SlideShare a Scribd company logo
1 of 181
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----000----
Somdeth KEOVONGSACK
SO S¸NH PH¸P LUËT CñA Céng HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO
Vµ Céng HßA X· HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM VÒ B¶O Hé
NH·N HIÖU HµNG HãA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
[[
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----000----
Somdeth KEOVONGSACK
SO S¸NH PH¸P LUËT CñA Céng HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO
Vµ Céng HßA X· HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM VÒ B¶O Hé
NH·N HIÖU HµNG HãA
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng
2. TS. Nguyễn Thị Quế Anh
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số
liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Somdeth KEOVONGSACK
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu các chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Hiệp định TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHHH Nhãn hiệu hàng hóa
NHNT Nhãn hiệu nổi tiếng
NHTT Nhãn hiệu tập thể
SHCN Sở hữu công nghiệp
SHTT Sở hữu trí tuệ
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUÂN ÁN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị ............................................... 17
1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
của luận án............................................................................................. 21
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA................................................................................................... 27
2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa............................................... 27
2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa................................... 27
2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa ............................................ 28
2.1.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa ................................................... 32
2.1.4. Phân loại nhãn hiệu hàng hóa ..................................................... 40
2.1.5. Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với một số đối tượng khác.......... 46
2.2. Khái quát chung về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa................... 50
2.2.1. Quá trình hình thành pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....... 50
2.2.2. Khái niệm pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa........................ 61
2.2.3. Ý nghĩa của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..................... 64
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA CỦA LÀO TRONG SỰ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
VIỆT NAM ..................................................................................................... 69
3.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa...................................... 70
3.2. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.... 73
3.2.1. Nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa .............. 73
3.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về xác lập quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 74
3.3. Thực trạng quy định pháp luật về chủ sở hữu, nội dung quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 83
3.3.1. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.................................................. 83
3.3.2. Nội dung quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa.................. 84
3.4. Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa............................................ 88
3.4.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 88
3.4.2. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 91
3.4.3. Thực trạng các cơ quan bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa..................................................................... 117
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 121
CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA TỪ KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM............................. 123
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ...... 123
4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa... 125
4.2.1. Kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản pháp luật về
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....................................................... 125
4.2.2. Kinh nghiệm trong việc xáp lập quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 126
4.2.3. Kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền đối với
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 127
4.2.4. Kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 130
4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Lào ......................... 133
4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..... 133
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 154
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 157
KẾT LUẬN.................................................................................................. 160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 164
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lào) là một trong những nước đang
phát triển trên thế giới và mới giành được quyền độc lập từ các thế lực bên
ngoài hơn ba mươi năm trở lại đây. Bắt đầu từ năm 1986, Đảng và Chính phủ
Lào đã đổi mới chính sách kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị
trường. Chính phủ Lào luôn luôn tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, do đó việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu đã trở
thành nhu cầu tất yếu của Chính phủ Lào.
Kết quả đó, Lào đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm
1998 và ký Hiệp định song phương về đầu tư thương mại với nhiều quốc gia
trong khu vực và thế giới. Đặc biệt nhất là ngày 3/2/2013 vừa qua Lào đã trở
thành thành viên thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây có thể
được coi là thời khắc lịch sử trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của Lào.
Trước khi gia nhập WTO, Chính phủ Lào cũng đã có nhiều cố gắng trong
việc cải cách hệ thống luật pháp và thể chế để đảm bảo cho nhân dân Lào có
được các điều kiện cần thiết nhằm thu được những tiềm năng kinh tế và lợi
ích từ quá trình phát triển. Chính phủ Lào tin rằng, việc gia nhập WTO sẽ
giúp thúc đẩy phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế quốc gia. Ngoài ra, việc gia nhập WTO sẽ giúp mở đường để Lào có
thể thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2020.
Trước những tiềm năng thuận lợi và thành công trong việc đàm phán gia
nhập WTO, thách thức và những khó khăn lớn đang ở phía trước Lào là phải
thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, đặc
biệt nhất là Lào phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
tuân thủ đầy đủ và hiệu quả theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên
2
quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs).
Trong khi đó, Lào cũng không khác với các nước đang phát triển khác,
tình trạng vi phạm quyền SHTT ở thị trường trong nước vẫn đang diễn ra
ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với các hành vi vi phạm đa
dạng và phức tạp, nhất là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng
hóa (NHHH). Bởi vì Lào có biên giới với các nước láng giềng hoàn toàn là
trên đất liền cho nên việc vận chuyển hàng hóa vi phạm quyền SHTT qua lại
biên giới và lưu thông trên thị trường của Lào là rất khó kiểm soát và trở nên
ngày càng gia tăng. Những gia tăng và lan rộng của hàng hóa vi phạm quyền
SHTT tại Lào là do nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, người tiêu
dùng lẫn cán bộ nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn còn hạn chế về
việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHHH nói riêng.
Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng quyền SHTT đầu tiên
được pháp luật Lào bảo hộ. Chính phủ Lào đã ban hành Nghị định số 06/CP
về NHHH vào năm 1995. Với những nỗ lực và quyết tâm gia nhập WTO,
Quốc hội Lào đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ số 08/QH ngày 24/12/2007.
Đây là Luật SHTT đầu tiên của Lào điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền
SHTT trong một văn bản pháp luật chuyên biệt này.
Mặc dù, Luật SHTT được ban hành và có hiệu lực từ năm 2008, nhưng
Chính phủ Lào vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật nào quy định hướng dẫn
việc thi hành pháp luật này. Trong thực tế triển khai áp dụng, Luật SHTT 2007
Lào đã bộc lộ nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung một số
quy định của luật này vào cuối năm 2011 để làm cho nội dung phù hợp với các
yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHTT. Nhưng Luật
SHTT 2011 Lào vẫn còn vấp phải nhiều bất cập, nhiều nội dung quan trọng
trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), nội dung quyền, cũng
như các biện pháp và chế tài thực thi quyền SHTT vẫn còn chưa được cụ thể
3
hóa trong luật. Một lần nữa, cho đến hết năm 2013, Chính phủ Lào cũng chưa
kịp ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến việc bảo hộ quyền SHTT.
Do hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT còn chưa cụ thể, chưa đầy đủ
theo chuẩn mực quy định của Hiệp định TRIPs, năng lực của các cơ quan
chức năng còn hạn chế làm cho việc bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan
chức năng gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra cơ
quan nào có thẩm quyền thực sự trong việc giải quyết và xử lý hành vi xâm
phạm quyền SHTT của mình khi bị người khác xâm hại.
Trước tình trạng trên, Chính phủ Lào cũng hết sức nỗ lực trong việc bảo
hộ quyền SHTT, song phải thừa nhận rằng, nó chưa đáp ứng ngang tầm với
đòi hỏi của thực tiễn khách quan xuất phát từ các điểm bất cập chính sau:
- Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT chưa đáp ứng được tính đầy đủ
và hiệu quả theo đòi hỏi của Hiệp định TRIPs.
- Hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa có hệ thống và biện pháp đồng bộ.
- Việc xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan chức năng
còn thiếu nghiêm túc, mức xử phạt còn thấp, không đủ răn đe người vi phạm.
- Năng lực và kiến thức về SHTT nói chung và NHHH nói riêng của cán
bộ chuyên môn còn hạn chế, nhận thức của cộng đồng xã hội còn chưa cao.
Tình trạng này đã làm cho việc bảo hộ NHHH ở Lào chưa đạt được kết quả
cao, gây nản lòng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phải thừa nhận rằng, trên thực tế có rất nhiều cách để xây dựng hệ thống
bảo hộ quyền SHTT một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của các điều
ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực. Trong
đó, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là tăng cường việc học hỏi kinh
nghiệm của quốc gia tiên phong như Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích đối
4
với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào. Bởi vì, Việt
Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có hệ thống chính trị cũng như
hệ thống pháp luật tương đồng, Việt Nam cũng là một trong những nước đứng
đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam
được xây dựng ngày càng hoàn thiện và được củng cố một cách tích cực để
thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài: “So sánh pháp luật của Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa” sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào,
nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu và người tiêu dùng, cũng
như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT.
Tác giả tin rằng, từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam trước và sau khi
gia nhập WTO trong thời gian qua sẽ giúp tác giả gặt hái được bài học quý
giá trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT
cho quốc gia mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: là làm rõ về lý luận và thực tiễn pháp luật bảo hộ
NHHH của Lào, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật bảo hộ NHHH
của Việt Nam và quốc tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào từ
kinh nghiệm của Việt Nam để làm cho pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
tương đồng với các nước khu vực và phù hợp với các công ước quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận án đã đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
5
- Nghiên cứu lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH;
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong sự so
sánh với pháp luật Việt Nam;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam;
- Nghiên cứu về bộ máy và các biện pháp, chế tài thực thi bảo hộ
NHHH của Lào và Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất, các giải pháp tốt nhất
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong
tương lai.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định hiện
hành về pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, Việt Nam và các điều ước quốc tế
liên quan. Nghiên cứu những hoạt động bảo hộ NHHH của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Lào và Việt Nam.
Về mặt thời gian, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH
của Lào từ năm 1995, đến hết 6 tháng đầu năm 2014 và đưa ra phương hướng
hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào đến năm 2020.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác
giả luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa
học pháp lý, như: Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu tại chương 2;
Phương pháp phân tích pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và
chương 3; Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2
và chương 3; Phương pháp đánh giá pháp luật được sử dụng chủ yếu tại
chương 2 và chương 3; Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở tất cả các
chương của luận án để chỉ rõ những điểm tương đồng, điểm khác biệt và điểm
cần khắc phục của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào.
Để thực hiện các phương pháp trên, tác giả luận án sử dụng các tài liệu
6
pháp luật trong và ngoài nước, văn bản hành chính, bài nghiên cứu của các
nhà khoa học, sách, báo khoa học, báo pháp luật và những số liệu thống kê
của các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam và các tài liệu khác từ quá
trình tham gia hội nghị, cuộc họp khoa học về NHHH.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài này là công trình chuyên khảo đầu tiên đi sâu nghiên cứu một
cách toàn diện các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trên cơ sở so
sánh và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật bảo hộ NHHH của Việt Nam. Luận án đã có một số đóng góp mới đối với
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cụ thể như:
- Luận án đã tổng hợp và phân tích, đánh giá tổng quan các công trình
nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam có liên quan đến đề tài, đồng thời cũng
đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH.
- Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NHHH và pháp luật
bảo hộ NHHH từ đó phân tích làm rõ chức năng của NHHH; phân biệt
NHHH với các đối tượng có liên quan cũng như phân loại NHHH. Đồng thời
tác giả đã nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ NHHH, để muốn
khẳng định rằng bảo hộ NHHH đã được quốc tế hóa chứ không chỉ là chuyện
riêng rẽ của từng quốc gia.
- Luận án đã nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của
Lào, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực bảo hộ NHHH ở Lào,
đồng thời có so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào
với các quy định pháp luật quốc tế quan trọng, các quy định pháp luật của một
số quốc gia, đặc biệt nhất là pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH;
- Luận án đã đề xuất quan điểm, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cũng
7
như công tác xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào dựa
trên những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu công phu, có tính sáng tạo, được
thực hiện trên cơ sở một nguồn tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phong
phú, đa dạng về pháp luật bảo hộ NHHH.
Luận án đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH cũng như công tác xây dựng hệ
thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào. Các kiến nghị trong luận án rất
cụ thể, được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý, đặc biệt
là môn học Luật so sánh. Luận án cũng có tính thời sự trong thực tiễn pháp lý
ở Lào và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng
góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHTT nói chung và
bảo hộ NHHH nói riêng của Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của luận án được cấu trúc thành bốn chương.
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
- Chương 3. Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào
trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam.
- Chương 4. Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa từ kinh nghiệm của
Việt Nam.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
- Tình hình nghiên cứu lý luận về nhãn hiệu hàng hóa:
Qua tìm hiểu một số tài liệu qua các kênh hiện có cho thấy, ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam việc nghiên cứu lý luận về NHHH luôn được các tác
giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là các
công trình: “Philosophical and doctrinal foundations: Traditional and
contemporary functions of trademarks”, của RAVEEN Obhrai (12 J.
Contemp. Legal Issues 16 (2001)); “A New Economics of Trademarks” của
David W. Barnes (5 Nw. J, Tech. & Intell. Prop. 22 (2006)); Các công trình
trên chủ yếu đề cập đến các khía cạnh khác nhau nghiên cứu lý luận về
NHHH như: triết học và nền tảng giáo lý về các chức năng truyền thống và
chức năng hiện đại của NHHH; Lợi ích kinh tế của việc bảo hộ NHHH đối
với chủ sở hữu.
Ở Việt Nam, vào những năm gần đây, nhất là từ những năm cuối của quá
trình đàm phán gia nhập WTO trở lại đây, vấn đề quyền SHTT được rất nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đã có một số công trình, bài nghiên cứu
đề cập đến lý luận về NHHH tương đối toàn diện như:
- Luận án tiến sĩ Luật học“Bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH ở Việt
Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Luật [36]. Trong công trình của
mình, tác giả tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về NHHH như:
phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật quốc tế, Châu Âu, Hoa Kỳ, Đức,
Úc và Việt Nam; Ngoài ra, tác giả còn phân tích và làm sáng tỏ về chức năng
của NHHH; các loại NHHH chẳng hạn như: nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn
hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) và nhãn hiệu dịch vụ; phân biệt
NHHH với tên thương mại, nhãn hàng hóa và thương hiệu. Đồng thời, tác giả
9
nghiên cứu lược sử về sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo hộ
NHHH trên thế giới và Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê
Mai Thanh [61]. Luận án tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như:
vai trò và ý nghĩa của NHHH; phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật của
Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga… từ đó tác giả phân loại NHHH theo tính
chất các dấu hiệu được sử dụng, theo phạm vi hàng hóa hoặc dịch vụ được
bảo hộ và phân loại NHHH theo chức năng và cách thức sử dụng NHHH.
Ngoài ra, luận án còn phân biệt NHHH với các đối tượng khác có liên quan
như phân biệt NHHH với thương hiệu, phân biệt NHHH với nhãn hàng hóa,
phân biệt NHHH với chỉ dẫn địa lý.
Ngoài luận án tiến sĩ trên, còn có một số công trình, các bài nghiên cứu
đề cập đến lý luận về NHHH được công bố của Vũ Thị Hải Yến về “Khái
niệm NHHH trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học số 3/2003, tr.86-91; Lê
Hồng Hạnh về “Các khái niệm chuẩn xác - Điều kiện tiên quyết cho việc giải
quyết có hiệu quả tranh chấp SHCN”, Tạp chí Luật học số 6/2004, tr.43-49;
Lê Mai Thanh về “Nhãn hiệu và các khái niệm pháp lý khác có liên quan”,
Tạc chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2006, tr.56-58; Đàm Thị Diễm Hạnh về
“Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 8 tháng 4/2010 (169), tr.56-59; Lê Hồng Hạnh về “Thương hiệu hay
nhãn hiệu”, Tạp chí Luật học số 6/2003, tr.19-25; Nguyễn Thị Quế Anh về
“Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 26 (2010), tr.99-107. Các công trình này chủ yếu nghiên
cứu lý luận về NHHH dưới nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu, phân
10
tích khái niệm NHHH theo quy định pháp luật Việt Nam, phân biệt NHHH
với các đối tượng khác có liên quan và phân loại NHHH.
- Tinh hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:
Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về NHHH nói
trên, qua tìm hiểu một số tài liệu hiện có thì có rất nhiều công trình nghiên
cứu, bài viết đề cập đến lý luận về bảo hộ NHHH. Có thể nói là vấn đề bảo hộ
NHHH là vấn đề trọng tâm về NHHH được các nhà nghiên cứu, các tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó nổi bật nhất là: “The
International Protection of Trademarks after the TRIPs agreement” của
Joanna Schmidt-Szalewski (9 Duke J.Comp. & Int’l L. 189 (1998));
“Trademark Protection in China: Trends and Directions” của Paul B. Birden
(Jr, 18 Loy. L.A. Int’l & Com. L.J.431(1996)). Các công trình này đề cập đến
các khía cạnh khác nhau về bảo hộ NHHH chẳng hạn như, bảo hộ NHHH trên
góc độ quốc tế sau khi ban hành Hiệp định TRIPs và việc bảo hộ NHHH
trong một xu hướng và phương hướng mới ở một nước nhất định.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật và tác giả Lê
Mai Thanh đều đưa ra khái niệm bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH một
cách khái quát nhất và có quan niệm tương đồng nhau về khái niệm bảo hộ
quyền SHCN đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả Lê Mai Thanh còn nêu những
vấn đề đặt ra đối với pháp luật bảo hộ NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Bảo hộ NHNT nghiên cứu so sánh giữa
pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phan Ngọc
Tâm [59]. Tác giả luận án đã khái quát những vấn đề lý luận về bảo hộ
NHHH nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng. Ngoài ra, luận án còn phân
tích pháp luật bảo hộ NHNT theo các quy định của công ước quốc tế liên
quan, phân tích pháp luật bảo hộ NHNT theo pháp luật Châu Âu và Việt
11
Nam. Sau đó, luận án so sánh giữa hai hệ thống pháp luật của Châu Âu và
Việt Nam về vấn đề bảo hộ NHNT. Ngoài ra, còn phân tích tình huống thực
tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào
NHNT và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như
những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quôc tế. Cuối cùng, luận án đề xuất các giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT.
Ở khía cạnh khác về bảo hộ NHHH còn được đề cập tại Luận án tiến sĩ
Luật học “Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu - Quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam” của
nghiên cứu sinh Vương Thanh Thuý [67]. Công trình này tập trung làm sáng
tỏ cơ sở lý luận về dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu.
Ngoài ra, tác giả còn khảo sát khung pháp lý và thực tiễn áp dụng dấu hiệu
mang chức năng trong pháp luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau đó,
tác giả xây dựng, đưa ra các kiến nghị về việc quy định dấu hiệu mang chức
năng trong pháp luật nhãn hiệu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật học “Hết
quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn
hiệu của Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Như Quỳnh [56]. Công trình
này nghiên cứu và làm rõ những vấn đề về hết quyền đối với nhãn hiệu trên
cơ sở khai thác các khía cạnh lý thuyết pháp lý và thực tiễn của hết quyền đối
với nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs, pháp luật và thực tiễn của
Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã so sánh mức độ tương
đồng và khác biệt giữa pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam với Hoa
Kỳ và Châu Âu. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị cho Việt Nam trong việc
hoàn thiện pháp luật về hết quyền đối với nhãn hiệu.
Riêng về công trình nghiên cứu lý luận về bảo hộ NHHH ở Lào trong
những năm qua là rất khiêm tốn. Vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH chỉ được đề
12
cập tại một số luận văn thạc sĩ của các tác giả Lào như: Luận văn thạc sĩ của
Somdeth KEOVONGSACK (2009) “Lao PDR Trademark Protection in
Context”, trong luận văn của mình tác giả đã khái quát về khái niệm NHHH, thủ
tục xác lập quyền đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra cách thức giải
quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH, tìm hiểu về khó khăn,
vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm
NHHH tại Lào, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng hoàn thiện pháp luật
Lào về bảo hộ NHHH; Bài viết của Souligna SISOMNUCK (2007) về
“Comparative Study on Japanese Trademark System and Lao Trademark
System”, tác giả đã so sánh từng vấn đề về hệ thống NHHH giữa Nhật Bản và
Lào như: so sánh về khái niệm, điều kiện chung đối với dấu hiệu được bảo hộ,
cũng như so sánh về thủ tục xác lập quyền đối với NHHH theo pháp luật của hai
nước. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị chung đối với Lào về việc xác lập quyền
đối với NHHH. Nhưng trong bài viết này, tác giả không đề cập đến cách thức
giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH. Ngoài ra, còn có
tài liệu hội thảo của Aphivat Sombounkhanh (2007) “Trademark Protection in
Lao PDR”. Công trình này khái quát về bảo hộ NHHH tại Lào trong thời gian
qua. Có thể thấy rằng, các bài viết trên của tác giả Lào chủ yếu đề cập đến vấn
đề bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào. Các công trình trên chưa đi sâu nghiên
cứu, phân tích lý luận về NHHH cũng như cách thức bảo hộ NHHH.
Ngoài những công trình nghiên cứu về lý luận bảo hộ NHHH tại các luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài viết của tác giả nước ngoài, Việt Nam và
Lào nêu trên, vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH còn được rất nhiều tác giả Việt
Nam quan tâm nghiên cứu, được đăng và công bố trên các tạp chí có uy tín
hàng đầu Việt Nam như: Lê Xuân Thảo về “Bảo hộ nhãn hiệu – Yếu tố cần
thiết của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí
Cộng sản số 17 tháng 6/2003; Vũ Thị Phương Lan về “Bảo hộ NHHH đối với
13
vấn đề chống chia cắt thị trường và chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp
chí Luật học số 2/2004, tr.46-50); Lê Hoài Dương về “Bảo hộ NHHH ở Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2 tháng 1/2004, tr.3-8; Trần Hữu Nam về
“Áp dụng hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam”, Tạp
chí Hoạt động Khoa học, số (574) tháng 3/2007, tr.11-12; Nguyễn Hồng Vân
về “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí
Hoạt động Khoa học, số (614) tháng 7/2010, tr.22-24; Lê Xuân Lộc, Nguyễn
Thanh Diệu, Hoàng Thái Sơn về “Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí Luật
học số 4/2012, tr.38-43; Lê Xuân Lộc, Mai Duy Linh, Hoàng Thái Sơn về
“Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều – Từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học
pháp lý số 5/2012, tr.42-48; Đào Minh Đức về “Một số vấn đề về định giá
nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006 (37), tr.28-36.
Hơn nữa, đề nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về việc
bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng, Việt Nam đã dịch
một số cuốn sách rất quan trọng sang tiếng Việt như:
- Cuốn sách “Cẩm nang SHTT: chính sách, pháp luật và áp dụng” của
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) [9]. Công trình này đề cập tới mọi
khía cạnh về bảo hộ quyền SHTT và giới thiếu khái quát về các điều ước quốc
tế quan trọng liên quan đến quyền SHTT. Ngoài ra, còn đề cập nhiều đến vai
trò của SHTT trong phát triển, việc khai thác lợi ích các đối tượng SHTT,
thực thi quyền SHTT, cũng như việc quản lý và giảng dạy về SHTT.
- Cuốn sách “SHTT, một công cụ đắc lực để phát triển kính tế” của
Kamil Idris [30]. Cuốn sách này đã dành riêng một chương để phân tích về lợi
ích kinh tế mang lại từ việc bảo hộ NHHH. Ngoài ra, cuốn sách đã hướng dẫn
thực hành về SHTT với vai trò một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và
tạo ra sự thịnh vượng, nhằm phục vụ các đối tượng quan tâm không phải là
chuyên gia. Cuốn sách này giúp người đọc nhận thấy sự khác biệt về tài sản
14
thuộc SHTT giữa thế giới phát triển và đang phát triển cũng lớn tương tự như
sự khác biệt trong những biểu hiện khác của sự thịnh vượng. Trên cơ sở đó,
cuốn sách đã nêu đến sứ mạnh của WIPO trong việc thúc đầy bảo hộ quyền
SHTT trên phạm vi toàn cầu, cũng như trợ giúp cho việc mở rộng tầm với và
lợi ích của hệ thống SHTT quốc tế tới tất cả các quốc gia thành viên.
- Cuốn sách “Các điều ước quốc tế về SHTT trong quá trình hội nhập”
của chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thủy Sĩ về SHTT [8]. Công
trình này giới thiệu tóm tắt những nội dung quan trọng và các quy định của
công ước và hiệp định quốc tế về SHTT, trong đó có NHHH, đang được áp
dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa
Trong những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc bảo hộ quyền SHTT
cũng như bảo hộ NHHH, trong thời gian qua, nhiều nhà quản lý, nhà lý luận,
cán bộ thực tiễn đã rất quan tâm nghiên cứu về quy định pháp luật bảo hộ
NHHH. Trong đó, đáng chú ý là các công trình sau:
- Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật đã phân
tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH tại chương 2 của luận
án. Trong đó, tác giả nêu tính đặc thủ của quyền SHCN đối với NHHH, nội
dung quyền SHCN đối với NHHH cũng như các quy định pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH.
- Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đánh giá
thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả nêu thực trạng pháp luật về xác lập
quyền SHCN đối với NHHH, thực trạng pháp luật quy định về quyền và giới
hạn quyền của chủ sở hữu NHHH và thực thi quyền SHCN đối với NHHH
theo pháp luật Việt Nam.
15
Ngoài luận án tiến sĩ trên được các tác giả Việt Nam quan tâm nghiên
cứu, ở Việt Nam còn có một số công trình đề cập đến nhiều khía cạnh của
pháp luật bảo hộ NHHH như:
- Cuốn sách “Quyền SHTT” của tác giả Lê Nết [42]. Cuốn sách này đề
cập một cách khái quát lý luận pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, trong đó có
pháp luật bảo hộ NHHH. Tác giả phân tích luật pháp trên những nguyên tắc
triết học và kinh tế, dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Ngoài ra,
tác giả còn phân tích những mặt lợi, mặt hại của việc bảo hộ và thực thi
quyền SHTT tại Việt Nam thông qua một số ví dụ cụ thể. Theo đó, tác giả
đưa ra những khó khăn chủ quan và khách quan trong việc thực thi quyền
SHTT tại Việt Nam.
- Sách chuyên khảo “Những nội dung cơ bản của Luật sở hữu tri tuệ”
của Vụ công tác lập pháp, Bộ tư pháp [72]. Công trình này chủ yếu phân tích
về nội dung Luật SHTT 2005 Việt Nam, trong đó có nội dung về NHHH.
- Cuốn sách chuyên khảo “Thực thi quyền SHTT trong tiến trình hội
nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Bá
Diễn [16]. Cuốn sách này trình bày và luận giải khái niệm, cấu trúc, nội dung
của cơ chế pháp lý thực thi quyền SHTT ở Việt Nam trong mối quan hệ so
sánh với kinh nghiệm quốc tế và nước ngoài. Đồng thời tác giả hệ thống hóa,
phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến cơ chế thực thi quyền SHTT,
trên cơ sở đó nêu ra các quan điểm, đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế
thực thi quyền SHTT Việt Nam.
- Giáo trình “Pháp luật quốc tế về SHTT” của tác giả Nguyễn Thái Mai
- Vũ Thị Phương Lan [39]. Cuốn sách này dành riêng một chương phân tích
về pháp luật bảo hộ NHHH theo quy định của các điều ước quốc tế liên
quan. Ngoài ra, còn đề cập đến hầu hết các đối tượng quyền SHTT và các
16
điều ước quốc tế liên quan, nhằm bức tranh tổng quát nhất về hệ thống pháp
luật SHTT quốc tế.
Ngoài ra, còn có một số giáo trình do các Trường đại học soạn thảo nhằm
phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật SHTT Việt Nam, trong
đó có NHHH như: “Giáo trình Luật SHTT” của tác giả Lê Đình Nghị - Vũ Thị
Hải Yến [50]; “Giáo trình Luật SHTT Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà
Nội [71]; “Giáo trình Pháp luật SHTT” của tác giả Đoàn Đức Lương [37]. Các
giáo trình này chủ yếu trình bày về nội dung pháp luật bảo hộ quyền SHTT và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam. Nội dung về bảo hộ
NHHH được quy định chung với pháp luật bảo hộ quyền SHCN. Các giáo trình
trên chủ yếu được soạn thảo dựa trên cơ sở các quy định của Luật SHTT và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam.
- Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên,
sinh viên, học viên và những người quan tâm khác, ở Lào cũng đã xuất bản
“Giáo trình những nội dung cơ bản của Luật SHTT Lào” (Bản tiếng Lào) của
Khamnhong Sichanthavong - Somdeth Keovongsack [101]. Giáo trình này có
nội dung chủ yếu đề cập đến pháp luật bảo hộ quyền SHTT theo pháp luật
Lào và bao gồm tất cả các đối tượng quyền SHTT như: quyền tác giả và
quyền liên quan và quyền SHCN như, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp… Còn đối với nội dung pháp luật bảo hộ NHHH được các tác
giả trình bày và phân tích tại một chương cụ thể. Ngoài ra, vấn đề pháp luật
bảo hộ NHHH còn được đề cập trong Luận văn thạc sĩ của Sida
YOUTRICHANTHACHAK [105] về “Giải quyết tranh chấp về NHHH tại
Cộng hòa dân chủ nhân đân Lào” (Bản tiếng Lào). Tác giả luận văn chủ yếu
phân tích, đánh giá cách thức giải quyết tranh chấp về NHHH theo quy định
của Luật SHTT 2007 Lào và theo tập quán áp dụng cách thức giải quyết tranh
chấp về NHHH mà Cục SHTT Lào đã từng áp dụng trước đây.
17
1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị
Qua tìm hiểu trong thời gian qua đã có nhà nghiên cứu, nhà lý luận, cán
bộ thực tiễn rất quan tâm nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật, các
giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hộ NHHH.
Trong đó nổi bật nhất là các công trình sau:
- Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật, đã nghiên
cứu thực trạng quy định pháp luật bảo hộ NHHH, từ đó đưa ra các giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ NHHH. Thứ nhất, hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật bảo hộ NHHH. Thứ hai, kiện toàn và tăng
cường năng lực của các cơ quan thực thi bảo hộ NHHH, trong đó phải phân
định rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thực thi, khắc phục tình trạng
chồng chéo giữa các cơ quan này. Hơn nữa, các cơ quan thực thi phải đủ năng
lực để chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả
và cần tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt
động thực thi. Thứ ba, tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực thực thi bảo hộ NHHH. Mở rộng, tăng cường và nâng cao
chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ về SHCN và tăng cường hoạt
động hợp tác quốc tế về bảo hộ NHHH.
- Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đưa ra
thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như sau: một là, hoàn
thiện pháp luật liên quan đến việc xác lập quyền đối với NHHH; hai là, hoàn
thiện quy định pháp luật về nội dung và giới hạn quyền đối với NHHH; ba là,
hoàn thiện cơ chế và quy định pháp luật về thực thi quyền đối với NHHH,
trong đó phải hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp thực thi, hoàn
18
thiện hệ thống các cơ quan thực thi và nâng cao ý thức tôn trọng quyền đối
với NHHH của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và các tổ chức xã
hội nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ quá trình thực thi.
Ngoài những luận án tiến sĩ trên đề cập trực tiếp đến thực trạng pháp luật
bảo hộ NHHH và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện
pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận văn thạc sĩ luật của các học viên
cao học Việt Nam quan tâm nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ
NHHH. Từ đó các tác giả đã đưa ra các phương hướng hoàn thiện và nâng
cao hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam trên cơ sở so sánh
với pháp luật bảo hộ NHHH của một số nước và các điều ước quốc tế có liên
quan để góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam phù hợp
với các chuẩn mực quốc tế như: Hà Thị Nguyệt Thu [66] “Bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005”; Hứa Thị Hồng [25] “Bảo vệ
quyền SHTT đối với NHHH tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế liên quan”; Nguyễn Thị Lan Anh [1] “Bảo hộ
quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài”.
Ngoài những luận án và luận văn nghiên cứu trực tiếp về thực trạng pháp
luật bảo hộ NHHH và trực tiếp đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao
hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận án tiến sĩ của
các nghiên cứu sinh Việt Nam nghiên cứu về thực trạng pháp luật và phương
hướng hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi pháp luật SHTT Việt Nam,
trong đó có NHHH. Đáng chú ý nhất là các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền
SHCN ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Nga [43]. Tác giả luận
án nêu thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN ở Việt
