SlideShare a Scribd company logo
1 of 261
Download to read offline
BAN TỔ CHÚC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ PHÁT HUY DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT
THỐNG NHẤT TRONG NỘI BỘ ĐẢNG
CNĐT : NGUYỄN ĐỨC HẠT
8160
HÀ NỘI – 2010
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm vấn đề phát huy
dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong Di chúc, Người nhấn mạnh:
“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.
Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất
trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” 1
.
Lịch sử Đảng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã rút
ra bài học quý báu về sức mạnh vô địch của đại đoàn kết toàn dân tộc mà hạt
nhân là sự đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng là đòi hỏi cấp thiết hiện
nay, nhằm giữ vững vị trí cầm quyền của Đảng, nâng cao vai trò của Nhà nước
pháp quyền, phát huy dân chủ xã hội. Một trong những điều kiện tiên quyết để
nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là phát huy dân chủ, tăng cường đoàn
kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Để thực sự
xây dựng và phát huy dân chủ của nhân dân, củng cố, tăng cường sự đồng
thuận xã hội, trước hết phải bắt đầu từ việc phát huy dân chủ và đoàn kết thống
nhất trong nội bộ của Đảng.
Đảng phải thực sự đi đầu và là tấm gương về dân chủ và đoàn kết trước
toàn thể xã hội. Vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết trong Đảng luôn có ý
nghĩa to lớn đối với việc tăng cường và phát huy dân chủ và đại đoàn kết toàn
dân tộc. Từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn quan tâm đến việc tăng cường
đoàn kết thống nhất nội bộ nên đã phát huy được năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của mình, củng cố niềm tin của nhân dân.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, H,2001, tr.497-498.
2
Tuy nhiên, tình hình, bối cảnh mới của đất nước và thế giới đang yêu
cầu Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy và hành động. Dân chủ, đoàn kết thống
nhất trong Đảng hiện nay phải phù hợp với các đòi hỏi, thách thức của giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
Về phương diện lý luận: đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ,
dân chủ xã hội..., nhưng dân chủ trong Đảng chưa được nghiên cứu một cách có
hệ thống, toàn diện. Trong khi đó, nhiều vấn đề lý luận về dân chủ trong điều
kiện một Đảng duy nhất cầm quyền đang cần được làm sáng tỏ trong mối quan
hệ giữa đảng viên với tổ chức đảng, giữa các tổ chức đảng với nhau; trong sinh
hoạt đảng; trong các mối quan hệ của Đảng với Nhà nước; Đảng với Dân; Đảng
với Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị -xã hội; Đảng với xã hội.
Về phương diện thực tiễn: trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ
đổi mới đất nước, từ Đại hội VI đến nay, Đảng đã có nhiều quan điểm, chủ
trương và giải pháp về phát huy dân chủ, củng cố, tăng cường đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Các quan điểm và giải pháp đó đã phát huy hiệu quả tích cực
trong việc tăng cường năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và
xã hội. Tuy vậy, thực tiễn sinh động và phức tạp về phát huy dân chủ và đoàn
kết thống nhất trong Đảng vẫn chưa được tổng kết, nghiên cứu đầy đủ, nên
nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Để có tư duy mới về dân chủ, về đoàn kết trong Đảng, cần thiết phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng thực hành dân chủ và đoàn kết trong
hệ thống tổ chức đảng hiện nay, từ đó xây dựng các quan điểm và giải pháp thực
sự phát huy được dân chủ và tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng, góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu và tổng kết: “Vấn đề phát huy
dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng” đang là một nhiệm vụ
nghiên cứu cấp bách đặt ra, nhằm đáp ứng tình hình đổi mới đất nước hiện nay.
Kết quả các nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào quá trình
tự đổi mới, tự chỉnh đốn của Đảng ta theo đúng tinh thần Đại hội X, đồng thời
cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn để bổ sung, phát triển Cương lĩnh
3
chính trị của Đảng về các vấn đề dân chủ và vai trò lãnh đạo của Đảng trong
hệ thống chính trị, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng là một trong những
vấn đề thuộc về bản chất của một Đảng Cộng sản, là biểu hiện tập trung của
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản cầm quyền. Đây là một
trong những nội dung được giới nghiên cứu quan tâm.
* Trước hết là việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các văn kiện của Đảng về dân chủ và đoàn kết trong Đảng. Khái quát
lại, các công trình nghiên cứu tập trung vào một số các nội dung sau:
- Về bản chất của dân chủ; sự khác nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ
vô sản; các nhân tố tác động, các điều kiện bảo đảm cho dân chủ và đoàn kết;
các hình thức dân chủ; các phương pháp thực hành dân chủ; cơ sở hiện thực cho
sự hình thành và biến đổi của dân chủ; các biểu hiện và phương pháp khắc phục
tình trạng mất dân chủ, mất đoàn kết trong Đảng Cộng sản và ngoài xã hội.
- Các báo cáo tổng kết của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội về thực hành dân chủ, đoàn kết. “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Đảng Cộng sản Việt Nam -
Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận. B|NxbCTQG,
H,.2005”; “Báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị
(khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của Mặt trận Tổ
quốc, các ban, bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy sau 5 năm thực hiện.
- Nhiều công trình khoa học, bài viết đã nghiên cứu ở những lĩnh vực cụ
thể, mối quan hệ cụ thể, các nội dung cụ thể của vấn đề dân chủ, đoàn kết
trong Đảng: “Dân chủ trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới” - Lê Đức
Bình. Tạp chí Xây dựng Đảng, 2003, số 11; Lê Khả Phiêu “Đổi mới một Đảng
cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là nguy cơ “suy thoái về chính trị, suy thoái về
đạo đức”, Tạp chí Dân vận, 2001, số 1; Phạm Ngọc Quang “Nước ta, dân chủ
chỉ được bảo đảm trong một nền chính trị nhất nguyên”, Tạp chí Cộng sản,
2001, số 18; Phạm Ngọc Quang “Nhận thức sâu sắc quan điểm dân chủ hóa
toàn bộ đời sống xã hội là mục tiêu và động lực trong sự nghiệp đổi mới đất
nước”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9/2005; Phạm Văn Tâm “Phong cách
4
lãnh đạo - yếu tố quan trọng để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”, Tạp chí Dân
vận, 2001, số 9; Bùi Văn Tiếng “Vấn đề tác phong dân chủ của bí thư cấp uỷ”,
Tạp chí Cộng sản, 2004, số 20; Lưu Minh Trị “Cơ sở đảng lãnh đạo việc phát
huy dân chủ, thực hiện pháp chế ở ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu
lý luận, 1994, số 1; Lê Quang Thưởng “Vai trò của tổ chức đảng trong việc
bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp Chí Cộng sản, 1998, số 2;
Lương Gia Ban “Dân chủ và việc hệ thống quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nxb
CTQG, H,2003; Sách “Những văn bản pháp luật về dân chủ và quy định bảo
đảm thực hiện dân chủ”; Nxb Lao động, H, 1999; Sách “Các đoàn thể nhân
dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay”, Nxb CTQG, H,2003; Sách
“Vấn đề dân chủ và đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2003, số 2; “Tăng
cường cơ sở pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2000, số 1; “Dân chủ làng xã: truyền
thống và hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2004, số 8, Sách “Hương
ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, Nxb
CTQG, H,2003…
* Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ và đoàn kết trong nội bộ
Đảng đã được tập trung nghiên cứu trong một số công trình khoa học sau:
- Chương trình KHXH - 05, năm 1999 đã đi sâu nghiên cứu “Một Đảng
lãnh đạo và chế độ dân chủ ở Việt Nam”, nhiều vấn đề được làm rõ trong
chương trình như, khái niệm, thực trạng về chế độ dân chủ ở Việt Nam khi chỉ
có một Đảng lãnh đạo; những nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp
nhằm phát huy chế độ dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài mới đi sâu
nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức chính trị - xã hội... nhằm
phát huy dân chủ của từng tổ chức, mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề dân
chủ và đoàn kết trong nội bộ Đảng.
- Ngô Đức Tính “Xây dựng Đảng về tổ chức”, Nxb CTQG, H,2003. Ở
công trình này đã đề cập đến vấn đề dân chủ trong Đảng, sau khi làm rõ tính
không thể phân chia của dân chủ và tập trung, tác giả đã nêu lên được những
tiêu chuẩn cơ bản của tập trung dân chủ trong Đảng. Đó là, chế độ bầu cử, báo
cáo, thông báo, tính chất công khai, tính tập thể trong sự lãnh đạo của Đảng,
tính tự do thảo luận và phê bình, vấn đề phục tùng trong Đảng. Tác giả cũng đã
nêu lên được một số thực trạng về việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
5
của Đảng thời kỳ trước và sau đổi mới, từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp
tục thực hiện hiệu quả nguyên tắc này.
- Trong tài liệu “Đảng, Bác Hồ về tự phê bình và phê bình” của Ban Tổ
chức Trung ương 62, 2005 đã trích dẫn nhiều lời chỉ dẫn của Bác và những nghị
quyết của Trung ương về công tác phê và tự phê bình, đó là những vấn đề lý luận
và thực tiễn nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ của Đảng.
- Lê Đức Bình “Dân chủ trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 11, 2003. Trong bài viết này, tác giả đã nhấn mạnh rằng,
trong Đảng cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chặt
chẽ giữa tập trung với dân chủ xét trên bình diện chung của toàn Đảng. Trong
tình hình hiện nay, bên cạnh tập trung nên hướng trọng tâm vào việc mở rộng
dân chủ nội bộ, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa quan liêu. Đồng thời tác giả đã
đề xuất những giải pháp để mở rộng dân chủ, khắc phục quan liêu:
+ Trước hết từ quá trình xây dựng đường lối, chính sách của Đảng.
+ Mở rộng sinh hoạt dân chủ và nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể và
hội nghị cấp ủy và Đại hội Đảng các cấp.
+ Có cơ chế với những hình thức tổ chức và phương pháp thích hợp tăng
cường kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cán
bộ đảng viên, kể cả đối với những người lãnh đạo cấp cao.
+ Hoàn thiện các cơ chế bầu cử trong Đảng theo hướng thực hiện dân
chủ đầy đủ hơn nữa.
+ Dân chủ hóa công tác cán bộ là một yêu cầu quan trọng hàng đầu của
mở rộng dân chủ trong Đảng.
- GS, TS. Phùng Hữu Phú trong Báo cáo tại Hội thảo khoa học của Hội
đồng lý luận Trung ương, năm 1999: “Một Đảng lãnh đạo và chế độ dân chủ ở
Việt Nam” đã nêu lên một số nguyên nhân yếu kém về việc thực hiện dân chủ
trong Đảng, đó là: 1. Là một nền dân chủ mới nhưng lại không qua nền dân
chủ tư sản; 2. Một nền dân chủ chịu tác động của những mối quan hệ là sản
phẩm của thời kỳ lịch sử, trong đó quan hệ giữa mệnh lệnh chỉ huy và phục
tùng-chấp hành vốn là sản phẩm của thời kỳ chiến tranh; 3. Mặt bằng dân trí
trong Đảng cũng có vấn đề, trình độ nhận thức chính trị trong Đảng cũng rất
chênh nhau. Từ việc xác định nguyên nhân như trên, tác giả đã đề xuất một số
6
giải pháp để khắc phục, đó là: 1. Muốn mở rộng dân chủ trong Đảng cần phải
có cơ chế, quy định cụ thể, mọi vấn đề đều phải xuất phát từ cơ chế, quy chế
và các quy định cụ thể; 2. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ,
thiểu số phục tùng đa số trong cấp ủy; 3. Cần nghiên cứu để có quy định chế
độ bãi nhiệm trong Đảng ngay trong nhiệm kỳ và song song với nó là chế độ
bầu cử thật dân chủ; 4. Cần có bộ phận chăm lo phát huy vai trò của người
đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo.
- Tác giả Trần Trọng Tân trong Báo cáo kỷ yếu Hội thảo khoa học, H,
1999: “Một Đảng lãnh đạo và chế độ dân chủ ở Việt Nam” đã nhấn mạnh đến
vấn đề dân chủ trong Đảng hiện nay. Tuy số lượng đảng viên đông, nhưng rất
thụ động và với sự phân cấp quyền lực như hiện nay giữa người đảng viên giữ
chức vụ lãnh đạo và người đảng viên không giữ chức vụ gì chưa thể có được
dân chủ nội bộ, khó tạo sự bình đẳng trong Đảng. Việc cung cấp thông tin
cũng thiếu bình đẳng giữa các đảng viên với nhau thì khó có được dân chủ
trong Đảng. Cũng tại Hội thảo này, báo cáo của đồng chí Đào Duy Quát, Phó
Trưởng ban Tư tưởng Trung ương đã nêu rõ, Đảng cầm quyền thì trong Đảng
phải thật sự dân chủ. Mọi đảng viên đều được tham gia vào quá trình hình
thành các quyết định của Đảng một cách thật sự dân chủ. Theo tác giả, hiện
nay nhiều người băn khoăn thiếu tin tưởng vào sinh hoạt phê và tự phê bình
trong Đảng, nếu không chặn đứng và đầy lùi tình hình này thì nguy cơ suy
thoái của Đảng ngày càng trở nên rõ rệt.
- Ban Tổ chức Trung ương cũng đã có chuyên đề nghiên cứu tổng kết về
“Củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng” nhằm phục vụ cho
Đại hội IX, trong chuyên đề đã tổng kết, đánh giá tình hình mất đoàn kết trong
những năm qua và đã rút ra hai điểm cần lưu ý, đó là: 1. Sự mất đoàn kết ở một
bộ phận tổ chức, cán bộ đảng viên; 2. Các dạng mất đoàn kết, từ đó chuyên đề
đã tìm ra một số nguyên nhân gây ra mất đoàn kết trong nội bộ Đảng: 1. Nguyên
nhân thường do chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, gia trưởng độc đoán, thiếu
dân chủ...; 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng
chưa được thực hiện một cách nghiêm túc; 3. Công tác cán bộ còn nhiều bất
cập, chậm đổi mới; 4. Một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có năng
lực yếu kém lại chủ quan, tự phụ, thiếu khiêm tốn, chạy theo lối sống thực dụng,
ích kỷ, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể... Từ những nguyên
nhân yếu kém trên, chuyên đề đã đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng
7
mất đoàn kết, đó là: 1. Đảng phải thường xuyên chăm lo công tác giáo dục, bồi
dưỡng cán bộ, đảng viên; 2. Đoàn kết trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; 3.
Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở mỗi cấp vững mạnh cả về chính trị lẫn
chuyên môn và tư tưởng, đạo đức, tác phong. Coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch, vững mạnh; 4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong
Đảng; 5. Xác định đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp với từng
trường hợp mất đoàn kết cụ thể.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Vấn đề chính trị hiện nay trong công tác
bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng - Hiện trạng và giải pháp”, mã số: ĐTĐL
2006/16, do đồng chí Phạm Văn Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng
Ban Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu được một số thực trạng
về việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng trong sinh hoạt Đảng: nguyên tắc
tập trung dân chủ, nguyên tắc phê bình và tự phê bình, về đoàn kết thống nhất
trong Đảng. Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp có liên quan đến phát huy
dân chủ trong Đảng như: thực hiện dân chủ thật sự trong việc lựa chọn ban
lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, nhất là ở cấp chiến lược; Xác lập cơ chế,
thiết chế đủ mạnh đề giám sát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của tổ chức,
cá nhân; Kiên quyết xử lý tình trạng thiếu dân chủ, mất dân chủ, gây chia rẽ bè
phái trong ban lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương; Gương mẫu thực
hiện chế độ phê bình, tự phê bình; bảo vệ những người có ý kiến khác với
động cơ trong sáng.
Nhìn chung, mức độ nghiên cứu của các chương trình, đề tài đã chú ý
nhấn mạnh về dân chủ, đoàn kết, nguyên tắc tập trung trong tổ chức và sinh hoạt
Đảng và sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng ; những đặc trưng cơ bản cùng các quy
luật hình thành và phát triển dân chủ, đoàn kết... Các giải pháp nêu ra mới
hướng tới những mục tiêu cụ thể là đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, tính
đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Thực tế hiện nay chưa có đề tài cấp nhà nước
nào nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát huy
dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ trước tới nay, có rất nhiều sách viết về dân chủ khá sâu cả về lý luận
và thực tiễn, tuy vậy các sách thường đề cập đến các vấn đề dân chủ trong xã
8
hội, hay trong các hoạt động của Nhà nước, hoạt động chính trị... Vì thế, các
vấn đề nêu ra không sát với các nội dung nghiên cứu của đề tài này. Đề tài chọn
cách tham khảo chủ yếu các tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì Trung
Quốc là nước có chế độ Đảng cầm quyền giống như ở Việt Nam. Thí dụ như,
trong cuốn sách “Bàn về dân chủ”, Lý Thiết Anh với chuyên đề: “Lý luận dân
chủ trong Đảng” đã đề cập khá toàn diện về vấn đề phát huy dân chủ trong
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông đã nêu lên được quá trình phát triển lý luận
dân chủ trong Đảng và làm rõ được nội hàm dân chủ trong Đảng. Theo tác giả,
dân chủ trong Đảng là khái niệm lý luận, nó bao hàm những nguyên tắc đó là: 1.
Nguyên tắc bình đẳng dân chủ trong Đảng; 2. Nguyên tắc thống nhất giữa dân
chủ và tập trung; 3. Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; 4. Nguyên tắc bầu cử
dân chủ; 5. Nguyên tắc kết hợp tập thể lãnh đạo và phân công phụ trách cá
nhân; 6. Nguyên tắc giám sát dân chủ.
Điều đáng chú ý, trong " Đảng phải kiên trì và thực hiện dân chủ”, tác
giả đã đề cập đến một số nội dung như sau:
- Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là thể hiện tất yếu tính chất
và tôn chỉ của Đảng.
- Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là con đường tất yếu để kiên
trì, tăng cường, cải thiện lãnh đạo của Đảng.
- Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là bảo đảm quan trọng để
tăng cường đoàn kết, nâng cao sức ngưng tụ và sức chiến đấu của Đảng.
- Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là tổng kết khoa học kinh
nghiệm lịch sử.
- Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là đòi hỏi nội tại thúc đẩy dân
chủ nhân dân.
Đặc biệt, tác giả đã xác định được các chế độ dân chủ trong Đảng, đây
là điều chúng ta cũng nên quan tâm để có thể nghiên cứu áp dụng phát huy dân
chủ trong Đảng. Đó là các chế độ: chế độ tập trung dân chủ trong Đảng; chế độ
đại hội đại biểu của Đảng; chế độ bầu cử dân chủ trong Đảng; chế độ tập thể
lãnh đạo; chế độ quyết sách khoa học dân chủ; chế độ bảo đảm quyền lợi của
đảng viên; chế độ giám sát dân chủ trong Đảng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có
nhiều tài liệu khác có nội dung liên quan đến dân chủ trong Đảng để chúng ta
có thể tham khảo và học hỏi.
9
Nghiên cứu của giới khoa học Trung Quốc về dân chủ và đoàn kết rất
được nhiều người quan tâm, như: “Về xây dựng thể chế chính đảng trong xây
dựng văn minh chính trị”, Zhou Shuzhen, Viện Thông tin KHXH, Số TN
2005-13 “Thuyết dân chủ hóa trong Đảng nhìn từ giác độ phát triển chính trị”,
Xiao Gongqin, Viện Thông tin KHXH, Số TN 2005-09.
Các nghiên cứu này song hành với các nghiên cứu về hệ thống lý luận cầm
quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây
dựng Đảng cầm quyền; nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung
Quốc…
Vấn đề dân chủ, đoàn kết cũng được giới nghiên cứu ở nhiều nước quan
tâm, như: “Chính trị học so sánh - về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh,
Ý”. Nxb Moutchrestien (Bản dịch của Viện khoa học chính trị - Học viện
CTQG Hồ Chí Minh); “Dân chủ và lãnh đạo” (đánh giá nền dân chủ Thụy
Điển) Peterson.O. Nxb CTQG, H, 1998…
Các kết quả này góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là
các nghiên cứu ở Trung Quốc, một đất nước có nhiều điểm tương đồng về
chính trị, xã hội, văn hóa, giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể và có thể
nghiên cứu để vận dụng vào Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ các cơ sở lý luận về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong tổ
chức và hoạt động của Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. (Nội
hàm của dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng, các điều kiện, yếu tố đảm
bảo dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng cầm quyền).
- Phân tích làm rõ bối cảnh mới, yêu cầu mới, thách thức mới đang đặt ra
đối với vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
- Đánh giá khách quan thực trạng về dân chủ và đoàn kết thống nhất
trong nội bộ Đảng ta hiện nay (cả về thành tựu, các tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân của các hạn chế, bất cập trong thực hành dân chủ, đoàn kết thống nhất
trong nội bộ Đảng ta thời gian qua).
- Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp phát huy dân chủ và
tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng phù hợp với nhiệm vụ, mục
tiêu xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
10
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Về cách tiếp cận
- Cách tiếp cận của đề tài khi nghiên cứu vấn đề dân chủ và đoàn kết là
cách tiếp cận hệ thống và lịch sử.
Vấn đề dân chủ và đoàn kết được nghiên cứu trong mối quan hệ biện
chứng với các yếu tố khác của hệ thống, bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan, trong đó yếu tố đạo đức (liên quan tới lợi ích nhóm và cá
nhân), yếu tố pháp luật (cơ chế kiểm tra, giám sát) cần được xem xét.
Bên cạnh đó, dân chủ và đoàn kết là một phạm trù mang tính lịch sử cần
được nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển nhất định. Việc xem xét vấn đề dân chủ và đoàn kết phải đặt trong điều
kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đang trong quá trình dân chủ hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân.
- Nghiên cứu về dân chủ được tiến hành trong mối quan hệ mật thiết với
nghiên cứu vấn đề đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng. Do vậy, đề tài tiếp
cận hai nội dung này trong một chỉnh thể thống nhất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
a/ Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng về dân chủ và đoàn kết trong Đảng. Sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương
pháp logic, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, lý luận - thực
tiễn, phỏng vấn chuyên gia...
b/ Khảo sát thực tiễn
Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Bà Rịa -
Vũng Tàu.
- Tại tỉnh Vĩnh Phúc, đoàn công tác làm việc với các cơ quan, đơn vị
sau: Thường trực Tỉnh ủy; Đại diện các Ban Đảng của Tỉnh ủy; Thành ủy
Thành phố Vĩnh Yên; Huyện ủy huyện Bình Xuyên; Huyện ủy huyện Tam Đảo
và Đảng ủy xã Tam Quan; Thị ủy thị trấn Gia Khánh.
11
- Tại Thành phố Phòng Hải Phòng đoàn công tác làm việc với các cơ
quan, đơn vị sau: Ban Tổ chức Thành ủy; Đại diện các Ban Đảng và Đảng ủy
khối cơ quan và doanh nghiệp của Thành phố; Đại diện HĐND, UBND, Mặt
trận và các doàn thể của Thành phố; Đảng ủy huyện Tiên Lãng; Đảng ủy xã
Kiến Thiết huyện Tiên Lãng; Quận ủy quận Ngô Quyền; Đảng ủy phường Lạc
Viên thuộc quận Ngô Quyền; Thường trực Thành ủy Hải Phòng.
- Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đoàn công tác làm việc với các cơ quan,
đơn vị sau: Đại diện các Ban Đảng của Tỉnh ủy; Đại diện HĐND, UBND, Mặt
trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; Thị ủy thị xã Bà Rịa; Đảng ủy
xã Long Phước - Bà Rịa; Thành ủy Thành phố Vũng Tàu; Thường trực Tỉnh
ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phương pháp tiến hành khảo sát: trao đổi, thảo luận trực tiếp với các cơ
quan, đơn vị .
Ngoài 3 tỉnh, thành phố trên, đề tài còn kết hợp với các đề tài khác
(KX.10) để khảo sát ở các tỉnh: Thái Bình, Bình Định, Thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, Đà Nẵng.
Sau mỗi lần đi địa phương, đề tài đều có báo cáo kết quả khảo sát.
c/ Điều tra bằng phiếu hỏi
Đề tài đã tiến hành điều tra bằng 2000 phiếu hỏi, tại nhiều tỉnh, thành
trong cả nước.
Cách thức thực hiện theo 2 cách: đoàn cán bộ của đề tài điều tra trực tiếp
hoặc nhờ các Ban Tổ chức Tỉnh ủy điều tra và gửi phiếu về Ban Chủ nhiệm đề tài.
Các phiếu hỏi đã được xử lý để đưa vào kết quả nghiên cứu của đề tài.
d/ Hội thảo khoa học:
Đề tài đã tổ chức một Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng” tại Hà
Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Có 20 báo cáo tham dự Hội thảo.
- Sản phẩm của Hội thảo:
+ Kỷ yếu Hội thảo
+ Báo cáo tổng hợp các ý kiến của đại biểu dự Hội thảo.
12
e/ Tọa đàm và sinh hoạt khoa học
Đã tổ chức hơn 20 buổi tọa đàm, sinh hoạt khoa học, trong đó có 8 cuộc
tọa đàm với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Nguyễn Văn
An, Vũ Khoan, Việt Phương, Vũ Quốc Hùng, Nguyễn Đình Hương (2 cuộc),
Lê Huy Ngọ, Nguyễn Khánh). Các cuộc tọa đàm này đều được ghi âm và cho
gỡ băng để làm tài liệu tham khảo cho đề tài.
g/ Ký kết và thu về 71 hợp đồng viết chuyên đề
h/ Có 4 báo cáo định kỳ kết quả nghiên cứu gửi Hội đồng lý luận Trung
ương.
5. Kết cấu, bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Chương II. Tình hình dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng ta hiện
nay.
Chương III. Các quan điểm, giải pháp về phát huy dân chủ và tăng
cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.
13
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ
VÀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG
I. LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG
ĐẢNG
1.1. Quan điểm, tư tưởng về dân chủ thời kỳ cổ và cận đại
1.1.1. Dân chủ phương Tây
Dân chủ và đoàn kết trong Đảng xuất phát từ bản chất của vấn đề dân
chủ. Dân chủ là mối quan tâm lớn của toàn thể xã hội, không chỉ riêng của các
nhà khoa học và chính trị. Dùng Google gõ vào từ “dân chủ” sẽ có ngay
1.950.000 mục từ chứa nội dung này bằng tiếng Việt hiện ra trong vòng 0,12
giây; gõ từ “democracy” (nghĩa là chế độ dân chủ) hiện ra 96.700.000 trong
vòng 0,22 giây2
.
Có hai câu hỏi liên quan đến dân chủ3
:
Câu hỏi thứ nhất, “dân là ai?”. Trong lịch sử, dân có sự phát triển. Nấc
đầu tiên, dân là công dân trong phạm vi rất hẹp. Thành bang Athens thời Hy
lạp cổ đại có 250.000 dân, nhưng chỉ có 30.000 người có tư cách công dân; khi
bàn công việc, chỉ cần 6.000 người có tư cách công dân có mặt là đủ.
Nấc thứ hai, dân là công dân với nghĩa được mở rộng hơn. Vương quốc
Anh được xem là nước có truyền thống dân chủ, nhưng bầu cử Quốc hội đầu
tiên vào năm 1265 chỉ có hơn 1% dân cư được đi bầu; năm 1870, Quốc hội
Anh được bầu chỉ với 3% dân cư. Hiến pháp Mỹ 1788 quy định những người
thuộc thành phần như nô lệ gốc châu Phi, nữ, người da đen tự do, người nhập
cư không được bầu cử; đến năm 1860 mới cho phép nô lệ nam được trả tự do
có quyền đi bầu. Nước được coi là văn minh như Pháp nhưng mãi đến năm
1945, sau Thế chiến lần thứ hai, phụ nữ mới có quyền đi bầu cử. Nghĩa là, khái
niệm công dân đã được mở rộng hơn, nhưng chưa bao quát tuyệt đại bộ phận
dân cư.
2
Kết quả khảo sát bằng Google của các tác giả ngày 30-4-2010.
3
Trần Việt Phương - Tài liệu về : Dân chủ, Hà Nội, tháng 9 năm 2008
14
Nấc thứ ba, dân là công dân. Họ là giai cấp tư sản, những đồng minh và
những người ủng hộ giai cấp tư sản hoặc là giai cấp vô sản, công - nông - binh,
những thành viên của xã hội tham gia vào nền dân chủ mang sắc thái giai cấp
rõ rệt.
Nấc thứ tư, dân là nhân dân lao động. Ở nhiều nước, những người lao
động khởi đầu là lao động chân tay, sau bao gồm cả lao động trí óc.
Nấc thứ năm, dân là nhân dân.
Nấc thứ sáu, dân là dân tộc, toàn dân tộc.
Câu hỏi hai, “Ai là chủ và làm chủ như thế nào?”. Lý tưởng dân chủ khi
mới manh nha từ xa xưa, Dân là chủ và làm chủ trên nhiều phương diên: Dân
hiểu biết; Dân khởi xướng; Dân chuẩn bị; Dân thảo luận; Dân quyết định; Dân
thực hiện; Dân kiểm tra; Dân hưởng thụ, trong đó bao hàm cả nghĩa Dân phân
phối. Với nghĩa đó, dân chủ là một công trình đầy bi tráng, cho đến nay chưa
nơi nào thực hiện được đầy đủ.
Làm chủ như thế nào?
Có hai hình thức làm chủ: làm chủ trực tiếp và làm chủ đại diện. Ý
tưởng kết hợp thỏa đáng giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là thành
quả của loài người, không ai phản đối cả. Nhưng vấn đề gì qua đại diện, vấn đề
gì dân tự mình trực tiếp quyết định phải được đưa vào Hiến pháp.
Ngay từ trước Thiên chúa giáng sinh, người ta đã thấy được người uỷ
quyền dễ tha hoá, không còn là người được uỷ quyền mà thành người thoán
quyền. Nghĩa là biến quyền của dân thành quyền của bản thân anh ta, vì lợi ích
của anh ta hoặc một nhóm nào đó. Vì vậy, có vấn đề đặt ra là làm thế nào thực
hiện dân chủ đại diện mà dân không bị mất quyền tự do của từng cá nhân con
người, tự do của từng công dân và tự do của cả cộng đồng quốc gia.
Về phân loại quyền: Có nhiều cách phân loại về quyền con người và
quyền công dân, nhưng phổ biến hơn cả là:
1. Quyền về chính trị: là quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tổ
chức, tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự
do đi bầu cử và không đi bầu cử...
2. Quyền kinh tế, gồm có: (1) quyền của người chủ (người có vốn) được
tự do kinh doanh, tự do lập nghiệp, thuê người làm công, tổ chức và điều khiển
15
các hoạt động kinh tế để thu lợi nhuận; (2) quyền của người lao động: được
quyền lao động, được nhận lương theo mức đóng góp của mình.
Qua nhiều cơ chế thương thảo, người ta cố gắng để quyền kinh tế của
người sử dụng lao động và của người lao động có thể dung hợp được với nhau.
3. Quyền văn hoá (ở đây chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, vì theo nghĩa rộng văn
hoá thấm vào và hiện ra ở cả chính trị, kinh tế, xã hội), là quyền được học tập
để nâng cao khả năng và mở rộng cơ hội việc làm, quyền được tiếp cận và sử
dụng thành quả khoa học công nghệ, quyền được sáng tạo và thưởng thức văn
hoá, quyền giữ gìn và phát huy hệ giá trị văn hoá của mình.
4. Quyền xã hội, là quyền về an sinh xã hội, quyền được sống, được mưu
cầu hạnh phúc, quyền được bảo đảm mức sống tối thiểu của con người theo
khả năng của đất nước, của dân tộc, của gia đình, quyền bà mẹ và trẻ em được
chăm sóc, quyền con người được giúp đỡ khi gặp khó khăn, khi tai nạn lao
động, khi tuổi già.
Vị trí của bốn loại quyền trên được sắp xếp như sau: quyền chính trị là
quyền quyết định; quyền kinh tế là quyền cơ bản, nền tảng; quyền văn hoá là
quyền sâu rộng, bao trùm; quyền xã hội là quyền cao nhất, khó thực hiện nhất.
Có một cách chia khác cũng phổ biến để xem xét, đánh giá các quyền là:
Quyền tự do, là quyền con người được chính là bản thân mình, là quyền không
thể xâm phạm, quyền làm chủ để thực thi các quyền; Quyền đòi hỏi, phần lớn
là quyền xã hội và quyền văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng), người dân được
quyền đòi hỏi nhà nước, đòi hỏi xã hội phải bảo đảm các lợi ích cho mình.
Khởi đầu từ thời cổ Hy Lạp, dân chủ được hiểu là “dân làm chủ” hay
“quyền lực thuộc về nhân dân”. Nền dân chủ được gọi là democracy, tức là
thể chế trong đó người công dân hay dân (demos) cai trị, nắm quyền (kratia).
Nền dân chủ Athens kéo dài khoảng 150 năm, từ năm 479 đến năm 323
trước công nguyên (TCN). Đây là thời kỳ được mệnh danh là thời kinh điển
(classical period) đặt nền tảng cho tư tưởng phương Tây. Nhưng trước đó một
thời gian rất dài, các hình thức gần với dân chủ đã trong quá trình hình thành.
Trường ca Iliad, lưu truyền là của Homer và ra đời khoảng năm 800 TCN, cho
ta suy đoán là chế độ dân chủ đã manh nha có mặt. Không có một nhà vua toàn
quyền quyết định như ở phương Đông, dù là phương Đông của Ấn Độ, Trung
Quốc hay Lưỡng Hà (ngày nay là Iraq). Ở truyện thơ Iliad, Agememnon là
16
lãnh tụ (basileus), nhưng lại phải nghe ý kiến của hội đồng bô lão (council of
elders) gồm thành phần thượng lưu giàu có và lãnh đạo quân sự, cũng như nghị
viện nhân dân (assembly of the commons). Ba trăm năm sau, đến thời
Aristotle, nhiều hình thức dân chủ đã có mặt. Chính vì thế mà ông đã thu thập
tới 158 bản hiến pháp của các quốc gia thành phố ở Hy Lạp để phân loại, phân
tách và phê phán các loại thể chế chính quyền, trong đó có các loại dân chủ.
Như vậy, ngay nghĩa ban đầu của nó, dân chủ đã là một thể chế để cho
nhân dân thực hiện quyền quản lý xã hội của mình. Tại nền dân chủ cổ điển Hy
Lạp, xã hội tôn trọng quyền làm chủ của dân và dân nắm quyền bằng nhiều
hình thức và phương tiện khác nhau.
Theo Aristotle trong quyển The Athenian Constitution, thể chế chính trị
của Athens gồm có 3 thiết chế hợp thành là (a)Hội đồng lập pháp, (b) Hội nghị
công dân và (c) Toà án xét xử. Công dân nam của Hy Lạp có quyền tham gia
vào các thiết chế quyền lực công cộng trên song quyền căn bản của họ là được
nói công khai, được tự do tranh luận trong các cuộc họp của các cơ quan
quyền lực trước khi ra quyết định quản lý4
.
Hội đồng lập pháp (Aeropagus) có trách nhiệm viết hiến pháp, làm luật,
chọn các chức vụ hành pháp và tư pháp mà mọi công dân trên 30 tuổi có tài
sản ở mức do luật định đều có tư cách tham gia. Hội đồng này gồm 500 thành
viên được chọn bằng cách rút thăm (lottery) từ 10 bộ lạc (tribes) mỗi bộ lạc
chọn 50 người và có nhiệm kỳ là một năm. Chức vụ hành pháp cao nhất là 9
Archons. Hội nghị công dân (assembly) gồm các công dân nam, có quyền phủ
quyết quyết định của Hội đồng Aeropagus và là cơ quan độc nhất có quyền
tuyên bố chiến tranh. Một số loại án, toà án xử theo bồi thẩm (jury) thường
khoảng 500 người. Bồi thẩm do 9 người đứng đầu hành pháp và thư ký toà án
lựa chọn, theo lối bắt thăm từ công dân. Năm 487, Nghị hội lại có thêm quyền
tước bỏ quyền công dân trong vòng 10 năm của cá nhân nhằm ngăn chặn các
cá nhân có hành vi chiếm quyền. Nghị hội thường xuyên họp một tháng một
lần. Dĩ nhiên không phải mọi công dân đều tham gia, một phần do bận rộn
công việc, một phần không muốn tham gia. Nền dân chủ Athens vận hành sơ
lược như thế, dù hiến pháp luôn thay đổi trong 150 năm, phản ánh cuộc đấu
4
Cao Huy Thuần: Dân chủ là gì và như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam, Tạp chí. Thời đại mới, số 8, tháng 7/
2006.
17
tranh quyền lực giữa cá nhân và giai cấp thượng lưu muốn nắm quyền và số
đông dân chúng cho đến khi bị đại đế Alenxander tiêu diệt.
Dân chủ là đề tài của nhiều học thuyết nhưng tựu chung nói đến nguyên
tắc về quyền ứng cử và bầu cử của tất cả mọi người dân đến tuổi trưởng thành
nhằm tham gia chính quyền trực tiếp hoặc thông qua đại biểu được bầu chọn;
về tương quan giữa thiểu số và đa số, về nhân quyền, về vai trò tối thượng của
pháp luật không phân biệt đối xử về giai cấp, tầng lớp xã hội, mầu da, tôn
giáo, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Dân chủ là một chế độ trong đó công dân thực sự có quyền chỉ trích,
chất vấn trực tiếp và tự do thiểu số nắm quyền trong thực tế. Tinh tuý của dân
chủ ở Athenes là quyền nói ngang nhau và sử dụng tự do quyền đó trên thực tế.
Giữa ông tướng lĩnh sáng chói Périclès và một người thường, không ai hơn ai
trong quyền nói, ai cũng có thể đề nghị truất ông mà không chút sợ hãi gì5
.
Tư tưởng của Aristotle về chính quyền là một nhà nước dân chủ hạn chế,
thiết chế bằng hiến pháp và pháp luật cho tầng lớp trung lưu. Dân chủ hạn chế
theo nghĩa chỉ có nam công dân, có tài sản, có kiến thức mới được tham gia và
quyết định việc nước. Quan điểm về phụ nữ và nô lệ của Aristotle có thể bị
đánh giá là lạc hậu với suy nghĩ ngày nay chỉ vì trong tất cả những phạm trù về
đạo đức ông không bao giờ nêu vấn đề về nhân phẩm (human dignity) như là
thuộc tính của con người.
Sau đêm trường Trung cổ, tư tưởng và thể chế dân chủ của người Hy
Lạp cổ đại được phục hồi vào thời Phục hưng và phát triển mạnh vào thời kỳ
Ánh sáng ở các nước phương Tây. Quan điểm dân chủ tư sản khởi đầu bằng
luận thuyết của John Locke (1632-1704) về nguồn gốc của sở hữu là từ lao
động, về tự do cá nhân là quyền tự nhiên của con người, đã gạt bỏ vai trò lãnh
đạo tự nhiên của vua chúa và giới thượng lưu. Giai cấp trung lưu trong thời
diễn ra cuộc cách mạng kỹ nghệ chính là giai cấp lao động: chủ, thợ và lao
động trí thức. Sau đó, tư tưởng Aristotle đã có cơ hội ảnh hưởng sâu đậm đến
Montesquieu và Rouseau. Montesquieu là nhà lý thuyết về quyền tự do chính
trị, hiến pháp và pháp luật (1748) mà cống hiến quan trọng nhất là phân quyền
tam lập (hành pháp, lập pháp và tư pháp) dù ông ta vẫn chưa chủ trương xoá
bỏ quyền của vua chúa. Lý thuyết về khế ước xã hội của J.J. Rousseau (1762)
5
Cao Huy Thuần: Dân chủ là gì và như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam, Tạp chí. Thời đại mới, số 8, tháng 7/
2006.
18
coi xã hội là một khế ước giữa đông đảo nhân dân với bộ phận nhỏ cầm quyền.
Rousseau là người đi trước Marx, phê phán thể chế dựa trên tư hữu, và cũng
như Aristotle đặt câu hỏi về giả thuyết coi quyết định của đa số là đúng đắn, và
coi mục đích của chính quyền là bảo đảm tự do, bình đẳng và công lý cho công
dân bất chấp ý kiến của đám đông.
Từ sau Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân của Pháp (1789)
và Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) dân chủ chủ yếu được hiểu là một cách
thực hành quyền lực, thể thức cai trị đất nước (khác với thời quân chủ phong
kiến). Từ đây có các hình thức dân chủ đại diện (qua quốc hội), dân chủ trực
tiếp (bầu tổng thống) và dân chủ lập hiến (quy định các quyền dân chủ khác).
Nước Mỹ tự hào với câu nói bất hủ của Lincoln "quyền của dân, do dân và vì
dân" nhưng đâu là "quyền", đâu là "dân", quyền của ai, dân thế nào? Các nhà
lập quốc Hoa Kỳ đã phải giải quyết vấn đề trong cả hai vế: người nắm quyền
thực sự không phải là dân mà là đại diện của dân; đại diện đó không bị ràng
buộc về pháp lý phải hỏi han ý kiến gì của dân giữa hai bầu cử.
Từ thế kỷ XVIII đến nay, dân chủ thường đi liền với khái niệm tự do,
bình đẳng và cai trị bằng luật pháp. Từ đó đi đến phạm trù các quyền tự do cơ
bản: Quyền sống; Quyền tự do; Quyền học tập; Quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở
Mỹ và sau này các cơ quan Liên hợp quốc thường hay nhấn mạnh các quyền
này. Ở Pháp nói riêng, các nước khác nói chung (tất nhiên các nơi này đều
theo cách xây dựng nhà nước pháp quyền) khi nói tới dân chủ, đều nói tới:
Quyền phổ thông đầu phiếu; Quyền tự do công dân: mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật; Mỗi người đều có quyền tự trách nhiệm với bản thân, đó cũng
coi là tự do cá nhân.
Có nơi nhấn mạnh khía cạnh văn hoá của dân chủ, coi dân chủ như là
một loại hình quan hệ văn hoá giữa con người và con người. Theo cách tiếp
cận này, khi nói tới dân chủ là bao hàm nói luôn tới bình đẳng, tự do và phẩm
giá nhân cách (người khác tôn trọng mình và mình tôn trọng người khác).
Dân chủ và trình độ phát triển dân chủ phụ thuộc vào trình độ phát triển
của kinh tế, dân trí và văn hoá, đồng thời chịu ảnh hưởng của truyền thống
cộng đồng dân cư, dân tộc. Dân chủ không phải là đặc sản của phương Tây mà
còn là một nội dung và giá trị cơ bản của văn hoá nhân loại, có cả ở phương
Đông. Dân chủ phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống văn hoá dân tộc. Kinh
19
nghiệm lịch sử cho thấy, chưa bao giờ có thể đem áp dụng một mô hình dân
chủ nào đó làm mô hình chung cho tất cả các quốc gia mà không tính đến các
đặc điểm riêng của mỗi dân tộc.
Mặt khác, không nên nhấn mạnh tính đặc thù quá đáng của dân chủ để
phủ nhận yếu tố thể chế và các giá trị, chuẩn mực chung giữa các nền dân chủ
khác nhau. Cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela, trong quyển sách tự
truyện "Con đường dài đưa đến tự do" đã viết về hình thức thuần tuý và cơ
bản nhất của dân chủ: "Bất cứ ai muốn phát biểu đều có thể nói. Đó là dân chủ
trong hình thức thuần tuý nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng đẳng cấp
giữa vị trí quan trọng của người phát biểu này với người kia, nhưng dù là lãnh
tụ hay dân thường, tướng tá hay thầy thuốc, buôn bán hay nông dân, địa chủ
hay tá điền, người nào cũng được nói... Chính đó là nền tảng của tự chủ: tất cả
mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng
như là công dân". Đó là truyền thống dân chủ mà ông Mandela chứng kiến lúc
còn nhỏ trong cộng đồng xã hội của ông. "Con đường dài đưa đến tự do" của
ông đã bắt đầu, không phải từ quan niệm tự do của Tây phương, mà từ một
quan niệm tự do của chính quê hương ông. Cũng như vậy khi soạn thảo Hiến
pháp cho Ấn Độ vừa độc lập, Thủ tướng Nehru đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của khoan dung trong truyền thống của vua Ashoka và vua Mông Cổ Akbar.
Cũng cần phải xét dân chủ trong quan hệ với các khái niệm khác: dân
chủ và tự do, dân chủ và pháp luật... Dân chủ với tính cách là một thiết chế nhà
nước, dân chủ với tính cách là một giá trị; rồi dân chủ kinh tế, dân chủ chính
trị, dân chủ xã hội, dân chủ văn hoá...
Khái niệm dân chủ có liên quan đến khái niệm tự do. Hai khái niệm này
rất gần nhau nhưng lại có những điểm khác nhau. Tự do thường được hiểu là
không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán ở trong việc làm và ở trong hoạt động
chính trị - xã hội. Còn tại Điều 4 của “Tuyên ngôn về nhân quyền và dân
quyền” của Cách mạng Tư sản Pháp năm 1789 có ghi: “Tự do có nghĩa là có
thể làm mọi điều không gây hại cho người khác”. Như vậy, việc thực hành các
quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên
khác của xã hội được hưởng các quyền đó; các giới hạn này chỉ có thể do luật
pháp quy định”. Theo Tuyên ngôn: “Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều mà
pháp luật không cấm”.
20
Như vậy, “dân chủ” và “tự do” là 2 khái niệm rất gần nhau, nhưng dẫu sao
chúng cũng có nghĩa khác nhau: dân chủ là dân làm chủ, là mọi người dân đều
được làm chủ cuộc sống của mình và của cộng đồng, được làm mọi điều mà pháp
luật không cấm; mọi người đều được bình đẳng tham gia bàn bạc và quyết định
những công việc chung của cộng đồng. Còn tự do là được làm mọi điều mà pháp
luật không cấm. Khái niệm dân chủ rộng hơn khái niệm tự do, hàm chứa khái
niệm tự do. Có thể vì thế mà nhiều khi hai khái niệm này được coi là đồng nhất.
Từ khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, chính cuộc đấu tranh không ngừng của
nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự với các nhà cầm quyền và giới doanh
nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia đã dần dần hình thành nên một sự đồng thuận
xã hội về chính trị, đạo đức và luật pháp mới dựa trên các giá trị: bảo vệ môi
trường tự nhiên, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội, an sinh và phúc lợi xã
hội... Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển và mở rộng hội nhập quốc tế,
dân chủ gắn liền với các giá trị và chuẩn mực chung về quản trị doanh nghiệp và
quốc gia văn minh là công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Khái niệm dân chủ trong quan hệ với mặt đối lập của nó và với các khái
niệm khác. Mặt đối lập của dân chủ là chuyên chế, độc tài. Nói đến dân chủ
người ta còn phê phán những dạng tồn tại không chính đáng hoặc thiếu chuẩn
mực của nó là dân chủ hình thức và dân chủ quá trớn. Dân chủ hình thức là
giả dân chủ, là hình thức dân chủ thiếu hoặc không có nội dung. Dân chủ quá
trớn thực ra là một khái niệm rất khó làm rõ nội hàm, có hàm ý chỉ hình thức
dân chủ vượt quá mức độ cho phép của chủ thể quyền lực, nó không quản lý
được hoặc không có sự tập trung.
1.1.2. Dân chủ phương Đông
Có nhà nghiên cứu cho rằng, có tư tưởng dân chủ phương Đông. Song
do tính chất về quan hệ sở hữu và sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương
Đông không sâu sắc như ở phương Tây nên hình thức dân chủ sơ khai xuất
hiện ở phương Đông sớm hơn, nhưng tồn tại dưới dạng sơ khai lâu hơn. Các
nước phương Đông thời phong kiến, trong đó có Việt Nam, quần chúng lao
động chủ yếu là nông dân, có kinh tế riêng nhưng hầu như không có quyền sở
hữu ruộng đất. Điều đó ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh xã hội của nông dân
và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng dân chủ.
21
Về chính trị, tư tưởng dân chủ cao nhất của nông dân là bạo động chống lại
chế độ chuyên chế, lật đổ bọn bạo chúa, quan tham, cường hào với ước mơ một xã
hội công bằng có vua sáng, tôi hiền. Tư tưởng đó được đúc kết trong những câu ca
dao như: Được làm vua, thua làm giặc; Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế
lại ra quét chùa; Thà rằng bao động bất lương, Còn hơn chết đói nằm đường thối
thây... Tư tưởng dân chủ đó chỉ dừng lại yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài
sản kiểu chủ nghĩa bình quân về kinh tế bằng bạo động chính trị. Nó có mặt chính
đáng và tích cực trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế, chống những bất
công của xã hội phong kiến, nhưng cũng bộc lộ sự bất lực của người nông dân
trong sự nghiệp tự giải phóng mình trong các nước châu Á giai đoạn đầu.
Ở Việt Nam trong xã hội phong kiến, tư tưởng dân chủ ít nhiều phản ánh
trong quan hệ “làng, xóm” mà nhiều khi phép vua còn phải thua. Đó là mối
quan hệ tương đối bình đẳng giữa các thành viên trong việc chia ruộng đất
công và trong các sinh hoạt cộng đồng, trong sự tôn trọng người già bất cứ
thuộc đẳng cấp nào, trong việc thừa nhận vai trò to lớn của người mẹ và người
phụ nữ trong đời sống gia đình và làng xã. Trong bộ luật Hồng Đức (thế kỷ
XV và được áp dụng lâu dài đến cuối thế kỷ XVIII) đã luật pháp hoá một số
nội dung mang tính chất dân chủ công xã: trừng trị nghiêm khắc những hành
động vô cớ giết người, ức hiếp dân lành, hình thức tuyển quan lại qua thi cử...
Trong cuộc kháng chiến chống Bắc thuộc giữ nước (thời phong kiếnĐ,
các vương triều tiến bộ đã nhận thấy vai trò của nhân dân, mối quan hệ gắn bó
giữa lợi ích của mình với lợi ích chung của dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã khẳng
định, “chúng chí thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước);
nguyên nhân của thắng lợi là do vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước
nhà chung sức. Nhà Trần đã mở Hội nghị Diên Hồng để cùng với các bô lão
bàn kế đánh giặc; chủ trương “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.
Nguyễn Trãi đã ví dân như nước, có thể đẩy thuyền và lật thuyền...; mong
muốn làm sao “nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than...”.
Đây là những tư tưởng dân chủ gắn liền với sự nghiệp hào hùng bảo vệ đất
nước, giữ gìn độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến.
1.2. Dân chủ Âu - Mỹ hiện đại
Trong các nước dân chủ Âu - Mỹ hiện đại có nhiều loại hình dân chủ khác
nhau. Hiện nay, hai loại hình chính là dân chủ tân tự do và dân chủ xã hội.
22
Dân chủ tân tự do phát triển từ dân chủ tự do của các thế kỷ XVII,
XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, lan rộng ra từ nửa sau thế kỷ XX, với nguyên
tắc tự do cá nhân, đặc biệt là tự do kinh doanh làm giàu, thu lợi về kinh tế, là
quyền thiêng liêng không thể xâm phạm. Từ Âu - Mỹ, dân chủ tân tự do tràn ra
nhiều nước, và vào các nước đang phát triển, với những nét nổi bật: thêm thị
trường, bớt nhà nước, giải quy chế hoá, tư nhân hoá. Dân chủ tân tự do không
thành công mà vẫn lấn tới, nó đào sâu, mở rộng khoảng cách giàu nghèo, mà
không mang lại sự phát triển bền vững.
Dân chủ xã hội có thành tựu ở Bắc Âu và cũng đang lan rộng trong cánh
tả ở châu Âu, gần đây trong cánh tả ở châu Mỹ La tinh, theo nguyên tắc kết
hợp tự do cá nhân với đoàn kết xã hội.
Tuy có khác nhau, song dân chủ tân tự do và dân chủ xã hội có những
điểm giống nhau. Hiện nay, hai loại dân chủ này đang lan rộng ra trên thế giới.
Cách tổ chức và vận hành của nền dân chủ Âu - Mỹ:
Cách tổ chức và vận hành của nền dân chủ này đã có hơn 300 năm, đến
nay, về cơ bản vẫn giữ nguyên với 5 đặc trưng:
1. Bầu cử phổ thông, tự do và kín. Một số nước hạn chế người nhập cư
(nhập cư sau thời gian từ 3-5 năm mới có thể được tham gia bầu cử). Trong bầu
cử phổ thông, mỗi người một phiếu ngang nhau. Trước đây có thời có loại lá
phiếu của một số người có giá trị gấp ba đến năm lần lá phiếu của người khác.
2. Lập các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, cân
bằng quyền lực, kiểm tra lẫn nhau, phối hợp cùng nhau, không có độc quyền.
Ba nhánh quyền lực phổ biến là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong
thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên nêu 5 nhánh quyền lực, thêm kiểm tra và giáo
dục, nhưng không được chấp nhận rộng rãi, cuối cùng vẫn là lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Tư pháp là nhánh quyền lực ra đời muộn nhất, nhưng lại là nhánh
quyền lực được lòng dân nhất, bởi vì nó bảo vệ dân, trị người nào vi phạm quyền
của dân; và nhiều lúc, quyền lực tư pháp bênh dân, chống lại lập pháp và hành
pháp. Tuy rằng đứng về quyền lực thực, tư pháp ít thực quyền hơn cả.
3. Nhà nước pháp quyền là nhà nước của pháp quyền; không phải pháp
quyền của nhà nước. Rất tai hại nếu làm cho pháp quyền trở thành pháp quyền
của nhà nước, mà nhà nước lại nằm trong tay một giai cấp thống trị hoặc một
23
nhóm người. Khi đó không phải tôi ở dưới pháp quyền, tôi của pháp quyền mà
là pháp quyền của tôi.
Theo tư tưởng dân chủ, hệ thống pháp luật tốt nhất là hệ thống luật pháp
thể chế hoá và bảo vệ các quyền của công dân và các quyền của con người.
Nền dân chủ Âu - Mỹ này không cần quy định quyền và nghĩa vụ, bảo đảm sự
tương ứng giữa hai bên. Định rõ quyền thì nghĩa vụ từ đó mà ra. Định rõ quyền
là đã định rõ nghĩa vụ (không phải vì tôi có nghĩa vụ thì tôi mới có quyền, như
là sự đền bù, sự trả công cho nghĩa vụ). Quyền của người này là nghĩa vụ của
người khác. Trong sự giới hạn ấy có lợi ích chung của cả cộng đồng, từng cá
nhân tự do phải tự kiềm chế để trở thành công dân vì lợi ích của cả cộng đồng.
Đây vừa là quyền của công dân, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân.
Pháp luật thể chế hoá và bảo vệ các quyền của công dân và các quyền
của con người, đó chính là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên đã hơn 300 năm
nhưng các nước Âu - Mỹ chưa thể hoàn chỉnh được hệ thống pháp luật dân chủ
như thế.
Về luật pháp, co hai nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc đối với dân khác
nguyên tắc đối với công chức và những người làm việc cho nhà nước. Dân
được làm mọi việc pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm một số không
nhiều những điều vi phạm trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Quan chức,
công chức chỉ được làm những điều pháp luật cho phép. Dân chỉ uỷ quyền một
cách hạn chế, không uỷ toàn quyền cho bất cứ một tổ chức nào và chỉ uỷ
quyền trong một thời gian ngắn thôi.
4. Đặc trưng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ Âu - Mỹ là đa đảng.
Có đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền, có đảng đối lập hoặc
các đảng đối lập. Đó là một thiết chế cơ bản để đảm bảo dân chủ thực sự và
nhà nước pháp quyền, tránh độc quyền, độc đảng, bảo đảm tính chất luân phiên
từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác; có sự mới mẻ, chống già cỗi, trì trệ... Đa
đảng là một cơ chế để cho người thắng cử chỉ được làm đại diện ngắn hạn, có
một lực lượng đối trọng khiến lực lượng cầm quyền không tha hoá hoàn toàn
được. Phương Tây nhấn mạnh, không có đa nguyên đa đảng là không có dân
chủ, không có nhà nước pháp quyền.
5. Muốn có dân chủ, có nhà nước pháp quyền thực sự thì ngoài đảng đối
lập, còn phải có một lực lượng đối trọng, thậm chí đối quyền. Các đối quyền quan
24
trọng nhất là: các phương tiện thông tin đại chúng (ở Mỹ gọi là nhánh quyền lực
thứ tư, báo chí có khi lật đổ tổng thống); nhà nước phải phục vụ xã hội dân sự (xã
hội dân sự phải độc lập với nhà nước, là đối tác bình đẳng với nhà nước); các
nhóm lợi ích (không phải các đảng chính trị) trong xã hội Âu- Mỹ hoạt động theo
luật công khai, vì thế có hoạt động lobby (là hoạt động vận động hành lang)
đương nhiên cũng có nhiều hoạt động mờ ám, bí mật, trong vòng xã hội đen).
Phê phán khuyết tật thiết kế và những méo mó trong vận hành của nền
dân chủ Âu - Mỹ:
1. Có những người có khả năng hơn người khác để được bầu làm đại
diện, đó là: giàu có, có lực lượng kinh tế, có học thức, thành thạo trong các
hoạt động chính trị, hoạt động cầm quyền; nhiều trường hợp, họ thuộc tầng lớp
“danh gia vọng tộc”. Trong 12 nước cộng đồng châu Âu có 6 vương quốc.
Những người trong hoàng tộc vẫn còn ánh hào quang và có lợi thế khi ứng cử.
Tầng lớp này còn được gọi là “giai cấp chính trị”; họ nắm đảng cầm quyền và
đảng đối lập. Muốn ứng cử phải có một số tiền lớn để có thể lấy được hàng
nghìn chữ ký ủng hộ của cử tri (số lượng người ủng hộ tuỳ thuộc quy định của
từng nước). Việc hình thành giai cấp chính trị đã phá tận gốc rễ nền dân chủ và
hoạt động dân chủ.
2. Nhà nước pháp quyền ở dưới luật, quản lý xã hội theo pháp luật và
bằng pháp luật. Nhưng trong nhiều trường hợp có sự đảo ngược: nhà nước
pháp quyền trở thành pháp quyền của nhà nước. Tất cả hoạt động của nhà
nước, cả đối nội, đối ngoại, cơ bản nhằm phục vụ một nhóm lợi ích lớn nào đó
mang danh dân tộc. Nếu khôn khéo, sáng suốt thì có khi làm cho lợi ích của
nhóm lợi ích gặp lợi ích của dân tộc. Khi đó, chính quyền được hoan nghênh
và giành được sự ủng hộ; nhưng động cơ của họ lại không vì lợi ích dân tộc,
mà vì nhóm lợi ích của họ. Sự đảo lộn này làm cho dân mất quyền.
3. Khuyết tật của tam quyền phân lập, phân quyền và tản quyền là không
ở đâu thực hiện tốt và lâu dài được như thiết kế. Sau khi phân lập, không thực
hiện được sự cân bằng và sự phối hợp cùng nhau. Việc kiểm tra lẫn nhau có tính
chất giành giật để bành trướng thế lực của mình. Ở đây đã có những thiết kế
khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Ví dụ, có thiết kế lập pháp là nhánh quyền
lực quyết định. Ngược lại, có thiết kế lại coi người đứng đầu hành pháp là người
quyết định. Sự kiểm tra lẫn nhau buộc lập pháp có thể không thông qua những
25
đề nghị của hành pháp, hoặc có thể buộc hành pháp phải làm một số việc khiến
cho hành pháp giảm bớt quyền lực. Đến khi nào giữa lập pháp và hành pháp
mâu thuẫn gay gắt thì người đứng đầu hành pháp có quyền giải tán Quốc hội để
bầu cử lại.
Từ những khuyết tật của thiết kế đòi hỏi chung ta tìm cách xử lý, nhưng
cũng chưa đạt như kỳ vọng. Cả ba nhánh quyền lực đều không ít lần vi hiến.
Hiến pháp là nguyện vọng của nhân dân, là tiếng nói của nhân dân. Cách tốt
nhất là lập Toà án hiến pháp, có quyền giải thích và bảo vệ Hiến pháp. Nhưng
trong Hội đồng Hiến pháp (hay Toà án Hiến pháp), các đảng chính trị lại mâu
thuẫn, đấu tranh chống lại nhau.
4. Một khuyết tật nữa trong thiết kế là không kết hợp được dân chủ trực
tiếp và dân chủ gián tiếp. Do không trung thành với dân chủ, không thực hiện
các nguồn lực để đảm bảo dân chủ, nên đã hạn chế quyền dân chủ.
5. Về tản quyền và phân quyền. Trong các nước liên bang, luôn có mâu
thuẫn giữa bang và liên bang. Hiến pháp Mỹ chú ý xử lý mối quan hệ giữa
bang và liên bang. Các bang đều muốn quyền của mình lớn, còn quyền dành
cho liên bang ít. Đến nay vẫn chưa thống nhất được vấn đề này.
6. “Khủng hoảng về hình thức đảng chính trị”. Các đảng chính trị hiện
đại được chia theo nhiều cách, nhưng cách được chú ý hơn cả là chia làm hai
loại đảng: Một là, đảng của tầng lớp tinh hoa. Trong đảng này, đảng viên chỉ
là những người đi theo tầng lớp tinh hoa, ủng hộ, bảo vệ cho tầng lớp tinh hoa
trong giai cấp chính trị cầm quyền; Hai là, đảng quần chúng, là đảng có đông
đảng viên, ủng hộ, bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng, đồng thời tích cực
hoạt động vì đảng.
Các loại đảng này đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, thể hiện việc mất
dân chủ, vì “không làm được chức năng khai sinh ra mình”, chỉ đại diện cho lợi
ích của một nhóm nắm thực quyền trong đảng; về mối quan hệ trong nội bộ
đảng, tức là môi quan hệ giữa đảng viên và bộ phận tinh hoa, kể cả trong loại
đảng quần chúng, thì bộ phận tinh hoa thường lấn át, tiếm quyền của đông đảo
đảng viên.
Trước thực trạng ấy, gần đây một số Đảng Cộng sản và một số đảng tiến
bộ ở phương Tây có ý định thành lập một hình thức mới đại diện chính trị hiện
đại hơn hình thức đảng chính trị hiện nay. Đó là một tổ chức dân chủ đồng
26
thuận liên tầng lớp, liên giai cấp, ưu tiên quan hệ ngang, không ưu tiên quan hệ
dọc; là đảng chính trị đổi mới của thế kỷ XXI.
Tóm lại, nền dân chủ Âu - Mỹ hiện đại còn nhiều khuyết tật thiết kế.
Những “thủ đoạn” trong vận hành hoạt động chính trị như mị dân, xảo trá,
huyênh hoang... thì rất nhiều. Tất nhiên, họ không hoàn toàn giả dối, trên một
số khía cạnh nào đó, họ đã thực hiện dân chủ rất tốt, ví dụ về an sinh xã hội.
Việt Nam cần phải học tập. Vừa qua, các nước Âu - Mỹ có một số cải cách dân
chủ, cải cách nhà nước:
Về kinh tế: Nhà nước đương đại không nắm trực tiếp về kinh tế và sản
xuất, can thiệp bằng hành chính vào hoạt động của dân và doanh nghiệp; chú ý
hơn đến chức năng tạo thuận lợi cho thị trường và giữ ổn định vĩ mô; hướng
dẫn nền kinh tế hội nhập quốc tế mà vẫn giữ vững được độc lập tự chủ và định
hướng quốc gia.
Đối với xã hội và các vấn đề xã hội: Nhà nước vẫn đảm nhận chức năng
quan trọng là nhà nước phúc lợi chung, nhà nước “đấng cứu thế”; đồng thời
chia sẻ nhiệm vụ xã hội ấy với khu vực tư nhân và với nhân dân bằng nhiều
hình thức: Uỷ nhiệm cho tư nhân làm một số việc của nhà nước nhưng nhà
nước vẫn chịu trách nhiệm trước dân; hợp đồng với tư nhân; huy động nguồn
tư nhân bằng quan hệ đối tác; tự quản cộng đồng... Song hiện nay, tất cả các
nước đương đại trên thế giới đều gặp khó khăn lớn về bảo hiểm xã hội và an
sinh xã hội; có nước đang đứng trước vấn đề nan giải, thậm chí có chính phủ
đã sụp đổ, phần lớn vì vấn đề này (Đức).
Trực tiếp đối với dân: Nhà nước đương đại tuyên bố nhiều về thực thi
dân chủ nhưng chỉ làm được ở chừng mực nào đó; làm đúng hơn dân chủ đại
diện, đề cao hơn dân chủ trực tiếp; tăng cường vai trò của nhân dân trong
hoạch định luật lệ của nhà nước; phát huy sự kiểm tra, kiểm soát của nhân dân
đối với các cơ quan hành chính và công chức; thực hiện công khai , minh bạch
trong hoạt động của chính quyền, đòi hỏi nghiêm ngặt trách nhiệm báo cáo,
giải trình của cơ quan hành chính và công chức định kỳ hoặc bất thường trước
nhân dân; đặt quan hệ đối tác bình đẳng được luật hoá với xã hội dân sự, với
các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể, các hội.
Trong nội bộ nhà nước: có những cố gắng cải tiến, sửa đổi một số khuyết
tật thiết kế cơ bản đã có từ hơn ba thế kỷ nay như, chế độ bầu cử, chế độ đảng
27
cầm quyền và đảng đối lập; quan hệ giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư
pháp; tản quyền và phi tập trung hoá; vai trò thực sự của người dân... Tuy
nhiên, trên các lĩnh vực này chưa có kết quả đáng kể. Nhiều chục năm nay, nổi
lên vấn đề làm tinh gọn bộ máy nhà nước, đặc biệt là phòng chống tham nhũng
được coi là một quốc nạn của từng nước.
1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ và đoàn kết
thống nhất trong Đảng
1.3.1. Quan điểm của Mác và Ăngghen
Quan điểm cơ bản của Mác và Ăngghen là thực hiện một nền dân chủ
đích thực, nền dân chủ của chủ nghĩa cộng đồng (chủ nghĩa cộng sản), khác
với tất cả các loại hình dân chủ trước đó. Nếu đạt được nền dân chủ như thế là
hết dân chủ, hết nhà nước, lúc đó không cần đến dân chủ nữa. Trong khi
nghiên cứu, Mác bác bỏ tổng thể nền dân chủ phương Tây, nhưng có tham
khảo từng điểm, từng phần của nền dân chủ đó. (Mác và Ăngghen sống trong
nền dân chủ Tây Âu khoảng giữa và cuối thế kỷ XIX).
Hiểu biết sâu sắc sự vĩ đại của nền dân chủ và văn hoá Hy Lạp cổ đại,
Mác và Ăngghen biết kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Tây
Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX trong quá trình xây dựng và phát triển học
thuyết của mình. Hai ông là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ
bản về những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản,
trong đó có dân chủ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mác-Ăngghen, tổ chức
"Đồng minh những người cộng sản" và "Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc
tế I)" được thành lập và đã thể hiện các nguyên tắc đó trong thực tiễn. Năm
1845, Ăngghen đã chỉ ra, dân chủ đã trở thành nguyên tắc của giai cấp vô sản,
chính đảng của giai cấp vô sản các dân tộc khi liên kết với nhau hoàn toàn có
quyền viết chữ “dân chủ” lên lá cờ của mình. Sau đó, khi nói đến “Đồng minh
những người cộng sản”- chính đảng của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới,
Ăngghen nhấn mạnh tới biện pháp giám sát dân chủ: “Bản thân tổ chức đã hoàn
toàn dân chủ, các uỷ viên do bầu ra và có thể bãi miễn bất cứ lúc nào”, điều lệ
của Đảng chuyển cho các chi bộ thảo luận và do đại hội đại biểu của Đảng
thông qua, đời sống trong Đảng “tất cả phải tiến thành theo chế độ dân chủ”.
Mác và Ăngghen đã đề xướng dân chủ trong đảng và quán triệt tư tưởng
đó trong Điều lệ của "Đồng minh những người cộng sản". Đảng phải là một
28
đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ; các cơ quan lãnh đạo của đảng phải
được bầu cử một cách dân chủ và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu họ
không hoàn thành được nhiệm vụ của tổ chức trao cho; Đảng phải là một khối
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức... Về công tác tổ chức - cán bộ của
Đảng, Mác- Ăngghen đánh giá cao một số quy định của Công xã Paris như:
Chọn lựa cán bộ bằng phổ thông đầu phiếu và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc
nào, không có trường hợp ngoại lệ; lương được trả ngang nhau, để phòng ngừa
tình trạng chạy chọt chức vị và chủ nghĩa thăng quan phát tài; thi hành chế độ
uỷ nhiệm tuyệt đối đối với các đại biểu được bầu vào các cơ quan đại biểu; xoá
bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi thường gắn với chức vụ nhà nước khiến họ khỏi
quan liêu hoá, biến chất...6
Mác-Ăngghen đã không ngừng đấu tranh để xây dựng và củng cố sự
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức đội ngũ đảng, coi đó là điều kiện
để có dân chủ trong đảng. Đấu tranh kiên quyết chống lại những phần tử cơ hội
và những người vi phạm kỷ luật của đảng, hai ông đã vạch trần quan điểm
chống chủ nghĩa xã hội và bọn cơ hội thâm nhập vào Quốc tế cộng sản, không
tôn trọng kỷ luật của đảng, mưu toan phá hoại đảng, xây dựng một tổ chức bí
mật, đầy âm mưu trong Quốc tế cộng sản. Mác- Ăngghen cho rằng, những
phần tử phá hoại từ bên trong mới cực kỳ nguy hiểm cho đảng, nguy hiểm hơn
những phần tử bên ngoài đảng.
Mặc dù đã nói đến vai trò chiến lược của chuyên chính vô sản và bạo lực
cách mạng song về cuối đời mình, cả Mác và Ăngghen đều nhấn mạnh tới hình
thức chính trị dân chủ như một sách lược cách mạng không thể bỏ qua; phổ
thông đầu phiếu không chỉ là một cách thức để bầu chọn được cán bộ xứng
đáng trong nội bộ, mà còn là cái Đảng cộng sản cần tận dụng làm với xã hội để
có thể giành chính quyền một cách hòa bình7
.
Mác và Ăngghen đã chỉ rõ tầm quan trọng của đoàn kết. Giai cấp vô sản
muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình phải đoàn kết. “Tuyên ngôn
của đảng cộng sản” năm 1848 đã viết: “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”. Tư
tưởng đoàn kết được Mác và Ăngghen bổ sung qua tổng kết thực tiễn, đặc biệt
là sự kiện Công xã Pari 1871. Giai cấp vô sản không chỉ đoàn kết trong nội bộ
6
C.Mác và Ph. Ăngnghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, H.1970, t1, tr.583.
7
Xem: GS Tương Lai: Với Các Mác, cuộc sống là dòng chảy luôn vận động,
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/05/567827/>
29
giai cấp mình, mà còn phải đoàn kết, liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác,
nhất là giai cấp nông dân. Mác chỉ rõ, trong tất cả các quốc gia, nếu không có
được sự đoàn kết liên minh với giai cấp nông dân thì bài “đơn ca” của giai cấp
công nhân sẽ trở thành bài “ai điếu”.
Nhìn chung vào thời của Mác và Ăngghen, trong điều kiện các đảng
cộng sản mới ra đời và chưa được cầm quyền, dân chủ, đoàn kết mới chỉ là
một tư tưởng và biện pháp tổ chức, chưa thực sự trở thành một nguyên tắc và
thể chế điều chỉnh trong sinh hoạt và hành động của đảng.
1.3.2. Quan điểm của V.I.Lênin
V.I.Lênin xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện của nước Nga đã nêu ra
quan điểm giai cấp vô sản phải biết sử dụng chế độ dân chủ thực sự như một
phương thức đấu tranh giành chính quyền và quản lý xã hội:
"Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn
là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt
để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà
gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ"(1)
.
Theo Lênin, dân chủ thực chất hay “dân chủ thuần tuý” không phải là chế độ
cai trị, quản lý áp đặt mà chính là một chế độ hoà bình, tự do, bình đẳng xã hội:
"Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao
hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa"(3)
. Dân chủ nói một cách cụ
thể, là: (1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; (2) Tự do chính trị
cho mọi công dân; (3) Quyết định theo đa số của mọi công dân; (4) Quyết định
bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hoà bình hoặc dân chủ thuần
tuý v.v8
..
Nói cách khác, dân chủ thực chất là một cách thức tổ chức xã hội, tôn
trọng quyền và giá trị tự do, bình đẳng, hoà bình. Chúng tôi nhất trí với bình
luận sau đây về chế độ dân chủ của Lênin:
“Quan niệm về dân chủ trên đây của V.I.Lênin không những không mâu
thuẫn với các quan niệm tiến bộ về dân chủ trong lịch sử tư tưởng nhân loại
mà còn là bước kế thừa và phát triển trong điều kiện mới, tức là trong điều
kiện cần phải giáo dục cho giai cấp công nhân và đảng của nó hiểu được bản
8
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.CTQG, t.39, tr.515-517.
30
chất của dân chủ và nhiệm vụ của mình trong quá trình thiết lập một nền dân
chủ mới, nền dân chủ XHCN. Để có nền dân chủ XHCN, giai cấp công nhân
và đảng của nó không chỉ giác ngộ về "dân chủ" mà phải xây dựng một "chế
độ dân chủ". Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát
triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v.. Đó là một
trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu tranh vì cách mạng xã hội”9
.
Nhìn thấy những khiếm khuyết của thể chế dân chủ tư sản, Lênin trăn trở
tìm tòi một mô hình mới thực sự dân chủ hơn do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ
thực tế tồn tại ngắn ngủi của mô hình tổ chức Công xã Pari được Mác-
Ăngghen đánh giá cao, Lênin tìm ra mô hình thể chế nhà nước dân chủ Xô-
viết: công - nông - binh, sau này được áp dụng trong Cách mạng năm 1905 -
1907 và Cách mạng Tháng Mười Nga. V.I.Lênin cho rằng, Xô-viết, tựu trung
là một hình thức và một kiểu chế độ dân chủ vô cùng cao hơn, chính là vì do
chỗ nó tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt
chính trị, nên đó là cơ quan gần dân nhất10
.
Theo những phác thảo ban đầu về một nhà nước Cộng hoà Xô-viết, nhân
dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước thông qua các Xô-viết. Ở
trong các Xô-viết, nhân dân tự quyết định luật lệ, tự thi hành các luật lệ đó và
tự xét xử những ai vi phạm luật lệ của Xô-viết. Muốn vậy, "Cần xây dựng
ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần
chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà
nước, không có "sự giám sát" từ trên, không có quan lại"11
. Các cấp trên của cơ
sở sẽ là đại biểu các Xô-viết cho đến Xô-viết tối cao. Để cho hệ thống các Xô-
viết hoạt động được phải thực hiện một số nguyên tắc như: Bầu cử và bãi miễn
các cơ quan lãnh đạo các Xô viết (các đại biểu); thiểu số phục tùng đa số,
nguyên tắc tập trung dân chủ... Thế nhưng, ý tưởng về một chính quyền cơ sở
hoàn toàn tự quản, không có sự giám sát từ trên xuống chưa phù hợp với hoàn
cảnh thực tế của nước Nga nên chưa thể xoá bỏ nguyên tắc tập trung, thống
nhất của một nền hành chính công cùng thời.
Chế độ, thể chế dân chủ nhà nước vô sản - sau này gọi là nhà nước
chuyên chính vô sản hay nhà nước XHCN, đã được xây dựng từ lý luận nhưng
9
Phan Xuân Sơn: Quan điểm của V.I Lênin về chế độ dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ, Tạp chí Cộng sản
điện tử, số 7(199), 2010. <http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=12438450>
10
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.CTQG, t.35, tr.126-127.
11
V.I.Lênin: Sđd, t.31, tr. 336-337.
31
trong thực tế, nó vẫn chưa đạt tới trạng thái mong muốn là “thực sự dân chủ”
hay “dân chủ gấp triệu lần” nền dân chủ tư sản. Tại sao giai cấp công nhân và
đội tiền phong của nó là những người cộng sản Nga chưa đi tới mục tiêu dân
chủ của mình? Có nhiều nguyên nhân cản trở, kìm hãm họ trên con đường này,
trong đó có những nguyên nhân chủ quan của giai cấp lãnh đạo như: năng lực
và trình độ tổ chức, quản lý nhà nước yếu kém; bệnh “kiêu ngạo cộng sản”;
bệnh quan liêu, giấy tờ; tham nhũng... Muốn sửa chữa những khiếm khuyết,
yếu kém của bộ máy nhà nước theo mô hình Xô- viết và thực hiện thành công
chế độ dân chủ thì giai cấp lãnh đạo phải được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ của V.I. Lênin
Kết hợp chế độ dân chủ với chế độ tổ chức tập trung, V.I. Lênin đã đề ra
một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đảng kiểu mới- nguyên tắc tập trung
dân chủ (демократический централизм) - được nêu ra trong Hội nghị I của
những người Bôn-sê-vich, năm 1905, và tại Đại hội IV của Đảng Công nhân
dân chủ - xã hội Nga, năm 1906. Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng
Đảng Cộng sản Liên Xô, được ghi trong Điều lệ của Đảng và Điều lệ của Quốc
tế cộng sản.
Tại Đại hội II Quốc tế cộng sản, khi nói về điều kiện để kết nạp vào
Quốc tế cộng sản, V.I.Lênin nêu rõ: "Các đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải
được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ”; đồng thời chỉ ra những nội
dung chủ yếu của nguyên tắc đó. Nguyên tắc này đã trở thành điều lệ của Quốc
tế cộng sản (Đại hội II năm 1920). Đến Đại hội IV (còn gọi là Đại hội thống
nhất) của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga, V.I.Lênin trình bày rõ nguyên
tắc tập trung dân chủ và coi đây là "một nhiệm vụ quan trọng, nghiêm túc và
vô cùng trọng đại"12
. Nội dung của nguyên tắc đó như sau:
1- Tổ chức cơ sở đảng trở thành hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng;
2- Tất cả các cơ quan cấp trên đều thực sự được bầu ra, có trách nhiệm
báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn;
3- Tổ chức đảng là tổ chức của những công nhân dân chủ - xã hội giác
ngộ và sinh hoạt độc lập;
12
V.I.Lênin: Sđd, t.13, tr.77.
32
4- Phải thực hiện bằng được chế độ tự trị của mọi tổ chức đảng;
5- Cần xoá bỏ và xoá bỏ bằng được sự tranh giành địa bàn, sự lo sợ "phái" khác;
6- Thống nhất về tổ chức, đồng thời có sự đấu tranh thuần tuý về tư tưởng
giữa các trào lưu tư tưởng dân chủ - xã hội khác nhau trong nội bộ các tổ chức
đảng;
7- Xác định rõ nguyên nhân tranh luận giữa các trào lưu tư tưởng trong
đảng là điều kiện cần thiết để phát triển đảng một cách lành mạnh, để giáo dục
giai cấp công nhân và tránh được sự sai lầm về đường lối;
8- Trong sinh hoạt tư tưởng, phải chỉ ra vấn đề nào là đã thống nhất, vấn
đề nào còn bất đồng và còn bất đồng đến mức nào. Bỏ thói quen sinh hoạt theo
lối tiểu tổ cũ (tức là thích kêu gào, thích buộc tội mà không phân tích một cách
thực sự cầu thị những ý kiến bất đồng);
9- Cung cấp cho đảng viên đầy đủ tài liệu về sinh hoạt của đảng, để đảng
viên có thể độc lập nghiên cứu những sự bất đồng trong quá trình ra các nghị
quyết của đảng;
10- Thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của Đại hội đảng, đảng
viên phải có thái độ hoàn toàn tự giác và có tính chất phê phán đối với những
nghị quyết của đảng. Thông qua thảo luận, báo chí, sinh hoạt ở tiểu tổ… tạo
điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi tình hình và nói lên
sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay vấn đề kia.
Về mặt ngữ pháp, tập trung (danh từ) đứng trước dân chủ (tính từ) đã
cho thấy một trật tự, thứ tự ưu tiên của nguyên tắc tập trung so với nguyên
tắc dân chủ, mặc dù hai cái này không tách rời nhau mà hợp thành một
nguyên tắc thống nhất trong công tác tổ chức. Nội hàm của nguyên tắc tập
trung dân chủ trước hết phản ánh thực tiễn cách mạng của nước Nga bấy giờ,
tình trạng chia rẽ trong những người cộng sản và ảnh hưởng của chủ nghĩa vô
chính phủ trong phong trào cách mạng đã tạo ra nguy cơ phá vỡ sự thống nhất
trong Đảng và việc giải quyết nhiệm vụ này đã trở nên cực kỳ quan trọng, cần
được ưu tiên trước hết. Tập trung trong hành động là đảm bảo tính kỷ luật,
trật tự Đảng, trước hết là sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đảm
bảo sự phục tùng của cấp dưới với cấp trên, địa phương với trung ương... Tuy
vậy, chế độ dân chủ và nguyên tắc dân chủ vẫn bao trùm và thấm vào trong
nguyên tắc tập trung.
33
Tập trung dân chủ và thảo luận, đấu tranh trong nội bộ đảng
Trong 10 nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ, V.I. Lênin đã nhiều
lần nhấn mạnh tới yêu cầu tự do tranh luận, đấu tranh trong nội bộ mà không sợ
điều này làm giảm tính thống nhất của đảng. Chẳng hạn, nội dung 6 “thống nhất
về tổ chức, đồng thời có sự đấu tranh thuần tuý về tư tưởng giữa các trào lưu tư
tưởng dân chủ - xã hội khác nhau trong nội bộ các tổ chức đảng”; nội dung 7
“tranh luận giữa các trào lưu tư tưởng trong đảng là điều kiện cần thiết để phát
triển đảng một cách lành mạnh...”; nội dung 8 “trong sinh hoạt tư tưởng, phải
chỉ ra vấn đề nào là đã thống nhất, vấn đề nào còn bất đồng và còn bất đồng
đến mức nào”; nội dung 10 “thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của
Đại hội đảng, đảng viên phải có thái độ hoàn toàn tự giác và có tính chất phê
phán đối với những nghị quyết của đảng. Thông qua thảo luận, báo chí, sinh
hoạt ở tiểu tổ…tạo điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi
tình hình và nói lên sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay
vấn đề kia”.
Như vậy, sự thống nhất về nhận thức và hành động trong đảng phải trải
qua con đường đấu tranh tư tưởng và tranh luận giữa các trào lưu, bộ phận và
đảng viên khác nhau. Một đảng phát triển lành mạnh không nhân danh sự
thống nhất mà dẹp bỏ sự tranh luận và phê phán đối với các quyết định và
trong quá trình làm nghị quyết của mình. Trước khi đi đến sự tập trung, thống
nhất cần phải đi qua con đường thảo luận, tranh luận và “đấu tranh thuần tuý
về tư tưởng” của các đảng viên, bộ phận và tổ chức khác nhau trong đảng một
cách thực sự dân chủ và cầu thị.
V.I.Lênin chỉ ra giới hạn của "thống nhất hành động" và "tự do thảo
luận". Người nói: "Ngoài những giới hạn của sự thống nhất hành động thì có
thể thảo luận và lên án một cách rộng rãi và tự do nhất về những biện pháp,
quyết định, khuynh hướng mà chúng ta cho là có hại. Chỉ trong những cuộc
thảo luận, những nghị quyết và kháng nghị như thế mới có thể hình thành được
dư luận thật sự của đảng ta. Chỉ trong điều kiện như thế mới có được một
chính đảng thật sự biết luôn luôn nói lên ý kiến của mình và tìm ra những con
đường đúng đắn để biến ý kiến đã được xác định thành quyết định của một đại
hội mới"13
.
13
V.I. Lênin: Sđd, t.31, tr.83.
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160
8160

More Related Content

What's hot

đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...
đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...
đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...nataliej4
 
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...nataliej4
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixHương Nguyễn
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phuongthanh6689
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...jackjohn45
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (14)

đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...
đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...
đổI mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các ...
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...
Chuyên Đề Đổi Mới Nội Dung, Phương Thức Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt N...
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
 
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
 
Luận văn: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình
Luận văn: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái BìnhLuận văn: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình
Luận văn: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình
 
Luận văn: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP Đà NẵngLuận văn: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP Đà Nẵng
 
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông HồngLuận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật
 
Giao duc phap luat
Giao duc phap luatGiao duc phap luat
Giao duc phap luat
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
 

Viewers also liked

Glosario Base de DATOS
Glosario Base de DATOSGlosario Base de DATOS
Glosario Base de DATOSMiguel Franco
 
Learn BEM: CSS Naming Convention
Learn BEM: CSS Naming ConventionLearn BEM: CSS Naming Convention
Learn BEM: CSS Naming ConventionIn a Rocket
 
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldaba
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika AldabaLightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldaba
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldabaux singapore
 
How to Build a Dynamic Social Media Plan
How to Build a Dynamic Social Media PlanHow to Build a Dynamic Social Media Plan
How to Build a Dynamic Social Media PlanPost Planner
 
SEO: Getting Personal
SEO: Getting PersonalSEO: Getting Personal
SEO: Getting PersonalKirsty Hulse
 

Viewers also liked (8)

kidStory
kidStory kidStory
kidStory
 
Hotel el descanso
Hotel el descanso Hotel el descanso
Hotel el descanso
 
Glosario Base de DATOS
Glosario Base de DATOSGlosario Base de DATOS
Glosario Base de DATOS
 
Learn BEM: CSS Naming Convention
Learn BEM: CSS Naming ConventionLearn BEM: CSS Naming Convention
Learn BEM: CSS Naming Convention
 
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldaba
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika AldabaLightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldaba
Lightning Talk #9: How UX and Data Storytelling Can Shape Policy by Mika Aldaba
 
How to Build a Dynamic Social Media Plan
How to Build a Dynamic Social Media PlanHow to Build a Dynamic Social Media Plan
How to Build a Dynamic Social Media Plan
 
SEO: Getting Personal
SEO: Getting PersonalSEO: Getting Personal
SEO: Getting Personal
 
Succession “Losers”: What Happens to Executives Passed Over for the CEO Job?
Succession “Losers”: What Happens to Executives Passed Over for the CEO Job? Succession “Losers”: What Happens to Executives Passed Over for the CEO Job?
Succession “Losers”: What Happens to Executives Passed Over for the CEO Job?
 

Similar to 8160

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mới
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mớiĐường lối chính trị sau thời kỳ đổi mới
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mớiHoa PN Thaycacac
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfLinh64KD2NguynThPhng
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doclethianhmai230205
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...HiuVVn8
 
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdf
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdfBM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdf
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdfThaoNguyen480108
 
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...nataliej4
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...dinhtrongtran39
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngHiếu Kều
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 

Similar to 8160 (20)

Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOTĐề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 
Luận văn: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ tổng công ty
Luận văn: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ tổng công tyLuận văn: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ tổng công ty
Luận văn: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ tổng công ty
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt namNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
 
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt NamLuận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
 
Bài th đảng
Bài th đảngBài th đảng
Bài th đảng
 
Dt nd cde q1-2020
Dt nd cde q1-2020Dt nd cde q1-2020
Dt nd cde q1-2020
 
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đLuận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
 
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mới
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mớiĐường lối chính trị sau thời kỳ đổi mới
Đường lối chính trị sau thời kỳ đổi mới
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia) - Lê Hậu Mãn...
 
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdf
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdfBM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdf
BM TTHCM.Bài giảng môn Lịch sử Đảng CSVN-đã mở khóa.pdf
 
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảng
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 

More from Thanh Thanh

Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02Thanh Thanh
 
Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Thanh Thanh
 
New microsoft word document
New microsoft word documentNew microsoft word document
New microsoft word documentThanh Thanh
 
Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010Thanh Thanh
 
International business-student-value-edition
International business-student-value-editionInternational business-student-value-edition
International business-student-value-editionThanh Thanh
 
International business
International businessInternational business
International businessThanh Thanh
 
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...Thanh Thanh
 
Higher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_webHigher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_webThanh Thanh
 
Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700Thanh Thanh
 
Dimensionalizing cultures the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures  the hofstede model in contextDimensionalizing cultures  the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures the hofstede model in contextThanh Thanh
 
Ch05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinibCh05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinibThanh Thanh
 
Ch03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forcesCh03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forcesThanh Thanh
 
Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2Thanh Thanh
 

More from Thanh Thanh (20)

Vsfs session 1
Vsfs session 1Vsfs session 1
Vsfs session 1
 
Syl1535s07
Syl1535s07Syl1535s07
Syl1535s07
 
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
Quantridoanhnghiep 140219011359-phpapp02
 
Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953
 
New microsoft word document
New microsoft word documentNew microsoft word document
New microsoft word document
 
Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010Markusen lectures-may2010
Markusen lectures-may2010
 
International business-student-value-edition
International business-student-value-editionInternational business-student-value-edition
International business-student-value-edition
 
International business
International businessInternational business
International business
 
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...Http  -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
Http -www.aphref.aph.gov.au_house_committee_jfadt_africa 09_report_chapter 6...
 
Higher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_webHigher ed cap_brochure_final_web
Higher ed cap_brochure_final_web
 
Fff
FffFff
Fff
 
Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700Enanpad2006 esob-0700
Enanpad2006 esob-0700
 
Dimensionalizing cultures the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures  the hofstede model in contextDimensionalizing cultures  the hofstede model in context
Dimensionalizing cultures the hofstede model in context
 
Cv thuy anh
Cv thuy anhCv thuy anh
Cv thuy anh
 
Chapter 1
Chapter 1Chapter 1
Chapter 1
 
Ch05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinibCh05 ethics-social-responsibilityinib
Ch05 ethics-social-responsibilityinib
 
Ch03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forcesCh03 legal-technological-political-forces
Ch03 legal-technological-political-forces
 
Case study 2
Case study 2Case study 2
Case study 2
 
Bus395 ch01
Bus395 ch01Bus395 ch01
Bus395 ch01
 
Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2Bus202 international business_operations_2011_s2
Bus202 international business_operations_2011_s2
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (13)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 

8160

  • 1. BAN TỔ CHÚC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ PHÁT HUY DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG NỘI BỘ ĐẢNG CNĐT : NGUYỄN ĐỨC HẠT 8160 HÀ NỘI – 2010
  • 2. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” 1 . Lịch sử Đảng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã rút ra bài học quý báu về sức mạnh vô địch của đại đoàn kết toàn dân tộc mà hạt nhân là sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, nhằm giữ vững vị trí cầm quyền của Đảng, nâng cao vai trò của Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ xã hội. Một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng. Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Để thực sự xây dựng và phát huy dân chủ của nhân dân, củng cố, tăng cường sự đồng thuận xã hội, trước hết phải bắt đầu từ việc phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ của Đảng. Đảng phải thực sự đi đầu và là tấm gương về dân chủ và đoàn kết trước toàn thể xã hội. Vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết trong Đảng luôn có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường và phát huy dân chủ và đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn quan tâm đến việc tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ nên đã phát huy được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, củng cố niềm tin của nhân dân. 1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, H,2001, tr.497-498.
  • 3. 2 Tuy nhiên, tình hình, bối cảnh mới của đất nước và thế giới đang yêu cầu Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy và hành động. Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay phải phù hợp với các đòi hỏi, thách thức của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về phương diện lý luận: đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ, dân chủ xã hội..., nhưng dân chủ trong Đảng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện. Trong khi đó, nhiều vấn đề lý luận về dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền đang cần được làm sáng tỏ trong mối quan hệ giữa đảng viên với tổ chức đảng, giữa các tổ chức đảng với nhau; trong sinh hoạt đảng; trong các mối quan hệ của Đảng với Nhà nước; Đảng với Dân; Đảng với Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị -xã hội; Đảng với xã hội. Về phương diện thực tiễn: trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, từ Đại hội VI đến nay, Đảng đã có nhiều quan điểm, chủ trương và giải pháp về phát huy dân chủ, củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Các quan điểm và giải pháp đó đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc tăng cường năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tuy vậy, thực tiễn sinh động và phức tạp về phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng vẫn chưa được tổng kết, nghiên cứu đầy đủ, nên nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Để có tư duy mới về dân chủ, về đoàn kết trong Đảng, cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng thực hành dân chủ và đoàn kết trong hệ thống tổ chức đảng hiện nay, từ đó xây dựng các quan điểm và giải pháp thực sự phát huy được dân chủ và tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu và tổng kết: “Vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng” đang là một nhiệm vụ nghiên cứu cấp bách đặt ra, nhằm đáp ứng tình hình đổi mới đất nước hiện nay. Kết quả các nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào quá trình tự đổi mới, tự chỉnh đốn của Đảng ta theo đúng tinh thần Đại hội X, đồng thời cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn để bổ sung, phát triển Cương lĩnh
  • 4. 3 chính trị của Đảng về các vấn đề dân chủ và vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của một Đảng Cộng sản, là biểu hiện tập trung của năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản cầm quyền. Đây là một trong những nội dung được giới nghiên cứu quan tâm. * Trước hết là việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng về dân chủ và đoàn kết trong Đảng. Khái quát lại, các công trình nghiên cứu tập trung vào một số các nội dung sau: - Về bản chất của dân chủ; sự khác nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản; các nhân tố tác động, các điều kiện bảo đảm cho dân chủ và đoàn kết; các hình thức dân chủ; các phương pháp thực hành dân chủ; cơ sở hiện thực cho sự hình thành và biến đổi của dân chủ; các biểu hiện và phương pháp khắc phục tình trạng mất dân chủ, mất đoàn kết trong Đảng Cộng sản và ngoài xã hội. - Các báo cáo tổng kết của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội về thực hành dân chủ, đoàn kết. “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận. B|NxbCTQG, H,.2005”; “Báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của Mặt trận Tổ quốc, các ban, bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy sau 5 năm thực hiện. - Nhiều công trình khoa học, bài viết đã nghiên cứu ở những lĩnh vực cụ thể, mối quan hệ cụ thể, các nội dung cụ thể của vấn đề dân chủ, đoàn kết trong Đảng: “Dân chủ trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới” - Lê Đức Bình. Tạp chí Xây dựng Đảng, 2003, số 11; Lê Khả Phiêu “Đổi mới một Đảng cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là nguy cơ “suy thoái về chính trị, suy thoái về đạo đức”, Tạp chí Dân vận, 2001, số 1; Phạm Ngọc Quang “Nước ta, dân chủ chỉ được bảo đảm trong một nền chính trị nhất nguyên”, Tạp chí Cộng sản, 2001, số 18; Phạm Ngọc Quang “Nhận thức sâu sắc quan điểm dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội là mục tiêu và động lực trong sự nghiệp đổi mới đất nước”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9/2005; Phạm Văn Tâm “Phong cách
  • 5. 4 lãnh đạo - yếu tố quan trọng để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”, Tạp chí Dân vận, 2001, số 9; Bùi Văn Tiếng “Vấn đề tác phong dân chủ của bí thư cấp uỷ”, Tạp chí Cộng sản, 2004, số 20; Lưu Minh Trị “Cơ sở đảng lãnh đạo việc phát huy dân chủ, thực hiện pháp chế ở ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 1994, số 1; Lê Quang Thưởng “Vai trò của tổ chức đảng trong việc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp Chí Cộng sản, 1998, số 2; Lương Gia Ban “Dân chủ và việc hệ thống quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nxb CTQG, H,2003; Sách “Những văn bản pháp luật về dân chủ và quy định bảo đảm thực hiện dân chủ”; Nxb Lao động, H, 1999; Sách “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay”, Nxb CTQG, H,2003; Sách “Vấn đề dân chủ và đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2003, số 2; “Tăng cường cơ sở pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2000, số 1; “Dân chủ làng xã: truyền thống và hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2004, số 8, Sách “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, Nxb CTQG, H,2003… * Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ và đoàn kết trong nội bộ Đảng đã được tập trung nghiên cứu trong một số công trình khoa học sau: - Chương trình KHXH - 05, năm 1999 đã đi sâu nghiên cứu “Một Đảng lãnh đạo và chế độ dân chủ ở Việt Nam”, nhiều vấn đề được làm rõ trong chương trình như, khái niệm, thực trạng về chế độ dân chủ ở Việt Nam khi chỉ có một Đảng lãnh đạo; những nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy chế độ dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài mới đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức chính trị - xã hội... nhằm phát huy dân chủ của từng tổ chức, mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề dân chủ và đoàn kết trong nội bộ Đảng. - Ngô Đức Tính “Xây dựng Đảng về tổ chức”, Nxb CTQG, H,2003. Ở công trình này đã đề cập đến vấn đề dân chủ trong Đảng, sau khi làm rõ tính không thể phân chia của dân chủ và tập trung, tác giả đã nêu lên được những tiêu chuẩn cơ bản của tập trung dân chủ trong Đảng. Đó là, chế độ bầu cử, báo cáo, thông báo, tính chất công khai, tính tập thể trong sự lãnh đạo của Đảng, tính tự do thảo luận và phê bình, vấn đề phục tùng trong Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên được một số thực trạng về việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
  • 6. 5 của Đảng thời kỳ trước và sau đổi mới, từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả nguyên tắc này. - Trong tài liệu “Đảng, Bác Hồ về tự phê bình và phê bình” của Ban Tổ chức Trung ương 62, 2005 đã trích dẫn nhiều lời chỉ dẫn của Bác và những nghị quyết của Trung ương về công tác phê và tự phê bình, đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ của Đảng. - Lê Đức Bình “Dân chủ trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, 2003. Trong bài viết này, tác giả đã nhấn mạnh rằng, trong Đảng cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chặt chẽ giữa tập trung với dân chủ xét trên bình diện chung của toàn Đảng. Trong tình hình hiện nay, bên cạnh tập trung nên hướng trọng tâm vào việc mở rộng dân chủ nội bộ, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa quan liêu. Đồng thời tác giả đã đề xuất những giải pháp để mở rộng dân chủ, khắc phục quan liêu: + Trước hết từ quá trình xây dựng đường lối, chính sách của Đảng. + Mở rộng sinh hoạt dân chủ và nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể và hội nghị cấp ủy và Đại hội Đảng các cấp. + Có cơ chế với những hình thức tổ chức và phương pháp thích hợp tăng cường kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cán bộ đảng viên, kể cả đối với những người lãnh đạo cấp cao. + Hoàn thiện các cơ chế bầu cử trong Đảng theo hướng thực hiện dân chủ đầy đủ hơn nữa. + Dân chủ hóa công tác cán bộ là một yêu cầu quan trọng hàng đầu của mở rộng dân chủ trong Đảng. - GS, TS. Phùng Hữu Phú trong Báo cáo tại Hội thảo khoa học của Hội đồng lý luận Trung ương, năm 1999: “Một Đảng lãnh đạo và chế độ dân chủ ở Việt Nam” đã nêu lên một số nguyên nhân yếu kém về việc thực hiện dân chủ trong Đảng, đó là: 1. Là một nền dân chủ mới nhưng lại không qua nền dân chủ tư sản; 2. Một nền dân chủ chịu tác động của những mối quan hệ là sản phẩm của thời kỳ lịch sử, trong đó quan hệ giữa mệnh lệnh chỉ huy và phục tùng-chấp hành vốn là sản phẩm của thời kỳ chiến tranh; 3. Mặt bằng dân trí trong Đảng cũng có vấn đề, trình độ nhận thức chính trị trong Đảng cũng rất chênh nhau. Từ việc xác định nguyên nhân như trên, tác giả đã đề xuất một số
  • 7. 6 giải pháp để khắc phục, đó là: 1. Muốn mở rộng dân chủ trong Đảng cần phải có cơ chế, quy định cụ thể, mọi vấn đề đều phải xuất phát từ cơ chế, quy chế và các quy định cụ thể; 2. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số trong cấp ủy; 3. Cần nghiên cứu để có quy định chế độ bãi nhiệm trong Đảng ngay trong nhiệm kỳ và song song với nó là chế độ bầu cử thật dân chủ; 4. Cần có bộ phận chăm lo phát huy vai trò của người đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo. - Tác giả Trần Trọng Tân trong Báo cáo kỷ yếu Hội thảo khoa học, H, 1999: “Một Đảng lãnh đạo và chế độ dân chủ ở Việt Nam” đã nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ trong Đảng hiện nay. Tuy số lượng đảng viên đông, nhưng rất thụ động và với sự phân cấp quyền lực như hiện nay giữa người đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo và người đảng viên không giữ chức vụ gì chưa thể có được dân chủ nội bộ, khó tạo sự bình đẳng trong Đảng. Việc cung cấp thông tin cũng thiếu bình đẳng giữa các đảng viên với nhau thì khó có được dân chủ trong Đảng. Cũng tại Hội thảo này, báo cáo của đồng chí Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban Tư tưởng Trung ương đã nêu rõ, Đảng cầm quyền thì trong Đảng phải thật sự dân chủ. Mọi đảng viên đều được tham gia vào quá trình hình thành các quyết định của Đảng một cách thật sự dân chủ. Theo tác giả, hiện nay nhiều người băn khoăn thiếu tin tưởng vào sinh hoạt phê và tự phê bình trong Đảng, nếu không chặn đứng và đầy lùi tình hình này thì nguy cơ suy thoái của Đảng ngày càng trở nên rõ rệt. - Ban Tổ chức Trung ương cũng đã có chuyên đề nghiên cứu tổng kết về “Củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng” nhằm phục vụ cho Đại hội IX, trong chuyên đề đã tổng kết, đánh giá tình hình mất đoàn kết trong những năm qua và đã rút ra hai điểm cần lưu ý, đó là: 1. Sự mất đoàn kết ở một bộ phận tổ chức, cán bộ đảng viên; 2. Các dạng mất đoàn kết, từ đó chuyên đề đã tìm ra một số nguyên nhân gây ra mất đoàn kết trong nội bộ Đảng: 1. Nguyên nhân thường do chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, gia trưởng độc đoán, thiếu dân chủ...; 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc; 3. Công tác cán bộ còn nhiều bất cập, chậm đổi mới; 4. Một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có năng lực yếu kém lại chủ quan, tự phụ, thiếu khiêm tốn, chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể... Từ những nguyên nhân yếu kém trên, chuyên đề đã đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng
  • 8. 7 mất đoàn kết, đó là: 1. Đảng phải thường xuyên chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên; 2. Đoàn kết trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; 3. Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở mỗi cấp vững mạnh cả về chính trị lẫn chuyên môn và tư tưởng, đạo đức, tác phong. Coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; 4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng; 5. Xác định đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp với từng trường hợp mất đoàn kết cụ thể. - Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Vấn đề chính trị hiện nay trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng - Hiện trạng và giải pháp”, mã số: ĐTĐL 2006/16, do đồng chí Phạm Văn Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu được một số thực trạng về việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng trong sinh hoạt Đảng: nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc phê bình và tự phê bình, về đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp có liên quan đến phát huy dân chủ trong Đảng như: thực hiện dân chủ thật sự trong việc lựa chọn ban lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, nhất là ở cấp chiến lược; Xác lập cơ chế, thiết chế đủ mạnh đề giám sát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của tổ chức, cá nhân; Kiên quyết xử lý tình trạng thiếu dân chủ, mất dân chủ, gây chia rẽ bè phái trong ban lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương; Gương mẫu thực hiện chế độ phê bình, tự phê bình; bảo vệ những người có ý kiến khác với động cơ trong sáng. Nhìn chung, mức độ nghiên cứu của các chương trình, đề tài đã chú ý nhấn mạnh về dân chủ, đoàn kết, nguyên tắc tập trung trong tổ chức và sinh hoạt Đảng và sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng ; những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển dân chủ, đoàn kết... Các giải pháp nêu ra mới hướng tới những mục tiêu cụ thể là đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, tính đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Thực tế hiện nay chưa có đề tài cấp nhà nước nào nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng trong thời kỳ đổi mới. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Từ trước tới nay, có rất nhiều sách viết về dân chủ khá sâu cả về lý luận và thực tiễn, tuy vậy các sách thường đề cập đến các vấn đề dân chủ trong xã
  • 9. 8 hội, hay trong các hoạt động của Nhà nước, hoạt động chính trị... Vì thế, các vấn đề nêu ra không sát với các nội dung nghiên cứu của đề tài này. Đề tài chọn cách tham khảo chủ yếu các tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì Trung Quốc là nước có chế độ Đảng cầm quyền giống như ở Việt Nam. Thí dụ như, trong cuốn sách “Bàn về dân chủ”, Lý Thiết Anh với chuyên đề: “Lý luận dân chủ trong Đảng” đã đề cập khá toàn diện về vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông đã nêu lên được quá trình phát triển lý luận dân chủ trong Đảng và làm rõ được nội hàm dân chủ trong Đảng. Theo tác giả, dân chủ trong Đảng là khái niệm lý luận, nó bao hàm những nguyên tắc đó là: 1. Nguyên tắc bình đẳng dân chủ trong Đảng; 2. Nguyên tắc thống nhất giữa dân chủ và tập trung; 3. Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; 4. Nguyên tắc bầu cử dân chủ; 5. Nguyên tắc kết hợp tập thể lãnh đạo và phân công phụ trách cá nhân; 6. Nguyên tắc giám sát dân chủ. Điều đáng chú ý, trong " Đảng phải kiên trì và thực hiện dân chủ”, tác giả đã đề cập đến một số nội dung như sau: - Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là thể hiện tất yếu tính chất và tôn chỉ của Đảng. - Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là con đường tất yếu để kiên trì, tăng cường, cải thiện lãnh đạo của Đảng. - Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là bảo đảm quan trọng để tăng cường đoàn kết, nâng cao sức ngưng tụ và sức chiến đấu của Đảng. - Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là tổng kết khoa học kinh nghiệm lịch sử. - Kiên trì và thực hiện dân chủ trong Đảng là đòi hỏi nội tại thúc đẩy dân chủ nhân dân. Đặc biệt, tác giả đã xác định được các chế độ dân chủ trong Đảng, đây là điều chúng ta cũng nên quan tâm để có thể nghiên cứu áp dụng phát huy dân chủ trong Đảng. Đó là các chế độ: chế độ tập trung dân chủ trong Đảng; chế độ đại hội đại biểu của Đảng; chế độ bầu cử dân chủ trong Đảng; chế độ tập thể lãnh đạo; chế độ quyết sách khoa học dân chủ; chế độ bảo đảm quyền lợi của đảng viên; chế độ giám sát dân chủ trong Đảng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều tài liệu khác có nội dung liên quan đến dân chủ trong Đảng để chúng ta có thể tham khảo và học hỏi.
  • 10. 9 Nghiên cứu của giới khoa học Trung Quốc về dân chủ và đoàn kết rất được nhiều người quan tâm, như: “Về xây dựng thể chế chính đảng trong xây dựng văn minh chính trị”, Zhou Shuzhen, Viện Thông tin KHXH, Số TN 2005-13 “Thuyết dân chủ hóa trong Đảng nhìn từ giác độ phát triển chính trị”, Xiao Gongqin, Viện Thông tin KHXH, Số TN 2005-09. Các nghiên cứu này song hành với các nghiên cứu về hệ thống lý luận cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng cầm quyền; nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc… Vấn đề dân chủ, đoàn kết cũng được giới nghiên cứu ở nhiều nước quan tâm, như: “Chính trị học so sánh - về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Ý”. Nxb Moutchrestien (Bản dịch của Viện khoa học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh); “Dân chủ và lãnh đạo” (đánh giá nền dân chủ Thụy Điển) Peterson.O. Nxb CTQG, H, 1998… Các kết quả này góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là các nghiên cứu ở Trung Quốc, một đất nước có nhiều điểm tương đồng về chính trị, xã hội, văn hóa, giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể và có thể nghiên cứu để vận dụng vào Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ các cơ sở lý luận về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. (Nội hàm của dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng, các điều kiện, yếu tố đảm bảo dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng cầm quyền). - Phân tích làm rõ bối cảnh mới, yêu cầu mới, thách thức mới đang đặt ra đối với vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng. - Đánh giá khách quan thực trạng về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng ta hiện nay (cả về thành tựu, các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trong thực hành dân chủ, đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng ta thời gian qua). - Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp phát huy dân chủ và tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
  • 11. 10 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Về cách tiếp cận - Cách tiếp cận của đề tài khi nghiên cứu vấn đề dân chủ và đoàn kết là cách tiếp cận hệ thống và lịch sử. Vấn đề dân chủ và đoàn kết được nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác của hệ thống, bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố đạo đức (liên quan tới lợi ích nhóm và cá nhân), yếu tố pháp luật (cơ chế kiểm tra, giám sát) cần được xem xét. Bên cạnh đó, dân chủ và đoàn kết là một phạm trù mang tính lịch sử cần được nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định. Việc xem xét vấn đề dân chủ và đoàn kết phải đặt trong điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đang trong quá trình dân chủ hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân. - Nghiên cứu về dân chủ được tiến hành trong mối quan hệ mật thiết với nghiên cứu vấn đề đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng. Do vậy, đề tài tiếp cận hai nội dung này trong một chỉnh thể thống nhất. 4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng a/ Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về dân chủ và đoàn kết trong Đảng. Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp logic, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, lý luận - thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia... b/ Khảo sát thực tiễn Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. - Tại tỉnh Vĩnh Phúc, đoàn công tác làm việc với các cơ quan, đơn vị sau: Thường trực Tỉnh ủy; Đại diện các Ban Đảng của Tỉnh ủy; Thành ủy Thành phố Vĩnh Yên; Huyện ủy huyện Bình Xuyên; Huyện ủy huyện Tam Đảo và Đảng ủy xã Tam Quan; Thị ủy thị trấn Gia Khánh.
  • 12. 11 - Tại Thành phố Phòng Hải Phòng đoàn công tác làm việc với các cơ quan, đơn vị sau: Ban Tổ chức Thành ủy; Đại diện các Ban Đảng và Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp của Thành phố; Đại diện HĐND, UBND, Mặt trận và các doàn thể của Thành phố; Đảng ủy huyện Tiên Lãng; Đảng ủy xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng; Quận ủy quận Ngô Quyền; Đảng ủy phường Lạc Viên thuộc quận Ngô Quyền; Thường trực Thành ủy Hải Phòng. - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đoàn công tác làm việc với các cơ quan, đơn vị sau: Đại diện các Ban Đảng của Tỉnh ủy; Đại diện HĐND, UBND, Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; Thị ủy thị xã Bà Rịa; Đảng ủy xã Long Phước - Bà Rịa; Thành ủy Thành phố Vũng Tàu; Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu. Phương pháp tiến hành khảo sát: trao đổi, thảo luận trực tiếp với các cơ quan, đơn vị . Ngoài 3 tỉnh, thành phố trên, đề tài còn kết hợp với các đề tài khác (KX.10) để khảo sát ở các tỉnh: Thái Bình, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, Đà Nẵng. Sau mỗi lần đi địa phương, đề tài đều có báo cáo kết quả khảo sát. c/ Điều tra bằng phiếu hỏi Đề tài đã tiến hành điều tra bằng 2000 phiếu hỏi, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Cách thức thực hiện theo 2 cách: đoàn cán bộ của đề tài điều tra trực tiếp hoặc nhờ các Ban Tổ chức Tỉnh ủy điều tra và gửi phiếu về Ban Chủ nhiệm đề tài. Các phiếu hỏi đã được xử lý để đưa vào kết quả nghiên cứu của đề tài. d/ Hội thảo khoa học: Đề tài đã tổ chức một Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng” tại Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2008. - Có 20 báo cáo tham dự Hội thảo. - Sản phẩm của Hội thảo: + Kỷ yếu Hội thảo + Báo cáo tổng hợp các ý kiến của đại biểu dự Hội thảo.
  • 13. 12 e/ Tọa đàm và sinh hoạt khoa học Đã tổ chức hơn 20 buổi tọa đàm, sinh hoạt khoa học, trong đó có 8 cuộc tọa đàm với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Nguyễn Văn An, Vũ Khoan, Việt Phương, Vũ Quốc Hùng, Nguyễn Đình Hương (2 cuộc), Lê Huy Ngọ, Nguyễn Khánh). Các cuộc tọa đàm này đều được ghi âm và cho gỡ băng để làm tài liệu tham khảo cho đề tài. g/ Ký kết và thu về 71 hợp đồng viết chuyên đề h/ Có 4 báo cáo định kỳ kết quả nghiên cứu gửi Hội đồng lý luận Trung ương. 5. Kết cấu, bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, đề tài gồm ba chương: Chương I. Cơ sở lý luận về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chương II. Tình hình dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng ta hiện nay. Chương III. Các quan điểm, giải pháp về phát huy dân chủ và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.
  • 14. 13 Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG I. LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG 1.1. Quan điểm, tư tưởng về dân chủ thời kỳ cổ và cận đại 1.1.1. Dân chủ phương Tây Dân chủ và đoàn kết trong Đảng xuất phát từ bản chất của vấn đề dân chủ. Dân chủ là mối quan tâm lớn của toàn thể xã hội, không chỉ riêng của các nhà khoa học và chính trị. Dùng Google gõ vào từ “dân chủ” sẽ có ngay 1.950.000 mục từ chứa nội dung này bằng tiếng Việt hiện ra trong vòng 0,12 giây; gõ từ “democracy” (nghĩa là chế độ dân chủ) hiện ra 96.700.000 trong vòng 0,22 giây2 . Có hai câu hỏi liên quan đến dân chủ3 : Câu hỏi thứ nhất, “dân là ai?”. Trong lịch sử, dân có sự phát triển. Nấc đầu tiên, dân là công dân trong phạm vi rất hẹp. Thành bang Athens thời Hy lạp cổ đại có 250.000 dân, nhưng chỉ có 30.000 người có tư cách công dân; khi bàn công việc, chỉ cần 6.000 người có tư cách công dân có mặt là đủ. Nấc thứ hai, dân là công dân với nghĩa được mở rộng hơn. Vương quốc Anh được xem là nước có truyền thống dân chủ, nhưng bầu cử Quốc hội đầu tiên vào năm 1265 chỉ có hơn 1% dân cư được đi bầu; năm 1870, Quốc hội Anh được bầu chỉ với 3% dân cư. Hiến pháp Mỹ 1788 quy định những người thuộc thành phần như nô lệ gốc châu Phi, nữ, người da đen tự do, người nhập cư không được bầu cử; đến năm 1860 mới cho phép nô lệ nam được trả tự do có quyền đi bầu. Nước được coi là văn minh như Pháp nhưng mãi đến năm 1945, sau Thế chiến lần thứ hai, phụ nữ mới có quyền đi bầu cử. Nghĩa là, khái niệm công dân đã được mở rộng hơn, nhưng chưa bao quát tuyệt đại bộ phận dân cư. 2 Kết quả khảo sát bằng Google của các tác giả ngày 30-4-2010. 3 Trần Việt Phương - Tài liệu về : Dân chủ, Hà Nội, tháng 9 năm 2008
  • 15. 14 Nấc thứ ba, dân là công dân. Họ là giai cấp tư sản, những đồng minh và những người ủng hộ giai cấp tư sản hoặc là giai cấp vô sản, công - nông - binh, những thành viên của xã hội tham gia vào nền dân chủ mang sắc thái giai cấp rõ rệt. Nấc thứ tư, dân là nhân dân lao động. Ở nhiều nước, những người lao động khởi đầu là lao động chân tay, sau bao gồm cả lao động trí óc. Nấc thứ năm, dân là nhân dân. Nấc thứ sáu, dân là dân tộc, toàn dân tộc. Câu hỏi hai, “Ai là chủ và làm chủ như thế nào?”. Lý tưởng dân chủ khi mới manh nha từ xa xưa, Dân là chủ và làm chủ trên nhiều phương diên: Dân hiểu biết; Dân khởi xướng; Dân chuẩn bị; Dân thảo luận; Dân quyết định; Dân thực hiện; Dân kiểm tra; Dân hưởng thụ, trong đó bao hàm cả nghĩa Dân phân phối. Với nghĩa đó, dân chủ là một công trình đầy bi tráng, cho đến nay chưa nơi nào thực hiện được đầy đủ. Làm chủ như thế nào? Có hai hình thức làm chủ: làm chủ trực tiếp và làm chủ đại diện. Ý tưởng kết hợp thỏa đáng giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là thành quả của loài người, không ai phản đối cả. Nhưng vấn đề gì qua đại diện, vấn đề gì dân tự mình trực tiếp quyết định phải được đưa vào Hiến pháp. Ngay từ trước Thiên chúa giáng sinh, người ta đã thấy được người uỷ quyền dễ tha hoá, không còn là người được uỷ quyền mà thành người thoán quyền. Nghĩa là biến quyền của dân thành quyền của bản thân anh ta, vì lợi ích của anh ta hoặc một nhóm nào đó. Vì vậy, có vấn đề đặt ra là làm thế nào thực hiện dân chủ đại diện mà dân không bị mất quyền tự do của từng cá nhân con người, tự do của từng công dân và tự do của cả cộng đồng quốc gia. Về phân loại quyền: Có nhiều cách phân loại về quyền con người và quyền công dân, nhưng phổ biến hơn cả là: 1. Quyền về chính trị: là quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tổ chức, tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự do đi bầu cử và không đi bầu cử... 2. Quyền kinh tế, gồm có: (1) quyền của người chủ (người có vốn) được tự do kinh doanh, tự do lập nghiệp, thuê người làm công, tổ chức và điều khiển
  • 16. 15 các hoạt động kinh tế để thu lợi nhuận; (2) quyền của người lao động: được quyền lao động, được nhận lương theo mức đóng góp của mình. Qua nhiều cơ chế thương thảo, người ta cố gắng để quyền kinh tế của người sử dụng lao động và của người lao động có thể dung hợp được với nhau. 3. Quyền văn hoá (ở đây chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, vì theo nghĩa rộng văn hoá thấm vào và hiện ra ở cả chính trị, kinh tế, xã hội), là quyền được học tập để nâng cao khả năng và mở rộng cơ hội việc làm, quyền được tiếp cận và sử dụng thành quả khoa học công nghệ, quyền được sáng tạo và thưởng thức văn hoá, quyền giữ gìn và phát huy hệ giá trị văn hoá của mình. 4. Quyền xã hội, là quyền về an sinh xã hội, quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, quyền được bảo đảm mức sống tối thiểu của con người theo khả năng của đất nước, của dân tộc, của gia đình, quyền bà mẹ và trẻ em được chăm sóc, quyền con người được giúp đỡ khi gặp khó khăn, khi tai nạn lao động, khi tuổi già. Vị trí của bốn loại quyền trên được sắp xếp như sau: quyền chính trị là quyền quyết định; quyền kinh tế là quyền cơ bản, nền tảng; quyền văn hoá là quyền sâu rộng, bao trùm; quyền xã hội là quyền cao nhất, khó thực hiện nhất. Có một cách chia khác cũng phổ biến để xem xét, đánh giá các quyền là: Quyền tự do, là quyền con người được chính là bản thân mình, là quyền không thể xâm phạm, quyền làm chủ để thực thi các quyền; Quyền đòi hỏi, phần lớn là quyền xã hội và quyền văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng), người dân được quyền đòi hỏi nhà nước, đòi hỏi xã hội phải bảo đảm các lợi ích cho mình. Khởi đầu từ thời cổ Hy Lạp, dân chủ được hiểu là “dân làm chủ” hay “quyền lực thuộc về nhân dân”. Nền dân chủ được gọi là democracy, tức là thể chế trong đó người công dân hay dân (demos) cai trị, nắm quyền (kratia). Nền dân chủ Athens kéo dài khoảng 150 năm, từ năm 479 đến năm 323 trước công nguyên (TCN). Đây là thời kỳ được mệnh danh là thời kinh điển (classical period) đặt nền tảng cho tư tưởng phương Tây. Nhưng trước đó một thời gian rất dài, các hình thức gần với dân chủ đã trong quá trình hình thành. Trường ca Iliad, lưu truyền là của Homer và ra đời khoảng năm 800 TCN, cho ta suy đoán là chế độ dân chủ đã manh nha có mặt. Không có một nhà vua toàn quyền quyết định như ở phương Đông, dù là phương Đông của Ấn Độ, Trung Quốc hay Lưỡng Hà (ngày nay là Iraq). Ở truyện thơ Iliad, Agememnon là
  • 17. 16 lãnh tụ (basileus), nhưng lại phải nghe ý kiến của hội đồng bô lão (council of elders) gồm thành phần thượng lưu giàu có và lãnh đạo quân sự, cũng như nghị viện nhân dân (assembly of the commons). Ba trăm năm sau, đến thời Aristotle, nhiều hình thức dân chủ đã có mặt. Chính vì thế mà ông đã thu thập tới 158 bản hiến pháp của các quốc gia thành phố ở Hy Lạp để phân loại, phân tách và phê phán các loại thể chế chính quyền, trong đó có các loại dân chủ. Như vậy, ngay nghĩa ban đầu của nó, dân chủ đã là một thể chế để cho nhân dân thực hiện quyền quản lý xã hội của mình. Tại nền dân chủ cổ điển Hy Lạp, xã hội tôn trọng quyền làm chủ của dân và dân nắm quyền bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Theo Aristotle trong quyển The Athenian Constitution, thể chế chính trị của Athens gồm có 3 thiết chế hợp thành là (a)Hội đồng lập pháp, (b) Hội nghị công dân và (c) Toà án xét xử. Công dân nam của Hy Lạp có quyền tham gia vào các thiết chế quyền lực công cộng trên song quyền căn bản của họ là được nói công khai, được tự do tranh luận trong các cuộc họp của các cơ quan quyền lực trước khi ra quyết định quản lý4 . Hội đồng lập pháp (Aeropagus) có trách nhiệm viết hiến pháp, làm luật, chọn các chức vụ hành pháp và tư pháp mà mọi công dân trên 30 tuổi có tài sản ở mức do luật định đều có tư cách tham gia. Hội đồng này gồm 500 thành viên được chọn bằng cách rút thăm (lottery) từ 10 bộ lạc (tribes) mỗi bộ lạc chọn 50 người và có nhiệm kỳ là một năm. Chức vụ hành pháp cao nhất là 9 Archons. Hội nghị công dân (assembly) gồm các công dân nam, có quyền phủ quyết quyết định của Hội đồng Aeropagus và là cơ quan độc nhất có quyền tuyên bố chiến tranh. Một số loại án, toà án xử theo bồi thẩm (jury) thường khoảng 500 người. Bồi thẩm do 9 người đứng đầu hành pháp và thư ký toà án lựa chọn, theo lối bắt thăm từ công dân. Năm 487, Nghị hội lại có thêm quyền tước bỏ quyền công dân trong vòng 10 năm của cá nhân nhằm ngăn chặn các cá nhân có hành vi chiếm quyền. Nghị hội thường xuyên họp một tháng một lần. Dĩ nhiên không phải mọi công dân đều tham gia, một phần do bận rộn công việc, một phần không muốn tham gia. Nền dân chủ Athens vận hành sơ lược như thế, dù hiến pháp luôn thay đổi trong 150 năm, phản ánh cuộc đấu 4 Cao Huy Thuần: Dân chủ là gì và như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam, Tạp chí. Thời đại mới, số 8, tháng 7/ 2006.
  • 18. 17 tranh quyền lực giữa cá nhân và giai cấp thượng lưu muốn nắm quyền và số đông dân chúng cho đến khi bị đại đế Alenxander tiêu diệt. Dân chủ là đề tài của nhiều học thuyết nhưng tựu chung nói đến nguyên tắc về quyền ứng cử và bầu cử của tất cả mọi người dân đến tuổi trưởng thành nhằm tham gia chính quyền trực tiếp hoặc thông qua đại biểu được bầu chọn; về tương quan giữa thiểu số và đa số, về nhân quyền, về vai trò tối thượng của pháp luật không phân biệt đối xử về giai cấp, tầng lớp xã hội, mầu da, tôn giáo, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Dân chủ là một chế độ trong đó công dân thực sự có quyền chỉ trích, chất vấn trực tiếp và tự do thiểu số nắm quyền trong thực tế. Tinh tuý của dân chủ ở Athenes là quyền nói ngang nhau và sử dụng tự do quyền đó trên thực tế. Giữa ông tướng lĩnh sáng chói Périclès và một người thường, không ai hơn ai trong quyền nói, ai cũng có thể đề nghị truất ông mà không chút sợ hãi gì5 . Tư tưởng của Aristotle về chính quyền là một nhà nước dân chủ hạn chế, thiết chế bằng hiến pháp và pháp luật cho tầng lớp trung lưu. Dân chủ hạn chế theo nghĩa chỉ có nam công dân, có tài sản, có kiến thức mới được tham gia và quyết định việc nước. Quan điểm về phụ nữ và nô lệ của Aristotle có thể bị đánh giá là lạc hậu với suy nghĩ ngày nay chỉ vì trong tất cả những phạm trù về đạo đức ông không bao giờ nêu vấn đề về nhân phẩm (human dignity) như là thuộc tính của con người. Sau đêm trường Trung cổ, tư tưởng và thể chế dân chủ của người Hy Lạp cổ đại được phục hồi vào thời Phục hưng và phát triển mạnh vào thời kỳ Ánh sáng ở các nước phương Tây. Quan điểm dân chủ tư sản khởi đầu bằng luận thuyết của John Locke (1632-1704) về nguồn gốc của sở hữu là từ lao động, về tự do cá nhân là quyền tự nhiên của con người, đã gạt bỏ vai trò lãnh đạo tự nhiên của vua chúa và giới thượng lưu. Giai cấp trung lưu trong thời diễn ra cuộc cách mạng kỹ nghệ chính là giai cấp lao động: chủ, thợ và lao động trí thức. Sau đó, tư tưởng Aristotle đã có cơ hội ảnh hưởng sâu đậm đến Montesquieu và Rouseau. Montesquieu là nhà lý thuyết về quyền tự do chính trị, hiến pháp và pháp luật (1748) mà cống hiến quan trọng nhất là phân quyền tam lập (hành pháp, lập pháp và tư pháp) dù ông ta vẫn chưa chủ trương xoá bỏ quyền của vua chúa. Lý thuyết về khế ước xã hội của J.J. Rousseau (1762) 5 Cao Huy Thuần: Dân chủ là gì và như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam, Tạp chí. Thời đại mới, số 8, tháng 7/ 2006.
  • 19. 18 coi xã hội là một khế ước giữa đông đảo nhân dân với bộ phận nhỏ cầm quyền. Rousseau là người đi trước Marx, phê phán thể chế dựa trên tư hữu, và cũng như Aristotle đặt câu hỏi về giả thuyết coi quyết định của đa số là đúng đắn, và coi mục đích của chính quyền là bảo đảm tự do, bình đẳng và công lý cho công dân bất chấp ý kiến của đám đông. Từ sau Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân của Pháp (1789) và Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) dân chủ chủ yếu được hiểu là một cách thực hành quyền lực, thể thức cai trị đất nước (khác với thời quân chủ phong kiến). Từ đây có các hình thức dân chủ đại diện (qua quốc hội), dân chủ trực tiếp (bầu tổng thống) và dân chủ lập hiến (quy định các quyền dân chủ khác). Nước Mỹ tự hào với câu nói bất hủ của Lincoln "quyền của dân, do dân và vì dân" nhưng đâu là "quyền", đâu là "dân", quyền của ai, dân thế nào? Các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã phải giải quyết vấn đề trong cả hai vế: người nắm quyền thực sự không phải là dân mà là đại diện của dân; đại diện đó không bị ràng buộc về pháp lý phải hỏi han ý kiến gì của dân giữa hai bầu cử. Từ thế kỷ XVIII đến nay, dân chủ thường đi liền với khái niệm tự do, bình đẳng và cai trị bằng luật pháp. Từ đó đi đến phạm trù các quyền tự do cơ bản: Quyền sống; Quyền tự do; Quyền học tập; Quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở Mỹ và sau này các cơ quan Liên hợp quốc thường hay nhấn mạnh các quyền này. Ở Pháp nói riêng, các nước khác nói chung (tất nhiên các nơi này đều theo cách xây dựng nhà nước pháp quyền) khi nói tới dân chủ, đều nói tới: Quyền phổ thông đầu phiếu; Quyền tự do công dân: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Mỗi người đều có quyền tự trách nhiệm với bản thân, đó cũng coi là tự do cá nhân. Có nơi nhấn mạnh khía cạnh văn hoá của dân chủ, coi dân chủ như là một loại hình quan hệ văn hoá giữa con người và con người. Theo cách tiếp cận này, khi nói tới dân chủ là bao hàm nói luôn tới bình đẳng, tự do và phẩm giá nhân cách (người khác tôn trọng mình và mình tôn trọng người khác). Dân chủ và trình độ phát triển dân chủ phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, dân trí và văn hoá, đồng thời chịu ảnh hưởng của truyền thống cộng đồng dân cư, dân tộc. Dân chủ không phải là đặc sản của phương Tây mà còn là một nội dung và giá trị cơ bản của văn hoá nhân loại, có cả ở phương Đông. Dân chủ phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống văn hoá dân tộc. Kinh
  • 20. 19 nghiệm lịch sử cho thấy, chưa bao giờ có thể đem áp dụng một mô hình dân chủ nào đó làm mô hình chung cho tất cả các quốc gia mà không tính đến các đặc điểm riêng của mỗi dân tộc. Mặt khác, không nên nhấn mạnh tính đặc thù quá đáng của dân chủ để phủ nhận yếu tố thể chế và các giá trị, chuẩn mực chung giữa các nền dân chủ khác nhau. Cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela, trong quyển sách tự truyện "Con đường dài đưa đến tự do" đã viết về hình thức thuần tuý và cơ bản nhất của dân chủ: "Bất cứ ai muốn phát biểu đều có thể nói. Đó là dân chủ trong hình thức thuần tuý nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng đẳng cấp giữa vị trí quan trọng của người phát biểu này với người kia, nhưng dù là lãnh tụ hay dân thường, tướng tá hay thầy thuốc, buôn bán hay nông dân, địa chủ hay tá điền, người nào cũng được nói... Chính đó là nền tảng của tự chủ: tất cả mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng như là công dân". Đó là truyền thống dân chủ mà ông Mandela chứng kiến lúc còn nhỏ trong cộng đồng xã hội của ông. "Con đường dài đưa đến tự do" của ông đã bắt đầu, không phải từ quan niệm tự do của Tây phương, mà từ một quan niệm tự do của chính quê hương ông. Cũng như vậy khi soạn thảo Hiến pháp cho Ấn Độ vừa độc lập, Thủ tướng Nehru đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khoan dung trong truyền thống của vua Ashoka và vua Mông Cổ Akbar. Cũng cần phải xét dân chủ trong quan hệ với các khái niệm khác: dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật... Dân chủ với tính cách là một thiết chế nhà nước, dân chủ với tính cách là một giá trị; rồi dân chủ kinh tế, dân chủ chính trị, dân chủ xã hội, dân chủ văn hoá... Khái niệm dân chủ có liên quan đến khái niệm tự do. Hai khái niệm này rất gần nhau nhưng lại có những điểm khác nhau. Tự do thường được hiểu là không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán ở trong việc làm và ở trong hoạt động chính trị - xã hội. Còn tại Điều 4 của “Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền” của Cách mạng Tư sản Pháp năm 1789 có ghi: “Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác”. Như vậy, việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó; các giới hạn này chỉ có thể do luật pháp quy định”. Theo Tuyên ngôn: “Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều mà pháp luật không cấm”.
  • 21. 20 Như vậy, “dân chủ” và “tự do” là 2 khái niệm rất gần nhau, nhưng dẫu sao chúng cũng có nghĩa khác nhau: dân chủ là dân làm chủ, là mọi người dân đều được làm chủ cuộc sống của mình và của cộng đồng, được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; mọi người đều được bình đẳng tham gia bàn bạc và quyết định những công việc chung của cộng đồng. Còn tự do là được làm mọi điều mà pháp luật không cấm. Khái niệm dân chủ rộng hơn khái niệm tự do, hàm chứa khái niệm tự do. Có thể vì thế mà nhiều khi hai khái niệm này được coi là đồng nhất. Từ khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, chính cuộc đấu tranh không ngừng của nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự với các nhà cầm quyền và giới doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia đã dần dần hình thành nên một sự đồng thuận xã hội về chính trị, đạo đức và luật pháp mới dựa trên các giá trị: bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội... Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển và mở rộng hội nhập quốc tế, dân chủ gắn liền với các giá trị và chuẩn mực chung về quản trị doanh nghiệp và quốc gia văn minh là công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Khái niệm dân chủ trong quan hệ với mặt đối lập của nó và với các khái niệm khác. Mặt đối lập của dân chủ là chuyên chế, độc tài. Nói đến dân chủ người ta còn phê phán những dạng tồn tại không chính đáng hoặc thiếu chuẩn mực của nó là dân chủ hình thức và dân chủ quá trớn. Dân chủ hình thức là giả dân chủ, là hình thức dân chủ thiếu hoặc không có nội dung. Dân chủ quá trớn thực ra là một khái niệm rất khó làm rõ nội hàm, có hàm ý chỉ hình thức dân chủ vượt quá mức độ cho phép của chủ thể quyền lực, nó không quản lý được hoặc không có sự tập trung. 1.1.2. Dân chủ phương Đông Có nhà nghiên cứu cho rằng, có tư tưởng dân chủ phương Đông. Song do tính chất về quan hệ sở hữu và sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương Đông không sâu sắc như ở phương Tây nên hình thức dân chủ sơ khai xuất hiện ở phương Đông sớm hơn, nhưng tồn tại dưới dạng sơ khai lâu hơn. Các nước phương Đông thời phong kiến, trong đó có Việt Nam, quần chúng lao động chủ yếu là nông dân, có kinh tế riêng nhưng hầu như không có quyền sở hữu ruộng đất. Điều đó ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh xã hội của nông dân và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng dân chủ.
  • 22. 21 Về chính trị, tư tưởng dân chủ cao nhất của nông dân là bạo động chống lại chế độ chuyên chế, lật đổ bọn bạo chúa, quan tham, cường hào với ước mơ một xã hội công bằng có vua sáng, tôi hiền. Tư tưởng đó được đúc kết trong những câu ca dao như: Được làm vua, thua làm giặc; Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa; Thà rằng bao động bất lương, Còn hơn chết đói nằm đường thối thây... Tư tưởng dân chủ đó chỉ dừng lại yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài sản kiểu chủ nghĩa bình quân về kinh tế bằng bạo động chính trị. Nó có mặt chính đáng và tích cực trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế, chống những bất công của xã hội phong kiến, nhưng cũng bộc lộ sự bất lực của người nông dân trong sự nghiệp tự giải phóng mình trong các nước châu Á giai đoạn đầu. Ở Việt Nam trong xã hội phong kiến, tư tưởng dân chủ ít nhiều phản ánh trong quan hệ “làng, xóm” mà nhiều khi phép vua còn phải thua. Đó là mối quan hệ tương đối bình đẳng giữa các thành viên trong việc chia ruộng đất công và trong các sinh hoạt cộng đồng, trong sự tôn trọng người già bất cứ thuộc đẳng cấp nào, trong việc thừa nhận vai trò to lớn của người mẹ và người phụ nữ trong đời sống gia đình và làng xã. Trong bộ luật Hồng Đức (thế kỷ XV và được áp dụng lâu dài đến cuối thế kỷ XVIII) đã luật pháp hoá một số nội dung mang tính chất dân chủ công xã: trừng trị nghiêm khắc những hành động vô cớ giết người, ức hiếp dân lành, hình thức tuyển quan lại qua thi cử... Trong cuộc kháng chiến chống Bắc thuộc giữ nước (thời phong kiếnĐ, các vương triều tiến bộ đã nhận thấy vai trò của nhân dân, mối quan hệ gắn bó giữa lợi ích của mình với lợi ích chung của dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã khẳng định, “chúng chí thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước); nguyên nhân của thắng lợi là do vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức. Nhà Trần đã mở Hội nghị Diên Hồng để cùng với các bô lão bàn kế đánh giặc; chủ trương “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Nguyễn Trãi đã ví dân như nước, có thể đẩy thuyền và lật thuyền...; mong muốn làm sao “nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than...”. Đây là những tư tưởng dân chủ gắn liền với sự nghiệp hào hùng bảo vệ đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến. 1.2. Dân chủ Âu - Mỹ hiện đại Trong các nước dân chủ Âu - Mỹ hiện đại có nhiều loại hình dân chủ khác nhau. Hiện nay, hai loại hình chính là dân chủ tân tự do và dân chủ xã hội.
  • 23. 22 Dân chủ tân tự do phát triển từ dân chủ tự do của các thế kỷ XVII, XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, lan rộng ra từ nửa sau thế kỷ XX, với nguyên tắc tự do cá nhân, đặc biệt là tự do kinh doanh làm giàu, thu lợi về kinh tế, là quyền thiêng liêng không thể xâm phạm. Từ Âu - Mỹ, dân chủ tân tự do tràn ra nhiều nước, và vào các nước đang phát triển, với những nét nổi bật: thêm thị trường, bớt nhà nước, giải quy chế hoá, tư nhân hoá. Dân chủ tân tự do không thành công mà vẫn lấn tới, nó đào sâu, mở rộng khoảng cách giàu nghèo, mà không mang lại sự phát triển bền vững. Dân chủ xã hội có thành tựu ở Bắc Âu và cũng đang lan rộng trong cánh tả ở châu Âu, gần đây trong cánh tả ở châu Mỹ La tinh, theo nguyên tắc kết hợp tự do cá nhân với đoàn kết xã hội. Tuy có khác nhau, song dân chủ tân tự do và dân chủ xã hội có những điểm giống nhau. Hiện nay, hai loại dân chủ này đang lan rộng ra trên thế giới. Cách tổ chức và vận hành của nền dân chủ Âu - Mỹ: Cách tổ chức và vận hành của nền dân chủ này đã có hơn 300 năm, đến nay, về cơ bản vẫn giữ nguyên với 5 đặc trưng: 1. Bầu cử phổ thông, tự do và kín. Một số nước hạn chế người nhập cư (nhập cư sau thời gian từ 3-5 năm mới có thể được tham gia bầu cử). Trong bầu cử phổ thông, mỗi người một phiếu ngang nhau. Trước đây có thời có loại lá phiếu của một số người có giá trị gấp ba đến năm lần lá phiếu của người khác. 2. Lập các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, cân bằng quyền lực, kiểm tra lẫn nhau, phối hợp cùng nhau, không có độc quyền. Ba nhánh quyền lực phổ biến là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên nêu 5 nhánh quyền lực, thêm kiểm tra và giáo dục, nhưng không được chấp nhận rộng rãi, cuối cùng vẫn là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư pháp là nhánh quyền lực ra đời muộn nhất, nhưng lại là nhánh quyền lực được lòng dân nhất, bởi vì nó bảo vệ dân, trị người nào vi phạm quyền của dân; và nhiều lúc, quyền lực tư pháp bênh dân, chống lại lập pháp và hành pháp. Tuy rằng đứng về quyền lực thực, tư pháp ít thực quyền hơn cả. 3. Nhà nước pháp quyền là nhà nước của pháp quyền; không phải pháp quyền của nhà nước. Rất tai hại nếu làm cho pháp quyền trở thành pháp quyền của nhà nước, mà nhà nước lại nằm trong tay một giai cấp thống trị hoặc một
  • 24. 23 nhóm người. Khi đó không phải tôi ở dưới pháp quyền, tôi của pháp quyền mà là pháp quyền của tôi. Theo tư tưởng dân chủ, hệ thống pháp luật tốt nhất là hệ thống luật pháp thể chế hoá và bảo vệ các quyền của công dân và các quyền của con người. Nền dân chủ Âu - Mỹ này không cần quy định quyền và nghĩa vụ, bảo đảm sự tương ứng giữa hai bên. Định rõ quyền thì nghĩa vụ từ đó mà ra. Định rõ quyền là đã định rõ nghĩa vụ (không phải vì tôi có nghĩa vụ thì tôi mới có quyền, như là sự đền bù, sự trả công cho nghĩa vụ). Quyền của người này là nghĩa vụ của người khác. Trong sự giới hạn ấy có lợi ích chung của cả cộng đồng, từng cá nhân tự do phải tự kiềm chế để trở thành công dân vì lợi ích của cả cộng đồng. Đây vừa là quyền của công dân, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Pháp luật thể chế hoá và bảo vệ các quyền của công dân và các quyền của con người, đó chính là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên đã hơn 300 năm nhưng các nước Âu - Mỹ chưa thể hoàn chỉnh được hệ thống pháp luật dân chủ như thế. Về luật pháp, co hai nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc đối với dân khác nguyên tắc đối với công chức và những người làm việc cho nhà nước. Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm một số không nhiều những điều vi phạm trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Quan chức, công chức chỉ được làm những điều pháp luật cho phép. Dân chỉ uỷ quyền một cách hạn chế, không uỷ toàn quyền cho bất cứ một tổ chức nào và chỉ uỷ quyền trong một thời gian ngắn thôi. 4. Đặc trưng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ Âu - Mỹ là đa đảng. Có đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền, có đảng đối lập hoặc các đảng đối lập. Đó là một thiết chế cơ bản để đảm bảo dân chủ thực sự và nhà nước pháp quyền, tránh độc quyền, độc đảng, bảo đảm tính chất luân phiên từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác; có sự mới mẻ, chống già cỗi, trì trệ... Đa đảng là một cơ chế để cho người thắng cử chỉ được làm đại diện ngắn hạn, có một lực lượng đối trọng khiến lực lượng cầm quyền không tha hoá hoàn toàn được. Phương Tây nhấn mạnh, không có đa nguyên đa đảng là không có dân chủ, không có nhà nước pháp quyền. 5. Muốn có dân chủ, có nhà nước pháp quyền thực sự thì ngoài đảng đối lập, còn phải có một lực lượng đối trọng, thậm chí đối quyền. Các đối quyền quan
  • 25. 24 trọng nhất là: các phương tiện thông tin đại chúng (ở Mỹ gọi là nhánh quyền lực thứ tư, báo chí có khi lật đổ tổng thống); nhà nước phải phục vụ xã hội dân sự (xã hội dân sự phải độc lập với nhà nước, là đối tác bình đẳng với nhà nước); các nhóm lợi ích (không phải các đảng chính trị) trong xã hội Âu- Mỹ hoạt động theo luật công khai, vì thế có hoạt động lobby (là hoạt động vận động hành lang) đương nhiên cũng có nhiều hoạt động mờ ám, bí mật, trong vòng xã hội đen). Phê phán khuyết tật thiết kế và những méo mó trong vận hành của nền dân chủ Âu - Mỹ: 1. Có những người có khả năng hơn người khác để được bầu làm đại diện, đó là: giàu có, có lực lượng kinh tế, có học thức, thành thạo trong các hoạt động chính trị, hoạt động cầm quyền; nhiều trường hợp, họ thuộc tầng lớp “danh gia vọng tộc”. Trong 12 nước cộng đồng châu Âu có 6 vương quốc. Những người trong hoàng tộc vẫn còn ánh hào quang và có lợi thế khi ứng cử. Tầng lớp này còn được gọi là “giai cấp chính trị”; họ nắm đảng cầm quyền và đảng đối lập. Muốn ứng cử phải có một số tiền lớn để có thể lấy được hàng nghìn chữ ký ủng hộ của cử tri (số lượng người ủng hộ tuỳ thuộc quy định của từng nước). Việc hình thành giai cấp chính trị đã phá tận gốc rễ nền dân chủ và hoạt động dân chủ. 2. Nhà nước pháp quyền ở dưới luật, quản lý xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Nhưng trong nhiều trường hợp có sự đảo ngược: nhà nước pháp quyền trở thành pháp quyền của nhà nước. Tất cả hoạt động của nhà nước, cả đối nội, đối ngoại, cơ bản nhằm phục vụ một nhóm lợi ích lớn nào đó mang danh dân tộc. Nếu khôn khéo, sáng suốt thì có khi làm cho lợi ích của nhóm lợi ích gặp lợi ích của dân tộc. Khi đó, chính quyền được hoan nghênh và giành được sự ủng hộ; nhưng động cơ của họ lại không vì lợi ích dân tộc, mà vì nhóm lợi ích của họ. Sự đảo lộn này làm cho dân mất quyền. 3. Khuyết tật của tam quyền phân lập, phân quyền và tản quyền là không ở đâu thực hiện tốt và lâu dài được như thiết kế. Sau khi phân lập, không thực hiện được sự cân bằng và sự phối hợp cùng nhau. Việc kiểm tra lẫn nhau có tính chất giành giật để bành trướng thế lực của mình. Ở đây đã có những thiết kế khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Ví dụ, có thiết kế lập pháp là nhánh quyền lực quyết định. Ngược lại, có thiết kế lại coi người đứng đầu hành pháp là người quyết định. Sự kiểm tra lẫn nhau buộc lập pháp có thể không thông qua những
  • 26. 25 đề nghị của hành pháp, hoặc có thể buộc hành pháp phải làm một số việc khiến cho hành pháp giảm bớt quyền lực. Đến khi nào giữa lập pháp và hành pháp mâu thuẫn gay gắt thì người đứng đầu hành pháp có quyền giải tán Quốc hội để bầu cử lại. Từ những khuyết tật của thiết kế đòi hỏi chung ta tìm cách xử lý, nhưng cũng chưa đạt như kỳ vọng. Cả ba nhánh quyền lực đều không ít lần vi hiến. Hiến pháp là nguyện vọng của nhân dân, là tiếng nói của nhân dân. Cách tốt nhất là lập Toà án hiến pháp, có quyền giải thích và bảo vệ Hiến pháp. Nhưng trong Hội đồng Hiến pháp (hay Toà án Hiến pháp), các đảng chính trị lại mâu thuẫn, đấu tranh chống lại nhau. 4. Một khuyết tật nữa trong thiết kế là không kết hợp được dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Do không trung thành với dân chủ, không thực hiện các nguồn lực để đảm bảo dân chủ, nên đã hạn chế quyền dân chủ. 5. Về tản quyền và phân quyền. Trong các nước liên bang, luôn có mâu thuẫn giữa bang và liên bang. Hiến pháp Mỹ chú ý xử lý mối quan hệ giữa bang và liên bang. Các bang đều muốn quyền của mình lớn, còn quyền dành cho liên bang ít. Đến nay vẫn chưa thống nhất được vấn đề này. 6. “Khủng hoảng về hình thức đảng chính trị”. Các đảng chính trị hiện đại được chia theo nhiều cách, nhưng cách được chú ý hơn cả là chia làm hai loại đảng: Một là, đảng của tầng lớp tinh hoa. Trong đảng này, đảng viên chỉ là những người đi theo tầng lớp tinh hoa, ủng hộ, bảo vệ cho tầng lớp tinh hoa trong giai cấp chính trị cầm quyền; Hai là, đảng quần chúng, là đảng có đông đảng viên, ủng hộ, bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng, đồng thời tích cực hoạt động vì đảng. Các loại đảng này đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, thể hiện việc mất dân chủ, vì “không làm được chức năng khai sinh ra mình”, chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm nắm thực quyền trong đảng; về mối quan hệ trong nội bộ đảng, tức là môi quan hệ giữa đảng viên và bộ phận tinh hoa, kể cả trong loại đảng quần chúng, thì bộ phận tinh hoa thường lấn át, tiếm quyền của đông đảo đảng viên. Trước thực trạng ấy, gần đây một số Đảng Cộng sản và một số đảng tiến bộ ở phương Tây có ý định thành lập một hình thức mới đại diện chính trị hiện đại hơn hình thức đảng chính trị hiện nay. Đó là một tổ chức dân chủ đồng
  • 27. 26 thuận liên tầng lớp, liên giai cấp, ưu tiên quan hệ ngang, không ưu tiên quan hệ dọc; là đảng chính trị đổi mới của thế kỷ XXI. Tóm lại, nền dân chủ Âu - Mỹ hiện đại còn nhiều khuyết tật thiết kế. Những “thủ đoạn” trong vận hành hoạt động chính trị như mị dân, xảo trá, huyênh hoang... thì rất nhiều. Tất nhiên, họ không hoàn toàn giả dối, trên một số khía cạnh nào đó, họ đã thực hiện dân chủ rất tốt, ví dụ về an sinh xã hội. Việt Nam cần phải học tập. Vừa qua, các nước Âu - Mỹ có một số cải cách dân chủ, cải cách nhà nước: Về kinh tế: Nhà nước đương đại không nắm trực tiếp về kinh tế và sản xuất, can thiệp bằng hành chính vào hoạt động của dân và doanh nghiệp; chú ý hơn đến chức năng tạo thuận lợi cho thị trường và giữ ổn định vĩ mô; hướng dẫn nền kinh tế hội nhập quốc tế mà vẫn giữ vững được độc lập tự chủ và định hướng quốc gia. Đối với xã hội và các vấn đề xã hội: Nhà nước vẫn đảm nhận chức năng quan trọng là nhà nước phúc lợi chung, nhà nước “đấng cứu thế”; đồng thời chia sẻ nhiệm vụ xã hội ấy với khu vực tư nhân và với nhân dân bằng nhiều hình thức: Uỷ nhiệm cho tư nhân làm một số việc của nhà nước nhưng nhà nước vẫn chịu trách nhiệm trước dân; hợp đồng với tư nhân; huy động nguồn tư nhân bằng quan hệ đối tác; tự quản cộng đồng... Song hiện nay, tất cả các nước đương đại trên thế giới đều gặp khó khăn lớn về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội; có nước đang đứng trước vấn đề nan giải, thậm chí có chính phủ đã sụp đổ, phần lớn vì vấn đề này (Đức). Trực tiếp đối với dân: Nhà nước đương đại tuyên bố nhiều về thực thi dân chủ nhưng chỉ làm được ở chừng mực nào đó; làm đúng hơn dân chủ đại diện, đề cao hơn dân chủ trực tiếp; tăng cường vai trò của nhân dân trong hoạch định luật lệ của nhà nước; phát huy sự kiểm tra, kiểm soát của nhân dân đối với các cơ quan hành chính và công chức; thực hiện công khai , minh bạch trong hoạt động của chính quyền, đòi hỏi nghiêm ngặt trách nhiệm báo cáo, giải trình của cơ quan hành chính và công chức định kỳ hoặc bất thường trước nhân dân; đặt quan hệ đối tác bình đẳng được luật hoá với xã hội dân sự, với các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể, các hội. Trong nội bộ nhà nước: có những cố gắng cải tiến, sửa đổi một số khuyết tật thiết kế cơ bản đã có từ hơn ba thế kỷ nay như, chế độ bầu cử, chế độ đảng
  • 28. 27 cầm quyền và đảng đối lập; quan hệ giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp; tản quyền và phi tập trung hoá; vai trò thực sự của người dân... Tuy nhiên, trên các lĩnh vực này chưa có kết quả đáng kể. Nhiều chục năm nay, nổi lên vấn đề làm tinh gọn bộ máy nhà nước, đặc biệt là phòng chống tham nhũng được coi là một quốc nạn của từng nước. 1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng 1.3.1. Quan điểm của Mác và Ăngghen Quan điểm cơ bản của Mác và Ăngghen là thực hiện một nền dân chủ đích thực, nền dân chủ của chủ nghĩa cộng đồng (chủ nghĩa cộng sản), khác với tất cả các loại hình dân chủ trước đó. Nếu đạt được nền dân chủ như thế là hết dân chủ, hết nhà nước, lúc đó không cần đến dân chủ nữa. Trong khi nghiên cứu, Mác bác bỏ tổng thể nền dân chủ phương Tây, nhưng có tham khảo từng điểm, từng phần của nền dân chủ đó. (Mác và Ăngghen sống trong nền dân chủ Tây Âu khoảng giữa và cuối thế kỷ XIX). Hiểu biết sâu sắc sự vĩ đại của nền dân chủ và văn hoá Hy Lạp cổ đại, Mác và Ăngghen biết kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Tây Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX trong quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình. Hai ông là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản về những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản, trong đó có dân chủ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mác-Ăngghen, tổ chức "Đồng minh những người cộng sản" và "Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I)" được thành lập và đã thể hiện các nguyên tắc đó trong thực tiễn. Năm 1845, Ăngghen đã chỉ ra, dân chủ đã trở thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, chính đảng của giai cấp vô sản các dân tộc khi liên kết với nhau hoàn toàn có quyền viết chữ “dân chủ” lên lá cờ của mình. Sau đó, khi nói đến “Đồng minh những người cộng sản”- chính đảng của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới, Ăngghen nhấn mạnh tới biện pháp giám sát dân chủ: “Bản thân tổ chức đã hoàn toàn dân chủ, các uỷ viên do bầu ra và có thể bãi miễn bất cứ lúc nào”, điều lệ của Đảng chuyển cho các chi bộ thảo luận và do đại hội đại biểu của Đảng thông qua, đời sống trong Đảng “tất cả phải tiến thành theo chế độ dân chủ”. Mác và Ăngghen đã đề xướng dân chủ trong đảng và quán triệt tư tưởng đó trong Điều lệ của "Đồng minh những người cộng sản". Đảng phải là một
  • 29. 28 đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ; các cơ quan lãnh đạo của đảng phải được bầu cử một cách dân chủ và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu họ không hoàn thành được nhiệm vụ của tổ chức trao cho; Đảng phải là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức... Về công tác tổ chức - cán bộ của Đảng, Mác- Ăngghen đánh giá cao một số quy định của Công xã Paris như: Chọn lựa cán bộ bằng phổ thông đầu phiếu và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, không có trường hợp ngoại lệ; lương được trả ngang nhau, để phòng ngừa tình trạng chạy chọt chức vị và chủ nghĩa thăng quan phát tài; thi hành chế độ uỷ nhiệm tuyệt đối đối với các đại biểu được bầu vào các cơ quan đại biểu; xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi thường gắn với chức vụ nhà nước khiến họ khỏi quan liêu hoá, biến chất...6 Mác-Ăngghen đã không ngừng đấu tranh để xây dựng và củng cố sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức đội ngũ đảng, coi đó là điều kiện để có dân chủ trong đảng. Đấu tranh kiên quyết chống lại những phần tử cơ hội và những người vi phạm kỷ luật của đảng, hai ông đã vạch trần quan điểm chống chủ nghĩa xã hội và bọn cơ hội thâm nhập vào Quốc tế cộng sản, không tôn trọng kỷ luật của đảng, mưu toan phá hoại đảng, xây dựng một tổ chức bí mật, đầy âm mưu trong Quốc tế cộng sản. Mác- Ăngghen cho rằng, những phần tử phá hoại từ bên trong mới cực kỳ nguy hiểm cho đảng, nguy hiểm hơn những phần tử bên ngoài đảng. Mặc dù đã nói đến vai trò chiến lược của chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng song về cuối đời mình, cả Mác và Ăngghen đều nhấn mạnh tới hình thức chính trị dân chủ như một sách lược cách mạng không thể bỏ qua; phổ thông đầu phiếu không chỉ là một cách thức để bầu chọn được cán bộ xứng đáng trong nội bộ, mà còn là cái Đảng cộng sản cần tận dụng làm với xã hội để có thể giành chính quyền một cách hòa bình7 . Mác và Ăngghen đã chỉ rõ tầm quan trọng của đoàn kết. Giai cấp vô sản muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình phải đoàn kết. “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” năm 1848 đã viết: “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”. Tư tưởng đoàn kết được Mác và Ăngghen bổ sung qua tổng kết thực tiễn, đặc biệt là sự kiện Công xã Pari 1871. Giai cấp vô sản không chỉ đoàn kết trong nội bộ 6 C.Mác và Ph. Ăngnghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, H.1970, t1, tr.583. 7 Xem: GS Tương Lai: Với Các Mác, cuộc sống là dòng chảy luôn vận động, http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/05/567827/>
  • 30. 29 giai cấp mình, mà còn phải đoàn kết, liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác, nhất là giai cấp nông dân. Mác chỉ rõ, trong tất cả các quốc gia, nếu không có được sự đoàn kết liên minh với giai cấp nông dân thì bài “đơn ca” của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài “ai điếu”. Nhìn chung vào thời của Mác và Ăngghen, trong điều kiện các đảng cộng sản mới ra đời và chưa được cầm quyền, dân chủ, đoàn kết mới chỉ là một tư tưởng và biện pháp tổ chức, chưa thực sự trở thành một nguyên tắc và thể chế điều chỉnh trong sinh hoạt và hành động của đảng. 1.3.2. Quan điểm của V.I.Lênin V.I.Lênin xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện của nước Nga đã nêu ra quan điểm giai cấp vô sản phải biết sử dụng chế độ dân chủ thực sự như một phương thức đấu tranh giành chính quyền và quản lý xã hội: "Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ"(1) . Theo Lênin, dân chủ thực chất hay “dân chủ thuần tuý” không phải là chế độ cai trị, quản lý áp đặt mà chính là một chế độ hoà bình, tự do, bình đẳng xã hội: "Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa"(3) . Dân chủ nói một cách cụ thể, là: (1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; (2) Tự do chính trị cho mọi công dân; (3) Quyết định theo đa số của mọi công dân; (4) Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hoà bình hoặc dân chủ thuần tuý v.v8 .. Nói cách khác, dân chủ thực chất là một cách thức tổ chức xã hội, tôn trọng quyền và giá trị tự do, bình đẳng, hoà bình. Chúng tôi nhất trí với bình luận sau đây về chế độ dân chủ của Lênin: “Quan niệm về dân chủ trên đây của V.I.Lênin không những không mâu thuẫn với các quan niệm tiến bộ về dân chủ trong lịch sử tư tưởng nhân loại mà còn là bước kế thừa và phát triển trong điều kiện mới, tức là trong điều kiện cần phải giáo dục cho giai cấp công nhân và đảng của nó hiểu được bản 8 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.CTQG, t.39, tr.515-517.
  • 31. 30 chất của dân chủ và nhiệm vụ của mình trong quá trình thiết lập một nền dân chủ mới, nền dân chủ XHCN. Để có nền dân chủ XHCN, giai cấp công nhân và đảng của nó không chỉ giác ngộ về "dân chủ" mà phải xây dựng một "chế độ dân chủ". Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v.. Đó là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu tranh vì cách mạng xã hội”9 . Nhìn thấy những khiếm khuyết của thể chế dân chủ tư sản, Lênin trăn trở tìm tòi một mô hình mới thực sự dân chủ hơn do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ thực tế tồn tại ngắn ngủi của mô hình tổ chức Công xã Pari được Mác- Ăngghen đánh giá cao, Lênin tìm ra mô hình thể chế nhà nước dân chủ Xô- viết: công - nông - binh, sau này được áp dụng trong Cách mạng năm 1905 - 1907 và Cách mạng Tháng Mười Nga. V.I.Lênin cho rằng, Xô-viết, tựu trung là một hình thức và một kiểu chế độ dân chủ vô cùng cao hơn, chính là vì do chỗ nó tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị, nên đó là cơ quan gần dân nhất10 . Theo những phác thảo ban đầu về một nhà nước Cộng hoà Xô-viết, nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước thông qua các Xô-viết. Ở trong các Xô-viết, nhân dân tự quyết định luật lệ, tự thi hành các luật lệ đó và tự xét xử những ai vi phạm luật lệ của Xô-viết. Muốn vậy, "Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, không có "sự giám sát" từ trên, không có quan lại"11 . Các cấp trên của cơ sở sẽ là đại biểu các Xô-viết cho đến Xô-viết tối cao. Để cho hệ thống các Xô- viết hoạt động được phải thực hiện một số nguyên tắc như: Bầu cử và bãi miễn các cơ quan lãnh đạo các Xô viết (các đại biểu); thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc tập trung dân chủ... Thế nhưng, ý tưởng về một chính quyền cơ sở hoàn toàn tự quản, không có sự giám sát từ trên xuống chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước Nga nên chưa thể xoá bỏ nguyên tắc tập trung, thống nhất của một nền hành chính công cùng thời. Chế độ, thể chế dân chủ nhà nước vô sản - sau này gọi là nhà nước chuyên chính vô sản hay nhà nước XHCN, đã được xây dựng từ lý luận nhưng 9 Phan Xuân Sơn: Quan điểm của V.I Lênin về chế độ dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 7(199), 2010. <http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=12438450> 10 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.CTQG, t.35, tr.126-127. 11 V.I.Lênin: Sđd, t.31, tr. 336-337.
  • 32. 31 trong thực tế, nó vẫn chưa đạt tới trạng thái mong muốn là “thực sự dân chủ” hay “dân chủ gấp triệu lần” nền dân chủ tư sản. Tại sao giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là những người cộng sản Nga chưa đi tới mục tiêu dân chủ của mình? Có nhiều nguyên nhân cản trở, kìm hãm họ trên con đường này, trong đó có những nguyên nhân chủ quan của giai cấp lãnh đạo như: năng lực và trình độ tổ chức, quản lý nhà nước yếu kém; bệnh “kiêu ngạo cộng sản”; bệnh quan liêu, giấy tờ; tham nhũng... Muốn sửa chữa những khiếm khuyết, yếu kém của bộ máy nhà nước theo mô hình Xô- viết và thực hiện thành công chế độ dân chủ thì giai cấp lãnh đạo phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ của V.I. Lênin Kết hợp chế độ dân chủ với chế độ tổ chức tập trung, V.I. Lênin đã đề ra một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đảng kiểu mới- nguyên tắc tập trung dân chủ (демократический централизм) - được nêu ra trong Hội nghị I của những người Bôn-sê-vich, năm 1905, và tại Đại hội IV của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, năm 1906. Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô, được ghi trong Điều lệ của Đảng và Điều lệ của Quốc tế cộng sản. Tại Đại hội II Quốc tế cộng sản, khi nói về điều kiện để kết nạp vào Quốc tế cộng sản, V.I.Lênin nêu rõ: "Các đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ”; đồng thời chỉ ra những nội dung chủ yếu của nguyên tắc đó. Nguyên tắc này đã trở thành điều lệ của Quốc tế cộng sản (Đại hội II năm 1920). Đến Đại hội IV (còn gọi là Đại hội thống nhất) của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga, V.I.Lênin trình bày rõ nguyên tắc tập trung dân chủ và coi đây là "một nhiệm vụ quan trọng, nghiêm túc và vô cùng trọng đại"12 . Nội dung của nguyên tắc đó như sau: 1- Tổ chức cơ sở đảng trở thành hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng; 2- Tất cả các cơ quan cấp trên đều thực sự được bầu ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn; 3- Tổ chức đảng là tổ chức của những công nhân dân chủ - xã hội giác ngộ và sinh hoạt độc lập; 12 V.I.Lênin: Sđd, t.13, tr.77.
  • 33. 32 4- Phải thực hiện bằng được chế độ tự trị của mọi tổ chức đảng; 5- Cần xoá bỏ và xoá bỏ bằng được sự tranh giành địa bàn, sự lo sợ "phái" khác; 6- Thống nhất về tổ chức, đồng thời có sự đấu tranh thuần tuý về tư tưởng giữa các trào lưu tư tưởng dân chủ - xã hội khác nhau trong nội bộ các tổ chức đảng; 7- Xác định rõ nguyên nhân tranh luận giữa các trào lưu tư tưởng trong đảng là điều kiện cần thiết để phát triển đảng một cách lành mạnh, để giáo dục giai cấp công nhân và tránh được sự sai lầm về đường lối; 8- Trong sinh hoạt tư tưởng, phải chỉ ra vấn đề nào là đã thống nhất, vấn đề nào còn bất đồng và còn bất đồng đến mức nào. Bỏ thói quen sinh hoạt theo lối tiểu tổ cũ (tức là thích kêu gào, thích buộc tội mà không phân tích một cách thực sự cầu thị những ý kiến bất đồng); 9- Cung cấp cho đảng viên đầy đủ tài liệu về sinh hoạt của đảng, để đảng viên có thể độc lập nghiên cứu những sự bất đồng trong quá trình ra các nghị quyết của đảng; 10- Thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của Đại hội đảng, đảng viên phải có thái độ hoàn toàn tự giác và có tính chất phê phán đối với những nghị quyết của đảng. Thông qua thảo luận, báo chí, sinh hoạt ở tiểu tổ… tạo điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi tình hình và nói lên sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay vấn đề kia. Về mặt ngữ pháp, tập trung (danh từ) đứng trước dân chủ (tính từ) đã cho thấy một trật tự, thứ tự ưu tiên của nguyên tắc tập trung so với nguyên tắc dân chủ, mặc dù hai cái này không tách rời nhau mà hợp thành một nguyên tắc thống nhất trong công tác tổ chức. Nội hàm của nguyên tắc tập trung dân chủ trước hết phản ánh thực tiễn cách mạng của nước Nga bấy giờ, tình trạng chia rẽ trong những người cộng sản và ảnh hưởng của chủ nghĩa vô chính phủ trong phong trào cách mạng đã tạo ra nguy cơ phá vỡ sự thống nhất trong Đảng và việc giải quyết nhiệm vụ này đã trở nên cực kỳ quan trọng, cần được ưu tiên trước hết. Tập trung trong hành động là đảm bảo tính kỷ luật, trật tự Đảng, trước hết là sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đảm bảo sự phục tùng của cấp dưới với cấp trên, địa phương với trung ương... Tuy vậy, chế độ dân chủ và nguyên tắc dân chủ vẫn bao trùm và thấm vào trong nguyên tắc tập trung.
  • 34. 33 Tập trung dân chủ và thảo luận, đấu tranh trong nội bộ đảng Trong 10 nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ, V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh tới yêu cầu tự do tranh luận, đấu tranh trong nội bộ mà không sợ điều này làm giảm tính thống nhất của đảng. Chẳng hạn, nội dung 6 “thống nhất về tổ chức, đồng thời có sự đấu tranh thuần tuý về tư tưởng giữa các trào lưu tư tưởng dân chủ - xã hội khác nhau trong nội bộ các tổ chức đảng”; nội dung 7 “tranh luận giữa các trào lưu tư tưởng trong đảng là điều kiện cần thiết để phát triển đảng một cách lành mạnh...”; nội dung 8 “trong sinh hoạt tư tưởng, phải chỉ ra vấn đề nào là đã thống nhất, vấn đề nào còn bất đồng và còn bất đồng đến mức nào”; nội dung 10 “thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của Đại hội đảng, đảng viên phải có thái độ hoàn toàn tự giác và có tính chất phê phán đối với những nghị quyết của đảng. Thông qua thảo luận, báo chí, sinh hoạt ở tiểu tổ…tạo điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi tình hình và nói lên sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay vấn đề kia”. Như vậy, sự thống nhất về nhận thức và hành động trong đảng phải trải qua con đường đấu tranh tư tưởng và tranh luận giữa các trào lưu, bộ phận và đảng viên khác nhau. Một đảng phát triển lành mạnh không nhân danh sự thống nhất mà dẹp bỏ sự tranh luận và phê phán đối với các quyết định và trong quá trình làm nghị quyết của mình. Trước khi đi đến sự tập trung, thống nhất cần phải đi qua con đường thảo luận, tranh luận và “đấu tranh thuần tuý về tư tưởng” của các đảng viên, bộ phận và tổ chức khác nhau trong đảng một cách thực sự dân chủ và cầu thị. V.I.Lênin chỉ ra giới hạn của "thống nhất hành động" và "tự do thảo luận". Người nói: "Ngoài những giới hạn của sự thống nhất hành động thì có thể thảo luận và lên án một cách rộng rãi và tự do nhất về những biện pháp, quyết định, khuynh hướng mà chúng ta cho là có hại. Chỉ trong những cuộc thảo luận, những nghị quyết và kháng nghị như thế mới có thể hình thành được dư luận thật sự của đảng ta. Chỉ trong điều kiện như thế mới có được một chính đảng thật sự biết luôn luôn nói lên ý kiến của mình và tìm ra những con đường đúng đắn để biến ý kiến đã được xác định thành quyết định của một đại hội mới"13 . 13 V.I. Lênin: Sđd, t.31, tr.83.