viết về người 
Hà Nội, nghĩa là lấy người Hà Nội làm đối tượng sáng 
tác trực tiếp, rất ít, chỉ có duy nhất một bài, và bái hát 
ấy mang tên “Người Hà Nội”. Tác giả của ca khúc ấy 
là Nguyễn Đình Thi. Song, cũng phải nói ngay rằng, 
mặc dù những ca khúc khác viết về Hà Nội, không 
lấy tên bài hát là Người Hà Nội, hoặc không lấy người 
Hà Nội làm đối tượng sáng tác trực tiếp, mà chỉ viết 
về một mùa nào đó trong bốn mùa vần xoay của đất 
trời; hay về một tháng, một ngày, một khoảnh khắc 
ngắn ngủi của Hà Nội; hay về một loài hoa, một địa 
l NY SAN 
danh nào đó: Hồ Gươm, Hồ Tây, con ngõ nhỏ,…của 
Hà Nội, thì trong nội dung các bài hát ấy đều có bóng 
dáng, đều có hơi thở của con người Hà Nội. 
Mở đầu bài hát “Người Hà Nội”, với nhịp “vừa phải” 
Nguyễn Đình Thi kể cho ta nghe tên các địa danh 
tiêu biểu mà, hễ nhắc đến nó là người ta biết là Hà 
Nội: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây”; về Hà Nội là 
thủ đô ngàn năm “lắng hồn núi sông” với những tên 
gọi qua các thời kỳ: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, 
đây Hà Nội…”. Tiếp đến, tác giả dùng nhịp “nhanh 
vừa”, để kể tên các địa danh nổi tiếng, làm nên hồn 
cốt của Hà Nội 36 phố phường: “… đây Ô Chợ Dừa, 
Ô Cầu Rền,….Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng 
Xuân,…Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, 
Hàng Gai…”. 
7
Sau khi cho người nghe biết về những địa danh 
tiêu biểu của Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đi vào miêu 
tả con người Hà Nội. Đối với một thành phố 1000 
năm tuổi, trải qua nhiều thể chế chính trị khác nhau: 
phong kiến, thực dân - phong kiến, dân chủ cộng 
hòa, thì công dân của nó gồm đủ loại người, mọi tầng 
lớp: nông dân, công nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, tư 
sản, tiểu thương, quan chức chính phủ, học sinh, sinh 
viên,…Trong rất nhiều loại người đó, Người Hà Nội 
được Nguyễn Đình Thi nói đến là những ai, trong ca 
khúc? Trước hết ta thấy, đó là những người lao động 
với “làn áo xanh nâu” (trang phục chủ yếu của người 
lao động nghèo khó thủa đó) gánh gồng “tíu tít”, “ríu 
rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, Ô 
Cầu Rền, những phố Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng 
Gai…Chính họ, theo Nguyễn Đình Thi là những người 
làm cho “Hà Nội vui sao”. 
Một hình ảnh người Hà Nội nữa xuất hiện trong 
ca khúc “Người Hà Nội” là những chàng trai làm cho 
“Hà Nội tươi thắm. Sống vui phố hè”; là những chiến 
sĩ cảm tử quân chiến đấu để chống lại quân Pháp 
xâm lược. 
Và, sau rốt, một người Hà Nội xuất hiện trong ca 
khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi chính là 
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Cha Già dân tộc, lãnh tụ 
vĩ đại của cách mạng nước ta. Nếu những “Người 
Hà Nội” trên chỉ được Nguyễn Đình Thi mô tả chung 
chung, thì chỉ duy nhất Cha Già dân tộc - Hồ Chí 
Minh được giới thiệu đích danh. Hình ảnh Hồ Chủ 
tịch được Nguyễn Đình Thi khắc họa ở hai thời điểm 
quan trọng nhất trong cuộc đời của Bác là thời điểm 
Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 
thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng 
Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội 
hình Đại đoàn quân tiên phong về tiếp quản 
Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu 
hòa; và thời điểm sau khi Người lãnh đạo kháng chiến 
9 năm chống Pháp, với trận đại thắng Điện Biên Phủ 
trấn động địa cầu, Người cùng Trung ương Đảng trở 
về Thủ đô. Đó cũng là hai thời khắc quan trọng, làm 
nên mốc son chói lọi trong chặng đường lịch sử 1000 
năm của Thủ đô Hà Nội. 
Từ quê hương Làng Sen (Nghệ An) đến Hà Nội 
chưa đầy 300km, nhưng Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí 
Minh đã phải mất 34 năm và phải đi vòng quanh thế 
giới mới đến được Hà Nội. Nguyễn Đình Thi tả Bác 
Hồ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời Người ở Hà 
Nội là sau khi Bác lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 
năm 1945 thành công, từ Chiến khu trở về Hà Nội, 
sau khi Hà Nội giành chính quyền: 
“Một ngày Thu non sông chiến khu về, /đường 
vang tiếng hát cuốn dòng người. /“Đoàn quân Việt 
Nam đi”. / Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời 
phất phới vàng sao. /Ngày ấy chói vinh quang vang 
ngàn phương lời thề ước. 
Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà”. 
Sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, 
chỉ hơn một năm sau, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã 
phải ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, bởi thực 
dân Pháp đã quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. 
Người cùng Trung ương Đảng rút lên chiến khu, từ 
đó lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc chiến đấu của 
Trung đoàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội để bảo vệ 
Thủ đô yêu dấu được Nguyễn Đình Thi mô tả bằng 
âm nhạc: 
“Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. /Hà Nội hồng ầm 
ầm rung, sông Hồng reo. /Thét lên xung phong căm 
hờn sôi gầm súng. / Bùng cháy khắp phố ta ơi. / Vùng 
lên chiến sĩ ta ơi. / Trời Hà Nội đỏ máu. / Bụi hè đường 
8
cuốn bốc tung bay, xác thù phơi dưới gót giày ầm ầm 
cười tiếng súng vui thay vang ngày mai sáng láng. / 
Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng 
ta. / Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải 
hoàn. / Nhìn đây máu chúng ta tưới bao nhiêu đất 
này, ta tưới ngày mai vút lên”. 
Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp 
thắng lợi, Bác Hồ và Trung ương Đảng cùng các 
chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa ca khúc khải 
hoàn, trở về Hà Nội. Hình ảnh Bác Hồ và đoàn quân 
chiến thắng trở về Hà Nội được Nguyễn Đình Thi mô 
tả bằng âm nhạc: 
“Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha / bóng 
Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao 
thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ 
bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người 
cười, tiếng cười ngày về”. 
Ca khúc “Người Hà Nội” được Nguyễn Đình Thi 
sáng tác trước Tết Nguyên đán năm 1947, giữa lúc 
cuộc chiến đấu chống quân Pháp với vũ khí hiện đại 
của Trung doàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội diễn ra 
ác liệt. Và trên thực tế, Trung đoàn Thủ đô đã phải 
rút khỏi Thủ đô. Vậy mà, chính trong hoàn cảnh đó, 
Nguyễn Đình Thi đã hình dung được ngày chiến 
thắng Bác Hồ cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn 
trở về Thủ đô. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, 
dự đoán thiên tài của Nguyễn Đình Thi đã hoàn toàn 
đúng sự thực. Chỉ với niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình 
của Đảng, của lãnh tụ, niềm tin vào tinh thần quyết 
chiến quyết thắng của chính nghĩa mới viết nổi, mới 
tiên đoán về sự kiện sẽ đến 8 năm sau - ngày giải 
phóng Thủ đô, Bác Hồ, Trung ương Đảng và những 
người con của Hà Nội đi tản cư sẽ ca khúc khải hoàn 
trở về thành phố của mình. 
Sau khi ra đời, bài hát “Người Hà Nội” nhanh chóng 
được truyền đi, đến với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ 
đô. Bài hát thúc giục những người con của Hà Nội 
đang đánh nhau với giặc Pháp để giữ từng tấc đất 
thấm máu của Hà Nội. Ở một xóm nhỏ heo hút trên 
đồi Phú Thọ, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết phối 
khí cho dàn nhạc dây một cách tài hoa và độc đáo. 
Chính nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng biểu diễn 
bài hát ấy trong Hội nghị Tuyên huấn Trung ương họp 
ở Đại Từ (Thái Nguyên, năm 1947). Bài hát ấm lòng 
biết bao người khắp ba miền về dự họp. Dòng nhạc 
và tiếng hát vừa dứt đi, cả hội trường vỗ tay vang 
trời và mắt người nào cũng hoe hoe đỏ. Hôm đó, 
đồng chí Trường Chinh đến gặp riêng Nguyễn Đình 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
Thi và dẫn anh đi men theo sườn đồi vào trong một 
xóm nhỏ. Ở đây, anh được gặp Bác Hồ và Người bảo 
anh hát cho Người nghe “Người Hà Nội”. Kìm nén xúc 
động, Nguyễn Đình Thi đã hát một cách say sưa: 
“Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha, /bóng 
Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao 
thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ 
bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người 
cười, tiếng cười ngày về”. 
Trong một đợt tuyên truyền xung phong, Nguyễn 
Đình Thi lại về Hưng Yên. Dọc đường gặp nghệ sĩ 
múa Thái Ly, là cán bộ tuyên truyền của tỉnh. Thái 
Ly vừa đi, vừa ôm cây đàn ghi ta vừa hát bài “Người 
Hà Nội”. Hai người đi các huyện dọc đường số 5, 
con đường huyết mạch lớn nối Hà Nội với cảng Hải 
Phòng, quân Pháp đang dồn sức đánh chiếm. Thái 
Ly hát còn Nguyễn Đình Thi lặng lẽ sửa nốt, bổ sung 
tiết tấu và lời ca… Cho mãi tới năm 1948, giữa Chiến 
khu Việt Bắc, bài hát “Người Hà Nội” mới hoàn chỉnh 
như hiện nay. 
Năm 1951, Nguyễn Đình Thi và nhạc sĩ Lưu Hữu 
Phước trong Đoàn thanh niên, sinh viên Việt Nam dự 
Festival thanh niên, sinh viên thế giới tại Berlin (Cộng 
hòa DC Đức). Bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn 
Đình Thi được các nhạc sĩ người Đức phối khí, phối 
âm để trình diễn trong Đại hội. Ban tổ chức Festival 
đã bố trí một dàn nhạc lớn để thể hiện bản nhạc này. 
Nhưng rồi đúng hôm bản nhạc trình diễn thì vị nhạc 
trưởng người Đức lại vắng mặt do có công việc đột 
xuất. “Người Hà Nội” của đất nước Việt Nam đang 
chiến đấu chống thực dân Pháp không thể không 
vang lên trước những người trẻ thế giới để thế giới 
hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân 
Việt Nam. Không do dự, Nguyễn Đình Thi đã đứng 
trên bục, chỉ huy dàn nhạc người Đức trình tấu bản 
nhạc của mình, trước sự thán phục của các thính giả. 
Sau đó, bản nhạc được thu đĩa rồi từ đó bay sang 
Pháp, các nước châu Âu làm nức lòng kiều bào ta ở 
nước ngoài. 
Kể từ khi ra đời đến nay, “Người Hà Nội” đã đi cùng 
cuộc sống của Thủ đô, của người Hà Nội và vang lên 
trên những con đường ra trận. Trong những ngày Hà 
Nội đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, người ta vẫn nghe 
“Người Hà Nội”. “Người Hà Nội” luôn được nhiều thí 
sinh chọn để thể hiện tài năng trong các cuộc thi Sao 
Mai, Sao Mai điểm hẹn,.. “Người Hà Nội” không còn 
là của riêng người Hà Nội nữa, mà đã trở thành tài 
sản chung của mọi thế hệ người Việt Nam. 
9
“Người Hà Nội” là 1 trong 100 bài hát hay nhất 
về Hà Nội được tuyển chọn in trong tác phẩm Tổng 
tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa 
- Thông tin, Hà Nội, 2009). Nếu được phép chọn 10 
ca khúc hay nhất trong 100 ca khúc hay nhất đó, tôi 
và chắc nhiều người khác cũng đồng ý là, “Người Hà 
Nội” của tác giả Nguyễn Đình Thi nằm trong số này. 
Nhiều năm sau khi ca khúc “Người Hà Nội” ra 
đời, Nguyễn Đình Thi đã tâm sự về hoàn cảnh ra đời 
của tác phẩm bất hủ này. Buổi chiều tối ngày 19 / 
12/ 1946, khi đang là Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu 
quốc, Nguyễn Đình Thi được lệnh rời Hà Nội cùng với 
đồng chí Trần Huy Liệu. Hai người đi trên một chiếc 
xe con xuôi về phía Hà Đông, đến Ngã Tư Sở thì đèn 
điện vụt tắt, cả Hà Nội cháy bùng lên vì đạn pháo lửa. 
Lửa đỏ ngợp trời, Hà Nội rung chuyển vì tiếng đại bác 
của giặc Pháp và đạn pháo của bộ đội ta đánh trả. 
Hà Nội đang cháy ngùn ngụt sau lưng Nguyễn Đình 
Thi. Nguyễn Đình Thi nghẹn ngào thương trào nước 
mắt. Nguyễn Đình Thi và Trần Huy Liệu đều im lặng 
không ai nói với nhau lời nào, nhưng lòng cũng cháy 
bỏng vì Hà Nội. Đến Hà Đông, anh Trần Huy Liệu 
đi tiếp, còn Nguyễn Đình Thi được đồng chí Trường 
Chinh trao cho nhiệm vụ cầm bản Lời kêu gọi toàn 
quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch quay gấp về Hà 
Nội ngay trong đêm 19/12/1946 để kịp trao cho Ủy 
ban kháng chiến Hà Nội. Nhận lệnh, Nguyễn Đình 
Thi tất tả đi ngược trở về nơi góc trời đang cháy đỏ. 
Hàng trăm, hàng vạn người, già trẻ bồng bế nhau đi 
tản cư. Những dáng người xiêu vẹo, những đôi mắt 
đỏ hoe cứ ám ảnh Nguyễn Đình Thi mãi trên con 
đường quanh co trở về Hà Nội. Đi bộ đến nửa đêm 
thì Nguyễn Đình Thi kịp trao Lời kêu gọi toàn quốc 
kháng chiến của Hồ Chủ tịch cho Ủy ban kháng chiến 
Hà Nội. Xong nhiệm vụ, anh đi gấp đến 4 giờ sáng thì 
về đến cơ quan báo Cứu quốc đóng ở Làng Sét. 
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của 
Hồ Chủ tịch, quân và dân Hà Nội, mà lực lượng nòng 
cốt là Trung đoàn Thủ đô đã anh dũng chiến đấu 
ngăn cản bước tiến của quân Pháp để người dân Hà 
Nội kịp tản cư ra các vùng quanh Hà Nội. Do thế 
lực quân Pháp quá mạnh, cuộc chiến đấu của Trung 
đoàn Thủ đô không cân sức, bị chúng vây chặt ở Liên 
khu I. Còn quân Pháp đã đánh xuống vành đai Hà 
Nội. 
Đầu năm 1947, cơ quan báo Cứu quốc đóng ở 
làng Khúc Thủy, bên bờ sông Nhuệ, Hưng Yên. Giữa 
lúc báo đang chuẩn bị ra số Tết để gửi vào tặng bộ 
đội Trung đoàn Thủ đô đang giữ từng tấc đất Hà Nội, 
thì đồng chí Thép Mới về gặp Nguyễn Đình Thi và 
“đặt” anh làm một bài hát để tặng chiến sĩ ta. Tình 
cờ, trong một ngôi nhà của người Hà Nội tản cư còn 
sót lại chiếc đàn piano. Nguyễn Đình Thi ngồi xuống. 
Sau một phút lắng tĩnh, những hình ảnh về Hà Nội lần 
lượt ùa về. Nguyễn Đình Thi gõ từng nhịp một xuống 
phím đàn. Như có một sức mạnh kỳ bí, dòng nhạc 
tuôn chảy cùng lòng người: 
…“Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời. /Hà Nội hồng 
ầm ầm rung. /Hà Nội vùng đứng lên. /Hà Nội vùng 
đứng lên. /Sông Hồng réo. /Thét xung phong căm 
hờn sôi gầm súng. /Bùng cháy khắp phố ta ơi!/Vùng 
lên chiến sĩ ta ơi!/Trời Hà Nội đỏ máu”… 
Cứ thế, dòng nhạc tuôn chảy như một dòng thác. 
Bài hát “Người Hà Nội” ra đời như thế đó. 
Từ một bài hát “đặt hàng” sáng tác để phục vụ 
chính trị, cổ động chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô xông 
lên trận tiền giết quân thù để bảo vệ thành phố yêu 
dấu của mình, “Người Hà Nội” đã trở thành một tác 
phẩm nghệ thuật bất hủ, có sức sống vượt thời gian 
và được nhiều người yêu thích. Điều này chỉ có thể 
có được bởi tài năng và tình yêu Hà Nội của Nguyễn 
Đình Thi. Khi sáng tác bài hát này, ông mới 24 tuổi. 
Sau gần bẩy mươi năm, nghe bài hát “Người Hà 
Nội” và đối chiếu với cuộc sống thực tại, ta vẫn bắt 
gặp bóng dáng “làn áo xanh nâu” gánh gồng “tíu tít”, 
“ríu rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, 
Ô Cầu Rền, trên các phố Hàng Đường, Hàng Bạc, 
Hàng Gai…mà Nguyễn Đình Thi mô tả “Người Hà 
Nội” năm xưa. Bóng những người phụ nữ quảy quang 
gánh bán hàng rong, mưu sinh, nhiều khi đến phiền 
lòng cho giao thông, nhưng nó là một nét văn hóa Hà 
Nội. Nếu mất gánh gồng (cũng như mất xe xích lô), 
tôi e mất đi một bản sắc Hà Nội. Nguyễn Đình Thi 
quá giỏi khi nhận ra cái nét ấy. 
Trong số những người con của Hà Nội được 
Nguyễn Đình Thi tả trong “Người Hà Nội” của năm 
1947, nay chỉ có Bác Hồ đã “đi xa”. Nhưng trong đời 
sống thực cũng như trong Tráng ca “Người Hà Nội”, 
Bác Hồ vẫn sống mãi trong trái tim người Hà Nội và 
các thế hệ người Việt Nam: 
“…bóng Người mênh mông. 
Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, 
trán Người mái tóc bạc thêm. 
Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, 
trên môi Người cười, tiếng cười ngày về./.n 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
10
trong ca khúcHà Nội 
Mùa Thu không chỉ là một trong bốn tiết 
Xuân - Hạ - Thu - Đông của Đất Trời, mà 
còn đong đầy nhiều cảm xúc của người 
Hà thành và những lữ khách cho dù chỉ thoáng gặp 
trong một lần ghé qua Hà Nội. Mùa Thu năm 1945, 
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân 
Hà Nội vùng lên trong Cách mạng tháng Tám, cướp 
chính quyền từ tay phát xít Nhật. Cũng Mùa Thu ấy, 
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đọc bản 
Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai 
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước 
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, làm nên 
một cuộc thay đổi vận mệnh của cả một đất nước, 
một dân tộc, và của mỗi gia đình người Hà Nội. Sau 9 
Mùa Thu Hà Nội dưới gông cùm của thực dân Pháp, 
với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội sạch bóng 
quân thù, tưng bừng cờ hoa hân hoan chào đón Bác 
Hồ và Trung ương Đảng trở về, cũng vào đúng Mùa 
Thu, ngày 10 tháng 10 năm 1954. Vì thế, thật dễ hiểu 
là Mùa Thu đã rung động con tim vốn nhạy cảm với 
cái Đẹp của Trời đất, với cái Đẹp của tâm hồn Con 
người của nhiều nhạc sĩ. Cứ mỗi độ Thu sang, các 
nhạc sĩ ở khắp mọi miền quê của Tổ quốc, lại hướng 
về Hà Nội - nơi “lắng hồn núi sông”, trái tim của cả 
nước, để viết về Hà Nội - nhớ về Mùa Thu Hà Nội. 
Mùa Thu Hà Nội đã chiếm trọn cảm xúc nhiều 
nhạc sĩ. Trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội 
được tuyển chọn từ hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội, 
viết về 
l TS.NGUYỄN MINH SAN 
Mùa thu 
Một sớm Ba Đình. Ảnh Vũ Trung Kiên 
11
in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long 
(Nxb Văn hóa - Thông tin, 2009), có 16 bài viết về 4 
mùa ở Hà Nội. Trong 16 bài đó, thì tên bài hát có từ 
“Thu” (mùa thu, đêm thu, sắc trời thu, thu sớm, thu lại 
về, đoản khúc thu), nghĩa là tác giả lấy Mùa Thu Hà 
Nội làm đối tượng thể hiện trực tiếp, có 11 bài (chiếm 
tỷ lệ gần 70% viết về 4 mùa và chiếm 11% trong số 
100 bài nhất về Hà Nội), chỉ có 04 bài tên bài hát có 
từ “Mùa Xuân”, có 01 bài hát tên bài hát có từ “Mùa 
Đông”, còn “Mùa Hạ” không có bài nào. 