Nam và đưa ra một số giải pháp chủ yếu đấu tranh phòng, chống các tội phạm
quyền SHCN ở Việt Nam, cụ thể là: hoàn thiện chính sách, pháp luật về
19
SHCN; nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về SHCN và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu
tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN; tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật về SHCN và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm quyền SHCN và tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHCN.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
quyền SHTT” của nghiên cứu sinh Lê Việt Long [33]. Tác giả luận án phân tích
thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHTT và đưa ra 2
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm
phạm quyền SHTT, đó là: nhóm giải pháp thứ nhất: hoàn thiện pháp luật hình
sự quy định về các tội xâm phạm quyền SHTT và hoàn thiện hoạt động áp
dụng pháp luật; nhóm giải pháp thứ hai: hoàn thiện một số giải pháp khác
nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội xâm phạm quyền SHTT như:
giải pháp về kinh tế-xã hội; về cơ chế quản lý kinh tế; về nâng cao vai trò của
các cơ quan bảo vệ pháp luật; về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
người dân; tăng cường thanh tra, giám sát; tăng cường áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời và các giải pháp liên quan đến hợp tác quốc tế.
- Luận án tiến sĩ Luật học “Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
xâm phạm quyền SHCN theo pháp luật Việt Nam” của nghiên cứu sinh Đinh
Thị Mai Phương [54]. Tác giả luận án đưa ra kiến nghị về hoàn thiện pháp
luật và cơ chế thực thi liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật xâm phạm quyền SHCN. Trong đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao cơ chế thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực
SHTT như: tăng cường đào tạo đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn
cao về SHCN và thiết lập tòa án trung tâm về SHTT tại Việt Nam.
20
- Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm về SHTT ở
Việt Nam theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân” của nghiên cứu
sinh Lê Hoài Nam [40]. Tác giả luận án nêu thực trạng hoạt động phòng ngừa
tội phạm về SHTT của lực lượng cảnh sát. Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa
tội phạm về SHTT, tác giả luận án đưa 3 nhóm giải pháp như, nhóm giải pháp
thứ nhất: hoàn thiện pháp luật về SHTT như: hoàn thiện các quy phạm pháp
luật bảo hộ quyền SHTT; hoàn thiện các quy định pháp luật về hệ thống và
chức năng của cơ quan thực thi quyền SHTT. Nhóm giải pháp thứ hai: nhóm
giải pháp về nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chung như: lực
lượng cảnh sát phải thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp có thẩm
quyền trong việc bảo vệ quyền SHTT; tổ chức tốt công tác giáo dục, tuyên
truyền về SHTT. Nhóm giải pháp thứ ba: nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa riêng như: làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc các địa bàn,
tuyến trọng điểm và đối tượng buôn bán, sản xuất hàng hóa vi phạm SHTT;
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sưu tra đối tượng; chú trọng công tác
xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật và tăng cường xác lập và đấu tranh
chuyên án. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa lực lượng cảnh sát với các
lực lượng thực thi quyền SHTT trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về
SHTT; hoàn thiện tổ chức các lực lượng cảnh sát trong đấu tranh phòng
chống tội phạm về SHTT và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác
phòng, chống tội phạm về SHTT.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật, các giải pháp
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT nói
chung và NHHH nói riêng còn đề cập trong các bài nghiên cứu và bài viết của
rất nhiều tác giả như: Lê Xuân Thảo về “Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế
thực thi, bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản số 1(124),
2007; Nguyễn Thanh Tâm về “Pháp luật về SHCN trong tiến trình đổi mới và
21
hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Luật học số 01/2007, tr.42-48; Nguyễn
Chiến Thắng - Trần Huy Phương về “Thực thi cam kết WTO của Việt Nam
về SHTT sau 5 năm gia nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 413, Tháng
10/2012, tr.28-37; Vũ Thị Hồng Yến về “Thực thi quyền SHTT tại biên giới -
so sánh quy định của Hiệp định TRIPs/WTO với quy định của pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Luật học số 2/2005, tr.62-68; Hoàng Anh Công về “Pháp luật
hải quan với việc thực thi bảo hộ quyền SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 12/2006, tr.40-45; Lê Việt Long về “Xâm phạm SHTT: thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2008, tr.49-53; Phạm
Văn Toàn về “Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Việt
Nam – thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện”, Báo điện tử - Thanh tra, Bộ
khoa học và công nghệ Việt Nam: http://thanhtra.most.gov.vn, đăng ngày
15/10/2013). Mặc dù, các công trình trên không trực tiếp đề cập đến thực
trạng pháp luật, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện pháp
luật bảo hộ NHHH, nhưng tác giả của các công trình trên đều đưa ra các giải
pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực thi pháp luật SHTT nói chung tại
Việt Nam, trong đó có NHHH.
1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
14.1. Nhận xét, đánh giá
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về bảo hộ NHHH và tác động của nó đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đã được các nhà khoa học ở nước
ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Bảo hộ quyền SHTT, trong đó có
NHHH tại Việt Nam mặc dù mới tiếp cận từ khoảng cuối những năm 1980 trở
lại đây nhưng cũng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Còn đối với Lào vấn đề bảo hộ
quyền SHTT vẫn còn tương đối mới mẻ, do đó, vấn đề này vẫn chưa thu hút
22
được các nhà khoa học nghiên cứu theo đúng tầm quan trọng của nó trong xu
thế hiện nay.
Hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu về NHHH của tác giả Việt Nam
thời gian qua đều tập trung phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau về sự
phù hợp của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH ở Việt Nam và nhu cầu phát triển
thực tế trong giai đoạn hiện nay; nêu ra một số định hướng và giải pháp nhất
định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Hải
Yến, Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Mai Thanh, RAVEEN Obhrai, Nguyễn Thị Quế
Anh, chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề lý luận về NHHH như, khái niệm,
chức năng và vai trò của NHHH, phân biệt NHHH với một số đối tượng khác
có liên quan, phân loại NHHH để góp phần trong việc đổi mới, hoàn thiện quy
định pháp luật về NHHH. Ngoài ra, trong công trình của các tác giả Nguyễn
Văn Luật và Lê Mai Thanh cũng phân tích rất rõ về lý luận NHHH.
Trong công trình của tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy,
Nguyễn Như Quỳnh, chủ yếu nghiên cứu và phân tích sâu các khía cạnh
khác nhau trong lĩnh vực bảo hộ NHHH dưới sự so sánh với pháp luật của
các nước phát triển như, Hoa Kỳ, Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan
để góp phần đổi mới và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ
NHHH Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trong công trình của các tác giả Nguyễn Đức Nga,
Lê Việt Long, đề cập đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm
quyền SHCN và quyền SHTT dưới góc độ của khoa học luật hình sự và tố
tụng hình sự nên luận án tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề hoàn thiện
chính sách, pháp luật SHCN và pháp luật SHTT. Trong công trình của tác giả
Lê Hoài Nam, chủ yếu đề cập đến hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống
23
hành vi xâm phạm quyền SHTT theo chức năng của lực lượng cảnh sát nên
tác giả không đi sâu nghiên cứu về nội dung phòng ngừa tội phạm về SHTT.
Trong công trình của tác giả Định Thị Mai Phương, chủ yếu tập trung
nghiên cứu chuyên sâu vào nguyên tắc bồi thường thiệt hại và căn cứ xác định
bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHCN để hoàn
thiện pháp luật và cơ chế thực thị liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành
vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam.
Trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh, lần
đầu tiên các vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH tại Việt Nam được đề cập tương
đối toàn diện và có hệ thống. Một số giải pháp và kiến nghị nêu trong luận án
góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật bảo hộ
NHHH tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu
của các công trình này so với hiện nay các quy định pháp luật bảo hộ NHHH
tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể để tương thích với các điều ước quốc
tế liên quan và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Trong công trình của tác giả Nguyễn Bá Diễn, Lê Xuân Thảo, Nguyễn
Thanh Tâm, Nguyễn Chiến Thắng … đều nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn,
đề cập đến vấn đề thực thi quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động
thực thi quyền SHTT sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua có rất nhiều tác giả Việt Nam
nghiên cứu dưới góc độ so sánh pháp luật bảo hộ NHHH với các nước phát
triển trên thế giới và các điều ước quốc tế liên quan. Một số công trình còn tập
trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH theo pháp luật nước ngoài và các
điều ước quốc tế liên quan.
24
Trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đăng Thị Thu Huyền và
Phạm Thị Nhị, nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo hộ NHHH
của Việt Nam với các nước phát triển về hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH
như, Pháp và Hoa Kỳ, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ
NHHH tại Việt Nam.
Trong công trình của các tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy,
Nguyễn Như Quỳnh, cũng nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo
hộ NHHH ở các khía cạnh khác nhau như, bảo hộ NHNT, dấu hiệu mang
chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu và hết quyền đối với nhãn hiệu theo
pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước phát triển như, Hoa Kỳ,
Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan.
Các công trình trên của tác giả Việt Nam chủ yếu phân tích, đánh giá mức
độ phù hợp, tương thích và khác biệt so với pháp luật quốc tế và pháp luật của
một số nước như, Hoa Kỳ, Châu Âu, Pháp, Nhật, Trung Quốc và vv…
Nghiên cứu các công trình trên của các tác giả Việt Nam có thể thấy, các
nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về bảo
hộ NHHH; các công trình đó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ
NHHH của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quý báu để tác giả tham khảo, kế thừa, nối tiếp và học hỏi kết quả
công trình khoa học và các bài viết trên đạt được trong quá trình hoàn thành
luận án của mình.
Mặc dù, Việt Nam và Lào có nhiều nét tương đồng về hệ thống chính trị,
pháp luật và là hai nước láng giềng có mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai
nước, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu so sánh
pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH một cách toàn diện. Đây là
một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài trên. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu để xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT nói chung và
25
NHHH nói riêng dưới góc độ so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam
là cần thiết cho việc hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi bảo hộ NHHH
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Lào trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
- Kế thừa, nối tiếp kết quả của các công trình nghiên cứu được công bố ở
nước ngoài, Việt Nam và Lào để thống nhất nhận thức lý luận về NHHH, lý
luận về bảo hộ NHHH và lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH;
- Nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật bảo hộ NHHH theo
pháp luật Lào trên cơ sở so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam, từ đó
chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác bảo hộ NHHH theo pháp
luật Lào trong điều kiện hiện nay.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa áp
dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn
của Việt Nam đạt được trong điều kiện hiện nay.
Kết luận chƣơng 1
Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tổng quan các công trình
nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam và quốc tế liên quan đến đề tài. Luận
án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu theo vấn đề liên
quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án như: lý luận về pháp luật bảo hộ
NHHH, các quy định pháp luật bảo hộ NHHH và thực trạng áp dụng pháp
luật bảo hộ NHHH. Ở mỗi vấn đề, luận án đánh giá lồng ghép các tình hình
nghiên cứu ở phạm vi quốc tế, Việt Nam và Lào.
Do các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo hộ NHHH tại Lào còn
hạn chế, nên luận án chủ yếu tập trung khái quát một số công trình nghiên cứu
của tác giả Việt Nam. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá khái quát kết quả nghiên
26
cứu của một số công trình trên, có thể thấy rằng, NHHH là một vấn đề quan
trọng trong kinh tế thị trường. NHHH không đơn thuần chỉ là vấn đề nhận biết
một hàng hóa nào đó mà nó còn là một tài sản thuộc quyền SHTT. Nó cũng
thể hiện uy tín của mỗi doanh nghiệp, chất lượng của mỗi sản phẩm… nhiều
NHHH còn thể hiện uy tín của quốc gia đó. Do đó, NHHH gây được sự chú ý
trong giới khoa học và được tác giả Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn diện.
Các công trình nghiên cứu về bảo hộ NHHH của tác giả Việt Nam trong thời
gian qua đạt được nhiều kết quả mới, góp phần vào việc hoàn thiện và nâng
cao pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu so sánh một cách toàn diện về pháp luật bảo hộ
NHHH giữa Việt Nam và Lào.
Qua đó luận án nhận xét, đánh giá và đề ra những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án để đưa ra những đề xuất, giải
pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của
Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam.
27
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa
2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng SHTT phổ biến nhất
trong cuộc sống và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị
trường vì nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Nguồn gốc của nhãn hiệu có thể được xem trở lại từ thời xa xưa, tức là
bắt đầu từ khi có sự ra đời của việc lưu thông hàng hóa. Lịch sử của nhãn hiệu
cũng dường như xuất phát cùng với lịch sử của nguồn nhân loại và tôn giáo
của chúng ta [83, tr.1]. Khoảng 5000 năm trước công nguyên, loài người đã
biết dùng một miếng kim loại nung đỏ để tạo ra dấu hiệu trên cổ những con
bò, từ đó giúp chủ sở hữu dễ dàng phân biệt chúng với những con bò khác.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên vách hang động hình ảnh của
những con bò rừng Bizon cùng với các ký hiệu của chúng có nguồn gốc bắt
đầu từ thời kỳ đó. Ngoại ra, nhiều dấu hiệu còn được tìm thấy trên các đồ gốm
cùng thời [88].
Khoảng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư
đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm. Thợ gốm La
Mã đã sử dụng hơn 100 dấu hiệu khác nhau để phân biệt các tác phẩm của
mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu FORTIS mà nhiều sản phẩm giả đã bắt
chước. Người ta tin rằng các thợ thủ công đó sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục
đích bao gồm: quảng cáo người làm ra các sản phẩm đó hoặc làm bằng chứng
khẳng định sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp
về sở hữu cũng như sử dụng để đảm bảo về chất lượng [30, tr.149-150].
Bước vào thời kỳ Phục hưng, khi Đế chế Roman tan rã, những tài liệu
miêu tả việc sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này không được tìm thấy
28
nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ định là các dấu hiệu vẫn
không ngừng được sử dụng với mục đích khác nhau trong suốt thời gian này.
Thoạt đầu, các dấu hiệu được sử dụng để xác định nhà sản xuất, với mục tiêu
bảo vệ người tiêu dùng. Sau đó, các dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự
gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với một phường hội nhất định, đồng
thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội này. Có thể thấy, các dấu
hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trò thể hiện lợi ích của
nhà sản xuất hơn mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Đến giai đoạn quảng cáo
được coi như là một hành vi không lành mạnh, dấu hiệu được các nhà sản
xuất sử dụng để xác định thương hiệu của họ trên thị trường. Sau cùng, các
dấu hiệu đã chính thức được pháp luật công nhận giá trị tài sản của chúng,
tương đương với những tài sản khác [67, tr.22]. Sau đó, các dấu hiệu hay gọi
theo thuật ngữ pháp lý là NHHH được chấp nhận và sử dụng với ý nghĩa đích
thực của chúng cho tới ngày nay.
Thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của nền sản xuất hàng
hóa thương mại toàn cầu, nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ, kèm theo đó là
chiến lược quảng cáo, tiếp thị của các nhà sản xuất, kinh doanh…, làm cho
việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng gặp khó khăn
trong việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại đó. NHHH không chỉ còn
là thông điệp về sự bảo đảm chất lượng của các nhà sản xuất, kinh doanh đối
với người tiêu dùng mà trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo
hộ của nhà nước và rộng hơn là pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và NHHH
luôn là vấn đề thời sự quan trọng [36, tr.8].
2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là một dấu hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ dùng
trong hoạt động thương mại của các nhà sản xuất, kinh doanh. Việc bảo hộ
NHHH không chỉ bảo hộ lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, mà còn bảo hộ
29
người tiêu dùng để tránh khỏi bị nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng thật khi họ
quyết định mua sản phẩm nào đó.
Nhãn hiệu hàng hóa có ba chức năng cơ bản được người ta công nhận
rộng rãi như: chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị
và chức năng bảo đảm chất lượng [3, tr.3].
- Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc:
Luật nhãn hiệu có sự phát triển từ những hành vi đánh lừa hoặc sự mạo
nhận gây thiệt hại cho người khác, đó là hành vi theo thông luật nhằm ngăn
