SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM
6
1.1. Thu hồi đất và người dân bị thu hồi đất 6
1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi
đất ở việt nam
13
1.3 Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu
hồi đất
35
Ch¬ng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
45
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
đai
45
2.2. Thực trạng triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với
người dân bị thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh
48
2.3. Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua
63
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
86
3.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư dối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian
tới
86
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 89
1
người dân bị thu hồi đất ở tỉnh Quảng Ninh
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của các dự
án trong 5 năm (từ năm 2005 - 2009)
65
2.2 Tổng hợp tình hình phân bổ các dự án trên địa bàn toàn tỉnh thời
gian 5 năm từ (2005 - 2009)
67
2.3 Tổng hợp số dự án theo nguồn vốn đầu tư 68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
2.1 Số lượt đơn thư, khiếu nại, tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh
83
2.2 Các dạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 84
2.3 Khiếu nại hành chính đối với bồi thường, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất
85
3
MỞ ĐẦU
4
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có tầm quan trọng to lớn đối với người dân cả về phương diện
nơi ở lẫn tư liệu sản xuất. Ở nước ta, Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân và ủy quyền cho Nhà nước quản lý, Nhà nước giao cho dân cư sử
dụng. Từ khi chính thức giao đất cho người dân, Nhà nước ta đã tuyên bố bảo
hộ quyền sử dụng chính đáng đất của dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển kinh tế nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, trên lãnh thổ
nước ta đã, đang và sẽ có hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng chiếm đất ở và đất
sản xuất của dân cư. Sự xuất hiện của các công trình này là tất yếu bởi chúng
cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện chung, nhưng người
dân bị thu hồi đất để xây dựng công trình thì bị thiệt thòi và cuộc sống bị
xáo trộn.
Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, trong những năm gần đây
Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành
cho các hộ dân bị thu hồi đất. Chính sách này đã giúp cho người dân bị thu
hồi đất bước đầu ổn định trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, một bộ phận không
nhỏ trong số các hộ dân bị thu hồi đất còn bức xúc do tiền bồi thường không
tương xứng với giá thị trường, chính sách bồi thường chưa hợp lý, việc tái
định cư và hỗ trợ người dân đến nơi ở mới chưa thật sự hiệu quả...Thực tế đó
đòi hỏi Nhà nước ta phải tiếp tục đổi mới chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định đối với người dân bị thu hồi đất.
Nằm trong bối cảnh chung đó, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó
khăn khi xây dựng và triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trên địa bàn. Tuy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong những năm
gần đây ở tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nhưng cả
trong nội dung chính sách lẫn trong tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều vướng
5
mắc, vừa làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự
án đầu tư, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của nền kinh tế.
Vì thế, việc tìm kiếm cơ sở lý luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu
lực và tác động xã hội tích cực của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư là nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền tỉnh.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc tìm tòi đó
học viên lựa chọn đề tài "Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối
với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" làm đối tượng
nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu chính sách đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất (nay là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất) theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày
24/11/1998 của Chính phủ "về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phục
vụ cho lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng" theo
tinh thần Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998.
Trong thời gian gần đây, cũng có một số tác giả nghiên cứu về các vấn
đề khác nhưng có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối
với người dân bị thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 như:
Luận văn thạc sĩ: "Vận dụng Lý luận của C.Mác về giá cả ruộng đất
vào định giá đất ở Việt Nam", của Phan Văn Ninh, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2004;
Luận văn thạc sĩ: "Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế
nước ta hiện nay" của Trần Đức Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2005;
6
Luận văn: "Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa
bàn thành phố Hồ chí Minh", của Trần Văn Điển, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2004;
Luận văn: "Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị
trường bất động sản ở Việt Nam", của Lê Mạnh Dân, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, năm 2004
Ngoài ra, cũng có một số luận văn khác nghiên cứu về chính sách thu
tiền sử dụng dụng đất, lệ phí trước bạ... Những vấn đề này có liên quan chặt
chẽ đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế thì đến nay chưa
có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về "Chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh", đặc biệt là trên góc độ lý luận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý thuyết của chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị
giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Để hoàn thành mục tiêu nêu trên luận văn có nhiệm vụ:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất ở nước ta;
Tổng thuật kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất của một số địa phương
trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh;
Phân tích, chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay;
7
Kiến nghị định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với người dân mất đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ở đây,
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là sự cụ thể hóa các chính sách
chung của Luật Đất đai, các Nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành
cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh cũng như tuân thủ chế
độ phân cấp quản lý đất đai, tài chính của Nhà nước. Nói cách khác, ngoài các
quy định chung đã được quy định để thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn
quốc, luận văn còn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đồng thời có
khảo sát một số chính sách do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng đến công tác
kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện.
Nội hàm chính sách bao gồm cả nội dung chính sách lẫn phương thức tổ chức
thực hiện chính sách.
Thời gian khảo sát chủ yếu từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 - ngày Luật
Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối
luật pháp của Nhà nước ta để xem xét chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất. Điểm tựa quan trọng của
cách tiếp cận này là đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải có trách nhiệm với người dân có đất bị thu hồi.
8
Trong các phân tích sâu sẽ kết hợp phương pháp tổng hợp với phương
pháp phân tích, phương pháp quy nạp và ngoại suy để đánh giá tiến trình lịch
sử cụ thể của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị
Nhà nước thu hồi đất ở Quảng Ninh.
Đặc biệt, tiêu chí đánh giá chính sách chủ yếu dựa vào kết quả thực
tiễn gắn với điều kiện của Quảng Ninh.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Đưa ra các căn cứ khoa học của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với người dân bị thu hồi đất.
Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất hiện
tại ở Quảng Ninh.
Kiến nghị hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam.
Chương 2: Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người
dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM
1.1. THU HỒI ĐẤT VÀ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
1.1.1. Đất đai trong đời sống kinh tế xã hội
Bao đời nay đất đai đã được thừa nhận là tài nguyên vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ, văn
hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ngày nay, khi dân số trên trái đất tăng lên, đất đai càng có ý nghĩa to
lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cải thiện chất
lượng sống cho người dân. Có lẽ vì tầm quan trọng như thế của đất đai nên
Hiến chương về đất (đã được Uỷ ban các Bộ trưởng Châu Âu biểu quyết tại
Nghị quyết số 19 năm 1972) đã tuyên bố như sau: "Ruộng đất là một trong
những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực
vật, động vật và con người trên mặt đất" [22, tr. 22].
Và trước chúng ta hàng trăm năm Wiliam Petty đã từng khẳng định:
"Đất là cha, lao động là mẹ của mọi của cải" [19, tr. 189].
Ở nước ta, do điều kiện lịch sử, tự nhiên quy định đất đai có tầm quan
trọng đặc biệt:
Trước hết đất đai là nguồn tài nguyên số một của ngành nông nghiệp,
lĩnh vực không chỉ cung cấp gần 1/4GDP mà còn nuôi sống hơn một nửa dân
số nước ta. Hơn nữa trên mặt đất, trong lòng đất cũng chứa đựng nguồn tài
10
nguyên phong phú là điều kiện tiên quyết để đất nước khai thác sử dụng cho
phát triển công nghiệp, dịch vụ. Cho đến nay, giá trị khai thác từ đất còn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của đất nước ta.
Với vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai tham gia vào quá trình
sản xuất tạo ra của cải vật chất đảm bảo nhiều nhu cầu của con người mà
trước hết là ăn, ở, mặc.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các vật phẩm phục vụ
cho con người ngày một đa dạng và phong phú, song nhu cầu các sản phẩm
được tạo ra từ đất vẫn không giảm.
Đất đai là địa điểm, mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh,
phân bổ lực lượng sản xuất và phân bổ dân cư, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi,
cửa hàng, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... Nói cách khác, đất với tư
cách mặt bằng diễn ra các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên khan hiếm so
với nhu cầu phát triển kinh tế. Chính vì thế cuộc đấu tranh nội bộ để giành
quyền sử dụng đất phù hợp với lợi ích của mỗi người và nhóm người ngày
càng căng thẳng. Trong bối cảnh đó quyền sử dụng đất trở thành hình thức cất
trữ tài sản của nhiều nhà đầu cơ đất.
Đất đai là môi trường con người xây dựng nhà ở, các công trình văn hoá,
y tế, giáo dục,... Chính vì thế đất là điều kiện để tạo dựng các điều kiện sinh hoạt
trực tiếp như phân bổ dân cư, để tổ chức các hoạt động xã hội, xây dựng cơ sở
quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác phục vụ cuộc sống của con người.
Đất đai là cơ sở để phát triển các hệ bảo tồn sinh thái như: trồng rừng,
khoanh nuôi tái tạo rừng, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh môi trường. Đây là
những hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu để bảo tồn môi trường sống của
con người và sinh vật ở bất cứ nước nào nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tóm lại, dưới giác độ Tổ quốc, đất đai là toàn bộ lãnh thổ gắn liền với
chủ quyền của một quốc gia. Không thể quan niệm về một quốc gia không có
11
đất đai. Chủ quyền của một quốc gia trước hết là chủ quyền về lãnh thổ của
mình. Vì vậy, đất đai được coi là yếu tố cơ bản nhất xác định vị trí chủ quyền
lợi ích của một quốc gia, một dân tộc, yếu tố cơ bản xác định cội nguồn của
một con người. Dưới giác độ phát triển kinh tế, đất đai là nguồn lực hàng đầu
để phát triển bền vững. Dưới giác độ lợi ích, đất đai là tài sản. Đất đai không
chỉ tạo nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước mà còn là tài sản thế chấp,
vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân dùng đất đai để góp vốn liên doanh.
Ngày nay đất đai trở nên khan hiếm so với nhu cầu nên cần được quản
lý, sử dụng hiệu quả.
1.1.2. Thu hồi đất
1.1.2.1. Khái niệm thu hồi đất
Cho đến nay, về cơ bản, mọi khoảnh đất có thể sử dụng vào phát triển
kinh tế (trừ phần mặt biển sở hữu chung) đều đã có chủ. Theo cách hiểu thông
dụng truyền thống, người chủ đất có mọi quyền đối với đất thuộc sở hữu của
mình, đặc biệt là quyền sử dụng, thu lợi và trao đổi. Trong xã hội hiện đại, do đất
vừa là tài sản, vừa là môi trường sống chung nên chủ sở hữu đất đã bị Nhà nước
lấy bớt một số quyền đối với đất, ví dụ như quyền tùy ý sử dụng đất đã bị bó hẹp
trong quy hoạch không gian chung, trong các quy định về bảo vệ môi trường.
Tuy bị thu bớt một số quyền như thế, người nắm giữ quyền sở hữu đất vẫn có
nhiều đặc quyền, trong đó các quyền cơ bản là: Sử dụng phục vụ nhu cầu của
mình, thu lợi trên đất, trao đổi với người khác với tư cách hàng hóa độc lập.
Ở các nước duy trì sở hữu tư nhân đối với đất đai, người chủ đất nắm
toàn bộ các quyền về đất. Khi đó, nếu Nhà nước hoặc cá nhân khác muốn sử
dụng đất đó phải mua hoặc thuê lại. Ở các nước này không có khái niệm Nhà
nước thu hồi lại đất.
Ở các nước duy trì sở hữu toàn dân đối với đất đai như nước ta, xuất
hiện khái niệm giao và thu hồi đất. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
12
nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa,… đều thuộc
sở hữu toàn dân. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài" [15, tr. 19].
Điều 5, Luật Đất đai (2003) quy định:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu.
- Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
+ Quyết định mục đích sử dụng đất.
+ Quy định về hạn mức giao đất và thời gian sử dụng đất.
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Định giá đất [18, tr. 7]
Như vậy, thu hồi đất là quyền lực của Nhà nước ta được quy định
trong luật căn cứ vào vị thế đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thu
hồi đất là việc các cơ quan nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của những cá
nhân và tổ chức nào đó để giao cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng hiệu
quả hơn hoặc để Nhà nước sử dụng vào mục đích chung.
Thu hồi đất hiểu theo nghĩa này, khác với thu hồi đất của chủ cho thuê
đất khi hết kỳ hạn thuê. Thu hồi đất ở đây là hành vi lấy lại quyền sử dụng đất
đã giao của Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác. Người bị thu hồi đất
không có vị thế giao kết hợp đồng của người thuê, không có quyền từ chối
chuyển giao quyền sử dụng đất cho Nhà nước, thậm chí không có quyền thỏa
thuận giá cả đền bù. Trong khi đó đối với người bị thu hồi đất, thường là nông
dân, quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng đối với họ, nhiều trường hợp là
sống còn. Do đó đi đôi với thu hồi đất, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ,
bồi thường và tái định cư đối với người bị thu hồi đất.
13
1.1.2.2. Sự cần thiết thu hồi đất
Các quan hệ về sở hữu và sử dụng đất đai luôn gắn chặt với lịch sử và
chế độ chính trị của một nước. Ở nước ta, sau khi Quốc hội ban hành Luật
Đất đai năm 1993, hầu hết đất đai có thể sử dụng đã được giao cho các gia
đình và các tổ chức khác nhau kèm theo việc quy định mục đích sử dụng cho
từng loại đất. Sau khi đất đã được giao hết, về cơ bản quyền sử dụng đất và
mục đích sử dụng đất đã được định vị. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa, nhiều khoảnh đất cần phải thay đổi mục đích sử dụng và có
thể phải chuyển giao chủ sử dụng mới. Chính vì thế có hoạt động thu hồi đất.
Điều 38, Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước thu hồi đất trong các
trường hợp sau đây:
- Chuyển đất sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
- Sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả. Đất
lấn chiếm. Đất được Nhà nước giao.
- Đất không sử dụng [18, tr. 18].
Trong luận văn này chỉ quan tâm đến thu hồi đất đã được giao cho
người dân sử dụng và còn trong thời hạn giao đất. Lý do Nhà nước thu hồi
loại đất này thường là:
- Thay đổi quy hoạch, cần chuyển mục đích sử dụng đất.
- Xây dựng các công trình công cộng, an ninh, quốc phòng.
- Xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung.
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta, việc thu hồi
đất nông nghiệp chuyển sang làm đường, xây dựng các khu công nghiệp và
khu đô thị hiện đại sẽ còn tiếp tục. Đi đôi với quá trình thu hồi đất đó, số
lượng người dân bị thu hồi đất sẽ ngày càng tăng mà nếu không có chính sách
14
hợp lý, bài bản, dài hạn với họ thì nguy cơ bùng phát các vụ khiếu kiện, điểm
nóng sẽ nhiều hơn.
1.1.3. Tác động của việc thu hồi đất đối với đời sống của người
mất đất
Đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là môi trường sống của người dân.
Do đó mất đất, đồng nghĩa với mất chỗ ở, mất nơi tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nói cách khác, việc thu hồi đất của Nhà nước đã ảnh hưởng bất
lợi đến người dân bị mất đất trên các phương diện sau đây.
1.1.3.1. Mất chỗ ở
Chỗ ở của người dân không chỉ đơn thuần là nơi họ ăn, ngủ mà còn
gắn với tài sản, môi trường, các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa đã gắn
họ với địa bàn đó. Khi thu hồi đất, Nhà nước không chỉ thu hồi quyền sử dụng
diện tích đất, mà còn tước đi của họ cơ hội tiếp nối cuộc sống quen thuộc của họ,
buộc họ phải chuyển sang một địa bàn mới với các quan hệ và cơ hội không
giống trước. Đối với những người khó thích nghi với điều kiện mới, nhất là đối