11 bài hát mà ngay từ tên bài hát có từ “Thu”, là: 
1. Có một mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Phạm Tuyên, 
Lời: thơ Lê Hoàng Minh); 
2. Có phải em mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Trần Quốc 
Lộc, Lời: thơ Tô Như Châu); 
3. Đêm Thu Hà Nội (Nhạc: Lê Mây , Lời: thơ 
Hoàng An Hợp); 
4. Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu (Nhạc: Đỗ 
Dũng, Lời: thơ Chơn Huệ); 
5. Một sắc trời Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Văn Dung); 
6. Thu sớm bước dạo (Nhạc và lời: Lê Tịnh); 
7. Hà Nội mùa Thu (Nhạc và lời: Vũ Thanh); 
8. Hà Nội Thu lại về (Nhạc: Đoàn Bổng, Lời: thơ 
Nguyễn Thị Hồng); 
9. Tôi yêu mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Phạm 
Trọng Cầu) 
10. Đoản khúc Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh 
Công Sơn); 
11. Nhớ mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn) 
Ngoài 11 ca khúc trên, trong số 100 ca khúc hay 
nhất viết về Hà Nội đó, tuy tên bài không có chữ 
“Thu”, nghĩa là mục đích của tác giả không viết trực 
tiếp về Mùa Thu Hà Nội, song trong nội dung bài hát 
viết về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, 
hay chỉ là sự kiện liên quan đến riêng tác giả đã diễn 
ra dưới trời Thu, sắc Thu của Hà Nội. Nhớ đến sự 
kiện ấy, tác giả không quên được hương sắc của Thu 
Hà Nội. Hay, mỗi khi bắt gặp hay nhớ về Thu Hà Nội, 
những kỷ niệm trên lại ùa về, đong đầy nỗi nhớ. 
Có thể thấy điều này trong những sáng tác sau: 
- Có 2 bài hát, tuy tên bài hát không có chữ 
“Mùa Thu”, nhưng tên bài hát có tháng nằm trong 
tiết Thu Hà Nội, là: Cảm xúc tháng Mười (Nhạc: 
Nguyễn Thành, Lời: thơ Tạ Hữu Yên); Hà Nội tháng 
Mười (Nhạc và lời: Xuân Giao), Tháng Mười Hà Nội 
(Nhạc và lời: Trương Ngọc Ninh), …Ví như bài Tháng 
Mười Hà Nội, Trương Ngọc Ninh đã viết những ca 
từ: “Tháng mười thu, phố phường thu Hà Nội. Tháng 
mười thu, mùa thu. Lắng nghe heo may gọi mùa thu 
nước xanh trong mặt hồ. Chiều xuống lá thu nhẹ rơi 
bồi hồi mưa thu trong tôi….”. 
- Những bài không trực tiếp có tên bài hát có chữ mùa 
Thu, nhưng viết về một loài hoa đặc trưng của Hà Nội - 
hoa Sữa - loài hoa chỉ nở vào cuối Thu đầu Đông, là: 
Hoa sữa (Nhạc và lời Hồng Đăng), Mùa hoa sữa (Nhạc: 
Huy Thục, Lời: phỏng thơ Hải Như); … 
- Tuy tên bài hát không có tên mùa Thu, nhưng ta bắt 
gặp mùa Thu hoặc tiết Thu Hà Nội trong nội dung ca từ, 
như: Hà Nội đêm trở gió (Nhạc: Trọng Đài, Lời: Chu Lai 
- Trọng Đài); Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Nhạc: 
Trương Quí Hải, Lời: dựa ý thơ Bùi Thanh Tuấn); Trời 
Hà Nội xanh (Nhạc và lời: Văn Ký); Im lặng đêm Hà Nội 
(Nhạc: Phú Quang, Lời: thơ Phạm Thị Ngọc Liên); Em 
ơi, Hà Nội phố (Nhạc: Phú Quang, Lời: phỏng thơ Phan 
Vũ),.…Ví như bài Em ơi, Hà Nội phố, ta bắt gặp những 
ca từ nói lên hương hoa mùa Thu rất riêng của Hà Nội 
là: “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”; là “cây bàng mồ côi 
mùa đông”, là “hàng phố cũ rêu phong từng mái ngói xô 
nghiêng”, là “hoàng hôn trên Hồ Tây nao nao kỷ niệm”. 
Đó là những cảnh sắc rất Thu của Hà Nội. Tác giả yêu 
say đắm cảnh sắc ấy, nhân cách hóa, ví sắc Thu như 
một người con gái mình yêu. 
Với 11 ca khúc, 11 “tuyên ngôn” về Mùa Thu Hà Nội 
được tác giả đặt ra ngay từ tên bài, có một điều lạ lùng, 
hầu hết các tác giả của những ca khúc này đều không 
phải là người Hà Nội. Có phải thế chăng mà Chế Lan 
Viên viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa 
tâm hồn”. 
Tháp Rùa. Ảnh Nguyễn Minh San 
12
Trong 11 ca khúc đó, có 5 ca khúc, phần lời là thơ 
hoặc ý thơ của tác giả khác được nhạc sĩ phổ nhạc (là: 
Có một mùa Thu Hà Nội thơ Lê Hoàng Minh; Có phải 
em mùa Thu Hà Nội thơ Tô Như Châu; Đêm Thu Hà Nội 
thơ Hoàng An Hợp; Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu thơ 
Chơn Huệ; Hà Nội Thu lại về thơ Nguyễn Thị Hồng). Và, 
trong số 11 ca khúc hay nhất viết về Mùa Thu Hà Nội ấy, 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một người con Xứ Huế, lại quá 
nửa đời người sống ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), 
là tác giả của 02 ca khúc là: Đoản khúc Thu Hà Nội và 
Nhớ mùa Thu Hà Nội. Cả hai ca khúc này, Trịnh Công 
Sơn là tác giả của cả phần nhạc và ca từ. 
Trong số 11 ca khúc ấy, Thu sớm bước dạo là ca 
khúc viết muộn nhất. Theo đề tựa “Tặng Hà Nội nghìn 
năm của tôi”, có thể suy luận nhạc sĩ Lê Tịnh viết bài này 
chậm nhất là năm 2010, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 
năm tuổi. 
Mùa Thu Hà Nội chỉ có 3 tháng. Trong khoảng thời 
gian ngắn ngủi đó, sắc Thu đã kịp vương vào con người 
và vạn vật của Hà Nội. Nhưng thế cũng đủ để các nhạc 
sĩ cảm nhận và mô tả Mùa Thu Hà Nội dưới muôn hình 
vạn trạng. 
Trong Có một mùa Thu Hà Nội, Nhạc sĩ Phạm Tuyên 
không tập trung tả hương sắc mùa thu thế nào mà nói về 
một sự kiện diễn ra vào mùa thu năm 1946, cuộc chiến 
60 ngày đêm của quân dân Hà Nội, về Trung đoàn Thủ 
đô phải tạm rút khỏi Hà Nội, sau 9 năm lại ca khúc khải 
hoàn về lại Thủ đô: “Vời vợi xanh năm cửa ô. Tháng 
mười heo may ngọn gió, lớp lớp quân về như sóng. Rung 
rinh màu lá cây rừng. Mắt người Hà Nội rưng rưng. Cờ 
sao tung bay phố cổ. Có một mùa thu như thế, thành lời 
bài hát không quên”. 
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong Có phải em mùa Thu 
Hà Nội đã nhân cách hóa, gọi mùa Thu Hà Nội là “em” 
để trò chuyện, để bày tỏ cảm xúc của mình: về mùa 
Thu Hà Nội xưa, với Cách mạng tháng Tám năm 1945 
thành công, với “hồn Trưng Vương sông Hát”, mùa Thu 
Hà Nội “mùa thu của ước mơ”. 
Nhạc sĩ Lê Mây trong Đêm Thu Hà Nội, tả về một 
đêm mùa thu Hà Nội, bên Hồ Gươm xanh huyền thoại, 
nghe thu đến với đất trời, nghe lá mùa thu rơi, trong 
không gian êm ả, và phát hiện ra “Hương Hà Nội êm 
đềm, dịu dàng trong mùa hoa sữa. Đêm mùa thu đang 
mở cửa, đón bao câu chuyện tâm tình. Bàn chân dù 
muôn phương. Người đi nào nguôi quên, dáng mùa thu 
Hà Nội. Một Tháp Rùa lung linh quyện mây trời trong 
xanh. Tháp Bút nghiêng ngiêng đợi chờ”. 
Hà Nội giữa mùa Thu được Nhạc sĩ Đỗ Dũng tả trong 
Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu với “Không gian êm ả. 
Có những phố gầy giăng mắc sương mây. .. Chiều se se 
lạnh heo may rải lá vàng trong gió. Buông mặt nước hồ 
hai hàng liễu rủ. Tiếng chuông chiều ngân vang cùng 
với niềm tiếc nuối gợi nhớ miền mênh mang”. Tác giả 
nguyện “dù có chia xa hay gần gũi. Lặng mãi trong em 
mùa thu”. 
Nhạc sĩ Văn Dung, trong một ngày Thu đi trên đường 
Hà Nội, ông đã nhận ra hương sắc riêng Một sắc trời Thu 
Hà Nội: “Hà Nội ngây ngất nắng xao động gió heo may”, 
nhận ra Hà Nội “ngàn năm dấu xưa còn đó, trầm mặc 
uy nghi Thăng Long Đông Đô. Lặng lẽ chiều Tây Hồ, 
Lặng lẽ từng hồi chuông bâng khuâng trong không gian”. 
Trong cái hương sắc mùa thu ấy, tác giả như nghe thấy 
tiếng hát ngày ấy, từng nhịp bước ngày ấy, nghe vọng về 
lời Người (Bác Hồ) nói bao thân thương; để Hà Nội hôm 
nay thênh thang trong gió thu. Để ta đi bên nhau vui say 
bao ước mơ. Để Hà Nội đẹp bao trong trang thơ”. 
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “yêu” mùa Thu Hà Nội, 
bởi Thu Hà Nội có: “mặt hồ lấp lánh như gương soi… 
chiếc lá mùa thu rơi làm xôn xao Hồ Gươm…bay hương 
cốm mới.. màn sương thu… mùa heo may về…”. Và, tác 
giả nhớ về “mùa thu xưa” Cách mạng tháng Tám thành 
công, “lời Bác nói núi sông âm vang Ba Đình” (trong khi 
đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình 
ngày 2/9/1945, Bác đã nói : “Tôi nói đồng bào nghe rõ 
không ?”) (bài Tôi yêu mùa Thu Hà Nội). 
Mỗi khi Hà Nội vào Thu, cũng như mỗi người dân Hà 
Nội, trong lòng Nhạc sĩ Vũ Thanh lại xao xuyến, bâng 
Mùa cốm xanh về. Ảnh Thuỵ Anh 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
13
khuâng “nghe gió đưa vang vọng giữa Ba Đình” lời Bác 
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (“lời Người thu năm ấy”), 
bâng khuâng nhớ về mầu cờ đỏ sao vàng rực trời Hà 
Nội trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng 
hòa (“Mầu cờ thu năm ấy”). Từ mùa Thu năm 1945 ấy, 
trải qua gian lao, qua chiến tranh, Hà Nội “Vẫn đây, xanh 
trời mây”, vẫn trọn vẹn một tình yêu trong trái tim mỗi 
người Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ “khuôn mặt sáng”, vẫn 
“duyên dáng”, vẫn giữ dáng vóc của Thủ đô một nước 
ngàn năm văn hiến. Có được diện mạo ấy, dáng vóc ấy, 
là bởi có “Em bên anh. Ta bước đi nghe lòng nghĩ suy 
gì. Hà Nội tim ta đó. Dặm dài trong gian khó. Vẫn ngát 
xanh, xanh mùa thu” (bài Hà Nội mùa Thu). 
Mùa Thu Hà Hội được Nhạc sĩ Đoàn Bổng cảm nhận 
qua một cảnh đẹp của Hà Nội là Hồ Tây. Vào một chiều 
thu, Hồ Tây thật “mộng mơ”, “êm đềm”. Lúc hoàng hôn 
buông xuống, “trời Hồ Tây trong xanh”. Hai người yêu 
nhau, đứng bên nhau trong cảnh sắc ấy của Hồ Tây: 
“Hai chúng mình lặng im. Nỗi cô đơn vơi dần…Mơ màng 
trong em anh. Em dịu dàng bên anh. Anh ôm em nồng 
thắm”. Và, khi xa nhau, kỷ niệm ấy không bao giờ phai 
mờ: “Rồi từ đấy xa nhau. Bao nỗi buồn đọng lại. Trong 
chiều thu lắng sâu” (bài Hà Nội Thu lại về). 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có 2 bài, là: Đoản khúc 
Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Hai ca khúc, hai 
tâm trạng của tác giả. Trong Đoản khúc Thu Hà Nội: 
Trịnh Công Sơn đã tả những nét đặc trưng của tiết trời 
mùa thu, là: “Hà Nội mùa Thu. Hà Nội gió. Xôn xao 
con đường, xôn xao lá. Nhòa phố mong manh, nhòe 
phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Nhưng 
ông chỉ mượn cái hương sắc ấy để nói tâm trạng nhớ 
nhung một người con gái mà đoan chắc ông nhớ, khi 
ông đang ở Hà Nội trong một sớm mùa thu: “Hà Nội 
mùa thu tròn nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em…Hồng 
má môi em hồng sóng xa. Vì một bàn tay không ngần 
ngại. Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Đến Nhớ mùa Thu 
Hà Nội, Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác. Những thứ mà 
ông nhớ rất cụ thể, và đều là những thứ gợi hương, sắc 
Chiều Hồ Tây. Ảnh Thắng Sói 
đặc trưng của Thu Hà Nội. Và, nói 
đến Thu Hà Nội nếu phải dùng sắc, 
dùng hương để cảm, để kể, để tả, 
thì không thể không tả, không nhắc 
đến /kể đến nó: 
“cây cơm nguội vàng”, “Cây 
bàng lá đỏ”, “nằm kề bên nhau phố 
xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”, 
“mùa hoa sữa về thơm từng ngọn 
gió”, “mùa cốm xanh về thơm từng 
ngõ nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”, “Hồ 
Tây chiều thu mặt nước vàng bay, … màn sương thương 
nhớ,… bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. 
Và, trong cái hương sắc mùa thu Hà Nội ấy, mặc 
dù “đi giữa mọi người” giữa trời Thu Hà Nội, Trịnh Công 
Sơn vẫn “nhớ đến một người”. Đoan chắc, người con 
gái được Trịnh nhớ đến ấy không buồn, khi lòng người 
nghệ sĩ “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. 
Nhạc sĩ Lê Tịnh viết Thu sớm bước dạo sau khi 
những ca khúc viết về Mùa Thu Hà Nội đã rất nổi tiếng, 
rất được yêu thích, đã đi vào trái tim yêu Hà Nội của 
bao thế hệ rồi. Thời điểm tác giả viết ca khúc này là lúc 
không gian Hà Nội đã mở rộng, đang trên con đường 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thông nội đô còn 
nhiều điều tiếng. Song, Mùa Thu năm 2010 của Hà Nội 
được nhạc sĩ cảm nhận về phương diện thiên nhiên, Hà 
Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng 
mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp 
hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây 
sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”. Và tác 
giả vẫn nghe thấy trong gió Thu Hà Nội của thế kỷ XXI 
những tiếng vọng của mùa Thu cách mạng Hà Nội xưa: 
“thành phố của em gươm thiêng truyền đời đời ánh lửa”, 
“Vào Ba Đình nắm hương thơm thắp cháy cháy hồng 
điều chung thủy”. Hà Nội vẫn là “Nơi suy nghĩ tóc bạc 
nhiều cho trăm lối đất nước đi về”. Tác giả gửi gắm niềm 
tin tưởng, cũng là nhắn gửi cho muôn sau: Hà Nội “Đưa 
chân bước nghe thì thào, xin ai chớ quên rêu phong, 
cho hương sắc mãi thơm đời đời”. 
Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây 
tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có 
muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận 
và quyến rũ của Hà Nội. 
Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, 
ngân lên thành nhạc để: 
Hà Nội tim ta đó 
Dặm dài trong gian khó 
Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!./. n 
14
ĐÀI PHUN NƯỚC GẮN GỐM BÔNG SEN VÀNG 
Công trình nghệ thuật mới 
chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô 
Vl TRÀNG AN ào buổi tối, với kỹ thuật 
chiếu sáng bằng đèn 
đổi màu, bông sen gốm 
khổng lồ chuyển dần theo các 
màu: hồng cánh sen, hồng cam, 
xanh ngọc, tím biếc… ấn tượng 
và đẹp mắt. Bất cứ ai đến thăm 
công trình cũng đều cảm nhận 
được vẻ đẹp lãng mạn bay bổng 
đậm chất Hà thành. 
Đài phun nước cao gần 5m, 
gồm 3 tầng cánh sen được tạo 
hình mềm mại, thanh thoát. Mỗi 
tầng cánh có 6 cánh, tổng cộng 
18 cánh sen được gắn hàng triệu 
viên gốm nhỏ 2cm x2cm. Cấu 
trúc vươn lên và xòe nở của bông 
sen gần giống với kiến trúc của 
chùa Một Cột gồm có một cột trụ 
chính tâm nâng đỡ khối hoa sen. 
Ngoài ra, xung quanh đài 
phun nước có thêm 4 chiếc ghế 
gắn gốm hình vòng cung. Đường 
diềm trang trí lưng tựa của các 
ghế này là nét đồ họa cầu Long 
Biên và phố cổ Hà Nội. Vì thế 
mỗi khi tựa lưng vào ghế mỗi 
người sẽ cảm nhận được mình 
đang được bao bọc bởi những 
gì thân thương nhất của Thủ đô. 
Đây là kỹ thuật in trên gốm nặng 
lửa rất đặc biệt của các tác giả 
công trình để đưa các hình ảnh 
15
cổ của Hà Nội và hình ảnh Hà 
Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô 
lịch sử 10/10/1954 lên những tấm 
gốm vĩnh cửu được sắp đặt rất 
đương đại phía trên hình đồ họa 
cầu Long biên. 
Tác giả của công trình Đài 
phun nước gắn gốm bông sen 
vàng này là nữ họa sỹ Nguyễn 
Thu Thủy. Là “Công dân ưu tú” 
của Thủ đô (năm đầu tiên), với 
tình yêu Hà Nội sâu sắc,, họa sỹ 
Nguyễn Thu Thủy- tác giả Con 
đường Gốm sứ ven sông Hồng, 
Cờ Tổ quốc và 6 bức tranh gốm 
độc đáo ở Trường Sa - luôn đau 
đáu với những ý tưởng nối tiếp ý 
tưởng và mong muốn được chinh 
phục và làm đẹp các không gian 
lớn ngoài trời, đóng góp cho cộng 
đồng, cho xã hội. Ngay từ giữa 
năm 2013, họa sĩ Nguyễn Thu 
Thủy cho đã hình thành 3 ý tưởng 
mới về ba công trình nghệ thuật 
công cộng chào mừng 60 năm 
giải phóng Thủ đô là: Đài phun 
nước bông sen vàng tại vườn hoa 
Mai Xuân Thưởng, Điêu khắc 
gốm Trái tim tình yêu Hà Nội bên 
hồ Trúc Bạch và Vĩnh cửu hóa 
hình ảnh Hà Nội cổ trên đường 
đê Trần Quang Khải đối diện Bảo 
tàng lịch sử Quốc gia. Nữ họa sỹ 
rất vui mừng vì cả ba ý tưởng đều 
được lãnh đạo UBND TP Hà Nội 
ủng hộ và đồng ý cho triển khai 
thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng thứ 
3 sau đó chưa được triển khai vì 
vướng quy hoạch cải tạo cung 
đường này. Còn công trình Trái 
tim tình yêu Hà Nội đang trong 
giai đoạn hoàn thiện. 
Trở thành tổng đạo diễn của 
hai công trình nghệ thuật công 
cộng mới, trọng đại của Thủ đô, 
họa sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng 
ê kíp chính gồm: kiến trúc sư 
Nguyễn Thành Lam, nhà điêu 
“ 
” 
VÀO ĐÚNG NGÀY HÀ NỘI KỶ NIỆM SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI 60 NĂM GIẢI PHÓNG, 
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI VÀ DU KHÁCH BỐN PHƯƠNG VÔ CÙNG NGỠ NGÀNG VÀ 
PHẤN KHỞI KHI ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG MỘT CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT NGOÀI 
TRỜI: ĐÀI PHUN NƯỚC BÔNG SEN VÀNG GẮN GỐM TẠI VƯỜN HOA MAI XUÂN 
THƯỞNG (TRÊN PHỐ MAI XUÂN THƯỞNG, ĐẦU ĐƯỜNG THANH NIÊN, HÀ NỘI) 
GIỮA KHÔNG GIAN XANH MƯỚT CỦA CÂY CỐI, ĐÀI PHUN NƯỚC HIỆN LÊN BỪNG 
SÁNG, HÀNG TRIỆU TIA NƯỚC VÀ NHỮNG VIÊN GỐM NHỎ LẤP LÁNH DƯỚI 
NẮNG THU VÀNG. 
Đài phun nước Bông sen vàng được chiếu sáng chuyển màu vào ban đêm. Ảnh Thu Thủy 
16
khắc Bùi Viết Đoàn và gần 60 
thợ xây dựng và nghệ nhân gắn 
gốm của Công ty Nghệ thuật 
Tân Hà Nội đã làm việc miệt 
mài,cật lực trong suốt 56 ngày 
đêm để kịp hoàn thành công 
trình phục vụ công chúng Thủ đô 
vào đúng dịp lễ kỷ niệm 60 năm 
ngày giải phóng. 