chặn việc đánh cắp uy tín thương mại của người khác. Nhãn hiệu được coi là
biểu tượng tinh túy quý giá nhất của uy tín thương mại của một doanh nghiệp,
thương nhân. Thiệt hại do xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu gây ra là
việc tách hàng hóa ra khỏi người sở hữu nhãn hiệu hoặc là làm cho uy tín
thương mại của chủ sở hữu giảm sút trầm trọng. Do vậy, nguyên tắc ban đầu
của luật nhãn hiệu là nhãn hiệu phải thể hiện nguồn gốc của hàng hóa và dịch
vụ. Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi một người thể hiện sai về nguồn gốc
thương mại của hàng hóa. Sự mập mờ về chức năng nguồn gốc của nhãn hiệu
xuất hiện cùng với sự phát triển của tiếp thị toàn cầu thông qua việc chuyển
quyền sử dụng nhãn hiệu. Ở nhiều nước, toà án được lập ra để thúc đẩy hoạt
động chuyển quyền sử dụng, với điều kiện chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện
quyền kiểm soát đối với chất lượng của hàng hóa được bán bởi bên được
chuyển nhượng quyền (bên nhận li-xăng). Một tác động quan trọng đối với
các nước đang phát triển, liên quan tới nguyên tắc kiểm soát chất lượng này,
là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị ràng buộc bởi công nghệ
phù hợp nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng. Nhờ có chức năng chỉ dẫn
nguồn gốc của NHHH, người tiêu dùng sẽ nhận biết ra doanh nghiệp nào sản
xuất ra hàng hóa đó, ngoài ra chức năng này còn góp phần bảo vệ người tiêu
dùng tránh khỏi sự nhầm lẫn không đáng có khi quyết định mua hàng hóa.
30
Như vậy nhãn hiệu cần thể hiện rõ nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ là một
cách tốt để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu này.
- Chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị:
Một chức năng đặc biệt quan trọng của nhãn hiệu là việc sử dụng chúng
để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Cách thức mà nhãn hiệu thúc đẩy quá trình
này là dựa vào khả năng phân biệt và nhận dạng hàng hóa và dịch vụ. Điều
này đặc biệt quan trọng ở các thị trường nơi mà sự gia tăng của các hàng hóa
cùng loại cho phép người tiêu dùng nhận dạng hàng hóa của một thương gia
cụ thể. Do vậy, ở thị trường nông sản, nơi các sản phẩm có xu hướng cùng
loại đã đạt được một số thành công trong việc tiếp thị chuối "Chiquita" và
cam "Jaffa". Cuba đã đạt được thành công với nhãn hiệu "Bacardi" cho rượu
rum và "Havana" cho xì-gà.
Nhãn hiệu là một cách thức chỉ dẫn cô đọng về sản phẩm. Mặt khác do
chi phí quảng cáo và đặc biệt là qua phương tiện truyền thông điện tử khá cao
và được tính theo thời lượng chạy quảng cáo và lượng thông tin cần đưa đến
người tiêu dùng và đặc biệt hơn là tâm lý người tiêu dùng khi nghe, xem
quảng cáo họ thích những gì mới lạ và ngắn gọn chứ không thích việc dài
dòng do đó việc sử dụng nhãn hiệu sẽ làm giảm lượng thông tin cần truyền
đạt tới người tiêu dùng và từ đó tạo nên tâm lý thoải mái đón nhận và ghi nhớ
nhãn hiệu một cách dễ dàng. Một khi quảng cáo đạt được sự thành công, sẽ
làm tăng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa
mang nhãn hiệu. Sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu càng lớn thì
càng dễ dàng xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Sự tăng trưởng thương
mại quốc tế là một trong số các hệ quả của sự phát triển các hoạt động quảng
cáo quốc tế. Người ta cho rằng trong thị trường của các sản phẩm cùng loại,
người tiêu dùng thường bị thuyết phục là các sản phẩm tương tự nhưng trên
thực tế lại không giống nhau. Sự lựa chọn của người tiêu dùng nhìn bề ngoài
31
có vẻ được mở rộng trong khi sự lựa chọn thực tế thì vẫn giữ nguyên mà
không mở rộng theo sự mở rộng các sản phẩm cùng loại. Đây là một hệ quả
của việc quảng cáo nhãn hiệu khi một nhãn hiệu được người tiêu dùng "định
vị" thì việc người tiêu dùng thay đổi nó rất khó. Mặt khác, sự phát triển của
nhãn hiệu được quảng cáo lại là một động lực cho người quảng cáo nhằm đảm
bảo việc mua bán lặp lại để thu hồi chi phí quảng cáo, thông qua việc chào
bán hàng hóa có chất lượng cao.
- Chức năng bảo đảm chất lượng:
Người tiêu dùng có thể sử dụng nhãn hiệu để nhận biết loại hàng hóa sẽ
thỏa mãn nhu cầu của họ, nên tạo ra động lực cho các nhà sản xuất và phân
phối nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng về chất
lượng sản phẩm. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu có khuynh hướng khuyến
khích chủ sở hữu nhãn hiệu duy trì chất lượng ổn định cho hàng hóa và dịch
vụ được chào bán dưới nhãn hiệu của họ. Điều này được nhấn mạnh bởi yêu
cầu của pháp luật đối với việc kiểm soát chất lượng trong các hợp đồng
chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Giá trị cố định trong việc giành được sự trung thành của người tiêu
dùng đối với một nhãn hiệu cụ thể thông qua việc duy trì chất lượng ổn định
của sản phẩm, được xem như là "danh tiếng" đi kèm với nhãn hiệu. Người
tiêu dùng sử dụng thông tin về nguồn gốc cũng như chất lượng có thể tin
được của sản phẩm để củng cố quyết tâm mua hàng của mình. Ở những nơi
chỉ có một nhãn hiệu tồn tại, người tiêu dùng sử dụng thông tin này để quyết
định có mua hàng hay không. Lợi ích của điều này đối với người tiêu dùng,
như đã dẫn, là họ có thể tránh được những sai lầm khi quyết định mua hàng.
Như vậy, nhãn hiệu khi đã nổi tiếng đã được biết đến với đông đảo
người tiêu dùng thì các chủ sở hữu của các nhãn hiệu này đều cố gắng duy trì
chất lượng hàng hóa, đảm bảo cho nhãn hiệu của mình không bị mất thị phần
32
trong người tiêu dùng.
2.1.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa
Khái niệm NHHH được đề cập đến ở hầu hết trong pháp luật NHHH
của các nước trên thế giới. Nhưng trong thực tế, pháp luật của các nước cụ
thể hóa khái niệm NHHH theo những dấu hiệu nhất định. Sau đây, tác giả
xin dẫn chứng khái niệm NHHH theo pháp luật của một số nước phát triển,
các nước có quan hệ thương mại đặc biệt với Lào và khái niệm NHHH theo
pháp luật quốc tế.
2.1.3.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật của một số nước
Hoa Kỳ: NHHH được quy định trong Chuẩn luật số 15 về Thương mại
và Mậu dịch, Bộ chuẩn luật quốc gia Hoa Kỳ. Chương 22 quy định bảo hộ
NHHH hay Đạo luật Lanham 1946, được sửa đổi rất nhiều lần trong quá trình
áp dụng, lần gần đây nhất là năm 2009 [62]. Trong Đạo luật này có hai quy
phạm liên quan đến khái niệm NHHH có phần nào đó khác nhau. Phần khái
niệm Luật Lanham quy định: NHHH bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng
hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:1) được sử dụng bởi một người,
hoặc 2) được một người có ý định chân thành sử dụng nó trong thương mại và
đăng ký theo quy định của luật này để xác định và phân biệt hàng hóa của
người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hóa được sản xuất
hoặc được bán bởi người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa thậm chí cả
khi không xác định được nguồn gốc đó [85].
Theo quy định trên thì khái niệm NHHH được kết hợp với hai chức năng
cơ bản như: chức năng phân biệt và chức năng chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa.
Pháp luật Hoa Kỳ chỉ quy định những dấu hiệu như: từ ngữ, tên gọi, biểu
tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng đăng ký làm
NHHH, nhưng theo quy định tại mục 15 USC 1052 về nguyên tắc khả năng
được đăng ký của nhãn hiệu thì quy định “Không có NHHH nào có khả năng
33
phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa của người khác lại
bị từ chối vào sổ đăng ký trừ…” theo quy định tại điều này thì bất kỳ dấu hiệu
nào kể cả không nhìn thấy được đều có thể được đăng ký như là NHHH miễn
là nó có khả năng phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại. Cho nên,
Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhãn
hiệu mùi cho sản phẩm.
Pháp: Pháp được biết đến là một trong nước có quy định về NHHH sớm
nhất. Luật NHHH đầu tiên được Pháp ban hành vào năm 1809 [24]. Pháp đưa
ra khái niệm NHHH sau: Nhãn hiệu sản xuất, nhãn hiệu thương mại hoặc
nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu có thể được thể hiện dưới dạng hình họa dùng
để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của thể nhân hoặc pháp nhân. Những dấu
hiệu có thể cấu thành nhãn hiệu là những dấu hiệu sau: a) Tên gọi dưới mọi
hình thức như: từ, tổ hợp từ, tên họ, tên địa lí, biệt danh, chữ cái, chữ số, các
chữ viết tắt; b) Những dấu hiệu âm thanh như: âm thanh, câu nhạc; c) Những
dấu hiệu hình như: hình vẽ, nhãn mác, con dấu…”[78, Article.L711-1].
Theo Luật NHHH của Pháp thì có ba loại dấu hiệu chính có thể cấu
thành NHHH như: dấu hiệu tên gọi, dấu hiệu âm thanh và dấu hiệu hình ảnh.
Đức: Đức đưa ra khái niệm NHHH sau: Bất kỳ dấu hiệu, cụ thể là những
từ ngữ, kể cả tên cá nhân, tranh ảnh, chữ cái, chữ số, dấu hiệu âm thanh, hình
ba chiều bao gồm cả hình dáng của một sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm cũng
như sự trình bày kể cả mầu sắc và sự kết hợp của mầu sắc đều có thể được
bảo hộ với danh nghĩa là NHHH nếu có khả năng phân biệt được hàng hóa
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác [79, Article.14 (2)].
Đức quy định khái niệm NHHH một cách khái quát nhưng cũng thể hiện
được các điều kiện cơ bản của NHHH. Các dấu hiệu quy định trong Luật
NHHH của Đức không chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống mà còn bao
34
gồm cả dấu hiệu hiện đại như dấu hiệu âm thanh, hình ba chiều và vv...
Úc: Khái niệm NHHH của Úc được quy định sau: NHHH là dấu hiệu
dùng hoặc dự định sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan
hoặc được cung cấp trong quá trình kinh doanh của một người với hàng hóa
hoặc dịch vụ có liên quan hoặc được cung cấp bởi người khác. Dấu hiệu đó
bao gồm các dấu hiệu sau hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu sau: bất kỳ
chữ cái, từ ngữ, tên, chữ ký, chữ số, tranh ảnh, thương hiệu, tiêu đề, nhãn
mác, vé, bao bì hàng hóa, hình dáng, mầu sắc, âm thanh hoặc mùi [75,
Section 17].
Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc,
có nhiều nét tương đồng với nhau đó là ngoài việc quy định dấu hiệu truyền
thống như: từ ngữ, chữ số, chữ cái, hình ảnh…còn quy định khả năng dấu
hiệu được bảo hộ đối với dấu hiệu phi truyền thống như: dấu hiệu âm thanh,
dấu hiệu mùi và dấu hiệu bất kỳ, miễn là dấu hiệu đó có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau.
Nhật Bản: Nhật Bản đưa ra khái niệm NHHH sau: NHHH có nghĩa là
bất kỳ chữ cái, con số, dấu hiệu hoặc hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các
yếu tố trên hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên với những mầu sắc, thỏa mãn
một trong hai điều kiện sau: 1) đối với NHHH, phải được sử dụng đối với
hàng hóa mà một người sản xuất, chứng nhận hay đưa vào lưu thông; hoặc 2)
đối với nhãn hiệu dịch vụ, phải được sử dụng đối với dịch vụ mà một người
cung cấp hay xác nhận trong quá trình thương mại [81, Article.2(1)].
Bên cạnh những nước phát triển trên, chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm
NHHH các nước láng giềng có quan hệ thương mại đặc biệt với Lào.
Luật NHHH Trung Quốc quy định: NHHH được đăng ký là NHHH được
Cơ quan NHHH phê chuẩn và đăng ký bao gồm NHHH và nhãn hiệu dịch vụ,
nhãn hiệu tập thể (NHTT) và nhãn hiệu chứng nhận (NHCH); chủ sở hữu
35
NHHH được đăng ký sẽ được hưởng độc quyền trong việc sử dụng NHHH và
được pháp luật bảo hộ [87, Article.3]. Ngoài ra, Điều 8 của luật này còn quy
định về dấu hiệu có khả năng được đăng ký với danh nghĩa là NHHH như:
Bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được có khả năng phân biệt hàng hóa của cá
nhân, pháp nhân hoặc tổ chức này với hàng hóa của người khác bao gồm bất
kỳ từ ngữ, tranh ảnh, chữ cái, chữ số, hình ba chiều, sự kết hợp của mầu sắc
hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó.
Luật NHHH Thái Lan quy định: NHHH là dấu hiệu được chủ sở hữu sử
dụng hay có ý định sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của người khác.
Dấu hiệu bao gồm bức ảnh, hình vẽ, hình tự tạo, thương hiệu, tên, từ ngữ, chữ
cái, ảnh, hình vẽ, chữ ký, sự kết hợp của mầu sắc, hình dáng sản phẩm hoặc
hình ba chiều hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên [84, Article.4].
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Việt Nam quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau [34,
Điều 4, Khoản 16]. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu quy định tại Điều 72
Luật SHTT 2005 Việt Nam là: thứ nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được;
thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Có nghĩa là nhãn hiệu được cấp
văn bằng bảo hộ theo pháp luật Việt Nam phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí
sau: Thứ nhất, nhãn hiệu phải hội tụ đủ hai yếu tố như: một là, dấu hiệu đó phải
là dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được, có nghĩa là con người chỉ có
thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con
người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa,
dịch vụ gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn; hai là, nhãn hiệu đó tồn tại dưới
dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Thứ hai, nhãn hiệu
được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu
36
tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể để
nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc điều cấm theo quy định của pháp luật.
Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động và nhận
thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức con
người. Bất kỳ ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận
biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác [71, tr.130, 132].
Có thể thấy rằng, hiện nay pháp luật Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và
Việt Nam vẫn chưa cho phép đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.
Theo pháp luật của các nước trên, có những nước đã liệt kê các dấu hiệu có
khả năng đăng ký với danh nghĩa NHHH rộng hơn hoặc hẹp hơn nước khác
theo quy định pháp luật của mình.
2.1.3.2. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật quốc tế
Theo WIPO thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc
dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình
ảnh, hình dáng, mầu sắc, logo, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả
năng phân biệt được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được
coi là một nhãn hiệu [73, tr.3]. Định nghĩa trên của WIPO đã quy định các yếu
tố cần thiết và bản chất của nhãn hiệu.
Trước khi Hiệp định TRIPs ra đời, các điều ước quốc tế khác đều chưa
đưa ra khái niệm NHHH. Hiệp định TRIPs là Hiệp định đầu tiên quy định khái
niệm NHHH để tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên WTO có thể đưa ra khái
niệm tương ứng trong pháp luật của mình. Theo đó NHHH được hiểu là:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân
biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ
của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu
đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số…[74, Article.15.1].
37
Hiệp định TRIPs chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu sau: Thứ nhất,
nhãn hiệu phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có
thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái…; Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là
dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng đăng
ký làm nhãn hiệu; Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt [23,
tr.56,57]. Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo
trong pháp luật quốc tế. Còn các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội của mình mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp.
2.1.3.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Lào
Trước khi ban hành Luật SHTT 2007 Lào, NHHH được quy định bảo hộ
riêng tại Nghị định 1995 [102] và Quy chế 2002 [98]. Tại Điều 2 Nghị định
1995 quy định: NHHH là một dấu hiệu có thể nhìn thấy được có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu
có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện
bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Như vậy, theo Nghị định 1995 quy định thì dấu
hiệu có khả năng đăng ký làm NHHH là rất hẹp.
Trong khi đó, khái niệm NHHH quy định tại Hiệp định thương mại song
phương giữa Lào và Hoa Kỳ đã mở rộng dấu hiệu có khả năng đăng ký làm
NHHH ra rất nhiều. Theo đó NHHH được quy định sau: NHHH được cấu
thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu nào có khả
năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch
vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên cá nhân, thiết kế, chữ cái, chữ số, tổ
hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng
của bao bì hàng hóa [100, Điều 17, Khoản 1]. Theo Hiệp định này, dấu hiệu
có khả năng đăng ký làm NHHH là rất rộng. Ngoài từ ngữ, hình ảnh quy định
trong Nghị định 1995 còn có dấu hiệu khác như: tên cá nhân, chữ cái, chữ
số… nếu dấu hiệu đó đáp ứng được tính phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ
38
của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Sau khi Luật SHTT 2007 Lào được ban hành, khái niệm NHHH được
quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 3 Luật SHTT 2007 Lào, theo đó:
NHHH là một dấu hiệu bất kỳ bao gồm bức tranh, từ ngữ, chữ cái, chữ số,
chữ ký, tên cá nhân, mầu sắc, hình thể hoặc hình dạng của vật hoặc sự kết
hợp giữa một hay nhiều các yếu tố đó để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác.
Luật SHTT 2007 Lào mở rộng rất nhiều về dấu hiệu có khả năng đăng
ký NHHH so với các quy định trước đây. Ngoài ra, Điều 16 Luật SHTT 2007
Lào còn quy định về điều kiện đối với dấu hiệu có khả năng đăng ký làm
NHHH như: là dấu hiệu nhìn thấy được một cách rõ ràng dưới dạng từ ngữ,
chữ cái, chữ số…
Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2011 của Lào đã có một số thay đổi
nhỏ ở phần khái niệm và điều kiện có khả năng đăng ký NHHH. Khái niệm
NHHH quy định tại khoản 9 và khoản 10, Điều 3 Luật SHTT 2011 Lào như
sau: NHHH là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc
dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, khoản 1, Điều 16 Luật SHTT
2011 Lào còn quy định điều kiện chung đối với dấu hiệu có khả năng đăng ký
là: Nhãn hiệu có thể là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có
khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng
hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là
các từ, kể cả tên riêng, thiết kế, chữ số, các yếu tố hình họa, hình dạng của
hàng hóa (hình ba chiều) hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa và tổ hợp các
mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu trên.
Điểm khác biệt nhất giữa khái niệm NHHH quy định trong Luật SHTT
2007 và Luật SHTT 2011 Lào là phải nói đến điều kiện dấu hiệu có khả năng
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