với nông dân đã trên 40 tuổi, đối với những người gắn với làng nghề truyền
thống…, thì việc di dời là một biến cố nặng nề. Nhiều người chưa được chuẩn bị
sẵn cho việc di chuyển như vậy nên tương lai của họ sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa,
khi chuyển nhà, các chi phí phát sinh do cần xây dựng lại nhà cửa, vườn tược,
tạo dựng hạ tầng sinh hoạt, dịch vụ chung… khá lớn, nếu không có sự hỗ trợ
bên ngoài, nhiều người dân mất đất không thể tự giải quyết được. Đặc biệt,
khi di dời bất đắc dĩ chỗ ở do đất bị thu hồi, nhiều người dân có tâm lý không
thoải mái, tâm lý bị thua thiệt. Nếu không có sự đả thông tư tưởng và một số
hình thức bồi thường thích hợp, những người dân mất chỗ ở có thể bị kích
động, phản ứng tiêu cực với chính sách thu hồi đất của Nhà nước.
1.1.3.2. Mất tư liệu sản xuất
Đất bị thu hồi là đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp đều là tư liệu
sản xuất quan trọng của người sử dụng đất cũ. Khi Nhà nước thu hồi có bồi
15
thường bằng diện tích đất khác đi chăng nữa cũng làm cho người bị mất đất
thua thiệt trên các phương diện: mất địa thế của địa điểm đã quen dùng; mất
một phần thành quả đầu tư vào đất. Chính vì vậy, người sử dụng đất không
muốn giao đất cho Nhà nước nếu không được bồi thường xứng đáng.
Ngay cả khi Nhà nước bồi thường xứng đáng bằng tiền cho người có đất
bị thu hồi thì họ cũng mất việc làm do không còn địa bàn. Nếu Nhà nước bồi
thường cho họ một diện tích đất ở nơi khác thì họ cũng mất chi phí xây dựng
lại từ đầu hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều điểm bất lợi hơn trước.
Sự mất mát, thua thiệt, tâm lý lo sợ tương lai không rõ ràng khiến
nhiều người tìm mọi cách để không phải giao đất cho Nhà nước, từ vận động
hành lang quy hoạch đến chây ì, phản đối tập thể… Muốn thu hồi đất hiệu
quả, Nhà nước phải có phương án giải quyết thỏa đáng các mâu thuẫn này.
1.1.3.3. Bức xúc vì phân chia lợi ích không công bằng
Do chuyển mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất
thu hồi sẽ làm cho một số chủ thể kinh tế có lợi ích tăng lên (ví dụ như doanh
nghiệp nhận đất xây khu đô thị, người có đất hai bên đường mới làm…) đi đôi
với thua thiệt trông thấy của người mất đất dẫn đến các xung đột lợi ích gay
gắt. Người mất đất sẽ càng cảm thấy mình bị đối xử bất công hơn khi hàng
xóm của mình giàu lên không nhờ công sức của họ mà nhờ đất của mình bỏ ra
làm đường, hoặc sẽ phẫn nộ khi giá bồi thường cho họ thấp hơn nhiều giá đất
doanh nghiệp bán cho họ…
Công tác tái định cư khó khăn cũng làm cho người dân bị mất đất
thua thiệt. Do nhiều địa phương thiếu quỹ đất nông nghiệp để bồi thường
thích đáng cho nông dân, nên nhiều nông dân, sau khi nhận tiền đền bù, đã
không có công ăn việc làm, không có kinh nghiệm kinh doanh nên tiền bồi
thường nhanh chóng tiêu hao. Nơi ở mới nhiều khi không được xây dựng cơ
sở hạ tầng hoàn thiện làm cho cuộc sống của họ càng khó khăn hơn. Chính vì
16
thế, nhiều người dân mất đất, hoặc rơi vào nghèo khó, hoặc rơi vào tệ nạn xã
hội, trở thành gánh nặng cho chính họ và cho xã hội.
Ngoài ra, việc thu hồi đất không chỉ gây tác động bất lợi cho người mất
đất mà còn tạo thêm sức ép cho Nhà nước về phương diện tài chính, quản lý
và điều hành. Chính vì thu hồi đất có nhiều tác động không mong muốn như
vậy nên Nhà nước, một mặt phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý,
dài hạn, ổn định, nhằm hạn chế xáo trộn; mặt khác, phải xây dựng chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị mất đất một cách hợp lý.
1.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối
với người dân bị thu hồi đất
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu
hồi đất là một dạng chính sách công có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực
giáp ranh như đất đai, tài chính, an ninh, chính trị… Giống như các chính
sách công khác, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất. Một số người cho rằng
quyền sử dụng đất là hàng hóa nên Nhà nước cần đối xử với người có đất bị
thu hồi như là bên bán quyền sử dụng đất. Quan niệm này quá cực đoan,
không phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân vế đất đai và chế độ quản lý theo
mục đích sử dụng đất của Nhà nước ta. Một số người khác cho rằng, đất đai
thuộc quyền quản lý của Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu
hồi đất theo luật và chỉ bồi thường theo quy định của Nhà nước. Quan niệm
này quá cứng nhắc, không phù hợp với chủ trương sử dụng thị trường để điều
tiết việc sử dụng đất có hiệu quả ở nước ta.
Quan điểm trong luận văn này cho rằng, về mặt lý luận, có thể coi
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng chính sách đặc biệt
17
của Nhà nước thể hiện cách ứng xử vừa đại diện cho chủ sở hữu đất đai, vừa
phản ánh thái độ của cơ quan được xã hội trao quyền quản lý đất đai, vừa bao
hàm nội dung điều hòa lợi ích theo hướng bảo đảm quyền lợi chính đáng của
các bên liên quan phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và công bằng,
trong đó các cơ quan nhà nước sử dụng nhiều công cụ tổ chức, tài chính, giá
cả để đạt được các mục tiêu của mình. Khi bàn về chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư phải chú ý các phương diện sau:
- Về mặt quan điểm, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải
kết hợp hợp lý các yêu cầu quản lý hành chính với các yêu cầu của cơ chế
quản lý thị trường trong xác định mức bồi thường và các thủ tục liên quan. Ở
đây nhấn mạnh hai yêu cầu: dân chủ và công bằng. Yêu cầu dân chủ là khi
xác định mức bồi thường, phương thức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải
tham vấn ý kiến người mất đất và thể hiện được ý kiến, nguyện vọng của họ
một cách hợp lý. Yêu cầu công bằng là khi phân chia lợi ích, phải đảm bảo
các bên được hưởng lợi ích phù hợp với đóng góp của họ. Phần lợi ích thuộc
xã hội phải được sử dụng chung một cách công khai, minh bạch.
- Về mặt chủ thể: Chế độ phân cấp cho các cơ quan nhà nước trong
việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tổ chức tái định cư phải rõ ràng, trách nhiệm,
quyền hạn, lợi ích tương xứng, có sự phối hợp và kiểm tra giám sát chặt chẽ
nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền tư lợi.
- Về mặt mục tiêu: Cần kết hợp hài hòa mục tiêu của người sử dụng
đất, của xã hội và người dân, trong đó ưu tiên cao nhất cho việc sử dụng có
hiệu quả quỹ đất phục vụ đời sống người dân.
- Về mặt công cụ và cơ chế tác động: Cần phối hợp hài hòa với nhau
có tính đến các giới hạn về sử dụng đất, ngân sách nhà nước và năng lực tổ
chức thực hiện của các chủ thể.
Nói tóm lại, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là tổng thể
các quan niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan nhà
18
nước trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những người dân
có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự hài hòa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát
triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái dịnh cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam
1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư đối
với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam
* Mục tiêu thứ nhất của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế
hệ liên kết trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó đất đã là tài sản chung. Chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã hiện thực hóa quan hệ pháp lý của tài sản
chung đó. Tuy nhiên, sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia
đình riêng rẽ. Vì thế cần có cơ chế phân định hợp lý quyền hạn, trách nhiệm,
lợi ích của xã hội (đại diện là Nhà nước) và công dân trong quan hệ đất đai.
Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 của nước ta đã quy định: "Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu... Nhà nước trao quyền sử
dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất" [18, tr. 9]
Như vậy: Về mặt pháp lý, dù người sử dụng đất được hưởng thành
quả từ việc sử dụng đất vào các hoạt động kinh tế, xã hội nhưng đất đai phải
được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội mà
Nhà nước là người đại diện. Mục tiêu của xã hội là đất chung phải được sử
dụng sao cho phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế, kiến thiết xã hội xã hội
chủ nghĩa và cải thiện chất lượng sống nói chung của dân cư. Vì thế đất phải
được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch chung của Nhà nước.
19
Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước thường không phải là người sử dụng
trực tiếp đất. Người dân mới là người khai thác quỹ đất. Họ chỉ khai thác quỹ
đất hiệu quả khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo hộ. Làm sao để mục
tiêu chung của xã hội và mục tiêu riêng của người sử dụng đất hài hòa với
nhau tạo điều kiện cho phát triển nhanh, bền vững là mục tiêu quan trọng của
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ở đây, xử lý tốt mối quan hệ
giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất cũng như vận dụng các công cụ tổ
chức, tuyên truyền, tài chính của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
là rất quan trọng.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta là quyền sở hữu về mặt
pháp lý (Nhà nước quy định trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi và
nghĩa vụ của người sử dụng đất). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao
quyền sử dụng đất thực tế và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nếu quan hệ này được thiết lập hợp lý thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư sẽ dễ triển khai hơn.
Ở nước ta, Nhà nước còn nắm một phần quyền sử dụng đất về mặt
pháp lý, tức nắm quyền quy định mục đích sử dụng cho các thửa đất theo quy
hoạch. Nhà nước nắm quyền này là để định hướng sử dụng đất đai cho phù
hợp với lợi ích của toàn xã hội về các phương diện đảm bảo an ninh lương
thực, cân đối các nhu cầu sử dụng đất, sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình
trạng đất để hoang hoá, vô chủ, sử dụng lãng phí, không bảo vệ đất,... Nhà
nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để đảm bảo đất có chủ
sử dụng thực sự và hiệu quả. Ngoài ra, Nhà nước giao quyền sử dụng đất
đúng mục đích cũng tạo điều kiện cho thị trường quyền sử dụng đất sau khi
hoạt động để khuyến khích sử dụng đất hiệu quả.
Trong rất nhiều mối quan hệ chồng chéo đó, làm thế nào để bảo đảm
lợi ích hợp lý giữa xã hội và cá nhân là vấn đề vô cùng phức tạp. Song, nếu
20
không giải quyết được các quan hệ này thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư sẽ khó triển khai. Bởi vì, Luật Đất đai ở nước ta quy định khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thì Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị mất đất.
Vậy bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như thế nào để đảm bảo sự hài
hòa lợi ích?
Thông thường, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đáp ứng các
yêu cầu:
- Tạo điều kiện để người bị mất đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn
trước khi mất đất.
- Điều tiết phần lợi ích gia tăng không do các cá nhân tạo ra về ngân
sách nhà nước.
- Tạo điều kiện để người sử dụng đất sau này hoàn thành mục tiêu đã
được xã hội chấp thuận.
- Bảo tồn được quỹ đất và môi trường.
* Mục tiêu thứ hai của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
khuyến khích người dân giao đất.
Vì đất là điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng khu đô thị,
là điều kiện để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội, quốc phòng nên chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải hướng đến khuyến khích người dân tự
nguyện giao đất.
Trên thực tế, người dân không muốn giao đất vì việc mất đất ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Để họ tự nguyện và nhanh chóng giao đất,
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không những phải có mức bồi
thường, hỗ trợ, hợp lý, phải tổ chức tốt công việc tái định cư, mà còn phải
cung cấp cho người mất đất đầy đủ thông tin trung thực để họ tự quyết định.
21
Ngoài ra chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được hoạch
định và thực hiện nhất quán, tránh các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình
triển khai.
Nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không đáp ứng mục
tiêu này, quá trình thu hồi đất sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn không đáng có
như khiếu kiện, chống đối, chây ì, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
* Mục tiêu thứ ba của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
ổn định cuộc sống, ổn định việc làm cho người dân bị mất đất.
Việc thu hồi đất ở nước ta không hoàn toàn mang tính thị trường nên
quan tâm đến cuộc sống của người dân bị mất đất là một mục tiêu quan trọng.
Để ổn định cuộc sống cho người mất đất cần xây dựng khu tái định cư đồng
bộ, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa ít nhất không được thấp hơn địa
điểm cũ, nhất là các dịch vụ thiết yếu như giao thông, điện, nước, y tế, giáo
dục, hành chính...
Ở nước ta, mục tiêu này thường khó hoàn thành do kinh phí của Nhà
nước cấp eo hẹp và do tổ chức thiếu chặt chẽ. Nếu khu tái định cư không
được xây dựng tốt thì dân chúng sẽ bất mãn, hậu quả là họ không di dời.
Để ổn định lâu dài cho người dân bị mất đất, cần tạo điều kiện cho họ
có việc làm thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ đầu tư, lập nghiệp
hoặc xúc tiến việc làm. Trên thực tế việc làm của cơ quan tái định cư và
người dân không trùng khớp, do dịch vụ hỗ trợ không phù hợp với điều kiện
của người dân.
* Mục tiêu thứ tư của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát
triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ Nhà nước bố trí, sắp xếp
các loại đất và nhà ở cho đối tượng sử dụng theo không gian và thời gian phù
22
hợp với mục tiêu sử dụng đất hiệu quả và thực hiện thành công chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau
khi đã được xây dựng có căn cứ khoa học và phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế -xã hội của đất nước là phương án sử dụng đất tốt nhất để
Nhà nước và nhân dân thực hiện.
Để chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư góp phần thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần chủ động hoạch định chính sách cụ thể
cho các khu đất ở, các dự án xây dựng vùng, phát triển các ngành nghề khác
nhau như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc là việc chuyển
các loại đất khác nhau sang các mục đích sử dụng khác nhau để tạo điều kiện
thuận lợi cho thực hiện. Nói cách khác, trước khi mở rộng một con đường,
xây dựng một khu đô thị mới hay xây dựng khu công nghiệp, xây dựng khu
chung cư cao tầng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng v.v... cần tuân thủ quy
hoạch trong việc lựa chọn sử dụng các khu đất mới hoặc lấy các khu đất đang
sử dụng vào một mục đích cụ thể nào đó để sử dụng cho các mục đích khác
trên cơ sở đó xây dựng các định mức, phương thức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư thích hợp. Không nên xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư một cách tùy tiện. Khi tính tiền bù đắp thiệt hại cho người sử dụng đất
do bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, các cơ quan liên quan phải căn cứ
vào quy hoạch để xem xét tính hợp lý của khu tái định cư cũng như để điều
hòa lợi ích phát sinh theo quy hoạch.
1.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với người dân bị thu hồi đất
* Nguyên tắc công bằng
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu quyết định thành công của chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nếu chính sách công bằng những người
bị thu hồi đất sẽ tự nguyện chấp hành. Ngược lại, họ sẽ chống đối, chính sách
23
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc thất bại, hoặc trả giá đắt. Công bằng ở đây
là công bằng về chính sách, công bằng về chế độ, về đơn giá, về mức bồi thường,
hỗ trợ, về đối tượng thụ hưởng,... Công bằng không có nghĩa là cào bằng bình
quân. Để có chính sách công bằng phải họach định chính sách sát thực tế, xem
xét lợi ích một cách phân minh. Nguyên tắc công bằng phải được quán triệt và
thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ví dụ, hai hộ liền kề
có nguồn gốc đất như nhau, quá trình sử dụng như nhau, điều kiện hạ tầng như
nhau thì giá bồi thường và mức bồi thường phải như nhau. Hai hộ dân, một hộ
ở tỉnh này, một hộ ở tỉnh kia đều bị thu hồi nhà 2 tầng đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
thì phải được bồi thường 100% giá trị đất ở, 100% giá trị tài sản.
* Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền thực thi chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư phải cân nhắc tính toán kỹ càng về mọi mặt trước
khi quyết định. Hiệu quả ở đây được hiểu trước hết là hiệu quả về kinh tế sau đó
là hiệu quả về mặt xã hội (ổn định tình hình, ổn định đời sống). Nói cách khác,
phải tạo được sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án. Nguyên tắc hiệu
quả phải đạt được cả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Tuyệt đối không vì
lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài cho các thế hệ sau.
* Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạch định chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư phải tham khảo ý kiến của dân cư, nhất là những người chịu ảnh
hưởng trực tiếp. Khi quyết định phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số,
tập thể bàn bạc cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Tuyệt đối không được áp đặt
quyết định từ một phía, không được tuyệt đối hoá vai trò của cá nhân cán bộ có
chức quyền. Dân chủ nhưng phải tập trung, đồng thời tập trung nhưng phải dân
chủ cả ở khâu hoạch định chính sách cũng như thực hiện chính sách, phải đối xử