Họa sỹ Thu Thủy cho biết, 
so với dự án Con đường gốm 
sứ, hai dự án nghệ thuật công 
cộng mới này đã được triển khai 
rất bài bản, qua các khâu thẩm 
định, thẩm tra, phê duyệt của Sở 
Xây dựng. Vai trò của chủ đầu 
tư là Ban Quản lý chỉnh trang 
Đô thị Hà Nội là hết sức quan 
trọng. Họ là các chuyên viên có 
nghiệp vụ về kiến trúc, xây dựng 
đã có nhiều kinh nghiệm trong 
việc giám sát các công trình xây 
dựng. Chính việc chịu áp lực về 
tiến độ và chất lượng dưới sự 
giám sát khắt khe của họ, chị và 
e kíp thực hiện đã đạt được độ 
hài lòng trong việc chuyển thể từ 
phác thảo thành tác phẩm. 
Trong quá trình triển khai 
Hoạ sĩ Thu Thủy trực tiếp gắn gốm, và chỉ đạo thi công tại hiện trường. 
Ảnh hoạ sĩ Thu Thủy cung cấp 
thực hiện, ê kíp thực hiện cũng 
đã tiếp thu được nhiều ý kiến 
đóng góp quý báu từ Hội đồng 
Nghệ thuật của Sở VH,TT&DL 
Hà Nội. Ví dụ như việc điều 
chỉnh độ nghiêng của cánh sen, 
thảm cỏ xanh bao quanh đài 
phun nước, hoa văn sóng nước 
thời Lý trang trí thành bể, các 
tone màu vàng của cánh sen… 
Kết quả lao động nghệ thuật vất 
vả là Hà Nội có thêm một đài 
phun nước đẹp và một vườn hoa 
hết sức lãng mạn. 
Nhìn một cách tổng thể, công 
trình Đài phun nước gắn gốm 
bông sen vàng hài hòa giữa 
không gian xanh của công viên 
Mai Xuân Thưởng, xứng đáng là 
một công trình nghệ thuật công 
cộng mang tính biểu tượng của 
vùng sen Tây Hồ, cũng như vẻ 
đẹp thanh khiết của tâm hồn 
người Hà Nội gửi gắm niềm vui 
niềm tự hào về thủ đô văn hiến 
trong dịp lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa 
này.n 
17
HỘI THẢO KHOA HỌC 
VĂN NGHỆ SĨ CAO TUỔI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC 
l VH 
Gs.AHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối mừng Gs. Hoàng Chương và nhà báo Kim Quốc Hoa tại Hội thảo. Ảnh Nguyễn Minh San 
Sáng 01/10/2014, đúng ngày “Thế giới 
Người cao tuổi”, tại Hội trường Bộ VH-TT& 
DL, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và 
phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Báo Người 
cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn nghệ sĩ 
cao tuổi với văn hóa dân tộc”. 
Tới dự Hội thảo có các vị: ông Huỳnh Vĩnh Ái 
- Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, TS. Đàm Hữu Đắc - 
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt 
Nam; GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.Hoàng Chương 
-Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và 
phát huy văn hóa dân tộc, Nhà báo Kim Quốc Hoa 
- Tổng biên tập Báo Người cao tuổi Việt Nam; cùng 
hơn 100 Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, nhà 
nghiên cứu hàng đầu về văn hóa nghệ thuật tham 
dự. 
Trước khi Hội thảo khai mạc, Đoàn Nghệ thuật 
Hội Người Cao tuổi Việt Nam, đã biểu diễn nhiều 
tiết mục văn nghệ mang tính dân tộc chào mừng 
Hội thảo. 
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái chúc 
mừng các đại biểu tham dự Hội thảo nhân ngày 
“Thế giới Người cao tuổi”. Sau Báo cáo Đề dẫn của 
GS Hoàng Chương, lần lượt gần 20 nhà khoa học, 
văn nghệ sĩ trình bày tham luận, phát biểu ý kiến 
tại Hội thảo.n 
18
Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam 
Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học 
Gs. Hoàng Chương phát biểu tại buổi 
Toạ đàm 
l NGUYỄN MINH HOÀNG (Bài và ảnh) 
PGS.TS Hồng Vinh phát biểu tại buổi 
Toạ đàm 
Nguyễn Á 
Tọa đàm khoa học “Ảnh 
nghệ thuật về Hoàng Sa - 
Trường Sa, biển đảo Việt 
Nam của Nguyễn Á” do Trung tâm 
Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn 
hóa dân tộc tổ chức sáng ngày 04 
tháng 10 năm 2014, tại Hội trường 
Bộ VH-TT&DL (Hà Nội). 
Tham dự Tọa đàm, có: PGS. 
TS Hồng Vinh - nguyên Ủy viên TƯ 
Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và 
Phê bình văn học nghệ thuật Trung 
ương; TS. Lê Bá Trình - Phó Chủ 
tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt 
Nam; TS. Mai Liêm Trực - nguyên 
Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn 
thông; TS. Bùi Mạnh Hải - nguyên 
Thứ trưởng Bộ KH&CN; PGS. 
TSKH Phan Đình Tân - Chánh Văn 
phòng Bộ VH-TT&DL; Ông Vũ Văn 
Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thông 
tin tuyên truyền Ủy ban Biên giới 
quốc gia; TS. Thiếu tướng Nguyễn 
Quang Bắc - nguyên Phó Chủ 
nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ QP; 
Ông Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch 
Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; 
NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ 
tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; 
các Giáo sư, Tiến sĩ, NSND, nhạc 
sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa nghệ 
thuật hàng đầu, như: GS Phong 
Lê, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, GS 
Đặng Kim Chi, GS Nguyễn Lân 
Dũng, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, NSND 
Đặng Nhật Minh, NSND Đàm Liên, 
NSND Phạm Thị Thành, Nhà 
ngoại giao Nguyễn Trung, TS Đinh 
Hoàng Thắng cựu Đại sứ Việt Nam 
tại Hà Lan,…Tham dự Tọa đàm 
còn có Anh hùng Quân đội La Văn 
Cầu, Thiếu tướng Anh hùng Quân 
đội Lê Mã Lương, Đại tá Nguyễn 
Duy Quang - Trưởng phòng KHQS 
Cảnh sát biển Việt Nam. 
Một điểm thú vị và mang ý nghĩa 
chính trị - khoa học rất lớn là sự xuất 
hiện tại cuốc Toạ đàm giữa Thủ đô, 
xung quanh các nhà khoa học, các 
văn nghệ sĩ hàng đầu đất nước của 
những cán bộ, chiến sĩ vừa bước ra 
khỏi những ngày lao động, chiến 
đấu căng thẳng, mệt mỏi, cái chết 
chỉ cách trong gang tấc khi làm 
nhiệm vụ thực thi pháp luật Việt 
19
Toàn cảnh buổi Toạ đàm Gs. Hoàng Chương, Gs. Nguyễn Lân Dũng, NSNA Nguyễn Á 
chụp ảnh lưu niệm với CBCS tàu CSB 803 
Nhạc sĩ Phạm Tuyên GS.TSKH Hồ Ngọc Đại NSND Chu Thúy Quỳnh 
Nam trên vùng biển Hoàng Sa để 
ngăn cản Trung Quốc đặt trái phép 
giàn khoan HD 981 trong vùng đặc 
quyền kinh tế của Việt Nam. Đó 
là ông Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng 
Trạm Hải đăng đảo Song Tử Tây 
(Trường Sa), là Thiếu tá Nguyễn 
Văn Hưng - Thuyền trưởng tầu 
Cảnh sát biển 8003 và nhiều chiến 
sĩ cảnh sát biển thuộc cấp trên Tầu 
8003. Tầu CSB 8003 chính là con 
tầu mà nghệ sĩ Nguyễn Á đã có 
mặt để chụp nên những bức ảnh 
- bằng chứng không thể chối cãi 
về sự hung hăng, xâm phạm chủ 
quyền vùng biển Việt Nam của 
Trung Quốc, được in trong cuốn 
sách ảnh nghệ thuật “ Hoàng Sa - 
Trường Sa, biển đảo Việt Nam”. 
Sau bản Báo cáo đề dẫn của 
GS. Hoàng Chương - Tổng Giám 
đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn 
và phát huy văn hóa dân tộc, đã có 
15 tham luận, phát biểu ý kiến tại 
Tọa đàm của các đại biểu: TS Lê 
Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam, GS.TSKH 
Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Đoàn Thị 
Tình, TS Mai Liêm Trực - nguyên 
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền 
thông, GS Phong Lê, NSND-Đạo 
diễn Đặng Nhật Minh, Anh 
hùng Quân đội La Văn Cầu, Anh 
hùng Quân đội - Thiếu tướng Lê 
Mã Lương, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 
GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Nhà 
sử học Dương Trung Quốc, Nhà 
nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc 
Mai, NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ 
tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, ông 
Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng Trạm Hải 
đăng Song Tử Tây - Trường Sa,… 
Nội dung chính của các tham luận 
và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm 
được PGS.TS Hồng Vinh - Chủ tịch 
Hội đồng Lý luận và Phê bình văn 
học nghệ thuật Trung ương, thành 
viên Chủ tọa cuộc Tọa đàm tổng 
hợp, như sau: 
1. Tôi rất tán đồng với nhận xét 
của GS. Phong Lê là chưa có một 
buổi Tọa đàm khoa học giữa Thủ 
đô nào về một cuốn sách ảnh lại thu 
hút đông đảo các Giáo sư, NSND, 
nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật 
đến dự và phát biểu thật cảm xúc, 
thật ngưỡng mộ, khâm phục như 
buổi Tọa đàm về cuốn sách ảnh 
“Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo 
Việt Nam” của nghệ sĩ Nguyễn Á 
hôm nay. Mọi người có mặt tại buổi 
Tọa đàm này là biểu thị sự trân 
trọng một sản phẩm văn hóa phản 
ánh kịp thời đời sống chính trị - kinh 
tế - văn hóa - xã hội trên vùng biển 
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 
20
NNC Nguyễn Mại và NSNA Nguyễn Á CBCS tàu CSB 803 tại Toạ đàm 
GS Nguyễn Lân Dũng NSND Đặng Nhật Minh Nhà sử học Dương Trung Quốc 
của đất nước ta trong những tháng 
qua, cũng là thấm đẫm mồ hôi, tiêu 
tốn không biết bao nhiêu sức lực 
của nghệ sĩ Nguyễn Á. Chính cuốn 
sách ảnh này của Nguyễn Á đã nói 
thay tiếng lòng của chúng ta, tình 
cảm của chúng ta về một vấn đề 
thiêng liêng, đó là chủ quyền lãnh 
thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo 
là vô cùng thiêng liêng, là bất khả 
xâm phạm. Quân đội ta, nhân dân 
ta, và tất cả chúng ta ở đây không 
thể đánh đổi chủ quyền lấy một thứ 
hữu nghị viển vông, như Thủ tướng 
Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định 
với thế giới. 
2. Tất cả các ý kiến phát biểu 
trong cuộc Tọa đàm này đều đánh 
giá rất cao giá trị tư tưởng, nghệ 
thuật của cuốn sách. Cuốn sách 
bắt nguồn từ Tâm - Tài và Tầm của 
Nguyễn Á. 
Tâm là lòng yêu nước, yêu nhân 
dân, là trách nhiệm của một công 
dân, trách nhiệm của một nghệ sĩ 
chân chính - một chiến sĩ trên mặt 
trận nghệ thuật khi cầm máy của 
Nguyến Á. Khi tác nghiệp ngoài 
Hoàng Sa - Trường Sa - đó là cuộc 
chiến đấu của Nguyễn Á trong 
những ngày tháng Biển Đông dậy 
sóng chống Trung Quốc xâm phạm 
vùng kinh tế đặc quyền của chúng 
ta. Tác giả đã lao động tới tận cùng, 
yêu nước đến tận cùng. Đó là thái 
độ sống thật đáng trân trọng, đáng 
mặt một đấng nam nhi, cần được 
nhân rộng trong xã hội, đặc biệt là 
trong giới trẻ. 
Tài ở Nguyễn Á thể hiện ở chỗ 
anh có cách thức tiếp cận sự kiện - 
đối tượng sáng tác từ nhiều chiều, 
nhiều góc độ. Anh đã phải chụp 
trên 10.000 bức ảnh để từ đó chọn 
ra hơn một nghìn bức ảnh in trong 
cuốn sách, phản ánh vô cùng sinh 
động nhiều lớp người, từ cán bộ 
chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa, 
trên các nhà giàn DK1, trên các 
tầu cảnh sát biển, tầu kiểm ngư, là 
những ngư dân, các nhà sư ở đảo 
Trường Sa, người dân trên đảo lớn 
Trường Sa, trên đảo Lý Sơn,...Ảnh 
về những con người sống, lao động, 
chiến đấu ở nơi đầu sóng ngọn gió 
của Nguyễn Á luôn luôn toát lên 
niềm lạc quan. Đây chính là động 
lực làm nên sự đoàn kết để tạo nên 
sức mạnh đánh thắng bất cứ kẻ thù 
nào xâm lược nước ta. 
3. Trên một nghìn bức ảnh in 
trên gần 400 trang sách, được tác 
giả tập trung vào mấy nội dung 
sau: 
- Hoàng Sa, Trường Sa thuộc 
chủ quyền Việt Nam đó là điều 
21
Anh hùng Quân đội La Văn Cầu Trạm trưởng Trạm Hải đăng đảo Song 
được khẳng định qua các tư liệu lịch 
sử là không thể đảo ngược. Và chủ 
quyền về Hoàng Sa, Trường Sa, về 
biển đảo là thiêng liêng không gì có 
thể đánh đổi được. 
- Những tấm gương bộ đội, ngư 
dân, các lực lượng thực thi pháp 
luật, nhân dân cả nước hướng về 
Hoàng Sa, Trường Sa, về biển đảo, 
mỗi khi có kẻ thù xâm lược, hay mỗi 
khi biển đông sóng to gió lớn gây 
tàn phá, … 
- Phản ánh tình cảm của đồng 
bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta 
ở nước ngoài hướng về Hoàng Sa, 
Trường Sa. Thông qua cuốn sách 
ảnh này thấy tình cảm của đất liền 
dành cho những người chiến sĩ ở 
Hoàng Sa, Trường Sa. Cho thấy, 
Hoàng Sa, Trường Sa luôn có một 
điểm tựa vững chắc là đất liền, làm 
cho Hoàng Sa, Trường Sa không 
xa đâu. 
- Cuộc sống lao động, chiến đấu 
của các chiến sĩ, ngư dân trên các 
đảo nổi, đảo chìm, giữa biển khơi… 
4. Cuốn sách đã gửi đi một 
thông điệp: với một Quân đội anh 
hùng, với một dân tộc luôn yêu 
chuộng và khát khao hòa bình, 
nhưng không ảo tưởng, cuộc đấu 
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo 
của chúng ta đã nhận được sự 
đồng tình của nhiều quốc gia trên 
thế giới. Chúng ta nhất định sẽ giữ 
vững độc lập, chủ quyền và toàn 
vẹn lãnh thổ thiêng liêng, trong đó 
có Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo 
Việt Nam. Chúng ta không quên lời 
nhắn nhủ của vua Lê Thánh Tông 
năm xưa: “Nếu người nào dám đem 
một thước, một tấc đất của vua Lê 
Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì 
người ấy sẽ bị trừng trị nặng”. 
5. Một số đại biểu nêu ý kiến 
về hướng phát hành cuốn sách, 
về trao tặng tác giả Nguyễn Á một 
phần thưởng xứng đáng. Những ý 
kiến này đã nhận được sự tán đồng 
của các đại biểu tham dự Tọa đàm. 
Cụ thể: 
- NSND Đặng Nhật Minh, Nhạc 
sĩ Phạm Tuyên đề nghị, trong các 
lần tái bản, cuốn sách cần có thêm 
phần chú thích bằng tiếng Trung 
Quốc. Theo các ông, đối tượng chủ 
yếu trong công tác tuyên truyền 
vạch bộ mặt thật của thế lực bành 
trướng Trung Quốc trong cuộc đấu 
tranh giữ gìn biển đảo là 1,3 tỷ nhân 
dân Trung Quốc. 
- Ý kiến của Thiếu tướng Anh 
hùng Lê Mã Lương: cần đẩy mạnh 
hơn nữa hoạt động tuyên truyền, 
đặc biệt là tuyên truyền đối ngoại 
(của Bộ Ngoại giao). Vì vậy cả hệ 
thống chính trị phải vào cuộc. Cuốn 
sách này cần được các đoàn đi 
công tác nước ngoài mang đi tuyên 
truyền, các đại sứ quán, cơ quan 
đại diện Việt Nam ở nước ngoài 
phải có cuốn sách này, đồng bào 
ta ở nước ngoài cần có cuốn sách 
này,… 
- Ý kiến của nhà sử học Dương 
Trung Quốc: Cuốn sách này là kho 
tư liệu quí, là tài sản quí của quốc 
gia về chủ quyền biển đảo. Cần coi 
trọng quảng bá rộng rãi. 
- Một số ý kiến đề nghị: Bộ 
VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT, Bộ Ngoại 
giao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, … 
Tử Tây - Bùi Đức Bệ 
cần mua cuốn sách này để phục vụ 
công tác tuyên truyền của mình. 
- NSND Chu Thúy Quỳnh, NNC 
văn hóa Nguyễn Mai: Nhà nước nên 
ghi công xứng đáng cho Nguyễn Á 
(có ý kiến là thưởng Huân chương 
Độc lập, có ý kiến là Huân chương 
Lao động, có ý kiến là Bằng khen 
Thủ tướng Chính phủ,…).Trao tặng 
Phần thưởng nào thì cũng đề nghị 
Trung tâm NCBT&PHVHDT và Hội 
NS nhiếp ảnh Việt Nam cũng cần 
có hình thức, bước đi theo đúng qui 
trình của Nhà nước. 
6. Tổ chức cuộc Tọa đàm này, 
một lần nữa GS. Hoàng Chương 
và Trung tâm NCBT&PHVHDT 
lại “Ghi điểm”. Bởi trước cuộc Tọa 
đàm hôm nay, cách đây không lâu, 
cũng chính Hội trường này, Trung 
tâm đã tổ chức cuộc Tọa đàm 
“Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng 
Sa - Trường Sa”. Nguyễn Thế Kỷ, 
Nguyễn Á, một già một trẻ, cùng 
vì Hoàng Sa, Trường Sa, biển 
đảo Việt Nam. Nhờ hoạt động của 
Trung tâm, Hà Nội có mặn mòi của 
biển cả, có hơi thở của Hoàng Sa, 
Trường Sa, hơi thở của biển đảo 
thân yêu của chúng Ta. Hà Nội và 
cả nước luôn hướng về Hoàng Sa, 
Trường Sa. Hoàng Sa, Trường Sa 
luôn hướng về Hà Nội - Thủ đô Anh 
hùng, trái tim của cả nước./.n 
22
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 
Trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc 
Cách đây gần một thế kỷ, ngày 21/6/1925 do 
xác định báo chí là công cụ tuyên truyền, 
đồng thời cũng là vũ khí đấu tranh của Đảng, 
của cách mạng nên ngay lúc mới về nước, Hồ Chủ tịch 
đã sáng lập đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra 
tờ Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên, tiền thân 
của báo Nhân dân ngày nay. 
Đến nay, báo chí đã trở thành lực lượng hùng hậu 
với nhiều loại hình: báo viết, báo hình, báo ảnh, báo 
nói và báo điện tử. Ngoài việc tuyên truyền về các mặt 
chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh... báo chí cách 
l GS HOÀNG CHƯƠNG 
mạng của chúng ta còn giành một thời lượng và một 
tỉ lệ số trang không nhỏ cho việc tuyên truyền về văn 
hóa, trong đó có việc tuyên truyền, quảng bá và bảo 
vệ di sản văn hóa dân tộc. 
Nước ta là một đất nước giàu có và phong phú về 
di sản văn hóa, từ vật thể đến phi vật thể. Những Vịnh 
Hạ Long, Động Phong Nha, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố 
Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Hoàng Thành Thăng Long 
đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những di tích 
lịch sử như Đền Hùng, Thành Cổ Loa, Điện Biên Phủ, 
Hang Pắc Pó, Chùa Hương Tích - Hương Sơn (Hà 
Nghệ thuật tuồng. Ảnh Quốc Bảo 
23
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
Tĩnh), Chùa Hương (Hà Tây), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải 
Dương), Yên Tử (Quảng Ninh)... và hàng ngàn chùa 
chiền miếu mạo, hàng trăm tháp Chàm uy nghi ngạo 
nghễ đứng vững hàng 7,8 trăm năm như ở Quảng 
Nam, Khánh Hòa, Bình Định hiện nay. Về di sản văn 
hóa phi vật thể như hát Bội (Tuồng), Bài Chòi, Chèo, 
Cải Lương, múa rối nước, dân ca, dân vũ, kể khan Tây 
Nguyên, Dù kê Nam bộ, Nhã nhạc cung đình Huế, 
đờn ca tài tử Nam Bộ, quan họ, ca trù, hát xoan, cồng 
chiêng Tây Nguyên, và các hình thức âm nhạc dân 
gian khác như Hát Xẩm, Chầu văn, Ví dặm... rải khắp 
từ Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung đến 
Nam Bộ. Đó là vốn quý của dân tộc ta, là niềm tự hào 
của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hóa phong 
phú, đặc sắc lâu đời và bền vững nên không có một 
thế lực ngoại bang nào khuất phục được. 
Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của 
Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di 
sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và 
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, 
do chiến tranh tàn phá và thiên tai tác động, kể cả con 
người nữa mà sự mai một, sự mất mát, sự hao mòn 
về di sản văn hóa dân tộc không phải là nhỏ, chính vì 
vậy mà ngày 29/6/2003 Quộc hội nước CHXHCN Việt 
Nam đã thông qua Luật Di sản văn hóa, xác định: Di 
sản văn hóa gồm: “Di sản văn hóa phi vật thể và di sản 
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá 
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ 
này qua thế hệ khác...”. Tiếp theo, ngày 11/11/2002 
Chính phủ đã ra Nghị định số 92/2002 quy định chi tiết 
Luật Di sản văn hóa, thì văn hóa phi vật thể bao gồm: 
Tiếng nói, Chữ viết, Tác phẩm văn học nghệ thuật, 
Khoa học, Ngữ Văn truyền miệng, Diễn xướng dân 
gian, Lối sống, Nếp sống, Lễ hội, Nghề thủ công 
truyền thống, Tri thức văn hóa dân gian. 
Báo chí từ Trung ương đến địa phương đã lên 
tiếng hưởng ứng những nghị quyết và nghị định hết 
sức quan trọng của Quốc hội cũng như Chính phủ về 
bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Thật ra không phải 
chờ khi có luật và có nghị định Di sản thì báo chí mới 
quan tâm đến vấn đề này, mà từ trước đây báo chí đã 
từng lên tiếng, phản ánh rất nhiều về thực trạng của 
di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Cũng có thể nói 
báo chí đã là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của 
Luật Di sản văn hóa mà Quốc hội đã thông qua. Nếu 
thống kê được thì trong vài thập kỷ qua đã có hàng 
trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ, 
đài phát thanh đã lên tiếng phê phán tình trạng xâm 
phạm di sản văn hóa như khối đá hình Nàng Tô Thị (ở 
Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu ( ở Hà Tây), Mộ 
Nguyễn Du (ở Hà Tĩnh)... nhà cổ ở Hà Tây và các loại 
hình nghệ thuật truyền thống bị biến dạng, bị “gieo 
vừng ra ngô” ! Nhờ có báo chí mà ngăn chặn được dự 
án “100 kiệt tác sân khấu” với 100 tỷ đồng ở Nhà hát 
Tuổi trẻ vào năm 2010. 
Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của 
Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di 
sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và 
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, 
do chiến tranh tàn phá và thiên nhiên tác động cộng 
với hành vi xâm phạm của con người mà sự mai một, 
sự mất mát, sự hao mòn về di sản văn hóa dân tộc 
không phải là nhỏ. 
Nhờ có tiếng nói của báo chí mà sự xâm hại di sản 
văn hóa được ngăn chặn phần nào. Thông qua báo 
chí mà người trong nước và cả bạn bè quốc tế mới 
hiểu được cái hay, cái đẹp của vốn di sản sân khấu 
truyền thống quý giá như tuồng, chèo, múa rối nước 
cùng các hình thức âm nhạc dân gian đặc sắc như 
Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế v.v... Báo 
chí đã làm được một việc rất quan trọng là phát huy, 
tôn vinh những tài năng, nghệ thuật dân tộc từ xa xưa 
Liền chị quan họ Bắc Ninh. Ảnh Nguyễn Minh San 
24
và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp. Chính những 
nghệ sĩ tài năng này là hiện thực sống động của di sản 
nghệ thuật dân tộc. 
Cũng nhờ có báo chí mà những lễ hội dân gian 
được tiến hành hàng năm trong không khí trang 
nghiêm, hấp dẫn, cộng đồng đến với tâm linh và 
truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời báo chí 
cũng phê phán những lễ hội tổ chức thiếu nghiêm túc 
hoặc thương mại hóa lễ hội, hướng lễ hội thật sự đi vào 
đời sống tâm linh trong sáng và có tính văn hóa. 
Tuy nhiên, không phải tất cả các tờ báo, các đài 
phát thanh, truyền hình đều vào cuộc một cách có 
hiệu quả. Một số tờ báo không mấy mặn mà với di sản 
văn hóa, dường như mục bảo vệ di sản không được 
chú trọng. Đây là biểu hiện của sự khủng hoảng về 
thẩm mỹ văn hóa và sự thiếu quan tâm tới di sản văn 
hóa dân tộc của một tờ báo và nhà báo. 
Nhờ có tiếng nói của báo chí mà các cơ quan chức 
năng Nhà nước mới biết và mới thực sự chuyển biến, 
thật sự quan tâm tới việc bảo vệ, việc đầu tư phục 
hồi những di tích bị hư hỏng, xuống cấp và mất mát, 
đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới 
biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các 
di sản văn hóa dân tộc kể cả văn hóa vật thể và phi 
vật thể. Thông qua báo chí mà người trong nước và 
ngoài nước mới hiểu được cái hay cái đẹp của tuồng, 
chèo, múa rối nước, ca trù, bài chòi, ví dặm, ca Huế, 
hát xẩm, Đàn đá Khánh Sơn, Nhã nhạc cung đình 
Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Đàn ca tài tử Nam Bộ, 
Đàn hát then Tây Bắc... mới biết tới những phố cổ Hội 
An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, 
Quần thể di tích Tràng An - Ninh Bình, Thành nhà Hồ 
- Thanh Hóa mà UNESCO đã công nhận là Di sản VH 
của thế giới. Báo chí cũng làm được cái việc rất quan 
trọng là phát huy, tôn vinh những tài năng nghệ thuật 
dân tộc từ xa xưa như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn 
Diêu, Nguyễn Hiển Dĩnh (tuồng), Nguyễn Đình Nghị, 
Trùm Thịnh, Cả Tam, Tào Mạt...(chèo), Cao Văn Lầu, 
Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Châu (cải lương) và 
các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp. 
Nhờ có báo chí mà đông đảo nhân dân mới biết 
được tới Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc... (Hát Ả 
Đào) lừng danh và mới biết được Hà Thị Cầu một tài 
năng hát xẩm có một không hai, nhờ có báo chí mà 
bạn bè khắp năm châu được làm quen với di sản văn 
hóa Việt Nam và tìm đến văn hóa Việt Nam với tấm 
lòng say mê hứng thú. Có thể nói, vai trò của báo chí 
thật là quan trọng, thật là to lớn trong việc bảo tồn và 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
phát huy di sản văn hóa DT trong hơn nửa thế kỷ qua 
và nhờ có báo chí mà nhận thức về văn hóa của nhân 
dân ta được đúng đắn hơn. Qua tìm hiểu, chúng tôi 
thấy bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế, và quân 
sự đều có những chương mục giành riêng cho văn 
hóa, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hóa dân tộc, 
khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị di sản, lúc thì phê 
phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hóa dân 
tộc. Nhờ có báo chí gióng lên tiếng chuông cảnh báo, 
phát hiện những cái sai phạm trong việc bảo vệ di sản 
mà cơ quan quản lý Nhà Nước mới biết được, hoặc 
biết rõ hơn thực trạng một di sản nào đó đang xuống 
cấp, đang bị xâm hại mà kịp thời giải quyết. Điển hình 
như Chùa Hương - Hà Tây, hoặc vụ cáp treo Yên Tử ở 
Quảng Ninh trong năm 2002, hoặc vụ Đàn Nam Giao 
ở Huế bị phá, vụ Tượng đá Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn 
bị đập, hoặc nhiều tượng đá ở Bảo tàng Chàm (Đà 
Nẵng) bị mất cắp, hoặc nhà cổ ở Hà Tây bị làm mới... 
Cũng nhờ có báo chí lên tiếng mà nạn phá tuồng, 
phá chèo được hạn chế, một phần nạn “cải tiến” nghệ 
thuật dân tộc quá đà được ngăn chặn. 
Tuy nhiên không phải tất cả các tờ báo, đài phát 
thanh truyền hình, đài TNVN đều vào cuộc với cơ 
quan bảo vệ văn hóa dân tộc, mà thực tế cho thấy 
không ít tờ báo và đài truyền hình chưa thật quan tâm, 
hoặc chưa mạnh tay trong việc bảo vệ di sản văn hóa 
dân tộc. Một số tờ báo không mấy mặn mà với các di 
sản văn hóa dân tộc, dường như mục bảo vệ di sản 
không mấy phù hợp với những trang giật gân, những 
hình ảnh hở hang, xa lạ kiểu Châu Mỹ, Châu Âu nào 
đó, hoặc có xu hướng nghiêng về nói chuyện đời tư 
nghệ sỹ... Dĩ nhiên loại báo chạy theo thị hiếu tầm 
thường lại được những người thẩm mỹ thấp kém đón 
nhận nhiệt tình và báo bán chạy hơn. 
Cũng có một số tờ báo vô tình hay cố ý tiếp tay cho 
những người làm lu mờ bản sắc dân tộc. Ví dụ như 
vở tuồng, vở chèo, cải lương, vở Bài chòi nào đó mới 
công diễn mà chất Tuồng, chất chèo, cải lương lại mờ 
nhạt, nhưng người viết báo lại khen là “rất tuồng”, “rất 
chèo”, rất “cải lương” và có sự hấp dẫn v.v... và v.v... 
Cũng có thể người viết bài chưa hiểu đặc trưng của 
các loại hình nghệ thuật truyền thống này, nên cứ “ca” 
để động viên các nghệ sĩ, nhưng cũng có người theo 
thị hiếu, theo sở thích của mình mà viết và cho đăng 
trên báo, không nghĩ tới tác hại là “ bôi dầu cho kiến 
leo”, tức là những người “phá tuồng”, “phá chèo” dựa 
vào những bài báo sai trái đó mà khẳng định mình, 
đánh bóng mình. Những bài báo loại này đã đưa lại 
25
hệ lụy cho một số diễn viên tuồng, chèo không sành 
hát tuồng, hát chèo, hát cải lương, hát Bài chòi nên đã 
trượt dài theo hình thức kịch nói, cuối cùng nghề của 
ông cha không nắm vững được. Đó là nguyên nhân 
của sự mai một di sản văn hóa dân tộc. Vì không xác 
định được vai trò vị trí của báo chí là tôn vinh cái đẹp 
của dân tộc và phê phán cái ngoại lai, cái bắt chước 
nước ngoài một cách ngây thơ, vụng về, thiếu chọn 
lọc, nên đã không ít bài báo cứ bốc đồng ca ngợi một 
vài nhạc sĩ, một số ca sĩ nào đó, những người nhân 
danh vì thế hệ trẻ mà sáng tạo và biểu diễn phục vụ 
cho giới trẻ, nhưng thực chất là làm hại thế hệ trẻ, bởi 
họ phải nhồi nhét, phải hưởng thụ những sản phẩm 
độc hại, giai điệu thì nghèo nàn, ca từ thì sáo rỗng, lặp 
đi lặp lại chỉ là những lời yêu đương trăng gió thiếu tính 
tư tưởng, thiếu tính nhân văn, thiếu tính giáo huấn và 
thiếu cả tính thẩm mỹ dân tộc. Chưa nói là cung cách 
ăn mặc và biểu diễn của diễn viên thì rập theo phương 
Tây, thậm chí còn quá quắt hơn, quái dị nên không ít 
người cho rằng: các ca sĩ đang khoe cơ thể, đang lên 
cơn điên, hoặc tập thể dục trên sân khấu. Cũng đã có 
một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, 
Văn Hiến Việt Nam, Văn Hóa, Toàn Cảnh, Lao Động, 
Tiền Phong... đã có nhiều bài giới thiệu về sân khấu 
dân tộc, về di sản văn hóa dân tộc, đồng thời có một 
số bài phê phán những hiện tượng xâm hại di sản và 
hiện tượng phi nghệ thuật trong đời sống nghệ thuật 
hiện nay. Nhưng “gió cứ thổi người cứ đi”, nghệ thuật 
dân tộc vẫn lép vế, nghệ thuật hiện đại lai căng vẫn 
lên ngôi, và người tán dương cho thứ nghệ thuật lai 
căng vẫn tồn tại. 
Nhìn chung giữa xây và chống trong việc bảo vệ 
di sản văn hóa dân tộc trên mặt trận báo chí hãy còn 
trong thế hai chiều đối nghịch giữa hai khuynh hướng 
dân tộc và hiện đại, giữa thương mại và bảo vệ truyền 
thống mà vai trò của báo chí hết sức quan trọng. 
Đó là thực tế trên cả nước. Riêng với một địa 
phương như Bình Định, tình hình cũng không khá 
hơn. Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê 
hương của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, quê hương 
của anh hùng dân tộc lỗi lạc Quang Trung - Nguyễn 
Huệ, Bình Định cũng là quê hương của những văn 
thần võ tướng lừng danh như Bùi Thị Xuân, Võ Văn 
Dũng, Trần Quang Diệu, Đặng Văn Long... thời Tây 
Sơn và những chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời kháng 
Pháp như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Võ Duy 
Dương, Chàng Lía... Bình Định là quê hương của danh 
nhân Đào Tấn (hậu tổ hát bội) của Nguyễn Diêu, Lê 
Đại Cang và rất nhiều danh nhân khác. Bình Định là 
đất tuồng, đất Bài chòi và đất võ, đặc biệt Bình Định là 
nơi hai cha con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành 
đã sống và chia tay lần cuối trên lãnh thổ Việt Nam. 
Trừ Nghệ An và Huế, chưa ở đâu Bác Hồ thời trẻ sống 
tới hơn một năm như ở Bình Định. Nhưng cho đến nay 
văn hóa Bình Định chưa có nhiều người biết đến, bởi 
báo chí chưa thật sự quan tâm. Vì vậy mà nhà biên 
kịch bộ phim “Nhìn ra biển cả” (nói về hành trình của 
Bác Hồ từ Huế vào nam tìm đường cứu nước) đã bỏ 
sót hơn một năm Bác đã từng ở Bình Định trước khi 
dừng chân 5 tháng ở trường Dục Thanh - Phan Thiết. 
Bình Định đã tổ chức hội thảo cấp quốc gia về Nguyễn 
Tất Thành ở Bình Định nhưng sau hội thảo lại không 
được tuyên truyền đầy đủ trên báo (kể cả tờ Thông tin 
Bình Định không có một dòng) nên chẳng mấy ai biết 
sự kiện lịch sử quan trọng này. Cũng vì báo chí không 
quan tâm mà khi Bình Định tổ chức kỷ niệm 50 năm 
giải phóng An Lão, có nhiều người nhầm An Lão ở Hải 
Phòng, cũng như Hà Nội có con đường mang tên Đào 
Tấn nhưng người Hà Nội không biết Đào Tấn là ai, 
buộc đài PTTH Hà Nội phải mời tôi nói về con người 
và sự nghiệp danh nhân Đào Tấn cho người Hà Nội 
biết. Mới đây Bộ trưởng Bộ VH - TT&DL đã trao bằng 
di tích văn hóa cấp quốc gia cho hai loại hình di sản 
đặc biệt của Bình Định là Võ thuật dân tộc và nghệ 
thuật Bài chòi dân gian (Bài chòi đang được lập hồ sơ 
trình UNSECO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa 
phi vật thể của nhân loại). Nhưng tôi theo dõi đăng tin 
về võ thuật và Bài chòi còn quá khiêm tốn, như vậy 
làm sao gây được ấn tượng cho người đọc? Nên còn 
rất ít khách du lịch đến Bình Định so với Đà Nẵng, Nha 
Trang. Về điểm này, phải nói là cả hai phía chủ thể và 
khách thể - Chủ phải thật sự quan tâm tới vai trò của 
báo chí, khách phải quan tâm tới di sản văn hóa dân 
tộc của Bình Định. 
Chúng ta đang ngồi trên mỏ vàng mà không biết 
vàng ở đâu bởi không có người mách bảo. Trong dịp 
kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, Bí thư Thành ủy 
Phạm Quang Nghị tổ chức gặp gỡ báo chí, ông nhấn 
mạnh rằng “ báo chí là liều thuốc bổ giúp cho tim mạch 
Hà Nội được mạnh khỏe thăng hoa...”. Cách làm này 
đem lại hiệu ứng rất cao, bởi báo chí là tai mắt, là tư 
vấn và là người bảo vệ di sản văn hóa chính thể, cho 
những người lãnh đạo các cấp, trong đó có bảo vệ di 
sản văn hóa dân tộc vì nếu văn hóa dân tộc không 
được bảo vệ một cách thường xuyên và chu đáo, thì sẽ 
mất văn hóa, mà mất văn hóa là mất nước./.n 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
26
TRẦN HUY LIỆU 
một người tù 
Chăm học 
l TRẦN CHIẾN 
Khám Lớn Sài Gòn đã vào đêm. Ngọn đèn 
hành lang soi lờ mờ bóng người lính gác bất 
động. Thỉnh thoảng anh ta đứng dậy, xốc 
súng đi rảo qua các phòng giam. Tiếng ngáy, tiếng 
chép miệng, nghiến răng như một bản hợp xướng 
kinh khủng, khúc “sô lô” là tiếng rên của người bị 
đánh ban ngày. 
Mò mẫm trong xó tối, Liệu lôi ra mảnh báo tiếng 
Pháp. Lợi dụng ánh đèn ngoài kia, và lúc người lính 
gà gật, anh đứng hẳn dậy xem. Đến một chỗ ngắc 
ngứ thì ngẩn người ra, cứ thế tần ngần, cuối cùng mò 
mẫm đến cuối phòng, lay người dược sĩ bị bắt vì tội 
làm thuốc giả. 
- Này, hỏi tí đây. “Anh-đê-păng-đăng-xơ” là gì? 
- Là “độc lập” - người dược sĩ lầu bầu, trở mình 
ngủ tiếp. 
- Nhưng “Anh-đê-păng-đăng” cũng là “độc lập” 
kia mà… 
- Một đằng là tính từ, một đằng là danh từ. Còn 
gì nữa không? 
- Còn một đoạn nữa nhưng tối quá. 
Tiếng thì thào làm vài người thức dậy. Góc bên 
kia có tiếng càu nhàu: 
- Thôi bố trẻ ơi, để chúng con ngủ ạ. 
- Rõ là con mọt, đêm xuống mới cót két. 
-Đ. mẹ thằng nào phá giấc ông… Mai cho một 
trận! 
Một thường phạm nổi cáu làm Liệu lo lắng, lui về 
chỗ. Cái bọn chuyên lấy đấm đá đạp làm cơm ăn 
nước uống hàng ngày, anh ngán lắm, dù ngoài kia 
có lúc chỉ huy cuộc mít tinh cả vạn người. Mảnh báo 
lại bị dúi vào xó, để mai lôi ra. 
Ấy là vào năm 1927, những hoạt động chính trị 
tạm lắng xuống với Liệu. “Lắng xuống” vì anh phải 
nằm bót sáu tháng, “trận phủ đầu êm dịu” của chánh 
cẩm Arnoux với kẻ quậy phá nguy hiểm. Nhưng 
Khám Lớn có cái hay, là chỗ để bồi bổ sự học. Liệu 
rất tự tin khi dùng tiếng Việt và chữ Nho, nhưng lỗ mỗ 
về tiếng Tây. Vào khám thiếu tự do mà anh không 
phát điên, có lẽ vì nhờ cái đức “mọt sách bẩm sinh”. 
Vào Nam Kỳ, xứ thuộc địa Pháp, sinh sống, thực 
hành chí hướng đều bằng chữ nghĩa, Liệu thấy có 
quá nhiều thứ mình còn thiếu. Thực dân sang đây 
đô hộ người Việt, đặt chế độ cai trị tàn ác khiến anh 
căm thù. Nhưng nước Pháp - với tư tưởng “Tự do- 
Bình đẳng-Bác ái” những nhà triết học của thế kỷ 
Ánh Sáng- hấp dẫn anh. Trước đó, những “Tinh thần 
pháp luật”, “Khế ước xã hội”, rồi nay là “Tư bản luận”, 
“Lịch sử tiến hóa nhân loại”, “Lịch sử tư tưởng thế 
giới”… anh đã đọc qua tiếng Hoa của Thương vụ ấn 
quán Thượng Hải. Nhưng chỉ là ông đồ non mà làm 
báo ở Nam Kỳ thì thiếu hụt quá. 
Thời làm chủ bút Đông Pháp thời báo, Liệu lấy tin 
khá nhiều ở báo chữ Tây. Trước khi đưa người biết 
dịch, anh hay tò mò “điểm” những từ quan trọng, 
đoán nội dung tin, hễ khớp với bản dịch mà thấy 
mình mò đúng thì khoái chí lắm. Liệu nhất định phải 
học tiếng Pháp. Không hệ thống cũng được. Nhưng 
27 
HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

More Related Content

Similar to Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Văn Hiến
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
Tăng Kiên
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Tăng Kiên
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
Cậu Ấm
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
Pham Long
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
PhngL812903
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Kelsi Luist
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
style tshirt
 

Similar to Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10 (20)

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
 
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
 
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
 
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua L...
 
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
Hội thảo khoa học một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê hương của vua l...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

  • 1.
  • 2.
