SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến 1935
1. Hoàn cảnh lịchsử
a) Tình hình thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội
của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và
thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít.
Tháng 10 năm 1929, khủng hoảng diễn ra sớm nhất ở Mĩ rồi lan sang các nước tư bản
khác. Khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp,
tài chính. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ kinh tế
mà cả chính trị và xã hội cho thế giới tư bản chủ nghĩa.
Cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản đã lan sang các xứ thuộc địa, nhân dân ở các nơi
này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “chính quốc”.
Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn hơn, nhưng lại hết sức mạnh và sâu sắc1.
khủng hoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và tài chính. Sản lượng
ccông nghiệp Pháp giảm sút 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương giảm 3/5 thu nhập
quốc dân giảm 1/3. Cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của
cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên
đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa (trong đó có Đông
Dương).
b) Tình hình trong nước
Kinh tế ở Việt Nam vốn đã bị phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nay trong cuộc khủng
hoảng này lại càng phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Chính quyền thực dân ở Đông
Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính2.
Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng: giá gạo từ 13,1 đ/tạ
năm 1930 xuống còn 3,2 đ/tạ năm 1933; giá cao su từ 20 france/kg năm 1929 xuống còn
4 france/kg năm 1931. Hàng ngàn hécta đồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm đồn điền bị
thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt động. Từ năm 1930 - 1933 diện tích đất hoang hóa từ
200.000 ha - 500.000 ha. Sản xuất gạo giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928 xuống còn
959.000 tấn năm 1931.
Sản xuất công nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí
nghiệp đóng cửa, thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ
18.000.000 đồng Đông Dương (năm 1929) chỉ còn 10.000.000 đồng Đông Dương (năm
1 Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng, tr. 166.
2 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 295-299.
2
1934), hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc.
Để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho Đông Dương trong
quỹ đạo thực dân, thực dân Pháp cho ngưng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II theo
quy mô lớn đang diễn ra, đồng thời chúng khẩn trương áp dụng những biệp pháp cấp thiết
ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trước hết là việc Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ưu tiên cho hàng hóa Pháp
vào Đông Dương, kiên quyết giành độc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp
vào Đông Dương từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) đến việc miễn thuế hoàn
toàn, trong khi hàng các nước vào thị trường này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp
thuế 100% giá trị hàng hóa.
Việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm được chú ý. Thuế thân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 - 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở Đông
Dương như mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng được áp dụng, tất cả đã đem về
cho ngân sách liên bang một nguồn thu lớn và tăng nhanh. Chỉ tính năm 1930 có 17
khoản thu ngoài thuế đã đem về cho ngân sách 117.000.000 đồng. Chính phủ Pháp còn
quy định lại giá trị đồng bạc Đông Dương, tiến hành thu bạc cũ đổi bạc mới có lượng bạc
kém hơn. Chỉ tính khoản thu chênh lệch 7 gram/ đồng đã thu được 49.000.000 đồng.
Đối với chủ tư bản người Pháp ở thuộc địa, chính quyền thực hiện “trợ cấp tài chính” để
giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tư bản được hợp nhất lại cả vốn liếng vào quy mô
kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn để tồn tại và phát triển, nhất là trong các ngành
trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ thực dân cho ban hành một
số quy chế lao động mới như chế độ lao động đới với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi
phạm luật lệ lao động, hoà giải tranh chấp về lao động…, nhìn chung là các “qui chế” này
chỉ nhằm bảo vệ cho giới chủ tư bản, góp phần xoa dịu bởi mâu thuẫn của giới lao động.
*Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành chính sách hai mặt.
Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ,
tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tư
tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã
hội.
Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và
thôn quê, nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930. Bạo lực của chính quyền thực
dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng địch vẫn không tạo được
sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngược lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở
thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân
hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai
cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu của
chính sách bóc lột vơ vét của tư bản Pháp ở thuộc địa. Họ lại có đời sống bị bần cùng hóa
và hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chết đói, thất nghiệp không có cách nào chống
đỡ. Người Pháp lúc đó đã tận mắt nhìn thấy và loan báo “người ta có thể cầm chắc là
nông dân sống ở cái mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ”, còn công nhân thì những
người chưa bị sa thải có đồng lương “không bao giờ vượt quá từ 2 - 2,5 france/ ngày (tức
3
là 20 - 25 xu/ ngày). Trong các xưởng dệt ngày làm việc từ 7 giờ sáng đế 9 giờ tối, ở các
đồn điền công nhân phải làm việc từ 15 - 16 giờ một ngày…”. Do đó các tầng lớp lao
động như nông dân, thợ thủ công, vô sản, cùng những người làm nghề tự do ở cả thành
thị và thôn quê, đều mong muốn đấu tranh cải thiện đời sống và chống lại xã hội thuộc
địa.
Song ngay cả trong giai cấp địa chủ, tư bản và tầng lớp thượng lưu bản xứ cũng có những
bộ phận gặp nhiều khốn khó vì bị phá sản, bị chèn ép, bị vỡ nợ bởi thuế má ngày một cao
và không đủ sức cạnh tranh với tư bản Pháp. Từ năm 1929 - 1933 ở Hà Nội, Hải Phòng,
Sài Gòn, Chợ Lớn có 502 vụ án khánh tận và 160 vụ án phát mãi tài sản.
Đó cũng là lúc các thuộc địa nói chung, Đông Dương nói riêng, từ trong cùng cực của đời
sống kinh tế, phải giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của
mình. Đông Dương trong cuộc khủng hoảng kinh tế không còn bình yên như trước nửa,
đã trở thành một Đông Dương sôi động trong sự phân hóa của xã hội thuộc địa. Điều kiện
vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tư tưởng mới đang du nhập vào Việt
Nam.
Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhưng kể từ sau thất bại của
Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại và tan
vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất phương hướng, một số đi theo đường lối cải
lương thì được tán dương chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đường tiêu
cực chống phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó tư tưởng vô sản của chủ
nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ưu thế. Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu
năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị đương thời, đã thu hút sự chú ý
của đông đảo các giai tầng xã hội. Sự tuyên truyền chống cộng đã phản tác dụng, vô hình
chung lại đề cao chủng nghĩa Cộng sản. Đó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công - nông ở
Liên Xô đang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức đang mơ ước chế độ
Xô - Viết… Như thế một thời kỳ đấu tranh cách mạng đi theo xu hướng mới đã xuất hiện.
* Khái quát về cao trào cách mạng 1930 – 1931
Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đường Cách mạng vô sản đã dẫn dắt nhân dân ta đấu
tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở đầu cho những bước phát triển mới là sự bùng
nổ cao trào chống đế quốc phong kiến những năm 1930 - 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện
và tồn tại của các Xô - Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh 1 . Không phải là do “Cộng sản
kích động” như các quan chức thực dân lúc ấy nhận định, cao trào cách mạng những năm
1930 - 1931 bùng nổ ngay sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, là hậu quả của những
chính sách kinh tế - xã hội của thực dân Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn này. Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường lối phù hợp nhất với
nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh
đạo phong trào dân tộc.
Bắt đầu là những cuộc đấu tranh ôn hòa ủng hộ các chiến sĩ Yên Bái, chống chính sách
khủ bố trắng của Pháp, nổ ra từ tháng 2 - 4/1930. Phong trào được mở màn bằng các cuộc
bãi công ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, lan nhanh ra khắp thành thị và thôn quê ở Bắc -
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 299-300.
4
Trung - Nam. Qua đó các Đảng bộ địa phương được thống nhất về tổ chức, quần chúng
công nông được tập hợp lại, tinh thần đấu tranh của nhân dân tiếp tục được hâm nóng lên
và gây dựng phong trào thành phong trào mới.
Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ động
giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn quốc với 2 lực lượng đông đảo
nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và
nhiều vùng thôn quê1. Những cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm
ngày 1/5 được tổ chức thật rầm rộ. Trong đó cuộc mít - tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực
dân Pháp đàn áp dã man. Quần chúng rất căm phẫn, được nhân dân các vùng xung quanh
ủng hộ, họ tiếp tục đấu tranh chống khủng bố. Phong trào của công nông từ Vinh - Bến
Thủy lan nhanh sang các huyện, tổng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Với sự hưởng ứng
của các tầng lớp nhân dân theo lời kêu gọi của Xứ ủy Trung Kỳ. Chỉ 3 tháng kể từ
1/5/1930 ở Nghệ An và Hà Tĩnh có 97 cuộc đấu tranh. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp đưa
phong trào ở đây lên đỉnh cao.
Từ cuối tháng 8/1930 những cuộc biểu tình với quy mô lớn ở các vùng nông thôn 2 tình
Nghệ An và Hà Tĩnh đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, mít - tinh biểu
tình, biểu dương lực lượng. Cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt
và chuyển sang bạo động. Ngày 30/8/1930, hơn 3 ngàn nông dân huyện Nam Đàn biểu
tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện
Thanh Chương đấu tranh với khí giận ngút trời. Ngày 7/9/1930 hơn 3000 nông dân huyện
Can Lộc kéo vào huyện đường đốt sổ sách, giấy tờ, sổ sách của chính quyền tay sai, phá
nhà lao. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên biểu tình và bị đàn áp
dã man tại ga Yên Xuân nhưng quần chúng vẫn không nao núng, họ càng tập họp đông
hơn và xông lên tấn công vào hệ thống chính quyền địch ở cơ sở. Quần chúng nông dân
các vùng nông thôn được công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh, Bến Thủy ủng hộ, đã
biểu dương sức mạnh đoàn kết, lòng căm thù, ý chí quyết đấu đòi tự do cuộc sống. Trong
quá trình đó sự tàn bạo của kẻ thù càng làm cho nhân dân sôi sục.
Trước khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính quyền thực dân
phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy. Trong
tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý,
điều hành mọi hoạt động trong địa phương thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch
đã bỏ trống. Dựa theo những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô Viết ở nước Nga qua
các tài liệu và báo chí của Đảng, người ta gọi các tổ chức vừa dựng lên là Xã Bộ Nông,
Thôn Bộ Nông hoặc các Xô Viết Mặc dù còn sơ khai nhưng các Xô Viết Nghệ Tĩnh đã
có thực chất là một chính quyền cách mạng của công - nông do giai cấp công nhân lãnh
đạo thông qua Đảng tiên phong của nó. Việc đập tan bộ máy chính quyền cũ, xây dựng
bộ máy chính quyền mới, tổ chức một xã hội mới dân chủ tự do thật sự cho nhân dân lao
động, tích cực bảo vệ chính quyền vừa giành được…, đó là những nhiệm vụ lớn lao mà
các Xô Viết đã bước đấu thực hiện, nhất là các Đảng bộ ở đây chưa sẵn sàng, các điều
kiện chủ quan, khách quan, thu
Thuận lợi của cách mạng cả nước chưa có, những việc làm tích cực đó còn là sự đột phá
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 300-302.
5
táo bạo. Các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh chỉ được tồn tại chưa đầy 8 tháng, kể từ tháng 9/1930,
nhưng đã có nhiều cố gắng sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hóa - xã hội. Đó là những hoạt động bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công; chia lại đất
công cho nông dân nghèo kể cả nam và nữ; quy định lại tô tức; tổ chức sản xuất chung;
trợ cấp gia đình thiếu túng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu; lập Đội Tự Vệ Đỏ; xây
dựng các đoàn thể quần chúng… Chính bọn tay sai của thực Pháp cũng phải thừa nhận
một thực tế trong các Xô Viết: “Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình người
chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát
thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện,
nghiện rượu và cấm các hội hè cúng tế trong làng…”
Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lượng trong, ngoài nước
lúc đó. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng Sản Đông Dương, cả nước dấy lên phong
trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết, chống khủng bố trắng. Nguyễn Ái Quốc và Quốc Tế
Cộng Sản rất chú ý theo dõi và góp ý kiến cho những người cộng sản Đông Dương để
bảo vệ các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Ở các nước Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều hoạt
động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Còn bọn thực dân phong kiến thì vô cùng hoảng sợ. Chúng cho rằng “Từ khi nước Pháp
đặt nền đô hộ trên đất nước này, chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe dọa sự an nguy nội
bộ của mình lớn hơn, thực sự hơn” và nó “Rất trầm trọng… tầm rộng lớn của nó đã làm
chúng ta sửng sốt…”. Chính vì vậy từ Toàn quyền Đông Dương Pasquier, Khâm sứ
Trung Kỳ Le Fol đến các lực lượng tay sai trong chính phủ Nam triều, đều trực tiếp đến
Nghệ An - Hà Tĩnh để vạch kế hoạch bình định. Sau đó là hàng loạt biện pháp tàn bạo và
nham hiểm cùng với các biện pháp lừa bịp của chúng đã được tung ra để đàn áp các Xô
Viết.
Đồn bót được dựng lên dày đặc, binh lính các nơi được điều động về, bắn giết bắt bớ
giam cầm là những hoạt động đầu tiên của những công cụ bạo lực mà chính quyền thực
dân đối phó với phong trào quần chúng. Các chính sách “Lấy quan nhà trị dân nhà”,
“Buộc dân cày ra đầu thú” được đem ra áp dụng. Chúng “Phát thẻ quy thuận”, tổ chức
“Rước cờ vàng”, chúng lập “Xã đoàn”, dùng sách báo tranh ảnh tuyên truyền vu cáo nói
xấu công sản… Trong thực tế lúc ấy địch chỉ cần dùng 1 biện pháp quân sự cũng thừa
sức để đàn áp các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh, nhưng chúng đã không từ một biện pháp nào kể
cả các biện pháp kinh tế xã hội và lừa mị để đánh phá cách mạng. Đến giữa năm 1933 các
Xô Viết Nghệ Tĩnh lần lượt thất bại. Tuy nhiên, đó không phải là sự thất bại của đường
lối và phương pháp Cách mạng vô sản. Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng
1930 - 1931 là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm
kiên cường, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam. Nó
khẳng định trong thực tế: Đường lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng,
của giai cấp vô sản Việt Nam. Nó sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh
mới cho cách mạng; đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những
người yêu nước và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập của Tổ quốc.
Về vị trí của cao trào cách mạng này, Đảng ta đã đánh giá: “Trực tiếp mà nói, không có
những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931 trong đó công
- nông đã vung ra nghị lực cách mạng phi thường của mình thì không thể có cao trào
6
những năm 1936 - 1939”. Cao trào đấu tranh cách mạng 1930 -1931 đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ Tĩnh, là “Bước thắng lợi đấu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình
phát triển về sau của cách mạng.”1
2. Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1930 – 1935
a) Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (14 -
30/10/1930)
- Tháng 4-1930, Trần Phú về nước hoạt động, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung
ương lâm thời, cùng Ban Thượng vụ chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương.2
- Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại
Hương Cảng, Trung Quốc do Trần Phú chủ trì. Hội nghị thống nhất:
+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn
thảo.
+ Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
*Luận cương chính trị3
· Nội dung:
- Luận cương đã phân tích đặc điểm tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên
những vấn để cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
- Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyển, dân
cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
- Luận cương vạch ra phương hướng cách mạng Đông Dương là: lúc đầu cách mạng
đông là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế “tư sản
dân quyền cách mạng là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư
sản dân quyển thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kì tư bổn mà tranh đấu để
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
- Luận cương khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong
kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khắn khít với
nhau, vì có đánh đổ đế quốc chũ nghĩa mới phá tan được giai cấp địa chủ, để tiến hành
cách mạng thổ địa thắng lợi và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được
đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ này, luận cương xác định: vấn đề thổ địa là cái
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 310.
2 Những lý luận chung về vấn đề cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tr. 17-22.
3 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 308-310.
7
cốt của cách mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng lãnh đạo dân cày. Về lực lượng
cách mạng luận cương chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản
dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là
động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ
chống lại cách mạng, tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách
mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công
nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư
sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế
quốc trong thời kì đầu. Chỉ có các phần tử đau khổ ở đô thị như những người bán hàng
rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.
- Về phương pháp cách mạng Luận cương chỉ rõ: để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc
cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì
phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo
động để giành chính quyền là một nghệ thuật “phải theo khuôn phép nhà binh”.
- Đối với quốc tế Luận cương khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của
cách mạng thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp
vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng
cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng, Luận cương khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là
điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng
đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của
giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mac- Lenin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho
quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng
là chủ nghĩa cộng sản.
- Ý nghĩa của luận cương:
Từ nội dung cơ bản như trên có thể thấy Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn
bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương Lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra. Song
Luận cương chính trị của Trần Phú có mặt khác nhau so với Cương lĩnh chính trị của
Nguyễn Ái Quốc như sau:
Luận cương chính trị không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, mà lại đặt
nặng về đấu tranh giai cấp và về cách mạng ruộng đất.
Đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản
dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ
trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra một chiến lược
liên minh dân tộc và giai cấp, tức là không xây dựng được một mặt trận dân tộc chống đế
quốc và tay sai.1
- Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau:
Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội
thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 308-309.
8
Thứ hai, do nhận thức giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp lại chịu ảnh
hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng Sản. Vì vậy BCHTW tháng
10/1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn
Ái Quốc được nêu trong đường cách mệnh, chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt.
- Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận
của cách mạng Việt Nam, trang bị cho những người cộng sản Đông Dương vũ khí sắc
bén để đấu tranh với các tư tưởng phi vô sản. Và những nhược điểm trên đã được Đảng
dân dần khắc phục qua thực tiễn của đấu tranh cách mạng.
b) Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng:
Giữa lúc cao trào 1930-1931 của quần chúng nhân dân do Đảng phát động đang dân cao
thì đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào và tiêu
diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Hàng vạn người bị bắt, tù đày. Các trại giam, nhà tù chật ních tù chính trị như tù Hỏa Lò
(Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo… Từ năm 1930-1933, thực dân Pháp bắt giam
246532 người riêng Côn Đảo từ năm 1930-1935 có 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết.
Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương bị phá vỡ, hầu hết các ủy
viên BCHTW Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị bắt.1
Trong hoàn cảnh đó những người cộng sản đó vẫn kiên cường đấu tranh. Những Đảng
viên trong tù kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổng kết bài học
kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, tổ chức vượt ngục, những đảng viên không bị bắt thì tìm
cách gây dựng lai tổ chức Đảng.
Một số đảng viên đang hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm trở về nước hoạt động.
Đầu năm 1932 Lê Hồng Phong và một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản tổ
chức ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932 Ban lãnh đạo Trung ương đã
công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng Sản Đông Dương.2
Đây là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì cách
mạng Đông Dương đang thoái trào, nhằm giữ vững sự ổn định và thống nhất tư tưởng,
chính trị và tổ chức trong toàn Đảng, tiếp tục đấu tranh theo hình thức thích hợp, liên kết
những yêu cầu khẩn thiết trước mắt với những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng
phản đế và cách mạng ruộng đất để khôi phục lực lượng, tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Trên cơ sở khẳng định đường lối, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương được
vạch ra trong Luận cương chính trị tháng 10.1930, Chương trình đã nêu ra 4 yêu cầu
chung: đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền tự do dân chủ; chống chính sách
đàn áp cách mạng, thả tù chính trị, thủ tiêu hội đồng đề hình; bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và
các thứ thuế khác, miễn thuế cho dân nghèo; bỏ độc quyền rượu, thuốc phiện, muối và
những yêu sách riêng cho mỗi tầng lớp nhân dân. Chương trình nêu lên sự cấp thiết phải
củng cố, phát triển Đảng, các đoàn thể cách mạng của quần chúng, nhất là công hội và
nông hội, tổ chức mặt trận thống nhất các lực lượng phản đế; phải kết hợp những khả
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 311.
2 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 312.
9
năng hợp pháp, nửa hợp pháp với hoạt động bí mật, kết hợp những yêu sách kinh tế với
yêu sách chính trị, kết hợp yêu sách từng phần với những nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng tư sản dân quyền. Chương trình hành động đã giữ vững và giương cao ngọn cờ
cách mạng của Đảng, góp phần khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng và chuẩn
bị cho Đại hội I của Đảng.
Những yêu cầu trước mắt về chính trị cùng với những biện pháp tổ chức do Đảng vạch ra
trong chương trình phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Phong trào cách mạng từng
bước đã được khôi phục. Trên cơ sở đó, Đảng ta còn tích cực đẩy mạnh việc phát triển
các tổ chức cơ sở Đảng, giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì lãnh đạo quần
chúng đấu tranh cách mạng.
Khi hệ thống tổ chức của Đảng được khôi phục từ cơ sở tới Trung ương, Ban chỉ huy ở
ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng. Tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất
của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc)1. Đại hội đề ra các nhiệm vụ trước mắt: Củng cố
và phát triển Đảng cả về lượng và chất; Đẩy mạnh cuộc vận động và thu phục quần
chúng; Tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và cách mạng
Trung Quốc2…
Có thể nói những năm đầu tiên trên con đường Cách mạng vô sản, phong trào dân tộc sau
hơn nửa thế kỷ tồn tại, phát triển đã có những yếu tố căn bản được kiểm nghiệm trong
thực tế để khẳng định có thể đảm bảo đưa phong trào đến thắng lợi cuối cùng.
1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 316.
2 Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Sự Thật, tr. 493.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng.
2. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đạicương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Những lý luận chung về vấn đề cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.
4. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Sự Thật.

More Related Content

What's hot

45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2thientamthien
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcanhpb635
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtthaithanhthuong
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxThanhTho943314
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởngKatsu
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939quoctuongdoan740119
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVNalexandreminho
 

What's hot (20)

45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều traPhương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 

Similar to Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngquachduong_khang
 
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt namNhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt namthaothao thaonguyen
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfMaiSng14
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfTranLy59
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docMcNhin12
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.dochongxuan1987
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangautumnlovehn
 
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTMinh Đức Nguyễn
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGTín Nguyễn-Trương
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêmKelvin Hoàng
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sửNhật Linh
 
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênSo sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênjin1020
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013adminseo
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxThyTrn607023
 
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Võ Tâm Long
 
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Trần Thánh Tông
 

Similar to Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939 (20)

Lich su vn 12
Lich su vn 12Lich su vn 12
Lich su vn 12
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt namNhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dang
 
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sử
 
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênSo sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Thi
ThiThi
Thi
 
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
 
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
Tiến trình lịch sử việt nam từ 1885 đến 1930
 

More from Võ Tâm Long

Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namVõ Tâm Long
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0Võ Tâm Long
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithiVõ Tâm Long
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoaVõ Tâm Long
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Võ Tâm Long
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVõ Tâm Long
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVõ Tâm Long
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsVõ Tâm Long
 

More from Võ Tâm Long (20)

Chuanhk2
Chuanhk2Chuanhk2
Chuanhk2
 
Chuanhk1
Chuanhk1Chuanhk1
Chuanhk1
 
Chuan
ChuanChuan
Chuan
 
Ly p han 2
Ly p han 2Ly p han 2
Ly p han 2
 
Phuongphap
PhuongphapPhuongphap
Phuongphap
 
HÓa 11
HÓa 11HÓa 11
HÓa 11
 
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Nvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jwNvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jw
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmts
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939

  • 1. 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến 1935 1. Hoàn cảnh lịchsử a) Tình hình thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít. Tháng 10 năm 1929, khủng hoảng diễn ra sớm nhất ở Mĩ rồi lan sang các nước tư bản khác. Khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ kinh tế mà cả chính trị và xã hội cho thế giới tư bản chủ nghĩa. Cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản đã lan sang các xứ thuộc địa, nhân dân ở các nơi này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “chính quốc”. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn hơn, nhưng lại hết sức mạnh và sâu sắc1. khủng hoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và tài chính. Sản lượng ccông nghiệp Pháp giảm sút 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương giảm 3/5 thu nhập quốc dân giảm 1/3. Cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa (trong đó có Đông Dương). b) Tình hình trong nước Kinh tế ở Việt Nam vốn đã bị phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nay trong cuộc khủng hoảng này lại càng phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thi hành một loạt biện pháp kinh tế - tài chính2. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng: giá gạo từ 13,1 đ/tạ năm 1930 xuống còn 3,2 đ/tạ năm 1933; giá cao su từ 20 france/kg năm 1929 xuống còn 4 france/kg năm 1931. Hàng ngàn hécta đồng ruộng bị bỏ hoang, hàng trăm đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt động. Từ năm 1930 - 1933 diện tích đất hoang hóa từ 200.000 ha - 500.000 ha. Sản xuất gạo giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928 xuống còn 959.000 tấn năm 1931. Sản xuất công nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp đóng cửa, thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm, trị giá xuất khẩu giảm từ 18.000.000 đồng Đông Dương (năm 1929) chỉ còn 10.000.000 đồng Đông Dương (năm 1 Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng, tr. 166. 2 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 295-299.
  • 2. 2 1934), hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc. Để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho Đông Dương trong quỹ đạo thực dân, thực dân Pháp cho ngưng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II theo quy mô lớn đang diễn ra, đồng thời chúng khẩn trương áp dụng những biệp pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trước hết là việc Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dương, kiên quyết giành độc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào Đông Dương từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) đến việc miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng các nước vào thị trường này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 100% giá trị hàng hóa. Việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm được chú ý. Thuế thân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 - 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở Đông Dương như mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng được áp dụng, tất cả đã đem về cho ngân sách liên bang một nguồn thu lớn và tăng nhanh. Chỉ tính năm 1930 có 17 khoản thu ngoài thuế đã đem về cho ngân sách 117.000.000 đồng. Chính phủ Pháp còn quy định lại giá trị đồng bạc Đông Dương, tiến hành thu bạc cũ đổi bạc mới có lượng bạc kém hơn. Chỉ tính khoản thu chênh lệch 7 gram/ đồng đã thu được 49.000.000 đồng. Đối với chủ tư bản người Pháp ở thuộc địa, chính quyền thực hiện “trợ cấp tài chính” để giúp họ khỏi bị phá sản. Một số nhà tư bản được hợp nhất lại cả vốn liếng vào quy mô kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn để tồn tại và phát triển, nhất là trong các ngành trồng lúa, cao su, cà phê. Trong quan hệ chủ - thợ, chính phủ thực dân cho ban hành một số quy chế lao động mới như chế độ lao động đới với phụ nữ, trẻ em, trách nhiệm vi phạm luật lệ lao động, hoà giải tranh chấp về lao động…, nhìn chung là các “qui chế” này chỉ nhằm bảo vệ cho giới chủ tư bản, góp phần xoa dịu bởi mâu thuẫn của giới lao động. *Về chính trị - xã hội, chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành chính sách hai mặt. Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội. Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và thôn quê, nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930. Bạo lực của chính quyền thực dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng địch vẫn không tạo được sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngược lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tư bản Pháp ở thuộc địa. Họ lại có đời sống bị bần cùng hóa và hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chết đói, thất nghiệp không có cách nào chống đỡ. Người Pháp lúc đó đã tận mắt nhìn thấy và loan báo “người ta có thể cầm chắc là nông dân sống ở cái mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ”, còn công nhân thì những người chưa bị sa thải có đồng lương “không bao giờ vượt quá từ 2 - 2,5 france/ ngày (tức
  • 3. 3 là 20 - 25 xu/ ngày). Trong các xưởng dệt ngày làm việc từ 7 giờ sáng đế 9 giờ tối, ở các đồn điền công nhân phải làm việc từ 15 - 16 giờ một ngày…”. Do đó các tầng lớp lao động như nông dân, thợ thủ công, vô sản, cùng những người làm nghề tự do ở cả thành thị và thôn quê, đều mong muốn đấu tranh cải thiện đời sống và chống lại xã hội thuộc địa. Song ngay cả trong giai cấp địa chủ, tư bản và tầng lớp thượng lưu bản xứ cũng có những bộ phận gặp nhiều khốn khó vì bị phá sản, bị chèn ép, bị vỡ nợ bởi thuế má ngày một cao và không đủ sức cạnh tranh với tư bản Pháp. Từ năm 1929 - 1933 ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn có 502 vụ án khánh tận và 160 vụ án phát mãi tài sản. Đó cũng là lúc các thuộc địa nói chung, Đông Dương nói riêng, từ trong cùng cực của đời sống kinh tế, phải giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang bằng chính sức mạnh của mình. Đông Dương trong cuộc khủng hoảng kinh tế không còn bình yên như trước nửa, đã trở thành một Đông Dương sôi động trong sự phân hóa của xã hội thuộc địa. Điều kiện vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tư tưởng mới đang du nhập vào Việt Nam. Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhưng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất phương hướng, một số đi theo đường lối cải lương thì được tán dương chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đường tiêu cực chống phá cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lúc đó tư tưởng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ưu thế. Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị đương thời, đã thu hút sự chú ý của đông đảo các giai tầng xã hội. Sự tuyên truyền chống cộng đã phản tác dụng, vô hình chung lại đề cao chủng nghĩa Cộng sản. Đó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công - nông ở Liên Xô đang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức đang mơ ước chế độ Xô - Viết… Như thế một thời kỳ đấu tranh cách mạng đi theo xu hướng mới đã xuất hiện. * Khái quát về cao trào cách mạng 1930 – 1931 Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đường Cách mạng vô sản đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh bằng những cao trào rộng lớn. Mở đầu cho những bước phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống đế quốc phong kiến những năm 1930 - 1931, đỉnh cao là sự xuất hiện và tồn tại của các Xô - Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh 1 . Không phải là do “Cộng sản kích động” như các quan chức thực dân lúc ấy nhận định, cao trào cách mạng những năm 1930 - 1931 bùng nổ ngay sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, là hậu quả của những chính sách kinh tế - xã hội của thực dân Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn này. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh đạo phong trào dân tộc. Bắt đầu là những cuộc đấu tranh ôn hòa ủng hộ các chiến sĩ Yên Bái, chống chính sách khủ bố trắng của Pháp, nổ ra từ tháng 2 - 4/1930. Phong trào được mở màn bằng các cuộc bãi công ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, lan nhanh ra khắp thành thị và thôn quê ở Bắc - 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 299-300.
  • 4. 4 Trung - Nam. Qua đó các Đảng bộ địa phương được thống nhất về tổ chức, quần chúng công nông được tập hợp lại, tinh thần đấu tranh của nhân dân tiếp tục được hâm nóng lên và gây dựng phong trào thành phong trào mới. Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ động giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn quốc với 2 lực lượng đông đảo nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê1. Những cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày 1/5 được tổ chức thật rầm rộ. Trong đó cuộc mít - tinh ở Vinh - Bến Thủy đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Quần chúng rất căm phẫn, được nhân dân các vùng xung quanh ủng hộ, họ tiếp tục đấu tranh chống khủng bố. Phong trào của công nông từ Vinh - Bến Thủy lan nhanh sang các huyện, tổng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Với sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân theo lời kêu gọi của Xứ ủy Trung Kỳ. Chỉ 3 tháng kể từ 1/5/1930 ở Nghệ An và Hà Tĩnh có 97 cuộc đấu tranh. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp đưa phong trào ở đây lên đỉnh cao. Từ cuối tháng 8/1930 những cuộc biểu tình với quy mô lớn ở các vùng nông thôn 2 tình Nghệ An và Hà Tĩnh đã lôi kéo hàng chục ngàn người kết thành một khối, mít - tinh biểu tình, biểu dương lực lượng. Cuộc đấu tranh nọ kế tiếp cuộc đấu tranh kia nổ ra không dứt và chuyển sang bạo động. Ngày 30/8/1930, hơn 3 ngàn nông dân huyện Nam Đàn biểu tình kéo đến huyện lỵ phá huyện đường. Ngày 1/9/1930, gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương đấu tranh với khí giận ngút trời. Ngày 7/9/1930 hơn 3000 nông dân huyện Can Lộc kéo vào huyện đường đốt sổ sách, giấy tờ, sổ sách của chính quyền tay sai, phá nhà lao. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên biểu tình và bị đàn áp dã man tại ga Yên Xuân nhưng quần chúng vẫn không nao núng, họ càng tập họp đông hơn và xông lên tấn công vào hệ thống chính quyền địch ở cơ sở. Quần chúng nông dân các vùng nông thôn được công nhân các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh, Bến Thủy ủng hộ, đã biểu dương sức mạnh đoàn kết, lòng căm thù, ý chí quyết đấu đòi tự do cuộc sống. Trong quá trình đó sự tàn bạo của kẻ thù càng làm cho nhân dân sôi sục. Trước khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy. Trong tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động trong địa phương thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch đã bỏ trống. Dựa theo những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô Viết ở nước Nga qua các tài liệu và báo chí của Đảng, người ta gọi các tổ chức vừa dựng lên là Xã Bộ Nông, Thôn Bộ Nông hoặc các Xô Viết Mặc dù còn sơ khai nhưng các Xô Viết Nghệ Tĩnh đã có thực chất là một chính quyền cách mạng của công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng tiên phong của nó. Việc đập tan bộ máy chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, tổ chức một xã hội mới dân chủ tự do thật sự cho nhân dân lao động, tích cực bảo vệ chính quyền vừa giành được…, đó là những nhiệm vụ lớn lao mà các Xô Viết đã bước đấu thực hiện, nhất là các Đảng bộ ở đây chưa sẵn sàng, các điều kiện chủ quan, khách quan, thu Thuận lợi của cách mạng cả nước chưa có, những việc làm tích cực đó còn là sự đột phá 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 300-302.
  • 5. 5 táo bạo. Các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh chỉ được tồn tại chưa đầy 8 tháng, kể từ tháng 9/1930, nhưng đã có nhiều cố gắng sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội. Đó là những hoạt động bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công; chia lại đất công cho nông dân nghèo kể cả nam và nữ; quy định lại tô tức; tổ chức sản xuất chung; trợ cấp gia đình thiếu túng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu; lập Đội Tự Vệ Đỏ; xây dựng các đoàn thể quần chúng… Chính bọn tay sai của thực Pháp cũng phải thừa nhận một thực tế trong các Xô Viết: “Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm các hội hè cúng tế trong làng…” Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lượng trong, ngoài nước lúc đó. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng Sản Đông Dương, cả nước dấy lên phong trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết, chống khủng bố trắng. Nguyễn Ái Quốc và Quốc Tế Cộng Sản rất chú ý theo dõi và góp ý kiến cho những người cộng sản Đông Dương để bảo vệ các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Ở các nước Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Còn bọn thực dân phong kiến thì vô cùng hoảng sợ. Chúng cho rằng “Từ khi nước Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe dọa sự an nguy nội bộ của mình lớn hơn, thực sự hơn” và nó “Rất trầm trọng… tầm rộng lớn của nó đã làm chúng ta sửng sốt…”. Chính vì vậy từ Toàn quyền Đông Dương Pasquier, Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol đến các lực lượng tay sai trong chính phủ Nam triều, đều trực tiếp đến Nghệ An - Hà Tĩnh để vạch kế hoạch bình định. Sau đó là hàng loạt biện pháp tàn bạo và nham hiểm cùng với các biện pháp lừa bịp của chúng đã được tung ra để đàn áp các Xô Viết. Đồn bót được dựng lên dày đặc, binh lính các nơi được điều động về, bắn giết bắt bớ giam cầm là những hoạt động đầu tiên của những công cụ bạo lực mà chính quyền thực dân đối phó với phong trào quần chúng. Các chính sách “Lấy quan nhà trị dân nhà”, “Buộc dân cày ra đầu thú” được đem ra áp dụng. Chúng “Phát thẻ quy thuận”, tổ chức “Rước cờ vàng”, chúng lập “Xã đoàn”, dùng sách báo tranh ảnh tuyên truyền vu cáo nói xấu công sản… Trong thực tế lúc ấy địch chỉ cần dùng 1 biện pháp quân sự cũng thừa sức để đàn áp các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh, nhưng chúng đã không từ một biện pháp nào kể cả các biện pháp kinh tế xã hội và lừa mị để đánh phá cách mạng. Đến giữa năm 1933 các Xô Viết Nghệ Tĩnh lần lượt thất bại. Tuy nhiên, đó không phải là sự thất bại của đường lối và phương pháp Cách mạng vô sản. Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm kiên cường, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam. Nó khẳng định trong thực tế: Đường lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam. Nó sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng; đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những người yêu nước và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập của Tổ quốc. Về vị trí của cao trào cách mạng này, Đảng ta đã đánh giá: “Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931 trong đó công - nông đã vung ra nghị lực cách mạng phi thường của mình thì không thể có cao trào
  • 6. 6 những năm 1936 - 1939”. Cao trào đấu tranh cách mạng 1930 -1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, là “Bước thắng lợi đấu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng.”1 2. Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1930 – 1935 a) Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (14 - 30/10/1930) - Tháng 4-1930, Trần Phú về nước hoạt động, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, cùng Ban Thượng vụ chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.2 - Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, Trung Quốc do Trần Phú chủ trì. Hội nghị thống nhất: + Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. + Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo. + Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. *Luận cương chính trị3 · Nội dung: - Luận cương đã phân tích đặc điểm tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn để cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo. - Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyển, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. - Luận cương vạch ra phương hướng cách mạng Đông Dương là: lúc đầu cách mạng đông là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế “tư sản dân quyền cách mạng là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyển thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kì tư bổn mà tranh đấu để thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. - Luận cương khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khắn khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chũ nghĩa mới phá tan được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ này, luận cương xác định: vấn đề thổ địa là cái 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 310. 2 Những lý luận chung về vấn đề cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tr. 17-22. 3 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 308-310.
  • 7. 7 cốt của cách mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng lãnh đạo dân cày. Về lực lượng cách mạng luận cương chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu. Chỉ có các phần tử đau khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi. - Về phương pháp cách mạng Luận cương chỉ rõ: để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật “phải theo khuôn phép nhà binh”. - Đối với quốc tế Luận cương khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương. - Vai trò lãnh đạo của Đảng, Luận cương khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mac- Lenin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. - Ý nghĩa của luận cương: Từ nội dung cơ bản như trên có thể thấy Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương Lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra. Song Luận cương chính trị của Trần Phú có mặt khác nhau so với Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc như sau: Luận cương chính trị không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, mà lại đặt nặng về đấu tranh giai cấp và về cách mạng ruộng đất. Đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp, tức là không xây dựng được một mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.1 - Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau: Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 308-309.
  • 8. 8 Thứ hai, do nhận thức giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng Sản. Vì vậy BCHTW tháng 10/1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong đường cách mệnh, chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt. - Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, trang bị cho những người cộng sản Đông Dương vũ khí sắc bén để đấu tranh với các tư tưởng phi vô sản. Và những nhược điểm trên đã được Đảng dân dần khắc phục qua thực tiễn của đấu tranh cách mạng. b) Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng: Giữa lúc cao trào 1930-1931 của quần chúng nhân dân do Đảng phát động đang dân cao thì đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào và tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hàng vạn người bị bắt, tù đày. Các trại giam, nhà tù chật ních tù chính trị như tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo… Từ năm 1930-1933, thực dân Pháp bắt giam 246532 người riêng Côn Đảo từ năm 1930-1935 có 833 tù chính trị bị tra tấn đến chết. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương bị phá vỡ, hầu hết các ủy viên BCHTW Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị bắt.1 Trong hoàn cảnh đó những người cộng sản đó vẫn kiên cường đấu tranh. Những Đảng viên trong tù kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổng kết bài học kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, tổ chức vượt ngục, những đảng viên không bị bắt thì tìm cách gây dựng lai tổ chức Đảng. Một số đảng viên đang hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm trở về nước hoạt động. Đầu năm 1932 Lê Hồng Phong và một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản tổ chức ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932 Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng Sản Đông Dương.2 Đây là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì cách mạng Đông Dương đang thoái trào, nhằm giữ vững sự ổn định và thống nhất tư tưởng, chính trị và tổ chức trong toàn Đảng, tiếp tục đấu tranh theo hình thức thích hợp, liên kết những yêu cầu khẩn thiết trước mắt với những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng phản đế và cách mạng ruộng đất để khôi phục lực lượng, tiếp tục đưa cách mạng tiến lên. Trên cơ sở khẳng định đường lối, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương được vạch ra trong Luận cương chính trị tháng 10.1930, Chương trình đã nêu ra 4 yêu cầu chung: đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền tự do dân chủ; chống chính sách đàn áp cách mạng, thả tù chính trị, thủ tiêu hội đồng đề hình; bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế khác, miễn thuế cho dân nghèo; bỏ độc quyền rượu, thuốc phiện, muối và những yêu sách riêng cho mỗi tầng lớp nhân dân. Chương trình nêu lên sự cấp thiết phải củng cố, phát triển Đảng, các đoàn thể cách mạng của quần chúng, nhất là công hội và nông hội, tổ chức mặt trận thống nhất các lực lượng phản đế; phải kết hợp những khả 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 311. 2 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 312.
  • 9. 9 năng hợp pháp, nửa hợp pháp với hoạt động bí mật, kết hợp những yêu sách kinh tế với yêu sách chính trị, kết hợp yêu sách từng phần với những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền. Chương trình hành động đã giữ vững và giương cao ngọn cờ cách mạng của Đảng, góp phần khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng và chuẩn bị cho Đại hội I của Đảng. Những yêu cầu trước mắt về chính trị cùng với những biện pháp tổ chức do Đảng vạch ra trong chương trình phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Phong trào cách mạng từng bước đã được khôi phục. Trên cơ sở đó, Đảng ta còn tích cực đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức cơ sở Đảng, giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Khi hệ thống tổ chức của Đảng được khôi phục từ cơ sở tới Trung ương, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng. Tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc)1. Đại hội đề ra các nhiệm vụ trước mắt: Củng cố và phát triển Đảng cả về lượng và chất; Đẩy mạnh cuộc vận động và thu phục quần chúng; Tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc2… Có thể nói những năm đầu tiên trên con đường Cách mạng vô sản, phong trào dân tộc sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, phát triển đã có những yếu tố căn bản được kiểm nghiệm trong thực tế để khẳng định có thể đảm bảo đưa phong trào đến thắng lợi cuối cùng. 1 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 316. 2 Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Sự Thật, tr. 493.
  • 10. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng. 2. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đạicương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Những lý luận chung về vấn đề cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. 4. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Sự Thật.