với mọi người một cách bình đẳng, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ.
24
* Nguyên tắc tiết kiệm ngân sách nhà nước
Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền, người thực thi công vụ
có quyền quyết định chi ngân sách nhà nước phải hết sức tiết kiệm, không
được lãng phí. Vì ngân sách nhà nước có hạn, mà nguồn tiền để bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư lại rất lớn. Tiết kiệm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về lợi ích của người dân và điều
kiện sống của họ. Tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén, là thực hiện không
đúng chế độ chính sách. Tiết kiệm là tổ chức công việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư một cách khoa học, quy củ, tránh làm rồi sửa, phá.
* Nguyên tắc hỗ trợ người khó khăn
Nguyên tắc này hướng tới việc thực hiện các chính sách xã hội đối
với các trường hợp đặc thù, có hoàn cảnh đặc biệt. Đó chính là tinh thần
tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, là bản chất tốt đẹp của xã hội ta.
Những nguyên tắc cơ bản nêu trên đều có vị trí quan trọng và có mối
quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, ràng buộc nhau. Trong quá trình cụ
thể hoá chính sách và tổ chức thực hiện ở địa phương phải tôn trọng các
nguyên tắc nêu trên. Tuyệt đối không được xem nhẹ nguyên tắc này, xem
nặng nguyên tắc kia mà ngược lại, phải căn cứ vào chế độ chính sách của nhà
nước và tình hình thực tiễn ở địa phương để vận dụng một cách linh hoạt
nhằm đạt mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là ổn định
tình hình, phát biển bền vững và công bằng xã hội.
1.2.3. Nội dung của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam
1.2.3.1. Quy định mức và phương thức bồi thường khi thu hồi đất
Ở các nước có kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân về đất đai, Nhà
nước tiến hành thương lượng với dân để mua lại đất (chứ không phải thu lại)
theo giá hai bên chấp nhận được. Mặc dù tính cưỡng chế rất ít được thể hiện,
25
nhưng đa phần dân cư cũng chấp nhận bán lại đất cho Nhà nước vì mục đích
chung. Ở nước ta, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên khi thu hồi đất, Nhà
nước không mua lại đất của người đang sử dụng mà chỉ bồi thường cho người
sử dụng theo các mức và chế độ khác nhau tùy theo từng thời kỳ lịch sử.
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1988
Giai đoạn này, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186/HĐBT
ngày 31/5/1990 Quy định về việc đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp và
đất có rừng. Tinh thần của Quyết định này là người sử dụng đất nông nghiệp,
đất có rừng vào mục đích khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất
có rừng cho Nhà nước và đền bù thiệt hại về tài sản cho người có đất bị thu
hồi để giao cho người sử dụng. Mức đền bù do Nhà nước quy định theo từng
loại đất và tài sản trên đất.
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1993
Giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP ngày
17/8/1994 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số
22/1998/NĐ CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng thay thế cho Nghị định số 90/CP. Tinh thần cơ bản của 2 Nghị định này
như sau:
- Về đền bù đất:
Nghị định số 90/CP quy định, người bị thu hồi đất được đền bù thiệt
hại về đất theo giá đất do Nhà nước quy định tại Nghị định số 87/CP ngày
17/8/1994 của Chính phủ. Còn Nghị định số 22/1998/NĐ CP thì quy định
người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất theo giá đất do nhà nước quy
định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 nhân với hệ số K (K là hệ số điều
chỉnh với giao động từ - 0,25 đến 2,7 lần). Như vậy, so với Nghị định số
90/CP thì giá đất để đền bù đối với người dân bị thu hồi đất đã được điều
26
chỉnh linh hoạt hơn (Hệ số K do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù
hợp với tình hình thực tiễn của từng dự án). Vậy là, từ 1993-2003 giá đền bù
thiệt hại về đất đã từng bước tiến dần đến giá thực tế để đảm bảo quyền lợi
cho người bị thu hồi đất vì thực tiễn diễn ra việc mua bán, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với mức giá cao hơn giá đất do Chính phủ quy định tại
Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994.
- Về đền bù tài sản:
Người bị thu hồi đất có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên
đất thì được đền bù theo các quy định sau đây:
Thời điểm thực hiện Nghị định số 90/CP: Việc đền bù thiệt hại về
tài sản được thực hiện theo nguyên tắc đền bù theo giá trị còn lại (giá trị thực
tế) không phân biệt là công trình của Nhà nước, của doanh nghiệp hay của
người dân.
Thời điểm thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP việc đền bù thiệt
hại về tài sản được phân thành hai loại; loại có công trình kiên cố thì đền bù
theo giá trị còn lại của công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của công
trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; loại có công trình đơn giản như nhà
cấp 4, nhà tạm mức đền bù tính bằng 100% giá trị xây dựng mới của công
trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Như vậy, so với Nghị định số 90/CP, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã
có sự phân biệt về mức đền bù giữa công trình kiên cố với công trình không
kiên cố theo hướng ủng hộ những người nghèo (nhà cấp 4, nhà tạm thì không
phân biệt nhà mới hay nhà cũ đều được đền bù bằng 100% giá trị xây mới của
công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương).
* Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 2003
Giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
27
đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Tinh thần chung của những Nghị định này là:
- Phạm vi điều chỉnh:
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ có phạm vi điều chỉnh
rộng hơn Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ như: Ngoài quy định
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng như Nghị
định số 22/1998/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP còn quy định bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án phát triển kinh tế theo Điều 36
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai; quy định đối với những dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của
nhà tài trợ khác với quy định tại Nghị định này thì trước khi ký điều ước quốc
tế, cơ quan chủ quản đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia
nhập có quy định khác với quy định tại Nghị đinh này thì áp dụng theo quy
định của điều ước quốc tế đó.
Đồng thời, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP cũng quy định các trường
hợp không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định này như:
Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi
ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân hoặc nhà
nước hỗ trợ;
Khi nhà nước thu hồi đất không thuộc trường hợp đã giao cho người
dân sử dụng.
28
- Bồi thường về đất:
Đây là nội dung quan trọng nhất, phức tạp nhất. Nội dung này quy
định về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và phương pháp xác định nguồn gốc sử
dụng đất đối với các trường hợp sử dụng đất mà không có một trong các loại
giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50
của Luật Đất đai;
Quy định rõ những trường hợp được bồi thường, những trường hợp
không được bồi thường nhưng được hỗ trợ;
Quy định những trường hợp không được bồi thường và cũng không
được hỗ trợ;
Quy định về bồi thường đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác;
Quy định về diện tích đất được bồi thường là đất ở cho các trường hợp
sử dụng đất cụ thể;
Quy định về nghĩa vụ tài chính và các khoản phải trừ đối với các
trường hợp sử dụng đất ở nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước theo phương pháp khấu trừ trực tiếp trên phương án bồi thường;
Quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất ở để tính bồi
thường cho sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường;
Quy định rõ mức hỗ trợ cụ thể đối với một số trường hợp cụ thể như
diện tích hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở trong cùng
một thửa đất có nhà ở;
Quy định trách nhiệm của các bên trong việc bồi thường chậm thì xử
lý về giá như thế nào;
Quy định tỷ lệ phân chia đất ở trong trường hợp người sử dụng đất là
thuê của nhà nước, nhà chung cư cao tầng; quy định tỷ lệ bồi thường đối với
các loại đất mà Nhà nước chỉ thu hồi tạm thời để phục vụ cho thi công; quy
29
định xử lý về bồi thường, hỗ trợ với một số trường hợp đặc biệt như nhà thầu
thi công gây mất an toàn cho hộ dân, làm mất đường đi, gây ngập úng thì việc
bồi thường, hỗ trợ được tiến hành như thế nào; v.v...
- Bồi thường về tài sản:
Tài sản của hộ gia đình, cá nhân xây dựng trên đất đủ điều kiện được
bồi thường thì được bồi thường 100% theo giá trị xây mới của công trình có
tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, không phân biệt quy mô, kết cấu, thời gian
xây dựng (trước đây Nghị định số 90/CP chỉ đền bù theo giá trị còn lại; Nghị
định số 22/1998/NĐ-CP đền bù theo theo chất lượng còn lại đối với nhà kiên
cố như nhà mái bằng, nhà tầng, nhà biệt thự còn nhà cấp 4 và nhà tạm thì
được đền bù 100% theo giá xây mới);
Quy định về việc tính đơn giá vận chuyển đối với những công trình có
thể tháo dời để di chuyển;
Quy định xử lý đối với các trường hợp nhà và công trình chỉ bị phá dỡ
một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì xác định như thế nào và bồi
thường, hỗ trợ ra sao;
Quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi, đình chùa, miếu, nhà thờ
họ tộc, quy định xử lý đối với tài sản sau thu hồi có giá trị lớn thì phải thu hồi
và tổ chức bán đấu giá để giảm trừ tiền đầu tư cho công trình.
1.2.3.2. Quy định hỗ trợ người bị thu hồi đất
Nội dung này quy định về hỗ trợ của Nhà nước khi di chuyển đối với
các trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi ở
mới (khu tái định cư) thì được hỗ trợ về tiền để di chuyển đồ dùng gia đình,
hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm trong thời gian xây nhà mới tại khu tái
định cư;
Quy định hỗ trợ ổn định đời sống;
30
Quy định chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng
thuỷ sản thì áp dụng các hình thức chuyển nghề như: đào tạo nghề, hỗ trợ
bằng đất sản xuất kinh doanh như xây kiốt để bán hàng, hỗ trợ bằng đất ở kết
hợp với sản xuất kinh doanh;
Quy định hỗ trợ đối với đất công ích của xã, phường, thị trấn; quy
định về hỗ trợ tiền đất tái định cư đối với trường hợp người bị thu hồi đất
không đủ tiền để mua đất tại khu tái định cư;
Quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp hộ gia đình, cá
nhân tự tìm đất tái định cư (không vào khu tái định cư tập trung do nhà nước
xây dựng).
Điểm rất lưu ý trong phần nội dung hỗ trợ là quy định về "Hỗ trợ
khác". Tức là ngoài những quy định hỗ trợ kể trên, căn cứ tình hình thực tế
chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định "hỗ trợ khác" cho phù hợp với
tình hình thực tiễn tại địa phương. Nội dung này được coi là điểm nút để tháo
gỡ ách tắc trong công tác bồi thường hỗ trợ nhằm ổn định đời sống và sản
xuất cho người dân bị thu hồi đất.
1.2.3.2. Quy định phương thức và mức tài trợ tái định cư
Nội dung tái định cư quy định về điều kiện bắt buộc phải xây dựng
các khu tái định cư đa dạng về diện tích, kích thước. Cụ thể, khu tái định cư
phải được xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng (mặt bằng, hệ thống hạ tầng,
cấp thoát nước, cây xanh, thông tin liên lạc...).
Khu tái định cư phải được chuẩn bị trước khi tiến hành công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Các khu tái định cư phải được lập theo trình tự
về đầu tư xây dựng. Việc bố trí tái định cư phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên
hộ chấp hành, hộ gia đình chính sách và phải được thực hiện một cách công
khai, dân chủ để mọi người dân bị thu hồi đất biết, có điều kiện tham gia, lựa
31
chọn. Tuyệt đối không được áp đặt, không được bố trí tái định cư trái với các
nguyên tắc nêu trên.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
1.2.4.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi
đất là chính sách công liên quan đến nhiều cơ quan và lĩnh vực quản lý nhà
nước, nên cần dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, nhất quán, có hiệu lực thực thi cao.
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Luật Đất đai. Đây là căn cứ pháp lý
nền tảng để người thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dựa
vào khi xác định cách thức bồi thường, mức bồi thường, giá bồi thường và các
biện pháp hỗ trợ di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ ổn
định sản xuất và đời sống cho người dân bị thu hồi đất.
Cơ sở pháp lý quan trọng thứ hai là văn bản luật về tổ chức nhà nước.
Bởi vì, để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh, chính xác
và có hiệu quả thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được hoạch
định ở cấp có đủ thông tin, thẩm quyền và giao cho cấp có năng lực thực hiện.
Ngược lại, nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không được hoạch
định và thực hiện như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc, thậm chí thất bại.
Cơ sở pháp lý quan trọng thứ ba là văn bản luật về quản lý tài chính
công. Bởi vì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến nhiều
chính sách khác như chính sách tài chính trong việc giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất; chính sách thuế đất; chính
sách định giá đất v.v... Ngoài ra các quy định về chi ngân sách nhà nước hỗ
trợ quá trình thu hồi đất cũng có vai trò quan trọng, quyết định tỷ lệ bồi
thường giữa những người sử dụng đất có nguồn gốc khác nhau, quyết định
các mức bồi thường khác nhau....
32
1.2.4.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển
nhà ở
Ở nước ta quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng là
một công cụ của Nhà nước nhằm thống nhất quản lý đất đai và xây dựng công
trình trên đất. Thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng, Nhà nước thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo
vệ môi sinh, môi trường, điều chỉnh việc sử dụng đất đai, xây dựng v.v... ngăn
chặn những tiêu cực trong sử dụng đất đai và trong xây dựng các bất động
sản. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước đều căn cứ vào chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ vào điều kiện và thực trạng sử dụng đất đai, gắn với quy hoạch
xây dựng Quy hoạch chỉ ra tổng thể quỹ đất sử dụng vào xây dựng đô thị, quỹ
đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, lợi ích quốc
gia, quốc phòng, an ninh, quỹ đất xây dựng khu dân cư nông thôn, đất dùng
cho phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thể dục thể
thao. Cụ thể hơn, Nhà nước còn quy hoạch từng khu đất, từng lô đất của từng
vùng, từng đô thị, từng khu dân cư nông thôn, khu phát triển công nghiệp,
thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng, các ngành, các địa phương, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân được
Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất phải triển khai sử dụng đất theo đúng
quy hoạch và quy chuẩn xây dựng.
Việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư phải theo quy hoạch, Kế hoạch sử dụng
đất đai. Các công trình xây dựng, phát triển nhà ở không đúng theo quy hoạch
thường không được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chính vì
vậy mức độ khoa học, chuẩn xác, đúng đắn và ổn định của quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nếu khi lập quy hoạch, kế hoạch không tính toán, cân nhắc kỹ khiến
cho quy hoạch, kế hoạch không khoa học, không khả thi, tùy tiện thay đổi thì
33
việc hoạch định và thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ gặp
gấp bội khó khăn. Nếu quy hoạch, kế hoạch khiến phải thu hồi nhiều đất đai
thuộc khu dân cư, những công trình lớn thì chi phí bồi thường, giải phóng mặt
bằng sẽ rất lớn.
Ngược lại, nếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát
triển nhà ở ổn định, được tiến hành bài bản, nhất quán, được công khai cho
toàn dân biết, thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ thuận lợi hơn.
1.2.4.3. Hoạt động giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà
Hoạt động giao đất, cho thuê đất quyết định đến tiến độ của công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu hoạt động giao đất, cho thuê đất tiến
hành nhanh thì công tác bồi thường sẽ tiến hành nhanh và ngược lại. Trong
quá trình giao đất, cho thuê đất hoạt động thẩm duyệt giữ vai trò quan trọng
và mất nhiều thời gian do liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Nếu hoạt
động này được đẩy nhanh thì quá trình bồi thường sẽ thuận lợi hơn.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng
có vai trò quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp của đất và tài sản gắn
liền với đất để làm căn cứ xác định thửa đất đó có được bồi thường hay
không. Trong quá trình cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu
nhà ở thì hoạt động điều tra, đo đạc, làm các thủ tục nhà đất giữ vai trò quyết
định. Nếu các hoạt động này làm có chất lượng việc bồi thường sẽ dễ dàng hơn.
1.2.4.4. Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng
Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bao
gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của chủ dự án và các nguồn vốn khác.
Vốn từ Ngân sách nhà nước là cơ bản, quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn
và thường được bố trí cho những công trình trọng điểm như giao thông, thuỷ
34
điện, đê điều, điện, nước, sân bay, bến cảng, các công trình an sinh xã hội
v.v... Đây là những công trình có số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Các nguồn vốn khác, bao gồm vốn của các doanh nghiệp, vốn vay của