  • 3. Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 50.000VNÑ nội dung SỐ 9+10 (264)-2014 CULTURE OF VIETNAM SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. Khuê Văn Các - biểu trưng của Hà Nội Nguyễn Thùy Linh 7. “Người Hà Nội” - khúc tráng ca bất hủ của Nguyễn Đình Thi Ny San 11. Mùa Thu trong ca khúc viết về Hà Nội TS. Nguyễn Minh San 15. Đài phun nước gắn gốm Bông sen vàng - công trình nghệ thuật mới Chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô Tràng An 18. Hội thảo “Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc” VH 19. Nguyễn Á - “Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam”Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học Nguyễn Minh Hoàng 23. Vai trò của báo chí trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc GS Hoàng Chương HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 27. Trần Huy Liệu - một người tù chăm học Trần Chiến 29. Nữ sĩ Hằng Phương - Điểm tựa làm nên những giải thưởng lớn Châu Giang TỪ TRONG DI SẢN 31. Nhà hát Chèo Quân đội - 60 năm xây dựng và trưởng thành NSUT Nguyễn Thế Phiệt 34. Chính sách “Ngụ binh ư nông” và vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng GS Trần Quốc Vượng 39. Phác thảo kho tàng âm nhạc dân gian Quảng Nam Trương Đình Quang 42. Chầu văn - từ cửa đền, cử phủ đến sân khấu, lên truyền hình và xuất ngoại San Hoàng DIỄN ĐÀN 46. Nghệ thuật tranh, tượng ngoài trời ở Hà Nội sau 60 năm giải phóng - Nhìn lại và suy ngẫm Ny San Ảnh bìa 1: Khuê Văn Các. Ảnh TTXVN 54. Mấy ý kiến về văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc Đỗ Hoài 56. Tản mạn về Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc Trương Nguyễn VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 60. Công ty CP Giống cây trồng Trung ương - Khi thương hiệu song hành với chất lượng Trúc Lam 62. Công ty CP Xây dựng công nghệ Tuấn Hùng - Cam kết bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng Hiền Trần 64. Tỉnh Điện Biên với công tác bình đẳng giới Tây Bắc DOANH NHÂN TÂM - TÀI 66. Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Kon Tum - Một người vì mọi người Thu Thu 68. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt - Trung - Sự quyết đoán của một doanh nhân Trần Hiền 70. Người sát cánh cùng Xuân Lộc phát triển Thu Trần 72. Phòng Chẩn trị Đông y Nguyễn Lễ - Chuyện về một người con đất Quảng Trần Thu THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 74. Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu với hướng đi mới Trần Thu 76. Công ty TNHH Thép Hoàng Gia Phát - Định vị Thương hiệu Royal Steel Thu Thu VĂN HÓA GIAO THÔNG 78. Tổng kết, trao giải và triển lãm tranh cuộc thi “Thiếu nhi vẽ về Văn hóa giao thông” - 2014 VH
  • 4. EVENTS & COMMENTS 4. Temple Khue Van - A symbol of Hanoi Nguyen Thuy Linh 7. “The Hanoian” - A timeless song of Nguyen Dinh Thi Ny San 11. Fall in songs about Hanoi Dr. Nguyen Minh San 15. Fountain decorated with ceramic golden Lotus - New art work of 60-year Hanoi liberation Trang An 18. Seminar on “Senior artists with national culture” VH 19. The problems in the scientific discussion “about the art photos of Paracel, Spratly islands by Nguyen A” Nguyen Minh Hoang 23. The role of the press in the preservation and promotion of heritage values of national culture Professor Hoang Chuong STALENTS OF VIETNAMESE LAND 27. Tran Huy Lieu - A hard learning prisoner Tran Chien 29. Woman artist Hang Phuong - An inspiration to make the big prizes Chau Giang INSIDE HERITAGE 31. Military Theatre - 60 years of building and growing Artist Nguyen The Phiet 34. Economic issue associated with defense Gs. Tran Quoc Vuong 39. Drawing treasure of Quang Nam folk music Truong Dinh Quang 42. Chau Van singing - from the temple’s gate to the stage, on television and abroad San Hoang FORUM 46. Outdoor paintings, statues Art in Hanoi after 60 years of liberation - Look back and think Ny San Contents number 9+10 (264) - 2014 54. A few comments on elderly artists with national culture Do Hoai 56. Some gleanings on elderly artists with national culture Truong Nguyen FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 60. Seed national corporation - When brand paralleled with quality Truc Lam 62. Tuan Hung Technology Construction JSC - Commit to protect the health of community Hien Tran 64. Dien Bien province with gender equality Tay Bac BUSINESSMAN HEART - TALENT 66. Kon Tum Lottery Company, Ltd. - A man for all people Thu Thu 68. Vietnam - China Minerals and Metallurgical Co., Ltd. - The determination of an entrepreneur Tran Hien 70. The person is alongside with Xuan Loc’s development Thu Tran 72. Nguyen Le oriental medicine diagnosis chamber - Story of a Quang’s land son Tran Thu TRADEMARK - BRAND NAME BY CULTURAL VIEW 74. Vietnam Soy Milk Factory - Enhance brand image with new direction Tran Thu 76. Hoang Gia Phat Steel Company Limited - Positioning Royal Steel Brand Thu Thu TRAFFIC CULTURE 78. Review, award in painting exhibition contest “Children’s paintings about traffic culture” - 2014 VH
  • 5. KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) KHUÊ VĂN CÁC BIỂU TRƯNG HÀ NỘI TỪ GÁC KHUÊ VĂN… Để đề cao Nho học, tỏ rõ sự trọng học và cũng là để khai hoá cho muôn dân, vào năm Canh Tuất (1070), niên hiệu Thần Vũ thứ hai, vua Lý Thánh Tông đã cho xây Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo cùng các học trò của Ngài. Hoàng Thái tử đương triều được đưa tới đó học tập. Như vậy, Văn Miếu không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trường học đầu tiên - trường học đặc biệt của triều Lý dành cho Hoàng Thái tử Càn Đức, vua Lý Nhân Tông sau này. Ở các địa phương, nhà vua cũng cho lập Văn chỉ để làm nơi thờ Khổng Tử nhằm khuyến khích việc học tập của nhân dân trong các làng xã. Kế tục truyền thống Nho học và xây dựng Văn Miếu l NGUYỄN THÙY LINH của triều Lý, các triều đại sau, đều quan tâm đến giáo dục Nho học và tu sửa, phát triển, hoàn thiện Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong kiến trúc tổng thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay, Khuê Văn Các / Gác Khuê Văn được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Nguyễn / Gia Long. “Khuê Văn” - Sao Khuê, theo cách lý giải truyền thống của triết học Đông phương về thiên thể: “Khuê” là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao, là đầu Bạch hổ phương Tây, có 16 ngôi, sắp xếp khúc khuỷu giống hình chữ Văn (chữ Hán). “Khuê” chủ về văn chương”. Về sau, người ta coi Sao Khuê biến hóa là người đứng đầu của quan văn. Gác Khuê Văn là một lầu vuông 8 mái, được xây trên một nền hình vuông cao, lát gạch Bát Tràng, kiểu Ảnh Nguyễn Minh San 4
  • 6. KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) dáng kiến trúc khá độc đáo: tầng dưới là 4 trụ xây bằng gạch, 4 bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng mái lợp ngói ống, trang trí 4 góc bằng đất nung. Sàn gỗ có chừa một khoảng để bắc thang lên gác. Bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can con tiện. Bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện tỏa ra 4 phía, tượng trưng cho các tia của Sao Khuê tỏa sáng. Trên gác treo biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ: “Khuê Văn Các”. Xung quanh 4 mặt đều có câu đối: 1. Hy triều phấn sức long văn trị Kiệt các trân tàng tập đại quan. (Dịch: Đời thịnh tô điểm nền văn trị Lầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp) 2. Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang (Dịch: Phủ đồ thư một mối thánh hiền Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến) 3. Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường. (Dịch: Sao Khuê sáng giữa trời, nhân văn rạng tỏ Sông Bích đượm sắc xuân, đạo học dài lâu) 4. Thành lâm Bắc Đẩu hồi nguyên khí Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm. (Dịch: Sao Bắc Đẩu sáng kinh thành tụ hội nguyên khí/Đầm thu đọng bóng nguyệt soi rọi tấm lòng xưa) Khuê Văn Các xinh xắn, kiến trúc giản dị, tao nhã, ẩn dưới tán những cây si, cây đa cổ thụ xung quanh, Ảnh Nguyễn Minh San in bóng xuống giếng Thiên Quang (Thiên quang tỉnh - giếng ánh sáng trời), càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó. Giếng Thiên Quang hình vuông, có lan can gạch xây 4 phía, quanh năm nước đầy, xanh trong phẳng lặng. Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt Đất, cửa sổ hình tròn của Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu Trời. Bố cục kiến trúc trên ngụ ý nói nơi đây là nơi hội tụ mọi tinh hoa của Trời - Đất, nhằm đề cao Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục văn hóa Nho học Việt Nam. … ĐẾN BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI - THÀNH PHỐ HÒA BÌNH Nhân kỷ niệm 900 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, UBND TP Hà Nội phát động cuộc thi sáng tạo mẫu biểu trưng Hà Nội. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của không chỉ người Việt Nam ở trong và ngoài nước mà còn của người nước ngoài. Sau hơn 2 năm tổ chức, với 3 đợt thi, (từ ngày 31/5/1997 đến 19/8/1998), Ban tổ chức đã nhận được 428 tác phẩm của 237 lượt tác giả dự thi. Theo Ban tổ chức, trong số các bài thi gửi về, đa số các bài thi chọn Khuê Văn Các. Đó là một công trình kiến trúc đẹp. Đứng riêng đã đẹp, đứng chung trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng rất hài hòa, cân đối. Khuê Văn Các còn tượng trưng cho văn hóa, 5
  • 7. KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014) học vấn, trí tuệ ngàn đời của người Việt Nam. Nhưng vẽ nó một cách tả thực thì không dễ, bởi các tỷ lệ của công trình rất chuẩn. Hai lớp mái vẽ hơi to là thô ngay. Hai cột vẽ hơi mảnh hay thấp đi là dị dạng liền. Cho nên thể hiện Khuê Văn Các theo lối cách điệu là lối xử lý thông minh và hiệu quả. Và, chỉ có một họa sĩ, lại là một họa sĩ Việt kiều - ông Phạm Ngọc Tuấn, đã gần 50 năm sống ở nước ngoài đã chọn lối vẽ này và ông đã thành công. Mẫu vẽ Khuê Văn Các của ông Phạm Ngọc Tuấn - một Việt kiều tại Pháp là 1 trong 136 bài/mẫu của 45 tác giả dự thi đợt 3, được Hội đồng nghệ thuật đánh giá đã đạt được các yêu cầu cơ bản của Biểu trưng Hà Nội, là: truyền thống, hiện đại, dễ nhận biết và có thể thể hiện trên nhiều chất liệu. Tuy nhiên, Hội đồng nghệ thuật cũng góp ý kiến để ông sửa chữa và nâng cao hơn nữa nhằm hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của mình. Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, sinh năm 1929, là một chàng trai Hà Nội, định cư 49 năm ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Thủa nhỏ Phạm Ngọc Tuấn đã say mê hội họa. Lớn lên, ông từng theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nay là ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Ông là học trò của những họa sĩ danh tiếng như Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Hoàng Tích Chù..Học được 1 năm, năm 1950, ông sang Pháp tiếp tục học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật quốc gia Pháp. Năm 1956, ông nhận bằng tốt nghiệp trường này. Sau hàng chục năm làm nghệ thuật, ông đã có triển lãm tại Bỉ, Đức, Ca na đa, Italia, Thụy Sĩ. Năm 1975, ông đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ hiện đại về bộ bài Tây do Bảo tàng Mỹ thuật trang trí Paris tổ chức. Năm 1995 ông về thăm Việt Nam. Ông tâm sự: “Gần 50 năm xa Hà Nội, nhưng hình ảnh về Hồ Gươm, Tháp Rùa, chùa Một Cột, Khuê Văn Các,… luôn đau đáu trong ký ức của ông. Ngồi ở Paris, ông đã vẽ gần 200 mẫu Khuê Văn Các gửi về nước tham gia cuộc thi. Khi đặt chân về nước sau gần 50 năm xa cách, ông vô cùng ngỡ ngàng trước sự đổi mới nhanh chóng của đất nước, Thủ đô nói riêng. Đặc biệt là ông nhận thức rõ đường lối đổi mới của Đảngvà Nhà nước, trong đó có tạo điều kiện cho các người Việt Nam ở nước ngoài về nước xây dựng đất nước, làm giầu chính đáng cho quê hương”. Ngày 23/7/1999, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 59/1999/QĐUB công nhận mẫu biểu trưng Hà Nội của tác giả Phạm Ngọc Tuấn đoạt Giải Nhất và được đưa vào sử dụng chính thức. Trong cuộc thi này, không có giải nhì, chỉ có 2 giải ba, một thuộc về họa sĩ Hà Nội, ông Thủy Liên, và một thuộc về họa sĩ Việt kiều ở Đức, ông Phạm Phú Oanh, sinh viên cũ của Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trao đổi với các đồng nghiệp và báo chí trong nước, tác giả của Biểu trưng Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình, nói: “Đoạt giải, đặc biệt là giải Nhất của một cuộc thi lớn là niềm hạnh phúc lớn đối với bất kỳ người dự thi nào. Nhưng với tôi, là một người Việt Nam sống 49 năm ở nước ngoài thì niềm hạnh phúc còn nhân lên gấp bội. Điều đó thể hiện tính nhất quán giữa nói và làm của Nhà nước Việt Nam, coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc tôi đoạt giải Nhất là một minh chứng không có sự phân biệt giữa người ở trong nước và ngoài nước”. Chỉ thông qua một cuộc thi vẽ Biểu trưng Hà Nội thôi, cũng đã cho thấy Đất Mẹ Việt Nam luôn giang tay đón mọi “Con Rồng cháu Tiên” ở mọi chân trời, góc bể mang tài năng và tâm đức về xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, một Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật - Thành phố vì Hòa Bình - Trái tim của cả nước./. n Ảnh Nguyễn Minh San 6
  • 8. Người Hà Nội KHÚC TRÁNG CA BẤT HỦ CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI HÀ NỘI - THỦ ĐÔ MỘT NGHÌN NĂM TUỔI CỦA NƯỚC VIỆT NAM, ĐƯỢC THẾ GIỚI VINH DANH LÀ “THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH” ĐÃ ĐƯỢC NGỢI CA TRONG GẦN MỘT NGHÌN CA KHÚC CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. TRÊN THẾ GIỚI, KHÔNG CÓ THỦ ĐÔ CỦA NƯỚC NÀO NHƯ HÀ NỘI LẠI CÓ NHIỀU CA KHÚC CỦA RIÊNG MÌNH ĐẾN THẾ. Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn vật do không biết bao thế hệ người Hà Nội điểm tô, đổ bao máu xương mới có được. Tuy nhiên, trong kho tàng di sản gần một nghìn ca khúc viết về Hà Nội đến hôm nay, số bài hát viết về người Hà Nội, nghĩa là lấy người Hà Nội làm đối tượng sáng tác trực tiếp, rất ít, chỉ có duy nhất một bài, và bái hát ấy mang tên “Người Hà Nội”. Tác giả của ca khúc ấy là Nguyễn Đình Thi. Song, cũng phải nói ngay rằng, mặc dù những ca khúc khác viết về Hà Nội, không lấy tên bài hát là Người Hà Nội, hoặc không lấy người Hà Nội làm đối tượng sáng tác trực tiếp, mà chỉ viết về một mùa nào đó trong bốn mùa vần xoay của đất trời; hay về một tháng, một ngày, một khoảnh khắc ngắn ngủi của Hà Nội; hay về một loài hoa, một địa l NY SAN danh nào đó: Hồ Gươm, Hồ Tây, con ngõ nhỏ,…của Hà Nội, thì trong nội dung các bài hát ấy đều có bóng dáng, đều có hơi thở của con người Hà Nội. Mở đầu bài hát “Người Hà Nội”, với nhịp “vừa phải” Nguyễn Đình Thi kể cho ta nghe tên các địa danh tiêu biểu mà, hễ nhắc đến nó là người ta biết là Hà Nội: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây”; về Hà Nội là thủ đô ngàn năm “lắng hồn núi sông” với những tên gọi qua các thời kỳ: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội…”. Tiếp đến, tác giả dùng nhịp “nhanh vừa”, để kể tên các địa danh nổi tiếng, làm nên hồn cốt của Hà Nội 36 phố phường: “… đây Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền,….Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân,…Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…”. 7
  • 9. Sau khi cho người nghe biết về những địa danh tiêu biểu của Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đi vào miêu tả con người Hà Nội. Đối với một thành phố 1000 năm tuổi, trải qua nhiều thể chế chính trị khác nhau: phong kiến, thực dân - phong kiến, dân chủ cộng hòa, thì công dân của nó gồm đủ loại người, mọi tầng lớp: nông dân, công nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, tư sản, tiểu thương, quan chức chính phủ, học sinh, sinh viên,…Trong rất nhiều loại người đó, Người Hà Nội được Nguyễn Đình Thi nói đến là những ai, trong ca khúc? Trước hết ta thấy, đó là những người lao động với “làn áo xanh nâu” (trang phục chủ yếu của người lao động nghèo khó thủa đó) gánh gồng “tíu tít”, “ríu rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền, những phố Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…Chính họ, theo Nguyễn Đình Thi là những người làm cho “Hà Nội vui sao”. Một hình ảnh người Hà Nội nữa xuất hiện trong ca khúc “Người Hà Nội” là những chàng trai làm cho “Hà Nội tươi thắm. Sống vui phố hè”; là những chiến sĩ cảm tử quân chiến đấu để chống lại quân Pháp xâm lược. Và, sau rốt, một người Hà Nội xuất hiện trong ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Cha Già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng nước ta. Nếu những “Người Hà Nội” trên chỉ được Nguyễn Đình Thi mô tả chung chung, thì chỉ duy nhất Cha Già dân tộc - Hồ Chí Minh được giới thiệu đích danh. Hình ảnh Hồ Chủ tịch được Nguyễn Đình Thi khắc họa ở hai thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của Bác là thời điểm Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội hình Đại đoàn quân tiên phong về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu hòa; và thời điểm sau khi Người lãnh đạo kháng chiến 9 năm chống Pháp, với trận đại thắng Điện Biên Phủ trấn động địa cầu, Người cùng Trung ương Đảng trở về Thủ đô. Đó cũng là hai thời khắc quan trọng, làm nên mốc son chói lọi trong chặng đường lịch sử 1000 năm của Thủ đô Hà Nội. Từ quê hương Làng Sen (Nghệ An) đến Hà Nội chưa đầy 300km, nhưng Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã phải mất 34 năm và phải đi vòng quanh thế giới mới đến được Hà Nội. Nguyễn Đình Thi tả Bác Hồ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời Người ở Hà Nội là sau khi Bác lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, từ Chiến khu trở về Hà Nội, sau khi Hà Nội giành chính quyền: “Một ngày Thu non sông chiến khu về, /đường vang tiếng hát cuốn dòng người. /“Đoàn quân Việt Nam đi”. / Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời phất phới vàng sao. /Ngày ấy chói vinh quang vang ngàn phương lời thề ước. Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà”. Sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, chỉ hơn một năm sau, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã phải ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, bởi thực dân Pháp đã quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Người cùng Trung ương Đảng rút lên chiến khu, từ đó lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội để bảo vệ Thủ đô yêu dấu được Nguyễn Đình Thi mô tả bằng âm nhạc: “Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. /Hà Nội hồng ầm ầm rung, sông Hồng reo. /Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng. / Bùng cháy khắp phố ta ơi. / Vùng lên chiến sĩ ta ơi. / Trời Hà Nội đỏ máu. / Bụi hè đường 8