19134
1913419134
19134
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giảnLuận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
Bancaobach
BancaobachBancaobach
Bancaobach
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
 
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần CencoĐề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mạiĐề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
 
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ GIẢI P...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
 
Giải pháp Intralogistics|| Hệ thống kho thông minh|| Smart Warehouse
Giải pháp Intralogistics|| Hệ thống kho thông minh|| Smart WarehouseGiải pháp Intralogistics|| Hệ thống kho thông minh|| Smart Warehouse
Giải pháp Intralogistics|| Hệ thống kho thông minh|| Smart Warehouse
 
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giảLuận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
 

Similar to So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
huynhminhquan
 

Similar to So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (20)

Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOTPháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
Pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chếLuận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
Luận văn: Pháp luật về hình thức khai thác thương mại về sáng chế
 
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệuGóp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
 
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuQuyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Hoàn thiện các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam
Hoàn thiện các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt NamHoàn thiện các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam
Hoàn thiện các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.docPháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
 
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logisticsMẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
Mẫu lập dự án đầu tư và phát triển hệ thống logistics
 
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DỰ ÁN: BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DỰ ÁN: BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DỰ ÁN: BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DỰ ÁN: BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...
 
Khoá Luận Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Của Pháp Luật.
Khoá Luận Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Của Pháp Luật.Khoá Luận Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Của Pháp Luật.
Khoá Luận Quản Lý Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Của Pháp Luật.
 
Du an dau tu phat trien cang
Du an dau tu phat trien cangDu an dau tu phat trien cang
Du an dau tu phat trien cang
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAYLuận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
 