các tổ chức phi chính phủ; vốn nhận viện trợ từ nước ngoài và vốn huy động
từ sự đóng góp của nhân dân đều là những nguồn vốn quan trọng và ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là
một trong những nhân tố quyết định đến tiến độ của công tác giải phóng mặt
bằng. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều công trình do thiếu vốn hoặc bố trí vốn
không kịp thời nên quá trình thực hiện đã phát sinh rất nhiều vướng mắc. Về
nguyên tắc ngay sau khi phương án bồi thường được phê duyệt thì phải chi trả
ngay tiền bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhưng do
không có tiền hoặc thiếu tiền nên không chi trả kịp thời. Đến khi có tiền chi
trả thì giá đất, giá vật liệu xây dựng tăng cao, người dân không nhận tiền và
đề nghị phải tính trượt giá (tính lại theo giá thị trường) làm nảy sinh thêm vô
vàn khó khăn.
1.2.4.5. Chính sách định giá quyền sử dụng đất của Việt Nam
Điều 11 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
1. Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án
có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh
nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất
mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao
đất, cho thuê đất, thời điểm quyết định thu hồi đất, thời điểm tính
giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều
kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá
35
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác
định lại giá đất cụ thể cho phù hợp.
2. Giá đất cụ thể được xác định lại theo quy định tại khoản 1
Điều này không bị giới hạn bởi các quy định tại khoản 5 Điều 1
Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất [18, tr. 311].
Giá của quyền sử dụng đất là căn cứ quan trọng để tính mức bồi
thường. Ở nước ta Nhà nước quy định giá quyền sử dụng đất có tính đến giá
thị trường. Cách làm này đáp ứng yêu cầu bảo đảm lợi ích cho người sử dụng
đất nhưng gây khó khăn cho xác định mức đền bù. Ví dụ, khi xác định giá đất
để tính mức bồi thường cán bộ thực hiện bồi thường phải nắm được giá thị
trường. Với chế độ sở hữu tư nhân, đất đai có thể được mua bán tự do dẫn đến
đất đai có "Giá trị trao đổi". Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ, đó cũng chính là "Giá cả của đất đai" và cũng là "Giá đất" mà chúng ta
thường gọi. Ở Việt Nam không có giá đất, chỉ có giá quyền sử dụng đất theo
mục đích.
Về lý thuyết, giá đất phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất, vị trí của lô
đất, cung cầu trên thị trường, khả năng sinh lợi của đất; loại, cấp hạng, vị thế
khu vực của đất… Giá thực tế trên thị trường là kết quả tổng hợp của các yếu
tố trên đây và bên trong đó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: sự
khan hiếm, lòng ham muốn, khả năng mua, có thị trường hay không vv... Ở
nước ta Nhà nước có chính sách quy định về nguyên tắc và các phương pháp
xác định giá. Có phương pháp được áp dụng phổ biến để định giá cho nhiều
loại đất, nhưng cũng có phương pháp chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp để định
giá một vài loại đất đai đặc thù. Tuy nhiên, trong công tác định giá không
phải mỗi phương pháp định giá chỉ sử dụng riêng, mà còn có sự kết hợp giữa
36
các phương pháp. Điều này càng làm cho việc xác định giá thêm khó khăn.
Các phương pháp định giá chủ yếu bao gồm:
* Phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp này là phương pháp xác định mức giá thông qua việc
tiến hành phân tích các mức giá thực tế đã chuyển nhượng trên thị trường của
các thửa đất tương tự (nhà ở hoặc đất đai trống) để so sánh, xác định giá của
thửa đất cần định giá. Đây là phương pháp hay được sử dụng nhất để định giá
thửa đất là nhà ở hoặc đất trống ở các khu vực dân cư hoặc thương mại dịch vụ.
* Phương pháp thu nhập
Phương pháp này là một phương pháp định giá được sử dụng để ước
tính giá trị thị trường của một tài sản dựa trên các thu nhập mà tài sản đó đem
lại hoặc có khả năng đem lại trong tương lai. Giá trị tài sản được ước tính
bằng việc vốn hoá thu nhập ước tính trong tương lai kể cả tổng thu nhập hoặc
thu nhập ròng. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để định giá những
thửa đất có khả năng cho thu nhập hoặc có khả năng sinh lời như khách sạn,
nhà hàng, đất xây dựng các khu công nghiệp.
* Phương pháp chiết trừ
Phương pháp này là phương pháp xác định giá đất của thửa đất có tài
sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra
khỏi tổng giá trị đất (bao gồm giá trị của đất và giá trị của tài sản gắn liền với
đất). Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp không có đủ số
liệu về giá thị trường của thửa đất trống tương tự để áp dụng phương pháp so
sánh trực tiếp, trong khi đó có thể thu thập số liệu về giá thị trường của các
thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự với thửa đất cần xác định giá.
* Phương pháp thặng dư
Phương pháp này là phương pháp xác định giá đất của thửa đất trống
có tiềm năng phát triển theo quy hoạch hoặc được phép chuyển đổi mục đích
37
sử dụng để sử dụng tốt nhất bằng cách loại trừ phần chi phí ước tính để tạo ra
sự phát triển ra khỏi tổng giá trị phát triển giả định của thửa đất. Phương pháp
này thường được áp dụng trong trường hợp xác định giá đất của các thửa đất
trống có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc do chuyển mục đích
sử dụng đất trong khi không có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương
tự trên thị trường để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp.
Nói chung, định giá quyền sử dụng đất làm căn cứ tính bồi thường là
khâu khó khăn, phức tạp nhất ở nước ta hiện nay.
1.2.4.6. Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan thực thi chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan thực thi chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng
của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu cơ quan này có đủ quyền
hạn và con người đồng thời có sự phối hợp một cách đồng bộ, thống nhất giữa
các ngành, các cấp và đặc biệt nếu nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường
xuyên, liên tục của cấp uỷ đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính
trị cộng với đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường có ý thức trách nhiệm,
công tác tuyên truyền vận động phổ biến chính sách của Nhà nước được làm
tốt thì công tác bồi thường, tái định cư được thực hiện tốt và ngược lại.
Ngoài ra, còn phải kể đến sự hợp tác từ phía những người dân có đất
bị thu hồi. Nếu người dân có ý thức trách nhiệm tốt thì công tác giải phóng
mặt bằng sẽ nhanh chóng. Ngược lại, nếu họ cố ý kéo dài thời gian, không
chịu thực hiện những quy định của Nhà nước thì công tác bồi thường, tái định
cư sẽ rất khó thực hiện.
Ngoài những nhân tố rất cơ bản nêu trên thì điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế, điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam.
38
1.3. KINH NGHIỆM VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI
VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
1.3.1. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quốc tế
1.3.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải
tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để
thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì
có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích
của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có
thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử
dụng đất sau đó có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng đất trước.
Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thường đất, tiền trợ
cấp về tái định cư, tiền bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi
thường đất và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng
của đất những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa
màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản
lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất ở địa
phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất sẽ trả tiền
thuê cho đơn vị giải tỏa mặt bằng.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường
cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành
thị và nông thôn. Nhà ở của người dân thành phố, Nhà nước bồi thường bằng
tiền là chính, với mức giá do thị trường đất đai quyết định qua các tổ chức
39
trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, Nhà nước thực
hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ
có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất; tiền bồi
thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có
những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là
do đã làm tốt các việc sau đây:
Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc
đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho
người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư.
Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh.
Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương
trình bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi
thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền
bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử
dụng để tìm kiếm, phát triển đất đai mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại
hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm
phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là
vấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng
mặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư [4, tr. 5-7].
1.3.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Singapore
Ở Singapore mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị đất đai của chủ sở
hữu. Các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý, chi phí mua vật tư thay thế, thuế
sử dụng nhà mới…đều được tính toán cân đối trong mức đền bù. Nếu người
40
dân không tin tưởng Nhà nước, có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để
định giá lại và chi phí do Nhà nước chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền bù
cho thấy, Nhà nước Singapore đền bù giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá đất đai
hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà nước đầu tư hạ tầng, do đó Nhà
nước điều tiết một phần giá trị đã đầu tư. Nhà nước không đáp ứng yêu cầu
đền bù theo giá trong tương lai.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được xem xét khi đền bù: giá trị đất
gia tăng do công trình công cộng đi ngang qua, Nhà nước sẽ điều tiết; ngược
lại công trình công cộng ảnh hưởng xấu đến thửa đất (như tiếng ồn, khói bụi,
người ngoài có thể nhìn vào nhà…), Nhà nước sẽ tăng đền bù; công trình cắt
manh mún thửa đất hiện hữu, chi phí để hoàn tất thủ tục cho thửa đất còn lại
do Nhà nước đài thọ.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức đền
bù là: đòi được thưởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng đền
bù mới chịu đi; đòi bồi thường vào việc đầu tư thêm vào căn nhà, sau khi đã
có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần được sơn sửa lại. Trong
vòng 2 năm công bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi đền bù; đòi
đền bù theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất đai); hoạt động kinh doanh nhưng
không có giấy phép, không có căn cứ pháp lý để đền bù; tổ chức, cá nhân sử
dụng đất đai bất hợp pháp. Ngoài ra, sự gia tăng giá đất trong vòng 7 năm do
sự phát triển của hạ tầng công cộng cũng được xem xét điều tiết.
Phương thức thanh toán khi đền bù là trả trước 20% khi chủ nhà thực
hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có
nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.
Ngoài ra, Nhà nước Singapore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm
bảo quyền lợi của chủ đất phải di dời. Trong quá trình đền bù, chủ đất có
quyền khiếu kiện về giá trị đền bù. Hội đồng đền bù sẽ là tổ chức quyết định
41
giá trị đền bù đối với người khởi kiện. Nếu chủ đất vẫn không đồng ý có thể
đưa vụ việc lên Tòa Thượng thẩm.
Ở Singapore không có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng
đất đai cho nhà đầu tư để xây dựng các khu dân cư như ở Việt Nam. Lý do là
thời gian sử dụng đất đai khác nhau và Nhà nước không cho phép. Mọi việc
làm thay đổi mục đích sử dụng phải thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước
đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những
tiêu cực trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực
hiện dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Nhìn chung, chính sách đền bù ở Singapore được tiến hành thận trọng,
nhất là đất đai của tư nhân, với các văn bản luật quy định chặt chẽ, tạo điều kiện
thuận lợi và chính sách đền bù công bằng đối với mọi tổ chức, cá nhân, do đó
tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc giải tỏa di dời ít làm xáo trộn
công ăn việc làm của người dân (do đất đai nước Singapore quá nhỏ bé nên
việc đi lại thuận tiện). Tỷ lệ cưỡng chế không đáng kể, dưới 1%. [4, tr. 15-16].
1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã và đang được đánh giá là thành phố thực hiện
tốt nhất cả nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá của
Giáo sư, Tiến sỹ Trịnh Duy Luân, Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam, thì trong vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng và tái định cư
có đến 92% người dân thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chấp hành" [3, tr. 20].
Có được kết quả tốt như vậy là do thành phố đã làm tốt những công
việc sau:
Một là, trong quá trình kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa
màu làm cơ sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đại đa số
các hộ gia đình trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng đã được tham gia.
42
Điều này cho thấy mức độ công khai hóa rất cao của chính quyền thành phố.
Vì thế, quá trình giải tỏa, chỉnh trang đô thị diễn ra tương đối suôn sẻ, rất ít
những vụ khiếu kiện căng thẳng và hầu như không có điểm nóng. Với ý thức
vì sự phát triển chung của thành phố, rất nhiều người dân đã tự nguyện hiến
đất đai cho Nhà nước mở đường. Từ sự tự nguyện của người dân, các công
trình đã tiết kiệm được khoảng từ 25 - 40% kinh phí đầu tư.
Tại buổi trao đổi với đoàn công tác do ông Phạm Quang Nghị Bí thư
Thành uỷ Hà Nội dẫn đầu vào học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, Bí
thư Thành uỷ Đà Nẵng đã "tiết lộ": lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trước khi triển khai dự án, lãnh đạo
thành phố đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, vận động người dân trong vùng dự
án. Nếu có từ 80% hộ dân trong diện giải toả thống nhất thực hiện dự án theo
chủ trương thì dự án sẽ được triển khai. Người dân hiểu rằng hiến một phần
đất đai cho Nhà nước họ sẽ thu lợi sau khi đường sá được mở mang do giá trị
nhà, đất của họ sẽ tăng lên. Về việc này, ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành
uỷ Hà Nội đánh giá: Chủ trương, chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, quản
lý đô thị và xây dựng hạ tầng của Đà Nẵng thể hiện sự nhất quán, kiên quyết,
thống nhất trong các cấp, ngành và tập trung vào một đầu mối. Đồng thời thể
hiện tính năng động, sáng tạo trong việc dự liệu những vấn đề phát sinh trong
cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng quỹ đất đai để tạo ra giá trị, điều hoà các lợi
ích, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Việc làm trên của thành phố đã đồng thời đạt được 3 mục tiêu sau:
- Khai thác quỹ đất hai bên đường có thể bù đắp chi phí cho dự án
gồm cả tiền làm đường lẫn tiền bồi thường, không còn tình trạng 80% chi phí
dự án dành cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Không xảy ra bất công bằng trong thu hồi đất đai vì không xảy ra
trường hợp người có đất trước đây ở mặt tiền nay thuộc lộ giới thì mất hết,
43
người trước đây ở phía sau nay lại được ra mặt tiền và được giá đất tăng lên
rất cao;
- Hai bên đường sẽ được quy hoạch lại hiện đại, không để có những
nhà siêu mỏng như Hà Nội. Ví dụ, một con đường dự kiến lộ giới 50 m thì
phải lên kế hoạch thu hồi 150m, Nhà nước sẽ quy hoạch 2 bên đường để khai
thác hợp lý, người có đất ở phía sau vẫn cứ ở phía sau. Cách làm này bảo đảm
hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hai là, thành phố Đà Nẵng sớm ban hành rõ ràng đơn giá bồi thường,
hỗ trợ đối với từng loại đất đai, từng vị trí đất đai, từng loại nhà cửa, vật kiến
trúc, từng loại cây cối, hoa màu… tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và
kiểm tra giám sát của người dân.
Ba là, trong công tác giải phóng mặt bằng, ngoài các chính sách chung
do Nhà nước quy định, thành phố cũng có những vận dụng sáng tạo cho phù
hợp với tình hình sử dụng đất đai tại địa phương, tập quán sinh sống của
người dân từng vùng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Việc làm
này đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính chất động viên, khuyến
khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng
đúng tiến độ.
Bốn là, ở mỗi dự án thành phố đều thành lập Hội đồng giải phóng mặt
bằng. Nếu là dự án lớn liên quan đến nhiều quận, huyện thì do một phó chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Chủ tịch hội đồng, các chủ tịch quận,
huyện làm phó. Với các dự án vừa và nhỏ liên quan đến nhiều quận, huyện thì
ranh giới dự án thuộc địa phương nào sẽ do địa phương đó làm Chủ tịch Hội
đồng. Nếu dự án nằm gọn trong địa bàn một quận, huyện thì do chủ tịch quận,
huyện đó đảm nhiệm, các chủ tịch các xã, phường liên quan làm thành viên.
Do đó, mọi vấn đề liên quan đến đền bù giải toả, bố trí tái định cư đều có sự
tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương từ lúc bắt đầu cho đến khi kết
thúc dự án.
44
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh
Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh

More Related Content

What's hot

Luat dat dai_2003
Luat dat dai_2003Luat dat dai_2003
Luat dat dai_2003Hotland.vn
 
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003Hotland.vn
 
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003Hotland.vn
 
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...nataliej4
 
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003Hotland.vn
 
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003Hotland.vn
 
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...VanBanMuaBanNhanh
 
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003Hotland.vn
 
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chínhQuy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chínhNinh Nguyen Van
 
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đai
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đaiKiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đai
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đaiDigiword Ha Noi
 
121.2010.nd cp
121.2010.nd cp121.2010.nd cp
121.2010.nd cpHotland.vn
 
Luat dat dai 2013+nghidinh 43
Luat dat dai 2013+nghidinh 43Luat dat dai 2013+nghidinh 43
Luat dat dai 2013+nghidinh 43Nị Tí
 
Bao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiBao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiHung Nguyen
 

What's hot (18)

Luat dat dai_2003
Luat dat dai_2003Luat dat dai_2003
Luat dat dai_2003
 
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 13_2006_luat_dat_dai_2003
 
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 181_2004_luat_dat_dai_2003
 
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, HOT
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, HOTLuận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, HOT
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, HOT
 
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...
Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh tâ...
 
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 17_2006_luat_dat_dai_2003
 
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 84_2007_luat_dat_dai_2003
 
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...
Quyet-Dinh-35-2009-QD-UBND-Quy-Dinh-Trinh-Tu-Thu-Tuc-Cong-Nhan-Cap-Giay-Chung...
 
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003
Nghi dinh 197_2004_luat_dat_dai_2003
 
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chínhQuy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Quy trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính
 
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đai
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đaiKiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đai
Kiến thức chung về pháp luật liên quan tới đất đai
 
121.2010.nd cp
121.2010.nd cp121.2010.nd cp
121.2010.nd cp
 
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất tại huyện Hoài Đức
Luận văn: Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất tại huyện Hoài ĐứcLuận văn: Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất tại huyện Hoài Đức
Luận văn: Bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất tại huyện Hoài Đức
 
Luat dat dai 2013+nghidinh 43
Luat dat dai 2013+nghidinh 43Luat dat dai 2013+nghidinh 43
Luat dat dai 2013+nghidinh 43
 
Bao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat daiBao cao ra soat luat dat dai
Bao cao ra soat luat dat dai
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 

Viewers also liked

Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Michael Tran
 
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015Toan Tran
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trìnhKỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trìnhleon dat
 
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảLàm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảMinh Duong
 
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtTâm Việt Group
 

Viewers also liked (7)

Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
 
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can hoThuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
 
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015
Báo cáo CBRE về thi trường bất động sản nghỉ dưỡng 2015
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trìnhKỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình
 
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quảLàm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
Làm thế nào để thiết kế Powerpoint thuyết trình cho hiệu quả
 
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
 

Similar to Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh

Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...hieu anh
 
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...ThanhNguyenTrung21
 
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đấtBồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh (20)

Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, ...
 
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn quận Bắc...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đấtLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, HAY
 
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đaiBồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai
 
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...
Bồi-thường-hỗ-trợ-tái-định-cư-khi-Nhà-nước-thu-hồi-đất-từ-thực-tiễn-huyện-Phú...
 
01050002560.pdf
01050002560.pdf01050002560.pdf
01050002560.pdf
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Bài mẫu luận văn: Pháp luật về bồi thường tái định cư, HAY
Bài mẫu luận văn: Pháp luật về bồi thường tái định cư, HAYBài mẫu luận văn: Pháp luật về bồi thường tái định cư, HAY
Bài mẫu luận văn: Pháp luật về bồi thường tái định cư, HAY
 
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hotLuan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
 
Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất huyện Quế Sơn, HAY
Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất huyện Quế Sơn, HAYPháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất huyện Quế Sơn, HAY
Pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất huyện Quế Sơn, HAY
 
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đấtBồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại Long An, HAY - Gửi miễn phí...
 
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamBồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
 
Khóa luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường, 9 ĐIỂMKhóa luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng NamLuận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 
Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng tại huyện Yên ...
Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng tại huyện Yên ...Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng tại huyện Yên ...
Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng tại huyện Yên ...
 

Chính sách bồi thường hỗ trợ người dân sau thu hồi đất ở quảng ninh

  • 1. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM 6 1.1. Thu hồi đất và người dân bị thu hồi đất 6 1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở việt nam 13 1.3 Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất 35 Ch¬ng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 45 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất đai 45 2.2. Thực trạng triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 48 2.3. Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua 63 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 86 3.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 89 1
  • 2. người dân bị thu hồi đất ở tỉnh Quảng Ninh KẾT LUẬN 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 2
  • 3. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của các dự án trong 5 năm (từ năm 2005 - 2009) 65 2.2 Tổng hợp tình hình phân bổ các dự án trên địa bàn toàn tỉnh thời gian 5 năm từ (2005 - 2009) 67 2.3 Tổng hợp số dự án theo nguồn vốn đầu tư 68 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Số lượt đơn thư, khiếu nại, tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 83 2.2 Các dạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 84 2.3 Khiếu nại hành chính đối với bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 85 3
  • 5. 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có tầm quan trọng to lớn đối với người dân cả về phương diện nơi ở lẫn tư liệu sản xuất. Ở nước ta, Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và ủy quyền cho Nhà nước quản lý, Nhà nước giao cho dân cư sử dụng. Từ khi chính thức giao đất cho người dân, Nhà nước ta đã tuyên bố bảo hộ quyền sử dụng chính đáng đất của dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, trên lãnh thổ nước ta đã, đang và sẽ có hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng chiếm đất ở và đất sản xuất của dân cư. Sự xuất hiện của các công trình này là tất yếu bởi chúng cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện chung, nhưng người dân bị thu hồi đất để xây dựng công trình thì bị thiệt thòi và cuộc sống bị xáo trộn. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, trong những năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho các hộ dân bị thu hồi đất. Chính sách này đã giúp cho người dân bị thu hồi đất bước đầu ổn định trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trong số các hộ dân bị thu hồi đất còn bức xúc do tiền bồi thường không tương xứng với giá thị trường, chính sách bồi thường chưa hợp lý, việc tái định cư và hỗ trợ người dân đến nơi ở mới chưa thật sự hiệu quả...Thực tế đó đòi hỏi Nhà nước ta phải tiếp tục đổi mới chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định đối với người dân bị thu hồi đất. Nằm trong bối cảnh chung đó, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn khi xây dựng và triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn. Tuy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong những năm gần đây ở tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nhưng cả trong nội dung chính sách lẫn trong tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều vướng 5
  • 6. mắc, vừa làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của nền kinh tế. Vì thế, việc tìm kiếm cơ sở lý luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực và tác động xã hội tích cực của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền tỉnh. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc tìm tòi đó học viên lựa chọn đề tài "Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất (nay là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/11/1998 của Chính phủ "về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng" theo tinh thần Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998. Trong thời gian gần đây, cũng có một số tác giả nghiên cứu về các vấn đề khác nhưng có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 như: Luận văn thạc sĩ: "Vận dụng Lý luận của C.Mác về giá cả ruộng đất vào định giá đất ở Việt Nam", của Phan Văn Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004; Luận văn thạc sĩ: "Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay" của Trần Đức Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005; 6
  • 7. Luận văn: "Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh", của Trần Văn Điển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004; Luận văn: "Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam", của Lê Mạnh Dân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004 Ngoài ra, cũng có một số luận văn khác nghiên cứu về chính sách thu tiền sử dụng dụng đất, lệ phí trước bạ... Những vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế thì đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về "Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", đặc biệt là trên góc độ lý luận. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý thuyết của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để hoàn thành mục tiêu nêu trên luận văn có nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất ở nước ta; Tổng thuật kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất của một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh; Phân tích, chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay; 7
  • 8. Kiến nghị định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân mất đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ở đây, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là sự cụ thể hóa các chính sách chung của Luật Đất đai, các Nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh cũng như tuân thủ chế độ phân cấp quản lý đất đai, tài chính của Nhà nước. Nói cách khác, ngoài các quy định chung đã được quy định để thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc, luận văn còn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đồng thời có khảo sát một số chính sách do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Nội hàm chính sách bao gồm cả nội dung chính sách lẫn phương thức tổ chức thực hiện chính sách. Thời gian khảo sát chủ yếu từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 - ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối luật pháp của Nhà nước ta để xem xét chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất. Điểm tựa quan trọng của cách tiếp cận này là đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có trách nhiệm với người dân có đất bị thu hồi. 8
  • 9. Trong các phân tích sâu sẽ kết hợp phương pháp tổng hợp với phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp và ngoại suy để đánh giá tiến trình lịch sử cụ thể của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất ở Quảng Ninh. Đặc biệt, tiêu chí đánh giá chính sách chủ yếu dựa vào kết quả thực tiễn gắn với điều kiện của Quảng Ninh. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn Đưa ra các căn cứ khoa học của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất. Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị Nhà nước thu hồi đất hiện tại ở Quảng Ninh. Kiến nghị hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam. Chương 2: Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 9
  • 10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM 1.1. THU HỒI ĐẤT VÀ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 1.1.1. Đất đai trong đời sống kinh tế xã hội Bao đời nay đất đai đã được thừa nhận là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Ngày nay, khi dân số trên trái đất tăng lên, đất đai càng có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Có lẽ vì tầm quan trọng như thế của đất đai nên Hiến chương về đất (đã được Uỷ ban các Bộ trưởng Châu Âu biểu quyết tại Nghị quyết số 19 năm 1972) đã tuyên bố như sau: "Ruộng đất là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên mặt đất" [22, tr. 22]. Và trước chúng ta hàng trăm năm Wiliam Petty đã từng khẳng định: "Đất là cha, lao động là mẹ của mọi của cải" [19, tr. 189]. Ở nước ta, do điều kiện lịch sử, tự nhiên quy định đất đai có tầm quan trọng đặc biệt: Trước hết đất đai là nguồn tài nguyên số một của ngành nông nghiệp, lĩnh vực không chỉ cung cấp gần 1/4GDP mà còn nuôi sống hơn một nửa dân số nước ta. Hơn nữa trên mặt đất, trong lòng đất cũng chứa đựng nguồn tài 10
  • 11. nguyên phong phú là điều kiện tiên quyết để đất nước khai thác sử dụng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Cho đến nay, giá trị khai thác từ đất còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của đất nước ta. Với vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất đảm bảo nhiều nhu cầu của con người mà trước hết là ăn, ở, mặc. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các vật phẩm phục vụ cho con người ngày một đa dạng và phong phú, song nhu cầu các sản phẩm được tạo ra từ đất vẫn không giảm. Đất đai là địa điểm, mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, phân bổ lực lượng sản xuất và phân bổ dân cư, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, cửa hàng, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... Nói cách khác, đất với tư cách mặt bằng diễn ra các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên khan hiếm so với nhu cầu phát triển kinh tế. Chính vì thế cuộc đấu tranh nội bộ để giành quyền sử dụng đất phù hợp với lợi ích của mỗi người và nhóm người ngày càng căng thẳng. Trong bối cảnh đó quyền sử dụng đất trở thành hình thức cất trữ tài sản của nhiều nhà đầu cơ đất. Đất đai là môi trường con người xây dựng nhà ở, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục,... Chính vì thế đất là điều kiện để tạo dựng các điều kiện sinh hoạt trực tiếp như phân bổ dân cư, để tổ chức các hoạt động xã hội, xây dựng cơ sở quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác phục vụ cuộc sống của con người. Đất đai là cơ sở để phát triển các hệ bảo tồn sinh thái như: trồng rừng, khoanh nuôi tái tạo rừng, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh môi trường. Đây là những hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu để bảo tồn môi trường sống của con người và sinh vật ở bất cứ nước nào nói chung và Việt Nam nói riêng. Tóm lại, dưới giác độ Tổ quốc, đất đai là toàn bộ lãnh thổ gắn liền với chủ quyền của một quốc gia. Không thể quan niệm về một quốc gia không có 11
  • 12. đất đai. Chủ quyền của một quốc gia trước hết là chủ quyền về lãnh thổ của mình. Vì vậy, đất đai được coi là yếu tố cơ bản nhất xác định vị trí chủ quyền lợi ích của một quốc gia, một dân tộc, yếu tố cơ bản xác định cội nguồn của một con người. Dưới giác độ phát triển kinh tế, đất đai là nguồn lực hàng đầu để phát triển bền vững. Dưới giác độ lợi ích, đất đai là tài sản. Đất đai không chỉ tạo nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước mà còn là tài sản thế chấp, vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân dùng đất đai để góp vốn liên doanh. Ngày nay đất đai trở nên khan hiếm so với nhu cầu nên cần được quản lý, sử dụng hiệu quả. 1.1.2. Thu hồi đất 1.1.2.1. Khái niệm thu hồi đất Cho đến nay, về cơ bản, mọi khoảnh đất có thể sử dụng vào phát triển kinh tế (trừ phần mặt biển sở hữu chung) đều đã có chủ. Theo cách hiểu thông dụng truyền thống, người chủ đất có mọi quyền đối với đất thuộc sở hữu của mình, đặc biệt là quyền sử dụng, thu lợi và trao đổi. Trong xã hội hiện đại, do đất vừa là tài sản, vừa là môi trường sống chung nên chủ sở hữu đất đã bị Nhà nước lấy bớt một số quyền đối với đất, ví dụ như quyền tùy ý sử dụng đất đã bị bó hẹp trong quy hoạch không gian chung, trong các quy định về bảo vệ môi trường. Tuy bị thu bớt một số quyền như thế, người nắm giữ quyền sở hữu đất vẫn có nhiều đặc quyền, trong đó các quyền cơ bản là: Sử dụng phục vụ nhu cầu của mình, thu lợi trên đất, trao đổi với người khác với tư cách hàng hóa độc lập. Ở các nước duy trì sở hữu tư nhân đối với đất đai, người chủ đất nắm toàn bộ các quyền về đất. Khi đó, nếu Nhà nước hoặc cá nhân khác muốn sử dụng đất đó phải mua hoặc thuê lại. Ở các nước này không có khái niệm Nhà nước thu hồi lại đất. Ở các nước duy trì sở hữu toàn dân đối với đất đai như nước ta, xuất hiện khái niệm giao và thu hồi đất. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ 12
  • 13. nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa,… đều thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài" [15, tr. 19]. Điều 5, Luật Đất đai (2003) quy định: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. - Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: + Quyết định mục đích sử dụng đất. + Quy định về hạn mức giao đất và thời gian sử dụng đất. + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. + Định giá đất [18, tr. 7] Như vậy, thu hồi đất là quyền lực của Nhà nước ta được quy định trong luật căn cứ vào vị thế đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thu hồi đất là việc các cơ quan nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của những cá nhân và tổ chức nào đó để giao cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng hiệu quả hơn hoặc để Nhà nước sử dụng vào mục đích chung. Thu hồi đất hiểu theo nghĩa này, khác với thu hồi đất của chủ cho thuê đất khi hết kỳ hạn thuê. Thu hồi đất ở đây là hành vi lấy lại quyền sử dụng đất đã giao của Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác. Người bị thu hồi đất không có vị thế giao kết hợp đồng của người thuê, không có quyền từ chối chuyển giao quyền sử dụng đất cho Nhà nước, thậm chí không có quyền thỏa thuận giá cả đền bù. Trong khi đó đối với người bị thu hồi đất, thường là nông dân, quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng đối với họ, nhiều trường hợp là sống còn. Do đó đi đôi với thu hồi đất, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ, bồi thường và tái định cư đối với người bị thu hồi đất. 13
  • 14. 1.1.2.2. Sự cần thiết thu hồi đất Các quan hệ về sở hữu và sử dụng đất đai luôn gắn chặt với lịch sử và chế độ chính trị của một nước. Ở nước ta, sau khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 1993, hầu hết đất đai có thể sử dụng đã được giao cho các gia đình và các tổ chức khác nhau kèm theo việc quy định mục đích sử dụng cho từng loại đất. Sau khi đất đã được giao hết, về cơ bản quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng đất đã được định vị. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều khoảnh đất cần phải thay đổi mục đích sử dụng và có thể phải chuyển giao chủ sử dụng mới. Chính vì thế có hoạt động thu hồi đất. Điều 38, Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: - Chuyển đất sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. - Sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả. Đất lấn chiếm. Đất được Nhà nước giao. - Đất không sử dụng [18, tr. 18]. Trong luận văn này chỉ quan tâm đến thu hồi đất đã được giao cho người dân sử dụng và còn trong thời hạn giao đất. Lý do Nhà nước thu hồi loại đất này thường là: - Thay đổi quy hoạch, cần chuyển mục đích sử dụng đất. - Xây dựng các công trình công cộng, an ninh, quốc phòng. - Xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta, việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang làm đường, xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị hiện đại sẽ còn tiếp tục. Đi đôi với quá trình thu hồi đất đó, số lượng người dân bị thu hồi đất sẽ ngày càng tăng mà nếu không có chính sách 14
  • 15. hợp lý, bài bản, dài hạn với họ thì nguy cơ bùng phát các vụ khiếu kiện, điểm nóng sẽ nhiều hơn. 1.1.3. Tác động của việc thu hồi đất đối với đời sống của người mất đất Đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là môi trường sống của người dân. Do đó mất đất, đồng nghĩa với mất chỗ ở, mất nơi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, việc thu hồi đất của Nhà nước đã ảnh hưởng bất lợi đến người dân bị mất đất trên các phương diện sau đây. 1.1.3.1. Mất chỗ ở Chỗ ở của người dân không chỉ đơn thuần là nơi họ ăn, ngủ mà còn gắn với tài sản, môi trường, các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa đã gắn họ với địa bàn đó. Khi thu hồi đất, Nhà nước không chỉ thu hồi quyền sử dụng diện tích đất, mà còn tước đi của họ cơ hội tiếp nối cuộc sống quen thuộc của họ, buộc họ phải chuyển sang một địa bàn mới với các quan hệ và cơ hội không giống trước. Đối với những người khó thích nghi với điều kiện mới, nhất là đối với nông dân đã trên 40 tuổi, đối với những người gắn với làng nghề truyền thống…, thì việc di dời là một biến cố nặng nề. Nhiều người chưa được chuẩn bị sẵn cho việc di chuyển như vậy nên tương lai của họ sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, khi chuyển nhà, các chi phí phát sinh do cần xây dựng lại nhà cửa, vườn tược, tạo dựng hạ tầng sinh hoạt, dịch vụ chung… khá lớn, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, nhiều người dân mất đất không thể tự giải quyết được. Đặc biệt, khi di dời bất đắc dĩ chỗ ở do đất bị thu hồi, nhiều người dân có tâm lý không thoải mái, tâm lý bị thua thiệt. Nếu không có sự đả thông tư tưởng và một số hình thức bồi thường thích hợp, những người dân mất chỗ ở có thể bị kích động, phản ứng tiêu cực với chính sách thu hồi đất của Nhà nước. 1.1.3.2. Mất tư liệu sản xuất Đất bị thu hồi là đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp đều là tư liệu sản xuất quan trọng của người sử dụng đất cũ. Khi Nhà nước thu hồi có bồi 15
  • 16. thường bằng diện tích đất khác đi chăng nữa cũng làm cho người bị mất đất thua thiệt trên các phương diện: mất địa thế của địa điểm đã quen dùng; mất một phần thành quả đầu tư vào đất. Chính vì vậy, người sử dụng đất không muốn giao đất cho Nhà nước nếu không được bồi thường xứng đáng. Ngay cả khi Nhà nước bồi thường xứng đáng bằng tiền cho người có đất bị thu hồi thì họ cũng mất việc làm do không còn địa bàn. Nếu Nhà nước bồi thường cho họ một diện tích đất ở nơi khác thì họ cũng mất chi phí xây dựng lại từ đầu hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều điểm bất lợi hơn trước. Sự mất mát, thua thiệt, tâm lý lo sợ tương lai không rõ ràng khiến nhiều người tìm mọi cách để không phải giao đất cho Nhà nước, từ vận động hành lang quy hoạch đến chây ì, phản đối tập thể… Muốn thu hồi đất hiệu quả, Nhà nước phải có phương án giải quyết thỏa đáng các mâu thuẫn này. 1.1.3.3. Bức xúc vì phân chia lợi ích không công bằng Do chuyển mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất thu hồi sẽ làm cho một số chủ thể kinh tế có lợi ích tăng lên (ví dụ như doanh nghiệp nhận đất xây khu đô thị, người có đất hai bên đường mới làm…) đi đôi với thua thiệt trông thấy của người mất đất dẫn đến các xung đột lợi ích gay gắt. Người mất đất sẽ càng cảm thấy mình bị đối xử bất công hơn khi hàng xóm của mình giàu lên không nhờ công sức của họ mà nhờ đất của mình bỏ ra làm đường, hoặc sẽ phẫn nộ khi giá bồi thường cho họ thấp hơn nhiều giá đất doanh nghiệp bán cho họ… Công tác tái định cư khó khăn cũng làm cho người dân bị mất đất thua thiệt. Do nhiều địa phương thiếu quỹ đất nông nghiệp để bồi thường thích đáng cho nông dân, nên nhiều nông dân, sau khi nhận tiền đền bù, đã không có công ăn việc làm, không có kinh nghiệm kinh doanh nên tiền bồi thường nhanh chóng tiêu hao. Nơi ở mới nhiều khi không được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện làm cho cuộc sống của họ càng khó khăn hơn. Chính vì 16
  • 17. thế, nhiều người dân mất đất, hoặc rơi vào nghèo khó, hoặc rơi vào tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho chính họ và cho xã hội. Ngoài ra, việc thu hồi đất không chỉ gây tác động bất lợi cho người mất đất mà còn tạo thêm sức ép cho Nhà nước về phương diện tài chính, quản lý và điều hành. Chính vì thu hồi đất có nhiều tác động không mong muốn như vậy nên Nhà nước, một mặt phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, dài hạn, ổn định, nhằm hạn chế xáo trộn; mặt khác, phải xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị mất đất một cách hợp lý. 1.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất là một dạng chính sách công có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực giáp ranh như đất đai, tài chính, an ninh, chính trị… Giống như các chính sách công khác, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất. Một số người cho rằng quyền sử dụng đất là hàng hóa nên Nhà nước cần đối xử với người có đất bị thu hồi như là bên bán quyền sử dụng đất. Quan niệm này quá cực đoan, không phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân vế đất đai và chế độ quản lý theo mục đích sử dụng đất của Nhà nước ta. Một số người khác cho rằng, đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo luật và chỉ bồi thường theo quy định của Nhà nước. Quan niệm này quá cứng nhắc, không phù hợp với chủ trương sử dụng thị trường để điều tiết việc sử dụng đất có hiệu quả ở nước ta. Quan điểm trong luận văn này cho rằng, về mặt lý luận, có thể coi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng chính sách đặc biệt 17
  • 18. của Nhà nước thể hiện cách ứng xử vừa đại diện cho chủ sở hữu đất đai, vừa phản ánh thái độ của cơ quan được xã hội trao quyền quản lý đất đai, vừa bao hàm nội dung điều hòa lợi ích theo hướng bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên liên quan phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và công bằng, trong đó các cơ quan nhà nước sử dụng nhiều công cụ tổ chức, tài chính, giá cả để đạt được các mục tiêu của mình. Khi bàn về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải chú ý các phương diện sau: - Về mặt quan điểm, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kết hợp hợp lý các yêu cầu quản lý hành chính với các yêu cầu của cơ chế quản lý thị trường trong xác định mức bồi thường và các thủ tục liên quan. Ở đây nhấn mạnh hai yêu cầu: dân chủ và công bằng. Yêu cầu dân chủ là khi xác định mức bồi thường, phương thức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải tham vấn ý kiến người mất đất và thể hiện được ý kiến, nguyện vọng của họ một cách hợp lý. Yêu cầu công bằng là khi phân chia lợi ích, phải đảm bảo các bên được hưởng lợi ích phù hợp với đóng góp của họ. Phần lợi ích thuộc xã hội phải được sử dụng chung một cách công khai, minh bạch. - Về mặt chủ thể: Chế độ phân cấp cho các cơ quan nhà nước trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tổ chức tái định cư phải rõ ràng, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích tương xứng, có sự phối hợp và kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền tư lợi. - Về mặt mục tiêu: Cần kết hợp hài hòa mục tiêu của người sử dụng đất, của xã hội và người dân, trong đó ưu tiên cao nhất cho việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất phục vụ đời sống người dân. - Về mặt công cụ và cơ chế tác động: Cần phối hợp hài hòa với nhau có tính đến các giới hạn về sử dụng đất, ngân sách nhà nước và năng lực tổ chức thực hiện của các chủ thể. Nói tóm lại, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là tổng thể các quan niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan nhà 18
  • 19. nước trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự hài hòa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững. 1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam 1.2.2.1. Mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam * Mục tiêu thứ nhất của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở. Về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế hệ liên kết trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó đất đã là tài sản chung. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã hiện thực hóa quan hệ pháp lý của tài sản chung đó. Tuy nhiên, sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia đình riêng rẽ. Vì thế cần có cơ chế phân định hợp lý quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của xã hội (đại diện là Nhà nước) và công dân trong quan hệ đất đai. Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 của nước ta đã quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu... Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất" [18, tr. 9] Như vậy: Về mặt pháp lý, dù người sử dụng đất được hưởng thành quả từ việc sử dụng đất vào các hoạt động kinh tế, xã hội nhưng đất đai phải được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội mà Nhà nước là người đại diện. Mục tiêu của xã hội là đất chung phải được sử dụng sao cho phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế, kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa và cải thiện chất lượng sống nói chung của dân cư. Vì thế đất phải được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch chung của Nhà nước. 19
  • 20. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước thường không phải là người sử dụng trực tiếp đất. Người dân mới là người khai thác quỹ đất. Họ chỉ khai thác quỹ đất hiệu quả khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo hộ. Làm sao để mục tiêu chung của xã hội và mục tiêu riêng của người sử dụng đất hài hòa với nhau tạo điều kiện cho phát triển nhanh, bền vững là mục tiêu quan trọng của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ở đây, xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất cũng như vận dụng các công cụ tổ chức, tuyên truyền, tài chính của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rất quan trọng. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta là quyền sở hữu về mặt pháp lý (Nhà nước quy định trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thực tế và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nếu quan hệ này được thiết lập hợp lý thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ dễ triển khai hơn. Ở nước ta, Nhà nước còn nắm một phần quyền sử dụng đất về mặt pháp lý, tức nắm quyền quy định mục đích sử dụng cho các thửa đất theo quy hoạch. Nhà nước nắm quyền này là để định hướng sử dụng đất đai cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội về các phương diện đảm bảo an ninh lương thực, cân đối các nhu cầu sử dụng đất, sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình trạng đất để hoang hoá, vô chủ, sử dụng lãng phí, không bảo vệ đất,... Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để đảm bảo đất có chủ sử dụng thực sự và hiệu quả. Ngoài ra, Nhà nước giao quyền sử dụng đất đúng mục đích cũng tạo điều kiện cho thị trường quyền sử dụng đất sau khi hoạt động để khuyến khích sử dụng đất hiệu quả. Trong rất nhiều mối quan hệ chồng chéo đó, làm thế nào để bảo đảm lợi ích hợp lý giữa xã hội và cá nhân là vấn đề vô cùng phức tạp. Song, nếu 20
  • 21. không giải quyết được các quan hệ này thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ khó triển khai. Bởi vì, Luật Đất đai ở nước ta quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị mất đất. Vậy bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như thế nào để đảm bảo sự hài hòa lợi ích? Thông thường, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đáp ứng các yêu cầu: - Tạo điều kiện để người bị mất đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi mất đất. - Điều tiết phần lợi ích gia tăng không do các cá nhân tạo ra về ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện để người sử dụng đất sau này hoàn thành mục tiêu đã được xã hội chấp thuận. - Bảo tồn được quỹ đất và môi trường. * Mục tiêu thứ hai của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là khuyến khích người dân giao đất. Vì đất là điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng khu đô thị, là điều kiện để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội, quốc phòng nên chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải hướng đến khuyến khích người dân tự nguyện giao đất. Trên thực tế, người dân không muốn giao đất vì việc mất đất ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Để họ tự nguyện và nhanh chóng giao đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không những phải có mức bồi thường, hỗ trợ, hợp lý, phải tổ chức tốt công việc tái định cư, mà còn phải cung cấp cho người mất đất đầy đủ thông tin trung thực để họ tự quyết định. 21
  • 22. Ngoài ra chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được hoạch định và thực hiện nhất quán, tránh các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình triển khai. Nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không đáp ứng mục tiêu này, quá trình thu hồi đất sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn không đáng có như khiếu kiện, chống đối, chây ì, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng. * Mục tiêu thứ ba của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là ổn định cuộc sống, ổn định việc làm cho người dân bị mất đất. Việc thu hồi đất ở nước ta không hoàn toàn mang tính thị trường nên quan tâm đến cuộc sống của người dân bị mất đất là một mục tiêu quan trọng. Để ổn định cuộc sống cho người mất đất cần xây dựng khu tái định cư đồng bộ, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa ít nhất không được thấp hơn địa điểm cũ, nhất là các dịch vụ thiết yếu như giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, hành chính... Ở nước ta, mục tiêu này thường khó hoàn thành do kinh phí của Nhà nước cấp eo hẹp và do tổ chức thiếu chặt chẽ. Nếu khu tái định cư không được xây dựng tốt thì dân chúng sẽ bất mãn, hậu quả là họ không di dời. Để ổn định lâu dài cho người dân bị mất đất, cần tạo điều kiện cho họ có việc làm thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ đầu tư, lập nghiệp hoặc xúc tiến việc làm. Trên thực tế việc làm của cơ quan tái định cư và người dân không trùng khớp, do dịch vụ hỗ trợ không phù hợp với điều kiện của người dân. * Mục tiêu thứ tư của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ Nhà nước bố trí, sắp xếp các loại đất và nhà ở cho đối tượng sử dụng theo không gian và thời gian phù 22
  • 23. hợp với mục tiêu sử dụng đất hiệu quả và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đã được xây dựng có căn cứ khoa học và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của đất nước là phương án sử dụng đất tốt nhất để Nhà nước và nhân dân thực hiện. Để chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần chủ động hoạch định chính sách cụ thể cho các khu đất ở, các dự án xây dựng vùng, phát triển các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc là việc chuyển các loại đất khác nhau sang các mục đích sử dụng khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện. Nói cách khác, trước khi mở rộng một con đường, xây dựng một khu đô thị mới hay xây dựng khu công nghiệp, xây dựng khu chung cư cao tầng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng v.v... cần tuân thủ quy hoạch trong việc lựa chọn sử dụng các khu đất mới hoặc lấy các khu đất đang sử dụng vào một mục đích cụ thể nào đó để sử dụng cho các mục đích khác trên cơ sở đó xây dựng các định mức, phương thức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thích hợp. Không nên xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một cách tùy tiện. Khi tính tiền bù đắp thiệt hại cho người sử dụng đất do bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, các cơ quan liên quan phải căn cứ vào quy hoạch để xem xét tính hợp lý của khu tái định cư cũng như để điều hòa lợi ích phát sinh theo quy hoạch. 1.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất * Nguyên tắc công bằng Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu quyết định thành công của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nếu chính sách công bằng những người bị thu hồi đất sẽ tự nguyện chấp hành. Ngược lại, họ sẽ chống đối, chính sách 23
  • 24. bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc thất bại, hoặc trả giá đắt. Công bằng ở đây là công bằng về chính sách, công bằng về chế độ, về đơn giá, về mức bồi thường, hỗ trợ, về đối tượng thụ hưởng,... Công bằng không có nghĩa là cào bằng bình quân. Để có chính sách công bằng phải họach định chính sách sát thực tế, xem xét lợi ích một cách phân minh. Nguyên tắc công bằng phải được quán triệt và thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ví dụ, hai hộ liền kề có nguồn gốc đất như nhau, quá trình sử dụng như nhau, điều kiện hạ tầng như nhau thì giá bồi thường và mức bồi thường phải như nhau. Hai hộ dân, một hộ ở tỉnh này, một hộ ở tỉnh kia đều bị thu hồi nhà 2 tầng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì phải được bồi thường 100% giá trị đất ở, 100% giá trị tài sản. * Nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải cân nhắc tính toán kỹ càng về mọi mặt trước khi quyết định. Hiệu quả ở đây được hiểu trước hết là hiệu quả về kinh tế sau đó là hiệu quả về mặt xã hội (ổn định tình hình, ổn định đời sống). Nói cách khác, phải tạo được sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án. Nguyên tắc hiệu quả phải đạt được cả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Tuyệt đối không vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài cho các thế hệ sau. * Nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạch định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải tham khảo ý kiến của dân cư, nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Khi quyết định phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, tập thể bàn bạc cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Tuyệt đối không được áp đặt quyết định từ một phía, không được tuyệt đối hoá vai trò của cá nhân cán bộ có chức quyền. Dân chủ nhưng phải tập trung, đồng thời tập trung nhưng phải dân chủ cả ở khâu hoạch định chính sách cũng như thực hiện chính sách, phải đối xử với mọi người một cách bình đẳng, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ. 24
  • 25. * Nguyên tắc tiết kiệm ngân sách nhà nước Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền, người thực thi công vụ có quyền quyết định chi ngân sách nhà nước phải hết sức tiết kiệm, không được lãng phí. Vì ngân sách nhà nước có hạn, mà nguồn tiền để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lại rất lớn. Tiết kiệm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về lợi ích của người dân và điều kiện sống của họ. Tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén, là thực hiện không đúng chế độ chính sách. Tiết kiệm là tổ chức công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một cách khoa học, quy củ, tránh làm rồi sửa, phá. * Nguyên tắc hỗ trợ người khó khăn Nguyên tắc này hướng tới việc thực hiện các chính sách xã hội đối với các trường hợp đặc thù, có hoàn cảnh đặc biệt. Đó chính là tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, là bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Những nguyên tắc cơ bản nêu trên đều có vị trí quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, ràng buộc nhau. Trong quá trình cụ thể hoá chính sách và tổ chức thực hiện ở địa phương phải tôn trọng các nguyên tắc nêu trên. Tuyệt đối không được xem nhẹ nguyên tắc này, xem nặng nguyên tắc kia mà ngược lại, phải căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước và tình hình thực tiễn ở địa phương để vận dụng một cách linh hoạt nhằm đạt mục tiêu của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là ổn định tình hình, phát biển bền vững và công bằng xã hội. 1.2.3. Nội dung của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam 1.2.3.1. Quy định mức và phương thức bồi thường khi thu hồi đất Ở các nước có kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân về đất đai, Nhà nước tiến hành thương lượng với dân để mua lại đất (chứ không phải thu lại) theo giá hai bên chấp nhận được. Mặc dù tính cưỡng chế rất ít được thể hiện, 25
  • 26. nhưng đa phần dân cư cũng chấp nhận bán lại đất cho Nhà nước vì mục đích chung. Ở nước ta, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên khi thu hồi đất, Nhà nước không mua lại đất của người đang sử dụng mà chỉ bồi thường cho người sử dụng theo các mức và chế độ khác nhau tùy theo từng thời kỳ lịch sử. * Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1988 Giai đoạn này, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186/HĐBT ngày 31/5/1990 Quy định về việc đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp và đất có rừng. Tinh thần của Quyết định này là người sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước và đền bù thiệt hại về tài sản cho người có đất bị thu hồi để giao cho người sử dụng. Mức đền bù do Nhà nước quy định theo từng loại đất và tài sản trên đất. * Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1993 Giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 22/1998/NĐ CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thay thế cho Nghị định số 90/CP. Tinh thần cơ bản của 2 Nghị định này như sau: - Về đền bù đất: Nghị định số 90/CP quy định, người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất theo giá đất do Nhà nước quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ. Còn Nghị định số 22/1998/NĐ CP thì quy định người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất theo giá đất do nhà nước quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 nhân với hệ số K (K là hệ số điều chỉnh với giao động từ - 0,25 đến 2,7 lần). Như vậy, so với Nghị định số 90/CP thì giá đất để đền bù đối với người dân bị thu hồi đất đã được điều 26
  • 27. chỉnh linh hoạt hơn (Hệ số K do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng dự án). Vậy là, từ 1993-2003 giá đền bù thiệt hại về đất đã từng bước tiến dần đến giá thực tế để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất vì thực tiễn diễn ra việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mức giá cao hơn giá đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994. - Về đền bù tài sản: Người bị thu hồi đất có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất thì được đền bù theo các quy định sau đây: Thời điểm thực hiện Nghị định số 90/CP: Việc đền bù thiệt hại về tài sản được thực hiện theo nguyên tắc đền bù theo giá trị còn lại (giá trị thực tế) không phân biệt là công trình của Nhà nước, của doanh nghiệp hay của người dân. Thời điểm thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP việc đền bù thiệt hại về tài sản được phân thành hai loại; loại có công trình kiên cố thì đền bù theo giá trị còn lại của công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; loại có công trình đơn giản như nhà cấp 4, nhà tạm mức đền bù tính bằng 100% giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Như vậy, so với Nghị định số 90/CP, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã có sự phân biệt về mức đền bù giữa công trình kiên cố với công trình không kiên cố theo hướng ủng hộ những người nghèo (nhà cấp 4, nhà tạm thì không phân biệt nhà mới hay nhà cũ đều được đền bù bằng 100% giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương). * Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 2003 Giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi 27
  • 28. đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tinh thần chung của những Nghị định này là: - Phạm vi điều chỉnh: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ như: Ngoài quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng như Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP còn quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án phát triển kinh tế theo Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; quy định đối với những dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy định tại Nghị định này thì trước khi ký điều ước quốc tế, cơ quan chủ quản đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Nghị đinh này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Đồng thời, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP cũng quy định các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định này như: Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân hoặc nhà nước hỗ trợ; Khi nhà nước thu hồi đất không thuộc trường hợp đã giao cho người dân sử dụng. 28
  • 29. - Bồi thường về đất: Đây là nội dung quan trọng nhất, phức tạp nhất. Nội dung này quy định về trình tự, thủ tục, nguyên tắc và phương pháp xác định nguồn gốc sử dụng đất đối với các trường hợp sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai; Quy định rõ những trường hợp được bồi thường, những trường hợp không được bồi thường nhưng được hỗ trợ; Quy định những trường hợp không được bồi thường và cũng không được hỗ trợ; Quy định về bồi thường đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác; Quy định về diện tích đất được bồi thường là đất ở cho các trường hợp sử dụng đất cụ thể; Quy định về nghĩa vụ tài chính và các khoản phải trừ đối với các trường hợp sử dụng đất ở nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo phương pháp khấu trừ trực tiếp trên phương án bồi thường; Quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất ở để tính bồi thường cho sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường; Quy định rõ mức hỗ trợ cụ thể đối với một số trường hợp cụ thể như diện tích hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở trong cùng một thửa đất có nhà ở; Quy định trách nhiệm của các bên trong việc bồi thường chậm thì xử lý về giá như thế nào; Quy định tỷ lệ phân chia đất ở trong trường hợp người sử dụng đất là thuê của nhà nước, nhà chung cư cao tầng; quy định tỷ lệ bồi thường đối với các loại đất mà Nhà nước chỉ thu hồi tạm thời để phục vụ cho thi công; quy 29
  • 30. định xử lý về bồi thường, hỗ trợ với một số trường hợp đặc biệt như nhà thầu thi công gây mất an toàn cho hộ dân, làm mất đường đi, gây ngập úng thì việc bồi thường, hỗ trợ được tiến hành như thế nào; v.v... - Bồi thường về tài sản: Tài sản của hộ gia đình, cá nhân xây dựng trên đất đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường 100% theo giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, không phân biệt quy mô, kết cấu, thời gian xây dựng (trước đây Nghị định số 90/CP chỉ đền bù theo giá trị còn lại; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đền bù theo theo chất lượng còn lại đối với nhà kiên cố như nhà mái bằng, nhà tầng, nhà biệt thự còn nhà cấp 4 và nhà tạm thì được đền bù 100% theo giá xây mới); Quy định về việc tính đơn giá vận chuyển đối với những công trình có thể tháo dời để di chuyển; Quy định xử lý đối với các trường hợp nhà và công trình chỉ bị phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì xác định như thế nào và bồi thường, hỗ trợ ra sao; Quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi, đình chùa, miếu, nhà thờ họ tộc, quy định xử lý đối với tài sản sau thu hồi có giá trị lớn thì phải thu hồi và tổ chức bán đấu giá để giảm trừ tiền đầu tư cho công trình. 1.2.3.2. Quy định hỗ trợ người bị thu hồi đất Nội dung này quy định về hỗ trợ của Nhà nước khi di chuyển đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi ở mới (khu tái định cư) thì được hỗ trợ về tiền để di chuyển đồ dùng gia đình, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm trong thời gian xây nhà mới tại khu tái định cư; Quy định hỗ trợ ổn định đời sống; 30
  • 31. Quy định chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ sản thì áp dụng các hình thức chuyển nghề như: đào tạo nghề, hỗ trợ bằng đất sản xuất kinh doanh như xây kiốt để bán hàng, hỗ trợ bằng đất ở kết hợp với sản xuất kinh doanh; Quy định hỗ trợ đối với đất công ích của xã, phường, thị trấn; quy định về hỗ trợ tiền đất tái định cư đối với trường hợp người bị thu hồi đất không đủ tiền để mua đất tại khu tái định cư; Quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự tìm đất tái định cư (không vào khu tái định cư tập trung do nhà nước xây dựng). Điểm rất lưu ý trong phần nội dung hỗ trợ là quy định về "Hỗ trợ khác". Tức là ngoài những quy định hỗ trợ kể trên, căn cứ tình hình thực tế chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định "hỗ trợ khác" cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Nội dung này được coi là điểm nút để tháo gỡ ách tắc trong công tác bồi thường hỗ trợ nhằm ổn định đời sống và sản xuất cho người dân bị thu hồi đất. 1.2.3.2. Quy định phương thức và mức tài trợ tái định cư Nội dung tái định cư quy định về điều kiện bắt buộc phải xây dựng các khu tái định cư đa dạng về diện tích, kích thước. Cụ thể, khu tái định cư phải được xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng (mặt bằng, hệ thống hạ tầng, cấp thoát nước, cây xanh, thông tin liên lạc...). Khu tái định cư phải được chuẩn bị trước khi tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các khu tái định cư phải được lập theo trình tự về đầu tư xây dựng. Việc bố trí tái định cư phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên hộ chấp hành, hộ gia đình chính sách và phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ để mọi người dân bị thu hồi đất biết, có điều kiện tham gia, lựa 31
  • 32. chọn. Tuyệt đối không được áp đặt, không được bố trí tái định cư trái với các nguyên tắc nêu trên. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất 1.2.4.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất là chính sách công liên quan đến nhiều cơ quan và lĩnh vực quản lý nhà nước, nên cần dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, nhất quán, có hiệu lực thực thi cao. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Luật Đất đai. Đây là căn cứ pháp lý nền tảng để người thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dựa vào khi xác định cách thức bồi thường, mức bồi thường, giá bồi thường và các biện pháp hỗ trợ di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống cho người dân bị thu hồi đất. Cơ sở pháp lý quan trọng thứ hai là văn bản luật về tổ chức nhà nước. Bởi vì, để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được hoạch định ở cấp có đủ thông tin, thẩm quyền và giao cho cấp có năng lực thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không được hoạch định và thực hiện như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc, thậm chí thất bại. Cơ sở pháp lý quan trọng thứ ba là văn bản luật về quản lý tài chính công. Bởi vì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến nhiều chính sách khác như chính sách tài chính trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất; chính sách thuế đất; chính sách định giá đất v.v... Ngoài ra các quy định về chi ngân sách nhà nước hỗ trợ quá trình thu hồi đất cũng có vai trò quan trọng, quyết định tỷ lệ bồi thường giữa những người sử dụng đất có nguồn gốc khác nhau, quyết định các mức bồi thường khác nhau.... 32
  • 33. 1.2.4.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà ở Ở nước ta quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng là một công cụ của Nhà nước nhằm thống nhất quản lý đất đai và xây dựng công trình trên đất. Thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, Nhà nước thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường, điều chỉnh việc sử dụng đất đai, xây dựng v.v... ngăn chặn những tiêu cực trong sử dụng đất đai và trong xây dựng các bất động sản. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước đều căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ vào điều kiện và thực trạng sử dụng đất đai, gắn với quy hoạch xây dựng Quy hoạch chỉ ra tổng thể quỹ đất sử dụng vào xây dựng đô thị, quỹ đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quỹ đất xây dựng khu dân cư nông thôn, đất dùng cho phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thể dục thể thao. Cụ thể hơn, Nhà nước còn quy hoạch từng khu đất, từng lô đất của từng vùng, từng đô thị, từng khu dân cư nông thôn, khu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các ngành, các địa phương, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất phải triển khai sử dụng đất theo đúng quy hoạch và quy chuẩn xây dựng. Việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư phải theo quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai. Các công trình xây dựng, phát triển nhà ở không đúng theo quy hoạch thường không được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chính vì vậy mức độ khoa học, chuẩn xác, đúng đắn và ổn định của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nếu khi lập quy hoạch, kế hoạch không tính toán, cân nhắc kỹ khiến cho quy hoạch, kế hoạch không khoa học, không khả thi, tùy tiện thay đổi thì 33
  • 34. việc hoạch định và thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ gặp gấp bội khó khăn. Nếu quy hoạch, kế hoạch khiến phải thu hồi nhiều đất đai thuộc khu dân cư, những công trình lớn thì chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ rất lớn. Ngược lại, nếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở ổn định, được tiến hành bài bản, nhất quán, được công khai cho toàn dân biết, thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ thuận lợi hơn. 1.2.4.3. Hoạt động giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà Hoạt động giao đất, cho thuê đất quyết định đến tiến độ của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu hoạt động giao đất, cho thuê đất tiến hành nhanh thì công tác bồi thường sẽ tiến hành nhanh và ngược lại. Trong quá trình giao đất, cho thuê đất hoạt động thẩm duyệt giữ vai trò quan trọng và mất nhiều thời gian do liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Nếu hoạt động này được đẩy nhanh thì quá trình bồi thường sẽ thuận lợi hơn. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp của đất và tài sản gắn liền với đất để làm căn cứ xác định thửa đất đó có được bồi thường hay không. Trong quá trình cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì hoạt động điều tra, đo đạc, làm các thủ tục nhà đất giữ vai trò quyết định. Nếu các hoạt động này làm có chất lượng việc bồi thường sẽ dễ dàng hơn. 1.2.4.4. Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của chủ dự án và các nguồn vốn khác. Vốn từ Ngân sách nhà nước là cơ bản, quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn và thường được bố trí cho những công trình trọng điểm như giao thông, thuỷ 34
  • 35. điện, đê điều, điện, nước, sân bay, bến cảng, các công trình an sinh xã hội v.v... Đây là những công trình có số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Các nguồn vốn khác, bao gồm vốn của các doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức phi chính phủ; vốn nhận viện trợ từ nước ngoài và vốn huy động từ sự đóng góp của nhân dân đều là những nguồn vốn quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những nhân tố quyết định đến tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều công trình do thiếu vốn hoặc bố trí vốn không kịp thời nên quá trình thực hiện đã phát sinh rất nhiều vướng mắc. Về nguyên tắc ngay sau khi phương án bồi thường được phê duyệt thì phải chi trả ngay tiền bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhưng do không có tiền hoặc thiếu tiền nên không chi trả kịp thời. Đến khi có tiền chi trả thì giá đất, giá vật liệu xây dựng tăng cao, người dân không nhận tiền và đề nghị phải tính trượt giá (tính lại theo giá thị trường) làm nảy sinh thêm vô vàn khó khăn. 1.2.4.5. Chính sách định giá quyền sử dụng đất của Việt Nam Điều 11 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định: 1. Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, thời điểm quyết định thu hồi đất, thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá 35
  • 36. chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp. 2. Giá đất cụ thể được xác định lại theo quy định tại khoản 1 Điều này không bị giới hạn bởi các quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất [18, tr. 311]. Giá của quyền sử dụng đất là căn cứ quan trọng để tính mức bồi thường. Ở nước ta Nhà nước quy định giá quyền sử dụng đất có tính đến giá thị trường. Cách làm này đáp ứng yêu cầu bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất nhưng gây khó khăn cho xác định mức đền bù. Ví dụ, khi xác định giá đất để tính mức bồi thường cán bộ thực hiện bồi thường phải nắm được giá thị trường. Với chế độ sở hữu tư nhân, đất đai có thể được mua bán tự do dẫn đến đất đai có "Giá trị trao đổi". Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, đó cũng chính là "Giá cả của đất đai" và cũng là "Giá đất" mà chúng ta thường gọi. Ở Việt Nam không có giá đất, chỉ có giá quyền sử dụng đất theo mục đích. Về lý thuyết, giá đất phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất, vị trí của lô đất, cung cầu trên thị trường, khả năng sinh lợi của đất; loại, cấp hạng, vị thế khu vực của đất… Giá thực tế trên thị trường là kết quả tổng hợp của các yếu tố trên đây và bên trong đó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: sự khan hiếm, lòng ham muốn, khả năng mua, có thị trường hay không vv... Ở nước ta Nhà nước có chính sách quy định về nguyên tắc và các phương pháp xác định giá. Có phương pháp được áp dụng phổ biến để định giá cho nhiều loại đất, nhưng cũng có phương pháp chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp để định giá một vài loại đất đai đặc thù. Tuy nhiên, trong công tác định giá không phải mỗi phương pháp định giá chỉ sử dụng riêng, mà còn có sự kết hợp giữa 36
  • 37. các phương pháp. Điều này càng làm cho việc xác định giá thêm khó khăn. Các phương pháp định giá chủ yếu bao gồm: * Phương pháp so sánh trực tiếp Phương pháp này là phương pháp xác định mức giá thông qua việc tiến hành phân tích các mức giá thực tế đã chuyển nhượng trên thị trường của các thửa đất tương tự (nhà ở hoặc đất đai trống) để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá. Đây là phương pháp hay được sử dụng nhất để định giá thửa đất là nhà ở hoặc đất trống ở các khu vực dân cư hoặc thương mại dịch vụ. * Phương pháp thu nhập Phương pháp này là một phương pháp định giá được sử dụng để ước tính giá trị thị trường của một tài sản dựa trên các thu nhập mà tài sản đó đem lại hoặc có khả năng đem lại trong tương lai. Giá trị tài sản được ước tính bằng việc vốn hoá thu nhập ước tính trong tương lai kể cả tổng thu nhập hoặc thu nhập ròng. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để định giá những thửa đất có khả năng cho thu nhập hoặc có khả năng sinh lời như khách sạn, nhà hàng, đất xây dựng các khu công nghiệp. * Phương pháp chiết trừ Phương pháp này là phương pháp xác định giá đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị đất (bao gồm giá trị của đất và giá trị của tài sản gắn liền với đất). Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp không có đủ số liệu về giá thị trường của thửa đất trống tương tự để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp, trong khi đó có thể thu thập số liệu về giá thị trường của các thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự với thửa đất cần xác định giá. * Phương pháp thặng dư Phương pháp này là phương pháp xác định giá đất của thửa đất trống có tiềm năng phát triển theo quy hoạch hoặc được phép chuyển đổi mục đích 37
  • 38. sử dụng để sử dụng tốt nhất bằng cách loại trừ phần chi phí ước tính để tạo ra sự phát triển ra khỏi tổng giá trị phát triển giả định của thửa đất. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp xác định giá đất của các thửa đất trống có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc do chuyển mục đích sử dụng đất trong khi không có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương tự trên thị trường để áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp. Nói chung, định giá quyền sử dụng đất làm căn cứ tính bồi thường là khâu khó khăn, phức tạp nhất ở nước ta hiện nay. 1.2.4.6. Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu cơ quan này có đủ quyền hạn và con người đồng thời có sự phối hợp một cách đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các cấp và đặc biệt nếu nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp uỷ đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cộng với đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường có ý thức trách nhiệm, công tác tuyên truyền vận động phổ biến chính sách của Nhà nước được làm tốt thì công tác bồi thường, tái định cư được thực hiện tốt và ngược lại. Ngoài ra, còn phải kể đến sự hợp tác từ phía những người dân có đất bị thu hồi. Nếu người dân có ý thức trách nhiệm tốt thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ nhanh chóng. Ngược lại, nếu họ cố ý kéo dài thời gian, không chịu thực hiện những quy định của Nhà nước thì công tác bồi thường, tái định cư sẽ rất khó thực hiện. Ngoài những nhân tố rất cơ bản nêu trên thì điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam. 38
  • 39. 1.3. KINH NGHIỆM VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 1.3.1. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quốc tế 1.3.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất. Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sau đó có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng đất trước. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thường đất, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại. Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất sẽ trả tiền thuê cho đơn vị giải tỏa mặt bằng. Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Nhà ở của người dân thành phố, Nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường đất đai quyết định qua các tổ chức 39
  • 40. trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, Nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể. Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là do đã làm tốt các việc sau đây: Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư. Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất đai mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng. Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư [4, tr. 5-7]. 1.3.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Singapore Ở Singapore mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị đất đai của chủ sở hữu. Các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý, chi phí mua vật tư thay thế, thuế sử dụng nhà mới…đều được tính toán cân đối trong mức đền bù. Nếu người 40
  • 41. dân không tin tưởng Nhà nước, có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nước chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền bù cho thấy, Nhà nước Singapore đền bù giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá đất đai hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà nước đầu tư hạ tầng, do đó Nhà nước điều tiết một phần giá trị đã đầu tư. Nhà nước không đáp ứng yêu cầu đền bù theo giá trong tương lai. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được xem xét khi đền bù: giá trị đất gia tăng do công trình công cộng đi ngang qua, Nhà nước sẽ điều tiết; ngược lại công trình công cộng ảnh hưởng xấu đến thửa đất (như tiếng ồn, khói bụi, người ngoài có thể nhìn vào nhà…), Nhà nước sẽ tăng đền bù; công trình cắt manh mún thửa đất hiện hữu, chi phí để hoàn tất thủ tục cho thửa đất còn lại do Nhà nước đài thọ. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức đền bù là: đòi được thưởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng đền bù mới chịu đi; đòi bồi thường vào việc đầu tư thêm vào căn nhà, sau khi đã có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần được sơn sửa lại. Trong vòng 2 năm công bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi đền bù; đòi đền bù theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất đai); hoạt động kinh doanh nhưng không có giấy phép, không có căn cứ pháp lý để đền bù; tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai bất hợp pháp. Ngoài ra, sự gia tăng giá đất trong vòng 7 năm do sự phát triển của hạ tầng công cộng cũng được xem xét điều tiết. Phương thức thanh toán khi đền bù là trả trước 20% khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp. Ngoài ra, Nhà nước Singapore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo quyền lợi của chủ đất phải di dời. Trong quá trình đền bù, chủ đất có quyền khiếu kiện về giá trị đền bù. Hội đồng đền bù sẽ là tổ chức quyết định 41
  • 42. giá trị đền bù đối với người khởi kiện. Nếu chủ đất vẫn không đồng ý có thể đưa vụ việc lên Tòa Thượng thẩm. Ở Singapore không có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất đai cho nhà đầu tư để xây dựng các khu dân cư như ở Việt Nam. Lý do là thời gian sử dụng đất đai khác nhau và Nhà nước không cho phép. Mọi việc làm thay đổi mục đích sử dụng phải thông qua cơ quan nhà nước. Nhà nước đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những tiêu cực trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Nhìn chung, chính sách đền bù ở Singapore được tiến hành thận trọng, nhất là đất đai của tư nhân, với các văn bản luật quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách đền bù công bằng đối với mọi tổ chức, cá nhân, do đó tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc giải tỏa di dời ít làm xáo trộn công ăn việc làm của người dân (do đất đai nước Singapore quá nhỏ bé nên việc đi lại thuận tiện). Tỷ lệ cưỡng chế không đáng kể, dưới 1%. [4, tr. 15-16]. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng đã và đang được đánh giá là thành phố thực hiện tốt nhất cả nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá của Giáo sư, Tiến sỹ Trịnh Duy Luân, Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thì trong vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng và tái định cư có đến 92% người dân thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chấp hành" [3, tr. 20]. Có được kết quả tốt như vậy là do thành phố đã làm tốt những công việc sau: Một là, trong quá trình kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa màu làm cơ sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đại đa số các hộ gia đình trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng đã được tham gia. 42
  • 43. Điều này cho thấy mức độ công khai hóa rất cao của chính quyền thành phố. Vì thế, quá trình giải tỏa, chỉnh trang đô thị diễn ra tương đối suôn sẻ, rất ít những vụ khiếu kiện căng thẳng và hầu như không có điểm nóng. Với ý thức vì sự phát triển chung của thành phố, rất nhiều người dân đã tự nguyện hiến đất đai cho Nhà nước mở đường. Từ sự tự nguyện của người dân, các công trình đã tiết kiệm được khoảng từ 25 - 40% kinh phí đầu tư. Tại buổi trao đổi với đoàn công tác do ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành uỷ Hà Nội dẫn đầu vào học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đã "tiết lộ": lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trước khi triển khai dự án, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, vận động người dân trong vùng dự án. Nếu có từ 80% hộ dân trong diện giải toả thống nhất thực hiện dự án theo chủ trương thì dự án sẽ được triển khai. Người dân hiểu rằng hiến một phần đất đai cho Nhà nước họ sẽ thu lợi sau khi đường sá được mở mang do giá trị nhà, đất của họ sẽ tăng lên. Về việc này, ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành uỷ Hà Nội đánh giá: Chủ trương, chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đô thị và xây dựng hạ tầng của Đà Nẵng thể hiện sự nhất quán, kiên quyết, thống nhất trong các cấp, ngành và tập trung vào một đầu mối. Đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trong việc dự liệu những vấn đề phát sinh trong cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng quỹ đất đai để tạo ra giá trị, điều hoà các lợi ích, đảm bảo quyền lợi của người dân. Việc làm trên của thành phố đã đồng thời đạt được 3 mục tiêu sau: - Khai thác quỹ đất hai bên đường có thể bù đắp chi phí cho dự án gồm cả tiền làm đường lẫn tiền bồi thường, không còn tình trạng 80% chi phí dự án dành cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Không xảy ra bất công bằng trong thu hồi đất đai vì không xảy ra trường hợp người có đất trước đây ở mặt tiền nay thuộc lộ giới thì mất hết, 43
  • 44. người trước đây ở phía sau nay lại được ra mặt tiền và được giá đất tăng lên rất cao; - Hai bên đường sẽ được quy hoạch lại hiện đại, không để có những nhà siêu mỏng như Hà Nội. Ví dụ, một con đường dự kiến lộ giới 50 m thì phải lên kế hoạch thu hồi 150m, Nhà nước sẽ quy hoạch 2 bên đường để khai thác hợp lý, người có đất ở phía sau vẫn cứ ở phía sau. Cách làm này bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hai là, thành phố Đà Nẵng sớm ban hành rõ ràng đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đất đai, từng vị trí đất đai, từng loại nhà cửa, vật kiến trúc, từng loại cây cối, hoa màu… tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát của người dân. Ba là, trong công tác giải phóng mặt bằng, ngoài các chính sách chung do Nhà nước quy định, thành phố cũng có những vận dụng sáng tạo cho phù hợp với tình hình sử dụng đất đai tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Việc làm này đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính chất động viên, khuyến khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Bốn là, ở mỗi dự án thành phố đều thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Nếu là dự án lớn liên quan đến nhiều quận, huyện thì do một phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Chủ tịch hội đồng, các chủ tịch quận, huyện làm phó. Với các dự án vừa và nhỏ liên quan đến nhiều quận, huyện thì ranh giới dự án thuộc địa phương nào sẽ do địa phương đó làm Chủ tịch Hội đồng. Nếu dự án nằm gọn trong địa bàn một quận, huyện thì do chủ tịch quận, huyện đó đảm nhiệm, các chủ tịch các xã, phường liên quan làm thành viên. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến đền bù giải toả, bố trí tái định cư đều có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. 44