  • 10. cuốn bốc tung bay, xác thù phơi dưới gót giày ầm ầm cười tiếng súng vui thay vang ngày mai sáng láng. / Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta. / Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn. / Nhìn đây máu chúng ta tưới bao nhiêu đất này, ta tưới ngày mai vút lên”. Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác Hồ và Trung ương Đảng cùng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa ca khúc khải hoàn, trở về Hà Nội. Hình ảnh Bác Hồ và đoàn quân chiến thắng trở về Hà Nội được Nguyễn Đình Thi mô tả bằng âm nhạc: “Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha / bóng Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người cười, tiếng cười ngày về”. Ca khúc “Người Hà Nội” được Nguyễn Đình Thi sáng tác trước Tết Nguyên đán năm 1947, giữa lúc cuộc chiến đấu chống quân Pháp với vũ khí hiện đại của Trung doàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội diễn ra ác liệt. Và trên thực tế, Trung đoàn Thủ đô đã phải rút khỏi Thủ đô. Vậy mà, chính trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Đình Thi đã hình dung được ngày chiến thắng Bác Hồ cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn trở về Thủ đô. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, dự đoán thiên tài của Nguyễn Đình Thi đã hoàn toàn đúng sự thực. Chỉ với niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của lãnh tụ, niềm tin vào tinh thần quyết chiến quyết thắng của chính nghĩa mới viết nổi, mới tiên đoán về sự kiện sẽ đến 8 năm sau - ngày giải phóng Thủ đô, Bác Hồ, Trung ương Đảng và những người con của Hà Nội đi tản cư sẽ ca khúc khải hoàn trở về thành phố của mình. Sau khi ra đời, bài hát “Người Hà Nội” nhanh chóng được truyền đi, đến với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Bài hát thúc giục những người con của Hà Nội đang đánh nhau với giặc Pháp để giữ từng tấc đất thấm máu của Hà Nội. Ở một xóm nhỏ heo hút trên đồi Phú Thọ, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết phối khí cho dàn nhạc dây một cách tài hoa và độc đáo. Chính nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng biểu diễn bài hát ấy trong Hội nghị Tuyên huấn Trung ương họp ở Đại Từ (Thái Nguyên, năm 1947). Bài hát ấm lòng biết bao người khắp ba miền về dự họp. Dòng nhạc và tiếng hát vừa dứt đi, cả hội trường vỗ tay vang trời và mắt người nào cũng hoe hoe đỏ. Hôm đó, đồng chí Trường Chinh đến gặp riêng Nguyễn Đình SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Thi và dẫn anh đi men theo sườn đồi vào trong một xóm nhỏ. Ở đây, anh được gặp Bác Hồ và Người bảo anh hát cho Người nghe “Người Hà Nội”. Kìm nén xúc động, Nguyễn Đình Thi đã hát một cách say sưa: “Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha, /bóng Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người cười, tiếng cười ngày về”. Trong một đợt tuyên truyền xung phong, Nguyễn Đình Thi lại về Hưng Yên. Dọc đường gặp nghệ sĩ múa Thái Ly, là cán bộ tuyên truyền của tỉnh. Thái Ly vừa đi, vừa ôm cây đàn ghi ta vừa hát bài “Người Hà Nội”. Hai người đi các huyện dọc đường số 5, con đường huyết mạch lớn nối Hà Nội với cảng Hải Phòng, quân Pháp đang dồn sức đánh chiếm. Thái Ly hát còn Nguyễn Đình Thi lặng lẽ sửa nốt, bổ sung tiết tấu và lời ca… Cho mãi tới năm 1948, giữa Chiến khu Việt Bắc, bài hát “Người Hà Nội” mới hoàn chỉnh như hiện nay. Năm 1951, Nguyễn Đình Thi và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong Đoàn thanh niên, sinh viên Việt Nam dự Festival thanh niên, sinh viên thế giới tại Berlin (Cộng hòa DC Đức). Bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi được các nhạc sĩ người Đức phối khí, phối âm để trình diễn trong Đại hội. Ban tổ chức Festival đã bố trí một dàn nhạc lớn để thể hiện bản nhạc này. Nhưng rồi đúng hôm bản nhạc trình diễn thì vị nhạc trưởng người Đức lại vắng mặt do có công việc đột xuất. “Người Hà Nội” của đất nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân Pháp không thể không vang lên trước những người trẻ thế giới để thế giới hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Không do dự, Nguyễn Đình Thi đã đứng trên bục, chỉ huy dàn nhạc người Đức trình tấu bản nhạc của mình, trước sự thán phục của các thính giả. Sau đó, bản nhạc được thu đĩa rồi từ đó bay sang Pháp, các nước châu Âu làm nức lòng kiều bào ta ở nước ngoài. Kể từ khi ra đời đến nay, “Người Hà Nội” đã đi cùng cuộc sống của Thủ đô, của người Hà Nội và vang lên trên những con đường ra trận. Trong những ngày Hà Nội đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, người ta vẫn nghe “Người Hà Nội”. “Người Hà Nội” luôn được nhiều thí sinh chọn để thể hiện tài năng trong các cuộc thi Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn,.. “Người Hà Nội” không còn là của riêng người Hà Nội nữa, mà đã trở thành tài sản chung của mọi thế hệ người Việt Nam. 9
  • 11. “Người Hà Nội” là 1 trong 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn in trong tác phẩm Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2009). Nếu được phép chọn 10 ca khúc hay nhất trong 100 ca khúc hay nhất đó, tôi và chắc nhiều người khác cũng đồng ý là, “Người Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đình Thi nằm trong số này. Nhiều năm sau khi ca khúc “Người Hà Nội” ra đời, Nguyễn Đình Thi đã tâm sự về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm bất hủ này. Buổi chiều tối ngày 19 / 12/ 1946, khi đang là Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc, Nguyễn Đình Thi được lệnh rời Hà Nội cùng với đồng chí Trần Huy Liệu. Hai người đi trên một chiếc xe con xuôi về phía Hà Đông, đến Ngã Tư Sở thì đèn điện vụt tắt, cả Hà Nội cháy bùng lên vì đạn pháo lửa. Lửa đỏ ngợp trời, Hà Nội rung chuyển vì tiếng đại bác của giặc Pháp và đạn pháo của bộ đội ta đánh trả. Hà Nội đang cháy ngùn ngụt sau lưng Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Đình Thi nghẹn ngào thương trào nước mắt. Nguyễn Đình Thi và Trần Huy Liệu đều im lặng không ai nói với nhau lời nào, nhưng lòng cũng cháy bỏng vì Hà Nội. Đến Hà Đông, anh Trần Huy Liệu đi tiếp, còn Nguyễn Đình Thi được đồng chí Trường Chinh trao cho nhiệm vụ cầm bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch quay gấp về Hà Nội ngay trong đêm 19/12/1946 để kịp trao cho Ủy ban kháng chiến Hà Nội. Nhận lệnh, Nguyễn Đình Thi tất tả đi ngược trở về nơi góc trời đang cháy đỏ. Hàng trăm, hàng vạn người, già trẻ bồng bế nhau đi tản cư. Những dáng người xiêu vẹo, những đôi mắt đỏ hoe cứ ám ảnh Nguyễn Đình Thi mãi trên con đường quanh co trở về Hà Nội. Đi bộ đến nửa đêm thì Nguyễn Đình Thi kịp trao Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch cho Ủy ban kháng chiến Hà Nội. Xong nhiệm vụ, anh đi gấp đến 4 giờ sáng thì về đến cơ quan báo Cứu quốc đóng ở Làng Sét. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, quân và dân Hà Nội, mà lực lượng nòng cốt là Trung đoàn Thủ đô đã anh dũng chiến đấu ngăn cản bước tiến của quân Pháp để người dân Hà Nội kịp tản cư ra các vùng quanh Hà Nội. Do thế lực quân Pháp quá mạnh, cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô không cân sức, bị chúng vây chặt ở Liên khu I. Còn quân Pháp đã đánh xuống vành đai Hà Nội. Đầu năm 1947, cơ quan báo Cứu quốc đóng ở làng Khúc Thủy, bên bờ sông Nhuệ, Hưng Yên. Giữa lúc báo đang chuẩn bị ra số Tết để gửi vào tặng bộ đội Trung đoàn Thủ đô đang giữ từng tấc đất Hà Nội, thì đồng chí Thép Mới về gặp Nguyễn Đình Thi và “đặt” anh làm một bài hát để tặng chiến sĩ ta. Tình cờ, trong một ngôi nhà của người Hà Nội tản cư còn sót lại chiếc đàn piano. Nguyễn Đình Thi ngồi xuống. Sau một phút lắng tĩnh, những hình ảnh về Hà Nội lần lượt ùa về. Nguyễn Đình Thi gõ từng nhịp một xuống phím đàn. Như có một sức mạnh kỳ bí, dòng nhạc tuôn chảy cùng lòng người: …“Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời. /Hà Nội hồng ầm ầm rung. /Hà Nội vùng đứng lên. /Hà Nội vùng đứng lên. /Sông Hồng réo. /Thét xung phong căm hờn sôi gầm súng. /Bùng cháy khắp phố ta ơi!/Vùng lên chiến sĩ ta ơi!/Trời Hà Nội đỏ máu”… Cứ thế, dòng nhạc tuôn chảy như một dòng thác. Bài hát “Người Hà Nội” ra đời như thế đó. Từ một bài hát “đặt hàng” sáng tác để phục vụ chính trị, cổ động chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô xông lên trận tiền giết quân thù để bảo vệ thành phố yêu dấu của mình, “Người Hà Nội” đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật bất hủ, có sức sống vượt thời gian và được nhiều người yêu thích. Điều này chỉ có thể có được bởi tài năng và tình yêu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Khi sáng tác bài hát này, ông mới 24 tuổi. Sau gần bẩy mươi năm, nghe bài hát “Người Hà Nội” và đối chiếu với cuộc sống thực tại, ta vẫn bắt gặp bóng dáng “làn áo xanh nâu” gánh gồng “tíu tít”, “ríu rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền, trên các phố Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…mà Nguyễn Đình Thi mô tả “Người Hà Nội” năm xưa. Bóng những người phụ nữ quảy quang gánh bán hàng rong, mưu sinh, nhiều khi đến phiền lòng cho giao thông, nhưng nó là một nét văn hóa Hà Nội. Nếu mất gánh gồng (cũng như mất xe xích lô), tôi e mất đi một bản sắc Hà Nội. Nguyễn Đình Thi quá giỏi khi nhận ra cái nét ấy. Trong số những người con của Hà Nội được Nguyễn Đình Thi tả trong “Người Hà Nội” của năm 1947, nay chỉ có Bác Hồ đã “đi xa”. Nhưng trong đời sống thực cũng như trong Tráng ca “Người Hà Nội”, Bác Hồ vẫn sống mãi trong trái tim người Hà Nội và các thế hệ người Việt Nam: “…bóng Người mênh mông. Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, trán Người mái tóc bạc thêm. Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, trên môi Người cười, tiếng cười ngày về./.n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 10
  • 12. trong ca khúcHà Nội Mùa Thu không chỉ là một trong bốn tiết Xuân - Hạ - Thu - Đông của Đất Trời, mà còn đong đầy nhiều cảm xúc của người Hà thành và những lữ khách cho dù chỉ thoáng gặp trong một lần ghé qua Hà Nội. Mùa Thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân Hà Nội vùng lên trong Cách mạng tháng Tám, cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật. Cũng Mùa Thu ấy, Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, làm nên một cuộc thay đổi vận mệnh của cả một đất nước, một dân tộc, và của mỗi gia đình người Hà Nội. Sau 9 Mùa Thu Hà Nội dưới gông cùm của thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội sạch bóng quân thù, tưng bừng cờ hoa hân hoan chào đón Bác Hồ và Trung ương Đảng trở về, cũng vào đúng Mùa Thu, ngày 10 tháng 10 năm 1954. Vì thế, thật dễ hiểu là Mùa Thu đã rung động con tim vốn nhạy cảm với cái Đẹp của Trời đất, với cái Đẹp của tâm hồn Con người của nhiều nhạc sĩ. Cứ mỗi độ Thu sang, các nhạc sĩ ở khắp mọi miền quê của Tổ quốc, lại hướng về Hà Nội - nơi “lắng hồn núi sông”, trái tim của cả nước, để viết về Hà Nội - nhớ về Mùa Thu Hà Nội. Mùa Thu Hà Nội đã chiếm trọn cảm xúc nhiều nhạc sĩ. Trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn từ hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội, viết về l TS.NGUYỄN MINH SAN Mùa thu Một sớm Ba Đình. Ảnh Vũ Trung Kiên 11
  • 13. in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2009), có 16 bài viết về 4 mùa ở Hà Nội. Trong 16 bài đó, thì tên bài hát có từ “Thu” (mùa thu, đêm thu, sắc trời thu, thu sớm, thu lại về, đoản khúc thu), nghĩa là tác giả lấy Mùa Thu Hà Nội làm đối tượng thể hiện trực tiếp, có 11 bài (chiếm tỷ lệ gần 70% viết về 4 mùa và chiếm 11% trong số 100 bài nhất về Hà Nội), chỉ có 04 bài tên bài hát có từ “Mùa Xuân”, có 01 bài hát tên bài hát có từ “Mùa Đông”, còn “Mùa Hạ” không có bài nào. 11 bài hát mà ngay từ tên bài hát có từ “Thu”, là: 1. Có một mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Phạm Tuyên, Lời: thơ Lê Hoàng Minh); 2. Có phải em mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Trần Quốc Lộc, Lời: thơ Tô Như Châu); 3. Đêm Thu Hà Nội (Nhạc: Lê Mây , Lời: thơ Hoàng An Hợp); 4. Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu (Nhạc: Đỗ Dũng, Lời: thơ Chơn Huệ); 5. Một sắc trời Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Văn Dung); 6. Thu sớm bước dạo (Nhạc và lời: Lê Tịnh); 7. Hà Nội mùa Thu (Nhạc và lời: Vũ Thanh); 8. Hà Nội Thu lại về (Nhạc: Đoàn Bổng, Lời: thơ Nguyễn Thị Hồng); 9. Tôi yêu mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu) 10. Đoản khúc Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn); 11. Nhớ mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn) Ngoài 11 ca khúc trên, trong số 100 ca khúc hay nhất viết về Hà Nội đó, tuy tên bài không có chữ “Thu”, nghĩa là mục đích của tác giả không viết trực tiếp về Mùa Thu Hà Nội, song trong nội dung bài hát viết về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, hay chỉ là sự kiện liên quan đến riêng tác giả đã diễn ra dưới trời Thu, sắc Thu của Hà Nội. Nhớ đến sự kiện ấy, tác giả không quên được hương sắc của Thu Hà Nội. Hay, mỗi khi bắt gặp hay nhớ về Thu Hà Nội, những kỷ niệm trên lại ùa về, đong đầy nỗi nhớ. Có thể thấy điều này trong những sáng tác sau: - Có 2 bài hát, tuy tên bài hát không có chữ “Mùa Thu”, nhưng tên bài hát có tháng nằm trong tiết Thu Hà Nội, là: Cảm xúc tháng Mười (Nhạc: Nguyễn Thành, Lời: thơ Tạ Hữu Yên); Hà Nội tháng Mười (Nhạc và lời: Xuân Giao), Tháng Mười Hà Nội (Nhạc và lời: Trương Ngọc Ninh), …Ví như bài Tháng Mười Hà Nội, Trương Ngọc Ninh đã viết những ca từ: “Tháng mười thu, phố phường thu Hà Nội. Tháng mười thu, mùa thu. Lắng nghe heo may gọi mùa thu nước xanh trong mặt hồ. Chiều xuống lá thu nhẹ rơi bồi hồi mưa thu trong tôi….”. - Những bài không trực tiếp có tên bài hát có chữ mùa Thu, nhưng viết về một loài hoa đặc trưng của Hà Nội - hoa Sữa - loài hoa chỉ nở vào cuối Thu đầu Đông, là: Hoa sữa (Nhạc và lời Hồng Đăng), Mùa hoa sữa (Nhạc: Huy Thục, Lời: phỏng thơ Hải Như); … - Tuy tên bài hát không có tên mùa Thu, nhưng ta bắt gặp mùa Thu hoặc tiết Thu Hà Nội trong nội dung ca từ, như: Hà Nội đêm trở gió (Nhạc: Trọng Đài, Lời: Chu Lai - Trọng Đài); Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Nhạc: Trương Quí Hải, Lời: dựa ý thơ Bùi Thanh Tuấn); Trời Hà Nội xanh (Nhạc và lời: Văn Ký); Im lặng đêm Hà Nội (Nhạc: Phú Quang, Lời: thơ Phạm Thị Ngọc Liên); Em ơi, Hà Nội phố (Nhạc: Phú Quang, Lời: phỏng thơ Phan Vũ),.…Ví như bài Em ơi, Hà Nội phố, ta bắt gặp những ca từ nói lên hương hoa mùa Thu rất riêng của Hà Nội là: “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”; là “cây bàng mồ côi mùa đông”, là “hàng phố cũ rêu phong từng mái ngói xô nghiêng”, là “hoàng hôn trên Hồ Tây nao nao kỷ niệm”. Đó là những cảnh sắc rất Thu của Hà Nội. Tác giả yêu say đắm cảnh sắc ấy, nhân cách hóa, ví sắc Thu như một người con gái mình yêu. Với 11 ca khúc, 11 “tuyên ngôn” về Mùa Thu Hà Nội được tác giả đặt ra ngay từ tên bài, có một điều lạ lùng, hầu hết các tác giả của những ca khúc này đều không phải là người Hà Nội. Có phải thế chăng mà Chế Lan Viên viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Tháp Rùa. Ảnh Nguyễn Minh San 12
  • 14. Trong 11 ca khúc đó, có 5 ca khúc, phần lời là thơ hoặc ý thơ của tác giả khác được nhạc sĩ phổ nhạc (là: Có một mùa Thu Hà Nội thơ Lê Hoàng Minh; Có phải em mùa Thu Hà Nội thơ Tô Như Châu; Đêm Thu Hà Nội thơ Hoàng An Hợp; Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu thơ Chơn Huệ; Hà Nội Thu lại về thơ Nguyễn Thị Hồng). Và, trong số 11 ca khúc hay nhất viết về Mùa Thu Hà Nội ấy, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một người con Xứ Huế, lại quá nửa đời người sống ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), là tác giả của 02 ca khúc là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Cả hai ca khúc này, Trịnh Công Sơn là tác giả của cả phần nhạc và ca từ. Trong số 11 ca khúc ấy, Thu sớm bước dạo là ca khúc viết muộn nhất. Theo đề tựa “Tặng Hà Nội nghìn năm của tôi”, có thể suy luận nhạc sĩ Lê Tịnh viết bài này chậm nhất là năm 2010, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi. Mùa Thu Hà Nội chỉ có 3 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, sắc Thu đã kịp vương vào con người và vạn vật của Hà Nội. Nhưng thế cũng đủ để các nhạc sĩ cảm nhận và mô tả Mùa Thu Hà Nội dưới muôn hình vạn trạng. Trong Có một mùa Thu Hà Nội, Nhạc sĩ Phạm Tuyên không tập trung tả hương sắc mùa thu thế nào mà nói về một sự kiện diễn ra vào mùa thu năm 1946, cuộc chiến 60 ngày đêm của quân dân Hà Nội, về Trung đoàn Thủ đô phải tạm rút khỏi Hà Nội, sau 9 năm lại ca khúc khải hoàn về lại Thủ đô: “Vời vợi xanh năm cửa ô. Tháng mười heo may ngọn gió, lớp lớp quân về như sóng. Rung rinh màu lá cây rừng. Mắt người Hà Nội rưng rưng. Cờ sao tung bay phố cổ. Có một mùa thu như thế, thành lời bài hát không quên”. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong Có phải em mùa Thu Hà Nội đã nhân cách hóa, gọi mùa Thu Hà Nội là “em” để trò chuyện, để bày tỏ cảm xúc của mình: về mùa Thu Hà Nội xưa, với Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, với “hồn Trưng Vương sông Hát”, mùa Thu Hà Nội “mùa thu của ước mơ”. Nhạc sĩ Lê Mây trong Đêm Thu Hà Nội, tả về một đêm mùa thu Hà Nội, bên Hồ Gươm xanh huyền thoại, nghe thu đến với đất trời, nghe lá mùa thu rơi, trong không gian êm ả, và phát hiện ra “Hương Hà Nội êm đềm, dịu dàng trong mùa hoa sữa. Đêm mùa thu đang mở cửa, đón bao câu chuyện tâm tình. Bàn chân dù muôn phương. Người đi nào nguôi quên, dáng mùa thu Hà Nội. Một Tháp Rùa lung linh quyện mây trời trong xanh. Tháp Bút nghiêng ngiêng đợi chờ”. Hà Nội giữa mùa Thu được Nhạc sĩ Đỗ Dũng tả trong Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu với “Không gian êm ả. Có những phố gầy giăng mắc sương mây. .. Chiều se se lạnh heo may rải lá vàng trong gió. Buông mặt nước hồ hai hàng liễu rủ. Tiếng chuông chiều ngân vang cùng với niềm tiếc nuối gợi nhớ miền mênh mang”. Tác giả nguyện “dù có chia xa hay gần gũi. Lặng mãi trong em mùa thu”. Nhạc sĩ Văn Dung, trong một ngày Thu đi trên đường Hà Nội, ông đã nhận ra hương sắc riêng Một sắc trời Thu Hà Nội: “Hà Nội ngây ngất nắng xao động gió heo may”, nhận ra Hà Nội “ngàn năm dấu xưa còn đó, trầm mặc uy nghi Thăng Long Đông Đô. Lặng lẽ chiều Tây Hồ, Lặng lẽ từng hồi chuông bâng khuâng trong không gian”. Trong cái hương sắc mùa thu ấy, tác giả như nghe thấy tiếng hát ngày ấy, từng nhịp bước ngày ấy, nghe vọng về lời Người (Bác Hồ) nói bao thân thương; để Hà Nội hôm nay thênh thang trong gió thu. Để ta đi bên nhau vui say bao ước mơ. Để Hà Nội đẹp bao trong trang thơ”. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “yêu” mùa Thu Hà Nội, bởi Thu Hà Nội có: “mặt hồ lấp lánh như gương soi… chiếc lá mùa thu rơi làm xôn xao Hồ Gươm…bay hương cốm mới.. màn sương thu… mùa heo may về…”. Và, tác giả nhớ về “mùa thu xưa” Cách mạng tháng Tám thành công, “lời Bác nói núi sông âm vang Ba Đình” (trong khi đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Bác đã nói : “Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”) (bài Tôi yêu mùa Thu Hà Nội). Mỗi khi Hà Nội vào Thu, cũng như mỗi người dân Hà Nội, trong lòng Nhạc sĩ Vũ Thanh lại xao xuyến, bâng Mùa cốm xanh về. Ảnh Thuỵ Anh SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 13
