SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự
thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương
(2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty
Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là
để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát
triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh
doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn.
Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh
doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân
phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu
vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế
giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô
lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa
mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị
trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được
tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác
định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình
sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình
tiêu thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm
Rau Quả Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm
luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận
lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 1 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Thực
Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ
sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích sơ lược tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm
Rau Quả Cần Thơ.
- Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua
hai năm 2006 - 2007.
- Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng
loại và giá bán.
- Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường.
- Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa
của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
- Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng
- Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao
- Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Số lượng sản phẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?
- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Doanh thu tiêu thụ theo thị trường biến động qua hai năm như thế nào?
- Thị trường tiêu thụ ra sao?
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào?
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 2 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ. Địa chỉ: Quốc Lộ 91, khu vực 3, phường: An Khánh, Quận: Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
- Luận văn này được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ
11.02.2008 đến 25.04.2008.
- Theo qui định là luận văn thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng do Công
ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ mới thành lập vào ngày 17/1/2006 nên
số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn chỉ có qua 2 năm 2006 và năm 2007.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào:
- Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình
tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm
Rau Quả Cần Thơ.
- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty là: mì Thiên Hương,
dầu ăn Meizan và bột giặt Net giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại Công ty.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Bùi Thị Hương Giang (2005), luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp
phân tích như: thống kê mô tả, hàm hồi quy nhiều chiều, ma trận Swot, phân tích
bảng chéo. Bài viết cho thấy cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Trong
đó, đi sâu về phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ. Thể hiện ở mặt mạnh là sản phẩm đan lát từ mây tre và lục bình
có công dụng vượt trội so với các sản phẩm thay thế khác trong nông nghiệp, có
kênh phân phối phát triển, lao động lâu năm giàu kinh nghiệm. Nhưng cũng có
hạn chế là thiếu thông tin bán sản phẩm, giá cả không ổn định, quy trình sản xuất
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 3 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
thô sơ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, lợi nhuận thấp. Qua đó, đề ra một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát.
- Nguyễn Ngọc Điệp (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh
doanh tại Công ty giày Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số
tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Luận
văn đưa ra một số cơ sở lý luận, khái quát về Công ty giày Cần Thơ đặc biệt là
phân tích hoạt động kinh doanh. Trong đó, có mặt hạn chế là hoạt động của Công
ty trong ba năm qua không đạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh do gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngoài, Công ty thực hiện chi phí
chưa tốt, chi phí sản xuất tăng lên do tình trạng sản xuất không liên tục trong
năm. Qua đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Công ty giày Cần Thơ.
- Nguyễn Năng Phúc (2003).“Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, nhà xuất
bản tài chính. Bài viết có nói về ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu
thụ và lý thuyết phân tích tình hình tiêu thụ.
- Phạm Thị Gái (1997). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà
xuất bản giáo dục. Bài viết cũng có nói về ý nhĩa, nhiệm vụ của phân tích tình
hình tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp.
- Lê Anh Cường, Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ Huyền, (2005). “Tổ
chức và quản lý tiếp thị - bán hàng”, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
Bài viết về các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - bán hàng, sách lược phân phối
tiêu thụ. Đặc biệt là một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 4 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu
tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả
hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước
khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập
thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định
hướng hoạt động tiếp theo. (Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động kinh
doanh”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh)
2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như
thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,
chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác
chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp
mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải
pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 5 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp
phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các
điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh
cho phù hợp. Ngoài việc, phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài
chính, lao động, vật tư … Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều
kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … trên
cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế
hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân
tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay …
với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả
kinh doanh.
- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố
đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp,
sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,
dịch vụ.
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những
hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản
trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 6 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh
doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, phân tích, mà
mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và
nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
2.1.2. Khái quát về doanh thu, lợi nhuận
2.1.2.1. Khái niệm doanh thu chung
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu
bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá
trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.1.2.2. Khái niệm về lợi nhuận chung
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh
thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã
cung cấp trong kì báo cáo.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 7 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này, được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt
động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
2.1.2.3. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán
tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những
thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống
tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và
tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời, giải trình giúp
cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính,
tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 8 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát
toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ
tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ
(cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài
chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như
nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước.
Người ta ví bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo
tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó (thời điểm cuối năm chẳng hạn).
- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh
khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện
nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là
nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục
vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
của công ty.
2.1.3. Cơ sở lý luận về phân tích doanh thu tiêu thụ
2.1.3.1. Khái niệm doanh thu
a) Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm
hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Chỉ tiêu này bao gồm: giá trị hàng bán, thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất
khẩu, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản
trả bồi thường, chí phí sửa chữa hàng bị hỏng trong thời hạn bảo hành.
Doanh thu bán hàng phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức.
G = ∑ qi pi
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 9 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Trong đó:
G là tổng doanh thu bán hàng
qi là khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i mà doanh nghiệp
tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật .
pi là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i
ni ,1= ; n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hoá mà doanh
nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
b) Doanh thu bán hàng thuần
Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản thuế
(thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản giảm trừ doanh thu (nếu
phát sinh trong kỳ báo cáo)
Chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo.
c) Doanh thu thuần
Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng thuần cộng các khoản hoàn
nhập như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu nợ khó đòi (thu
bán hàng) không phát sinh trong kỳ báo cáo .
2.1.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu
a) Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là số tiền mà doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận
giảm cho người mua vì những nguyên nhân thuộc về đơn vị (hàng sai quy cách,
kém phẩm chất, không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng) hoặc số tiền thưởng
cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng
mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu).
b) Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định
nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng
kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 10 SVTH: La Thanh Tuyền
Doanh thu
hàng bán bị trả lại
Số lượng hàng bị
trả lại
Đơn giá bán
ghi trên hóa đơn
= x
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
c) Chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại)
Chiết khấu thương mại là số tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho
khách hàng (bên mua) do khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
d) Nguyên tắt ghi nhận doanh thu
Chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng khi có một khối lượng sản
phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. Nghĩa là, khối lượng
đó đã bán cho khách hàng hoặc đã thực hiện đối với khách hàng và đã được
khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
2.1.3.3. Mục đích, ý nghĩa phân tích doanh thu tiêu thụ
a) Mục đích
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, mục
đích của việc phân tích doanh thu tiêu thụ là nhằm:
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, chủng
loại và giá bán của sản phẩm hàng hoá.
- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
b) Ý nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan
trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Tại sao
nói quá trình tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng
đối với doanh nghiệp, bởi vì:
- Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp
mới thu hồi được vốn mới có quá trình sản xuất tiếp theo và như vậy sản xuất
mới có thể ổn định và phát triển, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Đồng thời, thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả
tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lỗ hay lãi và lãi, lỗ ở mức độ nào.
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để xác định đúng những
nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 11 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng
lớn sản phẩm hàng hoá, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận
cao trong kinh doanh.
- Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một
cách hoàn toàn, có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường.
- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là cơ sở để tìm ra các chỉ tiêu
chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.
2.1.3.4. Nội dung phân tích doanh thu
a) Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
 Hệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào:
Công thức tính:
Doanh thu bán hàng
H1 =
Giá trị hàng mua vào
H1 là hệ số tiêu thụ hàng mua vào
Chỉ tiêu này phản ánh gía trị hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào đã tiêu
thụ được với tỷ số là bao nhiêu
Nếu H1 = 1 thì hàng hóa của doanh nghiệp mua vào trong kỳ và đã tiêu
thụ hết trong kỳ, điều này cho thấy doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh
doanh.
Nếu H1 < 1 và càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ hàng hóa mua vào
chưa bán được càng nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm ra những
nguyên nhân bán hàng chậm, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
 Hệ số luân chuyển hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
H2 =
Giá trị hàng tồn kho
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 12 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
H2 là hệ số luân chuyển hàng tồn kho.
Hệ số này phản ánh số lần luân chuyển sản phẩm hàng hóa qua kho
của doanh nghiệp trong kỳ phân tích được bao nhiêu vòng.
Hệ số này càng lớn doanh thu bán hàng của doanh nghiệp càng
nhiều, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.
b) Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp
Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ
trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Khi phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh giữa kỳ kế hoạch
và kỳ thực tế hoặc giữa kỳ thực tế với những kỳ kinh doanh trước nhằm đánh gía
tình hình hoàn thành kế hoạch và sự biến động giữa các kỳ.
Đồng thời, xác định vị trí từng loại mặt hàng đã tiêu thụ trong tổng giá
trị hàng hóa tiêu thụ. Trên cơ sở đó, phát hiện xu thế và mức độ biến động từng
phần, từng loại mặt hàng tiêu thụ. Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ
cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
c) Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp
 Phân tích lượng tồn đọng của một loại hàng hóa:
Khối lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp chia thành
hai phần: lượng dự trữ và lượng tồn đọng. Lượng sản phẩm hàng hóa tồn đọng
tăng lên sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh.
Hàng tồn kho chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác định bằng
Công thức:
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 13 SVTH: La Thanh Tuyền
Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ
Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ
Tỷ phần giá trị từng
Mặt hàng tiêu thụ =
Thời gian
một vòng quay =
Thời gian theo năm (365 ngày)
Hệ số luân chuyển hàng tồn kho
- =
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Khối lượng hàng Khối lượng hàng Mức độ chênh lệch giữa hàng
tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ
Hay:
Chênh lệch hàng tồn kho tăng dần, phản ánh khối lượng hàng bán
của loại sản phẩm đó đang giảm
 Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại sản phẩn theo chỉ tiêu giá trị
Chỉ tiêu chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác
định bằng công thức:
Hay:
qTkic là khối lượng hàng hóa tồn kho i cuối kỳ.
qTkiđ là khối lượng hàng hóa i tồn kho i đầu kỳ.
pi là đơn giá sản phẩm tồn kho loại i.
Mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho càng lớn thì hàng tồn
đọng chưa tiêu thụ được càng nhiều.
 Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 14 SVTH: La Thanh Tuyền
qTkc – qTkđ = ± qTk
∑qTki . pi = ∑qTkic . pi - ∑ qTkiđ . pi
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của mặt hàng i
dTKi
=
Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp
Mức độ chênh lệch Tổng giá trị hàng tồn Tổng giá trị hàng
tổng giá trị hàng tồn kho kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ
= -
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Những mặt hàng có tỷ phần hàng tồn kho lớn, doanh nghệp cần tìm ra
những nguyên nhân gây nên tồn kho sản phẩm như: giá bán, chất lượng, hình
thức, bao bì, kiểu dáng lạc hậu so với thị hiếu tiêu dùng hiện tại ….
d) Phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp:
Trong mục này em sẽ phân tích giá bán của các mặt hàng chủ lực của
doanh nghiệp qua 2 năm (2006 – 2007) nhằm xem xét sự biến động của giá cả
ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ như thế nào.
e) Phân tích về thị trường tiêu thụ
 Khái niệm về thị trường:
Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định
của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số
lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số
cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể.
Thị trường là nơi mà người bán và người mua gặp nhau thông qua trao đổi
thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết
Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
 Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
 Số lượng bao nhiêu?
 Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết được:
 Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
 Nhu cầu được thõa mãn như thế nào?
 Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị
trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị
trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở
khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc tổ chức và mở rộng
thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ
dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy rằng, sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều
tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 15 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
điều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn
đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế
rất khó phát triển.
Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của
các doanh nghiệp điều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy
nhiên, hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ
cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có quyết định của chính phủ từng nước.
 Vai trò:
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua
thị trường có thể nhận biết được sực phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua
hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn
lực về tư liệu sản xuất, sức lao động … luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các
nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã
hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả
năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và
thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi
của thị trường.
 Giá trị:
Qua nghiên cứu thị trường đã nhận ra được vai trò và giá trị đích thực của
thị trường đó để đem lại lợi nhuận cho mặt hàng tiêu thụ
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp (đưa ra một số câu hỏi và phỏng vấn các anh chị,
cô chú trong Phòng kế toán) và thứ cấp tại Công ty bao gồm: bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cơ cấu doanh thu theo thị
trường từ Phòng kế toán để phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Đồng
thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho
việc phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 16 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh
là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm
như thế nào để có hướng khắc phục.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 17 SVTH: La Thanh Tuyền
0FFF t −=∆
100
0
×=∆
F
F
F t
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Ma trận Swot:
SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm mạnh
1.
2.
3.
Liệt kê những điểm yếu
1.
2.
3.
Cơ hội (O) Chiến lược (SO) Chiến lược (WO)
Liệt kê các cơ hội
1.
2.
3.
1.
2.
3. Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
1.
2.
3. Vượt qua những điểm yếu
bằng cách tận dụng các cơ hội
Đe dọa (T) Chiến lược (ST) Chiến lược (WT)
Liệt kê các mối đe dọa
1.
2.
3.
1.
2.
3. Sử dụng điểm mạnh để
tránh các mối đe dọa
1.
2.
3. Tối thiểu quá những điểm
yếu và tránh các mối đe dọa
(Nguồn:Th.S Đỗ Thị Tuyết (2006). Quản trị doanh nghiệp, tủ sách Đại Học Cần Thơ)
CHƯƠNG 3
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 18 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ
Phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Công ty được hình thành thông qua sự góp
vốn của các thành viên từ Công ty Cổ phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ sau
khi Công ty Cổ Phần gom gọn bộ máy. Do đã có tiền thân phát triển từ Công ty
Cổ Phần nên Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có được nhiều lợi
thế kinh doanh hơn vì đã có sẵn đà phát triển của Công ty Cổ Phần trong thời
gian trước đó. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là Công ty TNHH 2
thành viên trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào 17/01/2006, với “Dự
án đầu tư thành lập Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ” nhằm phát
triển và mở rộng quy mô kinh doanh xa hơn nữa.
- Tên viết tắt: CAGENCO-CT (Can Tho Foodstuff, Fruit & Vegetable).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025.
- Ngành nghề kinh doanh: Thực phẩm công nghệ, vận tải hàng hóa
đường bộ, chế biến nước mắm.
- Mã số thuế: 1800614610 do cục thuế Thành Phố Cần Thơ cấp ngày
24/01/06.
Với đội ngũ công nhân viên là những người tham gia từ Công ty Cổ Phần
cũ nay chuyển sang Công ty TNHH thì kinh nghiệm đã sẵn có. Công ty luôn
nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng và tạo được uy tín với khách hàng. Công ty hiện nay đang mua
bán với một số Công ty lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh : Công ty Cổ Phần Thực
Phẩm Thiên Hương, Công ty Cổ Phần Bột Giặt NET, Công ty TNHH Thành
Long, … Công ty đã có thị trường bán lẻ và sỉ trong và ngoài Thành Phố Cần
Thơ: Kiên Giang, Hậu Giang, … với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo
chương trình khuyến mãi giúp công tác thâm nhập thị trường nhanh và thuận lợi,
giúp giữ vững thị trường và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Góp phần phát
triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước.
3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 19 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
3.2.1. Chức năng
Với các hoạt động thương mại và dịch vụ, và với công nghệ chế biến thực
phẩm, cùng những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm kinh doanh, Công ty đã
phát huy mọi tiềm lực nhằm mở rộng lợi thế cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận hợp
pháp góp phần phát triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước.
3.2.2. Nhiệm vụ
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là đơn vị kinh doanh độc lập,
có tư cách pháp nhân, giao dịch mang tên công ty, có con dấu riêng và phải thực
hiện nhiệm vụ của mình với nhà nước. Chuyên kinh doanh thực phẩm, vận tải
hàng hóa đường bộ, chế biến nước mắm, để cung cấp nhu cầu trong và ngoài tỉnh.
3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ )
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
3.3.2.1. Ban lãnh đạo
Công ty có chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc và 3 phòng ban gồm:
Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh và Phòng kế toán.
- Chủ tịch hội đồng thành viên: là người được hội đồng thành viên bầu làm
chủ tịch. Hội đồng thành viên là các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 20 SVTH: La Thanh Tuyền
Chủ tịch Hội
Đồng Thành Viên
P. Giám Đốc
P. Kế Toán P. Tổ Chức
Hành Chính
P. Kinh Doanh
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
của Công ty, thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham
gia hội đồng thành viên.
+ Chức năng của chủ tịch hội đồng thành viên: chuẩn bị hoặc tổ chức việc
chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động, tổ chức việc chuẩn bị chương trình,
nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng
thành viên, tổ chức lấy ý kiến thành viên. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc
thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên. Thay mặt hội đồng thành viên
ký các quyết định của hội đồng thành viên, các quyền và nghĩa vụ khác theo qui
định của pháp luật.
- Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ của mình.
+ Chức năng của giám đốc:
 Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, quyết định
các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công
ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty.
 Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức Công ty.
 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên.
 Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
 Tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh
quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên.
3.3.2.2. Chức năng của các phòng ban:
 Phòng kế toán:
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): chịu trách nhiệm tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác tài chính, kế toán ở Công ty. Cung cấp thông tin
và giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định kinh tế.
Theo dõi, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, tập hợp các số liệu từ các phần
hành khác để lên báo cáo quyết toán và lập báo cáo tài chính. Do qui mô doanh
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 21 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
nghiệp nhỏ nên kế toán trưởng làm luôn các phần hành kế toán khác mà chưa có
các kế toán viên làm.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp các Nhật ký từ các kế toán viên và đối chiếu số
liệu báo cáo giữa tổng hợp và chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh từ
các kế toán khác để lên quyết toán và lập báo cáo tài chính.
- Kế toán công nợ mua: Kiêm cả kế toán tiền mặt và tiền gửi, theo dõi tất
cả các khoản thu chi tiền mặt tiền gửi, theo dõi các khoản vay và đối chiếu số dư
cuối ngày, cuối tháng với thủ quỹ. Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng
giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp, trích khấu hao và phân bổ cho từng bộ
phận sử dụng tài sản cố định đó. Kế toán mua hàng theo dõi từng loại hàng hóa
mua vào và tình hình tăng giảm nợ mua khi phát sinh các nghiệp vụ mua hàng.
Cuối tháng, lên các Nhật ký gởi báo cáo về kế toán tổng hợp.
- Kế toán công nợ bán: xuất hóa đơn, theo dõi doanh thu, công nợ bán.
- Kế toán kho: theo dõi tình hình hàng hóa nhập xuất tồn kho để cuối kỳ
đối chiếu với thủ kho, kiểm kê xác định phân loại hàng hóa và kiêm cả theo dõi
pha chế nước mắm.
 Phòng tổ chức hành chánh:
- Tổ chức quản lý nhân sự, bố trí lao động phù hợp với chức năng trình độ của
người lao động và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện việc BHXH, xét nâng lương, nâng bậc, đề bạc khen thưởng, kỷ
luật và giải quyết các chính sách đối với các cán bộ công nhân viên theo chế độ
hiện hành của nhà nước. Tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch và các biện
pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong Công ty
- Thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản các công văn, công tác văn thư đánh
máy. Ngoài ra, còn tổ chức công tác thanh tra bảo vệ trong Công ty
- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng, công cụ lao động, có kế
hoạch mua sắm, sửa chữa văn phòng Công ty. Đồng thời tổ chức quản lý nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên
- Bảo vệ an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.
 Phòng kinh doanh:
- Là phòng nghiệp vụ, xây dựng và theo dõi thực hiện hoàn thành các chỉ
tiêu ngành hàng của Công ty đề ra.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 22 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý và đưa ra chính
sách phù hợp để thu hút khách hàng.
- Theo dõi tình hình giá cả để tham mưu cho giám đốc quyết định giá bán
cho phù hợp nhằm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
- Quản lý và theo dõi định mức nhiên liệu cho các xe tải vận chuyển giao
hàng ở thành phố và các quận, huyện. Kết hợp giao hàng nhiều điểm trên cùng
tuyến đường, để cắt giảm các chi phí.
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2
NĂM (2006 - 2007)
Qua quá trình cố gắng phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, Công ty
TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ
không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng, biểu lộ một vài điểm
yếu. Để có thể tìm hiểu một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ta quan sát bảng số liệu sau:
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 23 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
41.274.971 55.449.958 14.174.987 34,34
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
1.419 8.813 7.394 521,07
3. Doanh thu thuần 41.273.552 55.441.145 14.167.593 34,33
4. Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142 13.582.691 34,24
5. Lợi nhuận gộp 1.602.101 2.187.003 584.902 36,51
6. Thu nhập hoạt động tài
chính
97.335 32.878 (64.457) (66,22)
7. Chi phí tài chính – 1.138 – –
- Trong đó: Chi phí lãi vay – 1.138 – –
8. Chi phí bán hàng 1.280.086 1.524.785 244.699 19,12
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
307.181 410.703 103.522 37,70
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
112.169 283.255 171.086 152,53
11.Thu nhập khác 341.792 963.502 621.710 181,89
12.Chi phí khác – 512.420 512.420 –
13.Lợi nhuận khác 341.792 451.082 109.290 31,98
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
453.961 734.337 280.376 61,76
15.Thế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
– – – –
16.Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
453.961 734.337 280.376 61,76
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực
Phẩm Rau Quả Cần Thơ qua 2 năm 2006-2007)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, doanh thu
thuần của Công ty tăng từ 41.273.552 ngàn đồng năm 2006 lên 55.441.145 ngàn
đồng năm 2007, tức tăng 14.167.593 ngàn đồng, tương đương 34,33%. Từ năm
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 24 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
2006 đến năm 2007, doanh thu thuần tăng là do nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của
người tiêu dùng ngày càng tăng, đồng thời Công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp
nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của Công ty như: tăng cường tiếp thị bán hàng
trực tiếp và tặng quà khuyến mãi, …
Tuy doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có
chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng
13.582.691 ngàn đồng, tương đương với 34,24% so với năm 2006. Cùng với sự
gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, chi
phí bán hàng là 1.280.086 ngàn đồng và năm 2007, chi phí này tiếp tục tăng
1.524.785 ngàn đồng, tức là tăng lên 244.699 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ
19,12%. Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa tiêu thụ của công
ty được tiêu thụ mạnh nên đẩy tổng chi phí của Công ty tăng lên cao.Tốc độ tăng
của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh tăng cao. Năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là
112.169 ngàn đồng và năm 2007, lợi nhuận này tiếp tục tăng 283.255 ngàn đồng,
tức là tăng 171.086 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 152,53%.
Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi
nhuận chung của Công ty tăng qua các năm.
Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2006 với mức tuyệt đối 280.376
ngàn đồng tương đương với 61,76%. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu là khoản
đóng góp từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao.
3.5. TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
3.5.1. Thuận lợi
- Do Công ty đã có quá trình hoạt động lâu năm nên đã có thị trường và
khách hàng để tiêu thụ hàng hoá
- Nguồn nguyên liệu lương thực hàng hóa của Thành phố Cần Thơ rất dồi dào.
- Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực lương thực nên có nhiều kinh
nghiệm trong việc mua bán, tạo được uy tín và có thị trường tiêu thụ tương đối
ổn định.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 25 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
- Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán
với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.
- Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên
toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập
tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.
3.5.2. Khó khăn
- Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự tăng
giá của các loại vật liệu bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí Công ty tăng, giá vốn
tăng.
- Đôi khi, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa cao phải tái chế biến dẫn
đến tăng chi phí chế biến.
- Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm
khoảng chi phí để thuê mặt bằng.
3.5.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
- Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa có thế mạnh của Công ty
- Tiếp tục duy trì tiêu thụ hàng hóa tại thị trường cũ như: Cần Thơ, Hậu
Giang, Kiên Giang.Và đẩy mạnh hướng phát triển ở thị trường mới trong tương lai.
- Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp
theo mô hình mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn
năm 2007 với mức lương cao hơn.
- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên,
phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức
mạnh thống nhất từ hội đồng thành viên của Công ty đến người lao động để cùng
nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 26 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY
Khi phân tích tình hình tiêu thụ thì doanh thu là một trong những nhân tố
quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả tình hình tiêu thụ
hàng hóa của một công ty. Để biết được doanh thu của Công Ty TNHH Rau Quả
Cần Thơ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tiêu thụ của Công ty chúng ta tiến
hành phân tích bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ bảng 2, ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng:
- Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là
14.732.240 ngàn đồng, tương đương với 35,32% Cụ thể:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006
với tỷ lệ là 34,34%, tương ứng với mức tuyệt đối là 14.174.987 ngàn đồng. Do
hoạt động tiêu thụ được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 giảm 64.457 ngàn đồng, tương
ứng với 66,22% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Công ty không còn cho vay
vốn, thuê mặt bằng nữa nên không còn nhận doanh thu nhiều từ các khoản này
nữa mà chỉ còn nhận doanh thu từ lãi ký quỹ và lãi tiền gởi ngân hàng.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 27 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
Số tiền %
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
41.274.971 55.449.958 14.174.987 34,34
Doanh thu hoạt động tài chính 97.335 32.878 (64.457) (66,22)
Doanh thu khác 341.792 963.502 621.710 181,89
Tổng doanh thu 41.714.098 56.446.338 14.732.240 35,32
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
+ Doanh thu khác năm 2007 tăng 621.710 ngàn đồng so với năm 2006,
với tỷ lệ là 181,89%. Khoản thu chủ yếu từ tiền thưởng của các nhà cung cấp và
khuyến mãi bằng hàng hóa.
Vậy tổng doanh thu tăng, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tăng cao như vậy, một phần là do Công ty
tìm kiếm được nhiều khách hàng tiêu thụ hơn so với năm 2006, đồng thời nhu
cầu tiêu thụ hàng hoá thực phẩm đã qua chế biến năm 2007 của khách hàng tăng
nên đã làm cho lượng tiêu thụ hàng hoá của Công ty vào năm 2007 tăng, chính vì
vậy mà Công ty đã đẩy mạnh được sản lượng hàng hóa bán ra so với năm 2006,
mặt khác là do giá bán của một số mặt hàng tăng lên khá nhiều.
4.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công
ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát
tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và đuợc hình
thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
khác.
Qua Bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi
nhuận của Công ty tăng. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 280.376
ngàn đồng, tương đương 61,76%, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của Công ty
trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tìm
kiếm khách hàng tiêu thụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 28 SVTH: La Thanh Tuyền
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của Công ty qua 2 năm (2006 – 2007)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
)
Số tiền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
4.3.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty
4.3.1.1. Hệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào
Đây là chỉ tiêu mang tính chất phân tích tổng quát tình hình mua bán hàng
hoá của công ty. Chỉ tiêu này, cho chúng ta biết tỷ lệ hàng mua vào bán ra được
bao nhiêu, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ hàng mua vào tiêu thụ được càng
nhiều, hàng tồn kho càng ít và ngược lại.
Bảng 3: TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT : Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được hệ số tiêu thụ hàng hoá qua 2 năm
(2006 - 2007) của Công ty như sau:
Bảng 4: HỆ SỐ TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006-2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua phân tích số liệu thực tế cho thấy hệ số tiêu thụ hàng hóa tăng qua 2
năm (2006 - 2007). Cụ thể: hệ số này ở năm 2006 đạt 113,73%. Điều này cho
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 29 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.274.971 55.449.958
Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142
Giá trị hàng mua vào 36.290.964 49.261.018
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
Số tiền %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ
41.274.971 55.449.958
14.174.98
7
34,34
Giá trị hàng mua vào 36.290.964 49.261.018 12.970.05
4
35,74
Hệ số tiêu thụ 113,73 % 112,56 % – (1,17)
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
thấy tình hình mua bán kinh doanh của Công ty rất khá và vượt mức 100%. Đến
năm 2007 hệ số này lại giảm nhưng không đáng kể là 112,56% tức là giảm
1,17% so với năm 2006. Điều này, cho thấy hàng hoá mua vào của Công ty chưa
tiêu thụ hết trong kỳ, nguyên nhân là do giá mua vào của hàng hóa tăng làm cho
giá bán ra tăng đưa đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm nhưng không đáng
kể. Bên cạnh đó, giá trị hàng mua vào cũng tăng, trị giá hàng mua vào năm
2007 đạt 49.261.018 ngàn đồng tăng hơn so với năm 2006 là 12.970.054 ngàn
đồng, tương ứng với tỷ lệ là 35,74%, chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty
ngày càng mở rộng, nhưng bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp để đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá như: Công ty mua bán nhiều mặt hàng hơn đa
dạng về chủng loại, chất lượng và giá cả.
4.3.1.2. Hệ số luân chuyển hàng hóa tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng. Bởi vì, dự trữ hàng hóa là để quá trình
kinh doanh được liên tục không bị gián đoạn. Thông thường, vòng quay hàng tồn
kho càng lớn thì xem như sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Bảng 5: TÌNH HÌNH XUẤT, TỒN KHO HÀNG HÓA
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được số vòng quay hàng tồn kho qua các năm
và số ngày của một vòng quay như trong bảng dưới đây:
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 30 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142
Giá trị hàng tồn kho 1.438.893 2.677.173
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Bảng 6: HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú : TG1VQ: Thời gian 1 vòng quay)
Nhìn vào các chỉ tiêu trên, ta thấy số vòng luân chuyển hàng tồn kho qua 2
năm (2006 - 2007) có xu hướng giảm và thời gian của một vòng quay cũng ngày
càng tăng. Cụ thể: là năm 2006 có số vòng quay hàng tồn kho là 27,57 lần, nhưng
sang năm 2007 số vòng quay lại giảm xuống là 19,89 lần thấp hơn 7,68 lần so
với năm 2006 tương đương 27,86% ta thấy số vòng quay giảm nhưng với tốc độ
khá chậm. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó
khăn so với năm 2006. Bên cạnh đó, thời gian luân chuyển một vòng của hàng
tồn kho cũng tăng khá nhiều. Cụ thể: năm 2006 là 13 ngày/vòng quay nhưng
sang năm 2007 tăng lên 18 ngày/vòng tương đương 38,46% tăng 5 ngày/vòng so
với năm 2006. Số vòng quay ngày càng giảm mà thời gian một vòng quay ngày
càng tăng, điều này cho thấy vốn của Công ty luân chuyển chậm. Nguyên nhân là
do sự thay đổi đột ngột của thị trường như: giá hàng hóa bán ra tăng do nguyên
liệu đầu vào tăng và do trên thị trường có quá nhiều mặt hàng làm cho sự lựa
chọn của người tiêu dùng có nhiều thay đổi dẫn dến hàng hóa của Công ty bị ứ
đọng.
Như vậy, hàng tồn kho lớn hay nhỏ còn phụ thuộc nhiều vào loại hình kinh
doanh, thời gian trong năm và còn tùy thuộc vào thị trường như: đối với Công ty
là kinh doanh thương mại hàng hóa thực phẩm đã qua chế biến thì sự tăng giảm
hàng tồn kho tùy thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường và mùa vụ.
4.3.2. Phân tích cơ cấu hàng hóa tiêu thụ của Công ty
Tổng doanh thu của Công ty do nhiều mặt hàng mang lại, có những mặt
hàng doanh thu chiếm rất cao nhưng cũng có những mặt hàng doanh thu của nó
chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh thu.
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 31 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU ĐVT
NĂM
2006
NĂM
2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
Tuyệt đối %
Số vòng quay Lần 27,57 19,89 (7,68) (27,86)
TG1VQ Ngày/vòng 13 18 5 38,46
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Vì vậy, để biết được mặt hàng nào là thế mạnh của Công ty và mặt hàng
nào làm giảm doanh thu của Công ty, ta sẽ phân tích cơ cấu hàng hóa theo mặt
hàng tiêu thụ sau:
Bảng 7: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007
Mì Thiên Hương 5.835.208 8.850.787
Dầu ăn MeiZan 1.321.034 2.035.348
Bột giặt Net 1.478.248 3.032.755
Hàng khác 32.643.481 41.531.068
Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ 41.274.971 55.449.958
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
 Mặt hàng Mì Thiên Hương
Bảng8: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG MÌ THIÊN HƯƠNG
QUA 2 NĂM (2006-2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTMTHTT: giá trị Mì Thiên Hương tiêu thụ,
TPMTHTT: tỷ phần Mì Thiên Hương tiêu thụ)
Với số liệu trên ta thấy mì Thiên Hương là mặt hàng chủ lực trong tổng số
mì tiêu thụ của Công ty. Năm 2006 tỷ phần giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ đạt
14,14% chiếm tỷ lệ tương đối cao và sang năm 2007 tỷ lệ này lại tăng lên, chiếm
15,96% tăng so với năm 2006 là 1,82%. Bên cạnh đó, xét về lượng tuyệt đối thì
giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ năm 2006 lại tăng cao hơn so với năm 2007 là
3.015.579 ngàn đồng tương đương 51,67% . Điều này cho thấy mặt hàng Mì Thiên
Hương đang có nhiều tiến triển tốt, lượng bán tăng với tốc độ tương đối cao.
Nguyên nhân tăng là do giá cả của mặt hàng mì Thiên Hương thấp hơn so với
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 32 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền %
GTMTHTT 5.835.208 8.850.787 3.015.579 51,67%
TPMTHTT 14,14 % 15,96 % _ 1,82
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
những mặt hàng mì cùng loại như: mì Hảo Hảo, Sumo, Aone, Hello… Vì mì
Thiên Hương là mặt hàng bán chạy nhất trong tổng mặt hàng mì của Công ty cho
nên Công ty cần chú ý và đảm bảo chất lượng dịch vụ sau khi bán hàng cũng như
chính sách bán hàng của Công ty và đưa ra mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, xem
xét lại mẫu mã, bao bì khi cung cấp hàng hóa ra thị trường. Góp phần, đẩy nhanh
hơn nữa tốc độ tiêu thụ mì Thiên Hương của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
 Mặt hàng Dầu ăn MeiZan:
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển,
chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Đặc biệt là người dân ở thành phố
người ta ít còn sử dụng mỡ để chế biến thức ăn mà chuyển sang sử dụng dầu ăn
để đảm bảo sức khỏe và tránh một số bệnh nguy hiểm như: béo phì, mỡ trong
máu, …Vì vậy, dầu ăn là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cần thiết ở mỗi gia
đình. Nên Công ty chọn mặt hàng dầu ăn để cung cấp cho thị trường. Trong đó,
dầu ăn MeiZan chiếm tỷ phần tiêu thụ mạnh nhất trong tổng số lượng dầu ăn mà
Công ty tiêu thụ.
Bảng 9: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG DẦU ĂN MEIZAN
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTDAMZTT:giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ,
TPDAMZTT:tỷ phần dầu ăn Meizan tiêu thụ)
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị dầu ăn MeiZan tiêu thụ
tăng dần qua 2 năm (2006 – 2007). Cụ thể: năm 2006 trị giá dầu ăn tiêu thụ
chiếm 3,20% và sang năm 2007 tỷ trọng này tăng lên 3,67%, tức là tăng 0,47%
so với năm 2006. Và xét về lượng tuyệt đối thì lượng dầu ăn tiêu thụ năm 2007
cũng tăng là 2.035.348 ngàn đồng, tức là tăng hơn so với năm 2006 một lượng là
714.314 ngàn đồng tương đương 54,07%. Giá trị dầu ăn tiêu thụ tăng một phần là
do giá cả ngày càng tăng cao và do lượng dầu ăn tiêu thụ nhiều hơn năm2006.Do,
mặt hàng dầu ăn Meizan là một mặt hàng mang lại doanh thu tương đối cao của
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 33 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền %
GTDAMZTT 1.321.034 2.035.348 714.314 54,07
TPDAMZTT 3,20 % 3,67 % – 0,47
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Công ty. Vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa chất lượng hàng cũng như mức
độ phục vụ cho khách hàng, để mặt hàng dầu ăn Meizan ngày càng có ưu thế hơn
so với đối thủ cạnh tranh.
 Mặt hàng Bột giặt Net:
Cũng giống như dầu ăn, bột giặt cũng là mặt hàng cần thiết
trong cuộc sống của người dân. Vì vậy, Công ty chọn mặt hàng bột giặt để cung
cấp cho thị trường. Và mặt hàng bột giặt Net cũng chiếm tỷ phần cao trong tổng
hàng hóa bột giặt tiêu thụ của Công ty. Để biết xem doanh thu mà mặt hàng này
mang lại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty
ta có được bảng kết quả như sau:
Bảng 10: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG BỘT GIẶT NET
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTBGNTT: giá trị bột giặt Net tiêu thụ,
TPBGNTT: tỷ phần bột giặt Net tiêu thụ)
Qua số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có tốc độ
tăng nhanh qua 2 năm (2006 - 2007). Năm 2006 bột giặt Net tiêu thụ có doanh
thu là 1.478.248 ngàn đồng, tương ứng tỷ phần là 3,58% trong tổng số hàng hóa
tiêu thụ của Công ty. Và tỷ phần này tiếp tục tăng vào năm 2007, chiếm 5,47%,
tăng gần gấp đôi so với năm 2006 là 1,89%. Bên cạnh đó, nếu xét về lượng tuyệt
đối thì lượng Bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 lại tăng hơn gấp 2 lần so với năm
2006. Cụ thể: lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường năm 2007 là
3.032.755 ngàn đồng cao hơn 1.554.507 ngàn đồng so với năm 2006, tương
đương tăng 105,15%. Do nhu cầu ngày càng tăng cao nên lượng bột giặt Net mà
Công ty cung cấp cho thị trường cũng ngày một tăng lên đáng kể. Điều này
chứng tỏ, thị phần tiêu thụ của mặt hàng bột giặt Net ngày càng được mở rộng.Vì
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 34 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền %
GTBGNTT 1.478.248 3.032.755 1.554.507 105,15
TPBGNTT 3,58 % 5,47 % _ 1,89 %
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
vậy, Công ty nên nhập thêm nhiều mặt hàng bột giặt Net hơn nữa để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Bảng 11: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT:
%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua số liệu trên, cho ta biết được mì Thiên Hương là mặt hàng chính của
Công ty chiếm hơn 14% trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của Công ty.Và, tỷ
trọng doanh thu tiêu thụ Mì Thiên Hương có xu hướng tăng qua 2 năm.Còn mặt
hàng dầu ăn Meizan và mặt hàng bột giặt Net cũng có xu hướng tăng qua 2 năm
như mì Thiên Hương. Trong đó, mặt hàng bột giặt Net lại có tốc độ tăng tương
đối nhanh so với hai mặt hàng Mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan. Điều này, cho
thấy mặt hàng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường đã đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng và đang được thị trường chấp nhận.
Nhìn chung, cả ba mặt hàng này đều tăng qua 2 năm. Vì vậy, Công ty cần
chú ý hơn nữa chất lượng của các mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 35 SVTH: La Thanh Tuyền
TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007
Mì Thiên Hương 14,14 15,96
Bột giặt Net 3,58 5,47
Dầu ăn MeiZan 3,20 3,67
Hàng khác 79,08 74,9
Tổng 100 100
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và danh tiếng trên thị trường để có thể
đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu
thụ của ba mặt hàng này.
4.3.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của Công ty
4.3.3.1. Phân tích lượng tồn đọng của từng loại hàng hóa
Trong sản xuất kinh doanh việc xác định lượng tồn kho sản phẩm hàng
hóa là hết sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty. Sự chênh lệch của hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó
phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của Công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
Bảng 12: KHỐI LƯỢNG TỒN KHO CUỐI NĂM CỦA CÁC MẶT HÀNG
CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG ĐVT NĂM 2006 NĂM 2007
Mì Thiên Hương Gói 173.440 155.940
Bột giặt Net Gói 83.636 40.682
Dầu ăn MeiZan Chai 3.201 24.187
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế ta tính được số chênh lệch hàng tồn kho giữa cuối kỳ
và đầu kỳ của một số mặt hàng chính qua 2 năm như sau:
Bảng 13: CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO GIỮA CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ
CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG ĐVT NĂM 2007
Mì Thiên Hương Gói (17.500)
Bột giặt Net Gói (42.954)
Dầu ăn MeiZan Chai 20.986
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
 Mặt hàng mì Thiên Hương
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 36 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Qua số liệu tính được ở trên, cho thấy lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm
lên đáng kể. Trước hết, năm 2007 lượng mì Thiên Hương tồn kho cuối kỳ là
155.940 gói chênh lệch giảm so với năm 2006 là 17.500 gói, chứng tỏ lượng mì
Thiên Hương tồn kho năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Điều này cũng nói lên
rằng lượng mì Thiên Hương tiêu thụ trong năm 2007 cao hơn năm 2006, nguyên
nhân làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho này giảm: là do lượng mì Thiên
Hương mua vào ít hơn lượng bán ra. Do đó, làm cho lượng mì Thiên Hương tồn
kho giảm. Điều này, đã làm cho các chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa
giảm xuống, không những thế nó còn làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
của Công ty, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Như phân tích, ở phần trước thì lượng mì Thiên Hương mà Công ty cung
cấp ra thị trường ngày một tăng.Vì vậy, Công ty nên nhập mặt hàng này về nhiều
hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng cần có một chiến
lược là nhập hàng về làm sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh
tình trạng giá cả biến động sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Do đó, Công ty cần
thường xuyên theo dõi và thăm dò thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng và tránh tình trạng bị tồn kho nhiều ảnh hưởng đến doanh thu
của Công ty.
 Mặt hàng bột giặt Net
Qua số liệu tính được ở trên, thì tình hình tồn kho của bột giặt Net có xu
hướng giảm. Cụ thể: năm 2007 lượng bột giặt Net tồn kho cuối kỳ chênh lệch
giảm so với năm 2006 là 42.954 gói, cho thấy lượng bột giặt Net tiêu thụ tăng
hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do khối lượng bột giặt Net tiêu thụ của
Công ty ngày càng tăng lên cao làm cho Công ty không đủ hàng để cung cấp ra
thị trường. Cũng như đã phân tích ở phần trước, cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt
Net tiêu thụ có chiều hướng tăng dần. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường nhập
hàng nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
 Mặt hàng dầu ăn MeiZan:
Như đã phân tích ở phần trước, thì mặt hàng dầu ăn Meizan tiêu thụ tăng
dần qua 2 năm (2006 - 2007) nhưng khi phân tích về lượng tồn kho thì lượng tồn
kho của dầu ăn Meizan lại tăng lên cao. Cụ thể: năm 2007 chênh lệch hàng tồn
kho so với năm 2006 là 20.986 chai. Nguyên nhân là do lượng dầu ăn Meizan
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 37 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
tiêu thụ ra thị trường giảm nhiều so với lượng dầu ăn Meizan đã nhập vào. Do
đó, làm cho lượng dầu ăn Meizan tồn kho tăng lên. Ta thấy, tình hình tiêu thụ
dầu ăn Meizan qua 2 năm (2006 - 2007) tăng nhưng chậm. Vì vậy, Công ty cần
xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này để tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn
kho của mặt hàng này quá nhiều nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng
hóa của Công ty.
4.3.3.2. Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ
tiêu giá trị.
Bảng 14: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG
QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007
Mì Thiên Hương 124.050 124.962
Bột giặt Net 218.839 226.646
Dầu ăn MeiZan 49.435 370.548
Hàng khác 1.046.569 1.955.017
ΣGTHTK 1.438.893 2.677.173
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: ∑GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của
Công ty như sau:
Bảng 15: PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: ∑GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 38 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền %
∑GTHTK 1.438.893 2.677.173 1.238.280 86,06
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Nhìn chung, mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua 2 năm đều
tăng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng
lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Cụ thể như: trong năm
2007 thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 2.677.173 ngàn đồng cao hơn so với năm
2006 là 1.238.280 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,06%. Một phần là do giá trị
hàng tồn kho của các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì
khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng
hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu
thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, thêm vào đó giá trị tồn kho của các
mặt hàng khác cũng tăng lên khá cao, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá
cao. Do đó, Công ty cần giải quyết tốt những tồn đọng liên quan đến việc tiêu
thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng doanh thu cho Công ty.
Từ số liệu thực tế ta tính được tỷ phần tồn kho của các mặt hàng như sau:
Bảng 16: PHÂN TÍCH TỶ PHẦN TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: %
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 39 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
%
Mì Thiên Hương 8,62 4,67 (3,95)
Bột giặt Net 15,21 8,47 (6,74)
Dầu ăn Meizan 3,44 13,84 10,4
Hàng khác 72,73 73,02 0,29
Tổng 100 100 0
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
Qua bảng số liệu ở trên thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng có
sự biến động, có mặt hàng tăng nhưng cũng có mặt hàng giảm qua 2 năm, cụ thể:
 Năm 2006
Với số liệu trên đối với 3 mặt hàng chính phân tích, đối với ba mặt hàng
chính phân tích ta thấy bột giặt Net là mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng tồn kho cao
nhất đến 15,21%, điều này nói lên mặt hàng bột giặt Net tiêu thụ giảm do hàng
tồn kho nhiều mà giá trị bột giặt Net tiêu thụ trong năm 2006 chiếm tỷ lệ cũng
thấp 3,58% trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Cho thấy, tỷ lệ hàng
tồn kho trên là tương đối cao. Vì vậy, cần phải giảm lượng bột giặt Net tồn kho
xuống thấp hơn tỷ phần giá trị tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cần nhập lượng bột
giặt Net sao cho đủ nhu cầu tránh để hàng tồn kho quá nhiều, nếu như giá cả sụt
giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Song, đối với mặt hàng mì
Thiên Hương thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho chiếm 8,62%, trong khi đó giá trị
tiêu thụ đạt 14,14% chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho chiếm một tỷ lệ khá
nhỏ, hầu như hàng mua vào đã được tiêu thụ hết trong kỳ. Cuối cùng, là các mặt
hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn
khác …) có tỷ lệ tồn kho cũng rất cao chiếm 72,73% tuy nhiên giá trị tiêu thụ
chiếm tỷ lệ cao hơn giá trị tồn kho là 79,08%. Cho nên, Công ty cần nhập thêm
những mặt hàng này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó,
cần xem xét thêm về mẫu mã, chất lượng và giá cả cho phù hợp với nhu cầu của
khách hàng nhằm góp phần làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợi nhuận
cho Công ty.
 Năm 2007
Tuy nhiên, sang năm 2007 lượng dầu ăn Meizan tồn kho đã tăng lên. Cụ
thể: dầu ăn Meizan tăng lên 10,4% so với năm 2006. Nguyên nhân, dầu ăn
Meizan tăng lên như vậy là do lượng dầu ăn Meizan mà Công ty mua bán tăng
lên. Bên cạnh đó, tỷ phần giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cũng tăng lên, cụ thể:
dầu ăn Meizan là 3,67%. Trong đó, tỷ phần tồn kho của dầu ăn Meizan cũng tăng
và tăng cao hơn so với giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cho thấy mặt hàng này đang
có chiều hướng xấu và tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp các mặt hàng
khác là do tỷ phần tiêu thụ tăng không cao. Trong khi đó, tỷ phần tồn kho của
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 40 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
mặt hàng bột giặt Net lại giảm đáng kể là 6,74 % so với năm 2006 và tỷ phần tiêu
thụ của nó cũng tăng lên là 5,47%. Cho thấy, hầu như hàng mua vào gần tiêu thụ
hết trong kỳ. Nguyên nhân là do nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng
này ngày càng cao. Vì vậy, Công ty cần nhập thêm hàng đối với mặt hàng này để
tránh tình trạng cầu không đủ cung. Còn đối với mặt hàng khác, thì lượng tồn
kho lại tăng lên là 73,02%, tức là tăng 0,29% so với năm 2006. Bên cạnh đó, năm
2007 tỷ trọng giá trị tiêu thụ của các mặt hàng này cũng giảm là 74,9%. Nguyên
nhân, là do hàng hóa nhập vào nhiều hơn lượng bán ra dẫn đến tình trạng ứ đọng
hàng tồn kho làm tăng chi phí bảo quản hàng hóa tồn kho của Công ty. Vì vậy,
Công ty cần có chiến lược nhập hàng sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù
hợp để tránh tình trạng giá cả biến động đột ngột gây thiệt hại đến doanh thu bán
hàng của Công ty.
4.3.4. Phân tích giá bán hàng hóa
Như chúng ta đã biết hàng thực phẩm là mặt hàng đa chủng loại, có rất
nhiều giá khác nhau. Vì vậy, không thể phân tích chính xác giá bán của từng loại
hàng hóa mà ở đây chỉ lấy giá bình quân hàng năm của từng loại hàng hóa để
xem sự biến động tăng hay giảm của giá cả có làm ảnh hưởng đến doanh thu của
từng loại mặt hàng hay không.
Bảng 17: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN ĐƠN VỊ CÁC MẶT HÀNG CHÍNH
QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Với giá bán của các mặt hàng như trên ta thấy mặt hàng bột giặt Net và
dầu ăn Meizan có giá bán tăng nhanh hơn so với các mặt hàng mì Thiên Hương. Cụ
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 41 SVTH: La Thanh Tuyền
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH
2007/2006
Số tiền %
Mì Thiên Hương Đồng/Gó
i 805 1.098
293 36,39
Bột giặt Net Đồng/Gó
i 3.040 7.667
4.627 152,20
Dầu ăn Meizan Đồng/Lít
12.783 18.788
6.005 46,97
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
thể: mặt hàng bột giặt Net năm 2006 chỉ có 3.040 đồng/gói nhưng sang năm 2007
lại tăng lên là 7.667 đồng/gói, tức tăng lên 4.627 đồng/gói, tương ứng với tỷ lệ
152,20% so với năm 2006 tốc độ tăng như vậy là rất cao. Nguyên nhân mà giá cả
mặt hàng này tăng nhanh như vậy là do chịu ảnh hưởng của giá cả bột gặt trên thị
trường. Mà giá của nguyên liệu làm ra bột giặt không ngừng tăng lên, làm cho
chi phí sản xuất bột giặt tăng lên dẫn đến giá thành cũng tăng lên đáng kể. Dầu
ăn Meizan cũng vậy, có giá tăng khá nhanh, năm 2006 giá 1 lít dầu ăn Meizan là
12.783 đồng/lit nhưng sang năm 2007 lại tăng lên 18.788 đồng/lít, tăng
6.005 đồng/lít so với năm 2006, tương đương 46,97%. Tình trạng như hiện
nay là do nền kinh tế bị lạm phát, vật giá tăng cao kéo theo các mặt hàng thực
phẩm cũng tăng lên đáng kể. Còn mì Thiên Hương thì giá cả có tăng nhưng chậm
hơn so với các mặt hàng khác, cụ thể: năm 2006 giá của mì Thiên Hương là 805
đồng/gói và sang năm 2007 thì tăng lên 1.098 đồng/gói, tức tăng 293 đồng/gói,
tương đương 36,39%. Nguyên nhân, tăng giá ở đây là do ảnh hưởng của nền kinh
tế bị lạm phát, đồng tiền bị mất giá. Mặt khác, mặt hàng mì Thiên Hương là mặt
hàng thiết yếu và nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu do đó giá cả của nó cũng ảnh
hưởng đáng kể từ thị trường.
4.3.5. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo thị trường
4.3.5.1. Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường
giai đoạn (2006-2007)
Trước đây, Công ty hoạt động dưới loại hình Công ty Cổ Phần có địa bàn
hoạt động ở tất cả các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do địa bàn hoạt động
quá lớn gây khó khăn trong việc quản lý. Vì vậy, Công ty đã thu gọn hình thức
hoạt động là Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Do đó, địa bàn hoạt
động chủ yếu của Công ty hiện nay là: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu
Giang.
Bảng 18: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN (2006 - 2007)
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 42 SVTH: La Thanh Tuyền
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau
Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Xét về tổng thể thì tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với 3 mặt hàng chính
của Công ty là rất tốt, với tổng doanh thu tiêu thụ liên tục gia tăng trong 2 năm
(2006 - 2007). Tuy nhiên khi phân tích tình hình tiêu thụ theo từng thị trường thì
có sự biến động. Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu tiêu thụ ở thị trường
Cần Thơ liên tục tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Cụ thể: năm 2006 doanh thu
tiêu thụ tại Cần Thơ là 6.907.592 ngàn đồng sang năm 2007 doanh thu này lại
tiếp tục tăng lên đến 10.439.168 ngàn đồng, tức là tăng 3.531.576 ngàn đồng,
tương đương 51,13%. Nguyên nhân tăng nhanh một phần là: do lượng tiêu thụ mì
ngày càng tăng nhanh và giá cả của mặt hàng này cũng tăng lên so với năm 2007,
một phần là do thị trường Cần Thơ là thị trường tiêu thụ hàng hóa chính của
Công ty. Còn đối với thị trường Kiên Giang thì doanh thu tiêu thụ của các mặt
hàng cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2006 doanh thu tiêu thụ là 1.295.174 ngàn đồng,
sang năm 2007 doanh thu này tăng lên 2.783.778 ngàn đồng, tức là tăng 1.488.604
ngàn đồng, tương đương 114,93%. Tương tự, thị trường Hậu Giang cũng tăng.
Cụ thể: năm 2006 là 431.725 ngàn đồng, sang năm 2007 tăng lên 695.945 ngàn
đồng, tức là tăng 264.220 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 61,20%. Nguyên
nhân, tăng doanh thu của 2 thị trường này là do lượng hàng hóa tiêu thụ tăng.
Nhưng, mức tăng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này không cao bằng Cần
Thơ là do mức sống của người dân ở hai thị trường này không cao. Và do thói
quen của người dân thích sử dụng gạo và mỡ động vật hơn là mì và dầu ăn. Vì
vậy, làm giảm doanh thu tiêu thụ của mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan dẫn đến
làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng nhưng không cao.
4.3.5.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu thị trường:
GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 43 SVTH: La Thanh Tuyền
THỊ TRƯỜNG
DOANH THU CHÊNH LỆCH 2007/2006
NĂM 2006 NĂM 2007 Số tiền %
Cần Thơ 6.907.592 10.439.168 3.531.576 51,13
Kiên Giang 1.295.174 2.783.778 1.488.604 114,93
Hậu Giang 431.725 695.945 264.220 61,20
Tổng 8.634.491 13.918.891 5.284.400 61,20
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho
Tailieu.vncty.com   luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho

More Related Content

What's hot

bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdf
Luanvan84
 

What's hot (20)

05 man308-bai 3-v1.0
05 man308-bai 3-v1.005 man308-bai 3-v1.0
05 man308-bai 3-v1.0
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
 
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂUĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
QT133.doc
QT133.docQT133.doc
QT133.doc
 
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
 
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn ti...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN HuếĐề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế
 
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
 
Hoạt Động Marketing Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Hoạt Động Marketing Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Hoạt Động Marketing Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Hoạt Động Marketing Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
QT012.DOC
QT012.DOCQT012.DOC
QT012.DOC
 
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản. Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
bctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdfbctntlvn (124).pdf
bctntlvn (124).pdf
 
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEWMẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
 

Similar to Tailieu.vncty.com luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho

bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
Luanvan84
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Tailieu.vncty.com luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
 
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ ...
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ ...Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ ...
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ ...
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
 
Hoạt động marketing tại công ty thực phẩm Minh Quân
Hoạt động marketing tại công ty thực phẩm Minh QuânHoạt động marketing tại công ty thực phẩm Minh Quân
Hoạt động marketing tại công ty thực phẩm Minh Quân
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ...
 
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
 
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựn...
 

More from Trần Đức Anh

More from Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com luan-van-tinh-hinh-tieu-thu-hang-hoa-tai-cty-tnhh-thuc-pham-can-tho

  • 1. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn. Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 1 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 2. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích sơ lược tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2006 - 2007. - Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng loại và giá bán. - Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường. - Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng - Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng - Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao - Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Số lượng sản phẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào? - Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ? - Doanh thu tiêu thụ theo thị trường biến động qua hai năm như thế nào? - Thị trường tiêu thụ ra sao? - Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào? GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 2 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 3. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Địa chỉ: Quốc Lộ 91, khu vực 3, phường: An Khánh, Quận: Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian - Luận văn này được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ 11.02.2008 đến 25.04.2008. - Theo qui định là luận văn thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng do Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ mới thành lập vào ngày 17/1/2006 nên số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn chỉ có qua 2 năm 2006 và năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào: - Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty là: mì Thiên Hương, dầu ăn Meizan và bột giặt Net giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại Công ty. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Bùi Thị Hương Giang (2005), luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, hàm hồi quy nhiều chiều, ma trận Swot, phân tích bảng chéo. Bài viết cho thấy cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Trong đó, đi sâu về phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ. Thể hiện ở mặt mạnh là sản phẩm đan lát từ mây tre và lục bình có công dụng vượt trội so với các sản phẩm thay thế khác trong nông nghiệp, có kênh phân phối phát triển, lao động lâu năm giàu kinh nghiệm. Nhưng cũng có hạn chế là thiếu thông tin bán sản phẩm, giá cả không ổn định, quy trình sản xuất GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 3 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 4. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp thô sơ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, lợi nhuận thấp. Qua đó, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát. - Nguyễn Ngọc Điệp (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Luận văn đưa ra một số cơ sở lý luận, khái quát về Công ty giày Cần Thơ đặc biệt là phân tích hoạt động kinh doanh. Trong đó, có mặt hạn chế là hoạt động của Công ty trong ba năm qua không đạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngoài, Công ty thực hiện chi phí chưa tốt, chi phí sản xuất tăng lên do tình trạng sản xuất không liên tục trong năm. Qua đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ. - Nguyễn Năng Phúc (2003).“Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, nhà xuất bản tài chính. Bài viết có nói về ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và lý thuyết phân tích tình hình tiêu thụ. - Phạm Thị Gái (1997). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản giáo dục. Bài viết cũng có nói về ý nhĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. - Lê Anh Cường, Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ Huyền, (2005). “Tổ chức và quản lý tiếp thị - bán hàng”, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. Bài viết về các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - bán hàng, sách lược phân phối tiêu thụ. Đặc biệt là một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 4 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 5. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo. (Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh) 2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 5 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 6. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc, phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư … Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay … với doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. - Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. - Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 6 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.2. Khái quát về doanh thu, lợi nhuận 2.1.2.1. Khái niệm doanh thu chung - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.1.2.2. Khái niệm về lợi nhuận chung Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 7 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 8. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này, được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. 2.1.2.3. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời, giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 8 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 9. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó (thời điểm cuối năm chẳng hạn). - Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. 2.1.3. Cơ sở lý luận về phân tích doanh thu tiêu thụ 2.1.3.1. Khái niệm doanh thu a) Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: giá trị hàng bán, thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất khẩu, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản trả bồi thường, chí phí sửa chữa hàng bị hỏng trong thời hạn bảo hành. Doanh thu bán hàng phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức. G = ∑ qi pi GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 9 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 10. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Trong đó: G là tổng doanh thu bán hàng qi là khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật . pi là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i ni ,1= ; n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. b) Doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản giảm trừ doanh thu (nếu phát sinh trong kỳ báo cáo) Chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. c) Doanh thu thuần Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng thuần cộng các khoản hoàn nhập như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu nợ khó đòi (thu bán hàng) không phát sinh trong kỳ báo cáo . 2.1.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu a) Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là số tiền mà doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận giảm cho người mua vì những nguyên nhân thuộc về đơn vị (hàng sai quy cách, kém phẩm chất, không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng) hoặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu). b) Hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 10 SVTH: La Thanh Tuyền Doanh thu hàng bán bị trả lại Số lượng hàng bị trả lại Đơn giá bán ghi trên hóa đơn = x
  • 11. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp c) Chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại) Chiết khấu thương mại là số tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho khách hàng (bên mua) do khách hàng mua hàng với số lượng lớn. d) Nguyên tắt ghi nhận doanh thu Chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng khi có một khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. Nghĩa là, khối lượng đó đã bán cho khách hàng hoặc đã thực hiện đối với khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 2.1.3.3. Mục đích, ý nghĩa phân tích doanh thu tiêu thụ a) Mục đích Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, mục đích của việc phân tích doanh thu tiêu thụ là nhằm: - Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá bán của sản phẩm hàng hoá. - Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. b) Ý nghĩa Trong nền kinh tế thị trường khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Tại sao nói quá trình tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì: - Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn mới có quá trình sản xuất tiếp theo và như vậy sản xuất mới có thể ổn định và phát triển, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đồng thời, thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lỗ hay lãi và lãi, lỗ ở mức độ nào. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để xác định đúng những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 11 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 12. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh. - Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. - Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là cơ sở để tìm ra các chỉ tiêu chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. 2.1.3.4. Nội dung phân tích doanh thu a) Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp  Hệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào: Công thức tính: Doanh thu bán hàng H1 = Giá trị hàng mua vào H1 là hệ số tiêu thụ hàng mua vào Chỉ tiêu này phản ánh gía trị hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào đã tiêu thụ được với tỷ số là bao nhiêu Nếu H1 = 1 thì hàng hóa của doanh nghiệp mua vào trong kỳ và đã tiêu thụ hết trong kỳ, điều này cho thấy doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu H1 < 1 và càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ hàng hóa mua vào chưa bán được càng nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân bán hàng chậm, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.  Hệ số luân chuyển hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán H2 = Giá trị hàng tồn kho GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 12 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 13. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp H2 là hệ số luân chuyển hàng tồn kho. Hệ số này phản ánh số lần luân chuyển sản phẩm hàng hóa qua kho của doanh nghiệp trong kỳ phân tích được bao nhiêu vòng. Hệ số này càng lớn doanh thu bán hàng của doanh nghiệp càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. b) Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Khi phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế hoặc giữa kỳ thực tế với những kỳ kinh doanh trước nhằm đánh gía tình hình hoàn thành kế hoạch và sự biến động giữa các kỳ. Đồng thời, xác định vị trí từng loại mặt hàng đã tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ. Trên cơ sở đó, phát hiện xu thế và mức độ biến động từng phần, từng loại mặt hàng tiêu thụ. Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp c) Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp  Phân tích lượng tồn đọng của một loại hàng hóa: Khối lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp chia thành hai phần: lượng dự trữ và lượng tồn đọng. Lượng sản phẩm hàng hóa tồn đọng tăng lên sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Hàng tồn kho chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác định bằng Công thức: GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 13 SVTH: La Thanh Tuyền Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ Tỷ phần giá trị từng Mặt hàng tiêu thụ = Thời gian một vòng quay = Thời gian theo năm (365 ngày) Hệ số luân chuyển hàng tồn kho
  • 14. - = Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Khối lượng hàng Khối lượng hàng Mức độ chênh lệch giữa hàng tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ Hay: Chênh lệch hàng tồn kho tăng dần, phản ánh khối lượng hàng bán của loại sản phẩm đó đang giảm  Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại sản phẩn theo chỉ tiêu giá trị Chỉ tiêu chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ được xác định bằng công thức: Hay: qTkic là khối lượng hàng hóa tồn kho i cuối kỳ. qTkiđ là khối lượng hàng hóa i tồn kho i đầu kỳ. pi là đơn giá sản phẩm tồn kho loại i. Mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho càng lớn thì hàng tồn đọng chưa tiêu thụ được càng nhiều.  Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 14 SVTH: La Thanh Tuyền qTkc – qTkđ = ± qTk ∑qTki . pi = ∑qTkic . pi - ∑ qTkiđ . pi Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của mặt hàng i dTKi = Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp Mức độ chênh lệch Tổng giá trị hàng tồn Tổng giá trị hàng tổng giá trị hàng tồn kho kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ = -
  • 15. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Những mặt hàng có tỷ phần hàng tồn kho lớn, doanh nghệp cần tìm ra những nguyên nhân gây nên tồn kho sản phẩm như: giá bán, chất lượng, hình thức, bao bì, kiểu dáng lạc hậu so với thị hiếu tiêu dùng hiện tại …. d) Phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp: Trong mục này em sẽ phân tích giá bán của các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp qua 2 năm (2006 – 2007) nhằm xem xét sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ như thế nào. e) Phân tích về thị trường tiêu thụ  Khái niệm về thị trường: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể. Thị trường là nơi mà người bán và người mua gặp nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:  Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?  Số lượng bao nhiêu?  Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được:  Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?  Nhu cầu được thõa mãn như thế nào?  Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc tổ chức và mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng, sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 15 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 16. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp điều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển. Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp điều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên, hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có quyết định của chính phủ từng nước.  Vai trò: Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sực phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động … luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường.  Giá trị: Qua nghiên cứu thị trường đã nhận ra được vai trò và giá trị đích thực của thị trường đó để đem lại lợi nhuận cho mặt hàng tiêu thụ 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp (đưa ra một số câu hỏi và phỏng vấn các anh chị, cô chú trong Phòng kế toán) và thứ cấp tại Công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cơ cấu doanh thu theo thị trường từ Phòng kế toán để phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 16 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 17. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 17 SVTH: La Thanh Tuyền 0FFF t −=∆ 100 0 ×=∆ F F F t
  • 18. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Ma trận Swot: SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Liệt kê những điểm mạnh 1. 2. 3. Liệt kê những điểm yếu 1. 2. 3. Cơ hội (O) Chiến lược (SO) Chiến lược (WO) Liệt kê các cơ hội 1. 2. 3. 1. 2. 3. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội 1. 2. 3. Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội Đe dọa (T) Chiến lược (ST) Chiến lược (WT) Liệt kê các mối đe dọa 1. 2. 3. 1. 2. 3. Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 1. 2. 3. Tối thiểu quá những điểm yếu và tránh các mối đe dọa (Nguồn:Th.S Đỗ Thị Tuyết (2006). Quản trị doanh nghiệp, tủ sách Đại Học Cần Thơ) CHƯƠNG 3 GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 18 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 19. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Công ty được hình thành thông qua sự góp vốn của các thành viên từ Công ty Cổ phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ sau khi Công ty Cổ Phần gom gọn bộ máy. Do đã có tiền thân phát triển từ Công ty Cổ Phần nên Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có được nhiều lợi thế kinh doanh hơn vì đã có sẵn đà phát triển của Công ty Cổ Phần trong thời gian trước đó. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào 17/01/2006, với “Dự án đầu tư thành lập Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ” nhằm phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh xa hơn nữa. - Tên viết tắt: CAGENCO-CT (Can Tho Foodstuff, Fruit & Vegetable). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025. - Ngành nghề kinh doanh: Thực phẩm công nghệ, vận tải hàng hóa đường bộ, chế biến nước mắm. - Mã số thuế: 1800614610 do cục thuế Thành Phố Cần Thơ cấp ngày 24/01/06. Với đội ngũ công nhân viên là những người tham gia từ Công ty Cổ Phần cũ nay chuyển sang Công ty TNHH thì kinh nghiệm đã sẵn có. Công ty luôn nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tạo được uy tín với khách hàng. Công ty hiện nay đang mua bán với một số Công ty lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh : Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương, Công ty Cổ Phần Bột Giặt NET, Công ty TNHH Thành Long, … Công ty đã có thị trường bán lẻ và sỉ trong và ngoài Thành Phố Cần Thơ: Kiên Giang, Hậu Giang, … với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo chương trình khuyến mãi giúp công tác thâm nhập thị trường nhanh và thuận lợi, giúp giữ vững thị trường và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Góp phần phát triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước. 3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 19 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 20. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 3.2.1. Chức năng Với các hoạt động thương mại và dịch vụ, và với công nghệ chế biến thực phẩm, cùng những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm kinh doanh, Công ty đã phát huy mọi tiềm lực nhằm mở rộng lợi thế cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận hợp pháp góp phần phát triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước. 3.2.2. Nhiệm vụ Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, giao dịch mang tên công ty, có con dấu riêng và phải thực hiện nhiệm vụ của mình với nhà nước. Chuyên kinh doanh thực phẩm, vận tải hàng hóa đường bộ, chế biến nước mắm, để cung cấp nhu cầu trong và ngoài tỉnh. 3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ ) 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 3.3.2.1. Ban lãnh đạo Công ty có chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc và 3 phòng ban gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh và Phòng kế toán. - Chủ tịch hội đồng thành viên: là người được hội đồng thành viên bầu làm chủ tịch. Hội đồng thành viên là các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 20 SVTH: La Thanh Tuyền Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên P. Giám Đốc P. Kế Toán P. Tổ Chức Hành Chính P. Kinh Doanh
  • 21. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp của Công ty, thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia hội đồng thành viên. + Chức năng của chủ tịch hội đồng thành viên: chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động, tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, tổ chức lấy ý kiến thành viên. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên. Thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của hội đồng thành viên, các quyền và nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật. - Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Chức năng của giám đốc:  Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty.  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty.  Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty.  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên.  Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.  Tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên. 3.3.2.2. Chức năng của các phòng ban:  Phòng kế toán: - Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác tài chính, kế toán ở Công ty. Cung cấp thông tin và giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định kinh tế. Theo dõi, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, tập hợp các số liệu từ các phần hành khác để lên báo cáo quyết toán và lập báo cáo tài chính. Do qui mô doanh GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 21 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 22. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp nghiệp nhỏ nên kế toán trưởng làm luôn các phần hành kế toán khác mà chưa có các kế toán viên làm. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp các Nhật ký từ các kế toán viên và đối chiếu số liệu báo cáo giữa tổng hợp và chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh từ các kế toán khác để lên quyết toán và lập báo cáo tài chính. - Kế toán công nợ mua: Kiêm cả kế toán tiền mặt và tiền gửi, theo dõi tất cả các khoản thu chi tiền mặt tiền gửi, theo dõi các khoản vay và đối chiếu số dư cuối ngày, cuối tháng với thủ quỹ. Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp, trích khấu hao và phân bổ cho từng bộ phận sử dụng tài sản cố định đó. Kế toán mua hàng theo dõi từng loại hàng hóa mua vào và tình hình tăng giảm nợ mua khi phát sinh các nghiệp vụ mua hàng. Cuối tháng, lên các Nhật ký gởi báo cáo về kế toán tổng hợp. - Kế toán công nợ bán: xuất hóa đơn, theo dõi doanh thu, công nợ bán. - Kế toán kho: theo dõi tình hình hàng hóa nhập xuất tồn kho để cuối kỳ đối chiếu với thủ kho, kiểm kê xác định phân loại hàng hóa và kiêm cả theo dõi pha chế nước mắm.  Phòng tổ chức hành chánh: - Tổ chức quản lý nhân sự, bố trí lao động phù hợp với chức năng trình độ của người lao động và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên. - Thực hiện việc BHXH, xét nâng lương, nâng bậc, đề bạc khen thưởng, kỷ luật và giải quyết các chính sách đối với các cán bộ công nhân viên theo chế độ hiện hành của nhà nước. Tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong Công ty - Thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản các công văn, công tác văn thư đánh máy. Ngoài ra, còn tổ chức công tác thanh tra bảo vệ trong Công ty - Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng, công cụ lao động, có kế hoạch mua sắm, sửa chữa văn phòng Công ty. Đồng thời tổ chức quản lý nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên - Bảo vệ an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.  Phòng kinh doanh: - Là phòng nghiệp vụ, xây dựng và theo dõi thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu ngành hàng của Công ty đề ra. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 22 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 23. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý và đưa ra chính sách phù hợp để thu hút khách hàng. - Theo dõi tình hình giá cả để tham mưu cho giám đốc quyết định giá bán cho phù hợp nhằm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. - Quản lý và theo dõi định mức nhiên liệu cho các xe tải vận chuyển giao hàng ở thành phố và các quận, huyện. Kết hợp giao hàng nhiều điểm trên cùng tuyến đường, để cắt giảm các chi phí. 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 - 2007) Qua quá trình cố gắng phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng, biểu lộ một vài điểm yếu. Để có thể tìm hiểu một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta quan sát bảng số liệu sau: GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 23 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 24. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ (2006 - 2007) ĐVT: Ngàn đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.274.971 55.449.958 14.174.987 34,34 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.419 8.813 7.394 521,07 3. Doanh thu thuần 41.273.552 55.441.145 14.167.593 34,33 4. Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142 13.582.691 34,24 5. Lợi nhuận gộp 1.602.101 2.187.003 584.902 36,51 6. Thu nhập hoạt động tài chính 97.335 32.878 (64.457) (66,22) 7. Chi phí tài chính – 1.138 – – - Trong đó: Chi phí lãi vay – 1.138 – – 8. Chi phí bán hàng 1.280.086 1.524.785 244.699 19,12 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 307.181 410.703 103.522 37,70 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 112.169 283.255 171.086 152,53 11.Thu nhập khác 341.792 963.502 621.710 181,89 12.Chi phí khác – 512.420 512.420 – 13.Lợi nhuận khác 341.792 451.082 109.290 31,98 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 453.961 734.337 280.376 61,76 15.Thế thu nhập doanh nghiệp phải nộp – – – – 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 453.961 734.337 280.376 61,76 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ qua 2 năm 2006-2007) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, doanh thu thuần của Công ty tăng từ 41.273.552 ngàn đồng năm 2006 lên 55.441.145 ngàn đồng năm 2007, tức tăng 14.167.593 ngàn đồng, tương đương 34,33%. Từ năm GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 24 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 25. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 2006 đến năm 2007, doanh thu thuần tăng là do nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người tiêu dùng ngày càng tăng, đồng thời Công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của Công ty như: tăng cường tiếp thị bán hàng trực tiếp và tặng quà khuyến mãi, … Tuy doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 13.582.691 ngàn đồng, tương đương với 34,24% so với năm 2006. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, chi phí bán hàng là 1.280.086 ngàn đồng và năm 2007, chi phí này tiếp tục tăng 1.524.785 ngàn đồng, tức là tăng lên 244.699 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 19,12%. Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa tiêu thụ của công ty được tiêu thụ mạnh nên đẩy tổng chi phí của Công ty tăng lên cao.Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao. Năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 112.169 ngàn đồng và năm 2007, lợi nhuận này tiếp tục tăng 283.255 ngàn đồng, tức là tăng 171.086 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 152,53%. Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của Công ty tăng qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2006 với mức tuyệt đối 280.376 ngàn đồng tương đương với 61,76%. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. 3.5. TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ 3.5.1. Thuận lợi - Do Công ty đã có quá trình hoạt động lâu năm nên đã có thị trường và khách hàng để tiêu thụ hàng hoá - Nguồn nguyên liệu lương thực hàng hóa của Thành phố Cần Thơ rất dồi dào. - Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực lương thực nên có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán, tạo được uy tín và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 25 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 26. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp - Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng. - Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc. 3.5.2. Khó khăn - Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự tăng giá của các loại vật liệu bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí Công ty tăng, giá vốn tăng. - Đôi khi, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa cao phải tái chế biến dẫn đến tăng chi phí chế biến. - Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê mặt bằng. 3.5.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới - Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa có thế mạnh của Công ty - Tiếp tục duy trì tiêu thụ hàng hóa tại thị trường cũ như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang.Và đẩy mạnh hướng phát triển ở thị trường mới trong tương lai. - Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp theo mô hình mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn năm 2007 với mức lương cao hơn. - Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ hội đồng thành viên của Công ty đến người lao động để cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 26 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 27. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY Khi phân tích tình hình tiêu thụ thì doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả tình hình tiêu thụ hàng hóa của một công ty. Để biết được doanh thu của Công Ty TNHH Rau Quả Cần Thơ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tiêu thụ của Công ty chúng ta tiến hành phân tích bảng số liệu dưới đây: Bảng 2: DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 - 2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Từ bảng 2, ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng: - Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 14.732.240 ngàn đồng, tương đương với 35,32% Cụ thể: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 với tỷ lệ là 34,34%, tương ứng với mức tuyệt đối là 14.174.987 ngàn đồng. Do hoạt động tiêu thụ được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều. + Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 giảm 64.457 ngàn đồng, tương ứng với 66,22% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Công ty không còn cho vay vốn, thuê mặt bằng nữa nên không còn nhận doanh thu nhiều từ các khoản này nữa mà chỉ còn nhận doanh thu từ lãi ký quỹ và lãi tiền gởi ngân hàng. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 27 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.274.971 55.449.958 14.174.987 34,34 Doanh thu hoạt động tài chính 97.335 32.878 (64.457) (66,22) Doanh thu khác 341.792 963.502 621.710 181,89 Tổng doanh thu 41.714.098 56.446.338 14.732.240 35,32
  • 28. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp + Doanh thu khác năm 2007 tăng 621.710 ngàn đồng so với năm 2006, với tỷ lệ là 181,89%. Khoản thu chủ yếu từ tiền thưởng của các nhà cung cấp và khuyến mãi bằng hàng hóa. Vậy tổng doanh thu tăng, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tăng cao như vậy, một phần là do Công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng tiêu thụ hơn so với năm 2006, đồng thời nhu cầu tiêu thụ hàng hoá thực phẩm đã qua chế biến năm 2007 của khách hàng tăng nên đã làm cho lượng tiêu thụ hàng hoá của Công ty vào năm 2007 tăng, chính vì vậy mà Công ty đã đẩy mạnh được sản lượng hàng hóa bán ra so với năm 2006, mặt khác là do giá bán của một số mặt hàng tăng lên khá nhiều. 4.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Qua Bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của Công ty tăng. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 280.376 ngàn đồng, tương đương 61,76%, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của Công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 28 SVTH: La Thanh Tuyền Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của Công ty qua 2 năm (2006 – 2007) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) ) Số tiền
  • 29. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp 4.3.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty 4.3.1.1. Hệ số tiêu thụ hàng hóa mua vào Đây là chỉ tiêu mang tính chất phân tích tổng quát tình hình mua bán hàng hoá của công ty. Chỉ tiêu này, cho chúng ta biết tỷ lệ hàng mua vào bán ra được bao nhiêu, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ hàng mua vào tiêu thụ được càng nhiều, hàng tồn kho càng ít và ngược lại. Bảng 3: TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006 - 2007) ĐVT : Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Từ số liệu thực tế trên ta tính được hệ số tiêu thụ hàng hoá qua 2 năm (2006 - 2007) của Công ty như sau: Bảng 4: HỆ SỐ TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006-2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Qua phân tích số liệu thực tế cho thấy hệ số tiêu thụ hàng hóa tăng qua 2 năm (2006 - 2007). Cụ thể: hệ số này ở năm 2006 đạt 113,73%. Điều này cho GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 29 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.274.971 55.449.958 Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142 Giá trị hàng mua vào 36.290.964 49.261.018 CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 41.274.971 55.449.958 14.174.98 7 34,34 Giá trị hàng mua vào 36.290.964 49.261.018 12.970.05 4 35,74 Hệ số tiêu thụ 113,73 % 112,56 % – (1,17)
  • 30. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp thấy tình hình mua bán kinh doanh của Công ty rất khá và vượt mức 100%. Đến năm 2007 hệ số này lại giảm nhưng không đáng kể là 112,56% tức là giảm 1,17% so với năm 2006. Điều này, cho thấy hàng hoá mua vào của Công ty chưa tiêu thụ hết trong kỳ, nguyên nhân là do giá mua vào của hàng hóa tăng làm cho giá bán ra tăng đưa đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, giá trị hàng mua vào cũng tăng, trị giá hàng mua vào năm 2007 đạt 49.261.018 ngàn đồng tăng hơn so với năm 2006 là 12.970.054 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 35,74%, chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, nhưng bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá như: Công ty mua bán nhiều mặt hàng hơn đa dạng về chủng loại, chất lượng và giá cả. 4.3.1.2. Hệ số luân chuyển hàng hóa tồn kho Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng. Bởi vì, dự trữ hàng hóa là để quá trình kinh doanh được liên tục không bị gián đoạn. Thông thường, vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì xem như sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Bảng 5: TÌNH HÌNH XUẤT, TỒN KHO HÀNG HÓA QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Từ số liệu thực tế trên ta tính được số vòng quay hàng tồn kho qua các năm và số ngày của một vòng quay như trong bảng dưới đây: GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 30 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142 Giá trị hàng tồn kho 1.438.893 2.677.173
  • 31. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Bảng 6: HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO QUA 2 NĂM (2006 - 2007) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú : TG1VQ: Thời gian 1 vòng quay) Nhìn vào các chỉ tiêu trên, ta thấy số vòng luân chuyển hàng tồn kho qua 2 năm (2006 - 2007) có xu hướng giảm và thời gian của một vòng quay cũng ngày càng tăng. Cụ thể: là năm 2006 có số vòng quay hàng tồn kho là 27,57 lần, nhưng sang năm 2007 số vòng quay lại giảm xuống là 19,89 lần thấp hơn 7,68 lần so với năm 2006 tương đương 27,86% ta thấy số vòng quay giảm nhưng với tốc độ khá chậm. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn so với năm 2006. Bên cạnh đó, thời gian luân chuyển một vòng của hàng tồn kho cũng tăng khá nhiều. Cụ thể: năm 2006 là 13 ngày/vòng quay nhưng sang năm 2007 tăng lên 18 ngày/vòng tương đương 38,46% tăng 5 ngày/vòng so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng giảm mà thời gian một vòng quay ngày càng tăng, điều này cho thấy vốn của Công ty luân chuyển chậm. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của thị trường như: giá hàng hóa bán ra tăng do nguyên liệu đầu vào tăng và do trên thị trường có quá nhiều mặt hàng làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng có nhiều thay đổi dẫn dến hàng hóa của Công ty bị ứ đọng. Như vậy, hàng tồn kho lớn hay nhỏ còn phụ thuộc nhiều vào loại hình kinh doanh, thời gian trong năm và còn tùy thuộc vào thị trường như: đối với Công ty là kinh doanh thương mại hàng hóa thực phẩm đã qua chế biến thì sự tăng giảm hàng tồn kho tùy thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường và mùa vụ. 4.3.2. Phân tích cơ cấu hàng hóa tiêu thụ của Công ty Tổng doanh thu của Công ty do nhiều mặt hàng mang lại, có những mặt hàng doanh thu chiếm rất cao nhưng cũng có những mặt hàng doanh thu của nó chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh thu. GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 31 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Tuyệt đối % Số vòng quay Lần 27,57 19,89 (7,68) (27,86) TG1VQ Ngày/vòng 13 18 5 38,46
  • 32. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Vì vậy, để biết được mặt hàng nào là thế mạnh của Công ty và mặt hàng nào làm giảm doanh thu của Công ty, ta sẽ phân tích cơ cấu hàng hóa theo mặt hàng tiêu thụ sau: Bảng 7: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ QUA 2 NĂM (2006 - 2007) ĐVT: Ngàn đồng TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007 Mì Thiên Hương 5.835.208 8.850.787 Dầu ăn MeiZan 1.321.034 2.035.348 Bột giặt Net 1.478.248 3.032.755 Hàng khác 32.643.481 41.531.068 Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ 41.274.971 55.449.958 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)  Mặt hàng Mì Thiên Hương Bảng8: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG MÌ THIÊN HƯƠNG QUA 2 NĂM (2006-2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú: GTMTHTT: giá trị Mì Thiên Hương tiêu thụ, TPMTHTT: tỷ phần Mì Thiên Hương tiêu thụ) Với số liệu trên ta thấy mì Thiên Hương là mặt hàng chủ lực trong tổng số mì tiêu thụ của Công ty. Năm 2006 tỷ phần giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ đạt 14,14% chiếm tỷ lệ tương đối cao và sang năm 2007 tỷ lệ này lại tăng lên, chiếm 15,96% tăng so với năm 2006 là 1,82%. Bên cạnh đó, xét về lượng tuyệt đối thì giá trị mì Thiên Hương tiêu thụ năm 2006 lại tăng cao hơn so với năm 2007 là 3.015.579 ngàn đồng tương đương 51,67% . Điều này cho thấy mặt hàng Mì Thiên Hương đang có nhiều tiến triển tốt, lượng bán tăng với tốc độ tương đối cao. Nguyên nhân tăng là do giá cả của mặt hàng mì Thiên Hương thấp hơn so với GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 32 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % GTMTHTT 5.835.208 8.850.787 3.015.579 51,67% TPMTHTT 14,14 % 15,96 % _ 1,82
  • 33. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp những mặt hàng mì cùng loại như: mì Hảo Hảo, Sumo, Aone, Hello… Vì mì Thiên Hương là mặt hàng bán chạy nhất trong tổng mặt hàng mì của Công ty cho nên Công ty cần chú ý và đảm bảo chất lượng dịch vụ sau khi bán hàng cũng như chính sách bán hàng của Công ty và đưa ra mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, xem xét lại mẫu mã, bao bì khi cung cấp hàng hóa ra thị trường. Góp phần, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêu thụ mì Thiên Hương của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Mặt hàng Dầu ăn MeiZan: Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Đặc biệt là người dân ở thành phố người ta ít còn sử dụng mỡ để chế biến thức ăn mà chuyển sang sử dụng dầu ăn để đảm bảo sức khỏe và tránh một số bệnh nguy hiểm như: béo phì, mỡ trong máu, …Vì vậy, dầu ăn là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cần thiết ở mỗi gia đình. Nên Công ty chọn mặt hàng dầu ăn để cung cấp cho thị trường. Trong đó, dầu ăn MeiZan chiếm tỷ phần tiêu thụ mạnh nhất trong tổng số lượng dầu ăn mà Công ty tiêu thụ. Bảng 9: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG DẦU ĂN MEIZAN QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú: GTDAMZTT:giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ, TPDAMZTT:tỷ phần dầu ăn Meizan tiêu thụ) Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị dầu ăn MeiZan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 – 2007). Cụ thể: năm 2006 trị giá dầu ăn tiêu thụ chiếm 3,20% và sang năm 2007 tỷ trọng này tăng lên 3,67%, tức là tăng 0,47% so với năm 2006. Và xét về lượng tuyệt đối thì lượng dầu ăn tiêu thụ năm 2007 cũng tăng là 2.035.348 ngàn đồng, tức là tăng hơn so với năm 2006 một lượng là 714.314 ngàn đồng tương đương 54,07%. Giá trị dầu ăn tiêu thụ tăng một phần là do giá cả ngày càng tăng cao và do lượng dầu ăn tiêu thụ nhiều hơn năm2006.Do, mặt hàng dầu ăn Meizan là một mặt hàng mang lại doanh thu tương đối cao của GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 33 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % GTDAMZTT 1.321.034 2.035.348 714.314 54,07 TPDAMZTT 3,20 % 3,67 % – 0,47
  • 34. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Công ty. Vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa chất lượng hàng cũng như mức độ phục vụ cho khách hàng, để mặt hàng dầu ăn Meizan ngày càng có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.  Mặt hàng Bột giặt Net: Cũng giống như dầu ăn, bột giặt cũng là mặt hàng cần thiết trong cuộc sống của người dân. Vì vậy, Công ty chọn mặt hàng bột giặt để cung cấp cho thị trường. Và mặt hàng bột giặt Net cũng chiếm tỷ phần cao trong tổng hàng hóa bột giặt tiêu thụ của Công ty. Để biết xem doanh thu mà mặt hàng này mang lại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty ta có được bảng kết quả như sau: Bảng 10: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG BỘT GIẶT NET QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú: GTBGNTT: giá trị bột giặt Net tiêu thụ, TPBGNTT: tỷ phần bột giặt Net tiêu thụ) Qua số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có tốc độ tăng nhanh qua 2 năm (2006 - 2007). Năm 2006 bột giặt Net tiêu thụ có doanh thu là 1.478.248 ngàn đồng, tương ứng tỷ phần là 3,58% trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Và tỷ phần này tiếp tục tăng vào năm 2007, chiếm 5,47%, tăng gần gấp đôi so với năm 2006 là 1,89%. Bên cạnh đó, nếu xét về lượng tuyệt đối thì lượng Bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 lại tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2006. Cụ thể: lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường năm 2007 là 3.032.755 ngàn đồng cao hơn 1.554.507 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương tăng 105,15%. Do nhu cầu ngày càng tăng cao nên lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp cho thị trường cũng ngày một tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ, thị phần tiêu thụ của mặt hàng bột giặt Net ngày càng được mở rộng.Vì GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 34 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % GTBGNTT 1.478.248 3.032.755 1.554.507 105,15 TPBGNTT 3,58 % 5,47 % _ 1,89 %
  • 35. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp vậy, Công ty nên nhập thêm nhiều mặt hàng bột giặt Net hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bảng 11: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: % (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Qua số liệu trên, cho ta biết được mì Thiên Hương là mặt hàng chính của Công ty chiếm hơn 14% trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của Công ty.Và, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ Mì Thiên Hương có xu hướng tăng qua 2 năm.Còn mặt hàng dầu ăn Meizan và mặt hàng bột giặt Net cũng có xu hướng tăng qua 2 năm như mì Thiên Hương. Trong đó, mặt hàng bột giặt Net lại có tốc độ tăng tương đối nhanh so với hai mặt hàng Mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan. Điều này, cho thấy mặt hàng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đang được thị trường chấp nhận. Nhìn chung, cả ba mặt hàng này đều tăng qua 2 năm. Vì vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa chất lượng của các mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 35 SVTH: La Thanh Tuyền TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007 Mì Thiên Hương 14,14 15,96 Bột giặt Net 3,58 5,47 Dầu ăn MeiZan 3,20 3,67 Hàng khác 79,08 74,9 Tổng 100 100
  • 36. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và danh tiếng trên thị trường để có thể đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ của ba mặt hàng này. 4.3.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của Công ty 4.3.3.1. Phân tích lượng tồn đọng của từng loại hàng hóa Trong sản xuất kinh doanh việc xác định lượng tồn kho sản phẩm hàng hóa là hết sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Sự chênh lệch của hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của Công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Bảng 12: KHỐI LƯỢNG TỒN KHO CUỐI NĂM CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007) TÊN HÀNG ĐVT NĂM 2006 NĂM 2007 Mì Thiên Hương Gói 173.440 155.940 Bột giặt Net Gói 83.636 40.682 Dầu ăn MeiZan Chai 3.201 24.187 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Từ số liệu thực tế ta tính được số chênh lệch hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ của một số mặt hàng chính qua 2 năm như sau: Bảng 13: CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO GIỮA CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007) TÊN HÀNG ĐVT NĂM 2007 Mì Thiên Hương Gói (17.500) Bột giặt Net Gói (42.954) Dầu ăn MeiZan Chai 20.986 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)  Mặt hàng mì Thiên Hương GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 36 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 37. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Qua số liệu tính được ở trên, cho thấy lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm lên đáng kể. Trước hết, năm 2007 lượng mì Thiên Hương tồn kho cuối kỳ là 155.940 gói chênh lệch giảm so với năm 2006 là 17.500 gói, chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Điều này cũng nói lên rằng lượng mì Thiên Hương tiêu thụ trong năm 2007 cao hơn năm 2006, nguyên nhân làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho này giảm: là do lượng mì Thiên Hương mua vào ít hơn lượng bán ra. Do đó, làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm. Điều này, đã làm cho các chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa giảm xuống, không những thế nó còn làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Như phân tích, ở phần trước thì lượng mì Thiên Hương mà Công ty cung cấp ra thị trường ngày một tăng.Vì vậy, Công ty nên nhập mặt hàng này về nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng cần có một chiến lược là nhập hàng về làm sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Do đó, Công ty cần thường xuyên theo dõi và thăm dò thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng bị tồn kho nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.  Mặt hàng bột giặt Net Qua số liệu tính được ở trên, thì tình hình tồn kho của bột giặt Net có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2007 lượng bột giặt Net tồn kho cuối kỳ chênh lệch giảm so với năm 2006 là 42.954 gói, cho thấy lượng bột giặt Net tiêu thụ tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do khối lượng bột giặt Net tiêu thụ của Công ty ngày càng tăng lên cao làm cho Công ty không đủ hàng để cung cấp ra thị trường. Cũng như đã phân tích ở phần trước, cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có chiều hướng tăng dần. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường nhập hàng nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng  Mặt hàng dầu ăn MeiZan: Như đã phân tích ở phần trước, thì mặt hàng dầu ăn Meizan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 - 2007) nhưng khi phân tích về lượng tồn kho thì lượng tồn kho của dầu ăn Meizan lại tăng lên cao. Cụ thể: năm 2007 chênh lệch hàng tồn kho so với năm 2006 là 20.986 chai. Nguyên nhân là do lượng dầu ăn Meizan GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 37 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 38. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp tiêu thụ ra thị trường giảm nhiều so với lượng dầu ăn Meizan đã nhập vào. Do đó, làm cho lượng dầu ăn Meizan tồn kho tăng lên. Ta thấy, tình hình tiêu thụ dầu ăn Meizan qua 2 năm (2006 - 2007) tăng nhưng chậm. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này để tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho của mặt hàng này quá nhiều nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty. 4.3.3.2. Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị. Bảng 14: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 - 2007) ĐVT: Ngàn đồng TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007 Mì Thiên Hương 124.050 124.962 Bột giặt Net 218.839 226.646 Dầu ăn MeiZan 49.435 370.548 Hàng khác 1.046.569 1.955.017 ΣGTHTK 1.438.893 2.677.173 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú: ∑GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho) Từ số liệu thực tế trên ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của Công ty như sau: Bảng 15: PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) (Ghi chú: ∑GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho) GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 38 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % ∑GTHTK 1.438.893 2.677.173 1.238.280 86,06
  • 39. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Nhìn chung, mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Cụ thể như: trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 2.677.173 ngàn đồng cao hơn so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,06%. Một phần là do giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, thêm vào đó giá trị tồn kho của các mặt hàng khác cũng tăng lên khá cao, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, Công ty cần giải quyết tốt những tồn đọng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng doanh thu cho Công ty. Từ số liệu thực tế ta tính được tỷ phần tồn kho của các mặt hàng như sau: Bảng 16: PHÂN TÍCH TỶ PHẦN TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 – 2007) ĐVT: % (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 39 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 % Mì Thiên Hương 8,62 4,67 (3,95) Bột giặt Net 15,21 8,47 (6,74) Dầu ăn Meizan 3,44 13,84 10,4 Hàng khác 72,73 73,02 0,29 Tổng 100 100 0
  • 40. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp Qua bảng số liệu ở trên thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng có sự biến động, có mặt hàng tăng nhưng cũng có mặt hàng giảm qua 2 năm, cụ thể:  Năm 2006 Với số liệu trên đối với 3 mặt hàng chính phân tích, đối với ba mặt hàng chính phân tích ta thấy bột giặt Net là mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng tồn kho cao nhất đến 15,21%, điều này nói lên mặt hàng bột giặt Net tiêu thụ giảm do hàng tồn kho nhiều mà giá trị bột giặt Net tiêu thụ trong năm 2006 chiếm tỷ lệ cũng thấp 3,58% trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Cho thấy, tỷ lệ hàng tồn kho trên là tương đối cao. Vì vậy, cần phải giảm lượng bột giặt Net tồn kho xuống thấp hơn tỷ phần giá trị tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cần nhập lượng bột giặt Net sao cho đủ nhu cầu tránh để hàng tồn kho quá nhiều, nếu như giá cả sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Song, đối với mặt hàng mì Thiên Hương thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho chiếm 8,62%, trong khi đó giá trị tiêu thụ đạt 14,14% chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, hầu như hàng mua vào đã được tiêu thụ hết trong kỳ. Cuối cùng, là các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) có tỷ lệ tồn kho cũng rất cao chiếm 72,73% tuy nhiên giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao hơn giá trị tồn kho là 79,08%. Cho nên, Công ty cần nhập thêm những mặt hàng này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, cần xem xét thêm về mẫu mã, chất lượng và giá cả cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm góp phần làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợi nhuận cho Công ty.  Năm 2007 Tuy nhiên, sang năm 2007 lượng dầu ăn Meizan tồn kho đã tăng lên. Cụ thể: dầu ăn Meizan tăng lên 10,4% so với năm 2006. Nguyên nhân, dầu ăn Meizan tăng lên như vậy là do lượng dầu ăn Meizan mà Công ty mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ phần giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cũng tăng lên, cụ thể: dầu ăn Meizan là 3,67%. Trong đó, tỷ phần tồn kho của dầu ăn Meizan cũng tăng và tăng cao hơn so với giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cho thấy mặt hàng này đang có chiều hướng xấu và tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp các mặt hàng khác là do tỷ phần tiêu thụ tăng không cao. Trong khi đó, tỷ phần tồn kho của GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 40 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 41. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp mặt hàng bột giặt Net lại giảm đáng kể là 6,74 % so với năm 2006 và tỷ phần tiêu thụ của nó cũng tăng lên là 5,47%. Cho thấy, hầu như hàng mua vào gần tiêu thụ hết trong kỳ. Nguyên nhân là do nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này ngày càng cao. Vì vậy, Công ty cần nhập thêm hàng đối với mặt hàng này để tránh tình trạng cầu không đủ cung. Còn đối với mặt hàng khác, thì lượng tồn kho lại tăng lên là 73,02%, tức là tăng 0,29% so với năm 2006. Bên cạnh đó, năm 2007 tỷ trọng giá trị tiêu thụ của các mặt hàng này cũng giảm là 74,9%. Nguyên nhân, là do hàng hóa nhập vào nhiều hơn lượng bán ra dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tồn kho làm tăng chi phí bảo quản hàng hóa tồn kho của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược nhập hàng sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động đột ngột gây thiệt hại đến doanh thu bán hàng của Công ty. 4.3.4. Phân tích giá bán hàng hóa Như chúng ta đã biết hàng thực phẩm là mặt hàng đa chủng loại, có rất nhiều giá khác nhau. Vì vậy, không thể phân tích chính xác giá bán của từng loại hàng hóa mà ở đây chỉ lấy giá bình quân hàng năm của từng loại hàng hóa để xem sự biến động tăng hay giảm của giá cả có làm ảnh hưởng đến doanh thu của từng loại mặt hàng hay không. Bảng 17: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN ĐƠN VỊ CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Với giá bán của các mặt hàng như trên ta thấy mặt hàng bột giặt Net và dầu ăn Meizan có giá bán tăng nhanh hơn so với các mặt hàng mì Thiên Hương. Cụ GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 41 SVTH: La Thanh Tuyền CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % Mì Thiên Hương Đồng/Gó i 805 1.098 293 36,39 Bột giặt Net Đồng/Gó i 3.040 7.667 4.627 152,20 Dầu ăn Meizan Đồng/Lít 12.783 18.788 6.005 46,97
  • 42. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp thể: mặt hàng bột giặt Net năm 2006 chỉ có 3.040 đồng/gói nhưng sang năm 2007 lại tăng lên là 7.667 đồng/gói, tức tăng lên 4.627 đồng/gói, tương ứng với tỷ lệ 152,20% so với năm 2006 tốc độ tăng như vậy là rất cao. Nguyên nhân mà giá cả mặt hàng này tăng nhanh như vậy là do chịu ảnh hưởng của giá cả bột gặt trên thị trường. Mà giá của nguyên liệu làm ra bột giặt không ngừng tăng lên, làm cho chi phí sản xuất bột giặt tăng lên dẫn đến giá thành cũng tăng lên đáng kể. Dầu ăn Meizan cũng vậy, có giá tăng khá nhanh, năm 2006 giá 1 lít dầu ăn Meizan là 12.783 đồng/lit nhưng sang năm 2007 lại tăng lên 18.788 đồng/lít, tăng 6.005 đồng/lít so với năm 2006, tương đương 46,97%. Tình trạng như hiện nay là do nền kinh tế bị lạm phát, vật giá tăng cao kéo theo các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên đáng kể. Còn mì Thiên Hương thì giá cả có tăng nhưng chậm hơn so với các mặt hàng khác, cụ thể: năm 2006 giá của mì Thiên Hương là 805 đồng/gói và sang năm 2007 thì tăng lên 1.098 đồng/gói, tức tăng 293 đồng/gói, tương đương 36,39%. Nguyên nhân, tăng giá ở đây là do ảnh hưởng của nền kinh tế bị lạm phát, đồng tiền bị mất giá. Mặt khác, mặt hàng mì Thiên Hương là mặt hàng thiết yếu và nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu do đó giá cả của nó cũng ảnh hưởng đáng kể từ thị trường. 4.3.5. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo thị trường 4.3.5.1. Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường giai đoạn (2006-2007) Trước đây, Công ty hoạt động dưới loại hình Công ty Cổ Phần có địa bàn hoạt động ở tất cả các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do địa bàn hoạt động quá lớn gây khó khăn trong việc quản lý. Vì vậy, Công ty đã thu gọn hình thức hoạt động là Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Do đó, địa bàn hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay là: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang. Bảng 18: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 - 2007) GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 42 SVTH: La Thanh Tuyền
  • 43. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ) Xét về tổng thể thì tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với 3 mặt hàng chính của Công ty là rất tốt, với tổng doanh thu tiêu thụ liên tục gia tăng trong 2 năm (2006 - 2007). Tuy nhiên khi phân tích tình hình tiêu thụ theo từng thị trường thì có sự biến động. Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ liên tục tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Cụ thể: năm 2006 doanh thu tiêu thụ tại Cần Thơ là 6.907.592 ngàn đồng sang năm 2007 doanh thu này lại tiếp tục tăng lên đến 10.439.168 ngàn đồng, tức là tăng 3.531.576 ngàn đồng, tương đương 51,13%. Nguyên nhân tăng nhanh một phần là: do lượng tiêu thụ mì ngày càng tăng nhanh và giá cả của mặt hàng này cũng tăng lên so với năm 2007, một phần là do thị trường Cần Thơ là thị trường tiêu thụ hàng hóa chính của Công ty. Còn đối với thị trường Kiên Giang thì doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2006 doanh thu tiêu thụ là 1.295.174 ngàn đồng, sang năm 2007 doanh thu này tăng lên 2.783.778 ngàn đồng, tức là tăng 1.488.604 ngàn đồng, tương đương 114,93%. Tương tự, thị trường Hậu Giang cũng tăng. Cụ thể: năm 2006 là 431.725 ngàn đồng, sang năm 2007 tăng lên 695.945 ngàn đồng, tức là tăng 264.220 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 61,20%. Nguyên nhân, tăng doanh thu của 2 thị trường này là do lượng hàng hóa tiêu thụ tăng. Nhưng, mức tăng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này không cao bằng Cần Thơ là do mức sống của người dân ở hai thị trường này không cao. Và do thói quen của người dân thích sử dụng gạo và mỡ động vật hơn là mì và dầu ăn. Vì vậy, làm giảm doanh thu tiêu thụ của mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan dẫn đến làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng nhưng không cao. 4.3.5.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu thị trường: GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 43 SVTH: La Thanh Tuyền THỊ TRƯỜNG DOANH THU CHÊNH LỆCH 2007/2006 NĂM 2006 NĂM 2007 Số tiền % Cần Thơ 6.907.592 10.439.168 3.531.576 51,13 Kiên Giang 1.295.174 2.783.778 1.488.604 114,93 Hậu Giang 431.725 695.945 264.220 61,20 Tổng 8.634.491 13.918.891 5.284.400 61,20