SlideShare a Scribd company logo
1 of 152
Download to read offline
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG




         TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
  nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý
    nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản,
            Dệt may, Giấy và bột giấy




                  Hà Nội, 2011
BAN BIÊN TẬP


TS. Nguyễn Thế Đồng
GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ
PGS.TS. Cao Thế Hà
TS. Đặng Văn Lợi
ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương
ThS. Đỗ Thanh Bái
TS. Nguyễn Phạm Hà
TS. Nguyễn Thị Phương Loan
ThS. Phạm Thị Kiều Oanh




Tài liệu này có mục đích là xây dựng hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của
công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đã được
đánh giá thực tế tại 3 ngành (Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy) dựa
trên quan điểm của các chuyên gia về sự đồng thuận, công bằng, khách quan để
đánh giá công nghệ xử lý nước thải theo quy trình kỹ thuật đánh giá công nghệ xử lý
nước thải. Các công nghệ xử lý nước thải trong Tài liệu này chỉ mang tính chất giới
thiệu tham khảo. Tài liệu này không có ý định là một nguồn quảng cáo cho các nhà
sản xuất, chế tạo, cung cấp công nghệ xử lý nước thải. Các số liệu, kết quả phân tích
trình bày trong Tài liệu là chính xác, tin cậy và có giá trị tại thời điểm tiến hành phân
tích, đánh giá.
MỤC LỤC

Mục lục ............................................................................................................ i
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................... iii
Danh sách hình ............................................................................................... v
Danh sách bảng............................................................................................. vii

Lời nói đầu

Chương 1 Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước
thải ................................................................................................................. 1

Chương 2 Ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản .................................. 13
2.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 15
2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản .................................................. 16
2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 19
2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 20
     2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy
     sản ......................................................................................................... 20
     2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 21
2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá phù
hợp ................................................................................................................ 26
     2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công
     ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm ......................................... 27
     2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 02 (Công
     ty CBTS 02), công suất 1.200 m3/ngày đêm ......................................... 34
     2.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 03 (Công
     ty CBTS 03), công suất 400 m3/ngày đêm ............................................ 43

Chương 3 Ngành Công nghiệp Dệt may ................................................... 53
3.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 55
3.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 55
3.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 57
3.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 58
     3.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Dệt may .......... 58
     3.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 58


                                                           i
3.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt may được đánh giá phù
hợp ................................................................................................................ 66
     3.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 01 (Công ty DM
     01), công suất 5.000 m3/ngày đêm ........................................................ 67
     3.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 02 (Công ty DM
     02), công suất 2.500 m3/ngàyđêm ......................................................... 75
     3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 03 (Công ty DM
     03), công suất 1.000 m3/ngày đêm ........................................................ 82

Chương 4 Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy....................... 91
4.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 93
4.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 94
4.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 96
4.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 97
     4.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy ............... 97
     4.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 98
4.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và
bột giấy được đánh giá phù hợp ................................................................. 102
     4.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến giấy và bột giấy 01
     (Công ty SXG&BG01), công suất 3.200 m3/ngày đêm ...................... 103
     4.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 02
     (Công ty SXG&BG 02), công suất 720 m3/ngày đêm ........................ 115
     4.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 03
     (Công ty SXG&BG 03), công suất 550 m3/ngày đêm ........................ 124

Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 131

Phụ lục ....................................................................................................... 133
Phụ lục 1. Mẫu Hồ sơ thuyết minh công nghệ ........................................... 133
Phụ lục 2. Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường .............................. 135
Phụ lục 3. Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường ....................................... 136




                                                          ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BOD        Nhu cầu oxy sinh hóa
CBTS       Chế biến Thủy sản
COD        Nhu cầu oxy hóa học
ĐL         Đài Loan
DM         Dệt may
DO         Oxy hòa tan
ĐV         Đơn vị
EGSB       Expanded granular sludge bed
HK         Hồng Kông
IC         Internal circulation
INEST      Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
KCN        Khu công nghiệp
KPH        Không phát hiện
KT         Kích thước
MLTN       Mạng lưới thoát nước
MTK        Máy thổi khí
PA         Phương án
PAC        Poly aluminium chloride
QCVN       Quy chuẩn Việt Nam
SCR        Song chắn rác
SCRT       Song chắn rác thô
SCRM       Song chắn rác mịn
SL         Số lượng
SXG&BG     Sản xuất Giấy và bột giấy
SS         Chất rắn lơ lửng
TCVN       Tiêu Chuẩn Việt Nam
THB        Tuần hoàn bùn
TNHH       Trách nhiệm hữu hạn
Tlưu       Thời gian lưu
TSS        Tổng chất rắn lơ lửng
UASB       Upflow anaerobic sludge blanket
VEA        Tổng cục Môi trường
VN         Việt Nam
VNĐ        Việt Nam đồng
DAF        Dissolved air floatation




                           iii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải ............ 12
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011)
...................................................................................................................... 15
Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh ......... 17
Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi ............................................. 18
Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh................................. 19
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công
nghệ sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng ......................................... 20
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá
trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí .......................................................... 20
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá
trình sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí .......................................................... 21
Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích
áp dụng ......................................................................................................... 25
Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01 ............... 28
Hình 2.10 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 02 ............. 36
Hình 2.11 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 03 ............. 45
Hình 2.12 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của Công ty CBTS
02, công suất 1.200 m3/ngàyđêm .................................................................. 51
Hình 3.1 Các công đoạn chính và phát sinh dòng thải của ngành Dệt may . 55
Hình 3.2 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất ....................................... 56
Hình 3.3 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là polyester
và hỗn hợp cotton/polyester được khuyến khích áp dụng ............................ 62
Hình 3.4 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là cotton
được khuyến khích áp dụng.......................................................................... 65
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 01 .................. 69
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 02 .................. 76
Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 03 .................. 83
Hình 3.8 Hệ thống xử lý nước thải dệt may của Công ty DM 02, công suất
2.500 m3/ngàyđêm ........................................................................................ 90
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ Kraft, các nguồn nước thải và tác nhân gây ô
nhiễm ............................................................................................................ 94


                                                           v
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế ........... 95
Hình 4.3 Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy được khuyến khích áp
dụng ............................................................................................................ 101
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXBG&BG 01 .... 105
Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty SXG&BG 02 ............. 116
Hình 4.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03 ...... 125
Hình 4.7 Hệ thống xử lý nước thả sản xuất giấy và bột giấy của Công ty
SXG&BG 01, công suất 3.200 m3/ngàyđêm .............................................. 130




                                                         vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp
của công nghệ xử lý nước thải ....................................................................... 6
Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý ...... 10
Bảng 2.1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản ...................................... 19
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ
thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 26
Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01 .. 27
Bảng 2.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước
thải công ty CBTS 01 ................................................................................... 31
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý
nước thải Công ty CBTS 01 ......................................................................... 32
Bảng 2.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty CBTS 01 ............................................................... 33
Bảng 2.7 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS
01 .................................................................................................................. 33
Bảng 2.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 02 .. 35
Bảng 2.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước
thải ................................................................................................................ 40
Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý
nước thải Công ty CBTS 02 ......................................................................... 41
Bảng 2.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty CBTS 02.......................................................... 42
Bảng 2.12 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS
02 .................................................................................................................. 42
Bảng 2.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 03 44
Bảng 2.14 Thông số thiết kế của các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước
thải của công ty CBTS 03 ............................................................................. 48
Bảng 2.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước
thải của Công ty CBTS 03 ............................................................................ 48
Bảng 2.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty CBTS 03.......................................................... 49
Bảng 2.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty
CBTS 03 ....................................................................................................... 50



                                                          vii
Bảng 3.1 Nguồn gốc chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt
may ............................................................................................................... 56
Bảng 3.2 Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may
...................................................................................................................... 57
Bảng 3.3 Thành phần nước thải Dệt nhuộm ................................................ 57
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được
khuyến khích áp dụng ................................................................................... 66
Bảng 3.5 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 01 ..... 68
Bảng 3.6 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 01 ...................................................................................... 72
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 01 ............................................................................................. 73
Bảng 3.8 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty DM 01 .................................................................. 74
Bảng 3.9 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
03 .................................................................................................................. 74
Bảng 3.10 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 02 .... 75
Bảng 3.11 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 02 ...................................................................................... 79
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 02 ............................................................................................. 79
Bảng 3.13 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty DM 02 ............................................................. 80
Bảng 3.14 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
02 .................................................................................................................. 81
Bảng 3.15 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 03 .... 82
Bảng 3.16 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 03 ...................................................................................... 86
Bảng 3.17 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 03 ............................................................................................. 87
Bảng 3.18 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty DM 03 ............................................................. 88
Bảng 3.19 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
03 .................................................................................................................. 88




                                                          viii
Bảng 4.1 Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải ......................................................... 97
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty có công
nghệ xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 102
Bảng 4.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG
01 ................................................................................................................ 104
Bảng 4.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của công ty SXG&BG 01 ........................................................................... 108
Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty
SXG&BG 01 .............................................................................................. 109
Bảng 4.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty SXG&BG 01 ...................................................... 113
Bảng 4.7 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG
01 ................................................................................................................ 113
Bảng 4.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 02
.................................................................................................................... 115
Bảng 4.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty SXG&BG 02 .......................................................................... 119
Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải Công
ty SXG&BG 02 .......................................................................................... 120
Bảng 4.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xử lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 02 ....................................... 122
Bảng 4.12 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty
SXG&BG 02 .............................................................................................. 122
Bảng 4.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG
03 ................................................................................................................ 124
Bảng 4.14 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của công ty SXG&BG 03 ........................................................................... 128
Bảng 4.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công
ty SXG&BG 03 .......................................................................................... 128
Bảng 4.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xủ lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 03 ....................................... 129
Bảng 4.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của công ty
SXG&BG 03 .............................................................................................. 129




                                                          ix
LỜI NÓI ĐẦU

       Sau hơn 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa,
Việt Nam đã có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ở
57/63 tỉnh thành, thu hút hàng chục ngàn dự án xây dựng nhà máy với đủ loại
ngành nghề và hơn 300.000 cơ sở công nghiệp bên ngoài các KCN/KCX. Bên
cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, các cơ sở công nghiệp cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, đồng thời thải vào môi trường một
khối lượng tương ứng các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn). Trong đó nước
thải thường là nguồn thải được quan tâm nhất do chúng thuờng có lưu lượng
lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao, thành phần ô nhiễm khó xử lý hoặc chi phí
xử lý tốn kém và tạo nên khối lượng lớn sản phẩm phụ “ngoài ý muốn”. Mặc dù
số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
đã tăng lên rõ rệt trong những năm qua nhưng chất lượng nước thải sau xử lý
thường không đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn tiếp nhận. Nhiều khi còn vượt tiêu
chuẩn cho phép xả thải hàng chục lần, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là
việc lựa chọn công nghệ không phù hợp và/hoặc xây dựng không đúng thiết kế -
vận hành sai quy trình.
       Trong điều kiện công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm,
công tác thi hành Luật Bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường ngày càng được siết chặt thì bắt buộc các cơ sở công nghiệp
phải thực hiện nghiêm túc công tác xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Nhằm hỗ
trợ cho các cơ sở công nghiệp thực hiện tốt công tác xử lý nước thải và các Sở
Tài nguyên và Môi trường địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong lựa
chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp góp phần bảo vệ môi trường, Tổng cục
Môi trường đã xây dựng và xin trân trọng giới thiệu cuốn Tài liệu kỹ thuật
“Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới
thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến Thuỷ sản,
Dệt may, Giấy và bột giấy” .
      Tài liệu hướng dẫn bao gồm các hai phần (1) hướng dẫn đánh giá sự phù
hợp của công nghệ xử lý nước thải, (2) đánh giá và đề xuất công nghệ xử lý
nước thải phù hợp của ngành Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy.
      Ban biên tập xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho cuốn Tài liệu này.
       Ban biên tập cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các nhà máy đã
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải.
      Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Tài liệu được tiếp
tục hoàn thiện hơn nữa./.
                                                          Ban biên tập
Chương 1