  • 15. khuâng “nghe gió đưa vang vọng giữa Ba Đình” lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (“lời Người thu năm ấy”), bâng khuâng nhớ về mầu cờ đỏ sao vàng rực trời Hà Nội trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (“Mầu cờ thu năm ấy”). Từ mùa Thu năm 1945 ấy, trải qua gian lao, qua chiến tranh, Hà Nội “Vẫn đây, xanh trời mây”, vẫn trọn vẹn một tình yêu trong trái tim mỗi người Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ “khuôn mặt sáng”, vẫn “duyên dáng”, vẫn giữ dáng vóc của Thủ đô một nước ngàn năm văn hiến. Có được diện mạo ấy, dáng vóc ấy, là bởi có “Em bên anh. Ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì. Hà Nội tim ta đó. Dặm dài trong gian khó. Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu” (bài Hà Nội mùa Thu). Mùa Thu Hà Hội được Nhạc sĩ Đoàn Bổng cảm nhận qua một cảnh đẹp của Hà Nội là Hồ Tây. Vào một chiều thu, Hồ Tây thật “mộng mơ”, “êm đềm”. Lúc hoàng hôn buông xuống, “trời Hồ Tây trong xanh”. Hai người yêu nhau, đứng bên nhau trong cảnh sắc ấy của Hồ Tây: “Hai chúng mình lặng im. Nỗi cô đơn vơi dần…Mơ màng trong em anh. Em dịu dàng bên anh. Anh ôm em nồng thắm”. Và, khi xa nhau, kỷ niệm ấy không bao giờ phai mờ: “Rồi từ đấy xa nhau. Bao nỗi buồn đọng lại. Trong chiều thu lắng sâu” (bài Hà Nội Thu lại về). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có 2 bài, là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Hai ca khúc, hai tâm trạng của tác giả. Trong Đoản khúc Thu Hà Nội: Trịnh Công Sơn đã tả những nét đặc trưng của tiết trời mùa thu, là: “Hà Nội mùa Thu. Hà Nội gió. Xôn xao con đường, xôn xao lá. Nhòa phố mong manh, nhòe phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Nhưng ông chỉ mượn cái hương sắc ấy để nói tâm trạng nhớ nhung một người con gái mà đoan chắc ông nhớ, khi ông đang ở Hà Nội trong một sớm mùa thu: “Hà Nội mùa thu tròn nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em…Hồng má môi em hồng sóng xa. Vì một bàn tay không ngần ngại. Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Đến Nhớ mùa Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác. Những thứ mà ông nhớ rất cụ thể, và đều là những thứ gợi hương, sắc Chiều Hồ Tây. Ảnh Thắng Sói đặc trưng của Thu Hà Nội. Và, nói đến Thu Hà Nội nếu phải dùng sắc, dùng hương để cảm, để kể, để tả, thì không thể không tả, không nhắc đến /kể đến nó: “cây cơm nguội vàng”, “Cây bàng lá đỏ”, “nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”, “mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió”, “mùa cốm xanh về thơm từng ngõ nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”, “Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng bay, … màn sương thương nhớ,… bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. Và, trong cái hương sắc mùa thu Hà Nội ấy, mặc dù “đi giữa mọi người” giữa trời Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn vẫn “nhớ đến một người”. Đoan chắc, người con gái được Trịnh nhớ đến ấy không buồn, khi lòng người nghệ sĩ “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Nhạc sĩ Lê Tịnh viết Thu sớm bước dạo sau khi những ca khúc viết về Mùa Thu Hà Nội đã rất nổi tiếng, rất được yêu thích, đã đi vào trái tim yêu Hà Nội của bao thế hệ rồi. Thời điểm tác giả viết ca khúc này là lúc không gian Hà Nội đã mở rộng, đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thông nội đô còn nhiều điều tiếng. Song, Mùa Thu năm 2010 của Hà Nội được nhạc sĩ cảm nhận về phương diện thiên nhiên, Hà Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”. Và tác giả vẫn nghe thấy trong gió Thu Hà Nội của thế kỷ XXI những tiếng vọng của mùa Thu cách mạng Hà Nội xưa: “thành phố của em gươm thiêng truyền đời đời ánh lửa”, “Vào Ba Đình nắm hương thơm thắp cháy cháy hồng điều chung thủy”. Hà Nội vẫn là “Nơi suy nghĩ tóc bạc nhiều cho trăm lối đất nước đi về”. Tác giả gửi gắm niềm tin tưởng, cũng là nhắn gửi cho muôn sau: Hà Nội “Đưa chân bước nghe thì thào, xin ai chớ quên rêu phong, cho hương sắc mãi thơm đời đời”. Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận và quyến rũ của Hà Nội. Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, ngân lên thành nhạc để: Hà Nội tim ta đó Dặm dài trong gian khó Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!./. n 14
  • 16. ĐÀI PHUN NƯỚC GẮN GỐM BÔNG SEN VÀNG Công trình nghệ thuật mới chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô Vl TRÀNG AN ào buổi tối, với kỹ thuật chiếu sáng bằng đèn đổi màu, bông sen gốm khổng lồ chuyển dần theo các màu: hồng cánh sen, hồng cam, xanh ngọc, tím biếc… ấn tượng và đẹp mắt. Bất cứ ai đến thăm công trình cũng đều cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn bay bổng đậm chất Hà thành. Đài phun nước cao gần 5m, gồm 3 tầng cánh sen được tạo hình mềm mại, thanh thoát. Mỗi tầng cánh có 6 cánh, tổng cộng 18 cánh sen được gắn hàng triệu viên gốm nhỏ 2cm x2cm. Cấu trúc vươn lên và xòe nở của bông sen gần giống với kiến trúc của chùa Một Cột gồm có một cột trụ chính tâm nâng đỡ khối hoa sen. Ngoài ra, xung quanh đài phun nước có thêm 4 chiếc ghế gắn gốm hình vòng cung. Đường diềm trang trí lưng tựa của các ghế này là nét đồ họa cầu Long Biên và phố cổ Hà Nội. Vì thế mỗi khi tựa lưng vào ghế mỗi người sẽ cảm nhận được mình đang được bao bọc bởi những gì thân thương nhất của Thủ đô. Đây là kỹ thuật in trên gốm nặng lửa rất đặc biệt của các tác giả công trình để đưa các hình ảnh 15
  • 17. cổ của Hà Nội và hình ảnh Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô lịch sử 10/10/1954 lên những tấm gốm vĩnh cửu được sắp đặt rất đương đại phía trên hình đồ họa cầu Long biên. Tác giả của công trình Đài phun nước gắn gốm bông sen vàng này là nữ họa sỹ Nguyễn Thu Thủy. Là “Công dân ưu tú” của Thủ đô (năm đầu tiên), với tình yêu Hà Nội sâu sắc,, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy- tác giả Con đường Gốm sứ ven sông Hồng, Cờ Tổ quốc và 6 bức tranh gốm độc đáo ở Trường Sa - luôn đau đáu với những ý tưởng nối tiếp ý tưởng và mong muốn được chinh phục và làm đẹp các không gian lớn ngoài trời, đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Ngay từ giữa năm 2013, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cho đã hình thành 3 ý tưởng mới về ba công trình nghệ thuật công cộng chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô là: Đài phun nước bông sen vàng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Điêu khắc gốm Trái tim tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch và Vĩnh cửu hóa hình ảnh Hà Nội cổ trên đường đê Trần Quang Khải đối diện Bảo tàng lịch sử Quốc gia. Nữ họa sỹ rất vui mừng vì cả ba ý tưởng đều được lãnh đạo UBND TP Hà Nội ủng hộ và đồng ý cho triển khai thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng thứ 3 sau đó chưa được triển khai vì vướng quy hoạch cải tạo cung đường này. Còn công trình Trái tim tình yêu Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trở thành tổng đạo diễn của hai công trình nghệ thuật công cộng mới, trọng đại của Thủ đô, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng ê kíp chính gồm: kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam, nhà điêu “ ” VÀO ĐÚNG NGÀY HÀ NỘI KỶ NIỆM SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI 60 NĂM GIẢI PHÓNG, NGƯỜI DÂN HÀ NỘI VÀ DU KHÁCH BỐN PHƯƠNG VÔ CÙNG NGỠ NGÀNG VÀ PHẤN KHỞI KHI ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG MỘT CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT NGOÀI TRỜI: ĐÀI PHUN NƯỚC BÔNG SEN VÀNG GẮN GỐM TẠI VƯỜN HOA MAI XUÂN THƯỞNG (TRÊN PHỐ MAI XUÂN THƯỞNG, ĐẦU ĐƯỜNG THANH NIÊN, HÀ NỘI) GIỮA KHÔNG GIAN XANH MƯỚT CỦA CÂY CỐI, ĐÀI PHUN NƯỚC HIỆN LÊN BỪNG SÁNG, HÀNG TRIỆU TIA NƯỚC VÀ NHỮNG VIÊN GỐM NHỎ LẤP LÁNH DƯỚI NẮNG THU VÀNG. Đài phun nước Bông sen vàng được chiếu sáng chuyển màu vào ban đêm. Ảnh Thu Thủy 16
  • 18. khắc Bùi Viết Đoàn và gần 60 thợ xây dựng và nghệ nhân gắn gốm của Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã làm việc miệt mài,cật lực trong suốt 56 ngày đêm để kịp hoàn thành công trình phục vụ công chúng Thủ đô vào đúng dịp lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng. Họa sỹ Thu Thủy cho biết, so với dự án Con đường gốm sứ, hai dự án nghệ thuật công cộng mới này đã được triển khai rất bài bản, qua các khâu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt của Sở Xây dựng. Vai trò của chủ đầu tư là Ban Quản lý chỉnh trang Đô thị Hà Nội là hết sức quan trọng. Họ là các chuyên viên có nghiệp vụ về kiến trúc, xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát các công trình xây dựng. Chính việc chịu áp lực về tiến độ và chất lượng dưới sự giám sát khắt khe của họ, chị và e kíp thực hiện đã đạt được độ hài lòng trong việc chuyển thể từ phác thảo thành tác phẩm. Trong quá trình triển khai Hoạ sĩ Thu Thủy trực tiếp gắn gốm, và chỉ đạo thi công tại hiện trường. Ảnh hoạ sĩ Thu Thủy cung cấp thực hiện, ê kíp thực hiện cũng đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ Hội đồng Nghệ thuật của Sở VH,TT&DL Hà Nội. Ví dụ như việc điều chỉnh độ nghiêng của cánh sen, thảm cỏ xanh bao quanh đài phun nước, hoa văn sóng nước thời Lý trang trí thành bể, các tone màu vàng của cánh sen… Kết quả lao động nghệ thuật vất vả là Hà Nội có thêm một đài phun nước đẹp và một vườn hoa hết sức lãng mạn. Nhìn một cách tổng thể, công trình Đài phun nước gắn gốm bông sen vàng hài hòa giữa không gian xanh của công viên Mai Xuân Thưởng, xứng đáng là một công trình nghệ thuật công cộng mang tính biểu tượng của vùng sen Tây Hồ, cũng như vẻ đẹp thanh khiết của tâm hồn người Hà Nội gửi gắm niềm vui niềm tự hào về thủ đô văn hiến trong dịp lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa này.n 17
  • 19. HỘI THẢO KHOA HỌC VĂN NGHỆ SĨ CAO TUỔI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC l VH Gs.AHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối mừng Gs. Hoàng Chương và nhà báo Kim Quốc Hoa tại Hội thảo. Ảnh Nguyễn Minh San Sáng 01/10/2014, đúng ngày “Thế giới Người cao tuổi”, tại Hội trường Bộ VH-TT& DL, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Báo Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc”. Tới dự Hội thảo có các vị: ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, TS. Đàm Hữu Đắc - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt Nam; GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.Hoàng Chương -Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Nhà báo Kim Quốc Hoa - Tổng biên tập Báo Người cao tuổi Việt Nam; cùng hơn 100 Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa nghệ thuật tham dự. Trước khi Hội thảo khai mạc, Đoàn Nghệ thuật Hội Người Cao tuổi Việt Nam, đã biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang tính dân tộc chào mừng Hội thảo. Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái chúc mừng các đại biểu tham dự Hội thảo nhân ngày “Thế giới Người cao tuổi”. Sau Báo cáo Đề dẫn của GS Hoàng Chương, lần lượt gần 20 nhà khoa học, văn nghệ sĩ trình bày tham luận, phát biểu ý kiến tại Hội thảo.n 18
  • 20. Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học Gs. Hoàng Chương phát biểu tại buổi Toạ đàm l NGUYỄN MINH HOÀNG (Bài và ảnh) PGS.TS Hồng Vinh phát biểu tại buổi Toạ đàm Nguyễn Á Tọa đàm khoa học “Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam của Nguyễn Á” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức sáng ngày 04 tháng 10 năm 2014, tại Hội trường Bộ VH-TT&DL (Hà Nội). Tham dự Tọa đàm, có: PGS. TS Hồng Vinh - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; TS. Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; TS. Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông; TS. Bùi Mạnh Hải - nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN; PGS. TSKH Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL; Ông Vũ Văn Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin tuyên truyền Ủy ban Biên giới quốc gia; TS. Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ QP; Ông Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; các Giáo sư, Tiến sĩ, NSND, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hàng đầu, như: GS Phong Lê, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, GS Đặng Kim Chi, GS Nguyễn Lân Dũng, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, NSND Đặng Nhật Minh, NSND Đàm Liên, NSND Phạm Thị Thành, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, TS Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan,…Tham dự Tọa đàm còn có Anh hùng Quân đội La Văn Cầu, Thiếu tướng Anh hùng Quân đội Lê Mã Lương, Đại tá Nguyễn Duy Quang - Trưởng phòng KHQS Cảnh sát biển Việt Nam. Một điểm thú vị và mang ý nghĩa chính trị - khoa học rất lớn là sự xuất hiện tại cuốc Toạ đàm giữa Thủ đô, xung quanh các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ hàng đầu đất nước của những cán bộ, chiến sĩ vừa bước ra khỏi những ngày lao động, chiến đấu căng thẳng, mệt mỏi, cái chết chỉ cách trong gang tấc khi làm nhiệm vụ thực thi pháp luật Việt 19
  • 21. Toàn cảnh buổi Toạ đàm Gs. Hoàng Chương, Gs. Nguyễn Lân Dũng, NSNA Nguyễn Á chụp ảnh lưu niệm với CBCS tàu CSB 803 Nhạc sĩ Phạm Tuyên GS.TSKH Hồ Ngọc Đại NSND Chu Thúy Quỳnh Nam trên vùng biển Hoàng Sa để ngăn cản Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là ông Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng đảo Song Tử Tây (Trường Sa), là Thiếu tá Nguyễn Văn Hưng - Thuyền trưởng tầu Cảnh sát biển 8003 và nhiều chiến sĩ cảnh sát biển thuộc cấp trên Tầu 8003. Tầu CSB 8003 chính là con tầu mà nghệ sĩ Nguyễn Á đã có mặt để chụp nên những bức ảnh - bằng chứng không thể chối cãi về sự hung hăng, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của Trung Quốc, được in trong cuốn sách ảnh nghệ thuật “ Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam”. Sau bản Báo cáo đề dẫn của GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đã có 15 tham luận, phát biểu ý kiến tại Tọa đàm của các đại biểu: TS Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Đoàn Thị Tình, TS Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, GS Phong Lê, NSND-Đạo diễn Đặng Nhật Minh, Anh hùng Quân đội La Văn Cầu, Anh hùng Quân đội - Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai, NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, ông Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Song Tử Tây - Trường Sa,… Nội dung chính của các tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm được PGS.TS Hồng Vinh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, thành viên Chủ tọa cuộc Tọa đàm tổng hợp, như sau: 1. Tôi rất tán đồng với nhận xét của GS. Phong Lê là chưa có một buổi Tọa đàm khoa học giữa Thủ đô nào về một cuốn sách ảnh lại thu hút đông đảo các Giáo sư, NSND, nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật đến dự và phát biểu thật cảm xúc, thật ngưỡng mộ, khâm phục như buổi Tọa đàm về cuốn sách ảnh “Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam” của nghệ sĩ Nguyễn Á hôm nay. Mọi người có mặt tại buổi Tọa đàm này là biểu thị sự trân trọng một sản phẩm văn hóa phản ánh kịp thời đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 20
  • 22. NNC Nguyễn Mại và NSNA Nguyễn Á CBCS tàu CSB 803 tại Toạ đàm GS Nguyễn Lân Dũng NSND Đặng Nhật Minh Nhà sử học Dương Trung Quốc của đất nước ta trong những tháng qua, cũng là thấm đẫm mồ hôi, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức lực của nghệ sĩ Nguyễn Á. Chính cuốn sách ảnh này của Nguyễn Á đã nói thay tiếng lòng của chúng ta, tình cảm của chúng ta về một vấn đề thiêng liêng, đó là chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo là vô cùng thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Quân đội ta, nhân dân ta, và tất cả chúng ta ở đây không thể đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với thế giới. 2. Tất cả các ý kiến phát biểu trong cuộc Tọa đàm này đều đánh giá rất cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cuốn sách. Cuốn sách bắt nguồn từ Tâm - Tài và Tầm của Nguyễn Á. Tâm là lòng yêu nước, yêu nhân dân, là trách nhiệm của một công dân, trách nhiệm của một nghệ sĩ chân chính - một chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật khi cầm máy của Nguyến Á. Khi tác nghiệp ngoài Hoàng Sa - Trường Sa - đó là cuộc chiến đấu của Nguyễn Á trong những ngày tháng Biển Đông dậy sóng chống Trung Quốc xâm phạm vùng kinh tế đặc quyền của chúng ta. Tác giả đã lao động tới tận cùng, yêu nước đến tận cùng. Đó là thái độ sống thật đáng trân trọng, đáng mặt một đấng nam nhi, cần được nhân rộng trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ. Tài ở Nguyễn Á thể hiện ở chỗ anh có cách thức tiếp cận sự kiện - đối tượng sáng tác từ nhiều chiều, nhiều góc độ. Anh đã phải chụp trên 10.000 bức ảnh để từ đó chọn ra hơn một nghìn bức ảnh in trong cuốn sách, phản ánh vô cùng sinh động nhiều lớp người, từ cán bộ chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa, trên các nhà giàn DK1, trên các tầu cảnh sát biển, tầu kiểm ngư, là những ngư dân, các nhà sư ở đảo Trường Sa, người dân trên đảo lớn Trường Sa, trên đảo Lý Sơn,...Ảnh về những con người sống, lao động, chiến đấu ở nơi đầu sóng ngọn gió của Nguyễn Á luôn luôn toát lên niềm lạc quan. Đây chính là động lực làm nên sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh đánh thắng bất cứ kẻ thù nào xâm lược nước ta. 3. Trên một nghìn bức ảnh in trên gần 400 trang sách, được tác giả tập trung vào mấy nội dung sau: - Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đó là điều 21
  • 23. Anh hùng Quân đội La Văn Cầu Trạm trưởng Trạm Hải đăng đảo Song được khẳng định qua các tư liệu lịch sử là không thể đảo ngược. Và chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa, về biển đảo là thiêng liêng không gì có thể đánh đổi được. - Những tấm gương bộ đội, ngư dân, các lực lượng thực thi pháp luật, nhân dân cả nước hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, về biển đảo, mỗi khi có kẻ thù xâm lược, hay mỗi khi biển đông sóng to gió lớn gây tàn phá, … - Phản ánh tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Thông qua cuốn sách ảnh này thấy tình cảm của đất liền dành cho những người chiến sĩ ở Hoàng Sa, Trường Sa. Cho thấy, Hoàng Sa, Trường Sa luôn có một điểm tựa vững chắc là đất liền, làm cho Hoàng Sa, Trường Sa không xa đâu. - Cuộc sống lao động, chiến đấu của các chiến sĩ, ngư dân trên các đảo nổi, đảo chìm, giữa biển khơi… 4. Cuốn sách đã gửi đi một thông điệp: với một Quân đội anh hùng, với một dân tộc luôn yêu chuộng và khát khao hòa bình, nhưng không ảo tưởng, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta đã nhận được sự đồng tình của nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta nhất định sẽ giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam. Chúng ta không quên lời nhắn nhủ của vua Lê Thánh Tông năm xưa: “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Lê Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người ấy sẽ bị trừng trị nặng”. 5. Một số đại biểu nêu ý kiến về hướng phát hành cuốn sách, về trao tặng tác giả Nguyễn Á một phần thưởng xứng đáng. Những ý kiến này đã nhận được sự tán đồng của các đại biểu tham dự Tọa đàm. Cụ thể: - NSND Đặng Nhật Minh, Nhạc sĩ Phạm Tuyên đề nghị, trong các lần tái bản, cuốn sách cần có thêm phần chú thích bằng tiếng Trung Quốc. Theo các ông, đối tượng chủ yếu trong công tác tuyên truyền vạch bộ mặt thật của thế lực bành trướng Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giữ gìn biển đảo là 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc. - Ý kiến của Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương: cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối ngoại (của Bộ Ngoại giao). Vì vậy cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Cuốn sách này cần được các đoàn đi công tác nước ngoài mang đi tuyên truyền, các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có cuốn sách này, đồng bào ta ở nước ngoài cần có cuốn sách này,… - Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc: Cuốn sách này là kho tư liệu quí, là tài sản quí của quốc gia về chủ quyền biển đảo. Cần coi trọng quảng bá rộng rãi. - Một số ý kiến đề nghị: Bộ VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT, Bộ Ngoại giao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, … Tử Tây - Bùi Đức Bệ cần mua cuốn sách này để phục vụ công tác tuyên truyền của mình. - NSND Chu Thúy Quỳnh, NNC văn hóa Nguyễn Mai: Nhà nước nên ghi công xứng đáng cho Nguyễn Á (có ý kiến là thưởng Huân chương Độc lập, có ý kiến là Huân chương Lao động, có ý kiến là Bằng khen Thủ tướng Chính phủ,…).Trao tặng Phần thưởng nào thì cũng đề nghị Trung tâm NCBT&PHVHDT và Hội NS nhiếp ảnh Việt Nam cũng cần có hình thức, bước đi theo đúng qui trình của Nhà nước. 6. Tổ chức cuộc Tọa đàm này, một lần nữa GS. Hoàng Chương và Trung tâm NCBT&PHVHDT lại “Ghi điểm”. Bởi trước cuộc Tọa đàm hôm nay, cách đây không lâu, cũng chính Hội trường này, Trung tâm đã tổ chức cuộc Tọa đàm “Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng Sa - Trường Sa”. Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Á, một già một trẻ, cùng vì Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam. Nhờ hoạt động của Trung tâm, Hà Nội có mặn mòi của biển cả, có hơi thở của Hoàng Sa, Trường Sa, hơi thở của biển đảo thân yêu của chúng Ta. Hà Nội và cả nước luôn hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Hoàng Sa, Trường Sa luôn hướng về Hà Nội - Thủ đô Anh hùng, trái tim của cả nước./.n 22