Luận án: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận án: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giảnLuận án: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận án: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----000---- Somdeth KEOVONGSACK SO S¸NH PH¸P LUËT CñA Céng HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Vµ Céng HßA X· HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM VÒ B¶O Hé NH·N HIÖU HµNG HãA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. [[ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----000---- Somdeth KEOVONGSACK SO S¸NH PH¸P LUËT CñA Céng HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Vµ Céng HßA X· HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM VÒ B¶O Hé NH·N HIÖU HµNG HãA Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng 2. TS. Nguyễn Thị Quế Anh HÀ NỘI - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Somdeth KEOVONGSACK
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu các chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Hiệp định TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào NHCN Nhãn hiệu chứng nhận NHHH Nhãn hiệu hàng hóa NHNT Nhãn hiệu nổi tiếng NHTT Nhãn hiệu tập thể SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 5. LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUÂN ÁN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa................. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 14 1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị ............................................... 17 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án............................................................................................. 21 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 25 CHƢƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA................................................................................................... 27 2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa............................................... 27 2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa................................... 27 2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa ............................................ 28 2.1.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa ................................................... 32 2.1.4. Phân loại nhãn hiệu hàng hóa ..................................................... 40 2.1.5. Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với một số đối tượng khác.......... 46 2.2. Khái quát chung về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa................... 50 2.2.1. Quá trình hình thành pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....... 50 2.2.2. Khái niệm pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa........................ 61 2.2.3. Ý nghĩa của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..................... 64 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67
  • 6. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA LÀO TRONG SỰ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................................................................... 69 3.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa...................................... 70 3.2. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.... 73 3.2.1. Nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa .............. 73 3.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 74 3.3. Thực trạng quy định pháp luật về chủ sở hữu, nội dung quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................... 83 3.3.1. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.................................................. 83 3.3.2. Nội dung quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa.................. 84 3.4. Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa............................................ 88 3.4.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 88 3.4.2. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 91 3.4.3. Thực trạng các cơ quan bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa..................................................................... 117 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 121 CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TỪ KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM............................. 123 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ...... 123 4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa... 125 4.2.1. Kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ....................................................... 125
  • 7. 4.2.2. Kinh nghiệm trong việc xáp lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 126 4.2.3. Kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 127 4.2.4. Kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 130 4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Lào ......................... 133 4.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa..... 133 4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ................................................................... 154 Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 157 KẾT LUẬN.................................................................................................. 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 164
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lào) là một trong những nước đang phát triển trên thế giới và mới giành được quyền độc lập từ các thế lực bên ngoài hơn ba mươi năm trở lại đây. Bắt đầu từ năm 1986, Đảng và Chính phủ Lào đã đổi mới chính sách kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường. Chính phủ Lào luôn luôn tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu đã trở thành nhu cầu tất yếu của Chính phủ Lào. Kết quả đó, Lào đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1998 và ký Hiệp định song phương về đầu tư thương mại với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Đặc biệt nhất là ngày 3/2/2013 vừa qua Lào đã trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây có thể được coi là thời khắc lịch sử trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của Lào. Trước khi gia nhập WTO, Chính phủ Lào cũng đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách hệ thống luật pháp và thể chế để đảm bảo cho nhân dân Lào có được các điều kiện cần thiết nhằm thu được những tiềm năng kinh tế và lợi ích từ quá trình phát triển. Chính phủ Lào tin rằng, việc gia nhập WTO sẽ giúp thúc đẩy phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia. Ngoài ra, việc gia nhập WTO sẽ giúp mở đường để Lào có thể thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2020. Trước những tiềm năng thuận lợi và thành công trong việc đàm phán gia nhập WTO, thách thức và những khó khăn lớn đang ở phía trước Lào là phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, đặc biệt nhất là Lào phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tuân thủ đầy đủ và hiệu quả theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên
  • 9. 2 quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs). Trong khi đó, Lào cũng không khác với các nước đang phát triển khác, tình trạng vi phạm quyền SHTT ở thị trường trong nước vẫn đang diễn ra ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với các hành vi vi phạm đa dạng và phức tạp, nhất là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa (NHHH). Bởi vì Lào có biên giới với các nước láng giềng hoàn toàn là trên đất liền cho nên việc vận chuyển hàng hóa vi phạm quyền SHTT qua lại biên giới và lưu thông trên thị trường của Lào là rất khó kiểm soát và trở nên ngày càng gia tăng. Những gia tăng và lan rộng của hàng hóa vi phạm quyền SHTT tại Lào là do nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, người tiêu dùng lẫn cán bộ nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn còn hạn chế về việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHHH nói riêng. Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng quyền SHTT đầu tiên được pháp luật Lào bảo hộ. Chính phủ Lào đã ban hành Nghị định số 06/CP về NHHH vào năm 1995. Với những nỗ lực và quyết tâm gia nhập WTO, Quốc hội Lào đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ số 08/QH ngày 24/12/2007. Đây là Luật SHTT đầu tiên của Lào điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền SHTT trong một văn bản pháp luật chuyên biệt này. Mặc dù, Luật SHTT được ban hành và có hiệu lực từ năm 2008, nhưng Chính phủ Lào vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật nào quy định hướng dẫn việc thi hành pháp luật này. Trong thực tế triển khai áp dụng, Luật SHTT 2007 Lào đã bộc lộ nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật này vào cuối năm 2011 để làm cho nội dung phù hợp với các yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHTT. Nhưng Luật SHTT 2011 Lào vẫn còn vấp phải nhiều bất cập, nhiều nội dung quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), nội dung quyền, cũng như các biện pháp và chế tài thực thi quyền SHTT vẫn còn chưa được cụ thể
  • 10. 3 hóa trong luật. Một lần nữa, cho đến hết năm 2013, Chính phủ Lào cũng chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến việc bảo hộ quyền SHTT. Do hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT còn chưa cụ thể, chưa đầy đủ theo chuẩn mực quy định của Hiệp định TRIPs, năng lực của các cơ quan chức năng còn hạn chế làm cho việc bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan chức năng gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra cơ quan nào có thẩm quyền thực sự trong việc giải quyết và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình khi bị người khác xâm hại. Trước tình trạng trên, Chính phủ Lào cũng hết sức nỗ lực trong việc bảo hộ quyền SHTT, song phải thừa nhận rằng, nó chưa đáp ứng ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn khách quan xuất phát từ các điểm bất cập chính sau: - Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT chưa đáp ứng được tính đầy đủ và hiệu quả theo đòi hỏi của Hiệp định TRIPs. - Hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hệ thống và biện pháp đồng bộ. - Việc xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan chức năng còn thiếu nghiêm túc, mức xử phạt còn thấp, không đủ răn đe người vi phạm. - Năng lực và kiến thức về SHTT nói chung và NHHH nói riêng của cán bộ chuyên môn còn hạn chế, nhận thức của cộng đồng xã hội còn chưa cao. Tình trạng này đã làm cho việc bảo hộ NHHH ở Lào chưa đạt được kết quả cao, gây nản lòng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phải thừa nhận rằng, trên thực tế có rất nhiều cách để xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực. Trong đó, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là tăng cường việc học hỏi kinh nghiệm của quốc gia tiên phong như Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích đối
  • 11. 4 với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào. Bởi vì, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp luật tương đồng, Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được xây dựng ngày càng hoàn thiện và được củng cố một cách tích cực để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài: “So sánh pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa” sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu và người tiêu dùng, cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Tác giả tin rằng, từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO trong thời gian qua sẽ giúp tác giả gặt hái được bài học quý giá trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT cho quốc gia mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: là làm rõ về lý luận và thực tiễn pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam và quốc tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào từ kinh nghiệm của Việt Nam để làm cho pháp luật bảo hộ NHHH của Lào tương đồng với các nước khu vực và phù hợp với các công ước quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận án đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
  • 12. 5 - Nghiên cứu lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH; - Nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam; - Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam; - Nghiên cứu về bộ máy và các biện pháp, chế tài thực thi bảo hộ NHHH của Lào và Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất, các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành về pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan. Nghiên cứu những hoạt động bảo hộ NHHH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào và Việt Nam. Về mặt thời gian, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH của Lào từ năm 1995, đến hết 6 tháng đầu năm 2014 và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào đến năm 2020. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học pháp lý, như: Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu tại chương 2; Phương pháp phân tích pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và chương 3; Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và chương 3; Phương pháp đánh giá pháp luật được sử dụng chủ yếu tại chương 2 và chương 3; Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở tất cả các chương của luận án để chỉ rõ những điểm tương đồng, điểm khác biệt và điểm cần khắc phục của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Lào. Để thực hiện các phương pháp trên, tác giả luận án sử dụng các tài liệu
  • 13. 6 pháp luật trong và ngoài nước, văn bản hành chính, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, sách, báo khoa học, báo pháp luật và những số liệu thống kê của các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam và các tài liệu khác từ quá trình tham gia hội nghị, cuộc họp khoa học về NHHH. 4. Những đóng góp mới của luận án Đề tài này là công trình chuyên khảo đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trên cơ sở so sánh và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam. Luận án đã có một số đóng góp mới đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cụ thể như: - Luận án đã tổng hợp và phân tích, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam có liên quan đến đề tài, đồng thời cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH. - Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NHHH và pháp luật bảo hộ NHHH từ đó phân tích làm rõ chức năng của NHHH; phân biệt NHHH với các đối tượng có liên quan cũng như phân loại NHHH. Đồng thời tác giả đã nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ NHHH, để muốn khẳng định rằng bảo hộ NHHH đã được quốc tế hóa chứ không chỉ là chuyện riêng rẽ của từng quốc gia. - Luận án đã nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực bảo hộ NHHH ở Lào, đồng thời có so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Lào với các quy định pháp luật quốc tế quan trọng, các quy định pháp luật của một số quốc gia, đặc biệt nhất là pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH; - Luận án đã đề xuất quan điểm, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào, cũng
  • 14. 7 như công tác xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào dựa trên những bài học kinh nghiệm của Việt Nam. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu công phu, có tính sáng tạo, được thực hiện trên cơ sở một nguồn tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phong phú, đa dạng về pháp luật bảo hộ NHHH. Luận án đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH cũng như công tác xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào. Các kiến nghị trong luận án rất cụ thể, được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án. Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý, đặc biệt là môn học Luật so sánh. Luận án cũng có tính thời sự trong thực tiễn pháp lý ở Lào và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng của Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án được cấu trúc thành bốn chương. - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. - Chương 3. Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam. - Chương 4. Những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa từ kinh nghiệm của Việt Nam.
  • 15. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa - Tình hình nghiên cứu lý luận về nhãn hiệu hàng hóa: Qua tìm hiểu một số tài liệu qua các kênh hiện có cho thấy, ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam việc nghiên cứu lý luận về NHHH luôn được các tác giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là các công trình: “Philosophical and doctrinal foundations: Traditional and contemporary functions of trademarks”, của RAVEEN Obhrai (12 J. Contemp. Legal Issues 16 (2001)); “A New Economics of Trademarks” của David W. Barnes (5 Nw. J, Tech. & Intell. Prop. 22 (2006)); Các công trình trên chủ yếu đề cập đến các khía cạnh khác nhau nghiên cứu lý luận về NHHH như: triết học và nền tảng giáo lý về các chức năng truyền thống và chức năng hiện đại của NHHH; Lợi ích kinh tế của việc bảo hộ NHHH đối với chủ sở hữu. Ở Việt Nam, vào những năm gần đây, nhất là từ những năm cuối của quá trình đàm phán gia nhập WTO trở lại đây, vấn đề quyền SHTT được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đã có một số công trình, bài nghiên cứu đề cập đến lý luận về NHHH tương đối toàn diện như: - Luận án tiến sĩ Luật học“Bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Luật [36]. Trong công trình của mình, tác giả tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về NHHH như: phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật quốc tế, Châu Âu, Hoa Kỳ, Đức, Úc và Việt Nam; Ngoài ra, tác giả còn phân tích và làm sáng tỏ về chức năng của NHHH; các loại NHHH chẳng hạn như: nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) và nhãn hiệu dịch vụ; phân biệt NHHH với tên thương mại, nhãn hàng hóa và thương hiệu. Đồng thời, tác giả
  • 16. 9 nghiên cứu lược sử về sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo hộ NHHH trên thế giới và Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Mai Thanh [61]. Luận án tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như: vai trò và ý nghĩa của NHHH; phân tích khái niệm NHHH theo pháp luật của Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga… từ đó tác giả phân loại NHHH theo tính chất các dấu hiệu được sử dụng, theo phạm vi hàng hóa hoặc dịch vụ được bảo hộ và phân loại NHHH theo chức năng và cách thức sử dụng NHHH. Ngoài ra, luận án còn phân biệt NHHH với các đối tượng khác có liên quan như phân biệt NHHH với thương hiệu, phân biệt NHHH với nhãn hàng hóa, phân biệt NHHH với chỉ dẫn địa lý. Ngoài luận án tiến sĩ trên, còn có một số công trình, các bài nghiên cứu đề cập đến lý luận về NHHH được công bố của Vũ Thị Hải Yến về “Khái niệm NHHH trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học số 3/2003, tr.86-91; Lê Hồng Hạnh về “Các khái niệm chuẩn xác - Điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết có hiệu quả tranh chấp SHCN”, Tạp chí Luật học số 6/2004, tr.43-49; Lê Mai Thanh về “Nhãn hiệu và các khái niệm pháp lý khác có liên quan”, Tạc chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2006, tr.56-58; Đàm Thị Diễm Hạnh về “Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8 tháng 4/2010 (169), tr.56-59; Lê Hồng Hạnh về “Thương hiệu hay nhãn hiệu”, Tạp chí Luật học số 6/2003, tr.19-25; Nguyễn Thị Quế Anh về “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010), tr.99-107. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu lý luận về NHHH dưới nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu, phân
  • 17. 10 tích khái niệm NHHH theo quy định pháp luật Việt Nam, phân biệt NHHH với các đối tượng khác có liên quan và phân loại NHHH. - Tinh hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa: Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về NHHH nói trên, qua tìm hiểu một số tài liệu hiện có thì có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến lý luận về bảo hộ NHHH. Có thể nói là vấn đề bảo hộ NHHH là vấn đề trọng tâm về NHHH được các nhà nghiên cứu, các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó nổi bật nhất là: “The International Protection of Trademarks after the TRIPs agreement” của Joanna Schmidt-Szalewski (9 Duke J.Comp. & Int’l L. 189 (1998)); “Trademark Protection in China: Trends and Directions” của Paul B. Birden (Jr, 18 Loy. L.A. Int’l & Com. L.J.431(1996)). Các công trình này đề cập đến các khía cạnh khác nhau về bảo hộ NHHH chẳng hạn như, bảo hộ NHHH trên góc độ quốc tế sau khi ban hành Hiệp định TRIPs và việc bảo hộ NHHH trong một xu hướng và phương hướng mới ở một nước nhất định. - Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật và tác giả Lê Mai Thanh đều đưa ra khái niệm bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH một cách khái quát nhất và có quan niệm tương đồng nhau về khái niệm bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả Lê Mai Thanh còn nêu những vấn đề đặt ra đối với pháp luật bảo hộ NHHH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học “Bảo hộ NHNT nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phan Ngọc Tâm [59]. Tác giả luận án đã khái quát những vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng. Ngoài ra, luận án còn phân tích pháp luật bảo hộ NHNT theo các quy định của công ước quốc tế liên quan, phân tích pháp luật bảo hộ NHNT theo pháp luật Châu Âu và Việt
  • 18. 11 Nam. Sau đó, luận án so sánh giữa hai hệ thống pháp luật của Châu Âu và Việt Nam về vấn đề bảo hộ NHNT. Ngoài ra, còn phân tích tình huống thực tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào NHNT và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế. Cuối cùng, luận án đề xuất các giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT. Ở khía cạnh khác về bảo hộ NHHH còn được đề cập tại Luận án tiến sĩ Luật học “Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam” của nghiên cứu sinh Vương Thanh Thuý [67]. Công trình này tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu. Ngoài ra, tác giả còn khảo sát khung pháp lý và thực tiễn áp dụng dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau đó, tác giả xây dựng, đưa ra các kiến nghị về việc quy định dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật nhãn hiệu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật học “Hết quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Như Quỳnh [56]. Công trình này nghiên cứu và làm rõ những vấn đề về hết quyền đối với nhãn hiệu trên cơ sở khai thác các khía cạnh lý thuyết pháp lý và thực tiễn của hết quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs, pháp luật và thực tiễn của Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã so sánh mức độ tương đồng và khác biệt giữa pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam với Hoa Kỳ và Châu Âu. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về hết quyền đối với nhãn hiệu. Riêng về công trình nghiên cứu lý luận về bảo hộ NHHH ở Lào trong những năm qua là rất khiêm tốn. Vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH chỉ được đề
  • 19. 12 cập tại một số luận văn thạc sĩ của các tác giả Lào như: Luận văn thạc sĩ của Somdeth KEOVONGSACK (2009) “Lao PDR Trademark Protection in Context”, trong luận văn của mình tác giả đã khái quát về khái niệm NHHH, thủ tục xác lập quyền đối với NHHH. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH, tìm hiểu về khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH tại Lào, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng hoàn thiện pháp luật Lào về bảo hộ NHHH; Bài viết của Souligna SISOMNUCK (2007) về “Comparative Study on Japanese Trademark System and Lao Trademark System”, tác giả đã so sánh từng vấn đề về hệ thống NHHH giữa Nhật Bản và Lào như: so sánh về khái niệm, điều kiện chung đối với dấu hiệu được bảo hộ, cũng như so sánh về thủ tục xác lập quyền đối với NHHH theo pháp luật của hai nước. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị chung đối với Lào về việc xác lập quyền đối với NHHH. Nhưng trong bài viết này, tác giả không đề cập đến cách thức giải quyết tranh chấp và xử lý các hành vi xâm phạm NHHH. Ngoài ra, còn có tài liệu hội thảo của Aphivat Sombounkhanh (2007) “Trademark Protection in Lao PDR”. Công trình này khái quát về bảo hộ NHHH tại Lào trong thời gian qua. Có thể thấy rằng, các bài viết trên của tác giả Lào chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào. Các công trình trên chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích lý luận về NHHH cũng như cách thức bảo hộ NHHH. Ngoài những công trình nghiên cứu về lý luận bảo hộ NHHH tại các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài viết của tác giả nước ngoài, Việt Nam và Lào nêu trên, vấn đề lý luận về bảo hộ NHHH còn được rất nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu, được đăng và công bố trên các tạp chí có uy tín hàng đầu Việt Nam như: Lê Xuân Thảo về “Bảo hộ nhãn hiệu – Yếu tố cần thiết của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 17 tháng 6/2003; Vũ Thị Phương Lan về “Bảo hộ NHHH đối với
  • 20. 13 vấn đề chống chia cắt thị trường và chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Luật học số 2/2004, tr.46-50); Lê Hoài Dương về “Bảo hộ NHHH ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2 tháng 1/2004, tr.3-8; Trần Hữu Nam về “Áp dụng hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số (574) tháng 3/2007, tr.11-12; Nguyễn Hồng Vân về “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số (614) tháng 7/2010, tr.22-24; Lê Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Diệu, Hoàng Thái Sơn về “Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí Luật học số 4/2012, tr.38-43; Lê Xuân Lộc, Mai Duy Linh, Hoàng Thái Sơn về “Bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều – Từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2012, tr.42-48; Đào Minh Đức về “Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006 (37), tr.28-36. Hơn nữa, đề nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ NHHH nói riêng, Việt Nam đã dịch một số cuốn sách rất quan trọng sang tiếng Việt như: - Cuốn sách “Cẩm nang SHTT: chính sách, pháp luật và áp dụng” của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) [9]. Công trình này đề cập tới mọi khía cạnh về bảo hộ quyền SHTT và giới thiếu khái quát về các điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến quyền SHTT. Ngoài ra, còn đề cập nhiều đến vai trò của SHTT trong phát triển, việc khai thác lợi ích các đối tượng SHTT, thực thi quyền SHTT, cũng như việc quản lý và giảng dạy về SHTT. - Cuốn sách “SHTT, một công cụ đắc lực để phát triển kính tế” của Kamil Idris [30]. Cuốn sách này đã dành riêng một chương để phân tích về lợi ích kinh tế mang lại từ việc bảo hộ NHHH. Ngoài ra, cuốn sách đã hướng dẫn thực hành về SHTT với vai trò một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng, nhằm phục vụ các đối tượng quan tâm không phải là chuyên gia. Cuốn sách này giúp người đọc nhận thấy sự khác biệt về tài sản
  • 21. 14 thuộc SHTT giữa thế giới phát triển và đang phát triển cũng lớn tương tự như sự khác biệt trong những biểu hiện khác của sự thịnh vượng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã nêu đến sứ mạnh của WIPO trong việc thúc đầy bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu, cũng như trợ giúp cho việc mở rộng tầm với và lợi ích của hệ thống SHTT quốc tế tới tất cả các quốc gia thành viên. - Cuốn sách “Các điều ước quốc tế về SHTT trong quá trình hội nhập” của chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thủy Sĩ về SHTT [8]. Công trình này giới thiệu tóm tắt những nội dung quan trọng và các quy định của công ước và hiệp định quốc tế về SHTT, trong đó có NHHH, đang được áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Trong những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn của việc bảo hộ quyền SHTT cũng như bảo hộ NHHH, trong thời gian qua, nhiều nhà quản lý, nhà lý luận, cán bộ thực tiễn đã rất quan tâm nghiên cứu về quy định pháp luật bảo hộ NHHH. Trong đó, đáng chú ý là các công trình sau: - Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật đã phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH tại chương 2 của luận án. Trong đó, tác giả nêu tính đặc thủ của quyền SHCN đối với NHHH, nội dung quyền SHCN đối với NHHH cũng như các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH. - Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả nêu thực trạng pháp luật về xác lập quyền SHCN đối với NHHH, thực trạng pháp luật quy định về quyền và giới hạn quyền của chủ sở hữu NHHH và thực thi quyền SHCN đối với NHHH theo pháp luật Việt Nam.
  • 22. 15 Ngoài luận án tiến sĩ trên được các tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu, ở Việt Nam còn có một số công trình đề cập đến nhiều khía cạnh của pháp luật bảo hộ NHHH như: - Cuốn sách “Quyền SHTT” của tác giả Lê Nết [42]. Cuốn sách này đề cập một cách khái quát lý luận pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, trong đó có pháp luật bảo hộ NHHH. Tác giả phân tích luật pháp trên những nguyên tắc triết học và kinh tế, dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn phân tích những mặt lợi, mặt hại của việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam thông qua một số ví dụ cụ thể. Theo đó, tác giả đưa ra những khó khăn chủ quan và khách quan trong việc thực thi quyền SHTT tại Việt Nam. - Sách chuyên khảo “Những nội dung cơ bản của Luật sở hữu tri tuệ” của Vụ công tác lập pháp, Bộ tư pháp [72]. Công trình này chủ yếu phân tích về nội dung Luật SHTT 2005 Việt Nam, trong đó có nội dung về NHHH. - Cuốn sách chuyên khảo “Thực thi quyền SHTT trong tiến trình hội nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Bá Diễn [16]. Cuốn sách này trình bày và luận giải khái niệm, cấu trúc, nội dung của cơ chế pháp lý thực thi quyền SHTT ở Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với kinh nghiệm quốc tế và nước ngoài. Đồng thời tác giả hệ thống hóa, phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến cơ chế thực thi quyền SHTT, trên cơ sở đó nêu ra các quan điểm, đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực thi quyền SHTT Việt Nam. - Giáo trình “Pháp luật quốc tế về SHTT” của tác giả Nguyễn Thái Mai - Vũ Thị Phương Lan [39]. Cuốn sách này dành riêng một chương phân tích về pháp luật bảo hộ NHHH theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan. Ngoài ra, còn đề cập đến hầu hết các đối tượng quyền SHTT và các
  • 23. 16 điều ước quốc tế liên quan, nhằm bức tranh tổng quát nhất về hệ thống pháp luật SHTT quốc tế. Ngoài ra, còn có một số giáo trình do các Trường đại học soạn thảo nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật SHTT Việt Nam, trong đó có NHHH như: “Giáo trình Luật SHTT” của tác giả Lê Đình Nghị - Vũ Thị Hải Yến [50]; “Giáo trình Luật SHTT Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội [71]; “Giáo trình Pháp luật SHTT” của tác giả Đoàn Đức Lương [37]. Các giáo trình này chủ yếu trình bày về nội dung pháp luật bảo hộ quyền SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam. Nội dung về bảo hộ NHHH được quy định chung với pháp luật bảo hộ quyền SHCN. Các giáo trình trên chủ yếu được soạn thảo dựa trên cơ sở các quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Việt Nam. - Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên, học viên và những người quan tâm khác, ở Lào cũng đã xuất bản “Giáo trình những nội dung cơ bản của Luật SHTT Lào” (Bản tiếng Lào) của Khamnhong Sichanthavong - Somdeth Keovongsack [101]. Giáo trình này có nội dung chủ yếu đề cập đến pháp luật bảo hộ quyền SHTT theo pháp luật Lào và bao gồm tất cả các đối tượng quyền SHTT như: quyền tác giả và quyền liên quan và quyền SHCN như, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp… Còn đối với nội dung pháp luật bảo hộ NHHH được các tác giả trình bày và phân tích tại một chương cụ thể. Ngoài ra, vấn đề pháp luật bảo hộ NHHH còn được đề cập trong Luận văn thạc sĩ của Sida YOUTRICHANTHACHAK [105] về “Giải quyết tranh chấp về NHHH tại Cộng hòa dân chủ nhân đân Lào” (Bản tiếng Lào). Tác giả luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá cách thức giải quyết tranh chấp về NHHH theo quy định của Luật SHTT 2007 Lào và theo tập quán áp dụng cách thức giải quyết tranh chấp về NHHH mà Cục SHTT Lào đã từng áp dụng trước đây.
  • 24. 17 1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và những kiến nghị Qua tìm hiểu trong thời gian qua đã có nhà nghiên cứu, nhà lý luận, cán bộ thực tiễn rất quan tâm nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hộ NHHH. Trong đó nổi bật nhất là các công trình sau: - Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Luật, đã nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật bảo hộ NHHH, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ NHHH. Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật bảo hộ NHHH. Thứ hai, kiện toàn và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi bảo hộ NHHH, trong đó phải phân định rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thực thi, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan này. Hơn nữa, các cơ quan thực thi phải đủ năng lực để chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả và cần tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt động thực thi. Thứ ba, tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực thi bảo hộ NHHH. Mở rộng, tăng cường và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ về SHCN và tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về bảo hộ NHHH. - Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Thanh đã đưa ra thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như sau: một là, hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc xác lập quyền đối với NHHH; hai là, hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung và giới hạn quyền đối với NHHH; ba là, hoàn thiện cơ chế và quy định pháp luật về thực thi quyền đối với NHHH, trong đó phải hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp thực thi, hoàn
  • 25. 18 thiện hệ thống các cơ quan thực thi và nâng cao ý thức tôn trọng quyền đối với NHHH của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng và các tổ chức xã hội nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ quá trình thực thi. Ngoài những luận án tiến sĩ trên đề cập trực tiếp đến thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận văn thạc sĩ luật của các học viên cao học Việt Nam quan tâm nghiên cứu về thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH. Từ đó các tác giả đã đưa ra các phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH của một số nước và các điều ước quốc tế có liên quan để góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như: Hà Thị Nguyệt Thu [66] “Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005”; Hứa Thị Hồng [25] “Bảo vệ quyền SHTT đối với NHHH tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan”; Nguyễn Thị Lan Anh [1] “Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài”. Ngoài những luận án và luận văn nghiên cứu trực tiếp về thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH và trực tiếp đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực thi pháp luật bảo hộ NHHH, còn có một số luận án tiến sĩ của các nghiên cứu sinh Việt Nam nghiên cứu về thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi pháp luật SHTT Việt Nam, trong đó có NHHH. Đáng chú ý nhất là các công trình sau: - Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Nga [43]. Tác giả luận án nêu thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp chủ yếu đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN ở Việt Nam, cụ thể là: hoàn thiện chính sách, pháp luật về
  • 26. 19 SHCN; nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHCN và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm quyền SHCN; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về SHCN và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHCN và tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHCN. - Luận án tiến sĩ Luật học “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHTT” của nghiên cứu sinh Lê Việt Long [33]. Tác giả luận án phân tích thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHTT và đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền SHTT, đó là: nhóm giải pháp thứ nhất: hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm quyền SHTT và hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật; nhóm giải pháp thứ hai: hoàn thiện một số giải pháp khác nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội xâm phạm quyền SHTT như: giải pháp về kinh tế-xã hội; về cơ chế quản lý kinh tế; về nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật; về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân; tăng cường thanh tra, giám sát; tăng cường áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và các giải pháp liên quan đến hợp tác quốc tế. - Luận án tiến sĩ Luật học “Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHCN theo pháp luật Việt Nam” của nghiên cứu sinh Đinh Thị Mai Phương [54]. Tác giả luận án đưa ra kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHCN. Trong đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cơ chế thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực SHTT như: tăng cường đào tạo đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn cao về SHCN và thiết lập tòa án trung tâm về SHTT tại Việt Nam.
  • 27. 20 - Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm về SHTT ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân” của nghiên cứu sinh Lê Hoài Nam [40]. Tác giả luận án nêu thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm về SHTT của lực lượng cảnh sát. Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về SHTT, tác giả luận án đưa 3 nhóm giải pháp như, nhóm giải pháp thứ nhất: hoàn thiện pháp luật về SHTT như: hoàn thiện các quy phạm pháp luật bảo hộ quyền SHTT; hoàn thiện các quy định pháp luật về hệ thống và chức năng của cơ quan thực thi quyền SHTT. Nhóm giải pháp thứ hai: nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chung như: lực lượng cảnh sát phải thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền SHTT; tổ chức tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về SHTT. Nhóm giải pháp thứ ba: nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa riêng như: làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc các địa bàn, tuyến trọng điểm và đối tượng buôn bán, sản xuất hàng hóa vi phạm SHTT; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sưu tra đối tượng; chú trọng công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật và tăng cường xác lập và đấu tranh chuyên án. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa lực lượng cảnh sát với các lực lượng thực thi quyền SHTT trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về SHTT; hoàn thiện tổ chức các lực lượng cảnh sát trong đấu tranh phòng chống tội phạm về SHTT và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm về SHTT. Ngoài ra, công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHHH nói riêng còn đề cập trong các bài nghiên cứu và bài viết của rất nhiều tác giả như: Lê Xuân Thảo về “Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản số 1(124), 2007; Nguyễn Thanh Tâm về “Pháp luật về SHCN trong tiến trình đổi mới và
  • 28. 21 hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Luật học số 01/2007, tr.42-48; Nguyễn Chiến Thắng - Trần Huy Phương về “Thực thi cam kết WTO của Việt Nam về SHTT sau 5 năm gia nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 413, Tháng 10/2012, tr.28-37; Vũ Thị Hồng Yến về “Thực thi quyền SHTT tại biên giới - so sánh quy định của Hiệp định TRIPs/WTO với quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 2/2005, tr.62-68; Hoàng Anh Công về “Pháp luật hải quan với việc thực thi bảo hộ quyền SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2006, tr.40-45; Lê Việt Long về “Xâm phạm SHTT: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2008, tr.49-53; Phạm Văn Toàn về “Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam – thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện”, Báo điện tử - Thanh tra, Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam: http://thanhtra.most.gov.vn, đăng ngày 15/10/2013). Mặc dù, các công trình trên không trực tiếp đề cập đến thực trạng pháp luật, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện pháp luật bảo hộ NHHH, nhưng tác giả của các công trình trên đều đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa thực thi pháp luật SHTT nói chung tại Việt Nam, trong đó có NHHH. 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 14.1. Nhận xét, đánh giá Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về bảo hộ NHHH và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đã được các nhà khoa học ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Bảo hộ quyền SHTT, trong đó có NHHH tại Việt Nam mặc dù mới tiếp cận từ khoảng cuối những năm 1980 trở lại đây nhưng cũng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Còn đối với Lào vấn đề bảo hộ quyền SHTT vẫn còn tương đối mới mẻ, do đó, vấn đề này vẫn chưa thu hút
  • 29. 22 được các nhà khoa học nghiên cứu theo đúng tầm quan trọng của nó trong xu thế hiện nay. Hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu về NHHH của tác giả Việt Nam thời gian qua đều tập trung phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau về sự phù hợp của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH ở Việt Nam và nhu cầu phát triển thực tế trong giai đoạn hiện nay; nêu ra một số định hướng và giải pháp nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Hải Yến, Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Mai Thanh, RAVEEN Obhrai, Nguyễn Thị Quế Anh, chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề lý luận về NHHH như, khái niệm, chức năng và vai trò của NHHH, phân biệt NHHH với một số đối tượng khác có liên quan, phân loại NHHH để góp phần trong việc đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về NHHH. Ngoài ra, trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh cũng phân tích rất rõ về lý luận NHHH. Trong công trình của tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy, Nguyễn Như Quỳnh, chủ yếu nghiên cứu và phân tích sâu các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực bảo hộ NHHH dưới sự so sánh với pháp luật của các nước phát triển như, Hoa Kỳ, Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan để góp phần đổi mới và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong công trình của các tác giả Nguyễn Đức Nga, Lê Việt Long, đề cập đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền SHCN và quyền SHTT dưới góc độ của khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự nên luận án tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật SHCN và pháp luật SHTT. Trong công trình của tác giả Lê Hoài Nam, chủ yếu đề cập đến hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống
  • 30. 23 hành vi xâm phạm quyền SHTT theo chức năng của lực lượng cảnh sát nên tác giả không đi sâu nghiên cứu về nội dung phòng ngừa tội phạm về SHTT. Trong công trình của tác giả Định Thị Mai Phương, chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào nguyên tắc bồi thường thiệt hại và căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHCN để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thị liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam. Trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh, lần đầu tiên các vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH tại Việt Nam được đề cập tương đối toàn diện và có hệ thống. Một số giải pháp và kiến nghị nêu trong luận án góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu của các công trình này so với hiện nay các quy định pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể để tương thích với các điều ước quốc tế liên quan và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình của tác giả Nguyễn Bá Diễn, Lê Xuân Thảo, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Chiến Thắng … đều nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn, đề cập đến vấn đề thực thi quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động thực thi quyền SHTT sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Có thể thấy rằng, trong thời gian qua có rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu dưới góc độ so sánh pháp luật bảo hộ NHHH với các nước phát triển trên thế giới và các điều ước quốc tế liên quan. Một số công trình còn tập trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH theo pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế liên quan.
  • 31. 24 Trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đăng Thị Thu Huyền và Phạm Thị Nhị, nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam với các nước phát triển về hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH như, Pháp và Hoa Kỳ, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam. Trong công trình của các tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy, Nguyễn Như Quỳnh, cũng nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo hộ NHHH ở các khía cạnh khác nhau như, bảo hộ NHNT, dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu và hết quyền đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước phát triển như, Hoa Kỳ, Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan. Các công trình trên của tác giả Việt Nam chủ yếu phân tích, đánh giá mức độ phù hợp, tương thích và khác biệt so với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước như, Hoa Kỳ, Châu Âu, Pháp, Nhật, Trung Quốc và vv… Nghiên cứu các công trình trên của các tác giả Việt Nam có thể thấy, các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về bảo hộ NHHH; các công trình đó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận và kinh nghiệm quý báu để tác giả tham khảo, kế thừa, nối tiếp và học hỏi kết quả công trình khoa học và các bài viết trên đạt được trong quá trình hoàn thành luận án của mình. Mặc dù, Việt Nam và Lào có nhiều nét tương đồng về hệ thống chính trị, pháp luật và là hai nước láng giềng có mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu so sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH một cách toàn diện. Đây là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài trên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT nói chung và
  • 32. 25 NHHH nói riêng dưới góc độ so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam là cần thiết cho việc hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Lào trong giai đoạn hiện nay. 1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án - Kế thừa, nối tiếp kết quả của các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài, Việt Nam và Lào để thống nhất nhận thức lý luận về NHHH, lý luận về bảo hộ NHHH và lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH; - Nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào trên cơ sở so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam, từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào trong điều kiện hiện nay. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam đạt được trong điều kiện hiện nay. Kết luận chƣơng 1 Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam và quốc tế liên quan đến đề tài. Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu theo vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án như: lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH, các quy định pháp luật bảo hộ NHHH và thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH. Ở mỗi vấn đề, luận án đánh giá lồng ghép các tình hình nghiên cứu ở phạm vi quốc tế, Việt Nam và Lào. Do các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo hộ NHHH tại Lào còn hạn chế, nên luận án chủ yếu tập trung khái quát một số công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá khái quát kết quả nghiên
  • 33. 26 cứu của một số công trình trên, có thể thấy rằng, NHHH là một vấn đề quan trọng trong kinh tế thị trường. NHHH không đơn thuần chỉ là vấn đề nhận biết một hàng hóa nào đó mà nó còn là một tài sản thuộc quyền SHTT. Nó cũng thể hiện uy tín của mỗi doanh nghiệp, chất lượng của mỗi sản phẩm… nhiều NHHH còn thể hiện uy tín của quốc gia đó. Do đó, NHHH gây được sự chú ý trong giới khoa học và được tác giả Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn diện. Các công trình nghiên cứu về bảo hộ NHHH của tác giả Việt Nam trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả mới, góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh một cách toàn diện về pháp luật bảo hộ NHHH giữa Việt Nam và Lào. Qua đó luận án nhận xét, đánh giá và đề ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án để đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam.
  • 34. 27 CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA 2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa 2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng SHTT phổ biến nhất trong cuộc sống và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường vì nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Nguồn gốc của nhãn hiệu có thể được xem trở lại từ thời xa xưa, tức là bắt đầu từ khi có sự ra đời của việc lưu thông hàng hóa. Lịch sử của nhãn hiệu cũng dường như xuất phát cùng với lịch sử của nguồn nhân loại và tôn giáo của chúng ta [83, tr.1]. Khoảng 5000 năm trước công nguyên, loài người đã biết dùng một miếng kim loại nung đỏ để tạo ra dấu hiệu trên cổ những con bò, từ đó giúp chủ sở hữu dễ dàng phân biệt chúng với những con bò khác. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên vách hang động hình ảnh của những con bò rừng Bizon cùng với các ký hiệu của chúng có nguồn gốc bắt đầu từ thời kỳ đó. Ngoại ra, nhiều dấu hiệu còn được tìm thấy trên các đồ gốm cùng thời [88]. Khoảng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm. Thợ gốm La Mã đã sử dụng hơn 100 dấu hiệu khác nhau để phân biệt các tác phẩm của mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu FORTIS mà nhiều sản phẩm giả đã bắt chước. Người ta tin rằng các thợ thủ công đó sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục đích bao gồm: quảng cáo người làm ra các sản phẩm đó hoặc làm bằng chứng khẳng định sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về sở hữu cũng như sử dụng để đảm bảo về chất lượng [30, tr.149-150]. Bước vào thời kỳ Phục hưng, khi Đế chế Roman tan rã, những tài liệu miêu tả việc sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này không được tìm thấy
  • 35. 28 nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ định là các dấu hiệu vẫn không ngừng được sử dụng với mục đích khác nhau trong suốt thời gian này. Thoạt đầu, các dấu hiệu được sử dụng để xác định nhà sản xuất, với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng. Sau đó, các dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với một phường hội nhất định, đồng thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội này. Có thể thấy, các dấu hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trò thể hiện lợi ích của nhà sản xuất hơn mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Đến giai đoạn quảng cáo được coi như là một hành vi không lành mạnh, dấu hiệu được các nhà sản xuất sử dụng để xác định thương hiệu của họ trên thị trường. Sau cùng, các dấu hiệu đã chính thức được pháp luật công nhận giá trị tài sản của chúng, tương đương với những tài sản khác [67, tr.22]. Sau đó, các dấu hiệu hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là NHHH được chấp nhận và sử dụng với ý nghĩa đích thực của chúng cho tới ngày nay. Thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của nền sản xuất hàng hóa thương mại toàn cầu, nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ, kèm theo đó là chiến lược quảng cáo, tiếp thị của các nhà sản xuất, kinh doanh…, làm cho việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại đó. NHHH không chỉ còn là thông điệp về sự bảo đảm chất lượng của các nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo hộ của nhà nước và rộng hơn là pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và NHHH luôn là vấn đề thời sự quan trọng [36, tr.8]. 2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa là một dấu hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ dùng trong hoạt động thương mại của các nhà sản xuất, kinh doanh. Việc bảo hộ NHHH không chỉ bảo hộ lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, mà còn bảo hộ
  • 36. 29 người tiêu dùng để tránh khỏi bị nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng thật khi họ quyết định mua sản phẩm nào đó. Nhãn hiệu hàng hóa có ba chức năng cơ bản được người ta công nhận rộng rãi như: chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị và chức năng bảo đảm chất lượng [3, tr.3]. - Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc: Luật nhãn hiệu có sự phát triển từ những hành vi đánh lừa hoặc sự mạo nhận gây thiệt hại cho người khác, đó là hành vi theo thông luật nhằm ngăn chặn việc đánh cắp uy tín thương mại của người khác. Nhãn hiệu được coi là biểu tượng tinh túy quý giá nhất của uy tín thương mại của một doanh nghiệp, thương nhân. Thiệt hại do xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu gây ra là việc tách hàng hóa ra khỏi người sở hữu nhãn hiệu hoặc là làm cho uy tín thương mại của chủ sở hữu giảm sút trầm trọng. Do vậy, nguyên tắc ban đầu của luật nhãn hiệu là nhãn hiệu phải thể hiện nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi một người thể hiện sai về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Sự mập mờ về chức năng nguồn gốc của nhãn hiệu xuất hiện cùng với sự phát triển của tiếp thị toàn cầu thông qua việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ở nhiều nước, toà án được lập ra để thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng, với điều kiện chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền kiểm soát đối với chất lượng của hàng hóa được bán bởi bên được chuyển nhượng quyền (bên nhận li-xăng). Một tác động quan trọng đối với các nước đang phát triển, liên quan tới nguyên tắc kiểm soát chất lượng này, là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị ràng buộc bởi công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng. Nhờ có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của NHHH, người tiêu dùng sẽ nhận biết ra doanh nghiệp nào sản xuất ra hàng hóa đó, ngoài ra chức năng này còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi sự nhầm lẫn không đáng có khi quyết định mua hàng hóa.
  • 37. 30 Như vậy nhãn hiệu cần thể hiện rõ nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ là một cách tốt để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu này. - Chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị: Một chức năng đặc biệt quan trọng của nhãn hiệu là việc sử dụng chúng để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Cách thức mà nhãn hiệu thúc đẩy quá trình này là dựa vào khả năng phân biệt và nhận dạng hàng hóa và dịch vụ. Điều này đặc biệt quan trọng ở các thị trường nơi mà sự gia tăng của các hàng hóa cùng loại cho phép người tiêu dùng nhận dạng hàng hóa của một thương gia cụ thể. Do vậy, ở thị trường nông sản, nơi các sản phẩm có xu hướng cùng loại đã đạt được một số thành công trong việc tiếp thị chuối "Chiquita" và cam "Jaffa". Cuba đã đạt được thành công với nhãn hiệu "Bacardi" cho rượu rum và "Havana" cho xì-gà. Nhãn hiệu là một cách thức chỉ dẫn cô đọng về sản phẩm. Mặt khác do chi phí quảng cáo và đặc biệt là qua phương tiện truyền thông điện tử khá cao và được tính theo thời lượng chạy quảng cáo và lượng thông tin cần đưa đến người tiêu dùng và đặc biệt hơn là tâm lý người tiêu dùng khi nghe, xem quảng cáo họ thích những gì mới lạ và ngắn gọn chứ không thích việc dài dòng do đó việc sử dụng nhãn hiệu sẽ làm giảm lượng thông tin cần truyền đạt tới người tiêu dùng và từ đó tạo nên tâm lý thoải mái đón nhận và ghi nhớ nhãn hiệu một cách dễ dàng. Một khi quảng cáo đạt được sự thành công, sẽ làm tăng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa mang nhãn hiệu. Sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu càng lớn thì càng dễ dàng xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Sự tăng trưởng thương mại quốc tế là một trong số các hệ quả của sự phát triển các hoạt động quảng cáo quốc tế. Người ta cho rằng trong thị trường của các sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng thường bị thuyết phục là các sản phẩm tương tự nhưng trên thực tế lại không giống nhau. Sự lựa chọn của người tiêu dùng nhìn bề ngoài
  • 38. 31 có vẻ được mở rộng trong khi sự lựa chọn thực tế thì vẫn giữ nguyên mà không mở rộng theo sự mở rộng các sản phẩm cùng loại. Đây là một hệ quả của việc quảng cáo nhãn hiệu khi một nhãn hiệu được người tiêu dùng "định vị" thì việc người tiêu dùng thay đổi nó rất khó. Mặt khác, sự phát triển của nhãn hiệu được quảng cáo lại là một động lực cho người quảng cáo nhằm đảm bảo việc mua bán lặp lại để thu hồi chi phí quảng cáo, thông qua việc chào bán hàng hóa có chất lượng cao. - Chức năng bảo đảm chất lượng: Người tiêu dùng có thể sử dụng nhãn hiệu để nhận biết loại hàng hóa sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ, nên tạo ra động lực cho các nhà sản xuất và phân phối nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu có khuynh hướng khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu duy trì chất lượng ổn định cho hàng hóa và dịch vụ được chào bán dưới nhãn hiệu của họ. Điều này được nhấn mạnh bởi yêu cầu của pháp luật đối với việc kiểm soát chất lượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Giá trị cố định trong việc giành được sự trung thành của người tiêu dùng đối với một nhãn hiệu cụ thể thông qua việc duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm, được xem như là "danh tiếng" đi kèm với nhãn hiệu. Người tiêu dùng sử dụng thông tin về nguồn gốc cũng như chất lượng có thể tin được của sản phẩm để củng cố quyết tâm mua hàng của mình. Ở những nơi chỉ có một nhãn hiệu tồn tại, người tiêu dùng sử dụng thông tin này để quyết định có mua hàng hay không. Lợi ích của điều này đối với người tiêu dùng, như đã dẫn, là họ có thể tránh được những sai lầm khi quyết định mua hàng. Như vậy, nhãn hiệu khi đã nổi tiếng đã được biết đến với đông đảo người tiêu dùng thì các chủ sở hữu của các nhãn hiệu này đều cố gắng duy trì chất lượng hàng hóa, đảm bảo cho nhãn hiệu của mình không bị mất thị phần
  • 39. 32 trong người tiêu dùng. 2.1.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa Khái niệm NHHH được đề cập đến ở hầu hết trong pháp luật NHHH của các nước trên thế giới. Nhưng trong thực tế, pháp luật của các nước cụ thể hóa khái niệm NHHH theo những dấu hiệu nhất định. Sau đây, tác giả xin dẫn chứng khái niệm NHHH theo pháp luật của một số nước phát triển, các nước có quan hệ thương mại đặc biệt với Lào và khái niệm NHHH theo pháp luật quốc tế. 2.1.3.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật của một số nước Hoa Kỳ: NHHH được quy định trong Chuẩn luật số 15 về Thương mại và Mậu dịch, Bộ chuẩn luật quốc gia Hoa Kỳ. Chương 22 quy định bảo hộ NHHH hay Đạo luật Lanham 1946, được sửa đổi rất nhiều lần trong quá trình áp dụng, lần gần đây nhất là năm 2009 [62]. Trong Đạo luật này có hai quy phạm liên quan đến khái niệm NHHH có phần nào đó khác nhau. Phần khái niệm Luật Lanham quy định: NHHH bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:1) được sử dụng bởi một người, hoặc 2) được một người có ý định chân thành sử dụng nó trong thương mại và đăng ký theo quy định của luật này để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hóa được sản xuất hoặc được bán bởi người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó [85]. Theo quy định trên thì khái niệm NHHH được kết hợp với hai chức năng cơ bản như: chức năng phân biệt và chức năng chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa. Pháp luật Hoa Kỳ chỉ quy định những dấu hiệu như: từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng đăng ký làm NHHH, nhưng theo quy định tại mục 15 USC 1052 về nguyên tắc khả năng được đăng ký của nhãn hiệu thì quy định “Không có NHHH nào có khả năng
  • 40. 33 phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa của người khác lại bị từ chối vào sổ đăng ký trừ…” theo quy định tại điều này thì bất kỳ dấu hiệu nào kể cả không nhìn thấy được đều có thể được đăng ký như là NHHH miễn là nó có khả năng phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại. Cho nên, Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi cho sản phẩm. Pháp: Pháp được biết đến là một trong nước có quy định về NHHH sớm nhất. Luật NHHH đầu tiên được Pháp ban hành vào năm 1809 [24]. Pháp đưa ra khái niệm NHHH sau: Nhãn hiệu sản xuất, nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu có thể được thể hiện dưới dạng hình họa dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của thể nhân hoặc pháp nhân. Những dấu hiệu có thể cấu thành nhãn hiệu là những dấu hiệu sau: a) Tên gọi dưới mọi hình thức như: từ, tổ hợp từ, tên họ, tên địa lí, biệt danh, chữ cái, chữ số, các chữ viết tắt; b) Những dấu hiệu âm thanh như: âm thanh, câu nhạc; c) Những dấu hiệu hình như: hình vẽ, nhãn mác, con dấu…”[78, Article.L711-1]. Theo Luật NHHH của Pháp thì có ba loại dấu hiệu chính có thể cấu thành NHHH như: dấu hiệu tên gọi, dấu hiệu âm thanh và dấu hiệu hình ảnh. Đức: Đức đưa ra khái niệm NHHH sau: Bất kỳ dấu hiệu, cụ thể là những từ ngữ, kể cả tên cá nhân, tranh ảnh, chữ cái, chữ số, dấu hiệu âm thanh, hình ba chiều bao gồm cả hình dáng của một sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm cũng như sự trình bày kể cả mầu sắc và sự kết hợp của mầu sắc đều có thể được bảo hộ với danh nghĩa là NHHH nếu có khả năng phân biệt được hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác [79, Article.14 (2)]. Đức quy định khái niệm NHHH một cách khái quát nhưng cũng thể hiện được các điều kiện cơ bản của NHHH. Các dấu hiệu quy định trong Luật NHHH của Đức không chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống mà còn bao
  • 41. 34 gồm cả dấu hiệu hiện đại như dấu hiệu âm thanh, hình ba chiều và vv... Úc: Khái niệm NHHH của Úc được quy định sau: NHHH là dấu hiệu dùng hoặc dự định sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan hoặc được cung cấp trong quá trình kinh doanh của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan hoặc được cung cấp bởi người khác. Dấu hiệu đó bao gồm các dấu hiệu sau hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu sau: bất kỳ chữ cái, từ ngữ, tên, chữ ký, chữ số, tranh ảnh, thương hiệu, tiêu đề, nhãn mác, vé, bao bì hàng hóa, hình dáng, mầu sắc, âm thanh hoặc mùi [75, Section 17]. Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc, có nhiều nét tương đồng với nhau đó là ngoài việc quy định dấu hiệu truyền thống như: từ ngữ, chữ số, chữ cái, hình ảnh…còn quy định khả năng dấu hiệu được bảo hộ đối với dấu hiệu phi truyền thống như: dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu mùi và dấu hiệu bất kỳ, miễn là dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Nhật Bản: Nhật Bản đưa ra khái niệm NHHH sau: NHHH có nghĩa là bất kỳ chữ cái, con số, dấu hiệu hoặc hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên với những mầu sắc, thỏa mãn một trong hai điều kiện sau: 1) đối với NHHH, phải được sử dụng đối với hàng hóa mà một người sản xuất, chứng nhận hay đưa vào lưu thông; hoặc 2) đối với nhãn hiệu dịch vụ, phải được sử dụng đối với dịch vụ mà một người cung cấp hay xác nhận trong quá trình thương mại [81, Article.2(1)]. Bên cạnh những nước phát triển trên, chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm NHHH các nước láng giềng có quan hệ thương mại đặc biệt với Lào. Luật NHHH Trung Quốc quy định: NHHH được đăng ký là NHHH được Cơ quan NHHH phê chuẩn và đăng ký bao gồm NHHH và nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể (NHTT) và nhãn hiệu chứng nhận (NHCH); chủ sở hữu
  • 42. 35 NHHH được đăng ký sẽ được hưởng độc quyền trong việc sử dụng NHHH và được pháp luật bảo hộ [87, Article.3]. Ngoài ra, Điều 8 của luật này còn quy định về dấu hiệu có khả năng được đăng ký với danh nghĩa là NHHH như: Bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được có khả năng phân biệt hàng hóa của cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức này với hàng hóa của người khác bao gồm bất kỳ từ ngữ, tranh ảnh, chữ cái, chữ số, hình ba chiều, sự kết hợp của mầu sắc hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Luật NHHH Thái Lan quy định: NHHH là dấu hiệu được chủ sở hữu sử dụng hay có ý định sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của người khác. Dấu hiệu bao gồm bức ảnh, hình vẽ, hình tự tạo, thương hiệu, tên, từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình vẽ, chữ ký, sự kết hợp của mầu sắc, hình dáng sản phẩm hoặc hình ba chiều hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên [84, Article.4]. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Việt Nam quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau [34, Điều 4, Khoản 16]. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu quy định tại Điều 72 Luật SHTT 2005 Việt Nam là: thứ nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được; thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Có nghĩa là nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ theo pháp luật Việt Nam phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí sau: Thứ nhất, nhãn hiệu phải hội tụ đủ hai yếu tố như: một là, dấu hiệu đó phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được, có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn; hai là, nhãn hiệu đó tồn tại dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Thứ hai, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu
  • 43. 36 tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể để nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc điều cấm theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động và nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức con người. Bất kỳ ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác [71, tr.130, 132]. Có thể thấy rằng, hiện nay pháp luật Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vẫn chưa cho phép đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi. Theo pháp luật của các nước trên, có những nước đã liệt kê các dấu hiệu có khả năng đăng ký với danh nghĩa NHHH rộng hơn hoặc hẹp hơn nước khác theo quy định pháp luật của mình. 2.1.3.2. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật quốc tế Theo WIPO thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình ảnh, hình dáng, mầu sắc, logo, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng phân biệt được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được coi là một nhãn hiệu [73, tr.3]. Định nghĩa trên của WIPO đã quy định các yếu tố cần thiết và bản chất của nhãn hiệu. Trước khi Hiệp định TRIPs ra đời, các điều ước quốc tế khác đều chưa đưa ra khái niệm NHHH. Hiệp định TRIPs là Hiệp định đầu tiên quy định khái niệm NHHH để tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên WTO có thể đưa ra khái niệm tương ứng trong pháp luật của mình. Theo đó NHHH được hiểu là: Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số…[74, Article.15.1].
  • 44. 37 Hiệp định TRIPs chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu sau: Thứ nhất, nhãn hiệu phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái…; Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu; Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt [23, tr.56,57]. Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Còn các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp. 2.1.3.3. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Lào Trước khi ban hành Luật SHTT 2007 Lào, NHHH được quy định bảo hộ riêng tại Nghị định 1995 [102] và Quy chế 2002 [98]. Tại Điều 2 Nghị định 1995 quy định: NHHH là một dấu hiệu có thể nhìn thấy được có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Như vậy, theo Nghị định 1995 quy định thì dấu hiệu có khả năng đăng ký làm NHHH là rất hẹp. Trong khi đó, khái niệm NHHH quy định tại Hiệp định thương mại song phương giữa Lào và Hoa Kỳ đã mở rộng dấu hiệu có khả năng đăng ký làm NHHH ra rất nhiều. Theo đó NHHH được quy định sau: NHHH được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên cá nhân, thiết kế, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa [100, Điều 17, Khoản 1]. Theo Hiệp định này, dấu hiệu có khả năng đăng ký làm NHHH là rất rộng. Ngoài từ ngữ, hình ảnh quy định trong Nghị định 1995 còn có dấu hiệu khác như: tên cá nhân, chữ cái, chữ số… nếu dấu hiệu đó đáp ứng được tính phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ
  • 45. 38 của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Sau khi Luật SHTT 2007 Lào được ban hành, khái niệm NHHH được quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 3 Luật SHTT 2007 Lào, theo đó: NHHH là một dấu hiệu bất kỳ bao gồm bức tranh, từ ngữ, chữ cái, chữ số, chữ ký, tên cá nhân, mầu sắc, hình thể hoặc hình dạng của vật hoặc sự kết hợp giữa một hay nhiều các yếu tố đó để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Luật SHTT 2007 Lào mở rộng rất nhiều về dấu hiệu có khả năng đăng ký NHHH so với các quy định trước đây. Ngoài ra, Điều 16 Luật SHTT 2007 Lào còn quy định về điều kiện đối với dấu hiệu có khả năng đăng ký làm NHHH như: là dấu hiệu nhìn thấy được một cách rõ ràng dưới dạng từ ngữ, chữ cái, chữ số… Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2011 của Lào đã có một số thay đổi nhỏ ở phần khái niệm và điều kiện có khả năng đăng ký NHHH. Khái niệm NHHH quy định tại khoản 9 và khoản 10, Điều 3 Luật SHTT 2011 Lào như sau: NHHH là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, khoản 1, Điều 16 Luật SHTT 2011 Lào còn quy định điều kiện chung đối với dấu hiệu có khả năng đăng ký là: Nhãn hiệu có thể là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, thiết kế, chữ số, các yếu tố hình họa, hình dạng của hàng hóa (hình ba chiều) hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu trên. Điểm khác biệt nhất giữa khái niệm NHHH quy định trong Luật SHTT 2007 và Luật SHTT 2011 Lào là phải nói đến điều kiện dấu hiệu có khả năng