 Hướng dẫn đánh giá sự phù
   hợp của công nghệ xử lý
                 nước thải
Công nghệ phù hợp là công nghệ có thể đáp ứng các quy chuẩn/tiêu chuẩn
về xả thải và thích nghi của công nghệ đó đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội. Công nghệ phù hợp có thể là công nghệ hiện đại hay đơn giản.
Như vậy, một công nghệ phù hợp trong bối cảnh phát triển bền vững là khi
công nghệ này có chi phí thấp nhất (chi phí đầu tư và vận hành), khả thi về
mặt kỹ thuật và pháp lý, đảm bảo hiệu quả xử lý ô nhiễm và được cộng đồng
chấp nhận (Mara, 1996; Sarmento, 2001; Ujang & Buckley, 2002).
Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải
Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên
việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được
quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công
nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu
tố ảnh hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng
được quan tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp
(Singhirunnusorn & Stenstrom, 2009)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối với
đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự
(1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế,
kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng. Dựa trên những thuật ngữ
chung như trên, một vài tiêu chí mang tính khả thi được xác định như: (a)
khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; có thể quản lý về tổ chức và kỹ
thuật;(d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái
sử dụng. Mỗi tiêu chí được chia ra thành các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu
này cần được xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệ thống. Boshier
(1993) nghiên cứu ba trường hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải
quyết định phương án công nghệ thích hơp để xử lý và thải bỏ bùn cống
rãnh, ông kết luận rằng những tiêu chí hữu ích nhất để đánh giá các phương
án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham gia và cam kết của cộng đồng; (b) sự
sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía
cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi
trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trường hợp
nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môi trường địa phương
đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý. Dummade
(2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại
nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ
cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được
xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như
sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi
trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định
các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có
thể được lựa chọn và “có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên” (Dunmade,
2002). Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án
công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài


                                      3
nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; (b)
hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động về mặt ứng dụng ở
các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu
chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của
công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện
thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 21 chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Nhóm tiêu chí kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật như thiết kế, xây
dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý
nước thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi
trường hay tuân thủ quy định về môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xử lý của
mỗi công trình đơn vị cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành
công trình đơn vị đó, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ
thống. Xét hai hệ thống xử lý có chi phí xây dựng và vận hành tương đương
nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong
việc tuân thủ quy định về môi trường hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ
thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết
bị. Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theo hiệu quả xử lý trong điều
kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần xuất hư hỏng thiết bị, và ảnh
hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg và cộng sự,
2001). Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts và cộng sự
(1990) đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này. Khả năng
quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố như tần suất bảo dưỡng hệ thống,
khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương
và yếu tố nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ
thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004).
Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường
như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sản
phẩm thứ cấp như khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids). Tại các
nước đang phát triển, nước thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý
được xem như những nguồn tài nguyên. Nước thải sau quá trình xử lý phù
hợp có thể sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (Kalbermatten và cộng sự, 1982;
Pickford, 1995; Parr và cộng sự, 1999). Ngoài ra, mức độ phát thải vào môi
trường không khí, đất và nước cũng được quan tâm. Các phát thải có thể là
khí methane từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí, mùi hôi từ quá trình xử lý
sinh học kỵ khí lẫn hiếu khí (Alaerts và cộng sự, 1990), hơi nước mang mầm
bệnh phát tán ra môi trường xung quanh và các phát thải thứ cấp (CO2, CO,
NOx, SOx) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống. Ngoài ra, các
yếu tố như tiêu thụ hoá chất nhu cầu năng lượng sử dụng trong quá trình vận
hành và diện tích không gian sử dụng của hệ thống cũng được liệt kê vào
nhóm tiêu chí này.


                                     4
Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình, chi
phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng công trình. Chi phí xây dựng
công trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng
một khu vực với điều kiện kinh tế tương tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990).
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động,
vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác như điện, nước, láng trại, v.v. Chi
phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích,
thể tích công trình hay một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành (bao gồm chi
phí điện, nước, hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công
trình có thể được biểu diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nước thải.
Nhóm chi phí xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong
việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Ví
dụ, việc sử dụng bùn septic có nguồn gốc từ phân hầm cầu trong các hệ
thống xử lý sinh học cần được cộng đồng nhận thức và chấp nhận. Nhóm
tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh
hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra, chẳng hạn như mùi hôi, tiếng ồn
và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và
cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có
thể được liệt kê vào nhóm tiêu chí này.
Xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu
Trong bốn tiêu chí cơ bản đã nêu (kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội),
kết hợp với ý kiến của các chuyên gia về công nghệ, Tổng cục Môi trường
đã tổng hợp và đề xuất các nhóm tiêu chí, thang điểm và cách cho điểm đối
với các tiêu chí cụ thể khi đánh giá công nghệ xử lý nước thải như sau:

-   Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất, hơn các tiêu
    chí còn lại và được lượng hóa với số điểm là A/100 điểm;
-   Nhóm các tiêu chí về kinh tế đóng vai trò quan trọng thứ hai và được
    lượng hóa với số điểm là B/100 điểm;
-   Nhóm các tiêu chí về môi trường đóng vai trò quan trọng thứ ba và được
    lượng hóa với số điểm là C/100 điểm;
-   Nhóm các tiêu chí về xã hội đóng vai trò quan trọng ít nhất và được lượng
    hóa với số điểm là D/100 điểm.
Tổng giá trị: A + B + C + D = 100 điểm. Trong 04 nhóm tiêu chí, các chỉ
tiêu cụ thể đối với mỗi nhóm tiêu chí có giá trị là Ai; Bj; Cp; Dq. Tùy thuộc
vào điều kiện thực tế của từng địa phương, Hội đồng đánh giá công nghệ có
thể điều chỉnh các giá trị Ai; Bj; Cp; Dq cho phù hợp. Trong đó:
         n                   n                  n                  n
    A          Ai       B         Bj       C         Cp       D         Dq
         i 1                j 1                p 1                q 1




                                       5
Ví dụ, đối với việc đánh giá công nghệ xử lý nước thải của các cơ sở chế
biến thủy sản, dệt nhuộm, giấy và bột giấy trong tài liệu này, A có giá trị là
48 điểm; B có giá trị là 25 điểm; C có giá trị là 17 điểm và D có giá trị là 10
điểm. Nội dung các tiêu chí, giá trị điểm số của Ai; Bj; Cp; Dq, và ví dụ minh
họa được trình bày trong Bảng 1.1.
Việc đánh giá (cho điểm) công nghệ xử lý nước thải theo mỗi tiêu chí và chỉ
tiêu (tối đa hoặc trong thang điểm dao động) tùy thuộc vào các đặc điểm,
thông số của hồ sơ thuyết minh công nghệ, khảo sát hiện trường và đánh giá
kết quả vận hành thực tế tại hiện trường của hệ thống xử lý đang hoạt động.
Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của
công nghệ xử lý nước thải (1)
                                                                                 Ví dụ
                                                     Điểm số  Ví dụ
  TT                     Tiêu chí                                               khoảng
                                                      tối đa minh họa
                                                                               dao động
      I   Tiêu chí kỹ thuật                              A           48
          Mức độ tuân thủ các quy định về xả
      1                                                  A1          15
          thải (QCVN)
          Cả 3 lần lấy mẫu, tất cả các chỉ tiêu
                                                                                   15
          đều đạt quy định
          1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất
                                                                              11-14 điểm
          một chỉ tiêu không đạt quy định
          1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất
                                                                               1-10 điểm
          hai chỉ tiêu không đạt quy định
          Cả 3 lần lấy mẫu, có xác suất ít nhất
                                                                                    0
          một chỉ tiêu không đạt quy định
          Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ
      2                                                  A2           3
          chất ô nhiễm)
          Hiệu quả xử lý đạt trên 80% (đối với
          ít nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn
                                                                                    3
          phụ thuộc vào đặc tính của ngành
          công nghiệp)
          Hiệu quả xử lý đạt 60-80% (đối với ít
          nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn                                  Dao động
          phụ thuộc vào đặc tính của ngành                                    từ 0-2 điểm
          công nghiệp)
          Tuổi thọ, độ bền của công trình,
      3                                                  A3           5
          thiết bị
          Thời gian sửa chữa lớn 5 năm/lần                                         5
                                                                               Dao động
          Thời gian sửa chữa lớn 3 năm/lần
                                                                              từ 2-4 điểm
                                                                               Dao động
          Thời gian sửa chữa lớn 1 năm/lần                                    từ 0-2 điểm


(1)
  Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương, số lượng các tiêu chí, thang điểm và điểm số
có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp hơn



                                             6
Ví dụ
                                             Điểm số  Ví dụ
TT                 Tiêu chí                                      khoảng
                                              tối đa minh họa
                                                                dao động
     Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy
4                                              A4       5
     móc, thiết bị
     Toàn bộ thiết bị, linh kiện được sản
                                                                    5
     xuất và chế tạo trong nước
     50% thiết bị, linh kiện được sản xuất                       Dao động
     và chế tạo trong nước                                      từ 2-4 điểm
     Toàn bộ thiết bị, linh kiện do nước                         Dao động
     ngoài sản xuất và chế tạo                                  từ 0-2 điểm
5    Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị     A5       5
     Thiết bị, linh kiện có sẵn tại địa
                                                                    5
     phương
     Thiết bị, linh kiện không có sẵn tại                        Dao động
     địa phương (nhưng có ở Việt Nam)                           từ 2-4 điểm
     Thiết bị, linh kiện không có ở Việt                         Dao động
     Nam (phải nhập khẩu)                                       từ 0-2điểm
     Khả năng thích ứng khi tăng nồng
6    độ hoặc lưu lượng nước thải đầu           A6       3
     vào
     Hiệu quả xử lý không (hoặc ít) bị ảnh
     hưởng khi nồng độ hoặc lưu lượng                               3
     thay đổi (+/-) 15% so với thiết kế
     Hệ thống chỉ có khả năng xử lý đúng                         Dao động
     với lưu lượng và nồng độ đã thiết kế                       từ 0-2điểm
     Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây
7    dựng đến khi chính thức đưa vào sử        A7       4
     dụng)
     Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận
     hành thử ở mức độ thấp (tốn ít thời                            4
     gian)
     Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận                          Dao động
     hành thử ở mức độ trung bình                               từ 2-3 điểm
     Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận
                                                                 Dao động
     hành thử ở mức độ cao (tốn nhiều
                                                                từ 0-1điểm
     thời gian)
     Mức độ hiện đại, tự động hóa của
8                                              A8       3
     công nghệ
     Hệ thống công nghệ có mức tự động
                                                                    3
     hóa cao
     Hệ thống công nghệ có mức tự động                           Dao động
     hóa trung bình                                             từ 1-2 điểm
     Hệ thống công nghệ có mức tự động                           Dao động
     hóa thấp                                                   từ 0-1 điểm




                                      7
Ví dụ
                                             Điểm số  Ví dụ
TT                    Tiêu chí                                   khoảng
                                              tối đa minh họa
                                                                dao động
      Khả năng mở rộng, cải tiến modul
9                                              A9       2
      của công nghệ
      Có khả năng lắp ghép, cải tiến modul
                                                                    2
      và mở rộng công nghệ
      Không hoặc ít có khả năng lắp ghép                         Dao động
      và cải tiến, mở rộng modul công nghệ                      từ 0-1 điểm
      Thời gian tập huấn cho cán bộ vận
      hành hệ thống xử lý nước thải cho
10                                            A10       3
      đến khi cán bộ vận hành thành
      thạo
      Trên 01 tháng                                                  3
                                                                 Dao động
      Dưới 01 tháng
                                                                từ 0-2 điểm
II    Tiêu chí kinh tế                         B       25
      Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị
11                                             B1       9
      (tính theo suất đầu tư)
      Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp                               9
      Chi phí xây dựng và lắp đặt trung                          Dao động
      bình                                                      từ 4-8 điểm
                                                                 Dao động
      Chi phí xây dựng và lắp đặt cao
                                                                từ 2-4 điểm
      Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m 3
12                                             B2       9
      nước thải)
      Chi phí vận hành thấp                                          9
                                                                 Dao động
      Chi phí vận hành trung bình
                                                                từ 4-8 điểm
                                                                 Dao động
      Chi phí vận hành cao
                                                                từ 2-4 điểm
13    Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa              B3       7
      Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức
                                                                    7
      độ thấp
      Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức                          Dao động
      độ trung bình                                             từ 3-6 điểm
      Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức                          Dao động
      độ cao                                                    từ 1-3 điểm
III   Tiêu chí môi trường                      C       17
      Diện tích không gian sử dụng của
14                                             C1       4
      hệ thống
      Hiệu quả sử dụng đất, không gian của
                                                                    4
      hệ thống công nghệ ở mức độ hợp lý
      Hiệu quả sử dụng đất, không gian của
                                                                 Dao động
      hệ thống công nghệ ở mức độ chưa
                                                                từ 1-3 điểm
      hợp lý


                                        8
Ví dụ
                                              Điểm số  Ví dụ
TT                 Tiêu chí                                       khoảng
                                               tối đa minh họa
                                                                 dao động
     Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và
15                                              C2       4
     năng lượng
     Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng
     ở mức thấp (sử dụng ít hóa chất, năng                           4
     lượng)
     Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng                          Dao động
     ở mức trung bình                                            từ 2-3 điểm
     Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng                          Dao động
     ở mức cao                                                   từ 1-2 điểm
     Khả năng tái sử dụng chất thải thứ
16                                              C3       3
     cấp
     Có thu hồi, tái sử dụng nước thải, khí
                                                                     3
     thải cho mục đích sử dụng khác
     Không hoặc ít có khả năng thu hồi,
                                                                  Dao động
     tái sử dụng nước thải, khí thải cho
                                                                 từ 0-2 điểm
     mục đích sử dụng khác
17   Mức độ xử lý chất thải thứ cấp             C4       3
     Có khả năng xử lý tốt chất thải thứ
                                                                     3
     cấp
     Ít hoặc không có khả năng xử lý chất                         Dao động
     thải thứ cấp                                                từ 0-2 điểm
     Mức độ rủi ro đối với môi trường
18   và giải pháp phòng ngừa, khắc              C5       3
     phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật
     Có các giải pháp phòng ngừa, khắc
                                                                     3
     phục sự cố nhanh
     Không hoặc ít có giải pháp hoặc khả
                                                                  Dao động
     năng phòng ngừa, khắc phục sự cố
                                                                 từ 0-2 điểm
     chậm
IV   Tiêu chí về mặt xã hội                     D       10
     Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ
19                                              D1       3
     thống
     Được thiết kế và xây dựng đẹp, phù
                                                                     3
     hợp với phối cảnh không gian
     Thiết kế chưa đẹp hoặc chưa phù hợp                          Dao động
     với phối cảnh không gian                                    từ 1-2 điểm
     Khả năng thích ứng với các điều
20                                              D2       4
     kiện vùng, miền
     Sử dụng tốt trong các điều kiện vùng,
                                                                     4
     miền khác nhau (khí hậu, thời tiết)
     Chỉ sử dụng tốt trong điều kiện vùng,                        Dao động
     miền nhất định                                              từ 0-3 điểm



                                      9
Ví dụ
                                              Điểm số  Ví dụ
 TT                   Tiêu chí                                         khoảng
                                               tối đa minh họa
                                                                      dao động
       Nguồn nhân lực quản lý và vận
  21                                             D3         3
       hành HTXLNT
       Nhân lực quản lý và vận hành hệ
       thống gồm kỹ sư môi trường và công                                 3
       nhân
       Nhân lực quản lý và vận hành hệ
                                                                      Dao động
       thống gồm kỹ sư kiêm nghiệm và
                                                                     từ 1-2 điểm
       công nhân
       Nhân lực quản lý và vận hành hệ                                Dao động
       thống chỉ có công nhân                                        từ 0- 1 điểm
                 TỔNG SỐ ĐIỂM                   100        100
Kết quả đánh giá cuối cùng (điểm số cuối cùng) sẽ được thực hiện theo
phương pháp tính điểm Olympia, nghĩa là sẽ loại trừ điểm số của chuyên gia
cho điểm cao nhất và chuyên gia cho điểm thấp nhất. Sau đó, lấy điểm số
trung bình của tất cả các chuyên gia đánh giá (đã trừ kết quả của các chuyên
gia cho điểm cao nhất và thấp nhất).
Mục đích của việc đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là lựa
chọn được các công nghệ khuyến khích được áp dụng trong điều kiện Việt
Nam. Vì vậy, điều kiện bắt buộc để áp dụng là chỉ tiêu về “mức độ tuân thủ
quy chuẩn Việt Nam” về xả thải vào nguồn tiếp nhận, thuộc tiêu chí kỹ
thuật, phải có số điểm ít nhất là 10 điểm ( 10). Việc phân loại, xác định sự
phù hợp của các công nghệ xử lý nước thải (công nghệ khuyến khích áp
dụng, có thể áp dụng hoặc không nên áp dụng) được áp dụng theo các điều
kiện được trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
 1. Điều kiện bắt buộc:          Tiêu chí I.1 10
 2. Tổng điểm:                   Tổng điểm 50           Không nên áp dụng
                                 50 Tổng điểm 70        Có thể áp dụng
                                 Tổng điểm 70           Khuyến khích áp dụng

Lựa chọn ngành công nghiệp để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải
Ba (03) trong số các ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao và tạo
nên nhiều công ăn việc làm (1) Chế biến Thủy sản, (2) Dệt may và (3) Giấy
và bột giấy. Tuy nhiên hoạt động nhiều năm qua cho thấy, các ngành này
cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi nước thải không được xử lý
hay xử lý chưa đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc lựa chọn công nghệ không
phù hợp. Do đó đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải đối với
ba ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản, Dệt may, và Giấy và bột giấy



                                      10
được lựa chọn. Việc đánh giá được thực hiện dựa vào hệ thống tiêu chí đã
được đưa ra trong bảng 1.1. Kết quả đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải đối với ba ngành công nghiệp đã được lựa chọn và đề xuất công
nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng trong điều kiện Việt Nam được
trình bày trong phần hai của tài liệu này.
Yêu cầu cần để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải
Các tổ chức /cá nhân có nhu cầu đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
nước thải cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có ít nhất một hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động;
- Thuyết minh công nghệ (Mẫu tại Phụ lục 1);
- Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 2);
- Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 3);
- Hội đồng chuyên gia đánh giá công nghệ.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là hoạt động
xem xét hồ sơ, khảo sát hiện trường, đánh giá tại hiện trường, và kết quả
đánh giá hiện trường của hội đồng đánh giá công nghệ xử lý nước thải.
Để tư vấn cho người sử dụng xem xét, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
phù hợp, các địa phương có thể áp dụng các bước đánh giá sau:
a) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá, lập Hồ sơ công nghệ (bao gồm: Thuyết
   minh công nghệ; Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường) và gửi Hồ
   sơ tới Cơ quan đánh giá công nghệ.
b) Cơ quan đánh giá công nghệ thành lập và tổ chức họp Hội đồng đánh giá
   để xem xét Thuyết minh công nghệ và nội dung, kế hoạch đánh giá hiện
   trường (điều chỉnh nội dung và kế hoạch, nếu cần).
c) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá phối hợp Đơn vị đánh giá hiện trường
   thực hiện Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường.
d) Đơn vị đánh giá hiện trường phối hợp với tổ chức/cá nhân đề nghị đánh
   giá xây dựng Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường và gửi tới Cơ quan
   đánh giá công nghệ
đ) Cơ quan đánh giá công nghệ tổ chức họp Hội đồng đánh giá toàn bộ
   Thuyết minh công nghệ, Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường theo các
   tiêu chí đã đề ra và xác định mức độ phù hợp của công nghệ xử lý nước
   thải.
Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải được trình bày
trong Hình 1.1.




                                    11
Tổ chức, cá nhân


                                     Hồ sơ công nghệ


                                 Cơ quan tổ chức
                                đánh giá công nghệ

                                               Đạt yêu cầu
                        Thành lập và họp Hội đồng đánh giá



        Khảo sát thực tế (nếu cần)                   Xem xét hồ sơ công nghệ


                       Điều chỉnh nội dung, kế hoạch đánh giá
                               hiện trường (nếu cần)



               Giám sát đánh giá                         Cơ quan đánh giá
             hiện trường (nếu cần)                     hiện trường thực hiện


                                  Báo cáo kết quả
                                đánh giá hiện trường


                            e đồng đánh giá theo tiêu chí
                           Hội results of site assessment


                                  Cơ quan tổ chức
                                 đánh giá công nghệ

                                               Đạt

                                 Công nghệ phù hợp


Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải




                                          12
Chương 2


      Ngành công nghiệp
       Chế biến Thủy sản
2.1 Giới thiệu chung

Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới,
ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao
động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân
mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy
sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Biểu
đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến
2011được trình bày trong Hình 2.1.




Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011)
Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy
sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại
hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất,
sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình
độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ
chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi
trường của từng doanh nghiệp.
Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến
môi trường có thể kể đến như sau:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong
  quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các
  nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế
  biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại
  đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,....
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng
  nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế


                                     15
biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước
   thải sinh hoạt.
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô
nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.
2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản

Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu,
mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Những nhà máy lớn
thường sản xuất một mặt hàng như nhà máy chế biến cá tra, cá basa hay tôm
đông lạnh, đa số các nhà máy này đều có nguồn nguyên liệu cố định. Các
mặt hàng tổng hợp hoặc các sản phẩm giá trị gia tăng thường thích hợp với
các nhà máy vừa và nhỏ. Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản có thể đơn
giản hoặc phức tạp hơn ở một số công đoạn nhưng nhìn chung vẫn giống
nhau về công nghệ sản xuất. Một số quy trình tổng quát chế biến cá tra và
basa fillet đông lạnh, tôm và sản phẩm gia tăng được trình bày dưới đây.
Quy trình công nghệ chế biến cá tra và fillet đông lạnh
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công
đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn.
Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các
tạp chất bám bên ngoài. Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ
chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần
nữa. Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác
định đúng trọng lượng, sắp xếp vào khuôn và đóng gói. Sản phẩm sau khi
đóng gói theo băng chuyền chuyển qua khu vực cấp đông và bảo quản. Quy
trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh được mô tả chi tiết
trong Hình 2.2.




                                    16
Nguyên liệu

                                         Ngâm 1


                                          Cắt tiết

                                     Ngâm 2-Ngâm 3


                                        Fillet - Cân


                                          Rửa 1


                                      Lạng da - Cân


                                          Rửa 2


                                    Sửa cá/Chỉnh hình


                                           Rửa 3


                                      Kiểm tra – Cân


                                    Tạo hình hoàn chỉnh


                                          Rửa 4

                                        Quay bóng


                                      Phân loại - Cân


                                          Rửa 5

                                                                    Xếp khuôn
            Đông IQF

                                                                    Cấp đông
             Tái đông
                                                                   Tách khuôn

                                           Cân


                                         Đóng gói


                                       Thành phẩm
Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh

                                         17
Công nghệ chế biến Surimi
Thuật ngữ surimi của Nhật Bản là một cách nói thông dụng được dùng để
gọi tắt tên của các sản phẩm giả cua hoặc các sản phẩm đặc biệt khác. Surimi
còn được gọi là chả cá, là một loại protein trung tính, được chế biến qua
nhiều công đoạn rửa, nghiền và định hình lại cấu trúc.
Các protein trung tính được làm sạch và trộn với chất tạo đông; sau đó đem
đi cấp đông, nó sẽ hình thành thể gel cứng và đàn hồi. Tính tạo gel, tính giữ
nước và tạo nhũ tương tạo nên cấu trúc để làm nguyên liệu cho việc sản xuất
Kamaboko. Surimi được xuất khẩu và bán với số lượng lớn trên khắp các thị
trường Châu Âu. Từ những năm 80, các nước Tây Âu, Mỹ, Canada, … cũng
đã sản xuất được surimi nhằm cung cấp nhu cầu tại chỗ và khắc phục vấn đề
quản lý nguồn cá trên thế giới, tránh được hiện tượng nguồn cá ngày một cạn
kiệt ở Nhật Bản. Ở Việt nam cũng có nhiều nhà máy sản xuất surimi nhưng
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Quy trình tổng quát chế biến surimi
được mô tả trong Hình 2.3.

  Nguyên liệu               Xử lý              Nghiền ép           Rửa


   Ép định hình          Phối trộn các         Khử nước            Lọc
                           phụ gia


    Vào khuôn             Cấp đông             Thành phẩm

Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi
Công nghệ chế biến tôm đông lạnh
Đối với quy trình chế biến tôm công đoạn rửa tôm và ngâm tôm tạo ra nước
dịch tôm và nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Trong
quá trình chế biến tôm, một số công ty sử dụng dung dịch tripolyphotphat để
ngâm tôm và sau đó dung dịch này được thải bỏ vì thế nước thải thường có
nồng độ photpho cao. Ngoài ra, theo yêu cầu sản xuất quá trình vệ sinh thiết
bị và khu vực sản xuất cũng phát sinh một lượng lớn nước thải chứa các chất
khử trùng. Riêng quá trình lột vỏ, ngắt đầu tôm tạo nên một lượng chất thải
rắn lớn và có kích thước nhỏ, khó thu gom. Quy trình công nghệ chế biến
tôm được mô tả như trong Hình 2.4.




                                         18
Nguyên liệu               Tiếp nhận              Rửa lần 1        Sơ chế


    Đông IQF                Rửa lần 3               Ngâm           Rửa lần 2


   Mạ băng, tái            Bao PE, vào
                                                Rà kim loại       Đóng thùng
      đông                     hộp


                                                                  Thành phẩm

Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh
2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải

Trong quá trình chế biến thủy sản, sự khác biệt trong nguyên liệu thô và sản
phẩm cuối liên quan đến sự khác nhau trong quá trình sản xuất, dẫn đến tiêu
thụ nước khác nhau (cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm; tôm đông lạnh: 4-6
m3/tấn sản phẩm; surimi: 20-25 m3/tấn sản phẩm; thuỷ sản đông lạnh hỗn
hợp: 4-6 m3/tấn sản phẩm). Mức độ ô nhiễm của nước thải từ quá trình chế
biến thuỷ sản (CBTS) thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nguyên liệu thô (tôm,
cá, cá mực, bạch tuộc, cua, nghiêu, sò), sản phẩm, thay đổi theo mùa vụ, và
thậm chí ngay trong ngày làm việc. Thành phần nước thải của một số loại
hình chế biến thủy sản được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản
                                                      Nồng độ
                                                                    Thủy sản
  Chỉ tiêu        Đơn vị             Tôm             Cá da trơn
                                                                    đông lạnh
                                   đông lạnh         (tra-basa)
                                                                     hỗn hợp
 pH                 -                6,5 - 9           6,5 - 7         5,5-9
 SS                mg/L             100- 300         500-1.200        50-194
 COD              mgO2/L           800- 2.000        800- 2.500     694-2.070
 BOD5             mgO2/L           500-1.500         500-1.500      391-1.539
 Ntổng             mg/L             50 - 200          100-300         30-100
 Ptổng             mg/L              10-120           50-100           3-50
 Dầu và mỡ         mg/L                 -             250-830        2.4-100
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2009

Dựa vào Bảng 2.1 cho thấy thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thuỷ
sản có nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao.
Nước thải có khả năng phân thủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD,
tỷ lệ này thường dao động từ 0,6 đến 0,9. Đặc biệt đối với nước thải phát
sinh từ chế biến cá da trơn có nồng độ dầu và mỡ rất cao từ 250 đến 830
mg/L. Nồng độ photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên đến
trên 120 mg/L.



                                          19
2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy sản

Khảo sát 120 nhà máy chế biến thuỷ sản trong cả nước, công nghệ xử lý
nước thải đang được áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản bao gồm công
nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học, công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt
tính lơ lửng hay kết hợp kỵ khí và hiếu khí; hay quá trình hóa lý (keo tụ/tạo
bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ) kết hợp với quá trình sinh học hiếu khí.
Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thải thường có hàm lượng mỡ
cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêm bước tiền xử lý nhằm
mục đích loại bỏ mỡ và ván mỡ trong nước thải trước khi đi vào công trình
xử lý sinh học. Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến thủy sản áp dụng chủ yếu
là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Một số sơ đồ dây
chuyên công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được trình bày trong
Hình 2.5, 2.6 và 2.7.

 Nước thải           Song chắn rác             Ngăn thu gom            Bể điều hòa


    Bể khử trùng                Bể lắng                 Bể bùn hoạt tính hiếu khí


  Nguồn tiếp nhận             Bể chứa bùn
                                                     Tuần hoàn bùn
                                 Bùn thải
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sinh
học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng
     Nước thải                Mương tách dầu & mỡ                Máy tách rác


                               Thiết bị lược rác tinh            Bể tiếp nhận

       Bể điều hòa                   Bể tạo bông                 Bể tuyển nổi


  Bể sinh học BHTDB            Bể sinh học BHTLL                     Bể Anoxic


         Bể lắng                     Bể trung gian               Bể lọc áp lực


                                 Nguồn tiếp nhận                 Bể khử trùng

Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hoá
lý kết hợp sinh học hiếu khí




                                          20
Nước thải          Song chắn rác             Ngăn thu gom        Bể điều hòa



  Bể khử trùng           Bể lắng             Bể sinh học hiếu khí    Bể kỵ khí



Nguồn tiếp nhận        Bể chứa bùn
                                        Tuần hoàn bùn


                         Bùn thải
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình sinh
học kỵ khí kết hợp hiếu khí

2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

Thành phần nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản có
chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp
chất nitơ, và photpho cao. Vì thế, phương pháp xử lý sinh học được áp dụng
rất có hiệu quả để xử lý nước thải từ chế biến thủy sản. Các phương pháp
sinh học thường được áp dụng: (1) kết hợp cả hai quá trình kỵ khí và hiếu
khí như cụm bể UASB và bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge)
và bể thiếu khí (bể anoxic); (2) xử lý sinh học hiếu khí như cụm bể bùn hoạt
tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge) và bể thiếu khí (bể anoxic); (3)
mương oxy hóa. Tùy thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải QCVN 11:2008,
cột B hay Cột A, hay quy định của KCN đối với các nhà máy chế biến thủy
sản nằm trong KCN mà hệ thống xử lý nước thải không cần hoặc cần phải có
các bước tiền xử lý hay quá trình xử lý bậc ba.
Một đặc điểm cần phải quan tâm đối với xử lý nước thải chế biến thủy sản là
hàm lượng dầu & mỡ rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến cá da
trơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự không hiệu quả
của các công trình xử lý sinh học phía sau nếu nồng độ dầu & mỡ không
được loại bỏ triệt để. Do đó, công đoạn tách dầu mỡ là bước rất quan trọng
đối với toàn hệ thống xử lý. Các công nghệ được áp dụng trong bước tiền xử
lý bao gồm: (1) mương tách mỡ và bể tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (2) kết
hợp quá trình keo tụ/tạo bông và tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (3) tuyển nổi
siêu nông kết hợp keo tụ. Đối với quá trình xử lý bậc ba, các phương pháp
áp dụng bao gồm: (1) khử trùng; (2) lọc áp lực và khử trùng; (3) keo tụ/tạo
bông và khử trùng.
Đối với công nghệ chế biến tôm, nồng độ photpho trong nước thải thường rất
cao nên trong dây chuyền công nghệ xử lý, sự kết hợp giữa quá trình keo
tụ/tạo bông và sinh học (kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí) được áp dụng rất có
hiệu quả. Quá trình keo tụ/tạo bông được áp dụng như bước ban đầu để loại



                                        21
bỏ các hợp chất photpho, và một phần chất hữu cơ trong nước thải làm giảm
trở ngại cho quá trình sinh học phía sau. Các quá trình sinh học sẽ xử lý các
chất hữu cơ (BOD5) đạt quy chuẩn cho phép.
Bùn phát sinh từ hệ thống xừ lý có thể tái sử dụng làm compost.
Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy chuẩn/tiêu
chuẩn đầu ra, thành phần, lưu lượng của nước thải, và giá thành xử lý.
Những công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp được khuyến
khích lựa chọn áp dụng được trình bày trong Hình 2.8.




                                     22
Tiền xử lý

                                                                                                                                             Nöôùc thaûi
 Nöôùc thaûi                                                                                                                                  (NT1)
                                                     SCRM

               SCRT


                               Hoá thu gom                                    Beå taùch môõ                    Beå ñieàu hoøa
Xử lý bậc 1: Cụm xử lý hóa lý, tách dầu mỡ và SS
                Chaát                 Polymer
                keo tuï
PA 1:
               NT1                                                                                                           Nöôùc thaûi
                                                                                                                           sau laéng (NT2)




                                                                                                              Buøn laéng         Beå chöùa buøn

                            Beå keo tuï         Beå taïo boâng                           Beå laéng


PA 2:             Chaát             Polymer
                  keo tuï

               NT1

                                                                                                                            Nöôùc thaûi
                                                                                                                       sau tuyeån noåi (NT2)


                                                                               Beå tuyeån noåi sieâu noâng/
                                                                                     Beå tuyeån noåi
                               Beå keo tuï

                                                Maùy neùn khí Boàn taïo aùp




                                                                                   23
Xử lý bậc 2: cụm xử lý sinh học (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT cột B)
  PA 1:
     Taùi     Khí CH4
  söû duïng

                    Bình haáp                           MTK
                     thuï khí                                                                                                                  Nöôùc thaûi
                                                                                                                                             sau laéng (NT3)



                                                                                          THB
   NT2                     Beå sinh hoïc kî khí                                                                                 Buøn laéng         Beå chöùa buøn
                                                         Beå sinh hoïc hieáu khí                     Beå anoxic         Beå laéng
                                 (UASB)           (buøn hoaït tính lô löûng/ dính baùm)
              Beå trung gian



     PA 2:                        MTK
    NT2                                                                                                                                                   Nöôùc
                                                                                                                                                     sau laéng (NT3)




                                                                             THB
                                                                                                                                      Buøn laéng               Beå
                                      Beå sinh hoïc hieáu khí                               Beå anoxic                   Beå laéng                          chöùa buøn
                                (buøn hoaït tính lô löûng/dính baùm)
 PA 3:
                                                         Vuøng thieáu khí


 NT2                                                                                                                                                        Nöôùc
                                                                                                                                                       sau laéng (NT3)
                                                         Vuøng hieáu khí



                                                                                                                  THB
                                                                                                                                         Buøn laéng             Beå
                                                               Möông oxi hoùa                                             Beå laéng                          chöùa buøn




                                                                                                24
Xử lý bậc 3: Cụm xử lý hóa lý (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT loại A)
PA 1:          Chaát           Polymer                                                            NaOCL
               keo tuï




                                                                                                                                       Nöôùc thaûi
NT3                                                                                                                                     sau xöû lyù


                                                                                                          Beå
       Beå trung gian    Beå keo tuï     Beå taïo boâng                                   Buøn laéng                  Beå tieáp xuùc
                                                                                                       chöùa buøn
                                                                             Beå laéng


                                                                     NaOCL
PA2:

NT3
                                                                                                                                              Ghi chuù:
                                                                                                                                                          Ñöôøng nöôùc
                                                                                                                                                          Ñöôøng buøn
                                                                                                                    Nöôùc thaûi
                                                                                                                                                          Ñöôøng khí
              Beå trung gian                     Beå loïc aùp löïc                                                   sau xöû lyù
                                                                                    Beå tieáp xuùc                                                        Ñöôøng hoùa chaát



Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích áp dụng




                                                                                     25
2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá
phù hợp

Tổng cục Môi trường đã tiến hành khảo sát 120 nhà máy chế biến thủy sản
trên cả nước, 11 nhà máy được lựa chọn đánh giá sự phù hợp của công nghệ
xử lý nước thải. Dựa vào hệ thống các tiêu chí và thang điểm đánh giá sự
phù hợp của công nghệ xử lý nước thải 03 công nghệ xử lý nước thải với
tổng số điểm lớn hơn 70 được lựa chọn là công nghệ có thể khuyến khích áp
dụng. Việc cho điểm theo tiêu chí và chỉ tiêu của mỗi công nghệ được thực
hiện qua hồ sơ thuyết minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực tế,
kết quả phân tích của ba lần lấy mẫu thực tế tại hiện trường. Kết quả đánh
giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty chế biến thủy sản có hệ thống xử
lý nước thải được khuyến khích áp dụng được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ thống xử
lý nước thải được khuyến khích áp dụng
 Số                                                        CBTS   CBTS   CBTS
                     Tiêu chí/ Nội dung
 TT                                                         01     02     03
  I    Tiêu chí về mặt kỹ thuật                             37     36     30
       Mức độ tuân thủ các quy định về nước thải
  1                                                         15     12     12
       (TCVN/QCVN)
       Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô
  2                                                         3      2       3
       nhiễm)
  3    Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị             3      2       2
       Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết
  4                                                         3      4       2
       bị
  5    Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị                3      4       3
       Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng / lưu lượng
  6                                                         2      2       2
       nước thải
       Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây dựng đến
  7                                                         2      3       2
       khi chính thức đưa vào sử dụng)
  8    Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ           3      3       1
  9    Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công nghệ       1      1       1
       Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống
 10    nước thải cho đến mức cán bộ vận hành thành          2      3       2
       thạo
 II    Tiêu chí về mặt kinh tế                              18     19     22
 11    Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị                 7      8      8
 12    Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước thải)        7      8      9
       Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và nguyên
 13                                                         4      3       5
       liệu)
 III   Tiêu chí về mặt môi trường                           10     12     11
 14    Diện tích không gian sử dụng của hệ thống            2      3      3
 15    Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng lượng            2      2      2
 16    Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp               2      2      2
 17    Mức độ xử lý chất thải thứ cấp                       2      3      1



                                        26
Số                                                       CBTS     CBTS   CBTS
                       Tiêu chí/ Nội dung
 TT                                                        01       02     03
        Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp
  18                                                        2        2     3
        phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật
 IV     Tiêu chí về mặt xã hội                              7        8     8
 19     Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống              3        3     2
 20     Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền     2        3     3
        Nguồn nhân lực quản lý và vận hành của hệ
  21                                                        2        2     3
        thống
                            Tổng số                         72      75     71
Hồ sơ công nghệ của 03 công ty chế biến thủy sản có điểm số cao nhất được
trình bày chi tiết ở phần dưới đây. Để bảo đảm tính khách quan, tên của các
công ty thủy sản đã được mã hoá.
2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công
ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy
   Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh
   Công suất của nhà máy: 180 tấn nguyên liệu/ngày
   Nguyên liệu: Cá tra
   Nước thải phát sinh: 20 m3/tấn sản phẩm (3.600 m3/ngày)
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: tháng 03 năm 2008
Thời gian vận hành: tháng 10 năm 2008
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01
                                  Nồng độ       Hiệu quả         QCVN 11:2008,
   Chỉ tiêu         Đơn vị
                                  đầu vào       xử lý (%)           Cột A
 pH                  -                -             -                 6-9
 SS                mg/L               -             -                 50
 COD              mgO2/L            2.400          98                 50
 BOD5             mgO2/L            1.400          98                 30
 Ntổng             mg/L              520           97                 30
 Ptổng             mg/L               90           96                  -
 Dầu và mỡ         mg/L              66,7          85                 10
 Coliform        MPN/100mL         21 x 104        99                3.000
Ghi chú: “-”: không có giá trị.
Nguồn: Công ty CBTS 01 (2009)

Công nghệ xử lý nước thải
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty CBTS 01 được
trình bày trong Hình 2.9.


                                        27
Al2(SO4)3    Polymer

                                                                                    MTK

Nöôùc thaûi
                                                 SCRM

               SCRT


                                                                  Beå taùch môõ                                                    Beå keo tuï
                                                                                                    Beå ñieàu hoøa
                                   Hoá thu gom                                                                                                                           Beå tuyeån noåi sieâu noâng

                                                                                                                                                               Boàn
                                                                                                                                         Maùy                 taïo aùp
                                                                                                                                        neùn khí

                                                                                                        NaOCL
                                                                                                                                                    Vuøng thieáu khí



                                                  Nöôùc thaûi ñaàu ra                                                                                  Vuøng hieáu khí


                                                                                                                             THB
                                                                                  Beå tieáp xuùc                Beå laéng                 Möông oxi hoùa




        Ghi chuù:
                                                                                                                                                        Polymer




                    Ñöôøng nöôùc
                                                                                                                                                                             MTK
                    Ñöôøng buøn
                    Ñöôøng khí
                    Ñöôøng hoùa chaát                                     Buøn ñaõ taùch nöôùc

                                                                                                            Maùy eùp buøn                          Beå chöùa buøn

Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01




                                                                                                   28
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat

More Related Content

What's hot

Vn It Linux Cho Nguoi Moi Dung
Vn It  Linux Cho Nguoi Moi DungVn It  Linux Cho Nguoi Moi Dung
Vn It Linux Cho Nguoi Moi Dung
Phạm Trường
 

What's hot (14)

Vn It Linux Cho Nguoi Moi Dung
Vn It  Linux Cho Nguoi Moi DungVn It  Linux Cho Nguoi Moi Dung
Vn It Linux Cho Nguoi Moi Dung
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
Nghiên cứu khả năng loại bỏ độ đục, độ màu và cod trong một số nguồn nước sử ...
Nghiên cứu khả năng loại bỏ độ đục, độ màu và cod trong một số nguồn nước sử ...Nghiên cứu khả năng loại bỏ độ đục, độ màu và cod trong một số nguồn nước sử ...
Nghiên cứu khả năng loại bỏ độ đục, độ màu và cod trong một số nguồn nước sử ...
 
Đề tài: Mô hình sản xuất nước Deion phòng thí nghiệm, HAY
Đề tài: Mô hình sản xuất nước Deion phòng thí nghiệm, HAYĐề tài: Mô hình sản xuất nước Deion phòng thí nghiệm, HAY
Đề tài: Mô hình sản xuất nước Deion phòng thí nghiệm, HAY
 
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nôngCơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
Cơ sở khoa học về khoán chi phí trong Doanh nghiệp thuỷ nông
 
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợiTài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
Tài liệu hướng dẫn quản lý môi trường nước trong công trình thủy lợi
 
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanôNghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khíĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
 
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc LiêuHiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
 
Cac phuong phap phan tich nuoc bien
Cac phuong phap phan tich nuoc bienCac phuong phap phan tich nuoc bien
Cac phuong phap phan tich nuoc bien
 
Thay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôi trồng tảo
Thay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôi trồng tảoThay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôi trồng tảo
Thay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôi trồng tảo
 
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAYLuận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
 
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm của bãi lọc trồng sậy, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm của bãi lọc trồng sậy, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm của bãi lọc trồng sậy, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm của bãi lọc trồng sậy, HAY
 

Similar to So tay tai lieu ky thuat

So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
Duy Vọng
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
Phi Phi
 

Similar to So tay tai lieu ky thuat (20)

So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
 
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước Lưu lượng 1.400m3/ngày.đêm Nhà máy sữa tư...
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước Lưu lượng 1.400m3/ngày.đêm Nhà máy sữa tư...Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước Lưu lượng 1.400m3/ngày.đêm Nhà máy sữa tư...
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước Lưu lượng 1.400m3/ngày.đêm Nhà máy sữa tư...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
ĐTM Đầu tư phân xưởng xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Yên Bái | duanviet.com.vn...
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độcTác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị BìnhĐề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
 
Đề tài: Khả năng hấp thụ Crom trong nước bằng cây cỏ voi, HAY
Đề tài: Khả năng hấp thụ Crom trong nước bằng cây cỏ voi, HAYĐề tài: Khả năng hấp thụ Crom trong nước bằng cây cỏ voi, HAY
Đề tài: Khả năng hấp thụ Crom trong nước bằng cây cỏ voi, HAY
 
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.docĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
 
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAYĐánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
 
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
 
Đề tài: Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)
Đề tài: Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)Đề tài: Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)
Đề tài: Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)
 
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may goBao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
Bao cao danh gia tac dong moi truong nha may go
 
Nghiên cứu quá trình sản xuất ethanol từ rau rác thải tại chợ nông sản thực p...
Nghiên cứu quá trình sản xuất ethanol từ rau rác thải tại chợ nông sản thực p...Nghiên cứu quá trình sản xuất ethanol từ rau rác thải tại chợ nông sản thực p...
Nghiên cứu quá trình sản xuất ethanol từ rau rác thải tại chợ nông sản thực p...
 

So tay tai lieu ky thuat

  • 1. TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy Hà Nội, 2011
  • 2.
  • 3. BAN BIÊN TẬP TS. Nguyễn Thế Đồng GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ PGS.TS. Cao Thế Hà TS. Đặng Văn Lợi ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương ThS. Đỗ Thanh Bái TS. Nguyễn Phạm Hà TS. Nguyễn Thị Phương Loan ThS. Phạm Thị Kiều Oanh Tài liệu này có mục đích là xây dựng hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đã được đánh giá thực tế tại 3 ngành (Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy) dựa trên quan điểm của các chuyên gia về sự đồng thuận, công bằng, khách quan để đánh giá công nghệ xử lý nước thải theo quy trình kỹ thuật đánh giá công nghệ xử lý nước thải. Các công nghệ xử lý nước thải trong Tài liệu này chỉ mang tính chất giới thiệu tham khảo. Tài liệu này không có ý định là một nguồn quảng cáo cho các nhà sản xuất, chế tạo, cung cấp công nghệ xử lý nước thải. Các số liệu, kết quả phân tích trình bày trong Tài liệu là chính xác, tin cậy và có giá trị tại thời điểm tiến hành phân tích, đánh giá.
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................ i Danh sách chữ viết tắt ................................................................................... iii Danh sách hình ............................................................................................... v Danh sách bảng............................................................................................. vii Lời nói đầu Chương 1 Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải ................................................................................................................. 1 Chương 2 Ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản .................................. 13 2.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 15 2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản .................................................. 16 2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 19 2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 20 2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy sản ......................................................................................................... 20 2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 21 2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá phù hợp ................................................................................................................ 26 2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm ......................................... 27 2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 02 (Công ty CBTS 02), công suất 1.200 m3/ngày đêm ......................................... 34 2.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 03 (Công ty CBTS 03), công suất 400 m3/ngày đêm ............................................ 43 Chương 3 Ngành Công nghiệp Dệt may ................................................... 53 3.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 55 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 55 3.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 57 3.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 58 3.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Dệt may .......... 58 3.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 58 i
  • 6. 3.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt may được đánh giá phù hợp ................................................................................................................ 66 3.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 01 (Công ty DM 01), công suất 5.000 m3/ngày đêm ........................................................ 67 3.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 02 (Công ty DM 02), công suất 2.500 m3/ngàyđêm ......................................................... 75 3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 03 (Công ty DM 03), công suất 1.000 m3/ngày đêm ........................................................ 82 Chương 4 Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy....................... 91 4.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 93 4.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 94 4.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 96 4.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 97 4.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy ............... 97 4.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 98 4.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy được đánh giá phù hợp ................................................................. 102 4.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến giấy và bột giấy 01 (Công ty SXG&BG01), công suất 3.200 m3/ngày đêm ...................... 103 4.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 02 (Công ty SXG&BG 02), công suất 720 m3/ngày đêm ........................ 115 4.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 03 (Công ty SXG&BG 03), công suất 550 m3/ngày đêm ........................ 124 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 131 Phụ lục ....................................................................................................... 133 Phụ lục 1. Mẫu Hồ sơ thuyết minh công nghệ ........................................... 133 Phụ lục 2. Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường .............................. 135 Phụ lục 3. Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường ....................................... 136 ii
  • 7. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CBTS Chế biến Thủy sản COD Nhu cầu oxy hóa học ĐL Đài Loan DM Dệt may DO Oxy hòa tan ĐV Đơn vị EGSB Expanded granular sludge bed HK Hồng Kông IC Internal circulation INEST Viện Khoa học và Công nghệ môi trường KCN Khu công nghiệp KPH Không phát hiện KT Kích thước MLTN Mạng lưới thoát nước MTK Máy thổi khí PA Phương án PAC Poly aluminium chloride QCVN Quy chuẩn Việt Nam SCR Song chắn rác SCRT Song chắn rác thô SCRM Song chắn rác mịn SL Số lượng SXG&BG Sản xuất Giấy và bột giấy SS Chất rắn lơ lửng TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam THB Tuần hoàn bùn TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tlưu Thời gian lưu TSS Tổng chất rắn lơ lửng UASB Upflow anaerobic sludge blanket VEA Tổng cục Môi trường VN Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng DAF Dissolved air floatation iii
  • 8.
  • 9. DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải ............ 12 Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011) ...................................................................................................................... 15 Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh ......... 17 Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi ............................................. 18 Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh................................. 19 Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng ......................................... 20 Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí .......................................................... 20 Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí .......................................................... 21 Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích áp dụng ......................................................................................................... 25 Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01 ............... 28 Hình 2.10 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 02 ............. 36 Hình 2.11 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 03 ............. 45 Hình 2.12 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của Công ty CBTS 02, công suất 1.200 m3/ngàyđêm .................................................................. 51 Hình 3.1 Các công đoạn chính và phát sinh dòng thải của ngành Dệt may . 55 Hình 3.2 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất ....................................... 56 Hình 3.3 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là polyester và hỗn hợp cotton/polyester được khuyến khích áp dụng ............................ 62 Hình 3.4 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là cotton được khuyến khích áp dụng.......................................................................... 65 Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 01 .................. 69 Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 02 .................. 76 Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 03 .................. 83 Hình 3.8 Hệ thống xử lý nước thải dệt may của Công ty DM 02, công suất 2.500 m3/ngàyđêm ........................................................................................ 90 Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ Kraft, các nguồn nước thải và tác nhân gây ô nhiễm ............................................................................................................ 94 v
  • 10. Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế ........... 95 Hình 4.3 Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy được khuyến khích áp dụng ............................................................................................................ 101 Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXBG&BG 01 .... 105 Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty SXG&BG 02 ............. 116 Hình 4.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03 ...... 125 Hình 4.7 Hệ thống xử lý nước thả sản xuất giấy và bột giấy của Công ty SXG&BG 01, công suất 3.200 m3/ngàyđêm .............................................. 130 vi
  • 11. DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải ....................................................................... 6 Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý ...... 10 Bảng 2.1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản ...................................... 19 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 26 Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01 .. 27 Bảng 2.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải công ty CBTS 01 ................................................................................... 31 Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty CBTS 01 ......................................................................... 32 Bảng 2.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 01 ............................................................... 33 Bảng 2.7 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 01 .................................................................................................................. 33 Bảng 2.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 02 .. 35 Bảng 2.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải ................................................................................................................ 40 Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty CBTS 02 ......................................................................... 41 Bảng 2.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 02.......................................................... 42 Bảng 2.12 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 02 .................................................................................................................. 42 Bảng 2.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 03 44 Bảng 2.14 Thông số thiết kế của các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của công ty CBTS 03 ............................................................................. 48 Bảng 2.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03 ............................................................................ 48 Bảng 2.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03.......................................................... 49 Bảng 2.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03 ....................................................................................................... 50 vii
  • 12. Bảng 3.1 Nguồn gốc chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt may ............................................................................................................... 56 Bảng 3.2 Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may ...................................................................................................................... 57 Bảng 3.3 Thành phần nước thải Dệt nhuộm ................................................ 57 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ................................................................................... 66 Bảng 3.5 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 01 ..... 68 Bảng 3.6 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 01 ...................................................................................... 72 Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 01 ............................................................................................. 73 Bảng 3.8 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 01 .................................................................. 74 Bảng 3.9 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 .................................................................................................................. 74 Bảng 3.10 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 02 .... 75 Bảng 3.11 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02 ...................................................................................... 79 Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02 ............................................................................................. 79 Bảng 3.13 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02 ............................................................. 80 Bảng 3.14 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02 .................................................................................................................. 81 Bảng 3.15 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 03 .... 82 Bảng 3.16 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 ...................................................................................... 86 Bảng 3.17 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 ............................................................................................. 87 Bảng 3.18 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 ............................................................. 88 Bảng 3.19 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 .................................................................................................................. 88 viii
  • 13. Bảng 4.1 Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải ......................................................... 97 Bảng 4.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty có công nghệ xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 102 Bảng 4.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 01 ................................................................................................................ 104 Bảng 4.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của công ty SXG&BG 01 ........................................................................... 108 Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty SXG&BG 01 .............................................................................................. 109 Bảng 4.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 01 ...................................................... 113 Bảng 4.7 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG 01 ................................................................................................................ 113 Bảng 4.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 02 .................................................................................................................... 115 Bảng 4.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 02 .......................................................................... 119 Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG 02 .......................................................................................... 120 Bảng 4.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 02 ....................................... 122 Bảng 4.12 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG 02 .............................................................................................. 122 Bảng 4.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 03 ................................................................................................................ 124 Bảng 4.14 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03 ........................................................................... 128 Bảng 4.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty SXG&BG 03 .......................................................................................... 128 Bảng 4.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xủ lý của hệ thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 03 ....................................... 129 Bảng 4.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03 .............................................................................................. 129 ix
  • 14.
  • 15. LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Việt Nam đã có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ở 57/63 tỉnh thành, thu hút hàng chục ngàn dự án xây dựng nhà máy với đủ loại ngành nghề và hơn 300.000 cơ sở công nghiệp bên ngoài các KCN/KCX. Bên cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các cơ sở công nghiệp cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, đồng thời thải vào môi trường một khối lượng tương ứng các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn). Trong đó nước thải thường là nguồn thải được quan tâm nhất do chúng thuờng có lưu lượng lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao, thành phần ô nhiễm khó xử lý hoặc chi phí xử lý tốn kém và tạo nên khối lượng lớn sản phẩm phụ “ngoài ý muốn”. Mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đã tăng lên rõ rệt trong những năm qua nhưng chất lượng nước thải sau xử lý thường không đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn tiếp nhận. Nhiều khi còn vượt tiêu chuẩn cho phép xả thải hàng chục lần, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc lựa chọn công nghệ không phù hợp và/hoặc xây dựng không đúng thiết kế - vận hành sai quy trình. Trong điều kiện công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, công tác thi hành Luật Bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ngày càng được siết chặt thì bắt buộc các cơ sở công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc công tác xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Nhằm hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp thực hiện tốt công tác xử lý nước thải và các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp góp phần bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường đã xây dựng và xin trân trọng giới thiệu cuốn Tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến Thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy” . Tài liệu hướng dẫn bao gồm các hai phần (1) hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải, (2) đánh giá và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp của ngành Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy. Ban biên tập xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho cuốn Tài liệu này. Ban biên tập cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các nhà máy đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Tài liệu được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa./. Ban biên tập
  • 16.
  • 17. Chương 1 Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải
  • 18.
  • 19. Công nghệ phù hợp là công nghệ có thể đáp ứng các quy chuẩn/tiêu chuẩn về xả thải và thích nghi của công nghệ đó đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Công nghệ phù hợp có thể là công nghệ hiện đại hay đơn giản. Như vậy, một công nghệ phù hợp trong bối cảnh phát triển bền vững là khi công nghệ này có chi phí thấp nhất (chi phí đầu tư và vận hành), khả thi về mặt kỹ thuật và pháp lý, đảm bảo hiệu quả xử lý ô nhiễm và được cộng đồng chấp nhận (Mara, 1996; Sarmento, 2001; Ujang & Buckley, 2002). Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu tố ảnh hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn & Stenstrom, 2009) Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự (1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng. Dựa trên những thuật ngữ chung như trên, một vài tiêu chí mang tính khả thi được xác định như: (a) khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; có thể quản lý về tổ chức và kỹ thuật;(d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái sử dụng. Mỗi tiêu chí được chia ra thành các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu này cần được xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệ thống. Boshier (1993) nghiên cứu ba trường hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải quyết định phương án công nghệ thích hơp để xử lý và thải bỏ bùn cống rãnh, ông kết luận rằng những tiêu chí hữu ích nhất để đánh giá các phương án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham gia và cam kết của cộng đồng; (b) sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trường hợp nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môi trường địa phương đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa chọn và “có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên” (Dunmade, 2002). Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài 3
  • 20. nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; (b) hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng. Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 21 chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Nhóm tiêu chí kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật như thiết kế, xây dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường hay tuân thủ quy định về môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xử lý của mỗi công trình đơn vị cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành công trình đơn vị đó, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Xét hai hệ thống xử lý có chi phí xây dựng và vận hành tương đương nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong việc tuân thủ quy định về môi trường hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết bị. Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theo hiệu quả xử lý trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần xuất hư hỏng thiết bị, và ảnh hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg và cộng sự, 2001). Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts và cộng sự (1990) đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này. Khả năng quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố như tần suất bảo dưỡng hệ thống, khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương và yếu tố nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004). Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sản phẩm thứ cấp như khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids). Tại các nước đang phát triển, nước thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý được xem như những nguồn tài nguyên. Nước thải sau quá trình xử lý phù hợp có thể sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (Kalbermatten và cộng sự, 1982; Pickford, 1995; Parr và cộng sự, 1999). Ngoài ra, mức độ phát thải vào môi trường không khí, đất và nước cũng được quan tâm. Các phát thải có thể là khí methane từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí, mùi hôi từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí lẫn hiếu khí (Alaerts và cộng sự, 1990), hơi nước mang mầm bệnh phát tán ra môi trường xung quanh và các phát thải thứ cấp (CO2, CO, NOx, SOx) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống. Ngoài ra, các yếu tố như tiêu thụ hoá chất nhu cầu năng lượng sử dụng trong quá trình vận hành và diện tích không gian sử dụng của hệ thống cũng được liệt kê vào nhóm tiêu chí này. 4
  • 21. Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng công trình. Chi phí xây dựng công trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng một khu vực với điều kiện kinh tế tương tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990). Chi phí xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác như điện, nước, láng trại, v.v. Chi phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích, thể tích công trình hay một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành (bao gồm chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công trình có thể được biểu diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nước thải. Nhóm chi phí xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Ví dụ, việc sử dụng bùn septic có nguồn gốc từ phân hầm cầu trong các hệ thống xử lý sinh học cần được cộng đồng nhận thức và chấp nhận. Nhóm tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra, chẳng hạn như mùi hôi, tiếng ồn và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có thể được liệt kê vào nhóm tiêu chí này. Xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu Trong bốn tiêu chí cơ bản đã nêu (kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội), kết hợp với ý kiến của các chuyên gia về công nghệ, Tổng cục Môi trường đã tổng hợp và đề xuất các nhóm tiêu chí, thang điểm và cách cho điểm đối với các tiêu chí cụ thể khi đánh giá công nghệ xử lý nước thải như sau: - Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất, hơn các tiêu chí còn lại và được lượng hóa với số điểm là A/100 điểm; - Nhóm các tiêu chí về kinh tế đóng vai trò quan trọng thứ hai và được lượng hóa với số điểm là B/100 điểm; - Nhóm các tiêu chí về môi trường đóng vai trò quan trọng thứ ba và được lượng hóa với số điểm là C/100 điểm; - Nhóm các tiêu chí về xã hội đóng vai trò quan trọng ít nhất và được lượng hóa với số điểm là D/100 điểm. Tổng giá trị: A + B + C + D = 100 điểm. Trong 04 nhóm tiêu chí, các chỉ tiêu cụ thể đối với mỗi nhóm tiêu chí có giá trị là Ai; Bj; Cp; Dq. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương, Hội đồng đánh giá công nghệ có thể điều chỉnh các giá trị Ai; Bj; Cp; Dq cho phù hợp. Trong đó: n n n n A Ai B Bj C Cp D Dq i 1 j 1 p 1 q 1 5
  • 22. Ví dụ, đối với việc đánh giá công nghệ xử lý nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản, dệt nhuộm, giấy và bột giấy trong tài liệu này, A có giá trị là 48 điểm; B có giá trị là 25 điểm; C có giá trị là 17 điểm và D có giá trị là 10 điểm. Nội dung các tiêu chí, giá trị điểm số của Ai; Bj; Cp; Dq, và ví dụ minh họa được trình bày trong Bảng 1.1. Việc đánh giá (cho điểm) công nghệ xử lý nước thải theo mỗi tiêu chí và chỉ tiêu (tối đa hoặc trong thang điểm dao động) tùy thuộc vào các đặc điểm, thông số của hồ sơ thuyết minh công nghệ, khảo sát hiện trường và đánh giá kết quả vận hành thực tế tại hiện trường của hệ thống xử lý đang hoạt động. Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải (1) Ví dụ Điểm số Ví dụ TT Tiêu chí khoảng tối đa minh họa dao động I Tiêu chí kỹ thuật A 48 Mức độ tuân thủ các quy định về xả 1 A1 15 thải (QCVN) Cả 3 lần lấy mẫu, tất cả các chỉ tiêu 15 đều đạt quy định 1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất 11-14 điểm một chỉ tiêu không đạt quy định 1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất 1-10 điểm hai chỉ tiêu không đạt quy định Cả 3 lần lấy mẫu, có xác suất ít nhất 0 một chỉ tiêu không đạt quy định Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ 2 A2 3 chất ô nhiễm) Hiệu quả xử lý đạt trên 80% (đối với ít nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn 3 phụ thuộc vào đặc tính của ngành công nghiệp) Hiệu quả xử lý đạt 60-80% (đối với ít nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn Dao động phụ thuộc vào đặc tính của ngành từ 0-2 điểm công nghiệp) Tuổi thọ, độ bền của công trình, 3 A3 5 thiết bị Thời gian sửa chữa lớn 5 năm/lần 5 Dao động Thời gian sửa chữa lớn 3 năm/lần từ 2-4 điểm Dao động Thời gian sửa chữa lớn 1 năm/lần từ 0-2 điểm (1) Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương, số lượng các tiêu chí, thang điểm và điểm số có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp hơn 6
  • 23. Ví dụ Điểm số Ví dụ TT Tiêu chí khoảng tối đa minh họa dao động Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy 4 A4 5 móc, thiết bị Toàn bộ thiết bị, linh kiện được sản 5 xuất và chế tạo trong nước 50% thiết bị, linh kiện được sản xuất Dao động và chế tạo trong nước từ 2-4 điểm Toàn bộ thiết bị, linh kiện do nước Dao động ngoài sản xuất và chế tạo từ 0-2 điểm 5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị A5 5 Thiết bị, linh kiện có sẵn tại địa 5 phương Thiết bị, linh kiện không có sẵn tại Dao động địa phương (nhưng có ở Việt Nam) từ 2-4 điểm Thiết bị, linh kiện không có ở Việt Dao động Nam (phải nhập khẩu) từ 0-2điểm Khả năng thích ứng khi tăng nồng 6 độ hoặc lưu lượng nước thải đầu A6 3 vào Hiệu quả xử lý không (hoặc ít) bị ảnh hưởng khi nồng độ hoặc lưu lượng 3 thay đổi (+/-) 15% so với thiết kế Hệ thống chỉ có khả năng xử lý đúng Dao động với lưu lượng và nồng độ đã thiết kế từ 0-2điểm Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây 7 dựng đến khi chính thức đưa vào sử A7 4 dụng) Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận hành thử ở mức độ thấp (tốn ít thời 4 gian) Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận Dao động hành thử ở mức độ trung bình từ 2-3 điểm Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận Dao động hành thử ở mức độ cao (tốn nhiều từ 0-1điểm thời gian) Mức độ hiện đại, tự động hóa của 8 A8 3 công nghệ Hệ thống công nghệ có mức tự động 3 hóa cao Hệ thống công nghệ có mức tự động Dao động hóa trung bình từ 1-2 điểm Hệ thống công nghệ có mức tự động Dao động hóa thấp từ 0-1 điểm 7
  • 24. Ví dụ Điểm số Ví dụ TT Tiêu chí khoảng tối đa minh họa dao động Khả năng mở rộng, cải tiến modul 9 A9 2 của công nghệ Có khả năng lắp ghép, cải tiến modul 2 và mở rộng công nghệ Không hoặc ít có khả năng lắp ghép Dao động và cải tiến, mở rộng modul công nghệ từ 0-1 điểm Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống xử lý nước thải cho 10 A10 3 đến khi cán bộ vận hành thành thạo Trên 01 tháng 3 Dao động Dưới 01 tháng từ 0-2 điểm II Tiêu chí kinh tế B 25 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 11 B1 9 (tính theo suất đầu tư) Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp 9 Chi phí xây dựng và lắp đặt trung Dao động bình từ 4-8 điểm Dao động Chi phí xây dựng và lắp đặt cao từ 2-4 điểm Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m 3 12 B2 9 nước thải) Chi phí vận hành thấp 9 Dao động Chi phí vận hành trung bình từ 4-8 điểm Dao động Chi phí vận hành cao từ 2-4 điểm 13 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa B3 7 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức 7 độ thấp Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức Dao động độ trung bình từ 3-6 điểm Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức Dao động độ cao từ 1-3 điểm III Tiêu chí môi trường C 17 Diện tích không gian sử dụng của 14 C1 4 hệ thống Hiệu quả sử dụng đất, không gian của 4 hệ thống công nghệ ở mức độ hợp lý Hiệu quả sử dụng đất, không gian của Dao động hệ thống công nghệ ở mức độ chưa từ 1-3 điểm hợp lý 8
  • 25. Ví dụ Điểm số Ví dụ TT Tiêu chí khoảng tối đa minh họa dao động Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và 15 C2 4 năng lượng Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng ở mức thấp (sử dụng ít hóa chất, năng 4 lượng) Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng Dao động ở mức trung bình từ 2-3 điểm Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng Dao động ở mức cao từ 1-2 điểm Khả năng tái sử dụng chất thải thứ 16 C3 3 cấp Có thu hồi, tái sử dụng nước thải, khí 3 thải cho mục đích sử dụng khác Không hoặc ít có khả năng thu hồi, Dao động tái sử dụng nước thải, khí thải cho từ 0-2 điểm mục đích sử dụng khác 17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp C4 3 Có khả năng xử lý tốt chất thải thứ 3 cấp Ít hoặc không có khả năng xử lý chất Dao động thải thứ cấp từ 0-2 điểm Mức độ rủi ro đối với môi trường 18 và giải pháp phòng ngừa, khắc C5 3 phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật Có các giải pháp phòng ngừa, khắc 3 phục sự cố nhanh Không hoặc ít có giải pháp hoặc khả Dao động năng phòng ngừa, khắc phục sự cố từ 0-2 điểm chậm IV Tiêu chí về mặt xã hội D 10 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ 19 D1 3 thống Được thiết kế và xây dựng đẹp, phù 3 hợp với phối cảnh không gian Thiết kế chưa đẹp hoặc chưa phù hợp Dao động với phối cảnh không gian từ 1-2 điểm Khả năng thích ứng với các điều 20 D2 4 kiện vùng, miền Sử dụng tốt trong các điều kiện vùng, 4 miền khác nhau (khí hậu, thời tiết) Chỉ sử dụng tốt trong điều kiện vùng, Dao động miền nhất định từ 0-3 điểm 9
  • 26. Ví dụ Điểm số Ví dụ TT Tiêu chí khoảng tối đa minh họa dao động Nguồn nhân lực quản lý và vận 21 D3 3 hành HTXLNT Nhân lực quản lý và vận hành hệ thống gồm kỹ sư môi trường và công 3 nhân Nhân lực quản lý và vận hành hệ Dao động thống gồm kỹ sư kiêm nghiệm và từ 1-2 điểm công nhân Nhân lực quản lý và vận hành hệ Dao động thống chỉ có công nhân từ 0- 1 điểm TỔNG SỐ ĐIỂM 100 100 Kết quả đánh giá cuối cùng (điểm số cuối cùng) sẽ được thực hiện theo phương pháp tính điểm Olympia, nghĩa là sẽ loại trừ điểm số của chuyên gia cho điểm cao nhất và chuyên gia cho điểm thấp nhất. Sau đó, lấy điểm số trung bình của tất cả các chuyên gia đánh giá (đã trừ kết quả của các chuyên gia cho điểm cao nhất và thấp nhất). Mục đích của việc đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là lựa chọn được các công nghệ khuyến khích được áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Vì vậy, điều kiện bắt buộc để áp dụng là chỉ tiêu về “mức độ tuân thủ quy chuẩn Việt Nam” về xả thải vào nguồn tiếp nhận, thuộc tiêu chí kỹ thuật, phải có số điểm ít nhất là 10 điểm ( 10). Việc phân loại, xác định sự phù hợp của các công nghệ xử lý nước thải (công nghệ khuyến khích áp dụng, có thể áp dụng hoặc không nên áp dụng) được áp dụng theo các điều kiện được trình bày trong Bảng 1.2. Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý 1. Điều kiện bắt buộc: Tiêu chí I.1 10 2. Tổng điểm: Tổng điểm 50 Không nên áp dụng 50 Tổng điểm 70 Có thể áp dụng Tổng điểm 70 Khuyến khích áp dụng Lựa chọn ngành công nghiệp để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải Ba (03) trong số các ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao và tạo nên nhiều công ăn việc làm (1) Chế biến Thủy sản, (2) Dệt may và (3) Giấy và bột giấy. Tuy nhiên hoạt động nhiều năm qua cho thấy, các ngành này cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi nước thải không được xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc lựa chọn công nghệ không phù hợp. Do đó đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải đối với ba ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản, Dệt may, và Giấy và bột giấy 10
  • 27. được lựa chọn. Việc đánh giá được thực hiện dựa vào hệ thống tiêu chí đã được đưa ra trong bảng 1.1. Kết quả đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải đối với ba ngành công nghiệp đã được lựa chọn và đề xuất công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng trong điều kiện Việt Nam được trình bày trong phần hai của tài liệu này. Yêu cầu cần để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải Các tổ chức /cá nhân có nhu cầu đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có ít nhất một hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động; - Thuyết minh công nghệ (Mẫu tại Phụ lục 1); - Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 2); - Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 3); - Hội đồng chuyên gia đánh giá công nghệ. Quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là hoạt động xem xét hồ sơ, khảo sát hiện trường, đánh giá tại hiện trường, và kết quả đánh giá hiện trường của hội đồng đánh giá công nghệ xử lý nước thải. Để tư vấn cho người sử dụng xem xét, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp, các địa phương có thể áp dụng các bước đánh giá sau: a) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá, lập Hồ sơ công nghệ (bao gồm: Thuyết minh công nghệ; Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường) và gửi Hồ sơ tới Cơ quan đánh giá công nghệ. b) Cơ quan đánh giá công nghệ thành lập và tổ chức họp Hội đồng đánh giá để xem xét Thuyết minh công nghệ và nội dung, kế hoạch đánh giá hiện trường (điều chỉnh nội dung và kế hoạch, nếu cần). c) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá phối hợp Đơn vị đánh giá hiện trường thực hiện Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường. d) Đơn vị đánh giá hiện trường phối hợp với tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá xây dựng Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường và gửi tới Cơ quan đánh giá công nghệ đ) Cơ quan đánh giá công nghệ tổ chức họp Hội đồng đánh giá toàn bộ Thuyết minh công nghệ, Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường theo các tiêu chí đã đề ra và xác định mức độ phù hợp của công nghệ xử lý nước thải. Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải được trình bày trong Hình 1.1. 11
  • 28. Tổ chức, cá nhân Hồ sơ công nghệ Cơ quan tổ chức đánh giá công nghệ Đạt yêu cầu Thành lập và họp Hội đồng đánh giá Khảo sát thực tế (nếu cần) Xem xét hồ sơ công nghệ Điều chỉnh nội dung, kế hoạch đánh giá hiện trường (nếu cần) Giám sát đánh giá Cơ quan đánh giá hiện trường (nếu cần) hiện trường thực hiện Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường e đồng đánh giá theo tiêu chí Hội results of site assessment Cơ quan tổ chức đánh giá công nghệ Đạt Công nghệ phù hợp Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải 12
  • 29. Chương 2 Ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản
  • 30.
  • 31. 2.1 Giới thiệu chung Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011được trình bày trong Hình 2.1. Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011) Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp. Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau: - Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản. - Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,.... - Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế 15
  • 32. biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt. Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp. 2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu, mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Những nhà máy lớn thường sản xuất một mặt hàng như nhà máy chế biến cá tra, cá basa hay tôm đông lạnh, đa số các nhà máy này đều có nguồn nguyên liệu cố định. Các mặt hàng tổng hợp hoặc các sản phẩm giá trị gia tăng thường thích hợp với các nhà máy vừa và nhỏ. Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn ở một số công đoạn nhưng nhìn chung vẫn giống nhau về công nghệ sản xuất. Một số quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh, tôm và sản phẩm gia tăng được trình bày dưới đây. Quy trình công nghệ chế biến cá tra và fillet đông lạnh Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn. Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài. Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần nữa. Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác định đúng trọng lượng, sắp xếp vào khuôn và đóng gói. Sản phẩm sau khi đóng gói theo băng chuyền chuyển qua khu vực cấp đông và bảo quản. Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh được mô tả chi tiết trong Hình 2.2. 16
  • 33. Nguyên liệu Ngâm 1 Cắt tiết Ngâm 2-Ngâm 3 Fillet - Cân Rửa 1 Lạng da - Cân Rửa 2 Sửa cá/Chỉnh hình Rửa 3 Kiểm tra – Cân Tạo hình hoàn chỉnh Rửa 4 Quay bóng Phân loại - Cân Rửa 5 Xếp khuôn Đông IQF Cấp đông Tái đông Tách khuôn Cân Đóng gói Thành phẩm Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh 17
  • 34. Công nghệ chế biến Surimi Thuật ngữ surimi của Nhật Bản là một cách nói thông dụng được dùng để gọi tắt tên của các sản phẩm giả cua hoặc các sản phẩm đặc biệt khác. Surimi còn được gọi là chả cá, là một loại protein trung tính, được chế biến qua nhiều công đoạn rửa, nghiền và định hình lại cấu trúc. Các protein trung tính được làm sạch và trộn với chất tạo đông; sau đó đem đi cấp đông, nó sẽ hình thành thể gel cứng và đàn hồi. Tính tạo gel, tính giữ nước và tạo nhũ tương tạo nên cấu trúc để làm nguyên liệu cho việc sản xuất Kamaboko. Surimi được xuất khẩu và bán với số lượng lớn trên khắp các thị trường Châu Âu. Từ những năm 80, các nước Tây Âu, Mỹ, Canada, … cũng đã sản xuất được surimi nhằm cung cấp nhu cầu tại chỗ và khắc phục vấn đề quản lý nguồn cá trên thế giới, tránh được hiện tượng nguồn cá ngày một cạn kiệt ở Nhật Bản. Ở Việt nam cũng có nhiều nhà máy sản xuất surimi nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Quy trình tổng quát chế biến surimi được mô tả trong Hình 2.3. Nguyên liệu Xử lý Nghiền ép Rửa Ép định hình Phối trộn các Khử nước Lọc phụ gia Vào khuôn Cấp đông Thành phẩm Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi Công nghệ chế biến tôm đông lạnh Đối với quy trình chế biến tôm công đoạn rửa tôm và ngâm tôm tạo ra nước dịch tôm và nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Trong quá trình chế biến tôm, một số công ty sử dụng dung dịch tripolyphotphat để ngâm tôm và sau đó dung dịch này được thải bỏ vì thế nước thải thường có nồng độ photpho cao. Ngoài ra, theo yêu cầu sản xuất quá trình vệ sinh thiết bị và khu vực sản xuất cũng phát sinh một lượng lớn nước thải chứa các chất khử trùng. Riêng quá trình lột vỏ, ngắt đầu tôm tạo nên một lượng chất thải rắn lớn và có kích thước nhỏ, khó thu gom. Quy trình công nghệ chế biến tôm được mô tả như trong Hình 2.4. 18
  • 35. Nguyên liệu Tiếp nhận Rửa lần 1 Sơ chế Đông IQF Rửa lần 3 Ngâm Rửa lần 2 Mạ băng, tái Bao PE, vào Rà kim loại Đóng thùng đông hộp Thành phẩm Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh 2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải Trong quá trình chế biến thủy sản, sự khác biệt trong nguyên liệu thô và sản phẩm cuối liên quan đến sự khác nhau trong quá trình sản xuất, dẫn đến tiêu thụ nước khác nhau (cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm; tôm đông lạnh: 4-6 m3/tấn sản phẩm; surimi: 20-25 m3/tấn sản phẩm; thuỷ sản đông lạnh hỗn hợp: 4-6 m3/tấn sản phẩm). Mức độ ô nhiễm của nước thải từ quá trình chế biến thuỷ sản (CBTS) thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nguyên liệu thô (tôm, cá, cá mực, bạch tuộc, cua, nghiêu, sò), sản phẩm, thay đổi theo mùa vụ, và thậm chí ngay trong ngày làm việc. Thành phần nước thải của một số loại hình chế biến thủy sản được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 2. 1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản Nồng độ Thủy sản Chỉ tiêu Đơn vị Tôm Cá da trơn đông lạnh đông lạnh (tra-basa) hỗn hợp pH - 6,5 - 9 6,5 - 7 5,5-9 SS mg/L 100- 300 500-1.200 50-194 COD mgO2/L 800- 2.000 800- 2.500 694-2.070 BOD5 mgO2/L 500-1.500 500-1.500 391-1.539 Ntổng mg/L 50 - 200 100-300 30-100 Ptổng mg/L 10-120 50-100 3-50 Dầu và mỡ mg/L - 250-830 2.4-100 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2009 Dựa vào Bảng 2.1 cho thấy thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thuỷ sản có nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao. Nước thải có khả năng phân thủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD, tỷ lệ này thường dao động từ 0,6 đến 0,9. Đặc biệt đối với nước thải phát sinh từ chế biến cá da trơn có nồng độ dầu và mỡ rất cao từ 250 đến 830 mg/L. Nồng độ photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên đến trên 120 mg/L. 19
  • 36. 2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất 2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy sản Khảo sát 120 nhà máy chế biến thuỷ sản trong cả nước, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản bao gồm công nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học, công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng hay kết hợp kỵ khí và hiếu khí; hay quá trình hóa lý (keo tụ/tạo bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ) kết hợp với quá trình sinh học hiếu khí. Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thải thường có hàm lượng mỡ cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêm bước tiền xử lý nhằm mục đích loại bỏ mỡ và ván mỡ trong nước thải trước khi đi vào công trình xử lý sinh học. Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến thủy sản áp dụng chủ yếu là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Một số sơ đồ dây chuyên công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được trình bày trong Hình 2.5, 2.6 và 2.7. Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa Bể khử trùng Bể lắng Bể bùn hoạt tính hiếu khí Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn Tuần hoàn bùn Bùn thải Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng Nước thải Mương tách dầu & mỡ Máy tách rác Thiết bị lược rác tinh Bể tiếp nhận Bể điều hòa Bể tạo bông Bể tuyển nổi Bể sinh học BHTDB Bể sinh học BHTLL Bể Anoxic Bể lắng Bể trung gian Bể lọc áp lực Nguồn tiếp nhận Bể khử trùng Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí 20
  • 37. Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa Bể khử trùng Bể lắng Bể sinh học hiếu khí Bể kỵ khí Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn Tuần hoàn bùn Bùn thải Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí 2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất Thành phần nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản có chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất nitơ, và photpho cao. Vì thế, phương pháp xử lý sinh học được áp dụng rất có hiệu quả để xử lý nước thải từ chế biến thủy sản. Các phương pháp sinh học thường được áp dụng: (1) kết hợp cả hai quá trình kỵ khí và hiếu khí như cụm bể UASB và bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge) và bể thiếu khí (bể anoxic); (2) xử lý sinh học hiếu khí như cụm bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge) và bể thiếu khí (bể anoxic); (3) mương oxy hóa. Tùy thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải QCVN 11:2008, cột B hay Cột A, hay quy định của KCN đối với các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN mà hệ thống xử lý nước thải không cần hoặc cần phải có các bước tiền xử lý hay quá trình xử lý bậc ba. Một đặc điểm cần phải quan tâm đối với xử lý nước thải chế biến thủy sản là hàm lượng dầu & mỡ rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến cá da trơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự không hiệu quả của các công trình xử lý sinh học phía sau nếu nồng độ dầu & mỡ không được loại bỏ triệt để. Do đó, công đoạn tách dầu mỡ là bước rất quan trọng đối với toàn hệ thống xử lý. Các công nghệ được áp dụng trong bước tiền xử lý bao gồm: (1) mương tách mỡ và bể tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (2) kết hợp quá trình keo tụ/tạo bông và tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (3) tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ. Đối với quá trình xử lý bậc ba, các phương pháp áp dụng bao gồm: (1) khử trùng; (2) lọc áp lực và khử trùng; (3) keo tụ/tạo bông và khử trùng. Đối với công nghệ chế biến tôm, nồng độ photpho trong nước thải thường rất cao nên trong dây chuyền công nghệ xử lý, sự kết hợp giữa quá trình keo tụ/tạo bông và sinh học (kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí) được áp dụng rất có hiệu quả. Quá trình keo tụ/tạo bông được áp dụng như bước ban đầu để loại 21
  • 38. bỏ các hợp chất photpho, và một phần chất hữu cơ trong nước thải làm giảm trở ngại cho quá trình sinh học phía sau. Các quá trình sinh học sẽ xử lý các chất hữu cơ (BOD5) đạt quy chuẩn cho phép. Bùn phát sinh từ hệ thống xừ lý có thể tái sử dụng làm compost. Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy chuẩn/tiêu chuẩn đầu ra, thành phần, lưu lượng của nước thải, và giá thành xử lý. Những công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp được khuyến khích lựa chọn áp dụng được trình bày trong Hình 2.8. 22
  • 39. Tiền xử lý Nöôùc thaûi Nöôùc thaûi (NT1) SCRM SCRT Hoá thu gom Beå taùch môõ Beå ñieàu hoøa Xử lý bậc 1: Cụm xử lý hóa lý, tách dầu mỡ và SS Chaát Polymer keo tuï PA 1: NT1 Nöôùc thaûi sau laéng (NT2) Buøn laéng Beå chöùa buøn Beå keo tuï Beå taïo boâng Beå laéng PA 2: Chaát Polymer keo tuï NT1 Nöôùc thaûi sau tuyeån noåi (NT2) Beå tuyeån noåi sieâu noâng/ Beå tuyeån noåi Beå keo tuï Maùy neùn khí Boàn taïo aùp 23
  • 40. Xử lý bậc 2: cụm xử lý sinh học (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT cột B) PA 1: Taùi Khí CH4 söû duïng Bình haáp MTK thuï khí Nöôùc thaûi sau laéng (NT3) THB NT2 Beå sinh hoïc kî khí Buøn laéng Beå chöùa buøn Beå sinh hoïc hieáu khí Beå anoxic Beå laéng (UASB) (buøn hoaït tính lô löûng/ dính baùm) Beå trung gian PA 2: MTK NT2 Nöôùc sau laéng (NT3) THB Buøn laéng Beå Beå sinh hoïc hieáu khí Beå anoxic Beå laéng chöùa buøn (buøn hoaït tính lô löûng/dính baùm) PA 3: Vuøng thieáu khí NT2 Nöôùc sau laéng (NT3) Vuøng hieáu khí THB Buøn laéng Beå Möông oxi hoùa Beå laéng chöùa buøn 24
  • 41. Xử lý bậc 3: Cụm xử lý hóa lý (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT loại A) PA 1: Chaát Polymer NaOCL keo tuï Nöôùc thaûi NT3 sau xöû lyù Beå Beå trung gian Beå keo tuï Beå taïo boâng Buøn laéng Beå tieáp xuùc chöùa buøn Beå laéng NaOCL PA2: NT3 Ghi chuù: Ñöôøng nöôùc Ñöôøng buøn Nöôùc thaûi Ñöôøng khí Beå trung gian Beå loïc aùp löïc sau xöû lyù Beå tieáp xuùc Ñöôøng hoùa chaát Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích áp dụng 25
  • 42. 2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá phù hợp Tổng cục Môi trường đã tiến hành khảo sát 120 nhà máy chế biến thủy sản trên cả nước, 11 nhà máy được lựa chọn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải. Dựa vào hệ thống các tiêu chí và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải 03 công nghệ xử lý nước thải với tổng số điểm lớn hơn 70 được lựa chọn là công nghệ có thể khuyến khích áp dụng. Việc cho điểm theo tiêu chí và chỉ tiêu của mỗi công nghệ được thực hiện qua hồ sơ thuyết minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực tế, kết quả phân tích của ba lần lấy mẫu thực tế tại hiện trường. Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng được trình bày trong Bảng 2.2. Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng Số CBTS CBTS CBTS Tiêu chí/ Nội dung TT 01 02 03 I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 37 36 30 Mức độ tuân thủ các quy định về nước thải 1 15 12 12 (TCVN/QCVN) Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô 2 3 2 3 nhiễm) 3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị 3 2 2 Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết 4 3 4 2 bị 5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị 3 4 3 Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng / lưu lượng 6 2 2 2 nước thải Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây dựng đến 7 2 3 2 khi chính thức đưa vào sử dụng) 8 Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ 3 3 1 9 Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công nghệ 1 1 1 Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống 10 nước thải cho đến mức cán bộ vận hành thành 2 3 2 thạo II Tiêu chí về mặt kinh tế 18 19 22 11 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 7 8 8 12 Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước thải) 7 8 9 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và nguyên 13 4 3 5 liệu) III Tiêu chí về mặt môi trường 10 12 11 14 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống 2 3 3 15 Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng lượng 2 2 2 16 Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp 2 2 2 17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp 2 3 1 26
  • 43. Số CBTS CBTS CBTS Tiêu chí/ Nội dung TT 01 02 03 Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp 18 2 2 3 phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật IV Tiêu chí về mặt xã hội 7 8 8 19 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống 3 3 2 20 Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền 2 3 3 Nguồn nhân lực quản lý và vận hành của hệ 21 2 2 3 thống Tổng số 72 75 71 Hồ sơ công nghệ của 03 công ty chế biến thủy sản có điểm số cao nhất được trình bày chi tiết ở phần dưới đây. Để bảo đảm tính khách quan, tên của các công ty thủy sản đã được mã hoá. 2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm A. Thông tin chung về nhà máy Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh Công suất của nhà máy: 180 tấn nguyên liệu/ngày Nguyên liệu: Cá tra Nước thải phát sinh: 20 m3/tấn sản phẩm (3.600 m3/ngày) B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải Thời gian xây dựng: tháng 03 năm 2008 Thời gian vận hành: tháng 10 năm 2008 Thành phần nước thải theo thiết kế Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01 Nồng độ Hiệu quả QCVN 11:2008, Chỉ tiêu Đơn vị đầu vào xử lý (%) Cột A pH - - - 6-9 SS mg/L - - 50 COD mgO2/L 2.400 98 50 BOD5 mgO2/L 1.400 98 30 Ntổng mg/L 520 97 30 Ptổng mg/L 90 96 - Dầu và mỡ mg/L 66,7 85 10 Coliform MPN/100mL 21 x 104 99 3.000 Ghi chú: “-”: không có giá trị. Nguồn: Công ty CBTS 01 (2009) Công nghệ xử lý nước thải Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty CBTS 01 được trình bày trong Hình 2.9. 27
  • 44. Al2(SO4)3 Polymer MTK Nöôùc thaûi SCRM SCRT Beå taùch môõ Beå keo tuï Beå ñieàu hoøa Hoá thu gom Beå tuyeån noåi sieâu noâng Boàn Maùy taïo aùp neùn khí NaOCL Vuøng thieáu khí Nöôùc thaûi ñaàu ra Vuøng hieáu khí THB Beå tieáp xuùc Beå laéng Möông oxi hoùa Ghi chuù: Polymer Ñöôøng nöôùc MTK Ñöôøng buøn Ñöôøng khí Ñöôøng hoùa chaát Buøn ñaõ taùch nöôùc Maùy eùp buøn Beå chöùa buøn Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01 28