  • 24. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ Trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Cách đây gần một thế kỷ, ngày 21/6/1925 do xác định báo chí là công cụ tuyên truyền, đồng thời cũng là vũ khí đấu tranh của Đảng, của cách mạng nên ngay lúc mới về nước, Hồ Chủ tịch đã sáng lập đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra tờ Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên, tiền thân của báo Nhân dân ngày nay. Đến nay, báo chí đã trở thành lực lượng hùng hậu với nhiều loại hình: báo viết, báo hình, báo ảnh, báo nói và báo điện tử. Ngoài việc tuyên truyền về các mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh... báo chí cách l GS HOÀNG CHƯƠNG mạng của chúng ta còn giành một thời lượng và một tỉ lệ số trang không nhỏ cho việc tuyên truyền về văn hóa, trong đó có việc tuyên truyền, quảng bá và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Nước ta là một đất nước giàu có và phong phú về di sản văn hóa, từ vật thể đến phi vật thể. Những Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những di tích lịch sử như Đền Hùng, Thành Cổ Loa, Điện Biên Phủ, Hang Pắc Pó, Chùa Hương Tích - Hương Sơn (Hà Nghệ thuật tuồng. Ảnh Quốc Bảo 23
  • 25. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Tĩnh), Chùa Hương (Hà Tây), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Yên Tử (Quảng Ninh)... và hàng ngàn chùa chiền miếu mạo, hàng trăm tháp Chàm uy nghi ngạo nghễ đứng vững hàng 7,8 trăm năm như ở Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định hiện nay. Về di sản văn hóa phi vật thể như hát Bội (Tuồng), Bài Chòi, Chèo, Cải Lương, múa rối nước, dân ca, dân vũ, kể khan Tây Nguyên, Dù kê Nam bộ, Nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, quan họ, ca trù, hát xoan, cồng chiêng Tây Nguyên, và các hình thức âm nhạc dân gian khác như Hát Xẩm, Chầu văn, Ví dặm... rải khắp từ Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung đến Nam Bộ. Đó là vốn quý của dân tộc ta, là niềm tự hào của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hóa phong phú, đặc sắc lâu đời và bền vững nên không có một thế lực ngoại bang nào khuất phục được. Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, do chiến tranh tàn phá và thiên tai tác động, kể cả con người nữa mà sự mai một, sự mất mát, sự hao mòn về di sản văn hóa dân tộc không phải là nhỏ, chính vì vậy mà ngày 29/6/2003 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Di sản văn hóa, xác định: Di sản văn hóa gồm: “Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác...”. Tiếp theo, ngày 11/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị định số 92/2002 quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa, thì văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, Chữ viết, Tác phẩm văn học nghệ thuật, Khoa học, Ngữ Văn truyền miệng, Diễn xướng dân gian, Lối sống, Nếp sống, Lễ hội, Nghề thủ công truyền thống, Tri thức văn hóa dân gian. Báo chí từ Trung ương đến địa phương đã lên tiếng hưởng ứng những nghị quyết và nghị định hết sức quan trọng của Quốc hội cũng như Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Thật ra không phải chờ khi có luật và có nghị định Di sản thì báo chí mới quan tâm đến vấn đề này, mà từ trước đây báo chí đã từng lên tiếng, phản ánh rất nhiều về thực trạng của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Cũng có thể nói báo chí đã là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của Luật Di sản văn hóa mà Quốc hội đã thông qua. Nếu thống kê được thì trong vài thập kỷ qua đã có hàng trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ, đài phát thanh đã lên tiếng phê phán tình trạng xâm phạm di sản văn hóa như khối đá hình Nàng Tô Thị (ở Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu ( ở Hà Tây), Mộ Nguyễn Du (ở Hà Tĩnh)... nhà cổ ở Hà Tây và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị biến dạng, bị “gieo vừng ra ngô” ! Nhờ có báo chí mà ngăn chặn được dự án “100 kiệt tác sân khấu” với 100 tỷ đồng ở Nhà hát Tuổi trẻ vào năm 2010. Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, do chiến tranh tàn phá và thiên nhiên tác động cộng với hành vi xâm phạm của con người mà sự mai một, sự mất mát, sự hao mòn về di sản văn hóa dân tộc không phải là nhỏ. Nhờ có tiếng nói của báo chí mà sự xâm hại di sản văn hóa được ngăn chặn phần nào. Thông qua báo chí mà người trong nước và cả bạn bè quốc tế mới hiểu được cái hay, cái đẹp của vốn di sản sân khấu truyền thống quý giá như tuồng, chèo, múa rối nước cùng các hình thức âm nhạc dân gian đặc sắc như Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế v.v... Báo chí đã làm được một việc rất quan trọng là phát huy, tôn vinh những tài năng, nghệ thuật dân tộc từ xa xưa Liền chị quan họ Bắc Ninh. Ảnh Nguyễn Minh San 24
  • 26. và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp. Chính những nghệ sĩ tài năng này là hiện thực sống động của di sản nghệ thuật dân tộc. Cũng nhờ có báo chí mà những lễ hội dân gian được tiến hành hàng năm trong không khí trang nghiêm, hấp dẫn, cộng đồng đến với tâm linh và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời báo chí cũng phê phán những lễ hội tổ chức thiếu nghiêm túc hoặc thương mại hóa lễ hội, hướng lễ hội thật sự đi vào đời sống tâm linh trong sáng và có tính văn hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình đều vào cuộc một cách có hiệu quả. Một số tờ báo không mấy mặn mà với di sản văn hóa, dường như mục bảo vệ di sản không được chú trọng. Đây là biểu hiện của sự khủng hoảng về thẩm mỹ văn hóa và sự thiếu quan tâm tới di sản văn hóa dân tộc của một tờ báo và nhà báo. Nhờ có tiếng nói của báo chí mà các cơ quan chức năng Nhà nước mới biết và mới thực sự chuyển biến, thật sự quan tâm tới việc bảo vệ, việc đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, xuống cấp và mất mát, đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các di sản văn hóa dân tộc kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Thông qua báo chí mà người trong nước và ngoài nước mới hiểu được cái hay cái đẹp của tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, bài chòi, ví dặm, ca Huế, hát xẩm, Đàn đá Khánh Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Đàn ca tài tử Nam Bộ, Đàn hát then Tây Bắc... mới biết tới những phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích Tràng An - Ninh Bình, Thành nhà Hồ - Thanh Hóa mà UNESCO đã công nhận là Di sản VH của thế giới. Báo chí cũng làm được cái việc rất quan trọng là phát huy, tôn vinh những tài năng nghệ thuật dân tộc từ xa xưa như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Nguyễn Hiển Dĩnh (tuồng), Nguyễn Đình Nghị, Trùm Thịnh, Cả Tam, Tào Mạt...(chèo), Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Châu (cải lương) và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp. Nhờ có báo chí mà đông đảo nhân dân mới biết được tới Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc... (Hát Ả Đào) lừng danh và mới biết được Hà Thị Cầu một tài năng hát xẩm có một không hai, nhờ có báo chí mà bạn bè khắp năm châu được làm quen với di sản văn hóa Việt Nam và tìm đến văn hóa Việt Nam với tấm lòng say mê hứng thú. Có thể nói, vai trò của báo chí thật là quan trọng, thật là to lớn trong việc bảo tồn và SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN phát huy di sản văn hóa DT trong hơn nửa thế kỷ qua và nhờ có báo chí mà nhận thức về văn hóa của nhân dân ta được đúng đắn hơn. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế, và quân sự đều có những chương mục giành riêng cho văn hóa, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hóa dân tộc, khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hóa dân tộc. Nhờ có báo chí gióng lên tiếng chuông cảnh báo, phát hiện những cái sai phạm trong việc bảo vệ di sản mà cơ quan quản lý Nhà Nước mới biết được, hoặc biết rõ hơn thực trạng một di sản nào đó đang xuống cấp, đang bị xâm hại mà kịp thời giải quyết. Điển hình như Chùa Hương - Hà Tây, hoặc vụ cáp treo Yên Tử ở Quảng Ninh trong năm 2002, hoặc vụ Đàn Nam Giao ở Huế bị phá, vụ Tượng đá Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn bị đập, hoặc nhiều tượng đá ở Bảo tàng Chàm (Đà Nẵng) bị mất cắp, hoặc nhà cổ ở Hà Tây bị làm mới... Cũng nhờ có báo chí lên tiếng mà nạn phá tuồng, phá chèo được hạn chế, một phần nạn “cải tiến” nghệ thuật dân tộc quá đà được ngăn chặn. Tuy nhiên không phải tất cả các tờ báo, đài phát thanh truyền hình, đài TNVN đều vào cuộc với cơ quan bảo vệ văn hóa dân tộc, mà thực tế cho thấy không ít tờ báo và đài truyền hình chưa thật quan tâm, hoặc chưa mạnh tay trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Một số tờ báo không mấy mặn mà với các di sản văn hóa dân tộc, dường như mục bảo vệ di sản không mấy phù hợp với những trang giật gân, những hình ảnh hở hang, xa lạ kiểu Châu Mỹ, Châu Âu nào đó, hoặc có xu hướng nghiêng về nói chuyện đời tư nghệ sỹ... Dĩ nhiên loại báo chạy theo thị hiếu tầm thường lại được những người thẩm mỹ thấp kém đón nhận nhiệt tình và báo bán chạy hơn. Cũng có một số tờ báo vô tình hay cố ý tiếp tay cho những người làm lu mờ bản sắc dân tộc. Ví dụ như vở tuồng, vở chèo, cải lương, vở Bài chòi nào đó mới công diễn mà chất Tuồng, chất chèo, cải lương lại mờ nhạt, nhưng người viết báo lại khen là “rất tuồng”, “rất chèo”, rất “cải lương” và có sự hấp dẫn v.v... và v.v... Cũng có thể người viết bài chưa hiểu đặc trưng của các loại hình nghệ thuật truyền thống này, nên cứ “ca” để động viên các nghệ sĩ, nhưng cũng có người theo thị hiếu, theo sở thích của mình mà viết và cho đăng trên báo, không nghĩ tới tác hại là “ bôi dầu cho kiến leo”, tức là những người “phá tuồng”, “phá chèo” dựa vào những bài báo sai trái đó mà khẳng định mình, đánh bóng mình. Những bài báo loại này đã đưa lại 25
  • 27. hệ lụy cho một số diễn viên tuồng, chèo không sành hát tuồng, hát chèo, hát cải lương, hát Bài chòi nên đã trượt dài theo hình thức kịch nói, cuối cùng nghề của ông cha không nắm vững được. Đó là nguyên nhân của sự mai một di sản văn hóa dân tộc. Vì không xác định được vai trò vị trí của báo chí là tôn vinh cái đẹp của dân tộc và phê phán cái ngoại lai, cái bắt chước nước ngoài một cách ngây thơ, vụng về, thiếu chọn lọc, nên đã không ít bài báo cứ bốc đồng ca ngợi một vài nhạc sĩ, một số ca sĩ nào đó, những người nhân danh vì thế hệ trẻ mà sáng tạo và biểu diễn phục vụ cho giới trẻ, nhưng thực chất là làm hại thế hệ trẻ, bởi họ phải nhồi nhét, phải hưởng thụ những sản phẩm độc hại, giai điệu thì nghèo nàn, ca từ thì sáo rỗng, lặp đi lặp lại chỉ là những lời yêu đương trăng gió thiếu tính tư tưởng, thiếu tính nhân văn, thiếu tính giáo huấn và thiếu cả tính thẩm mỹ dân tộc. Chưa nói là cung cách ăn mặc và biểu diễn của diễn viên thì rập theo phương Tây, thậm chí còn quá quắt hơn, quái dị nên không ít người cho rằng: các ca sĩ đang khoe cơ thể, đang lên cơn điên, hoặc tập thể dục trên sân khấu. Cũng đã có một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Văn Hiến Việt Nam, Văn Hóa, Toàn Cảnh, Lao Động, Tiền Phong... đã có nhiều bài giới thiệu về sân khấu dân tộc, về di sản văn hóa dân tộc, đồng thời có một số bài phê phán những hiện tượng xâm hại di sản và hiện tượng phi nghệ thuật trong đời sống nghệ thuật hiện nay. Nhưng “gió cứ thổi người cứ đi”, nghệ thuật dân tộc vẫn lép vế, nghệ thuật hiện đại lai căng vẫn lên ngôi, và người tán dương cho thứ nghệ thuật lai căng vẫn tồn tại. Nhìn chung giữa xây và chống trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trên mặt trận báo chí hãy còn trong thế hai chiều đối nghịch giữa hai khuynh hướng dân tộc và hiện đại, giữa thương mại và bảo vệ truyền thống mà vai trò của báo chí hết sức quan trọng. Đó là thực tế trên cả nước. Riêng với một địa phương như Bình Định, tình hình cũng không khá hơn. Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc lỗi lạc Quang Trung - Nguyễn Huệ, Bình Định cũng là quê hương của những văn thần võ tướng lừng danh như Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Đặng Văn Long... thời Tây Sơn và những chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời kháng Pháp như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Võ Duy Dương, Chàng Lía... Bình Định là quê hương của danh nhân Đào Tấn (hậu tổ hát bội) của Nguyễn Diêu, Lê Đại Cang và rất nhiều danh nhân khác. Bình Định là đất tuồng, đất Bài chòi và đất võ, đặc biệt Bình Định là nơi hai cha con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành đã sống và chia tay lần cuối trên lãnh thổ Việt Nam. Trừ Nghệ An và Huế, chưa ở đâu Bác Hồ thời trẻ sống tới hơn một năm như ở Bình Định. Nhưng cho đến nay văn hóa Bình Định chưa có nhiều người biết đến, bởi báo chí chưa thật sự quan tâm. Vì vậy mà nhà biên kịch bộ phim “Nhìn ra biển cả” (nói về hành trình của Bác Hồ từ Huế vào nam tìm đường cứu nước) đã bỏ sót hơn một năm Bác đã từng ở Bình Định trước khi dừng chân 5 tháng ở trường Dục Thanh - Phan Thiết. Bình Định đã tổ chức hội thảo cấp quốc gia về Nguyễn Tất Thành ở Bình Định nhưng sau hội thảo lại không được tuyên truyền đầy đủ trên báo (kể cả tờ Thông tin Bình Định không có một dòng) nên chẳng mấy ai biết sự kiện lịch sử quan trọng này. Cũng vì báo chí không quan tâm mà khi Bình Định tổ chức kỷ niệm 50 năm giải phóng An Lão, có nhiều người nhầm An Lão ở Hải Phòng, cũng như Hà Nội có con đường mang tên Đào Tấn nhưng người Hà Nội không biết Đào Tấn là ai, buộc đài PTTH Hà Nội phải mời tôi nói về con người và sự nghiệp danh nhân Đào Tấn cho người Hà Nội biết. Mới đây Bộ trưởng Bộ VH - TT&DL đã trao bằng di tích văn hóa cấp quốc gia cho hai loại hình di sản đặc biệt của Bình Định là Võ thuật dân tộc và nghệ thuật Bài chòi dân gian (Bài chòi đang được lập hồ sơ trình UNSECO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại). Nhưng tôi theo dõi đăng tin về võ thuật và Bài chòi còn quá khiêm tốn, như vậy làm sao gây được ấn tượng cho người đọc? Nên còn rất ít khách du lịch đến Bình Định so với Đà Nẵng, Nha Trang. Về điểm này, phải nói là cả hai phía chủ thể và khách thể - Chủ phải thật sự quan tâm tới vai trò của báo chí, khách phải quan tâm tới di sản văn hóa dân tộc của Bình Định. Chúng ta đang ngồi trên mỏ vàng mà không biết vàng ở đâu bởi không có người mách bảo. Trong dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tổ chức gặp gỡ báo chí, ông nhấn mạnh rằng “ báo chí là liều thuốc bổ giúp cho tim mạch Hà Nội được mạnh khỏe thăng hoa...”. Cách làm này đem lại hiệu ứng rất cao, bởi báo chí là tai mắt, là tư vấn và là người bảo vệ di sản văn hóa chính thể, cho những người lãnh đạo các cấp, trong đó có bảo vệ di sản văn hóa dân tộc vì nếu văn hóa dân tộc không được bảo vệ một cách thường xuyên và chu đáo, thì sẽ mất văn hóa, mà mất văn hóa là mất nước./.n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 26
  • 28. TRẦN HUY LIỆU một người tù Chăm học l TRẦN CHIẾN Khám Lớn Sài Gòn đã vào đêm. Ngọn đèn hành lang soi lờ mờ bóng người lính gác bất động. Thỉnh thoảng anh ta đứng dậy, xốc súng đi rảo qua các phòng giam. Tiếng ngáy, tiếng chép miệng, nghiến răng như một bản hợp xướng kinh khủng, khúc “sô lô” là tiếng rên của người bị đánh ban ngày. Mò mẫm trong xó tối, Liệu lôi ra mảnh báo tiếng Pháp. Lợi dụng ánh đèn ngoài kia, và lúc người lính gà gật, anh đứng hẳn dậy xem. Đến một chỗ ngắc ngứ thì ngẩn người ra, cứ thế tần ngần, cuối cùng mò mẫm đến cuối phòng, lay người dược sĩ bị bắt vì tội làm thuốc giả. - Này, hỏi tí đây. “Anh-đê-păng-đăng-xơ” là gì? - Là “độc lập” - người dược sĩ lầu bầu, trở mình ngủ tiếp. - Nhưng “Anh-đê-păng-đăng” cũng là “độc lập” kia mà… - Một đằng là tính từ, một đằng là danh từ. Còn gì nữa không? - Còn một đoạn nữa nhưng tối quá. Tiếng thì thào làm vài người thức dậy. Góc bên kia có tiếng càu nhàu: - Thôi bố trẻ ơi, để chúng con ngủ ạ. - Rõ là con mọt, đêm xuống mới cót két. -Đ. mẹ thằng nào phá giấc ông… Mai cho một trận! Một thường phạm nổi cáu làm Liệu lo lắng, lui về chỗ. Cái bọn chuyên lấy đấm đá đạp làm cơm ăn nước uống hàng ngày, anh ngán lắm, dù ngoài kia có lúc chỉ huy cuộc mít tinh cả vạn người. Mảnh báo lại bị dúi vào xó, để mai lôi ra. Ấy là vào năm 1927, những hoạt động chính trị tạm lắng xuống với Liệu. “Lắng xuống” vì anh phải nằm bót sáu tháng, “trận phủ đầu êm dịu” của chánh cẩm Arnoux với kẻ quậy phá nguy hiểm. Nhưng Khám Lớn có cái hay, là chỗ để bồi bổ sự học. Liệu rất tự tin khi dùng tiếng Việt và chữ Nho, nhưng lỗ mỗ về tiếng Tây. Vào khám thiếu tự do mà anh không phát điên, có lẽ vì nhờ cái đức “mọt sách bẩm sinh”. Vào Nam Kỳ, xứ thuộc địa Pháp, sinh sống, thực hành chí hướng đều bằng chữ nghĩa, Liệu thấy có quá nhiều thứ mình còn thiếu. Thực dân sang đây đô hộ người Việt, đặt chế độ cai trị tàn ác khiến anh căm thù. Nhưng nước Pháp - với tư tưởng “Tự do- Bình đẳng-Bác ái” những nhà triết học của thế kỷ Ánh Sáng- hấp dẫn anh. Trước đó, những “Tinh thần pháp luật”, “Khế ước xã hội”, rồi nay là “Tư bản luận”, “Lịch sử tiến hóa nhân loại”, “Lịch sử tư tưởng thế giới”… anh đã đọc qua tiếng Hoa của Thương vụ ấn quán Thượng Hải. Nhưng chỉ là ông đồ non mà làm báo ở Nam Kỳ thì thiếu hụt quá. Thời làm chủ bút Đông Pháp thời báo, Liệu lấy tin khá nhiều ở báo chữ Tây. Trước khi đưa người biết dịch, anh hay tò mò “điểm” những từ quan trọng, đoán nội dung tin, hễ khớp với bản dịch mà thấy mình mò đúng thì khoái chí lắm. Liệu nhất định phải học tiếng Pháp. Không hệ thống cũng được. Nhưng 27 HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT